Giáo trình Tâm lí học đại cương - Nguyễn Xuân Thức

pdf 426 trang phuongnguyen 9030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lí học đại cương - Nguyễn Xuân Thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_li_hoc_dai_cuong_nguyen_xuan_thuc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tâm lí học đại cương - Nguyễn Xuân Thức

  1. GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG (Dùng cho các trường Đại học Sư phạm) Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, kiến thức Tâm lí học cần thiết cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và được giảng dạy trong các trường đại học thuộc các nhóm ngành, nghề khác nhau. Môn Tâm lí học đại cương là môn học chung nhất cung cấp những kiến thức cơ bản nhận dạng khoa học tâm lí và là tri thức nền tảng để tiếp thu các kiến thức tâm lí học chuyên sâu và tâm lí học liên ngành. Môn Tâm lí học đại cương là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo đại cương ở các trường đại học và cao đẳng. Giáo trình Tâm lí học đại cương được bộ môn Tâm lí học đại cương - Khoa Tâm lí giáo dục biên
  2. soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của sinh viên các nhóm ngành thuộc các trường đại học khác nhau. Giáo trình Tâm học đại cương khi được biên soạn đã có sự tiếp thu kế thừa và lựa chọn các tri thức của những tài liệu trước đó và được sắp xếp lại ở một số đơn vị tri thức tâm lí học cho phù hợp, khi giảng dạy tránh sự trùng lặp về tri thức giữa các phần. Nội dung giáo trình Tâm học đại cương gồm sáu chương, được phân công biên soạn như sau: Chương thứ nhất Tâm lí học là một khoa học. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn và TS Nguyễn Xuân Thức. Chương thứ hai Hoạt động. giao tiếp và sự hình thành phát triển tâm lí. PGS.TS Trần Quốc Thành. Chương thứ ba: Sự hình thành và phát triển tâm lí. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn và TS Nguyễn Xuân Thức. Chương thứ tư Hoạt động nhận thức. TS Nguyễn Kim Quý, TS Nguyễn Thị Huệ, ThS Nguyễn Đức Sơn. Chương thứ 5. Tình cảm và ý chí. PGS.TS
  3. Hoàng Anh và PGS.TS Lê Thị Bừng. Chương thứ 6. Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách. PGS.TS Nguyễn Thạc và TS Vũ Kim Thanh. Bộ môn Tâm lí học đại cương đã cố gắng nhiều trong việc biên soạn với mong muốn giáo trình sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên, học viên. nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy trong các trường đại học. Khi biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, mong nhận được các ý kiến đóng góp để giúp cuốn giáo trình tiếp tục được hoàn thiện. Bộ môn Tâm lí học dại cương Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ, Ý THỨC Chương 4: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Chương 5: TÍN H CẢM VÀ Ý CHÍ Chương 6: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH Created by AM Word2CHM
  4. Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG Từ khi loài người sinh ra, trên Trái Đất xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ - hiện tượng tâm lí người mà nền văn minh cổ đại gọi là linh hồn. Khoa học nghiên cứu hiện tượng này là tâm lí học. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lí, tâm lí học đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Đây là một khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌC II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ IV. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÂM LÍ HỌC TRONG CUỘC SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÂU HỎI ÔN TẬP Created by AM Word2CHM
  5. I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lí học 1.1. Những tư tưởng tâm lí học thời cổ đại Loài người ra đời trên Trái Đất này mới được khoảng 10 vạn năm - con người trí khôn có một cuộc sống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội. Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ, người ta thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm về cuộc sống của "hồn", "phách" sau cái chết của thể xác. Trong các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại, trong các kinh ở ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của "hồn", đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lí. - Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói đến chữ "tâm" của con người là "nhân, trí, dũng", về sau học trò của Khổng Tử nêu thành "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín". - Nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại là Xôcrát (469 -
  6. 399 TCN) đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng "Hãy tự biết mình". Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lí học: con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta. Người đầu tiên hbn về tâm hồn" là Arixtốt (384 - 322 TCN). ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng, tâm hồn gắn liền với thể xác tâm hồn có ba loại: + Tâm hồn thực vật có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là "tâm hồn dinh dưỡng"). + Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọi là htm hồn cảm giác"). + Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là "tâm hồn suy ngưhĩ"). Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểm của nhà triết học duy tâm cô đại Phlatong (428 - 348 TCN). Phlatongcho rằng, tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô, tâm hồn
  7. khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ. - Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là quan điểm của các nhà triết học duy vật như: Thalet (thế kỉ thứ VII -V TCN); Anaxứimn (thế kỉ V TCN), Hêrachlít (thế kỉ VI - V TCN) cho rằng tâm lí, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất. Còn Đêmôcrít (460 - 370 TCN) cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong đó "nguyên tử lửa" là nhân tố tạo nên tâm lí. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên vạn vật trong đó có cả tâm hồn. Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm lí và vật chất. 1.2. Những tư tưởng tâm lí học từ nủa đầu thế kỉ XIX trở về trước - Trong suốt thời kì trung cổ, tâm lí học mang tính chất thần bí - bản thể huyền bí. Nghiên cứu về cuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các nhiệm vụ thần học, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâm hồn người sẽ phải đưa tới xứ sở của sự hưng thịnh như thế nào?
  8. - Thuyết nhị nguyên: R. Đềcác (1596 - 1650) đại diện cho phái nhị nguyên luận" cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đềcác coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lí của con người thì không thể biết được. Song Đề các cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lí. Sang thế kỉ XVIII, tâm lí học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng học (nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học về cơ thể, hai là tâm lí học. Năm 1732, ông xuất bản cuốn "Tâm lí học kinh nghiệm". Sau đó 2 năm (1734) ra đời cuốn "Tâm lí học lí trí". Thế là tâm lí học" ra đời từ đó. - Các thế kỉ XVII - XVIII - XIX cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật. + Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Béccơli (1685 - 1753), E. Makhơ (1838 - 1916) cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là "phức hợp các cảm giác chủ quan" của con người. Còn D. Hium (1711 - 1776) coi thế giới chỉ là những "kinh nghiệm
  9. chủ quan". Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Hium cho rằng con người không thể biết. Vì thế, người ta vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri. Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thể hiện ở "ý niệm tuyệt đối" của Hêghen. + Thế kỉ XVII - XVIII - XIX, các nhà triết học và tâm lí học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn: Spinôda (1632 - 1667) coi tất cả các vật chất đều có tư duy, Lametri (1709 - 1751) một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác; còn Canbanic (1757 - 1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật. L. Phơbách (1804 - 1872) nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khẳng định: Tinh thần, tâm lí không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não. Đến nửa đầu thế kỉ XIX có rất nhiều điều kiện để tâm lí học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ vào triết học với tư cách là một bộ phận, một chuyên ngành của triết học.
  10. 1.3. Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập - Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lí học trở thành một khoa học độc lập Trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: thuyết tiến hoá của S. Đácuyn (1809 - 1882) nhà duy vật Anh, thuyết tâm sinh lí học giác quan của Hemhôn (1821 - 1894) người Đức, thuyết tâm - vật lí học của Phécne (1801 - 1887) và Vêbe (1795 - 1878) cả hai đều là người Đức, tâm lí học phát sinh của Gantôn (1822 - 1911) người Anh, và các công trình nghiên cứu về tâm thần học của bác sĩ Sáccô (1875 - 1893) người Pháp - Thành tựu của chính khoa học tâm lí lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lí học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập. Đặc biệt trong lịch sử tâm lí học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà tâm lí học Đức Vuntơ (1832 - 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lí học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic. Và một năm sau đó trở thành Viện Tâm lí học đầu tiên của thế giới, xuất
  11. bản các tạp chí tâm lí học. Từ vương quốc của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của tâm lí học và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Vuntơ đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lí, ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc - Để góp Phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX các dòng phái tâm lí học khách quan ra đời, đó là: tâm lí học hành vi, tâm lí học Gestalt, phân tâm học. Trong thế kỉ XX còn có những dòng phái tâm lí học khác có vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm lí hiện đại như dòng phái tâm lí học nhân văn, tâm lí học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lí học. 2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học 2.1. Đối tượng của tâm học Trong tác phẩm "Phép biện chứng của tự nhiên" Ph. Ăngghen đã chỉ rõ thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận
  12. động của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn lí sinh học, hoá sinh học, tâm lí học Trong đó tâm lí học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra hiện tượng tâm lí - với tư cách một hiện tượng tinh thần. Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng Latinh: "Psyche" là "linh hồn", tinh thần" và "logos" là "học thuyết", là "khoa học", vì thế "tâm lí học (Psychologie) là khoa học về tâm hồn. Nói một cách khái quát nhất: Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người.
  13. Như vậy, đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí. 2.2. Nhiệm vụ của tâm lí học Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí. cụ thể là nghiên cứu: + Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người. + Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí. + Tâm lí của con người hoạt động như thế nào? + Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người.
  14. - Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học như sau: + Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng. + Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lí. + Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí. Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lí, sử dụng tâm lí trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lí học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác. 3. Các quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiện đại 3. 1. Tâm lí học hành vi Chủ nghĩa hành vi do nhà tâm lí học Mĩ J. Oatsơn (1878 - 1958) sáng lập. J. Oatsơn cho rằng tâm lí học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể ở con người cũng như ở động vật. Hành vi được hiểu là tổng số các
  15. cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật thể hiện bằng công thức:
  16. S - R (Stimulus - Reaction) Kích thích - Phản ứng Với Công thức trên, J. Oatsơn đã nêu lên một quan điểm tiến bộ trong tâm lí học: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp "thử - sai". Nhưng chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người với hành vi của con vật, hành vi chỉ còn là những phản ứng máy móc nhằm đáp lại kích thích, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lí bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí con người với tâm lí động vật, con người chỉ phản ứng trong thế giới một cách cơ học, máy móc. Đây chính là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, phi lịch sử và thực dụng. Về sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới như: Tonmen, Hulo, Skinơ có đưa vào công thức S - R những "biến số trung gian" bao hàm một số
  17. yếu tố như: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con người, hoặc hành vi tạo tác "operant" nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể, nhưng về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩa hành vi cổ điển Oatsơn. 3.2. Tâm lí học Gestall (còn gọi là tâm lí học cấu trúc) Dòng phái này ra đời ở Đức, gắn liền với tên tuổi các nhà tâm lí học: Vécthaimơ (1880 - 1943), Côlơ (1887 - 1967), Côpca (1886 - 1947). Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật "bừng sáng" của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà tâm lí học Gestalt khẳng định các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lí của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định. Các nhà tâm lí học Gestalt ít chú ý đến vai trò của vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử. 3.3. Phân tâm học Thuyết phân tâm do S. Phrơt (1859 - 1939), bác sĩ người áo xây dựng nên. Luận điểm cơ bản của Phrơt là tách con người thành ba khối: cái ấy (cái vô thức), cái tôi và cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản
  18. năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lí và hành vi của con người, cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi: Cái tôi - con người thường ngày, con người có ý thức tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái tôi có ý thức theo Phrớt là cái tôi giả hiệu, cái tôi bề ngoài của cái nhân lõi bên trong là "cái ấy" Cái siêu tôi - là cái siêu phàm, "cái tôi lí tưởng" không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. Như vậy, phân tâm học đã đề cao quá đáng cái bản năng vô thức dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lí con người đồng nhất tâm lí của con người với tâm lí loài vật Học thuyết Phrớt là cơ sở ban đầu của chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật hoá tâm lí con người. Tóm lại, ba dòng phái tâm lí học nói trên ra đời ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX góp phần tấn công vào dòng phái chủ quan trong tâm lí học, đưa tâm lí học đi theo hướng khách quan. Nhưng do những giới hạn lịch sử, ở họ có những hạn chế nhất định như thể hiện xu thế cơ học hoá, sinh vật hoá tâm lí con người, bỏ qua bản chất xã hội lịch sử và tính chủ thể của đời
  19. sống tâm lí con người. 3.4. Tâm lí học nhân văn Dòng phái tâm lí học nhân văn do C. Rôgiơ (1902 - 1987) và A. Maxlâu (1908 - 1972) sáng lập. Các nhà tâm lí học nhân văn quan niệm rằng bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kì diệu. Maxlâu đã nêu lên 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con người xét thứ tự từ thấp đến cao: - Nhu cầu sinh lí cơ bản, - Nhu cầu an toàn; - Nhu cầu về quan hệ xã hội; - Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ - Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt. C. Rôgiơ cho rằng con người ta cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau. Tâm lí học cần phải giúp cho con người tìm được bản ngã đích thực của mình, để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo. Tuy nhiên, tâm lí học nhân văn đề cao
  20. những điều cảm nghiệm, thể nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người, vì thế thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn. 3.5. Tâm lí học nhận thức Hai đại biểu nổi tiếng của tâm lí học nhận thức là G. Piagiê (1896 - 1980) (Thuỵ Sĩ) và G. Brunơ (trước ở Mĩ, sau đó ở Anh). Tâm lí học nhận thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình. Đặc điểm tiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lí học này là nghiên cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ. Vì thế, họ đã phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong các vấn đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình độ mới. Đồng thời họ cũng đã xây dựng được nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lí ở những năm 50 - 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên dòng phái này cũng có những hạn chế, họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm
  21. thích nghi, cân bằng với thế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức. Tất cả những dòng phái tâm lí học nói trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lí. Song do những hạn chế lịch sử, họ thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, vì vậy họ vẫn chưa có quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người, về hoạt động tâm lí của con người Sự ra đời của tâm lí học mácxit hay còn gọi là tâm lí học hoạt động đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục hạn chế nói trên và tiếp tục đưa tâm lí học lên đỉnh cao của sự phát triển. 3.6. Tâm lí học hoạt động Dòng phái tâm lí học này do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập như L.X. Vưgốtxki (1896 - 1934), X.L. Rubinstêin (1902 - 1960), A.N. Lêônchiép (1903 - 1979), A.R. Luria (1902 - 1977) Đây là dòng phái tâm lí học lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lí luận và phương pháp luận, xây dựng nền tâm lí học lịch sử người: coi tâm lí học là sự phản ánh thế giới khách quan vào não, thông qua hoạt động. Tâm lí người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội,
  22. tâm lí người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội. Chính vì thế tâm lí học mácxit được gọi là "tâm lí học hoạt động". Created by AM Word2CHM
  23. II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Bản chất của tâm lí người Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử. 1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể Tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật. tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua,"ăng kính chủ quan". Thế giới khách quan tồn tại bằngcác thuốộ tính không gian, thời gian và luông vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ
  24. thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn: + Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học). + Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản ánh (phản ứng) hoá học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước (2H2 + o2 = 2H2o). Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ phản ánh cơ vật lí, hoá học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí. - Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt: + Đó là sự tác động của hiện tượng khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người - tổ chức cao nhất của vật chất, Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh
  25. thần (tâm lí) chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hoá ở trong hệ thần kinh và não bộ. C. Mác nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lí chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có. Điều đó có nghĩa là, về mặt cơ chế hình thành và diễn biến của tâm lí có thể coi tâm lí diễn ra theo cơ chế một phản xạ có điều kiện với ba khâu chủ yếu sau: Khâu thứ nhất là khâu tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngoài tạo nên hưng phấn dẫn truyền vào não theo đường hướng tâm. Khâu thứ hai, diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não, tạo nên các hình ảnh tâm lí. Khâu thứ ba - khâu trả lời, dẫn truyền hưng phấn từ trung ương thần kinh theo đường li tâm gây nên các phản ứng của cơ thể. Người ta coi tất cả các hiện tượng tâm lí đều có cơ sở sinh lí là các phản xạ có điều kiện. + Phản ánh tâm lí lí tạo ra "hình ảnh tâm lí" (bản "sao chép", "bản chụp") về thế giới, hình ảnh tâm lí là kết quả của quá trình phản ánh thế giới quan vào
  26. não. Song hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ: Hình ảnh tâm lí mang tính Sinh động, sáng tao, thí dụ: hình ảnh tâm lí về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về vật chất với hình ảnh vật lí có tính chất "chét cứng", hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ành tâm lí đó, hay nói cách khác hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lí thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực) vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói cách khác, con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lí, thông qua "lăng kính chủ quang của mình. - Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ: + Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể
  27. khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khác nhau. + Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lí khác nhau ở chủ thể ấy. + Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất. + Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực. Do đâu mà tâm lí người này khác tâm lí người kia về thế giới khách quan? Điều đó do nhiều yếu tố chi phối. trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc
  28. sống. Vì thế, tâm lí người này khác tâm lí người kia. Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau: - Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lí người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động. - Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm lí mỗi người). - Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp đế nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lí con người. 1.2. Bản chất xã hội của tâm 1í người - Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêngcủa mỗi người âm lí con người khác xa với tâm lí của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người- ó bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
  29. - Bản chất xã hội và tính lịch sử ủa ltâm í người thể hiêệ như sau: + Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan (hếgiới tự nhiên và xã hội), trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã hội). Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Phần xã hội hoá thế giới quyết định tâm hlíngười thể hiện qua: các quan hệ kinh tế - xã hội, các mối quan hệ đạo đức pháp quyền, các mối quan hệ con người - con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, các quan hệ cộng đồng các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí người (bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người - người, đều làm cho tâm lí mất bản tính người (những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lí của các trẻ này không hơn hẳn tâm lí loài vật). + Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và điều chủ yếu là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người (như đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, bộ não) được
  30. xã hội hoá ở mức cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lí của con người là sản phẩm của hoạt động con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lí người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người. + Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định. + Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tóm lại, tâm lí người có bản chất xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và
  31. giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người 2. Chức năng của tâm lí Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưng chính tâm lí con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành động, hành vi. Mỗi hoạt động, hành động của con người đều do "cái tâm lí" điều hành. Sự điều hành ấy biểu hiện qua những mặt sau: -Tâm lí có chức năng chung là định hướng cho hoạt động, ở đây muốn nói tới vai trò động cơ, mục đích của hoạt động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lí tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng - Tâm lí có thể thúc đẩy, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục moi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc kiềm hãm, hạn chế hoạt động của con người - Tâm lí điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt đông bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp,
  32. phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định. Cuối cùng, tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. Nhờ có các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình. Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của con người. 3. Phân loại hiện tượng tâm lí Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lí: 3.1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lí học
  33. Là việc phân loại các hiện tượng tâm lí theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này các hiện tượng tâm lí có ba loại chính: - Các quá trình tâm lí, - Các trạng thái tâm lí, - Các thuộc tính tâm lí. * Các quá trình tâm là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lí: - Các quá trình nhận thức gồm: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ. - Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ -Quá trình hành động ý chí. Các trạng thái tâm lý là hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng.
  34. * Các thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lí cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí 3.2. Có thể phân biệt hiện tượng tâm lí thành - Các hiện tượng tâm lí có ý thức.
  35. - Các hiện tượng tâm lí chưa được ý thức. Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lí có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Có những hiện tượng tâm lí chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức. Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức: "vô thức" và "tiềm thức".,"Vô thức" là những lĩnh vực nằm ngoài ý thức, "khó lọt vào lĩnh vực ý thức (một số bản năng vô thức, một số hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du ) và mức độ "tiềm thức" là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý thức, thỉnh thoảng trong những hoàn cảnh nhất định có thể được ý thức "chiếu rọi" tới. 3.3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lí thành: - Hiện tượng tâm lí sống động: thể hiện trong hành vi, hoạt động. - Hiện tượng tâm lí tiềm tàng: tích đọng trong sản phẩm của hoạt động. 3.4. Có thể phân biệt hiện tượng tâm lí của cá nhân với hiện tượng tâm lí xã hội (phong tục, tập quán, định kiến xã hội, tin đồn,
  36. dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, "mốt" ). Như vậy, thế giới tâm lí của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lí có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau. Created by AM Word2CHM
  37. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí 1. 1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu tâm lí là phải lấy chính các hiện tượng tâm lí làm đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đảm bảo tính trung thực, không thêm bớt trong quá trình nghiên cứu. 1.2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng Nguyên tắc này chỉ rõ khi nghiên cứu tâm lí thừa nhận tâm lí người mang bản chất xã hội lịch sử do yếu tố xã hội quyết định nhưng không phủ nhận vai trò điều kiện của các yếu tố sinh học (tư chất, hoạt động thần kinh cấp cao ) đặc biệt khẳng định vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động chủ thể. 1.3. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức với hoạt động
  38. Nguyên tắc này khẳng định tâm lí, ý thức không tách rời khỏi hoạt động, nó được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động, đồng thời điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Vì vậy khi nghiên cứu tâm lí phải thông qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động. 1.4. Nghiên cứu các hiện tượng tâm tí trong các môi liên hệ giũa chúng với nhau và trong môi liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác Các hiện tượng tâm lí không tồn tại biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với các hiện tượng tự nhiên, xã hội khác.Vì vậy khi nghiên cứu tâm lí không được xem xét một cách riêng rẽ, mà phải đặt chúng trong mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí trong nhân cách và giữa hiện tượng tâm lí với các hiện tượng khác nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng lẫn nhau, các quan hệ phụ thuộc nhân quả, những quy luật tác động qua lại giữa chúng. 1.5. Nghiên cứu tâm lí trong sự vận động và phát triển Tâm lí con người có sự nảy sinh, vận động và phát triển. Sự phát triển tâm lí là quá trình liên tục tạo
  39. ra những nét tâm lí mới đặc trưng cho các giai đoạn phát triển tâm lí nhất định cho nên khi nghiên cứu tâm lí phải thấy được sự biến đổi của tâm lí chứ không cố định, bất biến và chỉ ra những nét tâm lí mới đặc trưng cho mỗi một giai đoạn phát triển tâm lí. 2. Phương pháp nghiên cứu tâm lí Khoa học tâm lí sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để nghiên cứu các hiện tượng tâm lí như quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, thực nghiệm, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, trắc nghiệm 2.1. Phương pháp quan sát Quan sát là một loại tri giác có chủ định dùng các phân tích quan mà chủ yếu là phân tích qua thị giác để thu thập các thông tin cần thiết nhằm xác định hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu. Ví dụ: Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh thông qua quan sát các biểu hiện bên ngoài: sự đúng giờ khi đi học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tính tích cực khi tham gia xây dựng bài, tiếp thu tri thức mới Quan sát có nhiều hình thức: quan sát trực
  40. tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát có tham dự và quan sát không tham dự Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trung thực, khách quan và nghiên cứu tâm lí trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đơn giản về thiết bị và ít tốn kém về kinh phí. Hạn chế của quan sát là ở chỗ: mang tính bị động cao, tốn nhiều thời gian, tốn nhiều công sức. Một số yêu cầu để quan sát có hiệu quả: - Xác định rõ mục đích quan sát, đối tượng quan sát và đối tượng nghiên cứu. - Lập kế hoạch quan sát một cách cụ thể và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho việc quan sát. - Lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp với hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu và hoàn cảnh nghiên cứu. - Xác định hình thức ghi biên bản quan sát hợp lí và ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực 2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
  41. Điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu. Nội dung chính của phiếu hỏi là các câu hỏi. Câu hỏi trong phiếu bao gồm có thể là câu hỏi đóng, loại câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và có thể là câu hỏi mở, không có đáp án lựa chọn mà cá nhân tự trả lời. Điều tra bằng phiếu hỏi có ưu điểm là trong một thời gian ngắn cho phép thu thập thông tin nhanh của nhiều cá nhân trên một địa bàn rộng, mang tính chủ động cao. Hạn chế của phương pháp này là nhiều khi kết quả trả lời không đảm bảo tính khách quan, vì đánh giá hiện tượng tâm lí theo câu trả lời chủ quan của cá nhân người dễ xảy ra hiện tượng "Nghĩ một đằng, nói một nẻo" 2.3. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và loại trừ các
  42. yếu tố ngẫu nhiên. Thực nghiệm gồm có nhiều loại bao gồm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: là loại thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài tác động đến hiện tượng tâm lí được nghiên cứu. Loại thực nghiệm này thường được sử dụng nhiều để nghiên cứu các quá trình tâm lí, ít dùng nghiên cứu các thuộc tính tâm lí người và đặc biệt mang tính chủ động cao hơn thực nghiệm tự nhiên. Thực nghiệm tự nhiên: là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống và hoạt động. Trong thực nghiệm tự nhiên có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát nhà nghiên cứu chỉ thay đổi các yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh thì trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra hành vi biểu hiện và diễn biến của hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu bằng cách khống chế các nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các yếu tố cần thiết trong hoàn cảnh giúp cho việc
  43. khai thác, tìm hiểu hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu bằng thực nghiệm. Thực nghiệm nghiên cứu tâm lí có thể bao gồm: thực nghiệm điều tra và thực nghiệm hình thành. Thực nghiệm điều tra: nhằm dựng nên một bức tranh về thực trạng hiện tượng tâm lí được nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể Thực nghiệm hình thành: còn gọi là thực nghiệm giáo dục với mục đích khẳng định ảnh hưởng của tác động giáo dục đến sự hình thành, phát triển hiện tượng tâm lí nào đó ở con người. Thực nghiệm hình thành thông thường gồm ba giai đoạn: đo thực trạng hiện tượng tâm lí trước thực nghiệm, thiết kế biện pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một thời gian tác động đo lại sự biến đổi của hiện tượng tâm lí; Từ đó khẳng định vai trò, ảnh hưởng, mối quan hệ của biện pháp tác động giáo dục đó đến sự hình thành và phát triển hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu. Thực nghiệm nghiên cứu tâm lí dù là loại hình thực nghiệm nào cũng khó có thể khống chế
  44. hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm đặc biệt dễ bị căng thẳng tâm lí, thần kinh khi làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng thực nghiệm nghiên cứu tâm lí cần chú ý tạo ra trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp giữa thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu khác 2.4. Phương pháp trắc nghiệm (Test) Trắc nghiệm tâm lí là một công cụ đã được tiêu chuẩn hoá dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số mặt tâm lí nhân cách thông quạ những mẫu câu trả lời bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc bằng các hành vi khác. Các tiêu chuẩn của một trắc nghiệm tâm lí khác với các phương pháp nghiên cứu tâm lí khác là: Có độ tin cậy cao, nghĩa là kết quả đo bằng trắc nghiệm cùng một nghiệm thể, đối tượng ở nhiều lần đo khác nhau đều cho kết quả giống nhau. Có tính hiệu lực (ứng nghiệm) là trắc nghiệm phải đo được chính hiện tượng tâm lí cần đo, đúng với mục đích của trắc nghiệm. Tính tiêu chuẩn hoá - cách thức tiến hành, xử lí kết quả phải theo một tiêu chuẩn xác định và có quy chuẩn theo một nhóm chuẩn. Trắc nghiệm trọn bộ thường bao gồm bốn phần: văn bản trắc
  45. nghiệm, hướng dẫn quá trình tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuẩn hoá. Trắc nghiệm tâm lí có nhiều loại như: trắc nghiệm trí tuệ Binê - Ximông, trắc nghiệm trí tuệ Raven trắc nghiệm chuẩn đoán nhân cách Ayzen, Rôsát, Murây Ưu điểm cơ bản của trắc nghiệm: - Tính chất ngắn gọn, - Tính tiêu chuẩn hoá, Đơn giản về thiết bị và kĩ thuật, Định lượng được kết quả nghiên cứu. Mặt hạn chế của trắc nghiệm là: - Trắc nghiệm chỉ quan tâm đến kết quả thống kê cuối cùng, không chú ý đến quá trình dẫn đến kết quả. - Khó soạn thảo một bộ trắc nghiệm đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá. - Không tính đến các nhân tố đa dạng có thể ảnh hưởng đến kết quả trắc nghiệm
  46. Trắc nghiệm tâm lí cần được sử dụng kết hợp với các Phương pháp nghiên cứu tâm lí khác để chuẩn đoán tâm lí nhân cách con người và chỉ được coi là công cụ chuẩn đoán tâm lí ở một thời điểm phát triển nhất định của con người. 2.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Đó là phương pháp dựa vào sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động do con người tạo ra để nghiên cứu đánh giá tâm lí con người như trí tuệ, tình cảm, tính cách con người, bởi vì khi tạo ra các sản phẩm chủ thể (con người) đã gửi "mình" (tâm lí, nhân cách) vào sản phẩm. Khi tiến hành phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần chú ý xem xét trong mối liên hệ với thời gian, không gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động. 2.6. Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn) Đàm thoại (phỏng vấn) là cách thức thu nhập thông tin về hiện tượng tâm lí được nghiên cứu dựa vào các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình trò chuyện. Nguồn thông tin có thể bao gồm các câu trả lời và các yếu tố hành vi như cử chỉ, ngôn ngữ của người trả lời.
  47. Phỏng vấn có thể bao gồm nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp, phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm. Muốn phỏng vấn thu được nhiều tài liệu tốt cần phải: - Xác định rõ mục đích, yêu cầu vấn đề cần tìm hiểu, - Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng trò chuyện, - Rất linh hoạt trong quá trình trò chuyện để thay đổi cách trò chuyện, dẫn dắt câu hỏi cho phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh nhằm đạt được mục đích của nhà nghiên cứu. Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, trong khoa học tâm lí còn sử đụng nhiều các phương pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lí người như phương pháp đo đạc xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân Để đảm bảo độ tin cậy khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lí cần: - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với hiện tượng tâm lí của con người cần nghiên cứu.
  48. - Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lí con người. Created by AM Word2CHM
  49. IV. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÂM LÍ HỌC TRONG CUỘC SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Vị trí của tâm tí học trong hệ thống khoa học Thời kì cổ đại, khoa học thống nhất trong triết học và trong quá trình phát triển khoa học phân hoá thành các bộ môn khoa học khác nhau, mỗi ngành khoa học đều có liên quan mật thiết với nhau trong sự thống nhất của thế giới, đồng thời lại có vị trí độc lập vì có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Ph. ăng ghen đã nói: "Mỗi khoa học phân tích một đạng riêng của vận động hay một dãy những dạng vận động liên quan và chuyển tiếp từ dạng nọ sang dạng kia". Triết học duy vật biện chứng là khoa học cơ sở, là kim chỉ nam cho mọi khoa học dù là khoa học tự nhiên, xã hội hay kĩ thuật Khoa học tự nhiên nghiên cứu sự vận động của tự nhiên như hoá học, vật lí học, sinh vật học Khoa học xã hội nghiên cứu sự vận động của xã hội, các hình thái xã hội, các góc độ khác nhau như văn học, lịch sử, dân tộc học Tâm lí học là một khoa học trung gian nằm
  50. giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, vì tâm lí học nghiên cứu các hoạt động tâm lí con người. Các hiện tượng tâm lí người có cơ sở vật chất là đặc điểm sinh học (cơ thể, não, giác quan, hệ thần kinh) và đồng thời tâm lí người lại có bản chất xã hội, phản ánh cuộc sống xã hội lịch sử vì thế tâm lí học vừa có tính chất của khoa học tự nhiên và vừa có tính chất của khoa học xã hội. Với vị trí đó, tâm lí học có quan hệ mật thiết và sử dụng thành quả của các khoa học để giải thích nghiên cứu đời sống tâm lí con người. Tâm lí học và triết học Là một ngành khoa học được tách ra từ triết học và trở thành khoa học độc lập vào năm 1879, tâm lí học đã lấy triết học làm nền tảng phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí. Các luận điểm cơ bản của triết học chỉ đạo phương hướng Phát triển tâm lí học và giải quyết các vấn đề cơ bản của tâm lí: bản chất tâm lí, động lực của sự phát triển tâm lí, xu hướng phát triển tâm lí giúp cho tâm lí học đạt được những thành tựu khoa học to lớn và phục vụ đời sống xã hội.
  51. Ngược lại, tâm lí học cũng đóng góp cho triết học nhiều thành tựu nghiên cứu để minh chứng và cụ thể hoá các tư tưởng triết học làm phong phú triết học. V.I. Lê nin đã chỉ ra rằng muốn xây dựng và phát triển phép biện chứng và lí luận nhận thức cần phải dựa vào tâm lí học, dựa vào "Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ", "Lịch sử phát triển tâm lí động vật". Tâm lí học và sinh học thần kinh cấp cao Theo C. Mác: Tâm lí, ý thức chẳng qua là hiện thực khách quan chuyển vào trong não, cải tổ trong não. Não chính là cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lí người. Vì vậy các tri thức của sinh vật học, đặc biệt là sinh lí học thần kinh giúp cho tâm lí học nghiên cứu, giải thích được các hiện tượng tâm lí khác nhau của con người từ chú ý, tri giác, trí nhớ, đến các hiện tượng tâm lí cao cấp như tình cảm, năng lực tạo ra sự vững chắc của khoa học tâm lí. Khi nghiên cứu sinh lí học thần kinh của người cần phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ với tâm lí người, nếu không con người chỉ là một loài động vật thuần túy và sẽ rơi vào thuyết sinh vật hoá con người.
  52. Tâm lí học và giáo dục học Đối tượng của giáo dục học là quá trình dạy học và giáo dục con người ở các lứa tuổi khác nhau. Đời sống tâm lí con người rất phong phú, phức tạp vừa mang cái chung của cả cộng đồng người chịu sự quy định của các điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, vừa mang cái riêng của một lứa tuổi, cái chủ thể của một người cụ thể.Vì vậy, muốn thành công trong dạy học và giáo dục thì phải hiểu tâm lí con người để có hướng tác động cho phù hợp. Tâm lí học là cơ sở cho giáo dục học, cung cấp những tri thức về tâm lí người, vạch ra đặc điểm tâm lí, quy luật hình thành, phát triển tâm lí con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của giáo dục. Ngược lại, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn của giáo dục học là các minh chứng cho sự đúng đắn, khoa học của các kiến thức tâm lí, làm phong phú thêm cho khoa học tâm lí, tạo ra điều kiện cho sự ứng dụng của tri thức tâm lí vào cuộc sống và phục vụ cuộc sống xã hội. Ngoài ra, tâm lí học còn có mối quan hệ mật thiết với các bộ môn khác của khoa học tự nhiên và
  53. khoa học xã hội như Dân tộc học, Điều khiển học, Sử học, Toán học Do vị trí của tâm lí học trong hệ thống các khoa học nên khi học tập nghiên cứu tâm lí vừa phải chú ý đến tính chất xã hội của hiện tượng tâm lí và vừa phải chú ý thích đáng đến cơ sở khoa học tự nhiên của tâm lí người. Mặt khác, người làm công tác tâm lí học phải có kiến thức toàn diện cả về các lĩnh vực tự nhiên và cả lĩnh vực khoa học xã hội, có như vậy công tác giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng tâm lí học mới đạt hiệu quả. đồng thời đưa khoa học tâm lí phát triển. 2. ý nghĩa của tâm lí học trong cuộc sống và hoạt động của con người Ra đời và tách ra khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập từ năm 1879 nhưng trước đó và cho đến nay tâm lí học vẫn có một vị trí to lớn trong cuộc sống và hoạt động con người. Có thể nói rằng mọi thời kì lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có sự đóng góp của tâm lí học. Người xưa với câu danh ngôn nổi tiếng "Hãy tự biết lấy mình", "Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng" đều nói lên vai trò của các tri thức tâm lí, nhấn
  54. mạnh vai trò của tự nhận thức, tự ý thức Tâm lí con người có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nên tâm lí học có vai trò to lớn với tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người như: lao động sản xuất, y tế, giáo dục, thể thao, an ninh quốc phòng. Mục đích cao nhất của hoạt động lao động là tạo ra năng suất lao động cao. Muốn vậy phải chú ý nhiều mặt từ việc chế tạo công cụ lao động, đảm bảo an toàn lao động, tổ chức lao động hợp lí khoa học, xây dựng bầu không khí lao động tập thể, động viên khen thưởng trong lao động tất cả các mặt đó của lao động đều cần đến các tri thức tâm lí học lao động, tâm lí học kĩ sư, tâm lí học xã hội. Lĩnh vực quản lí xã hội và đặc biệt công tác tổ chức cán bộ vận dụng nhiều tri thức tâm lí học. Vấn đề hiểu người, dùng người, bồi dưỡng và đánh giá con người trong công việc, bầu không khí tâm lí trong tập thể quản lí, dư luận xã hội, các quan hệ cá nhân khác nhau trong tập thể đều sử dụng các tri thức tâm lí và đồng thời là các vấn đề của tâm lí học. Ngoài ra, hầu khắp các lĩnh vực khác nhau
  55. của xã hội như: tư pháp, thanh tra, y tế, thương mại, du lịch đều cần sự có mặt của khoa học tâm lí, sự ra đời các khoa học liên ngành như tâm lí học y học, tâm lí học tư pháp, tâm lí học du lịch là minh chứng cụ thể khẳng định vai trò to lớn của tâm lí học với các khoa học khác và cuộc sống xã hội con người. Đặc biệt với công tác giáo dục, lĩnh vực trồng người" tâm lí học có vị trí đặc biệt quan trọng, những tri thức tâm lí học là cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng trong dạy học và giáo dục học sinh: Hiểu tâm lí lứa tuổi là cơ sở cho dạy học, giáo dục phù hợp, sử dụng các biện pháp các phương tiện giáo dục có hiệu quả đem lại chất lượng cao cho công tác giáo dục học sinh. Có thể nêu ra vài ví dụ về vấn đề này: Vận dụng các quy luật cảm giác, tri giác để điều chỉnh ngôn ngữ, sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả nâng cao mức độ nhận thức bài giảng cho học sinh. Hiểu biết các quy luật tình cảm là cơ sở khoa học cho việc tổ chức các biện pháp giáo dục "ôn nghèo gợi khổ" để "giáo dục trong tập thể và bằng tập thể". Nhận thức đúng lôgic phát triển nhận thức của học sinh đi từ "Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" định hướng cho cách dạy học của giáo viên. Các quy luật hình thành kĩ xảo: Quy luật "đỉnh", quy luật tiến bộ không đồng đều gợi mở cách thức
  56. rèn luyện kĩ xảo cho học sinh đặc biệt là các em học sinh nhỏ bậc Tiểu học khi bắt đầu học viết, học đọc, học tính toán những tri thức khởi đầu trong kho tàng tri thức phong phú của nhân loại. Tóm lại, tâm lí học từ chỗ mô tả, giảng giải, tư biện dần dần chuyển sang tâm lí học hoạt động, trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp, thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ thực tiễn xã hội. Created by AM Word2CHM
  57. CÂU HỎI ÔN TẬP GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lí học. 2. Bản chất hiện tượng tâm lí người. 3. Vị trí của tâm lí học trong hệ thống các khoa học và đối với công tác giáo dục. Bài Tập 1. Những luận điểm nào của tâm lí học mácxit đã khẳng định câu nói sau đây của V.I. Lê nin: "Các đối tượng, sự vật, vật thể tồn tại ngoài chúng ta và không phụ thuộc vào ta; các cảm giác của chúng ta đều là những hình ảnh của thế giới bên ngoài."? 2. Các sự kiện sau đây khẳng định những luận điểm nào của tâm lí học mácxit. a. Khi não bộ bị ngộ độc (ví dụ khi say rượu chẳng hạn), con người trở nên mất khả năng hoạt động trí óc, mất sự kiểm soát hành động của mình.
  58. b. Một bệnh nhân, sau khi bị viên đạn lạc xuyên qua vùng chẩm bên phải và vùng đỉnh bên trái của não, vẫn nhìn thấy các đồ vật nhưng không thể hình dung (tưởng tượng) được chúng. Sự định hướng trong không gian kém, không thể tự mình trải chiếu lên giường được, không phân biệt được bên phải và bên trái, không viết được, quên các chữ cái (theo A. R. Lung). 3. Bạn có thể rút ra kết luận gì từ lời nói sau đây của Ph. ăng ghen: "Không nghi ngờ gì nữa, đến một lúc nào đó, bằng con đường thực nghiệm, chúng ta sẽ "chuyển" sự tư duy vào những vận động phân tử và hoá học trong não bộ; nhưng phải chăng điều đó đã thực hiện được bản chất của tư duy?" 4. Hãy tìm trong những đoạn văn sau đây các từ hay cụm từ chỉ những hiện tượng vật lí, sinh lí, tâm lí và các từ hay cụm từ nào chỉ những quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lí: a. "Trong buổi đầu cách mạng, ta có cái gan to, mật lớn, chứ chưa hiểu biết nhiều về chiến tranh. Rừng núi mông mênh hiểm trở như vậy, nhưng các nhà máy quân giới của ta lại dựng lên trong các xóm
  59. làng Lạc An, Tân Tịch, Mĩ Lộc, Tân Hoà nằm sát bờ sông, trên bến dưới thuyền, máy chạy ầm ầm, đèn điện nhấp nhánh. Vui thì có vui thật nhưng địch phát hiện cũng dễ dàng" (Trong rừng sâu chiến khu D. Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 12, 1983). b. "Thế là đình lại chuyến đi huyện điểm. Tôi gọi điện trước cho xưởng. Họ báo là rất sẵn sàng. Tôi hăm hở đi liền, và tôi đã à lên một tiếng ngạc nhiên. Trước mắt tôi là Phước trong bộ quần áo vải thô màu xanh dương, loại vải bảo hộ lao động nhưng may khéo và vừa vặn. Mái tóc thuở nào không còn chấm mắt nữa mà chải ngược lên để phơi ra vầng trán cao rám nắng dày dạn. Đôi mắt anh vẫn vui nhộn như xưa, nhưng đằng đuôi đã thấp thoáng hình rẽ quạt" (ở một đường phố xa xôi. Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 12, 1983). 5. Sự kiện nào chứng tỏ tâm lí ảnh hưởng đến sinh lí? a. Thẹn làm đỏ mặt. b. Giận run người. c. Sợ nổi da gà. d. Lo lắng đến mất ngủ
  60. e. Cả 4. 6. Sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lí như: a. Lạnh run người. b. Buồn rầu làm ngừng trệ tiêu hoá. c. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng. d. ăn uống đầy đủ làm cho cơ thể khoẻ mạnh. e. Cả 4. 7. Năm 1902, các bác sĩ ở Côpenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thực nghiệm có một không hai trên thế giới như sau: Một phạm nhân bị kết án phải xử bắn. Do yêu cầu của các bác sĩ và được sự đồng ý của chính phủ, chánh án tuyên bố rằng án xử bắn được thay thế bằng cách cắt mạch máu cho máu ra hết. Đến ngày thi hành án, các bác sĩ bịt mắt phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng chưa chạm đến mạch máu. Cùng lúc đó bằng một hệ thống ống dẫn, nước ấm được chảy liên tục vào vết cắt Tin chắc là mình đã bị cắt đứt mạch máu, phạm nhân từ từ nằm xuống và sau đó chết thật. Toàn
  61. bộ quá trình hấp hối giống hệt như một người mất máu dần. Phạm nhân đã chết do mạch máu não thắt lại. Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm này? 8. Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau. Vẩy một giọt mực vào tờ giấy trắng, rồi gấp đôi từ giấy lại để có hai hình loang lổ đối xứng nhau qua đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó bạn đưa cho một người khác xem và hỏi họ xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không giống với ý kiến của bạn! Tại sao vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? 9. Bây giờ bạn hãy nhìn vào tấm hình bên. Người trong hình đang nhìn thẳng vào bạn. Bạn thử nghiêng sang bên phải, rồi bên trái, hãy nhìn thẳng góc với tấm hình, thì người trong hình vẫn trừng trừng nhìn bạn. Hai con ngươi ở vị trí gần trung tâm của hai mắt, cộng thêm vị trí của cái đầu hơi quay lại. Tất cả những điều đó đã gây nên một hiệu ứng như nhau ở tất cả mọi người. 10. Trong việc giải thích hành vi của con người, có hai xu hướng rất phổ biến trong tâm lí học
  62. phương Tây. Xu hướng thứ nhất cho rằng hành vi của con người là do các bản năng sinh vật, mà trước hết là bản năng tình dục và bản năng tự vệ, điều khiển. Xu hướng thứ hai lại cho rằng: hành vi của con người không có gì là bẩm sinh cả, mà mọi sự thể hiện của hành vi đều là sản phẩm của kích thích bên ngoài. Con người giống như một cái máy, phản ứng của họ đối với kích thích không phụ thuộc gì vào tâm lí cả. a. Nêu tên của hai xu hướng trên trong tâm lí học. b. Hai xu hướng trên giống và khác nhau ở chỗ nào? c. Giải thích sai lầm của mỗi xu hướng trên. 11. Dấu hiệu nào là của phương pháp quan sát, các dấu hiệu nào là của phương pháp thực nghiệm trong các dấu hiệu sau: a. Việc nghiên cứu được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên đối với nghiệm thể. b. Nhà nghiên cứu tác động tích cực vào hiện tượng mà mình cần nghiên cứu.
  63. c. Nghiệm thể không biết rằng mình trở thành đối tượng nghiên cứu. d. Việc nghiên cứu được tiến hành trong các phòng thí nghiệm đặc biệt, có sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. e. Nhà nghiên cứu không can thiệp vào diễn biến của hiện tượng tâm lí được nghiên cứu. Created by AM Word2CHM
  64. Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG Quá trình sống là quá trình con người liên tục thực hiện các quan hệ với thế giới xung quanh (gồm con người và thế giới đồ vật). Quá trình thực hiện các mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xung quanh chính là hoạt động và giao tiếp. Quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới đồ vật được gọi là hoạt động có đối tượng. Quá trình tác động qua lại giữa con người với con người được gọi là giao tiếp. Trong hoạt động, con người không đơn độc mà có sự hợp tác cùng tạo ra các sản phẩm và trao đổi các sản phẩm để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của mình. Như vậy, hoạt động của con người không thể tách rời giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp luôn gắn bó với nhau. Tương tự như vậy, không thể xem xét tâm lí, ý thức con người ngoài hoạt động, ngoài giao tiếp. Đồng thời khi xem xét hoạt động, giao tiếp cũng thế. Hoạt động và giao
  65. tiếp không thể diễn ra mà lại không có tâm lí, ý thức tham gia vào. Vậy hoạt động là gì? I. HOẠT ĐỘNG II. GIAO TIẾP III. TÂM LÍ LÀ SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP CÂU HỎI ÔN TẬP Created by AM Word2CHM
  66. I. HOẠT ĐỘNG GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ 1. Khái niệm hoạt động Con người sống là con người hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lí học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lí khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể. Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.
  67. Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau: Chiều thứ nhất là quá trình ttác động của con người với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới đồ vật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lí của người tạo ra nó. Hay nói khác đi, con người đã chuyển những đặc điểm tâm lí của mình vào trong sản phẩm. Sản phẩm là nơi tâm lí của con người được bộc lộ. Quá trình này được gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hoá. Chiều thứ hai là quá trìrình con người chuyển những cái chứa đựng trong thế giới vào bản thân mình. là quá trình con người có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của thế giới được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình. Đồng thời con người cũng có thêm kinh nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động có hiệu quả vào thế giới. Quá trình này là quá trình hình thành tâm lí ở chủ thể. Còn gọi là quá trình chủ thể hoá hay quá trình nhập tâm.
  68. Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của chính mình. Có thể nói tâm lí của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động 2. Các đặc điểm của hoạt động a. Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng Hoạt động, như trên đã nói, là quá trình tác động vào thế giới, cụ thể là vào một cái gì đó. Như vậy, bản thân khái niệm hoạt động đã bao hàm cả đối tượng của hoạt động. Ví dụ, lao động bao giờ cũng có đối tượng của lao động. Hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để biết, hiểu. tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các tri thức kĩ năng, kĩ xảo ấy. Do đó, nói một cách đầy đủ về khái niệm là hoạt động có đối tượng. Cần nói thêm rằng có nhiều trường hợp, đối tượng của hoạt động không phải là một cái gì đó sẵn có. mà là cái gì đang xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động. Đặc điểm này thường thấy khi nào tích cực hoạt động, như trong hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu v.v
  69. b. Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành Nói lao động trước hết nghĩ ngay tới người lao động là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy và học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Chủ thể có khi là một người, có khi là một số người. Chẳng hạn, thầy tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy và học, trò thực hiện hoạt động đó, tức là thầy và trò cùng nhau tiến hành một hoạt động để đi đến một loại sản phẩm là nhân cách học sinh. Như vậy cả thầy và trò cùng là chủ thể của hoạt động dạy và học. c. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp Trong hoạt động lao động người ta dùng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động. Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao động, tạo ra tính chất gián tiếp trong hoạt động lao động. Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, con số và các hình ảnh tâm lí khác là công cụ tâm lí được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗi con người. Công cụ lao động và công cụ tâm lí đều giữ chức năng trung gian trong hoạt động và tạo ra tính
  70. chất gián tiếp của hoạt động. Ví dụ, nhà điêu khắc nặn bức tượng một cô gái thì hình ảnh cô gái được lấy làm mẫu trong đầu anh ta giữ vai trò điều khiển đôi bàn tay để anh ta tạo nên bức tượng đúng hình mẫu đó. Hình ảnh cô gái, hình ảnh các thao tác nặn tượng (hình ảnh tâm lí) chính là công cụ tâm lí giữ chức năng trung gian trong quá trình tạo ra sản phẩm (bức tượng). Quá trình nặn tượng cũng còn phải đùng một số công cụ khác chứ không chỉ đôi bàn tay trần (công cụ lao động). Thế là hoạt động lao động nghệ thuật này có hai loại công cụ trung gian là công cụ lao động và công cụ tâm lí. Trong tác phẩm Tư bản (1867) C. Mác viết: "Con nhện thực hiện các thao tác giống các thao tác của người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho mỗi nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng ngay một nhà kiến trúc tồi từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ở chỗ trước khi dùng sáp xây tổ, nhà kiến trúc đã xây nó trong đầu mình rồi. Khi quá trình lao động kết thúc nhận được kết quả, thì kết quả này đã có dưới dạng tinh thần trong biểu tượng của con người từ lúc quá trình ấy mới bắt đầu". d. Hoạt động abo giờ cũng có mục đích nhất định
  71. Trong mọi hành động của con người tính mục đích nổi lên rất rõ rệt. Lao động sản xuất ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, để đảm bảo sự tồn tại của xã hội. và bản thân đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở v.v Học tập để có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thỏa mãn nhu cầu nhận thức và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống. Mục đích của hoạt động thường là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. 3. Cấu trúc của hoạt động Tất cả các loại hoạt động đều cùng có một cấu trúc chung. Qua nghiên cứu nhiều năm, nhà tâm lí học Nga: A.N.Lêônchiep đưa ra cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm sáu thành tố. Phương tiện, Động cơ Mục đích điều kiện Hoạt động cụ Hành động Thao tác thể Hoạt động nào cũng có động cơ thúc đẩy - đó chính cái đích cuối cùng mà con người muốn vươn tới.
  72. Cái đích cuối cùng đó thúc đẩy con người hoạt động. ở đây ta có một bên là hoạt động, một bên là động cơ Hoạt động hợp bởi các hành động, là các bộ phận tạo thành hoạt động. Cái mà hành động nhằm đạt tới là mục đích. Nếu coi động cơ là mục đích cuối cùng (mục đích chung), thì mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Ơ đây ta có một bên là hành động, một bên là mục đích. Hành động bao giờ cũng phải giải quyết một nhiệm vụ nhất định. Nhiệm vụ này được hiểu là mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể hóa thêm một bước nữa, sự cụ thể hóa này được quy định bởi các phương tiện, điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Từ đây cũng xác định phương thức để giải quyết nhiệm vụ. Các phương thức này gọi là các thao tác. ở đây ta có một bên là thao tác một bên là các phương tiện, điều kiện khách quan cụ thể. Tóm lại, cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động. Dòng hoạt động này phân tích ra thành các hoạt động riêng rẽ theo các động cơ của hoạt động. Hoạt động cấu tạo bởi các hành động là
  73. quá trình tuân theo mục đích. Và cuối cùng, hành động do các thao tác hợp thành, các thao tác phụ thuộc vào các phương tiện, điều kiện cụ thể để đạt mục đích. Như vậy là trong từng hoạt động cụ thể ta có hai hàng tương ứng từng thành phần với nhau: Hoạt Động cơ động Hành Mục đích động Phương Thao tiện, điều tác kiện Cấu trúc chung của hoạt động Các thành phần trong hàng thứ hai được xác định là các đơn vị của hoạt động ở con người. Hàng thứ nhất chứa đựng nội dung đối tượng của hoạt động. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là các mối quan hệ giữa các thành phần của cả hai hàng kể trên. Sáu thành tố vừa kể trên cùng với mối quan hệ qua lại giữa chúng tạo thành cấu trúc vĩ mô của hoạt động
  74. Các mối quan hệ này không sẵn có, mà là sản phẩm nảy sinh trong sự vận động của hoạt động. Quan hệ qua lại giữa động cơ và mục đích nảy sinh bởi hoạt động. Quá trình hoạt động tạo nên quan hệ qua lại giữa động cơ và mục đích, sự nảy sinh và phát triển của mối quan hệ qua lại này chính là sự xuất hiện và phát triển của tâm lí, ý thức. 4. Các dang hoạt động Có nhiều cách phân loại hoạt động. Chia một cách tổng quát nhất, loài người có hai loại hoạt động: lao động và giao tiếp. Cách phân loại này căn cứ vào quan hệ giữa người với đồ vật (chủ thể và khách thể) và quan hệ giữa người với người (chủ thể và chủ thể). Xét về phương diện phát triển cá thể, người ta thấy trong đời người có ba loại hình hoạt động kế tiếp nhau. Đó là các loại hoạt động: vui chơi; học tập; lao động. Hoạt động chủ đạo của trẻ em trước tuổi đi học là vui chơi; lên 6 - 7 tuổi, trẻ đến trường học, dần dần chơi ít hơn học. việc chính ở lứa tuổi này là học.
  75. Trong hoàn cảnh bình thường hàng ngày, học sinh vẫn có hoạt động chơi song không còn là chính; học xong phải bước vào cuộc sống lao động suốt đời. Việc học và chơi đều có ở người lao động, nhưng không thể so với lao động cả về số giờ dành cho lao động, cả về ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống. Nói chung nhất, mỗi người chúng ta đều phải tiến hành hoạt động này hay hoạt động khác. Ngoài cách chia hoạt động của con người thành ba hoạt động: lao động; học tập; vui chơi, có thể chia hoạt động người một cách chung nhất thành hai loại: - Hoạt động thực tiễn (có khi còn gọi là hoạt động bên ngoài). - Hoạt động lí luận (có khi còn gọi là hoạt động tinh thần, hoạt động bên trong. hoạt động tâm lí). Ở đây căn cứ vào sản phẩm làm tiêu chuẩn chính để phân loại. Loại thứ nhất là hoạt động tác động vào sự vật, biến đổi sự vật, v.v tạo ra sản phẩm vật thể cảm tính thấy được. Loại thứ hai diễn ra trong bình diện biểu tượng, không làm thay đổi vật thể tại vật thể. Tuy vậy hoạt động lí luận cũng có nhiệm vụ cải tạo thiên nhiên, xã hội và con người. Sự phân loại này, cũng
  76. như nhiều cách phân loại, đều có tính chất tương đối. Có một cách phân loại khác chia hoạt động của con người ra thành bốn hoạt động sau đây: - Hoạt động biến đổi, - Hoạt động nhận thức, - Hoạt động định hướng giá trị, - Hoạt động giao tiếp. Hoạt động biến đổi có dạng điển hình nhất trong lao động. Nhưng hoạt động biến đổi bao hàm cả hoạt động biến đổi thiên nhiên, cả hoạt động biến đổi xã hội. Trường hợp sau ta có hoạt động thường được gọi là hoạt động chính trị - xã hội. Hoạt động biến đổi còn bao gồm loại hoạt động biến đổi con người, như hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục. Cần nhấn mạnh rằng hoạt động này thực sự là một loại hoạt động lao động biến đổi và có thể xếp vào loại hoạt động sản xuất tinh thần - đào tạo ra con người lao động. Hoạt động dạy và học cũng là một loại hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động
  77. tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực v.v Nó chỉ phản ánh sự vật, quan hệ , mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức, về sự vật và quan hệ ấy. Bằng hoạt động nhận thức, con người phân tích. tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các hình ảnh ấy. Người ta nhận thức để hiểu biết sự vật, nắm bắt bản chất của chúng, hiểu nghĩa chung của xã hội đã quy cho từng vật thể, từng quan hệ v.v Hoạt động định hướng giá trị là một dạng hoạt động tinh thần, xác định ý nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động. Về hoạt động giao tiếp, có tác giả gọi là hoạt động thông báo, thông tin. Thực ra thông báo, thông tin chỉ là một số thành tố của hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp thể hiện các quan hệ người - người. Hoạt động của người có bản chất xã hội - lịch sử, giao tiếp là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động ở con người nói chung. Tóm lại, con người có nhiều hoạt động, có những hoạt động chung của con người, có những hoạt động riêng từng lĩnh vực. Các hoạt động này có quan
  78. hệ gắn bó mật thiết với nhau. Created by AM Word2CHM
  79. II. GIAO TIẾP GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ 1. Khái niệm giao tiếp Khi thực hiện các mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh, con người không chỉ có quan hệ với thế giới đồ vật, mà bất cứ ở đâu, làm gì, các quan hệ người - người luôn luôn là một thành phần không thể thiếu được. Trong hoạt động xã hội thì lại càng rõ ràng: các quan hệ người - người là những điều kiện tối thiểu để tiến hành hoạt động. Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Con người giao tiếp là để hiểu nhau, thực hiện mối quan hệ qua lại giữa con người với nhau. Vì thế cũng có thể hiểu: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa
  80. các quan hệ xã hội giữa người với người. Các quan hệ này có thể diễn ra giữa hai người, giữa nhiều người trong một nhóm hoặc cả cộng đồng người. Giao tiếp có nhiều chức năng. Có thể chia các chức năng của giao tiếp ra làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí - xã hội. Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người. Ví dụ, khi bộ đội kéo pháo, họ cùng hô lên với nhau: "hò dô ta nào" để điều khiển, thống nhất cùng hành động để tăng thêm sức mạnh của lực kéo. Như vậy, giao tiếp có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Giao tiếp còn có chức năng thông tin, muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể Các chức năng tâm lí - xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề. Bị "cô lập" với cộng đồng, bạn bè, người thân có thể nảy sinh trạng thái tâm lí không bình thường, nhiều
  81. khi dẫn tới tình trạng bệnh lí. Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch (tiếp xúc) với người khác. Nối được mạch với nhóm rồi, con người có quan hệ với các người khác trong nhóm cùng với các thành viên khác trong nhóm tạo nên các quan hệ nhóm: có hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau v.v làm cho các quan hệ này trở thành các quan hệ thực, bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm. Như vậy, giao tiếp giúp cho con người thực hiện các quan hệ liên nhân cách. Nghĩa là mỗi thành viên hòa nhịp vào nhóm, coi nhóm là mình, mình là nhóm. Nhóm ở đây hiểu theo nghĩa rộng, từ hai người đến một cộng đồng lớn. Chức năng hòa nhịp còn gọi là chức năng đồng nhất qua giao tiếp thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm. Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm. Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ v.v Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác. Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ
  82. biến trong chúng ta và có vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển tâm lí, nhất là với các em học sinh. Cần phân biệt giao tiếp nhóm chính thức và giao tiếp nhóm không chính thức. Nhóm chính thức là nhóm được thành lập theo một quy định chung nào đó. Nhóm không chính thức là nhóm do các thành viên tự tập hợp thành nhóm. 2. Phân loại giao tiếp Có nhiều cách phân loại giao tiếp. Tùy theo các tiêu chí phân loại chúng ta có các loại giao tiếp khác nhau. a. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu. Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ cuối một tuổi, đầy hai tuổi, khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật thể nào đó với người lớn. Các hành động thực hiện ở trẻ em thuộc lứa tuổi đó có chức năng vận động biểu cảm, như để tỏ ý muốn với lấy đồ vật hay bò về phía đồ chơi v.v
  83. Dần dần cùng với sự phát triển của xã hội, cũng như sự phát triển của lứa tuổi, giao tiếp trở nên phức tạp hơn, bắt đầu có các phương tiện đặc thù của giao tiếp, trước hết là ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập và vận hành quan hệ người - người bằng các tín hiệu từ ngữ. Các tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói một thứ tiếng mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) gắn với vật thể hay một hiện tượng, phản ánh một nội dung nhất định Đó là nghĩa của từ. Nghĩa này chung cho cả cộng đồng người nói ngôn từ đó. Trong mỗi trường hợp cụ thể, một người hay một nhóm người cụ thể lại có thể có một mối quan hệ riêng đối với từ đó. Thông qua hoạt động riêng của người hay nhóm người đó mà có ý riêng đối với từng người. Đối với mỗi người một từ có nghĩa và ý. ý của từ phản ánh động cơ và mục đích hoạt động của từng người hoặc nhóm người. Nghĩa của từ phát triển theo sự phát triển của xã hội (của cộng đồng người nói ngôn ngữ đó). ở từng người, nghĩa của từ phát triển tương ứng với trình độ học vấn của người ấy ý cùng với nghĩa của từ phản ánh vốn sống nói chung, phản ánh mức độ phát triển nhân cách của người ấy.
  84. Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu. Ngoài ra người ta còn dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt ở đây giao tiếp có một nội dung và hình thức khác phát triển, rất ăn ý với nhau theo những tín hiệu mà người ta đã thống nhất ý và nghĩa của các tín hiệu đó. Có tình huống giao tiếp tín hiệu còn hiệu quả hơn cả giao tiếp ngôn ngữ. Khi hai người ăn ý với nhau thì có khi ngôn ngữ trở nên thừa. Dân gian phương Tây còn nói: Im lặng là vàng bạc, im lặng là đồng ý. Im lặng đáng quý và để hiểu ý nhau. b. Căn cứ vào khoảng cách không gian của các cá nhân mà chúng ta có hai loại giao tiếp: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với nhau để trực tiếp truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu của nhau. Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp được thực hiện qua một người khác hoặc qua các phương tiện nào đó để truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu của nhau như: thư từ, điện tín v.v
  85. Có loại trung gian giữa giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp: nói chuyện với nhau bằng điện thoại, chát ở trên mạng. Ngày nay người ta cố gắng sử dụng các phương tiện như điện thoại truyền hình, chát có hình, có tiếng để tăng yếu tố trực tiếp trong giao tiếp. c. Căn cứ vào quy cách giao tiếp, chúng ta có hai loại giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp diễn ra khi cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định như: làm việc ở cơ quan, trường học Giao tiếp chính thức là giao tiếp giữa hai người hay một số người đang thực hiện một chức trách nhất định. Vì vậy còn gọi là giao tiếp chức trách. Phương tiện, cách thức của loại giao tiếp này thường tuân theo những quy ước nhất định, có khi được quy định hẳn hoi, thậm chí được thể chế hóa. Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người đã có quen biết, không chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp. Đây còn gọi là giao tiếp ý. Nói cụ
  86. thể hơn, hai người nói chuyện thân mật với nhau, khi họ đã hiểu ý đồ của nhau, biết mục đích, động cơ của nhau. Đó là những câu chuyện riêng tư. Họ không chỉ thông báo cho nhau một thông tin gì đó, mà muốn cùng nhau chia sẻ thái độ, lập trường đối với thông tin đó. Mục đích của giao tiếp loại này là để đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi với nhau. Sự phân chia các loại giao tiếp để chúng ta có điều kiện hiểu rõ về giao tiếp. Trong thực tế, các loại giao tiếp nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau làm cho mối quan hệ của con người với con người vô cùng đa dạng và phong phú. Created by AM Word2CHM
  87. III. TÂM LÍ LÀ SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ 1. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp Hoạt động và giao tiếp là hai khái niệm phản ánh hai loại quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới đồ vật. Con người luôn là chủ thể, thế giới đồ vật luôn là khách thể. Còn khái niệm giao tiếp phản ánh các mối quan hệ giữa con người và con người. Trong quan hệ này con người luôn là chủ thể nên đây là quan hệ giữa "chủ thể với chủ thể". Có nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ của hoạt động và giao tiếp. Có nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như một dạng đặc biệt của hoạt động: xét về mặt cấu trúc tâm lí, giao tiếp có cấu trúc chung của hoạt động: giao tiếp nào cũng có động cơ quy định sự hình thành và diễn biến của nó, cũng được tạo thành bởi các hành động và thao tác. Giao tiếp nào cũng đều có các đặc điểm cơ bản của một hoạt động: bao giờ cũng có
  88. chủ thể, đều nhằm vào đối tượng nào đó, để tạo ra một sản phẩm nào đó v.v Giao tiếp cũng là một hoạt động. Một số nhà tâm lí học khác lại cho rằng, giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng. Chúng có nhiều điểm khác nhau nhưng có quan hệ qua lại với nhau trong cuộc sống của con người. Mối quan hệ này có thể diễn ra theo hai cách sau đây: Theo cách thứ nhất, giao tiếp diễn ra như là một điều kiện để tiến hành các hoạt động khác. Ví dụ, muốn tiến hành lao động sản xuất, các công nhân trong một đội sản xuất phải có quan hệ với nhau. Các quan hệ giao tiếp này có ảnh hưởng nhất định đến năng suất lao động. Hoạt động dạy học không thể diễn ra như một quá trình thông tin của các máy truyền tin và thu tin. Trong dạy học nhất thiết phải có giao tiếp giữa người dạy và người học, giữa người học và người học v.v Trong các trường hợp này có thể coi giao tiếp là một mặt của hoạt động. Theo cách thứ hai, hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Chẳng hạn trong lao động, con người có vướng mắc nào đó cần giải quyết. Họ nghĩ đến việc
  89. phải gặp, phải nhờ ai đó mới giải quyết được vướng mắc của mình. Thế là bắt đầu nảy sinh nhu cầu và mục đích giao tiếp. Lúc đó con người thực hiện quan hệ giao tiếp với người khác và nhờ đó họ đạt được mục đích hoạt động của mình. Như vậy, giao tiếp là điều kiện để con người thực hiện các hoạt động cùng nhau. Ngược lại, hoạt động là điều kiện để con người thực hiện quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Trong hoạt động chung, con người buộc phải giao tiếp với nhau để thống nhất hành động. Như vậy, do có hoạt động chung, con người giao tiếp với nhau để cùng thực hiện mục đích chung. Vì thế, hoạt động và giao tiếp là hai mặt không thể thiếu của đời sống, của hoạt động cùng nhau giữa con người với con người trong thực tiễn. 2. Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lí Tâm lí không phải là cái có sẵn trong con người, cũng không phải là sản phẩm khép kín ở trong não hoặc một bộ phận nào đó trong cơ thể. Tâm lí học mácxit khẳng định: vật chất là cái thứ nhất, tâm lí là cái thứ hai. tồn tại quyết định tâm lí, ý thức. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người.
  90. a. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí Hoạt động tâm lí có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn với vật thể bên ngoài. Hoạt động tâm lí bao gồm cả ý thức. Từ "tâm lí" chỉ chung các hiện tượng tâm lí và từ ý thức với tư cách là sản phẩm phát triển cao nhất của tâm lí người. Hoạt động tâm lí nảy sinh và phát triển từ giao tiếp xã hội. các quan hệ xã hội, từ các vật thể do con người sáng tạo ra. Tâm lí của con người là quá trình chuyển những kinh nghiệm xã hội - lịch sử thành kinh nghiệm của bản thân mỗi con người. Đó chính là quá trình chuyển các dạng bên ngoài của hoạt động có đôi tượng thành các dạng bên trong của hoạt động ấy. Đối với học sinh, đó là hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử, tạo ra tâm lí. Về phương diện nguồn gốc, tâm lí, nhân cách đều là sản phẩm của hoạt động. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lí, nhân cách của mình: con người phải học để trở thành con người. Con người chúng ta là sản phẩm hoạt động của chính bản thân mình. Khi phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, chúng ta phải nhắc đến
  91. khái niệm hoạt động chủ đạo. Từ nhiều năm nay, một số nhà tâm lí học và giáo dục học cho rằng vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em trước tuổi học; hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh và từ lúc trưởng thành, tuổi vào đời - hoạt động lao động là hoạt động chủ đạo. Gần đây các quan niệm này được hoàn chỉnh hơn. Hoạt động chủ đạo không đơn giản chỉ là hoạt động chiếm nhiều thời gian so với các hoạt động khác, mà chủ yếu đó là hoạt động được chủ thể tập trung nhiều tâm tư vào thực hiện, và đến lượt nó, hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng quyết định đến việc tạo nên các nét tâm lí mới, đến sự phát triển tâm lí ở tuổi này và chuẩn bị cho bước Phát triển tiếp theo. b. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí Khi trẻ được 4 tuần tuổi đã xuất hiện giao tiếp. Tuy giao tiếp của trẻ rất sơ đẳng, nhưng đó là một loại hoạt động rất đặc thù ở con người. Nó tạo ra cái mà tâm lí học gọi là "cộng sinh, cảm xúc" của trẻ với người nuôi dạy chúng. Đó là một nhân tố rất cần cho sự phát triển sinh lí và tâm lí của trẻ ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Nếu không có giao tiếp này đứa trẻ không thể
  92. phát triển tâm lí với tư cách một con người được. Đến tuổi thiếu niên, giao tiếp càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lí và cả nhân cách của trẻ. Có nhiều ý kiến cho rằng: trong nhiều trường hợp ở lứa tuổi này, giao tiếp với bạn bè có ảnh hưởng đối với hứng thú, tinh thần, thái độ học tập của các em hơn cả hoạt động học tập (với tư cách là một hoạt động chủ đạo). Thậm chí có các công trình nghiên cứu đi đến kết luận rằng ở tuổi thiếu niên hầu hết các thể chế xã hội, chuẩn mực xã hội đều đi vào từng em qua hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp, trẻ em nói riêng và con người nói chung đã chuyển những kinh nghiệm ở người khác, những chuẩn mực xã hội vào trong kinh nghiệm của mình, biến thành kinh nghiệm của mình. Đó là quá trình tạo ra sự phát triển tâm lí ở mỗi con người. Không những thế, giao tiếp còn là phương thức quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ của con người, đặc biệt là trẻ em. Những trẻ em bị điếc bẩm sinh sẽ bị câm vì không nghe và không lặp lại được những âm thanh giọng nói của người lởn. Tâm lí con người do tồn tại khách quan quy
  93. định, được nảy sinh bằng hoạt động và giao tiếp. Có thể tóm tắt sơ đồ tổng quát về sự hình thành và phát triển tâm lí người như sau: Xã hội (các quan hệ xã hội) Hoạt động giao tiếp Hoạt động có đối tượng Hình 2. Sơ đồ tổng quát về sự hình thành tâm lí ở con người Tóm lại, nhờ có sự tác động qua lại giữa
  94. người với thế giới xung quanh mà người ta có tâm lí (sự tác động qua lại này là quan hệ hoạt động của con người với thế giới bên ngoài), con người vươn tới các đối tượng, tiến hành các hoạt động tương ứng với chúng (chơi, học, lao động v.v ). Thế giới đối tượng tác động lên con người không phải trực tiếp theo kiểu kích thích - phản ứng, mà gián tiếp thông qua hoạt động lĩnh hội, sử dụng, sáng tạo cùng các quan hệ giao tiếp giữa con người với con người bằng cách này hay cách khác có liên quan tới hoạt động đó, tạo ra thế giới tâm lí. Hoạt động và giao tiếp là nơi nảy sinh tâm lí, đồng thời cũng là nơi tâm lí vận hành, thực hiện vai trò của mình đối với cuộc sống. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Created by AM Word2CHM
  95. CÂU HỎI ÔN TẬP GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ 1. Phân tích khái niệm, các đặc điểm và cấu trúc của hoạt động. Lấy một hoạt động cụ thể làm ví dụ phân tích các đặc điểm và cấu trúc của hoạt động đó. 2. Phân tích khái niệm và các loại giao tiếp. 3. Tại sao nói: Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp? Bài Tập 1. Bạn hãy cho biết những trường hợp nào trong số các trường hợp sau đây là giao lưu: a. Hai em học sinh đang nói chuyện với nhau. b. Con khỉ đầu đàn đang hú gọi các con khỉ khác trong đàn của mình. c. Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau. d. Một em bé đang đùa giỡn với con mèo.
  96. e. Thầy giáo đang giảng bài cho học sinh. g. Người chiến sĩ biên phòng đang điều khiển con chó làm nhiệm vụ tuần tra. h. Hai vệ tinh nhân tạo đang phát và thu tín hiệu của nhau. i. Một em bé đang bấm nút điều khiển máy vô tuyến truyền hình từ xa, lựa chọn các chương trình khác nhau. 2. Hãy giải thích tại sao những trẻ nhỏ, mặc dù được nuôi dưỡng rất đầy đủ và vệ sinh. nhưng không được giao tiếp đầy đủ về số lượng và phong phú về nội dung với các trẻ khác, thì sự phát triển thần kinh và tâm lí thường bị trì trệ, bị mắc chứng gọi là bệnh "do nằm viện" (hospitalism)? 3. Có thể rút ra những kết luận gì từ câu chuyện dưới đây? ở Đức, năm 1825, có đăng tin về Caxpa Haode, ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm kín và anh ta đã sống ở đó rất nhiều năm, chỉ sống bằng những thứ người ta ném xuống. Về mặt thể lực, anh ta yếu hơn hẳn những người phát triển bình thường, thậm chí yếu hơn cả những đứa trẻ được thú vật nuôi,
  97. nhưng về mặt trí tuệ thì hầu như không khác gì những đứa trẻ được thú vật nuôi, mặc dù lúc được người ta phát hiện thì anh ta đã khoảng 16 - 17 tuổi. 4. Hãy tìm hiểu về nhu cầu giao lưu ở một học sinh hay một tập thể học sinh bằng "Test nhu cầu giao lưu" Test N.G. của Trường Đại học Sư phạm Lê in Liên Xô. Cách tiên hành: Yêu cầu học sinh đọc kĩ 33 điều khẳng định dưới đây (đã chuẩn bị sẵn từ trước). Nếu điều nào phù hợp với bản thân mình thì ghi ở bên cạnh dấu "+", nếu không phù hợp thì ghi dấu "-". Cố gắng trả lời nhanh bằng câu hả lời nào chợt nghĩ đến trước tiên một cách tự nhiên. Trả lời tất cả các cấu, lần lượt theo thứ tự: 1). Tôi lấy làm hài lòng khi được tham gia các ngày hội, ngày lễ. 2). Tôi có thể nén được nguyện vọng của mình nếu nó đối lập với nguyện vọng của bạn tôi.: 3). Tôi thích nói cho người khác biết tình cảm của mình đối với họ. 4). Trong khi giao lưu với bạn bè, tôi tập trung nhiều vào việc giành lấy ảnh hưởng hơn là tình bạn.
  98. 5). Tôi cảm thấy rằng: trong quan hệ với bạn, tôi có nhiều quyền hành hơn là trách nhiệm. 6). Khi tôi nhận ra thành tích của bạn mình, tôi có tâm trạng buồn bã vì một cái gì đó. 7). Phải giúp đỡ ai đó một điều gì, thì tôi mới thấy thoả mãn với mình. 8). Những băn khoăn của tôi sẽ mất đi. khi tôi ở giữa các bạn bè của tôi. 9). Các bạn tôi làm tôi chán ngán là chủ yếu. 10). Khi tôi làm một công việc quan trọng, sự có mặt của người khác làm tôi bực mình. 11). Khi bị dồn vào thế bí, tôi chỉ nói một phần sự thật mà theo tôi không có hại gì cho bạn tôi và cho người quen biết. 12). Trong những tình thế khó khăn, tôi nghĩ nhiều hơn không chỉ về mình, mà còn về những người gần gũi với tôi. 13). Sự không vừa ý của bạn tôi làm tôi đau khổ đến nỗi có thể phát ốm được. 14). Tôi ưng thuận giúp người khác, ngay cả
  99. khi điều đó gây cho tôi những khó khăn đáng kể. 15). Vì tôn trọng người khác, tôi có thể đồng ý với ý kiến của họ, dù họ không đúng đi nữa. 16). Tôi thích những câu chuyện phiêu lưu hơn là những câu chuyện về tình cảm con người. 17). Những cảnh bạo lực trên màn ảnh gợi cho tôi sự ghê tởm. 18). Khi cô độc, tôi thấy lo lắng và căng thẳng hơn so với khi được ở giữa mọi người. 19). Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong cuộc sống là sự giao lưu với người khác. 20). Những con vật vô gia cư (chó, mèo ) làm cho tôi thấy thương hại chúng. 21). Tôi thích có ít bạn thôi, nhưng toàn là bạn thân cả. 22). Tôi thích sống giữa mọi người. 23). Tôi bị xúc động khá lâu sau khi cãi cọ với người thân. 24). Chắc chắn tôi có nhiều bạn thân hơn so
  100. với các bạn tôi. 25). Tôi muốn thành tích thuộc về tôi nhiều hơn là thuộc về các bạn tôi. 26). Tôi tin vào sự nhận xét của tôi về một người nào đó hơn là vào những ý kiến của người khác. 27). Tôi cho rằng sự giàu có về vật chất và địa vị có ý nghĩa hơn so với niềm vui được giao lưu với những người mà mình yêu thích. 28). Tôi thông cảm với những ai không có người thân. 29). Những người khác thường là vô ơn đối với tôi. 30). Tôi thích những câu chuyện về tình bạn và tình yêu không vụ lợi. 31). Vì bạn, tôi đã tham gia những nhóm trẻ con mà ở đó chúng tôi luôn luôn được gắn bó bên nhau. 32). Nếu tôi là một nhà báo thì tôi sẽ thích viết về sức mạnh của tình bạn.
  101. 5. Mối liên hệ có tính chất quy luật nào giữa tâm lí và hoạt động được thể hiện trong đoạn trích dưới đây: Nghiên cứu những người có tuổi và sống lâu cho thấy rằng, sự giảm bớt dần dần các trách nhiệm và các hoạt động liên quan với các trách nhiệm đó đã thu hẹp và làm rối loại nhân cách. Và ngược lại, mối liên hệ thường xuyên với cuộc sống xung quanh lại duy trì nhân cách cho đến lúc chết. Nếu do một lí do nào đó (ví dụ, do về hưu) mà con người phải ngừng hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội của mình, thì điều đó sẽ dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong cấu trúc nhân cách của họ - nhân cách bắt đầu bị phá huỷ. Điều này lại dẫn đến các bệnh tim - mạch, thần kinh chức năng (theo B.G. Ananhiep). 6. Hai câu thơ dưới đây của Hồ Chủ tịch nói lên nguyên tắc cơ bản nào của tâm lí học duy vật biện chứng? "Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền." (Nửa đêm) 7. Trong ví dụ dưới đây, cái gì thuộc về cử
  102. động, cái gì thuộc về hành động? a. Để dừng xe lại, người tài xế đã nhả côn và giậm phanh. Để giảm tốc độ, họ cũng nhả côn và giậm phanh. b. Để soạn bài, thầy giáo phải viết. Muốn giảng bài trên lớp, thầy giáo cũng phải viết. 8. Tâm lí của con người khác một cách cơ bản tâm lí của động vật ở chỗ, con người tạo ra cho mình một thế giới các đối tượng ổn định, còn con vật nằm trong một thế giới các sự vật ngẫu nhiên. Nếu đưa cho con khỉ một cái kính, cái búa hay một vật gì khác mà con người sử dụng, thì nó sẽ thao tác với các thứ ấy như là những vật thể. Ngay cả khi con khỉ bắt chước con người, học được cách đeo kính hay đập búa, thì nó cũng không phải là hành động với đồ vật (hành động có đối tượng). Tại sao không thể gọi thao tác của con khỉ là hành động với đồ vật (có đối tượng)? Những thao tác đó khác với hành động với đồ vật của con người ở chỗ nào?
  103. Created by AM Word2CHM
  104. Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ, Ý THỨC GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG Vấn đề nguồn gốc nảy sinh, hình thành, phát triển tâm lí, ý thức xét cả về phương diện loài người (phát triển loài) và cả phương diện riêng của từng người (phát triển cá thể) là một trong những vấn đề cơ bản của tâm lí học. Tâm lí, ý thức là kết quả sự phát triển lâu dài của vật chất. Sự sống ra đời cách đây khoảng 2500 triệu năm. Sự nảy sinh, phát triển tâm lí, ý thức gắn liền với sự sống. Xét về mặt tiến hoá chủng loại thì tâm lí, ý thức nảy sinh và phát triển qua ba giai đoạn lớn: - Từ vật chất chưa có sự sống (vô sinh) phát triển thành vật chất có sự sống (hữu sinh); - Từ sinh vật chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác và các hiện tượng tâm lí khác, không có ý thức; - Từ động vật cấp cao không có ý thức phát triển thành người, thành chủ thể có ý thức. I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
  105. II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC CÂU HỎI ÔN TẬP Created by AM Word2CHM
  106. I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ, Ý THỨC 1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lí về phương diện loài người 1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí, hay nói cách khác, phản ứng tâm lí đầu tiên nảy sinh dưới hình thái tính nhạy cảm (hay còn gọi là tính cảm ứng). Trước khi xuất hiện tính cảm ứng, ở những loài sinh vật dưới mức côn trùng (chẳng hạn loài nguyên sinh, bọt bể) chưa có tế bào thần kinh hoặc mới có mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể chỉ có tính chịu kích thích. Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Đây là cơ sở đầu tiên cho tính cảm ứng, nhạy cảm xuất hiện. Trên cơ sở tính chịu kích thích, ở các loài côn
  107. trùng (giun, ong ) bắt đầu xuất hiện thần kinh mấu (hạch), các yếu tố thần kinh đã tập trung thành những bộ phận tương đối độc lập giúp cơ thể có khả năng đáp lại những kích thích có ảnh hưởng trực tiếp và các kích thích có ảnh hưởng gián tiếp đối với sự tồn tại của cơ thể, tính cảm ứng (nhạy cảm) xuất hiện. Tính nhạy cảm được coi là mầm mống đầu tiên của tâm lí, xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm. Từ hiện tượng tâm lí đơn giản nhất này (cảm giác) dần dần phát triển lên thành các hiện tượng tâm lí khác phức tạp hơn. 1.2. Các thời kì phát triển tâm lí Khi nghiên cứu các thời kì phát triển tâm lí của loài người có thể xét theo hai phương diện: - Xét theo mức độ phản ánh thì tâm lí loài người đã trải qua ba thời kì sau: cảm giác, tri giác, tư duy (bằng tay và ngôn ngữ). - Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lí trải qua ba thời kì: bản năng, kĩ xảo, trí tuệ. a. Cảm giác, tri giác, tư duy - Thời kì cảm giác
  108. Đây là thời kì đầu tiên trong phản ánh tâm lí có ở động vật không xương sống. Ơ thời kì này con vật mới có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ. Các động vật ở các bậc thang tiến hoá cao hơn và ở loài người đều có thời kì cảm giác, nhưng cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của loài vật. Trên cơ sở cảm giác mà xuất hiện các thời kì phản ánh tâm lí cao hơn là tri giác và tư duy. - Thời kì tri giác Thời kì tri giác bắt đầu xuất hiện ở loài cá. Hệ thần kinh hình ống với tuỷ sống và vỏ não giúp động vật (từ loài cá trở đi) có khả năng đáp lại một tổ hợp các kích thích ngoại giới chứ không đáp lại từng kích thích riêng lẻ. Khả năng phản ánh mới này gọi là tri giác. Từ loài lưỡng cư, bò sát. loài chim đến động vật có vú, tri giác đạt tới mức độ khá hoàn chỉnh. Đến cấp độ người thì tri giác hoàn toàn mang một chất độ mới (con mắt, cái mũi, lỗ tai người có "hồn", có "thần"). - Thời kì tư duy + Tư duy bằng tay: ở loài vượn ôxtralôpitec, cách đây khoảng 10 triệu năm, vỏ não phát triển trùm lên các phần khác của não, con vật đã biết dùng hai
  109. "bàn tay" để sờ mó, lắp ráp, giải quyết các tình huống cụ thể trước mặt, có nghĩa là con vật đã có tư duy bằng tay, tư duy cụ thể. + Tư duy bằng ngôn ngữ: Đây là loại tư duy có một chất lượng hoàn toàn mới nảy sinh khi loài người xuất hiện và chỉ có ở người, giúp con người nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới. Nhờ tư duy ngôn ngữ mà hoạt động của con người có tính mục đích. tính kế hoạch cao nhất, hoàn chỉnh nhất, giúp con người không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo ra chính bản thân mình. Bảng tổng quan về sự phát triển tâm lí con người (Từ lúc sơ sinh tới lúc trưởng thành) Lứa tuổi Hoạt động Giai đoạn Thời kì chủ đạo Tuổi "ăn ngủ" Động tác bột phát Sơ sinh Từ 0 – 2 tháng phối hợp với phản xạ
  110. Từ 3 – 12 Giao tiếp cảm Công sinh cảm xúc. Hài nhi tháng xúc trực tiếp động tác biểu cảm Hoạt động đồ - Bắt chước hành động sử dụng Từ 12 tháng Vười trẻ vật. đồ vật đến 2 tuổi - Tìm tòi “khám phá” sự vật Chơi với bạn - Ý thức bản ngã (đặc biệt là Mẫu giáo Từ 3 – 6 tuổi - Rung cảm đạo đức, thẩm mĩ trò chơi sắm vai) - Tư duy trực quan – hình tượng - Lĩnh hội nền tảng tri thức và Nhi đồng 7 - phương pháp công cụ nhận thức 11.12 tuổi) Học tập - Hiếu động - Hay tìm tòi, khám phá - Dậy thì Thiếu niên (11 - Quan hệ tâm tình bè bàn. - 12 tuổi đếni4- Học tập, giao
  111. Tuổi học sinh 15 tuổi) tiếp nhóm - Cải tổ nhân cách và định hình bản ngã - Muốn được đối xử như người lớn - Hình thành thế giới quan - Định hướng chuẩn bị nghề Thanh xuân 15 Học tập, hoạt nghiệp - 18 tuổi động xã hội - Ham hoạt động xã hội - Tình bạn thân và xuất hiện mối tình đầu Thanh niên, Lao động Tuổi trưởng trung niên thành Già lão Nghỉ ngơi b. Bản năng, kĩ xảo, hành vi trí tuệ - Thời kì bản năng Từ loài côn trùng trở đi bắt đầu có bản năng. Bản năng là hành vi bẩm sinh, mang tính di truyền có cơ sở là những phản xạ không điều kiện (ví dụ vịt con nở ra đã biết bơi). Bản năng nhằm thoả mãn các nhu
  112. cầu có tính thuần tuý cơ thể. ở các động vật có xương sống và người cũng có bản năng: bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục. Nhưng bản năng của người khác xa về bản chất so với những bản năng của con vật: "Bản năng của con người là bản năng có ý thức" (C. Mác), bản năng của con người có sự tham gia của tư duy, mang tính xã hội và mang đặc điểm lịch sử loài người. - Thời kì kĩ xảo Xuất hiện sau bản năng, trên cơ sở luyện tập, kĩ xảo là một hành vi mới do cá nhân tự tạo. Hành vi kĩ xảo được lặp lại nhiều lần trở thành định hình trong não động vật, nhưng so với bản năng, hành vi kĩ xảo có tính mềm dẻo và khả năng biến đổi lớn. - Thời kì hành vi trí tuệ Hành vi trí tuệ là kết quả của luyện tập, do cá thể tự tạo trong đời sống của nó. Hành vi trí tuệ ở vượn người chủ yếu nhằm vào giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan tới việc thoả mãn các yêu cầu sinh vật của cơ thể. Hành vi trí tuệ của con người sinh ra trong hoạt động. nhằm nhận thức bản chất. các mối quan hệ có tính quy luật, nhằm thích ứng và cải tạo thực tế