Giáo trình Tin học B

pdf 96 trang phuongnguyen 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_b.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tin học B

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ___ GIÁO TRÌNH TIN HỌC B LÂM BẢO DUY NGUYỄN HỮU PHON VÕ HOÀNG TÂM ĐINH NGỌC THANH BÙI THANH TUẤN VĨNH LONG 2008
  2. 1-2 MỤC LỤC BÀI 0 - GIỚI THIỆU 1-5 1. KHÁI QUÁT 1-5 2. CÁC PHIÊN BẢN 1-5 3. NỘI DUNG KHÓA HỌC 1-6 4. DỮ LIỆU MẪU 1-6 4.1. KQ.MDB 1-6 4.2. HOADON.MDB 1-7 BÀI 1 - KHO LƯU TRỮ - TABLE 1-8 1. ĐỊNH NGHĨA 1-8 2. CẤU TRÚC 1-8 2.1. KIẾN TRÚC 1-8 2.2. NỘI DUNG 1-9 3. CỬA SỔ THIẾT KẾ 1-10 3.1. GIỚI THIỆU 1-10 3.2. CÁC THÀNH PHẦN 1-10 4. THIẾT KẾ BẢNG 1-11 4.1. MÀN HÌNH THIẾT KẾ CẤU TRÚC 1-11 4.2. QUI TRÌNH THIẾT KẾ 1-11 4.3. KIỂU DỮ LIỆU – QUI ƯỚC ĐƠN GIẢN NHẬP LIỆU ! 1-12 4.4. QUI TẮC ĐẶT TÊN 1-13 5. QUẢN LÝ NỘI DUNG 1-13 5.1. LƯU 1-13 5.2. HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC 1-14 5.3. FONT HIỂN THỊ 1-14 5.4. NHẬP LIỆU 1-15 6. KẾT LUẬN 1-16 BÀI 2 - RÀNG BUỘC TRONG TABLE 2-17 1. KHÓA CHÍNH – PRIMARY KEY 2-17 1.1. ĐỊNH NGHĨA 2-17 1.2. THIẾT LẬP KHÓA 2-18 2. KIỂU DỮ LIỆU – DATA TYPE 2-19 2.1. KIỂU DỮ LIỆU LÀ GÌ ? 2-19 2.2. THUỘC TÍNH 2-19 3. MẶT NẠ NHẬP LIỆU – INPUT MASK 2-21 3.1. MẶT NẠ NHẬP LIỆU LÀ GÌ ? 2-21 3.2. CÁCH THIẾT LẬP 2-22 3.3. VÍ DỤ MINH HỌA 2-22 4. QUI TẮC HỢP LỆ - VALIDATION RULE 2-22 4.1. QUI TẮC HỢP LỆ LÀ GÌ ? 2-22 4.2. CÁCH THIẾT LẬP 2-23 4.3. VÍ DỤ MINH HỌA 2-23 5. NHẬP LIỆU NHANH – LOOKUP WIZARD 2-24 5.1. RÀNG BUỘC NHẬP LIỆU 2-24 5.2. CÀI ĐẶT 2-24 5.3. GỠ BỎ 2-25 6. KẾT LUẬN 2-26 BÀI 3 - THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TABLE – RELATIONSHIPS 3-27 1. RELATIONSHIPS LÀ GÌ ? 3-27 2. CÁC MỐI QUAN HỆ 3-28 2.1. QUAN HỆ 1 – 1 3-28 Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  3. 1-3 2.2. QUAN HỆ 1 - n: 3-29 2.3. QUAN HỆ n – n 3-30 3. CÁCH THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ 3-30 3.1. THIẾT LẬP 3-31 3.2. CÁC TÙY CHỌN THIẾT LẬP 3-32 4. THỨ TỰ NHẬP LIỆU 3-35 5. KẾT LUẬN 3-36 BÀI 4 - TRUY VẤN THÔNG TIN - QUERY 4-37 1. TRUY VẤN LÀ GÌ ? 4-37 2. CHỨC NĂNG 4-37 3. THIẾT KẾ 4-39 3.1. QBE – QUERY BY EXAMPLE 4-39 3.2. LỌC THÔNG TIN 4-40 3.3. TRƯỜNG TỰ TẠO 4-41 3.4. THIẾT KẾ 4-42 4. TRUY VẤN CÓ THAM SỐ 4-44 5. CÁC HÀM HỖ TRỢ 4-45 5.1. XỬ LÍ CHUỖI 4-45 5.2. TÍNH TOÁN 4-46 5.3. NGÀY GIỜ 4-46 5.4. ĐIỀU KIỆN IIF 4-47 6. KẾT LUẬN 4-47 BÀI 5 - NHÓM TIN – GROUP BY 5-48 1. NHÓM TIN LÀ GÌ ? 5-48 2. THIẾT KẾ 5-49 2.1. CÁC BƯỚC CHÍNH 5-49 2.2. VÍ DỤ MINH HỌA 5-49 3. HÀM TÍNH TOÁN TRÊN NHÓM 5-50 3.1. COUNT 5-50 3.2. SUM 5-51 3.3. AVG 5-52 3.4. MAX 5-53 3.5. MIN 5-54 3.6. FIRST 5-55 3.7. LAST 5-56 4. KẾT LUẬN 5-57 BÀI 6 - TRUY VẤN LỒNG – SUB QUERY 5-58 1. TRUY VẤN LỒNG LÀ GÌ ? 5-58 2. TRƯỜNG HỢP TẠO 5-58 3. CÁC BƯỚC TẠO 5-59 4. KHỐNG CHẾ SỐ DÒNG HIỂN THỊ 5-61 5. KẾT LUẬN 5-62 BÀI 7 - BIỂU MẪU - FORM 7-63 1. FORM LÀ GÌ ? 7-63 2. KIẾN TRÚC FORM 7-63 3. THIẾT KẾ BẰNG WIZARD 7-64 4. HIỆU CHỈNH FORM 7-65 4.1. CÁC KỸ THUẬT HIỆU CHỈNH CƠ SỞ 7-65 4.2. HỘP THOẠI PROPERTIES 7-66 4.3. CÁC THANH CÔNG CỤ 7-67 5. XỬ LÝ NÚT LỆNH 7-68 Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  4. 1-4 6. SUB FORM 7-71 6.1. SUB FORM LÀ GÌ ? 7-71 6.2. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ 7-72 6.3. VÍ DỤ MINH HỌA 7-72 7. KẾT LUẬN 7-73 BÀI 8 - BÁO CÁO – REPORT 8-74 1. REPORT LÀ GÌ ? 8-74 2. KIẾN TRÚC 8-74 3. THIẾT KẾ BẰNG WIZARD 8-75 4. HIỆU CHỈNH 8-76 4.1. TEXT BOX TRONG BÁO CÁO 8-76 4.2. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 8-77 5. KẾT LUẬN 8-79 BÀI 9 - XỬ LÍ – MACRO 9-80 1. MACRO LÀ GÌ ? 9-80 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC 9-80 2.1. MÀN HÌNH QUẢN LÝ 9-80 2.2. MÀN HÌNH THIẾT KẾ 9-81 3. THIẾT KẾ 9-81 3.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 9-81 3.2. NHÚNG VÀO FORM 9-82 3.3. MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG 9-82 4. MACRO NHÓM 9-84 5. KẾT LUẬN 9-85 BÀI 10 - QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 10-86 1. BẢO VỆ CSDL BẰNG MẬT KHẨU 10-86 1.1. CÀI ĐẶT MẬT KHẨU 10-86 1.2. LOẠI BỎ MẬT KHẨU 10-88 2. QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU 10-88 2.1. ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 10-88 2.2. CHUYỂN ĐỔI PHIÊN BẢN 10-89 2.3. NÉN VÀ SỬA LỖI 10-90 3. TRỘN THƯ 10-90 4. PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG 10-94 4.1. VISUAL BASIC FOR APPLICATIONS 10-94 4.2. MACRO & MODULE 10-95 Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  5. 1-5 BÀI 0 - GIỚI THIỆU Chào mừng bạn đã đến với khóa học Tin Học B của trung tâm CNTT trường Đại Học Cửu Long ! Giáo trình này được biên soạn và giảng dạy trên bộ công cụ Microsoft Office Access, thường được gọi tắt là MS Access hoặc đơn giản là Access. Đó chính là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ bản quyền của hãng Microsoft. Access thường được đóng gói cùng các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office và được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cài hệ điều hành Windows. 1. KHÁI QUÁT Các file Access thường có phần mở rộng (đuôi) là mdb hay mdbx (nếu là MS Access 2007). Ngoài ra cũng còn có dạng khác. Biểu tượng của chương trình Access là một chiếc chìa khóa. Giao diện người sử dụng của Access bao gồm một loạt cửa sổ mở ra bên trong cửa sổ chính Access. Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu của Access bao gồm các Tables (bảng), Queries (truy vấn, tìm kiếm), Forms (mẫu), Reports (báo cáo), Macro (các macro lệnh), Modules (các khai báo, thư viện chương trình con). Mỗi một đối tượng trên sẽ được hiện ra trong một cửa số riêng. Table là công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu trong Access. Là nơi để người dùng đặc tả những thông tin về kho chứa, thực hiện các ràng buộc thông tin và nhập liệu thô cho hệ thống. Query là một công cụ rất quan trọng, có thể xem như là đầu não trong mỗi xử lí thông tin trên hệ thống, tại đây các thông tin khi lưu trữ có thể được trích, lọc, tính toán, thống kê, tổng hợp Form là công cụ trực quan dùng để thể hiện thông tin đã được lưu trữ Table, qua xử lí Query. Thường dùng để hiển thị, nhập liệu, chỉnh sửa thông tin. Report là công cụ trực quan dùng để thể hiện thông tin đã được lưu trữ Table, qua xử lí Query. Thường dùng để thực hiện các kết xuất báo cáo trực tiếp ra máy in. Nếu đã dùng MSWord thì cũng dễ dàng nhận thấy công cụ Mail Merge của Word gần giống với công cụ này. Macro, Module là công cụ để quản lí và xử lí các chức năng phức tạp khác của hệ thống, các chức năng mà các công cụ Query, Form, Report không thể thực hiện được. Macro thiên về xử lí tự động, trong khi đó Module phụ thuộc nhiều về khả năng lập trình của người dùng. 2. CÁC PHIÊN BẢN Cho đến nay, Access đã có 8 phiên bản. Năm Phiên bản Số hiệu Hệ điều hành Bộ ứng dụng Office 1992 Access 1.1 1 Windows 3.00 1993 Access 2.0 2.0 Windows 3.1x Office 4.3 Pro Access for 7.0 Windows 95 Office 95 Professional 1995 Windows 95 Access 97 8.0 Windows 9x, NT Office 97 Professional 1997 3.51/4.0 and Developer Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  6. 1-6 Access 2000 9.0 Windows 9x, NT 4.0, Office 2000 1999 2000 Professional, Premium and Developer Access 2002 10 Windows 98, Me, Office XP Professional 2001 2000, XP and Developer Access 2003 11 Windows 2000, Office 2003 2003 XP,Vista Professional and Professional Enterprise Microsoft Office 12 Windows XP SP2, Office 2007 Access 2007 Vista Professional, 2007 Professional Plus, Ultimate and Enterprise Phiên bản được sử dụng trong giáo trình là Microsoft Office Access 2003. 3. NỘI DUNG KHÓA HỌC Khóa học cung cấp các kiến thức liên quan đến tổ chức, thao tác và xử lí cơ sở trên CSDL Access. Nội dung khóa học gồm các bài học sau: Bài 0 – Giới thiệu Bài 1 – Kho lưu trữ - Table Bài 2 – Ràng buộc trong Table – Validation Rules, Input Mask. Bài 3 – Thiết lập mối quan hệ trong Table – Relationships Bài 4 – Truy vấn thông tin – Query Bài 5 – Nhóm tin – Group By Bài 6 – Truy vấn lồng – Sub Query Bài 7 – Báo biểu – Form Bài 8 – Báo cáo – Report Bài 9 – Xử lí – Macro Bài 10 – Quản trị CSDL – Administrator 4. DỮ LIỆU MẪU Hai cơ sở dữ liệu mẫu được dùng trong bài học đó là CSDL KQ.MDB và HOADON.MDB 4.1. KQ.MDB CSDL dùng để lưu trữ thông tin các kết quả học tập của học sinh. Toàn bộ dữ liệu gồm có 3 bảng dữ liệu LOP – thông tin danh sách các lớp: 10 lớp HOCSINH – thông tin danh sách học sinh các lớp: 400 học sinh DIEM – thông tin về điểm của học sinh các lớp: 400 học sinh Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  7. 1-7 4.2. HOADON.MDB Cơ sở dữ liệu đơn giản dùng để lưu trữ thông tin về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Toàn bộ dữ liệu gồm có 5 bảng dữ liệu: NHANVIEN – thông tin về danh sách các nhân viên của doanh nghiệp KHACHHANG – thông tin về danh sách các khách hàng của doanh nghiệp SANPHAM – thông tin về danh sách các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp HOADON – thông tin về danh sách các hóa đơn được lập của doanh nghiệp CTHD – thông tin về chi tiết các hóa đơn được lập của doanh nghiệp. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  8. 1-8 BÀI 1 - KHO LƯU TRỮ - TABLE MỤC TIÊU BÀI HỌC: Bài học này trình bày các khái niệm, thành phần, thuộc tính và cách thực hiện một số thao tác trong table. − Định nghĩa. − Cấu trúc. − Cửa sổ thiết kế − Thiết kế bảng. − Quản lí nội dung. 1. ĐỊNH NGHĨA Table là nơi kho thông tin (chứa dữ liệu). Được tổ chức thành dạng bảng bao gồm nhiều cột (Column) hay còn gọi là trường (Field) và nhiều dòng (row). Mỗi một ô trong bảng gọi là Ô (Cell) và mỗi một dòng dữ liệu (kết hợp nhiều Field với nhau) trong bảng gọi là mẩu tin (record). Hình 1.1- Bảng dữ liệu Table Bảng dữ liệu trong Access cũng giống như trong Excel. Tuy nhiên, trong Excel số lượng dòng (row) và cột (column) được quy định sẵn (256 cột và 65.536 dòng) thì trong Access số lượng này được giới hạn bởi người dùng. Do đó việc quản lý dữ liệu trong Access thuận tiện và dễ dàng hơn so với Excel. 2. CẤU TRÚC Table được cấu thành bởi: kiến trúc và nội dung. 2.1. KIẾN TRÚC Là đặc tả (mô tả) thông tin về: tên trường, kiểu dữ liệu, ràng buộc thuộc tính, Trong một Table, việc định nghĩa định nghĩa kiến trúc phải được thực hiện đầu tiên. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  9. 1-9 Hình 1.2 - Kiến trúc của một Table 2.2. NỘI DUNG Là giá trị của các dòng (Record) được nhập vào sau khi table đã có đặc tả cấu trúc. Các dòng khác nhau có thể có giá trị khác nhau, chúng có cùng cấu trúc, cùng ý nghĩa, tính chất phụ thuộc vào cột (field). Ví dụ bảng HOCSINH lưu trữ thông tin của từng học sinh. Hình 1.3 - Nội dung của một Table Trên lưới nhập liệu của Excel thì tất cả các ô đều mặc định sử dụng kiêu vô hướng (Scalar) nên tất cả các dữ liệu trong ô có thể nhập tùy ý. Nhưng đối với Table trong MS Access lại khác, tính chất của ô thông tin được qui ước bởi các đặc tả về trường thông tin (cột). Ví dụ trong bảng dữ liệu trên, khi sửa đổi dòng dữ liệu có MSHS là 00025 tại cột NGAY SINH thực hiện việc sửa đổi “7/23/1990” Æ “ABC” thì sẽ nhận được thông báo lỗi. Hình 1.4 - Hiển thị thông báo kiểu không hợp lệ Hiện tượng này có được là do người dùng vừa rồi đã tự tiện thay đổi giá trị đưa một giá trị ngày tháng hợp lệ vào một giá trị ngày tháng không hợp lệ. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  10. 1-10 3. CỬA SỔ THIẾT KẾ 3.1. GIỚI THIỆU Đây là cửa sổ chính CSDL khi làm việc trong môi trường Microsoft Access, tất cả mọi thao tác trên CSDL phải thông qua cửa sổ này. Nên trước khi đi sâu vào Microsoft Access phải khảo sát qua những chức năng chính trên cửa sổ này. Khi thao tác phải cẩn thận việc lỡ tay đóng cửa sổ này lại cũng tương đương việc đóng Microsoft Access. 3.2. CÁC THÀNH PHẦN Hình 1.5 - Cửa sổ Database View Objects (1) Danh sách các đối tượng chính của Microsotf Access, bao gồm Table – Bảng dữ liệu, Query - Câu truy vấn, Form, Report – Trình bày báo biểu, Macro, Module –Tự động hóa công việc Mỗi khi chọn một đối tượng tương ứng thì các thành phần (3), (4) sẽ được thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh. Toolbars (2) Thanh chức năng điều khiển của cửa sổ, thanh này cũng sẽ được thay đổi nội dung theo ngữ cảnh để phù hợp với đối tượng được chọn. Command (3) Danh sách các lệnh được chọn để thao tác trên đối tượng được chọn. Instance (4) Các đối tượng con được tạo ra trong đối tượng được chọn. Trong ví dụ trên hình minh họa thì đối tượng Table có 3 đối tượng con trong đó là 3 talble được tạo DIEM, HOCSINH, LOP. ¥Thủ thuật Di chuyển giữa các Tab Objects có thể sử dụng phím tắt Ctrl + TAB và Ctrl + Shift + TAB. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  11. 1-11 4. THIẾT KẾ BẢNG 4.1. MÀN HÌNH THIẾT KẾ CẤU TRÚC Hình 1.6 - Màn hình thiết kế cấu trúc Table Field name (1) Đặt tên trường thông tin Data type (2) Kiểu dữ liệu của trường thông tin Description (3) Diễn giải thêm ý nghĩa cho trường thông tin Properties (4) Bảng thiết lập thuộc tính cho trường thông tin 4.2. QUI TRÌNH THIẾT KẾ Để tạo table, phải thực hiện theo các bước sau: B1 - Từ cửa sổ Database View, Chọn đối tượng Table chọn lệnh New/Design View. B2 - Đặt tên trường (Field Name) Hình 1.7 - Đặt tên trường B3 - Chọn kiểu dữ liệu cho trường (Data type) Hình 1.8 - Chọn kiểu dữ liệu Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  12. 1-12 B4 - Thiết lập thuộc tính (Field Properties) Hình 1.9 - Thiết lập thuộc tính Thiết lập thuộc tính hay ràng buộc dữ liệu nhằm mục đích giúp cho người dùng nhập đúng theo yêu cầu mình đặt ra. B5 - Thiết lập quan hệ (Relationships) Thiết lập quan hệ nhằm liên kết dữ liệu giữa các table, nhờ các mối quan hệ dữ liệu người dùng có thể tham chiếu hoặc truy xuất dữ liệu giữa các bảng khác nhau trong cùng một thời điểm. Hình 1.10 - Thiết lập quan hệ giữa các Table B6 - Nhập dữ liệu Để nhập dữ liệu, chọn View / Datasheet View. Hình 1.11 – Màn hình nhập liệu cho Table Lần lượt nhập dữ liêu vào cho tất cả các trường, nhấn phím Tab để chuyển qua ô kế tiếp, hay ngược lại chọn Shift + Tab. 4.3. KIỂU DỮ LIỆU – QUI ƯỚC ĐƠN GIẢN NHẬP LIỆU ! Kiểu là một giá trị của truờng, cho phép người nhập tuân thủ theo một qui cách nhất định. Chọn Data Type để chỉ định kiểu dữ liệu được lưu trữ trong các trường của bảng. Mỗi trường chỉ có thể chức duy nhất một và chỉ một kiểu dữ liệu mà thôi. Các kiểu dữ liệu cơ bản: Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Text Văn bản Number Chứa các giá trị số Data / time Chứa các giá trị ngày hoặc giờ Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  13. 1-13 Yes / No Giá trị đúng hoặc sai. Nhập một trong hai giá trị đúng (Yes; -1) hay sai (No; 0) Ole Object Lưu trữ âm thanh, hình ảnh, Các kiểu dữ liệu cơ bản 4.4. QUI TẮC ĐẶT TÊN Tên của một trường (field name) được giới hạn trong phạm vi 64 ký tự (bao gồm các ký tự, ký số và khoảng trắng). Đặc biệt không đặt tên trường trong các trường hợp sau: − (.) dấu chấm. − (!) dấu chấm than. − ([,]) dấu móc vuông. − Không bắt đầu bằng ký số. Tuy nhiên, nên đặt tên trường ngắn gọn, dễ hiểu, gắn liền với ý nghĩa của trường, không nên cách khoảng trống, không nên bỏ dấu tiếng Việt. Tên trường không trùng nhau, được tạo tối đa 255 trường. 5. QUẢN LÝ NỘI DUNG 5.1. LƯU Khi chuyển sang chế độ nhập liệu bằng cách nhấn View/Datasheet View, xuất hiện hộp thoại: Hình 1.12 - Màn hình hiển thị thông báo lưu Table Nhấp chọn Yes để lưu lại table, khi đó xuất hiện hộp thoại: Hình 1.13 - Màn hình đặt tên Table Nhập tên table cần lưu vào khung Table Name, nhấp OK. Hộp thoại kế tiếp xuất hiện: Hình 1.14 - Màn hình hiển thị thông báo thiết lập khóa chỉnh Table Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  14. 1-14 Nếu chọn Yes thì Access sẽ tạo khóa chính tự động, ở đây chọn No. Khóa chính sẽ nói ở phần sau. Khi đó table sẽ ở trạng thái cho phép nhập dữ liệu. Sau mỗi dòng dữ liệu nhập vào, Access sẽ tự động lưu mà không phải đợi người dùng ra lệnh lưu lại dữ liệu. 5.2. HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC Sau khi đã tạo và lưu kiến trúc table, có thể hiệu chỉnh lại kiến trúc của table bằng một số thao tác: Mở table để hiệu chỉnh Chọn table cần hiệu chỉnh, nhấn nút Design trên thanh công cụ cửa sổ dữ liệu. Hình 1.15 - Mở để hiện chỉnh Table Chọn cột Nhấn giữ chuột tại dòng đầu tiên của cột đầu tiên, giữ Ctrl hoặc Shift và nhấn chuột tại dòng đầu của các cột khác để chọn không liên tục hoặc liên tục. Hình 1.16 - Hiển thị chọn nhiều cột Table 5.3. FONT HIỂN THỊ Đặt font cho từng table riêng lẻ Mở table ở chế độ nhập liệu, chọn Format / Font Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  15. 1-15 Hình 1.17 - Chọn Font chữ cho từng Table riêng lẻ Xuất hiện hộp thoại font như trên, chọn font thích hợp rồi click OK. Đặt font mặc định cho tất cả các table Mở table ở chế độ nhập liệu, chọn Tools / Option , xuất hiện hộp thoại Option, chọn thẻ Datasheet rồi chọn font thích hợp như hình sau: Hình 1.18 - Chọn Font mặc định cho hệ thống 5.4. NHẬP LIỆU Thao tác nhập liệu bên lưới Table cũng giống như nhập liệu bên Sheet của Excel, các kỹ thuật sử dụng nhập liệu bên Excel cũng có thể áp dụng một cách tương tự. Tuy nhiên có một số điểm cần nhắc lại: − Sử dụng phím tắt khi nhập liệu - tránh lạm dụng chuột chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, điều này giảm thiểu việc ảnh hưởng đến tốc độ nhập dữ liệu. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  16. 1-16 − Sử dụng phần mềm nhập liệu tiếng Việt – trong Microsoft Access hỗ trợ bảng mã Unicode nên có thể sử dụng tiếng Việt trong lưu trữ thông tin. − Xử lí lỗi nhập liệu nhanh – việc ấn kép phím ESC sẽ làm cho hệ thống tự động xóa đi những thông tin người dùng đã nhập trước đó, việc này có lợi ích lỗi người nhập nhập sai trường thông tin, vi phạm những ràng buộc khi chỉnh sửa hoặc nhập liệu. − Kết thúc nhập cho mẩu tin – việc kết thúc thực hiện bằng phím TAB hoặc phím ENTER − Chỉnh sửa nhanh nội dung 1 ô - Ấn phím F2, con trỏ sẽ biến thành trỏ nhập liệu và có thể hiệu chỉnh nội dung trong đấy. − Nhập liệu cho hộp Checkbox - Ấn phím SPACE BAR để kích hoạt chọn hay không chọn trên ô nhập. 6. KẾT LUẬN Kết thúc bài học, người dùng đã nắm vững được các khái niệm: − Thế nào là một Table, khái niệm dòng, cột, ô. − Cấu trúc Table: thành phần kiến trúc, thành phần nội dung. − Quản lý Table: thực hiện các hiệu chỉnh về kiến trúc và nội dung Như vậy không chỉ dùng để lưu trữ thông tin thuần túy như trong bài học này, trong bài kế tiếp các ràng buộc sẽ được giới thiệu nhằm mục tiêu giúp cho Table trở nên thông minh trong việc nhận diện ra một số thông tin không phù hợp với nguyên tắc tổ chức thông tin của người dùng. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  17. 2-17 BÀI 2 - RÀNG BUỘC TRONG TABLE Mục tiêu bài học: Bài học cung cấp kiến thức và kỹ thuật việc thiết lập các xử lí ràng buộc trong Table. Nội dung bài học bao gồm: − Khóa chính – Primary Key. − Kiểu dữ liệu – Data Type. − Mặt nạ nhập liệu – Input Mask. − Qui tắc hợp lệ – Validation Rules. − Nhập liệu nhanh – Lookup Wizard. 1. KHÓA CHÍNH – PRIMARY KEY 1.1. ĐỊNH NGHĨA Xét bảng dữ liệu sau: HO TEN NU NGAYSINH LOP DIACHI Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Nguyễn Thanh Nam Nam 2/13/1993 12A3 Hậu Giang Với bảng dữ liệu trên, dễ dàng nhận thấy rằng: − Các dòng có nội dung hoàn toàn giống nhau, đây chính là hiện tượng thông tin bị trùng lắp và có những dư thừa không cần thiết. − Hậu quả của việc dư thừa và trùng lắp này là dung lượng lưu trữ thông tin của hệ thống tăng lên một cách đáng kể và đồng thời khả năng xử lí thông tin của hệ thống sẽ trở nên chậm chạp và “ì ạch”. Như vậy cần phải có một giải pháp hạn chế lượng thông tin trùng lắp này, nên nhớ rằng trong CSDL không chỉ có một Table mà có rất nhiều Table dùng để lưu trữ thông tin. Giải pháp chính là Primary Key với giải pháp này thì một hay một nhóm trường thông tin trên Table sẽ được người dùng chọn lựa làm Primary Key. Điều này cũng có nghĩa là những thông tin trên trường hay nhóm trường thông tin này không được phép trùng lắp. Giả sử trong bảng dữ liệu trên sử dụng trường TEN làm khóa chính. Khi người dùng nhập vào thông tin của dòng đầu tiên có tên là Nam thì người nhập tiếp theo không thể là Nam được mà phải là một người nào đó. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  18. 2-18 HO TEN NU NGAYSINH LOP DIACHI Nguyễn Thanh Nam Nam 2/1/1993 12A3 Hậu Giang Lê Thanh Nam Nam 13/12/1993 12A1 Hậu Giang Hình 2.1 - Thông báo lỗi khi bị trùng khóa chính Thông báo trên hiển thị ra khi người dùng cố gắng nhập tên của một người nào đó có tên vẫn là Nam mặc dù HO, NGAYSINH, LOP là khác nhau. Cho nên không phải bất kì trường nào cũng có thể làm khóa chính mà trường hay nhóm trường thông tin nào làm khóa chính sẽ do người dùng quyết định dựa trên các chỉ số phân tích và kinh nghiệm bản thân. 1.2. THIẾT LẬP KHÓA TẠO B1 - Từ màn hình thiết kế table, xác định trường (Field) để đặt làm khóa chính, click trái chuột chọn trường đó. B2 - Chọn nút Primary Key hoặc click phải chuột chọn Primary Key để tạo khóa chính. Hình 2.2 - Thiết lập khóa chính Chú ý: Khi một Table có 2 khóa chính, ta quét khối hai trường (Field) cần tạo khóa chính rồi chọn nút Primary Key hoặc click phải chuột chọn Primary Key để tạo khóa chính. B3 - Vào File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu khóa chính vừa tạo GỠ BỎ B7 - Từ màn hình thiết kế table , xác định trường (Field) cần gỡ bỏ khóa chính, click trái chuột chọn trường đó. B8 - Chọn nút Primary Key hoặc click phải chuột chọn Primary Key để gỡ khóa chính. B9 - File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  19. 2-19 Chú ý: Nếu khi tạo xong table nhưng không tạo khóa chính, hệ thống sẽ thông báo Hình 2.3 - Thông báo chưa thiết lập khóa chính − Cần tạo khóa chính để tạo mối liên kết với các table khác. Trong trường hợp này chọn Cancel sau đó cài đặt khóa chính cho table − Nếu các chọn Yes hệ thống sẽ tự động tạo thêm 1 trường làm khóa chính, lúc này ta phải bỏ thuộc tính làm khóa chính của trường đó, sau đó xóa trường đó và tạo lại khóa chính cho chính xác − Nếu chọn No hệ thống sẽ không tạo khóa chính cho table 2. KIỂU DỮ LIỆU – DATA TYPE 2.1. KIỂU DỮ LIỆU LÀ GÌ ? Kiểu dữ liệu là qui ước tính chất của trường thông tin. Điều này có tác dụng trong lưu trữ và khai thác thông tin. Khi một trường thông tin được chỉ định có tính chất của một loại kiểu dữ liệu nào đó. Thì nó sẽ mang tính chất của kiểu dữ liệu đó, những thao tác xử lí, tính toán của người dùng trên dữ liệu đó phải phù hợp tương ứng. Sau đây là danh sách những kiểu dữ liệu được dùng trong Microsoft Access và kích thước mà chiếm giữ khi lưu trữ trên máy tính. Kiểu dữ Ý nghĩa lưu trữ Kích thước liệu Text Văn bản Tối đa 255 byte Memo Văn bản nhiều dòng, nhiều trang Tối đa 65535 byte Number Chứa các giá trị số 1, 2, 4, hoặc 8 byte Date/Time Chứa các giá trị ngày hoặc giờ 8 byte Currency Chứa giá trị tiền tệ. Chứa các giá trị mặc nhiên là $ 8 byte Auto Giá trị số, tự động tăng tự nhiên 4 byte Number Yes/No Giá trị đúng hoặc sai (boolean). Dữ liệu kiểu này 1 bit chỉ nhận 1 trong 2 giá trị: đúng (Yes) và sai (No) OLE Lưu trữ âm thanh, hình ảnh Tối đa 1 GB Object Tùy mỗi kiểu dữ liệu sẽ có những thuộc tính khác nhau. Có các thuộc tính như sau: 2.2. THUỘC TÍNH Các kiểu dữ liệu trên sẽ có những đặc trưng khác nhau, người dùng có thể chỉnh sửa và thay đổi những đặc trưng ấy thông qua việc hiệu chỉnh các thuộc tính. Các thuộc tính của các kiểu dữ liệu đều giống nhau về mặt ý nghĩa, nhưng do tính chất khác nhau nên mỗi kiểu dữ liệu sẽ có một số xử lí riêng. Sau đây là danh sách những thuộc tính trong các kiểu dữ liệu: Thuộc tính Ý nghĩa Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  20. 