Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 6: Dự án thủy lợi và phương pháp phân tích kinh tế dự án thủy lợi

pdf 33 trang phuongnguyen 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 6: Dự án thủy lợi và phương pháp phân tích kinh tế dự án thủy lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_xay_dung_chuong_6_du_an_thuy_loi_va_phuon.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 6: Dự án thủy lợi và phương pháp phân tích kinh tế dự án thủy lợi

  1. Chương 6 (15 tiết) DỰ ÁN THỦY LỢI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN THỦY LỢI 6.1. DỰ ÁN THỦY LỢI: 6.1.1. DỰ ÁN THỦY LỢI ĐƠN CHỨC NĂNG: Dự án thủy lợi đơn chức năng là dự án thủy lợi được đầu tư để phục vụ chỉ một nhiệm vụ chủ yếu duy nhất. Trong thực tế có nhiều loại dự án kiểu như vậy. Nhưng nếu phân tích kỹ thì một dự án nào đó dù chỉ phục vụ một nhiệm vụ chủ yếu, thì bao giờ nó cũng phát huy tác dụng trên một số mặt khác, như vấn đề môi trường, xã hội Khi tính toán đánh giá công trình thủy lợi đơn chức năng, thì chỉ tính toán chi phí, thu nhập cho nhiệm vụ chủ yếu đó thôi. Với định nghĩa như trên, đối chiếu với nhiệm vụ chủ yếu và thực tế công tác đầu tư trong thủy lợi, có thể kể đến một số công trình thủy lợi đơn chức năng sau: - Công trình thủy lợi phục vụ tưới; - Công trình thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước; - Công trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt; - Công trình thủy lợi phục vụ phát điện; - Công trình thủy lợi phục vụ phòng chống lũ; - Công trình thủy lợi phục vụ giao thông thủy. 1. DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI: Công trình thủy lợi phục vụ tưới ngoài việc sử dụng dòng chảy tự nhiên trên sông, suối; hiện nay kỹ thuật thủy lợi còn cho phép tưới động lực, tức là: sử dụng công trình bơm nước để cấp nước; hoặc xây dựng những hồ chứa nước làm nhiệm vụ điều tiết dòng chảy bổ sung nước mùa kiệt phục vụ tưới. Ba loại dự án này khác nhau ở điểm cơ bản là công trình tạo cột nước đầu kênh tưới (công trình đầu mối), còn lại phần công trình dẫn nước tưới thì như nhau. a) Thành phần công trình: Về mặt công trình đầu mối có thể kể đến có thể kể đến các thành phần chính sau: - Công trình tưới tự chảy (bao gồm đập dâng tràn toàn tuyến, cống lấy nước); - Công trình tưới tự chảy và điều tiết (bao gồm đập dâng nước tạo hồ chứa, công trình tràn, cống lấy nước ); - Công trình tưới động lực (bao gồm trạm bơm nước và cùng thiết bị của nó). b) Phân tích kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới bao gồm các chỉ tiêu ở 2 giai đoạn: • Giai đoạn xõy dựng cụng trỡnh: Tổng VĐT xõy dựng ban đầu, gồm: phần xõy dựng cụng trỡnh và phần đầu tư mua sắm thiết bị. • Giai đoạn vận hành công trình đối với khu vực ruộng đồng: - Xác định diện tích tưới (thường tính bằng ha), - Thống kê chi phí (như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động ) và thu nhập (tính từ sản lượng trung bình trên diện tích tưới của lương thực, hoa màu nhân với giá cả của sản lượng đó) hằng năm trên diện tích đó trước khi có công trình,
  2. - Tính toán chi phí (như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động ) và thu nhập (tính từ sản lượng mới nhân với giá cả áp dụng cho sản lượng đó) hằng năm từ cây trồng cũng trên diện tích đó khi công trình phát huy tác dụng, - Lưu ý rằng sau khi có công trình , cơ cấu cây trồng trên diện tích đó có thể thay đổi thì hệ số sử dụng đất sẽ tăng lên, nghĩa là số vụ gieo trồng sẽ tăng lên trong năm vì đã có đủ nước và chủ động về nước tưới, còn trước khi có công trình thì chủ yếu dựa vào nước mưa là chính. - Chi phí vận hành, bảo quản, sửa chữa công trình hằng năm. 2. DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ TIÊU THOÁT NƯỚC: bao gồm ba loại hình: a) Loại hình dự án: - Tiêu nước úng ngập cho đồng ruộng trong nông nghiệp bằng hệ thống kênh mương tiêu và công trình bơm động lực. - Thoát nước mưa và nước sinh hoạt cho khu dân cư bằng hệ thống cống, kênh mương tiêu và công trình bơm động lực. - Tiêu lái lũ từ sườn núi cao cho khu dân cư và đồng ruộng bằng hệ thống đê bao lái lũ. b) Phân tích đánh giá dự án về mặt kinh tế cũng bao gồm hai giai đoạn: • Giai đoạn xây dựng công trình: Tổng VĐT xây dựng ban đầu, gồm: phần xây dựng công trình và phần đầu tư mua sắm thiết bị. • Giai đoạn vận hành công trình đối với khu vực ruộng đồng: - Xác định chi phí trước khi có công trình, như: chi phí bình quân hằng năm tính đến những tổn thất do úng ngập dẫn đến mất mùa, thiệt hạI đường sá - Chi phí sau khi có công trình: vận hành, bảo quản, sửa chữa công trình hằng năm. - Thu nhập thuần của dự án được tính bằng hiệu số giữa chi phí hằng năm trước và sau khi có công trình. 3. DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT: Dự án thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt nhằm cung cấp nước sạch, đúng tiêu chuẩn để phục vụ sinh hoạt của con người, hoặc phục vụ sản xuất công nghiệp. Nói chung dự án cấp nước sinh hoạt đều giống nhau ở hộ dùng nước và mạng lưới xử lý và cấp nước. Điều khác nhau lớn nhất là nguồn cấp nước. a) Loại dự án cấp nước sinh hoạt là: - Dự án cấp nước với nguồn nước mặt; - Dự án cấp nước với nguồn nước ngầm b) Phân tích kinh tế dự án thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt bao gồm các chỉ tiêu ở 2 giai đoạn: • Giai đoạn xây dựng công trình: Tổng VĐT xây dựng ban đầu, gồm: - Vốn đầu tư xây dựng các công trình: Đối với nguồn nước mặt (có thể là sông thiên nhiên, hồ thiên nhiên hoặc nhân tạo)
  3. công trình đầu mối bao gồm: trạm bơm nước thô hoặc công lấy nước thô và đập dâng nước tạo hồ chứa cùng công trình tràn. Đối với nguồn nước ngầm, đầu mối chính là các giếng khoan nước ngầm với độ sâu lên đến hàng trăm mét cùng các trạm bơm hút nước ngầm. Khu vực xử lý nước, bao gồm các cụm xử lý nước về cơ học, lý học, và các cụm xử lý hoá học. - Vốn đầu tư mua sắm thiết bị gồm bơm tăng áp, tháp nước, bể nước, mạng đường ống cấp nước, đồng hồ đo và van các loại. • Giai đoạn vận hành công trình: - Chi phí hằng năm sau khi có công trình bao gồm: Chi phí vận hành (điện phục vụ bơm nước, lương công nhân, chi phí xử lý nước), chi phí duy tu, bảo dưỡng - Thu nhập hàng năm sau khi đưa công trình vào vận hành được tính bằng tiền bán nước cho các hộ tiêu thụ dựa trên lượng nước tiêu thụ (tính theo m3) nhân với đơn giá nước sinh hoạt. - Trước khi có dự án thu nhập và chi phí hằng năm coi như bằng không. 4. DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÁT ĐIỆN: Dự án thủy lợi phục vụ phát điện đơn chức năng thường xảy ra đối với quy mô thủy điện nhỏ hoặc rất nhỏ phục vụ nhu cầu địa phương, cụm gia đình hoặc trong phạm vi gia đình. Tận dụng chênh lệch cột nước địa hình tại những nơi dòng suối có thác, ghềnh hoặc do độ dốc thay đổi đột ngột hay những vị trí dòng suối uốn lượn gấp khúc, người ta sẽ xây dựng các công trình đầu mối để lấy nước, dẫn nước bằng kênh hoặc đường ống vào trạm thủy điện rồi dẫn trả về nguồn. a) Thành phần công trình: - Đập dâng, - Công trình tràn, - Cống lấy nước, - Bể lắng cát (nếu có), - Đường ống, - Trạm thủy điện nhỏ trong đó lắp đặt tuốc bin thủy lực, máy phát điện và các thiết bị phụ, - Kênh xả sau nhà máy, - Máy biến áp, - Hệ thống cột và đường dây tải điện cùng các thiết bị điện khác. b) Phân tích kinh tế dự án thủy lợi phục vụ phát điện đơn chức năng: • Giai đoạn xây dựng công trình: Tổng VĐT xây dựng ban đầu, gồm: - Vốn đầu tư xây dựng các công trình, - Vốn đầu tư mua sắm thiết bị gồm các loại thiết bị đã kể ở trên.
  4. • Giai đoạn vận hành công trình: Chỉ tính chi phí và thu nhập hằng năm sau khi hoàn thành và đưa công trình vào vận hành, khai thác sử dụng. - Chi phí hàng năm: điện tự dùng, chi phí vận hành, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị. - Thu nhập hàng năm: chính là tiền bán điện cho các hộ tiêu thụ điện. 5. DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÒNG CHỐNG LŨ: Phòng chống lũ là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của công trình và dự án thủy lợi. a) Loại hình công trình thủy lợi phục vụ phòng chống lũ là: - Công trình tuyến đê sông; - Công trình phân lũ, chuyển lũ, lái lũ, cắt lũ b) Phân tích kinh tế dự án thủy lợi phục vụ phòng chống lũ bao gồm các chỉ tiêu ở 2 giai đoạn: • Giai đoạn xây dựng công trình: Tổng VĐT xây dựng ban đầu, gồm: - Vốn đầu tư xây dựng các công trình, - Vốn đầu tư mua sắm thiết bị. • Giai đoạn vận hành công trình: - Chi phí hằng năm sau khi có công trình bao gồm: Chi phí vận hành, chi phí duy tu, bảo dưỡng cho công trình và thiết bị kèm theo. - Thu nhập hàng năm của công trình thủy lợi phục vụ phòng chống lũ, về nguyên tắc được tính bằng chi phí tiết kiệm được , hoặc đã giảm thiểu được tác hại của lũ, hoặc đã loại trừ được nguy cơ về lũ mà trước khi có công trình con người và tài sản thường bị thiệt hại. Lưu ý rằng việc phân tích hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi phục vụ phòng chống lũ rất phức tạp bởi sự bất thường của lũ, sự biến động mạnh mẽ theo thời gian và không gian của con người và tài sản. Nên đối với công trình loại này, cần nghiên cứu kỹ phương pháp đánh giá và phải coi trọng việc sử dụng tài liệu thống kê về những thiệt hại do lũ đã gây ra trong quá khứ, cũng như tài liệu dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng dân số cũng rất cần thiết. 6. DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ GIAO THÔNG THỦY: a) Loại hình công trình thủy lợi phục vụ phục vụ giao thông cần quan tâm là: - Công trình nâng tầu (âu tầu); - Công trình kè, mỏ hàn chỉnh trị luồng lạch trên sông. b) Phân tích kinh tế dự án thủy lợi phục vụ phòng chống lũ bao gồm các chỉ tiêu ở 2 giai đoạn: • Giai đoạn xây dựng công trình: Tổng VĐT xây dựng ban đầu, gồm: - Vốn đầu tư xây dựng các công trình, - Vốn đầu tư mua sắm thiết bị. • Giai đoạn vận hành công trình:
  5. - Đối với công trình nâng tầu: chi phí hằng năm bao gồm các khoản chi phí vận hành công trình, chi phí duy tu, bảo dưỡng. Thu nhập tính từ trọng tải hàng và tầu thuyền qua âu nhân với cước phí. Trước khi có công trình không có chi phí và thu nhập. - Đối với công trình chỉnh trị sông: chi phí hằng năm bao gồm các khoản chi phí vận hành công trình, chi phí duy tu, bảo dưỡng. Thu nhập của công trình này có thể xác định bằng sự tiết kiệm chi phí trước và sau khi có công trình chỉnh trị do công việc nạo vét luồng lạch giảm. Ngoài ra trước khi có công trình chỉnh trị chỉ có các loại tầu thuyền loại nhỏ qua lại được trên đoạn sông đó, sau khi chỉnh trị thì tầu thuyền trọng tải lớn và sàn lan có thể qua lại trên đoạn sông đó. Lúc này thu nhập được tính là cước phí vận chuyển trên trọng tải gia tăng sau khi vận hành công trình. 6.1.2. DỰ ÁN THỦY LỢI ĐA CHỨC NĂNG: Là dự án thủy lợi đa chức năng là dự án khai thác khai thác tổng hợp nguồn tàI nguyên nước, đảm nhận từ hai nhiệm vụ trở lên. Như một dự án xây dựng hồ chứa nước phục vụ tưới, đồng thời khai thác cả nhiệm vụ nuôi trồng thủy sản lòng hồ. Hoặc một dự án xây dựng hồ chứa làm nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du (cắt đỉnh lũ) vừa phục vụ phát điện và vừa làm nhiệm vụ cấp nước hạ du Đối với dự án thủy lợi đa chức năng, có ba nhiệm vụ cần quan tâm giải quyết mà ở dự án đơn chức năng không có: - Vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ (các ngành dùng nước) trong bài toán cân bằng nước. - Vấn đề phân chia vốn đầu tư cho từng nhiệm vụ. - Vấn đề xác định thu nhập và lợi ích của từng nhiệm vụ 6.1.2.1. ĐẶC ĐIỂM BÀI TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC CỦA DỰ ÁN THỦY LỢI ĐA CHỨC NĂNG: Đối với dự án xây dựng hồ chứa đa chức năng: phát điện, phòng lũ hạ du và cấp nước hạ du, nhu cầu nước của từng nhiệm vụ có lúc không mâu thuẫn nhau, nhưng cũng có lúc mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn đối với nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du: yêu cầu là trong các tháng lũ lớn có thể xuất hiện thì mực nước hồ chứa phải hạ xuống thấp hơn hoặc bằng mực nước trước lũ, nói cách khác, trong các tháng đó, hồ chứa phải bỏ trống phần dung tích phòng lũ để sẵn sàng đón lũ. Đặc điểm của thời kỳ phòng lũ là lưu lượng nước tự nhiên đến hồ chứa khá lớn hoặc rất lớn, đồng thời mực nước hồ cần duy trì ở mức thấp nhất để làm nhiệm vụ phòng lũ hạ du. Với nhiệm vụ cấp nước hạ du, nói chung lưu lượng nước yêu cầu trong thời kỳ cấp nước (mùa khô hạn) rất lớn so với khả năng tự nhiên của dòng chảy, còn về mùa mưa lũ thì yêu cầu dùng nước không lớn so với so với dòng chảy tự nhiên. Đối với nhiệm vụ phát điện thì điện năng mùa cấp nước cũng quan trọng, bởi so sánh tương đối thì nhu cầu điện năng trong thời gian này thường lớn hơn khả năng tự nhiên của thủy điện.
  6. Từ những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt của từng nhiệm vụ, có thể chia chu kỳ điều tiết hồ làm năm thời kỳ chính với các đặc điểm của bài toán cân bằng nước tương ứng với từng thời kỳ như sau: 1. Thời kỳ cấp nước: Thời kỳ này lượng nước yêu cầu lớn hơn khả năng thiên nhiên của dòng chảy, do đó hồ chứa phải làm nhiệm vụ cấp nước bổ sung dẫn đến mức nước hồ chứa giảm dần từ (mực nước dâng bình thường) MNDBT đến mức nước chết (MNC) (hay dung tích hồ giảm từ dung tích ứng với MNDBT xuống dung tích chết). Thời kỳ nay không có mâu thuẫn giữa nhiệm vụ phòng lũ hạ du với hai nhiệm vụ là phát điện và cấp nước hạ du. Còn lưu lượng phát điện và lưu lượng cấp nước hạ du thường không giống nhau, nếu có thể thì tính cân bằng nước theo lưu lượng yêu cầu lớn hơn, nếu không thì phải căn cứ vào mức độ ưu tiên của nhiệm vụ phát điện hay cấp nước hạ du. 2. Thời kỳ hồ không cấp - không trữ: Thời kỳ này, mặc dù nhu cầu lớn hơn khả năng thì cũng buộc phải sử dụng lượng nước thiên nhiên vì hồ chứa không còn khả năng điều tiết nữa. Tức là lượng nước yêu cầu bằng lượng nước thiên nhiên đến, hồ không cấp nước và cũng chưa tích nước, mức nước duy trì ở MNC. 3. Thời kỳ trữ nước: Thời kỳ này lượng nước yêu cầu lớn nhỏ khả năng của dòng chảy thiên nhiên, do đó phần nước dôi ra được tích trữ vào trong hồ làm cho mực nước trong hồ đầy dần lên từ MNC tới mực nước trước lũ (MNTL) và rồi sau đó đến MNDBT. Nói chung trong thời gian này (thời kỳ phòng lũ), các nhiệm vụ đều được thõa mãn vì khả năng vượt quá nhu cầu. 4. Thời kỳ phòng lũ: là một phần trong thời kỳ trữ nước, ở thời điểm bắt đầu đón lũ, mức nước hồ tối đa chỉ cho phép đạt đến MNTL và duy trì cho tới hết thời kỳ phòng lũ. Thời kỳ này lượng nước yêu cầu nhỏ hơn khả năng của dòng chảy thiên nhiên nhưng không thể tích nước vào hồ được, do đó toàn bộ dòng chảy thiên nhiên được xả xuống hạ lưu làm cho mọi nhu cầu về nước đều được thõa mãn. Nhưng cần chú ý là do mực nước hồ duy trì ở mức nước không cao (MNTL), lưu lượng xả xuống hạ lưu lớn (lớn hơn khả năng qua nước của tuốc bin thủy điện), đồng thời quá trình này duy trì trong khoảng thời gian khá dài (vài tháng) làm cho cột nước phát điện bị giảm đáng kể dẫn đến lượng điện năng phát giảm rõ rệt so với thời kỳ không đảm nhận nhiệm vụ phòng lũ hạ du. 5. Thời kỳ hồ không trữ - không cấp: tiếp theo thời kỳ trữ nước tới thời kỳ hồ không trữ (vì hồ đã đạt MNDBT) và cũng không cấp nước vì lúc này lượng nước thiên nhiên đến hồ vẫn lớn hơn hoặc bằng với nhu cầu dùng nước của các nhiệm vụ. Do đó hồ chứa duy trì ở MNDBT và không có mâu thuẫn về sử dụng nước giữa các nhiệm vụ. Với những đặc điểm về cân bằng nước, điều tiết hồ chứa và sự va chạm giữa các nhiệm vụ về nhu cầu sử dụng nứoc ở trên, chúng ta sẽ có cơ sở để phân tích nhằm tính toán và phân chia vốn đầu tư, chi phí, thu nhập và lợi nhuận cho các đơn vị dùng nước của hồ chứa. 6.1.2.2. VỐN ĐẦU TƯ VÀ CHI PHÍ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐA CHỨC NĂNG:
  7. Do tính phức tạp và khó khăn trong việc lượng hóa các ảnh hưởng nhiều mặt của một dự án thủy lợi đa chức năng, nên trong tính toán và phân tích kinh tế - tài chính, trước kia người ta thường sử dụng phương pháp đơn giản hóa bằng những giả thiết khác nhau. Hiện nay đã có những nguyên tắc và hướng tiếp cận mới trong việc phân bổ hợp lý vốn đầu tư và chi phí cho các nhiêm vụ của dự án thủy lợi đa chức năng. Sau đây là một số phương pháp tiếp cận đó. Bài toán phân bổ chi phí được đặt ra như sau: một dự án thủy lợi xây dựng hồ chứa khai thác tổng hợp nguồn nước với ba nhiệm vụ chính là: phát điện, phòng lũ hạ du, và cấp nước hạ du. Tổng đầu tư cho dự án là K (đồng), gọi K1 là phần đầu tư cho nhiệm vụ phát điện, K 2 là phần đầu tư cho nhiệm vụ phòng lũ, K 3 là phần đầu tư cho nhiệm vụ cấp nước, ta có: K = K1 + K 2 + K 3 Tổng chi phí hằng năm của dự án là C (đồng), trong đó C1 là phần chi phí cho nhiệm vụ phát điện, C2 là phần chi phí cho nhiệm vụ phòng lũ, C3 là phần chi phí cho nhiệm vụ cấp nước, ta có: C = C1 + C2 + C3 Sau đây, sẽ xem xét các nguyên tắc, cách tiếp cận và trình tự tính toán phân bổ tổng vốn đầu tư V và chi phí C cho mỗi nhiệm vụ. 1. PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ: a) Phân bổ vốn đầu tư theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các ngành: Trong khoa học kinh tế, có nhiều nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành tham gia khai thác tổng hợp dự án thủy lợi đa chức năng, như: - Giữ hệ số hiệu quả so sánh vốn đầu tư như nhau cho tất cả các ngành; - Giữ hệ số hạ thấp chi phí tính toán như nhau cho tất cả các ngành; - Giữ hệ số chi phí vận hành hằng năm và vốn đầu tư như nhau cho tất cả các ngành; - Giữ hệ số hiệu quả kinh tếtương đối như nhau cho tất cả các ngành; - Giữ hệ số lợi nhuận như nhau cho tất cả các ngành. Các nguyên tắc và điều kiện phân bổ vốn như trên có cơ sở khoa học, nhưng không thực tế, vì mỗi ngành trong dự án thuỷ lợi đa chức năng lại có nhiệm vụ, chi phí, thu nhập hoàn toàn theo cách thức và tỷ lệ khác nhau. Như vậy một trong các nguyên tắc có thể áp dụng để cơ thể phân bổ vốn đầu tư cho các ngành là: Trên cơ sở thỏa thuận giữa các ngành với nhau, Nhà Nước sẽ đứng ra phân bổ vốn đầu tư cho mỗi ngành tham gia vào khai thác dự án thủy lợi đa chức năng. Nguyên tắc này có ưu điểm là tương đối đơn giản, người ra quyết địnhn cuối cùng là Nhà Nước, do đó giải quyết mâu thuẩn được mâu thuẩn giữa các ngành. Nhưng có nhược điểm là tỷ lệ phân bổ vốn chỉ dựa trên nguyên tắc định tính chứ chưa tính toán định lượng, dẫn đến trách nhiệm, quyền lợi của các ngành chưa rõ ràng, khó đảm bảo tính khách quan cần thiết. b) Phân bổ vốn đầu tư theo nguyên tắc phân bổ trực tiếp:
  8. Phân bổ vốn đầu tư dựa trên vốn đầu tư trực tiếp về khối lượng xây lắp và thiết bị phục vụ riêng cho từng ngành. Đây là một trong những nguyên tắc dễ tiếp cận. Nhưng trong thực tế lại không đơn giản như vậy vì đặc thù khai thác nguồn nước của các ngành. Vốn đầu tư cho dự án tỷ lệ thuận với quy mô của dự án , trong khi đó có ngành chỉ sử dụng nước (ngành điện và giao thông thủy), còn có ngành lại dùng nước như các ngành nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. Tức là lượng nước cần điều tiết xuống hạ lưu được tất cả các ngành khai thác mà không tách biệt hoàn toàn về lượng. Ví dụ đối với nhiệm vu phát điện thuần túy, dự án có quy mô hồ chứa là V ( m 3 ) để nhiệm vụ điều tiết dòng chảy. Khi chi xét đến nhiệm vụ cấp nước hạ du cũng cần chính quy mô hồ chứa V đó, còn lưu thông thủy hạ lưu từ lưu lượng gia tăng trong mùa kiệt trên sông sẽ nâng được trọng tải của loại phương tiện vận chuyển đường sông. Việc phân bổ vốn xây dựng đập dâng nước cho các ngành theo nguyên tắc phân bổ trực tiếp được thực hiện như sau: • Tính riêng biệt phần vốn đầu tư của các thành phần công trình cho từng ngành: - Trong K1 của nhiệm vụ phát điện phải có đầu tư cho công trình và thiết bị trên tuyến năng lượng của trạm thủy điện (TTĐ), nhà máy thủy điện (NMTĐ), kênh xả của NMTĐ, trạm phân phối điện, đường dây và trạm trên tuyến truyền tảI điện. - Trong K 2 của nhiệm vụ phòng lũ hạ du có đầu tư cho công trình và thiết bị của công trình tháo lũ (mặc dù nhiệm vụ phòng lũ cho bản thân công trình cũng cần xây dựng công trình tháo lũ). Nếu tách bach nhiệm vụ phòng lũ hạ du với nhiệm vụ phòng lũ cho bản thân công trình thì theo nguyên tắc này có thể nói rằng K 2 của nhiệm vụ phòng lũ hạ du bằng không. Đây là quan niệm có thể chấp nhận được khi phân bổ vốn đầu tư. Tuy nhiên đối với nhiệm vụ phòng lũ hạ du, ngoài phần đầu tư cho khu vực đầu mối cho công trình đập dâng, công trình tháo lũ, thì hệ thống đo đặc từ xa, hệ thống cảnh báo lũ là những chi phí đầu tư riêng cho nhiệm vụ này. - Trong K 3 của nhiệm vụ cấp nước, phải kể đến công trình và thiết bị trực tiếp phục vụ nhiệm vụ như cống lấy nước, trạm bơm, hệ thống dẫn nước cấp và công trình trên hệ thống dẫn nước (công trình nâng tầu sẽ phải kể cho giao thông thủy) • Thành phần công trình quan trọng nhất là đập dâng và công trình xả cát ở khu vực đầu mối (có thể cả công trình tháo lũ) thì rất khó phân bổ theo cách này. Lúc đó phảI áp dụng nguyên tắc thứ nhất là thõa thuận giữa các ngành khai thác dự án hoặc theo nguyên tắc sẽ đề cập ở phần dưới đây. c) Phân bổ vốn đầu tư theo nguyên tắc tỷ lệ với thu nhập: Đây là một nguyên tắc và là hướng tiếp cận khi phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các ngành cùng khai thác một dự án thủy lợi. Nếu tính được thu nhập hằng năm của mỗi ngành (điều này là có thể), sau đó sẽ tính tổng thu nhập hằng năm của mỗi ngành ( Ni ) , tính tỷ lệ thu nhập của
  9. từng ngành trên tổng thu nhập (α i ), lấy tỷ lệ đó nhân với tổng vốn đầu tư sẽ được phần vốn đầu tư phân cho từng ngành. Khi đó sẽ có: K1 = α1 × K K 2 = α 2 × K K 3 = α 3 × K N α = 1 1 N N α = 2 2 N N α = 3 3 N Với: N1 + N 2 + N 3 = N hay α1 +α 2 +α 3 = 1 Trong đó: N1 , N 2 , N 3 , N lần lượt là thu nhập hằng năm của nhiệm vụ phát điện, nhiệm vụ phòng lũ, nhiệm vụ cấp nước và tổng thu nhập hằng năm của các nhiệm vụ. Ưu điểm của nguyên tắc phân bổ này là rõ ràng, lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng một cách khách quan. Nhưng có nhược điểm lớn là đánh đồng hiệu quả giữa các nhiệm vụ , không phản ảnh đúng thực tế khai thác nguồn nước của mỗi ngành, dẫn đến không khuyến khích đầu tư. Do đó chỉ nên sử dụng nguyên tắc này để phân bổ nguồn vốn đầu tư của những thành phần công trình trong dự án không áp dụng được các nguyên tắc khác. Như vậy với ba nguyên tắc và cách tiếp cận khi phân bổ vốn cho các ngành nêu trên, chúng ta thấy không có nguyên tắc nào là hoàn hảo và có thể áp dụng cho tất cả các dự án. Mà tùy vào từng dự án cụ thể, điều kiện cụ thể để sử dụng linh hoạt, mền dẻo và có cơ sở khoa học cả ba nguyên tắc phân bổ vốn cho từng ngành cùng khai thác dự án thủy lợi đa chức năng. 2. PHÂN BỔ CHI PHÍ: a) Chi phí hằng của nhiệm vụ phát điện: Chi phí hằng của nhiệm vụ phát điện (C1 ) bao gồm các loại chi phí sau: - Chi phí quản lý C1ql ; - Chi phí điện tự dùng C1dt ; - Chi phí duy tu sửa chữa công trình C1ct ; - Chi phí duy tu sửa chữa thiết bị C1tb ; - Chi phí duy tu bảo dưỡng đường dây và trạm C1tr ; - Chi phí khấu hao C1kh ; - Chi phí bảo hiểmC1bh ;
  10. - Thuế C1th . 1. Chi phí quản lý (C1ql ) bao gồm các khoản chi lương, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế và xã hội của đội ngũ cán bộ công nhân phục vụ nhiệm vụ phát điện, chi phí liên quan đến văn phòng, giao dịch để vận hành. Chi phí này được tính theo số lượng của cán bộ công nhân thông qua quỹ lương và lấy theo các định mức đơn giá hiện hành có liên quan đến các khoản chi phí chung về vận hành nhiệm vụ phát điện. 2. Chi phí điện tự dùng (C1dt ) là chi phí cho lượng điện mà các thiết bị và các hoạt động của bộ máy liên quan đến nhiệm vụ phát điện. Điện tự dùng cho NMTĐ trong năm có thể ước tính từ 0,5% đến 1,0 % sản lượng điện của NMTĐ trong năm. 3. Chi phí duy tu sửa chữa công trình (C1ct ) có thể sơ bộ tính theo công thức: C1ct = (1,0 - 1,5)% K1ct 4. Chi phí duy tu sửa chữa thiết bị (C1tb ), sơ bộ tính theo mức đầu tư cho thiết bị của nhiệm vụ phát điện: C1tb = (1,5 -1,75)% K1tb 5. Chi phí duy tu sửa chữa phần đường dây và trạm ( C1tr ),có thể theo tỷ lệ mức đầu tư cho hệ thống đường dây, cột điện và các trạm điện ( K1tr ): 6. Chi phí khấu hao hằng năm cho phần công trình, phần thiết bị, phần đường dây và phần trạm được tính riêng rồi sau đó cộng lại (C1kh ) cho nhiệm vụ phát điện. Thời gian tính khấu hao cho phần công trình có thể lấy từ 25 - 30 năm, đối với thiết bị cơ điện và đường dây có thể lấy từ 15 - 20 năm, tính khấu hao có thể theo phương pháp tuyến tính, hoặc phi tuyến theo thời gian với số tiền khấu hao giảm dần. 7. Chi phí bảo hiểm hằng năm ( C1bh ) cho phần công trình và thiết bị của nhiệm vụ phát điện phụ thuộc vào hợp đồng mua bảo hiểm với công ty bảo hiểm. Tuy nhiên có thể tạm tính theo giá trị xây lắp ( G1ct ) và thiết bị (G1tb ) như sau: C1bh = 1,0%(G1ct + G1tb ) 8. Thuế được tính theo sản lượng điện kinh doanh mà NMTĐ cung cấp cho hệ thống điện trong năm. Loại thuế và thuế suất mỗi loại được Nhà Nước quy định cụ thể cho từng thời kỳ. Trên đây là một số phương pháp tính toán có tính tham khảo, khi lập dự án cụ thể phải tùy thuộc vào điều kiện khi lập dự án, các quy định hiện hành của Nhà Nước, và còn có thể có những chi phí khác chưa kể đến ở trên. b) Chi phí hằng của nhiệm vụ phòng lũ: Chi phí hằng năm của nhiệm vụ phòng lũ (C2 ) bao gồm: - Chi phí quản lý và điều hành bộ máy xử lý và phòng chống lũ của dự án thủy lợi ( C2ql );
  11. - Chi phí hoạt động cho hệ thống đo đạc cảnh báo lũ và thông tin về hệ thống trung tâm ( C2cb ) - Chi phí duy tu sửa chữa công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo ( C2ct ); - Chi phí khấu hao công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo ( C2kh ); - Chi phí bảo hiểm các công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo ( C2bh ); - Chi phí bù phần điện năng tổn thất do bố trí dung tích phòng lũ ( C2et ). 1. Chi phí quản lý và điều hành bộ máy xử lý và phòng chống lũ của dự án thủy lợi (C2ql ), bao gồm các khoản chi lương, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế và xã hội của đội ngũ cán bộ công nhân phục vụ nhiệm vụ đo đạc, truyền thông tin và cảnh báo lũ, chio phí liên quan đên trung tâm xử lý thông tin. Chi phí này được tính theo số lượng cán bộ công nhân thông qua quỹ lương và lấy theo định mức, đơn giá liên quan. 2. Chi phí hoạt động cho hệ thống đo đạc cảnh báo lũ và thông tin về hệ thống trung tâm ( C2cb ) là chi phí về lượng điện một chiều (ắc quy hoặc pin) cho các thiết bị đo đạc từ xa. 3. Chi phí duy tu sửa chữa công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo từ xa ( C2ct ), có thể lấy theo tỷ lệ % đối với mức vốn đầu tư cho công trình, thiết bị đo đạc, cảnh báo ( K 2cb ): K 2ct = (10 −15)%K 2cb 4. Chi phí khấu hao công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo ( C2kh ) được tính theo quy luật tuyến tính giảm dần, trong thời gian khoảng 10 năm cho phần xây lắp và từ 5 -10 cho phần thiết bi; 5. Chi phí bảo hiểm các công trình và thiết bị đo đạc, cảnh báo ( C2bh ) phụ thuộc vào hợp đồng mua bảo hiểm với công ty bảo hiểm. Tuy nhiên khi tính toán có thể sơ bộ lấy bằng: C2bh = (1,0 −1,5)%(G2ct + G2tb ) 6. Chi phí bù phần điện năng tổn thất do bố trí dung tích phòng lũ hạ du ( C2et ).Muốn tính chi phí này , trước hết cần ước tính được lượng điện năng tổn thất trong năm do nhiệm vụ phòng lũ, sau đó nhân với đơn giá điện năng. Điện năng tổn thất trong năm do nhiệm vụ phòng lũ có thể xác định bằng công thức kinh nghiệm với sai số cho phép ± 5% như sau: 1 −4 0,6 0,65 ⎡2,5.N lm ⎤ ∆E = 9,81η 3×10 k H .kV .H lv .Vhi .lg⎢ ⎥ β + 0,355 ⎣ N tb ⎦ Trong đó: ∆E - ĐIện năng tổn thất trong năm do nhiệm vụ phòng lũ, (KWh); η = 0,75 - 0,86 – hiệu suất bình quân của NMTĐ; V β = hi - hệ số điều tiết hồ; W0
  12. Vhi - dung tích hữu ích của hồ chứa (m3); W0 = 8760× 3600× Q0 - lượng nước đến trong năm, (m3); Q0 - lưu lượng trung bình của dòng chảy đến hồ (m3/s); 3×10 −4 - hệ số kể đến thời gian phòng lũ là 3 tháng trong năm; k H = H pl / H lv - hệ số kể đến mực nước trước lũ trong phát điện; H pl - MNDBT – MNTL; H lv - MNDBT – MNC; MNDBT - mực nước dâng bình thường của hồ; MNTL - mực nước trước lũ của hồ; MNC - mực nước chết của hồ; kV = V pl /Vhi với VPL - dung tích phòng lũ (m3); N lm - công suất lắp máy của NMTĐ (KW); N - công suất trung bình của dòng chảy (KW). N = 9,81Q × (Z − Z ) ; tb tb 0 tlTB hlQO Z tlTB - mực nước thượng lưu trung bình giữa MNDBT và MNC; Z - mực nước hạ lưu ứng với lưu lượng trung bình. hlQO Sau khi tính được lượng điện năng tổn thất, sẽ tính được chi phí bù điện năng tổn thất C2et như sau: C2et = S E × ∆E Trong đó: SE là giá tiền 1 KWh điện năng thay thế (đồng/KWh). Trường hợp dự án không bố trí hệ thống đo đạc, thông tin và cảnh báo lũ tự động thì chi phí hằng năm của nhiệm vụ phòng lũ hạ du chỉ còn lại chi phí bù điện năng tổn thất. c) Chi phí hằng năm của nhiệm vụ cấp nước hạ du: Nhiệm vụ cấp nước (có thể cấp nước thượng du, nhưng đa phần người ta quan tâm đến cấp nước hạ du), bao gồm cấp nước phục vụ tưới, cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp, bổ sung nước mùa kiệt phục vụ giao thông thủy, hoặc tăng lưu lượng hạ lưu phục vụ đẩy mặn. Chi phí hằng năm C3 bao gồm các khoản sau: - Chi phí quản lý C3ql ; - Chi phí sử dụng điện C3dn ; - Chi phí sản xuất C3sx ; - Chi phí duy tu sữa chữa công trình C3ct ; - Chi phí duy tu sữa chữa thiết bị C3tb ; - Chi phí khấu hao C3kh ;
  13. - Chi phí bảo hiểm C3bh ; - Thuế C3th . 1. Chi phí quản lý ( C3ql ) bao gồm chi phí lương, bảo hiểm trong năm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia vào nhiệm vụ cấp nước, họ làm việc tại các trạm bơm lấy nước, làm công tác quản lý hệ thống thủy nông, hệ thống dường ống và các công trình xử lý trên mạng lưới cấp nước chi phí chung để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Riêng đối với nhiệm vụ bổ sung nước phục vụ giao thông thủy và đẩy mặn có thể bỏ qua loại chi phí này. Tính toán chi phí C3ql cũng tương tự như đối với nhiệm vụ phát điện và phòng lũ hạ du, tức là từ các quy định về lương, bảo hiệm và số người làm việc, quy mô ban quản lý và khai thác 2. Chi phí sử dụng điện ( C3dn ) là tiền điện phải trả trong năm để hoạt động các trạm bơm lấy nước từ sông, hoạt động các trạm xử lý nước trong trường hợp tưới nước tự chảy thì phần chi phí sử dụng điện này sẽ không có. Lượng điện tiêu hao trong năm được tính toán trên cơ sở công suất và biểu đồ vận hành trong năm của các trạm bơm, các cụm xử lý nước và đơn giá điện năng đối với mỗi ngành theo quy định của công ty khai thác điện lực tại khu vực có dự án; 3. Chi phí sản xuất của nhiệm vụ cấp nước(C3sx ) là chi phí trực tiếp sản xuất không kể đến chi phí sử dụng điện (mặc dù có thể chi phí sử dụng điện vào sản xuất). Đối với nhiệm vụ cấp nước tưới, chi phí trực tiếp sản xuất là các chi phí về nhân công, giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, thường tính theo ha gieo trồng cho mỗi giống cây. có thể sơ bộ lấy: C3sx = (20 - 25)% N 3 Đối với với nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, chi phí trực tiếp sản xuất được tính từ công suất cụm xử lý nước và định mức tiêu thụ hóa chất (vôi, clo ) Sau đó nhân với đơn giá của các loại hóa chất sử dụng trong năm. 4. Chi phí duy tu sữa chữa công trình hằng năm ( C3ct ), đối với nhiệm vụ cấp nước, tạm tính chi phí này theo tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư xây dựng công trình tham gia vào nhiệm vụ cấp nước: C3ct = (1,5 − 2,0)%K 3ct 5. Chi phí duy tu sữa chữa thiết bị hằng năm ( C3tb ), tạm tính chi phí này theo tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư mua sắm thiết bị của nhiệm vụ cấp nước (máy bơm, động cơ, đường ống, tủ bảng điện ) như sau: C3tb = (2,0 − 2,5)%K 3tb 6. Chi phí khấu hao hằng năm ( C3kh ) theo quy luật tuyến tính giảm dần với thời gian khấu hao phần công trình khoảng 20 năm, phần thiết bị lấy từ 10 đến 15 năm.
  14. 7. Chi phí bảo hiểm ( C3bh ) cho công trình và thiết bị tùy theo hợp đồng bảo hiểm , thông thường lấy bằng: C3bh = (0,5 −1,0)%(G3ct + G3tb) 8. Chi phí thuế (C3th ) ThuÊs suất đánh trên sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh nước được Nhà Nước quy định cụ thể trong các biểu định mức thuế. 6.1.2.3. THU NHẬP CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐA CHỨC NĂNG 1. Thu nhập hằng năm của nhiệm vụ phát điện Thu nhập hằng năm của nhiệm vụ phát điện là doanh thu bán điện. Hiện nay trong quá trình lập dự án đầu tư cho công trình thủy lợi đa chức năng có làm nhiệm vụ phát điện còn tồn tại hai vấn đề cần quan tâm khi ước tính thu nhập từ điện. Một là sản lượng điện tính tại đầu thanh cái của NMTĐ hay được tính tại cuối đường dây truyền tải điện trước khi phân phối cho các hộ tiêu thụ. Nếu tính tại đầu thanh cái của NMTĐ sẽ đơn giản hơn và coi NMTĐ như một doanh nghiệp. Còn nếu nếu xem công ty điện lực là doanh nghiệp thì cần phải tính tại cuối đường dây truyền tải, lúc này phải kể đến các khoản liên quan đến đường dây truyền tải và tổn thất điện năng trên đường dây. Hai là chất lượng và giá trị của điện năng. Trong lãnh vực thủy điện và hệ thống điện, điện năng có giá trị cao là điện năng có mức độ đảm bảo chắc chắn, cho phép tiết kiệm cả chi phí xây dựng và vận hành trong HTĐ (gọi là điện năng sơ cấp hay điện năng cơ bản hay điện năng đảm bảo). Phần điện năng có mức độ đảm bảo thấp, khi có khi không, điện năng tận dụng phần công suất lắp thêm trong mùa lũ chỉ cho phép tiết kiệm nhiên liệu và chi chí vận hành biến đổi trong HTĐ nên có giá trị kinh tế thấp hơn, được gọi là điện năng thứ cấp. Giá điện năng thứ cấp thấp hơn giá điện năng sơ cấp (chỉ bằng khoảng 30% điện năng sơ cấp). Như vậy điện năng bán (E) bao gồm điện năng sơ cấp (ESC ) và điện năng thứ cấp (ETC ) : E = ESC + ETC Ở giai đoạn lập dự án đầu tư, điện năng bán (E) có thể được tính từ điện năng trung bình nhiều năm của trạm thủy điện (E0 ) trừ đi phần điện năng tổn thất trên đường dây và đIện tự dùng của NMTĐ (∆E): E = E0 − ∆E Thu nhập hằng năm của nhiệm vụ phát đIện (N1 ) được tính như sau: N1 = (S SC × ESC )+ (STC × ETC ) Trong đó S SC và STC là giá điện (đồng/KWh) cho một đơn vị điện năng sơ cấp và điện năng thứ cấp. 2. Thu nhập hằng năm của nhiệm vụ phòng lũ: Thu nhập trung bình hằng năm từ nhiệm vụ phòng lũ (N 2 )được ước tính trên cơ sở cho rằng phần thu nhập này chính là phần chi phí do tác hại của lũ gây ra ở hạ lưu khi chưa có
  15. công trình phòng lũ hạ du tại hồ chứa phía thượng lưu. Như vậy muốn tính phần thu nhập này, trước hết cần tính thiệt hại do lũ gây nên. Thiệt hại do lũ gây nên bao gồm các khoản: - Thiệt hại về tài sản do lũ gây ra. Thiệt hại này được đánh giá bằng giá trị bỏ ra để thay thế, sửa chữa tài sản bị mất mát, hư hỏng sau lũ . - Thiệt hại về mùa màng được đánh giá bằng giá trị trên thị trường lương thực, hoa màu đáng lẽ được thu hoạch nếu không có lũ tàn phá. - Thiệt hại do đình trệ quá trình sản xuất, lưu thông của vùng lũ trong thời gian có lũ. - Chi phí trực tiếp để phòng chống lũ, sơ tán, vận chuyển, chữa thương, cứu người Đánh giá thiệt hại do lũ gây ra có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xây dựng đường tần suất tính toán của lưu lượng đỉnh lũ Qmax = f ()P% . Bước 2: Xây dựng đường quan hệ giữa lưu lượng đỉnh lũ và cao trình mực nước hạ lưu Qmax = f ()Z hl . Bước 3: Xây dựng đường quan hệ giữa cao trình mực nước hạ lưu với mức độ thiệt hại do lũ Dl = f (Z hl )khi chưa bố trí dung tích phòng lũ hạ du tại hồ chứa. Bước 4: Xây dựng đường quan hệ giữa mức độ thiệt hại do lũ khi chưa bố trí dung tích phòng lũ hạ tại hồ chứa với tần suất tính toán Dt = f (P%). Bước 5: Xây dựng đường quan hệ giữa mức độ thiệt hại do lũ khi đã bố trí dung tích phòng lũ hạ tại hồ chứa với tần suất tính toán Ds = f (P%). Bước 6: tính hiệu số về hoành độ giữa 2 đường Ds = f (P%) và Dt = f (P%), đó chính là thu nhập từ nhiệm vụ phòng lũ của dự án. 3. Thu nhập hằng năm của nhiệm vụ cấp nước: Thu nhập hằng năm của nhiệm vụ cấp nước được tính toán trực tiếp từ nhiệm vụ cấp nước (sản lượng hoa màu, khối lượng nước sinh hoạt hoặc công nghiệp), hoặc tính bằng chi phí tiết kiệm được đối với nhiệm vụ giao thông thủy (tiết kiệm nạo vét khơi thông luồng lạch hoặc mức tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa), hay nhiệm vụ đẩy mặn). Được tính bằng: N 3 = ∑(S3i × G3i ) i Trong đó: S3i - Đơn giá của sản phẩm i; G3i - Sản lượng của sản phẩm i trong năm. 6.1.3. CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ CHO MỘT DỰ ÁN THỦY LỢI: ( trong Kinh tế Đầu tư) 1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ: Bao gồm các nội dung chủ yếu sau: • CĐT xin chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư về chủ trương đầu tư;
  16. • CĐT thuê tư vấn thực hiện việc khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đối với dự án có quy mô nhỏ, gồm các nội dung: - Thu thập các tài liệu về địa hình, địa chất và khí tượng thủy văn của khu vực và các tuyến dự định xây dựng đập và các công trình khác của dự án, các tài liệu về vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, dân sinh, kinh tế - Đề xuất, phân tích, tính toán so sánh, lựa chọn phương án của dự án như: tuyến đập, tuyến năng lượng, vị trí NMTĐ, bố trí các thành phần công trình - Thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật thi công; - Đánh giá tác động về môi trường và xã hội của dự án đối với khu vực; - Xác định khối lượng xây dựng, lắp đặt thiết bị, giá và tổng mức đầu tư của dự án cho từng phương án so sánh; - Xác định nguồn vốn, khả năng cung cấp vốn cho dự án, chi phí và thu nhập của dự án - Phân tích kinh tế tài chính, đánh giá hiệu quả từng phương án. So sánh và kiến nghị phương án chọn. • Trình duyệt dự án nghiên cứu khả thi lên cấp có thẩm quyền xem xét, chỉnh sửa và ra quyết định đầu tư; • Thiết kế kỹ thuật thi công. Trình duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán; • Chọn thầu xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị, thành lập ban quản lý dự án, chọn tư vấn giám sát kỹ thuật. 2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ: nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là CĐT phối hợp với tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát kỹ thuật, chính quyền địa phương chỉ đạo nhà thầu xây lắp thực hiện thi công các công trình trong dự án. 3. GIAI ĐOẠN KHAI THÁC VẬN HÀNH bao gồm các nội dung: - Nghiệm thu và tổng nghiệm thu công trình đã hoàn thành; - CĐT bàn giao hoặc chuyển nhượng quyền khai thác vận hành dự án cho đơn vị khác, hoặc CĐT thực hiện khai thác vận hành dự án. 6.1.4. MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ HIỆN NAY CHO MỘT DỰ ÁN THỦY LỢI:( trong kinh tế đầu tư) Đối với dự án thủy lợi Nhà Nước có những quy chế đầu tư riêng áp dụng cho từng loại hình bỏ vốn như sau: 1. Đối với trường hợp đầu tư trong nước thì dự án: Xây dựng - khai thác - chuyển giao (Viết tắt theo tiếng Anh là BOT: Build - Operate - transfer) là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dung công trình với thời hạn tính toán thu hồi đủ vốn và có lãi, hết thời hạn thực hiện hợp đồng thì công trình đó được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà Nước quản lý và sử dụng. 2. Đối với trường hợp đầu tư nước ngoài tại Việt nam (FDI): bao gồm các hình thức:
  17. - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Viết tắt theo tiếng Anh là BOT) là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, hết thời hạn kinh doanh Nhà đầu tư chuyển giao công trình không bồi hoàn cho Nhà Nước Việt Nam. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Viết tắt theo tiếng Anh là BTO) là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình), sau khi xây dựng công trình xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà Nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho Nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Viết tắt theo tiếng Anh là BT) là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình), sau khi xây dựng công trình xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà Nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. 6.1.5. VẤN ĐỀ VỐN VÀ NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN THỦY LỢI: (trong Kinh tế đầu tư) Tổng mức đầu tư cho một dự án thủy lợi đã được xác định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Việt Nam thì tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư và chỉ được điều chỉnh theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Hiện nay đối với các dự án thủy lợi thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, ở nước ta dự án thủy lợi được xem là loại dự án cơ sở hạ tầng nên được ưu tiên sử dụng các loại nguồn vốn sau: - Vốn ngân sách nhà nước; - Vốn tín dụng đầu tư của Nhà Nước; - Vốn tín dụng do Nhà Nước bảo lãnh; - Vốn tín dụng ưu đãi chính thức của Chính phủ các nước cho Việt Nam (vốn ODA); - Vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế dành cho Việt Nam; - Vốn đóng góp của nhân dân. 6.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ MỘT DỰ ÁN THỦY LỢI:
  18. 6.2.1. SO SÁNH PHƯƠNG ÁN THEO KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH: Phân tích tài chính và kinh tế là kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích của dự án ( viết tắt là phân tích CP-LI). Phân tích tài chính: Khi phân tích tài chính , người ta tập trung chủ yếu vào việc phân tích thị trường, giá cả, dòng lưu thông tiền tệ và khả năng huy động cũng như đảm bảo vốn cho dự án. Phân tích kinh tế là phân tích tài chính khi kể đến toàn bộ các chi phí và lợi ích của dự án mang lại, có kể đến xã hội và môi trường. Do đó phân tích kinh tế, đặc biệt khi xét đến nhiều yếu tố phi kinh tế còn được gọi là phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. Phân tích kinh tế là phương pháp đang được áp dụng phổ biến ở nước ta khi đáng giá một dự án thủy lợi. Trong phân tích kinh tế để so sánh lựa chọn phương án, người ta còn sử dụng phương pháp phân tích chỉ dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và phương pháp dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính kết hợp với các chỉ tiêu mở rộng khác như sau: 1. Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính: Chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - tài chính như: NPV, IRR, B/C còn gọi là phân tích hiệu quả đơn chiều. Đơn chiều có ý nghĩa là quá trình tính toán và phân tích kinh tế chủ yếu dựa trên các chi phí, thu nhập có thể lượng hóa được và quy đổi được ra đơn vị tiền tệ. 2. Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính kết hợp với các chỉ tiêu mở rộng khác: Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính như: NPV, IRR. B/C chính kết hợp với các chỉ tiêu mở rộng phản ảnh các mục tiêu khác của dự án (các mục tiêu đôi khi không lượng hóa được một cách chính xác và chắn chắn, hoặc không quy đổi ra đơn vị tiền tệ được) còn goị là phân tích hiệu quả kinh tế đa chiều. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong các mô hình đa mục tiêu. Ngoài ra đối với dự án thủy lợi - thủy điện, khi phân tích đánh giá còn phải xem xét đến các mục tiêu: - Mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế quốc dân; - Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng; - Mục tiêu ổn định và phát triển xã hội khu vực; - Mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống công đồng trong khu vực ảnh hưởng của dự án; - Mục tiêu giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái Các mục tiêu trên thường rất khó định lượng một cách chính xác và cũng rất khó quy đổi sang đơn vị tiền tệ. Do đó người ta thường đưa ra các chỉ tiêu đại diện cho các mục tiêu như vậy ra ngoài dòng tiền tệ. Sau đó xây dựng cách tính điểm cho mỗi mục tiêu và xây dựng thang trọng số cho các mục tiêu đó để xếp hạng thứ tự ưu tiên các dự án theo muc tiêu riêng biệt, rồi phân tích tổng hợp để lựa chọn dự án có điểm tổng hợp từ tất cả các múc tiêu là cao nhất. Trình tự phân tích đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư cho một dự án thủy lợi:
  19. 1. Tính tỷ số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí (đã quy về hiện giá) của các dự án. Vẽ đồ thị quan hệ giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của các dự án. 2. Sàng lọc thô và nhận xét ban đầu. 3. Đề ra các mục tiêu được sử dụng trong quá trình phân tích và xây dựng các công thức tính điểm cũng như phương pháp tính điểm. 4. Phân tích kinh tế dự án trên quan điểm lợi ích công cộng (lợi ích tổng hợp). 5. Lựa chọn cuối cùng. 6.2.2. NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TỐI ƯU KHI LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN: (chỉ tham khảo) 1. NGUYÊN TẮC TỐI ƯU: Đối với dự án thủy lợi khi đưa vào mô hình tói ưu nhằm xác định các giá trị của biến quyết định để thõa mãn mục tiêu đặt ra của hàm mục tiêu, có 2 nghuyên tắc cơ bản là: - Tổng chi phí tính toán nhỏ nhất. - Tổng lợi ích tính toán lớn nhất. a) Nguyên tắc tổng chi phí tính toán nhỏ nhất: Về nguyên tắc, đối với dự án thủy lợi lấy hàm mục tiêu là tổng chi phí tính toán nhỏ nhất là đúng đắn nhất. Vì tổng chi phí tính toán là một hàm cuả nhiều biến số như: quy mô, kích thước công trình, chế độ làm viêc và sự tham gia của dự án vào hệ thống, tức là: Hàm mục tiêu cần đạt được: Min của Z tt = f (x1 , x2 , , xn ) Trong đó: Ztt - Tổng chi phí tính toán của dự án. xi - Các biến số cần xác định. Nhưng để tính toán được tổng chi chí là rất khó khăn và phức tạp vì mối quan hệ ràng buộc giữa các biến số rất lớn. Hiện nay người ta phải tìm cách xử lý các bài toán được đơn giản hóa mà vẫn giữ được mục tiêu đã đề ra. Có những hướng đơn giản hóa như sau: - Loại trừ một cách tuần tự và hợp lý một thông số riêng rẽ và chia quá trình tính toán thành nhiều giai đoạn. trong mỗi giai đoạn chỉ tìm thông số tối ưu của một hay một vài biến số có quan hệ chặt chẽ, trong khi giả thiết các thông số còn lại là không đổi. - Giải cả quá trình nhưng chỉ tìm giá trị tối ưu của một thông số nào đó, giả thiết các thông số khác là không đổi. - Hạn chế phạm vi của bài toán tối ưu, lược bớt những yêu cầu và điều kiện. Ví dụ có thể chưa xem xét đến vấn đề vốn và nguồn vốn khi phân tích tính toán, hoặc chưa xét đến kế hoạch phân chia lợi nhuận nhằm đơn giản hóa bài toán. b) Nguyên tắc tổng lợi ích tính toán lớn nhất: Tương tự như nguyên tắc tổng chi phí tính toán của dự án là nhỏ nhất, nguyên tắc đối ngẫu có thể được sử dụng sẽ là tổng lợi ích tính toán của dự án là lớn nhất. Tức là: Hàm mục tiêu cần đạt được: Max của Btt = f (x1 , x2 , , xn )
  20. Trong đó: Btt - Tổng lợi ích tính toán của dự án. xi - Các biến số cần xác định. Nói chung các thông số tối ưu hóa của bài toán chi phí cũng là các thông số tối ưu của bài toán lợi ích, đồng thời nghiệm của các bài toán này cũng trùng nhau vì thực chất đó là hai bài toán đối xứng. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi xem xét khía cạnh lợi ích có khi lại đơn giản hơn là xem xét khía cạnh chi phí và ngược lại. Chính vì vậy, tùy thuộc vào mỗi dạng bài toán tối ưu cụ thể để lựa chọn một nguyên tắc tối ưu thích hợp nhất. Để đơn giản hóa quá trình tối ưu hoá hàm nhiều biến, nhiều ràng buộc thì các cách xử lý như đã trính bày đối với nguyên tắc tổng chi phí tính toán là nhỏ nhất cũng được sử dụng cho nguyên tắc tổng lợi ích tính toán là lớn nhất. *) Dạng chung của bài toán tối ưu cơ bản: 1. Bài toán cực tiểu và cực đại: Tối ưu là quá trình toán học nhằm tìm và nhận được lời giải hay kết quả tốt nhất của một bài toán thỏa mãn các điều kiện ràng buộc của nó. Mục tiêu tìm kiếm của bài toán tối ưu trong thực tế thường là: tối thiểu (minimum) nguồn lực hay chi phí, hoặc tối đa (maximum) lợi nhuận hay lợi ích có thể. Trong rất nhiều trường hợp có thể thấy ngay rằng tập nghiệm X " cho kết quả minimum của hàm f(X) thì cũng với X " đó sẽ cho maximum của hàm -f(X). Do đó trong toán tối ưu người ta thường chỉ nghiên cứu dạng bài toán tìm cực tiểu hoặc ngược lại. 2. Bài toán tối ưu tổng quát và khái niệm: Dạng tổng quát của một bài toán tối ưu là: Hàm mục tiêu cần đạt được: min (hoặc max) của f(X) Thỏa mãn các ràng buộc: g j (X ) ≤ 0 (*) Miền của biến quyết đinh: X min < X < X max Trong đó: X - là vectơ n biến chính (x1 , x2 , , xn ), n = 1, , n g1 (X )- véc tơ j phương trình ràng buộc, j = 1, , m X min - là vectơ giới hạn dưới của các biến X X max - là vectơ giới hạn trên của các biến X f(X) là hàm mục tiêu được tối ưu, thường thì max f(X) tương đương với min -f(X) và ngược lại. Phương trình (*) có thể là dấu bất đẳng thức hoặc đấu đẳng thức. Khi bài toán tối ưu được thiết lập và diễn giải dưới dạng đầy đủ, thì tồn tại một số khái niệm và định nghĩa có liên quan sau: - Biến chính:
  21. Biến hay véc tơ biến là cách gọi ma trận n biến chính mà bài toán tối ưu phải tìm nhằm đạt được mục tiêu đặt ra và thỏa mãn các điều kiện ràng buộc kèm theo. Như vậy thực chất của bài toán tối ưu là đi tìm véctơ nghiệm: * ⎧X 1 ⎫ ⎪ * ⎪ " ⎪X ⎪ X = ⎨ 2 ⎬ ⎪. ⎪ ⎪ * ⎪ ⎩X n ⎭ thỏa mãn các điều kiện ràng buộc và cho giá trị tối ưu của hàm mục tiêu. Biến chính nhận các giá trị trong khoảng từ X min đến X max , khoảng [X min , X max] này được gọi là miền biến thiên của biến chính. - Điều kiện ràng buộc: Điều kiện ràng buộc thể hiện các giới hạn của hệ thống và của hàm mục tiêu được gọi là ràng buộc mục tiêu. Ràng buộc biểu thị giới hạn về vật lý của các biến chínhđược gọi là ràng buộc hình học, ràng buộc chặn hay miền của biến. - Hàm mục tiêu: Nhiệm vụ của bài toán tối ưu là so sánh, lựa chọn bài toán tốt nhất trong các phương án có thể của biến chính. Muốn vậy phải có tiêu chí hay chỉ tiêu để so sánh các phương án nghiệm đã nêu. Thông thường tiêu chí này thể hiện dưới dạng hàm số của các biến chính, và được định nghĩa là hàm mục tiêu. Loại và dạng hàm mục tiêu phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của bài toán tối ưu đồng thời phụ thuộc vào cách tiếp cận và xử lý vấn đề của người lập bài toán. Việc xác định và lựa chọn đúng hàm mục tiêu là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình lập và giải một bài toán tối ưu. Nếu bài toán tối ưu nhằm giải quyết một tiêu chí và chỉ đưa ra một hàm mục tiêu thì đó là bài toán tối ưu đơn mục tiêu.Khi bài toán tối ưu phải thỏa mãn từ hai mục tiêu trở lên thì bài toán thuộc tối ưu đa mục tiêu. 3. Các dạng bài toán tối ưu: Đối với các dự án thủy lợi khai thác tổng hợp nguồn nước, tất cả các dạng toán tối ưu đã và đang áp dụng là: - Tối ưu tuyến tính, tối ưu phi tuyến. - Tối ưu tất định hay ngẫu nhiên. - Tối ưu tĩnh hay quy hoạch động. - Tối ưu trên miền liên tục hay rời rạc. - Tối ưu thông số đồng nhất hay thông số phân bố. Bài toán tuyến tính có hàm mục tiêu và các ràng buộc của nó là tuyến tính. Còn bài toán phi tuyến có các ràng buộc là phi tuyến và hàm mục tiêu là tuyến tính hoặc phi tuyến.
  22. Bài toán tất định thì các thông số hay hệ số được gán giá trị xác định, trong khi đó bài toán bất định thì các thông số lại nhân các giá trị ngẫu nhiên. Bài toán tĩnh không xét yếu tố thời gian thay đổi. Còn bài toán động phải kể đến yếu tố thời gian thay đổi. Bài toán liên tục có các biến và thông số của nó nhận giá trị đồng nhất đối với toàn bộ hệ thống, còn bài toán phân bố thì biến và thông số của nó nhận giá trị biến đổi từ vị trí này sang vị trí khác trong hệ thống. Thông thường phương pháp được lựa chọn để giải bài toán tối ưu trong thủy lợi nói riêng và bài toán tối ưu nói chung phụ thuộc ba yếu tố: *) Loại hàm mục tiêu. *) Loại của ràng buộc. *) Số lượng các biến chính và số lượng ràng buộc. 2. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY: Sau khi chọn được phương án tối ưu, sẽ tiến hành thay đổi số gia của biến số (thí dụ tăng hay giảm về quy mô dự án theo số gia nào đó, như: vốn, MNDBT, dung tích hồ ), rồi lặp lại các bước tính toán kinh tế cho phương án số gia mới (cả tăng và cả giảm) cho kết quả kinh tế hiệu quả thì lúc đó mới thực sự yên tâm về phương án lựa chọn cuối cùng. Phân tích độ nhạy đối với dự án đầu tư cũng chính là bước thận trọng để lường trước các rủi ro có thể gặp phải về sai số tính toán, về chi phí và thu nhập gián tiếp chưa lượng hóa hết được. Sau khi phân tích độ nhạy, nếu phương án chọn lựa cuối cùng vẫn còn hiệu quả thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm bỏ vốn và tiến hành quá trình đầu tư vào dự án. 3. VÀI NÉT TỐI ƯU ĐA MỤC TIÊU TRONG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN: (không nghiên cứu) 6.2.3. SO SÁNH PHƯƠNG ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN THAY THẾ: 1. SS PHƯƠNG ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU KINH TẾ TUYỆT ĐỐI: Phương pháp xác định chỉ tiêu kinh tế tuyệt đối là phương pháp xác định hiệu quả trực tiếp của dự án thông qua các nguồn thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doaqnh. Đối với các dự án thủy lợi khai thác tổng hợp thì nguồn thu này có thể là doanh thu hằng năm do cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt, doanh thu từ bán điện, từ các nguồn thu nhập khác như nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, du lịch , dịch vụ Phần chi là vốn đầu tư xây dựng công trình, chi phí vận hành hằng năm, như đã trình bày ở phần trên. Các chỉ tiêu kinh tế sử dụng trong phương pháp này là: NPV. B/C, IRR Khi sử dụng phương pháp này để phân tích hiệu quả từ các dự án thủy lợi - thủy điện thì vấn đề xác định đúng đắn doanh thu có ý nghĩa quyết định mức độ chính xác của hiệu quả tính được. Thí dụ đối với dự án thủy điện thì nguồn thu chính là bán điện. Do vậy, việc xác định doanh thu do bán điện sẽ có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế của công trình. Trong việc xác đinh doanh thu do bán điện thì vấn đề xác định công suất và điện năng bán được hằng năm và giá bán là hai yếu tố đòi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ, đồng bộ.
  23. Một dự án thủy điện sau khi xây dựng xong sẽ đảm bảo cung cấp cho hệ thống điện một lượng công suất và điện năng cố định hằng năm (công suất và điện năng đảm bảo hoặc năng lượng sơ cấp) và năng lượng biến thiên phục thuộc và điều kiện nguồn nước hằng năm. Năng lượng cố định cho phép có điện quanh năm nên không phải đầu tư xây dựng thêm nhà máy điện khác chạy bằng than, dầu hoặc khí đốt, tiết kiệm được VĐT xây dựng thêm nhà máy điệnvà nhiên liệu sử dụng. Vì vậy, giá của phần công suất và điện năng này sẽ cao hơn. Phần năng lượng biến thiện phụ thuộc vào nguồn nước hằng năm, nên chỉ cho phép các nhà máy nhiệt điện tiết kiệmu được nhiện liệu và chi phí vận hành, vì vậy mức tiết kiệm điện sẽ không cao, tức giá bán điện không cao. Vì vậy phần thu của trạm thủy điện hằng năm Bt được tính như sau: Bt = ESC .GNLSC + ETC.GNLTC Trong đó ESC , ETC - Điện năng sơ cấp và điện năng thứ cấp. GNLSC ,GNLTC - giá năng lượng sơ cấp và giá năng lượng thứ cấp. 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ THEO DỰ ÁN THAY THẾ: Trong quá trình nghiên cứu một dự án thủy lợi - thủy điện ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án, còn thường gặp những bài toán lựa chọn thông số tối ưu như lựa chọn công suất lắp máy, lựa chọn mực nước dâng bình thường, mức nước chết Việc thay đổi thông số của các trạm thủy điện dẫn đến sự thay đổi về chi phí và thu nhập. Bản chất của việc so sánh chọn phương án theo phương pháp dự án thay thế là so sánh tổng chi phí của phương án đang xem xét với tổng chi phí của một phương án khác có khả năng đảm bảo cung cấp cho nên kinh tế quốc dân những sản phẩm tương đương về số lượng và chất lượng. Phương pháp dự án thay thế thường được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư các trạm thủy điện. Hiệu quả kinh tế tài chính mà dự án đầu tư trạm thủy điện mang lại được xác định bằng việc so sánh giữa đầu tư vào công trình thủy điện với việc đầu tư vào một nguồn điện khác thay thế trong hệ thống điện.Thông thường phương án dự án thay thế được xác định đối với trạm thủy điện là một nguồn nhiệt điện khác có khả năng cung cấp một sản lượng điện tương đương với dự án thủy điện cả về công suất và năng lượng cho nền kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp dự án thay thế được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định tổng chi phí xây dựng, chi phí vận hành hằng năm, chi phí đền bù và tái định cư của công trình thủy điện trong thời kỳ phân tích. Tổnh chi phí của phương án thủy điện được xem xét được gọi là chi phí và ký hiệu là C. Bước 2: Xác định tổng chi phí xây dựng và vận hành của phương án thay thế trong thời kỳ phân tích. Phần chi này thường được xem là chi phí cơ hội và được gọi là thu nhập (hoặc hiệu ích) và ký hiệu là B.
  24. Chi phí cơ hội B bao gồm hai thành phần chính: Chi phí xây dựng và vận hành của nhà máy nhiệt điện thay thế BND , và chi phí nhiên liệu (kể cả chi phí vận hành biến đổi) tiết kiệm được BHT của hệ thống điện. Toàn bộ phần chi và thu trong phân tích kinh tế đều được tính toán chíêt khấu về thời điểm bắt đầu bỏ vốn xây dựng. Dự án được đánh giá với một tỷ lệ chiết khấu nhất định (thường từ 10 - 20) trong khung thời gian tính toán, hay thời gian tồn tại của dự án, hay vòng đời kinh tế của dự án. Đối với dự án thủy điện thì thời gian tồn tại thường lấy từ 30 đến 50 năm. Các chỉ tiêu tính toán hiệu ích năng lượng được sử dụng để đánh giá so sánh với phương án thay thế bằng nhiệt điện như sau: - Tổng lợi nhuận tính toán (hiệu số thu chi): NPV với NPV = B - C - Hệ số hiệu ích đầu tư (tỷ số thu chi): B/C - Hệ số hoàn vốn (suất sinh lợi) nội tại: IRR Nếu NPV > 0 thì dự án thủy điện có hiệu ích kinh tế cao và dự án thủy điện sẽ được chọn. Ngược lại NPV < 0 thì dự án thủy điện không hiệu quả bằng nhà máy nhiệt điện thay thế và có thể bị loại bỏ. *) Nguyên tắc cơ bản: để lựa chọn phương án thay thế và xác định các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích hiệu quả bằng phương pháp dự án thay thế tương đương đối với một dự án đầu tư thủy lợi - thủy điện. 1. Tính toán chi phí C của dự án đầu tư trạm thủy điện: Chi phí của trạm thủy điện được xác định như sau: CTTD = C()XL+KTCB + CTB + C DD+TR + CVH Trong đó: C(XL+KTCB ) - Chi phí xây lắp và chi phí xây dựng khác. CTB - Chi phí mua sắm vật tư thiết bị. CDD+TR - Chi phí đường dây và trạm. CVH - Chi phí quản lý, vận hành công trình TTĐ hằng năm. Chi phí quản lý, vận hành công trình TTĐ hằng năm bao gồm tiền lương, các chi phí cho công tác bảo dưỡng công trình, thiết bị và các chi phí quản lý khác. Trong giai đoạn phân tích kinh tế dự án, chi phí vận hành thường lấy theo tỷ lệ % của tông mức đầu tư. Hiện nay đối với các công trình TTĐ, tỷ lệ nay mằn trong khoảng từ (0,5 - 2,0)%. 2. Tính toán chi phí cơ hội B của phương án thay thế: Trong quá trình nghiên cứu dự án đầu tư TTĐ, phải sử dụng các thông số sau: Công suất lắp máy, công suất đảm bảo, năng lượng bình quân nhiều năm, năng lượng cố định hay còn gọi là năng lượng đảm bảo, năng lượng sơ cấp, năng lượng biến thiên hay năng lượng thứ
  25. cấp, tỷ lệ điện tự dùng Trên cơ sở các số liệu này sẽ tiến hành tính toán chi phí cơ hội hay thường gọi là thu nhập của phương án nhiệt điện thay thế. a. Lựa chọn nhà máy thay thế: Loại nhà máy thay thế được chọn trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của trạm thủy điện trong hệ thống điện. Đối với trạm thủy điện lamg việc ở phần đỉnh và nữa đỉnh của HTĐ có thể chọn nhà máy nhiệt điện thay thế chạy khí hoặc chạy dầu. Còn đối với các trạm thủy làm việc ở phần lưng và đáy của phụ tải có thể chọn nhà máy thay thế là nhiệt điện than hoặc tua bin khí hỗn hợp. Ngoài ra cũng cần phân tích về khả năng cung cấp nhiên liệu ở vùng phụ tải mà trạm thủy điện làm việc. Hí dụ, đối với nước ta, miền Nam có khả năng cung cấp khí lớn và kinh tế, ngược lại miền Bắc thì khả năng cung cấp than nhiêu và kinh tế hơn. b. Tính toán chi phí cơ hội B của phương án thay thế: Như đã biết, mỗi TTĐ đề có hai thành phần năng lượng là năng lượng cố định và năng lượng biến thiên. Do vậy để đảm bảo sự tương đương, thì cũng cần có hai thành phần thay thế trong HTĐ là công suất cần xây dựng thêm để đảm bảo tương đương với phần năng lượng cố định của TTĐ và thành phần chi phí nhiên liệu có thể tiết kiệm trong hệ thống điện đề đảm bảo sự tương đương về năng lượng biến thiên của TTĐ. Như vậy, tổng chi phí cơ hội của nhà máy nhiệt điện thay thế BNDTT được xác định từ biểu thức sau: DN BNDTT = K NDTT .NTT + BVH + E NDTT .bNDTT .GNLTT + ETCTT .GHTD Trong đó: K NDTT - Suất vốn đầu tư vào NMNĐ thay thế (USD/ KW , VND/MW), NTT - Công suất tính toán của NMNĐ thay thế (KW), BVH - Chi phí vận hành NMNĐ thay thế (USD/năm), ENDTT , ETCTT - năng lượng sản xuất ở NMNĐ thay thế và năng lượng thứ cấp có thể sử dụng được trong HTĐ, bNDTT - Suất tiêu hao nhiên liệu tính toán để sản xuất ra 1 KWh điện năng ở NMNĐ thay thế (kg/KWh). GNLTT - Gía nhiên liệu sử dụng ở NMNĐ thay thế (USD/kg), DN GHTD - Giá năng lượng tiết kiệm được trong HTĐ ((USD/ KWh). Nguyên lý và các yếu tố cấu thành các thành phần trong công thức trên: Chi phí đầu tư vào nhà máy nhiệt điện thay thế: Trong giai đoạn lập dự án đầu tư, chi phí này thường được xác định theo suất vốn đầu tư và công suất thay thế tương đương. - Suất vốn đầu tư vào NMNĐ thay thế: trong gai đoạn hiện nay, đối với HTĐ Việt nam, có thể tham khảo một số chỉ tiêu sau: Suất VĐT vào NMNĐ than: 950 - 1100 USD/KW. Suất VĐT vào NMNĐ dầu: 700 - 800 USD/KW.
  26. Suất VĐT vào NMNĐ khí: 450 - 550 USD/KW. Suất VĐT vào NMNĐ tuốc bin khí hỗn hợp: 550 - 650 USD/KW. - Công suất thay thế tương đương của NMNĐ là một thông số quan trọng cần được nghiên cứu kỹ khi sử dụng phương pháp dự án thay thế. Công suất thay thế được tính toán trên cơ sở đảm bảo hiệu ích như nhau đối với hệ thống năng lượng, tức là đảm bảo cung cấp lượng công suất và điện năng như nhau cho hệ thống điện. Năng lượng NMNĐ thay thế, theo nguyên tắc tương đương có thể xác định như sau: α CS .ESC N NDTT = TND Trong đó: α CS - Hệ số điều chỉnh công suất phát giữa thủy điện và nhiệt điện do sự khác biệt về tổn thất truyền tải, về chế độ ngừng máy theo lịch trình, về tự dùng và sự cố bắt buộc giữa TTĐ với NMNĐ. Có thể lấy α CS = 1,12 - 1,18. TND - Thời gian làm việc của NMNĐ trong năm, nó phụ thuộc vào loại NMNĐ cần thay thế trong HTĐ. Có thể lấy: Loại NMNĐ chạy lưng và đáy, thời gian làm việc trong năm là: 6000 - 6500 h/năm. Loại NMNĐ chạy đỉnh và nửa đỉnh, thời gian làm việc trong năm là: 3000 - 4000 h/năm. Chi phí vận hành của nhà máy nhiệt điện thay thế ( BVH ): Trong giai đoạn lập dự án đầu tư, chi phí này thường được xác định theo công thức: BVH = bCD .NTT + bBD .ENDTT Trong đó: bCD ,bBD - Suất chi phí vận hành cố định và chi phí vận hành biến đổi của NMNĐ thay thế. Chi phí vận hành cố định Không phụ thuộc vào chế độ và lượng điện năng phát ra của NMNĐ. Tùy theo dạng NMNĐ, có thể lấy: bCD = 8 - 10 USD / KW năm bBD = 0,004 - 0,005 USD / KWh Nhà máy nhiệt điện than lấy giá trị lớn nhất, sau đó là NMNĐ dầu, tua bin khí hỗn hợp, cuối cùng là nhiệt điện khí. Năng lượng thay thế tương đương của NMNĐ ( ENDTT ) và năng lượng thứ cấp trong HTĐ ( ETCTT ):được xác định như sau: ENDTT = α NL .EÐC ETCTT = α NL .ETC
  27. Trong đó: α NL - hệ số điều chỉnh năng lượng do có sự khác biệt về tỷ lệ điện tự dùng và tổn thất truyền tải giữa TTĐ và NMNĐ. Có thể lấy α NL = 1,04 - 1,08. DN Giá năng lượng tiết kiệm được trong HTĐ ( GHTD ): tạm tính như sau: DN NL NL BD GHTD = bHTD .GHTD + bHTD Trong đó: NL BD bHTD và bHTD - Suất chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành biến đổi ở NMNĐ thay thế (khép kín) của HTĐ. NL GHTD - giá nhiên liệu ở NMNĐ “khép kín”. Đối với HTĐ Việt Nam hiện có thể lấy loại NMNĐ than làm NMNĐ “ khép kin” trong HTĐ có thể lấy: NL Suất tiêu hao nhiên liệu:bHTD = 0,55 - 0,65 kg than thiên nhiên (nhiệt trị 5000 Kcal/kg) /1 KWh. NL Giá nhiên liệu: GHTD = 28 - 40 USD / KWh. BD Chi phí vận hành biến đổi: bHTD = 0,005 USCents / KWh. DN Vậy giá điện năng tiết kiệm được trong HTĐ: GHTD = 2,0 - 3,0 USCents / KWh Tức = 300 - 450 VNĐ / KWh. 6.3. LỰA CHỌN THÔNG SỐ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN THỦY LỢI - THỦY ĐIỆN: 6.3.1. KHÁI NIỆM: 1. Mực nước dâng bình thường:là mực nước đảm bảo chế độ làm việc bình thường của dự án thủy lợi - thủy điện trong những điều kiện đã xác định trước cho nó. 2. MNC là mực nước thấp nhất của hồ trong chế độ làm việc bình thường. 3. Công suất lắp máy: 7.3.2. LỰA CHỌN MỰC NƯỚC DÂNG BÌNH THƯỜNG VÀ QUY MÔ HỒ CHỨA: MNDBT của hồ là một trong các thông số quan trọng của đầu mối thủy lợi. Nó là cơ sở để xác định các cao trình còn lại của đầu mối thủy lợi như cao trình đỉnh đập, mực nước chết, qua đó xác định dung tích hữu ích của hồ chứa hay quy mô và kích thước của công trình tháo lũ. Đối với TTĐ kiểu đập và TTĐ kết hợp thì MNDBT ảnh hưởng rất nhiều đến các kích thước chính, đặc trưng của công trình, trị số cột nước sử dụng, công suất lắp máy và hiệu quả của TTĐ. Qua MNDBTb có thể xác định khối lượng, giá thành, hiệu quả năng lượng, lợi dụng tổng hợp và cuối cùng sự hợp lý trong xây dựng công trình. Sự thay đổi của MNDBT và MNC ảnh hưởng đến hiệu quả lợi dụng tổng hợp thông qua dung tích hứu ích và chế độ mức nước hồ chứa; ảnh hưởng đến điện năng qua sự thay đổi số tổ máy, công suất tổ máy, cột nước làm việc của TTĐ hay sản lượng điện năng. MNDBT ảnh hưởng quyết định đến mức độ ngập lụt vùng hồ, ảnh hưởng đến thông số của đầu mối thủy lợi bậc thang phía trên. Đối với một đầu mối cụ thể nào đó phải dưạ vào điều kiện
  28. thực tế của nó để xác định vùng (khoảng) lựa chọn MNDBT. Giới hạn trên của MNDBT của dự án thủy lợi phụ thuộc vào điều kliện tự nhiên về địa hình, địa chất, địa lý, các đường biên giới Quốc gia, công trình văn hóa, lịch sử, an ninh , quốc phòng Việc lựa chọn MNDBT phục thuộc vào các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, nền móng ), điều kiện ngập lụt, di dân, kỹ thuật thi công, nhu cầu điện năng, nhu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước, khả năng cung cấp vật liệu và vốn đầu tư Ngoài ra các TTĐ làm việc trong hệ thống bậc thang còn phụ thuộc vào bậc thang phía trên và phía dưới đầu mối. Do vậy, trong luận chứng phải tập hợp đầy đủ các thông tin và phân tích một cách đúng đắn, toàn diện để lựa chọn MNDBT hợp lý nhất. Thông thường, khí xét đến tính kinh tế để lựa chọn MNDBT người ta phải tính toán, phân tích, so sanh giữa hiệu quả và chi phí. Để giải quyết bài toán này, đầu tiên phải xây dựng các số liệu ban đầu để tính toán. Đó là các quan hệ giữa chi phí và hiệu quả với các cao trình MNDBT khác nhau như hình sau: K T K Td KT KTh KTd KTh 0 MNDBT (m) Biểu đồ: Quan hệ giữa chi phí đầu tư với cao trình MNDBT Quan hệ giữa VĐT và cao trình MNDBT phải được xác định ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, nhưng việc xác định giá thành phải đạt mức độ chính xác cần thiết. Khi tính chi phí đầu tư cho hồ chứa phải tính đầy đủ những tổn thất và chi phí cho các biện pháp bao vệ hồ (như chống bồi lắng, sạt lở ). Quan hệ giữa VĐT và cao trình MNDBT phải được xác định ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, nhưng việc xác định giá thành phải đạt mức độ chính xác cần thiết. Khi tính chi phí đầu tư cho hồ chứa phải tính đầy đủ những tổn thất và chi phí cho các biện pháp bao vệ hồ (như chống bồi lắng, sạt lở ). Ở biểu đồ trên KT = f(MNDBT) là đường quan hệ giữa tổng VĐT cho công trình đầu mối và hồ chứa. KTd = f(MNDBT) là đường quan hệ giữa VĐT riêng cho công trình đầu mối. KTh = f(MNDBT) là đường quan hệ giữa VĐT riêng cho hồ chứa. Vậy: KT = KTd + KTh
  29. Quan hệ giữa hiệu quả năng lượng (công suất phát hay điện năng phát) và cao trình MNDBT có thể xác đinh thông qua tính toán thủy năng sơ bộ. Khi đó phải tiến hành điều tiết theo cả dòng chảy đã được quan trắc (hay theo các đặc trưng của dòng chảy) với tần suất đã cho, tính đến sự tham gia phủ phụ tải của TTĐ và cân bằng công suất của hệ thống Khi luận chứng công suất lắp máy để lựa chọn MNDBT, thường sử dụng các giả thiết nhằm đơn giản hóa quá trình tính toán, bởi vì MNDBT của đầu mối thủy lợi phải được xác định vào giai đoạn đầu của thiết kế. Khi đó tất cả tính toán và cấu trúc của đầu mối thủy lợi chỉ mới có ở mức sơ bộ, sau khi lựa chọn MNDBT, người ta mới tính toán lựa chọn MNC và N lm . Vì vậy người ta cho phép lựa chọn công suất lắp máy với mức phụ tải tính toán thừa nhận nào đó (từ 5 - 7 năm), nghĩa là trong những điều kiện tĩnh. Mối quan hệ giữa công suất lắp máy của TTĐ (N lm ) với MNDBT và quan hệ giữa điện năng phát trung bình ( ETB ) của TTĐ với MNDBT biểu diễn như sau: ETB N lm ETB N lm 0 MNDBT (m) Biểu đồ: Quan hệ giữa hiệu quả năng lượng với cao trình MNDBT Trong tính toán phân tích lựa chọn tối ưu MNDBT, cần chú ý những mối quan hệ giữa MNDBT với các thông số khác sau: (1) MNDBT và điều kiện không chế về địa hình, địa chất và địa lý. (2) MNDBT và sự thay đổi của VĐT xây dựng công trình. (3) MNDBT và sự thay đổi chi phí hằng năm. (4) MNDBT và sự thay đổi thu nhập hằng năm. Các bước tính toán so sánh để lựa chọn MNDBT hợp lý nhất: - Bước 1: Xác định MNDBT cao nhất cho phép từ các điều kiện về địa hình, địa chất và địa lý. - Bước 2: Từ nhu cầu của hệ thống điện, từ khả năng của dòng chảy, sơ bộ lựa chọn một giá tri MNDBT cho dự án, giá trị này cho ta phương án cơ sở về MNDBT. - Bước 3: Tiến hành tính toán đầu tư, chi phí hằng năm và thu nhập sau đó phân tích kinh tế cho phương án cơ sở. Nếu các chỉ tiêu cho thấy phương án cơ sở có
  30. hiệu quả thì chuyển sang bước 4, nếu không thì quay lại bước 2 để chọn lại phương án cơ sở. - Bước 4: Lập các số gia ± ∆H i so với phương án cơ sở, có thể chọn 3 - 5 số gia theo mỗi chiều tăng hay giảm, tức là sẽ có 6 - 10 phương án khác về MNDBT so với phương án cơ sở. - Bước 5: Tính toán các số gia về đầu tư, chi phí hằng năm và thu nhập của các phương án ứng với các số gia về MNDBT. - Bước 6: Phân tích đánh giá và lựa chọnphương án hợp lý nhất về MNDBT. - Bước 7: So sánh MNDBT vừa tìm chọn được với những điều kiện ràng buộc và điều kiện giới hạn. Nếu thõa mãn điều kiện đó thì MNDBT hợp lý coi như đã được lựa chọn. Chú ý: a. Không thể từ một phương án cơ sở để đưa ra quá nhiều các phương án số gia về MNDBT. Muốn tăng miền tìm kiếm của các phương án số gia về MNDBT cần phải chọn thêm một số phương án cơ sở khác. b. Độ gia tăng ∆H về MNDBT cũng không nên lấy lớn (thường từ 1m hoặc 2m đến 5m), và chọn bước của só gia là hằng số sẽ dễ dàng cho phân tích sau này hơn. 6.3.3. LỰA CHỌN MỰC NƯỚC CHẾT CỦA HỒ CHỨA: *) MỐI QUAN HỆ GIỮA MNC VÀ CÁC THÔNG SỐ KHÁC CỦA HỒ CHỨA: MNC là một thông số rất quan trọng của hồ làm nhiệm vụ điều tiết dòng chảy và có quan hệ đến nhiều thông số quan trọng khác như: hlv , Vhi , Qdt , H (1) MNC và chiều sâu làm việc hlv của hồ chứa: Chiều sâu làm việc của hồ chứa chính là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ MNDBT xuống đến MNC. Vậy ta có quan hệ: hlv = MNDBT - MNC Hay: MNC = MNDBT - hlv (2) MNC và dung tích hữu ích của hồ chứa: Dung tích hữu ích là phần dung tích được giới hạn bới MNDBT và MNC. Biết MNDBT và MNC, từ đường đặc trưng lòng hồ V=f( Ztl ). Sẽ xác định được dung tích hữu ích của hồ: Vhi = VΣ −VC Suy ra: VΣ = Vhi −VC Trong đó: Vhi - Dung tích hữu ích của hồ chứa. VΣ - Dung tích của hồ ứng với MNDBT.
  31. VC - Dung tích chết. (3) MNC và lưu lượng điều tiết: khi MNDBT đã xác định, MNC thông qua Vhi có ảnh hưởng quan trọng nhất đến lưu lượng điều tiết xuống hạ lưu. Lưu lượng trung bình mùa kiệt có sự điều tiết của hồ (lưu lượng điều tiết trung bình mùa cấp) có thể được tính như sau: V Q C = Q tnc + hi TB T C Tương tự, lưu lượng trung bình mùa trữ là: V QT = Qtnt − hi TB T T Trong đó: C T QTB và QTB - Lưu lượng trung bình mùa cấp và mùa trữ. Qtnc và Q tnt - lưu lượng thiên nhiên đến hồ trung bình mùa cấp và mùa trữ. T C và T T - Thời gian thời kỳ mùa cấp và mùa trữ (4) MNC và cột nước phát điện: Khi MNDBT và MNC đã xác định, thì cột nước trung bình của thời kỳ cấp nước và thời kỳ trữ nước có thể được tính theo các công thức sau: hl Đối với thời kỳ cấp nước: H C = Z V +0,5V − Z C ()C hi (QTB ) tl hl Đối với thời kỳ trữ nước: H T = Z V +0,5V − Z T ()C hi ()QTB Trong công thức trên, số hạng thứ nhất ở vế phải là mực nước thương lưu trung bình của thời kỳ cấp và trữ nước của hồ. Còn số hạng thứ hai ở vế phải là mực nước hạ lưu ứng với lưu lượng điều tiết trung bình thời kỳ cấp và trữ. 6.3.4. LỰA CHỌN CÔNG SUẤT LẮP MÁY THỦY ĐIỆN: Công suất lắp máy là “công suất lớn nhất màTTĐ có thể phát được - Maximum Capacity ”, hoặc còn có định nghĩa khác “ là tông công suất được ghi trên nhãncủa các tổ máy trong TTĐ - Namephate Capacity ”. Khi MNDBT và MNC đã được xác định theo tiêu chuẩn tối ưu về kinh tế năng lượng, thông số quan trọng còn lại là công suất lắp máy của TTĐ. 1. QUAN HỆ GIỮA CÔNG SUẤT LẮP MÁY VỚI CÁC THÔNG SỐ KHÁC: Khi TTĐ làm việc trong HTĐ, công suất lắp máy thủy điện được phân thành các thành phần sau: TD TD TD TD TD TD N lm = N ct max + N dt + N lt = N tth + N lt Trong đó: TD N lm - Công suất lắp máy của TTĐ nghiên cứu. TD N ct max - Công suất làm việc lớn nhất trên biểu đồ phụ tải của HTĐ. TD N dt - Thành phần công suất dự trữ tại TTĐ nghiên cứu.
  32. TD N lt - Thành phần công suất lắp thêm tại TTĐ nghiên cứu. TD N tth - Phần công suất thay thế tại TTĐ. 2. TIÊU CHUẨN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT LẮP MÁY: Tiêu chuẩn tối ưu xác định công suất lắp máy của TTĐ là “ Maximum số gia tổng chi phí tính toán của HTĐ”. Logíc của tiêu chuẩn này được minh họa ở hàm mục tiêu: HTD TD TD HTD min ∆Z tt = ∆Z XD + ∆ZVH + ∆Z E Trong đó: HTD ∆Z tt - Số gia tổng chi phí tính toán của HTĐ khi thay đổi gia số N lm . TD ∆Z XD - Số gia đầu tư xây dựng (thiết bị và công trình) ở TTĐ nghiên cứu. TD ∆ZVH - Số gia chi phí vận hành khi thay đổi gia số N lm . HTD ∆Z E - Số gia chi phí sản xuất điện năng ở trạm thủy điện. Trong hàm mục tiêu trên nên tính theo hiện giá của chi phí. Trường hợp đặc biệt có thể thì sử dụng chi năm để tính toán. Số gia chi phí xây dựng và vận hành đều tỷ lệ thuận vơi số gia về N lm , còn số gia chi phí điện năng thay thế lại tỷ lệ nghịch. 3. CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH CP-LI XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT LẮP MÁY TỐI ƯU: Tính toán phân tích LI - CP xác định N lm khi đã cố định MNDBT và MNC có thể theo trình tự dưới đây: Bước 1: Khẳng định MNDBT, MNC và giá trị N lm tối ưu sơ bộ (phương án cơ sở) của TTĐ. Bước 2: Đưa ra các phương án về N lm thủy điện. Hoặc từ phương án N lm cơ sở đưa ra các phương án về số gia N lm . Bước 3: Tính chi phí xây dựng (bao gồm chi phí phần thiết bị và công trình cũng như các chi phí xây dựng khác có liên quan) cho phương án cơ sở và phương án N lm khác. Bước 5: Tính chi phí điện năng thay thế của HTĐ cho phương án cơ sở và các phương án N lm khác. Bước 6: Đưa các chi phí vừa tính vào khung thời gian phù hợp với vòng đời kinh tế của dự án. Bước 7: Tính tổng chi phí tính toán hoặc số gia tổng chi phí tính toán theo công thức trên. Vẽ đồ thị hoặc hàm số hóa để tìm min tổng chi phí và giá trị N lm tối ưu ( hoặc số gia N lm tối ưu). Trong một số trường hợp, khi chỉ số năng lượng có thể thay thế cho tiêu chuẩn tổng chi phí tính toán, đặc biệt trong bước thiết kế sơ bộ, người ta còn sử dụng chỉ tiêu khác như: ∆E Max ∆N lm
  33. Tức là maximum tỷ số giữa gia số về điện năng tăng thêm trên số gia về công suất lắp máy tăng thêm. Cần lưu ý rằng, tiêu chuẩn này chưa dựa trên nhu cầu và khả năng tiêu thụ của HTĐ, mà giả thiết rằng toàn bộ điện năng tăng thêm tại TTĐ nghiên cứu đều được HTĐ tiếp nhận và có giá trị như nhau. Ngoài ra đây chủ yếu là phần điện năng khai thác từ thành phần công suất lắp thêm, vì thành phần công suất thay thế đã được xác định từ các bước trước./.