Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2)

pdf 121 trang phuongnguyen 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2)

  1. CHƢƠNG 4 CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu Chƣơng này trình bày những vấn đề cơ bản về: - Khái niệm, nội dung, phân loại và các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch chi phí kinh doanh; - Khái niệm, phân loại, các chỉ tiêu hạ giá thành và phƣơng pháp lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí; - Khái niệm, nội dung và phƣơng pháp lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; - Khái niệm, nội dung và biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp; - Khái niệm, mục đích và phƣơng pháp xác định điểm hòa vốn. Nội dung I. Chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1. Chi phí kinh doanh 1.1. Khái niệm chi phí kinh doanh Trong hoạt động SXKD, để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm: - Chi phí sản xuất sản phẩm: Đó là sự tiêu hao các loại vật tƣ (nguyên, nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ ), hao mòn máy móc thiết bị, tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng phải trả cho ngƣời lao động (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn). - Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định nhƣ chi phí bán hàng (chi phí về bao gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, bảo quản, giới thiệu sản phẩm, bảo hành sản phẩm ) và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Thuế gián thu (thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Đối với doanh nghiệp, những khoản tiền thuế phải nộp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải ứng trƣớc cho ngƣời tiêu dùng hàng hóa và chỉ đƣợc thu hồi khi các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đƣợc tiêu thụ. Vì thế, nó đƣợc xem nhƣ là một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí nêu trên phát sinh thƣờng xuyên và gắn liền với quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và đƣợc bù đắp từ doanh thu kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng “Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền 90
  2. thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”7. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các chi phí nêu trên đều đƣợc biểu hiện bằng tiền, vì vậy có thể nói rằng: “Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về vật chất, về sức lao động và các chi phí bằng tiền khác liên quan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, đồng thời được bù đắp từ doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ đó”8. 1.2. Nội dung chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh hàng ngày, hàng giờ, đa dạng và rất phức tạp, tác động đến nhiều mặt hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí khác. 1.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh Chi phí hoạt động kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và sức lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong một thời kỳ nhất định; bao gồm chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và chi phí hoạt động tài chính. - Chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ mua bán hàng hoá, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định; bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể: + Giá vốn hàng bán: Là giá mua thực tế của số hàng hoá bán ra trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất sản phẩm, bao gồm các khoản mục:  Chi phí NVL trực tiếp: Là giá trị thực tế của các loại nguyên liệu, vật liệu đƣợc sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.  Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng và các khoản trích nộp theo lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.  Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xƣởng hoặc ở bộ phận kinh doanh nhƣ khấu hao TSCĐ thuộc phân xƣởng, tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng của nhân viên quản lý phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác ở phân xƣởng hoặc bộ phận kinh doanh. 7 Th.s. Đặng Thúy Phƣợng, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2010. 8 GS.TS. Đinh Văn Sơn, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo dục, 1999. 91
  3. Đối với doanh nghiệp thƣơng mại, giá vốn hàng bán bao gồm giá mua của hàng bán ra và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra. + Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến công việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhƣ chi phí tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng của nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng bán, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng, hoa hồng chi cho đại lý bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí mang tính chất quản lý hành chính chung của doanh nghiệp mà không thể tách riêng ra cho từng đối tƣợng cụ thể nhƣ chi phí tiếp tân, khánh tiết, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý, chi thƣởng năng suất lao động, chi phí nghiên cứu khoa học, chi thƣởng sáng kiến cải tiến, chi hỗ trợ cho giáo dục, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác ở bộ phận quản lý - Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí cho đầu tƣ tài chính, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập của doanh nghiệp; bao gồm: + Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết nhƣ chi phí vận chuyển tài sản đi góp vốn, chi phí hội họp liên doanh, lỗ trong liên doanh ; + Chi phí về cho thuê tài sản, kể cả giá trị hao mòn TSCĐ cho thuê (trừ cho thuê tài chính); + Chi phí phát sinh trong quá trình bán chứng khoán, các khoản lỗ trong đầu tƣ; + Khoản dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán; + Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ; + Khoản chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua; + Chi phí cho vay và đi vay vốn; + Chi phí hoạt động tài chính khác ngoài các khoản đã nêu trên. 1.2.2. Chi phí khác Chi phí khác là những khoản chi phí xảy ra không thƣờng xuyên, nảy sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp; bao gồm: - Chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ kể cả giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán (nếu có); - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế và chi phí để thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; - Giá trị tổn thất của tài sản sau khi đã bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính và các khoản bồi thƣờng; - Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ; 92
  4. - Các khoản chi phí khác là các khoản chi phí về hoạt động khác ngoài các khoản đã nêu trên. Trong hoạt động SXKD, chi phí hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Trong chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và là bộ phận chi phí quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, cần thiết phải phân loại chi phí hoạt động kinh doanh (chủ yếu chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) để quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán đƣợc kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. 1.3. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, ngành nghề kinh doanh và các mục tiêu quản lý chi phí khác nhau, có thể phân loại chi phí hoạt động kinh doanh (chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) theo các tiêu thức khác nhau. 1.3.1. Phân theo mối quan hệ phụ thuộc giữa chi phí với doanh thu Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc phân chia thành hai loại sau: - Chi phí khả biến (biến phí): Là những khoản chi phí thay đổi theo mối quan hệ cùng chiều với sự thay đổi của sản lƣợng hoặc doanh thu tiêu thụ nhƣ chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì vật liệu đóng gói chi phí hoa hồng đại lý bán hàng - Chi phí bất biến (định phí): Là những khoản chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của sản lƣợng hoặc doanh thu tiêu thụ nhƣ chi phí khấu hao TSCĐ (theo phƣơng pháp đƣờng thẳng), phí bảo hiểm, thuế môn bài, thuế sử dụng đất, tiền thuê mặt bằng Cách phân loại này nhằm giúp nhà quản lý doanh nghiệp tìm ra các biện pháp quản lý thích hợp ứng với từng loại chi phí, để hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp xác định đuợc sản lƣợng sản xuất hoặc doanh thu tiêu thụ. Ngoài ra, cách phân loại này còn có tác dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3.2. Phân theo yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc phân chia thành các khoản mục sau: - Giá vốn hàng bán; - Chi phí bán hàng; - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này nhằm giúp cho doanh nghiệp xác định sự ảnh hƣởng của từng khoản mục đối với toàn bộ chi phí hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp, qua đó có biện pháp phấn đấu hạ thấp chi phí cho từng khoản mục. 93
  5. 1.3.3. Phân theo nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau: - Chi phí hàng hoá mua ngoài: Là toàn bộ giá trị thực tế của tất cả các loại hàng hoá mua từ bên ngoài tính cho số lƣợng hàng hoá bán ra trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất, yếu tố chi phí hàng hóa mua ngoài chính là chi phí NVL mua ngoài, bao gồm toàn bộ giá trị thực tế của tất cả các loại vật tƣ mua từ bên ngoài dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: Là toàn bộ tiền lƣơng, tiền công, tiền ăn ca và các khoản chi phí trích theo lƣơng (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) mà doanh nghiệp phải trả cho ngƣời lao động. - Chi phí về khấu hao TSCĐ: Là giá trị hao mòn của các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền phải trả về dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp mà do các đơn vị và cá nhân bên ngoài cung cấp nhƣ chi phí về sửa chữa TSCĐ, chi phí quảng cáo, chi trả tiền điện, nƣớc, điện thoại - Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên nhƣ chi phí về hội họp, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí cho dân quân tự vệ, chi mua bảo hiểm rủi ro, chi thƣởng năng suất Cách phân loại này nhằm xác định trọng điểm quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác nhƣ kế hoạch cung cấp hàng hoá, kế hoạch lao động - tiền lƣơng, kế hoạch khấu hao TSCĐ 1.4. Các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh Xác định hệ thống chỉ tiêu kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào tình hình đặc điểm SXKD, chế độ quản lý tài chính kế toán của nhà nƣớc, ngành hoặc của chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế hoạch cụ thể. Tùy thuộc vào mục tiêu quản lý kinh tế, quản lý tài chính, quản lý chi phí của doanh nghiệp mà hệ thống chỉ tiêu kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh có thể rộng hẹp khác nhau, nhƣng nhìn chung có thể bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau: 1.4.1. Tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh Tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh là toàn bộ chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ, bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh quy mô chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chƣa phản ảnh đƣợc trình độ sử dụng và quản lý chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, để khắc phục điều này ngƣời ta dùng chỉ tiêu tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh. 1.4.2. Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh với tổng doanh thu thuần hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ và đƣợc xác định theo công thức: 94
  6. F f = 100% M Trong đó: + f: Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh; + F: Tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh; + M: Tổng doanh thu thuần hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp đạt đƣợc trong kỳ thì mất bao nhiêu đồng chi phí kinh doanh. Vì vậy có thể sử dụng để phân tích, so sánh trình độ quản lý chi phí hoạt động kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại trong cùng một thời kỳ. 1.4.3. Mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh Mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh kỳ kế hoạch với tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình và kết quả hạ thấp tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và đƣợc xác định theo công thức: f = f1 - f0 Trong đó: - f: Mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh; - f1 và f0: Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo. 1.4.4. Tốc độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh Tốc độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh phản ánh quan hệ so sánh giữa mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh với tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo và đƣợc xác định theo công thức: f  = 100% f 0 Trong đó:  là tốc độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ hơn tình hình kết quả phấn đấu giảm chi phí kinh doanh, bởi vì trong một số trƣờng hợp giữa hai thời kỳ của cùng doanh nghiệp (hoặc giữa hai doanh nghiệp loại trong cùng một thời kỳ) đều có mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh nhƣ nhau, nhƣng tốc độ giảm tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh lại khác nhau. Khi đó doanh nghiệp nào có tốc độ giảm nhanh hơn thì đƣợc đánh giá tốt hơn và ngƣợc lại. 1.4.5. Số tiền tiết kiệm (vƣợt chi) về chi phí hoạt động kinh doanh Số tiền tiết kiệm (vƣợt chi) về chi phí hoạt động kinh doanh đƣợc xác định bằng tích số giữa doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch với mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh và đƣợc xác định theo công thức: ST = M1 f Trong đó: ST là số tiền tiết kiệm (vƣợt chi) về chi phí hoạt động kinh doanh. 95
  7. Chỉ tiêu này phản ánh do hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc bao nhiêu tiền. Lưu ý: - Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phân tích, đánh giá chi phí hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, cần phải đi sâu phân tích từng chỉ tiêu và từng khoản mục chi phí cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp phân tích đặc điểm SXKD của doanh nghiệp trong kỳ để có đƣợc những ý kiến đánh giá sát đúng với tình hình và trình độ quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tùy theo yêu cầu phân tích, đánh giá của ngƣời quản lý mà vận dụng các công thức trên để tính cho từng khoản mục chi phí nhƣ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, hoặc chi tiết cho từng tiết khoản nhƣ chi phí tiền lƣơng, chi phí khấu hao Ví dụ 1: Doanh nghiệp Nam Phƣơng tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, có tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh nhƣ sau: a. Năm báo cáo - Doanh thu hoạt động bán hàng: 17.000 triệu đồng; - Tổng chi phí hoạt động bán hàng: 16.150 triệu đồng. Trong đó: + Giá vốn hàng bán: 14.950 triệu đồng; + Chi phí bán hàng: 700 triệu đồng; + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 500 triệu đồng. b. Năm kế hoạch - Doanh thu hoạt động bán hàng tăng 15%. Khoản mục giá vốn hàng bán tăng 150 triệu đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20% so với năm báo cáo. Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch chi phí hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trên. Biết rằng tất cả các khoản doanh thu và chi phí chƣa bao gồm thuế GTGT 10%. Bài giải: Đvt: triệu đồng. 1. Tổng mức chi phí hoạt động bán hàng: - Năm báo cáo: 16.150 - Năm kế hoạch: F1 = (14.950 + 150) + (700 + 500) x 120% = 16.540 2. Tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng: - Doanh thu hoạt động bán hàng trong năm kế hoạch: M1 = 17.000 x 115% = 19.550 - Tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng: 96
  8. 16.150 + Năm báo cáo: f0 = 100% = 95% 17.000 16.540 + Năm kế hoạch: f1 = 100% = 84,04 % 19.550 3. Mức độ giảm tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng năm kế hoạch: f = 84,04% - 95% = - 10,40% 4. Tốc độ giảm tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng năm kế hoạch: 10,4%  = 100% 10,94 % 95% 5. Số tiền tiết kiệm về chi phí hoạt động bán hàng năm kế hoạch: ST = - 10,94% x 19.550 = - 2.139,47 * Nhận xét: Do hạ thấp tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng năm kế hoạch so với năm báo cáo 10,40% nên doanh nghiệp Nam Phƣơng đã tiết kiệm đƣợc một số tiền là 2.139, 47 triệu đồng. 2. Giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. 2.2. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất là hai chỉ tiêu có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Do đó chúng có sự giống nhau và khác nhau nhƣ sau: - Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành sản xuất sản phẩm. - Khác nhau: + Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất: Chi phí sản xuất thể hiện hao phí sản xuất, trong khi đó giá thành sản phẩm lại thể hiện kết quả sản xuất. + Về phạm vi: Chi phí sản xuất gắn với từng thời kỳ phát sinh ra chúng, không kể chi phí đó chi cho bộ phận nào và cho sản xuất sản phẩm gì. Còn giá thành sản phẩm thì không quan tâm đến chi phí đó chi ra cho kỳ nào mà nó gắn với một khối lƣợng sản phẩm hoàn thành. + Về mặt lƣợng (giá trị): Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ đồ: 97
  9. Sơ đồ 4.1: Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong đó: + AB : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ; + AC : Giá thành sản phẩm; + CD : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ; + BD : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ; + BC : Phần chung (giống nhau) của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Nhƣ vậy, giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và một phần của chi phí sản xuất trong kỳ. Còn chi phí sản xuất trong kỳ không bao gồm chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, nhƣng bao gồm chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.3. Phân loại giá thành sản phẩm 2.3.1. Giá thành cá biệt và giá thành bình quân toàn ngành - Giá thành cá biệt: Biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bởi vì cùng một loại sản phẩm nhƣng trong mỗi doanh nghiệp do điều kiện cụ thể không giống nhau (nhƣ địa lý, quy mô về máy móc thiết bị, trình độ quản lý ) cho nên giá thành của các doanh nghiệp về loại sản phẩm đó cũng khác nhau. - Giá thành bình quân toàn ngành: Là mức giá thành vào bậc trung bình so với điều kiện sản xuất chung của toàn ngành vào một thời kỳ nhất định. Nếu đứng trên góc độ của nền kinh tế mà xem xét thì mỗi loại sản phẩm đều có giá thành xấp xỉ giá thành bình quân, tức là mức giá thành vào bậc trung bình so với điều kiện sản xuất chung của toàn ngành. Giá thành cá biệt của mỗi doanh nghiệp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thành bình quân toàn ngành. Giá thành sản phẩm sẽ dao động xung quanh giá thành bình quân toàn ngành. 2.3.2. Giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ sản phẩm - Giá thành sản xuất sản phẩm: Là những chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ là toàn bộ sản phẩm: Là chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và đƣợc xác định theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất Chi phí bán hàng và chi sản phẩm, dịch vụ = sản phẩm, dịch vụ + phí quản lý doanh nghiệp 2.3.3. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế sản phẩm 98
  10. - Giá thành kế hoạch sản phẩm: Là giá thành dự kiến của doanh nghiệp, đƣợc dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến và số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của thời kỳ trƣớc. - Giá thành thực tế sản phẩm: Là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định do kế toán tính toán trên cơ sở số liệu của sổ sách kế toán. 2.4. Các chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm Việc hạ giá thành sản phẩm đƣợc xác định cho loại sản phẩm so sánh đƣợc, thể hiện qua hai chỉ tiêu: Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc. Sản phẩm so sánh đƣợc là sản phẩm mà các năm trƣớc doanh nghiệp đã sản xuất, do đó có số liệu để so sánh. Sản phẩm không so sánh đƣợc là sản phẩm năm kế hoạch mới sản xuất hoặc năm trƣớc có sản xuất nhƣng chỉ sản xuất thử mà thôi. 2.4.1. Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc MZ = n  [S1i ( Z1i - Z0i )] Trong đó: i = + MZ : Mức hạ giá thành1 sản phẩm so sánh đƣợc; + S1i : Số lƣợng sản phẩm loại i sản xuất kỳ kế hoạch; + Z1i : Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm loại i kỳ kế hoạch; + Z0i : Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm loại i kỳ báo cáo. 2.4.2. Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc MZ TZ x  (Sn1i x Z0i ) 100% = i Trong đó: TZ là tỷ lệ hạ giá thành= sản phẩm so sánh đƣợc. Ví dụ 2: Doanh nghiệp Hồng1 Danh sản xuất ba loại sản phẩm A, B, C có tài liệu nhƣ sau: a. Năm báo cáo Bảng giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm nhƣ sau: Đvt: đồng Sản Sản Sản phẩm Yếu tố chi phí phẩm A phẩm B C 1. Chi phí nguyên vật 100.000 110.000 140.000 liệu 30.000 40.000 20.000 2. Chi phí nhân công 40.000 40.000 40.000 3. Chi phí sản xuất chung Tổng cộng 170.000 190.000 200.000 99
  11. 2. Năm kế hoạch - Do cải tiến về kỹ thuật sản xuất nên doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí NVL ở mỗi sản phẩm giảm 5% so với năm báo cáo và chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm B giảm 2.000 đồng/sản phẩm, của sản phẩm C giảm 5.000 đồng/sản phẩm so với năm báo cáo. - Số lƣợng sản phẩm sản xuất trong năm dự kiến: sản phẩm A: 2.000 cái, sản phẩm B: 1.000 cái, sản phẩm C: 1.500 cái. Yêu cầu: Tính mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc trong năm kế hoạch. Bài giải: Đvt: đồng - Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm kế hoạch: Sản phẩm A: 170.000 - (100.000 x 5%) = 165.000 Sản phẩm B: 190.000 - (110.000 x 5%) - 2.000 = 186.500 Sản phẩm C: 200.000 - (140.000 x 5%) - 5.000 = 198.000 - Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc năm kế hoạch: 2.000x(165.000-170.000)+1.000x(186.500-190.000)+1.500x(198.000-200.000) = -16.500.000 - Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh đƣợc năm kế hoạch: -16.500.000 x 100% = - (2.000x170.000)+(1.000x 190.000)+(1.500x200.000) 1,99% 2.5. Phƣơng pháp lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí Để quản lý giá thành mỗi doanh nghiệp đều cần phải lập kế hoạch giá thành. Lập kế hoạch giá thành là dùng hình thức tiền tệ quy định thƣớc đo mức hao phí về vật chất và sức lao động trong sản xuất kỳ kế hoạch. Kế hoạch giá thành là mục tiêu phấn đấu giảm chi phí của doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến quản lý SXKD, thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Kế hoạch giá thành sản xuất theo khoản mục chi phí bao gồm việc lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm tính theo khoản mục, trên cơ sở đó tổng hợp thành bảng kế hoạch giá thành tính theo khoản mục của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. 2.5.1. Kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm - Đối với những khoản mục độc lập nhƣ NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì tính bằng cách lấy định mức tiêu hao nhân với đơn giá kế hoạch. Để đảm bảo tính chính xác của kế hoạch giá thành cần phải có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và hệ thống kế hoạch giá cả hợp lý. - Đối với những khoản mục tổng hợp (chi phí gián tiếp) nhƣ chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, trƣớc hết phải lập dự toán. Khi lập dự toán cần căn cứ vào định mức tiêu chuẩn tiêu hao, đơn giá và số thực tế ở kỳ báo cáo kết hợp với tình hình trong kỳ kế hoạch để ƣớc tính ra số kế hoạch. Sau đó phân bổ cho mỗi 100
  12. đơn vị sản phẩm theo một tiêu thức thích hợp nhất định, những tiêu thức thƣờng dùng là tiền lƣơng của công nhân sản xuất, giờ máy chạy, giờ công định mức Công thức phân bổ chi phí gián tiếp cho sản phẩm i nhƣ sau: Chi phí gián tiếp = Tổng chi phí gián tiếp cần phân x Tiêu thức phân bổ cho sản bổ phân bổ của phẩm i Tổng tiêu thức phân bổ sản phẩm i - Đối với chi phí bán hàng cũng cần phải lập dự toán nhƣng khi phân bổ thì chỉ phân bổ cho số lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Phƣơng pháp phân bổ thƣờng tính theo tỷ lệ (%) nhất định so với giá thành sản xuất sản phẩm. 2.5.2. Kế hoạch tổng giá thành sản phẩm Để xác định tổng giá thành sản phẩm cần phải xác định đƣợc giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm và số lƣợng sản phẩm dự kiến sản xuất năm kế hoạch: Giá thành Giá thành Chi phí bán Chi phí quản toàn bộ đơn =sản xuất đơn + hàng phân + lý doanh vị sản phẩm vị sản phẩm bổ đơn vị nghiệp phân sản phẩm bổ đơn vị sản Khi đó: phẩm Tổng giá Giá thành toàn bộ Số lƣợng sản phẩm sản = thành đơn vị sản phẩm x xuất năm kế hoạch sản phẩm Ví dụ 3: Doanh nghiệp Tứ Hƣng sản xuất hai loại sản phẩm A và B. Trong năm kế hoạch có tài liệu nhƣ sau - Định mức tiêu hao để sản xuất và giá đơn vị cho một sản phẩm: Đ Giá Định mức ơ đơn vị tiêu hao n (đồng) SP SP Khoản mục chi phí vị A B tí n h 1. NVLC K 20.00 20 25 2. Vật liệu phụ g 0 5 8 3. Nhiên liệu K 8.000 2 3 4. Năng lƣợng g 5.000 4 5 5. Tiền lƣơng công nhân sản Lí 1.500 10 15 xuất t 12.00 K 0 W G iờ - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định. 101
  13. - Tổng chi phí sản xuất chung dự kiến 96.000.000 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự kiến 72.000.000 đồng đều phân bổ cho sản phẩm theo tiền lƣơng công nhân sản xuất và chỉ phân bổ cho những sản phẩm hoàn thành. Chi phí bán hàng dự tính bằng 5% trên giá thành sản xuất sản phẩm. - Nhiệm vụ sản xuất trong năm kế hoạch qui định: + Sản phẩm A: 1.000 cái. + Sản phẩm B: 2.000 cái. Yêu cầu: Lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm và tổng giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Bài giải: Đvt: đồng. 1. Chi phí NVL trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: - NVLC: Sản phẩm A: 20 kg x 20.000 = 400.000; Sản phẩm B: 25 kg x 20.000 = 500.000 - Vật liệu phụ: Sản phẩm A: 5 kg x 8.000 = 40.000; Sản phẩm B: 8 kg x 8.000 = 64.000 - Nhiên liệu: Sản phẩm A: 2 lít x 5.000 = 10.000; Sản phẩm B: 3 lít x 5.000 = 15.000 - Năng lƣợng: Sản phẩm A: 4 kw x 1.500 = 6.000; Sản phẩm B: 5 kw x 1.500 = 7.500 2. Chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: - Tiền lƣơng nhân công sản xuất: Sản phẩm A: 10 giờ x 12.000 = 120.000 Sản phẩm B: 15 giờ x 12.000 = 180.000 - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất Sản phẩm A: 120.000 x 23% = 27.600 Sản phẩm B: 180.000 x 23% = 41.400 3. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn vị sản phẩm Sản phẩm A: (96.000.000 : 480.000.000)x 120.000 = 24.000 Sản phẩm B: (96.000.000 : 480.000.000) x 180.000 = 36.000 102
  14. 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho đơn vị sản phẩm Sản phẩm A: (72.000.000: 480.000.000) x 120.000 = 18.000 Sản phẩm B: (72.000.000: 480.000.000) x 180.000 = 27.000 - Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: Sản phẩm A: 400.000 + 40.000 + 10.000 + 6.000 + 120.000 + 27.600 + 24.000 = 627.600 Sản phẩm B: 500.000 + 64.000 + 15.000 + 7.500 + 180.000 + 41.400 + 36.000 = 843.900 - Chi phí bán hàng phân bổ cho đơn vị sản phẩm Sản phẩm A: 626.400 x 5% = 31.320 Sản phẩm B: 842.100 x 5% = 42.105 - Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm: Sản phẩm A: 627.600 + 31.320 + 18.000 = 676.920 Sản phẩm B: 843.900 + 42.105 + 27.000 = 913.005 - Tổng giá thành sản phẩm: Sản phẩm A: 675.720 x 1.000 = 675.720.000 Sản phẩm B: 913.005 x 2.000 = 1.826.010.000 II. Doanh thu của doanh nghiệp 1. Khái niệm doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trong doanh nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu doanh thu, hàng loạt các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp đƣợc thiết lập nhằm hƣớng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy doanh thu là gì? “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp”9. 2. Nội dung doanh thu 2.1. Doanh thu hoạt động kinh doanh Doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc về việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong kỳ. Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng bao gồm: Tiền bán hàng, 9 TS. Lê Phú Hào, ThS. Phạm Cao Khanh, ThS. Nguyễn Thị Hải Hằng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Thanh niên, năm 2009. 103
  15. phụ thu, trợ giá, giá trị của sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc sau khi trừ khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp). + Chiết khấu thƣơng mại là khoản giảm giá hàng bán trên giá bán niêm yết cho khách hàng trong trƣờng hợp ngƣời mua hàng với số lƣợng lớn và phải ghi rõ khoản giảm giá này trên hoá đơn bán hàng. + Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho ngƣời mua trên giá bán đã thoả thuận do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất, hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng. + Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là tiêu thụ nhƣng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế nhƣ hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại Doanh nghiệp chỉ hạch toán giảm doanh thu khi việc giảm giá hàng bán phát sinh sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng, chiết khấu thƣơng mại. Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: + Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trình độ quản lý chỉ đạo kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán của doanh nghiệp. Có đƣợc doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã SXKD đúng hƣớng, lựa chọn đúng những sản phẩm, hàng hóa với chất lƣợng và giá cả phù hợp với nhu cầu với thị hiếu của thị trƣờng. Đối với doanh nghiệp sản xuất có đƣợc doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận không những về mặt giá trị mà còn chấp nhận về mặt giá trị sử dụng của sản phẩm. + Trong doanh nghiệp, doanh thu bán hàng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy doanh thu bán hàng là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh nhƣ thanh toán tiền lƣơng, tiền công và các khoản trích nộp theo lƣơng, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc + Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh sau. Vì vậy việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và quá trình tái SXKD của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đó doanh nghiệp không thực hiện đƣợc chỉ tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hƣởng không tốt đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau đây: 104
  16. + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho ngƣời mua. + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá nhƣ ngƣời sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. + Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. + Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu hoạt động tài chính là toàn bộ các khoản tiền thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài chính, bao gồm: + Tiền lãi cho vay, lãi tiền gởi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu. + Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho ngƣời khác sử dụng tài sản: bằng sáng chế, bản quyền tác giả + Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia. + Thu nhập về hoạt động đầu tƣ mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Khoản chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng do mua hàng hoá, dịch vụ. + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính là các khoản thu nhập thông thƣờng về hoạt động SXKD của doanh nghiệp, gọi chung là doanh thu hoạt động kinh doanh. Ngoài ra trong quá trình SXKD, doanh nghiệp còn có thu nhập từ các khoản phát sinh có tính chất không thƣờng xuyên, gọi là thu nhập khác. 2.2. Thu nhập khác Thu nhập khác là các khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp, nhƣ thu về nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ, thu về bán công cụ dụng cụ loại đã phân bổ hết vào phí, thu về nhƣợng bán tài sản dôi thừa không rõ nguyên nhân; thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; thu về khoản phải trả nhƣng không trả đƣợc nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu về khoản nợ khó đòi đã xử lý nay đòi đƣợc; thu từ quà biếu tặng bằng tiền hoặc hiện vật do các tổ chức, cá nhân biếu tặng và các khoản thu nhập khác 3. Phƣơng pháp lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi lẽ kế hoạch này không những ảnh hƣởng trực tiếp tới kế hoạch lợi nhuận mà còn ảnh hƣởng đến các kế hoạch khác của doanh nghiệp. 3.1. Phƣơng pháp lập kế hoạch doanh thu theo đơn đặt hàng Theo phƣơng pháp này, căn cứ vào các hợp đồng của khách hàng để lập kế hoạch và đƣợc xác định theo công thức sau: n DT =  ( Sđhi x Gđhi ) i = 105 1
  17. Trong đó: + DT: Tổng doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng kỳ kế hoạch; + Sđhi: Số lƣợng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ loại i kỳ kế hoạch; + Gđhi: Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hóa loại i kỳ kế hoạch. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra (hoặc hàng hoá của doanh nghiệp mua về) đều đƣợc tiêu thụ hết. Tuy nhiên, phƣơng pháp này khó thực hiện đƣợc nếu không có đơn đặt hàng trƣớc của khách hàng. 3.2. Phƣơng pháp lập kế hoạch doanh thu theo kế hoạch sản xuất Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lƣợng hàng hoá tiêu thụ, đơn giá bán của hàng hoá và đƣợc xác định theo công thức: n DT =  ( Si x Gi ) i Trong đó: = + DT: Tổng doanh thu bán1 hàng kỳ kế hoạch; + Si : Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa loại i tiêu thụ kỳ kế hoạch; + Gi: Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hóa loại i kỳ kế hoạch. Nếu doanh nghiệp sản xuất (hoặc mua vào) nhiều loại sản phẩm, hàng hóa và đồng thời tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, hàng hóa thì cần tính đƣợc doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm, hàng hóa; sau đó tổng hợp lại để có doanh thu bán hàng của toàn bộ sản phẩm, hàng hóa trong kỳ kế hoạch. Trong thực tế, số lƣợng sản phẩm sản xuất (hoặc mua vào) trong năm kế hoạch có thể không tiêu thụ hết mà phải để bán năm sau, đồng thời trong năm kế hoạch có thể bán những sản phẩm, hàng hóa đã sản xuất (hoặc mua vào) ở những năm trƣớc. Vì vậy, số lƣợng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ kế hoạch phụ thuộc vào số lƣợng sản phẩm sản xuất (hoặc mua vào) kỳ kế hoạch; số lƣợng sản phẩm, hàng hóa tồn đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch. Si = Sđi + Ssxi - Sci Trong đó:  Sđi : Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa loại i tồn đầu kỳ kế hoạch;  Ssxi: Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa loại i sản xuất (mua vào) trong kỳ kế hoạch;  Sci: Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa loại i tồn cuối kỳ kế hoạch. Việc lập kế hoạch doanh thu thƣờng ở thời điểm quý 4 của kỳ báo cáo, do đó số lƣợng sản phẩm, hàng hóa tồn đầu kỳ kế hoạch chính là số lƣợng sản phẩm, hàng hóa tồn cuối quý 4 kỳ báo cáo và đƣợc xác định bằng cách lấy số lƣợng của sản phẩm, hàng hóa tồn đầu quý 4 kỳ báo cáo cộng với số lƣợng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất (mua vào) trong quý 4 kỳ báo cáo trừ cho số lƣợng của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong quý 4 kỳ báo cáo. Số lƣợng của sản phẩm, hàng hóa tồn cuối kỳ kế hoạch đƣợc xác định bằng một trong hai phƣơng pháp sau: * Phƣơng pháp 1: 106
  18. Căn cứ vào số lƣợng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất (mua vào) trong quý 4 kỳ kế hoạch và tỷ lệ sản phẩm, hàng hóa tồn kho bình quân trong quý 3 kỳ báo cáo với số lƣợng sản phẩm, hàng hóa sản xuất (mua vào) trong quý 3 kỳ báo cáo. Số Số lƣợng sản lƣợng phẩm, hàng Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa loại sản = hóa loại i x ___i tồn kho bình quân quý 3 kỳ báo phẩm, sản xuất cáo__ Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa loại hàng (mua vào) i sản xuất (mua vào) quý 3 kỳ báo hóa loại quý 4 kỳ kế cáo i tồn* Phƣơng pháp 2hoạch: cuối kỳ Cănkế cứ vào thống kê kinh nghiệm của những năm trƣớc về số lƣợng tồn kho cuối năm sohoạch với số lƣợng sản xuất (mua vào) trong năm để tính tỷ lệ tồn kho cuối năm và căn cứ vào số lƣợng sản phẩm, hàng hóa sản xuất (mua vào) trong kỳ kế hoạch để xác định số lƣợng tồn cuối kỳ kế hoạch. Số lƣợng Số lƣợng Tổng số sản phẩm, hàng hóa loại i sản phẩm, sản phẩm, tồn kho cuối kỳ của các năm trƣớc ___ hàng hóa = hàng hóa x x Tổng số sản phẩm,___ hàng hóa loại i loại i tồn loại i sản 100 xuất (mua sản xuất (mua vào) của các năm % cuối kỳ trƣớc kế hoạchVí dụ 4: Doanhvào) nghiệp kỳ thƣơng mại Ngọc Thanh tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, trong nămkế hoạch có tài liệu nhƣ sau: a. Năm báo cáo - Tình hình hàng hóa tồn kho cuối năm: + Hàng A: số lƣợng 400cái; + Hàng B: số lƣợng 500cái; + Hàng C: số lƣợng 420cái; - Tình hình hàng hoá mua vào và tồn kho bình quân trong quý 3: Mặt Đ Số lƣợng mua Tồn kho bình quân hàng vt vào A C 1.200 300 B ái 1.500 300 C C 2.000 400 ái C ái b. Năm kế hoạch - Dự kiến số lƣợng hàng hoá mua vào trong năm nhƣ sau: Đ Mặt Qu Qu Qu Qu v hàng ý 1 ý 2 ý 3 ý 4 t A C 1.5 1.2 1.4 1.2 107
  19. B á 00 00 00 00 C i 1.4 1.0 1.5 1.4 C 00 00 00 00 á 2.0 1.5 1.6 1.6 i 00 00 00 00 C á i - Đơn giá bán chƣa thuế GTGT lần lƣợt của mặt hàng A, B và C là: 150.000 đồng, 260.000 đồng và 200.000 đồng. Yêu cầu: Tính toán số liệu và lập bảng kế hoạch doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong năm kế hoạch cho doanh nghiệp trên. Bài giải: 1. Số lƣợng hàng hoá tiêu thụ năm kế hoạch - Số lƣợng hàng hoá mua vào năm kế hoạch: Hàng A: 1.500 + 1.200 + 1.400 + 1.200 = 5.300 cái Hàng B: 1.400 + 1.000 + 1.500 + 1.400 = 5.300 cái Hàng C: 2.000 + 1.500 + 1.600 + 1.600 = 6.700 cái - Số lƣợng hàng hoá tồn kho cuối năm kế hoạch: Hàng A: 1.200 x ( 300 : 1.200 ) = 300 cái Hàng B: 1.400 x ( 300 : 1.500 ) = 280 cái Hàng C: 1.600 x ( 400 : 2.000 ) = 320 cái - Số lƣợng hàng hoá tiêu thụ trong năm kế hoạch: Hàng A: 400 + 5.300 - 300 = 5.400 cái Hàng B: 500 + 5.300 - 280 = 5.520 cái Hàng C: 420 + 6.700 - 320 = 6.800 cái 2. Doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong năm kế hoạch Hàng A: 5.400 cái x 150 = 810.000 ngàn đồng Hàng B: 5.520 cái x 260 = 1.435.200 ngàn đồng Hàng C: 6.800 cái x 200 = 1.360.000 ngàn đồng Từ số liệu tính toán ở trên, bảng kế hoạch doanh thu tiêu thụ hàng hoá năm kế hoạch của doanh nghiệp đƣợc lập nhƣ sau: BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU TIÊU THỤ HÀNG HÓA DOANH NGHIỆP NGỌC THANH Năm H Đ Số Số Số Đơn giá Doanh thu à ơ lƣợng lƣợn lƣợng bán đơn tiêu thụ 108
  20. n n mua g tồn tiêu vị (1.000 g v vào cuối thụ (1.000 đồng) ị trong năm trong đồng) h tí năm (cái) năm o n (cái) (cái) á h A C 5.300 300 5.400 150 810.000 B á 5.300 280 5.520 260 1.435.200 C i 6.700 320 6.800 200 1.360.000 C á i C á i Tổng cộng 3.605.200 III. Lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Khái niệm lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trƣờng, lợi nhuận đƣợc coi là một tiêu chí quan trọng, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều hƣớng tới. Khi tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải tính toán đến lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu đƣợc từ hoạt động đó. Vậy lợi nhuận là gì? Theo ThS. Đặng Thúy Phƣợng10: “Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD và các hoạt động khác, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp”. Một cách cụ thể hơn, GS.TS. Đinh Văn Sơn định nghĩa11: “Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập được và khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định”. Nhƣ vậy, để xác định lợi nhuận thu đƣợc trong một thời kỳ nhất định, cần căn cứ vào hai yếu tố: Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định và chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó. 2. Nội dung lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trƣờng, phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc mở rộng, doanh nghiệp có thể đầu tƣ vào nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, lợi nhuận thu đƣợc cũng đa dạng theo phƣơng thức đầu tƣ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. 2.1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là số lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, bao gồm: 10 ThS. Đặng Thúy Phƣợng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2010. 11 GS. TS. Đinh Văn Sơn, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo dục, 1999. 109
  21. - Lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. - Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. 2.2. Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong kỳ. Từ nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp, ta có: Tổng lợi Lợi nhuận hoạt nhuận trƣớc = + Lợi nhuận khác động kinh doanh thuế Tổng lợi Tổng lợi nhuận Thuế thu nhập doanh nhuận = - trƣớc thuế nghiệp phải nộp sau thuế Ví dụ 5: Doanh nghiệp Trung Nguyên tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, trong năm kế hoạch có tài liệu nhƣ sau: - Tình hình hàng hoá dự kiến mua vào và tiêu thụ: Đvt: đồng Mua vào trong Bán ra trong Tồn đầu năm Đ năm năm Mặ ơn Đơn t vị Số Đơn Số Đơn Số giá hà tín lƣợ giá lƣợ giá lƣợ bán ng h ng mua ng mua ng chƣa thuế A Cá 200 150.0 6.00 155.0 6.10 200.0 B i 600 00 0 00 0 00 Cá 120.0 8.00 125.0 8.20 160.0 i 00 0 00 0 00 - Đơn giá mua, đơn giá bán của mặt hàng A và B chƣa bao gồm thuế GTGT 10%. - Chi phí bán hàng phát sinh trong năm dự kiến: 180.000.000 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh dự kiến 120.000.000 đồng (phân bổ hết cho hàng hoá tiêu thụ trong năm) - Các tài liệu khác: + Thu về lãi tiền gởi ngân hàng: 12.000.000 đồng; + Chi trả lãi vay vốn kinh doanh: 10.000.000 đồng; + Thu về tiền cho thuê cửa hàng chƣa thuế GTGT 16.000.000 đồng và chi phí phục vụ cho thuê và khấu hao TSCĐ cho thuê 5.000.000 đồng; 110
  22. + Thu về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 10.000.000 đồng; + Thu về thanh lý TSCĐ hữu hình chƣa thuế GTGT 10% là 28.000.000 đồng. Chi phí phục vụ thanh lý hết 3.000.000 đồng (chƣa thuế GTGT 10%). TSCĐ có nguyên giá 240.000.000 đồng, đã khấu hao đƣợc 90% nguyên giá. Yêu cầu: Lập kế hoạch lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Biết rằng: - Các khoản chi phí và thu nhập của doanh nghiệp là hợp lý, hợp lệ. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%; doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hoá theo phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc và toàn bộ tiền hàng thanh toán qua ngân hàng. Bài giải: Đvt: đồng. 1. Doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong năm kế hoạch: (6.100 x 200.000) + (8.200 x 160.000) = 2.532.000.000 2. Giá vốn của hàng bán trong năm kế hoạch: A: (200 x 150.000) + (5.900 x 155.000) = 944.500.000 B: (600 x 120.000) + (7.600 x 125.000) = 1.022.000.000 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng trong năm kế hoạch: 2.532.000.000 - 1.966.500.000 = 565.500.000 4. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm kế hoạch: 180.000.000 + 120.000.000 = 300.000.000 5. Lợi nhuận thuần hoạt động bán hàng trong năm kế hoạch: 565.500.000 - 300.000.000 = 265.500.000 6. Lợi nhuận thuần hoạt động tài chính trong năm kế hoạch: 23.000.000 - Doanh thu hoạt động tài chính trong năm kế hoạch: 12.000.000 + 16.000.000 +10.000.000 = 38.000.000 - Chi phí tài chính trong năm kế hoạch: 10.000.000 + 5.000.000 = 15.000.000 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm kế hoạch 265.500.000 + 23.000.000 = 288.500.000 8. Lợi nhuận khác: 1.000.000. Trong đó: - Thu nhập khác (thu từ thanh lý TSCĐ): 28.000.000 - Chi phí khác: 24.000.000 + 3.000.000 = 27.000.000 9. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế: 111
  23. 288.500.000 + 1.000.000 = 289.500.000 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm kế hoạch 289.500.000 x 25% = 72.350.000 11. Lợi nhuận sau thuế trong năm kế hoạch 289.500.000 - 72.350.000 = 217.150.000 3. Biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp; mặt khác, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu với tổng chi phí, do vậy để tăng lợi nhuận tiêu thụ cần áp dụng các biện pháp cơ bản sau: 3.1. Biện pháp tăng doanh thu Để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: - Tăng số lƣợng, khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ: Việc tăng số lƣợng, khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu bán hàng, do vậy để tăng đƣợc số lƣợng, khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ doanh nghiệp phải mở rộng quy mô kinh doanh, tổ chức tốt công tác bán hàng, việc ký kết hợp đồng bán hàng đối với khách hàng, tổ chức tốt công tác đóng gói, vận chuyển, lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp và thuận tiện - Xác định giá bán hàng hóa phù hợp: Giá bán hàng hoá càng cao thì doanh thu bán hàng càng tăng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trƣờng do tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, do vậy để tăng doanh thu bán hàng doanh nghiệp không thể tăng giá bán hàng hoá, mà doanh nghiệp cần phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí lƣu thông để từ đó giảm giá bán làm cho số lƣợng, khối lƣợng hàng hoá tiêu thụ lớn, nhƣng không ảnh hƣởng đến mức lợi nhuận đã đề ra. - Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ: Chất lƣợng hàng hoá không những ảnh hƣởng đến giá bán của hàng hoá mà còn ảnh hƣởng đến số lƣợng hàng hoá tiêu thụ. Những mặt hàng có chất lƣợng tốt thì giá bán sẽ cao và tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng. Do vậy doanh nghiệp cần lựa chọn các mặt hàng kinh doanh có chất lƣợng tốt, giá cả phù hợp để tiêu thụ đƣợc dễ dàng, tăng doanh thu bán hàng. - Tổ chức tốt công tác kiểm tra và tiếp thị: Doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác thanh toán, công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu mặt hàng kinh doanh, tổ chức tốt các khâu bán hàng để thu hút khách hàng tăng số lƣợng, khối lƣợng hàng hoá tiêu thụ. Tóm lại, tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trƣờng hợp doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài mà doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng và doanh nghiệp bị phá sản là điều tất yếu không thể tránh khỏi. 3.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí 112
  24. Tiết kiệm chi phí là biện pháp cơ bản và quan trọng nhất để tăng lợi nhuận. Do đó để hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: - Đối với doanh nghiệp thƣơng mại. Việc phấn đấu tăng lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp thƣờng xuyên tìm mọi biện pháp khai thác hết khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất. + Tăng số lƣợng, sản lƣợng hàng hoá tiêu thụ (tăng doanh thu).Đây là một biện pháp quan trọng nhằm tăng thêm lợi nhuận của doanh nghiệp. Giả sử các điều kiện khác không thay đổi thì khối lƣợng sản lƣợng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ, cung ứng có ảnh hƣởng trực tiếp tới mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng tăng thêm sản lƣợng trong các doanh nghiệp hiện nay còn rất lớn, khả năng tận dụng lao động, bố trí lao động, tận dụng và nâng cao công suất máy móc, thiết bị còn rất tiềm tàng, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động kinh doanh. Đi đôi với tăng sản lƣợng sản phẩm, hàng hoá các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ cung cấp, nâng cao chất lƣợng phục vụ, tổ chức tốt công tác tiếp thị, quảng cáo Bởi vì chất lƣợng hàng hoá tốt sẽ giữ đƣợc “chữ tín” đối với ngƣời tiêu dùng và giá bán sẽ cao, đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng làm cho khối lƣợng tiêu thụ hàng hoá lớn, doanh thu sẽ tăng. Khi lập kế hoạch kinh doanh, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải chú ý các vấn đề sau:  Phải căn cứ vào những chỉ tiêu, định hƣớng lớn của nhà nƣớc và nhu cầu thị trƣờng để lập kế hoạch kinh doanh trên cơ sở những hợp đồng kinh tế đã ký kết và tôn trọng sự cam kết đó.  Phải biết kết hợp giữa lợi ích của từng đơn vị với lợi ích của Nhà nƣớc, không vì chạy theo lợi nhuận mà kinh doanh những mặt hàng kém phẩm chất, hoặc hàng giả, hàng xấu để tung ra thị trƣờng kiếm lời bất chính. Phải đặc biệt giữ uy tín và tôn trọng ngƣời tiêu dùng. + Phấn đấu tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh. Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu nhƣ trên thị trƣờng tiêu thụ, giá bán và mức thuế đã đƣợc xác định thì lợi nhuận của đơn vị hàng hoá, khối lƣợng dịch vụ tăng thêm hay giảm bớt là do giá thành hàng hoá quyết định. Bởi vậy, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú ý việc giảm chi phí, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chi phí, chi thƣởng, chi không đúng với những quy định đã ban hành. Các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh nhƣ tìm nguồn hàng cung cấp hợp lý, tổ chức tốt công tác vận chuyển, xây dựng các định mức chi phí sát đúng, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả luân chuyển của vốn lƣu động trong doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp sản xuất. Để hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau: + Nâng cao năng suất lao động. Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất một sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Kết quả của việc nâng cao năng suất 113
  25. lao động làm cho chi phí của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí cố định khác trong giá thành đƣợc hạ thấp. Muốn không ngừng nâng cao năng suất lao động để hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất. Tổ chức lao động khoa học để tránh lãng phí sức lao động và máy móc thiết bị, đồng thời tổ chức quản lý lao động tốt nhƣ thực hiện tốt chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ngƣời lao động + Tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu tiêu hao. NVL thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy phấn đấu tiết kiệm NVL tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn tiết kiệm NVL tiêu hao doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến và hiện thực để khống chế số lƣợng tiêu hao, cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lƣợng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, tận dụng phế liệu, phế phẩm, cải tiến công tác thu mua, bảo quản + Tận dụng công suất máy móc, thiết bị. Khi sử dụng phải làm cho các thiết bị sản xuất phát huy hết khả năng hiện có của chúng, để sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm hơn, từ đó chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác tính cho đơn vị sản phẩm hạ thấp. Muốn tận dụng công suất thiết bị phải lập và chấp hành đúng đắn, định mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thƣờng xuyên thiết bị. + Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất. Những tổn thất trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là những chi phí về sản phẩm hỏng và chi phí về ngừng sản xuất. Các chi phí này không tạo thành giá trị của sản phẩm nhƣng nếu phát sinh trong sản xuất đều dẫn đến lãng phí về nhân lực, vật lực và giá thành sản phẩm tăng cao. Muốn giảm bớt sản phẩm hỏng phải không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất công nghệ và phƣơng pháp thao tác, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra sản phẩm hỏng. Muốn giảm bớt tình trạng ngừng sản xuất phải bảo đảm cung cấp NVL đều đặn, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm tra, sửa chữa máy móc thiết bị đúng kế hoạch, tìm cách khắc phục tính chất thời vụ trong sản xuất. + Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính. Chi phí quản lý hành chính là các khoản chi phục vụ cho quản lý chung toàn doanh nghiệp nhƣ tiền lƣơng nhân viên quản lý, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý, chi phí tiếp tân, khánh tiết, chi phí về điện thoại, điện thắp sáng, tiền nƣớc Muốn tiết kiệm chi phí quản lý hành chính phải chấp hành nghiêm chỉnh dự toán chi, mặt khác phải luôn cải tiến phƣơng pháp làm việc để nâng cao hiệu suất công tác quản lý, giảm bớt số lƣợng nhân viên quản lý. IV. Phân tích điểm hòa vốn 1. Khái niệm điểm hòa vốn - Điểm hòa vốn 114
  26. Khái niệm điểm hòa vốn đƣợc nhiều tác giả đề cập đến trong các tài liệu, giáo trình về Tài chính doanh nghiệp. Một số quan điểm sau là phổ biến và đƣợc thừa nhận rộng rải: Theo TS. Lê Phú Hào12: “Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí”. Một cách tƣơng tự, TS. Vũ Công Ty định nghĩa13: “Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí đã bỏ ra”. Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng, tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không lãi và cũng không bị lỗ. - Phân tích điểm hòa vốn: Là tính toán, xác định các chỉ tiêu cơ bản nhƣ sản lƣợng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và thời điểm hòa vốn. S Doan hthu Chi phí L C ã i Điểm hòa vốn V chip H hí Chi phí biến đổi M L F ỗ Chi phí cố định O Sản lƣợng tiêu thụ 2. Mục đích và ý nghĩa Sơ đồ 4.2: Đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn Mục đích của việc phân tích điểm hòa vốn là xác định xem lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thay đổi nhƣ thế nào đối với mức độ của sản lƣợng và nhận biết đƣợc mức độ của sản lƣợng mà tại đó quá trình chuyển từ lỗ sang lãi diễn ra. Phân tích điểm hòa vốn cho biết doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm và sau bao nhiêu thời gian thì bù đắp đƣợc những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra 12 TS. Lê Phú Hào, ThS. Phạm Cao Khanh, ThS. Nguyễn Thị Hải Hằng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Thanh niên, năm 2009. 13 TS. Vũ Công Ty, ThS. Đỗ Thị Phƣơng, Tài chính doanh nghiệp thực hành (tập 1), NXB Nông nghiệp, 2010. 115
  27. hoặc đạt đƣợc lợi nhuận theo dự kiến. Từ đó có thể đề ra các biện pháp để tránh rủi ro và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phƣơng án sản xuất khác nhau hoặc đƣa ra các quyết định có tính chiến lƣợc lâu dài cho doanh nghiệp nhƣ có nên tiếp tục sản xuất hay nhận những đơn đặt hàng với giá bán thấp hơn sau khi doanh nghiệp đã đạt đƣợc điểm hòa vốn 3. Phƣơng pháp xác định điểm hòa vốn Phƣơng pháp xác định điểm hòa vốn là phƣơng pháp đƣợc xác định dựa trên mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận sẽ đạt đƣợc. - Xác định điểm hòa vốn theo sản lƣợng tiêu thụ Gọi: - Q: Số lƣợng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ; - QHV: Sản lƣợng sản phẩm cần tiêu thụ để hòa vốn (sản lƣợng hòa vốn); - FC: Tổng định phí, VC: Tổng biến phí và TC: Tổng chi phí. - V: Biến phí của một đơn vị sản phẩm, hàng hóa; - P: Giá bán của một đơn vị sản phẩm, hàng hóa; Theo khái niệm, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí, nên tại điểm hòa vốn ta có: QHV x P = TC = FC + VC = FC + QHV x V FC QHV(P - V) = FC Q (1) HV P V - Xác định điểm hòa vốn theo doanh thu Gọi S, SHV là doanh thu và doanh thu hòa vốn. Từ công thức (1), nhân cả hai vế với đơn giá bán P. Ta có: FC FC FC FC FC Q xP xP Q x P = S (2) HV HV P V VxQ VC HV VC P V 1 1 1 P PxQ S S - Xác định điểm hòa vốn theo thời gian Thời gian hòa vốn là khoảng thời gian cần thiết để có đƣợc doanh thu hòa vốn. Gọi: - T: Thời gian 1 năm (12 tháng); - THV: Thời gian đạt điểm hòa vốn theo sản lƣợng. TxS Ta có: T HV (3) HV S Lưu ý: Từ các công thức xác định điểm hòa vốn, có thể suy ra một số công thức xác định các chỉ tiêu về sản lƣợng cần tiêu thụ để đạt lợi nhuận dự kiến, doanh thu dự kiến và lợi nhuận dự kiến kỳ kế hoạch. Gọi: - QKH: Sản lƣợng cần tiêu thụ để đạt lợi nhuận dự kiến kỳ kế hoạch; 116
  28. - SKH: Doanh thu dự kiến kỳ kế hoạch; - LNKH: Lợi nhuận dự kiến kỳ kế hoạch. FC LN FC LN Ta có: Q KH ; S KH và LN = S [1-(VC:S)] – FC. KH KH VC KH KH P V 1 S Ví dụ 6: Có số liệu về doanh nghiệp Minh Khang trong năm N nhƣ sau: - Sản xuất sản phẩm A, tổng chi phí cố định: 80.000.000 đồng, chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm: 4.000 đồng, giá bán mỗi đơn vị sản phẩm: 20.000 đồng. - Tình hình thu chi trong quý 1 năm N nhƣ sau: + Tổng doanh thu: 540 triệu đồng; + Tổng chi phí:  Định phí: * Thuê mặt bằng: 18 triệu đồng; * Khấu hao nhà cửa thiết bị: 15 triệu đồng; * Tiền lƣơng tháng và chi phí quản lý: 17 triệu đồng;  Biến phí: * Mua vật tƣ chế tạo sản phẩm: 400 triệu đồng; * Tiền lƣơng công nhân trực tiếp: 50 triệu đồng. - Sản xuất sản phẩm B, dự kiến số lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong năm kế hoạch là 6.000 sản phẩm, giá bán đơn vị sản phẩm 0,04 triệu đồng. Dự kiến các chi phí phát sinh trong năm nhƣ sau: + Nguyên, nhiên vật liệu: 72 triệu đồng; + Tiền lƣơng công nhân trực tiếp: 58 triệu đồng; + Chi phí khấu hao TSCĐ: 10,5 triệu đồng; + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 10 triệu đồng; + Chi phí cố định khác: 2 triệu đồng; + Chi phí biến đổi khác: 20 triệu đồng. Yêu cầu: 1. Xác định sản lƣợng hòa vốn của doanh nghiệp và nêu nhận xét. 2. Xác định doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp trên. 3. Xác định thời gian hòa vốn của doanh nghiệp trên. Bài giải: Yêu cầu 1: - Sản lƣợng hòa vốn: Ta có: FC = 80.000.000 đồng; P = 20.000 đồng và V = 4.000 đồng. Thay kết quả tính đƣợc vào (1) ta có: 117
  29. QHV = 80.000.000 : (20.000 – 4.000) = 5.000 sản phẩm. - Nhận xét: + Nếu số lƣợng sản phẩm A tiêu thụ trong năm > 5.000 sản phẩm thì doanh nghiệp có lãi; + Nếu số lƣợng sản phẩm A tiêu thụ trong năm = 5.000 sản phẩm thì doanh nghiệp hòa vốn; + Nếu số lƣợng sản phẩm A tiêu thụ trong năm < 5.000 sản phẩm thì doanh nghiệp bị lỗ; Yêu cầu 2 Ta có: FC = 8 + 5 + 17 =30 ; S = 540 và VC = 400 + 50 = 450 : triệu đồng Thay kết quả tính đƣợc vào (2) ta có: SHV = 50 : [1 – (450 : 540)] = 300 triệu đồng Yêu cầu 3 Ta có: FC = 10,5 + 10 + 2 = 22,5 và VC = 72 + 58 + 20 = 150; S = 6.000 x 0,4 = 240 triệu đồng. Thay kết quả tính đƣợc vào (2) ta có: SHV = 22,5 : [1 – (150 : 240)] = 60 triệu đồng. Thay kết quả tính đƣợc vào (3) ta có: THV = (12 x 60) : 240 = 3 tháng. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Trình bày khái niệm chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. Câu 2. Trình bày các cách phân loại chi phí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Câu 3. Trình bày ý nghĩa và biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. Câu 4. Doanh thu bán hàng là gì? Các điều kiện cần thiết để ghi nhận doanh thu bán hàng? Hãy giải thích điều kiện "Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn". Câu 5. Phân biệt doanh thu bán hàng với tiền thu bán hàng. Câu 6. Trình bày ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Nêu các biện pháp để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong doanh nghiệp. Câu 7. Lợi nhuận là gì? Trình bày phƣơng pháp xác định lợi nhuận thuần hoạt động SXKD trong doanh nghiệp. Câu 8. Trình bày các biện pháp tăng lợi nhuận bán hàng trong doanh nghiệp. Biện pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao? Việc tăng lợi nhuận bán hàng trong doanh nghiệp có ý nghĩa gì? Câu 9. Điểm hòa vốn là gì? Trình bày các phƣơng pháp xác định điểm hòa vốn. Câu 10. Nêu một số hạn chế của phân tích điểm hòa vốn. Bài tập 118
  30. Bài 1. Doanh nghiệp Minh Nhật có tài liệu nhƣ sau: a. Năm báo cáo - Tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh: 11.500 triệu đồng. - Tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh: 460 triệu đồng. b. Năm kế hoạch - Tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh: 12.400 triệu đồng. - Tốc độ tăng của tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh năm kế hoạch so với năm báo cáo là: 5%. Yêu cầu: Xác định số tiền vƣợt chi về chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Bài 2. Doanh nghiệp Minh Triết có tài liệu về xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm nhƣ sau: a. Năm báo cáo - Tổng giá thành sản xuất sản phẩm:2.070 triệu đồng. Trong đó: Sản phẩm A là 750 triệu đồng và sản phẩm B là 1.320 triệu đồng. - Số lƣợng sản phẩm sản xuất: 600 sản phẩm A và 800 sản phẩm B. b. Năm kế hoạch - Định mức tiêu hao để sản xuất đơn vị sản phẩm: Định mức tiêu hao Đơn Sản Yếu tố chi phí Đvt Sản giá phẩm phẩm A (đồng) B 1. NVLC Kg 45 60 20.000 2. Vật liệu phụ Kg 10 12 10.000 3. Nhiên liệu Lít 5 6 5.000 4. Năng lƣợng Kw 4 5 2.000 5. Giờ công sản Giờ 6 8 15.000 xuất - Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn trích theo chế độ quy định hiện hành. - Tổng chi phí sản xuất chung dự tính 85.600.000 đồng. - Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp dự tính 95.120.000 đồng. - Chi phí bán hàng phân bổ cho đơn vị sản phẩm dự tính bằng 5% trên giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm. - Số lƣợng sản phẩm sản xuất: 800 sản phẩm A và 1.000 sản phẩm B. Yêu cầu: 1. Tính toán số liệu và lập bảng kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm và kế hoạch giá thành tính theo khoản mục. 2. Tính các chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm. 119
  31. Biết rằng: Chi phí gián tiếp đƣợc phân bổ theo định mức tiêu hao NVLC. Bài 3. a. Căn cứ vào tài liệu dƣới đây hãy tính các chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phúc Thịnh: Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Kế Thực hoạch hiện 1. Tổng doanh thu bán hàng 3.400 3.800 2. Tổng mức chi phí hoạt động kinh 2.924 3.344 doanh Biết rằng: Giá cả thị trƣờng không đổi trong quá trình thực hiện. b. Giả sử trong quá trình thực hiện chỉ số giá là 1,05 và do biến động của giá cả làm cho chi phí giảm 200 triệu đồng. Hãy tính các chỉ tiêu về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp trên. Bài 4. Doanh nghiệp Minh Nhật trong năm kế hoạch dự kiến sản xuất 1.000 sản phẩm A và 2.000 sản phẩm B, có tài liệu nhƣ sau: - Định mức tiêu hao để sản xuất đơn vị sản phẩm: Định mức tiêu hao Đơn Yếu tố chi phí Đvt Sản Sản giá phẩm A phẩm B (đồng) 1. NVLC Kg 50 25 25.000 2. Vật liệu phụ Kg 15 5 8.000 3. Giờ công sản Giờ 15 20 5.000 xuất - Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn trích theo chế độ quy định hiện hành. - Dự toán chi phí phục vụ sản xuất nhƣ sau: Đvt: đồng Chi phí Chi phí quản quản lý lý doanh Yếu tố chi phí phân nghiệp xƣởng 1. Vật liệu phụ 40.000.000 25.000.000 2. Nhiên liệu 20.000.000 15.000.000 3. Khấu hao TSCĐ 30.000.000 18.000.000 4. Tiền lƣơng và các khoản trích 15.000.000 20.500.000 nộp 5. Chi phí bằng tiền khác 5.000.000 4.000.000 - Chi phí bán hàng dự tính phân bổ cho đơn vị sản phẩm bằng 10% trên giá thành sản xuất đơn vị. Yêu cầu: 1. Tính toán số liệu và lập bảng kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm. 120
  32. 2. Tính tổng giá thành toàn bộ của sản phẩm A năm kế hoạch và mức hạ giá thành đơn vị sản phẩm A, biết rằng giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A năm kế hoạch hạ 4% so với năm báo cáo. Biết rằng: Chi phí sản xuất chung và quản lý doanh nghiệp đƣợc phân bổ theo giờ công của công nhân sản xuất. Bài 5. Doanh nghiệp thƣơng mại Kỳ Anh tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp, kinh doanh mặt hàng A có tài liệu nhƣ sau: a. Năm báo cáo - Số lƣợng hàng hoá tồn kho đến cuối quý 3 là: 600 cái. - Số lƣợng hàng hoá mua vào trong quý 4 là: 3.000 cái (bằng 30% số lƣợng mua vào cả năm báo cáo). - Số lƣợng hàng hóa tiêu thụ trong quý 4 là: 3.200 cái. b. Năm kế hoạch - Số lƣợng hàng hoá mua vào tăng 20% so với năm báo cáo. Tỷ lệ hàng hoá tồn kho cuối năm là 8%. - Đơn giá bán chƣa thuế GTGT 10% là: 240.000 đồng/cái. Yêu cầu: Xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Bài 6. Doanh nghiệp thƣơng mại Vân Nam kinh doanh 2 mặt hàng A và B, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ có tài liệu nhƣ sau: a. Năm báo cáo Số liệu về mặt hàng B nhƣ sau: - Số lƣợng mua vào và tồn kho trong quý 3: Mua vào Tồn kho tại các thời điểm quý 3 01/7 31/7 31/8 30/9 5.000 800 500 300 480 - Số lƣợng mua vào trong quý 4 tăng 15% so với số lƣợng mua vào ở quý 3. - Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong quý 4 : 5.900 cái. 2. Năm kế hoạch dự kiến - Mặt hàng A: + Số lƣợng mua vào cả năm là: 15.000 cái. Đơn giá mua: 6.800 đ/cái. + Tỷ lệ tồn kho cuối năm là: 12%. - Mặt hàng B: Số lƣợng mua vào đến ngày 30/9 là: 18.000 cái. Trong quý 4 dự kiến số lƣợng mua vào bằng 25% số lƣợng mua vào cả năm kế hoạch. Yêu cầu: Tính toán số liệu và lập bảng doanh thu tiêu thụ hàng hoá năm kế hoạch cho doanh nghiệp Vân Nam. Biết rằng: Mặt hàng A không có tồn kho đầu kỳ. Đơn giá bán chƣa thuế GTGT 10% của mặt hàng A: 9.200 đồng/cái, mặt hàmg B là: 21.000 đồng/cái. 121
  33. Bài 7. Doanh nghiệp Hồng Yến tính giá xuất kho sản phẩm theo phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc và tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, có tài liệu trong kỳ nhƣ sau: - Tình hình sản phẩm sản xuất và tồn kho: Đvt: đồng Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Số Giá Giá lƣợng Sản thành thành Đvt Số Số tồn phẩm sản sản lƣợng lƣợng cuối xuất xuất kỳ đơn vị đơn vị A Cái 300 42.000 5.000 48.000 400 B Chiếc 50 15.000 1.800 15.500 80 - Nhập khẩu trực tiếp 240 tấn hàng C, trị giá tính thuế nhập khẩu 150 USD/tấn, thuế suất thuế nhập khẩu 5%, thuế suất thuế GTGT 10%. Lô hàng này ngay sau đó chuyển bán cho Công ty Ngọc Nam 2/3, tổng trị giá thanh toán trên hoá đơn GTGT là 935.000.000 đồng, số còn lại nhập kho đủ. Yêu cầu: Xác định lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp trên. Biết rằng: Tỷ giá thực tế: 20.500 VND/USD. Đơn giá bán bao gồm cả thuế GTGT 10% của sản phẩm A và B lần lƣợt là: 79.200 đồng và 27.500 đồng. Bài 8. Doanh nghiệp Đồng Tiến sản xuất 2 loại sản phẩm A và B (sản phẩm A là mặt hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất 30%), tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, có tài liệu trong kỳ nhƣ sau: - Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Đvt: đồng Sản xuất trong Tiêu thụ trong S Tồn đầu kỳ kỳ kỳ ả S Giá Giá Đơn n ố thàn thàn giá Đ Số l h Số h bán p vt lƣ ƣ sản lƣợ sản chƣa h ợn ợ xuất ng xuất thuế ẩ g n đơn đơn GTG m g vị vị T A Th 8 580. 2.1 600. 21 936.0 ùn 0 000 00 000 00 00 g B Cá 5 10. 10 90.0 94.0 120.0 i 0 00 .2 00 00 00 0 0 00 - Chi phí bán hàng tình bằng 4% trên doanh thu chƣa thuế GTGT của sản phẩm A và sản phẩm B. 122
  34. - Chi phí quản lý doanh nghiệp tính bằng 5% trên tổng giá vốn hàng bán. - Các tài liệu khác: + Thu lãi tiền gởi ngân hàng: 16.000.000 đồng. + Nhận biếu tặng 1 TSCĐ, trị giá do hội đồng xác định 24.000.000 đồng, chi phí phục vụ cho việc giao nhận doanh nghiệp phải trả hết 4.400.000 đồng. Trong đố thuế GTGT là 400.000 đồng. Yêu cầu:. Tính các chỉ tiêu của kế hoạch lợi nhuận. Biết rằng: - Doanh nghiệp tính giá xuất kho sản phẩm theo phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc. - Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm A và B đều là 10%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%. Bài 9. Doanh nghiệp Hải Vân tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, có tài liệu trong kỳ tính thuế nhƣ sau: - Nhập khẩu 2.500 kg nguyên liệu "N", để sản xuất sản phẩm A, trị giá tính thuế nhập khẩu 80.000 đồng/kg. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế TTĐB 60% và thuế suất thuế GTGT 10%. - Mua 180 tấn hàng B, trị giá mua chƣa thuế GTGT là 1.200.000 đồng/tấn. Chi phí mua hàng hết 6.000.000 đồng (chƣa thuế GTGT 10%). Lô hàng này ngay sau đó chuyển thẳng ra cảng để xuất khẩu, trị giá FOB - HAI PHONG: 90 USD/tấn, thuế suất thuế xuất khẩu 5%. - Xuất kho 2.000 kg nguyên liệu "N" để sản xuất, kết quả sản xuất đƣợc 40.000 sản phẩm A (mặt hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất 25%). Trong kỳ xuất bán 35.000 sản phẩm, xuất trao đổi 3.000 sản phẩm. Giá tính thuế thuế GTGT của sản phẩm A là: 24.000 đồng/sản phẩm. - Chi phí bán hàng và QLDN phát sinh hợp lý trong kỳ: 216.000.000 đồng. - Thu lãi liên doanh đƣợc chia trong kỳ: 15.000.000 đồng. Yêu cầu: Tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trên. Biết rằng: - Sản phẩm A, mặt hàng B không có tồn kho đầu kỳ và có cùng thuế suất thuế GTGT là 10%. Thuế suất thuế TNDN 25% và giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A là 15.500 đồng. - Tỷ giá 20.500 VND/USD. Doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định và thanh toán qua ngân hàng. Bài 10. Doanh nghiệp Hồng Anh tính giá xuất kho sản phẩm theo phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc và tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ có tài liệu trong kỳ nhƣ sau: - Tình hình sản phẩm sản xuất và tồn kho: Đvt: đồng Sản Đvt Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Số 123
  35. phẩm Giá Giá lƣợng Số thành Số thành tồn lƣợng sản lƣợng sản cuối xuất xuất kỳ A Cái 600 50.000 6.200 51.000 500 B Chiếc 150 20.000 7.800 16.800 120 - Nhập khẩu trực tiếp 250 tấn hàng C, trị giá tính thuế nhập khẩu 210 USD/tấn, thuế suất thuế nhập khẩu 5%, thuế suất thuế TTĐB 25% và thuế suất thuế GTGT 10%. Lô hàng này ngay sau đó bán cho công ty “N” 200 tấn, giá thanh toán trên hoá đơn GTGT là: 6.820.000 đồng/tấn. - Tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 2%. Yêu cầu: Xác định lợi nhuận thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp trên. Biết rằng: - Tỷ giá thực tế: 20.500 VND/USD. Sản phẩm A chịu thuế TTĐB với thuế suất 60%. - Đơn giá bán chƣa thuế GTGT 10% của sản phẩm A: 140.000 đồng và sản phẩm B: 28.000 đồng. Bài 11. Doanh nghiệp Ngọc Bích tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Trong kỳ có tài liệu sau: a. Tình hình sản phẩm hàng hoá tồn kho đầu kỳ: - Sản phẩm A: số lƣợng 600 cái, giá thành sản xuất đơn vị 210.000 đồng; - Sản phẩm B: số lƣợng 800 cái, giá thành sản xuất đơn vị 150.000 đồng; - Sản phẩm C: số lƣợng 400 cái, giá thành sản xuất đơn vị 100.000 đồng; - Trị giá thực tế hàng hoá D mua ngoài 200.000.000 đồng. b. Các tài liệu phát sinh trong kỳ: - Nhập khẩu trực tiếp một lô vật liệu, trị giá nhập khẩu 50.000 USD/CIF. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT 10% khấu trừ hết kỳ này. - Trị giá hàng hoá D mua vào chƣa thuế 850.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Hàng nhập kho đủ. Chi phí khâu mua phát sinh 20.000.000 đồng. - Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá: Tổng giá Số Giá bán Sản Số thành sản lƣợn chƣa thuế phẩm, lƣợng xuất g tiêu đơn vị hàng sản xuất (ngàn thụ (ngàn hoá (cái) đồng) (cái) đồng) A 6.000 1.320.000 6.100 250 B 10.000 1.600.000 10.20 200 C 5.000 475.000 0 120 Hàng - - 5.100 1.000.000 D - 124
  36. - Trị giá mua của hàng hoá D mua ngoài tồn kho cuối kỳ 180.000.000 đồng. - Ngoài ra, doanh nghiệp còn mua một lô hàng E giá mua chƣa thuế trên hoá đơn GTGT 1.200.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Lô hàng này xuất khẩu hết, trị giá xuất khẩu 98.000USD/FOB. Thuế suất thuế xuất khẩu 5%. Biết rằng: Các chi phí thuộc chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hợp lý trong kỳ là 800.000.000 đồng, thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ của chi phí 30.000.000 đồng. - Các tài liệu khác: + Thanh lý một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 240.000.000 đồng đã khấu hao hết 95% trên nguyên giá. Giá trị thanh lý thu hồi chƣa thuế GTGT 25.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí phục vụ thanh lý 4.000.000 đồng (chƣa thuế GTGT 10%). + Nhận biếu tặng một TSCĐ, giá trị do hội đồng giao nhận xác định 20.000.000 đồng, chi phí phục vụ cho việc nhận TSCĐ 2.000.000 đồng (chƣa thuế GTGT 10%). + Cho thuê một TSCĐ, tiền cho thuê chƣa thuế GTGT 2.000.000 đồng/tháng. Thời gian cho thuê là 6 tháng (thu hết trong kỳ tính thuế). TSCĐ có nguyên giá 120.000.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 12%. (khấu hao theo đƣờng thẳng). + Thu lãi tiền gởi ngân hàng 10.000.000 đồng. Yêu cầu: Tính lợi nhuận sau thuế trong kỳ của doanh nghiệp trên. Biết rằng: - Mặt hàng A, B, C và hàng hoá có cùng thuế suất thuế GTGT là 10%. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng 20.500 VND/USD. - Doanh nghiệp tính giá xuất kho của sản phẩm, hàng hoá theo phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ là 5.200.000 đồng. Bài 12. Doanh nghiệp Hoàng Mai tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ và tính khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Trong kỳ có tài liệu: - Tình hình sản phẩm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Đvt: 1.000 đồng H Đ Mua vào Bán ra trong Tỷ Tồn đầu kỳ à ơ trong kỳ kỳ su 125
  37. n n ất g phí Đơ h v bá S n S o ị Đơn n ố giá ố Đơn á giá Số hà l mu l giá t mua lƣ ng ƣ a ƣ bán í chƣ ợn và ợ chƣ ợ chƣa n a g qu n a n thuế h thuế ản g thu g lý ế (% ) A T 2 700 80 720 8 800 5 B ấ 0 200 0 210 5 280 6 C n 0 100 1. 110 0 160 7 C 5 50 1 á 0 0 . i 0 3. 6 C 8 00 0 á 0 0 0 i 0 3 . 2 0 0 - Nhập khẩu một lô hàng D, trị giá lô hàng nhập khẩu theo giá CIF 45.000USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 40%. Lô hàng này sau đó xuất bán cho đơn vị bạn 50% trị giá lô hàng, trị giá bán chƣa thuế GTGT 950.000.000 đồng. Thuế suất thuế GTGT 10%. Tỷ giá thực tế 20.500VND/US D. - Chuyển một TSCĐ, nguyên giá 240.000.000 đồng, có thời gian sử dụng 10 năm để cho đơn vị bạn thuê hoạt động. Thời gian thuê 6 tháng. Giá trị cho thuê chƣa thuế 5.200.000 đồng/tháng, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển tài sản cho thuê chƣa thuế 2.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT của dịch vụ vận tải 5%. Yêu cầu: Tính lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Biết rằng: - Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm là 10%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. - Doanh nghiệp tính giá xuất kho của sản phẩm tính theo phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc. Bài 13. Doanh nghiệp Thanh Thúy tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Trong kỳ có tài liệu sau: - Mua một lô hàng B, giá mua chƣa thuế GTGT 1.200 triệu đồng. Lô hàng này ngay sau đó xuất khẩu toàn bộ theo giá FOB, trị giá xuất khẩu 95.000 USD. Thuế suất thuế xuất khẩu 5%. 126
  38. - Nhập khẩu trực tiếp một lô hàng A, số lƣợng nhập khẩu 500 tấn, giá nhập khẩu 200 USD/ tấn theo giá CIF. Thuế suất thuế nhập khẩu 15%. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 25%. Biết rằng doanh nghiệp đƣợc giảm 15% số thuế nhập khẩu phải nộp. - Mua một lô hàng C số lƣợng 600 cái, đơn giá mua chƣa thuế GTGT 0,62 triệu đồng, lô hàng này chuyển hết cho đại lý bán hộ theo giá bán quy định chƣa thuế GTGT là 0,82 triệu đồng/cái. Hoa hồng đại lý đƣợc hƣởng bao gồm cả thuế GTGT 10% của dịch vụ đại lý là 0,0385 triệu đồng/cái. Trong kỳ đại lý đã thanh toán với doanh nghiệp 550 cái (khấu trừ luôn hoa hồng đƣợc hƣởng). - Tình hình tiêu thụ hàng A: + Xuất bán tại kho 400 tấn hàng A, giá bán bình thƣờng chƣa thuế GTGT là 6,15 triệu đồng/tấn. + Bán trả góp 80 tấn hàng A, giá bán trả góp chƣa thuế GTGT là 6,2 triệu đồng/tấn (tiền lãi trả góp thu hết trong kỳ). - Các khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý, hợp pháp (chƣa kể hoa hồng đại lý bán) trong kỳ là 540 triệu đồng. Yêu cầu: Tính lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ. Biết rằng: - Các mặt hàng đều có cùng thuế suất thuế GTGT 10%. - Tỷ giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu 20.000 VND/USD. - Mặt hàng A, B, C không có tồn kho đầu kỳ. - Tiền mua hàng hóa dịch vụ đều thanh toán qua Ngân hàng. Bài 14. Doanh nghiệp thƣơng mại Đình Phúc tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Trong kỳ có tài liệu sau: - Nhập khẩu trực tiếp một lô hàng B, số lƣợng nhập khẩu 100 chiếc, giá nhập khẩu 9.800 USD/chiếc theo giá CIF. Thuế suất thuế nhập khẩu 15%. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 20%. Biết rằng doanh nghiệp đƣợc giảm 10% số thuế nhập khẩu phải nộp. Tiền hàng thanh toán bằng tiền gởi Ngân hàng. - Mua một lô hàng C số lƣợng 800 cái, đơn giá mua chƣa thuế GTGT là 0,7 triệu đồng. Tiền hàng thanh toán qua ngân hàng. Lô hàng này sau đó chuyển hết cho đại lý bán hộ theo giá bán quy định chƣa thuế GTGT 0,85 triệu đồng/cái. Hoa hồng đại lý đƣợc hƣởng bao gồm cả thuế GTGT của dịch vụ đại lý là 0,066 triệu đồng/cái. Trong kỳ đại lý đã thanh toán với doanh nghiệp 600 cái.(khấu trừ luôn hoa hồng đƣợc hƣởng). - Tình hình tiêu thụ hàng B: Xuất bán tại kho 70 chiếc, giá bán chƣa thuế GTGT 265 triệu đồng/chiếc. - Mua một lô hàng A, giá mua chƣa thuế GTGT 1.100 triệu đồng, tiền mua thanh toán bằng tiền mặt 220 triệu đồng, số còn lại thanh toán qua ngân hàng. Lô hàng này xuất khẩu hết, trị giá xuất khẩu 96.000 USD/ FOB. Thuế suất thuế xuất khẩu 8%. - Các khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý, hợp pháp (chƣa kể hoa hồng đại lý) trong kỳ là 345 triệu đồng. 127
  39. - Nhận biếu tặng 1 lô hàng, giá trị do hội đồng xác định là 32 triệu đồng. Chi phí liên quan dến công tác giao nhận doanh nghiệp phải trả hết 1,3 triệu đồng (chƣa thuế GTGT 10%). - Chi trả tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 40 triệu đồng. - Thanh lý 1 TSCĐ hữu hình, giá trị thu hồi bao gồm cả thuế GTGT 10% là 22 triệu đồng. TSCĐ có nguyên giá 80 triệu đồng và khấu hao đƣợc 60 triệu đồng. Chi phí thanh lý hết 2,12 triệu đồng ( chƣa thuế GTGT 5%). - Thu lãi liên doanh liên kết đƣợc chia: 58 triệu đồng. Yêu cầu: Tính tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ cho doanh nghiệp trên. Biết rằng: - Các mặt hàng và dich vụ đều có cùng thuế suất thuế GTGT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu 20.000 VND/USD. - Mặt hàng A, B, C không có tồn kho đầu kỳ. Bài 15. Công ty điện cơ Minh Phúc chuyên sản xuất quạt điện có đơn giá bán là 200.000 đồng/chiếc, chi phí cố định hàng năm là 400 triệu và chi phí biến đổi là 120.000 đồng/chiếc. Yêu cầu: Xác định sản lƣợng hòa vốn của doanh nghiệp trên và minh họa bằng đồ thị. Bài 16. Trích số liệu tóm tắt từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Trƣờng Quang nhƣ sau: Đvt: triệu đồng Doanh thu 200.000 Trừ : Tổng chi phí biến đổi 120.000 Doanh thu trƣớc chi phí cố định 80.000 Trừ : Chi phí cố định 70.000 Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi (EBIT) 10.000 Yêu cầu: Tính doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp trên. Bài 17. Công ty Phƣơng Thúy sản xuất và tiêu thụ 3 loại sản phẩm trong năm N nhƣ sau : Số Biến phí đơn Đơn giá Sản lƣợng vị bán phẩm (cái) (đồng) (đồng) A 20.000 1.200 2.000 B 50.000 1.500 2.500 C 80.000 1.000 3.000 Tổng định phí sản xuất và tiêu thụ 3 sản phẩm trên trong năm N là 100 triệu đồng. 128
  40. Yêu cầu: Hãy dùng mô hình hòa vốn theo doanh thu để xác định điểm hòa vốn. Bài 18. Công ty Nhật Duy chuyên sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A, trong năm N có tài liệu nhƣ sau: - Công suất thiết kế: 50.000 sản phẩm; - Số lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: 25.000 sản phẩm; - Chi phí kinh doanh: + Tổng chi phí cố định (không kể lãi vay): 800 triệu đồng; + Chi phí biến đổi: 0,15 triệu đồng/sản phẩm. - Giá bán đơn vị sản phẩm (chƣa thuế GTGT): 0,2 triệu đồng. Yêu cầu: Xác định sản lƣợng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp trên. Tài liệu tham khảo [1] PGS. TS. Phan Thị Cúc, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (tập 1), NXB Tài chính, 2009. [2] TS. Lê Phú Hào, ThS. Phạm Cao Khanh, ThS. Nguyễn Thị Hải Hằng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Thanh niên, năm 2009. [3] TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, 2009. [4] TS. Bùi Hữu Phƣớc, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2009. [5] ThS. Đặng Thúy Phƣợng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2010. [6] GS. TS. Đinh Văn Sơn, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo dục, 1999. [7] TS. Vũ Công Ty, ThS. Đỗ Thị Phƣơng, Tài chính doanh nghiệp thực hành (tập 1), NXB Nông nghiệp, 2010. CHƢƠNG 5 ĐẦU TƢ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP 129
  41. Mục tiêu Chƣơng này trình bày những vấn đề cơ bản về: - Các phƣơng pháp tính lãi, giá trị tƣơng lai và giá trị hiện tại của tiền; - Khái niệm, phân loại dòng tiền; giá trị tƣơng lai, giá trị hiện tại của một dòng tiền đều thông thƣờng; - Khái niệm, các hình thức đầu tƣ, chuỗi tiền tệ của một dự án đầu tƣ và phƣơng pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ. Nội dung I. Giá trị của tiền theo thời gian Trong quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý đầu tƣ dài hạn, một nguyên tắc rất quan trọng phải áp dụng đó là phải xác định giá trị của tiền, bởi tiền có giá trị theo thời gian. Đối với các nhà đầu tƣ, một đơn vị đồng tiền hôm nay có giá trị cao hơn một đồng tiền trong tƣơng lai. Khoảng cách thời gian càng dài và cơ hội sinh lời càng cao thì sự khác biệt trong giá trị hai thời điểm càng lớn. Nguyên nhân của sự khác nhau này xuất phát rất nhiều lý do, nhƣng chung quy lại có ba nguyên nhân chính đó là do yếu tố lạm phát, yếu tố rủi ro và yếu tố chi phí cơ hội. Xét về góc độ tài chính, bản chất của tài chính đó chính là sự vận động của các quỹ tiền tệ. Các vấn đề về tài chính luôn xoay quanh sự chuyển động của dòng tiền vào và dòng tiền ra trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, hầu hết các quyết định quan trọng trong tài chính từ quyết định đầu tƣ, quyết định tài trợ đến các quyết định về quản lý tài sản đều liên quan đến giá trị tiền tệ theo thời gian. Các dòng tiền thu nhập và chi phí luôn xảy ra tại các thời điểm khác nhau. Giá trị tiền tệ theo thời gian sẽ giúp so sánh các dòng tiền qua các thời điểm khác nhau đó. 1. Các phƣơng pháp tính lãi 1.1. Lãi đơn - Khái niệm: Lãi đơn là số tiền lãi đƣợc xác định dựa trên số vốn gốc (vốn đầu tƣ ban đầu) với một mức lãi suất nhất định. Theo phƣơng pháp lãi đơn thì số lãi mỗi kỳ luôn bằng nhau nếu vốn gốc bằng nhau. Thông thƣờng thì lãi đơn đƣợc áp dụng cho các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. - Công thức: I = P0 x i x n (1) Trong đó: I : Lãi đơn; P0: Vốn gốc; i : Lãi suất; n : Số kỳ tính lãi. Lưu ý: Nếu i tính theo năm; n tính theo tháng (ngày) thì: P x i x n I 0 12 (360) Ví dụ 1: Ông An đầu tƣ 100 triệu đồng vào tài khoản tính lãi đơn với lãi suất 8%/năm. Hỏi sau 5 năm số tiền gốc và lãi ông An thu đƣợc là bao nhiêu? Bài giải: 130
  42. Đvt: triệu đồng. Để xác định số tiền tích lũy của một khoản tiền vào cuối năm thứ 5 (P5), ta cộng tiền lãi tìm đƣợc từ vốn gốc vào vốn gốc đã đầu tƣ. Áp dụng công thức (1), ta có số tiền tích lũy: - Cuối năm thứ nhất: P1 = 100 + (100 8% 1) = 108; - Cuối năm thứ hai: P2 = 100 + (100 8% 2) = 116; - Cuối năm thứ ba: P3 = 100 + (100 8% 3) = 124; - Cuối năm thứ tƣ: P4 = 100 + (100 8% 4) = 132; - Cuối năm thứ năm: P5 = 100 + (100 8% 5) = 140. Kết quả đầu tƣ đƣợc tính nhƣ trên gọi là tính theo lãi đơn. Lãi đơn thƣờng đƣợc áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Nhƣ vậy, với lãi đơn, giá trị đạt đƣợc của một khoản tiền vào cuối năm n là: Pn = P0 1 (i n) 1.2. Lãi kép - Khái niệm: Lãi kép là số tiền lãi đƣợc xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kỳ trƣớc đó gộp vào vốn gốc để làm căn cứ tính tiền lãi cho các thời kỳ tiếp theo. Từ khái niệm lãi kép cho thấy, đặc điểm của lãi kép là không chỉ vốn sinh lợi mà lãi cũng sinh lợi (lãi của lãi). Thông thƣờng, lãi kép đƣợc áp dụng cho các nghiệp vụ tài chính dài hạn. - Công thức: Giá trị tích lũy của một khoản tiền vào cuối thời kỳ n là: n Pn = P0 x (1 + i) (2) Trong đó: Pn: Số tiền tích lũy; P0: Vốn gốc; i: Lãi suất; n: Số kỳ tính lãi. Ví dụ 2 : Theo số liệu ví dụ 1, nếu ông An gửi tiền vào tài khoản tính lãi kép thì sau 5 năm số tiền gốc và lãi ông An thu đƣợc là bao nhiêu? Bài giải: Đvt: triệu đồng. Áp dụng công thức (2), ta có giá trị tích lũy: Cuối năm thứ nhất: P1= 100 + (100 8%) = 100 (1 + 8%); 2 Cuối năm thứ hai: P2 = 100 (1 + 8%) + 100 (1 + 8%) 8%= 100 (1 + 8%) ; 3 Cuối năm thứ ba: P3 = 100 (1 + 8%) ; 4 Cuối năm thứ tƣ: P4 = 100 (1 + 8%) ; 5 Cuối năm thứ năm: P5 = 100 (1 + 8%) = 146,93. 2. Giá trị tƣơng lai của tiền 131
  43. - Khái niệm: Giá trị tƣơng lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến thời điểm trong tƣơng lai. n - Công thức: FVn = PVx (1+i) = PV x FVF (i,n) (3) Trong đó: + FVn: Giá trị tƣơng lai của một khoản tiền sau năm thứ n; + PV: Giá trị hiện tại của một khoản tiền ban đầu; + (1+i)n : Thừa số giá trị tƣơng lai; + FVF: Đƣợc tính sẵn dƣới dạng bảng tài chính và (1+i)n = FVF (i,n); + i: Lãi suất. Lưu ý: Nếu kỳ hạn tính lãi khác 1 năm thì kết quả đầu tƣ FVn đƣợc xác định i n.m theo công thức: FVn = PV (1+ ) (4) m Trong đó: m là số lần tính lãi trong một năm. Ví dụ 3: 1. Xác định giá trị tƣơng lai của 100 triệu đồng sau 5 năm với lãi suất 8%/năm. 2. Bà Bảy gởi 100 triệu đồng vào tài khoản ở ngân hàng trong thời hạn 2 năm, với lãi suất 10%/năm. Hỏi số tiền bà nhận đƣợc sau 2 năm là bao nhiêu? Biết ngân hàng tính lãi kép định kỳ 6 tháng 1 lần. Bài giải: 1. Áp dụng công thức (3), ta có: - Cách 1: Giá trị tƣơng lai của 100 triệu đồng sau 5 năm với lãi suất 8% là: 100 (1 + 8%)5 = 146,93 triệu đồng - Cách 2: Sử dụng bảng phụ lục ta thấy FVF (8%,5) = 1,4693. Do vậy: FV5 = 100 1,4693 = 146,93 triệu đồng 2. Áp dụng công thức (4) ta có: 2x2 10% FV = 100 x 1 = 121,56 triệu đồng. 2 3. Giá trị hiện tại của tiền - Khái niệm: Giá trị hiện tại của tiền là đồng tiền trong tƣơng lai chuyển về thời điểm hiện tại. Trên thực tế, các hoạt động đầu tƣ phải đƣợc xem xét ở thời điểm hiện tại, để so sánh các khoản tiền bỏ ra ở hiện tại với các khoản thu nhập và chi phí xảy ra trong tƣơng lai. Vì thế cần phải xác định đƣợc giá trị hiện tại của các khoản tiền trong tƣơng lai. FVn 1 Công thức: PV = = FVn = FVn PVF(i,n) (5) (1 i)n (1 i) n 132
  44. Trong đó: 1 + : Thừa số giá trị hiện tại. (1 i) n + PVF(i,n): Đƣợc tính sẵn dƣới dạng bảng tài chính và PVF (i,n) = . Tiến trình xác định giá trị hiện tại của 1 số lƣợng tiền tệ dự kiến trong tƣơng lai đƣợc gọi là sự chiết khấu và lãi suất chiết khấu là tỷ suất lãi đƣợc sử dụng để thực hiện sự chiết khấu. Ví dụ 4: Ông Nam muốn có đƣợc số tiền là 20 triệu đồng ở thời điểm 5 năm sau với lãi suất 14%/năm tính theo lãi kép. Hỏi ngay bây giờ ông Nam phải đầu tƣ bao nhiêu? Bài giải: Áp dụng công thức (5) ta có: - Cách 1: FV 1 Ta có: PV = n = 20 = 10,388 triệu đồng (1 i)n 1 14% 5 - Cách 2: Tra bảng tài chính, ta có: PVF (14%,5) = 0,5194. Nên PV5 = 20 0,5194 = 10,388 tiệu đồng. II. Dòng tiền 1. Khái niệm và phân loại 1.1. Khái niệm Dòng tiền là một chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kỳ nhất định. 1.2. Phân loại Dòng tiền có thể phân chia thành các loại sau đây: - Dòng tiền đều: Dòng tiền bao gồm các khoản bằng nhau xảy ra qua một số thời kỳ nhất định, bao gồm: + Dòng tiền đều thông thƣờng xảy ra vào cuối kỳ. + Dòng tiền đều đầu kỳ xảy ra vào đầu kỳ. + Dòng tiền đều vô hạn xảy ra vào cuối kỳ và không bao giờ chấm dứt. - Dòng tiền không đều (hỗn tạp): Dòng tiền không bằng nhau xảy ra qua một số thời kỳ nhất định. 2. Giá trị tƣơng lai của một dòng tiền đều thông thƣờng Trong thực tế không phải lúc nào cũng tính giá trị tƣơng lai cho những khoản tiền riêng lẻ, thông thƣờng chúng ta phải tính cho cả dòng tiền. Trong phần này chỉ xem xét giá trị tƣơng lai của một dòng tiền có những khoản tiền bằng nhau và xuất hiện vào mỗi cuối kỳ (dòng tiền đều thông thƣờng). 133
  45. Ký hiệu khoản thu nhập đều hàng năm là CF và giá trị tƣơng lại của dòng tiền tệ đếu sau n năm là FVAn. Ta có: 1 2 n 1 FVAn = CF + CF 1 i + CF 1 i + + CF 1 i = CF 1 (1 i) (1 i)2 (1 i)n 1  (6) Tổng các số hạng trong ngoặc vuông của đẳng thức (6) đƣợc gọi là thừa số giá trị tƣơng lai của dòng tiền và đƣợc ký hiệu là FVFA(i,n). Thừa số này đã đƣợc tính sẵn dƣới dạng bảng tính tài chính. Vì vậy: (1 i)n 1 FVAn = CF FVFA (i,n) hoặc FVAn = CF (7) i Ví dụ 5: Bà Tám có thu nhập hàng năm là 10 triệu đồng và gởi toàn bộ số tiền đó vào ngân hàng ở thời điểm cuối mỗi năm và thực hiện điều này liên tục trong 5 năm. Hỏi vào cuối năm thứ 5 bà Tám sẽ có bao nhiêu tiền nếu lãi suất hàng năm là 10%? Bài giải: Đvt: triệu đồng. - Cách 1: Áp dụng công thức (6), ta có: 1 2 3 4 FVA5 = 10 + 10(1+10%) + 10 1 10% 10(1 10%) 10(1 10%) 61,051 . - Cách 2: Áp dụng công thức (7), ta có: (1 10%)5 1 FVA5 = 10 = 61,051 10% - Cách 3: Tra bảng tài chính ta có FVA (10%,5) = 6,1051. Vì vậy, giá trị của 10 triệu đồng nhận đƣợc hàng năm trong 5 năm là: 10 x 6,1051 = 61,051. 3. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều thông thƣờng Giá trị hiện tại (hiện giá) của dòng tiền đều thông thƣờng là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền phát sinh tại các thời điểm trong tƣơng lai. Ký hiệu giá trị hiện tại của dòng tiền đều thông thƣờng trong n năm là PVAn. Ta có công thức: CF CF CF CF PVAn = (8) 1 i 1 i 2 1 i n 1 1 i n 1 1 1 PVAn = CF 2 n 1 i 1 i 1 i Tổng các số hạng trong ngoặc ở đẳng thức trên gọi là thừa số giá trị hiện tại của dòng tiền đều, ký hiệu PVFA (i,n). Thừa số này đã đƣợc tính sẵn dƣới dạng bảng tài chính. Vì vậy: PVAn = CF PVFA(i,n); 134
  46. 1 1 1 i n Hay PVAn = CF (9) i Ví dụ 6: Với lãi suất 10%/năm. Hãy tìm giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ phát sinh đều cuối mỗi năm là 10 triệu đồng trong thời gian 5 năm. Bài giải: Đvt: triệu đồng. - Cách 1: Áp dụng công thức (8), ta có: 10 10 10 10 10 PVA5 = 1 10% 1 10% 2 1 10% 3 1 10% 4 1 10% 5 = 9,091 + 8,2645 + 7,5135 + 6,8305 + 6,2095 = 37,908 - Cách 2: Tra bảng tài chính ta có PVFA (10%,5) = 3,7908, suy ra: PVA5 = 10 3,7905 = 37,908 - Cách 3: Áp dụng công thức (9), ta có: 1 1 1 10% 5 PVAn = 10 = 37,908 10% III. Đầu tƣ dài hạn 1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tƣ dài hạn 1.1. Đầu tƣ Trong thực tế có rất nhiều khái niệm về đầu tƣ và đầu tƣ đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu đƣợc lợi nhuận. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn nhất định và với số vốn đó doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh tế, hình thành nên các tài sản cần thiết trong kinh doanh nhƣ mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xƣởng, mua bằng phát minh sáng chế, đào tạo công nhân, hình thành một lƣợng tài sản lƣu động thƣờng xuyên cần thiết. Các hoạt động của quá trình trên chính là quá trình đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài các hoạt động đầu tƣ có tính chất điển hình nhƣ trên, doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hoạt động nhƣ bỏ vốn mua cổ phiếu, trái phiếu của các chủ thể khác nhằm thu lợi nhuận trong một thời gian dài. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra thông qua lợi nhuận trong thời gian tương lai. 1.2. Dự án đầu tƣ 135
  47. “Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”14. 2. Các hình thức đầu tƣ Có khá nhiều tiêu thức phân biệt các hình thức đầu tƣ, sau đây là một số hình thức đầu tƣ thông thƣờng. 2.1. Căn cứ vào mục tiêu cụ thể Theo mục tiêu đầu tƣ, ngƣời ta phân chia thành các loại đầu tƣ sau: - Đầu tƣ phát triển sản phẩm hiện có: Là các dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hiện có, chú trọng vào việc chiếm lĩnh thị trƣờng, nhằm mở rộng thị phần tiêu thụ của các sản phẩm hiện có. Kết quả của việc đầu tƣ phát triển sản phẩm hiện có gắn liền với số lƣợng tiêu thụ và doanh thu bán hàng của sản phẩm hiện có gia tăng. - Đầu tƣ phát triển sản phẩm mới: Là các dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện với mục đích phát triển thêm chủng loại sản phẩm hàng hóa kinh doanh, từ đó nâng cao mức độ bao phủ chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ của công ty. - Đầu tƣ thay thế máy móc, thiết bị hiện có: Là các dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện với mục đích thay thế các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện tại đã cũ kỹ, lạc hậu, kém năng lực, hao phí cao. Kết quả cuối cùng của đầu tƣ thay thế là làm cho năng suất lao động tăng cao đồng thời với việc tiết kiệm chi phí nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Do đó loại đầu tƣ này chủ yếu nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu gia tăng lợi nhuận đƣợc thực hiện bằng hai con đƣờng: (1) doanh thu tăng lên đồng thời với sự gia tăng chi phí nhƣng tốc độ gia tăng chi phí thấp hơn tốc độ gia tăng doanh thu, hoặc (2) doanh thu không tăng nhƣng chi phí giảm nên doanh nghiệp thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. 2.2. Căn cứ vào mối quan hệ tài chính giữa các dự án đầu tƣ Theo mối quan hệ tài chính giữa các dự án đầu tƣ, ngƣời ta phân chia thành các loại dự án sau: - Các dự án tự loại (xung khắc) nhau: Là các dự án đầu tƣ mà việc chọn hoặc từ chối dự án này có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc làm tăng hoặc giảm nguồn tài chính tài trợ cho việc thực hiện dự án kia, do đó có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chọn hoặc từ chối dự án kia về phƣơng diện tài chính. - Các dự án độc lập nhau: Là các dự án đầu tƣ mà việc chọn hoặc từ chối dự án này không làm suy giảm nguồn tài chính đủ để tài trợ cho việc thực hiện dự án kia, nên không ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định chọn hoặc từ chối dự án kia về phƣơng diện tài chính. - Các dự án phụ thuộc nhau: Là các dự án đầu tƣ mà việc chọn hoặc từ chối dự án này kéo theo việc phải chọn hoặc từ chối dự án kia. 2.3. Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ của nhà đầu tƣ Có hai hình thức đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ hiện hành là đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp. 14 Theo điều 3 của Luật đầu tƣ năm 2006. 136
  48. - Đầu tƣ trực tiếp: Là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ. - Đầu tƣ gián tiếp: Là hình thức đầu tƣ thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ. 3. Chuỗi tiền tệ của một dự án đầu tƣ Mục tiêu cuối cùng của đầu tƣ là mang lại tổng giá trị thu nhập trong tƣơng lai nhiều hơn tổng giá trị của các khoản đầu tƣ ở thời điểm hiện tại. Các giá trị thu nhập và các giá trị đầu tƣ của dự án phát sinh trong một hoặc nhiều thời điểm khác nhau. Việc sắp xếp các giá trị thu nhập và chi phí đầu tƣ theo thứ tự thời gian phát sinh của chúng sẽ hình thành dòng tiền. Do thời gian của dự án đầu tƣ kéo dài nên các giá trị của dòng tiền phải đƣợc qui về hiện tại hoặc tƣơng lai theo lãi kép, chúng trở thành chuỗi tiền tệ. Nhƣ vậy, chuỗi tiền tệ của dự án (dòng tiền) là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm. Dƣới góc độ nghiên cứu của tài chính, dựa vào tính chất của dòng tiền, có thể phân biệt hai dòng tiền cơ bản sau: - Một là, dòng chi phí hay dòng đầu tƣ (dòng tiền ra) thể hiện giá trị các khoản đầu tƣ vào dự án. - Hai là, dòng thu nhập (dòng tiền vào) thể hiện giá trị các khoản nhận đƣợc từ dự án. Tất cả các thu nhập và chi phí đều có giá trị thay đổi tính bằng lãi kép theo từng chu kỳ với lãi suất của một chu kỳ là i. 3.1. Chi phí của dự án Chi phí của dự án là tổng giá trị của tất cả các khoản vốn thể hiện về mặt hiện vật, là tài sản hữu hình và vô hình mà nhà đầu tƣ thực tế bỏ ra để thực hiện dự án đầu tƣ. Chi phí của dự án hình thành từ các khoản chi qua các năm cho dự án. Thông thƣờng, dòng tiền ra tập trung vào năm đầu của dự án nên thƣờng đƣợc gọi là chi đầu tƣ ban đầu nhƣng cũng không loại trừ khả năng chi đầu tƣ có thể dàn trải và phát sinh tiếp theo những năm sau. Mặt khác, dòng tiền ra không chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến đầu tƣ TSCĐ mà còn kể cả chi đầu tƣ tài sản lƣu động để dự án đi vào hoạt động (chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi vốn lƣu động thƣờng xuyên, chi hoạt động tăng thêm ). Khi thực hiện đầu tƣ, dƣới góc độ tài sản, tổng giá trị của tất cả các khoản vốn này hình thành nên tài sản dài hạn và TSNH của dự án. Dƣới góc độ vốn kinh doanh, tổng giá trị của tất cả các khoản vốn này hình thành nên hai loại vốn cơ bản của dự án là vốn cố định và vốn lƣu động. 3.2. Thu nhập của dự án 137
  49. Thu nhập của dự án hình thành từ các khoản thu qua các năm của dự án. Dòng tiền vào bắt đầu hình thành khi dự án đi vào hoạt động và chấm dứt khi dự án kết thúc. Thu nhập của dự án là mục tiêu mong muốn của các nhà đầu tƣ. Dòng tiền này thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tƣ đối với dự án. Việc xác định dòng thu nhập của dự án khá phức tạp vì dòng thu nhập là tổng hợp các giá trị phát sinh ở tƣơng lai trong thời gian tƣơng đối dài có khá nhiều biến động. Do đó, mặc dù nhà đầu tƣ chấp nhận rủi ro có thể xảy ra do các yếu tố tác động đến dự án không phù hợp với các tính toán của mình, nên để hạn chế thấp nhất rủi ro, nhà đầu tƣ cần thiết phải lập nhiều phƣơng án đầu tƣ và chọn lựa phƣơng án tốt nhất trong nhiều phƣơng án đó. Dƣới góc độ tài chính, thu nhập của dự án bao gồm giá trị của các khoản sau: - Lợi nhuận ròng (hay lợi nhuận sau thuế) của dự án; - Số tiền khấu hao của dự án; - Giá trị thu hồi đƣợc khi thanh lý dự án (biến giá của dự án). 4. Phƣơng pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ Quyết định đầu tƣ vốn có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ nó có tính chất chiến lƣợc, quyết định đến tƣơng lai của một doanh nghiệp. Một quyết định đầu tƣ khôn ngoan sẽ mang lại lợi ích lâu dài, ngƣợc lại một sai lầm trong đầu tƣ buộc đơn vị phải trả giá trong thời gian không ngắn. Vì vậy, để đi đến quyết định đầu tƣ vốn các nhà tài chính phải lựa chọn dự án đầu tƣ thông qua việc thẩm định dự án đầu tƣ. Trong thực tế có rất nhiều phƣơng pháp đƣợc áp dụng để có thể đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Tuy nhiên, mỗi phƣơng pháp xem xét hiệu quả dự án ở những khía cạnh khác nhau, chúng có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Vì thế, cần phải phân tích, so sánh mặt mạnh và yếu của từng phƣơng pháp từ đó kết hợp với những đặc thù của dự án để lựa chọn phƣơng pháp thẩm định hợp lý. 4.1. Phƣơng pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tƣ - Khái niệm: Phƣơng pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tƣ là phƣơng pháp lựa chọn dự án đầu tƣ dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu đƣợc do đầu tƣ mang lại lợi nhuận với tiền vốn bỏ ra đầu tƣ. - Nội dung + Theo phƣơng pháp này, cần xác định tỷ lệ lợi nhuận bình quân vốn đầu tƣ của từng dự án, sau đó so sánh giữa chúng với nhau, dự án nào có tỷ lệ cao hơn là dự án tốn hơn. Công thức xác định: Lợi nhuận sau thuế bình quân R năm x OI 10 Trong đó:= Vốn đầu tƣ bình quân năm 0  ROI: Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tƣ; %  Lợi nhuận sau thuế bình quân năm là trung bình cộng lợi nhuận sau thuế của các năm do dự án mang lại;  Số vốn đầu tƣ bình quân hàng năm đƣợc tính theo bình quân số học trên cơ sở tổng số vốn đầu tƣ ở các năm trong suốt thời gian đầu tƣ. Số vốn đầu tƣ ở mỗi 138
  50. năm là số vốn đầu tƣ lũy kế ở thời điểm cuối mỗi năm trừ đi số khấu hao TSCĐ lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm. + Lựa chọn dự án: So sánh tất cả các dự án với nhau, dự án nào có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ cao hơn là phƣơng án tốt hơn. - Ƣu điểm và hạn chế + Ƣu điểm: Đơn giản, dễ tính và dễ hiểu vì dựa trên lợi nhuận chứ không phức tạp nhƣ dựa vào dòng tiền của dự án + Nhƣợc điểm:  Không quan tâm đến quy mô, tuổi thọ dự án;  Không dựa vào dòng tiền của dự án nên độ chính xác không cao. 4.2. Phƣơng pháp thời gian hoàn vốn - Khái niệm: “Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tƣ ban đầu”15. - Nội dung + Xác định thời gian hoàn vốn của một dự án Để xác định thời gian hoàn vốn của một dự án, ngƣời ta chia ra hai trƣờng hợp:  Trƣờng hợp 1: Nếu dự án đầu tƣ tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tƣ đƣợc xác định theo công thức: Thời gian thu Vốn đầu tƣ == = hồi vốn đầu tƣ Thu nhập hàng năm (năm) Trong đó: Thu nhập hằng năm = (Khấu hao + Lợi nhuận sau thuế)/năm  Trƣờng hợp 2: Nếu dự án tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tƣ đƣợc xác định nhƣ sau: * Xác định số vốn đầu tƣ còn phải thu hồi ở cuối năm lần lƣợt theo thứ tự bằng cách lấy số vốn đầu tƣ chƣa thu hồi ở cuối năm trƣớc trừ đi số thu nhập của năm tiếp đó. * Khi số vốn đầu tƣ còn phải thu hồi nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp, thì lấy số vốn đầu tƣ chƣa thu hồi chia cho số thu nhập bình quân một tháng của năm kế tiếp để tìm ra số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tƣ. + Lựa chọn dự án  Nếu các dự án xung khắc nhau: Chọn dự án có thời gian hoàn vốn thấp nhất;  Nếu các dự án độc lập nhau: Chọn tất cả các dự án. 15 PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011. 139