Giáo trình PHP

pdf 84 trang phuongnguyen 10420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình PHP", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_php.pdf

Nội dung text: Giáo trình PHP

  1. Bài 1: Những khái niệm căn bản về mạng máy tính « on: January 18, 2007, 08:18:43 AM » Mục đích và yêu cầu: - Nắm được các khái niệm cơ bản nhất về mạng máy tính. - Biết cách cài đặt giao thức TCP/IP và web server. Yêu cầu: - Một tờ giấy trắng - Một gói café + 1 cốc nước nóng, hoặc một ít chè xanh. - Bộ cài Windows. - File phpdev.zip đi kèm tài liệu này. Bắt đầu: Bước 1: Ghi vào tờ giấy dòng chữ: "Đang bận làm việc, không tiếp khách, chỉ tiếp gái đẹp" rồi dán trước cửa hoặc trên bàn làm việc Bước 2: Pha một cốc café. Bước 3: Bắt đầu với những khái niệm: I. Khái niệm cơ bản: 1. Mạng máy tính: Là 2 hay nhiều máy tính được kết nối với nhau. 2. Máy chủ - Máy khách: Trong mạng máy tính, máy chủ (hay còn gọi là server) là một máy tính được sử dụng để các máy tính khác truy cập. Các máy tính truy cập vào 1 máy chủ được gọi là máy khách. Như vậy, 1 máy tính trong mạng có thể vừa là 1 máy chủ (khi có máy khác truy cập đến nó), vừa là một máy khách (nếu nó truy cập đến một máy tính khác). Vì vậy đừng nên nghĩ rằng máy chủ là 1 cái gì đó cao siêu cho mệt óc 3. Giao thức mạng: Các máy tính trên mạng "nói chuyện" với nhau thông qua một ngôn ngữ đặc biệt gọi là các giao thức mạng. Có rất nhiều giao thức khác nhau, mỗi giao thức có 1 nhiệm vụ riêng. Ở đây tôi tạm chia ra làm 2 nhóm giao thức: - Giao thức truyền dữ liệu, chuyên dùng để vận chuyển dữ liệu giữa 2 máy tính. - Giao thức xử lý dữ liệu, có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhận được từ giao thức truyền dữ liệu Túm lại: Không nên phát hoảng khi nghe thấy 2 từ giao thức. Chẳng qua nó chỉ là 1 dạng ngôn ngữ để trao đổi với nhau mà thôi. Và bạn cứ yên chí rằng nếu thích, bạn có thể tự định nghĩa ra một cái giao thức nào đó. Chẳng hạn như các chương trình chat của Yahoo, hay các chương trình remote trojan Chúng tự đẻ ra các giao thức riêng dựa trên nền giao thức TCP/IP đấy. 4. Chùm giao thức TCP/IP Giao thức TCP/IP là 1 giao thức được sử dụng để truyền dữ liệu giữa 2 máy tính. Theo giao thức này, mỗi máy tính sẽ có 1 địa chỉ xác định trên mạng gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một cụm chữ số có dạng a.b.c.d (a,b,c,d là các số từ 0 đến 255). VD: 174.178.0.1. Giao thức TCP/IP chỉ có nhiệm vụ duy nhất là truyền dữ liệu giữa 2 máy tính và đảm bảo giữ nguyên vẹn dữ liệu khi truyền đi. Ngoài ra nó chẳng cần biết dữ liệu đó là gì và được xử lý như thế nào. Dựa trên khả năng vận chuyển của giao thức TCP/IP, người ta xây dựng nên một nhóm các giao thức khác chuyên xử lý dữ liệu nhận được từ TCP/IP, gọi là chùm giao thức TCP/IP hay họ giao thức TCP/IP.
  2. Để phân chia các giao thức con trong chùm giao thức TCP/IP, người ta sử dụng một khái niệm khác gọi là Cổng giao thức. Đây là 1 con số nguyên từ 0 đến 32767 thì phải :p. Mỗi giao thức con trong chùm giao thức sẽ chiếm hữu một cổng riêng. Thông thường thì mỗi chương trình ứng dụng trên server sẽ chịu trách nhiệm mở một cổng TCP/IP, định nghĩa giao thức cho cổng đó, và sau đó là lắng nghe các yêu cầu từ máy khách và xử lý các yêu cầu đó. Như vậy, trong hệ giao thức TCP/IP, một máy khách sẽ truy cập thành công đến máy chủ nếu như nó có địa chỉ IP và cổng đang mở của dịch vụ trên máy chủ. Chẳng hạn: Với 1 máy chủ quản lý web (web server), chúng ta cần phải có một ứng dụng web gọi là web server. Ứng dụng này sẽ mở 1 cổng (mặc định là 80) và xử lý các tín hiệu đến từ cổng đó. Bây giờ hãy nhấp 1 ngụm café cho tỉnh táo đã II. Trang Web tĩnh và Trang Web động 1. Trang web tĩnh và trang web động Bạn đã từng xây dựng một trang Web và đưa nó lên mạng? Trang web của bạn thật là thú vị (ít nhất là theo ý nghĩ của bạn ) và tất nhiên bạn muốn tham khảo ý kiến của người đọc? Chẳng nhẽ bạn lại cho số điện thoại và yêu cầu người góp ý phải gọi điện đến? Hic Đảm bảo sẽ chẳng có ma nào thèm gọi điện. Bạn muốn "xin" một ít thông tin về người duyệt Web hic. Làm cách nào bây giờ??? Vâng, đó chính là nhược điểm của cái gọi là trang web tĩnh. Đó là các trang Web không cho phép bạn có thể tương tác với người dùng (chẳng hạn như là trao đổi hay thu thập các thông tin từ phía người dùng). Nó là các trang web có đuôi *.htm thông thường. Ngược lại, các trang Web động cho phép bạn nhận thông tin từ người dùng, xử lý thông tin đó, và có thể đáp trả lại các yêu cầu của họ. Xem ra nó cũng linh động ra phết đấy chứ? Để làm được điều đó, tất nhiên là bạn phải theo dõi các bài viết này 2. Lập trình Script Các trang web nguyên thuỷ sử dụng ngôn ngữ định dạng chuẩn là HTML (HyperText Markup Language). HTML chuẩn chỉ bao gồm các cặp thẻ đánh dấu để định khuôn dạng của tài liệu. Tuỳ theo tên thẻ là gì mà trình duyệt sẽ tự động hiểu và làm các công việc do thẻ đó quy định. Chẳng hạn như cặp thẻ . quy định đoạn văn bản trong đó sử dụng chữ đậm. Vì vậy, trên thực tế người ta không coi nó là một ngôn ngữ (vì nó chẳng liên quan gì đến những thứ mà ta hay gặp trong lập trình như biến, câu lệnh rẽ nhánh, lặp ). Cũng chính vì nguyên nhân này, nó phải tự mở rộng bằng cách cho phép "nhúng" vào bản thân nó một số đoạn mã lệnh chương trình đặc biệt, người ta thường gọi chúng là các đoạn mã Script hay các đoạn mã nhúng . Ngôn ngữ sử dụng trong các đoạn mã lệnh đó gọi là các ngôn ngữ Script. Các ngôn ngữ script thường đơn giản và không có nhiều sức mạnh như các ngôn ngữ "kinh điển" cùng tên, hay nói cách khác, chúng là một phần rất nhỏ của một ngôn ngữ nào đó được tích hợp vào trình duyệt để thực hiện một số thao tác nhất định. Chi tiết về ngôn ngữ HTML đã có đầy rẫy trên Internet, cũng như ở các hiệu sách, nên chúng không được nhắc lại ở đây. Nếu các bạn chưa biết gì về nó thì bạn phải tìm đọc các tài liệu về HTML trước khi tiếp tục theo dõi khoá học này. Lập trình Script ở máy khách Như tên gọi của nó, lập trình script ở máy khách là viết các đoạn script chạy trên máy khách. Các đoạn mã này được máy chủ gửi kèm trong tài liệu, đưa về máy khách và được thực hiện ở đây. Trong tài liệu gửi về trình duyệt, các đoạn mã này thường được tìm thấy trong cặp thẻ . Có nhiều ngôn ngữ script phía máy khách. Nổi tiếng hơn cả là Javascript. Kế đến là VbScript và PerlScript. Vì tài liệu này chủ yếu tập trung vào PHP - một ngôn ngữ script chạy trên máy chủ, nên chi tiết những ngôn ngữ
  3. này không được nhắc đến trong tài liệu. Riêng về JavaScript, các bạn có thể tìm thấy các tài liệu tiếng Việt qua trang tìm kiếm Vinaseek.com. Nếu có thời gian, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về chúng. Rất nhiều xảo thuật bắt mắt có thể tìm thấy trong các đoạn mã này. Kích chuột vào đây để tham khảo một tài liệu về JavaScript Lập trình Script ở máy chủ Trái ngược với lập trình Script ở máy khách (thực thi mã lệnh ở máy khách), lập trình script ở máy chủ cho phép thực thi các đoạn mã ngay ở trên máy chủ. Không như các đoạn mã script hoạt động ở máy khách, các tài liệu có chứa các đoạn mã script phía máy chủ thường được lưu ở các file tài liệu có đuôi mở rộng riêng biệt, và các đoạn mã thi hành trên máy chủ cũng phải được đặt trong một cặp thẻ đặc biệt tuỳ theo quy định của chương trình xử lý. Chú ý rằng đối với mỗi loại ngôn ngữ server script sẽ có một chương trình xử lý riêng. Chẳng hạn các đoạn mã ASP thường được đặt trong các file *.asp, và chúng được xử lý bằng file ASP.dll. Chi tiết về cách thức hoạt động của loại này, có thể tóm tắt như sau: - Bước 1: Client gửi yêu cầu đến máy chủ - Bước 2: Web server kiểm tra xem yêu cầu đó cần loại tài liệu nào. Nếu đó là loại tài liệu có chứa các đoạn mã server script, nó sẽ triệu gọi chương trình xử lý tương ứng với loại tài liệu đó - Bước 3: Chương trình xử lý sẽ thực thi các đoạn mã server script trong tài liệu đó, và trả kết quả (thường là dưới khuôn dạng HTML) về cho web server. - Bước 4: Web server trả kết quả tìm được cho Client và ngắt kết nối. Bây giờ, 5 phút dành cho café. Ơ nhưng mà hết café rồi, hix, thôi đi ngủ vậy Bài 2: Cài đăt web server Apache, MySQL và PHP « on: January 18, 2007, 08:30:59 AM » Cài đăt web server Apache, MySQL và PHP. 1. Cài đặt giao thức TCP/IP Các dịch vụ web server dựa trên nền giao thức TCP/IP. Vì vậy trước khi cài đặt server, ta phải tiến hành cài đặt giao thức TCP/IP. Để cài đặt giao thức TCP/IP, ta vào Control Panel, chọn Network. Nếu thấy dòng chữ TCP/IP đã xuất hiện trong ô Configuration, tức là giao thức TCP/IP đã được cài đặt trên máy. Còn nếu không, ta kích chuột vào Add. Hộp thoại Select Component hiển thị ra. Kích chọn tiếp Protocol -> Add. Trong danh sách bên trái, chọn Microsoft. Sau đó sang danh sách bên phải, chọn TCP/IP. Bấm Enter để bắt đầu quá trình cài đặt. Trong quá trình cài đặt, nếu máy tính của bạn chưa có card mạng thì hệ thống sẽ yêu cầu cài một trình điều khiển card mạng nào đó. Đừng lo, cứ chọn đại theo chỉ dẫn sẽ xong thôi. Sau khi cài đặt xong, mở cửa sổ Command Prompt ra. Gõ lệnh C:\ping 127.0.0.1 Nếu thấy có 4 dòng chữ có dạng: Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx Reply from 127.0.0.1: byte = xx time<xx ms TTL =xxx tức là giao thức TCP/IP đã được cài đặt thành công. Ghi chú: Dãy số 127.0.0.1 chính là địa chỉ IP mặc định của chính máy tính bạn đang sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng cái tên localhost thay cho địa chỉ IP 127.0.0.1 để truy cập vào máy tính của chính mình. 2. Cài đặt web server, PHP, MySQL: Trước khi cài đặt và vận hành hệ thống, hãy ngắt toàn bộ các website mặc định của IIS/PWS, và tắt luôn dịch vụ nếu các bạn đã từng cài các webserver này. Nếu các bạn đang chạy Apache và MySQL thì cũng gỡ bỏ (uninstall)
  4. đi. Chạy chương trình phpdev423.exe để tiến hành cài đặt. PHPDev là một phần mềm tích hợp bao gồm Web server Apache, bộ xử lý PHP, và CSDL My SQL. Các bạn có thể tham khảo chi tiết phần mềm tại: Nhập tên thư mục cài đặt (chẳng hạn ở đây tôi chọn là c:\phpdev). Kích chọn Install để bắt đầu quá trình cài đặt: Sau khi cài đặt xong, các bạn đã có thể vận hành Apache, PHP và MySQL. Để vận hành hệ thống, các bạn vào thư mục của hệ thống (c:\phpdev theo ví dụ trên), chạy file 2K-NT-XP- phpdev_start.bat. Nếu trình duyệt hiện ra như hình dưới tức là bạn đã cài đặt thành công: 3. Một số thông tin về hệ thống: - Thư mục gốc ảo: Là thư mục www của hệ thống. Đây là thư mục gốc của Apache. Mọi địa chỉ URL gửi lên server sẽ được phân tích thành đường dẫn tương ứng với đường dẫn của thư mục gốc ảo trên. Thư mục dữ liệu của MySQL: Nằm trong thư mục /mysql/data. Trong thư mục này, MySQL sẽ lưu trữ các CSDL (Database) dưới dạng các thư mục, mỗi bảng trong CSDL được ghi trong một file riêng biệt. - Để thao tác với CSDL MySQL, các bạn có thể mở trình duyệt và vào trang . Chữ Localhost đã được giải thích ở trên. - Để xem các thông tin của hệ thống, các bạn mở trang - Các bạn có thể sử dụng thử diễn đàn IBF Forum được cài đặt miễn phí mặc định kèm hệ thống. Re: Bài 2: Cài đăt web server Apache, MySQL và PHP « Reply #1 on: March 14, 2007, 10:29:17 PM » Xin phép admin cho em được bổ sung thêm cách cài đặt thủ công (manual) từng phần nhé. nk tải - Apache HTTP server: , chọn Win32 Binary (MSI Installer). - PHP: , chọn Windows Binaries, gói zip package. - MySQL: , chọn MySQL Community Server, chọn bản Without installer (unzip in C:\). ài đặt Trước khi cài đặt, các bạn cũng phải chú ý một số điều như ở bài trên. 1. Apache Cài đặt Apache với các lựa chọn mặc định (cứ thoải mái nhấn Next, trừ khi bạn muốn có 1 vài rắc rối ). Trong mục network domain, server name và emai, có thể khai gì cũng được (nếu cần có thể chỉnh lại sau). Sau khi cài đặt xong, Apache sẽ chạy dưới dạng 1 service của Windows và nó được thiết lập mặc định khởi động cùng Windows. 1 chương trình nhỏ có tên Apache Service Monitor cũng được tự động chạy dưới khay hệ thống để có thể mở hoặc tắt Apache thuận tiện. Để kiểm tra, hãy vào trình duyệt và gõ vào khung address: Dòng url này sẽ gọi file index.html nằm trong thư mục htdocs trong thư mục cài đặt Apache, đây là thư mục gốc mặc định của Apache, website của bạn sẽ dc chứa tại đây. Nhấn Enter và dòng chữ "It works!!!" to tướng hiện ra. Chú ý: Với Windows SP2, Apache có thể bị block. Cách giải quyết: Unblock
  5. Sau khi chạy thành công, có lẽ bạn sẽ muốn cấu hình lại Apache cho phù hợp hơn. Dùng Notepad mở file httpd.conf nằm trong thư mục conf trong thư mục cài đặt Apache (hoặc vào Start menu để mở) và tiến hành chỉnh sửa: - Để chứa website của mình trong thư mục khác thuận tiện hơn thư mục mặc định htdocs của Apache, VD: C:\www, chỉnh lại như sau: Code: DocumentRoot "C:/www/" Options FollowSymLinks AllowOverride None Order deny,allow Deny from all Satisfy all - Để thiết lập danh sách các file Apache sẽ tự động cung cấp (VD: index.html, index.htm, index.php) khi 1 thư mục được yêu cầu, chỉnh lại như sau: Code: DirectoryIndex index.html index.htm index.php Như vậy, để truy cập đến file index.html trong thư mục C:\www, bạn ko cần phải gõ: nữa mà chỉ cần gõ Apache dò tìm các file theo thứ tự từ trái sang phải trong danh sách file mà bạn khai báo. Chú ý: sau mỗi lần chỉnh sửa file httpd.conf, bạn phải restart lại Apache (dùng Apache Service Monitor) để cập nhật các thay đổi. 2. PHP 2.1 Cài đặt và cấu hình: Giải nén ra 1 thư mục nào đó, VD: C:\php. Cần quan tâm đến 2 file sau: - phpXapacheY.dll: đây là module mà Apache cần nạp để nó có thể hoạt động với PHP. X, Y lần lượt là số hiệu phiên bản của PHP và Apache, VD: php5apache2.dll. Bạn phải biết phiên bản Apache và PHP mình đang dùng để lựa chọn cho đúng. VD: nếu bạn có PHP 5.2.0 và Apache 2.2.3, thì ko thể dùng php5apache2.dll được mà phải dùng php5apache2_2.dll (module kết nối PHP5 với Apache 2.2.x). Bạn hãy vào trang chủ của PHP để biết các chú ý từ nhà sx. Để nạp module này (VD: php5apache2_2.dll) vào Apache, hãy mở httpd.conf và thêm vào cuối phần LoadModule các dòng như sau: Code: LoadModule php5_module "C:/php/php5apache2_2.dll" AddType application/x-httpd-php .php PHPIniDir "C:/php" Dòng cuối cùng là đường dẫn đến file cấu hình của PHP: php.ini. - php.ini: đây là file cấu hình của PHP. Vào thư mục cài đặt PHP, chọn 1 trong 2 file php.ini-recommended hoặc php.ini-dist để sửa thành php.ini. Theo khuyến cáo của nhà cung cấp, hãy chọn php.ini-recommended.
  6. 2.2 Kiểm tra: Restart Apache. Nếu Apache không thể khởi động, xem lại bước 1. Nếu thành công, dùng Notepad tạo 1 file phpinfo.php với nội dung như sau: Code: Copy file này vào thư mục chứa website (C:\www), rồi mở nó bằng trình duyệt ( ) bạn sẽ nhận dc 1 bảng chỉ rõ cấu hình của Apache và PHP cài đặt trong máy tính. 3. MySQL 3.1 Cài đặt và kiểm tra - Giải nén ra 1 thư mục nào đó, VD: C:\MySQL. Trong thư mục cài đặt, chọn file ini phù hợp với mức độ CSDL của mình (VD: my-small.ini) rồi đổi tên thành my.ini và copy vào thư mục C:\Windows. - Mặc định, dữ liệu của bạn sẽ được chứa trong C:\MySQL\data, nên chuyển nó ra nơi khác (VD: C:\mydata) đề phòng trường hợp nâng cấp MySQL sẽ làm mất dữ liệu. Mở my.ini, xoá dấu comment # tại dòng dưới đây và chỉnh lại như sau: Code: #innodb_data_home_dir = C:/mydata/ - Vào Start - Run, gõ cmd, cửa sổ Command Prompt thứ 1 hiện ra, gõ "C:\mysql\bin\mysqld" console, MySQL server sẽ khởi động. Chữ console là để bắt MySQL server hiển thị quá trình xử lý trên cửa sổ này, nó sẽ có dạng như sau: Quote C:\>"C:\mysql\bin\mysqld" console InnoDB: The first specified data file .\ibdata1 did not exist: InnoDB: a new database to be created! 061204 22:50:37 InnoDB: Setting file .\ibdata1 size to 10 MB InnoDB: Database physically writes the file full: wait 061204 22:50:38 InnoDB: Log file .\ib_logfile0 did not exist: new to be created InnoDB: Setting log file .\ib_logfile0 size to 5 MB InnoDB: Database physically writes the file full: wait 061204 22:50:39 InnoDB: Log file .\ib_logfile1 did not exist: new to be created InnoDB: Setting log file .\ib_logfile1 size to 5 MB InnoDB: Database physically writes the file full: wait InnoDB: Doublewrite buffer not found: creating new InnoDB: Doublewrite buffer created InnoDB: Creating foreign key constraint system tables InnoDB: Foreign key constraint system tables created 061204 22:50:40 InnoDB: Started; log sequence number 0 0 061204 22:50:42 [Note] C:\mysql\bin\mysqld: ready for connections.
  7. Version: '5.0.27-community' socket: '' port: 3306 MySQL Community Edition (GP L) Nhưng để có thể giao tiếp được với CSDL này, bạn phải có 1 giao diện để tương tác với nó, gọi là MySQL client, có thể là giao diện đồ hoạ (phpMyAdmin) hoặc giao diện dòng lệnh - console. MySQL cung cấp sẵn cho bạn 1 MySQL client dạng console là mysql.exe trong C:\MySQL\bin. Để sử dụng nó, bạn tiếp tục mở 1 cửa sổ cmd thứ 2, gõ vào "C:\mysql\bin\mysql" -u root, nó sẽ trông giống thế này: Quote C:\>"c:\mysql\bin\mysql" -u root Welcome to the MySQL monitor. Commands end with ; or \g. Your MySQL connection id is 1 to server version: 5.0.27-community Type 'help;' or '\h' for help. Type '\c' to clear the buffer. mysql> u là viết tắt của user, root là username. MySQL mặc định tạo user là root với quyền cao nhất và chưa đặt password. Bạn nên đặt password tại đây chứ không nên đặt tại file my.ini vì nó sẽ không được mã hoá. Vì chúng ta dùng localhost để thử nghiệm website nên không cần thiết phải đặt password. Để tắt MySQL server, gõ exit tại dấu nhắc mysql>, cửa sổ cmd thứ 2 sẽ trả về thư mục gốc, tiếp tục gõ "C:\mysql\bin\mysqladmin" -u root shutdown. Cửa sổ cmd thứ 1 sẽ hiển thị quá trình tắt: Quote 061204 22:54:49 [Note] C:\mysql\bin\mysqld: Normal shutdown 061204 22:54:49 InnoDB: Starting shutdown 061204 22:54:52 InnoDB: Shutdown completed; log sequence number 0 43655 061204 22:54:52 [Note] C:\mysql\bin\mysqld: Shutdown complete Khi làm việc trên hệ console này, hầu như chúng ta chỉ sử dụng 2 thao tác bật và tắt MySQL server, các thao tác khác sẽ được thực hiện thông qua mã lệnh trong các trang .php. Vì vậy, để thuận tiện, bạn nên tạo 2 file .bat (dạng text): * File thứ 1 đặt tên là MyStart.bat có nội dung: "C:\mysql\bin\mysqld" console. * File thứ 2 đặt tên là MyStop.bat có nội dung: "C:\mysql\bin\mysqladmin" -u root shutdown. Khi cần bật tắt MySQL server chỉ cần chạy 2 file này là được. 3.2 Kết nối MySQL với PHP: - Bạn cần 2 file: libmysql.dll và php_mysql.dll (hoặc php_mysqli.dll). Các file này đều có sẵn trong bộ cài đặt của php. Vào thư mục gốc của php và copy libmysql.dll vào C:\windows\system32. - Dùng Notepad mở php.ini: * Xoá dấu comment ";" tại 2 dòng dưới đây để PHP có thể load 2 extension mysql và mysqli. Tuy nhiên chỉ nên dùng 1 trong 2 extension, dùng cái nào thì xoá dấu ";" tại cái đó: Code:
  8. ;extension=php_mysql.dll ;extension=php_mysqli.dll * Khai báo đường dẫn đến thư mục chứa extension của PHP: Code: extension_dir = "C:\php\ext" - Kiểm tra: restart Apache, bật MySQL server, dùng trình duyệt mở file phpinfo.php đã tạo ở mục 2.2 ( Trong bảng cấu hình của Apache và PHP giờ có thêm mục MySQL (hoặc MySQLi). Vậy là kết nối đã thành công. Chú ý: nếu ko thấy mục MySQL(hoặc MySQLi) nghĩa là php vẫn chưa kết nối dc với mysql. Khi đó bạn hãy sử dụng các file libmysql.dll, php_mysql.dll (hoặc php_mysqli.dll) do MySQL cung cấp. php_mysql.dll (hoặc php_mysqli.dll) được gọi là connector - bộ kết nối. Connector cho MySQL mới nhất và PHP mới nhất có thể download từ , các phiên bản cũ hơn download từ các link dưới đây (có thể sẽ ko có), trong đó thay x.y.z, a.b.c lần lượt bởi số hiệu phiên bản của PHP và MySQL cần dùng: Download php_mysql.dll: win32.zip/from/pick Download php_mysqli.dll: win32.zip/from/pick php_mysqli.dll là connector cải tiến của php_mysql.dll. Bạn nên download cả 2 về, nhưng mỗi lần chỉ nên dùng 1 trong 2 cái. Sau khi download về, hãy copy đè libmysql.dll vào C:\windows\system32, copy đè php_mysql.dll và php_mysqli.dll vào thư mục extension của php (VD: C:\php\ext). Sau đó kiểm tra lại như trên. Nếu vẫn ko được thì hết cách Bài này tôi viết sau khi cài đặt Apache 2.2.3, PHP 5.2.0, MySQL 5.0.27. Hy vọng các phiên bản mới sẽ không kèm theo các rắc rối mới Bài 3: Lịch sử phát triển các ứng dụng trên Web server. ASP, JSP và PHP « on: January 18, 2007, 08:32:48 AM » Lịch sử phát triển các ứng dụng trên Web server. ASP, JSP và PHP Vài năm trước đây, con đường thực sự duy nhất để vận chuyển các dữ liệu động tới trang Web là kỹ thuật CGI (Common Gateway Interface). Các chương trình CGI cung cấp một sự liên hệ đơn giản để tạo các ứng dụng Web cho phép tiếp nhận các dữ liệu nhập vào, các yêu cầu truy vấn cơ sở dữ liệu từ phía người dùng và trả một vài kết quả về cho trình duyệt. Các chương trình CGI có thể được viết trên một vài ngôn ngữ, trong đó phổ biến nhất là Perl. Web server sử dụng CGI như là một cổng truy cập chặn giữa yêu cầu của người dùng và dữ liệu được yêu cầu. Nó sẽ được nạp vào bộ nhớ như một chương trình bình thường. Thông thường các web server sẽ chuyển các yêu cầu và triệu gọi chương trình CGI. Sau khi chương trình kết thúc, web server sẽ đọc dữ liệu trả về từ chương trình và gửi nó đến trình duyệt. Nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật CGI là nó hoạt động kém hiệu quả. Mỗi khi web server nhận một yêu cầu, một tuyến trình mới được tạo ra. Mỗi tuyến trình lại chứa trong nó các đoạn mã lệnh, dữ liệu và không được chia sẻ lẫn nhau, do đó gây ra lãng phí bộ nhớ. Để khắc phục nhược điểm này, Microsoft và Netscape đã hợp tác và đưa ra một cải tiến đáng kể là chuyển chúng về dạng các file thư viện liên kết động (DLL ), cho phép chia sẻ mã lệnh giữa các tuyến trình. Đây chính là các kỹ thuật ISAPI và NSAPI. Đen đủi thay, các kỹ thuật dựa trên DLL không phải là đã hoàn thiện. Chúng vẫn còn một số vấn đề: - Khi các thư viện nền tảng được gọi, nếu muốn thoát các ứng dụng này, ta phải tắt chương trình triệu gọi (Web server) và khởi động lại máy tính. - Các thư viện cần được đặt trong các tuyến trình bảo vệ, tức là chúng cần phải được cảnh giác về cách sử dụng các biến chung hoặc các biến tĩnh. - Nếu chương trình triệu gọi gây ra lỗi truy cập, nó có thể dẫn đến tình trạng server bị treo tắc tử.
  9. - Và cuối cùng: khi đã được dịch ra các file DLL, công việc gỡ lỗi cũng như bảo trì mã lệnh trở nên vất vả hơn bao giờ hết. Kỹ thuật Web mới nhất của Microsoft, kết hợp HTML, các đoạn Script, các thành phần xử lý phía server trong cùng một file, được gọi là ASP (Active Server Pages), với phiên bản mới nhất hiện nay là ASP.Net. ASP được triệu gọi bởi một thư viện liên kết động gắn với các Web server của Microsoft. Về bản chất, ta có thể coi ASP như là một ngôn ngữ thông dịch vậy. Một trang ASP có thể sử dụng HTML, JScript và VBScript. Qua các đoạn mã nhúng này, ASP có thể truy cập đến các thành phần phía server. Các thành phần này có thể được viết trên bất kỳ ngôn ngữ nào hỗ trợ các thành phần COM của Microsoft. Và đây chính là sức mạnh của ASP: Nó có thể làm được bất kỳ cái gì mà máy chủ có thể làm được với các thành phần COM. Sau khi được thi hành, ASP sẽ sản sinh ra một trang Web có khuôn dạng HTML và trả nó về cho Web server. Một bất lợi lớn đối với ASP là nó chỉ có thể hoạt động trên các họ Web server của Microsoft (bao gồm PWS trên Win9x hay IIS trên WinNT/2000/XP). Các nhà phát triển đang hướng đến những môi trường khác như Unix/Linux (hiện đã có bản Chili! ASP chạy trên các môi trường này), nhưng kết quả thì còn phải đợi thêm một thời gian nữa Trước khi đi vào tìm hiểu lịch sử của PHP, có lẽ chúng ta cũng phải nhắc đến một tên tuổi khác là Java Server Pages. hay JSP. Giống như ASP, trang JSP cho phép chứa HTML, các đoạn mã Java và các thành phần Java Bean và chúng sẽ thực hiện các công việc để sản sinh ra một trang Web để gửi về Client. Bất lợi chính của loại này là phải đi kèm với "máy ảo Java", vốn không được coi là nhanh về mặt tốc độ. Lịch sử PHP PHP - viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor - một định nghĩa đệ quy khó hiểu! Vào khoảng năm 1994, Rasmus Lerdorf đưa một số đoạn Perl Script vào trang Web để theo dõi xem ai đang đọc tài liệu của ông ta. Dần dần, người ta bắt đầu thích các đoạn Script này và sau đó đã xuất bản một gói công cụ có tên là "Personal Home Pages" (nghĩa đầu tiên của PHP). Ông ta đã viết một cơ chế nhúng và kết hợp với một số công cụ khác để phân tích đầu vào từ các mẫu biểu HTML: FI, Form Interpreter hay Phiên dịch mẫu biểu, được tạo ra theo cách đó và được đặt tên là PHP/FI hay PHP2. Nó được hoàn thành vào khoảng giữa năm 1995. Sau đó, người ta bắt đầu sử dụng các công cụ này để xây dựng những thứ rắc rối hơn, và đội ngũ phát triển đã thay đổi từ một người duy nhất thành một nhóm các nhà phát triển nòng cốt trong dự án, và nó đã được tổ chức hoá. Đó là sự bắt đầu của PHP3. Đội ngũ các nhà phát triển (Rasmus Lerdorf, Andi Gutmans, Zeev Suraski, Stig Bakken, Shane Caraveo và Jim Winstead) đã cải tiến và mở rộng bộ máy nhúng và bổ sung thêm một số hàm API đơn giản cho phép các lập trình viên khác tự do bổ sung nhiều tính năng vào ngôn ngữ bằng cách viết các module cho nó. Cấu trúc của ngôn ngữ đã được tinh chế, được kết cấu thân thiện hơn đối với những người đến từ các ngôn ngữ hướng đối tượng hay các ngôn ngữ hướng thủ tục. Nếu bạn đã biết một vài ngôn ngữ lập trình khác thì khi đến với PHP, bạn sẽ không cảm thấy khó khăn. Phiên bản mới nhất cho đến thời điểm này là PHP 5.0.1. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại trang web Chương trình PHP đầu tiên: Hello, World « on: January 25, 2007, 02:15:46 AM » Bắt đầu với Hello, world I. Khởi đầu Nếu các bạn đã từng học lập trình, chắc các bạn cũng biết được "Hello, world" là cái gì, còn nếu bạn nào chưa biết, thì tôi sẽ giải thích ngay đây: "Hello, world" là một chương trình dành cho những người mới bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình nào đó. Chương trình này đơn giản chỉ viết duy nhất một dòng chữ "Hello, world" ra màn hình. Các bạn có thể bỏ qua nó nếu đã biết từ trước, còn nếu bạn nào chưa học, thì chúng ta bắt tay vào viết chương trình này bằng PHP nhé. Hãy mở NotePad ra, gõ vào nội dung sau: Code:
  10. OK, Save lại với cái tên test.php. Copy nó vào thư mục gốc (Root Directory) mặc định của Web server. Khởi động Web server Apache lên (nó sẽ hiển thị một cửa sổ đen ngòm, bạn cứ để đó, đừng tắt nó đi, vì nếu tắt đi thì tức là bạn đã tắt chương trình Web server Apache đi rồi đấy). Bây giờ mở trình duyệt ra, tại ô địa chỉ, gõ nội dung sau: " " (nhớ bỏ hai dấu ngoặc kép đi nhé) Nó sẽ hiển thị ra cửa sổ trình duyệt với duy nhất dòng chữ hello, world Chắc bạn thất vọng lắm hả? Vâng, nó chỉ có mỗi dòng chữ "hello, world" trên màn hình trình duyệt, mà bạn có thể làm nó đơn giản hơn rất nhiều, chẳng cần đến cái PHP kia. OK. Đừng thất vọng vội. Chương trình này hoạt động như thế nào? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ trình duyệt (Web Client) và máy chủ cung cấp dịch vụ Web (Web server ) đã nhé: Bước 1: Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ, yêu cầu một file nào đó Bước 2: Máy chủ sẽ chuyển yêu cầu này đến chương trình xử lý tương ứng, chính là chương trình Web server. Bước 3: Web server phân tích chuỗi yêu cầu nhận được, kiểm tra xem trình duyệt ở máy khách yêu cầu gì. Nếu đó là các file bình thường (không phải là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ), nó sẽ tìm kiếm file đó và trả về cho trình duyệt ở máy khách. Còn nếu đó là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ (các chương trình CGI, hay các file thư viện liên kết động ISAPI, hoặc các file *.asp hay *.php), nó sẽ triệu gọi chương trình thực thi các đoạn mã này. Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm chạy các đoạn mã, trả chúng về cho Web server dưới khuôn dạng của HTML. Sau đó, Web server mới trả kết quả lấy được cho trình duyệt. Như vậy, chương trình của bạn phải được thực thi trên máy chủ, sau đó mới được trả về cho trình duyêt. Và đây chính là cái gọi là "Trang Web động". Không như các trang web tĩnh, trang web động cho phép bạn có sự tương tác với máy chủ thông qua các đoạn script thực thi phía server. Nhờ có sự tương tác này, bạn có thể truy xuất cơ sở dữ liệu, lấy thông tin người sử dụng, điều khiển các hoạt động khác OK. Bây giờ chắc bạn đã có được chút ít kiến thức với các hệ thống điều khiển Web Client - Server rồi. Đến lượt chúng ta bắt đầu phân tích chương trình đầu tiên kia. II. Phân tích chương trình Quay trở về đoạn mã trên: Code:
  11. Điều đầu tiên các bạn cần phải biết, đó là các đoạn mã thực thi PHP luôn luôn được đặt trong thẻ . Chương trình xử lý phía máy chủ sẽ chỉ thực thi các đoạn mã nằm trong thẻ này. Tất cả các đoạn mã khác nằm ngoài thẻ trên đều không được xử lý trực tiếp trên server mà được đưa về trình duyệt. Điều thứ 2 bạn cần biết là chương trình của bạn phải được đặt trong các file *.php. Nếu bạn đặt nó vào file khác, thì đừng mong nó chạy nhé, vì nguyên tắc của chương trình Web server là chỉ triệu gọi các chương trình xử lý tương ứng với các file có đuôi xác định trước. Điều thứ 3 bạn cần biết là trong file *.php của bạn, ngoài các đoạn script PHP, bạn có thể đặt bất kỳ cái gì theo khuôn dạng HTML, kể cả các đoạn JavaScript chạy trên máy khách. Tức là ngoại trừ các đoạn script PHP ra thì nó không khác gì một file HTML thông thường Điều thứ 4 các bạn cần biết, là chúng ta có thể đặt nhiều đoạn mã xử lý PHP khác nhau trong cùng một file PHP. Các đoạn mã PHP này sẽ được thực thi lần lượt từ đầu file xuống dưới. Hãy xem ví dụ sau: Code: Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi CMXQ ") ?> Khởi đầu, chương trình xử lý phía Web server sẽ phân tích file PHP này, trả về đoạn mã Tiếp theo, khi thấy đoạn mã thứ nhất, nó sẽ thực thi và trả về dòng "hello, world" (Dòng này do hàm echo() của PHP thực hiện). Sau đó, nó tiếp tục trả về các dòng Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi Đến khi gặp đoạn PHP thứ 2, nó sẽ thực thực thi đoạn mã thứ 2 này (gọi hàm echo()) và trả về kết quả: " CMXQ " Hết đoạn mã thứ 2. Nó sẽ gửi tiếp phần còn lại của file về cho Web server. Sau đó, Web server chính thức trả toàn bộ kết quả về cho trình duyệt.
  12. Điều quan trọng cuối cùng: Kết thúc mỗi câu lệnh của PHP đều là một dấu chấm phẩy (";"), ngoại trừ một vài trường hợp (các bạn sẽ được biết sau này) Bây giờ tôi xin giải thích cách sử dụng hàm duy nhất trong bài này: echo() Hàm echo được sử dụng để trả về nội dung của các biến, hằng, chuỗi cho trình duyệt. Ở ví dụ trên, hàm echo trả về chuỗi "hello, world" và chuỗi " Le Nguyen Sinh ". Các thẻ HTML trong chuỗi sẽ được giữ nguyên khi nó được đưa về trình duyệt, và nó sẽ được xử lý như các thẻ HTML khác. III. Một số lưu ý Dấu chú thích: Các đoạn chú thích rất hữu dụng trong các chương trình của bạn (chẳng hạn muốn chú thích câu lệnh này làm gì, đoạn chương trình này làm gì ). Khi phân tích mã PHP, các đoạn chú thích sẽ bị bỏ qua, nhưng một lập trình viên thì không bao giờ bỏ qua chúng Chúng ta có thể sử dụng một số dấu chú thích sau trong PHP: // dòng văn bản chú thích (chỉ áp dụng trên một dòng) /* Đoạn văn bản chú thích */ (nằm trong cặp /* và */ Lưu ý rằng các dấu chú thích này chỉ có hiệu lực trong các đoạn mã nhúng PHP thôi đấy nhé Ví dụ Ký tự giải phóng Hãy chú ý đến dòng chữ sau: My name's "CMXQ" Để in nó ra màn hình, chắc các bạn sẽ làm như sau: Rất tiếc là bạn đã nhầm. PHP có quy định một số ký tự đặc biệt (Dấu ngoặc kép (") là một trong các ký tự đó). Một vài phiên bản của web server khi gặp lỗi này đã không thực hiện nữa, và thông báo lỗi đến người dùng. Còn trong một vài phiên bản khác, nó sẽ tự động chèn một dấu sượt chéo (/) trước ký tự gây lỗi này. Một dấu gạch chéo (\) trước ký tự gây lỗi khiến cho nó được đối xử như là một ký tự thông thường, không phải là ký tự đặc biệt. Ký tự này (\) được gọi là ký tự giải phóng (Escaping character).
  13. Đoạn mã đúng như sau: Dưới đây là một số các ký tự đặc biệt mà có thể được chỉ rõ với ký tự giải phóng gạch chéo Ký tự nối tiếp Nghĩa \' Dấu móc lửng (') \" Dấu móc kép (") \\ Dấu gạch chéo (\) \$ Dấu $ \n Ký tự tạo dòng mới \r Ký tự về đầu dòng \t Ký tự Tab Hãy xem ví dụ dưới đây (yêu cầu bạn tự tìm hiểu và phân tích mã nguồn) OK. Đến bây giờ, bạn đã biết một chút về PHP rồi đấy. Hãy viết vài chương trình PHP, sử dụng hàm echo đi đã nhé . Nhớ chú ý cách thức xử lý các kết quả trả về. Hẹn gặp lại các bạn trong bài sau. Chúc các bạn thành công Hằng và biến trong PHP « on: January 25, 2007, 02:25:39 AM » 1. Hằng và biến Nếu các bạn chưa từng học lập trình, chắc các bạn đang còn xa lạ với hằng và biến. OK, No Star where - Giống như trong toán học, một hằng số xác định một giá trị duy nhất thông qua tên của hằng số, trong Tin học cũng vậy. Môt hằng số xác định một giá trị duy nhất trong toàn bộ chương trình. Người ta có thể sử dụng giá trị này thông qua tên của hằng số đó trong chương trình - Tương tự đối với biến. Một biến trong lập trình được sử dụng để lưu trữ một giá trị nào đó thông qua tên biến. Sở dĩ người ta gọi nó là biến, vì không như hằng số (giữ nguyên giá trị trong toàn bộ quá trình chạy chương trình), người ta có thể thay đổi giá trị của biến số thông qua các phép gán. Để tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình phân tích dữ liệu, PHP quy định bất kỳ từ nào có dấu $ ở trước đều là tên của biến. Ví dụ: $ten xác định một biến có tên là ten $custome_name: xác định một biến có tên là $custome_name Bạn cần biết rằng tên biến là một chuỗi các ký tự chỉ bao gồm các chữ số, chữ cái (a z) và dấu gạch dưới ( _ ). Và PHP quy định phân biệt các biến chữ hoa và chữ thường là khác nhau. CHẳng hạn $ab và $Ab là 2 biến hoàn toàn khác nhau. Một điểm cần lưu ý khác là không được đặt tên biến bắt đầu bằng các chữ số (0 9) Do quy định các chuỗi ký tự có chứa dấu $ ở trước là một tên biến, nên PHP tự động khởi gán giá trị của các biến này là rỗng (đối với kiểu dữ liệu văn bản) hoặc 0 đối với kiểu dữ liệu số. Bạn sẽ được biết đến các kiểu dữ liệu sau này. Để gán giá trị cho các biến, bạn sử dụng câu lệnh gán như sau:
  14. $tên_biến = giá trị cần gán; Ví dụ: $nam_sinh=1980; $ho_ten="CMXQ"; Các bạn chú ý đến 2 ví dụ tôi nhập dữ liệu: một cái thì nằm trong cặp dấu ngoặc kép chỉ thị biến đó chứa dữ liệu theo kiểu xâu, còn một cái thì không nằm trong cặp dấu ngoặc kép chỉ thị biến đó chứa dữ liệu kiểu số. Bạn sẽ biết chi tiết hơn ở ngay sau đây: 2. Các kiểu dữ liệu trong PHP PHP có 3 kiểu dữ liệu cơ bản: Integer, double và string. Ngoài ra còn một số kiểu dữ liệu khác, đượ xây dựng dựa trên các kiểu dữ liệu cơ bản trên, như mảng, object, mà chúng ta sẽ đề cập đến sau. Tất cả các biến đều được chỉ định kiểu dữ liệu, và như chúng ta đã nói ở trên, giá trị của chúng có thể bị thay đổi trong quá trình sử dụng. Kiểu giá trị Integer sử dụng 4 byte của bộ nhớ. Đây là kiểu giá trị nguyên (không phải là số thực) và có giá trị nằm trong khoảng từ -2 tỷ đến 2 tỷ. Kiểu dữ liệu double là kiểu dữ liệu số thực, cho phép chứa các số thưc. Kiểu String được sử dụng để chứa các dữ liệu như là các ký tự văn bản, ký tự đặc biệt và các chữ số. Dữ liệu kiểu string được đặt trong cặp dấu ngoặc kép ("") chỉ định một xâu (hay còn gọi là chuỗi ký tự). Ví dụ: 2: Kiểu integer; 2.0: kiểu double "2": Kiểu xâu "2 gio": Kiểu xâu 3.Định nghĩa hằng Hàm define() được sử dụng để tạo một hằng số: Hàm này có cấu trúc sau: define ("tên_hằng","giá trị của hằng"); Ví dụ: define ("COMPANY","NS Co.Ltd");// Định nghĩa hằng COMPANY với giá trị là "NS Co Ltd" define ("diem_so",4.5);// định nghĩa hằng diem_so với giá trị là 4.5 (hic thi lại ); Sau khi một hằng số được tạo ra, ta có thể sử dụng chúng thay cho giá trị của chúng: echo ("Tên công ty: ".COMPANY); Điều này tương đương với echo ("Tên công ty: NS Co Ltd"); 4. Một số hằng xây dựng sẵn (built in constant) PHP có chứa một số hằng được xây dựng sẵn. TRUE và FALSE là 2 hằng đã được dựng sẵn với chỉ định true (1) và false (=0 hoặc một xâu rỗng) Hằng số PHP_VERSION chỉ định phiên bản của bộ phân tích PHP mà bạn đang dùng hiện tại. Hằng PHP_OS chỉ định hệ điều hành server mà trình phân tích PHP đang chạy. echo (PHP_OS); // in ra màn hình "Linux" (ví dụ) _FILE_and_LINE_ trả về tên của đoạn script (đoạn mã nhúng) đang được phân tích tại dòng hiện thời trong đoạn mã script.
