Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 2: Cân đối – Tổng hợp

pdf 34 trang phuongnguyen 9460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 2: Cân đối – Tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_ke_toan_chuong_2_can_doi_tong_hop.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 2: Cân đối – Tổng hợp

  1. CHƯƠNG 2 CÂN ĐỐI – TỔNG HỢP Mục tiêu học tập: 1. Hiểu được phương pháp tổng hợp, cân đối của kế toán. 2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 3. Hiểu nội dung chính của Bảng cân đối kế toán và thực hành lập Bảng cân đối kế toán cơ bản. 4. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến Bảng cân đối kế toán. 5. Hiểu nội dung của chính của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thực hành lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cơ bản. I. CÂN ĐỐI – TỔNG HỢP 1.1. Cân đối Cân đối là sự cân bằng về lượng khi so sánh hai mặt đối lập của cùng một đối tượng. Trong kế toán, mối quan hệ cân đối được thể hiện ở một số đối tượng như sau: + Về mặt tài chính: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. + Về mặt xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu – Chi phí = Lãi (hoặc Lỗ) + Về mặt vận động vật chất của một đối tượng kế toán trong quá trình SXKD: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ Hoặc Số dư đầu kì + Phát sinh tăng trong kỳ - Phát sinh giảm trong kỳ = Số dư cuối kỳ
  2. 1.2. Tổng hợp Tổng hợp chính là sự sàng lọc, lựa chọn và liên kết những thông tin riêng lẻ đã được định hình trên sổ sách kế toán để hình thành những thông tin tổng quát nhất dưới dạng các chỉ tiêu cơ bản, phản ánh tình hình tài chính cũng như hoạt động SXKD của đơn vị. 1.3. Tổng hợp – Cân đối Tổng hợp – Cân đối là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán để hình thành những chỉ tiêu tổng quát phản ánh tình hình đơn vị với những nét đặc trưng nhất và được trình bày trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Mục đích của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a. Tài sản. b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. c. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác. d. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh. e. Thuế và các khoản nộp Nhà nước. f. Các luồng tiền. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 2.2. Đối tượng áp dụng
  3. Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.3. Phân loại báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. 2.3.1. Báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính năm, gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN 2.3.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. (1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): M ẫu số B 02a – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN
  4. (2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm Mẫu số B 02b – DN lược): - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN 2.4. Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm: - Trung thực và hợp lý. - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:  Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.  Trình bày khách quan, không thiên vị.  Tuân thủ nguyên tắc thận trọng.  Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.
  5. 2.5. Thời gian nộp và nơi nộp Báo cáo tài chính 2.5.1. Thời gian nộp Báo cáo tài chính 2.5.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: - Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: - Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày; - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. 2.5.1.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày; b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. 2.5.2. Nơi nhận Báo cáo tài chính (1) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). - Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải
  6. nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. (2) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế). (3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với doanh nghiệp khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên. (4) Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. Nơi nhận báo cáo Cơ Cơ Cơ DN Cơ quan CÁC LOẠI Kỳ lập quan quan quan đăng ký cấp trên DOANH NGHIỆP báo tài Thuế Thống kinh chính kê (3) doanh (4) cáo (2) (1) 1. Doanh nghiệp Nhà Quý, X X X X X nước Năm 2. Doanh nghiệp có vốn Năm X X X X X đầu tư nước ngoài 3. Các loại doanh Năm X X X X nghiệp khác
  7. III. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BCĐKT) 3.1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành nên những tài sản đó của một doanh nghiệp (DN), tại một thời điểm nhất định. 3.2. Tác dụng của việc lập Bảng cân đối kế toán - Bảng cân đối kế toán trình bày được cơ cấu tài sản trong DN, từ đó ta có thể phân tích, đánh giá được sự hợp lý về việc phân bố nguồn vốn cuả DN vào từng loại tài sản. - BCĐKT cung cấp những số liệu để kế toán tính toán các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của DN. - Bảng cân đối cần thiết cho việc phân tích tình hình tài chính của DN 3.3. Nội dung và kết cấu 3.2.1. Nội dung kết cấu tổng quát BCĐKT bao gồm hai phần: Tài sản (TS) và Nguồn vốn (NV). * Phần TS: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo. Tài sản được chia thành hai loại lớn: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. * Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành nên các tài sản của DN tại thời điểm lập báo cáo. NV được phân thành hai loại lớn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Mỗi phần của BCĐKT đều được phản ánh theo 3 cột số liệu: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ. 3.2.2. Nội dung, kết cấu chi tiết Trong từng bên của BCĐKT bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng loại, mục, khoản theo một trình tự khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý. Trên BCĐKT ta luôn luôn có: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn Hay: Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
  8. 3.2.3. Tính cân đối Đây là tính chất quan trọng nhất của BCĐKT. Tính cân đối được thể hiện ở: Tổng TS và Tổng NV luôn luôn bằng nhau. Tính cân đối của BCĐKT có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán và lập các báo cáo kế toán. Tính cân đối của BCĐKT là một tất yếu khách quan, bởi lẽ:  Các loại TS được hình thành từ những nguồn vốn nhất định.  Tổng các nguồn vốn hình thành nên toàn bộ TS của DN.  Đó là hai mặt của số vốn mà DN dùng cho hoạt động của DN. Trong quá trình hoạt động của DN, tài sản và nguồn vốn thường xuyên biến động. Sự biến động này làm cho bảng CĐKT ở những thời điểm khác nhau có điểm khác nhau. Ví dụ: Bảng CĐKT ngày 31/12/201X của một DN như sau: ĐVT: triệu đồng Phần tài sản Phần nguồn vốn Tiền mặt 110 Vay ngắn hạn 50 Nguyên vật liệu 40 Nguồn vốn cuả chủ sở 155 hữu Tài sản cố định 55 -Nguyên giá 60 -Giá trị hao mòn (5) Tổng cộng tài sản 205 Tổng cộng nguồn vốn 205 Sau thời điểm lập bảng CĐKT có các nghiệp vụ phát sinh như sau (ĐVT: triệu đồng): 1. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ, 3. Mua một số nguyên vật liệu với giá là giá mua là 2. 10, còn nợ người bán.
  9. 2. Chi tiền mặt trả bớt nợ vay ngắn hạn 4. Vay ngắn hạn để trả cho người bán, số 20. tiền là 10. Tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến bảng cân đối kế toa Phần tài sản 31/12/1X Sau NV 1 Sau NV 2 Sau NV 3 Sau NV 4 Tiền mặt 110 Nguyên vật liệu 40 Công cụ dụng cụ 0 Tài sản cố định 55 - Nguyên giá 60 - Giá trị hao mòn (5) Tổng cộng tài sản 205 Phần nguồn vốn Phải trả người bán 0 Vay ngắn hạn 50 Nguồn vốn của chủ sở 155 hữu Tổng cộng nguồn vốn 205 Nhận xét sự ảnh hưởng cuả từng nghiệp vụ đến tài sản và nguồn vốn trên bảng CĐKT. - NV1
  10. - NV2 - NV3 - NV4 3.4. Nhận xét về các ảnh hưởng trên bảng cân đối kế toán - Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng ít nhất đến hai đối tượng kế toán (2 khoản khác nhau trên BCĐKT). - Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 1 bên (phần) của BCĐKT thì số tổng cộng của BCĐKT không đổi, nếu ảnh hưởng đến 2 bên (phần) của BCĐKT thì tổng cộng của BCĐKT thay đổi (tăng hoặc giảm). - Mọi NVKT phát sinh đều không làm mất đi tính cân đối của BCĐKT. 3.5. Các bài tập minh họa cho bảng cân đối kế toán Bài 1: Một DN thành lập với vốn ban đầu do chủ DN bỏ ra, dưới dạng các loại tài sản như sau (triệu đồng): - Tài sản cố định hữu hình mới 100%, nguyên giá 20.000; - Tiền gửi ngân hàng 15.000; - Nguyên vật liệu: 10.000; - Tiền mặt: 10.000; - Công cụ, dụng cụ: 2.000; - Hàng hóa: 5.000 Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán của DN lúc mới thành lập (Ngày 01/01/201X).
  11. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại Ngày TÀI SẢN NGUỒN VỐN Bài 2: Lấy lại số liệu ở bài tập 1, và có tình hình sau (triệu đồng): 1. Nhập kho nguyên vật liệu giá thực tế 200, chưa trả tiền người bán. 2. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 100. 3. Nhập kho một số công cụ, dụng cụ giá thực tế 50 trả bằng tiền gởi ngân hàng. 4. Nhập kho một số nguyên liệu, giá thực tế là 20, trả bằng tiền mặt. 5. Mua thêm một tài sản cố định trị giá 300, đã trả bằng tiền gởi ngân hàng. 6. Chủ doanh nghiệp góp thêm vốn kinh doanh bằng tiền mặt 50.000. Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán cuả DN sau khi có tình hình trên xảy ra.
  12. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại Ngày TÀI SẢN NGUỒN VỐN Bài 3: Tình hình tài sản của một DN sx tính đến ngày 31/12/201X như sau (triệu đồng): 1. Quỹ tiền mặt: 300 6. Tiền gửi NH: 4.000 2. Nguyên vật liệu: 2.500 7. Phải trả người bán: 1.200 3. Công cụ dụng cụ: 200 8. Vay ngắn hạn: 2.800 4. Thành phẩm: 1.000 9. Lãi chưa phân phối: 3.000 5. Tài sản cố định: 10.000 10. Phải thu khách hàng: 2.000 - Nguyên giá: 12.000 11. Vốn kinh doanh: 15.000 - Giá trị hao mòn: 2.000 12. Thuế GTGT được khấu trừ: 2.000 Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán theo các số liệu trên.
  13. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại Ngày TÀI SẢN NGUỒN VỐN Bài 4: Lấy số liệu bài 3 và trong tháng 01/201X có các NVKT phát sinh như sau (ĐVT: trđ): 1. DN cho nhập kho 1 số nguyên vật liệu có giá thực tế 500, chưa trả tiền người bán. 2. Người mua trả nợ 600 bằng TGNH. DN dùng tiền đó trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng. 3. DN dùng tiền mặt mua một phụ tùng thay thế là 50. Phụ tùng thay thế vừa mua được cho nhập kho. 4. DN dùng lãi chưa phân phối để bổ sung nguồn vốn kinh doanh là 2.000. 5. DN rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 500. Yêu cầu: Hãy lập BCĐKT toán sau mỗi NVKT phát sinh và cho nhận xét về tính cân đối của BCĐKT.
  14. Phần tài sản 31/12/X1 Sau NV 1 Sau NV 2 Sau NV 3 Sau NV 4 - - - - - - - - - - Tổng cộng tài sản Phần nguồn vốn - - - - - - - Tổng cộng nguồn vốn
  15. Bài 5: Tình hình của một DN tính đến ngày 31/12/201X như sau (triệu đồng): 1. TSCĐ HH (nguyên giá): 25.000 10. Quỹ tiền mặt: 200 2. Nguyên vật liệu: 6.000 11. TGNH: 4.800 3. Công cụ dụng cụ: 500 12. Phải trả người bán: 2.000 4. Sản phẩm dở dang: 1.500 13. Phải thu khách hàng: 3.500 5. Thành phẩm: 2.500 14. Các khoản phải trả khác: 1.400 6. Thuế các khoản nộp NN: 500 15. Quỹ đầu tư phát triển: 300 7. Khoản phải thu khác: 500 16. Quỹ dự phòng tài chính: 200 8. Vốn kinh doanh: 30.000 17. Vay ngắn hạn: 1.500 9. N.vốn đầu tư XDCB: 1.000 18. Hao mòn TSCĐ: 5.000 19.Lãi chưa phân phối: X Yêu cầu: 1. Tìm X. 2. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X của DN. TÀI SẢN NGUỒN VỐN
  16. IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.1. Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. 4.2. Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 cột: - Cột chỉ tiêu. - Cột mã số. - Cột số tiền. 4.3. Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Căn cứ vào các Tài khoản loại 5 đến loại 9. 4.4. Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 02 – DN Địa chỉ: (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm Đơn vị tính: CHỈ TIÊU Mã số Số tiền 1 2 3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 (10 = 01 - 02)
  17. CHỈ TIÊU Mã số Số tiền 1 2 3 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 (50 = 30 + 40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp 60 (60 = 50 – 51)
  18. Lập, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.5. Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4.5.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. 4.5.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo. 4.5.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10= Mã số 01 - Mã số 02. 4.5.4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. 4.5.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
  19. Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11. 4.5.6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ (-) thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. 4.5.7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. 4.5.8. Chi phí lãi vay (Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. 4.5.9. Chi phí bán hàng (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo. 4.5.10. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh kỳ báo cáo. 4.5.11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25. 4.5.12. Thu nhập khác (Mã số 31)
  20. Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. 4.5.13. Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh “Chi phí khác” trong kỳ báo cáo. 4.5.14. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32. 4.5.15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuậnkế toán thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40. 4.5.16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo. 4.5.17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51. *Bài tập minh họa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bài 1: Trong năm 201X có tình hình như sau (đơn vị: 1.000đ): 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 986.000. 2. Do hàng bán bị kém phẩm chất nên khách hàng yêu cầu giảm giá 83.000,bị trả lại là 23.000, chiết khấu thương mại là 56.000, thuế tiêu thụ đặc biệt là 10.000. 3. Giá vốn hàng bán là 236.000. 4. Doanh thu hoạt động tài chính là 235.000.
  21. 5. Chi phí hoạt động tài chính là 53.000, trong đó chi phí lãi vay là 26.000. 6. Thu nhập khác là 231.000, chi phí khác là 89.000. 7. Chi phí quản lí doanh nghiệp là 235.000, chi phí bán hàng là 126.000. 8. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 201X của doanh nghiệp.
  22. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 201X Đơn vị: 1.000đ CHỈ TIÊU SỐ TIỀN 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ: + Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác
  23. 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp V. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Trình bày nội dung quan hệ cân đối của kế toán, cho ví dụ về các quan hệ cân đối của kế toán. 2. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các loại báo cáo nào? Nêu mục đích của từng loại báo cáo? 3. Người ta lập BCĐKT để làm gì? 4. Nội dung của BCĐKT gồm những phần nào? 5. Theo ý kiến cá nhân em thì có thể có trường hợp tổng tài sản và tổng nguồn vốn không bằng nhau hay không? 6. Trình bày mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. VI. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. BCĐKT phản ánh: a. Toàn bộ chi phí SXKD trong một kỳ. b. Kết quả hoạt động SXKD trong một kỳ. c. Toàn bộ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của DN tại một thời điểm. d. Tổng doanh thu trong một kỳ. 2. Trong nội dung BCĐKTcủa một DN có trình bày: a. Nợ phải trả của người chủ DN. c. Nợ phải trả của DN. b. Tài sản riêng của người chủ DN. d. Toàn bộ tài sản của DN và người chủ DN. 3. Kết cấu cuả BCĐKT gồm có hai phần sau: a. Doanh thu và chi phí. c. TS và nguồn vốn.
  24. b. Tổng sản lượng và năng suất lao động. d. Chi phí và lợi nhuận. 4. Trên BCĐKT phần tài sản được sắp xếp theo trình tự: a. Tính lưu động cuả TS tăng dần. c. Tính lưu động cuả TS giảm dần. b. Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. d. Sắp xếp theo từng bộ phận sử dụng TS. 5. Trên BCĐKT phần nguồn vốn được sắp xếp theo trình tự: a. Thời gian thanh toán giảm dần. b. Thời gian thanh toán tăng dần. c. Theo quan điểm riêng cuả nhân viên lập BCĐKT. d. Theo quy định của Kế toán trưởng. 6. Tác dụng của BCĐKT giúp cho việc đánh giá các vấn đề sau: a. Thu nhập của cán bộ CNV trong DN. c. Tình hình tài chính của DN. b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm. d. Khả năng cạnh tranh của DN. 7. Tính cân đối của BCĐKT (được lập đúng): a. Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn. b. Tổng tài sản có thể không bằng tổng nguồn vốn khi DN làm ăn thua lỗ. c. Tổng tài sản có thể không bằng tổng nguồn vốn khi DN bị mất tài sản (chẳng hạn bị trộm cắp). d. Các câu trên đều đúng. 8. Tổng giá trị TS Tổng giá trị nguồn vốn vì: a. Tổng các nguồn vốn hình thành nên toàn bộ TS của DN. b. Do kế toán cố gắng làm cho TS bằng tổng NV để thực hiện đúng quy định của Nhà nước. c. Bất kỳ tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nào đó. d. Câu a và c.
