Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 5: Phương pháp đánh giá giải pháp thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp về mặt kinh tế

pdf 13 trang phuongnguyen 2570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 5: Phương pháp đánh giá giải pháp thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp về mặt kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_xay_dung_chuong_5_phuong_phap_danh_gia_gi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 5: Phương pháp đánh giá giải pháp thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp về mặt kinh tế

  1. Chương 5:(10 tiết) PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP VỀ MẶT KINH TẾ 5.1. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG: Công tác thiết kế xây dựng trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư có công trình xây dựng bao gồm các công tác chủ yếu như: lập và xét duyệt các phương án thiết kế công trình, tổ chức quản lý công tác thiết kế Đề án thiết kế theo nghĩa hẹp là một hệ thống các bản vẽ được lập trên cơ sở các tính toán có căn cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng công trình. Theo nghĩa rộng đó là một hệ thống các bản vẽ và các chỉ tiêu tính toán để thuyết minh cho sự hợp lý về mặt kinh tế và kỹ thuật của công trình được xây dựng nhằm thực hiện chủ trương đầu tư đã đề ra với hiệu quả và chất lượng tốt nhất. 5.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: 5.2.1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ: Khi thiết kế công trình xây dựng cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: 1. Giải pháp thiết kế phải cụ thể hóa tốt nhất chủ trương đầu tư thể hiện ở bản dự án khả thi đã được duyệt của chủ đầu tư. 2. Giải pháp thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đường lối phát triển chung của dất nước, có vận dụng kinh nghiệm tốt của nước ngoài. 3. Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an toàn sản xuất và quốc phòng, phải chú ý đến khả năng cải tạo và mở rộng công trình sau này. 4. Khi lập phương án thiết kế phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan. 5. Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế phương án là: trước hết phải đi từ các vấn đề chung sau đó mới giải quyết đến các vấn đề cụ thể. 6. Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. 7. Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế với thực hiện xây dựng trên thực tế. 1. Phải tận dụng mẫu để giảm chi phí thiết kế. 9. Phải dựa trên tiêu chuẩn, định mức thiết kế có căn cứ khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng. 10. Phải cố gắng rút ngắn thời gian thiết kế, để khi thiết kế xong công trình không bị lạc hậu. 5.2.2. YÊU CẦU: Thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên, các quy định về kiến trúc, DAĐT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp DAĐT XDCT có thiế kế công nghệ. 3. Nền móng công trình phải đảm bảo vững chắc, không bị nứt lún, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận. 4. Nộidung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của tong giai đoạn thiết kế, thỏa mãn yêu cầu về chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan, giá thành hợplý. 5. An toàn, tiết kệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan;
  2. Đối với công trình công cộng phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế cho người tàn tật. 6. Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình, đồng bộ với công tình liên quan. ¾ Đối với công trình dân dụng và công nghiệp, ngoài các yêu cầu trên còn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Kiến trúc công trình phải phù hợp phong tục tập quán, văn hóa, xã hội của từng vùng, từng địa phương. - An toan cho người khi xảy ra sự cố; đảm bảo an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; đảm bảo khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các loại vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận vàmôI trường xung quanh. - Đảm bảo các điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng. - Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của tự nhiên nhằm đảm bảo tết kiệm năng lượng. 5.3. CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ: Theo kỳ họp thứ 4, khóa XI Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghiã Vệt Nam (ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2003) đã sửa chữa, bổ sung các quy định về các bước thiết kế như sau: Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước (giai đoạn): thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Trường hợp kể cả bước thiết kế trong giai đoan lập dự án đầu tư; thì tùy theo tính chất, quy mô và mức độ phức tạp của công trình mà quá trình thiết kế có thể tiến hành một giai đoạn, hai giai đoạn hay ba giai đoạn. - Thiết kế theo một giai đoạn: thiết kế bản vẽ thi công, kèm theo tổng dự toán của nó - thường được áp dụng cho các công trình nhỏ và đơn giản, hoặc cho công trình áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế định hình. hoặc cho công trình quy định chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. - Thiết kế theo hai giai đoạn: bao gồm bước thiết kế cơ sở, và bước thiết kế bản vẽ thi công, kèm theo tổng dự toán của nó - áp dụng phổ biến cho các công trình quy định phải lập DAĐT. - Thiết kế theo ba giai đoạn: bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công, kèm theo tổng dự toán của các bước tương ứng - áp dụng cho các công trình lớn và phức tạp. 5.4. NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ: 5.4.1. NỘI DUNG PHẦN THIẾT KẾ CƠ SỞ: 1. Phần thuyết minh: a. Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế. Giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động, danh mục các tiêu chuẩn và quy chuẩn được áp dụng. b. Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt: - Phương án và sơ đồ công nghệ - Danh mục máy máy thiết bị với các thông số chủ yếu. c. Thuyết minh phần xây dựng: + Khái quát về tổng mặt bằng, giới thiệu tóm tắt: - Đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ, tọa độ xây dựng, hệ thống hạ tần kỹ thuật, điểm đấu nối. - Diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
  3. + Công trình theo tuyến: đặc điểm tuyến công trình, cao độ, tọa độ xây dựng, phương án xử lý chứng ngại vật chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến. + Thuyết minh kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu kiến trúc (mối liên hệ cuả công trình với QHXD tại khu vực xây dựng và công trình lân cận, màu sắc công trình ) + Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt: - Đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính. - Hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật, san nên, đào đắp đất, các phần mền sử dụng trong thiết kế. + Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. + Dự tính khối lượng công tác xây dựng và thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình. ¾ Đối với DAĐT xây dưng CT có mục đích sản xuất kinh doanh, thì tùy theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt. 2. Phần bản vẽ: a. Bản vẽ công nghệ: Sơ đồ dây chuền với các thông số kỹ thuật chủ yếu b. Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ: - Giải pháp tổng mặt bằng công trình. - Kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu kiến trúc - Kết cấu - Hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình. Các bản vẽ trên phải thể hiện đầy đủ các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, tọa độ cao độ. c. Bản vẽ sơ đồ phòng chống cháy nổ: 5.4.2. NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT: 1. Phần thuyết minh: a) Thuyết minh tổng quát gồm các điểm: căn cứ và cơ sở lập thiết kế kỹ thuật, nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt, danh mục quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựngvà thiết kế mẫu được sử dụng, tóm tắt nội dung đồ án thiết kế đã được so sánh, các thông số và chỉ tiếu cần đạt được của công trình. b) Các điều kiện tự nhiên, tác động của môi trường và điều kiện kỹ thuật chi phối thiết kế như: tình hình địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng và động đất, tình hình tác động của môi trường và các điều kiện kỹ thuật chi phối khác. c) Phần kinh tế - kỹ thuật bao gồm các vấn đề như: Các thông số chủ yếu của công trinh như năng lực sản xuất, công suất thiết kế, tuổi thọ, cấp công trình , các phương án về chủng loại và chất lượng sản phẩm, phương án tiêu thụ, những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án được so sánh và lựa chọn. d) Phần công nghệ bao gồm các vấn đề như: tổ chức sản xuất và dây chuyền công nghệ định sử dụng, lựa chọn thiết bị và máy móc, các biện pháp về an toàn lao động, an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường e) Phần xây dựng bao gồm: - Bố trí tổng mặt bằng công trình, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng. - Các giải pháp về kiến trúc, hình khối - mặt bằng của các hạng mục công trình. - Các giải pháp về kỹ thuật xây dựng như giải pháp kết cấu, giải pháp nên móng, giải pháp vật liệu - Thiết kế trang trí nội thất. - Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: điện, nước, hơi, thông gió, chiếu sáng, phòng cháy và chữa cháy kèm theo các tính toán và bản vẽ. - Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải. - Tổ chức trang trí bên ngoài, cây xanh, sân vườn
  4. - Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính và thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình. - Thiết kế công nghệ và tổ chức xây dựng. 2. Phần bản vẽ bao gồm: - Các bản vẽ về hiện trạng mặt bằng hay tuyến công trình định xây dựng. - Các bản vẽ tổng mặt bằng công trình, bao gồm chi tiết các hạng mục công trình. - Các bản vẽ về chuẩn bị kỹ thuật cho xây dựng (san nền, thoát nước) và các công trình kỹ thuật hạ tầng ngoài nhà (đường giao thông, điện, nước ). - Các bản vẽ dây chuyền công nghệ và vị trí các thiết bị chính. - Các bản vẽ kiến trúc ( mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng xung quanh công trình) của các hạng mục công trình. - Các bản vẽ bố trí các trang thiưết bị và bộ phận công trình phụ. - Các bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến trúc và kết cấu xây dựng phức tạp. - Các bản vẽ hệ thống kết cấu xây dựng chính. - Các bản vẽ trang trí nội thất. - Bản vẽ phối cảnh toàn bộ công trình và cho các hạng mục công trình chính. - Các bản vẽ của các hệ thống kỹ thuật bên trong công trình về điện, nước, thông gió, điều hòa, thông tin, báo cháy - Bản vẽ về lối thoát người khi có tai nạn, các biện pháp phòng chống cháy nổ. - Các bản vẽ hoàn thiện, trang trí ngoài nhà, cây xanh, sân vườn - Bản vẽ về tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công cho các công tình quan trọng. 3. Tổng dự toán công trình: được lập theo quy định chung của Nhà Nước. 5.4.3. NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG: Nội dung của thiết kế bản vẽ thi công phải cụ thể và chi tiết đến mức đủ để cho người cán bộ kỹ thuật ở công trường có thể sử dụng để chỉ đạo thực hiện. Nội dung của thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: 1. Phần thuyết minh: phải giải thích đầy đủ nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế. 2. Phần bản vẽ: a) Các bản vẽ thể hiện chi tiết về mặt bằng, mặt cắt của các hạng mục công trình kèm theo các số liệu như: - Vị trí và kích thước của các kết cấu xây dựng. - Khối lượng các công việc cần thực hiện. - Vị trí và kích thước của các thiết bị công nghệ được đặt vào công trình, danh mục các thiết bị cần lắp đặt. - Nhu cầu về các loại vật liệu chính kèm theo chất lượng và quy cách yêu cầu. - Nhu cầu về các cấu kiện đúc sẵn. - Thuyết minh về công nghệ xây lắp chủ yếu. - Các yêu cầu về kỹ thuật an toàn. b) Các bản vẽ chi tiết cho từng bộ phận của các hạng mục công trình có kèm theo các số liệu về vị trí, kích thước, quy cách và số lượng về vật liệu, yêu cầu đối với người thi công. c) Các bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị và máy móc do nhà máy chế tạo cung cấp, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng thiết bị, các kích thước, nhu cầu về vật liệu lắp đặt và yêu cầu đối với người thi công. d) Bản vẽ về vị trí lắp đặt và chi tiết của các hệ thống kỹ thuật và công nghệ. e) Bản vẽ trang trí nội thất. g) Bảng tổng hợp khối lượng công vệc xây lắp, thiết bị và vật liệu cho từng hạng mục và toàn bộ công trình.
  5. 3. Dự toán thiết kế bản vẽ thi công: - Các căn cứ và cơ sở để lập dự toán , các bản tính khối lượng và các phụ lục (nếu có). - Bản tiên lượng, dự toán cho từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình có chia thành đợt xây dựng (nếu có). 5.5. CÁC ĐỊNH MỨC VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ: Hệ thống định mức và tiêu chuẩn thiết kế thường bao gồm: 5.5.1. Các định mức và tiêu chuẩn thiết kế dây chuyền công nhệ sản xuất, bao gồm: Các tiêu chuẩn lựa chọn thiét bị, máy móc, công suất, chế độ vận hành máy theo công suất, chế độ vận hành máy theo thời gian, tuổi thọ, độ bền, độ tin cậy, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sản xuất, phế phẩm, diện tích chiếm chỗ, các chi phí cho mua sắm và vân hành dây chyền công nghệ 5.5.2. Các định mức và tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, bao gồm: - Các tiêu chuẩn và định mức cho thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc và thiết kế giải pháp kết cấu. - Các tiêu chuẩn và định mức để thiết kế các hệu thống hạ tầng kỹ thuật như: điện, nước, giao thông, vệ sinh, cấp nhiêt, thông tin, chông cháy, điều hòa vi khí hậu, môi trường - Các tiêu chuẩn và định mức để thiết kế công nghệ và tổ chức xay dựng. - Các định mức và quy định lập dự toán. - Các quy định về chất lượng vật liệu, kết cấu và công nghệ xây dựng 5.5.3. Các định mức về kinh tế - kỹ thuật để tính toán hiệu quả đầu tư thông qua giải pháp thiết kế: Trong nền kinh tế thị trường ở nhiều nước người ta chỉ quy định những tiêu chuẩn có liên quan đến lợi ích của mọi người, nhất là các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường Các tiêu chuẩn khác thường do các hiệp hội nghề nghiệp đứng ra tổ chức biên soạn dưới sự bảo trợ của Nhà nước. 5.6. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VỀ MẶT KINH TẾ: 5.6.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: Chất lượng của giải pháp thiết kế công trình xây dựng là tập hợp những tính chất của công trình được thiết kế thể hiện ở mức độ thõa mãn những nhu cầu được đề ra trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết kế thể hiện ở một loại các chỉ tiêu đã quy định khi lập dự án đầu tư đã được duyệt, nhưng được tính toán lại một cách chính xác hơn trên cơ sở giải pháp thiết kế cụ thể. Tuy nhiên ở khâu thiết kế, khi đáng giá hiệu quả kinh tế nên chú ý loại bỏ các ảnh hưởng của mối quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường khi tính toán các chỉ tiêu so sánh, vì nó không phản ảnh tính ưu việt của phương án kỹ thuật về mặt kinh tế do chính phương án đưa ra. Do đó các chỉ tiêu về chi phí khi đánh giá các giải pháp thiết kế cần đựoc coi trọng hơn bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận. Mặc khác cần chú ý đến chỉ tiêu chi phí cho bản thân lập đồ án thiết kế khi đánh giá chúng. 5.6.2. PHƯƠNG PHÁP DÙNG MỘT VÀI CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP KẾT HỢP VỚI MỘT HỆ CHỈ TIÊU BỔ SUNG. 1. Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung: Phương pháp này được dùng phổ biến. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ở đây bao gồm nhóm chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động ( hiệu số thu chi, suất sinh lợi nội tại, tỷ số thu
  6. chi ) như đã nghiên cứu ở môn hoc kinh tế đầu tư Tuy nhiên nhiên ở giai đoạn thiết kế cụ thể các chỉ tiêu này được tính chính xác hơn. 2. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng PA: Phương pháp này được dùng phù hợp nhất để đánh giá công trình dân dụng có chất lượng sử dụng khác nhau, cho các công trình không thu lợi nhuận và chỉ lấy tiêu chuẩn chất lượng sử dụng là chính, cho các công trình bảo vệ môi trường, cho việc đánh giá các giải pháp kết cấu riêng rẽ và cho việc chấm thi đồ án thiết kế. 3. Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng. Phương pháp này thích hợp nhất để đánh giá các công trình về mặt kinh tế nhưng có chất lượng sử dụng khác nhau, cho các công trình lấy tiêu chuẩn chất lượng sử dụng là chính (không thu lợi nhuận), cho các công trình bảo vệ môi trường, cho việc đánh giá các giải pháp kết cấu riêng rẽ. Theo phương pháp này khi so sánh các phương án thì phương án tốt nhất là phương án thõa mãn điều kiện sau: C j Cdj = → min S j m S j = ∑ Pij i=1 Gij Pij = n ∑Gij i=1 Trong đó: Cdj - Chi phí để đạt được một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp đặc trưng cho chất lượng của phương án j (có n phương án). C j - Chi phí của phương án j. Đó là vốn đầu tư ban đầu, hay tổng chi phí hằng năm của phương án j. S j - Giá trị sử dụng tổng hợp của phương án j, kể đến các thông số có liên quan đến trình độ kỹ thuật của phương án như: mức cơ giới hóa, tự động hóa, độ lâu của chu kỳ công nghệ, hệ số sử dụng nguyên liệu xuất phát, thế hệ kỹ thuật, mức nhiệt đới hóa, độ bền chắc, độ tin cậy, trình độ bảo vên môi trường, mức độ an toàn và cải thiện điều kiện lao động Chỉ tiêu này được xác định bằng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo đề xếp hạng phương án. Pij - Chỉ tiêu thứ i (có m chỉ tiêu của phương án j đã làm mất đơn vị đo). Gij - Chỉ tiêu thứ i của phương án j khi chưa làm mất đơn vị đo. *) Phương pháp này cũng có thể đánh giá theo điều kiện: Số đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp đặc trưng cho trình độ kỹ thuật của phương án tính cho một đồng chi phí. S j S dj = → max C j 4. Phương pháp toán học: Bao gồm phương pháp quy hoạch tối ưu, lý thuyết phục vụ đám đông, lý thuyết trò chơi, lý thuyết mô phỏng Hàm mục tiêu ở đây thường lấy là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nào đó. 5.7. PHÂN LOẠI CÁC TRƯỜNG HỢP SO SÁNH: Việc so sánh có thể xảy ra giữa các trường hợp: - Phương án mới với phương án hiện có. - Giữa các phương án xây dựng mới với nhau.
  7. - Giữa phương án tự làm với phương án nhờ nước ngoài. - Giữa các phương án có cùng chất lượng sử dụng và khác chất lượng sử dụng. - Giữa phương án xây dựng mới với phương án cải tạo. - So sánh theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn khống chế đặc biệt. 5.8. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO TÍNH CÓ THỂ SO SÁNH ĐƯỢC CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN. Để đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, cụ thể: - Khi cần so sánh một nhân tố nào đó thì chỉ cần nhân tố đó thay đổi để xem xét còn các nhân tố khác phải giữ nguyên. - Cách tính toán các chỉ tiêu so sánh phải có căn cứ khoa học và dựa trên một phương pháp thống nhất. - Phải chú ý đến nhân tố thời gian khi so sánh phương án. 5.9. ĐƠN VỊ ĐO CỦA CÁC CHỈ TIÊU SO SÁNH: Có hai giai đoạn sử dụng đoạn sử dụng đơn vị đo khác nhau khi so sánh phương án. 1. Giai đoạn tính toán thiết kế: - Đối với công trình nhà ở đơn vị đo là: m2 diện tích ở, m2 diện tích xây dựng. - Đối với công trình công nghiệp đơn vị đo là: công suất cụ thể cho từng loại công trình thiết kế như: Kilôwatt giờ/năm, Tấn/năm, Cái/năm 2. Giai đoạn sử dụng, vận hành công trình: - Đối với công trình nhà ở đơn vị đo giá trị sử dụng là căn hộ gia đình. - Đối với công trình công nghiệp đơn vị đo giá trị sử dụng là các nhà máy, phân xưởng với các công suất nhất định. Chú ý cần chọn đơn vị đo phù hợp khi lựa chọn phương án . Ví dụ khi so sánh các mẫu nhà ở có thành phần căn hộ khác nhauthì đơn vị đo m2 diện tích xây dựng chung không đảm bảo tính có thể so sánh với nhau được, Với kết cấu bao che lấy đơn vị đo là m2 có thể hợp lý hơn m3, với các phương án mái dốc đơn vị đo là m2 hình chiếu bằng sẽ hợp lý hơn là m2 của mái dốc 5.10. HỆ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP. 5.10.1. NHÓM CHỈ TIÊU KINH TẾ. 1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CHUNG: a) Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế (chỉ tiêu kinh tế tổng hợp): +) Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế chủ yếu: - Nhóm chỉ tiêu tĩnh: chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm, lợi nhuận cho 1 đơn vị sản phẩm, mức doanh lợi cho 1 đồng vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận hay nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản công lại. - Nhóm chỉ tiêu động: hiệu số thu chi, mức thu lợi nội tạI, hệu số thu chi +) Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bổ sung như: năng suất 1 đồng vốn tính theo giá trị sản lượng, năng suất lao động, hệ số thu hút lao động dư thừa, lôi cuốn tài nguyên thiên nhiên và công suất dư thừa vào hoạt động, hiệu quae về mặt xuất nhập khẩu b) Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến tính kinh tế của phương án: - Công suất của phương án tính chung và tính riêng cho 1 đơn vị diên tích xây dựng. - Tuổi thọ của phương án. - Chất lượng sản phẩm. c) Các chỉ tiêu chi phí chủ yếu:
  8. +) Cho khâu xây dựng công trình: tổng vốn đầu tư (cho xây lắp, mua sắm thiết bị và chi phí đầu tư khác), suất vốn dầu tư, nhu cầu ngoại tệ, các chi phí hiện vật quan trọng cho một số thiết bị, máy móc, vật tư quý hiếm, năng lượng, nhân lực, thời gian thiết kế và thời gian xây dựng công trình , chi phí xây lắp tính cho các đơn vị đo khác nhau của công trình. +) Cho khâu vận hành công trình: - Giá thành đơn vị sản phẩm, giá cả sản phẩm. - Chi phí tính theo hiện vật cho một số vật tư quý hiếm, nhu cầu ngoại tệ cho khâu vận hành. d) Các chỉ tiêu về tổ chức sản xuất của nhà máy được xây dựng: hình thức chuyên môn hóa, tập trung hóa, hiệp tác hóa của nhà máy với các xí nghiệp khác và trong nội bộ xí nghiệp. 2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BỘ PHẬN: a) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp mặt bằng - hình khối: +) Các chỉ tiêu về kích thước, diện tích và khối tích xây dựng: - Các chỉ tiêu về kích thước nhà, số nhịp, số tầng. dtlv dtphu dtkc chuvinha dtlv - Các tỷ lệ về diện tích: , , , , dtxd dtxd dtxd dtxd dtci ktxd - Hệ số khối tích xây dựng = . ∑ dtlv ktxdhi - Hệ số khối tích xây dựng hữu ích = ∑ dtlv ktxdhi - Hệ số: . ktxdc dtxd: diện tích xây dựng được tính từ mép móng tường ngoài (cho tâng1) và từ mép tường ngoài cho các tầng trên. dtlv: diện tích làm việc (diện tích sản xuất) bao gồm: diện tích để đặt máy móc thiết bị sản xuất, diện tích cho công nhân thao tác theo tiêu chuẩn quy định. dtphu: diện tích phụ bao gồm: diện tích giao thông nội bộ xưởng, hành lang, phòng đệm, cầu thang, diện tích cho thiết bị vệ sinh, thiết bị điện nước và hơi, diện tích cho vật liệu, diện tích kho, diện tích văn phòng và sinh hoạt công cộng của nhà máy. dtkc: diện tích mặt cắt ngang kết cấu của tường cột. dtci: diện tích có ích bao gồm diện tích làm việc và diện tích phụ. ktxdhi; khối tích xây dựng hữu ích là khối tích xây dựng trừ đi phần khối tích kết cấu và không gian vô ích nếu có. ktxdc; khối tích xây dựng chung. +) Các chỉ tiêu đặc trưng cho hiệu quả của giải pháp mặt bằng - hình khối đối với sản xuất: - Số m2 diện tích làm việc tính cho một đơn vị công suất hàng năm, cho một máy chính, cho một công nhân. - Số m3 khối tích xây dựng và khối tích xây dựng hữu ích tính cho một đơn vị công suất hàng năm, cho một máy chính, cho một công nhân. +) Các chỉ tiêu chi phí phản ảnh sự hợp lý của giải pháp mặt bằng - hình khối: - Giá trị dự toán công tác xây lắp tính cho 1m2dtxd, 1m2dtlv, 1m3ktlv và cho 1 đơn vị công suất của công trình. - Chi phí vận hành công trình như chi phí nưng lượng, sửa chữa, bảo quản, chi phí việc đảm bảo điều kiện vi khí hậu bên trong công trình, cho các bộ phận
  9. điện nước tính cho 1m2dtxd, 1m2dtlv, 1m3ktlv và cho 1 đơn vị công suất của công trình. b) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp kết cấu: +) Chỉ tiêu chi phí xây dựng kết cấu: - Giá trị dự toán công tác xây lắp kết cấu (có tính đến hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng). - Giá trị dự toán công tác xây lắp tính cho một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp được xác định theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo ( nếu giá trị sử dụng của các phương án kết cấu khác nhau. - Chi phí cho một số vật tư quan trọng, ca máy, nhân công để xây dựng kết cấu. - Nhu cầu ngoại tệ. - Trọng lượng và thời gian xây dựng kết cấu. +) Chỉ tiêu chi phí sử dụng kết cấu: - Chi phí sửa chữa, bảo quản kết cấu. - Chi phí điều hòa nhiệt độ cho công trình có liên quan đến kết cấu. +) Chỉ ti êu tổng chi phí xây dựng kết cấu và chi phí sử dụng kết cấu tính cho tất cả tuổi thọ kết cấu. +) Chỉ tiêu về giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến tính kinh tế của giải pháp kết cấu: - Các chỉ tiêu về tính chất vật liệu của kết cấu như trọng lượng, tuổi thọ, tính chống xâm thực của môi trường, tính ổn định, chịu lửa, cách âm, cách nhiệt - Tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang kết cấu với tổng diện tích xây dựng. - Một số chỉ tiêu về tính công nghệ của giải pháp kết cấu như mức thống nhất hóa của kết cấu về kích thước trọng lượng của các bộ phận riêng rẽ, về vật liệu và về công nghệ chế tạo, tính dễ sửa chữa, dễ cải tạo , dễ thay thế. c) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp tổng mặt bằng được xây dựng: +) Nhóm chỉ tiêu thuộc giai đoạn xây dựng: - Chỉ tiêu về sử dụng đất đai: dtctcm Hệ số mật độ xây dựng = ∑dtkdxd dtctxd Hệ số sử dụng đất đai = ∑dtkdxd dtkdxd Hệ số sử dụng đất tính cho một đơn vị công suất = ∑ CSnhamay dtctcm: diện tích các công trình có mái. dtctxd: tổng diện tích các công trình có mái và không có mái. ∑dtkdxd : tổng diện tích khu đất xây dựng của nhà máy, giới hạn ở bên trong hàng rào của xí nghiệp, được tính bằng hecta. - Chỉ tiêu chi phí trong giai đoạn xây dựng: khối lượng và chi phí cho công tác san lấp mặt bằng tính chung và tính cho một đơn vị công suất, tỷ lệ của chi phí này so với chi phí tổng chi phí xây lắp, thời gian san lấp, độ dài các loại đường đi, đường ống, đường dây tính cho một hecta đất xây dựng và cho một đơn vị công suất, tỷ trọng của chi phí của các loại đường này trong tổng chi phí. +) Nhóm chỉ tiêu thuộc giai đoạn vận hành công trình: - Chi phí vận chuyện nội bộ nhà máy trong quá trình sản xuất. - Chi phí bảo quản, sửa chữa các loại đường đi, đường ống, đường dây. Chi phí tính cho một đơn vị công suất và tính theo tỷ lệ so với chi phí vận hành chung hằng năm. d) Các chỉ tiêu đánh giá địa điểm xây dựng:
  10. +) Nhóm chỉ tiêu thuộc giai đoạn xây dựng: Các chỉ tiêu của giai đoạn này giống như ở trường hợp đánh giá tổng mặt bằng công trình (trừ phần chỉtiêu sử dụng đất đai). Ngoài ra, còn thêm các chỉ tiêu như: chi phí cho mạng đường đi, đường ống, đường dây để nối với mạng lưới quốc gia, chi phí cho nhà ở và các cơ sở phục vụ công nhân khác của nhà máy nếu có, tiết kiệm do tận dụng mọi nguồn lực của địa phương cho việc xây dựng công trình, chi phí vận chuyển vật tư, xe máy và di chuyên lao động đến công trường, chi phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, thời gian san lấp và xử lý nền móng. +) Nhóm chỉ tiêu thuộc giai đoạn vận hành công trình: - Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và chi phí vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ. - Chi phí bảo quản, sửa chữa công trình có liên quan đến việc lựa chọn địa điểm. - Chi phí vận chuyển công nhân đến nơi làm việc nếu có. - Mức đảm bảo các nguồn nguyên vật liệu, đIện, nước cho sản xuất. - Khả năng dẻ dàng tiêu thụ sản phẩm. e) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp trang thiết bị phục vụ cho việc sử dụng công trình: - Các chỉ tiêu liên quan đến việc mua sắm và lắp đặt ban đầu, thời gian lắp đặt. - Các chỉ tiêu thuộc khâu vận hành sử dụng, nhất là chỉ tiêu chi phí sử dụng tính cho một đơn vị sản phẩm của thiết bị. - Các chỉ tiêu giá trị sử dụng như công suất, độ bền, tuổi thọ, độ tin cậy, trình độ hiện đại, mức tiện nghi sử dụng, tính công nghệ f) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế dây chuyền công nghệ: +) Nhóm chỉ tiêu có liên quan đến khâu mua sắm, lắp đặt thiết bị: Vốn đầu tư mua sắm, chi phí lắp đặt, thời gian lắp đặt, nhu cầu ngoại tệ, các chỉ tiêu chi phí tính theo hiện vật cho một số vật tư quý hiếm, tỷ lệ so với đồng vốn đầu tư +) Nhóm chỉ tiêu thuộc giai đoạn vận hành công trình: Giá thành sản phẩm, chi phí cho một số vật tư quý hiếm ở khâu vận hành, nhu cầu ngoại tệ +) Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến tính kinh tế của phương án: Công suất, tuổi thọ, độ tin cậy, độ cồng kềnh chiếm chỗ, mức nhiệt đới hóa, các chỉ tiêu về tính công nghệ (mức tự động hóa, cơ giới hóa và tính linh hoạt ) 5.10.2. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NĂNG CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: 1. Các chỉ tiêu về trình độ kỹ thuật: - Trình độ kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, bao gồm các chỉ tiêu: mức tự động hóavà cơ giới hóa, điện khí hóa, mức trang bị kỹ thuật cho lao động, hệ số sử dụng nguyên liệu xuất phát, độ lâu một chu kỳ công nghệ, mức nhiệt đới hóa, tỷ lệ giữa giá trị thiết bị máy móc với tổng giá trị dự toán công trình. - Trình độ kỹ thuật của phần kiến trúc và kết cấu xây dựng, bao gồm các chỉ tiêu: mức áp dụng các loại vật liệu và kết cấu hiện đại, các giải pháp kiến trúc và quy hoạch mặt bằng hiện đại và việc tạo ra tiền đề cho việc áp dụng kỹ thuật thi công hiện đại. 2. Các chỉ tiêu về công năng và giá trị sử dụng: - Phần máy móc thiết bị: Công suất, tuổi thọ, độ tin cậy, tính chống xâm thực của môi trường, mức nhiệt đới hóa, chất lượng sản phẩm, tính đa năng hay chuyên dùng, chế độ vận hành theo thời gian và theo tải trọng, tính công nghệ của máy móc thiết bị - Phần xây dựng: Các hệ số đánh giá pháp mặt bằng - hình khối và tổng mặt bằng xí nghiệp, chỉ tiêu về vật lý kiến trúc, cấp công trình, tínhchịu lửa, chịu nhiệt, độ bền, độ ổn định, sự phù hợp với quy trình công nghệ, tính đễ thay đổi và cải tạo khi có sự đổi mứo dây chuyền công nghệ, tổ chức giao thông trong công trình, tính công nghệ của giải pháp xây dựng
  11. 5.10.3. NHÓM CHỈ TIÊU XÃ HỘI: 1. Các chỉ tiêu về điều kiện lao động: - Các chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh trong lao động như: ánh sáng, thông gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, từ trường, điện trường, độ bụi, độ phóng xạ, độ thải các chất độc hại, âm thanh, rung động, khả năng mắc bệnh nghề nghiệp - Các chỉ tiêu về nhân trắc như: sự phù hợp cảu máy móc, thiết bị , kết cấu xây dựng với sự phân bố trọng lượng và kích thước con người. - Các chỉ tiêu về tâm sinh lý: Các chỉ tiêu này nói lên sự phù hợp của máy móc và kết cấu xây dựng với khả năng lao động, tốc độ làm việc, năng lực ngũ quan của con người, tác dụng gây ức chế hay hưng phấn cho lao động. - Các chỉ tiêu về tâm lý: Các chỉ tiêu này nói lên sự phù hợp của giải pháp thiết kế đối vói tâm lý và thói quen của con người, khả năng gây những thói quan mới cho người lao động. - Chi phí cho các biện pháp cải thiện lao động. 2. Các chỉ tiêu về an toàn lao động: - Trình độ áp dụng các thiết bị báo động và an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động. - Tính ổn định, vững chắc của máy móc, kết cấu. - Mức đảm bảo quy định về thoát người, chống cháy nổ, chống động đất, thiên tai. - Chi phí cho các biện pháp an toàn. 3. Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường sinh thái: - Đối với khâu xây dựng đó là các chỉ tiêu về bảo vệ đất đai, rừng cây, công trình hiện có, mức cải thiện hay bảo vệ môi trường hiện có do công trình gây nên, chi phí cho viễcây dựng các công trình bảo vệ môi trường. - Đối với khâu vận hành công trình: đó là các chỉ tiêu về các chất thải độc hại, tác hại đến mùa màng, đất đai nông nghiệp, nguồn lợi thủy sản và sức khỏe con người 4. Các chỉ tiêu thẩm mỹ công nghiệp: - Các chỉ tiêu thẩm mỹ bên ngoài như hình khối, tỷ lệ, nhịp điệu, quy mô và sự hài hòa với môi trường xung quanh. - Các chỉ tiêu thẩm mỹ bên trong công trình. 5.11. HỆ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở VÀ PHỤC VỤ CÔNG CỘNG: Hệ chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế nhà ở và công trình phục vụ công cộng cũng chia làm ba nhóm lớn tương tự như hệ chỉ tiêu đánh giá công trình công nghiệp nhưng đơn giản hơn, phần thiết bị công nghệ thường không đáng kể, phần lớn lấy chất lượng sử dụng là chính. 5.11.1. NHÓM CHỈ TIÊU KINH TẾ: 1. Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế chung: a) Các chỉ tiêu hiệu quả (chỉ tiêu tổng hợp): - Với loại công trình không kinh doanh thu lợi nhuận: Đó là chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị giá trị sử dụng (m2 ở, một giường bệnh ). Giá trị sử dụng ở đây đặc trưng cho hiệu quả xã hội. Nếu các phương án có hiệu quả xã hội (giá trị sử dụng) khác nhau thì phải dùng chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp (được tính theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo). - Với loại công trình có kinh doanh thu lợi nhuận: Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ở đây gồm nhóm chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động. b) Các chỉ tiêu chi phí: Tương tự như nhà công nghiệp, bao gồm chi phí cho khâu xây dựng và cho khâu sử dụng công trình.
  12. c) Các chỉ tiêu giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến tính kinh tế: Đó là năng lực phục vụ, tuổi thọ công trình, cấp công trình. 2. Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế bộ phận: a) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế mặt bằng - hình khối công trình: +) Đối với nhà ở, gồm các chỉ tiêu: - Diện tích sử dụng, diện tích ở, diện tích phụ, diện tích xây dựng tất cả tính cho một đầu người, và tính trung bình cho một căn hộ. Diện tích sử dụng bao gồm diện tích ở và diện tích phụ ( bếp, phòng vệ sinh, tiền sảnh, hành lang, kho, ban công, logia không tính diện tích hành lang và cầu thang dùng chung cho toàn công trình). Diện tích xây dựng bao gồm diện tích sử dụng (bao gồm diện tích hành lang và cầu thang dùng chung cho toàn công trình) và diện tích mặt cắt ngang kết cấu. - Tỷ lệ các loại diện tích ở, diện tích phụ gắn liền với mỗi căn hộ, diện tích mặt cắt ngang kết cấu, diện tích hành lang và cầu thang chung cho toàn công trình (ngoài căn hộ) so với tổng diện tích xây dựng. - Tỷ lệ giữa diện tích phụ và diện tích ở. - Tỷ lệ giữa diện tích ở với diện tích sử dụng ( hệ số K1). - Tỷ lệ giữa khối tích xây dựng với diện tích ở ( hệ số K2). - Tỷ lệ giữa chu vi tường ngoài với diện tích xây dựng( hệ số K3). - Tỷ lệ giữa mặt cắt ngang kết cấu với diện tích xây dựng( hệ số K4). +) Đối với công trình phục vụ công cộng, gồm các chỉ tiêu: - Diện tích làm việc tính chung và tính riêng cho một đơn vị năng lực phục vụ (một đầu học sinh, một đầu khán giả ). Diện tích làm việc bao gồm diện tích của các phòng làm việc chính và các phòng làm việc phụ trợ và các phòng phục vụ kông bao gồm diện tích hành lang, cầu thang, phòng đệm và những phòng đặt các thiết bị phục vụ công trình. - Diện tích có ích tính chung và tính riêng cho một đơn vị năng lực phục vụ. Diện tích có ích bằng diện tích làm việc cộng với diện tích hành lang, cầu thang, phòng đệm và những phòng đặt các thiết bị phục vụ công trình đã nêu ở trên. - Diện tích xây dựng tính chung và tính riêng cho một đơn vị năng lực phục vụ. - Tỷ lệ giữa khối tích xây dựng với diện tích xây dựng. - Tỷ lệ giữa khối tích xây dựng với năng lực phục vụ. - Tỷ lệ giữa diện tích làm việc với diện tích có ích ( hệ số K1). - Tỷ lệ giữa khối tích xây dựng với diện tích làm việc( hệ số K2). - Tỷ lệ giữa chu vi với diện tích xây dựng ( hệ số K3), hay tỷ lệ giữa diện tích kết cấu bao che với diện tích có ích. - Tỷ lệ giữa diện tích mặt cắt ngang kết cấu với diện tích xây dựng ( hệ số K4). b) Các chỉ tiêu đánh giá giải pháp kết cấu: Giải pháp trang thiết bị phục vụ công trình và chỉ tiêu đánh giá giải pháp quy hoạch mặt bằng công trình xây dựng tương tự như cho công trinh sản xuất. 5.11.2. NHÓM CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ CÔNG NĂNG: 1. Các chỉ tiêu về trình độ kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật của các công trình nhà ở và phục vụ công cộng thể hiện ở trình độ hiện đại của các trang thiết bị phục vụ công trìnhvà ở trình độ hiện đại của các giải pháp kiến trúc, kết cấu tương tự như đối với công trình sản xuất. Với các loại khách sạn và nhà nghỉ được phân cấp theo mức độ tiện nghi và hiện đại. Với khách sạn được phân theo số sao. 2. Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng và công năng, gồm các chỉ tiêu: - Năng lực phục vụ của công trình và chất lượng phục vụ. - Các hệ số đánh giá các giải pháp mặt bằng - hình khối và kết cấu.
  13. - Cấp công trình, đô bền chắc, tuổi thọ của công trình. - Các chỉ tiêu có liên quan đến vật lý kiến trúc. - Mức trang bị các thiết bị tiện nghị của công trình. - Tính dễ cải tạo và sắp xếp lại theo yêu cầu mới. 3.11.3. NHÓM CHỈ TIÊU XÃ HỘI. 1. Các chỉ tiêu về điều kiện sống và làm việc cảu người sử dụng công trình: - Các chỉ tiêu vi khí hậu trong nhà có liên quan đến vật lý kiến trúc và sức khỏe con người. - Các chỉ tiêu về nhân trắc. - Các chỉ tiêu về tâm láy sinh lý 2. Các chỉ tiêu về an toàn: - Độ an toàn, vững chắc của giải pháp kết cấu và kiến trúc xây dựng, chống động đất, thiên tai. - Các biện pháp phòng chống cháy nổ 3. Các chỉ tiêu về thẩm mỹ kiến trúc: Với nhà dân dụng các chỉ tiêu về thẩm mỹ kiến trúc rất được coi trọng và có nhiều trường phái khác nhau.