Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 9)

pdf 12 trang phuongnguyen 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_phan_9.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 9)

  1. bởi vì họ có thể mua hàng hoá này với giá thấp hơn so với trường hợp không kiểm soát. Sự tăng thêm này phản ánh sự chuyển đồi hoàn toàn từ thặng dư sản xuất đến người tiêu dùng. Hiện tại người tiêu dùng có lợi từ giá thấp hơn và người sản xuất lại bị mất. Thứ hai, diện tích AE/C mô tả phần tăng thêm thặng dư tiêu dùng có thể đạt khi không có sự kiểm soát giá. Tương tự, diện tích CE/E phản ánh thặng dư sản xuất tăng thêm trong tình trạng không có sự kiểm soát giá. Gắn hai diện tích này phản ánh sự chuyển hoá lợi ích lẫn nhau giữa người mua và người bán, do có sự kiểm soát giá của chính phủ. Đó là đo lường thuần tuý chi phí xã hội của chính sách này Cuối cùng, việc phân tích phúc lợi xã hội trong hình 4.10 cũng cung cấp một vài sự sáng suốt của chính sách kiểm soát giá này P S A P2 LS E/ C P3 P1 E D/ D Q1 Q2 Q3 Q4 Q Hình 4.10 Kiếm soát giá và sự thiếu hụt 2 Tác động của thuế Một áp dụng quan trọng khác của mô hình cạnh tranh hoàn hảo là nghiên cứu ảnh hướng của thuế. Mô hình không chỉ cho phép đánh giá thuế làm thay đổi đến sự phân bổ các nguồn lực như thế nào mà còn nêu bật ai sẽ là người chịu gánh nặng của thuế. Sự phân biệt giữa bắt buộc về luật thuế phải trả và hiệu quả kinh tế tác động đến cá nhân 16
  2. a. Tác động của thuế đối với ngành có chi phí không đổi Hình 4.11 phản ánh sự tiếp cận này bằng thuế cố định trên một đơn vị đầu ra được đặt cho toàn hộ các hãng trong ngành có chi phí không đổi. Luật thuế yêu cầu hãng phải trả. Điều này sẽ làm sai lệch giá ban đầu. Chúng ta lưu ý, thuế này có thể được phân tích trong việc làm dịch chuyển trong đường cầu của ngành này qua trái từ D đến D/( dọc theo trục tung bằng giá trị của thuế). Với giá mà người tiêu dùng phải trả là P hãng chỉ còn nhận được P – t ( t là thuế), khi đó đường cầu sau thuế D/, nó liên quan đến hành vi của hãng. Người tiêu dùng tiếp tục trả giá cao hơn phản ánh trên đường cầu D. Thuế được phân ra phần người tiêu dùng trả và phần người sản xuất trả. Tác động ngắn hạn của thuế là dịch chuyển cân bằng từ khả năng hiện tại là P1, Q1 đến điểm mà đường cầu mới cắt đường cung ngắn hạn S . Đó là điểm giao với lượng đầu ra Q2 và giá sau thuế đối với hãng là P2. Giả định ở giá này, nó vượt quá chi phí biến đổi trung bình( SAVC) hãng sẽ cung ứng ở sản lượng q2. và thua lỗ. Ở sản lượng Q2. người tiêu dùng phải trả giá P3 Giá trên đường cầu D, như vậy người tiêu dùng phải chịu mức thuế bằng P3 – P1 và hãng chỉ nhận được P2, họ bị thiệt một phần là p2 đến P1 cho đầu ra của họ Giá S/ SMC MC S AC P4 P3 P1 LS P2 D D/ q2 q1 q Q3 Q2 Q1 Q a) Hãng điển hình b) Thị trường Hình 4.11 Tác động củathuế đồivới ngành có chi phí không đổi Sự thay đổi trong dài hạn bởi thuế 17
  3. Trong dài hạn hãng sẽ không tiếp tục hoạt động bởi thua lỗ. Một vài hãng sẽ rời khỏi thị trường do không chịu nổi gánh nặng của thuế. Đường cung ngắn hạn của ngành sẽ chuyển về phía bên trái S/, khích thích những hãng ở lại trong thị trường. Cân bằng mới trong dài hạn sẽ là Q3, ở đó giá sau thuế được nhận bởi hãng đứng ở mức mà có khả năng các hãng sẽ nhận được lợi nhuận bằng zero. Hãng còn lại trong ngành sẽ trở lại sản xuất sản lượng củ. Giá phải trả bởi người mua trên thị trường bây giờ là P4. Trong dài hạn, toàn bộ số lượng thuế chuyển vào trong sự tăng của giá. Có vẻ như hãng trả thuế, nhưng mà gánh nặng thuế là người mua phải chịu b.Tác động trong dài hạn đối với ngành có chi phí tăng Trong trường hợp thực tế của chi phi tăng, cả người sản xuất và người tiêu dùng phải trả một tỷ lệ của thuế này. Khả năng này được phản ánh trong trong hình 4.12. Ở đây đường cung dài hạn LS có hệ số góc dương bởi chi phí đầu vào thay đổi do sự nổ lực mở rộng sản lượng. Việc đặt thuế t, sẽ / chuyển đường cầu sau thuế D và giảm giá trong dài hạn từ P1 đến P2 . Với giá P2, hãng thua lỗ phải rời ngành bởi có tác động của giá đầu ra giảm xuống. Cân bằng dài hạn ở một giá thấp hơn là P2 nhưng người tiêu dùng phải trả giá cao hơn P3 vượt quá giá mà họ phải trả trước đây. Toàn bộ thuế được biểu thị ở diện tích màu vàng là P3AE2P2 . Trường hợp này một phần thuế phải trả bởi người tiêu dùng (họ phải trả giá P3 cao hơn P1) và một phần bởi đầu vào của hãng, người mà bây giờ được trả với mức giá bị kéo xuống là P 2 thay cho mức giá P1 P LS P3 E P1 1 P2 E2 D D/ Q2 Q1 Q Hình 4.12 Tác động của thuế trong ngành có chi phí tăng 18
  4. Tác động của thuế và co giản Mức độ thay đổi giá khi chịu tác động của thuế phụ thuộc vào sự co giản của đường cung và đường cầu. Nhìn trực giác, những người co giản hơn sẽ dễ dàng ra khỏi sự ảnh hưởng của thuế, những người mà ít co giản thì hầu như phải trả thuế. Chúng ta dễ dàng nhận thấy ở đồ thị 4.11 co giản của cung trong dài hạn là không xác định do chi phí của ngành là không thay đổi. Có nghĩa rằng giá mà hãng nhận được không chịu ảnh hưởng bởi thuế. Toàn bộ thuế do người tiêu dùng chịu. Kết quả này thông thường là ở chính sách thuế của chinh quyền Bang hay địa phương và với những hàng hoá mà thuế chỉ là chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tông thu nhập quốc dân và cung là không co giản Tổng quát hơn, nêu cầu không co giản trong khi đó cung co giản, người mua phải chịu thuế nhiều hơn và họ phải trả giá cao hơn. Ngược lại, cung không co giản còn cầu co giản thì người sản xuât phải trả thuế nhiều hơn Hệ thống thuế và ảnh hưởng của nó Do hệ thống thuế làm giảm đầu ra của sản phẩm chịu thuế, điều đó sẽ gây nên một thay đổi trong thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng và gây ra một mất mát cho xã hội. Điều này, có thể được minh hoạ trên đồ thị 4.12. Toàn bộ mất mát trong thặng dư tiêu dùng do tác động của thuế là diện tích P3AE1P1. Một phần của diện tích này được chuyển vào trong thu nhập từ thuế của chính phủ là diện tích P3ABP1 và phân mất không của xã hội sẽ là diện tích AE1B. Tượng tự, tổng mất mát trong thặng dư sản xuất là diện tích P1E1E2P2, Một phần trong mất mát này được chuyển vào trong thu nhập từ thuế của chính phủ là diện tích P1BE2P2 và phần mát không của xã hội sẽ là diện tích BE1E2. Tổng mất không của xã hội sẽ là diện tích AE1E2 Ví dụ 3. Trợ giá và hạn ngạch sản xuất Ngoài việc áp đặt giá tối thiểu chính phủ có thể nâng giá một số sản phẩm bằng nhiều cách khác như trợ giá kết hợp với khuyến khích giảm sản xuất Trợ giá Thường các chính phủ trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với hạn chế sản xuất nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất nhận được thu nhập cao hơn 19
  5. Hình 4.13 minh hoạ trường hợp này. Chính phủ áp dụng mức giá trợ cấp Pg rồi mua bất kỳ lượng nào cần thiết để giữ giá thị trường ở mức dó. Chúng ta haỹ xem xét phần lợi và thiệt hại đối với người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ khi thực hiện chính sách này. Ở giá Pg lượng cầu của người tiêu dùng giảm xuống Q1, nhưng lượng cung tăng đến Q2. Để giữ giá ở mức này và tránh tồn kho, chính phủ phải mua Qg = Q2 – Q1, kết quả chính phủ bổ sung vào cầu lượng Qg và người sản xuất có thể bán toàn bộ sản lượng muốn bán ở giá Pg. Người tiêu dùng phải trả giá cao hơn so với giá thị trường P0dẫn đến thặng dư tiêu dùng bị giảm diện tích A, một số người không thể mua được ở giá này do vậy thiệt hại của họ là diện tích B.Với mức trợ giá này thặng dư tiêu dùng bị mất đi diện tích ∆CS = - A - B Về phía người sản xuất, trước hết họ có lợi do bán với giá cao hơn Pg với lượng Q2 lớn hơn Q0. Do vậy, thặng dư sản xuất sẽ tăng thêm là ∆CS = A + B + D Để mua lượng dư ra chính phủ phải chi một khoàn ngân sách là ( Q2 – Q1)Pg. Tổng phúc lợi xã hội thay đổi sẽ thay đổi là ∆CS + ∆CS – Chi của chính phủ = D – ( Q2 – Q1)Pg P S Pg A D BB P 1 Qg D1 C D Q1 Q0 Q2 Q Hình 4.13 Mô tả sự trợ giá của chính phủ 20
  6. Hạn ngạch Ngoài hình thức trợ giá chính phủ còn có thể làm cho giá tăng bằng cách giảm cung qua việc áp dụng hạn ngạch cho mỗi hãng và áp dụng một mức trợ cấp. Với việc áp dụng hạn ngạch, giá có thể đẩy lên mức mong muốn. Ai sẽ được lợi từ việc này, chúng ta cùng xem xét trên đồ thị hình 4.14 P / S S Pg A D BB P0 C D P 1 Q Q Q 1 0 Hình 4.14 Hạn ngạch sản xuất / Chính phủ chỉ cho phép cung ứng lượng Q1, đường cung S sẽ thẳng đứng ở sản lượng Q1, giá thị trường tăng từ P0 lên P.g. Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng sẽ thay đổi Thặng dư tiêu dùng giảm ∆CS = -A - B Người sản xuất bây giờ được bán với giá cao hơn ở sản lượng Q1, thặng dư sản xuất sẽ tăng thêm diện tích A. Nhưng do sản lượng sản xuất giảm từ Q0 đến Q1 do vậy họ phải chịu một phần thiệt hại là diện tích C. Người sản xuất sẽ thu được một khoản trợ cấp của chính phủ do áp dụng hạn ngạch. Sự thay đổi trong thặng dư sản xuất sẽ là ∆PS = A – C + trợ cấp nhận được từ chính phủ 21
  7. Phần trợ cấp của chính phủ phải cần bằng với phần mất mát khi người sản xuất mở rộng sản lượng tương ứng với mức giá Pg, đó là diện tích B + C + D Kết quả thặng dư sản xuất sẽ thay đổi là ∆PS = A – C + B + C + D = A + B + D Tương tự như trợ cấp, với chính sách suy trì hạn ngạch người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có sự thay đổi trong thặng dư như nhau do vậy chính sách với họ không quan trọng, bởi họ cũng thu được một khoản thu nhập như nhau. Về phía chính phủ mức chi ngân sách cho chương trình nào phụ thuộc vào sự khác nhau giữa mức chi cho trợ giá là (Q2 – Q1)Pg và cho trợ cấp hạn ngạch là diện tích B + C + D 4.Hạn ngạch và thuế nhập khẩu Lợi ích từ thương mại quốc tế Hình 4.15 phản ánh đường cung, đường cầu nội địa đối với một hàng hoá cá biệt. Không có mặt của thương mại quốc tế, cân bằng giá nội địa PD và sản lượng là QD. Ở cân bằng này, lợi ích hoàn toàn trao đổi lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mở ra thương mại quốc tế sẽ tăng thêm một số lựa chọn. Nếu giá cuả sản phẩm trên thị trường quốc tế là Pw thấp hơn giá trên thị trường nội địa là PD. Mở ra trao đổi thương mại là lý do để giá giảm về mức Pw. Sự giảm này của giá sẽ làm cho lượng cầu tăng đến Q1. Ở đó, số lượng cung trên thị trường nội địa giảm xuống Q2. Nhập khẩu hàng hoá sẽ là lượng Q1 – Q2. Trong ngắn hạn, Người sản xuất nội dịa sẽ không cung ứng ở giá thế giới sẽ được thay thế bằng nguồn lực nước ngoài. Dịch chuyển cân bằng từ E0 đến E1 sẽ làm tăng thặng dư tiêu dùng được thể hiện bởi dịên tích P0E0E1PW. Phần lợi ích này phản ánh sự chuyển dịch từ nhà sản xuất là diện tích P0E0APW và phần được miêu tả rõ ràng lợi ích được trợ cấp là diện tích E0E1A, Như vậy nhờ có thương mại quốc tế làm cho phúc lợi xã hội tăng 22
  8. P LS P0 E0E 0 Ei PW A D Q Q Q Q 2 0 1 Hình 4.15 Mở ra thương mại quốc tế làm tăng phúc lợi Thuế bảo hộ Chính phủ có thể nhượng bộ trước áp lực của sản xuât bằng cách áp dụng hạn ngạch hay áp dụng chính sách thuế bảo hộ trong nước Hình 4.16 minh hoạ trường hợp áp dụng thuế nhập khẩu. Nếu không có thuế hoặc hạn ngạch. Giá cả trong nước sẽ bằng giá thế giới là Pw, cân bằng sẽ là tại điểm E1. Giả định bây giờ đặt thuế t/ đơn vị giá trong nước sẽ tăng lên Pg = Pw + t. Sự tăng giá này là nguyên nhân làm cho lượng cầu giẩm từ Q1 đến Q3 và khi đó sản xuất trong nước sẽ mở rộng từ Q2 đến Q4, tổng số hàng hoá phải nhập khẩu giảm Q1 – Q2 xuống còn Q4 – Q3. Bây giờ mỗi đơn vị hàng hoá phải trảgiá cao hơn, tổng thuế thu nhập được mô tả bởi dịên tích BE2FC, nó được xác định bởi ( Q3 – Q4)t. Đánh thuế vào nhập khẩu sẽ làm thây đổi hiệu quả của phúc lợi. Tổng thặng dư tiêu dùng sẽ giảm bởi diện tích PgE2E1Pw. Một phần của sự giảm này được chuyển vào trong thuế thu nhập và một phần dươc chuyển vào trong việc làm tăng thặng dư sản xuất thể hiện diện tích PgBAPw. Hai diện tích tam giác ABC và E2E1F thể hiện sự mất mát trong thặng dư tiêu dùng mà nó không thể chuyển vào bất cứ chổ nào. Nó thể hiện sự mất mát do chính sách hạn chế hoặc thuế nhập khẩu gây ra 23
  9. P LS B E Pg 2 PW Ei A C F D Q2 Q4 Q3 Q1 Q Hình 4.16 Tác động của thuế nhập khẩu t 24
  10. Chương 5 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO A. Các thị trường Độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo I. Thị trường độc quyền Thị trường độc quyền là thị trường trong đó chỉ có một người sản xuất. Hãng đơn độc này đối diện với đường cầu thị trường có dạng dốc xuống. Sử dụng sự hiểu biết về đường cầu này nhà độc quyền sẽ quyết định có bao nhiêu đầu ra sẽ được sản xuất 1. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền Lý giải cho sự tồn tại của thị trường độc quyền là có barie( rào cản) đi vào. Rào cản là những yếu tố ngăn cản các hãng mới đi vào thị trường. Có hai loại rào cản: rào cản kỹ thuật và rào cản pháp lý a. Rào cản kỹ thuật Rào cản kỹ thụât là việc sản xuất hàng hoá sẽ có chi phí trung bình giảm khi mở rộng sản xuất. Hãng có quy mô lớn sẽ có hiệu quả hơn so với hãng có quy mô nhỏ. Trong trường hợp này hãng sẽ tìm được lợi nhuận khi giảm giá. Nếu có sự đi vào của các hãng khác, mỗi hãng sẽ sản xuất ở sản lượng thấp thì chi phí trung bình sẽ cao. Nguyên nhân của rào cản này là do kỹ thuật sản xuất, và hãng có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, người ta còn gọi là “Độc quyền tự nhiên” b. Rào cản pháp lý Rào cản về pháp lý để ngăn cản sự đi vào cả đổi thủ cạnh tranh. Rào cản này nhằm bảo vệ quyền tác giả, một giấy phép. một bằng sáng chế 2. Tối đa hoá lợi nhuận Để tối đa hoá lợi nhuận độc quyền sẽ lựa chọn mức đầu ra mà ở đó thu nhập biên bằng với chi phí biên. Bởi vì, khác với cạnh tranh hoàn hảo độc quyền đối mặt với đường cầu dốc xuống, thu nhập biên ( MR) thấp hơn giá thị trường. Để bán một sản phẩm tăng thêm, độc quyền phải giảm giá cho các đơn vị đã bán ở trước. Độc quyền sẽ định giá lớn hơn chi phí biên. Đặc trưng này của định giá độc quyền là tiêu điểm quan trọng của sự phân tích của chúng ta về hiệu quả của độc quyền trong việc phân bổ các nguồn lực ở phần cuối của chương này Cách xử lý bằng đồ thị 1
  11. Mức đầu ra tối đa hoá lợi nhuận của độc quyền là sản lượng Q* ở đồ thị hình 5.1 mà ở đó có chi phí biên ( MC) bằng với thu nhập biên (MR). Lợi nhuận là dương được thể hiện bởi đường cầu và chi phí. Nếu hãng sản xuất ở sản lượng thấp hơn Q*, lợi nhuận có thể giảm. Vì ở những sản lượng này doanh thu biên (MR) vượt quá chi phí ( MC) nếu tiếp tục tăng lượng thì lợi nhuận sẽ tăng. Ngược lại, nếu sản xuất sản lượng vượt quá Q*, chi phí biên vượt quá thu nhập biên hãng sẽ chịu lỗ. Kết quả, lợi nhuận sẽ tối đa ở sản * lượng Q . và để tối đa hoá lợi nhuận độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng có MR = MC P MC E P* AC A C D MR Q* Q Hình 5.1 Tối đa hoá lợi nhuận và xác định giá trong độc quyền Lợi nhuận của độc quyền Lợi nhuận kinh tế kiếm được của độc quyền có thể mô tả trực tiếp từ đồ thị 5.1 đó là diện tích P*EAC. Lợi nhuận cho mỗi đơn vị là chênh lệch giữa giá ( P*) và chi phí trung bình (AC). Lợi nhuận này là dương nếu giá vượt quá chi phí trung bình. Vì không có khả năng cho các doanh nghiệp khác đi vào cho nên lợi nhuận này sẽ tồn tại trong dài hạn. Để lý giải điều này, một số người gọi lợi nhuận mà độc quỳền kiếm được trong dài hạn là Địa tô độc quyền (Monopoly rents). Lợi nhuận này được giữ để trả lại cho các yếu tố với hình thức xuất phát điểm của độc quyên như giấy phép,bằng sáng chế. Một vài ông chủ sẽ trả địa tô cho quyền được quản lý mà nhờ nó mà họ nhận được lợi nhuận Đường cung của độc quyền 2
  12. Trong thị trường cạnh tranh, đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí biên và cung thị trường là tổng theo chiều ngang đường chi phí biên của các doanh nghiệp. Trong dài hạn, chúng ta vạch đường cung qua các tổ hợp giá và lượng cân bằng dựa vào sự dịch chuyển đường cầu. Trong thị trường độc quyền không có khả năng xác lập đường cung như vậy. Với đường cầu thị trường cố định, việc cung ứng của độc quyền chỉ là một điểm. Ở điểm này tương ứng với số lượng có MR = MC. Nếu đường cầu dịch chuyển, đường thu nhập biên cũng dịch chuyển theo và đầu ra tối đa hoá lợi nhuận mới sẽ được lựa chọn. Trong thị trường độc quyền đường cung không xác định mà việc cung ứng phụ thuộc vào cầu Tác động của thuế Tác động của thuế đánh vào sản lượng đối với độc quyền khác với cạnh tranh. Đới với thị trường cạnh tranh khi đánh thuế vào đơn vị sản phẩm thì giá thị trường tăng lên một lượng ít hơn thuế, cả người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thuế. Trong thị trường độc quyền khi đánh thuế, giá có thể tăng một lượng lớn hơn thuế Điều này có thể minh hoạ trên đồ thị. Khi chính phủ đánh thuế trên đơn vị sản phẩm là t, mhà độc quyền phải nộp cho chính phủ t thuế. Chi phí biên của hãng sẽ là MC + t. Hãng sẽ cung ứng tại sản lượng Q có MR = MC + t Điều này được minh hoạ trên đồ thị 5.3, Khi chưa thuế hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại sản lượng Q1 có MR = MC với giá P1. Khi chính phủ đánh thuế t đường chi phí biên mới sẽ là MC + t và hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại Q2 có MR = MC + t với giá P2, như vậy mức tăng giá lớn hơn mức tăng thuế P2 MC + t P1 MC D MR Q2 Q1 Hình 5.2 Tác động của thuế trong Độc quyền 3