  25. 9. Bảng cân đối kế toán là: a. Một báo cáo kế toán. b. Một phương pháp mà kế toán dùng để phản ánh tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn. c. Một chứng từ kế toán. d. Câu a và b. 10. Vào ngày 31/12/201X, tổng tài sản DN Hoàn Cầu là 300 triệu đồng, tổng số các khoản nợ phải trả của DN là 100 triệu đồng. Vốn của chủ sở hữu DN vào ngày 31/12/201X là: a. 400 triệu đồng. b. 200 triệu đồng. c. Chưa đủ số liệu để tính. d. Các câu trên đều sai. Giả thiết sau đây dùng cho các câu 11, 12, 13 Vào ngày 01/10/20X1 Tổng tài sản của công ty Bình Minh là 500 triệu đồng, tổng các khoản nợ phải trả của công ty là 100 triệu đồng. Trong ngày này không phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Ngày 2/10/20X1 Công ty vay thêm 50 triệu để bổ sung quỹ tiền mặt (nghiệp vụ 1). 11. Tổng số nợ phải trả của công ty Bình Minh sau nghiệp vụ 1 là: a. 50 triệu đồng. c. 150 triệu đồng. b. 100 triệu đồng. d. Các câu trên đều sai. 12. Tổng giá trị tài sản của công ty Bình Minh sau nghiệp vụ 1 là: a. 550 triệu đồng. c. 450 triệu đồng. b. 400 triệu đồng. d. Các câu trên đều sai. 13. Sau khi xảy ra nghiệp vụ 1, bảng cân đối kế toán của DN biến động như sau: a. Nợ phải trả tăng đồng thời vốn của chủ sở hữu giảm . b. Tài sản không tăng nhưng vốn của chủ sở hữu tăng. c. Tài sản tăng, nguồn vốn tăng. d. Tài sản tăng, nguồn vốn giảm.
  26. Giả thiết sau đây dùng cho các câu 14, 15, 16 Phần nguồn vốn trên Bảng Cân đối Kế toán của Cty TNHH Trường Sinh vào ngày 31/12/200X gồm có các khoản như sau: - Phải trả người bán: 400 triệu đồng - Vốn kinh doanh: 1.200 triệu đồng - Lãi chưa phân phối: 50 triệu đồng Tổng cộng các nguồn vốn là 1.650 triệu đồng 14. Tổng vốn của chủ sở hữu là: a. 1.200 triệu đồng. c. 1.250 triệu đồng. b. 850 triệu đồng. d. Các câu trên đều sai. 15. Căn cứ vào phần nguồn vốn của Bảng Cân đối của Công ty Trường Sinh, ta có thể kết luận: a. Công ty hoàn toàn có khả năng trả nợ bất cứ lúc nào bởi khoản nợ phải trả rất nhỏ so với vốn của chủ sở hữu. b. Tính độc lập về tài chính của Công ty rất cao do vốn của chủ sở hữu rất lớn so với nợ phải trả. c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai. 16. Căn cứ vào phần nguồn vốn của Bảng Cân đối của Công ty Trường Sinh ta có thể suy ra rằng tổng tài sản của Công ty là: a. 1.250 triệu đồng. c. 1.200 triệu đồng. b. 850 triệu đồng. d. Các câu trên đều sai. 17. Vốn để một DN hoạt động (xét tại một thời điểm nào đó) là: a. Tổng nguồn vốn trên bảng Cân đối Kế toán lập tại thời điểm đó. b. Tổng vốn của chủ sở hữu trên bảng Cân đối Kế toán lập tại thời điểm đó. c. Tổng vốn của chủ sở hữu – Tổng nợ phải trả trên bảng CĐKT lập tại thời điểm đó. d. Tổng số vốn bằng tiền của DN trên BCĐKT lập tại thời điểm đó. e. Tổng số vốn bằng tiền – Nợ phải trả trên BCĐKT lập tại thời điểm đó.
  27. 18. Nợ phải trả của DN không phải là vốn để DN hoạt động? Phát biểu này là: a. Đúng. b. Sai. c. Chưa đủ cơ sở để xác định đúng. 19. So sánh tính chất biến động của tài sản với nguồn vốn, thông thường ta có: a. Nguồn vốn trong DN biến động nhiều hơn tài sản. b. Tài sản trong DN biến động nhiều hơn nguồn vốn. c. Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn, do đó tài sản và nguồn vốn biến động như nhau. d. Câu a và c. 20. Các kết luận sau, kết luận nào đúng: a. Tổng giá trị tài sản của một DN lớn thì tình hình tài chính của DN đó vững mạnh. b. Tỷ số “Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn” của chủ sở hữu càng lớn thì DN càng ít độc lập về tài chính. c. Vốn bằng tiền của một DN càng lớn thì tình hình tài chính của DN đó càng vững mạnh. d. Cả 3 câu trên đều đúng. 21. Các trường hợp nào sau đây không thể xảy ra cho BCĐKT khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh: a. Tài sản tăng, nguồn vốn vốn giảm. c. Tài sản giảm, nguồn vốn tăng. b. Tài sản tăng, nguồn vốn tăng. d. Tài sản giảm, nguồn vốn giảm. e. Câu a và c. Giả thiết sau dùng cho các câu 22, 23 Tài sản và nợ phải trả của Công ty Tây Đô vào ngày 01/01/201X gồm: - Tiền gửi ngân hàng và tiền mặt: 150 triệu đồng - Quyền sử dụng đất: 300 triệu đồng - TSCĐ hữu hình: 100 triệu đồng - Hàng tồn kho: 150 triệu đồng - Tổng nợ phải trả: 250 triệu đồng 22. Tổng tài sản của công ty vào ngày 01/01/201X:
  28. a. 950 triệu đồng. c. 700 triệu đồng. b. 400 triệu đồng. d. Các câu trên đều sai. 23. Tổng vốn chủ sở hữu của công ty vào ngày 01/01/200X: a. 950 triệu đồng. c. 700 triệu đồng. b. 400 triệu đồng. d. Các câu trên đều sai. 24. Số tiền bên bán giảm cho bên mua do bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đạt chất lượng như thỏa thuận gọi là: a. Chiết khấu thương mại b. Giảm giá hàng bán c. Chiết khấu thanh toán d. Hàng bán bị trả lại 25. Loại báo cáo nào sau đây trình bày số liệu tại một thời điểm? a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. b. Bảng cân đối kế toán. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. d. Tất cả các báo cáo trên. 26. Khoản mục giá vốn hàng bán được trình bày trên báo cáo nào sau đây? a. Bảng cân đối kế toán b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh d. Không được trình bày trên tất cả báo cáo ở trên. 27. Báo cáo nào sau đây trình bày số liệu của một thời kỳ? a. Bảng cân đối kế toán b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh d. b,c đúng 28. Khoản mục chi phí trả trước được trình bày trên báo cáo tài chính nào sau đây? a. Bảng cân đối kế toán b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh d. Trình bày trên tất cả các báo cáo liệt kê ở trên. 29. Khoản mục doanh thu chưa thực hiện được trình bày trên báo cáo tài chính nào sau đây? a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh b. Bảng cân đối kế toán c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ d. a,b,c
  29. 30. Doanh nghiệp nào sau đây không cần phải lập báo cáo tài chính năm? a. Doanh nghiệp tư nhân b. Công ty TNHH c. Doanh nghiệp nhà nước d. Tất cả các loại hình doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính năm. VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP Bài 1: Sự biến động của tổng giá trị tài sản trong DN? Hãy cho biết ảnh hưởng của mỗi nghiệp vụ sau đây lên tổng tài sản của một DN bằng cách đánh dấu x vào cột thích hợp: Tổng TS Tổng TS Tổng TS không Nội dung nghiệp vụ tang giảm thay đổi 1. Mua máy vi tính cho phòng kế toán trả bằng tiền mặt. 2. Trả nợ người bán bằng TGNH. 3. Ngân hàng cho DN vay một khoản tiền mặt. 4. Mua 1 xe vận tải trả ngay 50% bằng tiền mặt, 50% còn nợ người bán. 5. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt. 6. Mua NVL chưa trả tiền người bán. 7. Vay ngân hàng để trả nợ người bán. 8. Đem tiền mặt gửi vào ngân hàng. 9. Chi TGNH cho DN khác vay. 10. Một DN khác đề nghị mua lại quyền sử dụng một mảnh đất với giá
  30. cao hơn giá DN đã mua trước đó. Bài 2: Vào đầu năm 201X tổng giá trị tài sản của Công ty Bắc Bình là 1 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 700 triệu đồng. Đến cuối năm, tổng tài sản của DN giảm 100 triệu đồng so với đầu năm nhưng vốn chủ sở hữu lại tăng 300 triệu đồng.Hãy tính tổng số nợ phải trả vào lúc cuối năm. Bài 3: Từ những số liệu vào ngày 31/12/201X của DN Hằng Nga dưới đây hãy lập BCĐKT: - Phải thu khách hàng 139 triệu đồng. - Phải trả người bán 116 triệu đồng. - Tiền mặt 54 triệu đồng. - Tiền gửi ngân hàng 86 triệu đồng. - Xe vận tải 301 triệu đồng. - Vốn của chủ sở hữu 464 triệu đồng. Bài 4: Biết tình hình vốn của một doanh nghiệp vào ngày 31/12/N như sau: Đơn vị: 1.000đ Tiền gửi ngân hàng 40.000 Tiền mặt 20.000 Nguồn vốn kinh doanh 120.000 Phải trả người bán 30.000 Phải thu khác 10.000 Phải trả khác 2.000 Lãi chưa phân phối 5.000 Phải thu khách hàng 18.000 Nguồn vốn đầu tư XDCB 10.000 Hàng hoá 30.000 Quỹ phát triển kinh doanh X Nguyên vật liệu 2.000 TSCĐ hữu hình (NG) 60.000 Công cụ, dụng cụ 1.600 Hao mòn TSCĐ hữu hình 8.000 Yêu cầu: 1.Tìm X. 2. Lập bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/N
  31. Bài 5: (tiếp theo bài tập 4) Trong tháng 01 năm N + 1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: a. DN rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 10.000. b. Khách hàng trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 15.000. c. DN chi tiền gửi ngân hàng để trả nợ người bán 20.000. d. DN mua công cụ dụng cụ nhập kho 2.000, chưa trả tiền người bán. e. DN dùng lãi chưa phân phối để bổ sung vốn kinh doanh 5.000. f. Nhà nước cấp thêm vốn kinh doanh cho DN bằng tiền gửi ngân hàng 15.000. Yêu cầu: 1. Lập một BCĐKT sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến BCĐKT. 3. Nhận xét về tính cân đối của BCĐKT qua các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 6: Trong năm 201X có tình hình như sau (đơn vị: 1.000đ): 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 500.000. 2. Do hàng bán bị kém phẩm chất nên khách hàng yêu cầu giảm giá 50.000. 3. Giá vốn hàng bán là 100.000. 4. Doanh thu hoạt động tài chính là 200.000. 5. Chi phí hoạt động tài chính là 100.000, trong đó chi phí lãi vay là 40.000. 6. Thu nhập khác là 70.000, chi phí khác là 20.000. 7. Chi phí quản lí doanh nghiệp là 50.000, chi phí bán hàng là 60.000. 8. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
  32. Năm 201X Đơn vị: 1.000đ CHỈ TIÊU SỐ TIỀN Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
  33. Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp Bài 7: Trong năm 201X có tình hình như sau (đơn vị: 1.000đ): 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 5.500.000. 2. Do hàng bán bị kém phẩm chất nên khách hàng yêu cầu giảm giá 250.000. 3. Giá vốn hàng bán là 800.000. 4. Doanh thu hoạt động tài chính là 1.200.000. 5. Chi phí hoạt động tài chính là 500.000, trong đó chi phí lãi vay là 140.000. 6. Thu nhập khác là 370.000, chi phí khác là 220.000. 7. Chi phí quản lí doanh nghiệp là 250.000, chi phí bán hàng là 160.000. 8. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 201X Đơn vị: 1.000đ CHỈ TIÊU SỐ TIỀN Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính
  34. Chi phí tài chính Trong đó : Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp