Giáo trình Thị trường chứng khoán (Phần 2)

pdf 21 trang phuongnguyen 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thị trường chứng khoán (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thi_truong_chung_khoan_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thị trường chứng khoán (Phần 2)

  1. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG 4: BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 4.1 - Phát hành chứng khoán 4.1.1. Phân loại phát hành chứng khoán - Dựa vào đối tượng đầu tư Phát hành chứng khoán ra công chúng (Public offering): là việc chào bán chứng khoán thông qua các phương tiện thông tin đại chúng kể cả Internet, hoặc chào bán chứng khoán cho trên 100 nhà đầu từ, trừ nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định. Phát hành riêng lẻ (Private placement): Là việc phát hành không thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Đối tượng mua chứng khoán theo phương thức phát hành riêng lẻ phải có dự tính đầu tư lâu dài vì chứng khoán phát hành theo phương thức này thường bị hạn chế giao dịch trong một khoản thời gian nhất định. Hình thức phát hành này được sử dụng phổ biến hơn trên thị trường trái phiếu. - Dựa vào thời điểm phát hành: Phát hành lần đầu (Initial Public offering - IPO): Tổ chức phát hành huy động vốn thông qua chào bán chứng khoánCollege ra công chúng lần đầu và trở thành công ty đại chúng (Public compali). Công ty đại chúng là tổ chức phát hành: Thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải có trên 100 nhà đầu tư (nếu dưới 100 nhà đầu tư thì tổ chức phát hành sẽ ngừng tư cách là công ty đại chúng) Có chứngCPD khoán niêm yết trên SGD hoặc đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc phải có tài sản đạt mức quy định theo luật hiện hành. Phát hành bổ sung (Seasoned offcering): Các công ty sở hữu đại chúng phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn bổ sung. - Dựa vào bản chất của chứng khoán: Phát hành sơ cấp (Primary offering): Qua hình thức này các chứng khoán mới được chào bán và lượng tiền thu được thuộc về chủ thể phát hành. Phát hành thứ cấp (Secondary offering): Các chứng khoán đang lưu hành được chào bán và lượng tiền thu được thuộc về các cổ đông hiện tại chứ không phải là chủ KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 72
  2. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN thế phảt hành chứng khoán đó. - Các hình thức khác. Phát hành kết hợp (Split offering): Là sự kết hợp giữa phát hành sơ cấp và phát hành thứ cấp. Theo đó, một số chứng khoán chào bán là chứng khoán mới ro doanh nghiệp phát hành còn số chứng khoán còn lại là chứng khoán đang lưu hành do cổ đông hiện hữu bán ra. Phát hành từng phần (Shelf registration offering): Tại một số nước có thị trường vốn phát triển, các công ty có uy tín thường được phát hành chứng khoan nhiều đợt trong khoản thời gian nhất định kể từ thời điểm nhận giấy phép phát hành. Phát hành đặc quyền mua trước (Rights offering): Khi công ty đại chúng chào bán chứng khoán bổ sung để huy động vốn, sự tham gia của các cổ đông mới có thể khiến cơ cấu sở hữu hiện tại bị thay đổi dẫn đến những bất lợi cho ban điều hành công ty. Do đó, để bảo vệ cơ cấu sở hữu hiện tại, thay vì phát hành cổ phiếu mới họ sẽ phát hành đặc quyền mua trước cho các cổ đông dựa trên lý lẽ nắm giữ cổ phần hiện hữu để phân phối cổ phần mới. 4.1.2. Qui trình phát hành chứCollegeng khoán ra công chúng Thông thường tổ chức phát hành thường phối hợp với các bên liên quan (UBCKNN, Tổ chức BLPH tổ chức kiểm toán ) theo các bước sau: (9 bước) Bước 1: Tổ chức họp Đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán chứng khoán. Bước 2: ThànhCPD lập Ban chuẩ n bị cho đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Bước 3: Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành và kí hợp đồng bảo lãnh sợ bộ và các văn bản ghi nhớ cần thiết khác Bước 4: Tổ chức PHCK nộp hồ sơ đăng kí phát hành lên UBCKNN Bước 5: Kí hợp đồng bảo lãnh chính thức và các văn bản có liên quan Bước 6: Công bố thông tin về đợt chào bán Bước 7: Tổ chức BLPH phối hợp với doanh nghiệp CPH tổ chức bán đấu giá CP ra bên ngoài. KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 73
  3. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Do tính đặc thù của TTCK Việt Nam bên cạnh cổ phiếu của công ty cố phần mới thành lập, còn có cổ phiếu của các DNNN cổ phần hoá được chuyển thành công ty đưa sở hữu. Quy trình các DNNN thực hiện cổ phần hoá có thể bán cổ phần lần đầu như sau: DN cổ phần hoá Bán cổ phần ra ngoài Có tổ chức bảo Không có tổ lãnh HP chức bảo lãnh Bán CP nhờ một tổ chức tài Nhờ các theo kiểu chính trung gian bán đại lí phân Tự tổ chức đấu giá đầu giá phát bán đấu giá College Đấu giá Đấu giá qua TTGDCK Tổ chức tài chính không qua (tổ chức tài chính trung trung gian không là TTGDCK gian là TTDGCK) TTGDCK Theo văn CPDbản hiện hành thì BLPH trong trường hợp bán cổ phần làn đầu của DNNN cổ phần hoá là việc tổ chức nhận bảo hành đảm bảo thực hiện phương án bán cổ phần của DNNN cổ phần hoá cho các đối tượng bên ngoài theo hình thức đấu giá. Trường hợp không bán hết CP tổ chức nhận bảo lãnh phải mua số CP còn lại theo giá khởi điểm. Nếu tổ chức BLPH được chỉ định làm tổ chức thực hiện đấu giá ra bên ngoài, tổ chức BLPH sẽ cùng doanh nghiệp CPH tiến hành tổ chức đấu giá theo quy trình sau: (1)Thành lập hội đồng đấu giá (HĐ ĐG) (2) Xây dựng và đệ trình quy chế đấu giá lên HĐ ĐG: KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 74
  4. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (3) Thông báo về việc bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp CPH (4) Nhận phiếu đăng ký tham gia đấu giá Phiếu tham dự có đánh số thứ tự, ghi rõ họ tên và địa chỉ cá nhân, tổ chức tham dự, số lượng CP đăng ký mua, số tiền đặt cọc. (5) Tiến hành kiểm tra điều kiện tham dự đấu giá, thông báo cho các cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện Bước 8: Tổ chức BLPH thực hiện cam kết của mình, phân phố chứng khoán và thanh toán Bước 9: Báo cáo kết quả của đợt PHCK lên UBCKNN Các bên liên quan sẽ tiến hành hoàn tất một số công việc: Thanh lí toàn bộ các hợp đồng liên quan, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tư vấn kiểm toán . 4.2 Khái niệm và vai trò của bảo lãnh phát hành a. Khái niệm Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào báo chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán còn lại chưa phân phối hết và giúp ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. b. Vai trò College ● Đối với tổ chức phát hành - Thứ nhất, qua hoạt động tư vấn tài chính, tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành xem xét lại công tác quản lí tài chính, phát hiện ra các mặt tích cực cũng như các yếu kém, từ đó tư vấn cho tổ chức phát hành các biện pháp hoàn thiện công tác quản lí tài chính, nâng caoCPD hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ đợt phát hành. Mặt khác với các doanh nghiệp đang muốn niêm yết chứng khoán trên SGDCK hay phát hành chứng khoán ra công chúng thường được yêu cầu áp dụng mô hình quản trị kinh doanh hiện đại, trong đó có quản trị tài chính doanh nghiệp, do đó kết quả của hoạt động tư vấn tài chính không chỉ là tài liệu hữu ích giúp cải thiện tình hình tài chính hiện tại mà còn giúp cho việc hoạch định chiến lược tài chính dài hạn của tổ chức phát hành. - Thứ hai, nâng cao khả năng thành công của đợt phát hành. Các nhân viên của tổ chức bảo lãnh phát hành là những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh tế tài chính, cộng với việc họ là các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, được KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 75
  5. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN chuyên môn hóa trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán, nên họ có lợi thế hơn trong việc nắm bắt các nhu cầu của thị trường. Nhờ đó họ có thể đưa ra lời tư vấn đáng giá cho tổ chức phát hành nên phát hành loại chứng khoán nào vừa phù hợp với nhu cầu huy động vốn, vừa phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường. Trong quá trình phân phối chứng khoán, do là nhà phân phối chuyên nghiệp, tổ chức bảo lãnh phát hành có sẵn một mạng lưới phân phối và các mối quan hệ từ trước với các đại lí phát hành, với các nhà đầu tư, nhất là các tổ chức đầu tư lớn, do vậy việc phân phối chứng khoán chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với trường hợp tổ chức phát hành tự phân phối chào bán chứng khoán. - Thứ ba, hạn chế và chia sẻ rủi ro. Nếu tự phát hành , tổ chức phát hành sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro của đợt phát hành. Còn nếu phát hành qua tổ chức bảo lãnh, sẽ có sự chia sẻ rủi ro giữa hai bên khi có rủi ro. Các đơn vị bảo lãnh trong tổ hợp cũng có thể chia sẻ rủi ro cho nhau. Tuy nhiên phát hành chứng khoán qua tổ chức bảo lãnh cũng có những nhược điểm nhất định, đó là: (1) tổ chức phát hành phải trả cho tổ chức bảo lãnh một khoản phí bảo lãnh, phí này thường khá lớn và trong một số trường hợp, tùy thuộc vào hợp đồng kí kết, phí bảo lãnh không phụ thuộc vào số vốn huy động được từ đợt phát hành; (2) Do không trực tiếp phân phối chứng khoánCollege nên tổ chức phát hành khó kiểm soát được thành phần cổ đông mới; (3)Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức bảo lãnh phát hành không tốt, đợt phát hành không thành công có thể gây thiệt haị cho tổ chức phát hành. ● Đối với tổ chức bảo lãnh - Tăng thuCPD nhập cho doanh nghi ệp, - Nâng cao vị thế uy tín của doanh nghiệp, - Tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác. 4.3. Các hình thức bảo lãnh phát hành Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau: a. Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn (Fifm commitment): Là phương thức bảo lãnh phát hành mà tổ chức BLPH cam kết với tổ chức PH sẽ mua hết lượng chứng khoán ở một mức giá thoả thuận và phân phối lại cho công chúng tại mức KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 76
  6. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN giá chào bán ra công chúng (POP). Giá chào bán ra công chúng POP không được thay đổi trong suốt quá trình chào bán. Mức giá thoả thuận còn được gọi là mức giá chiết khấu (Discount) và chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của tổ chức bảo lãnh và giá bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu (Underwrting spread). Tuỳ và tổ chức bảo lãnh là tổ chức bảo lãnh chính hay là đơn vị bảo lãnh thành viên mà khoản thu nhập họ nhận được sau đợt phát hành sẽ khác nhau. Nguồn thu của tổ chức bảo lãnh - thường gọi là hoa hồng bảo lãnh – là phần chênh lệch giữa giá bán chứng khoán trên thị trường (giá POP) và giá mua chiết khấu theo thoả thuận, hoa hồng bảo lãnh bao gồm 3 phần chính: phí quản lý, phí nhượng bán và phí bảo lãnh. + Phí quản lý là khoản chi phí dành cho tổ chức bảo lãnh chính để tổ chức này thành lập và quản lý tổ hợp bảo lãnh. + Phí nhượng bán là khoản phí dành cho các tổ chức bảo lãnh do họ phải chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra, khoản phí này có thể không bù đắp được hết những thiệt hại song nó được coi như một khoản đền bù rủi ro cho các tổ chức bảo lãnh. Rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải khi ký hợp đồng bảo lãnh theo phương thức đảm bảo chắc chắn xảy ra khi tổ chức bảo lãnh không bán hết số chứng khoán đã mua, học buộc phải trở thành nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, hoặc khoản hoa hồng bảo lãnh mà họ nhận được không đủ bù đắp cácCollege chi phí đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng. Các khoản chi phí giới thiệu, quảng cáo cho đợt phát hành (Roadshow), phí dàn xếp hợp đồng, lãi vay phải trả (nếu có), phí ổn định thị trường và các loại phí khác. Để giảm thiểu rủi ro và chắc chắn bán được hết số chứng khoán đã cam kết, tổ chức bảo lãnh với một hệ hống các đại lý phân phối được thành lập nhằm san sẻ rủi ro. Trường hợCPDp này tổ chức bảo lãnh đã mua hết số lượng chứng khoán nên họ sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro của đợt phát hành. Do đó, tổ chức bảo lãnh chỉ chấp nhận ký kết hợp đồng bảo lãnh theo phương thức bảo đảm chắn chán khi các tổ chức phát hành là tổ chức có uy tín, thị trường đang có nhu cầu đầu tư cao. b. Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts): Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh chỉ đóng vai trò đại lí phát hành là tổ chức có uy tín, thị trường đang có nhu cầu đầu tư cao. c. Bảo lãnh tất cả hoặc không (All or None offring AON): Là phương thức tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán trọn đợt phát hành nếu KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 77
