Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 5: Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế cơ bản trong DNSX

pdf 45 trang phuongnguyen 8350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 5: Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế cơ bản trong DNSX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_ke_toan_chuong_5_hach_toan_mot_so_nghie.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 5: Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế cơ bản trong DNSX

  1. CHƯƠNG 5 HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG DNSX Mục tiêu học tập: 1. Nắm vững nội dung về chi phí sản xuất, phân loại chi phí? 2. Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, sản phẩm dỡ dang? 3. Ghi nhận doanh thu bán hàng? Tiêu thụ sản phẩm? 4. Xác định kết quả kinh doanh, tính thuế TNDN? 5.1 KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ: 5.1.1 Các khái niệm liên quan: Hao mòn TSCĐ: là giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ do tham gia hoạt động kinh doanh, do bào mòn tự nhiên hay tiến bộ kỹ thuật . trong quá trình sử dụng tài sản. Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ. 5.1 2 Định khoản khấu hao TSCĐ Nợ TK627: khấu hao TSCĐ dùng cho SX SP và phục vụ PXSX Nợ TK641: khấu hao TSCĐ dùng phục vụ BP BH Nợ TK642: khấu hao TSCĐ dùng phục vụ BP QLDN Có TK214: tổng khấu hao TSCĐ trong kỳ 5.1 3 Hạch Toán Giảm TSCĐ Bút toán 1: giảm TSCĐ Nợ 811: giá trị còn lại Nợ 214: giá trị hao mòn Có 211: nguyên giá TSCĐ Bút toán 2: phản ánh khoản thu Nợ 111,112 : tổng giá trị thu hồi Có 711: giá trị thu hồi Có 3331: thuế GTGT (nếu có) Bút toán 3: chi phí thanh lý: vận chuyển, bốc dỡ Nợ 811 : chi phí thanh lý 1
  2. Nợ 133 : thuế GTGT (nếu có) Có 111,112 : tổng chi phí thanh lý. 5.2 HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG &CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG 5.2.1. Khái niệm - Tiền lương là khoản tiền DN phải thanh toán cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến trong quá trình SXKD. - Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. - Đối với DN tiền lương phải trả cho người lao động là chi phí của DN. 5.2.2. Các khoản trích theo lương 5.2.2.1. Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là một khoản tiền bảo hiểm mà người lao động được hưởng trong các trường hợp khi họ nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp hoặc khi hưu trí, tử tuất. Để được hưởng khoản này người sử dụng lao động và người lao động phải đóng vào quỹ BHXH theo qui định trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. - Quỹ BHXH: do cơ quan BHXH quản lý vì vậy sau khi trích lập DN phải nộp toàn bộ số đã trích cho cơ quan BHXH và quỹ này được chi tiêu khi người tham gia BHXH bị ốm đau, thai sản, hưu trí, mất sức - Quỹ BHXH tính 26% trên tổng số lương cấp bặc phải trả hàng tháng, trong đó: + 18% được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp. + 8% trừ vào lương của người lao động. 5.2.2.2 Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm Y tế (BHYT): Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động phải đóng cho quỹ BHYTđể được đài thọ cho người lao động khi ốm đau như: Tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc - Quỹ BHYT: do cơ quan BHYT quản lý vì vậy sau khi trích lập DN phải nộp toàn bộ hoặc 1 phần số đã trích cho cơ quan BHYT và quỹ này được chi tiêu khi người tham gia BHYT bị ốm đau, bệnh tật. - Quỹ BHYT tính 4,5% trên tổng số lương cấp bậc hàng tháng, trong đó: 2
  3. + 3% được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp. + 1,5% trừ vào lương của người lao động. 5.2.2.3 Kinh phí công đoàn - Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Là khoản dùng chi cho các hoạt động của công đoàn. - Hàng tháng doanh nghiệp phải trích 2% trên tổng số lương phải trả cho người lao động và tính hết vào CPSXKD. - Theo chế độ hiện hành, quỹ được trích 2% trên tổng quỹ lương và được tính vào chi phí SXKD trong đó 1% nộp đơn vị cấp trên và 1% để lại tại quỹ công đoàn đơn vị. 5.2.2.4 Trợ cấp thất nghiệp - Được sử dụng để trợ cấp cho người lao động khi thôi việc. - Quỹ Trợ cấp thất nghiệp tính 2% trên tổng số lương hàng tháng, trong đó: + 1% được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp. + 1% trừ vào lương của người lao động. TÓM TẮT CÁC TỶ LỆ TRÍCH LẬP QUỸ BHXH, BHYT, KPCD, BHTN TRONG ĐÓ TỶ LỆ TRÍCH NỘI DUNG Doanh nghiệp chịu Người lao động chịu THEO LƯƠNG (Tính vào chi phí) (Trừ lương) BHXH 28% 18% 8% BHYT 4,5% 3% 1,5% KPCĐ 2% 2% 0% Trợ cấp thất nghiệp 2% 1% 1% TỔNG 34,5% 24% 10,5% 5.3. Tài khoản sử dụng  TK “Phải trả người lao động” TK334 - Bên Nợ: Các khoản tiền lương, thưởng, thu nhập khác đã trả cho người lao động. - Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác phải trả cho người laođộng. - Số dư Có: Các khoản còn phải trả người lao động về tiền lương, thưởng,  TK “Phải trả phải nộp khác” TK338 - Bên Nợ: + Các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ đã nộp lên cấp trên. + Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. - Bên Có: + Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào CP SXKD. 3
  4. + Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương CNV. + Nhận các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ từ cấp trên hay Cty BH. - Số dư Có: Các khoản phải trả còn cuối kỳ. 5.2.4. Trình tự hạch toán  Hàng tháng khi tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi Nợ TK622 Phải trả cho công nhân trực tiếp SX = A Nợ TK627 Phải trả cho nhân viên quản lý PXSX = B Nợ TK641 Phải trả cho nhân viên bán hàng = C Nợ TK642 Phải trả cho nhân viên QLDN = D Có TK 334 Tổng tiền lương phải trả cho CNV = A+B+C+D  Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Nợ TK 622 A x 24% Nợ TK 627 B x 24% Nợ TK 641 C x 24% Nợ TK 642 D x 24% Nợ TK 334 (A+B+C+D) x 10,5% (Trừ vào lương CVN) Có TK 3382 KPCĐ = (A+B+C+D) x 2% Có TK 3383 BHXH = (A+B+C+D) x 26% Có TK 3384 BHYT = (A+B+C+D) x 4,5% Có TK 3389 BHTN = (A+B+C+D) x 2% Khi tạm ứng lương cho CNV: Nợ TK334 Có TK111,112 Khi tính số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng Nợ 353 Có 334 Khi thanh toán tiền lương, bảo hiểm, tiền thưởng cho công nhân viên chức: Nợ 334 Có 111,112 4
  5. TK 111,112,138 TK 334 TK 622,627,641,642 Trả lương hoặc trừ Hàng tháng tính lương phải vào lương CNV trả cho CNV TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trợ cấp thất nghiệp theo tiền lương Ví dụ: Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Tạm ứng tiền lương đợt 1 cho cán bộ CNV trong DN bằng tiền mặt 25.000.000đ. 2. Kế toán tính lương phải trả trong tháng cho các bộ phận trong DN: công nhân SX 50.000.000đ, nhân viên phân xưởng 12.000.000đ, bán hàng 14.000.000đ, quản lý DN 35.000.000đ. 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ quy định. 4. Thanh toán tiền lương đợt 2 cho CBCNV theo số còn phải trả của tháng này. 5.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Chi phí SX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN đã chi ra để SX sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.Tức là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương, bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm của DN trong một thời gian nhất định được biểu hiện bằng tiền. Trong quá trình sản xuất sản phẩm kế toán tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh vào 3 khoản mục chi phí: Nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chungđể phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: Gồm vật liệu chính, vật liệu phụ dùng vào sản xuất sản phẩm và cấu thành nên thực thể của sản phẩm. 5
  6. - Chi phí nhân công trực tiếp:Gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung:Gồm các chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Cuối kỳ toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được tổng hợp vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chi phí SX bỏ ra để SX một khối lượng sản phẩm hay chủng loại sản phẩm đã hoàn thành. 5.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Tài khoản sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ. - Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc SXSP trong kỳ. - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển CP NVL TT sang TK có liên quan để tính giá thành SP. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. + Phương pháp hạch toán Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK152 TK 621 Xuất kho NVL sxsp TK 154 TK 111,112,131 KC chi phí NVLTT vào TK 154 để tính Zsp (pp Mua NVL đưa ngay vào sản xuất kê khai thường xuyên) TK 133 Thuế GTGT đầu vào TK 152 NVL sử dụng không hết nhập kho (ghi âm) 6
  7. - Trong kỳ xuất kho NVL dùng trực tiếp SX sản phẩm: Nợ TK621 Giá trị NVL xuất kho (FIFO, LIFO, bình quân .) Có TK152 - Mua NVL đưa ngay vào sản xuất sản phẩm: Nợ TK621 Trị giá NVL Nợ TK133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK111, 112, 331 Số tiền thanh toán - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL thực tế sử dụng vào TK154 để tính giá thành sp: Nợ TK154 Giá trị NVL thực tế sử dụng Có TK621 Chú ý: Định khoản kết chuyển chi phí NVLthực tế sử dụng vào TK154này chỉ thực hiện vào cuối kỳ khi bắt đầu tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm. Ví dụ: (Đơn vị tính: đồng) 1. Xuất kho nguyên vật liệu đưa vào khâu chế tạo SP 500.000đ. 2. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt, giá mua chưa có thuế GTGT là 1.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển: 20.000đ. Số nguyên vật liệu này được đưa ngay vào khâu chế tạo SP. 3. Xuất kho nguyên vật liệu 8.000.000đ. Trong đó dùng cho việc: SX SP 5.000.000đ, quản lý phân xưởng: 1.000.000đ, quản lý DN: 1.000.000đ, bán hàng: 1.000.000đ. 4. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua chưa có thuế GTGT: 15.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 50.000đ. Số nguyên vật liệu trên được phân phối như sau: Nhập kho 10.000.000đ, đưa ngay vào khâu chế tạo SP: 5.050.000đ. Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 5.3.2. Hạch toán chí phí nhân công trực tiếp (NCTT) + Tài khoản sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này phản ánh chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương, tiền công, trợ cấp, phụ cấp và các khoản trích theo lương mà DN phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất. - Bên Nợ: Tập hợp các khoản chi phí NC trực tiếp phát sinh trong kỳ như: tiền lương phải trả, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tiền lương. - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển CP NC TT sang TK có liên quan để tính giá thành SP 7
  8. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. + Phương pháp hạch toán TK 334,338 TK 622 TK 154 - Tiền lương phải trả cho CNSX Cuối kì kết chuyển CP NCTT sang - BHXH, BHYT, KPCĐ TK 154 (631) để tính giá thành (1) Tập hợp chi phí NCTT thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK622 Lương phải trả cho CN trực tiếp SX. Có TK334 Lương phải trả cho CN trực tiếp SX. Nợ TK622 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí. Có TK338 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí. Nợ TK334 Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương công nhân. Có TK338 Trích BHXH,BHYT,BHTN trừ vào lương công nhân. (2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK154: Nợ TK154 Lương và các khoản trích. Có TK622 Lương và các khoản trích. Chú ý: Định khoản kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK154này chỉ thực hiện vào cuối kỳ khi bắt đầu tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm. Ví dụ: (tiếp theo ví dụ trên) (đơn vị tính: đồng ) 5. Tính lương phải trả trong tháng cho các bộ phận: - Công nhân trực tiếp SX: 4.000.000đ, - Nhân viên quản lý phân xưởng: 1.000.000đ. - Cán bộ, nhân viên quản lý DN: 2.000.000đ. - Nhân viên bán hàng và tiếp thị: 800.000đ. 6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 23% tính vào chi phí SXKD. 7. Chi tiền mặt bồi dưỡng cho công nhân làm ca đêm: 300.000đ. Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 3.3. Hạch toán chi phí SX chung 3.3.1. Khái niệm Chi phí SX chung là những chi phí liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ SX ở phân xưởng SX. Nói cách khác, chi phí SX chung bao gồm toàn bộ những chi phí 8
  9. khác phát sinh ở phân xưởng SX không phải là CP NVL TT & chi phí NC TT. Chi phí SX chung bao gồm: - CP nhân viên phân xưởng: tiền lương và các khoản trích theo tiền lương của nhân viên phân xưởng. - CP nguyên liệu, vật liệu dùng chung và dùng cho quản lý phân xưởng. - CP khấu hao TSCĐ ở phân xưởng. - CP dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. 3.3.2. Tài khoản sử dụng TK 627 – Chi phí SX chung - Bên Nợ: Tập hợp chi phí Sx chung phát sinh trong kỳ. - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển CP SX chung sang TK có liên quan để tính giá thành. - Tài khoản này không có số dư. 3.3.3. Nội dung hạch toán  Trong kỳ tập hợp CP SXC phát sinh Nợ TK627 Lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. Có TK334 Lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK627 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí. Nợ TK334 Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương nhân viên. Có TK338 Nợ TK627 Chi phí NVLxuất kho cho phân xưởng SX. Có TK152 Chi phí NVLxuất kho cho phân xưởng SX. - Công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần vào chi phí. Nợ TK627 Giá trị CCDC xuất kho cho phân xưởng SX. Có TK153 Giá trị CCDC xuất kho cho phân xưởng SX. - Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần vào chi phí phải thực hiện đồng thời 2 bút toán. (1).Nợ TK242 Giá trị CCDC xuất kho. Có TK 153 Giá trị CCDC xuất kho. (2).Nợ TK627 Giá trị CCDC xuất kho/số lần phân bổ. Có TK242 Giá trị CCDC xuất kho/số lần phân bổ. Nợ TK627 Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng SX. Có TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng SX. 9
  10. Nợ TK627 Chi phí khác bằng tiền hoặc chưa trả tiền. Có TK111, 112, 331 Chi phí khác bằng tiền hoặc chưa trả tiền.  Cuối kỳ kết chuyển Chi phí SXC vào TK154 Nợ TK154 Chi phí SXKD dở dang . Có TK627 Chi phí SXC . Chú ý: Định khoản kết chuyển chi phí SXC vào TK154 này chỉ thực hiện vào cuối kỳ khi bắt đầu tập hợp chi phí chuẩn bị tính giá thành sản phẩm. 5.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 Tính lương và các khoản TTL cho NVPX TK 154 TK 152,153(611) KC chi phí SXC vào TK 154 để tính Zsp (pp Xuất NVL, CCDC sử kê khai thường xuyên) dụng ở PXSX TK 142,242 Loại phân bổ 2 hay nhiều lần TK 152 Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác TK 133 Ví dụ: (tiếp theo ví dụ trên) (đơn vị: 1.000đ) 10
  11. 8. Khấu hao TSCĐ trong tháng ở các bộ phận: - Chế tạo SP: 1.200.000đ. - Quản lý phân xưởng: 500.000đ. - Quản lý DN: 800.000đ. - Bán hàng: 400.000đ. 9. Xuất kho một số CCDC có giá thực tế là 700.000đ,loại phân bổ một lần, dùng cho các bộ phận: - Chế tạo SP: 400.000đ. - Quản lý phân xưởng: 150.000đ. - Quản lý DN: 100.000đ. - Bán hàng: 50.000đ. 10. Xuất dùng CCDC loại phân bổ hai lần giá trị, giá thực tế 2.000.000đ, dùng cho các bộ phận: - Chế tạo SP: 1.200.000đ. - Quản lý phân xưởng: 500.000đ. - Bán hàng: 300.000đ. 11. Tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài đã sửa chữa TSCĐ ở các bộ phận: - Chế tạo SP: 400.000đ. - Quản lý DN: 300.000đ. Yêu cầu: Ghi định khoản các nghiệp vụ trên. 5.3.4. Tập hợp chi phí SX, tính giá thành SP(Theo phương pháp kê khai thường xuyên) Cuối kỳ kết chuyển các khoản mục chi phí ( CP NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC) về TK154 Kế toán sử dụng TK 154 – CP SX KD dở dangđể tổng hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ,phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ, tính giá thành SP hoàn thành trong kỳ. Nội dung, kết cấu TK 154 như sau: TK 154 - CP SXKD dở dang SDĐK: CP SX dở dang đầu kỳ. Giá thành thực tế SP hoàn thành trong kỳ 11
  12. - Chi phí NVL TT. được kết chuyển vào TK 155. - CP NC TT. - CP SX chung kết chuyển từ các TK có liên quan lúc cuối kì. Tổng CP SX phát sinh trong kỳ. Giá thành thực tế SP hoàn thành TK. SDCK: CP SX dở dang cuồi kỳ. Cuối kỳ, sau khi các chi phí sản xuất đã được tổng hợp vào tài khoản 154, giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính như sau: Giá thành sản Trị giá sản Chi phí sản xuất Trị giá sản phẩm phẩm hoàn = phẩm dở + phát sinh trong - dở dang cuối kỳ thành dang đầu kỳ kỳ Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Sơ đồ tập hợp SPSX và tính giá thành sản phẩm TK 621 TK 154 TK 155 SDĐK: M B 4a) B B TK 622 5) Tính giá thành D 4b) D D M + (B+D+F) - N TK 627 F 4c) F F TPST: B+D+F TPSG: M(B+D+F) - N SDCK: N Các định khoản 4a) Kết chuyển CP NVLtt: Nợ TK 154 B Có TK 621 B 12
  13. 4b) Kết chuyển CP NCtt: Nợ TK 154 D Có TK 622 D 4c) Kết chuyển CP SXC: Nợ TK 154 F Có TK 627 F 5) Kết chuyển thành phẩm nhập kho: Nợ TK 155 M + (B+D+F) – N Có TK 154 M + (B+D+F) – N Ví dụ: (tiếp theo ví dụ trên) (đơn vị: 1.000đ) Giả sử các nghiệp vụ kinh tế về các loại chi phí SX nói trên đã phát sinh trong một kỳ ở một phân xưởng SX.Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí để tính giá thành SP SX trong kỳ. Biết giá trị spdd đầu kỳ: 500.000đ, giá trị spdd cuối kỳ: 800.000đ. Yêu cầu: Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi các định khoản kết chuyển có liên quan đến việc tính giá thành; biết số lượng sản phẩm hoàn thành là 100 sp. 5.4. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5.4.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 5.4.1.1. Khái niệm về quá trình tiêu thụ Tiêu thụ là giai đoạn nối tiếp của quá trình sản xuất sản phẩm, là đầu ra của quá trình sản xuất. Tiêu thụ là quá trình doanh nghiệp xuất giao sản phẩm của mình hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng thanh toán (hay chấp nhận thanh toán). Khoản tiền thu được từ khách hàng (hay sẽ thu được) được gọi là doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng được xác định theo công thức: Số lượng sản phẩm Đơn giá bán của Doanh thu bán hàng = x đã bán từng loại Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau: a. DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. 13
  14. b. DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. c. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. d. DN đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. e. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Ngoài những chi phí phát sinh tại phân xưởng SX, DN cần bỏ ra một số chi phí để: - Phục vụ quá trình tiêu thụ như chi phí vận chuyển, quảng cáo, còn gọi là chi phí bán hàng. - Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh còn gọi là chi phí quản lý DN. - Chi phí SX tại phân xưởng sẽ quyết định giá thành cuả SP cao hay thấp. Còn các khoản chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN mới ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN. 5.4.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả - Phản ánh chính xác, kịp thời các chỉ tiêu liên quan đến quá trình tiêu thụ, qua đó kiểm tra tình hình tiêu thụ, tình hình thanh toán với người mua. - Xác định chính xác kết quả tài chính (lời, lỗ), từ đó phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động SX KD của DN. 5.4.1.3.Chứng từ -Chứng từ dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm: “Hóa đơn GTGT” (áp dụng thuế GTGT khấu trừ), “Hóa đơn bán hàng” (áp dụng thuế GTGT trực tiếp): là chứng từ của bên bán xác nhận số lượng, chất lượng, chi phí, số tiền bán sản phẩm hàng hóa cho người mua. Hóa đơn là căn cứ để bên bán thu tiền của bên mua, để ghi vào sổ sách kế toán và để kiểm tra khi cần thiết. Bên mua căn cứ vào “Hóa đơn” để vận chuyển hàng hóa trên đường,lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền cho bên bán, và ghi sổ kế toán. - Chứng từ phản ánh chi phí trong quá trình tiêu thụ: “Phiếu xuất kho” sản phẩm, hàng hóa: Phản ánh giá vốn của hàng đã xuất bán. 5.4.1.4. Tài khoản sử dụng Kế toán quá trình bán hàng sử dụng các tài khoản: - TK131 “Phải thu của khách hàng” - TK157 “Hàng gửi đi bán” - TK511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” 14
  15. - TK632 “ Giá vốn hàng bán” TK 632- Giá vốn hàng bán TK 511 - Doanh thu bán hàng - Trị giá vốn của - Cuối kỳ kết - Thuế xuất khẩu phải - Phản ánh doanh thu SP hàng hoá đã chuyển tổng giá nộp. bán hàng phát sinh. tiêu thụ trong kỳ. vốn hàng bán - Cuối kỳ kết chuyển các trong kỳ sang TK khoản giảm trừ doanh 911 để xác định thu: giảm giá hàng bán, kết quả kinh hàng bán bị trả lại. doanh. - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. 5.4.1.5. Phương pháp hạch toán Thành phẩm được tiêu thụ tức là đã được khách hàng mua và chấp nhận thanh toán. Khi thành phẩm được tiêu thụ phải hạch toán đồng thời 2 bút toán. - Bút toán phản ánh giá vốn hàng bán Nợ TK 632 Trị giá thành phẩm xuất kho Có TK 155 Trị giá thành phẩm xuất kho (FIFO, LIFO ) - Bút toán phản ánh doanh thu(Tùy thuộc DN tính thuế GTGT để hạch toán thuế GTGT) . Đối với DN hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá chưa thuế, thuế GTGT hạch toán riêng, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán Có TK 511 Doanh thu bán hàng chưa thuế Có TK3331 Thuế GTGT khấu trừ 15
  16. . Đối với DN hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá bao gồm thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Doanh thu bán hàng có thuế GTGT Có TK 511 Doanh thu bán hàng có thuế GTGT Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán & doanh thu bán hàng TK 155 TP TK 632 - GVHB Giá thành sản phẩm xuất kho tiêu thụ TK 511 DTBH TK 131, 111 Giá bán (chưa thuế) TK 333 Giá thanh toán Thuế GTGT đầu ra 5.4.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm:Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí bao bì chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí văn phòng phẩm, chi phí quảng cáo Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống phục vụ cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan tới hoạt động của cả DN. Bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung ở bộ văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng DN Chứng từ: Rất đa dạng, phần lớn từ các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển qua bộ phận kế toán chi phí để ghi sổ kế toán như: phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ . 16
  17. Tài khoản sử dụng  TK 641 Chi phí bán hàng - TK này không có số dư cuối kỳ.  TK 642 Chi phí quản lý DN - TK này không có số dư cuối kỳ. TK 641 – Chi phí bán hàng TK 642 – Chi phí quản lý DN - Tập hợp chi - Cuối kỳ kết - Tập hợp chi phí - Cuối kỳ kết phí bán hàng chuyển tổng chi QLDN thực tế chuyển tổng chi thực tế phát phí bán hàng phát sinh. phí QLDN sang sinh. sang TK 911 để TK 911 để xác xác định kết quả. định kết quả. 5.4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do hoạt động kinh doanh của DN mang lại trong một kỳ kế toán. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh của hoạt động SX kinh doanh cơ bản và kết quả kinh doanh của hoạt động khác. Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Các yếu tố liên quan đến xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động SX, kinh doanh,hoạt động khác của DN trong 1 kỳ kế toán. TK 821 – Chi phí thuế TNDN TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh - Tập hợp chi - Cuối kỳ kết - Các khoản giá - Cuối kỳ kết phí thuế thu chuyển chi phí vốn hàng bán, chi chuyển tổng chi nhập doanh thuế TNDN sang phí bán hàng, chi phí bán hàng sang nghiệp phát TK 911 để xác phí QLDN trong TK 911 để xác sinh. định kết quả. kỳ được kết định kết quả. chuyển sang. - Lãi (lợi nhuận). - Lỗ. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xác định kết quảû Cuối kỳ kế toán phải tổng kết các khoản chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, khoản doanh thu, thu nhập thuần để kết chuyển sang TK 911. 17
  18. TK 632, 641, 642 TK 911 b) K K TK 635 TK 511, 512 c) L L a) U U TK 811 TK 515 d) Y Y e) X X TK 8211 TK 711 g) Q Q f) Z Z TK 421 TK 421 h) (U+X+Z) - (K+L+Y+Q) h) (K+L+Y) - (U+X+Z) Các định khoản a) Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511, 512 U Có TK 911 U b) Kết chuyển GVHB, BH, QLDN: Nợ TK 911 K Có TK 632, 641, 641 K c) Kết chuyển CPTC: Nợ TK 911 L Có TK 635 L d) Kết chuyển CP khác: Nợ TK 911 Y Có TK 811 Y e) Kết chuyển TN tài chính: Nợ TK 515 X Có TK 911 X f) Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711 Z 18
  19. Có TK911 Z g) - Tính chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 8211 Q Có TK 3334 Q - Kết chuyển thuế thu nhập hiện hành: Nợ TK 911 Q Có TK 8211 Q h) - Kết chuyển lãi: Nợ TK 911 (U+X+Z) – (K+L+Y+Q) Có TK 421 (U+X+Z) – (K+L+Y+Q) - Kết chuyển lỗ: Nợ TK 421 (K+L+Y) – (U+X+Z) Có TK 911 (K+L+Y) – (U+X+Z) Trong đó: Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí Thuế TNDN = Lợi nhuận gộp x Thuế suất thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế TNDN Ví dụ: (tiếp theo ví dụ trên) (đơn vị 1.000đ) 12. Xuất kho một số TP có giá thành 50.000.000đ gửi đi bán. 13. Người mua báo đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán, giá bán chưa thuế: 60.000.000đ, thuế 10%. 14. Xuất kho một số TP có giá thành 5.000.000đ, tiêu thụ ngay, thu được tiền mặt nhập quỹ, giá bán chưa thuế 7.000.000đ, thuế VAT 10% 15. Một số SP có giá thành 8.000.000đ vừa qua khâu kiểm tra chất lượng đã được bán ngay theo phương thức nhận hàng, giá bán chưa thuế 13.000.000đ, thuế VAT 10%; người mua hàng thanh toán ngay một phần tiền hàng bằng tiền mặt 5.000.000đ, số còn lại được DN cho thiếu chịu. 16. Người mua hàng nói ở nghiệp vụ 14 đã trả đủ tiền hàng cho đơn vị bằng tiền gửi ngân hàng, ngân hàng đã gửi giấy báo có. 17. Giả sử các nghiệp vụ kinh tế về chi phí SX KD và tiêu thụ phát sinh trong một kỳ ở một DN. Biết thuế suất TNDN là 25%. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, giá vốn hàng bán, chi phí thuế TNDN, doanh thu bán hàng thuần để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: Ghi định khoản các NVKT phát sinh và các định khoản kết chuyển khi xác định kết quả kinh doanh 19
  20. BÀI TẬP (đơn vị: 1.000đ) Bài 1: Tại một doanh nghiệp sản xuất có các tài liệu sau: - Tài liệu A: Số dư đầu tháng 01/201X cuả các tài khoản kế toán (đơn vị 1.000đ): 1. Tiền mặt: 20.000. 10. Tạm ứng: 10.000. 2. Tiền gửi ngân hàng: 200.000. 11. Vốn kinh doanh: 2.100.000. 3. Thành phẩm: 40.000. 12. L ãi chưa phân phối: 100.000. 4. Sản phẩm dở dang: 20.000. 13. Vay ngắn hạn: 440.000. 5. Công cụ, dụng cụ: 100.000. 14. Phải trả CNV: 20.000. 6. Nguyên vật liệu: 900.000. 15. Phải trả người bán: 200.000. 7. Tài sản cố định HH (nguyên giá): 16. Thuế và các khoản phải nộp nhà: 1.900.000. 40.000. 8. Hao mòn tài sản cố định hữu hình: 300. 17. Các khoản phải trả khác: 60.000. 9. Phải thu của khách hàng: 110.000. 18. Quỹ đầu tư phát triển: X. - Tài liệu B: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/201X: 1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng: 60.000. 2. Mua nguyên liệu nhập kho, trị giá 40.000 (giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%). Thanh toán đủ cho người bán bằng tiền gửi NH. 3. Xuất kho vật liệu, trị giá xuất 100.000 dùng để sản xuất sản phẩm. 4. Chi tiền mặt mua một số công cụ dụng cụ, cho nhập kho giá thực tế 6.000 (giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%). 5. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán số tiền là 80.000. 6. Dùng lãi chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 24.000. 7. Tiền lương phải trả công nhân tính vào chi phí SX (CP nhân công trực tiếp) là 40.000. 8. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán: 80.000. 9. Dùng tiền gửi ngân hàng để nộp thuế & các khoản phải nộp cho nhà nước: 40.000. 10. Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chi phí vào tài khoản 154. Yêu cầu: 1. Tìm x. 2. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X-1. 20
  21. 3. Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/201X. 4. Mở sổ, ghi sổ, khoá sổ các tài khoản kế toán ở doanh nghiệp. 5. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/201X. (DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Bài 2: Tại một doanh nghiệp sản xuất, trong một kỳ có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (Đơn vị tính 1.000đ): 1. Mua vật liệu nhập kho, chưa trả tiền người bán, giá mua 200.000 (giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%). 2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt cho nhập quỹ: 20.000. 3. Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, giá xuất: 140.000. 4. Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán: 50.000. 5. Mua một TSCĐ còn mới 100%, giá mua 200.000 (giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%), thanh toán đủ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt (xuất quỹ): 300. 6. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn: 60.000, và nộp thuế cho nhà nước: 40.000. 7. Được nhà nước cấp thêm vốn kinh doanh: cấp bằng tài sản cố định mới 100% trị giá 200.000, cấp bằng tiền gửi ngân hàng 100.000. 8. Mua nguyên vật liệu, đưa ngay vào sản xuất, giá mua 50.000 (giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%), tiền hàng còn nợ người bán. 9. Vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu, đưa ngay vào sản xuất, số tiền 12.000. 10. Tính lương phải trả trong kỳ cho: công nhân sản xuất sản phẩm 70.000, cho nhân viên phân xưởng 10.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000, cho bộ phận bán hàng 7.000. 11. Các chi phí khác ở phạm vi phân xưởng: - Xuất dùng đồ bảo hộ lao động:200 (tính hết vào chi phí sản xuất kỳ này). - Tiền điện nước phải trả thuộc phạm vi phân xưởng: 500 (giá chưa thuế, thuế GTGT 45). - Khấu hao tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng: 15.000. - Xuất nhiên liệu để chạy máy nổ: 500. - Xuất dùng công cụ dụng cụ loại phân bổ một lần giá trị: 300. - Các chi phí khác, chi bằng tiền mặt: 3.000. 21
  22. 12. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí để tính giá thành. Biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 20.000, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 35.000, thành phẩm sản xuất trong kỳ cho nhập kho. Yêu cầu: 1. Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. 2. Mở sổ, ghi sổ, khoá sổ các tài khoản: 621, 622, 627, 154. (DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Bài 3: Tại một doanh nghiệp sản xuất, trong một kỳ có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (Đơn vị tính 1.000đ): 1. Mua nguyên liệu nhập kho. Giá mua ghi trên hoá đơn 20.000. Tiền hàng trả bớt một phần bằng tiền gửi ngân hàng 8.000. Số còn lại nợ người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 50. 2. Mua nguyên vật liệu, đưa ngay vào bộ phận sản xuất sản phẩm A, giá mua 7.500. Tiền hàng trả cho người bán bằng tiền mặt (xuất quỹ). 3. Xuất kho một số nguyên vật liệu, đưa vào sản xuất, giá xuất 25.000. Trong đó dùng để sản xuất sản phẩm A: 15.000, sản phẩm B: 10.000. 4. Xuất kho một số vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm B, giá xuất: 6.000. 5. Tính lương phải trả trong kỳ cho: công nhân SX SP A 20.000; công nhân Sx SP B 15.000; nhân viên phân xưởng: 5.000; cán bộ và nhân viên quản lý doanh nghiệp: 12.000. 6. Khấu hao TSCĐ trong kỳ: ở phân xưởng 5.000; ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.500. 7. Chi phí tiếp khách cuả bộ phận quản lý doanh nghiệp chi bằng tiền mặt: 700. 8. Kế toán phân bổ CPSX chung cho từng loại SP theo tiền lương c.nhân tr. tiếp SX từng loại SP. 9. CPSX dở dang đầu kỳ: sp A 1.500, sp B 1.000. CPSX dở dang cuối kỳ: sp A 800, sp B 1.200. Kế toán xác định giá thành cuả sp sx trong kỳ theo từng loại sp. Yêu cầu: 1. Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Mở sổ, ghi sổ, khoá sổ các TK: 621, 622, 154 chi tiết theo từng loại SP và TK 627. (DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) Bài 4: Tại một DN SX, trong một kỳ có phát sinh các NVKT sau (Đơn vị tính 1.000đ): 22
  23. 1. Mua nguyên vật liệu chính, chưa trả tiền người bán, giá mua ghi trên hoá đơn là 15.000 (giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%). Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 200. NVL cho nhập kho. 2. Đơn vị dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán ở nv 1. 3. Nhượng bán một TSCĐ, nguyên giá là 20.000, giá trị hao mòn theo sổ sách là 4.000. Giá bán thoả thuận là 17.000. Người mua đã trả đủ bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển TSCĐ đem bán chi bằng tiền mặt 100, hoa hồng phải trả cho người môi giới 50. 4. Xuất kho nguyên vật liệu để chế tạo sp, giá xuất 18.000. 5. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt, giá mua ghi trên hoá đơn 7.000 (giá chưa có thuế gtgt, thuế suất thuế gtgt là 10%). Chi phí vận chuyển phải trả cho dịch vụ vận tải là 35 (hoá đơn BH). Nguyên liệu mua về được đưa ngay vào khâu sx sp. 6. Xuất kho vật liệu phụ: dùng cho việc chế tạo sp: 8.000; dùng cho công tác quản lý phân xưởng 1.000; dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 800. 7. Tính lương phải trả trong kỳ cho : công nhân sx sp 35.000; nhân viên phân xưởng 5.000; ban giám đốc và các phòng ban 12.000. 8. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ: ở phân xưởng 10.000; ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 3.000. 9. Xuất dùng công cụ, dụng cụ loại phân bổ 1 lần giá trị cho: phân xưởng sx: 400; bộ phận quản lý doanh nghiệp 200. 10. Tiền điện, nước, điện thoại phải trả trong kỳ tính cho: phân xưởng sx 600 (giá chưa có thuế); bộ phận QLDN 400 (giá chưa có thuế), thuế gtgt trên các hoá đơn là 90. 11. Các chi phí khác chi = tiền mặt ở: phân xưởng 1.800; bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.500. 12. Chi phí sx dở dang đầu kỳ 7.500, cuối kỳ 6.000. Sản phẩm sau sản xuất cho nhập kho. 13. Xuất kho ½ lượng SP SX trong kỳ để bán. Giá bán chưa có thuế VAT = giá thành x ( 1+ 28%), thuế VAT 10%. Người mua đã trả 1/2 tiền hàng, 1/2 còn mắc nợ. 14. Xuất kho ¼ lượng SP SX trong kỳ gửi đi bán. 15. Người mua nhận được số hàng ở NV 14 đồng ý mua, giá chưa có thuế VAT = giá thành x (1+30%). Đơn vị đã nhận giấy báo có cuả ngân hàng về số tiền người mua chuyển trả đủ. 23
  24. 16. Chi phí bán hàng phát sinh như sau: - Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 5.000. - Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt 200. - Bao bì đóng gói xuất dùng 200. 17. Thuế thu nhập DN 28%. 18. Cuối kỳ kế toán xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: 1. Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Mở sổ, ghi sổ, khoá sổ các TK 621, 622, 627, 154, 511, 641, 642, 911, 632. (DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). 24
  25. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. So sánh giữa mức trích khấu hao TSCĐ và giá trị hao mòn thực tế ta luôn có: a. Mức trích khấu hao = giá trị hao mòn thực tế. b. Mức trích khấu hao > giá trị hao mòn thực tế. c. Mức trích khấu hao 0 và nằm bên nợ khi DN có lời. b. = 5 triệu đồng, thời gian sử dụng > = 5 tháng. b. Giá trị > = 10 triệu đồng , thời gian sử dụng > = 12 tháng. c. Giá trị > = 5 triệu đồng, thời gian sử dụng > = 12 tháng. d. Các câu trên đều sai. 5. Trình tự thực hiện các phương pháp kế toán: a. Sổ kế toán Báo cáo kế toán Chứng từ kế toán. b. Chứng từ Sổ kế toán Báo cáo kế toán. c. Sổ kế toán Chứng từ kế toán Báo cáo kế toán. d. Cả 3 trường hợp trên đều có khả năng xảy ra. 6. Theo chế độ kế toán hiện hành, giá trị còn lại của TSCĐ mà DN đem bán hoặc thanh lý được hạch toán là: a. Chi phí bán hàng. c. Chi phí khác. b. Giá vốn hàng bán. d. Chi phí QLDN. 25
  26. 7. DN A có tổng nợ phải thu = tổng nợ phải trả = 80 triệu đồng. DN B có tổng nợ phải thu = tổng nợ phải trả = 40 triệu đồng. Giả sử các tài sản và các nguồn vốn khác ở hai DN đều bằng nhau. Có thể kết luận: a. Tình hình tài chính của hai DN trên tương đương với nhau. b. Tình hình tài chính ở DN A tốt hơn DN B. c. Tình hình tài chính ở DN B tốt hơn DN A. d. Chưa đủ thông tin để kết luận gì cả. 8. Mối quan hệ giữa nguyên vật liệu và thành phẩm: a. Nguyên vật liệu cấu tạo nên thành phẩm. b. Nguyên vật liệu của ngành sản xuất này có thể là thành phẩm của ngành sản xuất kia. c. Thành phẩm một ngành sản xuất có thể là nguyên vật liệu của ngành sản xuất khác. d. Các câu trên đều đúng. 9. TSCĐ và nguyên vật liệu: a. Đều được xếp vào loại hàng tồn kho. b. Đều được đánh giá theo nguyên tắc giá phí. c. Đều có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. d. Đều có giá trị còn lại giảm dần theo thời gian. Bài 2: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (đơn vị: 1.000đ) 1. Xuất kho nguyên vật liệu đưa vào khâu chế tạo sản phẩm: 500.000đ. 2. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt, giá mua chưa có thuế GTGT là 1.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển: 20.000đ. Số nguyên vật liệu này được đưa thẳng vào khâu chế tạo sản phẩm. 3. Xuất kho nguyên vật liệu 8.000.000đ. Trong đó dùng cho việc: sản xuất sản phẩm 5.000.000đ, quản lý phân xưởng: 1.000.000đ, quản lý DN: 1.000.000đ, bán hàng: 1.000.000đ 4. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua có chưa thuế GTGT: 15.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 50.000đ. Số nguyên vật liệu trên được phân phối như sau: Nhập kho: 10.000.000đ, đưa thẳng vào khâu chế tạo sản phẩm: 5.050.000đ. Yêu cầu:Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 26
  27. Bài 3: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Tại Xưởng SX đồ mộc Nam Sơn, có các tài liệu sau (đơn vị 1.000đ): Tồn kho đầu tháng 01/200X: - Gỗ xoan: 2m3, đơn giá 4.500 - Gỗ lim: 3m3, đơn giá 9.600 - Ván ép: 20 tấm, đơn giá 400 Nhập, xuất nguyên vật liệu trong tháng 01/200X: 1. Mua 5m3 gỗ xoan nhập kho (Phiếu nhập kho số 52, ngày 3/1), đơn giá chưa có thuế GTGT 5.000, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. 2. Mua 8m3 gỗ lim nhập kho (Phiếu nhập kho số 54, ngày 5/1), đơn giá chưa có thuế GTGT 9.800, thuế GTGT 10%, thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. 3. Xuất kho 6m3 gỗ xoan, 5m3 gỗ lim để sản xuất (Phiếu xuất kho số 112, ngày 6/1. 4. Mua ván ép nhập kho trả bằng tiền mặt (Phiếu nhập kho số 114 ngày 12/1), số lượng 25 tấm, đơn giá chưa có thuế 420, thuế GTGT 10%. 5. Xuất kho 25 tấm ván ép (Phiếu xuất kho số 113, ngày 10/1), dùng để : - Sản xuất đồ mộc 14 tấm - Sửa lại trần xưởng 1 tấm 6. Mua 10m3 gỗ xoan nhập kho (Phiếu nhập kho số 55, ngày 15/1), đơn giá chưa có thuế GTGT 5.500, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. 7. Xuất kho 6m3 gỗ xoan (Phiếu xuất kho số 114, ngày 20/1), dùng để: - SX đồ mộc 5.5m3 - Thay cửa đi cho phòng kế hoạch 0.5m3 Yêu cầu: 1. Ghi nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu. 3. Lập bảng tổng hợp chi tiết tài khoản nguyên vật liệu. Biết rằng: Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Bài 4: KẾ TOÁN TSCĐ VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Giả sử bạn là kế toán của trường Hoa Sen, bạn hãy xếp loại các đối tượng sau bằng cách đánh dấu X vào cột (2) hoặc (3), nếu đối tượng không phải là TSCĐ hoặc công cụ dụng cụ thì bạn hãy cho biết nó thuộc loại gì bằng cách ghi vào cột (4): 27
  28. Tên tài sản CCDC TSCĐ Khác (1) (2) (3) (4) 1. Toà nhà A, Toà nhà B (chỉ kể phần xây dựng). 2. Các thang máy. 3.Các máy điều hoà không khí (giả sử rằng giá trị ban đầu của chúng là 16 triệu đ/cái). 4.Các máy vi tính (giả sử rằng giá trị ban đầu của chúng là 15 triệu đ/cái). 5. Bàn ghế trong các phòng học. 6.Các quạt máy (giả sử rằng giá trị ban đầu của chúng là 500.000 đ/cái). 7. Các bảng. 8. Giấy A4 tại các phòng ban quản lý. 9. Xe gắn máy của sinh viên. 10. Xe gắn máy của giảng viên, công nhân viên. 11. Các cán bộ, giảng viên, nhân viên. 28
  29. Bài 5: Hãy nêu đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình bằng cách đánh dấu X vào cột thích hợp. TSCĐ TSCĐ Các đặc điểm NVL CCDC hữu vô hình hình 1. Không thay đổi hình thái vật chất khi tham gia vào quá trình SX. 2. Giá trị > = 10 triệu đồng. 3. Thời gian sử dụng > = 12 tháng. 4. Là đối tượng lao động. 5. Là tư liệu lao động. 6. Có hình thái vật chất. 7. Không có hình thái vật chất. 8. Bị hao mòn dần khi tham gia vào quá trình SX. 9. Tiêu hao toàn bộ khi tham gia vào quá trình SX. 10. Được phản ánh vào tài khoản theo giá thực tế. Bài 6: Bạn Nguyễn An Nam tham quan một xưởng mộc (SX tủ, bàn, ghế, bằng gỗ), Nam thấy trong xưởng có nhiều loại tài sản khác nhau, Nam làm bảng liệt kê sau: TSCĐ CÁC LOẠI TÀI SẢN NVL CCDC Khác hữu hình (1) (2) (3) (4) (5) 1. Gỗ, ván ép dự trữ cho sản xuất (trong kho). 2. Gỗ, ván ép đang được cưa xẻ để làm đồ mộc. 3. Các máy cưa bào liên hợp (giá trị ban đầu: 15 triệu đ/máy). 4. Cưa tay, búa, bào tay (công nhân đang sử dụng). 5. Đinh các loại đang được dùng để làm đồ mộc. 6. Sơn, vec – ni các loại dự trữ trong kho. 7. Sơn, vec – ni các loại đang được dùng để sơn 29
  30. TSCĐ CÁC LOẠI TÀI SẢN NVL CCDC Khác hữu hình (1) (2) (3) (4) (5) các sản phẩm. 8. Nhà xưởng làm nơi sản xuất. 9. Nhà kho dự trữ gỗ, sơn, vec – ni 10. Xe tải của xưởng để chở hàng cho khách. Yêu cầu: Hãy giúp bạn Nam xếp loại chúng bằng cách đánh dấu X vào cột thích hợp (nếu chọn cột khác hãy ghi rõ loại tài sản hoặc chi phí). Bài 7: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (đơn vị: 1.000đ) 1. Mua một TSCĐHH, giá mua chưa có thuế GTGT là 12.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, trả đủ tiền cho người bán bằng TGNH. TSCĐ trên được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB 6.000.000đ. 2. Nhận được TSCĐ do cấp trên cấp, giá trị còn lại của TSCĐ này được xác định là 10.000.000đ. 3. Thanh lí một TSCĐ, nguyên giá 12.000.000đ, số khấu hao đã trích 11.500.000đ, chi phí thanh lí chi bằng tiền mặt 50.000đ, tiền mặt thu được do bán phế liệu 80.000đ. 4. Bán một TSCĐ, nguyên giá 20.000.000đ, số khấu hao đã trích 5.000.000đ, giá bán 12.000.000đ, hoa hồng đã trả cho người môi giới bằng tiền mặt 200.000đ. Người mua đã trả đủ 12.000.000đ bằng TGNH. 5. Khấu hao TSCĐ trong kỳ ở các bộ phận: - Trực tiếp SX: 600.000đ - Quản lý phân xưởng: 200.000đ - Quản lý DN: 400.000đ - Bán hàng: 200.000đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 8: CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1. Mua CCDC trả bằng tiền mặt, giá mua ghi trên hoá đơn bán hàng là 3.000.000đ, CCDC sau khi mua được cho nhập kho. 2. Mua một số CCDC, giá mua ghi trên hoá đơn bán hàng là 5.000.000đ. Chi phí liên quan đến việc mua sắm là 200.000đ. Các khoản trên đã được chi trả đủ bằng tiền mặt CCDC sau khi mua được cho nhập kho. 30
  31. 3. Xuất dùng một CCDC có giá thực tế là 300.000đ cho bộ phận bán hàng (CCDC thuộc loại phân bổ một lần giá trị). 4. Xuất dùng một số CCDC có giá thực tế là 2.000.000đ cho các bộ phận: - SX SP: 1.000.000đ - QLDN: 400.000đ - bán hàng: 600.000đ. (CCDC thuộc loại phân bổ một lần giá trị). 5. Xuất dùng một CCDC có giá thực tế là 2.000.000đ cho bộ phận QLDN (CCDC thuộc loại phân bổ hai lần giá trị). 6. Mua một số CCDC, giá mua ghi trên hoá đơn bán hàng là 3.000.000đ, tiền hàng còn nợ người bán. Sau khi mua, 1/2 số CCDC này được cho nhập kho, 1/2 được dùng ngay cho bộ phận chế tạo sản phẩm (CCDC thuộc loại phân bổ 1 lần). 7. Mua một số CCDC, giá mua ghi trên hoá đơn là 4.000.000, chi phí khác có liên quan đến việc mua CCDC là 200.000đ. Các khoản trên đều được chi trả bằng tiền mặt. Số CCDC này được phân phối như sau: - Cho nhập kho một phần có giá thực tế là 1.200.000đ. - Xuất dùng cho bộ phận QLDN một phần có giá thực tế là 2.000.000đ (CCDC thuộc loại phân bổ hai lần giá trị). - Xuất dùng cho bộ phận chế tạo SP một phần có giá thực tế là 1.000.000đ (CCDC thuộc loại phân bổ một lần giá trị). Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 9: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ DỤNG CỤ (đơn vị: 1.000đ) Công ty TNHH Việt Tân chuyên may quần áo xuất khẩu, trong kỳ kế toán có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Công ty mua 4 máy may để bổ sung cho xưởng, đơn giá chưa có thuế GTGT là 15.000.000đ/máy, thuế GTGT 10%. Công ty thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Công ty đã dùng Quỹ đầu tư phát triển để mua số tài sản này. 2. Công ty mua 10 bàn ủi sử dụng ở bộ phận ủi sản phẩm, đơn giá chưa có thuế GTGT 600.000 đ/cái, thuế GTGT 10%, thanh toán cho người bán bằng tiền mặt. Dự kiến thời gian sử dụng của số bàn ủi này là 2 năm. Kế toán quyết định phân bổ giá trị của số tài sản này vào chi phí sản xuất của 8 kỳ (bắt đầu từ kỳ này). 3. Công ty thanh lý một xe ô tô đã quá cũ, nguyên giá của xe là 100.000.000đ, đã khấu hao đủ vốn. Giá bán thanh lý là 400.000đ, thuế GTGT 10%, đã thu tiền mặt. 31
  32. 4. Công ty mua 2 máy điện thoại bàn, giá chưa có thuế GTGT 600.000đ/máy, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian sử dụng ước tính của các máy trên là 2 năm. Kế toán phân bổ giá trị các máy vào chi phí của 4 kỳ (bắt đầu từ kỳ này). 5. Công ty mua 2 tấn thun nhập kho, đơn giá chưa có thuế GTGT 20 triệu đồng/tấn, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. 6. Công ty mua một số ghế dựa cho công nhân may, số lượng 100 cái, đơn giá chưa có thuế GTGT 80.000đ/cái, thuế suất thuế GTGT 10%, trả tiền cho người bán bằng chuyển khoản. Công ty đưa ghế vào xưởng may 70 cái, nhập kho 30 cái. Kế toán xác định số lần phân bổ của các ghế là 6 lần (bắt đầu từ kỳ này) 7. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ, phân bổ cho các bộ phận như sau: - Sản xuất: 18.000.000đ - Quản lý DN: 12.000.000đ 8. Phân bổ tiếp giá trị của những CCDC xuất dùng trong các kỳ trước ở các bộ phận: - Sản xuất: 5.000.000đ - Quản lý DN: 3.000.000đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên Bài 10: TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT, KPCĐ Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty sản xuất dây cáp điện AN TOÀN trong tháng 8/200X như sau: 1. Công ty chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ I cho cán bộ công nhân viên 120 triệu đồng. 2. Kế toán tính lương phải trả trong tháng cho các bộ phận: Công nhân SX 150 triệu đồng, Nhân viên phân xưởng 50 triệu đồng, Quản lý DN 80 triệu đồng, Bán hàng 40 triệu đồng. 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tiền lương trên. 4. Công ty nộp đủ BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN của tháng này cho các cơ quan quản lý bằng chuyển khoản. 5. Công ty trả lương kỳ II tháng này cho công nhân viên bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên 32
  33. Bài 11: PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT Xưởng mộc của anh Thành chuyên sản xuất bàn ghế học sinh. Trong tháng 10/200X, tại xưởng Anh Thành có các khoản chi phí phát sinh như sau: CP NVL CP NC CP SX Nội dung chi phí Cộng TT TT chung Số lượng gỗ đã dùng 1,6 m3, giá 5 triệu đồng/m3. Trong đó: + Để đóng bàn ghế 1,4 m3 + Để làm lại cửa cho xưởng 0,2 m3 Số lượng ván ép đã dùng: 10 tấm, giá 400 ngàn đồng/tấm. Trong đó: + Để đóng bàn ghế: 8 tấm + Để sửa lại trần cho xưởng: 2 tấm Sơn dùng cho sản phẩm 4 thùng, giá 200 ngàn đồng/thùng Vecni dùng cho sản phẩm 5 lít, giá 100 ngàn đồng/lít Đinh các loại dùng làm sản phẩm 3 kg, giá 5 ngàn đồng/kg Tiền lương thợ: 30 ngàn đồng/ngày + 2 ngày công làm cửa và plafon xưởng + 60 ngày công làm sản phẩm Tiền điện, nước, tiền thuê mặt bằng 2,5 triệu đồng Anh tự tính tiền lương quản lý cho mình là 2 triệu đồng Tổng cộng Tổng số bàn ghế anh đóng được trong tháng 10 là 100 bộ bàn ghế. Yêu cầu: 1. Hãy phân loại chi phí và điền các số liệu thích hợp vào bảng trên. 2. Hãy giúp anh Thành tính giá thành của 1 bộ bàn ghế. 33
  34. 3. Giả sử đầu tháng 10/200X, xưởng của anh Thành không có sản phẩm làm dở dang, nhưng cuối tháng 10/200X có 3 bộ bàn ghế chưa làm hoàn thành, mức độ dở dang là 50%. Hãy tính giá thành 1 bộ bàn ghế trong trường hợp này. Bài 12: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH (đơn vị: 1.000.000đ) Tại một DN sản xuất một loại sản phẩm là bàn, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong kỳ có các tài liệu kế toán như sau (đơn vị tính triệu đồng ): 1. Mua vật tư nhập kho vật liệu chính 150, vật liệu phụ 30, nhiên liệu 20, phụ tùng thay thế 18 và CCDC 15, chưa trả tiền cho người bán (hoá đơn bán hàng). 2. Xuất kho vật liệu chính cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm theo giá thực tế 130. 3. Xuất kho vật liệu phụ theo giá thực tế dùng cho sản xuất sản phẩm 10, dùng cho quản lý DN 6. 4. Tính lương phải trả cho các bộ phận: Sản xuất sản phẩm 120, Quản lý phân xưởng 20, Quản lý DN 35, Bán hàng 4. 5. Trích KPCĐ, BHXH , BHYT,BHTN theo quy định. 6. Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung 50, chi phí QLDN 15, chi phí bán hàng 5. 7. Tính từ đầu kỳ đến cuối kỳ, DN đã sản xuất hoàn thành 1.000 cái bàn nhập kho. Biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 55 và dở dang cuối kỳ 40. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên. Tính giá thành 1 cái bàn. Bài 13: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH Ở một doanh nghiệp sản xuất, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Thanh lý một TSCĐ hữu hình, nguyên giá 20.000.000đ, số khấu hao đã trích 18.000.000đ. Chi phí thanh lý chi bằng tiền mặt 20.000đ. 2. Thu được tiền mặt do khách hàng trả nợ 5.000.000đ. 3. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua ghi trên hoá đơn bán hàng 8.000.000đ, tiền hàng còn nợ người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 50.000đ. 4. Mua CCDC nhập kho, giá mua ghi trên hoá đơn bán hàng 2.000.000đ, thanh toán đủ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. 34
  35. 5. Mua một TSCĐ hữu hình, giá mua ghi trên hoá đơn bán hàng 10.000.000đ, thanh toán đủ cho người bán bằng tiền mặt. TSCĐ này được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 6. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ở phạm vi phân xưởng như sau: Đối tượng chịu chi phí Bộ phận trực tiếp sản Bộ phận quản lý xuất sản phẩm phân xưởng Nội dung chi phí a.Xuất dùng nguyên vật liệu 8.000.000đ 200.000đ b.Xuất dùng công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 150.000đ 100.000đ lần giá trị c.Tiền lương phải trả 4.000.000đ 1.300.000đ d.Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ ? ? hiện hành e.Khấu hao TSCĐ 500.000đ 300.000đ 7. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Biết giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 150.000đ, cuối kỳ 50.000đ. Yêu cầu: Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Bài 14: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH (Phân bổ chi phí SX chung) Tại một DN sản xuất, trong kỳ có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (Đơn vị tính 1.000đ): 1. Mua nguyên liệu nhập kho, chưa trả tiền người bán. Giá chưa có thuế GTGT: 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%. 2. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt: 50. 3. Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt, đưa thẳng vào bộ phận sản xuất sản phẩm A, giá chưa có thuế GTGT là 7.500, thuế GTGT 10%. 4. Xuất kho một số nguyên vật liệu, đưa vào sản xuất, giá xuất 25.000. Trong đó dùng để sản xuất sản phẩm A: 15.000, sản phẩm B: 10.000. 5. Xuất kho một số vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm B, giá xuất: 6.000. 35
  36. 6. Tính lương phải trả trong kỳ cho: công nhân sản xuất sản phẩm A 20.000; công nhân sản xuất sản phẩm B 15.000; nhân viên phân xưởng: 5.000; cán bộ và nhân viên quản lý doanh nghiệp: 12.000. 7. Khấu hao TSCĐ trong kỳ: ở phân xưởng 5.000; ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.500. 8. Chi phí tiếp khách của bộ phận quản lý doanh nghiệp chi bằng tiền mặt: 700. 9. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm. 10. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: sản phẩm A 1.500, sản phẩm B 1.000. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: sản phẩm A 800, sản phẩm B 1.200. Kế toán xác định giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo từng loại sản phẩm. Yêu cầu: 1) Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2) Mở sổ, ghi sổ, khoá sổ các TK : 621, 622, 154 chi tiết theo từng loại SP và TK 627 (dùng sơ đồ chữ T). Biết rằng: DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Bài 15: Nêu nội dung nghiệp vụ kinh tế phù hợp với các định khoản sẵn có Định khoản Nội dung nghiệp vụ kinh tế 1.Nợ TK 621-Chi phí NVL trực tiếp Có TK 152-NVL 2.Nợ TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334-Phải trả công nhân viên 3. Nợ TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác 4.Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chung Có TK 153-CCDC 5.Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 214-Hao mòn TSCĐ 6.Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 642- Chi phí QLDN Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 214-Hao mòn TSCĐ 36
  37. Định khoản Nội dung nghiệp vụ kinh tế 7. Nợ TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 642- Chi phí QLDN Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 334- Phải trả công nhân viên 8. Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 642- Chi phí QLDN Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác 9. Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 621-Chi phí NVL trực tiếp Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627-Chi phí sản xuất chung 10. Nợ TK 155- Thành phẩm Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang 11. Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có TK 111- Tiền mặt 12. Nợ TK 152- NVL Có TK 331-Phải trả người bán Bài 16: CPSX– GIÁ THÀNH – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH DN Mai Lan chuyên sản xuất 1 loại khăn giấy. Trong kỳ kế toán có tài liệu như sau (đơn vị: triệu đồng): 1. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 15 2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: a. Giá thực tế NVL xuất kho dùng cho các bộ phận: Trực tiếp sản xuất sản phẩm 450; Quản lý phân xưởng sản xuất 20; Bán hàng 10; Quản lý DN 20. b. Tiền lương phải trả trong kỳ cho các bộ phận: Công nhân sản xuất sản phẩm 80; Bộ phận quản lý phân xưởng 15; Bán hàng 10; Quản lý DN 15. c. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. d. Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung 100, chi phí bán hàng 30, chi phí QLDN 50. e. Cả tháng DN sản xuất được 1.000 thùng khăn giấy. Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng được đánh giá là 30. 37
  38. f. Xuất kho 700 thùng khăn giấy bán thu bằng TGNH, đơn giá bán chưa có thuế GTGT 1,05. Thuế GTGT 10%. g. Xuất kho 200 thùng khăn giấy bán thu tiền mặt, đơn giá bán chưa có thuế GTGT 1,04. Thuế GTGT 10%. h. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong tháng, biết thuế suất TNDN 22%. Yêu cầu: Ghi Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế trên Biết rằng: - DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Bài 17: BÀI TẬP TỔNG HỢP (Làm trên máy – dùng excel) Ở công ty trách nhiệm Nam Việt chuyên sản xuất mì ăn liền, trong tháng 6 năm N, có các tài liệu sau: A- Số dư đầu tháng 6 năm N của các tài khoản: - Hao mòn TSCĐ: 15.000.000đ - Tiền mặt: 28.000.000đ - Tiền gửi ngân hàng: 33.000.000đ - Vay ngắn hạn: 35.000.000đ - Phải thu khách - Nguyên vật liệu: 20.000.000đ hàng: 15.000.000đ - Thuế và các khoản - Phải trả người bán: 25.000.000đ phải nộp Nhà nước: 2.500.000đ - Công cụ, dụng cụ: 5.000.000đ - Phải trả công nhân - Chi phí SX KD dở viên: 4.000.000đ dang: 500.000đ - Phải trả khác: 3.200.000đ - Thành phẩm: 60.000.000đ - Vốn kinh doanh: 200.500.000đ - TSCĐ hữu hình: 125.000.000đ - Lãi chưa phân phối: X Các tài khoản khác không có số dư đầu tháng. B- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6 năm N: 1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá chưa có thuế GTGT là 5.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền còn nợ người bán. 2. Xuất kho nguyên vật liệu, giá thực tế 14.000.000đ, dùng cho việc: - Chế tạo sản phẩm: 10.000.000đ - Quản lý phân xưởng: 4.000.000đ 3. Xuất dùng CCDC loại phân bổ một lần giá trị, giá thực tế 2.000.000đ, dùng cho các bộ phận: - Phân xưởng sản xuất: 1.000.000đ 38
