Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán (Phần 2)

pdf 185 trang phuongnguyen 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_dau_tu_chung_khoan_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán (Phần 2)

  1. CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CƠ BẢN; PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU 4.1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN Phân tích cơ bản là quá trình đánh giá quá khứ, triển vọng tương lai và tiềm năng sinh lời của công ty. Phân tích cơ bản là nghiên cứu xác định giá trị của công ty, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của công ty, các yếu tố ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu của công ty trên thị trường Phân tích cơ bản được thực hiện bằng cách nghiên cứu các báo cáo tài chính của công ty, tìm hiểu xu hướng lợi tức, tìm hiểu các tỷ số phản ảnh khả năng sinh lời, lãi suất đầu tư. Phân tích cơ bản rất cần thiết vì: + Phân tích cơ bản để biết tỷ lệ tăng trưởng của công ty trong quá khứ để có thể dự đoán mức tăng trưởng của công ty trong tương lai. + Phân tích cơ bản để biết tỷ số phản ánh khả năng sinh lời và tỷ số phản ánh doanh lợi để xác định được liệu công ty có bị đánh giá thấp hơn hoặc cao hơn giá trị thực của nó căn cứ vào tình hình của toàn bộ thị trường và các loại cổ phiếu tương tự cùng trong khu vực kinh doanh + Phân tích cơ bản để biết được sức cạnh tranh về tài chính của công ty xem công ty vững mạnh đến mức nào, liệu có vượt qua được một năm kinh doanh yếu kém hoặc qua một cuộc suy thoái kinh tế không, Nội dung phân tích cơ bản thể hiện qua phân tích các chỉ số sau: 138
  2. Thí dụ: Tại Công ty ABC có tài liệu sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TÓAN (Đơn vị 1.000.000 đ) Tài sản 2005 2006 Nguồn vốn 2005 2006 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 850 1050 A. NỢ PHẢI TRẢ 1000 1100 1. Tiền 300 350 1.Nợ ngắn hạn 600 750 -Tiền mặt tại quỹ 200 150 -Vay ngắn hạn 200 260 -Tiền gửi ngân hàng 100 200 -Nợ dài hạn đến hạn trả 130 80 2. Các khoản phải thu 250 300 Phải trả người bán 100 150 -Phải thu của khách hàng 150 220 -Phải trả công nhân viên 90 140 -Trả trước cho người bán 100 80 -Thuế và các khoản phải nộp 80 120 3. Hàng tồn kho 200 250 2. Nợ dài hạn 400 350 -Nguyên vật liệu tồn kho 80 150 -Vay dài hạn 400 350 -Thành phẩm tồn kho 120 100 4. Tài sản lưu động khác 100 150 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1300 1600 B. NGUỒN VỐN CHỦ SH 1150 1550 1.Tài sản cố định hữu hình 900 1100 1. Vốn chủ sở hữu 950 1250 -Nguyên giá 1300 1750 -vốn kinh doanh (CP thường) 450 600 -Hao mòn luỹ kế -400 -650 -Cổ phần ưu đãi 220 300 139
  3. 2. Tài sản cố định vô hình 400 500 -Thặng dư vốn 200 250 -Nguyên giá 600 750 -Lợi nhuận chưa phân phối 80 100 -Hao mòn luỹ kế -200 -250 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 200 300 Quỹ dự phòng tài chính 90 130 -Quỹ khen thưởng, phúc lợi 110 170 Tổng tài sản 2150 2650 Tổng nguồn vốn 2150 2650 Ghi chú: Mệnh giá cổ phiếu thường 10.000/cổ phiếu 2005số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành 10.000*45.000.000 cổ phiếu thừong Năm 2005 số lượng cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành 10.000*22.000.000cổ phiếu ưu đãi Tương tự năm 2006 số lượng cổ phiếu thường lưu hành 60.000.000 CP; số lượng cổ phiếu ưu đãi 30.000.000 cổ phíếu BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP CÔNG TY ABC Đơn vị 1.000.000 Chỉ tiêu 2005 2006 1. Doanh thu tiêu thụ thuần 3010 4240 140
  4. -Giá vốn hàng bán 1806 2756 2. Lợi nhuận gộp 1204 1484 +Chi phí bán hàng 796 965 +Chi phí quản lý doanh nghiệp 177 223 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 231 296 -Thu nhập từ hoạt động tài chính 20 24 -Chi phí từ hoạt động tài chính (Lãi vay) 10.2 12 4. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 9.8 12 Thu nhập khác 5.5 7 Chi phí khác 1.3 2 5. Lợi nhuận khác 4.2 5 6. Lợi nhuận trước thuế 245 313 7. Thuế thu nhập doanh nghiệp 68.6 87.64 8. Lợi nhuận ròng 176.4 225.36 141
  5. 4.1.1. Chỉ tiêu tổng quát: a. TỈ TRỌNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TS NGẮN HẠN = TỔNG TS TỔNG TÀI SẢN TS NGẮN HẠN 1050 NĂM 2006 = = = 0.39 TỔNG TÀI SẢN 2650 TS NGẮN HẠN 850 NĂM 2005 = = =0.39 TỔNG TÀI SẢN 2150 c. TỈ TRỌNG TÀI SẢN DÀI HẠN TS DÀI HẠN = TỔNG TS TỔNG TÀI SẢN TS DÀI HẠN 1300 NĂM 2006 = = =0.60 TỔNG TÀI SẢN 2150 TS DÀI HẠN 1600 NĂM 2006 = = =0.60 TỔNG TÀI SẢN 2650 142
  6. 4.1.2 Chỉ số thanh khoản Chỉ ra khả năng công ty đáp ứng nợ ngắn hạn cũng như chuyển tài sản hiện thời thành tiền mặt để trả nợ a) Chỉ tiêu vốn hoạt động thuần Chỉ tiêu vốn hoạt động thuần là số vốn chủ sở hữu tham gia vào vào tài sản ngắn hạn. Số tiền này nhằm duy trì mức độ hữu hiệu của vốn hoạt động. Đảm bảo điều này cho phép công ty nâng cao khả năng thanh toán những món nợ đến hạn. Vốn hoạt động thuần = Toàn bộ tài sản ngắn hạn – Toàn bộ nợ ngắn hạn Vốn họat động thuần 2006 = 1050 - 750 =300 Vốn họat động thuần 2005 = 850 - 600 =250 b) Chỉ tiêu thanh toán hiện hành (Rc) Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút Nếu chỉ tiêu Rc giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. 143
  7. Toaøn boä taøi saûn ngaén haïn R c Toaøn boä nôï ngaén haïn CHỈ TIÊU THANH TÀI SẢN NGẮN HẠN TÓAN HIỆN = HÀNH NỢ NGẮN HẠN TÀI SẢN NGẮN NĂM 2005 = HẠN = 850 =1.416 NỢ NGẮN HẠN 600 TÀI SẢN NGẮN HẠN 1050 NĂM 2006 = = =1.4 NỢ NGẮN HẠN 750 Nếu chỉ tiêu Rc khá cao và tăng nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu Rc quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, tức là công ty quản lý tài sản ngắn hạn chưa có hiệu quả. Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, xu hướng của phân tích chỉ số Rc ở mức độ an toàn trong khoảng 2,0 c) Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Rq) Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Rq) là chỉ tiêu được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả các tài sản lưu động trừ hàng tồn kho Toaøn boä taøi saûn ngaén haïn - Haøng toàn kho R q Toaøn boä nôï ngaén haïn 144
  8. CHỈ TIÊU THANH TÀI SẢN NGẮN HẠN – TÓAN = HÀNG TỒN KHO NHANH Rq NỢ NGẮN HẠN TÀI SẢN NGẮN HẠN – NĂM 2005 = HÀNG TỒN KHO = 650 =1.0833 NỢ NGẮN HẠN 600 TÀI SẢN NGẮN HẠN – NĂM 2006 = HÀNG TỒN KHO = 800 =1.0666 NỢ NGẮN HẠN 750 d) Chỉ số thanh khoản (k) Chỉ số thanh khoản là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty, đánh giá ngân quỹ mà công ty có thể sử dụng tức thời Tieàn Caùc chöùng khoaùn coù theå baùn ñöôï c treân thò tröôøng k Toaøn boä nôï ngaén haïn Nếu k >1: tốt k<1: có khó khăn k=1: bình thường e) Lưu chuyển tiền tệ (dòng lưu kim) 145
  9. Dòng lưu kim phản ánh số tiền phát sinh từ hoạt động của công ty. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán những chi phí hiện hành của công ty như việc thanh toán cổ tức Löu chuyeån tieàn teä Lôïi nhuaän roøng (loã) khaáu hao haøng naêm Nếu lưu chuyển tiền tệ dương cho thấy công ty có thu nhập đủ để chi trả các chi phí cổ tức Nếu lưu chuyển tiền tệ âm có nghĩa rằng công ty bị thua lỗ và có thể gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. 4.1.3. Chỉ số về khả năng tạo vốn a) Chỉ số trái phiếu Chỉ số trái phiếu chỉ ra số vốn huy động là trái phiếu chiếm bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ vốn dài hạn Meänh giaù traùi phieáu Chæ soá traùi phieáu Toaøn boä voán daøi haïn b) Chỉ số cổ phiếu ưu đãi Chỉ số cổ phiếu ưu đãi chỉ ra số vốn huy động từ cổ phiếu ưu đãi chiếm bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ vốn dài hạn 146
  10. Meänh giaù coå phieáu öu ñaõi Chæ soá coå phieáu öu ñaõi Toaøn boä voán daøi haïn c) Chỉ số cổ phiếu thường Chỉ số cổ phiếu thường cho biết số vốn dài hạn huy động được từ cổ phiếu thường chiếm bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ vốn dài hạn Meänh giaù coå phieáu thöôøng thaëng dö voán thu nhaäp giöõ laïi Chæ soá coå phieáu thöôøng Toaøn boä voán daøi haïn Nếu chỉ số trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ trái phiếu đang lưu hành cao, được xem như cán cân nợ của công ty lớn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty bị ảnh hưởng lớn vào sự thay đổi của lãi suất. d) Chỉ số nợ trên vốn cổ phần Chỉ số nợ trên vốn cổ phần là tỷ lệ giữa trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi trên cổ phiếu thường. Traùi phieáu Coå phieáu öu ñaõi Chæ soá nôï treân voán coå phaàn Meänh giaù coå phieáu thöôøng thaëng dö voán thu nhaäp giöõ laïi 4.1.4 Chỉ số bảo chứng Chỉ số bảo chứng còn gọi là chỉ số trang trải, nhằm đo lường khả năng của công ty để đáp ứng việc trả lãi cho các trái chủ và trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi 147
  11. a) Hệ số thanh toán lãi trái phiếu Hệ số thanh toán lãi trái phiếu là tỷ lệ giữa lợi nhuận trước khi trả lãi và thuế với tiền lãi trái phiếu phải trả hàng năm. Lôïi nhuaän tröôùc thueá vaø laõi vay (EBIT) Heä soá thanh toaùn laõi traùi phieáu Laõi traùi phieáu phaûi traû haøng naêm Hệ số trên quá thấp sẽ không đáp ứng thanh toán tiền lãi cho các trái chủ làm cho công ty thất bại trong việc vay nợ. Hệ số này cho thấy mức độ an toàn trong thanh toán lãi cho các trái chủ. Khi công ty thiếu khả năng thanh toán lãi cho các trái chủ sẽ đặt công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ. HSỐ THANH TÓAN EBIT = 325 =27.08 LÃI TRÁI PHIẾU = LÃI TRÁI PHIẾU PHẢI 2006 TRẢ HÀNG NĂM 12 HSỐ THANH TÓAN EBIT = 255.2 =25.02 LÃI TRÁI PHIẾU = LÃI TRÁI PHIẾU PHẢI 2005 TRẢ HÀNGNĂM 10.2 EBIT 4276 148
  12. b) Hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi Lôïi nhuaän sau thueá Heä soá thanh toaùn coå töùc löu ñaõi Coå töùc öu ñaõi Hệ số này cho thấy mức độ an toàn trong viêc thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Khi công ty không đủ khả năng thanh toán cổ tức cho cổ đông, sẽ đặt công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ và ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu ưu đãi trên thị trường 4.1.5 Chỉ số về khả năng lợi nhuận và sử dụng tài sản Việc tính toán khả năng lợi nhuận chỉ ra số lợi nhuận mà công ty đạt được cho mỗi đồng doanh thu (doanh số). Các nhà phân tích thường nhìn vào cả lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) để đánh giá khả năng tạo lợi nhuận a) Hệ số lợi nhuận gộp Lôïi nhuaän goäp Heä soá lôïi nhuaän goäp Doanh thu thuaàn b) Hệ số lợi nhuận ròng Lôïi nhuaän roøng Heä soá lôïi nhuaän roøng Doanh thu thuaàn c) Tỷ lệ hoàn vốn cổ phiếu thường 149
  13. Tỷ lệ hoàn vốn cổ phiếu thường là một trong các chỉ tiêu đo lường quan trọng khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm này so với năm khác Lôïi nhuaän roøng - Coå töùc öu ñaõi Tyû leä hoaøn voán coå phaàn thöôøng Meänh giaù coå phieáu thöôøng thaëng dö voán thu nhaäp giöõ laïi * Tỷ số hoạt động d) Tỷ lệ luân chuyển hàng hoá Tỷ lệ luân chuyển hàng hoá chỉ ra hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. Tỷ lệ luân chuyển hàng hoá thấp cho biết giá trị hàng tồn kho của công ty là quá lớn thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của công ty. Tỷ lệ này cao cho biết sản phẩm được tiêu thụ nhanh và chi phí của hàng hoá tồn kho thấp. Doanh thu thuaàn Tyû leä luaân chuyeån haøng hoùa Haøng toàn kho Doanh thu thuần e. Vòng quay khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Các khoản phải thu * 360 ngày f.Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần 150
  14. Doanh thu thuần g.Vòng quay tồn kho = Tồn kho bình quân Doanh thu (thuần) h.Vòng quay TSNH = TSNH bình quân Doanh thu (thuần) i. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐ bình quân j. Vòng quay tài sản = Các khoản phải thu * 360 ngày Doanh thu thuần l) Giá sổ sách của cổ phiếu thường Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Giá sổ sách Tổng nợ phải trả - Cổ phiếu ưu đãi của cổ phiếu = th ường Số cổ phiếu thường 4.1.6. Đánh giá thu nhập a) Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (EPS) Lôïi nhuaän sau thueá - Coå töùc öu ñaõi EPS Soá coå phieáu thöôøng ñang löu haønh 151
  15. b) Cổ tức cho một cổ phiếu thường (DPS) Lôïi nhuaän sau thueá - Coå töùc öu ñaõi - Lôïi nhuaän giöõ laïi DPS Soá coå phieáu thöôøng ñang löu haønh c) Chỉ số giá cả trên thu nhập (P/E) d) Giaù thò tröôøng cuûa coå phieáu Chæ soá giaù caû treân thu nhaäp EPS Hệ số P/E cao chỉ ra rằng nhà đầu tưđang trả giá cao cho thu nhập ngày hôm nay. Họ làm như vậy hy vọng thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Các cổ phiếu có hệ số P/E cao có khuynh hướng trả cổ tức thấp d) Hệ số chi trả cổ tức Hệ số này là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông thường dưới dạng cổ tức DPS Heä soá chi traû coå töùc EPS e) Lơi tức hiện thời (hệ số lãi cổ phần trên thời giá) Lợi tức hiện thời cho cổ phiếu thường thể hiện tỷ lệ hoàn vốn cổ tức dựa trên giá trị thị trường hiện thời của cổ phiếu. Lợi tức hiện Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu thường thời của cổ = phiếu thường Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu thường 152
  16. 4.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Phân tích kỹ thuật là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán, và khuynh hướng lên xuống của một loại chứng khoán để mua bán chứng khoán ở thời điểm tốt nhất. Phương pháp phân tích kỹ thuật không phủ nhận giá trị của thông tin cơ bản cho rằng giá cổ phiếu, sẽ xoay quanh giá trị cơ bản của chúng. Tuy nhiên, các phân tích kỹ thuật cũng cho rằng, những thay đổi các nguyên tắc thị trường cần được nhận thức rõ ràng, trước khi ảnh hưởng của những thay đổi này được phản ảnh hoàn toàn vào giá. Vì thị trường tự điều chỉnh để đạt đến thế cân bằng mới, những nhà kinh doanh khôn ngoan có thể khai thác các xu hướng giá này. Phân tích kỹ thuật cũng cho rằng, các qui luật của kinh tế thị trường có thể bị thay đổi bởi các yếu tố vô lý. Các dao động ngẫu nhiên của giá chứng khóan ít nhiều gắn liền với một xu hướng cơ bản nào đó. Trường hợp những dao động này diễn biến chậm, có thể tận dụng chúng để thu lợi nhuận lớn. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng có những mô hình về giá cổ phiếu có thể khai thác, nhưng một khi các nhà đầu tư nhận biết và lợi dụng các mô hình đó, hoạt động mua bán của họ sẽ tác động đến giá, do đó làm thay đổi các mô hình giá. Điều này có nghĩa là các mô hình mô tả đặc điểm của thị giá sẽ luôn luôn biến hóa, và chỉ những nhà 153
  17. phân tích giỏi, có thể nhận biết các mô hình mới sớm nhất, mới được hưởng lợi. Như vậy, điểm khác biệt về phương pháp luận cơ bản của phân tích kỹ thuật so với phân tích cơ bản là, trong khi các nhà phân tích theo trường phái phân tích cơ bản sử dụng các dữ kiện kinh tế thường tách rời với thị trường thì nhà phân tích kỹ thuật lại sử dụng các dữ liệu từ chính thị trường vì họ cho rằng đây là cách phân tích tốt nhất bởi vì thị trường là nơi dự đoán tốt nhất cho họat động kinh doanh chứng khóan. Cũng khác với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật đề cập đến cái đang xảy ra hơn là cái sẽ xảy ra trên thị trường. Thông qua các dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu biến động của giá cả và khối lượng giao dịch của các chứng khoán, nhà phân tích kỹ thuật sẽ tạo ra các biểu đồ sử dụng và các biểu đồ này như là một công cụ chủ yếu để xác định xu hướng của thị trường trong quá khứ; dự đoán xu hướng hoạt động của thị trường trong tương lai. Như vậy, phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật hoặc một kỹ năng chủ quan mà thành công của nó phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của nhà phân tích. Phân tích kỹ thuật dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, xu hướng biến động của thị trường phản ánh tất cả,phân tích kỹ thuật cho rằng sự thay đổi về giá chứng khoán là kết quả tổng hợp của các nhân tố phức tạp 154
  18. có thể tác động đến thị trường bao gồm: Cung, cầu, các yếu tố chính trị, kinh tế và các ảnh hưởng tâm lý. Thứ hai, luôn luôn tồn tại các dạng thức ứng xử của thị trường. Giá cả của các chứng khoán và giá trị của toàn bộ thị trường có khuynh hướng biến động theo các xu thế. Do đó, nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật là nhận ra các dạng thức ứng xử của thị trường đã được thừa nhận qua các chỉ báo theo dõi xu thế biến động của thị trường. Thứ ba, lịch sử tự lập lại.những nhà tâm lý học cho rằng tâm lý loài người ít thay đổi theo thời gian, cho nên những dạng thức giao dịch đã được thừa nhận và được phân loại trong hơn một thế kỷ qua vẫn có thể tự lập lại trên cơ sở hợp lý. Với các dạng thức giao dịch nhất định đã xác định, xác suất sản sinh các kết quả được kỳ vọng là rất cao. Nhìn chung, phân tích kỹ thuật là dùng các lý thuyết về thị trường để nghiên cứu sự biến động của toàn bộ TTCK. Từ những kết quả đó, phản ánh, ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị cácgiao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ và từ đó dư đóan xu thế diễn biến trong tương lai. 4.2.1. LÝ THUYẾT DOW: Lý thuyết Dow, lấy tên của nhà sáng lập Charles Dow, đây là kỹ thuật nhằm cố gắng giải thích rõ ràng các xu hướng lâu dài và trước mắt của thị giá cổ phiếu. Hai chỉ tiêu được sử dụng là số bình quân ngành công nghiệp Dow 155
  19. Jones (DJIA) và số bình quân ngành vận tải Dow Jones (DJTA) là chỉ tiêu chủ yếu của các xu hướng cơ bản. Lý thuyết Dow cho rằng có ba lực lượng tác động đồng thời đến giá cổ phiếu: a) Xu hướng chính là sự vận động lâu dài của giá, kéo dài từ vài tháng đến vài năm. b) Các xu hướng phụ do các độ lệch của giá so với đường xu hướng chính gây ra. Những độ lệch này sẽ chấm dứt do các quá trình sửa chữa khi giá trở về các giá trị xu hướng. c) Các xu hướng thứ ba hay thứ yếu là những biến động hàng ngày có tầm quan trọng ít hơn. Hình 3.1 dưới đây trình bày ba yếu tố cấu thành này của quá trình vận động của giá cổ phiếu theo lý thuyết Dow. Hình 4.1. Các xu hƣớng theo lý thuyết Dow 156
  20. Hình 4.2. Các xu hƣớng theo lý thuyết Dow 157
  21. Trên hình 4.1, xu hướng chính là giá đi lên nhưng các xu hướng phụ lại dẫn đến các mức giá giảm trong ngắn hạn kéo dài một vài tuần. Các xu hướng thứ yếu hàng ngày không có ảnh hưởng về lâu dài đối với giá. Hình 4.3 miêu tả diễn biến của DJIA trong năm 1988. Xu hướng chủ yếu đi lên, và bằng chứng là sự kiện từng đỉnh điểm thị trường đều cao hơn đỉnh điểm trước đó (điểm F so với D và so với B) > tương tự, từng điểm tối thiểu cũng cao hơn điểm tối điểm tối thiểu trước đó (E so 158
  22. với C và so với A). Mô hình các đỉnh cao và điểm đáy vận động đi lên này là một trong những phương pháp thực hiện để nhận biết xu hướng cơ bản. Hình 4.3: Chỉ số DJIA năm 1988 Hình 4.3 Mặc dù xu hướng chính giá đi lên, nhưng các xu hướng phụ vẫn có thể dẫn đến các kỳ giảm giá ngắn hạn (các điểm B qua C hoặc D qua E). 159
  23. Hình 4.4: Biểu giá chứng khoán • BiÓu ®å chØ sè chøng kho¸n Lý thuyết Dow gắn liền với các khái niệm về hỗ trợ và mức đề kháng của giá cổ phiếu.Mức hỗ trợ là giá mà dưới giá đó, thị trường không có khả năng giảm nữa. Mức đề kháng là giá mà trên giá đó thị trưởng rất khó tăng lên nữa. Các mức hỗ trợ và đề kháng giá được xác định bởi lịch sử vừa qua. Trên hình 3.3, 3.4 giá điểm C được xem là mức giá đề kháng vì xu hướng phụ qua của giá cao không có khả năng tăng cao hơn C. Vậy tìm được điểm đề kháng là thấy dấu hiệu lên giá. Với chỉ số DJTA thì mức đề kháng ở điểm B 160
  24. Hình 4.5 Các dấu hiệu theo lý thuyết Dow Các phân tích kỹ thuật xem các mức giá đề kháng và hỗ trợ là kết quả về mặt kinh tế của các nhà đầu tư. Thí dụ, xem xét cổ phiếu H, là cổ phiếu đã được mua bán trong vài tháng với giá 72.000 VNĐ và sau đó giảm còn 65.000 VNĐ. Nếu cuối cùng cổ phiếu cũng bắt đầu tăng giá, 72.000 VNĐ là mức đề kháng tự nhiên, vì rất nhiều nhà đầu tư đã mua lúc đầu với giá 72.000 VNĐ sẽ dễ dàng bán cổ phiếu của họ ngay khi họ đạt đến điểm hòa vốn . Bất cứ khi nào giá gần bằng 72.000 VNĐ , một làn sóng bán ra sẽ phát sinh. Hành động này đóng góp một “cột mốc” vào thị 161
  25. trường và “cột mốc” này khiến lịch sử trước đây của giá có tác động đến mức giá hiện hành. Ở điểm G, DJIA không thể lên đến điểm cao hơn, trong khi DJTA đạt đến điểm cao hơn ở H. Biểu hiện mâu thuẫn này là một dấu hiệu báo động ở các điểm I và J, cả hai chỉ số đều rớt xuống thấp hơn các điểm của phạm vi mua bán trước đó, điều này là một dấu hiệu về sự kết thúc của thị trường lên giá căn bản. 4.2.2- Một vài dạng thức đồ thị Phân tích kỹ thuật luôn nghiên cứu tình trạng của toàn thị trường hay của từng chứng khoán nhằm dự báo biến động trong tương lai của giá dựa trên những kinh nghiệm có được với các dạng thức kỹ thuật thị trường đã xuất hiện trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật dựa trên những kiến thức đã có về giá và hình mẫu đồ thị trong quá khứ được sử dụng tham khảo nhằm dự báo xu hướng diễn biến giá trong tương lai ở mỗi thị trường cụ thể. a.Đƣờng xu thế (trendline) Đường xu thế hình thành bằng cách nối các mức giá cao nhất hoặc thấp nhất cuả chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định(thông thương tháng;quí;năm).Hình 4.6. Góc nghiêng của đường nối này phản ảnh xu thế giá lên hoặc xuống. Khi giá chứng khoán vượt ra ngoài đường xu thế, có thể có một xu thế mới xuất hiện. 162
  26. Hình 4.6 b. Điểm đột phá (Breakout) Điểm đột phá xuất hiện khi giá cuả chứng khoán vượt qua mức cận trên (thường là điểm cao trước đó) hoặc xuống thấp hơn mức cận dưới (thường là điểm đáy trước đó). Điểm đột phá được coi là dấu hiệu xu thế sẽ tiếp diễn. Trong hình 4.7, tại thời điểm đầu quí 4/2006 giá chứng khoán vượt qua đường xu thế trước đó. Khi đó điểm A được xác định là điểm đột phá và là điểm khởi đầu của một xu thế mới. 163
  27. Hình 4.7 c. Dạng thức giao dịch (Trading Pattern) Dạng thức giao dịch được hình thành bằng cách vẽ một đường nối các cao điểm và một đường nối các điểm đáy của giá một chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định (thông thương tháng;quí;năm) Hình 4.8. Hai đường vẽ song song này sẽ có xu thế lên dốc hoặc xuống dốc,cho biết xu hướng diễn biến giá dài hạn của chứng khoán. 164
  28. Hình 4.8 d. Cận dƣới ( Support Level) Cận dưới là mức giá mà tại đó xu thế giảm giá của chứng khoán dừng lại do cầu lớn hơn cung. Các phân tích kỹ thuật xác định cận dưới là mức thấp nhất mà giá chứng khoán đã đạt tới tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Khi giá của một chứng khoán đang giảm dần xuống cận dưới, nhà phân tích kỹ thuật cho rằng nó đang “thử cận dưới” nghĩa là giá chứng khoán được kỳ vọng sẽ tăng trở lại. Nếu giá chứng khoán tiếp tục vượt qua cận dưới, triển vọng cuả chứng khoán đó sẽ bị coi là rất xấu Trong hình 4.9 giá cổ phiếu SAM vào 19/05/08 giảm xuống mức 29.000 ngàn VNĐ nhưng không xuống 165
  29. thấp hơn. Do vậy, mức giá 29.000 ngàn VNĐ có thể được xác định là mức cận dưới của cổ phiếu SAM. Theo qui luật cận dưới sẽ hình thành sau khi cổ phiếu đã trải qua một đợt tăng giá mạnh và các nhà đầu cơ bắt đầu bắt đầu bán ra để thu lợi. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng tại một mức giá nào đó, những người đầu tư chưa mua vào trong đợt lên giá đầu tiên và chờ đợi một sự đảo chiều sẽ bắt đầu mua cổ phiếu. Khi giá đạt tới mức cận dưới này, nhu cầu đối với cổ phiếu sẽ tăng mạnh, sẽ làm gia tăng về giá và khối lượng giao dịch. Hình 4.9 So sánh giá cổ phiếu SAM so với REE (trong thời gian 3 năm), ngày19/05/08 166
  30. Hình 4.10 So sánh giá cổ phiếu SAM so với REE (trong thời gian 6 tháng đầu năm 2008), ngày 19/05/08 e. Cận trên (Resistance Level) Ngược với cận dưới, cận trên là mức kháng cự, là mức giá mà tại đó các nhà đầu tư sẽ bán ra. Họ cũng cho rằng khi giá chứng khoán vượt qua cận dưới là dấu hiệu rất tốt vì nó báo hiệu giá chứng khoán sẽ tiếp tục tăng tới một đỉnh cao mới. Hình 4.13, giá cổ phiếu REE ba lần lên đến mức 260 ngàn VNĐ nhưng không vượt quá mức này. Do vậy, mức 168
  31. giá 260 ngàn VNĐ có thể được xác định là cận trên của cổ phiếu REE. Cận trên của một cổ phiếu đang trong xu thế tăng giá đây là mức giá mà phần lớn các nhà đầu tư đều cho đây là thời điểm thích hợp để bán ra thu lợi. Hình 4.11 So sánh giá cổ phiếu SAM so với REE (trong thời gian 5 tháng đầu năm 2008), ngày 19/05/08 169
  32. Qua nhiều diễn biến giao dịch, các nhà phân tích kỹ thuật nhận thấy rằng cận trên luôn tỏ ra chắc chắn hơn cận dưới. Điều này được lý giải là tâm lý nhà đầu tư muốn rút ra khỏi thị trường luôn mạnh hơn tâm lý muốn tham gia vào thị trường, nghĩa là nỗi lo sợ bị thua lổ luôn mạnh hơn mong muốn kiếm lợi. Hình 4.12 So sánh giá cổ phiếu SAM so với REE (trong thời gian 5 tháng đầu năm 2008), ngày 19/05/08 170
  33. * Mối liên quan giữa mức hỗ trợ và mức kháng cự Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một số lượng cầu mua cổ phiếu để ngăn chặn xu hướng giảm giá. Mức kháng cự là mức giá tại đó có đủ chứng khoán cung để ngăn chặn xu hướng tăng giá. Vậy vùng hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Cơ sở của dự đoán lý thuyết hỗ trợ và kháng cự là khối lượng giao dịch của một loại cổ phiếu có xu hướng tập trung lớn tại một số mức giá, tại đó có nhiều cổ phiếu được giao dịch. Do mức giá mà tại đó có khối lượng giao dịch lớn diễn ra thường là điểm đảo chiều. Tuy nhiên, cần lưu ý các mức giá này thường xuyên thay đổi vai trò từ hỗ trợ sang kháng cự và ngược lại. Hình 4.13 giá cổ phiếu REE ngày 05/07/07 171
  34. f.Đầu và vai (Head and Shoulders) Dạng thức này báo hiệu sự đảo chiều cuả một xu thế. Sau khi hình thành dạng thức này, nhà phân tích kỹ thuật cho rằng giá chứng khoán sẽ tiếp tục giảm. Ngược lại, dạng thức này nếu đảo ngược là dấu hiệu giá chứng khoán sẽ tiếp tục tăng. Hình 4.15 từ tháng 1 giá cổ phiếu có xu thế tăng từ 45 ngàn VNĐ lên trên 60 ngàn VNĐ. Trong khoảng từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4 diễn biến giá cổ phiếu hình thành 172
  35. nên dạng thức đầu và vai. Sau khi hình thành nên vai phải (kết thúc dạng thức) giá cổ phiếu có xu thế tiếp tục giảm. Hình 4.14 giá cổ phiếu REE từ ba năm đầu đến ngày 19/05/08 g. Đáy kép (Double Bottom) Khi dạng thức này hình thành, giá chứng khoán sẽ không xuống thấp hơn. Tuy nhiên, nếu giá chứng khoán vẫn tiếp tục giảm, nó sẽ xuống tới một điểm đáy mới. 173
  36. Hình 4.14, từ tháng 2/08 đến tháng 5/08 có hai lần giá cổ phiếu REE giảm xuống mức 29.000 VNĐ nhưng không giảm xuống thấp hơn. Trong trường hợp này mức giá 29.000 VNĐ có thể được coi là mức cận dưới. Hình 4.15 giá cổ phiếu NSC trong 6 tháng đầu năm 2007 (ngày 05/07/07) h. Đỉnh kép (Double Top) Ngược với đáy kép, khi dạng thức này hình thành, giá chứng khoán sẽ không tiếp tục tăng cao hơn. Tuy nhiên, 174
  37. nếu giá chứng khoán vẫn tiếp tục tăng, nó sẽ đạt tới đỉnh cao mới. Hình 4.15, từ tháng 3 đến tháng 5 có 2 lần giá cổ phiếu tăng tới mức 80.000 VNĐ nhưng không tăng cao hơn. Trong trường hợp này, mức giá 80.000 VNĐ có thể được coi là mức cận trên. k. Lá cờ (Flag) Lá cờ là một dạng đồ thị có hình giống lá cờ (với một đường thẳng đứng ở một bên) thể hiện giai đoạn củng cố của một xu thế. Dạng thức này hình thành từ những dao động giá trong một khoảng hẹp, diễn ra sau hoặc trước đợt tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Nếu lá cờ được hình thành sau đợt tăng giá, tiếp sau giai đoạn này sẽ là đợt tăng giá nữa; nếu sau đợt giảm giá, một đợt giảm giá nữa sẽ diễn ra tiếp theo. Hình 4.16, vào đầu tháng 4 giá cổ phiếu tăng từ 26.000 VNĐ lên 30.000 VNĐ. Sau khi kết thúc dạng lá cờ, giá cổ phiếu tiếp tục tăng lên 70.000 VNĐ. Hình 4.16 giá cổ phiếu HAP trong 6 tháng đầu năm 2007 (ngày 05/07/07) 175
  38. 4.2.3 Đƣờng trung bình di động (Moving Average – MA) Các chỉ số trung bình động là một công cụ phân tích, kỹ thuật ra đời sớm nhất và phổ biến nhất. MA: Một chỉ số trung bình động là giá trị trung bình của một chứng khoán tại một thời điểm nhất định. Khi tính toán một chỉ số trung bình, cần phải xác định rõ thời gian để tính giá trung bình (ví dụ 20 ngày) Phương pháp thực hiện bằng cách san bằng sự biến động với việc làm chậm lại thời gian, nhằm xác định hoặc chỉ ra tín hiệu xu hướng cũ đã kết thúc hoặc xu hướng mới bắt đầu và theo dõi sự diễn biến của xu hướng. 176
  39. Hình 4.17 giá cổ phiếu VINAMILK trong 20 tháng đầu tháng 05năm 2008 * MA giản đơn (Simple MA): Chỉ số trung bình giản đơn được tính bằng cách cộng (+) tất cả giá của chứng khoán trong “n” khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia (:) cho “n” 177
  40. Hình 4.18 giá cổ phiếu VINAMILK trong 5 tháng đầu năm 2008 Ví dụ 4.1: Cộng (+) giá đóng cửa của một chứng khoán trong 20 ngày gần nhất rồi chia (:) cho 20. Kết quả có được là giá trung bình của chứng khoán đó trong 20 ngày gần nhất. Việc tính toán này phải được thực hiện cho từng thời điểm trên biểu đồ, Trong biểu đồ hình 4.17 sử dụng đường MA ngắn hạn là 20 ngày và lấy giá đóng cửa để tính. 178
  41. Tính trung bình dữ liệu giá của cổ phiếu VNM, khi đó một đường bằng phẳng hơn (màu hồng) được tạo ra giúp xác định xu hướng giá. Khi MA là giá trung bình của một chứng khoán trong vòng 20 ngày gần nhất,nó thể hiện sự đồng nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư trong 20 ngày đó . Nếu giá chứng khoán cao hơn mức trung bình động của nó, có nghĩa là kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư (chính là giá cả hiện tại của chứng khoán) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt 20 ngày đó,và các nhà đầu tư đang ngày càng có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với chứng khoán đó. Hay nói cách khác, giá chứng khoán cao hơn MA đó là tín hiệu nên mua. Ngược lại, nếu giá ngày hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại đó sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong 20 ngày.Chứng khoán giảm thấp hơn MA đó là tín hiệu bán. Ví dụ 4.2: Vào ngày 02/4/2008, giá mở của VNM là 129.000 VNĐ và giá đóng cửa là 131.000 VNĐ. Nhưng giá tiếp tục dịch chuyển xuống dưới đường MA và đây là tín hiệu nên bán ra. Vào ngày 01/5/2008 thì giá mở cửa của VNM (Vinamilk) là 127.000 VNĐ và giá đóng cửa là 127.000 VNĐ. Tại điểm đó ta thấy giá của chứng khoán cắt đường MA 20 ngày và tiếp tục giảm hơn đó chính là tín hiệu bán. * Kết hợp 2 đường MA 179
  42. + Đường MA ngắn hạn là 20 ngày và đường này là đường bám sát với đường giá nhạy cảm với biến động thị trường hàng ngày. + Đường MA dài hạn là 30 ngày, đường này ở đây giả định là đường đầu tư dài hạn ít nhạy cảm với biến động thị trường hàng ngày. MA ngắn hạn có ich khi thị trường đảo chiều liên tục. MA dài hạn hoạt động tốt hơn trong thị trường có xu hướng được giữ vững và có chiều hướng đi lên. Khi đó, nếu MA ngắn hạn cắt lên trên đường MA dài hạn báo hiệu xu hướng tăng đó cũng chính là tín hiệu mua. Còn nếu MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn thì đó báo hiệu xu hướng giảm và đó là tín hiệu bán. Nếu như nhìn chúng cách nhau quá xa thì hãy thận trọng vì có xu hướng giá sẽ đảo chiều. Hình 4.18 vào ngày 10/5/2008 thì đường MA ngắn hạn đã cắt xuống dưới đường MA dài hạn báo hiệu bắt đầu một xu hướng giá xuống và biên độ cũng khá nhỏ nên dự báo những ngày tới sẽ không có hiện tượng đảo chiều và giá sẽ tiếp tục giảm. Cũng theo hình trên, vào ngày 8/5/2007 thì đường MA ngắn hạn đã cắt lên trên đường MA dài hạn báo hiệu bắt đầu một xu hướng giá tăng và vì biên độ cũng khá nhỏ nên dự báo những ngày tới sẽ không có hiện tượng đảo chiều và vì vậy giá sẽ tiếp tục tăng nhẹ. 180
  43. * Dải băng ( Bollinger) Đặt thêm hai độ lệch chuẩn phía trên và phiá dưới đường MA 30 ngày sẽ thấy được mức giá phân tán xung quanh giá trị trung bình như thế nào,và giá cả sẽ dao động ở giữa hai dải băng này. Dải băng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào sự biến động của đường MA 30 ngày. Thời kỳ biến động giá tăng, khoảng cách giữa hai dải băng sẽ mở rộng ra. Thời kỳ biến động giá giảm, khoảng cách giữa hai dải băng sẽ thu hẹp lại. Khi hai dải băng xa nhau một cách bất thường thì tín hiệu xu hướng hiện tại sắp kết thúc. Khi hai dải băng thu hẹp lại, tín hiệu thị trường bắt đầu hình thành một xu hướng mới Theo hình trên vào đầu tháng 3/2007, ta thấy dải băng rộng ra một cách bất thường nên nó báo hiệu xu hướng tăng hiện tại của VNM sắp kết thúc và dải băng ngày càng hẹp lại, nên sẽ hình thành một xu hướng giá giảm. Ví dụ 4.3: Diễn biến giá cổ phiếu VNM như sau : Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá 128 129 130 131 130 132 131 130 Hãy xây dựng các đường bình quân động (MA) 4, 5 và 6 ngày để xác định mức giá bình quân tương ứng của cổ phiếu VNM vào các ngày 6,7 và 8? 181
  44. Giải: Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá 128 129 130 131 130 132 131 130 MA-4 129.5 130 130.8 131 130.8 MA-5 129.6 130.4 130.8 130.8 MA-6 130 130.5 130.7 4.2.4 CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN 4.2.4.1. Sự dao động giá chứng khoán Trong thực tế, giá thị trường của cổ phiếu sẽ xoay quanh giá trị thực nhưng trong phạm vi có giới hạn của một vùng dao động. Biên độ của vùng dao động phụ thuộc vào chi phí giao dịch, chi phí giao dịch càng cao vùng dao động càng lớn. Các nhà kinh doanh chứng khoán được coi là các thực thể tài chính trung gian – là người tận dụng sự lên xuống của giá cả cổ phiếu để mua bán nhằm mục đích kiếm lời. Mặt khác, họ là những thực thể tài chính nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán không vượt quá giới hạn của vùng dao động – họ là những người điều tiết giá thị trường cổ phiếu một cách xuất sắc . Vì, khi giá cổ phiếu vượt ra ngoài giới hạn các nhà kinh doanh chứng khoán phải lập tức mua vào hoặc bán ra các cổ phiếu nhằm mục đích kiếm lời,những họat động này sẽ làm cho quan hệ cung cầu dần 182
  45. dần tự điều tiết để trở nên cân bằng và giá cổ phiếu dần dần trở lại trạng thái bình thường. Nếu giá cổ phiếu xuống thấp quá giới hạn, thì các nhà kinh doanh chứng khoán sẽ mua các cổ phiếu vào, do cổ phiếu đã hạ giá so với giá trị lý thuyết của nó. Sau đó, khi giá thị trường tự điều chỉnh dần vào phạm vi bình thường, và chờ khi giá thị trường tăng đến phạm vi giới hạn trên, các nhà kinh doanh chứng khoán sẽ lập tức bán ra các cổ phiếu với giá cao, thu lợi nhuận, sau đó, chờ khi giá cổ phiếu hạ xuống họ lại mua vào. Để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh cổ phiếu, các nhà kinh doanh chứng khoán cần thường xuyên kiểm tra giá trị thực của cổ phiếu trên (dựa trên phân tích cơ bản và triển vọng phát triển của doanh nghiệp). * Trường hợp một loại chứng khoán đang lưu thông trên các TTCK khác nhau, ví dụ như tại New York, Lon don, Tokyo Ở tại một thời điểm nhất định, giá cổ phiếu tại các thị trường khác nhau có chênh lệch, thì giữa hai thị trường tồn tại một vùng dao động giá cổ phiếu . Đây sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh chứng khoán kiếm lời. Ví dụ như, giá một loại cổ phiếu tại thị trường 1 xuống quá thấp so với thị trường 2 (hình4.6), nhà kinh doanh chứng khoán sẽ mua vào chứng khoán ở thị trường 1 và ngay lập tức bán ra ở thị trường 2 thu lợi nhuận 183
  46. Hình 4.6 Vùng dao động giá CP trênTTCK Giá Giới hạn trên Vùng dao động giá CK - Vùng 2 Giá thực Vùng dao động giá CK - Vùng 1 Giới hạn thấp Thời gian Chỉ số giá chứng khoán: là chỉ báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường. Đơn giản, chỉ số giá chứng khoán là giá bình quân cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc. 4.2.4.2- Phƣơng pháp tính chỉ số giá chứng khoán a. Phương pháp bình quân số học (Arithemetic Average) 184
  47. Được xác định bằng cách lấy tổng thị giá của các loại cổ phiếu cần tính toán chia cho số loại cổ phiếu. P Bình quân số học = i N Trong đó : Pi : Thị giá của cổ phiếu i N: Số loại cổ phiếu cần tính * Chỉ số giá bình quân giản đơn Được tính toán tương tự như phương pháp tính bình quân số học. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hai phương pháp này là ở chỗ “số chia” trong chỉ số bình quân số học được điều chỉnh trong các trường hợp như tách / gộp cổ phiếu, phát hành quyền, tăng vốn để đảm bảo tính liên tục của chỉ số theo thời gian. Pi I = x Io Po Trong đó : I : Là chỉ số giá bình quân P1 : Là giá của chứng khoán i thời kỳ nghiên cứu Po : Là giá của chứng khoán i thời kỳ gốc Hai chỉ số nổi tiếng thuộc loại này là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average – DJIA) của Hoa Kỳ và chỉ số Nikei của Nhật Bản. Nhược điểm của bình quân số học là không phản ánh được xu thế phát triển dài hạn của giá cổ phiếu, vì giá cổ 185
  48. phiếu sẽ không được thể hiện một cách liên tục khi tách / gộp cổ phiếu, tăng / giảm vốn. Ngoài ra, những chứng khoán có giá cao sẽ có tác động lớn đến bình quân số học. b. Phương pháp bình quân có trọng số ( Weighted Average) Được tính bằng cách lấy tổng vốn thị trường của các loại cổ phiếu cần tính toán chia cho tổng số lượng cổ phiếu niêm yết. P Q Bình quân có trọng số = i i Qi Trong đó : Pi : Thị giá cổ phiếu i Qi : Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu i Nhìn chung, bình quân có trọng số chịu tác động của số lượng cổ phiếu niêm yết. Do đó, các cổ phiếu có số lượng niêm yết lớn sẽ tác động nhiều đến bình quân có trọng số. Bình quân có trọng số cũng có những hạn chế tương tự bình quân số học khi thể hiện xu hướng dài hạn của giá cổ phiếu. * Chỉ số tổng hợp: Chỉ số này nhằm so sánh giá trị thị trường hiện tại với một giá trị cơ sở tại một thời điểm xác định trước đó (gọi là kỳ gốc hay kỳ cơ sở). Thông thường, giá trị cơ sở được chọn là 100 186
  49. Chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các biến về giá và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số này được xác định như sau : Tổng giá trị thị trƣờng kỳ Chỉ số hiện hành = x 100 tổng hợp Tổng giá trị thị trƣờng kỳ cơ sở Hai phương pháp thường được dùng để tính chỉ số này là phương pháp Laspeyres và phương pháp Paascher. + Phương pháp Laspeyres : Dựa trên định lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở (kỳ gốc) Qo x P1 IL = x Io Qo x Po Trong đó : IL : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres Qo : Là khối lượng chứng khoán (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ gốc. + Phương pháp Paascher: Dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ hiện hành D. Qo x P1 Ip = x Io Qo x Po Trong đó : Ip : Là chỉ số Paascher 187
  50. Q1: Là khối lượng quyền số thời kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ báo cáo. Các chỉ số như NYSE Composite, S & P 500 của Mỹ, TOPIX của Nhật, FTSE 100 của Anh và CAC 40 của Pháp được tính dựa trên phương pháp Paascher. Còn chỉ số DAX của Đức được tính theo phương pháp Laspeyres Chỉ số chứng khoán Việt Nam: Q1 x P1 VNIndex = x Io Qo x Po Trong đó : P1 : Là giá hiện hành chứng khoán Q1: Là khối lượng cổ phiếu đang lưu hành Po : Là giá cổ phiếu thời kỳ gốc Qo: Là khối lượng chứng khoán thời kỳ gốc Chỉ số giá chứng khoán được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thế giới. Cách tính chỉ số chứng khoán VNIndex: Ví dụ 4.4: Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 188
  51. Giá Số lƣợng Tên Tên thực CP niêm Giá thị trƣờng Cty CP hiện yết Cơ REE 16.000 15.000.000 240.000.000.000 điện lạnh Cáp SAM 17.000 12.000.000 204.000.000.000 VL VT Tổng 444.000.000.000 444.000.000.000 VNIndex = x 100 = 100 444.000.000.000 Vào ngày 02/8, kết quả giao dịch như sau : Giá Số lƣợng Tên Tên thực CP niêm Giá thị trƣờng Cty CP hiện yết Cơ REE 16.000 15.000.000 249.000.000.000 điện lạnh Cáp SAM 17.500 12.000.000 210.000.000.000 VL VT Tổng 459.000.000.000 459.000.000.000 VNIndex = x 100 = 103,58 444.000.000.000 189
  52. Vào ngày 4/8, kết quả giao dịch như sau : Giá Số lƣợng Tên Tên Cty thực CP niêm Giá thị trƣờng CP hiện yết Cơ điện REE 16.900 15.000.000 253.580.000.000 lạnh Cáp VL SAM 17.000 12.000.000 213.600.000.000 VT Giấy HP HAP 16.000 1.008.000 16.128.000.000 Transimex TMS 14.000 2.200.000 30.800.000.000 Tổng 514.028.000.000 Điều chỉnh số chia mới d : P P(REE).Q REE)+P(SAM)+P(HAP)+P(TMS).Q(TMS) d = d0 x P(REE).Q(REE)+P(SAM).Q(SAM) 514.028.000.000 d = 444.000.000.000 x = 488.607.219.010 467.100.000.000 514.028.000.000 VNIndex = x 100 = 105,2 488.607.219.000 190
  53. Hình 4.19 Chỉ số VNIndex và khối lượng chứng khoán giao dịch tại TTGDCK TP.HCM từ năm 2003 đến tháng 5/2007. 4.2.4.3- Một số chỉ giá chứng khoán nổi tiếng trên thế giới : a. Các loại chỉ số của Mỹ: + Chỉ số Dow Jones ( Dow Jones Average) Chỉ số Dow Jones là chỉ số giá của 65 chứng khoán đại diện thuộc nhóm hàng đầu (Blue Chip) trong các chứng 191
  54. khoán được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán New York, một TTCK lớn nhất thế giới. Nó bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành : Chỉ số Dow Jones công nghiệp DJIA ( Dow Jones Industrial Average) gồm 30 chứng khoán; Chỉ số Dow Jones vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) gồm 20 chứng khoán và Chỉ số Dow Jones dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average) gồm 15 chứng khoán. Chỉ số DJIA là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ do Charles H.Dow cùng với công ty mang tên ông thu thập giá đóng cửa chứng khoán để tính ra và công bố trên Wall Street Journal từ năm 1896. Trong quá trình tính toán đó, thường xuyên có sự thay đổi vị thế của các công ty trong nhóm top 30. Mỗi khi có công ty có dấu hiệu không còn thuộc tiêu chuẩn nhóm top 30 của các cổ phiếu Blue Chip nữa thì sẽ có công ty khác thay vị trí đó ngay. Công ty duy nhất còn lại đến nay kể từ đầu là công ty General Electric. Tóm lại, chỉ số Dow Jones là chỉ số giá chứng khoán tính cho 65 chứng khoán tiêu biểu nhất của TTCK New York.Đây là chỉ số rất được quan tâm vì TTCK hiện nay đã được toàn cầu hoá và ảnh hưởng mạnh đến TTCK khác + NASAQ Composite Index (NASDAQCI) NASDAQ:National Association of Securities Dealers Automated Quatation System) là chỉ số chứng khoán tổng hợp của 4.700 công ty,của Hoa Kỳ và nước ngoài được niêm yết trên TTCK NASDAQ. Chọn ngày 192
  55. 05/2/1971 làm kỳ gốc, với trị giá là 100, có tính thêm chỉ số của các nhóm ngành: ngân hàng máy tính, công nghiệp, bảo hiểm, vận tải, tài chính khác và bưu chính viễn thông. + New York Stock Exchange Index (NYSEI) Là chỉ số tính theo phương pháp bình quân gia quyền, cho tất cả các chứng khoán ở NYSE. Chọn ngày 31/12/1964 làm kỳ gốc. Quyền số thay đổi theo giá thị trường. Trị giá năm đầu tiên là 50USD và thay đổi của nó được thể hiện theo điểm. Các chỉ số phụ bao gồm chỉ số cho ngành công nghiệp, vận tải, phục vụ công cộng và chỉ số tổng hợp cho khu vực tài chính. + Amex Major Market Index (XMI) đây là chỉ số tính theo phương pháp gia quyền với quyền số giá cả của 20 cổ phiếu đang làm ăn phát đạt nhất (Blue Chip) trong ngành công nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán New York. Chỉ số này do AMEX tính và tương đối giống DJIA, trong đó có 15 cổ phiếu thuộc nhóm các cổ phiếu của DJIA. + Amex Market Value Index (XAM), chỉ số này do AMEX tính và công bố từ 4/9/1973 theo phương pháp tính gia quyền với quyền số là giá thị trường. Ngày gốc tháng 9/1973. Bao gồm 800 cổ phiếu đại diện cho tất cả các ngành kỹ nghệ giao dịch trên AMEX. + Dow Jones World Stock Index, chỉ số này là chỉ số bình quân giá trị của 2.600 công ty trên thế giới. Đại diện cho 80% giá trị TTCK quốc tế. Hiện tại nó bao gồm 25 193
  56. nước thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu và vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ngày gốc 31/12/1991 và trị giá gốc là 100. Chỉ số này được tính cho từng nhóm ngành, có phân theo vùng, quốc gia. Chỉ số đối với từng nước tính theo đồng nội tệ, và USD, Pound cuả Anh, Mark của Đức, Yên của Nhật. Chỉ số cho vùng và thế giới tính theo 4 loại ngoại tệ kể trên. + NASDAQ 100 Index, chỉ số được tính từ năm 1985 cho 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết tại TTCK NASDAQ. Chỉ số tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị. Tất cả các công ty tham gia chỉ số có mức vốn thị trường tối thiểu là 400 triệu USD vào tháng 10/1993 và được chọn theo tiêu thức giá trị giao dịch và tiêu biểu trên thị trường. + S & P 500 (Standard and Poors’ , đây là chỉ số giá bình quân giá trị, tổng hợp của 500 loại cổ phiếu. Nó bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên NYSE, một số thuộc nhóm của AMEX và NASDAQ. Chỉ số này bao gồm 381 cổ phiếu thuộc ngành tài chính, 47 cổ phiếu thuộc các ngành dịch vụ công cộng, 56 cổ phiếu thuộc ngành tài chính và 16 cổ phiếu thuộc ngành vận tải đại diện cho 74% trị giá thị trường của tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên NYSE. Ngoài ra còn có chỉ số S&P 100, tính trên cơ sở S & P 500. + Value line Composite Average, đây là chỉ số tổng hợp quyền số như nhau, bao gồm 1.700 cổ phiếu của NYSE, AMEX và trên thị trường OTC. Trị giá cơ sở là 100, 194
  57. ngày cơ sở là 30/6/1961. Sự thay đổi tính theo điểm chứ không tính theo Dollar và Cent. Chỉ số này cũng tính cho 3 nhóm : công nghiệp, vận tải và dịch vụ công cộng. + Wishire 5.000 Equity Index, đây là chỉ số phạm vi rộng nhất. Chỉ số này tính theo quyền số giá trị. Nó bao gồm hơn 6000 cổ phiếu giao dịch ở NYSE, AMEX, hệ thống thị trường quốc gia NASDAQ. Ngày cơ sở là ngày 31/12/1980. * Các chỉ số của Nhật Bản: + Chỉ số Nikkei 225, là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá của 225 cổ phiếu thuộc Sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc Sở Giao dịch Osaka. Chỉ số này do Thời báo Kinh tế Nhật và công bố (Thời báo Nikkei). Chỉ số này còn được gọi là chỉ số Nikkei Dow vì phương pháp tính của nó như phương pháp tính của Dow Jones. + Chỉ số TOPIX, chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán niêm yết quan trọng của TTCK Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là 100. * Chỉ số cuả Anh: + Chỉ số FT -30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu của TTCK London. Chỉ số này được công bố từng giờ kể từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và vào lúc đóng cửa của Sở giao dịch chứng khoán London. Thời gian gốc là năm 1935 với giá trị 100. 195
  58. + Chỉ số FT – sE 100, là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng khoán London. Ngày gốc là 3/1/1984 với giá trị gốc là 1.000. * Các chỉ số khác: + Chỉ số CAC (Pháp), tính cho 240 cổ phiếu hàng đầu tại Sở Giao dịch chứng khoán Paris. Ngày gốc là 31/12/1981 với giá trị gốc là 100. + Chỉ số DAX (Đức), tính cho 30 cổ phiếu hàng đầu của Đức. Ngày gốc là 31/12/1987 với giá trị gốc là 1.000. 4.2.5- Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật : 4.2.5.1- Quy mô thị trƣờng Quy mô thị trường được dùng để đo lường sức mạnh của một số thị trường đang tăng trưởng hay thu hẹp. TRIN : Là tỷ số của quy mô cổ phiếu suy giảm bình quân so với quy mô cổ phiếu thăng tiến bình quân. Số chứng khoán đã tăng giá : Số chứng khoán đã hạ giá TRIN = Số lƣợng cổ phiếu đã tăng : Số lƣợng cổ phiếu đã giảm Ví dụ 4.5: Có 1,000 loại chứng khoán đã tăng giá và 820 loại chứng khoán giảm giá, tương ứng với 88 triệu cổ phiếu đã tăng giá và 76 triệu cổ phiếu đã giảm giá . 1,000 : 820 TRIN= = 1,079 88T :76T 196
  59. 4.2.5.2.Độ rộng của thị trƣờng : Độ rộng của thị trường là chỉ báo về số lượng các cổ phiếu tăng giá và số lượng các cổ phiếu giảm giá trong mỗi ngày giao dịch. Chỉ báo này giải thích nguyên nhân sự đổi hướng của các chỉ số chứng khoán. Ví dụ 4.6 Tình hình giao dịch của các cổ phiều niêm yết như sau: Ngày 1 2 3 4 5 Số CP lên giá 950 965 822 652 847 Số CP xuống 858 780 760 1125 920 giá Hãy xác định độ rộng của thị trường.Chỉ báo này cho thấy dấu hiệu tích hay tiêu cực ? Giải: Ngày 1 2 3 4 5 Số CP lên giá 950 965 822 652 847 Số CP xuống 858 780 760 1125 920 giá Chênh lệch 92 185 62 -473 -73 Độ rộng lũy kế 92 277 339 -134 -207 Với ví dụ 4.6, chỉ báo cho thấy thị trường đang có xu hướng xấu đi. 4.2.5.3- Tổng khối lƣợng bán khống Bán khống (Short sales) là bán cổ phiếu khi chưa có quyền sở hữu. Nhà đầu tư bán khống vì dự đoán giá cổ 197
  60. phiếu trong tương lai sẽ giảm đi, nên hiện tại họ vay chứng khoán của nhà môi giới để bán cho người mua. Sau đó, khi đến thời hạn, nếu dự đoán đúng, họ sẽ mua cổ phiếu để trả cho nhà môi giới với giá cổ phiếu giảm, thu được lợi nhuận. Nghiệp vụ này thường đươc các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện - Tổng khối lượng bán khống sẽ tăng mạnh, nếu nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm trong tương lai. - Mặt khác, khi giao dịch bán khống được tất toán, nhu cầu cổ phiếu sẽ tăng, tác động làm cho giá cổ phiếu lên giá . 4.2.5.4- Giao dịch lô lớn: Giao dịch lô lớn của nhà đầu tư có tổ chức có tác dụng hướng dẫn thị trường. - Nếu giao dịch lô lớn do nhà đầu tư mua sẽ làm cho giá thị trường tăng giá.Ngược lại, nếu nhà đầu tư giao dịch lô lớn bán khởi xướng bán sẽ làm giá cổ phiếu giảm. - Tỷ lệ giá lên / giá xuống của giao dịch lô lớn : + Nếu > 1 : Xu thế giá lên + Nếu < 1 : Xu thế giá xuống. 4.2.5.5- Sử dụng phƣơng pháp số dƣ trên tài khoản giao dịch * Số dư có trên tài khoản giao dịch: Số dư có trên tài khỏan xuất hiện khi nhà đầu tư bán chứng khoán mà không rút tiền ra khỏi tài khoản giao dịch 198
  61. với mong muốn tiếp tục tái đầu tư. Thường số liệu tổng hợp về tình hình tài khoản giao dịch của nhà đầu tư được công bố trên một vài tạp chí tài chính. Phân tích kỹ thuật, coi số dư có trên tài khoản giao dịch là sức mua tiềm năng. Họ cho rằng khi số dư này giảm xuống là niểu hiện của xu hướng xuống giá,do báo hiệu sức mua giảm hơn khi thị trường đạt đến đỉnh cao.Ngược lại, số dư có tăng lên là tín hiệu gia tăng về sức mua và là tín hiệu cuả xu hướng lên giá . * Số dư nợ trên tài khoản giao dịch: Số dư nợ trên tài khoản giao dịch phản ánh hành động của nhà đầu tư có kiến thức và chuyên môn sâu trong việc thực hiện ký quỹ. Khi số dư nợ gia tăng sẽ là dấu hiệu của xu hướng lên giá. Ngược lại, khi số dư nợ giảm xuống sẽ là dấu hiệu bán ra vì các nhà đầu tư muốn kết thúc một chu kỳ giao dịch. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự sụt giảm của luồng vốn tham gia thị trường,đây là dấu hiệu cuả xu hướng xuống giá . 4.2.5.6. Chỉ số tin cậy. Chỉ số tin cậy là tỷ số của số bình quân 10 cổ phiếu của công ty hàng đầu chia cho số bình quân của 10 cổ phiếu công ty hạng trung bình. Tỷ số này sẽ luôn luôn nhỏ hơn 1,do các trái phiếu xếp hàng cao hơn sẽ mang lại các lợi nhuận thấp hơn. Khi những kinh doanh trái phiếu lạc quan về nền kinh tế, họ có thể yêu cầu các món tiền thưởng thấp 199
  62. hơn. Vì vậy, lợi nhuận sẽ nhỏ, và chỉ số tin cậy sẽ xấp xỉ 1. Do đó, các giá trị cao hơn của chỉ số tin cậy là những dấu hiệu của giá đang lên. 4.2.5.7. Sức mạnh tƣơng đối. Sức mạnh tương đối đo lường mức độ, mà theo đó, một chứng khoán đã vượt trội hoặc kém xa so với thị trường nói chung hay với ngành cá biệt. Sức mạnh tương đối được tính bằng cách tính tỷ số giữa giá chứng khoán của một công ty với chỉ số giá của ngành. Thí dụ, sức mạnh tương đối của Ford so với ngành sản xuất xe hơi sẽ được đo lường bằng các vận động của tỷ số giữa giá của Ford chia cho tỷ số ngành sản xuất xe hơi. Một tỷ số đang tăng có nghĩa Ford đang vượt trội so với các doanh nghiệp khác trong ngành sản xuất xe hơi. Nếu sức mạnh tương đối vững mãi theo thời gian thì đó là dấu hiệu mua chứng khoán của Ford. Tương tự, sức mạnh tương đối của một ngành so với toàn thị trường có thể được tính bằng cách theo dõi tỷ số giá của ngành với chỉ số giá của thị trường. Thí dụ: Hai cột giữa trong bảng dưới đây trình bày các số trên về các mức chỉ số ngành xe hơi với S&P 500. Có phải ngành xác định được sau khi xem xét cột cuối cùng là cột trình bày tỷ số của hai tỷ số đó. Mặc dù ngành sản xuất xe hơi nói chung đang có lợi nhuận được phản ảnh bởi 200
  63. các mức tăng dần của chỉ số ngành. Nhưng ngành này vẫn chưa cho thấy sức mạnh tương đối.Tỷ số giảm dần giữa chỉ số ngành sản xuất xe hơi với chỉ số S&P 500 cho thấy ngành sản xuất xe hơi thực hiện kém hơn so với thị trường. Tuần Ngành S&P 500 Tỷ số sản xuất xe hơi 1 165.6 447.0 0.370 2 166.7 450.1 0.370 3 168.0 455.0 0.369 4 166.9 459.9 0.363 5 170.2 459.1 0.371 6 169.2 463.0 0.365 7 171.0 469.0 0.365 8 174.1 473.2 0.368 9 173.9 478.8 0.363 10 174.2 481.0 0.362 4.2.6. HỆ THỐNG XẾP HẠNG VALUE LINE: Hệ thống xếp hạng Value Line là điển hình tốt nhất của quá trình phân tích cổ phiếu tốt. Value Line là một dịch vụ tư vấn đầu tư lớn nhất trên thế giới. Ngoài việc phát hành 201
  64. tạp chí “Value Line Invest ment Survey” để cung cấp thông tin về các nguyên tắc đầu tư của khoảng 1700 công ty thương mại cổ phần Value Line còn xếp hạng từng cổ phiếu này theo sự đánh giá dự đoán cho 12 tháng tới.Các cổ phiếu được xếp vào nhóm 1 là có kết quả tốt nhất trong khi các cổ phiếu thuộc nhóm 5 thì có kết quả xấu nhất. Value Line gọi cách xếp hạng này là “xếp hạng theo tính hợp thời”. Hình 4.20 dưới đây cho thấy hệ thống xếp hạng Value Line qua 25 năm, từ năm 1965 đến 3/1990. Trong suốt thời kỳ này, các nhóm khác nhau có kết quả đúng như các cách xếp hạng đã dự báo, và chênh lệch thực sự lớn. Sự đánh giá trong suốt 25 năm của nhóm 1 là 3.0873% (hoặc 14,8%/năm) so với 15% (hoặc 0,5% năm) của nhóm 5. Cơ chế vận hành hệ thống xếp hạng Value Line: Theo Bernhard (1979) thì cách xếp hạng của value Line có 3 yếu tố cấu thành: (1) xung lượng thu nhập liên quan, (2) thu nhập bất ngờ, (3) chỉ số trị giá. Đa số (không phải tất cả) tiêu chuẩn Value Line có xu hướng kỹ thuật, dựa trên hoặc xung lượng giá hoặc sức mạnh tương đối. Các điềm phân bổ cho từng yếu tố xác định thứ hạng chung cuộc của cổ phiếu. Hình 4.20: Phƣơng pháp xếp hạng theo tính hợp thời của Value Line 202
  65. Yếu tố xung lượng thu nhập liên quan được tính bằng cách lấy mức biến động thu nhập hàng quý trong các năm của từng công ty chia cho mức biến động bình quân của tất cả các cổ phiếu. Yếu tố thu nhập bất ngờ là chênh lệch giữa thu nhập thực tế báo cáo hàng quý với số ước tính của Value Line. Các điểm phần bổ cho từng cổ phiếu tăng lên cùng với chênh lệch về tỷ lệ giữa thu nhập báo cáo và thu nhập ước tính. Chỉ số giá được tính từ công thức hồi quy dưới đây: V = a + b1 x1 + b2 x2 + b3 x3 203
  66. Với: X1 = Điểm từ 1 đến 10 tùy theo cách xếp hạng xung lượng thu nhập liên quan, so sánh với hạng của công ty của 10 năm trước. X2 = điểm từ 1 đến 10 dựa trên giá tương đối của cổ phiếu với các tỷ số được tính theo cách tương tự như tỷ số thu nhập. X3 = Tỷ số giữa giá tương đối bình quân 10 tuần vừa qua của cổ phiếu, với giá tương đối bình quân 52 tuần của nó; và a, b1, b2 và b3 là các hệ số từ phương trình hồi quy được ước tính dựa trên số liệu của 12 năm. Cuối cùng, các điểm của từng yếu tố này được cộng lại, và cổ phiếu được chia vào 5 nhóm theo số điểm của nó. 4.3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CỔ PHIẾU Giá cả của bất cứ cổ phiếu nào cũng tương đương với giá trị hiện tại của các nguồn thu nhập bằng tiền trong tương lai của cổ phiếu đó. Tỷ suất lợi tức dùng để tính giá trị hiện tại phụ thuộc vào lợi suất cổ phiếu đang được chào bán. Muốn định giá cổ phiếu, cần phải xem xét các nguồn thu nhập bằng tiền và lợi suất củacổ phiếu Thu nhập của cổ phiếu bap gồm:. - Số tiền chia lời định kỳ cho cổ đông (cổ tức) - Chênh lệch giá mua và giá bán lại cổ phiếu (lãi vốn). Người có cổ phiếu sẽ nhận được số tiền bằng giá cổ 204
  67. phiếu bán lại trên thị trường khi chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho người khác ở thời điểm trong tương lai. Nhà đầu tư chọn lựa cổ phiếu để mua căn cứ vào tình trạng kinh doanh của công ty phát hành với giá của cổ phiếu trên thị trường. Giữa thực trạng kinh doanh của công ty và cổ phiếu của công ty tuy có mối liên hệ với nhau nhưng nó lại phản ảnh những tính chất khác nhau. 4.3.1- Định giá cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp được hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như chịu mọi rủi ro trong kinh doanh, do đó cổ phiếu thường có những đặc điểm sau: - Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn, do đó không có kỳ hạn hoàn vốn. - Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi công ty làm ăn phát đạt, cổ đông cũng được hưởng lợi nhuận cao hơn so với các loại chứng khoán khác. Nhưng ngược lại, cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàn toàn không có khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. 205
  68. - Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được chia giá trị còn lại của tài sản thanh lý. - Giá cổ phiếu biến động rất nhanh, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố nhưng nhân tố quan trọng nhất là hiệu quả kinh doanh và giá trị thị trường của doanh nhgiệp 4.3.2. Các loại giá cổ phiếu Mệnh giá (Par – Value): Là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa.Thông thường khi công ty mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau : Mệnh giá cổ phiếu Vốn điều lệ của công ty cổ phần = mới phát hành Tổng số CP đăng ký phát hành Ví dụ : Năm 2006, công ty cổ phần MINH MINH thành lập với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, số cổ phần đăng ký phát hành là : 600.000. Ta có : Mệnh giá 60 tỷ đồng = = 10.000 đ/CP mỗi cổ phiếu 6.000.000 206
  69. Nhưng trong tương lai, công ty ngày càng phát triển, giữa giá trị thực và giá bán của cổ phiếu trên thị trường thoát ly càng lúc càng xa mệnh giá cổ phiếu, hơn nữa, các nhà đầu tư quan tâm khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu đó là cổ tức công ty, yếu tố cấu thành nên giá trị thực của cổ phiếu. Do đó, mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa. Thư giá ( Book value): Giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ảnh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Cũng như ví dụ trên, năm 2008 công ty A quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm 2.000.000CP, mệnh giá mỗi cổ phiếu vẫn là 10.000đ, nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường là 30.000đ. Biết rằng, quá trình tích lũy dùng cho đầu tư còn lại tính đến cuối năm 2003 là 20 tỷ đồng. Trên sổ sách kế toán ngày 31/12/2003 như sau: Vốn cổ phần Vốn cổ phần theo mệnh giá : 8 triệu x 10.000 = 80 tỷ đồng Vốn thặng dư: (30.000 – 10.000) x 2 triệu = 40 tỷ đồng Quỹ tích lũy : 20 tỷ đồng 207
  70. Tổng số vốn cổ phần : 65 tỷ đồng Thư giá cổ phiếu 140 tỷ đồng = = 17,50đ 8 triệu Giá trị nội tại (Intrinsic value) : Là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Được tính toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển công ty và lãi suất thị trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá của thị trường và chọn lựa phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Tại thời điểm cân bằng giữa cung và cầu, hiện giá của cổ phiếu là giá cả hợp lý của cổ phiếu được nhà đầu tư chấp thuận. Thị giá (Market value): Là giá cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán Có nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội tác động quan hệ cung cầu cổ phiếu trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá thị trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó. 4.3.3- Lợi tức và rủi ro: * Lợi tức của cổ phiếu Nhà đầu tư mua cổ phiếu được hưởng lợi tức từ 2 nguồn: 208
  71. - Cổ tức: là phần lợi nhuận chia cho mỗi cổ phần (Dividend per share) được trích từ lợi nhuận ròng, sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ. Như vậy cổ tức không đuợc xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách chia cổ tức của công ty. Công ty có thể trả cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu. - Lợi tức do chênh lệch giá (Capital gain yield) : Phần lớn các nhà đầu tư với chiến lược kinh doanh ngắn hạn sẽ bán cổ phiếu ngay khi giá cổ phiếu tăng đểthu lợi nhuận * Rủi ro cổ phiếu: Để định giá được cổ phiếu phải tính được tỷ suất lợi nhuận mong đợi r. Tỷ suất lợi nhuận mong đợi đi liền với rủi ro kinh doanh. Mỗi ngành kinh doanh có một độ rủi ro nhất định. Động lực của hoạt động kinh doanh chính là các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro để có thể thu được lợi nhuận, nếu tính rủi ro, càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao. Chúng ta đã nghiên cứu rủi ro trong đầu tư chứng khoán ở chương 2 Để làm rõ thêm khái niệm rủi ro đầu tư cổ phiếu, chúng ta hãy quan sát thị trường cho vay vốn ngân hàng. Các ngân hàng thương mại khi cho khách hàng vay thường tính lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản của ngân hàng cộng với một tỷ lệ bù đắp rủi ro. Tỷ lệ bù đắp rủi ro này chính là rủi ro của ngành kinh doanh mà người vay dự kiến đầu tư vào. 209
  72. Nhà đầu tư bỏ vốn mua cổ phiếu của công ty phải xem xét liệu vốn của họ bỏ vào có thể thu được lợi nhuận đủ bù đắp rủi ro không. Tương tự như thị trường tín dụng, tỷ suất lợi nhuận mong đợi bằng tỷ suất lợi nhuận của tài sản phi rủi ro cộng với tỷ lệ bù đắp rủi ro. Khái niệm rủi ro đầu tư cổ phiếu là đặc biệt quan trọng vì nhiều nhà đầu khi lập các dự án đầu tư chỉ tính hiệu quả do lợi nhuận thu được mà không tính đến độ rủi ro của ngành kinh doanh mà mình dự định đầu tư. Vì vậy, khi dự án hoàn thành thì kết quả lại không như mong muốn, thậm chí còn có các dự án lãng phí tiền của. Do đó, khi lập dự án đầu tư phải tính đến chi phí cơ hội của đồng vốn bỏ ra, hay là tỷ suất lợi nhuận mong đợi.Tương tự, đối với các nhà hoạch định chính sách, khi đưa ra các chính sách lãi suất phải xuất phát từ quan niệm về một thế giới kinh doanh tiền tệ ngẫu nhiên . Không thể áp dụng một lãi suất cố định cho vay đối với mọi ngành nghề kinh doanh. Nếu áp dụng trần lãi suất hoặc chênh lệch lãi suất cố định thì ngân hàng cũng không thể cho vay được nếu muốn kinh doanh có lãido đó, sẽ có nhiều ngành nghề không thể phát triển được. Như vậy, hiểu được bản chất của chi phí cơ hội, tỷ suất lợi nhuận mong đợi thì các nhà đầu tư lập dự án đầu tư kinh doanh mới có thể xây dựng được đề án khả thi. 210
  73. 4.3.4- Cổ tức (dividend) Cổ tức là tiền lời chia cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường ,căn cứ vào kết quả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cổ tức của cổ phiếu thường được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ phiếu ưu đãi. Định kỳ hàng năm, Hội đồng quản trị công ty quyết định công bố có trả cổ tức hay không và chính sách phân chia cổ tức như thế nào? Cổ tức được công bố theo năm và được trả theo quý. Thu nhập ròng – Lãi cổ tức CPƯĐ – Cổ tức cổ Tích quỹ tích lũy = phiếu thường Số cổ phiếu thường đang lưu hành Chính sách chia cổ tức (dividenced policy) của công ty phụ thuộc vào: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, căn cứ vào thu nhập ròng của công ty . - Số cổ phiếu ưu đãi chiếm trong tổng số vốn cổ phần. - Chính sách tài chính trong năm tới trong đó xem xét khả năng tự tài trợ. - Hạn mức của quỹ tích lũy dành cho đầu tư. 211
  74. - Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty. Trong mục này, chúng ta đi xác định giá trị nội tại của cổ phiếu (Intrinsic value). Giá này là căn cứ để nhà đầu tư biết được giá trị thật của cổ phiếu vào thời điểm mua bán, để quyết định có nên đầu tư hay không? Sau đây là một số phương pháp định giá: 4.3.5- Định giá cổ phiếu theo phƣơng pháp chiết khấu cổ tức (phƣơng pháp DDM) Nếu dự đoán được cổ tức D2 năm thứ hai, giá cổ phiếu P2 năm thứ hai và tỷ suất lợi nhuận mong đợi r thì tính được giá cổ phiếu năm thứ nhất P1: D2 + P2 P1 = 1 + r Tính tương tự cho đến năm n, ta định giá được cổ phiếu chính là quy về giá trị hiện tại của luồng thu nhập cổ tức cho đến năm thứ n cộng (+) với quy giá trị về hiện tại của giá cổ phiếu năm thứ n. Công thức là : D1 D2 Dn Pn Po = + + + + 1 + r (1+r)2 (1+n)n (1+n)n Nhìn chung, giá cổ phiếu hiện tại là quy giá trị về hiện tại của toàn bộ cổ tức trong tương lai. Di Po i i 1 (1r ) 212
  75. Mô hình này được sử dụng với giả định : - Biết được tốc độ tăng trưởng của cổ tức. - Tính toán được lãi suất chiết khấu. * Lãi suất chiết khấu Theo mô hình định giá tài sản vốn CAMP, lãi suất chiết khấu : r = rf + (rm - rf) Trong đó : - rf : Lãi suất tín phiếu rủi ro - rm : Lãi suất thị trường - : Mức độ rủi ro của công ty Công thức trên áp dụng trong trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu, Nếu công ty phát hành cả cổ phiếu lẫn trái phiếu thì r chính là chi phí sử dụng vốn bình quân WACC. EE r WACC x x(1 t ) rredDEDE - re : Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi. - rd : Chi phí sử dụng vốn vay - E và D : Giá trị vốn cổ phần thường cổ phần ưu đãivà vốn vay tương ứng. - t: Thuế suất thuế thu nhập. 213
  76. Ví dụ : Vốn của công ty MITI là 2.800 triệu, trong đó : Trái phiếu: 800 triệu với lãi suất 10%. Cổ phiếu thường : 1.600 triệu. Tỷ suất doanh lợi các cổ đông đòi hỏi là 10% và tốc độ tăng lợi nhuận trung bình hàng năm là 0,8%/ năm. Cổ phiếu ưu đãi : 400 triệu với tỷ suất doanh lợi đòi hỏi 12%. Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân của Cty MITI ? Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp : 25%. Giải: Chi phí sử dụng vốn vay : 10%. Chi phí sử dụng vốn góp (cổ phiếu thường): 10% + 0,8% = 10,8% Chi phí sử dụng vốn góp (cổ phiếu ưu đãi) : 11% Vậy chi phí sử dụng vốn bình quân : r = WACC 1600*10.8% + 800*10%*75% + 400*11% r= WACC= 2800 = 0.098857 * Các mô hình tăng trưởng + Mô hình tăng trưởng bằng không (Zero Growth) 214
  77. Mô hình này cho nhà đầu tư được hưởng phần chia lời cố định với thời hạn là vĩnh viễn (Trái phiếu không kỳ hạn (Consol hay Perpetual Bond) hoặc cổ phiếu ưu đãi). Gọi cổ tức là D (Dividend) thì D sẽ bằng nhau ở các năm. D0 = D1 = D2 = = Di Po : Giá của cổ phiếu r: Lãi suất chiết khấu DDD P o (1r ) (1 r )2 (1 r ) DDD1 PDo t t 1 (1r ) r r (1 r ) r D Vậy : P o r Mô hình này được áp dụng cho các loại chứng khoán: - Trái phiếu không kỳ hạn (Consol hay Perpetual Bond): Là loại trái phiếu đã được chính phủ ở một số nước châu Âu phát hành sau chiến tranh để huy động vốn dài hạn phục vụ tái thiết đất nước. Với tính chất không kỳ hạn nên loại trái phiếu này không có ngày đáo hạn và không hoàn lại vốn gốc cho nhà đầu tư.Nhưng, nhà đầu tư được hưởng lợi tức vĩnh viễn. Vì dụ: Chính phủ cần huy động vốn cho việc tái thiết đất nước sau chiến tranh, phát hành loại trái phiếu vô kỳ hạn (consols) mệnh giá 6.000.000đ với tỷ lệ lãi trái phiếu 215
  78. là 25%/ năm. Nếu lãi suất tối thiểu là 20% thì giá trị hiện tại của trái phiếu là bao nhiêu: 6.000.000*25% P0 = = 7.500.000đ 20% - Cổ phiếu ưu đãi ( Preferred stock): Là loại cổ phiếu mà cổ đông được hưởng cổ tức được xác định trước và cũng với thời hạn là vĩnh viễn. Ví dụ: Ngân hàng phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100.000đ, suất cổ tức 10%. Tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu là 15% giá trị của cổ phiếu này hiện nay là bao nhiêu? 100000*10% P0 = = 66666.66đ 15% - Đối với loại cổ phiếu thường không tăng trưởng là lọai cổ phiếu của công ty có tốc độ tăng trưởng g = 0 với chính sách chia cổ tức của công ty là cổ tức cố định. Ví dụ: Công ty MINH THU hiện đang trả lãi cho cổ đông 6.000đ/ cổ phiếu trong vài năm nay và dự tính sẽ duy trì mức chia lời trong những năm tới. Nếu nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ lãi 16% thì giá cổ phiếu hiện nay trên thị trường là bao nhiêu? 6000 P0 = =37.500 đ 16% 216
  79. Giá trị lý thuyết của cổ phiếu này là 37.500 đ .Đây là cơ sở để nhành đầu tư qiuyết định. Trên nguyên tắc, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu này nếu giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn. 37.500 đ + Mô hình tăng trưởng đều (Constant Growth) Tốc độ tăng trưởng g không đổi g = ROE x Tỷ lệ thu nhập giữ lại LN sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu Trong trường hợp này, mô hình định giá cổ phiếu như sau : 2 Do(1+g) Do(1+g) Do(1+g) Po = + + + ( 1+ r) (1+r)2 (1+n) Trong đó D là cổ tức hiện tại của cổ phiếu và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức. Cổ tức kỳ vọng ở cuối kỳ n được xác định bằng cổ tức hiện tại nhân (x) với thừa số (1+g)n. Giả sử rằng r > g, Ta nhân 2 vế của công thức trên với 1 + r / 1 + g, sau đó trừ vế với hai vế ta có: P(1 r ) D (1 g ) ooPD (1gr )oo (1 ) Do r > g nên : Dg(1 ) o tiến đến zero. (1g ) 217
  80. Ta được: (1r ) (1 r ) (1 g ) P1 D hay P D o(1gg ) o o (1 ) o Po (r-g) = Do (1+g) = D1 Suy ra: D P 1 ( *) o rg Công thức( *) còn được gọi làm mô hình định giá cổ tức của Gordon-do Myron J. Gordon phát triển từ công trình nghiên cứu cuả người đi trước là John Williams. Điều kiện áp dụng mô hình tăng đều : - g - g constant - g < r Ví dụ: Phân tích doanh nghiệp GIA BẢO giá cổ phiếu hiện hành là 16 USD. EPS của năm trước là 2USD, ROE là 11% và giả định trong tương lai không đổi. Cổ tức chiếm 40% lợi nhuận. Tỷ lệ không rủi ro danh nghĩa là 7%. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường là 12% và hệ số beta của doanh nghiệp là 1,25. Hãy định giá chứng khoán GIA BẢO và đưa ra lời khuyên của bạn? Bài giải: EPSo = 2 Do = 2 x 0,4 = 0,8 218
  81. g = 11% x 60% = 6,6% D1 = 0,8 (1+ 6,6%) = 0,8528 r = 7% + (12% - 7%) 1,25 = 13,25% D 0,8528 P1 12,82 USD o rg 13,25% 6,6% Po r, nhưng tình trạng trưởng nhanh này diễn ra không bền vững, chỉ diễn ra trong một số năm và sau đó công ty sẽ bị các đối thủ cạnh tranh làm cho tốc độ tăng trưởng tăng chậm lại. + Trường hợp 1: Sự tăng trưởng của công ty diễn biến qua nhiều giai đoạn với sự thay đổi tốc độ tăng trưởng g, nhưng nói chung có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1 : Nhanh (Super Normal Growth) gS : Tốc độ tăng nhanh > r - Giai đoạn cuối: tốc độ tăng đều (constant growth) gL : tốc độ tăng đều < r 219
  82. Giả sử rằng công ty tăng trưởng nhanh trong n năm, với giai đoạn này nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu và hưởng n lần cổ tức. Từ năm thứ n + 1 trở đi,công ty tăng trưởng đều. Nhà đầu tư bán cổ phiếu ở cuối năm thứ n với giá : D n 1 Pn rgL Như vậy, tất cả thu nhập mà nhà đầu tư nhận được trên cổ phiếu bao gồm 2 phần: phần thứ nhất là các cổ tức được chia từ năm thứ nhất đến năm thứ n ; phần thứ hai tiền bán cổ phiếu thu về với giá Pn. nên, giá trị của cổ phiếu hiện nay là tổng hiện giá của các phần thu nhập mà nhà đầu tư được hưởng trên cổ phiếu. n tt Do(1 g S ) D o (1 g S ) x (1 g L ) Po tn t 1 (1r ) (1 r ) x ( r gL ) Ví dụ: Công ty cổ phần GIA BẢO phát hành cổ phiếu thường với lãi suất hiện hành là 15%, biết công ty đang ở giai đoạn hưng thịnh và tăng trưởng nhanh, trong 2 năm đầu tốc độ tăng trưởng là 20%, 14% cho năm thứ 3, và kể từ năm thứ 4 trở đi tăng trưởng đều với tốc độ trung bình là 10%. Tiền chia lãi cho cổ phiếu hiện nay là 6 USD. Tính hiện giá của cổ phiếu này. Cổ tức mong đợi được chia từ năm thứ 1 đến năm 3 1 D1= 6(1+0,2) = $7,2 2 D2 = 6(1+0,2) = $8,64 220
  83. 1 D3 = 8,64(1+0,2) = $9,849 Tính hiện giá của cổ tức từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 -1 Po(D1) = 7,2x(1+0,15) = 6,26 -2 Po(D2) = 8,64x(1+0,15) = 6,53 -3 Po(D3) = 9,849x(1+0,15) = 6,48 Tính hiện giá tại thời điểm cuối năm thứ ba của phần cổ tức từ năm thứ 4 trở đi D D (1 g) 9,849 (1 0,1) P 4 3 $216 ,7 3 r g r g 15% 10% Tính hiện giá P3 => Po(P3)= 216,7(1+0,15)-3 = $142,5 Vậy hiện giá cổ phiếu là : 6,26+6,53+6,48+142,5 = $161.77 Để có thể dự tính một cách chính xác các chỉ tiêu đưa vào công thức tính toán, nhà đầu tư phải tiến hành phân tích tình hình tài hình của doanh nghiệp để có thể dự báo triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Nguyên tắc chung được áp dụng như sau: -Tính D1: Việc ước tính cổ tức năm đầu (D1) được dựa trên số liệu về cổ tức trong quá khứ; chính sách phân chia cổ tức trong tương lai; ước tính thu nhập năm sau của công ty, từ đó ước tính giá trị cổ tức nhận được trong năm tới (D1). -Tính g: Việc ước tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty phải dựa trên đánh giá tiềm năng phát triển của công ty về lâu dài chứ không chỉ đơn thuần trong một số năm tới vì tốc độ tăng trưởng g được giả định là mức tăng 221
  84. trưởng đều đặn của công ty trong suốt quãng đời hoạt động. Do vậy, các số liệu để tính toán g phải là mức dự đoán bình quân về lâu dài. Ví dụ: Lợi tức cổ phần hiện hành = 1$, suất sinh lời yêu cầu 8%, gS = 10% trong 3 năm ; tốc độ tăng trưởng sau 3 năm = 6%. Do = 1$ D1 = 1(1,1) = 1,1$ D2 = 1,1(1,1) = 1,21$ D3 = 1,21(1,1) = 1,33$ D4 = 1,33(1,1) = 1,41$ 1,41 P 70,5$ 3 8% 6% 1,1 1,21 1,33 70,5 P 59,12$ o 1,08 (1,08)2 (1,08) 3 (1,08) 3 + Trường hợp 2: Không trả cổ tức Ví dụ : Công ty MINH MINH không trả cổ tức, EPS là 1$và giả sử tốc độ tăng trưởng là 20% trong 5 năm tới. Sau 5 năm, công ty phải trả 30% lợi nhuận dưới dạng cổ tức và có tốc độ tăng trưởng là 8%. Suất sinh lời yêu cầu là 12%. Tính giá trị của công ty MINH MINH ? D 6 Po 5 (r gL ) (1 r ) Po 11,44$ + Trường hợp 3: Mô hình với tốc độ tăng trưởng giảm dần theo đường thẳng 222
  85. (1 )xH ( ) DDoog g g LSL Po ()r g L H (t/2): Một nửa thời gian của giai đoạn tăng trưởng mạnh. Ví dụ : Công ty FF trả cổ tức 1$. Tốc độ tăng trường là 30% và giả sử giảm dần trong 10 năm, sau đó giữ mức ổn định 8%, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 12%. Tính giá trị của FF ? [1xx (1 0,08] [1 (10 / 2)(0,3 0,08)] P 54,5 o 0,12 0,08 4.3.6- Phƣơng pháp sử dụng tỷ số P/E (Price earning ratio) và P/B (Price book value ratio) * Định giá cổ phiếu sử dụng tỷ số P/B - Biểu hiện giá chứng khoán bình quân trên thị trường cho một đơn vị giá trị tài sản (thư giá) bình quân của cổ phiếu và xấp xỉ bằng trị giá cho mỗi cổ phiếu chia cho giá trị tài sản cuả cổ phiếu đó. Thị giá mỗi cổ phiếu P/B = Trị giá tài sản của một cổ phiếu Giá mỗi cổ phiếu = P/B x Trị giá tài sản của mỗi cổ phiếu - Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản của cổ phiếu. * Định giá cổ phiếu sử dụng tỷ số P/E: 223
  86. Thị giá mỗi cổ phiếu P/E = EPS Giá mỗi cổ phiếu = P/E x Thu nhập của mỗi cổ phiếu đó - Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm lợi nhuận (thu nhập) của cổ phiếu). Ví dụ: Một nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu của công ty Y vào đầu năm tới và dự kiến sẽ bán vào cuối năm thứ tư. Anh ta được các nhà phân tích tài chính cho biết dự kiến EPS và tỷ lệ thanh toán cổ tức ( ttt%) của công ty trong các năm như sau: Năm EPS ttt% to 10,51 46 t1 11,04 50 t2 11,49 50 t3 12,17 50 t4 12,77 50 Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu là 12% và P/E dự kiến ở cuối năm thứ tư là 10. Hãy tính giá trị hiện tại của cổ phiếu ? Giải: 224
  87. 4 Di P4 Po i 4 1 (1rr ) (1 ) Năm EPS ttt% DPS to 10,51 46 4,83 t1 11,04 50 5,52 t2 11,49 50 5,79 t3 12,17 50 6,08 t4 12,77 50 6,38 P4 = 10 x 12,77 = $127,7 5,52 5,79 6,08 6,38 127,7 P o 1,12 (1,12)2 (1,12) 3 (1,12) 4 (1,12) 4 Po = $99 4.3.7- Định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF) Dòng tiền thuần vốn cổ phần = Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh – (trừ) Vốn đầu tư – (trừ) Khoản trả cho chủ nợ. * Giá trị hiện tại cuả dòng tiền thuần công ty (FCF Firm) Value of Firm = FCF Firmi i 1 (1+ WACC)i Trong đó : Dòng tiền từ hoạt động _ Dòng tiền FCF Firmi = sản xuất kinh doanh được đầu tư 225
  88. * Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần vốn cổ phần (FCF Equity) Value of FCF Equity i 1 Equity = (1+ r)i Luồng tiền tự do (Free Cash Flow) là luồng tiền không được giữ lại để đầu tư. Luồng tiền tự do = Doanh thu - Chi phí - Đầu tư Số tiền thu nhập còn lại sau khi giữ được một phần để tái đầu tư vào kinh doanh chính là để trả cổ tức. Vì vậy, cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổ phần. Như vậy, công thức tính hiện giá cổ phiếu có thể được viết lại như sau : FCF1 FCF2 FCFn Pn Po = + + + 1+r (1+r)2 (1+r)n (1+r)n Ví dụ : Công ty A có kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 8 năm tới như sau : Đơn vị : Triệu VNĐ Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị tài 10,0 12,0 14,4 17,28 20,74 23,43 26,47 28,05 sản Luồng 1,20 1,44 1,73 2,49 2,49 2,81 3,18 3,36 tiền Đầu tư 2,00 2,40 2,88 3,46 2,69 3,04 1,59 1,68 226
  89. FCF -0,80 -0,96 -1,15 -1,39 -0,20 -0,23 1,59 1,68 Tăng 20 20 20 20 20 13 6 6 trưởng (%) D 1,59 P 7 39 6 rg 0,1 0,06 0,8 0,96 1,15 1,39 0,2 Po 1,1 (1,1)2 (1,1) 3 (1,1) 4 (1,1) 5 0,23 39 3,6 22,4 18,8 (1,1)66 (1,1) Đây là giá trị hiện tại của công ty. Công ty này không có vay nợ và số cổ phiếu thường đang lưu hành là 20.000 cổ phiếu nên giá trị mỗi cổ phiếu là : 18.800.000 940vnd Po 20.000 * Tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu: Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu mà họ dự tính sẽ bán lại trong tương lai thì họ mong sẽ kiếm lời trên phần chia cho cổ phần và hưởng lợi nhuận chênh lệch giá trong việc bán lại cổ phiếu đó trong tương lai. Do đó, tỷ suất lãi mong đợi (Expected Rate of Return) được cấu thành bởi hai lãi suất : - Tỷ suất cổ túc công ty (dividend gain yield) - Tỷ suất tiền lời trên giá vốn (Capital gain yield) hay chính là gia tốc tăng trưởng mong đợi (Expected growth rate). 227
  90. Nếu gọi : r : Tỷ suất lãi mong đợi trên cổ phiếu thường. D1: Tiền chia lời trên cổ phiếu năm 1. Po: Giá trị hiện tại của cổ phiếu. P1: Giá bán cổ phiếu ước đoán vào cuối năm 1. Ta có công thức : r D1 PP1 o PPoo Nếu tiền lời chia tăng đều với tốc độ tăng trưởng g, thì g lại chính bằng lãi suất mong đợi của việc tăng giá cổ phiếu và: g PP1 o Po Do đó, đối với cổ phiếu thường có cổ tức tăng đều g , lãi suất mong đợi r trên cổ phiếu sẽ bằng tỷ suất cổ tức công ty cộng với giá lúc tăng. rgD1 Po Ví dụ : Nếu bạn mua 1 cổ phiếu với giá $40 hiện nay, dự tính cổ phiếu được hưởng lời $2 vào cuối năm thứ 1 và tiền chia lời này được dự đoán sẽ tăng đều với tốc độ 7%/ năm. Tỷ suất mong đợi $2 = + 7% = 5% + 7% = 12% Trên cổ phiếu (r) 40 228
  91. Giả sử rằng, những số liệu và tính toán trên vào ngày 1/1/2005, nghĩa là hiện giá cổ phiếu Po = $40. Tiền chia lời được hưởng cuối năm 2005 hay đầu năm 2006 sẽ là : D1 = $2 Hãy tìm giá cổ phiếu vào cuối năm 2005 hay đầu năm 2006 : D 2 P1 rg Mà D2 = D1 (1+g) = $2(1,07) = $2,14 2,14 Vậy : $42,80 P1 0,12 0,07 Để ý rằng : P1 = $42,80 đã tăng 7% so với hiện giá Po = $40 P2 = Po(1+g) = 40 (1+7%) = $ 42,80 Do đó việc tăng vốn : 42,80 40 PP1 o 7% 40 Po cũng chính là gia tốc tăng trưởng g. * Đối với mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn: Tỷ lệ lãi mong đợi trên cổ phiếu chính là lãi suất cuả dự án đầu tư vào cổ phiếu, r là nghiệm số của phương trình sau : n DPin Po in 1 (1rr ) (1 ) 229
  92. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá là Po, sau n năm bán cổ phiếu với giá Pn, thì r là tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu này. 4.4 PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TRÁI PHIẾU 4.4.1. Lợi tức rủi ro của đầu tƣ trái phiếu Nhà đầu tư mua trái phiếu được hưởng lợi tức từ các nguồn sau: + Tiền lãi định kỳ, thường được trả 1 năm / lần hay nửa năm/ lần. Số tiền lãi này được tính trên cơ sở lãi suất cuống phiếu (Coupon interest rate) được quy ước nhân (x) với mệnh giá trái phiếu. C= c% x F Ví dụ: Trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng, lãi coupon 9%, vậy hàng năm trái chủ nhận được số tiền lãi là : C = 9% x 1.000.000 = 90.000đ + Chênh lệch giá : Là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu. Với loại trái phiếu có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư sẽ bán trái phiếu khi giá trái phiếu tăng lên và được hưởng chênh lệch giá. + Lãi của lãi: Trong trường hợp nhà đầu tư lãnh tiền lãi định kỳ và tái đầu tư ngay, tiền lãi này sẽ sinh ra lãi gọi là lãi tái đầu tư. Như vậy, sau một số năm nắm giữ trái phiếu, số tiền lãi coupon được tái đầu tư sẽ mang lại cho trái chủ một khoản lợi tức tiềm năng bao gồm lãi coupon và lãi tái đầu tư. 230
  93. + Rủi ro của đầu tư trái phiếu: Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu được đánh giá là loại hàng hoá ít rủi ro nhất. Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu vẫn có rủi ro, mặc dù mức độ là ít hơn so với rủi ro cổ phiếu. Sau đây là một số rủi ro điển hình có thể xảy ra đối với cổ phiếu . 4.4.1.1- Rủi ro lãi suất Giá của một trái phiếu điển hỉnh sẽ thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất: khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm; khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu sẽ tăng. Nếu người đầu tư phải bán trái phiếu trước khi nó đáo hạn trong điều kiện lãi suất tăng lên thì người đầu tư đó sẽ bị lỗ vốn, tức là bán trái phiếu dưới giá mua. Tất cả các loại trái phiếu, trừ trái phiếu có lãi suất thả nổi, đều phải chịu rủi ro lãi suất. Mức độ nhạy cảm của giá trái phiếu trước những thay đổi trong lãi suất thị trường phụ thuộc vào những đặc tính khác nhau của đợt phát hành, nhưlãi cuống phiếu và thời gian đáo hạn. Nó cũng phụ thuộc vào những lựa chọn kèm theo đợt phát hành. 4.4.1.2- Rủi ro tái đầu tƣ Giả định rằng, các dòng tiền nhận được từ trái phiếu được tái đầu tư. Khoản thu nhập bổ sung từ việc tái đầu tư đó còn được gọi là lãi của lãi, phụ thuộc vào mức lãi suất hiện hành tại thời điểm tái đầu tư, cũng như vào chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi của lãi suất đầu tư của một 231
  94. chiến lược xác định do sự thay đổi của lãi suất thị trường. Từ đó dẫn tới tính không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận được từ trái phiếu, được gọi là rủi ro tái đầu tư . Đó là rủi ro khi lãi suất để tái đầu tư các dòng tiền giữa kỳ bị giảm xuống. Rủi ro này sẽ lớn hơn đối với những thời kỳ nắm giữ dài hơn. Cần lưu ý rằng, rủi ro lãi suất và rủi ro tái đầu tư có những hiệu ứng triệt tiêu nhau. Rủi ro lãi suất là rủi ro lãi suất tăng làm giảm giá trái phiếu còn rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất giảm. 4.4.1.3- Rủi ro thanh toán Rủi ro thanh toán còn gọi là rủi ro tín dụng, là rủi ro mà người phát hành một trái phiếu có thể vỡ nợ, tức là mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Trái phiếu Chính phủ được coi là không có rủi ro thanh toán. Trái phiếu công ty khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro thanh toán được xác định bằng mức xếp hạng chất lượng do các công ty xếp hành tín nhiệm ấn định, căn cứ vào những điều khoản trong khế ước vay, khả năng thu nhập và hệ số trang trải nợ, khả năng thanh toán và trình độ quản lý của công ty phát hành. Tuy nhiên mức xếp hạng tín nhiệm có thể thay đổi sau khi công ty phát hành, hay nói khác đi là rủi ro thanh toán có thể thay đổi nhanh hơn sự đánh giá của các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp. 232
  95. 4.4.1.4- Rủi ro lạm phát Rủi ro lạm phát còn gọi là rủi ro sức mua, phát sinh do sự biến đổi trong giá trị của các dòng tiền mà một chứng khoán đem lại, do lạm phát, được đo lường bằng sức mua. Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất coupon là 7% nhưng với tỷ lệ lạm phát là 8% thì sức mua của dòng tiền này thực sự đã giảm sút. Chỉ trừ với trái phiếu có lãi suất thả nổi, với những rái phiếu nàu thì người đầu tư cũng có nguy cơ phải chịu rủi ro lạm phát bởi lãi suất mà nhà phát hành hưá trả là cố định trong suốt thời hạn của đợt phát hành. Trái phiếu có lãi suất thả nổi có rủi ro lạm phát ở mức thấp hơn, trong chừng mực lãi suất phản ánh được tỷ lệ lạm phát dự đoán. 4.4.4.5- Rủi ro tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng đồng tiền thanh toán rái phiếu bị giảm giá thì nhà đầu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ phải gặp rủi ro. Ví dụ như, nếu trái phiếu được thanh toán bằng đồng Việt Nam, mà đồng Việt Nam lại giảm giá so với đô la Mỹ thì người đầu tư sẽ nhận được ít đô la Mỹ hơn. Đó là rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp ngược lại, đồng Việt Nam tăng giá so với đô la Mỹ thì người đầu tư sẽ có lợi. 4.4.1.6- Rủi ro thanh toán Rủi ro thanh toán tùy thuộc vào việc trái phiếu có dễ dàng được bán theo giá trị hay gần với giá trị không. Thước 233
  96. đo chủ yếu đối với tính thanh khoản là độ lớn khoảng cách giữa giá hỏi mua và giá chào bán trái phiếu mà nhà giao dịch yết lên. Nếu người đầu tư dự định nắm giữ trái phiếu cho tới khi đáo hạn thì rủi ro này không quan trọng lắm. 4.4.1.7- Các nhân tố ảnh hƣởng giá trái phiếu Nói chung, giá thị trường của bất cứ loại chứng khoán nào cũng phụ thuộc vào cung và cầu, vì thế khi muốn biết điều gì quyết định giá trái phiếu, chúng ta chỉ cần tìm hiểu nhân tố nào đứng sau cung và cầu. a. Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu Cung cấp trái phiếu là một chức năng của người đi vay nhằm giải quyết vấn đề vốn. Do đó, nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của người cung cấp trái phiếu. Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ thể phát hành, thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm trên TTCK. Mặc dù lãi suất trái phiếu có vẻ hưá hẹn nhưng độ rủi ro hàm chưá lại cao hơn. b. Thời gian đáo hạn Một trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng trên thị trường bởi vì độ rủi ro càng thấp. Ví dụ, một trái phiếu sẽ được thanh toán đúng mệnh giá vào cuối năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, nếu không có biến động xấu về khả năng tài chính của đơn vị phát hành và lãi suất thị trường bình ổn, thì giá trái phiếu kể từ năm thứ 5 trở 234
  97. đi sẽ có khuynh hướng càng cao so với giá các năm đầu tiên. Trên thực tế, người ta gọi hiện tượng này là “kéo giá tới thời hạn”. c. Dự kiến về lạm phát Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi trái phiếu chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Dẫn đến kết quả là giá thị trường của các chứng khoán có lãi suất cố định bị giảm và điều này cũng buộv phải tăng lãi cho các chứng khoán đó, phần lãi tăng này sẽ đền bù cho thiệt hại của những người giữ trái phiếu trong tương lai bị ảnh hưởng của lạm phát. Sự vận động của giá trái phiếu với các thời hạn khác nhau sẽ vẽ nên một phác thảo về thị trường trái phiếu và khả năng diễn biến của lạm phát. d. Biến động lãi suất thị trường Lãi suất thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với các trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi. Trong trường hợp này, vốn sẽ chảy vào thị trường nào hưá hẹn lợi nhuận cao hơn. Như vậy, giá của trái phiếu có lợi tức cố định sẽ giảm. Nhìn ở khiá cạnh khác, nếu giá trái phiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng thì việc tăng lãi suất (chính việc này làm giảm giá trái phiếu) có thể được coi là dấu hiệu của chính 235
  98. phủ quyết định đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng lãi suất được đền bù bởi tác động tích cực của triển vọng lạm phát được cải thiện. e. Thay đổi tỷ giá hối đoái Yếu tố này ảnh hưởng đến các loại trái phiếu được thanh toán bằng nội tệ hoặc bằng đồng ngoại tệ. Ví dụ, đồng dollar Mỹ có giá trị tăng cao hơn so với đồng bảng Anh thì sẽ làm tăng giá trị của loại trái phiếu được thanh toán bằng đồng dollar Mỹ. 4.4.2. Định giá trái phiếu Trái phiếu là một loại hợp đồng nợ dài hạn do chính phủ hoặc do công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trên tờ trái phiếu thể hiện giá trị bề mặt hay giá trị danh nghĩa của trái phiếu gọi là mệnh giá (Par value hay Face value) Mệnh giá của trái phiếu ký hiệu là F Số vốn huy động trong kỳ F = Số trái phiếu đăng ký phát hành Mệnh giá là giá trị công bố của trái phiếu và không thay đổi trong suốt thời gian trái phiếu lưu hành, đến khi đáo hạn nó chính là số tiền được hoàn trả cho trái chủ gọi là vốn gốc. 236
  99. Khác với mệnh giá, thị giá của trái phiếu (Market Value) là giá thứ cấp của trái phiếu do thị trường quyết định, luôn thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Nhà đầu tư khi mua trái phiếu cũng như đầu tư vào một dự án đầu tư dài hạn nên cần so sánh giá thị trường với giá trị thực của trái phiếu (Intrinsic value) để đánh giá được tính hiệu quả của việc đầu tư và ra quyết định có nên đầu tư hay không. Intrinsic value còn gọi là giá trị lý thuyết của trái phiếu , chính là giá trị kinh tế của nó và trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá cả thị trường của trái phiếu sẽ phản ánh gần đúng giá trị lý thuyết của nó, tức là gần với giá trị thực của nó. Trong phần này, chúng ta định giá trái phiếu tức là xác định giá trị lý thuyết của trái phiếu một cách chính xác và công bằng. Giá trị của trái phiếu được định giá bằng cách xác định hiện giá của toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu. 4.4.2.1- Định giá trái phiếu thông thƣờng (Straight bond) Trái phiếu thông thường có kỳ hạn và được hưởng lãi định kỳ, số tiền lãi được tính dựa trên lãi suất danh nghĩa (Coupon rate) và mệnh giá của trái phiếu. Cả hai yếu tố này đều không thay đổi trong suốt thời gian lưu hành nên số tiền lãi coupon định kỳ là cố định. Nếu ta gọi : 237
  100. P: Giá trái phiếu n: Số năm còn lại cho đến khi đáo hạn C: Số tiền lãi coupon r: Lãi suất chiết khấu F: Mệnh giá trái phiếu Chúng ta có giá của trái phiếu, bằng hiện giá toàn bộ cho dòng tiền thu nhập từ trái phiếu trong tương lai được xác định như sau : CCCF P 1r (1 r )2 (1 r )nn (1 r ) Trong phần công thức trên, giá của trái phiếu là tổng hiện giá của hai phần: Phần lãi định kỳ và phần vốn gốc. Công thức tổng quát : n CF P tn t 1 (1rr ) (1 ) Trường hợp 1: Trả lãi định kỳ một năm một lần 1 (1r ) n P C F(1 r ) n r Ví dụ: Công ty thực phẩm N phát hành trái phiếu lãi suất 15%/ năm, mệnh giá 1 triệu đồng, 15 năm đáo hạn. Lãi suất đang lưu hành 10%/ năm. Trả lãi định kỳ 1 năm 1 lần Hãy tính hiện giá của trái phiếu ? 238
  101. C = 15% x 1.000.000 = 150.000đ 1 (1 10) n P 150.000 1.000.000(1 10%) 20 10% P = 1.380.320đ Trường hợp 2: trả lãi định kỳ 6 tháng 1 lần Thông thường, trái phiếu được trả lãi định kỳ hàng năm, nhưng để chiều theo thị hiếu của nhà đầu tư, các TTCK trên thế giới cũng phát hành khá phổ biến loại trái phiếu trả lãi định kỳ nửa năm một lần. Việc rút ngắn chu kỳ trả lãi sẽ làm cho giá trái phiếu thay đổi một chút. Cr1 (1 / 2) 2n P F(1 r / 2) 2n 2r / 2 Cũng theo ví dụ trên, nhưng phương thức trả lãi định kỳ nửa năm một lần 150.000 1 (1 10%/ 2) 20 P 1.000.000(1 10%/ 2) 20 2 10%/ 2 P = 1.384.340đ 4.4.2.2. Định giá trái phiếu không trả lãi định kỳ (Zero Coupon bond) Trái phiếu Zero coupon bond không trả lãi định kỳ cho nhà đầu tư, mà chỉ trả vố gốc bằng mệnh giá ở cuối kỳ 239
  102. đáo hạn. Do đó, dòng tiền nhà đầu tư nhận được trên trái phiếu trong tương lai chỉ là một khoản duy nhất vốn gốc bằng mệnh giá được chiết khấu về hiện tại. F P (1r )n Ví dụ: Một loại trái phiếu có thời gian đáo hạn là 20 năm nhưng không trả lãi định kỳ mà chỉ trả vốn gốc là 1.000.000đ vào cuối năm thứ 20. Nếu hiện nay, lãi suất trên thị trường là 10% thì người mua trái phiếu phải trả bao nhiêu tiền để mua trái phiếu này? 1.000.000 P 148.644 đđ (1 10%)20 Nhà đầu tư bỏ ra 148.644đ để mua trái phiếu này và không được hưởng lãi định kỳ trong suốt 20 năm, nhưng khi đáo hạn, nhà đầu tư thu về 1.000.000đ. 4.4.2.3- Ảnh hƣởng của lãi suất thị trƣờng đến giá trái phiếu Trong công thức định giá trái phiếu ở trên, chúng ta thấy giá trái phiếu phụ thuộc vào sự thay đổi của các nhân tố: F: Mệnh giá trái phiếu C: Số tiền lãi coupon r: Lãi suất chiết khấu n: Số năm còn lại cho đến khi đáo hạn 240
  103. Trong đó, hai yếu tố F và C là không thay đổi trong suốt thời gian trái phiếu lưu hành. Trong khi hai yếu tố r và n thường xuyên thay đổi theo thời gian và tình hình biến động lãi suất trên thị trường. Nếu cho hai biến số này thay đổi, chúng ta thấy được sự biến động của giá trái phiếu và có thể kết luận. - Giá trái phiếu thay đổi nghịch chiều với sự thay đổi của lãi suất thị trường. - Càng gần đến ngày đáo hạn giá trái phiếu càng tiến gần đến mệnh giá. Ví dụ: Công ty SSA phát hành trái phiếu mệnh giá 1.000.000đ, kỳ hạn 20 năm, lãi suất danh nghĩa 10%, sau 5 năm lưu hành, nhà đầu tư bán trái phiếu. * Trường hợp 1: Nếu lãi suất thị trường (lãi suất yêu cầu trên trái phiếu) hiện nay bằng với lãi suất danh nghĩa thì giá trái phiếu là: 1 (1 10%) 15 P 100.000 1.000.000(1 10%) 15 10% P = 1.000.000đ Trong trường hợp này, trái phiếu được bán đúng bằng mệnh giá. * Trường hợp 2: Nếu lãi suất hiện hành trên thị trường tăng lên đến 12% thì giá trái phiếu hiện nay là : 241
  104. 1 (1 10%) 15 P 100.000 1.000.000(1 12%) 15 12% P = 1.171.150đ Trong trường hợp này giá trị thực của trái phiếu đã tăng lên cao hơn mệnh giá của nó Từ việc phân tích 3 trường hợp trên ta có nhận xét sau : - Thứ nhất: Khi lãi suất trên thị trường bằng với lãi suất danh nghĩa của trái phiếu thì giá trị của trái phiếu bằng với mệnh giá của nó. Hay nói cách khác, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá thì mức lợi tức thực sự được hưởng trên trái phiếu nằng với lãi suất danh nghĩa. - Thứ hai: Khi lãi suất trên thị trường cao hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu thì giá trị của trái phiếu thấp hơn mệnh giá của nó. Hay nói cách khác, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá thì mức lợi tức thực sự được hưởng trên trái phiếu cao hơn lãi suất danh nghĩa. - Thứ ba: Khi lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu thì giá trị của trái phiếu cao hơn mệnh giá của nó. Hay nói cách khác, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu với giá cao hơn mệnh giá thì mức lợi tức thực sự được hưởng trên trái phiếu thấp hơn lãi suất danh nghĩa. 242
  105. - Thứ tư: Thị giá rái phiếu tiến gần đến mệnh giá của nó khi thời gian tiến gần đến ngày đáo hạn. Giá trái phiếu P=1.171.150 r=8 % r=10% P=1.000.000 P=863.790 r=12% Thời hạn 0 5 1 1 0 5 * Mối liên quan giữa giá mua trái phiếu và lợi suất đầu tư YTM > CY > P3 > F C YTM = CY = P1 = F C YTM < CY < P2 < F C 243
  106. 4.4.2.4- Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating Rate bonds): Là loại trái phiếu mà lãi suất của nó được điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trường. Đặc điểm này đã đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của doanh nghiệp khi thị trường tài chính tiền tệ không ổn định. Thông thường, cứ sáu tháng một lần, căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng lại điều chỉnh lãi suất trái phiếu cho phù hợp. Lãi suất định kỳ của một trái phiếu thả nổi thường được tái ấn định trên cơ sở lãi suất thị trường cộng thêm một phần trăm cố định. Vì thế, dòng tiền của trái phiếu thả nổi có thể chia làm hai bộ phận. * Phần thứ nhất là, một dòng tiền có lãi suất thả nổi nhận được từ lãi suất thị trường không có phần chênh lệch. Dòng tiền này bao gồm cả khoản thanh toán mệnh giá vào lúc đáo hạn. Đó là dòng tiền của chứng khoán tham chiếu. * Phần thứ hai là, một dòng tiền đã biết dựa trên khoản chênh lệch giữa các khoản thanh toán của trái phiếu có lãi suất thả nổi. Dòng tiền đã biết này được định giá theo các kỹ thuật về giá trị hiện tại. Giá của trái phiếu thả nổi lãi suất là tổng hai mức giá trên đây. Ví dụ: Giả sử, ta có một trái phiếu thả nổi lãi suất, mệnh giá 1 triệu được yết lãi suất bằng LIBOR 6 tháng cộng thêm 25 điểm cơ bản. 244
  107. Nếu LIBOR tại thời điểm tái địh đầu tiên là 8,46% thì số tiền trả lãi 06 tháng sau sẽ tính được theo tỷ lệ đó cộng với 25 điểm cơ bản. 8,46% 1.000.000xx 1.000.000 0,25% 42.300 2.500 2 Khoản 42.300 được coi là khoản nhận được từ chứng khoán tham chiếu. Khoản 2.500 nhận được từ khoản phụ trội. Nếu LIBOR tại thời điểm tái định thứ hai là 8% thì khoản lãi sau đó 6 tháng sẽ là : 8% 1.000.000xx 1.000.000 0,25% 40.000 2.500 2 Khoản tiền lãi trong mỗi dòng tiền gồm hai phần: Phần lãi thả nổi là phần thay đổi theo từng sáu tháng một lần, và phần do khoảng phụ trội là không thay đổi. Khi đáo hạn, mệnh giá được hoàn trả ngoài khoản tiền lãi. Ví dụ: Giả sử, một nhà phát hành đồng ý trả cao hơn lãi suất LIBOR 6 tháng một khoản là 100 điểm cơ bản, trong 2 năm, 6 tháng trả lãi một lần . Giả sử, lãi suất chiết khấu hiện hành của trái phiếu 2 năm là 8,5%. Giá của chứng khoán này là bao nhiêu? Bài giải: - Trái phiếu có mệnh giá 100USD. 245
  108. - Chênh lệch giữa công cụ thả nổi và công cụ tham chiếu là 50 điểm (0,5% mệnh giá) cho mỗi kỳ điều chỉnh lãi suất (6 tháng). Các dòng tiền Giá + 6 +1 năm +1,5 +2 năm tháng năm Công cụ 100 LIBOR LIBOR LIBOR 100+ tham chiếu LIBOR Công cụ 100+D LIBOR LIBOR LIBOR 100 + định giá + 0,5 + 0,5 + 0,5 LIBOR + 0,5 Chênh lệch D 0,5 0,5 0,5 0,5 Khoản phụ trội 100 điểm cơ bản mỗi năm trở thành 50 điểm cơ bản (0,5%) hay 50 (đơn vị tiền tệ) trên 100 mệnh giá cho mỗi kỳ tái định lãi suất. Dòng tiền của công cụ cần định giá được định giá chênh 0,5 với công cụ tham chiếu cho mỗi kỳ 6 tháng. Vì thế, giá của công cụ thả nổi lãi suất này là 100+D , trong đó D chính là giá trị hiện tại của các khoản thanh toán hàng nửa năm 0,5% mệnh giá. Để đạt được một kết quả tương đối chính xác, ta có thể sử dụng lãi suất thị trường hiện hành của một chứng khoán có lãi suất cố định có cùng thời hạn là 2 năm để làm tỷ lệ chiết khấu. Nếu lãi suất thị trường hiện hành trái phiếu thời hạn 2 năm là 8,5%, ta sẽ tính được D = 1,8. 246
  109. 0,5 0,5 0,5 0,5 D 1 0,0425 (1 0,0425)234 (1 0,0425) (1 0,0425) 1,8 Như vậy, giá phải trả cho chứng khoán này là : 100 + 1,8 = 101,8 USD 4.4.2.5- Định giá trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu có thể chuyển đổi (Convertible bonds): Là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá của cổ phiếu được ấn định trước gọi là giá chuyển đổi. Đây là loại trái phiếu rất được ưa chuộng bởi vì khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường người nắm giữ trái phiếu này sẽ thực hiện việc chuyển đổi và thu được những món lợi nhuận do chênh lệch giá. Công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi vì các lý do thuận lợi sau: - Trái phiếu chuyển đổi có thể bán ra với lãi suất thấp hơn của trái phiếu, cổ phiếu thường. - Công ty có thể loại bỏ lãi suất cố định khi có sự chuyển đổi vì thế giảm được số nợ - Số cổ phiếu trong thị trường hiếm khi gia tăng nhanh vì sự chuyển đổi xảy ra trong khoảng thời gian dài ( do đó, ít gây ra sự loãng các giá cổ phiếu). - Công ty tránh được sự loãng trị giá tức thời số lợi nhuận cơ bản của cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà phát hành cũng gặp phải các bất lợi sau: 247
  110. - Vốn cổ đông bị loãng vào thời điểm chuyển đổi. - Sự chuyển đổi nhiều sẽ làm thay đổi khả năng kiếm soát của công ty (khi có khả năng bỏ phiếu tăng lên vì cổ phiếu thường tăng, do đó ảnh hưởng đến quyền kiểm soát công ty). - Số nợ của công ty giảm có nghĩa là, công ty mất đòn bẩy tài chính (vì lúc đó nợ đã trở thành vốn cổ đông). - Công ty phải đóng nhiều thuế hơn khi có chuyển đổi. - Cơ cấu vốn của công ty không được ổn định như trước. Nhà đầu tư chịu bỏ tiền mua trái phiếu chuyển đổi vì các thuận lợi sau: - Trái phiếu chuyển đổi chi trả tiền lãi cố định và sẽ được thu hồi theo đúng mệnh giá khi đến ngày đáo hạn. - Trái chủ ưu tiên đòi chi trả hơn trái chủ trái phiếu, cổ phiếu thường, trong trường hợp thanh lý công ty. - Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có khuynh hướng tăng theo giá chứng khoán. * Cách tính giá chuyển đổi, và tỷ lệ chuyển đổi: Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi Giá chuyển đổi = Tỷ lệ chuyển đổi Ví dụ: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1 triệu đồng được quy định sẽ đổi thành 50 cổ phiếu thường, vậy giá chuyển đổi là : 1.000.000/ 50 = 200.000đ + Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Ratio) 248
  111. Là cổ phiếu thường được chuyển đổi ra từ một trái phiếu. Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi Tỷ lệ chuyển đổi = Tỷ lệ chuyển đổi Ví dụ: Trái phiếu chuyển đổi của SSI có mệnh giá 100.000đ quy định được chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với mệnh giá chuyển đổi bằng mệnh giá (10.000đ). Tỷ lệ chuyển đổi = 100.000đ / 10.000 = 10 Có nghĩa là 1 trái phiếu đổi thành 10 cổ phiếu thường. Giá trị chuyển đổi được tính bằng cách nhân số lượng cổ phần của phổ thông sẽ được nhận khi trái phiếu được chuyển đổi với giá hiện hành của cổ phiếu phổ thông đó. Trái phiếu chuyển đổi không bao giờ được bán với giá thấp hơn giá trị chuyển đổi của nó, do hoạt động kinh dianh hưởng chênh lệch (Arbitrage ) ngăn chặn làm cho điều đó không xảy ra. Như vậy trái phiếu chuyển đổi có hai giá trị tối thiểu: Giá trị trái phiếu thông thường và giá trị chuyển đổi . Giá trị chuyển đổi được xác định bằng giá trị của cổ phiếu phổ thông của công ty mà trái phiếu có thể đổi thành. Ví dụ: Nếu cổ phiếu đang có giá 18.000VNĐ/cổ phần , công ty có thể quyết định mức giá chuyển đổi là 25.000VNĐ để làm cho trái phiếu hấp dẫn hơn đối với người đầu tư. Hệ số chuyển đổi, tức cổ phần phổ thông 249
  112. nhận được cho mỗi trái phiếu là 40 (1.000.000/ 25.000) bằng mệnh giá của trái phiếu chia cho giá chuyển đổi. Giá trị chuyển đổi bằng số cổ phần có thể nhận được nhân với giá thị trường của cổ phiếu. Trong ví dụ trên, vì giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là 18.000VNĐ nên giá trị chuyển đổi của trái phiếu là : 18.000 x 40 = 720.000đ. Khi giá thị trường của cổ phiếu tăng thì giá trị của trái phiếu cũng tăng. Khi giá của cổ phiếu thấp hơn giá chuyển đổi (25.000) thì giá trị của trái phiếu thấp hơn mệnh giá của nó. Khi giá cổ phiếu cao hơn giá chuyển đổi thì giá trị của trái phiếu lớn hơn mệnh giá. Như vậy, đặc tính chuyển đổi tạo ra tiềm năng thu được lợi vốn khi giá cổ phiếu tăng lên. Hơn nữa, có một mức giá sàn mà giá của trái phiếu chuyển đổi sẽ không giảm xuống dưới mức đó được, đó là giá trị của trái phiếu thông thường (trong trường hợp không chuyển đổi) Đơn vị: Nghìn VNĐ Hệ số chuyển đổi Giá TT của cP Giá trị chuyển đổi 40 10 400 40 18 720 40 25 1.000=F 40 30 1.200 40 35 1.400 40 40 1.600 250