Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 2)

pdf 34 trang phuongnguyen 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 2)

  1. Chương 5: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH A. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG: I. Khái quát chung về hệ thống ngân hàng: 1. Ngân hàng là gì? Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ tập trung và phân phối vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính - tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân. 2. Nguồn gốc ra đời của Ngân hàng: Tiền thân của nghiệp vụ ngân hàng hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền đúc có từ thời Trung cổ. Lúc ấy, một số thương nhân thực hiện việc đổi tiền đúc cho các nhà buôn giữa các lãnh địa. Dần dần có uy tín, những người này giữ hộ tiển bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích lũy được nhiều tiền nên họ kiêm cả nghề cho vay. Trong thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Những thương nhân đổi tiền trở thành các chủ ngân hàng chuyên lấy tiền tệ làm đối tượng hoạt động. 3. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng: - Từ cuối thế kỷ 17 trở về trước, các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra hệ thống, không ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Chức năng hoạt động của các ngân hàng tương tự nhau, bao gồm: nhận tiềnCollege gửi, chiết khấu thương phiếu, cho vay, phát hành giấy bạc, đổi tiền, chuyển tiền. - Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, hoạt động ngân hàng đã hính thành hệ thống và chia làm 2 loại: + Ngân hàng trung gian: là ngân hàng không được phép phát hành giấy bạc ngân hàng mà chỉ đượcCPD phép giao dịch với công chúng và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ thuần túy. + Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được phép phát hành giấy bạc vào lưu thông. - Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933: nhà nước tiến hành quốc hữu hóa và nắm lấy ngân hàng phát hành (được gọi là ngân hàng trung ương). Cho đến nay, ngân hàng hoạt động theo một thể thống nhất gồm ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian. II. Ngân hàng trung ương: 1. Khái niệm:
  2. Ngân hàng trung ương (NHTW) là một cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ tín dụng và thanh toán với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. 2. Mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương: a. Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ: Theo mô hình này, chính phủ không vó quyền can thiệp vào hoạt động của ngân hàng trung ương, đặc biệt là việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Mô hình này được xây dựng trên quan điểm là nếu để ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ, sẽ bị chính phủ lợi dụng công cụ phát hành để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, từ đó gây ra lạm phát. Mặt khác, ngân hàng trung ương mất hẳn tính độc lập và chủ động trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Tiêu biểu cho mô hình này là Hệ thống dữ trữ Liên Bang Hoa Kỳ, Ngân hàng dự trữ Liên Bang Đức b. Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ: Theo mô hình này, chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng trung ương thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của bộ máy quản trị và điều hành ngân hàng trung ương, thậm chí chính phủ còn can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. College Mô hình này được xây dựng trên quan điểm, chình phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô. Do đó, chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng, phối hợp một cách đồng bộ và hiệu quả các công cụ. Chính sách tiền tệ là một trong những bộ phận chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô, nên ngân hàng trungCPD ương phải trực thuộc chính phủ. Tiêu biểu cho mô hình này là Anh, Việt Nam, Nhật Bản 3. Chức năng của NHTW: a. NHTW là trung tâm phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ: Khoản 1, Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003) ghi rõ: “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại” Phát hành tiền là tổ chức đua tiền vào lưu thông để phục vụ, đáp ứng nhu cầu chu chuyển và phát triển của nền kinh tế.
  3. Các con đường phát hành tiền của NHTW: + Ngân sách nhà nước; + Tín dụng; + Thị trường mở; + Thị trường vàng và ngoại tệ; Trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, NHTW thực hiện việc quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ qua việc sử dụng một số công cụ như: quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc; thay đổi lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu; tham gia hoạt động thị trường mở nhằm cung ứng với khối tiền phù hợp cho nền kinh tế. b. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng trung gian: - NHTW thực hiện dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian: NHTW bắt các ngân hàng trung gian phải ký gửi tại NHTW một phần của tổng số tiền gửi của họ được nhận từ tiền gửi theo một tỷ lệ nhất định. Phần bắt buộc ký gửi đó gọi là dự trữ bắt buộc, tỷ lệ phần trăm mà NHTW quy định gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. - NHTW sẽ cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian qua nhiều hình thức khác nhau như chiết khấu, tái chiết khấu, thế chấp, ứng trước Nhưng thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu các thương phiếu. Khi chấp nhận chiết khấu hay tái chiết khấu là NHTW đã làm tăng khối tiền tệ. Đây là hình thức phát hành tiền được xem là lành mạnh do được đảm bảo bằngCollege giấy tờ có giá. Thông qua lãi suất chiết khấu tác động đến chính sách tiền tệ. Những quyền lực khác của NHTW đối với ngân hàng trung gian: + Quyền cấp giấy phép thành lập + Kiểm soát và thanh tra các hoạt động của ngân hàng trung gian + Mở tài khoảnCPD nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian + Tổ chức trung gian thanh toán + Ngân hàng trung ương còn thành lập trung tâm rủi ro ngân hàng. c. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ: NHTW là một định chế tài chính cộng đồng, ngân hàng trung ương được xác định từ khi khai sinh là ngân hàng của Chính phủ. Các giao dịch tiền tệ của Chính phủ trong và ngoài nước thường phải thông qua NHTW. Điều này thể hiện ở các mặt sau:
  4. - Mở tài khoản và làm đại lý cho Chính phủ: NHTW là người cấp các phương tiện thanh toán cho kho bạc, nhận tiền gửi của kho bạc và đặc biệt là cho Chính phủ vay để cân bằng ngân sách. - Thay mặt Chính phủ quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. - Cố vấn về các chính sách tài chính cho Chính phủ. - Quản lý dự trữ quốc gia 4. Chính sách tiền tệ và công cụ thực thi chính sach tiền tệ của Ngân hàng trung ương: a. Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là những định hướng chiến lược và các giải pháp sách lược của nhà nước nhằm đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định để thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị đã hoạch định trong nền kinh tế quốc dân. Có 2 loại chính sách tiền tệ: - Chính sách tiền tệ mở rộng: là việc tăng cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Chính sách tiền tệ mở rộng đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái. - Chính sách tiền tệ thắt chặt: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư, kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩaCollege với chính sách tiền tệ chống lạm phát. Việc thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng nào là tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế và khối lượng tiền tệ của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. b. Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ:  Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thịCPD trường mở là việc ngân hàng tương ứng mua và bán các chứng khoán có giá, mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng. NHTW mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ khi NHTW mua chứng khoán , làm tăng cơ số tiền tệ, qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng và ngược lại, khi NHTW bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ và làm giảm lượng tiền cung ứng. Thông qua việc mua bán chứng khoán đó NHTW có thể kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông. Thị trường mở được xem là một trong những ngõ để NHTW phát hành tiền hoặc rút bớt khối lượng tiền tệ lưu thông.
  5.  Chính sách chiết khấu và tái chiết khấu: Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ bằng cách cho vay tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại. Công cụ mà NHTW sử dụng để kiểm soát chính sách này là lãi suất tái chiết khấu. Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế cho vay các ngân hàng thương mại làm cho khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm. ngược lại, khi NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu, khuyển khích các ngân hàng thương mại vay vốn, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế tăng lên, dẫn đến lượng tiển cung ứng tăng lên. NHTW ngoài việc thực hiện chính sách tiền tệ chiết khấu để ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ mà còn giúp cho các ngân hàng tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính. Bên cạnh đó, NHTW còn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và các tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế.  Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTW bắt buộc các ngân hàng trung gian phải ký gởi tại NHTW một phần trong tổng số tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng trung gian theo tỷ lệ quy định. Trong quá trình thực hiện chính sách dự trữ bắt buộc, NHTW ấn định mức dự trữ bắt buộc ở mức thấp, NHTW khuyến Collegekhích các ngân hàng trung gian mở rộng cho vay, tăng khối lượng tiền tệ. Ngược lại, khi NHTW nâng cao mức dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế mức cho vay của các ngân hàng trung gian, giảm thiểu khối tiền tệ.  Kiểm soát hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến CPDhàng năm, tỷ giá, thâm hụt NSNN mà NHTW quy định một khối lượng tín dụng phải cung cấp trong nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Khi NHTW muốn tăng khối lượng cho vay của ngân hàng trung gian thì thực hiện mở rộng hạn mức tín dụng. Ngược lại, nếu muốn hạn chế tín dụng, giảm thiểu khối lượng tiền tệ thì NHTW sẽ thu hẹp hạn mức tín dụng.  Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại: Khi thực hiện các công cụ như thị trường mở, chiết khấu, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.
  6. III. Ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung gian là đơn vị kinh doanh tiền tệ, có tư cách pháp nhân với nhiệm vụ thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ tiền tệ. Thuật ngữ “ngân hàng trung gian” được sử dụng để làm nổi bật vai trò cầu nối trung gian trên cả 2 phương diện: - Trung gian giữa NHTW với công chúng và nền kinh tế. - Trung gian tài chính giữa người cho vay và người đi vay. 1. Ngân hàng thương mại: a. Khái niệm: Theo pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng Nhà nước đã xác định: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và thanh toán”. Theo điều 20, khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997): “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,College cung cấp các dịch vụ thanh toán”. b. Chức năng:  Trung gian tín dụng: Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa đóng vai trò là chủ thể cho vay. Đây là chức năngCPD cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại góp phần tạo lợi ích cho tất cả các chủ thể kinh tế tham gia và lợi ích chung của nền kinh tế.  Trung gian thanh toán: Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại cung cấp các công cụ thanh toán tiện ích cho nền kinh tế như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, quá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn.  Chức năng tạo tiền:
  7. Là chức năng làm tăng thêm phương tiện lưu thông cho nền kinh tế thông qua nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được dựa trên cơ sở tiền gửi ban đầu của xã hội hoặc khoản tiền nhận từ NHTW. Số tiền này sẽ được nhân lên theo cấp số nhân thông qua cơ chế tạo tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại chịu tác động của các yếu tố: - Số tiền gởi ban đầu; - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - Lượng tiền mặt ra khỏi ngân hàng; - Khă năng cho vay của ngân hàng; c. Vai trò: Ngân hàng thương mại cho vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: - Là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất; - Là công cụ để NHTW thực thi chính sách tiền tệ; - Là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức hoạt động trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ- tín dụng nhưng không hoàn toàn thCollegeực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng, bao gồm một số loại chủ yếu sau: a. Công ty tài chính: Công ty tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng mà nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng để mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nguồn vốn hoạt động gồm: vốn tự có và vốn huy động dưới hình thCPDức tiền gởi có kỳ hạn hoặc phát hành trái phiếu. Nghiệp vụ tín dụng của công ty tài chính bao gồm: chiết khấu các giấy tờ có giá, cho vay ngắn, trung, dài hạn, thực hiện dịch vụ tài chính và thực hiện các loại tín dụng thuê myua, trả góp. b. Công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm, đồng thời sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán kiếm lời và bù đắp cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra, c. Công ty cho thuê tài chính:
  8. Công ty cho thuê tài chính là một loại hình hoạt động tín dụng mà nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp dịch vụ tín dụng thông qua hoạt động cho thuê tài sản. d. Quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là mô hình định chế tài chính trung gian tập trung mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để đầu tư trung và dài hạn. đặc biệt tham gia đầu tư các dự án có nhu cầu vốn lớn hoặc để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư là một dạng doanh nghiệp cổ phần đặc biệt, nguồn vốn hoạt động là phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư để bán cho các đối tượng có vốn nhàn rỗi trong xã hội. Quỹ đầu tư không tham gia vào sản xuất kinh doanh mà đầu tư vốn dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. e. Quỹ hỗ trợ phát triển: Quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không lợi nhuận chỉ đảm bảo hoàn vốn, bù đắp chi phí. Hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển: - Cho vay đầu tư các dự án, các doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi cần khuyến khích đầu tư như các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng nông thôn, miền núi; các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. - Hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án, doanh nghiệp cần ưu đãi. - Bảo lãnh tín dụng đầu tư cho các dCollegeự án, doanh nghiệp cần ưu đãi đầu tư. B. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH: I. Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế: 1. Khái niệm thị trường tài chính: Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắnCPD hạn hoặc dài h ạn thông qua những phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định. 2. Đối tượng công cụ của thị trường tài chính:  Đối tượng: Đối tượng mua bán trên thị trường tài chính là quyền sử dụng các nguồn tài chính (nguồn vốn). Giá cả của quyền sử dụng nguồn tài chính là số lợi tức mà người mua quyền sử dụng nguồn tài chính trả cho người bán quyền sử dụng nguồn tài chính.  Công cụ:
  9. Công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tài chính là các loại chứng khoán có giá. Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá trị như tiền, chứng nhận quyền sở hữu vốn, quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định của người sở hữu chứng khoán với người phát hành. Chứng khoán có nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại: . Dựa vào kỳ hạn huy động nguồn tài chính: - Chứng khoán ngắn hạn - Chứng khoán trung và dài hạn Dựa vào chủ thể phát hành: - Chứng khoán chính phủ và chứng khoán chính quyền địa phương - Chứng khoán của các ngân hàng và tổ chức tài chính, tín dụng - Chứng khoán của doanh nghiệp Dựa vào lợi tức do chứng khoán mang lại: - Chứng khoán có lợi tức ổn định - Chứng khoán có lợi tức không ổn định Dựa vào tiêu chuẩn pháp lý - Chứng khoán vô danh - Chứng khoán hữu danh College 3. Vai trò của thị trường tài chính: Thị trường tài chính đóng vai trò to lớn trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội, góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Thị trường tàiCPD chính đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc luân chuyển vốn và sự di chuyển vốn từ lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả sang lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả. Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của Nhà nước trong việc điều hòa các hoạt động kinh tế - xã hội. Thị trường tài chính góp phần tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  10. II. Các loại thị trường tài chính chủ yếu: 1. Thị trường tiền tệ: a. Khái niệm: Thi trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. b. Các công cụ trên thị trường tiền tệ: - Tín phiếu kho bạc: là loại công cụ thường do chính phủ phát hành để vay ngắn hạn của công chúng. Loại này thường có lãi suất thấp nhưng độ an toàn cao. - Thương phiếu: là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định. Thương phiếu bao gồm: hối phiếu và lệnh phiếu. - Các hợp đồng mua lại: là các hợp đồng mà người kinh doanh cam kết sẽ mua lại với mức giá cao vào thời gian sau, những chứng khoán mà người đó đã bán cho người mua. Thời hạn của hợp đồng mua lại thường rất ngắn. c. Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ: - Ngân hàng trung ương - Các ngân hàng thương mại - Kho bac nhà nước College - Người đầu tư - Người môi giới và người kinh doanh d. Các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ: - Thị trường liên ngân hàng: đây là thị trường giành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trao đổi cácCPD khả năng thanh toán cho nhau. Người chủ yếu tham gia chủ yếu trên thị trường này là NHTW và các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Thị trường chứng khoán ngắn hạn: đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn. Các loại chứng khoán ngắn hạn được sử dụng phổ biến trên thị trường tiền tệ là chứng chỉ tiền gởi của các ngân hàng, tín phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc.
  11. Trên thị trường chứng khoán ngắn hạn các chủ thể cần nguồn tài chính ngắn hạn sẽ phát hành các công cụ nợ với thời hạn sử dụng ngắn để huy động các nguồn tài chính của các chủ thể khác để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời của mình. 2. Thị trường vốn: a. Khái niệm: Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính trung, dài hạn để cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. b. Công cụ của thị trường vốn: Công cụ của thị trường vốn là các chứng khoán trung và dài hạn, chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. - Cổ phiếu: là chứng khoán chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu chứng khoán đối với công ty cổ phần. Cổ phiếu có 2 loại: + Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó những quyền lợi thông thường của công ty. + Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được hưởng những khoản ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thông thường. - Trái phiếu: là một loại chứng khoánCollege nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo thời hạn nhất định cho người sử dụng chứng khoán. Trái phiếu bao gồm các loại: + Trái phiếu Chính phủ + Trái phiếu côngCPD ty + Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính. + Chứng khoán phái sinh c. Các chủ thể tham gia trên thị trường vốn: - Các chủ thể cần vốn dài hạn: các doanh nghiệp, Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương, tổ chức tài chính và ngân hàng. - Các chủ thể cung ứng vồn dài hạn: hộ gia đình hoặc cá nhân, các tổ chức tham gia đầu tư - Chủ thể môi giới đóng vai trò bảo lãnh.
  12. d. Các bộ phận chủ yếu của thị trường vốn: - Thị trường cho vay dài hạn - Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính - Thị trường chứng khoán trung và dài hạn 3. Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các loại chứng khoán(bao gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn). Đây là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa hoạt động mua bán các loại công cụ của thị trường, do đó liên quan đến cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Căn cứ vào tính chất của các loại chứng khoán, có 2 loại: - Thị trường sơ cấp (còn gọi là thị trường phát hành): là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại chứng khoán mới được phát hành lần đầu. Đây là thị trường góp phần làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. - Thị trường thứ cấp (còn gọi là thị trường giao dịch): là nơi diễn ra hoạt động mua đi bán lại các loại chứng khoán đã qua phát hành lần đầu. Thị trường này chỉ liên quan đến việc giải quyết quyền lợi của những người tham gia mua bán và làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán chứ không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. College CPD
  13. Chương 6: THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT 1. Khái niệm Tiền mặt là tiền đang có giá trị lưu hành, chúng có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định được luật pháp Nhà nước thừa nhận. Thanh toán bằng tiền mặt là việc chi trả tiền hàng – dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng đồng tiền do ngân hàng quốc gia (NHTW) phát hành. 2. Ưu và nhược điểm 3.1 Ưu điểm - Thực hiện trao đổi trực tiếp, có tiền ngay. - Thủ tục nhanh, ít tốn thời gian. - Thuận tiện cho các giao dịch hàng ngày có giá trị nhỏ. 3.2 Nhược điểm - Chi phí lưu thông tăng. - Nhà nước khó giám sát hoạt động tài chính của các chủ thể trong xã hội. II. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TTKDTM) 1. Những vấn đề chung về TTKDTMCollege 1.1 Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt là việc chi trả tiền hàng hoá - dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người được hưởng tại ngân hàng dưới sự kiểm soát của ngân hàngCPD hoặc bằng cách b ù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. 1.2 Các nguyên tắc trong TTKDTM - Mỗi một khoản thanh toán phải đảm bảo có ba bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán. - Các chủ thể thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng - Chứng từ thanh toán phải được lập theo mẫu quy định. - Ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện đúng uỷ nhiệm của khách hàng.
  14. 1.3 Ý nghĩa của TTKDTM - Thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế, tăng tích luỹ cho quá trình tái sản xuất. - Tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. - Tạo khả năng tập trung nguồn vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế. - Tạo điều kiện để kiểm soát các hoạt động kinh tế. 2. Các hình thức TTKDTM 2.1 Thanh toán bằng Séc 2.1.1 Khái niệm Thanh toán bằng Séc là một hình thức thanh toán trong đó việc trả tiền được thực hiện trên cơ sở của chứng từ thanh toán có tên là Séc. Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định được ghi trên Séc. 2.1.2 Các loại Séc thông dụng Trong TTKDTM ở Việt Nam đang được sử dụng một số loại Séc như: Séc chuyển khoản; Séc bảo chi; Séc chuyển tiền; và Séc cá nhân. a. Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản là giấy uỷ nhiệmCollege lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người được hưởng, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình sang tài khoản của người được hưởng có tên ghi trên Séc. Khi phát hành Séc thanh toán chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết hay đóng dấu từ “chuyển khoản” ở góc phía trên, bên trái mặt trước tờ SécCPD trước khi giao cho người thụ hưởng. Quy trình thanh toán Séc chuyển khoản: * Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một ngân hàng: (1) Người trả tiền Người nhận tiền (3a) (2) (3b) Ngân hàng
  15. (1) Chủ thể trả tiền phát hành Séc giao cho người nhận tiền. (2) Người nhận tiền lập bảng kê nộp Séc gửi ngân hàng nhờ thanh toán. (3a) NH trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản tiền gửi của người nhận tiền bằng cách ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. (3b) Ngân hàng ghi Có và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. *Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản ở khác ngân hàng: (1) Người trả tiền Người nhận tiền (4) (3) (2) (6) N.H bên trả tiền N.H bên nhận (5) (1) Người trả tiền phát hành Séc giao cho người nhận tiền. (2) Người nhận tiền lập bảng kê nộp Séc gửi ngân hàng nhờ thanh toán. (3) NH bên nhận tiền chuyển hồ Collegesơ Séc sang NH bên trả tiền nhờ thanh toán. (4) Ngân hàng bên trả tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. (5) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (6) Ngân hàng bên nhận tiền ghi Có và gởi giấy báo Có cho người nhận tiền. b. Séc bảo chi Séc bảo chiCPD là một loại Séc chuyển khoản đặc biệt được ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền trên Séc từ tài khoản tiền gởi của người trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ Séc đó. Quy trình thanh toán Séc bảo chi: * Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản ở cùng ngân hàng: (3a) Ngư ời trả tiền Người nhận tiền (3b) (5a) (2) (1) (4) (5b) Ngân hàng
  16. (1) Người trả tiền phát hành Séc mang đến ngân hàng xin bảo chi. (2) Ngân hàng làm thủ tục bảo chi tờ Séc sau đó trả lại cho người phát hành. (3a) Người nhận tiền giao hàng hoá, dịch vụ cho người trả tiền. (3b) Người trả tiền trao Séc bảo chi cho người nhận tiền. (4) Người nhận tiền gửi Séc bảo chi đến ngân hàng nhờ thanh toán. (5a) Ngân hàng ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. (5b) Ngân hàng ghi Có và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. * Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau: (3a) Ngư ời trả tiền Người nhận tiền (3b) (6) (2) (1) (5) (4) (8) N.H bên tr ả tiền N.H bên nhận (7) (1) Người trả tiền phát hành Séc mang đến ngân hàng xin bảo chi. (2) NH bên trả tiền làm thủ tục bảo chi tờ Séc và gửi lại cho người trả tiền. (3a) Người nhận tiền giao hàng hoá,College dịch vụ cho người trả tiền. (3b) Người trả tiền trao Séc bảo chi cho người nhận tiền. (4) Người nhận tiền gửi Séc bảo chi đến NH bên nhận tiền nhờ thanh toán. (5) NH bên nhận tiền gửi Séc bảo chi cho NH bên trả tiền nhờ thu hộ. (6) Ngân hàng bên trả tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. (7) Ngân hàngCPD bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (8) NH bên nhận tiền ghi Có và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. c. Séc chuyển tiền Séc chuyển tiền là một dạng uỷ nhiệm chi đặc biệt, đây là lệnh của ngân hàng phục vụ chủ thể chuyển tiền, yêu cầu ngân hàng ở địa phương khác trả cho chủ thể này thông qua người đại diện số tiền ghi trên Séc. Hình thức thanh toán này phục vụ cho việc chuyển tiền đến nơi khác để tiêu thụ sản phẩm hoặc cho những nhu cầu thanh toán khác. Quy trình thanh toán Séc chuyển tiền:
  17. Chủ thể chuyển tiền Người đại diện (1) (5) (2) (3) (4) N.H chuyển tiền N.H nhận chuyển tiền (1) Chủ thể chuyển tiền lập uỷ nhiệm chi gởi đến NH đề nghị chuyển tiền. (2) Đại diện chủ thể chuyển tiền nộp Séc vào NH ở địa phương khác. (3) NH nhận chuyển tiền trả tiền cho chủ thể chuyển tiền qua người đại diện. (4) Ngân hàng nhận chuyển tiền thanh toán với ngân hàng chuyển tiền. (5) NH chuyển tiền kết toán tài khoản ký quỹ thanh toán Séc với chủ thể chuyển tiền. d. Séc cá nhân Séc cá nhân là loại Séc thanh toán áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tên cá nhân tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng - dịch vụ và các khoản thanh toán khác. Séc cá nhân có số tiền trên mức quy định, người phát hành Séc phải làm thủ tục bảo chi Séc. College 2.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 2.2.1 Khái niệm Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẳn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình sang tài CPDkhoản của người thụ hưởng. 2.2.2 Quy trình thanh toán HĐKT Người trả tiền Người nhận tiền (1) (2) (3a) (4) N.H bên trả tiền N.H bên nhận tiền (3b)
  18. (1) Người nhận tiền căn cứ HĐKT giao hàng hoá - dịch vụ cho người trả tiền. (2) Người trả tiền lập uỷ nhiệm chi gửi NH bên trả tiền đề nghị thanh toán. (3a) Ngân hàng bên trả tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. (3b) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (4) Ngân hàng bên nhận tiền ghi Có và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. 2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 2.3.1 Khái niệm Uỷ nhiệm thu là giấy uỷ quyền đòi tiền do chủ tài khoản đơn vị lập ra và gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ một số tiền nhất định ở đơn vị mua trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. 2.3.2 Quy trình thanh toán (1) Người trả tiền Người nhận tiền HĐKT (4a) (5) (2) (3) N.H bên trả tiền CollegeN.H bên nhận tiền (4b) (1) Người nhận tiền căn cứ HĐKT giao hàng hoá - dịch vụ cho người trả tiền. (2) Người nhậnCPD tiền lập uỷ nhiệm thu gửi đến NH bên nhận tiền nhờ thu hộ. (3) NH bên nhận tiền gửi bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng bên trả tiền. (4a) Ngân hàng bên trả tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. (4b) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (5) NH bên nhận tiền ghi Có và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. 2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng 2.4.1 Khái niệm
  19. Thư tín dụng (L/C – Letter of Credit) là lệnh của chủ tài khoản đơn vị mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người bán hàng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản ghi trên thư tín dụng. 2.4.2 Quy trình thanh toán Người trả tiền Người nhận tiền (4) HĐKT (1) (7) (3) (5) (6a) (2) N.H bên trả tiền N.H bên nhận tiền (6b) (1) Người trả tiền làm thủ tục gửi đến NH bên trả tiền xin mở thư tín dụng. (2) Ngân hàng bên trả tiền trích tiền từ tài khoản của người trả tiền chuyển sang lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng thư tín dụng và gửi ngay thư tín dụng đến ngân hàng bên nhận tiền. (3) NH bên nhận tiền thông báo cho người nhận tiền biết đã mở thư tín dụng. (4) Người nhận tiền xuất giao hàng hoá - dịch vụ cho người trả tiền. (5) Người nhận tiền gửi chứng từCollege đến ngân hàng bên nhận tiền nhờ thanh toán. (6a) NH bên nhận tiền ghi Có và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. (6b) NH bên nhận tiền gửi chứng từ đến NH bên trả tiền để được thanh toán. (7) NH bên trả tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. 2.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 2.5.1 KháiCPD niệm Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá - dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Các loại thẻ thông dụng: (a) Thẻ ghi nợ là loại thẻ gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản Séc của khách hàng. Khách hàng sử dụng loại thẻ này thì giá trị giao dịch được khấu trừ ngay vào tài khoản của khách hàng đồng thời ghi Có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng.
  20. (b) Thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng phổ biến, áp dụng cho những khách hàng vay vốn để mua thẻ. Mức tiền cho vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Khách hàng chỉ được quyền sử dụng tiền trong phạm vi hạn mức của thẻ. (c) Thẻ rút tiền mặt là loại thẻ thanh toán phải ký quỹ trước tại ngân hàng với chức năng chuyên biệt chỉ để rút tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ. 2.5.2 Quy trình thanh toán (2) Chủ sở hữu Cơ sở chấp thẻ (3) (1b) (1a) (4) (5) N.H phát (6) N.H đại lý thanh hành thẻ toán thẻ (1a) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán. (1b) Căn cứ giấy đề nghị phát hànhCollege thẻ của khách hàng, nếu đủ điều kiện ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán và giao thẻ cho chủ sở hữu thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lí và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sử dụng thẻ của khách hàng. (2) Chủ sởCPD hữu thẻ giao cho c ơ sở chấp nhận thanh toán thẻ để kiểm tra thẻ và số dư trên tài khoản. (3) Cơ sở tiếp nhận thẻ giao lại thẻ và biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ. (4) Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ gửi bảng kê biên lai thanh toán thẻ cho ngân hàng đại lý thanh toán thẻ. (5) Ngân hàng đại lý gởi giấy báo Có cho cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ. (6) Ngân hàng đại lý ghi Có cho cơ sở tiếp nhận thẻ và chuyển Nợ cho ngân hàng phát hành thẻ.
  21. Chương 7: LẠM PHÁT I. Quan điểm về lạm phát: 1. Các quan điểm về lạm phát: Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát thuộc các nhà kinh tế khác nhau: - Theo quan điểm của Mac:” Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết” - Theo quan điểm của Lenin: “ Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong lưu thông” - Theo Friedman: : Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng về tiền tệ” - Theo Samuelson:” Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng lên - giá bánh mỳ, xăng dầy, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng” - Theo Dornbusch và Fischer:” Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định” Qua đó, có thể hiểu: Lạm phát là hiện tượng trong lưu thông thừa tiền dẫn đến giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên, liên tục không ngừng theo thời gian. Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan, là vấn đề của mọi thời đại, của mọi nền kinh tế. Chừng nào còn nền kinh tế tiền tệ thì còn lạm phát, người ta chỉ có thể kiềm chế lạm phát ở mức độ sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. 2. Các loại lạm phát:  Lạm phát vừa phải: là loạiCollege lạm phát một con số, biểu hiện mức tăng giá ở tỷ lệ thấp, dưới 10%/ năm. Đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được. Với mức lạm phát này, những tác động kèm hiệu quả không đáng kể.  Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai hay ba con số, tức là 10%, 50%, 200%, 300% /năm. Với mức lạm phát này, mức độ tăng giá đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nền CPDkinh tế, biểu hiện bằng đồng tiền mất giá, lãi suất thực giảm xuống dưới 0%. Vì vậy, người dân ít giữ tiền mặt và muốn bảo tổn của cải dưới dạng tài sản phi tiền tệ.  Siêu lạm phát: là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên 1000 lần/ năm. Với loại lạm phát này, đã làm cho nền kinh tế bị suy sụp, nhiều giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng và chức năng tồn trữ giá trị của tiền thay bằng việc tồn trữ hàng hóa. II. Đo lường lạm phát: Để đánh giá mức độ lạm phát, chúng ta căn cứ vào “tỷ lệ lạm phát”, xác định như sau:
  22. Mức giá năm t - mức giá năm t-1 Tỷ lệ lạm phát t(%) = x100 Mức giá năm t-1 Công thức này được áp dụng khi tính tỷ lệ lạm phát theo từng tháng hoặc quý, hoặc các thời điểm cách xa nhau. Để đo lường mức giá thì người ta dùng chỉ số giá. Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thay đổi của giá cả hàng hóa ở một năm nào đó so với năm gốc. Chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát có thể là chỉ số được tính theo giá cả của toàn bộ các loại hàng hóa, dịch vụ hoặc tính theo giá của một nhóm hàng hóa tiêu biểu trong nền kinh tế. Chi số giá tiêu dùng được tính theo giá bán lẻ của các mặt hàng tiêu dùng chính của nền kinh tế, chẳng hạn như: lương thực, thực phẩm, quần áo, chất đốt Chỉ số giá tiêu dùng viết tắt là CPI (Consumer Price Index) t 0 ∑ Pi x qi CPIt = x 100 0 0 ∑ Pi x qi CPI : chỉ số giá tiêu dùng của nămCollege t t 0 Pi , Pi : giá cả của sản phẩm i trong năm t và năm 0 qi0 : sản lượng của sản phẩm i trong năm 0 (Năm 0 là năm được chọn làm gốc) III. Tác động của lạm phát: 1. tác động tiCPDêu cực: a. Lạm phát và lãi suất: Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất. Ta có: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suấ danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh
  23. nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. b. Lạm phát và thu nhập thực tế: Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Từ đó, thu nhập thực của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân đối với Chính phủ c. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng: Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy, càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao. College Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có , dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hóa , tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khóCPD hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trở nên giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo. d. Lạm phát và nợ quốc gia: Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nền trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá tăng và đồng
  24. tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. 2. Tác động tích cực: Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau: + Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. + Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng , giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoản thời gian nhất định có chọn lọc, Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động sẽ gây hậu quả xấu. Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. IV. Biện pháp khắc phục lạm phát: Khi lạm phát ở mức cao và kéo dài đã gây ra những hậu quả lớn trong đời sống xã hội và tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các quốc gia cần có những biện pháp để phòng ngừa và khắc phục lạm phát. Bao gồm: College 1. Những biện pháp tình thế: Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tinh trạng siêu lạm phát. + Các biện phápCPD tình thế được Chính phủ các nước áp dụng, trước hết là phải giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền và lưu thông. Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dùng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dùng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi NSNN. Áp dụng các biện pháp giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: Ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ
  25. và vay, phát hành các công cụ nợ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi NSNN , tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư. Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế, do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. + Thi hành chính sách “tài chính thắt chặt” như cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể. + Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan, và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoải vào. + Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài. + Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn. 2. Những biện pháp chiến lược: Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước, làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững. Các biện pháp chiến lược thường được áp dụng: + Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng Collegehóa và mở rộng lưu thông hàng hóa. + Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của NSNN trên cơ sở đó giảm bội chi NSNN. + Tăng cường công tác quản lý điều hành NSNN một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thuCPD về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi NSNN.
  26. Chương 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ I. Tỷ giá hối đoái: 1. Khái niệm: Hối đoái là nghiệp vụ trao đổi ngoại tệ giữa các nước. Muốn đổi tiền phải căn cứ vào quan hệ tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền khác nhau gọi là hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước khác dùng trong quan hệ kinh tế quốc tế, là sự so sánh giữa hai đồng tiền với nhau hay nói cách khác giá cả tiền tệ nước này bằng đơn vị tiền tệ nước khác. Có 2 cách biều hiện tỷ giá hối đoái: + Phương pháp trực tiếp: Lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước. + Phương pháp gián tiếp: Lấy đồng nội tệ là đơn vị so sánh với đồng tiền nước ngoài. 2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái:  Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là chế độ bản vị vàng: Trong chế độ bản vị vàng, cơ sở để định giá hối đoái là dựa trên cơ sở sự ngang nhau về hàm lượng vàng của hai đồng tiền đó. Hàm lượng vàng là khối lượng vàng do pháp luật quy định cho một đơn vị tiền tệ của mỗi nước. So sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền với nhau gọi là ngang giá vàng, hay nói cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ lCollegeà cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng.  Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods: Khi lưu thông tiền giấy phát triển thay thế lưu thông tiền vàng, thì vàng chủ yếu thực hiện chức năng tích lũy và để dành. Việc xác định tỷ giá hối đoái người ta không dựa hẳn vào tính chCPDất ngang giá vàng của hai loại tiền so sánh với nhau, mà nó có thể lên xuống xoay quanh đồng giá vàng, do quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường quyết định. Từ thực tế trên, để thiết lập một hệ thống tiền tệ và thanh toán chung cho quốc tế nhằm tạo đà cho sự ổn định phát triển của thương mại quốc tế sau đại chiến thế giới thứ 2, tháng 9/ 1944 hơn 700 người từ 44 nước trên thế giới đã họp ở Hotel Bretton Woods Hoa Kỳ. Hội nghị Bretton Woods đã có 3 kết luận chủ yếu sau:
  27. + Các nước thành viên cùng ký tên trong thỏa thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ giá giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác ổn định. Các nước sẽ có những biện pháp can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá dao động ± sơ với tỷ giá cố định. + Các nước thành viên góp vốn để thành lập quỹ tiền tệ quốc tế nhằm mục đích cho nước mình không biến động giá với tiêu chuẩn quy định. + Xác định tỷ giá cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông qua bản vị vàng thế giới và giá vàng được chuẩn hóa và cố định. Cụ thể tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của đồng Đôla Mỹ (1USD = 0.888671g vàng). Vàng được mua đi bán lại hoặc vay mượn lẫn nhau giữa các nước, có thể bán ra hoặc mua vào trong thị trường nội địa các nước kịp thời nhằm giữ giá đồng tiền không đổi. Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods hoạt động tốt từ đầu năm 1950 đến đầu những năm 1970. Trên thế giới nhu cầu đồng Đôla giảm xuống sức mua của nó cũng giảm, theo cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ thường xuyên bị thiếu hụt, trong khi đó Nhật Bản thường xuyên dư thừa. Sau 1970 hệ thông tỷ giá cố định Bretton Woods không phản ảnh được cũng cầu thực tế của thị trường, khi sức mua đồng đôla giảm thì các nước không muốn sử dụng đồng đôla làm đồng tiền chuẩn để xác định tỷ giá. Trước tình hình đó Mỹ buộc phải bán vàng ra để Collegemua đôla vào để có giữ đồng đôla, nhưng Mỹ không thể bán mãi vàng ra (vì sợ nền kinh tế bị “chảy máu vàng”), đến năm 1971 Tổng Thống Mỹ Nich -xơn buộc phải phá giá đồng đôla. Năm 1973 phá giá lần 2 và cuối cùng thả nổi đồng đôla, việc xác định tỷ giá tiền tệ của các nước không dựa vào đồng đôla nữa, hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ từ đó.  Cơ sở hìnhCPD thành tỷ giá hối đoái là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý: Có 2 loại tỷ giá thả nổi: thả nổi tự do và thả nổi có quản lý. Tỷ giá thả nổi tự do là một loại tỷ giá được hình thành do cung, cầu ngoại hối quyết định, không có sự can thiệp của Chính phủ. Tỷ giá thả nổi có quản lý là loại tỷ giá thả nổi nhưng thả nổi đến một mức độ nào đó thì có sự can thiệp của chính phủ. Từ năm 1973 sau hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods bị sụp đổ, hầu hết các đồng tiền đều thả nổi nhưng không thể thả nổi hoàn toàn. Nhiều nước kể cả Mỹ, sau khi thỏa hiệp Jamaica năm 1976, đều chấp nhận tiền thả nổi có quản lý vì hai lý do chủ
  28. yếu: đề phòng suy thoái và đề phòng lạm phát. Nếu để tiền mất giá quá lớn xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, nhưng nguy cơ lạm phát sẽ tăng. Ngược lại nếu để đồng tiền lên giá quá cao hậu quả sẽ ngược lại. Do đó tỷ giá thả nổi có sự can thiệp của nhà nước là một biện pháp quan trọng để tạo ra tỷ giá ngoại tệ hợp lý nhằm đảm bảo phát triển kinh tế lành mạnh, duy trì xuất khẩu để thu nhiều ngoại tệ, nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị cần thiết cho nền kinh tế, đồng thời góp phần điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động theo sự biến động của nền kinh tế, sự biến động này phụ thuộc vào các yếu tổ chủ yếu sau đây:  Tình hình cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán quốc tế của 1 nước bội chi thì nhu cầu ngoại hối sẻ tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái sẽ tăng theo. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán bội thu thì tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.  Tình hình lạm phát: Lạm phát tiền tệ làm cho đồng tiền nội tệ bị sụt giá so với đồng tiền ngoại tệ tức là làm tăng tỷ giá hối đoái. College  Lãi suất: Sự tăng lãi xuất ở 1 nước sẽ làm đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn. Việc huy động vốn và cho vay của ngân hàng sẽ nhộn nhịp hơn do đó kích thích việc nhập khẩu vốn. việc tăng lãi xuất trong nước là phương pháp kinh điển và có tính chất “tình thế” đối với tỷ giá hối đoái,CPD làm cho đồng tiền trong nước vững giá hơn trên thị trường.  Các nhân tố khác: - Sự can thiệp, điều chỉnh của chính phủ như: ấn định các thể thức cho phép chuyển vốn ra nước ngoài, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, miễn giảm thuế đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. - Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai.
  29. 4. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái:  Nâng cao, hoặc giảm bớt, hoặc ổn định mức lãi suất chiết khấu: Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của nhu cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm và ngược lại.  Dùng biện pháp mua bán ngoại hối để tác động đến tỷ giá: Khi tỷ giá tiền trong nước bị sụt thì tung ngoại tệ ra bán. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm thì ngân hàng tung tiền nội địa để mua ngoại tệ vào. Để thực hiện biện pháp này ngân hàng phải có dự trữ ngoại tệ dồi dào, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thay đổi được tình hình tiền tệ trong nước. Nếu tỷ giá tiền trong nước bị giảm sút do mất cân đối trong cán cân thanh toán (nhập siêu), nếu cứ tung ngoại tệ ra bán làm cho dự Collegetrữ ngoại tệ càng bị hao hụt nghiêm trọng thì tỷ giá giá tiền trong nước càng bị giảm sút nghiêm trọng hơn.  Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn giá: Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt thì bán vàng ra thu ngoại CPDtệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào nhiều thì bán hàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm opopnr định tỷ giá hối đoái. Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ vàng, khi tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do đó hạn chế được tỷ giá hối đoại bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra, thì xuất đôla đã mua được từ quỹ này để bán ra, số tiền bán đôla lại dùng mua trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá hối đoái lên cao.  Phá giá tiền tệ:
  30. Đó là trường hợp giá đôla cứ lên còn giá tiền nội địa lại giảm. Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế vì thế tỷ giá hối đoái sẽ bớt tăng lên, điều cần chú ý là tác dụng này phụ thuộc có tính quyết định vào mất giá hợp lý của đồng nội tệ.  Bán phá giá ngoại hối: Là nước có đồng tiền bị sụt giá ở ngoài nước cao hơn sự sụt giá trong nước (tức là đồng tiền có sức mua đối nôi lớn hơn sức mua của nói ở nước ngoài). Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa của một nước đêm bán phá giá ở thị trường nước ngoài mà vẫn thu được lợi nhuận, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu và góp phần cải thiện được cán cân thanh toán, ổn định được tỷ giá hối đoái.  Nâng giá tiền tệ: Là nâng cao tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ tức là hạ thấp tỷ giá hhoois đoái của một đơn vị ngoại tệ. Khi nâng giá đồng nội tệ có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó làm cho tỷ giá hối đoái được ổn định. II. Các loại cán cân quốc tế: Các nước có quan hệ ngoại giao và Collegengoại thương, từ đó có những khoản thu và chi tiền tệ giữa các nước với nhau gọi là thu chi quốc tế. Thu chi quốc tế bao gồm nhiều quan hệ tiền tệ, có những khoản phải trả ngay hoặc không phải trả ngay, có những khoản vay dài hạn mới trả, có những khoản vay đến hạn phải trả ngay.CPD Để phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình thu chi quốc tế của mỗi nước, người ta dùng phương pháp cân đối giữa thu và chi để lập ra nhiều bảng cân đối như: cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán quốc tế, cán cân công nợ quốc tế, cán cân lưu động tư bản. 1. Cán cân thương mại quốc tế: Còn gọi là cán cân ngoại thương hay cán cân mậu dịch, nó là bảng đối chiếu giữa tổng số giá trị hàng xuất khẩu và tổng số giá trị hàng nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định của một nước.
  31. 2. Cán cân công nợ quốc tế: Là bảng đối chiếu tất cả các khoản nợ phải đòi với những khoản nợ phải trả của một nước đối với nước ngoài phát sinh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) hoặc trong một thời điểm nhất định. Nếu cán cân công nợ dư có phản ánh số nợ thu > nợ phải trả, tức là tiền đầu tư hoặc tín dụng của nước đó ra nước ngoài tăng lên và ngược lại. Thông qua cán cân công nợ quốc tế tại một thời điểm có thể đánh giá được một nước là chủ nợ hay khách nợ đối với nước ngoài. 3. Cán cân thanh toán quốc tế: Là bảng đối chiếu giữa tổng số tiền thu được từ nước ngoài và tổng số tiền trả cho nước ngoài ở một thời kỳ nhất định hay tại một thời điểm nhất định. Trong cán cân thanh toán quốc tế nếu thu > chi – bội thu và ngược lại. Việc bội thu hay bội chi cán cân thanh toán quốc tế có liên quan mật thiết với cán cân ngoại thương và tỷ giá hối đoái. Khi cán cân thương mại nhập siêu hay xuất siêu đều ảnh hưởng tới tình hình bội thu, bội chi của cán cân thanh toán quốc tế. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội Collegethu hoặc bội chi đều ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm giá giữa tiền trong nước và ngoại tệ, nhất là quan hệ tỷ giá hối đoái giữa tiền giấy bạc ngân hàng Nhà nước Việt Nam với đôla Mỹ và tình hình dự trữ vàng và ngoại tệ của mỗi nước. III. Các tổ chức tài chính quốc tế: 1. Qũy tiền tệCPD quốc tế (INTERNATINAL MONEYTARY FOUND-IMF) IMF được thành lập từ tháng 07.1994, đi vào hoạt động chính thức tháng 03.1947 với 44 nước thành viên của Quỹ là 182 và vốn điều lệ là 212 tỷ SDR. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội đồng Thống đốc. Hội đồng Thống đốc quyết đinh trực tiếp những vấn đề cơ bản nhất của Quỹ như kết nạp nước thành viên mới, khai trừ nước thành viên hiện hữu, thay đổi mức góp vốn, quy quyền rút vốn đặc biệt, phê duyệt báo cáo hoạt động hằng năm của Quỹ. Hội đồng giám đốc điều hành là cơ quan quản lý thường xuyên của Quỹ. Hội đồng giám đốc họp nhiều lần trong tuần để xử lý các vấn đề chính sách, về nghiệp vụ và về
  32. quản trị của Quỹ, như việc giám chính sách hối đoái của các nước thành viên và sự tiến triển của nền kinh tế thế giới. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Quỹ là tiền đóng góp của các nước thành viên. Khi gia nhập Quỹ, các nước thành viên phải góp vốn với số lượng tiền tệ khác nhau tùy theo sức mạnh kinh tế - tài chính của mỗi nước thể hiện ở tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước đó trên thị trường quốc tế. Khoản đóng góp này trước đây gồm 25% là vàng, 75% bằng bản tệ. Ngày nay, khoản này gồm 25% bằng ngoại tệ mạnh và 75% bằng bản tệ. Nhằm mở rộng khả năng tài trợ các nước thành viên, từ năm 1962, Quỹ đã thực hiện huy động vốn dưới hình thức ký các hiệp định vay vốn tổng quát với một số nước kinh tế phát triển. Đến năm 1998, Quỹ lại ký với các nước này những hiệp định vay nợ mới. 2. Ngân hàng thế giới (WORLD BANK-WB) WB ra đời trong khuôn khổ hiệp định tài chính quốc tế Bretton Wood tháng 7.1944 và chính thức đi vào hoạt động ngày 25.06.1946. Ngoài hội sở chính đóng tại Washington DC, ngân hàng còn có cơ quan đại diện ở các nước thành viên. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hôi đCollegeồng Thống đốc. Hằng năm HĐ Thống đốc họp 1 lần để thông qua các chính sách lớn có liên quan đến việc sửa đổi hay bổ sung vốn điều lệ, kết nạp hoặc khai trừ các nước thành viên, Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành công việc thường ngày của WB với nhiệm vụ là điều hành việc xét duyệt các khoản cho vay, các dự án xin vay, quy chế và thủ tục mua sắm thiết CPDbị. + Nguồn vốn hoạt động: Vốn điều lệ Được hình thành từ các khoản đóng góp của các nước thành viên tùy thuộc vào thực lực kinh tế tài chính của mỗi nước. Số vốn góp của các nước thành viên được chia làm 2 phần. Một phần tương đương với tỷ lệ 10%, được nộp ngay bằng ngoại tệ mạnh, chủ yếu là bằng USD. Phần góp vốn khác chiếm khoảng 90@ được gọi là vốn góp chưa nộp được dùng làm đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu của WB trên thị trường vốn quốc tế.
  33. Vốn huy động: Được hình thành bằng việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế. Vốn dự trữ Đây là các khoản thu từ hoạt động của WB sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động của WB. Đến năm 1999, nguồn vốn này đạt mức 17 tỷ USD. + Hoạt động tài trợ của WB - Cho vay đầu tư đặc biệt Loại cho vay này nhằm giúp nước vay thực hiện những dự án đầu tư mới hoặc mở rộng cơ sở sẵn có thuộc các lĩnh vực SXKD, cơ sở hạ tầng kinh tế XH Loại cho vay này được triển khai theo quy trình cho vay theo dự án đầu tư do WB quy định với sự giám sát chặt chẽ của WB - Cho vay lĩnh vực Đây là loại cho vay theo từng lĩnh vực nhằm mục tiêu tổng quát hơn về kinh tế-xã hội - Cho vay điều chỉnh lĩnh vực Nhằm tác động đến một ngành nhấtCollege định, giúp cho ngành đó hoạt động theo yêu cầu chung hiện tại của tương lai nền kinh tế quốc dân. Nước vay phải dùng tiền tài trợ để nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho sự điều chỉnh của ngành dựa trên việc cụ thể hóa nơi sử dụng hàng nhập khẩu đó. - Cho vay điềuCPD chỉnh cơ cấu Loại cho vay này nhằm hỗ trợ những thay đổi ở nước vay về chính sách kinh tế và những cải cách thể chế để đạt mục tiêu sử dụng tốt hơn các nguồn lực và cân bằng được cán cân thanh toán về lâu dài. - Cho vay tái thiết khẩn cấp Loại cho vay này hỗ trợ việc phục vụ hoạt động và xây dựng lại nhanh chóng các cơ sở hạ tầng và cơ sở SX bị ảnh hưởng của một tai họa nào đó. 3. Ngân hàng phát triển Châu Á (ASIAN DEVELOPMENT BANK-ADB) Đây là loại hình ngân hàng đầu tư liên quốc gia khu vực
  34. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Thống đốc. Mỗi năm Hội đồng Thống đốc họp 1 lần để giải quyết những vấn đề quan trọng: kết nạp nước thành viên mới, khai trừ nước thành viên hiện hữu, sửa đổi điều lệ của ngân hàng, quyết định tỷ lệ phân chia lời lỗ của NH, . Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng - Vốn điều lệ Mỗi nước thành viên phải góp vốn vào Ngân hàng với mức tương đương với 0,5% GDP của 5 năm liên tục tính đến thời điểm gia nhập. - Vốn huy động Bằng cách phát hành trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế, ADB có thêm nguồn vốn bên cạnh điều lệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nước thành viên - Vốn dự trữ Được hình thành từ lợi nhuận ròng của ADB - Vốn đặc biệt: Quỹ phát triển châu Á, Quỹ đặc biệtCollege hỗ trợ kỹ thuật, Quỹ Nhật Bản Các loại tài trợ của ADB: tương tự như các loại tài trợ của WB. Tuy nhiên phạm vi tài trợ nằm trong khu vực châu Á và châu Đại Tây Dương. CPD