Giáo trình Phóng dạng bằng tay

pdf 116 trang phuongnguyen 3471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phóng dạng bằng tay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_dang_bang_tay.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phóng dạng bằng tay

  1. Giáo trình phóng dạng - 1 - GIÁO TRÌNH PHÓNG DẠNG THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG TT Tên bài giảng Trang Bài mở Các quy định và ký hiệu trên bản vẽ trong đóng tầu đầu Bài 1 Cách vẽ các đường nối tiếp, các giao tuyến Bài 2 Cách vẽ, khai triển các hình gò : Bài 3 Khái niệm và kết cấu các loại sàn phóng dạng Bài 4 Khái niệm về Ô mạng và cách xây dựng Bài 5 Các thông số cơ bản của tầu xác định trên sàn phóng , khái niệm về độ cong dọc và cong ngang .Cách vẽ trên sàn . Bài 6 Trị số sườn lý thuyết , trị số sườn thực Bài 7 Khái niệm về các đường vẽ lý thuyết thân tầu Bài 8 Cách vẽ bổ đường sống mũi , sống lái Bài 9 Cách xây dựng đường tâm trục chân vịt , bệ máy Bài 10 Cách vẽ đường bao của chắn sóng mũi và lái Bài 11 Cách vẽ và xây dựng các đường kiểm tra tuyến hình . Bài 12 Cách vẽ đường vây giảm lắc Bài 13 Cách xác định vị trí và vẽ càng ( Giá ) chữ nhân Bài 14 Cách vẽ đường tôn bao củ chân vịt Bài 15 Cách khai triển thép hình : L , H , U . I Bài 16 Cách khai triển tôn vỏ: Tôn phẳng, tôn cong 1 chiều , tôn cong 2 chiều . Bài 17 Cách khai triển tôn sống mũi Bài 18 Cách khai triển tôn bánh lái Bài 19 Cách khai triển kết cấu thân tầu Bài 20 Cách khai triển hòm van thông biển Bài 21 Cách khai triển tôn và kết cấu ống khói Bài 22 Cách khai triển tôn và kết cấu vây giảm lắc Bài 23 Cách khai triển tôn và kết cấu tôn chắn sóng mũi và lái . Bài 24 Cách khai triển ống luồn neo , tôn đệm ống neo Bài 25 Cách khai triển cột đèn hiệu Bài 26 Cách khai triển sống dọc mạn Bài 27 Cách hạ liệu tôn và kết cấu thân tầu Bài 28 Cách vẽ dưỡng chữ A và đóng dưỡng Bài 29 Cách vẽ dưỡng hòm và đóng dưỡng Bài 30 §­êng lý thuyÕt cña c¸c kÕt cÊu th©n tÇu
  2. Giáo trình phóng dạng - 2 - Bài mở đầu 1 - Các quy định và ký hiệu trên bản vẽ trong đóng tầu : Bảng ký hiệu và quy định chiều dầy nét vẽ Chiều Tên nét vẽ Cách vẽ rộng Công dụng Nét liền đậm s Đường bao thấy Đường gióng,ghi kích thước, Nét liền mảnh s/2 đường gạch gạch Nét chấm gạch mảnh s/2 Đường trục , đường tâm Nét chấm gạch đậm s Đường bao trước mặt cắt Nét lượn sóng s/2 Đường cắt lìa Nét đứt s/2 Đường bao khuất . Nét hai chấm gạch s/2 Đường bao,vị trí giới hạn Chiều rộng nét vẽ s=0,5 mm KÝ HIỆU VẬT LIỆU TRÊN BẢN VẼ VẬT LIỆU KIM LOẠI VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI VẬT LIỆU TRONG SUỐT 4 Hàn 2 phía , chiều cao mối hàn 4 mm 6 Hàn1 phía , chiều cao mối hàn 6 mm 75 150 Hàn hai phía so le khép kín , chiều dài mối hàn 75 mm , bước 150 mm Đường nối tôn , đường đấu tổng đoạn Đường hàn bao quanh chu vi .hàn1 phía Đường hàn bao quanh chu vi .hàn 1 phía D6 Chiều cao mối hàn D6 mm
  3. Giáo trình phóng dạng - 3 - Bài 1:
  4. Giáo trình phóng dạng - 4 - Cách vẽ các đường nối tiếp, các giao tuyến 1 - Chia đoạn thẳng A – B thành n phần bằng nhau : ( Ví dụ 7 đoạn ) cách chia tiến hành như sau : 6 C - Dựng đường thẳng A – B bất kỳ . - Dựng 1 đường thẳng phụ B – C bất kỳ tạo 1 góc a. - Trên đường thẳng BC dùng com pa đặt liên tiếp 6 đoạn thẳng bằng nhau đánh số 1,2,3,4,5,6,7. - Nối điểm 6 với A . - Từ 5 kẻ đường thẳng song song với A – 6 cắt A-B tại 5’. - Từ các điểm 4 – 3 – 2 – 1 kẻ các đường thẳng song song - với A – 6 cắt A-B tại các điểm 4’ – 3’ – 2’ – 1’. - Ta đã chia đoạn thẳng A – B thành 6 phần bằng nhau . 2 – Cách dựng các góc 300 , 450 , 600 trên đường tròn bằng thước – Eke – compa 1 - Dựng góc 300, 600 * - Dựng bằng Eke : Chọn Eke có góc đỉnh bằng 300, 1 góc bằng 600. Hình 1 Hình 3 Hình 2 - Kẻ 1 đường thẳng nằm ngang, chọn điểm A . - Đặt Eke có góc 300 vào vị trí điểm A . Kẻ 1 đường thẳng ở cạnh Eke cắt điểm A . Ta có góc 300 . Góc còn lại là 600 *- Dựng bằng Compa : - Kẻ đường thẳng AB bất kỳ . - Lấy O là trung điểm của AB . Từ O dựng đường CD vuông góc với AB - Dựng đường tròn bán kính R = OC . - Từ A & B quay cung tròn có bán kính OC cắt đường - tròn tại M – M1 .Nối OM –OM1 . Ta có góc COM = 300
  5. Giáo trình phóng dạng - 5 - - Góc MOB bằng 600 . · - Dựng đường phân giác của 1 góc : - Từ điểm B quay 1 cung có bán kính bất kỳ R . - Từ điểm C quay 1 cung có bán kính bất kỳ R . - 2 cung này cắt nhau tại điểm H . - Nối H với O ta có góc HOB là phân giác của góc COB. - Góc HOB là góc 450 · Đối với góc nhọn : cách làm tương tự . (Xem hình vẽ trên.) 3 – Cách vẽ các đường nối tiếp trong và nối tiếp ngoài : Vẽ đường nối tiếp trong Điểm O là điểm nối tiếp ngoài
  6. Giáo trình phóng dạng - 6 -
  7. Giáo trình phóng dạng - 7 -
  8. Giáo trình phóng dạng - 8 - Bài 2 Cách vẽ và khai triển các hình gò : Trong ngành đóng tầu có sử dụng nhiều các chi tiết kết cấu được tạo thành do các hình gò ghép lại . Trong thực tế thi công , người thợ phóng dạng phải nắm bắt được cách khai triển một số hình gò cơ bản. Các hình gò phức tạp cần xem thêm trong phần hình học hoạ hình, giáo trình vẽ kỹ thuật cao cấp . Và quan trọng hơn cả là phải hiểu được nguyên tắc vẽ và khai triển các đường, các hình cơ bản. Sau đây ta sẽ nghiên cứu cách vẽ và khai triển của một só hình cơ bản . 1 Vẽ và khai triển hình nón : Các thông số của 1 hình nón là : Đường kính chân D , Chiều cao H , Chiều dài cạnh L . Cách dựng hình nón như sau : - Dựng 2 đường thẳng vuông góc bất kỳ cắt nhau tại tâm O. - Trên đường thẳng A-B, tại tâm O xác định kích thước D/2 tính từ tâm . Ta có điểm A-B .( ở hình chiếu đứng ) - Từ O dựng 1 cung có bán kính OS = chiều cao H cắt đường vuông góc tại điểm S Ta đã dựng được hình chiếu đứng của hình nón .Ở hình chiếu cạnh cách xây dựng tương tự . Ở hình chiếu bằng hình nón được biểu diễn bằng 1 đường tròn tâm S đường kính = D. Cách khai triển hình nón : - Dựng 1 đường thẳng bất kỳ theo phương thẳng đứng .Trên đường thẳng, chọn 1 điểm S bất kỳ làm tâm . Dựng cung tròn có bán kính = L ( Chiều dài thực của cạnh hình nón . ) - Cung tròn cắt đường thẳng tại điểm O . - Chia đường kính của chân hình nón thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ) . - Đánh số các điểm lần lượt từ 1- 12 . - Từ điểm O dựng liên tiếp về 2 phía 1 đoạn có độ dài bằng 1/12 cung tròn có đường kính D ( Các điểm từ 1 – 6 & từ 11- 7 ) như hình vẽ . - Nối S với 6 . Cung 6 - O – 6 là hình khai triển của hình nón . - Một cách khai triển khác là : Từ O dựng 1 đoạn thẳng dọc theo cung có chiều dài = 3.14 x D / 2 về 2 phía , ta có đựơc 2 điểm 6 như hình vẽ minh hoạ . 2 - Vẽ và khai triển hình nón cụt : Các thông số của 1 hình nón là : Đường kính chân D,d. Chiều cao H , h . Chiều dài cạnh L A- Cách dựng hình nón cụt như sau : - Dựng 2 đường thẳng vuông góc bất kỳ cắt nhau tại tâm O. - Trên đường thẳng A-B, tại tâm O xác định kích thước D/2 tính từ tâm . Ta có điểm A-B .( ở hình chiếu đứng ) - Từ O dựng 1 cung có bán kính OF = chiều cao H cắt đường vuông góc tại điểm F Ta đã dựng được hình chiếu đứng của hình nón .Từ F ta dựng 1 cung có bán kính = l cắt 2 cạng hình nón tại C – D . Ở hình chiếu cạnh cách xây dựng tương tự . Ở hình chiếu bằng hình nón được biểu diễn bằng 2 đường tròn đồng tâm F đường kính = D, d . B - Cách khai triển hình nón cụt : - Dựng 1 đường thẳng bất kỳ theo phương thẳng đứng .Trên đường thẳng, chọn 1 điểm F bất kỳ làm tâm . Dựng cung tròn có bán kính = L2 ( Chiều dài thực của cạnh hình nón . ) - Cung tròn cắt đường thẳng tại điểm O’ . Chia đường kính của chân hình nón thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ) . - Đánh số các điểm lần lượt từ 1’- 12’ .
  9. Giáo trình phóng dạng - 9 - - Từ điểm O’ dựng liên tiếp về 2 phía 1 đoạn có độ dài bằng 1/12 cung tròn có đường kính D ( Các điểm từ 1’ – 6’ & từ 11’- 7’ ) như hình vẽ . - Nối S với 6’ . Cung 6’ – O’ – 6’ là hình khai triển của hình nón . - Từ F dựng 1 cung có bán kính = l2 ( Chiều dài thực của cạnh hình nón cụt . )cắt đường thẳng tại O - Cung tròn cắt đường thẳng tại điểm O. - Chia đường kính của chân hình nón cụt thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ) . - Đánh số các điểm lần lượt từ 1- 12 . - Từ điểm O dựng liên tiếp về 2 phía 1 đoạn có độ dài bằng 1/12 cung tròn có đường kính d ( Các điểm từ 1 – 6 & từ 11- 7 ) như hình vẽ . - Nối 6 – 6’ về 2 phía .Ta có được hình khai triển của nón cụt. - Một cách khai triển khác là : Từ O’ dựng 1 đoạn thẳng dọc theo cung có chiều dài = 3.14 x D / 2 về 2 phía , ta có đựơc 2 điểm 6’ như hình vẽ minh hoạ . - Từ O dựng 1 đoạn thẳng dọc theo cung có chiều dài = 3.14 x D / 2 về 2 phía , ta có đựơc 2 điểm 6 như hình vẽ minh hoạ . Nối các điểm này ta có hình khai triển của nón cụt 3 Khái niệm về chiều dài thực : Sở dĩ ta phải đề cập vấn đề này vì trong nghề đóng tầu , các bản vẽ kết cấu thân tầu và chi tiết của nó chỉ cho ta hình chiếu của vật thể mà thôi . Để có thể khai triển chi tiết đó theo tỷ lệ 1 : 1, ta phải xác định được kích thước thực , chiều dài thực của chi tiết đó. Để có thể tìm chiều dài thực ta phải áp dụng định lý Pitago ,nghĩa là tìm cạnh huyền của 1 tam giác vuông khi biết 2 cạnh của nó . Trong đóng tầu , 1 cạnh của tam giác chính là khoảng sườn . Một cạnh còn lại có thể là chiều cao Z hoặc chiều rộng Y của điểm đó . Ví dụ ta phải tìm chiều dài thực của đoạn A- B. Chiều cao a đo tại sàn. B B A a A a C C Khoảng sườn Khoảng sườn ( K/S ) Ở giáo trình này , ta đã lập sẵn 1 bảng trị số dùng cho các khoảng sườn hay gặp như : Khoảng sườn 500 , 550, 600, 650 . Cách sử dụng bảng như sau : - Đo trị số trên hình chiếu được giá trị a = 75 mm . - Khoảng sườn của tầu theo thiết kế là : 500 mm - Tra bảng : Ở phần khoảng sườn 500 , dòng a= 75, ta có trị số chiều dài khai triền = 505,6 mm. Công thức tính là : (AB)2 =a 2 + (K/S )2
  10. Giáo trình phóng dạng - 10 - VẼ VÀ KHAI TRIỂN HÌNH NÓN
  11. Giáo trình phóng dạng - 11 - VẼ VÀ KHAI TRIỂN HÌNH NÓN CỤT
  12. Giáo trình phóng dạng - 12 - 4 Vẽ và khai triển hình trụ thẳng ; Hình trụ thẳng thường được sử dụng trong các chi tiết thiết bị trên tầu như : Thân ống thông hơi, thân ống gió Cách khai triển đơn giản có 2 cách . + Khai triển theo tính toán : Vì hình trụ cho ta các kích thước là chiều dài thực nên ta có thể dùng cách tính toán số học để xác định chu vi của hình trụ . Cách dựng hình như sau : - Dựng 2 đường thẳng X & Y vuông góc bất kỳ . Cắt nhau tại tâm O . - Từ O dựng chiều cao của hình trụ trên 1 đường trục Y . Ta có điểm A - Trên trục X dựng 1 đoạn thẳng có chiều dài = 3.14 x D ( D là đường kính của hình trụ ) . Ta có điểm B. - Dựng các đường thẳng song song với 2 đường : OA & OB cắt nhau tại C . OACB là hình khai triển của hình trụ . + Khai triển theo cách dựng cung tròn : - Chia đường kính chân hình trụ ra thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ). - Dựng 2 đường thẳng X & Y vuông góc bất kỳ . Cắt nhau tại tâm O . - Từ O dựng chiều cao của hình trụ trên 1 đường trục Y . Ta có điểm A - Trên trục X dựng liên tiếp 12 đoạn thẳng có chiều dài = 1/12 của cung đã chia.Ta có điểm B. - Dựng các đường thẳng song song với 2 đường : OA & OB cắt nhau tại C . OACB là hình khai triển của hình trụ . Xem hình vẽ minh hoạ . 5.5 Vẽ và khai triển hình hộp thẳng : Ta có hình hộp thẳng có các kích thước sau ; Cạnh đáy a & b , chiều cao là h . Ta phải xác định chiều dài thực của đường chéo cạnh đáy c & mặt cạnh d như hình vẽ .Lần lượt đánh số thứ tự của 4 điểm thuộc đáy hình trụ là ABCD, của đỉnh hình trụ là EGHF.Cách dựng hình khai triển như sau : - Dựng 2 đường thẳng song song và cách nhau 1 đoạn bằng cạnh a . - Dựng 1 đường thẳng vuông góc với 2 đường trên , ta có điểm A & D . Từ A&D đặt 1 đoạn thẳng có chiều dài bằng cạnh b . Ta có điểm C&B như hình vẽ . Ta đã dựng được mặt đáy của hình hộp . Tới đây có 2 cách dựng tiếp các mặt còn lại . Cách đơn giản là : + Kéo dài 4 đường thẳng đã dựng . + Trên đường AD & CB đặt về 2 phía 2 đoạn thẳng có chiều dài bằng chiều cao hình hộp h . Ta có 4 điểm HGEF. Ta đã dựng được 2 mặt bên của hình hộp . + Trên đường AB & CD đặt về 2 phía 2 đoạn thẳng có chiều dài bằng chiều cao hình hộp h . Ta có 4 điểm HGEF. Ta đã dựng được 2 mặt bên của hình hộp . + Trên 1 mặt cạnh bất kỳ ví dụ CGFB ta đạt tiếp các đoạn thẳng có cạnh là b ta có các điểm H, E. Ta đã dựng được mặt đỉnh của hình hộp . Cách thứ hai xác định bằng cách tìm từ các điểm thuộc các mặt cạnh . Cách này tổng quát hơn , có thể áp dụng cho các hình họp phức tạp hơn . Được vẽ trong ví dụ minh hoạ .
  13. Giáo trình phóng dạng - 13 -
  14. Giáo trình phóng dạng - 14 -
  15. Giáo trình phóng dạng - 15 - BÀI 3 Khái niệm và kết cấu các loại sàn phóng dạng I Khái niệm về sàn phóng dạng : Trong thực tế, khi triển khai công việc đóng tầu, ta phải tiến hành khai triển để gia công các chi tiết kết cấu thân tầu theo tỷ lệ 1:1 .Để triển khai công việc đó, ta phải tiến hành vẽ con tầu theo tỷ lệ 1:1. Sàn phóng dạng là nơi để thực hiện vẽ con tầu đó . Sàn phóng dạng được chia làm 2 loại : _ Sàn phóng dạng có mặt sàn bằng gỗ , khung kết cấu đỡ sàn cũng bàng gỗ . ( Ví dụ như ở NM Hạ long , Bạch đằng cũ , Tam bạc ) _ Sàn phóng dạng có tôn mặt sàn bằng thép tấm , kết cấu đỡ bằng khung dàn thép . ( Ví dụ như ở nhà máy Đóng tầu Sông cấm , Nam triệu ) Mỗi loại sàn có ưu và nhược điểm riêng biệt . Nhưng thực tế hiện nay xu hướng ngưòi ta sử dụng sàn phóng có tôn mặt sàn bằng thép nhiều hơn. Sàn phóng bàng thép có ưu điểm là : - Thời gian thi công chế tạo sàn nhanh - Tiết kiệm được vật tư ( Kết cấu phần giá đỡ có thể sử dụng bằng các loại vật liệu dư thừa , tận dụng . Phần tôn mặt sàn sau khi sử dụng một thời gian vẫn đưa vào đóng tầu được . - Ít bị biến dạng do thời tiết , chất lượng đường vẽ trên sàn cao do khổ tôn làm mặt sàn ít bị hạn chế . - Giá thành hạ hơn so với gỗ trong điều kiện hiện nay . II Kết cấu sàn phóng dạng bằng gỗ : 1 - Vật liệu : Gỗ tấm : được sử dụng làm mặt sàn có yêu cầu về chất lưọng rất cao . Gỗ thuộc nhóm 2 – 3. kích thước tấm gỗ tối thiểu có quy cách như sau : 20 x 150 x 9 – 12 m . Gỗ không được có nhiều mắt gỗ , ít bị co ngót , cong vênh theo thời tiết , Gỗ được sử lý chống mối , mọt , ít ngấm nước . Khi ghép với nhau sử dụng mối ghép mộng đơn . Gỗ xương gia cường bên dưới : Thường sử dụng các loại gỗ nhóm 3-4 . Yêu cầu kỹ thuật cũng như đối với gỗ làm mặt sàn . Thông thường, ngưòi ta sử dụng vật liệu gỗ làm sàn và khung xương là 1 loại, để độ co ngót và biến dạng chung của sàn là ít nhất . Gỗ xương khi liên kết với nhau bằng liên kết mộng đơn giản. khe hở khi ghép mộng cho phép từ 0.5 – 1 mm . Được cố định với nhau bằng đinh hoặc vít không rỉ . Xảm mát tít . 2 - Mối ghép : 0.5-0.7 150-200 20
  16. Giáo trình phóng dạng - 16 - Thanh đỡ 100x100 Tấm sàn 20 x 150 x 9-12m Yêu cầu kỹ thuật : Sàn gỗ thông thường được lắp trực tiếp trên mặt sàn bê tông . Do đó trong quá trình lắp đặt các dầm đỡ dưới , yêu cầu phải căn chỉnh mặt phẳng trên của khung đỡ đảm bảo độ thăng bằng ngang và dọc . sai số cho phép là 1- 2 mm theo thuỷ bình .Sau khi đặt các tấm ván sàn yêu cầu bào phẳng mặt gỗ , dùng máy đánh giấy nháp đánh bóng mặt gỗ , đảm bảo khi vẽ bút chì trên gỗ không bị vấp . Tại những chỗ bị lồi lõm cục bộ cho phép bả mát tít mỏng ,chiều dầy không quá 0.5 mm . Thông thường ngừi ta tiến hành phun sơn với chiều dầy màng sơn khi khô đảm bảo đạt từ 80 – 120 muycromet . Mầu sơn thường sử dụng mầu kem sáng hoặc mầu cẩm thạch . Tôn mặt sàn d 10-12 III Kết cấu sàn thép : Dầm I 200 - 250 Cột chống hoặc gối bê tông 600-800 2000 2000 Yêu cầu kỹ thuật Sàn thép thông thường được lắp gián tiếp trên mặt sàn bê tông . Do đó trong quá trình lắp đặt các dầm đỡ dưới ngang và dọc, yêu cầu phải căn chỉnh mặt phẳng trên của khung đỡ đảm bảo độ thăng bằng ngang và dọc . sai số cho phép là 1- 2 mm theo thuỷ bình .Sau khi đặt các tôn sàn, yêu cầu phải căn chỉnh các tấm tôn , đảm bảo mép các tờ tôn không được lệch quá 0.5 mm ,các mối hàn đính cách nhau 100-150.Các tấm tôn được liên kết với các xà dọc , ngang bằng các mã đỡ. Khoảng cách các mã từ 500-600 mm tuỳ theo khổ tôn . các mối hàn đính với dầm tại các điểm tiếp xúc có chiều dài không quá 20 mm . Sau khi hàn, phải mài phẳng các mối hàn đính trên mặt tôn .Đảm bảo khi vẽ bút chì qua mối ghép tôn không bị vấp . Mặt tôn phải được dùng máy chải thép chải sạch rỉ. Không sử dụng các tấm tôn bị ăn mòn cục bộ có các vết lõm sâu . Tốt nhất là giữ nguyên lớp bề mặt xanh của thép khi cán nóng . Tại những chỗ bị lồi lõm cục bộ cho phép bả mát tít mỏng ,chiều dầy không quá 0.5 mm . Thông thường ngừi ta tiến hành phun sơn với chiều dầy màng sơn khi khô
  17. Giáo trình phóng dạng - 17 - đảm bảo đạt từ 80 – 120 m (muycromet) . Mầu sơn thường sử dụng mầu kem sáng hoặc mầu cẩm thạch nhạt . IV Các dụng cụ trong nhà phóng dạng : Thông thường các dụng cụ sau được sử dụng nhiều trong sàn phóng : 1. Thước lá : Bằng nhựa trắng có chiều dài : 0.3 . 0.6 ,1.0 - 1,2 m. Thước lá bằng thép có chiều dài 150-300 mm . 2. Thước Ê ke nhựa hoặc thép : có các góc cố định 30 độ, 45 độ ,60 độ , 90 độ . 3. Thước cuộn : Có chiều dài 2 m , 3m , 5 m , 10 m , 20 m. 4. Lát gỗ : Có các dạng lát cơ bản sau : - Lát vuông : có quy cách (20 x 20)-(40 x40) x 2000-4000. Có tính năng dùng để lấy dấu trên sàn .Vật liệu gỗ de , dổi , thông nhựa . - Lát dẹt : có quy cách 10-20 x 20-30 x 2000-4000 chiều dài càng lớn càng tốt .Có tính năng dùng để lấy dấu trên sàn .Dùng để bọc các đường cong có độ cong lớn .Lát yêu cầu có độ dẻo lớn . Vật liệu gỗ de , dổi , thông nhựa , lát, táu . - Lát đuôi chuột : Là lát gỗ có tiết diện hình chữ nhật , đầu trên nhọn có tiết diện 10 x 30 , phần đuôi có tiết diện 50 x 30. Được bào vát hình côn .Dùng để bọc các đường cong có chiều dài cong lớn .Lát yêu cầu có độ dẻo lớn . Chiều dài lát từ 6 - 10 m . 5. Thước chữ đinh : Là loại thước sắt , nhôm dùng để xác định đường vuông góc của 1 dây cung . 6. Cóc chặn : Là một vật nặng làm thép hoặc gang đúc có khối lượng từ 5 - 10 kg. dùng để chặn, giữ lát khi bọc các đường cong theo tuyến hình . 7. Bút kẻ sơn : Là 1 loại bút vẽ đặc biệt dùng để kẻ sơn các đường cong và ô mạng sau khi vẽ chì .Bút có vít điều chỉnh dùng để chỉnh khe hở tạo các nét vẽ sơn rộng , hẹp . 8. Quả dọi : Dùng để thả dọi , xác định vị trí của các điểm theo phương dọi . Dây dọi yêu cầu phải sử dụng dây ni lon d1 mm . Trọng lượng quả dọi từ 0.5 kg - 5 kg tùy theo yêu cầu sử dụng . 9. Các loại dụng cụ khác : Bao gồm Tăng đơ, bút chỉ mềm HB ,2B ,Bìa , tấm nhựa trong , kéo vv Lát đuôi chuột Lát vuông Lát dẹt
  18. Giáo trình phóng dạng - 18 - Bài 4 :Khái niệm về các thông số cơ bản của tầu Ô mạng và cách xây dựng I Các thông số cơ bản của bản vẽ tuyến hình : Chiều dài lớn nhất : (Length overall) Lmax 24.00m Chiều dài giữa 2 đường vuông góc (Length between perpendicular) Lpp 21.50 m Chiều dài đường nước thiết kế : L LWL 21.00 m Chiều rộng thiết kế (Beam) B TK 5.20 m Chiều rộng lớn nhất B Max 5.50 m Chiều rộng mặt boong B 5.30 m Chiều cao mạn tại sườn giữa (Depth moulded) H 2.65m Chiều cao boong chính (Deck height ) Chiều chìm thiết kế (Draught at full load) T 1.10m Chiều chìm mũi : T Mũi Chiều chìm lái : T Lai Lượng chiếm nước : D Khoảng sườn : Sn ; # 500 mm Độ cất dọc boong : h 350 mm Độ cao ngang boong : h 150 mm Độ vát đáy: a 150 mm Sừơn số : 15 Sn 15 Đường bổ dọc số : CD I , II , III Đường nước số 1-2-3 DN 1 - 2 - 3 Bán kính hông lượn 500 mm R hông 500 - Ngoài ra còn một số thông số cơ bản khác của tầu như : o Hệ số béo thể tích d o Hệ số béo đường nước a o Hệ số béo sườn giữa b o Hệ số béo dọc j Các thông số cơ bản trên được thể hiện trên bản vẽ tuyến hình . Nó là một phần quan trọng trong việc xây dụng ô mạng . II Định nghĩa ô mạng : Ô mạng là tập hợp vết của các mặt phẳng cắt theo chiều ngang & chiều dọc trên một măt phẳng . Ô mạng bao gồm các đường : 1. Đường sườn : Trên hình chiếu đứng vết của các đường sừờn là các đường thẳng song song với nhau và cách đều 1 khoảng sườn .Đường sườn vuông góc với đường cơ bản của tầu .Trong trường hợp cần thể hiện rõ hơn , ta có thể chia nhỏ khoảng cách giữa các đường sườn hoặc ấn định khoảng cách là 150 – 200 2. Đường nước : Trên hình chiếu đứng vết của các đường nước là các đường thẳng song song với nhau và với đường cơ bản . Khoảng cách giữa các đường nước bằng khoảng cách của chiều chìm thiết kế chia cho 10 hoặc được ấn định theo bản vẽ tuyến hình . Trong trường hợp cần thể hiện rõ thể chia nhỏ khoảng cách giữa các đường nước hoặc ấn định khoảng cách là 100 – 200 vv 3. Đường bổ dọc : Trên hình chiếu bằng vết của các đường bổ dọc là các đường thẳng song song với nhau và với đường tâm tầu . Thông thường số lượng các
  19. Giáo trình phóng dạng - 19 - đường bổ dọc được xác định bằng ½ chiều rộng chia cho 3-4 khoảng . hoặc được ấn định bằng khoảng cách cho trong bản vẽ . 4. Đường kiểm tra : Được tuỳ chọn trên một mặt phẳng nghiêng bất kỳ. Nó thông thường được thể hiện trên hình chiếu mặt cắt ngang thân tầu hay còn gọi là mặt phẳng sườn giữa. Đường kiểm tra của Ô mạng được xây dựng theo yêu cầu thực tế . Thông thường tiến hành trên cả 3 hình chiếu để kiểm tra độ vuông góc của các đường đã được xây dựng . Đường kiểm tra phải đi qua giao điểm của các đường đã được vẽ . Số lượng tuỳ chọn theo yêu cầu cảu của người vẽ . 5. Hình vẽ mô tả Ô mạng : Ở hình chiếu đứng Sn0 Sn 20 Đường nước ĐN1 Đường sườn Đường cơ bản ĐCB Ở hình chiếu bằng 1/2 chiều rộng Đường bổ dọc 1 - 2 Đường tâm tầu Đường kiểm tra Ở mặt cắt sườn giữa CD2 CD1 Tâm tầu CD1 CD2 Thông thường để tiết kiệm sàn người ta thường lồng mặt cắt sườn giữa vào vị trí mặt Cắt dọc ở hình chiếu đứng .
  20. Giáo trình phóng dạng - 20 - 6. Các bước tiến hành xây dựng Ô mạng trên sàn : Căn cứ theo kích thước của tầu và kích thước của sàn phóng , mà người ta tiến hành xác định kích thước Ô mạng trên sàn . KÍch thước Ô mạng theo chiều dài không nhất thiết phải dài bằng chiều dài tầu . Thông thường người ta thường vẽ trở đầu đuôi, phần mặt cắt sườn giữa được vẽ vào giữa tâm sàn . Chiều cao Ô mạng nhất thiết phải bằng chiều cao boong kể cả phần boong nâng mũi lái . 6.1- Xác định đường cơ bản : Lấy 1 khoảng cách :cách mép sàn theo chiều dài là 1m . Dựng 1 đường thẳng song song với mép sàn bằng cách xác định 2 điểm ở 2 đầu sàn . Trồng 2 cột thép trên sàn , cột được gia cường đảm bảo đử độ cứng . Hàn 2 khuy trên 2 cột cách mặt sàn từ 400 – 600. Dùng 1 tăng đơ có hành trình từ 300 – 500 mm ,một đầu móc vào cột , một đầu đấu vào 1 sợi dây căng tâm . Dây căng tâm là loại dây thép lò xo có đường kính từ 1,5 – 2 mm . Dùng tăng đơ để điều chỉnh độ căng của dây . Khi đã đạt độ căng cần thiết , dùng quả dọi để xác định các điểm trên sàn . khoảng cách giữa các điểm từ 3 – 5 m tuỳ theo chiều dài của sàn . Nối các điểm với nhau bằng thước ta có được đường cơ bản của ô mạng . Thông thường ngưòi ta lấy 2 đường cơ bản đói xứng ở 2 phía đối diện . 6.2 – Xác định đường tâm của sàn : Dùng phương pháp xác định theo định lý Pitago : Tam giác vuông có các cạnh là 3 – 4 – 5 m . Chọn điểm tâm theo chiều dài sàn . Dùng lát có vạch dấu chiều dài 3,4,5 m dựng các cung tròn có bản kính 3 m – 4m -5m . Giao của các cung 5 m cho ta vị trí đầu trên của đường tâm . Nối 2 điểm ta có được đường tâm của sàn . Thông thường ngưòi ta thường xây dựng từ 5 – 7 điểm cách đều nhau trên chiều dài để dễ kiểm tra và đảm bảo độ chính xác cao . 6.3 Xác định vị trí các đường Sườn Từ Đường tâm sàn ở 2 đầu lấy về 2 phía các khoảng cách đều nhau bằng 1 khoảng sườn . Thông thường lấy # = 500 mm. Còn tuỳ từng trường hợp cụ thể lấy theo khoảng sườn thực tế của tầu . Bàng cách tương tụ lấy trên đường cơ bản ở phía ngược lại các khoảng cách đều nhau bằng khoảng sườn , Nối các điẻm với nhau bằng thước và kẻ đường nối bằng bút chì. 6.4 Xác định vị tri các đường nước : Trên 5 - 7 đường vuông góc với đường cơ bản đã dựng ở trên ta xác định khoảng cách giữa các đường nước theo bản vẽ thiết kế . Nối các điểm với nhau ta có được vị trí các đường nước . Dùng bút chì kẻ các đường nước . 6.5 Dựng các đường kiểm tra của Ô mạng, kẻ sơn Ô mạng : Sau khi ta có các đường : Đường nước , đường sườn , đường cắt dọc được kẻ bằng bút chì, thì ta tiến hành dựng các đường kiểm tra độ song song và vuông góc của các đường này bàng cách dựng các đường kiểm tra .Đường kiểm tra là 1 đường thẳng nối giao điểm giữa các đường nước và đường sườn . Giữa các đường nước và đường bổ dọc . Thông thường người ta dùng dây bật phấn để kiểm tra ô mạng . Sau khi kiểm tra xong , tiến hành dùng bút kẻ sơn, kẻ sơn toàn bộ các đường trên ô mạng .Chiều rộng nét kẻ từ 0.3 – 0.5 mm. Mầu sơn thường dùng là mầu sẫm trên nền sàn cẩm thạch hoặc mầu be để dễ quan sát và lấy dấu .