2-20 Field Size Kích thước trường thông tin Format Định dạng Input Mask Mặt nạ nhập liệu Caption Tiêu đề trường Default Value Giá trị mặc định Validation Rule Qui ước nhập liệu Validation Text Cảnh báo khi nhập sai qui ước Validation Rule Required Yêu cầu nhập liệu Indexed Thiết lập chỉ mục để truy xuất nhanh TEXT Đây là kiểu dữ liệu văn bản, những trường thông tin cần lưu trữ và xử lí có liên quan đến văn bản thì nên sử dụng kiểu dữ liệu này. Kích thước số kí tự tối đa sử dụng trong trường thông tin có kiểu dữ liệu TEXT là tối đa 255 kí tự. Những thuộc tính cần chú ý: Field Size, Input Mask, Validation Rule. MEMO Là kiểu dữ liệu văn bản, khác với TEXT là kiểu này có khả năng lưu trữ rất lớn, kích thước Field Size thiết lập tối đa 64 KB dữ liệu. Kiểu dữ liệu này thích hợp cho các trường thông tin ghi chú hay chú thích. NUMBER Là kiểu dữ liệu số được dùng khá phổ biến trong lưu trữ và xử lí thông tin. Khi sử dụng số cần phải cân nhắc ở Field Size có một số sự lựa chọn − Byte: Từ 0 đến 255 − Integer: Từ -32768 đến 32767 − Long Integer: Từ-214783648 đến 214783647 − Single: Từ -3,4x1038 đến 3,4x1038 − Double: Từ -1,79x10308 đến 1,79x10308 Ngoài ra các thuộc tính Validation Rule, Default Value cũng thường được sử dụng. DATE/TIME Kiểu dữ liệu ngày giờ dùng cho mục tiêu lưu trữ và xử lí thông tin dạng ngày, giờ. Thuộc tính cần chú ý là Format qui ước dạng hiển thị ngày giờ tháng năm của thông tin. − General Date: hiển thị ngày giờ. VD: 6/19/2007 5:24:23 PM − Long Date: hiển thị Thứ, Ngày ,Tháng, Năm . VD: Sunday, June 19, 2007 − Medium Date: hiển thị Ngày – Tháng – Năm. VD: 10 - Jun - 94 − Short Date: hiển thị Tháng /Ngày / Năm. VD: 6/19/2007 − Long Time: hiển thị Giờ: Phút: Giây AM/PM. VD: 5:34:23 PM − Medium Time: hiển thị Giờ: Phút AM/PM. VD: 5:34 PM − Short Time: hiển thị Giờ: Phút. VD: 5:34 Ngoài ra, những thuộc tính khác như Default Value và Validation Rule cũng được sử dụng thường. CURRENCY Là kiểu tiền tệ, giống với dữ liệu NUMBER nhưng chỉ khác ở chỗ số thập phân của kiểu tiền tệ bị giới hạn. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  21. 2-21 AUTONUMBER Là loại dữ liệu số tăng tự động, phù hợp với các lưu trữ và xử lí thông tin tự động, các thông tin dạng mã. Hai thuộc tính thường dùng cho kiểu dữ liệu này là: - Field Size ƒ Long Integer ƒ Replication ID - New value ƒ Increment : tăng dần ƒ Random : ngẫu nhiên YES/NO Kiểu luận lí (logic) phù hợp với các lưu trữ và xử lí thông tin dạng đơn giản: có/không, đậu/rớt, nam/nữ, Thuộc tính thường được dùng là Format: ƒ Yes/No ƒ True/False ƒ On/Off OLE OBJECT Đây là kiểu đối tượng, thích hợp cho việc để lưu trữ thông tin dạng hình ảnh, âm thanh, video hay ngay như tập tin tài liệu MS Word, MS Excel cũng có thể lưu trữ được. Các dữ liệu dạng này không thể hiển thị trên màn hình lưới Table và Query mà chúng chỉ có thể hiển thị lên ở Form và Report. 3. MẶT NẠ NHẬP LIỆU – INPUT MASK 3.1. MẶT NẠ NHẬP LIỆU LÀ GÌ ? Trong quá trình nhập dữ liệu thường xảy ra sai sót, nhập không chính xác những thông tin, dữ liệu không đồng nhất. Ví dụ 1 nhập vào số điện thoại có số có 10, 11 số, khi nhập nếu thiếu một số sẽ không chính xác, vì vậy chúng ta cần phải qui định lại bằng cách dùng Input Mask. Ví dụ 2 khi nhập lớp sẽ xảy ra các trường hợp sau: - 10a01 - 10A1 - 11ua4 - Inpusk Mask là quy định mặt nạ nhập liệu. Giúp chúng ta ràng buộc quá trình nhập liệu cho chính xác theo qui định. Chú ý: Khi quy định Input Mask cho bảng, các quy định này sẽ được áp dụng cho cả biểu mẫu (Form), truy vấn (Query), báo cáo (Report). Nếu chỉ muốn áp dụng riêng cho biểu mẫu hoặc báo cáo thì quy định Input Mask cho riêng biểu mẫu hay báo cáo đó. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  22. 2-22 3.2. CÁCH THIẾT LẬP Chuỗi ký tự định dạng Input Mask gồm 3 phần: First; Second; Third Trong đó phần First là phần bắt buộc: − First: chuỗi Input Mask. − Second: có thể là 0 hoặc 1 hoặc khoảng trắng. o 0: Access lưu trữ các ký tự hằng cùng dữ liệu gõ vào. o 1: hoặc khoảng trắng; chỉ lưu dữ liệu gõ vào. − Third: Qui định ký tự mà Access sẽ hiển thị thay cho ký tự trắng trong Input Mask. Các ký tự định dạng dùng trong Input Mask: Ký tự Ý nghĩa 0 Số từ 0 – 9, vị trí bắt buộc nhập, không cho phép nhập dấu + và - 9 Số hoặc khoảng trắng (space), không bắt buộc nhập, không cho phép nhập dấu + và – ( plus and minus signs) # Số hoặc khoảng trắng, không bắt buộc nhập, cho phép nhập dấu + và - L Ký tự (A- Z) bắt buộc nhập ? Ký tự (A- Z) không bắt buộc nhập A Ký tự hoặc số, bắt buộc nhập a Ký tự hoặc số, không bắt buộc nhập & Ký tự hoặc khoảng trắng, bắt buộc nhập C Ký tự hoặc khoảng trắng, không bắt buộc nhập . , Dấu phân cách thập phân, hàng ngàn /: Dấu phân cách ngày, giờ Các ký tự bên phải được đổi thành chữ lớn (hoa) ! Dữ liệu ghi từ phải sang trái (canh phải) \ Ký tự theo sau dấu \ sẽ được đưa thẳng vào dữ liệu Password Nhập dữ liệu kiểu mật khẩu (chỉ hiển thị dấu *). 3.3. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ: Cài đặt cho trường HO trong table HOCSINH không được viết số vào Input Mask Dữ liệu ??????????????? Nguyễn Văn, Nguyễn Thanh >L L<0 10A5, 10B6 \(00009)\000.000 0703_(831.433) 0903_(123.456) 01688(123.456) 4. QUI TẮC HỢP LỆ - VALIDATION RULE 4.1. QUI TẮC HỢP LỆ LÀ GÌ ? Trong quá trình nhập liệu thường có những thông tin được nhập vào không hợp lệ, không chính xác. Do vô tình hay cố ý khi một học sinh có năm sinh 1900, điểm Toán có điểm là 12, Những lỗi nhập liệu như thế cần phải được khắc phục, Microsoft Access có giải pháp là Validation Rule dùng để thiết lập qui tắc hợp lệ cho trường thông tin !. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  23. 2-23 Thuộc tính Validation Rule dùng để giới hạn miền giá trị nhập vào cho trường thông tin. Đây chính là ràng buộc thông tin ở cấp độ trường. Khi người dùng nhập thông tin không hợp lệ vào trường thông tin, hệ thống từ chối nhận dữ liệu và cho xuất hiện trên màn hình một thông báo chứa dòng văn bản quy định ở Validation Text. Validation Text là chuỗi thông báo xuất hiện khi dữ liệu nhập vào không thỏa điều kiện của Validation Rule, chuỗi trong Validation text có độ dài tối đa 255 ký tự. Trong Validation rule có các phép toán sau: − Phép toán so sánh: >, >=, − Phép toán quan hệ: or, and, not Chú ý: Nếu hằng trong biểu thức là kiểu ngày thì để giữa 2 dấu #. Trong biểu thức điều kiện không được phép có hàm do người dùng tự định nghĩa. 4.2. CÁCH THIẾT LẬP B1 - Chọn trường cần thiết lập Validation Rule. B2 - Xác định biểu thức cần thiết lập trong Validation Rule. B3 - Viết câu thông báo khi biểu thức này bị vi phạm trong Validation Text. Nếu không hệ thống sẽ sử dụng thông báo mặc định bằng ngôn ngữ tiếng Anh để cảnh báo. Hình 2.4- Thông báo mặc định khi bị vi phạm Validation Rule Cài đặt Validation Rule nhưng để trống Validation Text hệ thống sẽ tự thông báo B4 - File/Save hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+S để lưu lại. 4.3. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ: qui định ngày sinh cho học sinh nằm trong khoảng 1984 – 1988. Hình 2.5 - Ví dụ minh họa thiết lập Validation Rule Cài đặt Validation Rule và Validation Text: ngày sinh thuộc khoảng 1984 – 1988 Chuỗi thông báo xuất hiện khi dữ liệu nhập vào không thỏa điều kiện của Validation rule Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  24. 2-24 Hình 2.6 - Hộp thoại thông báo lỗi do người dùng định nghĩa khi Validation Rule bị vi phạm Hệ thống thông báo lỗi nếu nhập sai qui tắc Validation Rule: >=0 AND =#01/01/1990# AND #31/11/1989# AND #31/12/1989# AND < #01/01/1991# Validation Rule: “Đồng Tháp” OR “Vĩnh Long” OR “Tiền Giang” Validation Rule: IN(“Đồng Tháp”, ”Vĩnh Long”, “Tiền Giang”) 5. NHẬP LIỆU NHANH – LOOKUP WIZARD 5.1. RÀNG BUỘC NHẬP LIỆU Trong quá trình nhập liệu người dùng phải một số địa danh, định danh , mang tính chất lặp đi lặp lại nhưng chưa được qui định cụ thể, sẽ phát sinh ra các trường hợp không thống nhất trong việc nhập liệu Ví dụ: nhập vào địa chỉ tỉnh Vĩnh Long sẽ phát sinh ra các trường hợp như sau: ƒ VĨNH LONG ƒ vĩnh long ƒ VINH LONG ƒ vinh long ƒ vl ƒ . Để khắc phục được những lỗi trên ta dùng công cụ Lookup Wizard 5.2. CÀI ĐẶT Ví dụ: cài đặt Lookup wizard trường TINH trong table HOCSINH B1 - Trong cột Data Type, chọn Lookup Wizard. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  25. 2-25 Hình 2.7 - Ví dụ mẫu cách chọn Lookup wizard Chọn Lookup Wizard cho trường TINH Click chọn Lookup Wizard trong Data Type, xuất hiện hộp thoại Lookup Wizard. − I want the lookup column to lookup the values in a table or query − I will type in the values that I want B2 - Click chọn I will type in the values that I want (giá trị do chúng ta nhập vào), xong nhấp chọn Next. Hình 2.8 -Nhập thông tin cần lookup wizard B3 - Nhập nội dung vào (ví dụ: tỉnh là Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu) rồi nhấn phím Tab, tiếp tục nhập nội dung vào rồi nhấn Finish. B4 - File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S để lưu lại. Sau khi tạo xong Lookup wizard. Ta có thể chọn lựa tỉnh từ hộp Listbox trong chế độ Data sheet như hình sau Hình 2.9 - Chọn lựa tỉnh từ danh sách nhập trước đó 5.3. GỠ BỎ B1 - Vào Data Type của trường TINH sau đó ở Field Properties chọn tab Lookup, xóa các giá trị trong Row Source Type và Row Source B2 - Sau đó ở Display Control chọn lại Text Box. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  26. 2-26 Hình 2.10 - Gỡ bỏ Lookup Wizard B3 - File/Save hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+S để lưu lại. 6. KẾT LUẬN Kết thúc bài học, người dùng đã nắm được các khái niệm cơ bản về ràng buộc thông tin trên các trường thông tin của một bảng dữ liệu. Người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi mô tả biểu thức ràng buộc nhưng khi nắm vững chúng thì việc ràng buộc được thiết lập đảm bảo độ an toàn và tin cậy của thông tin. Trong bài học tiếp theo, vấn đề ràng buộc thông tin giữa các bảng dữ liệu sẽ được giới thiệu nâng độ khó của ràng buộc dữ liệu ở cấp độ bảng lên một mức cao hơn ! Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  27. 3-27 BÀI 3 - THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TABLE – RELATIONSHIPS Mục tiêu bài học: Bài học cung cấp kiến thức và kỹ thuật việc thiết lập mối quan hệ trong Table. Nội dung bài học bao gồm: − Relationships là gì ? − Các mối quan hệ − Các thiết lập mối quan hệ − Thứ tự nhập liệu 1. RELATIONSHIPS LÀ GÌ ? Các kỹ thuật như đặt khóa chính PrimaryKey mục tiêu tránh trùng lắp thông tin, Validation Rule ràng buộc nhập liệu, Lookup Wizard nhập liệu nhanh, Input Mask định ra mặt nạ nhập liệu tránh người dùng nhập sai tất cả các loại ràng buộc này đều thực hiện trong phạm vi của một Table. Vậy vấn đề đặt ra giữa các bảng Table có mối liên hệ ràng buộc thông tin với nhau hay không ? Hình 3.1 - Mối liên hệ thông tin giữa các Table Để có thể chứng minh tồn tại mối liên hệ, xét thông tin của 2 bảng dữ liệu sau: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  28. 3-28 Hình 3.2 - Minh họa mối liên hệ thông tin giữa các Table Nhìn dữ liệu ở 2 Table, điều dễ dàng nhận thấy rằng dữ liệu Table LOP dùng để lưu trữ thông tin của danh sách các lớp. Table HOCSINH dùng để lưu trữ thông tin về danh sách các học sinh. Khi quan sát điều có thể rút được kết luận rằng trường thông tin LOP bên table LOP và trường thông tin LOP bên danh sách HOCSINH là có nhiều thông tin giống nhau. Nói theo cách khác thông tin nhập liệu bên trường LOP của Table LOP có xuất hiện trên trường LOP của Table HOCSINH. Như vậy có thể kết luận giữa các Table cũng có mối quan hệ ràng buộc dữ liệu với nhau. Vậy chúng quan hệ với nhau như thế nào ? và có ràng buộc thông tin ở những mối quan hệ đó với nhau hay không ? 2. CÁC MỐI QUAN HỆ Về mặt cơ bản thì giữa các bảng Table có 3 mối quan hệ để tham khảo; − Quan hệ 1 – 1 − Quan hệ 1 – n − Quan hệ n – n 2.1. QUAN HỆ 1 – 1 Là quan hệ mà mỗi mẫu tin của bảng này sẽ liên kết duy nhất tới một mẫu tin của bảng kia và ngược lại. ví dụ: theo luật hôn nhân và gia của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì một người vợ chỉ tồn tại một chồng và ngược lại, đó là mối quan hệ 1 -1 trong xã hội, còn mối quan hệ 1 -1 trong dữ liệu thì được thể hiện như thế nào. Hãy xem ví dụ bên dưới. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  29. 3-29 Hình 3.3 - Mối quan hệ 1 - 1 Nhìn vào hình bên trên nhận thấy tương ứng với một học sinh thì chỉ có một cột điểm và ngược lại Hình 3.4 - Minh họa mối quan hệ 1 - 1 2.2. QUAN HỆ 1 - n: Là quan mà mỗi trường của bảng này sẽ có thể liên kết một hoặc nhiều mẫu tin của bảng kia. Ngược lại, mỗi mẫu tin của bảng kia sẽ liên kết tới duy nhất mộ trường của bảng này. Ví dụ như mối quan hệ cha – con. Cha thì có thể có một hoặc nhiều con, ngược lại thì con thì chỉ có một người cha, đó là mối quan hệ 1 -1 trong xã hội, còn mối quan hệ 1 -1 trong dữ liệu thì được thể hiện như thế nào. Hãy xem ví dụ bên dưới. Hình 3.5 - Mối quan hệ 1 – n Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  30. 