Giáo trình Tin học cơ sở (Phần 2)

pdf 77 trang phuongnguyen 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học cơ sở (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_co_so_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tin học cơ sở (Phần 2)

  1. Chương 3: BẢNG TÍNH EXCEL 3.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC CƠ BẢN 3.1.1. Khởi động Excel Chọn menu Start\ Programs\ Microsoft Office\ Microsoft Office Excel ( ) 3.1.2. Các thành phần chính của cửa sổ Excel Thanh công cụ chuẩn (Standard) Thanh tiêu đề cột Thanh định dạng Thanh công thức (Formatting) (Formula) Thanh tiêu đề dòng Tên bảng tính 3.1.3. Các khái niệm cơ bản a, Ô (Cell) Mỗi ô được xác định bằng chỉ số cột và dòng. Chỉ số của cột được đánh theo thứ tự: A, B, C, , IV. Chỉ số dòng được đánh theo thứ tự: 1,2,3, 65536. Ví dụ: B4 : cột B, dòng 4 B4 được gọi là địa chỉ của ô cột B dòng 4. Các loại địa chỉ ô được chia thành 3 loại: Địa chỉ tương đối: Là địa chỉ được xác định như sau: Ví dụ: B4, AA30, D10 Địa chỉ tuyệt đối: Là địa chỉ để xác định chính xác một ô, được viết như sau: 73
  2. Ví dụ: $B$4, $AA$30, $D$10 Địa chỉ hỗn hợp: Là địa chỉ được xác định như sau: hoặc Ví dụ: $B4, AA$30, $D10 b, Nhóm ô Là một dãy các ô kề nhau. Địa chỉ của nhóm ô được xác định bởi địa chỉ ô góc trên trái và ô góc dưới phải, giữa chúng được ngăn bởi dấu 2 chấm hai chấm (:). Ví dụ: B3:C5 gồm các ô: B3, B4, B5, C3, C4 và C5 c, Bảng tính (Sheet) Mỗi tệp Excel (Workbook) chứa tối đa 255 bảng tính. Mỗi bảng tính được xác định thông qua tên của nó. Theo mặc định tên bảng tính là: Sheet 1, Sheet 2, Mỗi bảng tính gồm 256 cột và 65536 dòng. Bạn có thể thêm, xoá hay đổi tên bảng tính bằng việc nhấp phải chuột lên tên bảng tính sau đó chọn các lệnh từ hộp lệnh. Insert: Thêm bảng tính mới Rename: Đổi tên bảng tính Delete: Xoá bảng tính 3.1.4. Các thao tác với tệp a. Mở tệp mới Cách 1:  Chọn menu File\ New  Chọn mục Blank workbook bên khung. Cách 2: Nhấp nút New trên thanh công cụ chuẩn Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +N b. Ghi tệp văn bản 74
  3. Cách 1: Chọn menu File\ Save Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S Cách 3: Nhấp nút Save trên thanh công cụ chuẩn  Xuất hiện hộp thoại Save As (Nếu tệp chưa được đặt tên).  Từ hộp thoại ta chọn thư mục chứa tệp tại mục Save in. Đặt tên tệp vào mục File name. Ghi chú: Để đặt mật khẩu cho tệp Excel, trong hộp thoại Save As ta chọn Tools/ General Options (minh hoạ ở hình trên) xuất hiện hộp thoại: ­ Từ hộp thoại ta nhập mật khẩu vào mục: Password to open: Mật khẩu để mở Password to modify: Mật khẩu sửa đổi 75
  4. ­ Nhấp nút OK khi đó Excel yêu cầu bạn nhắc lại mật khẩu, ta nhập lại các mật khẩu như đã nhập ở trên. c. Mở tệp đã có Cách 1: Chọn menu File\ Open Cách 2: Nhấp nút Open trên thanh công cụ chuẩn Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +O Từ hộp thoại ta lựa chọn thư mục chứa tệp văn bản cần mở tại mục Look in và chọn tên tệp rồi nhấp nút Open. d. Đóng tệp (Close) Chọn menu File\ Close e. Ghi tệp với tên khác  Chọn menu File\ Save As  Xuất hiện hộp thoại Save As, từ hộp thoại ta gõ tên tệp vào mục File name. 3.1.5. Kết thúc Excel Chọn menu File\ Exit hoặc nút Close trên thanh tiêu đề. 3.2. LẬP VÀ ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH 3.2.1. Các thao tác với bảng tính a, Lựa chọn ­ Dòng: Nhấp chuột lên chỉ số dòng muốn lựa chọn. ­ Cột: Nhấp chuột lên chỉ số cột muốn lựa chọn. ­ Toàn bộ bảng tính: Nhấp chuột lên vị trí đầu thanh tiêu đề dòng và thanh tiêu đề cột hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +A hoặc Ctrl + Shift + Space Bar. ­ Nhóm ô: Cách 1: Kéo rê chuột trên nhóm ô muốn lựa chọn Cách 2: Nhấn giữ phím Shift + Nhấn phím dịch chuyển con trỏ Cách 3: Chọn ô đầu nhóm và sau đó nhấn giữ phím Shift rồi nhấp chuột vào ô cuối nhóm. b. Sao chép (Copy)  Lựa chọn vùng ô muốn sao chép  Ra lệnh Copy bằng cách: Cách 1: Chọn menu Edit\ Copy 76
  5. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +C Cách 3: Nhấp nút Copy trên thanh công cụ chuẩn Cách 4: Nhấp phải chuột lên vùng Lựa chọn\ Chọn lệnh Copy từ hộp lệnh  Xác định vị trí để dán  Ra lệnh Paste bằng cách: Cách 1: Chọn menu Edit\ Paste Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +V Cách 3: Nhấp nút Paste trên thanh công cụ chuẩn Cách 4: Nhấp phải chuột lên vị trí cần dán\ Chọn lệnh Paste từ hộp lệnh c. Di chuyển (Cut)  Lựa chọn vùng ô muốn sao chép  Ra lệnh Cut bằng cách: Cách 1: Chọn menu Edit\ Cut Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X Cách 3: Nhấp nút Cut trên thanh công cụ chuẩn Cách 4: Nhấp phải chuột lên vùng Lựa chọn\ Chọn lệnh Cut từ hộp lệnh  Xác định vị trí để dán  Ra lệnh Paste bằng cách: Cách 1: Chọn menu Edit\ Paste Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +V Cách 3: Nhấp nút Paste trên thanh công cụ chuẩn Cách 4: Nhấp phải chuột lên vị trí cần dán\ Chọn lệnh Paste từ hộp lệnh Ghi chú: Lệnh Paste cho phép ta sao chép toàn bộ các thông số định dạng từ bản gốc. Để chọn các thông số tuỳ ý khi Paste ta chọn lệnh Paste Special. Ta chọn Edit\ Paste Special xuất hiện hộp thoại: 77
  6. d, Xoá dòng/cột Nhấp phải chuột lên chỉ số dòng/cột muốn xoá rồi chọn lệnh Delete. e, Thêm dòng/ cột Nhấp phải chuột lên chỉ dòng/cột tại vị trí muốn chèn rồi chọn lệnh Insert. 78
  7. f, Thay đổi kích thước dòng/cột Đưa biểu tượng chuột đến đường biên phía dưới của dòng hoặc đường biên bên phải của cột (trên thanh tiêu đề dòng/ cột) cho đến khi biểu tượng chuột thay đổi rồi nhấn và kéo rê để thay đổi hoặc nhấn đúp chuột nếu muốn căn chỉnh độ rộng của cột tự động. 3.2.2. Các thao tác với dữ liệu a, Nhập dữ liệu ­ Từ bàn phím  Xác định ô cần nhập dữ liệu  Gõ phím để nhập sau đó nhấn phím Enter để kết thúc ­ Nhập dữ liệu tự động Cách 1:  Nhập giá trị vào ô đầu tiên của dãy  Đưa biểu tượng chuột đến góc dưới phải của ô cho đến khi biểu tượng chuột thay đổi rồi kéo rê chuột (nhấn giữ phím Ctrl trước khi thả chuột). Cách 2:  Nhập giá trị vào 2 ô đầu tiên của dãy  Lựa chọn 2 ô đó  Đưa biểu tượng chuột đến góc dưới phải của nhóm ô đã lựa chọn cho đến khi biểu tượng chuột thay đổi rồi nhấn và kéo rê chuột. Cách 1 : Cách 2 : 79
  8. Minh hoạ cách đánh số thứ tự tự động Ghi chú: Để thay đổi hướng di chuyển của con trỏ sau khi nhấn phím Enter hay tự động thêm số 0 vào sau hay trước số khi nhập số, ta chọn menu Tools\ Options\ Edit Hướng di chuyển con trỏ Thêm số 0 vào trước hoặc sau. b, Sửa dữ liệu  Chọn ô muốn sửa  Nhấn đúp chuột hoặc phím F2 để đưa con trỏ vào ô  Sửa xong nhấn Enter để kết thúc 3.2.3. Định dạng bảng tính a, Định dạng dữ liệu  Lựa chọn nhóm ô muốn định dạng  Chọn menu Format\ Cells\ Number 80
  9.  Trong danh sách Category ta chọn: ­ Number: Kiểu số Decimal places: Số chữ số thập phân Usse 1000 Separator: Sử dụng dấu phân cách phần nghìn Negative number: Dạng hiển thị số âm ­ Currency: Kiểu tiền tệ ­ Date: Kiểu ngày ­ Time: Kiểu thời gian ­ Custom: Dạng hiển thị tự định nghĩa. b, Căn lề  Lựa chọn các ô muốn căn lề  Chọn menu Format\ Cells\ Alignment 81
  10.  Trên hộp thoại ta xác định các thông số sau : - Text Alignment: Căn lề + Horizontal: Căn theo chiều ngang Left: Căn trái Right: Căn phải Center: Căn giữa Justify: Căn 2 bên + Vertical: Căn theo chiều dọc Top: Căn phía trên Center: Căn giữa Bottom: Căn dưới Justify: Căn 2 phía (trên, dưới) ­ Text Control: Điều khiển văn bản + Wrap text: Văn bản tự động xuống dòng nếu độ rộng của ô không đủ + Shrink to fit: Văn bản tự động co lại cho phù hợp với độ rộng của ô + Merge cell: Gộp ô ­ Orientation: Xác định chiều hiển thị của văn bản + Degrees: Độ nghiêng c, Định dạng Font 82
  11.  Lựa chọn các ô muốn định dạng Font  Chọn menu Format\ Cells\ Font d, Kẻ khung và tô nền  Lựa chọn các ô cần kẻ khung và tô nền  Chọn menu Format\ Cells\ Border hay Patterns 83
  12. e, Định dạng theo điều kiện  Lựa chọn vùng dữ liệu có giá trị muốn định dạng  Chọn menu Format\ Contional Formating  xuất hiện hộp thoại : 1 2 3  từ hộp thoại ta thiết lập các thông số cho mỗi điều kiện. Mỗi điều kiện được xác định thông qua tên của chúng: Condition1, Condition2 và Condition3. Cách lập điều kiện :  Lựa chọn phép so sánh tại vùng 2 Between: Theo khoảng Not between: Không thuộc khoảng Greater than: Lớn hơn Less than: Bé hơn Greater than or equal to: Lớn hơn hoặc bằng Less than or equal to: Bé hơn hoặc bằng Equal to: Bằng Not equal to: Khác  Nhập giá trị so sánh tại vùng 3  Nhấp nút Format để thiết lập các thông số định dạng. Ghi chú: - Muốn thêm điều kiện ta nhấp nút Add trên hộp thoại. - Muốn xoá điều kiện ta nhấp nút Delete trên hộp thoại. 84
