Giáo trình Sửa chữa – bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu-Thanh truyền

doc 49 trang phuongnguyen 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa – bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu-Thanh truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_sua_chua_bao_duong_co_cau_truc_khuyu_thanh_truyen.doc

Nội dung text: Giáo trình Sửa chữa – bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu-Thanh truyền

  1. LƯU HÀNH NỘI BỘ ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DAKLAK TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THANH NIÊN DÂN TỘC TÂY NGUYÊN KHOA CƠ - ĐIỆN – XÂY DỰNG TỔ CƠ KHÍ TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔ ĐUN 21: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN DAK LAK 2009 0
  2. LƯU HÀNH NỘI BỘ BÀI 1 : SỬA CHỮA THÂN MÁY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháp lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 20 h (LT: 5; TH: 15h) 1. Thân máy a . Nhiệm vụ: - Là nơi gá lắp và bố trí hầu hết các cụm chi tiết của động cơ;như xilanh, hộp trục khuỷu, các bộ phận dẫn động trục cam, bơm dầu, bơm nhiên liệu, quạt gió - Lấy nhiệt từ vách xilanh tỏa ra môi trường xung quanh làm mát cho động cơ trong quá trình làm việc. b. Phân loại: Tùy theo từng loại động cơ, số xilanh mà thân máy có các dạng khác nhau. * Loại thân máy có thân đúc liền với xilanh. * Loại thân máy có thân đúc rời với xilanh. * Loại thân máy có thân đúc liền với hộp trục khuỷu. * Loại thân máy có thân đúc rời với hộp trục khuỷu. c . Cấu tạo: 1. . Sơ đồ cấu tạo thân máy làm rời với hộp trục khuỷu 1
  3. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Có cấu tạo là một khối trong đó có tạo các xilanh, các khoang nước làm mát, các đường dẫn dầu, các lỗ để lắp ghép. - Cấu tạo thân máy tùy thuộc vào từng dạng thân máy:Thân máy có thể đúc liền với hộp trục khuỷu,hoặc đúc rời với hộp trục khuỷu, thân máy có động cơ làm mát bằng nước hoặc bằng gió,than máy có trục khuỷu treo hoặc trục khuỷu đặt, trục khuỷu luồn. 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thân máy. a. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng * Thân máy bị nứt, vỡ - Thân máy có thể bị nứt. +Do sự bổ sung nước lạnh vào động cơ khi động cơ còn quá nóng làm các vùng nhiệt độ thân máy thay đổi đột ngột. + Va đập mạnh vào thân máy hoặc do đầu to thanh truyền bị tuột ra khỏi cổ thanh truyền va đập vào thành xi lanh. + Vùng chứa nước làm mát thường bị lắng cặn bẩn làm giảm khả năng truyền nhiệt ra nước làm mát. Do đó khi làm việc, động cơ bị nóng, các chi tiết bị mài mòn nhiều hoặc bó kẹt piston trong xi lanh - Các đường dầu bôi trơn trong thân động cơ bị tắc. + Do làm việc lâu ngày các cặn bẩn bám vào gây thiếu hoặc không có dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát. - Các lỗ ren bị hỏng. Thân máy + Do tháo lắp không đúng kỷ thuậ hoặc thời gian sử Vòi bơm dụng quá lâu. - Các khoang nước làm mát bị bẩn, tắc. + Nước làm mát chứa nhiều tạp chất nên khi nhiệt độ cao dễ bị kết tủa hoặc thời gian sử dụng quá lâu. b. phương pháp kiểm tra, sửa chữa thân máy. * Kiểm tra - Dùng mắt quan sát các chỗ nứt vỡ. Nếu vết nứt nhỏ Thùng nước m nước Bàn máy có thể dùng dầu và bột màu để kiểm tra. Kiểm tra TM bị nứt thủng - Kiểm tra các lỗ ren bắt bulông hoặc gugiông. - Dùng đồng hồ so đo trong để xác định độ mòn của các gối đỡ. - Kiểm tra các đường dẫn dầu và dẫn nước làm mát trong thân động cơ. * Sửa chữa: 2
  4. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Mặt phẳng lắp ghép bị cong vênh thì mài rà lại như nắp máy. - Hàn đắp các vết nứt, vỡ nếu các vết nứt vỡ này ở bên ngoài rồi gia công lại. - Các lỗ ren bị hỏng thì ren lại hoặc khoan rộng ép bạc và ren lỗ mới. - Các đường dẫn dầu bị tắc, bẩn thì phải thông rửa sạch rồi dùng khí nén thổi lại. - Các ổ đỡ và nắp ngối đỡ bị hỏng thì gia công lại. 3. Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng của các thân máy - Kiểm tra cỏc vết nứt. - Ṃn gối đỡ trục khuỷu - Ṃn gối đỡ trục cam - Chờn các lỗ ren - Sửa chữa vết nứt. - Sửa chữa gối đỡ trục khuỷu - Sửa chữa gối đỡ trục cam - Sửa chữa các lỗ ren bị chờn === BÀI 2: SỬA CHỮA NẮP MÁY VÀ CÁC TE I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy, cácte theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Nhận dạng đúng các loại nắp máy, cacte, kiểm tra, sửa chữa nắp máy và cácte đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 25 h (LT: 5; TH: 20h) 1. Nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy. a. Nhiệm vụ: Nắp máy kết hợp với xilanh và piston để tạo thành buồng chỏy. Ngoài ra nắp máy là giá đỡ cho một số chi tiết như xu páp, buzi, vũi phun nhiờn liệu, cụm ống hỳt, cụm ống xả v.v b. Cấu tạo: - Nắp máy được bắt chặt với thân máy bằng bu lông hoặc gudông. Tuỳ theo từng loại động cơ mà nắp máy có cấu tạo là loại đúc chung một khối cho tất cả các xi lanh (nắp máy liền khối) hay đúc riêng cho từng xi lanh (nắp máy rời). 3
  5. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Trên một số nắp máy có bố trí các buồng cháy phụ (thường dùng trên động cơ điêzen), hình dáng của buồng cháy rất quan trọng, nó được thiết kế theo yêu cầu của tỷ số nén trong động cơ. Để đảm bảo độ kín giữa nắp máy và thân máy thì giữa nắp máy và thân máy có lắp đệm (gọi là đệm nắp máy hay gioăng quy lát), chiều dày của đệm phải đúng quy định để đảm bảo tỷ số nén của động cơ. - Nắp máy làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ và áp suất cao nên trong nắp máy có các khoang chứa nước làm mát đồng thời có các đường dẫn dầu bôi trơn để bôi trơn cho dàn cò mổ, xu páp. - Vật liệu chế tạo nắp máy phải dễ gia công bằng phương pháp đúc. Thông thường vật liệu để chế tạo nắp máy là gang hoặc hợp kim nhôm. c. Phõn loai. Tựy theo từng loại động cơ, số xilanh mà thõn mỏy cú cỏc dạng khỏc nhau. - Nắp máy được đúc liền khối với nhiều xi lanh trên động cỏ. - Nắp máy được đúc rời với từng xi lanh của động cơ. 4
  6. LƯU HÀNH NỘI BỘ Cấu tạo của nắp máy 2. Nhiệm vụ, cấu tạo của đáy dầu 5
  7. LƯU HÀNH NỘI BỘ a. Nhiệm vụ - Dùng bao kín hộp trục khuỷu để tránh bụi bẩn lọt vào động cơ đồng thời dùng để chứa dầu bôi trơn cho động cơ. b.Cấu tạo. - Đáy dầu thường được dập từ thép tấm với nhiều hình dáng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại động cơ, một số loại đáy dầu được đúc bằng hợp kim nhôm. Đáy dầu được bắt chặt vào thân động cơ bằng các bu lông để làm kín giữa thân máy và đáy dầu thì giữa hai bề mặt lắp ghép có lắp đệm làm kín bằng amiang hoặc bìa cáctông. Phía dưới đáy dầu ở vị trí thấp nhất người ta có bố trí vít xả dầu. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy. 3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 3.1.1. Hiện tượng. - Nắp máy làm việc trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, lại phân bố không đồng đều, do đó thường bị những hư hỏng như + Bề mặt lắp ghép bị cong vênh + Nắp máy bị nứt. + Vùng buồng đốt bị cháy, rỗ hoặc bị đóng muội than + Khoang chứa nước bị lắng cặn do trong nước có lẫn nhiều tạp chất + Các mối ghép ren bị hỏng do tháo lắp nhiều lần hoặc mô men siết quá lớn, lắp không đúng kỹ thuật. + Các đệm bị hỏng do làm việc lâu ngày. 3.1.2. Nguyên nhân hư hỏng Tất cả các hư hỏng trên gây nên hiện tượng rò hơi, lọt nước, chảy dầu và làm giảm áp suất cuối quá trình nén của động cơ. Nước lọt vào buồng đốt gây nên vỡ píttông, sự cố cho cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Muội than đóng bám trong buồng đốt sẽ gây nên kích nổ, muội than rơi xuống có thể làm cào xước bề mặt làm việc của xilanh, piston, làm kẹt xéc măng trong rãnh của nó và như vậy sẽ làm cho công suất của động cơ giảm, nếu hỏng nặng thì động cơ có thể không làm việc được. 3.2. phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy. 3.2.1.Kiểm tra tình trạng kỹ thuật * Kiểm tra vết nứt vỡ: 6
  8. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Dùng mắt để quan sát xác định các vết nứt, cháy rỗ. - Dùng dầu và bột màu để kiểm tra nếu vết nứt nhỏ: + Rửa sạch nắp máy, dùng khí nén thổi khô toàn bộ nắp máy + Ngâm nắp máy vào trong dầu hỏa khoảng 5 phút + Lấy nắp máy ra, dùng giẻ sạch lau khô + Dùng bột màu bôi đều một lớp mỏng lên toàn bộ bề mặt nắp máy + Quan sát nếu thấy chỗ nào bột màu thẫm hơn do bị ướt thì chỗ đó có thể bị nứt, phải kiểm tra kỹ hơn. - Nếu nắp máy bị nứt phải thay nắp máy mới * Kiểm tra độ cong vênh của nắp máy: Dùng thước và căn lá để kiểm tra độ phẳng của nắp máy: đặt ngửa nắp máy, đặt thước lên mặt lắp ghép giữa thân và nắp máy. Quan sát khe hở giữa thước và nắp máy, xác định vị trí có khe hở lớn nhất, đưa căn lá vào vị trí đó để đo khe hở. Độ Kiểm tra độ phẳng của nắp máy dày của căn lá chính là độ vênh của nắp máy. + Độ vênh bề mặt lắp với thân máy cho phép ≤ 0,15 mm + Độ vênh bề mặt lắp với cụm ống hút, xả cho phép ≤ 0,20 mm 3.2.2. Bảo dưỡng và sửa chữa: - Dùng dao cạo hoặc bàn chải sắt làm sạch muội than bám vào bề mặt nắp máy rồi thổi sạch bằng khí nén. - Dùng bàn chải mềm và chất dung môi rửa sạch nắp máy rồi thổi khô bằng khí nén - Các lỗ ren bị hỏng thì phải ren lại hoặc khoan rộng ép bạc rồi tarô ren mới. - Nếu nắp máy cong vênh lớn hơn 0,15 mm thì phải cạo rà lại, nếu nắp máy cong vênh lớn quá thì có thể đưa nắp máy lên máy mài phẳng mài lại, sau khi mài rà phải kiểm tra lại dung tích buồng cháy, dung tích buồng cháy sau khi mài rà không được nhỏ hơn 95% so với dung tích ban đầu. Biện pháp khắc phục có thể thay đệm nắp máy dày hơn, nếu vẫn không đảm bảo thì phải thay nắp máy mới. 4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa cácte. 4.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 7
  9. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Các te bị bẹp, rách, thủng, rạn nứt do va chạm trong quá trình làm việc. Khi các te bị thủng, rạn nứt sẽ làm chảy dầu gây lãng phí và thiếu dầu bôi trơn khi động cơ làm việc dẫn đến hư hỏng hoặc phá huỷ động cơ. - Bề mặt lắp ghép bị cong vênh do tháo lắp không đúng quy trình kỹ thuật hoặc do sử dụng lâu ngày. Khi bề mặt lắp ghép bị cong vênh sẽ gây nên chảy dầu. - Nút xả dầu bị chờn cháy ren làm rò rỉ dầu, nếu chờn cháy ren có thể làm cho nút tuột ra khi làm việc sẽ làm chảy hết dầu bôi trơn gây nguy hiểm cho động cơ. 4.2. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa. Sau khi tháo các te ra khỏi động cơ ta phải rửa và lau sạch sẽ. - Các te bị bẹp thì phải nắn lại. - Các te bị rạn nứt có thể hàn bằng phương pháp hàn hơi sau đó gia công nguội. - Bề mặt lắp ghép của các te bị cong vênh thì nắn lại cho phẳng hoặc dũa và rà phẳng đối với các te đúc bằng hợp kim nhôm. - Nút xả dầu bị chờn cháy ren thì hàn đắp lại sau đó gia công ren mới. - Đệm làm kín phải thay mới sau mỗi lần bảo dưỡng và sửa chữa. 5. Quy tŕnh và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp nắp máy và cácte 5.1. Quy tŕnh và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp nắp máy 5.1.1. Quy tŕnh và yêu cầu kỹ thuật tháo * Xả nước làm mát ra khỏi động cơ - Xả nước ra khỏi két làm mát - Xả nước trong động cơ * Tháo dây cao áp cắm vào buzi * Tháo ống của van thông gió các te * Tháo ống dẫn nước ra khỏi van hằng nhiệt * Quay trục khuỷu cho piston số 1 ở điểm chết trên (cuối kỳ nén): Dấu trên puly trục khuỷu trùng với dấu trên thân máy * Nới lỏng ốc căng đai dẫn động bơm nước, máy phát điện, tháo dây đai ra * Tháo nắp che nắp che nắp máy - Tháo các bu lông bắt nắp che nắp máy - Dùng búa cao su vỗ đều xung quanh nắp che nắp máy 8
  10. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Lấy nắp che nắp máy cùng đệm cao su ra Chú ý: + Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa + Không làm rách đệm * Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy - Tháo các ống chân không - Tháo các giắc cắm vào bộ chia điện - Tháo các bu lông giữ bộ chia điện - Lấy bộ chia điện ra khỏi nắp máy Chú ý: + Đánh dấu các đường ống chân không và các đầu dây + Không để va đập vào nắp bộ chia điện gây nứt vỡ * Tháo bơm xăng - Tháo các vòng kẹp ồng dẫn xăng - Tháo các ống dẫn xăng ra khỏi bơm - Dùng khẩu tháo các bu lông bắt bơm xăng vào nắp máy - Lấy bơm xăng ra khỏi nắp máy * Tháo bulông bắt chặt gối đỡ trục cò mổ vào nắp máy. - Quan sát dấu thứ tự và chiều lắp trên gối đỡ - Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa - Lấy trục cò mổ, cò mổ cùng với gối đỡ ra * Tháo trục cam ra khỏi nắp máy - Đánh dấu trên bánh dẫn động và xích cam - Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa theo trình tự như hình vẽ 9
  11. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Lấy trục cam cùng bánh dẫn động ra * Tháo cụm ống xả - Tháo các bu lông bắt tấm cách nhiệt - Tháo các đai ốc bặt cụm ống xả vào nắp máy - Lấy cụm ống xả cùng đệm lót ra * Tháo cụm ống hút - Tháo đường ống dẫn xăng - Tháo đường ống của van thông gió các te - Tháo các bu lông bắt cụm ống hút với nắp máy - Lấy ống hút cùng đệm lót ra 10
  12. LƯU HÀNH NỘI BỘ * Tháo nắp máy ra khỏi động cơ - Tháo hai bu lông ở đầu nắp máy - Dùng khẩu tháo các bu lông bắt nắp máy với thân máy Chú ý: + Nới đều các bu lông làm ba giai đoạn + Nới bu lông theo thứ tự trên hình + Nếu nới không đúng sẽ làm vênh hoặc nứt nắp máy * Nhấc nắp máy ra khỏi thân máy và đặt lên bệ gỗ Chú ý:+ Không làm xước bề mặt nắp máy + Nếu khó nhấc nắp máy lên thì dùng tuốc nơ vít kê vào các gờ của nắp máy để nậy nắp máy lên, không dùng tuốc nơ vít và búa đóng vào bề mặt lắp ghép giữa thân và nắp máy * Lấy đệm nắp máy ra và treo lên giá 5.1.2. Trình tự lắp nắp máy a) Công việc chuẩn bị * Làm sạch kỹ các chi tiết cần lắp. * Trước khi lắp bôi dầu sạch vào các chi tiết quay, chuyển động. * Phải thay mới toàn bộ các đệm, phớt chắn dầu * Nếu đệm nắp máy không đảm bảo làm kín phải thay mới * Những vị trí lắp ráp cần bôi keo phải sử dụng đúng loại keo theo quy định 11
  13. LƯU HÀNH NỘI BỘ * các lỗ ren và bu lông bị hỏng phải sửa chữa trước khi tiến hành lắp b) Trình tự lắp: Ngược lại với trình tự tháo * Lắp nắp máy vào động cơ - Bôi keo làm kín vào vị trí quy định (hình ) - Đặt đệm nắp máy vào vị trí lắp ráp đúng chiều - Lắp các bu lông bắt nắp máy: vặn bằng tay cho đến khi vào gần hết ren - Siết chặt các bu lông nắp máy theo thứ tự và chia làm ba giai đoạn: + Mô men siết lần đầu 400KGcm + Đánh dấu sơn lên cạnh bu lông quay ra phía đầu máy + Lần 2 siết thêm 900: Các vết sơn quay về một bên + Lần 3 siết thêm 900: Các vết sơn quay về phía đuôi máy * Lắp trục cam - Lắp đúng thứ tự và chiều của các gối đỡ: Mũi tên chỉ về phía đầu máy - Siết đều các bu lông theo ba giai đoạn - Mô men siết bu lông gối đỡ trục cam 160 KGcm * Lắp xích cam - Xoay trục cam sao cho dấu trên trục trùng với dấu trên xích - Lắp xích vào bánh dẫn xích * Lắp trục dàn cò mổ - Đặt dàn cò mổ vào nắp máy đúng chiều - Bắt các bu lông bắt dàn cò mổ - Siết chặt các bu lông theo thứ tự từ giữa ra hai đầu, chia làm nhiều giai đoạn. Mô men siết bu lông dàn cò mổ 200 KGcm * Lắp cụm ống hút - Siết đều các bu lông - Mô men siết ốc 210 KGcm - Lắp đường ống van thông gió các te * Lắp cụm ống xả - Siết đều các đai ốc - Mô men siết quy định 500 KGcm 12
  14. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Lắp tấm cách nhiệt của cụm xả. Mô men siết ốc 115 KGcm * Lắp bơm xăng - Siết đều hai bu lông. Mô men siết ốc 200 KGcm - Lắp ống dẫn xăng vào bơm xăng - Lắp các vòng kẹp ống * Lắp bộ chia điện - Quay trục khuỷu cho máy số 1 về góc 50 trước ĐCT (góc đánh lửa sớm) - Xoay trục bộ chia điện cho dấu trên bánh răng trùng với dấu trên thân bộ chia điện - Lắp bộ chia điện vào nắp máy - Cắm các dây điện - Cắm các ống chân không vào bộ chia điện - Cắm các dây cao áp theo thứ tự nổ của động cơ * Lắp ống nước làm mát * Lắp các vòng kẹp ống nước * Đổ nước làm mát vảo động cơ (đổ vào két nước) - Trước khi đổ nước phải kiểm tra các khóa xả nước đã đóng chưa - Đổ nước vào đến khi nước tràn sang bình nước phụ - Phải pha dung dịch chống lắng cặn vào nước làm mát 5.2 . Trình tự tháo, lắp đáy dầu (các te) 5.2.1 . Trình tự tháo. * Xả dầu bôi trơn ra khỏi đáy dầu - Dùng clê nới ốc xả dầu - Dùng khay đặt phía dưới đáy dầu - Tháo ốc xả dầu ra * Tháo bulông bắt đáy dầu với thân máy - Nới đều các bu lông theo nguyên tắc đối xứng - Lấy đáy dầu cùng đệm lót ra Chú ý: + Nới các ốc theo ba giai đoạn + Không để rơi, bẹp đáy dầu + Sau khi tháo, gá các bu lông bắt đáy dầu vào thân máy để tránh nhầm lẫn khi lắp 13
  15. LƯU HÀNH NỘI BỘ 5.2.2 Trình tự lắp đáy dầu (các te) * Bôi keo vào vị trí quy định * Thay đệm mới * Đưa đáy dầu vào vị trí lắp ráp * Lắp các bu lông bắt đáy dầu với thân máy - Siết đều và đối xứng các bu lông - Mô men siết ốc theo quy định: 250 KGcm === BÀI 3: SỬA CHỮA XI LANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa xi lanhtheo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của xi lanh đúng phương pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 20 h (LT: 5; TH: 15h) 1. Xi lanh 1.1 . Nhiệm vụ: - Xi lanh cùng với nắp máy, piston và các chi tiết khác để tạo thành buồng đốt. - Dẫn hướng piston chuyển động để thực hiện các hành trình: Hút, nén, nổ, xả. 1.2. Phânloại: Tuỳ theo từng loại động cơ, số xilanh mà thân máy có các dạng khác nhau. * Loại thân xi lanh (Xi lanh làm liền thành một khối với thân máy) * Loại lót xi lanh khô. - Lắp chặt với thân máy không làm mát trực tiếp * Loại lót xi lanh ướt. - Làm trực tiếp ở ống lót xi lanh. Và được chặn nước ở hai đầu bằng các roăng 1.3 . Cấu tạo: - Xi lanh có dạng vạch trụ mỏng. + Vật liệu chế tạo bằng gang, mặt trong của xi lanh được gia cụng nhẵn búng. Ngoài ra để tăng khả năng chịu mài cả xi lanh người ta cuaạ mặt trong của xi lanh một lớp crụm + Loại xi lanh liền khối với động cơ thường sử dụng cho động cơ xăng cụng suất nhỏ + Loại xi lanh rời với khối động cơ được chia thành hai loại: * Xi lanh khô: 14
  16. LƯU HÀNH NỘI BỘ Loại này mặt ngoài của xi lanh không tiếp xỳc với nước làm mỏt và mặt trụ ngoài được lắp chặt với động cơ. Loại xi lanh có vách mỏng này đòi hỏi khi chế tạo với độ chính xác cao để đảm bảo lắp chặt với động cơ mà không bị biến dạng . ĐCT - Xi lanh ướt: Loại này mặt trụ ngoài của xi lanh tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Xi lanh lắp với khối động cơ băng hai đoạn trụ ngắn có đệm làm kín 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa xi lanh 2.1. Hiện tượng. 2.1.2. Thân xi lanh bị nứt vỡ. ĐCD + Sự mòn không đều theo chiều dọc của xi lanh rất rõ rệt. Vị trí mòn nhiều nhất tương ứng với vị trí của xéc măng thứ nhất khi piston ở điểm chết trên và giảm dần về phía dưới. + Theo chiều ngang, hao mòn của xi lanh có dạng ô Lượng hao mòn van. Trục lớn của hình ô van nằm lệch một góc nhỏ so Quy luật hao mòn xi lanh với mặt phẳng lắc của thanh truyền. Nămg lượng sinh ra ở kỳ giãn nở lớn hơn năng lượng chi phí trong kỳ nén và tác dụng khác nhau của nước làm mát nên tiết diện hình ô van hơi lệch về phía xu páp xả không đối xứng với mặt phẳng dọc của động cơ. 2.1.2 Xi lanh bị mòn Trong quá trình động cơ làm việc, hư hỏng thường gặp nhất của thân máy là mòn xi lanh do chịu ma sát ở nhiệt độ cao, điều kiện bôi trơn kém, bị ăn mòn hoá học . Khi xi lanh bị mòn, khe hở giữa xi lanh với piston, xéc măng tăng gây lọt dầu, lọt khí làm giảm công suất của động cơ, tăng tiêu hao nhiên liệu và ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu kỹ thuật khác của động cơ. + Ngoài ra dạng hao mòn của xi lanh còn phụ thuộc vào tình trạng của thanh truyền, piston - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa - Quy tŕnh và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp ống lót xi lanh 2.2 Nguyên nhân của sự hao mòn xi lanh. 2.1.1 Nguyờn nhõn mũn mặt gương xi lanh. 15
  17. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Trong quá trình cháy, khí cháy luồn qua lựng xéc măng làm cho màng dầu bôi trơn khó hình thành gây nên ma sát lớn (ma sát nửa ướt) - Khi piston chuyển động tịnh tiến và thay đổi chiều qua các điểm chết, tốc độ của xéc măng giảm xuống bằng không, lúc này do sự thay đôit tốc độ đột ngột làm màng dầu bôi trơn khó hình thành - Khí cháy có nhiệt độ cao thổi và đốt cháy dầu bôi trơn phía trên xi lanh làm điều kiện bôi trơn ở khu vực này rất kém. - Xi lanh còn bị ăn mòn bởi môi trường a xít do các hợp chất hưỡ cơ tạo thành ở nhiệt độ và áp suất cao: a xít Sunfuric, a xít Nitrơric, a xít Cacbonic . 2.1.2. Nguyên nhân xi lanh mòn ô van Khi động cơ làm việc, cả thân máy và xi lanh cùng bị nóng và giãn nở, do vị trí tiếp giáp giữa hai xi lanh kề nhau không đủ đảm bảo giãn nở làm cho xi lanh bị biến dạng thành hình ô van. Ơ nhiệt độ cao, áp suất khí thể lớn tác dụng lên đỉnh piston làm piston cũng bị giãn nở và biến dạng tương đối lớn. 2.3. Kiểm tra xi lanh 2.3.1 Kiểm tra vết xước, rỗ, nứt Quan sát trên bề mặt xi lanh phát hiện các vết xước, rỗ, nứt vỡ. Nếu vết nứt nhỏ có thể dùng kính lúp hoặc dầu và bột màu hoặc dùng thiết bị kiểm tra bằng từ trường. 2.3.2. Kiểm tra độ mòn côn, mòn ô van Kiểm tra độ mòn côn a. Kiểm tra độ mòn côn Dùng đồng hồ so đo đường kính xi lanh ở các vị trí phía trên và phía dưới theo chiều dọc của xi lanh (các vị trí A,B,C). Phía trên cách mép trên của xi lanh khoảng 10 - 25 mm, còn phía dưới cách mép dưới của xi lanh khoảng 10 - 35 mm. Hiệu số giữa số đo phía trên và số đo phía dưới là độ côn của xi lanh Độ côn cho phép 0,24 mm/ 200 mm chiều dài hành trình piston Ví dụ: Hành trình piston của động cơ TOYOTA 4A là 85 mm thì độ côn tối đa cho phép là 0,24 x 85 / 200 = 0,10 mm b. Kiểm tra độ mòn ô van 16 Kiểm tra độ mòn ô van
  18. LƯU HÀNH NỘI BỘ Dùng đông hồ so đo đường kính của xi lanh ở các vị trí phía trước, phái sau, bên phải, bên trái của xi lanh trên cùng mặt cắt ngang cách mép trên của xi lanh khỏng 35 mm. 3. Sửa chữa xi lanh - Tháo ống lót xi lanh - Kiểm tra: + Mặt gưong xi lanh + Độ ṃn côn, ṃn ôvan - Sửa chữa: * Cạo vết xước - Khi xi lanh bị mòn nhưng chưa đến mức phải doa xi lanh thì tiến hành cạo gờ xi lanh giúp cho việc tháo lắp Doa gờ xi lanh nhóm piston, xéc măng được dễ dàng đồng thời tránh gây tiếng gõ khi động cơ làm việc. Nếu vết mòn sâu hơn 0,20 mm thì dùng dao doa để gia công phần trên của xi lanh. - Khi cạo gờ xi lanh dùng dụng cụ chuyên dùng để cạo hết phần gờ xi lanh. Trong quá trình cạo gờ cần dùng dao cạo sắc, dùng lực đều và giữ cân bằng dao cạo. Không làm loe miệng xi lanh và đảm bảo độ bóng của xi lanh. Sau khi cạo xong dùng vải ráp mịn thấm ít dầu máy để đánh bóng. * Mòn côn , mòn ô van tiến hành doa xi lanh. + Doa xi lanh nhằm phục hồi lại hình dạng và độ bóng của xi lanh. Có hai phương pháp doa xi lanh: - Doa theo tâm ban đầu - Doa lệch tâm: dich tâm của xi lanh đến tâm của đường kính mòn nhiều nhất. Phương pháp này chỉ dùng khi xi lanh bị mòn nặng và mòn không đều, nếu doa theo tâm cũ thì phải nâng cốt sửa chữa. Khi doa theo phương pháp này cần chú ý chiều dịch chuyển tâm của xi lanh để khi lắp ráp theo chiều lắc của thanh truyền thì động cơ mới hoạt động được bình thường Sau khi doa phục hồi hình dạng xi lanh cần để lượng dư gia công nhỏ để đánh bóng xi lanh. === 17
  19. LƯU HÀNH NỘI BỘ BÀI 4: BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH CỦA ĐỘNG CƠ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Trình bày được mục đích, nội dung của công tác bảo dưỡng bộ phận cố định của động cơ theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Bảo dưỡng bộ phận cố định của động cơ đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 20 h (LT: 5; TH: 15h) 1. Mục đích của công tác bảo dưỡng. - Nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, sai lệch kỹ thuật của các chi tiết giúp động cơ làm việc được an toàn và tăng tuổi thọ. - Tiết kiệm chi phí, thời gian sửa chữa, nâng cao tính kinh tế cho động cơ. 2. Nội dung bảo dưỡng: 2.1. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên. - Kiểm tra vệ sinh bên ngoài nắp máy, thân máy, cac te. - Kiểm tra sự rò, chảy dầu nhờn, nước làm mát ở các te, nắp máy, thân máy, - Kiểm tra các vết nứt vỡ của nắp máy, thân máy. - Kiển tra sự siết chặt các bu lông,đai ốc, 2.2. Nội dung bảo dưỡng định kỳ. 2.2.1. Bảo dưỡng nắp máy - Tháo nắp máy, làm sạch muội than trong buồng đốt, sục rửa đường nước làm máy. - Cạo lớp keo dán trên bề mặt nắp máy. - Kiểm tra sự nứt vỡ,các lỗ bắt bu lông. - Kiểm tra sự cong vênh bằng bàn máp. Thay thế đệm nắp máy nếu hư hỏng. + Chú ý trong quá trình tháo nắp máy: Không được tháo lúc động cơ dang còn nóng, nới lỏng đều, đối diện, nới từ hai đầu vào giữa, Không để nắp máy xuống đất, vật cứng. 2.2.2. Bảo dưỡng thân máy. - Sục rửa thân máy ( đường làm mát, dầu bôi trơn) - Kiểm tra các bu lông, lỗ bắt bu lông, gối đỡ trục khuỷu. - KIểm tra mặt bích bắt bơm nước. - Kiểm tra các vết nứt vỡ trên thân máy. 2.2.3. Bảo dưỡng xi lanh. - Cạo gờ miệng xi lanh. - Đánh bóng xi lanh bằng giấy nhám mịn. 2.2.4. Bảo dưỡng các te - Thay thế đệm làm kín, bu lông chờn hỏng. 18
  20. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Nắn nguội các te nếu bị biến dạng. - Cạo cặn dầu bôi trơn. 3. Bảo dưỡng bộ phận cố định - Bảo dưỡng thường xuyên: - Làm sạch bên ngoài - Kiểm tra tổng quát * Kiểm tra nắp máy - Cong vênh, nứt vỡ - Cạo muội than - Thay thế nắp máy bị nứt. * Kiểm tra thân máy. - Hàn đắp hết vết vứt - Ép bạc và ta rô lại ren bị chờn. - Doa lại xi lanh theo 6 cos sửa chữa .( 0.25;0.50;0.75;1.00;1.50 ) - Với xi lanh rời tháo ra xoay 90 độ rồi dùng tiếp. - Bảo dưỡng định kỳ: - Tháo nắp máy, cácte làm sạch muội than, thông các đường dẫn dầu - Thay đệm nắp máy, đệm cácte - Kiểm tra, xiết chặt các bulông cố định thân máy với khung xe - Kiểm tra xiết chặt bulông nắp máy - Kiểm tra, xiết chặt bulông cácte. === BÀI 5: THÁO LẮP NHẬN DANG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung và xác định được các lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm piston theo đúng tài liệu hướng dẫn . - Tháo, lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm piston theo đúng quy phạm và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nha chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 18 h (LT: 3; TH: 15h) 1. Nhiệm vụ. - Nhận và truyền áp lực của chất khí được đốt cháy trong xi lanh biến chuyển động thẳng của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu và truyền công suất ra ngoài. - Dẫn động cho các cơ cấu và các hệ thống khác của động cơ. 19
  21. LƯU HÀNH NỘI BỘ 2. Cấu tạo chung. - Gồm thanh truyền, trục khuỷu, piston,bámh đà, xéc măng, chốt piston, bu lông thanh truyền và bạc lót, 3. Lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông. Các lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm: - Lực khí thể tác dụng lên Piston Pkt: Pkt = pkt. FP Trong đó: Pkt - áp lực khí thể FP - diện tích đỉnh Piston . - Lực quán tính Pj: Pj = - mnp.j Trong đó: j - gia tốc của Piston j = - R 2(cos +  cos2 ) Pj = mnpj = - mnp R2(cos +cos2 ) Gọi Pj1 = - mnp. R.2.cos - Pj2 =- mnpR2cos2 Pj = Pj1+Pj2 - Do lực quán tính Pj và lực khí thể Pkt cùng lực P1 của chúng cũng tác dụng lên đường tâm xilanh. Ta có: P1= Pkt+Pj - Lực P1 lại được phân tích thành hai thành phần: + Lực tác dụng lên đường tâm thanh truyền Ptt= p1/ cos + Lực ngang N ép Piston lên thành xilanh: N = P1.tg Trong đó :  - góc lắc của thanh truyền. - Lực tác dụng lên trục khuỷu lại được phân tích thành hai lực thành phần là: + Lực tiếp tuyến T sinh ra mômen quay cho trục khuỷu : T = Pt t. sin( +) = f1( ) + Và : M = T . R = R . Ptt . sin( +) = f2( ) 20
  22. LƯU HÀNH NỘI BỘ R : bán kính quay trục khuỷu - Lực pháp tuyến Z gây ra mômen uốn cho trục khuỷu : Z = Ptt . cos( +) = f3( ) - Lực tác dụng của khí thể hoặc áp suất khí thể lên nắp xilanh, thân máy và Piston đẩy cho Piston đi xuống phía dưới. - Hợp lực của lực quán tính Pj và lực khí thể Pkt tác dụng lên chốt Piston bị phân tích thành hai thành phần đó là: + Thành phần lực ngang N tác dụng vuông góc với đường tâm xilanh ép Piston vào thành xilanh, đồng thời gây ra mômen MN: MN = N.A A - khoảng cách từ chốt Piston tới tâm trục khuỷu. + Thành phần lực Ptt tác dụng lên đường tâm thanh truyền gây mômen quay và mômen uốn trục khuỷu. - Thành phần lực quán tính ly tâm Pk do các khối lượng lệch tâm khi quay gây ra. 4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pistông. 4.1. Tháo nhóm piston, xéc măng, thanh truyền 4.1.1. Tháo nhóm piston, xéc măng và thanh truyền ra khỏi động cơ. + Xả dầu và nước làm mát ra khỏi động cơ + Tháo động cơ ra khỏi xe và đưa động cơ lên giá tháo lắp Làm sạch gờ xi lanh + Tháo nắp máy + Tháo đáy dầu + Quay trục khuỷu cho piston của máy cần tháo xuống ĐCD * Quan sát nhận biết các dấu trên piston và thanh truyền - Dấu thứ tự của piston và thanh truyền trên động cơ. - Dấu chỉ chiều lắp piston và thanh truyền * Dùng kìm chuyên dùng tháo vòng hãm chốt piston 21 Tháo vòng hãm chốt piston Gia nhiệt cho piston
  23. LƯU HÀNH NỘI BỘ * Gia nhiệt cho piston trong nước sôi đến 800C * Kẹp piston lên giá đỡ, dùng thanh đồng và búa nhựa tháo chốt piston, tách rời piston và thanh truyền ra * Dùng chổi lông rửa sạch các chi tiết trong dung dịch làm sạch * Sắp xếp các chi tiết theo thứ tự thành từng bộ, không để lẫn các chi tiết 4.2. Lắp nhóm piston xéc măng, thanh truyền 4.2.1 . Lắp piston vào thanh ruyền + Lắp vòng hãm mới vào một bên lỗ chốt piston - Ướm vòng hãm vào rãnh trên piston sao cho đầu L¾p vßng h·m chèt piston vòng hãm trùng với lỗ trên bệ chốt piston. Th¸o chèt piston Đun nóng piston đến 800C Dấu chỉ chiều lắp - Dùng kìm chuyên dùng lắp vòng hãm vào rãnh đảm bảo chắc chắn + Hâm nóng piston trong nước sôi đến 800C + Quan sát và quay piston cho dấu chỉ chiều lắp trùng với dấu của thanh truyền + Dùng ngón tay đẩy chốt piston vào bệ chốt + Lắp vòng hãm thứ hai vào 4.2.2. Lắp xéc măng vào piston Lắp xéc măng dầu + Lắp xéc măng dầu - Lắp vòng đàn hồi - Lắp hai vòng đỡ 22
  24. LƯU HÀNH NỘI BỘ + Lắp các xéc măng khí theo thứ tự từ dưới lên trên sao cho đúng chiều (mặt có dấu quay lên trên) + Nhỏ một ít dầu bôi trơn vào rãnh xéc măng, không nhỏ quá nhiều, chia đều miệng xéc măng - Không để các miệng xéc măng thẳng hàng - Không để miệng xéc măng trùng lỗ chốt piston xéc măng 2 xéc măng 1 Lắp xéc măng khí Chia miệng xéc măng 4.2 3. Lắp nhóm piston, xéc măng, thanh truyền vào động cơ .* Lắp bạc lót vào thanh truyền và nắp đầu to thanh truyền * Bôi một lớp dầu bôi trơn vào bề mặt bạc lót * Lắp nửa bạc có lỗ dầu vào thân thanh truyền - Bạc phải nằm đúng vị trí, vấu hãm chống xoay phải tốt đảm bảo chắc chắn - Lỗ dầu phải trùng với lỗ trên thân thanh truyền * Lắp đoạn ống mềm vào đầu bu lông thanh truyền để Bịt đầu bu lông bằng ống mềm tránh làm xước cổ biên và xi lanh * Bôi dầu bôi trơn vào xi lanh và cổ biên * Dùng dụng cụ chuyên dùng để bó xéc măng cho ôm khít vào piston * Dùng chày gỗ hoặc cán búa gõ nhẹ vào đỉnh piston Lắp cụm piston, xéc măng, thanh truyền vào động cơ cho cụm piston, xéc măng và thanh truyền vào xi lanh theo đúng thứ tự từng máy 23
  25. LƯU HÀNH NỘI BỘ Trước Chú ý: Phải đúng chiều lắp quy định trên đỉnh piston Dấu chiều lắp * Quan sát dấu thứ tự và chiều lắp nắp đầu to thanh truyền, chọn đầu to và lắp vào thân thanh truyền (dấu trên đầu to thanh truyền quay về phía đầu máy) * Lắp đai ốc bắt thanh truyền và siết chặt theo mô Lắp nắp đầu to men quy định - Bôi một lớp dầu mỏng lên phần ren của bu lông. BÀI 6: SỬA CHỮA PISTON MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa piston theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của piston đúng phương pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 13 h (LT: 3; TH: 10h) 1.Nhiệm vụ, cấu tạo của piston. 1.1 Nhiệm vụ Piston có các nhiệm vụ sau: - Kết hợp với xi lanh và nắp máy tạo thành buồng cháy. - Nhận áp lực của khí cháy và truyền lực qua thanh truyền tới trục khuỷu ở kỳ cháy giãn nở. - Tiếp nhận lực quán tính của bánh đà qua trục khuỷu, thanh truyền để thực hiện hành trình hút, nén, xả. Riêng đối với động cơ 2 kỳ piston còn làm nhiệm vụ đóng mở các cửa hút, cửa xả. 1.2. Cấu tạo 24
  26. LƯU HÀNH NỘI BỘ Do piston làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, chịu ma sát mài mòn lớn nên vật liệu thường dùng để chế tạo là gang xám, gang hợp kim. Piston thường được chia làm ba phần: - Đỉnh piston: Được tính từ mép trên của rãnh xéc măng khí thứ nhất trở lên. Một số động cơ Diesel có khoét buồng cháy phụ trên đỉnh piston. Đỉnh piston thường có dấu chỉ chiều lắp piston. Đỉnh piston có 3 loại Đỉnh bằng + Đỉnh bằng: Dễ chế tạo, thường dùng cho động cơ xăng. + Đỉnh lõm: Phần đỉnh piston được khoét lõm theo các hình dạng: chỏm cầu, , loại này làm cho hỗn hợp hòa trộn đều dùng cho các loại động cơ Diezel có buồng cháy phụ + Đỉnh lồi: Lực được phân bố đều xung quanh, khả năng chịu lực tốt. Loại này khó chế tạo, diện tích tiếp xúc nhiệt lớn, truyền nhiệt khó, loại này ít dùng. - Đầu piston: là phần có xẻ rãnh để lắp các xéc măng khí và xéc măng dầu - Thân piston: là phần dẫn hướng khi piston chuyển động tịnh tiến trong xi lanh. Trên thân piston có lỗ chốt piston. Một số động cơ còn có thêm xéc măng dầu ở cuối phần dẫn hướng. Thân piston thường có mặt cắt dạng ô van để tránh cho piston bị bó kẹt trong xi lanh khi chịu nhiệt độ cao. Một Đỉnh lõm số piston có chế tạo rãnh phòng nở 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa pít tông 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. * Hiện tượng . - Piston bị rạn nứt các bề mặt như thân, đầu và đỉnh. - Các muội than bán chặt trên bề mặt của đỉnh piston và một số rãnh của xéc măng khí. - Mòn thân piston không đều theo một hướng của lực ngang. - Mòn đỉnh và hai lỗ chốt của piston. * Nguyên nhân hư hỏng . - Do điều kiện làm việc của piston luôn chịu nhiệt độ cao ( diện tích buồng cháy chiếm khá lớn). - Luôn chịu các lực tác dụng khác nhau và thay đổi theo từng chu kỳ làm việc. 2.2. Phương pháp kiểm tra. 2.2.1.Làm sạch piston - Dùng dao cạo làm sạch muội than bám trên đỉnh piston - Dùng dụng cụ chuyên dùng làm sạch muội than trong rãnh lắp xéc măng 25
  27. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Dùng bàn chải lông và chất tẩy rửa làm sạch toàn bộ piston rồi thổi sạch bằng khí nén 2.2.1. Kiểm tra vết xước, nứt, vỡ piston Quan sát trên toàn bộ piston để phát hiện các vết nứt, vỡ, xước, cháy rỗ trên bề mặt dẫn hướng. 2.2.2. Kiểm tra độ côn, độ ô van của piston. * Kiểm tra độ côn: Dùng pan me đo ngoài đo đường kính piston trên phần dẫn hướng vuông góc với đường tâm lỗ chốt ở 2 vị trí đầu và cuối phần dẫn hướng. Hiệu số giữa 2 lần đo là độ côn của piston. Nếu độ côn lớn hơn mức cho phép phải thay piston. * Kiểm tra độ ô van: Dùng panme đo ngoài đo đường kính piston ở 2 vị trí vuông góc với nhau trên cùng một tiết diện ngang của phần dẫn hướng. Hiệu số giữa 2 lần đo là độ ô van của piston. Độ ô van lớn hơn quy định phải thay piston. 2.2.3. Kiểm tra khe hở giữa piston và xi lanh: * Cách 1: Dùng căn lá để kiểm tra khe hở piston và xilanh: Ta đưa piston đã tháo hết xécmăng vào trong xilanh, dùng căn lá có chiều dày thích hợp (dài 200m rộng 13mm) vào khe hở giữa piston và xilanh. Sau đó dùng lực kế móc vào căn lá và kéo căn lá ra với lực kéo từ 2  3 kg, nếu căn lá tuột ra khỏi piston và xilanh thì chiều dầy của căn lá chính là khe hở giữa piston và xilanh, khe hở này không được Kiểm tra khe hở vượt quá 0,15 mm.(khe hở tiêu chuẩn là 0,03 - 0,08 mm). piston-xi lanh - Dùng panme đo ngoài để đo đường kính chốt piston - Dùng đồng hồ so đo trong để đo đường kính lỗ chốt piston - Tính khe hở giữa chốt piston và lỗ chốt + Khe hở tối đa cho phép: 0,015 mm + Nếu khe hở lớn quá giới hạn cho phép thì phải thay bạc đầu nhỏ thanh truyền * Cách 2: 26
  28. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Dùng pan me đo đường kính piston theo hướng vuông góc với đường tâm lỗ chốt piston. - Dùng pam me đo trong hoặc đồng hồ so đo trong đo đường kính của xi lanh theo hướng vuông góc với đường tâm trục khuỷu tại các vị trí A, B, C Đo đường kính piston Đo đường kính xi lanh - Tính khe hở giữa piston và xi lanh. Nếu khe hở lớn quá quy định thì phải thay piston hoặc doa xi lanh và thay piston theo kích thước sửa chữa. 2.3. Phương pháp sửa chữa . + Khi piston hư hỏng hoặc doa xi lanh thì phải thay piston mới. Khi thay piston mới phải thay cả bộ piston. Piston mới cần đạt các yêu cầu sau: - Phải chọn đúng loại piston của nhà sản xuất, không dùng piston khác loại có kích thước tương đương. - Trọng lượng các piston phải bằng nhau. Với những piston có đường kính từ 100 mm trở lên, trọng lượng giữa các piston cho phép sai lệch không quá 15 gam, piston có đường kính nhỏ hơn 100 mm sai lệch cho phép không quá 9 gam. Đối với các động cơ ô tô hiện nay không cho phép thay thế từng piston riêng lẻ + Đối với piston có vết nứt nhỏ không ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của động cơ thì có thể cho phép khoan chặn hai đầu vết nứt một bằng một lỗ nhỏ để tránh vết nứt phát triển. + Trên bề mặt làm việc của piston có vết xước nhẹ thì dùng giấy ráp mịn và dầu đánh bóng rồi dừng lại. 3. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của pít tông 3.1. Kiểm tra: 27
  29. LƯU HÀNH NỘI BỘ + Đỉnh piston. + Đầu piston. + Thân piston. + Bệ chốt + Rãnh lắp xéc măng 3.1. Sửa chữa: + Thân pít tông bị cạo xước + Lỗ chốt bị mòn + Thân pít tông bị mòn === BÀI 7: SỬA CHỮA CHỐT PISTON MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa chốt piston theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của chốt piston đúng phương pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 13 h (LT: 3; TH: 10h) 1. Nhiệm vụ, cấu tạo và các kiểu lắp ghép. 1.1. Nhiệm vụ. - Chốt piston là chi tiết nối giữa piston với thanh truyền. tuy có kết cấu đơn giản nhưng chốt piston vó vai trò rất quan trọng để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ. 1.2. Cấu tạo. - Đa số chốt piston thường có kết cấu đơn giản là dạng hình trụ phía trong được làm rỗng để làm giảm trọng lượng cho nhóm piston. - Để tăng độ cứng vững cho bề mặt của chốt. Do vậy phía ngoài của chốt được tôi cứng rồi gia công nhẵn bóng. Vì thế chốt piston thường được làm từ vật liệu thép ít các bon và thép hợp kim có thành phần hợp kim như crôm , măng gan với thành phần các bon thấp. - Trên một số chốt để tránh hiện tượng dịch chuyển dọc trục cho chốt piston trong quá trình động cơ làm việc thi ở hai đầu của chốt người ta còn tiện rãng để lắp phanh hãm9 thường sư dụng trên một số động cơ cở nhỏ). 1.3.Các kiểu lắp ghép chốt piston với lỗ chốt piston. 28
  30. LƯU HÀNH NỘI BỘ Vì Chốt piston là chi tiết nối giữa piston với thanh truyền. Do vậy thương chia làm ba kiểu lắp ghép sau : + Cố định trên đầu nhỏ thanh truyền : Khi đó chốt piston phải được lắp tự do trên bệ chốt.Do không phải giải quyết vấn đề bôi trơn cho thanh truyền nên làm giảm được diện tích của đầu nhỏ thanh truyền và như vậy tăng được chiều dài của bệ chốt. Khi đó giảm được ứng suất tiếp xúc mòn tại đây. Tuy vậy mặt phẳng chịu lực của chốt ít thay đổi nên thường gây ra kiểu mòn cục bộ. + Cố định trên bệ chốt : Khi đó chốt piston phải được lắp tự do trên đầu nhỏ thanh truyền .Do không phải giải quyết vấn đề bôi trơn cho đầu nhỏ thanh truyền nên làm giảm được diện tích của bệ chốt và như vậy tăng được chiều dài của diện tích tiếp xúc của đầu nhỏ thanh truyền. Khi đó giảm được ứng suất tiếp xúc mòn tại đây. Tuy vậy mặt phẳng chịu lực của chốt ít thay đổi nên thường gây ra kiểu mòn cục bộ. + Lắp tự do trên cá hai mỗi ghép : Tại hai mỗi ghép không có kết cấu hãm. Khi lắp ráp tại các mỗi ghép giữa chốt và bạc đầu nhỏ thanh truyền là mỗi ghép lỏng. Còn mỗi ghép giữa bệ chốt là mỗi ghép trung gian có độ dôi (0,01mm – 0,02mm đối với ôtô máy kéo ). Trong quá trình làm việc do nhiệt độ cao mặt khác piston làm bằng vật liệu chủ yếu là hợp kim nhôm tạo ra khe hở ở mỗi ghép này nên chốt piston có thể xoay.Khi đó mặt phẳng chịu lực thay đổi nên chốt piston mòn đều hơn và chịu mòn tốt hơn.vì vậy phương pháp này thường được dùng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên giải quyết được vấn đề bôi trơn ở các mỗi ghép và phải có kết cấu hạn chế dịch chuyển dọc trục của chốt thông thường người ta dùng vòng hãm để chẵn hai đầu của chốt . 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa chốt piston. 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. * Hiện tượng : + Thường bị rạn nứt mặt ngoài của chốt. + Diễn ra sự mòn cục bộ tại bề mặt làm việc của chốt. + Chốt bị cong, biến dạng so với tiêu chuẩn ban đầu. * Nguyên nhân hư hỏng : - Do chốt piston luôn làm việc trong nhiệt độ cao,điều kiện bôi trơn khó khăn. - Chịu các lực va đập khác nhau, các lực này diễn ra liên tục và thay đổi theo từng chu kì làm việc của động cơ. 2.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng. 2.2.1. Kiểm tra kỹ thuật chốt piston: - Dùng mắt quan sát bề mặt làm việc của chốt xem có vết nứt, cào xước, cháy rỗ không? - Dùng dụng cụ đo kiểm nhu thước ban ban me hoặc thước cặp để kiểm tra độ mòn côn và độ mòn méo của chốt píttông. - Bàn máp hoặc bàn rà để kiểm tra độ cong của chốt piston. 2.2.2. Sửa chữa chốt píttông. Như ta đã biết trong quá trình làm việc chốt píttông chủ yếu là bị mòn vì vậy khi 29 Kiểm tra đường kính chốt piston
  31. LƯU HÀNH NỘI BỘ chốt piston bị mòn quá thì ta phải thay chốt mới. - Chốt mới phải cùng nhóm với píttông. - Độ côn và độ ô van phải nhỏ hơn 0,003mm. - Độ cứng bề mặt phải đạt 56HRC, độ bóng đạt Rz 9 –12. - Kích thước sửa chữa của chốt là : 0,004; 0,008; 0,12; 0,16mm. Khi chốt bị mũn quỏ dưới hạn cho phép thỡ ta có thể dùng phương pháp hàn đắp sau đó tiện trên máy tiện có đồ gá chuyên dùng. Sau đố tiến hành mài, gia công và tôi cao tần bề mặt ngoài của chốt. - Khi chốt bị cong tiến hành nắn thẳng sau đó kiểm tra lại hiện tượng rạn nứt của chốt. 3. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của chốt pít tông - Kiểm tra: + Rạn nứt + Mòn - Sửa chữa: Mạ, nong chốt pít tông bị mòn hoặc thay chốt pít tông mới. BÀI 8: KIỂM TRA VÀ THAY THẾ XÉC MĂNG MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ,phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và thay thế xéc măng theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháo lắp, nhận dang đúng các loại xéc măng,có phương pháp kiểm tra khe hở miêng đúng, sửa chữa các hư hỏng của xéc măng đúng phương pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 13 h (LT: 3; TH: 10h) 1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo của xéc măng. 1.1. Nhiệm vụ: - Xéc măng dùng để bao kín buồng cháy không cho khí cháy lọt xuống đáy dầu và không cho dầu lọt vào buồng cháy. - Xéc măng truyền phần lớn nhiệt lượng từ đầu piston sang thành xilanh rồi ra nước làm mát hoặc không khí để làm mát cho động cơ 1.2. Phân loại: Tuỳ theo điều kiện làm việc, vật liệu dùng để chế tạo mà người ta phân xéc măng ra làm hai loại: 30
  32. LƯU HÀNH NỘI BỘ + Loại xéc măng khi ( gọi là xéc măng lửa) vật liệu chủ yếu làm bằng gang. Trong quá trình hoạt động xéc măng khí chịu nhiệt độ rất cao.Độ mài mũn lớn nhất. + Loại xéc măng dầu vật liệu chủ yếu của loại này thường làm bằng thép gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau.Có nhiệm vụ dàn dầu dều và dêm dầu để bôi trơn cho thành xi lanh. 1.3. Cấu tạo: Do xéc măng làm việc trong điều kiện bôi trơn kém và chịu nhiệt độ cao nên trong quá trình làm việc xéc măng dễ bị mài mòn, tính đàn hồi giảm. Xéc măng khí Xéc măng được chế tạo chủ yếu bằng gang xám hoặc gang hợp kim. Xéc măng được chia ra hai loại - Xéc măng khí: Bao kín buồng cháy, không cho khí hỗn hợp lọt xuống đáy dầu làm hỏng dầu bôi trơn. Trên một piston thường có từ 2 - 3 xéc măng khí. Hầu hết các xéc măng khí thứ nhất đều có mặt ngoài mạ crôm dày 0,1 - 0,2mm để giảm mài mòn và tăng khả năng truyền nhiệt ra thân máy. Xéc măng khí có các kiểu miệng khác nhau: + Loại miệng thẳng + Loại miệng vát + Loại miệng bậc - Xéc măng dầu: Gạt dầu bôi trơn trên thành xi lanh, không cho Vòng đỡ dầu sục lên buồng cháy làm tiêu hao dầu và gây muội than. Trên xéc măng dầu có phay các rãnh để dầu thoát về đáy dầu. Hiện nay nhiều động cơ sử dụng xéc măng dầu kiểu tổ hợp. Xéc măng dầu tổ hợp bao gồm vòng đàn hồi hướng tâm có các Vòng đàn hồi Lớp mạ Cr rãnh thoát dầu, vòng đàn hồi hướng trục và 2 vòng Xéc măng dầu tổ hợp đỡ nằm trên và dưới các vòng đàn hồi. Trên mỗi piston có 1 đến 2 xéc măng dầu. 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa xéc măng 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 31 Đo khe hở cạnh xéc măng
  33. LƯU HÀNH NỘI BỘ * Hiện tượng: + Mòn các mặt bên của xéc măng + Mòn lưng xéc măng + Độ đàn hồi kém. * Nguyên nhân; - Xéc măng luôn làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao và khả năng bôi trơn kém. - Vật liệu làm xéc măng phải chịu được các lực va đập của khí thể và chịu mài mòn tốt.Do vậy xéc măng dầu thường làm bằng hợp kim gang. 2.2. Phương pháp kiểm tra, thay thế: 2.2.1. Kiểm tra khe hở mặt bờn: - Lắp xéc măng vào rãnh piston và xoay tròn xéc măng trong rãnh piston. Xéc măng phải xoay nhẹ nhàng trong rãnh piston. - Chọn căn lá có chiều dầy thích hợp đưa vào khe hở giữa xéc măng và rãnh piston. Khe hở tiêu chuẩn 0,03 - 0,08 mm Đưa xéc măng vào xi lanh Đo khe hở miệng xéc măng Khe hở tối đa cho phép 0,20 mm. 2.2.2. Kiểm tra khe hở miệng xéc măng: - Tháo xéc măng cần kiểm tra ra khỏi piston. Đặt xéc măng vào trong xi lanh, Tấm bìa Xéc măng dùng piston đẩy cho xéc măng nằm phẳng trong xilanh đúng vị trí quy định. - Chọn căn lá có chiều dầy thích hợp đưa vào miệng xéc măng, khe hở Xi lanh miệng xéc măng chính là chiều dầy Bóng đèn của căn lá đã chọn. Công tắc đèn Giấy trắng * Khe hở tiêu chuẩn: Kiểm tra độ tròn của xéc măng 32
  34. LƯU HÀNH NỘI BỘ + Xéc măng khí 0,15 - 0,25 mm. + Xéc măng dầu 0,13 - 0,38 mm * Khe hở tối đa cho phép: + Xéc măng khí 1,20 mm. + Xéc măng dầu 0,98 mm 2.2.3 . Kiểm tra khe hở lưng : - Dùng thước đo độ sâu để đo độ sâu của rãnh lắp xéc măng, dùng pan me để đo chiều rộng của xéc măng, hiệu số kích thước đo được chính là khe hở lưng xéc măng. Khe hở quy định 0,20  0,35 mm 2.2.4. Kiểm tra độ tròn của xéc măng (độ lọt ánh sáng) - Đặt xéc măng vào trong xilanh, dùng piston đẩy xéc măng cho phẳng, đặt 1 bóng đèn điện ở phía dưới xilanh, phía trên xéc măng đặt 1 tấm bìa có đường kính nhỏ hơn đường kính xi lanh nhưng lớn hơn đường kính trong của xéc măng. Quan sát mức độ lọt ánh sáng qua khe hở giữa lưng xéc măng và thành xilanh. Một xéc măng không được có quá 2 chỗ lọt ánh sáng, chiều dài mỗi cung tròn không quá 30 0, tổng chiều dài của các cung lọt ánh sáng không quá 600 với khe hở cung lọt là 0,03 mm. Nếu khe hở nhỏ hơn 0,015 mm thì chiều dài cung lọt ánh sáng cho phép có thể lên tới 1200. 3. Kiểm tra và thay xéc măng mới. - Kiểm tra: + Khe hở miệng + Khe hở lưng + Khe hở cạnh + Độ đàn hồi + Độ tròn đều - Thay xéc măng mới: + Kiểm tra các khe hở + Rà nguội miệng, chiều dày xéc măng(nếu cần). === BÀI 9: SỬA CHỮA THANH TRUYỀN MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ,phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa thanh truyền theo đúng tài liệu hướng dẫn. 33
  35. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Tháo lắp, nhận dang đúng các loại thanh truyền, có phương pháp kiểm tra sửa chữa các hư hỏng của thanh truyền đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tịch cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 13 h (LT: 3; TH: 10h) 1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo của thanh truyền. 1.1. Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết trung gian nối giữa piston với trục khuỷu của động cơ. Nó làm nhiệm vụ truyền lực, biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu ở kỳ cháy giãn nở và ngược lại. 1.2. Phân loại: Tuỳ theo điều kiện làm việc, vật liệu dùng để chế tạo mà người ta phân thanh truyền ra làm hai loại: + Thanh truyền được đúc liền khối với §Çu nhá vµ b¹c lãt đầu to của thanh truyền.Loại này thường Chèt được sử dụng trên động cơ xăng và piston Th©n thanh truyÒn diesel cỏ nhỏ và trung bình. Bu l«ng + Thanh truyền được đúc rời với đầu to biªn Vßng h·m của thanh truyền. Loại này thường được DÊu l¾p sử dụng trên động cơ diesel cở lớn. Gê h·m B¹c biªn 1.3. Cấu tạo: N¾p ®Çu to §ai èc - Trong quá trình làm việc thanh truyền Chèt luôn luôn chịu các lực kéo, nén, uốn Vì chÎ vậy thanh truyền thường được chế tạo từ Thanh truyÒn vµ chèt piston thép hợp kim bằng phương pháp rèn khuôn. Thanh truyền được chia ra làm ba phần chính. + Đầu nhỏ thanh truyền lắp với piston thông qua chốt piston. Giữa đầu nhỏ và chốt piston có bạc lót gọi là bạc chốt piston (bạc ắc) + Thân thanh truyền là phần nối đầu nhỏ và đầu to thanh truyền. Nó có nhiều dạng mặt cắt khác nhau. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các động cơ thường sử dụng thanh truyền có mặt cắt dạng chữ I. Trên thân thanh truyền có gia công lỗ dẫn dầu bôi trơn cho chốt piston. Trên thân thanh truyền có dấu chỉ chiều lắp thanh truyền 34
  36. LƯU HÀNH NỘI BỘ + Đầu to thanh truyền thường được chế tạo hai nửa rồi lắp ghép với nhau bằng các bu lông gọi là bu lông thanh truyền (hay bu lông biên). Đầu to thanh truyền được lắp với cổ biên của trục khuỷu. Giữa đầu to thanh truyền và cổ biên có bạc lót gọi là bạc biên. Đầu to thanh truyền có lỗ để phun dầu từ cổ biên lên bôi trơn cho thành xi lanh. Mặt lắp ghép giữa hai nửa đầu to thanh truyền có thể vuông góc hoặc không vuông góc với đường tâm thanh truyền (cắt vát). Trên nửa đầu to thanh truyền thường có lỗ và chốt định vị hoặc rãnh định vị để việc lắp ráp đảm bảo chính xác. Trên nửa đầu to có dấu để lắp ghép giữa hai nửa để tránh nhầm lẫn - Bu lông, đai ốc thanh truyền thường được chế tạo bằng thép tốt và được nhiệt luyện để chịu lực kéo, uốn trong quá trình làm việc. Một số động cơ có chi tiết hãm đai ốc để tránh bị nới lỏng trong quá trình làm việc. 2. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo của bạc lót. 2.1. Nhiệm vụ: - Bôi trơn và làm giảm độ mài mòn của các chi tiết tiếp xúc chuyển động với nhau. Vì khi vật liệu làm bạc lót có khả năng mài mòn cao hơn so với chi tiết tiếp xúc cùng. - Bạc lót làm giảm độ rơ của các chi tiết lắp ráp, do bạc lót dễ gia công và thay thế . - Trên một số bạc lót còn tiện rãnh và khoan lỗ để dẫn dầu đi bôi trơn cho các chi tiết. 2.2. Cấu tạo: - Có dạng hình bán nguyệt hoặc hình tròn.Gồm lớp bạc bằng thép và lớp kim loại chịu mòn tráng trên bề mặt lớp bạc, lớp bạc được chế tạo từ thép các bon. Giữa hai lớp có một lớp kim loại mỏng( 0,05- 0,1mm) - Bề mặt làm việc có phủ một lớp hợp kim có khả năng mài mòn cao chủ yếu là ba bít thiếc hoặc chì chủ yếu thường dùng trên động cơ diesel + Ngày nay hợp kim nhôm cũng đưa vào chế tạo hợp kim chống mòn. - Bạc thanh truyền thường có khoá chống xoay hoặc dịch theo dọc trục khi động cơ đang hoạt động. Ngoài ra trên một số bạc lót còn tiện rãnh và khoan lỗ để dẫn dầu bôi trơn cho trục. 2.3. Phân loại: Tuỳ theo điều kiện làm việc, vật liệu dùng để chế tạo mà người ta phân bạc lót ra làm hai loại: + Bạc lót loại mỏng: Thường được sử dụng trên động cơ ôtô máy kéo. Có ưu điểm thuận tiện khi sửa chữa vá thay thế. + Bạc lót loại dày: Có gộp bạc và hợp kim chịu mòn dày. Ở giữa bề mặt phân cách đôi khi có đệm thép. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thanh truyền, bạc lót. 35
  37. LƯU HÀNH NỘI BỘ 3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng: - Thanh truyền bị cong, xoắn. - Đầu to của thanh truyền bị dài ra - Bu lông thanh truyền bị xoẵn cong và chờn ren. - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa * Nguyên nhân hu hỏng. - Trong quá trình làm việc thanh truyền luôn chịu các lực tác dụng như áp lực của khí thể, lực quay của trục khuỷu, các lực này luôn biến đổi trong từng chu kỳ. 3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa thanh truyền 3.2.1. Phương pháp kiểm tra: * Kiểm tra bu lông thanh truyền - Dùng mắt để quan sát xem bulông, đai ốc có bị chờn cháy ren hay không? - Dùng panme đo đường kính thân bu lông Đường kính tối thiểu không nhỏ hơn đường kính tiêu chuẩn 0,20 – 0,35 mm. Nếu đường kính nhỏ hơn mức tối thiểu thì thay bu lông mới Kiểm tra đường kính bu lông * Kiểm tra các lỗ dẫn dầu trên thân thanh truyền xem có bị tắc không. Nếu các lỗ dẫn dầu bị tắc thì phải thông rửa sạch cặn bẩn rồi dùng không khí nén thổi sạch. * Kiểm tra khe hở giữa bạc đầu to thanh truyền và cổ trục khuỷu Dùng phương pháp kẹp chì để kiểm tra khe hở bạc đầu to thanh truyền với cổ trục khuỷu Khe hở tiêu chuẩn từ 0,03 - 0,07 mm Khe hở tối đa 0,11 - 0,16 mm Nếu khe hở lớn hơn mức tối đa thì thay bạc đầu to thanh truyền hoặc sửa chữa cổ trục thanh truyền và thay bạc mới * Kiểm tra độ cong của thanh truyền - Dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra độ cong của thanh truyền Độ cong tối đa cho phép 0,05 trên chiều dài 100 mm - Nếu độ cong lớn quá mức tối đa thì phải thay thanh truyền hoặc dùng dụng cụ chuyên dùng để nắn lại Kiểm tra độ cong thanh truyền 36
  38. LƯU HÀNH NỘI BỘ * Kiểm tra độ xoắn của thanh truyền - Dùng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra độ xoắn (độ vặn) + Độ xoắn tối đa cho phép 0,15 trên chiều dài 100 mm - Nếu độ xoắn lớn hơn mức tối đa cho phép thì phải thay thanh truyền 3.2.2. Phương pháp sửa chữa : * Thông rửa các lỗ phun dầu, đường dầu trên thân thanh truyền. Kiểm tra độ xoắn thanh truyền * Các bulông, đai ốc bị chờn cháy ren thì phải thay Nắn thanh truyền bị cong Nắn thanh truyền bị xoắn mới. * Sửa chữa thanh truyền bị cong: - Khi thanh truyền bị cong thì thay thanh truyền mới hoặc có thể nắn thanh truyền trên thiết bị chuyên dùng. Nếu không có thiết bị chuyên dùng thì có thể nắn thanh truyền trên ê tô. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thanh truyền có thể bị cong trở lại do còn ứng suất dư * Sửa chữa thanh truyền bị xoắn - Khi thanh truyền bị xoắn thì phải thay thanh truyền. Có thể nắn thanh truyền bằng thiết bị chuyên dùng nhưng chỉ sử dụng tạm thời vì sau một thời gian sử dụng thanh truyền lại bị xoắn trở lại do ứng suất dư gây nên. 4. Kiểm tra, sửa chữa thanh truyền - Kiểm tra: Đầu nhỏ, đầu to và thân - Sửa chữa: + Doa lỗ lắp chốt, cổ biên + Nắn thanh truyền bị cong, xoắn 37
  39. LƯU HÀNH NỘI BỘ 5. Kiểm tra, sửa chữa bạc lót - Kiểm tra: + Bề mặt lớp hợp kim chịu mòn + Khe hở lắp ghép + Độ nhô cao của bạc - Sửa chữa: + Mặt tiếp xúc + Mắt lắp ghép BÀI 10: SỬA CHỮA TRỤC KHUỶU MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ,phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa trục khuỷu theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháo lắp, nhận dang đúng các loại trục khuỷu, có phương pháp kiểm tra sửa chữa các hư hỏng của thanh truyền đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tích cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 19 h (LT: 4; TH: 15h) 1. Nhiệm vụ , phân loại và cấu tạo của trục khuỷu. 1.1. Nhiệm vụ: - Trục khuỷu là chi tiết rất quan trọng của động cơ. Nó tiếp nhận lực từ piston truyền qua chốt piston và thanh truyền, biến lực đó thành mô men quay rồi truyền ra ngoài qua bánh đà. Đồng thời nó tiếp nhận lực quán tính truyền ngược lại piston ở các kỳ nạp, nén và xả. 1.2. Cấu tạo của trục khuỷu: Trong quá trình Rãnh then Cổ trục khuỷu Má khuỷu Mặt bích làm việc trục khuỷu chịu tải trọng lớn và Rãnh then thay đổi theo chu kỳ với ứng suất khá lớn Nút ren Lỗ chứa dầu Cổ trục và chịu mài mòn. Do trục khuỷu có Bánh đà hình dạng khá phức tạp nên nó thường được đúc bằng thép Dấu ĐCT hoặc bằng gang có Đối trọng Vành răng chất lượng cao Cấu tạo của trục khuỷu và góc lệch khuỷu 38
  40. LƯU HÀNH NỘI BỘ (gang cầu). Trục khuỷu gồm các bộ phận sau: + Đầu trục khuỷu: Dùng để lắp các chi tiết của cơ cấu dẫn động như bánh răng, puly. Đầu trục khuỷu thường có lỗ ren lắp ốc khởi động động cơ bằng tay quay hoặc bu lông hãm. + Cổ trục khuỷu: được đặt vào các ổ đỡ trong thân máy, nó đỡ toàn bộ trục khuỷu. Giữa cổ trục và thân máy có bạc lót + Cổ thanh truyền (cổ biên): là vị trí lắp ghép với đầu to thanh truyền. Giữa cổ thanh truyền và đầu to thanh truyền có bạc lót. Ở động cơ nhiều xylanh, các cổ thanh truyền được bố trí lệch nhau một góc nhất định tuỳ theo số xy lanh và kiểu động cơ: động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V. Góc này gọi là góc lệch khuỷu. - Trong cổ trục và cổ thanh truyền có khoan các lỗ dẫn dầu bôi trơn. Ở một số trục khuỷu, cổ thanh truyền được làm rỗng để giảm nhẹ trọng lượng của cổ thanh truyền đồng thời lọc một phần cặn bẩn trong dầu bôi trơn, hai đầu lỗ có nút ren bịt kín + Má khuỷu: Là bộ phận nối giữa cổ trục và cổ thanh truyền + Đối trọng : dùng để cân bằng lực quán tính ly tâm của cổ thanh truyền và đầu to thanh truyền gây nên đảm bảo cho động cơ không bị rung khi làm việc. + Đuôi trục khuỷu: Có mặt bích lắp bánh đà và để lắp phớt chắn dầu. Trong đuôi trục khuỷu có lỗ lắp vòng bi đỡ trục sơ cấp của hộp số. 1.3. Phân loại: * Theo kết cấu . - Trục khuỷu nguyên: + Các chi tiết được chế tạo liền thành một khối. + Được dùng trong động cơ cở nhỏ và trung bình. - Trục khuỷu ghép: * Theo công dụng : - Trục khuỷu đủ cổ . - Trục khuỷu trốn cổ. Gọi số xi lanh của động cơ là: z ; và số ổ đỡ là : i + Nếu trục khuỷu có số ổ đỡ thoả mãn: i = z + 1 - Được gọi là trục khuỷu đủ cổ ( Tức là giữa hai xi lanh liên tiêp nhau có một ổ đỡ ) + Nếu trục khuỷu có số ổ đỡ thoả mãn: i < z + 1 - Được gọi là trục khuỷu trốn cổ. - Thông thường ở trục khuỷu trốn cổ i = z/2 + 1 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thanh truyền, bạc lót 3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. * Hiện tương: - Trong quá trình làm việc trục khuỷu bị cong. 39
  41. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Mòn, xước chốt khuỷu và cổ khuỷu, đầu trục. - Cong , biến dạng má khuỷu * Nguyên nhân: - Trong quá trình làm việc trục khuỷu luôn chịu áp lực khí thể và áp lực của nhóm piston thanh truyền gây ra.Ngoài ra trục khuỷu còn chịu áp lực quán tính ly tâm của các khối lượng quay lệch tâm của bản thân trục khuỷu và của thanh truyền, những lực này gây mô men uốn xoẵn và dao động ngang của trục khuỷu trên các ổ đỡ. - Do bạc ổ đỡ, bạc thanh truyến bị mòn gây nên mòn, xước các cổ trục, chốt khuỷu. 3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. 3.2.1 Kiểm tra Quan sát toàn bộ trục khuỷu phát hiện các vết xước, cháy rỗ, rạn nứt. * Kiểm tra độ mòn cổ trục và cổ thanh truyền Dùng pame đo ngoài để kiểm tra độ mòn côn, mòn ô van của cổ trục và cổ thanh truyền * Kiểm tra độ mòn ô van: Đo độ ô van Đo kích thước cổ trục và cổ thanh truyền ở hai vị trí vuông góc nhau trên cùng một mặt cắt ngang. Độ ô van của cổ trục và cổ thanh truyền được xác định bằng hiệu số của hai lần đo. Chú ý: Không đo sát vào lỗ dầu bôi trơn Độ ô van cho phép: 0,05 mm * Kiểm tra độ mòn côn Đo kích thước cổ trục và cổ thanh truyền ở hai vị trí trên cùng Đo độ côn Đo đường kính cổ trục Đo đường kính cổ thanh truyền một mặt cắt dọc (phía trong và ngoài của cổ thanh truyền là vị trí mòn nhiều nhất). Độ mòn côn là hiệu số giữa hai lần đo 40
  42. LƯU HÀNH NỘI BỘ Chú ý: Vị trí đo cách má khuỷu 8 - 10 mm, không đo sát má khuỷu - Đặt khuỷu lên hai gối đỡ (hoặc lắp lên mũi chống tâm), cho mũi tiếp xúc của đồng hồ so tiếp xúc với cổ trục ở giữa, quay trục khuỷu đi một vòng đồng thời quan sát sự dao động của kim đồng hồ trong một phạm vi nào đó. Lấy trị số đó trừ đi độ ô van của cổ trục ta sẽ được độ cong của trục khuỷu. Độ cong cho phép: 0,03 - 0,05 mm * Kiểm tra độ xoắn của trục khuỷu - Lắp trục khuỷu lên giá đỡ, cho cổ thanh truyền nằm ở vị trí nằm ngang, dùng thước đo chiều cao đo khoảng cách từ các cổ trục thanh truyền có cùng đường tâm đến mặt bàn máy, độ chênh lệch của hai khoảng cách đo được là độ xoắn của trục khuỷu. Độ xoắn cho phép < 0,10 mm Đối với động cơ TOYOTA < 0,08 mm. Nếu độ cong, độ xoắn của trục khuỷu vượt quá giới hạn cho phép thì phải sửa chữa. * Kiểm tra độ mòn cổ trục và cổ thanh truyền Dùng pame đo ngoài để kiểm tra độ mòn côn, mòn ô van của cổ trục và cổ thanh truyền * Kiểm tra độ mòn ô van: Đo kích thước cổ trục và cổ thanh truyền ở hai vị trí vuông góc nhau trên cùng một mặt cắt ngang. Độ ô van của cổ trục và cổ thanh truyền được xác định bằng hiệu số của hai lần đo. Đo độ ô van Chú ý: Không đo sát vào lỗ dầu bôi trơn Độ ô van cho phép: 0,05 mm * Kiểm tra độ mòn côn Đo kích thước cổ trục và cổ thanh truyền ở hai vị trí trên cùng một mặt cắt dọc (phía trong và ngoài của cổ thanh truyền là vị trí mòn nhiều nhất). Độ mòn côn là hiệu số giữa hai lần đo Đo độ côn Chú ý: Vị trí đo cách má khuỷu 8 – 10 mm, không đo sát má khuỷu 41
  43. LƯU HÀNH NỘI BỘ Độ mòn côn cho phép: 0,05 mm. Đo đường kính cổ trục Đo đường kính cổ thanh truyền * Kiểm tra bán kính quay của trục khuỷu - Dùng thước đo chiều cao đo khoảng cách giữa vị trí cao nhất và thấp nhất của cổ trục thanh truyền (khoảng cách a), sau đó chia đôi khoảng cách đo được chính là bán kính quay của trục khuỷu (1/2a). Bán kính quay ở các cổ trục thanh truyền không được chênh lệch quá 0,15 mm. * Kiểm tra độ đảo của mặt bích lắp bánh đà. - Đặt trục khuỷu lên giá đỡ chữ V hoặc hai mũi chống tâm của máy tiện, cho đầu tiếp xúc của đồng hồ so tiếp xúc với mép ngoài của mặt bích, quay trục khuỷu một vòng đồng thời quan sát sự dao động của kim đồng hồ. Khoảng dao động của kim đồng hồ so chính là độ đảo của mặt bích lắp bánh đà. Độ vênh cho phép < 0,10 mm Kiểm tra độ đảo của mặt bích lắp bánh đà * Kiểm tra khe hở giữa cổ trục, cổ thanh truyền và bạc lót - Dùng phương pháp kẹp chì để kiểm tra (xem bài kiểm tra nhóm piston, thanh truyền xéc măng). 42
  44. LƯU HÀNH NỘI BỘ Chú ý: Khi kiểm tra phải xiết ốc đúng mô men quy định Không được quay trục khuỷu trong quá trình kiểm tra * Kiểm tra khe hở hướng trục của trục khuỷu - Lắp trục khuỷu vào thân máy, xiết ốc đủ lực. - Dùng đòn bẩy đẩy trục về phía sau. - Đưa căn lá vào khe hở giữa căn dọc trục phía trước và má khuỷu. Chiều dày của căn lá chính là khe hở dọc trục của trục khuỷu. + Khe hở tối đa cho phép: 0,30 mm + Nếu khe hở lớn quá quy định thì phải thay căn dọc trục có chiều dày lớn hơn Kiểm tra khe hở dọc trục 2.2.1. Phương pháp sửa chữa - Nếu trục khuỷu xoắn quá giới hạn cho phép thì phải thay trục khuỷu mới - Nếu trục khuỷu bị cong thì nắn trục khuỷu trên máy ép thuỷ lực 20 tấn theo phương pháp nắn nguội: Đặt trục khuỷu lên hai giá chữ V, xoay đúng chiều cong của trục khuỷu rồi cố định trục khuỷu lại. Tác dụng một lực vào cổ trục ở giữa theo chiều ngược với chiều cong của trục khuỷu. Để tránh làm hư hỏng cổ trục cần đặt Lực ép Đầu ép Đệm lót bằng đồng Giá đỡ Nắn trục khuỷu bị cong tấm đồng đệm lót vào cổ trục. Phía dưới cổ trục đặt đồng hồ so để theo dõi độ biến dạng của trục khuỷu và khống chế lực tác dụng. Nếu trục khuỷu bị cong nhiều quá thì phải tiến hành nắn nhiều lần để tránh làm trục khuỷu biến dạng quá nhiều gây nứt gãy trục. - Nếu trục khuỷu có vết rạn nứt thì phải thay trục khuỷu mới 43
  45. LƯU HÀNH NỘI BỘ - Nếu trên bề mặt trục khuỷu có vết cháy rỗ, vết xước nhẹ thì dùng vải ráp mịn bôi một lớp dầu bôi trơn hoặc dùng đá dầu mài bóng cổ trục và cổ thanh truyền - Nếu có vết cháy rỗ, xước sâu thì phải mài trục khuỷu trên máy mài chuyên dùng có cơ cấu dịch tâm. - Nếu độ ô van và độ côn vượt quá giới hạn cho phép phải sửa chữa trục khuỷu bằng cách mài cổ trục, cổ thanh truyền theo kích thước sửa chữa quy định (theo cốt sửa chữa). Mỗi cốt sửa chữa, đường kính cổ trục và cổ thanh truyền giảm 0,25 mm + Khi mài trục khuỷu tiến hành trên thiết bị chuyên dùng là máy mài có cơ cấu dịch tâm. Trước khi mài phải xác định bán khính góc lượn và sửa đá theo bán kímh góc lượn đó. Sau khi mài cổ trục và cổ thanh truyền cần đánh bóng để đạt độ bóng theo yêu cầu. Độ bóng phải đạt ∆9 - ∆10 + Sau khi mài cổ trục và cổ thanh truyền phải thay các bạc lót theo kích thước sửa chữa tương ứng và cạo rà bạc để đảm bảo sự tiếp xúc tốt + Diện tích tiếp xúc sau khi cạo bạc: 75% + Vết tếp xúc phân bố đều trên toàn bộ bề mặt bạc Chú ý: Tuỳ vào độ mòn và tình trạng kỹ thuật thực tế của cổ trục và cổ thanh truyền mà sửa chữa toàn bộ hoặc chỉ sửa chữa cổ thanh truyền hay cổ trục nhưng không sửa chữa riêng lẻ từng cổ trục hay từng cổ thanh truyền. Tất cả các cổ trục hoặc cổ thanh truyền phải sửa chữa theo cùng kích thước để đảm bảo sự cân bằng động 3. Sửa chữa trục khuỷu - Kiểm tra: + Đầu trục, độ đồng tâm cổ biên của các máy song hành + Đuôi trục + Độ đồng tâm các cổ trục + Cổ trục, cổ biên - Sửa chữa: + Hàn đắp phay lại rãnh lắp then, bánh răng trục khuỷu + Mài cổ trục, cổ biên bị mòn + Nắn trục khuỷu bị cong, xoán + Thay phớt chắn dầu, Tiện láng mặt bích lắp bánh đà bị vênh + Kiểm tra độ cân bằng trục khuỷu + Cân bằng tĩnh + Cân bằng động === BÀI 11: SỬA CHỮA BÁNH ĐÀ 44
  46. LƯU HÀNH NỘI BỘ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa bánh đà theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Tháo lắp, nhận dang đúng các loại bánh đà, có phương pháp kiểm tra sửa chữa các hư hỏng của thanh truyền đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tích cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 13 h (LT: 3; TH: 10h) 1. Nhiệm vụ , cấu tạo của bánh đà. 1.1. NhiÖm vô: - B¸nh ®µ cã t¸c dông b¶o ®¶m sù lµm viÖc ®Òu ®Æn cña ®éng c¬, lµm cho piston chuyÓn ®éng qua c¸c ®iÓm chÕt. Trong qu¸ tr×nh ch¸y gi·n në sinh c«ng, b¸nh ®µ tÝch tr÷ n¨ng l­îng ®Ó cung cÊp cho c¸c qu¸ tr×nh n¹p, nÐn vµ th¶i, do ®ã ®éng c¬ quay ®­îc ®Òu h¬n. B¸nh ®µ cßn lµ n¬i l¾p bé phËn truyÒn c«ng suÊt cña ®éng c¬ ra ngoµi.Ngoà ra bánh đà còn là nơi để khắc dấu cac điểm chết trên và chết dưới 1.2. Cấu tạo: - B¸nh ®µ lµ mét ®Üa kim lo¹i trßn, cã khèi l­îng lín, ®­îc c©n b»ng ®éng chÝnh x¸c. Trªn vµnh ngoµi b¸nh ®µ cã l¾p vµnh r¨ng ®Ó khëi ®éng ®éng c¬. B¸nh ®µ ®­îc l¾p vµo mÆt bÝch ë ®u«i trôc khuûu b»ng c¸c bu l«ng. - VËt liÖu chÕ t¹o b¸nh ®µ th­êng lµ gang x¸m, gang biÕn tÝnh. §èi víi ®éng c¬ cã sè vßng quay cao vµ truyÒn m« men lín th× b¸nh ®µ ®­îc ®óc hoÆc giËp b»ng thÐp Ýt c¸cbon. Vµnh r¨ng khëi ®éng ®­îc chÕ t¹o b»ng thÐp vµ qua nhiÖt luyÖn. Trªn mét sè b¸nh ®µ cã dÊu x¸c ®Þnh §CT cña piston m¸y sè 1. 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa bánh đà. 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. - Bánh đà bị cong vênh rạn nứt + Do quá trình làm việc luôn chịu tải trọng.Va đập và rung động liên tục. - Vành răng ngoài bị mòn , gãy răng. - Các lỗ và các ren trong lỗ bị mòn và rổng ra. 2.2. Phương pháp kiểm tra sửa chữa bánh đà. * Kiểm tra. 2.2.1. Kiểm tra bánh đà bị mòn, xước, cháy bề mặt tiếp xúc với đĩa ma sát - Quan sát trên toàn bộ bề mặt bánh đà để phát hiện vết mòn, vết xước, cháy hoặc các vết nứt vỡ. 45
  47. LƯU HÀNH NỘI BỘ + Nếu bánh đà bị nứt vỡ thì thay bánh đà mới + Nếu vành răng khởi động quá mòn thì phải thay vành răng mới. Nếu trên vành răng có quá 3 răng bị sứt mẻ cũng phải thay vành răng mới. - Khi bề mặt làm việc của bánh đà bị mòn, xước, cháy thì phải mài lại trên máy mài phẳng hoặc đưa lên máy tiện để tiện láng hết vết mòn, xước, cháy. + Sau khi mài, bề mặt làm việc phải đạt độ bóng ∆6 - ∆7 2.2.1. Kiểm tra độ đảo của bỏnh đà * Dùng thước phẳng và căn lá để kiểm tra độ không phẳng của bề mặt làm việc. * Dùng mũi chống tâm và đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của bánh đà: + Lắp bánh đà vào trục khuỷu rồi kiểm tra độ đảo của bánh đà giống như phần kiểm tra độ đảo của mặt bích lắp bánh đà Độ đảo cho phép < 0,05 mm Chú ý: Phải kiểm tra và sửa chữa độ đảo của mặt bích lắp bánh đà trước khi kiểm tra độ đảo của bánh đà 2.2.3. Kiểm tra các lỗ ren trên bánh đà - Quan sát các lỗ ren trên bánh đà, nếu các lỗ ren bị hư hỏng thì phải sửa chữa bằng cách khoan rông lỗ, dùng tarô làm lại ren mới rồi thay các bu lông tương ứng với lỗ ren mới. * Sửa chữa. - Bề mặt làm việc bị cào xước hoặc cháy xám nhẹ ta dùng giấy nhám mịn đánh bóng rồi dùng tiếp. Nừu bề mặt làm việc không phẳng hoặc bị cào xước nặng ta láng lại trên máy tiện hoặc máy chuyên dùng. - Vành răng bánh đà bị mòn, sứt mẻ nhẹ ta có thể ép ra lật ngược 1800 dùng lại. - Tất cả các hư hỏng trên nếu vươth quá giới hạn cho phép thì đều phải thay bánh đà mới. 3. Kiểm tra và sửa chữa bánh đà - Kiểm tra bánh đà: - Sửa chữa bánh đà: === BÀI 12:BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ 46
  48. LƯU HÀNH NỘI BỘ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được mục đích, nội dung bảo dưỡng bộ phận chuyển động của động cơ theo đúng tài liệu hướng dẫn. - Bảo dưỡng bộ phận chuyển động đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. - Đảm bảo an toàn và tạo được tính tích cực trong quá trình thực hiện công việc. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: Thời gian: 18 h (LT: 3; TH: 15h) 1. Mục đích của việc bảo dưỡng: - Nhằm kịp thời phát hiện. Khắc phục các hư hỏng sai lệch kỹ thuật của chi tiết giúp động cơ làm việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Tiết kiệm chi phí, Thời gian sửa chữa, nâng cao tính kinh tế của động cơ. 2. Nội dung công tác bảo dưỡng. 2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. - Kiểm tra vệ sinh bên ngoài nắp máy, thân máy, các te. - Kiển tra các vết nứt vỡ của nắp máy, thân máy. - Kiểm tra sự rò rỉ chảy dầu nhờn, nước làm mát tại các te, nắp máy - Kiểm tra siết chặt bu lông bắt nắp máy, bu lông các te. 2.2. Bảo dưỡng định kỳ. 2.2.1. Bảo dưỡng nhóm piston. - Tháo nắp náy, các te ra khỏi thân máy. - Đem piston ra khỏi xilanh. - Tiến hành vệ sinh sơ bộ - Vệ sinh chi tiết: Cạo sạch muội than ở các mặt bên của xécmăng, rãnh piston ,đỉnh piston 2.2.2. Bảo dưỡng thanh truyền. - Tháo thanh truyền ra khỏi piston chú ý phải kiểm tra dấu trước khi tháo. + Kiểm tra các lỗ dầu bôi trơn, bạc đầu nhỏ và bạc đầu to của thanh truyền. + Kiểm tra độ song song của hai đường tâm lỗ đầu nhỏ và đầu to để biết được thanh truyền bị cong, xoắn. 2.2.3. Bảo dưỡng trục khuỷu. - Kiểm tra độ cong xoắn của trục khuỷu. - Kiểm tra độ mòn của chốt và cổ trục - Kiểm tra độ biến dạng của các má khuỷu - Kiểm tra các lỗ dầu bôi trơn 47
  49. LƯU HÀNH NỘI BỘ H1: sơ đồ cấu tạo trục khuỷu 1: Đầu trục 2: Chốt khuỷu 3: Cổ khuỷu 4: Má khuỷu 5: Đối trọng 6: Đuôi trục 2.2.4. Bảo dưỡng các chi tiết khác trong bộ phận di động: Cơ cấu phân phối khí,trục cam + Kiểm tra lại bề mặt làm việc của xu páp, các đường dẫn dầu bôi trơn của đũa đẩy, con đội. + Kiểm tra lại các vấu cam, con đội vệ sinh sạch sẽ các chi tiết. === 48