  21. Giáo trình phóng dạng - 21 - ỀU CỦA VỎ TẦU HÌNH KHÔNG GIAN 3 CHI
  22. Giáo trình phóng dạng - 22 - Bài 5 : Các thông số cơ bản của tầu xác định trên sàn phóng . Khái niệm về độ cong dọc và cong ngang .Cách vẽ trên sàn . Sau khi có được Ô mạng chuẩn , ta tiến hành xác định các kích thước cơ bản của tầu trên sàn phóng . 1 – Xác định chiều dài tầu lý thuyết : Thông thường trên bản vẽ tuyến hình sừờn lý thuyết có xác định 10 khoảng sườn lý thuyết . Căn cứ vào chiều dài tầu giữa 2 đường vuông góc L pp ta chọn 1 vị trí đường sườn giữa sàn thoả mãn yêu cầu về chiều dài của tầu. Chọn vị trí này làm sườn chuẩn lý thuyết số 5 . Thường chọn vị trí này trùng với vị trí của 1 sườn thực .Từ vị trí này lấy về 2 phía mũi và lái vị trí các khoảng sườn lý thuyết từ 0 – 10 .Vị trí của các sườn lý thuyết có thể trùng hoặc không trùng với vị trí sườn thực . Dựng vị trí của sườn lý thuyết trên mắt cắt dọc ,trên các mặt phẳng đườngnước .Căn cứ theo bản vẽ ta xác định vị trí của điểm mút mũi , mút lái . Ta có đựoc chiều dài lớn nhất của tầu . 2 - Xác định chiều rộng tầu lý thuyết : Thông thường ngưòi ta hay vẽ lồng mặt cắt ngang sườn giữa thân tầu với mặt cắt dọc tầu . Trong trường hợp này tiến hành xác định chiều rộng tầu như sau : Tại vị trí sườn lý thuyết số 5 trùng với 1 vị trí sườn thực trên mặt cắt dọc tầu , ta chọn đường đó làm chuẩn lấy về 2 phía ½ chiều rộng tầu B tại mặt phẳng sườn giữa . Sở dĩ chọn và lấy như vậy vì có những tầu có hành dáng đặc biệt , chiều rộng lớn nhất của tầu có thể nằm về phía mũi hoặc về phía lái tầu . Trên bản vẽ tuyến hình, thông só cho chiều rộng tầu B được coi là cho tại vị trí sườn ở giữa tầu . Nếu khác thì có ghi chú cụ thể trong từng truờng hợp riêng bệt .Theo bản vẽ lấy vị trí các đường bổ dọc phụ 1-2-3 cả về 2 phía . dựng các đường vuông góc với đường cơ bản , ta có được vết của các đường bổ dọc , 1/2 chiều rộng tầu B trên mặt cắt hình chiếu đứng . Lắy từ đường cơ bản các khoảng cách của các đường bổ dọc , 1/2 chiều rộng tầu trên hành chiếu bằng. Kẻ các đường thẳng song song với ĐCB, ta có được vết của các đường bổ dọc phụ CD 1- 2-3 trên hình chiếu bằng . 3 - Xác định chiều cao mạn tầu lý thuyết : Trên mặt cắt ngang thân tầu vừa mới xây dựng , tại vị trí 1/2 chiều rộng tầu ta tiến hành đo chiều cao mạn tầu tại vị trí sườn giữa H . Thông thường giá trị chiều cao mạn tầu H cho trong bản vẽ tuyến hình được xác định tại vị trí sườn giữa. Chiều cao mạn H được tính tại mạn tầu . Được xấy dựng bằng cách như sau : - tại mắt cắt sườn giữa,ứng với 1/2 chiều rộng tầu về 2 phía mũi và lái . đo khoảng cách từ đường cơ bản dọc theo đường gới hạn mép mạn 1 khoảng cách bằng chiều cao mạn H . Kẻ 1 đường thẳng nối 2 điểm ta có được đường giới hạn chiều cao mạn H . Còn chiều cao tâm boong của tầu được tính bằng chiều cao mạn H cộng với độ cong ngang boong tầu .Tầu theo thiết kế thông thường có độ cong dọc boong . Độ cong dọc phía mũi thường lớn hơn phía lái . Trị số độ cong dọc được cho trong bản vẽ tuyến hình tầu . Hoặc được cho trong bảng trị số tuyến hình. Chiều cao của Độ cong ngang boong của tầu theo quy phạm và thiết kế được quy định như sau : · - Đối với tầu sông bằng trị số h = B / 50 ( B chiều rộng tầu ) . · - Đối với tầu biển bằng trị số h = B / 25 ( B chiều rộng tầu ) .
  23. Giáo trình phóng dạng - 23 - · Trong trường hợp đặc biệt hoặc tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của tầu , nhà thiết kế có thể cho 1 giá trị cụ thể . Ví dụ như : Độ cong ngang tại giữa tầu là 250mm. Độ cong ngang ca bin là 150 mm . Độ cong ngang boong dâng lái là 150 mm vv Trong truờng hợp này , khi tầu có nhiều độ cong ngang , thì khi vẽ trên sàn phải chú ý sự chuyển tiếp theo chiều dài tầu giữa các độ cong ngang và độ cong dọc của tầu . Nếu không boong tầu sẽ bị gấy . Khi có nhiều độ cong ngang và cong dọc tầu ,trên bản vẽ sẽ phải ghi chú rõ giới hạn từng độ cong áp dụng trong khoảng sườn từ sườn nào tới sườn nào . 4 - Xác định chiều chìm tầu lý thuyết : Trên mặt cắt ngang thân tầu vừa mới xây dựng , tại vị trí ½ chiều rộng tầu ta tiến hành đo chiều chìm tầu tại vị trí sườn giữa T . Thông thường giá trị chiều chìm tầu T cho trong bản vẽ tuyến hình được xác định tại vị trí sườn giữa. Chiều chìm tầu T được tính tại mạn tầu trên mặt cắt dọc . Còn trên bản vẽ tuyến hình ,chiều chìm tầu T có thể được m cho bổ xung thêm chiều chìm mũi T , hoặc chiều chìm lái Tlái . Trong trường hợp này đường nước thiết kế được định là đường thẳng nối giữa điểm có chiều chìm Tm chiều chìm lái Tlái được đo tại vị trí sườn lý thuyết số 0 và số 10 .( Xác định theo chiều dài Lpp) trên mắt cắt dọc tầu. Sau khi xác định được chiều chìm thiết kế , ta xác định chiều cao của các đường nước theo bản vẽ trên 2 hình chiếu : hình chiếu đứng và mặt cắt sườn giữa . 5 – Xây dựng độ vát đáy : Thông thường ngưòi ta thường cho giá trị bằng góc vát hoặc bằng trị số trên mặt cắt ngang . Trong 2 trường hợp trên ta xác định độ vát như sau : · - Xác định theo góc vát : Tại vị trí tâm của mặt cắt ngang thân tầu dùng thước đo độ và Ê ke dựng 1 góc bằng góc vát cho truớc. Kẻ 1 đường thẳng kéo dài từ tâm tới điểm xác định trên cung . Đường thẳng này kết thúc tại đường thẳng giới hạn chiều rộng tầu . Kẻ chì đường thẳng này . Kiểm tra trị số đã dựng bằng cách tính chiều cao của điểm tại 1/2 B bằng công thức sau : h = B /2 x tg a Xe (m hình 1 ) · Mặt cắt sườn giữa Đường tâm tầu 1 Hình 2 5 Hình 1 0 B/2 h B1 = 2350 Góc vát a = 5 0 · · - Xác định theo toạ độ : Tại vị trí tâm của mặt cắt ngang thân tầu dùng thước đo cao độ của độ vát, dựng 1 đường thẳng song song với đường cơ bản. Theo chiều rộng tầu, đo khoảng cách đã cho, dựng 1 đường thẳng // với đường tâm tầu . Ta có giao điểm của độ vát . Kẻ 1 đường thẳng bắt đầu từ tâm tầu và kết thúc tại giao điểm. ta có được độ vát đáy tầu. ( Xem hình 2 ) 6 - Cách vẽ độ cong ngang trên sàn :
  24. Giáo trình phóng dạng - 24 - - Dựng 2 đường thẳng vuông góc , 1 đường có chiều cao bằng trị số độ cong ngang ,1 đường có chiều dài bằng chiều rộng tầu - Dựng 1 đường tròn có bán kính bằng trị số độ cong ngang , tâm là giao điểm của 2 đường vuông góc . - Chia 1/2 cung tròn phía trên thành 8 phần bằng nhau. ( Số chia càng nhiều càng chính xác ).về 2 phía tâm đường tròn. Đánh số thứ tự các điểm là 1”, 2” , 3”, 4” Chia đoạn thẳng B/2 thành 4 đoạn bằng nhau ( Thứ tự các điểm là 1-2-3-4).Từ các điểm chia nối với điểm chia trên dây cung 1”, 2” , 3”, 4” bằng các đường thẳng . - Đo khoảng cách giữa các điểm cùng số . - Từ các điểm 1-2-3-4 dựng các đường thẳng vuông góc với trục ngang . Trên các điểm tương ứng đặt các khoảng cách 1-1”, 2 – 2”, 3 – 3”,4 – 4” - Nối các điểm bằng 1 đường cong trơn ta có được đường cong biểu thị độ cong ngang boong . ( Xem hình vẽ ) . - Chú ý : Độ cong ngang boong là không thay đổi với các chiều rộng của từng sườn khác nhau Sau khi xây dựng được các đường cong ngang boong, ta tiến hành làm dưỡng gỗ hoặc dưỡng sắt theo đường cong đã dựng để truyền độ cong ngang boong cho các sườn khác . Dưỡng gỗ hoặc dưỡng sắt phải đảm bảo đủ độ cứng để vận chuyển sang sàn lắp ráp khung xương . Dưỡng gỗ thường đựợc đóng thành hộp, 2 mặt trên dưới bằng gỗ dán 4-5 mm ,khung xương bằng gỗ tốt có độ co ngót ít để tránh biến dạng do thời tiết . Độ cong dọc boong cũng được xây dựng bằng phương pháp tương tự . Trong một số tầu đặc biệt ,người ta có thể cho độ cong ngang boong theo bảng toạ độ .Việc vẽ độ cong ngang trong trường hợp này là đơn giản. Có nhiều phương pháp vẽ độ cong ngang boong , Phuơng pháp dưới đây là đơn giản nhất . Các phương pháp khác để tham khảo .
  25. Giáo trình phóng dạng - 25 -
  26. Giáo trình phóng dạng - 26 - hai thø Phương pháp
  27. Giáo trình phóng dạng - 27 - Bài 6 Trị số sườn lý thuyết , trị số sườn thực I Trị số sườn lý thuyết : Trên bản vẽ tuyến hình của tầu, người ta cho 1 bản trị số tuyến hình sườn lý thuyết .Trong bản trị số này người ta cho toạ độ của 10 sườn lý thuyết , các sườn phụ của mũi và lái . Bao gồm các thông số sau : - Trị số ½ chiều rộng các đường sườn tính từ tâm tầu lấy theo từng đường nước . - Trị số chiều cao các đường sườn lấy theo từng đường bổ dọc và tâm tầu tính từ đường cơ bản. - Điểm kết thúc của các sườn ở tâm tầu và mép boong . - Trị số độ cao tâm boong của từng sườn . - Trị số của đường viền chắn sóng mũi và lái . - Trị số của đường tâm trục chân vịt, Toạ độ và đường kính của chân vịt mũi . Từ trị số 1/2 chiều rộng của các sườn cho theo đường nước ta xây dựng được các đường nước trên hình chiếu bằng . Từ trị số cao độ các đường sườn cho theo các đường cắt dọc ta xây dựng được các đường bổ dọc tầu trên hình chiếu đứng. Từ các trị số của đường sườn cho theo đường nước và đường cắt dọc ta vẽ được các đường sườn trên mặt cắt ngang sườn giữa . Từ các toạ độ chi tiết của phần mũi và lái ta vẽ được hình dạng sống mũi và sống lái . Sau khi đã vẽ trên sàn bằng bút chì được toàn bộ các đường sườn , đường nước , đường bổ dọc theo đúng trị số lý thuyết cho trong bảng . Bắt đầu tiến hành kiểm tra và sửa cho trơn đều các đường cong đã vẽ. Để tiến hành sửa được ta phải dùng lát gỗ bọc lại các đường cong . Khi đặt lát gỗ theo vết chì của đường vẽ thì yêu cầu sai số giữa lát đặt và đường kẻ không vượt quá 0.5 mm. Bằng mắt thường và kinh nghiệm, ngưòi thợ phóng dạng phải nhận biết được :đường cong mà mình đã vẽ có đẩm bảo độ trơn đều hay không .Khi độ cong không đảm bảo thì có thể nắn sủa đường cong cho đảm bảo độ trơn của tuyến hình . Vẽ chì đường sủa mới bằng 1 mầu khác với đường cũ .Đo lại trị số của đường mới đưa vào bảng trị số .Sau khi sửa 1 đường bất kỳ ta phải đưa trị số mới lên cả 3 hình chiếu . Nếu cả trên 3 hình chiếu các đường cong đều trơn đều , thì việc sửa đã hoàn thành . Khi tiến hành sửa xong, phải báo lại cho phòng kỹ thuật xuống kiểm tra.Chỉ khi được sự đồng ý của PKThuật mới tiến hành vẽ tiềp. Việc sủa trị số này có thể phải tiến hành nhiều lần cho đến khi trên cả 3 hình chiếu và trên các đường kiểm tra đều trơn thì công việc mới kết thúc . Sau đó phải tiến hành đo lại toàn bộ trị số sườn lý thuyết , đưa vào bảng , trình phòng kỹ thật để báo cáo lại với người thiết kế , Chủ hàng , Đăng kiểm.Chỉ khi cả 3 bên thống nhất mới được phép chuyển bước công nghệ . (Xem bản trị số cho minh hoạ .) II Trị số sườn thực : Sau khi sủa hoàn chỉnh các đường sừơn lý thuyết, ta tiến hành triển khai vẽ sườn thực .Việc vẽ các sườn thực là bước tiến hành ngược lại của việc triển khai vẽ các sườn lý thuyết . Đo trên lát gỗ, các trị số của các đường nước và đường bổ dọc tại từng sừon trên hai hình chiếu .Dựng toạ độ củađường cong từng sườn trên mặt phẳng sườn giữa .Dùng lát bọc, vẽ chì , kiểm tra độ trơn của từng sừon . Trong trường hợp đường cong vẽ ra không trơn,ta phải tiến hành vẽ tiếp khoảng từ 5 – 7 sườn kế tiếp . Nếu tất cả các đường này đều không trơn, thì phải tiến hành kiểm tra lại đường vẽ của sườn lý thuyết trong phạm vi 2 khoảng sườn liền kề . - Sủa cho trơn toàn bộ các sườn đã vẽ theo cảm tính .
  28. Giáo trình phóng dạng - 28 - - Phối hợp 3 hình chiếu, kiểm tra việc sửa vừa tiến hành xem có trơn trên 2 hình chiếu còn lại không . - Trong trường hợp trơn đều trên cả 3 hình chiếu thì phải tiến hành sửa lại trên đường lý thuyết. Trong trường hợp này phải xem lại toàn bộ các đường đã vẽ . Báo cho kỹ thuật biết để xử lý . - Nếu trường hợp chỉ không trơn trong 1 phạm vi nhỏ ( 1-2 đường nước & 1 đường bổ dọc ) cho phép sửa cục bộ trong phạm vi đó . Thông báo cho phòng kỹ thật sử lý . - Sau khi đã vẽ được toàn bộ các sườn trên mặt cắt ngang , tiến hành dùng các đường kiểm tra cắt theo 1 phương bất kỳ, kiểm tra lại toàn bộ các đường sừơn .Nếu trơn ta bắt đầu tiến hành đo chính xác toạ độ các đường sườn theo các đường nước và đường bổ dọc . Lập bảng trị số sườn thực cấp cho phòng kỹ thuật. Chỉ sau khi Kỹ thuật, Đăng kiểm , Chủ hàng chấp thuận các trị số đã sủa mới được chuyển bước công nghệ .
  29. Giáo trình phóng dạng - 29 -
  30. Giáo trình phóng dạng - 30 -
  31. Giáo trình phóng dạng - 31 - BẢN VẼ RẢI TÔN
  32. Giáo trình phóng dạng - 32 - Bài 7 Khái niệm về các đường vẽ lý thuyết thân tầu Các đường vẽ lý thuyết thân tầu gồm có : - Đường sườn . - Đường nước . - Đường cắt dọc ( hay còn gọi là đường bổ dọc ) - Ngoài ra còn có thêm các đường vẽ phụ trợ , các đường này mục đích làm rõ thêm hình dáng , kích thước, để người thợ có thể triển khai công việc một cách đễ dàng trong khi gia công & lắp ráp các loại dưỡng . Lắp ráp thực tế trên tầu tại những vị trí khó . Sau đây ta sẽ lần lượt đi sâu nghiên cứu cách vẽ từng đường. - Vẽ đường sườn : Đường sườn là đường cơ bản nhất trong hệ thống các đường vẽ trên tuyến hình . Đường sừơn được thể hiện tập trung trên 1 hình chiếu là hình chiếu cạnh . Hình chiếu này thường được gọi là hình chiếu của mặt cắt ngang . Tập hợp các đường sườn trên hình chiếu mặt cắt ngang cho ta hình dung được hình dáng của con tầu . Hình dáng tuyến hình có thể là béo hay gầy , thoát nước ở phần mũi hay lái . Có các phần nhô ra ngoài thân tầu hay không . Có những điểm đặc biệt hay không, tuỳ theo tính năng của tầu . Cách vẽ 1 đường sườn đựơc thực hiện theo các bước cụ thể như sau : - Trên bản vẽ tuyến hình của tầu, người ta cho 1 bản trị số tuyến hình sườn lý thuyết .Trong bản trị số này người ta cho toạ độ của các sườn lý thuyết . Chọn trị số của 1 sườn. Ví dụ sườn số 5. - Đo theo trị số đã cho của 1/2 chiều rộng của sườn 5 tính từ tâm tầu lấy theo từng đường nước, từ đường cơ bản tới đường nước thiết kế . Trên đường nước thiết kế có thể lấy theo các trị số trung gian nếu khoảng cách giữa 2 đường nước là lớn .Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Đo trị số chiều cao sườn 5 lấy theo từng đường bổ dọc và điểm bắt đầu của sườn tại tâm tầu tính từ đường cơ bản. Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Đo trị số chiều cao sườn 5 lấy theo đường mép boong .Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Ta đã có toàn bộ các điểm nằm trên đường cong của sườn số 5. - Dùng lát mềm nối trơn các điểm đã xác định,ta có được hình dáng của sườn số 5. Vẽ đối xứng 2 bên qua đường tâm tầu , ta có hình dáng của sườn số 5. Vẽ độ cong ngang boong của sườn 5. ta có được toàn bộ hình dáng của sườn 5 . - Các sườn khác vẽ theo cách tương tự . - Chú ý : Đây là bước vẽ sơ bộ hình dáng sườn 5 . Sau khi sửa trơn theo hướng dẫn của phần trị số sườn thực ,ta mới có được đường sườn số 5. Lưu ý rằng : Khi vẽ sườn thực toàn tầu, bao giờ ta cũng phải vẽ thêm các sườn phụ ở mũi và lái . Số lượng sườn phụ nhiều hay ít phụ thuộc vào múc độ phức tạp của hình dáng thân tầu vùng mũi và lái . Thông thường thì ít nhất là 5 – 7 sườn vủng mũi (Dưới đường nứớc thiết kế 3-4 sườn, trên đường nước 2-3 sườn) - 2 - Vẽ đường nước : Đường nước là đường cơ bản trong hệ thống các đường vẽ trên tuyến hình . Đường nước được thể hiện tập trung trên 1 hình chiếu là hình chiếu bằng . Từ trị số 1/2 chiều rộng của các sườn cho theo đường nước ta xây dựng được các đường nước trên hình chiếu bằng . Tập hợp các đường nước trên hình chiếu bằng cho ta hình dung được hình dáng của con tầu . Hình dáng tuyến hình thoát nước ở phần mũi hay bầu ở phần lái . Có các phần nhô
  33. Giáo trình phóng dạng - 33 - ra ngoài thân tầu hay không . Có những điểm đặc biệt hay không, tuỳ theo tính năng của tầu . Cách vẽ 1 đường nước đựơc thực hiện theo các bước cụ thể như sau : - Trên bản vẽ tuyến hình của tầu, người ta cho 1 bản trị số tuyến hình sườn lý thuyết .Trong bản trị số này người ta cho toạ độ của các sườn lý thuyết . Chọn trị số của 1 đường nước . Ví dụ đường nước số 3. - Đo theo trị số đã cho của 1/2 chiều rộng của đường nước số 3. Tính từ tâm tầu lấy theo đường nước 3 tại toạ độ từng sườn .Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Đo trị số, xác định điểm kết thúc của đường nước tại mũi và lái tầu . Điểm này phù hợp với hình chiếu đứng. Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Ta đã có toàn bộ các điểm nằm trên đường cong của đường nước số 3. - Dùng lát mềm nối trơn các điểm đã xác định,ta có được hình dáng của đường nước số 3. - Vẽ đối xứng 2 bên qua đường tâm tầu , ta có hình dáng của đường nước số 3. - Vẽ các đường cong chuyển tiếp và bán kính các cung nối tiếp của điểm kết thúc. - Các đường nước khác vẽ theo cách tương tự . - Chú ý : Đây là bước vẽ sơ bộ hình dáng đường nước 3 . Sau khi sửa trơn theo hướng dẫn của phần trị số sườn thực ,ta mới có được đường nước số 3. - 3 - Vẽ đường bổ dọc : Đường bổ dọc là đường cơ bản trong hệ thống các đường vẽ trên tuyến hình . Đường bổ dọc được thể hiện tập trung trên 1 hình chiếu là hình chiếu đứng . Từ trị số cao độ các đường sườn cho theo các đường cắt dọc ta xây dựng được các đường bổ dọc tầu trên hình chiếu đứng. Tập hợp các đường bổ dọc tầu trên hình chiếu đứng.cho ta hình dung được hình dáng của con tầu . Hình dáng tuyến hình có độ cong dọc biến đổi phức tạp hay đơn giản . Có các phần nhô ra ngoài thân tầu hay không . Có những điểm đặc biệt hay không, tuỳ theo tính năng của tầu . Cách vẽ 1 đường cắt dọc đựơc thực hiện theo các bước cụ thể như sau : - Trên bản vẽ tuyến hình của tầu, người ta cho 1 bản trị số tuyến hình sườn lý thuyết .Trong bản trị số này người ta cho toạ độ của các sườn lý thuyết . Chọn trị số của 1 đường cắt dọc . Ví dụ đường cắt dọc số 3. - Đo theo trị số đã cho của đường cắt dọc số 3. Tính từ đường cơ bản trên hình chiếu đứng tại toạ độ từng sườn .Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Đo trị số, xác định điểm kết thúc của đường cắt dọc tại mũi và lái tầu . Điểm này phù hợp với hình chiếu bằng . Đánh dấu điểm đã xác định bằng bút chì . - Ta đã có toàn bộ các điểm nằm trên đường cong của đường cắt dọc số 3. - Dùng lát mềm nối trơn các điểm đã xác định,ta có được hình dáng của đường bổ dọc số 3. - Vẽ các đường cong chuyển tiếp và bán kính các cung nối tiếp của điểm kết thúc. - Các đường cắt dọc khác vẽ theo cách tương tự . - Chú ý : Đây là bước vẽ sơ bộ hình dáng đường bổ dọc 3 . Sau khi sửa trơn theo hướng dẫn của phần trị số sườn thực ,ta mới có được đường bổ dọc 3 . - 4 – Các đường vẽ bổ trợ khác : - Các đường vẽ bổ trợ khác gồm : - Các đường nước bổ trợ trung gian giữa 2 đường nước chính .Số lượng các đường này tuỳ chọn để đảm bảo độ chính xác cần thiết khi vẽ. - Các đường cắt dọc bổ trợ trung gian giữa 2 đường căt dọc chính .Các đường cắt dọc bổ trợ khi vẽ bổ sống mũi và sống lái .Số lượng các đường này tuỳ chọn để đảm bảo độ chính xác cần thiết khi vẽ.
  34. Giáo trình phóng dạng - 34 - - Các đường vẽ bổ trợ này mục đích chính là để tạo độ chính xác khi vẽ các điểm kết thúc các đường nước , đường cắt dọc , khi vẽ dưỡng chữ A, vẽ dưỡng hòm để gia công tôn . Các đường này về nguyên tắc là vẽ như vẽ các đường nước , bổ dọc, phải chú ý phối hợp 3 hình chiếu. Ta sẽ đề cập trong phần sau .
  35. Giáo trình phóng dạng - 35 -
  36. Giáo trình phóng dạng - 36 - Bài 8 Cách vẽ bổ đường sống mũi , sống lái I Cách vẽ bổ đường sống mũi : Việc vẽ bổ sống mũi và sống lái chỉ được tiến hành khi đã vẽ xong toàn bộ sườn thực và các đường nước trên sàn. Thông thường trên bản vẽ tuyến hình người ta chỉ cho hình dáng và toạ độ các điểm kết thúc của sống mũi. Một số kích thước chính để xác định bán kính cong để vẽ đường chuyển tiếp từ đường thẳng sống mũi với đường cơ bản . Tại các điểm kết thúc của các đường nước tại đường sống mũi trên hình chiếu bằng, không cho ta chi tiết về bán kính hay độ cong chuyển tiếp . Bản thân sống mũi có dạng sau : - Sống mũi có phần dưới bằng thép tròn hoặc bằng tôn uốn có bản kính tròn. - Sống mũi có phần dưới bằng thép dẹt hình chữ nhật được hàn nối với phần trên bằng tôn uốn có bản kính tròn. - Sống mũi phần dưới có dạng hình quả lê, phần trên chuyển tiếp bằng tôn uốn có bán kính lượn . Chính vì thế ta phải tiến hành vẽ thêm các đường bổ trợ . Các đường vẽ bổ trợ này mục đĩch chính là để tạo độ chính xác khi vẽ các điểm kết thúc các đường nước , đường cắt dọc , khi vẽ dưỡng chữ A, vẽ dưỡng hòm để gia công tôn . Các bước vẽ tiến hành như sau : 1 – Chia đôi khoảng cách các đường nước ,dựng các đường nước phụ từ đường nước số 1 tới đường nước ứng với chiều cao sống mũi trên hình chiếu đứng Xác định các điểm mới trên hình chiếu bằng ( Hình chiếu các đường nước ). 2 - Vẽ các đường nước phụ này trên phạm vi 3 - 6 khoảng sườn thực, ứng với 1 đường nước trên hình chiếu bằng trừ điểm kết thúc . 3 – Theo bản vẽ chọn các bán kính đã cho trên 1 vài đường nứớc .Vẽ trên đường nước đó tại điểm kết thúc . dùng lát uốn trơn nối tiếp với đường nước đã vẽ. Chọn tiếp các bán kính cho từng đường nước .( Chú ý xem bản vẽ kết cấu sống mũi , bản vẽ kết cấu vùng mũi.)Để chọn được các bán kính, thông thường ngừơì ta vẽ khoảng 3-4 bán kính đã cho để tao thành 1 đường cong trên hình chiếu bằng.các bán kính trung gian sẽ được lấy theo tỷ lệ .Việc chọn các bán kính này thường dựa theo kinh nghiệm. Sau khi đã có được các bán kính ta vẽ vào tất cả các đường nước , dùng lát uốn cho trơn đều ta có được các đường nước phụ .( Xem bản vẽ minh hoạ ) 4 - Từ các đường nước phụ đã có ta tiến hành vẽ bổ thêm các đường cắt dọc phụ .Khoảng cách các đường cắt dọc phụ cách nhau từ 100 -150 mm tuỳ theo khoảng cách giữa 2 đường cắt dọc . Các đường cắt dọc này cũng chỉ lấy trong phạm vi 4-6 khoảng sừon phía mũi . Vẽ các đường cắt dọc này trên hình chiếu đứng .Việc vẽ bổ thêm các đường cắt dọc phụ, mục đích là để kiểm tra các đường nước vẽ phụ vừa tiến hành có chính xác hay không . Nếu tất cả các đường bổ dọc phụ đều trơn đều , cách đều nhau thì các đường nước vẽ trên là chính xác . Các bán kính kết thúc đường nước được chọn là chuẩn . 5 - Vẽ các sườn phụ : Từ các đường nước và đường cắt dọc phụ , ta tiến hành vẽ kiểm tra các sườn phụ . Các mặt cắt sườn phụ có thể chọn là : 1/3 – 1/2 khoảng sườn thực . Vị trí các sườn này biến thiên theo chiều cao của sống mũi .Khi các sườn phụ vẽ ra mà trơn đều thì việc làm bổ sống mũi được coi là kết thúc . Trong trường hợp ngược lại thì ta phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các công việc vừa làm. Thường thì phải chỉnh 2-3 lần mới được coi là tương đối chính xác . I Cách vẽ bổ đường sống lái :
  37. Giáo trình phóng dạng - 37 - Việc vẽ bổ sống mũi và sống lái chỉ được tiến hành khi đã vẽ xong toàn bộ sườn thực và các đường nước trên sàn. Thông thường trên bản vẽ tuyến hình người ta chỉ cho hình dáng và toạ độ các điểm kết thúc của sống lái . Một số kích thước chính để xác định bán kính cong để vẽ đường chuyển tiếp từ đường thẳng sống ky lái với đường cơ bản và với mặt trên của hộp ky . Đường bao của củ chân vịt. Tại các điểm kết thúc của các đường nước tại đường sống lái trên hình chiếu bằng ( Đường này bao gồm từ mép boong tới tận gót lái , không cho ta chi tiết về bán kính tại điểm kết thúc hay độ cong chuyển tiếp . Bản thân sống lái có dạng sau : - Sống lái có phần dưới bằng thép tròn hoặc bằng tôn uốn có bản kính tròn. - Sống lái có phần dưới bằng thép dẹt hình chữ nhật được hàn nối với phần trên bằng tôn uốn có bản kính tròn. - Sống lái phần dưới có dạng hình đuôi tuần dương được đúc thép liền, phần trên chuyển tiếp bằng tôn uốn có bán kính lượn . Chính vì thế ta phải tiến hành vẽ thêm các đường bổ trợ . Các đường vẽ bổ trợ này mục đích chính là để tạo độ chính xác khi vẽ các điểm kết thúc các đường nước , xác định bán kính và dạng đường cong kết thúc của đường nước ,đường cắt dọc , khi vẽ dưỡng chữ A, vẽ dưỡng hòm để gia công tôn .Khi có các chi tiết đúc thì vẽ phần tiếp tuyến với phần sống ky đúc . Các bước vẽ tiến hành như sau : 1 – Chia đôi khoảng cách các đường nước ,dựng các đường nước phụ từ đường nước số 1 tới đường nước ứng với chiều cao sống lái trên hình chiếu đứng Xác định các điểm mới trên hình chiếu bằng ( Hình chiếu các đường nước ). 2 - Vẽ các đường nước phụ này trên phạm vi 3 - 4 khoảng sườn thực, ứng với 1 đường nước trên hình chiếu bằng trừ điểm kết thúc . 3 – Theo bản vẽ chọn các bán kính đã cho trên bản vẽ tuyến hình hoặc trong bản vẽ chi tiết kết cấu vùng lái trên 1 vài đường nước .Vẽ trên đường nước đó tại điểm kết thúc . dùng lát uốn trơn nối tiếp với đường nước đã vẽ. Chọn tiếp các bán kính cho từng đường nước .( Chú ý xem bản vẽ kết cấu sống lái , bản vẽ kết cấu vùng lái )Để chọn được các bán kính, thông thường người ta vẽ khoảng 3-4 bán kính đã cho để tạo thành 1 đường cong trên hình chiếu bằng.các bán kính trung gian sẽ được lấy theo tỷ lệ .Việc chọn các bán kính này thường dựa theo kinh nghiệm. Sau khi đã có được các bán kính ta vẽ vào tất cả các đường nước , dùng lát uốn cho trơn đều ta có được các đường nước phụ .( Xem bản vẽ minh hoạ ) 4 - Từ các đường nước phụ đã có ta tiến hành vẽ bổ thêm các đường cắt dọc phụ .Khoảng cách các đường cắt dọc phụ cách nhau từ 100 -150 mm tuỳ theo khoảng cách giữa 2 đường cắt dọc . Các đường cắt dọc này cũng chỉ lấy trong phạm vi 4-6 khoảng sừơn phía lái . Vẽ các đường cắt dọc này trên hình chiếu đứng .Việc vẽ bổ thêm các đường cắt dọc phụ, mục đích là để kiểm tra các đường nước vẽ phụ vừa tiến hành có chính xác hay không . Nếu tất cả các đường bổ dọc phụ đều trơn đều , cách đều nhau thì các đường nước vẽ trên là chính xác . Các bán kính kết thúc đường nước được chọn là chuẩn . 5 - Vẽ các sườn phụ : Từ các đường nước và đường cắt dọc phụ , ta tiến hành vẽ kiểm tra các sườn phụ . Các mặt cắt sườn phụ có thể chọn là : 1/3 – 1/2 khoảng sườn thực . Vị trí các sườn này biến thiên theo chiều cao của sống lái . Khi các sườn phụ vẽ ra mà trơn đều thì việc làm bổ sống lái được coi là kết thúc . Trong trường hợp ngược lại thì ta phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các công việc vừa làm. Thường thì phải chỉnh 2-3 lần mới được coi là tương đối chính xác . Khi vẽ phải tham khảo kết cấu hệ trục chân vịt, toàn đồ hệ trục, kết cấu ống bao và củ sống lái .
  38. Giáo trình phóng dạng - 38 -
  39. Giáo trình phóng dạng - 39 - Bài 9 Cách xây dựng đường tâm trục chân vịt trên sàn phóng Cách vẽ bệ máy chính và chi tiết . Sau khi vẽ xong toàn bộ các đường nước và sườn thực , người ta phải xác định và vẽ đường tâm trục chân vịt của tầu, kết hợp với vẽ bệ máy chính và các chi tiết .Để có thể vẽ được đường tâm trục CV, bệ máy chính , người ta phải sử dụng các bản vẽ sau : 1 - Bản vẽ bố trí hệ trục .( Cho số lượng và đường kính các loại trục, vị trí các gối đỡ . ) 2 - Bản vẽ toàn đồ hệ trục . ( Cho kích thước chiều dài của từng đoạn trục chân vịt , các trục trung gian nếu có .Đường kính các đoạn trục ,các ghi chú và kết cấu của hệ trục vv ) 3 - Bản vẽ kết cấu ống bao trục chân vịt . ( Cho chi tiết các kích thước và dạng kết cấu của ống bao , củ ống bao trục gắn liền với vỏ tầu. Kết cấu liên kết giữa ống bao với sống đuôi, với các vách kín nước của buồng máy . 4 - Bản vẽ tuyến hình sườn lý thuyết . 5 - Kết cấu sống lái , càng và giá chữ nhân . 6 - Bản vẽ bệ máy chính . 1 - Mục đích của việc vẽ đường tâm trục chân vịt : 1 - Xác định vị trí của đường tâm trục theo chiều cao tầu tính từ đường cơ bản .Độ nghiêng của đường tâm trục (nếu có ) so với đường cơ bản . Ví trí của đường tâm trục quyết định vị ví của bệ máy chính và kết cấu bệ máy .( Áp dụng cho các tầu cao tốc , tầu cá, tầu kéo cảng vv ) 2 – Xác định theo chiều rộng tầu, vị trí của các đường tâm trục liên quan tới các đường nước. ( Đối với các tầu cao tốc có nhiều đường trục , Tầu kéo cảng, kéo biển. Các tầu chở hàng tốc độ thấp .vv ) 3 – Khi vẽ kết cấu của ống bao trục vào vị trí lắp đặt , ta còn phải xác định các giao tuyến giữa tôn vỏ với củ ống bao . Xác định vị trí và góc nghiêng dọc và ngang của càng giá chữ nhân nếu có . Xác định vị trí và kích thước các tấm tôn đệm gia cường giữa ống bao và tôn vỏ , Hình dáng và kích thước lỗ khoét trên tôn vỏ để luồn ống bao trục .Hình dáng và kích thước của bích gia cường đầu cuối ống bao trên mặt cắt ngang thân tầu . 4 - Kiểm tra các kích thước kết cấu của bệ máy chính khi vẽ trên mặt phẳng sườn giữa .Xem rằng với kết cấu ống bao và bệ máy chính như vậy , khi lắp đặt máy có chạm kết cấu đáy tầu hay không . Các gia cường đối với kết cấu ống bao và hệ trục có thoả mãn về độ bền , điều kiện công nghệ thi công được hay không . 5 - Lấy các chuẩn kích thước để phục vụ công tác lắp ráp bệ máy chính và hệ trục theo thực tế ngoài tầu . Các thông số như : Cao độ tâm trục tại vách trước và sau buồng máy , dộ lêch , góc nghiêng của tấm gia cường , đệm kín nước . Khoảng cách từ đường tâm trục tới mặt băng bệ máy ,độ cân bằng ngang và dọc của các thành bệ máy vv II Các bước tiến hành vẽ đường tâm trục , kết cấu Củ và ống bao trục : 1 – Trên bản vẽ tuyến hình xác định toạ độ điểm đầu và cuối của đường tâm trục (Tham khảo các kích thước chi tiết thường cho trong bản vẽ Bố trí hệ trục ). Lấy trên sàn toạ độ của các điểm này trên ba hình chiếu . Chú ý thể hiện rõ trên hình chiếu đứng. 2 - Vẽ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm đầu cuối . Trong trường hợp hệ trục có độ gẫy khúc thì phải xác định toạ độ điểm gẫy . nối các điểm bằng các đường thẳng . Kẻ chì đường tâm trục .
  40. Giáo trình phóng dạng - 40 - 3 – Sau khi có đường tâm trục trên hình chiếu đứng , từ bản vẽ kết cấu hệ trục và kết cấu ống bao trục chân vịt.lấy các kích thước bao ngoài vẽ lên kết cấu sống lái ( Đối với tầu có 1 đường trục ).Đối với tầu có nhiều đường trục thì việc vẽ kết cấu ống bao được thể hiện trên hình chiếu bằng ( Các đường nước )và trên hình chiếu các mặt cắt ngang . Ở trên hình chiếu đứng vẽ thể hiện đầu dưới và giao tuyến của ống bao với tôn vỏ .Thể hiện chiều dài và kết cấu càng , giá chữ nhân . 4 - Vẽ thể hiện các kích thước bao ngoài của kết cấu củ ống bao , chiều dài ống bao , kết cấu đầu trong của ống bao với vách hoặc đà ngang kín nước . Kết cấu bệ máy chính và chi tiết . 5 - Vẽ giao tuyến trên 3 hình chiếu của ống bao với tôn vỏ, lựa chọn các bán kính hoặc dạng đường cong chuyển tiếp giữa tôn vỏ và ống bao . ( Xem hình vẽ minh hoạ ). 6 - Lập bảng trị số toạ độ đường tâm trục đi qua các điểm chủ yếu : - Vách sau buồng máy : Độ cao so với đường cơ bản, chiều rộng tính từ tâm tầu . - Vị trí tâm trục tại đà ngang kín nước, hoặc hộp kín nước của đầu trong ống bao . - Vách trước buồng máy : Độ cao so với đường cơ bản, chiều rộng tính từ tâm tầu . - Chiều dài toàn bộ đường trục , khoảng cách từ tuốc tô trục lực đẩy tới vách sau buồng máy .Khoảng cách từ đầu ngoài của củ ống bao tới mặt sau của vách sau buồng máy . ( Các thông số này dùng để kiểm tra khi lắp ráp hệ trục ngoài tầu ) . Các thông số này chuyển cho phòng kỹ thuật và phòng KCS để theo dõi thi công . 7 – Vẽ bệ máy chính : Căn cứ theo bản vẽ bệ máy chính , ta xác định trên hình chiếu mặt cắt ngang sườn giữa các thông số của bệ máy chính như sau : + Khoảng cách từ tâm trục tới mặt băng bệ máy chính . + Khoảng cách từ tâm trục tới mặt trong của hai thành bệ máy chính theo nửa chiều rộng tầu . + Khoảng cách từ tâm trục tới mặt trên của lập là gia cường đà ngang bệ máy tại từng sườn . + Vẽ bằng bút chì toàn bộ kết cấu mặt cắt của thành bệ máy , lập là mặt trên , mã trong và mã ngoài , các gia cường cục bộ nếu có . + Chuyển toàn bộ các kích thước trên mặt cắt ngang sang mặt cắt dọc tầu trên hình chiếu dứng . Xác định giao tuyến chân của thành bệ máy với tôn vỏ . HÌNH CHIẾU MẶT CẮT NGANG BỆ MÁY CHÍNH Mã trong bệ máy Chi ều rông bệ máy Chiều cao tâm trục Mã ngoài bệ máy Chiều dầy mặt băng Đà ngang ngoài Đà ngang ngoài Đà ngang trong
  41. Giáo trình phóng dạng - 41 -
  42. Giáo trình phóng dạng - 42 - Bài 10 Cách vẽ đường bao của chắn sóng mũi và lái Thông thường trên bản vẽ tuyến hình ở những tầu nhỏ (Tầu ven biển hoặc tầu sông) người ta mới cho trị số của đường bao chắn sóng mũi và lái. Còn những tầu lớn thì chỉ cho cao độ tâm boong , vị trí tương đối theo chiều dài tầu . Dạng đường cong của chắn sóng mũi và lái . Dạng đường cong chuyển tiếp giữa phần thượng tầng mũi và chắn sóng 2 mạn .Để vẽ được dạng đường bao của chắn sóng mũi và lái ta phải tham khảo thêm các bản vẽ sau - Bản vẽ kết cấu vùng mũi. - Bản vẽ chắn sóng mũi, lái - Bản vẽ lan can và mạn giả toàn tầu . Theo quy phạm chiều cao chắn sóng mũi quy định : Chiều cao tối thiểu của chắn sóng mũi là 1100 mm đối với tầu biển. 900- 1000 mm đối với tầu ven biển và tầu sông . Chiều cao của lan can và mạn giả khu vực thượng tầng là 900 mm . Đối với tầu kéo và đẩy sông do điều kiện khai thác thì chiều cao chắn sóng mũi và lái lấy dao động từ 300 – 450 mm. Về hình dáng và kết cấu thì chắn sóng có 2 loại : - Chắn sóng mũi của các tầu lớn , vùng hoạt động cấp hạn chế I và không hạn chế thì thường ngả ra ngoài mạn tầu . Độ cong trơn theo độ cong của sườn . Sở dĩ người ta chọn loại này vì nó đảm bảo được hình dáng của tầu là trơn và đẹp. Mặt khác nó còn thoả mãn điều kiện tạo mặt boong rộng , dễ thao tác cho thuỷ thủ trong điều kiện sóng gió phức tạp . - Đối với các tầu sông và tầu biẻn cỡ nhỏ , tầu công trình, do điều kiện thao tác hay đi vào luồng hẹp , hay va chạm nên người ta thường chọn dạng chắn sóng ngả vào trong . 150 1100 900 Tôn chắn sóng Mã chắn sóng Chắn sóng ngả ra ngoài Chắn sóng ngả vào trong 1 - Vẽ đường bao của chắn sóng mũi ( Chắn sóng ngả ra ngoài ): - Kéo dài các đường sườn thực trên mặt cắt ngang vượt khỏi vị trí giới hạn bởi đường mép boong. Chú ý lấy độ cong trơn theo dạng đường cong của từng sườn . Chiều cao của phần kéo dài lấy trị số 900 – 1100 theo phương thẳng đứng ( Tham khảo bản vẽ chắn sóng mũi) .Chú ý chiều cao 900 -1100 lấy tại từng sườn,từ vị trí mép boong . Xem bản vẽ tuyến hình để xác định vị trí điểm đầu và cuối của chắn sóng, trên cở sở đó xác định số sườn cần kéo dài . Mặt trên của chắn sóng người ta thường lấy theo 1 mặt phẳng nghiêng . Đánh dấu các điểm tại đầu từng sườn thực . - Nối các điểm bằng 1 đường cong trơn trên mặt cắt ngang sườn giữa ,ta có được hình dáng của đường mặt trên chắn sóng trên mặt phẳng sườn giữa .
  43. Giáo trình phóng dạng - 43 - - Tại hình chiếu các đường nước tiến hành như sau : Đo khoảng cách chiều rộng từ tâm tầu tới vị trí đã xác định trên từng đầu sườn , lấy trị số đó trên lát gỗ . Tại hình chiếu các đường nước, lấy các khoảng cách trên lát ứng với từng sườn . Nối các điểm bằng 1 đường cong trơn ta có được hình chiếu bằng của đường chắn sóng mũi . Riêng phần nối với tâm tầu ta phải chọn bán kính hoặc dạng đường cong trơn cho phù hợp với dạng mũi tầu . Có trường hợp người ta cho trị số này , trường hợp không có ta phải vẽ thêm các đường bổ phụ trợ . Đối với đường chuyển tiếp giữa đường chắn sóng và đường mép boong ta phải chọn dạng đường cong cho phù hợp với hình dáng của từng tầu ,chọn theo kinh nghiệm . Tại hình chiếu đứng : Tại vị trí của từng sườn, do chiều cao của điểm đầu trên chắn sóng.Tại vị trí tâm tầu theo bản vẽ tuyến hình, xác định độ vươn của sống mũi kéo dài. Nối các điểm bằng 1 đường cong trơn ta có được hình chiếu đứng của đường bao chắn sóng mũi .Đối với đường chuyển tiếp giữa đường chắn sóng và đường mép boong ta phải chọn dạng đường cong cho phù hợp với hình dáng của từng tầu ,chọn theo kinh nghiệm . Thường thì nó là đường cong 1 chiều , song song với đường mép boong . 1 - Vẽ đường bao của chắn sóng mũi ( Chắn sóng ngả vào trong ): Ta phải xác định được góc nghiêng của chắn sóng so với phương thẳng đứng . Phải tham khảo bản vẽ Chắn sóng mũi - kết cấu chắn sóng .Kết cấu vùng mũi , đôi khi kích thước cho trong bản vẽ mặt cắt ngang . Khi đã xác định được góc nghiêng đổ vào của chắn sóng ta tiến hành vẽ như sau : - Tại điểm giao của sườn với đường mép boong , ta đặt chiều cao của lấy trị số 900 – 1100 theo phương thẳng đứng ( Tham khảo bản vẽ chắn sóng mũi) .Lấy độ nghiêng của từng sườn,từ vị trí mép boong ( Ví dụ là 150 mm ) . Xem bản vẽ tuyến hình để xác định vị trí điểm đầu và cuối của chắn sóng, trên cở sở đó xác định số sườn cần lập độ nghiêng . Mặt trên của chắn sóng người ta thường lấy theo 1 mặt phẳng nghiêng . Đánh dấu các điểm tại đầu từng sườn thực . - Nối các điểm bằng 1 đường cong trơn trên mặt cắt ngang sườn giữa ,ta có được hình dáng của đường mặt trên chắn sóng trên mặt phẳng sườn giữa . - Trong trường hợp người ta không cho độ nghiêng của từng sườn thì ta phải tiến hành xác định dộ nghiêng đó . Bằng cách tự chọn 1 đường cong phù hợp với đường mép boong có chiều rộng nhỏ hơn đường mép boong . ( Xem ví dụ minh hoạ trang sau )
  44. Giáo trình phóng dạng - 44 - VẼ VÀ KHAI TRIỂN TÔN CHẮN SÓNG MŨI Hình chiếu mặt cắt ngang Tìm chiều dài thực khai triển HÌNH KHAI TRIỂN TÔN CHẮN SÓNG KHAI TRIỂN KẾT CẤU CHẮN SÓNG MŨI
  45. Giáo trình phóng dạng - 45 - Mã Sn 100 Mã Sn 100 d 5 số lượng 2 Đối xứng d 5 số lượng 2 ĐX L 75 x 75 x 5 uốn theo dưỡng Mã xoay Sn 102 Mã Mã xoay Sn 103 - 104 tâm Tôn mặt trên chắn sóng d 5 Slg : 1 L¾p lËp lµ 8 x100 Cắt theo dưỡng Mặt trên viền chắn sóng L 75 x 75 x 5 uốn theo dưỡng . Số lượng 2 cái
  46. Giáo trình phóng dạng - 46 -
  47. Giáo trình phóng dạng - 47 - Bài 11 Cách vẽ và xây dựng các đường kiểm tra tuyến hình Sau khi ta đã vẽ xong các đường sườn lý thuyết , tuyến hình lý thuyết , thông thường người ta phải tiến hành kiểm tra việc vẽ như vậy có đảm bảo độ trơn của tuyến hình hay không . Việc kiểm tra được tiến hành bằng cách dựng các mặt phẳng nghiêng bất kỳ cắt từ tâm đường nước thiết kế với các mặt phẳng sườn giữa . Cách làm cụ thể như sau : 1 – Trên mặt phẳng sườn giữa ,Từ điểm tâm O người ta kẻ 1 đường thẳng nghiêng 1 góc bất kỳ so với mặt phẳng tâm tầu . Đường thẳng này cắt các sườn lý thuyết tại các điểm lần lượt là : 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6”,7”, 8”, 9”,9-1/2”, 10”. 2 – Đo các khoảng cách từ tâm O tới các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6” ,7” , 8”,9”,9 -1/2”, 10”. 3 – Trên mặt phẳng hình chiếu bằng tại các vị trí ứng các sườn lý thuyết , tính từ đường tâm tầu ta đặt các khoảng cách O – 0” , o – 1” vv vào vị trí các sườn.Ta có được các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6” ,7” , 8”,9”,91/2”, 10”.trên hình chiếu bằng . 4 - Nối các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6” ,7” , 8”,9”,91/2”, 10”.trên hình chiếu bằng, bằng 1 đường cong trơn đều ta đã xây dựng được hình chiếu của đường kiểm tra duỗi thẳng trên hình chiếu bằng . Ở hình chiếu đứng bằng cách đo cao độ của các điểm 0”,1/2”, 1” 2”, 3”, 4”,5”,6” ,7” , 8”,9”,91/2”, 10”.so với mặt phẳng cơ bản ta cũng xấy dựng được hình chiếu đứng của đường kiểm tra trên mặt chiếu đứng. 5 - Nếu 2 đường vừa vẽ đảm bảo độ trơn đều thì tuyến hình đã vẽ đạt yêu cầu . Trong trường hợp đường bao duỗi thẳng không cong trơn đều thì phải tiến hành đo lại chiều dài của điểm sai sau khi sửa trơn đường cong . Chuyển độ dài lên hình chiếu mặt cắt ngang . Kiểm tra lại dạng đường sườn tại vị trí mới . Nếu trơn đều thì đạt yêu cầu . Nếu sai số ít khoảng 1-2 mm thì chỉ cần chỉnh lại cục bộ dạng đường cong tại các vị gần đó . 6 - Việc kiểm tra và sửa độ cong, thông thường phải tiến hành trên 3-4 đường kiểm tra bất kỳ đối với bản vẽ tuyến hình sườn lý thuyết .Tất cả các đường kiểm tra phải trơn đều, báo cho KCS và Kỹ thuật kiểm tra xong mới chuyển bước công nghệ . 7 – Sau khi đã vẽ xong toàn bộ sườn thực ta lại phải tiến hành vẽ đường kiểm tra đối với các sườn thực . Cách vẽ tương tự như khi vẽ đường kiểm tra sườn lý thuyết . Lưu ý : Việc vẽ đường kiểm tra đi qua tâm tầu tại vị trí đường nước thiết kế là cách chọn đơn giản nhất , vì ta muốn kiểm tra độ trơn của tuyến hình phần dưới mớn nước . Để kiểm tra phần trên mớn nước ta có thể xây dựng các đường kiểm tra khác nhau và ở vị trí bất kỳ tuỳ chọn .
  48. BỐ TRÍ MẶT CẮT NGANG ĐỐI BỐ TRÍ TUYẾN HÌNH MŨI VÀ LÁI BỐ TRÍ MẶT CẮT NGANG MŨI VÀ XỨNG NGƯỢC NHAU LÁI NGƯỢC NHAU Gi áo tr ình ph óng d ạng BẢN VẼ BỐ TRÍ CÁC MẶT CẮT VÀ HÌNH CHIẾU TRÊN SÀN PHÓNG - DẠNG Đường kiểm tra trên hình chiếu bằng 48 -
  49. Giáo trình phóng dạng - 49 - Bài 12 Cách vẽ đường vây giảm lắc §Ó ®¶m b¶o tÇu Ýt bÞ l¾c ngang trong qu¸ tr×nh hµnh h¶i , ng­êi ta th­êng bè trÝ d¶i t«n cã nÑp thÐp h×nh n»m ë h«ng tÇu . D¶i t«n ®ã ®­îc gäi lµ v©y gi¶m l¾c . Nã cã t¸c dông lµm gi¶m biªn ®é chßng chµnh cña tÇu . Lµm gi¶m ®é say sãng cña thuû thñ. Th­êng th× v©y gi¶m l¾c ®Æt ë h«ng cña c¸c tÇu cã tuyÕn h×nh h×nh vá d­a . VÝ dô nh­ tÇu ®¸nh c¸ , tÇu chë kh¸ch , tÇu hµng tèc ®é thÊp . C¸c tÇu cã tuyÕn h×nh bÎ gãc nh­ tÇu chiÕn , tÇu tuÇn tra cao tèc còng ®­îc ®Æt nh­ng chØ ë c¸c tÇu nhá,nh»m ®¶m b¶o ®é æn ®Þnh ngang khi tÇu ch¹y ë tèc ®é cao . C¸ch vÏ nh­ sau : + NÕu biÕt träng t©m cña tÇu : X¸c ®Þnh träng t©m cña tÇu trªn h×nh chiÕu mÆt c¾t ngang .Tõ ®iÓm G ( Träng t©m tÇu ) kÎ 1 ®­êng th¼ng nèi víi giao cña ®­êng c¬ b¶n vµ ®­êng chiÒu réng tµu . - Trªn ®­ßng th¼ng kÐo dµi , ta ®Æt c¸c trÞ sè chiÒu réng cña v©y gi¶m l¾c cho trªn b¶n vÏ . VÝ dô 300 mm . Trªn chiÒu dµi tÇu, ta x¸c ®Þnh ®iÓm ®Çu vµ cuèi theo b¶n vÏ. VÏ toµn bé chiÒu dµi v©y gi¶m l¾c trªn h×nh chiÕu ®øng. G Ai 300 B/2 + Tr­êng hîp cã to¹ ®é x¸c ®Þnh cho trong b¶n vÏ v©y gi¶m l¾c : C¨n cø vµo to¹ ®é cho trªn b¶n vÏ ta x¸c ®Þnh vÞ trÝ ®iÓm ®Çu vµ ®iÓm cuèi cña v©y gi¶m l¾c theo 3 to¹ ®é trªn tõng vÞ trÝ s­ên .C¸c ®iÓm trung gian lÊy theo 2 to¹ ®é t¹i tõng s­ên . BiÓu diễn trªn 3 h×nh chiÕu .Nèi c¸c ®iÓm víi nhau b»ng 1 ®­êng cong tr¬n ta cã ®­êng ch©n cña v©y trªn vá tÇu . KÐo dµi c¸c ®­êng kÎ tõ t©m tÇu tíi ®iÓm ch©n t¹i s­ên , ®Æt chiÒu réng v©y. nối c¸c ®iÓm víi nhau b»ng 1 ®­êng cong tr¬n ta cã ®­êng ®Ønh cña v©y. Cã tr­êng hîp v©y gi¶m l¾c cã h×nh d¸ng biến thiªn theo tõng s­ên, khi ®ã b¾t buéc ph¶i vÏ ®­îc chiÒu vÆn cña v©y trªn tõng s­ên . ( Xem b¶n vÏ minh ho¹ ) . 350 450 Sn 23 Sn 46 Trªn h×nh chiÕu c¸c ®­êng n­íc , ta vÏ ®­îc h×nh chiÕu cña v©y gi¶m l¾c .
  50. Giáo trình phóng dạng - 50 - Bài 13 Cách vẽ và xác định vị trí của càng chữ nhân – ky lái Sau khi vẽ xong toàn bộ các đường nước và sườn thực , người ta phải xác định và vẽ đường tâm trục chân vịt của tầu, kết hợp với vẽ càng, giá chữ nhân đỡ trục chân vịt và các chi tiết .Để có thể vẽ được đường tâm trục CV, giá chữ nhân , người ta phải sử dụng các bản vẽ sau : 1 - Bản vẽ bố trí hệ trục .( Cho số lượng và đường kính các loại trục, vị trí các gối đỡ . ) 2 - Bản vẽ toàn đồ hệ trục . ( Cho kích thước chiều dài của từng đoạn trục chân vịt , các trục trung gian nếu có .Đường kính các đoạn trục ,các ghi chú và kết cấu của hệ trục vv ) 3 - Bản vẽ kết cấu ống bao trục chân vịt . ( Cho chi tiết các kích thước và dạng kết cấu của ống bao , củ ống bao trục gắn liền với vỏ tầu. Kết cấu liên kết giữa ống bao với sống đuôi, với đà ngang và vách kín nước phía sau của buồng máy . 4 - Bản vẽ tuyến hình sườn lý thuyết . 5 - Kết cấu sống lái , càng và giá chữ nhân . 6 - Bản vẽ bệ máy chính . 1 - Mục đích của việc vẽ đường tâm trục chân vịt : 1 - Xác định vị trí của đường tâm trục theo chiều cao tầu tính từ đường cơ bản .Độ nghiêng của đường tâm trục (nếu có ) so với đường cơ bản . Ví trí của đường tâm trục quyết định vị ví của bệ máy chính và kết cấu bệ máy .( Áp dụng cho các tầu cao tốc , tầu cá, tầu kéo cảng vv ) 2 – Xác định theo chiều rộng tầu, vị trí của các đường tâm trục liên quan tới các đường nước. ( Đối với các tầu cao tốc có nhiều đường trục , Tầu kéo cảng, kéo biển. Các tầu chở hàng tốc độ thấp .vv ) 3 – Khi vẽ kết cấu của ống bao trục vào vị trí lắp đặt , ta còn phải xác định các giao tuyến giữa tôn vỏ với củ ống bao . Xác định vị trí và góc nghiêng dọc và ngang của càng giá chữ nhân . Xác định vị trí và kích thước các tấm tôn đệm gia cường giữa ống bao trục và tôn vỏ , Hình dáng và kích thước lỗ khoét trên tôn vỏ để luồn ống bao trục .Hình dáng và kích thước của bích gia cường đầu ống bao trên vách ngang cuối buồng máy . 4 - Kiểm tra các kích thước kết cấu của bệ máy chính khi vẽ trên mặt phẳng sườn giữa .Xem rằng với kết cấu ống bao và bệ máy chính như vậy , khi lắp đặt máy có chạm kết cấu đáy tầu hay không . Các gia cường đối với kết cấu ống bao và hệ trục có thoả mãn về độ bền , điều kiện công nghệ thi công được hay không . 5 - Lấy các chuẩn kích thước để phục vụ công tác lắp ráp bệ máy chính và hệ trục theo thực tế ngoài tầu . Các thông số như : Cao độ tâm trục tại vách trước và sau buồng máy , độ lêch , góc nghiêng của tấm gia cường , đệm kín nước . Khoảng cách từ đường tâm trục tới mặt băng bệ máy ,độ cân bằng ngang và dọc của các thành bệ máy vv II Các bước tiến hành vẽ đường tâm trục , kết cấu giá chữ nhân và ống bao trục : 1 – Trên bản vẽ tuyến hình xác định toạ độ điểm đầu và cuối của đường tâm trục (Tham khảo các kích thước chi tiết thường cho trong bản vẽ Bố trí hệ trục ). Lấy trên sàn toạ độ của các điểm này trên ba hình chiếu . Chú ý thể hiện rõ trên hình chiếu đứng. 2 - Vẽ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm đầu cuối . Trong trường hợp hệ trục có độ gẫy khúc thì phải xác định toạ độ điểm gẫy . nối các điểm bằng các đường thẳng . Kẻ chì đường tâm trục . 3 – Sau khi có đường tâm trục trên hình chiếu đứng , từ bản vẽ kết cấu hệ trục và kết cấu ống bao trục chân vịt.lấy các kích thước bao ngoài vẽ lên kết cấu sống lái ( Đối
  51. Giáo trình phóng dạng - 51 - với tầu có 1 đường trục ).Đối với tầu có nhiều đường trục thì việc vẽ kết cấu ống bao được thể hiện trên hình chiếu bằng ( Các đường nước )và trên hình chiếu các mặt cắt ngang . Ở trên hình chiếu đứng vẽ thể hiện đầu dưới và giao tuyến của ống bao với tôn vỏ .Thể hiện chiều dài và kết cấu càng , giá chữ nhân .Xác định vị trí của đầu dưới của càng chữ nhân . 4 - Vẽ thể hiện các kích thước bao ngoài của kết cấu củ ống bao , chiều dài ống bao , kết cấu đầu trong của ống bao với vách hoặc đà ngang kín nước . Kết cấu bệ máy chính và chi tiết .Kết cấu ky lái và tiết diện ky lái trên 2 hình chiếu đứng và mặt cắt sườn giữa . 5 - Vẽ giao tuyến trên 3 hình chiếu của ống bao với tôn vỏ, lựa chọn các bán kính hoặc dạng đường cong chuyển tiếp giữa tôn vỏ và ống bao . ( Xem hình vẽ minh hoạ ). 6 - Lập bảng trị số toạ độ đường tâm trục đi qua các điểm chủ yếu : - Vách sau buồng máy : Độ cao so với đường cơ bản, chiều rộng tính từ tâm tầu . - Vị trí tâm trục tại đà ngang kín nước, hoặc hộp kín nước của đầu trong ống bao . - Vách trước buồng máy : Độ cao so với đường cơ bản, chiều rộng tính từ tâm tầu . - Chiều dài toàn bộ đường trục , khoảng cách từ tuốc tô trục lực đẩy tới vách sau buồng máy .Khoảng cách từ đầu ngoài của củ ống bao tới mặt sau của vách sau buồng máy . ( Các thông số này dùng để kiểm tra khi lắp ráp hệ trục ngoài tầu ) . Các thông số này chuyển cho phòng kỹ thuật và phòng KCS để theo dõi thi công . 7 – Vẽ bệ máy chính : Căn cứ theo bản vẽ bệ máy chính , ta xác định trên hình chiếu mặt cắt ngang sườn giữa các thông số của bệ máy chính như sau : + Khoảng cách từ tâm trục tới mặt băng bệ máy chính . + Khoảng cách từ tâm trục tới mặt trong của hai thành bệ máy chính theo nửa chiều rộng tầu . + Khoảng cách từ tâm trục tới mặt trên của lập là gia cường đà ngang bệ máy tại từng sườn . + Vẽ bằng bút chì toàn bộ kết cấu mặt cắt của thành bệ máy , lập là mặt trên , mã trong và mã ngoài , các gia cường cục bộ nếu có . + Chuyển toàn bộ các kích thước trên mặt cắt ngang sang mặt cắt dọc tầu trên hình chiếu đứng . Xác định giao tuyến chân của thành bệ máy với tôn vỏ . 8 Vẽ kết cấu của ky lái : - Theo bản vẽ ky lái xác định điểm tâm của trục lái .Thường thì ngưòi ta xác định tại vị trí sườn số 0. Xác định và vẽ kích thước của cối lái trên ky lái .Các gia cường bên trong ky lái với cối lái . - Vẽ kết cấu của xiếm lái . Khi xiếm lái kết cấu theo hình thức hộp thì phải chú ý tới giao tuyến giữa xiếm lái với tôn vỏ. Nó được thể hiện trên mặt cắt ngang .Thể hiện tôn đệm giữa xiếm hộp với tôn vỏ trên mặt cắt dọc . Xác định các kích thước chi tiết của ky lái theo thực tế sau khi vẽ ra. - 9 - Vẽ kết cấu của giá chữ nhân : Vẽ góc nghiêng và tiết diện của giá chữ nhân đỡ đầu ống bao trục sau trên mặt cắt ngang và dọc.Vẽ các mã gia cường liên kết giữa đà ngang và đầu trên của giá. Trường hợp giá chữ nhân nằm giữa khoảng sườn thì phải vẽ cả kết cấu hộp gia cường giữa 2 đà ngang. Xác định chiều dài thực tế của từng chi tiết của giá .Kích thước các mã gia cường và tôn hộp đỡ.
  52. Giáo trình phóng dạng - 52 - Xiếm lái Sắt tròn viền Nẹp đứng Tấm bịt đầu TIẾT DIỆN CỦA CÀNG GIÁ ĐỠ TRỤC
  53. Giáo trình phóng dạng - 53 - Hàn đầy mài phẳng Tôn giá đỡ trục (Thảo đồ khai triển - Hạ liệu ) Lỗ hàn đinh 60 x 30 bước 250 Ky lái (Thảo đồ khai triển - Hạ liệu ) Kích thước lỗ hàn đinh
  54. Giáo trình phóng dạng - 54 - Bài 14 Cách vẽ đường tôn bao củ đỡ ống bao trục chân vịt Để vẽ được giao tuyến giữa đường tôn bao với củ đỡ ống bao trục chân vịt ta phải sử dụng các bản vẽ sau : - Kết cấu vùng lái tầu.(Thể hiện mối liên kết giữa củ thép và kết cấu vỏ tầu). - Bản vẽ kết cấu tổng đoạn lái (Cho kích thước chi tiết kết cấu và chiều dầy tôn bao ).Bản vẽ Sống lái . - Bố trí hệ trục , Toàn đồ hệ trục, Kết cấu ống bao trục chân vịt .( Cho chi tiết kích thước ống bao trục , kết cấu gối đỡ ống bao ) . - Kết cấu cơ bản , Bản vẽ rải tôn vỏ. Trình tự vẽ như sau : - Vẽ đường tâm trục chân vịt tại vị trí sống lái , vẽ bổ các đường sườn phụ, cắt dọc phụ trong phạm vi 3 - 4 sườn thực ( khoảng cách 150 – 200 ) . Biểu hiện trên 2 hình chiếu : Đường sườn và cắt dọc . - Vẽ củ ống bao và ống bao tại vị trí đường tâm trục . - Từ 2 hình vẽ trên xác định giao tuyến giữa các sườn phụ với củ thép.Giao tuyến dưới là giao của từng đường tròn cắt với từng đường sườn. ( Xem hình vẽ minh hoạ ) - Căn cứ vào kích thước, hình dáng của tấm tôn vỏ bao củ thép ,ta xác định được hình dáng và kích thước của tấm tôn bao .Bằng việc xác định giao tuyến trên của đường nối tôn . ( Ta phải chọn hình dáng của đường nối tôn sao cho vừa đảm bảo độ bền vừa đảm bảo tính mỹ thuật. ) + Cách làm vừa trình bầy dùng cho trường hợp tôn bao hàn trực tiếp vào củ. trong trường hợp tôn bao ốp bên ngoài củ ta phải làm thêm các bước sau : o Tại vị trí giao tuyến dưới giữa sườn và củ thép , ta chọn các bán kính chuyển tiếp . Bán kính này biến thiên theo từng sườn và phải phù hợp với điều kiện công nghệ của từng nhà máy, khi gia công là gò nóng tờ tôn ốp hay là dùng máy ép thuỷ lực để xấn . Nếu gò nóng thì R có thể chọn nhỏ hơn so với ép thuỷ lực . Việc chọn bán kính này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thợ phóng dạng và thợ gò . o Sau khi vẽ xong các đường bao và giao tuyến thì ta tiến hành vẽ dưỡng hòm để lấy dấu tôn và dùng để gia công tôn vỏ . Tôn bao được lấy dấu theo dưỡng hòm . Có để lượng dư để gia công nóng và lắp ráp , lượng dư này thông thường lấy từ 50 – 70 mm về mỗi phía . o Khi vẽ giao tuyến tôn bao thường người ta kết hợp vẽ luôn kết cấu gia cường giữa củ ống bao và tôn vỏ ,sống lái , các tấm đệm nếu có vv .
  55. Giáo trình phóng dạng - 55 - VẼ GIAO TUYẾN CỦA TÔN BAO GỐI ĐỠ TRỤC CHÂN VỊT Giao tuyến trên- đường nối tôn trên Giao tuyến dưới Theo A Củ thép đỡ trục Đường nối tôn dưới Đường nối tôn trên Đường nối tôn dưới NHÌN THEO A
  56. Gi Giao tuyến với tôn vỏ áo tr ình ph Giao tuyến trên óng d ạng Giao tuyến dưới Tôn vỏ ngoài Ống bao - 56 - Giao tuyến với tôn vỏ
  57. Tại mặt cắt sườn giữa Gi áo tr ình ph Giao tuyến ở hình chiếu đứng óng d ạng Tôn vỏ ngoài chiếu bằng Tâm tầu - 57 - Tôn khai triển Tầu có 2 đường trục ở hông
  58. Giáo trình phóng dạng - 58 - Bài 15 Cách khai triển thép hình Cách khai triển thép hình : L , H , U . I Trong kÕt cÊu th©n tÇu cã sö dông nhiÒu lo¹i thÐp h×nh nh­ L , H , U( C ) . I.Ngoµi c¸c ®o¹n th¼ng cßn cã nhiÒu ®o¹n cong nh­ khu vùc s­ên vµ kÕt cÊu phÇn mòi vµ l¸i . Khi khai triÓn c¸c ®o¹n cong nµy, chóng ta ph¶i chó ý tíi chiÒu cña thÐp h×nh ®Ó ®¶m b¶o ®é chÝnh x¸c . Ngoµi ra khi gia c«ng c¸c ®o¹n thÐp h×nh cong , ng­êi ta ph¶i ®¸nh d­ìng ®Ó ¸p vµo thÐp h×nh .NhiÖm vô cña ng­êi thî phãng d¹ng lµ ph¶i x¸c ®Þnh chiÒu dµi chÝnh x¸c cña ph«i ®Ó tiÕt kiÖm vËt liÖu . L­îng d­ gia c«ng chØ dïng dù phßng khi ®Êu l¾p .
  59. Giáo trình phóng dạng - 59 - Bài 16 Cách khai triển tôn vỏ: Tôn phẳng, tôn cong 1 chiều , tôn cong 2 chiều . Trên thân tầu, ngoài kết cấu gia cường cho thân tầu cứng vững. Còn có các dải tôn vỏ và tôn boong . Trên thượng tầng có các dải tôn thành, tôn vách ngang Các dải tôn bao kín nước được chia làm 3 loại theo vị trí và hình dáng. Đó là tôn phẳng ,tôn cong 1 chiều , tôn cong 2 chiều .Ta sẽ lần lượt tiến hành khai triển từng loại tôn trên . 1 – Khai triển tôn phẳng : Tôn phẳng được bố trí ở trên các tấm vách ngang , tôn mạn vùng giữa tầu , các sàn không có độ cong ngang , cong dọc . Cách khai triển đơn giản . Ta tiến hành như sau: o Vẽ kích thước của đường bao của tấm tôn trên sàn theo tỷ lệ 1: 1 . o Chọn 1 đường thẳng bất kỳ ( Thường song song hoặc vuông góc với các đường nước . )làm đường chuẩn . o Chia đường thẳng thành n đoạn bằng nhau căn cứ theo chiều rộng hoặc chiều cao của tấm tôn . Dựng các đường vuông góc với đường thẳng trên tại các điểm chia . o Đo khoảng cách từ đường chuẩn tới giới hạn đường bao ngoài . o Vẽ lại thảo đồ hạ liệu theo sơ đồ vừa dựng . Xem hình vẽ sau ; l A i A i A i A i A i A i A i A i A i n B i B i B i B i B i B i B i B i B i m Kiểu khai triển như trên được áp dụng nhiều trong phóng dạng , vấn đề là phải hiểu và vận dụng cách làm này như thế nào . 2 - Vẽ và khai triển tôn cong 1 chiều : Tôn cong 1 chiều là tờ tôn vỏ chỉ có độ cong ngang mà không có độ cong dọc . Hay tờ tôn hông tầu ở phần thân ống. Để gia công được tờ tôn này thường người ta phải đánh dưỡng. Dưỡng thường được làm bằng tôn hoặc gỗ dán . Được áp trực tiếp trên mặt trong của tôn . Cách khai triển tờ tôn này đơn giản . Xem hình vẽ minh hoạ .
  60. Giáo trình phóng dạng - 60 - ẢN ẢN MINHVẼ HOẠ KHAI TRIỂN TÔN PHẲNG B
  61. Giáo trình phóng dạng - 61 - ỀU ỀU NG CONG 2 CHI NG CONG 1 CHI Ô Ô MO H MO MO H ỂN ỂN TÔN TRI ẢN ẢN VẼ MINH HOẠ KHAI TRIỂN TÔN ẢN ẢN VẼ MINH HOẠ KHAI B B
  62. Giáo trình phóng dạng - 62 - 2 - Vẽ và khai triển tôn cong 2 chiều : Ngoài các tờ tôn vùng giữa tầu đoạn thân ống , thì các tờ tôn còn lại đều là các tờ tôn cong 2 – 3 chiều . Các tờ tôn cong 3 chiều thì ta phải đóng dưỡng hòm, sau đó khai triển theo thực tế . Các tờ tôn cong cong 3 chiều có độ cất dọc nhỏ ( Trong khoảng 200 – 300 mm ) thì có thể dùng dưỡng chữ A để gia công .Ở đây ta xét trường hợp tôn có độ cong 2 chiều . Ví dụ: Ta có tờ tôn cong 2 chiều như hình vẽ. Các sườn đánh số lần lượt từ 1” – 11” và 1’- 11’ .Khoảng sườn 500 mm . Cách vẽ như sau : - Kẻ 1 đường thẳng nối dây cung của 2 đầu sườn 7 là sườn nằm ở giữa tờ tôn và có độ cong trung bình . - Dựng 1 đường vuông góc với đường thẳng vừa dựng , dùng đường này làm đường chuẩn để khai triển tờ tôn . Đường này cắt các sườn tại các điểm từ 1 – 11. - Đo chiều dài thực theo cung của từng sườn đối với đường chuẩn ( Ví dụ là các trị số 675-742 tại sườn 1 ; 680-762 tại sườn 7 và 695-782 tại sườn 11 . ) - Sau khi khai triển ta có chiều dài thực của các cung sườn tại đường nối tôn như hình vẽ ( Từ 510 – 516 mm ở cạnh dưới và từ 509 – 515 ở cạnh trên , 505 – 511 tại đường chuẩn.) - Trên sàn ta dựng 2 đường vuông góc bất kỳ cắt nhau tại điểm 7 . Một đường là đường chuẩn hạ liệu., trên đường này ta lần lượt đo và xác định các điểm 6 – 5 – 4 – 3 – 2 – 1 - 8 – 9 – 10 – 11. - Trên đường còn lại đặt các trị số 680 – 762 ta có đựơc các điểm 7’ – 7”. - Dựng 2 đường vuông góc với đường cũ tại 7’ & 7” trên 2 đường này đặt các đoạn thẳng 1 có trị số : Y1 = K TB x m / K1 khai triển ( mm) 2 Y2 = K TB x m / K2 khai triển ( mm) § 1 2 Trong đó : K TB = (a + b) /2; K TB =( c + d ) /2 § a = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 6” – 7” § b = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 8” – 7” § c = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 6’ – 7’ § b = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 8’ – 7’ § m là khoảng cách từ O - 7 K1 khai triển là chiều dài khai triển của a = 511( Tra trong bảng cấp số ) § K2 khai triển là chiều dài khai triển của c = 512( mm) Chú ý : Nếu tờ tôn có chiều cong về mũi thì đoạn Y1 – Y2 đặt quay về mũi và ngược lại . Ta có được điểm 7’ & 7”.Nối 3 điểm 7’ – 7 – 7” bằng 1 đường cong trơn ta có đường khai triển của sườn 7 trên mặt phẳng. - Lấy 7’làm tâm quay cung có bán kính bằng chiều dài thực của 6’-7’. Từ điểm 6 quay 1 cung có bán kính bằng chiều dài thực của 6- 6’. Hai cung cắt nhau tại điểm 6’ Lấy 7”làm tâm quay cung có bán kính bằng chiều dài thực của 6”-7”. Từ điểm 6 quay 1 cung có bán kính bằng chiều dài thực của 6- 6”. Hai cung cắt nhau tại điểm 6”. Nối 3 điểm 6’ – 6 – 6” bằng 1 đường cong trơn,ta có đường khai triển của sườn 7 trên mặt phẳng. - Bằng cách làm tương tự ta có được các sườn khai triển từ 1- 11.Xem hình vẽ minh hoạ - Nối các điểm 1’-11’ & 1” – 11” bằng đường cong trơn ta có được đường nối tôn trên và dưới . Ta đã có đường bao ngoài của tờ tôn . Nhưng để hạ liệu thì ta phải làm thêm 1 bước như đã trình bầy ở mục 1 : khai triển tôn phẳng .( Chia lại K/cách và đo lại trị số ).
  63. Gi CÁCH KHAI TRIỂN TÔN VỎ CONG 2 CHIỀU áo tr ình ph óng d ạng 1 - : Y1 = K TB x m / K1 khai triển ( mm) 2 Y2 = K TB x m / K2 khai triển ( mm) 1 2 Trong đó : K TB = (a + b) /2; K TB =( c + d ) /2 § a = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 6” – 7” § b = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 8” – 7” § c = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 6’ – 7’ § - b = Chiều dài trên hình chiếu của đoạn 8’ – 7’ 63 § m là khoảng cách từ O - 7 - K khai triển là chiều dài khai triển của a = 511 § 1 K2 khai triển là chiều dài khai triển của c = 512( mm)
  64. Gi áo tr ình ph óng d ạng CÁCH VẼ VÀ ĐÓNG DƯỠNG CHỮ A TÔN VỎ CONG CÁCH VẼ VÀ ĐÓNG DƯỠNG CHỮ A TÔN VỎ CONG 2 CHIỀU 2 CHIỀU, SƯỜN CÓ ĐỘ CONG LỚN - 64 -
  65. Gi HÌNH 1 áo tr ình ph óng d ạng CÁCH VẼ VÀ ĐÓNG DƯỠNG CHỮ A TÔN VỎ CONG 2 CHIỀU, SƯỜN CÓ ĐỘ CONG KHÔNG LỚN HƠN 1 M - 65 -
  66. HÌNH CHIẾU TRÊN MẶT CẮT NGANG TỜ TÔN KHAI TRIỂN Gi XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI THỰC áo tr ình ph óng d ạng XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI THỰC - HÌNH TỜ TÔN KHAI TRIỂN 66 THEO PHƯƠNG PHÁP CHÙM TIA -
  67. Giáo trình phóng dạng - 67 - Bài 17 Cách khai triển tôn sống mũi Sau khi ta đã vẽ được đường bổ tôn sống mũi , vẽ được các đường bổ ngang theo vị trí các đường nước hoặc vuông góc với đường sống mũi . Ta tiến hành khai triển tôn sống mũi . Khai triển tôn sống mũi có hai cách : - Khai triển tôn sau khi đã đóng xong dưỡng hòm của tờ tôn sống mũi . - Đối với các trường hợp tôn sống mũi thẳng , chiều rộng không lớn , ta có thể khai triển trực tiếp. Ta sẽ lần lượt xem xét từng trường hợp . 1 - Khai triển tôn sau khi đã đóng xong dưỡng hòm của tờ tôn sống mũi Sau khi có dưỡng hòm , việc khai triển tôn trở nên đơn giản, ta tiến hành theo các bước sau - Dùng 1 tờ bìa cứng có kích thước tương đối phù hợp với tờ tôn .Trường hợp kích thước tờ bìa không đủ thì ghép các tờ bìa lại với nhau . - Áp tờ bìa vào dưỡng hòm , dùng bút đánh dấu các đường cong ứng với vị trí đường nối tôn , đường đà ngang, đường sống dọc tâm .đánh dấu các điểm : Tâm của tờ tôn tại từng vị trí cắt dọc và ngang, chính và phụ . Điểm kiểm tra ,đường hàn . - Trải từng tờ bìa lên sàn hoặc trục tiếp trên tờ tôn . Dùng mũi tu đánh dấu tất cả các đường cong và các điểm cần thiết . Sau khi đánh dấu, dùng lát nối các điểm bằng 1 đường cong trơn . Đánh dấu bằng sơn , ghi rõ vị trí của từng đường cong , chiều dầy tờ tôn gò , số lượng , vị trí đường nước . Cộng thêm lượng dư gia công , lắp ráp . - Có thể dùng phương pháp lấy 1 đường chuẩn, chia lại các khoảng cách và dựng các đường vuông góc, đo các chiều dài sau khi duỗi thẳng trên các đường vuông góc này . 2 - Khai triển tôn sau khi đã có đường bổ tôn sống mũi Đối với các trường hợp tôn sống mũi thẳng , chiều rộng không lớn , ta có thể khai triển trực tiếp. Khi đó tiến hành khai triển như sau : - Dựng 1 đường thẳng làm chuẩn , trên đường thẳng đó ta chia các khoảng cách theo khoảng cách dọc tâm sống mũi của các đường bổ ngang .( Nếu các đường bổ là vuông góc với đường tâm ) . Trong trường hợp đường bổ là các đường song song với đường nước , thì ta phải xoay đường bổ đó về phương vuông góc . Ta phải tìm chiều dài thực của các đường bổ này . - Đo chiều dài duỗi thẳng của từng đường bổ ngang vuông góc với đường tâm . Đặt các khoảng cách đó trên đường vuông góc với đường tâm . Ta có được các điểm đầu của đường bao . Nối các điểm này bằng 1 đường cong trơn , ta có được hình dáng duỗi thẳng của tờ tôn sống mũi . - Lấy dượng dư gia công và lắp ráp trên các cạnh của tờ tôn . Lượng dư 30-50 mm. - Đánh tu các điểm trên đường bao, đường vuông góc . Ghi ký hiệu của tờ tôn từ đường nước nào tới đường nước nào khi hạ liệu thục tế trên tờ tôn . Xem ví dụ minh hoạ ở trang sau . - Sau khi gia công xong phải lấy dấu lại , việc lấy dấu bằng cách áp tờ tôn vào dưỡng hòm, vạch các điểm kiểm tra và chuẩn theo dưỡng , viết sơn tên tờ tôn và vị trí lắp .
  68. Giáo trình phóng dạng - 68 -
  69. Giáo trình phóng dạng - 69 - ẾT À CHI TI ỐNG MŨI ỐNG MŨI V S ỂN ỂN TÔN KHAI KHAI TRI HÌNH VẼ MINH HOẠ CHO VIỆC KHAI TRIỂN TÔN SỐNG MŨI VÀ CHI TIẾT
  70. Giáo trình phóng dạng - 70 - Bài 18 Cách khai triển tôn bánh lái Trong đóng tầu , Bánh lái là một dạng kết cấu phức tạp . Có độ chính xác cao , nó đảm bảo cho tính ăn lái của tầu được nhanh chóng. Bánh lái của các tầu có nhiều dạng .Sau đây ta chỉ đề cập tới bánh lái dạng phổ thông, thường được sử dụng trên các tầu vận tải , tầu kéo . Bánh lái này có dạng thoát nước và kiểu cân bằng . Các chi tiết của bánh lái bao gồm : - Trục trong bánh lái và bích . - Các xương dọc .Các xương ngang . - Sắt tròn viền mép trước , mép sau . - Tôn vỏ bánh lái . - Mút xông đổ dầu trên và dưới . - Lỗ luồn dây cáp hoặc thoát nước . Bản vẽ sử dụng : Bản vẽ bánh lái và kết cấu . Để khai triển được các chi tiết của bánh lái ta tiến hành theo các bước sau : 1 - Vẽ bánh lái : + Theo bản vẽ, ta vẽ đường bao ngoài của bánh lái , vị trí các nẹp ngang và nẹp dọc + Vẽ tiết diện của bánh lái ( Profin), theo tỷ lệ 1:1. + Vẽ chiều dầy tôn bao bánh lái trên tiết diện . Vẽ sắt tròn viển trước sau . + Vẽ trục bánh lái trên hình chiếu đứng . Bích trục lái , các chi tiết của bánh lái . + Vẽ đường làm dưỡng để gia công tôn và xương ngang . Gia công bệ khuôn . 2 - Khai triển bánh lái : - Trên hình vẽ tiết diện của bánh lái , sau khi trừ đi chiều dầy tôn ,sắt tròn ta có hình dáng thực của các xương ngang . Đo lại kích thước của xương ngang , triển khai trên dưỡng làm bằng gỗ dán hoặc tấm nhựa trong . - Trên hình vẽ tiết diện của bánh lái , sau khi cộng thêm chiều dầy tôn ,sắt tròn ta có hình dáng thực của các tấm tôn đỉnh và đáy của bánh lái tuỳ theo nút kết cấu . - - Trường hợp Kiểu 1 thì phải cộng thêm phần nhô ra của tôn mặt trên a, trường - hợp kiểu 2 thì không phải công thêm . Kiểu 1 - Các tấm xương dọc khai triển bình a Kiểu 2 thường chú ý trừ đi chiều dầy tôn vỏ bao phải khai triển các vị trí lỗ khoét giảm trọng + Chú ý : Khi khai triển tôn vỏ bao bánh lái , ta phải đo được chiều dài duỗi thẳng theo đường bao của tiết diện . Có trừ đi chu vi của sắt tròn tại điểm tiếp tuyến . Xem ví dụ minh hoạ ở trang sau.
  71. Giáo trình phóng dạng - 71 - BÁNH LÁI TẦU CHỞ HÀNG MẶT CẮT A – A ĐÃ XOAY - - HÌNH VẼ MINH HOẠ CHO VIỆC KHAI TRIÊN BÁNH LÁI -
  72. Giáo trình phóng dạng - 72 - TIẾT DIỆN BÁNH LÁI XOAY R 30 F 80 A - A F 120 F Sắt tròn F 60 100 Sắt tròn F 80 F 120 TẤM ĐÁY Lỗ đinh 30 x 60 bước 120 Lập là 8 x 50 Nút xả M 32 d10 TẤM ĐỈNH Nút xả M 32 d10 6 Lỗ F 22,5 Bu lông M 22 -
  73. Giáo trình phóng dạng - 73 - Gia c­êng däc T«n bao m¹n tr¸i PB Tôn vỏ ngoài NÑp gia c­êng däc Gia c­êng Ph«i ®óc D­ìng liÒn d­íi Kho¸ D­ìng liÒn Đường tâm bánh MÆt ph¼ng vu«ng gãc lái Ph«i ®óc trªn víi PS Chó ý : Tr×nh tù l¾p r¸p theo thø tù tõ 1 tíi 7 S¬ ®å 1 : Ph­¬ng ph¸p vµ tr×nh tù l¾p r¸p
  74. Giáo trình phóng dạng - 74 - Bài 19 Cách khai triển kết cấu thân tầu Trong con tầu , kết cấu thân tầu là một phần rất quan trọng .Kết cấu thân tầu bao gồm các chi tiết sau : 1. Các vách ngang , vách dọc . 2. Các kết cấu ngang gồm có : khung sườn khoẻ, khung sườn thường . Trong khung sườn gồm có sườn thường , sườn khoẻ , các đà ngang , các mã thường và mã khoẻ . Các xà ngang boong thường và xà ngang boong khoẻ. Các nẹp gia cường . 3. Các kết cấu dọc gồm có : các xà dọc boong thường L và xà dọc boong khoẻ T. Các mã gia cường của cơ cấu dọc nối với vách và với nhau .Sống dọc mạn 4. Kết cấu bệ máy chính và bệ máy phụ. Các loại bệ bơm , bệ thiết bị trong buồng máy và thiết bị trên boong vv . 5. Các két liền vỏ và các két rời chứa dầu hoặc nước . 6. Các loại cột đèn, cột đỡ thiết bị nghi khí hàng hải vv . Để có thể khai triển các kết cấu của thân tầu , điều đầu tiên ta phải vẽ được các kết cấu đó tại đúng vị trí của nó . Ta sẽ lần lượt khai triển từng chi tiết của các hệ thống kết cấu . 1 - Khai triển các két rời : Két nước ngọt d5 500 số lượng 2 cái 1000 500 Tấm thành d 5 số lg 4 tấm Tấm hồi d 5 500 500 số lg 4 tấm 500 150 Tấm đáy-đỉnh d 5 số lg 4 500 tấm Chân d 5 150 số lg 8 cái 70 1000
  75. Giáo trình phóng dạng - 75 - 2 - Khai triển bệ máy phụ : ( CÁC BỆ KHÁC TƯƠNG TỰ ) 1200 150 350 20 120 250 550 550 250 150 750 Lập là mặt băng d 20 số lg 4 tấm 1200 150 Mã d10 Số lg 12 cái 1200 MÃ TAM GIÁC Thành bệ máy phụ 350 d 16 số lg 4 tấm 200 1200 200 150 Đà ngang lòng bệ máy Lập là mặt đà ngang lòng 120 phụ d 14 số lg 12 tấm bệ máy phụ d 16 số lg 12 750 HẠ LIỆU TÔN VÁCH KHAI TRIỂN TÔN VÁCH 10 Mã trong lòng bệ máy 204 phụ d 10 số lg 12 tấm 150 Chi tiết 13 tương tự chi tiết 14 3 – Khai triển các vách ngang
  76. Giáo trình phóng dạng - 76 -
  77. Giáo trình phóng dạng - 77 - 4 – Khai triển khung kết cấu khoẻ
  78. Giáo trình phóng dạng - 78 - KHAI TRIỂN ĐÀ NGANG ĐẶC KHAI TRIỂN SƯỜN KHOẺ- SỐNG DỌC MẠN Hạ liệu đà ngang và sườn khoẻ
  79. Giáo trình phóng dạng - 79 - 5 – Khai triển kết cấu gia cường dọc : Các gia cường dọc gồm có : Xà dọc boong khoẻ, Mã liên kết giữa cơ cấu khoẻ và vách ngang , đà ngang . Cơ cấu ở mạn gồm có : Sống dọc mạn cong ở phần mũi và lái .
  80. Giáo trình phóng dạng - 80 - A – Khai triển xà dọc boong khoẻ : Xà dọc boong khoẻ ở phần giữa tầu là đoạn thẳng , khai triển bình thường như 1 kết cấu dạng T thông thường .Riêng ở phần mũi và lái, do có độ cong dọc của boong nên khai triển phải tiến hành theo cách sau : L T 12 x 250 10 x 450 T 12 x 250 10 x 450 Yi Yi Yi Yi Yi Xi Xi Xi Xi Xi L Z Các bước tiến hành khai triển thành dọc : - Vẽ sống dọc boong trên hình chiếu đứng tại vị trí của nó . - Chọn 1 đường chuẩn bất kỳ song song với đường cơ bản , nằm trong giới hạn của thành dọc . Xác định độ lệch Z . - Chia chiều dài L thành các đoạn có chiều dài Yi , đo các cao độ X i từ đường chuẩn theo thực tế. . Vẽ thành thảo đồ hạ liệu . - Lập là khai triển bình thường . - Các mã góc khai triển bình thường theo kích thước đã cho . Riêng trường hợp mã nối vách như hình vẽ bên cần xem thêm hình khai triển các mã của bản vẽ các vách ngang .Mã nối vách với đà ngang tương tự .
  81. Giáo trình phóng dạng - 81 - Bài số 20 Cách khai triển hòm van thông biển Thông thường trên tầu có từ 2 đến 3 hòm van thông biển . Hòm thứ nhất được bố trí tại hông tầu ,nó có tác dụng lấy nước làm mát cho các thiết bị trong buồng máy khi tầu hoạt động ở khu vực nước nông . Hòm van thứ hai được bố trí ở sát đáy tầu trong buồng máy hoặc vùng lân cận . Đối với các tầu lớn mà thiết bị ở trên tầu được bố trí trong khu vực giữa tầu hoặc mũi tầu , thì người ta bố trí hòm van thứ 3 . Các hòm van đều có kết cấu giống nhau bao gồm : + Các tấm vách và nắp đậy kín nước . + Của thông biển có lợi và lưới chắn rác . Được liên kết với nhau bằng bu lông . + Các đường ống lấy nước thông qua các van và đường ống thông hơi . + Tuỳ theo cấp tầu, hòm van sau khi chế tạo phải lắp đầy dử các van thông biển và bích đệm , hàn hoàn chỉnh. Được thử bằng thuỷ lực hay khí nén với áp lực 2.5-3 kg/cm2. Hòm van được thử dưói sự giám sát của đăng kiểm và chủ hàng trước khi hạ thuỷ. + Bản vẽ sử dụng : - Bản vẽ kết cấu buồng máy hoặc tổng đoạn đáy buồng máy . - Bản vẽ bố trí hòm van thông biển ( Thường nằm trong hệ thống nước làm mát máy chính ) - Bản vẽ kết cấu đáy đôi khoang hàng 1 – Cách vẽ hòm van thông biển : * - Theo bản vẽ Bố trí hòm van thông biển, xác định vị trí của hòm van . * - Vẽ các chi tiết của hòm van trên mặt ngang và mặt cắt dọc tầu , xác định đường chân của các chi tiết thành dọc, đầ ngang với tôn vỏ . Vẽ giao tuyến , vẽ hình dáng của cửa hòm van . * - Vẽ tất cả các hòm van có trên tầu . Vẽ các nút kết cấu .Vẽ chiều dầy tôn của các chi tiết kín nước . 2 – Cách khai triển : + Khai triển tôn mặt trên : Theo nút kết cấu , do kích thước chiều dài và chiều rộng của tấm tôn mặt trên . Xác định vị trí của tâm các đường ống thông hơi, lấy nước làm mát . Xác định kích thước các tấm bích đệm , vẽ thảo đồ hạ liệu . + Khai triển tôn thành dọc trong và ngoài : Theo hình chiếu trên mặt cắt dọc , đo kích thước chiều dài, chiều rộng của tôn thành dọc, trường hợp đường chân nối với tôn vỏ thì làm như sau: - Chia chiều dài thành n phần bằng nhau . - Dựng các đường vuông góc tại các điểm chia ,Đo khoảng cách từ các điểm chia tới đường giao tuyến với tôn vỏ . - Xác định các kích thước này cả tôn thành trong và thành ngoài. - Xác định kích thước các lỗ khoét nếu có , toạ độ tâm lỗ .Đánh dưỡng . + Khai triển tôn vách ngang : - Xác định kích thước của đà ngang , giao tuyến của đà ngang với tôn vỏ trường hợp đường chân nối với tôn vỏ thì làm như sau: - Chia chiều dài thành n phần bằng nhau . - Dựng các đường vuông góc tại các điểm chia ,Đo khoảng cách từ các điểm chia tới đường giao tuyến với tôn vỏ .
  82. Gi áo trình phóng dạng - 82 - Đà ngang sườn 27 Đà ngang sườn 28 d 10 Slg 2 tấm Vị trí hòm van thông biển Cách tâm 4500 Tôn mặt trênd 12 Slg 2 ( Lỗ khoét sau khi thử áp lực P = 3 kg / cm2 Khung của d 10 Slg 2 A -A Mặt sàng d 10 ( xong mạ kẽm nóng) Nẹp gia cường HÌNH VẼ MINH HOẠ KHAI TRIỂN HỘP VAN THÔNG BIỂN - -
  83. Giáo trình phóng dạng - 83 - Bài 21 Cách khai triển tôn và kết cấu ống khói Ống khói trên tầu có nhiều dạng khác nhau . Nó vừa để trang trí cho tầu và vừa để dựng các bầu giảm âm, Các két nước nóng sinh hoạt . Ống khói có các dạng : Dạng hình hộp chữ nhật côn , Dạng hình Ô van côn . Sau đây ta lần lượt nghiên cứu cách khai triển từng loại 1 . 1 - Ống khói dạng hình chữ nhật côn : a – Cách vẽ : - Dựng 2 đường vuông góc bất kỳ trên sàn ở hình chiếu đứng . Thường người ta lợi dụng 1 đường nước và 1 đường sườn . - Xác định chiều cao và chiều dài của ống khói, Ta có các điểm H,G.Theo các kích thước đã cho trên bản vẽ , ta xác định độ nghiêng trước và sau của ống khói . - Từ các thông số đã cho xác định các điểm đỉnh của ống khói trên hình chiếu đứng.C – D - Trên hình chiếu bằng : Dựng 2 đường vuông góc bất kỳ trên sàn ở hình chiếu bằng theo vị trí các điểm trên hình chiếu đứng . Thường người ta lợi dụng 1 đường Bổ dọc và 1 đường sườn . - Xác định chiều rộng của chân ống khói , xác định chiều rộng của đỉnh ống khói và vị trí các vách ngăn . Ta có các điểm H,G, E , F và A , B , C , D. - Ta đã dựng được hình của ống khói trên hình chiếu đứng và hình chiếu bằng . b – Tìm chiều dài thực của các cạnh : Tất cả các cạnh của ống khói , trừ các cạnh đáy cho ta chiều dài thực .Còn là các hình chiếu . Để có thể khai triển được ta phải tiến hành tìm chiều dài thực của các cạnh . Phương pháp tìm đã trình bầy ở phần trước. Ở đây xem ví dụ minh hoạ . Đó là các cạnh CG-AE-DG-HC- BG-AH. Và các cạnh khác khi cần thiết . c – Khai triển : Khai triển mặt cạnh HDCG : - Dựng 1 đường thẳng bất kỳ và chọn 1 điểm H làm chuẩn , đo chiều dài chân ống khói , ta xác định được 2 điểm H-G . - Lấy H làm tâm ,quay 1 cung có bán kính H D bằng chiều dài thực của đoạn HD. - Lấy G làm tâm ,quay 1 cung có bán kính G C bằng chiều dài thực của đoạn G C. - Lấy H làm tâm ,quay 1 cung có bán kính H C bằng chiều dài thực của đoạn HC. - 2 cung H C & GC cắt nhau ở C . - Lấy G làm tâm ,quay 1 cung có bán kính GD bằng chiều dài thực của đoạn ĐG. - 2 cung GD & HD cắt nhau ở Đ. - Ta đã có các điểm HGCD của mặt cạnh ống khói . Nối các điểm này thuộc mặt cạnh của ống khói .Ta có hình khai triển của mặt cạnh . Từ hình khai triển này ta tiến hành chia tôn theo bản vẽ . Xem bản vẽ minh hoạ. - Mặt cạnh AEFB có kích thước tương tự Khai triển mặt sau HEAD : - Dựng 1 đường thẳng bất kỳ và chọn 1 điểm H làm chuẩn , đo chiều rộng chân ống khói , ta xác định được điểm E . - Lấy H làm tâm ,quay 1 cung có bán kính H D bằng chiều dài thực của đoạn HD = AE. - Lấy Ê làm tâm ,quay 1 cung có bán kính EA bằng chiều dài thực của đoạn EA. - Lấy H làm tâm ,quay 1 cung có bán kính bằng chiều dài thực của đoạn HA. - 2 cung HA & AE cắt nhau ở Â . - Lấy E làm tâm ,quay 1 cung có bán kính ÊD bằng chiều dài thực của đoạn ĐE=AH. - 2 cung ĐE & HD cắt nhau ở Đ.
  84. Giáo trình phóng dạng - 84 - - Ta đã có các điểm EHDA của mặt sau của ống khói . Nối các điểm này thuộc mặt sau của ống khói .Ta có hình khai triển của mặt sau . Từ hình khai triển này ta tiến hành chia tôn theo bản vẽ . Xem bản vẽ minh hoạ. Khai triển mặt trước GFBC : - Dựng 1 đường thẳng bất kỳ và chọn 1 điểm G làm chuẩn , đo chiều rộng chân ống khói , ta xác định được điểm F . - Lấy G làm tâm ,quay 1 cung có bán kính GC bằng chiều dài thực của đoạn GC - Lấy F làm tâm ,quay 1 cung có bán kính FB bằng chiều dài thực của đoạn FB. - Lấy G làm tâm ,quay 1 cung có bán kính bằng chiều dài thực của đoạn GB. - 2 cung GB & FB cắt nhau ở B . - Lấy F làm tâm ,quay 1 cung có bán kính FC bằng chiều dài thực của đoạn FC - 2 cung FC & GC cắt nhau ở C. - Ta đã có các điểm GFBC của mặt trước của ống khói . Nối các điểm này thuộc mặt trước của ống khói .Ta có hình khai triển của mặt trước . Từ hình khai triển này ta tiến hành chia tôn theo bản vẽ . Xem bản vẽ minh hoạ. Mặt đỉnh trên khai triển theo phương pháp tương tự . Từ các mặt đã khai triển, dựa vào bản vẽ, ta có thể khai triển được các chi tiết còn lại của ống khói như : Sống nằm gia cường tôn thành , nẹp tôn ống khói , gia cường chân ống khói và các chi tiết khác . 2 - Ống khói dạng hình Ô van côn : a – Cách vẽ : Ở hình chiếu bằng : - Chọn 1 đường thẳng bất kỳ làm chuẩn, chọn 1 điểm chuẩn. Đo khoảng cách giữa 2 tâm đường tròn cho trong bản vẽ , ta xác định được điểm tâm thứ hai. - Dựng 2 bán kính R1 R2 tại 2 tâm . Kẻ 2 đường tiếp tuyến nối 2 cung tròn, ta có được đường chân của ống khói.Đó là các điểm ABEFDCGH. Bằng cách tương tự ta dựng được đường đỉnh của ống khói . Ở hình chiếu đứng : - Từ hình chiếu bằng, dóng các đường bao ngoài của của 2 bán kính đỉnh và chân ống khói . Theo bản vẽ ta xác định được độ nghiêng của 2 cạnh trước và sau trên hình chiếu của ống khói trên mặt chiếu đứng . Xem bản vẽ minh hoạ . b - Tìm chiều dài thực của các cạnh : Tất cả các cạnh của ống khói , trừ các cạnh đáy cho ta chiều dài thực .Còn là các hình chiếu . Để có thể khai triển được ta phải tiến hành tìm chiều dài thực của các cạnh . . Ở đây để khai triển mặt trước và mặt sau , ta phải áp dụng phương pháp sau : - Chia nửa các cung tròn của chân và đỉnh ống khói thành nhiều phần bằng nhau . Ví dụ 6 phần . Nối các điểm chia ở chân và đỉnh,ta có các cạnh của 2 mặt cong trước và sau . - Để khai triển được mặt trước và sau của óng khói , ta phải tìm chiều dài thực của các đường thẳng này .Phương pháp tìm đã trình bầy ở phần trước.Xem bản vẽ minh hoạ . c – Khai triển tôn mặ bên cạnh : - Dựng 1 đường thẳng,Theo bản vẽ xác định 2 điểm tiếp tuyến của đường tròn chân ống khói ta có chiều dài thực HG. Từ H làm tâm quay 1 cung có bán kính = chiều dài thực HD.1 cung có bán kính = chiều dài thực HC. Từ G làm tâm quay 1 cung có bán kính bằng chiều daì thực DG,cắtHD ở D.Từ D quay 1 cung có bán kính DC cắt cung DG ở điểm C . Ta có hình khai triển của măt cạnh HDCG. d – Khai triển mặt côn sau :
  85. Giáo trình phóng dạng - 85 - Dựng 2 đường thẳng vuông góc bất kỳ cắt nhau ở S . Đặt chiều dài thực SR lên 1 cạnh đứng . Ta xác định được điểm R - Từ S làm tâm quay cung có bán kính = chiều dài thực SQ.1 cung có bán kính = chiều dài thực SP - Từ R quay cung có bán kính RQ cắt cung SQ tại Q.Ta xác định được điểm Q - Từ Q quay cung có bán kính QD. - Từ R quay cung có bán kính = chiều dài thực PR cắt SP tại P.Ta xác định được điểm P - Từ P quay cung có bán kính = chiều dài thực PD cắt QD tại Đ.Ta xác định được điểm D - Từ Q quay cung có bán kính = chiều dài thực QH cắt PD tại H Ta xác định được điểm H - Bên trái làm tương tự đối xứng . Nối các điểm bằng 1 đường cong trơn ta có được hình khai triển của mặt côn sau.ADHE d – Khai triển mặt côn trước : Cách làm tương tự mặt côn sau . Xem bản vẽ minh hoạ dưới đây.