Giáo trình Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tài chính quốc tế

pdf 22 trang phuongnguyen 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tài chính quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te_chuong_6_tai_chinh_quoc_te.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tài chính quốc tế

  1. CHƯƠNG 6. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Mục tiêu học tập 1. Kiến thức 2. Kỹ năng
  2. Nội dung I. Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế 3 1. Khái niệm 3 2. Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế 3 II. Tỷ giá hối đoái 4 1. Tỷ giá hối đoái 4 2. Cặp tiền tệ. 5 3. Phương pháp yết giá 5 4. Tính toán tỷ giá chéo. 6 5. Hệ thống chế độ tỷ giá 7 5.1. Chế độ tỷ giá cố định 7 5.2. Chế độ tỷ giá thả nổi 9 5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết 10 6. Các nhân tố chủ yếu tác động tới tỷ giá 11 6.1. Lạm phát 11 6.2. Lãi suất 12 6.3. Thu nhập 12 6.4. Cán cân thanh toán giữa các nước 12 6.5. Đầu cơ 13 6.6. Chính sách của chính phủ 13 III. Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) 13 1. Khái niệm BOP 13 2. Nguyên tắc lập BOP 14 3. Cấu trúc BOP 14 4. Thặng dư hay thâm hụt BOP 18 IV. Các định chế tài chính quốc tế 19 1. Quỹ tiền tệ thế giới IMF 19 2. Ngân hàng thế giới WB 20 3. Ngân hàng phát triển châu Á ADB 21
  3. I. Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế 1. Khái niệm Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế dưới hình thái phân phối giá trị nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định. Tuy cũng là một khâu trong hệ thống tài chính, nhưng khác với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính, khâu tài chính quốc tế tồn tại không như là tụ điểm tài chính hiện hữu. Các hoạt động tài chính quốc tế được thực hiện đan xen ở tất cả các khâu tài chính khác 2. Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế Tài chính quốc tế được hình thành trên hai cơ sở chính: (i) Phân công lao động và hợp tác quốc tế và (ii) Sự phát triển của các hoạt động đầu tư quốc tế. Sự phân công lao động đã làm cho năng suất lao động tăng nhanh và dẫn tới khối lượng của cải của quốc gia ở một số lĩnh vực có cung vượt cầu và ngược lại có những loại hàng hóa có cầu vượt cung. Thêm vào đó việc phát triển các mối giao lưu và hợp tác quốc tế làm cho hoạt động trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế gia tăng phát sinh từ quan hệ cung cầu cơ bản của thị trường. Việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đã phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi về tài chính gắn liền với các hoạt động này. Việc hợp tác quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại của các quốc gia cũng đã dẫn tới sự phát triển của các hoạt động đầu tư quốc tế để tìm một mức lợi nhuận tốt hơn ở nước ngoài thay vì trong nước. Các hoạt động này đã làm nguồn vốn chu chuyển liên tục giữa các quốc gia theo hình thức: FDI, ODA, Chứng khoán, tín dụng từ các định chế tài chính quốc tế Có thể nói, sự phát triển các hình thức đầu tư quốc tế đã làm cho hoạt động tài chính quốc tế được nâng lên ở tầm cao hơn, kết hợp hoạt động thu chi thương mại, dịch vụ quốc tế hình thành nên cán cân thanh toán quốc tế tổng thể của một quốc gia. Kết quả của cán cân này sẽ quyết định vị thế tài chính quốc tế của mỗi nước. Đó cũng là biểu hiện tình trạng phát triển kinh tế trong sự cân đối giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại của một quốc gia.