  13. 3.3. LẬP CÔNG THỨC VÀ CÁC TÍNH TOÁN VỚI HÀM 3.3.1. Lập công thức a, Cách viết = Các phép toán được sử dụng trong biểu thức: Phép toán Ý nghĩa + Phép cộng ­ Phép trừ * Phép nhân hay ^ Luỹ thừa. Ví dụ: 2 3=8 hay 2^3=8 / phép chia & Cộng xâu ký tự Ví dụ: = (B2*2+C2)/3 = SUM(A1:A5) b, Cách soạn thảo công thức Điền địa chỉ ô và nhóm ô cho công thức Khi soạn thảo công thức để điền địa chỉ của ô hay nhóm ô ta nhấp chuột lên ô hoặc kéo rê chuột trên nhóm ô cần lấy địa chỉ. Chuyển đổi giữa các loại điạ chỉ  Để con trỏ ngay sau địa chỉ cần chuyển hay lựa chọn địa chỉ cần chuyển (trong công thức)  Nhấn phím F4 Điền tên hàm  Để con trỏ ở ô muốn điền tên hàm  Chọn menu Insert\ Function hoặc nhấp nút trên thanh công thức  Xuất hiện hộp thoại: 85
  14.  Từ hộp thoại ta chọn tên hàm từ danh sách Select a function rồi nhấp nút Ok  xuất hiện hộp thoại để điền các đối số cho hàm \ nhấp nút Ok để kết thúc. c, Sao chép công thức Đưa biểu tượng chuột đến góc dưới phải của ô chứa công thức cho đến khi biểu tượng chuột thay đổi rồi nhấn và kéo rê chuột hoặc nhấp đúp chuột. 3.3.2. Cách hàm thường dùng trong Excel Hàm SUM: Tính tổng Cách viết: = SUM(number1, number2, ) Trong đó: number1, number2, có thể là: + Hằng số + Địa chỉ của một ô + Biểu thức + Địa chỉ của nhóm ô number1, number2, được gọi là đối số của hàm (hay tham số) 86
  15. Ví dụ: Hàm SUMIF: Tính tổng theo điều kiện Cách viết: =SUMIF(range, criteria, sum_range) Trong đó: ­ range: là địa chỉ của dãy ô chứa các giá trị để so sánh với điều kiện ­ criteria: là điều kiện so sánh. Criteria được viết theo quy cách sau: Ví dụ: ">30", "<=30", "=30", "=Tổng hợp" Nếu phép so sánh là phép = thì không cần viết dấu ‘=’, chẳng hạn: "=30", "=Tổng hợp" có thể viết lại: "30", "tổng hợp". Ghi chú: Criteria có thể là hằng xâu ký tự hay địa chỉ của một ô chứa điều kiện. ­ sum_range: là địa chỉ của dãy ô chứa các giá trị để tính tổng Hàm AVERAGE: Tính giá trung bình Cách viết: = AVERAGE(number1, number2, ) 87
  16. Hàm PRODUCT: Tính tích Cách viết: = PRODUCT(number1, number2, ) Hàm MAX: Cho giá trị lớn nhất Cách viết: = MAX(number1, number2, ) Hàm MIN: Cho giá trị bé nhất Cách viết: = MIN(number1, number2, ) Hàm COUNT: Đếm các giá trị có kiểu số hay kiểu ngày Cách viết: = COUNT(number1, number2, ) Hàm COUNTA: Đếm các giá trị khác rỗng Cách viết: = COUNTA(number1, number2, ) Hàm COUNTIF: Đếm theo điều kiện Cách viết: =COUNTIF(range, criteria) Trong đó ­ range: là địa chỉ của dãy ô chứa các giá trị để so sánh với điều kiện ­ criteria: là điều kiện so sánh, criteria được viết như trong hàm SUMIF. Hàm INT: Cho phần nguyên của số thực x Cách viết: =INT(x) Ví dụ : = INT(3.14) cho giá trị là 3 = INT(3.67) cho giá trị là 3 Hàm ROUND: Làm tròn số thực x với d chữ số thập phân Cách viết: = ROUND(x,d) Ví dụ: 88
  17. = ROUND(3.14,0) cho giá trị là 3 = ROUND(3.67,1) cho giá trị là 3.7 Hàm MOD: Cho số dư của phép chia x cho d Cách viết: = MOD(x,d) Hàm TODAY: Cho ngày tháng hiện tại Cách viêt: = TODAY() Hàm NOW: Cho thời gian hiện tại Cách viết: =NOW() Hàm YEAR: Cho năm của ngày tháng d Cách viết: = YEAR(d) Hàm MONTH: Cho tháng của ngày tháng d Cách viết: = MONTH(d) Hàm DAY: Cho ngày của ngày tháng d Cách viết: = DAY(d) Hàm LEFT: Cho n ký tự bên trái xâu st Cách viêt: = LEFT(st,n) Ví dụ: = LEFT("HELLO",2) cho ta "HE" Hàm RIGHT: Cho n ký tự bên phải xâu st Cách viết: = RIGHT(st,n) Vi dụ: = RIGHT("HELLO", 3) cho ta "LLO" Hàm MID: Cho n ký tự trong xâu st kể từ vị trí s Cách viết: 89
  18. = MID(st, s,n) Ví dụ: =MID("HELLO",2,3) cho ta "ELL" Hàm IF: Trả về giá trị theo điều kiện Cách viết: = IF(logical_test, value_if_true, value_if_false) Trong đó: ­ : là một biểu thức điều kiện ­ và có thể là: + Hằng + Biểu thức + Một hàm khác Hàm cho cho giá trị là nếu điều kiện là đúng hoặc cho giá trị là nếu điều kiện sai. Hàm VLOOKUP: Hàm tìm kiếm theo chiều dọc Cách viết: = VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup) Trong đó: ­ : Là địa chỉ của ô chứa giá trị để so sánh với các ô ở cột thứ nhất của bảng tham chiếu (table_array) ­ : Là địa chỉ của nhóm ô (địa chỉ tuyệt đối) chứa các giá trị cần tìm kiếm. ­ : Là số thứ tự cột muốn lấy giá trị trong bảng tham chiếu ­ : Có thể là 1 hoặc 0. Nếu là 0 thì bảng tham chiếu không cần phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần (theo cột thứ nhất của bảng tham chiếu), đây là trường hợp so sánh chính xác. Nếu là 1 thì bảng tham chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, đây là trường hợp so sánh theo khoảng giá trị. Hàm HLOOKUP: Hàm tìm kiếm theo chiều ngang Cách viết: = HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, range_lookup) Trong đó: ­ : Là địa chỉ của ô chứa giá trị để so sánh với các ô ở dòng thứ nhất của bảng tham chiếu (table_array) 90
  19. ­ : Là địa chỉ của nhóm ô (địa chỉ tuyệt đối) chứa các giá trị cần tìm kiếm. ­ : Là số thứ tự dòng muốn lấy giá trị trong bảng tham chiếu ­ : Có thể là 1 hoặc 0. Nếu là 0 thì bảng tham chiếu không cần phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần (theo dòng đầu), đây là trường hợp so sánh chính xác. Nếu là 1 thì bảng tham chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, đây là trường hợp so sánh theo khoảng giá trị. Hàm RANK: Sắp thứ tự Cách viết: = RANK(Number, Ref, Order) Trong đó: ­ : Là số mà thứ tự của nó bạn muốn tìm trong Ref. ­ : Là dãy ô chứa giá trị mà Number sẽ so sánh ­ : Xác định việc sắp thứ tự như thế nào + Nếu Order = 1: Giá trị thấp nhất sẽ xếp thứ 1 + Nếu Order = 0: Giá trị cao nhất sẽ xếp thứ 1 Hàm AND: Cho giá trị là TRUE hoặc FALSE Cách viết: = AND(btL1, btL2, .) Cho giá trị là TRUE (đúng) nếu tất cả các btL1, btL2, có giá trị là TRUE. Ngược lại cho giá trị là FALSE. Hàm OR: Cho giá trị là TRUE hoặc FALSE Cách viết: = OR(btL1, btL2, .) Cho giá trị là FALSE (sai) nếu tất cả các btL1, btL2, có giá trị là FALSE. Ngược lại cho giá trị là TRUE. 3.4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 3.4.1. Sắp xếp và trích lọc dữ liệu 3.4.1.1. Sắp xếp  Lựa chọn vùng chứa dữ liệu muốn sắp sếp  Chọn menu Data\ Sort 91
  20. 2 1  Lựa chọn cột sắp xếp tại vùng 1;  Lựa chọn kiểu sắp xếp tại vùng 2 + Ascending: Tăng dần + Descending: Giảm dần 3.4.1.2. Lọc dữ liệu tự động  Lựa chọn dòng ngay phía trên vùng dữ liệu  Chọn menu Data\ Filter\ AutoFilter  Mỗi ô trên dòng tiêu đề xuất hiện 1 nút hình tam giác bên phải, để lọc ta chỉ việc nhấp chuột vào nút tam giác của ô muốn xác định điều kiện lọc: Các điều kiện lọc: ­ All: Hiện tất cả ­ Top 10: Lọc theo tỷ lệ thấp nhất hay cao nhất. 92
  21. Top: Cao nhất Bottom: Thấp nhất Items: Phần tử Percent: Phần trăm ­ (Custom): Điều kiện tuỳ chọn. Từ hộp thoại ta lựa chọn phép toán ở ô bên trái, gồm: Equal: = Does not equal: khác Is greater than: > Is greater than or equal to: >= Is less than: < Is less than or equal to: <= Begins with: Bắt đầu với Does not begin with: Không bắt đầu với Ends with: Kết thúc với Does not end with: Không kết thúc với Contains: Chứa Does not contain: Không chứa Ghi chú: - Cột đang được đặt lọc nút tam giác sẽ có màu xanh - Để bỏ lọc, ta chọn menu Data\ Filter\ AutoFilter 3.4.1.3. Lọc nâng cao 93
  22.  Lập bảng điều kiện ­ Dòng trên cùng là dòng tiêu đề ­ Điều kiện trên cùng dòng là phép AND ­ Khác dòng là phép OR  Chọn menu Data\ Filter\ Advanced Filter xuất hiện hộp thoại:  Từ hộp thoại ta xác định các thông số: ­ List range: Địa chỉ của nhóm ô chứa bảng dữ liệu ­ Criteria range: Địa chỉ của nhóm ô chứa bảng điều kiện ­ Copy to: Địa chỉ của ô góc trên trái của nhóm ô chứa bảng kết quả (nếu Copy to another location được đánh dấu) 3.4.2. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO BẢNG TÍNH 3.4.2.1. Hình ảnh Chọn menu Insert\ Picture 3.4.2.2. Chú thích Nhấp phải chuột lên ô\ chọn Insert Comment 3.4.2.3. Biểu đồ 94
  23.  Lựa chọn bảng dữ liệu  Chọn menu Insert\ Chart  Xuất hiện hộp thoại : ­ Bước 1: Lựa chọn kiểu biểu đồ\ Next ­ Bước 2: Xác định vùng dữ liệu 95
  24. ­ Bước 3: Xác định các tuỳ chọn (Chart Options): ­ Titles: Các tiêu đề của biểu đồ ­ Axes: Giá trị trên trục ­ Gridlines: Đường kẻ lưới trong biểu đồ ­ Legend: Chú giải ­ Data Lable: Nhãn giá trị trên biểu đồ ­ Data table: Bảng dữ liêu ­ Bước 4: Xác định vị trí đặt biểu đồ Ghi chú: Để thay đổi các thông số định dạng cho các thành phần trong biểu đồ ta nhấn đúp chuột trên thành phần đó hay nhấp phải chuột rồi chọn Format từ hộp lệnh. 97
  25. 3.4.3. Định dạng trang in và in ấn 3.4.3.1. Định dạng trang in  Chọn menu File\ Page Setup  Xuất hiện hộp thoại, gồm các trang: a, Trang Page ­ Orientation: Chiều giấy Portrait: Chiều dọc Lanscape: Chiều ngang ­ Scaling: Tỷ lệ in ­ Paper size: Khổ giấy ­ Print quality: Chất lượng in 98
  26. b, Trang Margin: Đặt lề c, Trang Header/Footer: Tạo tiêu đề đầu và cuối trang 99
  27. d, Trang Sheet ­ Print Area: Lựa chọn vùng in ấn ­ Rows to repeat at top: Lựa chọn các dòng lặp lại đầu mỗi trang in ­ Columns to repeat at left: Lựa chọn các cột lặp lại bên trái mỗi trang in ­ Page Order: Xác định thứ tự trang in 3.4.3.2. Xem trước khi in Chọn menu File/ Print Preview hoặc nhấp nút trên thanh công cụ chuẩn. 3.4.3.3. In ấn Chọn menu File/ Print hoặc nhấn Ctrl + P 100
  28. ­ Page range : Phạm vi in All : In tất cả Pages : In từ trang (from) đến trang (to) ­ Print what Selection : In vùng lựa chọn Active sheets : In những bảng tính được chọn Entire workbook : In tất cả bảng tính có trong tệp ­ Number of Copies : Số bản được in ra 3.5. BÀI TẬP Bài 1 PHIẾU MUA VÀ BÁN CARD ĐIỆN THOẠI Mã Số Đơn giá Đơn giá Giảm Thành Card Tên Card Mua\Bán lượng sỉ lẻ giá tiền VS100M 150 VL200B 80 EL150M 200 MS450B 300 VL105M 45 ES110B 60 VS210M 50 Bảng 2 101
  29. Mã Đơn Card Tên Giá V Vinaphone 48 M Mobiphone 45 E Viettel 40 1. Tên Card dựa vào 1 ký tự bên trái của Mã Card và dò tìm trong bảng 2 2. Mua/bán: dựa vào 1 ký tự cuối của Mã Card, nếu = "M" thì ghi "mua", ngược lại ghi "bán" 3. Đơn giá sỉ= 10% của đơn giá, với đơn giá dựa vào tên Card và tra trong bảng 2 4. Đơn giá lẻ: dựa vào hình thức mua/bán Nếu khách mua thì đơn giá lẻ =10% của đơn giá sỉ (10%*đơn giá sỉ) Nếu khách bán thì đơn giá lẻ =5% của giá sỉ (5%*đơn giá sỉ ) 5. Giảm giá = 10% * đơn giá,chỉ tính cho Các loại Card mua ra và số lượng >50, còn lại không giảm (ghi số 0) 6. Thành tiền=số lượng*(đơn giá ­ giảm giá) Bài 2 TT Họ tên Điểm Toán Điểm Văn Điểm tổng Điểm TB Xếp loại 1 Giang 8 8 ? ? 2 Phương 3 6 ? ? 3 Nga 4 7 ? ? 1. Tính Điểm tổng, Điểm TB (Điểm Trung bình) cho các ô có ký hiệu? 2. Xếp loại dựa vào Điểm TB, Nếu: Điểm TB>=8, xếp loại “Giỏi” Điểm TB>=7, xếp loại “Khá” Điểm TB>=6, xếp loại “Trung Bình” Còn lại xếp loại “Yếu” 102
  30. Bài 3 BẢNG KÊ DOANH THU THÁNG 11 STT Họ và tên Số ngày Loại phòng Đơn giá Tiền trả 1 Nguyễn Anh 23 A 2 Văn Linh 34 C 3 Ngọc Hà 20 B 4 Lan Phương 12 C Tổng cộng Lớn nhất Yêu cầu: 1. Tính cột Đơn giá biết: ­ Nếu loại phòng A thì đơn giá là: 290 000 ­ Nếu loại phòng B thì đơn giá là: 222 000 ­ Nếu loại phòng C thì đơn giá là: 160 000 2. Tiền trả = Đơn giá * Số ngày 103
  31. CHƯƠNG 4. TRÌNH CHIẾU POWERPOINT 4.1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN 4.1.1. Khởi động PowerPoint Chọn menu Start\ Programs\ Microsoft Office\ Microsoft Office Powerpoint 4.1.2. Khởi động PowerPoint Chọn menu File\ Exit hoặc nhấp nút Close trên thanh tiêu đề. 4.1.3. Mở bản trình diễn mới . Không dùng mẫu (sử dụng Blank Sildes) Cách 1: Chọn File\ New\ Blank Presentation Cách 2: Nhấn biểu tượng New ( ) trên thanh công cụ Standard Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N . Dùng mẫu (Design Template) Cách 1: Chọn menu File\ New \ Xuất hiện cửa sổ bên phải màn hình. Từ cửa sổ chọn From design template. Cách 2: Chọn menu Format\ Slide Design. Chọn mẫu trình diễn trong danh sách Apply a design template. 4.1.4. Lưu bản trình diễn Cách 1: Chọn menu File\ Save Cách 2: Nhấn Save ( ) trên thanh công cụ Standard Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S Xuất hiện hộp thoại Save As 104
  32. ­ Tại mục Save in: Chọn ổ đĩa hoặc thư mục muốn lưu vào ­ Tại mục File name: Gõ tên tệp ­ Nhấn Save để lưu tệp. 4.1.5. Mở bài trình diễn đã có Cách 1: Chọn menu File\ Open Cách 2: Nhấn Open ( ) trên thanh công cụ Standard Cách 3: Ctrl + O 4.1.6. Đóng bài trình diễn Chọn menu File\Close 4.2. LÀM VIỆC VỚI TRANG TRÌNH DIỄN (SLIDE) 4.2.1. Nhập văn bản vào trang trình diễn Người ta thường sử dụng các hộp văn bản (TextBox) để đưa văn bản vào trang trình diễn. Có thể sử dụng các hộp văn bản có sẵn trong trang trình diễn hoặc chèn thêm hộp văn bản mới. 4.2.3. Thêm mới trang trình diễn Cách 1: Chọn menu Insert\ New Slide Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +M Cách 3: Nhấp phải chuột lên một Slide bên khung trái (tại vị trí muốn chèn)\ Chọn New Slide từ hộp lệnh. 4.2.4. Nhân bản trang trình diễn 105
  33.  Chọn Slide muốn nhân bản  Chọn menu Edit\ Duplicate hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +D 4.2.5. Xóa trang trình diễn Cách 1: Chọn Slide muốn xóa (bên khung trái)\ Chọn menu Edit\ Delete Slide Cách 2: Nhấp phải chuột lên Slide\ Chọn Delete Slide từ hộp lệnh 4.2.6. Sắp xếp trang trình diễn  Chọn Slide muốn thay đổi vị trí trong danh sách bên trái  Nhấn giữ chuột và kéo rê đến vị trí mới. 4.2.7. Trình chiếu a, Trình diễn từ trang đầu Chọn menu Slide Show\ View show hoặc nhấn phím F5 b, Trình diễn từ trang hiện tại Nhấn Shift + F5 hoặc nhấn vào nhút góc dưới trái màn hình c, Nhảy tới trang thứ n Nhấn n + Enter. n là số trang thứ n. Chẳng hạn muốn trình diễn trang 12 ta nhấn: 12 + Enter 4.3. ĐỊNH DẠNG SLIDE 4.3.1. Chọn font chữ  Lựa chọn đối tượng cần thay đổi Font  Chọn menu Format\ Font  Khi đó xuất hiện hộp thoại Font.  Sau khi đã thay đổi Font chữ ta nhấp nút OK để áp dụng. 106
  34. ­ Font: Dáng chữ ­ Font style: Kiểu chữ Regular (Normal): Bình thường Italic: Nghiêng Bold: Đậm Bold Italic: Nghiêng đậm ­ Size: Cỡ chữ ­ Color: Màu chữ ­ Effects: Các hiệu ứng văn bản Underline: Gạch chân chữ SuperScript: Chỉ số trên SubScript: Chỉ số dưới Ghi chú: - Nếu muốn mặc định font chữ cho các đối tượng mới ta đánh dấu vào hộp kiểm Default for new objects. 4.3.2. Giãn khoảng cách dòng  Lựa chọn đối tượng muốn giãn khoảng cách dòng  Chọn menu Format\ Line Spacing\ xuất hiện hộp thoại: 107
  35. ­ Before paragraph: Khoảng cách phía trên đoạn văn bản ­ After paragraph: Khoảng cách phía dưới đoạn văn bản ­ Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng Ghi chú: Để tạo font chữ và khoảng cách dòng mặc định cho các Slide ta phải thay đổi trong chế độ Slide Master (Chọn menu View/Master/ Slide Master) 4.3.3. Tạo danh sách liệt kê  Lựa chọn khối văn bản  Chọn menu Format\ Bullets and numbering  xuất hiện hộp thoại : a, Liệt kê bằng ký hiệu 108
  36.  Lựa chọn trang Bulleted  Từ hộp thoại ta lựa chọn kiểu liệt kê tương ứng trong danh sách rồi nhấp nút OK. Nếu chưa có kiểu liệt kê phù hợp ta chọn 1 ô bất kỳ (khác None) rồi nhấp nút Customize hoặc Picture để lựa chọn tiếp. b, Liệt kê bằng số  Lựa chọn trang Numbered  Từ hộp thoại ta lựa chọn kiểu liệt kê tương ứng trong danh sách rồi nhấp nút OK. 4.3.4. Thay đổi mẫu thiết kế  Chọn menu Format\ Slide Design  Xuất hiện cửa sổ bên phải\ từ cửa sổ này ta chọn nền tương ứng trong danh sách "Apply a design template" Ghi chú: Nếu chỉ muốn áp dụng cho các Slide được lựa chọn ta nhấp nút bên phải của mẫu thiết kế trong danh sách rồi chọn Apply to Selected Slides. 4.3.5. Thay đổi màu nền  Chọn menu Format/ Background 109
  37.  Nhấp nút Apply to All: Áp dụng cho tất cả  Nhấp nút Apply: Áp dụng cho Silde được lựa chọn 4.3.6. Thay đổi cách bố trí  Chọn menu Format/ Slide Layout  Xuất hiện cửa sổ bên phải/ từ cửa sổ này ta chọn cách bố trí tương ứng trong danh sách "Apply Slide Layout" 110
  38. 4.4. HIỆU ỨNG TRÌNH DIỄN 4.4.1. Tạo mới hiệu ứng  Chọn đối tượng muốn tạo hiệu ứng  Chọn menu Slide Show\ Custom Animation  Xuất hiện cửa sổ bên phải  Chọn Add Effect\ Chọn loại hiệu ứng: + Entrance: Đi vào + Emphasis: Nhấn mạnh + Exit: Đi ra + Motion paths: Di chuyển theo đường dẫn 4.4.2. Thay đổi loại hiệu ứng  Chọn hiệu ứng muốn thay đổi từ danh sách  Chọn nút Change\ chọn loại hiệu ứng mới 111
  39. 4.4.3. Gỡ bỏ hiệu ứng  Chọn hiệu ứng muốn gỡ bỏ từ danh sách  Nhấp nút Remove 4.4.4. Sắp xếp trình tự thực hiện hiệu ứng  Chọn hiệu ứng từ danh sách  Nhấp nút hoặc để sắp xếp lại 4.4.5. Thay đổi tùy chọn cho hiệu ứng  Chọn hiệu ứng muốn thay đổi tùy chọn  Nhấp nút bên phải hiệu ứng \ chọn Effect Options  xuất hiện hộp thoại 112