  7. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN không bán được hết họ sẽ huỷ bỏ đợt phát hành đó. Với cam kết AON tổ chức bảo lãnh phải hết sức cố gắng nêu họ không muốn bị thiệt hại về kinh tế (mất phí bảo lãnh ) và giảm sút về uy tín (do đợt phát hành bị huỷ bỏ). Đối với tổ chức phát hành họ có thể định liệu được lượng vốn huy động của mình qua đợt phát hành. Như vậy, để nhận được hoa hồng bảo lãnh tổ chức bảo lãnh phải bán được ít nhất số đã cam kết. Rủi ro của phương thức bảo lãnh được san sẻ cho cả hai bên, nếu không bán được trên mức tối hiểu tổ chức phát hành không huy động được vốn còn tổ chức bảo lãnh không thu được hoa hồng bảo lãnh trong khi vẫn phải bỏ ra chi phí để thực hiện toàn bộ các khâu của quá trình bảo lãnh. d. Bảo lãnh theo phương thức tổi thiểu - tối đa (Mini – max commitment): Là phương thức trung gian pha trộn giữa cam kết chắc chắn và cố gắng cao nhất. Theo phương thức này, có hai lượng chứng khoán cần xác lập, đó là: lượng sàn (Floor amount) và lượng trần (ceiling amount). Tổ chức phát hành đưa ra lượng trần là lượng chứng khoán mà họ muốn bán. Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải xác lập được lượng sàn và lượng chứng khoán họ có thể cam kết chắc chắn đồng thời phải cố gắng tối đa để bán đến lượng trần. Nếu lượng chứng khoán bán raCollege thấp hơn lượng sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ, tổ chức bảo lãnh không nhận được bất cức một khoản hoa hồng nào. Qua lượng sàn mà mình xác lập tổ chức bảo lãnh phát hành g iúp tổ chức phát hành dữ liệu được khoản vốn tối thiểu huy động được. e. Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (stand – by commitment): Đây là phương thức bảoCPD lãnh được áp dụng khi tổ chức phát hành là công ty đại chúng phát hành thêm cổ phiếu htông qua hình thức phát hành đặc quyền mua trước (Ringhts offering) cho cổ đông hiện hữu. Có thể có một số cổ đông hiện hữu không mua thêm cổ phần nữa do thiếu vốn, do muốn phân tán rủi ro . Do vậy tổ chức phát hành cần có một tổ chức BLPH dự phòng sẵn sàng đứng ra mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành nhữn cố phiếu để bán ra công chúng. Tổ chức bảo lãnh chỉ nhận được hoa hồng bảo lãnh khi tổ chúc phát hành không bán được hết chứng khoán , khoản thu nhập này tất nhiêu không nhiều như trường hợp phương thức bảo đảm chắc chắn song rủi ro cũng thấp hơn do đã hạn chết trách nhiệm KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 78
  8. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN của tổ chức bảo lãnh. Khó khăn mà tổ chức bảo lãnh cso thể gặp phải là thị trường sẽ e ngại khi cổ đông cũ không mua hết cổ phiếu mới vì đó có thẻ là dấu hiệu để các nhà đàu tư khác cho rằng đầu tư vào công ty đó kém tính hấp dẫn. Do vậy phần phiếu còn lại ít, song khó bán trên thị trường trong khi hoa hồng bảo lãnh thu được lại không cao. Tóm lại, cho dùng là phương thức bảo lãnh nào thì tổ chức phát hành có trách nhiệm thông báo đầy đủ và chính xác các thông tin quan trọng về tổ chức phát hành cho tổ chức bảo lãnh, tổ chức phát hành sẽ phải bồi dưỡng cho tổ chức bảo lãnh khi các thông tin họ cung cấp trong bản đăng ký phát hành và bản cáo bạch thiếu hoặc không trung thực Ngược lại, nếu tổ chức làm sai lệch hoặc thiếu các thông tin trong bản đăng ký và bản cáo bạch thì tổ chức bảo lãnh cũng phải bồi thường cho tổ chức phát hành. Tuy nhiên, Trách nhiệm bồi thường chỉ giới hạnh ở những sai sót. Tổ chức bảo lãnh không chỉ có trách nhiệm trong việc phân phối chứng khoán, đảm boả đợt phát hành thành công, mà ngay từ khâu tư vấn, tổ chức bảo lãnh đóng vai trò đôc lập như bên thứ ba để xem xét vốn huy động được và sử dụng có hiệu quả không, có làm gia tăng lười nhuận cho doanh nghiệp và làm doanh nghiệp có thể phát triển vượt bậc không. Muốn vậy tổ chức bảo lãnh cần là ngời biết gạt bỏ mối lợi từ hoa hồng bảo lãnh để có các đánh giá, thẩm định đứng đắn về dự án đầu tư của doanh nghiệp, khuân khách hàng từ bỏ các dCollegeự án không hiệu quả, hoặc cảnh báo khách hàng về các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra để khách hàng cân nhắc kỹ lưỡng. 4.4. Qui trình bảo lãnh phát hành CK Qui trình bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm các bước chủ yếu sau: Bước 1: Phân tích, đánh giá khản năng phát hành chứng khoán Về mặt phápCPD lý, trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh chỉ phát sinh sau khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết. Những trên thực tế, đẻ chủ dộng có được hợp dộng bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phải phân tích, đánh giá khẳ năng phát hành của tổ chức phát hành trước khi ký kết hợp đồng. Thông thường, tổ chức bảo lãnh tìm hiểu các công ty có nhu cầu huy động vốn, nhất là các công ty niêm yết trên sở giao dịch, dồng thời tổ chức bảo lãnh liên hệ với ban lãnh đạo công ty xem xét khả năng phát hành chứng khoán ra thị trường để huy động vốn. Việc phân tích đánh giá trên các khía cạnh: - Tình hình hoạt động của công ty - Tình hình tài chính của công ty KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 79
  9. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - Tình hình thị trường tài chính trong nước và quốc tế - Tình hình thì trường sản phẩm của công ty - Các khía cạnh pháp lý của việc phát hành Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, tổ chức bảo lãnh sẽ đưa ra lời khuyên cho tổ chức phát hành trong việc huy động vốn. Nếu công ty thực sự có nhu cầu huy động vốn: Tổ chức bảo lãnh sẽ ký với tổ chức phát hành một hợp đồng tư vấn tài chính (còn được gọi là hợp đồng tiền bảo lãnh hay hợp đồng thứ nhất). Hợp đồng này được coi là bước khởi đầu để đi đến ký kết hợp dồng bảo lãnh. Qua tìm hiểu tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh sẽ nắm bắt rõ tình hình tài chính cũng như đánh giá được tính khả thi của việc phát hành chứng khoán mới, đây là căn cứ đề ra quyết định bảo lãnh phát hành. Bước 2: Tổ chức phát hành và TCBL chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành - Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Khi công ty quyết định phát hành chứng khoán, tổ chức bảo lãnh Chính và tổ chức phát hành sẽ ký hợp đồng bảo lãnh. Theo hợp đồng này, tổ chức bảo lãnh chính sẽ cùng với tổ chứ phát hành chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành. Việc chuẩn bị hồ sơ thông thường phải có các chuyên gia về tài chính, kế toán và phát luật. Tổ chức bảo lãnh chính sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với các chuyên gia. - Lựa chọn thành viên tổ hợp College Sau khi nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên cơ quan có thẩm quyền, tổ chức bảo lãnh chính sẽ thành lập tổ hợp bảo lãnh và các đại lý phân phối (nếu cần thiết). Trách nhiệm, quyền lời các thành viên tham gia tổ hợp và các nhóm bán được quy định cụ thể trong 3 hợp đồng: hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh, hợp đồng với các dại lý phân phối và hợp đồngCPD bảo lãnh phát hành. Trong các hợp đông trên cũng quy định các điều khoản thằm đảm bảo hồ sơ đăng ký phát hành và bản cáo bạch chưa đưụng các thông tin đầy đủ về tình hình tài chính và kinh doanh của tổ chức phát hành và bảo vệ tổ chức bảo lãnh trong một số trường hợp cụ thể nếu họ không đắp ứng được nghĩa vụ bảo lãnh. - Địnhg giá đợt chào bán Định giá chứng khoán phát hành là công việc quna trọng nhát và cũng khó khăn nhát khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Người ta thường nói công việc định giá chứng khoán này vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học (it’s part, part of science) bởi lẽ không có một công thức chung nhất nào giúp định giá một cách chuẩn KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 80
  10. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN xác, bởi sự chuẩn xác còn phụ thuộc và óc phân tích và sự nhạy cảm với thị trường. - Nộp hồ sợ xin phép bảo lãnh phát hành. Ngoài việc lập hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh phải chuẩn bị hồ sơ xin phép bảo lãnh phát hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền (thông thường là UBCKNN). Hồ sơ thông thường bao gồm: + Bản sao giấy xin phép hoạt động của tổ chức bảo lãnh + Hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh + Các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện làm bảo lãnh cho đợt phát hành Bước 3: Phân phối chứng khoán Sau khi nộp hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh chính sẽ quyết định quy mô tổ hợp phát hành và xác định các thành viên tham gia tổ hợp. Tổ chức cũng như chứng khoán sẽ phân phối cho các thành viên tổ hợp. Để đảm bảo thành công đợt bán chứng khoán - đặc biệt là phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng - tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành sẽ đến các thì trường quan trọng để tổ chức hội thảo, gặp các nhà đầu tư có tổ chức giới thiệu nội dung chi tiết của đợt phát hành (Roadshow), trả lời, gải đáp hàng loạt câu hỏi, thắc mắc vủa các nhà đầu tư nhằm củng cCollegeố lòng tin của các nhà đầu tư về triển vọng của công ty khi quyết định đầu tư và chứng khoán của công ty. Bước 4: Khoá sổ và kết thúc đợt bảo hành phát hành Tuỳ thuộc và luật pháp từng nước, một số ngày nhất định sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực (Ở mỹ quy định 5 ngày làm việc), sCPDẽ tiến hành khoá sổ bán chứng khoán. Vào thời điểm khoá sổ tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán tiền bán chứng khoán cho tổ chức phát hành (ngay cả khi chưa hoàn thành việc phân phối). Trước khi khoá sổ, các tổ chức bảo lãnh sẽ thông qua cho tổ chức bảo lãnh chính những thông tin cần thiết để chuẩn bị giấy chứng nhận số chứng khoán đã bán (bao gồm thông tin tên đăng ký và tên người được chỉ định đại diện). Thông tin tập hợp xong, tổ chức bảo lãnh chính chuyển các thông tin đó tới công ty phát hành đẻ chuẩn bị in các chứng chỉ đồng thời lưu số đăng ký và số lượng chứng khoán được ghi trong mỗi chứng chỉ. KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 81
  11. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bước 5: Bình ổn và điều hoà thị trường. Để trách trường hợp giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống mức thấp nhất hơn giá chào bán ta cong chúng trước khi đợt phát hành kết thúc. Tổ chức bảo lãnh có thể thực hiện các biện pháp bình ổn và điều hoà thị trường. - Bình ổn thị trường qua việc mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh chính sẽ mua chứng khoán trên thị trường với giá dự kiến nhằm ngăn chặn các nhà đầu tư mua với giá thấp hơn. Tuy nhiên thực hiện giải pháp này, tổ chức bảo lãnh sẽ phải chịu mua cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường chấp nhận trước khi đợt phát hành kết thúc và phải nắm giữ số chứng khoán đó. Về tính minh bạch của hoạt động bình ổn, theo quy định pháp luật, nên tổ chức bảo lãnh có ý định bình ổn giá chứng khoán thì phân mục “kế hoạch phân phối chứng khoán” trong bản cáo bạch, ngôn ngữ cần thể hiện cho nhà đầu tư tiềm năng biết rằng tổ chức bảo lãnh có thể thực hiện các giao dịch bình ổn khi chào bán chứng khoán và mô tả các phương thức bình ổn có thể được sử dụng. Bước 6: Giải thể tổ hợp Các tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán vào thời điểm kháo sổ theo số chứng khoán được phân chia cho rổ chức bảo lãnh chính. Số tiền các tổ chức bảo lãnh phải thanh toán là số tiền bán chứng Collegekhoán theo cam kết trừ đi chi phí hoa hồng bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh chính sẽ tiếp tục thanh toán tiền bán chứng khoán cho tổ chức phát hành. Sau khi hoà tất việc thành toán cho tổ chức phát hành và tiền hoa hồng bảo lãnh cho các thành viên tổ hợp, hoạt động của tổ hợp bảo lãnh kết thúc. CPD KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 82
  12. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG 5: TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 5.1. TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 5.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của tư vấn đầu tư chứng khoán. Trong nền kinh tế tiền tệ, kiếm tiền và tiêu tiền là hai mặt của một vấn đề mà mỗi cá nhân cho đến các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ đều phải luôn đối mặt. Khi nguồn thu nhập hiện tại chưa được tích luỹ đủ lớn để tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu dự kiến trong tương lai thì vay mượn hoặc tiết kiệm và tìm cách đầu tư để làm sinh sôi nảy nở số tiền đó là hai phương cách được sử dụng phổ biến để giải quyết tình trạng mất cân bằng giữa dòng thu nhập hiện tại và chi tiêu trong tương lai của các chủ thể trong nền kinh tế. Ở góc độ cá nhân, từ khi thị trường chứng khoán xuất hiện, đầu tư là cách được ưa chuộng hơn vì trong thực tế ngày càng có nhiều người sinh sống chủ yếu dựa vào các khoản lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Vấn đề là ở chỗ, do khuynh hướng lây lan tâm lý, khi đầu tư chứng khoán trở nên là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, ngày càng có nhiều người gia nhập thị trường thì nhà đầu tư phải có hểu biết sâu sắc về đầu tư. Khi đội ngũ các nhà đầu tư này liên tục bị thiếu vốn hoặc bị thua thiệt trong các phiên giao dịch, thì tư vấn đầu tư có lý do để được chấp nhận như một nghề chính thức. College Trước hết, đầu tư cần dịch vụ tư vấn bởi kiếm tiền từ đầu tư là một công việc không dễ dàng. Người ta có thể thắng trong phiên giao dịch này nhưng lại có thể thua trong các phiên giao dịch sau đó. Do vậy, điều kiện cần để trở thành nhà đầu tư thành công là phải có kinh nghiệm hoặc ít ra là học tập kinh nghiệm từ chỉ dẫn của các nhà tư vấn. Đầu tư cần CPDdịch vụ tư vấn bởi vì mặc dù có rất nhiều nguồn thông tin tài chính có sẵn nhưng không phải ai cũng có thời gian và kinh nghiệm để phân tích và tự mình đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư cũng cần tư vấn bởi vì có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau cho các mục đích là quá trình quyết định phân bổ tiền tiết kiệm vào các lớp tài sản khác nhau. Do mỗi lớp tài sản lại bao gồm các chứng khoán có những đặc tính rủi ro, thu nhập và kỳ hạn khác nhau nên một lý do khác làm nhà đầu tư cần đến nghiệp vụ tư vấn đầu tư là kiến thức vì không ai có thể am hiểu sâu sắc về mọi mặt. Đầu tư cũng rất cần tư vấn vì tồn tại nhiều phong cách (kiểu) đầu tư khác nhau và KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 83
  13. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN mỗi một phong cách lại thích hợp với các lứa tuổi, cá tính, nghề nghiệp, giới tính khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Có người thích đầu tư theo kiểu đầu cơ giá lên nên kỹ thuật đầu tư của họ là mua, nắm giữ và chờ (cầu nguyện) cho giá lên để bán. Ngược lại, cũng có nhiều người thích áp dụng kỹ thuật đầu cơ giá xuống. Đặc trưng của kiểu đầu tư này là bán trước chứng khoán chưa thuộc sở hữu của mình sau đó mua lại chứng khoán này với hy vọng rằng tại thời điểm mua lại, giá chứng khoán này sẽ giảm và do đó sẽ kiếm lời theo kiểu “tay không bắt giặc”. Tất cả những lý do nói trên khiến dịch vụ tư vấn đầu tư trở nên có chỗ đứng trên thị trường tài chính. Ngày nay, sản phẩm của nghiệp vụ tư vấn trải dài từ tư vấn chung, tư vấn đại cương, tư vấn bằng lời cho đến tư vấn bằng các phân tích và khuyến nghị chi tiết, cụ thể bình luận về nền kinh tế, các sự kiện hiện hành, biến động của thị trường và từng loại chứng khoán. 5.1.2. Điều kiện của đầu tư và tư vấn đầu tư. Tư vấn đầu tư là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Để có thể tư vấn cho khách hàng, điều quan trọng là nhà tư vấn phải am hiểu trò chơi đầu tư, phải thấy được cơ hội kiếm tiền khi người khác chưa thấy, phải tìm ra được nhiều giải pháp tài chính khác nhau để giải quyết các vấn đề tài chính. Vì vậy, nếu không chuẩn bị một nền tảng kiến thức tài chính vững vàng thì không có uy tín với các nhà đầu tư. Nói chung, theo kinh nghiệm của nhiều nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, kiến thức tài chính được xây dựng và hình thành trên bốn nề tảng hayCollege bốn điều kiện cần chủ yếu là kế toán, đầu tư, thị trường và pháp luật. - Đầu tiên: Nhà tư vấn phải am hiểu kế toán. Để đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, nhà tư vấn phải được trang bị các kiến thức về kế toán để có thể nhận biết điểm mạnh, mặt yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào để chọn lựa hoặc tư vấn cho khách hàng chọn lựa. CPD - Thứ hai: đầu tư và con đường đi đến sự thành công trong lĩnh vực đầu tư chính là học hỏi, nghiên cứu, đồng thời tìm kiếm một hay nhiều chiến thuật, chiến lược đầu tư hiệu quả. Nhà tư vấn phải biết những chiến lược đầu tư khôn ngoan để có thể tìm kiếm tiền một cách dễ dàng. Nếu không, dễ sẽ chạy theo đám đông hoặc mua bán theo cảm tính hoặc tin đồn. - Thứ ba: hiểu biết về thị trường cũng là một điều kiện quan trọng. Nhà tư vấn phải nhạy bén với thị trường để giúp khách hàng khắc phục hiện tượng mua lúc không nên mua (nhập cuộc trễ) hoặc hiện tượng bán lúc không nên bán (quá sớm) tức là phải biết khi nào cần phải nhảy vào cuộc chơi và biết khi nào cần phải thoát ra. KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 84
  14. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - Thứ tư: am hiểu pháp luật Nhà tư vấn chuyên nghịêp, ngoài các kiến thức chuyên môn cần phải am hiểu pháp luật, không chỉ đơn thuần là pháp luật về chứng khoán mà còn phải am hiểu các bộ luật có liên quan khác như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư để tư vấn cho khách hàng. 5.2. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 5.2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của quản lý danh mục đầu tư Để kiếm tiền, phải đầu tư. Muốn trở thành nhà đầu tư thành công, nhà đầu tư phải chuẩn bị một nền tảng kiến thức tài chính vững vàng. Nếu nhà đầu tư chưa có đủ kiến thức hay chưa có thời gian để bổ sung kiến thức, để tránh rủi ro thường gặp trong đầu tư, tốt nhất nhà đầu tư nên uỷ thác tiền tiết kiệm của mình cho các quỹ đầu tư hoặc công ty chứng khoán (được cấp phép thực hiện dịch vụ quản lý danh mục đầu tư) quản lý. Thông thường, để giảm thiểu rủi ro, chứng khoán không được nắm giữ một cách riêng lẻ mà được nắm giữ cùng các chứng khoán khác trong một danh mục đầu tư, vì như một quy luật rủi ro của một danh mục đầu tư sẽ giảm khi số chứng khoán trong danh mục tăng lên. Một danh mục đầu tư là một nhóm các chứng khoán đầu tư và Quản lý danh mục đầu tư hay quản lý đầu tư là quá trình quản lý tiền do khách hàng uỷ thác đầu tư hoặc tiền thu được từ các nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư phù hợp với mục đích đầu tư đã xác định hoặc đã đượCollegec công bố trong bản cáo bạch của quỹ. Về thực chất, quản lý danh mục đầu tư là nghiên cứu, lựa chọn cách thức kết hợp các loại chứng khoán riêng lẻ với các mức rủi ro khác nhau vào một tổ hợp đầu tư (danh mục đầu tư) để giảm rủi ro đầu tư với mức (lợi nhuận kỳ vọng xác định trước) hoặc để tăng lợi nhuận kỳ vọng cho danh mục đầu tư mà không làm tăng rủi ro tương ứng. 5.2.2. NhữngCPD yêu cầu đặt ra trong quản lý doanh mục đầu tư 5.2.3. Quy trình quản lý danh mục đầu tư Dù quản lý đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân hay cho tập thể (tổ chức), dù là nhà quản lý đầu tư nghiệp dư hay chuyên nghiệp, để tạo nên một danh mục đầu tư thích hợp với tong đối tượng khách hàng, đều phải theo một quy trình bao gồm năm bước (Hình 4.2). - Bước 1: Là bước quan trọng trong quy trình quản lý danh mục đầu tư là tìm hiểu khách hàng để thiết lập mục tiêu đầu tư. Nhà quản lý phải tiếp xúc và làm việc với nhà đầu tư để tìm hiểu khách hàng là ai, nhu cầu của họ là gì, mục tiêu và giới hạn đầu tư, thời gian đầu tư cũng như mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 85
  15. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - Bước 2: Thiết lập chính sách đầu tư. Trong bước này, nhà quản lý phải xây dựng các chính sách đầu tư để phân bổ vốn uỷ thác đầu tư vào các lớp tài sản khác nhau (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản ) để đáp ứng các mục tiêu đầu tư đã được xác định. Chẳng hạn, với những khách hàng muốn duy trì một mức đa dạng hoá và an toàn nhất định: Chính sách đầu tư thích hợp là giới hạn tỷ lệ vốn đầu tư trong những lớp tài sản nhất định hoặc với bất cứ nhà phát hành nào. Thiết lập Thiết lập Thiết lập Chọn lựa tài Đo lường và mục tiêu đầu chính sách chiến lược sản đánh giá kết tư đầu tư đầu tư quả Hình 5.2. Quy trình quản lý danh mục đầu tư - Bước 3: Chọn lựa một chiến lược đầu tư. Có hai chiến lược xây dựng danh mục đầu tư là chiến lược xây dựng danh mục đầu tư thụ động và chiến lược xây dựng danh mục đầu tư chủ động. Nếu như trong chiến lược đầu tư chủ động, nhà quản lý danh mục đầu tư sử dụng những thông tin sẵn có và các kỹ thuật dự báo để cố gắng tìm kiếm và nhận dạng các chứng khoán đã bị đánh giá sai nhằm thay đổi sự kết hợp của các lớp tài sản khác nhau cho phù hợp với điều kiện của thị trường, sau đó tiến hành cơ cấu lại một danh mục đầu tư tốt hơn thì trong chiến lược đầu tư thụ động, hiệu quả đầu tư chỉ dựa hoàn toàn vào đa dạng hoá các chứCollegeng khoán riêng lẻ đã được định giá trước đây. - Bước 4: Lựa chọn các chứng khoán để hình thành nên một tổ hợp đầu tư có hiệu quả. Bằng một danh mục đầu tư tối ưu, với một mức rủi ro cho trước, lợi nhuận đem lại từ tổ hợp đầu tư này sẽ lớn nhất hoặc, với một mức lợi tức kỳ vọng đã xác định, rủi ro đem lại từ tổ hợp đầu tư là nhỏ nhất. Kinh nghiệmCPD thực tế cho thấy l ựa chọn chứng khoán để phân bổ vào danh mục đầu tư là bước quan trọng nhất khi xây dựng danh mục đầu tư, vì người ta ước tính phân bổ tài sản chiếm khoảng 90% biến động về lợi nhuận của danh mục đầu tư. Vấn đề quan trọng đặt ra là các lựa chọn bao nhiêu chứng khoán để cơ cấu vào danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro phi hệ thống. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng một danh mục đầu tư được đa dạng hoá tốt là một danh mục có trên 40 chứng khoán trong một số ngành khác nhau. - Bước 5: Đo lường và định giá kết quả, là bước khó khăn nhất trong quá trình quản lý danh mục đầu tư của các nhà quản lý danh mục đầu tư của các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp. Trên cơ sở của kết quả đo lường và định giá hiệu quả đầu tư KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 86
  16. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN và trên cơ sở kiểm soát liên tục điều kiện thị trường, nhà quản lý danh mục đầu tư lại cập nhật và bổ sung lại chính sách và chiến lược đầu tư. Vậy, quản trị đầu tư là một quá trình liên tục. 5.2.4. Các phương pháp quản lí danh mục đầu tư 5.2.4.1 Quản lí danh mục đầu tư trái phiếu Có 3 phương pháp quản lí: thụ động, bán chủ động và chủ động.  Quản lí thụ động * Khái niệm Quản lí thu động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn mà không cần quan tâm đến biến động lãi suất. Đối với chiến lược này, về cơ bản không phải bắt buộc phân tích dự báo tình hình biến động lãi suất, song nhà quản lí vẫn cần phân tích để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro và xác định số lượng trái phiếu cần đưa vào danh mục phù hợp với độ lớn của danh mục đầu tư. Theo phương pháp này tốt nhất là đầu tư vào các danh mục có thành phần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị trường nhằm thu được kết quả tương tự như của chỉ số đó. * Các bước tiến hành khi thực hiện chiến lược đầu tư thụ động B1. Lựa chọn chỉ số trái phiếu: Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn: - Xác định mức độ rủi ro thanh toán mà người đầu tư có thể chấp nhận (rủi ro thanh toán của TPDN cao hơn TPCP) - Phải tuân thủ mục tiêu của nhàCollege đầu tư: ví dụ: nếu mục tiêu của nhà đầu tư là lựa chọn những danh mục có độ biến thiên lợi suất thấp thì cần đầu tư dựa theo các chỉ số có thời gian đáo hạn bình quân rất ngắn. Ví dụ một số loại chỉ số trái phiếu trên TTCK Mĩ: Chỉ số TP thị trường tổng thế: Lehman Brothers Aggregate Index (6500TP), Merrill Lynch Domestic Market Index (5000), Salomon Brothers Broad Invesment – grade Bond IndexCPD (5000). Chỉ số thị trường chuyên ngành: Gov.Bond Index, Gov.Corporate Bond Index, Corporate Bond Index, Mortgate Backed Securities Index, Yankee Bond Index, World Gov. Bond Index, Eurodollar Bond Index B2. Phương pháp đầu tư: khi người quản lí danh mục đã quyết định nên đầu tư theo chỉ số nào thì phải xây dựng danh mục đầu tư theo phiên bản của chỉ số đó. Để thực hiện công việc này, người quản lí có thể thực hiện một số phương pháp sau: - Mua tất cả trái phiếu có chỉ số chuẩn dự kiến đã chọn với tỉ trọng đầu tư vào mỗi loại trái phiếu bằng tỉ trọng trái phiếu đó chiếm trong chỉ số chuẩn (đòi hỏi số lượng vốn rất lớn). KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 87
  17. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - Chỉ mua chọn lọc một số lượng nhất định các trái phiếu trong chỉ số. Theo phương pháp này chỉ cần số vốn ít vẫn có thể thực hiện đựợc nhưng mức độ đa dạng hóa không cao. Phương pháp mua chọn lọc: chia nhỏ là phương pháp thường được sử dụng phổ biến hơn cả. Đây là phương pháp phân chỉ số theo các nhóm nhỏ đại diện cho những đặc tính khác nhau của chỉ số. Cách chia thường theo các đặc tính sau: - Thời gian đáo hạn bình quân - Lãi suất coupon - Thời gian đáo hạn - Lĩnh vực ngành nghề (TPCP, TPDN, ngành kd ) - Mức độ tín nhiệm - Đặc điểm trái phiếu (lãi suất cố định, thả nổi, có bảo đảm hay không )  Quản lí bán chủ động Phương pháp quản lí thụ động đơn thuần chỉ có tác dụng đa dạng hóa danh mục, giúp giảm thiểu phần rủi ro không hệ thống của danh mục và đạt được kết quả tương tự mức bình quân của thị trường mà không có tác dụng phòng tránh ruỉ ro hệ thống. Để danh mục đạt được mục tiêu đề ra và phòng tránh cả các rủi ro hệ thống, các nhà quản lí danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụ động, một mặt quản lí danh mục mang tính chủ động. Phương pháp này gọi là quản lí bán chủ động. Một số phương pháp quản lí bánCollege chủ động + Trung hòa rủi ro: đây là phương pháp phổ biến trong chiến lược loại bỏ rủi ro cho danh mục đầu tư. Đó là biện pháp xây dựng 1 danh mục trái phiếu sao cho khi lãi suất biến động thì rủi ro về giá và rủi ro về tái đầu tư gây những tác động bằng nhau và ngược chiều nhau dó đó chúng triệt tiêu nhau và vì vậy danh mục đầu tư không bị ảnh hưởng. + Loại bỏ CPDrủi ro: - Loại bỏ rủi ro từng danh mục đầu tư: Để loại bỏ rủi ro cho 1 danh mục đầu tư phải xây dựng 1 danh mục đầu tư cho thời gian đáo hạn bình quân (TGĐHBQQ) của cả danh mục đầu tư bằng kì đầu tư dự kiến. Do trong suốt giai đoạn đầu tư, TGĐHBQ của danh mục sẽ biến đổi khác với kì đầu tư nên gười quản lí danh mục đầu tư phải thường xuyên cơ cấu lại danh mcụ sao cho TGĐHBQ của danh mục đó luôn khớp với kì đầu tư. Thông thường các nhà quản lí chuyên nghiệp có thể điều chỉnh lại danh mục theo định kì (chẳng hạn hàng tháng hay hàng quý) và tiến hành cơ cấu lại mỗi khi có biến động lãi suất. - Loại bỏ rủi ro cho tổng tài sản quản lí: KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 88
  18. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN  Quản lí chủ động Chiến lược chủ động là phương pháp mà người quản lí danh mục dùng tài tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng ác danh mục đầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường. Các yếu tố chủ yếu mà nhà quản lí danh mục theo dõi và dự đoán: - Thay đổi mặt bằng lãi suất - Thay đổi cơ cấu kì hạn lãi suất (hay đường cong lãi suất) - Thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau Một số phương pháp áp dụng chủ yếu (1) Chiến lược hoán đổi (còn gọi là lựa chọn chứng khoán riêng lẻ - Individual securities selection strategy) - Đánh giá 2 loại TP tương đương chất lượng và thời gian đáo hạn, chuyển loại có coupon thấp sang loại có coupon cao nhưng giá lại không cao hơn nhiều để hi vọng thu được lợi suất cao hơn. Phương pháp này gọi là hoán đổi lợi suất đơn thuần. Ví dụ: chuyển từ trái phiếu có coupon 10%, đáo hạn 30 năm, giá 87,47, cho lợi suất11,5% sang trái phiếu cùng chất lượng và thời gian đáo hạn có coupon 12%, giá 100 cho lợi suất 12%. - Khai thác các định giá sai tạm thời của thị trường về giá trị chứng khoán. Chẳng hạn có 2 loại TP tương đương về chất lượng (độ rủi ro), lĩnh vực hoạt động, coupon và thời gian đáo hạn, nhưng lãi suất đáo hạn lại khác nhau (tức giá trị khác nhau) thì người ta sẽ thay thế trái phiếCollegeu có lợi suất thấp (giá cao) để đổi lấy TP có lợi suất cao (giá thấp). Đây là phương pháp hoán đổi thay thế. Ví dụ: hoán đổi TP đáo hạn 30 năm, coupon 12%, giá ngang mệnh giá cho lợi suất 12% sang 1 TP chất lượng, thời gian đáo hạn và coupon tương tự, giá 98,4 cho ra lợi suất 12,2%. - Dự đoán mức độ tín nhiệm của 1 công ty có xu hướng tăng lên, tức là lợi suất đầu tư vào trái phiCPDếu do công ty này phát hành sẽ giảm (giá TP sẽ tăng), do vậy phải mua loại TP này và bán loại tương đương không có triển vọng. Tuy nhiên các chiến lược hoán đổi trên đây có một số rủi ro mà nhà quản lí danh mục cần nhận biết. Đó là việc TP được hoán đổi chưa chắc đã hoàn toàn tương đồng về mặt chất lượng với TP ban đầu. Hơn nữa các loại TP thường có thời gian đáo hạn và coupon tương tự chứ chưa hẳn giống nhau hoàn toàn. Do vậy, sự chênh lệnh về lợi suất trên đây có thể là sự trả giá cho độ lồi khác nhau chứ chưa hẳn là do thị trường định giá sai. (2) Chiến lược dự đoán lãi suất (interest rate anticipation) Đây là phương pháp đơn giản nhất của chiến lược đầu tư chủ động. Chìa khóa KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 89
  19. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN của phương pháp này là phải dự báo tiên đoán được xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai để từ đó xây dựng 1 danh mục nhạy cảm với sự biến động đó. Vì thời gian đáo hạn bình quân là đơn vị đo mức nhạy cảm của danh mục tới sự biến động lãi suất nên khi người quản lí tiên đoán lãi suất sẽ giảm thì cần xây dựng danh mục đầu tư có TGĐHBQ dài và ngược lại. Trong quá trình đầu tư cũng bằng cách đoán lãi suất này nhà quản lí có thể thay đổi TGĐHBQ của danh mcụ bằng cách hoán đổi 1 trái phiếu trong danh mục có TGĐHBQ thấp để lấy 1 TP khác có TGĐHBQ dài hơn để điều chỉnh TGĐHBQ của danh mục. (3) Các chiến lược khác: chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất, chiến lược dự đoán mức biến động lãi suất 5.2.4.2 Quản lí danh mục đầu tư có rủi ro (cổ phiếu)  Quản lí thụ động Khái niệm Là chiến lược mua CP dựa theo 1 số chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài khoản đầu tư. Tuy nhiên điều này không có nghĩa chỉ đơn thuần mua và nắm giữ CP lâu dài mà đôi khi danh mục cũng cần được cơ cấu lại khi phải tái đầu tư các khoản cổ tức nhận về và do có một số CP bị hợp nhất hoặc phải ra khỏi danh mục chứng khoán đầu tư theo chỉ số chuẩn. Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra một danh mục vượt trội chỉ số chuẩn (chỉ số mục tiêu), mà tạo ra danhCollege mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại CP gần giống với chỉ số chuẩn nhằm thu hút được mức lợi suất đầu tư tương đương với lợi suất của chỉ số đó. Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của nhà quản lí danh mục trong việc tuân theo chỉ số chuẩn, tức là khả năng giảm thiểu những sai lệch so với chỉ số chuCPDẩn. Các phương pháp xây dựng danh mục quản lí đầu tư CP thụ động - Lập lại hoàn toàn một chỉ số nào đó: theo phương pháp này tất cả các loại CP nằm trong chỉ số được mua vào theo 1 tỉ lệ bằng tỉ trọng vốn mà cổ phiếu đó chiếm giữ trong chỉ số này. Ví dụ: một số loại chỉ số phổ biến nhất ở Mĩ: S&P 500, 400 và 200; Wilshine 5000, Russell 2000. Phương pháp này chắc chắn giúp nhà quản lí thu được kết quả đầu tư gần giống với kết quả của chỉ số, nhưng có 1 số nhược điểm: + Vì mua nhiều CP nên chi phí giao dịch lớn (nếu phí giao dịch tính theo món)→ lợi suất đầu tư giảm. + Trong quán trình nắm giữ danh mục đầu tư đó, nhà quản lí sẽ được nhận cổ tức từ việc sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên mỗi công ty có 1 chiến lược chi trả khác nhau nên KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 90
  20. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN luồng cổ tức nhận được rải rác, dẫn đến việc tái đầu tư bị phân tán, và có thể bỏ lỡ các cơ hội đầu tư - Phương pháp chọn nhóm mẫu: với phương pháp này, nhà quản lí chỉ cần chọn một nhóm các chứng khoán đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỉ lệ tương ứng với tỉ trọng vốn của từng CP có trong chỉ số chuẩn. Phương pháp này có ưu điểm giảm chi phí giao dịch vì số lượng chứng khoán mua vào ít nhưng không bảo đảm chắc chắn lợi suất đầu tư đạt được sẽ tương đương với lợi suất thu nhập của chỉ số chuẩn. - Các phương pháp khác: Phương pháp lập trình bậc 2  Quản lí chủ động Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suất của danh mục thụ động chuẩn, hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với 1 mức rủi ro nhất định. Quy trình quản lí danh mục đầu tư chủ động - Xác định mục tiêu - Lập ra một danh mục chuẩn - Xây dựng 1 chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu cầu người đầu tư theo quy trình sau: Thực hiện phân tích những ngành và công ty riêng lẻ thỏa mãn mục tiêu đặt ra Tính toán xác định số lượng CP trong danh mục sao cho đạt mức đa dạng hóa cao nhất trong phạm vi giới hạn của khoản tiền đầu tư. Phân bổ khoản đầu tư (sau khi xácCollege định số lượng và chủng loại CP cần mua) - Theo dõi đánh giá các biến động của CP trong danh mục và tái cấu trúc danh mục Lí do phải tái cấu trúc danh mục đầu tư: →Các nhà quản lí dựa vào dự đoán diễn biến kinh tế vĩ mô và các thay đổi tình hình hoạt động doanh nghiệp để đánh giá sự biến động giá tương quan giữa các loại CP thuộc các lĩnh vựCPDc ngành nghề khác nhau, hoặc cùng một lĩnh vực để rút bớt vốn từ loại CP có nguy cơ sụt giá chuyển sanhg CP khác có tiềm năng hơn. →Các nhà quản lí thấy cần phải chuyển đầu tư CP từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro vì loại CP đang nắm giữ có nguy cơ tăng mức rủi ro. →Trong quá trình đầu tư nhà quản lí phát hiện ra một số CK khác đang tạm thời bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó, do vậy pahỉ mua các CP này để thay thế cho 1 số CP tương đương (cùng lĩnh vực, cùng độ rủi ro ) hiện cso trong danh mục, hoặc ngược lại nếu thấy CP trong danh mục bị định giá cao thì có thể bán đi thay thế bằng loại tương đương khác không bị định giá cao. KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 91
  21. Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Phương pháp lựa chọn CP Về mặt kĩ thuật, để thực hiện việc lựa chọn CP người ta có thể áp dụng một số biện pháp như lập danh sách theo chỉ tiêu hoặc đánh giá theo định lượng. - Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thỏa mãn (kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) và đưa vào máy tính để lập danh sách những CP thỏa mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt ra có thể bao gồm: vốn, hệ số P/E, ngành nghề, ROE, tỉ lệ chia cổ tức, cổ tức ổn định hay tăng trưởng - Phương pháp định lượng: nhà quản lí xác định độ nhạy cảm của giá (hay thu nhập) của CP tới các yếu tố kinh tế như: tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất hoặc mức chi tiêu của công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lí danh mục cí thể dựa trên những thông tin đó cùng với những phân tích và nhận định về diễn biến tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp. College CPD KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 92