Giáo trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh

doc 85 trang phuongnguyen 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_lich_su_tu_tuong_viet_nam_ths_hoang_ngoc_vinh.doc

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh

  1. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC    GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM GVC. THS. HOÀNG NGỌC VĨNH Huế, năm 2010 1
  2. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Contents Huế, tháng 3 năm 2010 2 Chương mở đầu 3 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM 3 NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 3 I/ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC. 3 1 – Khái niệm Triết học 3 2- Đối tượng nghiên cứu của triết học 3 3- Phương pháp nghiên cứu của triết học 3 1. 4- Đặc điểm nghiên cứu của triết học. 4 II. ĐỐI TƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 4 2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam 4 3. Phương pháp nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam. 6 Đặc điểm nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam. 8 Chương 1: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 9 THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ 9 Chương 2: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 10 THỜI KỲ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC 10 Chương 3: TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC 11 Vài nét về lịch sử 11 2. Đặc điểm tư tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc: 12 Chương 4: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 16 THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIỮ GÌN ĐỘC LẬP DÂN TỘC 16 1. Vài nét về lịch sử thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc 17 2. Tư tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc 17 Chương 5: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 24 THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ THỊNH TRỊ CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN 24 THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVI 24 1. Vài nét về lịch sử thời kỳ ổn định và thịnh trị của xã hội phong kiến thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI 25 2. Tư tưởng Việt Nam thời kỳ ổn định và thịnh trị của xã hội phong kiến thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI 26 3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ thế kỷ XV-XVI 27 Chương 5: THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG VÀ CHIA CẮT CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII) 36 1. Vài nét về lịch sử thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI (1505) - Thế kỷ XVII (1624)) 36 2. Vài nét về tư tưởng thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII) 37 3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu 38 Chương 6: THỜI KỲ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN ĐÀNG TRONG, ĐÀNG NGOÀI 1624-1802 45 2
  3. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. 1. Vài nét về lịch sử Thời kỳ chiến tranh nông dân và sự sụp đổ của các chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài 45 Tư tưởng thời kỳ chiến tranh nông dân và sự sụp đổ của các chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài: 46 Các nhà tư tưởng tiêu biểu 49 Chữ Đại (大) hay chữ Thái (太)? 51 Chương 7: THỜI KỲ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN NHÀ NGUYỄN 62 1. Vài nét về lịch sử: 62 2. Tư tưởng Thời kỳ chế độ phong kiến trung ương tập quyền Nhà Nguyễn: 62 3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ chế độ phong kiến trung ương tập quyền Nhà Nguyễn: 63 Chương 8: THỜI KỲ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 69 1. Vài nét về lịch sử 69 2. Tư tưởng Việt Nam Thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 70 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh 70 HỒ CHÍ MINH, NHÀ LÝ LUẬN THIÊN TÀI 72 CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM 72 1. Ngày 3/2/1930, khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chính là người đầu tiên đã chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước kéo dài gần 100 năm của cách mạng Việt Nam, khái sinh nền lý luận cách mạng mới của Việt Nam. 73 2. Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin 73 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền), là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân 75 4. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” . Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy cao nhất truyền thống cố kết dân tộc cao của dân tộc Việt Nam, và đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam 75 5. Xây dựng Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân là cống hiến vĩ đại của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước. 76 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những nguyên thủ quốc gia rất hiếm của thế giới đã quan tâm đến đạo đức một cách toàn diện và cụ thể, hệ thống và chi tiết. 79 Chương kết: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 80 LỜI NÓI ĐẦU - - Trong khi chờ đợi giáo trình quốc gia, chúng tôi biên soạn Giáo trình “Lịch sử Tư tưởng Việt Nam” nhằm phục vụ cho việc học tập của 3
  4. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. sinh viên ngành Triết học, ngành Giáo dục Chính trị tại các trường Đại học thuộc Đại học Huế và những bạn đọc quan tâm. Nội dung cuốn sách được hoàn thành dựa chủ yếu trên nội dung hai cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” tập 1 và 2 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội và Nhân văn xuất bản năm 1995 và 1997. Tập 1 do Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, tập 2 là của Phó giáo sư Tiến sỹ Lê Sỹ Thắng chủ biên. Ngoài ra, tài liệu tham khảo chủ yếu là bộ sách “Lịch sử Tư tưởng Việt Nam” gồm 7 tập của tác giả Nguyễn Đăng Thục do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1998. Cuốn Giáo trình ra mắt lần này cũng là sự hoàn thiện bước một của “Giáo trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do tác giả biên soạn năm 2002, tái bản năm 2007. Mặc dù đã có nhiều cố gắng biên soạn theo quyết định số 3244/ GD-ĐT ngày 12/ 09/ 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 3 năm 2010 GVC. ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Chương mở đầu ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 4
  5. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. I/ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC. 1 – Khái niệm Triết học. Tư tưởng triết học xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại khoảng từ thế kỷ XXX tcn. Triết học ra đời với tư duy khái quát, trừu tượng về thế giới và tồn tại thành những hệ thống với tư cách là tư duy phổ biến của nhân loại thì chỉ bắt đầu từ thế kỷ VI tcn. Lúc này trên thế giới đã có 3 trung tâm triết học lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và Hy-La cổ đại. Dù diễn đạt khác nhau ở phương Đông và phương Tây, nhưng người xưa từng định nghĩa triết học là “trí”. Tức sự hiểu biết uyên thâm về một lĩnh vực nhất định nào đó của thế giới. Khái niệm triết học như vậy đã tồn tại cho đến giữa đầu thế kỷ XIX. Khi triết học Mác-Lênin ra đời, triết học mới được đối xử đúng nghĩa là một khoa học độc lập. Theo quan niệm mác-xít thì “Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học nghiên cứu về những con đường chung nhất, những nguyên tắc chung nhất, những biện pháp chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới”. 2- Đối tượng nghiên cứu của triết học Với khái niệm triết học trên, triết học nghiên cứu tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy) của thế giới. Triết học không nghiên cứu thế giới trong tĩnh tại mà nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển. Trong sự vận động và phát triển ấy của thế giới, triết học không mô tả thế giới một cách cụ thể mà chỉ nghiên cứu thế giới trên cơ sở cái chung nhất nhằm chỉ ra được bản chất của thế giới mà thôi. 3- Phương pháp nghiên cứu của triết học Triết học có hai phương pháp nghiên cứu cơ bản: - Phương pháp biện chứng là cách xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc nhau và luôn vận động và luôn phát triển. Trong lịch sử, phép biện chứng đã có ba hình thức cơ bản là biện chứng cổ đại, biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật. - Phương pháp siêu hình là cách xem xét thế giới trong sự cô lập tách biệt nhau, hoặc không vận động, hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển theo chu kỳ khép kín. Phép siêu hình có hai hình thức cơ bản là siêu hình duy vật và siêu hình duy tâm. 5
  6. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. 1. 4- Đặc điểm nghiên cứu của triết học. - Triết học là một trong các hình thái ý thức xã hội ra đời khoảng thế kỷ VI tcn, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét đến cùng triết học bị quy định bởi đời sống vật chất của xã hội. - Sự phát triển của các tư tưởng triết học bị quy định bởi sự phát triển của nền sản xuất vật chất và phải phụ thuộc vào sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Triết học cũng chính là thế giới quan của những giai cấp hoặc tập đoàn xã hội nhất định. - Tuy vậy, triết học và sự phát triển của lịch sử triết học vẫn luôn có tính độc lập tương đối với đời sống vật chất của xã hội. Bởi lẽ, triết học luôn có nhiều mối liên hệ, sự giao lưu tư tưởng khác nhau. Trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định, sự giao lưu đó vượt ra khỏi sự ràng buộc trực tiếp của đời sống vật chất của xã hội như các vấn đề liên quan đến: Nguồn gốc nhận thức của triết học; Nguồn gốc xã hội của triết học; Lôgic nội tại của các khuynh hướng và hệ thống triết học (Duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình); Mối quan hệ giữa triết học với các khoa học, với các tư tưởng khác. - Một tri thức được gọi là triết học phải bao gồm hai yếu tố: Nhận thức: Phải thể hiện được một sự hiểu biết nhất định (nếu không nói là sự hiểu biết uyên thâm) về thế giới. Nhận định: Phải tỏ rõ được thái độ, hành vi, cách cư xử, ứng xử, đối xử của con người với thế giới. II. ĐỐI TƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Bất cứ môn khoa học nào cũng phải xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng của mình. Ở Việt Nam, trong lịch sử do mối quan hệ khăng khít giữa các ngành Văn, Sử, Triết mà rất khó phân định ranh giới giữa chúng. Thậm chí người ta còn thấy chúng thống nhất với nhau bởi “đạo”. Trong sự thống nhất đó, cần phải thấy rằng triết học là cốt lõi của “đạo học”, văn là phương châm để chuyên chở “đạo”, là phương tiện để truyền bá “đạo”, còn sử học là lĩnh vực dùng sự kiện để chứng minh cho “đạo”. Đạo ở đây không được đồng nhất nó với Đạo Nho, đạo Phật hay đạo Lão, mà đạo được đề cấp đến chủ yếu với tư cách là “đạo người”. Có sự gần gũi giữa lịch sử tư tưởng và lịch sử triết học, nhưng hai môn này không phải là một: Triết học là thuộc về tư tưởng, nhưng còn nhiều tư tưởng không là tư tưởng triết học. 6
  7. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về môn học “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”. Có ý kiến coi đây là môn lịch sử triết học, có ý kiến coi đây là môn lịch sử tư tưởng. Cũng có ý kiến coi đây là môn lịch sử ý thức hệ. Chúng ta cần xác định môn học này không phải là môn lịch sử tư tưởng nói chung, cũng không phải là môn lịch sử của các tư tưởng trong ý thức hệ. Đây phải là môn học mà nội dung cơ bản của nó là lịch sử triết học và những tư tưởng có quan hệ mật thiết với tư tưởng triết học. Việt Nam trong lịch sử, tuy triết học không phát triển, nhưng đã có tư tưởng triết học của mình. Năm 1981, trong Nghị quyết của Bộ chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật đã chỉ ra phải: “Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác-Lênin ở Việt Nam”1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam như vậy phải bao gồm các vấn đề sau: Tiền triết học, tư tưởng triết học, triết học, những tư tưởng chính trị-xã hội gắn bó hữu cơ với triết học. Tức là những nội dung xoay quanh cái trục triết học và thể hiện lên các mức độ phát triển của triết học Việt Nam. Người nghiên cứu phải lựa chọn lấy một trong số đó. Cần thấy rằng, Việt Nam ở vào giữa Ấn Độ và Trung Quốc là hai nôi triết học của nhân loại, nhất định phải chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học của hai quốc gia đó. Mặt khác, lịch sử Việt Nam là một quốc gia văn minh hùng cường chúng ta phải có một trình độ lý luận, một tư duy khái quát ngang tầm với mỗi thời đại. Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan riêng, nhưng rất tiếc cho đến nay lịch sử chưa đúc kết tư duy lý luận của Việt Nam thành những hệ thống triết học. Nhưng phải thấy rằng những lý luận ở mức độ khái quát, những lý luận giữ vai trò thế giới quan chung và phương pháp luận cho các lĩnh vực hoạt động tinh thần và hoạt động thực tiễn dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển. Những tư duy đó chưa đạt tới trình độ tư duy triết học thực thụ, nhưng đã vượt qua giai đoạn tiền triết học. Nó chưa là triết học thuần tuý, nhưng nó đã đề cập đến một số vấn đề của bản thân triết học. Ở đó nó không còn là tư tưởng chung chung nữa mà nó đã là tư tưởng triết học. Đi vào cụ thể: Việt Nam chưa xuất hiện các khái niệm “vật chất”, “tinh thần”, tư duy”, “tồn tại”, “biện chứng”, “siêu hình” như phương Tây, nhưng lại có các phạm trù và các vấn đề tương đương: “trời-người”, “hình-thần”, “tâm- vật”, “hữu-vô”, ‘lý-khí” thuộc về vấn đề cơ bản của triết học; “tĩnh-động”, “thường-biến”, “pháp cổ (bắt chước cổ)”, “pháp tiên vương (bắt chước vua đời trước)”, “thuận lẽ trời, thuận lòng người” thuộc về phương pháp tư duy; có các 1 LSTTVN - Tập 1 - Nhà xuất bản KHXH - HN 1993 - Tr 13 7
  8. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. quan niệm về đường lối trị nước, về trị-loạn, về thành-bại, về quan hệ vua-dân thuộc về triết học về xã hội; có quan niệm về bản chất con người, về đạo làm người, về xây dựng con người, về chuẩn mực đạo đức con người thuộc về triết học về con người. Đó cũng chính là đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn Lịch sử tư tưởng Việt Nam mà không thể nhầm nó với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Chính trị học, Luật học, Văn học hay Sử học. 3. Phương pháp nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt là phép biện chứng duy vật. Bởi phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học nhất, nó có nhiều khả năng giải quyết một cách hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn lịch sử triết học đặt ra. Chỉ trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mới có điều kiện làm sáng tỏ các vấn đề: hiện tượng tư tưởng, trào lưu tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng, mới có khả năng giải thích tốt các mối quan hệ: Tư duy và tồn tại, lôgíc và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo, cái bản địa và cái ngoại lai, mới có triển vọng trình bày lịch sử tư tưởng như một quá trình phát triển hợp quy luật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giúp các nhà khoa học tạo nên mô hình, những dạng thức mẫu mực cho việc nghiên cứu lịch sử triết học châu Âu. Nhưng nếu áp dụng nguyên xi nó vào nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông và đặc biệt là lịch sử tư tưởng Việt Nam thì lại là một việc làm gượng ép, thậm chí là một việc làm sai lầm làm nghèo nàn tư tưởng dân tộc. Mô hình và dạng thức nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam phải là nghiên cứu các vấn đề về triết học xã hội, về đường lối trị nước, về đạo làm người, mà không nên trình bày lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng theo các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, cũng tập trung vào các trường phái duy vật, duy tâm, kinh nghiệm, v.v. - Tam giáo là một trong những nguồn gốc của tư tưởng triết học Việt Nam. Nhưng không thể vì lịch sử tư tưởng Việt Nam “lấy gốc từ tam giáo”, “vận dụng tam giáo”, mà lại đi trình bày lịch sử tư tưởng dân tộc như là lịch sử phát triển của tam giáo. Phạm trù triết học Việt Nam tuy chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, chưa trở thành một hệ thống vững chắc nhưng nó rất quan trọng. Vi vậy, trong những trường hợp có thể cần tập trung trình bày những khái niệm triết học hoặc có tính triết học trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Những khái niệm trời-người, tâm-vật, trị-loạn, nhân nghĩa, phải có vai trò nổi bật. Trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam khi gặp những khái niệm, phạm trù cùng loại hoặc có nguồn gốc xa xưa từ các khái niệm, phạm trù của lịch sử triết học Trung Quốc hay Ấn Độ, thì phải so sánh để thấy được sự khác 8
  9. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. biệt, sự phát triển so với gốc của nó, so với người bạn đồng tông của nó ở các hệ thống kia. Tuy nhiên, không thể lúc nào cũng truy về nguồn, cũng so sánh. Phương pháp quan trọng trong nghiên cứu không phải là so sánh mà là phân tích. Phải phân tích mới thấy được ý nghĩa của các khái niệm ấy và giá trị của những nội dung ấy. F.Enghen viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau.”2 Là một môn khoa học, lịch sử tư tưởng Việt Nam chỉ có thể nêu lên một yêu cầu quán xuyến là trình bày sự phát triển của tư tưởng phù hợp với quy luật, quy luật tác động qua lại giữa tồn tại và ý thức, quy luật phát triển của tự bản thân tư tưởng. Nếu quả là có một dòng tư tưởng chủ đạo thì nó phải là kết quả trải qua nghiên cứu chứ không là định đề có sẵn. - Cuộc đấu tranh trong lịch sử tư tưởng Việt Nam xung quanh vấn đề cơ bản của triết học là không trực diện, không rõ. Nhưng nếu muốn tránh sự trình bày một chiều, đơn điệu, không phù hợp với thực tế và phải làm rõ những giá trị tư tưởng của lịch sử tư tưởng Việt Nam thì phải trình bày và phân tích nó thông qua các mặt đối lập và thấy rằng: Các quan điểm khách quan, duy vật biện chứng, vô thần, dân chủ và độc lập thường là tiếng nói của các lực lượng tích cực trong lịch sử, còn các quan điểm chủ quan, duy tâm, siêu hình, hữu thần, chuyên chế và lệ thuộc thường là tiếng nói của các lực lượng tiêu cực trong lịch sử. - Phân kỳ là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa phương pháp luận trong to lớn trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đây cũng chính là vấn đề hiện đang được các nhà tư tưởng quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau. Ta có thể phân kỳ lịch sử theo các triều đại, các thế kỷ, các sự kiện chính trị-xã hội, các hình thái kinh tế-xã hội, nhưng hợp lý hơn cả là phân kỳ theo hình thái kinh tế-xã hội. Nhưng lịch sử Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945 không xuất hiện các cuộc cách mạng xã hội, chính vậy mà việc phân kỳ lịch sử Việt Nam cần phải kết hợp các mốc là hình thái kinh tế-xã hội với các mốc là sự kiện chính trị-xã hội lớn của lịch sử Việt Nam. Đặc điểm nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Cần phải xác định rõ rằng: Tư tưởng triết học Việt Nam dù được hình thành trên cơ sở bản địa hay được kế thừa từ ngoài vào, tất cả đều trải qua một quá trình vận động và phát triển ở Việt Nam, đều bị thực tiễn Việt Nam chi phối nên nó có những nét đặc trưng, khác biệt. 2 C.Mác - Ăngghen - Tuyển tập - Tập V - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1983 - Tr 134. S đ d trang 28 9
  10. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. - Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Ở đây không xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện tình cảm, tâm trang, tâm lý hay chuẩn mực đạo đức, hiện tượng đạo đức, hành vi đạo đức mà xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện lý luận. Tức phải xét nó trên phương diện tư tưởng chính trị-xã hội hoặc quan điểm triết học về xã hội. Chủ nghĩa yêu nước phải được đề cập đến với tư cách là một hệ thống những lý luận, những quan điểm về đánh giặc giữ nước và phát triển đất nước. Lịch sử thế giới cho thấy có nhiều dân tộc có chủ nghĩa yêu nước của mình, nhưng ít thấy có dân tộc nào khác có chủ nghĩa yêu nước như dân tộc Việt Nam được xét đến ở tất cả các phương diện: ý thức trách nhiệm về nòi giống, về cộng đồng, về dân tộc; những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc, về động lực và khả năng dành lại lãnh thổ và xây dựng đất nước, về quan hệ giữa dân tộc và dân tộc. - Về kết cấu của tư tưởng, thế giới quan của triết học Việt Nam là thế giới quan phức hợp, là một thể kết hợp của Nho-Phật-Lão. - Về khuynh hướng của tư duy, thế giới quan triết học Việt Nam nặng về vấn đề xã hội và nhân sinh, mà ít quan tâm đến vấn đề tự nhiên và các hình thức tư duy của con người. Nó chú trọng xây dựng lý lẽ cho chính trị-xã hội và luân lý, mà ít bàn đến quan hệ khách thể và chủ thể giữa các thành phần của tư tưỏng để hình thành nhận thức luận và lôgíc học. Nó thiên về giáo dục đạo làm người hơn là cung cấp cho con người những nhận thức mới về thế giới khách quan bên ngoài cũng như thế giới nội tâm. Nó thường xuất phát từ những định đề có sẵn hơn là từ sự phát triển của thực tế khách quan để khái quát lên thành các nguyên lý khác trước làm cơ sở cho luận chứng. Tương ứng với “phương thức sản xuất kiểu châu Á” của Việt Nam là thế giới quan phong kiến ấy. Thế giới quan này là phản ánh của thực trạng phương thức sản xuất làm cho công thương nghiệp không phát triển, khoa học tự nhiên không xuất hiện, tầng lớp trí thức tự do không thể ra đời của lịch sử phong kiến Việt Nam. - Về quá trình phát triển, thế giới quan triết học Việt Nam trong phạm trù của chủ nghĩa phong kiến tuy có phát triển nhưng trong trạng thái khủng hoảng kéo dài: Lúc đầu là những ý niệm thô sơ chất phác của con người bản địa về thế giới quan và nhân sinh quan, về sau là sự du nhập từ ngoài vào như Nho, Phật, Lão và sau cùng là sự trưởng thành của chế độ phong kiến Việt Nam. Thế giới quan này ban đầu đáp ứng được yêu cầu của công cuộc dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Nhưng chẳng bao lâu nó trở nên lúng túng 10
  11. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. trước những thay đổi của các vấn đề kinh tế-xã hội và chính trị-xã hội của đất nước từ thế kỷ XVI trở đi. Sự bế tắc cuả thế giới quan biểu hiện trong việc đặt lại vấn đề theo đạo này hay theo đạo kia, hay kết hợp cả ba đạo để trị nước, sự phục hồi khắc nghiệt của Nho giáo ở triều Nguyễn v.v. Sự bế tắc đó cũng thể hiện trong thái độ của nhân dân đối với hệ tư tưởng thống trị của xã hội (sự đả kích châm biếm của nhân dân đối với một số giáo điều của Nho giáo hoặc Phật giáo). Mãi cuối thế kỷ XIX, Việt Nam mới có Nguyễn Trường Tộ do được tiếp xúc với thế giới quan tư bản chủ nghĩa, nên trong các điều trần của mình đã lên tiếng phê phán thế giới quan phong kiến. Rồi đầu thế kỷ XX, với phong trào Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội ta mới có sự phê phán truyền thống tư tưởng cũ với mức độ tập trung và sâu sắc hơn, nhưng vẫn chưa phá vỡ được tư tưởng phong kiến bảo thủ, trì trệ. Mãi đến khi giai cấp công nhân Việt Nam trở thành người đại diện cho đất nước và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, thì thế giới quan phong kiến mới bị loại trừ, thế giới quan mới khoa học và cách mạng mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam. Chương 1: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ Dấu hiệu người nguyên thủy có nhiều ở núi Đọ, núi Nuông thuộc Quảng Yên, Thanh Hóa. Văn hóa người nguyên thủy còn gọi là văn hóa Hòa Bình, hiện chúng ta đã tìm được hơn 120 văn hóa Sơn vĩ ngoài trời và trong hang động, tập trung nhiều nhất ở Lai Châu, Hòa Bình (119 di tích) còn lại là rải rác ở Thanh Hóa, Bình-Trị-Thiên. Nền văn hóa này kéo dài cách ngày nay khoảng từ 7.000-12.000 năm. Tức từ cuối thời kỳ đồ đá giữa (Cách ngày nay khoảng 10.000 năm) đến giữa thời kỳ đồ đá mới (Cách ngày nay khoảng 5.000 năm). Cuối thời đồ đá mới, cách đây trên 5.000 năm, con người đã sống khắp trên lãnh thổ Việt Nam. Văn hóa khá đơn giản, mới chỉ là sự hình thành loại nông lịch sơ khai. Người Việt cổ đại rất tin ở thế giới bên kia với một thế giới bên kia cũng là thế giới nông nghiệp. Người Việt cổ đại tôn thờ các sức mạnh tự nhiên như mưa, gió, nắng. Mưa, gió, mặt trời là các vị thần quan trọng nhất trong đời sống tinh thần người Việt cổ đại. 11
  12. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Chương 2: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI KỲ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC Trung Quốc Việt Nam Tam hoàng: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Hồng Bàng, Kinh Dương Vương, Đế; Nhị đế: Đường, Ngu; Tam đại: Hạ, Lạc Long Quân và 18 đời vua Thương, Chu (4477tcn-247tcn) Hùng (2879 tcn-258 tcn). Tần 246 tcn-207 tcn. Thục 257 tcn-208 tcn. Thời kỳ này tính từ 2879 tcn đến 208 tcn. - Thời kỳ Hồng Bàng, Văn Lang, từ 2879 tcn đến 258 tcn. Đây là thời kỳ buổi đầu dựng nước. Thời kỳ này cách đây từ hơn 2.000 năm đến 5.000 năm, gọi là văn hóa Đông Sơn. Đây là thời kỳ hình thành cốt lõi đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Lịch sử Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 đời vua Hùng. Tư tưởng Việt Nam qua các truyền thuyết là rất đơn giản, chủ yếu vẫn là văn hóa nông nghiệp sơ khai với các yếu tố tâm linh tin ở thế giới bên kia sung túc, hạnh phúc. - Từ 257 tcn - 208 tcn (nước Âu Lạc với thời Nhà Thục 257 tcn-208 tcn, An Dương Vương với chiếc nỏ thần), Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất bền vững. Lúc này các bộ lạc quy tụ thành quốc gia. Văn hóa làng được hình thành. Văn hóa lúa nước, thủy lợi là nét tiêu biểu của văn hóa dân tộc: Chuyện đẻ trăm trứng, Chuyện đẻ đất đẻ nước, Chuyện chặt cây Chu Đồng, Chuyện ông Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh Lý Thông Giai đoạn này đồ sắt đã xuất hiện. Tín ngưỡng có sự ảnh hưởng lớn của tín ngưỡng Trung Quốc: Số luận, Âm-Dương, Ngũ hành Giai đoạn này nước Văn Lang bước vào thế kỷ III tcn với những triều đại cuối cùng của Hùng Vương. Thục Phán đánh đổ triều Hùng dựng nên nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, dời đô từ miền Lâm Thao, Bạch Hạc Vĩnh Phú về Cổ Loa - Hà Nội. Nước Âu Lạc ra đời là sự kế tục và phát triển trên một mức độ cao hơn quốc gia Việt Nam đầu tiên - nước Văn Lang - trên cơ sở ý thức dân tộc đã được nâng cao. Đất Việt phương Nam thời đó chống xâm lược là một nhu cầu cấp bách, sự tồn tại riêng lẻ của hai bộ tộc Văn Lang và Lạc Việt là không đủ sức ứng phó với kẻ thù. Nước Âu Lạc bao gồm chủ yếu miền Bắc bộ và Bắc Trung bộ ngày nay, đã nhiều lần đẩy lui sự xâm lược của nhà Tần và những cuộc xâm lược đầu 12
  13. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. tiên của Triệu Đà, đã nói lên ý thức dân tộc, ý thức tự chủ đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Xã hội Âu Lạc cũng như xã hội Văn Lang đều là xã hội văn minh nông nghiệp tính chất công xã nông thôn còn khá mạnh. Đây cũng là thời kỳ cục diện phương Bắc đang chuyển biến. Thời Chiến Quốc (481-221 tcn) chấm dứt, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc với tư tưởng “bình thiên hạ”, chủ nghĩa bành trướng bắt đầu đẩy mạnh và phát quân xâm lược về phương Nam. Nhà Thục (257 tcn - 208 tcn). Tổ quốc Việt Nam xưa đã thống nhất từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái. Chương 3: TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Trung Quốc Việt Nam Tây Hán 206 tcn-25 scn Triệu 208 tcn-111 tcn; Bắc thuộc lần thứ nhất 111 tcn-39 scn. Đông Hán 25 scn-220; Tam quốc: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 40-42; Bắc Ngụy, Thục, Ngô 220-265; Tây và thuộc lần thứ hai 43-544, trong thời kỳ Đông Tấn 265-420. này có khởi nghĩa của Bà Triệu 248. Nam Triều (Tống, Tề, Lương, Trần) Tiền Lý (Lý Bí) 544 - 548; Triệu Việt 420-589; Bắc Triều (Bắc Ngụy, Tây Vương (Triệu Quang Phục) 549-570; Ngụy, Bắc Chu, Đông Ngụy, Bắc Hậu Lý 571-603 với nước Vạn Xuân. Tề) 386-581. Tùy 581-618, Đường 618-907 Bắc thuộc lần thứ ba 603-938, trong thời kỳ này có khởi nghĩa của Mai Hắc Đế 722, Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) 791. Vài nét về lịch sử Ta quen gọi đây là thời kỳ Bắc thuộc. Thời kỳ này kéo dài từ Triệu Đà xâm lược nước ta cho đến thế kỷ X scn. Niên biểu Việt Nam thời kỳ này như sau: - Năm 207 tcn, Triệu Đà cướp ngôi An Dương Vương đổi nước Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân thuộc nước Nam Việt (Bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và nam Quảng Châu - Trung Quốc ngày nay). - Nhà Triệu (từ 207 tcn - 111 tcn) lúc này chỉ còn lãnh thổ từ Thanh Hóa trở ra thuộc nước Nam Việt. 13
  14. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. - Năm 111 tcn, Nhà Hán xâm lược Nam Việt, lại đổi Âu Lạc thành châu Giao Châu kéo dài đến 938 scn. Giai đoạn này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự thống trị của giặc phương Bắc. - Thời kỳ này có các cuộc khởi nghĩa lớn: Hai Bà Trưng (40-43); Bà Triệu (248); Tiền Lý (Lý Bí 544 đến 548) và Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục 549 đến 570), rồi Hậu Lý (571 đến 603) nước ta có tên là Vạn Xuân; Mai Hắc Đế (722); Phùng Hưng (791). Triệu Đà xâm lược Âu Lạc chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân thuộc Nước Nam Việt. Năm 111 tcn nhà Hán xâm lược Nam Việt lại đổi Âu Lạc thành châu Giao Chỉ có quan đứng đầu là thứ sử và dưới được chia thành bảy quận có quan đứng đầu là thái thú. Âu Lạc từ một nước tự do độc lập trở thành nước phụ thuộc và nô lệ của các châu quận đế quốc nhà Hán. Thời kỳ này kéo dài 1117 năm. Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức quật khởi cũng như sự vươn lên kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Vì thế không thể gọi là thời kỳ Bắc thuộc, mà phải gọi là thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc. 2. Đặc điểm tư tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc: - Là một cộng đồng người Việt có chủ quyền; - Tôn kính, biết ơn tổ tiên; Tôn kính và tuân thủ các thủ lĩnh; Coi trọng vai trò của phụ nữ trong xã hội; Về coi trọng vai trò của phụ nữ thời kỳ này, minh chứng tiêu biểu là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa (bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc) ). Ý chí kiên cường và lòng yêu nước của Hai Bà đã được đúc kết lại bằng những vần thơ bất hủ: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chính 14
  15. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. quyền đô hộ. Tên tướng đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo râu tìm đường tẩu thoát về nước. Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm. Do thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn, Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc. Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. - Cuộc đấu tranh chống Hán hóa diễn ra khá gay gắt. - Tuy nhiên có thể thấy một số nét riêng biệt khác của quá trình Hán hoá đối với Việt Nam lúc ấy như sau: ở thế kỷ I tư tưởng Phật giáo nổi lên hàng đầu, từ thế kỷ III đến thế kỷ X là sự ảnh hưởng ngày càng rộng, càng sâu của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong đó, từ thế kỷ III đến thế kỷ VI là Hán Nho, VI-X là Tống Nho với thế tam giáo Nho-Phật-Lão, mà chủ yếu vẫn là Nho và Phật giữ địa vị tư tưởng độc tôn trong tư tưởng dân tộc Việt. + Mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam lúc này là: Một bên là nhân dân Việt Nam yêu nước căm thù giặc; Một bên là đế quốc Hán với bè lũ tay sai. Mâu thuẫn này diễn biến khi thì hoà hoãn, khi thì xuất hiện cục diện bình ổn tạm thời hình như một bên của mâu thuẫn mất đi và bên kia thắng thế lấn lướt nhưng điều kiện để giải quyết mâu thuẫn vẫn chưa đủ. Đây cũng là mâu thuẫn giữa một nước nhỏ tuy giàu lòng yêu nước và chí căm thù giặc nhưng cư dân ít hơn không dễ gì có thể nhanh chóng tạo được sự chuyển hoá để có thể thắng được một nước lớn hơn với số dân và đất đai của họ gấp nhiều lần Việt Nam (Cho dù có lúc họ bị chia đôi chia ba lực lượng có kém sút đi: Tam quốc 220-280; Nam Bắc triều 420-589) + Mâu thuẫn này một mặt loại trừ nguồn gốc và động lực của xã hội Văn Lang-Âu Lạc cũ, mặt khác làm nảy sinh nguồn gốc và động lực mới. Một mặt nó chắn ngang hướng phát triển lịch sử của xã hội cũ, mặt khác nó quy định những chiều hướng phát triển mới của xã hội mới. Động lực phát triển của đất nước bây giờ không chỉ là nội bộ trong nước mà chủ yếu còn do những người 15
  16. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. yêu nước bên trong và cả những kẻ thống trị bên ngoài. Chính ý thức, ý chí, hành động vì lợi ích khác nhau của họ là nguồn gốc, động lực quy định hướng thay đổi của xã hội Việt Nam. + Nét khác biệt so với giai đoạn trước cũng như với các giai đoạn sau là trên đất Việt Nam cổ đã đồng thời diễn ra hai quá trình vận động trái ngược nhau Hán Hoá và chống Hán hoá. Để thỏa mãn chí “trị quốc bình thiên hạ” người Hán thưòng nêu cao khẩu hiệu “Dĩ Hoa biến Di”. Các quốc gia xung quanh đế quốc Hán đều bị chúng gọi bằng cái tên khinh miệt là “Tứ Di”. Thật ra khẩu hiệu trên chỉ là chiêu bài dùng để che đậy những nguyên nhân thực sự bên trong là nhằm mục đích vơ vét, bóc lột của người Hán. Nếu chủ nghĩa tư bản tìm kiếm thuộc địa nhằm có thị trường khai thác nguyên liệu, tiêu thụ hàng hoá và bóc lột sức lao động rẻ mạt, thì đế quốc phong kiến nhà Hán xâm lược các nước khác lại nhằm thoả mãn sinh hoạt xa hoa cuả họ bằng việc bắt thuộc địa cống nạp. Cứ vài năm, thậm chí mỗi năm một lần đoàn cống sứ của Giao Chỉ phải dùng đến hàng trăm ngựa để thồ hương liệu quý, vải mịn, hạt minh châu, vẩy đồi mồi, ngọc lưu ly, lông chim chả, sừng tê giác, ngà voi, hoa thơm cỏ la, có khi cả người tài để cống nộp cho giặc phương Bắc. Cuộc Hán hoá đầu tiên diễn ra trên lĩnh vực chính trị-xã hội. Chúng có ý thức di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội Trung Quốc sang Việt Nam. Chúng bắt dân Việt Nam học tập, ăn mặc, tổ chức đời sống xã hội như người Hán; Làm ruộng, canh tác theo kỹ thuật người Hán; Di dời cả dân Hán xuống định cư để dễ bề nhiễm hoá người Việt. Trên lĩnh vực tư tưỏng là sự truyền bá các học thuyết Nho, Phật, Lão vào Việt Nam: Nho học (còn gọi là Tiên nho hay Nho nguyên thuỷ) do Khổng Tử (551- 479 tcn) sáng lập, Mạnh Tử (372-289 tcn) phát triển theo hướng duy tâm, Tuân tử (325-238 tcn) phát triển theo hướng duy vật, nói chung là chưa thần bí hoá và khắc nghiệt nó phù hợp với xã hội phong kiến phân quyền Xuân Thu-Chiến Quốc của Trung Quốc. Hán Nho do Đổng Trọng Thư (thế kỷ thứ II tcn) phát triển theo chiều hướng duy tâm thần bí và gia tăng tính đẳng cấp nghiệt ngã, là tiêu biểu cho tư tưởng của chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế nhà Hán. Huyền học dưới thời Nguỵ-Tấn, Nam-Bắc triều (tk III - tk VI) là sự kết hợp giữa Nho giáo với Lão-Trang. Tống Nho (còn gọi là Lý học) với hai phạm trù cơ bản lý và khí là sự kết hợp giữa Nho giáo với Phật giáo với các triết gia tiêu biểu là Chu Đôn Di (1017-1073), Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107), mà tiêu biểu nhất là Chu Hy (1130-1200). 16
  17. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Minh Nho (còn gọi là Tâm học) là sự phát triển của Nho giáo thêm duy tâm với nhà tư tưởng tiêu biểu là Vương Thủ Nhân (Vương Dương Minh 1472- 1528) Tuy có khác nhau ở mỗi thời kỳ, nhưng Nho giáo có cái chung là nó không phải là một tôn giáo, nó cũng không là một triết thuyết triết học, mà chỉ là một học thuyết về chính trị-đạo đức-xã hội của giai cấp phong kiến. Chủ trương của Nho giáo là dùng Đức trị, Nhân trị để quản lý xã hội. Nho giáo nêu lên một xã hội lý tưởng: “xã hội đại đồng”, “vua thánh tôi hiền”, “mọi cái đều của chung”, ”mọi người đều có quyền lợi”, “người người đều có sản nghiệp”, “người người yêu thương nhau như anh em”, “xã hội hoà mục”, “người người đều được chăm sóc” Trên thực tế lý tưởng nhân đạo của Nho giáo là lý tưởng không tưởng, mà bản chất của Nho giáo chỉ là: Xây dựng ý thức tôn ty trật tự, trong xã hội dưới tuyệt đối phục tùng trên. Về triết học, Nho giáo là một học thuyết duy tâm khách quan với các quan niệm về Trời, Quỷ thần, Mệnh) Tư tưởng này ban đầu không phù hợp với xã hội vừa thoát thai từ Văn Lang-Âu Lạc với chế độ lạc hầu, lạc tướng của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam khi đó không cần đến Nho giáo, mà Nho giáo vào Việt Nam là do bọn thống trị Trung Quốc áp đặt. Về sau Nho giáo mới là một yêu cầu tất yếu, một tư tưởng cần phải tiếp thụ của xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam cuối thời kỳ này. Nho giáo trong thời kỳ này là chưa mạnh, nhưng nó là tư tưởng định hướng cho sự phát triển của xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ X trở đi. Nho giáo đến Việt Nam từ thế kỷ I scn. Mục đích của Nho giáo là đào tạo người làm việc cho chính quyền Hán, trước là cho con em Hán thống trị tại Việt Nam, sau là cho con em Hán chạy loạn sang Giao Châu, nhưng cũng có người Việt theo học. Thời này đã có các trung tâm Hán học tại Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố, Cư Phong. Thời Hán Minh Đế (68-75) đã có nhà Hán học người Việt nổi tiếng là Trương Trọng từng làm thái thú tại quận Kim Thành Trung Quốc; Ở thế kỷ II có Lý Tiến là một nhà Nho học từng làm thái thú quận Linh Lăng trung Quốc và 184-189 làm thứ sử Giao Châu. Ở thế kỷ III có Lý Cầm và Bốc Long từng làm quan ở Trung Nguyên. Ơ thế kỷ V hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục đều là tiến sỹ và đều làm quan tại Trung Quốc. Có thể nói Giao Châu là mảnh đất tốt cho nhiều nhà Nho Trung Quốc sang nương náu và sáng tác học thuật. Thái độ của nhân dân Việt Nam ta thời ấy với Nho giáo là từ sự phản ứng đến tiếp thụ, từ xa lạ đến gần gũi, từ là công cụ của kẻ thù đến công cụ của bản thân mình. Hiện tượng này xảy ra càng rõ ở cuối thời kỳ này. 17
  18. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Lão-Trang do Lão Tử (cùng thời với Khổng tử) sáng lập và Trang Tử (369-286 tcn) phát triển, nó đối lập với Nho giáo trên nhiều lĩnh vực. Lão-Trang chủ trương con người không cần can thiệp vào xã hội; xã hội không cần can thiệp vào con người mà cứ để chúng phát triển tự nhiên theo đạo bản nhiên của nó. Họ tuyệt đối hoá tính tương đối bởi quy luật cân đối và phản phục của vạn vật. Đạo này vào Việt Nam thời kỳ này (207 tcn - 938 scn) chủ yếu lưu hành trong người Hán thất thế trên con đường chính trị, bị ngược đãi đã tìm đến Lão-Trang để tự an ủi mình. Nó chỉ là dấu vết của khuynh hướng tự do-tự tại, thể hiện trong các nhà Nho kiêm nhà thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nam Hoa kinh. Cuối thời kỳ này, khi thiền tông Trung Quốc truyền sang Việt Nam thì Lão-Trang mới ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà tu hành Việt Nam. Đạo giáo là tôn giáo của Trung Quốc không liên quan đến Lão-Trang mà dựa một cách hình thức vào Đạo của Lão Tử và thờ Hoàng Đế Lão Tử (thần thánh hoá Lão Tử). Đạo này ảnh hưởng rõ rệt ở Việt Nam trong giai đoạn này. Nó gồm hai phái: phái phù thuỷ (chữa bệnh), phái thần tiên (luyện đan). Đạo này được nhiều người Việt Nam tin theo do nó phù hợp với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, và nó bổ sung tín điều cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam chưa có. Đạo Phật (Buddaha) có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, người sáng lập la Siddharatha Gauxtama (563-483 tcn), truyền đến Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ I qua con đường “tơ lụa” xuyên Trung Á. Dòng truyền ở Trung Quốc là Đại Thừa. Các tông phái được người Trung Quốc ít nhiều gia công xây dựng là Pháp tướng tông (Duy thức), Thiên thai tông, Hoa nghiêm tông và đặc biệt là Thiền tông. Có thể nói Thiền tông là sản phẩm riêng của Phật giáo tại Trung Quốc. Cùng với quá trình Hán hoá các phái thiền của Trung Quốc tuy đến Việt Nam muộn hơn Phật giáo Ấn Độ, nhưng đã để lại dấu ấn sâu sắc hơn trong đời sống tinh thần người Việt. Thời kỳ này Việt Nam đã tiếp thu hai môn phái thiền của Trung Quốc là Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Chương 4: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIỮ GÌN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Trung Quốc Việt Nam Ngũ Đại (Lương, Đường, Nhà Ngô với nước Đại Việt 938-967. Ngô Tấn, Hán, Chu) 907-960. Quyền đại phá quân Nam Hán. Tống 960-1279. Nhà Đinh với nước Đại Cồ Việt 968-980; Tiền Lê (Lê Hoàn) 980-1009; Nhà Lý với nước Đại Việt 1010-1225. 18
  19. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Nguyên Mông 1280-1368. Nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên 1225- 1400. 1. Vài nét về lịch sử thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc Thời kỳ này tính từ khởi nghĩa của Ngô Quyền cho đến cải cách của Hồ Quý Ly, từ 938 đến 1400. Thời kỳ này có niên biểu và các cuộc khởi nghĩa lớn sau đây: - Nước Đại Việt với Nhà Ngô 939 đến 967 (Có loạn 12 sứ quân 966- 968); - Nước Đại Cồ Việt với Nhà Đinh (Đinh Tiên Hoàng) 968 đến 980, Tiền Lê (Lê Hoàn) 980 đến 1009; - Nước Đại Việt với Nhà Lý (Lý Công Uẩn) 1010 đến 1225 có chín đời vua: Lý Thái Tổ (1010-1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128) có Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống và dẹp loạn Chân Lạp - Chiêm Thành thu hồi lại vùng đất từ Thanh Hóa đến đèo ngang Quảng Bình, Lý Thần Tông (1128-1138) thu hồi lại đất Nghệ An, Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1176-1210), Lý Huệ Tông (1211-1224), Lý Chiêu Hoàng (1224-1225); - Nước Đại Việt với Nhà Trần (Trần Cảnh) 1225 đến 1400, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, có 13 vua: Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1279-1293), gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân và thu hồi lại vùng đất của Tổ quốc từ Quảng Bình đến Duy Xuyên Quảng Nam, Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314- 1329), Trần Hiến Tông (1329-1341), Trần Dụ Tông (1341-1369), Trần Nhật Lễ (1369-1370), Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông (1373-1377), Trần Phế Đế (1377-1388), Trần Thuận Tông (1388-1398), Trần Thiếu Đế (1398- 1400). Thời kỳ từ 938-1400 trải các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần với nhiều chiến công hiển hách thắng Hán, Tống, Nguyên Mông. 2. Tư tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc Các nhà tư tưởng tiêu biểu trong giai đoạn này là Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn. Các nhà tư tưởng chịu ảnh hưởng chủ yếu tư tưởng Phật giáo ngoài các cao tăng Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viên Thông, là Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sỹ. Đặc điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam giai đoạn này là: Về tư tưởng, Phật giáo phát triển mạnh trở thành như quốc giáo, Nho giáo tồn tại như một hiện tượng hiển nhiên, Lão giáo chi phối ảnh hưởng mê tín của nhân dân, ba tôn giáo này là nền tảng tư tưởng của đời sống tinh thần người Việt. Trên nền tảng ấy, nổi bật lên tư tưởng dân tộc là: 19
  20. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. + Khoan sức dân: Đoàn kết với dân, tổ chức dân, dưỡng dân. + Nêu cao đạo đức: yêu nước, anh hùng, vinh dự, sỹ nhục, trung nghĩa và hiếu thuận. + Kết hợp hợp lý Thần quyền - Thế quyền - Tôn giáo trong lĩnh vực chính trị. Nói chung, chính trị xã hội giai đoạn này gắn liền với thực thiễn dựng nước và giữ nước, Chủ nghĩa duy tâm mang đậm tín ngưỡng Phật giáo; Cuối thế kỷ XIV, Phật giáo bị phê phán nên dần suy yếu và thay thế vào đó là sự phát triển của Nho giáo (Tống Nho bàn nhiều về Lý và Khí). a) Tư tưởng của các thiền sư và tín đồ Phật giáo: - Các thiền sư giai đoạn này đã dùng “vô thường”, “vô ngã” để xem thế giới hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi, mọi sự vật, hiện tượng không chỉ là tạm thời mà trong dòng biến đổi chúng còn liên hệ với nhau theo nhân quả, duyên nghiệp. Trong đời sống xã hội hiểu được lẽ “vô thường”, “vô ngã” thì sẽ bình tâm, không dao động hay đau khổ khi thấy sự vật biến đổi. Thiền sư Vạn Hạnh quan niệm: “Thân như bóng chớp có rồi không. Cây cối xuân tươi thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi. Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông”3. Trần Thái Tông có quan niệm: “Quang cảnh trăm năm toàn ở sát na, thân tứ đại há được trường cửu”4. Còn Tuệ Trung Thượng Sỹ lại quan niệm: “Ví như bỏ được nhị kiến, pháp giới thảy bao dung” hoặc “Đào đỏ trên cây thời tiết đúng, Cúc vàng bên dậu chắc gì xuân”5. - Các vị chân tu thời Lý - Trần cũng nhìn ra những giá trị vĩnh hằng bất di bất dịch là cái bản thể duy nhất có một không hai của của tất cả vạn vật chính là tự tính, chân tâm. Nó là viên ngọc sáng mãi, là bông sen không hề rã cánh trong lò hỏa: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước nở cành mai”; “Ví như ngọc đốt trên núi, màu sắc vẫn đẹp. Như hoa sen nở trong lò lửa vẫn tươi màu”6. Cái tự tính, chân tâm ấy thể hiện ở muôn vật nhưng không đồng nhất với muôn vật: “Xác thân và diệu thể, chẳng hợp chẳng lìa xa. Nếu người muốn 3 Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) - Lịch sử tư tưởng Việt Nam - Tập 1 - Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1993 - Tr 202. 4 Sách đã dẫn - Trang 202. 5 Sách đã dẫn - Trang 217 - 218. 6 Sách đã dẫn - Trang 204. 20
  21. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. phân biệt, trong lò một cành hoa”. Tự tính, chân tâm ấy được gọi là không, là vô vi, là pháp tính hay là Như Lai. Cái tự tính, chân tâm ấy ơ con người là bản tâm, chân tâm Phật tính. Bản tâm là Phật, Phật tại tâm: “Ở đời này làm thân người, Tâm là kho tàng của Như Lai. Soi sáng khắp nơi nơi, Càng tìm càng thấy rộng”, “Lẽ huyền diệu ấy mà am hiểu, chẳng khác trời xanh rạng bóng ô”7. - Trong khi nhấn mạnh và phát triển hoàn thiện quan niệm tâm Phật, các cao tăng cũng nhấn mạnh quan niệm kiến tính thành Phật với sự phủ định tư duy ngôn ngữ và khái niệm. Các tín đồ Phật giáo Lý - Trần quan niệm kiến tính thành Phật là giải thoát hoàn toàn với quan điểm then chốt là phát hiện trở lại tự tính siêu việt của vạn pháp vẫn bị che lấp bởi vọng niệm. Nhưng sự kiến tính thành Phật ấy không qua con đường nhận thức thông thường. Theo họ, nhận thức thông thường chỉ đem lại cho con người những vọng niệm sai biệt. Họ chủ trương trì giới sám hối đoạn diệt sáu căn để thanh toán nhận thức cảm tính. Họ cũng chủ trương nhận thức vô phân biệt để thủ tiêu nhận thức lý tính vì lý tính là những hoạt động phân tích của tư duy tạo nên mọi sự sai biệt của sự vật, hiện tượng tạo nên những đối lập giữa chủ thể và khách thể. Thiền sư Chân Không quan niệm: “Hư vô thần diệu rất sâu xa, Thổi dịu nơi nơi ngọn gió hòa, Vô vi hiểu được vô cùng khoái, Nguyện lên chốn ấy mới là nhà”; “Làm theo hữu niệm quên vô niệm, Trái với vô sinh chịu hữu sinh”. Tuệ Trung Thượng Sỹ chỉ rõ: “Tâm thể không thị cũng không phi, Phật tính chẳng hư cũng chẳng thực, Pháp thân không lại cũng không qua, Chân tính chẳng phải cũng chẳng trái, Tâm tức Phật. Phật tức tâm. Linh diệu chiếu cùng kim cổ thông, Xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng, Thu về đâu chẳng nước thu trong”8. - Phật tại tâm cũng là triết lý giải thoát và nhập thế của các tín đồ Phật giáo Lý - Trần. Tự tính, chân tâm là Như Lai không có tính quy định và không ở ngoài thế giới trần gian như Chúa của Công giáo. Phật ở trong trần gian, Phật là bản tâm của mọi người, trong tâm mọi người đều có Phật. Trần Nhân Tông quan niệm: “Nơi mình có ngọc tìm đâu nữa, Trước cảnh vô tâm ấy đạo thiền”, 7 Sách đã dẫn - Trang 206 - 207. 8 Xem sách đã dẫn - Trang 208 - 217. 21
  22. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. “Cư trần lạc đạo hãy tùy duyên. Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền. Châu báu đầy nhà đừng chạy kiếm. Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”. Tuệ Trung lại quan niệm: “Phật là Phật, anh là anh, trong tâm có Phật ăn gì chẳng được”. - Các đại biểu Phật giáo Lý - Trần còn coi đau khổ và giải thoát, chân tính và vọng tâm, sắc và không là thống nhất không tách rời nhau nên trực giác tự tính, chân tâm ngay trong trần gian, trong cõi sinh tử của con người chứ không phải đi đâu xa. Để phân biệt bồ đề với phiền não Tuệ Trung trả lời: “Mùi muối mặn ở trong nước, mầu keo ở trong sắc”, “Ngày ngày khi đối cảnh, Cảnh cảnh theo tâm sinh”. Còn phân biệt thế nào là nơi vô sinh tử, Thiện Hội trả lời: “Phải ở trong chỗ sinh tử mà hiểu lấy thì mới được”. Giác ngộ và mê lầm luôn quan hệ chặt chẽ nhau: “Mê đi sinh không sắc, Tỉnh lại chẳng sắc không, Sắc không cùng mê tỉnh, Xưa nay một lý cùng”9. Bởi thế mà người ngộ đạo vẫn luôn gắn mình với hiện hữu của tât cả những gì gọi là giả hợp vô thường. Người ngộ đạo không thoát ly với cuộc sống hiện thực mà vẫn lăn lộn trong vòng sinh tử, không sợ sinh tử mà nhìn sinh tử như một cái gì thường nhiên. Niết bàn là đạt đến cái tâm “vô trụ”, “vô tướng”, “vô niệm” không bị ràng buộc, không chán nản bi quan trước cuộc đời mà thậm chí còn lạc quan yêu đời. Tâm ung dung tự tại của người giác ngộ thậm chí có quyền sống một cách thoải mái trong cuộc đời không cần tuân thủ nghiêm túc những giới luật của nhà chùa. Sống không gò bó mà vẫn không trái đạo. b) Từ giữa thế kỷ XIV trở đi cũng đã diễn ra trào lưu phê phán Phật giáo của đông đảo các Nho sỹ. - Từ thời nhà Lý khi Nho giáo bước lên vũ đài chính trị và tư tưởng Nho giáo ở nước ta nó đã có những quan điểm khác biệt thậm chí đối lập với Phật giáo nhưng nó vẫn tồn tại hòa bình với Phật giáo. Sự công kích Phật giáo chỉ xảy ra riêng lẻ ở một vài cá nhân như Đàm Dĩ Mông mà thôi. - Từ giữa thế kỷ XIV trở đi nó mới trở thành tiếng nói phổ biến của trào lưu tư tưởng chống Phật giáo. Những đại biểu tiêu biểu là Trương Hán Siêu, Lê Văn Hưu. 9 Xem sách đã dẫn - Trang 208 - 220. 22
  23. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Theo Trương Hán Siêu, thì: “làm kẻ sỹ đại phu không phải đạo Nghiêu Thuấn không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh không trước thuật. Thế mà cứ bo bo lải nhải chuyện Phật, ta, định lừa ai đây?”. Lê Văn Hưu lại viết: “Kể ra sự trù tính ở trong màn trướng quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm, đó là công của người tướng giỏi cầm quân chế thắng. Thái phó Lý Công Bình phá được quân Chân Lạp cướp châu Nghệ An, sai người báo tin thắng trận, Thần Tông đáng nhẽ phải cáo tin thắng trận ở Thái miếu, bàn công ở triều đường, để thưởng cho bọn Công Bình về công đánh giặc mới là phải; nay lại quy công cho đạo Phật, đến các chùa quán mà lễ tạ, như thế đâu phải úy lạo kẻ có công cổ lệ tinh thần quân lính?”10. - Sự phê phán của các Nho sỹ đối với Phật giáo không nhằm đánh đổ Phật giáo về tư tưởng và triết lý, mà chủ yếu nhằm vào sự hao phí tài lực, nhân lực của Phật giáo vào tệ chứa chấp những kẻ lười biếng không cày mà có ăn, không dệt mà có mặc, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước làm tổn thương đến Nho phong. Họ bóc trần những hậu quả và tệ nạn xã hội do Phật giáo gây ra trong đời sống hiện thực và những ảnh hưởng xấu của Phật giáo đến sự tiến bộ xã hội. c) Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống chính trị-xã hội: - Dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê ảnh hưởng của Nho giáo trên lĩnh vực tư tưởng chính trị và xã hội ở nước ta là chưa rõ nét. - Sang thời kỳ Nhà Lý, nho sỹ mới xuất hiện tuy chưa là tầng lớp đông đảo, chưa là một lực lượng xã hội lớn mạnh nhưng nó đã thực sự đi vào đời sống tư tưởng chính trị và xã hội. Nho giáo đã giành được chỗ đứng trong tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý, bởi lẽ lúc này đã thỏa mãn được một yêu cầu bức bách của sự phát triển của xã hội Việt Nam là củng cố chế độ phong kiến và xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ. Các vua Lý thường lấy các điển tích Nho giáo nêu ra với tư cách là những bài học kinh nghiệm của công việc trị nước. Tư tưởng trong “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và trong “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt mang dấu vết của tư tưởng thiên địa nhân cảm ứng của Nho giáo, khi họ quan niệm Vua là người thi hành mệnh trời, người và trời có liên hệ tương cảm. Các khái niệm trung hiếu, nhân nghĩa của Nho giáo đã được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành luôn gương cao ngọn cờ trung nghĩa của Nho giáo trong hành động và chủ trương chính trị của mình. - Thời Nhà Trần ảnh hưởng của Nho giáo diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Nhà Trần đã chỉ rõ Phật giáo lo việc giải thoát cho con người khỏi luân hồi sinh tử, Nho giáo là cái đạo trị nước, là đường lối tu, tề, trị, bình và những quy 10 Nguyễn Tài Thư (Chủ biên)- Lịch sử tư tưởng Việt Nam - Tập 1 - Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1993 - Tr228 - 229. 23
  24. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. tắc đạo đức để chấn chỉnh xã hội phong kiến Việt Nam. Trần Thái Tông đã viết trong “Thiền tông chỉ nam” rằng: “Cái phương tiện để mở lòng mê muội, cái đường lối soi rõ sống chết chính là đại giáo của Đức Phật. Giữ cán cân để làm mức cho hậu thế, nêu khuôn phép cho tương lai là trách nhiệm nặng nề của tiên thánh vậy”11. Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu là những đại biểu trung thành của Nho giáo. Vấn đề quan tâm đầu tiên của các Nho sỹ thời Trần là đường lối đức trị: vua sáng tôi lành cùng đồng tâm hiệp đức để trị nước yên dân. Vua có đức sáng, quan mẫn cán trung thành nên ân trạch thấm thía đến dân chúng khiến trăm họ được an ninh, hạnh phúc. Họ coi đức sáng của vua là điều kiện tiên quyết làm cho đất nước thịnh trị. Vì vậy họ thường khuyên vua phải chính tâm tu thân, phải thường xuyên sửa đức. Họ cũng bàn đến bạo lực của nhà nước phong kiến và sự hiểm trở của đất đai nhưng chỉ là thứ yếu sau đường lối đức trị. “Thiên hưng Địa thế hùng thay, Cõi Nam trụ cột xưa nay đời đời; Muôn năm đế nghiệp lâu dài, Chẳng cần đất hiểm nhờ nơi đức lành”. Đến giữa đời Nhà Trần, sự phát triển của Nho giáo trở nên giáo điều rập khuôn những bài học kinh nghiệm có sẵn trong Nho giáo Trung Quốc, nên đã diễn ra một xu hướng chống chủ nghĩa giáo điều đó. - Trần Minh Tông nói: “Nhà nước đã có phép tắc nhất định. Nam Bắc khác nhau nếu nghe theo kế của kẻ học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay”. - Trần Nghệ Tông cũng nói: “Triều trước dựng nước tự có phép độ, không theo chế độ nhà Tống, là vì Bắc Nam đều chủ nước mình, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại trị kẻ học trò mặt trắng được dùng không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo phong tục phương Bắc cả, như về y phục, nhạc chương không thể kể hết”12. d) Trong số các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này thì Trần Quốc Tuấn xứng đáng là nhà tư tưởng lớn, nhà quân sự thiên tài. Trần Quốc Tuấn: Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu, sinh dưới thời Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chưa rõ năm nào và mất năm 1300 (thời Trần Anh Tông). Ông là vị tướng cầm quân ba lần đánh tan quân Nguyên Mông trong đó hai lần sau là tiết chế thống lĩnh các đạo quân (1257, 1285, 1287). Ông là người đức độ, quý trọng nhân tài, luôn vì nước mà tiến cử nhân tài như Yiết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu Ông để lại cho đời sau những tác phẩm nổi tiếng: Hịch tướng sỹ, Binh gia diệu lý yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Hai tác phẩm sau nay đã thất truyền. Những tư tưởng chính của ông là: 11 Sách đã dẫn - Trang 222. 12 Sách đã dẫn - Trang 225 - 226. 24
  25. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. - Dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, làm cho mỗi người dân trở thành một chiến sỹ tham gia vào cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Muốn thế thì phải đoàn kết toàn dân. Muốn đoàn kết toàn dân thì phải khoan thư sức dân. Khoan thư sức dân là “kế sâu gốc bền rễ”, “là thượng sách giữ nước”. Khoan thư sức dân là nền móng của khối đại đoàn kết toàn dân để khi có chiến tranh thì sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội. Tức: Phải quan tâm đến việc sản xuất và đời sống của dân, tranh thủ sự đồng lòng và ủng hộ của dân. Phải thấy quần chúng nhân dân có vai trò quyết định đối với sự phát triển tài năng của các vị anh hùng xuất chúng. Anh hùng chỉ làm nên nghiệp lớn khi có sự giúp đỡ của quần chúng. Không có sự giúp đỡ và ủng hộ của quần chúng thì không có các anh hùng xuất chúng. - Ông thấy được rằng, để thực hiện đoàn kết toàn dân thì nội bộ nhà Trần phải đoàn kết xiết chặt xung quanh vua và ông là những người đại biểu cho ý chí chống ngoại xâm của cả dân tộc. Ông noi gương Trần Thái Tông khi nhà vua tự hòa giải với Trần Liễu mà chủ động cải thiện quan hệ giữa ông với Trần Quang Khải. - Nền tảng cho tư tưởng xây dựng đội quân thường trực và lực lượng vũ trang nhân dân của ông là “lòng dân không chia”, “cả nước góp sức” chống giặc. Với đội quân thường trực ông chủ trương tinh hơn đa. Chất lượng của đội quân theo ông, nó phụ thuộc không ít vào sự đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng của quân sỹ. Ông chủ trương nguyên tắc xây dựng quân đội “quân lính một lòng như cha con”. Ông đối đãi trọng hậu với các tỳ tướng. Ông chỉ ra cho các tỳ tướng và tỳ tướng thuộc hạ của mình thấy rõ sự gắn bó quyền lợi của mình với tập đoàn vương hầu quý tộc nhà Trần. Sự thống nhất về quyền lợi ấy là cơ sở cần thiết tạo nên sự thống nhất ý chí giữa vua tôi, tướng sỹ, binh lính. - Trong xây dựng quân đội, ông là người rất chú ý quan tâm đến vấn đề tinh thần quân đội. Ông rất coi trọng vấn đề tư tưởng mà trước hết là tư tưởng của các tỳ tướng. Ông xác định dứt khoát lập trường địch ta là không đội trời chung. Ông phê phán kịch liệt những kẻ “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Ông truyền ngọn lửa căm thù cho tướng sỹ “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù”. - Phẩm chất hàng đầu của tướng sỹ cũng là của toàn quân mà ông đòi hỏi là trung nghĩa, nhưng trung nghĩa ở ông cũng chỉ dừng ở trung với vua. 25
  26. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Ngoài ra để xây dựng những phẩm chất cho toàn quân, ông còn đề xuất một loạt các khái niệm đạo đức như anh hùng, vinh dự, sỹ nhục, chống lại những tư tưởng cầu an hưởng lạc, khích lệ toàn quân luyện tập, nâng cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu. - Ông là người quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện năng lực chỉ huy của tướng lĩnh và nâng cao trình độ tác chiến của binh sỹ. Theo ông, người giỏi cầm quân không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết. - Trong chiến tranh chính nghĩa cứu nước, ông có phương châm tác chiến chính xác: “Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp”. Những tư tưởng chính trị quân sự thiên tài của ông là những cống hiến quan trọng vào sự phát triển lịch sử tư tưởng nước nhà. Nó phản ánh những quy luật cơ bản của chíến tranh giữ nước không phải chỉ thời Trần mà còn mãi về sau. Chương 5: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ THỊNH TRỊ CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVI Trung Quốc Việt Nam Nhà Minh 1368-1644 Nhà Hồ với nước Đại Ngu 1400-1407; Hậu Trần 1407-1413; Thuộc Minh 1414-1427 với khởi nghĩa của Lê Lợi 1418-1427; Nhà Lê với nớc Đại Việt 1428-1527. 1. Vài nét về lịch sử thời kỳ ổn định và thịnh trị của xã hội phong kiến thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI Thời kỳ này tính từ cải cách của Hồ Quý Ly (1400-1407) cho đến Lê Túc Tông (1504-1527): - Nước Đại Ngu với Nhà Hồ 1400 đến 1427 có bốn vua: Quý Ly (1400- 1401), Hán Thương (1401-1407), Hậu Trần có Giản Định (1407-1409) và Quý Khoáng (1409-1413). 26
  27. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Giặc Minh xâm lược nước ta từ 1413 đến 1427 thì từ 1418 đến 1427 là khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi. - Nước Đại Việt với Nhà Lê (Tiền Lê Sơ) 1428-1504 có 8 vua: Lê Thái Tổ (1428-1433), Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1443-1459), Lê Nghi Dân (1459), Lê Thánh Tông (1460-1497), dẹp loạn Chiêm Thành thu hồi lại lãnh thổ Việt Nam từ Duy Xuyên Quảng Nam đến Đồng Xuân Phú Yên và xác lập chủ quyền của người Việt ở Đàng Trong, Lê Hiến Tông (1498-1504), Lê Túc Tông (1504-1527). - Thế kỷ XV là thế kỷ anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và anh hùng trong công cuộc xây dựng đất nước. Thời kỳ này đã diễn ra công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly, đả kích mạnh vào sở hữu của quý tộc, địa chủ, tự viện của Phật giáo và làm suy yếu tầng lớp thương nhân, nhưng vẫn không cải thiện được đời sống khốn khó và thân phận lệ thuộc của nông nô và nông dân. Quân Minh xâm lược nước ta (1407-1427) là thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam. Chúng đã biến nước ta thành một quận của nhà Minh; Triệt để bóc lột sức người, vơ vét của cải và khủng bố tàn sát dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta; Đồng hóa dân tộc và thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo đại thắng quân Minh tháng 12-1427, là thắng lợi của ý chí dân tộc và tư tưởng nhân dân phát triển đến đỉnh cao. Chế độ tông pháp thời Trần không còn là nguyên tắc của thời Lê Sơ. Thời Lê Sơ những người giỏi trong dòng họ đều lấy tư cách công thần mà trao chức, chứ không phong tước chia đất. Thời Lê Sơ từ 1442 trở đi, chế độ khoa cử đã hoàn chỉnh, cứ ba năm có một kỳ thi hương và một kỳ thi hội mà nhà nước phong kiến quan liêu đã thường xuyên được bổ sung nhân sự. Nếu tính từ khoa thi đầu tiên ở đời nhà Lý 1075 đến khoa thi cuối cùng 1918 cả nước có 2335 tiến sỹ trong đó có 30 trạng nguyên, thì riêng 38 năm thời Lê Thánh Tông đã có 501 tiến sỹ, 9 trạng nguyên, chiếm gần 1/5 tổng số tiến sỹ và 1/3 trạng nguyên của cả nước. Cùng với việc củng cố xây dựng chế độ khoa cử và tập trung sức tổ chức lại các cấp chính quyền nhằm tăng cường quyền lực của triều đình đối với địa phương, thời Lê Sơ từ 1429 trở đi đã tiến hành công kích Phật giáo và Lão giáo, nhằm công kích kiểu tam giáo đồng nguyên, đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn trong đời sống tư tưởng chính trị và xã hội Việt Nam. 2. Tư tưởng Việt Nam thời kỳ ổn định và thịnh trị của xã hội phong kiến thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI Những nhà tư tưởng lớn của dân tộc nổi bật ở thời kỳ này là Hồ Quý Ly, Lương Thế Vinh, Ngô Sỹ Liên, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông 27
  28. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. - Tư tưởng của các nhà sử học thời Lê như Phan Phú Tiên, Ngô Sỹ Liên, cho thấy họ là những người chịu ảnh hưởng kinh học: + Đề cao thiên mệnh, thiên đạo, thiên đế. + Chú trọng tu dưỡng đạo đức cương thường Nho gia. + Từ thế kỷ XV trở đi là sự thẩm định lịch sử: Ôn cố nhi tri tân, vừa nêu gương cũ vừa đưa ra bài học mới cho tương lai thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc; Họ đề cao tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu ngoan cường, đánh giá cao vai trò của các nữ anh hùng dân tộc; Họ cũng là những người đề cao tính dân bản “đề cao lòng dân, thương dân” nhưng không phải vì dân mà trước hết là vì quyền lợi lâu dài của giai cấp thống trị và nhà vua; Họ cũng là những người đề cao tư tưởng nhân nghĩa ở ba nội dung: Nhân nghĩa là cứu vớt người nghèo đổi đời cho họ, Nhân nghĩa là có nguyên tắc và có thể dùng bạo lực để chống bạo tàn, Nhân nghĩa là sức mạnh; Họ cũng là những người đề cao kẻ sỹ và phê phán Phật giáo. - Song song với xu hướng chống giáo điều cuối thời Nhà Trần còn xuất hiện xu hướng sửa chữa, uốn nắn những nguyên lý, tín điều của Nho giáo. Đại biểu xuất sắc cho xu hướng này là Hồ Quý Ly. Nhìn chung tư tưởng Việt Nam thời kỳ này nổi lên ở mấy đặc điểm sau: - Ý thức về một quốc gia độc lập là rất rõ ràng thông qua các tiêu chí: lãnh thổ, văn hiến, phong hóa (phong tục tập quán), lịch sử dân tộc. Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi viết: “Xét như nước Đại Việt ta, thật là một nước văn hiến. Bờ cõi núi sông đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác. Trãi Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, mà hào kiệt không bao giờ thiếu”. - Quan niệm nhân nghĩa tiến bộ toàn diện: + Nhân nghĩa vừa là đường lối chính trị, vừa là một chính sách cứu nước, cứu dân, dựng nước. Nó được dùng trong kháng chiến chống giặc, làm vũ khí phê phán giặc. Nó cũng được dùng trong hòa bình với tư cách là công cụ để tuyên dương công trạng. + Nhân nghĩa là chuẩn mực của đối xử, nguyên tắc của giải quyết sự việc, là phương pháp luận của suy nghĩ hành động: Nuôi dân, chăm dân, huệ dân, lòng thương người, tình người, sự chân thành, sự khoan dung độ lượng cảm hóa được kẻ lầm đường (khoan dung cả với kẻ thù). + Nhân nghĩa là yêu hòa bình, lên án chiến tranh. Quan điểm nhân nghĩa đó thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo cao cả và toàn diện: Vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình của đất nước mà suy nghĩ và hành động (điều này trước thế kỷ XV chưa từng có). - Nhân - Trí - Dũng là những điều được chú ý trong đạo làm người: Khiêm nhường, cân nhắc thiệt hơn, toan tính kỹ lưỡng, kiên quyết dũng mãnh. 28
  29. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. 3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ thế kỷ XV-XVI a) Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly là người Đại Lai, Thanh Hóa, là anh em cô cậu với Trần Nghệ Tông, vợ ông công chúa Huy Ninh là em của Trần Nghệ Tông. Vì thế ông được nắm giữ đại quyền trong tay. (Theo gia phả họ Hồ, tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947- 950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Huấn. Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần. Năm 1371, vua Trần Dụ Tông cho Lê Quý Ly làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh. Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Lê Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần. Sau khi chiến tranh với Chiêm Thành lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Lê Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông, do đó những người mưu hại ông đều bị thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng. Năm 1395, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần Thuận Tông là con rể ông, hoàn toàn bị ông thao túng.) Để cứu vãn chế độ phong kiến khủng hoảng cuối Trần, sau cướp ngôi ông đã tiến hành một loạt cải cách như hạn điền (Chỉ có đại vương và trưởng công chúa thì không hạn định, còn thứ nhân thì không quá 10 mẫu. Ruộng của người nào quá hạn định cho phép thì nộp vào quan điền), hạn nô (ông quy định số gia nô cụ thể được dùng theo địa vị xã hội, số thừa phải sung công làm quan nô), hạn điền và hạn nô là nhằm đánh vào thế lực của quý tộc và tăng cường lực lượng kinh tế cho xã hội. 29
  30. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Trong cải cách tiền tệ, ông ra lệnh thu tiền đồng nhập kho Ngao Trì và cho phát hành tiền giấy Bảo Sao. Thương nhân và thợ thủ công phản đối đóng cửa hàng, năm 1403 ông ra luật xử tội những kẻ không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che cho nhau. Tháng 4 năm 1396, Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông. Ông còn chấn chỉnh đo lường, sửa sang việc học hành thi cử Ông cũng ra lệnh buộc các nhà sư vào quân đội. Năm 1396 ông lại ra lệnh cho tất cả sư sãi dưới 50 tuổi phải hoàn tục, không được trốn việc quan vào ở chùa. Ông tiếp thu Nho giáo có phê phán chứ không rập khuôn như các nhà Nho đương thời. Ông phê bình Luận ngữ và chê bai Chu Đôn Di, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hy tuy học rộng nhưng ít tài, không sát với việc, chỉ thạo góp nhặt văn chương người xưa. Tiếc là sách Minh Đạo của ông nay thất truyền nên không biết rõ mười bốn thiên ông dâng lên vua đã có sự sửa đổi của ông đối với Nho giáo như thế nào. Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội. Việc làm có ý nghĩa cách tân của ông vào thời đại ấy đã bị nhiều đại thần phê phán, nhân dân không thuận. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh năm 1406 của dân tộc ta do nhà Hồ lãnh đạo đã thất bại rất nhanh chóng. Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v. Ông thường hỏi các quan: "Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?" Để có nhiều quân, Hồ Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy tăng thêm nhiều. Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. Ở các cửa bể và những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành những trận địa mai phục quy mô. Về biên chế quân đội, Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội Mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân. Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh. Thất bại trước nhà Minh Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo: Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho Hoàng Hối 30
  31. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Khanh chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi. Nhưng đúng như Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi." Nhà Thơ: Hồ Quý Ly là một vua có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông, có những bài thơ sáng tác dùng vào việc cai trị và đối ngoại. Khi còn là một đại quan nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, Hồ Quý Ly đã cương quyết đề cao công tác giám sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. Với quan Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng là người có trách nhiệm, ông gửi lời trách cứ trong một bài thơ: Ô đài cửu hỹ, cấm vô thanh Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh Đốn sử triều đình phong hiến khinh Triều đình để phép bị coi khinh Tá vấn Tử Trừng nhu Trung úy Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếu? Thư sinh hà sự phụ bình sinh Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình! Khi thấy nhà vua bất tài vô dụng, ông cương quyết phế bỏ, lập nên nhà Hồ thay thế nhà Trần. Ông có bài thơ Ký Nguyên quân (gửi Nguyên quân - Trần Thuận Tông) như sau: Tiền hữu dung ám quân Được Tuấn Nghi dịch là: Hôn Đức cập Linh Đức Cũng một duộc vua hèn Hà bất tảo an bài Hôn Đức và Linh Đức Đồ sử lao nhân lực Sao chẳng sớm liệu đi? Chỉ để người nhọc sức! Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "Vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước. Về mặt xã hội, ông thiết lập sở Quản tế (như ti y tế ngày nay). Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là Thường bình, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng. Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tì trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định. Hồ Quy Ly là người có tinh thần tự chủ cao. Khi đã bị nhà Minh bắt giữ, ông đáp lời người Trung Quốc hỏi về phong hóa nước Nam bằng một bài thơ: 欲問安 Dục vấn An Nam sự An Nam muốn hỏi rõ 南事, An Nam phong tục thuần Xin đáp: phong tục thuần 安南風 Y quan Đường chế độ Y quan chẳng kém Đường 31
  32. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. 俗淳。 Lễ nhạc Hán quân thần Lễ nhạc nghiêm như Hán 衣冠唐 Ngọc ủng khai tân tửu Bình ngọc rượu lừng hương 制度, Kim đao chước tế lân Dao vàng cá nhỏ vẩy 禮樂漢 Niên niên nhị tam nguyệt Mỗi độ mùa xuân tới Đào lí nhất ban xuân Mận đào nở chật vườn 君臣。 玉瓮開 新酒, 金刀斫 細鱗。 年年二 三月, 桃李一 般春。 Các tác phẩm của Hồ Quý Ly: - Quốc ngữ thi nghĩa (viết về chủ đề giáo dục, nay đã thất truyền) - Minh đạo lục (sách lý thuyết, 14 thiên, nay đã thất truyền) Nhận định: - Về công cuộc cải cách: Sách Hồ Quý Ly và những cuộc cải cách trong lịch sử của Viện Sử học đã nêu nhận định khái quát về Hồ Quý Ly. Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần. Hồ Quý Ly, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, là một nhà cải cách có tài nhưng khả năng về quân sự của ông chưa tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường bị thua trận (thậm chí đã bị tướng dưới quyền chê là "bất tài"). Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc". Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân. 32
  33. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng (xem bài thơ phần Nội trị) nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70. Hồ Quý Ly là vị vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước - Về trách nhiệm trước sự xâm lăng của Nhà Minh Sử gia Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược nêu một giả thiết khác hơn về ông: Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến, hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người! Nhưng đấy là cái tội làm hại riêng cho một họ Hồ mà thôi, còn cái tội làm mất nước Nam, thì ai gánh vác cho Quý Ly? Tuy nhiên, các sử gia hiện đại có ý kiến cho rằng: Dù nhà Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược. Dẫn chiếu từ thời Trần Phế Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại Việt, nhưng do có người can gián (chưa có thời cơ tốt) nên tạm thôi. Tới khi Minh Thái Tổ qua đời, cháu nội Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay (1398), Hồ Quý Ly chọn thời điểm lấy ngôi nhà Trần (1400) lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao. Nhưng biến cố sau đó nằm ngoài dự tính của ông. Không lâu sau (1403), Doãn Văn bị chú là Chu Đệ cướp ngôi. Chu Đệ - Minh Thành Tổ là một vị vua hiếu chiến như vua cha Thái Tổ, và đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì sau khi ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau "hoạ Chiêm Thành" cũng sẽ trở thành tiêu điểm cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến như Chu Đệ. b) Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà tư tưởng yêu nước xuất sắc nhất thế kỷ XV. Tên tuổi của ông sáng chói trên cuốn sử vàng dân tộc. + Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông đỗ thái học sinh (tiến sỹ) năm 1400. Sau chiến thắng quân Minh, ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng: Nhập nội 33
  34. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. hành khiển kiêm thượng thư bộ lại (thời Lê Thái Tổ), Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự, Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám (thời Lê Thái tông). Ông là người có bản lĩnh trong việc can ngăn những hành động sai trái của vua, một lòng vì dân, vì nước. Ông và dòng họ của mình bị vu oan và bị chu di tam tộc sau cái chết của Lê Thái Tông. + Các tác phẩm của ông gồm “Quân trung từ mệnh tập”, “Đại cáo bình Ngô”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Dư địa chí”, “Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh” + Tư tưởng Nguyễn Trãi có những điểm chính sau: Quan niệm về một quốc gia và quốc gia độc lập; Quan niệm về đường lối trị nước; Quan niệm về đạo làm người; Quan niệm về nguyên nhân hưng vong, thành bại của các triều đại; Phương pháp tư duy biện chứng trong công cuộc cứu nước và dựng nước. * Trên cơ sở lòng căm thù giặc sâu sắc “Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa hết vết nhơ. Chặt hết trúc Nam Sơn không đủ ghi hết tội ác”, “Nghĩ thế thù khôn đội trời chung, Thề giặc nước khó cùng chung sống” và lòng tự tôn dân tộc, ông là người đầu tiên cho đến thế kỷ XV, đã trình bày một cách tập trung, cô đọng và đầy đủ tư tưởng về quốc gia Việt Nam độc lập, tự do với hệ thống các tiêu chí về lãnh thổ, văn hiến, phong hóa, lịch sử “Xét như nước Đại Việt ta, Thật là một nước văn hiến, Bờ cõi núi sông đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác, Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh, yếu có lúc khác nhau, Mà hào kiệt không bao giờ thiếu” * Ông là người đã phát triển hoàn thiện tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa ở ông vừa là đường lối chính trị, chính sách cứu nước và dựng nước: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước cần trừ bạo”, “Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo”, “Ta mưu đánh vào lòng, không chiến mà cũng thắng”; vừa là nền tảng phương pháp luận của suy nghĩ và hành động: “Cứu dân để dạ, chí háo hức chỉ muốn về Đông, Cho nên xe đãi hiền vẫn luôn luôn chừa phía tả”, “Gắng làm điều nhân, gấp hơn cứu đuối, Giận hung đồ chưa giết hết, nghĩ việc nước còn gian truân”, “Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa, Ta lấy toàn quân lam cốt mà cho dân được nghỉ”; vừa là sự khoan dung độ lượng không chỉ cảm hóa được kẻ lầm đường lạc lối mà còn cảm hóa được kẻ thù: “Tướng giặc bị cầm, nó vẫy đuôi cầu sống, Thần vũ không giết, ta thể lòng trời để tỏ hiếu sinh. Tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp năm trăm chiếc thuyền đã vượt biển về mà còn hồn kinh phách lạc, Tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh, được cấp mấy ngàn ngựa, đã về nước mà còn ngực đập chân run”; vừa là lòng yêu hòa bình vì hạnh phúc của nhân dân: “Trong thôn cùng, xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu”, “Nghĩ vì kế lâu dài của đất nước, Tha kẻ hàng 34
  35. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. mười vạn sĩ binh. Sữa hòa hiếu cho hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh. Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh” * Về đạo làm người ông cũng hoàn thiện và phát triển chữ “Trung”, “Nhân”, “Trí”, “Dũng”. Trung không chỉ là trung thành với một triều đại mà còn là trung với nước. Nhân không chỉ là lòng thương người chung chung mà là thương người nghèo khổ, thương nhân dân lao động. Trí không chỉ là những giáo điều đạo đức mà chủ yếu là nắm được kiến thức các loại cần cho cuộc sống của con người. Dũng không chỉ là đạo đức của bậc quân tử mà chủ yếu là có dũng khí đấu tranh chống mọi sai trái trong cuộc sống. * Trong đánh giặc giữ nước và xây dựng đất nước, ông là người có tư duy biện chứng về thời và thế “Xét biết thời cơ mà lượng sức mình là một con người có tri thức”, “Lấy ít địch nhiều, Lấy trí nhân thay cường bạo”, “Đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư. Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” Ông có cách nhìn sự vật trong mối liên hệ, trong sự chuyển hóa, trong phát triển, trong sự tác động qua lại của nhiều yếu tố. * Cũng như các bậc tiền bối, ông luôn nhấn mạnh chữ thời. Nhưng thời ở ông không thụ động, không có tư tưởng chờ thời mà hành động tích cực, phải khảo sát sự diễn biến của thời cuộc để biết được thời đến: “Điều đáng quý ở người quân tử là hiểu thời thông biến mà thôi”. Mặt khác phải tạo ra lực lượng chủ quan để đón thời, để ứng phó cho kịp, để có thể chủ động được. Thời mà không có thế thì thời đến sẽ bị bỏ lỡ, sẽ xoay chuyển không kịp. Vừa có thời vừa có thế thì sẽ làm thay đổi được thời cuộc, sẽ mạnh lên vượt bậc: “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa lớn; Mất thời không thế thì mạnh hóa yếu, yên thành nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh trở bàn tay”. Ông kết luận: “Điều đáng quý ở người tuấn kiệt là biết thời thế hiểu sự biến mà thôi”13. c) Lê Thánh Tông - Lê Thánh Tông (1442-1497) tên thật là Lê Tư Thành, là con trai của Lê Thái Tông và Quý phi Ngô Thị Ngọc Giao. Sau nhiều năm cùng mẹ chạy trốn, nhờ Nguyễn Xí cùng các đình thần dẹp được loạn Nghi Dân mới đón ông về đưa lên ngôi vua. Thời ông, chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã được củng cố, triều đình nhà Lê cực thịnh. Trong nước luôn được mùa, nhân dân no đủ, không trộm cướp, không chiến tranh. Các nước láng giềng kính nể. Ông là người có học vấn uyên bác và có khả năng về nhiều mặt: Thiên văn, địa lý, lịch sử, văn học, pháp luật, giáo dục, quân sự, ngoại giao Ông là người đã truy phong khôi phục lại tước vị cho Nguyễn Trãi, đồng thời truy tặng Nguyễn Trãi “Ức Trai tâm tựa Khuê tảo”. Tác phẩm của ông hiện tập hợp lại trong các bộ: Thiên nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập. Tư tưởng của ông có các nội dung cơ bản sau: 13 Xem sách đã dẫn - Trang 294. 35
  36. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. + Về thế giới quan, ông là người duy tâm rất tin ở mệnh trời. Không những thế, ông rất chăm cầu đảo mỗi khi nước nhà gặp hạn hán, lụt lội, sâu bệnh phá hoại mùa màng, hoặc có các hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra. Tuy nhiên, trong thế giới quan duy tâm đó, ông đã đặt lại một số vấn đề, đấu tranh lại với một số tư tưởng truyền thống, đổi mới một số cách nhìn, một số nhận thức: * Ông hoài nghi quan niệm tâm truyền, đốn ngộ của Phật giáo Thiền tông. Ông nghi ngờ sự tích Phật Thích Ca giơ bông sen lên, không ai hiểu gì cả, riêng Ca Diếp cười nên Phật đã truyền tâm ấn cho Ca Diếp. * Ông cũng coi các quan niệm báo ứng, họa phúc của các tôn giáo là ảo tưởng. Ông nói: “Tai mắt làm cho con người thông minh, rút cuộc không có cái gì khác”. Như vậy, ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thính giác và thị giác trong nhận thức. * Ông phê phán Phật giáo, Lão giáo và các tôn giáo khác không dựa trên thế giới quan duy vật và của lập trường khoa học, mà là dựa trên sự quan sát hiện thực, kinh nghiệm thực tế để xét đoán, lấy sự việc giải thích sự việc. * Phương pháp của ông là chưa khoa học, nhưng nó đã đưa lại những hiểu biết thực tế, có lợi cho sự xa lánh các tín ngưỡng nhảm nhí. Nó có ý nghĩa nhân văn quan trọng đặt ra cho con người một cách nhìn hiện thực để giải phóng khỏi thế giới quan duy tâm thần bí. + Trong quan niệm về hưng vong, trị loạn của triều đại và xã hội, tư tưởng của ông có nhiều nhân tố của tiến hóa luận. * Theo ông, triều đại có khi hưng có khi vong, có khi trị có khi loạn, có khi thịnh có khi suy; Con người có khi may có khi rủi, có khi khỏe có khi yếu, có khi sang có khi hèn; Không có gì là đứng nguyên mãi, không có gì là xưa sao nay vậy. Quan niệm này đã ít nhiều thoát khỏi tư tưởng số mệnh truyền kiếp, tư tưởng siêu hình chết cứng vốn sẵn có trong Nho giáo. * Giống với các nhà tư tưởng đương thời, ông coi triều đại Nghiêu- Thuấn là mục tiêu phấn đấu của triều đại mình, nhưng khác ở chỗ ông coi mục tiêu đó là có thể đạt được và thậm chí ông còn xem triều đại mình đã là triều đại Nghiêu-Thuấn. Xét về đạo đức thì có thể coi ông là kiêu căng, tự phụ. Xét về nhận thức, ông là người táo bạo, mới mẻ, phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử. + Ông là một nhà Nho đã biết đứng trên lập trường dân tộc để tiếp thụ Nho giáo. Ông chỉ tiếp thu những gì có lợi cho sinh hoạt của dân tộc, và gạt bỏ những gì không có lợi cho sinh hoạt đó. Trong các tác phẩm của mình, ông thường đề cập đến “đạo” và “lý” mà ít bàn đến “thiên nhân cảm ứng” một cách thần bí như Đổng Trọng Thư. Ngay cả “đạo” và “lý” ông nhắc đến là sự vận dụng vào những trường hợp cụ thể chứ không với tư cách là bản thể luận như Tống Nho. 36
  37. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Ông không chỉ là chủ soái của Hội Tao Đàn mà còn là ngọn cờ trên trận địa tư tưởng ở nửa sau thế kỷ XV, không phải chỉ vì ông là một ông vua mà còn vì ông hơn hẳn người đương thời về phương diện tư tưởng, thế giới quan và cả về sự uyên bác. + Về đường lối chính trị và lý tưởng xã hội, ông muốn tạo lập xã hội đương thời theo kiểu xã hội Nghiêu-Thuấn, tức một xã hội mà trong đó Đất nước hòa bình; Nhân dân ấm no; Lễ giáo phát triển; Quyền thống trị thuộc về nhà Lê. Trên thực tế, ông đã đạt được cơ bản như thế: Xã hội hòa bình; Đất nước mở rộng; Bờ cõi vững chắc; Nho giáo được coi trọng; Sự thống trị của nhà Lê là vững vàng. * Nhân dân đời sau có câu rằng: ”Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn”. Bản thân ông, trong “hồng đức quốc âm thi tập” đã tự hào rằng: “Bốn phương phẳng lặng, kình bằng thóc, thong thả dầu ta bủa lưới câu”, “Nhà Nam, nhà Bắc đều no mặt, lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”. * Đường lối trị nước của ông theo kiểu “văn trị” hay còn gọi là “lễ trị” hay “đức trị”. Ông chủ trương coi trọng và sử dụng những người xuất thân từ Nho giáo. Tuy nhiên, lễ nghĩa ràng buộc con người của ông được xây dựng dựa trên cơ sở đời sống no ấm của dân: “No nên bụt, đói nên ma”; Việc dùng hiền tài trị nước ở ông không chỉ giới hạn ở chỗ thuộc lòng sách thánh hiền mà cơ bản phải có năng lực tổ chức thực tiễn; Cũng là điều nhân nhưng ở ông nhân phải gắn liền với nghĩa vụ giảm nhẹ tô thuế cho dân “Để dân được no ấm, cần bớt sự trưng thuế và cung ứng”, phải gắn liền với việc làm cho giang sơn thái bình, phải gắn liền với việc trừ khử kẻ bạo ngược. * Ngoài lễ trị, ông còn tăng cường ý thức cảnh giác, củng cố việc binh, chưa đến mức đối lập văn - võ. Chính thế quân đội dưới thời ông là có tổ chức chặt chẽ, có năng lực chiến đấu cao và trở thành một lực lượng hùng mạnh bảo đảm cho việc xây dựng một xã hội thái bình. + Nhược điểm trong tư tưởng của ông là: * Chủ nghĩa chủ quan biểu hiện khá rõ. Ông thường tự cho mình là thánh, coi triều đại của mình là Đường Ngu-Nghiêu Thuấn. Ông cũng coi mình là mặt trời trong quan hệ với những người khác: “Trăm loài hoa cỏ hướng về mặt trời tranh nhau phô vẻ tốt tươi - Hướng dương bách hủy đấu phương phi”. Trên thực tế ông cũng đã tỏ ra là người tự kiêu, tự phụ, tự mãn. * Hạn chế khác ở ông là tính bản ngã nặng nề, sâu sắc: trong các tác phẩm của ông đâu đâu cũng thấy ông là trung tâm, tất cả là công lao của ông, mọi người đều dưới quyền ông. Ông ca ngợi dân tộc, đất nước, triều đình hình như chỉ là để ca ngợi mình. Chính thế Lê Thánh Tông đã không khách quan trong đánh giá, nhận định, không thấy được vai trò của quần chúng nhân dân. Ông đã thụt lùi so với Lê Lợi, Nguyễn Trãi rất nhiều. 37
  38. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. * Ông nhìn nhận vai trò của tư tưởng, của đạo đức một cách duy tâm phiến diện: Ông coi tư tưởng và đạo đức Nho giáo là yếu tố quyết định đưa tới xã hội thái bình. Cuối đời thậm chí ông còn tin vào tầng lớp Nho sỹ tuy thông thuộc kinh sử nhưng lại thoát ly với tình hình thực tế của đất nước (Ông đã coi cha con Thân Nhân Trung là những hiền sỹ trụ cột của triều đình). + Nói chung, tư tưởng của Lê Thánh Tông là một hiện tượng phức tạp vừa có những ưu điểm lớn vừa có những hạn chế nghiêm trọng. Hai mặt tốt xấu vừa đấu tranh vừa kiềm chế lẫn nhau làm cho tư tưởng của ông biểu hiện ra bên ngoài là không thuần nhất. Chương 5: THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG VÀ CHIA CẮT CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII) Trung Quốc Việt Nam Nhà Minh 1368-1644 Nhà Mạc 1527-1595. Lê - Trịnh 1533-1788; Các chúa Nguyễn với nước Việt Nam và sau đó là Đại Nam 1588-1775 1. Vài nét về lịch sử thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI (1505) - Thế kỷ XVII (1624)) Thời kỳ này được tính từ Hậu Lê Sơ (Lê Uy Mục 1505-1509) đến Trịnh- Nguyễn phân tranh chia nước ta thành Đàng Trong, Đàng Ngoài (1624). - Nước Đại Việt, nhà Hậu Lê Sơ với 4 vua: Lê Uy Mục (1505-1509), Lê Tương Dực (1510-1516), Lê Chiêu Tông (1516-1522), Hoàng Đệ Xuân (1523- 1527). Chế độ phong kiến Lê Sơ đi vào khủng hoảng. - Nhà Mạc 1527-1595, Mạc Đặng Dung cướp ngôi Nhà Lê lập nên Nhà Mạc với hai vua Mạc Đặng Dung (1527-1529), Mạc Đặng Doanh (1530-1540), sau đó con cháu lên Cao Bằng nối dõi đến 1595. - Thời Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh) 1533-1624 với 5 vua: Lê Trang Tông (1533-1548), Lê Trung Tông (1549-1556), Lê Anh Tông (1557-1573), Trịnh- Nguyễn bắt đầu phân tranh từ 1558, Lê Thế Tông (1573-1599), Lê Kinh Tông (1600-1619), Lê Thần Tông (lần thứ nhất 1619-1643) nước ta bị phân chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài và không liên hệ nhau. Trịnh-Nguyễn dùng lũy Trường Dục làm biên giới vào năm 1624. Ở Đàng Ngoài các chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê. Ở Đàng Trong giai đoạn này có 2 chúa: Nguyễn Hoàng (1558-1612), Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1634) chúa thu hồi lãnh thổ Việt Nam từ Phú Yên đến Đồng Nai. 38
  39. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. Từ thời Lê Uy Mục (1505-1509) đến Lê Thần Tông lần thứ nhất (1619- 1643) xã hội Việt Nam đã bắt đầu khủng hoảng và đi đến mục nát bị chia cắt: Trong triều đình các phe phái tranh giành quyền lợi và địa vị; Vua ươn hèn lao vào cuộc sống trụy lạc; Hoạn quan và ngoại thích ngang tàng hoành hành; Tuy cuối cùng thất bại nhưng phong trào nông dân nổi lên rầm rộ đã làm cho nhà Lê thêm suy yếu và tan rã. 2. Vài nét về tư tưởng thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII) - Sau khi Nho giáo lên địa vị độc tôn ở thế kỷ XIV-XV, đây là thời kỳ khủng hoảng của chính Nho giáo trong đời sống tinh thần Việt Nam: + Trong cảnh đất nước loạn lạc triền miên, chiến tranh huynh đệ tương tàn và sự chia cắt đất nước, hầu hết các Nho sỹ đều để tâm tìm nguồn gốc loạn lạc và đưa ra những chủ trương đường lối trị nước của mình mong được đương thời chấp nhận. + Họ khái quát bá đạo là dùng chiến tranh, dùng bạo lực, dùng sức mạnh để đạt được sự thống trị; vương đạo là dùng nhân nghĩa đạo đức để yên dân, để quy phục dân. Nhưng quan niệm của họ có nhiều điều khác trước và mâu thuẫn. + Những người nói đến nhân nghĩa một cách thiết tha thường không là các nhà Nho đương chức mà là các nhà Nho ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ Tâm trạng trung với đạo cương thường như trước đây không còn nữa, Nho giáo thời này đã thể hiện sự bất lực đầu tiên của nó trước các lĩnh vực xã hội. Vấn đề theo Nho, Phật hay Lão, theo đơn thuần một hay kết hợp cả ba là tốt lại được đặt ra. + Tuy vậy, vẫn có những người quan niệm chỉ Nho giáo mới có ích. Đó là các Nho thần: Phùng Khắc Hoan (1528-1613), Lương Hữu Khánh (thế kỷ XVI), Đào Duy Từ (1572-1634), Phạm Công Trứ (1599-1675) Những nhà tư tưởng tiêu biểu có thể kể đến ở thời kỳ này là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Hoan Phùng Khắc Hoan cho rằng giúp đời là đạo của nhà Nho nên phải cố gắng. Phạm Công Trứ lại chủ trương chỉ Nho giáo mới được quyền truyền bá vì nó hữu ích, còn Phật-Lão và các truyện quốc âm không được thông hành vì nó làm tổn hại đến phong hóa Thật ra, lúc này kiên trì truyền Nho là cố chấp, bởi Nho giáo không còn là tư tưởng chủ đạo nữa. Khuynh hướng chính lúc này là kết hợp Nho-Đạo giáo như Nguyễn Dữ, hoặc thuần Lão-Trang như Nguyễn Hàng, mà đặc biệt là kết hợp Nho-Lão Trang như Nguyễn Bỉnh Khiêm là phù hợp nhất. Thời kỳ này cũng có sự kết hợp Nho-Phật-Lão của Minh Châu Hương Hải: “Trong nơi danh giáo có ba. Nho hay giúp nước sửa nhà trị dân. Đạo thì 39
  40. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. dưỡng khí an thần, Thuốc trừ tà bệnh ân cần luyện đơn. Thích độ nhân khỏi tam đồ khổ, Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”. + Nếu các nhà tư tưởng ở thế kỷ XIV, XV chỉ dừng ở chính trị-xã hội, tính triết học còn ít thì thế kỷ XVI trở đi, tính triết học trong tư duy của các nhà tư tưởng thể hiện ngày càng rõ. Các phạm trù triết học phương Đông họ thường bàn trên cơ sở thế giới quan duy tâm, tiêu cực là: Nhân dục, Thiên lý, Mệnh trời, Sức người, Âm dương, Bỉ-thái, Trị-loạn + Về quan niệm sống họ là đa nguyên chứ không chỉ giới hạn trong quan niệm của Nho giáo nữa. Người thì chủ trương ra làm quan (xuất), người thì chủ trương không ra làm quan (xử), người thì chủ trương xuất rồi lại xử Phái chủ xuất thì hướng về danh lợi, tư tưởng không có gì đặc sắc, tình cảm không mặn mà. Phái chủ xử (khuynh hướng chủ yếu) khá phức tạp: người thì vẫn mang tư tưởng ưu dân ái quốc, vẫn quyến luyến với luân thường, nhân nghĩa; Người thì bất hợp tác với triều đình nhưng trông chờ ngày xuất nếu có bề trên sáng; Người thì chủ trương xử hẳn để được tự do tự tại sống tùy thích. Nói chung quan niệm sống của họ là hoang mang, bế tắc. - Những tư tưởng cơ bản của người Việt Nam giai đọan này thể hiện khái quát sinh động ở các nhà tư tưởng tiêu biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Hoan (Khoan). 3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu a) Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Ông tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sỹ. Ông cũng có tên khác là Nguyễn Văn Đạt và cũng được gọi là Trạng Trình (họ của hai nhà Tống Nho nổi tiếng của Trung Quốc Trình Hạo, Trình Di). Quê ông ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới thời nhà Mạc 8 năm sau đó về ở ẩn tại quê làm nghề dạy học. - Ông sáng tác nhiều thơ văn, nhưng hiện đã mất mát nhiều. Số còn lại được tập hợp thành cuốn “Bạch Vân thi tập”. Với kiến thức uyên bác vào bậc nhất đương thời, có quan hệ gắn bó với vận mệnh của nhân dân, sống gần trọn thế kỷ XVI vừa chứng kiến vừa hiểu sâu cái buổi đầu suy vi của xã hội phong kiến mà ông đã có thời làm quan, trong tư tưởng của ông có nhiều trăn trở và có lắm suy tư. Cái chí của ông, quan niệm nhân sinh và nhận thức của ông có ảnh hưởng quan trọng trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. - Về thế giới quan ông có nhận thức đúng đắn rằng, con người là một bộ phận của tự nhiên, trời và người có sự thống nhất với nhau. Ông coi trời, người và đất có sự thống nhất phù hợp (thiên nhân địa cảm ứng) nhưng không duy tâm thần bí như Đổng Trọng Thư, mà theo ông người cũng như vạn vật đều 40
  41. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. được sinh ra một cách tự nhiên; trời là giới tự nhiên chứ không là vị thượng đế có nhân cách. Ông nói: ”Cái ý sinh thành của trời không có thiên tư, muôn loài đều như nhau cả - Sinh ý vô tư, vạn vật đồng”. Ông gọi sự phát triển của tự nhiên là đạo trời và dùng nó mà nêu những kiến nghị nội dung của đạo người là “trung chính”: “đạo nguyên trung chính đồng thiên địa”. Mà “trung chính” là thiện, là nhân, là cứu giúp người. Nội dung đạo người của ông là không phù hợp, là chống đối lại những yêu cầu của kẻ thống trị lúc ấy. Cái hạn chế của ông trong thế giới quan là: + Không thấy được đặc điểm của con người và xã hội loài người, ông đánh đồng quy luật xã hội với quy luật tự nhiên nên dẫn đến quan niệm duy tâm số mệnh. + Ông gọi sự phát triển của tự nhiên là đạo trời, động lực của sự phát triển có ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, vạn vật sinh ra là do ý của trời (quy luật), nhưng vì ông coi đạo trời phát triển như Chu dịch, tức quy luật của sự phát triển là theo chu kỳ khép kín, tuần hoàn nên không giải thích được các mâu thuẫn tự nhiên và xã hội. + Ông thừa nhận sự chuyển hóa là một hình thức của sự phát triển. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là quy luật phổ biến của tự nhiên và xã hội. Nhưng ông lại không thấy điều kiện của sự chuyển hóa. Quan niệm về phát triển của ông còn đơn giản, gói gọn trong “một lý” của Kinh Dịch. + Nếu quan niệm đạo trời của ông có nhiều yếu tố hợp lý và biện chứng, thì khi dùng đạo trời làm cơ sở để giải thích về đạo người ông lại sa vào chủ nghĩa duy tâm, thần bí, định mệnh: Đạo người phát triển theo vòng tuần hoàn và theo chiều đi xuống; Ông không thừa nhận vai trò của con người trong sự phát triển xã hội và bản thân mình, mà tất cả đều do số, mệnh, trời chi phối. Quan niệm này đưa ông đến sự bó tay trước những thế lực tự phát của xã hội đương thời. Nói chung thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm là duy tâm, nó đã khiến ông có lúc mang thái độ nhân sinh quan tiêu cực, truyền bá tư tưởng an phận, không đấu tranh, chủ trương “mềm”, làm cho lý luận của ông nhiều chỗ tự mâu thuẫn với chính mình. Sở dĩ vậy là do ông không giải thích được các mâu thuẫn xã hội đương thời, không thấy bản chất của giai cấp phong kiến lúc đi xuống. Ngoài ra, ông còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết tượng số, lý số, thuyết duy tâm thần bí trong triết học Trung Quốc cổ đại. - Về chính trị-xã hội, sống trong xã hội loạn lạc, luôn gần gũi với dân, ông ôm ấp một nguyện vọng đất nước thái bình thịnh trị. Trong các tác phẩm của ông, xã hội đó hiện ra là xã hội hòa bình không có chiến tranh, nhân dân được sống yên ổn no đủ; vua sáng tôi hiền; Xã hội có bộ mặt đạo đức tốt, mọi người cư xử với nhau một cách chân thật, hòa nhã. Ông thường viết: “Bao giờ 41
  42. GVC. ThS. HOÀNG NGỌC VĨNH - GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 2010. lại được trông thấy thời bình trị Đường Ngu, để cho trời đất lại được thái bình như xưa”, “Mong sao được gặp lại thời Nghiêu Thuấn, để được làm người dân thái bình của triều đình”. Ông về ở ẩn nhưng không lánh đời và không có thái độ bỏ mặc đời. Với ông, ẩn mà vẫn biết đời, nhàn mà vẫn lo đến việc dân, việc nước. Để có một xã hội như trên, ông chủ trương vương đạo chứ không bá đạo, ông ghét chiến tranh, ghét xưng hùng xưng bá. Theo ông, chiến tranh và những thủ đoạn tranh hùng xưng bá lúc ấy là bá đạo, đó là nguồn gốc của những cảnh máu chảy thành sông, xương chất thành núi, đó là nguyên nhân của sưu cao thuế nặng, của cảnh “nhà đem chẻ thành củi”, “trâu cày đem ra giết thịt”. Đường lối vương đạo của ông khác với vương đạo của các nhà Nho cổ hủ. Vương đạo của ông dựa trên nhân nghĩa để cảm hóa con người chứ không lấy tam cương bó buộc con người. Theo ông, từ xưa đến nay nhân nghĩa là vô địch. Chính nhân nghĩa đã giúp nhà Hán làm nên cơ đồ, còn nhà Tần do “kỳ kế” mà mất nước. Đường lối nhân nghĩa của ông là đất nước hòa bình, triều đình phải chăm lo đời sống của dân, nhất là dân nghèo: “Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo”. Đường lối nhân nghĩa của ông đã được xây dựng dựa trên cơ sở vững chắc là những yêu cầu về dân sinh, dân chủ, coi trọng vai trò của dân. “Trời sinh ra chúng dân, sự ấm no ai cũng có lòng mong muốn cả”, “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước cốt phải được lòng dân”, “Người xưa câu ví có đâu lầm, lấy thưở dương mà biết thưở âm. Yên bách tính thì yên trị đạo, thất thiên kim chớ thất nhân tâm”. Đó là đường lối chính trị tiến bộ đối với đương thời và cả quá trình lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông chủ trương người Nho sỹ phải gần dân. Do sống gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng và sức mạnh của dân; Do kế thừa Nguyễn Trãi và biết đúc rút kinh nghiệm của lịch sử mà ông xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, trong đó quyền lợi của vua phải gắn bó với quyền lợi của dân, phải lấy bảo đảm đời sống của dân làm cơ sở. Hạn chế ở ông là chưa nhìn thấy vai trò sáng tạo của dân, ông vẫn chờ có vua hiền tướng giỏi đứng ra thực hiện đường lối của ông. Ông vẫn tin tầng lớp Nho sỹ có thể bỏ lòng dục mà đi theo chính nghĩa. Trên thực tế, từ vua đến quan không ai làm được điều đó nên ông tỏ ra chán nản. Đường lối chính trị-xã hội của ông là cao đẹp nhưng vẫn lộ ra cái vẻ bi quan, ai oán. - Về đạo người, ông xem sự tốt xấu của đạo làm người có thể ảnh hưởng tới sự giải quyết mâu thuẫn của xã hội và bế tắc của lịch sử. Ông tự thấy mình là người đầu tiên thực hiện đạo làm người do ông chủ trương để làm gương và cảm hóa người khác. Cũng như các Nho sỹ khác, lúc đầu ông chủ trương sống theo đạo cương thường, dùng những lời lẽ nhiệt thành ca ngợi tam cương: “Nghĩa là phải thờ 42