  39. - Quản lý DN: 500.000đ - Bán hàng: 500.000đ 4. Thu tiền mặt do khách hàng trả nợ 10.000.000đ. 5. Xuất kho một số sản phẩm có giá thành: 60.000.000đ bán cho khách hàng, giá bán chưa thuế 75.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. 6. Chi tiền mặt trả nợ người bán 5.500.000đ. 7. Tính lương phải trả trong tháng cho các bộ phận: - Công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm: 8.000.000đ - Nhân viên phân xưởng: 2.000.000đ - Cán bộ và nhân viên quản lý DN: 4.000.000đ - Nhân viên bán hàng và tiếp thị: 2.000.000đ 8. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định. 9. Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng ở các bộ phận: - Phân xưởng SX: 2.500.000đ - Quản lý DN: 1.500.000đ - Bán hàng: 500.000đ 10. Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành. Biết rằng: - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là: 500.000đ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 800.000đ - Thành phẩm sản xuất trong kỳ cho nhập kho toàn bộ 11. Thuế suất thu nhập DN 22%. 12. Cuối tháng kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định KQKD. Yêu cầu: 1. Tìm X. 2. Dựa vào tài liệu B, hãy ghi sổ Nhật ký chung. 3. Lập Bảng Cân đối số phát sinh tháng 6 năm N. 4. Lập Bảng cân đối kế toán cuối tháng tháng 6 năm N. Cho biết: Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bài 18: BÀI TẬP TỔNG HỢP (Làm trên máy – dùng excel) 39
  40. Ở DN sản xuất thức ăn gia súc CON GÀ CỒ, trong tháng 5 năm N, có các tài liệu sau: (đơn vị: 1.000đ) A- Số dư đầu tháng 5 năm N cuả các tài khoản: - Tiền mặt: 28.000 - Hao mòn TSCĐ: 15.000 - Tiền gửi ngân hàng: 33.000 - Vay ngắn hạn: 35.000 - Phải thu khách hàng: 15.000 - Phải trả người bán: 15.000 - Nguyên vật liệu: 20.000 - Thuế và các khoản phải nộp - Công cụ, dụng cụ: 5.000 Nhà nước: 2.500 - Chi phí SXKD dở dang: 400 - Phải trả công nhân viên: 4.000 - Thành phẩm: 40.000 - Phải trả khác: 3.200 - TSCĐ hữu hình: 125.000 - Vốn kinh doanh: 173.800 - Lãi chưa phân phối: X Các tài khoản khác không có số dư đầu tháng. B- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5 năm N: 1. Hoá đơn GTGT số 125, ngày 3/5, Phiếu nhập kho số 217 ngày 3/5: Mua nguyên vật liệu nhập kho. Giá chưa có thuế GTGT là 5.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán cho người bán bằng TGNH 2. Phiếu chi số 112 ngày 5/5: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt 120.000đ 3. Phiếu xuất kho số 115, ngày 10/5: Xuất kho nguyên vật liệu, giá thực tế 11.000.000đ, dùng để: - Chế tạo sản phẩm: 8.000.000đ - Cho công tác quản lý phân xưởng: 3.000.000đ 4. Phiếu xuất kho số 116, ngày 15/5: Xuất dùng CCDC loại phân bổ một lần giá trị, giá thực tế 2.000.000đ, dùng cho các bộ phận: - Phân xưởng sản xuất: 1.200.000đ - Quản lý DN: 500.000đ - Bán hàng: 300.000đ 5. Hoá đơn số 510, ngày 20/5: Dịch vụ mua ngoài phải trả, phân bổ cho các bộ phận theo giá chưa có thuế GTGT: - Phân xưởng sản xuất: 1.400.000đ - Quản lý DN: 800.000đ - Bán hàng: 300.000đ 40
  41. Thuế suất thuế GTGT 10% . 6. Phiếu xuất số 117- ngày 22/5: Xuất kho thành phẩm gửi đi bán, giá thành xuất kho: 40.000.000đ. 7. Giấy báo có số 1134, ngày 25/5: Người mua nói ở nghiệp vụ 6 trả đủ bằng TGNH theo hoá đơn GTGT số 10 – ngày 22/5: Giá bán chưa thuế 65.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. 8. Phiếu chi số 114, ngày 26/5: Chi tiền mặt trả nợ người bán 4.500.000đ. 9. Phiếu thu số 25, ngày 27/5: Thu tiền khách hàng trả nợ 12.000.000đ. 10. Bảng Phân bổ số 2 tháng 5: Tính lương phải trả trong tháng cho các bộ phận: - Công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm: 9.000.000đ - Nhân viên phân xưởng: 3.000.000đ - Cán bộ nhân viên quản lý DN: 4.000.000đ - Nhân viên bán hàng và tiếp thị: 2.000.000đ 11. Bảng Phân bổ số 2 tháng 5: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo qui định. 12. Bảng Phân bổ số 3 tháng 5: Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng ở các bộ phận: - Phân xưởng sản xuất: 2.300.000đ - Quản lý DN: 1.200.000đ - Bán hàng: 500.000đ 13. Bảng tính giá thành tháng 5: Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành. Biết rằng: - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là: 400.000đ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 600.000đ - Hành phẩm sản xuất trong kỳ cho nhập kho toàn bộ. 14. Thuế suất thu nhập DN là 25%. 15. Cuối tháng kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: 1. Tìm X. 2. Dựa vào tài liệu B, hãy ghi sổ Nhật ký chung. 3. Lập Bảng cân đối tài khoản tháng 5 năm N. 4. Lập Bảng cân đối kế toán cuối tháng 5 năm N. Biết rằng: - Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 41
  42. Bài 19: THƯƠNG MẠI Có các tài liệu kế toán tháng 10/200X của Cty thương mại Nam Việt như sau: * Số dư đầu tháng của các tài khoản (Đơn vị tính: triệu đồng): TK Số dư TK Số dư 111 58 331 25 112 114 333 14 131 25 334 0 133 0 338 0 153 5 411 1536 211 1250 421 12 214 250 1561 380 1562 5 * Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng: 1. Công ty mua hàng hoá nhập kho chưa trả tiền người bán, giá chưa có thuế GTGT 120 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. 2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng trả bằng tiền mặt 1 triệu đồng. 3. Xuất kho hàng hoá bán chịu cho Công ty Nam Bình, giá xuất 150 triệu đồng, giá bán chưa có thuế GTGT 175,6 triệu đồng, thuế GTGT 10%. 4. Trả nợ người bán bằng chuyển khoản 100 triệu đồng. 5. Xuất kho hàng hoá bán cho Công ty Đại An, giá xuất 174 triệu đồng, giá bán chưa có thuế GTGT là 205,4 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty Đại An trả 1/2 giá thanh toán bằng tiền mặt, 1/2 còn thiếu nợ. 6. Công ty Nam Bình trả đủ tiền lô hàng ở nghiệp vụ 3 cho Công ty bằng chuyển khoản. 7. Các nghiệp vụ về chi phí bán hàng và quản lý phát sinh trong tháng: Nơi phát sinh chi phí Bộ phận bán hàng Bộ phận QLDN (đồng) (đồng) Nội dung nghiệp vụ a. Tiền lương phải trả trong tháng 5.000.000 16.000.000 b. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo ? ? 42
  43. tiền lương trên c. Khấu hao TSCĐ trong tháng 2.500.000 4.000.000 d. CCDC loại phân bổ 1 lần xuất dùng trong 400.000 600.000 tháng e. Dịch vụ mua ngoài phải trả trong tháng 600.000 800.000 f. Chi phí chi bằng tiền mặt 1.200.000 850.000 8. Thuế suất thu nhập DN 22%. 9. Cuối tháng kế toán xác định: - Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong tháng là 4.000.000 đồng. - Kết quả kinh doanh trong tháng. Yêu cầu: 1. Dựa vào tài liệu trên hãy ghi Nhật ký chung. 2. Lập Bảng cân đối số phát sinh tháng 10/200X. 3. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/10/200X. Bài 20: THƯƠNG MẠI Tại một công ty chuyên mua bán tủ lạnh hiệu ELECTRON, Công ty có 3 mặt hàng: - Hàng A, tủ lạnh 50 lít - Hàng B, tủ lạnh 120 lít - Hàng C, tủ lạnh 150 lít Có các tài liệu kế toán tháng 8/200X tại Công ty như sau: Số dư đầu kỳ: - TK 1561A: 5 cái, đơn giá 2.000.000đ - TK 1561B: 12 cái, đơn giá 3.500.000đ - TK 1561C: 7 cái, đơn giá 4.000.000đ - TK 1652: 895.000đ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng: 1. Ngày 5, Công ty mua hàng hoá nhậ p kho (Phiếu nhập kho số 115) Tên hàng Số lượng Đơn giá chưa có thuế GTGT A 5 2.200.000đ B 4 3.400.000đ C 2 4.000.000đ - Thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán đủ cho người bán bằng chuyển khoản. 43
  44. - Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt 400.000đ. 2. Công ty xuất kho bán 2 cái hàng A, đơn giá bán chưa có thuế 2.500.000đ, thuế GTGT 10%, thu tiền mặt. (Hoá đơn số 715) 3. Công ty xuất kho hàng bán 4 cái hàng A, đơn giá bán chưa có thuế 2.600.000đ, thuế GTGT 10%, người mua trả ½ giá thanh toán bằng tiền mặt, ½ còn lại thiếu nợ. 4. Công ty xuất kho hàng để bán, số liệu như sau: Tên hàng Số lượng Đơn giá chưa có thuế GTGT A 2 2.500.000đ B 5 3.800.000đ C 3 4.400.000đ Khách hàng trả 1/4 giá thanh toán khi nhận hàng, số còn lại thiếu nợ Công ty. Biết thuế GTGT 10%. 5. Nhận giấy báo có số tiền khách hàng trả nợ 15.000.000đ. 6. Chi phí bán hàng và quản lý phát sinh trong tháng: Nơi phát sinh chi phí Bộ phận bán Bộ phận QLDN hàng (đồng) (đồng) Nội dung nghiệp vụ a. Tiền lương phải trả trong tháng 5.000.000 16.000.000 b. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo ? ? tiền lương trên c. Dịch vụ mua ngoài phải trả trong tháng 200.000 400.000 d. Chi phí chi bằng tiền mặt 500.000 1.000.000 7. Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong tháng 600.000đ. 8. Thuế suất thu nhập DN 22%. 9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong tháng. Yêu cầu: 1. Ghi nhật ký chung dựa vào tài liệu trên. 2. Ghi sổ chi tiết hàng hoá. 3. Lập bảng tổng hợp chi tiết TK “Hàng hoá” tháng 8/200X. Biết rằng: - Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 44
  45. - Tính giá xuất hàng hoá theo phương pháp nhập trước, xuất trước. 45