Giáo trình Nghiệp vụ thuế

doc 150 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_nghiep_vu_thue.doc

Nội dung text: Giáo trình Nghiệp vụ thuế

  1. LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểu và vận dụng kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với mọi người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế của Nhà nước là sự quan tâm hàng đầu của người làm công tác kế toán – tài chính trong doanh nghiệp. Bởi mỗi một sắc thuế được ban hành; mỗi một sự đổi thay hay bổ sung, sửa đổi là một lần Kế toán viên phải cập nhật, nắm bắt và triển khai thực hiện. Mục đích cuối cùng của mỗi kế toán là giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng luật, đặc biệt là chấp hành tốt chính sách, pháp luật Thuế của nhà nước, tránh tối đa các sai sót trong kê khai, nộp thuế. Nhằm mục đích giúp cho kế toán viên, kế toán trưởng đang công tác tại các doanh nghiệp, sinh viên các trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp có được tài liệu kịp thời phục vụ nghiên cứu, học tập với chiều sâu kiến thức thực tiễn, cuốn: “Giáo trình nghiệp vụ thuế” được biên soạn nhằm giúp cho các bạn sinh viên cũng như đội ngũ kế toán đã hành nghề có được toàn bộ các nội dung cơ bản quan trọng của chính sách Thuế hiện hành từ lý luận đến thực tiễn. Từ đó có thể đối chiếu, vậndụng và xử lý được các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh tại cơ quan, đơn vị mình đang công tác một cách dễ dàng, thuận tiện và chính xác. Tác giả mong rằng, Giáo trình này sẽ là nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu độc đáo và thiết thực dành cho các bạn sinh viên và những người làm kế toán doanh nghiệp./. Buôn Ma Thuột, ngày 01 tháng 01 năm 2011 TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU KSV. Đăng Thủy 1
  2. MỤC LỤC PHẦN 1 8 TỔNG QUAN VỀ THUẾ 8 I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 8 1. Khái niệm, đặc điểm, phân biệt thuế với lệ phí, phí 8 1.1 Khái niệm: 8 1.2 Đặc điểm: 8 1.3 Phân biệt thuế với lệ phí, phí 9 2. Chức năng, vai trò của thuế 10 2.1 Chức năng của thuế 10 2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 10 II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ÐỊNH THUẾ TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 11 1. Chế định thuế dười thời phong kiến 11 1.1 Chế định thuế dưới triều đại nhà Trần: 11 1.2 Chế định thuế dưới triều đại nhà Hồ. 11 1.3 Chế định thuế dưới triều đại nhà Lê. 11 1.4 Chế định thuế dưới thời chúa Trịnh. 11 1.5 Chế định thuế dưới thời Chúa Nguyễn. 11 1.6 Chế định thuế dưới thời nhà Nguyễn 11 2. Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc 11 3. Chế định thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 11 3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954 11 3.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 11 3.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990 11 III. PHÂN LOẠI THUẾ 11 1. Căn cứ để phân loại thuế 11 1.1 Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu 11 1.2 Căn cứ vào đối tượng đánh thuế. 11 IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ 11 1. Tên gọi của luật thuế. 11 2. Những quy định chung 11 3. Căn cứ tính thuế 11 4. Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế. 11 5. Chế độ miễn, giảm thuế 11 6. Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng 11 V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ 11 1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế hiện nay 11 1.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thuế 11 1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế. 11 1.3 Ðối với cơ quan quản lý Nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu: 11 2
  3. Phần 2. CÁC SẮC THUẾ 11 CHƯƠNG 1 11 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) 11 Mục tiêu học tập: 11 I. KHÁI NIỆM, NGƯỜI NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ 11 1. Khái niệm: 11 2. Người nộp thuế 11 3. Đối tượng chịu thuế 11 4. Đối tượng không chịu thuế 11 II. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 11 1. Xác định giá tính thuế: 11 2. Thuế suất: 11 1). Thuế suất 0%: 11 2). Mức thuế suất 5%: 11 3). Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại. 11 III. THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT 11 IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 11 1. PPKT thuế 11 1.1. Điều kiện áp dụng: 11 1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp theo PP khấu trừ: 11 1.3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: 11 1.4 Trường hợp không được khấu trừ: 11 2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 11 2.1. Đối tượng áp dụng: 11 2.2. Công thức xác định thuế GTGT phải nộp 11 V. HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ 11 1. DN nộp thuế theo PPKT thuế: 11 2. Sử dụng và ghi hóa đơn, chứng từ trong một số trường hợp được thực hiện cụ thể như sau: 11 VI. HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 11 VII. NƠI NỘP THUẾ 11 1. Quy định chung: 11 2. Một số trường hợp cụ thể, việc khai thuế, nộp thuế GTGT và thủ tục luân chuyển chứng từ được hướng dẫn như sau: 11 3. Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan thuế 11 CHƯƠNG 2 11 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 11 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ 11 1. Khái niệm: 11 2. Đặc điểm 11 4. Vai trò: 11 II. NGƯỜI NỘP THUẾ 11 3
  4. 1. Khái niệm: 11 2. Người nộp thuế cụ thể: 11 III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 11 1. Phương pháp: 11 IV. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 11 1. Khái niệm: 11 2. Cách xác định thu nhập tính thuế & thuế suất: 11 2.1 Thu nhập tính thuế 11 2.2 Xác định thu nhập chịu thuế: 11 2.3 Xác định Doanh thu 11 2.4 Xác định chi phí được trừ và không được trừ khi xác định TNCT: 11 a. Chi phí được trừ: 11 b. Các khoản chi không được trừ khi xác định TNCT: 11 2.5 Thu nhập khác 11 a. Khái niệm: 11 b. Thu nhập khác bao gồm: 11 2.6 Thu nhập được miễn thuế 11 V. XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ 11 1. Khái niệm: 11 2. Quy định về chuyển lỗ: 11 VI. THUẾ SUẤT 11 VII. NƠI NỘP THUẾ 11 1. Nguyên tắc xác định 11 2. Xác định số thuế và thủ tục kê khai, nộp thuế 11 3. Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan thuế 11 4. Quyết toán thuế 11 5. Đơn vị hạch toán phụ thuộc 11 VIII. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG CHỨNG KHOÁN 11 1. Thu nhập thuộc diện nộp thuế 11 2. Căn cứ tính thuế 11 3. Kê khai, nộp thuế 11 IX. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 11 1. Thu nhập phải nộp thuế TNDN: 11 2. Căn cứ tính thuế 11 2.1 Thu nhập chịu thuế. 11 2.2 Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 11 X. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 11 1. ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 11 1.1 Điều kiện: 11 1.2 Nguyên tắc: 11 2. Ưu đãi về thuế suất 11 3. Ưu đãi về thời gian 11 4. Thủ tục ưu đãi: 11 CHƯƠNG 3 11 4
  5. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 11 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ 11 1. Khái niệm: 11 2. Đặc điểm: 11 3. Vai trò: 11 II. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 11 1. Khái niệm: 11 III. THU NHẬP CHỊU THUẾ 11 1. Khái niệm: 11 2. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam 11 IV. THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ TNCN 11 V. GIẢM THUẾ TNCN 11 VI. KỲ TÍNH THUẾ 11 VII. KÊ KHAI, KHẤU TRỪ, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN, HOÀN THUẾ 11 VIII. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ 11 1. Xác định thu nhập chịu thuế 11 1.1 Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh 11 1.2 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công 11 1.3 Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn 11 1.4 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn 11 1.5 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản 11 1.6 Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng 11 1.7 Thu nhập chịu thuế từ bản quyền 11 1.8 Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại 11 1.9 Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng 11 2. Thu nhập tính thuế 11 2.1 Khái niệm: 11 2.2 Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế theo quy định 11 3. Giảm trừ gia cảnh 11 3.1 Khái niệm: 11 3.2 Giảm trừ gia cảnh cụ thể: 11 4. BIỂU THUẾ 11 4.1 Biểu thuế luỹ tiến từng phần 11 4.2 Biểu thuế toàn phần 11 IX. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHI TRẢ THU NHẬP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CÓ THU NHẬP CHỊU THUẾ 11 1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế của người chi trả thu nhập:.11 2. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế của người có thu nhập chịu thuế: 11 CHƯƠNG 4 11 THUẾ TÀI NGUYÊN 11 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 11 1. Khái niệm: 11 2. Đặc điểm 11 3. Vai trò 11 5
  6. II. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ 11 1. Đối tượng nộp thuế 11 2. Đối tượng chịu thuế 11 III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 11 1. Khái niệm và công thức tính 11 2. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác 11 3. Giá tính thuế 11 4. Thuế suất 11 III. ĐĂNG KÝ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ 11 Chương 5 11 THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 11 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ 11 1. Khái niệm: 11 2. Đặc điểm 11 3. Vai trò: 11 II. Đối tượng chịu thuế: 11 III. Đối tượng không chịu thuế: 11 IV. Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế sau đây gọi chung là người nộp thuế: 11 V. Áp dụng điều ước quốc tế: 11 VI. Thuế đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới: 11 VII. Tỷ giá xác định trị giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế: 11 VIII. Nguyên tắc quản lý thuế: 11 IX. Hồ sơ thuế: 11 X. CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 11 1. Hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: 11 2. Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối: 11 XI. KHAI THUẾ, NỘP THUẾ 11 1. Khai thuế: 11 2. Thời điểm tính thuế: 11 3. Thời hạn nộp thuế: 11 4. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp: 11 5. Địa điểm, hình thức nộp thuế: 11 6. Thứ tự thanh toán tiền thuế: 11 7. Ấn định thuế: 11 Chương 6 11 THUẾ MÔN BÀI 11 I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT: 11 1. Khái niệm 11 2. Đối tượng nào phải nộp thuế MB? 11 3. Căn cứ tính thuế: 11 a- Căn cứ vào vốn: 11 b/. Căn cứ vào thu nhập tháng: 11 II. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI 11 6
  7. 1. Hồ sơ kê khai thuế MB : 11 2. Thời gian kê khai thuế môn bài: 11 3. Xác định mức thuế MB đối với DN mới thành lập: 11 Chương 7 11 LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT 11 1. Khái niệm 11 2. Bản chất 11 II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 III. ĐỐI TƯỢNG NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 IV. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 V. MIỄN LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 VI. GHI NỢ LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 VI. CĂN CỨ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 1. Giá trị tài sản 11 2. Mức thu lệ phí trước bạ. 11 3. Xác định số tiền lệ phí trước bạ nộp ngân sách nhà nước 11 VII. KÊ KHAI, HẠCH TOÁN, KẾ TOÁN LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ 11 1. Trách nhiệm của người có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ. 11 2. Hạch toán, kế toán lệ phí trước bạ 11 Chương 8 11 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 11 I. KHÁI NIỆM, TẦM QUAN TRỌNG 11 1. Khái niệm: 11 2. Đặc điểm 11 3. Tầm quan trọng: 11 II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ TTĐB 11 1. Khái niệm đối tượng chịu thuế 11 2. Đối tượng chịu thuế cụ thể: 11 3. Đối tượng không chịu thuế 11 4. Người nộp thuế 11 III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 11 1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt 11 2. Thuế suất thuế TTĐB 11 IV. HOÀN THUẾ, KHẤU TRỪ, GIẢM THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 11 1. Hoàn thuế 11 2. Khấu trừ thuế 11 3. Giảm thuế 11 PHẦN 3. CÂU HỎI ÔN TẬP 147 I. Câu hỏi ôn 147 II. Bài tập .147 7
  8. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm, đặc điểm, phân biệt thuế với lệ phí, phí. 1.1 Khái niệm: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. 1.2 Đặc điểm: - Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. - Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. - Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. - Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. 1.3 Phân biệt thuế với lệ phí, phí. - Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. - Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. - Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. - Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau: 8
  9. * Xét về mặt giá trị pháp lý: + Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ. + Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành đưới dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh. * Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội thì thuế có 3 tác dụng lớn: + Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. + Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế. + Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội. + Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan * Xét về tên gọi và mục đích. + Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó. + Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế. + Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn qũy ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. 2. Chức năng, vai trò của thuế. 2.1 Chức năng của thuế. - Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế. 9
  10. Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế.Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. - Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngay càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. 2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. - Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ÐỊNH THUẾ TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM. Lịch sử nước ta mặc dù đã hình thành từ rất lâu nhưng cho đến tận thể kỷ XI, đời vua Trần Thái Tông (1225 - 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức và có hệ thống. Ngược dòng lịch sử, chúng ta tìm hiểu khái quát về chế định thuế hình thành và phát triển trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam. 1. Chế định thuế dười thời phong kiến 10