  15. PHP còn cung cấp một số hàm để thông báo lỗi như E_ERROR, E_WARNING, E_PARSE và E_NOTICE. Ngoài ra, PHP còn cung cấp một số biến cung cấp thông tin về môi trường PHP đang sử dụng. Để xem các thông tin này,bạn có thể dùng hàm phpinfo() như sau: </HTML 5. Lừa kiểu và ép kiểu dữ liệu Như chúng ta đã biết, tất cả các biến PHP đều có kiểu dữ liệu riêng. Kiểu dữ liệu của biến sẽ được tự động xác định bởi giá trị đặt vào biến $a=1 // $a là kiểu integer $a=1.2 // Bây giờ, nó là kiểu double $a="1" // Và bây giờ nó là kiểu string a) Chuyển kiểu chuỗi và lừa kiểu dữ liệu Nếu bạn làm các thao tác tính toán số trên một chuỗi, PHP sẽ tính toán chuỗi như là một số. Điều này được biết đến với cái tên gọi là "chuyển kiểu chuối (String conversion), mặc dù giá trị chuỗi của nó có thể không cần phải thay đổi. Trong đoạn ví dụ sau, biến $str được xác định là một chuỗi: $str="756300 không có"; Nếu chúng ta cố cộng thêm một giá trị nguyên là 3 vào biến $str, biến $str sẽ tự động tính với số nguyên 756300: $x=4+$str;//$x =756304 Nhưng bản thân giá trị của biến $str không thay đổi echo ($str); // In ra màn hình chuỗi "756300 không có" Chuyển kiểu chuỗi phải tuân theo 2 nguyên tắc sau: - Chỉ những chuỗi bắt đầ là một xâu các chữ số. Nếu chuỗi bắt đầu bằng một giá trị số hợp lệ, chuỗi này sẽ được xác định như giá trị của nó, trong trường hợp khác, nó sẽ trả về 0. VD: chuỗi "35 tuổi" sẽ được ước lượng là 35, nhưng chuỗi "tuổi 35" sẽ chỉ xác định giá trị 0. - Một chuỗi sẽ chỉ được xác định như là một giá trị kiểu double nếu giá trị kiểu double được miêu tả bao gồm toàn bộ chuỗi. Chuỗi "3.4", "-4.2" sẽ được ước lượng như giá trị thực 3.4 và -4.2. Nếu một ký tự không phải là ký tự kiểu số thực được đưa vào chuỗi, giá trị của chuỗi đó sẽ được ước lượng như là một số nguyên. Chuỗi "3.4 dollar" sẽ thành số nguyên 3. Trong việc cộng với chuỗi chuyển kiểu, PHP sẽ thực hiện "lừa kiểu" giữa 2 kiểu số. Nếu bạn thực hiện một phép toán số học giữa kiểu thực và kiểu nguyên, giá trị sẽ là số thực $a=1 //$ a là một số nguyên $b= 1.0 //$b là số thực
  16. $c=$a+$b //$c là kiểu số thực , = 2.0 $d = $c+"6th" //$d là kiểu số thực = 8.0 Ép kiểu dữ liệu Ép kiểu dữ liệu cho phép bạn thay đổi kiểu dữ liệu của biến $a=11.2// $a là kiểu thực $a=(int)$a// Bây giờ, $ a là kiểu nguyên, giá trị = 11 $a= (double) $a// Bây giờ $a lại trở về kiểu thực = 11.0 $b= (string)$a// $b là giá trị kiểu chuỗi ="11" Ngoài ra, chúng ta còn được phép ép kiểu (array) và (object) (integer) tương đương với (int); (fload) và (real) tương đương với (double) 6. Một số hàm tiện ích khác PHP có một số hàm hỗ trợ làm việc với các biến - Hàm gettype($ten_bien) xác định kiểu của biến. Nó sẽ trả về một trong các giá trị: "integer", "double", "string", "array", "object", "class", "unknown type" (Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn vể mảng (array) và kiểu đối tượng (object) ở các bài sau. Ví dụ: echo(gettype($name)); - Hàm settype($ten_bien,"kieu_du_lieu") sẽ đặt kiểu dữ liệu cho biến $ten_bien. Kiểu dữ liệu được viết dưới dạng một chuỗi, và có thể có một trong các kiểu sau: "integer", "double", "string", "array", "object". Nếu kiểu dữ liệu không được đặt, giá trị false sẽ được trả về, còn nếu thành công, nó sẽ trả về giá trị true. VD: $a=7.5; //$a là kiểu thực settype($a,"integer"); // bây giờ nó là một số nguyên có giá trị 7 - Hàm isset($ten_bien) được sử dụng để xác định xem biến $ten_bien đã đặt một giá trị nào đó hay chưa. Nếu biến đó đã có giá trị, hàm trả về true. Trong truờng hợp ngược lại, hàm trả về giá trị false; - Hàm unset($ten_bien) được sử dụng để huỷ bỏ biến $ten_bien, giải phóng bộ nhớ bị chiếm dụng của biến đó Các câu lệnh gán và rẽ nhánh trong PHP « on: January 19, 2007, 12:36:12 PM » OK, bây giờ chúng ta chuẩn bị làm việc với các câu lệnh "xương sống" của một ngôn ngữ lập trình. Nếu bạn nào đã từng học qua một ngôn ngữ lập trình nào đó, thì các bạn có thể đọc lướt qua phần này. Còn nếu bây giờ bạn mới bắt đầu tiếp xúc với một ngôn ngữ lập trình thì hãy chuẩn bị tinh thần đi Các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Để lập trình giải một bài toán nào đó, chúng ta phải sử dụng các câu lệnh sau: 1. Lệnh gán: được sử dụng để đặt một giá trị vào một biến nào đó. 2. Lệnh rẽ nhánh: Được sử dụng để xác định xem chương trình sẽ thực hiện công việc gì trong điều kiện ra sao 3. Lệnh lặp: Cho phép chương trình của bạn tự động lặp lại các thao tác nào đó Quá trình xây dựng các bước để thực hiện một bài toán nào đó, gọi là quá trình xây dựng thuật giải. Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang nhậu
  17. Bước 0: chưa có ai say rượu Bước 1: Kêu chủ quán cho một chai "cuốc lủi" (tạm thời là lệnh gán) Bước 2: Khi còn chưa hết chai thì nhày sang bước 3: Bước 3: Mỗi thằng một chén, trăm phần trăm Bước 4: Nếu thằng nào xỉn, thì loại nó ra khỏi trận chiến (lệnh rẽ nhánh) Bước 5: Nếu tất cả đều xỉn: tàn cuộc (lệnh rẽ nhánh), còn nếu không thì tiếp tục Bước 6: Nếu hết một chai thì nhảy về bước 1 (Lệnh lặp) OK, đến giờ thì chắc bạn đã hiểu qua một chút. Bây giờ chúng ta sẽ ứng dụng chúng vào PHP. Phần về các câu lệnh cơ bản trong PHP được chia làm 2 bài là Các câu lệnh rẽ nhánh và các câu lệnh lặp. Bài này tập trung vào việc xử lý câu lệnh gán và rẽ nhánh. 1. Lệnh gán Lệnh này đã được học ở bài trước: Cú pháp: $ten_bien = gia_tri; Ví dụ: $ngay_sinh="1/4/1980"; $que_quan="Thanh Hoa"; $luong=300000; 2. Các câu lệnh rẽ nhánh Trong PHP có 2 dạng rẽ nhánh: rẽ hai nhánh (if) và rẽ nhiều nhánh. Lệnh rẽ nhánh là một trong những câu lệnh quan trọng nhất của tất cả các ngôn ngữ lập trình. Nó cho phép bạn thực thi một đoạn mã khi mà điều kiện chỉ định là đúng. Trong PHP, lệnh rẽ nhánh có dạng sau: if (điều kiện) { công việc cần làm } Ví dụ: if ($name="Sinh") { echo ("Good morning, my boss"); } Nếu khối câu lệnh cần làm chỉ bao gồm duy nhất một dòng lệnh, ta có thể bỏ cặp dấu {} : if ($name="Sinh") echo ("Good morning, my boss"); Nhưng nếu nhiều hơn một dòng lệnh, ta phải đưa chúng vào cặp dấu ngoặc {}: if ($name=="Sinh") { echo ("Good morning, my boss"); echo ("Have a romantic day!"); }
  18. Đoạn lệnh trên sẽ kiểm tra nếu điều kiện biến $name = "Sinh" thì nó sẽ hiển thị lời chào. Còn nếu không thì nó không làm gì cả! Điều kiện đặt vào có thể là đúng, có thể là sai, có thể là tổng hợp của nhiều điều kiện. Hãy xem ví dụ sau: if ("false" ) echo ("Khong co gi ca"); if (($name=="sinh") && ($pass=="test")) echo ($name. "đã nhập đúng password"); Đoạn lệnh trên có thể viết tương đương với: if ($name=="sinh") { if ($pass=="test") echo ($name. "đã nhập đúng password"); } Như bạn thấy ở trên, trong một câu lệnh, chúng ta có thể chèn nhiều đoạn lệnh khác, người ta gọi đó là cấu trúc khối, tức là trong một khối lệnh, có thể có chứa nhiều khối lệnh con khác. Nếu bạn phải đọc mã nguồn của người khác, hi vọng bạn không bị hoa mắt vì hàng chục khối lệnh chen chúc vào nhau như vậy. Chúng ta có thể sử dụng các toán tử &&, || hay xor để kết nối các điều kiện với nhau như bạn thấy ở trên Câu lệnh rẽ nhánh đầy đủ: Nếu điều kiện kiểm tra trả về false (sai), PHP cho phép chúng ta chỉ định thực thi một khối mã lệnh khác bằng từ khoá else Ví dụ: if (($name=="sinh") && ($pass=="test")) { echo ("Good day, ".$name); } else { echo {"Sai mat khau!") } Chú ý đến một ngoại lệ sau: Trước từ khoá else không bao giờ có dấu chấm phẩy (. Lệnh rẽ nhiều nhánh: Với câu lệnh if, PHP cho phép chúng ta rẽ nhiều nhánh thông qua từ khoá elseif: if (dieu_kien1) { doan_lenh_1; } elseif (dieu_kien_2) {
  19. doan_lenh_2 } elseif (dieu_kien_3) } // bao nhiêu từ khoá elseif cũng được else { doan_lenh_n } Ví dụ: if ($thu==2) { echo ("Chao co, van, su, ly"); } elseif ($thu==3) { echo (" Hoa, Sinh, Dia, GDCD"); } elseif ($thu==4) { echo ("KTCN, Van, Toan, Tieng Anh"); } elseif ($thu==5) { echo (" Hoa, Toan, Van, Tin"); } elseif ($thu==6) { echo ("Toan, Van, Anh, Sinh hoat"); } else { echo ("Duoc di choi"); } Trong ví dụ trên, chúng ta đã lặp đi lặp lại thao tác kiểm tra giá trị của biến $thu, mặc dù nó không thay đổi qua các dòng. Để khắc phục sự dài dòng này, PHP cho phép ta sử dụng câu lệnh switch. Câu lệnh này sẽ được sử dụng để kiểm tra khi muốn xem xét qua nhiều giá trị của một biến: switch ($bien){ Case gia_tri 1: doan_lenh_1; Case gia_tri 2: doan_lenh_2; Case gia_tri n: doan_lenh_n; default: doan_lenh_khac; } Ví dụ:
  20. switch ($thu){ case 2: echo ("Chao co, van, su, ly"); case 3: echo (" Hoa, Sinh, Dia, GDCD"); case 4: echo ("KTCN, Van, Toan, Tieng Anh"); case 5: echo (" Hoa, Toan, Van, Tin"); case 6: echo ("Toan, Van, Anh, Sinh hoat"); default: echo ("Duoc di choi"); } Câu lệnh switch sẽ ước lượng giá trị của biến $thu, và so sánh nó với giá trị của mệnh đề case. Khi một giá trị hợp lệ được tìm thấy, nó sẽ thực hiện câu lệnh tương ứng với giá trị đó. Còn nếu không, nó sẽ tự động thực hiện câu lệnh trong mệnh đề default. Hãy chú ý rằng mệnh đề defaul là tuỳ chọn (bạn có thể có nó hoặc không cần nó) Lệnh điều khiển vòng lặp « on: January 25, 2007, 06:29:21 PM » Lệnh điều khiển vòng lặp Điều khiển vòng lặp, tức là bạn điều khiển chương trình của bạn tự động thực hiện một đoạn mã lệnh nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần (lặp một số lượng lần nào đó, hoặc lặp cho đến khi thoả mãn một điều kiện nào đó). PHP cung cấp cho chúng ta hai kiểu vòng lặp: vòng lặp while (lặp kiểm tra điều kiện, cho đến khi điều kiện được thoả mãn) và vòng lặp for (xác định số lần lặp lại) a) Vòng lặp while Vòng lặp while là một dạng vòng lặp đơn giản nhất, cấu trúc của nó gần giống như lệnh if: while (điều kiện) { //Khoi cau lenh can lap } Vòng lặp while sẽ ước lượng một biểu thức giá trị kiểu boolean (đúng hoặc sai).Nếu giá trị của biểu thức là false, đoạn mã trong cặp dấu ngoặc (đoạn mã cần lặp) sẽ được bỏ qua và nhảy đến đoạn mã sau vòng lặp. Nếu giá trị của nó là true, đoạn mã trong cặp dấu ngoặc sẽ được thực thi. Khi bắt gặp dấu ngoặc ôm ("}") , điều kiện kiểm tra sẽ được tính toán lại, và nếu giá trị vẫn là true, đoạn mã trong ngoặc lại tiếp tục được thực thi. Chú ý rằng điều kiện lặp chỉ được tính toán tại thời điểm bắt đầu lặp. Vì vậy, dù điều kiện lặp có bị thay đổi trong quá trình thực thi đoạn lệnh trong cặp dấu {} thì đoạn lệnh đó vẫn được tiếp tục thực hiện cho đến hết. Muốn dừng lại ở một vị trí xác định nào đó trong khối câu lệnh, chúng ta sử dụng lệnh break: Ví dụ1: Tính tổng từ 1 đến 5: <?php $i=0; $tong=0; while ($i<=5)
  21. { $tong=$tong+$i; $i+=1; } ?> Ví dụ 2: Đoạn mã sau sẽ hiển thị trên trình duyệt 3 ô textbox (Với điều kiện bạn phải save nó dưới một file *.php : b. Vòng lặp do while Vòng lặp này giống như vòng lặp while, nhưng thay vì kiểm tra điều kiện vào lúc đầu của đoạn lệnh cần lặp, thì nó lại kiểm tra giá trị điều kiện vào cuối vòng lặp. Điều này có nghĩa là nó luôn luôn thực hiện đoạn lệnh cần lặp ít nhất một lần. Cấu trúc của nó như sau: do { Đoạn (khối) câu lệnh cần lặp } while (điều kiện); Ví dụ:
  22. Để xác định lại sự khác nhau của 2 câu lệnh trên, đơn giản bạn chỉ việc thay điều kiện $i 8 ) { echo ("Chi tinh den 8! "); break; } } echo ("Ket qua la: ".$giaithua); ?> Đoạn mã trên chỉ cho phép tính đến 8 giai thừa, nếu người dùng nhập một con số lớn hơn 8 thì máy sẽ hiển thị 8 giai thừa, còn nếu nhỏ hơn thì vẫn chạy tốt. c) Vòng lặp for. Vòng lặp for, với ý nghĩa đầu tiên là lặp với số lần định trước, có cấu trúc như sau: for ( $biến = giá_trị_đầu; $biến < (hay <=) giá_trị_kết_thúc; tăng_biến_đếm) { // Khối câu lệnh } Biểu thức $biến=giá_trị_đầu, đảm bảo biến được gán một giá trị khởi đầu (1) Biểu thức $biến< (hay <=) giá_trị_kết_thúc, sẽ xác định xem biến đã đạt đến giá trị kết thúc (tức là điều kiện lặp không còn đúng nữa) chưa (2) Biểu thức tính toán tăng_biến_đếm đảm bảo để sau một số lần lặp nào đó thì biểu thức xác định điều kiện (2) sẽ dẫn đến kết quả sai (để thoát khỏi vòng lặp).
  23. Ví dụ: for ( $i = 1; $i OK, Như vậy các bạn đã học qua các lệnh cơ bản nhất của php, và cũng là các lệnh cơ bản của tất cả các ngôn ngữ lập trình (gán, rẽ nhánh và lặp). Sau này nếu phải triển khai trên các ngôn ngữ lập trình khác, cách viết các lệnh này có thể khác nhau, nhưng bản chất của chúng thì mãi mãi không bao giờ thay đổi. Dữ liệu của người dùng từ trình duyệt sẽ được gửi lên máy chủ dưới dạng từng cặp biến=giá_trị và có thể đi theo 3 con đường khác nhau. Tuỳ theo từng con đường cụ thể, trên máy chủ ta cũng có các cách khác nhau để lấy dữ liệu được gửi lên 3 con đường đó là: GET, POST và COOKIES. Vậy GET, POST và COKIES là gì? 1. Truyền dữ liệu thông qua phương thức GET Dữ liệu gửi từ trình duyệt lên qua phương thức GET là phần dữ liệu được nhập trực tiếp theo sau địa chỉ URL do trình duyệt gửi lên, được phân biệt với tên file script bằng dấu hỏi chấm (?). Ví dụ, khi ta gõ vào trình duyệt địa chỉ URL sau: Khi đó, trình duyệt sẽ gửi theo địa chỉ trên một cặp biến = giá trị, trong đó biến có tên là TOPIC_ID và giá trị là 161 (TOPIC_ID=161). Chúng ta cũng có thể đưa lên nhiều cặp biết=giá_trị bằng cách phân cách chúng bởi dấu &: Với địa chỉ URL trên, chúng ta sẽ gửi lên 3 cặp biến=giá_trị theo phương thức GET, đó là: method=Reply, TOPIC_ID=161 và FORUM_ID=20. Khi trình duyệt gửi các thông tin này lên máy chủ, PHP sẽ tự động sinh ra một mảng có tên là $HTTP_GET_VARS[] để nắm giữ tất cả các cặp biến và giá trị đó, trong đó, chỉ số của mảng chính là một chuỗi mang tên của tên biến và giá trị của chỉ số đó chính là giá trị của biến do trình duyệt gửi lên. Ví dụ, với địa chỉ URL sau: Thì PHP sẽ tự động sinh ra một mảng $HTTP_GET_VARS có nội dung sau: $HTTP_GET_VARS["method"] = "Reply" // tương ứng với cặp method=Reply
  24. $HTTP_GET_VARS["TOPIC_ID"] = 161 // tương ứng với cặp TOPIC_ID=161 $HTTP_GET_VARS["FORUM_ID"] = 20 // tương ứng với cặp FORUM_ID=20 Sau đó, trong trang web của mình, các bạn có thể tha hồ sử dụng các biến này. Ví dụ, tôi làm một đoạn chương trình sau để khi người dùng nhập vào biến user=sinh thì cho hiển thị "Hello, my Boss", còn nếu biến user khác sinh thì "Hello " + giá trị của biến: OK, bây giờ hãy save lại. Giả sử tôi lưu với tên là welcome.php trong thư mục www. Mở trình duyệt lên, gõ vào ô Address dòng chữ sau: Hãy xem kết quả hiển thị trên màn hình, sau đó thay chữ sinh bằng một cái tên gì đó xem kết quả ra sao. II. Phương thức POST Post là phần dữ liệu được gửi qua các form HTML có method ="POST" (xin xem lại bài về HTML). Để lấy các biến theo kiểu POST, PHP sẽ tự động sinh ra mảng có tên là $HTTP_POST_VARS[]. Mảng này có chỉ số chính là tên của các phần tử trong form (các thẻ input, select có thuộc tính name) và giá trị là nội dung giá trị do người sử dụng nhập vào các phần tử có tên tương ứng. Chẳng hạn với mẫu biểu HTML sau: User Name: Password: Sex: Male Female
  25. Khi người dùng nhập user name (giả sử là Sinh), password (giả sử là 123456) và chọn sex là Male, khi đó, mảng $HTTP_POST_VARS sẽ có các phần tử sau: $HTTP_POST_VARS["T1"] = Sinh $HTTP_POST_VARS["T2"] = 123456 $HTTP_POST_VARS["sex"] = 1 Sau khi lấy được các giá trị này rồi, các bạn có thể thoải mái sử dụng. Đây là ví dụ một chương trình giải phương trình bậc nhất (cho nó đơn giản ) Nhập a: Nhập b: 0) { echo " Nghiem la: " . $b/$a;Chỗ này là -$b/$a } else { if ($b==0) { echo " Vo so nghiem"; } else { echo " Vo nghiem"; } } ?> Bây giờ hãy làm cốc cafe hoặc trà đá cho tỉnh táo. III Cookie và cách sử dụng Cookie Cookies là một phần dữ liệu được lưu trên máy khách. Mỗi khi máy khách gửi một yêu cầu tới máy chủ nào đó, thì nó sẽ gửi phần dữ liệu được lưu trong cookie tương ứng với máy chủ đó.
  26. Trong Cookie có một số thông số sau: - Địa chỉ URL mà trình duyệt sẽ gửi cookie tới - Thời gian hết hạn của cookie - Các cặp biến:giá trị được lưu trữ liên tục Người ta thường dùng cookies để lưu trữ các thông tin có liên quan đến nhiều "phiên" làm việc khác nhau. Vi giao thức HTTP là giao thức không lưu trạng thái (Mỗi khi xử lý xong một yêu cầu từ máy khách là nó phủi tay tự ngắt kết nối luôn và chẳng thèm quan tâm đến máy khách làm gì ), nên cookies được sinh ra để làm nhiệm vụ lưu trữ một số biến trạng thái để khắc phục nhược điểm này. Khác với dữ liệu gửi từ form (Post hay Get) thì cookies sẽ được trình duyệt tự động gửi đi theo mỗi lần truy cập lên máy chủ. Trong quá trình làm việc, cookie có thể bị thay đổi giá trị. Cookie sẽ bị vô hiệu hoá nếu cửa sổ trình duyệt điều khiển cookie đóng lại và cookie hết thời gian có hiệu lực. Theo mặc định, thời gian "sống" của cookies là tồn tại cho đến khi cửa sổ trình duyệt sử dụng cookies bị đóng. Tuy nhiên người ta có thể thiết lập tham số thời gian để cookie có thể sống lâu hơn (6 tháng chẳng hạn). Ví dụ như chế độ Remember ID & Password của 1 số trang web. Cách ghi thông tin vào cookie và gửi xuống trình duyệt Trong PHP, để gửi cookie xuống trình duyệt, ta có thể sử dụng hàm setcookie: setcookie ( string name [, string value [, int expire [, string path [, string domain [, int secure]]]]]) Trong đó: - string name: Chuỗi mang tên của cookie - string value: Chuỗi mang giá trị của cookie tương ứng với tên đã cho - int expire: Thời gian hết hạn của cookie - string path: Đường dẫn của cookie (đến 1 thư mục nào đó trên máy chủ. Tham số này cho biết cookie sẽ chỉ được truyền đi nếu như trang web mà trình duyệt yêu cầu nằm trên thư mục đó, thay vì lúc nào cũng phải gửi đi tới bất kỳ khu vực nào). - string domain: cookie này sẽ được gửi tới domain nào? - int secure: Chế độ bảo mật. Các tham số trong cặp dấu ngoặc vuông là tuỳ chọn Ví dụ: setcookie ("ten_truy_cap","lan gio vo tinh"); Chú ý: Hàm setcookie phải được gọi trước khi bạn gửi bất kỳ một nội dung nào xuống trình duyệt: VD: Cách dùng đúng: // Thực hiện các câu lệnh nào đó, nhưng không được phép gửi gì xuống trình duyệt setcookie ("ten_truy_cap","lan gio vo tinh"); setcookie ("password","thumotti"); // Thực hiện các câu lệnh tiếp theo, có thể xuất dữ liệu xuống trình duyệt: echo " Xin chào lan gio vo tinh"; VD: Cách dùng sai: // Thực hiện các câu lệnh nào đó echo ("cái gì đó"); setcookie ("ten_truy_cap","lan gio vo tinh"); setcookie ("password","thumotti"); // các câu lệnh khác.
  27. Ví dụ trên sai vì bạn đã trót gửi dòng "cái gì đó" xuống trình duyệt trước khi gọi hàm setcookie. Cách lấy dữ liệu lưu trong cookie: Để lấy dữ liệu đã lưu trong cookies do trình duyệt gửi lên, ta có thể dùng mảng $HTTP_COOKIE_VARS["tên_cookie"] Chẳng hạn, với câu lệnh setcookie ở trên, sau khi trình duyệt gửi lên, ta sẽ có 2 biến sau: $HTTP_COOKIE_VARS["ten_truy_cap"] // chứa giá trị "lan gio vo tinh" $HTTP_COOKIE_VARS["password"] // chứa giá trị "thumotti". Chi tiết hơn các bạn có thể xem trong PHP Manual. Bài 11: Các thông tin khác liên quan đến trình duyệt và máy chủ. « on: January 23, 2007, 01:19:48 AM » Trong PHP, ngoài các thông tin trình duyệt gửi lên thông qua các con đường POST, GET, COOKIES, chúng ta cũng có thể thu được một số thông tin khác có liên quan đến trình duyệt cũng như các thông số liên quan đến máy chủ như: đường dẫn, địa chỉ IP, phiên bản Các thông tin này được lưu trữ trong biến mảng $_SERVER (đối với các phiên bản mới) hoặc $HTTP_SERVER_VARS (đối với các phiên bản cũ hơn bản 4.1.0): $_SERVER['PHP_SELF']: Tên file nằm trên thư mục gốc của website. Ví dụ: biến $_SERVER['PHP_SELF'] trong script đặt tại địa chỉ sẽ là /test.php/foo.bar. $_SERVER['SERVER_NAME']: Tên của máy chủ host, nơi mà đoạn script được thực thi. Nếu đoạn script này đang chạy trên một host ảo thì giá trị này sẽ trả về tên host ảo đó. $_SERVER['SERVER_SOFTWARE']: Chuỗi định danh của máy chủ, thường được cấp trong phần header khi trả lời các yêu cầu từ máy khách. $_SERVER['SERVER_PROTOCOL']: Tên và phiên bản của giao thức mà trang web yêu cầu. VD: 'HTTP/1.0'; $_SERVER['REQUEST_METHOD']: Loại yêu cầu được sử dụng để truy cập trang web. VD: 'GET', 'HEAD', 'POST', 'PUT'. $_SERVER['QUERY_STRING']: Câu truy vấn (chứa các thông tin liên quan đến các biến và giá trị của phương thức GET. $_SERVER['DOCUMENT_ROOT']: Thư mục gốc của website, nơi mà file script đang được thực thi. $_SERVER['HTTP_HOST']: Những nội dung liên quan đến Host header lấy từ yêu cầu hiện tại $_SERVER['REMOTE_ADDR']: Địa chỉ của trình duyệt, nơi người sử dụng đang duyệt web. $_SERVER['REMOTE_PORT']: Cổng được sử dụng trên máy khách (để kết nối tới web server). $_SERVER['SCRIPT_FILENAME']: Đường dẫn tuyệt đối của file chứa script đang chạy $_SERVER['SERVER_PORT']: Cổng của máy chủ web được mở để truyền dữ liệu. Mặc định là cổng 80. $_SERVER['SERVER_SIGNATURE']: Chuỗi chứa phiên bản của máy chủ và tên host ảo (nếu được bật) $_SERVER['PATH_TRANSLATED']: Đường dẫn file (không phải là thư mục gốc) dựa trên đường dẫn của đoạn script. $_SERVER['SCRIPT_NAME']: Chứa đường dẫn của file script. Thường dùng để trỏ đến chính nó.
  28. $_SERVER['REQUEST_URI']: Địa chỉ URI (Định danh đối với các tài nguyên mạng, là một dạng thức mở rộng của URL). ###GOOGLEADSN### Hàm trong PHP « on: February 07, 2007, 01:34:32 AM » I. Khái niệm hàm Hàm (function), nguyên nghĩa tiếng Anh có nghĩa là chức năng. Trong lập trình, ta có thể hiểu hàm là một đoạn chương trình được xây dựng để thực hiện một chức năng nào đó. Đoạn chương trình này chỉ cần phải viết duy nhất một lần, và có thể được sử dụng nhiều lần trong toàn bộ chương trình. Một hàm sẽ được xác định bởi tên hàm và các tham số đầu vào liên quan đến hàm đó. Thông thường, hàm sẽ trả về một kết quả nào đó. Chúng ta có thể tưởng tượng theo sơ đồ sau: Code: Tham số đầu vào 1 | Tham số đầu vào 2 | Tham số đầu vào 3 | > tên hàm > kết quả trả về sau khi gọi hàm. | Tham số đầu vào n | Như vậy một hàm sẽ nhận các thông tin đầu vào, xử lý nó và trả về kết quả nào đó. Trong PHP có rất nhiều hàm đã được xây dựng sẵn mà chúng ta chỉ việc đem ra sử dụng, như các hàm xử lý chuỗi, thời gian, xử lý tệp, thư mục Xét về bản chất, một ngôn ngữ lập trình chỉ có ba câu lệnh chính là gán, lặp và rẽ nhánh. Việc sắp xếp các câu lệnh như thế nào để cho ra một kết quả gọi là một thuật toán (các bước để giải một bài tóan, đã được đề cập ở những bài đầu tiên) hay giải thuật. Và một chương trình sẽ là sự kết hợp của giải thuật và các cấu trúc dữ liệu. Để hỗ trợ các chương trình xử lý một số tình huống nào đó, người ta sử dụng các hàm. Các câu lệnh write của Pascal hay câu lệnh echo của PHP thực chất phải được gọi là các hàm chứ không phải là một câu lệnh. Để giải thích rõ hơn khái niệm hàm, ta quay trở lại với "câu lệnh" echo quen thuộc: Hàm echo(chuỗi) có tên là echo, tham số đầu vào là một chuỗi, và chức năng (kết quả mà nó trả về) là một dòng chữ (được lưu trong biến chuỗi) được trả về trình duyệt. Re: Hàm trong PHP « Reply #1 on: February 07, 2007, 01:44:38 AM » II. Các hàm dựng sẵn và các hàm do người dùng tự xây dựng Các hàm dựng sẵn trong PHP (PHP Built-in functions) là các hàm đã được các nhà phát triển PHP cài đặt sẵn, và chúng ta chỉ việc đem ra sử dụng. Cần phân biệt các hàm này với các hàm do người dùng tự cài đặt (user functions). Các hàm do người dùng tự xây dựng chỉ có thể được dùng trong chương trình có chứa hàm đó. Khi chuyển qua một ứng dụng khác, nếu chúng ta không viết lại các hàm đó thì chúng ta sẽ không thể sử dụng. Một điểm mà tôi rất thích sử dụng PHP đó là PHP có một thư viện các hàm dựng sẵn vô cùng phong phú, đáp ứng được hầu hết nhu cầu phát triển các ứng dụng web. Đó chính là lý do vì sao mà PHP được ưa chuộng hơn hẳn so
  29. với ASP (chỉ có mấy cái đối tượng "quèn"). Các hàm dựng sẵn trong PHP cũng rất đơn giản, dễ dùng, và được chú thích, cũng như hướng dẫn rất chi tiết trong tài liệu PHP Manual. Trước khi đi vào xây dựng các hàm của riêng mình, chúng ta sẽ làm quen với một số hàm có sẵn trong PHP để hiểu cách sử dụng các hàm. Trong "khóa học" này, tôi sẽ trình bày một số hàm thông dụng để xử lý chuỗi và thời gian. Sau đó, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thức viết và sử dụng các hàm của riêng mình trên PHP Chuỗi (xâu) và các hàm xử lý chuỗi trong PHP « on: January 27, 2007, 05:29:30 AM » 1 addcslashes :Trích dẫn xâu kí tự với những vạch chéo trong kiểu C *Cấu trúc :addcslashes(string with special characters); 2 addslashes :Trích dẫn xâu kí tự với những vạch chéo *Cấu trúc : addcslashes(a string with special characters); 3 bin2hex :Chuyển đổi dữ liệu dạng nhị phân sang dạng biểu diễn hệ hexa *Cấu trúc :bin2hex(string); 4 chop :Tách bỏ nhưng khoảng trắng từ cuối một xâu 5 chr : Cho một kí tự đặc biệt trong bảng mã *Cấu trúc : chr(numeric); 6 chuck split : Tách một xâu thành các xâu nhỏ hơn 7 convert cyr string :Chuyển đổi từ một kí tự kirin sang một kí tự khác 8 count_chart : Cho thông tin về các kí tự dùng trong xâu 9 crc32 : Tính toán sự thừa vòng đa thức của một xâu Tự động tạo ra chu ki kiểm tra tổng thừa của đa thức dài 32bit trong một xâu 10 crypt :Một cách mã hóa một xâu 11 echo : In ra một hay nhiều xâu 12 explode :Tách một xâu ra bởi xâu kí tự 13 fprintf :Viết một định dạng chuỗi ra một dòng 14 get html translation table :Cho ra bảng dịch bằng cách sử dung các thủ tục html entity decode : 15 hebrev :Chuyển đổi văn ban logic khó hiểu sang văn ban trưc quan 16 hebrevc :Chuyển đổi văn ban logic khó hiểu sang văn ban trưc quan với sự chuyển đổi dòng mới 17 html entity decode :Chuyển đổi tấtcả cácthực thể HTML sang những kí tự có thể dùng được của chúng 18 htmlentities :Đổi tất cả các kí tự được sử dung sang các thực thể HTML 19 htmlspecialchars :Đổi những kí tự đặc biệt sang các thực thể của HTML 20 implode :Nối các phần tử của mảng với một xâu
  30. 21 join :Hàm này là một bí danh của hàm implode 22 levenshtein :Tính khoảng cách giữa hai xâu 23 localeconv :Lấy ra thông tin quy cách số 24,lstrim Strip whitespace from the beginning of a string =>Xoá khoảng trắng từ phần tử đầu tiên của chuỗi 25,md5_file Calculates the md5 hash of a given filename =>Mã hoá md5 tên file 26,md5 Calculate the md5 hash of a string =>Mã hoá md5 1 chuỗi 27,metaphone Calculate the metaphone key of a string =>Tính siêu khoá âm thanh của 1 chuỗi 28,money_format Formats a number as a currency string => Định dạng 1 số như 1 chuỗi tiền tệ 29,nl_langinfo Query language and locale information =>Ngôn ngữ truy vấn và biên tập thông tin 30,nl2br Inserts HTML line breaks before all newlines in a string =>Chèn 1 dòng ngắt HTML trước tất cả những dòng mới trong 1 chuỗi 31,number_format Format a number with grouped thousands =>Định dạng 1 số với hàng nghìn chữ số 32,ord Return ASCII value of character =>Trả lại giá trị ASCII của kí tự 33,parse_str Parses the string into variables =>Phân tách chuỗi thành các biến số 34,print Output a string =>In ra 1 chuỗi 35,printf Output a formatted string =>In ra 1 chuỗi được định dạng 36,quoted_printable_decode Convert a quoted-printable string to an 8 bit string =>Chuyển 1 chuỗi có thể in trích dẫn sang 1 chuỗi 8 bit.(Giải mã) 37,quotemeta Quote meta characters =>Trích dẫn kí tự đặc biệt 38,rtrim Strip whitespace from the end of a string =>Xoá khoảng trắng từ phần tử cuối cùng của chuỗi 39,setlocale Set locale information =>Thiết lập vị trí thông tin
  31. 40,sha1_file Calculate the sha1 hash of a file =>Mã hoá sha1 1 file 41,sha1 Calculate the sha1 hash of a string =>Mã hoá sha1 1 chuỗi 42,similar_text Calculate the similarity between two strings =>Cho số kí tự giống nhau của 2 chuỗi 43,soundex Calculate the soundex key of a string =>Tính khoá chỉ âm của 1 chuỗi 44,sprintf Return a formatted string =>Trả lại 1 chuỗi được định dạng 45,sscanf Parses input from a string according to a format =>Phân tách chuỗi theo 1 định dạng 46,str_ireplace Case-insensitive version of str_replace(). =>Tương tự str_ replace(). sscanf Parses input from a string according to a format ->Phân tích từ loại nhập vao từ một xâu theo một định dạng str_ireplace Case-insensitive version of str_replace(). ->Thay thế ngược lại khi xâu đã bị thay thế bằng str_replace() str_pad Pad a string to a certain length with another string ->Co một xâu tới một độ dài nào đó với một xâu khác str_repeat Repeat a string ->Lặp lại một xâu str_replace Replace all occurrences of the search string with the replacement string ->Thay thế tất cả các biến cố của xâu tìm kiếm với một xâu thay thế str_rot13 Perform the rot13 transform on a string ->Thực hiện mã hoá theo rot 13 trên 1 xâu (Rot-13 :Trong các nhóm tin của mạng USENET, đây là một kỹ thuật mật mã hoá đơn giản, nó làm dịch từng ký tự đi 13 vị trí trong bảng chữ cái (cho nên e sẽ thành r). Mật mã rot- 13 được dùng cho mọi thông báo tin bất kỳ nào có thể làm mất sự thú vị của một người nào đó (như) cách giải cho một trò chơi chẳng hạn hoặc xúc phạm một số người đọc (như) bài thơ về tình dục chẳng hạn. Nếu người đọc cho giải mã thông báo tin này bằng cách phát ra một lệnh thích hợp, thì người đọc đó - chứ không phải tác giả của thông báo - sẽ phải chịu trách nhiệm đối với sự khó chịu do việc đọc thông báo gây ra.) str_shuffle Randomly shuffles a string ->Thay đổi một xâu bằng cách xê dịch ngẫu nhiên str_split Convert a string to an array ->Đổi một xâu thành một mảng
  32. str_word_count Return information about words used in a string ->Trả lại thông tin về những từ đã sử dụng trong một xâu strcasecmp Binary safe case-insensitive string comparison ->So sánh xâu theo case-insensitive nhị phân strchr Alias of strstr() ->Bí danh của strstr() strcmp Binary safe string comparison ->Sự so sánh xâu bằng cơ sở nhị phân strcoll Locale based string comparison ->Nơi diễn ra sự so sánh cơ sở strcspn Find length of initial segment not matching mask ->Tìm độ dài của đoạn đầu tiên mà không tìm thấy trên bề mặt của xâu này đối với xâu kia. strip_tags Strip HTML and PHP tags from a string ->Loại bỏ các thẻ HTML và PHP từ một xâu stripcslashes Un-quote string quoted with addcslashes() ->Loại bỏ các dấu slashe trong xâu do hàm addcslashes() tạo ra. stripos Find position of first occurrence of a case-insensitive string ->Tìm ra vị trí đầu tiên của xâu này trong xâu kia của trường hợp sử lý cặp xâu. stripslashes Un-quote string quoted with addslashes() ->Loại bỏ hàm addslashes(), hay nói cách khác, hàm này trả về giá trị ban đầu của xâu khi xâu bị hàm addslashes() chèn các dấu slashe ở các ký tự đặc biệt stristr Case-insensitive strstr() ->Loại bỏ hàm strstr() khi trong xâu có dấu chấm. strlen Get string length ->Lấy độ dài của xâu strnatcasecmp Case insensitive string comparisons using a "natural order" algorithm ->So sánh xâu theo thứ tự abc, các ký tự được xét từ đầu đến cuối xâu (VD: a2>a12>a11). strnatcmp String comparisons using a "natural order" algorithm ->So sánh xâu sử dụng thứ tự abc và thứ tự toán học, nhưng được tính trên toàn bộ xâu ( VD: a12 > a11>a2). strncasecmp Binary safe case-insensitive string comparison of the first n characters ->Là một hàm giống như strcasecmp(), khác ở chỗ hàm này có thể chỉ rõ số ký tự trong mỗi xâu đem so sánh. strncmp:trả ra giá trị mà xâu1 dài hơn so với sâu hai. strpos:Tìm vì trí xuất hiện đầu tiên của một xâu này trong xâu khác. strrchr:Tìm kiếm vị trí xuất hiện cuối cùng của một kí tự trong xâu. strrev:Đảo ngược một xâu.
  33. strripos:Tìm vị trí cuối cùng của xâu này khiến nó khác một xâu cho trước. strrpos:Tìm vị trí lần xuất hiện cuối cùng cùng của một kí tự trong một xâu. strspn:Tính xem độ dài đoạn đầu của một xâu mà chứa toàn các kí tự thuộc xâu khác. strstr:Lấy ra một đoạn của xâu từ vị trí xuất hiện kí tự cho trước. strtok:chia cắt xâu. strtolower:biến kí tự chữ hoa thành chữ thường. strtoupper:biến kí tự chữ thường thành chữ hoa. strtr:chuyển đổi kí tự theo một qui tắc nào đó. substr_compare:không có thông tin. substr_count:Tính số lần xuất hiện của một xâu này trong một xâu khác. substr_replace:thay thế một đoạn văn bản trong phạm vi một đoạn của xâu kí tự. substr:trả ra một phần của xâu. trim:Loại bỏ kí tự thừa(whitespace)ở đầu và cuối mỗi xâu. ucfirst:viết hoa kí tự đầu tiên của một xâu. ucwords:viết hoa kí tự đầu tiên của mỗi từ. vprints:xuất ra một xâu được định dạng vsprint:quai lại một xâu định dạng. wordswarp:chia xâu kí tự ra thành các sâu con nhờ một kí tự xác định. Các hàm do người dùng tự định nghĩa « on: February 07, 2007, 02:01:11 AM » I. Xây dựng các hàm trong PHP Trong PHP, chúng ta có thể tự xây dựng các hàm của mình. Trước khi sử dụng, chúng ta cần phải tiến hành cài đặt hàm. Cú pháp cài đặt một hàm có thể được tóm tắt như sau: function ten_ham (thamso1, thamso2, , thamson) // đoạn chương trình xử lý dữ liệu bên trong hàm return gia_tri; } Trong đó: - function là từ khóa, - ten_ham là tên hàm do chúng ta tự đặt. Tên hàm thường sử dụng các ký hiệu chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới.
  34. - Các thamsoi là các tham số đưa vào. Các tham số khi khai báo thường ở dưới dạng các biến, còn khi sử dụng thì có thể là biến, hằng, hay một giá trị nào đó. Một hàm có thể không có hoặc có nhiều tham số. - Giá trị gia_tri sau từ khóa return là giá trị trả về sau khi gọi hàm. Giá trị này có thể là giá trị của một biến, hay một giá trị cụ thể nào đó. Ví dụ: Tôi xây dựng một hàm đơn giản để trả về dòng chữ "Xin chào": function chao() { return " Xin chào "; } Ví dụ 2: Tôi đưa ra một hàm phức tạp hơn chút đỉnh: Khi xây dựng các ứng dụng liên quan đến CSDL, ta thường phải xuất dữ liệu ra một bảng nào đó. Một bảng trong HTML được cấu thành từ các cặp thẻ , , lồng vào nhau, ở mức độ nhỏ nhất của cấu trúc trên là một ô. Một ô có thể có chứa thông tin (nằm giữa các cặp thẻ ), có thể chứa các thuộc tính định dạng (style) Việc ngồi gõ đi gõ lại mấy cái thẻ HTML đủ làm cho chúng ta phát chán. Ở đây tôi sẽ xây dựng một hàm để tự động sinh ra nội dung của một ô. Hàm này có 2 tham số đầu vào dạng chuỗi là nội dung và định dạng thẻ: " . $noidung . " "; return $td_tmp; } ?> VD sử dụng hàm trên: Chúng ta có thể mở rộng ra các hàm khác để xử lý cột, bảng. Hãy xem xét toàn bộ đoạn mã sau: <? function viet_o ($noidung,$dinhdang)
  35. { $td_tmp=" " . $noidung . " "; return $td_tmp; } function viet_cot ($noidung,$dinhdang) { $td_tmp=" " . $noidung . " "; return $td_tmp; } ?> " . $noidung . " "; return $td_tmp; } // Tạo một bảng tương tự ở trên nhưng dùng các hàm vừa xây dựng $noidung = viet_cot(viet_o("STT","") . viet_o("Họ tên","") . viet_o ("Ngày sinh",""),""); $noidung .=viet_cot(viet_o("1","") . viet_o("Lê Nguyên Sinh","") . viet_o ("01/04/2006",""),""); $noidung .=viet_cot(viet_o("2","") . viet_o("Thử một tí","") . viet_o ("01/01/2007",""),""); $noidung = viet_bang($noidung,""); echo $noidung; ?> Đoạn mã trên nhìn qua thì nó hơi dài, nhưng khi bạn xử lý với số lượng dữ liệu lớn thì nó sẽ trở nên ngắn gọn hơn nhiều, nhất là ta có thể dùng vòng lặp để duyệt qua các hàng của một bảng. Re: Các hàm do người dùng tự định nghĩa « Reply #1 on: February 07, 2007, 09:46:24 PM » II. Các tham số mặc định và các tham số tùy chọn Khi đưa các tham số vào hàm, chúng ta có thể thiết lập các tham số mặc định. Các tham số này được đặt giá trị ngay khi xây dựng hàm. Ví dụ: function viet_o ($noidung, $dinhdang="") { $td_tmp=" " . $noidung . " "; return $td_tmp; } Nếu các tham số mặc định được đặt hết ở bên phải của danh sách tham số, khi triệu gọi hàm, chúng ta có thể bỏ qua các tham số mặc định này. Tuy nhiên, nếu nó nằm giữa hay bên phải thì chúng ta không được phép bỏ qua. Trong trường hợp các tham số mặc định được đặt ở bên trái, chúng ta có thể coi chúng như là các tham số tùy chọn. Với ví dụ trên, ta có thể gọi hàm viet_o theo một trong hai cách sau: viet_o("Thử một tí",""); họăc viet_o("Thử hai tí");//Trường hợp này tham số tùy chọn là tham số mặc định được đặt là rỗng ở phía bên phải của danh sách tham số.
  36. Re: Các hàm do người dùng tự định nghĩa « Reply #2 on: February 07, 2007, 09:52:41 PM » III. Phạm vi hoạt động của các biến trong và ngoài hàm Chú ý rằng khi ta sử dụng các biến bên trong hàm, mặc định, các biến đó được coi là biến cục bộ của hàm, chứ không phải là biến toàn cục của chương trình. Để thiết lập hoặc lấy giá trị của các biến toàn cục, chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau đây: Cách 1: Dùng khai báo GLOBAL để khai báo các biến toàn cục Cách 2: Sử dụng mảng $GLOBALS["tên_biến_toàn_cục"]. Ví dụ: Khi ta gọi hàm cong() ở trên sẽ cho ra kết quả bằng 0 (vì $x và $y lúc này được coi là biến cục bộ và có giá trị bằng 0. Để chương trình chạy đúng, ta phải làm như sau: Cách 1: Cách 2: Bài 17: Giới thiệu ngôn ngữ truy vấn CSDL SQL « on: January 23, 2007, 02:09:05 AM »
  37. I. Một số khái niệm cơ bản về CSDL Cơ sở dữ liệu (database) có thể hiểu là nơi chứa dữ liệu. Có nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau như cơ sở dữ liệu quan hệ, CSDL hướng đối tượng, CSDL phân tán Hiện nay, trong phần lớn các ứng dụng, người ta thường sử dụng CSDL quan hệ. Trong mô hình CSDL quan hệ, dữ liệu thường được chia thành các bảng có liên quan với nhau. VD: ta có 2 bảng: Bảng 1 chứa các thông tin về Mã hàng, tên hàng, ngày nhập hàng, giá nhập hàng Bảng 2 chứa các thông tin về Mã hàng, ngày bán hàng, giá bán. Hai bảng này có quan hệ với nhau thông qua mã hàng, tức là chỉ cần có mã hàng ở bảng 2, ta có thể tìm ra tên hàng dựa trên mối liên hệ giữa mã hàng và tên hàng lưu ở bảng 1. Hệ quản trị CSDL là chương trình dùng để quản lý một CSDL nào đó. Chẳng hạn như chương trình Access là một hệ quản trị CSDL để quản lý CSDL Access. Thông thường thì tên của hệ quản trị CSDL gắn liền với tên của loại CSDL. VD như: CSDL Access Hệ quản trị CSDL Access, CSDL MySQL Hệ quản trị CSDL MySQL, CSDL Oracle Hệ quản trị CSDL Oracle. Trong trường hợp này thì người ta thường nhầm lẫn giữa khái niệm CSDL và cấu trúc (dạng nhị phân) của một CSDL do hệ quản trị CSDL quy định. Người ta gọi các cột trong một bảng là các trường, các dòng trong một bảng là các bản ghi. Mỗi trường sẽ có một kiểu dữ liệu xác định. Đó có thể là kiểu số, kiểu chuỗi, kiểu ngày tháng VD về một bảng có chứa thông tin người dùng. Bảng này sẽ có tên là NSD, các cột (trường) là: Ma_ND, Ten_ND, Tuoi_ND, Matkhau_ND; trong đó Ma_ND có kiểu nguyên, Ten_ND có kiểu chuỗi, Tuoi_ND có kiểu số, Matkhau_ND có kiểu chuỗi. II. Ngôn ngữ truy vấn CSDL SQL SQL là một ngôn ngữ được sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình để truy vấn thông tin trong CSDL. Điểm mạnh của ngôn ngữ này là cấu trúc đơn giản, có thể nhập lệnh vào dưới dạng các chuỗi văn bản, sau đó chuyển câu lệnh tới các chương trình điều khiển trung gian để truy vấn dữ liệu rồi trả về cho chương trình. Như vậy, mọi thao tác kết xuất, truy vấn hoàn tòan dễ dàng thông qua việc điều khiển chuỗi văn bản có chứa câu lệnh SQL. Bài viết này tập trung vào việc trình bày cú pháp của ngôn ngữ SQL, có thể sử dụng PHP để biểu diễn một số thao tác để mọi người dễ dàng hình dung. 1. Câu lệnh chèn dữ liệu vào một bảng. Cú pháp của câu lệnh này có dạng: INSERT INTO tên_bảng (danh_sách_trường) VALUES (danh_sách_giá_trị) Trong đó: Các từ khóa cố định là INSERT, INTO và VALUES. tên_bảng là tên của một bảng quan hệ trong CSDL. danh_sách_trường là danh sách các trường trong bảng quan hệ được sử dụng để chèn giá trị vào, mỗi trường cách nhau một dấu phảy. danh_sách_giá_trị là danh sách các giá trị tương ứng với các trường, có bao nhiêu trường thì phải chèn vào bấy nhiêu giá trị. Thông thường, các giá trị chuỗi phải được đặt trong cặp dấu nháy hoặc dấu ngoặc kép tùy thuộc vào ngôn ngữ biểu diễn và kiểu dữ liệu của trường. Mỗi giá trị cách nhau bởi một dấu phẩy. VD, với bảng dữ liệu ở trên (Bảng NSD có các cột (trường) là: Ma_ND, Ten_ND, Tuoi_ND, Matkhau_ND), ta có thể dùng câu lệnh SQL để chèn thông tin vào như sau: INSERT INTO NSD (Ten_ND,MatKhau_ND) VALUES('Sinh','123456') Hoặc ta có thể chèn nhiều thông tin hơn: INSERT INTO NSD (Ten_ND,Tuoi_ND,MatKhau_ND) VALUES('Sinh',30,'123456') 2. Câu lệnh chỉnh sửa dữ liệu trong bảng Để chỉnh sửa (cập nhật) thông tin trong bảng, ta dùng câu lệnh UPDATE với cú pháp sau: UPDATE tên_bảng SET tên_trường1=giá_trị1[, tên_trường_i=giá_trịi] WHERE điều_kiện Chẳng hạn, nếu ta muốn đổi mật khẩu của những người có trường Ten_ND là Sinh thành 'JQKA' trong
  38. bảng trên, ta sẽ làm như sau: UPDATE NSD SET Matkhau_ID = 'JQKA' WHERE Ten_ND='Sinh' Chú ý mệnh đề điều kiện WHERE. Mệnh đề này sẽ được mô tả chi tiết hơn ở phía dưới. 3. Câu lệnh xóa dữ liệu trong bảng Để xóa dữ liệu trong bảng, ta dùng câu lệnh DELETE với cú pháp sau: DELETE FROM tên_bảng WHERE điều_kiện. Câu lệnh này sẽ xóa tất cả những bản ghi thỏa mãn điều kiện nằm sau mệnh đề WHERE. VD: UPDATE FROM NSD WHERE Ten_ND='Sinh' 4. Câu lệnh truy vấn (tìm kiếm) dữ liệu trong bảng Đây là câu lệnh phức tạp nhất trong nhóm các câu lệnh của SQL. Cú pháp của lệnh này như sau: SELECT [danh_sách_trường] FROM [danh_sách_bảng] WHERE [danh_sách_điều_kiện] [ORDER BY] Các thao tác kết nối tới MySQL và lựa chọn CSDL bằng PHP II. « on: January 24, 2007, 07:08:30 PM » Bài viết này sẽ tập trung vào việc khai thác hệ quản trị CSDL miễn phí MySQL. Tại sao lại sử dụng MySQL? MySQL là một phần mềm quản trị CSDL mã nguồn mở, nằm trong nhóm LAMP (Linux - Apache -MySQL - PHP). "Liên minh" mã mở này đang được coi là một đối trọng với các sản phẩm mã đóng "đắt vãi " (vãi gì thì tôi không biết ) của Microsoft (Windows, IIS, SQL Server, ASP/ASP.NET). Một số đặc điểm của MySQL MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần tương đương với SQL Server của Microsoft). MySQL quản lý dữ liệu thông qua các CSDL, mỗi CSDL có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu. MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một tên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL. Khi ta truy vấn tới CSDL MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu của tài khỏan có quyền sử dụng CSDL đó. Nếu không, chúng ta sẽ không làm được gì cả. Các bước xây dựng chương trình có kết nối tới CSDL: Thông thường, trong một ứng dụng có giao tiếp với CSDL, ta phải làm theo bốn trình tự sau: Bước 1: Thiết lập kết nối tới CSDL. Bước 2: Lựa chọn CSDL. Bước 3: Tiến hành các truy vấn SQL, xử lý các kết quả trả về nếu có Bước 4: Đóng kết nối tới CSDL. Nếu như trong lập trình thông thường trên Windows sử dụng các chương trình điều khiển trung gian (ADO, ODBC ) để thực hiện kết nối và truy vấn, thì trong PHP, khi lập trình tương tác với CSDL, chúng ta thường sử dụng thông qua các hàm. Chú ý: Trước khi sử dụng PHP để lập trình với MySQL, hãy sử dụng chương trình quản lý phpMyAdmin để tạo trước một CSDL, vài bảng cũng như người dùng để tiện thực hành. Bài hướng dẫn sử dụng phpMyAdmin sẽ được trình bày sau. Trong bài viết này, tôi sử dụng MySQL chạy trên nền máy chủ localhost, người sử dụng của CSDL này có username là mysql_user, mật khẩu là mysql_password
  39. Thiết lập kêt nối tới MySQL. Để kết nối tới MySQL, ta sử dụng hàm mysql_connect() Cú pháp: mysql_connect(host,tên_truy_cập,mật_khẩu); trong đó: host là chuỗi chứa tên (hoặc địa chỉ IP) của máy chủ cài đặt MySQL. tên_truy_cập là chuỗi chứa tên truy cập hợp lệ của CSDL cần kết nối mật_khẩu là chuỗi chứa mật khẩu tương ứng với tên truy cập Ví dụ: Khi kết nối tới MySQL thành công, hàm sẽ trả về giá trị là một số nguyên định danh của liên kết, ngược lại, hàm trả về giá trị false. Ta có thể dùng hàm if để kiểm tra xem có kết nối được tới MySQL hay không: Lựa chọn CSDL Để lựa chọn một CSDL nào đó mà người sử dụng có tên là tên_truy_cập" có quyền sử dụng, ta dùng hàm mysql_select_db: mysql_select_db (tên_CSDL); Hàm này thường được dùng sau khi thiết lập kết nối bằng hàm mysql_connect. Hàm này trả về true nếu thành công, false nếu thất bại. VD: Đóng kết nối tới CSDL: Để đóng kết nối tới CSDL, ta dùng hàm mysql_close. Hàm này có nhiệm vụ đóng kết nối tới CSDL có mã định danh được tạo ra bởi hàm mysql_connect(). Cú pháp: mysql_close(mã_định_danh_kết_nối). Ví dụ:
  40. Thực hiện các truy vấn thêm, xóa, sửa bản ghi thông qua câu lệnh SQL « on: January 25, 2007, 01:40:54 AM » Trong bài viết này, tôi sử dụng MySQL chạy trên nền máy chủ localhost, người sử dụng có username là mysql_user, mật khẩu là mysql_password. CSDL có tên là CMXQ_Forum, trong đó có một bảng là CMXQ_Users để lưu thông tin về những thành viên của diễn đàn. Bảng CMXQ_Users có các trường sau: User_ID: Autonumber.// mã số của người dùng User_Name: Varchar [20] // tên truy cập của người dùng User_Pass: Varchar[64] //mật khẩu của người dùng User_IP: Varchar [15] //Địa chỉ IP của người dùng. User_Post: Number // Số bài viết của người dùng. Bây giờ tôi sẽ tiến hành một số thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu trên bảng đó. Xin xem lại bài Căn bản về SQL. Để thực thi một câu lệnh SQL bất kỳ trong PHP tác động lên MySQL, ta dùng hàm mysql_query (chuỗi_câu_lệnh_SQL) I. Thêm một bản ghi vào bảng. Ví dụ tôi muốn chèn thêm một người sử dụng có User_Name là "CMXQ", User_Pass là "123456", User_Post=0 ta làm như sau: II. Xóa một bản ghi khỏi bảng. Trong trường hợp này, ta sử dụng câu lệnh SQL DELETE FROM: VD: tôi muốn xóa khỏi bảng CMXQ_Users tất cả những người có User_Name="CMXQ": III. Sửa thông tin của bản ghi trong bảng. Trong trường hợp này, tôi sử dụng cú pháp UPDATE: VD: Tôi muốn cập nhật địa chỉ IP cho người có User_Name="CMXQ" với địa chỉ IP được lấy từ trình duyệt: (Biến $_SERVER['REMOTE_ADDR'] chứa địa chỉ IP của trình duyệt. Xin xem lại ở bài trước) Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « on: January 26, 2007, 01:02:14 AM » Phần trước các bạn đã biết sử dụng SQL để tạo, xóa, sửa dữ liệu trong một bảng, cũng như đã biết cách sử dụng câu lệnh SQL để truy vấn dữ liệu từ các bảng. Tuy nhiên, sau khi có được câu lệnh SQL rồi, ta phải làm thế nào để hiển thị, xử lý dữ liệu đó? Bài viết này đề cập đến một số kỹ thuật có liên quan đến việc truy vấn dữ liệu, chẳng hạn như cách lấy dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, phân trang dữ liệu Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP
  41. « Reply #1 on: January 30, 2007, 08:32:38 AM » Câu lệnh SELECT Câu lệnh SELECT được dùng để truy xuất dữ liệu từ một bảng. Kết quả trả về dưới dạng bảng được lưu trong 1 bảng, gọi là bảng kết quả - result table (còn được gọi là tập kết quả - result set). Cú pháp Cú pháp của câu lệnh SELECT như sau: SELECT tên_các_cột FROM tên_bảng Ví dụ, để truy xuất các cột mang tên LastName và FirstName từ một bảng có tên là Persons, ta dùng một câu lệnh SELECT như sau: SELECT LastName, FirstName FROM Persons Ta có thể dùng dấu * để thay thế cho tất cả các cột: SELECT * FROM Persons Kết quả trả về từ một câu truy vấn SQL được lưu trong 1 tập kết quả (result set). Tập kết quả này sau đó sẽ được lập trình viên tìm cách đưa ra dưới dạng một bảng hoặc một hình thức nào đó. Xin xem chi tiết ở phần lập trình với php Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #2 on: January 30, 2007, 08:34:25 AM » Mệnh đề WHERE Mệnh đề WHERE được dùng để thiết lập điều kiện truy xuất. Để truy xuất dữ liệu trong bảng theo các điều kiện nào đó, một mệnh đề WHERE có thể được thêm vào câu lệnh SELECT. Cú pháp mệnh đề WHERE trong câu lệnh SELECT như sau: SELECT tên_cột FROM tên_bảng WHERE tên_cột phép_toán giá_trị Trong mệnh đề WHERE, các phép toán được sử dụng là Phép toán Mô tả = So sánh bằng Lớn hơn = Lớn hơn hoặc bằng có thể được viết dưới dạng != Ví dụ để lấy danh sách những người sống ở thành phố Sandnes, ta sử dụng mệnh đề WHERE trong câu lệnh SELECT như sau:
  42. SELECT * FROM Persons WHERE City = 'Sandnes' Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #3 on: January 30, 2007, 08:36:56 AM » Tóan tử AND và OR Hai toán tử AND và OR nối hai hoặc nhiều điều kiện trong mệnh đề WHERE lại với nhau. Toán tử AND sẽ hiển thị 1 dòng nếu TẤT CẢ các điều kiện đều thoả mãn. Toán tử OR hiển thị một dòng nếu BẤT KỲ điều kiện nào được thoả. Ví dụ: Sử dụng AND để tìm những người có tên là Tove và họ là Svendson: SELECT * FROM Persons WHERE FirstName = 'Tove' AND LastName = 'Svendson' Ví dụ: Sử dụng OR để tìm những người có tên là Tove hoặc họ là Svendson: SELECT * FROM Persons WHERE firstname = 'Tove' OR lastname = 'Svendson' Ví dụ: Sử dụng kết hợp AND và OR cùng với dấu ngoặc đơn để tạo nên các câu truy vấn phức tạp: SELECT * FROM Persons WHERE (FirstName = 'Tove' OR FirstName = 'Stephen') AND LastName = 'Svendson' Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #4 on: January 30, 2007, 08:39:45 AM » Từ khoá DISTINCT Từ khoá DISTINCT được dùng để lọc ra các giá trị khác nhau. Câu lệnh SELECT sẽ trả về thông tin về các cột trong bảng. Nhưng nếu chúng ta không muốn lấy về các giá trị trùng nhau thì sau? Với SQL, ta chỉ cần thêm từ khoá DISTINCT vào câu lệnh SELECT theo cú pháp sau: SELECT DISTINCT tên_cột FROM tên_bảng Ví dụ: Tìm tất cả các công ty trong bảng đặt hàng, câu lệnh SQL thông thường sẽ như sau: SELECT Company FROM Orders Để tìm tất cả các công ty khác nhau trong bảng đặt hàng, ta sử dụng câu lệnh SQL sau: SELECT DISTINCT Company FROM Orders Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #5 on: January 30, 2007, 08:43:05 AM » Mệnh đề ORDER BY: Mệnh đề ORDER BY được dùng để sắp xếp các dòng. Cú pháp: Select ORDER BY tên các cột [ASC/DESC] ORER BY có thể đi kèm từ khóa DESC để sắp xếp theo chiều giảm dần, hoặc ASC để sắp xếp theo chiều tăng dần
  43. của các cột VD: Để lấy danh sách các công ty theo thứ tự chữ cái (tăng dần): SELECT Company, OrderNumber FROM Orders ORDER BY Company VD 2: Lấy danh sách các công ty theo thứ tự chữ cái (tăng dần) và hoá đơn đặt hàng theo thứ tự số tăng dần: SELECT Company, OrderNumber FROM Orders ORDER BY Company, OrderNumber VD 3: Lấy danh sách các công ty theo thứ tự giảm dần: SELECT Company, OrderNumber FROM Orders ORDER BY Company DESC Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #6 on: March 18, 2007, 12:41:35 PM » Truy vấn CSDL với PHP Ở bài trước, chúng ta đã biết cách dùng hàm mysql_query() để tiến hành các truy vấn sửa, thêm và xóa. Bài này tập trung vào việc ứng dụng PHP để lấy thông tin từ CSDL. Qua những phần ở trên, chúng ta đã biết cách làm việc với các câu truy vấn SELECT. Bây giờ, kết hợp với hàm mysql_query() để lấy thông tin. Cú pháp hàm mysql_query như sau: mysql_query(câu lệnh sql). VD: Để lấy tất cả các bản ghi trong bảng "Members", ta sẽ gọi hàm mysql_query() như sau: Vấn đề là khi thực hiện truy vấn này, dữ liệu sẽ được trả về dưới dạng một bảng. Ta sẽ tiến hành lấy từng dòng của bảng đó ra dưới dạng một mảng (sử dụng hàm mysql_fetch_array()), tiếp đó, việc xử lý các phần tử của mảng đó như thế nào là tùy ý các bạn. Xem ví dụ sau: Đoạn lệnh trên lặp duyệt qua bảng kết quả result, đối với mỗi dòng của bảng, hàm mysql_fetch_array() sẽ đảm
  44. nhiệm việc tách dòng đó rồi đưa vào một mảng có tên là $row. Mỗi phần tử của mảng này sẽ là giá trị của cột có tên tương ứng. Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #7 on: April 21, 2007, 11:12:05 AM » Như vậy, trước khi xác định dữ liệu cần lấy là gì, chúng ta phải thiết kế câu truy vấn SQL sao cho hợp lý và đảm bảo rằng truy vấn đó chỉ lấy ra những thông tin gì cần sử dụng. Nếu lấy ra nhiều quá sẽ gây quá tải hệ thống dẫn đến treo máy. Sau khi đã có được câu truy vấn SQL, ta chỉ việc kết hợp với hàm mysql_query() để trả kết quả về dưới dạng một biến nào đó. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ dùng một hàm có tên là mysql_fetch_array () để lấy từng dòng dữ liệu ra để xử lý. Hàm mysql_fetch_array có hai tham số: - Tham số đầu tiên xác định biến nắm giữ kết quả trả về bởi hàm mysql_query() - Tham số thứ hai xác định kiểu định danh trường: + MYSQL_ASSOC: Đưa ra một mảng với chỉ số của mảng là tên trường + MYSQL_NUM: Đưa ra một mảng với chỉ số của mảng là số thứ tự của trường được liệt kê trong câu truy vấn SQL + MYSQL_BOTH: Đưa ra một mảng với chỉ số kết hợp giữa hai loại trên Thông thường, ta dùng MYSQL_ASSOC để sử dụng chỉ số bằng tên các trường. Re: Sử dụng SQL để truy vấn dữ liệu trong PHP « Reply #8 on: April 21, 2007, 11:21:08 AM » Khi truy vấn CSDL MySQL, ta có thể sử dụng thêm một số hàm phụ trợ: mysql_num_rows(biến kết quả): trả về số các dòng lấy được từ biến kết quả. VD: Tương tự ta có: mysql_num_fields (biến kết quả): Trả về số trường (cột) trong tập kết quả mysql_affected_rows (): Trả về số bản ghi bị ảnh hưởng bởi các câu lệnh SQL INSERT, UPDATE, DELETE. Ví dụ: mysql_data_seek ( nguồn kết quả, dòng cần truy cập): Hàm này chuyển con trỏ dòng của nguồn kết quả đến một dòng nào đó. Dòng đầu tiên trong bảng kết quả được đánh số là 0, dòng cuối cùng chính là
  45. mysql_num_rows()-1. Hàm trả về TRUE nếu thành công, ngược lại là FALSE Chú ý rằng hàm này chỉ sử dụng cùng với hàm mysql_query Ví dụ: = 0; $i ) { if (!mysql_data_seek($result, $i)) { echo "Cannot seek to row $i\n"; continue; } if(!($row = mysql_fetch_object($result))) continue; echo "$row->last_name $row->first_name \n"; } mysql_free_result($result); ?> Xử lý XML « on: January 08, 2008, 04:49:46 AM » PHP5 cung cấp class SimpleXML là một class rất dễ sử dụng, bài này sẽ hướng dẫn các bạn parse file XML trong 7 nốt nhạc. Đầu tiên, lấy một đoạn XML mẫu để tập tành phân tích: Code: A Thousand Splendid Suns Khaled Hosseini Riverhead Hardcover 14.27 The Brief Wondrous Life of Oscar Wao Junot Diaz Riverhead Hardcover 14.97 Harry Potter and the Deathly Hallows
  46. J. K. Rowling Arthur A. Levine Books 19.24 Để tạo ra một đối tượng SimpleXmlElement, cách đơn giản là truyền vào một chuỗi hoặc một file: Code: // Passing the XML $books = SimpleXMLElement($XmlData); // // Passing a filename $books = SimpleXMLElement('books.xml', null, true); Nhìn vào đoạn XML ví dụ, ta sẽ lấy ra tất cả các book hay của Amazon: Code: Title Author Publisher Price at Amazon.com ISBN EOF; foreach($books as $book) // loop through our books { echo {$book->title} {$book->author} {$book->publisher} ${$book->amazon_price} {$book['isbn']} EOF; } echo ' '; ?> Bạn để ý rằng $books (có chữ 's' nhé) là một Element do khái niệm mỗi một file XML thì phải có root element. Vì thế, đừng mong đợi có đối tượng SimpleXml không nhé . Mỗi element có thể có nhiều element con cùng loại hay khác loại, ví dụ này là cùng loại 'book' và class SimpleXmlElement này cho phép ta duyệt qua các element con cùng loại như một array như ví dụ foreach() ở trên.
  47. Cuối cùng, nói về cú pháp truy cập child element và attribute. Bác nào chưa biết khái niệm này nữa thì: Code: A Thousand Splendid Suns Khaled Hosseini Riverhead Hardcover 14.27 isbn là một attribute, các giá trị của một attribute phải để trong dấu (") , , là các child element Chỉ giải thích tới đây thôi, bác nào có ý định ngâm cứu XML, XML Schema, thì 5s gợi ý là nên từ bỏ ý định ngông cuống thừa thời gian này đi vì có cả năm may ra học mới xong mà học từ tháng 1-12 thì tới tháng 12 sẽ quên tháng 1 . Cứ việc coi nó như khái niểm HTML đã học rồi xài cho thoải mái nhá. Quay về cú pháp, lại coi ví dụ 'simple' trên: $book->title là truy cập child element trong khi $book['isbn'] là truy cập attribute. Done!!! Đơn giản thế thôi, bạn thấy xử lý XML data có dễ chưa ? Ví dụ trên, nếu bạn không thích dụng foreach thì có thể dùng biến counter $i, viết lại là $tempBook = $books- >book[$i] rồi dùng $tempBook để xử lý. Giờ thêm vào tí XPath cho nó bằng anh bằng em: XPath đơn giản là cách chỉ ra đường dẫn "path" trong 1 XML document thông qua các element cha/con theo cú pháp giống như thư mục của linux: /home/user/ Xpath giúp bạn lọc ra các child element trong các element cha cùng loại, gom lại thành mảng và xử lý. Ví dụ sau giúp bạn lấy ra tất cả các title của book và tất cả các số ISBN: Code: $titles = $books->xpath('book/title'); foreach($titles as $title) { echo $title.PHP_EOL; } ////////////////////////////////////////////// $isbn = $books->xpath('book/@isbn'); foreach($isbn as $isbn) { echo $isbn.PHP_EOL; } Nhớ chú ý cách dùng cú pháp / và /@ nhé. Giờ parse thử RSS của tuổi trẻ coi sao nè Code: <?php $rss = new SimpleXMLElement(' null , true);
  48. echo " ".PHP_EOL.' '.PHP_EOL; foreach($rss->xpath('channel/item') as $item) { echo Posted at: {$item->pubDate} {$item->description} EOF; } ?> Cuối cùng,một vài thuộc tính của đối tượng SimpleXmlElement các bạn sẽ quan tâm: $value = trim((string) $element); // Bản thên element nó là XML, bạn lấy giá trị của element thì ép kiểu về string $attributes = $element->attributes(); // lấy tất cả các attribute $children = $element->children(); // lấy các child element LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) « on: September 23, 2007, 08:43:43 PM » Hiện nay, để xây dựng các hệ thống lớn, điều tối quan trọng là phải làm cách nào để có thể tích hợp dữ liệu để từ đó có thể dùng chung giữa các hệ thống khác nhau. Trong đó, tích hợp tài khoản của người sử dụng là vấn đề cần thiết nhất trong những cái "tối quan trọng" trên. Hãy tưởng tượng một hệ thống với khoảng 5 - 6 mô đun khác nhau, mỗi mô đun lại được thiết kế trên một nền tảng khác nhau (Có ông thì dùng Oracle + AS Portal, có người thì xài DB2 với WebSphere, lão khác thì MySQL với phpnuke, ông thì xài Wíndow, lão thì cài Linux, có thằng điên lại chỉ thích Unix hic, cuộc đời thật đúng là bể khổ), do đó cần có một hệ thống người dùng khác nhau. Vậy thì với mỗi mô đun, người sử dụng cần phải có một User Name, một mật khẩu khác nhau, đó là điều không thể chấp nhận được. Người dùng chẳng mấy chốc mà chán ghét hệ thống. Làm cách nào để có thể tích hợp được người dùng giữa các hệ thống trên? Câu trả lời đó là LDAP. Vây LDAP là gì? LDAP - viết tắt của Lightweight Directory Access Protocol, hay dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giao thức truy cập nhanh các dịch vụ thư mục. • Là một giao thức tìm, truy nhập các thông tin dạng thư mục trên server. • Nó là giao thức dạng Client/Server dùng để truy cập dịch vụ thư mục. • LDAP chạy trên TCP/IP hoặc các dịch vụ hướng kết nối khác. • Là một mô hình thông tin cho phép xác định cấu trúc và đặc điểm của thông tin trong thư mục. • Là một không gian tên cho phép xác định cách các thông tin được tham chiếu và tổ chức • Một mô hình các thao tác cho phép xác định các tham chiếu và phân bố dữ liệu. • Là một giao thức mở rộng • Là một mô hình thông tin mở rộng. Ở đây chúng ta cần tránh hiểu nhầm từ "thư mục" như trên Windows là folder hay directory, đó là thư mục theo nghĩa hẹp để quản lý hệ thống tệp tin. Từ thư mục trong LDAP mang ý nghĩa rộng hơn, nó bao hàm các cấu trúc dữ liệu dạng liệt kê theo thư mục (hay mục lục) - một "từ khoá" của dân thư viện nhằm ám chỉ cách thức sắp xếp dữ liệu để tiện truy xuất nhất. Re: LDAP (Lightweight Directory Access Protocol)