Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 2)

pdf 12 trang phuongnguyen 2650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô (Phần 2)

  1. lồi, góc của đường cong giảm dần khi tăng dần X. Hình dạng đường cong phản ánh quy luật hiệu suất giảm dần ( hình 1.10) 1 2 3 4 5 6 X Hình 1.10 Biểu diễn đồ thị của hàm phi tuyến Hàm với hai hay nhiều biến số Trong kinh tế người ta thường gặp hàm với sự thay đổi cuả nhiều biến số. Ví dụ mức tiêu thụ xe máy của một doanh nghiệp phụ thuộc vào giá của hàng hoá, thu nhập của người tiêu dùng, sở thích v v Hàm số này có thể biểu diễn dưới dạng Y = f( X,Z). Trong hàm này cho thấy giá trị của Y phụ thuộc vào giá trị của hai biến độc lập X, Z Giả sử có hàm Y = X.Z Bây giờ thay đổi tuần tự giá trị của X và X thì giá trị của Y thay đổi như thế nào? (Bảng 1.3) 13
  2. Hình 1.11 Đồ thị hàm hai biến X Z Y 1 1 1 Z 1 2 2 1 3 3 1 4 4 4 2 1 2 3 2 2 4 2 3 6 2 2 4 8 Y = 8 3 1 3 1 Y = 4 3 2 6 Y = 2 3 3 9 3 4 12 1 2 3 4 5 X 4 1 4 4 2 8 4 3 12 4 4 16 Hệ phương trình Trong kinh tế người ta cũng sử dụng hệ phương trình để giải các bài toán cân bằng. Khi hai biến X và Y có quan hệ trong hai phương trình khác nhau, giá trị của X và Y thoả mản cả hai phương trình Ví dụ X + Y = 3 X – Y = 1 ( 1.8) Giải hệ phương trình này ta có giá trị của X = 2 và Y = 1. Hệ phương trình ảnh hưởng đến việc xác định giá trị của X và Y, chỉ giải một phương trình không thể xác định được giá trị của X và Y mà nó phụ thuộc vào cả hai 14
  3. Thay đổi của hệ phương trình Bây giờ ta cho một phương trình thay đổi thì giá trị của X và Y cũng thay đôỉ. Giả sử X + Y =5 X – Y = 1 (1.9) Kết quả X = 3 và Y = 2. Khi thay đổi một tham số trong phương trình đã cho sẽ đưa đến một kết quả hoàn toàn khác Đồ thị của hệ phưong trình Bây giờ chúng ta biểu diễn cả hệ phương trình (1.8 )trên một hệ trục toạ độ, đồ thị của hai phương trình này sẽ giao nhau tại một điểm với giá trị (2,1). điểm này là nghiệm số của hai phương trình. Bây giờ thay đổi hằng số của phương trình 1, chuyển thành hệ phương trình (1.9). Kết quả sẽ có sự thay đổi, điểm giao của hệ phương trình mới sẽ là(3,2). Chúng ta biểu diễn các hệ phương trình trên đồ thị hình 1.12 Hình 1.12 Biểu diễn đồ thị của hệ phương trình Y = - X + 5 5 Y = X - 1 4 Y = - X + 3 3 2 1 1 2 3 4 5 X 15
  4. Hệ phương trình này được sử dụng trong xác định cân bằng cung cầu đã được trình bày ở phần (I) Ví dụ OPEC hàm cầu dầu thô trong một ngày là QD = 72 – 0.5P ( Q là triệu thùng ngày, p là Dola) . Hàm cung của OPEC là QS = 62 + 0.2P Cân bằng được xác định khi QD = QS hay 72 – 0.5P = 62 + 0.2P Kết quả QS = QD = 64.9 và P = 14.3 Giả định OPEC quyết định giảm 2 triệu thùng ngày, lúc này hàm cung mới sẽ là QS = 62 +0.2P – 2 = 60 + 0.2P Cân bằng mới sẽ là 60 + 0.2P = 72 – 0.5P kết quả QS = QD = 63.4 và P = 17.1. Như vậy khi cung giảm giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng giảm Minh hoạ trên đồ thị cân bằng cung cầu với các giá trị trên 3. Kinh tế lượng Chúng ta đã thảo luận trong chương 1, các nhà kinh tế không chỉ liên quan đến việc phân chia các mô hình của thế giới hiện thực. Họ còn thiết lập giá trị của các mô hình kinh tế được xem xét trong thế giới hiện thực Công cụ được sử dụng trong mục đích này là kinh tế lượng. Bởi vì nhiều sự áp dụng được xem xét trong quyển sách này đều thu được từ việc nghiên cứu kinh tế lượng. Bởi vậy kinh tế lượng ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Khi sử dụng kih tế lượng chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề liên quan đến kinh tế lượng: Tác động ngẫu nhiên và các biến số khác không đổi( ceteris paribus) Tác động ngẫu nhiên 16
  5. Trong thực tế mối quan hệ giữa các biến số phân phối rất ngẫu nhiên. Với các biến số khác được xác định thì các dữ liệu thực tế không hoàn toàn nằm trên đường cầu, bởi các biến số ngẫu nhiên được biểu hiện các chấm trên đồ thị hình 1.13 và có chiều đi xuống. Để tìm ra mối quan hệ có tính quy luật người ta thường sử các công cụ thống kê Hình 1.13 Xác định đường cầu từ số liệu thực tế Giá P ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● D lượng X - Các biến số khác không đổi ( ceteris - paribus) Các hiện tượng kinh tế tồn tại trong thực chế chịu tác động của nhiều biến số. Để đơn giản hoá quá trình nghiên cứu, người thường đưa ra giả định các biến số khác không đổi để nghiên cứu một biến ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng đang nghiên cứu. Đó là vấn đề thường được đề cập trong nghiên cứu kinh tế ●Bài đọc thêm 17
  6. Chương 2 LỢI ÍCH VÀ CẦU Hàng ngày con người phải đối mặt với nhiều vấn đề mà họ cần phải giải quyết, như họ phải thức dậy vào lúc mấy giờ, sáng nay phải làm công việc gì, cần ăn thức ăn nào, tối này sẽ làm gì v v Để thực hiện điều đó họ phải tiến hành lựa chọn. Trong chương này chúng ta sẽ bàn đến thái độ của người tiêu dùng liên quan đến sự lựa chọn này Chúng ta sẽ xem xét thái độ của người tiêu dùng ứng xử trong việc phân phối thu nhập cho các hàng hoá và dịch vụ trên thị trường như thế nào? sự thay đổi giá cả hàng hoá hoặc dịch vụ và thu nhập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn của họ Lý thuyết lựa chọn tìm cách lý giải tác động của sự ưa thích và sự ràng buộc đến hành vi lựa chọn của con người 2.1. Lợi ích và sự lựa chọn 2.1.1 Lợi ích Lợi ích thể hiện sự thích thú, sự thoả mãn mà con người nhận được từ các hoạt động của họ. Khái niệm này rất rộng, ở đây chúng ta chỉ đơn giản hoá qúa trình nghiên cứu bằng việc phân tích lợi ích nhận được từ việc tiêu dùng hai hàng hoá. Chúng ta xem xét con ngưòi phân phối thu nhập của họ cho hai hàng hoá như thế nào và từ đó chúng ta có thể suy rộng ra cho nhiều hàng hoá Giả định các biến số khác không thay đổi(ceteri- paribus) Mỗi hiện tượng kinh tế chịu tác động cuả nhiều biến số, để đơn giản hoá trong trường hợp này chúng ta giả định các biến số khác tác động đến sự lựa chọn không thay đổi Lợi ích từ việc tiêu dùng hai hàng hoá Chúng ta giả định của người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng hai hàng hoá X và Y. Lợi ích của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào số lượng hàng hoá X và Y. Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa lợi ích và lượng hàng hóa tiêu dùng dưới dạng hàm lợi ích như sau 1
  7. U = f( x,y, đồ vật khác ) (2.1) Lợi ích của người tiêu dùng trong một thời gian phụ thuộc vào số lượng hàng hoá X và Y tiêu dùng Đo lường lợi ích như thế nào? lợi ích là một khái niệm rất trìu tượng. trong phân tích kinh tế lợi ích được thể hiện bằng sự ưa thích túi hàng này hay là túi hàng kia. Người ta đánh số cho từng túi hàng, nếu túi hàng A được ưa thích hơn túi hàng B thì đánh số của A lớn hơn số của B v .v Giả thiết về sự ưa thích của người tiêu dùng Với một số lượng khổng lồ về hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế cung cấp và sự đa dạng về thị hiếu của cá nhân người tiêu dùng làm sao chúng ta có thể mô tả được sự ưa thích của người tiêu dùng một cách hợp lý? Đơn giản hoá là người ta biểu diễn sở thích của người tiêu dùng bằng cách so sánh các túi hàng trên thị trường. Một túi hàng trên thị trường chỉ là một tập hợp của một hay nhiều hàng hoá Giả định các túi hàng khác nhau được thể hiện ở bảng 2.1 Túi hàng Đơn vị thực phẩm Đơn vị giải khát A 15 50 B 20 30 C 40 20 D 30 40 E 15 20 F 10 40 Để nghiên cứu sự ưa thích của người tiêu dùng chúng ta đưa ra các giả thiết sau 2
  8. - Sự ưa thích là hoàn chỉnh, có nghĩa là người tiêu dùng có thích túi hàng này hơn hay túi hàng kia hơn hay là thích như nhau. Ở đây không tính đến chi phí - Sự ưa thích có tính bắc cầu Nếu người tiêu dùng thích túi hàng A hơn túi hàng B và thích túi hàng B hơn túi hàng C thì người tiêu dùng sẽ thích túí hàng A hơn túi hàng C - Mọi thứ hàng hoa đều thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Bỏ qua yếu tố chi phí người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hoá hơn là ít Ba giả thiết là điều kiện để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Chúng ta biểu diễn các túi hàng trên đồ thị sau (Hình 2.1) giải khát 50 ●A 40 ●F ● D 30 ● B 20 ● E ● C 10 10 20 30 40 50 Thựcphẩm/tháng Trên đồ thị ta thấy túi hàng B thích hơn túi hàng E vì có nhiều hàng hoá hơn và túi hàng D lại thích hơn túi hàng B, vậy túi hàng D sẽ thích hơn túi hàng E. Chúng ta có thể so sánh các túi hàng nằm trong các ô gạch chéo cuả E và D với túi B, bởi vì các túi hàng này chứa đựng nhiều hoặc ít hàng hoá hơn túi B. Tuy nhiên chúng ta không thể so sánh giữa túi A với B và C vì không có thêm thông tin về sự sắp xếp của các túi hàng này. Ở túi A nhiều nước giải khát song 3
  9. lại ít thực phẩm, ở túi C nhiểu thực phẩm song lại ít nước giải khát so với túi B. Các túi hàng A,B,C mức độ ưa thích như nhau 2.1.2 Đường đẵng ích Nếu chúng ta biểu diễn túi hàng A, B, C trên đồ thị, đồ thị đi qua các điểm A, B, C được gọi là đường đẳng ích( đường bàng quang indifference) Đường đẳng ích( đường bàng quang) là biểu diễn tất cả các kết hợp các túi hàng hoá trên thị trường mang lại cùng một mức thoả mản Hình 2.2 Biểu diễn đường đẳng ích G/khát 50 A 40 F D 30 B C 20 ● E Đường đẳng ích(U) 10 10 20 30 40 thực phẩm/tháng Đường đẳng ích dốc xuống từ trái sang phải. Tại sao như vậy, chúng ta có thể lý giải ngược lại giả định đường đẳng ích dốc lên từ B qua D. Điều này sẽ trái vấn đề đã nêu ở trên là túi hàng D được ưa thích hơn túi hàng B vì có nhiều thực phẩm và nước giải khát hơn túi hàng B, do vậy chúng không thể ở trên cùng một đường đẳng ích. Để miêu tả sự ưa thich của người tiêu dùng đối với tất cả các kết hợp giữa thực phẩm và nước giải khát chúng ta có thể đưa lên đồ thị một tập hợp các đường đẳng ích mà người ta gọi là biểu đồ đường đẳng ích. Mỗi đường đẳng ích biểu thị các túi hàng mà người tiêu dùng có sự ưa thích như nhau 4
  10. Biểu đồ đường đẳng ích là tập hợp các đường đẳng ích mô tả các mức thoả mản khác nhau của người tiêu dùng Hình 2.3 Biểu đồ các đường đẳng ích G/khát( G) ●A ●C ● B U3 U2 U1 Thực phẩm/ tháng( T) Trên đồ thị biểu diễn ba đường đẳng ích biểu thị ba mức thoả mản U1, U2, U3. Đường U3 thể hiện mức thoả mản cao nhất, thứ đến là U2, cuối cùng là U1. Sự sắp xếp các túi hàng theo thứ tự được ưa thích nhất đến ít ưa thích, nhưng nó không thể hiện mức độ ưa thích là bao nhiêu, điều này chúng ta sẽ có một sự tiếp cận khác để mô tả những sự ưa thích của người tiêu dùng Tỷ lệ thay thế biên( Marginal rate of substitution MRS) Điều gì sẽ xẩy ra khi chúng ta di chuyển từ điểm A ( 10 đơn vị thực phẩm và 50 đơn vị giải khát) và đến điểm B ( 20 đơn vị thực phẩm và 30 đơn vị giải khát)trên đường đẳng ích ở hình 2.2. Người tiêu dùng đã có sự đánh đổi là từ bỏ 20 đơn vị giải khát để có thêm 10 đơn vị thực phẩm. Nếu ta ký hiệu nước giả khát là Y và thực phẩm là X thì hệ số góc của đưòng đẳng ích giữa hai điểm A và B là = ∆Y/ ∆X = – 20/ 10 = - 2, điều đó có nghĩa là muốn tăng tiêu dùng thêm 1 đơn vị thực phẩm thì người tiêu dùng phải từ bỏ 2 đơn vị giải khát. Để lượng hoá số lượng một hàng hoá mà người tiêu dùng phải từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng hoá khác người ta sử dụng một công cụ để tính toán được gọi là tỷ lệ thay thế biên ( MRS). Tỷ lệ thay thế biên MRS chính là hệ sô góc của đường đẳng ích 5
  11. Nếu chúng ta di chuyển từ B đến C thì MRS sẽ là: MRS = (30 -20)/( 40 – 20) = -1/2 Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng một hàng hoá mà người tiêu dùng phải từ bỏ để tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá khác Tỷ lệ thay thế biên MRS giảm dần Khi chúng ta di chuyển dọc theo đường đẳng ích từ điểm A đến điểm B MRS = -2, nhưng từ điểm B đến điểm C thì MRS = - 1/2(Hình 2.4). Như vậy tỷ lệ thay thế biên có xu hướng giảm dần dọc theo đường đẳng ích về phía phải. Đường đẳng ích có dạng lõm. Điều này muốn lý giải rằng khi người tiêu dùng tiêu dùng càng nhiều một loại hàng hoá thì mức độ thoả mản thêm càng giảm đi, hay tổng số sự thoả mản có thêm mà người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng sẽ giảm khi tổng lượng tiêu dùng đối với mặt hàng đó tăng lên. Hình dạng các đường đẳng ích chỉ ra mức độ khác nhau của sự mong muốn thay thế hàng hoá này bằng hàng hoá khác của mỗi người Trên hình 2.5 a và b biểu diễn đường đẳng ích của Hùng và Lan Đường đẳng ích của Hùng cho thấy tỷ lệ thay thế biên (MRS)của nước hoa quả và bia rất thấp. Điều đó lý giải rằng với bất kỳ lượng bia nào mà Hùng tiêu thụ, anh ta sẽ từ bỏ rất ít để có thêm lượng nước hoa quả. sở thích của Hùng là bia do vậy nó ít bị tác động bởi sự tiêu dùng nước hoa quả. Ngược lại, đối với Lan tỷ lệ thay thế biên của nước hoa quả đối với bia rất cao, sự ưa thích của Lan đối với nước hoa quả cao hơn nhiều so với bia Hàng thay thế hoàn hảo và bố sung hoàn hảo Như trên đã nêu hình dạng đường đảng ích chỉ ra mức độ khác nhau của sự mông muốn thay thế hàng hoá này bằng hàng hoá khác. Trong thực tế có những trường hợp người tiêu dùng bàng quang với lựa chọn hàng này hay hàng khác, những hàng hoá đó là hàng thay thế hoàn hảo. Tỷ lệ thay thế biên(MRS) đối với hàng hoá này không đổi. Đường đẳng ích là đường thẳng ( hình 2.6a) 6
  12. G/khát 50 A 40 20 D 30 B 10 C 20 ● E Đường đẳng ích(U) 20 10 Hình 2.4 Biểu diễn tỷ lệ thay thế biên giảm dần a) Sự ưa thích của Hùng b) Sự ưa thích của Lan Bia Bia Nước hoa quả Nước hoa quả HìnhHình 2.5 2.6a.b Biểu đ Biiễnể uđườ dingễn đẳ hàngng ích thay của thHùngế hoàn và Lan hả o và bổ sung hoàn 7