  11. Ngay từ thời phong kiến, các cấp lãnh đạo dưới chế độ quân chủ đã biết tổ chức hệ thống thu thuế để làm nguồn thu cho công qũy của nhà Vua. Tuy vậy từ các triều đại nhà trần trở về sau này, sự tổ chức, cách đánh thuế và thu thuế mới được ghi chép và có hệ thống. 1.1 Chế định thuế dưới triều đại nhà Trần: Thuế ở nước ta được hình thành từ đời nhà Trần, rõ rệt nhất là vào thời vua Trần Thái Tông. Theo sử sách ghi nhận vào thời nhà Trần có 2 loại thuế chính được áp dụng đó là thuế thân và thuế điền: - Thuế thân: căn cứ vào diện tích ruộng mà đánh thuế. Ai có một, hai mẫu ruộng thì phải đóng 1 quan tiền/ 1 năm; ai có 4 mẫu thì đóng 2 quan; ai có 5 mẫu trở lên thì đóng 3 quan; ai không có mẫu nào thì không phải đóng thuế. - Thuế điền (thuế ruộng): đóng bằng thóc. Một mẫu ruộng tư thì chủ điền phải đóng 100 thăng thóc. Còn ruộng công thì: đối với ruộng quốc khố thì hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 6 thạch, hạng nhì mỗi mẫu 4 thạch, hạng ba mỗi mẫu 3 thạch; đối với thác điền ( ruộng thưởng cho quan lại có công): hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 1 thạch thóc; hạng nhì 3 mẫu lấy 1 thạch; hạng ba 4 mẫu lấy 1 thạch. Với ruộng ao thì mỗi mẫu lấy 3 thăng thóc thuế. Ruộng muối thì phải đóng bằng tiền. 1.2 Chế định thuế dưới triều đại nhà Hồ. Từ thời nhà Trần việc đóng thuế đã trở thành lệ và hầu như không thay đổi đáng kể vào thời nhà Hồ. Chỉ có quy định tăng hạn ngạch thuế thân: cứ 2 mẫu 6 sào trở lên thì đóng 3 quan tài tiền mặt một năm. 1.3 Chế định thuế dưới triều đại nhà Lê. Ngoài thuế ruộng (thuế điền), còn đặt thêm thuế đất (thổ), thuế đất bãi trồng dâu nuôi tằm. 1.4 Chế định thuế dưới thời chúa Trịnh. Ngoài việc duy trì các loại thuế như trước, Chúa Trịnh ở miền bắc còn đặt ra thêm các loại thuế khác như: - Thuế Mỏ (khai thác hầm mỏ), thuế đò (lệ phí giao thông), thuế chợ, thuế thổ sản có thể xem như thuế tài nguyên bây giờ. - Thuế tuần tuy: đánh vào các thuyền buôn. - Thuế muối: tăng thuế muối cao hơn thời nhà Trần. - Thuế thổ sản: như vàng, bạc, đồng, kẽm, tre, gỗ, tơ, lụa 11
  12. 1.5 Chế định thuế dưới thời Chúa Nguyễn. Ở miền nam, ngoài thuế điền, thuế mỏ, chúa Nguyễn đặt ra thêm thuế xuất cảng, nhập cảng đánh vào các tàu buôn ngoại quốc cập bến và dời bến. 1.6 Chế định thuế dưới thời nhà Nguyễn. - Thời Vua gia Long: Bên cạnh việc quy định lại các loại thuế như thuế thân, thuế điền, vua Gia Long còn đặt ra các loại thuế mới như: + Thuế sản vật: đánh vào cây quế (đánh vào việc khai thác cây quế ở rừng), ai đóng thuế sản vật cây quế thì được miễn trừ thuế thân. + Thuế Yến: đánh vào khai thác yến sào, ai nộp thuế yến thì được tha việc binh lính. + Thuế hương liệu, thuế sâm, thuế gỗ tất cả nộp bằng tiền hoặc sản vật. + Ðịnh lại thuế đánh vào các tàu bè ngoại quốc ra vào buôn bán. + Thuế mỏ. Thời Vua Minh Mạng: Chế độ thuế vẫn duy trì như thời Vua Gia Long. Thời Vua Thiệu Trị: chính sách thuế vẫn như thời vua Minh Mạng. Thời Vua Tự Ðức: Có thêm thuế nha phiến đánh vào việc bán thuốc phiện. Sử sách đã ghi nhận một số triều đại được coi là tiến bộ ( Lý, Trần, Lê Sơ): ngoài việc giữ nước, mở mang kinh tế, phát triển dân trí và xây dựng một nền văn hóa có bản sắc dân tộc còn theo đuổi một số chính sách thuế hợp lòng dân, nêu được các mẫu mực về việc sử dụng chi tiêu công theo quan điểm phục vụ quốc kế dân sinh, lợi ích nước nhà. 2. Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc. Cơ chế tài chính do Pháp thiết lập ở Ðông Dương đầu thế kỷ XX không nằm ngoài mục đích bao trùm là vơ vét của cải của thuộc địa. Dưới thời Pháp thuộc, thuế được huy động vào hệ thống ngân sách thuộc địa gồm nhiều tầng nấc, nhưng chúng lại không được chuyển thành nguồn tài trợ cho sự phát triển của xã hội mà lại được chuyển về chính quốc, theo đúng mục tiêu của chủ nghĩa thực dân. Chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra các thuế ngoại ngạch tức là loại thuế gián thu như thuế tiêu thụ thuốc lá, thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan); thuế trực thu thì có thuế môn bài, thuế thổ trạch. Hệ thống ngân sách của nhà nước thuộc địa bao gồm: Ngân sách Ðông Dương và các ngân sách phụ thuộc của nó là: ngân sách đặc biệt về tiền vay nợ và ngân sách riêng của sở hoả xa. Ngân sách các xứ bên trong liên bang: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao miên, Ai lao và Quảng Châu văn. Ngân sách các tỉnh và thành phố. 12
  13. Ngân sách xã ở các làng. Trên thực tê,ỳ một hệ thống ngân sách như vậy đã thể hiện như một hệ thống cực kỳ phản động, mang tính chất bóc lột và vơ vét. Nhưng chính nó đã tạo tiền đề quan trọng dẫn đến cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945, chấm dứt ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp tồn tại gần 100 năm. 3. Chế định thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954. Chính sách pháp luật thuế thống nhất bao gồm 7 loại thuế là: Thuế nông nghiệp. Thuế công thương nghiệp. Thuế hàng hóa. Thuế xuất nhập khẩu. Thuế sát sinh. Thuế trước bạ. Thuế tem. Trong số các loại thuế này thì thuế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên các loại thuế này vẫn chưa được cấu trúc thành một hệ thống pháp luật thuế hoàn chỉnh và cũng chưa có tác dụng đáng kể. 3.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975. Ðây là giai đoạn mà nền tài chính đứng trước nhiều thuận lợi và thử thách mới. Một mặt, Việt Nam đã đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi một cách vĩnh viễn, nhưng mặc khác, đất nước lại bị chia cắt. Sau hiệp định Geneve, Chính phủ chỉ lần lượt ban hành các loại Luật thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các chế độ thuế đã ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng thống nhất, bao gồm 12 loại thuế sau: Thuế doanh nghiệp. Thuế hàng hóa. Thuế sát sinh. Thuế buôn chuyến. Thuế thổ trạch. Thuế kinh doanh nghệ thuật. Thuế môn bài. Thuế trước bạ. Thuế muối. Thuế rượu. Thuế xuất nhập khẩu và chế độ thu quốc doanh. 3.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990. 13
  14. - Thời kỳ 1975 - 1980: Trong thời kỳ này, miền bắc vẫn tiếp tục thực hiện hệ thống pháp luật thuế đã ban hành từ trước, có sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng một số loại thuế cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số loại thuế phản tiến bộ và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện đất nước thống nhất. - Thời kỳ 1980 -1990: Trong thời kỳ này, cả nước áp dụng hệ thống pháp luật thuế thống nhất, nhưng hệ thống pháp luật thuế hiện hành này ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm, cản trở sự phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường đang nảy sinh với các đặc điểm: + Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp quốc doanh thì thực hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng với các hình thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lại chịu sự tác động của thuế. + Thu quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm căn bản. Về thực chất, đây là một loại thuế đa thuế suất với hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt gây khó khăn cho việc quản lý và hành thu. - Giai đoạn từ 1990 đến nay: Từ giữa những năm 1980, cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hệ thống pháp luật thuế Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990 một hệ thống pháp luật thuế mới được hình thành, bao gồm hệ thống chính sách pháp luật thuế và hệ thống quản lý Nhà nước về thuế. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành một hệ thống pháp luật thuế hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, bao gồm 9 loại thuế: Thuế nông nghiệp. Thuế doanh thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế lợi tức. Thuế xuất nhập khẩu (mậu dịch và phi mậu dịch). Thuế tài nguyên. Thuế thu nhập. Thuế nhà đất. Thuế vốn (khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước). Ngoài ra còn có một số phí và lệ phí có tính chất như thuế như: lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, thuế sát sinh. III. PHÂN LOẠI THUẾ 14
  15. Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. 1. Căn cứ để phân loại thuế Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế có khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau: 1.1 Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu. - Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chổ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế. 1.2 Căn cứ vào đối tượng đánh thuế. Theo cách phân loại này thuế được chia thành: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng. Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất. Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước. Thuế khác và lệ phí, phí. 15
  16. Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa phát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ Luật thuế do Quốc hội ban hành, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ. Xem xét cấu tạo một Luật thuế là xem xét sự sắp xếp, bố trí các quy phạm pháp luật theo các nội dung điều chỉnh. Ơớ nước ta, các Pháp lệnh, Nghị quyết do Uớy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chứa đựng các quy phạm pháp luật thuế, thực hiện chức năng điều chỉnh của Luật thuế nên cũng có cấu tạo tương tự Luật thuế. Thông thường, Luật thuế có cấu tạo gồm các bộ phận chủ yếu sau: tên gọi; những quy định chung; căn cứ tính thuế; đối tượng nộp thuế; chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế; chế độ miễn, giảm thuế; nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế; chế độ xử lý vi phạm; khen thưởng và giải quyết khiế nại về thuế. 1. Tên gọi của luật thuế. Tên Luật thuế thường được xác định trên cơ sở tên gọi loại thuế được quy định. Tên gọi của một Luật thuế được xác định theo đối tượng tính thuế hoặc nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng. 2. Những quy định chung Ðối tượng nộp thuế là các pháp nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước khi có các điều kiện được dự liệu trong Luật thuế. Ðối tượng không thuộc diện chịu thuế là trường hợp các thể nhân và pháp nhân có các hoạt động tương tự các điều kiện được dự liệu nhưng Luật thuế quy định không thuộc phạm vi điều chỉnh thì các hoạt động đó không thuộc diện chịu thuế theo quy định trong Luật thuế. Nguyên tắc thu, nộp thuế được quy định trong Luật thuế thể hiện một cách tổng quát quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thu thuế. 3. Căn cứ tính thuế Trong các Luật thuế đều có các quy phạm quy định thuế được tính dưạ trên căn cứ nào. Tùy thuộc nội dung, tính chất của từng loại thuế mà các căn cứ tính thuế được quy định cụ thể. Các căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và thuế suất. Ngoài ra trong một số loại thuế, căn cứ tính thuế còn được quy định bao gồm một số yếu tố khác như số lượng hàng hoá, giá tính thuế 4. Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế. 16
  17. - Chế độ kê khai thuế quy định trong Luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ và cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn liên quan đến việc tính và thu thuế. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối với từng loại thuế mà Luật thuế và các văn bản pháp luật thuế có liên quan quy định nội dung pháp lý về nghĩa vụ kê khai củ đối tượng nộp thuế. - Chế độ thu, nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác thu nộp thuế và phương thức thu nộp thuế. 5. Chế độ miễn, giảm thuế Chế độ giảm, miễn thuế thường được quy định thành một chương riêng trong Luật thuế nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. 6. Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ 1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế hiện nay Ðể phù hợp với tình hình mới của đất nước, yêu cầu cấp bách phải tổ chức bộ máy thu thuế thống nhất trong cả nước. Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 281/HÐBT về việc thành lập bộ máy thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 21/8/1991 Bộ Tài chính ra Quyết định số 316 TC-QÐ/TCCB thành lập Tổng cục Thuế Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính làm nhiệm vụ quản lý thuế nội địa. Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện. 1.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thuế. - Nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước. Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau: - Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế. - Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ tài chính và Chủ tịch Uớy ban nhân dân tỉnh. - Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, có tư cách pháp nhân. 1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế. - Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn 17
  18. kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn. - Các Chi cục thuế. Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế. Chi cục thuế có nhiệm vu, quyền hạn sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn Huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành Luật thuế. Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định. 1.3 Ðối với cơ quan quản lý Nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu: Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới. Các hàng hóa, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều chịu sự quản lý Nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật. 18
  19. PHẦN II. CÁC SẮC THUẾ Phần 2. CÁC SẮC THUẾ CHƯƠNG 1 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) Mục tiêu học tập: Khi nghiên cứu chương này, người học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản sau:  Hiểu được thuế GTGT là gì? Thuế GTGT ban hành năm nào và có hiệu lực năm nào?  Tại sao gọi là thuế GTGT?  Ai là người nộp thuế? Ai là người chịu thuế? Ai là người khai thuế?  Tại sao nói thuế GTGT là thuế gián thu?  Thuế GTGT có đặc điểm, đặc trưng gì so với các sắc thuế khác?  Biết cách xác định giá tính thuế đối với từng trường hợp cụ thể trong sản xuất, kinh doanh  Đối tượng nào chịu thuế, không chịu thuế GTGT?  Nắm được quy định và thủ tục, trình tự kê khai, nộp thuế, hoàn thuế?  Nắm được phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp?  Nắm được việc lập hóa đơn trong từng trường hợp cụ thể trong sản xuất kinh doanh thường gặp?  Nắm được cách kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn:  Biết lập bảng kê đầu vào;  Biết lập bảng kê đầu ra  Biết phân bổ thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ  Biết cách lập tờ khai thuế GTGT theo quy định  Biết cách phát hiện và điều chỉnh sai sót trong kê khai thuế GTGT (kể cả trường hợp đã nộp cho cơ quan thuế).  Nắm được các nguyên tắc khấu trừ, không được khấu trừ thuế đầu vào, thuế được hoàn  Nắm được cách hạch toán thuế GTGT tại doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp (nếu có). 19
  20. CHƯƠNG 1 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. KHÁI NIỆM, NGƯỜI NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ 1. Khái niệm: Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng 2. Người nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là DN) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu. 3. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại điểm 2 dưới đây. 4. Đối tượng không chịu thuế 1) Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. 2). Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng. 3). Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. 4). Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt, mà thành phần chính có công thức hóa học là NaCl. 5). Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6). Chuyển quyền sử dụng đất. 7). Bảo hiểm nhân thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ. 8). Dịch vụ tài chính. 9). Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh. 10). Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến). 20
  21. 11). Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ 12). Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. 13). Dạy học, dạy nghề. 14). Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15). Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. 16). Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 17). Hàng hoá thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau: a) Máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt. c) Tàu bay (kể cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thuỷ nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. 18). Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. 19). Hàng nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại 20). Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; 21). Chuyển giao công 22). Vàng nhập khẩu dạng thỏi. 23). Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến. 24). Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh. 25). Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu. 26). Các hàng hóa, dịch vụ sau: 21
  22. - Hàng hoá bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra. - Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí. - Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. * CHÚ Ý: Doanh nghiệp không được khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng bán ra không chịu thuế GTGT mà số thuế đầu vào phải tính vào giá trị nguyên vật liệu, nguyên giá tài sản hoặc chi phí kinh doanh. II. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ - Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. - Giá tính thuế là căn cứ quan trọng để tính ra số thuế GTGT phải nộp. Do đó, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý cách xác định giá tính thuế theo quy định. 1. Xác định giá tính thuế: * Khái niệm: Giá tính thuế là giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để tính ra số thuế GTGT phải nộp. 1). Đối với hàng hóa, dịch vụ do DN bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. - Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà DN được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí DN phải nộp NSNN. Trường hợp DN áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. 2). Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. 3). Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do DN xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của DN, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. - Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một DN không phải tính, nộp thuế 22
  23. GTGT. Ví dụ 2: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1 triệu đồng/chiếc. Thuế GTGT đầu ra phải nộp tính trên số quạt xuất tiêu dùng nội bộ là: 1 triệu đồng/chiếc x 50 chiếc x 10% = 5 triệu đồng. Ví dụ 3: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may. Ví dụ 4: Cơ sở sản xuất C vừa có hoạt động sản xuất thức ăn gia súc vừa có hoạt động trực tiếp chăn nuôi gia súc. Thức ăn gia súc sản xuất ra một phần sử dụng để bán ra chịu thuế GTGT và một phần tiếp tục sử dụng cho hoạt động chăn nuôi gia súc thì cơ sở C không phải tính và nộp thuế GTGT đối với số thức ăn gia súc phục vụ hoạt động chăn nuôi không chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất thức ăn gia súc được khấu trừ được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu bán thức ăn gia súc trên tổng số doanh thu bán thức ăn gia súc và doanh thu bán gia súc. 4). Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. - Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT. - Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài. - Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định. 5). Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm. Ví dụ 5: Công ty kinh doanh xe máy bán xe Honda loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng. 6). Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. 7). Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. 7.1. Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp 23
  24. đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. Ví dụ 6: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng. 7.2. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT. Ví dụ 7: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 400 triệu đồng (1500 triệu đồng – 1000 triệu đồng). 7.3. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. Ví dụ 8: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất. Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó: - Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng. - Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng. - Thuế GTGT 10%: (80 + 120)x10% = 20 tỷ đồng. - Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng. - Bên A: + Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT) + Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định. Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng. 8). Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất tại thời điểm chuyển nhượng do người nộp thuế kê khai không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp luật thì tính trừ theo giá đất (hoặc giá thuê đất) do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản. Giá đất tính trừ để xác định giá tính thuế tối đa không vượt quá số tiền đất thu của khách hàng. 24
  25. - Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, giá đất được trừ (-) là giá đất thực tế tại thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ. Giá đất được trừ tính theo tỷ lệ (%) của số tiền thu theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng với giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng (thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ). Ví dụ 9: Công ty Đầu tư và phát triển nhà A được Nhà nước giao 10.000 m 2 đất để xây dựng nhà bán. Công ty bán 01 căn nhà có diện tích đất là 100 m 2, giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng (trong đó giá nhà bao gồm cả cơ sở hạ tầng 1,2 tỷ, giá chuyển quyền sử dụng đất do Công ty kê khai là 8 triệu/m2). - Cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định giá Công ty kê khai chưa đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp luật. - Tại thời điểm chuyển nhượng, giá đất do UBND quy định là 6 triệu đồng/m 2 thì giá tính thuế GTGT đối với căn nhà trên là: 2 tỷ - (6 triệu đồng x 100 m2) = 1,4 tỷ đồng. Thuế GTGT đầu ra là: 1,4 tỷ đồng x 10% = 140 triệu đồng. Ví dụ 10: Công ty kinh doanh bất động sản C bán một căn biệt thự, giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng là 8 tỷ đồng, trong đó giá bán nhà là 5 tỷ đồng, giá đất là 3 tỷ đồng. Công ty C thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án. Khách mua phải trả tiền làm 3 lần, lần thứ nhất là 30% hợp đồng (2,4 tỷ đồng), lần thứ hai là 50% hợp đồng (4 tỷ đồng), lần thứ ba thanh toán số còn lại là 1,6 tỷ đồng thì giá tính thuế GTGT từng lần như sau : Giá tính thuế GTGT lần đầu : 2,4 tỷ - 30% x 3 tỷ = 1,5 tỷ đồng Giá tính thuế GTGT lần thứ hai là : 4 tỷ - 50% x 3 tỷ = 2,5 tỷ đồng Giá tính thuế GTGT lần thứ ba là : 1,6 tỷ - 20% x 3 tỷ = 1 tỷ đồng - Ðối với DN được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế là giá cho thuê cơ sở hạ tầng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trừ (-) tiền thuê đất phải nộp Ngân sách nhà nước. Ví dụ 11: Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500.000 m2 đất trong thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thuê. Giá cho thuê đất là 300.000 đồng/m2/năm. Sau khi đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho Công ty Z thuê 5.000 m2 trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê đất chưa có thuế GTGT (chưa kể phí tiện ích công cộng) là 800.000 đồng/m 2/năm. Công ty Z trả tiền thuê hạ tầng một năm một lần. Giá tính thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng một năm đối với Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y cho Công ty Z thuê là: 25
  26. (5.000 m2 x 800.000 đồng) - (5.000 m2 x 300.000 đồng) x 01 năm = 2.500.000.000 đồng. Thuế GTGT là: 2.500.000.000 đ x 10% = 250.000.000 đồng. 9). Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. 10). Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem ) Giá chưa có thuế GTGT = 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) 11). Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. 12). Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. Giá tính thuế được tính theo công thức sau: Số tiền thu được Giá tính thuế = 1+ thuế suất Ví dụ 12: DN dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau: - Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng. - Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng. Số tiền DN thực thu: 43 tỷ đồng - 10 tỷ đồng = 33 tỷ đồng Số tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của DN đã bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB. Giá tính thuế GTGT được tính như sau: 33 tỷ đồng Giá tính thuế = = 30 tỷ đồng. 1 + 10% 13). Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại. 14). Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng 26
  27. theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT. 15). Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có). Khoản thu từ dịch vụ này được xác định như trên là giá đã có thuế GTGT. Ví dụ 15: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng. + Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng = 100 triệu đồng 1 + 10% 16). Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. 17). Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy. 18). Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT. * Chú ý: Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. 2. Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau: 1). Thuế suất 0%: a. Đối tượng áp dụng: - Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; - Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; - Hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; 27
  28. - Vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. b. Điều kiện để hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%: - Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; - Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. 2). Mức thuế suất 5%: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%. - Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. - Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi. - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác ở khâu kinh doanh thương mại. - Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất. - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại điểm 1 mục II phần A Thông tư này. - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp. - Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế. - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập. - Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. 28
  29. - Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế. - Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet. 3). Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại. * Chú ý: - Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Ví dụ 16: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%. - DN nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu DN không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà DN . III. THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT * Khái niệm: Thời điểm xác định thuế GTGT: Là thời điểm doanh nghiệp phải tính thuế, khai thuế và nộp thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ, phần công việc đã thực hiện. - Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, DN thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. - Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 29
  30. IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Tùy theo mức độ tuân thủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ mà DN nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: - PP khấu trừ thuế và - PP tính trực tiếp trên GTGT. Chúng ta đi xem xét: Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau: 1. PPKT thuế 1.1. Điều kiện áp dụng: PPKT thuế áp dụng đối với DN: - Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; - Đăng ký nộp thuế theo PPKT thuế. 1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp theo PP khấu trừ: Số thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT đầu vào = - phải nộp đầu ra được khấu trừ Trong đó: a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gọi tắt là thuế đầu ra) = Tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá = Giá tính thuế x Thuế suất đơn - Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính. - DN thuộc đối tượng tính thuế theo PPKT thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. - Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, DN phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. - Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Ví dụ 17: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính 30
  31. trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn. - DN phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng. - Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà DN chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với DN bán hàng hoá, dịch vụ: + Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá; + Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. b) Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập. - Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính nêu tại Điểm 1.10, Mục I, Phần B Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào. Ví dụ 18: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù: Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau: 110 triệu x 10% = 10 triệu đồng 1 + 10% Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. - Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các DN chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với DN mua hàng hoá, dịch vụ: + Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; 31
  32. + Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn. c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. DN phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. - Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: + Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; + Tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; + Tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. * Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ. * Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. - Cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phục vụ 32
  33. cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng được tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp DN phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót. Ví dụ 19: DN A có 01 hoá đơn GTGT mua vào lập ngày 10/2/2009. Trong kỳ kê khai thuế tháng 2/2009, kế toán của DN bỏ sót không kê khai hoá đơn này thì DN A được kê khai và khấu trừ bổ sung tối đa là kỳ kê khai tháng 7/2009. - Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, DN được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật. - Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này. Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này. Ví dụ 20: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công ty có cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công ty phải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổng công ty không được khấu trừ hay hoàn thuế. Văn phòng Tổng công ty phải sử dụng kinh phí nộp cấp trên để thanh toán. 1.3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: 33
  34. a) Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước . b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. - Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, DN kê khai vào mục riêng trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. - Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua trên hai mươi triệu đồng, DN căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, DN vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, DN phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ 21: Tháng 1/2009, Công ty A mua một lô hàng của Công ty B để phục vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (bao gồm cả thuế GTGT theo thuế suất 10%), theo thoả thuận trong hợp đồng đến tháng 5/2009 Công ty A mới thanh toán tiền hàng cho Công ty B. Trong trường hợp này Công ty A được tạm kê khai thuế GTGT đầu vào vào kỳ kê khai của tháng 1/2009 là 30 triệu đồng. Đến thời hạn thanh toán tháng là 5/2009 Công ty A phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng, nếu Công ty A không cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đã tạm khấu trừ (30 triệu đồng) của tháng 1/2009 phải bị kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào kỳ kê khai tháng 5/2009. Trường hợp đến thời điểm thanh toán là tháng 5/2009, Công ty A cung cấp được chứng từ thanh toán quan ngân hàng nhưng số tiền ghi trên chứng từ thanh toán này có giá trị 275 triệu đồng thì Công ty A chỉ được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT 25 triệu đồng, đồng thời Công ty A phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào của kỳ kê khai tháng 5/2009 là 5 triệu đồng. - Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường 34
  35. hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, DN ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. - Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. c) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn tại điểm 1d, điểm 1đ Mục này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại tiết a, b điểm này và điểm 1.2 mục II phần B Thông tư này, cụ thể như sau: c.1. Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷ thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu thanh toán cho bên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu. c.2. Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu có xác nhận đã xuất khẩu của cơ quan hải quan. c.3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn sau đây: Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán DN phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng. - Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng: + Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài DN phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau: (1) Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm). (2) Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng. 35
  36. Phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu. (3) Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay. (4) Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau: (1) Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu. (2) Hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài; (3) Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. (4) Văn bản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài. (5) Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. c.4. Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoá đơn đối với tiền công gia công của hàng hoá gia công. đ) Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo PPKT thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo PPKT thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo PPKT thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 1.4 Trường hợp không được khấu trừ: Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: - Hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); - Không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; - Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); - Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi. 2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 2.1. Đối tượng áp dụng: 36
  37. - Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Trường hợp DN thuộc đối tượng nộp thuế theo PPKT thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. 2.2. Công thức xác định thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT = GTGT của hàng hoá, dịch vụ X thuế suất phải nộp chịu thuế bán ra Trong đó: a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. b. Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp DN không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau: Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ. Ví dụ 23: Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 25 triệu đồng. Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19 triệu đồng, trong đó: + Nguyên liệu chính (gỗ): 14 triệu. + Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác: 5 triệu. 37
  38. Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau: + GTGT của sản phẩm bán ra: 25 triệu đồng - 19 triệu đồng = 6 triệu đồng. + Thuế GTGT phải nộp: 6 triệu đồng x 10% = 0,6 triệu đồng. - Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. - Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải. - Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. - Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra. - Đối với DN thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo PPKT thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo PPKT thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. - Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. - DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng. c) Đối với DN bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng được quy định như sau: - Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%. 38
  39. - Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%. d) Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định. V. HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ DN khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 1. DN nộp thuế theo PPKT thuế: - Khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. - Khi lập hoá đơn, DN phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. - Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù. DN nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng. 2. Sử dụng và ghi hóa đơn, chứng từ trong một số trường hợp được thực hiện cụ thể như sau: - DN thuộc đối tượng nộp thuế theo PPKT thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT, hoá đơn ghi rõ là hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT. - DN xuất nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo PPKT thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau: Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên. 39
  40. Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi: - Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có). - Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu. - Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b) Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu. - Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo PPKT thuế có hàng hoá xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu), thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu hàng hoá sử dụng hoá đơn GTGT. Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá xuất khẩu. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hoá đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu lập hoá đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT. Trường hợp này DN xuất khẩu phải lưu liên 2 tại doanh nghiệp. Trường hợp DN xuất khẩu đăng ký với cơ quan Thuế tự in và phát hành hóa đơn sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu để xuất cho khách hàng nước ngoài, thì DN xuất khẩu sử dụng hóa đơn tự in để kê khai, nộp thuế, hoàn thuế. - Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ: a) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. Đối với cơ sở có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải 40
  41. tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở phải có quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản. - Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá. - Các DN xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau: + Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau; + Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cở sở nhận làm đại lý bán hàng. Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất. Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho. - DN làm đại lý thu mua hàng hóa theo các hình thức khi trả hàng hóa cho cơ sở uỷ thác thu mua phải lập hóa đơn cho hàng hóa thu mua đại lý và hoa hồng được hưởng (nếu có). - DN mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra; bên mua điều chỉnh doanh số mua, số thuế GTGT đầu vào. 41
  42. Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán. Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra. - DN đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp thuế suất ghi trên hoá đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hoá đơn điều chỉnh thuế GTGT. - DN xuất hàng hoá bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ theo quy định, khi bán hàng cơ sở lập hoá đơn theo quy định. - DN trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ. Cuối ngày DN căn cứ Bảng kê bán lẻ để lập hoá đơn làm căn cứ tính thuế. - Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán. - DN được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê; đầu tư cơ sở hạ tầng để bán, cho thuê; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế thì lập hoá đơn như sau: 42
  43. a) Dòng giá bán ghi giá bán nhà, cơ sở hạ tầng (trên hoá đơn ghi tách riêng giá bán nhà và giá đất hoặc giá thuê đất, giá cho thuê cơ sở hạ tầng); doanh thu về vận tải; doanh thu du lịch lữ hành trọn gói chưa có thuế GTGT. b) Dòng giá tính thuế GTGT là giá được xác định theo điểm 1.8 mục I phần B Thông tư này; doanh thu vận tải; doanh thu du lịch đã trừ các chi phí phát sinh ở nước ngoài như ăn, ở, cước vận chuyển. c) Dòng thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán ghi theo quy định. Trường hợp DN bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì khi thu tiền, DN phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT. Giá đất được trừ tính theo tỷ lệ (%) của số tiền thu theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng với giá đất được tính trừ tại thời điểm chuyển nhượng (thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ) theo quy định. -. Cơ sở cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải lập hoá đơn theo quy định. Cơ sở hoạt động cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hoá đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu); tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn cho thuê tài chính phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu). Các trường hợp tài sản mua để cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hoá đơn. Khi thuế GTGT của tài sản thuê mua tài chính đã được khấu trừ hết và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho cơ sở đi thuê, bên cho thuê thực hiện chuyển cho cơ sở thuê toàn bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản theo quy định của pháp luật. Các DN dịch vụ cho thuê tài chính không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ sở phải kê khai, tính thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hoá đơn lập nêu trên. DN dịch vụ cho thuê tài chính không phải nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ cho thuê tài chính, mà chỉ nộp Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra và Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, trong đó chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng mua vào chỉ ghi tiền thuế giá trị gia tăng của tài sản cho thuê phân bổ phù hợp với hoá đơn giá trị gia tăng lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài chính trong kỳ kê khai. Cơ sở nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính. Trường hợp bên thuê không thực hiện hợp đồng dẫn đến bên cho thuê phải thu hồi tài sản, bên cho thuê phải thông báo cho bên đi thuê và xác định rõ số thuế GTGT đã trả, số thuế GTGT chưa trả. Khi bên cho thuê tiếp tục cho đơn vị khác thuê thì số thuế GTGT chưa thu đủ, cơ sở cho thuê tính để thu tiếp theo hợp đồng mới. 43
  44. Trường hợp tài sản cho thuê một thời gian, cơ sở cho thuê bán lại cho cơ sở đi thuê hoặc cơ sở khác thì cơ sở cho thuê phải tính thuế GTGT cho tài sản bán, lập hoá đơn GTGT, cơ sở chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tài sản chưa thu đủ. Trường hợp bên cho thuê và bên đi thuê cùng bỏ vốn mua tài sản, bên cho thuê chỉ thu tiền thuê (vốn và lãi) tương ứng với số vốn bỏ ra thì hoá đơn mua tài sản cho thuê do cơ sở cho thuê quản lý đến khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Số thuế GTGT tương ứng với số vốn bên cho thuê bỏ ra được tính vào hoá đơn thu tiền lần đầu. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính đã thực hiện xong, số thuế GTGT đã được bên đi thuê trả hết, hai bên thoả thuận thuê tiếp thì hoá đơn lập cho doanh thu lần sau không tính thuế GTGT. - DN ngoại tệ có hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài, cơ sở lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ. Cơ sở phải lưu giữ các chứng từ giao dịch với bên mua, bán ở nước ngoài theo đúng pháp luật về kế toán. Các hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở trong nước phải lập hoá đơn theo quy định. - DN mua, bán vàng, bạc, đá quý nếu mua của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn thì lập Bảng kê hàng hoá mua vào. - Các doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn tự phát hành) theo quy định của Bộ Tài chính. - Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau: + Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh: Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định. + Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là DN: Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. 44
  45. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong DN; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì DN có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn. Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một DN thì DN có tài sản điều chuyển phải xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. DN không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp: Nhận tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất; Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp; Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm. Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của DN. - Đối với DN nhận tiền hỗ trợ của các DN khác thì khi nhận tiền DN lập chứng từ thu và xác định là khoản thu nhập khác để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Đối với DN chi tiền hỗ trợ, căn cứ mục đích hỗ trợ đã được ghi trong hợp đồng hỗ trợ để lập chứng từ chi tiền. - Đối với DN xuất hàng hoá dưới các hình thức cho, vay, mượn hoặc hoàn trả hàng hoá thì phải viết hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định như trường hợp mua, bán hàng hoá thông thường. VI. HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Đối tượng được hoàn thuế GTGT: 1. DN nộp thuế theo PPKT thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Ví dụ 24: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng) Tháng kê khai Thuế đầu vào Thuế đầu ra Thuế Luỹ kế số thuế thuế được khấu trừ phát sinh trong phải nộp đầu vào chưa trong tháng tháng khấu trừ 45