Giáo trình Microsoft Access

doc 86 trang phuongnguyen 12250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Microsoft Access", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_microsoft_access.doc

Nội dung text: Giáo trình Microsoft Access

  1. Giáo trình Microsoft Access Bµi gi¶ng Access1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG I. LÀM VI ỆC VỚI MICROSOFT ACCESS 7 I. VÀO MÔI TRƯỜNG ACCESS. 7 II. CHƯƠNG TRÌNH ACCESS . 8 II.1. Tệp chứa Chương trình Access 8 II.2. Một hệ Chương trình do Access tạo ra (hệ Chương trình Access) 8 III. TẠO MỘT CSDL MỚI 9 IV. LÀM VIỆC VỚI CSDL ĐÃ TỒN TẠI 10 CHƯƠNG II. BẢNG 13 I. KHÁI NIỆM BẢNG 13 II. TẠO BẢNG 13 II.1. Tạo bảng bằng Design View.1 14 II.2. Tạo bảng bằng Datasheet View : 15 II.3. Tạo bảng bằng Table Wizard 16 II.4. Tạo bảng bằng Import Table 16 II.5. Tạo bảng bằng Link Table 16 III. THUỘC TÍNH CỦA TRƯỜNG 16 III.1. Công dụng: 16 III.2. Cách đặt giá trị cho các thuộc tính. 17 III.3. Tổng quan về các thuộc tính của trường 17 III.4. Chi tiết về các thuộc tính của trường 17 III.4.1.Thuộc tính Field Size 17 III.4.2.Thuộc tính Format 18 III.4.3.Thuộc tính Input Mask (mặt lạ nhập liệu) 19 III.4.4. Thuộc tính Default Value 21 III.4.5. Thuộc tính Required (trường bắt buộc phải có số liệu) 21 III.4.6. Thuộc tính AllowZerolength 21 III.4.7. Thuộc tính ValidationRule 21 III.4.8. Thuộc tính Indexed 22 IV. THAY ĐỔL THIẾT KẾ, CHỈNH SỬA CẤU TRÚC BẢNG 22 V. ĐẶT KHOÁ CHÍNH 22 V.1. Định nghĩa 22 V.2. Lợi ích 23 V.3. Xử lý khoá chính 23 VI. LƯU CẤU TRÚC BẢNG VÀ ĐẶT TÊN BẢNG 23 VII. THAY ĐỔI CẤU TRÚC BẢNG VÀ NHẬP DỮ LIỆU 24 VII.1. Thay đổi cấu trúc bảng 24 VII.2. Nhập dữ liệu vào bảng. 24 VII.3. Chuyến đổi giữa hai chế độ nhập dữ liệu và thiết kế bảng 25 VIII. LẬP QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG 25 VIII.1. Các loại quan hệ trong Access. 25 VIII.2. Cách tạo quan hệ 26 VIII.3. Chỉnh sửa quan hệ 28 VIII.4. Tính toàn vẹn tham chiếu 28 VIII.5. Xem và điều chỉnh các quan hệ đã có trong CSDL. 30 VIII.5.1. Xem các quan hệ đã có 30 VIII.5.2. Chỉnh sửa 30 VIII.5.3. Xoá 30 IX.THUỘC TÍNH CỦA BẢNG 30 Bµi gi¶ng Access2
  3. IX.1. Các thuộc tính của bảng 30 IX.2. Đặt thuộc tính 30 CHƯƠNG III. TRUY VẤN (QUERY) 32 I. CÁC LOẠI TRUY VẤN 32 II. CÁC BƯỚC CHÍNH ĐỂ TẠO (THIẾT KẾ) MỘT TRUY VẤN MỚI 32 III- TẠO QUERY BẰNG DESIGN VIEW 33 III. 1-Tạo Select Query 33 III.1.1. Tạo Select Query dùng để chọn các trường, các bản ghi và tính toán 34 III.1.2. Tạo Select Query dùng để tính tổng theo nhóm dữ liệu 42 III.1.3 Tạo Select Query dùng hỏi -đáp dữ liệu 44 II.2. Tạo Crosstab Query 45 III.3. Tạo Action Query 46 III.3.1. Make Table Query (Truy vấn tạo bảng) 46 III.3.2. Append Query (Truy vấn nối) 46 III.3.3. Update Query (Truy vấn cập nhật) 46 III.3.4. Delete Query (Truy vấn xoá) 46 IV. TẠO QUERY BẰNG WIZARD 47 IV.1. Tạo Select Query bằng wizard 47 IV.2. Tạo Crosstab Query bằng wizard 47 V- TẠO, SỬA QUERY BẰNG MÃ LỆNH SQL 47 V.1-Cấu trúc các câu lệnh tạo Query 47 V.2.Cách tạo và sửa Query bằng SQL 48 CHƯƠNG V. MẪU BIỂU 49 I. KHÁI NIỆM CHUNG 49 I.1. Cấu trúc của mẫu biểu 49 I.2. Công dụng của các ô điều khiển: 49 I.2.1. Thể hiện dữ liệu. 49 I.2.2. Nhập dữ liệu từ bàn phím 49 I.2.3. Thực hiện hành động. 49 I.2.4. Tổ chức giao diện Chương trình 49 I.2.5.Tổ chức hệ Menu Bar cho chương trình 49 II. TẠO MẪU BIỂU TỰ ĐỘNG VÀ BẰNG WIZARD 50 III. TẠO FORM BẰNG DESIGN VIEW 53 III.1. Giới thiệu các loại điều khiển. 53 III.1.1. Các loại điều khiển 53 III.1.2. Cách dùng. 53 III.2. Điều khiển TextBox 54 III.2.1. Tạo text box bị buộc (Buond) 54 III.2.1. Tạo text box tính toán (Buond) - Unbound 55 III.3. Điều khiển Label (nhãn) 55 III.4. Thuộc tính của điều khiển. 56 III.4.1. Mở bảng thuộc tính của một ô điều khiển 56 III.4.2. Một số thuộc tính hay dùng 56 III.5. Các loại điều khiển dùng để cập nhập dữ liệu từ bảng chọn 56 III.5.1. Cách dùng 57 III.5.2. Cách tạo. 57 III.5.3. Phân loại ListBox và ComBo Box theo nguồn dữ liệu 57 III.5.4. Tạo LIST/COMBO BOX không dùng WIZARD 57 III.5.5. Dùng Wizard tạo List Box/Combo Box 58 III.5.6. Dùng điều khiển Check Box, Toggle Button, Option Button 59 Bµi gi¶ng Access3
  4. III.5.7. Sử dụng nhóm lựa chọn (Option Gourp) 59 III.6. Tạo Command Buttons (nút lệnh) 60 IV. MẪU BIỂU TRÊN NHIỀU BẢNG 61 IV.1. Công dụng 61 IV.1. Quan hệ giữa các mẫu biểu chính và phụ 61 V.3. Cách tổ chức mẫu biểu chính và mẫu biểu phụ. 61 CHƯƠNG VI. BÁO BIỂU 63 I. KHÁI NIỆM VỀ BÁO BIỂU, SO SÁNH BÁO BIỂU VỚI MẪU BIỂUError! Bookmark not defined. I.1. Công dụng của báo biểu. Error! Bookmark not defined. I.2. Sự giống nhau giữa báo biểu và mẫu biểu Error! Bookmark not defined. I.3. Một số đặc điểm khác của báo biểu Error! Bookmark not defined. II. XÂY DỰNG BÁO BIỂU BẰNG HỘP CÔNG CỤ 63 II.1. Các vấn đề thường gặp khi xây dựng báo biểu 63 II.2. Các công cụ thường sử dụng 63 II.3. Các bước xây dựng báo biểu 64 II.4. Thực hiện in báo biểu 65 III. SẮP XẾP VÀ TẬP HỢP DỮ LIỆU THEO NHÓM 65 III.1. Sắp xếp dữ liệu 65 III.2. Phân nhóm dữ liệu 66 III.3. Đầu nhóm và cuối nhóm 66 III.3.1. Tạo đầu nhóm và cuối nhóm trên báo biểu 66 III.3.2. Đặt các ô điều khiển trên phần đầu/cuối nhóm. 66 III.3.3. Tổng hợp dữ liệu trên từng nhóm 66 III.3.4.In theo nhóm 67 IV. NHÓM DỮ LIỆU THEO TRƯƯỜNG PHÂN NHÓM 67 IV.1. Cách phân nhóm đối với trường/biểu thức kiểu số 67 IV.1.1. Phân nhóm theo giá trị 67 IV.1.2. Phân nhóm theo miền giá trị 67 IV.2. Cách phân nhóm đôi với trơường/biểu thức kiểu Date/time 67 IV.2.1. Phân nhóm theo giá trị 67 IV.2.2. Phân nhóm theo miền giá trị 67 IV.3. Cách phân nhóm đối với trưòng/biểu thức kiểu Text 68 IV.3.1. Phân nhóm theo giá trị 68 IV.3.2. Phân nhóm theo các ký tự đầu 68 V. TỔNG HỢP DỮ LIỆU TRÊN BÁO BIỂU 68 V.1. Các hàm dùng để tổng hợp dữ liệu 68 V.2. Tổng hợp dữ liệu trên mỗi nhóm. 68 V.3. Tổng hợp dữ liệu trên toàn báo biểu 68 V.4. So sánh dữ liệu tổng hợp trên các phần của báo biểu 68 V.5. Không in một số ô điều khiển của báo biểu. 69 VI. BÁO BIỂU CHÍNH VÀ BÁO BIỂU PHỤ 69 VII. XÂY DỰNG BÁO BIỂU TỰ ĐỘNG BẰNG WIZARD 69 CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH 71 Bµi gi¶ng Access4
  5. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows, trong đó có sẵn các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản sinh chương trình cho hầu hết các bài toán thường gặp trong quản lý, thống kê, kế toán. Với Access, người dùng không phải viết từng câu lệnh cụ thể như trong Pascal, C hay Foxpro mà chỉ cần tổ chức dữ liệu và thiết kế các yêu cầu, công việc cần giải quyết. Hiện nay thường sử dụng 4 phiên bản Access là: Access 2.0 trong bộ Microsoft Office 4.3 , Access 7.0 for Windows 95, Access 97 trong bộ Microsoft Office 97, Access 2000 trong bộ Microsoft Office 2000. Sáu đối tượng công cụ mà Access cung cấp là: Bảng (Table), Truy vấn (Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), Macro và đơn thể (Module). Bảng có cấu trúc tương tự như một tệp DBF của Foxpro được dùng để luư trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL). Một CSDL thường gồm nhiều bảng có quan hệ với nhau. Truy vấn là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ ìiệu trên các bảng. Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp kết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng, gọl là DynaSet. DynaSet chỉ là bảng kết quả trung gian, không được ghi lên đa và nó sẽ bị xoá khi kết thúc truy vấn. Tuy nhiên có thể sử dụng một DynaSet như một bảng để xây dựng các truy vấn khác. Chỉ với truy vấn đã có thể giải quyết khá nhiều dạng toán trong quản trị cơ sở dữ liệu. Mẫu biểu thường dùng để tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế giao diện Chương trình. Tuy có thể nhập liệu trực tiếp vào các bảng, nhưng mẫu biểu sẽ cung cấp nhiều khả năng nhập liệu tiện lợi nhất Nhận dữ liệu từ một danh sách, nhận các hình ảnh, nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều bảng. Mẫu biểu còn cho phép nhập các giá trị riêng lẻ (không liên quan đến bảng) từ bàn phím. Mẫu biểu còn có một khả năng quan tlọng khác là tổ chức giao diện Chương trình dưới dạng một bảng nút lệnh hoặc một hệ thống menu. Báo biểu là công cụ tuyệt vời phục vụ công việc in ấn, nó cho các khả năng : - In dữ liệu dưới dạng bảng. - In dữ liệu dưới dạng biểu bảng. - Sắp xếp dữ liệu trớc khi in. - Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu tới 10 cấp. Cho phép thực hiện các phép toán để nhận dữ liệu tổng hợp trên mỗi nhóm. Ngoài ra, dữ liệu tổng hợp nhận được Bµi gi¶ng Access5
  6. trên các nhóm lại có thể đưa vào các công thức để nhận được sự so sánh, đối chiếu trên các nhóm và trên toàn báo cáo. - In dữ liệu của nhiều bảng có quan hệ trên một báo cáo. Cũng cần nói thêm, việc chọn Font chữ, cỡ chữ, kiểu in và việc trình bầy trên báo cáo được tiến hành rất đơn giản. Macro bao gồm một dẫy các hành động (Action) dùng đề tự động hoá một loạt các thao tác. Macro thường dùng với mẫu biểu để tổ chức giao diện Chương trình. Đơn thể là nơi chứa các hàm, thủ tục viết bằng ngôn ngữ Access Basic. Mặc dù các công cụ mà Access cung cấp khá đầy đủ, nhưng lẽ dĩ nhỉên không thể bao quát được mọi vấn đề đa dạng của thực tế. Các hàm, thủ tục của Access Basic sẽ trợ giúp giải quyết những phần việc khó mà công cụ không làm nổi. Bµi gi¶ng Access6
  7. CHƯƠNG I. LÀM VI ỆC VỚI MICROSOFT ACCESS Chương này trình bầy các vấn đề sau: Cách vào môi trường của Access. Khái niệm cơ sở dữ liệu (CSDL). Đó là hệ Chương trình do Access tạo ra và đ- ược lưu trên một tệp có đuôi MDB. Một CSDL gồm 6 nhóm đối tượng là: Bảng, truy vấn, mẫu biểu, báo biểu. macro và module. Tạo CSDL mới và làm việc với CSDL đã có. Các cửa sổ chính và các thao tác cơ bản trong Access. I. VÀO MÔI TRƯỜNG ACCESS. Chương trình Access được xây dựng và thực hiện trong môi trường Access vì vậy chúng ta cần biết cách vào môi trường Access. Để làm điều này trình tự thao tac như sau: l. Khởi động Windows nến đang ở môi trường DOS. 2. Chọn Start, Programs, Microsoft Access . Kết quả ta nhận được cửa sổ sau trên đó có các tuỳ chọn: Nếu muốn mở một CSDL đã có thì chọn trong danh sách Open an Existing Database rồí bấm OK. Nếu muốn tạo một CSDL mới thì chọn Blank Database rồi bấm OK. Bµi gi¶ng Access7
  8. Nếu muốn tạo một CSDL mới theo những chủ đề có sẵn thì chọn Database Wizard rồi bấm OK. Nếu chưa quen với cách mở CSDL đã có và cách tạo CSDL mới thì ta bấm chuột tại nút Cancel. Khi đó sẽ mở cửa sổ Microsoft Access có dạng: II. CHƯƠNG TRÌNH ACCESS . II.1. Tệp chứa Chương trình Access Mỗi một tệp Chương trình thường có một đuôi qui định, ví dụ các tệp Chương trình C có đuôi là .C, tệp Chương trình Pascal có đuôi là PAS, tệp Chương trình Foxpro có đuôi là .PRG.Một tệp Chương do Access tạo ra có đuôi là .MDB II.2. Một hệ Chương trình do Access tạo ra (hệ Chương trình Access) Chương trình Access gọi là một Database (CSDL). Trong các ngôn ngữ truyền thống như C, Pascal, Foxpro, một hệ Chương trình gồm các tệp Chương trình và các tệp dữ liệu được tổ chức một cách riêng biệt. Nhưng trong Access toàn bộ Chương trình và dữ liệu được chứa trong mộl tệp duy nhất có đuôi .MDB. như vậy thuật ngữ hệ Chương trình hay CSDL được hiểu là tổ hợp bao gồm cả Chương trình và dữ liệu. Để ngắn gọn nhiều khi ta gọi là Chương trình thay cho thuật ngữ hệ Chương trình. như vậy dưới đây khi nói đến Chương trình hay hệ chương trình hay CSDL thì cùng có nghĩa đó là một hệ phần mềm gồm cả Chương trình và dữ liệu do Access tạo ra. Bµi gi¶ng Access8
  9. III. TẠO MỘT CSDL MỚI . Nên xây dựng trước một thư mục mới chứa CSDL cần tạo, ví dụ thư mục: TG ACCESS Vì nếu ta chứa các CSDL trong thư mục ACCESS thì chúng có thể sẽ bị mất mỗi khi cài đặt lại Access, và khó quản lý. Bước 1: Từ cửa sổ Microsoft Access: Chọn menu File, chức năng New Database (hoặc kích chuột tại biểu tượng New Database ), được cửa sổ sau: Bước 2: Nhấn đúp chuột tại biểu tượng Blank DataBase, hoặc nhấn nút OK để hiện ra cửa sổ: Bước 3:Chọn thư mục sẽ chứa tệp CSDL cần tạo (ví dụ thư mục TG ACCES trong hộp Save in), sau đó đặt tên CSDL trong hộp File name (ví đụ TSDH), cửa sổ tương ứng có dạng: Bµi gi¶ng Access9
  10. Kích chuột tại nút Create. Xuất hiện cửa sổ Database: Đây là một trong những cửa sổ rất quan trọng của Access. Cửa sổ bao gồm: Hệ menu với các menu: File, Edit, View, Tiêu đề Database: TSDH cho biết tên của CSDL. Các đối tượng công cụ (các mục): Table, Query, Form, Report, Macro, Modul dùng để xây dựng các đối tượng trong Chương trình Access IV. LÀM VIỆC VỚI CSDL ĐÃ TỒN TẠI Giả sử đã có CSDL TSDH trong thư mục C.\TG_ACCES. Để làm việc với CSDL trên (xem, sửa, bổ sung, thực hiện chương trình) ta lần lượt thao tác như sau: Bµi gi¶ng Access 10
  11. B1: Từ cửa sổ Microsoft Access chọn menu File, Open Database hoặc kích chuột tại biểu tượng Open Database, kết quả nhận được cửa sổ: B2: Chọn thư mục chứa Database cần mở trong hộp Look in. Kết quả sẽ hiện danh sách các CSDL (các tệp có đuôi .MDB) trong thư mục này: B3. Chọn CSDL cần mở trong hộp File Name - giả sử chọn CSDL TSDH, sau đó kích chuột tại nút OK. Kết quả nhận được cửa sổ Database của CSDL TSDH như sau: Bµi gi¶ng Access 11
  12. Khi mở một CSDL, nếu muốn chọn mục nào thì ta bấm chuột vào TAB của mục đó. Bµi gi¶ng Access 12
  13. CHƯƠNG II. BẢNG Trong chương này sẽ trình bầy cách sử dụng công cụ TABLE để làm việc với các bảng gồm: Tạo bảng mới Đặt khoá chính và tạo các chỉ mục cho bảng Nhập dữ liệu vào bảng Chỉnh sửa cấu trúc của bảng Thiết lập quan hệ giữa các bảng Sử dụng thuộc tính của trường để trình bầy dạng dữ liệu của trường và kiểm tra tính hơp lệ của dữ liệu khi cập nhật. I. KHÁI NIỆM BẢNG Bảng là nơi chứa dữ liệu của một đối tượng nào đó. Một cơ sở dữ liệu (CSDL) thường gồm nhiều bảng. Một bảng gồm nhiều trường có các kiểu khác nhau như: Text, Number, Date/Time Các bảng trong một CSDL thường có quan hệ với nhau. II. TẠO BẢNG Từ cửa sổ Database chọn mục Table Chọn nút New dùng để tạo bảng mới Nút nút Open dùng để mở nhập liệu cho bảng được chọn. Nút nút Design dùng để xem, sửa cấu trúc cua bảng được chọn Để tạo bảng mới ta chọn nút New, kết qủa có được: Bµi gi¶ng Access 13
  14. II.1. Tạo bảng bằng Design View. Chọn Design View trong cửa sổ New Table, kết quả nhận được cửa sổ thiết kế bảng như sau: Cửa sổ Table được chia làm 2 phần: - Phần trên gồm 3 cột: Field Name, Data Type và Description, dùng để khai báo các trường của bảng, mỗi trường khai báo trên 1 dòng. - Phần dưới dùng để qui định các thuộc tính cho các trường. B1: Gõ tên trường ở ô trong cột Fieldname Tên trường (Field Name): Là một dãy không quá 64 ký tự, bao gồm chữ cái, chữ số, khoảng trống. Bµi gi¶ng Access 14
  15. B2. Chọn kiểu trường trong cột Data Type Access gồm các kiểu sau: Tên trường Mô tả Độ lớn Text Ký tự dài tối đa 255 Byte Memo Ký tự dài tối đa 64000 Byte Number Số nguyên, thực dài : 1 , 2, 4 hoặc 8 Byte Date/time Ngày tháng/giờ dài 8 Byte Currency Tiền tệ dài 8 Byte AutoNumber Số dài 8 Byte Yes/No Boolean 1 Bit OLE OObject Đối tượng 1 Giga Byte Hyperlink Ký tự hoặc kết hơp ký tự và số Lookup Wizard Cho phép chọn giá trị từ bảng khác B3. Mô tả (Discreption): Để giải thích cho rõ hơn một trường nào đó Văn bản mô tả sẽ được hiển thị khi nhập số liệu cho các trường. Phần này có thể có hoặc không. B4. Xác định các thuộc tính của trường trong bảng Properties (các thuộc tính này sẽ được nêu chi tiết hơn trong phần sau, tại đây ta có thể dùng các giá trị thuộc tính mặc định). II.2. Tạo bảng bằng Datasheet View : B1: Từ cửa sổ Database, chọn Table Tab, chọn New B2: Chọn Datasheet View từ hộp thoại New Table, OK B3: Đặt tên trường : Kích đúp chuột vào tên trường Nhập tên trường mới Enter B4: Nhập các bản ghi dữ liệu B5: Ghi bảng : Mở Menu File, chọn Save, đặt tên, chọn OK Bµi gi¶ng Access 15
  16. II.3. Tạo bảng bằng Table Wizard B1: Từ cửa sổ Database, chọn Table Tab, chọn New B2: Chọn Table Wizard từ hộp thoại New Table, OK B3: Chọn các trường cần thiết , Kích nút next * Đổi tên trường :chọn Rename Field, gõ tên trường mới,OK B4: chọn Next, đặt tên bảng Finish B5: Nhập dữ liệu vào bảng II.4. Tạo bảng bằng Import Table B1: Từ cửa sổ Database, chọn Table Tab, chọn New B2: Chọn Import Table từ hộp thoại New Table, OK B3: Chọn thư mục, kiểu file và tên file cần lấy B4: Chọn Import II.5. Tạo bảng bằng Link Table B1: Từ cửa sổ Database, chọn Table Tab, chọn New B2: Chọn Link Table từ hộp thoại New Table, OK B3: Chọn thư mục, kiểu file và tên file cần lấy B5: Chọn Link III. THUỘC TÍNH CỦA TRƯỜNG III.1. Công dụng: Điều khiển hình thức thể hiện dữ liệu. Nhập liệu theo mẫu. Kiểm tra dữ liệu, ngăn cản nhập sai. Tăng tốc độ tìm kiếm. Bµi gi¶ng Access 16
  17. III.2. Cách đặt giá trị cho các thuộc tính. Trong cửa sổ thiết kế bảng, mỗi khi chọn một trường ở nửa trên thì nửa dưới thể hiện các thuộc tính của trường vừa chọn. Mỗi thuộc tính nằm trên mộl dòng. Lúc đầu mỗi thuộc tính hoặc chưa dùng (bỏ trống) hoặc có giá trị mặc định, ví dụ giá trị mặc định của thuộc tính FieldSize của trường kiểu Text là 50, của trường kiểu Number là Double. Giá trị của thuộc tính có thể gõ trực tiếp từ bàn phím (như thuộc tính FieldSize của trường Text) hoặc có thể chọn từ một danh sách của Combo Box (như thuộc tính FieldSize của trường Number). III.3. Tổng quan về các thuộc tính của trường Field Size. Số ký tự của trường Text, hoặc kiểu của trường number. Format Dạng hiển thị dữ liệu kiểu ngày và số. DecimalPlaces Số chữ số thập phân trong kiểu number và cunency. InputMask (Mặt lạ nhập) Quy định khuôn dạng nhập liệu Caption Đặt nhãn cho trường. Nhãn sẽ được hiển thị khi nhập liệu thay vì tên trường (nhãn mặc định). Default Value Xác định giá trị mặc định của trường. Validation Rule Quy tắc dữ liệu hơp lệ. Dữ liệu phải thoả mãn quy tắc này mới được nhập. Required Không chấp nhận giá trị rỗng. Cần phải nhập một dữ liệu cho trường. AllowZeroLength Chấp nhận chuỗi rỗng trong trường Text, Memo. Indexed Tạo chỉ mục để tăng tốc độ tìm kiếm trên trường này III.4. Chi tiết về các thuộc tính của trường III.4.1.Thuộc tính Field Size Với trường Text Độ dài mặc định là 50 Độ dài hợp lệ có thể đặt là từ 1 255 Bµi gi¶ng Access 17
  18. Với trường Number: Mặc định là Double (8 byte), có thể chọn các kiểu sau từ Combo Box: FieldSize Miền giá trị Số byte lưu trữ Byte O 255 1 Integer -32768 32767 2 LongInteger -2147483648 214743647 4 Single -3.4*l038 3.4*1038 4 Double - 1.797*10308 1.797 * 10308 8 III.4.2.Thuộc tính Format. Nếu bỏ qua Format, Access sẽ trình bày dữ liệu theo dạng General. Các giá trị của thuộc tính Format đối với trường Number (giả định Decimal Places=2 - Hai chữ số phần thập phân) Giá trị Format Số Được trình bày General Number 1234.5 1234.5 Fixed 1234.5 1234.50 1234.568 1235.57 Standard 1234.5 1,234.50 (dấu phẩy ngăn cách hàng ngàn) Percent 0.824 82.40 % Scientific 1234.5 1.23E+03 Currency 1234.5 1,234.50(UK) (dấu phẩy hàng ngàn) Ghi chú: 1. General Number: Không phụ thuộc vào Decimal Places, hiện số chữ số thập phân cần thiết nhất Bµi gi¶ng Access 18
  19. 2. Decimal Places = n : Mọi dạng (trừ General Number) hiện đúng n chữ số thập phân. 3. Decimal Places = Auto : Khi đó: Dạng Fixed: 0 số lẻ Dạng khác (trừ General): 2 số lẻ Các giá trị của thuộc tính Format đối với trường DATE/TIME. Giá trị Format Ngày/giờ được trình bày General Date 1/31/92 4:30:00 PM (U.S) 31/01/92 16:30:00 (U.K) Long Date Friday, January 31 , 1992 (U.S) 31 January 1992 (U.K) Medium Date 31-Jan- 1992 Short Date 1/31/92 (U.S) 31/01/92(U.K) Long Time 4:30:00 PM Medium Time 04:30 phần mềm Short Time 16:30 Các giá trị của thuộc tính Format đối với trường YES/NO Giá trị Format ý nghĩa Yes/No Giá trị logic là Yes và No True/Falsse Giá trị logic là True và False On/Off Giá trị logic là On và Off III.4.3.Thuộc tính Input Mask (mặt lạ nhập liệu). Công dụng: Bµi gi¶ng Access 19
  20. 1. Tạo khuôn dạng nhập liệu cho dễ nhìn. Trên khuôn dạng có thể thấy các vị trí để nhập liệu và các ký tự phân cách (ví dụ dấu chấm phân cách phần nguyên và phần phân, dấu gạch ngang để phân cách các cụm ký tự của số tài khoản, ) 2. Kiểm tra tính hơp lệ của mỗi ký tự gõ vào. Tại mỗi vị trí trên khuôn dạng có thể quy định lớp ký tự được phép gõ (ví dụ nếu quy định các chữ số thì Access sẽ không nhận các ký tự không phải là chữ số). 3. Tự động biến đổi ký tự được nhập (ví dụ chuyển sang chữ hoa). 4. Che dấu thông tin gõ vào: Dùng mặt nạ kiểu Password, khi đó các ký tự gõ vào được thể hiện thành dấu *. Cách tạo mặt lạ nhập liệu: Mặt lạ nhập liệu là một dẫy ký tự gồm các loại sau: 1. Ký tự khuôn dạng: Mỗi ký tự khuôn dạng thể hiện một vị trí giành cho ký tự gõ vào và quy định lớp ký tự được gõ. 0 vị trí dành cho chữ số 0 9, bắt buộc 9 vị trí dành cho chữ số 0 9, không bắt buộc # vị trí dành cho chữ số, dấu + - dấu cách L vị trí dành cho một chữ cái, bắt buộc ? vị trí dành cho chữ cái hoặc dấu cách, không bắt buộc A vị trí dành cho ký tự chữ hoặc số, bắt buộc a vị trí dành cho ký tự chữ hoặc số, không bắt buộc & vị trí dành cho một ký tự bất kỳ, bắt buộc C vị trí dành cho một ký tự bất kỳ, không bắt buộc 2. Ký tự chuyển đổi gồm: o Ký tự dùng để đổi các ký tự đứng sau < sang chữ hoa. 3. Ký tự canh phải là ký tự chấm than. Các ký tự nhập vào sẽ được dồn sang phải. Ví dụ nếu dùng mặt lạ: Input Mask: !aaaaa (a là ký tự khuôn dạng giành cho các ký tự chữ và số, không bắt buộc phải nhập). Nếu nhập 2 ký tự HA thì 2 ký tự này sẽ dồn bên phải và 3 dấu cách đặt bên trái. Bµi gi¶ng Access 20
  21. 4. Các ký tự phân cách. Các ký tự này được hiển thị trên khuôn để tách các phần trong dẫy dữ liệu nhập vào với mục đích dễ quan sát, dễ kiểm tra. Có thể dùng bất kỳ ký tự nào ngoài các ký tự trong 3 điểm trên làm ký tự phân cách. Sau đây là một số ký tự phân cách hay dùng: o Dấu . để phân cách phần nguyên và phần phân. o Dấu , để phân cách hàng nghìn, triệu, tỷ, o Dấu - hoặc 1 dùng để phân cách trong dữ liệu Date/Time (tuỳ thuộc cách thiết lập trong mục Control Panel, Intemational) III.4.4. Thuộc tính Default Value Dùng thuộc tính này để đặt giá trị mặc định cho trường. Giá trị mặc định có thể là một hằng hay một hàm của Access. III.4.5. Thuộc tính Required (trường bắt buộc phải có số liệu) Muốn bắt buộc trường phải có số liệu ta đặt thuộc tính Required thành Yes. III.4.6. Thuộc tính AllowZerolength Nếu đặt là Yes sẽ cho phép các trường Text và memo nhận các chuỗi rỗng. III.4.7. Thuộc tính ValidationRule Dùng thuộc tính này để kiểm tra sự hơp lệ của dữ liệu nhập vào. Muốn vậy trong thuộc tính ValidationRule ta đặt một biểu thức (điều kiện) hơp lệ. Ví dụ: l00 giá trị nhập vào phải bằng 0 hoặc lớn hơn 100 Like "K???" phải nhập 4 ký tự, ký tự đầu phải là K Like "CTY*" ba ký tự đầu phải là CTY -#l/1/91# and <#l/1/92# ngày nhập phải trong năm 1991 Bµi gi¶ng Access 21
  22. III.4.8. Thuộc tính Indexed Thuộc tính này có thể nhận các giá trị: No Không tạo chỉ mục hoặc xoá chỉ mục đã lập Yes (Dupticates Ok) Tạo chỉ mục Yes (No Duplicates) Tạo chỉ mục kiểu Unique (các giá trị cần khác nhau như thể khoá chính). IV. THAY ĐỔI THIẾT KẾ, CHỈNH SỬA CẤU TRÚC BẢNG Khi thiết kế bảng, thường có các yêu cầu sau: Xoá một hoặc nhiều trường Thay đổi tên, kiểu, mô tả và thuộc tính của trường Thay đổi vị trí của trường Thêm trường mới Dưới đây sẽ trình bày cách để thực hịện những yêu cầu trên: Xoá trường: Chọn trường, bấm phím Delete hoặc chọn Delete Row từ Menu Edit. Chú ý: Để xoá đồng thời nhiều trường, ta có thể dùng các phím Shift và Ctrl để chọn các trường cần xoá, rồi bấm phím Delete hoặc chọn Edit, Delete Row. Để thay đổi nội dung (tên, kiểu, ) của một trường, ta chỉ việc dùng bàn phím để thực hiện các thay đổi cần thiết. Để chèn thêm một trường mới ta làmnhưsau: Chọn trường mà trường mới sẽ đ- ược chèn vào trước, rồi chọn Edit, Insert Row. Di chuyển trường: Chọn trường cần di chuyển, rồi kéo trường tới vị trí mới. V. ĐẶT KHOÁ CHÍNH V.1. Định nghĩa Khoá chính là một hoặc nhiều trường xác định duy nhất một bản ghi. Bµi gi¶ng Access 22
  23. V.2. Lợi ích. Access tự động tạo chỉ mục (Index) trên khoá nhằm tăng tốc độ truy vấn và các thao tác khác. Khi xem mẫu tin (dạng bảng hay mẫu biểu), các mẫu tin sẽ được trình bầy theo thứ tự khoá chính. Khi nhập số liệu, Access kiểm tra sự trùng nhau trên khoá chính. Access dùng khoá chính để tạo sự liên kết giữa các bảng. V.3. Xử lý khoá chính Đặt khoá chính Chọn các trường làm khoá chính. Chọn Edit, Primary key hoặc nhắp biểu tượng khoá trên thanh công cụ Các tr- ường được chọn làm khoá sẽ có hình chìa khoá ở đầu. Đặt lại khoá chính - Chọn lại các trường làm khoá, rồi cũng thực hiện như trên. Xoá khoá chính: Khoá chính là không bắt buộc. Khi đã thiết lập khoá chính, mà ta lại muốn xoá đi thì cách làm như sau: Chọn View Indexes. Kết quả nhận đ- ược cửa sổ Indexes trong đó chứa các trường của khoá chính như sau: Chọn các trường (của khoá chính, mỗi trường trên một dòng) cần xoá rồi bấm phím Delete. VI. LƯU CẤU TRÚC BẢNG VÀ ĐẶT TÊN BẢNG Sau khi hoàn chỉnh việc thiết kế, ta cần ghi cấu trúc bảng lên (ra và đặt tên cho bảng. Cách làm như sau: Bµi gi¶ng Access 23
  24. Chọn File, Save hoặc bấm chuột tại biểu tượng save trên thanh công cụ . Khi ghi lần đầu thì Access sẽ hiện cửa sổ Save as: Trong hộp Table Name ta đưa vào tên bảng, rồi bấm OK. Ví dụ chọn tên bảng là [DANH SACH THI SINH]: Nếu trong thiết kế chưa đặt khoá chính thì Access sẽ hỏi người sử dụng có muốn Access tự động đặt khoá chính (bằng trường ID có kiểu AutoNumber) nếu chọn YES, ngược lại nếu chọn NO thì bảng không có khoá chính. VII. THAY ĐỔI CẤU TRÚC BẢNG VÀ NHẬP DỮ LIỆU. VII.1. Thay đổi cấu trúc bảng Trong cửa sổ Tables chọn bảng cần thay đổi cấu trúc, rồi bấm nút Design. Kết quả nhận được cửa sổ thiết kế của bảng được chọn. Trong cửa sổ thiết kế ta có thể xem và thay đổi cấu trúc bảng như đã khi sử dụng cách tạo bảng bằng Design. Cuối cùng ghi lại các thay đổi. VII.2. Nhập dữ liệu vào bảng. Để nhập dữ liệu vào bảng đã tồn tại, ta làm như sau: Từ cửa sổ Database chọn mục Table đề mở cửa sổ Tables. Trong cửa sổ Tables chọn bảng cần nhập dữ liệu, rồi bấm nút Open. Kết quả nhận được cửa sổ nhập liệu chứa các bản ghi đã nhập. Ta có thể xem, sửa và bổ sung các bản ghi mới trong cửa sổ nhập liệu. Chú ý: Để chọn Font chữ thích hơp, ta dùng chức năng Font của menu Format. Bµi gi¶ng Access 24
  25. VII.3. Chuyến đổi giữa hai chế độ nhập dữ liệu và thiết kế bảng. Khi đang ở cửa sổ thiết kế, ta có thể chuyển sang cửa sổ nhập liệu và ngược lại, bằng cách dùng menu View. Chọn menu View sẽ nhận được các chức năng sau: Datasheet View – Hiện cửa sổ nhập dữ liệu, Design View – Hiện cửa sổ thiết kế VIII. LẬP QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG. Access dùng quan hệ để đảm bảo những ràng buộc toàn vẹn giữa các bảng liên quan trong các phép thêm, sửa xoá bản ghi. Nguyên tắc đặt quan hệ là chỉ định một hoặc một nhóm trường chứa cùng giá trị trong các mẫu tin có liên quan. Thông thường đăt quan hệ giữa khoá chính của một bảng với trường nào đó của bảng khác (bảng này gọi là bảng quan hệ), các trường này thường cùng tên, cùng kiểu. VIII.1. Các loại quan hệ trong Access. * Quan hệ 1-1: Các trường sử dụng để tạo quan hệ trong hai bảng đều là khoá chính. Khi đó, mỗi bản ghi trong bảng quan hệ phải có một bản ghi tương ứng trong bảng khoá chính, ngược lại, với mỗi giá trị khóa trong bảng chính thì chỉ có duy nhất một bản ghi tương ứng trong bảng quan hệ. * Quan hệ 1-n: trường liên kết dùng trong bảng chính phải là khoá chính, còn trường trong bảng quan hệ không phải là khoá chính của bảng đó (khoá ngoại). Bµi gi¶ng Access 25
  26. VIII.2. Cách tạo quan hệ B1 : Trong cửa sổ Database, từ menu Tools chọn Relationships để mở cửa sổ Add Table: Tác dụng của 3 nút bên trên cửa sổ: - Nút Tables để hiện các bảng. - Nút Queries để hiện các truy vấn. - Nút Both để hiện các bảng và các truy vấn. Chọn các bảng và truy vấn để đưa vào quan hệ. Sử dụng các phím Ctrl hoặc Shift để chọn nhiều bảng hoặc truy vấn, sau đó bấm nút Add. Sau khi chọn xong, bấm nút Close để đóng cửa sổ Show Table. B2: Chọn một trường từ bảng chính (Primary table) và kéo sang trường tương ứng của bảng quan hệ, rồi bấm chuột tại Create để tạo quan hệ. Khi đó sẽ có đường thẳng nối giữa hai trường biểu diễn quan hệ vừa tạo, lúc này kiểu quan hệ mặc định theo trường chúng ta chọn để tạo quan hệ. Trong trường hợp muốn định nghĩa (hoặc thay đổi kiểu quan hệ) ta bấm nút Join Type để hiện các kiểu quan hệ: - Chọn kiểu quan hệ 1 để tạo mối quan hệ 1-1 (Chú ý: quan hệ này chỉ tạo được khi hai trường đều là khóa chính) bấm OK rồi bấm nút - Chọn kiểu quan hệ 2 để tạo quan hệ 1-n từ bảng chính sang bảng quan hệ. - Chọn kiểu quan hệ 3 để tạo quan hệ 1-n từ bảng quan hệ sang bảng chính Ví dụ: Giả sử CSDL NHAN SU gồm 3 bảng: [DANH SACH NHAN VIEN], [TEN TINH] và [NGOAI NGU] có cấu trúc như sau: Bµi gi¶ng Access 26
  27. Ta tạo các quan hệ sau: - Quan hệ một – một giữa bảng [DANH SACH NHAN VIEN] và bảng [TEN TINH] theo cặp trường quan hệ [Ma tinh] – [Ma tinh] với ý nghĩa: một mã tỉnh chỉ tương ứng với một tên tỉnh. - Quan hệ một – nhiều giữa bảng [DANH SACH NHAN VIEN] và bảng [NGOAI NGU] theo cặp trường quan hệ [Ma NV] – [Ma NV] với ý nghĩa: một nhân viên có thể biết nhiều ngoại ngữ. Cách tạo các quan hệ: - Trong cửa sổ Show Table, chọn 3 bảng trên rồi nhấn Add - Nhấn nút Close để đóng cửa sổ Show Table, kết quả nhận được 3 bảng vừa chọn trong cửa sổ Relationships như sau: - Nhấn chuột tại trường [Ma tinh] của bảng [DANH SACH NHAN VIEN], kéo sang trường [Ma tinh] của bảng [TEN TINH], nhả chuột rồi nhấn nút Join Type để chọn kiểu quan hệ: Bµi gi¶ng Access 27
  28. - Chọn kiểu quan hệ 1, nhấn OK để tạo quan hệ - Tương tự, nhấn chuột tại trường [Ma NV] của bảng [DANH SACH NHAN VIEN], kéo sang trường [Ma NV] của bảng [NGOAI NGU], nhả chuột rồi nhấn nút Join Type để chọn kiểu quan hệ: - Chọn kiểu quan hệ 2, nhấn OK để tạo quan hệ. Kết quả có các đường quan hệ giữa các bảng như sau: VIII.3. Chỉnh sửa quan hệ. Có thể kéo bảng tới các vị trí khác để nhận được các đường quan hệ dễ xem và đẹp hơn. Để xoá một quan hệ vừa lập, ta kích chuột tại đường quan hệ (sẽ thấy đường đậm hơn), rồi bấm phím Delete. VIII.4. Tính toàn vẹn tham chiếu Sau khi tạo mối quan hệ xong chúng ta cần phải tạo tính toàn vẹn tham chiếu cho các quan hệ. Với tính chất này các quan hệ sẽ đảm bảo khi có sự thay đổi về mặt dữ liệu trên các bản ghi của bảng chính (bảng bên 1 trong quan hệ) thì các bản ghi liên quan bên bảng quan hệ cũng thay đổi theo, ngoài ra nó đảm bảo mỗi bản ghi thêm mới trong bảng quan hệ thì phải có bản ghi tương ứng (về mặt khoá) trên bảng chính. Bµi gi¶ng Access 28
  29. Để tạo toàn vẹn tham chiếu ta chọn mục: Enforce Referential Integnty: Đảm bào việc nhập đúng (chỉ nhập được các bản ghi trên bảng quan hệ khi giá trị trường dùng làm khoá liên kết đã có trên bảng chính) Khi đã đánh dấu Enforce Referencial Integnty thì có thể sử dụng thêm các tuỳ chọn sau: + Cascade Update Related fields : Khi sửa giá trị trường khoá trong bảng chính, giá trị tương ứng của các bản ghi trong trường quan hệ sẽ bị sửa theo + Cascade Delete Related fields : Khi xoá một bản ghi trong bảng chính, các bản ghi tương ứng trong bảng quan hệ sẽ bị xoá. Ví dụ: Khi thiết lập quan hệ giữa bảng [DANH SACH NHAN VIEN] và bảng [NGOAI NGU], nếu chọn các nút Enforce Referential Integnty, Cascade Update Related fields, và Cascade Delete Related fields sẽ nhận được cửa sổ sau: Ý nghĩa: Khi xoá, sửa các bản ghi trong bảng chính, Access sẽ điều chỉnh bảng quan hệ để tính vẹn toàn tham chiếu được thoả mãn, cụ thể: - Cascade Update: Khi sửa giá trị trường khoá trong bảng chính, giá trị tương ứng của các bản ghi trong trường quan hệ sẽ bị sửa theo. Ví dụ, khi thay đổi mã nhân viên trong bảng [DANH SACH NHAN SU] thì mã nhân viên tương ứng trong bảng [NGOAI NGU] cũng bị sửa theo. - Cascade Delete: Khi xoá một bản ghi trong bảng chính, các bản ghi tương ứng trong trường quan hệ sẽ bị xoá theo. Ví dụ, khi xoá một bản ghi trong bảng [DANH SACH NHAN SU] thì các bản ghi tương ứng trong bảng [NGOAI NGU] cũng bị xoá theo. Chú ý: Mối quan hệ giữa các bảng có thể thiết lập sau này khi thiết kế một truy vấn từ nhiều bảng. Bµi gi¶ng Access 29
  30. VIII.5. Xem và điều chỉnh các quan hệ đã có trong CSDL. VIII.5.1. Xem các quan hệ đã có Từ menu Tools chọn RelationShips Từ RelationShips chọn Show All để xem tất cả quan hệ Muốn xem các quan hệ của một bảng, chọn bảng đó, chọn Show Direct từ RelationShips. VIII.5.2. Chỉnh sửa Chọn quan hệ cần sửa Bấm nút phải chuột Chọn mục Edit Relationship để mở cửa sổ Relationships Tiến hành chỉnh sửa trong cửa sổ này (như chọn kiểu quan hệ, chọn tính toàn vẹn tham chiếu, ) VIII.5.3. Xoá Cho hiện các quan hệ Chọn quan hệ cần xoá (di chuột đến và bấm) Bấm phím Delete hoặc chọn Delete từ menu Edit IX.THUỘC TÍNH CỦA BẢNG * Tác dụng: áp dụng trên toàn bảng, toàn bộ mẫu tin. IX.1. Các thuộc tính của bảng. Thuộc tính Công dụng Description Mô tả những nét chung của bảng Validation Rule Access kiểm tra quy tắc (điều kiện) này trước khi cho nhập một mẫu tin vào bảng Validation Text Thông báo lỗi khi một bản ghi vi phạm qui tắc IX.2. Đặt thuộc tính. 1. Mở bảng trong chế độ Design View. Bµi gi¶ng Access 30
  31. 2. Từ menu View chọn Table Properties để hiện các dòng thuộc tính của bảng. 3. Đưa điều kiện sau vào dòng thuộc tính Validation Rule: Ví dụ: Validation Rule: [NG_VL] > [NG_SINH] and [TUOI] <= 60 (phóng to thu nhỏ bằng Shift F12) Với điều kiện trên, khi nhập dữ liệu Access sẽ kiểm tra các lỗi: ngày sinh sau ngày vào làm việc và tuổi không quá 60. 4. Chọn Save từ menu File để ghi các thay đổi. Bµi gi¶ng Access 31
  32. CHƯƠNG III. TRUY VẤN (QUERY) Truy vấn là một công cụ mạnh của Access dùng để: Tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu. I. CÁC LOẠI TRUY VẤN Loại thông dụng nhất là Select Query (truy vấn chọn) với các khả năng như: Chọn bảng, query khác làm nguồn dữ liệu. Chọn các trường hiển thị. Thêm các trường mới là kết quả thực hiện các phép tính trên các trường của bảng nguồn. Đưa vào các điều kiện tìm kiếm, lựa chọn. Đưa vào các trường dùng để sắp xếp. Sau khi truy vấn thực hiện, dữ liệu rút ra được tập hơp vào một bảng kết quả gọi là Dynaset, nó hoạt động như một bảng. Mỗi lần mở truy vấn, Access lại tạo một Dynaset gồm kết quả mới nhất của các bảng nguồn. Có thể chỉnh sửa, xoá, bổ sung thông tin vào các bảng nguồn thông qua Dynaset. Ngoài truy vấn Select Query ra, còn có các loại truy vấn khác là: Crosstab Query: Thể hiện dữ liệu dạng hàng cột. Action Query: Tạo bảng mới, thêm, xoá, sửa các mẫu tin trong bảng. Union Query: Kết hơp các trường tương ứng từ hai hay nhiều bảng. Data-definition Query: Truy vấn được xây dựng từ một câu lệnh SQL dùng để tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc của bảng. II. CÁC BƯỚC CHÍNH ĐỂ TẠO (THIẾT KẾ) MỘT TRUY VẤN MỚI Truy vấn thực chất là một câu lệnh SQL được xây dựng nhờ công cụ của Access dùng để tổng hợp dữ liệu từ các bảng nguồn. Khi thực hiện truy vấn, ta nhận được bảng tổng hơp gọi là bảng Dynaset. Dynaset không phải là bảng, nó không được ghi vào đĩa và nó sẽ bị xoá ngay sau khi kết thúc (đóng) truy vấn. Bµi gi¶ng Access 32
  33. Truy vấn là một công cụ mạnh của Access dùng để: Tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu. Một truy vấn đã tạo có thể sử dụng để tạo các truy vấn khác (cũng như thể một thủ tục có thể được sử dụng để xây dựng thủ tục khác). Các bước chính để xây dựng một truy vấn gồm: 1. Chọn nguồn dữ liệu cho truy vấn mới, gồm: các bảng và các truy vấn đã được tạo từ trước . 2. Tạo lập quan hệ giữa các bảng, truy vấn nguồn. 3. Chọn các trường từ các bảng, truy vấn nguồn để đưa vào truy vấn mới. 4. Đưa vào các điều kiện để chọn lọc các mẫu tin thoả mãn các điều kiện đưa vào. Nếu không đưa vào các điều kiện để chọn lọc, thì kết quả (Dynaset) của truy vấn bao gồm tất cả các bản ghi từ các bảng, truy vấn nguồn. 5. Chọn các trường dùng để sắp xếp các mẫu tin trong Dynaset. Nếu không chọn trường sắp xếp, thì các mẫu tin trong Dynaset được hiển thị theo thứ tự như trong các bảng nguồn. 6. Xây dựng các cột (trường) mới từ các trưòng đã có trong bảng, truy vấn nguồn. Ví dụ: Trường mới là tổng, hiệu, tích, thương của hai trường có sẵn nào đó. Khi xây dựng trường mới, có thể sử dụng các phép toán, các hàm chuẩn của Access và các hàm tự lập bằng ngôn ngữ Access Basic . III- TẠO QUERY BẰNG DESIGN VIEW Trong phần này, ta xét một ví dụ điển hình và thực hiện từng bước tạo một truy vấn thông qua ví dụ đó: Giả sử trong CSDL TSINH có 3 bảng: Bảng DSTS (danh sách thí sinh) gồm các trường: - HO TEN: kiểu Text - SOBD (Số báo danh): kiểu Integer - NAM SINH: Kiểu Date/time - TEN TINH (tỉnh quê quán của thí sinh): kiểu Text Bảng BD_PHACH (báo danh và phách) gồm các trường: - SOBD (Số báo danh): kiểu Integer - PHACH (số phách): kiểu Integer Bµi gi¶ng Access 33
  34. Bảng PH_DIEM (phách và điểm) gồm các trường: - PHACH (số phách): kiểu Integer - DTOAN (điểm toán): kiểu Double - DLY (điểm lý): kiểu Double - DHOA (điểm hoá): kiểu Double Yêu cầu xây dựng một bảng tổng hợp từ 3 bảng trên gồm các trường: - HO TEN - DLY - SOBD - DHOA - TEN TINH - TONG DIEM - DTOAN Trường TONG DIEM là trường mới, là tổng các trường DTOAN, DLY, và DHOA. Bảng tổng hợp chỉ gồm các thí sinh có tổng điểm lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (giả sử điểm chuẩn là 16), sắp xếp theo chiều tăng của trường TEN TINH và thứ tự giảm của trường TONG DIEM. Để giải quyết bài toán trên, ta xây dựng truy vấn KET QUA TS (kết quả tuyển sinh) theo từng bước. III. 1-Tạo Select Query III.1.1. Tạo Select Query dùng để chọn các trường, các bản ghi và tính toán Bước 1: Mở cửa sổ Query Designer - Từ Database Windows, chọn Queries Tab, chọn New - Chọn Design View, OK - Đưa các bảng hay truy vấn hoặc cả hai vào truy vấn từ hộp thoại Show Table: Bµi gi¶ng Access 34
  35. . Chọn tên các bảng: DSTS, BD_PHACH, PH_DIEM, sau đó nhấn nút Add . Close : Đóng hộp thoại Show Table Kết quả nhận được cửa sổ Select query: Bước 2: Tạo mối quan hệ giữa các bảng: - Quan hệ 1-1 giữa bảng DSTS và bảng BD_PHACH theo trường quan hệ SOBD - Quan hệ 1-1 giữa bảng BD_PHACH và bảng PH_DIEM theo trường quan hệ PHACH Bước 3: Chọn các trường đưa vào truy vấn, bằng cách kéo tên trường trong các bảng, truy vấn ở bên trên vào dòng Field ở phần dưới. (Có thể chọn nhiều trường rồi kéo một lần). Trong ví dụ, ta chọn các trường: HO TEN, SOBD, TEN TINH của bảng DSTS; trường PHACH của bảng BD_PHACH và trường DTOAN, DLY, DHOA của bảng PH_DIEM. Kết quả nhận được: Bµi gi¶ng Access 35
  36. Bước 4 . Sắp xếp lại, chèn và xoá các trường trong QBE (Phần thiết kế query gọi là QBE), điều chỉnh độ rộng các cột. Di chuyển trường: o Đưa chuột lên ngay đầu tên trường sao cho hiện ra dấu mũi tên đen quay xuống thì bấm chuột để chọn trường (cả khối trường được chọn sẽ đổi mầu đen). o Đưa chuột vào khối chọn rồi kéo tới vị trí mới. Chèn thêm trường: o Chọn trường muốn chèn từ danh sách (phần trên) o Kéo trường đó vào một cột trong vùng QBE (phần dưới) Xóa trường trong vùng QBE o Chọn trường cần xoá (như khi chọn để di chuyển) o Bấm phím Delete hoặc chọn Delete từ menu Edit Điều chỉnh độ rộng cột trong vùng QBE: Nếu cột trong vùng QBE quá lớn hay quá nhỏ đối với dữ liệu của trường, ta có thể chỉnh lại kích thước cột cho phù hơp theo các cách sau: o Đưa chuột đến đầu cạnh bên phải của cột muốn chỉnh sao cho hiên ra mũi tên hai đầu thì kéo đến kích thước mới. Bµi gi¶ng Access 36
  37. o Chỉnh nhanh độ rộng cột vừa vặn nhất đối với dữ liệu trong cột bằng cách: . Bấm kép vào đường chia cột tại đầu bên phải cột cần chỉnh (đưa chuột vào sao cho hiện ra dấu mũi tên hai đầu). . Nếu chọn nhiều cột thì chỉ cần bấm đúp chuột theo cách trên ở tại một cột trong vùng chọn. (để chọn nhiều cột có thể dùng phím Shift, hoặc kéo chuột). . Khi đã chỉnh xong, nếu ta lại nhập thêm một giá trị dài hơn độ rộng đã được chỉnh, thì ta lại phải chỉnh lại lần nữa vì Access không tự điều chỉnh lại được. Bước 5: Thể hiện tên bảng trong QBE. (Bước này có thể không cần) Nhằm tạo cho ta cảm giác thuận tiện khi quan sát và thao tác. Để có thêm dòng table (trong QBE) chứa tên bảng/truy vấn nguồn, ta làm như sau: Chọn Table Names từ menu View Chú ý: Nếu muốn Access tự động thể hiện tên bảng mỗi lần mở truy vấn ở chế độ Design view hoặc tạo truy vấn mới, thì ta chọn Options từ menu Tools, sau đó chọn Tables/Queries trong cửa sổ Options, rồi chọn mục Show Table Names. Bước 6: . Đổi tên trường trong vùng QBE, thêm trường biểu thức.( (Bước này có thể không cần) Tên mới sẽ được hiện thị trong bảng kết quả (bảng Dynaset) của truy vấn. Như vậy có thể dùng các tên mới có ý nghĩa hơn so với tên trường. * Cách đưa vào tên mới: Gõ tên mới ngay trưởc tên trường. Đặt dấu: giữa tên mới và tên trường ( : ) Ví dụ: Ta có thể đặt tên mới cho trường [DTOAN], {DLY] và [DHOA] như sau: DIEM TOAN : DTOAN, DIEM LY : DLY, DIEM HOA : DHOA Chú ý: Trong các hàm, thủ tục (viết bằng Access Basic) sẽ dùng lên mới (không dùng tên trường). Cách đưa vào các trường mới (trường biểu thức) : Chọn một ô còn trống trên hàng Field, gõ vào đó tên trường biểu thức, sau đó đặt dấu “:” rồi đưa vào một biểu thức( : ). Trong biểu thức có thể dùng tên Bµi gi¶ng Access 37
  38. các trường, các hằng, các phép tính, các hàm của chuẩn Access và các hàm tự lập. Trong ví dụ này ta đưa vào trường mới [TONG DIEM] như sau: TONG DIEM:[DTOAN]+[DLY]+[DHOA] Chú ý: Khi soạn thảo trên một ô của dòng Field, ta có thể phóng to ô đó bằng cách: - Chọn ô (trên dòng Field) để soạn thảo. - Bấm nút chuột phải. Kết quả hiện một hộp có chứa các dòng: Build, Zoom, Properties Chọn mục Zoom. Kết quả hiện cửa sổ Zoom. - Soạn thảo các nội dung cần thiết trong cửa sổ Zoom, rồi bấm nút OK để trở về cửa sổ Select Query. Dưới đây là cửa sổ Zoom của trường TONG DIEM: Chú ý : - Có thể phóng to ô lập biểu thức bằng cách ấn Shift +F2 - Các trường tham gia trong biểu thức phải đặt trong dấu[ ] - Nếu trường tham gia biểu thức nằm ở bảng khác ta phải chỉ rõ tên bảng chứa trường đó như sau: [ ].[ ] *Các hàm thường dùng khi lập biểu thức tính - Nhóm hàm văn bản : +Hàm Left : Lấy n kí tự bên trái chuỗi Bµi gi¶ng Access 38
  39. =Left( , n) +Hàm Right: Lấy n kí tự bên phải chuỗi =Right( , n) +Hàm Mid : Lấy n kí tự từ vị trí m của chuỗi =Mid( , m , n) - Nhóm hàm ngày tháng + Hàm DatePart . C/năng : lấy ra các thành phần của ngày tháng . Cú pháp : DatePart( , ) . Thành phần ngày tháng đặt trong dấu “ “ gồm : d : Ngày w : Ngày trong tuần ww: Tuần m: Tháng q : quý yyyy : Năm + Hàm Date() : Ngày -tháng- năm hiện tại Day( ) : lấy ra ngày Month( ) : lấy ra tháng Year( ) : lấy ra năm - Hàm điều kiện (IIF) + C/năng : lấy ra giá trị thoả mãn tiêu chuẩn + Cú pháp trường hợp biểu thức có 2 giá trị để lựa chọn : IIF( , , ) ĐK là một biểu thức logic cho kết quả đúng (True) or sai (False): Nếu ĐK đúng (True): lấy giá trị 1, Nếu ĐK sai (False): lấy giá trị 2 Giá trị lấy ra có thể là : Số, biểu thức, chuỗi kí tự đặt trong dấu nháy kép (“ “) Trong trường hợp biểu thức có n lựa chọn ta phải dùng các hàm IIF lồng nhau. Bước 7: Định thứ tự sắp xếp. Mục đích là để cho bảng kết quả hiện ra theo thứ tự nào đó. Bµi gi¶ng Access 39
  40. Thao tác: Nhấn chuột vào ô Sort của trường cần sắp xếp Chọn Chiều Ascending (giảm dần) hoặc Descending (tăng dần). Nếu sắp theo nhiều trường thì thứ tự ưu tiên từ trái sang phải. Trong ví dụ này, ta chọn: - Trường TEN TINH chiều Ascending - Trường TONG DIEM chiều Descending Bước 8: Lập tiêu chuẩn lựa chọn (điều kiện tìm kiếm). Mục đích để chỉ hiện những thông tin cần quan tâm trong bảng kết quả, chẳng hạn như chỉ hiện ra những thí sinh đỗ theo điểm chuẩn nào đó. Cách làm: Gõ trực tiếp một biểu thức điều kiện vào ô Criteria của các trường cần đặt điều kiện. Hoặc có thể dùng cửa sổ xây dựng biểu thức hoặc cửa sổ Zoom (Cách mở cửa sổ Zoom đã trình bầy bên trên). Để mở cửa sổ xây dựng biểu thức cho ô Criteria của trường nào, ta bấm nút phải chuột tại ô Criteria của trường, rồi chọn mục Build. Trong ví dụ này, ta đưa vào ô Criteria của trường TONG DIEM biểu thức điều kiện: >=16 * Các phép toán và biểu thức dùng để lập tiêu chuẩn chọn các bản ghi - Toán tử so sánh : =; >; =; - Toán tử Between And - Phép toán Logic + AND : hội các ĐK + OR : Tuyển - Biểu thức kết hợp các chuỗi ký tự: & - Kí tự thay thế (toán tử Like) + ? : Thay thế cho 1 ký tự + * : Thay thế cho 1 nhóm ký tự Bµi gi¶ng Access 40
  41. Ví dụ : Đưa ra DS khách hàng có tên đầu là Công ty Like “Công ty* ” - Biểu thức Null và Not is Null.(đưa ra danh sách trống hoặc không trống). Chú ý: Các điều kiện viết trên cùng dòng Criteria là các điều kiện đồng thời thoả mãn (Đk AND). Các điều kiện viết trên các dòng khác nhau là điều kiện OR. Bước 9: Không thể hiện (ẩn) một số trường trong truy vấn. Mục đích để chỉ hiện những trường cần quan tâm trong bảng kết quả Cach làm: Bấm chuột tại ô tích (hình vuông) trong hàng Show của trường cần ẩn để đưa về dạng rỗng . Nếu muốn bỏ ẩn ta bấm chuột lần nữa tại ô này. Bước 10. Thiết lập thuộc tính các trường (trong truy vấn) Nhằm quy định cách thức hoạt động của truy vấn nói chung. Có thể đặt thuộc tính cho từng trường hoặc cả truy vấn. Để mở bảng thuộc tính của trường nào: trước tiên cần chọn trường đó (Bấm chuột tại ô Field của trường cần chọn), sau đó hoặc chọn Properties từ menu View hoặc bất nút phải và mục Properties. Để mở bảng thuộc tính của truy vấn ta làm như sau: Chọn cả truy vấn (bằng cách bấm chuột bên bên ngoài QBE và ngoài các bảng/truy vấn nguồn ở phần trên) sau đó tiến hành như khi mở bảng thuộc tính của trường. Sau khi đã mở bảng thuộc tính (của trường hay truy vấn), ta tiến hành chọn các giá trị thích hơp cho các thuộc tính (như khi đặt thuộc tính cho các trường của bảng). Thuộc tính của truy vấn và bảng/truy vấn nguồn Theo mặc nhiên trường trong truy vấn kế thừa các thuộc tính trong bảng/truy vấn nguồn. Vì vậy nếu không đặt lại các thuộc tính cho một trường trong truy vấn, thì trường sẽ có các thuộc tính như trong bảng/truy vấn nguồn. Bước 11. Các dạng hiển thị truy vấn. Truy vấn có thể hiện thị theo các dạng sau : - Design View (dạng thiết kế) - SQL View (câu lệnh SQL tương ứng) - Datasheet View (Bảng kết quả của truy vấn) Bµi gi¶ng Access 41
  42. Khi đang thiết kế truy vấn (truy vấn đang ở dạng Query Design) ta có thể chuyển sang các dạng khác bằng cách: + Chọn menu View. Kết quả nhận được các mục của menu View mà 3 mục đầu là tiêu đề 3 dạng nói trên. Muốn xem truy vấn ở dạng nào ta chọn mục tương ứng với dạng đó Bước 12. Ghi truy vấn Sau khi đã hoàn chỉnh việc thiết kế cần ghi cấu trúc của truy vấn lên (ra. Cách làm: Dùng Save từ menu File, hoặc bấm chuột tại biểu tượng ghi trên thanh công cụ . Access sẽ yêu cầu đặt tên với lần ghi đầu tiên. Bước 13. Ra khỏi cửa sổ thiết kế truy vấn để trở về cửa sổ Database Cách làm: Chọn Close từ menu File hoặc đóng cửa sổ thiết kế truy vấn Bước 14. Thực hiện truy vấn đã có. Ta làm như sau: Chọn truy vấn cần thực hiện (trong cửa sổ Queries) rồi bấm nút Open. Khi đó sẽ nhận được bảng kết quả (bảng Dataset) của truy vấn. Ta có thể xem, sửa và bổ sung dữ liệu trên bảng Dataset. Bước 15. Hiển thị các mẫu tin không trùng lặp Khi một truy vấn cần đưa ra các bản ghi mà không có các bản ghi trùng lặp về giá trị thì ta chọn thuộc tính Uniqlle Values của truy vấn và đặt giá trị Yes cho thuộc tính này: III.1.2. Tạo Select Query dùng để tính tổng theo nhóm dữ liệu. * Chức năng: cho phép thiết lập câu hỏi với nhóm dữ liệu Ví dụ: - Công ty nhận được bao nhiêu đơn đặt hàng trong tháng - Giá trung bình các mặt hàng trong nhóm điện tử là ? - Số lượng bán ra trong tuần của mỗi mặt hàng ? * Các hàm thường dùng : . SUM : Tính tổng các giá trị trong trường Bµi gi¶ng Access 42
  43. . AVERAGE : Tính TB cộng các giá trị trong trường. . MAX : Tính giá trị lớn nhất trong trường . MIN : Tính giá trị nhỏ nhất trong trường . COUNT : Đếm số giá trị khác rỗng trong trường . STDEV : Tính độ lệch chuẩn các giá trị trong trường . First : Tính giái trị đầu tiên trong trường . Last : Tính giái trị cuối trong trường . * Tính tổng tất cả các giá trị trong trường. ->Tạo truy vấn mới -> Đưa các bảng cần thiết vào truy vấn -> Mở View / Totals hoặc kích nút Totals trên thanh toolbar -> Đặt các tuỳ chọn : . Field : Các trường cần thiết . Total : Chọn hàm cần tính tương ứng với mỗi trường cần tính -> Thực hiện truy vấn : Mở Query / Run Ví dụ : Tính giá Tb và tính tổng số mặt hàng * Tính tổng theo từng nhóm DL ->Tạo truy vấn mới -> Đưa các bảng cần thiết vào truy vấn -> Mở View / Totals hoặc kích nút Totals / toolbar -> Đặt các tuỳ chọn : .Trên dòng Field : đặt các trường cần thiết . Trên dòng Total : . Chọn Group By : Phân nhóm và sắp xếp các mẫu tin trong từng nhóm theo các trường phân nhóm. Nhóm là dãy các bản ghi có giá trị như nhau trên các trường phân nhóm ( Chú ý: Luôn luôn sắp xếp theo chiều tăng, nếu thay đổi thì chọn phần Sort và sắp xếp lại). . Chọn hàm cần tính tương ứng với mỗi trường cần tính. Thực hiện phép tính theo từng nhóm trên các trường tính toán (có hàm Sum, Avg, ) trên ô Total. . Chọn Expression ứng với trường biểu thức (nếu có) . Chọn Where ứng với trường lấy tiêu chuẩn . Criteria : Lập tiêu chuẩn chọn nhóm DL cần tính Chú ý: Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia phân nhóm và tính tổng: - Có chữ Where trên ô Total - Có biểu thức điều kiện trên ô Criteria Bµi gi¶ng Access 43
  44. III.1.3 Tạo Select Query dùng hỏi -đáp dữ liệu -> Tạo truy vấn mới -> Đưa các bảng cần thiết vào truy vấn -> Mở View / Totals hoặc kích nút Totals trên toolbar -> Chọn các trường cần thiết trên dòng Field -> Nhập các câu hỏi với dữ liệu ứng với trường cần hỏi trên dòng Criteria (khi chạy Query này sẽ hiện lên câu hỏi cho người sử dụng nhập dữ liệu vào, dữ liệu được nhập vào thay cho điều kiện lọc dữ liệu trên query) Chú ý : - Câu hỏi tuỳ đặt phải đặt trong dấu [ ] tối đa 255 kí tự - Có thể đưa biểu thức hỏi kèm cùng các phép toán, biểu thức đã nói ở trên để tạo ra một điều kiện cụ thể: Ví dụ: Cần tạo truy vấn từ các bảng CSDL TSINH để tìm các thí sinh theo các điều kiện:  Nhóm ký tự đầu của tên tỉnh  Nhóm ký tự cuối của tên tỉnh  Giá trị nhỏ nhất của điểm toán  Giá trị lớn nhất của điểm toán Các bước thiết kế truy vấn: Bước 1: Chọn 3 bảng và đưa các trường HO TEN, SOBD, TEN TINH, DTOAN, DLY, DHOA vào truy vấn. Bước 2: Đưa thêm trường TONG DIEM. Bước 3: Đưa vào ô Criteria của trường TEN TINH nội dung: Like [Nhóm ký tự đầu] & “*” & [Nhóm ký tự cuối] Bước 4: Đưa vào ô Criteria của trường DTOAN nội dung: >=[Từ điểm] And <=[Đến điểm], cửa sổ truy vấn khi đó có dạng: Bµi gi¶ng Access 44
  45. Khi thực hiện truy vấn trên, Access sẽ lần lượt yêu cầu đữ vào 4 giá trị:  Nhóm ký tự đầu của tên tỉnh  Nhóm ký tự cuối của tên tỉnh  Giá trị nhỏ nhất của điểm toán  Giá trị lớn nhất của điểm toán Sau đó sẽ đưa ra danh sách các thí sinh thoả mãn các yêu cầu cần tìm. * Quy định kiểu dữ liệu cho các thông số Để qui định kiểu dữ liệu cho các thông số, ta làm như sau: 1. Mở truy vấn thông số ở chế độ Design View 2. Chọn mục Parameters từ menu Query để mở cửa sổ Query Parameters 3. Lần lượt đưa vào tên thông số và chọn kiểu dữ liệu thích hợp. Ví dụ, chọn kiểu Double cho các thông số “Từ điểm” và “Đến điểm”: 4. Chọn OK II.2. Tạo Crosstab Query *Tạo truy vấn mới -> Đưa các bảng cần thiết vào truy vấn -> Mở Query / Crosstab Query -> Chọn các trường cần thiết trên dòng Field -> Trên dòng Total . Chọn Group ứng với trường cần nhóm . Chọn hàm tính toán ứng với trường cần tính . Chọn Expression ứng với trường biểu thức . Chọn Where ứng với trường lấy điều kiện -> Trên dòng Crosstab: . Chọn Row Heading ứng với trường lấy làm tiêu đề dòng . Chọn Column Heading ứng với trường lấy làm tiêu đề cột Bµi gi¶ng Access 45
  46. . Chọn Value ứng với trường tính giá trị -> Thực hiện Query : Mở Query / Run -> Ghi truy vấn III.3. Tạo Action Query III.3.1. Make Table Query (Truy vấn tạo bảng) B1: Tạo truy vấn mới B2:- Mở Query / Make Table Query -Đặt tên bảng dữ liệu mới vào dòng Table name, chọn OK B3: Thiết kế truy vấn -> Chọn các trường cần lấy ở các ô trên dong Field -> Chọn cách sắp xếp Dữ liệu tương ứng trên dòng Sort -> Lập tiêu chuẩn chọn các bản ghi ở ô trên dòng Criteria ->Ghi và thực hiện Query III.3.2. Append Query (Truy vấn nối) B1: Tạo truy vấn mới B2: Mở Query / Append Query -> Chọn tên bảng nhận dữ liệu (đích) ở dòng Table name, chọn OK B3: Thiết kế truy vấn -> Chọn các trường cần lấy ở các ô trên dòng Field -> Chọn cách sắp xếp Dữ liệu tương ứng trên dòng Sort -> Chọn các trường nhận dữ liệu ở bảng đích trên dòng Append to -> Lập tiêu chuẩn chọn các bản ghi ở ô trên dòng Criteria ->Ghi và thực hiện Query III.3.3. Update Query (Truy vấn cập nhật) QBE B1: Tạo truy vấn mới B2: Mở Query / Update Query B3: Thiết kế truy vấn -> Chọn các trường cần thiết ở các ô trên dòng Field -> Chọn cách sắp xếp Dữ liệu tương ứng trên dòng Sort -> Lập biểu thức ở ô trên dòng Update to ứng với trường cần cập nhật biểu thức : có thể gồm Các giá trị, các trường, các phép toán, các hàm, -> Lập tiêu chuẩn chọn các bản ghi ở ô trên dòng Criteria ->Ghi và thực hiện Query III.3.4. Delete Query (Truy vấn xoá) B1: Tạo truy vấn mới B2: Mở Query / Delete Query Bµi gi¶ng Access 46
  47. B3: Thiết kế truy vấn -> Chọn các trường cần thiết ở các ô trên dòng Field -> Lập tiêu chuẩn chọn các bản ghi cần xoá ở ô trên dòng Criteria ứng với trường lấy tiêu chuẩn. ->Ghi và thực hiện Query IV. TẠO QUERY BẰNG WIZARD IV.1. Tạo Select Query bằng wizard * Chọn Queries tab, chọn New * Chọn Simple Query Wizard * Thực hiện các bước theo chỉ dẫn của hộp thoại Simple Query Wizard B1: Chọn tên bảng và các trường cần thiết, chọn Next B2: Chọn chế độ -Detail : Lấy thông tin chi tiết -Summary : Tóm tắt dự liệu theo nhóm B3 : đặt tên query, Chọn Finish IV.2. Tạo Crosstab Query bằng wizard * Chọn Queries tab, chọn New * Chọn Crosstab Query Wizard * Thực hiện các bước theo chỉ dẫn của hộp thoại Crosstab Query Wizard B1: Chọn bảng dữ liệu nguồn, chọn Next B2: Chọn trường lấy làm tiêu đề dòng(Row heading ), chọn Next B3: Chọn trường lấy làm tiêu đề cột(Column Heading), chọn Next B4 : Chọn trường cần tính giá trị (Value) và hàm cần tính, chọn Next B5 : Đặt tên Query, chọn Finish V- TẠO, SỬA QUERY BẰNG MÃ LỆNH SQL V.1-Cấu trúc các câu lệnh tạo Query SELECT Tên bảng.Trường1, Tên bảng.trường 2, FROM Tên bảng dữ liệu WHERE Điều kiện; Ví dụ : Cho bảng LILICH(MANV, HOTEN, GIOITINH) Tạo truy vấn đưa ra danh sách các nhân viên Nam ta viết như sau: SELECT LILICH.MANV, LILICH.HOTEN, LILICH.GIOITINH FROM LILICH Bµi gi¶ng Access 47
  48. WHERE (((LILICH.GIOITINH)="yes")); V.2.Cách tạo và sửa Query bằng SQL * Chọn New từ Query tab * Đưa bảng hay truy vấn vào truy vấn * Mở View, chọn SQL View Ta có cửa sổ, trên cửa sổ đó: -> Viết các câu lệnh chọn các trường cần thiết và điều kiện chọn bản ghi theo cấu trúc trên -> Ghi và thực hiện truy vấn Ví dụ1 : Cho bảng DIEM(MASV,TIN,ANH,KT) Đưa ra danh sách những sinh viên có điểm tin >=5 và điểm Anh>=0 và điểm Kt>=5 ta viết như sau: SELECT DIEM.masv, DIEM.Tin, DIEM.Anh, DIEM.KT FROM DIEM WHERE (((DIEM.Tin)>=5) AND ((DIEM.Anh)>=5) AND ((DIEM.KT)>=5)); Ví dụ2 : Cho bảng DIEM(MASV,TIN,ANH,KT) Đưa ra danh sách những sinh viên có điểm tin >=5 hoặc Tổng điểm >=18 ta viết như sau: SELECT DIEM.MaSV, DIEM.Tin, DIEM.Anh, DIEM.KT, [tin]+[anh]+[kt] AS Tongdiem FROM DIEM WHERE (((DIEM.Tin)>=5)) OR ((([tin]+[anh]+[kt])>=18)); Bµi gi¶ng Access 48
  49. CHƯƠNG 5 MẪU BIỂU Mẫu biểu là phương tiện giao tiếp cơ bản giữa người dùng và Access. Thông tin trong biểu mẫu được lấy từ bảng và có thể thiết kế biểu mẫu cho nhiều mục đích khác nhau như: - Hiển thị và chỉnh sửa dữ liệu: sử dụng biểu mẫu để thay đổi, bổ sung, xoá dữ liệu. - Nhập dữ liệu: Có thể thiết kế biểu mẫu dùng để nhập dữ liệu mới vào bảng - Và còn nhiều mục đích khác. I. KHÁI NIỆM CHUNG I.1. Cấu trúc của mẫu biểu Mẫu biểu (Form) gồm các ô điều khiển. Có nhiều loại ô điều khiển như: - Hộp văn bản (Text Box) - Nhãn (Lable) - Nút lệnh (Command .Button). - Hộp lựa chọn (Combo Box) - Hộp danh sách (List Box) I.2. Công dụng của các ô điều khiển: I.2.1. Thể hiện dữ liệu. Mẫu biểu có thể gắn với một bảng/truy vấn nguồn hoặc không gắn với một bảng/truy vấn nào cả (mẫu biểu Unhound). Các ô điều khiển có thể buộc vào (liên kết với) các trường của bảng/truy vấn nguồn để thể hiện dữ liệu và cập nhật dữ liệu vào các trường này. Có thể dùng hộp văn bản để hiển thị kết quả tính toán. I.2.2. Nhập dữ liệu từ bàn phím Có thể nhập dữ liệu từ bàn phím thông qua các hộp văn bản. I.2.3. Thực hiện hành động. Các nút lệnh có thể gắn với một Macro hoặc một thủ tục xử lý sự kiện. Sau đó mỗi khi bấm chuột vào nút lệnh thì Macro hoặc thủ tục gắn với nó sẽ được thực hiện. Có thể sử dụng các nút lệnh để có các menu đơn giản cho chương trình. I.2.4. Tổ chức giao diện chương trình. Giao diện chương trình có thể được tổ chức dưới dạng một mẫu biểu. Tiêu đề chương trình và các hướng dẫn sử dụng có thể đưa vào các nhãn. Trong mẫu biểu các thể kéo vào các hình ảnh để trang trí. I.2.5.Tổ chức hệ Menu Bar cho chương trình. Hệ Menu Bar gồm các menu ngang (nằm trên hàng ngang ở đầu màn hình). Mỗi menu ngang gồm các menu thành phần. Menu thành phần có thể là chức năng thực hiện ngay hoặc lại có thể là một menu khác. Bµi gi¶ng Access 49
  50. II. TẠO MẪU BIỂU TỰ ĐỘNG VÀ BẰNG WIZARD Nếu chỉ dùng biểu mẫu để thể hiện và cập nhật dữ liệu thì cách nhanh nhất là dùng cách tạo tự động hoặc công cụ Wizard. Để tạo mẫu biểu bằng cách tự động hoặc bằng Wizard, ta thực hiện theo các bước sau: B1. Từ cửa sổ Database của một cơ sở dữ liệu nào đó, chọn mục Forms. Kết quả sẽ mở cửa sổ Forms với ba nút lựa chọn như sau: - Nút New dùng để tạo mẫu biểu mới. - Nút Open dùng để thực hiện mẫu biểu. - Nút Design dùng để mở cửa sổ thiết kế mẫu biểu. B2. Để tạo mẫu biểu mới ta chọn nút New, kết quả nhận được cửa sổ: B3. Chọn một bảng/truy vấn nguồn trong ô: Choose the table hoặc không chọn bảng/truy vấn nguồn. Ví dụ: Chọn bảng [KHACH HANG] làm nguồn cho mẫu biểu cần xây dựng, bảng này có 4 trường kiêut Text: - MAKH (Mã khách hàng) - DIA CHI (địa chỉ) - TEN KH (tên khách hàng) - DIEN THOAI (điện thoại) B4. Chọn một trong các dạng mẫu biểu tự động và Wizard Bµi gi¶ng Access 50
  51. B.4.1. Nếu chọn “Autoform: Columnar” hoặc “AutoForm: Tabular” hoặc “AutoForm: Datasheet” thì được ngay mẫu biểu dạng như sau: Trong mẫu biểu sẽ bao gồm tất cả các trường của bảng/truy vấn nguồn và chúng có các cách thức thể hiện (giao diện) khác nhau tuỳ theo ta chọn mục nào. B.4.2. Nếu chọn Form Wizard sẽ hiện một cửa sổ: Tại đây ta thao tác tiếp như sau: Chọn các trường muốn đưa vào mẫu biểu tại cột “Available fields”, rồi bấm vào nút Add để đưa sang cột “Field order on form”. Nếu muốn đưa sang tất cả các trường ta bấm tại nút All. Nếu muốn bỏ trường nào đã chọn trong cột “Field order on form”, thì ta bấm chuột tại trường đó rồi bấm tại nút remove, còn nếu muốn bỏ tất cả ta bấm vào nút remove all. Giả sử ta chọn hai trường [TEN KH] và [DIA CHI] rồi chọn nút Next, kết quả hiện cửa sổ: Bµi gi¶ng Access 51
  52. + Chọn một trong các dạng thể hiện nêu trong cửa sổ trên. Giả sử chọn “Columnar” rồi bấm nút Next. Kết quả sẽ hiện cửa sổ: + Chọn một trong các kiểu trình bày mẫu biểu trong cửa sổ trên. Giả sử chọn “Standard” rồi bấm nút Next. Kết quả sẽ hiện cửa sổ: Bµi gi¶ng Access 52
  53. + Gõ tên mẫu biểu tại hộp mầu trắng. Access dùng tên bảng/truy vấn nguồn làm tên mẫu biểu mặc định, ta có thể giữ nguyên hoặc thay đổi theo ý muốn Bấm Finish để kết thúc, kết quả nhận được mẫu biểu: III. TẠO FORM BẰNG DESIGN VIEW III.1. Giới thiệu các loại điều khiển. III.1.1. Các loại điều khiển. Khi thiết kế mẫu biểu, thường dùng các loại điều khiển sau: - Hộp văn bản (text box) - Nhãn (Label) - Hộp lựa chọn (Combo box) - Hộp danh sách (List box) - Nút lệnh (Command Button) - Nhóm lựa chọn (Option Group) III.1.2. Cách dùng. Có thể dùng các ô điều khiển theo ba cách: Bound, Unbound, hoặc Calculated với ý nghĩa: 1. Điều khiển loại Bound (buộc vào một trường nào đó): Dùng để truy xuất tới trường nào đó. Các giá trị cập nhật có thể: Picture, text Bµi gi¶ng Access 53
  54. 2. Điều khiển loại Unbound (không buộc): Không liên quan đến trường nào cả, chúng thường dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím, trình bày tiêu đề, trang trí hình vẽ, hộp, đường, 3. Điều khiển tính toán (Calculated): Dùng để thể hiện giá trị của một biểu thức. Ví dụ: GiaMoi = 0.75* [DON GIA] Trong đó ô GIA MOI là nhãn đi kèm với điều khiển tính toán. Ở đây điều khiển tính toán biểu thị 75% của trường [DON GIA]. Chú ý: Điều khiển tính toán này chỉ dùng để hiển thị dữ liệu. * Hộp công cụ: Hộp công cụ là một bảng chữ nhật chứa nhiều nút có dạng sau: Mỗi nút trên hộp công cụ ứng với một loại điều khiển được dùng để tạo các ô điều khiển thuộc loại tương ứng. Hộp công cụ được sử dụng như một phương tiện chính để xây dựng các mẫu biểu. * Cách tạo một điều khiển bằng hộp công cụ: 1. Chọn loại điều khiển: Bấm vào nút tương ứng trên hộp công cụ. 2. Di chuột đến vị trí cần đặt điều khiển vào biểu mẫu và bấm 3. Thực hiện các sửa đổi cần thiết. III.2. Điều khiển TextBox Text box có thể dùng cả 3 cách Bound (bị buộc), Unbound (không bị buộc) hoặc Calculated (tính toán) III.2.1. Tạo Text box bị buộc (Buond) * Cách 1: Cách đơn giản nhất để tạo các hộp văn bản bị buộc là dùng Filed List. Thao tác: B1: Từ cửa sổ Database chọn mục Form, kết quả mở cửa sổ Forms trong đó chứa các mẫu biểu đã có. Để tạo một mẫu biểu mới, ta bấm nút New, kết quả xuất hiện hộp Select a Table/Query. B2. Trong hộp Choose the table chọn một bảng/truy vấn nguồn. B3. Chọn Design View để tự thiết kế mẫu biểu, rồi bấm OK. Kết quả hiện cửa sổ Form và một mẫu biểu rỗng. B4. Chọn View, Field List để mở hộp Field List chứa danh sách các trường của bảng/ truy vấn nguồn. Sau đó kéo các trường xuất hiện trên danh sách vào mẫu biểu, Access sẽ tạo các TextBox bị buộc vào các trường được chọn. * Cách 2: Dùng hộp công cụ Toolbox, ba bước đầu thực hiện như cách 1, sau đó: Bµi gi¶ng Access 54
  55. B1: Chọn nút Text box trên hộp công cụ (nếu chưa có hộp công cụ thì chọn mục Toolbox trong menu View). B2. Di chuột đến một vị trí trên mẫu biểu, bấm chuột tại đó. Kết quả sẽ hiện ra tại vị trí bấm một hộp văn bản kiểu Unbound và một nhãn đi kèm bên phải có dạng sau: Trong mẫu biểu: Nhãn có tên mặc định bắt đầu bằng Text, trong hộp văn bản có chữ Unbound. B3: Sửa Unbound bằng một tên trường của bảng/truy vấn nguồn. Khi đó hộp văn bản sẽ bị buộc vào trường này. Hoặc: Mở cửa sổ Properties : View/Properties Đặt các tính chất sau : +Name : tên của Textbox +Control Source : Chọn tên trường dữ liệu buộc vào Textbox B4. Sửa nhãn cho có nghĩa III.2.1. Tạo Text box tính toán - Unbound B1: Mở hộp Toolbox : View/Toolbox Chọn công cụ Text box trong Toolbox và tạo một Text box trên form. B2: Mở cửa sổ Properties : View/Properties Đặt các tính chất sau : Name : tên của Textbox; Control Source : Gõ biểu thức cần tính hoặc gõ biểu thức trực tiếp trên TextBox Chú ý: Nếu tạo TextBox Unbound thì không đặt biểu thức trong Control Source (hoặc để trống TextBox) III.3. Điều khiển Label (nhãn) Nhãn luôn luôn là điều khiển Unbound Điều khiển nhãn có 2 thuộc tính cần nhớ: - Tiêu đề, sẽ được hiện ra màn hình (Caption) - Tên (name) Nhãn thường dùng để chứa các dòng chữ có tính giải thích, ghi chú. Chú ý: Khi muốn soạn thảo nhiều dòng trên nhãn, ta dùng tổ hợp hai phím Ctrl và Enter để chuyển xuống dòng tiếp theo. Khi thay đổi Font chữ kích cỡ chữ thì nội dung có thể không khớp với kích thước của nhãn. Để điều chỉnh ta làm như sau: 1. Chọn nhãn 2. Chọn Size từ menu Format 3. Chọn mục To fit * Gắn nhãn cho hộp văn bản (Text Box) Để gắn cho Text Box một nhãn (giả sử đã xoá nhãn cũ) ta làm như sau: Bµi gi¶ng Access 55
  56. 1. Bấm chuột tại nút nhãn 2. Bấm chuột tại một vùng trống nào đó của Form Hoặc đưa trực tiếp vào vị trí cần thiết – trong trường hợp này không thực hiện bước 3,4,5). Kết quả sẽ tạo ra một nhãn rỗng. Soạn tiêu đề cho nhãn. 3. Chọn Cut từ menu Edit (để xoá nhãn vừa tạo trên mẫu biểu, đồng thời đưa nó vào Clipboard). 4. Chọn Text box cần gắn nhãn 5. Chọn Paste từ menu Edit. III.4. Thuộc tính của điều khiển. Mỗi đối tượng trong Access có rất nhiêu thuộc tính (Property). Access dùng thuộc tính để làm việc với các đối tượng. Trong mục này sẽ trình bày cách sử dụng một số thuộc tính của các ô điều khiển. III.4.1. Mở bảng thuộc tính của một ô điều khiển Để mở bảng thuộc tính của một điều khiển, ta làm như sau: 1. Chọn điều khiển cần mở bảng thuộc tính 2. Hoặc chọn Properties từ menu View - Hoặc bấm đúp tại điều khiển Hoặc bấm nút phải chuột, rồi chọn mục Properties. Kết quả hiện ra bảng các thuộc tính. III.4.2. Một số thuộc tính hay dùng. 1. Name: tên điều khiển, dùng trong các hàm, thủ tục. 2. Caption: tiêu đề, thường dùng đối với Label. 3. Control Sounce: nguồn dữ liệu, thường dùng đối với text box. 4. Format: qui định hình thức hiển thị dữ liệu. 5. Default Value: giá trị mặc định. 6. Validation Rule: qui tắc dữ liệu hơp lệ. 7. Validation Text: văn bản hơp lệ. 8. Input Mask: mặt lạ nhập liệu. 9. Status Bar Text: Hướng dẫn sử dụng điều khiển (hướng dẫn này sẽ hiện tại dòng trạng thái) III.5. Các loại điều khiển dùng để cập nhập dữ liệu từ bảng chọn Các loại điều khiển dùng trong mục đích này gồm: Combo Box (Hộp Combo) List Box (Hộp danh sách) Check Box (Hộp kiểm tra) Option Button (Nút lựa chọn) Toggle Button (Nút bật tắt) Option Group (Nhóm lựa chọn) Combo Box và List Box có thể dùng để tạo danh sách lựa chọn cho một trường bất kỳ. Danh sách trong List Box luôn luôn được thể hiện. Danh sách trong Combo Box được Bµi gi¶ng Access 56
  57. mở khi kích chuột tại nút mũi tên bên phải và sau khi chọn một mục trong danh sách thì danh sách tự động đóng lại. Các điều khiển Check Box, Option Bunon và Toggle Button được dùng để chọn lựa giá trị Yes hoặc No cho trường logic. Điều khiển Option Group được dùng để chọn một số nguyên từ 1 đến N cho trường nguyên. III.5.1. Cách dùng Các điều khiển này đều có thể dùng theo hai cách: Unhound và Bound. Khi được buộc vào một trường nào đó của bảng truy vấn nguồn, chúng vừa có tác dụng thể hiện dữ liệu và cập nhật dữ liệu cho trường tương ứng. Khi cập nhập dữ liệu, người dùng không phải nhập từ bàn phím mà dùng chuột để chọn một giá trị nào đó trong bảng danh sách giá trị có sẵn. III.5.2. Cách tạo. Các điều khiển này có thể tạo bằng Wizard hoặc không dùng Wizard theo cùng một cách như sau: Trong cửa sổ Form (đang thiết kê) 1. Chọn hoặc không chọn Control Wizards bằng cách bấm vào biểu tượng Control Wizards trên thanh công cụ Toolbox. 2. Chọn loại điều kiện trên Toolbox (List Box, Combo Box, Option Button , . . . ) 3. Kéo một trường từ hộp Field list vào mẫu biểu. Bằng cách đó đã tạo được một điều khiển buộc vào một trường. Nếu muốn tạo điều khiển Unbound, thì ta chỉ vỉệc bấm chuột tại một vị trí trên Form. 4. Nếu dùng Wizard thì lần lượt trả lời các câu hỏi, bấm Next, cuối cùng bấm Finish. 5. Nếu không dùng Wizard thì sử dụng các thuộc tính của điều khiển vừa tạo. III.5.3. Phân loại ListBox và ComBo Box theo nguồn dữ liệu. * Cấu trúc của List Box và Combo Box List box và Combo box có cấu trúc và cách xây dựng hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở cách thể hiện như đã nói. Mỗi một List box và Combo box có một nguồn dữ liệu để xây dựng bảng chọn. Điểm mấu chốt trong xây dựng List/Combo box là xác định rõ nguồn dữ liệu của chúng. * Nguồn dữ liệu của List/Combo box Nguồn dữ liệu tạo thành bảng chọn của List/Combo box baọ gồm: 1. Các bản ghi của một bảng/truy vấn. 2. Dãy giá trị đưa vào khi tạo List/Combo box (Value list). 3. Tên các trường của một bảng/truy vấn (Field list). 4. Các bản ghi của một truy vấn tạo bởi câu lệnh SELECT. 5. Danh sách tạo từ kết quả trả về của một hàm trong Access Basic. III.5.4. Tạo LIST/COMBO BOX không dùng WIZARD Trước hết phải tắt chức năng Control Wizard bằng cách bấm vào biểu tượng Control Wizard . * Các thuộc tính sau để xác định nguồn dữ liệu của List/Combo box Loại Thuộc tính Thuộc tính Bµi gi¶ng Access 57
  58. (Nguồn dữ liệu ) Row Rource type Row Source Các bản ghi của một Table/query Tên bảng/truy vấn bảng/truy vấn Các bản ghi từ câu lệnh Table/Query Câu lệnh SELECT Select Danh sách giá trị tự đặt Value list Danh sách' giá trị Phân cách nhau bởi chấm phẩy Tên các trường của một Field List Tên bảng truy vấn bảng/truy vấn Các giá trị trả về của một Tên hàm đó Để trống hàm Access Basic * Các thuộc tính khác: Ngoài hai thuộc tính quan trọng là Row Rource type và Row Source dùng để xác định nguồn dữ liệu tạo thành bảng chọn của List/Combo box, chúng ta cần sử dụng thêm các thuộc tính sau: - Column Count: Số cột trong danh sách, tính từ trái sang phải. Ví dụ: Nếu đặt giá trị của thuộc tính này bằng 2, thì bảng chọn sẽ gồm 2 cột chứa giá trị hai trường đầu của nguồn dữ liệu của List/Combo box. - Bound Column: Cột được chọn làm nguồn dữ liệu của danh sách. Ví dụ nếu đặt giá trị thuộc tính này bằng 2, thì giá trị cột 2 sẽ được chọn, các cột khác chỉ đóng vai trò hiển thị. - Column widths: 1 ; 1 .5 (Độ rộng các cột, nếu viết như trên thì độ rộng cột một là 1 cm, độ rộng cột hai là 1.5 cm). - Limit To List: No/Yes (Yes: Chỉ chọn trong danh sách, No: Có thể nhập giá trị ngoài danh sách) - Width: bề rộng của danh sách, bằng tổng bề rộng các cột. - Height: 5 cm (bề dài của danh sách. Danh có thể có nhiều hàng, nhưng ta chỉ cho hiện ra trong các hàng trong phạm vi 5 cm) III.5.5. Dùng Wizard tạo List Box/Combo Box Dùng công cụ Wizard có thể tạo được 2 loại Combo/List Box sau: 1. Combo/List Box có nguồn dữ liệu là một bảng/truy vấn. 2. Combo/List Box có nguồn dữ liệu là một dẫy giá trị đặt vào thuộc tính Row Source Cách tạo: 1. Trước hết phải chọn chức năng Control Wizard bằng cách bấm vào biểu tượng Control Wizard (nếu nó chưa được bật). 2. Chọn nút Combo Box hoặc List Box trên hộp công cụ. 3. Kéo một trường của bảng/truy vấn nguồn vào mẫu biểu. Access sẽ tạo một List/Combo Box buộc vào trường này. Bµi gi¶ng Access 58
  59. 4. Lần lượt trả lời các câu hỏi do Wizard đặt ra để xác định nguồn dữ liệu và các đặc trưng khác của List/Combo Box. Sau khi trả lời một câu hỏi bấm Next để sang câu hỏi tiếp, cuối cùng bấm Finish. Chú ý: 1. Nếu tạo List/Combo Box lấy nguồn dữ liệu từ bảng/query thì khi cửa sổ đầu tiên của Wizard xuất hiện chọn “I want the combo box (list box) to look up the value in table or query”. 2. Nếu tạo List/Combo Box lấy nguồn dữ liệu từ danh sách tự tạo thì khi cửa sổ đầu tiên của Wizard xuất hiện chọn “I will type in the value that I want” . Sau đó nhập giá trị vào cửa sổ tiếp theo. 3. Nếu dùng nguồn dữ liệu từ bảng/query thì chọn bao nhiêu trường thì có bấy nhiêu cột, còn nếu tự tạo dữ liệu thì cần xác định rõ số cột cần dùng ở bước 2 (Number of column) 4. Nếu có từ hai trường trở lên thì tại bước 3 cần chọn trường (cột) để lấy giá trị đưa vào trường gắn với Combo box / list box. 5. Tại bước cuỗi cùng cần xác định rõ trường gắn với Combo box / list box (thường đã có giá trị mặc định do việc kéo trường ở bước 3 trong cách tạo ). III.5.6. Dùng điều khiển Check Box, Toggle Button, Option Button * Giới thiệu chung Hộp kiểm tra (Check box), nút lựa chọn (Option button) và nút bật tắt (Toggle button) thường được sử dụng để nhận các giá trị Yes hoặc No. Các điều khiển này chỉ khác nhau ở hình thức, còn cách sử dụng hoàn toàn giống nhau. Khi được chọn, các điều khiển nhận giá trị Yes, khi không được chọn chúng có giá trị No. Cách nhận biết việc chọn các điều khiển này như sau: Check box được chọn khi có dấu “” trong hộp. Option botton được chọn khi có dấu “ ” trong nút Toggle botton được chọn khi nó trông như bị nhấn xuống * Cách tạo các điều khiển buộc vào các trường Yes/No. Các điều khiển nói trên thường được dùng để nhập dữ liệu cho các trường Yes/No. Cách tạo như sau: 1. Chọn một trong các nút: Check box, Option botton, Toggle botton 2. Kéo một trường kiểu Yes/No vào mẫu biểu. Kết quả tạo được một điều khiển buộc vào trường vừa kéo và một nhãn đi kèm. Tiêu đề mặc định của nhãn chính là tên trường được kéo. Chú ý: Riêng đối với Toggle botton thì không có nhãn đi kèm. Muốn có nhãn, thì ta phải tự tạo bằng cách sử dụng nút Label trên hộp công cụ. III.5.7. Sử dụng nhóm lựa chọn (Option Gourp) Công dụng: Buộc vào các trường có kiểu Byte hoặc Integer. Giúp cho thao tác chọn lựa của người sử dụng được dễ dàng hơn, vì không phải gõ dữ liệu vào hộp văn bản, mà chỉ cần bấm vào một phần tử của nhóm để chọn. Cách tạo: Trong cửa sổ Form, lần lượt thực hiện: Bµi gi¶ng Access 59
  60. 1. Tắt chức năng Control Wizards. 2. Chọn nút Option Group trên Toolbox 3. Kéo một trường (có giá trị nguyên) vào Form. Kết quả: Tạo một điều khiển Option Group (và một nhãn kèm theo) buộc vào trường vừa kéo. Điều khiển là một hình chữ nhật rỗng, ta có thể chỉnh lại kích thước cho phù hơp. 4. Tạo các nút lựa chọn (hoặc các hộp kiểm tra) bên trong điều khiển nhóm lựa chọn vừa xây dựng ở bước trên. 5. Sửa lại các nhãn của các nút lựa chọn cho hơp với ý nghĩa của bài toán III.6. Tạo Command Buttons (nút lệnh) Chức năng :là đối tượng dùng để thực hiện một thao tác (hành động) nào đó khi kích hoạt (nhấn nút lệnh). Thao tác: 1. Mở mẫu biểu ở chế độ Design 2. Bật chức năng Control Wizard 3. Chọn biểu tượng Command Button trên thanh công cụ 4. Bấm chuột tại vị trí trên mẫu biểu nơi muốn đặt nút lệnh. 5. Trả lời từng câu hỏi của Wirard, cuối cùng bấm Finish Các hành động thường dùng(Action): (Dùng trong các bước Wizard - Record Navigation : tìm và di chuyển bản ghi + Find record : tìm kiếm bản ghi + Go to First record: Chuyển đến bản ghi đầu + Go to Last record: Chuyển đến bản ghi cuối + Go to Next record: Chuyển đến bản ghi tiếp + Go to Previous record: Chuyển đến bản ghi trước đó - Record Operations : gồm các hành động + Add new record : Thêm bản ghi mới + Delete Record: Xoá bản ghi hiện thời + Duplicate record: nhân đôi bản ghi + Save Record: Ghi bản ghi hiện thời + Print Record: In bản ghi hiện thời. - Form Operations : gồm các hành động với Form: + Open Form : Mở một Form + Close Form : Đóng Form - Report Operations : gồm các hành động với Report: + Preview Report : Xem trước khi in + Print Report: In Report. Bµi gi¶ng Access 60
  61. - Applications : làm việc với các ứng dụng + Quit Applications : thoát khỏi ứng dụng + Run Applications : chạy một ứng dụng + Run excel: chạy excel + Run Word: chạy word - Miscellaneous : những hành động khác + Print Table + Run Query + Run Macro. IV. MẪU BIỂU TRÊN NHIỀU BẢNG Phần này trình bầy cách tổ chức nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều bảng có quan hệ với nhau, trong đó có một bảng chính và các bảng phụ. Quan hệ giữa bảng chính và mỗi bảng phụ là quan hệ một - nhiều. Cách tổ chức như sau: 1. Xây dựng cho mỗi bảng một mẫu biểu. Mẫu biểu ứng với bảng chính gọi là mẫu biểu chính, các mẫu biểu còn lại gọi là mẫu biểu phụ. 2. Trên mẫu biểu chính, tạo các điều khiển kiểu SubForm buộc vào các mẫu biểu phụ. Sử dụng các thuộc tính của điều khiển SubForm để thiết lập mối quan hệ giữa mẫu biểu chính và mâũ biểu phụ, sao cho trên điều khiển SubFoơn chỉ thể hiện các bản ghi của mẫu biểu phụ có liên quan đến bản ghi đang xét trên mẫu biểu chính. IV.1. Công dụng. Dùng để cập nhật dữ liệu đồng thời cho nhiều bảng, truy vấn: - Mẫu biểu chính thể hiện thông tin của một bảng/truy vấn. - Mẫu biểu phụ thể hiện thông tin của một bảng/truy vấn khác có liên quan đến bản ghi đang xét trong mẫu biểu chính. IV.1. Quan hệ giữa các mẫu biểu chính và phụ Các bảng dữ liệu cần có quan hệ một - nhiều. - Mẫu biểu chính thể hiện bảng/truy vấn bên một. - Mẫu biểu phụ thể hiện bảng/truy vấn bên nhiều. * Giới hạn các mẫu biểu chính và phụ: - Trong một mẫu biểu chính có thể có nhiều mẫu biểu phụ (gọi là mẫu biểu phụ cấp một). - Số mẫu biểu phụ cấp một là không hạn chế. - Trong mỗi mẫu biểu phụ cấp một cho phép đặt các mẫu biểu phụ khác (gọi là mẫu biểu phụ cấp hai). - Access chỉ cho phép tổ chức đến các mẫu biểu phụ cấp hai. V.3. Cách tổ chức mẫu biểu chính và mẫu biểu phụ. Trình tự thực hiện: Bµi gi¶ng Access 61
  62. 1. Tạo một mẫu biểu chính và các mẫu biểu phụ một cách độc lập. Lúc đó giữa chúng còn chưa có quan hệ gì với nhau. 2. Sử dụng các thuộc tính (của mẫu biểu): View Allowed và Default View để qui định dạng trình bày của các mẫu biểu phụ, ý nghĩa của các thuộc tính này được cho trong bảng sau: View Allowed Default View Dạng trình bày của mẫu biểu Datasheet Datasheet Dạng bảng Form Single/Continuos Form Dang biểu Both Datasheet hoặc Single/Continuos Cả hai dạng trên Form Chú ý: Đối với các mẫu biểu phụ ta thường đặt giá trị sau cho các thuộc tính: View Allowed: Datasheet và Default View: Datasheet 3. Mở mẫu biểu chính trong chế độ Design. Bấm phím Fl1 để xuất hiện đồng thời cửa sổ Databse. 4. Kéo một mẫu biểu phụ từ cửa sổ Database vào trong cửa sổ thiết kế của mẫu biểu chính. Kết quả: Access tạo một điều khiển kiểu SubForm buộc vào mẫu biểu phụ và một nhãn đi kèm Tên(thuôc tính Name) của điều khiển SubForm được đặt mặc định là tên của mẫu biểu phụ được kéo. Tiêu đề (thuộc tính Caption) của nhãn đi kèm cũng được đặt mặc định là tên của mẫu biểu phụ được kéo. Ta có thể sửa lại các thuộc tính trên nếu muốn. Chú ý. Để sửa thiết kế của mẫu biểu phụ, ta bấm đúp nút trái chuột.tại điều khiển SubForm tương ứng. Khi đó sẽ nhận được cửa sổ thiết kế của mẫu biểu phụ . 5. Tạo sự liên kết giữa mẫu biểu chính và mẫu biểu phụ. Dùng các thuộc tính (của điều khiển kiểu Subform được tạo trong bước 4) là LinkChildFields và LinkMasterFields để điền các trường liên kết giữa mẫu biểu chính và mẫu biểu phụ. Nói một cách cụ thể hơn: + Trong dòng thuộc tính LinkmasterFields ta ghi các trường liên kết của mẫu biểu chính. + Trong dòng thuộc tính LinkchildFields ta ghi các trường liên kết của mẫu biểu phụ. Bµi gi¶ng Access 62
  63. CHƯƠNG 6 BÁO BIỂU Báo biểu là một kiểu biểu mẫu đặc biệt được thiết kế cho khâu in ấn, trong báo biểu, Access tổ hợp dữ liệu trong bảng và truy vấn để có thể in theo những yêu cầu cụ thể. I. XÂY DỰNG BÁO BIỂU BẰNG HỘP CÔNG CỤ I.1. Các vấn đề thường gặp khi xây dựng báo biểu Khi tạo báo biểu ta thường phải giải quyết các vấn đề sau: 1. Xây dựng đầu biểu (thường đặt ở đầu trang) . 2. Xây dựng thân biểu (ở thân báo biểu) và chỉnh lý để thân biểu khớp với đầu biểu. 3. Tạo nền mờ cho một đoạn văn bản cần nhấn mạnh. 4. Chọn Font chữ, cỡ chữ, kiểu in (đậm, nghiêng), căn lề. 5. Đánh số thứ tự cho báo biểu. 6. Ngắt trang theo yêu cầu (chuyển sang trang mới). 7. Đánh số trang I.2. Các công cụ thường sử dụng 1. Điều khiển Line, Rectangle để vẽ đường thẳng và hình chữ nhật. 2. Chức năng Duplicate của menu Edit dùng để nhân bản một nhóm điều khiển được chọn. 3. Các chức năng Align và Size của menu Format để chỉnh lý các ô điều khiển tạo nên đầu biểu và thân biểu. 4. Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + các phím mũi tên để di chuyển cả khối các điều khiển được chọn theo các bước ngắn. 5. Sử dụng thanh công cụ Formatting (Form/report)để chọn các trình bày cho ô điều khiển. 6. Để tạo cột số thứ tự, ta làm như sau: - Tạo một điều khiển Text box kiểu Unbound. Gán số 1 cho điều khiển bằng cách đặt = 1 vào thuộc tính Control Source hoặc gõ trực tiếp =1 vào ô điều khiển. - Đặt thuộc tính Running Sum là: i. Over Group nếu muốn đánh số thứ tự cho từng nhóm. ii. Over All nếu muốn đánh số thứ tự cho toàn báo biểu. 7. Sử dụng điều khiển Page Break trên hộp công cụ để thực hiện ngắt trang 8. Để in số trang ta dùng một hộp văn bản kiểu tính toán (trong đó ghi công thức =Page). Hộp này có thể đặt ở đầu trang, hoặc cuối trang. Bµi gi¶ng Access 63
  64. I.3. Các bước xây dựng báo biểu 1. Từ cửa sổ Database, chọn mục Report, rồi chọn New. Kết quả xuất hiện cửa sổ New Report 2. Chọn một bảng hoặc truy vấn nguồn trong hộp Choose the table hoặc không chọn bảng/truy vấn nguồn. Có thể bỏ qua việc chọn bảng/truy vấn nếu không cần sử dụng nguồn dữ liệu hoặc chọn nguồn dữ liệu sau này nhờ dùng thuộc tính Record Source. -Ở đây, cũng giống như với mẫu biểu, ta thấy có cách tạo báo biểu ứng với 3 lựa chọn: Design View, những lựa chọn tự động (có từ AutoForm) và những lựa chọn dùng công cụ Wizard (những lựa chọn có từ Wizard). - Nếu chọn dùng công cụ Wizard thì báo biểu được xây dựng bằng công cụ Wizards của Access và ta chỉ việc trả lời các câu hỏi mà Access yêu cầu. - Nếu chọn Design View thì báo biểu được thiết kế theo ý của người sử dụng bằng cách sử dụng hộp công cụ (Tool Box). - Nếu lựa chọn tự động thì khuôn dạng của báo biểu sẽ được tạo tự động. Trong trường hợp này ta luôn phải chọn bảng/truy vấn nguồn cho báo biểu. Trước hết ta chọn cách thiết báo biểu theo ý của người sử dụng, bằng cách chọn Design View, rồi bấm OK. Kết quả nhận được thiết kế báo biểu Bµi gi¶ng Access 64
  65. 3. Sử dụng hộp công cụ để tạo các điều khiển trên báo biểu. 4. Sử dụng các công cụ để thực hiện các yêu cầu khi xây dựng báo biểu như kẻ đầu biểu, thân biểu, chọn font chữ, kiểu in, đánh số thứ tự, ngắt trang, . . . . 5. Sau khi hoàn tất thiết kế, ta ghi và đặt tên cho báo biểu, rồi trở về cửa sổ Database. I.4. Thực hiện in báo biểu Để in kết quả của báo biểu ra máy in, ta làm như sau. - Chọn báo biểu cần thực hiện in từ cửa sổ Database - Chọn chức năng Print từ menu File. - Chú ý: Nếu báo biểu đang ở chế độ Print Preview hoặc Design, thì ta cũng có thể in kết quả của nó bằng cách chọn File Print. II. SẮP XẾP VÀ TẬP HỢP DỮ LIỆU THEO NHÓM II.1. Sắp xếp dữ liệu Khi xây dựng báo biểu ta có thể sắp xếp để kết quả in ra theo một trình tự nào đó. Do vậy ta có thể không cần sử dụng truy vấn để sắp xếp trước dữ liệu cho báo biểu. Khả năng sắp xếp: o Có thể sắp xếp theo trường o Có thể sắp xếp theo một biểu thức chứa các trường o Có thể sắp xếp tối đa trên 10 trường hoặc biểu thức Muốn sắp xếp dữ liệu trên báo biểu ta làm như sau: o Mở báo biểu trong chế độ Design View o Chọn mục Sorting And Grouping từ men View để hiện cửa sổ Bµi gi¶ng Access 65
  66. o Đưa các trường và biểu thức dùng để sắp xếp vào cột Field/expression (mỗi trường hoặc biểu thức đặt trên một dòng). o Chọn thứ tự sắp xếp (tăng - Ascending hoặc giảm - Descending) trong cột Sort Order. Nếu sắp xếp theo nhiều trường hoặc biểu thức, thì thứ tự ưu tiên lấy từ trên xuống. II.2. Phân nhóm dữ liệu Có thể phân nhóm trên bất kỳ trường hay biểu thức nào đã được sắp thứ tự (đã đưa vào cột Field/expression). Thứ tự phân nhóm: Giả sử ta sắp xếp và phân nhóm theo ba trường theo thứ tự từ trên xuống dưới là Field 1 , Field2, Field3. Khi đó dữ liệu được phân nhóm như sau: o Trước hết các bản ghi được phân nhóm theo Fieldl . Ta nhận được các nhóm cấp 1. o Trong mỗi nhóm cấp 1, các bản ghi lại được phân nhóm theo Field2. Ta nhận được các nhóm cấp 2. o Trong mỗi nhóm cấp 2, các bản ghi lại được phân nhóm theo Field3. Ta nhận được các nhóm cấp Cách nhóm dữ liệu theo trường phân nhóm o Cách nhóm dữ liệu được quy định bằng các thuộc tính Group On và Group Interval của trường phân nhóm trong cửa sổ Sorting And Grouping. Ví dụ nếu đặt thuộc tính Group On là Each Value và thuộc tính Group Interval là 1 , thì dữ liệu được phân nhóm theo giá trị của trường/biểu thức phân nhóm. Khi đó các bản ghi có cùng giá trị trên trường/biểu thức phân nhóm sẽ dược nhóm lại. II.3. Đầu nhóm và cuối nhóm II.3.1. Tạo đầu nhóm và cuối nhóm trên báo biểu. Mỗi nhóm (bất kỳ cấp nào) cũng có thể thêm phần đầu nhóm và phần cuối nhóm trên mẫu biểu. Cách thêm hoặc huỷ chúng như sau: - Mở cửa sổ Sorting And Grouping - Chọn trường hay biểu thức phân nhóm - Đặt thuộc tính Group Header là Yes đề thêm phần đầu nhóm hoặc No để huỷ phần đầu nhóm. - Đặt thuộc tính Group Footer là Yes để thêm phần cuối nhóm hoặc No để huỷ phần cuối nhóm. II.3.2. Đặt các ô điều khiển trên phần đầu/cuối nhóm. Trên các phần đầu nhóm và cuối nhóm ta có thể đặt bất kỳ điều khiển.nào của báo biểu. II.3.3. Tổng hợp dữ liệu trên từng nhóm Tại đầu/cuối nhóm, ta có thể sử dụng một số hàm chuẩn của Access để thực hiện việc tổng hợp dữ liệu của mỗi nhóm. Ví dụ dùng hàm Sụm để tính tổng các giá trị của một trường số trên các bản ghi của mỗi nhóm, dùng hàm Count để đếm số bản ghi của nhóm. Bµi gi¶ng Access 66
  67. II.3.4. In theo nhóm Thuộc tính Keep Together trong cửa sổ Sorting and Grouping cho 2 khả năng in đừ hếu của nhóm như sau: - Nếu Keep Together: Whole Group thì nhóm sẽ bắt đầu in từ trang mới nếu phần còn lại của trang không chứa nổi tất cả các bản ghi của nhóm. - Nếu , Keep Together: With First Detail thì . trên mỗi trang, tiêu đề nhóm sẽ được in kèm với ít nhất một bản ghi. III. NHÓM DỮ LIỆU THEO TRƯỜNG PHÂN NHÓM III.1. Cách phân nhóm đối với trường/biểu thức kiểu số Có hai cách phân nhóm: Theo giá trị và theo miền giá trị. III.1.1. Phân nhóm theo giá trị. Để phân nhóm theo giá trị ta đặt: Group On: Each Value. Khi đó các bản ghi được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm của trường/biểu thức phân nhóm, sau đó các bản ghi có cùng giá trị trên trường/biểu thức phân nhóm sẽ được đưa vào một nhóm. III.1.2. Phân nhóm theo miền giá trị Để phân nhóm theo miền giá trị ta đặt: - Thuộc tính Group On là Interval - Thuộc tính Group Interval là một giá trị Khi đó miền phân nhóm là các đoạn có độ dài bằng giá trị đưa vào thuộc tính Group Interval và mốc là giá trị 0. Chẳng hạn, nếu đặt các thuộc tính: Group On: Interval và Group Interval: 5 thì miền phân nhóm là các đoạn có độ dài 5 và mốc là 0. Đó là các đoạn: [-10 –6], [-5,-1], [0,4], [5,9], [l0,14], . . Các bản ghi có giá trị của trường/biểu thức phân nhóm rơi vào cùng một đoạn sẽ được đưa vào một nhóm. Chú ý: Các bản ghi được sắp xếp theo nhóm. Nhưng trong cùng một nhóm thì các bản ghi chưa hẳn đã được sắp xếp theo giá trị của trừường/biểu thức phân nhóm III.2. Cách phân nhóm đối với trường/biểu thức kiểu Date/time Có hai cách phân nhóm: Theo giá trị và theo miền giá trị. III.2.1. Phân nhóm theo giá trị. Để phân nhóm theo giá trị ta đặt: Group On: Each Value Khi đó các bản ghi được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm của trường/biểu thức phân nhóm, sau đó các bản ghi có cùng giá trị trên trường/biểu thức phân nhóm sẽ được đưa vào một nhóm. III.2.2. Phân nhóm theo miền giá trị Miền giá trị có thể như theo một trong các đơn Year, Qtr (quí), Month, Week, Day Để phân nhóm theo miền giá trị ta đặt: - Thuộc tính Group On là một trong các đơn vị trên. - Thuộc tính Group Interval là một biểu thức số Khi đó miền phân nhóm được xác định bằng hai thuộc tính trên. Chẳng hạn, nếu đặt các thước tính: ' Group On: Month Group Interval: 6 thì miền phân nhóm là các khoảng thời gian 6 tháng một bắt đầu tính từ tháng thứ nhất trong năm. Bµi gi¶ng Access 67
  68. III.3. Cách phân nhóm đối với trưòng/biểu thức kiểu Text III.3.1. Phân nhóm theo giá trị Để phân nhóm theo giá trị ta đặt: Group On: Each Value. Khi đó các bản ghi được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm của trường/biểu thức phân nhóm và đưa vào một nhóm. III.3.2. Phân nhóm theo các ký tự đầu Để phân nhóm theo các ký tự đầu ta đặt: - Thuộc tính Group On là Prefix Charcter - Thuộc tính Group Interval là một giá trị nguyên n Khi đó các bản ghi trùng nhau trên n ký tự đầu được phân nhóm và đưa vào một nhóm IV. TỔNG HỢP DỮ LIỆU TRÊN BÁO BIỂU IV.1. Các hàm dùng để tổng hợp dữ liệu. Cho phép tổng hợp dữ liệu trên các nhóm và trên toàn bộ mẫu biểu bằng cách sử dụng các hàm sau: - Sum Tính tổng - Avg Tính giá trị trung bình Min Tìm giá trị nhỏ nhất Max Tìm giá trị lớn nhất Count Đếm số bản ghi First Cho bản ghi đầu tiên Last Cho bản ghi cuối cùng IV.2. Tổng hợp dữ liệu trên mỗi nhóm. Để tổng hợp dữ liệu của các bản ghi trong nhóm, ta tạo các điều khiển Unbound tại đầu hoặc cuối nhóm và đặt vào ô điều khiển các hàm nói trên. Ví dụ: Khi xây dựng bảng tổng hợp lương cho một công ty, ta cần tính tổng lương và số người của mỗi đơn vị thuộc công ty. Muốn vậy ta xây dựng một báo cáo và nhóm dữ liệu theo trường DV (đơn vị). Tại đầu hoặc cuối nhóm DV ta đưa vào các điều khiển sau: Số người: =Count([HT]) Tổng lương: =Sum([NC]*[ML]) Trong đó HT (họ tên), NC (ngày công) và ML (mức lương) là các trường của bảng/truy vấn nguồn của báo biểu. IV.3. Tổng hợp dữ liệu trên toàn báo biểu Để tổng hợp dữ liệu trên các bản ghi của toàn bộ báo biểu, ta cũng làm như cách trên, nhưng các điều khiển được đặt tại đầu hoặc cuối báo biểu. IV.4. So sánh dữ liệu tổng hợp trên các phần của báo biểu Khi xây dựng các báo biểu thường phải so sánh, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa các phần với nhau. Ví dụ khi tổng hợp lương của công ty cần biết tổng lương của mỗi đơn vị chiếm bao nhiêu phần trăm tổng lương của toàn công ty. Để so sánh dữ liệu tổng hợp trên các phần của báo biểu ta làm như sau: . Bµi gi¶ng Access 68
  69. 1. Tạo các ô điều khiển tại đầu hoặc cuối mỗi phần để nhận dữ hếu tổng hợp trên các phần. Dùng thuộc tính Nam đặt tên cho các ô điều khiển. 2. Sử dụng các ô điều khiển nói trên để thực hiện các phép so sánh dữ liệu tổng hợp trên các phần khác nhau của báo biểu. Cách làm như sau: Tạo các ô điều khiển mới (tại bất kỳ vị trí nào trên báo biểu), rồi đặt vào đó các biểu thức chứa tên các ô điều khiển đã xây dựng ở bước 1 . IV.5. Không in một số ô điều khiển của báo biểu. Nếu đặt thuộc tính Visible của ô là No thì nội dung của ô đó không in trên giấy, nhưng vẫn có khoảng trống đúng bằng kích thước của ô điều khiển. Nếu đặt thuộc tính Height của điều khiển là 0 thì nội dung hoàn toàn bị bỏ qua trên kết quả in cuả báo biểu. V. BÁO BIỂU CHÍNH VÀ BÁO BIỂU PHỤ Cách tổ chức báo biểu chính và báo biểu phụ hoàn toàn giống như việc tổ chức mẫu biểu chính, phụ đã trình bày trong phần mẫu biểu. Trình tự thực hiện như sau: 1. Tạo báo biểu chính và phụ hoàn toàn độc lập. Lúc này chúng chưa có quan hệ gì với nhau 2. Mở báo biểu chính trong chế độ Design View, bấm phím F11 để đồng thời mở cửa sổ Databbse. 3. Kéo một báo biểu phụ từ cửa sổ Database vào trong cửa sổ thiết kế của báo biểu chính. Kết quả Access tạo một điều khiển kiểu SubReport buộc vào báo biểu phụ và một nhãn đi kèm. Tên (thuộc tính name) của báo biểu phụ được đặt mặc định cho báo biểu phụ được kéo. Ta có thể sửa nếu muốn. 4. Tạo sự liên kết giữa báo biểu chính và báo biểu phụ. Dùng các thuộc tính của SubReport như sau: LinkChildFields: Trường liên kết của báo biểu phụ LinkMasterFields: Trường liên kết của báo biểu chính * Tác dụng của liên kết: trên báo biểu phụ chỉ hiện các bản ghi cùng giá trị liên kết với các bản ghi hiện hành (đang xét) của báo biểu chính. Hay nói cách khác chỉ các bản ghi của báo biểu phụ có liên quan đến báo biểu chính mới được in trên báo biểu chính. * Chú ý: Nếu không tạo liên kết thì toàn bộ bản ghi của báo biểu phụ sẽ hiện trên báo biểu chính. VI. XÂY DỰNG BÁO BIỂU TỰ ĐỘNG BẰNG WIZARD 1. Từ cửa sổ Database chọn mục Report rồi bấm nút New. Kết quả hiện cửa sổ New Report. 2. Chọn một bảng hoặc truy vấn làm nguồn dữ liệu cho báo biểu tại mục Choose the Table or Query . 3 . Chọn một trong hai kiểu báo biểu tự động (có từ AutoReport) hoặc chọn Report Wizard trong danh sách trên dưới đây sẽ trình bầy một số cách chọn trên. Tạo báo biểu tự động kiểu Columnar Bµi gi¶ng Access 69
  70. Chọn mục AutoReport: Columnar trong cửa sổ New Report, rồi bấm OK. Kết quả nhận được cửa sổ Report. Nếu muốn thay đổi lại thì chọn View > Design View để thay đổi. Tạo báo tự động kiểu Tabular Chọn mục AutoReport: Tabular trong cửa sổ New Report, rồi bấm OK. Kết quả nhận được cửa sổ Report. Nếu muốn thay đổi lại thì chọn View > Design View để thay đổi. Tạo báo tự động bằng công cụ Wizard 1. Chọn mục AutoReport: Tabular trong cửa sổ New Report rồi bấm OK. 2. Chọn các trường đưa vào báo biểu > bấm Next 3. Chọn các trường dùng để phân nhóm > bấm Next 4. Chọn các trường để sắp xếp nếu muốn > bấm Next. 5. Chọn các dạng hiến thị tại mục Layout, chọn hướng in tại Orientation (VD chọn Portrait), > bấm Next. 6. Chọn một trong các mẫu trang trí > bấm Next (ở đây ta chọn Bold), rồi bấm Next. 7. Sửa lại tiêu đề cho báo biểu (tiêu đề mặc định là tên bảng/truy nguồn) > bấm Finish. 8. Có thể chọn View, Design View để chuyển về cửa sổ thiết kế, rồi tiến hành đổi lại font chữ và tiến hành các chỉnh sửa khác nếu muốn Bµi gi¶ng Access 70
  71. CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 1-Tạo 2 bảng sau: BanHang Tên cột Kiểu dữ liệu STT Auto Number NgayBan Date/Time MaHang Text SoLuong Number TongTien Currency LoaiHang Tên cột Kiểu dữ liệu MaHang Text TenHang Text DonGia Currency 2-Nhập dữ liệu cho 2 bảng trên. Mỗi bảng khoảng 5 bản ghi. 3-Thiết lập mối quan hệ giữa 2 bảng thông qua MaHang. 4-Trong bảng BanHang hãy: -Chèn trước cột TongTien một cột mới có tên là NguoiBan(Text) -Chèn sau cột NguoiBan một cột mới có tên là DaThanhToan(yes/No) -Di chuyển cột NgayBan xuống phía sau cột SoLuong. -Đặt 3 chữ số thập phân cho cột TongTien. 5-Mở bảng BanHang ra: -Tìm những bản ghi có MaHang là M1. -Đặt chiều cao của hàng là 15. -Đặt độ rộng của cột là Best Fit. -Di chuyển cột NguoiBan ra phía sau cột DaThanhToan. -giấu 2 cột NguoiBan và TongTien. -Hiện lại 2 cột. -Chỉ hiện các đường lưới dọc, ẩn đi các đường lưới ngang. -Đặt màu nền của bảng màu xanh, còn các đường lưới màu vàng. -Đặt font chữ cho dữ liệu trong bảng là .Vntime cỡ 14. -Sắp xếp tăng dần cột MaHang, sắp xếp giảm dần cột NgayBan. -Lọc ra những bản ghi có MaHang là M1. -Chèn thêm 1 bản ghi. -Xoá bản ghi đầu tiên. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 1, khởi động Access và tạo bảng sau (danh sach) Stt Họ tên Số báo danh Ngày sinh 1 Trần Thịnh 99A001 12/12/78 2 Mạnh Vũ 99A002 09/09/78 3 Trọng Minh 99A003 01/09/77 2, Sửa a, Ngày sinh người số 2 là 20/08/80 b, Họ tên người thứ 3 là “Nguyễn Văn Phú” c, Thêm một người mới sau 4 Trọng Sỹ 99A004 01/09/76 Bµi gi¶ng Access 71
  72. 3, Tạo bảng mới sau tên là(Ket Qua) Số báo danh Toán Lý Hoá 99A001 6 8 9 99A002 7 7 8 99A003 8 8 7 99A004 8 8 8 4, Hãy tạo mối quan hệ giữa hai bảng (Danh Sach và Ket qua) Qua trường Số báo danh 5, Tạo bảng sau tên là (Đia Chi) Số báo danh địa chỉ 99A001 166- Nguyễn Văn cừ- Gia Lâm- Hà nội 99A002 Số 10- Hoàng Quốc Việt -Hà nội 99A003 193-Mai dịch -Hà nội 99A004 Số 234- Hoàng Quốc Việt -Hà nội 6, Tạo mối Quan hệ giữa 3 bảng Danh sach - ket qua -đia chi 7,Sắp xếp cột toán tăng dần 8, Sắp xếp cột ngày sinh giảm dần 9,Tìm người có Số báo danh 99A003 10,Tìm người có Đia chi (193-Mai dịch -Hà nội) 11,Lọc dữ liệu. a. Người có Toán>=6 b. Người có Lý>=5 và Hoá >=7 c. Người có Ngày sinh=01/09/77 d. Người có Toán,Lý,Hoá>=4 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 1. Tạo Bảng 1 tên là (Đơn đặt hàng) Mã đơn đặt hàng Ngày đặt hàng Mã vật tư Vt001 12/12/99 T01 Vt002 11/11/99 T02 Vt003 10/10/99 T03 Vt004 02/02/99 T04 Vt005 03/03/98 T05 Vt006 02/06/99 T06 2. Bảng 2 (Danh mục vật tư) Mã vật tư Tên vật tư T01 Ti vi T02 Tủ lạnh T03 Điều hoà T04 Máy tính T05 Túi sách T06 Tủ tường 3. Bảng 3 (Số lượng) Mã đơn đặt hàng Số lượng Vt001 500 Vt002 200 Vt003 400 Vt004 100 Bµi gi¶ng Access 72
  73. Vt005 300 Vt006 600 4. Bảng 4 (Đơn giá) Mã vật tư Đơn giá T01 5000 T02 6000 T03 4000 T04 6000 T05 8000 T06 5000 5. Tạo mối Quan hệ Sau -Bảng1 và Bảng 2 -Bảng1 và Bảng 3 -Bảng2 và Bảng 4 -Bảng1 và Bảng 2,3,4 6.lọc ra những mã vật tư là T01 và T02 7.lọc ra với điều kiện Số lượng >300 8.Xoá mối Quan hệ trên giữa 3 Bảng BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 1, Tạo Bảng có tên là (Danh sách) MNV Họ đệm Tên Quê Quán Ngày sinh Giói tính M01 Trần Văn Đức Hà nam 02/02/78 1 M02 Hoàng Văn Tú Hà nội 03/03/77 1 M03 Nguyễn Như Tùng Hà nội 05/05/81 1 M04 Trần Thu Nga Hà nội 05/06/77 0 M05 Nguyễn Như Trọng Hải phòng 02/02/78 1 2, Bảng 2 có tên là (Đơn vị công tác) MNV Tên phòng ban Chức vụ Năm công tác M01 Hành chính Tp 12 M02 Tài vụ PP 13 M03 Kế hoạch Tp 12 M04 Kỹ thuật Tp 11 M05 Đời sống Nv 10 3, Tạo Bảng 3 có tên là (Tiền lương) MNV Lương cơ bản Tạm ứng M01 500 100 M02 600 200 M03 200 100 M04 300 200 M05 500 250 4. Liên kết các bảng trên và tạo các query sau để truy vấn dữ liệu từ CSDL: 4.1.QryDanhsach gồm các thông tin sau :họ đệm, tên, quê quán, Ngày sinh, giới tính, chức vụ, năm công tác, lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được lĩnh, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được lĩnh. Trong đó: + Phụ cấp =15% Lương cơ bản + Bảo hiểm Xã hội=5% Lương cơ Bản Bµi gi¶ng Access 73
  74. + Bảo hiểm Y Tế=2% Lương cơ Bản + Được Lĩnh=(Lương cơ bản+Phụ cấp)-(Bảo hiểm Xã hội+Bảo hiểm Y tế +Tạm ứng). 4.2. Tạo query2 gồm những người là nam giới và quê ở Hà nội, với các thông tin như QryDanhsach. 4.3. Tạo query3 gồm các thông tin: họ đệm, tên, tên phòng ban, chức vụ, được lĩnh. Căn cứ vào năm công tác để thêm tiền vào cột được lĩnh như sau: >=10 năm : thêm 50000đ >=5 và =10 và ở phòng hành chính hoặc phòng tài vụ (với các thông tin như Query3). BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 Tạo CSDL sau Bảng 1: có tên (Khách hàng) Số máy Họ đệm Tên Địa chỉ 5635465 Trần Văn Đức 193-Mai dịch -Hà nội 9271726 Hoàng Văn Tú 166- Nguyễn Văn cừ- Gia Lâm- HN 8237901 Nguyễn Như Tùng Số 10- Hoàng Quốc Việt –HN 7655194 Trần Ngọc Hùng 168- Nguyễn Văn cừ- Gia Lâm- HN 8390233 Nguyễn Như Trọng Số 234- Hoàng Quốc Việt -HN Bảng 2 có tên là Danh sách gọi Số máy Số máy bị gọi Thời gian gọi(phút) 5635465 04-7655194 12 9271726 08-7655412 3 9271726 034-8810073 11 5635465 04-8837219 5 8237901 08-7584343 14 8237901 030-768596 6 8390233 04-7655194 14 7655194 04-7985654 18 7655194 030-8832599 6 Căn cứ vào cách tính tiền sau để tính toán: Mã vùng là: 04=1000đ/phút 08=3000đ/phút 034=2500đ/phút 030=1500đ/phút Tạo các Query sau để truy vấn dữ liệu: 1.Query1: gồm các thông tin sau: số máy, số máy bị gọi, thời gian gọi, họ đệm, tên, địa chỉ, tiền cước, tiền phụ trội, tiền phải trả. Trong đó: - Tiền Cước =Thời gian *Tiền/phút - Tiền phụ trội= 2% Tiền Cước, nếu thời gian gọi>=5 và 10 phút -Tiền phải trả = Tiền cước+Tiền phụ trội 2.Query2: gồm danh sách những khách hàng có mã vùng 04. 3.Query3:gồm những khách hàng có thời gian gọi >=10 phút. 4.Query4:gồm danh sách những số máy mà máy 5635465 gọi đến. Bµi gi¶ng Access 74
  75. 5.Query5:gồm danh sách Họ tên và Địa chỉ những máy gọi đến máy 04-7655194 BÀI THỨC HÀNH SỐ 6 Sử dụng truy vấn Query để làm các Bài tập sau: 1, Giả sử công việc của ta là quản lý một cửa hàng băng đĩa nhạc ta có 4 chủng loại băng hình được đánh mã sốlà A001,A002,A003,A004 Tiền thuê băng 1 ngày là 2000đ cho moi loại băng. Hãy tạo CSDL gồm bảng sau: SO LUONG Stt Mã BH Người thuê Ngày thuê Ngày trả 1 A01 Hùng 02/02/02 11/11/02 2 A02 Huy 03/03/02 10/10/02 3 A01 Hiệp 09/09/02 09/09/02 4 A03 Hiếu 08/08/02 08/08/02 5 A04 ThắNg 07/07/02 09/08/02 6 A03 Trường 08/08/02 09/09/02 DIACHI Người thuê Địa chỉ Hùng 193-Mai dịch -Hà nội Huy 166- Nguyễn Văn cừ- Gia Lâm- HN Hiệp Số 10- Hoàng Quốc Việt –HN Hiếu 168- Nguyễn Văn cừ- Gia Lâm- HN Thắng Số 234- Hoàng Quốc Việt -HN Trường Số 23- Hoàng Quốc Việt -HN TENBANG Mã BH Tên BăNg A01 Cải LươNg A02 Ca nhạc A03 Trưởng A04 Phim Tập - Tạo Query1: để tính cột Tiền phải trả trong Query này bao gồm toàn bộ bảng SOLUONG - Tạo Query2: để hiện những ai thuê mã băng hình A01, trong Query này bao gồm các cột Tên băng, Người thuê, Địa chỉ . - Tạo Query3: để hiện những ai thuê mã băng hình A01,A03 hoặc A04, trong Query này bao gồm các cột Tên băng, Người thuê, Địa chỉ - Tạo Query4: để hiện những ai thuê từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2002 trong Query này bao gồm các cột Tên băng, Người thuê, Địa chỉ - Tạo Query5: để tính tiền cho mọi người từ ngày thuê đến ngày hiện tại là bao nhiêu tiền, không tính cho những người đã trả (nghĩa là ngày trả <DATE() ) trong Query5 này bao gồm các cột Tên Băng, Người thuê, Địa chỉ và Tiền. Truy vấn theo nhóm (các cột trong query lấy cho phù hợp) - Tạo Query6: Tính tổng nhóm theo mã băng hình xem mỗi băng hình cho thuê được bao nhiêu tiền. - Tạo Query7: Tính tổng trung bình nhóm theo mã băng hình xem mỗi băng hình cho thuê TB được bao nhiêu tiền. - Tạo Query8: Xem tiền thuê lớn nhất của mỗi loại băng hình là bao nhiêu. Bµi gi¶ng Access 75