Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại - Phần II: 1945 - 1995 - ThS. Lê Minh Chiến (Tiếp)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại - Phần II: 1945 - 1995 - ThS. Lê Minh Chiến (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lich_su_the_gioi_hien_dai_phan_ii_1945_1995_ths_l.pdf
Nội dung text: Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại - Phần II: 1945 - 1995 - ThS. Lê Minh Chiến (Tiếp)
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 59 - CHƯƠNG IV QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 1995) I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1. Hội nghị Ian ta và việc hình thành “Trật tự hai cực Ianta” Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh Thế giới Thứ hai bước vào giai đoạn chót. Nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức xúc phải giải quyết: + Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương. + Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. + Việc phân chia khu vực đóng quân theo chế độ tự quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít. Trong bối cảnh đó, Hội nghị tam cường Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp ở Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến 12 – 2 – 1945. Hội nghị đã diễn ra gay go, quyết liệt, vì thực chất nội dung của hội nghị là cuộc tranh giành và phân chia thành qủa thắng lợi chiến tranh giữa các lực lưỡng tham chiến, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau này, mà trước hết là lợi ích riêng của mỗi một nước tham chiến. Cuối cùng, hội nghị đã đi đến nhưng quyết định sau đây: - Kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình. - Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. - Hội nghị đã đi đến thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Ở châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng miền Đông Đức, đông Béclin và các nước Đông Âu do Hồng quân Liên Xô giải phóng; còn quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, trong đó Áo, Phần Lan trở thành hai nước trung lập. Ở châu Á, hội nghị chấp nhận những điều kiện để đáp ứng việc Liên Xô tham gia chiến tranh chống Phát xít Nhật, bao gồm: 1- Bảo vệ nguyên trạng và công nhận quyền độc lập của Mông Cổ; 2 – Trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở viễn Đông trước chiến tranh Nga – Nhật 1904, cụ thể như sau: trả lại Liên Xô miền nam đảo Xakhalin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân; trả lại Liên Xô đường sắt Xibia – Trường Xuân, cùng sử dụng đường sắt Xuân Mã – Đại Liên; 3 – Liên Xô chiếm bốn đảo Curin; ngoài ra, ba cường quốc cũng đã thoả thuận để quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Nhật Bản ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 60 - thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ; Trung Quốc tiến tới thành lập chính phủ Liên hiệp bao gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mĩ với Liên Xô cùng có quyền lợi ở Trung Quốc; các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. Những quyết định của Hội nghị cao cấp Ianta tháng 2 – 1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 47 sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta” 2. Hội nghị cao cấp Pốtxđam (từ 17-7-1945 đến 2-8-1945) Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Aâu, nhiều mâu thuẫn mới và nhiều vấn đề quốc tế mới lại nổi lên, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đức và vấn đề kết thúc chiến tranh ở Viễn Đông. Để giải quyết vấn đề này, từ ngày 17-7 đến 2-8-1945, những người cầm đầu ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ và Anh (Xtalin, Tơruman, Sơcsin, sau đó là Atli thay Sơcsin) đã họp ở hội nghị Pốtxđam (Đức). Trong hội nghị cấp cao Pôtxđam đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa Liên Xô, Mĩ và Anh trên tất cả các vấn đề quốc tế đã được nêu lên, cuối cùng hội nghị đã thoả thuận thông qua những nghị quyết quan trọng có lợi cho hoà bình và cách mạng thế giới. Về vấn đề Đức, Hội nghị Pôtxđam đã có những quyết định: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, không để cho Đức lại có thể uy hiếp các nước láng giềng, đe doạ nền an ninh của các dân tộc và sự nghiệp hoà bình. Tạo cho nhân dân Đức khả năng xây dựng đời sống trên cơ sở dân chủ, hoà bình, có một địa vị xứng đáng trong các dân tộc tự do. - Quy định nền công nghiệp của Đức phải được chuyển hoàn toàn sang công nghiệp hoà bình; các liên minh và các tập đoàn độc quyền phải bị thủ tiêu vì đó là những “lò lửa nguy hiểm” của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. - Coi nước Đức là một quốc gia thống nhất toàn vẹn về kinh tế cũng như về chính trị. - Khuyến khíc sự phát triển của các công đoàn dân chủ tự do, quyền tự do báo chí và ngôn luận, giúp cho sự phát triển của các lực lưỡng dân chủ. - Quy định Đức phải bồi thường ở mức tối đa về những thiệt hại mà Đức đã gây ra cho các nước Đồng minh. - Quy định việc tổ chức xử tội các tội phạm chiến tranh. - Xác nhận những quyết định về việc thành lập Hội đồng kiểm soát; quyết định về các khu vực đóng quân; các đại biểu Đồng minh phải thi hành một chính sách chung đã thoả thuận với nhau. Ngày 26-7-1945, Hội nghị Pôtxđam đã đi đến thỏa thuận những nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh và ra bản “ Tuyên cáo Pôtxđam kêu gọi Nhật Bản đầu hàng” về danh nghĩa, bản tuyên cáo này do bốn nước Mĩ,Anh, Pháp, Trung Quốc đứng tên và đến ngày 28-7-1945 Liên Xô mới tham gia bản tuyên cáo). Về vấn đề Nhật Bản, hội nghị Pôtxđam đã thoả thuận những nguyên tắc sau đây (được ghi rõ trong tuyên cáo Pôtxđam ngày 26-7-1945): - Chủ quyền của Nhật trở lại đất Nhật chính thống, chủ yếu ở trong bốn ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 61 - đảo: Hônsư, Hốccaiđô, Kiusiu, Sicôcư. - Trừng trị các tội phạm chiến tranh. - Thủ tiêu lực lượng vũ trang và giải tán quân đội Nhật Bản. - Khuyến khích các xu hướng dân chủ trong nhân dân Nhật Bản; thiết lập các quyền tự do dân chủ: ngôn luận, tín ngưỡng, tư tưởng, các quyền cơ bản của của con người. - Sau khi giải quyết các vấn đề Nhật Bản trên cơ sở dân chủ và hoà bình, các quân đội chiếm đóng của Đồng minh sẽ rút khỏi Nhật. Ngoài ra, Hội nghị Pôtxđam còn giải quyết được nhiều việc quan trọng khác, như thành lập Hội đồng ngoại trưởng các cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) để dự thảo vấn đề hoà ước với các nước phát xít chiến bại và tiếp tục giải quyết vấn đề Ba Lan theo nghị quyết của Hội nghị Ianta. Hội nghị Pôtxđam đã cụ thể hóa vấn đề Đức, vấn đề Nhật, vấn đề ký hoà ước với các nước phát xít chiến bại v.v nhằm bổ sung và hoàn chỉnh những nghị quyết của hội nghị Ianta để xây dựng một trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Việc “hoà bình hoá” và “dân chủ hoá” nước Đức và nước Nhật là một thắng lợi to lớn của hoà bình thế giới và cách mạng thế giới. 3. Hội nghị Xan Phơranxicô và việc thành lập Liên Hợp Quốc Từ ngày 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945, hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phơranxicô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Sau hai tháng làm việc, qua các cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhiều ý kiến và khuynh hướng khác nhau, hiến chương Liên Hợp Quốc được đại biểu của 50 nước ký kết ngày 26-6-1945. Hiến chương bắt đầu có hiệu lực từ ngay24-10-1945 (ngày Quốc hội của 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc thông qua hiến chương) và ngày này cũng được coi là ngày Liên Hợp Quốc chính thức được thành lập. Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định mục đích cao nhất của LHQ là nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới bằng cách áp dụng những biện pháp có hiệu lực để phòng và thủ tiêu sự đe doạ đối với hoà bình, để trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hoà bình. Ngoài ra, LHQ còn nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết. Các cơ quan chính của LHQ gồm: Đại hội đồng (tức hội nghị của tất cả các hội viên), họp mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến chương đã quy định. Trong hội nghị, quyết định của các vấn đề quan trọng nhất phải được thông qua với 2/3 tổng số phiếu, với vấn đế ít quan trọng hơn thì thông qua với đa số thuận. Hội đồng bảo an: cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chụi trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an phải được thông qua với sự nhất trí của 5 cường quốc. Những quyết định của Hội đồng bảo an được thông qua hoàn toàn phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc các hội viên phải thi hành. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 62 - Ban thư ký là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu có Tổng thư ký (do Đại hội đồng bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an). Ngoài ra, LHQ còn có nhiều tổ chức và cơ quan chuyên môn khác, như Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế, Cao ủy người tị nạn, Qũy nhi đồng LHQ (UNICEF), vv Đến nay, LHQ đã có 185 nước hội viên. Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hành động, LHQ là một tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay. Hơn 50 năm tồn tại và phat triển của mình, LHQ đã có những đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, có những có đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hóa, cũng như có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, LHQ cũng đã có những đóng đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội giữa các nước hội viên và trợ giúp cho các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo cho các nước hội viên khi gặp khó khăn. 4. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc tại Mátxcơva Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, nhân cơ hội lực lưỡng Anh, Pháp bị suy yếu, không đủ khả năng để duy trì những vị trí cũ, Mĩ đã lợi dụng ưu thế về kinh tế, quân sự của mình để bành trứơng thế lực ở Viễn Đông, không đến xỉa gì đến những điều đã cam kết trong các hội nghị quốc tế trước đây. Do âm mưu của Mĩ, tình hình Viễn Đông trở nên căng thẳng, phức tạp. Nhưng Mĩ đã gặp phải sức đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản nên buộc phải đồng ý đưa vấn đề Viễn Đông ra thảo luận tại hội nghị ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc ở Mátxcơva từ ngày 16 đến 26-12-1945. Về vấn đề Nhật Bản, Mĩ buộc phải đồng ý đề nghị của Liên Xô để tất cả các nước Đồng minh được tham gia việc định đoạt chính sách đối với Nhật và kiểm tra việc thực hiện chính sách đó. Để thực hiện nhiệm vụ này, hội nghị đã thành lập hai cơ quan đặc biệt: Hội đồng Đồng minh ở Tôkiô (gồm các đại biểu Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc); Ủy ban Viễn Đông (gồm đại biểu của 11 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Ôxtrâylia, Tân Tây Lan, Ấn Độ, và Philipin). Uỷ ban Viễn Đông có nhiệm vụ thực hiện những quyết định của hội nghị Pôtxdam đối với Nhật, cụ thể là: - Định đường lối chính trị, những nguyên tắc và thể thức mà dựa theo đó, Nhật Bản sẽ thực hiện những điều cam kết về việc Nhật Bản đã đầu hàng. - Theo yêu cầu của các nước ủy viên, xét lại những chỉ thị của chính phủ Mĩ, đại diện cho Đồng minh ở Nhật, và mọi quyết định của Tổng tư lệnh có tính chất chính trị thuộc phạm vi quyền hạn của ủy ban. - Xét mọi vấn đề do các nước ủy viên cùng nhau thống nhất đề ra. Ủy ban Viễn Đông thông qua các quyết định với đa số phiếu nhưng nhất thiết phải có sự đồng ý của bốn cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc. Về vấn đề Triều Tiên, Hội nghị đã thông qua những quy định: ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 63 - - Nhằm mục đích xây dựng một nước Triều Tiên độc lập, thành lập một chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên để làm nhiệm vụ phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp, vận tải và nền văn hóa quốc gia chung cho cả nước. Triều Tiên và sớm thanh toán những hậu qủa tai hại do ách nô lệ Nhật Bản đã gây nên. - Để giúp cho việc thành lập chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên, một ủy ban LHQ ( gồm đại U3â và Mĩ ) ở Triều Tiên được thành lập. Ủy ban này sẽ thăm dò ý kiến của các Đảng phái và các tổ chức dân chủ để thảo ra những quyết nghị về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Những khuyến nghị của ủy ban được gửi đến bốn nước: Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc xét, và hai chính phủ Liên Xô, Trung Quốc sẽ có quyết định cuối cùng. - Thời gian ủy trị của bốn cường quốc không được kéo dài qúa 5 năm. Về vấn đề Trung Quốc, hội nghị đề ra những quy định: - Trung Quốc phải là một nước thống nhất và dân chủ. - Chấm dứt cuộc nội chiến ở Trung Quốc. - Chính phủ Quốc dân đảng cần phải tổ chức lại và mở rộng cho các đảng phái dân chủ tham gia. - Các cường quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và trong một thời gian ngắn, quân đội nước ngoài phải rút khỏi Trung Quốc. II. ĐẤU TRANH TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ NHẰM THỰC HIỆN NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐÃ CAM KẾT SAU CHIẾN TRANH 1. Đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề Đức vào những năm đầu sau Hội nghị Pôtxđam (1945 – 1947) Vấn đề Đức là vấn đề trung tâm của tình hình châu Aâu sau khi chiến tranh kết thúc. Việc giải quyết vấn đề Đức có một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ nền hoà bình, dân chủ ở châu Aâu cũng như toàn thế giới. Toà án Nuyrămbe Toà án Nuyrămbe đã kết án tổ chức Ghettapô, tổ chức cảnh sát bí mật S.S., cơ quan “an ninh” đều là những tổ chức tội phạm. Toà án đã xử tử treo cổ 12 tên tội phạm đầu sỏ, trong đó có Gơrinh, Ripbentơrốp vv Còn một tên tội phạm khác cũng đáng xử tử hình hoặc phải tù tội nặng nhưng Mĩ, Anh, Pháp chỉ kết tội nhẹ (như Hetxơ), hoặc tha bổng như (Phôn Papen), hoặc dung túng để cho một số khác chạy trốn ra nước ngoài. Chính sách phá hoại hiệp ước Pôtxđam của Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Đức Sau khi phát xít Đức đầu hàng, theo quy định của Hội nghị cấp cao Ianta và Hội nghị cấp cao Pôtxđam, bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp tạm thời chiếm đóng ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 64 - nước Đức, và toàn bộ chính quyền ở Đức tạm thời chịu sự quản lý bốn nước chiếm đóng. Ở Tây Đức, các nước Mĩ, Anh, Pháp không thực hiện những điều đã ký trước đây,đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng quân phiệt, phát xít, tìm mọi cách cho các thế lực này tồn tại và phục hồi dưới những hình thức che đậy khác. Những quyết định về việc Đức bồi thường chiến tranh không được thực hiện. Các nước Mĩ, Anh đã phá hoại công việc của ủy ban bồi thường Đồng minh. Những yêu cầu bồi thường chính đáng của Liên Xô và các nước khác bị ngăn trở. Nhưng Mĩ, Anh lại tịch thu 270 tấn vàng mà bọn Hítle đã mang Tây Đức, tịch thu tất cả vốn đầu tư của Đức ở nước ngoài (trừ các nước Đông Âu) trị giá 5 tỉ đô la, vv Tổng cộng, Mĩ và Anh đã tịch thu của Đức tất cả là 10 tỉ đô la. Để chuẩn bị cho việc chia cắt nước Đức, ngày 2-12-1946 tại Oasintơn, Mĩ và Anh đã ký kết hiệp định về việc thống nhất kinh tế và hành chính hai khu vực do Mĩ và Anh chiếm đóng. Hiệp nghị này còn quy định việc phát triển tiềm lực kinh tế của Tây Đức để làm cơ sở mở rộng sản xuất, phục vụ chiến tranh và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức sau này. Những chính sách và hành động của Mĩ, Anh, Pháp trong những năm 46 - 47 đã hoàn toàn trái ngược với những quyết định của Hội nghị cấp cao Pốtxđam làm cho tình hình nước Đức trở nên không ổn định và việc giải quyết vấn đề Đức càng trở nên khó khăn, phực tạp. 2. Đấu tranh trong việc ký kết hoà ước với các nước chiến bại (Italia, Phần Lan, Bungari, Hunggari và Rumani) Ngày 10 -2 - 1947, sau nhiều năm đấu tranh gay gắt qua nhiều lần hội nghị quốc tế, hoà ước với năm nước phát xít chiến bại – Italia, Bungari, Hunggari, Rumani và Phần Lan đã được ký kết tại Hoà hội Pari gồm đại diện của 21 nước tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít. Nội dung hoà ước: - Hoà ước với Italia: Biên giới Italia được quy định theo biên giới cu õ(tới ngày 1-1-1938) với những thay đổi chút ít có lợi cho Pháp như sau: đất đai đèo Tiểu Xanh Bécna, cao nguyên Mông Xơni, một phần Mông Tabo và Sabectông nay thuộc Pháp. Italia còn phải nhuợng Rôđơ và Đôđêcanen cho Hy Lạp. Về vùng Tơriet đang tranh chấp giữa Nam Tư và Italia thì mỗi bên giữ lấy một phần theo quy chế quốc tế gọi là “lãnh thổ tự do Tơriet”. - Italia phải công nhận độc lập của Anbani, Eâtiôpia, huỷ bỏ tất cả các đặc quyền có ở Trung Quốc, và mất tất cả quyền hành đối với các nước thuộc địa Bắc Phi. Italia phải bồi thường cho Liên Xô 100 triệu đôla trả trong 7 năm cũng như giao cho Liên Xô một phần vốn đầu tư của Italia ở Bungari, Hunggari và Rumani. Ngoài ra, Italia còn phải bồi thường 125 triệu đôla cho Nam Tư, 105 triệu cho Hy Lạp, 25 triệu đôla cho Êtiôpi và 5 triệu đôla cho Anbani. Italia phải cam kết hủy các công sự ở gần biên giới Pháp và Nam Tư, ở các đảo Polatơru Xácđênha và Făngtenbơri. Lực lượng quân đội Italia được quy định hạn chế như sau: lục quân 250.000 người, hải quân và không quân, mỗi quân chủng 2.500 người. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 65 - - Hoà ước với Phần Lan: biên giới giữa Liên Xô và Phần Lan được quy định theo con đường sẵn có từ trước ngày 1-1-1941, ngoài ra khu Petxamô được trao trả cho Liên Xô, thay vào bán đảo Hănggô mà Liên Xô thuê trước đây, Phần Lan cho Liên Xô thuê khu vực Poóccaluat với thời hạn 50 năm để xây dựng căn cứ quân sự. Phần Lan phải bồi thường cho Liên Xô 300 triệu đôla bằng thiết bị và hàng hóa. - Hoà ước với Bungari, Hunggari và Rumani: Biên giới giữ Hunggari, Áo và Nam Tư giữ nguyên như hồi tháng 1-1938. Biên giới giữa Hunggari và Tiệp Khắc, những quyết định của ủy ban trọng tài viên ngày 2-11-1938 đã bị hủy bỏ, miền Nam Xlôvakia lại trở về với Tiệp Khắc. Biên giới Hunggari – Liên Xô theo biên giới giữa Hunggari và Ucraina Tơranxinvaia cho Rumani và một phần đất đai không đáng kể ở khu vực gần biên giới Áo là Bratixlava cho Tiệp Khắc để mở rộng hai bến tầu của Tiệp Khắc ở khu vực này. Biên giới Rumani – Liên Xô được quy định theo hiệp nghị giữa hai nước kí kết ngày 18-6-1940 nghĩa là Liên Xô giao lại hai vùng Bétxarabia và Bắc Bucôvina. Về bồi thường chiến tranh, Bungari có nhiệm vụ trả 45 triệu đôla cho Hy Lạp và 25 triệu cho Nam Tư; Hunggari phải trả 200 triệu đôla cho Liên Xô, 100 triệu ch Tiệp Khắc và Nam Tư. Các khoản bồi thường sẽ trả trong vòng 8 năm bằng thiết bị và hàng hoá. Về chính trị, các nước Đồng minh tuyên bố đình tình trạng chiến tranh với các nước chiến bại và cam kết ủng hộ các nước này khi họ đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc hoặc tham gia các công ước do LHQ chủ trì. Các nước chiến bại sẽ cam kết thi hành mọi biện pháp đảm bảo quyền tự do dân chủ cho mọi người, giải tán các tổ chức phát xít có tính chất chính trị, quân sự hay phi quân sự, nộp các tên tội phạm chiến tranh để đưa ra xét xử. Ngoài ra hoà ước với mỗi nước chiến bại còn có những quy định cụ thể nhằm hạn chế các lực lượng vũ trang với số lượng đủ để phòng thủ đất nước. Như thế, trong những năm 1945 – 47, một trật tự thế giới đã thiết lập trên cơ sở những thoả thuận của ba cường quốc tại hội nghị Ianta mà thường được gọi là “trận tự hai cực Ianta”. Trong vòng thế kỷ XX, là người đã chứng kiến sự hình thành và sụp đổ của hai trật tự thế giới sau hai cuộc chiến tranh thế giới: “trật tự theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn” và “trật tự hai cực Ianta”. Điểm giống nhau của hai trật tự này là đều trải qua cuộc chiến tranh thế giới ác liệt, đãm máu và đều do các cường quốc thắng trận chủ yếu thiết lập nên để phục vụ cho lợi ích cao nhất của mình. Ở “trật tự hai cực Ianta” Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu cơ bản: + Bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô Viết. + Thu hồi lại những đất đai của Đế quốc Nga trước đây ( kể từ chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 đến chiến tranh chống ngoại xâm và nội phản 1918 – 1920. + Mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, Nhưng “trât tự hai cực Ianta” cũng có những điểm khác biệt sau đây: + Giữa “hai cực” Liên Xô và Mỹ có sự khác nhau hoàn toàn: “cực” Liên Xô luôn luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngược lại, “cực” Mỹ luôn ra sức cấu kết, giúp đỡ các thế lực phản động chống phá ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 66 - cách mạng thế giới với mưu đồ vươn lên vị trí “thống trị” thế giới - đây là điểm khác biệt cơ bản từ đó nhìn nhận, đánh giá về “trật tự hai cực Ianta”. - Về cơ cấu tổ chức, việc thanh toán chién tranh và duy trì hoà bình an ninh sau chiến tranh, việc ký kết hoà ước với các nước chiến bại , “Trật tự hai cực Ianta” thể hiện rõ sự tiến bộ hơn và tích cực hơn so với “hệ thống Vecxai – Oasinhtơn”: Liên Hợp Quốc so với Hội Quốc Liên; các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội rộng khắp so với những hoạt động hoàn toàn mang tính “đế quốc chủ nghĩa” của trật tự thế giới trước đây. - Trong “trật tự thế giới hai cực Ianta” đã diện ra một cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt và kéo dài tới gần bốn thập niên giữa hai “cục” Xô – Mĩ, làm cho cục diện thế giới luôn luôn phức tạp, căng thẳng. Cuộc đối đầu này đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa hai khối Đông – Tây và cuốn hút từng quốc gia, từng khu vực chụi ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu này. III. CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH 1. Chủ nghĩa “ Tơruman” và âm mưu của Mĩ Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ – Tơruman đã đọc diễn văn trước quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra “chủ nghĩa Tơruman”. Theo Tơruman thì các nước Đông Aâu vừa mới bị cộng sản chiếm và những đe doạ tương tự đang diễn ra trên nhiều nước khác ở châu Aâu. Vì vậy, Mĩ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do” phải “giúp đỡ” cho các dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mĩ Tơruman đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời của “chủ nghĩa Tơruman”, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mĩ và các nước phương Tây trong thời kỳ chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã tan vỡ và thay vào đó là cuộc “chiến tranh lạnh”. Để phát động “chiến tranh lạnh”, Mĩ tìm mọi cách lôi kéo các nước Đồng minh vào những tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự để qua đó khống chế, thao túng các nước này Ngày 5-6-1947, ngoại trưởng Mĩ – Macsan đọc diễn văn đưa ra “phương pháp phục hưng châu Âu”, Ngày 12-7-1947, các nước Anh, Pháp triệu tập ở Pari hội nghị 16 nước tư bản châu Aâu chấp nhận “viện trợ” của Mĩ, Tháng 4-1948, Quốc hội Mĩ thông qua “đạo luật viện trợ nước ngoài” . Để đối phó với “chủ nghĩa Tơruman” và “kế hoạch Macsan”, tháng 9-1947, tại Vacxava đã tiến hành hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản Liên Xô, Bungari, Hunggari, Rumani, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Pháp và Italia. Hội nghị đã thông qua bản tuyên bố, trong đó phân tích tình hình thế giới lúc này đã chia thành hai phe: “đế quốc” và “tư bản” ( do Mĩ đứng đầu) và phe chống đế quốc, chống tư bản (do Liên Xô đứng đầu). Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin của một số Đảng Cộng sản và công nhân gọi là Cục thông tin quốc tế (KOMINEFORM) ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 67 - Ngày 8-1-1949, Liên Xô và các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa: Hội đồng tương trợ kinh tế ( gọi tắt là SEV). 2. “Chính sách ngăn chặn” và việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên của Mĩ. Trong những năm 1947 – 1949, Mĩ thực hiện chính sách “ngăn chặn” (Containment policy) nhằm “ngăn chặn” sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản rồi tiến tới tiêu diệt nó. Chính sách “ngăn chặn” được đề ra dựa trên những kết luận của Kennan, một chuyên gia về Liên Xô của Mĩ, cho rằng sau chiến tranh Liên Xô đã bị suy yếu, kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh mẽ thì trong một thời gian từ 10 – 15 năm, Liên Xô sẽ tự tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản bành trướng trên thế giới. Sau khi đã thực hiện “chủ nghĩa Tơruman” và “kế hoạch Macsan”, Mĩ ra sức tiến hành âm mưu chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức, biến Tây Đức thành một tiền đồn “ngăn chặn” nguy cơ của chủ nghĩa xã hội đang “đe dọa” ở nhiều nước châu Âu. Tháng 5-1949, “vấn đề Béclin” đã được giải quyết do Liên Xô đồng ý hủy bỏ những hạn chế giữa Béclin và các khu vực miền Tây với điều kiện hội nghị ngoại trưởng phải họp để bàn việc giải quyết vấn đề Đức. Nhờ sự đấu tranh kiên quyết của Liên Xô, các nước phương Tây đã không lũng đoạn được kinh tế Đông Đức và cuộc xung đột quân sự ở châu Âu đã không diện ra. Tiếp theo ngày 8-4-1949, trong hội nghị ở Oasinhtơn, các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp đã thông qua văn bản “quy chế đóng quân” và nhiều văn bản quan trọng khác về vấn đề Đức. Nội dung các văn bản này là trao trả quyền quản trị đất nước Đức cho quốc gia Tây Đức sẽ thành lập. Như thế, các hiệp định của hội nghị Oasinhtơn đã đưa tới việc thành lập một quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức và một quy chế chiếm đóng mới ở Tây Đức trái ngược với tinh thần hội nghị Pôtxđam. Tháng 5-1949, Hội đồng nghị viện họp ở Bon đã thông qua dự thảo hiến pháp của nước Cộng hoà liên bang Đức (Tây Đức). Ngày 14-8-1949, ở các khu vực miền Tây đã tiến hành bầu cử quốc hội riêng rẽ. Như thế, ở Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia, cấu kết chặt chẽ với các nước Phương Tây trong mọi chính sách Ở châu Á, Mĩ cũng gấp rút thực hiện việc chia cắt Triều Tiên, coi đó là một bộ phận quan trọng của chính sách “ngăn chặn” nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và thiết lập nền thống trị của Mĩ ở khu vực này. Ngày 10-5-1948, Mĩ và các thế lực thân Mĩ đã tổ chức tuyển cử riêng rẽ bầu “các đại biểu quốc hội Nam Triều Tiên”, ngày 30-5-1948 quốc hội đã họp và bầu Lý Thừa Vãn làm Chủ tịch, ngày 12-7-1948, thông qua hiến pháp đưa Lý Thừa Vãn lên làm Tổng thống nước Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 68 - 3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và sự thất bại của “chính sách ngăn chặn” của Mĩ Mục tiêu và âm mưu chủ yếu của kế hoạch thống trị thế giới của Mĩ là tìm cách ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Với chính sách “ngăn chặn”, Mĩ định bao vây quân sự, kinh tế Liên Xô và các nước Đông Aâu, hy vọng rằng Liên Xô sẽ bị suy yếu, kiệt quệ rồi đi đến chỗ tự tiêu diệt và ở các nước Đông Aâu, giai cấp tư sản sẽ có điều kiện lên nắm chính quyền, thiết lập nền thống trị tư bản chủ nghĩa. Nhưng âm mưu và hy vọng của Mĩ đã hoàn toàn bị phá sản, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không những không bị ngăn chặn mà còn được hình thành từ châu Aâu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh mẽ. IV. CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG XÔ - MỸÂ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gồm 12 nước kí kết ở Oasinhtơn ngày 4-4-1949 (NATO -North Atlantic Treaty Organisation) . Sau “chủ nghĩa Tơruman” và “kế hoạch Macsan”, việc thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một bước tiến mới và cũng là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện những kế hoạch thống trị thế giới của Mĩ. Thực chất, khối NATO là một công cụ của chính sách bành trướng xâm lược của Mĩ. Năm 1954, sau khi chia cắt nước Đức và thành lập nước Cộng hoà liên bang Đức, Mĩ và các nước phương Tây đã kí hiệp ước Pari nhằm vũ trang lại Tây Đức và đưa Tây Đức vào khối quân sự NATO, biến Tây Đức thành “một lực lượng xung kích” chống lại Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, các nước Anbani, Bungari, Hunggari, Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani, Liên Xô và Tiệp Khắc đã tổ chức hội nghị ở Vácxava từ ngày 11 đến 14-5-1955. Các nước tham gia hội nghị đã quyết định kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Vácxava (14-5-1955) nhằm giữ gìn an ninh của các nước hội viên, duy trì hoà bình ở châu Âu và củng cố hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác vững bền giữa các nước hội viên. Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều ra sức chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hết sức hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình. Mĩ đã tiếp tục thành lập các khối quân sự, liên minh quân sự ở các khu vực khác nhằm hỗ trợ khối NATO và bao vây Liên Xô, các nuớc xã hội chủ nghĩa: hiệp định an ninh Mĩ – Nhật (9/1951), khối ANZUS (Mĩ – Ôxtrâylia – Nui Dilen, 9/1951), khối SEATO ở Đông Nam Á (9/1954), khối CENTO ở Trung Cận Đông (1959). Mĩ đã thiết lập trên 2000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mĩ đóng rải rác khắp mọi nơi (từ 1968 – 1969, Mĩ có 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số 3.477.000 quân thường trực của Mĩ, trong đó có 60 vạn quân ở Đông Dương, 32 vạn quân ở châu Âu, 28 vạn ở Nhật và một số đảo khác). Phía Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô – Trung. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 69 - Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước Xô – Mĩ đã lên tới đỉnh cao vào những năm 70. Ngoài ra, những cuộc xung đột quân sự ở các khu vực trong thời kỳ này như: chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950 – 1953); quốc hữu hoá kênh Xuyê và cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập của Anh, Pháp, Ixraen (1956); vịêc kí hiệp định an ninh Mĩ – Nhật (9/1951); thất bại của Mĩ trong âm mưu can thiệp và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Đông Dương (7/1954); sự cạnh tranh gay gắt giữa ác cường quốc ở khu vực Trung Cận Đông từ cuối thập niên 40 nhằm tranh chấp độc quyền thăm dò và khai thác dầu lửa; sự liên kết của các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi tại hội nghị Băng Đung (Inđônêxia, 4/1955) đều có liên quan đến sự đối đầu của hai cực Xô – Mĩ và lôi cuốn nhiều nước trên thế giới tham gia. V. HỌC THUYẾT NICHXƠN (1969 – 1975) 1. “Học thuyết Nichxơn” Năm 1969, Nichxơn lên làm Tổng thống Mĩ trong một hoàn cảnh khó khăn, đen tối chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ. Về mặt quốc tế, lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới đã căn bản khác trước; trong nội bộ phe đế quốc, lực lượng so sánh cũng thay đổi ngày càng bất lợi cho Mĩ. Mĩ liên tiếp thất bại nặng nề ở Việt Nam và nhiều nơi khác, làm cho lực lượng và địa vị của Mĩ bị suy giảm nghiêm trọng. Trước tình hình này, Nichxơn đề ra “học thuyết Nichxơn” nhằm điều chỉnh lại “chiến lược” để tiếp tục mưu đồ bá chủ thế giới và giữ vững vị trí, quyền lợi của Mĩ ở khắp mọi nơi. Nội dung của “học thuyết Nichxơn”: - Tăng cường sức mạnh của Mĩ để làm cơ sở cho chính sách “uy hiếp”, “ mua chuộc” hoặc gây chiến tranh, xâm lược các nước khác. - Buộc các đồng minh và chư hầu phải “chia sẻ trách nhiệm” với Mĩ, lập ra liên minh phản cách mạng từng khu vực để thay thế Mỹ chống lại phong trào cách mạng. - “Sẵn sàng thương lượng” nếu có lợi cho Mỹ và nhằm chia rẽ, khiêu khích các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng trên thế giới. Tuy nhiên, do thất bại trong chiến tranh Việt Nam mà cụ thể là Mỹ phải ký hiệp định Paris (1973) đã làm cho học thuyết Nich-xon bị phá sản hoàn toàn. 2. Cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ nhằm hạn chế vũ khí chiến lược Do chính sách chạy đua vũ trang của Mĩ và các đồng minh của Mĩ, nhân loại đang đứng trước một nguy cơ bùng nổ chiến tranh cực kì nguy hiểm, trong đó vũ khí hạt nhân đang trở thành một hiểm hoạ huỷ diệt loài người. Đến thời điểm này, không chỉ Mĩ, Liên Xô có vũ khí hạt nhân, mà còn một số nước khác cũng có vũ khí hạt nhân hoặc khi cần thiết có thể nhanh chóng sản xuất được vũ khí hạt nhân . Vì vậy, cuộc đấu tranh nhằm hạn chế, ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân, và loại trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến lược, đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn thể nhân loại. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 70 - Ngày 26-5-1972, Liên Xô và Mĩ kí “Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa” (gọi tắt là ABM), quy định mỗi bên - Liên Xô và Mĩ được xây dựng hai hệ thống ABM, một ở chung quanh thủ đô, một ở chung quanh căn cứ tên lửa chiến lược, và mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa. Ngày 3-7-1974, hai bên lại kí nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM mà thôi. Hiệp ước ABM có giá trị vô thời hạn. Cùng ngày, Liên Xô và Mĩ còn kí “Hiệp ước tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT – 1), với những nội dung: - Cấm xây dựng thêm những tên lửa vượt đại châu đặt trên đất liền (gọi tắt là IBM) sau ngày 1-7-1972. - Cấm thay thế những ICBM loại nhẹ, triển khai trước năm 1964 thành những ICBM loại nặng. - Duy trì mức vũ khí chiến lược của mỗi bên như sau: Liên Xô Mĩ -Tên lửa vượt đại châu trên đất 1408 – 1618 1000 – 1054 liền (ICBM) -Tầu ngầm hạt nhân 62 44 -Tên lửa vượt đại châu đặt trên tầu ngầm (SLBM) 950 710 Hiệp định SALT – 1 có giá trị hết ngày 3-10-1977, nhưng đến cuối tháng 9- 1977, hai bên tuyên bố tiếp tục thi hành các điều khoản của hiệp định. Từ năm 1973, giữa Liên Xô và Mĩ thương lượng chuẩn bị kí kết “ Hiệp định hạn chế vũ khí tiếc công chiến lược” (gọi tắt là SALT – 2). Qua nhiều lần thương lượng, hai bên đã kí kết những văn bản thoả thuận, như văn kiện “ những nguyên tắc cơ bản về việc hạn chế hơn nữa vũ khí tiến công chiến lược” (21-6-1973), “ thoả thuận Vơlađivôxtốc” (24-11-1974) Như thế với việc kí các hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược ABM, SALT – 1, từ giữa những năm 70 đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi thế giới, cũng như hình thành thế cân bằng vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ .Nhưng, sau khi nhận chức Tổng thống Mĩ, Rigân và các thế lực hiếu chiến tìm mọi cách phá vỡ thế cân bằng chiến lược, ra sức chạy đua vũ trang hạt nhân, gây tình trạng hết sức căng thẳng và nguy hiểm thông qua chương trình SDI. VI. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1995 1. Những cuộc xung đột khu vực . Vấn đề Campuchia: ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 71 - Ngay sau khi thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng (17 – 4 – 1975), tập đoàn lãnh đạo phái Khơme Đỏ Pôn Pốt Iêng Xari đã phản bội cách mạng đưa đất nước vào thời kì lịch sử “đen tối” chưa từng có. Khơ me đỏ đã xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc phải về lao động và sinh sống trong những trại tập trung ở nông thôn, cái mà chúng gọi là “công xã nông thôn”,tàn phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa, xoá bỏ tiền tệ, biến đất nước thành một xã hội “quái gở” chưa từng thấy trong lịch sử: biến những thành thị thành những “không gian chết”, xoá bỏ mọi quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, cấm học hành, cấm tín ngưỡng và tàn sát dã man hàng triệu dân Campuchia vô tội (trí thức, công nhân, tiểu thương, tiểu chủ và những người làm công tác văn hoá- nghệ thuật ) Về chính sách đối ngoại, chúng đã thi hành một chính sách phản động và hiếu chiến với mục đích chống phá cách mạng nước ngoài mà trung tâm là Việt Nam. Đối với Lào, tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari đã gây ra những vụ khiêu khích, những cuộc xung đột vũ trang ở biên giới Lào – Campuchia. Đối với Việt Nam, ở biên giới phía Tây Nam, từ cuối năm 1975 quân Pôn Pốt đã tiến hành nhiều vụ xâm lấn, Đến tháng 12 – 1977, tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari đã công khai phát động một cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam, Tháng 2 – 1978, sau khi đẩy lùi cuộc tấn công lấn chiếm của bọn Pôn Pốt ở biên giới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề nghị chấm dứt ngay chiến sự ở biên giới, rút lực lượng vũ trang của hai bên cách xa biên giới 5 km, tổ chức một hội nghị, kí một hiệp ước trên “cơ sở tôn trọng lãnh thổ của nhau trong biên giới hiện tại” và đạt một thoả thuận về một hình thức thích hợp của sự bảo đảm và giám sát quốc tế. Dưới sự thống trị của tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari, đất nước Campuchia đã rơi vào vực thẳm của sự khủng khiếp và khốn cùng. Nhà báo Pháp J.Delacouture gọi chế độ đó là “chế độ tự diệt chủng”, một chế độ mà tự bản thân nó là một tội ác, đã diệt chủng gần 3 triệu người đồng loại của mình. Sau 1975, mâu thuẫn giữa tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari và nhân dân Campuchia ngày càng gay gắt và sâu sắc. Nhân dân Campuchia đã nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng. Cuộc chiến đấu của nhân dân Campuchia, lúc đầu mang tính chất tự phát, lẻ tẻ và chưa có sự gắn bó, thống nhất với nhau trong cả nước. Ngày 3 – 12 – 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước ra đời, do Hiêng Xomrin làm Chủ tịch. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của cách mạng Campuchia. Tháng 12 – 1978, để chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước và để nhằm chuyển hoá mâu thuẫn (từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc sang mâu thuẫn ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 72 - dân tộc với Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc sôvanh cực đoan của bọn Pôn Pốt), quân Pôn Pốt đã mở cuộc tấn công quy mô lớn ở mặt trận biên giới Tây Nam, song chúng đã bị quân đội nhân dân Việt Nam giáng cho những thất bại nặng nề. Từ ngày 26 – 12 – 1978, đến 30 – 12, lực lượng cách mạng đã đập tan tuyến phòng thủ bên ngoài của bọn Pôn Pốt. Ngày 7 – 1 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, trung tâm quyền lực của Khơme Đỏ sụp đổ. Ngày 8 – 1 – 1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, do Hiêng Xomrin làm Chủ tịch, được thành lập. Ngày 18 – 2 – 1979, để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng mới thành lập, chính phủ Hiêng Xomrin đã kí kết với Việt Nam một hiệp ước yêu cầu quân đội Việt Nam đóng trên đất Campuchia để bảo vệ thành qủa cách mạng Campuchia. Sau thắng lợi ngày 7/1/1979 của cách mạng Campuchia và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời, tất cả các thế lực chống đối đã nêu lên “vấn đề Campuchia”. Dưới sự thao túng của một số cường quốc, trong tháng 1/1979, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua hai nghị quyết về vấn đề Campuchia tại phiên họp thứ 2108. Nghị quyết thứ 1: Tiếp tục công nhận bọn Pôn Pốt là đại diện hợp pháp của Campuchia. Nghị quyết thứ 2: Đòi quân đội Việt Nam rút ngay khỏi Campuchia. Từ năm 1982, Việt Nam bắt đầu rút quân về nước và đến mùa khô 1984 – 1985, Việt Nam đã tiến hành 4 đợt rút quân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, loại bỏ được một nhân tố mà các lực lượng đối đầu đã lợi dụng gây nên “vấn đề Campuchia” và chứng minh rõ thiện chí của Việt Nam. Đến năm 1989 Việt Nam rút hết lực lượng quân đội đóng trên đất Campuchia. 2. Quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông a. Cuộc chiến tranh Ixraen với các nước Arập. Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Ixraen và các nước Ả Rập có nhiều nguồn gốc lịch sử sâu xa, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tranh giành và đối đầu giữa hai cường quốc Xô – Mĩ ở khu vực chiến lược quan trong này. Ở Trung Đông, cả hai cường quốc đều không can thiệp trực tiếp, nhưng họ đã ủng hộ hai nhóm đối lập nhau, gây nên những cuộc chiến tranh lớn và những cuộc xung đột quân sự kéo dài qua hơn 4 thập niên. Mĩ ra sức ủng hộ hai nhóm đối lập nhau, gây nên những cuộc chiến tranh lớn và những cuộc xung đột quân sự kéo dài qua hơn 4 thập niên. Mĩ ra sức ủng hộ tiền của, vũ khí và về chính trị cho phía Ixraen. Liên Xô lại tích cực ủng hộ Ai Cập về quân sự và kinh tế ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 73 - (Liên Xô kí với Ai Cập hiệp ước hữu nghị 29 – 5 – 1971), nhận huấn luyện và trang bị những vũ khí hiện đại cho quân đội Ai Cập. Liên đội Liên Xô được phép sử dụng các cảng Lattaquich, Tartous của Xiri. Liên Xô đã công nhận PLO là người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân Arập – Palextin và ra sức ủng hộ về mọi mặt cho cuộc đấu tranh về quân sự cũng như chính trị của PLO. Trong cuộc chiến tranh Ixraen – Ả Rập lần thứ tư (diễn ra từ 6 – 10 – 1973 đến 24 – 10 – 1973), ngày 22 – 10 – 1973, vì thấy không còn biện pháp nào khác để cứu Ai Cập (Quân đoàn 3 Ai Cập bị bao vây và sắp bị tiêu diệt), phía Liên Xô cho biết họ sẽ can thiệp trực tiếp. Mĩ lên tiếng phản đối. Sau khi phát hiện được sự di chuyển của lực lượng hải quân và không quân Liên Xô, phía Mĩ đã họp Hội đồng an ninh quốc gia và tuyên bố “báo động” các lực lượng quân sự Mĩ. Nhưng, ngày 24 – 10 –1973, hai bên đã chấp nhận ngừng bắn, do đó cuộc đối đầu giữa hai cường quốc Xô – Mĩ đã vượt qua cơn thử thách đáng lo ngại. Sau khi Tổng thống Ai Cập Nátxe (Nasser) qua đời, ngày 28 – 9 – 1970, phó tổng thống Sađat (Anouar el Sadat) nhận chức Tổng thống Ai Cập. Ông Sađat đã thấy đổi thái độ với Liên Xô, tỏ ra thân thiện với Mĩ và muốn tìm một giải pháp thương lượng với Ixraen. Tháng 7 – 1972, Sadat đã trục xuất 20.000 chuyên gia và nhân viên quân sự Liên Xô đang huấn luyện cho quân đội Ai Cập sử dụng các cũ khí hiện đại (Mig 23, tên lửa SAM 3,4,6). Với sự giúp đỡ của Tổng thống Mĩ Catơ (Carter), cuộc gặp mặt ở trại Đavit (Mĩ) tháng 4 –1978 giữa Tổng thống Sađat và Thủ tướng Ixraen – Begin để thương lượng, tiến tới kí một hoà ước riêng rẽ. Hiệp ước hoà bình Ixraen – Ai Cập được kí kết ở Oasinhtơn ngày 26 – 3 – 1979. Trong khi các hiệp định năm 1949, 1956, 1967, 1973 chỉ đơn thuần là nhưng kí kết ngừng bắn, việc kí kết hoà ước kèm theo trao đổi đại sứ là một bước ngoặt. Hầu hết các nước Arập, từ “ôn hoà” đến “cứng rắn”, đều quay lại chống Sađat. Bản thân ông ta phải gánh chịu hậu quả. Ngày 6 – 10 – 1981, ông đã bị ám sát bởi lực lượng chống đối. Tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, tựa như “thùng thuốc nổ có nhiều ngòi nổ chậm”, là do sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ dần tới. Đã có nhiều kế hoạch nhằm giải quyết tình hình Trung Cận Đông được đưa ra như “kế hoạch Vơnidơ” của “Khối thị trường chung châu Âu” (EEC) năm 1980, “kế hoạch Rigân” của Mĩ năm 1982, “kế hoạch Brêgiơnhep” của Liên Xô năm 1982 nhưng đều bị “bên này” hay “bên kia” bác bỏ, vẫn bế tắc không giải quyết được. b. Thảm kịch ở Libăng. Libăng là một nước nhỏ, diện tích 10.452 km2, dân số gần 4 triệu người, trong đó có người theo Cơ đốc giáo (chủ yếu là tín đồ dòng Maron theo Rôma, và chính giáo Hi Lạp) và người Hồi giáo (ở phía bắc là người theo phái Sunnít, ở phí nam là phái Shiit). Sự xâm nhập ồ ạt của những người di cư Palextin có vũ trang theo PLO, việc thành lập ở phía nam các trại có trang bị vũ khí mạnh trong những năm 79, đã ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 74 - dẫn đến việc thành lập một “quốc gia trong lòng quốc gia”, có lực lượng quân sự mạnh mẽ hơn nhiều so với quân đội nhỏ bé của Libăng. Cuộc chiến tranh ở Libăng đã diễn ra kéo dài các giai đoạn sau đây: - Giai đoạn Cơ đốc giáo – Palextin. Ngày 13 – 4 – 1975, khi một xe bọc thép chở đầy người Palextin có vũ trang đi ngang qua khu vực của người Cơ đốc giáo thuộc “tổ chức vũ trang Phalăng”, chiếc xe đã bị tấn công và hai bên đều có nhiều người thương vong. Từ đó mở màn giai đoạn đầu cuộc chiến tranh, mà người ta gọi là “chiến tranh Cơ đốc giáo – Palextin” kéo dài đến tháng 11 – 1976. Những người Phalăng đã phát động cuộc đấu tranh chống người Palextin bằng một loạt trận đánh, lan cả đến trung tâm thủ đô Bâyrút, và cả hai bên tàn sát lẫn nhau đẫm máu. - Giai đoạn Xiri – Cơ đốc giáo (1978 – 1981). Năm 1977, quân đội Xiri với danh nghĩa là “lực lượng răn đe của A rập” tiến vào Libăng nhằm đam bảo một nền hoà bình cho nước này, lực lượng vũ trang Phalăng đã chống lại quân đội Xiri. Vì thế, từ 1978, Xiri đã triển khai cuộc chiến tranh mạnh mẽ ở Libăng. Máy bay của Xiri đã liên tiếp tiến hành những vụ ném bom xuống các thành phố làng xã. Trong khi đó, quân đội Ixraen liên tục đột kích vào Nam Libăng, nhất là năm 1981. Trên cơ sở đó, ở Libăng lại diễn ra mọt cuộc nội chiến: người phái Shiit chống người Palextin ở Bâyrút thuộc phía nam; người Palextin chống người Xiri; người Hồi giáo chống lại người Cơ đốc giáo - Giai đoạn Ixraen tiến công xâm lược Sau trận ném bom khủng khiếp ngày 4-6-1982, quân đội Ixraen với những phương tiện mạnh hơn nhiều so với những lần đột kích trước, đã chiếm miền Nam Libăng ngày 6- 6. Quân Ixraen được sự đón tiếp nồng hậu không những của người Cơ đốc giáo mà cả những phần tử Hồi giáo thù địch với người Palextin, như người giáo phái Shiit. Quân đội Ixraen bao vây các khu vực Hồi giáo ở Tây Bâyrút, nhưng họ đã bị sa lây. Lực lượng Ixraen và lưc lượng Cơ đốc giáo muốn trục xuất những người Palextin, trại tị nạn của họ và nhất là lực lượng vũ trang của họ ra khỏi đất nước Libăng. Lực lượng Thiên chúa giáo liên kết với quân đội Ixraen đã tàn sát hơn một nghìn người tại các trại tị nạn người Palextin ở Saha Chatila. Trong hoàn cảnh bị thiệt hại nặng nề và cưỡng bức như thế, Chủ tịch PLO Y.Araphát (Y.Arafat) cùng với những người trung thành của mình đã di chuyên sang nước Tuynidi để xây dựng căn cứ địa mới (nhờ những tàu chiến của Pháp để đến Tuynidi). - Giai đoạn các phe phái hỗn chiến. Từ năm 1983, mọi hi vọng hoà bình đều tiêu tan. Đối với Libăng, điều lí tưởng nhất là hai kẻ xâm lươc ngoại bang đều rút quân. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 75 - Ixraen muốn bảo đảm đường biên giới phía nam của mình với những người Thiên chúa giáo. Hiệp ước Ixraen – Libăng được kí kết ngày 17 – 5 – 1983, nhưng không được phê chuẩn. Xiri chống lại hiệp ước đó bằng cách sử dụng mọi biện pháp, kể cả việc cho các phần tử PLO trở lại Libăng phát triển sự tranh chấp giữa Ixraen với người Shiit ở phía nam. Chính phủ Libăng lúc này chỉ còn cai trị một vùng lãnh thổ rộng 1000 km2 trong tổng số gần 10.000 km2 của Libăng. Ở phía nam Bâyrút, quân đội của chính phủ Libăng đã chia thành nhiều phe nhóm hỗn chiến với nhau. Ngoài ra lực lượng của các giáo phái khác nhau cũng liên tiếp đánh nhau làm thiệt hại của cải và tàn sát hàng trăm nghìn người (lực lượng Thiên Chúa giáo, lực lượng Hồi giáo Sunnít, lực lượng Shiit cực đoan, lực lượng Thiên Chúa giáo cực tả, lực lượng Hedơbôla, tổng cộng 18 nhóm). Thảm kịch ở Libăng tiếp diễn đến cuỗi năm 1989 mới tạm thời ổn định trở lại. Nhưng ở miền Nam Libăng, quân đội Ixraen vẫn chiếm đóng và luôn luôn gây ra những cuộc tấn công quân sự chống lại các lực lượng chống đối mình. c. Cách mạng Hồi giáo Iran và sự thất bại của Mĩ Sau khi làm cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ dân tộc dân chủ Mốtxađéc năm 1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, vua Palêvi đã thực hiện cái gọi là cuộc “Cách mạng trắng”, mà thực chất là nhằm tư bản hoá chế độ phong kiến và mở đường cho đế quốc Mĩ xâm nhập, biến Iran thành một nước phụ thuộc, một “bàn đạp” của Mĩ ở vùng chiến lược Trung Cận Đông. Ngoài việc để cho tư bản Mĩ đầu tư, thao túng nền kinh tế Iran, Palêvi còn kí hiệp ước quân sự “tay ba” với Mĩ và Thổ Nhĩ Kĩ, tham gia khối quân sự CENTO và cho Mĩ xây dựng hàng chục căn cứ quân sự hiện đại trên lãnh thổ Iran. Cuộc “cách mạng trắng” đã làm mất đi chủ quyền dân tộc, chà đạp lên nền văn hoá dân tộc lâu đời và làm đảo lộn những đảo lộn những phong tục tập quán, trật tự xã hội vốn bị ràng buộc chặt chẽ bởi luật lệ Hồi giáo truyền thống. Khi tiến hành “cách mạng trắng”, Palêvi đã xâm phạm nghiêm trọng đến những địa vị ưu đãi từ lâu đời về kinh tế, chính trị của tăng lữ Hồi giáo, do đó từ năm 1963, một phong trào đấu tranh chống lại chế độ Palêvi và cuộc “cách mạng trắng” của giới tăng lữ Hồi giáo, do giáo chủ Khômêni đứng đầu, đã bùng nổ và nhanh chóng được đông đảo quần chúng tích cực tham gia. Palêvi đã thẳng tay đàn áp phong trào này, nhiều tăng lữ cao cấp bị giết hại, giáo chủ Khômêni buộc phải lưu vong ra nước ngoài. Cũng từ đây, ở Iran đã hình thành một mặt trận với cương lĩnh “lật đổ chế độ quân chủ Palêvi và ách nô dịch của Mĩ, thành lập nước cộng hoà Hồi giáo, huỷ bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài, đóng cửa các căn cứ quân sự Mĩ và rút Iran ra khỏi khối CENTO”. Mở đầu, ngày 7-1-1978, hơn 10 nghìn sinh viên thành phố Côm đã biểu tình. Sau đó là những cuộc biểu tình và bãi công liên tiếp. Ngày 16-1-1979, vua Palêvi phải lặng lẽ chạy trốn ra nước ngoài và chính phủ Bactia buộc phải tuyên bố từ chức ngày 11-2. Sáng ngày 12-2-1979, Hội đồng cách ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 76 - mạng, do giáo chủ Khômêni đứng đầu, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Hồi giáo Iran. Sau khi cách mạng thắng lợi, Iran đã đuổi về nước hớn 40 ngàn cố vấn quân sự Mĩ, đóng cửa các căn cứ quân sự, huỷ bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng, rút ra khỏi khối CENTO và quốc hữu hoá 70% xí nghiệp công nghiệp tư bản trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong tháng 1-1980, sinh viên Iran đã xông vào đại sứ quán Mĩ, bắt giữ nhân viên sứ quán Mĩ làm con tin mà Tổng thống Catơ (Carter) không thể làm được gì, ngoài cuộc đột kích bằng máy bay (tháng 40-1980) nhưng đã bị thất bại hoàn toàn. d. Chiến tranh Iran – Irắc (1980 – 1988) Trong khi cuộc chiến tranh Libăng đang tiếp diễn, một cuộc chiến tranh khác đẫm máu đã nổ ra giữa Iran và Irắc. Ngày 22-9-1980, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bass do Xatđam Hútxêin (Sađđam Hussein) đứng đầu, Irắ đã quyết định tấn công Iran để thu hồi lại các đất đai tranh chấp ở Khudéxtan (Khouzestan) mà Irắc đã nhượng cho Iran tháng 3-1975. Mặt khác, người Shiit ở Irắc rất đông (52% dân số), chính phủ Irắc lo sợ họ có thể bị lôi kéo đi theo “cách mạng Hồi giáo Iran”; Iran cũng thường xuyên giúp người Cuốc (Kurd) ở Irắc. Sau 3 tháng chiến tranh, Irắc chiếm một dải đất dài 600 km, rộng 20 km, với 3 thành phố trong đó có cảng Khơrama (Khorramshar). Quân đội Iran đã tấn công mãnh liệt lại phía Irắc. Từ tháng 1 đến tháng 9- 1981, đây là cuộc chiến tranh giành giật vị trí, đất đai. Vào tháng 9, người Iran phản công và giải phong được thành phố dầu lửa Abadan đang bị bao vây, lấy lại Khơramasa (5-1982) và thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ bị mất. Từ tháng 7-1982, Iran tiến hành nhiều cuộc tấn công rộng lớn nhằm chọc thủng phòng tuyến của Irắc. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt, nhưng chỉ đạt được những thắng lợi nhỏ để rồi bị bế tắc ở vùng đầm lầy Hônâyda (Honeiza) gần Basôra (Bassorah). Từ tháng 2-1984, diễn ra cuộc chiến tranh trên không, mở đâu bằng việc Irắc tấn công vào các tầu chở dầu xuất phát từ các cảng Iran và đang đi trên vịnh Pécxich (Persique). Đầu năm 1985, cả hai bên đã ném bom các thành phố của nhau, đánh cả vào dân thường. Chính phủ Iran đã lên án Irắc dùng cả bom hoá học trong khi oach tạc lãnh thổ Iran. Trước những chuyển biến mới của tình hình thế giới và cuộc chiến tranh kéo đài đã tàn phá đất nước, làm hao người tốn của, Iran và Irắc đã tiến hành những cuộc đàm phán bí mật nhằm đạt tới ngừng bắn. Ngày 20-8-1988, hai bên đã ngừng bắn và ngày 26-8, các cuộc thương lượng chính thức để giải quyết các vấn đề của chiến tranh đã được tiến hành. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 77 - 3. Quan hệ Xô- Mĩ . Đến đầu thập niên 70, cuộc đối đầu Xô – Mĩ đã mở rộng ra nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới, biểu hiện qua những cuộc xung đột vũ trang mang tính khu vực mà Liên Xô và Mĩ đều làm hậu thuẫn cho mỗi một phe phái trong cuộc xung đột này. Tuy thế, giữa Mĩ và Liên Xô vẫn tiếp tục có những cuộc thương lượng về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược và về một số vấn đề khác nữa. Sau khi kí hiệp định SALT – 1 (3 – 7 – 1974), giữa Liên Xô và Mĩ lại thương lượng để chuẩn bị kí kết “Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” (gọi tắt là SALT - 2). Qua nhiều lần thương lượng và kí kết văn bản thoả thuận, ngày 18 – 6 – 1979, Liên Xô và Mĩ đã kí kết Hiệp định SALT-2. Nội dung “Hiệp định SALT-2” quy định giới hạn tổng số các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi bên (bệ phóng tên lửa ICBM, SLBM, máy bay ném bóm chiến lược mang tên lửa đạn đạo “không đối đất” gọi tắt là ASBM, có tầm bắn lớn hơn 600 km), lúc đầu là 24 00, sau sẽ giảm xuống còn 2250 vào cuối năm 1981; quy định giới hạn ngang nhau của tổng số tên lửa có cánh, tầm bắn hơn 600 km là 1320; cấm thử và triển khai những loại ICBM mới với một ngoại lệ cho mỗi phía (tức mỗi bên được triển khai một loại mới); quy định khống chế số đầu đạn của tên lửa đối với các ICBM thông thường ủch. a. Quan hệ Xô – Mĩ trong thập niên 80 Âm mưu phá thế cân bằng về chiến lược quân sự của Rônan Rigân. Sau khi Nichxơn bị đổ, phó tổng thống Mĩ – Giêrôn Pho (Gerald Ford) lên làm Tổng thống. Tháng 11-1976, trong cuộc bầu cử Tổng thống, Gimmi Catơ (Jimmy Cater) người của Đảng Dân chủ đã trúng cử. Nhưng chính sách đối ngoại của G.Pho và G.Cáctơ về căn bản vẫn chỉ là sự chuyển tiếp chính sách đối ngoại của Nichxơn. Trong cuộc bầu cử tháng 11-1980, Rônan Rigân (Ronald Reagan), đã trúng cử Tổng thống. Rigân lên cầm quyền trong bối cảnh Mĩ liên tiếp gặp phải những thất bại nặng nề ở Việt Nam, Iran . Và địa vị của Mĩ bị giảm sút mạnh mẽ ở nhiều khu vực trên thế giới. Trước việc Liên Xô đưa quân vào Appanixtan, Liên Xô hẫu thuẫn cho Ba Lan tuyên bố “tình trạng chiến tranh” nhằm trấn áp các thế lực đối lập ở Ba Lan (từ ngày 13-12-1981, Ba Lan được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội, công an và những lực lượng chống đối bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm), Rigân tỏ ra phản ứng rất quyết liệt và thực hiện những cuộc phản kích mạnh mẽ. Trước hết, Rigân thực hiện việc chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự. Từ năm 1980-1986, ngân sách quân sự tăng 50%, sau đó đã giảm xuống một ít. Năm 1982, ngân sách quân sự chiếm 7,4% của tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Tháng 11-1983, Rigân đã hạ lệnh đưa các tên lửa tầm trung “Pershinh” và “Cruise” đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và các nước châu Âu khác. Ngày 23-3-1983, Rigân lại đề ra một kế hoạch mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỉ ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 78 - đôla trong 5 năm. Để đối phó lại, Liên Xô cũng tăng cường chạy đua vũ trang mà tốn phí lên đến 25% tổng sản phẩm quốc dân Liên Xô. Liên Xô cũng triển khai các tên lửa tầm trung SS4 và đặc biệt là SS20 ở các nước Đông Âu và ở lãnh thổ châu Á của Liên Xô. Ngoài ra, Mỹ đã tiến công Grênađa năm 1983, Libi năm 1986 và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan. Với khu vực Trung Cận Đông, Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ vững vị trí của mình ở vùng chiến lược quan trong này. b. Xô – Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. Từ nửa sau những năm 80, đặc biệt từ khi Goocbachôp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Mĩ đã thực sự chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”. Để giải quyết các vấn đề tranh chấp, Liên Xô và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Rigân và Goocbachôp, giữa Busơ và Goocbachôp; qua đó nhiều văn kiện về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hoá và khoa học – kĩ thuật được kí kết, nhưng quan trọng nhất là việc kí kết Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu năm 1987 (gọi tắt là INF, chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước). Cũng từ năm 1987, hai nước Mĩ và Liên Xô đã thoả thuận cũng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang, từng bước chấm dứt cục diện “chiến tranh lạnh”, cùng hợp tác với nhau giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachôp trên đảo Manta, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này. Nguyên nhân chấm dứt “Chiến tranh lạnh” : Thứ nhất, trải qua hơn 40 năm, với gánh nặng “chạy đua vũ trang”, và “bao” về chi tiêu quân sự hầu khắp thế giới (thời gian này hai nước Xô – Mĩ phải gánh chịu tự 50 đến 55% chi tiêu quân sự của toàn thế giới), bản thân hai nước này bị suy giảm “thế mạnh” của họ về nhiều mặt so với các cường quốc khác. Thứ hai, Mĩ và Liên Xô đều đứng trước những khó khăn và thách thức hết sức to lớn: hai nước Đức và Nhật Bản – hai nước phát xít chiến bại này vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ nguy hiểm đối với Mĩ và Liên Xô; các nước trong “Khối thị trường chung châu Âu (EEC)” trở nên rất mạnh; cuộc “Chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu mà cả thế giới đang ra sức chạy đua; cuộc cách mạng công nghệ và kĩ thuật đang diễn ra sôi nổi.v v Do vậy, muốn vươn lên kịp các nước khác, cả hai nước cần phải thoát khỏi thế “đối đầu” với nhau và có cục diện ổn định. Thứ ba, kinh tế của Mĩ và Liên Xô đều giảm sút so với Nhật Bản và Tây Âu (đặc biệt, Liên Xô lúc này đã lâm vào vào khủng hoảng trầm trọng). ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 79 - Điều quan trọng là mới quan hệ giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới trong đường lối đối ngoại. Trong “thời kì chiến tranh lạnh”, mặc dù là 5 nước lớn nhưng vẫn chỉ là thế “hai cực” Xô – Mĩ đối đầu nhau: Anh, Pháp phụ thuộc vào Mĩ, còn Trung Quốc thì có lúc liên minh với Liên Xô chống Mĩ (những năm 60), rồi liên minh với Mĩ chống Liên Xô (từ sau thông cáo Thượng Hải năm 1972). Sau hơn 20 năm đối đầu, năm 1989 quan hệ Xô – Trung đã được bình thường hoá trở lại. Mối quan hệ giữa 5 nước lớn đã chuyển từ “hai cực” đối đầu với nhau sang “đối thoại”, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hoà bình, trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột quốc tế . c. Quan hệ hai nước Xô – Mĩ từ sau “Chiến tranh lạnh” (1989 –1991). Từ sau năm 1989, Liên Xô và Mĩ đã thực sự từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại”, hợp tác với nhau để giải quyết nhứng tranh chấp quốc tế và những vũ xung đột quân sự mang tính đối địch giữa “hai cực” trước đây ở các khu vực trên thế giới. Liên Xô và Mĩ đã đi đến thoả thuận giải quyết cuộc xung đột quân sự ở Apganixtan bằng việc quân đội Liên Xô rút ra khỏi Apganixtan. giải quyết vấn đề Campuchia thương lượng và kí kết hiệp đinh Pari về Campuchia năm 1991 Giải quyết vấn đề Namibia ở Tây Nam Phi quân đội Nam Phi và quân tình nguyện Cuba rút ra khỏi Namibia, Namibia tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội rồi tiến tới tuyên bố độc lập . Ngày 31-7-1991, Liên Xô kí với Mĩ một hiệp ước nhằm hạn chế và giảm bớt vũ khí tiến công chiến lược (START), theo đó, 1/3 kho vũ khí hạt nhân của hai nước sẽ được thủ tiêu trong vòng 7 năm tới. 4. Sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta” Trong những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu, làm mất đi khu vực “phạm vi ảnh hưởng” của Liên Xô ở châu Âu. Ngày 19-8-1991, ở Liên Xô đã diễn ra đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Goocbachôp. Cuộc đảo chính bị thất bại ngày 21-8 đã đưa đến những hậu quả cực kì nghiêm trọng đối với đất nước Xô viết: Goocbachôp giải tán chính quyền Xô viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang, 11 nước cộng hoà tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Xô viết. Ngày 21-12-1991, 11 nước Cộng hoà trong Liên bang Xô viết cũ đã kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (tiếng Nga viết tắt là SNG). Sự ra đời của SNG buộc Tổng thống Liên Xô Goobachôp phải từ chức ngày 25-12-1991. Sự kiện này dẫn đén một “cực” – “cực Liên Xô” – đã bị sụp đổ. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 80 - Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Liên Xô dẫn đến việc khối quân sự Vacxava tự tuyên bố giải thể từ ngày 1-7-1991 và Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) ngừng hoạt động ngày 28-6-1991. “Trật tự hai cực Ianta” sau những biến động lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1989-1991 thực sự bị phá vỡ, thể hiện trên các mặt: + “Hai cực”, tức hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn từ góc độ một nhà nước, Mĩ tuy vẫn giữ đựơc vị trí đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế va sức mạnh quân sự. + Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất hết, còn Mĩ thì bị thu hẹp rất nhiều ở khắp mọi nơi. + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là hai nước chiến thắng chủ yếu và thu đựơc những quyền lợi lớn nhất trong “trật tự hai cực Ianta”. 5. Một trật tự thế giới mới đang hình thành Sau khi “trật tự hai cực” bị phá vỡ, Mĩ ra sức vươn lên “thế một cực” trong trật tự thế giới mới, còn các cường quốc khác cố gắng duy trì “thế đa cực”, trong đó Đức và Nhật Bản đang đòi hỏi trở thành “hai cực nữa” trong trật tự “đa cực” này. Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần đựơc hình thành. Trật từ thế giới mới được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: + Sự phát triển vè thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc . + Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới . + Sự vươn lên của các nước Á – Phi – Mĩ latinh sau khi giành được độc lập. + Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới v.v + Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật . Xu thế chung hiện nay là: - Xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền, cùng tồn tại hoà bình, trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. - Năm nước lớn: Nga, Mĩ, Trung Quốc, Anh, Pháp tiến hành thương lượng, thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới. - Vai trò của Liên Hợp Quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh trên thế giới . ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 81 - - Tất cả mọi quốc gia đều đang điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới, nhằm củng cố vị trí của mình hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng. - Xu thế “liên kết khu vực” đi đôi với xu thế “toàn cầu hoá” phát triển nhanh, như Liên minh châu Âu (EU), khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Hiệp hội ASEAN, Liên minh kinh tế Trung Mĩ (khối MERCOSUR), Hiệp hội tự do thương mại Mĩ latinh (LAFTA), Hiệp hội hải quan Trung Phi (CACU), Cộng đồng Đông Phi (EAC), Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOAC), Hiệp hội hợp tác khu vực các nước Nam Á (SAARC), vv v. - Một thời kì mới trong quan hệ quốc tế đã bắt đầu, trong đó tất cả cacù quốc gia, dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại mới. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 82 - CHƯƠNG V CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ. Kỹ thuật càng tiến bộ thì sản xuất càng phát triển và sinh hoạt của con người càng được nâng cao. Cũng do đó, từ yêu cầu của cuộc sống, cụ thể là từ yêu cầu của kĩ thuật và của sản xuất, con người buộc phải không ngừng mở rộng hiểu biết của mình về thiên nhiên để thích ứng với thiên nhiên và vận dụng những quy luật của thiên nhiên vào cuộc sống. Đó là nguồn gốc và động lực để con người tìm ra lửa, sáng chế ra công cụ bằng đá rồi bằng kim loại và đến thế kỉ XVIII phát minh ra động cơ hơi nước, mở đầu cho cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX. Trên cơ sở động cơ hơi nước, cuộc cách mạng lần thứ nhất đã cho phép loài người chuyển từ công trường thủ công sang nhà máy công xưởng, từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc. Những thành tựu này dẫn tới bước ngoặt về sự phát triển về lực lượng sản xuất chưa từng thấy trong lịch sử. Trước hết, việc không ngừng cải tiến công cụ sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong thực tiễn cuộc sống của con người. Bởi vì sức lực và khả năng lao động của con ngườ có hạn; con người không thể đáp ứng và điều khiển trực tiếp được những công cụ lao động nặng nề, những quy trình công nghệ phức tạp trong đó đòi hỏi cao về thể lực, độ chính xác Do đó, con người buộc phải tìm tòi, phát minh ra những công cụ lao động mới có thể khắc phục được những khiếm khuyết của mình. Thứ 2, do những đòi hỏi của cuộc sống con người ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh dân số ngày càng tăng mà nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn, thì việc tìm tòi, sáng chế ra những công cụ lao động mới, có kĩ thuật năng suất cao, những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới để thay thế được đặt ra một cách bức thiết, đòi hỏi cách mạng khoa học kĩ thuật phải giải quyết. Thứ 3, những thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX cũng tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỉ thuật hiện đại. Thứ 4, cuộc sống của con người trên trái đất gắn bó chặt chẽ với những hiện tượng thiên nhiên, như bão, gió, lũ lụt để lợi dụng những thuận lợi, khắc phục hạn chế những tác hại của thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất, con người buộc phải ngiên cứu tìm hiểu những khoảng không vũ trụ, những hành tinh khác và những hiện tượng của thiên nhiên. Thứ 5, để phục vụ cho chiến tranh thế giới II, các bên tham chiến buộc phải nghĩ tới việc giải quyết tính cơ động của bộ đội, các phương tiện thông tin liên lạc và chỉ huy, sản xuất ra những vũ khí có tính năng tàn phá và sát thương lớn Cũng vì thế, cả hai phía tham chiến phải đi sâu nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay được mở đầu bằng những phát minh ra đa, hoả tiễn, bom nguyên tử .vào nửa đầu những năm 40 nhằm phục vụ cho chiến tranh. Cuối cùng từ năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ ngiêm trọng nổ ra, nhưng thực ra đó là mở đầu của 1 cuộc khủng hoảng chung đối với cả thế giới trên nhiều ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 83 - mặt chính trị, kinh tế, tài chính, Từ khủng hoảng, một loạt vấn đề bức thiết được đặt ra, mà trước hết là các nước phải quan tâm và đi sâu hơn nữa vào cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, ưu tiên kĩ thuật công nghệ. Cuộc cách mạng này phải đi từ chiều rộng sang chiều sâu. Có như thế các quốc gia mới thoát khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh như vậy, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật càng được đẩy mạnh, và cách mạng công nghiệp được nâng lên hàng đầu, mở đầu giai đoạn 2 của cách mạng hiện đại này. II. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT Khác với cách mạng công nghiệp với nội dung chủ yếu là cơ khí hoá, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay có nội dung phong phú hơn và phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Nó diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản gồm toán học, vật lí học, hoá học, sinh học. Khoa học cơ bản đã tạo cơ sở lí thuyết cho các khoa học khác, và là nền móng của tri thức. Ngoài khoa học cơ bản ra, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới, như khoa học vũ trụ và khoa học du hành vũ trụ, những ngành mới về nguyên tắc của khoa học tự nhiên gắn liền với kĩ thuật mới, như điều khiển học Khác với cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai được gọi là cách mạng khoa học – kĩ thuật bởi mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Do đó, một đặc điểm lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật thế kỉ XX là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất hàng ngày. Khoa học thật sự thâm nhập vào sản xuất và trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Sản xuất càng phức tạp, càng hiện đại thì càng đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu khoa học. Trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay, người ta dễ dàng nhận thấy thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất và thời gian đổi mới công nghệ ngày càng rút ngắn. Một đặc điểm nổi bật nữa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là hiệu qủa kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác. III. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử các ngành toán học, vật lí học Thứ hai, các nhà khoa học đã có những phát minh về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. Thứ ba, trong tình hình nguồn năng lượng thiên nhiên đang vơi cạn dần và trở nên khan hiếm một cách đáng lo ngại thì con người đã tìm ra được những nguồn ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 84 - năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng gió Thứ tư, sáng chế những vật liệu mới. Thứ năm, cuộc “cách mạng xanh”, trong nông nghiệp – thành quả tổng hợp của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là sinh học, hoá học. Cuộc cách mạng sinh học đưa đến cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ hai làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ và năng xuất cao. Thứ sáu, con người đã đạt được những thành tựu thần kì trong lịnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc. IV. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Trước hết, về sản xuất và kinh tế, nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động; làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế. Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật làm thay đổi tiêu chí của sự phát triển. Thang giá trị của sự phát triển xã hội ngày nay được đo bằng trí tuệ. Thứ ba, cuộc cách mạng khao học – kĩ thuật hiện đại làm đảo lộn nhiều giá trị, quan niệm truyền thống và là điểm xuất phát của những khái niệm, thuật ngữ mới, đặc trưng cho thời đại mới. Thứ tư, sự phân bố lại cơ cấu ngành, kéo theo sự biến động trong cơ cấu nghề nghiệp. Hệ thống ngành nghề mới về thao tác, điều chỉnh máy móc, tự động điều khiển đặt ra những yêu cầu cao hơn đến chất lượng đội ngũ người lao động. Thứ năm, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước. Những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này có nhiều cơ hội thuận lợi để khắc phục các cuộc khủng hoảng, đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, giành được nhiều lợi thế về kinh tế và quân sự, tăng cường nhanh chóng sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố và phát huy vai trò của mình trong nền chính trị thế giới. Những nước bỏ lỡ thời cơ này sẽ có nguy cơ tụt hậu, thua kém ngày càng nhiều, mất vị trí vai trò kinh tế – chính trị trước đây của mình, bị phụ thuộc vào các cường quốc mới. Thứ sáu, cách mạng khao học – kĩ thuật với những thành tựu to lớn của nó làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, đang hình thành một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau trong cùng chung sống hoà bình. Thứ bảy, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã mang lại những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống của loài người và đang đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao đối với sự nghiệp đào tạo con người ở các quốc gia. Thứ tám, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kĩ thuật và những thành tựu kì diệu của nó trong những thập niên gần đây đã và đang đưa loài người tiến tới một nền văn minh mới mà người ta gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, văn minh tin học”, trí tuệ ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử