Giáo trình Tâm lí học sáng tạo - Huỳnh Văn Sơn

pdf 265 trang phuongnguyen 6900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lí học sáng tạo - Huỳnh Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_li_hoc_sang_tao_huynh_van_son.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tâm lí học sáng tạo - Huỳnh Văn Sơn

  1. GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO Tác giả: HUỲNH VĂN SƠN LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói rằng, Tâm lí học đã trở thành một ngành khoa học đặc biệt phát triển trên thế giới trong năm mươi năm cuối của thế kỉ XX. Bằng chứng là hàng loạt những công trình nghiên cứu về Tâm lí học đã đưa đến những ứng dụng hết sức tuyệt vời cho đời sống con người. Chất lượng cuộc sống không những được cải thiện về vật chất mà cả những giá trị tinh thần của con người cũng được nâng lên một tầm cao mới nhờ các thành tựu khá rực rỡ của Tâm lí học. Và càng không thể phủ nhận những thành quả của các chuyên ngành ứng dụng của Tâm lí học như Tâm lí học tham vấn, Tâm lí học trị liệu và Tâm lí học sáng tạo. Cho đến nay, Tâm lí học sáng tạo đã tiếp cận
  2. những vấn đề khá đặc biệt trong đời sống của con người cũng như trong các hoạt động khác của nhân loại. Hiện nay, Tâm lí học sáng tạo đã thực hiện những nhiệm vụ không kém phần đặc biệt của mình thông qua các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của xã hội. Từ việc nghiên cứu bản chất, cấu trúc, cơ chế và những quy luật của sự sáng tạo, hoạt động sáng tạo dưới góc nhìn tâm lí đến việc tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của sáng tạo trong cuộc sống, định hướng ứng dụng Tâm lí học sáng tạo trong cuộc sống cũng như tìm ra con đường, biện pháp để tìm hiểu khả năng sáng tạo của con người, điều khiển và phát triển tiềm năng sáng tạo, giáo dục sáng tạo, cho thấy Tâm lí học sáng tạo đã trở thành một trong những chuyên ngành hấp dẫn cực kì đối với khá nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu. Sáng tạo vốn dĩ là một "địa hạt" hết sức đặc biệt nên đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu giao thoa. Nếu cho rằng Tâm lí học là một khoa học chuyên nghiên cứu về con người thì Tâm lí học sáng tạo dần dần trở thành một trong những khoa học chuyên nghiên cứu về sáng tạo của con người. Tâm lí học sáng tạo đã phát triển mạnh mẽ
  3. không chỉ vì đó là khoa học tiếp cận và nghiên cứu về một trong những hiện tượng tâm lí của con người mà vì những nguyên tắc và phương pháp luận nghiên cứu Tâm lí học trở thành những nguyên tắc và phương pháp luận nghiên cứu sáng tạo, và tất nhiên, nó đã ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của con người một cách sắc nét nhất và hiệu quả nhất. Với mong muốn hệ thống hoá và cụ thể hoá một khoa học rất hấp dẫn dù còn mới mẻ như một chuyên ngành trong Tâm lí học, tác giả hi vọng những kiến thức về Tâm lí học sáng tạo sẽ thu hút sự quan tâm của thật nhiều cá nhân và tổ chức. Không chỉ là những sinh viên chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục học mà còn là những học viên cao học chuyên ngành và cả những người ứng dụng, những bậc thầy chuyên tìm hiểu về tư duy sáng tạo, sáng tạo của con người. Mong rằng cuốn sách Tâm lí học sáng tạo sẽ được đông đảo bạn đọc đón nhận và xem đây như là một lĩnh vực hấp dẫn rất cần được quan tâm, nghiên cứu dù là nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng trong cuộc sống. TÁC GIẢ
  4. Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC Chương 3. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO Chương 4. NHÂN CÁCH SÁNG TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Chương 5. TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO VÀ CUỘC SỐNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM
  5. Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 1. SƠ LƯỢC VÊ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC SÁNG TẠO 2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO Created by AM Word2CHM
  6. 1. SƠ LƯỢC VÊ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO Khoa học sáng tạo xuất hiện từ rất xa xưa, khi con người bắt đầu xuất hiện thì khoa học sáng tạo đã hiện hữu để phục vụ cho nhu cầu của con người. Từ việc tìm ra phương thức săn bắt hái lượm, cho đến việc tận dụng tất cả những điều kiện xung quanh để sống, tồn tại và phát triển là những minh chứng cho sự tồn tại của khoa học sáng tạo dù đó chỉ là những mầm mống hay những biểu hiện ban đầu. Những ý tưởng sáng tạo hay những gợi mở đầu tiên của khoa học sáng tạo tồn tại trong một khoảng thời gian khá lâu. Trong suốt thế kỉ đầu công nguyên, khoa học sáng tạo hiện hữu nhưng chưa có một cơ sở lí luận rõ ràng, cụ thể. Tất cả đều chỉ là những ý tưởng rải rác, những biểu hiện rất giản đơn, có phần mờ nhạt trong gần suốt hai thế kỉ sau đó. Vào cuối thế kỉ thứ II, Papp đã là người tiên phong khẳng định sự xuất hiện của khoa học sáng tạo (Heuristics) tại thành phố Alexandria. Có thể nói, ông
  7. là người đặt nền móng chính thức cho khoa học sáng tạo. Đây là ý tưởng khởi thuỷ của các khoa học về sáng tạo với những tìm hiểu đầu tiên về các phương pháp, quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn hoá - nghệ thuật. Khoa học Heuristics tồn tại gần 17 thế kỉ (từ thế kỉ III đến thế kỉ XX). Trong suốt quá trình tồn tại của mình, khoa học này rất quan tâm đến vấn đề sáng tạo nhưng các thành tựu đạt được cũng rất khiêm tốn và dần dần bị lãng quên bởi nó chưa đi đến bản chất của khoa học sáng tạo. Năm 1945, - G.Polya - nhà Toán học người Mĩ gốc Hungary nhận định: "Đó là lĩnh vực nghiên cứu không có hình dáng rõ ràng Nó được trình bày trên những nét chung chung, ít khi đi vào chi tiết". Thế nhưng, cũng từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở một góc nhìn khác, khoa học sáng tạo bắt đầu phát triển dựa trên sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Cùng lúc này, bên cạnh các nhà khoa học cơ bản thì những chuyên gia về tư duy sáng tạo cũng như các nhà Tâm lí học bắt đầu nhập cuộc. Từ đây, sáng tạo bắt đầu được nghiên cứa trên cả bình diện rộng và sâu.
  8. Cũng trong khoảng thời gian này, từ những nghiên cứu chuyên biệt về sáng tạo của các nhà Toán học thì các nhà khoa học khác cũng bắt đầu chuyên tâm khám phá về những nguyên lí của sự sáng tạo. Nửa cuối thế kỉ XIX, các nghiên cứu về tâm lí trong việc sáng tạo khoa học bắt đầu được đề cập. Đến thế kỉ XX, khả năng sáng tạo được nhận diện ở những “kiểu” người khác nhau. Kết luận mang tính chất rất kì diệu và đầy tính nhân bản: sáng tạo hay khả năng sáng tạo có ở tất cả mọi người, kể cả những người bình thường nhất. Cũng chính từ quan điểm này sáng tạo được nghiên cứu sâu sang các lĩnh vực khác: văn học, nghệ thuật quản lí, Vào thời điểm này, cùng với sự tham gia của nhiều nhà Tâm lí học, phương pháp thử và sai bắt đầu được phát hiện. Mặt khác, những yếu tố tâm lí như liên tưởng, tưởng tượng, tính ỳ tâm lí, sự thăng hoa, cũng được quan tâm và phân tích khá chi tiết. Tuy nhiên, những vấn đề được đặt ra ở đây vẫn chưa được giải thích một cách tường minh. Vào thời gian sau đó, những yếu tố thuộc về nguyên lí sáng tạo, kĩ thuật sáng tạo mới là vấn đề thu hút sự quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất. Lí do rất đơn giản là việc nghiên cứu ứng dụng đã trở thành
  9. nhu cầu bức bách của cuộc sống cũng như của các nhà nghiên cứu. Những phương pháp tìm đến cái mới như: Đối tượng tiêu điểm (Method of Focal Objects) của nhà nghiên cứu F. Zwicky; Phương pháp công não hay não công - tấn công não - tập kích não (Brainstorming) của A. Osbom và nhiều phương pháp khác như: Loại trừ; Tìm cái mới đảo ngược, được đào sâu nghiên cứu. Lẽ dĩ nhiên, không thể không hạn chế khi tất cả những phương pháp này chỉ đến từ một góc nhìn cũng như mới bắt đầu được phát hiện. Không ít những cơ sở của các phương pháp này chưa thật sự vững chắc do dựa trên việc thử và sai. Mặt khác, chính việc cố công tìm ra đáp án nhưng thiếu "cơ chế định hướng" cũng như thiếu lời giải sáng tạo "tuyệt đối trong cái nhìn tối ưu tương đối. Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung thì khoa học sáng tạo bắt đầu có những tiến bộ mới mang tính chất vượt bậc. Đặc biệt, khi ngành tin học và máy tính điện tử ra đời thì khoa học về sự sáng tạo lại có những điểm nhấn mới. Việc nghiên cứu về sáng tạo bắt đầu được triển khai một cách rộng rãi ở các nước như Mĩ, Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc (cũ), Có thể nhấn mạnh đến hoạt
  10. động gầy dựng việc nghiên cứu khoa học sáng tạo ở Liên Xô (cũ) là nhà nghiên cứu Genrich Sanfovich Altshuller (1926 - 1998). Cùng với những cộng sự, ông đã dày công tổng hợp nhiều khoa học để dựng xây nên lí thuyết giải các bài toán sáng chế, được gọi là Triz. Cho đến thời điểm hiện nay, Triz là lí thuyết lớn với hệ thống công cụ hoàn chỉnh nhất trong khoa học sáng tạo. Có thể nhấn mạnh đến lí thuyết này với 9 quy luật phát triển hệ thống kĩ thuật, 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản để giải quyết mâu thuẫn kĩ thuật, 76 chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế. Hơn thế, những người quan tâm sử dụng có thể tiếp tục tổ hợp hoá các thành phần này theo những cách khác nhau để tạo nên sự đa dạng, sự phong phú và dường như không có điểm dừng. Cũng từ những thành tựu này, các nước như Mĩ, Anh, Đức đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sáng tạo cũng như các phương pháp sáng tạo. Ngoài phương pháp Công não (1938) đến từ Mĩ và phương pháp Đối tượng tiêu chuẩn do F. Kunze - người Đức nghiên cứu thì khá nhiều phương pháp khác được quan tâm và phát minh. Có thể đề cập đến phương pháp Phân tích hình thái (Morphological Analysic) do
  11. Zwicky - người Mĩ đề cập năm 1942; phương pháp Bảng câu hỏi kiểm tra được hoàn thành bởi nhiều tác giả phương Tây qua nhiều lần bàn luận, chỉnh sửa; phương pháp Synectic do W.Gorden (Mĩ) đề xuất vào năm 1960; phương pháp Tư duy theo chiều ngang (Lateral thinking) do E.D.Bono - người Anh đề xuất; phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy (Six thinking hats method) cũng do E.D.Bono - người Anh phát hiện năm 1985, Có thể nói dựa trên những thành tựu và đóng góp của mình, sáng tạo học (creatology) đã trở thành một khoa học rất chuyên sâu nhưng phạm vi nghiên cứu cũng rất rộng lớn. Giải quyết những vấn đề trong sáng tạo đã khó và giải quyết bằng cách thức rất sáng tạo càng khó hơn vì không thể tách rời khỏi yếu tố con người trong hoạt động sáng tạo hay khả năng sáng tạo. Created by AM Word2CHM
  12. 2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO Dù rằng sáng tạo không phải là địa hạt độc quyền của các nhà Tâm lí học nhưng thực tế cho thấy các nhà Tâm lí học bắt đầu quan tâm nhiều đến sáng tạo từ giữa thế kỉ XX. Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do nhu cầu tăng năng suất lao động xã hội và cũng như muốn dành lợi thế trong chiến tranh lạnh để có thể nắm quyền chỉ huy thế giới nên Mĩ đã ra sức phát huy tài năng sáng tạo của thế hệ trẻ và các lực lượng lao động khác. Chính những nhà quản lí ở đây đã nhận ra rằng tác động vào tâm lí cũng như kích thích tiềm năng của con người là căn cơ quan trọng để phát huy sức lao động sáng tạo. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nhà Tâm lí học Mĩ đã nghiên cứu khá cơ bản và hệ thống về năng lực sáng tạo của con người từ tuổi nhỏ đến tuổi trưởng thành. Đặc biệt hơn từ những 1970 - các nhà Tâm lí học Mĩ có rất nhiều nghiên cứu sâu về Tâm lí học sáng tạo, về công cuộc phát triển tài năng sáng tạo của con người.
  13. Có thể đề cập sâu đến quyển sách viết về sáng tạo và tư duy sáng tạo của A.Osborn vào năm 1939. Dù không phải là một nhà Tâm lí học nhưng ông đã có những nhìn nhận khá sâu sắc về vấn đề sáng tạo và tâm lí để con người sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Dưới góc nhìn là nhà kinh doanh, ông đã đề cập đến những phương pháp, phương án tập kích não để làm việc tốt, để phát triển sáng tạo. Quyển sách của ông đã tái bản 24 lần với những tiếng vang khi đề cập đến những yếu tố tâm lí của con người liên quan đến hoạt động sáng tạo. Ông nói: "Thành công của ông có được nhờ vào việc ông tìm ra phương pháp, nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để hướng đến kết quả sáng tạo". Năm 1950, J. P. Guilford bắt đầu nghiên cứu có hệ thống về sáng tạo dưới góc nhìn Tâm lí học. J.P.Guilford là giáo sư Đại học thuộc miền Nam California. Lúc ông nhậm chức chủ tịch hội Tâm lí học Mĩ cũng là lúc ông dành một khoảng thời gian thích đáng để nói về sáng tạo trong bài phát biểu của mình. Ông đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh thực trạng nghiên cứu về sáng tạo, hoạt động sáng tạo và đề cập thêm về hướng nghiên cứu, thách thức của việc phát triển
  14. khả năng sáng tạo, cách thức sáng tạo của con người. Những câu hỏi mà J.P.Guilford đặt ra cũng chính là những vấn đề trọng tâm mà Tâm lí học sáng tạo phải quan tâm, giải quyết. Có thể phát hiện tiềm năng sáng tạo hay không? Phát triển khả năng ấy bằng cách nào, phát triển đến mức nào? Cũng từ đây, ông động viên, khuyến khích các nhà Tâm lí học Mĩ nghiên cứu sâu vào lĩnh vực có ý nghĩa này. Từ đấy, ở Mĩ dấy lên phong trào nghiên cứu về sáng tạo cả về số lượng nhà nghiên cứu - nhóm nghiên cứu cũng như các xu hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, dù cho những nhà Tâm lí học nổi tiếng như Barron, Blam, Wallase, Torrana, Bova đã tập trung nghiên cứu khá nhiều về sáng tạo nhưng vẫn còn nặng về tính chất mô tả kinh nghiệm chứ không phải là thực nghiệm để rút ra quy luật. Điều mà thực tiễn đòi hỏi là phải tìm ra những quy luật của sáng tạo để có thể lấy đó làm cơ sở điều khiển, phát huy sáng tạo thì gần như các nhà Tâm lí học vẫn chưa giải quyết được. Tuy nhiên, cũng thông qua những nghiên cứu ở đây những vấn đề của Tâm lí học sáng tạo như bản chất hoạt động sáng tạo, quá trình sáng tạo, đặc điểm sáng tạo và nhân cách sáng tạo đã được quan tâm
  15. cũng trở thành những cứ liệu rất có giá trị. Không những quan tâm đến việc nghiên cứu về sáng tạo cũng như Tâm lí học sáng tạo mà các nhà Tâm lí học thuộc các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu tổ chức nhiều hội thảo khoa học. Từ đó, các hướng nghiên cứu khác nhau về sáng tạo bắt đầu được xuất hiện thông qua các cuộc hội thảo mang tính chất quốc gia - quốc tế như: Hội thảo tại Matxcơva (Liên Xô (cũ) - 1967); Hội thảo tại Praha (Tiệp Khắc (cũ) - 1967); Hội thảo tại Liblice (1972 - Tiệp Khắc (cũ), Có thể nhận thấy ở Liên Xô (cũ) đội ngũ các nhà Tâm lí học nghiên cứu về sáng tạo khá đông đảo. Nhắc đến việc nghiên cứu về sáng tạo không thể không kể đến O.K.Chikhômirôp; Ia.A.Pônôvariôp, B.M Kêdrôp; M.G.Ia.Rôsepxki; A.N.Luk; D.N Bôgôialenxki; X.L.Rubinstêin, L.X.Vưgôtxki, N.G.Alêcxâyep với các hướng nghiên cứu chủ yếu sau: * Hướng 1: So sánh cách giải quyết vấn đề của con người và máy để nhận ra được khả năng sáng tạo của con người. Khả năng sáng tạo của con người ngoài những gì có sẵn trong chương trình. Các nhà nghiên cứu theo hướng này tập trung so sánh về khả năng và cách thức giải quyết vấn đề của con người
  16. và người máy (robot). Nếu như robot xét cụ thể trong từng trường hợp có thể làm việc hơn người (đặc biệt về sự tinh vi, nặng nhọc trong công việc) nhưng suy cho cùng robot cũng chỉ làm những chương trình có sẵn do con người sắp xếp, cài đặt. Trong khi đó, con người luôn luôn tìm tòi, khám phá để giải quyết vấn đề bằng cách và con đường riêng của mình. Điều này cũng dẫn đến một suy luận hiển nhiên là người máy (hay bất kì loại máy móc tinh vi) cũng không làm được những gì không thuộc chương trình cài đặt. Chính Pônôvariôp đã nhấn mạnh: "Trong tư duy sáng tạo, chủ thể thu được những hiểu biết mới và áp dụng những phương pháp mới vào hoạt động của mình. Kết quả tư duy cho ra những hiểu biết mới và áp dụng thực hiện vào trong thực tiễn". * Hướng 2: Nghiên cứu vấn đề của hoạt động khoa học, tư duy khoa học và tìm ra những đặc thù của hoạt động phát hiện của các nhà khoa học trong đó có hoạt động sáng tạo. * Hướng 3: Tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất của hoạt động sáng tạo. * Hướng 4: Nghiên cứu và phân tích tầm quan
  17. trọng của sáng tạo và quan hệ giữa sáng tạo với quá trình tiếp thu tri thức của con người. * Hướng 5: Tập trung nghiên cứu và nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo của con người. Nhiều nhà nghiên cứu theo hướng này như X.L.Rubinxtêin, L.X.Vưgôtxki khẳng định rằng trong hoạt động sáng tạo thì tưởng tượng là thành phần không thể thiếu được và tưởng tượng dường như rất khó tách bạch với tư duy. * Hướng 6: Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực hành cũng như lí luận của tư duy sáng tạo và tìm hiểu mối quan hệ của sáng tạo và hoạt động vô thức. * Hướng 7: Tập trung nghiên cứu về hoạt động sáng tạo của học sinh trong nhà trường, biện pháp phát triển sáng tạo cho học sinh, Có thể nhận thấy rằng, việc nghiên cứu về sáng tạo và Tâm lí học sáng tạo ở Liên Xô (cũ) có những bước tiến, đặc biệt là hướng nghiên cứu rất phong phú và đa dạng. Việc nghiên cứu này đã đặt cơ s ở chung về lí luận cũng như phương pháp nghiên cứu về vấn đề sáng tạo - Tâm lí học sáng tạo trở nên quen thuộc nhưng cũng thật hấp dẫn. Trong suốt từ
  18. năm 1925 đến năm 1980, việc nghiên cứu này có những bước thăng trầm. Xem xét tiến triển của việc nghiên cứu cho thấy có những giai đoạn Tâm lí học sáng tạo trở thành một mối quan tâm đặc biệt (1925 - 1929); (1960 - 1980), cũng có giai đoạn Tâm lí học sáng tạo gần như không được quan tâm nghiên cứu (1935 - 1945). Chắc chắn sự thăng trầm hay biến đổi này phụ thuộc khá nhiều vào tính thời cuộc cũng như bị ảnh hưởng ít nhiều vào những mấu chốt nghiên cứu hoặc sự "tranh cãi" quá lớn đến mức "chơi vơi" về luận điểm và phương pháp nghiên cứu. Không chỉ ở Liên Xô (cũ) mà cả Tiệp Khắc (cũ), vấn đề sáng tạo được các nhà Tâm lí học bắt đầu quan tâm từ những năm 1955 - 1960. Các vấn đề tâm lí trong hoạt động sáng tạo được nhiều nhà Tâm lí học ở Tiệp Khắc tìm hiểu như cơ chế sáng tạo, làm việc sáng tạo, Cụ thể như J.H.Lasva nghiên cứu về hoạt động sáng tạo, cách làm việc với nhóm sáng tạo; Tác giả Lanđa nghiên cứu về sự khiếp sợ với hoạt động sáng tạo và chỉ ra những yếu tố tâm lí cản trở sự sáng tạo; A.Vôitrô nghiên cứu bằng cách tập hợp các chương trình sáng tạo để kích thích sáng tạo của con người, Những nghiên cứu này khẳng định rằng nếu
  19. những nhà sư phạm xây dựng những chương trình sáng tạo, các biện pháp tác động một cách tích cực thì có thể kích thích tiềm năng sáng tạo của học sinh. Nhiệm vụ kích thích tiềm năng sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng của các nhà Tâm lí học, Giáo dục học, Ngoài ra có thể kể đến tác giả J.Linhart đã đặt cơ sở chung cho việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động sáng tạo. Ở đây, các yếu tố tâm lí cơ bản chi phối hoạt động sáng tạo được phân tích khá rõ nét. Tác giả M.Pôpperôva - Jurcôva có nhiều đóng góp thực sự có giá trị với Tâm lí học sáng tạo ngày nay. Bà nghiên cứu những vấn đề thuộc về năng lực sáng tạo của con người, ảnh hưởng của môi trường, giáo dục đến hoạt động sáng tạo. Bên cạnh đó, bà còn tìm hiểu mối quan hệ giữa trí thông minh với tư duy sáng tạo. Bà chỉ ra rằng, việc nghiên cứu những vấn đề về sáng tạo, Tâm lí học sáng tạo nên xuất phát từ vị trí của hoạt động sáng tạo trong sự phát triển nhân cách, vị trí của năng lực sáng tạo trong toàn bộ cấu trúc nhân cách chứ không xuất phát từ bản thân Tâm lí học sáng tạo đơn thuần. Không thể không đề cập đến những nghiên
  20. cứu chuyên sâu về sự sáng tạo trong tâm lí trẻ em hay sáng tạo của trẻ em trước tuổi đến trường. Có thể nhận thấy sự quan tâm của các tác giả sau: L.Kinđôra; T.Kôvác; D.Kôpacôva; M.Duricecôva, Các tác giả đều quan tâm đến hoạt động tâm lí của trẻ em trong những biểu hiện sáng tạo của mình. Trong hoạt động của trẻ luôn có yếu tố sáng tạo. Nếu xem xét hoạt động sáng tạo một cách nghiêm ngặt thì hoạt động của trẻ không phải là hoạt động sáng tạo vì cái mới chưa thật sự là cái mới và chưa mang ý nghĩa xã hội nhưng chính cái mới của trẻ lại mang dấu ấn sáng tạo đặc biệt. Các nhà nghiên cứu này còn nhấn mạnh rằng đừng lãng phí khả năng sáng tạo phi thường của trẻ vì chúng chưa bị bất kì yếu tố nào ràng buộc như người lớn. Mặt khác, các tác giả còn khẳng định rằng chính những yếu tố như: trò chơi, vẽ tranh, kể chuyện, kích thích làm cho hoạt động sáng tạo của trẻ phát triển. Các tác giả trên cũng cùng có mối quan tâm đặc biệt về tác động của gia đình, của giáo dục nhà trường đến khả năng sáng tạo của trẻ. Từ việc so sánh về khả năng sáng tạo của trẻ có đi học ở trường Mẫu giáo với những trẻ sống ở gia đình cũng như việc tìm hiểu và so sánh không khí tâm lí trong môi trường gia đình ảnh hưởng như thế nào với sự phát triển sáng tạo của
  21. trẻ, nhiều kết luận thú vị đã được hình thành và kiểm chứng. Cũng từ đây, việc nghiên cứu về hoạt động sáng tạo trong nhà trường cũng có nhiều khởi sắc. Có thể nhắc đến L.Duric ở bộ môn Tâm lí học nhà trường thuộc tổ Tâm lí học - Khoa Triết học của trường Đại học Tổng hợp Comenxki là người nghiên cứu rất hệ thống về hoạt động sáng tạo, tư duy sáng tạo trong nhà trường. Ông kết luận rằng, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển có chủ định tư duy sáng tạo của học sinh trong nhà trường nếu chúng ta có những chương trình giáo dục đặc biệt, cũng như có những điều kiện tương ứng. Nhà trường có những đóng góp tích cực vào khả năng sáng tạo cho học sinh bằng những nội dung và phương pháp dạy dỗ đặc biệt. Ông nói: "Dưới ảnh hưởng của sự học tập đặc biệt có thể có được tư duy sáng tạo một cách có chủ định". Không những thế, ông cùng các cộng sự đã chứng minh rằng tất cả các môn học trong nhà trường đều có khả năng riêng trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Từ những nghiên cứu về học sinh tiểu học và trung học cơ sở học tập các môn học khác nhau đã là tự nhiên hay xã hội, thì những phẩm chất
  22. sáng tạo đều bị ảnh hưởng tích cực dưới tác động hiệu quả. Các kết luận trên có ý nghĩa lạc quan với hoạt động sư phạm. Nếu hoạt động sư phạm được đầu tư sẽ ảnh hưởng tốt đến tư duy sáng tạo của học sinh. Nước Đức cũng là quốc gia quan tâm khá sớm đến vấn đề Tâm lí học sáng tạo. Từ những năm 1920 đến năm 1960, nhiều nhà khoa học ở Đức tập trung nghiên cứu về khái niệm sáng tạo, bản chất của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn tập trung xoáy sâu vào cách hiểu sáng tạo theo nghĩa rộng của nó trong mối liên hệ chặt chẽ với trí thông minh. Cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu sáng tạo ở Đức được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu Tâm lí học đã xoáy mạnh vào việc nghiên cứu sáng tạo theo từng độ tuổi và đưa ra những biện pháp giáo dục tương ứng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tập trung sâu vào từng kiểu tư duy như tư duy hội tụ và tư duy phân kì trong hoạt động sáng tạo cũng như khắng định rằng tư duy phân kì (divergence thinking) - một kiểu tư duy đặc trưng của kiểu người sáng tạo hay khả năng sáng tạo. Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu ở Đức
  23. như Han G.Jellen, Klaus Urban, Schoppe, Kratzmeier, đã đưa ra khá nhiều công cụ nghiên cứu về khả năng sáng tạo, tiềm năng sáng tạo của con người theo độ tuổi, dạng hoạt động Có thể nói rằng ở Việt Nam trong khoảng thời gian đầu thì sáng tạo được nghiên cứu nhiều nhất dưới góc nhìn của khoa học kỹ thuật. Lẽ đương nhiên, đây cũng là những thành tựu rất dễ nhận thấy có tính chất sáng tạo của con người. Dưới góc nhìn này, những nghiên cứu về sáng tạo thường tập trung về yếu tố kỹ thuật (kĩ năng) để tạo ra những sản phẩm mới. Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này từ những năm 1980 trở đi có thể đề cập đến TS. Phan Dũng và nhiều tác giả khác như Minh Triết, Minh Trí, Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP.HCM có hẳn trung tâm nghiên cứu về khoa học sáng tạo cũng như đào tạo - huấn luyện về khoa học này cho những ai có quan tâm - nghiên cứu (Trung tâm sáng tạo Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. HCM). Tuy nhiên, cách nhìn nhận của khoa học sáng tạo ở đây là cách tiếp cận dưới góc nhìn hoạt động tư duy sáng tạo đơn thuần mà ở đó những yếu tố tâm lí của cá nhân không được quan tâm một cách thích đáng.
