Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 6)

pdf 12 trang phuongnguyen 1180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_phan_6.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 6)

  1. hãng có thể tăng thêm 1 đơn vị lao động, giảm 2 đơn vị vốn để giữ cho đầu ra Q không đổi. Ở tổ hợp đầu vào này chi phí sản lượng Q là 19$. Vậy, tối thiểu hoá chi phí cho sản lượng Q hãng phải lựa chọn ở điểm mà tỷ lệ thay thế biên của các đầu vào bằng với tỷ lệ về giá của các yếu tố đầu vào đó MRTS = W/r hay ∆K/∆L = W/r Chúng ta sẽ kiểm chứng vấn đề này cụ thể hơn đề trên đồ thị K TC1 TC 2 TC3 K* Q L* L Hình 3.6 Tối thiểu hoá chi phí cho sản lưọng Q Nguyên lý lựa chọn đầu vào để tối thiểu hoá chi phí cho sản lượng Q được phản ánh trên đồ thị hình 3.6. Đường đồng lượng Q chỉ ra tất cả tổ hợp K và L để sản xuất sản lượng Q. Chúng ta sẽ tìm điểm chi phí thấp nhất trên đường này. Sử dụng phương trình đồng chi phí, chúng ta có các tổ hợp K, L với cùng chi phí. Đi dọc theo đường đồng phí hệ số góc của nó là – w/r. Chúng ta có thể vạch ra các đường đồng phí song song với đường đồng phí 13
  2. ban đầu có cùng hệ số góc – w/r với các chi phí TC1< TC2 < TC3. Như vậy chi phí thấp nhất để sản xuất sản lượng Q là TC1, khi đường chi phí là tiếp tuyến của đường đồng lượng. Tổ hợp K, L có chi phí thấp nhất là K*, L*. Như vậy, tổ hợp đầu vào để tối thiểu hoá chi phí cho sản lượng Q tại điểm mà tỷ lệ thay thế biên về kỹ thuật của các yếu tố đầu vào MRTS bằng với tỷ lệ về giá của các yếu tố đầu vào - w/r MRTS = - W/r Hướng mở rộng sản xuất của hãng Chúng ta có thể biểu diễn bất kỳ mức sản xuất nào qua các đường đồng lượng. Ở mỗi mức đầu ra chúng ta sẽ tìm tổ hợp đầu vào tối thiểu hoá chi phí cho các mức sản lượng đó. Nếu tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các tổ hợp đầu vào có chi phí thấp nhất ứng với các sản lượng chúng ta vạch ra đường mở rộng sản lượng của hãng K TC 1 Đường mở rộng sản lượng TC 2 TC2 K1 Q L1 L Hình 3.7 Tối thiểu hoá chi phí cho sản lượng Q 14
  3. Đường chi phí Đường mở rộng của hãng phản ảnh đầu vào tối thiểu hoá chi phí như thế nào khi mức đầu ra tăng lên. Đường mở rộng cho phép phát triển mối quan hệ giữa mức đầu ra và chi phí đầu vào. Đường chi phí phản ánh mối quan hệ này là là vấn đề cơ bản của lý thuyết cung. Hình 3.8 phản ánh bốn khả năng cho mối quan hệ chi phí này. Đồ thị a phản ánh tình trạng tỷ lệ không đổi. Trong trường hợp này mức tăng đầu vào và đầu ra cùng tỷ lệ. Tăng đầu vào gấp đôi, đầu ra tăng gấp đôi với giả định giá đầu vào không đổi. Đường chi phí là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ Đồ thị b và c phản ánh hiệu suất quy mô giảm dần và tăng dần. Với hiệu suất quy mô giảm dần một sự tăng lớn đầu vào thì đầu ra tăng nhưng mức tăng đầu vào nhanh hơn mức tăng đầu ra. Đường chi chi phí là đường cong thể hiện ở đồ thị b. Trường hợp hiệu suất theo quy mô tăng dần, nhu cầu đầu vào tăng theo tỷ lệ giảm dần khi tăng đầu ra. Trong trường hợp này, có lợi rất lớn vê chi phí khi hoạt động quy mô lớn Đồ thị d chỉ ra tình trạng hãng gặp phải cả hai trường hợp là tăng và giảm theo quy mô CP CP TC TC Q a, Hiệu quả không đổi b, Hiệu quả giảm dần Q 15
  4. CP ( TC) CP ( TC) TC TC d, Hiêu quả tối ưu C, Hiệu quả tăng dần 3.2.3 Chi phí trung bình và chi phí cận biên Chi phí trung bình( AC)đo lường tổng chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm, về mặt toán học AC = TC/ Q Chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm là khái niệm quen thuộc nhất. Ví dụ tổng chi phí để sản xuất 25 sản phẩm là 100$, chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 4$. Tuy nhiên, đối với nhà kinh tế chi phí trung bình cho đơn vị sản phẩm không đầy đủ ý nghĩa với chi phí đơn vị sản phẩm.Trong chương 1 chúng ta đã gíới thiệu mô hình phân tích cung cầu của Marshall. Trong mô hình này việc xác định. Marshal đã hội tụ trong chi phí của đơn vị sản phẩm cuối cùng, nó ảnh hưởng đến việc quyết định cung ứng của doanh nghiệp. Để phản ánh ghi chú này của sự tăng lên về chi phí các nhà kinh tế sử dụng khái niệm chi phí cận biên (MC). Chi phí cận biện là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị đầu ra, nó được xác định như sau MC = Thay đổi trong chi phí / thay đổi sản lượng = ∆TC/∆Q 16
  5. Điều đó chỉ ra rằng, khi tăng đầu ra thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng, chi phí cận biên đo lường sự tăng này chỉ đơn vị cuối cùng. Ví dụ, nếu sản xuất 24 đơn vị tổng chi phí là 98$, sản xuất 25 đơn vị tổng chi phí 100$, chi phí cận biên đơn vị thứ 25 là 2$; Sản suất thêm một đơn vị chi phí tăng thêm 2$. Ở ví dụ này chi phí sản xuất trung bình là 4$ và chi phí cận biên 2$ , các chi phí này khác nhau. Tình trạng này là một trong những áp dụng quan trọng của sự phân phối các nguồn lực Đường chi phí biên Trên đồ thị hình 3.9 so sánh chi phí trung bình và chi phí cận biên của bốn mối quan hệ về tổng chi phí biểu diễn ở đồ thị 3.8. Việc xác định nó rất cụ thể. Chi phí cận biên phản ánh góc của đường tổng chi phí Trong trường hợp đồ thị của đường tổng chi phí là đường tuyến tính, đường chí cận biên sẽ nằm ngang, phản ánh chi phí cận biên không đổi Trong trường hợp đường tổng chi phí lồi về phí ngoài thì chi phí cận biên tăng, biểu hiện đồ thị b Trong trường hợp đường tổng chi phí lồi vào trong, đường chi phí cận biên dốc xuống thể hiện đồ thị c, hệ số góc đưòng chi phí biên âm Trong trường hợp đồ thị d, đường chi phí biên có dạng hình chữ U. Ban đầu chi phí biên giảm bởi vì ứng với vai trò công nghệ của hãng sử dụng hiệu quả hơn. Khi quy luật hiệu suất sử dụng đầu vào giảm dần thì đường chi phí biên dốc lên. Đồ thị hình d phản ánh tình trạng phổ biến, đó là mức sản xuất tối ưu trong hoạt động của hãng. Nếu sản lượng vượt quá, kêt quả chi phí cận biên sẽ tăng. Chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm mức sản xuất tối ưu ở chi phí trung bình Đường chi phí trung bình Chi phí cận biên và chi phí trung bình đồng nhất nhau ở đơn vị sản phẩm đầu tiên. Đường chi phí cận biên và chi phí trung biên giao nhau ở trục tung 17
  6. Trong hình a chi phí cận biên và chi phí trung bình bằng nhau, đồ thị của chúng nằm ngang Trong trường hợp b, một sự tăng thêm một đơn vị sản lượng làm chi chi phí tăng cao hơn, đường chi phí biên dốc lên kết quả chi phí trung bình tăng, đường chi phí trung bình có hệ số góc dương, nhưng MC > AC Trong trường hợp đồ thị c, đường tổng chi phí lồi vào bên trong, chi phí biên và chi phí trung bình giảm khi tăng lượng, đường chi phí trung bình có hệ số góc âm, nhưng chi phí biên luôn nhỏ hơn chi phí trung bình. Trương hợp này chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương 5 C/Phí C/Phí MC AC MC ≡ AC Q Q a, Tỷ lệ không đổi b, Tỷ lệ giảm dần C/Phí C/Phí MC MC AC AC MC AC Q Q* Q C, Hiệu suất giảm dần d, Quy mô sản xuất tối 18
  7. Đường chi phí biên có dạng chữ U, ban đầu chi phí biên giảm do vậy chi phí trung bình cũng giảm, nhưng chi phí biên thấp hơn chi phí trung bình. Qua khỏi sản lượng Q* chi phí cận biên tăng, chi phí trung bình tăng nhưng chi phí cận biên lớn hơn chi phi trung bình. Sản lượng Q* là mức sản xuất tối ưu. Chương sau chúng ta nghiên cứu vai trò quan trọng trong lý thuyết quyết định giá của hãng Phân biệt dài hạn và ngắn hạn Các nhà kinh tế có sự phân biệt dài hạn và ngắn hạn. Thời gian ngắn hạn là thời gian mà hãng cố định một vài đầu vào.Trong ngắn hạn đầu vào vốn giữ cố định, chỉ có đầu vào lao động thay đổi Thời gian dài hạn là thời gian cho phép hãng thay đổi toàn bộ các yếu tố đầu vào. Trong dài hạn cả vốn và lao động đều thay đổi Tổng chi phí dài hạn Tổng chi phí của hãng là TC = wL + rK Trong phân tích ngắn hạn vốn không đổi giữ cố định ở K1. Để biểu hiện nhân tố này, chúng ta có thể viết STC = wL + rK1 Trong ngắn hạn rK1 phản ánh chi phí cố định, nó sẽ là hằng số không đổi trong ngắn hạn. Giả định hãng thuê 20 máy với tiền thuê 500$ cho tuần thì tổng chi phí cố định sẽ là 10.000$ cho tuần. Ở ngắn hạn wL phản ánh chi phí biến đổi. bởi đầu vào lao động có thể thay đổi trong ngắn hạn. chúng ta có thể viết STC = SFC + SVC Chúng ta phân loại chi phí trong ngắn hạn là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phi sản xuất ngắn hạn sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi? 19
  8. Đường chi phí cố định và chi phí biến đổi trong ngắn hạn Trong ngắn hạn chi phí cố định không đổi. nó không thay đổi khi đẩua thay đổi. Đường chi phí cố định nằm ngang, biểu hiện trong đồ thị 3.10a. Đầu tiên khi đầu ra là zero tổng chi phí chính là chi phí cố định SFC, hãng không thể tránh được chi phí này, nhưng mà hãng có thể tránh được chi phí biến đổi. Đồ thị b phản ánh quan hệ giữa đầu vào biến đổi và sản lượng đầu ra. Ban đầu sản phẩm biên của lao động tăng, do vậy chi phí biến đổi sẽ tăng chậm hơn so với đầu ra tăng. Đường chi phí biến đổi SVC lồi vào trong, qua khỏi sản lượng Q/ sản phẩm biên của lao động giảm, chi phí bién đổi sẽ tăng nhanh, đường chi phí biến đổi lõm C/phí C/phí SVC FC Q Q Hình 3.10a Chi phí cố định ngắn hạn Hình 3.10b, Chi phí biếnđổi ắ Đường tổng chi phí ngắn hạn Đường tổng chi phí có thể được xây dựng từ hai đường chi phí cố định ngắn hạn và chi phí biến đổi ngắn hạn bằng cách cộng theo chiều ngang các đường chi phí nhắn hạn. Ở sản lượng zero, tổng chi phí chính là chi phí cố định SFC 20
  9. STC STC SFC Q Hình 3.11 Đồ thị đường tổng chi phí Đầu vào không thay đổi và chi phí tối thiểu Tổng chi phí phản ánh trong đồ thị 3.11 không phán ánh chi phí tối thiểu khi vốn cố định không đổi. Bởi vì, chúng ta giữ vốn không đổi trong ngắn hạn hãng không thể thay đổi trong việc lựa chọn đầu vào. Chúng ta có thể tranh luận chi phí tối thiểu trong dài hạn trong chương này. Trong ngắn hạn hãng sẽ không sử dụng đầu vào tối ưu Điều này được minh hoạ trên đồ thị hình 3.12, trong ngắn hạn hãng sử dụng K1 vốn, mức đầu ra là Q0 và chỉ sử dụng Lo lao động, ở mức đầu ra Q1 sử dụng L1 lao động và L2 sản xuất sản lượng Q2 . Tổng chi phí của các tổ hợp đầu vào lần lượt là STC0, STC1, STC2. Chỉ có tổ hợp đầu vào K1 và L1 để sản xuấtđầu ra có chi phí thấp nhất. Chỉ ở điểm đó tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật MRTS là bằng với tỷ lệ về giá cuả yếu tố đầu vào. Trong dài hậnhngx sẽ thay đổi toàn bọ yếu tố đầu để tối thiểu hoá chi phí phí cho các sản lượng đầu ra khác nhau 21
  10. Vốn ( K) STC1 STC2 STC0 K1 Q2 Q1 Q0 L0 L1 L2 Lao động ( L) Hình 3.12 Lựa chọn đầu vào không tối ưu trong ngắn hạn Đường chi phí ngắn hạn tính trên đơn vị sản phẩm Sử dụng đường tổng chi phí ngắn hạn chúng ta có thể xác định chi phí ngắn hạn cho đơn vị sản phẩm Chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) = STC /Q Và Chi phí biên ngắn hạn (SMC) = Thay đổi trong STC/ Thay đổi trong Q = ∆STC / ∆Q Khái niệm ngắn hạn xác định tưong tự trong dài hạn. Bởi vì vốn không đổi nên đường tổng chi phí vừa lồi vừa lõm. Khi SMC SAC thì chi phí trung bình tăng, SMC = SAC thì SAC = min 22
  11. CP/ đơn vị SMC SAC * Q Q Quan hệ giHìnhữa đườ 3.13ng Chi chi phí phí c ậđơn nbiên vị ng vàắ chin h ạphín và trung dài bìnhhạn ắ Hàm ẩn trong mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và dài hạn là tập hợp trong mối quan hệ giữa các đường chi phí đơn vị Trong hình 3.14 phản ánh toàn bộ mối quan hệ về chi phí của hãng. Đối với hãng này chi phí trung bình dài hạn tối thiểu tại sản lượng Q*, ở mức đầu ra này MC = AC và đầu vào vốn dược sử dụng là K*. Bây giờ, chúng ta sẽ kiểm tra chi phí sản xuất trung bình và chi phí biên ngắn hạn của hãng ở mức sản xuất này của đầu vào vốn K* Ta thấy chi phí đầu vào tối thiểu cho sản lượng Q* trong ngăn hạn và dài hạn bằng nhau AC = MC = SAC(K*) = SMC ( K*) Nếu tăng sản lượng trên Q* thì chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn dếu tăng song chi phí ngắn hạn cao hơn dài hạn. Sự tăng cao cuả chi phí đơn vị phản ánh sự không thay đổi của hãng trong ngắn hạn do đầu vào vốn cố định. Sự không thay đổi này là kết quả quan trọng đối với việc cung ứng của hãng và sự thay đổi giá trong ngắn hạn 23
  12. CPhí MC SMC SAC AC Q* Q Hình 3.14 Đường chi phí đơn vị ngắn hạn và dài hạn và sản lượng tối ưu Dịch chuyển đường chi phí Chúng ta đã thấy các đường chi phí đối với đầu ra của hãng xuất phát từ đường phát triển sản lượng với chi phí thấp nhất như thế nào. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong điều kiện kinh tế sẽ tác động đến đường phát triển sản lượng và nó cũng tác động đến dạng và vị trí của các đường chi phí của hãng. Ba yếu tố kinh tế có ảnh hưởng : Thay đổi giá dầu vào; cải tiến kỹ thuật; Kinh tế quy mô Sự thay đổi giá đầu vào Sự thay đổi trong giá đầu vào làm cho đường tổng chi phí và đường phát triển sản lượng thay đổi. Ví dụ, khi tiền lương tăng để sản xuất bất kỳ mức sản lượng nào hãng sẽ sử dụng nhiều vốn hơn và it lao động. Ở một mức nào đó sự thay thế giữa vốn và lao động là có khả năng. Toàn bộ đường phát triển sản lượng sẽ quay quanh trục vốn Tiến bộ kỹ thuật 24