Giáo trình Kinh tế quản lý - Chương III: Sản xuất-Chi phí: Lý thuyết và ước lượng

pdf 20 trang phuongnguyen 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế quản lý - Chương III: Sản xuất-Chi phí: Lý thuyết và ước lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quan_ly_chuong_iii_san_xuat_chi_phi_ly_th.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế quản lý - Chương III: Sản xuất-Chi phí: Lý thuyết và ước lượng

  1. Chương III SẢN XUẤT-CHI PHÍ: LÝ THUYẾT VÀ ƯỚC LƯỢNG I. HÀM SẢN XUẤT VÀ ĐƯỜNG ĐỒNG LƯỢNG 1. Hàm sản xuất và các tính chất của nó Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau gọi là đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm). Sản phẩm có thể là hàng hoá cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian. Một doanh nghiệp có thể sản xuất một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm khác nhau. Lưu ý rằng theo nghĩa rộng “sản xuất” được hiểu là tất cả các hoạt động tạo ra hàng hoá, dịch vụ, từ xây dựng hoặc mở rộng nhà máy và thiết bị sản xuất, thuê công nhân, mua nguyên vật liệu, giám sát chất lượng đến hạch toán chi phí chứ không phải chỉ là việc chuyển hoá các đầu vào (tài nguyên) thành các đầu ra là hàng hoá, dịch vụ. Các đầu vào là các tài nguyên sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ. Để tiện phân tích, các đầu vào được chia thành 3 nhóm là lao động (bao gồm cả khả năng quản lý), tư bản và đất đai hoặc tài nguyên thiên nhiên. Mỗi nhóm đầu vào này lại gồm nhiều loại đầu vào cơ bản khác nhau. Các đầu vào cũng được chia thành các đầu vào cố định và biến đổi. Các đầu vào cố định là các đầu vào không thay đổi trong quá trình xem xét hoặc thay đổi được nhưng với chi phí rất cao. Ngược lại đầu vào biến đổi là những đầu vào có thể dễ dàng thay đổi được. Khoảng thời gian mà trong đó ít nhất một đầu vào cố định được gọi là ngắn hạn, còn khoảng thời gian mà trong đó tất cả các đầu vào đều biến đổi được gọi là dài hạn. Độ dài của thời hạn phụ thuộc vào ngành. Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể tăng sản lượng bằng việc sử dụng nhiều hơn đầu vào biến đổi cùng với các đầu vào cố định. Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô nhà máy và máy móc thiết bị. Trong dài hạn công nghệ thường được cải tiến do đó có thể đạt được nhiều sản phẩm hơn từ một lượng đầu vào đã cho, hoặc cùng một mức sản lượng với ít đầu vào hơn. Hàm sản xuất là một phương trình, một bảng số liệu hoặc một hình biểu thị số lượng sản phẩm cực đại mà một doanh nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ bằng mỗi tập hợp đầu vào. Công nghệ được giả định là giữ nguyên trong suốt thời kỳ phân tích. Để đơn giản ta giả định doanh nghiệp chỉ sản xuất một sản phẩm bằng hai đầu vào lao động (L) và tư bản (K). Như vậy phương trình tổng quát của hàm sản xuất dạng này là : Q = f(K,L); 28 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  2. Số lượng sản phẩm (Q) là một hàm số của số lượng lao động và tư bản sử dụng trong sản xuất: “lao động” là số công nhân sử dụng, “tư bản” là lượng máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất. Giả định tất cả các đơn vị lao động và tư bản là đồng nhất. Ví dụ ở bảng 3.1 cho 1 hàm số giả thiết biểu thị các mức sản lượng (Q) mà một doanh nghiệp có thể sản xuất ra bằng các kết hợp đầu vào tư bản (K) và lao động (L) khác nhau. Bảng 3.1 Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi Tư bản (K) 6 10 24 31 36 40 39 5 12 28 36 40 42 40 4 12 28 36 40 40 36 3 10 23 33 36 36 33 Sản lượng (Q) 2 7 18 28 30 30 28 1 3 8 12 14 14 12 1 2 3 4 5 6 Lao động (L) Dạng phổ biến và hữu ích nhất là hàm sản xuất Cobb – Douglas: Q = AK L  Trong đó A là một hệ số dương; và  là những số dương nhỏ hơn 1. Hàm sản xuất được giả định là có một số tính chất sau : + Cả K và L đều có thể chia nhỏ đến vô cùng và là những biến độc lập. + Hàm sản xuất là hàm liên tục do đó sản lượng tăng dần khi K hoặc L, hoặc cả 2 tăng. 2. Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi Trong ngắn hạn, chỉ có một đầu vào biến đổi. Nếu giữ nguyên số lượng 1 đầu vào và thay đổi số lượng đầu vào kia thì ta có thể rút ra tổng sản phẩm (TP) của đầu vào biến đổi. Như biểu thị ở bảng 4.1, nếu giữ nguyên số lượng tư bản là 1 đơn vị và cho số lượng lao động thay đổi từ 1 đến 6 thì tổng sản phẩm của lao động được cho ở dòng cuối cùng của bảng đó. Từ biểu số liệu tổng sản phẩm ta có thể xác định được sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động. Sản phẩm trung bình (APL) bằng tổng sản phẩm chia cho số lượng lao động sử dụng. Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) bằng thay đổi trong tổng sản phẩm do một đơn vị thay đổi trong số lượng lao động sử dụng gây ra. Nghĩa là : APL = TP/L MPL = TP/ L Bảng 3.2 cho ta tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động với các số liệu từ hàm sản xuất cho ở bảng 4.1. KINH TẾ QUẢN LÝ 29 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  3. Bảng 3.2 Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động Lao động Sản lượng hay tổng Sản phẩm trung bình Sản phẩm cận biên (số công nhân) sản phẩm của lao động của lao động 1 3 3 3 2 8 4 5 3 12 4 4 4 14 3,5 2 5 14 2,8 0 6 12 2 -2 Sản lượng MPL = 0 TP A O Lao động AP A MP APL MPL Lao động Hình 3.1 Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động Mối quan hệ và xu hướng vận động của tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên được minh hoạ trên đồ thị ở hình 3.1 khi vẽ các đường tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động tương ứng. 30 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  4. Từ hình trên ta thấy lúc đầu tổng sản phẩm tăng lên do đó sản phẩm cận biên tăng. Sau đó sản phẩm cận biên giảm dần. Phần dốc xuống của đường sản phẩm cận biên phản ánh quy luật năng suất cận biên (hiệu suất) giảm dần. Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: khi sử dụng ngày càng nhiều một số lượng đầu vào biến đổi với một lượng đã cho đầu vào cố định thì sau một thời điểm nào đó hiệu suất của đầu vào biến đổi sẽ giảm dần. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên có thể sử dụng để định nghĩa các giai đoạn của quá trình sản xuất đối với lao động (đầu vào biến đổi). Từ gốc toạ độ đến điểm cực đại của sản phẩm trung bình là giai đoạn I của quá trình sản xuất đối với lao động khi tổng sản phẩm và sản phẩm trung bình đang tăng nhưng sản phẩm cận biên tương ứng đã giảm xuống. Giai đoạn II của quá trình sản xuất đối với lao động là nối tiếp giai đoạn I đến khi sản phẩm cận biên bằng 0. Phần mà sản phẩm cận biên âm là giai đoạn III của quá trình sản xuất đối với lao động vì sản phẩm cận biên của nó âm, ngay cả khi lao động được sử dụng miễn phí. Tương tự, cũng không nên hoạt động ở giai đoạn I của quá trình sản xuất đối với lao động vì nó tương ứng với giai đoạn III của tư bản. Như vậy, người quản lý hợp lý sẽ hoạt động ở giai đoạn II của quá trình sản xuất đối với lao động. Ở đó sản phẩm cận biên của cả 2 yếu tố đều dương nhưng đang giảm. Tất nhiên điểm chính xác mà người quản lý sẽ chọn là điểm nào trong giai đoạn này còn phụ thuộc vào giá các đầu vào. 3. Sử dụng tối ưu đầu vào biến đổi Để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp phải mở rộng việc sử dụng lao động cho đến tận khi một đơn vị lao động sử dụng thêm đem lại doanh thu thêm được từ việc bán các sản phẩm mà đơn vị lao động đó tạo ra bằng chi phí bỏ thêm để thuê đơn vị lao động đó. Doanh thu thêm được từ việc sử dụng thêm một đơn vị lao động gọi là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL). Nó bằng sản phẩm cận biên của lao động (MPL) nhân với doanh thu cận biên thu được từ việc bán sản phẩm sản xuất thêm : MRPL = MPL.MR Chi phí bỏ thêm để thuê thêm một đơn vị hay chi phí tài nguyên cận biên của lao động (MRCLhoặc MLC) bằng phần tổng chi phí tăng thêm do thuê thêm một đơn vị lao động: MRCL = TC/ L Như vậy doanh nghiệp phải thuê lao động cho đến khi : MRPL = MRCL Vì MRCL = TC/ L = MPL. MC = MRPL = MPL. MR hay ta có MR = MC và đây chính là điều kiện để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận của mình. Để minh hoạ xem xét ví dụ đơn giản sau đây. Giả sử một doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (chấp nhận giá 10$/ đơn vị sản phẩm) và thuê lao động trong thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo (với giá đầu vào không đổi hay giá thuê lao động là 20$), khi đó ta có sản phẩm doanh thu cận biên của lao động và chi phí tài nguyên cận biên của lao động được cho ở bảng 4.3. Số lượng lao động tối ưu doanh nghiệp thuê là 3,5 đơn vị lao động. KINH TẾ QUẢN LÝ 31 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  5. Bảng 3.3 Sản phẩm doanh thu cận biên và chi phí tài nguyên cận biên của lao động Số đơn vị Sản phẩm Doanh thu cận Sản phẩm doanh Chi phí tài nguyên lao động cận biên biên = P thu cận biên cận biên 2,5 4 10$ 40$ 20$ 3,0 3 10$ 30$ 20$ 3,5 2 10$ 20$ 20$ 4,0 1 10$ 10$ 20$ 4,5 0 10$ 0$ 20$ 4. Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi Đường đồng lượng Hàm sản xuất với 2 đầu K vào K và L có thể được biểu thị W bằng đường đồng lượng trên đồ I 40Q thị. Một đường đồng lượng biểu Z 36Q thị những kết hợp đầu vào khác U 28Q nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để sản xuất ra mức sản V 12Q lượng nhất định. Đường đồng lượng cao hơn biểu thị mức sản lượng cao hơn, đường đồng lượng thấp hơn biểu thị mức sản lượng thấp hơn. Biểu thị các số liệu ở L bảng 3.1 ta có hình 3.2. Hình 3.2 Các đường đồng lượng Các đường đồng lượng ở hình 3.2 có những phần dốc lên, những phần đó không có ý nghĩa. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ không hoạt động ở phần dốc lên của đường đồng lượng vì nó có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng với nhiều tư bản và lao động hơn. Vì việc sử dụng các đầu vào phải mất chi phí nên doanh nghiệp sẽ không sản xuất ở các phần dốc lên của các đường đồng lượng. Đường vòng OVIZO phân cách vùng có ý nghĩa (dốc xuống) và không có ý nghĩa (dốc lên) của các đường đồng lượng. Đường OVI nối tất cả các điểm có độ dốc bằng không của các đường đồng lượng. Các điểm ở phía phải của đường này cho thấy MPL là âm, tương ứng với giai đoạn III của sản xuất đối với lao động. Đường OZI nối tất cả các điểm có độ dốc bằng vô cùng của các đường đồng lượng. Các điểm nằm ở phía trái của đường đồng lượng có MPK là âm, tương ứng với giai đoạn III của sản xuất đối với tư bản. 32 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  6. Như vậy phần dốc xuống của đường đồng lượng nằm ở trong đường vòng biểu thị khu vực kinh tế của sản xuất. Đó là giai đoạn II của sản xuất đối với lao động và tư bản, ở đó cả MPL và MPK đều dương nhưng giảm dần. Các nhà sản xuất không bao giờ muốn sản xuất ở bên ngoài khu vực này. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên Trong khu vực kinh tế, các đường đồng lượng dốc xuống dưới. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp muốn giảm số lượng tư bản sử dụng trong sản xuất thì phải tăng số lượng lao động để vẫn ở trên đường đồng lượng cũ. Giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường đồng lượng gọi là tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS). Vận động dọc theo đường đồng lượng xuống phía dưới tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho tư bản là - K/ L. MRTS của lao động cho tư bản cũng bằng MPL/MPK. Bởi vì tất cả các điểm trên đường đồng lượng đều biểu thị cùng một mức sản lượng. Như vậy vận động dọc theo đường đồng lượng xuống phía dưới thì lượng sản phẩm được thêm do sử dụng thêm lao động phải bằng lượng sản phẩm bị mất do sử dụng ít tư bản hơn trước. Cụ thể là phần tăng thêm trong lượng lao động ( L) nhân với sản phẩm cận biên của lao động (MPL) phải bằng phần giảm trong lượng tư bản ( K) nhân với sản phẩm cận biên của tư bản (MPK). Nghĩa là : ( L).(MPL) = - ( K).(MPK) Do đó MPL/MPK = - K/ L = MRTS Trong khu vực kinh tế các đường đồng lượng không những là có độ dốc âm mà còn lồi so với gốc toạ độ. Lý do là khi vận động xuống phía dưới dọc theo đường đồng lượng thì doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động lên và ít tư bản đi, nên MPL giảm còn MPK tăng. Như vậy độ dốc của đường đồng lượng và MRTS giảm dần. 5. Kết hợp đầu vào tối ưu Đường đồng phí Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng tư bản và lao động trong quá trình sản xuất. Tổng chi phí hay chi tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu thị bằng : K TC = w.L + r.K A B L Hình 3.3 Đường đồng phí KINH TẾ QUẢN LÝ 33 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  7. Trong đó TC là tổng chi phí, w là mức lương giờ của lao động, L là số lượng lao động sử dung, r là giá thuê tư bản, K là số lượng tư bản. Phương trình trên là phương trình tổng quát của đường đồng phí. Nó biểu thị những kết hợp tư bản và lao động khác nhau mà doanh nghiệp sử dụng với một tổng chi phí đã cho. Độ dốc của đường đồng phí là tỷ lệ giá của hai đầu vào. Bởi vì phương trình đường đồng phí có thể viết lại là : K = TC/r - w/r.L Kết hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá sản lượng Kết hợp đầu vào tối ưu để doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí hoặc tối đa hoá sản lượng nằm ở tiếp điểm giữa đường đồng lượng và đường đồng phí. Tại đó độ dốc của đường đồng lượng bằng độ dốc của đường đồng phí : w/r = MPL/MPK Hay MPL/w = MPK/r K Q C L Hình 3.4 Kết hợp đầu vào tối ưu Như vậy để tối thiểu hoá chi phí sản xuất (hay tối đa hoá sản lượng) tỷ số giữa sản phẩm hiện vật cận biên của lao động trên một đơn vị chi phí đầu vào lao động phải bằng tỷ số giữa sản phẩm cận biên của tư bản trên một đơn vị chi phí đầu vào tư bản. Tối đa hoá lợi nhuận Để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp phải sử dụng mỗi đầu vào cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên của một đầu vào bằng chi phí tài nguyên của đầu vào đó. Với giá đầu vào không đổi doanh nghiệp có thể sử dụng một đầu vào cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên của nó bằng giá phải trả cho nó. Như vậy để tối đa hoá lợi nhuận của việc sử dụng các đầu vào lao động và tư bản doanh nghiệp phải sử dụng cho đến khi : MRPL = w MRPK = r Vì MRPL = MPL.MR MRPK = MPK.MR Nên điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của việc sử dụng lao động và tư bản có thể viết là : 34 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  8. MPL.MR = w MPK.MR = r Chia hai phương trình trên cho nhau ta được : MPL/MPK = w/r Hay MPL/w = MPK/r Lưu ý rằng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận khác với điều kiện sử dụng tối ưu các đầu vào ở chỗ điều kiện tối đa hoá lợi nhuận áp dụng cho một mức sản lượng còn điều kiện sử dụng kết hợp đầu vào tối ưu áp dụng cho các mức sản lượng khác nhau. 6. Hiệu suất của quy mô “Hiệu suất của quy mô” đề cập đến mức độ thay đổi của sản lượng do sự thay đổi trong lượng các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất gây ra. Có 3 loại hiệu suất của quy mô: không đổi, tăng và giảm. Nếu số lượng tất cả các đầu vào sử dụng tăng lên một tỷ lệ nhất định, sản lượng cũng tăng lên một tỷ lệ đúng bằng thế thì quá trình sản xuất biểu thị hiệu suất không đổi của quy mô, nếu sản lượng tăng lớn hơn tỷ lệ đó thì quá trình sản xuất có hiệu suất tăng của quy mô, nếu sản lượng tăng lên một tỷ lệ nhỏ hơn thế thì quá trình sản xuất có hiệu suất giảm của quy mô. Nghĩa là với hàm sản xuất tổng quát : Q = f(K, L) Nhân cả K và L với h và sản lượng tăng lên một tỷ lệ là  : Q = f(hK, hL) Quá trình sản xuất có hiệu suất không đổi, tăng hoặc giảm của quy mô tuỳ thuộc vào :  = h,  > h hay  < h Hiệu suất tăng của quy mô phát sinh do khi quy mô hoạt động tăng, việc chuyên môn hoá và phân công lao động cao hơn được thực hiện đồng thời có thể sử dụng những máy móc thiết bị chuyên môn hoá cao hơn và có năng suất cao hơn. Hiệu suất giảm của quy mô, ngược lại, phát sinh chủ yếu từ thực tế là khi quy mô hoạt động lớn hơn thì việc quản lý doanh nghiệp và việc phối hợp các hoạt động cũng như các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp trở lên khó khăn hơn. Trong thực tế các lực lượng gây ra hiệu suất tăng của quy mô và hiệu suất giảm của quy mô thường hoạt động song song, thường thì ở những mức sản lượng thấp các lực lượng gây ra hiệu suất tăng của quy mô lấn át các lực lượng gây ra hiệu suất giảm của quy mô, còn ở các mức sản lượng lớn thì xảy ra điều ngược lại. 7. Công nghệ và tính cạnh tranh quốc tế Đổi mới là yếu tố quan trọng nhất đối với tính cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước. Về cơ bản có 2 kiểu đổi mới : đổi mới sản phẩm (đưa ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến) và đổi mới quá trình (đưa ra quá trình sản xuất mới hoặc cải tiến quá trình sản xuất cũ). Phần lớn các đổi mới đều là đổi mới dần dần và gồm những cải tiến nhỏ ít nhiều có tính liên tục về sản phẩm hoặc quá trình chứ không phải là sự đột phá công nghệ. KINH TẾ QUẢN LÝ 35 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  9. Hơn nữa, phần lớn các đổi mới đều gồm việc hiện thực hoá về mặt thương mại các ý tưởng có thể là của nhiều năm trước. Có thể nghiên cứu các đổi mới bằng đường đồng lượng. Một sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến đòi hỏi một bản đồ đồng lượng mới biểu thị các kết hợp đầu vào khác nhau tạo ra mỗi mức sản lượng của sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến đó. Còn đổi mới quá trình có thể được biểu thị bằng sự dịch chuyển của đường đồng lượng về phía gốc toạ độ. Điều đó thể hiện mỗi mức sản lượng có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các đầu vào ít hơn trước. Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới một cách tích cực thì mới có thể tránh được bị các doanh nghiệp khác thôn tính. II. CHI PHÍ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Các phân tích trên đây đã chỉ ra số lượng mỗi yếu tố sản xuất cần sử dụng để tối thiểu hoá chi phí cho mỗi mức sản lượng cụ thể, với giả định là số lượng đầu vào tư bản và lao động có thể thay đổi nhưng giá các đầu vào và công nghệ vẫn giữ nguyên. Mỗi kết hợp mức sản lượng và chi phí tạo ra một điểm trên đường chi phí dài hạn của doanh nghiệp. Nếu thực hiện cho nhiều mức sản lượng khác nhau ta sẽ thu được đường tổng chi phí dài hạn. Dạng của đường tổng chi phí và chi phí trung bình dài hạn phụ thuộc vào hiệu suất của quy mô mà hàm sản xuất biểu thị. Nếu có hiệu suất tăng của quy mô thì đường chi phí trung bình dài hạn sẽ dốc xuống dưới. Nếu có hiệu suất giảm của quy mô thì đường chi phí trung bình dài hạn sẽ dốc lên và có hiệu suất không đổi của quy mô thì đường chi phí trung bình dài hạn sẽ nằm ngang. Trong ngắn hạn đầu vào tư bản là cố định. Tổng chi phí ngắn hạn là tổng chi phí của kết hợp đầu vào tối ưu ở tiếp điểm giữa đường đồng lượng và đường đồng phí. Các yếu tố xác định chi phí ở đây là sự chia nhỏ chi phí cố định cho một số lượng sản phẩm lớn và hiệu suất giảm dần. 1. Các đường chi phí ngắn hạn Các đường chi phí ngắn hạn được biểu thị trong hình 3.5. Chi phí cố định (FC) là không đổi, ở mức rK* (chi phí của việc sử dụng K* đơn vị tư bản), tạo ra đường chi phí cố định trung bình (AFC) dốc xuống. Chi phí biến đổi (VC) tăng dần, độ dốc lúc đầu giảm (biểu thị chi phí cận biên giảm) và sau đó tăng (biểu thị chi phí cận biên tăng) tạo ra đường chi phí biến đổi trung bình (AVC) lúc đầu giảm sau đó tăng. Kết hợp chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi trung bình cho đường tổng chi phí trung bình (ATC) hình chữ U và cắt đường chi phí cận biên (MC) ở điểm tối thiểu. 36 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  10. C C MC AT TC AVC VC FC AF Q Q (a) (b) Hình 3.5: Các đường chi phí ngắn hạn 2. Các đường chi phí dài hạn Trong dài hạn doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn bất kỳ kết hợp đầu vào nào mà doanh nghiệp cho rằng có lợi nhất và trong dài hạn doanh nghiệp phải quan tâm đến các quyết định đầu tư. C SAC 1 SAC B 2 A SAC D 3 O Q1 Q Hình 3.6. Đường chi phí dài hạn Các chi phí trong dài hạn chủ yếu phụ thuộc vào tính kinh tế của quy mô mà các kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị lớn hơn có được. Có thể dựng được các đường chi phí dài hạn từ một tập hợp các đường chi phí ngắn hạn. Vì mỗi đường chi phí ngắn hạn biểu thị cách thức thay đổi của chi phí khi doanh nghiệp có một mức cố định đầu vào tư bản (hoặc bị hạn chế ở một kết hợp nhà máy và thiết bị đã cho), nên dài hạn có thể coi là thời hạn mà doanh nghiệp lựa chọn tự đặt mình trên đường chi phí ngắn hạn nào. Như vậy đường chi phí trung bình dài hạn được tạo bởi các đoạn của các đường chi KINH TẾ QUẢN LÝ 37 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  11. phí ngắn hạn như hình 3.6. Các đường SAC1, SAC2, SAC3 là các đường chi phí trung bình ngắn hạn của mỗi kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị trong một ngành mà ở đó chỉ có 3 kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị. Nếu doanh nghiệp định sản xuất mức sản lượng Q1 thì nó có thể chọn giữa SAC1 và SAC2, doanh nghiệp sẽ chọn SAC1 vì chi phí đơn vị thấp hơn (OA). Như vậy điểm D trên SAC1 cũng là một điểm trên đường chi phí trung bình dài hạn LAC. Cần lưu ý rằng, trong trường hợp này chúng ta đã giả định các yếu tố sản xuất có thể chia nhỏ đến vô cùng, vì thế lượng tư bản sử dụng có thể tăng thêm những phần rất nhỏ, tạo ra vô số các kết hợp nhà máy, máy móc thiết bị. Trong trường hợp đó có vô số các đường chi phí trung bình ngắn hạn và đường chi phí trung bình dài hạn sẽ trở thành đường trơn và liên tục. Mỗi điểm trên đường chi phí trung bình dài hạn tương ứng với một điểm trên đường chi phí trung bình ngắn hạn. Đường chi phí trung bình dài hạn là đường bao của các đường chi phí trung bình ngắn hạn. 3. Mối quan hệ giữa các chi phí ngắn hạn và dài hạn Chúng ta có thể coi chi phí ngắn hạn gắn với quá trình sản xuất có một nhà máy. Nếu nhà doanh nghiệp muốn tăng sản lượng trong một thời gian dài hơn, có thể cần phải xây dựng thêm nhà máy thứ hai, và sau đó là nhà máy thứ ba, thứ tư v.v , như thế chúng ta có chi phí ngắn hạn gắn với mỗi một trong các nhà máy này. Do đó sẽ có một loạt các đường chi phí ngắn hạn gắn với mỗi mức tư bản sử dụng trong sản xuất. Quan hệ giữa những đường này với các đường chi phí dài hạn của hãng có thể lý giải như sau Chi phí STC LTC C B A FC(K1) Sản lượng Q1 Q2 Q3 Hình 3.7. Tổng chi phí ngắn hạn và dài hạn Trong hình 3.7, đường tổng chi phí ngắn hạn cho một mức cụ thể của tư bản sẽ tiếp xúc với đường tổng chi phí dài hạn, chỉ ở điểm A, sản lượng là Q1. Từ đó chúng ta sẽ có thể suy ra mối quan hệ giữa các chi phí cận biên và các chi phí trung bình ngắn hạn và dài hạn. Nghĩa là ở các mức sản lượng khác tổng chi phí và chi phí trung bình trong ngắn hạn cao hơn trong dài hạn. 38 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  12. Chi phí SMC SMC2 SACSAC1 LAC SAC SMC 2 1 q1 q1* q2 Sản lượng Hình 3.8: Quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và dài hạn Thứ hai, ở hình 3.7, vì độ dốc của hai đường tổng chi phí bằng nhau ở điểm A tại sản lượng Q1 do đó các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn phải bằng nhau ở mức sản lượng này. Bên trái điểm A, đường tổng chi phí trung bình dài hạn có độ dốc lớn hơn đường tổng chi phí trung bình ngắn hạn và ở bên phải thì ngược lại. Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng đường chi phí cận biên ngắn hạn cắt đường chi phí cận biên dài hạn ở phía bên dưới và bên trái sản lượng Q1 như biểu thị ở hình 3.8. 4. Các hàm chi phí tuyến tính và phân tích hoà vốn 4.1. Các hàm chi phí tuyến tính Các hàm chi phí nghiên cứu trên đây đều là các hàm phi tuyến suy ra từ các nguyên lý kinh tế cơ bản hiện thân trong hàm sản xuất và các khái niệm kinh tế như nguyên lý hiệu suất giảm dần. Nhiều nhà kinh tế cho rằng đây là các dạng thích hợp nhất của các đường chi phí. Nhưng các phương pháp ra quyết định trong kinh doanh, bao gồm cả những phương pháp được các nhà kế toán sử dụng là lấy các đường chi phí biến đổi trung bình tuyến tính. Cơ sở lý thuyết cho các hàm này là không chắc chắn nhưng chúng lại thường được sử dụng trong xác định chi phí để phân tích hoà vốn. Các đường FC, VC, TC là những đường thẳng, AVC = const, do đó MC = AVC, ATC = AVC + AFC nên các đường AFC và ATC đều dốc xuống. Tất nhiên khi sử dụng các nhà quản lý và kế toán biết những hạn chế của các hàm chi phí tuyến tính này do đó chỉ áp dụng cho một số các đường chi phí chứ không phải cho tất cả. KINH TẾ QUẢN LÝ 39 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  13. 4.2. Phân tích hoà vốn Có 3 phương pháp tương đương : Phương pháp đồ thị Phương pháp phương trình Phương pháp đóng góp cận biên a/ Phương pháp đồ thị : Vẽ các đường tổng chi phí (TC) và đường tổng doanh thu (TR) trên cùng một đồ thị. Xác định lượng bán phải đạt được để tránh thua lỗ, hay tính cận biên an toàn tồn tại giữa điểm hoà vốn và lượng bán thực tế hoặc lượng bán dự kiến của doanh nghiệp. Cận biên an toàn = Doanh thu bán hàng thực tế - Doanh thu bán hàng hoà vốn Đôi khi các nhà kế toán dùng tỷ số cận biên an toàn : Cận biên an toàn Tỷ số cận biên an toàn = Lượng bán thực tế $ TR TC Q 1 Q Hình 3.9. Phân tích hoà vốn : phương pháp đồ thị b/ Phương pháp phương trình Kết quả thu được từ phương pháp phương trình cũng đúng như thế. Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định Dung lượng hoà vốn là ở điểm : Lợi nhuận bằng 0 0 = P.Q - AVC.Q - FC do đó : FC Dung lượng hoà vốn = P - AVC Mẫu số của vế trái của phương trình trên là “đóng góp trên một đơn vị sản phẩm” hay “đóng góp cận biên”. 40 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  14. c/ Phương pháp đóng góp cận biên : FC Dung lượng cận biên = Đóng góp cận biên Phương pháp này còn được dùng để tính lượng bán cần thiết để đạt được lợi nhuận chỉ tiêu : Dung lượng cần thiết FC + Lợi nhuận chỉ tiêu để đạt lợi nhuận chỉ tiêu = Đóng góp cận biên So sánh mô hình hoà vốn với mô hình kinh tế chuẩn ta thấy mô hình kinh tế chuẩn là mô hình tối ưu, nó xác định mức sản lượng và mức giá tối đa hoá lợi nhuận. Mô hình hoà vốn không chỉ ra tối ưu vì mức lợi nhuận và đóng góp tăng khi sản lượng tăng. Như vậy nó hàm ý các nhà kế toán sử dụng mô hình phân tích hoà vốn tin rằng lượng bán cao hơn luôn luôn gắn với lợi nhuận cao hơn. Mục đích của hai mô hình khác nhau : mục đích của mô hình kinh tế là dự đoán mức sản lượng và mức giá tối đa hoá lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn để sản xuất, còn mục đích của mô hình phân tích hoà vốn là nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí trong một chuỗi hẹp sản lượng để giúp kế hoạch hoá và quản lý hoạt động kinh doanh và đặc biệt là với kế hoạch hoá lợi nhuận ngắn hạn. Trong phân tích hoà vốn giá là ngoại sinh. Nên nếu P tăng thì Q hoà vốn giảm. Tuy nhiên không thể luôn luôn khuyến nghị tăng giá vì giá tăng thi sản lượng bán được có xu hướng giảm. 5. Các yếu tố làm giảm chi phí khác Ba yếu tố xác định chi phí được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế: trong ngắn hạn có mức độ sử dụng công suất, trong dài hạn có tính kinh tế của quy mô và có mức độ hiệu quả X. Nhưng ngoài ra còn có nhiều yếu tố làm giảm chi phí khác đó là: Ảnh hưởng rút kinh nghiệm nghĩa là trong nhiều hoạt động chi phí giảm khi hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian. Vì công nhân và ban quản lý trở nên quen thuộc với quá trình sản xuất hoặc với một sản phẩm cụ thể nên chi phí sẽ giảm do cải tiến trong xây dựng nhà máy, thay đổi thiết kế, cải tiến việc lắp ghép các nguyên liệu thành sản phẩm hoặc chế biến. Kết quả cuối cùng của ảnh hưởng rút kinh nghiệm là chi phí giảm theo dung lượng sản phẩm tính đến thời điểm hiện tại. Chi phí cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ hoặc mối quan hệ qua lại giữa các hoạt động khác nhau được thực hiện trong phạm vi doanh nghiệp. Một trong các mối quan hệ đó được các nhà kinh tế gọi là tính kinh tế của phạm vi – xuất hiện khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm kết hợp sẽ rẻ hơn là sản xuất riêng. Tính kinh tế phạm vi thường xảy ra khi chế biến các sản phẩm khác nhau có chung đầu vào hoặc việc phân phối và xúc tiến diễn ra KINH TẾ QUẢN LÝ 41 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  15. đồng thời. Mối quan hệ hoặc mối quan hệ qua lại không chỉ giới hạn ở chỗ dẫn đến tính kinh tế của phạm vi. Có thể chi phí giảm do việc phối hợp các hoạt động khác trong phạm vi doanh nghiệp, như quảng cáo và bán trực tiếp, hoặc sản xuất và bảo tồn. Có thể tăng mức độ liên kết dọc trong phạm vi doanh nghiệp, tiến gần đến khách hàng cuối cùng (liên kết xuôi) hoặc đến nguồn cung (liên kết ngược). Nói cách khác, bằng việc phối hợp với những người cung ứng và các kênh phân phối chứ không phải thực hiện các hoạt động này trong phạm vi doanh nghiệp, thì sẽ có lợi hơn. Chi phí cũng có thể bị ảnh hưởng bởi trình tự thời gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc trình tự thời gian theo các hành động khác của doanh nghiệp. Việc mua các thiết bị có thể chịu ảnh hưởng lớn của mức cầu và việc sử dụng công suất trong các ngành cung ứng, mua có lợi nhất là khi những người cung thiếu đơn đặt hàng và bị vượt công suất. Có thể có lợi thế đi trước khi là người đầu tiên tiến hành hoạt động, đặc biệt là khi có ảnh hưởng rút kinh nghiệm đáng kể, như thế người đi trước sẽ bắt đầu được lợi trước người vào sau. Ngược lại, trong một số tình huống có thể có lợi thế đi sau, như trong tình huống công nghệ đang phát triển nhanh: những người đi trước có thể đã đầu tư nhiều vào công nghệ mà bây giờ đã trở thành lạc hậu. Chi phí cũng có thể bị ảnh hưởng của vị trí địa lý khi giá đầu vào, chế độ thuế và các chính sách của chính phủ thay đổi theo địa điểm và bởi các yếu tố pháp lý như: hiệp hội, thuế quan và các quy tắc về tỷ lệ nội địa hoá. Cuối cùng, chi phí còn phụ thuộc vào các chính sách tự chủ của doanh nghiệp như bản chất và thiết kế của sản phẩm được sản xuất ra, mức dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thời gian phân phối, hình thức phân phối, bản chất của công nghệ và nguyên liệu và các chính sách trả lương, đào tạo, khuyến khích và lợi ích của công nhân. Một doanh nghiệp muốn thành công cần phải suy nghĩ kỹ xem yếu tố làm giảm chi phí nào là quan trong nhất đối với trường hợp cụ thể của mình để tập trung nỗ lực làm giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được sao cho tương xứng với việc thực hiện chiến lược chung của công ty. III. NGUỒN GỐC CỦA TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ CỦA QUI MÔ 1. Nguồn gốc của tính kinh tế của quy mô Phân tích lý luận về ảnh hưởng của quy mô cho thấy rằng khi xem xét ảnh hưởng của mức sản lượng cao đến chi phí đơn vị cần phải tính đến cả chi phí sản xuất, phân phối và chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nếu sản lượng tăng mà chi phí trung bình dài hạn giảm thì ta nói doanh nghiệp có tính kinh tế của qui mô (lợi thế kinh tế theo qui mô)- chẳng hạn sản lượng có thể tăng gấp đôi với chi phí nhỏ hơn hai lần. Do đó trước hết nếu chú ý đến các yếu tố làm giảm chi phí thì sau đó có thể xác định được rất nhiều nguồn gốc của tính kinh 42 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  16. tế của quy mô. Nguồn gốc đầu tiên của tính kinh tế theo qui mô được phát sinh từ mối quan hệ sản xuất - kỹ thuật. Tương tự như qui tắc 2/3 trong kỹ thuật: diện tích bề mặt của một bình chứa để tạo hỗn hợp tăng chậm hơn thể tích của nó. Nếu coi chi phí là diện tích bề mặt còn sản lượng phụ thuộc vào thể tích thì doanh nghiệp sẽ có tính kinh tế của quy mô khi tốc độ tăng của sản lượng lớn hơn tốc độ tăng của chi. Một số người quan sát như Haldi và Whitcomb (1967) chỉ ra rằng mối quan hệ sản xuất kỹ thuật dẫn đến mối quan hệ giữa TC và Q dưới dạng: TC = a.Qb Trong đó b là hệ số quy mô ước tính khoảng 0,6 nghĩa là 100% tăng trong sản lượng có thể chỉ chịu 60% tăng trong chi phí. Nguồn gốc thứ hai của tính kinh tế của quy mô là các đầu vào không thể chia được nhỏ được. Nếu một số thiết bị hoặc một số hoạt động có một quy mô tối thiểu và không thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn thì hoạt động ở mức thấp hơn công suất sẽ gặp phải chi phí cao. Nếu nhiều quá trình, mỗi quá trình lại gặp phải vấn đề không chia nhỏ được các đầu vào, mà có quan hệ dọc với nhau thì ảnh hưởng này sẽ bị khuyếch đại lên vì việc sản xuất hiệu quả đòi hỏi phải cân đối chúng với nhau. Khả năng không chia nhỏ được không chỉ hạn chế ở các mặt sản xuất - kỹ thuật mà cả ở điều hành và quản lý. Nguồn gốc thứ ba của tính kinh tế của quy mô là chuyên môn hoá và phân công lao động. Từ thế kỷ 18 Adam Smith đã quan sát thấy chuyên môn hoá cao của lao động và máy móc thiết bị dẫn đến cải thiện hiệu quả sản xuất vì họ thấy nhiệm vụ sát hơn, ở những mức sản lượng nhỏ doanh nghiệp không thể đạt được mức độ chuyên môn hoá như ở các mức sản lượng lớn vì không thể sử dụng một cách hiệu quả và đầy đủ công nhân và máy móc thiết bị. Thứ tư, có tính kinh tế của quy mô ngẫu nhiên, gắn liền với mức tồn kho cụ thể và máy móc thiết bị dự phòng cho trường hợp bất trắc. Nếu doanh nghiệp có quá trình sản xuất mà dễ đổ vỡ sẽ mất rất nhiều chi phí thì nó sẽ cần đến một tập hợp máy móc thiết bị dự phòng. Nhưng nếu lắp đặt hệ thống sản xuất thứ hai, làm tăng gấp đôi sản lượng thì sẽ không cần thiết phải có máy móc thiết bị dự phòng nữa, nếu xác suất đổ vỡ cả hai hệ thống cùng một lúc là thấp ở mức có thể chấp nhận được. 2. Nguồn gốc của tính phi kinh tế của quy mô Tính phi kinh tế của qui mô (bất lợi kinh tế theo qui mô) được hiểu là chi phí trung bình dài hạn sẽ tăng khi doanh nghiệp tăng sản lượng. Rất khó mà xác định được một cách chắc chắn rằng liệu doanh nghiệp có gặp phải tính phi kinh tế của quy mô khi mức sản lượng của nó mở rộng hơn một mức nhất định nào đó. Nếu chỉ chú ý đến các yếu tố kỹ thuật thì có rất ít lý do để giả định rằng có tính phi kinh tế cuả quy mô. Có thể sau một mức sản lượng nào đó sẽ không có tính kinh tế của quy mô nữa, lúc đó đường chi phí trung bình dài hạn sẽ nằm ngang nhưng không có yếu tố nào trong số các yếu tố dẫn đến tính kinh tế của quy mô lại hoạt KINH TẾ QUẢN LÝ 43 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  17. động ngược lại ở các mức sản lượng cao hơn. Nếu có tính phi kinh tế của quy mô thì có thể quy chúng cho các yếu tố quản lý chứ không phải là các yếu tố công nghệ. Khi doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng cao hơn nó sẽ trở thành một tổ chức lớn hơn và chắc chắn sẽ “không kiểm soát nổi”. Nếu các doanh nghiệp được tổ chức theo cấp bậc và mỗi cá nhân chỉ có thể hoạt động hiệu quả với một số nhất định cá nhân trực thuộc một người quản lý thì sẽ có nhiều người hơn nằm trong bộ máy quản lý. Thông tin đi từ dưới lên trên và chỉ thị đi từ trên xuống dưới phải qua nhiều người hơn, cơ hội bị bóp méo, cố ý hay không cố ý tăng lên và việc trao đổi thông tin trong một nhóm lớn hơn thường kém hiệu quả hơn. Nếu những lập luận này mà đúng thì có tính phi kinh tế về mặt quản lý của quy mô, điều đó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi mức sản lượng tăng và có thể triệt tiêu hết tính kinh tế về mặt công nghệ. Tuy nhiên, có thực như thế không thì vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết xong trên cả phương diện lý luận và thực tế. III. ƯỚC LƯỢNG TÍNH KINH TẾ CỦA QUI MÔ Vì tranh luận về sự tồn tại của tính phi kinh tế của quy mô vẫn chưa được giải quyết nên đường chi phí trung bình dài hạn có thể có rất nhiều dạng khác nhau như biểu thị ở hình 4.10. C LAC C LAC (a) (b) A Q Q C MES (c) Q Hình 3.10. Các dạng khác nhau của đường chi phí trung bình dài hạn Hình 3.10(a) biểu thị một đường chi phí trung bình dài hạn có dạng chữ U, thể hiện 44 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  18. tính phi kinh tế của quy mô sau mức sản lượng A. Hình 3.10(b) biểu thị tính kinh tế của quy mô không bao giờ bị cạn kiệt nên đường chi phí trung bình dài hạn luôn luôn dốc xuống. Hình 3.10(c) là dạng thường được sử dụng, biểu thị một đường dốc xuống đến điểm gọi là “quy mô tối thiểu có hiệu quả” (MES), sau điểm đó tính kinh tế của quy mô không tồn tại nữa. Vì lý thuyết không phân biệt được ba dạng khác nhau này của đường chi phí trung bình dài hạn nên cần phải quay lại thực tế để cố gắng giải quyết vấn đề này. Thực chất việc ước lượng tính kinh tế của qui mô là xác định đường chi phí trung bình dài hạn. Có ba cách để tìm ra hình dạng của hàm chi phí dài hạn. Đó là : Ước lượng thống kê Phương pháp kỹ thuật Kỹ thuật sống sót 1. Ước lượng thống kê về tính kinh tế của quy mô Ước lượng thống kê sử dụng những quan sát về chi phí để sản xuất ra một sản phẩm trong các doanh nghiệp hoạt động ở các mức sản lượng khác nhau và dùng các phương pháp thống kê để làm cho các phương trình phù hợp với số liệu. Thoạt nhìn đây là một phương pháp rõ ràng nhất để xử lý số liệu thực tế nhằm tìm ra diễn biến cuả chi phí trên thực tế. Nhưng nó lại có rất nhiều nhược điểm. Trước hết các số liệu sẵn có về chi phí là số liệu kế toán phản ánh chi phí kế toán chứ không phải chi phí cơ hội. Những khác nhau trong phân bổ chi phí gián tiếp cho các sản phẩm khác nhau hoặc các bộ phận khác nhau của công ty sẽ ảnh hưởng đến cách thức đo chi phí, việc sử dụng các thời kỳ hạch toán khác nhau và các phương pháp tính khấu hao khác nhau cũng ảnh hưởng đến cách đo chi phí. Ngay cả khi các chi phí này có thể được điều chỉnh để đi đến được một ước lượng có cơ sở chung về chi phí cơ hội thì vẫn có khoảng cách giữa cái quan sát được và cái cần tìm. Mục đích cơ bản là tìm ra dạng của đường chi phí trung bình dài hạn biểu thị chi phí của việc sản xuất mỗi mức sản lượng sẽ là bao nhiêu nếu mỗi mức sản lượng được sản xuất ra bằng cách sử dụng kết hợp nhà máy hiệu quả nhất và máy móc thiết với công nghệ không đổi và ở mức giá yếu tố không đổi. Rõ ràng là trong thực tế các doanh nghiệp có thể không sử dụng kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị tốt nhất cho mức sản lượng đang sản xuất. Một trong những nguy cơ lớn nhất của phương pháp thống kê để ước lượng tính kinh tế của quy mô là sự khác nhau trong chi phí của các doanh nghiệp trong ngành có thể bị quy cho sự khác nhau trong quy mô nhưng thực tế chúng lại do sự khác nhau trong mức độ sử dụng công suất gây ra. Các quan sát thống kê có thể là nằm trên các đường chi phí ngắn hạn (hoặc phía bên trên) chứ không phải là trên các đường chi phí dài hạn (hình 3.11). KINH TẾ QUẢN LÝ 45 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  19. C SAC1 AC1 A LAC AC2 B C Q Q 1 2 Q Hình 3.11. Các vấn đề trong ước lượng đường chi phí trung bình dài hạn Ở hình 3.11, LAC là đường chi phí trung bình dài hạn phải tìm. Các điểm A, B và C là những quan sát thực tế về kết hợp sản lượng và chi phí của 3 doanh nghiệp. Phương pháp thống kê sẽ ước lượng đường thẳng phù hợp nhất với các quan sát này với giả định rằng đây là đường chi phí trung bình dài hạn. Nhưng, như hình biểu thị, chẳng có đường nào như thế cả, đường LAC tương đối thoải. Doanh nghiệp A có mức sản lượng nhỏ Q1 và chi phí cao do tính không hiệu quả X và đang hoạt động ở bên trên đường chi phí trung bình ngắn hạn. Doanh nghiệp B có mức sản lượng cao hơn Q2 và chi phí thấp hơn, nhưng không phải là do quy mô vì nó sử dụng cùng một nhà máy và máy móc thiết bị giống doanh nghiệp A. Nó sử dụng kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị đó một cách hiệu quả nhưng lại không xây dựng kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị thích hợp nhất cho việc sản xuất mức sản lượng Q2 trong dài hạn. Chỉ có doanh nghiệp C là ở trên đường chi phí trung bình dài hạn. Phân tích thống kê về chi phí như trên cũng còn gặp khó khăn khác nữa, chẳng hạn đường chi phí đang tìm đề cập đến những mức sản lượng khác nhau của cùng một loại sản phẩm nhưng trong thực tế các doanh nghiệp ít khi sản xuất sản phẩm giống nhau. Các doanh nghiệp khác nhau đưa ra các nhà máy của mình trong các khoảng thời gian khác nhau, vì thế dựa vào trình độ công nghệ khác nhau và các doanh nghiệp khác nhau có thể trả các mức giá khác nhau cho các đầu vào do sự không hoàn hảo của thị trường đầu vào. Tất cả các yếu tố đó làm giảm tính hữu ích của phương pháp thống kê trong việc ước lượng tính kinh tế của quy mô và nó cho thấy việc phân biệt giữa các lý thuyết khác nhau khó như thế nào. Vấn đề khác nữa là có sự nghi ngờ về tính phi kinh tế của quy mô. Nếu có tính phi kinh tế của quy mô thì người ta hy vọng rằng bằng chứng thực tế phải cho thấy là sau một mức sản lượng nhất định chi phí phải tăng. Nhưng để tìm ra bằng chứng như thế doanh nghiệp phải xây dựng các kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị nhỏ hơn và hiệu quả hơn về chi phí. Tại sao doanh nghiệp phải làm thế? Điều đó chỉ có thể xảy ra khi doanh nghiệp mắc phải sai lầm, ít nhất là trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp không bao giờ chủ ý tạo ra kết hợp nhà máy và máy móc thiết bị như thế. 46 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng
  20. 2. Phương pháp kỹ thuật Phương pháp nghiên cứu công nghệ hay phương pháp kỹ thuật về tính kinh tế của quy mô đề cập đến các biện pháp đo khác nhau, tránh được nhiều vấn đề cố hữu của phương pháp thống kê. Bản chất của nó là các kỹ sư sản xuất thiết kế các tập hợp nhà máy và máy móc thiết bị giả thiết cho các mức sản lượng khác nhau, ước lượng các chi phí cho mỗi mức sản lượng với cùng một công nghệ và giá đầu vào. Ưu điểm của phương pháp này là rất hay được sử dụng để ước lượng về tính kinh tế của quy mô. Tuy nhiên nó cũng có rất nhiều nhược điểm. Vấn đề hoà hợp các số liệu hạch toán với các khái niệm kinh tế vẫn tồn tại chẳng hạn như phân bổ chi phí gián tiếp cho các sản phẩm khác nhau trong một nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm. Tiếp đến một hạn chế quan trọng là các ước lượng như thế có thể là chính xác nhất về các mặt kỹ thuật và chí phí sản xuất nhưng lại kém thoả mãn về chi phí phân phối, điều hành và quản lý. Như đã nói ở trên tranh luận về sự tồn tại của tính phi kinh tế của quy mô do ảnh hưởng của “không kiểm soát nổi” khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất của mình vẫn chưa ngã ngũ. Vì vậy phương pháp kỹ thuật là một phương pháp yếu về khía cạnh then chốt của bằng chứng thực tế. Như người ta thường dự kiến, đường chi phí trung bình dài hạn rút ra từ phương pháp kỹ thuật nói chung có dạng như hình 3.10(c), biểu thị chi phí giảm dần cho đến MES sau đó chi phí được giả định là giữ nguyên không đổi vì tính kinh tế về mặt kỹ thuật của quy mô đã được khai thác hết và không tính đến tính phi kinh tế trong quản lý. Trong thực tế việc tính chi phí cho nhiều mức sản lượng khác nhau để tìm ra đường chi phí trung bình dài hạn là đường trơn là rất tốn kém. Điều quan trọng là khi tính kinh tế của quy mô được đo bằng các con số tuyệt đối, biểu thị các mức sản lượng tạo thành MES và quy mô của thị trường là rất quan trọng. 4. Phương pháp điều tra các doanh nghiệp sống sót Phương pháp thứ ba để ước lượng tính kinh tế của quy mô là phương pháp điều tra các doanh nghiệp sống sót do Stigler (1958) đưa ra. Phương pháp này giả định rằng các lực lượng thị trường hoạt động hiệu quả nên loại doanh nghiệp nào có quy mô hiệu quả nhất sẽ có thị phần ngày càng tăng còn các doanh nghiệp thuộc loại có quy mô không hiệu quả sẽ có thị phần ngày càng giảm. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ được chia ra thành các loại quy mô khác nhau để quan sát tỷ trọng thị trường của mỗi loại rồi ước lượng dạng của đường chi phí trung bình dài hạn. Phương pháp này có nhược điểm là nó đưa ra quá nhiều giả định: tất cả các doanh nghiệp phải theo đuổi mục đích giống nhau, hoạt động trong các môi trường tương tự, giá đầu vào và công nghệ phải không thay đổi theo thời gian và các lực lượng thị trường phải hoạt động hiệu quả không bị cản trở bởi các hành động cấu kết hoặc các hàng rào gia nhập. Các điều kiện này chẳng bao giờ đúng trong khoảng thời gian đủ dài để những khác nhau trong thị phần của các loại quy mô khác nhau thể hiện được. Vì thế phương pháp này ít được sử dụng. KINH TẾ QUẢN LÝ 47 Chương 3 – Sản xuất – Chi phí: Lý thuyết và ước lượng