  24. Cũng có thể đề cập đến các hội thi về khoa học sáng tạo tại Việt Nam như Hội thi sáng chế kĩ thuật VIFOTEK do Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức; các hội thi phát minh - sáng chế cũng đã bước đầu quan tâm đến lĩnh vực sáng tạo cũng như đặt những cơ sở nghiên cứu về cơ chế tâm lí của những cá nhân sáng tạo đặc biệt Bàn về việc nghiên cứu sâu về Tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam thì có thể thấy rằng đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Số công trình viết về vấn đề này dưới góc độ chuyên về Tâm lí học không nhiều cho nên có thể nói Tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được khai phá từ những năm 1980 đến nay. Có thể nhắc đến một số nhà nghiên cứu về Tâm lí học ở Việt Nam như TS.Nguyễn Đức Uy; PGS.TS.Lê Đức Phúc, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, PGS.TS. Nguyễn Huy Tú, đã viết các tài liệu chuyên khảo về các vấn đề này. Hướng nghiên cứu chủ yếu của các tác giả trên vẫn tập trung về quá trình sáng tạo, sản phẩm sáng tạo, nhân cách sáng tạo, ứng dụng sáng tạo trong giáo dục.
  25. Một số tác giả trong đó có PGS.TS. Nguyễn Huy Tú cũng đã nghiên cứu sâu về việc ứng dụng các bài trắc nghiệm đánh giá về khả năng sáng tạo, chỉ số sáng tạo, trí tuệ sáng tạo ở Việt Nam. Các bộ trắc nghiệm này được nghiên cứu chuyên sâu theo từng độ tuổi có nguồn gốc từ Đức được Việt hoá cho phù hợp với Việt Nam nhằm đảm bảo tính tương thích. Riêng việc giảng dạy Tâm lí học sáng tạo bắt đầu được thực hiện vào những năm 1983 - 1984 trong các lớp Cao học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó bắt đầu được giới thiệu cho sinh viên chính quy chuyên ngành Tâm lí giáo dục tại một số trường Đại học Sư phạm từ sau năm 2000. Việc ứng dụng Tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam đang được mở rộng theo hướng nghiên cứu những tài năng sáng tạo, tìm ra cơ chế tâm lí của hoạt động sáng tạo, Những ứng dụng của Tâm lí học sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo bắt đầu được quan tâm và chú ý một cách mạnh mẽ từ những năm gần đây cho thấy tính triển vọng thực sự của khoa học này tại Việt Nam. Như vậy có thể nói, Tâm lí học sáng tạo ở Việt
  26. Nam bước đầu được nghiên cứu và thể hiện "hình dạng" của mình bắt đầu rõ nét. Những vấn đề cơ bản của sáng tạo được tiếp cận dần dần dưới góc độ Tâm lí học như cơ chế tâm lí của hoạt động sáng tạo, thủ thuật sáng tạo dưới góc độ tâm lí, đo lường sáng tạo trong Tâm lí học, là những nội dung cơ bản và đầy tính hấp dẫn khi tiếp cận Tâm lí học sáng tạo trong góc nhìn nghiên cứu và ứng dụng. Cũng chính từ đây, Tâm lí học sáng tạo đã trở thành mối quan tâm của nhiều người và trở thành một trong những chuyên ngành khá lí thú của Tâm lí học. Created by AM Word2CHM
  27. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứa của Tâm lí học sáng tạo là hoạt động sáng tạo, bao gồm bản chất, cấu trúc, cơ chế và những quy luật sáng tạo dưới góc độ tâm lí. Ngoài ra, hoạt động sáng tạo, nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo trong sự phối hợp chặt chẽ cũng là đối tượng khá đặc biệt mà Tâm lí học sáng tạo quan tâm, tìm hiểu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo tiếp cận những vấn đề khá đặc biệt trong đời sống tâm lí của con người cũng như trong hoạt động của con người. Có thể nói Tâm lí học sáng tạo thực hiện những nhiệm vụ cũng đặc biệt không kém khi có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của xã hội nói ở góc nhìn rộng, Tâm lí học sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
  28. - Nghiên cứu bản chất, cấu trúc, cơ chế và những quy luật của sự sáng tạo, hoạt động sáng tạo dưới góc nhìn tâm lí. - Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của sáng tạo trong cuộc sống và định hướng ứng dụng Tâm lí học sáng tạo trong cuộc sống. - Tìm ra con đường, biện pháp để tìm hiểu khả năng sáng tạo của con người, điều khiển và phát triển tiềm năng sáng tạo, giáo dục sáng tạo Created by AM Word2CHM
  29. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 4.1. Phương pháp luận của việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo Phương pháp luận của việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: a. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan khi nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo. Các hiện tượng tâm lí trong sáng tạo, hoạt động sáng tạo là đối tượng nghiên cứu chính. Các hiện tượng này được nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan có nghĩa là nghiên cứu trong trạng thái tự nhiên nhất, thật nhất và tiêu chí trung thực, chính xác phải luôn luôn được đảm bảo. b. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng khi nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo. Việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo phải
  30. nhìn nhận rằng những biểu hiện tâm lí trong hoạt động sáng tạo luôn chịu ảnh hưởng một cách đồng bộ bởi những yếu tố khác tác động đến tâm lí người. Từ những điều kiện sinh học đến những điều kiện xã hội hay vai trò đặc biệt quan trọng của chủ thể cùng với hoạt động của chủ thể đều được xem xét trong việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo. c. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức với hoạt động khi nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo. Nguyên tắc này khẳng định tâm lí, ý thức không tách rời khỏi hoạt động con người.Tâm lí, ý thức được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động đồng thời định hướng điều khiển điều chỉnh hoạt động. Các hiện tượng tâm lí trong sáng tạo đều được nghiên cứu thông qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động sáng tạo ở con người. d. Nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo trong cái nhìn vận động và phát triển Tâm lí người có sự nảy sinh, vận động và phát triển. Sự phát triển tâm lí người nói chung và tâm lí người trong sáng tạo nói riêng là không ngừng nên khi nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo phải đảm bảo một
  31. cách nghiêm túc, tính thực tế nhưng có đảm bảo tính dự kiến, dự phòng. Điều này làm cho việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo sẽ mang tính thực tiễn và ứng dụng cao. 4.2. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể a. Phương pháp quan sát * Khái niệm Quan sát là khái niệm tri giác chủ định bằng cách sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng, vấn đề nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích đã đặt ra phục vụ cho công tác nghiên cứu. * Hình thức Quan sát có ba hình thức sau: quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp và tự quan sát. - Quan sát trực tiếp là quá trình tri giác một cách trực tiếp đối tượng không sử dụng phương tiện trợ giúp. - Quan sát gián tiếp là quá trình tri giác có sử dụng các công cụ và phương tiện như: máy ghi âm, camera
  32. - Tự quan sát là quá trình nghiệm thể lấy chính các hiện tượng quá trình tâm lí của mình làm đối tượng tri giác. * Yêu cầu Để đảm bảo việc quan sát có hiệu quả nhà nghiên cứu cần phải thực hiện các yêu cầu sau: - Người quan sát phải xác định được mục tiêu, kế hoạch và cách thức tiến hành. - Phải đảm bảo được tính hệ thống, tính liên tục của quan sát. Trong quá trình nghiên cứu một hiện tượng tâm lí nào đó chúng ta phải kết hợp nhiều giác quan để tri giác đối tượng và đảm bảo được tính liên tục về mặt thời gian. - Phải nắm được các vấn đề trước khi tiến hành quan sát. Một trong các yêu cầu khi tiến hành quan sát là người nghiên cứu phải hiểu biết và nắm chắc vấn đề cần quan sát có như vậy mới giúp họ chủ động trong quá trình nghiên cứu. - Cần phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện trước khi quan sát như: bút, giấy, camera, máy ghi âm, từ đó có thể ghi nhận được đầy đủ kết quả quan sát.
  33. * Ưu và nhược điểm - Ưu điểm + Đây là phương pháp dễ tiến hành, và có thể quan sát được nhiều đối tượng trong một lúc. + Thông tin quan sát được rất phong phú về đối tượng (cả thông tin ngôn ngữ và thông tin phi ngôn ngữ). + Chi phí tiến hành đỡ tốn kém so với các phương pháp nghiên cứu khác. - Nhược điểm + Người quan sát đóng vai trò thụ động, không chủ động tạo ra được các hiện tượng nghiên cứu. + Kết quả thu được mang tính chất chủ quan vì thế hạn chế tính khách quan của kết quả nghiên cứu. * Những điểm đặc trưng của quan sát trong nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo là: - Quan sát hành động sáng tạo, diễn trình sáng tạo.
  34. - Quan sát con người sáng tạo, nhà phát minh. - Quan sát những biểu hiện tâm lí khi tiếp cận những nhiệm vụ sáng tạo trong cuộc sống. Phương pháp quan sát phải được kết hợp chặt chẽ với phương pháp đối thoại, trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm hoạt động. b. Điều tra bằng bảng hỏi (Anket) Điều tra là phương pháp dễ áp dụng, trong thời gian ngắn có thể thu được nhiều thông tin rất phong phú về đối tượng nghiên cứu. Người ta có thể sử dụng điều tra bằng bảng hỏi để thu ý kiến của nghiệm thể nhằm mục đích nghiên cứu thái độ, nhận thức, tình cảm của họ đối với vấn đề nào đó như với một sản phẩm sáng tạo, ý tưởng sáng tạo * Khái niệm Ankét là phương pháp sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn từ trước, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của một số đông nghiệm thể về một vấn đề hoặc hiện tượng nghiên cứu nào đó. Bằng cách yêu cầu
  35. nghiệm thể lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với quan điểm của mình (đối với câu hỏi đóng) hoặc đưa ra ý kiến chủ quan (đối với câu hỏi mở) cho các vấn đề đặt ra, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. * Phân loại Có thể phân ra làm hai loại: điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp. - Điều tra trực tiếp là nhà nghiên cứu trực tiếp thiết kế bảng hỏi, trực tiếp đi điều tra và thu hồi kết quả nghiên cứu cũng như xử lí các kết quả nghiên cứu. - Điều tra gián tiếp là điều tra qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, intemet, ti vi, hoặc người nghiên cứu có thể sử dụng người khác thay mình đi phát phiếu điều tra đã được soạn thảo sẵn theo những chỉ báo nghiên cứu * Yêu cầu - Các câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu và phải phù hợp với trình độ của nghiệm thể. - Cần phải kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong bảng hỏi, việc kết hợp này cho phép
  36. nghiên cứu một cách sâu sắc các động cơ, nhu cầu và mong muốn của khách thể nghiên cứu. - Phải tạo được bầu không khí chân thành, hiểu biết lẫn nhau giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu, có như vậy mới thu được các thông tin khách quan, trung thực về đối tượng nghiên cứu. - Phải chuẩn bị chu đáo, chính xác câu hỏi, phương án trả lời khi soạn bảng hỏi và phải tiến hành nghiên cứu thử trước khi nghiên cứu trên diện rộng. - Cần phải hướng dẫn khách thể một cách chi tiết cách thức lựa chọn hoặc trả lời cho các câu hỏi. * Ưu và nhược điểm - Ưu điểm + Trong một thời gian ngắn đã có thể thu thập được các thông tin phong phú về đối tượng. + Có thể nghiên cứu được nhiều khách thể trong cùng một lúc. + Phương pháp này dễ tiến hành, có thể nghiên cứu ở trong hội trường, hay trên đường phố - Nhược điểm
  37. + Đây là phương pháp chi phí cao (cho soạn thảo câu hỏi, phương tiện đi điều tra, in ấn bảng hỏi, xử lí kết quả, ). + Các thông tin thu được vẫn còn mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu (kết quả của việc thiết kế câu hỏi). + Thông tin thu được rất phong phú, đa dạng cho nên rất khó xử lí + Nên kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác làm tăng độ khách quan của kết quả nhận được. c. Phỏng vấn * Khái niệm Phỏng vấn là phương pháp thăm dò ý kiến của nghiệm thể, bằng cách trao đổi trực tiếp giữa người phỏng vấn và nghiệm thể, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của nghiệm thể về một vấn đề hoặc hiện tượng tâm lí nào đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu. * Phân loại
  38. Có thể phân ra thành 3 loại: phỏng vấn tiêu chuẩn hoá, phỏng vấn phi tiêu chuẩn hoá, phỏng vấn sâu. - Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá là loại phỏng vấn trực tiếp giữa người phỏng vấn và nghiệm thể theo quy trình và nội dung, các câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước. - Phỏng vấn phi tiêu chuẩn hoá là loại phỏng vấn trực tiếp không theo một quy trình và kế hoạch cụ thể, người phỏng vấn có quyền đặt ra các câu hỏi tuỳ theo tình huống và thời cơ phỏng vấn. - Phỏng vấn sâu là loại phỏng vấn được tiến hành giữa nhà nghiên cứu và một nghiệm thể về một vấn đề nào đó. Phỏng vấn sâu có thể giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào các tầng bậc sâu của các hiện tượng tâm lí như: động cơ, sở thích, niềm tin, lí tưởng, Phỏng vấn sâu thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác, giúp chúng ta khẳng định vấn đề hoặc hiện tượng nghiên cứu nào đó. * Yêu cầu
  39. - Người phỏng vấn phải hiểu biết tết vấn đề nghiên cứu. Thông thường, trước khi tiến hành phỏng vấn, người tiến hành phải nắm chắc vấn đề nghiên cứu để có thể nắm chắc nội dung phỏng vấn. - Câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với trình độ của nghiệm thể. Khi tiến hành phỏng vấn, người phỏng vấn cần biết trước nghiệm thể là ai, ở lứa tuổi nào và trình độ của họ ra sao để đưa ra hệ thống câu hỏi cho phù hợp. - Phải tạo ra được bầu không khí thân mật, chân thành và hiểu lẫn nhau giữa người phỏng vấn và nghiệm thể. - Chuẩn bị tốt các phương tiện cần thiết để cho buổi phỏng vấn có kết quả tốt. Ví dụ: máy ghi âm, camera, giấy, bút * Ưu và nhược điểm - Ưu điểm + Đây là phương pháp nghiên cứu dễ tiến hành và chi phí không nhiều so với các phương pháp nghiên cứu khác.
