Giáo trình thiết kế Web - Chương 4: Tổng quan về chế độ màu vẽ

pdf 18 trang phuongnguyen 5100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình thiết kế Web - Chương 4: Tổng quan về chế độ màu vẽ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_web_chuong_4_tong_quan_ve_che_do_mau_ve.pdf

Nội dung text: Giáo trình thiết kế Web - Chương 4: Tổng quan về chế độ màu vẽ

  1. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ MÀU VẼ Flash cung cấp nhiều công cụ, tạo và thay đổi màu trên đối tượng vẽ. Dùng các bảng màu mặc định hoặc bảng màu do bạn tạo ra, bạn có thể chọn một màu để gán màu tô cho đối tượng. Việc áp dụng màu viền cho đối tượng vẽ nên viền ngoài của đối tượng bằng màu đó. Việc áp dụng màu tô cho đối tượng vẽ qua việc tô màu các khoảng trống bên trong của đối tượng bằng màu đó. Khi bạn gán một màu tô cho đối tượng, bạn có thể chọn bất kỳ màu đồng nhất (Solid) nào và bạn có thể chọn kiểu viền và trọng lượng của nét vẽ. Đối với việc tô màu cho đối tượng, bạn có thể áp dụng màu đồng nhất, màu Gradient (chuyển sắc) hoặc màu Bitmap. Đối với việc tô màu bằng Bitmap, bạn phải nhập vào một ảnh Bitmap cho file hiện hành. Ngoài ra bạn cũng có thể gán đường nét vẽ hoặc tô màu trong suốt để tạo ra một đường viền ngoài không có màu tô hoặc chỉ tô màu cho đối tượng mà không có màu ở đường viền ngoài. Bảng Mixer cho phép bạn tạo và hiệu chỉnh màu đồng nhất. Để tạo và hiệu chỉnh màu đồng nhất, bạn có thể dùng bảng Fill. Bạn cũng có thể nhập, xuất, xoá và thay đổi màu có trong bảng palette trong file thông qua bảng Swatches. THAY ĐỔI MÀU VIỀN VÀ CÁC THUỘC TÍNH CHO MÀU TÔ Để xác định màu viền và màu tô, bạn có thể dùng các điều khiển Stroke và Fill trong hộp công cụ, các công cụ Ink Bottle và Paint Bucket hoặc bảng Stroke và bảng Fill. Để xác định loại màu viền, bạn có thể dùng bảng Stroke. Để tạo hay hiệu chỉnh màu tô hoặc ứng dụng màu tô lên ảnh Bitmap, bạn sẽ dùng bảng Fill. Khi bạn dùng các công cụ vẽ và tô để tạo ra các đối tượng mới, các đối tượng này được tô màu với các thuộc tính xác định trong các điều khiển của công cụ Stroke và Fill. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi các thuộc tính màu tô và màu viền cho các đối tượng đang tồn tại. Bảng Stroke và bảng Fill trong Flash Bạn có thể sao chép các thuộc tính màu tô và màu viền từ một đối tượng này sang một đối tượng khác thông qua việc dùng công cụ Eyedropper (ống nhỏ giọt). CÁCH DÙNG CÁC ĐIỀU KHIỂN STROKE VÀ FILL TRONG HỘP CÔNG CỤ Bạn có thể chọn màu viền đồng nhất (Solid), hay màu tô Gradient và bạn cũng có thể chuyển đổi qua lại giữa màu tô và màu viền hay chọn màu tô và màu viền mặc định (màu viền là màu đen và màu tô là màu trắng), bạn có thể dùng các điều khiển Stroke và Fill trong hộp công cụ. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 101 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  2. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Các điều khiển Stroke và Fill trong hộp công cụ thiết lập các thuộc tính tô màu cho các đối tượng mới mà bạn tạo ra dùng công cụ vẽ và tô màu. Để dùng được các điều khiển Stroke và Fill để thay đổi các thuộc tính tô màu cho những đối tượng đang tồn tại, trước hết bạn phải chọn những đối tượng này. Để gán màu tô và màu viền dùng các công cụ điều khiển trong hộp công cụ, bạn hãy thực hiện một trong những bước sau: ♦ Nhấp chuột vào tam giác kế bên hộp màu Stroke hoặc Fill và chọn một màu có trong cửa sổ bảng màu. Màu Gradient có thể chỉ chọn cho màu tô. ♦ Nhập giá trị màu Hex từ hộp ký tự trong cửa sổ bảng màu. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 102 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  3. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 ♦ Nhấp chuột vào nút None trong cửa sổ bảng màu để chọn màu viền và màu tô là trong suốt. Chú ý : Bạn có thể chọn màu viền và màu tô trong suốt cho đối tượng mới, nhưng bạn không thể chọn màu viền và màu tô cho một đối tượng đang tồn tại. Để chọn màu viền và màu tô trong suốt cho đối tượng đang tồn tại ta phải xoá nó trước. ♦ Nhấp chuột vào nút Color Picker trong cửa sổ bảng màu và chọn một màu có trong hộp Color Picker. Nhấp chuột vào nút Color Picker để xuất hiện hộp màu Color Picker ♦ Nhấp chuột vào nút Swap Fill và Stroke trong hộp công cụ để chuyển đổi giữa màu viền và màu tô. ♦ Nhấp chuột vào nút Default Colors trong hộp công cụ để chọn chế độ màu viền và màu tô mặc định (màu tô là trắng và màu viền là đen). TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 103 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  4. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH MÀU VIỀN, LOẠI ĐƯỜNG VIỀN VÀ TRỌNG LƯỢNG NÉT VẼ TRONG BẢNG STROKE Bạn có thể dùng bảng Stroke để thay đổi màu viền, loại đường viền và trọng lượng nét vẽ cho các đối tượng được chọn. Đối với loại đường viền, bạn có thể chọn các loại được tải vào trong Flash hay tạo ra trong mục tùy chọn. Cách chọn một màu viền, loại đường viền và trọng lượng nét vẽ trong bảng Stroke: 1. Chọn trên trình đơn Window > Panels > Stroke. 2. Chọn một màu, nhấp chuột vào biểu tượng hình tam giác kế bên hộp màu Stroke và thực hiện một trong những thao tác sau: ♦ Chọn một màu có trong bảng palette. ♦ Nhập giá trị màu Hex trong hộp ký tự. ♦ Nhấp chuột vào nút None để màu nét vẽ là trong suốt. ♦ Nhấp chuột vào nút Color Picker và chọn một màu có trong bảng Color Picker. 3. Chọn loại đường viền, nhấp chuột vào tam giác kế bên trình đơn dọc và chọn một tùy chọn có trong trình đơn này. Để tạo ra một loại tùy chọn, chọn trong trình đơn Custom trong trình đơn tại góc phải phía trên của bảng Stroke sau đó chọn các tùy chọn trong hộp thoại Line Style và nhấp chuột vào nút OK. Nhấp chuột vào biểu tượng hình tam giác để chọn các loại đường viền có trong bảng Stroke Nhấp chuột vào biểu tượng tam giác tại góc phải phía trên để tạo ra các tùy chọn trong bảng Line Style TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 104 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  5. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Bảng Line Style tạo ra các đường viền tùy chọn Chú ý : Chọn một đường viền khác ngoài kiểu Solid có thể làm tăng kích thước file. Bảng Line Style với tùy chọn là Hatched 4. Chọn loại trọng lượng nét vẽ, nhấp chuột vào biểu tượng hình tam giác kế trình đơn dọc Weight và thiết lập con trượt với giá trị mong muốn. LÀM VIỆC VỚI CÁCH TÔ MÀU SOLID, GRADIENT VÀ BITMAP TRONG BẢNG FILL Bạn có thể dùng bảng Fill để chọn một chế độ tô màu trong suốt hoặc tô màu đồng nhất (Solid), màu Gradient hoặc màu ảnh Bitmap. Ngoài ra bảng Fill cũng cho phép bạn tạo và hiệu chỉnh vùng tô màu Gradient. Bạn có thể gán đặt màu Bitmap qua việc dùng các ảnh Bitmap nhập vào trong file hiện hành. Gán chế độ tô màu trong suốt dùng bảng Fill: Chọn trên trình đơn Window > Panels > Fill. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 105 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  6. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Chọn lệnh None trên trình đơn Fill. Chú ý : Bạn chỉ có thể áp dụng một chế độ tô màu trong suốt cho một đối tượng mới nhưng không thể gán màu trong suốt thay thế màu đang tồn tại và xoá nó. Đổ màu tô Solid dùng bảng Fill: Chọn trong trình đơn Window > Panels > Fill. Chọn tiếp lệnh Solid trong trình đơn Fill. Nhấp chuột vào biểu tượng hình tam giác kế hộp màu Fill và thực hiện một trong những thao tác sau đây: 1. Kéo chuột chọn một màu có trong bảng palette. 2. Hoặc nhập vào giá trị màu Hex trong hộp ký tự. 3. Hoặc nhấp chuột vào nút Color Picker trong cửa sổ màu và chọn một màu có trong hộp màu Color Picker. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 106 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  7. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 1. Gán, tạo hoặc hiệu chỉnh một màu tô Gradient dùng bảng Fill: 1. Chọn trong trình đơn Window > Panels > Fill. 2. Chọn một trong những bước sau có trong trình đơn Fill: Linear Gradient tạo ra màu Gradient với bóng từ điểm đầu cho đến điểm cuối cùng trong một đường thẳng. Radial Gradient tạo ra màu Gradient với bóng từ điểm đầu cho đến điểm cuối cùng trong một đường tròn. 3. Nhấp chuột vào hộp màu Fill trong hộp công cụ và chọn một màu Gradient có trong bảng palette. 4. Bạn có thể thay đổi một màu trong vùng màu Gradient được chọn bằng cách nhấp chuột vào một trong những con trỏ bên dưới thanh xác định màu Gradient trong bảng Fill và sau đó nhấp chuột vào hộp màu xuất hiện kế bên thanh xác định màu để chọn một màu. Thêm vào một con trỏ vào dãi màu Gradient bằng cách nhấp chuột vào bên dưới thanh xác định màu Gradient. Sau đó chọn một màu cho con trỏ mới như đã mô tả trong bước 4. Con trỏ màu Gradient 5. Bạn có thể bỏ một con trỏ màu ra khỏi bảng màu Gradient bằng cách kéo con trỏ ra khỏi thanh xác định màu. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 107 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  8. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 6. Nhấp chuột vào biểu tượng hình tam giác tại góc phải phía trên để lưu lại một màu Gradient và chọn lệnh Add Gradient có trong trình đơn. Sau đó màu gradient được thêm vào bảng Swatches. Sử dụng bảng Fill gán màu tô Bitmap: 1. Chọn trong trình đơn Window > Panels > Fill. 2. Chọn mục Bitmap có trong trình đơn Fill. 3. Nhấp chuột vào một Bitmap trong cửa sổ Fill, biểu tượng xuất hiện trong bảng Fill. Bạn có thể thay đổi một màu tô Bitmap sử dụng công cụ Paint Bucket. CÁCH DÙNG CÔNG CỤ PAINT BUCKET Công cụ Paint Bucket tô các vùng màu vào xung quanh. Nó có thể tô màu các vùng rỗng và thay đổi màu của vùng được tô. Bạn có thể tô với màu Solid, Gradient hoặc màu Bitmap. Bạn có thể dùng công cụ Paint Bucket để tô màu các vùng khác nhau hoàn toàn và có thể xác định rằng Flash đóng kín tất cả các lỗ hổng trong đường viền ngoài khi bạn dùng công cụ Paint Bucket. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng công cụ Paint Bucket để hiệu chỉnh kích thước, hướng xoay và tâm của vùng tô màu Bitmap hay Gradient. Chú ý : Khi bạn xác định một vùng tô màu Bitmap bằng công cụ Paint Bucket, tất cả các vùng màu tô Bitmap cũng thay đổi theo không chỉ là vùng tô màu chọn hiện hành. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 108 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  9. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Cách dùng công cụ Paint Bucket để tô màu một vùng: 1. Chọn công cụ Paint Bucket . 2. Chọn một màu tô và loại màu tô. 3. Nhấp chuột vào mục Gap Size trong vùng công cụ bổ sung bên dưới bảng công cụ và chọn một trong những tùy chọn Gap Size sau : ♦ Chọn mục Don't Close Gaps nếu bạn không muốn đóng các lỗ hổng bằng tay trước khi tô màu đối tượng đó. Việc đóng các lỗ hổng có thể làm cho việc tô màu nhanh hơn khi vẽ các đường nét phức tạp. ♦ Chọn tùy chọn Close, Flash sẽ tô đầy màu các hình đối tượng có lỗ hổng. (Small : nhỏ, Medium : trung bình, Large : lớn) 4. Nhấp chuột vào đối tượng hay vùng bạn muốn tô màu. Hiệu chỉnh vùng tô màu Gradient hay Bitmap bằng công cụ Paint Bucket: 1. Chọn công cụ Paint Bucket. 2. Nhấp chuột vào vùng công cụ bổ sung chọn Transform Fill. 3. Nhấp chuột vào vùng được tô màu Gradient hay Bitmap. Khi bạn chọn màu tô là màu Gradient hay Bitmap để hiệu chỉnh, điểm chính giữa và hộp viền xung quanh nó xuất hiện cùng với các handle điều khiển nó. Khi con trỏ đưa ngang qua các handle này, con trỏ thay đổi hình dáng thể hiện chức năng của từng handle tại các góc. Nhấn phím Shift để cố định hướng tô màu Linear Gradient với góc 450. 4. Thay đổi hình dạng màu tô Gradient hay màu tô Bitmap theo bất kỳ cách nào sau đây: 1. Định vị chính giữa tâm của vùng tô màu Gradient hay Bitmap bằng cách dùng chuột kéo điểm chính giữa này theo hướng bất kỳ. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 109 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  10. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 2. Thay đổi độ rộng của vùng màu tô Gradient hay Bitmap bằng cách kéo handle vuông tại đường biên hộp. (Tùy chọn này làm thay đổi kích thước của vùng tô màu, không làm thay đổi kích thước của đối tượng). 3. Kéo chiều cao của vùng màu tô Gradient hoặc Bitmap bằng cách kéo handle vuông bên dưới đường biên hộp. 4. Xoay vùng màu tô Gradient hoặc Bitmap bằng cách kéo handle xoay tròn tại góc. Bạn cũng có thể kéo handle thấp nhất trong vòng biên tròn của màu tô Gradient hoặc màu fill. 5. Thay đổi tỉ lệ màu tô Linear Gradient hoặc màu tô bằng cách kéo handle vuông tại tâm của đường biên hộp. 6. Thay đổi bán kính của vùng màu tròn bằng cách kéo handle tròn chính giữa trong đường biên tròn. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 110 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  11. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 7. Làm xiêng hoặc nghiêng vùng màu tô về một phía trong một đối tượng bằng cách kéo một handle tròn trên cùng hoặc bên phải của biên hộp. 8. Xếp kề các ảnh Bitmap vào bên trong một đối tượng bằng cách thay đổi tỉ lê màu tô. Chú ý : Để có thể thấy được tất cả các handle khi làm việc với các vùng màu tô lớn hay vùng tô màu đóng các góc trong vùng Stage, bạn có thể chọn trình đơn View > Work Area. CÁCH DÙNG CÔNG CỤ INK BOTTLE Bạn có thể dùng công cụ Ink Bottle để thay đổi vùng màu tô, độ rộng đường thẳng, kiểu đường vẽ hay đường viền của đối tượng. Bạn có thể gán màu tô ở chế độ Solid không phải màu tô ở chế độ Gradients hay Bitmap vào đường thẳng hoặc đường viền ngoài của đối tượng. Để sử dụng công cụ Ink Bottle tốt nhất, bạn nên chọn từng đường thẳng riêng biệt làm cho nó thay đổi các thuộc tính nét vẽ trên nhiều đối tượng cùng lúc một cách dễ dàng. Cách dùng công cụ Ink Bottle: 1. Chọn công cụ Ink Bottle. 2. Chọn màu viền như đã mô tả trong mục “Cách dùng các điều khiển Stroke và Fill trong hộp công cụ”. 3. Chọn loại đường thẳng và độ rộng của đường thẳng đó trong bảng Stroke. Ảnh minh họa bên cạnh lúc đầu với đường viền có màu đen. 4. Nhấp chuột vào một đối tượng trong vùng Stage để gán vùng màu viền cần thay đổi. Ảnh bên cạnh dùng màu đỏ để tô đường viền mũi tên. CÁCH DÙNG CÔNG CỤ EYEDROPPER Bạn có thể dùng công cụ Eyedropper để sao chép các thuộc tính màu tô và màu vẽ từ một đối tượng này và gán sang một đối tượng khác ngay lập tức. Công cụ Eyedropper cũng cho phép bạn lấy mẫu một ảnh Bitmap để tô màu cho đối tượng. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 111 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  12. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Dùng công cụ Eyedropper để sao chép và gán các thuộc tính màu tô và màu vẽ: 1. Chọn công cụ Eyedropper và nhấp chuột vào vùng màu vẽ hoặc màu tô mà bạn muốn gán sang vùng màu vẽ hoặc màu tô khác. Khi bạn nhấp chuột chọn một màu vẽ, công cụ tự động biến đổi sang công cụ Ink Bottle. Trong khi bạn nhấp chuột chọn vào vùng màu tô, công cụ Eyedropper này tự động biến đổi sang công cụ Paint Bucket và công cụ bổ sung Lock Fill được mở ra. Bạn có thể xem mục “ Cách khoá vùng màu tô Gradient hoặc Bitmap”. Ảnh bên trái cho thấy công cụ Eyedropper được chọn và sau khi nhấp chuột vào vùng màu tô, công cụ Eyedropper tự động chuyển đổi thành công cụ Paint Bucket với chế độ Lock Fill Ảnh bên trái cho thấy công cụ Eyedropper được chọn và sau khi nhấp chuột vào vùng màu tô, công cụ Eyedropper tự động chuyển đổi thành công cụ Ink Bottle 2. Nhấp chuột vào vùng màu tô và vùng màu vẽ khác để áp dụng các thuộc tính mới. CÁCH KHOÁ VÙNG MÀU TÔ GRADIENT HOẶC BITMAP TRONG VÙNG STAGE Bạn có thể khoá vùng màu tô Bitmap hay Gradient để làm cho vùng màu tô xuất hiện đầy vùng Stage và tất cả các đối tượng được vẽ bằng tô màu là lớp mặt nạ hiển thị màu tô Gradient hay Bitmap bên dưới. Khi chọn công cụ bổ sung Lock Fill bằng công cụ Brush hoặc Paint Bucket và vẽ bằng công cụ này. Ảnh màu bitmap hay gradient đổ đầy vào đối tượng bạn vẽ trên Stage. Dùng công cụ bổ sung Lock Fill tạo ra vùng màu tô Gradient hay Bitmap đơn lẻ đang được gán để tách biệt từng đối tượng trong vùng Stage. Cách dùng một màu tô Gradient hoặc Bitmap bị khoá: 1. Chọn công cụ Brush hay Paint Bucket và chọn vùng màu tô Gradient hoặc Bitmap. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 112 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  13. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Dùng ảnh Bitmap làm màu tô bằng cách chọn từng phần trong vùng màu tô Bitmap và sử dụng công cụ Eyedropper để chọn màu tô Bitmap trước khi chọn công cụ Brush hoặc Paint Bucket. 2. Nhấp chuột vào vùng công cụ bổ sung chọn Lock Fill . 3. Trước hết hãy tô màu nơi bạn muốn đặt làm tâm màu tô và sau đó di chuyển sang các vùng khác. TẠO VÀ HIỆU CHỈNH CÁC MÀU SOLID DÙNG BẢNG MIXER Bạn có thể dùng bảng Mixer để tạo và hiệu chỉnh màu Solid. Nếu bạn chọn một đối tượng trong vùng Stage, các vùng màu bổ sung có trong bảng Mixer sẽ gán màu đó vào trong vùng chọn. Bạn có thể chọn một màu có trong bảng palette hoặc tạo ra một màu mới. Bạn có thể chọn nhiều màu trong chế độ màu RGB hoặc chế độ màu Hex hoặc xác định các giá trị màu Alpha để xác định cấp độ trong suốt màu. Dùng bảng mixer tạo và hiệu chỉnh các màu solid. 1. Chọn trên trình đơn Window > Panels > Mixer. 2. Để chọn một chế độ màu hiển thị, bạn hãy chọn RGB (chế độ thiết lập mặc định), HSB hoặc Hex trong trình đơn phụ tại góc phải phía trên trong bảng Mixer. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 113 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  14. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 3. Nhấp chuột vào hộp màu Stroke hay Fill để xác định các thuộc tính màu được bổ sung. Nếu bạn chọn một đối tượng có màu tô là Gradient, hộp màu Fill sẽ hiển thị màu Gradient. Để thay thế màu Gradient trong vùng chọn là màu Solid, bạn hãy nhấp chuột trong hộp màu Fill và chọn một màu tô là Solid như mô tả trong bước 4 bên dưới. Nếu bạn đang hiệu chỉnh màu tô Gradient hiện hành trong bảng màu Fill, bảng Mixer sẽ hiển thị hộp màu ủy nhiệm và sẽ hiển thị màu khi bạn chọn màu tại bảng hiệu chỉnh màu Fill. Để kết thúc vùng hiệu chỉnh màu Gradient, bạn nhấp chuột vào một chấm màu có trong bảng Mixer. 4. Thực hiện một trong những thao tác sau đây: ♦ Nhấp chuột vào hộp màu Stroke hoặc Fill và chọn một màu có trong cửa sổ bảng màu. ♦ Nhấp chuột vào thanh màu bên dưới bảng Mixer để chọn một màu. ♦ Nhập giá trị trong các hộp giá trị màu: giá trị Red, Green và Blue để hiển thị màu RGB. Giá trị màu Hue, Saturation và Brightness để hiển thị màu HSB hoặc giá trị Hex để hiển thị màu giá trị Hex. Nhập vào giá trị màu Alpha để xác định độ màu trong suốt có giá trị mờ từ 0 đến 100. ♦ Nhấp chuột vào nút Default Stroke and Fill để chọn chế độ thiết lập màu mặc định (màu đen trắng). TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 114 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  15. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 ♦ Nhấp chuột vào nút Swap Color để chuyển đổi giữa màu tô và màu viền. ♦ Nhấp chuột vào nút nil để chọn màu trong suốt. Chú ý : Bạn có thể áp đặt màu viền hay màu tô trong suốt cho đối tượng mới nhưng không được áp đặt cho đối tượng đã có màu tô hoặc màu viền trước đó. Thay vì bạn có thể xoá màu chọn tồn tại đó. Bạn có thể thêm vào màu trong danh sách bảng màu tại bảng Mixer cho file hiện hành bằng cách chọn trên tam giác tại góc phải phía trên trong bảng Mixer lệnh Add Swatch. Bảng Mixer THAY ĐỔI BẢNG PALETTE MÀU Mỗi file trong Flash chứa mỗi bảng palette màu riêng, được lưu trong file Flash. Flash hiển thị một bảng palette bảng màu với các file mẫu để giúp cho việc chỉnh sửa màu tô, màu viền, và loại màu có trong bảng Swatches. Bảng palette màu mặc định là bảng palette màu Web safe có 216 màu. Bạn có thể thêm nhiều màu vào trong bảng palette màu hiện hành sử dụng bảng Mixer. Bạn có thể dùng bảng Swatches để nhập, xuất và thay đổi bảng palette màu của một file. Bạn cũng có thể sao chép, loại bỏ nhiều màu có trong bảng palette, thay đổi bảng palette màu mặc định, tải lại bảng palette màu Web-safe nếu bạn đã thay thế nó hoặc sắp xếp bảng palette sang màu Hue. Bạn có thể nhập và xuất cả bảng màu Solid và Gradient giữa các file trong Flash cũng như giữa chương trình Flash và các chương trình ứng dụng khác như Macromedia Fireworks và Adobe Photoshop. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 115 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  16. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 SAO CHÉP HOẶC LOẠI BỎ CÁC MÀU CÓ TRONG BẢNG PALETTE Bạn có thể sao chép hoặc xoá từng màu hay xoá tất cả các màu có trong bảng palette. Sao chép hoặc xoá một màu có trong bảng palette: 1. Chọn trong trình đơn Window > Panels > Swatches. 2. Nhấp chuột vào vùng màu mà bạn muốn sao chép hay xoá. 3. Chọn lệnh Duplicate Swatch hoặc lệnh Delete Swatch có trong trình đơn phụ tại góc phải trên trong bảng Swatches. Cách xoá tất cả các màu có trong bảng palette: Trong bảng Swatches, chọn lệnh Clear Colors có trong trình đơn phụ tại góc phải trên trong bảng Swatches. Lúc này tất cả các màu sẽ bị xoá khỏi bảng palette ngoại trừ màu trắng và màu đen. DÙNG BẢNG PALETTE MẶC ĐỊNH VÀ BẢNG PALETTE WEB-SAFE Bạn có thể lưu lại bảng palette hiện hành như là bảng mặc định, thay thế bảng palette hiện hành bằng bảng palette mặc định hoặc tải về bảng palette Web-safe để thay thế bảng palette hiện hành. Tải về hoặc lưu bảng palette mặc định: Trong bảng Swatches, chọn một trong những lệnh sau đây có trong trình đơn tại góc phải trên. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 116 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  17. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Lệnh Load Default Colors thay thế bảng palette hiện hành bằng bảng palette mặc định. Lệnh Save as Default lưu lại bảng palette màu hiện hành để làm bảng palette mặc định. Bảng mặc định mới được dùng khi bạn tạo ra file mới. Tải về bảng palette màu Web-safe 216 : Trong bảng Swatches, chọn lệnh Web 216 trong trình đơn phụ tại góc phải trên. SẮP XẾP BẢNG PALETTE Để định vị các vùng màu dễ nhìn hơn, bạn có thể sắp xếp các màu trong bảng palette theo màu Hue. Sắp xếp các màu trong bảng palette: Trong bảng Swatches, chọn lệnh Sort by Color trong trình đơn phụ tại góc phải trên. NHẬP VÀ XUẤT CÁC BẢNG MÀU PALETTE Để nhập và xuất cả màu RGB và màu Gradient giữa các file trong Flash, bạn dùng file Flash Color Set (file CLR ). Bạn có thể nhập và xuất các bảng palette màu RGB dùng file Color Table (file ACT) có thể được dùng với các chương trình ứng dụng Macromedia Fireworks và Adobe Photoshop. Ngoài ra bạn có thể nhập các bảng palette màu nhưng không phải là màu Gradient có trong file GIF. Bạn không thể nhập hay xuất màu Gradient trong file ACT. Nhập một bảng palette màu: 1. Trong bảng Swatches, chọn một trong những lệnh sau đây có trong trình đơn phụ tại góc phải phía trên: Thêm các màu được nhập vào trong bảng palette hiện hành, bạn hãy chọn lệnh Add Colors. Thay thế bảng palette hiện hành bằng bảng các màu được nhập vào, chọn lệnh Replace Colors. 2. Tìm file mong muốn mở sau đó nhấp chuột vào nút Open để chọn nó. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 117 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  18. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4 Xuất một bảng palette màu: 1. Trong bảng Swatches, hãy chọn lệnh Save Colors có trong trình đơn phụ tại biểu tượng hình tam giác ở góc phải phía trên. 2. Hộp thoại Export Color Swatch xuất hiện, tại đây bạn nhập tên vào cho bảng palette màu. 3. Đối với lệnh Save As Type (trong Windows) hoặc Format (trong Macintosh), chọn tùy chọn Flash Color Set hoặc Color Table. Sau đó nhấp chuột chọn nút Save. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 118 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY