Giáo trình môn học Kinh tế thủy sản - TS Lê Xuân Sinh

pdf 103 trang phuongnguyen 2561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Kinh tế thủy sản - TS Lê Xuân Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_kinh_te_thuy_san_ts_le_xuan_sinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn học Kinh tế thủy sản - TS Lê Xuân Sinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Khoa Thủy sản Giáo trình môn học KINH TẾ THỦY SẢN DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số môn học: TS.532 Tiến sĩ LÊ XUÂN SINH - 2005 -
  2. Kinh tế Thủy sản LỜI NÓI ĐẦU Thủy sản là một ngành mang tính truyền thống của xã hội Việt Nam. Trong quá chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành thủy sản trong đó đặc biệt là nuôi trồng thủy sản càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với việc đảm bảo an toàn lương thực và góp phần không ngừng cải thiện hiệu quả sản xuất nông lâm ngư. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nhân lực có trình độ đại học cho ngành thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long – vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, và cho khu vực kế cận. Kiến thức kỹ thuật ngày càng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và thường xuyên được cập nhật. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đối với sinh viên ngành thủy sản thông qua việc nâng cấp chất lượng, cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy của lực lượng giảng viên cũng như cải thiện phương pháp và trang thiết bị học tập cho sinh viên. Sự phát triển bền vững của nghề cá nói chung và tính hiệu quả của một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành thủy sản không thể đạt được nếu chúng ta xem xét tách rời các mảng kiến thức về sinh học - kỹ thuật, môi trường và kinh tế - xã hội. Theo yêu cầu của xã hội thông qua người sử dụng nhân lựctrong ngành thủy sản và ý kiến đóng góp của cựu sinh viên thủy sản thì quản lý kinh tế là một mảng kiến thức rất quan trọng cần được trang bị cho sinh viên ngành thủy sản trước khi ra trường. Tất nhiên, với sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật sẽ gặp đôi chút khó khăn và cần phải có một sự cố gắng nhất định khi tiếp cận với mảng kiến thức về quản lý kinh tế. Giáo trình môn học Kinh Tế Thủy Sản được soạn thảo lần đầu tiên cũng dựa trên cơ sở đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản. Mong muốn của tác giả là truyền đạt được những kiến thức căn bản nhất về kinh tế ứng dụng cho sinh viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Mặc dù chỉ được trình bày trong một thời lượng 3 tín chỉ, tác giả rất hy vọng là những kiến thức trong giáo trình này sẽ thực sự hữu ích đối với sinh viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản để giúp họ có thể làm tốt hơn công tác nghiên cứu trong năm học cuối cùng và tự tin cũng như dễ hòa nhập hơn vào môi trường thực tế của ngành thủy sản sau khi ra trường. Để biên soạn cuốn giáo trình này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ lâu dài và thường xuyên của các đồng nghiệp trong Khoa Thủy Sản và Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh - Đại học Cần Thơ. Vì Thế giới không đứng yên và không có điều gì là hoàn hảo, tác giả thực sự cầu thị và xin chân thành cảm ơn bất cứ ý kiến đóng góp nào nhằm góp phần làm cho cuốn giáo trình môn học Kinh Tế Thủy Sản này được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày 15/3/2005 Người biên soạn Ts. LÊ XUÂN SINH Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ ii
  3. Kinh tế Thủy sản MỤC LỤC Tựa đề các chương mục Trang LỜI NÓI ĐẦU ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN 3 1.1. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 3 1.2. Tình hình chung của nông nghiệp thế giới 4 1.3. Tình hình chung của thủy sản thế giới 6 1.4. Vai trò và quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam 8 1.4.1. Vai trò của ngành thủy sản Việt Nam 8 1.4.2. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam 9 1.5. Quan điểm tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền 12 vững 1.5.1. Mối quan hệ giữa thủy sản và môi trường 12 1.5.2. Tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững 13 1.5.3. Các nguyên tắc cung cấp cho tương lai và một số chú ý 17 trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn 1.6. Bài tập Chương 1 18 CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ VÀ QUẢN 19 LÝ 2.1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế 19 2.2. Các khái niệm cơ bản trong quản lý 22 2.3. Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 23 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới loại hình sản xuất nông lâm ngư 23 2.5. Đất đai và diện tích mặt nước 24 2.6. Vốn của doanh nghiệp 25 2.7. Lao động trong ngành thủy sản 26 2.8. Một số lưu ý đối với việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất 27 2.9. Ý nghĩa tiền tệ của thời gian 28 2.10. Bài tập Chương 2 29 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ iii
  4. Kinh tế Thủy sản CHƯƠNG 3: CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN 30 3.1. Chi phí của doanh nghiệp 30 3.2.1. Chi phí cố định (định phí,TFC) 30 3.2.2. Chi phí biến đổi (biến phí,TVC) 33 3.2.3. Khái niệm về chi phí bình quân và chi phí biên (AC) 34 3.2.4. Khái niệm về chi phí biên hay chi phí biên tế (MC) 35 3.2. Sản lượng và thu nhập của doanh nghiệp 35 3.3.1. Sản lượng bình quân và sản lượng biên (APP & MPP) 35 3.3.2. Tổng thu nhập và thu nhập biên (TR & MR) 36 3.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 37 3.4. Mối tương quan đầu vào - đầu ra và khái niệm về hàm sản xuất 38 3.5. Các nguyên tắc kinh tế cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận 41 3.5.1. Nguyên tắc chung kết hợp đầu vào và đầu ra 41 3.5.2. Nguyên tắc sử dụng một loại đầu vào 42 3.5.3. Nguyên tắc kết hợp nhiều loại đầu vào 42 3.5.4. Nguyên tắc kết hợp nhiều đầu ra 44 3.6. Một số lưu ý đối với quy mô của doanh nghiệp 46 3.6.1. Quy mô ngắn hạn 46 3.6.2. Quy mô dài hạn 47 3.7. Ứng dụng chi phí-thu nhập-lợi nhuận trong hoạch định 48 3.7.1. Khái niệm về dự toán ngân sách và hoạch định 48 3.7.2. Hoạch định từng công đoạn sản xuất 49 3.7.3. Hoạch định từng đối tượng sản xuất 50 3.7.4. Hoạch định toàn đơn vị 52 3.8. Bài tập Chương 3 53 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG NGÀNH THỦY 54 SẢN 4.1. Các nền kinh tế, các câu hỏi cơ bản và hướng giải quyết 54 4.1.1. Các nền kinh tế trong lịch sử 54 4.1.2. Các ngành trong một đơn vị sản xuất kinh doanh 53 4.2. Khái niệm về thị trường và marketing 55 4.2.1. Định nghĩa và điều kiện thành lập thị trường 55 4.2.2. Phân loại thị trường 55 4.3. Lý thuyết Cung-cầu 57 4.3.1. Cầu 57 4.3.2. Cung 58 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ iv
  5. Kinh tế Thủy sản 4.3.3. Mối liên hệ Giá-Cung-Cầu và sự cân bằng của thị trường 60 4.3.4. Độ co giãn theo giá của cung và cầu 60 4.3.5. Co giãn chéo của cầu 62 4.3.6. Co giãn theo thu nhập của cầu 63 4.3.7. Một số biện pháp can thiệp vào thị trường của Nhà nước 63 4.4. Khái niệm về marketing và hiệu qủa marketing 64 4.4.1. Khái niệm về marketing 64 4.4.2. Hiệu quả marketing 65 4.4.3. Marketing biên 65 4.5. Nghiên cứu thị trường 66 4.5.1. Hệ thống thông tin thị trường và phương pháp thu thập số 66 liệu 4.5.2. Các chiến lược thị trường 67 4.5.3. Đặc điểm của sản phẩm thủy sản 68 4.5.4. Một số hướng cơ bản trong nghiên cứu thị trường 68 4.6. Đo lường và tiên đoán nhu cầu thị trường 72 4.6.1. Quan niệm về nhu cầu - dự đoán 72 4.6.2. Ước lượng nhu cầu hiện tại 73 4.6.3. Ước lượng nhu cầu tương lai 75 4.7. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và dự báo 80 4.8. Bài tập Chương 4 83 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 84 5.1. Khái niệm về rủi ro 84 5.2. Đo lường rủi ro và thái độ đối với rủi ro 85 5.2.1. Đo lường rủi ro 85 5.2.2. Thái độ đối với rủi ro 87 5.3. Chiến lược quản lý rủi ro 88 5.4. Ước lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh có tính tới rủi ro 90 5.5. Khái niệm về bảo hiểm 91 5.6. Bài tập Chương 5 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ v
  6. Kinh tế Thủy sản DANH MỤC BẢNG BIỂU Tựa đề các bảng biểu Trang Bảng 1.1: Sản lượng ngũ cốc qui lúa, bình quân/năm và dự kiến 2010 5 Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản thế giới trong những năm gần đây 6 Bảng 1.3: Các mức dự kiến của tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 7 Bảng 1.4: Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước cho NTTS của Việt 10 Nam (2002) Bảng 1.5: Thủy sản và nông nghiệp của Việt Nam (theo giá cố định năm 12 1994) Bảng 1.6: Phân loại các mục tiêu phát triển bền vững 18 Bảng 2.1: Các hạng đất và mức thuế 25 Bảng 3.1: Các loại chi phí cố định 30 Bảng 3.2: Mức khấu hao tính theo phương pháp cân bằng giảm (D.B) 32 Bảng 3.3: Mức khấu hao tính theo phương pháp tổng số năm (S.Y.D) 32 Bảng 3.4: Tối ưu hóa căn cứ vào mức đầu vào 42 Bảng 3.5: Mức độ phối hợp hai loại thức ăn X1, X2 để có chi phí thấp nhất 44 Bảng 3.6: Kết hợp 2 loại sản phẩm để đạt hiệu qủa tối đa 46 Bảng 3.7: Nguyên lý phân tích tài chánh từng công đoạn sản xuất 49 Bảng 3.8: Dự toán và phân tích tài chánh để ứng dụng mô hình Lúa-Cá 49 Bảng 3.9: Dự toán và phân tích tài chánh 1 ha nuôi tôm ở Đài Loan 50 Bảng 3.10: Dự toán và phân tích tài chánh của một trang trại kinh doanh tổng 52 hợp Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa giá, mức cung và mức cầu của một sản phẩm 60 Bảng 4.2: Liên hệ giữa chiến lược 4P của McCarthy & chiến lược 4C của 67 Lauterbon Bảng 4.3: Giá của 1 sản phẩm thủy sản (đ/kg) ở 3 địa điểm khác nhau theo các 71 tháng Bảng 4.4: Ước tính nhu cầu về cá thương phẩm/ngày của thành phố 75 Bảng 4.5: Ước tính nhu cầu tương lai theo chuỗi số thời gian 78 Bảng 4.6: Thị trường thủy sản thế giới (1990-2000) 80 Bảng 4.7: Dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản năm 1997 và dự đoán tới 81 2010 Phụ bảng Chương 3: Nuôi tôm sú /ha/năm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, 95 Ninh Thuận, 1999-2002 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ vi
  7. Kinh tế Thủy sản DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Tựa đề các hình vẽ và sơ đồ Trang Hình 1.1: Các vùng sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam 9 Hình 1.2: Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu 14 Hình 1.3: Khái niệm về phát triển bền vững 15 Hình 1.4: Phân tích nghề nuôi tôm biển theo quan điểm phát triển bền vững 16 Hình 2.1: Mức độ nghiên cứu trong kinh tế 19 Hình 2.2: Qui trình quản lý 22 Hình 3.1: So sánh mức khấu hao hằng năm theo 3 phương pháp tính 33 Hình 3.2 Đường biểu diễn của TFC, TVC và TC 34 Hình 3.3: Đường biểu diễn của TPP, APP và MPP 36 Hình 3.4: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và điểm hoà vốn (ĐHV) 37 Hình 3.5: Mối tương quan đầu vào-đầu ra của sản xuất 38 Hình 3.6: Mối quan hệ chi phí (TC), thu nhập (TR) và lợi nhuận (PR) 41 Hình 3.7: Sử dụng hai loại đầu vào trong điều kiện hạn chế về tài nguyên 44 Hình 3.8: Quy mô doanh nghiệp trong ngắn hạn (SRAC = Short-run average 46 cost) Hình 3.9: Quan hệ giữa quy mô- chi phí trong dài hạn 47 Hình 3.10: Mô phỏng qui mô theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của một 48 doanh nghiệp Hình 4.1: Mối liên hệ giữa thị trường các sản phẩm và thị trường các yếu tố 56 sản xuất Hình 4.2a: Mối quan hệ Cầu và Giá 58 Hình 4.2b: Các tác động ngoài giá lên Cầu 58 Hình 4.3a: Mối quan hệ Cung và Giá 59 Hình 4.3b: Các tác động ngoài giá lên Cung 59 Hình 4.4: Mối quan hệ Giá-Cung-Cầu 60 Hình 4.5: Các dạng cơ bản của độ co giãn theo giá của cầu 61 Hình 4.6: Quan hệ Quản trị marketing–Hệ thống thông tin tiếp thị-Môi trường 66 marketing Hình 4.7: Chu kỳ sống của sản phẩm 69 Hình 4.8: Kênh phân phối chung của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng 70 Hình 5.1: Các bước trong quản lý rủi ro (Hardaker & ctv., 1997) 89 Hình 5.2: “Cây quyết định” (decision tree) với chi phí sản xuất (TC), thu nhập 91 (TR) và giá trị kinh tế kỳ vọng (EMV) Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ vii
  8. Kinh tế Thủy sản DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AC/ATC: Chi phí bình quân (Average costs,/Average total costs) APP: Sản lượng bình quân (Average physical product) CBXK: Chế biến xuất khẩu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐHV: Điểm hòa vốn EMV: Giá trị kinh tế kỳ vọng (Expected maximum value) HQCP: Hiệu quả chi phí HQKT: Hiệu quả kinh tế HTX: Hợp tác xã KTTS: Khai thác thủy sản LN: Lợi nhuận (tiếng Việt) = PR MC: Chi phí biên (Marginal cost) MIC: Chi phí đầu tư biên của một loại đầu vào (Marginal input cost) MPP: Sản lượng biên (Marginal physical product) MR: Thu nhập biên (Marginal revenue) MVP: Giá trị sản lượng biên (Marginal value of product) NTTS: Nuôi trồng thủy sản P: Giá (Price) PR: Lợi nhuận (Profit) = LN trong tiếng Việt Q: Tổng sản lượng (Quantity) SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh TC: Tổng chi phí (Total costs) TFC: Tổng định phí (Total fixed costs) TPP: Tổng sản lượng (Total physical product) = Q TR: Tổng thu nhập (Total revenue) TS: Thủy sản TVC: Tổng biến phí (Total variable costs) XK: Xuất khẩu Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ viii
  9. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Môn Kinh tế thủy sản (Mã số 532) là môn học tổng hợp những kiến thức kinh tế cơ bản nhất mang tính ứng dụng dành cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản. Môn học này được biên soạn bởi Tiến sĩ Lê Xuân Sinh (Giảng viên chính, Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ). Mục đích môn học: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về kinh tế ứng dụng trong ngành thủy sản cùng với các phương pháp phân tích kinh tế và các vấn đề có liên quan tới nghiên cứu thị trường sản phẩm thủy sản. Các kiến thức cơ bản có liên quan tới rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng được trình bày. Những kiến thức này giúp sinh viên ngành thuỷ sản dễ dàng hòa nhập hơn và đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng như đào tạo và nghiên cứu của ngành thủy sản sau khi ra trường. Dự kiến kết quả: Tham dự môn học này, sinh viên sẽ có thể tiếp nhận quan điểm hệ thống trong nghiên cứu, những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, cùng với khả năng thực hiện được các nghiên cứu về thị trường trong ngành thủy sản. Sinh viên cũng sẽ thu nhận được những kiến thức cần thiết về quản lý rủi ro kết hợp với khả năng hoạch định trong một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành thủy sản. Nội dung môn học: - Các thông tin liên quan tới sự phát triển về nông nghiệp và thủy sản của Thế giới. - Các thông tin liên quan tới sự phát triển về nông lâm ngư của Việt Nam. - Phương pháp tiếp cận theo hệ thống và quan điểm phát triển bền vững. - Các khái niệm cơ bản trong kinh tế và quản lý. - Chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong doanh nghiệp thủy sản và các ứng dụng. - Nghiên cứu thị trường các sản phẩm thủy sản. - Vấn đề rủi ro trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thủy sản. Cấu trúc chương trình: Môn học này gồm phần giới thiệu và 5 chương với tổng thời lượng là 3 tín chỉ hay 45 tiết, trong đó chia ra: 1. Số giờ lý thuyết và seminar trên lớp: 30 tiết. 2. Bài tập thực hành theo nhóm hoặc cá nhân: 30 tiết (hay 15 tiết lên lớp).
  10. Kinh tế Thủy sản - Giới thiệu môn học Phương pháp học tập: Sinh viên tham gia học môn học này cần phải: - Dự các giờ lên lớp để nắm phần lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. - Cập nhật và bổ sung thông tin qua việc tham dự các giờ trình bày seminar. - Làm các bài tập để thực hành phần lý thuyết cũng làm việc theo nhóm để thảo luận các vấn đề có liên quan được giao theo nhóm. - Đọc thêm các tài liệu liên quan có trong thư viện, sách báo và internet để làm các bài tập và thực hành theo nhóm cũng như bổ sung các thông tin có liên quan tới môn học. Phương pháp đánh giá: Các bài tập thực hành theo nhóm chiếm 20% tổng số điểm của môn học. Môn thi viết chiếm 80% số điểm của môn học, nội dung bài thi viết gồm có: - Kiến thức trình bày theo giáo trình (60% tổng số điểm). - Kiến thức bổ sung qua việc dự các giờ lên lớp và seminar (20% tổng số điểm). Các ứng dụng tiếp theo: Môn học cung cấp những kiến thức cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo đối với các doanh nghiệp thủy sản như: các vấn đề có liên quan tới quản lý doanh nghiệp thuỷ sản, sản xuất thủy sản trong các mô hình canh tác khác nhau. Đồng thời, môn học cũng giúp ích cho các nghiên cứu về kinh tế-xã hội có liên quan tới phát triển nông-lâm-ngư nghiệp và phát triển cộng đồng ở vùng nông thôn. Ứng dụng máy tính trong nghiên cứu kinh tế-xã hội: Sinh viên có thể tự học thêm phần mềm SPSS for WINDOWS, lưu ý các phần sau: 1. Bảng câu hỏi và công tác mã hóa số liệu. 2. Định dạng biến số sử dụng trong chương trình SPSS. 3. Kiểm tra, điều chỉnh và tính toán số liệu. 4. Một số phương pháp phân tích số liệu và diễn dịch kết quả. 5. Phối hợp SPSS for WINDOWS, EXCEL và MICROSOFT WORD khi viết báo cáo. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 2
  11. Chương 1 BỐI CẢNH CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN 1.1. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế Trong thời gian gần đây, hiện nay và trong tương lai gần, xã hội loài người phải đối phó với những vấn đề cơ bản sau đây: (1) Sự gia tăng dân số: Nếu tốc độ gia tăng 1,8%/năm trong thập kỷ trước được duy trì thì dân số thế giới sẽ đạt mức ổn định ở khoảng 11,2-14 tỷ người vào cuối thế kỷ 21, tức là tương đương 2 lần dân số thế giới hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng: sự nhận thức rõ ràng hơn của các quốc gia đang hoặc kém phát triển đối với vần đề tăng dân số đã giúp giảm tốc độ tăng dân số. Dân số thế giới vì vậy sẽ có thể ổn định khi đạt ở mức 9 tỷ người. (2) Ô nhiễm môi trường: Tăng dân số làm cho nhu cầu của con người ngày càng tăng. Để thoả mãn những nhu cầu này, con người phải tăng cường việc sản xuất. Sự gia tăng sản xuất nông nghiệp từ 1980 tới 1995 làm tăng lượng phân bón sử dụng/ha lên 557%, riêng mức tăng trong giai đoạn 1990-1995 là 32,2%. Các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Các chất thải từ công nghiệp và sinh hoạt cũng như sự gia tăng diện tích và đẩy mạnh thâm canh hoá trong sản xuất nông nghiệp (trong đó có thuỷ sản) làm cho sự ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng với mức độ ô nhiễm ngày càng tăng nhanh. (3) Sự nghèo đói và bất bình đẳng: Trong sự phát triển chung của xã hội loài người, sự phân hoá ngày càng rõ nét với các dạng hình phổ biến sau: (i) Giữa các nước giàu và các nước nghèo; (ii) Giữa các ngành của nền kinh tế; (iii) Giữa nông thôn và các khu vực đô thị; (iv) Giữa các vùng của một quốc gia. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng nghèo đói được tóm tắt như sau: - Điều kiện tự nhiên ở nhiều nơi không thực sự thuận lợi cho sản xuất, nhiều vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai hằng năm (hạn hán, bão, lũ lụt). - Đất đai ít, đông người, nhiều người/hộ, tỷ lệ nông dân không đất sản xuất còn chiếm khoảng 8-14% tổng số hộ nông dân của Việt Nam. - Công tác qui hoạch và định hướng chiến lược của toàn nền kinh tế, từng ngành và từng địa phương chưa được làm tốt. - Thiếu vốn cho sản xuất, đặc biệt là đối với cộng đồng người nghèo không có hoặc có ít đất sản xuất.
  12. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Thiếu kiến thức về kỹ thuật và quản lý (một phần do trình độ văn hoá thấp) là một trở ngại lâu dài một khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển. - Thất nghiệp và bán thất nghiệp còn ở mức cao, trong nông nghiệp mới thực sự sử dụng khoảng 40-60% thời gian và lực lượng lao động nông nghiệp trong khi thu nhập bình quân/ngày công còn ở mức thấp. - Một số phong tục tập quán và các yếu tố xã hội khác mang tính lạc hậu cản trở sự phát triển ở cấp ngành, vùng và quốc gia. (4) Ứng dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và công nghệ: Khoa học- kỹ thuật đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tuy nhiên việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngành theo mỗi lúc, mỗi nơi là vô cùng khó khăn. Công nghệ sản xuất ở nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã lạc hậu 1-2 thế hệ. Đổi mới công nghệ đang là một đòi hỏi cấp bách để phát triển kinh tế theo chiều hướng thị trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xu thế hội nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực và toàn cầu. Làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học kỹ thuật giúp cho việc giải quyết hợp lý các vấn đề đã nêu trên đây theo hướng phát triển chung đối với từng ngành, từng địa phương, vùng và toàn quốc. Kể từ khi có các chính sách đổi mới nền kinh tế thì cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện, thủy lợi, trường học, mạng lưới y tế đang được chú ý đầu tư ngày một tốt hơn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới (WB): với các chương trình phát triển và cải cách trong kinh tế, Việt Nam đã giảm mức độ nghèo đói từ khoảng 58% vào những năm 1980s tới 1993 xuống còn 37% vào năm 1998 và 11% vào năm 2003. Về cơ bản, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thành công nhất trong thập kỷ 1990. Tuy nhiên, nếu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn còn 29% ở năm 2003. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam (GDP) đạt mức 0,4% trong giai đoạn 1976-1980; 3,9% (1986-1990), 7-9% (1995-1998) và 5-7% (1998-2003). Nhưng mức tăng trưởng của nền kinh tế và đầu tư nước ngoài mang tính không ổn định và đã có xu hướng chậm lại thể hiện sự đòi hỏi từ thực tế là cần phải có chiến lược phát triển và công tác quản lý nền kinh tế theo hướng tốt hơn và ổn định hơn. 1.2. Tình hình chung của nông nghiệp thế giới Tình hình chung về nông nghiệp thế giới được FAO, John Willey & Son (1995), Wagner (1999) và Khoa (2003) tóm tắt như sau: - Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng chậm dần (1960s: 3,0%; 1970s: 2,3%; 1980-92: 2,0%, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chỉ khoảng 1,0- 1,5%) và tăng chậm hơn so với tốc độ chậm so với tốc độ tăng dân số. Mức lương thực bình quân đầu người là 302 kg/năm trong thời kỳ 1969-1971, đạt mức tối đa 342 kg trong giai đoạn 1984-1986, sau đó giảm còn 326 kg trong các năm 1990- 1992. Mặc dù mức này có thể tăng trong một vài năm đầu của thập kỷ 2000-2010, nhưng có thể cũng chỉ dao động ở mức 326 kg/người/năm vào năm 2010. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 4
  13. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Chăn nuôi tiếp tục gia tăng, đặc biệt là bò và gia cầm (nhưng vài năm trở lại đây bệnh dịch như bò điên và cúm gia cầm đang là mối quan tâm lớn). - Mặc dù các vấn đề về môi trường và xã hội đã và đang được quan tâm hơn, nhưng gia tăng mức độ thâm canh hóa làm tăng thêm việc sử dụng phân vô cơ và hóa chất khoảng 4 lần trong 20 năm vừa qua. - Các áp lực tiếp tục gia tăng đối với nông nghiệp và môi trường, đặc biệt là: + Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; + Suy thoái đất (1.2 tỷ ha trên toàn thế giới) và sa mạc hóa (0,5 triệu ha của Việt Nam) làm ảnh hưởng tới 30% diện tích đất; + Ô nhiễm do các tác nhân từ nước (nước mặn, chất thải, v.v.); + Tác động toàn cầu do tăng mức thâm canh hóa trong nông nghiệp nói chung. Bảng 1.1: Sản lượng ngũ cốc qui lúa, bình quân/năm và dự kiến 2010* Tổng sản lượng Dân số Sản lượng bình quân Diễn giải (Triệu tấn) (Triệu người) (kg/người/năm) 79/81 90/92 2010 79/81 90/92 2010 79/81 90/92 2010 Toàn thế giới 1444 1756 2334 4447 5387 7150 325 326 326 Các nước DCs 793 873 1016 1170 1262 1406 678 692 722 Các nước LDCs 651 883 1318 3277 4125 5744 200 214 229 Nguồn: FAO và Willey & Son, 1995. *: DCs cho các nước phát triển, LDCs cho các nước kém phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp, các vấn đề như: kỹ thuật thích hợp, thị trường của các đầu vào cho sản xuất, thị trường cho sản phẩm làm ra, cũng như sở thích của người tiêu thụ, cơ cấu ngành và sự lo ngại về các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, đáng chú ý là: (1) Ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng với những quan tâm ngày càng nhiều về quản lý dinh dưỡng & chất thải cũng như chất lượng nước & không khí. (2) Suy giảm chức năng của các nhà máy chế biến ở các vùng của nhiều quốc gia. (3) Quản lý tài chánh và tiếp thị vượt qúa khả năng của rất nhiều cơ sở sản xuất. (4) Cơ sở hạ tầng nông thôn không đáp ứng nổi việc gia tăng chăn nuôi với các loại hình và quy mô sản xuất. (5) Gia tăng chăn nuôi đòi hỏi phải có trình độ quản lý nguồn nhân lực cao hơn. (6) Nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm. (7) Người tiêu thụ cuối cùng ngày càng có nhu cầu được cung cấp thông tin ở mức độ càng nhiều, nhanh và chính xác hơn. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 5
  14. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 1.3. Tình hình chung của thủy sản thế giới Tình hình chung của thủy sản thế giới được FAO (2002) trình bày trong The State of World Fisheries and Aquaculture 2000, 2002 (Bảng 1.2). Các nét chính được tóm tắt như sau: - Tổng sản lượng hằng năm tăng nhanh (13% trong giai đoạn1985-95) đạt 128-130 triệu tấn trong mấy năm gần đây, nhưng biến động tương đối lớn giữa các năm. - Nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh với tốc độ bình quân 7,6%/năm và đạt khoảng 37,5 triệu tấn vào năm 2001, chiếm 29,1% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới. Khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng gần như không tăng do đã gần đạt mức năng suất tối đa. - Khoảng 2/3 tổng sản lượng thuỷ sản được con người sử dụng trực tiếp. Phần còn lại được chế biến dưới nhiều hình thức, trong đó khoảng 25% dùng làm bột cá trong chăn nuôi và các mục đích phi thực phẩm khác. Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản thế giới trong những năm gần đây (triệu tấn)* Mô tả 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Mặt nước nội địa 18.8 21.4 23.4 25.1 26.7 28.6 30.2 31.2 + Khai thác 6.7 7.2 7.4 7.5 8.0 8.5 8.8 8.8 + Nuôi trồng 12.1 14.1 16.0 17.6 18.7 20.1 21.4 22.4 2. Biển 93.4 94.8 96.9 97.3 90.4 9820 100.2 97.6 + Khai thác 84.7 84.3 86.0 86.1 78.3 84.7 86.0 82.5 + Nuôi trồng 8.7 10.5 10.9 11.2 12.1 13.3 14.2 15.1 Tổng cộng (1 + 2) 112.3 116.1 120.3 122.4 117.2 126.6 130.4 128.8 + Khai thác 91.4 91.6 93.5 93.6 86.3 93.2 94.8 91.3 + Nuôi trồng 20.8 24.6 26.8 28.8 30.9 33.4 35.6 37.5 Sử dụng: + Tiêu thụ trực tiếp 79.8 86.5 90.7 93.9 93.3 94.4 96.7 99.4 + Bột cá và dầu cá 32.5 29.6 29.6 28.5 23.9 32.2 33.7 29.4 . Dân số (tỷ người) 5.6 5.7 5.7 5.8 5.9 6.0 6.1 6.1 . Kg/người/năm 14.3 15.3 15.8 16.1 15.8 15.8 16.0 16.2 Nguồn: FAO (2000, 2002); *: Không tính rong biển; : Số ước tính. - Mức gia tăng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc. Sản lượng bình quân/người/năm tăng dần: 14,3 kg/1994; 15,7 kg/1996; 15,8 kg/1997 và 16,2 kg vào năm 2001. Tuy nhiên, nếu không kể Trung Quốc thì sản lượng bình quân/đầu người năm 1996 là 13,3 kg (không thay đổi đáng kể so với cuối 1980s và đầu 1990s). Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 6
  15. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Sản phẩm thuỷ sản cung cấp bình quân 14,3% tổng lượng protein động vật cho con người thời gian đầu 1960s; và khoảng 16% năm 1997 (Trung Quốc: 20% năm 1997). - Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác cũng tăng nhanh, nhưng sản lượng thủy sản tăng nhanh hơn, ở mức 13% trong thập niên 1990s vừa qua. Mức tiêu thụ được dự đoán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiêu thụ thịt bò và gia cầm vào thập niên đầu thế kỷ 21 này. - Ảnh hưởng của El Nino và những biến động lớn về thời tiết cho thấy co tác động làm giảm sản lượng thuỷ sản, năm1998 chỉ đạt 115 triệu tấn (giảm 6% so với 1997). - Các thị trường lớn cho các sản phẩm thủy sản là Mỹ, Nhật, Châu Âu nhưng có nhiều biến động. Ví dụ: Năm 1998, Nhật giảm lượng nhập 8% (tương ứng 10% giá trị) so với 1997. Nhưng thị trường Mỹ gia tăng lượng nhập 9% (tương ứng 5% giá trị). Theo FAO (1998), tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm 2010 có thể được dự đoán theo hai hướng: lạc quan và bi quan và nằm trong khoảng 107-144 triệu tấn, trong đó có khoảng 30 triệu tấn được dùng làm bột cá và các mục đích phi thực phẩm khác (Bảng 1.3). Bảng 1.3: Các mức dự kiến của tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 (triệu tấn) Diễn giải Bi quan Lạc quan 1. Đánh bắt 80 105 2. Nuôi trồng 27 39 Tổng sản lượng 107 144 + Không dùng cho tiêu thụ trực tiếp 33 30 + Con người tiêu thụ trực tiếp 74 114 Nguồn: FAO, 1998. Sự phát triển của ngành thuỷ sản còn gặp rất nhiều trở ngại cả về các vấn đề sinh học, môi trường, kỹ thuật, kinh tế-xã hội và chính sách. FAO (2000) xác định ba nhóm vấn đề cơ bản: (1) khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các công nghệ và nguồn tài chánh, (2) các tác động về môi trường, (3) dịch bệnh thuỷ sản. Vì vậy, những vấn đề sau đây được NACA & FAO (2000) đánh giá là cần được ưu tiên nghiên cứu để tìm ra giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong thời gian đầu của thế kỷ 21: - An toàn lương thực và sự chấp nhận NTTS của các hộ nghèo ở vùng nông thôn. - Kỹ thuật và công nghệ mới bao gồm cả nuôi trong hệ thống tuần hoàn, nuôi lồng bè trên biển, sử dụng nguồn nước kết hợp, quản lý tổng hợp các hệ sinh thái, gia hoá (thuần hóa) và chọn lọc bầy thuỷ sản bố mẹ cũng như cải tiến gen. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 7
  16. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Kỹ thuật canh tác để tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững của môi trường. - Quản lý sức khỏe của đối tượng nuôi. - Dinh dưỡng trong NTTS. - Sử dụng sản phẩm có liên quan chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. - Thúc đẩy thương mại thuỷ sản, hỗ trợ các hợp tác vùng và quốc tế. - Gia tăng đầu tư, tăng cường sự hỗ trợ về thể chế và giáo dục /huấn luyện cho NTTS. Mặc dù mỗi quốc gia có tiềm năng lớn về thủy sản đã và đang có chiến lược và các chính sách được đề ra cho việc phát triển NTTS, nhưng các chiến lược và chính sách này cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy hải sản và biến động của các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong từng quốc gia, từng khu vực và trên toàn thế giới. 1.4. Vai trò và quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam 1.4.1. Vai trò của ngành thủy sản Việt Nam Đã có rất nhiều tài liệu đề cập tới vai trò tích cực của thủy sản đối với xã hội loài người và nhìn chung có thể tóm tắt các vai trò đó ở Việt Nam như sau: - Cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người. Sản phẩm thủy sản là nguồn đạm động vật rẻ tiền cho người nghèo và là nguồn dinh dưỡng ít nguy hiểm cho người giàu. Trên toàn thế giới hiện nay, mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản là 5-9,7 kg/người/năm. Ở Việt Nam, mức tiêu thụ là 13-15 kg và riêng ở ĐBSCL thì con số này cao hơn 30 kg. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cả về thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi cũng như các mục đích khác. - Tạo thêm nguồn ngoại tệ mạnh cho công cuộc phát triển đất nước. Ngành thuỷ sản thường đứng hàng thứ 3 tới thứ 5 trong tổng kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu. - Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày một gia tăng của cả nước. Tính từ những năm cuối thập kỷ 90, hằng năm có khoảng 3 triệu lao động tham gia nghề cá, trong đó nuôi trồng khoảng 500 ngàn lao động và hơn 1 triệu lao động dịch vụ trong toàn ngành. - Là thị trường cho nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác (nguyên nhiên vật liệu, hóa chất, xây dựng, vận tải, nghiên cứu và đào tạo, v.v.). - Góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có. - Tăng cường tính đoàn kết hợp tác trong sản xuất của những người tham gia sản xuất thuỷ sản và trong cộng đồng dân cư, góp phần phát triển cộng đồng nông thôn. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 8
  17. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 Sản phẩm thủy sản là sản phẩm truyền thống của các nước Châu Á nơi chiếm đa số dân số thế giới. Với sự gia tăng dân số và các vấn đề nảy sinh gần đây liên quan tới chất lượng sản phẩm từ gia súc gia cầm thì sản phẩm thủy sản, đặc biệt là từ nuôi trồng thủy sản, sẽ tiếp tục giữ vững vai trò của mình thông qua các ưu thế sau: - Cung cấp năng lượng, các vitamin A, D, B12, và các khoáng chất vi lượng cần thiết khác cho đại bộ phận dân số của Việt Nam; - Hàm lượng protein cao nhưng mức cholesterole thấp hơn so với các nguồn đạm động vật khác vì vậy tốt hơn cho sức khỏe con người; - Hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, bình quân FCR trong khoảng 1,5-2,0 và không đòi hỏi chi phí thức ăn cao, trong khi FCR của gia cầm là 2,0-2,5 và của gia súc là 2,5-3,5. 1.4.2. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam Một cách tổng quan, sự phát triển của ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng đối với Việt Nam không chỉ về mặt kinh tế và môi trường mà cả về an ninh lương thực và an ninh xã hội. Nhìn chung, tiềm năng của ngành thủy sản của Việt Nam là rất lớn cả về khai thác và nuôi trồng. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong thập kỷ qua được tóm lược trong bảng tổng kết các chỉ tiêu chủ yếu của khai thác và NTTS trên website của Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản (Chú ý tham khảo thêm: “Mười sự kiện nổi bật của ngành thủy sản trong thập kỷ 90” trong Tạp chí Thuỷ sản, số 5/ 2000 và các báo cáo hằng năm của Bộ Thủy sản, 2002-2004). Miền núi & Có rất nhiều nguồn tài liệu giúp nắm Trung du thêm thông tin về tiềm năng và sử dụng phía Bắc diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy Đồng bằng sản ở Việt Nam. Lưu ý là diện tích tiềm sông Hồng năng thường thay đổi do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu sản Duyên hải Bắc Trung xuất nông nghiệp và tác động của những bộ công trình thủy lợi, thủy điện, tái định Duyên hải Miền cư và chính sách bảo vệ môi trường. Trung Về mặt lịch sử, Việt Nam được chia làm 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Tây nguyên Theo cách phân chia vùng địa lý kinh tế, có 7 vùng sinh thái trong đó vùng Miền Miền Đông núi và Trung du phía Bắc được chia làm Nam bộ 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (Hình 1.1). Miền Trung gồm 3 vùng và Miền Đồng bằng Nam gồm 2 vùng. sông Cửu Long Điều kiện sinh thái và kinh tế-xã hội của mỗi vùng tạo ra các điều kiện và Hình 1.1: Các vùng sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khó khăn riêng cho phát triển thủy sản ở từng vùng. Xét ở mức bình quân của toàn quốc, cho tới năm 2002 đã có khoảng 59,5% tổng diện tích mặt nước tiềm năng được dùng cho nuôi trồng thủy sản, trong đó mức độ sử dụng mặt nước tiềm năng ở các thủy vực mặn lợ cao hơn so với ở các thủy vực nước Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 9
  18. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 ngọt (76,8% so với 45,0%). Mức độ sử dụng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản cao nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, kế đó là Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Miền Trung. (1) Miền núi và trung du phía bắc: Trải rộng trên 15 tỉnh, trong đó Quảng Ninh là tỉnh duy nhất giáp biển. Vùng này có tổng diện tích 10.096.400 ha (tương đương 30,7% diện tích của Việt Nam). Tiềm năng diện tích nuôi thủy sản của vùng là 198.000 ha (11,84% diện tích tiềm năng của Việt Nam). Hồ tự nhiên và nhân tạo của vùng chiếm khoảng 69% tổng diện tích mặt nước lớn của cả nước. Năm 2002, đã có khoảng 33,8% tổng diện tích tiềm năng được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện thích hợp cho nuôi cá lồng ở biển, có thể lên tới 3,300 ha. Bảng 1.4: Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước cho NTTS của Việt Nam (2002) Loại hình mặt nước 1994 2002 Tiềm năng, Sử dụng, Tỷ lệ sử dụng Tiềm năng, Sử dụng, Tỷ lệ sử dụng, 1994 (ha) 1994 ( ha) 1994 (%) 2001 (ha) 2002 ( ha) 2002 (%) 1. NƯỚC NGỌT 1136.231 387.680 34,1 911.740 410.537 44,8 + Ao hồ nhỏ 116.136 35.400 30,5 144.551 101.648 70,3 + Mặt nước lớn 340.055 117.610 34,6 244.361 38.570 15,8 + Ruộng trũng 580.040 234.670 40,5 446.151 239.379 53,7 + Khác 100.000 - 0,0 76.677 29.103 38,0 2. NƯỚC MẶN LỢ 960.130 167.901 17,5 761.138 584.564 76,8 + Vùng triều 660.130 167.910 25,4 635.383 577.412 90,9 + Vịnh, vũng quanh đảo 300.000 - 0,0 125.755 7.152 5,7 3. ĐẤT CÁT VEN BIỂN - - - 20.000 0.120 0,6 TỔNG CỘNG 2096.361 555.590 26,5 1692.878 995.101 58,7 Nguồn: Tổng hợp từ nhiều báo cáo của Bộ Thủy sản, 2001-2003. (2) Đồng bằng sông Hồng: gồm có 8 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng). Tổng diện tích của vùng là 1.478.900 ha (tương đương với 4,5% tổng diện tích của cả nước). Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản là 185.288 ha (hay 11,08% tiềm năng diện tích mặt nước của Việt Nam). Năm 2002, đã có khoảng 52,1% tổng diện tích mặt nước tiềm năng được sử dụng dụng cho nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, khoảng 39.776 ha mặt nước của Vịnh Bắc Bộ có thể sử dụng được để nuôi biển. (3) Bắc duyên hải Miền Trung: gồm 6 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 5.150.000 ha (tương đương 15% cả nước). Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản 132.758 ha (hay 7,94% tổng diện tích tiềm năng của Việt Nam. Năm 2002, đã có khoảng 46,2% tổng diện tích mặt nước tiềm năng của vùng được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Ở vùng này cũng có thể sử dụng khoảng 37.638 ha mặt biển cho nuôi biển. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 10
  19. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 (4) Nam duyên hải Miền Trung: có 7 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Đà Nẵng). Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 4.420.000 ha với diện tích mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản là 61.366 ha (tương đương với 3,67% tổng tiềm năng diện tích mặt nước của Việt Nam. Đây là vùng đi tiên phong trong sản xuất tôm giống tôm biển và nuôi thịt mang tính thương mại. Năm 2002 đã có khoảng 37,2% tổng diện tích tiềm năng được dùng cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, có rất nhiều hồ chứa cùng với khoảng 22.000 ha mặt biển có thể dùng cho nuôi trồng thủy sản. (5) Tây nguyên: là vùng gồm 5 tỉnh với tổng 5.440.000 ha. Vùng này chiếm khoảng 11,6% tổng diện tích hồ chứa và có tiềm năng diện tích mặt nước khoảng 34.186 ha (hay 2,04% tổng diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam). Năm 2002 đã có khoảng 32,8% tổng diện tích tiềm năng được dùng cho nuôi trồng thủy sản. (6) Đông Nam Bộ: gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Tp. Hồ Chí Minh) với tổng diện tích tự nhiên là 2.340.000 ha (hay 7,0% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tiềm năng diện tích mặt nước của vùng là 97.433 ha (tương đương 5,82% tổng tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Năm 2002, đã có khỏang 24,7% diện tích tiềm năng này được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. (7) Đồng bằng sông Cửu Long: gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích 3.960.000 ha (hay 12,0% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản của vùng được xác định là khoảng 963.700 ha (tương đương với 57,61% tổng diện tích tiềm năng của cả nước). Năm 2002, đã có khoảng 73,9% diện tích tiềm năng này được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Tới năm 2000, có khoảng 5.314.000 người sống dọc theo vùng ven biển của Việt Nam. Số dân này thuộc về 714 xã và 116 thị trấn của 28 tỉnh và thành phố ven biển (5 tỉnh ở Miền Bắc, 6 ở Bắc Trung Bộ, 8 ở Nam Trung Bộ, và 10 ở ven biển phía Nam). Trong tổng số dân sống ven biển này, hơn 4 triệu người sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở vùng đầm phá hoặc trên đảo. Năm 1995, lực lượng lao thường xuyên trong ngành là 1.039.000. Trong đó 560.000 lao động tham gia khai thác, 420.000 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản và 59.000 lao động trong các xí nghiệp chế biến thủy sản. Những con số về lực lượng lao động tương ứng vào năm 2000 là: 2.237.000; 427.000; 560.000; và 250.000. Ngoài ra, còn có khoảng 1 triệu lao động tham gia dưới dạng các dịch vụ hỗ trợ cho ngành thủy sản (Bộ Thủy sản, 2002). Từ đầu những năm của thập kỷ 90, Việt Nam thường xuyên đứng hàng thứ bảy trên thế giới về tổng sản lượng sản phẩm thủy sản. Từ năm 2000, Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD và đứng hàng thứ 29 về sản lượng thủy sản xuất khẩu. Cho tới đầu năm 2001, cả nước đã có 266 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó 77 nhà máy đã đạt tiêu chuẩn xuất sản phẩm sang thị trường Châu Âu. Các con số này đã là trên 300 và 153 nhà máy vào cuối năm 2004 (Bộ Thủy sản, 2004). Đóng góp của sản phẩm thủy sản trong tổng giá trị nông lâm thuỷ sản phẩm của Việt Nam được thể hiện ở Bảng 1.5 theo xu hướng gia tăng hằng năm. Tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) theo khuynh hướng chung là ngày càng giảm đi mặc dù có sự gia tăng về giá trị thực của tổng sản lượng và tổng giá trị. Nhưng đóng góp của thuỷ sản trong tổng giá trị nông lâm ngư nghiệp trong những năm gần đây có xu Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 11
  20. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 hướng gia tăng hằng năm cả về tổng giá trị thực và tỷ trọng, tăng từ 11,6% trong năm 1990 lên 18,1% vào năm 2001. Mọi sự phát triển đều có ngưỡng tới hạn và chúng ta một khi mong muốn có một nghề cá bền vững thì cũng cần chấp nhận một mức tới hạn về sản lượng trong tương lai gần của nghề cá Việt Nam cả trong khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Bảng 1.5: Thủy sản và nông nghiệp của Việt Nam (theo giá cố định năm 1994) Diễn giải 1990 1993 1996 1999 2000 2001 Tổng cộng (tỷ đồng) 69.952,7 84.087,5 103.017,5 124.620,6 133.889,1 140.185,5 1. Thủy sản 8.135,2 10.707,0 15.369,6 18.252,7 21.777,4 25.568,9 2. Nông nghiệp 61.817,5 73.380,5 87.647,9 106.367,9 112.111,7 114.616,6 Tỷ trọng của thủy sản/ tổng cộng (%) 11,6 12,7 14,9 14,6 16,3 18,2 Nguồn: NXB Thống kê, 2000-2001. Theo Bộ NN&PTNT và Bộ Thủy sản (2003, 2004): có nhiều biến động đối với thị trường sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Nhật liên tục tăng về giá trị nhưng giảm dần về tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (1998: 42,3% và 2001: 26,1%). Trong khi đó thị trường Mỹ đã thành vị trí dẫn đầu (1998: 11,6% và 2001: 27,8%). Các vụ kiện bán phá giá cá da trơn (2003) và tôm (2004) đã từng làm cho nghề nuôi hai đối tượng nuôi chủ lực này lao đao trong thời gian qua và Nhật đã quay lại vị trí số 1 (32%), Mỹ (24,7%) và Châu Âu gia tăng thêm vai trò với 10,3%. Cần quan tâm phát triển cả cả thị trường trong và ngoài nước cho các sản phẩm thủy sản trong khi các rào cản thương mại cần được hết sức chú ý trong việc phát triển nghề cá Việt Nam theo tiến trình hội nhập với sự phát triển chung của nghề cá và kinh tế toàn cầu đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản cũng như kiểm soát môi trường. 1.5. Quan điểm tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững 1.5.1. Mối quan hệ giữa thủy sản và môi trường Khi xem xét sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, cần xem xét tác động hai chiều từ cả hai phía: các tác động tích cực và tiêu cực. (1) Ảnh hưởng của môi trường đối với nuôi trồng thủy sản bao gồm: - Môi trường tự nhiên bao gồm khí hậu, đất, nước .v.v. ảnh hưởng rất lớn tới sức sản xuất của đất đai/diện tích mặt nước, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản và thức ăn tự nhiên. - Môi trường nhân tạo như: mức độ ô nhiễm (xói mòn, thoái hóa đất, khói, bụi, chất thải rắn, lỏng, khác, ) thường được nhìn nhận theo tác động tiêu cực đối với cả Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 12
  21. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 nguồn lợi thuỷ sản và các hoạt động nuôi trồng. Nếu các yếu tố này được quản lý tốt sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển của ngành thuỷ sản. (2) Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đối với môi trường cần được xem xét cả hai mặt tích cực và tiêu cực: • Tác động tích cực của NTTS có thể được liệt kê qua một số ví dụ cụ thể như sau: - Khi nuôi cá trong ruộng lúa: số lượng hóa chất sử dụng cho lúa được giảm xuống. - NTTS để xử lý nước, chất thải từ khu chăn nuôi, khu công nghiệp. - Giúp đa dạng hóa các đối tượng sản xuất, tăng mức đa dạng sinh học, . • Tác động tiêu cực của NTTS: - Sản xuất nông lâm ngư thường hướng tới việc thâm canh hóa, điều này làm tăng mức độ ô nhiễm ngay trong khu vực sản xuất và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. - Nạn phá rừng và khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản làm suy giảm môi trường và làm tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ, đặc biệt là đối với các hệ sinh thái rừng ngập. - Mở rộng diện tích nuôi thủy sản vùng ven biển làm tăng độ mặn vùng ven biển. - Gia tăng diện tích và mức thâm canh có thể làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm. - Tăng mức sử dụng hóa chất, thuốc có thể làm ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn tự nhiên. - Việc di nhập và lai tạo các giống loài mới có thể làm mất đi một số giống loài đang có sẵn trong nước và có thể làm lan truyền một số giống loài bất lợi (ốc bươu vàng, cá chim trắng, ). 1.5.2. Tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững a. Quan điểm tiếp cận theo hệ thống: Quan điểm tiếp cận theo hệ thống cho thấy trong nghiên cứu cần nhìn nhận một sự việc trong tổng thể các mối liên hệ, trong đó đặc biệt chú ý tới mức độ của các hoạt động, sự việc. Khi xem xét, phân tích các hoạt động của một nông hộ, không thể tách ra khỏi hoạt động của các nông hộ xung quanh ngay tại địa bàn đó cũng như các hoạt động kinh tế, môi trường, chính sách của vùng và khu vực. Rõ ràng rằng, trong một trang trại hay nông hộ, người nông dân không chỉ có các hoạt động nông nghiệp mà họ còn các hoạt động làm thuê, làm mướn hay các ngành nghề khác cũng như các hoạt động chung cho cộng đồng. Trong nghiên cứu phát triển, cấp độ nghiên cứu và sự liên quan giữa các hợp phần cần được xem xét theo quan điểm hệ thống nghĩa là từng hệ phụ hay hợp phần cần phải tương thích với các hệ phụ hay hợp phần xung quanh, hệ thống cấp thấp phải tương thích với các hệ thống cấp cao hơn (Hình 1.2). Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 13
  22. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 VĨ MÔ (quốc tế, quốc gia, vùng) VI MÔ (đơn vị sản xuất, hộ) Các hoạt động nông nghiệp Thủy sản Khai thác Nuôi TS Chế biến Hình 1.2: Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu b. Khái niệm về phát triển bền vững (phát triển ổn định): Theo Thông tin Chuyên đề Thủy sản (Số 3/2004): “Từ hơn một thập kỷ qua, trên thế giới người ta luôn nhắc đến Phát triển bền vững (PTBV). PTBV đã trở thành mục tiêu cụ thể mà mọi ngành kinh tế đều muốn hướng tới. Và dường như, ai cũng nghĩ rằng mình đã hiểu PTBV là gì, nhưng trong thực tế, việc xây dựng một định nghĩa cụ thể về PTBV chung cho toàn cầu vẫn luôn là bài toán không dễ giải quyết Tại cuộc họp thượng đỉnh về phát triển bền vững (PTBV) được tổ chức gần đây, các đại biểu đã xác định rằng PTBV là một phần nhiệm vụ của hầu hết các tổ chức quốc tế, quốc gia, các thành phố và các địa phương, các công ty liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ. Tại cuộc họp nói trên, PTBV được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển và môi trường, là sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, khi đề cập đến những điểm cốt lõi là cái gì sẽ được duy trì, cái gì cần được phát triển, môi trường sẽ gắn kết với phát triển như thế nào và trong bao nhiêu lâu thì lại có rất nhiều quan niệm khác nhau. Có nhiều quan điểm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống trợ giúp cho cuộc sống bền vững, trong đó tự nhiên hay môi trường được coi là khởi nguồn của các nguồn lợi và phục vụ cho cuộc sống thiết thực của loài người. Ngược lại, cũng không ít quan điểm lại coi chất lượng thực và đa dạng sinh học của tự nhiên là quan trọng chứ không phải là giá trị sử dụng được của tự nhiên. Cuối cùng, cũng có một số yêu cầu phải duy trì sự đa dạng về văn hoá, về sinh kế, về các nhóm dân cư và nơi sinh sống của những cộng đồng dân cư, đặc biệt là những vùng đang bị đe doạ. Tóm lại, có 3 phạm trù cần được phát triển là: con người, nền kinh tế và xã hội.” Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 14
  23. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 Quan điểm phát triển bền vững hay phát triển ổn định (sustainable development) nhìn chung được tóm tắt như là sự phát triển trong đó đảm bảo sự cân bằng của các mặt: kỹ thuật-sinh học; kinh tế-xã hội; môi trường trong cả hiện tại và tương lai (Hình 1.3 và xem thêm Bảng 1.6). Một số định nghĩa cơ bản về phát triển bền vững được trình bày sau đây. “Phát triển bền vững là quá trình quản lý & bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi về công nghệ và thể chế theo một phương thức đảm bảo đạt được và thỏa mãn liên tục các nhu cầu của con người thuộc thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Sự phát triển như vậy giúp bảo tồn đất đai, nguồn nước và các nguồn gen động thực vật, là không làm suy thoái môi trường, hợp lý về kỹ thuật, dễ thấy về lợi ích kinh tế, và chấp nhận được về mặt xã hội.” (FAO, 1991). Sinh học & Kỹ thuật Kinh tế-xã hội & chính sách Môi trường Hình 1.3: Khái niệm về phát triển bền vững Trong sản xuất nông ngư, khái niệm về sự phát triển bền vững được tóm lược trong hai định nghĩa trình bày trong Lớp tập huấn của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP, 1998) như sau: “Nông nghiệp bền vững cần phải bao gồm việc quản lý thành công các nguồn tài nguyên để thỏa mãn những nhu cầu của con người luôn thay đổi, trong khi vẫn duy trì, hoặc nâng cao chất lượng môi trường & bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên” (Technical Advisory Committee in ADB, 1991). “Các hệ thống nông nghiệp bền vững là những hệ thống có giá trị quan trọng về mặt kinh tế, đáp ứng được các nhu cầu an toàn về lương thực & dinh dưỡng của xã hội, trong khi vẫn bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước và chất lượng môi trường cho các thế hệ tương lai” (Agriculture Canada in ADB, 1991). Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 15
  24. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 Ví dụ về việc phân tích nghề nuôi tôm biển ở Đồng bằng sông Cửu Long theo quan điểm phát triển bền vững được trình bày trong Hình 1.4. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cho thấy: nghề nuôi tôm ven biển đã, đang và sẽ phải đối phó với các vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Để phát triển nghề nuôi tôm biển một cách bền vững ở vùng Đồng bằng này thì các giải pháp cần phải được sử dụng một cách liên hoàn và đồng bộ, trong đó công tác qui hoạch ngành theo vùng và tiểu vùng cũng như các chính sách hỗ trợ đóng vai trò hàng đầu. (1) Thi ết kế công trình (1) Rừng ngập mặn (2) Chất lượng các đầu vào Kỹ thuật & (2) Nguồn lợi thủy sản Môi trường Sinh học (3) Lực lượng kỹ thuật (3) Sử dụng hóa chất/ thuốc (4) Trình độ kỹ thuật, công nghệ (4) Ô nhiễm đất & nước (5) Quản lý & kiểm soát bệnh Kinh tế-xã hội & Chính sách (1) Chiến lược phát triển & công tác qui hoạch (2) Hệ thống chính sách hỗ trợ (3) Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề nuôi (4) Thị trường đầu vào (vốn, giống, t/ăn, thú y) (5) Thị trường đầu ra (trong nước & quốc tế) (6) Qui mô sản xuất nhỏ, phân tán (7) Quản lý chất lượng (đầu vào, đầu ra) (8) Nhận thức & tinh thần hợp tác Hình 1.4: Phân tích nghề nuôi tôm biển ở ĐBSCL theo quan điểm phát triển bền vững (Sinh, 2003) • Ghi chú: Do có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững nên các mục tiêu của phát triển bền vững cần phải được xem xét và thảo luận ở từng trường hợp. Các mục tiêu tổng quát được trình bày trong Bảng 1.6. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 16
  25. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 Bảng 1.6: Phân loại các mục tiêu phát triển bền vững Những gì phải duy trì Những gì cần được phát triển Tự nhiên Con người Trái đất Tỷ lệ sống của trẻ em Ða dạng sinh học Tuổi thọ Các hệ sinh thái Giáo dục Sự bình đẳng Cơ hội bình đẳng Hỗ trợ cuộc sống Nền kinh tế Các dịch vụ của hệ sinh thái Sự thịnh vượng Các nguồn lợi Các ngành sản xuất Môi trường Sự tiêu thụ Cộng đồng Xã hội Các nền văn hoá Các thể chế Các nhóm dân cư Các nguồn vốn xã hội Các nơi sinh sống Các quốc gia Các khu vực Nguồn: Parris & Kates (Thông tin Chuyên đề Thủy sản, Số 3-2004) 1.5.3. Các nguyên tắc cung cấp cho tương lai và một số chú ý trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn • Các nguyên tắc cung cấp cho tương lai: Việc cung cấp cho tương lai, theo Burger (Lớp tập huấn của VNRP, 1998), cần phải tuân thủ sự lồng ghép của bốn nguyên tắc sau đây: (1) Nguyên tắc hiệu suất tài nguyên: các nguồn tài nguyên không bị khai thác quá mức và sử dụng sai mà phải được sử dụng một cách đầy đủ hiệu suất tiềm năng. (2) Nguyên tắc tính đủ: cần được giới hạn ở mức cần thiết tuyệt đối, nhằm tạo ra việc sử dụng tài nguyên cho các thế hệ tương lai. (3) Nguyên tắc nhất quán: từng hệ phụ cần phải tương thích với các hệ phụ xung quanh, tương thích với các hệ thống cấp cao hơn, và với toàn bộ hệ sinh thái của trái đất. (4) Nguyên tắc đề phòng: nguồn tài nguyên nào có nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng và không thể đảo ngược được, nếu thiếu độ chắc chắn đầy đủ về mặt khoa học, sẽ không được sử dụng và coi đây là một lý do vì các biện pháp trì hoãn chi phí lợi ích để phòng ngừa suy thoái môi trường. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 17
  26. Kinh tế Thủy sản – Chương 1 • Một số chú ý trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn: Việt Nam là một nước có nền tảng là nông nghiệp và cộng đồng dân cư sống ở vùng nông thôn còn chiếm tỷ lệ khoảng 75% tổng dân số. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn (trong đó có thuỷ sản) trong tình hình mới cần lưu ý tới một số vấn đề sau: - Chiến lược chung là phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về tổng quan, đây là một quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn nhằm phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng đa dạng hóa theo quan điểm thị trường cả với đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh kết hợp với việc giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội. - Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hoá trong quá trình phát triển. Các vấn đề như: cổ phần hóa các doanh nghiệp, tích tụ ruộng đất, chuyển dịch lao động và dân cư, tăng cường hợp tác hóa trong sản xuất, phát triển cộng đồng cần được tâm. - An toàn lương thực cần được hiểu theo các cấp độ: (1) An ninh lương thực – đảm bảo về số lượng; (2) An ninh dinh dưỡng – đảm bảo về số lượng và dinh dưỡng; (3) an ninh thực phẩm bao gồm cả về số lượng, dinh dưỡng và chất lượng. Ngành thuỷ sản của Việt Nam hiện đang phấn đấu để đạt được mức 2 trong khi các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cần phải đáp ứng được các yêu cầu của mức 3 theo các thị trường chủ yếu trên thế giới. Đây cũng là vấn đề mấu chốt trong quá trình hội nhập chung với kinh tế toàn thế giới. 1.6. Bài tập Chương 1 Sử dụng ma trận SWOT (S = Strengths, W = Weaknesses, O = Opportunities, T = Threats) để phân tích các thuận lợi hay điểm mạnh (S) và các điểm yếu hay khó khăn (W) cũng như các cơ hội (O) và nguy cơ (T) đối với việc phát triển một mô hình sản xuất trong một đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản hoặc đối với một đối tượng hay một mô hình sản xuất của ngành thủy sản tại một địa bàn cụ thể. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 18
  27. Chương 2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Chương này bao gồm phần trình bày các khái niệm cơ bản trong kinh tế và quản lý để làm nền tảng cho việc truyền đạt các vấn đề liên quan tới quản lý kinh tế trong các chương tiếp theo. 2.1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế (1) Kinh tế: có 2 định nghĩa cơ bản liên quan tới kinh tế được trình bày ở đây: - Kinh tế là sự nghiên cứu việc sử dụng các tài nguyên như thế nào để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con người. Những nghiên cứu đó quan tâm tới người sản xuất và người tiêu dùng ở cả hai mức độ cá nhân cũng như tổng thể (Doll and Orazem, 1984). - Kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu việc sử dụng các tài nguyên có hạn nhằm thỏa mãn những nhu cầu vô hạn của con người (Richard Lipsey, 1990). Trong kinh tế, tùy theo mục tiêu và phạm vi nghiên cứu mà có thể phân ra thành tầm mức vĩ mô (macro) hay vi mô (micro). Với cả hai mức độ này thì các nghiên cứu đều có thể được thực hiện ở một trong 2 dạng nghiên cứu: tĩnh (static) hoặc động (dynamic). Tuy nhiên, tính không ổn định hay tính xác suất (uncertainty) là đặc điểm chung cần phải quan tâm đối với tất cả các nghiên cứu dù ở tầm mức vĩ mô hay vi mô, tĩnh hay động. Đối với các nghiên cứu mang tính động (dynamic) thì cũng có thể được dùng để xem xét xu hướng (trend). STATIC Uncertainty MICRO TREND MACRO DYNAMIC Uncertainty Hình 2.1: Mức độ nghiên cứu trong kinh tế (Doll and Orazem, 1984)
  28. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 (2) Sản xuất: Là các hoạt động khai thác, chế tạo, gia công các sản phẩm hàng hóa. (3) Gia công: Là hoạt động sản xuất mà người đặt hàng giao toàn bộ nguyên liệu hoặc nguyên liệu chính và trả tiền gia công cho cơ sở/người sản xuất. (4) Sản phẩm: Là những hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện mục tiêu kiếm lời của doanh nghiệp thông qua việc bán hàng. (5) Dịch vụ: Là kết quả của một hoạt động không thể hiện bởi những sản phẩm vật chất mà bởi tính hữu ích có giá trị kinh tế của nó như: thương mại, chuyên chở, du lịch, quản trị, chăm sóc sức khỏe, nghề tự do, v.v. (6) Trao đổi hàng hóa, dịch vụ: Là việc dùng hàng hóa, dịch vụ để thanh toán thay tiền. (7) Diện tích: Là khái niệm về mặt không gian, trong nông lâm ngư nghiệp gồm có một số khái niệm về diện tích như sau: - Diện tích tự nhiên: là tổng diện tích của đơn vị (ví dụ: một doanh nghiệp NTTS có tổng diện tích là 100 ha); - Diện tích canh tác: là diện tích có thể canh tác (doanh nghiệp ở ví dụ trên có diện tích có thể nuôi là 80 ha); - Diện tích nuôi trồng: là diện tích có chi phí từng vụ hoặc năm như: cải tạo, thả giống, (doanh nghiệp trên có diện tích thả giống vụ 1: 50 ha, vụ 2: 30 ha); - Diện tích thu hoạch: là diện tích nuôi trồng thực sự được thu hoặc, hoặc một phần hoặc toàn bộ (doanh nghiệp trên có diện tích thu hoạch vụ 1: 45 ha, vụ 2: 25 ha). (8) Năng suất: Gồm có 3 dạng chính: - Năng suất lao động theo thời gian, hay theo đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ; - Năng suất đất đai, hoặc diện tích mặt nước hay thể tích nước; - Năng suất theo thể tích nước. (9) Chi phí hạch toán: Là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong 1 kỳ kinh doanh nhất định (vụ, đợt, năm). (10) Chi phí kinh tế: Bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp thực tế chi ra và các chi phí mà doanh nghiệp không thực sự chi ra (hay chi phí cơ hội, khái niệm này sẽ được trình bày rõ hơn ở Chương 3). (11) Giá thành: Là tổng chi phí vật chất và lao động có liên quan để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ tại đơn vị sản xuất. (12) Giá cả: Là số tiền mà người muốn mua và người muốn bán thỏa thuận với nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường. (13) Thị trường: được hiểu theo hai cách: (a) Là nơi người mua và người bán đến với nhau để trao đổi, mua bán sản phẩm (SP). (b) Là tổng hòa các mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 20
  29. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 (14) Cầu (demand): Cầu của một hàng hóa là khối lượng, số lượng hàng hóa đó tại một thời điểm nhất định mà người mua chấp nhận mua với giá cả. Do đó, tổng nhu cầu (Aggregate Demand) là trường n của các nhu cầu đơn. (15) Cung (Supply): Cung của một hàng hóa là số lượng, khối lượng hàng hóa đó được mang ra bán trên thị trường tại một thời điểm nhất định với giá cả. Do đó, tổng khả năng cung cấp (Aggregate Supply) là trường n của các nguồn cung. (16) Phân phối: Là các quá trình kinh tế và những điều kiện tổ chức có liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng loạt hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất hay người cung ứng tới người tiêu thụ với những điều kiện hiệu qủa tối đa. (17) Sản lượng sản phẩm (Qsp): Là số lượng hay khối lượng sản phẩm làm ra hoặc dịch vụ cung cấp. Nếu S là diện tích, V là thể tích, N là năng suất sản phẩm làm ra trên 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích. Qsp = S . N hoặc Qsp = V . N (18) Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: Là số lượng hay khối lượng sản phẩm mà đơn vị có thể sản xuất ra trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Do tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đặc tính sinh vật của đối tượng nuôi trồng mà có thể có nhiều hơn 1 vụ hay đợt sản xuất/năm (hay sự gối vụ giữa các năm). (19) Giá trị sản lượng (Total value of product = TVP): Là biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản lượng sản phẩm. Nếu P là đơn giá sản phẩm (giá của 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ), TVP = Qsp . P (20) Giá trị sản lượng hàng hóa: Là biểu hiện bằng tiền của số lượng hay khối lượng sản lượng sản phẩm mà đơn vị đã hoàn thành và có thể mang bán ra khỏi đơn vị. Nếu toàn bộ sản phẩm được bán thì Giá trị sản lượng hàng hóa bằng TVP. (21) Doanh thu (Total revenue = TR): Là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền dịch vụ sau khi thực hiện việc bán hàng, trả hàng gia công hoặc cung ứng dịch vụ (Qi là sản phẩm thứ i, tương ứng với giá Pi). n TR = ∑ Qi.Pi i=1 (22) Thuế: Là một số tiền nhất định mà nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chung có tính chất xã hội tùy thuộc vào khả năng chịu thuế của mỗi doanh nghiệp. Có nhiều loại thuế khác nhau đối với mỗi loại doanh nghiệp tùy theo loại hình và đối tượng sản xuất kinh doanh, ví dụ như: - Thuế sử dụng đất đai hay diện tích mặt nước; - Thuế tài nguyên; - Thuế doanh thu hay thuế thu nhập; - Thuế trị giá gia tăng (VAT); - Thuế xuất nhập khẩu; - Thuế lợi tức. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 21
  30. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 (23) Lợi nhuận (LN hay Profit = PR): Là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí và thuế. Như vậy lợi nhuận được tính theo hai quan điểm như sau: LỢI NHUẬN HẠCH TOÁN = DOANH THU - CHI PHÍ HẠCH TOÁN LỢI NHUẬN KINH TẾ = DOANH THU - CHI PHÍ HẠCH TOÁN – CHI PHÍ CƠ HỘI Để so sánh giữa các đơn vị có thể dùng cách tính: LỢI NHUẬN = GIÁ CẢ - GIÁ THÀNH 2.2. Các khái niệm cơ bản trong quản lý Quản lý là một khái niệm rất đa dạng, với chức năng điều khiển thì quản lý diễn ra trên 3 lãnh vực: (i) quản lý giới vô sinh; (ii) quản lý giới hữu sinh; (iii) quản lý xã hội. (1) Quản lý xã hội: Là đặc thù của lao động quản lý và nó thể hiện qua các hoạt động: (i) quản lý nhà nước; (ii) quản lý các tổ chức xã hội; (iii) quản lý kinh tế. (2) Quản lý kinh tế: Thực chất là quản lý con người và tập thể người lao động. Theo nghĩa rộng, họ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý. Do đó quản lý kinh tế phải dựa vào người lao động và quyền lợi thiết thân của họ. (3) Quản lý một doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất kinh doanh: Là dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước và các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để sử dụng đầy đủ và hợp lý nhất các yếu tố sản xuất nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp về tổng sản phẩm và lợi nhuận một cách tốt nhất. Chủ thể quản lý Thông tin phản hồi Thông tin phát đi Đối tượng quản lý Hình 2.2: Qui trình quản lý (4) Phương pháp quản lý: Là cách thức mà chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện các quyết định quản lý. Tùy yêu cầu và mục đích quản lý mà có thể sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp quản lý sau: (i) Phương pháp giáo dục (chưa biết thì cần dạy cho biết); (ii) Phương pháp hành chánh (đã biết rồi thì cần phải thực hiện theo); Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 22
  31. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 (iii) Phương pháp kinh tế (dùng lợi ích kinh tế để khuyến khích hoặc hạn chế); (iv) Phương pháp quản lý theo tâm lý (quan tâm sức khỏe, tâm tư nguyện vọng). 2.3. Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản • Khái niệm về nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo FAO bao gồm 3 yếu tố: ¾ Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản. ¾ Quá trình phát triển của các đối tượng này chịu sự can thiệp của con người. ¾ Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động. Như vậy, nếu một công việc có liên quan tới đối tượng cá tôm cua (hay sản phẩm thủy sản nói chung) mà không hội tụ đủ cả ba yếu tố trên đây thì không được xem là nuôi trồng thủy sản. • Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản (và nông nghiệp nói chung): Sản xuất nông lâm ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác hay nuôi trồng. Các đặc điểm của sản phẩm thủy sản theo quan niệm marketing sẽ được trình bày trong Chương 4. Ở phần này, một số đặc điểm của nghề nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp nói chung được trình bày tóm tắt như sau: (1) Đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. (2) Đối tượng sản xuất là cơ thể sống nên các đặc điểm về mặt sinh học là rất quan trọng. (3) Thời gian lao động không hoàn toàn trùng với thời gian sản xuất, vì vậy cần chú ý tới việc quản lý và đánh giá ở từng khâu công việc. (4) Sản xuất mang tính mùa vụ rất cao do ảnh hưởng của thời tiết, vì vậy cần chú ý tới hiệu quả của việc cung cấp và tiêu thụ theo thời gian. (5) Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản mang tính rủi ro rất cao do nhiều yếu tố tác động. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới loại hình sản xuất nông lâm ngư • Các yếu tố tự nhiên: gồm vị trí địa lý, các điều kiện cụ thể về khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước. • Các yếu tố về kinh tế - xã hội bao gồm: - Mức cạnh tranh và nhu cầu trên thị trường về các loại sản phẩm nhất định (hay sự thay đổi về mặt giá trị của sản phẩm sản xuất ra); - Giá trị đất đai; - Tiền vốn và lực lượng lao động; Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 23
  32. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 - Vòng quay trong sản xuất; - Chi phí vận chuyển và tiếp thị; - Phong tục, tập quán và trình độ của cộng đồng dân cư tại mỗi khu vực địa lý; - Thay đổi trong pháp luật, chính sách và đường lối phát triển kinh tế xã hội. • Các yếu tố sản xuất: Là các yếu tố không thể thiếu cho sản xuất kinh doanh, các yếu tố này cùng với thể chế và chính sách tạo ra môi trường kinh doanh cho mỗi ngành. Các yếu tố sản xuất gồm có: - Nhà kinh doanh (người quản lý) với những quyết định và kỹ năng quản lý; - Đất đai hoặc diện tích mặt nước với một sức sản xuất hay độ phì nhiêu nhất định; - Tiền vốn (tư bản); - Lao động bao gồm lao động kỹ thuật và lao động giản đơn. - Thông tin về kỹ thuật – công nghệ và thị trường (đầu vào và đầu ra). 2.5. Đất đai và diện tích mặt nước (tham khảo thêm Luật Đất đai, 2003) • Loại quyền sử dụng đất đai và mặt nước: do đất đai được xác định là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nên loại quyền sử dụng đất được xem là quan trọng đối với các chủ trang trại. Câu hỏi cần đặt ra là nên mua đất hay thuê đất? - Mua đất có những thuận lợi sau: có thể sử dụng để thế chấp vay tiền; độc lập và tự do trong quản lý; là rào cản giúp chống lại tác động của lạm phát; có độ an toàn và lòng tự hào về chủ quyền; tạo tâm lý cho đầu tư dài hạn giúp làm tăng độ màu mỡ của đất. Tuy nhiên, mua đất cũng có những bất lợi như: lưu lượng tiền mặt bị hạn chế dẫn tới giảm vốn luân chuyển; giảm doanh lợi vốn do hạn chế về vốn luân chuyển; hay hạn chế về quy mô một khi tổng khả năng về vốn bị hạn chế. - Thuê đất có những thuận lợi sau: có nhiều vốn luân chuyển hơn; quy mô linh hoạt hơn; kỹ năng quản trị tăng lên do phải linh hoạt hơn; thực hiện nghĩa vụ tài chính linh hoạt hơn (ví dụ thuê đất theo tỷ lệ ăn chia). Đồng thời, thuê đất cũng có những bất lợi như: không ổn định; thiếu cơ sở hạ tầng cho sản xuất do ngại đầu tư dài hạn; tích lũy tài sản thấp; không an tâm đầu tư dài hạn nên có thể làm tăng nguy cơ đất bị thoái hóa. • Cơ cấu diện tích đất đai và mặt nước theo hạng đất: Tùy theo điều kiện tự nhiên và sức sản xuất của đất đai cũng như đối tượng sản xuất trên đất đó ở mỗi vùng mà các đất đai và diện tích mặt nước được xếp hạng làm cơ sở để tính thuế đất (Bảng 2.1). Cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt đối với việc tính thuế đất sau đây: - Đối với cây ăn trái lâu năm trồng trên đất trồng cây hằng năm: o Bằng 1/3 thuế đất trồng cây hằng năm cùng hạng, nếu là đất hạng 1, 2 và 3; Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 24
  33. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 o Bằng thuế đất trồng cây hằng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, 5 và 6. - Đối với các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần = 4% giá trị sản lượng khai thác. - Hạn mức đất nông nghiệp của hộ gia đình (Hạn điền) theo loại đất và địa phương. Từ 2003, đất trong hạn điền không phải đóng thuế nông nghiệp: o Đất nông nghiệp trồng cây hằng năm: ƒ Các tỉnh Miền Nam (Đông và Tây Nam bộ): không quá 3 ha. ƒ Các tỉnh Trung du và Miền Bắc: không quá 2 ha. o Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: ƒ Các xã đồng bằng: không quá 10 ha. ƒ Các xã trung du và miền núi: không quá 70 ha. - Diện tích vượt hạn mức (vượt hạn điền) được tính theo mức thuế suất bổ sung (20%) căn cứ theo diện tích từng loại vượt quá mức quy định. Bảng 2.1: Các hạng đất và mức thuế Hạng đất Mức thuế với cây hằng năm Mức thuế với cây lâu năm (kg & NTTS (kg lúa/ha/năm) lúa/ha/năm) 1 550 650 2 460 550 3 370 400 4 280 200 5 180 80 6 50 - • Cơ cấu diện tích đất đai và mặt nước theo diện tích và mục đích sử dụng: Cần phân biệt các loại diện tích đất theo mục đích sử dụng trên cơ sở khai thác và quản lý hợp lý nguồn tài nguyên này. Trong nông lâm ngư nghiệp ngoài một số khái niệm như: diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, diện tích nuôi trồng và diện tích thu hoạch, còn có một số diện tích đất nhà xưởng, kho bãi, khu phục vụ sản xuất, đất trống, không sử dụng. 2.6. Vốn của doanh nghiệp Vốn của một đơn vị sản xuất kinh doanh được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm: tiền mặt, số dư tài khoản séc hay số dư tiền gửi, cũng như những loại quỹ luân chuyển khác. Vốn theo nghĩa rộng còn có: tiền đầu tư vào vật nuôi, cây lâu năm, máy móc-nhà xưởng, đất đai và những tài sản có thể mua bán khác. Nói cách khác: vốn là số tiền được đầu tư vào Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 25
  34. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 nguyên nhiên vật liệu, vật tư sử dụng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, là số tiền để mua hay thuê những tài sản phục vụ sản xuất, trả lương và các dịch vụ khác. Trong kinh tế hộ và kinh tế trang trại cũng cần chú ý tới các khoản tiêu dùng cho đời sống gia đình và cá nhân của chủ cơ sở sản xuất. Nguồn gốc của vốn gồm có: (a) Vốn tự có hay vốn của chủ sở hữu (giá trị ròng): là vốn hay là khoản chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ của đơn vị. Nguồn vốn này có thể có được từ rất nhiều loại hình hoạt động của chủ doanh nghiệp và gia đình. Nguồn vốn này cũng có được từ việc chủ sở hữu dùng lợi nhuận để tái mở rộng sản xuất. (b) Vốn tự có từ bên ngoài: do một hay nhiều nhà đầu tư bên ngoài góp vốn cùng với chủ doanh nghiệp trên cở sở hợp đồng theo tỷ lệ ăn chia. (c) Thuê tài sản: tài sản thuê cũng có những lợi thế riêng so với tài sản được sở hữu, nhưng thường có những bất ổn do tài sản thuộc sở hữu của người khác. (d) Ký kết hợp đồng với các nhà dịch vụ đầu tư trong nông lâm ngư, thường là với các chủ doanh nghiệp hay trang trại có những kỹ năng đặc biệt. Nhưng mức lời được hưởng thường thấp hơn so với doanh nghiệp hay trang trại hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của chủ sở hữu. (e) Tín dụng: là năng lực hay khả năng vay mượn tiền, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng và sử dụng vốn, thường chỉ đứng sau vốn tự có. Như vậy, khi sử dụng vốn cần quan tâm tới 2 vấn đề cơ bản: (1) Nên sử dụng tổng số vốn là bao nhiêu? (2) Nên phân bổ lượng vốn hữu hạn như thế nào cho nhiều hướng sử dụng tiềm năng? Khi phải vay mượn vốn cần chú ý tới: (i) Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị; (ii) Mục đích sử dụng vốn; (iii) Thế chấp; (iv) Thời hạn trả nợ; (v) Cách trả nợ; (vi) Tình hình lạm phát của nền kinh tế. Khái niệm về tài sản cố định và các phương pháp tính khấu hao cũng như các hợp phần của chi phí cố định của một đơn vị sản xuất sẽ được trình bày trong Chương 3. Sinh viên có thể tham khảo thêm tài liệu của Nguyễn Thị Song An & ctv (2003, trang 381- 408). 2.7. Lao động trong ngành thủy sản Đối với lao động trong nghề thủy sản cần chú ý tới một số điểm cơ bản sau: - Loại hình lao động theo nguồn lao động: o Lao động gia đình; o Lao động thuê mướn thường xuyên; o Lao động thuê mướn theo thời vụ. - Để xác định nhu cầu, tổ chức và quản lý lao động nên phân biệt các nhóm: o Lao động thường xuyên và lao động thời vụ; Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 26
  35. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 o Lao động kỹ thuật và lao động giản đơn; o Lao động quản lý và lao động trực tiếp. - Năng suất lao động: có thể tính theo thời gian, theo sản phẩm hoặc theo giá trị. - Khi thuê mướn và sử dụng lao động cần quan tâm tới: o Công tác tuyển dụng; o Hợp đồng lao động và các điều khoản ký kết; o Lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động; o An toàn lao động và các điều kiện để cải thiện năng suất, hiệu quả lao động. 2.8. Một số lưu ý đối với việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh phải lưu ý tới việc cung cấp các đầu vào chủ yếu để đảm bảo tính ổn định cho sản xuất, đồng thời giảm thiểu những chi phí và rủi ro trong sản xuất gây ra bởi việc cung ứng các đầu vào. Tại thời điểm bắt đầu của mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, lượng hàng tồn kho là Q và ở cuối chu kỳ là Q = 0. Vì vậy lượng tồn kho trung bình là Q/2 và cần được duy trì suốt chu kỳ với chi phí (C) cho mỗi đơn vị hàng tồn kho. Chi phí tồn trữ trong mỗi chu kỳ là: Chi phí tồn trữ = (Q/2).C Trong đó: Q = Lượng hàng tồn kho đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh; C = Chi phí cho mỗi đơn vị hàng tồn kho. Nếu gọi S là tổng khối lượng hàng sử dụng trong một chu kỳ và O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng của mỗi chu kỳ là: Tổng chi phí đặt hàng = (S/Q).O Tổng chi phí tồn kho (TK) trong một chu kỳ sản xuất được tính theo công thức: TK = (Q/2).C + (S/Q).O Để có lượng đặt hàng tối ưu (Q*), công thức tổng quát sau đây được sử dụng: Q* = √ (2 S.O)/C Nếu biết số lượng hàng sử dụng mỗi ngày (D) và độ dài thời gian giao hàng (T) thì Điểm đặt hàng lại được xác định như sau: Điểm đặt hàng lại = D.T Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 27
  36. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 Các công thức trên đây có thể được vận dụng một cách dễ dàng đối với một cơ sở sản xuất mang tính công nghiệp (ví dụ: nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản hoặc nhà máy chế biến xuất khẩu sản phẩm thủy sản). Nhưng do các giống loài thủy sản - đối tượng sản xuất lại là sinh vật và sản xuất thủy sản mang tính thời vụ rất cao, vì vậy việc cung ứng các đầu vào chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản làm ra cần đặc biệt lưu ý tới đặc điểm sinh học, sinh trưởng, quy trình kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ cho từng đối tượng nuôi và từng mô hình sản xuất theo từng địa bàn và thời gian cụ thể. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu phức tạp hơn trong thực tế sản xuất, sinh viên có thể tham khảo thêm tài liệu của Nguyễn Hải Sản (1996, trang 399-412) và Trương Chí Tiến & Nguyễn Văn Duyệt (2000). 2.9. Ý nghĩa tiền tệ của thời gian Toàn bộ các chi phí bằng tiền hay hiện vật hoặc lao động cũng như các loại thu nhập của một đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải được tính toán đầy đủ trong hạch tóan lời lỗ để xem xét hiệu quả vận hành của đơn vị. Tuy nhiên, chi phí và thu nhập có giá trị khác nhau theo thời gian, hay thời gian có ý nghĩa tiền bạc đối với việc quản lý và vận hành doanh nghiệp. (1) Giá trị tương lai (Furture value = FV): là lượng tiền nhận được tại một thời điểm trong tương lai hay là lượng gía trị hiện tại sẽ nhận được tại một thời điểm nào đó trong tương lai khi được đầu tư ở một lãi suất đã cho. (2) Giá trị hiện tại (Present value = PV): là số tiền sẵn có hay số tiền đầu tư ở thời điểm hiện tại hay giá trị hiện tại của một khoản tiền nào đó nhận được ở một thời điểm trong tương lai. (3) Lãi suất (interest = i): là lãi suất được dùng để tìm giá trị hiện tại và giá trị tương lai. Lãi suất cũng là chi phí cơ hội của vốn, và cũng còn được gọi là tỷ lệ chiết khấu trong một số ứng dụng. (4) Khoản thanh toán (PMT): là số tiền phải trả hoặc được nhận vào cuối mỗi thời đoạn. (5) Thời đoạn (n): là số đoạn thời gian được dùng để tính giá trị hiện tại và giá trị tương lai của một số tiền phải trả hay được nhận. (6) Chuỗi niên kim (annuity): dùng để chỉ một chuỗi thanh toán định kỳ bằng nhau. Khoản thanh toán này có thể là khoản chi trả hay khoản nhận được. Để tính toán FV, phương pháp “compounding” hay tích lũy (lũy tiến) được sử dụng. Ngược lại, để xác định được PV, cần sử dụng phương pháp “Discounting” hay chiết khấu. Ví dụ 1: Nếu biết lãi suất tiền vay ngân hàng là i (%/tháng) được tính ổn định giữa các tháng trong thời gian cho vay, đơn vị tính của thời gian vay hay thời đoạn là n tháng, số tiền vay ban đầu là PV, thì tổng số tiền cần phải trả vào cuối kỳ là FVn. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 28
  37. Kinh tế Thủy sản – Chương 2 FV = PV + Lợi tức tiền vay = PV.(1 + i)n n (1 + i)n được gọi là thừa số giá trị tương lai (The furture value factor = FVF) hay (1 + i)n = FVF(i, n) với i được dùng ở đơn vị tính là % và giá trị tương lai FV được viết theo cách dưới đây: FVn = PV.FVF(i, n) Như vậy mối quan hệ giữa i và FVn không phải là mối quan hệ tuyến tính, ví dụ: khi gia tăng i hai lần thì FVn tăng hơn hai lần. Ví dụ 2: Nếu xét các điều kiện giống như ở Ví dụ 1 thì tổng số tiền trong tương lai (cuối kỳ) là FVn. Như vậy để tính giá trị của FVn tại thời điểm hiện tại thì cách tính như sau: n PV = FVn/(1 + i) Những phân tích trên đây cho thấy rõ hơn về khái niệm của chi phí cơ hội (Opportunity costs). Chi phí cơ hội của đồng tiền là giá trị mất đi do không sử dụng đồng tiền vào mục đích sinh lời một cách tốt nhất. Như vậy, nếu số vốn được đầu tư vào một công việc nhất định và mang lại lợi nhuận thì tổng số tiền có được sẽ ngày càng lớn. Tuy nhiên khi qui về thực giá tại thời điểm lúc bắt đầu việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì cần phải xem lại tổng số tiền theo quan điểm xét ngược từ tương lai về hiện tại đối với số tiền sẽ có khả năng thu được (hay tiền có thể phải thêm vào để đầu tư tiếp). Thực tế sản xuất kinh doanh thường có các yêu cầu phức tạp hơn trong khi tính toán giá trị tiền bạc của thời gian. Vì vậy, sinh viên có thể tham khảo thêm tài liệu của Nguyễn Hải Sản (1996, trang 39-59) và Nguyễn Thị Song An & ctv (2003, trang 381-408). 2.10. Bài tập Chương 2 (1) Nêu và phân tích các đặc điểm của một doanh nhân thành công trong nghề NTTS. (2) Cần chú ý những gì để quản lý và sử dụng tốt đất đai, mặt nước trong NTTS? (3) Làm cách nào để luân chuyển vốn nhanh? (4) Trong một hợp đồng lao động cần chú ý những điều khoản nào nhất? (5) Vai trò của thông tin, nguồn và các loại thông tin cần thiết đối với một đơn vị NTTS. (6) Tính giá trị tương lai và hiện tại của một số tiền cho trước nào đó. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 29
  38. Chương 3 CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN 3.1. Chi phí của doanh nghiệp Tổng chi phí (Total Costs = TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm). Tổng chi phí được viết ở dạng công thức tổng quát: n TC = ∑ Xi =∑ Qi.Pi i=1 Trong đó: Xi: Chi phí của khoản mục đầu vào i, Qi: Số lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng, Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i. Tổng chi phí được chia làm 2 phần riêng biệt theo loại hình chi phí: định phí và biến phí: TC = TFC + TVC Trong đó: TFC: Tổng chi phí cố định hay Tổng định phí (Total Fixed Costs), TVC: Tổng chi phí biến đổi hay Tổng biến phí (Total Variable Costs). 3.2.1. Chi phí cố định (hay định phí, Total Fixed Costs = TFC) TFC gồm nhiều khoản chi phí cố định với 2 dạng chi phí bằng tiền và không bằng tiền. Đây là những chi phí không thay đổi theo lượng sản phẩm làm ra (trong ngắn hạn). Bảng 3.1: Các loại chi phí cố định Loại chi phí cố định Chi phí bằng tiền Chi phí không bằng tiền Khấu hao x Tiền lãi của chi phí mua sắm, xây dựng x x Sửa chữa lớn máy móc, trang thiết bị x Thuế tài sản x Bảo hiểm x x
  39. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 • Khái niệm về tài sản cố định (TSCĐ): TSCĐ là tài sản thoả mãn cả 4 điều kiện sau: - Có thể sinh lời trong tương lai; - Có thể xác định được nguyên giá; - Giá trị lớn (theo qui định tài chánh, biến động theo từng giai đoạn của nền kinh tế); - Thời gian sử dụng dài hơn 1 năm. • Hao mòn của TSCĐ: Là sự hao mòn của TSCĐ ở một trong hai hoặc cả hai dạng sau: - Hao mòn hữu hình: là những hao mòn về mặt vật lý do quá trình làm việc hoặc do tác động của khí hậu và thời tiết. - Hao mòn vô hình: là những hao mòn không thấy được bằng mắt như tính lạc hậu của máy móc, loại công nghệ, v.v. do tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra. • Lãi vay của tiền đầu tư cho TSCĐ: Vì TSCĐ được mua 1 lần nhưng được sử dụng trong nhiều vụ hoặc năm sản xuất nên tiền lãi vay để đầu tư mua TSCĐ được tính theo công thức sau: Tiền lãi vay đầu tư cho TSCĐ = (Chi phí ban đầu - Giá trị thải hồi) x Lãi suất tiền vay 2 • Khấu hao TSCĐ (Mức khấu hao hằng năm, AD = Annual Depreciation) Do TSCĐ được sử dụng trong nhiều vụ hoặc năm sản xuất nên giá trị của TSCĐ cần được phân bổ theo số năm sử dụng. Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ, vì vậy cần phải được tính toán để phân bổ giá trị của TSCĐ cho các năm. Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ có thể được tính theo nhiều cách và 3 phương pháp cơ bản sau đây cần được lưu ý. a. Phương pháp tuyến tính (Straight-line Method = S.L): Mức KHHN = (Chi phí ban đầu - Giá trị thải hồi) Số năm có thể sử dụng được Giả sử TSCĐ có giá trị lúc mua là 1.400 (USD), thời gian có thể sử dụng là 10 năm, giá trị thải hồi dự kiến là 100. Mức khấu hao hằng năm tính theo phương pháp S.L là 130 (xem thêm Hình 3.1). Có nghĩa là giá trị của TSCĐ được phân bổ đều cho tất cả các. b. Phương pháp cân bằng giảm (Declining Balance Method = D.B): Mức KHHN = (Giá trị đầu năm i) x (Tỷ lệ khấu hao) Theo cách tính này, một tỷ lệ khấu hao nhất định được sử dụng cho tất cả các năm. Tỷ lệ này được áp dụng tới khi đạt được giá trị thải hồi (xem ví dụ ở Bảng 3.2 và Hình 3.1). Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 31
  40. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 Bảng 3.2: Mức khấu hao tính theo phương pháp cân bằng giảm (D.B) Năm Giá trị Khấu hao (tỷ lệ khấu hao R = 30%) Giá trị còn lại (cuối năm) khấu hao đầu năm Cách tính Khấu hao/năm Cách tính Còn lại 1 1400 1400 * 0,3 420 1400 - 420 980 2 980 980 * 0,3 294 980 - 294 686 3 686 686 * 0,3 206 686 - 206 480 4 480 480 * 0,3 144 480 - 144 336 5 336 336 * 0,3 101 336 - 101 235 6 235 235 * 0,3 71 235 - 71 164 7 164 164 * 0,3 49 164 - 49 115 8 115 115 * 0,3 35 115 - 35 80 9 81 81 * 0,3 24 81 - 24 57 10 57 57 * 0,3 17 57 - 17 40 c. Phương pháp tổng số năm (Sum of the Year Digists Method = S.Y.D): Với phương pháp này cần biết chi phí ban đầu, giá trị thải hồi, tổng các con số của các năm mà TSCĐ có thể sử dụng được và số năm còn lại mà TSCĐ còn sử dụng được. Phương pháp S.Y.D được mô tả qua ví dụ trong Bảng 3.3 (xem thêm Hình 3.1). Mức KHHN = (Chi phí ban đầu - Giá trị thải hồi) x (Số năm còn sử dụng được) Tổng các con số của các năm Bảng 3.3: Mức khấu hao tính theo phương pháp tổng số năm (S.Y.D) Năm Giá trị Mức khấu hao hằng năm Giá trị còn lại (cuối năm) khấu hao đầu năm Cách tính Khấu hao Cách tính Còn lại 1 1400 (1400-100) * 10/55 236 1400 - 236 1164 2 1400 (1400-100) * 9/55 213 1164 - 213 951 3 1400 (1400-100) * 8/55 189 951 - 189 762 4 1400 (1400-100) * 7/55 165 762 - 165 596 5 1400 (1400-100) * 6/55 142 596 - 142 455 6 1400 (1400-100) * 5/55 118 455 - 118 336 7 1400 (1400-100) * 4/55 95 336 - 95 242 8 1400 (1400-100) * 3/55 71 242 - 71 171 9 1400 (1400-100) * 2/55 47 171 - 47 124 10 1400 (1400-100) * 1/55 24 124 - 24 100 Ghi chú: Dự kiến TSCĐ có thể sử dụng được trong 10 năm, Giá trị thải hồi là 100. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 32
  41. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 Nhìn chung, do yêu cầu về tăng nhanh vòng quay của vốn và do tiến bộ của khoa học công nghệ, các doanh nghiệp đều theo xu hướng khấu hao nhanh TSCĐ. Tốc độ khấu hao của TSCĐ không thay đổi giữa các năm nếu dùng phương pháp S.L, nhưng giảm đều nếu dùng phương pháp S.Y.D và rất nhanh vào những năm đầu như phương pháp D.B (Hình 3.2). Tuỳ theo ngành nghề và điều kiện tự nhiên hay môi trường làm việc và loại máy móc, tài sản mà mức độ hao mòn khác nhau và mức khấu hao có khác nhau theo quy định của Bộ Tài Chính. Các vấn đề cần quan tâm đối với quản trị máy móc và TSCĐ bao gồm: máy mới-cũ, mua hay thuê, chi phí sở hữu, khấu hao, thuế, bảo hiểm, chi phí hoạt động hay vận hành, bảo trì và sửa chữa. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác tác động tới việc lựa chọn máy và TSCĐ như: quy mô máy móc-trang thiết bị, tính thời vụ, người bảo quản và vận hành máy, . 500 m ă 400 ng n ằ h 300 u hao 200 ấ c kh 100 ứ M 0 12345678910 Năm sử dụng S.L D.B S.Y.D Hình 3.1: So sánh mức khấu hao hằng năm theo 3 phương pháp tính 3.2.2. Chi phí biến đổi (hay biến phí, Total Variable Costs = TVC) TVC bao gồm các chi phí được tính trực tiếp cho từng đợt hay từng chu kỳ sản xuất nhất định của đơn vị hay doanh nghiệp. Những chi phí này thay đổi theo số lượng sản phẩm làm ra. Biến phí về mặt kinh tế bao gồm: (i) vốn hoạt động và (ii) chi phí cơ hội của vốn hoạt động. • Vốn hoạt động (working capital): là vốn của đơn vị bao gồm các khoản chi sau đây: (1) Giống cá tôm (kể cả chi phí cá tôm bố mẹ sử dụng hằng năm); (2) Thức ăn, phân bón, nguyên vật liệu; (3) Nhiên liệu, năng lượng; (4) Hoá chất, thuốc phòng trừ bệnh; (5) Dụng cụ và chi sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ) máy móc; (6) Vận chuyển cho đợt hay chu kỳ sản xuất đó; Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 33
  42. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 (7) Tiền lương (lao động trực tiếp, quản lý); (8) Chi phí quản lý (điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí giao dịch); (9) Lãi phải trả cho tiền vay vốn lưu động; (10) Chi phí lặt vặt khác, v.v. • Chi phí cơ hội của vốn hoạt động (CPCH) (Opportunity cost of working capital): là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu do sự phát sinh tiền lời của việc sử dụng vốn hoạt động. CPCH = (Tổng số vốn hoạt động) x (Lãi suất tiền gởi) x (Thời gian sản xuất) 2 Như vậy, mối quan hệ giữa TFC, TVC và TC của một đơn vị sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ sản xuất có thể được mô tả như trong Hình 3.2. $ TC TVC TFC Đầu ra Hình 3.2 Đường biểu diễn của TFC, TVC và TC 3.2.3. Khái niệm về chi phí bình quân Chi phí bình quân là chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm hay dịch vụ. Chi phí bình quân được tính theo 3 dạng căn cứ vào loại chi phí cần tính toán: tổng chi phí, định phí và biến phí. • Chi phí bình quân (ATC = Average total cost, hay AC = Average cost ): Là chi phí bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. ATC giúp xác định giá bán sản phẩm làm ra với Q là tổng sản lượng. ATC = AC = AFC + AVC = TC/Q • Chi phí cố định bình quân (AFC = Average fixed cost): Là chi phí cố định để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở mỗi mức sản lượng và được viết dưới dạng như sau: AFC = TFC/Q Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 34
  43. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 • Chi phí biến đổi bình quân (AVC = Average variable cost): Là chi phí biến đổi để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ở mỗi mức sản lượng và được tính như sau: AVC = TVC/Q 3.2.4. Khái niệm về chi phí biên hay chi phí biên tế • Chi phí biên hay chi phí biên tế (MC = Marginal cost): Là chi phí phải tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hay còn gọi là sự khác biệt của tổng chi phí khi có sự thay đổi của tổng sản phẩm làm ra. MC cũng được xem là đạo hàm của hàm chi phí (TC) và được tính như sau: MC = ∆TC / ∆Q = (TC)’ • Chi phí biên của mức đầu tư (MIC = Marginal input Cost): Là sự tăng thêm hay thay đổi của chi phí khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào (hay là sự khác biệt của tổng chi phí khi có sự thay đổi của tổng mức đầu tư khi gia tăng một đơn vị đầu vào nào đó). MIC = ∆TC / ∆Mức đầu tư 3.2. Thu nhập của doanh nghiệp 3.3.1 Sản lượng bình quân và sản lượng biên • Sản lượng bình quân (APP = Average Physical Product): Là số lượng sản phẩm làm ra bởi mỗi đơn vị đầu vào ở từng mức độ đầu tư hay còn gọi là tỷ số giữa tổng sản phẩm (Q) và số lượng đầu vào được sử dụng. Nếu biết tổng sản lượng TPP hay Q thu được và mức đầu tư, thì APP được tính theo công thức sau (xem thêm Hình 3.3). APP = TPP/Mức đầu tư • Sản lượng biên (MPP = Marginal Physical Product): Là phần TPP tăng thêm khi chúng ta sử dụng thêm một đơn vị đầu tư, hay còn gọi là tỷ số giữa sự thay đổi của TPP và sự thay đổi của số lượng đầu vào được sử dụng theo công thức sau (xem thêm Hình 3.3). MPP = ∆TPP / ∆Mức đầu tư Như vậy: + MPP > 0 khi TPP tăng => APP tăng khi APP APP đạt cực đạt khi APP = MPP + MPP APP giảm khi APP > MPP Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 35
  44. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 Đầu ra Giai đọan I Giai đọan II Giai đọan III TPP 0 A B Đầu vào Đầu ra APP MPP 0 A B Đầu vào Hình 3.3: Đường biểu diễn của TPP, APP và MPP 3.3.2 Tổng thu nhập và thu nhập biên Sản phẩm làm ra của doanh nghiệp có thể được phân phối theo một số dạng cơ bản sau đây: - Bán ra ngoài, trả công lao động thuê mướn; - Sử dụng trong nội bộ (để ăn, làm giống, tiêu thụ trực tiếp, luân chuyển nội bộ); - Cho bà con họ hàng hoặc cho người làm thuê, làm qùa biếu tặng cho người khác. Do đó, thu nhập của doanh nghiệp (TR = Total revenue = Gross return) là tổng của tất cả các khoản thu có được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường được tính theo năm, vụ hoặc quý. Khi có tổng sản lượng sản phẩm là Qsp được cấu thành từ sản lượng của j loại sản phẩm (Qj) và được bán với giá Pj tương ứng, tổng số tiền được gọi là Tổng thu hay Tổng doanh thu (TR) và được tính như sau: n TR = TVP = TPP.P = ∑ Qj.Pj j=1 Trong đó: j: Sản phẩm j Qj: Sản lượng sản phẩm j Pj: Đơn giá bán của sản phẩm j Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 36
  45. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 • Thu nhập biên (MR = Marginal revenue): Là thu nhập tăng thêm khi sản xuất và bán ra thêm 1 đơn vị sản phẩm. MR cũng được xem là đạo hàm của hàm thu nhập (TR) như sau: MR = ∆TR / ∆Q = (TR)’ Vì vậy, một khi giá sản phẩm không thay đổi theo số lượng sản phẩm bán ra, MR sẽ luôn tương đương với đơn giá sản phẩm, tức là MR = P. • Giá trị sản lượng biên (MVP = Marginal Value Product): Là phần thu nhập tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị đầu tư hay còn gọi là tỷ số giữa sự thay đổi của TVP và sự thay đổi về số lượng đầu vào được sử dụng: MVP = ∆TR / ∆Mức đầu tư 3.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Lợi nhuận là sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí của doanh nghiệp (Hình 3.4). Mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi loại sản phẩm hay dịch vụ và cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, tăng lợi nhuận là mục đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, có 3 hướng cơ bản để tăng lợi nhuận dựa trên mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí (PR = TR – TC): THU NHẬP (TR) CHI PHÍ (TC) Tăng Giữ nguyên Tăng (nhanh hơn tốc độ tăng chi phí) Tăng (chậm hơn tốc độ tăng thu nhập) Giữ nguyên Giảm $ TC Lợi nhuận (+) Lợi nhuận (-) TR Lợi nhuận (-) Mức đầu tư 0 ĐHV1 ĐHV2 Hình 3.4: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và điểm hoà vốn (ĐHV) Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 37
  46. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 Hiệu quả cuối cùng về kinh tế-kỹ thuật của việc vận hành một đơn vị sản xuất kinh doanh được cần được xem xét đánh giá theo từng vụ, đợt hoặc năm sản xuất. Một số chỉ tiêu cơ bản thể hiện hiệu quả được liệt kê như sau: (1) Tổng sản lượng/ năm; (2) Năng suất/ ha (/vụ hoặc /năm); (3) Tổng chi phí/ năm; (4) Chi phí sản xuất/ ha (/vụ hoặc /năm); (5) Tổng thu nhập/ năm; (6) Thu nhập/ ha (/vụ hoặc /năm); (7) Điểm hòa vốn (theo giá, sản lượng và thu nhập); (8) Hiệu quả chi phí/ vụ hoặc /năm = TR/TC; hoặc = TR x 100/TC nếu dùng %. (9) Tổng lợi nhuận/ năm; (10) Lợi nhuận/ ha (/vụ hoặc /năm); (11) Tỷ suất lợi nhuận/ vụ hoặc /năm = (TR – TC)/TC; hoặc = (TR – TC) x 100/TC (12) Năng suất lao động = Sản lượng sản phẩm/ngày công, hoặc /1000đ chi phí lao động. hay NSLĐ = Tổng thu nhập/ ngày công, hoặc /1000đ chi phí lao động. 3.4. Mối quan hệ đầu vào–đầu ra và khái niệm về Hàm sản xuất Nếu năng suất sản phẩm hay lợi nhuận của một đối tượng nuôi hay một mô hình nào đó là Y và X là mức độ đầu tư của một loại đầu vào nào đó để làm ra Y thì mối quan hệ này có thể được mô tả như trong Hình 3.5. Đây là mối quan hệ phi tuyến. Y O X Hình 3.5: Mối tương quan đầu vào-đầu ra của sản xuất Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 38
  47. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 Trong sản xuất và kinh doanh, năng suất hay khối lượng sản phẩm làm ra cũng như lợi nhuận (biến phụ thuộc) chịu sự tác động thường là sự đồng thời tương tác giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mối tương quan này được thể hiện dưới dạng hàm số như sau: Y = f(X1, X2, X3, . . . , Xn, D) Trong đó: Y: Năng suất hay khối lượng sản phẩm làm ra. X1, X2, . . . . , Xn: Các yếu tố đầu vào của sản xuất. D: là một hoặc một số biến giả (Dummy variables). Việc khảo sát các mối tương quan theo dạng hàm số như trên có thể được thực hiện theo một trong 4 dạng phương trình thường gặp như sau: (1) Y = A + B.X (Tuyến tính, Linear). (2) Y = A + B1.X1 + B2.X2 + B3.X3 + . . . + Bn.Xn (Tuyến tính, Linear). 2 (3) Y = A + B1.X – B2.X (Bậc 2, Quadratic). B1 B2 Bn (4) Y = A.X1 .X2 . . . . . . . Xn (Hàm mũ, Cobb-Douglas). Hàm Cobb-Douglas thường được gọi là hàm sản xuất (production function) và được sử dụng rộng rãi trong kinh tế. Hàm này được chuyển về dạng tuyến tính để thuận tiện cho tính toán bằng cách logarith hoá và chuyển cả 2 vế của phương trình (4) về dạng sau: LgY = Lg A + B1.Lg X1 + B2. Lg X2 + . . . . . . . . . . + Bn. Lg Xn (SE.A) (SE.B1) (SE.B2) (SE.Bn) Các mối tương quan như vậy có thể dễ dàng được tính toán thông qua việc sử dụng chức năng Multiple Regression của các phần mềm thống kê ứng dụng hiện được dùng phổ biến. Khi xem xét mối tương quan đa biến và ứng dụng, cần chú ý tới các bước cơ bản sau đây: (1) Phân tích hệ thống để thành lập danh sách biến độc lập. Với các mô hình nuôi thủy sản cần quan tâm các cụm biến về: (i) các yếu tố cơ bản về môi trường, (ii) các chỉ tiêu quan trọng về kỹ thuật và sinh học, (iii) các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu cả về đầu vào và đầu ra, (iv) các yếu tố quan trọng về mặt xã hội có tác động tới mô hình. Chú ý số biến đưa vào mô hình nghiên cứu phụ thuộc vào kích cỡ của số mẫu. (2) Xét mối tương quan tuyến tính đơn giữa từng biến độc lập trong bước (1) với biến phụ thuộc để thành lập danh mục hệ số tương quan và giá trị p (significant t) trong thống kê làm cơ sở cho bước (3). (3) Xét mối tương quan giữa các biến độc lập bằng cách sử dụng ma trận tương quan giữa các biến này, đồng thời kết hợp với kết quả của bước (2) để loại bỏ bớt một số biến độc lập không quan trọng hoặc các biến độc lập có liên quan chặt với nhau. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 39
  48. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 (4) Dùng chức năng Multiple Regression trong các chương trình thống kê để xác định phương trình tương quan đa biến giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đã được sàng lọc qua 3 bước trên. (5) Việc thêm bớt biến độc lập cần lưu ý tới các biến độc lập có t value lớn hơn hoặc bằng 1 trong mối tương quan với biến phụ thuộc. (6) Viết mô hình tương quan đa biến hoàn chỉnh với đầy đủ các phần giải thích (phương trình, hệ số tương quan đa biến, bình phương hệ số tương quan đa biến, bình phương hệ số tương quan điều chỉnh, mức ý nghĩa hay significant F trong phân tích ANOVA của mô hình tương quan, Bi của các biến Xi được chọn lựa cuối cùng, SE hay sai số chuẩn và p value của từng Bi). (7) Mô tả bằng đồ thị mối tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập đã xác định ở bước 6. Có thể chia khoảng giá trị của các biến độc lập để biểu diễn rõ hơn khuynh hướng tương quan nhằm giúp kết luận và đề xuất đối với việc nghiên cứu tác động một cách tốt hơn tới biến phụ thuộc thông qua các biến độc lập có ý nghĩa thống kê này. Hàm sản xuất dùng để khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố tác động tới năng suất sản phẩm hay lợi nhuận và là cơ sở để góp phần tìm ra các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận của các mô hình sản xuất. Theo quan điểm đó cần phải hiểu rõ khái niệm về định biên hay biên tế (marginals) được trình bày trong các phần tiếp theo của môn học. Ví dụ: Năng suất cá nuôi (Y) trong mô hình cá ao mương vùng nước ngọt ở ĐBSCL (kg/ha/năm) ở giữa thập kỷ 1990 được viết dưới dạng sau đây (Sinh, 1995). Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9) Trong đó: A : Hằng số 2 X1: Mật độ cá thả (con/m ) X2: Phân hữu cơ (1.000đ/ha/vụ) X: Thức ăn (kg/ha/vụ) 3 X4: Hóa chất, thuốc (1.000đ/ha/vụ) X5: Nhiên liệu (1.000đ/ha/vụ) X6: Lao động gia đình (ngày công/ha/vụ) X7: Kinh nghiệm nuôi cá tôm (năm) X8: Thời gian nuôi/vụ (tháng) 2 X9: Diện tích ao mương nuôi (m ) b1 b9: Hệ số của Xi. Kết quả phân tích tương quan sử dụng chức năng Multiple Regression trong SPSS for Windows được trình bày ở dạng sau: Multiple R : 0.999 R-Square : 0.997 Adjust R-Square : 0.995 Standard Error : 0.299 df : 3 Residual : 3 F : 368.3 Significant F : 0.0002 Variables in the equation are: Variable B SEB T Significant-T (Constant) 0.161 0.114 1.399 0.2652 Lg X3 0.304 0.045 6.739 0.0067 Lg X5 0.474 0.039 12.030 0.0012 Lg X6 0.412 0.039 10.713 0.0017 Như vậy, mô hình tương quan đa biến dựa theo các biến đồng thời tác động có ý nghĩa ở mức p< 0,05 lên Y được viết như sau: LgY = Lg(0.161) + 0.304 Lg(Thức ăn) + 0.474 Lg(Nhiên liệu) + 0.412 Lg(Lao động gia đình) Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 40
  49. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 3.5. Các nguyên tắc kinh tế cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong bất cứ lãnh vực nào. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất trên cơ sở các nguồn lực có hạn lại là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, khái niệm định biên được ứng dụng để xem xét việc tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua 4 nguyên tắc cơ bản. 80 70 60 50 40 30 20 10 0 123456789 TR TC PR Hình 3.6: Mối quan hệ chi phí (TC), thu nhập (TR) và lợi nhuận (PR) 3.5.1 Nguyên tắc chung (kết hợp đầu vào và đầu ra) để tối đa hóa lợi nhuận Xét về mặt tổng cộng của tất cả các khoản chi phí và các nguồn thu của một doanh nghiệp thì lợi nhuận được tính theo công thức tổng quát: PR = TR – TC. Về mặt hình học, nếu lợi nhuận là một đường cong thì lợi nhuận tối đa sẽ đạt được khi độ dốc của đường cong bằng zero, hay nói cách khác khi đạo hàm của hàm lợi nhuận bằng zero. Lợi nhuận cực đại sẽ đạt được khi thoả mãn điều kiện sau: (PR)’ = (TR)’ – (TC)’ = 0; nghĩa là (TR)’ = (TC)’; hay MR = MC Có 3 trường hợp cơ bản sau đây cần được chú ý khi xem xét việc gia tăng chi phí biên để tối đa lợi nhuận thông qua thu nhập biên: (1) MR > MC: Thu nhập từ 1 sản phẩm tăng thêm cao hơn chi phí để làm ra nó; (2) MR = MC: Thu nhập từ 1 sản phẩm tăng thêm bằng chi phí để làm ra nó; (3) MR < MC: Thu nhập từ 1 sản phẩm tăng thêm thấp hơn chi phí để làm ra nó. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 41
  50. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 3.5.2 Nguyên tắc sử dụng một loại đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận Gọi MVP là thu nhập tăng thêm do gia tăng việc sử dụng thêm một đơn vị của một đầu vào nào đó (MIC). Trong trường hợp các điều kiện khác không đổi, nếu muốn gia tăng mức độ sử dụng một loại đầu vào nào đó trong sản xuất, cần lưu ý nguyên tắc sau: MVP = MIC Bảng 3.4: Tối ưu hóa căn cứ vào mức đầu vào (giá đầu vào 6$/kg và giá sản phẩm 2$/ kg) Đầu tư TPP APP = MPP = TR MVP TC MIC Lợi nhuận X TPP/X ∆TPP /∆X ($) ($2) ($) ($) PR ($) 0 0 0 0 0 0 5 10 6 1 5 5 10 6 4 9 18 6 2 14 7 28 12 16 7 14 6 3 21 7 42 18 24 5 10 6 4 26 6,5 52 24 28 4 8 6 5 30 6 60 30 30 3 6 6 6 33 5,5 66 36 30 2 4 6 7 35 5 70 42 28 1 2 6 8 36 4,5 72 48 24 0 0 6 9 36 4 72 54 18 -1 -2 6 10 35 3,5 70 60 10 Như vậy, có 3 trường hợp cơ bản sau đây cần được chú ý khi xem xét việc gia tăng mức sử dụng một loại đầu vào nào đó để tối đa lợi nhuận thông qua thu nhập tăng thêm do sử dụng đầu vào đó: (1) MVP > MIC: Thu nhập tăng thêm do tăng 1 đơn vị đầu vào cao hơn chi phí để làm ra sản phẩm tăng thêm đó; (2) MVP = MIC: Thu nhập tăng thêm do tăng 1 đơn vị đầu vào bằng với chi phí để làm ra sản phẩm tăng thêm đó; (3) MVP < MIC: Thu nhập tăng thêm do tăng 1 đơn vị đầu vào thấp hơn chi phí để làm ra sản phẩm tăng thêm đó. 3.5.3 Nguyên tắc kết hợp nhiều loại đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận Trong quá trình sản xuất, người sản xuất có thể sử dụng nhiều khoản chi phí đầu vào. Trong một khoảng cho phép nào đó, các khoản mục chi phí này có thể thay thế được cho nhau, ví dụ như: (1) lao động và tiền vốn, (2) các loại giống khác nhau, (3) các loại thức Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 42
  51. Kinh tế Thủy sản – Chương 3 ăn khác nhau, (4) các loại phân bón khác nhau, (5) diện tích mặt nước và các khoản mục kể trên, v.v. Nếu có hai loại đầu vào là X1 và X2 có thể thay thế cho nhau thì chúng ta cần xác định tỷ lệ thay thế thích hợp nhằm đạt được một lượng sản phẩm nhất định với một chi phí thấp nhất. Giả sử thay một số lượng nhất định của X1 bằng một số lượng khác của X2. Chúng ta cần xét tỷ lệ thay thế (MRSx = Marginal Rate of Substitution) và tỷ lệ giá của các loại đầu vào này: Số lượng loại đầu vào giảm đi ∆X1 MRSx = Tỷ lệ thay thế biên = = Số lượng loại đầu vào tăng thêm ∆X2 Giá của loại đầu vào tăng thêm Px2 Tỷ lệ giá = Price Ratio = = Giá của loại đầu vào giảm đi Px1 Như vậy, sự kết hợp các loại đầu tư khác nhau sẽ mang lại chi phí thấp nhất để làm ra một số lượng sản phẩm cho trước nếu như chúng ta đảm bảo được yêu cầu MRSx = Tỷ lệ giá và được viết như sau: ∆X1/ ∆X2 = Px2/ Px1 hay ∆X1. Px1 = ∆X2. Px2 Nếu có nhiều loại đầu vào có thể thay thế được cho nhau thì có thể áp dụng công thức sau: ∆ X1. Px1 = ∆ X2. Px2 = ∆ X3. Px3 = . . . . . . . . = ∆ Xn. Pxn Từ đó có thể xảy ra một số trường hợp chung như sau: + ∆ X1. Px1 nên sử dụng nhiều X1 hơn nữa và giảm X2, + ∆ X1. Px1 = ∆ X2. Px2 => đạt mức chi phí thấp nhất, + ∆ X1. Px1 > ∆ X2. Px2 => nên sử dụng nhiều X2 hơn nữa và giảm X1. Ví dụ: Có hai loại thức ăn được sử dụng để sản xuất ra một lượng cá tôm nhất định, với giá thức ăn là P1 = 9$, và P2 = 6$. Mục tiêu là tìm ra sự phối hợp 2 loại thức ăn này để có hiệu quả cao nhất về kinh tế hay chi phí thức ăn thấp nhất cho một đơn vị sản phẩm làm ra (Bảng 3.5). • Lưu ý: Khi giá của các khoản chi phí đầu vào thay đổi thì sự kết hợp cũng thay đổi. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 43