  40. + Thông tin thu được rất phong phú về nghiệm thể nghiên cứu (cả thông tin ngôn ngữ và thông tin phi ngôn ngữ) và cách trả lời của họ rất tự nhiên, vì vậy kết quả có tính khách quan. + Có thể giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào các cơ chế tâm lí bên trong của các hiện tượng tâm lí nghiên cứu (với loại phỏng vấn sâu). - Nhược điểm + Mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, vì thường là phải phỏng vấn từng người một. + Số lượng của nghiệm thể được phỏng vấn thường không nhiều vì thế tính khách quan của các kết quả thường không cao. + Kết quả phỏng vấn phụ thuộc vào trình độ của người phỏng vấn (cách thức đặt câu hỏi, khả năng linh hoạt và am hiểu vấn đề) vì vậy mang tính chủ quan rất cao. Đặc biệt trong quá trình phỏng vấn những cá nhân có thành tích đặc biệt về sự sáng tạo, những thông tin hồi cố có thể không chính xác hoặc dễ dàng bị cảm xúc chi phối. d. Phương pháp thực nghiệm
  41. Có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm trong Tâm lí học để nghiên cứu các đặc điểm tâm lí chủ thể sáng tạo. Bằng phương pháp thực nghiệm người ta có thể phát hiện cơ chế, tính quy luật và đánh giá, định tính và định lượng một cách khách quan các hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu, đồng thời có thể lặp lại các kết quả nhận được dưới góc độ nhu cầu trong Tâm lí học sáng tạo. * Khái niệm Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách tạo ra các điều kiện khách quan (có thể khống chế được) để tạo ra các hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu, nhằm phát hiện các quy luật và cơ chế bên trong của chúng phục vụ cho mục đích đặt ra. * Phân loại Có thể chia thực nghiệm thành hai loại: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm ngoài tự nhiên. - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại
  42. thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhân tạo (trong phòng thí nghiệm) để có thể chủ động tạo ra được các hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu, nhằm tìm hiểu các quy luật, cơ chế bên trong của chúng. - Thực nghiệm ngoài tự nhiên Thực nghiệm ngoài tự nhiên là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, nhằm phát hiện các cơ chế, quy luật bên trong của hiện tượng tâm lí nào đó cần nghiên cứu. Đây cũng là loại thực nghiệm rất lí thú khi nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo nhưng tần suất lặp lại là khá thấp nếu như không nói là rất hiếm khi. * Yêu cầu - Phải có mục đích, kế hoạch thực nghiệm cụ thể. Đơn cử như: nghiên cứu thực nghiệm để làm gì? Tiến hành thực nghiệm ở đâu, trên nghiệm thể nào? - Phải tạo ra được các điều kiện mà có thể can thiệp được vào tình huống, làm nảy sinh vấn đề hay hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu. - Cần phải có các nhóm đối chứng khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm so sánh tìm ra
  43. được sự khác biệt hoặc lí giải các quy luật, cơ chế tâm lí trong hiện tượng, vấn đề cần nghiên cứu. - Thực nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc có thể lặp lại được kết quả nghiên cứu khi cần thiết. * Ưu và nhược điểm - Ưu điểm + Đây là phương pháp nghiên cứu cho kết quả một cách tương đối khách quan so với các phương pháp nghiên cứu khác (do yêu cầu là có thể lặp lại được kết quả nghiên cứu). + Phương pháp này cho phép nghiên cứu nhiều hiện tượng tâm lí trên cùng một nghiệm thể. - Nhược điểm + Tốn nhiều thời gian và chi phí cao so với các phương pháp nghiên cứu khác. + Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người thiết kế thực nghiệm. + Thực nghiệm khó có độ khách quan cao nếu không khống chế được các biến số hay các yếu tố nhiễu.
  44. e. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động * Khái niệm Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh giá trình độ phát triển khoa học công nghệ và các giá trị văn hoá, tinh thần của con người hay nhóm người, thông qua các sản phẩm sáng tạo, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra từ trước. * Yêu cầu - Người nghiên cứu phải nắm chắc được vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó họ có thể trình diễn, phân tích, đánh giá sản phẩm một cách trung thực khách quan. - Phải phân tích cụ thể, sâu sắc các giai đoạn, thời gian và điều kiện xuất hiện sản phẩm, đồng thời phải so sánh với các sản phẩm cùng loại đã có trên thị trường. - Cần phải phân tích, so sánh để tìm ra các đặc điểm trình độ phát triển và kĩ năng của các nhóm
  45. người và các cá nhân tạo ra sản phẩm sáng tạo. * Ưu và nhược điểm - Ưu điểm + Đây là phương pháp nghiên cứu cung cấp các số liệu rất phong phú về đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp này cho phép nghiên cứu không chỉ đặc điểm tâm lí, trình độ, kĩ năng, của những người đang sống mà còn cả các thế hệ trước đây nữa. + Phương pháp này nếu được kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác sẽ cho chúng ta kết quả khách quan hơn. - Nhược điểm: + Nhà nghiên cứu phải có trình độ nắm chắc được vấn đề nghiên cứu. + Chi phí tốn kém so với các phương pháp nghiên cứu khác. + Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nhà nghiên cứu (mang tính chủ quan).
  46. + Kết quả nghiên cứu sẽ không thực sự được kiểm soát nếu những gì nghiên cứu không chính xác về nguồn gốc, người thực hiện sản phẩm f. Phương pháp trắc nghiệm * Khái niệm Phương pháp trắc nghiệm hay còn gọi là test (phương pháp nghiên cứu theo mô hình) là phương pháp nghiên cứu Tâm lí học nói chung và Tâm lí học sáng tạo nói riêng dựa trên các kết quả đáng tin cậy từ một mẫu khá lớn các cá nhân khác nhau từ đó rút ra một mô hình mang tính chuẩn hoá làm cơ sở để đánh giá những vấn đề tâm lí nói chung hay những vấn đề có liên quan đến sáng tạo nói riêng của một con người. * Phân loại Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng theo các hình thức đa dạng như trắc nghiệm nhóm, trắc nghiệm cá nhân, trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá hoặc trắc nghiệm được thiết kế. Tuy vậy, trắc nghiệm được sử dụng để đo lường sự sáng tạo và các vấn đề liên quan đến năng lực sáng tạo thường là trắc nghiệm
  47. tiêu chuẩn. * Yêu cầu - Trắc nghiệm đối tượng lựa chọn phải là trắc nghiệm khách quan. - Các câu hỏi, bài tập trong trắc nghiệm phải thực sự khoa học và hợp lí. - Trắc nghiệm phải đo đúng cái cần đo hay nói khác đi các tiêu chí đo phải rõ ràng, có tính giá trị, tức là có tính hiệu lực cao. * Ưu và nhược điểm - Ưu điểm + Dễ sử dụng đại trà. + Kết quả định lượng khá chi tiết. - Nhược điểm + Chỉ thấy kết quả mà không thấy cả quá trình. + Kết quả trắc nghiệm nếu không chính xác sẽ dẫn đến đánh giá sai. Như vậy phương pháp trắc nghiệm trong
  48. nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo được sử dụng với những gợi ý sau: + Phải thực sự chú ý đến dạng thức của trắc nghiệm đặc biệt là tính chất của trắc nghiệm. + Nên quan tâm một cách nghiêm túc đến kỹ thuật đánh giá vì đây là một thách thức rất lớn khi sử dụng trắc nghiệm sáng tạo. + Chú ý nhiều hơn đến những bài tập hoặc những chi tiết "vượt khung" so với thang điểm chuẩn trong đánh giá. + Cần lưu tâm đến ý tưởng hoặc ít nhất là những yếu tố có liên quan đến nội dung của các sản phẩm trắc nghiệm trong quá trình chẩn đoán - đánh giá những yếu tố thuộc về sáng tạo của một cá nhân. Created by AM Word2CHM
  49. 5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOA HỌC SÁNG TẠO VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO - Nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo góp phần tìm ra cơ sở của các khoa học về hoạt động sáng tạo ở con người. - Nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo góp phần tìm ra các cơ chế tâm lí của hoạt động sáng tạo ở con người từ đó có thể tác động để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của nhân loại. - Nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo để tìm ra con đường, biện pháp kích thích khả năng sáng tạo nhằm hiểu được bản chất của hoạt động sáng tạo, tiềm lực sáng tạo để từ đó có những tác động thích hợp nhằm khơi gợi khả năng sáng tạo của con người nói chung. - Việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo sẽ cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết để tìm hiểu về các phương pháp suy luận sáng tạo, thủ thuật sáng tạo nhằm ứng dụng trong các hoạt động cần có
  50. sự tham gia đặc biệt của hoạt động sáng tạo. - Ngoài ra, việc nghiên cứu Tâm lí học sáng tạo sẽ làm cho việc tìm hiểu các phân ngành của Tâm lí học sẽ đa dạng thêm, phong phú hơn và thể hiện tính ứng dụng của khoa học tâm lí trong cuộc sống. Created by AM Word2CHM
  51. Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO 2. KHÁI NIỆM VỀ SÁNG TẠO 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SÁNG TẠO 4. BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO 5. CẤU TRÚC TÂM LÍ CỦA SÁNG TẠO 6. QUAN HỆ GIỮA SÁNG TẠO VÀ TRÍ THÔNG MINH, TRÍ TUỆ Created by AM Word2CHM
  52. 1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC Sáng tạo, hoạt động sáng tạo là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người, nó vừa là nhu cầu vừa tạo ra những giá trị thoả mãn nhu cầu con người, đời sống tâm lí con người. Sáng tạo, hoạt động sáng tạo tạo ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần có ý nghĩa đối với cá nhân và có ý nghĩa đối với xã hội. X L. Rubinxtêin cho rằng “Sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra những chất liệu mới và những chất liệu này có thể là giá trị vật chất hoặc là giá trị tinh thần và mang ý nghĩa xã hội”. Sáng tạo, hoạt động sáng tạo vừa là sản phẩm vừa là cơ chế của sự phát triển xã hội. Cuộc sống của cá nhân và con người là một dòng của hoạt động sáng tạo và sáng tạo, hoạt động sáng tạo tạo ra sự phát triển không ngừng. Sáng tạo, hoạt động sáng tạo mang một ý
  53. nghĩa xã hội lớn. Sáng tạo, hoạt động sáng tạo, sức sáng tạo, trình độ sáng tạo của con người quy định về quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của sức sản xuất: Sáng tạo giúp con người giải phóng chính mình và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Sáng tạo, hoạt động sáng tạo tạo ra sự phát triển toàn diện của xã hội, tạo ra sự thay đổi từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác, chuyển xã hội từ nấc thang này đến nấc thang khác trong sự phát triển. Created by AM Word2CHM
  54. 2. KHÁI NIỆM VỀ SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC Trước hết, hiểu theo nghĩa đơn giản thì sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới. Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là "tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có". Theo từ điển Triết học, "Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần". Quan niệm của S.Freud - cha đẻ của Phân tâm học về sáng tạo cũng là một quan niệm cần lưu tâm. Theo ông thì “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với khái niệm này, Sigmund Freud cũng nhìn sáng tạo dưới góc nhìn của vô thức con người trong trạng thái thăng hoa. Ngoài ra, sáng tạo còn được một số tác giả quan niệm khác nhau như:
  55. - E.P.Tonance (Mĩ) cho rằng "Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả". Đây là quan niệm khá "rộng" về sáng tạo vì mọi quá trình giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo. - J.P.Guilford (Mĩ) đã không đưa ra một định nghĩa thuần về sáng tạo mà theo ông thì tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện những phương pháp logic trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới của việc giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Quan niệm này của ông đã xem sáng tạo như là một thuộc tính, là một phẩm chất của tư duy nên gọi là tư duy sáng tạo. Đặc trưng của tư duy sáng tạo theo ông là sự tìm kiếm những phương pháp logic, những phương pháp mới, những phương pháp khác nhau của việc giải quyết vấn đề. - Ở đây có thể đề cập thêm khái niệm sáng tạo theo quan niệm của nhà Tâm lí học Mà Willson: "Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai ba yếu tố được nêu ra".
  56. - GS. Chu Quang Thiêm, Trường Đại học Bắc Kinh trong cuốn sách "Tâm Lí Văn Nghệ", ông cũng nói về khái niệm sáng tạo gắn với cái mới: "Sáng tạo là căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài kiệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới". - Theo L.X Vưgốtxki thì khái niệm sáng tạo được hiểu là "hoạt động tạo ra cái mới không phân biệt kết quả tạo ra nó có ý nghĩa hiện thực cụ thể hay có ý nghĩa về mặt tư duy - tình cảm". - X. L Rubinxtêin cho "sự sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra những chất liệu mới có ý nghĩa xã hội và những chất liệu mới ấy có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần”. - J.H.Lavsa (Tiệp Khắc cũ) cho rằng sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới. - L.Durich cho rằng sáng tạo với chức năng trội là tạo ra, làm xuất hiện cái mới. - Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả quan niệm khác nhau với khái niệm sáng tạo. Điển hình
  57. như nhóm tác giả Trần Hiệp - Đỗ Long trong quyển "Sổ tay Tâm lí học" có viết: "Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ tri thức, kĩ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”. - Xem xét khái niệm sáng tạo dưới góc nhìn diễn trình sáng tạo, tác giả Nguyễn Đức Uy cho rằng “sáng tạo đó là sự đột khởi thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân - một đằng là những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy - đằng khác”. - Ngoài ra sự phát triển còn được xem là một số tổ hợp các năng lực cho phép con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình có được từ sản phẩm tư duy mới mẻ, độc lập trên bình diện cá nhân hay bình diện toàn xã hội. Ở đó, con người gạt bỏ được cách giải quyết (cách đặt vấn đề, phương thức giải quyết) truyền thống để đưa ra những đối tác mới. - Tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn
  58. đề. Quá trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó, người sáng tạo gạt bỏ những cái cũ và tìm được các giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra. Như vậy, mỗi quan niệm khác nhau có thể hướng đến một khái niệm sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, không thể không ghi nhận điểm chung mà gần như tất cả các khái niệm đều đồng tình là sáng tạo phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới. Nói khác đi, có thể hiểu sáng tạo là quá trình bằng tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm sẵn có của mình. Những khái niệm khác nhau về sáng tạo cho thấy quan niệm về sáng tạo chưa thể thống nhất và việc chọn lọc một khái niệm chuẩn cũng chưa thể thực hiện nhưng vấn đề cơ bản trong sáng tạo chính là việc tạo ra "cái mới", dù rằng, cái mới này được nhìn nhận ở góc nhìn nào hay đặt ở đâu. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm bản chất của sáng tạo là vô cùng cần thiết.
  59. Created by AM Word2CHM
  60. 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC Sáng tạo được đặt cạnh nhiều khái niệm có liên quan như tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo, hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các khái niệm ấy trong góc nhìn Tâm lí học sáng tạo là điều rất cần thiết và quan trọng. 3.1. Tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo không thể đồng nhất với trí tuệ của con người. Trí tuệ của con người sẽ phát triển hơn nữa thành óc sáng tạo nếu như được giáo dục tốt nhất đặc biệt là sự giáo dục về tư duy và phương pháp tư duy. Tư duy sáng tạo được hiểu là một kiểu tư duy đặc trưng bởi sự sản sinh ra sản phẩm mới và xác lập các thành phần mới của hoạt động nhận thức nhằm tạo ra nó. Các thành phần này có liên quan đến động cơ, mục đích, đánh giá, các ý tướng của chủ thể sáng tạo.
