Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 8)

pdf 12 trang phuongnguyen 2410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_phan_8.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 8)

  1. Chức năng của giá cân bằng Ở giá cân bằng P1 , cung cấp hai chức năng quan trọng. Đầu tiên, ở giá này ghi nhận nhà sản xuất sẽ sản xuất bao nhiêu hàng hoá. Trình tự tối đa hoá lợi nhuận, các hãng sẽ sản xuất mức đầu ra có chi phí biên cân bằng với giá P1, tổng số sản xuất là Q1. Chức năng thứ hai của giá là điều chỉnh cầu. Ở giá thị trường P1, cá nhân tối đa hoá lợi ích sẽ quyêt định tiêu dùng bao nhiêu với thu nhập chi cho hàng hoá có hạn. Ở giá P1, tổng lượng cầu là Q1 hoàn toàn đúng với số lượng sản xuất, đó là lượng cân bằng ở giá cân bằng. Ở giá cân bằng với hãng điển hình được phản ánh ở đồ thị 4.3a và cầu của cá nhân điển hình được phản ánh ở đồ thị 4.3c. Đối với hãng điển hình, ở giá P1 sẽ có mức đầu ra q1 sản xuất. Ở mức giá này hãng có một phần lợi nhuận, vì giá lớn hơn chi phí sản xuất trung bình ngắn hạn. Ở đường cầu hiện tại d, người tiêu dùng điển hình được phản ánh hình 4.3c.Ở giá p1, cầu cá nhân này là q1. Cộng lượng cầu của mỗi cá nhân và lượng cung của mỗi hãng sẽ là cân bằng thị trường Tác động của sự tăng lên trong cầu thị trường Nghiên cứu sự đáp ứng của cung trong ngắn hạn, giả định rằng, quyết định của cá nhân muốn mua nhiều hơn, đường cầu cá nhân sẽ chuyển ra phí bên ngoài thể hiện đường d1, đồ thị 4.3c. Đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển. Hình 4.3b đường cầu thị trường chuyển qua phải đường D1 . Cân bằng mới ở điểm P2, Q2. Ở điểm này, cung và cầu cân bằng, giá sẽ tăng từ P1 đến P2, ương ứng với sự dịch chuyển cầu. Số lượng trao đổi cũng tăng từ Q1 đến Q2. Sự tăng lên trong giá cung cấp hai chức năng. Thứ nhất, xem xét sự phân tích trong nhất thời cuả chúng ta. Nó tham gia điều chỉnh cầu, ở giá P1 cầu cá nhân là q1, bây giờ giá P2 cầu cá nhân là q2. Sự tăng lên trong giá, hãng điển hình cũng tăng sản xuất. Trong hình 4.3a. Hãng điển hình tối đa hoá lợi nhuận ở mức đầu ra tăng từ q1 đến q2 . Một sự tăng lên trong giá thị trường sẽ tăng sản xuất Dịch chuyển đường cung và đường cầu Cung cầu hàng hoá phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có thể tập hợp các nhân tố ở bảng 4.1 , những nhân đó sẽ làm cho đường cung và đường cầu dịch chuyển, điều đó sẽ làm cho giá và lượng cân bằng thay đổi. mức độ thay đổi của giá và lượng cân bằng phụ thuộc vào dạng đường cung và đường cầu 4
  2. Bảng 4.1 Nhân tố làm dịch chuyển đường cung và đường cầu Cầu (D) Cung ( S) - Thu nhập - Giá yếu tố đầu vào - Giá hàng hoá liên quan - Kỹ thuật được ứng dụng - Sự ưa thích hàng hoá Co giản của cung trong ngắn hạn Dạng của đường cung đường cầu Của rất cần để hiểu sự dịch chuyển đường cung, đường cầu ảnh hưởng đến giá và lượng cân bằng như thế nào. Trong chương 2, chúng ta đã nghiên cứu sự co giản của cầu theo giá và hiểu được số lượng cầu tương ứng như thế nào trong sự thay đổi giá. Khi cầu co giản, sự thay đổi trong giá có ảnh hưởng lớn đến lượng cầu, trong trường hợp cầu không co giản sự thay đổi gía không ảnh hưởng lớn đến lượng cầu. Đường cung ngắn hạn của hãng có thể mô tả hoàn toàn dọc theo đường cung. Nếu sự tăng trong giá hãng sẽ tăng cung ứng một lượng đáng kể, chúng ta thấy đường cung của hãng là co giản. Trường hợp khác, nếu một sự tăng lên trong giá tác động không lớn đến sự lựa chọn cung ứng của hãng, cung sẽ không co giản. Chúng ta có thể tính toán sự co giản của cung như sau % Thay đổi trong lượng cung % ∆Q Co giản của cung ngắn hạn = S Co giản của cung ngắn hạn = = % Thay đổi trong giá % ∆P Dịch chuyển đường cung và tầm quan trọng của dạng đường cầu Dịch chuyển vào trong đường cung ngắn hạn của hàng hoá làm thay đổi giá và lượng cân bằng phụ thuộc lớn vào dạng đường cầu. Hình 4.3 mô tả hai trường hợp. Nếu đường cầu là co giản theo giá, một sự thây đổi trong giá sẽ tác động mạnh đến lượng cầu, dịch chuyển đường cung từ S đến S1 sẽ làm cho giá cân bằng tăng không đáng kể( từ P đến P1) điều này minh hoạ trên đồ thị 4.4a. Lượng sẽ giảm mạnh từ Q đến Q1 Trường hợp đường cầu thị trường không co giản, phản ánh trên đồ thị 4.4b, dịch chuyển đường cung làm cho giá cân bằng tăng cao, nhưng lượng 5
  3. thay đổi không đáng kể, bởi vì người tiêu dùng không giảm nhiều lượng cầu của họ khi giá tăng. Kết quả, Một sự dịch chuyển đường cung đi lên, cầu hầu như không đổi giá sẽ tăng cao. Sự tác động của việc tăng lên trong giá sản phẩm không chỉ ảnh hưởng bởi cung mà còn phụ thuộc vào bản chất của cầu đối với sản phẩm Hình 4.4 Ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường cung ngắn hạn phụ thuộc vào dạng đường cầu S1 S 1 S S P1 P1 P P D D Q1 Q Q Q1 Q Q a) Cầu co giản b) Cầu không co giản Dịch chuyển đường cầu và tấm quan trọng của dạng đường cung Dịch chuyển đường cầu thị trường sẽ làm cho giá và lượng cân bằng thay đổi nó cũng sẽ phụ thuộc vào dạng đường cung. Chúng ta sẽ xem xét trong hai trường hợp, biểu diễn trên đô thị 4.5. Trong đồ thị 4.5a mô tả đường cung không co giản. khi tăng sản lượng sản xuất chi phí biên tăng rất nhanh, đường cung dốc đứng. Trong trường hợp này, có sự dịch chuyển đường cầu thị trường ra phía ngoài sẽ làm cho giá tăng mạnh. số lượng cung tăng ít. Sự tăng lên trong cầu do hãng dịch chuyển theo đường chi phí biên dốc đứng, sẽ có sự tăng mạnh trong giá đáp ứng sự thay đổi cầu Đồ thị 4.5b biểu diễn đường cầu cung ngắn hạn co giản. Loại này hường xuất hiện tong những ngành có đường chi phí biên không tăng đáng kể khi tăng đầu ra. Đối với trường hợp này một sự tăng lên trong cầu sản phẩm sẽ làm tăng cơ bản trong sản lượng Q. Do bản chất của đường cung sự tăng này không chịu một sự tăng lớn của chi phí. Kết quả giá tăng không đáng kể 6
  4. Hình 4.5 Tác động của sự dịch chuyển trong đường cầu phụ thuộc vào dạng đường cung S S P1 P1 P P D1 D1 D D Q1 Q Q Q1 Q Q a) Cung không co giản b) Cung co giản 3. Cung dài hạn Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cung trong dài hạn linh hoạt hơn cung trong ngắn hạn bởi hai lý do: Thứ nhất, đường chi phí dài hạn phản ánh sự linh hoạt hơn của hãng trong dài hạn. Thứ hai, trong dài hạn cho phép hãng vào hoặc ra khỏi thị trường tương ứng với cơ hội lợi nhuận. Đó là hoạt động có ứng dụng quan trọng trong định giá. Chúng ta sẽ phân tích đối với sự tác động khác nhau với việc mô tả cân bằng dài hạn đối với ngành cạnh tranh. Tiếp theo, cũng như ngắn hạn, chúng ta sẽ đề cập đến cung và giá thay đổi như thế nào khi thay đổi các điều kiện 3.1 Điều kiện cân bằng Thị trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng khi không có hãng nào có động cơ thay đổi hành vi của họ.Ví dụ, cân bằng có hai phần: Hãng chỉ chấp nhận với sự lựa chọn đầu ra để tối đa hoá lợi nhuận và họ chỉ chấp nhận ở lại hoặc đi ra khỏi thị trường. Chúng ta sẽ trao đổi từng phần tách biệt a. Tối đa hoá lợi nhuận Trước hết chúng ta giả định rằng hãng tối đa hoá lợi nhuận. Do mỗi hãng là người chấp nhận giá. Để tối đa lợi nhuận hãng phải thoả mản điều kiện sản xuất sản lượng có giá bằng với chí phí biên dài hạn. Đó là điều kiện cân bằng đầu tiên ( P = MC) xác định cho cả lựa chọn đầu vào của hãng và đầu ra có chi phí thấp nhất trong dài hạn 7
  5. b. Đi vào và đi ra khỏi ngành Đặc trưng thứ hai của cân bằng dài hạn là khả năng đi vào thị trường của các hãng mới và đi ra của những hãng phải rời ngành. Mô hình cạnh tranh hoàn hảo giả định rằng việc đi vào đi ra hoàn toàn là dựa vào chi phí riêng. Kết quả hãng mới ở lại trong thị trường với lợi nhuận dương, ngược lại hãng rời ngành khi lợi nhuận âm Nếu lợi nhuận dương việc đi vào của hãng mới sẽ làm cho đường cung thị trường trong ngắn hạn dịch chuyển ra ngoài. Có nghĩa là nhiều hãng hơn sẽ sản xuất so với thị trường trước đây. Điều này sẽ làm giá thị trường giảm. Quá trình này tiếp tục cho đến khi không có hãng nào hành động đi vào kiếm được lợi nhuận kinh tế. Ở điểm này việc đi vào của hãng mới sẽ ngừng và số lượng hãng đạt cân bằng. Khi hãng ở trong thị trường chịu sự thất bại họ sẽ chọn bằng cách rời khỏi thị trường, do vậy đường cung sẽ chuyển sang trái. Giá thị trường lại tăng, loại trừ thât bại, hãng này lại vào thị trường c. Cân bằng dài hạn Chúng ta giả định rằng toàn bộ các hãng đều sản xuất sản phẩm đặc biệt, có đường chi phí giống nhau, các hãng tiếp cận được một kỹ thuật có giá trị. Do đó mỗi hãng sẽ kiếm được một lợi nhuận kinh tế zero. Giá cân bằng dài hạn có thể thoả mản cho mỗi hãng dừng ở điểm thấp nhất của đường chi phí trung bình dài hạn. Chỉ có ở điểm này hai điều kiện cân bằng P = MC ( điều kiện tối đa hoá lợi nhuận )và P =AC ( lợi nhuận kinh tế bằng zero) Đó là hai điều kiện cân bằng có nguồn gốc khác nhau. Tối đa hoá lọi nhuận là mục tiêu của hãng. Nguyên tắc P = MC phản ánh giả định của chúng ta về hành vi của hãng và giông nhau trong nguyên tắc quyết định đầu ra được sử dung trong ngắn hạn. Điều kiện lợi nhuận zero không phải là mục tiêu của hãng. Hiẻn nhiên hãng muốn hoàn toàn có lợi nhuận cao. Hoạt động dài hạn của thị trường buộc các hãng chấp nhận mức lợi nhuận kinh tế bằng zero ( P = AC) do có hãng đi vào và đi ra, mặc dù hãng trong ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ kiếm được lợi nhuận dương hoặc âm trong ngắn hạn. Trong dài hạn mức lợi nhuận zero. Điều đó có nghĩa chủ hãng sẽ tìm kiếm lợi nhuận bình thường trong đầu tư của họ d. Đường cung dài hạn: trường hợp ngành có chi phí không đổi Trước hết chúng ta có thể trao đổi chi tiết xác định giá trong dài hạn. Chúng ta đưa ra một số giả định việc đi vào của hãng mới chịu ảnh hưởng của chi phí đầu vào như thế nào. Giả định đơn giản, viêc đi vào không chịu tác động của giá đầu vào. Với giả định này, không có tình trạng đi vào và đi 8
  6. ra khỏi thị trường, mỗi hãng đối diện với đường chi phí như ban đầu. Đó là trường hợp quan trọng để có đường chi phí không đổi. Chúng ta sẽ phân tích cân bằng trong trường hợp chi phí không đổi Cân bằng thị trường Hình 4.6 mô tả cân bằng thị trường trong trường hợp chi phí không đổi. Trong hình 4.6b, đường cầu thị trường là D, đường cung thị trường là S. Giá cân bằng ngắn hạn là P1, hình 4.6a mô tả đường chi phí của một hãng điển hình sẽ sản xuất ở sản lượng q1 có giá bằng với chi phi biên ngắn hạn (SMC). Bằng cách cộng mức đầu ra q1 với giá thị trường là P1 cũng là cân bằng dài hạn đối với hãng. Hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại điểm có giá bằng với chi phí biên dài hạn (MC). Hình 4.6a chi ra đặc tính cân bằng thứ hai: Giá bằng với chi phí trung bình dài hạn (AC). Kêt quả lợi nhuận kinh tế bằng zero và không có động cơ để hãng vào hoặc ra khỏi thị trường P SMC P MC S AC S 1 P2 P1 LAC D1 D q1 q 2 q Q1 Q2 Q3 Q a) Tối đa hoá lợi nhuận của hãng b) Toàn bộ thị trường Hình 4.6 Cân bằng dài hạn của cạnh tranh hoàn hảo với đường chi phí không đổi Dịch chuyển đường cầu Bây giờ, giả định đường cầu chuyển ra bên ngoài D1 nếu S là đường cung ngắn hạn, thì trong ngắn hạn giá sẽ tăng lên P2, hãng sẽ lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn là q2, hãng sẽ có lợi nhuận bởi vì ( P >AC)ở sản lượng này.Trong dài hạn, lợi nhuận này sẽ thu hút hãng mới vào thị trường. Do, chi phí không đổi, sẽ không có tác động của chi phí đầu vào đối với hãng mới nhập ngành, bởi vậy đường chi phí của hãng không đổi. Các hãng mới sẽ tiếp tục đi vào thị trường cho đến khi không còn lợi nhuận kinh tế. Việc đi vào của hãng mới sẽ làm cho đường cung chuyển sang phái S1 với giá cân 9
  7. bằng P1 , cân bằng dài hạn mới sẽ là tổ hợp P1 và Q3. Ở mức giá P1, hãng sẽ sản xuất ở mức đầu ra là q1, hãng sẽ quay lại tình trạng ban đầu Đường cung dài hạn Với sự dịch chuyển đường cầu, chúng ta sẽ kiểm tra định giá trong dài hạn trong ngành này. Chúng ta giả đinh rằng, không cần biết đường cầu dịch chuyển như thế nào, giá quay về mức ban đầu như trò đùa. Cân bằng dài hạn sẽ xuất hiện dọc theo đường nằm ngang ở giá P1. Nối các điểm cân bằng này sẽ có đường cung dài hạn của ngành này. Đó là đường LS trong hình 4.6. Đối với ngành có chi phí không đổi của các hãng giống nhau, đường cung dài hạn nằm ở điểm thâp nhất của đường chi phí trung bình dài hạn của hãng (Áp dụng) e. Dạng các dường cung dài hạn khác Dạng các đường cung dài hạn không phụ thuộc vào đường chi phí biên. Đúng hơn, điều kiện lợi nhuận kinh tế zero tập trung chú ý dựa trên điểm thấp nhất của đường chi phí trung bình dài hạn, nó cũng liên quan đến xác định giá trong dài hạn. Trong trường hợp chi phí không đổi, khả năng của điểm thấp nhất này không thay đổi nếu như hãng mới đi vào hoặc rời ngành Kết quả, chỉ có giá chiếm ưu thế trong dài hạn không tính đến sự dịch chuyển đường cầu. Đường cung dài hạn nằm ngang ở giá này Nếu như việc đi vào hãng mới là nguyên nhân làm cho chi phí trung bình tăng, khi đó đường cung dài hạn có hệ số góc dương. Trong trường hợp ngược lại, nếu việc đi vào là nguyên nhân làm cho chi phí trung bình giảm, khi đó đường cung dài hạn có hệ số góc âm. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này Ngành có chi phí tăng Việc đi vào của các hãng mới làm cho chi phí sản xuất trung bình của toàn bộ các hãng tăng lên với các lý do khác nhau. Các hãng mới sẽ làm tăng nhu cầu đầu vào khan hiếm Hình 4.7 sẽ mô tả cân bằng thị trường với trường hợp chi phí tăng. Ban đầu giá cân bằng P1. Ở giá này hãng sẽ sản xuất ở sản lượng q1 đồ thị 4.7a, toàn bộ đầu ra Q1 được phản ánh trên đồ thị 4.7c. Giảđịnh rằng, đường cầu đối với sản phẩm này dịch chuyển sang phải D1 và cắt đường cung ngắn hạn S. hãng sẽ sản xuất ở sản lượng q2 và kiếm được lợi nhuận đáng kể. Lợi nhuận này sẽ thu hút các hãng mới đi vào thị trường và dịch chuyển đường cung ngắn hạn về phia phải 10
  8. Giả định rằng, việc đi vào của hãng mới làm cho đường chi phí của toàn bộ các hãng tăng lên( do nhu cầu đầu vào tăng làm giá đầu vào tăng). Đường chi phí của hãng được mô tả trong đồ thị 4.7b. Giá cân bằng mới trong dài hạn đối với ngành là P3( ở đây P = MC = AC) và lượng câu là Q3. Bây giờ chúng ta có hai điểm( P1 và Q1, P3 và Q3) ở trên đường cung dài hạn, với khả năng dịch chuyển đường cầu chúng ta vạch ra đường cung dài hạn LS. Đường LS có hệ số góc dương bởi chi phí tăng khi có sự tham gia của hãng mới. Đường LS phẳng hơn so với ngắn hạn S P P SMC P MC S1 SMC MC LS AC P2 AC P 3 P3 P1 D1 D Q1 Q2 Q3 Q q1 q2 q q3 q Hình 4.7 chi phí tăng, trong hệ số góc dương của đường cung dài hạn Co giản của cung trong dài hạn Đường cung dài hạn được xây dựng từ sự dịch chuyển đường cầu sản phẩm. Theo tuần tự giá thị trường được hình thành phụ thuộc lớn vào dạng đường cung. Đo lường thích hợp dạng đường cung là co giản của cung trong dài hạn sự co giản của cung theo giá trong dài hạn % Thay đổi lượng cung trong dài hạn Co giản của cung dài hạn = % Thay đổi trong giá % ∆QS ∆QS/ QS ∆QS P ES,P = = = x % ∆P ∆P/ P ∆P QS 11
  9. Giả sử ES,P = 10 điều đó có nghĩa là khi giá tăng 1% thì lượng cung trong dài hạn tăng 10%. Chúng ta thấy đường cung dài hạn rất co giản theo giá. Đường cung dài hạn gần như nằm ngang. Áp dụng nguyên lý này, khi cung co giản theo giá cao, giá cân bằng có thể không tăng nhiều khi dịch chuyển ra bên ngoài đưòng cầu thị trường Ngành có chi phí giảm Trong một vài trường hợp,việc đi vào ngành làm gỉảm chi phí. Việc đi vào của những hãng mới, họ sử dụng lao động có kinh nghiệm, ngành tăng trưởng lớn hơn do vậy họ có thể khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô để có đầu vào với giá rẻ hơn. Kêt quả được phản ánh trong đồ thị 4.8. Cân bằng thị trường ban đầu được mô tả bởi tổ hợp giá và lượng là P1 và Q1 ở đồ thị 4.8c. Ở giá này hãng sẽ sản xuất q1 và kiếm được lợi nhuận kinh tế là zero biểu hiện đồ thị 4.8a. Bây giờ giả định đường cầu thị trường chuyển qua phải D1 . Trong ngắn hạn giá sẽ tăng đến P2 và hãng sẽ sản xuất q2. Ở mức giá này lợi nhuận dương. Lợi nhuận này là nguyên nhân để hãng mới đi vào. Đường chi phí của hãng được mô tả trong đồ thị 4.8b. Bây giờ giá cân bằng mới là P3 và lượng là Q3. Bằng sự dịch chuyển đường cầu để xác đinh cân bằng mới sẽ vẽ được đường cung dài hạn. Trong ngành có chi phí giảm, đường cung dài hạn có hệ số góc âm. Trong trường hợp này một sự tăng lên trong cầu là nguyên nhân làm cho giá giảm P S P SMC P S SMC 1 MC MC P2 AC AC P1 P3 P3 LS D1 D Q1 Q2 Q3 Q q1 q2 q q3 q a) Chi phí của hãng trước khi có sự đi vào b) Sau khi vào c) Thị trường Hình 4.7 chi phí giảm, hệ số góc âm của đường cung dài hạn 12
  10. 4.3 Ứng dụng mô hình cạnh tranh 4.3.1 Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng Trong chương 2 chúng ta đã nghiên cứu thặng dư tiêu dùng, bây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu ứng dụng của nó Thặng dư tiêu dùng là là phần chênh lệch giữa giá trị mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hoá với giá phải trả cho hàng hoá đó Thặng dư sản xấut là phần chênh lệch giữa giá trị tăng thêm do sản xuất hàng hoá với chi phí cơ hội để sản xuất hàng hoá đó P A S F P1 P* E P2 G B D O Q* Q1 Q Hình 4.9 Cân bằng và thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng Đồ thị 4.9 minh hoạ thặng dư tiêu dùng. Giá cân bằng là P*, người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng là Q* , bởi đường cầu D phản ánh mức giá mà người tiêu dùng sẳn sàng trả cho hàng hoá ở các mức tiêu dùng khác nhau. Toàn bộ giá trị hàng hoá được mua là diện tích nằm dưới dường cầu từ sản * * lượng Q0 đến sản lượng Q , đó là diện tích AEQ 0. Đối với giá trị này người mua chỉ phải trả là diện tích PEQ*0, do vậy người tiêu dùng sẽ nhận được một thặng dư là phần màu xanh diện tích AEP* Trong đồ thị 4.9 cũng minh hoạ giá trị dôi ra mà người sản xuất hàng hoá nhận được, liên quan đến vị trí mà số hàng hoá được sản xuất. Việc đo 13
  11. lường này dựa trên cơ sở đường cung, phản ánh mức giá thấp nhất mà người bán có thể chấp nhận cho mỗi đơn vị hàng hoá. Ở giá và lượng cân bằng thị trường P* và Q* người sản xuất nhận được toàn bộ thu nhập P*EQ*0. Bởi để bán một đơn vị hàng hoá người bán sẽ bán ở mức giá thấp nhất có thể và họ sẽ bán ở lượng Q* và chi phí phải bỏ ra là diện tích BEQ*0. Ở sản lượng Q* họ sẽ nhận được thặng dư sản xuất diện tích màu vàng P*EB. Từ việc hiểu biết một cách chính xác về thặng dư chúng ta sẽ lần nữa kiểm tra sự phân biệt ngắn hạn và dài hạn trong quyết định cung ứng của hãng Thặng dư sản xuất trong ngắn hạn Đường cung ngắn hạn hay dài hạn S mô tả trong hình 4.9 . Trong phần trước của chương chúng ta thấy hệ số góc dương của đường cung có sự khác nhau trong hai trường hợp. Trong ngắn hạn, đường cung thị trường là tổng theo chiều ngang đường chi phí biên ngắn hạn của các hãng (SMC). Hệ số góc dương của đường phản ánh quy luật hiệu suất giảm dần khi thay đổi một đầu vào và nó đo số đầu ra tăng lên. Trong trường hợp giá vượt quá chi phí biên( phản ánh bởi đường cung) toàn bộ mức đầu ra là Q* . Việc tăng mỗi đơn vị đầu ra làm tăng lợi nhuận đối với người cung ứng. Tổng lợi nhuận ngắn hạn là tổng của toàn bộ lợi nhuận tăng thêm này là diện tích P*EB. Do vậy P*EB là thặng dư sản xuất ngắn hạn. Phản ánh tổng của lợi nhuận ngắn hạn và chi phí cố định ngắn hạn. Nó bao gồm phần lợi nhuận vượt qua so với hãng lựa chọn không sản xuất( không sản xuất hãng phải chịu chi phí cố định) Thặng dư sản xuất trong dài hạn Trong dài hạn hệ số góc dương của đường cung xuất hiện khi hãng có chi phí đầu vào tăng. Khi thị trường cân bằng, mỗi hãng có lợi nhuận zero và ở đó không có chi phí cố định. Thặng dư sản xuất ngắn hạn không tồn tại trong trường hợp này. Trái lại thặng dư sản xuất dài hạn phán ảnh sự phải trả tăng lên để nhận được từ đầu vào của hãng tương ứng với đầu ra mở rộng. Diện tích P* EB trong đồ thị 4.9 đo lường phần phải trả tăng thêm này liên quan đến tình trạng với ngành sản xuất không có đầu ra, trong trường hợp này có thể nhận được giá thấp nhất cho dịch vụ của họ Ứng dụng thặng dư sản xuất và tiêu dùng 4.3.2 Hiệu quả của một thị trường có sức cạnh tranh Sự phân tích về thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng cung cấp bước đầu tại sao các nhà kinh tế giả thuyết về sự phân bổ các nguồn lực có hiệu quả trong thị trường cạnh tranh. Chúng ta quay trở lại với đồ thị 4.9 đã được mô tả. Bất kỳ mức đầu ra nào khác sản lượng Q* là không có hiệu quả, 14
  12. ở đó tổng thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là không thể lớn. Nếu sản lượng được sản xuất là Q1 thì tổng thặng dư có khả năng bị mất sẽ là diện tích FEG. Ở sản lượng Q1 người mua sẽ trả giá P1 cho lượng Q1. Ở lượng này chi phí để sản xuất là P2. Ở đó có sự thiếu hụt, ám chỉ rằng ở đó tồn tại sự chuyển hoá lợi ích lẫn nhau, đó có thể là lợi ích giữa người mua và người bán. Chỉ ở sản lượng Q*, thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là lớn nhất, hay tổng phúc lợi xã hội lớn nhất Kiểm soát giá cả và sự thiếu hụt Một thị trường cạnh tranh sẽ có hiệu quả bởi nó làm cho tổng phúc lợi xã hội lớn nhất. Tuy nhiên, không phải để cho thị trường tự hoạt động sẽ có hiệu quả. Trong một số trường hợp sự can thiệp của chính phủ có thể nâng cao phúc lợi của cả người sản xuất và người tiêu dùng trong một thị trường có sức cạnh tranh. Trường hợp thứ nhất, nó xuất hiện khi các hành động của người sản xuất hoặc tiêu dùng dẫn đến một chi phí hoặc một lợi ích không xuất hiện như một bộ phận của giá thị trường. Những chi phí hoặc lợi ích này được gọi là “ngoại ứng”vì chúng ở bên ngoài thị trường. Trường hợp thứ hai trong đó sự can thiệp của chính phủ có thể cải thiện được sự thất bại của thị trường Nếu không có những ngoại ứng và những thất bại của thị trường, thì thị trường có sức cạnh tranh không bị điều tiêt có thể dẫn đến một mức giá cả và đầu ra có sức tối đa hoá phúc lợi xã hội. Bây giờ chúng ta xem điều gì sẽ xẩy ra khi chính phủ kiểm soát giá cả Một vài chính phủ theo đuổi việc kiểm sóat giá cả dưới mức cân bằng. Mặc dù chính sách như vậy thường cao quý, nó ngăn cản vịêc cung ứng trong dài hạn và gây ra một phúc lợi ít hơn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Sự phân tích đơn giản khả năng này được cung cấp bởi đồ thị 4.10. Hiện tại thị trường đang cân bằng dài hạn ở giá P1 và lượng Q1(điểm E). Sự tăng lên trong cầu từ D đến D1 là nguyên nhân để giá tăng lến P2, trong ngắn hạn sẽ kích thích việc đi vào của những hãng mới. Giả định thị trường này có đặc trưng là chi phí tăng ( phản ánh trong đường cung dài hạn LS). Giá có thể giảm, bởi sự đi vào này và nó nằm ở P3. Nếu giá này thay đổi chính phủ có thể thi hành luật giá trần P1. Đó có thể là nguyên nhân để hãng tiếp tục cung ứng ở mức đầu ra của họ là Q1 và ở giá này người mua muốn mua ở lượng Q4, điều này gây ra một sự thiếu hụt Q4 – Q1 Kết quả phúc lợi của chính sách kiểm soát giá này có thể ước lượng bằng việc so sánh lượng thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng. Chính sách này có thể có ưu thế bởi sự có mặt của việc kiểm soát. Thứ nhất, người mua sản lượng Q1 thặng dư tiêu dùng tăng thêm là diện tích P3CEP1 15