Giáo trình Phần cứng máy tính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phần cứng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phan_cung_may_tinh.doc
Nội dung text: Giáo trình Phần cứng máy tính
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH PHẦN CỨNG MÁY TÍNH 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU { Sẽ cập nhật khi in ấn} MỤC LỤC MỤC LỤC 1 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 6 1.1. Giới thiệu 6 1.1.1. Máy tính là gì ? 6 1.1.2. Máy tính cá nhân gì ? 6 1.1.3. Các loại máy tính khác 8 1.2. Các khối phần cứng máy tính 11 1.3. Phần mềm máy tính 13 1.3.1 Hệ điều hành: 13 1.3.2 Trình điều khiển thiết bị ( Driver) 14 1.3.3 Phần mềm ứng dụng ( Application Software) 15 1.3.4 Phần mềm lập trình ( Programing Software) 15 1.4. Nguyên lý hoạt động của máy tính 16 1.4.1 Sơ đồ khối máy tính: 16 1.4.2 Đơn vị cơ bản của máy tính 16 1.4.3. Nguyên lý hoạt động 17 1.4.4. Xử lý dữ liệu 18 1.4.5. Quá trình khởi động của máy tính 18 BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 22 2.1. Bo mạch chủ 22 2.1.1. Giới thiệu 22 2.1.2. Các thành phần của bo mạch chủ 23 Các Chips trên bo mạch chủ 23 Cổng kết nối 24 Khe cắm trên bo mạch chủ 25 Bảng kết nối 25 System Bus and Bandwidth 27 2.1.3. ROM BIOS 27 2
- MỤC LỤC 2.1.4. Chipsets 28 2.1.5. Các đặc trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ 33 2.1.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bo mạch chủ 35 2.2.1. Giới thiệu 36 2.2.2. Đặc tính của bộ vi xử lý 36 2.2.3. Sức mạnh của bộ vi xử lý 38 Các bộ vi xử lý của Intel, AMD 38 2.2.5. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ vi xử lý 41 2.3. Bộ nhớ chính - RAM 41 2.3.1. Giới thiệu 41 2.3.2. Đặc tính của bộ nhớ RAM 42 2.3.3. Phân loại bộ nhớ RAM 42 2.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nhớ RAM 44 2.4. Bộ nhớ phụ 45 2.4.1. Giới thiệu 45 2.4.2. Ổ đĩa cứng 45 2.4.3. Đĩa quang và ổ đĩa quang 51 2.5. Bộ nguồn và thùng máy 55 2.5.1. Giới thiệu 55 2.5.2. Bộ nguồn 56 2.5.4. Thùng máy 58 2.6. Màn hình máy tính 59 2.6.1. Giới thiệu 59 2.6.2. Màn hình CRT 59 2.6.3. Màn hình LCD 61 2.6.4. Sử dụng các nút chức năng của màn hình 65 2.7. Bàn phím 66 2.8. Chuột 69 2.9. Card màn hình 71 2.9.1. Giới thiệu 71 2.9.2. Thành phần và thông số Card màn hình 71 2.9.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card màn hình 77 2.10. Card âm thanh 78 2.11. Loa máy tính 79 3
- MỤC LỤC BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH 84 3.1. Lựa chọn cấu hình 84 3.2. Lắp ráp máy tính 87 3.2.1. Chuẩn bị lắp ráp 87 3.2.2. Qui trình lắp ráp 88 3.2.3. CMOS Setup Utility 97 3.2.4. Một số lưu ý trong quá trình lắp ráp máy tính 104 BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH 106 4.1. DOS 106 4.1.1. DOS 106 4.1.2. Các công cụ tiện ích trong đĩa cứu hộ Hirent’s Boot 107 4.2. Phân vùng ổ cứng 110 4.2.1. Giới thiệu: 110 4.2.2. Các công cụ phân vùng ổ cứng 110 4.2.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố phân vùng ổ cứng 115 4.3. Cài đặt hệ điều hành 115 4.3.1. Lựa chọn và các bước chuẩn bị 115 4.3.2. Quá trình cài đặt 116 4.3.3. Chuẩn đoán và khắc phục sự cố cài đặt 126 4.4. Chương trình GHOST 127 4.4.1. Giới thiệu: 127 4.4.2. Cài đặt hệ thống máy tính với GHOST 127 4.4.3. Sao lưu và phục hồi 129 4.5. Cài đặt trình điều khiển thiết bị 135 4.5.1. Xác định thông số thiết bị và trình điều khiển 135 4.5.2. Cài đặt và nâng cấp trình điều khiển thiết bị 135 4.5.3. Sao lưu và phục hồi Driver 139 4.5.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố trình điều khiển thiết bị 143 4.6. Cài đặt nhiều hệ điều hành 143 4.6.1. Mục đích và giải pháp 143 4.6.2. Phân vùng ổ đĩa cho việc cài đặt nhiều HĐH 144 4.6.3. Cài đặt HĐH có hỗ trợ Multi-Boot 145 4.6.4. Cài đặt hệ điều hành có hỗ trợ của chương trình BootMagic 147 4.6.5. Các vấn đề cần lưu ý khi cài đặt nhiều hệ điều hành 148 4.6.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố 148 4
- MỤC LỤC BÀI 5: THIẾT BỊ NGOẠI VI THÔNG DỤNG 151 5.1. Thiết bị kỹ thuật số 151 5.1.1. Thiết bị ghi hình 151 5.1.2. Thiết bị nghe nhạc – ghi âm 155 5.2. Thiết bị văn phòng 157 5.2.1. Máy quét 157 5.2.2. Máy Fax 158 5.2.3. Máy chiếu 159 5.3. Thiết bị khác 161 5.3.1. Flash Disk – USB Disk 161 5.3.2. Modem 162 5.3.3. Card mạng – Switch 163 5.3.4. Card Tivi 163 BÀI 6: MÁY IN 166 6.1. Giới thiệu 166 6.2. Phân loại máy in 166 6.2.1. Máy in kim 166 6.2.2. Máy in phun 168 6.2.3. Máy in Laser 168 6.2.4. Máy in đa chức năng 170 6.3. Các vấn đề về máy in 170 6.3.1. Lựa chọn máy in 171 6.3.2. Cài đặt và gỡ bỏ máy in 171 6.3.3. Nạp mực máy in 177 6.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy in 180 BÀI 7: BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP MÁY TÍNH 183 7.1. Bảo trì máy tính 183 7.1.1. Nguyên nhân và mục đích 183 7.1.2. Dụng cụ bảo trì 183 7.1.3. Thực hiện bảo trì 184 7.1.4. Các lưu ý về bảo trì máy tính 190 7.2. Nâng cấp máy tính 192 7.2.1. Nhận biết dấu hiệu nâng cấp 192 7.2.2. Nâng cấp thiết bị 192 7.2.3. Các lưu ý về nâng cấp máy tính 199 5
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BÀI 8: MÁY TÍNH XÁCH TAY 201 8.1 Giới thiệu 201 8.2. Phân loại máy tính xách tay 201 8.2.1. Máy Laptop 201 8.2.2. Máy Desknote 202 8.2.3. Máy Palm/Pocket PC 203 8.3. Đặc trưng của máy Laptop 203 8.3.1. Các đặc trưng về cấu hình phần cứng 203 8.3.2. Chọn mua và sử dụng đúng cách 204 8.3.3. Công nghệ Centrino 215 8.4. Bảo dưỡng máy Laptop 217 8.4.1. Vệ sinh máy Laptop 217 8.4.2. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy Laptop 218 BÀI 9: CỨU DỮ LIỆU 221 9.1. Vấn đề về dữ liệu và lưu trữ dữ liệu 221 9.1.1. Dữ liệu và lưu trữ dữ liệu 221 9.1.2. Nguyên nhân mất dữ liệu 222 9.2. Cứu dữ liệu 223 9.2.1. Cơ chế khôi phục dữ liệu 223 9.2.2. Chương trình cứu dữ liệu 224 9.2.3. Sửa lỗi dữ liệu sau khi khôi phục 234 9.3. Các lưu ý về lưu trữ dữ liệu và cứu dữ liệu 234 9.3.1 Lưu trữ dữ liệu an toàn 234 9.3.2. Các nguyên nhân không cứu được dữ liệu 237 9.3.3. Các lưu ý trong quá trình cứu dữ liệu 238 PHỤ LỤC 240 MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA 241 6
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Kiến thức tổng quát về máy tính Hiểu về phần cứng và phần mềm máy tính Nắm được các khối cơ bản của hệ thống máy tính Nguyên lý hoạt động của máy tính Xử lý dữ liệu của máy tính Quá trình khởi động máy tính 1.1. Giới thiệu 1.1.1. Máy tính là gì ? Máy tính là một thiết bị tiếp nhận dữ liệu mà con người đưa vào, thực thi các phép tính toán hoặc luận lý để có thể thay đổi dữ liệu và cho ra một kết quả mới từ dữ liệu trước đó đã đưa vào. Hình B 1.1: Máy tính và máy tính cá nhân 1.1.2. Máy tính cá nhân gì ? Là một máy tính được thiết kế đơn giản cho một cá nhân riêng lẻ với kích thước phần cứng nhỏ gọn và phần mềm cần thiết cho nhu cầu một người làm việc và hơn nữa là người có thu nhập bình thường cũng có khả năng sở hữu nó. 7
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Một máy tính cá nhân hoàn chỉnh được gọi là một hệ thống máy tính bao gồm: Phần cứng là những linh kiện thiết bị để lắp ráp hoàn chỉnh thành một máy tính hoặc các thiết bị kết nối với máy tính; chúng đều có điểm chung là có thể nhìn thấy, cầm hoặc đụng chạm đến. Phần mềm là một chương trình được viết ra bởi con người bằng các ngôn ngữ lập trình nhằm điều khiển máy tính phục vụ các công việc của người sử dụng mà người lập trình muốn nhắm đến. Hiện thị trường có rất nhiều loại máy tính cá nhân, dưới đây là một số loại máy tính cá nhân tiêu biểu: Máy tính Desktop thường được gọi là máy tính để bàn có nguồn gốc từ máy tính IBM PC (Personal Computer), chiếm hơn 90% tổng số máy tính trên thế giới. Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay, với kích thước có thể để lên bàn làm việc và cấu hình đủ mạnh có thể thực hiện gần như mọi yêu cầu của người dùng bình thường. Hình B 1.2: Máy tính để bàn Máy tính Machintosh là loại máy tính cá nhân được phát triển bởi hãng Apple bao gồm cả phần cứng, hệ điều hành và một số phần mềm của chính hãng, thường được sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục và thiết kế. Thời gian gần đây người dùng đã bắt đầu quan tâm hơn đến loại máy tính này vì thẩm mỹ và cả năng lực tính toán, hơn nữa ngày càng có nhiều nhà viết phần mềm hổ trợ cho loại máy tính này. Máy Laptop hay Notebook cũng thuộc thể loại máy tính cá nhân và thường được gọi là máy tính xách tay vì nó rất gọn nhẹ trong việc di chuyển. Với xu hướng thị trường hiện nay thì có thể nói máy tính xách tay sẽ thay thể vị trí đầu bản của máy tính để bàn trong nay mai. 8
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Hình B 1.3: MTXT và Macintosh Máy tính PDA ( Personal Data Assistant) là loại máy tính cá nhân, thường được gọi là máy trợ giúp cá nhân, rất nhỏ gọn có thể cầm trong tay, trước đây thường dùng để lưu trữ những cuộc hẹn, địa chỉ. Nhưng hiện nay thì loại máy này cũng tiến gần tới việc có thể thay thế phần nào máy tính xách tay với hệ điều hành và phần mềm đi kèm nhằm phục vụ mọi nhu cầu của người dùng, đặc biệt là các doanh nhân trong công việc hàng ngày và hơn nữa là một số loại máy được tích hợp luôn chức năng điện thoại. Hình B 1.4: PDA 1.1.3. Các loại máy tính khác 9
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Workstation là máy tính có kích thước và cầu hình phần cứng lớn và mạnh hơn máy tính cá nhân, thường được dùng làm máy trạm trong mạng cục bộ với hệ điều hành riêng biệt nhằm phục vụ cùng lúc nhiều người truy cập và sử dụng. Đôi lúc cũng được dùng trong lãnh vực thíêt kế và đồ họa. Hình B 1.5: Workstation Mini-Computer là máy tính mạnh hơn máy Workstation nhưng không mạnh bằng máy tính Mainframe, được thiết kế để phục vụ cùng lúc cho nhiều người sử dụng theo nhu cầu riêng biệt của một công ty nhỏ có khoảng 4 đến 100 người. 10
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Hình B 1.6: Mini - Computer Mainframe là máy tính lớn rất mạnh có thể phục vụ lên đến hàng nghìn người sử dụng cùng lúc, được dùng trong cơ quan, tổ chức hoặc các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên kích thước của loại máy tính này rất lớn và giá thành cũng rất đắt. Hình B 1.7: Mainframe Ngoài ra cũng còn một số loại máy tính khác như: Máy tính xử lý xong xong (Parallel Processing Computer), Siêu máy tính (Super Computer) là những loại 11
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH máy tính rất đặc biệt với kích thước rất lớn và sức mạnh tính toán cực mạnh được sử dụng trong một số lĩnh vực rất hạn chế như nghiên cứu khoa học, quân sự, 1.2. Các khối phần cứng máy tính Khối thiết bị nhập ( Input Unit): bao gồm các thiết bị dùng để đưa các thông tin vào trong máy tính như: bàn phím, chuột, máy quét, micro, webcam, Hình B 1.9: Khối thiết bị nhập Khối xử lý ( Processing Unit): là đầu não trung tâm của máy tính có chức năng tính toán, xử lý dữ liệu, quản lý hoặc điều khiển các hoạt động của máy tính như: CPU (Central Processing Unit). Hình B 1.10: Khối xử lý Khối thiết bị xuất ( Output Unit): bao gồm các thiết bị dùng để xuất thông tin hay kết quả của dữ liệu được xử lý từ khối nhập như: máy in, máy fax, màn hình, projector, 12
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Hình B 1.11: Khối thiết bị xuất 1 Khối bộ nhớ và thiết bị lưu trữ ( Memory – Storage Unit): là các thiết bị lưu trữ tạm thời hay cố định những thông tin, dữ liệu trong máy tính như: Ram, Rom, ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, flash disk, Hình B 1.12: Khối thiết bị lưu trữ 1 13
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Khối thiết bị nhập và xuất có thể gọi chung là các thiết bị ngoại vi Hình B 1.13: Các thiết bị ngoại vi (Perihperals), ngoài ra để kết nối các khối thiết bị lại hay mở rộng thêm các chức năng thì còn có các thiết bị khác dùng để kết nối, quản lý, điều khiển các hoạt động riêng biệt của phần cứng máy tính như: bo mạch chủ, card màn hình, card âm thanh, card mạng, card tivi 1.3. Phần mềm máy tính 1.3.1 Hệ điều hành: (Operating System, còn được gọi là Hidden Software) là một phần mềm đặc biệt được thiết kế nhằm mục đích quản lý nền tảng phần cứng máy tính hoạt động để phục vụ cho yêu cầu của người dùng bằng việc cung cấp một cách thức tương tác giữa người dùng với phần cứng qua chính nó hoặc các phần mềm ứng dụng được cài đặt thêm vào hệ điều hành. Các hệ điều hành thông dụng hiện này là WindowXP, Window Vista (Microsoft); Ubuntu Linux, RedHat Linux (Cộng đồng mã nguồn mở). 14
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Hình B 1.14: Hệ điều hành 1.3.2 Trình điều khiển thiết bị ( Driver) Driver là một phần mềm đặc biệt thường được viết ra bởi chính nhà sản xuất thiết bị phần cứng nhằm để hổ trợ hệ điều hành kiểm tra, quản lý hay điều khiển các thiết bị phần cứng trong máy tính. Ví dụ như trình điều khiển Chipset của bo mạch chủ, card màn hình, card âm thanh, máy in, máy quét, Hình B 1.15: Trình điều khiển thiết bị 15
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 1.3.3 Phần mềm ứng dụng ( Application Software) Là loại phần mềm dùng để phục vụ cho con người với các nhu cầu công việc khác nhau trong rất nhiều các lãnh vực như: chương trình xử lý ảnh, xử lý văn bản, quản lý dữ liệu, xem phim nghe nhạc, thiết kế đồ họa, truy cập internet, chat, Hình B 1.16: Phần mềm dàn trang và office 2003 + Phần mềm lập trình ( Programing Software) là loại phần mềm dùng để viết ra các hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm ứng dụng hay tạo ra một phần mềm lập trình khác. Ví dụ: Turbo Pascal, Visual Basic, Borland C++, Delphi, Visual Studio.NET, 1.3.4 Phần mềm lập trình ( Programing Software) Là loại phần mềm dùng để viết ra các hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm ứng dụng hay tạo ra một phần mềm lập trình khác. Ví dụ: Turbo Pascal, Visual Basic, Borland C++, Delphi, Visual Studio.NET, 16
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Hình B 1.17: Phần mềm lập trình 1.4. Nguyên lý hoạt động của máy tính 1.4.1 Sơ đồ khối máy tính: Hình B 1.18: Sơ đồ khối máy tính 1 1.4.2 Đơn vị cơ bản của máy tính Các máy tính hiện nay là các máy tính điện tử vì vậy nó chỉ có thể hiểu được 2 trạng thái sau: có điện – không có điện -> đúng – sai. 17
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Để biểu diễn 2 trạng thái đó ở số học thì người ta dùng hệ nhị phân với 2 phần tử là 0 và 1. Mỗi phần tử 0 hoặc 1 này được qui ước trong ngành máy tính là một bit. Khởi nguồn từ đây, người ta định nghĩa các đơn vị đo lường khác như: 1 Byte = 8 bit (tương ứng 1 ký tự trong mã ASCII) 1 KiloByte = 210 Byte = 1024 Byte 1 MegaByte = 210 Kbyte = 1024 KByte 1 GigaByte = 210 Mbyte = 1024 MByte 1 TByte = 210 Gbyte = 1024 Gbyte Và một số thông số đo lường như: ổ cứng 120GB, ATA 100MB/s; Card mạng 1Gb/s, với qui ước b = bit, B = Byte. 1.4.3. Nguyên lý hoạt động Bước 1: đầu tiên dữ liệu sẽ được nhập vào qua thiết bị nhập ở dạng số hay chữ, được mã hóa thành dạng thông tin mà máy tính hiểu được (bao gồm thông tin và lệnh điều khiển) và được chuyển vào vùng nhớ tạm (bộ nhớ) để được xử lý. Hình B 1.19: Nguyên lý hoạt động 1 Bước 2: khối xử lý sẽ giải mã và thực hiện các phép tính số học, logic để xử lý thông tin nhận và lưu trữ kết quả ở vùng nhớ tạm hay thực thi các lệnh điều khiển được yêu cầu. Bước 3: những thiết bị xuất có nhiệm vụ giải mã thông tin xuất ra phù hợp với thiết bị xuất mà người dùng có thể hiểu được như chữ, hình ảnh, âm thanh, 18
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Hình B 1.20: Nguyên lý hoạt động 2 Bước 4: cuối cùng thông tin kết quả có thể được chuyển vào khối thiết bị lưu trữ để có thể tiếp tục sử dụng. 1.4.4. Xử lý dữ liệu Máy tính có 2 kiểu xử lý dữ liệu: một bằng phép tính toán học và hai là bằng phép tính luận lý. Các phép tính số học được thực hiện bằng các phép tính + và -, còn phép tính * và / là việc thực hiện nhiều lần của 2 phép tính + và -. Ví dụ: máy tính sẽ thực hiện 2+3=5, trong đó 2 và 3 được nhập vào từ thiết bị nhập Các phép tính luận lý trong máy tính được thực hiện bằng các toán tử >, 5 thì cho kết quả true (đúng), 8<7 thì cho kết quả false (sai). 1.4.5. Quá trình khởi động của máy tính Đối với bộ nguồn ATX thì lúc chưa nhấn nút Power khởi động máy, bộ nguồn máy tính vẫn cung cấp do bo mạch chủ một nguồn điện chờ +5 Stanby đề chờ tín hiệu bật nguồn. Sau khi nhấn nút Power thì bo mạch chủ sẽ tín hiệu cho nguồn để kích nguồn hoạt động, lúc này nguồn mới cung cấp điện cho đầy đủ cho bo mạch chủ và các thiết bị khác trong máy tính và lúc này máy tính bắt đầu khởi động. 19
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Đầu tiên ROM BIOS sẽ hoạt động, kiểm tra lại việc cấp điện của bộ nguồn (các nguồn điện còn lại bao gồm +3.3V, +5V, -5V, +12V, -12V), quá trình kiểm tra này chỉ diễn ra trong vài giây. Sau khi công việc kiểm tra cấp nguồn hoàn tất thì Card màn hình sẽ được cấp điện và hiển thị thông tin đầu tiên. Sau đó bộ vi xử lý sẽ điều khiển ROM BIOS để thực thi chương trinh POST (Power On Self Test). Chương trình POST sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các thiết bị kết nối trong máy tính, đầu tiên kiểm tra các thông số CPU, RAM, HDD và các thiết bị kết nối khác và hiển thị lên màn hình máy tính. Khi kiểm tra song, quá trình POST sẽ chuyển cho thông tin cho BIOS và lưu trữ trong CMOS và chuyển quyền điều khiển qua thiết bị khởi động đã được qui định trong CMOS. Nếu thiết bị được chọn để khởi động là ổ cứng thì CPU truy cập vào vùng MBR (Master Boot Record) để tìm kiếm thông tin về phân vùng khởi động. Tại phân vùng khởi động (Boot Record) CPU sẽ tìm thấy thông tin các tập tin mồi (trong hệ điều hành DOS, các tập tin này là io.sys, msdos.sys và command.com) của hệ điều hành và nạp các tập tin này vào vùng nhớ tạm thời (RAM). Sau đó lại đến phiên các tập tin mồi này lại làm nhiệm vụ của nó là nạp tiếp các tập tin hoạt động của hệ điều hành, trình điều khiển, hàm thư viện, và tiến hành khởi động hệ điều hành cho tới khi hoàn tất (vào tới màn hình Desktop trong trường hợp sử dụng Windows). 20
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BÀI TẬP LỚN 1. Máy tính cá nhân khác với những loại máy tính khác như thế nào? Nêu ra những đặc điểm của chúng? 2. Hãy vẽ sơ đồ các khối cơ bản của máy tính và liệt kê chi tiết mỗi khối ít nhất 3 thiết bị. 3. Phần mềm máy tính gồm có mấy loại. Hãy nêu những đặc điểm của chúng. 4. Hãy nêu cụ thể quá trình xử lý dữ liệu và nguyên lý hoạt đông của máy tính. 5. Vẽ sơ đồ quá trình khởi động máy tính và nêu chi tiết của quá trình khởi động máy. BÀI TẬP ÔN 1. Máy tính Machintosh thuộc loại máy tính 2. Máy Laptop hay Notebook thuộc loại máy tính 3. Máy tính PDA ( Personal Data Assistant) thuộc loại máy tính 4. Máy tính Workstation là máy tính cá nhân: đúng hay sai 5. Máy tính Mini-Computer là máy tính được thiết kế để phục vụ cùng lúc cho nhiều người: đúng hai sai. 6. Bàn phím thuộc thiết bị nhập: đúng hay sai 7. CPU thuộc thiết bị nhập: đúng hay sai 8. Máy in thuộc thiết bị nào 9. ổ cứng thuộc thiết bị xử lý: đúng hay sai 10. Bo mạch chủ thuộc khối thiết bị khác: đúng hay sai 11. Windows là hệ điều hành máy tính: đúng hay sai 12. Bộ Office thuộc loại phần mềm nào? 13. Visual C, C++ thuộc loại phần mềm gì? 14. Sơ đồ hệ thống máy tính gồm mấy khối? 15. 8 bit bằng mấy byte? 16. 1 byte bằng bao nhiêu KiloByte 17. 1 MegaByte bằng: 1024 Kbyte hay 1024 Mbyte 18. 1024 Mbyte bằng bao nhiêu GigaByte 21
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 19. Dữ liệu nhập vào được giải mã và đưa vào bộ nhớ tạm: đúng hay sai 20. Khi máy tính bắt đầu khởi động thì nó đọc chường trình nào đầu tiên 22
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Hiểu được các thành phần linh kiện lắp ráp thành một bộ máy tính: Bo mạch chủ Bộ vi xử lý Bộ nhớ chính Bộ nhớ phụ Bộ nguồn và thùng máy Màn hình máy tính Bàn phím và chuột Card màn hình Card âm thanh Loa máy tính Kiến thức chẩn đoán và điều trị các sự cố của các thành phần linh kiện này. 2.1. Bo mạch chủ 2.1.1. Giới thiệu Bo mạch chủ là bo mạch chính (trung tâm) được tạo thành từ các thành phần linh kiện điện tử và đường kết nối làm nhiệm vụ cung cấp các kết nối vật lý và luận lý giữa các thiết bị khác nhau trong một hệ thống máy tính. Trên bo mạch chủ thường bao gồm: Socket để gắn CPU Slot dùng để gắn RAM hệ thống Chipsets cung cấp đường truyền chính giữa CPU, RAM và các đường truyền kết nối tới các thành phần còn lại. Chip ROM (thường gọi là ROM BIOS) là nơi lưu trữ phần dẽo (Firmware) của hệ thống máy tính. Xung nhịp đồng hồ (Clock) cung cấp tín hiệu đồng bộ cho việc hoạt động và giao tiếp giữa các thiết bị. Khe cắm mở rộng dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi khác vào đường truyền chung của Chipsets. 23
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Kết nối nguồn (Power Connector) nhận điện từ bộ nguồn để cung cấp cho các thiết bị trên bo mạch chủ hoạt động. Hình B 2.1: Các thành phần trên mainboard 2.1.2. Các thành phần của bo mạch chủ Các Chips trên bo mạch chủ Chip là một vi mạch điện tử được tích hợp lên các bo mạch dùng để thực hiện một nhiệm vụ hay một chức năng nào đó. Các chip thường thấy trên một bo mạch chủ: Bộ chip chính của bo mạch chủ (chipsets) Chip card màn hình, âm thanh, mạng ONBOARD Và một số chip khác (controller) với chức năng hổ trợ CPU và các chip chính trong việc quản lý và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị. 24
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.2: Các chips trên mainboard Cổng kết nối Cổng kết nối là thiết bị kết nối giữa bo mạch chủ tới các thiết bị ngoại vi. Thiết bị ngoại vi được kết nối với cổng bởi những dây cáp theo từng thiết bị. Một số thuật ngữ khác cho cổng kết nối là giao điện kết nối dùng để trao đổi dữ liệu qua lại giữa các thiết bị bên ngoài với máy tính. Hình B 2.3: Các cổng kết nối trên mainboard 25
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Khe cắm trên bo mạch chủ Khe cắm là một dãy được gắn dính vào phía dưới bên trái của bo mạch chủ được gọi là khe cắm mở rộng, các card mở rộng được gắn vào chúng. Card mở rộng là một dạng bo mạch in, nó thực hiện một số chức năng mở rộng cho máy tính như: card màn hình, card mạng, card modem, card usb, Hình B 2.4: Khe cắm trên mainboard Bảng kết nối Là nơi để kết nối với các dây tín hiệu và điều khiển của thùng máy với bo mạch chủ bao gồm: Front Panel: kết nối các công tắc mở/tắt máy (Power Switch), khởi động lại máy (Reset), đèn tín hiệu nguồn (Power Led) - ổ cứng (HDD Led), loa báo tín hiệu (Speaker). 26
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.5: Front Panel Front USB Panel: kết nối với dây nối cổng USB trước thùng máy. Hình B 2.6: Front USB Panel 27
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Front Audio Panel: kết nối với dây nối cổng loa và micro của thùng máy Hình B 2.6: Front Audio Panel System Bus and Bandwidth Bus trong hệ thống máy tính là kênh truyền kết nối giữa các thiết bị với nhau bao để truyền dữ liệu hay tín hiệu điều khiển. System Bus (còn gọi lại Bus hệ thống) hay Front Side Bus (FSB: là kênh truyền - bus bắt tay giữa 2 thiết bị, khác với bus nội bộ của mỗi thiết bị) là đường truyền tín hiệu (dữ liệu hay điều khiển) giữa CPU và các thiết bị khác trong hệ thống máy tính như bộ nhớ hệ thống, ổ cứng, card màn hình, BIOS, card mở rộng, Bandwidth được gọi là băng thông là số lượng thông tin lưu chuyển giữa 2 thiết bị trong một đơn vị thời gian. Theo lý thuyết thì băng thông được tính như sau: Băng thông = độ rộng của dữ liệu x dữ liệu truyền trong một xung nhịp x FSB Ví dụ: một thiết bị có độ rộng đường truyền dữ liệu là 32bit, có thể truyền được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp và có FSB là 100Mhz thì băng thông là: 32bit x 4 x 100Mhz = 1600MB/s 2.1.3. ROM BIOS Là tên gọi thông thường của người dùng khi muốn nói đến con chip nhớ (ROM) nằm trên bo mạch chủ dùng để lưu trữ chương trình BIOS (Basic Input Output System: hệ thống xuất nhập cơ bản của máy tính), giao diện điều khiển của chương trình CMOS Setup Utility, chương trình tự khởi động và kiểm tra máy tính lúc khởi động máy (POST – Power On Self Test). 28
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Với hệ thống máy tính trước đây thì phần thông tin trong ROM BIOS là cố định không thể xóa được. Các hệ thống mới sử dụng loại ROM đặc biệt (thường là EEPROM) là loại ROM có thể ghi xóa được vì thế có thể được dùng trong trường hợp cần nâng cấp BIOS. Hình B 2.7: ROM BIOS 2.1.4. Chipsets Chipsets là bộ chip chính của bo mạch chủ, làm cầu nối chính cho tất cả các thành phần còn lại trên bo mạch, thường được bán nguyên bộ cho các nhà sản xuất Mainboard. Bộ chipsets thường bao gồm 2 chip chính là chip cầu bắc và chip cầu nam, đôi lúc 2 chip này có thể tích hợp lại thành một chip đơn nhất. Hình B 2.8: Chipset Intel 29
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Chip cầu bắc: có nhiệm vụ là kênh truyền kết nối tới CPU và giúp CPU kết nối tới bộ nhớ chính (RAM), card màn hình onboard hoặc khe cắm rời, kênh truyền tới chip cầu nam. Chip cầu nam: làm nhiệm vụ dẫn truyền tính hiệu từ các thiết bị như ổ cứng, ổ CD/DVD, ổ mềm, cổng USB, nối tiếp, xong xong, khe cắm PCI, chip Lan, chip âm thanh, BIOS, đến chip cầu bắc và ngược lại. Tên các bộ chipsets thường được đặt tên theo chip cầu bắc. Các nhà sản xuất chipset và sơ đồ kỹ thuật của bộ chipset thông dụng: Hình B 2.9: Chipset Intel 975X 30
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.10: Chipset Intel 915G 31
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.11: Chipset VIA CX700 32
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.12: Chipset SIS 761X 33
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.13: Chipset NVIDIA 2.1.5. Các đặc trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ Nhà sản xuất bo mạch chủ là nơi đóng gói thành phẩm bo mạch chủ. Để có một bo mạch chủ hoàn chỉnh thì nhà sản xuất sẽ chọn và mua bộ chipset chính từ nhà sản xuất chipset, sau đó sẽ tự sản xuất hoặc mua các chip điều khiển còn lại như chip âm thanh, chip lan, chip điều khiển ổ cứng, bios, từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Nhà sản xuất chip âm thanh: Cmedia, Realtek, Intel, Creative, Nhà sản xuất chip Lan: Realtek, Intel, Broadcom, Nhà sản xuất chip card màn hình: Intel, Via, Sis (được tích hợp trong chip cầu bắc), nVidia, S3, BIOS: Phonix, Award, Ami, 34
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Sau khi tích hợp các thành phần chính lên bo mạch chủ, nhà sản xuất có thể thêm các thành phần đặt trưng của chính mình để bổ xung thêm các chức năng cả về phần cứng và phần mềm đặc trưng. Nhà sản xuất Gigabyte: ngoài một số chức năng chung như các bo mạch chủ khác thì hãng Gigabyte thêm vào một số đặt tính riêng của mình như sử dụng tất cả tụ rắn nhằm nâng cao tính ổn định của thíêt bị, DualBIOS nhằm bảo vệ sự cố nếu bị hỏng chip ROMBIOS, C.O.M giúp người dùng có thể kiểm tra và tải về các bản cập nhật BIOS, Driver trực tiếp từ máy chủ của nhà sản xuất, M.I.T giúp máy tính tối ưu để đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất, Silent-Pipe giúp hệ thống giải nhiệt hiệu quả mà không gây tiếng ồn, Nhà sản xuất Intel: là nhà sản xuất bo mạch chủ có đủ thành phần chip tích hợp trên bo mạch chủ đầy đủ nhất bao gồm bộ chipset, chip màn hình, âm thanh, lan, Đây là đặt tính mạnh nhất của Intel đem lại cho bo mạch chủ của Intel tính ổ định và tương thích tốt nhất và rất hiệu quả khi hoạt động với CPU của chính Intel sản xuất. Tuy nhiên cũng là hãng sản xuất bo mạch chủ ít tích hợp thêm các chức năng phụ trợ thêm cho người dùng. Nhà sản xuất Asus: cũng giống như nhà sản xuất Gigabyte, hãng Asus cũng thêm nhiều tính năng cho bo mạch chủ của mình như Quit Thermal nhằm giúp hệ thống tản nhiệt tốt và êm hơn qua thiết kế cung cấp nguồn 8 pha, theo dõi và quản lý tốc độ quạt thông minh, các phiến tản nhiệt kết nối bằng các ống giải nhiệt. Ngoài ra còn cung cấp cơ chế tối ưu hóa phần cứng nhằm tăng hiệu suất hoạt động của tòan hệ thống với AI NOS, AI Gear, 35
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.1.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bo mạch chủ 36
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.2. Bộ vi xử lý 2.2.1. Giới thiệu Bộ vi xử lý là thành phần quan trong nhất trong máy tính có chức năng điều khiển mọi hoạt động của máy tính, tính toán và xử lý dữ liệu. Hình B 2.14: Bộ vi xử lý AMD và Intel 2.2.2. Đặc tính của bộ vi xử lý Tốc độ xung nhịp: Bộ vi xử lý chạy nhanh hay chậm là do tốc độ xung nhịp quyết định. Tốc độ xung nhịp được tính bằng Hz (là số lần thay đổi trạng thái trong một đơn vị thời gian), các CPU hiện nay có tốc độ lên tới hàng Ghz. Bus hoạt động: BUS của CPU được chia làm 2 loại đó là FSB (Front Side Bus), BSB ( Back Side Bus). Hình B 2.15: Front Side Bus và Back Side Bus 37
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH FSB: (Front Side Bus) của CPU là BUS tuyến trước của CPU khi kết nối với bộ Chipset trên bo mạch chủ. BSB: (Back Side Bus) của CPU là BUS tuyến sau là kênh truyền từ cache L2, L3 đến CPU. Cache: Cache gồm có 2 loại cache đó là cache L1 và cache L2 mỗi cache điều có cách hoạt động khác nhau. Bộ nhớ cache L1 được tích hợp trong chính bản thân CPU được gọi là cache nội hay gọi là cache chính. Tốc độ truy nhập cache xấp xỉ bằng tốc độ làm việc của CPU, nhưng dung lượng khá nhỏ. Cache L1 được phân thành 2 bộ nhớ với hai chức năng khác nhau đó là Data cache và Code cache. Data cache: để lưu trữ dữ liệu Code cache: để lưu trữ mã lệnh Cache L2 được nằm bên ngoài CPU goi là external cache hay gọi là cache phụ. Cache L2 thường có kích thước 256 KB đến 4MB. Thời điểm hiện nay cache L2 được đưa vào trong cùng một vỏ bọc của CPU. Chức năng của cache L2 hoạt động là dự đoán trước các lệnh của CPU sắp thực thi, cache L2 sẽ lấy thông tin lên trước để khi cần CPU sẽ lấy từ cache L2 nhanh hơn phải lấy từ RAM. Hình B 2.16: Cache L1 và L2 38
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Tập lệnh Là bộ lệnh được định nghĩa sẵn và lưu trữ ngày trong CPU nhằm thực hiện những tác vụ đã được thiết kế theo yêu cầu như tập lệnh FPU dùng để tính toán số thực dấu chấm động, tập lệnh MMX dùng để hổ trợ xử lý dữ liệu MultiMedia, tập lệnh SSE, SSE2, SSE3 dùng để hổ trợ truy cập Internet và xử lý dữ liệu MultiMedia (hình ảnh, âm thanh) chuyên biệt. Công nghệ chế tạo Khi nói đến công nghệ chế tạo của CPU là nói đến toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu thiết kế cho tới khi có sản phẩm thành phẩm. Trong quá trình này sẽ có nhiều yếu tố để tạo nên sự khác biệt giữa các loại CPU, dòng sản phẩm, tính năng, sức mạnh tính toán, Một số đặc điểm có thể lưu ý như: CPU chế tạo bằng công nghệ 130, 90 hay 65nm ? Loại CPU máy chủ, để bàn hay laptop ? CPU sử dụng kiến trúc nào: NetBurst hay Core ? Dòng CPU một lõi hay đa lõi ? CPU 32bit hay 64 bit ? 2.2.3. Sức mạnh của bộ vi xử lý Với các đặt tính trên của CPU thì sức mạnh của một bộ vi xử lý không phụ thuộc hoàn toàn vào một đặc tính nào như tốc độ hoạt động, Front Side Bus, mà phải được xem xét tới toàn bộ các đặc tính trên. So sánh giữa 2 CPU Intel Core 2 Duo E6700 và Pentium D 960 cả hai đều là CPU 2 nhân chế tạo trên công nghệ 65nm, hổ trợ tính tóan 64bit, cùng 4MB cache L2, chỉ khác là E6700 có tốc độ xung nhịp 2.66Ghz với FSB là 1066Mhz, còn D960 có tốc độ xung nhịp là 3.6Ghz với FSB là 800Mhz. Nếu không xét đến các yếu tố khác thì có thể nói CPU D960 sẽ mạnh hơn CPU E6700. Tuy nhiên nếu xét đến yếu tố về kiến trúc sử dụng thì E6700 sử dụng kiến trúc Core với nhiều tính năng ưu việt hơn kiếnt trúc Netburst cũ sử dụng cho D960 thì rỏ ràng lúc này CPU E6700 mạnh hơn. 2.2.4. Các bộ vi xử lý của Intel, AMD Các dòng CPU Intel: Tên Dòng Tốc độ Socket FSB L2 Cache Pentium 8xx 2.66–3.73 533 2 × 1024 KB 775 D/EE 9xx GHz 800 2 × 2048 KB 39
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 1066 MT/s 478 400 5xx 775 533 Pentium 4 1.3–3.8 GHz 256–2048 KB 6xx 423 800/1066 MT/s 370 2xx 266 Mhz- 66-533 Intel Celeron 478 0-1024 KB 2.x 3.3 Ghz MT/s 775 0.8–2.26 400 Pentium M 7xx 479 1024–2048 KB GHz 533 MT/s Txxxx 1.06–2.33 533 Intel Core Lxxxx M 2048 KB GHz 667 MT/s Uxxxx Exxxx 3xxx Txxxx 667 Intel Core 2 1.6–3.0 GHz 775 M 2048-8192 KB Xxxxx 1066 MT/s Qxxxx QXxxxx Các dòng CPU AMD: CPU AMD cũng có rất nhiều dòng sản phẩm như: Duron, Sempron, Athlon, Athlon XP, Athlon 64, Athlon FX, Turion, nhưng hiện nay thì phổ biết nhất chỉ có các dòng Athlon 64 và Sempron: Tên Tốc độ Cache HT Voltage TDP Socket 1.20/1.25 Sempron 3000+ 1600 MHz 256 KB 800 MHz 35 W Socket AM2 V 1.20/1.25 Sempron 3200+ 1800 MHz 128 KB 800 MHz 35 W Socket AM2 V 1.20/1.25 Sempron 3400+ 1800 MHz 256 KB 800 MHz 35 W Socket AM2 V 1.20/1.25 Sempron 3500+ 2000 MHz 128 KB 800 MHz 35 W Socket AM2 V 40
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH L2- Tốc độ HT Voltage TDP Tên Cache Socket MHz MHz V W KB Athlon 64 1.35- 1800 MHz 512 1000 62 W Socket AM2 3000+ 1.40 V Athlon 64 1.35- 2000 MHz 512 1000 62 W Socket AM2 3200+ 1.40 V Athlon 64 1.25- 2200 MHz 512 1000 MHz 62 W Socket AM2 3500+ 1.40 V Athlon 64 1.25- 2200 MHz 512 1000 MHz 62 W Socket AM2 3500+ (F3) 1.40 V Athlon 64 1.25- 2400 MHz 512 1000 MHz 62 W Socket AM2 3800+ 1.40 V Athlon 64 1.25- 2400 MHz 512 1000 MHz 62 W Socket AM2 3800+ (F3) 1.40 V Athlon 64 1.25- 2600 MHz 512 1000 MHz 62 W Socket AM2 4000+ (F3) 1.40 V 41
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.2.5. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ vi xử lý 2.3. Bộ nhớ chính - RAM 2.3.1. Giới thiệu Ram (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên cung cấp nơi lưu trữ tạm thời các thông tin trong quá trình xử lý. Thông tin sẽ bị mất khi không còn nguồn điện cung cấp. RAM còn được gọi là bộ nhớ chính của máy tính, bộ nhớ càng lớn thì máy tính hoạt động càng hiệu quả là một trong những thành phần không thể thiếu của máy tính. Hình B 2.17: Bộ nhớ RAM 42
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.3.2. Đặc tính của bộ nhớ RAM Bus và băng thông Bus RAM là tốc độ đường truyền dữ liệu từ RAM tới chip cầu bắc của bo mạch chủ. Bus càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Nói chung Bus của RAM gần giống như Bus CPU. Băng thông của RAM thường được ghi lên nhãn của thanh RAM. Ví dụ: PC3200 có nghĩa là băng thông từ RAM tới chip cầu bắc là 3200MB/s, đối với DDRAM điều này cũng có nghĩa là Bus tối đa của thanh RAM là 400Mhz. Cách tính băng thông RAM như sau: Băng thông RAM = Bus RAM x độ rộng đường truyền (bit) Trong đó bit được đổi thành byte. Ví dụ: số bus là 400Mhz, độ rộng đường truyền là 64 bit như vậy băng thông là: 400 x 64/8 = 3200MB/s 2.3.3. Phân loại bộ nhớ RAM SRAM và DRAM SRAM là loại RAM lưu giữ dữ liệu mà không cần cập nhật thường xuyên (Static). Chế tạo SRAM tốn kém hơn hơn DRAM và SRAM thường có kích cỡ lớn hơn DRAM, nhưng tốc độ nhanh hơn DRAM vì không phải tốn thời gian refresh nhiều lần. DRAM là loại RAM cần cập nhật dữ liệu thường xuyên (high refresh rate). Thông thường dữ liệu trong DRAM sẽ được refresh (làm tươi) nhiều lần trong một giây để lưu giữ lại những thông tin đang lưu trữ, nếu không refresh lại DRAM thì dù nguồn điện không ngắt, thông tin trong DRAM cũng sẽ bị mất. Sự ra đời của DRAM chỉ là một lối đi vòng để hạ giá sản xuất của SRAM. Các chủng loại DRAM thông dụng SDR SDRAM (Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM) có Bus từ 66/100/133MHz, tổng số chân của 2 mặt là 168 chân Pin, số bit truyền dữ liệu là 64 bit, điện áp hoạt động là 3.3V. 43
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.18: SDR SDRAM DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM) người ta còn gọi là DDRam một có Bus từ 200/266/333/400MHz, số bit dữ liệu là 64 bit, tổng số chân Pin của 2 mặt là 184 Pin, điện áp hoạt động là 2.5V. Hình B 2.19: DDR SDRAM DDRAM II (Double Data Rate II Synchronous Dynamic RAM) mới phát triển sau này có Bus khá lớn 533/667/800/1066MHz, số bit dữ liệu là 64 bit, tổng số chân Pin của 2 mặt là 240, điện áp cung cấp là 1.8V. Hình B 2.20: DDR II SDRAM 44
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nhớ RAM Bộ nhớ chính - Oxy hóa. - Một số Ram bị oxy hóa do lâu ngày, chúng ta vệ - Cháy do gắn sai. sinh cho thiết bị. - Lỗi chip nhớ. - Xác định lỗi về Ram qua tiếng bip: thường phát ra 3 tiếng bip dài liên tục. - Nếu Ram lỗi, vẫn chạy được chúng ta phải sử dụng chương trình Test mới biết được: Gold Memory, Memtest86, 45
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.4. Bộ nhớ phụ 2.4.1. Giới thiệu Bộ nhớ phụ là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu dài lâu. Đặc điểm có dung lượng lưu trữ lớn, kích thước lớn hơn bộ nhớ chính, không mất thông tin khi không có điện. Ví dụ: ổ đĩa cứng, đĩa quang, 2.4.2. Ổ đĩa cứng Là thiết bị lưu trữ hệ điều hành, các ứng dụng, tập tin, cung cấp bộ nhớ ảo cho hệ thống. Khả năng vận hành của ổ đĩa cứng có ảnh hưởng đến tốc độ chung của cả hệ thống. Các sự cố liên quan về ổ đĩa cứng dễ dàng làm toàn bộ hệ thống không hoạt động. Cấu trúc ổ cứng Hình 2.21: Cấu tạo ổ đĩa cứng Một ổ đĩa cứng bao gồm một hoặc nhiều đĩa phẳng đặt trên cùng một trục quay. Việc truy xuất dữ liệu tới các vùng trên đĩa được thực hiện bởi những đầu đọc ghi trên mỗi mặt đĩa thông qua sự điều khiển của mạch điều khiển. Khung sườn: đảm bảo quá trình hoạt động của ổ đĩa, tính nguyên vẹn về cấu trúc, nhiệt và điện cho ổ đĩa. Là nền tảng ổn định để lắp đặt các thành phần khác trong ổ đĩa. Các ổ đĩa lớn được chế tạo từ khung nhôm đúc. Lá đĩa: chế tạo bằng nhôm, thuỷ tinh hoặc hợp chất gốm sứ, trên lá đĩa được phủ một lớp từ tính và lớp bảo vệ. Đầu đọc sẽ đọc và ghi dữ liệu từ ổ cứng. 46
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Bộ phận điều khiển đầu từ, mô tơ trục quay. Trên nguyên tắc đĩa cứng cũng tương tự như đĩa mềm là thiết bị lưu trữ từ tính. Ban đầu lá đĩa được chế tạo từ nhôm vì nhôm là một chất liệu nhẹ, dễ gia công, chịu được lực ly tâm cao. Ngày nay, lá đĩa được làm bằng chất liệu giống như thuỷ tinh hoặc hợp chất gốm sứ vì chất liệu mạnh nhẹ có sự toả nhiệt rất thấp (dẫn đến ít sự cố), chịu được lực ly tâm cao hơn nhôm. Tốc độ quay vòng từ khoảng 7,200 đến 15,000 vòng trên giây, trong khi những ổ đĩa cũ trong khoảng 3200 đến 5400. Một ổ đĩa có thể có: một hai hay nhiều lá đĩa. Trên mặt của lá đĩa sẽ được phân chia thành nhiều vòng tròn gọi là track. Tập hợp những vòng tròn đồng tâm gọi là Cylinder. Trên vòng tròn được chia ra làm nhiều đoạn nhỏ gọi là sector. Hình 2.22: Track, sector, cluster Bo mạch điều khiển Bo mạch điều khiển được lắp đặt bên dưới khung sườn, chứa toàn bộ mạch cần thiết để truyền tín hiệu điều khiển và dữ liệu với tới các thiết bên trong và bên ngoài. Cung cấp nguồn cho ổ đĩa hoạt động, ngoài ra còn có Jump (mạch cầu nhảy) để xác lập thông tin cho hệ thống về ổ đĩa đó. Tổ chức luận lý của ổ cứng 47
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Sector là gì: Sector là đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên ổ đĩa cứng. Track được chia thành những vùng nhỏ hơn gọi là Sector, một sector có dung lượng là 512 byte dữ liệu. Hình 2.23: Cylinder, trục quay Phân vùng: Để có thể sử ổ đĩa cứng hay cài hệ điều hành thì phải phân vùng ổ đĩa. Có thể hình dung ổ đĩa cứng như một tủ hồ sơ lớn, đầu tiên tủ hồ sơ này trống không có gì, không có vách ngăn, cặp hồ sơ nhằm tổ chức quản lí thông tin. Để thuận lợi cho việc sử dụng phải định dạng và phân vùng ổ đĩa, bao gồm định dạng cấp thấp, phân vùng và định dạng cấp cao. Ổ đĩa phải được phân hoạch để có thể ghi hệ tập tin hệ điều hành. Ngoài ra, còn cho phép chia nhỏ ổ đĩa vật lý lớn thành nhiều ổ logic nhỏ hơn. Để phân vùng ổ đĩa phải dùng chương trình phần mềm như: fdisk, partition magic, ontrack disk, Các 3 loại phân vùng: phần vùng sơ cấp (Primary Partition) , phân vùng mở rộng (Extended Partition) và phân vùng logic (Logical Partition). Một ổ đĩa cứng có thể chứa đến 4 phân vùng sơ cấp hoặc 3 phân vùng sơ cấp và 1 phân vùng mở rộng. Có thể chia phân vùng mở rộng thành nhiều phần chia logic. 48
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Bản ghi khởi động (Boot Record) Hình 2.24: Bảng ghi khởi động chính trên ổ đĩa cứng Phân vùng mới sẽ được gán làm phân vùng mồi và Master Boot Record được ghi lên Sector đầu tiên của phân vùng sơ cấp đầu tiên. Để khởi động hệ điều hành: hệ thống sẽ đọc bản ghi khởi động chính (master boot record) từ sector đầu tiên của ổ đĩa cứng vật lý thứ nhất, chứa chương trình mồi để khởi động. Chương trình này sẽ tìm Boot Record trên sector đầu tiên từ phân vùng đã được active để khởi động. Bảng định vị tập tin: Bảng định vị là phương pháp mà hệ điều hành sử dụng để tổ chức các tập tin trên đĩa. Những hệ tập tin phổ biến là FAT32 và NTFS. Một hệ tập tin thường gồm 3 chức năng chính: Theo dõi không gian đĩa đã cấp phát và chưa sử dụng, Duy trì các thư mục và tên tập tin, Theo dõi vị trí tập tin được lưu trữ vật lý trên đĩa. FAT 32: hỗ trợ kích thước đĩa hoặc phân vùng lên đến 2 terabyte, có thể sử dụng được cho hệ điều hành windows 95, 98, 2000, XP. NTFS: có tính bảo mật cao, chỉ sử dụng cho hệ điều hành windows NT, 2000, XP, 2003, Vista. 49
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Thư mục gốc và định dạng đĩa Ngay sau khi phân vùng, hệ điều hành không thể lưu trữ các tập tin lên ổ đĩa nếu như phân vùng đó chưa được định dạng cấp cao. Cấu trúc dữ liệu được ghi lên mỗi phân vùng logic của ổ đĩa bao gồm: một volume boot sector, hai bảng FAT và một thư mục gốc. Định dạng cấp cao cho phép kiểm tra và xoá bỏ các sector hỏng và tạo ra thư mục gốc (ví dụ thư mục gốc C:\) để chứa các thư mục con. Định dạng cấp thấp cho phép chia ổ cứng thành các phần tử vật lý: track, sector, cylinder và đã được thực hiện bởi nhà sản xuất, người sử dụng không phải thực hiện. Chuẩn giao tiếp và thông số đặt trưng Chuẩn giao tiếp IDE/ATA: về cơ bản IDE và ATA là một, đây là sơ đồ thiết kế để tích hợp bộ điều khiển lên chính ổ đĩa thay vì dựa vào một bộ điều khiển độc lập. IDE đã để lại tiếng vang trong ngành công nghiệp chế tạo ổ đĩa lúc bấy giờ vì giá thành thấp dễ cấu hình. Tuy nhiên cần phân biệt ATA là chuẩn chính thức định nghĩa ổ đĩa và cách hoạt động của nó. Còn IDE là tên thương mại chỉ kiến trúc bộ điều khiển ổ đĩa và mạch giao tiếp 40 kim được thiết kế để thực thi chuẩn ATA. ULTRA – ATA 66: là chuẩn được nâng cấp từ chuẩn ATA để hỗ trợ tốc độ chuyển giao dữ liệu DMA vận hành lên đến 66 MB/giây. Dùng cáp 40 kim, 80 dây dẫn. ULTA ATA 100, ULTRA ATA 133: là chuẩn cải tiến nhằm tăng truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng 100-133 MB/giây, đây là chuẩn rất phổ biến hiện nay. SATA (Serial ATA): là chuẩn giao tiếp phát triển vài năm trở lại đây, chuẩn này sử dụng cấp nguồn và cáp dữ liệu không giống như chuẩn ATA. SATA1 (có tốc độ truyền dữ liệu là 150 MB/giây) và SATA2 (có tốc độ truyền dữ liệu là 300 MB/giây). SCSI (scơ-ri): đây là chuẩn cao cấp chuyên dùng cho server có tốc độ rất cao từ 10,000 vòng trên phút trở lên. 50
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Thông số đặc trưng Dung lượng: hiện nay từ 40 GB trở lên. Tốc độ vòng quay: từ 5400 đến 7200 vòng trên phút. Công nghệ hỗ trợ: BARACUDA (Seagate), RAID, Plus Nhà sản xuất: Maxtor, Seagate, Samsung, Hitachi, Western, Chẩn đoán và khắc phục sự cố ổ đĩa cứng 51
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.4.3. Đĩa quang và ổ đĩa quang Đĩa quang và ổ đĩa quang là thiết bị lưu trữ không thể thiếu trong máy tính và người sử dụng. Phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc xem phim lưu trữ các dữ liệu có dung lượng lớn. Các chương trình tiện ích phần mềm đều được lưu trữ trên đĩa quang. Ví dụ: chương trình cài đặt hệ điều hành, driver, office Ngoài ra đĩa quang dễ sử dụng, bảo quản được lâu, thuận tiện trong việc di chuyển. Lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang Đĩa quang: Dữ liệu trên đĩa quang được lưu theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Đĩa quang không được phân chia thành các track đồng tâm và các sector như đĩa từ. Thay vào đó đĩa quang được ghi thành một đường rãnh xoắn ốc liên tục, duy nhất, chạy từ tâm quay ra vùng ngoài rìa. Thông tin này được ghi sẵn bằng công nghệ đốt cháy (burn – in) tại nhà sản xuất. Hình B 2.25: Cấu tạo của đĩa quang Đĩa quang được sản xuất hàng loạt bằng cách dập mẫu lên một đĩa chế tạo bằng chất dẻo poly-carbonate đúc và sau đó thực hiện vài công đoạn gia công để hoàn chỉnh. Đĩa quang cấu tạo gồm 4 lớp: nền nhựa, lớp tráng phản chiếu, lớp bảo vệ, nhãn (phủ bạc). 52
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Cấu trúc ổ đĩa quang Các ổ đĩa quang là những thiết bị kỹ thuật hiện đại dùng để đọc và ghi nội dung trên đĩa quang. Ổ đĩa quang cấu tạo gồm 2 phần: phần cơ và phần điện tử. Ổ đĩa quang thường có 2 loại ổ đĩa chỉ đọc và ổ đĩa vừa có thể đọc ghi. Các nhà sản xuất: Samsung, LG, Compact, Virbird, Combo, ASUS, Hình B 2.26: Ổ đĩa quang và mắt đọc laser Phân loại đĩa quang Đĩa quang có 2 loại phổ biến hiện nay là CD và DVD. CD-ROM (compact disk): CD R (đĩa chỉ ghi một lần và đọc nhiều lần). CD RW (đĩa có thể đọc và ghi nhiều lần). Có tốc độ truyền dữ liệu từ 32 đến 52X, dung lượng trung bình là 650 đến 700MB. DVD-ROM (digital video disc): DVD R và DVD RW. Có tốc độ truyền dữ liệu gấp 9 lần CD ROM, có thể lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn lên đến hàng gigabyte. DVD xuất hiện vào năm 2002, có tên ban đầu là Digital Video Disc (đĩa phim kỹ thuật số) rồi sau này chuyển thành Digital Versatile Disc (đĩa đa năng kỹ thuật số) là đĩa quang để lưu dữ liệu bao gồm phim ảnh có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao. 53
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Chuẩn giao tiếp và thông số đặc trưng Chuẩn giao tiếp: Các đĩa quang được kết nối theo chuẩn ATAPI (ATA Packet Interface). Một chuẩn đa năng trên mạch giao tiếp ATA (IDE), được thiết kế để cho phép các thiết bị không phải ổ đĩa cứng có thể cắm vào một cổng ATA (IDE). Thông số đặc trưng: Tốc độ của đĩa quang được tính bằng X, 1X CD tương đương với 150KB/giây, 1X DVD tương đương 1.2MB/s. Chẩn đoán và khắc phục sự cố ổ đĩa quang Không nhận ổ đĩa quang: kiểm tra cáp dữ liệu và cáp nguồn, kiểm tra trong CMOS Setup Utilities. Có thể các linh kiện trên bo mạch điều khiển bị hỏng. Sửa chữa tại các dịch vụ điện tử tin học, bệnh viện máy tính quốc tế. Cơ không hoạt động: ấn nút nhưng nắp ổ đĩa không hoạt động, có thể thay thế hoặc sửa cơ. Không đọc được dữ liệu: do hỏng đầu đọc laser hoặc đĩa hỏng. Có thể thay thế nhưng nên mua mới vì chi phí thay thế đầu đọc gần như mua mới. 54
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 55
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.5. Bộ nguồn và thùng máy Hình B 2.27: Bộ nguồn ATX 2.5.1. Giới thiệu Bộ nguồn (Power Supply) là một phần rất quan trọng trong máy tính có chức năng cấp nguồn điện cho máy tính. Nếu nguồn điện không ổn định có thể gây ra nhiều sự cố cho các thiết bị bên trong máy tính. Thùng máy (CASE) dùng để chứa các thiết bị gắn bên trong một máy tính như bo mạch chủ, ổ cứng, card mở rộng, nếu không có thùng máy sẽ rất nguy hiểm cho các thiết bị này trong quá trình họat động vì không được bảo vệ cách ly vì vậy nó còn được gọi là thùng bảo vệ máy tính. 56
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.5.2. Bộ nguồn Thành phần và thông số bộ nguồn Các thành phần cơ bản của bộ nguồn như sau: Thông số Hình B 2.28: Thành phần cơ bản của bộ nguồn Nguồn ATX lấy điện thế từ nguồn vào (220/110V) sau đó biến đổi và cung cấp điện áp một chiều ± 12v, ± 5v, +3.3v cho các thíêt bị máy tính. Công suất làm việc của nguồn có nhiều loại như 250W, 300W, 350W hoặc 400W và cao hơn. Nguồn ATX có cấp nguồn chính cho bo mạch chủ là 20 chân (hiện nay có loại 24 chân, với các nguồn +3.3V, +5V, +12v, -5V, -12V) và nguồn phụ là 4 chân, còn các thiết bị khác là loại cấp nguồn 4 chân (+5V và +12V). 57
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nguồn 58
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.5.4. Thùng máy Thùng máy được chia làm rất nhiều loại như ATX Full size, Mini ATX, Micro ATX. Mỗi thùng đều có kiểu dáng riêng của nó nhưng thường sử dụng 2 loại thùng đó là thùng đứng (Micro ATX) và thùng nằm (Mini ATX). Thùng máy thường có 2 mặt: mặt trước và mặt sau Mặt trước có các chức năng như nút công tắt nguồn, nút khởi động nóng và các đèn tín hiệu nguồn, tín hiệu ổ cứng. Hình B 2.29: Thùng máy Mặt sau của thùng máy gồm các loại jack cắm (thường gọi là cổng). Các thiết bị vào/ra và các thiết bị ngoại vi thông qua dây nối vào các cổng để giao tiếp với các thành phần bên trong của khối hệ thống. 59
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.6. Màn hình máy tính 2.6.1. Giới thiệu Màn hình là thiết bị ngoại vi dùng hiển thị thông tin từ PC đến người sử dụng. Hiện nay màn hình phổ biến là các loại dùng công nghệ CRT (Cathode Ray Tube), LED (Light-Emitting Diode), LCD (Liquid Crystal Display), PLASMA, Một số hãng sản xuất màn hình như: SAMSUNG, IBM, DELL, Lịch sử hình thành phát triển Năm 1981, IBM giới thiệu chuẩn CGA (Color Graphics Adapter) có khả năng phối hợp 4 màu với độ phân giải tối đa là 320x200 pixels. Năm 1984 giới thiệu chuẩn EGA (Enhanced Graphics Adapter) có khả năng hiển thị đến 16 màu và tăng độ phân giải lên tới 640x350 pixels hoàn thiện hơn khả năng hiện thị hình ảnh, văn bản. Năm 1987, IBM giới thiệu chuẩn VGA (Video Graphics Adapter) với hệ thống màu chuẩn hơn có khả năng hiện thị nhiều màu và độ phân giải cao hơn. Năm 1990, IBM giới thiệu chuẩn XGA (Extended Graphics Array) với độ phân giải lên tới 800x600 pixels hiển thị ở chế độ màu thực (16.8 triệu màu) và 1024x768 pixels ở chế độ 65.536 màu. Hiện nay, chuẩn UXGA (Ultra Extended Graphics Array) có thể hỗ trợ bảng màu lên tới 16.8 triệu màu ở độ phân giải rất cao 1600x1200 pixels, phụ thuộc vào bộ nhớ của card màn hình. 2.6.2. Màn hình CRT Thành phần và thông số màn hình CRT Hình B 2.30: Màn hình CRT 60
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Đặc tính kỹ thuật của các kiểu đầu nối: Màn hình CRT: chuẩn kết nối VGA (D-Sub). Màn hình LCD: chuẩn kết nối DVI (Digital Visual Interface), DFP (Digital Flat Panel). Màn hình CRT Kích thước màn hình: Thông thường kích thước màn hình 15,17, 19 hoặc 21 inch. Hầu hết các lọai màn hình sử dụng thông dụng nhất là 17inch. Dot pitch: Một đại lượng đo theo chiều ngang cho biết số ký tự trong mỗi inch tính theo loại phông chữ gián cách đơn, như đã được dùng trong máy đánh chữ, máy in kim, và máy in bánh xe. Dot pitch là khỏang cách giữa hai điểm pixel trên màn hình, tính bằng millimet Pixel: Phần tử nhỏ nhất (phần tử ảnh) mà một thiết bị có thể hiện thị trên màn hình, và hình ảnh trên màn hình được xây dựng nên từ các phần tử đó. Chuẩn kết nối VGA:Các chân này dùng để truyền nhận các tín hiệu tương tự Red, Green, Blue, từ VGA card lên màn hình. Đầu nối VGA thường được dùng trên các CRT thông dụng. Cách hiển thị trên màn hình CRT Màn hình CRT (Cathode Ray Tube) là một ống thuỷ tinh hình phểu, được hút chân không. Đặt ở đuôi phểu là 3 ống phóng tia điện tử đại diện cho 3 tia màu RGB. Màn hình gồm các chấm phát quang RGB xếp xen kẽ. Cứ 3 điểm RGB xếp thành một hình tam giác đều được gọi là một điểm ảnh (pixel). ba tia điện tử từ các ống phóng tia mang tin tức của màu sẽ được cao áp của đèn hình hút tới trước. Các tia này đập đúng vào các điểm phát quang tương ứng RGB trong một điểm ảnh. Để đảm bảo các tia không đập chệch ra ngoài, một lưới mỏng (shadow mask) được đặt trước lớp phosphor. Và cứ ngay tâm một điểm ảnh, người ta lại khoét một lổ có đường kính bằng với đường kính một điểm phosphor, giúp 3 tia điện tử đi qua được lưới và hội tụ đúng vào điểm ảnh. Tại vị trí cổ đèn hình, gần vị trí ống phóng có các lá nam châm dùng để hiệu chỉnh các tia này. Để di chuyển tia điện tử, tại cổ đèn hình có hai cuộn dây tạo ra từ trường lái tia điện tử đi theo hai chiều ngang và dọc trên mặt đèn hình. Do điểm ảnh có kích thước rất nhỏ cho nên mắt người nhìn 3 điểm RGB trong điểm ảnh bị nhập vào với nhau như một và tạo cảm giác thấy được một màu duy nhất. Khi cường độ của 3 điểm RGB thay đổi, ta thấy màu tại điểm ảnh thay đổi. 61
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Chẩn đoán và khắc phục sự cố màn hình CRT Các sự cố Cách khắc phục Màn hình không lên Kiểm tra nguồn cung cấp màn hình. Màn bị thu hẹp khoảng cách trên Điều chỉnh dựa vào bảng điều khiển trên khung hình màn hình Màn hình có màu sắc không Kiểm tra driver và độ phân giải của card trung thực màn hình Màn hình xuất hiện màu tím ở Kiểm tra bóng đèn và Playback. các góc và ánh sang mờ Kiểm tra tần số quét (refresh) của card màn Màn hình rung hình. 2.6.3. Màn hình LCD Hình B 2.31: Màn hình LCD 62
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH LCD là gì ? LCD là công nghệ hiển thị dựa trên đặc tính cản sáng của tinh thể lỏng khi bị phân cực điện áp. Tinh thể lỏng là một dạng đặc biệt của vật chất được cấu tạo từ các phân tử hình que. Ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng. LCD xuất hiện đầu tiên trong các máy tính cầm tay, trò chơi điện tử cầm tay, đồng hồ điện tử, LCD ngày nay được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, chiếm ít không gian, chất lượng hình ảnh tốt, tiêu thụ ít năng lượng và đang thay thế dần màn hình CRT truyền thống. Thành phần và thông số màn hình LCD Màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng. Do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng. Màn hình tinh thể lỏng dùng nguồn sáng tự cấp (thường dành cho màn hình màu của máy tính hay TV). Hình B 2.32: Cấu tạo của màn hình LCD Cấu tạo: 1. Kính lọc phân cực thẳng đứng để lọc ánh sáng tự nhiên đi vào. 2. Lớp kính có các điện cực ITO. Hình dáng của điện cực là hình cần hiển thị. 3. Lớp tinh thể lỏng. 4. Lớp kính có điện cực ITO chung. 5. Kính lọc phân cực nằm ngang. 6. Gương phản xạ lại ánh sáng cho người quan sát. Màu sắc được tạo ra bởi sự phối màu phát xạ từ ba loại điểm ảnh đỏ, lục và lam. Thông số màn hình Tại sao độ phân giải, tần số quét là thông số quan trọng khi chọn mua màn hình? 63
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hai thông số này ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và sức khỏe của người dùng nên khi mua cần chọn màn hình hỗ trợ độ phân giải, tần số quét cao. Các đặc trưng của màn hình LCD Độ phân giải: 1024x768, 1280x1024, Một số nhà sản xuất: VIBIRD, IBM, ACER, VIEWSONIC, SAMSUNG, LG, Kích thước: 15 inch, 17 inch, 19 inch, 20 inch, Giá thành: 4 triệu, 10 triệu, 24 triệu, Lưu ý: Tương lai màn hình LCD sẽ thay thế cho CRT vì những lý do sau: có trọng lượng và kích thước nhỏ, tiêu thụ ít điện năng, có độ sáng cao, không gây hại mắt vì không có sự bức xạ điện từ, sử dụng giao tiếp số DVI cho chất lượng hình ảnh và độ nét cao Nhưng vào thời điểm hiện nay, CRT vẫn chiếm ưu thế hơn vì LCD còn tồn tại một số nhược điểm: giá thành cao, độ phân giải và tần số làm tươi chỉ tối ưu ở một tần số nhất định, tần số đáp ứng chậm (loại có tần số đáp ứng nhanh dưới 16 ms thường giá khá cao), góc nhìn hẹp, các đường chéo thường bị răng cưa do LCD có điểm ảnh là hình vuông, màu sắc thể hiện chưa phong phú bằng CRT. Chẩn đoán và khắc phục sự cố màn hình LCD Một số điểm trên màn hình không có tín hiệu: Chết điểm ảnh. Màu sắc hình ảnh có hiện tượng đổ màu với những vệt màu chết loang lổ do: Các ngón tay chạm tay vào bề mặt của màn hình trong khi mở hoặc vệ sinh máy. Ăn màu - cháy hình Nghĩa là vị trí nào khung hình đó được hiển thị lâu nhất thì màu đó có khả năng làm chết các màu khác. Do vậy, không nên để màn hình trong trạng thái hiển thị hình tĩnh liên tục mà cần phải có sự thay đổi. Ví như, cài đặt màn hình ở chế độ bảo vệ màn hình. Gập máy xuống và tắt luôn máy khi không sử dụng trong thời gian dài. Vừa tiết kiệm thời gian sử dụng vừa đảm bảo màn hình không bị cháy hình. Hiện tượng bóng ma Hiện tượng này xuất hiện khá nhiều trên màn hình laptop và LCD, trong lúc xem những hình ảnh động do sự chuyển đổi liên tục: xem phim hành động, chơi game Nguyên nhân là do chu kỳ hiển thị màu trên màn hình không theo kịp chuyển đổi giữa các điểm màu với nhau. 64
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Điểm chết Điểm chết được hiểu là những điểm chỉ có một màu nhất định (hoặc đen hoặc trắng) và không có khả năng hiển thị các màu sắc khác. Nếu số điểm chết vượt ngưỡng 4 thì tốt nhất nên chọn máy khác. Cách thử khá đơn giản: cho máy khởi động, vào desktop chọn hình nền màu đen để xem điểm chết sáng và ngược lại chọn hình nền trắng để tìm điểm chết đen. Màn hình gặp sự cố Riêng với laptop thì không nên tự sửa chữa. Cách làm hiệu quả nhất là nhanh chóng đến các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất nhờ can thiệp. Khi màn hình của máy nhiễu nhằng nhằng hoặc mờ hẳn không nhìn rõ, là lúc phải kiểm tra về phần hiển thị của máy. Điều chỉnh độ phân giải lớn, tần số quét (Refresh rate) quá lớn thường làm hỏng màn hình tinh thể lỏng hoặc làm "chết " cuộn cao áp. 65
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.6.4. Sử dụng các nút chức năng của màn hình Kí hiệu Mô tả Duy chuyển hình ảnh qua trái,qua phải Duy chuyển hình ảnh lên, xuống Căng hình ảnh ra trái, phải Căng hình ảnh lên,xuống Căng đều các góc hình ảnh trên màn hình Tinh chỉnh hình ảnh trên màn hình Chỉnh sáng, tối của đèn hình. Chỉnh sự tương phản sáng tối. Hình B 2.33: Các nút chức năng của màn hình 66
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.7. Bàn phím Bàn phím là thiết bị nhập, dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. Ngoài ra còn có thể thay thế chuột điều khiển máy tính thông qua các tổ hợp phím chức năng. Hình B 2.34: Bàn phím Thành phần của bàn phím Bàn phím gồm có cổng kết nối, dây tín hiệu, các nút bấm chức năng mở rộng, mạch điều khiển. Bàn phím được kết nối với máy tính thông qua cổng I/O trên bo mạch chủ như PS/2, USB. Cách bố trí các phím trên bàn phím: Hình B 2.35: Cách bố trí bàn phím Bàn phím được chia là 4 khu vực chính đó là các phím chức năng, các phím kí tự, các phím số, các phím điều khiển. 67
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Nhóm phím chữ: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ). Nhóm phím chức năng (function key): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím khác như (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về cuối), Nhóm phím số: nằm bên phải của bàn phím từ 0 9 và các phím +,- ,* ,/ Ngoài 3 vùng phím trên còn một nhóm phím nữa là các phím điều khiển bao gồm: Phím Shift: kèm với các phím chữ sẽ tạo ra chữ in hoa hoặc thường. Phím BackSpace: lùi điểm nháy đồng thời xóa ký tự đứng trước nó. Phím Enter: nút thi hành lệnh Phím Space: thanh dài nhất, tạo ký tự rỗng. Phím PrintScreen: nút in nội dung màn hình ra giấy. Phím Pause: tạm dừng thi hành chương trình. Phím Ctrl (Control) và Alt (Alternate): là phím dùng để phối hợp các phím khác tùy chương trình sử dụng. 68
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Chẩn đoán và khắc phục sự cố bàn phím 69
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.8. Chuột Chuột là thiết bị nhập, dùng để điều khiển các đối tượng trên màn hình. Được kết nối vào bo mạch chủ thông qua cổng I/O. Trong nhiều năm phát triển, chuột máy tính cũng có nhiều cải tiến và biến đổi đáng kể không chỉ về kiểu dáng mà còn cả về công nghệ. Chuột ngày nay có độ nhạy và nhiều tính năng tốt hơn rất nhiều so với một vài năm trước đây. Hình B 2.36: Chuột cơ Thành phần của chuột Cổng kết nối: Chuột được kết nối với máy tính thông qua cổng I/O trên bo mạch chủ. Có hai loại kết nối chính là có dây (PS/2 và USB) và không dây (Wireles). Cổng PS/2: Được sử dụng trong thời gian khá dài và bây giờ vẫn còn, mỗi bo mạch chủ vẫn có hai cổng PS/2 dành cho bàn phím và chuột. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng của chuẩn USB mà PS/2 dần bị thay thế Cổng USB: là chuẩn giao tiếp thông dụng nhất hiện nay. Ưu điểm của USB chính là băng thông rộng hơn nhiều lần so với cổng PS/2, vì thế các loại chuột PS/2 dần dần bị thay thế và tính chính xác cũng như độ nhạy sẽ tăng đáng kể. Thông dụng nhất hiện nay chuột bi và chuột quang: + Chuột bi được kết nối thông qua cổng PS/2 hoặc USB nhưng nó có vi bi bên trong dùng để điều khiển các hoạt động. 70
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.37: Cấu tạo của chuột cơ + Chuột quang được thiết kế đặt biệt hơn chuột cơ, các cổng kết nối của nó cũng thông qua PS/2 và USB nhưng thành phần điều khiển chuột được sử dụng bằng kỹ thuật phản xạ ánh sáng. Hình B 2.38: Chuột quang 71
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Chẩn đoán và khắc phục sự cố chuột 2.9. Card màn hình 2.9.1. Giới thiệu Hình ảnh bạn nhìn thấy trên mànhình hiển thị được làm thành bởi nhiều điểm nhỏ gọi là Pixel . Hầu hết màn hình hiện nay được thiết lập có độ phan giải hàng triệu Pixel và máy tính phải quyết định làm gì để tạo nên được hình ảnh . để làm được điều đó nó cần bộ phận chuyển đổi - dữ liệu ở dạng nhị phân từ CPU và biến đổi thành hình ảnh bạn có thể nhìn được, bộ phận chuyển đổi gọi là Card màn hình. Card màn hình có công việc hết sức phức tạp , nhưng nguyên lí và những thành phần cấu thành nó rất dễ dàng để hiểu . Trong phần này chúng ta chỉ nói tới những phần cơ bản và những nhân tố tác động tới tốc độ và hiệu quả của Card màn hình . 2.9.2. Thành phần và thông số Card màn hình Thành phần của Card màn hình 72
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.39: Cấu tạo của card màn hình Trong Card màn hình có 4 phần chính Kết nối với Mainboard Kết nối với màn hình hiển thị để xem kết quả cuối cùng Bộ vi xử lí (GPU) để quyết định làm như thế nào đối với mỗi Pixel trên màn hình Bộ nhớ, để giữ thông tin về mỗi một Pixel và lưu trữ hình ảnh tạm thời những bức hình hoàn chỉnh. Hình B 2.40: Chip GPU Tương tự như Mainboard, Card màn hình là bảng mạch in mà chứa bộ vi xử lí (Graphics Processing Unit – GPU ) và bộ nhớ RAM. Nó cũng có Chip BIOS (input/output system) mà lưu trữ những thiết lập của Card và thực hiện chuẩn đoán bộ nhớ Card màn hình cùng với Input và Output bắt đầu. 73
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH GPU được thiết kế đặc biệt để thực hiện những tính toán toán học phức tạp và tính toán hình học mà cần thiết cho trình diễn đồ hoạ . Quá trình làm việc GPU cũng rất nóng nên thông thường có bộ phận tản nhiệt hoặc quạt bên trên để làm mát. Hình B 2.41: Quá trình xuất hình ảnh RAMDAC gửi hình ảnh cuối cùng tới màn hình thông qua Cable. Kết nối với Maiboard thông thường một trong 03 giao diện sau: Peripheral component interconnect (PCI) Advanced graphics port (AGP) PCI Express (PCIe) Giao diện PCI Express là loại mới nhất, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất giữa Card màn hình và Mainboard. PCIe cũng hỗ trợ để dùng 02 Card màn hình nối cùng với một Mainboard. Thông số Nhà sản xuất chip: ATI, Matrox, Nvidia, S3, Intel Điện áp: 1.5 v Tốc độ tính theo đơn vị X, 1X tương với khoảng 266MB/giây đối với loại card màn hình khe cắm AGP. Khe cắm PCI Express là 250, 500 MB/giây. 74
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.42: Cổng kết nối VGA Khe cắm và cổng kết nối Khe cắm AGP: AGP (Accelerated Graphics Port) Là một khe cắm dành riêng cho card màn hình được thiết kế trên MainBoard, có các loại 2x, 4x, 8x. Khe cắm PCI Express 16X Hình B 2.43: Khe cắm card màn hình Cổng kết nối: VGA, DVI (Digital Visual Interface) Đặc tính kỹ thuật của các kiểu đầu nối: VGA: là chuẩn hiển thị màn hình Analog được tạo bởi IBM-1987. GPU: (Graphics Processing Unit): Là nơi điều khiển tất cả các hoạt động của Card màn hình. Một số nhà SX GPU: ATI, nViDIA, SIS. Video Adapter, Video Card, Video Controller đều được hiểu là Card màn hình. Các nhà sản xuất chip đồ hoạ: 75
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Nói chung, hiện nay bạn chỉ có thể chọn một trong hay nhà sản xuất chip xử lý đồ họa là NVIDIA và ATI. Chip Xabre của SiS thì quá mới. Cả hai đại gia NVIDIA và ATI đều có các chip phủ trọn từ thấp lên cao, phục vụ từ giới bình dân tới giới thượng lưu. NVIDIA có card TNT, TNT-2, GeForce 256, GeForce2, GeForce3, GeForce4, và mới nhất là GeForceFX. Với ATI thì hiện ở VN bét nhất chỉ còn card ATI (8 MB, AGP 2X). Còn lại đều là dòng ATI RADEON, từ gia đình RADEON 7000, 7500 tới RADEON 9700 Pro cao cấp và mới nhất, mạnh nhất là RADEON 9800 Pro. Từ thế hệ GeForce (NVIDIA) và RADEON (ATI), bộ xử lý đồ họa được cải tiến một bước nhảy vọt với kiến trúc một bộ vi xử lý đồ họa (GPU) riêng (không ăn theo CPU nữa). Chip NVIDIA vốn có độ tương thích cao, hình ảnh mịn màng, rõ nét, nhưng tông màu hơi tối. Còn các chip của ATI có đặc trưng là hình ảnh sáng sủa, màu sắc rực rỡ, trong trẻo. Trong khi dân đồ họa “kết” NVIDIA, giới chơi game “chip” ATI. Một số nhà SX Card Màn hình như: Gigabyte, ASUS, ECS, Mainboard có thể có card màn hình tích hợp sẵn gọi là Onboard. Các chân này dùng để truyền nhận các tín hiệu tương tự Red, Green, Blue, từ VGA card lên màn hình. Màn hình chuẩn VGA không hỗ trợ nhận tín hiệu số từ card màn hình. Vì vậy một chuẩn mới DVI xuất hiện dùng truyền tín hiệu số giữa VGA card và màn hình kỹ thuật số. Đầu nối VGA thường được dùng trên các CRT thông dụng. Đầu nối chuẩn DVI: DVI-connector: 24 chân, hỗ trợ chuyển tín hiệu số và tương tự. DVI là một chuẩn độc lập có nghĩa là nó hoạt động tối ưu với màn hình và card màn hình hỗ trợ DVI. Các màn hình LCD cao cấp thường hỗ trợ chuẩn DVI, DFP, Đa số những Card màn hình có kết nối cho 02 màn hình hiển thị. Thông thường 01 kết nối DVI để nối hỗ trợ những màn hình LCD và một kết nối VGA khác để nối với màn hình ống phóng điện tử . Có một số Card màn hình có 02 kết nối DVI. DVI không thể nối trực tiếp với màn hình ống phóng điện tử mà thông qua một Adaptor để chuyển đổi tín hiệu . Hầu hết mọi người chỉ dùng 01 hoặc 02 kết nối màn hình hiển thị . Những người cần dùng 02 màn hình hiển thị có thể mua Card màn hình mà có 02 đầu ra mà chia mànhình giữa hai cửa sổ khác . Một máy tính có thể có 02 đầu ra màn hình , đối với những Card PCIe theo lí thuyết có thể hỗ trợ 04 màn hình hiển thị. 76
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.44: Các cổng kết nối trên card màn hình Cũng có thể trên Card màn hình cũng có thêm kết nối như: Hiển thị TV: TV-out hoặc S-video Camera tương tự: ViVo hoặc Video In/Video Out Camera số: FireWire hoặc USB Ngoài ra một số Card màn hình tích hợp TV Tuner để nối TV và Video Như thế nào thì gọi là Card màn hình tốt ? Những Card màn hình tốt nhất dễ dàng được tìm thấy trên thị trường. Nó có nhiều bộ nhớ đồ hoạ và GPU có tốc độ cao. Nhìn bên ngoài những Card này trông sắc nét hơn những Card khác bên trong máy vi tính. Nhiều Card màn hình công suất cao thường có những bộ phận làm mát, bộ phận tải nhiệt lớn. Sử dụng máy tính cho mục đích email, xử lí Word hoặc lướt Web, chỉ cần dùng Card đồ hoạ tích hợp sẵn trên Mainboard. Vấn đề lưu ý khi sử dụng card màn hình: Mua card AGP tại các đại lý chính thức hay các cửa hàng tin cậy. Chọn loại card có thời gian bảo hành lâu như ASUS, MSI, Gigabyte, bảo hành tới 3 năm. Nếu có nhu cầu sử dụng màn hình tinh thẻ lỏng LCD công nghệ digital nên mua card AGP có sẵn cổng DVI connector. Gắn vào máy chạy thử trước khi mua xem card AGP có tương thích với hệ thống hay không. Với card mượn để chạy thử, bạn không nên vặn ốc đầu cắm vào màn hình, vì sẽ dễ để lại dấu hằn trên cổng card. Gắn card vào slot AGP thật chính xác và thật chặt. Việc gắn card hở hay lỏng có thể gây cháy card. 77
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Không nên tháo ra gắn vào card AGP nhiều lần vì có thể làm tổn hại các mối tiếp xúc ở chân card và khe AGP. 2.9.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card màn hình 78
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.10. Card âm thanh Card âm thanh có nhiệm vụ xử lý tín hiệu âm thanh nhận từ CPU và chuyển ra ngoài loa hoặc nhận tín hiệu âm thanh từ micro và chuyển vào cho CPU xử lý. Card âm thanh có hai loại là card âm thanh onboard và card âm thanh rời. Card âm thanh onboard là chip âm thanh được nhà sản xuất tích hợp trên bo mạch chủ, thường card âm thanh do chipset cầu nam quản lý còn chip âm thanh chịu trách nhiệm giải mã hay mã hóa âm thanh vào hay ra. Card âm thanh rời là một bản mạch điện tử được tích hợp chip xử lý âm thanh, nhiệm vụ chính là xử lý và chuyển tín hiệu âm thanh đã được xử lý vào ra của máy tính. Card âm thanh rời được gắn trên bo mạch chủ thông qua khe cắm mở rộng như ISA, PCI, CNR. Hiện nay thông dụng nhất là card âm thanh onbard được cắm trên khe PCI. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card âm thanh 79
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH 2.11. Loa máy tính Là thiết bị ngọai vi, dùng để xuất âm thanh nhận từ máy tính qua card âm thanh. Loa gồm loa trong và loa ngòai. Loa trong được gắn trực tiếp trên bo mạch chủ hoặc trên thùng máy thông qua bảng điều khiển trên bo mạch chủ. Loa ngoài được gắn vào máy tính thông qua card âm thanh , dùng để khuếch đại âm thanh. Hình B 2.45: Loa máy tính Loa trong được phát ra từ trong thùng máy dùng vào việc chuẩn đoán kết quả kiểm tra phần cứng khi khởi động. Thông số của loa máy tính Các thông số về loa thường quan tâm những đặt điểm như sau: Phiên bản của loa gồm 2.1. 4.1, 5.1, 7.1. Công suất của loa thường biểu điễn bằng W. Các loại cổng kết nối Đầu kết nối 80
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 2.46: Các Jack cắm sound 81
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH A. BÀI TẬP LỚN 1. Bo mạch chủ là gì?. Hãy tìm hiều về các dòng bo mạch chủ từ đời chipset 845 đến 945 có những đặc điểm gì?. 2. Hãy tìm hiểu về các loại khe cắm có trên bo mạch chủ từ dòng Pentium IV và nêu ra các thông số kỹ thuật của các loại khe cắm đó. 3. ROM BIOS là gì ? và sự phát triển của ROM BIOS. Các công nghệ của ROM BIOS. 4. Chipset là gì ?. Chip câu bắc có nhiệm vụ gì. Vẽ sơ đồ quản lý của chúng. Chip câu nam có nhiệm vụ gì. Vẽ sơ đồ quản lý của chúng. 5. CPU là gì ?. hãy nêu đặc tính cơ bản của dòng cpu Core 2 Duo, quá trình sử lý dữ liệu của chúng. 6. Nêu điểm khác nhau và giống nhau của 2 nhà sản xuất Intel và AMD. Và một số công nghệ đặc trưng của 2 nhà sản xuất này. 7. RAM là gì?. Hãy nêu ra các đặc tính của Ram gồm BUS và băng thông. Quá trình hoạt động của chúng trong máy tính. 8. Phân loại bộ nhớ Ram và các chủng loại của SDRam, DDRam, DDRam II. Nêu ra các loại BUS, hiệu điện thế, và số chân của 3 loại ram trên. 9.ổ cứng là gì?. ổ đĩa quang là gì?. Hãy nêu ra sự khác nhau và giông nhau của 2 loại ổ đĩa đó. 10. Hãy nêu ra các cấu trúc của đĩa cứng và đĩa quang sự giống nhau và khác nhau của chúng. Các chuẩn giao tiếp và thông số đặc trưng của ổ cứng và ổ quang. 11. Bộ nguồn là gì?. Có mấy loại bộ nguồn ATX. Nêu các thành phần và thông số của chúng. 12. Màn hình là gì ?. hãy so sánh 2 loại màn hình CRT, LCD và nêu ra thông số đặc trưng của hai loại màn hình này. Công nghệ chế tạo của chúng. 13. Bàn phím là gì ?. cách cấu tạo của bàn phím ngày nay và thời xưa khác nhau như thế nào. Bàn phím có mấy loại cổng kết nối nêu ra những ưu điểm của chúng. 14. chuột 15. Card màn hình là gì ?. Hãy tìm hiểu về 2 loại card màn hình có GPU và VPU. Nêu một số loại card màn hình có chức năng xử lý đồ họa cao có trên thị trường. 16. Những khe cắm của card màn hình là những loại nào. Nêu ra một thông số kỹ thuật của những loại card màn hình đó và công nghệ Dual VGA. 17. Card sound là gì ?. Nêu ra một số công nghệ về card sound và một số đặc điểm của chúng. 18. Loa là gì ?. Hãy nêu ra một số công nghệ của loa và hiệu ứng âm thanh của loa. 82
- BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH B. BÀI TẬP ÔN 1. Bo mạch chủ có phải là thiết bị chính trong máy tính đúng hay sai 2. Socket là đế cắm Ram đúng hay sai 3. PCI là đế cắm CPU đúng hay sai 4. Bảng kết nối có phải đùng để điều khiển quá trình xử lý dữ liệu đúng hay sai 5. Chipset dùng để quản lý các thiết bị đúng hay sai 6. Chip cầu nam dùng để quản lý quá trình I/O đúng hay sai 7. Chip cầu bắc quản lý CPU, RAM, AGP, đúng hay sai 8. ROM BIOS được gắm trên bo mạch chủ đúng hay sai. 9. Thông tin trên Rom xóa được đúng hay sai. 10. Bộ vi xử lý dùng để 11. Bus là kênh chuyền 12. Cache là bộ nhớ chính đúng hay sai 13. Các tập lệnh SSE, SSE2, SSE3, MMX của Ram đúng hay sai 14. Dòng Athlon FX là của . 15. Ram là bộ nhớ . 16. Khi đang sài máy thì bị cúp điện dữ liệu trên Ram sẽ mất đi đúng hay sai 17. DDRAM có số chân 18. SDRAM có 184 chân đúng hay sai 19. DDRAM II có số Bus là 20. SDRAM có số Bus là 21. DDRAM có 240 chân đúng hay sai 22. Hiệu điện thế của DDRAM II là 2.5V đúng hay sai 23. Hiệu điện thế của DDRAM là 1.8V đúng hay sai 24. Tốc độ quây của ổ cứng là 7200 trên một giây đúng hay sai 25. Số chân truyền dữ liệu của ổ cứng là 34 chân đúng hay sai 26. Số chân cổng IDE là 27. Số chân cổng SATA là 28. Dung lượng hiện thời của ổ cứng được tính bằng Gigabyte đúng hay sai 29. Tốc độ quây của ổ SATA 150 Mb/giây đúng hay sai 30. Tốc độ quây của ổ PATA 300 Mb/giây đúng hay sai 31. Dùng chương trình HDAT2 để kiểm tra sector hỏng đúng hay sai 32. Cấu tạo của đĩa quang được chia làm 4 lớp đúng hay sai 33.ổ đĩa CD-Rom là 34.ổ đĩa CD-R vừa có thể đọc ghi đúng hay sai 35. Bộ nguồn dùng để cấp điện năng cho các thiết bị trong máy tính đúng hay sai 36. Bộ nguồn thường có 20 chân và 24 chân đúng hay sai 37. Thùng case đùng để chứa các thiết bị máy tính đúng hay sai 38. Màn hình LCD sử dụng bóng đèn hình đúng hay sai 83
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH 39. Màn hình CRT không sử dụng bóng đèn hình đúng hay sai 40. Chuẩn kết nối của CRT là 41. Chuẩn kết nối của LCD là 42. Bàn phím là thiết bị nhập đúng hay sai 43. Bàn phím được kết nối từ cổng . 44. Chuột là thiết bị nhập đúng hay sai 45. Chuột được kết nối từ cổng . 46. Card màn hình dùng để xuất ra âm thanh đúng hay sai 47. Bộ xử lý GPU là của 48. Card màn hình có 2 loại AGP và PCI Express đúng hay sai 49. Chuẩn DVI có bao nhiêu chân . 50. Chuẩn VGA có bao nhiêu chân 51. Card âm thanh dùng để xuất ra 52. Card âm thanh được gắn lên cổng . 53. Loa là thiết bị dùng để phát âm thanh đúng hay sai 84
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Biết cách lựa chọn cấu hình máy tính theo nhu cầu Tự lắp ráp hoàn chỉnh một hệ thống máy tính Hiểu được sự đồng bộ tương thích thiết bị Sử dụng chương trình CMOS Setup Utility 3.1. Lựa chọn cấu hình 1. Cấu hình phù hợp: Khi lựa chọn mua máy tính nên lựa chọn loại máy có cấu hình phù hợp với yêu cầu sử. Nếu quá coi trọng vấn đề giá cả thì có thể nhiều khi sẽ chỉ mua được những chiếc máy không có khả năng giải quyết đầy đủ yêu cầu áp lực công việc. Tương tự, cũng không nên quá phung phí tiền vào các tính năng mà có lẽ sẽ không bao giờ đụng đến. 2. Có thể nâng cấp: Khi mua máy tính nên chọn các loại máy có đủ không gian phục vụ cho việc nâng cấp sau này. Có thể bây giờ không cần thêm bộ nhớ hay ổ ghi đĩa nhưng có thể sau này cần đến. Vì thế hãy để chừa không gian dành cho công việc này. 3. Ổ cứng lớn: Các loại ổ cứng có dung lượng càng lớn thì càng tốt. Trên thị trường hiện giờ giá thành các loại ổ cứng không chênh lệch nhau nhiều lắm vì thế nên lựa chọn ổ cứng có dung lượng lớn. Có thể phải trả thêm tiền ngay bây giờ nhưng về sau khi nhu cầu lưu trữ tăng lên sẽ thấy lợi ích của việc này. Còn nếu tiết kiệm được đôi chút thì sau này sẽ có thể phải trả khoản đầu tư lớn hơn. 4. Phần mềm miễn phí: Khi lựa chọn mua máy tính được đề nghị sử dụng phần mềm miễn phí thì đừng quá coi trọng nó. Đó có thể chỉ lần phiên bản dùng thử của phần mềm và chỉ có 60 ngày sử dụng mà thôi. 5. Màn hình: Khi mua, lựa chọn mua một hệ thống máy tính nên kiểm tra xem có bao gồm màn hình không. Nếu không thì sẽ phải tốn ít nhất là 100USD đầu tư cho màn hình. 6. Thương hiệu: Tốt nhất nên mua máy tính từ các công ty có tiếng, có thương hiệu. Có thể phải trả thêm chút chi phí cho việc này nhưng bù lại nếu gặp trục trặc gì đó với sản phẩm của họ thì không cần phải lo lắng nhiều. 85
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH 7. Bảo hành: Nên xem xét đến khả năng đầu tư cho việc bảo hành tại chỗ nhất là đối với các doanh nghiệp. Nếu các nguồn lực hỗ trợ về kĩ thuật chỉ dừng lại ở mức hạn chế hay không có thì có thể phải trả giá bằng năng suất công việc và thời gian tiến độ công việc. 8. Mua theo gói: Nếu khoản tài chính đầu tư bị hạn chế bạn nên mua máy tính theo gói sản phẩm. Hầu hết các nhà kinh doanh máy tính đều có những hợp đồng mua bán cung cấp sản phẩm theo gói nguyên chiếc hay nhiều chiếc dành cho các khách hàng có nguồn đầu tư hạn chế. 9. Không gian: Bạn nên xem xét lại không gian nơi đặt máy tính. Nếu là doanh nghiệp hay một văn phòng thì vấn đề này càng quan trọng hơn vì đôi khi các loại máy tính có những hình dáng khác nhau không phù hợp với không gian hiện có. 10. Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp: Hầu hết các nhà kinh doanh máy tính đều có cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ công nghệ thông tin vì thế cũng có thể nhờ tới dịch vụ này để có được sự lựa chọn hoàn hảo cho mình. Máy bộ hàng hiệu: Người dùng nào cũng ước ao trang bị cho mình một giàn máy vi tính mang nhãn hiệu của các hãng sản xuất tên tuổi. Đành rằng chất lượng của các loại máy này thuộc hàng "top", nhưng chi phí phải trả quá mắc. Ta có thể hình dung công thức tính tiền của các máy hàng hiệu này như sau: "giá thành phẩm + thương hiệu + dịch vụ thêm". Cho nên, một bộ máy này giá thường khoảng 11-15 triệu đồng, khá chênh lệch với giá thành phẩm thực sự chỉ dao động từ 6-9 triệu đồng. Hình B 3.1: Máy bộ Acer 86
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Máy tính lắp ráp trong nước: Đây là một thị trường rất rộng với sự tham gia của các đại gia hàng đầu Việt Nam như FPT, CMS, Mekong, Vibird , các cửa hàng chuyên bán thiết bị máy tính như Nguyễn Hoàng, Phong Vũ, Titan lẫn những cửa hàng chỉ hoạt động với tính chất dịch vụ. Nhưng thị trường này chỉ dành cho những người tiêu dùng có thu nhập tương đối. Hình B 3.2: Máy bộ Vibird Về chất lượng, có thể nói thị trường này có sự tồn tại của mệnh đề “tiền nào của nấy”. Ví dụ một chiếc máy sử dụng Pentium 4 có giá rất chênh lệch, nếu sử dụng các thiết bị thuộc loại tốt thì tốn hàng 7-8 triệu đồng là chuyện bình thường, nhưng nếu chọn các sản phẩm cùng loại khác, có thể chỉ với 5-6 triệu đồng là cũng có thể mua được một chiếc với cấu hình tương đương. Máy đã qua sử dụng: Nếu hiểu biết một chút, hay nhờ người giúp đỡ, cũng có thể chọn được cho mình một chiếc máy tính phù hợp nhu cầu sử dụng với giá rất rẻ. Cái khó khi chọn mua ở thị trường này chính là chất lượng. Có quá đông các cửa hàng trên thị trường này nhưng rất ít cửa hàng thật sự phục vụ với phương châm “khách hàng là thượng đế”. Hình B 3.3: Máy second hand 87
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Nếu như đã chọn thị trường này, tốt nhất là nên tìm hiểu giá cả ở nhiều nơi khác nhau, tham khảo ý kiến những người đi trước, thậm chí việc truy lục thông tin về sản phẩm mình muốn mua cũng là việc không thừa. Với một chút may mắn cộng với sự khéo léo khi lựa chọn, có khả năng mua chiếc máy có chất lượng khá tốt và hợp xu thế thời đại nữa. Lượng sản phẩm góp mặt trên thị trường này khá lớn, đa chủng loại, đủ thế hệ. Thị trường máy tính đã qua sử dụng nhận được sự tán thành của rất nhiều người tiêu dùng bởi giá cạnh tranh và phù hợp với thu nhập của họ. Tuy nhiên, thị trường này cũng mang đến không ít rắc rối. Cho nên, hãy cẩn thận với thị trường này. 3.2. Lắp ráp máy tính 3.2.1. Chuẩn bị lắp ráp Dụng cụ: trước khi tiến hành lắp ráp máy tính, cần chuẩn bị một số thiết bị như sau: kềm mỏ nhọn; tuốt-nơ-vít bake dài, dẹp nhỏ; dây đeo chống tĩnh điện. Hình B 3.4: Dụng lắp ráp máy tính 88
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Sách hướng dẫn kèm theo thiết bị: đọc kỹ các hướng dẫn và lưu ý của thiết bị, đối với bo mạch chủ thì xem hướng dẫn về hiệu điện thế, khe cắm, của CPU, RAM, Card màn hình, ; các cổng kết nối trên bo mạch (Front Panel: nơi kết nối các dây tín hiệu đèn nguồn, ổ cứng và nút điều khiển khởi động máy với thùng máy - CASE, Front USB, Front Audio) trước khi lắp ráp. Hình B 3.5: Kiểm tra thiết bị trước khi lắp ráp Nhận diện chính xác các linh kiện thiết bị trước khi lắp ráp. Kiểm tra sự tương thích và đồng bộ của các thiết bị. Lưu ý an toàn về điện. 3.2.2. Qui trình lắp ráp Bước 1: chuẩn bị Mainboard và lắp CPU vào mainboard. Lắp CPU và hệ thống tản nhiệt CPU vào Socket . Đối với Socket 478: Xác định vị trí góc cắt trên socket và tam giác vàng ở mặt trên của CPU. Bật chốt Socket một góc 900, đặt CPU vào đúng vị trí góc cắt trên Socket. Khi CPU đã lắp vào chính xác trên Socket, bạn dùng ngón tay giữ CPU và khóa chốt CPU. 89
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.6: Socket 478 Đối với Socket 775: Bật chốt Socket và sau đó mở nắp thiết bị tản nhiệt trên Socket, xác định 2 vị trí khuyết trên CPU và khấc trên Socket. Đặt CPU vào sao cho vị trí khuyết trùng với khấc trên Socket. Tiếp theo đậy nắp tản nhiệt và khóa chốt Socket. Hình B 3.7: Socket 775 90
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Lắp keo tản nhiệt: Keo tản nhiệt được lắp trên bề mặt CPU, lắp quạt CPU và gắn nguồn cho quạt tản nhiệt. Hiện nay keo tản nhiệt đã được nhà sản xuất dán sẵn lên bề mặt bộ tản nhiệt, bạn chỉ cần gỡ lớp dán trước khi sử dụng. Hình B 3.8: Keo tản nhiệt CPU 91
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.9: Lắp đặt CPU và FAN Bước 2: Lắp bộ nhớ vào mainboard. Bật chốt ở hai đầu của khe cắm bộ nhớ. Đặt bộ nhớ vào đúng vị trí và dùng tay ấn nhẹ bộ nhớ vào khe cắm. Nếu bạn lắp đúng vị trí thì khi đó hai chốt của khe cắm sẽ tự động bật vào và giữ bộ nhớ lại. 92
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.10: Lắp đặt bộ nhớ RAM Bước 3: Chuẩn bị thùng máy, lắp bộ nguồn vào thùng máy và gắn ốc đế. Lắp bộ nguồn vào thùng máy, lưu ý bộ nguồn được đặt vào đúng vị trí vặn ốc trên thùng máy, sau đó gắn ốc cho bộ nguồn. Hình B 3.11: Lắp đặt bộ nguồn 93
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.12: Lắp đặt ốc đế mainboard Bước 4: Lắp HDD và CD,DVD. Lắp ổ đĩa CD và DVD: Tháo mặt nạ trước thùng máy , đặt thiết bị vào đúng vị trí và bắt ốc cho các ổ đĩa. Lắp đặt ổ đĩa cứng IDE hoặc SATA vào đúng vị trí tại khay ổ cứng trong thùng máy, bắt ốc cho ổ đĩa cứng. Hình B 3.13: Lắp đặt ổ đĩa cứng 94
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Bước 5: Lắp đặt Mainboard vào thùng máy. Tháo mặt nạ hệ thống I/O. Đặt mainboard vào đúng vị trí và vặn ốc cho mainboard. Hình B 3.14: Lắp mainboard vào case Lưu ý: sử dụng đúng loại ốc dành cho thiết bị đó. Bước 6: Lắp đặt bảng điều khiển, cáp tín hiệu và cáp nguồn cho các thiết bị trong thùng máy. Kết nối cáp tín hiệu và cáp nguồn cho ổ đĩa cứng và ổ đĩa CD, DVD. Kết nối cáp vào bảng điều khiển. Hình B 3.15: Lắp kết nối nguồn Lưu ý: Bảng điều khiển - Front Panel. 95
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Power Button – nút Power (PWR) Reset Button – nút Reset (RST) Power Led – đèn nguồn (PWR LED) HDD Led – đèn đĩa cứng (HDD/ HDD LED) Speaker – Loa trên Mainboard/ Case Hình B 3.16: Lắp bảng điều khiển Front Panel Bước 7: Lắp đặt bo mạch mở rộng. Tháo mặt nạ phía sau thùng máy. Lắp card mở rộng chính xác vào khe cắm mở rộng trên Mainboard và bắt ốc vào. Lưu ý: các chốt cố định của khe AGP và PCI Express. 96
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.17: Lắp đặt card mở rộng Bước 8: kết nối thiết bị ngoại vi và nguồn vào máy tính. Lắp dây cung cấp nguồn cho bộ nguồn. Lắp bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi vào máy tính. Lưu ý: vị trí góc cắt và chân cắm. Hình B 3.18: Kết nối thiết bị ngoại vi Bước 9: Kiểm tra máy. Kiểm tra trước khi cung cấp nguồn cho máy tính: bảo đảm không có bất kỳ vật gì còn xót lại trên Mainboard, thùng máy. Các loại dây cáp tránh va chạm vào hệ thống tản nhiệt, quạt của máy tính. Kiểm tra các thiết bị, bảo đảm các thiết bị tương thích và hoạt động tốt trước khi cài đặt phần mềm. Dựa vào chương trình POST và CMOS kiểm tra thiết bị phần cứng được nhận hay chưa? 97
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Chú ý: các bước lắp ráp có thể thay đổi theo cấu trúc của thùng máy. Lắp ráp Dùng đinh ốc không đúng có thể dẫn đến hư các thiết bị chúng ta nên xem - Dùng không đúng đinh ốc kỹ các ốc khi gắn. Trong quá trình - Đánh rơi các thiết bị lên lắp ráp bạn nên chú ý đừng để đánh main rơi các thiết bị hoặc gắn không đúng - Gắn các thiết bị không có thể dẫn đến cháy, hư các thiết bị. đúng - Kết nối không đúng: USB, Kết nối USB, audio, cáp nguồn, dữ audio, cáp nguồn, dữ liệu. liệu không đúng có thể dẫn đến cháy các thiết bị. 3.2.3. CMOS Setup Utility Khi lắp ráp hoàn chỉnh máy tính, vào chương trình CMOS Setup Utility để xác lập cấu hình hệ thống. Hiện nay có nhiều nhà sản xuất BIOS như Award, Phonix, AMI, , mỗi nhà sản xuất có một bố cục và cách xác lập cấu hình khác nhau. Vì thế, các thao tác để cấu hình trong CMOS Setup cũng khác nhau. Khi máy tính khởi động dựa vào câu thông báo sau để vào chương trình CMOS: Press DEL to enter SETUP hoặc một số trường hợp khác dựa vào bảng minh họa sau. Vào chương trình CMOS bằng các phím sau: BIOS KEYS PHOENIX BIOS F1 hoặc F2 AWARD BIOS Del hoặc Ctrl +Alt + Del IBM APTIVA BIOS F1 AMI BIOS Del COMPAQ F10 98
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hướng dẫn cấu hình CMOS trong Phoenix-Award Bios. Hình B 3.19: CMOS Phoenix và Award Standard CMOS features. Xác lập ngày giờ hệ thống. Khai báo ổ đĩa mềm. Dò tìm các thiết bị IDE. Xác định dung lượng bộ nhớ chính. Lưu ý: thay đổi giá trị thông số chọn +/-/PU/PD. 99
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.20: Cấu hình Standard CMOS Features Advanced Bios features Chọn thiết bị Boot ( first boot, second boot, third boot). Đặt mật khẩu cho hệ thống (Security option). Thiết lập tốc độ POST. Hình B 3.21: Cấu hình Advanced CMOS Features 100
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Advance chipset feature. Thiết lập dung lượng bộ nhớ chia sẽ cho card màn hình. Thiết lập cấu hình cho chipset. Hình B 3.22: Thiết lập Chipset Integrated Peripherals. Cấu hình I/O. Khai báo cấu hình cho thiết bị onboard. 101
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.23: Cấu hình thiết bị ngoại vi Power management setup. Quản lý nguồn năng lượng máy tính, hỗ trợ tắt nguồn tự động khi tắt máy. Điều khiển tắt mở nguồn bằng bàn phím hoặc chuột máy tính. Hình B 3.24: Quản lý nguồn điện 102
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH PnP/PCI configurations. Thiết lập cấu hình cổng IRQ cho các thiết bị ngoại vi. Hình B 3.25: Cấu hình khe cắm mở rộng PC health status Theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống như: nhiệt độ của CPU và hệ thống, số vòng quay của quạt và điện thế của bộ nhớ. 103
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Hình B 3.26: Theo dõi nhiệt độ và điện áp máy tính Frequence/ Voltage control Điều chỉnh xung nhịp CPU và tần số bộ nhớ ( Mhz). Hình B 3.27: Thiết lập xung nhịp cho CPU và bộ nhớ 104
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Load fail- safe default và Load optimize default Trở về cấu hình mặc định của nhà sản xuất Set supervisor/user password Chế đặt mật khẩu cho chương trình CMOS. Save and exit. Lưu và thoát khỏi chương trình CMOS. Exit without save Thoát khỏi chương trình CMOS nhưng không lưu cấu hình đã thay đổi. 3.2.4. Một số lưu ý trong quá trình lắp ráp máy tính Các thiết bị bị hư hoặc gãy chân do lắp vào không đúng vị trí. Thiết bị phần cứng có thể bị cháy do gắn không đúng chiều hoặc không tương thích với vị trí trên mainboard. Thiết bị chết, không hoạt động do tay bạn dụng cụ tiếp xúc trực tiếp vào chip trên thiết bị. Thiết bị có thể bị hư do bạn làm rớt hoặc va chạm mạnh trong quá trình lắp ráp. Cháy thiết bị do nguồn điện cung cấp không chính xác. Tránh tiếp xúc bằng tay, vít trên các thiết bị có gắp chíp. Chọn vị trí và nơi làm việc thích hợp cho việc lắp ráp máy tính. Kiểm tra công tắc bộ nguồn, bảo đảm bộ nguồn tương thích với nguồn điện bên ngoài. 105
- BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH BÀI TẬP LỚN 1. Là người kỹ thuật để mua một bộ máy bạn cần quan tâm nhất là cái gì ?. Nêu ra sự khác nhau giữa máy bộ và máy tự lắp ráp trên thị trường. 2. Bạn hay vẽ sơ đồ quá trình ắp ráp và giải thích rõ quá trình lắp ráp đó. 3. Quá trình CMOS Setup Utility là gì?. Nêu chi tiết quá trình setup utility dụng trong CMOS và đặc điểm công dụng. BÀI TẬP ÔN 1. Để gắn một CPU socket 478 vào bo mạch chủ ta cân chú trọng điểm nào 2. Để gắn một CPU socket 775 vào bo mạch chủ ta cân chú trọng điểm nào 3. Trước tiên gắn Ram vào bo mạch chủ ta phải làm gì ? 4. Nút Power có chức năng gì ? 5. Nút Reset có chức năng gì ? 6. Câu thông báo Press DEL to enter SETUP dùng để làm gì ? 7. Standard CMOS features có chức năng gì ? 8. Advance Bios features có chức năng gì ? 9. Advance chipset feature có chức năng gì ? 10. Integrated Peripherals có chức năng gì ? 11. Power management setup có chức năng gì ? 12. PnP/PCI configurations có chức năng gì ? 13. PC health status có chức năng gì ? 14. Frequence/ Voltage control có chức năng gì ? 15. Load fail- safe default và Load optimize default có chức năng gì ? 16. Save and exit có chức năng gì ? 17. Exit without save có chức năng gì ? 106
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Sử dụng các chương trình trong DOS Hiểu và sử dụng một số chương trình tiện ích cần thiết trong đĩa cứu hộ Hiren’s Boot Phân vùng ổ cứng Cài đặt hệ điều hành Sử dụng chương trình Ghost để sao lưu và phục hồi hệ thống máy tính Cài đặt trình điều khiển thiết bị máy tính 4.1. DOS 4.1.1. DOS Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft - Disk Operating System) là hệ điều hành dòng lệnh nổi tiếng của hãng Microsoft được cài đặt hầu hết trên các máy tính cũ trước đây. Phiên bản cuối cùng của DOS hiện nay là version 7.0. Tuy nhiên, hệ điều hành MS-DOS version 6.0 - 6.22 vẫn còn được nhiều người tiếp tục sử dụng. Sau khi thực thi các lệnh khởi động, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện dấu đợi lệnh (prompt) có dạng: C:\>_ hoặc A:\>_ C hoặc A là tên của ổ đĩa làm việc: C khi khởi động từ đĩa cứng và A là từ đĩa mềm. Bộ ký tự:\> là qui ước dấu đợi lệnh của DOS, qui ước này có thể thay đổi. Ðiểm nháy sáng _ gọi là con trỏ (cursor) cho ta biết điểm làm việc hiện tại trên màn hình. Các ký tự gõ trên bàn phím sẽ hiện ra tại vị trí con trỏ. Một số qui ước gọi lệnh trong DOS drive: ổ đĩa path: đường dẫn bao gồm thư mục cha, các thư mục con kế tiếp filename: tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng directory: thư mục sub-dir: thư mục con (sub directory) : nội dung câu lệnh bắt buộc cần có 107
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH [ ]: nội dung câu lệnh trong dấu [ ] có thể có hoặc không : Dấu Enter, ra lệnh thực hiện lệnh của DOS Ghi chú: Có thể đánh tên lệnh và dấu /? để nhận được hướng dẫn (HELP) các chi tiết sau lệnh. Ví dụ C:\>DIR /? , DOS sẽ chỉ dẫn về lệnh DIR trên màn hình. 4.1.2. Các công cụ tiện ích trong đĩa cứu hộ Hirent’s Boot Đây là một đĩa CD uy tín của người chuyên nghiệp sửa chữa máy tính. Nó giúp người dùng khởi động DOS từ đĩa CD và kèm theo 1 bộ công cụ đầy đủ để xử lý một máy tính bị hỏng cấu hình, hệ điều hành và đĩa cứng cũng như những công cụ kiểm tra cấu hình máy tính. Sau khi khởi động, một menu dạng text sẽ được trình bày và người dùng chọn mục cần thiết. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ NTFS phù hợp với tình hình sử dụng WinXP hiện tại. Hình B 4.1: Danh mục các tuỳ chọn của Hiren’s Boot Danh mục các tiện ích của Hiren's BootCD Partition Tools – Công cụ quản lý phân vùng ổ cứng Partition Magic Pro 8.05 Là công cụ với giao diện dễ sử dụng cho người mới làm quen với máy tính, bao gồm chia đĩa, định dạng, thay đổi kích thước, Một số chương trình khác cùng chức năng: Acronis Disk Director Suite 9.0.554 Paragon Partition Manager 7.0.1274 Disk Clone Tools – Công cụ sao lưu và phục hồi phân vùng, ổ cứng 108
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Norton Ghost 8.3 Là tiện ích thông dụng nhất trong việc sao lưu phục hồi phân vùng, ổ cứng hổ trợ thiết bị giao tiếp USB và SCSI Một số chương trình khác cùng chức năng: ImageCenter 5.6 (Drive Image 2002) Antivirus Tools – Công cụ tìm và diệt virus F-Prot Antivirus 3.16f (0811) McAfee Antivirus 4.40 (0811) Một phiên bản tìm diệt virus của hãng McAfee danh tiếng chạy trên nền DOS, hữu ích khi toàn bộ máy tính bị nghi là nhiễm virus Recovery Tools – Công cụ phục hồi và cứu dữ liệu Active Partition Recovery 3.0 Ontrack Easy Recovery Pro 6.10 Là công cụ mạnh và dễ sử dụng trong việc tìm và phục hồi dữ liệu bị mất. Lost & Found 1.06 Prosoft Media Tools 5.0 v1.1.2.64 Một công cụ rất mạnh trong việc cứu dữ liệu khi đã sử dụng các chương trình khác không thành công PhotoRec 6.6b Công cụ tìm và cứu các tập tin hình ảnh Testing Tools – Công cụ kiểm tra hệ thống System Speed Test 4.78 PC-Check 6.0 PC Doctor 3.0 Test Cpu/Video/Disk 5.6 Test Hard Disk Drive 1.0 RAM (Memory) Testing Tools – Công cụ kiểm tra RAM hệ thống DocMemory 3.1b GoldMemory 5.07 Memtest86+ 1.65 Hard Disk Tools – Công cụ kiểm tra ổ cứng Hard Disk Diagnostic Utilities Seagate Seatools Desktop Edition 3.02 Western Digital Diagnostics (DLGDIAG) 5.04f HDD Regenerator 1.51 109
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Công cụ kiểm tra và phục hồi Bad Sector Ontrack Disk Manager 9.57 Công cụ chia đĩa nhanh và hiệu quả cho máy tính mới. HDAT2 4.5.2 System Information Tools – Công cụ xem thông tin hệ thống Aida16 2.14 Là chương trình xem thông tin hệ thống khá ưu việt nên kết hợp với HwInfo và các tiện ích MBR, CMOS, ổ cứng. Các công cụ khác HwInfo 5.0.3 CPU Identification utility 1.12 MBR (Master Boot Record) Tools MultiMedia Tools – Công cụ xem phim nghe nhạc trên DOS Picture Viewer 1.94 QuickView Pro 2.57 MpxPlay 1.54 Password Tools – Công cụ bẻ khóa mật khẩu Active Password Changer 3.0 Offline NT/2K/XP Password Changer NTFS (FileSystems) Tools – Công cụ sử dụng với phần vùng NTFS NTFS Dos Pro 5.0 Paragon Mount Everything 3.0 Volkov Commander 4.99 Mini Windows 98 Có thể chạy trực tiếp trên RAM với một số công cụ tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows 98 Other Tools – Các công cụ khác Drive Temperature 1.0 Unknown Devices 1.2 (0811) Công cụ xem thông tin phần cứng không hiểu được bởi hệ điều hành, rất hữu ích trong việc kiểm tra và cài đặt Driver 110
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH CCleaner 1.34.407 Công cụ dọn dẹp rác hệ thống và tối ưu hệ thống Ad-Aware SE Personal 1.06 (0811) Công cụ tìm và diệt Spyware chạy trên nền DOS 4.2. Phân vùng ổ cứng 4.2.1. Giới thiệu: Hiện nay dung lượng ổ cứng rất lớn, dữ liệu lưu trữ cũng đa dạng nên nhu cầu quản lý hiệu quả khối lượng lớn dữ liệu này là rất cần thiết. Thường thì các dữ liệu của hệ điều hành, phần mềm được sắp xếp riêng một nơi, các dữ liệu còn lại tùy thuộc đặc tính cũng được bố trí những nơi hợp lý. Vì vậy cần phải phân vùng ổ đĩa cứng theo những vùng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 4.2.2. Các công cụ phân vùng ổ cứng Chương trình phân vùng ổ đĩa cứng có thể chạy trong hệ điều hành DOS (giao diện dòng lệnh), hệ điều hành Windows (giao diện đồ họa) hoặc cả hai. Các chương trình chạy trong hệ điều hành DOS: Fdisk, Partition Magic, Ontrack Disk Manager, Paragon Partition, Các chương trình trong Windows: Disk Management, Partition Magic, Ngoài ra bản thân chương trình cài đặt hệ điều hành cũng có chương trình phân vùng ổ đĩa của chính nó. Chương trình Partition Magic: Bước 1: vào chương trình CMOS, chọn thiết bị Boot đầu tiên là CDROM (thực hiện trong DOS), bỏ đĩa cứu hộ Hirent’s Boot vào khay đĩa, sau đó khởi động lại máy tính. Hình B 4.2: Khởi động vào Hiren's Boot Bước 2: chọn Disk Partition Tool-> Partion Magic -> vào chương trình Partition Magic. 111
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 4.3: Tiện ích phân vùng ổ đĩa cứng Bước 3: tạo phân vùng mới. Chọn Operations-> Create. Create as: chọn kiểu phân vùng chính hoặc phụ. Partion type: chọn kiểu file hệ thống FAT32 hoặc NTFS. Label: đặt tên phân vùng. Size: chọn kích thước phân vùng. Cluste size: chọn kích thước cluster. Chọn Apply -> Yes. 112
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Hình B 4.4: Tạo phân vùng primary mới cho ổ đĩa cứng 113
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Bước 4: bạn thực hiện các bước tương tự như trên cho các phân vùng còn lại của ổ đĩa cứng. Lưu ý: phân vùng chính (Primary dùng để cài đặt hệ điều hành, logical dùng cho ổ đĩa lưu dữ liệu) Hình B 4.5: Tạo phân vùng logical mới cho ổ đĩa cứng Bước 5: Format và kiểm tra lại toàn bộ các phân vùng. Định dạng phân vùng: chọn phân vùng cần định dạng và chọn Format -> Ok. Lưu ý: trong quá trình tạo mới phân vùng, phân vùng được tạo thường sẽ được định dạng sẵn. Kiểm tra phân vùng: chọn phân vùng cần kiểm tra và chọn Check for errors, chọn Yes. 114
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Bước 6: Active phân vùng chính. Chọn phân vùng chính (dùng để cài đặt hệ điều hành) và chọn Advanced-> Set Active-> Apply-> Restart lại máy. Hình B 4.6: Set Active cho phân vùng khởi động Kết thúc việc phân chia đĩa, ngoài ra chương trình Partition Magic còn có các chức năng nâng cao khác như chuyển đổi định dạng phân vùng (Convert), thay đổi kích thước phần vùng (Resize), di chuyển hoặc ghép nối phân vùng (Merge /Move) mà không làm mất dữ liệu sẵn có trên các phân vùng này. 115
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH 4.2.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố phân vùng ổ cứng Các sự cố Cách khắc phục Không nhận ổ cứng Vào Cmos kiểm tra ổ đĩa cứng ổ cứng bị bad sector Dùng chương trình sửa Bad sector như HDD regenerator ổ cứng lúc nhận lúc không Kiểm tra cáp nguồn và cáp dữ liệu Trong quá trình Boot từ đĩa Vào Cmos kiểm tra thiết bị boot.hoặc kiểm CDROM máy báo lỗi không tìm tra lại ổ điã CDROM. thấy đĩa khởi động Máy tính khởi động lại khi chia Kiểm tra bộ nguồn và thiết bị tản nhiệt của đĩa. CPU. 4.3. Cài đặt hệ điều hành 4.3.1. Lựa chọn và các bước chuẩn bị Xem xét cấu hình phần cứng có đúng với yêu cầu của hệ điều hành? Ví dụ: Cấu hình tối thiểu của Windows XP (theo Microsoft) như sau: CPU : 233 Mhz. RAM : 64 MB. Card màn hình (video card) : Super-VGA với độ phân giải tối thiểu 800 x 600. Ổ đĩa cứng (Hard drive) : 1,5 GB trống trở lên (chưa sử dụng). Ổ đĩa quang. Chuột và bàn phím. Màn hình. + Chuẩn bị Product Key (bộ mã cài đặt) nằm trên đĩa CD cài đặt hoặc trên giấy cấp phép bản quyền của nhà sản xuất để dùng trong quá trình cài đặt. + Có thể thực hiện việc chia đĩa trong quá trình cài đặt, hoặc dùng các chương trình chia đĩa như Partition Magic, Fdisk, Lưu ý: Backup dữu liệu trên ổ cứng trước khi cài đặt hệ điều hành. 116
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH 4.3.2. Quá trình cài đặt Cài đặt mới hệ điều hành XP bằng đĩa CD – ROM. Trước khi tiến hành cài đặt bạn cần thực hiện các thủ tục sau: Vào CMOS chọn cấu hình máy tính khởi động (BOOT) từ đĩa ổ đĩa CD . Khởi động máy tính bằng đĩa CD có chứa hệ điều hành, hoặc đĩa CD có chức năng BOOT. Tiến hành cài đặt windows XP từ đĩa CDROM theo các bước sau: Bước 1: Khởi động máy tính, vào CMOS Setup Utility của máy tính bằng việc nhấn DEL , F1 hoặc F2 ( tuỳ theo phiên bản của từng loại máy). Hình B 4.7: Vào tiện ích CMOS 117
- BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Bước 2: Chọn chế độ First Boot Device [ CDROM ] ưu tiên khởi động trước. Hình B 4.8: Lựa chọn thiết bị khởi động Bước 3: Nhấn F10, sau đó chọn YES để lưu lại xác lập cấu hình CMOS, sau đó máy sẽ tự khởi động lại. Bước 4: Chúng ta cho đĩa cài đặt Windows XP vào ổ CD. Khi khởi động, màn hình có dòng chữ: Boot From CD Press Any Key to Continous . . . Bấm bất kỳ phím nào trên bàn phím để khởi động đĩa CD cài đặt Bước 5: Sau khi máy tính nạp các tập tin cần thiết để cài đặt hệ điều hành thì màn hình lựa chọn đầu tiên sẽ xuất hiện: Enter : để tiếp tục việc cài đặt R : sửa lỗi hệ điều hành. 118