  61. Tư duy sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một cái mới, bằng cách thức mới nhưng đạt được kết quả một cách hiệu quả. Tư duy sáng tạo gần như là tài nguyên cơ bản của con người. Con người luôn luôn phải tư duy sáng tạo vì mọi thứ luôn vận động, biến đổi kể cả mọi việc cần được giải quyết đơn giản hơn, tốt hơn dù là ta có ở mức nào đi chăng nữa. Tư duy sáng tạo gắn liền với việc đưa ra cái mới, sáng chế mới, ý tưởng mới, phương án giải quyết mới. Tư duy sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, kết hợp độc đáo, liên tưởng hay phát ra ý tưởng mới có lợi. Con người có thể dùng khả năng tư duy sáng tạo để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và trí tưởng tượng, những hậu quả có thể phát sinh. Cơ sở của tư duy sáng tạo là phép phân kì trong hoạt động tư duy, đó là hoạt động suy nghĩ để cá nhân tìm ra nhiều phương pháp, nhiều cách giải quyết khác nhau để đạt được kết quả mà vấn đề đặt ra. Trong khi giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo
  62. giúp con người tìm ra nhiều cách giải quyết và lựa chọn cách giải quyết tối ưu, hợp lí nhất và hiệu quả nhất. Tư duy sáng tạo không đơn thuần dùng những biểu tượng, khái niệm và thao tác đã biết mà là sự tạo ra các hình ảnh mới, ý tưởng mới và phương thức mới, giải pháp mới để cải tạo hay đổi mới hiện thực. Tư duy sáng tạo được bổ sung của tưởng tượng sáng tạo trong việc tìm cái mới. Thiếu tưởng tượng sáng tạo thì cũng không có tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo không đồng nhất với tư duy vấn đề, tư duy vấn đề cũng giải quyết vấn đề mới nhưng dựa trên cơ sở những khái niệm - phương thức đã biết. Tư duy sáng tạo khác với tư duy tái tạo dù rằng hai kiểu tư duy này diễn ra xen kẽ nhau. Cơ chế hoạt động của tư duy sáng tạo luôn hướng đến cái mới nên có sự khác biệt này dù người tư duy sáng tạo rất cần tư duy tái tạo. Như vậy có thể thấy quá trình tư duy độc lập cho phép phát hiện ra những quan hệ "phi khái niệm" từ những quan hệ chưa có trong khả năng chủ thể tư duy và giải quyết được những vấn đề không thể giải
  63. quyết bằng vốn kinh nghiệm ấy gọi là tư duy sáng tạo. Một số tác giả lại có khuynh hướng đồng hoá hoặc kéo gần khái niệm tư duy sáng tạo và trí tuệ. Tuy nhiên, thực chất nếu hiểu đúng khái niệm trí tuệ theo nghĩa rộng và đồng thuận cách hiểu về tư duy sáng tạo như trên thì giữa trí tuệ và tư duy sáng tạo có sự cách biệt khác xa trên bình diện bản chất. Có thể đề cập một số yếu tố sau: - Nội hàm khái niệm khác nhau, khái niệm trí tuệ rộng nhưng không rõ và chưa đề cập sâu đến sự sáng tạo. - Cách giải quyết vấn đề của trí tuệ và tư duy sáng tạo khác nhau. Tư duy sáng tạo hướng đến việc tìm ra giải pháp tối ưu trong hàng loạt các giải pháp. - Sản phẩm của tư duy sáng tạo hàm chứa cái mới thực sự, được đánh sâu vào mặt "chất lượng". - Phương thức đo lường khác nhau, các test về trí tuệ thường là có một đáp án đúng nhất, đáp án duy nhất nhưng đáp án của test tư duy sáng tạo không có duy nhất một đáp án mà đáp án càng mới lạ, càng độc đáo thì càng được đánh giá cao.
  64. Tóm lại, tư duy sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả dựa trên sự phân tích lựa chọn các giải pháp tốt nhất có thể có. Cách giải quyết vấn đề này thường là mới, mang tính sáng tạo và hướng đến xu thế tối ưu. Giữa trí tuệ và tư duy sáng tạo có mối liên hệ với nhau bởi vì con người muốn đạt đến một trình độ sáng tạo nhất thiết phải có một trình độ trí tuệ nhất định nào đó. Giữa trí tuệ và tư duy sáng tạo có mối quan hệ với nhau bởi vì chúng đều là hoạt động trí tuệ nói chung của con người nhưng tư duy sáng tạo thể hiện mức độ cao hơn do đó nó bổ sung và hoàn thiện cho năng lực trí tuệ của con người. Tuy vậy không có nghĩa là con người có khả năng trí tuệ càng cao thì tư duy sáng tạo sẽ cũng cao tương tự hay nói cách khác khả năng sáng tạo không tỉ lệ thuận hoàn toàn với trí tuệ. Như thế, điều quan trọng cần phải lưu ý là không chỉ phát triển khả năng trí tuệ chung chung mà cần chú ý đặc biệt đến tư duy sáng tạo của con người. Chính việc quan tâm đến phương pháp tư duy sáng tạo sẽ làm cho cá nhân phát triển và xã hội sẽ vận động theo hướng tích cực hơn. 3.2. Năng lực sáng tạo Hiểu một cách đơn giản thì năng lực sáng tạo
  65. là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người. Trên phương diện Tâm lí học, năng lực sáng tạo là những tiền đề thành tích của nhân cách đặc trưng bởi những phẩm chất tâm lí, trước hết là những phẩm chất trí tuệ, phẩm chất trí nhớ, xúc cảm - động cơ và phẩm chất ý chí cho con người tiếp cận giải quyết vấn đề một cách tự lập, linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo và với tốc độ nhanh. Đặc trung của năng lực sáng tạo đó là khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo dựa trên những phẩm chất của nhân cách. Khả năng này đòi hỏi chủ thể phải có sự tập trung trí tuệ cao độ theo hướng vận dụng tối đa nội lực của tư duy tìm ra phương án đặc biệt tối ưu khi giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo quy định sự nảy sinh và diễn biến của hoạt động sáng tạo kể cả trường hợp sáng tạo bộc phát hay trực cảm "loé sáng". Những hiện tượng trực cảm "loé sáng" không phải là do tác động của lực siêu nhiên trong nhân cách mà là sự bộc lộ của tính tích cực tâm sinh lí lớn của chủ thể hoạt động sáng tạo.
  66. Như vậy năng lực sáng tạo liên quan chặt chẽ với hoạt động sáng tạo và là yếu tố thể hiện rõ trong hoạt động sáng tạo cũng như quyết định chất lượng của hoạt động sáng tạo. 3.3. Hoạt động sáng tạo Khái niệm hoạt động sáng tạo bắt nguồn từ khái niệm sáng tạo nhưng chủ yếu nó nhấn mạnh đến quá trình tạo ra kết quả sáng tạo. Hoạt động sáng tạo được tiếp cận dưới cấu trúc vĩ mô của hoạt động thì đó là một hoạt động đặc biệt của con người bao gồm nhiều thành tố khác nhau để hướng đến kết quả cuối cùng là tạo ra “cái mới”. Hoạt động sáng tạo không phải lúc nào cũng có thể diễn ra trong đời sống con người vì đây là một hoạt động đặc biệt đòi hỏi phải có sự nỗ lực của con người cũng như sự kích thích của một động lực, động cơ và phải dựa trên năng lực sáng tạo. Hoạt động sáng tạo là sự tổng thể của sáng tạo và tái tạo bởi vì thành tích sáng tạo phải dựa trên kinh nghiệm của con người. Chính vì hoạt động sáng tạo không thể diễn ra liên tục nên hoạt động sáng tạo thường được chia thành hai pha: pha sáng tạo và pha tái tạo.
  67. Mô hình này cho thấy pha tái tạo đã là điều kiện và trở thành hoạt động sáng tạo - pha sáng tạo. Sau khi sáng tạo thì kết quả hoạt động sáng tạo lại trở thành kinh nghiệm và tham gia vào hoạt động sáng tạo kế tiếp. Ở đây cần phân biệt thêm hoạt động sáng tạo và hoạt động tái tạo. Nếu như hoạt động sáng tạo hướng đến những sản phẩm mang giá trị mới mẻ thì hoạt động tái tạo như là bước đệm cho hoạt động sáng tạo. Bước đệm này diễn ra không phải rập khuôn, cứng nhắc mà có thể có sự thay đổi. Sự thay đổi này diễn ra phụ thuộc vào cơ chế tâm lí của việc giải quyết các bài toán sáng tạo bằng sự tập trung cao độ của ý thức. Không nhất thiết là sau khi hoạt động sáng tạo diễn ra thì phải có ngay một hoạt động tái tạo nhưng hoạt
  68. động tái tạo có thể tồn tại như một pha "dưỡng sức" được sự tham gia của nhiều yếu tố khác như linh cảm, trực giác để hoạt động sáng tạo tiếp tục toả sáng một cách đặc biệt. Như vậy giữa năng lực sáng tạo - tư duy sáng tạo - hoạt động sáng tạo có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, tư duy sáng tạo đề cập đến quá trình giải quyết vấn đề dựa trên phương thức mới, dựa trên kinh nghiệm cũ; năng lực sáng tạo đề cập đến khả năng thực thi vấn đề một cách sáng tạo trên bình diện nhân cách; hoạt động sáng tạo đề cập đến quá trình tạo ra sản phẩm sáng tạo hay kết quả của sáng tạo xét dưới góc độ hoạt động. Các khái niệm này càng đi đến việc khẳng định một lần nữa về bản chất của sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới bằng sự đầu tư của tư duy, bằng năng lực của cá nhân thực hiện hoạt động đặc biệt tạo ra những sản phẩm rất độc đáo và hiệu quả. Created by AM Word2CHM
  69. 4. BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC Đi tìm bản chất của sáng tạo không thể tách rời việc tìm hiểu khái niệm sáng tạo. Tuy vậy, nếu như khái niệm sáng tạo chỉ đề cập đến những cách nhìn sáng tạo ở kết quả hay phương thức thì việc tìm hiểu bản chất sáng tạo sẽ đề cập sâu hơn ở những yếu tố khác có liên quan đến sáng tạo. Trước hết, quan niệm của các nhà Phân tâm học về sáng tạo cần được quan tâm đầu tiên. Các nhà Phân tâm học đã chọn đối tượng nghiên cứu là đời sống vô thức và biểu hiện của nó. Ở thời kì đầu, họ phân tích hai sự kiện cơ bản trong đời sống vô thức của con người: mộng mị (giấc mơ) và bệnh tâm thần. Hai hiện tượng này được lí giải như là sự thoả hiệp những xung đột giữa ý thức và vô thức. Từ những tiền đề đó, đầu tiên là S.Freud và sau đó là các môn đệ của ông, khẳng định nền tảng của nghệ thuật từ việc sáng tạo đến thường thức là sự
  70. xung đột đã phát triển qua cái độ mộng mị nhưng chưa trở thành bệnh hoạn. Theo S.Freud thì trò chơi và tưởng tượng là hai hình thức biểu hiện của vô thức và những thay đổi của hiện thực đang đến với nghệ thuật. Khi lí giải về sự sáng tạo của các nhà thơ, S.Freud viết: "Thật là không chính đáng nếu nghĩ rằng đứa bé nhìn vào cái thế giới do nó xây dựng nên một cách không nghiêm túc, nó trút vào đấy nhiều tinh thần. Cái đối lập với trò chơi không phải là tính nghiêm túc mà là hiện thực. Đứa bé dù rất đam mê song vẫn phân biệt rất rõ cái thế giới do nó xây dựng với thế giới hiện thực và muốn tìm chỗ dựa cho khách thể và quan hệ được tưởng tượng ra trong những đối tượng nó sờ mó được và nhìn thấy được một cuộc sống hiện thực và nhà thơ cũng như vậy". S.Freud còn cho rằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ thường diễn ra khi người nghệ sĩ đứng giữa người có "mộng" và người mắc bệnh tâm thần, quá trình tâm lí của những người này về thực chất là như nhau nhưng chỉ khác nhau về mức độ. Sáng tạo của con người, của người nghệ sĩ giống như trò chơi của trẻ con vì mang lại nhiều khoái cảm cùng với sự tưởng
  71. tượng dù là ở mức độ khác nhau.Nó còn được xem là một giấc mơ hiện hình, là sự thay thế trò chơi trẻ con cũ. Sau này Molles - như là một môn đệ của S.Freud - đã có những kết luận mới mẻ hơn về sáng tạo khi phân tích những phát minh đời thường và ông cho rằng chính cái đam mê, ham muốn (passion) như là động cơ thôi thúc các nhà bác học và con người sáng tạo. Ông cho rằng động cơ sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất để con người sáng tạo. Ở đây, các nhà Phân tâm học đã soi sáng thêm nhiều khía cạnh tâm lí của quá trình sáng tạo, tuy rằng chưa phải là cách tiếp cận thích hợp để phản ánh đầy đủ bản chất của sáng tạo. Điều dễ dàng nhận thấy là nhiều nhà Phân tâm học đồng hoá sáng tạo với vô thức và làm "hẹp" đi những gì con người có thể tạo ra trong cuộc sống. Cùng quan điểm với Freud, khi ông cho rằng sáng tạo như một trò chơi thì Thiessy Gaudin, người phụ trách Trung tâm dự báo và khảo cứu (CPE) thuộc Bộ Nghiên cứu và Công nghệ của Pháp trong cuốn sách: "Chuyện kể về thế kỉ XXI" viết: "Trò chơi là một sự thăm dò những cái có thể và một sự học tập. Ai
  72. không chơi thì người đó đã thu hẹp hướng tri giác và sáng tạo của họ. Họ tự giam hãm vào một sự vi lợi hao mòn xơ cứng và có thể chết được". Hay J.Huizinga, trong quyển tiểu luận về chức năng xã hội của trò chơi "Người chơi" (Paris - 1988) đã nói rất rõ trong các xã hội con người, sự phát triển các trò chơi là một dấu hiệu thực sự của văn minh. Sẽ là một sai lầm nếu cho rằng vì có những luật chơi phức tạp nên trò chơi của con người khác với hoạt động của con vật. Rõ ràng theo quan niệm này, sáng tạo được đồng hoá với trò chơi mà trong trò chơi đó ở cấp độ khác nhau về sự sáng tạo, tính chất của trò chơi, luật chơi cũng có sự thay đổi, phát triển. Theo tiến trình đi tìm bản chất của sáng tạo, một số nhà nghiên cứu về sáng tạo ở Tiệp Khắc (cũ) cho rằng sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tướng, dạng năng lượng, các đơn vị, thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai, ba các yếu tố nêu ra. Kết hợp này hoặc là bao gồm hoặc được tạo ra từ những cái gì là điều quan trọng. Điều quan trọng ở đây khi nhìn về bản
  73. chất của sự sáng tạo là có cái mới được tạo ra hay cái kết hợp mới. Một vài quan niệm khác nhau khi đi tìm bản chất của sáng tạo khi cho rằng quá trình sáng tạo là sự đầu tư các nguồn. Ở đây bản chất của sáng tạo được lí giải là sự đầu tư các nguồn để thu được hiệu quả trong tương lai. Bất kì sự đầu tư nào cũng đòi hỏi phải có sự mất mát nhất định trong hiện tại hoặc trong tương lai gần để đạt được những mục đích, những cái lợi nào đó trong tương lai gần hay tương lai xa.Sáng tạo xét về chất phải là đầu tư - mà đầu tư có thể là mất mát. Cái mà người đầu tư thường được thấy rất rõ vì nó cụ thể và cái trong tương lai thì chưa thể chính xác vì con người cần phải hình dung sản phẩm. Sản phẩm hình dung bao giờ cũng có thể thay đổi, bị ảnh hưởng, bị tác động một cách đặc biệt. Một quan niệm khác về bản chất của sáng tạo là bắt đầu từ ý tưởng hay nói khác đi ý tưởng là ngọn nguồn của quá trình sáng tạo. Khởi đầu của sáng tạo dù ở bất kì cấp độ nào đều phải là ý tưởng. Ý tưởng này nảy sinh trong suy nghĩ, tâm trí của một con người cụ thể và ý tưởng đó sẽ được đào sâu, nghiên cứu.Sau khi đào sâu thì quá trình thực hiện sẽ diễn ra
  74. và kết thúc bằng một loại sản phẩm nhất định.Sản phẩm ấy có thể là một kết quả hữu hình nhưng cũng có thể là một thay đổi chưa thật sự hữu hình. Từ đây, họ cho rằng ý tưởng và sản phẩm có kết quả đó là alpha và omega của sáng tạo, là khởi đầu và kết thúc của nó. Bắt đầu từ ý tưởng hay quá trình sáng tạo có hiệu quả đều có thể dẫn đến việc thu được một sản phẩm cần thiết và mong muốn. Lẽ đương nhiên, dù sản phẩm có như thế nào đi nữa nhưng nếu không có ý tưởng thì sự sáng tạo không thể và không bao giờ diễn ra được. Chính vì vậy, con người hơn hay thua nhau là ở ý tưởng. Bên cạnh đó, sáng tạo còn được cho rằng là việc thực hiện hai chức năng: tạo ra ý tưởng mới - giải quyết nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm mới. Ở đây bản chất của sáng tạo là tư duy có định hướng để đạt đến một hiệu quả của việc giải quyết vấn đề. Ngoài ra, sáng tạo còn được xem là sự đối thoại mở, đó là sự đối thoại hai chiều để khẳng định hoặc phủ định tư tưởng và tư tưởng còn phát triển, không thể hoàn tất nên phải luôn tìm đến cái mới nhờ vào sự đối thoại.
  75. Sáng tạo còn được nhìn nhận về bản chất của nó như là "đặt vấn đề".Cụ thể hơn đó là sự nêu lên vấn đề mới. Xuất phát từ những gì đã quan sát, phân tích, tổng hợp phải đạt đến mức nêu lên được giả thuyết, nêu lên vấn đề mới dựa trên sự nhìn nhận vấn đề cũ dưới góc độ mới của sự tư duy, đặc biệt là tưởng tượng. Cũng từ đây, một số cách nhìn về bản chất sáng tạo lại hướng theo việc nghiên cứu các chức năng của sáng tạo. Xét về bản chất, sáng tạo nghĩa là nghĩ ra - mà nghĩ ra có nghĩa là hình dung và sáng chế. Bất kì quá trình sáng tạo nào có hiệu quả cũng phải thực hiện hai chức năng hoàn toàn khác nhau. Sau khi có ý tưởng mới, người thực thi ý tưởng sẽ làm việc sáng tạo còn lại để giải quyết tất cả các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm mới. Lẽ đương nhiên, quá trình sáng tạo luôn đòi hỏi phải có sự động viên, hướng dẫn thậm chí là điều khiển khi cần thiết. Mối quan hệ này là quan hệ hai chức năng: thực hiện và điều khiển. Dù mỗi một chức năng đòi hỏi người chịu trách nhiệm sẽ có những nhiệm vụ khác nhau nhưng chắc chắn rằng chỉ khi mỗi phía đều phải tư duy tích cực và hiệu quả thì "cái mới" mới có thể xuất hiện và được thực thi
  76. đến độ tốt nhất. Bàn về bản chất của sáng tạo, Einstein cũng đưa ra những luận điểm khá độc đáo. Theo ông, việc thiết lập vấn đề thường quan yếu hơn việc giải quyết vấn đề vì giải quyết vấn đề chỉ là công việc của kĩ năng toán học hay kinh nghiệm.Nêu lên được vấn đề mới, những khả năng mới, nhìn nhận những vấn đề dưới một góc độ mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượng và nó đánh dấu bước tiến bộ thực sự của khoa học. Rõ ràng, hướng nghiên cứu của Einstein đã đánh vào gốc của vấn đề sáng tạo. Cũng như một số cá nhân khác, ông đánh giá rất cao về việc nêu ra vấn đề hay ý tưởng.Đương nhiên, tưởng này là ý tưởng dưới dạng "đã được biểu đạt".Nếu vấn đề đã đạt được biểu đạt một cách hợp lí và mới mẻ, hấp dẫn, chắc chắn việc tìm kiếm phương thức để giải quyết không còn là vấn đề quá quan trọng hay phức tạp. L.X.Vưgốtxki không những đưa ra khái niệm sáng tạo mà ông còn phân tích khá sâu về bản chất của sáng tạo dưới góc nhìn hoạt động. L.X.Vưgốtxki khẳng định hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của con người. Chính hoạt động sáng tạo của con người đã làm cho họ thành một sinh vật
  77. hướng về tương lai, xây dựng tương lai và cải biến hiện tại của mình. Ông nhận định: "Bộ não không những là một cơ quan gần gũi lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn là cơ quan phối hợp, chỉnh lí một cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và hành vi mới bằng những kinh nghiệm cũ đã hình thành trước đó." L.X.Vưgốtxki còn khẳng định thêm rằng thông thường chúng ta có quan niệm sáng tạo là lĩnh vực của một số ít người, đó là những thiên tài, những tài năng đã sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại hoặc nghĩ ra những cải tiến nào đó trong kĩ thuật. Thế nhưng Vưgốtxki cũng khẳng định "sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi khi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài". Trong đời sống hằng ngày, xoay quanh chúng ta, sáng tạo là một một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả cái gì vượt qua khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một nét của cái mới, thì nguồn gốc của nó đều do quá trình sáng tạo của con người. Rõ ràng ở đây Vưgốtxki quan niệm về sáng tạo
  78. rất rộng và quan niệm này có thể nói thể hiện rõ tính nhân văn của con người. Dưới góc độ Tâm lí học, sáng tạo được xem xét như một hoạt động đặc biệt của con người. Ở đó, luôn có sự tham gia của các quá trình tâm lí khác trong sự kết hợp rất chặt chẽ. - Sáng tạo được xem là dạng hoạt động cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của sáng tạo, hoạt động sáng tạo đặc biệt nó được dựa trên chất lượng của năng lực tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, động cơ và ý chí. - Sáng tạo bao gồm ba thuộc tính cơ bản hay nó bộc lộ ở ba tính chất cơ bản: tính mới mẻ, tính độc lập và tính có lợi. + Tính mới mẻ Sáng tạo phải tạo ra cái gì đó "mới mẻ". Cái mới mẻ này có thể là mới đối với cá nhân hoặc đối với xã hội, đứng giữa từ "hoặc" đó chính là hai quan niệm nhưng quan niệm sau là quan niệm phù hợp hơn vì sáng tạo hay hoạt động sáng tạo luôn có thể tồn tại và
  79. bộc lộ trong đời sống thường nhật của mỗi người và mọi người. Sáng tạo ở trẻ em, ở người lớn và đ bất kì đối tượng nào cũng có ý nghĩa nhưng nó chỉ khác nhau ở vấn đề cần giải quyết, trình độ tự lập trong các giai đoạn của quá trình sáng tạo nhưng về cơ chế, tiến trình là tương tự nhau. + Tính độc lập - tự lập Tính độc lập - tự lập ở đây tồn tại trong cả tư duy và trong cả hoạt động. Nhờ vào tư duy độc lập thì sáng tạo lấy nó làm tiền đề để nảy sinh giải pháp mới. Khả năng độc lập bộc lộ cả trong việc đặt mục đích tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Quá trình giải quyết vấn đề một cách độc lập - tự lập phải bao gồm ba khâu: nhận ra, giải quyết và kiểm tra, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên tính độc lập - tự lập không phải là tính cá nhân hay sự đơn độc mà vẫn có thể có sự phối hợp của nhiều cá nhân dù rằng mỗi cá nhân vẫn giữ sự độc lập của chính mình trong sự phối hợp. + Tính có lợi
  80. Sáng tạo phải tạo ra cái mới nhưng cái mới ấy phải đảm bảo tính hiện thực, phục vụ cho lợi ích của con người, của xã hội. Sáng tạo không thể phủ nhận hoàn toàn hiện thực mà là sự phản ánh hiện thực tối đa trong tình huống mới, chất lượng mới và mục đích mới để tạo ra cái mới độc đáo hơn, đẹp hơn và có lợi hơn và quay về phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Như vậy, dù cho có những quan niệm khác nhau về bản chất của sáng tạo nhưng chắc chắn rằng những điểm chung nhất, cơ bản nhất đều được nhiều quan điểm đồng thuận. - Sáng tạo là việc tạo ra cái mới ở những mức độ khác nhau. - Cái mới con người tạo ra nhằm để phục vụ cho cuộc sống con người, nhu cầu của xã hội. - Quá trình tạo ra cái mới của sáng tạo có sự tham gia khá đầy đủ của các quá trình tâm lí của cá nhân.
  81. Created by AM Word2CHM
  82. 5. CẤU TRÚC TÂM LÍ CỦA SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC Có thể nói sáng tạo là một thành phần rất quan trọng trong trí tuệ con người (hiểu theo nghĩa rộng trí tuệ là Wisdom - xét đến tất cả các bình diện cá thể, cá nhân và nhân cách của nó) và đây cũng là một trong những đặc trưng tâm lí rất con người. Những nghiên cứu đã khẳng định rằng chỉ có ở con người mới có sự sáng tạo và cũng chính nhờ vào hoạt động sáng tạo mà con người mới tồn tại rõ nhất như một con người đúng nghĩa. Quá trình sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới. Quá trình tạo ra cái mới này dựa trên những biểu tượng đã có hay những kinh nghiệm đã có. Trong khi diễn ra quá trình sáng tạo thì chủ thể hoạt động một cách rất tích cực dựa trên những chức năng tâm lí của cá nhân, thông qua sự tham gia của những quá trình tâm lí cá nhân của hoạt động nhận thức tri giác, tư duy, tưởng tượng, cũng như cảm xúc của con người. 5.1. Một số đặc điểm tâm lí của sáng tạo
  83. Nếu đặt sáng tạo vào góc nhìn của hoạt động tâm lí người thì sáng tạo được xem như quá trình tạo ra những sản phẩm mới gắn chặt với hoạt động nhận thức của cá nhân. Những đặc điểm tâm lí nổi trội sau đây là những đặc điểm cần lưu ý: - Sáng tạo là quá trình nhận ra vấn đề mới dưới luận điểm đã quen thuộc được hình thành dựa trên sự nhạy cảm của vấn đề. - Sáng tạo là nhìn ra chức năng mới ở một đối tượng nào đó gần gũi, quen thuộc. - Sáng tạo là nhận ra cấu trúc đối tượng đang xét bằng cách tìm ra các quy luật được ẩn chứa. - Sáng tạo là việc nhận ra sự lựa chọn các giải pháp. Đối tượng được xem xét có thể ở nhiều góc độ khác nhau và nhận ra nhiều cách giải quyết khác nhau. - Sáng tạo là nhào nặn các giải pháp đã có với những giải pháp mới. - Sáng tạo là tìm và quyết định giải pháp độc đáo trong khi biết nhiều giải pháp.
  84. - Sáng tạo là việc kiên định một mục đích nào đó để đạt đến một kết quả như dự kiến. Như vậy, dù sáng tạo có được hiểu như thế nào thì chắc chắn rằng nếu đặt sáng tạo trong hoạt động tâm lí người thì nó vẫn là một quá trình tâm lí. Sự khác biệt ở đây (nếu có) là quá trình này diễn ra một cách liên tục - không ngừng để hướng đến cá nhân và xã hội nhằm đem lại những kết quả tốt nhất. Xét dưới góc độ nhân cách, sáng tạo lại là thuộc tính tâm lí rất đặc trưng của một cá nhân, một con người. Các yếu tố cơ bản thuộc về tâm lí quyện chặt vào việc chuẩn bị, ấp ủ cảm hứng và kiểm chứng để một giải pháp nào đó được ra đời và được công nhận một cách hợp lí, hợp lệ. 5.2. Cấu trúc tâm lí của sáng tạo Muốn đề cập đến cấu trúc tâm lí của sáng tạo, nên bắt đầu từ việc hiểu tính sáng tạo như thế nào dưới góc nhìn khoa học. Nói một cách đơn giản nhưng cụ thể nhất, tính sáng tạo bộc lộ trong sản phẩm mới, gây ngạc nhiên cho bản thân và có thể gây ngạc nhiên đối với người khác hoặc đối với xã hội. Nói một cách khác, trong sản phẩm tạo ra được (dù là ý tưởng hay
  85. sản phẩm cụ thể) thì cái mới phải tồn tại dù ở cấp độ cá nhân hay cộng đồng. Xuất phát từ đây, khi đề cập đến tính sáng tạo của con người, những năng lực cơ bản để tạo thành "thành tựu" cho tính sáng tạo dường như không thể thiếu: - Năng lực nhạy cảm đủ để tri giác vấn đề, lĩnh hội vấn đề. - Năng lực tìm kiếm và chế biến, xử lí một cách có mục đích. - Năng lực phân tích, chế biến, xử lí theo định hướng có tính linh hoạt cao, mới mẻ trong việc cấu trúc lại, tổ hợp lại các thông tin, số liệu kèm theo sự tưởng tượng. - Tổng hợp hoá, cấu trúc hoá, tổ hợp các số liệu, yếu tố và các cấu trúc thành một cấu trúc giải pháp mới. - Sắp xếp kế hoạch tỉ mỉ vào một sản phẩm nào đó và dưới một dạng nhất định. Lí thuyết mới về sáng tạo nêu ra khá nhiều
  86. thành phần tham gia, trong cấu trúc tâm lí của sáng tạo. Có thể đề cập đến quan niệm của Klaus Urban - Giáo sư người Đức - trong những tài liệu khác nhau đã nêu rõ những thành tố trong sáng tạo. Có thể đề cập đến: - Tư duy phân kì và hành động phân kì: + Soạn thảo tỉ mỉ, chi tiết (Elaboration) + Tính độc đáo (Originality) + Mối liên kết xa (Remote Association) + Cấu trúc lại và mở rộng áp dụng (Recotruction and reflenition) + Tính mềm dẻo (Flexibility) + Tính lưu loát (Fluency) + Tính nhạy cảm vấn đề (Problem sensivity) - Những tri thức chung và năng lực tư duy: + Tri thức sâu, tri thức chuyên + Tư duy phê phán và tư duy định lượng + Tư duy logic và tư duy khái quát
  87. + Khả năng phân tích - tưởng tượng của tư duy + Tư duy rộng vấn đề - Các tri thức chuyên biệt và kĩ năng chuyên biệt - Khả năng tập trung cao độ và chịu đựng áp lực - căng thẳng: + Tập trung vào đối tượng, hoàn cảnh + Lựa chọn nhạy bén + Sẵn sàng ứng phó với sự căng thẳng + Khả năng làm chủ - Động cơ và khả năng động cơ hoá: + Nhu cầu nhận thức + Khao khát, hứng thú khám phá + Nhu cầu luôn cập nhật, đổi mới - Tính cởi mở, ngay thẳng, khoan dung đối với những điều bí ẩn, những gì chưa rõ ràng: + Chấp nhận cái mới
  88. + Thích thử nghiệm, khám phá + Khôi hài trong khám phá, Xuất phát từ bản chất của sáng tạo cũng như những đặc điểm tâm lí của sáng tạo các thành phần cơ bản trong cấu trúc tâm lí của sáng tạo được xác định như sau: tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc đáo, tính cấu trúc - kế hoạch, tính nhạy cảm vấn đề và tính mở rộng áp dụng. Có thể phân tích các yếu tố này như sau: - Thành phần linh hoạt của sáng tạo Thành phần linh hoạt của sáng tạo là khả năng biến đổi thông tin đã thu nhận, thay đổi dễ dàng và nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức, chuyển từ góc độ quan niệm này sang quan niệm khác. Ngoài ra, thành phần này còn thể hiện ở khả năng định nghĩa lại sự vật - hiện tượng đang quan tâm, gạt bỏ sơ đồ tư duy cũ đã có sẵn và xây dựng phương pháp mới, trong những mối quan hệ khác, hoặc chuyển đổi quan hệ và nhận ra hiện tượng của sự vật và của điều đang dự đoán. Tốc độ và khả năng tổ hợp là biểu hiện của khả năng biến đổi các thao tác tư duy phù hợp với điều
  89. kiện khách quan của vấn đề đặt ra để giải quyết. Tư duy linh hoạt (Flexibility) gạt bỏ được sự cứng nhắc mà mỗi người ít nhiều đều có do không thoát ra ngoài giải pháp quen thuộc, nó hạn chế sự nhận ra vấn đề từ một góc độ khác với thông thường để thay đổi cách xem xét toàn bộ sự vật hoàn cảnh dưới góc độ mới, Tính linh hoạt của tư duy còn làm thay đổi một cách dễ dàng các thái độ đã cố hữu trong hoạt động tinh thần, trí tuệ. Dưới góc độ Tâm lí học, có thể phân chia tính linh hoạt thành hai thành phần: linh hoạt bột phát và linh hoạt thích ứng. + Linh hoạt bột phát Linh hoạt bột phát được đo bằng khả năng nêu được bao nhiêu cách sử dụng mới đối với một sự vật cho trước. Có thể nhận thấy Brick uses test đã dùng nhiệm vụ test như sau: trong vòng 10 phút cần đưa ra được tối đa các trả lời câu hỏi, liệu một hòn gạch bình thường có thể dùng vào những việc gì? + Linh hoạt thích ứng Linh hoạt thích ứng thể hiện khả năng linh
  90. hoạt trong tiếp cận phù hợp với một vấn đề. Cụ thể như Test match - problem dùng các que diêm nhất định xếp được tối đa các hình vuông hoặc hình tam giác có chung cạnh mà không thừa que diêm nào. Test này có khả năng khảo sát chiến lược sắp xếp của nghiệm thể. Nghiệm thể cần có khả năng nhìn tam giác hoặc hình vuông từ các góc độ khác nhau, nghĩa là khả năng nhìn sự vật từ các góc độ khác nhau. Trong khi linh hoạt bột phát cho cá nhân khả năng cấu trúc lại các cái đã có và tìm ra chút gì đó mới mẻ, thì linh hoạt thích ứng tạo ra tính độc đáo của giải pháp.Cũng chính vì vậy mà Guilford gọi linh hoạt thích ứng là tính độc đáo. Yếu tố độc đáo được đánh giá rất cao trong thành phần sáng tạo, nó được hiểu là hiếm có, không quen thuộc và thích hợp. Trong những đặc điểm này, thích hợp ở đây có nghĩa là sản phẩm sáng tạo đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra. - Thành phần mềm dẻo (Fluency) Thành phần mềm dẻo là năng lực tổ hợp nhanh chóng, tạo ý tường mới nhanh chóng để kết hợp các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hoàn cảnh, sự vật hiện tượng.Đôi khi năng lực này là sự nhớ được
  91. nhanh, tái hiện nhanh các từ, các câu thành ngữ hoặc các liên tưởng về các ý tưởng đã biết được lưu giữ trong bộ nhớ.Từ đó, nhanh chóng hình thành giả thuyết mới và nhanh chóng sản sinh ra ý tưởng mới. Tính mềm dẻo được tạo ra bởi các yếu tố sau: + Lưu loát trong từ ngữ Khả năng lưu loát trong từ ngữ thể hiện ở hành động tìm ra ý tưởng và diễn đạt một cách nhanh chóng và dễ hiểu bằng ngôn từ của cá nhân.Từ một số từ, một số chữ, các tổ hợp từ có thể nhanh chóng tạo được các câu văn. + Lưu loát trong ý tưởng Khả năng này biểu hiện ở việc tìm ra được câu trả lời phù hợp, các giải pháp phù hợp với các yêu cầu, điều kiện cho trước. Cụ thể như yêu cầu nhanh chóng nêu lên hay kể tên các đồ vật cứng, tròn, nhỏ hơn quả bóng đá. Hoặc yêu cầu hãy đặt các tên phù hợp cho một câu chuyện ngắn hay nêu được các công dụng của một vật dụng, các khả năng sử dụng có thể có của một đồ vật cụ thể.
  92. + Lưu loát trong liên tưởng Lưu loát trong liên tưởng thể hiện ở khả năng tìm điểm tựa từ hình ảnh này để nhớ lại hay hình dung ra hình ảnh khác. Chẳng hạn như khả năng nhanh chóng tìm được từ phù hợp liên quan đến hoàn cảnh cho trước. Cụ thể như tìm được các từ liên quan đến từ đen (có thể là: tối tăm, thất vọng, thua, xui thâm, thẩm, ). Lưu loát trong liên tưởng là khả năng tìm ra nhiều giải pháp khi có một vấn đề đặt ra nhờ sự liên tưởng đến những giải pháp đã có trong vốn kinh nghiệm. + Lưu loát trong biểu đạt Lưu loát trong biểu đạt thể hiện ở khả năng suy nghĩ và diễn đạt bằng ngôn ngữ cá nhân rõ ràng, rành mạch. Khi tính khái quát trừu tượng càng cao thì càng có khả năng nhận ra nhanh chóng các trường hợp cụ thể, càng biểu đạt chúng mau lẹ bằng ngôn ngữ. Thường để đánh giá sự lưu loát biểu đạt, ta dùng test cấu tạo câu. Đơn cử như với bốn từ cho trước hãy cấu tạo thành càng nhiều câu càng tốt không tính đến chất lượng câu (vì dù sao cho mỗi câu cũng là một ý
  93. rồi). Trí nhớ có vai trò nhất định trong test này vì cá nhân phải lục lại trong kí ức những biểu tượng đã có để biểu đạt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Các nhà tâm lí học Anh - Mĩ coi trọng yếu tố số lượng các ý tưởng, còn nội dung ý tưởng chỉ là yếu tố thứ yếu. Do đó yếu tố số lượng mới là yếu tố tiêu chuẩn đánh giá về sáng tạo. - Thành phần độc đáo (Originality) Thành phần độc đáo là tính độc lập trong giải quyết vấn đề đặt ra. Nó cho phép con người nhìn sự vật hiện tượng, vấn đề một cách khác lạ, mới. Có thể nhận thấy những biểu hiện cụ thể ở thành phần này như khả năng sử dụng các từ hiếm, lạ, ít gặp, sử dụng các hiện tượng mới lạ, bất ngờ. Tính độc đáo được tạo bởi hai yếu tố chính sau: + Sự hiếm - lạ duy nhất Tiêu chí "hiếm" được hiểu trên căn cứ của số liệu thống kê. Cụ thể như những từ có tần số xuất hiện thấp nhất trong tập hợp các từ được nêu ra có thể được coi là từ hiếm, lạ.Mặt khác, các từ hiếm - lạ đó
  94. được lựa chọn đưa ra trong khoảng thời gian ngắn nhất. + Sự liên tưởng xa Có thể nắm được ý nghĩa của sự liên tưởng xa qua việc nghiên cứu các minh hoạ. Đơn cử như Test consecuence trong đó yêu cầu đưa ra các liên tưởng mới lạ về một vấn đề nào đó, cụ thể như: trong trường hợp nào thì ăn uống là thừa? Trong khoảng thời gian cho trước, cần đưa ra các giải thích, các tình huống. Người nào đưa ra được nhiều giải thích hoặc giải thích càng xa với tình huống ban đầu (nhưng vẫn có tính giải thích) thì chứng tỏ có tính độc đáo càng cao. "Xa" có thể được hiểu ở khía cạnh thời gian, không gian, nội dung, hình thức, hoặc những thứ thường không ai nghĩ đến, đáng chú ý là ở đây những giải thích thông thường, phổ biến sẽ phản ánh tính linh hoạt trong ý nghĩ, còn những giải thích hiếm, lạ và xa sẽ phản ánh tính độc đáo. Tính độc đáo của sáng tạo bộc lộ chủ yếu ở các giải pháp mới lạ, hiếm, không quen thuộc và duy nhất có ở đây cần lưu ý đến tính hợp lí, kinh tế của giải pháp và cách thực thi giải pháp.
  95. - Thành phần tính cấu trúc - kế hoạch (Elaboration) Thành phần tính cấu trúc - kế hoạch bao gồm các năng lực xây dựng cấu trúc mới từ các thông tin đã biết, năng lực xây dựng các kế hoạch thực hiện giải pháp từ những ý tưởng mới, cho phép cá nhân nghĩ ra được các bước hành động liên tiếp tổ chức và phối hợp của cơ ngón tay, cơ mặt, Thông thường, tính cấu trúc - kế hoạch có thể ước lượng bằng các test sử dụng ngôn ngữ. - Thành phần nhạy cảm vấn đề (Sensibility) Thành phần nhạy cảm vấn đề là sự nhanh chóng phát hiện sai lầm, mâu thuẫn, thiếu hụt hay thiếu logic, thiếu ngắn gọn, chưa tối ưu, cũng như khả năng nắm bắt dễ dàng nhanh chóng các vấn đề, nhận ra ý nghĩa mới của sự vật từ những thông tin còn thiếu hụt của mình để từ đó nảy sinh ý muốn cấu trúc lại sự vật, hiện tượng cho hợp lí, hài hoà hơn, thích hợp hơn để tạo ra cái mới. Tiêu chí nhạy cảm vấn đề thể hiện ở sự cởi mở, thái độ thông thoáng trong tiếp xúc với ngoại giới
  96. và con người. - Tính mở rộng áp dụng hay định nghĩa lại sự vật hiện tượng (Redefinion). Tính mở rộng áp dụng hay định nghĩa lại sự vật hiện tượng là sự áp dụng một cách hoàn toàn mới, hoàn toàn khác một đồ vật, hiện tượng hoặc một bộ phận của nó (rất có ý nghĩa trong sáng tạo kỹ thuật). Xin được giới thiệu một bài toán cụ thể về vấn đề kỹ thuật.Yêu cầu đặt ra là tìm những vật nào có thể sử dụng để châm lửa. Sau đây là những đề xuất, hãy chọn giải pháp hợp lí trong những gợi ý: + Dây thừng + Bắp cải + Đồng hồ bỏ túi + Con cái + Cái kim Không thể có nhiều người nghĩ rằng chiếc đồng hồ bỏ túi có thể châm lửa vì quên áp dụng những đặc tính đặc biệt khác của nó khi mặt kính lúp của đồng hồ có thể châm hoả bằng ánh sáng mặt trời. Lúc
  97. khả năng này bị hạn chế nghĩa là tính sáng tạo bị giảm sút theo cơ chế chung. 5.3. Các cấp độ của sáng tạo Có thể phân chia sáng tạo thành nhiều cấp độ khác nhau tuỳ từng tiêu chí khác nhau. Có thể dựa trên giá trị của sản phẩm theo thời gian hoặc tính chất độc đáo của sản phẩm sáng tạo để phân chia thành các cấp độ cao thấp. a. Dựa trên giá trị sản phẩm - Cấp độ 1: Những sản phẩm có giá trị một cách khách quan. Những sản phẩm được tạo ra mang giá trị độc đáo là có ý nghĩa xã hội, thực sự khách quan nghĩa là những sản phẩm này có thể là những phát minh, sáng kiến, khuynh hướng, trường phái hoặc những sản phẩm và thậm chí là ý tưởng nào đó mà trước kia chưa từng có. Chính những sản phẩm này sẽ góp phần đưa khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phát triển. - Cấp độ 2: Sản phẩm sáng tạo có giá trị chủ
  98. quan. Đặc điểm nổi bật của cấp độ này là những sản phẩm tạo ra chưa có giá trị xã hội hay ý nghĩa xã hội. Nói cách khác, nó chưa mang đến cho xã hội cái mới, cái độc đáo nhưng nó lại có ý nghĩa rất đáng kể đối với những cá nhân tạo ra nó và có ý nghĩa đáng kể nói chung đối với nhân cách tạo ra nó, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ. Tất cả các sản phẩm sáng tạo có được của học sinh và ngay cả trẻ em mẫu giáo luôn có giá trị đối với chính bản thân chúng. Nếu những sản phẩm sáng tạo này được đánh giá một cách đúng mức sẽ động viên, kích thích trẻ tạo ra những cái mới, kể cả cái có ý nghĩa dần dần ở mức độ cao hơn và từng bước như thế, nó sẽ biến đổi, phát triển trở thành cái mới có ý nghĩa đối với xã hội. Nói khác đi, hai cấp độ sáng tạo có thể liên hệ chặt chẽ với nhau và sự phân chia cũng chỉ mang tính chất tương đối. b. Dựa trên tính chất của sản phẩm sáng tạo Có thể phân chia sáng tạo thành năm cấp độ khác nhau. Các cấp độ cụ thể: sáng tạo biểu hiện, sáng tạo chế tạo, sáng tạo phát kiến, sáng tạo cải biến
  99. và sáng tạo trí tuệ đặc biệt. - Sáng tạo biểu hiện Sáng tạo biểu hiện là dạng cơ bản nhất của sáng tạo, không đòi hỏi tính độc đáo hay kĩ năng quan trọng nào. Đặc trưng của cấp độ sáng tạo này là tính bộc phát "hứng khởi" và sự tự do khoáng đạt. Theo Taylor, đây là bậc quan trọng nhất của sáng tạo vì không có nó thì chẳng có một chút sáng tạo nào cao hơn. Người ta có thể quan sát được hai đặc trưng này ở bất kì tầng bậc sáng tạo về sau. Theo Lewernfield thì đây chính là điều kiện cần cho sự phát triển sáng tạo. Nếu sự hứng khởi và tự do khoáng đạt bị hạn chế, bị gò ép vào khuôn phép ngay từ lúc mới nảy sinh mầm mống thì rất có hại cho sự sáng tạo. Vì vậy, ở tuổi mẫu giáo không nên đặt vấn đề giáo dục một loại năng khiếu nào nhất định mà nên phát triển mọi tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động đa dạng, toàn diện. - Sáng tạo chế tạo Sáng tạo chế tạo là bậc cao hơn sáng tạo biểu hiện. Nó đòi hỏi có kĩ năng nhất định (xử lí thông tin hoặc kĩ năng kĩ thuật, ) để thể hiện rõ ràng, chính xác các ý kiến, ý đồ của cá nhân. Ở cấp độ sáng tạo
  100. này, tính tự do, hứng khởi bột phát đã nhường bước cho các quy tắc trong khi thể hiện cái tôi (hiện thực hoá cái tôi) của người sáng tạo. - Sáng tạo phát kiến Sáng tạo phát kiến có đặc trưng là sự phát hiện hoặc "tìm ra" do "nhìn thấy" các quan hệ mới giữa các thông tin trước đây. Cấp bậc sáng tạo này chưa phải là sáng tạo cao nhất mà mới chỉ là chế biến các thông tin cũ và sắp xếp lại chúng để đi đến các quan hệ mới và đó chính là sự xuất hiện sáng kiến hay phát kiến. - Sáng tạo cải biến (đổi mới, cải cách) Sáng tạo cải biến là cấp bậc sáng tạo cao. Nó thể hiện sự am hiểu sâu sắc các kiến thức khoa học hoặc nghệ thuật, kĩ thuật hay sản xuất, tức đòi hỏi một trình độ thông tuệ nhất định. Từ đó xây dựng được các ý tưởng cải tạo, cải cách có ý nghĩa xã hội, văn hoá và khoa học - kĩ thuật. Tác giả Lackben cho rằng dự án trong đầu càng xa với ban đầu bao nhiêu thì sự sáng tạo càng lớn bấy nhiêu. - Sáng tạo trí tuệ đặc biệt Sáng tạo trí tuệ đặc biệt là loại sáng tạo cao
  101. nhất là những ý tưởng làm nảy sinh ngành mới, nghề mới, trường phái mới, vượt qua cả trí tuệ đương thời. Đại diện cho những người đạt cấp bậc này có thể kể đến là Einstein trong Vật lí học, Picasso trong lĩnh vực hội hoạ và nhiều sản phẩm sáng tạo khác mang một giá trị trí tuệ đặc biệt của một cá nhân hay một nhóm có đẳng cấp cực cao trên phương diện ý nghĩa xã hội. Created by AM Word2CHM
  102. 6. QUAN HỆ GIỮA SÁNG TẠO VÀ TRÍ THÔNG MINH, TRÍ TUỆ GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 2. BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO TRONG TÂM LÍ HỌC - Thông minh và sáng tạo không thể đồng nhất với nhau vì sáng tạo có sự xâm nhập mạnh hơn của các thuộc tính tâm lí khác như ý chí, xúc cảm, động cơ. Sự sáng tạo và thông minh không thể hoàn toàn tương đồng, ngang bằng nhau ở một con người. - Thông minh là một phần quan trọng của trí tuệ, cho phép con người nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc, đầy đủ, hoàn thiện và toàn diện. Trí thông minh có thể tạo ra các sản phẩm khá đặc biệt, những phát minh cụ thể là các quy luật của sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh có sẵn. Sáng tạo là thành phần quan trọng khác của trí tuệ tạo ra những phát minh nhưng những phát minh này là những sáng chế, cải tiến, sáng tác tức là tìm ra những cái mới mà trước đó chưa xuất hiện, thậm chí là chưa có. Sản phẩm sáng tạo này có thể là các sáng tác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nghệ thuật và là phát minh. Tính sáng tạo có thể giúp con người cải tạo thế giới khách
  103. quan và qua đó phát triển ngày càng thích ứng, hoà nhập với cuộc sống - phát triển cuộc sống. Chính điểm này cho thấy sáng tạo là cái đặc trưng cho con người. Sản phẩm của trí thông minh là phát minh có thể tồn tại rất lâu dài thậm chí tồn tại vĩnh viễn, nhưng sáng chế (sản phẩm của sáng tạo) thì rất nhanh được cải tiến nâng cao để đi đến sáng chế mới. "Nếu phát minh như là mắt thần sáng chiếu vào thế giới thì sáng tạo, sáng chế được ví như những bánh xe đưa cỗ xe nhân lớn tiến về phía trước, phía tương lai của con người". Một vài nghiên cứu cho thấy có quan hệ giữa sáng tạo và thông minh nhưng tương quan giữa chúng không thực sự cao (các tác giả như Torrance, Bleshers, Getzels và Jackson ). Tuy vậy những trẻ có trí sáng tạo cao thường có trí thông minh cao, từ ngưỡng trung bình trở lên. Trong khi những trẻ em có trí thông minh cao thì chưa hẳn đã có trí sáng tạo cao. Cũng có thể thấy rằng ngay trong trí tuệ con người cũng bao gồm nhiều thành phần cấu trúc, cho nên việc xét mối quan hệ giữa sáng tạo và trí tuệ cũng cần phải đề cập. Nếu cho rằng trí tuệ con người theo
  104. quan niệm mới gồm trí thông minh, trí tuệ sáng tạo, trí tuệ cảm xúc trù sáng tạo là một thành phần quan trọng trong trí tuệ vì vậy có thể thấy: - Nội hàm khái niệm trí tuệ, sáng tạo khác nhau và trí tuệ rộng hơn sáng tạo. - Cách giải quyết vấn đề của trí tuệ và sáng tạo khác nhau (tìm kết quả đúng - kết quả tối ưu) - Sản phẩm của sáng tạo hàm chứa cái mới, thực sự, được "đánh sâu" vào một mặt chất lượng. - Phương thức đo lường trí tuệ và sáng tạo là khác nhau. Created by AM Word2CHM
  105. Chương 3. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO 1. CƠ CHẾ TÂM LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO 2. TÍNH Ỳ TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO 3. PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN SÁNG TẠO Created by AM Word2CHM
  106. 1. CƠ CHẾ TÂM LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 3. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO 1.1. Cơ sở sinh lí của sáng tạo Một trong những cơ sở sinh lí rất quan trọng của sáng tạo đó là sự phát triển não bộ. Những nghiên cứu về não bộ cho thấy hoạt động tích cực của bán cầu đại não là tiền đề rất quan trọng để sự sáng tạo xuất hiện. Trong hoạt động sáng tạo của con người, bán cầu đại não là cơ sở để những ý tưởng xuất hiện khi nó hoạt động một cách tập trung theo nguyên tắc "khai sáng". Dưới góc độ giải phẫu sinh lí, giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải có sự khác biệt nhất định. Nếu như trước đây, một số người cho rằng "não trái" là ưu thế và ngược lại, bán cầu não phải là "không ưu thế" thì đến thời điểm này cần nhìn nhận về vấn đề này một cách nghiêm túc. Những nghiên cứu về hoạt động song hành, đồng bộ giữa hai bán cầu cũng như những cơ sở vững chắc về vấn đề "định khu chức năng" đã chứng minh rằng sự sáng tạo của con người
  107. vẫn phải dựa trên hoạt động chuyên biệt của não bộ. Sự khác biệt về chức năng của hai bán cầu não được đánh giá bởi các hoạt động của mỗi bán cầu não. Bán cầu trái là trung tâm điều khiển các chức năng trí tuệ như: trí nhớ, ngôn ngữ, lí luận, tính toán, sắp xếp, phân loại, viết, phân tích, tư duy hội tụ. Bán cầu não phải là trung tâm điều khiển các chức năng như: trực giác, ngoại cảm, thái độ và cảm xúc, các liên hệ thị giác - không gian, cảm nhận âm nhạc, nhịp điệu, vũ điệu, các hoạt động có sự phối hợp cơ thể, các quá trình tư duy phân kì. Tư duy của não phải là "tố chất" của sự sáng tạo. Các chức năng của não trái có đặc điểm là tuần tự và hệ thống, trong khi não phải có đặc điểm là ngẫu hứng và tản mạn. Não trái có thể ghép các mảnh rời rạc thành một tổng thể có tổ chức, trong khi não phải theo bản năng nhìn thấy cái tổng thể trước sau đó mới đến từng phần nhỏ. Hai bán cầu não cần phải hoạt động cân bằng và phối hợp với nhau để con người phát triển toàn diện, hài hoà và sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất được cân bằng (A.W.Mubzert, 1994). Tác giả Ganong (1983) đã đề nghị thay thế khái niệm "ưu thế" bằng khái niệm "phân công": bán
  108. cầu não phải có chức năng xử lí các quan hệ nghe và nhìn trong không gian, gọi là bán cầu biểu tượng (Representatinonal Hemisphere); còn bán cầu não trái có chức năng ngôn ngữ và phân tích, gọi là bán cầu minh bạch (Sequetial Analysis, Categorical Hemisphere). Xét trên phương diện chức năng cơ bản của não, có thể chia thành ba khối hay ba bộ máy cơ bản của nó mà sự tham gia của chúng rất cần thiết đối với việc điều khiển các hoạt động tâm lí. Hoạt động sáng tạo của con người cùng dựa trên nền tảng đặc biệt này: - Khối điều hành trương lực hay trạng thái thức tỉnh. - Khối tiếp nhận, cải biến và bảo tồn thông tin từ bên ngoài tác động vào. - Khối lập trình, điều khiển và kiểm tra hoạt động tâm lí. Có thể nhận thấy mỗi một khối cơ bản đều có cấu trúc thứ bậc và cấu trúc ít nhất từ ba dạng được xếp theo thứ bậc của các vùng não: vùng tiên phát (hay
  109. phóng chiếu), vùng thứ phát (phóng chiếu - liên hợp) và vùng não cấp ba (vùng mở). Bán cầu đại não của con người hoạt động và những ý tưởng mới dù có được loé sáng vẫn phải dựa trên nền tảng của hoạt động não bộ dựa trên những chức năng mà vùng não cấp ba tham gia chi phối trực tiếp để tạo ra sản phẩm của sự sáng tạo. 1.2. Cơ chế tâm lí của sáng tạo Để tìm ra cơ chế tâm lí của sáng tạo thì có khá nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể quan tâm đến những quan điểm cơ bản như: sáng tạo là một quá trình được thực hiện theo cơ chế logic - sáng tạo dựa trên những giai đoạn được kết cấu mở mà vai trò trọng tâm ở đây là tư duy, sáng tạo có mắt xích trung tâm là linh cảm trực giác, Có thể phân tích một số quan điểm cơ bản: a. Cơ chế logic của sáng tạo Nhiều nhà nghiên cứu về sáng tạo mà đặc biệt là Tâm lí học sáng tạo đã tìm hiểu cơ chế tâm lí của sáng tạo hay diễn tiến của việc tạo ra sản phẩm sáng tạo theo cấu trúc nhất định. Các hành động cụ
  110. thể trong hoạt động sáng tạo được tồn tại như một thứ logic. Có thể đề cập đầu tiên đến Wallas (1926), tác giả cho rằng quá trình sáng tạo gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn chuẩn bị (Preparation), giai đoạn ấp ủ (Incubation), giai đoạn chiếu sáng (Illumination) và giai đoạn phát minh (Vertification). Mô hình bốn giai đoạn của Wallas về quá trình sáng tạo cho thấy các giai đoạn diễn ra theo một kết cấu logic để giúp cho việc tìm hiểu cơ chế tâm lí của hoạt động sáng tạo theo một sơ đồ khung để nhìn nhận sự sáng tạo một cách có hệ thống. Theo quan điểm cơ chế logic của sự sáng tạo, thì nhiều nhà Tâm lí học quan tâm đặc biệt đến sự tham gia của yếu tố tư duy trong khi sáng tạo. Những quan niệm này đi đến khẳng định trong tư duy có sáng tạo và trong hoạt động sáng tạo có tư duy. Có thể nói, tư duy là một yếu tố quan trọng đặc biệt trong cơ chế logic của sáng tạo. Ngay từ năm 1934, A.N.Leonchiev đã có công trình nghiên cứu "Tư duy là mắt xích trung tâm của hoạt động sáng tạo". Trong báo cáo này, tác giả tập trung vào phân tích và chỉ rõ rằng tư duy đóng một vai trò cực kì quan trọng và cần thiết trong sáng tạo nếu