Giáo trình thiết kế Web - Chương 12: Cách tạo các đoạn phim có thể in ra

pdf 11 trang phuongnguyen 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình thiết kế Web - Chương 12: Cách tạo các đoạn phim có thể in ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_web_chuong_12_cach_tao_cac_doan_phim_co.pdf

Nội dung text: Giáo trình thiết kế Web - Chương 12: Cách tạo các đoạn phim có thể in ra

  1. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 CÁCH TẠO CÁC ĐOẠN PHIM CÓ THỂ IN RA TỔNG QUAN VỀ VIỆC TẠO RA CÁC ĐOẠN PHIM (MOVIE) CÓ THỂ IN ĐƯỢC Một khi bạn đã thiết lập sự tương tác trong đoạn phim Flash Movie, bạn có thể thiết lập một số frame nào đó có thể in được để người dùng có thể in chúng ra ngoài trong Flash Player. Bạn có thể dùng thuộc tính Print trong Flash Player để in những mẫu catalog, giấy quảng cáo, mẫu thông tin, giấy biên nhận, hoá đơn hoặc các tài liệu khác trong Flash Movie. Flash Player in ra nội dung của Flash như ảnh ở chế độ vector graphic với độ phân giải cao có sẵn trong các máy in và các thiết bị xuất khác. Việc in ra các ảnh đồ họa vector sẽ làm thay đổi tỉ lệ ảnh trong Flash để nó có thể in ra ảnh rõ nét hơn với bất kỳ kích thước nào mà không cần có hiệu ứng điểm ảnh pixel xảy ra khi in ra ảnh có độ phân giải thấp. Việc in các đoạn phim trong Flash Player sẽ có nhiều ưu điểm hơn thay vì in ra trong trình duyệt. Bạn có thể thực hiện theo những cách chỉ dẫn sau đây: Xác định các frame trong Flash có thể in ra ngoài. Điều này cho phép bạn tạo ra các Layout (trình bày) thích hợp để in và bảo vệ tài liệu không được phép in. Xác định vùng in cho các frame. Xác định các frame được in là ảnh vectors (độ phân giải chiếm ưu thế) hoặc ảnh Bitmap (duy trì hiệu ứng màu và chế độ trong suốt cho ảnh). Gán action Print để in các frame từ các đoạn Movie Clip cho dù các đoạn Movie Clip không hiển thị. VIỆC CHUẨN BỊ CÁC ĐOẠN PHIM ĐỂ IN Để thiết lập công việc in trong Flash Player, bạn có thể thiết lập các frame và các vùng in trong các frame đó để chuẩn bị cho việc in sau này. Để người dùng có thể điều khiển việc in ấn tốt nhất, bạn hãy nhớ những điều sau đây khi bạn thiết lập các đoạn phim và đoạn Movie Clip: Hiện chỉnh trang layout trong bất kỳ frame nào mà bạn sẽ chỉ định để thích hợp cho thiết bị in. Flash Player in ra tất cả các đối tượng, Symbol, ảnh Bitmap, khối ký tự và vùng văn bản. Bộ điều khiển máy in trong Flash Player sử dụng tab HTML thiết lập Dimension (kích thước), Scale (tỉ lệ), và Alignment (canh hàng) trong hộp thoại Publish Settings. (chọn lệnh File > Publish Settings để mở). Bạn có thể sử dụng các chế độ này để thiết lập các điều khiển cho việc in. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 274 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  2. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 Các frame được chọn in ra khi chúng xuất hiện trong Symbol của các đoạn Movie Clip. Bạn có thể cho phép người dùng in ra một đoạn Movie Clip không hiển thị trong trình duyệt bằng cách thiết lập thuộc tính _visible là false sử dụng bảng Actions. Việc thay đổi các thuộc tính của đoạn Movie Clip với Action chọn là Set Property, Tween (chuyển động biến đổi) bất kỳ công cụ biến đổi nào cũng không làm ảnh hưởng đến việc in đoạn Movie Clip. Đối với việc in ra đoạn Movie Clip, nó phải ở trong vùng Stage hoặc vùng làm việc và phải có một tên Instance. Tất cả các thành phần đối tượng phải được nạp vào đầy đủ. Bạn có thể dùng thuộc tính _framesloaded hoặc Action If Frame Is Loaded để kiểm tra nội dung in ra có được truy cập hay không . XÁC ĐỊNH NHỮNG FRAME CÓ THỂ IN Theo mặc định, tất cả các frame xác định trong Timeline có thể in. Chẳng hạn như bạn có thể muốn giới hạn số lượng frame có thể in nếu bạn có một loạt hoạt cảnh chuyển động dài nhiều frame. Bạn có thể xác định các frame đặc biệt trong các đoạn phim để chỉ in ra những frame đó, trong khi đó các frame không xác định sẽ không in ra. Bạn phải dán nhãn các frame xác định in. Xác định các frame in: 1. Mở hoặc kích hoạt đoạn phim bạn muốn xuất. 2. Nếu bảng Frame chưa hiển thị trên màn hình, bạn hãy chọn trên trình đơn Modify > Frame. 3. Chọn frame mong muốn trong Timeline bạn muốn thực hiện công việc in. 4. Trong bảng Frame, tại mục Label nhập vào ký tự #p để xác định frame in ra. 5. Lặp lại từ bước 3 đến bước 4 cho mỗi frame bạn muốn xác định để in. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 275 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  3. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 XÁC ĐỊNH VÙNG IN Theo mặc định, vùng Stage của đoạn phim xác định vùng in. Bất kỳ đối tượng nào nằm ngoài vùng Stage sẽ bị cắt bỏ, không được in. Các đoạn phim tải về sử dụng kích thước vùng Stage riêng, không phải kích thước Stage của đoạn phim chính. Bạn có thể thiết lập 3 vùng in khác nhau: Trong cả trình đơn ngữ cảnh Flash Player lẫn Action Print Action, bạn có thể xác định đường hộp viền để tạo vùng in cho tất cả các frame bằng cách chọn một đối tượng trong một frame để tạo đường hộp viền. Tùy chọn này rất có ích nếu bạn muốn in một trang dữ liệu đầy đủ của một Web banner (băng rôn). Với Action Print, bạn có thể dùng đường biên hộp ghép lại của tất cả các frame có thể in trong thanh thước Timeline để tạo vùng in — ví dụ, để in ra nhiều frame có cùng một điểm khai báo. Sử dụng đường biên hộp ghép chung lại sau đó chọn tùy chọn Max trong tham số Action Print. Với Action Print, bạn có thể thay đổi vùng in cho mỗi Frame, thay đổi kích thước của từng đối tượng để thích hợp với vùng in — ví dụ, trong mỗi Frame các đối tượng có kích thước khác nhau phủ đầy trang in. Thay đổi đường hộp viền cho mỗi Frame, sử dụng tùy chọn Frame trong tham số Action Print. Xác định một vùng in: 1. Mở Frame của đoạn phim bạn sẽ thiết lập để in. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 276 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  4. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 2. Chọn một Frame mà bạn chưa xác định lệnh Print bằng nhãn Frame #p. Bạn có thể chọn Frame tiếp theo sau một Frame có nhãn #p. 3. Tạo một đối tượng trong vùng Stage có kích thước in ra mong muốn. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn một Frame có đối tượng thích hợp với vùng in để dùng làm đường biên hộp. 4. Chọn Frame trong thanh thước Timeline có đối tượng bạn sẽ dùng làm đường biên hộp. 5. Nếu bảng Frame chưa hiển thị trên màn hình, bạn hãy chọn trên trình đơn Modify > Frame. 6. Trong bảng Frame, nhập vào ký tự #b để xác định đối tượng được chọn để làm đường biên hộp cho vùng in. Bạn có thể nhập vào chỉ một nhãn #b trên Timeline, tùy chọn này giống như việc chọn tùy chọn Bounding là Movie trong action Print trong mục Action. THAY ĐỔI MÀU NỀN IN Flash Player in màu nền Background thiết lập trong hộp thoại Movie Properties. Bạn có thể thay đổi màu nền chỉ cho các Frame được in bằng cách đặt một đối tượng màu trong Layer thấp nhất của Timeline được in. Thay đổi màu nền in : 1. Đặt một đối tượng tô màu phủ lên trong vùng Stage trong Layer thấp nhất của Timeline sẽ in. 2. Chọn đối tượng và chọn lệnh Modify > Movie. Chọn một màu nền in ra ngoài tại hộp màu Background Color. Sau khi chọn màu sẽ làm thay đổi trên màu nền Background của toàn đoạn phim bao gồm đoạn Movie Clip và đoạn phim nạp vào. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 277 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  5. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 3. Chọn các tùy chọn sau đây: Để in ra màu nền của đoạn phim, bảo đảm rằng Frame bạn chứa đối tượng được xác định để in. Để được hướng dẫn thêm, bạn có thể chọn mục “Xác định các Frame để in”. Giữ lại một màu nền khác cho các Frame không được in, lập lại bước 2 và 3 sau đó đặt đối tượng vào trong Layer thấp nhất trên thanh thước Timeline trong các Frame chưa được xác định in ra. VÔ HIỆU HOÁ CÔNG VIỆC IN Nếu bạn muốn các Frame trong thanh thước Timeline chính không được in ra, bạn có thể dán nhãn tên cho Frame đó là !#p để tạo cho các Frame đó không thể in ra được. Việc dán nhãn một Frame với ký hiệu là !#p sẽ làm cho toàn bộ đoạn phim đó không in được và làm mờ lệnh Print trong trình đơn Flash Player. Ngoài ra bạn có thể loại bỏ trình đơn trong Flash Player. Nếu bạn loại bỏ công việc in, bạn có thể vẫn còn in các Frame dùng lệnh Print trong trình duyệt. Vì lệnh này là một thuộc tính của trình duyệt vì vậy bạn không thể điều khiển hoặc dùng Flash xoá nó được. Làm vô hiệu hoá việc in trong trình đơn Flash Player bằng cách làm mờ lệnh Print: 1. Mở hoặc kích hoạt đoạn phim bạn muốn xuất. 2. Nếu bảng Frame chưa hiển thị trên màn hình, bạn hãy chọn trên trình đơn Modify > Frame để hiển thị nó. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 278 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  6. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 3. Chọn keyframe đầu tiên trong Timeline. 4. Trong bảng Frame, nhập vào mục Label với ký tự !#p để xác định Frame đó không được in. Bạn chỉ cần xác định nhãn !#p để làm mờ lệnh Print trong trình đơn. Chú ý : Lần lượt bạn chọn một frame trống và dán nhãn với ký tự #p để ngăn chúng không cho in ra trong trình đơn Flash Player. Làm mất khả năng in ra bằng cách loại bỏ trình đơn trong Flash Player: 1. Mở hoặc kích hoạt đoạn phim bạn muốn xuất. 2. Chọn trên trình đơn File > Publish Settings. 3. Chọn tab HTML và chọn lại Display Menu. 4. Sau đó nhấp chuột vào nút OK. THÊM VÀO MỘT ACTION PRINT Bạn có thể thêm vào một Action Print cho một nút hoặc các đối tượng khác trong đoạn phim để cho phép người dùng in đoạn phim này. Bạn có thể gán Action Print cho Button, Frame hoặc đoạn Movie Clip. Nếu bạn gán một Action Print cho một Frame, Action đó sẽ thực hiện khi đầu playhead chạy đến Frame đã xác định. Action Print cho phép bạn in các Frame trong những đoạn Movie Clip khác ngoài các Frame trên thanh thước Timeline. Mỗi Action Print chỉ thiết lập một công việc in trên Timeline nhưng Action sẽ cho phép bạn xác định số Frame trong Timeline để in. Nếu bạn gắn nhiều Action Print cho một nút hoặc một Frame, hộp thoại Print xuất hiện cho mỗi Action đó thực hiện. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 279 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  7. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 Gán một Action Print cho một Button, Frame hoặc đoạn Movie Clip: 1. Mở các frame của đoạn phim bạn thiết lập để in. 2. Chọn keyframe mong muốn trong Timeline mà bạn muốn có thể in ra và bảo đảm rằng frame đó đã có nhãn #p. Nếu bạn không xác định frame để in thì theo mặc định tất cả các frame sẽ được in. 3. Chọn frame, Instance Button hoặc Instance Movie Clip mà bạn sẽ gán Action Print. Mỗi Action Print chỉ thiết lập một Timeline có thể in. 4. Chọn trên trình đơn Window > Actions để hiển thị bảng Actions. 5. Trong danh sách Toolbox, nhấp chuột vào danh mục Actions để hiển thị Action và nhấp đúp chuột vào chọn Action Print. Flash sẽ chèn Action Print vào trong danh sách Actions. 6. Đối với mục Print, chọn kiểu in cho frame là Vector hay Bitmap: As Vectors in ra các frame có chất lượng cao nhưng không có độ trong suốt. Các đối tượng có hiệu ứng trong suốt và màu không thể in ra với kiểu chọn này. (Máy in không thể hiểu Channel Alpha xác định hiệu ứng cho dữ liệu Vector.) As Bitmap in ra hiệu ứng màu và trong suốt trong Channel Alpha. Tùy chọn này có thể in ra máy in có độ phân giải cao nhất. 7. Xác định Timeline của đoạn phim in ra, chọn tùy chọn Location: TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 280 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  8. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 Level : Xác định chỉ số mức độ của Timeline hoặc đoạn phim được nạp về. Sử dụng biểu thức để xác định cấp độ, chọn Expression và nhập vào một biểu thức. Target : Nhập vào đường dẫn đến đoạn phim đích hoặc nhấp chuột vào nút Target Path tại góc phải dưới và dùng hộp thoại Insert Target Path để định vị và chọn đoạn phim đích. Sử dụng biểu thức để xác định cấp độ, chọn Expression và nhập vào một biểu thức. 8. Thiết lập các đường biên để in, chọn một tùy chọn Bounding Box: Movie dùng đường biên hộp của đối tượng trong frame có nhãn #b để tạo vùng in cho tất cả các frame. Ví dụ, chọn tùy chọn này để in một trang dữ liệu đầy đủ từ một Web banner. Frame có nhãn là #p (bên trái) và kết quả in ra trong vùng Stage (bên phải). Ảnh minh họa : Frame có nhãn là #p (1) và frame có nhãn là #b (2) với vùng xem Onion Skin (3), in ra đường biên hộp của đối tượng (bên phải) Max : Sử dụng đường biên hộp hoàn chỉnh của tất cả các frame có thể in để tạo thành vùng in trong thanh thước Timeline. Frame : Dùng đường biên của các đối tượng trong mỗi frame in của thanh thước Timeline để tạo vùng in, thay đổi vùng in trong mỗi frame và làm thay đổi kích thước của đối tượng cho phù hợp với vùng in. Chẳng hạn như nếu Frame có nhiều đối tượng với kích thước khác nhau trong từng frame và bạn muốn mỗi đối tượng phải phủ đầy trang được in. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 281 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  9. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 Tùy chọn Frame thiết lập đường biên hộp của mỗi frame để tạo vùng in (ảnh trên cùng) và thay đổi kích thước ảnh để thích hợp với vùng in (ảnh bên dưới) Chú ý : Chọn các tùy chọn đường biên hộp Max hoặc Frame trong Action Print ghi đè lên bất kỳ frame nào có nhãn là #b cho đường biên hộp của đoạn phim. IN RA TỪ TRÌNH ĐƠN CONTEXT TRONG TRÌNH DUYỆT FLASH PLAYER Bạn có thể dùng lệnh Print trong trình đơn context Flash Player để in các frame trong đoạn phim Flash. Lệnh Print trong trình đơn context không thể in các hiệu ứng màu và trong suốt và cũng không thể in các Frame từ các đoạn Movie Clip khác thay vì dùng Action Print. Để in các frame của đoạn phim dùng trình đơn context trong trình duyệt Flash Player với lệnh Print: 1. Mở các frame của đoạn phim bạn sẽ in. Nếu bạn chưa xác định frame đặc biệt nào thì tất cả các frame trong Timeline chính của đoạn phim sẽ được in . 2. Chọn trên trình đơn File > Publish Preview > Default hoặc nhấn F12 để xem đoạn phim Flash movie trong trình duyệt. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 282 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  10. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 3. Nhấp phải chuột (trong Windows) hoặc nhấp Control (trong Macintosh) trong Flash movie tại cửa sổ trình duyệt để hiển thị trình đơn context trong trình duyệt Flash Player. Lệnh Print trong trình đơn context trong trình duyệt 4. Chọn Print từ trình đơn context của Flash Player để hiển thị hộp thoại Print. 5. Trong cửa sổ Windows, chọn trong mục Print range để chọn frame in như sau: Chọn All để in ra tất cả các frame trong đoạn phim nếu không có frame nào có nhãn. Chọn Pages và nhập số frame in đã xác định nhãn trong dãy số đó. TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 283 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY
  11. GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ WEB : PHẦN LÝ THUYẾT - TỰ HỌC MACROMEDIA FLASH 5.0 BẰNG HÌNH ẢNH CHƯƠNG 12 Chọn mục Selection để in frame hiện hành. 6. Trong máy Macintosh, trong hộp thoại Print, chọn các trang in như sau:: Chọn All in ra frame hiện hành nếu tất cả các frame không có nhãn hay in tất cả các frame có nhãn. Chọn From và nhập vào một dãy nhãn frame đã được xác định. 7. Chọn các tùy chọn in khác tùy thuộc vào các thuộc tính máy in của bạn. 8. Nhấp chuột vào nút OK (trong Windows) hoặc Print (trong Macintosh). XUẤT ĐOẠN PHIM VỚI CÁC FRAME CÓ THỂ IN Bạn có thể xuất đoạn phim Flash movie với các frame có thể in vào trong trình duyệt Web dùng lệnh Publish để tạo ra các mẫu Flash HTML cần thiết. Người dùng phải có Flash Player version 4.0.25 (trong Windows) hoặc 4.0.20 (trong Macintosh) hoặc mới hơn để tận dụng những ưu điểm của các chức năng in ấn các frame đã xác định. Bạn có thể thiết lập lược đồ bảo vệ để kiểm tra phim Flash Player chính xác. Ảnh diễn hoạt trên trình duyệt web Internet Explorer TỦ SÁCH STK – THẾ GIỚI ĐỒ HỌA 284 BIÊN SOẠN : KS PHẠM QUANG HUY