Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 3)

pdf 12 trang phuongnguyen 2190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_phan_3.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 3)

  1. a. Thay thế hoàn hảo b. Bổ sung hoàn hảo nước chanh Giày trái U3 Nước cam giày phải U1 U2 U23 U1 U2 10 T/phẩm/tuần 10 t/phẩm / tuần c. Hàng vô dụng ( uess good ) d. Thiệt hại kinh tế( economic good) Hình 2.6 Hình dạng các đường đẳng ích Hai trường hợp đặc biệt khác - Hàng vô dụng ( hình 2.6c): Đối với thuốc lá khi tăng tiêu dùng không làm tăng lợi ích của người tiêu dùng. Lợi ích chỉ tăng thêm khi tăng tiêu dùng thêm thực phẩm - Thiệt hại kinh tế( hình 2.6d) 8
  2. Có những loại hàng như dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm trong một đơn vị thực phẩm tăng thì sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng 2.1.2 Tối đa hoá lợi ích Các nhà kinh tế giả định rằng khi một cá nhân đối mặt với sự lựa chọn trong số khả năng có thể có, họ sẽ chọn một tổ hợp có sự ưa thích lớn nhât - Tối đa hoá lợi ích. Song họ không thể lựa chọn bất kỳ tổ hợp nào bởi có sự giới hạn về thu nhập 2.1.2.1 Sự ràng buộc về ngân sách Biểu đồ đẳng ích mô tả thị hiếu của người tiêu dùng đối với các tổ hợp hàng hoá hoặc dịch vụ khác nhau. Nhưng sự ưa thích không giải thích được toàn bộ hành vi của người tiêu dùng. Sự lựa chọn của rngười tiêu dùng còn bị tác động bởi sự hạn hẹp về ngân sách của họ và giá cả của hàng hoá mà họ phải trả Đường ngân sách Chúng ta xem xét một tình huống mà ở đó người tiêu dùng chỉ có một khoản thu nhập I đã được xác định, người đó chi mua nước giải khát ký hiệu Y và chi mua thực phẩm ký hiệu X, giá hàng hoá Y ký hiệu là PY, giá hàng hoá X ký hiệu PX. Số tiền chi mua hàng hoá Y sẽ là Y.PY và chi mua X là X.PX. Đường ngân sách biếu diễn tất cả các tổ hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua với thu nhập được xác định Với ví dụ trên, người tiêu dùng phải chi mua hàng hoá X và Y như thế nào đó để Y.PY + X.PX = I (2.2) Giả định giá của X là 2$, giá của Y là 1$ và thu nhập mỗi tuần của người tiêu dùng là 60$. Người tiêu dùng sẽ có thể chi mua các tập hợp hàng hoá theo bảng 2.2. Nếu người tiêu dùng không mua thực phẩm mà chỉ mua nước giải khát thì sẽ có 60 đơn vị giải khát, nếu mua 10 đơn vị thực phẩm thì chỉ còn mua được 40 đơn vị nước giải khát và nếu không mua đơn vị nước giải khát nào thì người đó có thể mua được 30 đơn vị thực phẩm v v Dọc theo đường ngân sách về phía phải cho thấy người tiêu dùng muốn tăng tiêu dùng thực phẩm thì ngân sách dùng để mua nước giải khát sẽ giảm do vậy lượng nước giải khát mua được sẽ giảm Từ phương trình ngân sách 2.2 chúng ta có thể viết lại Y = (I/ PY) – ( PX/PY)X ( 2.3) 9
  3. Như vậy phương trinh ngân sách là phương trình tuyến tính với điểm chặn là I/Py và độ dốc là – (PX/PY). Độ dốc này cho chúng ta biết về tỷ suất mà hai hàng hoá có thể thay thế cho nhau mà không thay đổi thu nhập. Từ ví dụ trên chúng ta xác định được độ dốc của đường ngân sách là Hệ số góc = ∆Y/ ∆X = - 60/ 30 = -1/2 Điểm chặn trên trục tung I/PY cho biết có bao nhiêu hàng hoá Y có thể mua được nếu toàn bộ thu nhập được chi mua hàng hoá Y. Điểm chặn trên trục hoành I/PX cho biết có bao nhiêu hàng hoá X có thể mua được nếu toàn bộ thu nhập được chi mua hàng hoá X Túi hàng Thực phẩm Giải khát Thu nhập($) A 0 60 60 B 10 40 60 C 15 30 60 D 20 20 60 E 30 0 60 Giải khát Y Hình 2.7 biểu diễn đường ngân sách của Lan 60 ● A 40 ● B Đường ngân sách 30 ● C 20 ● D E ● 10 20 30 Thực phẩm( X) 10
  4. Tác động của sự thay đổi thu nhập và giá cả đến đường ngân sách - Tác động của sự thay đổi thu nhập Thu nhập thay đổi sẽ làm thay đổi điểm chặn của đường ngân sách, còn hệ số góc không thay đổi vì giá cả của hàng hoá không thay đổi. Thu nhập thay đổi thì đường ngân sách dịch chuyển song song với đường ngân sách ban đầu. Thu nhập tăng đường ngân sách sẽ dịch chuyển ra phía bên ngoài. Thu nhập giảm đường ngân sách sẽ dịch chuyển vào bên trong. Điều này được minh hoạ trên đồ thị hình 2.8 Giải khát 80 60 40 I = 80 I = 60 I = 40 10 20 30 40 thực phẩm Hình 2.8 Biểu sự thay đổi của thu nhập -Sự thay đổii giá cả của hàng hoá Khi giá cả hàng hoá thay đổi sẽ làm thay đổi hệ số góc của đường ngân sách. Giả định bây giờ giá của nước giải khát không thay đổi nhưng giá của thực phẩm là 3$, hệ số góc sẽ là - PX/PY = - 3/ 1= -3, nếu giá của thực phẩm là 1$, hệ số góc sẽ là – PX/ PY = - 1/1 = -1. Điều này được minh hoạ trên đồ thị 2.9 Nếu giá của X và Y thay đổi cùng tỷ lệ thì đường ngân sách sẽ không thay đổi 11
  5. giải khát 60 PX = 3 PX = 2 PX = 1 Hình 2.9 Minh hoạ sự thay đổi giá của thực phẩm, giá nước giải khát không thay đổi 2.1.2.2 Tối đa hóa lợi ích Chúng ta giả định rằng người tiêu dùng sẽ lựa chọn hợp lý các hàng hoá để tối đa hoá thoả mản mà họ có thể đạt được với một ngân sách được xác định. Sự tối đa hoá thoả mản các gói hàng phải đảm bảo hai điều kiện -Phải nằm trên đường ngân sách. Bởi lẻ họ không thể lựa chọn nằm bên ngoài đường ngân sách vì thu nhập không đảm bảo, nếu họ lựa chọn bên trong đường ngân sách thì thu nhập không được tiêu dùng hết, nếu họ tăng tiêu dùng sẽ làm tăng sự thoả mản -Phải nằm trên đường đẳng ích lớn nhất vì mục tiêu của rngười tiêu dùng là tối đa hoá thoả mản Trên đồ thị hình 2.10 sẽ minh hoạ giải pháp cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Với ba đường đẳng ích thể hiện các mức độ thoả mản khác nhau, trong dó U3 thể hiện mức độ thoả mản cao nhất, thứ đến U2 cuối cùng là U1. Với ngân sách đã cho biểu hiện ở đường ngân sách BL, người tiêu dùng có lựa chọn kết hợp tại điểm A, nhưng đó không phải sự ưa thích nhất, bởi vì nếu phân bổ lại thu nhập theo hướng chi nhiều hơn thực phẩm và giảm chi cho nước giải khát thì có thể tăng mức độ thoả mản của người tiêu dùng. Tại điểm E, người tiêu dùng vẫn chi cùng một lượng ngân sách nhưng lại đạt mức độ thoả mản cao hơn là U2. Những tập hợp hàng hoá nằm bên ngoài điểm E, chẳng hạn như giỏ hàng ở điểm B đem lại mức thoả mản U3 >U2, nhưng không thực hiện được bởi ngân sách 12
  6. không cho phép. Như vậy, tập hợp hàng hoá tại điểm E tối đa hoá sự thoả mản của người tiêu dùng với thu nhập được xác định. Mặt khác, chúng ta lại thấy tại điểm E đường ngân sách là tiếp tuyến của đường đẳng ích. Tại E hệ số góc đường ngân sách và hệ số góc đường đẳng ích bằng nhau. Như vậy người tiêu dùng sẽ tối đa hoá lợi ích tại điểm có ∆Y / ∆X = PX / Py mà ∆Y / ∆X = MRS vậy MRS = PX / Py Kêt quả là Người tiêu dùng tối đa hoá sự thoả mản khi tỷ lệ thay thế biên của các hàng hoá bằng với tỷ lệ về giá của các hàng hoá đó Như vậy nguyên lý biên của kinh tế học đã được vận dụng trong hành vi người tiêu dùng thể hiện: cực đại hoá đạt được khi lợi ích biên( được đo bằng MRS, độ dốc đường đẳng ích) bằng với chi phí biên ( được đo bằng giá trị của độ dốc đường ngân sách). Nếu MRS nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ về giá của hàng hoá thì sự thoả mản của người tiêu dùng không đạt được G/khát 60 ● A 50 40 E● 30 B C 20 U3 U2 10 U1 Đường ngân sách BL 10 20 30 40 Thực phẩm Hình 2.10 Biểu diễn sự lựa chọn của người tiêu dùng 2.2 Cầu cá nhân Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu người tiêu dùng sẽ thay đổi sự lựa chọn như thế nào khi các điều kiện thay đổi. Cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu sự 13
  7. thay đổi trong thu nhập hoặc trong giá ảnh hưởng như thế đến sự lựa chọn trong tiêu dùng. Đặc tính này của sự nghiên cứu đôi khi được gọi phân tích so sánh thống kê. Kết quả của sự tiếp cận này xây dựng nên đường cầu cá nhân của hàng hoá. Đường cầu chỉ ra sự phản ứng của cá nhân ở các mức giá khác nhau của hàng hoá 2.2.1 Hàm cầu Phần 1 của chương chỉ ra rằng số lượng hàng hoá X và Y trong sự lựa chọn của người tiêu dùng phụ thuộc vào sự ưa thich của cá nhân và ràng buộc về thu nhập. Chúng ta có thể tóm lược về hàm cầu của hàng hoá cụ thể như sau. Hàm cầu mô tả lượng cầu của một hàng hoá phụ thuộc vào giá, thu nhập và sự ưa thích. Hàm cầu hàng hoá X sẽ là Lượng cầu hàng hoá X = Dx ( Px; Py; I; sự ưa thích) Và hàng hoá Y sẽ là Lượng cầu hàng hoá Y = Dy ( Py; Px; I; sự ưa thích) Tính đồng nhất Một kết quả quan trọng được rút ra từ phần 1, khi chúng ta thay đổi giá của hàng hoá X và Y và thu nhập (I) lên gấp đôi thì đều gì sẽ xẩy ra Phương trình ngân sách ban đầu XPx + YPy = I sẽ thay đổi là 2PxX + 2PyY = 2I Khi đó đường ngân sách cũng chính là đường ban đầu, không thay đổi. Do đó, chúng ta có thể thấy một kết quả quan trọng là lượng cầu của cá nhân phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá của hàng hoá X và Y và thu nhập. Nếu giá và thu nhập thay đổi cùng tỷ lệ thì không có bất kỳ một sự thay đổi nào trong lượng cầu. Cầu cá nhân là giống nhau trong trường hợp giá và thu nhập thay đổi cùng tỷ lệ hay còn gọi là tính đồng nhât a.Thay đổi trong thu nhập Giả định rằng toàn bộ thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, giá hàng hoá không đổi thì số lượng hàng hoá mua sẽ tăng lên. Điều này dược minh hoạ trên đồ thị hình 2.11. Thu nhập tăng từ I1, I2 đến I3 lượng cầu hàng hoá X tăng từ X1 đến X2 và X3 và lượng cầu hàng hoá Y tăng từ Y1 đến Y2 và Y3. Đường ngân sách thay đổi song song với đường ban đầu về phía phải, bởi vì giá không đổi do vậy hệ số góc đường ngân sách không thay đổi. Sự tăng lên của thu nhập làm cho con người có khả nằng tiêu dùng nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng toàn bộ lợi ích 14
  8. Lượng cầu hàng Y Y3 Y2 U3 Y1 U2 U1 I3 I2 I1 X1 X2 X3 Lượng cầu hàng X Hình 2.11 Biểu diễn sự lựa chọn khi thu nhập thay đổi Đối với hàng hoá bình thường( Normal goods) Hàng hoá bình thường là hàng hoá mà thu nhập tăng cầu hàng hoá đó tăng Trên đồ thị hình 2.11 chúng ta thấy khi thu nhập tăng từ I1 đến I3 thì cầu hàng hoá X và y đều tăng từ X1 đến X3 và Y từ Y1 đến Y3. Như vậy, chúng ta kết luận X và Y là hàng hoá bình thường. Tuy nhiên, mức độ tăng giữa X và Y khác nhau, thu nhập tăng thì cầu hàng hoá Y tăng nhanh hơn so với sự tăng lên của hàng hoá Y, chứng tỏ Y là hàng cao cấp và X là hàng thiết yếuKêt luận này được khám phá đầu tiên bởi nhà kinh tế học Ernst Engel (1821-1896) và ngưòi ta còn gọi là quy luật của Engel Đối với hàng thứ cấp( inferior goods) Hàng thứ cấp là hàng hoá mà cầu của nó sẽ giảm khi thu nhập tăng như rượu cấp thấp, hàng secondhad. Hàng thứ cấp là hàng Z được phản ánh trên đồ thị hình 2.12. Chúng ta thấy khi thu nhập tăng thì hàng Z có xu hướng giảm từ Z1 đến Z3. 15
  9. Lượng cầu hàng Y Y3 Y2 U3 U2 Y1 U1 I3 I2 I1 Z Z Z Lượng cầu hàng Z 3 2 1 Hình 2.12 Biểu diễn sự lựa chọn khi thu nhập thay đổi đối với hàng thứ cấp b. Sự thay đổi giá hàng hoá Khi giá hàng hoá thay đổi sẽ là thay đổi điểm chặn của đường ngân sách, hệ số góc của đường ngân sách thay đổi. Sự lựa chọn để tối đa hoá lợi ích sẽ thay đổi bằng cách chuyển qua một tổ hợp trên đường đẳng ích khác với một tỷ lệ thay thế biên khác. Khi gía hàng hoá thay đổi sẽ có hai hiệu ứng khác nhau trong sự lựa chọn của người tiêu dùng đó là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập Hiệu ứng thay thế là sự thay đổi trong lượng cầu khi giá hàng hoá thay đổi để giữ cho lợi ích không đổi Do giá hàng hoá thay đổi sẽ làm thay đổi cân bằng gĩưa tỷ lệ thay thế biên với một tỷ lệ về giá mới của hai hàng hoá Hiệu ứng thu nhậplà sự thay đổi cầu do sự thay đổi trong thu nhập thực tế Khi giá thay đổi sẽ làm thay đổi khả năng mua thự tế, người tiêu dùng sẽ chuyển đến một đường đẳng ích mới với một khả năg mua mới này Chúng ta sẽ xem xét hai hiệu ứng này sau đây Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập khi giá hàng hoá giảm. Trước hết chúng ta sẽ xem sự thay đổi lượng tiêu dùng hàng hoá X khi giá của nó giảm như thế nào. Trên đồ thị hình 2.13 sẽ minh hoạ điều này 16
  10. Lượ ng cầu hàng Y Y E Y* E1 U2 * I I2 I1 * X X1 X Lượng cầu hàng X Hiệu Hiệu ứng ứng th/thế th/nhập Hiệu ứng giá cả Hình 2.13 Biểu diễn hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập khi giá X giảm Ban đầu người tiêu dùng lựa chọn tổ hợp tiêu dùng để tối đa hoá lợi ích là X* và Y*. Giả định giá của hàng hoá X giảm, đường ngân sách sẽ quay quanh điểm chặn của trục Y ra phía bên ngoài, bởi vì cả thu nhập và giá hàng hoá Y không đổi. Điểm chặn trên trục X chuyển ra ngoài do giá X giảm người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá X hơn. Hệ số góc đường ngân sách Px/ Py giảm Hiệu ứng thay thế ( Substitution effect) Với sự thay đổi của đường ngân sách, tổ hợp tối đa hoá lợi ích mới sẽ là X và Y . Đường ngân sách mới tiếp xúc với đường đẳng ích U2. Sự thay đổi lựa chọn mới là kết quả của hai hiệu ứng. Đầu tiên, thay đổi trong hệ số góc đường ngân sách, người tiêu dùng sẽ chuyến đến tổ hợp tại điểm E1 với đường ngân sách có cùng hệ số góc với đường ngân mới (đường I* màu đỏ) tiếp xúc với đưòng đẳng ích U1. Sự thay đổi này trong hành vi lựa chọn tiêu dùng được gọi là hiệu ứng thay thế Hiệu ứng thu nhập 17
  11. Mặt khác chúng ta thấy sự chuyển dịch từ điểm B đến tổ hợp X và Y phản ánh trên đồ thị là do sự thay đổi trong thu nhập. Bởi vì, khi giá X giảm, thu nhập không thay đổi, người tiêu dùng có một thu nhập thực tế cao hơn và khả năng nhận được lợi ích cao hơn(U2). Nếu X là hàng bình thường thì người tiêu dùng sẽ có cầu mới cao hơn. Đó chính là hiệu ứng thu nhập. Và chúng ta dễ hiểu trên đồ thị hình 2.13 hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập là nguyên nhân làm cho cầu hàng hoá X tăng khi giá hàng hoá X giảm Tổng hiệu ứng( hiệu ứng giá) * * Con người không thể thực hiện sự di chuyển từ X và Y đến điểm E1 và sau đó đến X và Y khi giá của hàng hoá X giảm. Chúng ta không bao giờ tiến hành sự lựa chọn ở điểm B mà chỉ có thể thực hiện hai sự lưa chọn là X* , Y* và X , Y . Mục đích sự phân tích hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập là có ích bởi nó cho thây rằng khi giá thay đổi sẽ tác động đến cầu của hàng hoá trong hai khia cạnh khác nhau. Qua phân tích chúng ta thấy rằng hiệu ứng giá cả bằng tổng của hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập * * Hiệu ứng giá ( X đến X ) = Hiệu ứng thay thế ( X đến X1)+ Hiệu ứng thu nhập (X1 đến X ) Trong trường hợp giá hàng hoá tăng sự phân tích cũng tương tự Lượng cầu hàng Y U 2 E1 Y E * U Y 1 I* I1 I2 * X X1 X Lượng cầu hàng X Hiệu Hiệu ứng ứng th/nhập th/thế Hình 2.14 Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập khi giá hàng X tăng 18
  12. Đồ thị hình 2.14 cho thấy khi giá hàng hoá X tăng lượng cầu hàng hoá giảm từ X* đến X . Ảnh hưởng của sự giảm giá hàng hoá X chịu ảnh hưởng của hiệu * ứng thay thế từ X đến X1 và hiệu ứng thu nhập từ X1 đến X Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập đối với hàng hoá bình thường Hình 2.13 và 2.14 cho thấy đối với hàng hoá bình thường, hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập ảnh hưởng cùng chiều đến lượng tiêu dùng, kết quả người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng nhiều hơn khi giá giảm, giảm tiêu dùng khi giá tăng. Điều này liên quan đến hệ số góc âm của đường cầu Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập đối với hàng hoá thứ cấp Đối với hàng hoá thứ cấp, hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập tác động ngược chiều nhau. Hình 2.15 sẽ minh hoạ điều này. Chúng ta xét trong trường hợp giá của X tăng, khi X là hàng thứ cấp. Hiệu ứng của sự thay đổi giá trên số lượng cầu rất nhập nhằng. Khi giá hàng hoá X tăng, hiệu ứng thay thế thể hiện ngườì tiêu dùng sẽ chọn ít hàng hoá X . Hiệu ứng thay thế này được mô tả bởi sự * * di chuyển từ điểm hiện tại X , Y đến điểm E trên đường đẳng ích hiện tại U2, sự di chuyển này cũng giống như đối với hàng hoá bình thường. Do giá hàng hoá tăng người tiêu dùng sẽ chuyển đến một đường đẳng ích thấp hơn U1 và họ sẽ chọn tổ hợp X và Y . Ở X nhiều hàng hoá X hơn ở điểm E. Hiện tượng này là do X là hàng thứ cấp: Thu nhập giảm thì cầu hàng thứ cấp tăng. Ví dụ của chúng ta cho thấy hiệu ứng thay thế mạnh hơn hiệu ứng thu nhập Lượng cầu hàng Y U2 E Y * Y I* U1 I2 I1 * XE X X Hiệu Hiệu Lượng cầu hàng X ứng ứng th/nhập th/thế Hình 2.15 Biểu diễn hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập đối với hàng hoá thứ cấp 19