3-30 Hình 3.6 - Minh họa mối quan hệ 1 - n 2.3. QUAN HỆ n – n Là quan hệ mà mỗi trường của bảng này sẽ có thể liên kết với một hoặc nhiều mẫu tin của bảng kia. Ngược lại, mỗi trường của bảng kia cũng sẽ liên kết với một hoặc nhiều mẫu tin của bảng này. Ví dụ như là trong một học kỳ thì một Lớp có thể học một môn hoặc nhiều môn và ngược lại thì môn học đó cũng có thể được học bởi một hoặc nhiều Lớp. Hình 3.7 - Mối quan hệ n - n Mối quan hệ này rất phức tạp và để đơn giản, trong thực tế người ta đã chia mối quan hệ này thành các mối quan hệ đơn giản hơn đó là 1 – 1 và 1 – n. 3. CÁCH THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ Trước khi tạo các mối quan hệ cho các bảng thì ta cần phải thực hiện các điều sau: − Thỏa điều kiện kết nối: Hai trường kết nối được với nhau nhất thiết phải đồng nhất kiễu dữ liệu và kích cở dữ liệu tên trường thì không quan trọng có thể giống hoặc khác nhau. − Đóng tất cả các bảng dữ liệu: những bảng dữ liệu dù mở ở chế độ thiết kế hay chế độ nhập liệu đều phải được đóng lại. − Dữ liệu các bảng đều rỗng: để tránh những mâu thuẫn tranh chấp dữ liệu giữa các bảng, nếu mâu thuẫn xảy ra hệ thống sẽ không cho phép thiết lập cho đến khi người dùng xóa hết dữ liệu hay thực hiện những chỉnh sửa phù hợp. − Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  31. 3-31 3.1. THIẾT LẬP Các bước thực hiện: B4 - Vào menu Tool/Relationships ,,, Hình 3.8 - Menu Relationships B5 - Chọn các bảng (hoặc câu truy vấn) cần tạo mối quan hệ Hình 3.9 - Hộp thoại chọn bảng Show Table Có thể chọn các bảng bằng cách double click vào các bảng cần chọn hoặc click chọn bảng rồi click vào nút Add. Ở đây chọn hết tất cả các bảng. B6 - Xác định mối quan hệ giữa Table B7 - Cài đặt mối quan hệ cho 1 cặp Table A và Table bằng cách nắm kéo trường thông tin cần thiết lập quan hệ trong Table A sang trường thông tin được thiết lập trong Table B. Hình 3.10 - Thiết lập mối quan hệ giữa Table A và Table B B8 - Lặp lại B4 cho đến khi hết cặp Table cần thiết lập. Ví dụ: Thiết lập mối quan hệ trong CSDL KQ.MDB Xác định các cặp Table cần quan hệ với nhau: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  32. 3-32 tblLOP – tlbHOCSINH Hình 3.11 - Mối quan hệ giữa Table LOP và Table HOCSINH trong CSDL KQ.MDB tblHOCSINH – tblDIEM Hình 3.12 - Mối quan hệ giữa Table HOCSINH và Table DIEM trong CSDL KQ.MDB Sau khi thiết lập hoàn chỉnh ta có sơ đồ Relationships như sau: Hình 3.13 - Sơ đồ Relationships của cơ sở dữ liệu KQ.MDB 3.2. CÁC TÙY CHỌN THIẾT LẬP Trong các mối quan hệ còn chứa đựng trong đó thêm những ý bổ sung, để bổ sung người dùng có thể Double Click vào mối nối giữa 2 Table hoặc Click chuột phải chọn Edit/Relationships. Hệ thống xuất hiện bảng Edit Relationships. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  33. 3-33 Hình 3.14. Edit Relationships tùy chỉnh mối quan hệ Trong đó: Enforce Referential Integrity: Thiết lập mối quan hệ giữa TRUONG trong Table A và TRUONG trong Table B. Cascade Update Related Fields: Cập nhật những dòng trong Table B nếu thông tin TRUONG trong Table A thay đổi. Ví dụ mối quan hệ giữa Table tblLOP và Table tblHOCSINH được bổ sung thêm chức năng này. Hình 3.15 - Minh họa Cascade Update Related Fields (1) Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  34. 3-34 Hình 3.16 - Minh họa Cascade Update Related Fields (2) Cascade Delete Related Fields: Xóa những dòng trong Table B có TRUONG giống với TRUONG trong Table B. Hình 3.17 - Minh họa Cascade Delete Related Fields (1) Hình 3.18 - Minh họa Cascade Delete Related Fields (2) Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  35. 3-35 4. THỨ TỰ NHẬP LIỆU Việc xác định thứ tự nhập liệu của các Table cũng rất quan trọng. Vì nếu nhập không đúng theo độ ưu tiên bảng dữ liệu thì dễ dàng bị báo lỗi nhập liệu “You can not add or change a record ” Hình 3.19 - Thông báo lỗi khi nhập liệu không đúng theo thứ tự ưu tiên Table Mối quan hệ 1 – n: thứ tự ưu tiên nhập liệu cho bên Table có mối quan hệ 1 trước, và Table có mối quan hệ n là sau. Mối quan hệ 1 – 1: thứ tự ưu tiên nhập liệu sẽ ưu tiên cho Table nào có số lượng mối quan hệ ít nhất. Xét mối quan hệ Relationships trong CSDL KQ.MDB: Hình 3.20 - Các mối quan hệ Relationships trong CSDL KQ.mdb LOP – HOCSINH là mối quan hệ 1 – n: thứ tự nhập liệu sẽ là LOP Æ HOCSINH HOCSINH – DIEM là mối quan hệ 1 – 1: do DIEM chỉ có 1 mối quan hệ nhưng HOCSINH lại có đến 2 mối quan hệ nên thứ tự nhập liệu sẽ là: HOCSINH – DIEM Tổng hợp lại ta có: LOP Æ HOCSINH Æ DIEM Xét mối quan hệ Relationships trong CSDL HOADON.MDB: Hình 3.21 - Các mối quan hệ Relationships trong CSDL HOADON.mdb Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  36. 3-36 KHACH HANG – HOA DON là mối quan hệ 1 – n KHACH HANG Æ HOA DON NHAN VIEN – HOA DON là mối quan hệ 1 – n NHAN VIEN Æ HOA DON CHI TIET HOA DON – SAN PHAM là mối quan hệ 1 – n CHI TIET HOA DON Æ SAN PHAM HOA DON – CHI TIET HOA DON là mối quan hệ 1 – n HOA DON Æ CHI TIET HOA DON Dễ dàng quan sát thấy người dùng có thể nhập NHAN VIEN trước hay KHACH HANG trước đều không có vấn đề gì vì HOA DON chỉ có thể nhập khi đã có NHAN VIEN và KHACH HANG. C1: KHACH HANG Æ NHAN VIEN Æ HOA DON Æ SAN PHAM Æ CHI TIET HOA DON C2: NHAN VIEN Æ KHACH HANG Æ HOA DON Æ SAN PHAM Æ CHI TIET HOA DON 5. KẾT LUẬN Đến đây, có thể xem như kết thúc bài học cuối cùng có liên quan đến bảng dữ liệu Table, kỹ thuật ràng buộc dữ liệu giữa các bảng bằng Relationship là tương đối cơ bản và đơn giản nhất. Tuy vậy, ứng dụng của nó trong thực tế không nhỏ, giúp ổn định được mối quan hệ ràng buộc thông tin ở liên bảng dữ liệu, tạo cơ sở tiền đề cho việc xác định thứ tự nhập liệu cho hệ thống. Kế tiếp của việc tổ chức kho dữ liệu là việc khai thác thông tin, đó là một trong ưu thế mạnh của các hệ thống CSDL sẽ được giới thiệu trong những bài tiếp theo !. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  37. 4-37 BÀI 4 - TRUY VẤN THÔNG TIN - QUERY Mục tiêu bài học: Bài học này cung cấp kiến thức và kỹ thuật cơ bản tạo và thao tác trên câu truy vấn. Nội dung bài học bao gồm: − Truy vấn thông tin là gì ? − Chức năng − Thiết kế − Truy vấn có tham số − Các hàm hỗ trợ 1. TRUY VẤN LÀ GÌ ? Dữ liệu hệ thống được tổ chức lưu trữ trong Table. Thông qua Table người dùng có thể lưu lại thông tin, đó chính là kho thông tin. Vấn đề đặt ra là cần phải có một cơ chế khai thác, chế biến và sử dụng kho thông tin sao cho hiệu quả ! Và đấy cũng chính là câu trả lời của bài học. Truy vấn là quá trình người dùng sẽ đặc tả những yêu cầu thông tin với hệ thống CSDL, hệ thống sẽ phản hồi lại người dùng các kết quả thông tin hệ thống đáp ứng được. Truy vấn cũng có thể xem như là một hệ hỏi đáp: người hỏi và MS Access trả lời, câu truy vấn chính là chìa khóa là ngôn ngữ trung gian, thông qua nó người dùng sẽ có thể ra lệnh cho hệ thống cung cấp những thông tin mà họ cần. Trong CSDL KQ.MDB cung cấp một số truy vấn: - Cung cấp danh sách học sinh của lớp 10A1 - Cho biết khối 10 có bao nhiêu học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém. - Thống kê xem năm 1995 toàn trường có bao nhiêu học sinh Nam khối 11 thi lại. 2. CHỨC NĂNG Chức năng câu truy vấn không nằm ngoài khả năng cung cấp cho người dùng khả năng khai thác kho thông tin. - Rút – lọc bớt số trường thông tin - Trích – giảm bớt số mẩu tin - Phân tích, tổng hợp – nhóm tin, truy vấn lồng, để thực hiện các tính toán nằm mục đích phân tích và tổng hợp thông tin. - Các chức năng khác – tham số, tạo bảng, cập nhật tự động, Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  38. 4-38 Hình 4.1- Ví dụ khả năng Rút gọn thông tin Hình 4.2 - Ví dụ khả năng Trích lọc thông tin Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  39. 4-39 Hình 4.3 - Ví dụ khả năng Phân tích và tổng hợp thông tin 3. THIẾT KẾ 3.1. QBE – QUERY BY EXAMPLE Trước đây, khi muốn viết câu truy vấn người dùng phải học và tự trang bị cho mình một số kiến thức nhất định về CSDL, và phải học ngôn ngữ đặc tả SQL. Trong MS Access bổ sung thêm một công cụ hỗ trợ người dùng khi thiết kế truy vấn đó là QBE. Bộ công cụ giúp ích người dùng rất nhiều khi thiết kế câu truy vấn bởi tính trực quan và dễ sử dụng của nó. Hình 4.4 - Lưới Query by Example (QBE) Màn hình lưới QBE cũng dễ dàng thấy chia 2 phần rõ rệt: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  40. 4-40 Phẩn nửa trên là danh sách các Table, Query làm dữ liệu nguồn cho truy vấn. Phần nửa dưới chính là nơi người dùng trực tiếp cung cấp các đặc tả yêu cầu vào. Field: chỉ định là trường thông tin cần hiển thị Table: dữ liệu nguồn cho câu truy vấn Sort: sắp xếp thông tin trong trường Show: bật/tắt hiển thị thông tin lên màn hình Criteria, Or: điều kiện để lọc thông tin. Với công cụ QBE này, người dùng chỉ cần thực hiện thao tác Drag & Drop là có thể tạo một trường thông tin, điền vào biểu thức Criteria hoặc Or là có ngay điều kiện lọc thông tin. 3.2. LỌC THÔNG TIN Đây là một chức năng đơn giản trong các hệ thống tìm kiếm. Làm giảm thiểu số lượng các dòng trong bảng dữ liệu, chỉ hiển thị những dòng thông tin thật sự cần thiết cho người dùng. Hãy tưởng tượng trong một trường học có khoảng 3000 học sinh. Việc xử lí thông tin tương ứng ít nhất 3000 ngàn dòng thông tin, bảng HOCSINH có 3000 dòng ! Việc xử lí và thao tác trên dữ liệu 1 lớp học hay dữ liệu của cả 1 trường điều đó rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ xử lí và dung lượng lưu trữ bộ nhớ của hệ thống. Trong lưới QBE, việc lọc thông tin thực hiện hết sức đơn giản. Người dùng chỉ việc viết điều kiện lọc thông tin trên dòng Criteria/Or của cột (Field) cần áp dụng lọc. Một số toán tử được thiết kế hỗ trợ quá trình lọc thông tin: LIKE Cú pháp: LIKE “chuỗi” Mô tả: dùng để lọc những thông tin có nội dung cột giống với “chuỗi” mô tả. “chuỗi” có thể dùng thêm những kí tự đại diện “*”, “?” để làm tăng thêm tính uyển chuyển khả năng lọc. Ví dụ: Like “Tâm” Æ lọc ra những học sinh tên Tâm Like “T*” Æ lọc ra những học sinh có tên bắt đầu bằng T IN Cú pháp: In (mục 1, mục 2, mục n) Mô tả: Dùng để lọc những thông tin có nội dung có trong danh sách các mục đã được mô tả. Ví dụ: In (1, 3, 5) Æ lọc ra những trường thông tin có giá trị hoặc 1 hoặc 3 hoặc 5 In (“Trang”, “Tú”, “Thơ”, “Hoa”) Æ lọc ra những học sinh có tên hoặc là Trang hoặc Tú hoặc Thơ hoặc Hoa. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  41. 4-41 BETWEEN AND Cú pháp: BETWEEN [giá trị 1] AND [giá trị 2] Mô tả: lọc ra những thông tin có giả trị thỏa điều kiện >= [giá trị 1] và = 1 và = 1 AND <= 10 Æ lọc ra những thông tin có giá trị trong đoạn [1, 10] OR Cú pháp: [biếu thức 1] OR [biểu thức 2] OR [biểu thức n] Mô tả: dùng để chọn lựa giá trị. Giá trị của toàn bộ biểu thức chỉ sai khi tất cả các biểu thức i đều sai, các trường hợp còn lại đều đúng. Ví dụ: 1 OR 3 OR 5 Æ lọc ra những thông tin có giá trị hoặc 1 hoặc 3 hoặc 5 3.3. TRƯỜNG TỰ TẠO Các trường sẵn trong Table không phải lúc nào cũng có thể thể hiện đầy đủ nhu cầu thông tin của người dùng. Có lúc người dùng phải cần đến những thông tin tổng hợp, tính toán từ nhiều trường thông tin sẵn có trong hệ thống. Đó chính là trường thông tin tự tạo ! Lí do chính để người dùng thiết kế thêm trường thông tin tự tạo đó là khi thông tin đó không tồn tại trong các Table và do nhu cầu thông tin đòi hỏi phát sinh thêm. Trường thông tin tự tạo sẽ được tạo và đặt biểu thức mô tả vào trong dòng Field, để mô tả trường thông tin này sẽ được mô tả theo cú pháp như sau: [Tên Trường tự tạo]: [Biểu thức mô tả] Biểu thức mô tả là một biểu thức tính toán người dùng có thể sử dụng lại những hàm đã được xây dựng sẵn (Built-in Function) trong MS Access. Xem một số ví dụ minh họa sau: HOTEN: HO + “ “ + TEN Tạo mới trường HOTEN bằng cách ghép lại chuỗi HO và TEN lại với nhau và cộng thêm khoảng trắng. DTB: (TOAN + LY + HOA)/3 Tạo mới trường DTB bằng cách tính toán điểm trung bình cho học sinh sử dụng 3 trường thông tin TOAN, LY, HOA để làm dữ liệu tính toán. DTB: ROUND((TOAN + LY + HOA)/3,2) Cũng giống như tính toán trường DTB ở trên nhưng có kết hợp thêm hàm ROUND để tính làm tròn 2 số lẻ. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  42. 4-42 TUOI: YEAR(Now()) – YEAR(NGAYSINH) Tạo mới trường TUOI bằng cách lấy về năm hiện tại – năm sinh của học sinh để tính ra tuổi. Việc lấy về năm hiện tại và năm sinh của học sinh bằng cách sử dụng hàm YEAR. KETQUA: IIF(DTB>=5, “Đậu”, “Rớt”) Tạo mới trường KETQUA xét kết quả học tập của học sinh dựa trên DTB, nếu DTB >= 5 thì học sinh đậu và ngược lại là rớt. 3.4. THIẾT KẾ Các bước chính để thiết kế một truy vấn: B1 - Trong màn hình quản lý đối tượng Query chọn Create Query in Design View để vào lưới QBE B2 - Xác định nguồn dữ liệu trong hộp thoại Show Table, nguồn dữ liệu ở đây có thể là Table hoặc là Query. Khi xác định xong dữ liệu nguồn chọn Add để thêm vào. B3 - Chọn các trường trong danh sách Table, Query đã thêm vào (quá trình Rút). Việc chọn danh sách này có thể dễ dàng thực hiện, chỉ cần người dùng thực hiện thao tác Drag &Drop nắm kéo trường thông tin đó vào lưới. B4 - Xây dựng thêm trường tự tạo (nếu có). B5 - Đưa các điều kiện lọc tin ở cột Criteria và Or (quá trình Trích). Các điều kiện này tồn tại dưới dạng biểu thức dữ liệu thỏa biểu thức này sẽ được hiển thị lên. B6 - Thực hiện câu truy vấn bằng cách chọn vào biểu tượng Run trên thanh Toolbar hoặc View/Datasheet View. Ví dụ 1 - Hiển thị danh sách học sinh của lớp 10A1 với các thông tin: MSHS, HO TEN, TUOI, LOP trong đó: HO TEN là họ và tên đầy đủ của học sinh, và TUOI là tuổi của học sinh tính theo năm hiện hành. B1 - Vào lưới thiết kế câu truy vấn QBE B2 - nguồn dữ liệu chọn HOCSINH B3 - Chọn các trường thông tin, MSHS, LOP (TUOI và HO TEN không có trong bảng dữ liệu) B4 - Tạo các trường thông tin tự tạo theo yêu cầu. Trong dòng Field lần lượt gõ vào: [HO TEN]: [HO] + “ ” + [TEN] [TUOI]: YEAR(NOW()) – YEAR([NGAYSINH]) B5 - Thực hiện điều kiện lọc, di chuyển đến cột LOP, dòng Criteria gõ vào “10A1” để chỉ lọc thông tin của lớp 10A1 B6 - Thực hiện câu truy vấn chọn menu View/Datasheet View để xem kết quả. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  43. 4-43 Hình 4.5 - Kết quả thực hiện câu truy vấn hiển thị DSHS các lớp Ví dụ 2 – Hiển thị kết quả điểm học sinh lớp 10A1 với các thông tin: MSHS, HO TEN, LOP, DTB. Trong đó: HO TEN là học và tên đầy đủ của học sinh, DTB là điểm trung bình được tính theo công thức (TOAN + LY + HOA + VAN)/4 B1 - Vào lưới thiết kế câu truy vấn QBE B2 - Chọn nguồn dữ liệu chọn HOCSINH, DIEM. B3 - Chọn các trường thông tin MSHS, LOP (DTB và HO TEN không có trong bảng dữ liệu). B4 - Tạo các trường thông tin tự tạo theo yêu cầu. Trong dòng Field lần lượt gõ vào: [HO TEN]: [HO] + “ “ + [TEN] [DTB]: (TOAN + LY + HOA + VAN)/4 B5 - Thực hiện điều kiện lọc, di chuyển đến cột LOP, dòng Criteria gõ vào “10A1” để chỉ lọc thông tin của lớp 10A1. B6 - Thực hiện câu truy vấn chọn menu View/Datasheet View để xem kết quả. Hình 4.6 - Kết quả thực hiện câu truy vấn hiển thị kết quả học tập của HS các lớp Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  44. 4-44 4. TRUY VẤN CÓ THAM SỐ Xét CSDL KQ.MDB trong dữ liệu mẫu danh có 9 lớp: 10A1, 10A2, 10A3, 11A1, 11A2, 11A3, 12A1, 12A2, 12A3. Trong trường hợp muốn hiển thị danh sách của từng lớp thì với giải pháp hiện tại thì người dùng phải thực hiện thao tác tạo 9 câu truy vấn mỗi câu hiển thị danh sách của 1 lớp. Khi phải đối mặt với dữ liệu thực tế một trường học có thể có đến 100 lớp học. Việc tạo 100 câu truy vấn như thế là không cần thiết, vì thực chất giữa các câu truy vấn như thế chỉ khác nhau duy nhất một dòng LIKE tại cột LOP. Như vậy truy vấn có tham số chính là một câu truy vấn tổng quát, đại diện cho những câu truy vấn giống nhau cùng loại, những giá trị khác nhau sẽ được tổng hợp lại thành tham số lọc thông tin. Khi thực hiện câu truy vấn, người dùng chỉ nhập vào giá trị tham số lọc, hệ thống thực hiện yêu cầu truy vấn theo đúng tham số lọc do người dùng nhập vào. Ví dụ sau minh họa thiết kế câu truy vấn người dùng nhập vào tên lớp thì sẽ hiển thị danh sách của lớp tương ứng tham số lọc lớp đã được nhập vào. Hình 4.7. Minh họa thiết lập tham số cho truy vấn Nhập vào tham số lọc “Nhập vào lớp:” nhập vào tên lớp cần lọc từ CSDL. Hình 4.8 - Minh họa nhập tham số cho truy vấn Kết quả thực hiện câu truy vấn sẽ giống như câu truy vấn thông thường: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  45. 4-45 Hình 4.9 - Kết quả thực hiện truy vấn khi được cung cấp tham số Và lần thực hiện kế tiếp, người dùng có thể dễ dàng nhập tên của một lớp khác dùng làm tham số lọc ví dụ như 10A2, 11A1 . Một số ví dụ khác: LIKE [Nhập kí tự đầu] + “*” Hiển thị danh sách những học sinh có tên bắt đầu bằng một kí tự do người dùng nhập vào. >=[Điểm A] AND = Điểm A và Điểm <= Điểm B, trong đó Điểm A, Điểm B là do người dùng nhập vào. Tính tổng quát cao cộng với sự uyển chuyển và linh hoạt tham số lọc đã làm nổi bật tính năng vượt trội của loại truy vấn này, nên chúng rất thường được áp dụng vào trong ứng dụng thực tế. 5. CÁC HÀM HỖ TRỢ 5.1. XỬ LÍ CHUỖI Hàm Cú pháp Ví dụ Left(st,n) Left Left(“MeKong”,4)=Kong Lấy n ký tự bên trái st Right(st,n) Right Right(“MeKong”,2)=Me Lấy n ký tự bên phải st Mid(st,n,m) Mid Mid(“MeKong”,2,2)=Ko Lấy m ký tự tại vị trí thứ n của chuỗi st Len(st) Len Len(“MeKong”) =6 Trả về số ký tự chuỗi st Space(n) Space Space(3)= “ ” 3 - k trắng Trả về một chuỗi gồm n khoảng trắng String(n,ch) String String(3,”M”)= “MMM” Trả về một chuỗi gồm n ký tự ch Lcase(st) Lcase Lcase(“MeKong”)=mekong Đổi các ký tự của st thành các ký tự thường Ucase Ucase(st) Ucase(“MeKong”)=MEKONG Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  46. 4-46 Đổi các ký tự của st thành các ký tự hoa Ltrim(st) Ltrim(“ MeKong ”)= Ltrim Cắt bỏ các khoảng trắng bên trái của st “MeKong ” Rtrim(st) Rtrim(“ MeKong ”)= “ Rtrim Cắt bỏ các khoảng tráng bên phải của st MeKong” Trim(st) Trim(“ MeKong ”) = Trim Cắt bỏ khoảng trắng bên trái và bên phải của “MeKong” st Val(TN) Val Val(“00123”)=123 Chuổi đổi chuối TN thành số 5.2. TÍNH TOÁN Hàm Cú pháp Ví dụ ABS(n) ABS ABS(1999-2000)=1 Lấy giá trị tuyệt đối của n ASC(s) ASC Trả về mã ASCII của ký tự đầu tiên trong ASC(“a”)=9,ASC(“A”)=65 chuỗi s CHR(n) CHR CHR(97)=a, CHR(65) = A Ngược với hàm ASC Fix(n) Fix Fix(-7.9)=-7, Fix(7.9)=7 Lấy phần nguyên của n Int(n) Int Lấy phần nguyên lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng Int(-7.9)=-8, Int(7.9)=7 n SQR(n) SQR SQR(25)=5 Lấy căn bậc 2 của n 5.3. NGÀY GIỜ Hàm Cú pháp Ví dụ Day(DT) Day Day(#19/12/2008#)=19 Trả về ngày Month(DT) Month Month(#19/12/2008#)=12 Trả về tháng Year(DT) Year Year(#19/12/2008#)=2008 Trả về năm Now() Now Cho ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây hiện Now()=19/12/2008 11:08:12 hành Date() Date Date() = 19/12/2008 Cho ngày tháng năm hiện hành Weekday(DT) Weekday Weekday(Now())=5 Trả về ngày thứ mấy trong tuần Hour(DT) Hour Hour(now())=11 Trả về giờ Minute(DT) Minute Minute(now())12 Trả về phút Second(DT) Second Second(now())=32 Trả về giây Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  47. 4-47 5.4. ĐIỀU KIỆN IIF Cú pháp: IIF(ĐK, BT1, BT2) Mô tả: Nếu ĐK đúng thì trả về giá trị BT1, ngược lại trả về BT2. Các giá trị trong BT1, BT2 cũng có thể là lệnh IIF lồng hoặc các hàm khác. Ví dụ: IIF(4>5, 4, 5) IIF(DTB>=8.0, “Giỏi”, “Không biết”) IIF(DTB>=8.0, “Giỏi”, IIF( DTB >= 7, “Khá”, “Không biết”)) IIF(DTB >= 5 AND TOAN>=5 AND HOA >=5 AND LY >=5 AND HOA >=5, “đậu”, IIF(DTB<5, “rớt”), “thi lại”) 6. KẾT LUẬN Kết thúc bài học này, người dùng đã nắm vững được khái niệm về truy vấn thông tin, thực hiện các thao tác cơ sở về rút trích và tính toán thông tin trên các bảng dữ liệu. Kỹ thuật dùng tham số được giới thiệu như là trang bị thêm tăng thêm tính tổng quát xử lí uyển chuyển của hệ thống. Tất cả những gì người dùng làm được sẽ tác động đến toàn bộ bảng dữ liệu, trong bài học kế tiếp kỹ thuật Group By sẽ được giới thiệu như là một kỹ thuật tính toán, xử lí trên các thông tin nhóm của bảng dữ liệu. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  48. 5-48 BÀI 5 - NHÓM TIN – GROUP BY Mục tiêu bài học: Bài học cung cấp kiến thức và kỹ thuật nhóm tin trên câu truy vấn. Nội dung bài học bao gồm: − Nhóm tin là gì ? − Thiết kế − Hàm tính toán trên nhóm 1. NHÓM TIN LÀ GÌ ? Ở những bài học trước, khi xử lí thông tin trên câu truy vấn phạm vi tác dụng và xử lí tính toán áp dụng trên toàn bảng dữ liệu. Chẳng hạn khi tính điểm trung bình cho học sinh, việc tính toán sẽ được áp cho từng học sinh. Ngoài tính toán áp dụng trên từng dòng (mẩu tin) đơn lẻ thì các hệ thống CSDL còn trang bị khả năng tính toán trên những thông tin ở dạng nhóm. Có thể hiểu một cách đơn giản nhóm là một tập các dòng thông tin trên bảng dữ liệu có cùng giá trị ở một hay nhiều cột dùng làm tiêu chí nhóm. Trong quá trình thực hiện, sau khi xác định được các nhóm thì công việc tiếp theo là thực hiện các xử lí có liên quan đến thông tin trên nhóm: đếm số mẩu tin có trong nhóm, tính tổng của nhóm, trung bình của nhóm, tìm giá trị nhỏ nhất trong nhóm, tìm giá trị lớn nhất trong nhóm Hình 5.1- Ví dụ minh họa về nhóm tin (1) Trong ví dụ trên bảng dữ liệu trên trường thông tin LOP dùng làm tiêu chí nhóm, qua quá trình phân tích nhóm xác định được bảng dữ liệu có 3 nhóm thông tin (1) là: {10A1, 10A2, 10A3} và tiến hành công đoạn kế tiếp là thực hiện thao tác Count (đếm) của các dòng trên các nhóm thông tin (2). Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  49. 5-49 Hình 5.2 - Ví dụ minh họa về nhóm tin (2) Trong ví dụ tiếp theo này, tiêu chí chọn làm nhóm là 2 trường LOP, NU và trường MAHS dùng làm thực hiện thao tác thực hiện tính toán Count trên nhóm. Kết quả phân tích có 5 nhóm {10A1 – Nam, 10A1 – Nữ, 10A2 – Nam, 10A2 – Nữ, 10A3 – Nam} và kết quả cuối cùng đã đếm ra được số lượng học sinh nam, nữ ở các lớp. 2. THIẾT KẾ 2.1. CÁC BƯỚC CHÍNH B9 - Trong màn hình quản lý Queries chọn Create query in Design view B10 - Chọn các bảng dữ liệu dữ liệu trong Show Tables B11 - Xác định nhóm trường thông tin cần nhóm. B12 - Xác định nhóm trường thông tin cần tính toán. B13 - Lưu và thực hiện câu truy vấn. Trong B3, B4 việc xác định trường nhóm và trường tính toán rất quan trọng, cần phải xác định rõ ràng việc thừa hay thiếu trường thông tin ở các nhóm cũng tạo ra những kết quả thực hiện không mong muốn. 2.2. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ đếm số học sinh mỗi lớp Phân tích gợi ý thực hiện ví dụ − Bảng dữ liệu: LOP, HOCSINH − Trường thông tin cần nhóm: LOP − Trường thông tin cần tính toán: MAHS thực hiện thao tác đếm, mỗi MAHS tương đương với 1 học sinh. − Ngoài ra không phải thêm bất kì thông tin nào khác. − Kết quả thực hiện câu truy vấn có kết quả như minh họa sau: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  50. 5-50 Hình 5.3 - Kết quả thực hiện truy vấn đếm số học sinh mỗi lớp Ví dụ đếm số nam và nữ trong mỗi lớp Phân tích gợi ý thực hiện ví dụ − Bảng dữ liệu: tblLOP, tblHOCSINH − Các trường thông tin cần nhóm: NU và LOP − Các trường thông tin cần tính toán: MAHS − Kết quả thực hiện có kết quả như minh họa sau: Hình 5.4 - Kết quả thực hiện truy vấn đếm số học sinh nam nữ mỗi lớp Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy rất rõ ràng việc xác định các thông tin nhóm sẽ cho ra những câu truy vấn khác nhau, ở ví dụ chỉ nhóm thông tin LOP tương ứng với việc xác định tính toán trên nhóm các lớp nhưng ở ví dụ 2 chỉ cần thêm vào thông tin NU thì việc xác định tính toán thực hiện được xác định trên nhóm học sinh Nam hay Nữ của mỗi lớp. Phần trình bày tiếp theo sau sẽ trình bày về các thao tác tính toán trên thông tin nhóm. 3. HÀM TÍNH TOÁN TRÊN NHÓM 3.1. COUNT Như trình bày ở những ví dụ trước, chức năng chính sẽ thực hiện việc đếm số dòng trong nhóm. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  51. 5-51 Hình 5.5 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm Count (1) Để thực hiện khả năng đếm dòng ở trong nhóm. Tại cột trường thông tin cần tính toán, chọn phép toán Count. Hình 5.6 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm Count (2) 3.2. SUM Tính tổng giá trị của cột này trên một nhóm Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  52. 5-52 Hình 5.7 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm Sum (1) Hình 5.8 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm Sum (2) 3.3. AVG Tính giá trị trung bình của một nhóm Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  53. 5-53 Hình 5.9 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm AVG 3.4. MAX Tính giá trị lớn nhất của một nhóm Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  54. 5-54 Hình 5.10 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm MAX 3.5. MIN Tính giá trị nhỏ nhất của một nhóm Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  55. 5-55 Hình 5.11 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm MIN 3.6. FIRST Lấy giá trị đầu tiên của cột trên nhóm Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  56. 5-56 Hình 5.12 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm FIRST 3.7. LAST Lấy giá trị cuối cùng của cột này trên nhóm Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  57. 5-57 Hình 5.13 - Minh họa tính toán trên nhóm với hàm LAST 4. KẾT LUẬN Bài học đã cung cấp kiến thức đến nhóm các trường thông tin. Tuy nhiên, khi triển khai cài đặt các câu truy vấn có liên quan đến nhóm tin cần phải chú ý 2 vấn đề chính sau: − Những trường hợp cần dùng để nhóm tin. − Xác định trường thông tin nhóm và tính toán chính xác. Việc xác định không chính xác dẫn đến kết quả thực hiện câu truy vấn không đúng kết quả người dùng mong đợi. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  58. 5-58 BÀI 6 - TRUY VẤN LỒNG – SUB QUERY Mục tiêu bài học: Bài học này trình bày về vấn đề giải quyết bài toán truy vấn bằng từ 2 câu truy vấn trở lên. − Truy vấn lồng là gì ? − Các trường hợp tạo. − Các bước tạo. − Khống chế số dòng hiển thị. 1. TRUY VẤN LỒNG LÀ GÌ ? Xét ví dụ tính phần trăm học sinh nam, nữ trong mỗi lớp. Khi sử dụng kỹ thuật nhóm tin thì tại một thời điểm người dùng chỉ có thể: − Vấn đề 1: đếm số học sinh ở mỗi lớp − Vấn đề 2: đếm số học sinh nam/nữ mỗi lớp. Không thể thực hiện cùng lúc 2 thao tác vì tiêu chí nhóm của vấn đề 1 là dựa vào trường LOP trong khi vấn đề 2 dựa vào trường LOP và NU. Vấn đề đặt ra là không thể thực hiện truy vấn bằng kỹ thuật nhóm tin 2 nhóm khác nhau cùng một thời điểm. Microsoft Access giải quyết vấn đề này một cách đơn giản, hệ thống sẽ chia câu truy vấn trên thành 2 câu truy vấn nhỏ, mỗi câu thực hiện một nhiệm vụ độc lập: − Query1: đếm số học sinh ở mỗi lớp − Query2: đếm số học sinh nam/nữ mỗi lớp Câu Query tính phần trăm học sinh nam/nữ mỗi lớp sẽ được thực hiện dựa trên dữ liệu nguồn của 2 câu truy vấn Query1, Query2. Như vậy: Truy vấn lồng là dạng truy vấn này lồng vào truy vấn kia, với mục tiêu làm giảm độ phức tạp khi thực hiện truy vấn thông tin và tính tái sử dụng cao. Khi thực hiện truy vấn tiếp theo: tính phần trăm học sinh đậu/rớt của mỗi lớp thì câu truy vấn Query2 sẽ có thể được sử dụng lại !. 2. TRƯỜNG HỢP TẠO Khi nhóm tin với các nhóm tin khác nhau. Ví dụ: Tính phần trăm học sinh đậu/rớt mỗi lớp. Tính phần trăm học sinh theo xếp loại của mỗi khối. Thực hiện các tổng hợp các nguồn thông tin khác nhau. Ví dụ: Hiển thị lớp có tỉ lệ học sinh đậu cao nhất khối Hiển thị lớp có tỉ lệ học sinh thị lại nhiều nhất khối. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  59. 5-59 3. CÁC BƯỚC TẠO Để tạo truy vấn con, qua các bước sau: B14 - Phân tích kĩ yêu cầu − Cần bao nhiều Query để giải quyết yêu cầu bài toán. − Query nào là query phụ, có thể 1 hay nhiều hơn. − Query nào là query chính, chỉ có 1 query chính được tạo cuối cùng. B15 - Lần lượt tạo từng Query theo bảng phân tích ở trên − Query phụ sẽ được tạo trước. − Query chính được tạo sau cùng. B16 - Tạo Query cuối cùng với dữ liệu được lấy từ các Query đã tạo trước đó. Ví dụ tính tỉ phần trăm học sinh nam có trong lớp 10A1. Phân tích yêu cầu ta thấy, để tính được tỉ lệ phần trăm ta phải thực hiện tạo 3 query: 1 query đếm số học sinh nam có trong lớp 10A1, 1 query đếm tổng số học sinh có trong lớp 10A1 và query cuối cùng tính tỉ lệ phần trăm từ 2 query trên. B1 - Tạo query đếm số học sinh nam có trong lớp 10A1: Đặt tên là “qry6vd1-So HS Nam”. B2 - Tạo query đếm tổng số học sinh có trong lớp 10A1: Đặt tên query là “qry6vd1-So HS”. B3 - Tạo query tính tỉ lệ phần trăm, dữ liệu được lấy từ 2 query trên. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  60. 5-60 Để hiển thị dưới dạng %, click phải chuột tại cột tính phần trăm rồi chọn Propreties, xuất hiện hộp thoại như hình. Tại dòng format, chọn Percent. Ví dụ tính tỉ phần trăm học sinh nữ có trong lớp 11A1. B1 - Tạo query đếm số học sinh nữ có trong lớp 11A1: Đặt tên là “qry6vd2-So HS Nu”. B2 - Tạo query đếm tổng số học sinh có trong lớp 11A1: Đặt tên query là “qry6vd2-So HS”. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  61. 5-61 B3 - Tạo query tính tỉ lệ phần trăm, dữ liệu được lấy từ 2 query trên. Tóm lại đối với câu truy vấn, việc sử dụng sub query có một số ích lợi sau: − Có thể dùng lại câu qruey đã tạo trước đó. − Có thể chia nhỏ yêu cầu đề bài ra làm nhiều phần nhỏ để giải quyết, như vậy sẽ đơn giản hơn. 4. KHỐNG CHẾ SỐ DÒNG HIỂN THỊ Đôi lúc không cần hiển thị hết các dòng dữ liệu trên query mà chỉ cần hiển thị một số ít các thông tin trên query. Ví dụ thiết kế query cho phép hiển thị danh sách 10 học sinh. Thực hiện việc tạo query như trên, sau đó nhập vào số 10 trong hộp Top values của hộp thoại Query properties hay tên thanh công cụ. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  62. 5-62 Ví dụ hiển thị danh sách 10 học sinh có ĐTB cao nhất trường Thực hiện việc thiết kế tương tự như trên. Lưu ý: Mặc dù chỉ chọn hiển thị danh sách 10 HS nhưng kết quả lại xuất hiện 11 HS là do có một số HS cùng điểm với nhau nên Access sẽ lấy hết những HS có cùng điểm nên trong trường hợp này có thể có 11 hay nhiều hơn kết quả mong muốn. 5. KẾT LUẬN Kết thúc bài học đã kết thúc chuỗi bài học có liên quan đến Query. Tổng kết lại phần tổ chức và khai thác thông tin. Bài học tiếp theo sẽ giới thiệu kỹ thuật trình bày thông tin dưới dạng bảng biểu Form. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  63. 7-63 BÀI 7 - BIỂU MẪU - FORM Mục tiêu bài học: Bài học này trình bày về khái niệm biểu mẫu Form các thành phần và thuộc tính form, các dạng form, cách thiết kế form. Nội dung bao gồm các phần sau: − Form là gì ? − Kiến trúc Form − Thiết kế bằng Wizard − Hiệu chỉnh Form − Xử lí nút lệnh − Sub Form 1. FORM LÀ GÌ ? Dữ liệu lưu trữ trong kho thông tin, tồn tại ở dạng bảng – Table. Các truy vấn giúp cho việc xử lí, tính toán thông tin. Form chính là module được giới thiệu tiếp theo, hỗ trợ khả năng trình bày thông tin một cách trực quan, sinh động. Ngoài ra, nó còn giúp người dùng có thể thực hiện được một số thao tác xử lí thông tin một cách đơn giản và tiện lợi thông qua một số công cụ hỗ trợ. Ví dụ phần dữ liệu hình ở bảng dữ liệu không thể thấy được ở chế độ hiển thị Datasheet, nhưng khi được biểu diễn và trình bày ở dạng Form View thì hình sẽ được biểu diễn và trình bày có thể thấy được. Không chỉ có riêng hình ảnh, các đoạn âm thanh, video clip cũng có thể dễ dàng được chèn và đưa vào sử dụng. 2. KIẾN TRÚC FORM Về mặt kiến trúc chính. Một biểu mẫu sẽ có 3 thành phần chính: − Form Header tiêu đề của biểu mẫu, nhãn thể hiện các tiêu chí khả năng thực hiện và xử lí chính của biểu mẫu − Detail thể hiện thông tin ở mức độ chi tiết, nơi thể hiện thông tin chính. − Form Footer phần tiêu đề phụ, ở đây thường dùng để thể hiện các nút điều khiển, các nhãn thông tin phụ. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  64. 7-64 Hình 7.1 - Minh họa kiến trúc biểu mẫu form Các thành phần trong Form mỗi thành phần đều có chức năng và những tính chất riêng, mỗi vị trí trong chúng có một ý nghĩa nhất định cũng có thể liên tưởng Form là một màn hình trình bày một bài văn và trong đó có: mở bài, thân bài và kết luận. chính vì thế mà khi thiết kế Form, tỉ lệ giữa các thành phần Form Header – Detail – Form Footer có tỉ lệ là 1:3:1. Hình 7.2 - Minh họa biểu mẫu form ở chế độ Form View 3. THIẾT KẾ BẰNG WIZARD Bao gồm các bước sau: B1 - Khởi tạo quá trình thiết kế form. Trong cửa sổ quản lí CSDL di chuyển đến module Form click chọn Create form by using wizard. B2 - Hệ thống sẽ hiển thị hộp thoại để người dùng chọn dữ liệu nguồn. Nguồn dữ liệu cho Form có thể là Table/Query. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  65. 7-65 B3 - Chọn danh sách các trường thông tin trong danh sách Available Fields và di chuyển chúng sang danh sách Selected Fields bằng cách click vào nút >, >> hay ngược lại bỏ chọn thì click vào nút <, <<. B4 - Chọn bố cục trình bày thông tin. Columnar Tabular Datasheet Justified B5 - Chọn mẫu màu nền, màu chữ cho biểu mẫu. Standard Stone Sumi Painting International Industrial Expedition Blueprint Blends B6 - Đặt tên cho Form. B7 - Nhập tiêu đề cho biểu mẫu và ấn Finish để kết thúc. Ví dụ tạo biểu mẫu hiển thị danh sách học sinh của các lớp theo các bước trên. 4. HIỆU CHỈNH FORM Một biểu mẫu sẽ có nhiều dạng hiển thị, tuy nhiên có 3 dạng phổ biến − Datasheet View: là dạng biểu diễn thông tin ở dạng bảng dữ liệu dữ liệu được thể hiện dạng này hoàn toàn giống với thể hiện dạng bảng của Table và Query. − Form View là dạng biểu diễn thông tin ở dạng biểu mẫu chuẩn − Desgin View là biểu diễn ở chế độ chỉnh sửa, ở chế độ này người dùng có thể hiệu chỉnh kiến trúc của biểu mẫu chẳng hạn như thay đổi kích thước, màu sắc, font chữ 4.1. CÁC KỸ THUẬT HIỆU CHỈNH CƠ SỞ Để có thể hiệu chỉnh biểu mẫu Form: B1 - Chọn Form muốn chỉnh sửa B2 - Vào menu View/Design View Các kỹ thuật dùng để hiệu chỉnh kiến trúc của Form: − Thay đổi kích thước Form, các thành phần trên Form: di chuyển con trỏ chuột đến biên của các đối tượng thành phần thực hiện thao tác Drag & Drop đế tiến hành thay đổi kích thước. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  66. 7-66 − Thay đổi thuộc tính định dạng của Form/các thành phần trên Form: chọn đối tượng thành phần muốn thay đổi dùng các chức năng trên thanh Formatting hoặc bảng Properties để thay đổi. − Quản lý các thành phần trên Form (thêm, xóa, di chuyển): có thể thêm vào các đối tượng thành phần bằng thanh Toolbox di chuyển bằng thao tác Drag & Drop, và xóa bằng cách chọn đối tượng thành phần và nhấn phím Del. 4.2. HỘP THOẠI PROPERTIES Hộp thoại này hỗ trợ thiết lập các thuộc tính cho các thành phần thiết kế trên form và thiết lập thuộc tính cho form. Để hiệu chỉnh các thuộc tính, người dùng thực hiện các bước: B1 - Chọn thành phần trên biểu mẫu: Form Header, Detail, Form Footer, Label, Textbox, Command Button B2 - Click chuột phải trên thành phần chọn Properties sẽ hiển thị hộp thoại hiệu chính Hình 7.3 - Bảng thuộc tính Properties B3 - Tiến hành chỉnh sửa các thuộc tính trên đối tượng được chọn lựa Thuộc tính Ý nghĩa Format Caption Tiêu đề của form Qui định cách hiển thị của form: - Single form: mỗi lần chỉ hiển thị nội dung 1 record Default view - Continuous form: hiện nhiều record kế tiếp nhau - Datasheet: dạng bảng Các thanh trượt: - Horizontal: chỉ hiện thanh trượt ngang. Scroll bars - Vertical: chỉ hiện thanh trượt dọc - Both: hiện cảa hai - Neither: không hiện cả hai thanh. Navigation Hiện / tắt nút di chuyển mẩu tin button Dividing lines Hiện tắt đường phân cách giữa các vùng Header, Detail, Footer Auto resize Tự động thay đổi kích thước form cho phù hợp với dữ liệu Auto center Hiện form giữa màn hình Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  67. 7-67 Chọn kiểu đường viền cho form: - Thin: đường mỏng, không thể thay đổi kích thước form Border style - Dialog: đường dày - Sizable: có thể thay đổi kích thước form - None: không có đường viền Hiển thị nút phóng to, thu nhỏ: - None: không nút nào cả Min/Max - Min enable: chỉ có nút thu nhỏ button - Max enable: chỉ có nút phóng to - Both enable: hiển thị cả hai nút Close button Hiện / tắt nút đóng form Data Record source Tên table / query làm nguồn cho form Allow edits Cho phép sửa đổi dữ liệu trên Form Allow Cho phép xoá dữ liệu trên Form deletions 4.3. CÁC THANH CÔNG CỤ Thanh công cụ Toolbox Bao gồm các công cụ hỗ trợ trong quá trình thiết kế form như: tạo tiêu đề, chèn ảnh, tạo nút lệnh, . Hình 7.4 - Minh họa thanh công cụ Toolbox Ý nghĩa các nút lệnh trong thanh công cụ. Chức năng Diễn giải Chứa chữ hoặc số. Có thể là đối tượng có ràng buộc hoặc không Text box ràng buộc chứa các công thức tính. Label Chứa tên form, tên trường, Liệt kê các giá trị hoặc đối tượng, thường là điều khiển có ràng List box buộc. Combo (danh sách kéo thả) là kết hợp giữa Text box (hộp văn Combo box bản) và List box (danh sách) Được biểu diễn bằng các hình vuông nhỏ, cho phép chọn một Check box tập dữ liệu được liệt kê (thích hợp với dữ liệu dạng yes/no) Cho phép chọn một trong số các tùy chọn được liệt kê (có thể Option button chọn được nhiều hơn một giá trị) Option group Nhóm các Check box hoặc các Option button Hiển thị một đối tượng (chẳng hạn như đối tượng đồ họa), đối Unbound object tượng này không thay đổi khi dữ liệu của mẩu tin thay đổi Ngược lại với Unbound object, đối tưiợng hiển thị sẽ thay đổi Bound object khi dữ liệu mẩu tin thay đổi Điều khiển trình tự nhập liệu hoặc trình tự điều khiển bên trong Tab control một form Tạo form con có liên kết các đối tượng mà form cha có liên kết Sub form đến. Line Tạo đường thẳng phân cách giữa các thành phần thuộc form. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  68. 7-68 Tạo các hình chữ nhật hoặc hình vuông để phân cách các thành Rectangle phần trong form. Command button Tạo nút lệnh điều khiển Image Chèn hình ảnh Thanh công cụ Formating Hình 7.5 - Minh họa thanh công cụ Formating Nếu đã có kinh nghiệm sử dụng ứng dụng văn phòng khác thì người dùng sẽ dễ dàng nắm bắt sử dụng các chức năng trong thanh công cụ này. Ngoài việc thay đổi thuộc tính định dạng cho các thành phần trong Form thông qua bảng Properties thì việc chọn trực tiếp các chức năng định dạng cho thành phần có thể được thực hiện nhanh chóng qua thanh công cụ này. Ẩn/hiện các thanh công cụ này có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách bật/tắt các nút chức năng tương ứng trong menu View. 5. XỬ LÝ NÚT LỆNH Trong quá trình thiết kế form, đôi khi muốn tạo một số nút lệnh để thực hiện các chức năng như: duyệt mẩu tin, thoát khỏi form, đóng form hay mở một ứng dụng nào đó Khi đó phải sử dụng công cụ Command button trong hộp Toolbox. Để có thể chèn vào một nút chức năng Command Button tiến hành thực hiện theo các bước sau: B1 - Mở form muốn chèn nút điều khiển. B2 - Click chọn công cụ Command button trên thanh Toolbox rồi vẽ một đường vào vùng thiết kế (chú ý nút Control Wizard phải được chọn). Hình 7.6 - Minh họa chèn nút lệnh vào biểu mẫu form (1) B3 - Xuất hiện hộp thoại Command button Wizard: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  69. 7-69 Hình 7.7 - Minh họa chèn nút lệnh vào biểu mẫu form (2) B4 - Chọn loại hành động muốn thực hiện trong hộp Categories, rồi chọn tiếp hành động tương ứng trong khung Actions. Hình 7.8 - Minh họa chèn nút lệnh vào biểu mẫu form (3) B5 - Chọn dạng thể hiện của nút lệnh là văn bản (Text) hay hình ảnh (Piture), xong click Finish. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  70. 7-70 Hình 7.9 - Minh họa chèn nút lệnh vào biểu mẫu form (3) Sau đây là một số thông tin về các thao tác. − Record Navigation - Di chuyển mẩu tin Thao tác Ý nghĩa Find Next Tìm mẩu tin kế tiếp thỏa điều kiện tìm kiếm Find Record Tìm mẩu tin thỏa điều kiện tìm kiếm Goto First Record Di chuyển mẩu tin về đầu Goto Last Record Di chuyển mẩu tin về cuối Goto Next Record Di chuyển mẩu tin về sau mẩu tin hiện hành Goto Previous Record Di chuyển mẩu tin về trứơc mẩu tin hiện hành − Record Operations - Các hành động trên mẩu tin Thao tác Ý nghĩa Add New Record Thêm mẩu tin mới Delete Record Xóa mẩu tin hiện hành Duplicate Record Sao chép giá trị mẩu tin hiện hành sang một dòng mẩu tin mới Print Record In mẩu tin hiện hành Save Record Lưu lại mẩu tin hiện hành Undo Record Phục hồi giá trị trước khi sửa đổi mẩ tin hiện hành − Form Operations - Các hành động trên form Thao tác Ý nghĩa Apply Form Filter Lọc dữ liệu cho form Close Form Đóng form hiện hành Open Form Mở form khác Print Form In một form bất kỳ Print Current Form In form hiện hành Refresh Form Data Cập nhật lại dữ liệu trên form − Report Operations - Các hành động trên report Thao tác Ý nghĩa Preview report Xem trước khi in một report Print report In nội dung report Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  71. 7-71 6. SUB FORM 6.1. SUB FORM LÀ GÌ ? Giả sử yêu cầu đặt ra với người dùng là thiết kế các form hiển thị danh sách riêng cho mỗi lớp. Cách giải quyết đơn giản là trong CSDL KQ.MDB có tổng cộng 9 lớp như vậy người dùng sẽ phải tạo ra 9 form tương ứng với danh sách của 9 lớp học. Như vậy, nếu trong thực tế có khoảng 100 lớp học sẽ phải tạo 100 form ! Chưa kể đến việc người dùng phải thiết kế tương ứng thêm 100 Query lọc ra danh sách 100 lớp tương ứng. Thật sự đó là một sự phí phạm vì giữa danh sách các lớp chỉ thật sự khác nhau ở thông tin về mã lớp học. Sub Form là một giải pháp cho trường hợp điển hình này. Về bản Sub Form là giải pháp cho việc hiển thị và trình bày các thông tin dạng phân cấp (chính/phụ, cha/con, ). Form sử dụng kỹ thuật Sub Form sẽ có cấu trúc: − Main Form: là Form chính (cha) mang thông tin có tính chất tổng quát. − Sub Form: là Form phụ (con) mang những thông tin có tính chất chi tiết, cụ thể từ thông tin chi tiết. Ví dụ Form hiển thị chi tiết danh sách các lớp – người dùng chỉ việc chọn lớp tương ứng thì danh sách của lớp đó sẽ xuất hiện. Hình 7.10 - Minh họa Sub form hiển thị chi tiết DSHS mỗi lớp Ví dụ Form hiển thị chi tiết danh sách các hóa đơn – người dùng chỉ việc chọn mã hóa đơn tương ứng thì chi tiết của hóa đơn được chọn sẽ xuất hiện. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  72. 7-72 Hình 7.11 - Minh họa Sub form hiển thị chi tiết hóa đơn Trong các hệ thống quản lý thông tin thì dạng Form thể hiện thông tin phân cấp rất thường được sử dụng bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. 6.2. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ Thực hiện các bước chính sau: B1 - Xác định các nguồn thông tin chính/phụ: Thông tin chính: thông tin mang tính tổng quát cao Thông tin phụ: thông tin mang tính chất chi tiết của thông tin chính Ví dụ lớp là thông tin chính, tổng quát còn học sinh là thông tin phụ mang tính chất chi tiết thông tin về học sinh trong lớp. B2 - Tạo nguồn thông tin chính/phụ, nguồn thông tin này có thể là Table hay Query Ví dụ để tạo Form hiển thị kết quả học tập của mỗi lớp tương ứng với người dùng chọn thì trong đó lớp là thông tin chính có sẵn tồn tại dạng bảng Table nhưng trong khi đó kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào 2 bảng dữ liệu HOCSINH và DIEM chính vì thể mà thông tin phụ này người dùng phải tạo thêm câu truy vấn. B3 - Xác định các trường thông tin quan hệ giữa nguồn thông tin chính/phụ. Ví dụ LOP là trường thông tin quan hệ giữa table LOP và table HOCSINH. B4 - Tạo form với nguồn thông tin chính – Form Main. B5 - Chèn thành phần Sub Form/Report vào trong Form Main. B6 - Hiệu chỉnh thuộc tính của Sub Form vừa mới chèn vào. Thay đổi các thuộc tính Resource: Chọn dữ liệu từ nguồn thông tin phụ được xác định ở B1 Linked Master Field: điền vào trường thông tin quan hệ có ở nguồn thông tin chính Linked Child Field: điền vào trường thông tin quan hệ có ở nguồn thông tin phụ. 6.3. VÍ DỤ MINH HỌA Tạo form hiển thị chi tiết danh sách các lớp – người dùng chỉ việc chọn lớp tương ứng thì danh sách của lớp đó sẽ xuất hiện. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  73. 7-73 Các gợi ý phân tích khi thực hiện ví dụ: − Nguồn thông tin chính là bảng dữ liệu LOP, dữ liệu này có sẵn không cần phải tạo Query. − Nguồn thông tin phụ là bảng dữ liệu HOCSINH, dữ liệu này có sẵn không cần phải tạo. − Trường thông tin quan hệ giữa 2 bảng dữ liệu này chính là trường LOP, trường LOP này có cả ở bảng dữ liệu LOP và bảng dữ liệu HOCSINH. − Hiệu chỉnh bảng thuộc tính của Sub Form: o Resouce: HOCSINH o Linked Master Field: LOP o Linked Child Field: LOP Tạo form hiển thị chi tiết danh sách các hóa đơn – người dùng chỉ việc chọn mã hóa đơn tương ứng thì chi tiết của hóa đơn được chọn sẽ xuất hiện. Các gợi ý phân tích khi thực hiện ví dụ: − Nguồn thông tin chính là bảng dữ liệu HOADON, dữ liệu này có sẵn không cần phải tạo Query. − Nguồn thông tin phụ là bảng dữ liệu CHITIETHOADON, dữ liệu này có sẵn không cần phải tạo. − Trường thông tin quan hệ giữa 2 bảng dữ liệu này chính là trường MAHD, trường này có cả ở bảng dữ liệu HOADON và bảng dữ liệu CHITIETHOADON. − Hiệu chỉnh bảng thuộc tính của Sub Form: o Resouce: CHITIETHOADON o Linked Master Field: MAHD o Linked Child Field: MAHD 7. KẾT LUẬN Kết thúc bài học các kiến thức và kỹ năng cần phải nắm vững: − Hiểu được bản chất biểu mẫu form là gì ? − Các thao tác thực hiện cơ bản được trên biểu mẫu form như: tạo, xóa, chỉnh sửa các thuộc tính trên form và các thành phần trên form. − Hiểu về bản chất Sub Form, nắm vững các qui trình phân tích cách tạo Sub Form. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  74. 8-74 BÀI 8 - BÁO CÁO – REPORT Mục tiêu bài học: Bài học này trình bày về khái niệm báo cáo report gồm các nội dung sau: − Report là gì ? − Kiến trúc − Thiết kế bằng Wizard − Hiệu chỉnh 1. REPORT LÀ GÌ ? Report còn được gọi là báo cáo hay báo biểu, dùng để thể hiện các thông tin đã được tính toán, thống kê, trình bày dữ liệu theo một số khuôn mẫu có sẵn có hỗ trợ chức năng tùy biến. Kết xuất dữ liệu có thể được xuất trực tiếp trên màn hình, máy in hay lưu thành các dạng tập tin khác nhau, Giữa form và report có nhiều nét tương đồng giống nhau cho nên một số kỹ thuật dùng ở form có thể đem dùng và sử dụng trong report. 2. KIẾN TRÚC Thể hiện bên ngoài các báo cáo report được trình bày theo khổ giấy in để tiện cho việc xuất dữ liệu trực tiếp ra máy in điều này hoàn toàn qui định ràng buộc chặt chẽ về kích thước khác với form được biểu diễn ở mẫu dạng tự do. Hình 8.1 - Minh họa báo cáo report mẫu Về mặt cấu trúc thiết kế thì báo cáo report gồm có 5 thành phần chính: Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  75. 8-75 Hình 8.2 - Minh họa kiến trúc của báo cáo report − Report Header: tiêu đề của báo cáo, phần này được thể hiện ở trang đầu tiên của báo cáo − Report Footer: phần cuối cùng của báo cáo, phần này sẽ được thể hiện ở trang cuối cùng của báo cáo. − Page Header: tiêu đề trang, phần này được thể hiện ở đầu mỗi trang. − Page Footer: phần cuối của trang, trình bày ở cuối mỗi trang. − Detail: trừ phần Page Header, Page Footer thì diện tich giấy còn lại trong báo cáo sẽ được dùng vào cho Detail. Thứ tự xuất hiện của các thành phần trong báo cáo này là Report Header Æ Page Header Æ Detail Æ Report Footer Æ Page Footer. Việc nắm rõ kiến trúc này sẽ giúp ích nhiều cho việc thiết kế và phân bổ nội dung phù hợp. 3. THIẾT KẾ BẰNG WIZARD Bao gồm các bước sau: B1 - Khởi tạo quá trình thiết kế report. Chọn Create Report By Using Wizard hoặc trongt cửa sổ CSDL click chọn New/Report Wizard. B2 - Chọn dữ liệu nguồn cho báo cáo, dữ liệu nguồn có thể là Table hoặc Query. B3 - Chọn danh sách các trường thông tin trong danh sách Available Fields và di chuyển chúng sang danh sách Selected Fields bằng cách click vào nút >, >> hay ngược lại bỏ chọn thì click vào nút <, <<. B4 - Chọn cột để nhóm dữ liệu, nếu cần trình bày báo cáo có thông tin dạng phân cấp. Nếu là báo cáo bình thường thì bỏ qua bước này và click Next. B5 - Chọn cột để eắp xếp dữ liệu theo dạng tăng dần và giảm dần. B6 - Chọn dạng thể hiện dữ liệu. Layout: chọn lựa dạng thể hiện Columnar Tabular Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  76. 8-76 Justified Orientation: chọn hướng giấy Portrait: khổ đứng Landscape: khổ ngang B7 - Chọn mẫu thể hiện dữ liệu Formal Soft Gray Corporate Compact Casual Bold B8 - Đặt tên report Ví dụ tạo báo cáo hiển thị danh sách học sinh theo các bước mẫu trên. 4. HIỆU CHỈNH Để vào được môi trường hiệu chỉnh mẫu báo cáo. Thực hiện các bước chính sau: B1 - Chọn báo cáo muốn hiệu chỉnh B2 - View/Design View 4.1. TEXT BOX TRONG BÁO CÁO Khác với Command Button dùng khá phổ biến trong biểu mẫu Form, trong báo cáo report thì các text box được sử dụng khá phổ biến. Mục đích chính là làm tăng khả năng hiển thị nội dung “động” cho báo cáo. Thực hiện việc chèn một Textbox theo các bước sau: B1 - Mở báo cáo report ở chế độ Design View B2 - Xác định vị trí muốn chèn nội dung “động” B3 - Click chuột phải lên TextBox trong bảng Properties chọn thuộc tính Control Source và gõ vào biểu thức. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  77. 8-77 Hình 8.3 - Minh họa chèn TextBox vào báo biểu report B4 - Chuyển báo cáo report sang chế độ print preview để kiểm tra kết quả thực hiện của biểu thức. Một số biểu thức ví dụ: = "Vĩnh Long, ngày " & Day(Now()) & " tháng " & Month(Now()) & " năm " & Year(Now()) Hiển thị chuỗi Vĩnh Long, ngày tháng năm trong đó sẽ điền vào các thông tin về ngày tháng hiện hành của hệ thống máy tính. = "Trang " & [Page] & " / " & [Pages] Hiển thị Trang 2/4 trong đó 2 là trang hiện hành và 4 là tổng số trang. = [HO] & “ ” & [TEN] Hiển thị chuỗi đầy đủ họ và tên của học sinh = ([TOAN] + [LY] + [HOA] + [VAN])/4 Hiển thị kết quả tính điểm trung bình của học sinh. 4.2. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý Chỉnh sửa kích thước báo cáo Việc điều khiển bề rộng báo cáo sẽ làm cho kích thước thực sẽ không đủ chiều rộng của giấy in và trong trường hợp này sẽ làm cho báo cáo phát sinh trang trống làm mất tính thẩm mỹ và lãng phí giấy Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  78. 8-78 Hình 8.4 - Minh họa lỗi phát sinh khi chỉnh sửa kích thước báo cáo report Kỹ thuật trình bày nội dung Các báo cáo thiết kế theo mẫu văn bản hành chính nên việc thiết kế tương đối khó, người dùng cần phải đầu tư thời gian khi thiết kế. Để có một báo cáo tương đối hoàn chỉnh thì người dùng cần phải trang bị kiến thức dàn trang trong văn bản và sử dụng một số kỹ thuật về đồ họa. Tránh sử dụng quá nhiều màu sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người xem. Hình 8.5 - Minh họa kỹ thuật trình bày nội dung Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  79. 8-79 5. KẾT LUẬN Kết thúc bài học cần phải chốt lại vấn đề sau: − Bản chất của báo cáo report. Các điểm giống và khác nhau chính giữa biểu mẫu form và báo cáo report. − Kỹ thuật trình bày nội dung báo cáo report. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  80. 9-80 BÀI 9 - XỬ LÍ – MACRO Mục tiêu bài học: Bài học cung cấp kiến thức và kỹ thuật quản lý và xử lí tự động công việc bằng các Macro. Nội dung bài học bao gồm: − Macro là gì ? − Môi trường làm việc − Thiết kế − Macro nhóm 1. MACRO LÀ GÌ ? Để cho phát triển thêm các chức năng cho hệ thống, việc sử dụng các trình Wizard vẫn chưa đủ để người dùng phát triển các chức năng mình mong muốn. Muốn phát triển thêm các chức năng thì người dùng phải được trang bị thêm một số kĩ năng về lập trình. May mắn thay, MS Access có trang bị module Macro như là một công cụ thiết kế sẵn hỗ trợ người dùng việc khai báo các thao tác cần xử lí với hệ thống mà không cần phải viết dòng mã lệnh nào !. Macro là một hay một tập hợp các hành động (Action) liên tiếp được định nghĩa và lưu trữ với một tên xác định. Nó cho phép tự động hóa các công việc cần thực hiện, quản lý CSDL một cách dễ dàng, linh động. 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC 2.1. MÀN HÌNH QUẢN LÝ Cũng như trong các bài học trước, người dùng di chuyển đến Tab Macro là có thể tiếp cận với Module này. Hình 9.1 - Minh họa màn hình quản lý macro Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  81. 9-81 Các thao tác thực hiện cũng tương tự với các module được giới thiệu trước đó. Có thể dễ dàng thực hiện các thao tác quản lí cơ sở như: tạo, xóa, và chỉnh sửa. 2.2. MÀN HÌNH THIẾT KẾ Hình 9.2 - Minh họa màn hình thiết kế macro Khi tạo mới một macro thì cửa sổ thiết kế hiển thị, người dùng sẽ cung cấp các thông tin tham số thiết lập cho macro. (1) Action: là nơi người dùng có thể chọn hành động cần thực hiện. (2) Comment: là ghi chú hành động người dùng đã chọn, đây là tùy chọn có thể hay không cần thêm thông tin. (3) Action Agruments: là bảng thuộc tính thiết lập thông tin cho macro tương ứng với hành động đã được chọn. 3. THIẾT KẾ 3.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN B17 - Từ màn hình quản lý Macro chọn New, hệ thống xuất hiện màn hình thiết kế Macro B18 - Trong Action chọn một hành động cần thực hiện. Có thể chọn nhiều hành động tương ứng với nhiều dòng. B19 - Vào File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu Macro vừa tạo. B20 - Sử dụng macro có thể dùng nhiều cách: chạy trực tiếp hoặc chạy gián tiếp macro. Khi sử dụng trực tiếp macro, trong màn hình quản lí người dùng có thể: a. Click chọn macro muốn chạy và vào menu Run/Run. b. Double Click vào macro muốn chạy. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  82. 9-82 Hình 9.3 - Minh họa kết quả chạy của macro MsgBox Tuy nhiên, không phải những macro nào cũng có thể chạy trực tiếp, có một số macro khác khi muốn chạy thì phải nhúng chúng vào trong các đối tượng như Table, Query, Form, Report thì mới thực hiện được. 3.2. NHÚNG VÀO FORM Đế nhúng macro vào trong Form tiến hành các bước sau: B1 - Mở Form muốn chèn macro vào ở chế độ Design View B2 - Dùng thanh ToolBox tạo một Command Button ở chế độ Manual (không dùng Control Wizard) B3 - Click chuột phải trên Button vừa tạo chọn Properties. B4 - Trong Tab Events, tại sự kiện OnClick chọn macro muốn nhúng. B5 - Chuyển Form sang chế độ Form View để kiểm tra. Hình 9.4 - Minh họa nhúng macro vào trong form 3.3. MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG GotoRecord Ý nghĩa: di chuyển mẫu tin Các tham số Object type: kiểu đối tượng Object name: tên đối tượng Record: vị trí (trước, sau, đầu, cuối, mới) Offset: thứ bậc bước nhảy Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  83. 9-83 OpenForm Ý nghĩa: mở một biểu mẫu (Form) Các tham số Form name: Tên biểu mẫu View: hiển thị ở chế độ ( thiết kế, in xem trước, ) Filter name: Tên truy vấn sẽ làm bộ lọc dữ liệu nguồn cho Form Where condition: Điều kiện Để mở Window mode: chế độ cửa sổ OpenReport Ý nghĩa: Mở một báo cáo Các tham số : Report name: Tên Report muốn mở View: Chọn chế độ hiển thị Filter name: tên truy vấn làm bộ lọc Where condition: Điều kiện để mở Report MsgBox Ý nghĩa: xuất hộp thông báo ra màn hình Các tham số Message: nội dung thông báo Beep: (Yes hoặc No) Type: Biểu tương kèm theo Title: tiêu đề cho hộp thoại RunApp Ý nghĩa: chạy ứng dụng Các tham số: Command Line: đường dẫn, tên ứng dụng sẽ thực hiện Save Ý nghĩa: lưu lại một đối tượng Các tham số : Object type: kiểu đối tượng Object name: tên đối tượng Quit Ý nghĩa: thoát khỏi Access Các tham số : Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  84. 9-84 Option: hỏi trước khi thoát, lưu tất cả, không lưu và thoát 4. MACRO NHÓM Các macro đã tạo từ đầu bài học chỉ có 1 Action. Trong khi thực tế thì việc 1 macro có 1 Action như thế quả là rất phí phạm. Giả sử như cần tạo macro để mở tự động 10 form thì chẳng lẽ người dùng tạo ra 10 macro, khi đấy số lượng các macro sẽ tăng trưởng về số lượng và rất khó kiểm soát !. Giải pháp macro nhóm là sẽ tạo ra một nhóm các hành động có cùng chức năng hoặc thao tác xử lí trên cùng đối tượng. Mỗi hành động trong macro nhóm có thể xem như là 1 macro con đơn giản và chúng cũng có 1 cái tên, 1 action tương ứng. Việc tạo macro nhóm cũng hết sức đơn giản, trong màn hình thiết kế Macro chọn View/Macro Name. Đối với mỗi macro con sẽ tiến hành đặt một tên riêng, chọn 1 Action và thực hiện việc thiết lập các thông số tương ứng với các macro đơn. Macro nhóm không thể chạy trực tiếp mà thay vào đó người dùng sẽ phải nhúng chúng vào trong các đối tượng. Trong ví dụ dưới đây, người dùng tạo macro mHocSinh, có tất cả các thao tác có liên quan đến Form Danh Sách Học Sinh. Hình 9.5 - Minh họa cách tạo macro nhóm Trong đó Macro nhóm chính là mHocSinh Các macro con lần lượt là: − mHocSinh.Toi dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh kế tiếp − mHocSinh.Lui dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh trước đó − mHocSinh.Dau dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh đầu tiên − mHocSinh.Cuoi dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh cuối cùng. − mHocSinh.Dong dùng để điều khiển việc đóng lại form Danh Sách Học Sinh. Mỗi hành động này sẽ được gán vào form Danh Sách Học Sinh. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  85. 9-85 Hình 9.6 - Minh họa nhúng macro nhóm vào biểu mẫu form Hoặc là đối với Form Main, loại Form điều khiển chính của chương trình từ Form này người dùng có thể xử lí thông tin và thể hiện trực tiếp trên Form, Report. − mMain.MoFrmDSHS mở form hiển thị danh sách học sinh. − mMain.MoFrmXepLoai mở form hiển thị danh sách học sinh kết quả có kèm theo xếp loại. − mMain.InRptDSHS in danh sách học sinh. − mMain.InRptXepLoai in danh sách xếp loại kết quả học tập của học sinh. 5. KẾT LUẬN Kết thúc bài học, người dùng có khái niệm macro, cách tạo, nhúng và thực hiện macro. Vấn đế mấu chốt là macro dùng chính cho hỗ trợ người dùng, vì chúng ít đòi hỏi các kỹ năng về lập trình phần mềm đối với người dùng, macro thích hợp phát triển ứng dụng CSDL dạng qui mô nhỏ và vừa. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  86. 10-86 BÀI 10 - QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU Mục tiêu bài học: − Bảo vệ CSDL bằng mật khẩu − Quản lý CSDL − Trộn thư − Phát triển ứng dụng 1. BẢO VỆ CSDL BẰNG MẬT KHẨU Khi sử dụng máy tính việc đặt CSDL ở những nơi công cộng sẽ rất dễ bị một số người không phận sự mở lên và thực hiện một số chỉnh sửa kể cả việc xóa đi toàn bộ dữ liệu có trong đấy. Các dữ liệu trong đấy có thể là cả một tài sản của một công ty hay của một doanh nghiệp, những thiệt hại do rò rỉ hoặc mất thông tin là những thứ khó qui thành giá trị tiền bạc. Một máy tính khi hư vẫn chưa làm người dùng “đau đớn” bằng việc mất hết toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng !. Việc thiết lập mật khẩu cho CSDL cũng là điều cần thiết. Người dùng phải cung cấp một chuỗi kí tự được gọi là mật khẩu cho hệ thống kiểm tra trước khi thực hiện các thao tác xử lí có liên quan đến CSDL. 1.1. CÀI ĐẶT MẬT KHẨU Nếu CSDL đang mở thì phải đóng lại. Nếu CSDL được dùng chung trong mạng, tất cả các người đang sử dụng củng phải đóng lại. Trước tiên ta cần phải sao lưu dự phòng cho CSDL. B21 - Mở CSDL cần đặt mật khẩu bằng cách chọn File/Open. Click chọn tên CSDL cần đặt mật khẩu, click vào nút mũi tên ở nút Open chọn Open Exclusive, rồi mở dữ liệu lên như bình thường. Hình 10.1- Minh họa mờ CSDL ở chế độ Exclusive B22 - Đặt mật khẩu cho CSDL Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  87. 10-87 Với một CSDL được mở theo chế độ Exclusive (dùng riêng) sau đó vào Tools/Security/Set Database Password B23 - Nhập mật khẩu Hộp thoại set Database password xuất hiện. Hình 10.2 - Hộp thoại minh họa đặt mật khẩu Trong khung password, gõ vào mật khẩu của mình, khi gõ chỉ thấy hiển thì toàn dấu “*”. Lưu ý password phần biệt chữ hoa và thường nên phải chú ý phím capslock khi gõ. Trong khung Verify gõ lại dòng password để không bị sai rồi nhấp nút OK Nếu 2 dòng password mà ta đánh không giống nhau thì sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Hình 10.3 - Thông báo lỗi khi xác nhận mật khẩu 2 không đúng Nếu 2 dòng password nhập giống nhau thì việc đặt password đã hoàn tất. B24 - Kiểm tra mật khẩu có được đặt chưa. Mở lại CSDL khi đã đặt Password Khi click chọn cơ sở dữ liệu đã được đặt password thì một hộp thoại sau sẽ xuất hiện Hình 10.4 - Minh họa hộp thoại kiểm tra mật khẩu Nếu ta nhập password không đúng thì màn hình sau xuất hiện Hình 10.5 - Minh họa hộp thoại kiểm tra mật khẩu bị sai Nếu ta nhập đúng thì cơ sở dữ liệu được mở lên như cách thường lệ Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9
  88. 10-88 1.2. LOẠI BỎ MẬT KHẨU Muốn bỏ mật khẩu hay thay đổi mật khẩu thì điều đầu tiên cần biết là phải biết được mật khẩu B1 - Mở cơ sở dữ liệu đã được đặt mật khẩu. Khi mở CSDL để loại bỏ mật khẩu thì cũng phải mở ở chế đế độ Open Exclusive. B2 - Nhập mật khẩu để mở CSDL. Phải nhập mật khẩu khi hộp thoại mật khẩu xuất hiện Nếu nhập không đúng thì sẽ nhận được thông báo lỗi còn nhập đúng thì mở CSDL lên theo cách bình thường. B3 - Gỡ bỏ mật khẩu Sau khi mở được cơ sở dữ liệu, chọn Tools/Security/Unset Database Password. B4 - Nhập mật khẫu để xác nhận lại mật khẫu Gõ lại chính xác password, nếu nhập không chính xác thì nhận được thông báo lỗi ngược lại thì đã gỡ bỏ được password. Hình 10.6 - Minh họa màn hình gỡ bỏ mật khẩu 2. QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU 2.1. ĐIỀU CẦN CHÚ Ý Trước khi thay đổi cấu trúc các Table, Report, Form, Macro chúng ta nên sao cơ sở dữ liệu thành 1 bản trước thay đổi. Tất cả các tập tin cơ sở dữ liệu trong MS Access sẽ lớn dần theo thời gian chính vì thế khi di chuyển chúng sang chỗ khác rất bất tiện, để khắc phục điều này chúng ta có 1 số giải pháp sau: − Sử dụng ổ Flash để lưu trữ tập tin, riêng tư, an toàn. − Sử dụng tính năng Compact and Repair Database và dùng trình Winzip, WinRAR để nén lại sau đó lưu tập tin đó vào dĩa mềm. − Sau mỗi lần nhập liệu cho hệ thống hoặc thực hiện những thay đổi tương đối lớn, nên sử dụng tính năng Compact and Repair Database để hệ thống dồn nén lại những chỗ trống dư thừa. − Nếu sử dụng trên máy tính cá nhân thì việc bảo mật không là vấn đề, không nhất thiết chúng ta phải đặt Password, nhưng ở môi trường nhiều người sử dụng thì nên đặt để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long Beta Version 0.9