Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 4: Doanh nghiệp thiết kế quản lý và tổ chức thiết kế công trình

pdf 9 trang phuongnguyen 1090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 4: Doanh nghiệp thiết kế quản lý và tổ chức thiết kế công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_xay_dung_chuong_4_doanh_nghiep_thiet_ke_q.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 4: Doanh nghiệp thiết kế quản lý và tổ chức thiết kế công trình

  1. Chương 4: (6 tiết) DOANH NGHIỆP THIẾT KẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH 4.1. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh, được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trong pháp luật của Nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 4.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP: Có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác thống kê. Nhưng cách phân loại phổ biến nhất và quan trọng nhất là phân theo tính chất sở hữu về tài sản của doanh nghiệp. Nếu phân theo tính chất sở hữu về tài sản của doanh nghiệp thì bao gồm các loại doanh nghiệp sau: 1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà Nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước đặt ra. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền lợi và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Loại hình doanh nghiệp Nhà nước tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào và nó hiện diện chủ yếu ở các ngành trọng yếu của nền kinh tế như: nhiên liệu, năng lượng, thông tin liên lạc, các ngành phục vụ phúc lợi công cộng là những ngành tác động đến cân đối chung của quốc gia, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. 2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất. Việc quản lý điều hành doanh nghiệp sẽ do người chủ sở hữu tài sản công ty thực hiện, hoạc họ có thuê người điều hành doanh nghiệp. Điều nay đã được Nhà nước quy định trong luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty ở điều 2: “Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” 3. DOANH NGHIỆP CHUNG VỐN - CÔNG TY: Đây là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên sẽ cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty, như vậy trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong công ty là trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Mỗi công ty muốn có đầy đủ tư cách pháp nhân phải thỏa mãn các điều kiện tối thiểu như: - Phải có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm về tài sản của mình. - Phải có trụ sở và tên gọi riêng ( đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền). - Phải có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia các hoạt động dân sự.
  2. - Phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo luật công ty. Hiện nay có hai loại hình công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty chung vốn. a) Công ty trách nhiệm hữu hạn: là loại công ty mà vốn góp của các thành viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty. Công ty không được pháp phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên được tự do, nhưng nếu chuyển nhượng cho người ngoài thì phải được nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 vốn điều lệ của công ty nhất trí. b) Công ty cổ phần: là loại công ty có số cổ đông tối thiểu là 7. Cổ phiếu của công ty này có thể ghi tên hoặc không ghi tên và mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Loại cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Trong quá trình hoạt động nếu cần thiết mở rộng quy mô hoạt động thì công ty cổ phần có quyền phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu. Trong các loại hình doanh nghiệp thì loại hình công ty cổ phần tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả. Do đó loại hình công ty này phát triển mạnh ở nhiều nước. Các ưu điểm đó là: - Trách nhiệm pháp lý hữu hạn. - Có hình thức huy động vốn và tập trung vốn hữu hiệu. - Công ty càng phát triển với quy mô lớn thì số cổ đông càng nhiều, sự đa dạng hóa cổ đông càng cao, và việc chia sẻ rủi ro càng tốt. c) Một số loại hình doanh nghiệp chung vốn khác: + Công ty hợp doanh: Theo hình thức này thì phải có ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 đơn vị trở lên cùng chung vốn với nhau để hình thành nên môt công ty. Việc quản lý điều hành công ty sẽ do sự thõa thuận giữa các bên chung vốn. Hình thức này có thuận lợi cơ bản là góp phần tăng quy mô của đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh hoặc tranh thủ được bí quyết kỹ thuật, công nghệ của các bên chung vốn. Hạn chế: là trách nhiệm pháp lý vô hạn của các bên chung vốn, khó khăn khi huy động thêm nguồn vốn cũng như khi có một thành viên muốn rút vốn ra khỏi công ty. + Công ty liên doanh: Một số doanh nghiệp được thành lập dưới dạng liên doanh, trong đó trách nhiệm của các bên tham gia góp vốn là hữu hạn theo phần vốn góp vào liên doanh của mình. Loại hình doanh nghiệp này thích hợp ở nhiều nơi, nhiều quốc gia có các điều kiện thuận lợi về nguyên vật liệu, nhưng hạn chế về vốn và kỹ thuật sản xuất, do đó cần phải chung vốn với các đơn vị khác (trong và ngoài nước) để khai thác tiềm lực này. + Công ty dự phần: là hình thức liên kết giữa các đơn vị kinh doanh để thực hiện từng hoạt động kinh doanh cụ thể, thanh toán và quyết toán riêng từng hoạt động kinh doanh. Công ty dự phần không có tài sản và trụ sở riêng, thông thường hoạt động của nó dựa vào tư cách pháp nhân của một trong các thành viên. Không có bảng tổng kết tài sản của công ty dự phần, nhưng phải lập bảng tổng kết tài sản của từng hoạt động liên kết kinh tế và hạch toán
  3. chia lãi-lỗ. Ưu điểm của loại hình công ty này là phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không quá tải trong quản lý và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài. Có thể áp dụng hình thức công ty dự phần với các đối tác là một tổ chức hay cá nhân có vốn đầu tư và biết quản lý kinh doanh trên quy mô lón - nhỏ khác nhau để phát triển sản xuất. + Hợp tác xã: là một tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu, có lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu qủa hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 4.3. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC DỊCH VỤ - KINH DOANH THIẾT KẾ: Phân loại loại hình tổ chức dịch vụ - kinh doanh thiết kế: 1. VỀ MẶT PHÁP LÝ: có thể có các doanh nghiệp dịch vụ thiết kế của Nhà nước, của tập thể hoặc của tư nhân dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần 2. VỀ MẶT CHUYÊN MÔN: có thể có các doanh nghiệp dịch vụ thiết kế chuyên môn hoá như: a) Doanh nghiệp dịch vụ thiết kế chuyên môn hoá theo ngành sản xuất và chủng loại công trình như: doanh nghiệp dịch vụ thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp; doanh nghiệp dịch vụ thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện; doanh nghiệp dịch vụ thiết kế công trình giao thông. b) Chuyên môn hóa theo giai đoạn thiết kế như: thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, thiết kế các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài chung quanh công trình, thiết kế tổ chức xây dựng Thông thường hai loại hình chuyên môn hóa trên được kết hợp lại với nhau. Trong nhiều trường hợp các tổ chức thiết kế phải đa năng hóa đến một mức độ nhất định cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng là một loại hình doanh nghiệp có nhiều chức năng; trong đó có việc chuyên lập dự án đầu tư, thiết kế và thay mặt chủ đầu tư giám sát việc thực hiện xây dựng công trình. 4.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP THIẾT KẾ: 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC DOANH NGHIỆP THIẾT KẾ: Các doanh nghiệp thiết kế thường được tổ chức theo kiểu trực tuyến kết hợp với chức năng. tùy theo mức độ phức tạp và tính chất của công trình, quá trình thiết kế ở đây được chuyên môn hóa theo giai đoạn công việc thiết kế hay theo kiểu thiết kế toàn vẹn cho cả một công trình do một nhóm hay một cá nhân thực hiện. 2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Các doanh nghiệp thiết kế hoạt động dựa trên luật Công ty hoặc luật Doanh nghiệp Nhà Nước, trên cơ sở ký hợp đồng với các chủ đầu tư và các tổ chức dịch vụ khảo sát phục vụ
  4. thiết kế. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp thiết kế phải tham gia đấu thầu để tìm hợp đồng thiết kế. Chi phí cho công tác thiết kế do chủ đầu tư trả theo các quy định về thiết kế phí của Nhà Nước (với các công trình của Nhà Nước), hoặc theo thỏa thuận giữa các bên (với các công trình của tư nhân). 3. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THIẾT KẾ: Các doanh nghiệp thiết kế phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường lập kế hoạch của mình. Nội dung của kế hoạch thường bao gồm các bộ phận chính như: - Kế hoạch tranh thầu và tìm kiếm hợp đồng. - Kế hoạch marketing. - Kế hoạch triển khai thiết kế đối với công trình đã được giao thầu. - Kế hoạch triển khai thiết kế đối với công trình đã được giao thầu. - Kế hoạch triển khai thiết kế đối với công trình đã được giao thầu. - Kế hoạch triển khai thiết kế đối với công trình đã được giao thầu. - Kế hoạch nhân lực, vật tư, tài chính. - Kế hoạch nghiên cứu áp dụng và cải tiến công nghệ thiết kế Kế hoạch thiết kế phải đi đôi với kế hoạch khảo sát phục vụ thiết kế. Các tổ chức thiết kế có trách nhiệm đề ra các yêu cầu về khảo sát để các tổ chức khảo sát thực hiện theo hợp đồng. 4.5. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN GIAO NHẬN THẦU THIẾT KẾ: 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ: a) Quyền hạn của chủ đầu tư: - Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế công trình, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình. - Đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế. - Yêu cầu các nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. - Yêu cầu sữa đổi, bổ sung thiế kế. - Đình chi thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. b) Nghĩa vụ của chủ đầu tư: - Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng xây dựng công trình trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp để thực hiện. - Xác định nhiệm vụ thiết kế công trình. - Cung cấp đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế. - Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
  5. - Thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định. - Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế. - Lưu trữ hồ sơ thiết kế. - Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin, tài liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ: a) Quyền hạn của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: - Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế. - Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế. - Quyền tác giả đối với thiết kế công trình. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. b) Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: - Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình. - Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. - Chịu trách nhiệm về thiết kế do mình đảm nhận. - Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng. - Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế. - Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình. - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. - Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 4.6. THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ: 4.6.1. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ: 1. PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ: a) Thẩm định thiết kế công trình thuộc dự án đầu tư của nhà nước nhóm A: Trường hợp này cần tuân thủ các quy định sau: - Trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật, Bộ xây dựng kết hợp với Bộ trưởng quản lý ngành phải tuyển chọn tổ chức tư vấn hay lập hội đồng thẩm định thiết kế có đủ trình độ chuyên môn để thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
  6. - Các tổ chức tư vấn được chọn thầu thẩm định thiết kế phải có đủ tư cách pháp nhân và phù hợp với nhiệm vụ thẩm định. - Trường hợp các tổ chức tư vấn trong nước không đủ trình độ thẩm định có thể chọn thầu thẩm định nước ngoài. b) Thẩm định thiết kế công trình thuộc dự án đầu tư của nhà nước nhóm B và C: Thủ trưởng các Bộ và các địa phương có thẩm định phê duyệt thiết kế phải sử dụng cơ quan chuyên môn hay tuyển chọn tổ chức tư vấn đủ năng lực có tư cách pháp nhân để thẩm định thiết kế. Tổ chức thẩm định thiết kế phải là tổ chức không tham gia thiết kế công trình đó. Bộ xây dựng chịu trách nhiện chọn cơ quan chuyên môn hay tổ chức tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình thuộc nhhóm B của các cơ quan trực thuộc chính phủ, các tổ chức và đoàn thể trực thuộc trung ương. c) Thẩm định thiết kế công trình thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Các chủ đầu tư phải ký hợp đồng với tổ chức tư vấn xây dựng có tư cách pháp nhân và đủ năng lực để thẩm định thiết kế. Có thể thuê cơ quan tư vấn nước ngoài nhưng phải được bộ xây dựng chấp thuận và cấp phép tư vấn. Không thẩm định thiết kế đối với nhà ở của dân có chiều cao dưới 3 tầng, có vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, hoặc có diện tích sàn dưới 200m2 ở các khu đã cơ quy hoạch chi tiết được duyệt, trừ một trường hợp ngoại lệ. Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và cho phép thành lập các tổ chức tư vấn xây dựng theo quy định của Nhà nước. 2. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ: a) Trường hợp các dự án đầu tư xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước: Nội dung thẩm định bao gồm một vấn đề chủ yếu sau: - Sự tuân thủ của đồ án thiết kế đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, các định mức, đơn giá và các chính sách hiện hành của Nhà nước có liên quan. - Sự phù hợp và đúng đắn của đồ án thiết kế đối với đự án đầu tư đã được duyệt, các vấn đề cần xem xét ở đây gồm: - Sự phù hợp của dây chuyền công nghệ ( hoặc yêu cầu sử dụng) với tổng mặt bằng và không gian kiến trúc. - Mức độ ổn định và bền vững của công trình. - Mức độ an toàn của các công trình kỹ thuật hạ tầng (điện, nước, cấp nhiệt, chống cháy, nổ .) - Sự phù hợp của tổng dự toán thiết kế so với tổng mức đầu tư được duyệt trong DAĐT. - Các giải pháp đảm bảo ổn định đối với các công trình lân cận, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng. b) Trường hợp các dự án đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế khác: Nội dung thẩm định bao gồm:
  7. - Tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế như: tư cách pháp nhân cuả tổ chức thiết kế, sự phù hợp của thiết kế đối với dự án đầu tư đã được duyệt về các mặt: quy hoạch, kiến trúc, và sự tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế. - Các giải pháp đảm bảo an toàn kết cấu công trình, bảo vệ môi trường, phòng cháy nổ trong vận hành và thi công xây dựng công trình, đảm bảo độ ổn định đối với các công trình lân cận. Trong văn bản của Nhà nước còn quy định chi tiết thời hạn thẩm định thiết kế cho từng nhóm công trình. Kinh phí thẩm định thiết kế được tính vào tổng dự toán công trình (không nằm trong giá thiết kế) theo quy định của Nhà nước. Tổ chức thẩm định thiết kế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp về kết quả thẩm định của mình. Hợp đồng thẩm định thiết kế phải được thủ trưởng cơ quan đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật chuẩn y trước khi thực hiện. 4.6.2. PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ. Chủ đầu tư phải nộp hồ sơ xin xét duyệt thiết kế lên cơ quan có thẩm quyền duyệt thiết kế, hồ sơ bao gồm: Tờ trình xin phê duyệt thiết kế, bản sao văn bản phê duyệt dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế, báo cáo thẩm định thiết kế. 1. CĂN CỨ ĐỂ DUYỆT THIẾT KẾ: - Dự án đầu tư đã được duyệt. - Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật, bao gồm: Thuyết minh và bản vẽ tổng thể của thiết kế kỹ thuật. - Tổng mức đầu tư và tổng tiến độ (đối với dự án phải phê duyệt tổng mức đầu tư và tổng tiến độ). - Văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cơ quan có chức năng quản lý xây dựng được phân cấp thẩm định. 2. PHÂN CẤP PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ: a) Với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: + Dự án nhóm A: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Cơ quan trực thuộc chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. - Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có dự án đầu tư phê duyệt sau khi đã được bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định. - Đối với các công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ; công trình xây dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp và phát triển nông thôn; công trình xây dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tích thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh tổ quốc thuộc Bộ
  8. Quốc phòng, Bộ Công an thì các Bộ và cơ quan đó tự chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với các dự án chỉ mua sắm trang thiết bị có những yêu cầu chuyên môn đặc thù, các Bộ, các ngành tự thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Các Bộ, các cơ quan nói trên hướng dẫn cho cấp dưới thưc hiện việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án nhóm B và C thuộc ngành mình quản lý. + Dự án nhóm B và C thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các Tổng công ty Nhà nước: người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư thẩm định. + Dự án nhóm B và C do địa phương quản lý: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được sở Xây dựng hoặc sở có chuyên ngành xây dựng thẩm định (tùy theo tính chất cử dự án). Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho giám đốc sở Xây dựng hoặc sở có chuyên ngành xây dựng phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình nhóm C do tỉnh quản lý. + Chủ đầu tư được phép phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục công trình phụ (tường rào, nhà thường trực) và những hạng mục công trình không phải đấu thầu, nhưng không được làm ảnh hưởng đến thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình đã được phê duyệt. b) Các DAĐT xây dựng sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh: + Dự án nhóm A: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Cơ quan trực thuộc chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. - Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có dự án đầu tư phê duyệt sau khi đã được bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thảm định. - Đối với các công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ; công trình xây dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp và phát triển nông thôn; công trình xây dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tích thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh tổ quốc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì các Bộ và cơ quan đó tự chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  9. + Dự án nhóm B và C: người có thẩm quyền quyết định đầu tư của doanh nghiệp phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi cơ quan chức năng quản lý xây dựng của doanh nghiệp thẩm định. c) Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc Nhà nước: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức và thẩm định và phê duyệt thiết kế. Người cơ thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phê duyệt và quy định khác của pháp luật. 3. NỘI DUNG PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ: + Phê duyệt nội dung chính của thiết kế kỹ thuật: tên, địa điểm, quy mô công trình, công nghệ, công suất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính, quy hoạch, kiến trúc, các tiêu chuẩn, quy định được áp dụng; kỹ thuật bảo vệ môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật xây dựng. + Phê duyệt những nội dung bổ sung của thiết kế kỹ thuật so với thiết kế sơ bộ không làm thay đổi nội dung trong quyết định đầu tư. + Phê duyệt tổng dự toán, tổng tiến độ xây dựng công trình (đối với các dự án phải phê duyệt tổng dự toán, tổng tiến độ): sự hợp lý của định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan, các chi phí khác theo quy định của Nhà nước đã áp dụng, giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị phù hợp với quyết định đầu tư. + Những nội dung yêu cầu phải hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu có)./.