  40. + Direction: Hướng đối tượng xuất hiện + Sound: Âm thanh khi thực hiện hiệu ứng + After animation: Màu chữ sau khi hiệu ứng được hiện + Animate text: Thực hiện cho toàn bộ văn bản hay từng phần. All at one: Toàn bộ văn bản By Word: Từng từ By letter: Từng chữ + Start: Hiệu ứng được bắt đầu khi On click: Nhấp chuột hoặc nhấn 1 phím bất kỳ After previous: Sau hiệu ứng trước With previous: Cùng với hiệu ứng trước + Delay: Thời gian chờ để thực hiện 113
  41. + Speed: Tốc độ thực hiện hiệu ứng + Repeat: Số lần lặp lại hiệu ứng 4.4.6. Hiệu ứng chuyển tiếp Slide  Chọn menu Slide show\ Slide transition  Xuất hiện cửa sổ + Chọn hiệu ứng chuyển đổi tại danh sách + Speed: Tốc độ chuyển đổi + Sound: Âm thanh khi chuyển đổi + On mouse click: Chuyển đổi khi nhấp chuột + Automatically after: Tự động chuyển đổi sau thời gian xác định + Apply to All Slides: Áp dụng cho tất cả Slide Ghi chú: Để lặp lại quá trình trình chiếu ta chọn menu Slide Show\ Set Up Show rồi đánh dấu mục Loop continuously until ‘ESC’. 114
  42. 4.5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 4.5.1. Chèn các đối tượng vào slide 4.5.1.1. Chèn ký hiệu Chọn menu Insert\ Symbol 4.5.1.2. Chèn hình ảnh Chọn menu Insert\ Picture/ Clip Art hoặc From File 4.5.1.3. Chèn phim và âm thanh  Chọn menu Insert/ Movies and Sounds\ Movie from file (chèn phim) hoặc Sound from file (âm thanh)  Khi đó xuất hiện hộp thoại:  Chọn Automatically nếu muốn tự động chạy (play). Chọn When Clicked nếu muốn chạy khi nhấp chuột. 4.5.1.4. Tạo liên kết  Chọn đối tượng muốn tạo liên kết  Chọn menu Insert\ Hyperlink xuất hiện hộp thoại:  Từ hộp thoại ta chọn đối tượng muốn liên kết: + Existing File or Web Page: Tệp hoặc trang Web đã có 115
  43. Current Folder: Chọn tệp Browsed Pages: Những trang Web đã được duyệt Recent Files: Những tệp được mở gần đây Ghi chú: Nếu muốn liên kết tới một vị trí được xác định của tệp được chọn ta chon Bookmark. + Place in this Document: Liên kết tới các vị trí của tệp trình chiếu hiện tại First Slide: Trang đầu Last Slide: Trang cuối Next Slide: Trang kế tiếp Previous Slide: Trang trước đó Slide Titles: Trang tùy ý (theo tiêu đề trang) Ghi chú: Nếu muốn thay đổi hay gỡ bỏ liên kết ta nhấp phải chuột đối tượng đã được tạo liên kết và chọn các lệnh tương ứng từ hộp lệnh Edit Hyperlink hay Remove Hyperlink. 4.5.1.6. Thêm các nút hành động  Chọn menu Slide Show\ Action Buttons\ xuất hiện: 116
  44.  Chọn loại nút tương ứng xuất hiện: + Hyperlink to: Chọn đối tượng muốn liên kết + Run program: Thực hiện một ứng dụng nào đó 117
  45. 4.5.1.7. Tạo tiêu đề trang Chọn menu View\ Header and Footer xuất hiện hộp thoại: Trong đó: + Date and time: Hiển thị thời gian Update automatically: Thời được cập nhật tự động Fixed: Thời gian được nhập vào + Slide number: Hiển thị số trang + Footer: Tiêu đề cuối trang + Don't show on title slide: Không hiển thị ở trang đầu 4.5.2. IN ẤN 4.5.2.1. Xem trước khi in Chọn menu File\ Print Preview 4.5.2.2. In ấn Chọn menu File\ Print xuất hiện hộp thoại: 118
  46. + Print range: Phạm vi in All: In tất cả Current slide: In Slide hiện tại Selection: In các slide được lựa chọn Sildes: In các slide được liệt kê + Để in nhiều trang Slide/trang giấy ta chọn Handouts tại mục Print what sau đó chọn số trang slide/ trang giấy tại mục Slides per page. 4.6. BÀI TẬP Bài 1: Soạn 07 slide trình bày nội dung bài giảng sau. Hiệu ứng Slide transition giữa các slide tùy ý, hiệu ứng cho các đối tượng ở tất cả Slide tự động xuất hiện tùy ý. Thiết lập Slide master cho tất cả các slide như sau: Trong đó khi click mũi tên có nhãn là “Trước” sẽ liên kết đến slide trước đó, mũi tên có nhãn “Tiếp” sẽ liên kết đến slide tiếp theo. Đánh số trang cho tất cả các slide tự động tăng và đặt trong hình Oval như hình trên. 119
  47. Slide 1,2,3 backgroung hình bg1.jpg, slide 4,5,6,7 backgroung hình bg2.jpg Sử dụng các hình trong AutoShapes vẽ và định dạng các đối tượng trên slide như mẫu bên dưới. Slide 4,6,7 chèn hình tương ứng h1.jpg, h2.jpg, h3.jpg. Slide 5 chèn nhạc dua.wav sao cho khi click chuột vào nó thì mới hát. Thiết kế slide 1 như hình và tạo liên kết như sau: o Khi click vào chữ “TRẮC NGHIỆM” sẽ liến kết tới slide 2. o Khi click vào chữ “Ô CHỮ” sẽ liến kết tới slide 3. 120
  48. Bài 2: Thiết kế trò chơi trắc nghiệm. Yêu cầu thiết kế trò chơi: Khi học sinh click vào đáp án a,c,d thì hình oval có nhãn “Sai rối!” sẽ chạy ra và tự biến mất sau 3 giây. Khi học sinh click vào đáp án b thì hình oval có nhãn “Giỏi quá!” sẽ chạy ra và tự biến mất sau 3 giây. Bài 3: Thiết kế trò chơi ô chữ. Yêu cầu thiết kế trò chơi: a. Thiết kế các tình huống cho slide 3 như sau: Tạo hiệu ứng highlight cho các ô chữ sao cho khi mouse over lên các ô chữ thì chúng sẽ đổi màu. 122
  49. Khi học sinh muốn mở câu hỏi thì: Click vào biểu tượng sẽ liên kết đến slide 4. Tương tự Câu 2: liến kết đến Slide 5 Câu 3: liến kết đến Slide 6 Hàng dọc: liến kết đến Slide 7 Chơi lại: thì các tất cả các nhãn trên ô chữ sẽ biến mất và từ khóa “CAM” cũng biến mất. Xem ô chữ: thì tất cả các nhãn trên ô chữ sẽ hiện ra. Khi xem đáp án: Khi click vào biểu tượng 2 nằm phía sau ô chữ thì sẽ mở ô chữ tương ứng. Khi học sinh muốn trả lời ô hàng dọc thì click vào biểu tượng nằm phía trên ô hàng dọc thì chữ “CAM” từ bên ngoài chạy vào và nằm ngay trên ô hàng dọc. b. Thiết kế các tình huống cho slide 4,5,6,7 như sau: Các Slide 4,5,6,7 khi click thì liên kết về Sile chính (Slide 3) Các slide 4,5,6,7 có câu hỏi với 2 mức điểm 20,10. Nếu học sinh chọn câu hỏi mức nào sẽ hiện ra câu hỏi tương ứng mức đó. VD: khi click chọn mức 20 điểm thì câu hỏi của mức này hiện ra. 123
  50. CHƯƠNG 5: INTERNET 5.1. TỔNG QUAN VỀ INTERNET 5.1.1. Lịch sử phát triển Internet được hình thành từ cuối thập kỉ 60 của thế kỷ trước, từ một dự án nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ. Tháng 7 năm 1968, Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ (ARPA­Advanced Research Project Agency) đã đề nghị liên kết 4 địa điểm: Viện Nghiên cứu Standford, Trường Đại học tổng hợp California ở LosAngeles, UC ­ Santa Barbara và Trường Đại học tổng hợp Utah. Bốn điểm trên được nối thành mạng vào năm 1969 đã đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay. Mạng này được biết đến dưới cái tên ARPANET. ARPANET là một mạng thử nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng. Một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng khắc phục các sự cố. Mạng máy tính này có những đặc trưng sau : Có thể tiếp tục hoạt động ngay khi có nhiều kết nối bị hư hỏng. Phải đảm bảo các máy tính với các phần cứng khác nhau đều có thể sử dụng mạng. Có khả năng tự động điều chỉnh hướng truyền thông tin, bỏ qua những phần bị hư hỏng. Có đặc tính là mạng của các mạng máy tính, nghĩa là có khả năng mở rộng liên kết dễ dàng. Ban đầu, máy tính và đường liên lạc có khả năng xử lý rất chậm, với đường dây dài thì tốc độ chuyển tín hiệu nhanh nhất là 50 kbits/giây. Số lượng máy tính nối vào mạng rất ít (chỉ 200 máy chủ vào năm 1981). ARPANET càng phát triển khi có nhiều máy nối vào ­ rất nhiều trong số này là từ các cơ quan của Bộ quốc phòng Mỹ hoặc những trường đại học nghiên cứu với các đầu nối vào Bộ quốc phòng. Đây là những giao điểm trên mạng. Trong khi ARPANET đang cố gắng chiếm lĩnh mạng quốc gia thì một nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của công ty Xerox đã phát triển một kỹ thuật được sử dụng trong mạng cục bộ là Ethernet. Theo thời gian, Ethernet trở thành một trong những chuẩn quan trọng để kết nối trong các mạng cục bộ. Cũng trong thời gian này, DARPA (đặt lại tên từ ARPA) chuyển sang hợp nhất TCP/IP (giao thức được sử dụng trong việc truyền thông trên Internet) vào phiên bản hệ điều hành UNIX của trường đại học tổng hợp California ở Berkeley. Với sự 124
  51. hợp nhất như vậy, những trạm làm việc độc lập sử dụng UNIX đã tạo nên một thế mạnh trên thị trường, TCP/IP cũng có thể dễ dàng tích hợp vào hệ điều hành. TCP/IP trên Ethernet đã trở thành một cách thức thông dụng để trạm làm việc nối đến trạm khác. Trong thập kỷ 1980, máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi trong các công ty và trường Đại học trên thế giới. Mạng Ethernet kết nối các máy tính cá nhân (PC) trở thành phổ biến. Các nhà sản xuất phần mềm thương mại cũng đưa ra những chương trình cho phép các máy PC và máy UNIX giao tiếp cùng một ngôn ngữ trên mạng. Vào giữa thập kỷ 1980, giao thức TCP/IP được dùng trong một số kết nối khu vực ­ khu vực (liên khu vực) và cũng được sử dụng cho các mạng cục bộ và mạng liên khu vực. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng 1974 trong khi mạng vẫn được gọi là ARPANET. Vào thời điểm này, ARPANET (hay Internet) còn ở qui mô rất nhỏ. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được chọn vào giữa thập kỷ 1980, khi Quỹ khoa học quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Mạng này chính là mạng Internet. Điểm quan trọng của NSFNET là cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NSFNET, chỉ các nhà khoa học, chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ được kết nối Internet. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET. Chính vì vậy, sau gần 20 năm ARPANET trở nên không còn hiệu quả và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Ngày nay, mạng Internet phát triển mạnh mẽ hơn các phương tiện truyền thông truyền thống khác như phát thanh và truyền hình, do sự cải tiến và phát triển không ngừng. Các công nghệ đang áp dụng trên Internet giúp cho Internet trở thành mạng liên kết vô số kho thông tin toàn cầu, có dịch vụ phong phú về nội dung, hình thức. Đó cũng chính là điều thúc đẩy chúng ta nên bắt đầu ngay với hành trình khám phá thế giới mới ­ thế giới Internet. Còn ở Việt Nam, năm 1992, Viện CNTT đã sử dụng Internet như một thuê bao xa của Australia. Nhưng phải đến ngày 19.11.1997 Việt Nam mới chính thức tham gia vào mạng Internet toàn. 125
  52. 5.1.2. Internet là gì ? Internet (Inter­network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng khắp toàn cầu. Một mạng (Network) là một nhóm máy tính kết nối nhau, các mạng này lại liên kết với nhau bằng nhiều loại phương tiện, tốc độ truyền tin khác nhau. Do vậy có thể nói Internet là mạng của các mạng máy tính. Các mạng liên kết với nhau dựa trên bộ giao thức (như là ngôn ngữ giao tiếp) TCP/IP (Transmision Control Protocol ­ Internet Protocol): Giao thức điều khiển truyền dẫn­ giao thức Internet. Bộ giao thức này cho phép mọi máy tính liên kết, giao tiếp với nhau theo một ngôn ngữ máy tính thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế mà mọi người sử dụng để giao tiếp. Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng mà còn giúp cung cấp thông tin. Nó cũng là diễn đàn trao đổi và là thư viện toàn cầu đầu tiên. 5.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP (Internet Service Provider) Nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp quyền truy cập Internet qua mạng viễn thông và các dịch vụ như: Email, Web, FTP, Telnet, Chat. ISP được cấp cổng truy cập vào Internet bởi IAP. Hiện tại ở Việt Nam có 16 ISP đăng ký cung cấp dịch vụ, trong đó có các ISP đã chính thức cung cấp dịch vụ là: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty Netnam ­ Viện công nghệ thông tin, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần dịch vụ Internet (OCI), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM). 126
  53. IAP (Internet Access Provider) Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với Internet (còn gọi là IXP­Internet Exchange Provider). Nếu hiểu Internet như một siêu xa lộ thông tin thì IAP là nhà cung cấp phương tiện để đưa người dùng vào xa lộ. Nói cách khác IAP là kết nối người dùng trực tiếp với Internet. IAP có thể thực hiện cả chức năng của ISP nhưng ngược lại thì không. Một IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác nhau. Các IXP (IAP) tại Việt nam bao gồm: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễn thông điện lực (ETC), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM). ISP dùng riêng ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet. Điều khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP dùng riêng là ISP dùng riêng không cung cấp dịch vụ Internet với mục đích kinh doanh. Đây là loại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại học hay viện nghiên cứu. ICP (Internet Content Provider) Nhà cung cấp dịch vụ nội dung thông tin Internet.ICP cung cấp các thông tin về: kinh tế, giáo dục, thể thao, chính trị, quân sự (thường xuyên cập nhật thông tin mới theo định kỳ) đưa lên mạng. OSP (Online Service Provider) Nhà cung dịch vụ ứng dụng Internet. OSP cung cấp các dịch vụ trên cơ sở ứng dụng Internet (OSP) như: mua bán qua mạng, giao dịch ngân hàng, tư vấn, đào tạo, . USER ­ Người sử dụng Internet. Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Người sử dụng cần thoả thuận với một ISP hay một ISP dùng riêng nào đó về các dịch vụ Internet được sử dụng và cách thức thanh toán. Hiện nay có hai cách kết nối phổ biến cho người dùng: 127
  54. - Kết nối trực tiếp đến đến nhà cung cấp dịch vụ qua đường điện thoại; - Kết nối thông qua mạng cục bộ đã có nối kết Internet. Mối liên quan giữa các IAP­ISP­ICP­ USER được mô tả tổng quát theo sơ đồ sau: 128
  55. 5.1.4. Các phương thức kết nối Có nhiều phương thức kết nối một máy tính với Internet. Các phương thức này khác nhau tuỳ theo kiểu của hệ thống máy tính đang được sử dụng. Kết nối trực tiếp Trong kết nối trực tiếp, các chương trình Internet chạy trên máy tính cục bộ, và máy tính này sử dụng các giao thức TCP/IP để trao đổi dữ liệu với một máy tính khác thông qua Internet. Dạng kết nối này là một tuỳ chọn dành cho một máy tính độc lập vốn không kết nối tới Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet. Hiện nay, các kết nối trực tiếp ít phổ biến. Kết nối thiết bị cuối ở xa Một kết nối thiết bị cuối ở xa tới Internet sẽ trao đổi các lệnh và các dữ liệu ở định dạng văn bản ASCII với một máy tính chủ sử dụng UNIX hoặc một hệ điều hành tương tự. Các chương trình ứng dụng TCP/ IP và các giao thức TCP/IP đều chạy trên máy chủ. Kiểu kết nối này hoạt động được đối với một số kiểu máy tính độc lập, nhưng không phổ biến. Kết nối cổng nối Một mạng cục bộ không sử dụng các lệnh và các giao thức TCP/IP, nó vẫn có thể cung cấp một số dịch vụ Internet, chẳng hạn như thư điện tử hoặc truyền tập tin. Các mạng như vậy sử dụng các cổng nối để chuyển đổi các lệnh, dữ liệu từ định dạng TCP/IP. Kết nối thông qua một LAN ( mạng cục bộ) Khi một LAN có một kết nối Internet, kết nối đó mở rộng tới mọi máy tính trên LAN. Dạng kết nối này thường được các tổ chức kinh doanh sử dụng để cung cấp khả năng truy cập Internet cho những người dùng của LAN. Kết nối thông qua một Modem Nếu không có LAN tại chỗ, một máy tính có thể kết nối tới Internet thông qua một cổng truyền thông dữ liệu và một Modem. Các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) cung cấp các dịch vụ kiểu này cho những người dùng gia đình và các tổ chức kinh doanh muốn kết nối tới Internet. Đa số những người dùng riêng lẻ đều kết nối tới Internet bằng cách sử dụng một đường dây điện thoại, một modem và một tài khoản (account). Khi đó, tuỳ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, máy tính của khách hàng có thể được gán một địa chỉ IP cố định, hoặc địa chỉ IP của nó và có thể thay đổi mỗi lần khách hàng đăng nhập vào máy phục vụ của ISP. 129
  56. 5.1.5. Địa chỉ IP và tên miền a, Địa chỉ IP Các máy tính trên Internet phải làm việc với nhau theo giao thức chuẩn TCP/IP nên đòi hỏi phải có địa chỉ IP và địa chỉ này tồn tại duy nhất trong mạng. Cấu trúc của địa chỉ IP bao gồm 32 bit và được chia thành 4 nhóm; các nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.), mỗi nhóm gồm 3 chữ số có giá trị 0 đến 255: xxx.xxx.xxx.xxx. Ví dụ: 206.25.128.123 Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit. Hiện nay một số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và những ứng dụng mới, Ipv6 bao gồm 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 32 128 2 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2 địa chỉ. Hiện nay địa chỉ IP được một tổ chức phi chính phủ ­ InterNIC ( Internet Network Center) cung cấp để đảm bảo không có máy tính kết nối Internet nào bị trùng địa chỉ. ( b, Tên miền (Domain) Người sử dụng sẽ khó nhớ được địa chỉ IP dẫn đến việc sử dụng dịch vụ từ một máy tính nào đó là rất khó khǎn vì thế hệ thống DNS (Domain Name System ­ DNS) sẽ gán cho mỗi địa chỉ IP một cái tên tương ứng mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng mà thuật ngữ Internet gọi là tên miền. Ví dụ: Máy chủ Web Server của Đại học Vinh có địa chỉ 220.231.122.104, tên miền của nó là www.vinhuni.edu.vn. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền này là truy cập được. Như vậy, tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet. Nói cách khác, tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với một địa chỉ IP dạng số. . Giới thiệu về hệ thống quản lý tên miền (Domain Name System-DNS) Mỗi máy tính khi kết nối vào mạng Internet thì được gán cho một địa chỉ IP xác định. Địa chỉ IP của mỗi máy là duy nhất và giúp máy tính xác định đường đi đến một máy tính khác một cách dễ dàng. Hệ thống DNS ra đời nhằm giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP khó nhớ mà máy sử dụng sang một tên dễ nhớ cho người sử dụng, đồng thời giúp hệ thống Internet ngày càng phát triển. Hệ thống DNS sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Vì vậy, việc quản lý sẽ dễ dàng và thuận tiện cho việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. 130
  57. Mỗi một địa chỉ IP tương ứng với tên miền, ví dụ: trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ ISP lớn nhất Việt Nam hiện tại là VDC có tên miền là: home.vnn.vn , tương ứng với địa chỉ IP là: 203.162.0.12. . Hoạt động của hệ thống DNS Giả sử người sử dụng muốn truy cập vào trang web có địa chỉ là Tiến trình hoạt động của DNS như sau: Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền www.google.com tới máy chủ quản lý tên miền (Name Server) cục bộ thuộc mạng của nó (ISP DNS Server). Máy chủ quản lý tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó xem có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ quản lý tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên (www.google.com). Trong trường hợp máy chủ quản lý tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này, nó thường hỏi lên các máy chủ quản lý tên miền ở cấp cao nhất (máy chủ quản lý tên miền làm việc ở mức Root). Máy chủ quản lý tên miền ở mức Root này sẽ trả về cho máy chủ quản lý tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .com. Máy chủ quản lý tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền có đuôi (.com) tìm tên miền www.google.com. Máy chủ quản lý tên miền quản lý các tên miền.com sẽ gửi lại địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền google.com. Máy chủ quản lý tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền google.com này địa chỉ IP của tên miền www.google.com. Do máy chủ quản lý tên miền google.com có cơ sở dữ liệu về tên miền www.google.com nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi trả lại cho máy chủ quản lý tên miền cục bộ. Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng. Máy tính của người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP này để mở một phiên kết nối TCP/IP đến máy chủ chứa trang web có địa chỉ Tổ chức Hệ thống DNS theo sự phân cấp tên miền trên Internet được cho ở hình dưới đây. 131
  58. . Cấu tạo tên miền (Domain Name) Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác nhau trên hệ thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động người ta nhóm các máy này vào một tên miền (Domain). Trong miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lĩnh vực hoạt động hẹp hơn thì được chia thành các miền con (Sub Domain). Tên miền dùng dấu chấm (.) làm dấu phân cách. Cấu trúc miền và các miền con giống như một cây phân cấp. Ví dụ www.home.vnn.vn là tên miền máy chủ web của VNNIC. Thành phần thứ nhất ‘www‘ là tên của máy chủ, thành phần thứ hai ‘home‘ thường gọi là tên miền cấp 3 (Third Level Domain Name), thành phần thứ ba ‘vnn‘ gọi là tên miền mức 2 (Second Level Domain Name) thành phần cuối cùng ‘vn‘ là tên miền mức cao nhất (ccTLD ­ Country Code Top Level Domain Name). 132
  59. Hình ảnh mô tả sự phân cấp của tên miền: . Qui tắc đặt tên miền Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức, cá nhân sỡ hữu tên miền. Các tên miền thông dụng: 133
  60. Ngoài ra, mỗi Quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ: “vn” (Việt Nam), “us” (Mỹ), “ca” (Canada) Bảng các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới: 5.1.6. Web và HTML a, Web World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW): là mạng lưới nguồn thông tin cho phép khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng. WWW là một dịch vụ của Internet. Một tài liệu siêu văn bản ­ được gọi phổ biến hơn là một trang web ­ là một tập tin được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản ­HTML (HyperText Markup Languages).Ngôn ngữ này cho phép nhúng các liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết ­hyperlink) vào trong tài liệu. Các liên kết siêu văn bản là nền móng của World Wide Web. Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một từ hay một hình ảnh được mã hoá như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị trí khác nằm bên trong tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác. Trang thứ hai có thể nằm trên cùng máy tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet. Một tập hợp các trang Web có liên quan được gọi là WebSite. Mỗi WebSite được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn là các máy chủ Internet lưu trữ hàng ngàn 134
  61. trang Web riêng lẻ. Việc đưa một trang lên một Web Server được gọi là tải lên (uploading) hay công bố ( publishing). Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Hiện nay các trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục, thông tin, danh mục sản phẩm, cùng nhiều thứ khác. Các trang Web tương tác cho phép các độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàng các sản phẩm và các thông tin, gửi số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng Web là một phần của Internet, là một loại dịch vụ đối với những người truy cập tài nguyên của Internet. Trình duyệt Web (Web Browser) Một trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng được thiết kế để tìm các tài liệu siêu văn bản trên Web rồi mở các tài liệu đó trên máy tính người sử dụng. Hiện nay, các trình duyệt thông dụng: Internet Explorer, Netscape Navigator, Mozilla Firefox, b, HTML - Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) HTML cho phép tạo các trang Web phối hợp hài hoà văn bản thông thường với hình ảnh âm thanh, video, các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác Tên gọi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản phản ánh thực chất của công cụ này. Các thuật ngữ đó có thể được hiểu như sau: Hyper (siêu): HTML cho phép liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên Internet. Nó có tác dụng che dấu sự phức tạp của Internet đối với người sử dụng. Người dùng Internet có thể đọc văn bản mà không cần biết đến văn bản đó đang nằm ở đâu, hệ thống được xây dựng phức tạp như thế nào. HTML đã thực sự vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm “văn bản” kinh điển. Text (văn bản): HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền tảng là một văn bản. Language (ngôn ngữ): HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập trình, tuy đơn giản hơn. Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh nhằm thực hiện việc trình diễn văn bản. Markup (đánh dấu): HTML là ngôn ngữ của các thẻ (Tag) đánh dấu. Các thẻ này xác định cách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình. 135
  62. 5.2. CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET Các dịch vụ Internet ngày càng phong phú và được bổ sung, cải tiến không ngừng. Đến nay, các dịch vụ chính của Inernet là: 5.2.1. Dịch vụ truyền tệp (FTP) Dịch vụ truyền tệp (FTP) là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thực tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng nhị phân. Với cấu hình của máy phục vụ FTP, có thể qui định quyền truy nhập của người sử dụng với từng thư mục dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có khả năng cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu. 136
  63. 5.2.2. Dịch vụ World Wide Web World Wide Web (WWW hay Web) là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu quả nhất trên Internet. Web tích hợp cả FTP, WAIS, Gopher. Trình duyệt Web có thể cho phép truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên. Tài liệu WWW được viết bằng ngôn ngữ HTML. Siêu văn bản là văn bản bình thường cộng thêm một số lệnh định dạng. HTML có nhiều cách liên kết với các tài nguyên FTP, WAIS server, Gopher Server và Web Server. Web Server là máy phục vụ Web, đáp ứng các yêu cầu về truy nhập tài liệu HTML. Web Server trao đổi các tài liệu HTML bằng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) hay còn gọi là giao thức truyền siêu văn bản. Trình duyệt Web gửi các địa chỉ URL (URL­Uniform Resource Locator: Bộ định vị tài nguyên đồng dạng) đến các máy phục vụ Web sau đó nhận trang Web từ máy phục vụ Web phiên dịch và hiển thị chúng. Khi giao tiếp với máy phục vụ Web thì trình duyệt Web sử dụng giao thức HTTP. Khi giao tiếp với Gopher Server thì trình duyệt Web hoạt động như một Gopher Client và sử dụng giao thức Gopher. Khi giao tiếp với FTP Server thì trình duyệt Web hoạt động như một FTP client và sử dụng giao thức FTP. Trình duyệt Web có thể thực hiện các công việc khác như ghi trang Web vào đĩa, gửi Email, tìm kiếm xâu ký tự trên trang Web, 5.2.3. Dịch vụ thư điện tử (E-mail) Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và phố biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếp thị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương mại, chứng từ, tất cả đều được trao đổi thông qua thư điện tử. Hệ thống thư điện tử được chia làm hai phần: MUA (Mail User Agent) và MTA (Message Transfer Agent). MUA thực chất là một hệ thống làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận bản tin, soạn thảo bản tin, lưu các bản tin và gửi bản tin. Nhiệm vụ của MTA là định tuyến bản tin và xử lý các bản tin đến từ hệ thống của người dùng sao cho các bản tin đó đến được đúng hệ thống đích. a, Địa chỉ thư điện tử Hệ thống địa chỉ thư điện tử hoạt động cũng giống như địa chỉ thư trong hệ thống thư bưu chính. Một bản tin (message) điện tử muốn đến được đích thì địa chỉ người nhận là một yếu tố không thể thiếu. Trong một hệ thống thư điện tử, mỗi người có một địa chỉ thư. Từ địa chỉ thư sẽ xác đinh được thông tin của người sở hữu địa chỉ đó trong mạng. Nói chung không có một quy tắc thống nhất cho việc đánh địa chỉ thư, bới vì mỗi hệ thống thư lại có thể sử dụng một qui ước riêng về địa chỉ. Để giải quyết vấn đề này, người 137
  64. ta thường sử dụng hai khuôn dạng địa chỉ là địa chỉ miền (Domain­Base Address) được sử dụng nhiều trên hệ điều hành Windows, và địa chỉ UUCP (Unix to Unix Copy Command) được sử dụng nhiều trên hệ điều hành Unix. Ngoài hai dạng địa chỉ trên, còn có một dạng địa chỉ nữa tạo thành bởi sự kết hợp của cả hai dạng địa chỉ trên, gọi là địa chỉ hỗn hợp. Địa chỉ miền là dạng địa chỉ thông dụng nhất. Không gian địa chỉ miền có cấu trúc hình cây. Mỗi nút của cây có một nhãn duy nhất cũng như mỗi người dùng có một địa chỉ thư duy nhất. Các địa chỉ miền xác định địa chỉ đích tuyệt đối của người nhận. Do đó, dạng địa chỉ này dễ sử dụng đối với người dùng: họ không cần biết đích xác đường đi của bản tin như thế nào. Địa chỉ tên miền có khuôn dạng như sau: Thông_tin_người_dùng@thông_tin_tên_miền Phần “thông_tin_tên_miền” gồm một xâu các nhãn cách nhau bởi một dấu chấm . Ví dụ : nguyen_van_An@yahoo.com ptit@hn.vnn.vn levanminh@vnpt.com.vn b, Cấu trúc của một bản tin (Message) Một bản tin điện tử gồm có những thành phần chính sau đây: Đầu bản tin (Header): chứa địa chỉ thư của người nhận. MUA sử dụng địa chỉ này để phân bản tin về đúng hộp thư của người nhận. To : Địa chỉ của người nhận bản tin. From : Địa chỉ của người gửi bản tin. Subject : Mô tả ngắn gọn nội dung của bản tin. Cc :Các địa chỉ người nhận bản tin ngoài người nhận chính ở trường “To:”. Bcc :Các địa chỉ người nhận bản tin bí mật, khi người gửi không muốn các người nhận ở trường “To:” và “Cc:” biết. Thân bản tin (Body): chứa nội dung của bản tin. 5.2.4. Dịch vụ Internet Relay Chat (IRC-Nói chuyện qua Internet) IRC là hình thức hội thoại trực tiếp trên Internet. Với dịch vụ này hai hay nhiều người có thể cùng trao đổi thông tin trực tiếp qua bàn phím máy tính. Nghĩa là chúng ta có thể hội thoại bằng văn bản với nhau trên Internet. Có nhiều chương trình hỗ trợ cho phép chat trực tiếp (Online) hoặc gián tiếp (Offline). Người sử dụng có thể chat bằng văn bản (text), chat bằng âm thanh (voice) hoặc bằng hình ảnh (webcam) 138
  65. a, Textchat và Voice chat Textchat là gõ phím trên một chương trình chat nào đó một lời nhắn, sau đó gõ Enter. Lời nhắn lập tức được gửi tới máy của người được gửi và sau đó người gửi có thể nhận ngược lại các lời nhắn từ người bạn chat đó. Voice chat cho phép các bạn nói chuyện với nhau (giống như nói chuyện điện thoại) mà chỉ phải trả một lượng tiền rất ít so với bạn gọi điện thoại trực tiếp, nhưng đòi hỏi cấu hình máy tính rất mạnh và đường truyền lớn và ổn định. Ở Việt Nam hiện nay, textchat được sử dụng phổ biến. Để truyền hình ảnh trên Internet người ta dùng một thiết bị camera gọi là Webcam. Tuy nhiên, chỉ có một số trang web bạn có thể thấy được webcam hoặc chỉ một số chương trình chat client hỗ trợ webcam thì bạn mới làm được điều này. Các chương trình hỗ trợ webcam như: Yahoo! messenger, MNS messenger b, Webchat và ChatClient Muốn sử dụng dịch vụ Text chat có thể dùng một trong hai cách. Cách thứ nhất là Webchat, vào các trang web có dịch vụ Chatting để sử dụng. Nguyên tắc cơ bản khi hội thoại trên trang web đó là chỉ cần chọn cho mình một cái tên để chat (Nick name), và chọn chatroom (phòng trò chuyện) trong trang web đó. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều trang web có dịch vụ chat, như: www.communityconnect.com, www.alamak.com, vietfun.com, www.aol.com, www.yahoo.com, www.msn.com, Cách thứ hai là Chatclient. Nếu dùng trang web để chat thì khá đơn giản và tiện lợi, không phải mất công khai báo thêm thông số gì khác ngoài việc chọn Nickname và đăng nhập vào phòng chat. Tuy nhiên, chat trên trang web chậm, giao diện không đẹp và ít tiện ích hơn dùng chương trình Chat client. Hiện nay có rất nhiều chương trình Chat client, nhưng chương trình MIRC là phổ biến và tiện lợi nhất. Ðể chat bằng chương trình Chat client, người truy cập mạng phải biết được ít nhất là các khái niệm như "Server chat" (cho phép kết nối đến server này để chat, và hiện nay trên mạng Viêt Nam có các server để chat là: irc.saigonnet.vn, chat.fpt.com; irc.vietchat.com. Thường các Port chat (cổng dịch vụ chat) là 6667 hoặc 23; Các server này có rất nhiều phòng chat, như: #lobby, #netcenter, #vietchat, #saigonnet,). Muốn kết nối vào một trong các server trên để chat, người sử dụng phải tải xuống (download) chương trình MIRC để sử dụng hay làm theo hướng dẫn trong mục Chat client có ngay trên trang web. Chat server: Các chat server của các chương trình chat phổ biến hiện nay ­ Chat MIRC: Người dùng phải nhập vào các IRC Server của các chat server 139
  66. ­ Chat AOL: Chat Server của AOL là: login.oscar.aol.com ­ Chat ICQ: Chat Server của ICQ là: login.icq. Sau khi kết nối thành công trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ, hiển thị tất cả các thành viên đang tham gia vào phòng chat. Tại đây, bạn đã có thể nói chuyện với bất kỳ thành viên nào đang tham gia hội thoại. Trong danh sách Nickname sẽ có Nickname của bạn. Nếu muốn nói chuyện với nhiều người thì gõ dòng đối thoại vào khung trắng nhỏ ở cuối màn hình sau đó nhấn Enter. Trường hợp muốn nói chuyện riêng với một thành viên nào đó thì nhắp đúp chuột vào tên thành viên đó. Một cửa sổ riêng biệt sẽ mở ra, lúc này có thể gõ bất kỳ thông tin gì vào khung trắng phía dưới để chat riêng với thành viên đó. 5.3. SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER 5.3.1. Khởi động và thoát khỏi chương trình Internet Explorer - Khởi động: Kích đúp vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình hoặc kích vào biểu tượng Internet Explorer trên thanh Taskbar. - Thoát khỏi: Kích chuột vào biểu tượng góc phải trên cùng thanh tiêu đề của trình duyệt 5.3.2. Sử dụng ô đăng nhập địa chỉ Để truy nhập đến một địa chỉ (URL ­ Uniform Resourse Locater) trên Internet, gõ địa chỉ vào ô đăng nhập Address. Ví dụ, muốn truy nhập vào địa chỉ của trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet VDC, gõ địa chỉ như ở hình dưới đây: Ghi chú : Trong ô đăng nhập: Address có thể chỉ cần nhập địa chỉ bắt đầu từ www và bỏ qua 5.3.3. Các nút chức năng trên thanh công cụ Back ( ) : quay trở lại trang Web trước đó. Forward ( ) : tiến đến trang Web tiếp theo. Stop ( ) : dừng việc tải nội dung trang Web. 140
  67. Refresh ( ) : tải lại nội dung trang Web. Home ( ) : Gọi lại trang Web mặc định khi khởi động. 5.3.4. Bổ sung địa chỉ vào sổ các địa chỉ ưa thích (Favorite Pages) ­ Khi muốn lưu địa chỉ các trang Web ưa thích để lần sau có thể truy cập lại vào trang này mà không phải thực hiện nhiều thao tác đã làm trước đó hay gõ lại dòng địa chỉ dài dòng, khó nhớ thì: Bước 1: Truy cập vào trang Web muốn ghi nhớ, Bước 2: Trên thanh công cụ Standard Buttons, ấn vào nút Favorites, Bước 3: Sau đó ấn vào chức năng Add, Bước 4: Trong hộp thoại hiện ra, hãy gõ tên mô tả trang Web muốn lưu địa chỉ và chọn nút OK. ­ Để thêm địa chỉ của trang Web hiện tại vào sổ địa chỉ ưa thích trong thanh Link, ngoài cách thao tác như trên, có thể sử dụng một trong những cách sau: Cách 1: Kéo biểu tượng của trang Web hiện tại từ thanh địa chỉ tới thanh công cụ Link. Cách 2: Kéo một liên kết từ một trang Web tới thanh công cụ Link. Cách 3: Kéo một liên kết tới thư mục Link trong sổ địa chỉ ưa thích. Có thể tổ chức lại các liên kết bằng cách kéo chúng tới một vị trí khác trên thanh công cụ Link. 5.3.5.Sử dụng TEMPORARY INTERNET FILES Trình duyệt Web sử dụng một không gian trên đĩa cứng gọi là TEMPORARY INTERNET FILES để lưu các trang Web trước khi thể hiện các trang đó trên màn hình. Điều này cho phép bạn có thể xem lại nội dung những trang đã xem nhanh hơn, đồng thời có thể xem lại các trang Web đã xem trong trạng thái không kết nối INTERNET (Work Offline). ­ Muốn xem lại các trang Web trong trạng thái không kết nối INTERNET, hãy làm các bước sau: Bước 1: Chọn menu File\ Work Offline Bước 2: Chọn nút HISTORY trên thanh công cụ STANDARD BUTTONS, sau đó chọn các trang Web đã xem trong danh sách hiển thị. ­ Muốn xoá bỏ tất cả nội dung lưu trong thư mục tạm thời đó, hãy làm các bước sau: 141
  68. Bước 1: Chọn menu Tools\ Internet Options. Bước 2: Chọn mục DELETE FILES, sau đó chọn nút OK 5.3.6. Sao lưu một trang Web Để lưu một trang Web ưa thích trên Internet vào máy tính, thực hiện các bước sau: Bước 1: Mở trang Web mà mình yêu thích và muốn lưu vào ổ cứng Bước 2: Vào menu File, chọn lệnh Save As Bước 3: Trong hộp thoại Save Web Page chọn: o Thư mục trên ổ cứng muốn lưu trang Web (Save in:); o Tên file muốn lưu, có thể để mặc định hoặc gõ tên file (File name); o Chọn kiểu file muốn lưu (Save as Type) là "WebPage, complete"; o Chọn kiểu mã hoá trang Web (Encoding), Bước 4: Nhấp nút Save 5.4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 5.4.1. Tìm kiếm thông tin trên internet 5.4.1.1. Giới thiệu chung Việc tìm kiếm thông tin bất kỳ trên Internet là nhu cầu không thể thiếu đối với kho tàng thông tin vô cùng rộng lớn của Internet. Do tính chất phân cấp nội dung của các trang Web nên người sử dụng không thể nhìn thấy hết các nội dung theo cách thức liên kết trang như đã nêu trên. Hiện nay có rất nhiều trang Web cho phép ta có thể thực hiện việc tìm kiếm thông tin trên Internet một cách hiệu quả, chẳng hạn như: o WWW.SEARCH.NETNAM.VN o WWW.VINASEEK.COM o WWW.GOOGLE.COM o WWW.YAHOO.COM o WWW.ALTAVISTA.COM, Để tìm kiếm thông tin trên Internet, chúng ta cần cung cấp từ khóa. Từ khóa có thể là một từ hoặc một cụm từ đặc trưng nhất thể hiện chủ đề thông tin mà chúng ta muốn tìm kiếm. Chúng ta nên sử dụng từ khóa một cách chính xác và không nên sử dụng những từ có nội dung chung chung; vì như thế kết quả tìm kiếm là rất nhiều làm chúng ta khó chọn được ngay địa chỉ liên kết đến nội dung cần thiết. 5.4.1.2. Tìm kiếm thông tin với WWW.GOOGLE.COM 142
  69. Google được biết đến như là một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất trên Internet. Khả năng tra cứu với mức độ chính xác cao và tốc độ nhanh đã khiến cho Google trở nên quen thuộc với người sử dụng. Để sử dụng Google, gõ địa chỉ HTTP:// WWW.GOOGLE.COM vào ô địa chỉ của trình duyệt Web để xuất hiện giao diện trang chủ như hình dưới: Mục (1): ô tìm kiếm, nơi cho phép nhập câu điều kiện, Mục (2): nút khởi động việc tìm kiếm , Mục (3): nút khởi động việc tìm kiếm và mở ngay địa chỉ Web đầu tiên trong danh sách các địa chỉ Web tìm thấy, Mục (4): chức năng hỗ trợ cho việc chọn ngôn ngữ của trang Web tìm kiếm, quốc gia xuất bản trang Web, Mục (5): chức năng tìm kiếm nâng cao, Mục (6): chọn lựa tìm kiếm theo trang Web, ảnh số, các nhóm thảo luận hay theo chủ đề. a. Cú pháp tìm kiếm nâng cao Sử dụng cách thức ghép thêm toán tử dấu cộng (+) vào một từ sẽ cho kết quả là từ đó phải xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các từ khóa: vietnam với vietnam +culture (lưu ý dấu cộng đi liền với từ culture) Ghép thêm toán tử dấu trừ (­) vào trước một từ sẽ cho kết quả là từ đó cấm không được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các từ khóa: HoChiMinh với HoChiMinh ­city (lưu ý dấu trừ đi liền với từ city) 143
  70. Dùng dấu ngoặc kép trước và sau cụm từ cần tìm để tìm các trang Web có chứa các từ đó theo đúng thứ tự gõ vào. Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các từ khóa: vietnamese culture với “vietnamese culture” b. Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao Chọn mục Advanced Search (Tìm kiếm nâng cao) trong trang chủ để sử dụng trang tìm kiếm nâng cao như hình dưới đây: Với trang Tìm kiếm Nâng cao, người dùng dễ dàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm làm cho bộ tìm kiếm cho kết quả nhanh và đúng với mong muốn của người dùng hơn. Sử dụng mục Ngày Tháng, người dùng có thể đặt điều kiện để những trang Web kết quả chỉ là những trang mới xuất bản trong 6 tháng gần đây. c. Tìm nối trong kết quả tìm kiếm đã có Bộ tìm kiếm GOOGLE cung cấp chức năng cho phép tìm nối tiếp trên kết quả đã có. Chức năng này cho phép người dùng không cần nhập từ khóa quá dài ngay từ ban đầu. Ví dụ: 144
  71. 5.4.2. SỬ DỤNG DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ 5.4.2.1. Giới thiệu chung Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, do tính hiệu quả, thực tế và dễ dàng cho người sử dụng. Người sử dụng đăng ký hộp thư trực tiếp trên Website, tất cả các tác vụ liên quan đến thư như đọc, soạn thảo và gửi đều được thực hiện trên trình duyệt Web. Thư được lưu và quản lý trên máy chủ (Server) của nhà cung cấp dịch vụ Webmail. Dùng Webmail có nhiều ưu điểm, đó là: Miễn phí: Gần như tất cả các dịch vụ Webmail đều miễn phí. Có khả năng truy cập ở bất cứ nơi nào: Khi người sử dụng có thể truy nhập Internet và có trình duyệt Web là có khả năng sử dụng hộp thư Webmail. Sử dụng đơn giản: Không cần phải cài đặt các thông số khi sử dụng. Chương trình email được trình bày sẵn do nhà cung cấp Webmail thiết kế, thống nhất trên mọi máy tính và mọi hệ điều hành. Tuy nhiên, cũng nên biết những nhược điểm của Webmail: Không có hỗ trợ từ nhà cung cấp. Nếu hộp thư gặp trục trặc như không truy cập được, không gửi thư được, Ngược lại, nếu đăng ký một địa chỉ Email với một nhà cung cấp và trả một chi phí nhất định hàng tháng, người sử dụng sẽ được hỗ trợ những vướng mắc này. Kích thước hộp thư bị hạn chế. 145
  72. Tính riêng tư và bảo mật. Vì thư được lưu trên máy chủ của nhà cung cấp nên vấn đề bảo mật hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra, khi truy cập thư từ các điểm Internet công cộng, có thể thư sẽ lưu trong cache máy tính, vì thế trong trường hợp này tốt nhất nên lưu ý xóa cache trước khi rời khỏi máy. Tốc độ nhận và gửi thư: Vì Webmail thực hiện trên trình duyệt Web nên tốc độ sẽ chậm vì có thể phải tải xuống cả những đoạn quảng cáo. Hoặc khi truy nhập vào Website, người sử dụng sẽ bị hiện tượng nghẽn mạng do có quá nhiều người truy cập vào Website cùng một lúc. 5.4.2.2. Sử dụng dịch vụ thư điện tử của MAIL.GOOGLE.COM a. Tạo hộp thư mới Từ trình duyệt ta nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ Nhấn chọn mục Create an account, xuất hiện: 146
  73. Điền các thông tin theo yêu cầu Nhấp nút để hoàn tất Ghi chú: - Ta có thể chọn ngôn ngữ tại mục Change Language/ Thay đổi ngôn ngữ - Nếu các thông tin không hợp lệ thì hệ thống sẽ cảnh báo bằng chữ màu đỏ. Ta khai báo lại rồi tiếp tục nhấn lại nút 147
  74. b, Đăng nhập hộp thư Từ trình duyệt ta nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ Nhập tên đăng nhập vào mục: Username Nhập mật khẩu vào mục: Password Nhấp nút Sign in c, Đọc thư (kiểm tra thư) Sau khi đăng nhập hộp thư, ta kiểm tra trong Hộp thư đến( ) (số lượng thư chưa đọc được hiển thị ở bên phải). Để đọc thư ta chỉ việc nhấp chuột vào tiêu đề của thư muốn đọc từ danh sách bên phải. Ghi chú: Ta muốn trả lời thư vừa nhận hoặc gửi tiếp cho người khác bằng cách nhần vào các nút hoặc ở góc dưới trái trang. 148
  75. d, Gửi thư Chọn mục Soạn thư Nhập địa chỉ người nhận Nhập chủ đề Nhấn vào đây nếu của thư muốn đính kèm tệp Viết thư ở đây Nhấp nút Gửi để gửi thư 5.5. BÀI TẬP Bài 1: Tìm kiếm và download phần mềm diệt virus BKAV Bài 2: Tạo một hộp thư điện tử, sau đó soạn một thư điện tử gửi đến địa chỉ: khoacntt@vinhuni.edu.vn 149