Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng - Nguyễn Sơn Ngọc Minh (Phần 2)

pdf 62 trang phuongnguyen 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng - Nguyễn Sơn Ngọc Minh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_tien_te_tin_dung_nguyen_son_ngoc_minh_p.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng - Nguyễn Sơn Ngọc Minh (Phần 2)

  1. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh CHƯƠNG 4 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I.Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 1 Khái niệm và nội dung thanh toán dùng tiền mặt Thanh toán tiền mặt là chỉ việc chi trả tiền hàng, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng đồng tiền do Ngân hàng quốc gia phát hành. - Các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện các khoản thanh toán nhỏ, lẻ, giá trị thanh toán mỗi lần không lớn như: doanh nghiệp trả tiền dịch vụ chi phí mua ngoài, trả lương cho nhân viên; cá nhân mua hàng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày. - Các ngân hàng cơ sở tổ chức thanh toán cho các khách hàng tham gia giao dịch tại ngân hàng. - Các doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt cho các đối tác kinh doanh và thanh toán cho người lao động. 2. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt 2.1 Ưu điểm - Thanh toán bằng tiền mặt nhằm đáp ứng các giao dịch thường xuyên, hàng ngày với các khoản thanh toán có giá trị nhỏ của doanh nghiệp và dân cư. - Thanh toán bằng tiền mặt được diễn ra nhanh gọn và nhanh chóng 2.2 Nhược điểm - Thanh toán bằng tiền mặt làm tăng chi phí lưu thông xã hội liên quan đến việc phát hành, bảo quản, sử dụng tiền mặt. - Nhà nước khó kiểm soát được các hoạt động tài chính tiền tệ của các doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội. II- Thanh toán không dùng tiền mặt 1- Khái niệm 63
  2. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Thanh toán không dùng tiền mặt là việc chi trả tiền hàng, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản tiền gửi của người nhận tiền trong hệ thống ngân hàng, kho bạc hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng tiền mặt. 2- Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt - Thanh toán không dùng tiền mặt là việc dùng tiền ghi sổ để thanh toán bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. - Thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá trong nền kinh tế. - Thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính, tín dụng đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng 3- Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 3.1 Mỗi khoản thanh toán phải có ít nhất ba bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán Người trả Người nhận tiền tiền Trung gian thanh toán 3.2. Các chủ thể thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc + Tài khoản trả tiền: là nơi ghi chép số tiền phải trả. Trong bất kỳ trường hợp nào người trả tiền cũng phải đảm bảo số dư trên tài khoản tiền gửi của mình đủ điều kiện để thực hiện việc thanh toán. Tài khoản trả tiền bao gồm: Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, tài khoản vay ngân hàng. 64
  3. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh + Tài khoản nhận tiền: là nơi ghi chép số tiền nhận được. Tuỳ theo yêu cầu của người nhận tiền mà số tiền nhận được được hạch toán (ghi) vào các TK khác nhau. 3.3. Các chứng từ thanh toán phải được lập theo mẫu quy định của ngân hàng, kho bạc và phải đảm bảo các yếu tố cơ bản của chứng từ. 3.4. Các trung gian thanh toán phải có trách nhiệm thực hiện đúng đắn sự uỷ nhiệm của khách hàng. 4. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt ( TTKDTM) - TTKDTM thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế, góp phần hạ thấp chi phí lưu thông xã hội. - TTKDTM tạo khả năng tập trung nguồn vốn của xã hội vào hệ thống ngân hàng để đầu tư cho vay phát triển kinh tế. - TTKDTM tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân kinh tế trong xã hội. III- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) Hình thức TTKDTM là tổng thể các quy định về cách thức trả tiền. Nói cách khác, nó là sự liên kết các yếu tố của quá trình thanh toán theo những tính chất và điều kiện nhất định. Các hình thức TTKDTM bao gồm: 1. Thanh toán bằng séc a- Khái niệm Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định ghi trên séc. b- Các quy định trong thanh toán séc * Tất cả các cơ quan doanh nghiệp và cá nhân có mở TKTG tại ngân hàng đều có quyền dùng séc để thanh toán. Séc được dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. * Séc phát hành phải đảm bảo tính hợp lệ và tính thực thi 65
  4. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Tính hợp lệ của tờ séc: Tờ séc phải có đầy đủ nội dung theo quy định bao gồm: + Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người phát hành séc. + Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người thụ hưởng séc + Tên, địa chỉ của trung gian thanh toán + Ngày, tháng phát hành séc + Số tiền phát hành bằng số, bằng chữ + Chữ ký của người có trách nhiệm đã đăng ký tại ngân hàng, dấu của đơn vị + Tờ séc phải nguyên vẹn - Tính thực thi của tờ séc: + Séc phát hành phải trên cơ sở số dư trên TKTG của người phát hành tại ngân hàng +Thời gian có hiệu lực của tờ séc là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng, nếu ngày kết thúc là ngày chủ nhật hoặc ngày lễ thì thời hạn được tính lùi vào ngày tiếp theo. + Đơn vị nhận séc phải có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ tính hợp lệ, hợp pháp của tất cả các yếu tố ghi trên tờ séc; Lập bảng kê nộp séc vào ngân hàng trong thời gian hiệu lực của tờ séc. c- Các loại séc phát hành c1 Séc chuyển khoản * Khái niệm: Séc chuyển khoản là giấy uỷ nhiệm chi lập trên mẫu in sẵn của ngân hàng do chủ tài khoản phát hành được giao trực tiếp cho người thụ hưởng khi mua hàng hoá, dịch vụ * Nguyên tắc phát hành. Séc chuyển khoản được phát hành trên cơ sở số dư trên tài khoản của người phát hành mở tại ngân hàng. Nếu tờ séc chuyển khoản phát hành quá số dư trên TKTG tại ngân hàng sẽ bị xử phạt: - Phạt quá số dư: 66
  5. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Số tiền phạt (số tiền ghi trên séc - số dư = x Tỷ lệ phạt quá số dư trên TKTG) - Phạt chậm trả: Số tiền phạt Số tiền ghi trên Số ngày Tỷ lệ = x x chậm trả séc chậm trả phạt Trong đó: Tỷ lệ phạt quá số dư do ngân hàng quy định tai thời điểm phạt Tỷ lệ phạt chậm trả = lãi suất nợ quá hạn tính theo ngày tại thời điểm phạt * Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản (quy trình thanh toán SCK). Séc chuyển khoản được áp dụng để thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tiền gửi ở cùng một ngân hàng, kho bạc hoặc khác ngân hàng, kho bạc; nhưng các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Trường hợp hai chủ thể thanh toán có tài khoản tiền gửi ở cùng một ngân hàng. Người nhận tiền Người trả tiền (1) (3) Ngân hàng (2) (4) (1) Chủ thể trả tiền phát hàng séc giao cho người nhận tiền. (2) Người nhận tiền lập bảng kê nộp séc chuyển khoản gửi vào ngân hàng để thanh toán. (3) Ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền và gửi giấy báo nợ cho người trả tiền. (4) Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của người nhận tiền và gửi giấy báo có cho người nhận tiền. 67
  6. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tiền gửi ở khác ngân hàng. + Nếu người nhận tiền gửi séc vào ngân hàng phục vụ mình để thanh toán. Người trả Người tiền (1) nhận tiền (4) (2) (6) (3) Ngân hàng Ngân hàng bên trả tiền (5) bên nhận tiền (1) Người trả tiền phát hành séc cho người nhận tiền. (2) Người nhận tiền lập bảng kê nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình để thanh toán. (3) Ngân hàng phục vụ người nhận tiền chuyển hồ sơ séc sang ngân hàng phục vụ người trả tiền để thanh toán. (4) Ngân hàng trả tiền trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo nợ. (5) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (6) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của người nhận tiền và gửi giấy báo có cho người nhận tiền. + Nếu người nhận tiền gửi séc trực tiếp vào ngân hàng phục vụ người trả tiền. (1) Người trả Người tiền nhận tiền (2) (3) (5) Ngân hàng Ngân hàng bên trả tiền bên nhận tiền (4 ) 68
  7. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (1) Người trả tiền phát hành séc giao cho người nhận tiền. (2) Người nhận tiền nộp séc trực tiếp vào ngân hàng bên trả tiền. (3) Ngân hàng bên trả tiền trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người trả tiền và báo nợ. (4) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền sang ngân hàng bên nhận tiền. (5) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của người nhận tiền và báo có. C2 Séc bảo chi * Khái niệm Séc bảo chi là một loại séc chuyển khoản đặc biệt được ngân hàng đảm bảo chi trả bằng việc đóng dấu BẢO CHI lên mặt trước tờ séc chuyển khoản * Nguyên tắc phát hành Việc phát hành séc bảo chi phức tạp hơn séc chuyển khoản vì phải làm thủ tục bảo chi séc tại ngân hàng. Vì vậy, chỉ sử dụng séc bảo chi khi đơn vị bán không tín nhiệm khả năng thanh toán của đơn vị mua. Đơn vị mua sau khi lập séc chuyển khoản sẽ đến ngân hàng phục vụ mình để bảo chi séc. Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản cho vay của ngân hàng để chuyển sang tài khoản tiền gửi séc bảo chi đồng thời ngân hàng đóng dấu BẢO CHI lên mặt trước tờ séc. * Sơ đồ luân chuyển - Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản tiền gửi ở cùng ngân hàng (3) Người trả Người nhận tiền (4) tiền (1) (5) (7) (2) (6) Ngân hàng (1) Người trả tiền phát hành séc mang tới ngân hàng xin bảo chi séc. (2) Ngân hàng làm thủ tục bảo chi séc sau đó trả lại cho người phát hành. 69
  8. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (3) Người nhận tiền giao hàng cho người trả tiền theo hợp đồng thương mại (HĐTM) hoặc đơn đặt hàng. (4) Người trả tiền trao séc bảo chi cho người nhận tiền (5) Người nhận tiền gửi séc bảo chi đến ngân hàng để thanh toán (6) Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của người nhận tiền và gửi giấy báo Có cho người nhận tiền. (7) Ngân hàng ghi Nợ vào tài khoản tiền gửi séc BẢO CHI và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. - Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau: (3) Người trả Người nhận tiền (4) tiền (8) (2) (1) (5) (6) (7) Ngân hàng Ngân hàng bên trả tiền (9) bên nhận tiền (1) Người trả tiền phát hành séc mang đến ngân hàng xin BẢO CHI séc (2) Ngân hàng bên trả tiền làm thủ tục bảo chi séc và gửi lại cho người trả tiền (3) Người nhận tiền giao hàng cho người trả tiền theo HĐTM hoặc đơn đặt hàng (4) Người trả tiền giao séc BẢO CHI cho người nhận tiền (5) Người nhận tiền gửi séc BẢO CHI vào ngân hàng phục vụ mình để thanh toán (6) Ngân hàng bên nhận tiền ghi Có vào tài khoản của người nhận tiền và báo Có cho người nhận tiền (7) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển hồ sơ séc sang ngân hàng bên trả tiền để thanh toán. 70
  9. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (8) Ngân hàng bên nhận tiền ghi Nợ vào tài khoản tiền gửi séc BẢO CHI của người trả tiền và báo Nợ cho người trả tiền (9) Ngân hàng bên trả tiền thanh toán với ngân hàng bên nhận tiền C3. Séc chuyển tiền * Khái niệm Séc chuyển tiền là một dạng uỷ nhiệm chi đặc biệt. Là lệnh của ngân hàng phục vụ chủ thể chuyển tiền, yêu cầu ngân hàng ở địa phương khác trả cho chủ thể này thông qua người đại diện số tiền ghi trên séc. * Nguyên tắc phát hành Séc chuyển tiền chỉ phát hành trong cùng một hệ thống ngân hàng; nếu không cùng hệ thống ngân hàng phải làm thủ tục chuyển sang ngân hàng Nhà nước để phát hành. Séc chuyển tiền là chứng từ có giá quan trọng, vì vậy cần có các quy định nghiêm ngặt về ký hiệu mật, ký hiệu của người cầm séc Thời gian có hiệu lực của séc chuyển tiền là mười ngày kể từ ngày phát hành. * Sơ đồ luân chuyển Chuyển tiền Người đại diện của chuyển tiền (1) (5) (2) (3) Ngân hàng Ngân hàng nhận chuyển tiền (4) chuyển tiền (1) Chủ thể chuyển tiền lập uỷ nhiệm chi đến ngân hàng nơi mở tài khoản đề nghị chuyển tiền. (2) Đại diện chủ thể chuyển tiền nộp séc vào ngân hàng nhận chuyển tiền ở địa phương khác. 71
  10. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (3) Ngân hàng nhận chuyển tiền, trả tiền cho chủ thể chuyển tiền qua người đại diện. (4) Ngân hàng nhận chuyển tiền thanh toán với ngân hàng chyển tiền. (5) Ngân hàng chuyển tiền tất toán tài khoản ký quỹ thanh toán séc với chủ thể chuyển tiền. C4. Séc cá nhân * Khái niệm Séc cá nhân là loại séc thanh toán áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tên cá nhân tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ và các loại thanh toán khác. Séc cá nhân được sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể thanh toán có tài khoản cùng một ngân hàng hoặc khác hệ thống ngân hàng nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Séc cá nhân có số tiền trên mức quy định, người phát hành séc phải làm thủ tục bảo chi séc. 2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC) a- Khái niệm Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng. Trong hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, người trả tiền chủ động khởi xướng việc trả tiền bằng cách lập và gửi uỷ nhiệm chi vào ngân hàng phục vụ mình. Trên cơ sở này, ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền để trả cho người thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi dùng để thanh toán tiền hàng, nộp thuế hoặc cấp phát vốn cho các đơn vị cấp dưới trong cùng ngân hàng hoặc khác hệ thống ngân hàng. b- Quy trình luân chuyển thanh toán uỷ nhiệm chi 72
  11. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Trường hợp hai chủ thể có tài khoản tiền gửi ở cùng một ngân hàng (1) Người trả Người nhận tiền tiền (2) (3) (4) Ngân hàng (1) Người nhận tiền giao hàng cho người trả tiền theo HĐTM hoặc đơn đặt hàng. (2) Người trả tiền lập uỷ nhiêm chi gửi đến ngân hàng đề nghị ngân hàng trả tiền cho người nhận tiền. (3) Ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo nợ. (4) Ngân hàng chyển tiền vào tài khoản tiền gửi của người nhận tiền và báo có. - Trường hợp hai chủ thể có tài khoản tiền gửi ở hai ngân hàng khác nhau. Người trả (1) Người nhận tiền tiền (2) (3) (5) Ngân hàng bên (4) Ngân hàng bên trả tiền nhận tiền (1) Người nhận tiền giao hàng cho người trả tiền theo HĐTM hoặc đơn đặt hàng. (2) Người trả tiền lập uỷ nhiệm chi gửi tới ngân hàng phục vụ mình uỷ nhiệm chi tiền. 73
  12. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (3) Ngân hàng phục vụ người trả tiền trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo nợ. (4) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng bên nhận tiền. (5) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của người nhận tiền và báo có. 3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) a- Khái niệm UNT là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do chủ tài khoản lập ra và gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ số tiền mà người trả tiền phải trả trên cơ sở chứng từ hợp lệ. Trong hình thức thanh toán UNT, người nhận tiền chủ động khởi xướng việc thanh toán trên cơ sở hợp đồng thoả thuận giữa các bên tham gia thanh toán uỷ nhiệm thu. Trong vòng một ngày làm việc, trên cơ sở UNT ngân hàng bên trả tiền trính tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền để trả cho người nhận tiền nhằm hoàn tất việc thanh toán. b- Quy trình thanh toán (UNT) - Trường hợp hai chủ thể có cùng tài khoản tiền gửi ở cùng một ngân hàng Người trả (1) tiền Người nhận tiền (3) (4) (2) Ngân hàng (1) Người nhận tiền giao hàng cho người trả tiền theo HĐTM hoặc đơn đặt hàng. (2) Người nhận tiền lập UNT vào ngân hàng đề nghị thu hộ số tiền bán hàng. 74
  13. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (3) Ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo nợ. (4) Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của người nhận tiền - báo có. - Trường hợp hai chủ thể có tài khoản tiền gửi khác ngân hàng Người trả (1) Người nhận tiền tiền (4) (2) (6) (3) Ngân hàng bên Ngân hàng bên trả tiền (5) nhận tiền (1) Người nhận tiền giao nhận theo HĐTM hoặc đơn đặt hàng. (2) Người nhận tiền lập uỷ nhiệm thu gửi vào ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển chứng từ thanh toán đến ngân hàng bên trả tiền. (4) Ngân hàng bên trả tiền trính tiền từ TK của người trả tiền và báo nợ. (5) Ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền sang ngân hàng bên nhận tiền . (6) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của người nhận tiền và báo có. 4. Thanh toán bằng thư tín dụng a- Khái niệm Thư tín dụng là lệnh của chủ tài khoản (đơn vị mua), yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người bán hàng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản ghi trên thư tín dụng. So với các hình thức thanh toán khác như séc, UNC, UNT thư tín dụng phản ánh đầy đủ các điều kiện cam kết trong hợp đồng kinh doanh thương mại hay đơn đặt hàng đã ký . 75
  14. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh b- Quy trình thanh toán Hình thức thanh toán thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán tiền hàng, dịch vụ theo hợp đồng kinh doanh thương mại, giữa các khách hàng có tài khoản tiền gửi ở hai ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống quy trình thanh toán. 76
  15. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Người trả Người nhận tiền (4) tiền (1) (8) (3) (5) (6) Ngân hàng bên (2) Ngân hàng bên trả tiền nhận tiền (7) (1) Người trả tiền đến ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản thư tín dụng. (2) Ngân hàng bên trả tiền trích tiền từ tài khoản của người trả tiền chuyển sang lưu ký vào tài khoản thanh toán bằng thư tín dụng đến ngân hàng bên nhận tiền. (3) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển thư tín dụng đến người nhận tiền (người bán) coi như séc thông báo (4) Người bán xuất giao hàng hoá cho người trả tiền (người mua) (5) Người nhận tiền gửi chứng từ đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán. (6) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển tiền vào tài khoản của người nhận tiền và báo có. (7) Ngân hàng bên nhận tiền chuyển chứng từ thanh toán đến ngân hàng bên trả tiền để thanh toán . (8) Ngân hàng bên trả tiền tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng, ghi nợ và giấy báo nợ cho người trả tiền. 5. Thẻ thanh toán a- Khái niệm Thẻ thanh toán là một công cụ dùng để chi trả tiền hàng hoá và dịch vụ, là công cụ để rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại và có gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. 77
  16. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh b- Các loại thẻ thanh toán * Thẻ ghi nợ: Là thẻ ghi nợ không phải ký quỹ. Căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ mở tại ngân hàng và hạn mức tối đa do nhà nước quy định. Thẻ ghị nợ áp dụng và thanh toán với những khách hàng thường xuyên quan hệ thanh toán với ngân hàng. * Thẻ thanh toán phải kỹ quỹ trước tại ngân hàng. Để có được loại thẻ này khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định trên tài khoản để đảm bảo thẻ thanh toán thông qua việc mở tài khoản hoặc nộp tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Loại này được áp dụng cho các khách hàng của ngân hàng thương mại. * Thẻ tín dụng Áp dụng cho những khách hàng vay vốn để mua thẻ. Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Khác hàng chỉ được quyền sử dụng tiền trong phạm vi hạn mức của thẻ. Trong hình thức thanh toán thẻ tín dụng, người sử dụng thẻ chính là người chủ sở hữu thẻ được ghi tên trên thẻ, người này có thể là pháp nhân hay thể nhân có đủ tư cách về khả năng kinh doanh, trình độ quản lý và đạo đức kinh doanh. Quy trình thanh toán thẻ như sau: (2) Chủ sở hữu Cơ sở tiếp thẻ (3) nhận thẻ (1) (4) (6) Ngân hàng phát Ngân hàng đại lý hành thẻ thanh toán thẻ (5) Ghi chú: 78
  17. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (1) Ngân hàng phát hành thẻ giao thẻ cho chủ sở hữu thẻ (2) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sỏ tiếp nhận thẻ để kiểm tra thẻ và số dư (3) Cơ sở tiếp nhận thẻ giao lại thẻ và biên lai thanh toán thẻ cho chủ sở hữu thẻ. (4) Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ gửi bảo kê biên lai thanh toán thẻ cho ngân hàng, đại lý thanh toán thẻ (5) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ ghi có cho cơ sở tiếp nhận thẻ và chuyển nợ cho ngân hàng phát hành thẻ. (6) Ngân hàng đại lý gửi báo có cho cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ. Người sử dụng thẻ có thể dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng, đại lý thanh toán hay tại các quầy trả tiền mặt tự động. Theo quy định hiện hành của Việt Nam mỗi lần rút không quá 5.000.000đ, đặc biệt mỗi lần thẻ chỉ rút một lần tiền mặt mỗi ngày. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV 1- Tại sao hiện nay người ta ít sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt? Liên hệ thực tiễn Việt nam. 2-Viết các qui trình thanh toán không dùng tiền mặt. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của các của các qui trình đó. 79
  18. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh CHƯƠNG 5 THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ I. Tỷ giá hối đoái 1. Khái niệm hối đoái và tỷ giá hối đoái * Hối đoái Hối đoái (Exchange) là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác. Ví dụ: chuyển đổi từ đồng Việt nam (VND) sang Dollar Mỹ (USD); hay chuyển đổi từ Dollar Mỹ sang Yên Nhật (JPY) Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organizations) Gọi tắt là IS0 quy định tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết tắt bằng 3 ký tự. Hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền. Theo cách này, chúng ta có tên của một số đồng tiền trên thế giới ( phần phụ lục ). Ở đây, chỉ xin liệt kê các ngoại tệ thường gặp trong giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tên đồng tiền Ký hiệu Bảng Anh GBP Dolar Mỹ USD EURO châu Âu EURO Yên Nhật JPY Baht Thái THB Dollar Canađa CAD Dollar Hồng Công HKD Dollar Singapore HGD Dollar Úc AUD Franc Thuỵ Sỹ CHF Đồng Việt nam VND 80
  19. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh * Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau, nghĩa là một đồng tiền nước này đổi được bao nhiêu đồng tiền nước khác. Hay tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ giữa giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này với giá cả một dơn vị tiền tệ nước khác. VD: 1 USD = 112 JPY 1 USD = 16.050 VNĐ 2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái * Chế độ bản vị vàng: Người ta căn cứ vào hàm lượng vàng có trong một đơn vị tiền tệ của mỗi quốc gia để xác định tỷ giá. Ví dụ: + 1 GBP = 1,4528 gram vàng ròng + 1 USD = 0,7663 gram vàng ròng => quan hệ so sánh giữa 1,4528 GBP/USD = =1,8958 USD 0,7663 * Chế độ lưu thông tiền giấy. Trong chế độ lưu thông tiền giấy, giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển nhượng ra vàng theo hàm lượng vàng của nó. Do đó, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái, có cơ sở xác định tỷ giá hối đoái trong chế độ lưu thông tiền giấy là căn cứ vào sức mua của hai đồng tiền của hai nước với nhau. VD: 1 hàng hoá A. + Ở Nhật mua = 20 JPY + Ở Pháp mua = 5 EUR0 => 1JPY = 5 = 0,25 EUR0 81
  20. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 20 3. Các loại tỷ giá hối đoái - Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày tại trung tâm giao dịch hối đoái. - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng trong ngày được giao dịch. - Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay, nhưng việc tiến hành thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo. - Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó ba ngày trở lên. - Tỷ giá mua vào: là tỷ giá tại đó, ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. - Tỷ giá bán ra: là tỷ giá tại đó ngân hàng yết sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. VD: Ngân hàng ngoại thương yết giá (USD /VND) = 15.620 /15.625. Trong đó, tỷ giá đứng trước 15.620 là tỷ giá mua vào; tỷ giá đứng sau 15.625 là tỷ giá bán ra USD. - Tỷ giá hối đoái chính thức: là tỷ giá do ngân hàng Trung ương công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. - Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá được hình thành trên cơ sở tỷ giá chính thức có xem xét đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 4.1 Mức chênh lệch về tỷ lệ lạm phát nền kinh tế giữa các quốc gia. Lạm phát làm đồng tiền bị mất giá dẫn đến sức mua giảm. Do chênh lệch tỷ lệ lạm phát của các đồng tiền khác nhau nên sức mua sẽ khác nhau. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn đồng tiền của quốc gia đó sẽ bị giảm giá hơn đồng tiền của quốc gia kia. 4.2 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế 82
  21. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia cho thấy một cách tổng hợp kết quả các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước đó trong một thời kỳ nhất định. Nó cụ thể cân bằng hoặc mất cân bằng thu chi. Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, do đó ảnh hưởng đến tình hình biến động tỷ giá hối đoái. Tỷ giá tăng xuất khẩu giảm; tỷ giá giảm xuất khẩu tăng. 4.3 Sự chênh lệch mức lãi suất Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế mở, khi mức lãi suất của một nước tăng lên tương đối so với các nước khác, các tài sản tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn thì luồng ngoại tệ từ nước ngoài có xu hướng vào thị trường nước đó, làm cho cung ngoại hối tăng, cầu ngoại hối giảm dẫn đến kết quả là giảm tỷ giá hối đoái xuống. 4.4 Tình hình quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường hối đoái. Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái sẽ bị giảm xuống và ngược lại. 4.5 Những yếu tố tâm lý 4.6 Sự tác động của nhà nước: thông qua các chủ trương, chính sách (mang tính chủ quan), đặc biệt chính sách phá giá đồng nội tệ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng cao. 5- Các chế độ tỷ giá hối đoái Có thể hiểu tỷ giá hối đoái là tập hợp các qui tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia nhằm duy trì một mức tỷ giá nhất định hoặ tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Căn cứ vào đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế, mức độ can thiệp của Chính phủ và vai trò của thị trường vào tỷ gia hối đoái hiện nay đang tồn tại các chế độ tỷ giá sau: 83
  22. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 5.1. Chế độ tỷ giá cố định ( fixed rate regim): là chế độ tỷ giá trong đó nhà nước ( NHTW) công bố và cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định với một biên độ hẹp đa được định trước. Chế độ tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton-Woods đã được nghiên cứu là một chế độ tỷ giá cố định. Trong chế độ tỷ giá cố định thì ngân hàng trung ơng buộc phải thực hiện hành động can thiệp mua, bán đồng ngoại tệ bằng đồng nội tệ trên thị trường nhằm duy trì tỷ giá đã định hoặc duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. 5.2 Chế độ tỷ giá thả nổi tự do( Free Float rate regim) hoặc Clean Float rate regim : là chế độ tỷ gia trong đó tỷ giá đựoc xác định hoàn toàn tự do dưới tác động của của các yếu tố cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp nào của ngan hàng trung ương. Thả nổi tỷ giá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có tiềm lực về kinh tế tài chính thường lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi tự do. 5.3 Chế độ tỷ giá nổi có điều tiết: là chế độ tỷ giá mà trong đó việc hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu giữa ngoại tệ và nội tệ trên thị trường ngoại hối là cơ bản song Chính phủ vẫn áp dụng những biện pháp can thiệp cần thiết trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì, điều tiết tỷ giá biến động trong một phạm vi nhất định nhằm giữ vững sự ổn định sức mua của đồng nội tệ. Chế độ tỷ giá nổi có điều tiết có thể xem như chế độ tỷ giá kết hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi tự do. Những nước mà kinh tế thị trường kém phát triển hoặc những nước có nền kinh tế chuyển đổi thường lựa chọn chế độ tỷ giá này. 6. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái - Tỷ giá hối đoái là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái sẽ ổn định được giá trị đồng nội tệ, ổn định giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. 84
  23. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Tỷ giá hối đoái, còn là công cụ hữu hiệu thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương. - Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ ngoại thương, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định. II- Thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối ngoại giữa các nước với nhau để hoàn tất việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư dưới hình thức chuyển tiền hay thanh toán bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng của các nước liên quan. Nói cách khác, thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền lẫn nhau giữa các quốc gia nhằm hoàn thành quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao . 1. Các phương tiện thanh toán quốc tế 1.1. Hối phiếu (Bill of exchange) * Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định trên hối phiếu cho người thụ hưởng vào một ngày xác định. * Đặc điểm của hối phiếu - Hối phiếu có tính trừu tượng Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng mà chỉ cần ghi rõ số tiền người nhận hối phiếu phải trả. - Hối phiếu có tính chất bắt buộc trả tiền. - Hối phiếu có tính chất lưu thông. * Phân loại hối phiếu - Hối phiếu trả tiền ngay: Đối với loại hối phiếu này thì người trả tiền khi nhận được hối phiếu phải trả ngay số tiền trên hối phiếu cho người thụ hưởng. - Hối phiếu có kỳ hạn: Khi hối phiếu này được xuất trình, người nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền trên hối phiếu. Việc trả tiền được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai. 1.2. Séc(Cheque) 85
  24. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh * Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng để trả cho người thụ hưởng. * Đặc điểm séc: Séc có tính chất thời hạn + 20 ngày nếu lưu thông ở các nước cùng châu lục. + 70 ngày nếu lưu thông ở các nước khác châu lục. * Phân loại séc - Séc chuyển khoản - Séc du lịch 2. Hiệp định thanh toán quốc tế 2.1 Khái niệm Hiệp định thanh toán quốc tế là những văn bản quy định những nguyên tắc, điều kiện và phương thức thực hiện việc chi trả lẫn nhau được các chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho các chính phủ ký kết với nhau làm cơ sở pháp lý để thực hiện và giải quyết tranh chấp trong giao dịch, thanh toán quốc tế. 2.2 Các hiệp định thanh toán quốc tế a- Hiệp định thanh toán thông thường ( thanh toán bù trừ ) Hiệp định thanh toán thông thường là hiệp định được ký kết giữa các nước với nhau để đảm bảo việc chuyển đổi tiền trong nước ra ngoại tệ nhằm thực hiện việc thanh toán cho nhau. Ngoài ra trong hiệp định thanh toán thông thường còn quy định việc chi trả giữa hai nước được tiến hành một cách tự do bằng việc trích chuyển tài khoản của ngân hàng mà không bị ràng buộc bởi hạn mức số lượng nào b- Hiệp định thanh toán bù trừ Thanh toán bù trừ là hiệp định ký kết giữa các nước hoặc giữa nhiều nước với nhau về ngoại thương và các quan hệ trao đổi khác mà không cần sử dụng vàng hay ngoại tệ để trả trực tiếp cho nhau, hoặc nếu có thì chỉ sử dụng một số lượng nhỏ trong thanh toán chênh lệch cuối cùng. 3. Các hình thức thanh toán quốc tế 3.1- Thanh toán thư tín dụng 86
  25. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh a - Khái niệm Thanh toán thư tín dụng là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác theo những điều kiện ghi trong thư tín dụng b - Các bên tham gia thanh toán thư tín dụng - Người xin mở thư tín dụng là người mua hàng, người nhập khẩu hoặc có thể là người mua uỷ thác cho người khác - Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nơi cấp tín dụng cho người nhập khẩu. - Người thụ hưởng từ thư tín dụng: người bán, người xuất khẩu - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước ngoài nơi người thụ hưởng c- Quy trình thanh toán thư tín dụng: (L/C) Hợp đồng ngoại thương Người xuất khẩu 4 Người nhập khẩu 6 5 3 1 9 Ngân hàng xuất 2 Ngân hàng nhập khẩu khẩu 7 8 87
  26. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh (1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi cho ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. (2) Căn cứ vào giấy tờ mở L/C của người nhập khẩu, NH nhập khẩu mở một L/C và gửi bản gốc L/C cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để báo cho người xuất khẩu biết và gửi bản chính L/C cho người xuất khẩu. (3) Ngân hàng xuất khẩu gửi thông báo L/C cho người xuất khẩu biết L/C đã mở và chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nhận L/C thì giao hàng cho người nhập khẩu, nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C, sửa đổi L/C theo yêu cầu của mình đến khi chấp nhận mới giao hàng (5) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng ngân hàng xuất khẩu để thanh toán (6) Ngân hàng xuất khẩu trả tiền cho người xuất khẩu (7) Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng nhập khẩu trả tiền cho bộ chứng từ đó. (8) Ngân hàng nhập khẩu sau khi kiểm tra thì trích tiền từ TK ký quỹ của người nhập khẩu để chuyển trả tiền cho ngân hàng xuất khẩu (9) Ngân hàng nhập khẩu tất toán tài khoản thư tín dụng với người nhập khẩu 3.2 Thanh toán uỷ thác thu a- Khái niệm Thanh toán uỷ thác thu là hình thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì lập uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. b- Các bên tham gia thanh toán uỷ thác thu - Người xuất khẩu: là người hưởng lợi và cũng là người khởi xướng việc thanh toán. 88
  27. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Người nhập khẩu: là người trả tiền phải trả tiền kịp thời theo đúng các cam kết với người xuất khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thương. - Ngân hàng bên xuất khẩu (ngân hàng nhận uỷ thác của người xuất khẩu) - Ngân hàng đại lý của ngân hàng xuất khẩu (ngân hàng của nước nhập khẩu) c - Quy trình thanh toán nghiệp vụ uỷ thác thu (2) Ngân hàng nhận uỷ Ngân hàng đại lý (5) thác thu (6 ) (1b) (3) (4) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1a) Gửi hàng (1) Người xuất khẩu sau khi gửi hàng và các chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu (1a), sau đó lập một hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ (1b). (2) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu (3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu (4) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán (5) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng nhận uỷ thác để ghi có cho người xuất khẩu (6) Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu . 3.3 Phương thức chuyển tiền a- Khái niệm Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định b- Các bên tham gia phương thức chuyển tiền: 89
  28. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Người trả tiền hoặc người chuyển tiền là người uỷ nhiệm cho ngân hàng đại diện mình chuyển tiền - Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (ngân hàng chuyển tiền) - Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền - Người thụ hưởng c- Quy trình nghiệp vụ thanh toán: Ngân hàng ph ục vụ (4) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu người xuất khẩu (3) (2) (5) Người nhập khẩu (1) Người xuất khẩu (1) Người xuất khẩu cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho người nhập khẩu đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ có liên quan cho người nhập khẩu (2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình (3) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu ghi nợ vào tài khoản của người nhập khẩu và gửi giấy báo nợ (4) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để trả tiền cho người xuất khẩu (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo có cho người xuất khẩu. III. Tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế (TDQT) là một phạm trù kinh tế chỉ hoạt động vay mượn hoặc tài trợ giữa chính phủ, tổ chức nước này với chính phủ, tổ chức nước khác và với các tổ chức tín dụng quốc tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả 1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế 90
  29. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở ngoại thương và thanh toán quốc tế. Tín dụng quốc tế không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế, mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao, xã hội và các mối quan hệ khác giữa các nước. Tín dụng quốc tế ra đời xuất phát từ: - Sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế và kinh tế đối ngoại giữa các nước. Đây là cơ sở phát sinh các mối quan hệ tín dụng giữa các quốc gia với nhau. - Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước mà trong các hoạt động trao đổi quốc tế, các nước kém phát triển thường hay rơi vào tình trạng bất lợi, dẫn đến sự thiếu hụt thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế. Vì vậy, nhu cầu về ngoại tệ rất mạnh nên cần đến các khoản TDQT (vay của chính phủ các nước khác và của các tổ chức quốc tế). Bên cạnh đó, các nước có tiềm lực về kinh tế thường có bội thu trên cán cân thanh toán quốc tế nên cũng tìm cách đầu tư số thặng dư đó (trong đó có đầu tư gián tiếp cho vay), nhất là cho vay đối với các nước kém phát triển. - Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hoá thanh toán vốn đang diễn ra sâu sắc, tạo điều kiện cho các quốc gia dễ dàng tiếp cận đến thanh toán vốn quốc tế thông qua việc phát hành các công cụ nợ quốc tế. - Sự phát triển của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế và khu vực (IMF, WB, ADB ) đã thực hiện cho vay với các nước nghèo, chậm phát triển. Từ các lý do trên, sự tồn tại của các tổ chức TDQT là tất yếu khách quan. 2. Các hình thức tín dụng quốc tế 2.1 Tín dụng thương mại quốc tế Tín dụng thương mại quốc tế là khoản tín dụng giữa những người xuất, nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước khi họ ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng đó nói rõ việc cung cấp tín dụng của một bên cho một bên khác. 91
  30. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Trong hình thức này sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hoá - quá trình vay mượn xảy ra song song với quá trình mua bán. Tín dụng thương mại có hai hình thức phổ biến: Một là: Tín dụng cấp cho người nhập khẩu. Theo hình thức này, người xuất ở nước ngoài sẽ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu ở trong nước. Đồng thời cấp tín dụng cho người nhập khẩu này bằng cách cho trả tiền sau một thời gian nhất định kể từ khi nhận được chứng từ hoặc nhận được hàng hoá. Hai là: Tín dụng cấp cho người xuất khẩu ( tín dụng ứng trước) Trong hình thức này, người nhập khẩu ở nước ngoài sẽ cấp tín dụng cho người xuất khẩu ở trong nước bằng cách ứng trước tiền hàng cho người xuất khẩu. Thông qua hình thức này, người nhập khẩu ứng trước cho vay đối với người xuất khẩu theo sự thoả thuận của hai bên. 2.2 Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng trong thanh toán quốc tế là thể hiện mối quan hệ vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng và các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu của các nước Tín dụng ngân hàng trong thanh toán quốc tế thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: - Tín dụng ứng trước Hình thức tín dụng này thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai ngân hàng, ngân hàng nước xuất khẩu sẽ mở tài khoản ứng trước cho ngân hàng nước nhập khẩu. Ngân hàng nước nhập khẩu sẽ tiến hành trả, tiền ngay cho người xuất khẩu khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ cần thiết chứng minh cho việc họ đã gửi hàng cho người nhập khẩu, số tiền này sẽ được ghi nợ vào tài khoản ứng trước. Giới hạn của mức cho vay đã được thoả thuận giữa hai ngân hàng với thời hạn từ một năm trở xuống. Việc thanh toán tiền hàng và trao chứng từ giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng nước nhập khẩu diễn ra một cách độc lập so với khoản tín dụng ứng trước. 92
  31. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Tín dụng khoản chấp nhận Hình thức tín dụng này được thực hiện bằng cách ngân hàng nước xuất khẩu và ngân hàng nước nhập khẩu ký kết hợp đồng tín dụng thoả thuận về hạn mức vay nợ. Khi người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu, người xuất khẩu giao bộ chứng từ hàng hoá và hối phiếu cho ngân hàng xuất khẩu. Ngân hàng bên xuất khẩu chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát hoặc trả tiền cho người xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản tiền vay của ngân hàng nhập khẩu. Ngân hàng bên xuất khẩu gửi bộ chứng từ và hối phiếu cho ngân hàng nhập khẩu. Ngân hàng nhập khẩu thu tiền của người nhập khẩu rồi trao bộ chứng từ cho họ. Sau đó, căn cứ vào thời hạn của hối phiếu mà ngân hàng nước nhập khẩu tiến hành trả tiền cho ngân hàng nước xuất khẩu. - Cho vay tài chính Hình thức này được thực hiện bằng cách ngân hàng hoặc các công ty tài chính cấp tín dụng cho ngân hàng đi vay. Loại hình này chủ yếu là loại tín dụng trung và dài hạn, khối lượng cho vay tương đối lớn. Bên cho vay cấp tín dụng bằng những ngoại tệ tự do chuyển đổi. Bên đi vay sử dụng số tiền đó vào việc nhập khẩu hàng hoá hoặc vào mục đích nào đó nếu bên cho vay đồng ý. 2.3 Tín dụng Nhà nước Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác hoặc giữa các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các tổ chức khác tiến hành cung cấp tín dụng cho một chính phủ hoặc một quốc gia nào đó. Tín dụng nhà nước gồm các hình thức sau: - Tín dụng ngắn hạn: loại TD này nhằm trang trải bội chi trong thanh toán quốc tế, các khoản chi tiêu của chính phủ của một quốc gia nào đó. - Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn có thời hạn từ 2- 5 năm, mục đích của loại TD này chủ yếu sử dụng vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. - Tín dụng dài hạn: 93
  32. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Tín dụng dài hạn có thời hạn từ: 10, 20, 50 năm, nó được sử dụng vào việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. 2.4 Tín dụng của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế Tín dụng của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế thực chất là hình thức tín dụng tập thể đa quốc gia, cấp tín dụng cho các nước thành viên như: (IMF, WB, ADB ). Vì nguồn vốn cho vay đều do chính phủ các nước thành viên của tổ chức này đóng góp, hoặc lấy từ nguồn thu tài chính do kết quả hoạt động của các tổ chức đó đem lại. Các khoản tín dụng do các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế cấp cho các thành viên với những mục đích khác nhau, bao gồm: - Tín dụng hỗ trợ thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (cho vay để bù đắp một phần thâm hụt đó) - Tín dụng tạo điều kện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nhằm tạo điều kiện để các nước đi vay phát triển kinh tế ổn định, hài hoà với yêu cầu của thanh toán trong nước và quốc tế. - Tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội theo các dự án và chương trình, mục tiêu của các nước đi vay đã được hoạch định hoặc được chấp thuận cho vay của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế. IV- Cán cân thanh toán quốc tế Khi một quốc gia có tham gia có tham gia quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao Trong điều kiện kinh tế tiền tệ, gắn với các quan hệ đó sẽ có luồng chuyến dịch tiền tệ giữa các quốc gia đó với phần còn lại của thế giới. Các luồng ngoại tệ này sẽ được phản ánh vào một biểu gọi là cán cân thanh toán quốc tế. 1. Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế là bảng tổng kết tóm tắt tất cả mọi hoạt động giao dịch kinh tế - tài chính giữa một nước với các nước khác trên thế giới rong một thời kỳ nhất định. 94
  33. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Hay cán cân thanh toán quốc tế là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. - Người cư trú: + Các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động tại quốc gia đó. + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó + Các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, xã hội được thành lập và hoạt động tại quốc gia đó + Công dân của quốc gia đó và công dân của quốc gia đó cư trú ở nước ngoài trong một thời gian ngắn (dưới 1 năm) + Các cơ quan đại diện về ngoại giao, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang của quốc gia đó hoạt động ở nước ngoài và công dân của quốc gia đó làm việc trong các tổ chức kể trên. + Văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế thuộc các quốc gia này được đặt ở nước ngoài + Ngoài ra còn công dân của quốc gia đi du lịch, học tập, chữa bệnh, lưu trú ở nước ngoài không kể thời gian dài hoặc ngắn đều được coi là người cư trú. - Người không cư trú + Tất cả các tổ chức kinh tế- chính trị - xã hội được thành lập ở nước ngoài và hoạt động ở nước ngoài + Công dân sinh ra ở nước ngoài và sinh sống ở nước ngoài + Các tổ chức quốc tế, các chi nhánh đại diện của nó đặt tại quốc gia đó kể cả người nước ngoài + Các cơ quan đại diện ngoại giao, chính trị, quân sự nước ngoài đặt tại quốc gia đó + Văn phòng đại diện của công ty của các công ty nước ngoài đặt tại quốc gia đó 95
  34. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh + Người nước ngoài cư trú tại quốc gia đó có thời hạn nhỏ hơn thời hạn quy định của người cư trú. + Người là công dân của quốc gia nhưng hiện tại đi công tác sinh sống ở nước ngoài có thời hạn trên thời hạn quy định +Ngoài ra những người nước ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh, thăm viếng không kể thời gian gọi là người không cư trú. 2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế Theo quy định của IMF thì cán cân thanh toán quốc tế gồm 5 hạng mục lớn sau: 2.1 Cán cân vãng lai (tài khoản vãng lai), bao gồm: Cán cân vãng lai tập hợp tất cả các giao dịch thường xuyên gọi là hạng mục thường xuyên của cán cân thanh toán. Nó phản ánh các nghiệp vụ trao đổi về xuất, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng và nhận các loại dịch vụ đối ngoại, các nghiệp vụ chuyển nhượng một chiều giữa một nước với các nước khác. Cán cân thanh toán vãng lai bao gồm: a- Cán cân thương mại hàng hoá ( cán cân hữu hình) - Cán cân thương mại phản ánh toàn bộ các dòng tiền tệ thu vào, chi ra gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. - Khi quốc gia thực hiện xuất khẩu hàng hoá thì dòng ngoại tệ đi vào, được phản ảnh vào bên Có của tài khoản này (trường hợp này chỉ được phản ánh khi người nhập khẩu đã trả tiền cho người xuất khẩu giá để ghi vào tài khoản là giá FOB) - Khi quốc gia thực hiện nhập khẩu thì sẽ có dòng ngoại tệ chảy ra và chỉ khi nào thực sự trả tiền mới phản ánh vào tài khoản. Giá để ghi vào tài khoản là giá CIP, Bằng giá FOB + chi phí bảo hiểm (I) + Chi phí vận tải (F). b - Cán cân thương mại dịch vụ (cán cân vô hình) Cán cân thương mại, dịch vụ phản ánh toàn bộ các hoạt động thu chi ngoại tệ gắn với việc cung cấp các dịch vụ giữa các quốc gia đó với các quốc gia khác về các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, du lịch, ngân hàng 96
  35. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này sẽ tạo ra cán cân dịch vụ Hai khoản mục (xuất nhập khẩu hàng hoá và hoạt động dịch vụ) là những hoạt động trao đổ hai chiều, nghĩa là khi xuất khẩu hàng hoá hay cung ứng dịch vụ ra nước ngoài thì tương ứng sẽ thu về nước số ngoại tệ nhất định; còn khi nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận dịch vụ cung ứng từ nước ngoài thì sẽ có dòng ngoại tệ chạy ra nước ngoài. 2.2 Cán cân vốn (Capital Balance) Cán cân vốn phản ánh các giao dịch liên quan đến sự vận động vốn giữa 1 nước với các nước khác. Cán cân vốn gồm các nội dung sau: - Cán cân vốn dài hạn: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh + Đầu tư gián tiếp thông qua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) + Các khoản đầu tư dài hạn khác - Cán cân vốn ngắn hạn: Đó là các luồng tiền ngắn hạn chảy vào, chảy ra như các khoản tiền gửi, tín dụng ngắn hạn, khoản vốn này nếu chảy vào thì ghi Có, nếu chảy ra thì ghi Nợ. - Các khoản chuyển giao vốn một chiều: là các luồng tiền chảy vào, chảy ra không gắn với dòng dịch vụ chảy ngược lại: Các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá, tài sản mang theo của người di cư viện trợ ODA không hoàn lại. Luồng tiền chảy vào thì ghi Có, ngược lại thì ghi Nợ. 2.3 Cán cân tổng thể (Overal Balance) Nếu công tác thống kê hoàn toàn chính xác thì cán cân tổng thể được xác định bằng cán cân vãng lai Ví Dụ: BẢNG MÔ TẢ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 97
  36. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh CỦA MỘT NƯỚC VỚI MỘT NƯỚC KHÁC NĂM Đơn vị tính:Triệu USD Nội dung Thu Chi I.Cán cân vãng lai(-80) 1.Cán cân thương mại(-50) + Xuất khẩu (FBO) +150 +Nhập khẩu (FBO) -200 2.Cán cân dịch vụ (-40) + Cung cấp các dịch hoạt động dịch vụ +120 + Nhận các hoạt động dịch vụ -160 3. Chuyển nhượng 1 chiều (+10) +Thu +30 + Chi -20 II.Cán cân vốn (+55) 1. Vốn ngắn hạn (-35) + Luồng vào +20 +Luồng ra -55 2. Vốn trung và dại hạn (+90) +Luồng vào +140 +Luồng ra -50 III. Nhầm lãn và sai sót IV. Cán cân tổng thể (-25) V.Bù đắp chính thức (+25) 1. Thay đổi dự trữ ngoại tệ (+20) 2. Vay IMF (+5) 3. Các nguồn bù đắp khác (0) 3. Biện pháp điều chỉnh và ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế 98
  37. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 3.1. Biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế trong một thời điểm nhất định có thể xẩy ra hai trường hợp: cán cân thanh toán bội thu hoặc cán cân thanh toán. a. Khi cán cân thanh toán bội thu Khi cán cân thanh toán bội thu thì dòng tài sản ngoại hối chảy vào trong nước nhiều hơn dòng tài sản ngoại hối chảy ra nước ngoài. Số thặng dư của cán cân thường được các nước sử dụng vào các mục đích sau: - Tăng cường đầu tư trong nước. - Chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. - Tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. b. Khi cán cân thanh toán bội chi Khi cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi sẽ gây nên những tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì vậy, cần phải có ngay các biện pháp hữu hiệu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Các bịên pháp thường đựoc các nước sử dụng là: - Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ thường có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư như: cải thiện môi trường đầu tư, ưu đãi về thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài . Ngân hàng trung ương có thể sử dụng biện pháp điều chỉnh tăng lãi suất ngoại tệ để thu hút các luồng ngoại tệ trên các thị trường ngoại tệ trên các thị trường khu vực và thế giới. đồng thời có thể tìm kiếm các nguồn viện trợ quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ cho cán cân thanh toán quốc tế. - Điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá đồng nội tệ nhằm kích thích xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại có thu ngoại tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại phải chi tiêu ngoại tệ, từ đó góp phần cai rhtiện cán cân thanh toán trong tương lai. - Bảo hộ mậu dịch: Biện pháp này vừa phải kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài để tăng thu về ngoại tệ, đồng thời bằng hàng rào thuế quan, chế độ 99
  38. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh cấp quota, chống nhập lậu, gian lận thương mại . để giảm chi tiêu ngoại tệ, qua đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. - Kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước. Cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi một mặt do áp lực của bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Việc giảm bớt chi tiêu của NSNN sẽ tác động đến tổng cầu (AD) của nền kinh tế, từ đó cải thiện tình hình NSNN và sẽ tác động đến trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế trong ngắn hạn. Cùng với việc cắt giảm chi tiêu NSNN chính sách tiền tệ cũng cần thắt chặt hơn. Thực hiện mục tiêu này các nước thường dùng đến công cụ lãi suất, thuế khoá - Sử dụng quyền rút vốn đặt biệt SDR tại IMF (nếu là thành viên của IMF ) hoặc thực hiện xuất vàng tiêu chuẩn quốc tế để trang trải công nợ nước ngoài. 3.2. Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế - Cán cân thanh toán quốc tế cho thấy tình hình xuất và nhập khẩu của một nước. Nó cho phép xác định được giá trị của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu, sự di chuyển tư bản và vàng giữa một quốc gia với các quốc gia khác. - Cán cân thanh toán quốc tế cung cấp tình hình tài chính của các hoạt động kinh tế và thương mại của một nước cũng như khối lượng xuất, nhập khẩu của nước đó trong một thời kỳ nhất định. - Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh một cách tổng thể về thực trạng kinh tế - tài chính của một nước. Đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì cán cân thanh toán cũng là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các chính sách kinh tế, các quyết định đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 100
  39. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG V 1-Phân tích những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, từ đó cho biết khi xác định tỷ giá hối đoái đống Việt nam cần dựa vào những căn cứ gì? 2-Từ những hiểu biết về các chế độ tỷ giá hối đoái, theo bạn trong điều kiện cơ chế kinh tế hiện nay của Việt nam thì áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái nào là hợp lý và cho biết một vài nối dung chủ yếu của chính sách quản lý và điều hành tỷ giá đồng Việt nam hiện nay? 3-Phân tích các bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế 4-Hãy tự cho các số liệu để thiết kế một cán cân thanh toán quốc tế của một nước A với các nước khác có quan hệ theo mẫu cán cân mà bạn đựơc biết. 101
  40. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương I: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường 2 I. Nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ 2 1.1.Nguồn gốc của tiền tệ. 2 1.2. Bản chất của tiền tệ 3 1.3. Chức năng của tiền tệ 4 1.4. Vai trò của tiền tệ 7 II. Chế độ lưu thông tiền tệ 8 2.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại 9 2.2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu 9 2.3. Chế độ lưu thông tiền tệ quốc tế 10 2.4. Chế độ lưu thông tiền tệ Việt nam 12 III. Qui luật lưu thông tiền tệ 13 3.1. Nội dung qui luật lưu thông tiền tệ 13 3.2. Cung và cầu tiền tệ 14 3.3. Vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ 17 3.4. Các khối tiền trong lưu thông 18 IV. Lạm phát, thiểu phát và biện pháp ổn định tiền tệ 20 4.1. Lạm phát 20 4.2. Giảm phát và thiểu phát 23 4.3. Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện của Việt nam hiện nay 24 Chương II: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường 26 I. Sự ra đời và bản chất của tín dụng 26 1.1. Sự ra đời và phát triển của các mối quan hệ tín dụng 26 1.2. Bản chất của tín dụng 28 II. Chức năng của tín dụng 29 2.1. Tập trung và phân phối lại vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội theo nguyên tắc hoàn trả. 29 2.2. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ 29 III. Các hình thức tín dụng 30 3.1. Tín dụng thương mại 30 102
  41. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 3.2. Tín dụng ngân hàng 31 3.3. Tín dụng Nhà nước 32 3.4. Tín dụng tiêu dùng 33 IV. Vai trò của tín dụng 34 4.1. Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển 34 4.2. Góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn 34 4.3. Tín dụng góp phần tiêt kiệm chi phí lưu thông xã hội 35 4.4. Góp phần thực hiện chính sách xã hội 35 V. Lãi suất tín dụng 35 5.1. Định nghĩa 35 5.2. Nguyên tắc xác định lãi suất 35 5.3. Các loại lãi suất 36 5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 38 5.5. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng 38 Chương III: Hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ 40 I.Sự ra đời và quá trình phát triển hệ thống ngân hàng 40 1.1. Sự ra đời của hệ thống ngân hàng trên thế giới 40 1.2. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thế giới 40 1.3. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt nam 42 II. Ngân hàng trung ương 43 2.1. Chức năng của ngân hàng Trung ương 43 2.2. Vai trò của ngân hàng trung ương 44 III. Ngân hàng thương mại 45 3.1. Chức năng của ngân hàng thương mại 45 3.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 47 IV. Các ngân hàng , tổ chức tín dụng khác 47 4.1. Ngân hàng chuyên nghiệp 47 4.2. Ngân hàng chính sách xã hội 48 4.3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 48 V. Thị trường tiền tệ 50 5.1. Cơ sở hình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ 50 5.2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ 51 5.3. Các công cụ trên thị trường tiền tệ 53 5.4. Cơ cấu thị trường tiền tệ 54 5.5. Hoạt động giao dịch trên thị trường tiền tệ 55 103
  42. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 5.6. Vai trò của thị trường tiền tệ 56 Chương IV: Thanh toán trong nền kinh tế thị trường 58 I.Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 58 1.1. Khái niệm và nội dung thanh toán dùng tiền mặt 58 1.2. Ưu nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt 58 II. Thanh toán không dùng tiền mặt 58 2.1. Khái niệm 58 2.2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt 59 2.3. Các nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt 59 2.4. Ý nghĩa của việc thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt 60 III. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 60 3.1. Thanh toán bằng séc 60 3.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 66 3.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 68 3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng 69 3.5. Thẻ thanh toán 70 Chương V: Thanh toán và tín dụng quốc tế 73 I.Tỷ giá hối đoái 73 1.1. Khái niệm 73 1.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái 74 1.3. Các loại tỷ giá hối đoái 74 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 75 1.5. Các chế độ tỷ giá hối đoái 76 1.6. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái 77 II. Thanh toán quốc tế 77 2.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế 78 2.2. Hiệp định thanh toán quốc tế 78 2.3. Hình thức thanh toán quốc tế 79 III. Tín dụng quốc tế 83 3.1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế 83 3.2. Các hình thức tín dụng quốc tế 84 IV. Cán cân thanh toán quốc tế 86 4.1. Khái niệm 86 4.2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 88 4.3. Biện pháp điều chỉnh và ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế 91 104
  43. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh MỤC LỤC 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Tài liệu tham khảo 1- Giáo trình lý thuyết tiền tệ – Học viện Tài chính – NXB Tài chính 2008 2-Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng- trường Cao đẳng Du lịch –Khách sạn Hải dương- 2007 3- Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng của Bộ Tài chính – NXB Tài chính 2004 2- Giáo trình thị trường chứng khoán – NXB tài chính 2006 105
  44. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phần phụ lục Phụ lục 1: MẪU SÉC * Mặt trước: Số séc ( Tên tổ chức, cá nhân, KBNN) Số Tiền (Tên, địa chỉ đơn vị thanh toán) SEC số séc . Trả cho Yêu cầu trả cho Phần dành cho NH ghi Số Số CMT . TK Nợ CMT Ngày cấp nơi cấp Số hiệu tài khoản TK Có Địa chỉ Tại Số tiền ( bằng số) Tại Số tiền bằng chữ Người phát hành Địa chỉ . Số hiệu tài khoản Ngày tháng .năm Bảo chi Ngày, tháng, năm Ngày, tháng, năm Chủ tài khoản Dấu K. toán trưởng Người phát hành 106
  45. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh * Mặt sau tờ séc: Phần quy định cho việc chuyển nhượng 1.Chuyển nhượng cho Ngày, tháng, năm Ký tên, đóng dấu Phần quy định dành cho lĩnh tiền Họ, tên người lĩnh Số CMT(hộ chiếu) .Ngày cấp Nơi cấp Ngày tháng .năm Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng 107
  46. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phụ lục: 1. Chỉ được phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi: - Phát hành séc quá số dư lần đầu sẽ bị nhắc nhở và bị phạt về vi phạm hợp đồng - Phát hành séc quá số dư lần hai sẽ bị đình chỉ phát hành séc trong 06 tháng, thu hồi toàn bộ số séc chưa sử dụng. - Vi phạm phát hành séc quá số dư lần ba sẽ bị đình chỉ phát hành séc. 2.Không được ký khống tờ séc 3. Không được sửa chữa, tẩy xoá lên tờ séc 4. Ghi số tiền bằng số, bằng chữ khớp nhau, đúng chỗ quy định. 5.Ghi chuyển nhượng séc đúng quy định. 6. Bảo quản séc chu đáo, mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán. 108
  47. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phụ lục 2: YÊU CẦU BẢO CHI SÉC Liên Giấy yêu cầu bảo chi séc Ngày / / Đề nghị ngân hàng Phần đơn vị thanh toán ghi Trích tài khoản số . TK Nợ: Của chủ tài khoản . TK Có: Tại Số tiền bằng số . Số tiền bằng chữ Và làm thủ tục bảo chi tờ séc số Người thụ hưởng Địa chỉ Số hiệu tài khoản Kế toấn trưởng Chủ tài khoản Đơn vị thanh toán ( Nếu có) Ký, đóng dấu Kế toán Kiểm soát 109
  48. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phụ lục số 3: BẢNG KÊ NỘP SÉC Số bảng kê Ngày / / . . Tên người thụ hưởng . Ký hiệu tài khoản Số Số Tên người Số tài khoản người Tên đơn vị Số tiền TT séc phát hành séc phát hành thanh toán (Mã, hiệu) Số tờ séc Số hiệu tài khoản người thụ hưởng, số tiền Tổng số tiền ( bằng chữ) Người lập bảng kê Đã nhận đủ .tờ séc của ông, bà . Số tài khoản .Tại Đơn vị thanh toán Ttoán Đơn vị thu hộ T. toán Ngày, tháng, năm Ngày, tháng, năm Dấu Chữ ký Dấu Chữ ký 110
  49. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phụ lục 4: UỶ NHIỆM CHI Uỷ nhiệm chi Số . Phần ngân hàng ghi Chuyển khoản, chuyển tiền lập ngày Nợ Đơn vị trả tiền Số tài khoản Tại ngân hàng Số hiệu ngân hàng A Đơn vị nhận tiền Có Địa chỉ Số tài khoản Tại NH Tỉnh Số hiệu NH B Nội dung thanh toán Loại nghiệp vụ . . Số hiệu thống kê Số tiền bằng chữ Số tiền (bằng số) Đơn vị trả tiền NHA ghi sổ ngày NHB ghi số ngày Kế toán Chủ tài khoản Kế toán Kiểm soát Kế toán Kiểm soát 111
  50. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phụ lục 5: UỶ NHIỆM THU UỶ NHIỆM THU Số: Phần do ngân hàng ghi TK Nợ TK Có Ngày tháng năm Tên đơn vị mua hàng Số tài khoản Tại Tỉnh, Thành phố Tên đơn vị bán hàng . Số tài khoản Tại Tỉnh,Thành phố Hợp đồng hay đơn đặt hàng số ngày tháng năm Số lượng chứng từ kèm theo Số tiền: (bằng số) Số tiền (bằng chữ) Đơn vị bán (Ký, đóng dấu) Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua - Nhận chứng từ ngày - Nhận ngày - Đã kiểm soát và gửi đi ngày - Thanh toán ngày Trưởng phòng kế toán 112
  51. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh Phụ lục số 6: SÉC CHUYỂN TIỀN *Mặt trước: (Phần cuống) Tên ngân hàng phát hành séc SÉC CHUYỂN TIỀN số Sêri . Trả tại ngân hàng có giá trị hết ngày tháng năm . Đơn vị chuyển tiền Ngân hàng phát hành séc Phần do Ngân hàng Trả tiền ghi Nợ Có - Người nhận tiền - Yêu cầu ngân hàng .cấp.cho - Giấy CMT do công an tỉnh, thành phố cấp . - Số tiền bằng số) - Số tiền (bằng chữ) . - Nội dung chi trả Ngày tháng năm Trưởng phòng kế toán Giám đốc ngân hàng 113
  52. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh *Mặt sau: - Người cầm séc phải xuất trình GCM cho Họ tên người cầm séc NH trả tiền. GCM số ngày do công - Mất séc phải báo ngay cho ngân hàng trả an tỉnh, thành phố cấp tiền và ngân hàng phát hành. - Chỉ được đưa séc này cho ngân hàng trả tiền - Séc quá thời hạn không có giá trị thanh toán - Họ, tên đề nghị chuyển tiền - Tên đơn vị thụ hư- ởng Đã nhận séc - Số tài khoản tại ngân hàng Ngày, tháng, năm Ngày tháng năm Ghi rõ họ tên ( Ký tên) Ngân hàng trả tiền đã thanh toán Ngày tháng năm . Thủ quỹ Kế toán Trưởng phòng kế toán 114
  53. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh MỤC LỤC Chương I 1 Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường 2 I- Nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ 2 1-Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ 2 1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ 1.2 Bản chất của tiền 3 2- Chức năng của tiền tệ 4 2.1 Chức năng thước đo giá trị 4 2.2 Chức năng phương tiện lưu thông 6 2.3 - Chức năng phương tiện thanh toán 6 2.4. Chức năng tiền tệ cất trữ 7 2.5. Chức năng tiền tệ thế giới 7 3- Vai trò của tiền tệ 7 3.1 Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá, cụ thể: 8 3.2- Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 8 3.3. Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu tiền 9 II- Chế độ lưu thông tiền tệ 9 1. Chế độ lưu thông tiền kim loại 9 2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu 9 3- Chế độ lưu thông tiền tệ quốc tế 11 3.1 Chế độ tiền tệ quốc tế Paris năm1867- chế độ bản vị vàng 11 3.2 Chế độ tiền tệ Giê nơ - chế độ bản vị Bảng Anh (GBP) 11 3.3 Chế độ tiền tệ Bretton-Woods: chế độ bản vị Dollar Mỹ (USD) 11 3.4 Chế độ tiền tệ Gia mai ca- chế độ bản vị Special Drawing Right (SDR) 12 3.5 Chế độ tiền tệ châu Âu(đồng ECU) 12 III- Quy luật lưu thông tiền tệ 13 1- Nội dung của quy luật 14 2. Cung - Cầu tiền tệ 15 2.1 Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ 15 2.2 Cung tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ 16 3. Các khối lượng tiền trong lưu thông 19 3.1 Khối lượng tiền trong lưu thông ( Ms ) 19 3.2. Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông (Kc) 20 115
  54. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh IV- Lạm phát, thiểu phát và các biện pháp ổn định tiền tệ 21 1. Lạm phát 21 1.1 Khái niệm 21 1.2 Phân loại lạm phát 21 1.3 Cách tính lạm phát 22 1.4 Nguyên nhân của lạm phát 22 1.5. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế - xã hội 23 1.6. Biện pháp ổn định tiền tệ chống lạm phát 24 2. Thiểu phát (thiếu phát) 25 2.1 Khái niệm 25 2.2. Nguyên nhân của thiểu phát 25 2.3. Hậu quả của thiểu phát 25 3. Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện Việt Nam 26 CHƯƠNG 2 28 TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 28 I - Sự ra đời và bản chất của tín dụng 28 1. Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tín dụng 28 1.1 Sự ra đời của tín dụng 28 1.2 Sự phát triển của quan hệ tín dụng 28 2. Bản chất của tín dụng 30 II- Chức năng của tín dụng 31 1. Tập trung và phân phối lãi vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội trên nguyên tắc hoàn trả31 2.Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ 32 III- Các hình thức tín dụng 32 1.Tín dụng thương mại (TDTM ) 32 1.1. Khái niệm 32 1.2. Đặc điểm của TDTM 32 1.3. Công cụ của TDTM: là kỳ phiếu thương mại ( thương mại phiếu) 32 1.4. Tác dụng của TDTM 33 2. Tín dụng ngân hàng (TDNH) 34 2.1. Khái niệm 34 2.2. Đặc điểm của TDNH 34 2.3 Công cụ của TDNH 34 2.4 Tác dụng của TDNH 34 116
  55. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 3. Tín dụng nhà nước (TDNN) 35 3.1.Khái niệm 35 3.2. Đặc điểm của TDNN 35 3.3. Công cụ của TDNN 35 3.4. Vai trò của TDNN 35 4. Tín dụng tiêu dùng (TDTD) 36 4.1. Khái niệm 36 4.2. Đặc điểm của TDTD 36 4.3. Hoạt động của TDTD 36 4.4. Tác dụng của TDTD 36 IV- Vai trò của tín dụng 36 1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển 36 2. Tín dụng góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh 37 3. Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội 37 4. Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội 38 V- Lãi suất tín dụng 38 1. Khái niệm 38 2. Nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng 38 2.1 Xác định lãi suất tín dụng theo cơ chế thị trường 38 2.2. Xác định lãi suất tín dụng theo mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước 39 3. Các loại lãi suất tín dụng 39 3.1. Lãi đơn, lãi kép 39 3.2. Lãi suất chỉ đạo và lãi suất kinh doanh 40 3.3. Lãi suất thoả thuận: là lãi suất được xây dựng trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên thị trường được thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay. 40 3.4. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực 40 3.5. Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng Trung ương áp dụng để tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại. 41 3.5. Lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng: là lãi suất mua, bán vốn được thực hiện giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ. 41 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 41 5. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng (LSTD) 41 5.1 LSTD là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô 42 5.2. LSTD là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. 42 117
  56. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 5.3 Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 42 6- Các chính sách lãi suất tín dụng 41 6.1 Chính sách lãi suất tín dụng của NHNN 41 6.2 Chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá lãi suất của Việt nam 42 6.3 Chính sách lãi suất tín dụng của NHTM 42 CHƯƠNG 3 44 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 44 I- Sự ra đời và quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 44 1. Sự ra đời của ngân hàng 44 2. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 46 II -Ngân hàng Trung ương (NHTW) 47 1. Khái niệm 2. Chức năng của NHTW 47 2.1. NHTW là ngân hàng phát hành tiền tệ theo quy định của pháp luật 47 2.2. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, cụ thể: 48 2.3 NHTW là ngân hàng Nhà nước 48 3. Vai trò của NHTW 48 3.1. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội thông qua điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông 48 3.2. Góp phần thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế 49 3.3 Góp phần ổn định sức mua của đông tiền quốc gia 49 3.4 NHTW chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng 49 III - Ngân hàng thương mại (NHTM) 49 1. Khái niệm 2. Các loại hình NHTM 46 3. Chức năng của ngân hàng thương mại 50 3.1. Chức năng trung gian tín dụng 50 3.2 Chức năng trung gian thanh toán 50 3.3 Chức năng tạo tiền 50 4 .Vai trò của ngân hàng thương mại 51 4.1. NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. 51 4.2. Ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW 51 IV - Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 52 118
  57. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 1. Ngân hàng chuyên nghiệp 52 1.1. Ngân hàng cầm cố bất động sản ( Ngân hàng địa ốc) 52 1.2 Ngân hàng đầu tư 52 1.3. Ngân hàng tiết kiệm 52 2. Ngân hàng chính sách xã hội 52 3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 53 3.1. Các công ty bảo hiểm 53 3.2. Công ty tài chính 53 3.3. Công ty cho thuê tài chính 53 3.4. Quỹ đầu tư 54 3.5. Quỹ hỗ trợ và phát triển 54 4- Quỹ tín dụng nhân dân 51 4.1 Khái niệm 51 4.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động của QTDND 51 4.3 Đặc điểm hoạt động của QDDND 54 4.4 Đặc điểm hoạt động cho vay của QDDND 56 4.5 Vai trò của QDDND 57 V- Thị trường tiền tệ (TTTT) 55 1. Cơ sở hình thành và phát triển 55 1.1 Khái niệm 55 1.2 Cơ sở hình thành và phát triển 55 2. Các chủ thể tham gia TTTT 56 3. Các công cụ trên thị trường tiền tệ 58 4. Cơ cấu của thị trường tiền tệ 59 5- Hoạt động giao dịch trên thị trường tiền tệ 60 6- Vai trò của thị trường tiền tệ 61 CHƯONG 4 61 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 63 TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 63 I. Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 62 2. Nội dung thanh toán tièn mặt 62 3. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt 62 II. Thanh toán không dùng tiền mặt 63 I- ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt 63 119
  58. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 1- Khái niệm 63 2- Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt 64 3- Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 64 3.1 Mỗi khoản thanh toán phải có ít nhất ba bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán 64 3.2 Các chủ thể thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc 64 3.3. Các chứng từ thanh toán phải được lập theo mẫu quy định của ngân hàng, kho bạc và phải đảm bảo các yếu tố cơ bản của chứng từ. 65 3.4. Các trung gian thanh toán phải có trách nhiệm thực hiện đúng đắn sự uỷ nhiệm của khách hàng 65 4. Ý nghĩa của TTKDTM 65 5- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) 65 5.1 Thanh toán bằng séc 65 a- Khái niệm 65 b- Các quy định trong thanh toán séc 65 c- Các loại séc phát hành 66 5.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC) 72 5.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) 73 5.4. Thanh toán bằng thư tín dụng 75 5.5. Thẻ thanh toán 76 CHƯƠNG 5 79 THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 79 I Tỷ giá hối đoái 79 1. Khái niệm hối đoái và tỷ giá hối đoái 79 2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái 80 3. Các loại tỷ giá hối đoái 81 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 81 5. ý nghĩa của tỷ giá hối đoái 82 II- Thanh toán quốc tế 83 1.Khái niệm 83 2. Các phương tiện thanh toán quốc tế 83 2.1. Hối phiếu (Bill of exchange) 83 2.1 Séc(Cheque) 83 3. Hiệp định thanh toán quốc tế 84 120
  59. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 3.1 Khái niệm 84 3.2 Các hiệp định thanh toán quốc tế 84 4. Các hình thức thanh toán quốc tế 85 4.1- Thanh toán thư tín dụng 86 4.2 Thanh toán uỷ thác thu 886 4.3 Phương thức chuyển tiền 87 1II. Tín dụng quốc tế 88 1. Khái niệm TDQT 88 2. Sự cần thiết của TDQT 89 3. Các hình thức TDQT 89 3.1 Tín dụng thương mại 91 3.2 Tín dụng ngân hàng 92 3.3 Tín dụng Nhà nước 93 3.4 Tín dụng của các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế 92 4- Thi trường tín dụng quốc tế 92 4.1 Khái niệm 92 4.2 Các loại thị trường tín dụng quốc tế 92 IV- Cán cân thanh toán quốc tế 94 1. Khái niệm 94 2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 95 2.1 Cán cân vãng lai (tài khoản vãng lai), bao gồm: 95 2.2 Cán cân vốn: cán cân vốn có các nội dung sau 96 3- Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế 98 V. Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế 98 1- Quỹ tiền tệ quốc tế (International Moneytary Fund) 98 2- Tập đoàn Ngân hàng thế giới (World Bank Group) 99 3- Ngân hàng phát triển châu Á ( Asian Development Bank) 100 4- Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS (Bank for International Settlements) 100 PHẦN PHỤ LỤC 102 121
  60. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 2 TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2 I- Nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ 2 1-Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ 2 3- Chức năng của tiền tệ 4 4- Vai trò của tiền tệ 7 II- Các chế độ lưu thông tiền tệ 9 1. Chế độ lưu thông tiền kim loại 9 2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu 9 3- Chế độ lưu thông tiền tệ quốc tế 11 3.5 Chế độ tiền tệ châu Âu (đồng ECU) 12 III- Quy luật lưu thông tiền tệ 14 1- Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ 14 4. Các khối tiền trong lưu thông 19 IV- Lạm phát, thiểu phát và các biện pháp ổn định tiền tệ 21 1. Lạm phát 21 2.Giảm phát và thiểu phát 25 3. Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện Việt Nam 26 CHƯƠNG 2 28 TIN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 28 I - Sự ra đời và bản chất của tín dụng 28 1. Sự ra đời và phát triển của các mối quan hệ tín dụng 28 2. Bản chất của tín dụng 30 II- Chức năng của tín dụng 31 1. Tập trung và phân phối lại vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội trên nguyên tắc hoàn trả 31 2.Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ 32 III- Các hình thức tín dụng 32 1.Tín dụng thương mại (TDTM ) 32 1.4. Vai trò của TDTM 33 2. Tín dụng ngân hàng (TDNH) 34 2. Tín dụng góp phần quá trình tích tụ và tập trung vốn 37 3. Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội 37 4. Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội 38 V- Lãi suất tín dụng 38 1. Định nghĩa 38 2. Nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng 38 3. Các loại lãi suất tín dụng 39 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 41 5. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng (LSTD) 41 LSTD là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường. Nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung và từng nhà đầu tư nói riêng. Lãi suất tín dụng có ý nghĩa sau: 42 CHƯƠNG 3 44 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 44 III - Ngân hàng thương mại (NHTM) 49 1. Chức năng của ngân hàng thương mại 50 2.Vai trò của ngân hàng thương mại 51 IV - Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 52 1. Ngân hàng chuyên nghiệp 52 122
  61. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 2. Ngân hàng chính sách xã hội 52 3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 53 V- Thị trường tiền tệ (TTTT) 55 1. Cơ sở hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ 55 2. Các chủ thể tham gia TTTT 56 Tham gia hoạt động trên thị trường tiền tệ có rất nhiều tổ chức, cá nhân với tư cách là người mua, người bán vốn, người trung gian hoặc người tổ chức thị trường. Bao gồm: 56 3. Các công cụ trên thị trường tiền tệ 58 4. Cơ cấu của thị trường tiền tệ 59 5- Hoạt động giao dịch trên thị trường tiền tệ 60 6- Vai trò của thị trường tiền tệ 61 - Góp phần điều chuyển vốn ngắn hạn giữa các chủ thể kinh tế: có hai hình thức điều chuyển vốn: trực tiếp và gián tiếp. Điều chuyển vốn trực tiếp như các ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn để tìm kiếm vốn cho mình. Điều chuyển vốn gián tiếp thông qua các trung gian tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại thực hiện huy động tiền nhàn rỗi sau đó cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu 61 CHƯƠNG 4 63 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 63 TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 63 II- Thanh toán không dùng tiền mặt 63 1- Khái niệm 63 2- Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt 64 3- Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 64 4. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt ( TTKDTM) 65 III- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) 65 1. Thanh toán bằng séc 65 2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC) 72 3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) 74 4. Thanh toán bằng thư tín dụng 75 5. Thẻ thanh toán 77 CHƯƠNG 5 80 THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 80 I. Tỷ giá hối đoái 80 1. Khái niệm hối đoái và tỷ giá hối đoái 80 3. Các loại tỷ giá hối đoái 82 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 82 6. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái 84 II- Thanh toán quốc tế 85 1. Các phương tiện thanh toán quốc tế 85 2. Hiệp định thanh toán quốc tế 86 3. Các hình thức thanh toán quốc tế 86 1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế 90 2. Các hình thức tín dụng quốc tế 91 IV- Cán cân thanh toán quốc tế 94 1. Khái niệm 94 2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 96 2.1 Cán cân vãng lai (tài khoản vãng lai), bao gồm: 96 3. Biện pháp điều chỉnh và ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế 98 3.1. Biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 99 Cán cân thanh toán quốc tế trong một thời điểm nhất định có thể xẩy ra hai trường hợp: cán cân thanh toán bội thu hoặc cán cân thanh toán. 99 a. Khi cán cân thanh toán bội thu 99 Khi cán cân thanh toán bội thu thì dòng tài sản ngoại hối chảy vào trong nước nhiều hơn dòng tài sản ngoại hối chảy ra nước ngoài. Số thặng dư của cán cân thường được các nước sử dụng vào các mục đích sau: 99 123
  62. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh - Tăng cường đầu tư trong nước. 99 - Chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. 99 - Tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. 99 b. Khi cán cân thanh toán bội chi 99 Khi cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi sẽ gây nên những tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì vậy, cần phải có ngay các biện pháp hữu hiệu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Các bịên pháp thường đựoc các nước sử dụng là: 99 - Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 99 Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ thường có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư như: cải thiện môi trường đầu tư, ưu đãi về thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 99 Ngân hàng trung ương có thể sử dụng biện pháp điều chỉnh tăng lãi suất ngoại tệ để thu hút các luồng ngoại tệ trên các thị trường ngoại tệ trên các thị trường khu vực và thế giới. đồng thời có thể tìm kiếm các nguồn viện trợ quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ cho cán cân thanh toán quốc tế. 99 - Điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá đồng nội tệ nhằm kích thích xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại có thu ngoại tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại phải chi tiêu ngoại tệ, từ đó góp phần cai rhtiện cán cân thanh toán trong tương lai. 99 - Bảo hộ mậu dịch: Biện pháp này vừa phải kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài để tăng thu về ngoại tệ, đồng thời bằng hàng rào thuế quan, chế độ cấp quota, chống nhập lậu, gian lận thương mại . để giảm chi tiêu ngoại tệ, qua đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 99 - Kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước. 100 Cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi một mặt do áp lực của bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Việc giảm bớt chi tiêu của NSNN sẽ tác động đến tổng cầu (AD) của nền kinh tế, từ đó cải thiện tình hình NSNN và sẽ tác động đến trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế trong ngắn hạn. Cùng với việc cắt giảm chi tiêu NSNN chính sách tiền tệ cũng cần thắt chặt hơn. Thực hiện mục tiêu này các nước thường dùng đến công cụ lãi suất, thuế khoá 100 - Sử dụng quyền rút vốn đặt biệt SDR tại IMF (nếu là thành viên của IMF ) hoặc thực hiện xuất vàng tiêu chuẩn quốc tế để trang trải công nợ nước ngoài. 100 3.2. Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế 100 PHẦN PHỤ LỤC 102 124