  4. Như vậy sự phân công lao động và hợp tác quốc tế và đầu tư quốc tế đã khiến cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính mang tính quốc tế được diễn ra thường xuyên. Việc tạo lập và sử dụng dó tạo ra các dòng chảy tài chính đan xen khắp toàn cầu. Các dòng chảy này là biểu hiện ra bên ngoài của các mối quan hệ kinh tế quốc tế dưới hình thái phân phối giá trị. tài chính quốc tế tuy ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của các mối quan hệ kinh tế và đầu tư quốc tế, nhưng đến lượt mình, nó tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế của các nước. Tài chính quốc tế tạo điều kiện mở rộng và tăng cường hơn nữa các quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế các nước phát triển phù hợp với bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Tài chính quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế xã hội, như khai thác vốn, trao đổi kỹ thuật, công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tài chính quốc tế còn nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước II. Tỷ giá hối đoái 1. Tỷ giá hối đoái Trước khi tìm hiểu về tỷ giá hối đoái, chúng ta cần làm rõ hai khái niệm là ngoại tệ và ngoại hối. Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước. Trong thành toán quốc tế, nó có thể được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiền thứ ba. Ngoại hối: là ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc tế. Tùy theo tập quán mỗi nước, phạm vi các phương tiện làm ngoại hối có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung ngoại hối có các loại sau: Ngoại tệ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng, . Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu (bill of exchange), séc (cheque), kỳ phiếu (promissory note), thư chuyển tiền (mail transfer), điện chuyển tiền (telegraphic transfer) ,
  5. . Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ gồm cổ phiếu (stock), trái phiếu quốc gia (government loan), trái phiếu kho bạc (treasury bill), . Vàng tiêu chuẩn quốc tế, . Các đồng tiền tập thể như đồng SDR (special draw right- quyền rút vốn đặc biệt) của IMF hay đồng euro (EUR) của Liên minh tiền tệ châu Âu. Tỷ giá: Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác. Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. 2. Cặp tiền tệ. Bên cạnh khái niệm về tỷ giá chúng ta còn khái niệm về cặp tiền tệ, khái niệm này phù hợp với thông lệ yết tỷ giá trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Một cặp tiền tệ biểu hiện tỷ giá giữa 2 đồng tiền với nhau. Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Việc yết giá như vậy cho biết bao nhiêu đơn vị tiền định giá để đổi được 1 đơn vị tiền yết giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá (có hệ số 1, 100 hoặc 1.000). Được liệt kê đầu tiên bên trái của dấu gạch chéo (“/”) Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá (có hệ số bất kỳ). Được liệt kê bên phải của dấu gạch chéo (“/”) Ví dụ: USD/VND = 21,000 USD là đồng yết giá, VND là đồng định giá 3. Phương pháp yết giá Chúng ta sẽ xem xét 3 phương pháp yết giá sau: Yết giá trực tiếp: Tại một nước người ta so sánh một ngoại tệ nào đó với đồng nội tệ (yết giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ) Ví dụ 1: 1 USD = 21.000 VND (Tại Việt Nam, người ta muốn so sánh 1 đồng USD đổi được bao nhiêu đồng nội tệ)
  6. Yết giá gián tiếp: Tại một nước, người ta so sánh đồng nội tệ với đồng ngoại tệ (yết giá gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ) Ví dụ 2: 1 VND = 0.0000476 USD (Tại Việt Nam, người ta so sánh 1 đồng nội tệ đổi được bao nhiều đồng ngoại tệ) Ví dụ 3: 1 GBP = 1.6644 USD (Nếu tại Anh, cách yết này là yết gián tiếp, nếu tại Mỹ cách yết này là cách yết trực tiếp) Yết giá theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng: Yết giá theo cặp, đồng tiền đứng trước là đồng tiên yết giá, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Đồng thời được yết giá đầy đủ cả giá mua và giá bán. Ví dụ: USD/VND = 21,190/21,220 Giá mua vào đồng tiền yết giá của ngân hàng đứng trước, giá bán ra đồng yết giá của ngân hàng đứng sau. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán được gọi là chênh lệch tỷ giá. 4. Tính toán tỷ giá chéo. Trường hợp 1. Tỷ giá chéo giữa hai đồng yết trực tiếp Ví dụ: USD/VND = 21,120 USD/JPY = 102.28 JPY/VND = 21,120/102.28 = 206.4919 Trường hợp 2. Tỷ giá chéo giữa hai đồng yết gián tiếp Ví dụ: EUR/USD = 1.3744 GBP/USD = 1.6644 GBP/EUR = 1.6644/1.3744 = 1.2110
  7. EUR/GBP = 1.3744/1.6644 = 0.8257 Trường hợp 3: Tỷ giá chéo giữa hai cách yết giá khác nhau, một gián tiếp, một trực tiếp Ví dụ: EUR/USD = 1.3744 USD/VND = 21,120 EUR/VND = 1.3744 x 21,120 = 29027.3280 5. Hệ thống chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Bao gồm các quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp nhân trên thị trường. Thông thường có 3 loại chế độ tỷ giá, bao gồm: chế độ tỷ giá cố định, thả nổi và thả nổi có điều tiết. 5.1. Chế độ tỷ giá cố định Chế độ tỷ giá cố định là tỷ giá mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép. Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác định tỷ giá hối đoái cố định với với một đồng ngoại tệ mạnh (USD,GBP.JPY, ). NHTW sẽ can thiệp để giữ cho tỷ giá ổn định bằng cách bán ngoại tệ ra khi tỷ giá tăng và mua ngoại tệ vào khi tỷ giá giảm để kéo giá ngoại tệ lên
  8. Ưu và nhược điểm của tỷ giá cố định được so sánh như sau: Chế độ tỷ giá này ra đời và tồn tại đồng thời với chế độ bản vị tiền vàng (từ 1870 đến 1914) và bắt đầu cuộc đại chiến thế giới thứ nhất chế độ này cũng chấm dứt. Trong chế độ bản vị vàng, mỗi quốc gia sẽ xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền tệ của họ. Từ đó, tỷ giá trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác định trên cơ sở so sánh thông qua hàm lượng vàng mà mỗi đồng tiền chứa đựng. Chẳng hạn, những năm đầu thế kỷ 20, đồng tiền vàng của nước Anh (đồng bảng Anh - GBP) nặng 7,31gram, đồng tiền vàng của nước Mỹ (đôla Mỹ-USD) nặng 1,504gram. Như vậy đồng giá vàng của bảng Anh và đôla Mỹ là: 7,31/1,504 = 4,8745. Tỷ giá hối đoái của GBP và USD là: 1GBP = 4,8745USD. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, để ổn định cho sự phát triển thương mại quốc tế, các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thiết lập chế độ tiền tệ thanh toán chung cho quốc tế dựa trên Hiệp ước Bredtton Woods vào tháng 7/1944. Nội dung cơ bản của Hiệp ước này là công nhận đôla Mỹ (USD) là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế và có thể đổi ra vàng không hạn chế với tỷ giá 35 đôla một ounce (31,010gram). Tỷ giá giữa đồng tiền các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh đồng giá vàng giữa tiền các nước và chỉ được phép dao động trong biên độ 1% như đã được cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất định để ổn định lại tỷ
  9. giá. Như vậy, Hiệp ước Bredtton Woods là thỏa thuận hướng tới xác lập một chế độ tỷ giá cố định. Trong chế độ này, vàng vẫn đóng vai trò trung tâm để so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau thông qua chiếc cầu nối là đồng USD, cho nên người ta còn gọi đây là chế độ tỷ giá ngoại hối vàng (tức là bản vị vàng- ngoại tệ). Trong suốt thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, nền kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế Mỹ. Cán cân thanh toán Mỹ bội chi liên tục. Mỹ cũng phải chi tiêu nhiều cho các cuộc chiến tranh ở các nước. Hàng trăm tỷ đôla Mỹ lạm phát ra nước ngoài tràn ngập thị trường thế giới làm cho đôla Mỹ mất giá liên tục. Kho vàng dự trữ của Mỹ giảm đến mức thấp nhất. Mỹ phải đình chỉ đổi đôla lấy vàng cho Ngân hàng trung ương nước ngoài và đình chỉ việc ổn định giá vàng trên thế giới. Đôla Mỹ không còn liên hệ gì với vàng nữa Chế độ bản vị đôla Mỹ sụp đổ và chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods cũng bị chấm dứt từ tháng 8 năm 1971. Sau khi Tổng thống Mỹ Nixson chính thức tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn mọi hình thức chuyển đổi đôla giấy của Mỹ ra vàng, thì từ tháng 3/1973 toàn thế giới thực hiện chế độ tỷ giá mới: chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. 5.2. Chế độ tỷ giá thả nổi Chế độ tỷ giá thả nổi là tỷ giá hoàn toàn do cung cầu thị trường quyết định. Như vậy NHTW sẽ không can thiệp vào tỷ giả. Cơ sở của chế độ tỷ giá này là học thuyết về ngang giá sức mua (purchasing power parity - PPP). Học thuyết ngang giá sức mua cho rằng, tỷ giá giữa bất kỳ giữa hai đồng tiền nào sẽ được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả của hai nước. Ưu và nhược điểm của tỷ giá thả nổi được so sánh như sau
  10. 5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Là tỷ giá do thị trường quyết định nhưng được nhà nước can thiệt khi cần thiết để tránh những cơn sốc về tỷ giá hoặc khi cần điều hành chính sách tiền tệ. Tỷ giá được xác định và thay đổi phần lớn phụ thuộc tình hình quan hệ cung cầu trên thị trường. NHTW tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự biến động mạnh vượt mức cho phép. Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hối đoái, biên độ dao động cho phép được nhà nước xác định và công bố lại Ưu và nhược điểm của tỷ giá thả nổi có điều tiết được so sánh như sau
  11. Chú ý: Sự khác nhau giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định biểu hiện ở chỗ, các chế độ tỷ giá cố định đều có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với vàng như căn cứ vào đồng giá vàng hay đồng giá đôla Mỹ đổi được lấy vàng làm cơ sở xác định tỷ giá hối đoái. Còn chế độ tỷ giá thả nổi thì để cho các lực lượng cung cầu ngoại hối trên thị trường xác định lấy tỷ giá hối đoái một cách tự do hoặc có can thiệp nhất định khi cần thiết của Chính phủ vào thị trường hối đoái. 6. Các nhân tố chủ yếu tác động tới tỷ giá 6.1. Lạm phát Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia. Theo lý thuyết cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái phản ánh so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của nước ngoài. Vì vậy, khi chênh lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tức là mức giá cả ở hai nước này thay đổi, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó sẽ biến động theo. Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá giảm xuống. Ví dụ: trước lạm phát, mặt hàng A bán tại Mỹ với giá 1 USD, bán tại Việt Nam với giá 21.000 VND. Tỷ giá hối đoái USD/VND lúc này là 1 USD = 21.000 VND. Năm 2012,
  12. mức lạm phát tại Mỹ là 3.1%, tại Việt Nam là 6.81% thì mức giá của mặt hàng A lúc này đã thay đổi. Ở Mỹ, mặt hàng A sẽ được bán với giá 1 USD + 1USD×3.1% = 1.031 USD. Tại Việt Nam, giá của mặt hàng A do tác động của lạm phát lúc này sẽ là 21.000 VND + 6.81%×21.000 VND = 22430.1VND. Như vậy, do chênh lệch lạm phát dương giữa Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền này đã tăng lên mức là: 1USD = 22,430.1/1.031 = 21755.67. Mức tăng: (21755.67 – 21000)/21000 = 0.036 = 3.6%. 6.2. Lãi suất Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xu hướng chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Để xác định mức lãi suất của một nước là cao hay thấp, thông thường người ta so sánh mức lãi suất của nước đó với các lãi suất quốc tế như lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàng London LIBID, lãi suất quốc tế trên thị trường liên ngân hàng Singapore SIBID Cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng đó chỉ là sự tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp bởi lãi suất trong nhiều trường hợp không phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các dòng vốn. Chênh lệch lãi suất phải trong điều kiện ổn định kinh tế chính trị thì mới thu hút được nhiều vốn ngắn hạn từ bên ngoài đổ vào. 6.3. Thu nhập Nền kinh tế của một nước tăng trưởng làm cho thu nhập của người dân tăng. Điều này dẫn tới một thực tế là nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu tăng do đó làm tăng cung đồng nội tệ để mua ngoại tệ (cầu ngoại tệ tăng) điề này làm cho tỷ giá tăng. 6.4. Cán cân thanh toán giữa các nước Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt
  13. có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi nước và trong từng giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví dụ như cán cân giao dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế, từ đó tác động lên cung ngoại hối và tỷ giá hối đoái. 6.5. Đầu cơ Trên thị trường hối đoái luôn xuất hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích kiếm lời. Thông thường họ sẽ kinh doanh theo kỳ vọng. Nếu dự đoán một đồng tiền nào đó sẽ tăng thì ngay lập tức họ sẽ mua. Khi dự kiến đồng tiền nào sẽ giảm và giảm tới mức nào đó sẽ tăng giá trở lại, họ sẽ ngay lập tức bán ra đồng tiền sẽ mất giá để sau đó mua lại đồng tiền đã bán để hưởng mức chênh lệch. Những việc như này sẽ làm cho cung cầu ngoại tệ thay đổi và dẫn tới tỷ giá thay đổi. Thông thường những nhà đầu cơ lớn sẽ có thể tác động nhất định tới thị trường hối đoái. 6.6. Chính sách của chính phủ Các chính sách của chính phủ như phá giá tiền tệ, tăng giá tiền tệ, mua bán ngoại hối thông qua hoạt động thị trường mở sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tỷ giá làm tỷ giá thay đổi. III. Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) 1. Khái niệm BOP Thuật ngữ cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của phạm trù tài chính quốc tế. Vào thế kỷ 15, 16, hoạt động thương mại quốc tế trở nên phát triển, các nhà kinh tế rất quan tâm đến sự cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu (cán cân thương mại), bởi lẽ nó ảnh hưởng đến trạng thái thị trường kim loại vàng của một quốc gia. Cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa kinh tế tự do phát triển mạnh, bên cạnh các khoản thu nhập từ hoạt động xuất, nhập khẩu, các quốc gia còn có những khoản thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế lẫn nhau, từ đó, làm cho cán cân đối
  14. ngoại mở rộng hơn ngoài phạm vi cán cân thương mại. Đến đầu thế kỷ thứ 20, do sự phát triển các hình thức đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp giữa các quốc gia, cho nên nhu cầu thiết lập một cán cân thanh toán tổng hợp để phản ánh tất cả những ràng buộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên cấp bách. Tuy vậy, cho đến sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các nước mới thiết lập cán cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh. Để thực hiện chức năng giám sát tiền tệ của các nước thành viên, vào năm 1948, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các nước thành viên trong việc thống nhất báo cáo về cán cân thanh toán quốc tế của mình. BOP thực chất là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú (theo IMF). Có 2 loại cán cân thanh toán quốc tế: . Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản ánh tất cả các khoản ngoại tệ đã thu và đã chi của một nước với nước khác. . Cán cân thanh toán quốc tế thời điểm: Là cán cân thanh toán phản ánh những khoản ngoại tệ sẽ thu và sẽ chi vào một thời điểm nào đó. 2. Nguyên tắc lập BOP Nguyên tắc lập BOP dựa trên nguyên tắc hạch toán ghi sổ kép. Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép. Điều này có nghĩa là mỗi một giao dịch được ghi kép, một lần ghi Nợ và một lần ghi Có với giá trị như nhau. Các giao dịch chuyển tiền quốc tế được phản ánh vào bên Thu (Có) và bên Chi (Nợ) của cán cân thanh toán. Bên thu: khoản thu từ người không cư trú được ghi “có” và biểu hiện bằng dấu “+”: phản ánh sự gia tăng của cung ngoại tệ. Bên chi: Khoản chi cho người không cư trú được ghi “nợ” và biểu hiện bằng dấu “-”, phản ánh sự gia tăng về cầu ngoại tệ 3. Cấu trúc BOP Cấu trúc của BOP như sau:
  15. Cán cân thương mại Cán cân phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định Khoản thu từ xuất khẩu được phản ánh bên “Có” với dấu “+” và chi cho nhập khẩu hàng hoá ghi ở bên “Nợ” với dấu “-” Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại là bội chi. Cán cân thương mại tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hoá và sự biến động của tỷ giá, tiếp đến, sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước. Cán cân dịch vụ Phản ánh các khoản thu – chi về các hoạt động dịch vụ: vận tải, tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục
  16. Các dịch vụ cung ứng cho người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ, được ghi vào bên “Có” với dấu “+” và ngược lại. Cán cân thu nhập Phản ánh những khoản thu nhập của người lao động (tiền lương, thưởng), thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của những người cư trú và không cư trú Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại các khoản chi trả cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-” Cán cân chuyển giao vãng lai Phản ánh những khoản viện trợ không hoàn lại, giá trị của những khoản quà tặng và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú và không cư trú: Phản ánh sự phân phối lại thu nhập Các khoản thu (nhận) phát sinh cung ngoại tệ/cầu nội tệ nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại, các khoản chi (cho) phát sinh cầu ngoại tệ/cung nội tệ nên được hạch toán vào bên “Nợ” với dấu “-” Cán cân di chuyển vốn dài hạn Bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của Nguồn vốn (TSN), nhưng làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự gia tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-” Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn Phản ánh các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân (chiếm tỷ trọng lớn) và khu vực nhà nước dưới rất nhiều các các hình thức khác nhau: Tín dụng thương mại, tín dụng
  17. ngân hàng, các hoạt động trên kinh doanh ngoại hối và giấy tờ có giá ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của NV (TSN), do làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự gia tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”. Cán cân di chuyển vốn một chiều Phản ánh các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá Khi được nhận các khoản viện trợ không hoàn lại và được xoá nợ, tương tự như luồng vốn đi vào, gia tăng NV (TSN), làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, khi viện trợ hay xoá nợ cho người không cư trú, luồng vốn đã đi ra làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-” Lỗi và sai sót Sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu Nguyên nhân sai lệch: Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Cán cân tổng thể Là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn nếu không có lỗi và sai xót Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu +: thu ngoại tệ của quốc gia đã (sẽ) tăng thêm. Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu -:thu ngoại tệ của quốc gia giảm hoặc sẽ giảm thấp Cán cân dự trữ
  18. Phản ánh dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng thêm hay giảm đi. Phần dự trữcán cân được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản Có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác Tài sản Có ngoại tệ ròng là phần chênh lệch tài sản Có ngoại tệ và tài sản Nợ ngoại tệ thể hiện trên bảng cân đối thống kê tiền tệ tổng hợp của ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng. Nợ quá hạn phản ánh khoản nợ nước ngoài đến hạn mà chưa trả được, có thể cơ cấu lại. Các nguồn tài trợ bao gồm nguồn tín dụng từ quỹ và các khoản dự trữ quốc tế khác Một số phương trình cân bằng . Cán cân vãng lai = Cán cân hữu hình + cán cân vô hình . Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + cán cân di chuyển vốn dài hạn . Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân di chuyển vốn + Sai sót . Cán cân bù đắp chính thức = - Cán cân tổng thể 4. Thặng dư hay thâm hụt BOP Khi cán cân thanh toán bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Khi cán cân thanh toán bội chi, do nó có xu hướng tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nên các nước thường áp dụng các biện pháp để điều chỉnh nó. Sử dụng công cụ lãi suất Khi lãi suất tái chiết khấu tăng (và lãi suất của các nước trong khu vực vẫn giữ nguyên) lãi suất chung trên thị trường ngoại hối sẽ tăng, vốn ngắn hạn chạy từ nước ngoài vào trong nước nhờ đó mà cung cầu ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện Sử dụng công cụ tỷ giá Chính phủ có thể thực hiện phá giá tiền tệ là làm tỷ giá hối đoái tăng lên. Chính sách này tác động trên hai khía cạnh: (i) đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, khuyến khích đầu tư của
  19. nước ngoài vào trong nước nhằm tăng thu ngoại hối, (ii) hạn chế nhập khẩu hàng hóa, hạn chế đầu tư ra nước ngoài làm giảm nhu cầu ngoại hối Vay nợ Vay nợ trước tiên thông qua nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp với các đại lý ngân hàng ở nước ngoài để vay ngoại tệ nhằm bổ sung vào lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Sau đó, chính phủ có thể thực hiện các khoản vay song phương từ các chính phủ khác hoặc vay các tổ chức tín dụng quốc tế IV. Các định chế tài chính quốc tế 1. Quỹ tiền tệ thế giới IMF IMF Là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF) chính thức được thành lập vào ngày 27/12/1945 với 29 quốc gia thành viên. IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên vào ngày 8/5/1947. Trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. - Hoa Kỳ, IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Ảnh hưởng của IMF đối với kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng nhờ sự tham gia ngày càng đông của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 188 thành viên, nhiều hơn 6 lần so với số lượng thành viên ban đầu. Nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần. Vốn cổ phần được tính bằng quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right SDR) - đơn vị tính toán tiền tệ của IMF. Hiện thành viên có vốn cổ phần lớn nhất IMF là Mỹ với 42,1 tỷ SDR (khoảng 64 tỷ USD) và thành viên nhỏ nhất là Tuvalu với 1,8 triệu SDR (khoảng 2,7 triệu USD). Các nước có tỉ lệ góp vốn ít tại IMF rất khó tham gia tranh cử chức Tổng giám đốc điều hành cũng như can thiệp vào hoạt động của tổ chức này.
  20. Hội đồng Thống đốc IMF tiến hành rà soát vốn cổ phần tổng thể theo định kỳ, thường là 5 năm/lần. Bất kỳ thay đổi nào trong vốn cổ phần phải được thông qua bởi 85% tổng số quyền biểu quyết. Có hai vấn đề chính được đề cập trong một đợt rà soát vốn cổ phần tổng thể là quy mô của sự gia tăng tổng thể và sự phân bố gia tăng giữa các quốc gia thành viên. IMF với mục tiêu là tạo một quỹ tương trợ tài chính mạnh mẽ, thiết lập duy trì sự ổn định tài chính nhằm cho vay khi có khủng hoảng kinh tế hay một quốc gia có đồng tiền lạm phát. IMF sử dụng quỹ này để cho vay, giúp các quốc gia vượt qua khủng hoảng kinh tế như trường hợp Hàn Quốc, Thái Lan (1998) và gần đây là các nước trong khối EU như Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Các quốc gia khi vay tại IMF phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt do IMF đặt ra như hạn chế chi tiêu công, thắt lưng buộc bụng IMF không hỗ trợ để phát triển về xã hội, điều này khác với Ngân hàng Thế giới (World Bank) là đặt mục đích giúp những nước nghèo phát triển kinh tế, xã hội 2. Ngân hàng thế giới WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới được thành lập năm tại hội nghị Bretton Woods năm 1944 cùng 3 tổ chức khác trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Cả WB và IMF đều có trụ sở tại Washington DC, và có mối quan hệ gần với nhau. Mục tiêu của WB tới năm 2030 . Kết thúc cảnh nghèo đói cùng cực bằng cách giảm tỷ lệ người sống dưới mức 1,25 $ một ngày và tỷ lệ này không quá 3% . Thúc đẩy sự thịnh vượng chung bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập của nhóm 40% các nước nghèo nhất
  21. Ngân hàng Thế giới khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó Ngân hàng Thế giới bao gồm hai cơ quan: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hội Phát triển Quốc tế (IDA), trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn bao gồm thêm ba cơ quan khác:[2] Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA). Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn. Lãi suất của các khoản vay được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6 tháng một lần. Thời hạn vay từ 15- 20 năm, có 5 năm ân hạn. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống. 3. Ngân hàng phát triển châu Á ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Manila, và chủ tịch là một người Nhật Bản. ADB đề ra các mục tiêu cho hoạt động của mình, bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợ giới và phát triển, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ hợp tác khu vực như sau: . Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị buộc phải sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường. . Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển là một biện pháp xóa nghèo. . Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và
  22. khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và thể chế tài chính tư nhân . Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư,