Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 9)

pdf 24 trang phuongnguyen 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_pgs_ts_le_the_gioi_phan_9.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 9)

  1. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Biểu đồ dưới đây minh họa sự tác động của giá trần. Khi mức giá duy trì dưới giá cân bằng (tại mức giá Pc trong biểu đồ), khi đó lượng cầu vượt quá lượng cung và xẩy ra thiếu hụt nguồn lực. Giá Lượng CẦU NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP Một doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực nếu như việc thuê thêm nguồn lực này còn đem lại lợi nhuận. Nhớ lại rằng lợi nhuận kinh tế bằng: Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên thì cả doanh thu và chi phí đều tăng lên. Lợi nhuận kinh tế sẽ tăng nếu phần doanh thu tăng thêm lớn hơn phần chi phí tăng thêm. Doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực gọi là doanh thu sản phẩm biên (MRP) của nguồn lực. Chi phí yếu tố biên (MFC) của nguồn lực được xác định như là chi phí tăng thêm liên quan đến việc tăng thêm một đơn vị nguồn lực sử dụng. Điều này thuyết phục phần nào về điều kiện tối ưu của doanh nghiệp: - Tăng mức sử dụng nguồn lực khi và chỉ khi MRP > MFC - Giảm mức sử dụng nguồn lực khi và chỉ khi MRP > MFC. Do vậy, mức sử dụng tối ưu nguồn lực diễn ra khi và chỉ khi MRP = MFC. Doanh thu sản phẩm biên có thể biểu thị như sau: MRP = MR x MP Trong đó, MR (doanh thu biên) bằng doanh thu tăng thêm từ việc bán thêm một đơn vị sản lượng và MP là sản lượng tăng thêm từ việc sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực. Chẳng hạn, giả sử bạn muốn tính doanh thu sản phẩm biên của lao động khi biết MR = 3 triệu đồng và MP = 4. trong trường hợp này, sử dụng thêm một lao động sẽ làm tăng thêm 4 đơn vị sản lượng. Do doanh thu tăng thêm 3 triệu đồng mỗi khi bán thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh thu sẽ tăng lên 12 triệu đồng (= 3 triệu đồng × 4 đơn vị sản lượng) khi sử dụng thêm một đơn vị lao động. Trong trường hợp đặc biệt của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi đó MRP = P×MP do MR = P (trong đó, P là giá thị trường của sản phẩm). Trong trường hợp của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, đường cong MRP đôi khi được xem như là “giá trị của sản phẩm biên”. Biểu đồ dưới đây minh họa đường cong MRP. Đường cong này có độ dốc đi xuống như là kết quả của qui luật năng suất biên giảm dần. Như chúng ta đã biết, qui luật năng suất biên giảm dần cho thấy khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên, các nguồn lực khác không đổi, MP của nguồn lực sẽ giảm xuống. Trong khi đó, MP của nguồn lực lúc ban đầu có thể tăng, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận chỉ sẽ sử dụng nguồn lực trong khoảng MP giảm. Do vậy, chỉ phần đường cong MRP có độ dốc đi xuống như minh họa bên dưới (trong trường hợp của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, MR cũng sẽ giảm khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên - Vì MR giảm khi sản lượng tăng lên trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo). 187
  2. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực MRP Lượng Nếu thị trường nguồn lực là cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp sẽ có đường cung nguồn lực là co giãn hoàn toàn. Biểu đồ dưới minh họa cho mối quan hệ này. Giá thị trường nguồn lực được xác định thông qua sự tương tác của cung và cầu thị trường. Từ khi mỗi doanh nghiệp là người nhận giá trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi đó mỗi doanh nghiệp có đường cung nguồn lực co giãn hoàn toàn tại mức giá cân bằng của nguồn lực. Giá Thị trường Giá Doanh nghiệp Giá thị trường Lượng Lượng Mặc khác, mỗi doanh nghiệp là người nhận giá trong thị trường nguồn lực cạnh tranh hoàn hảo, khi đó chi phí tăng thêm cho mỗi đơn vị nguồn lực sử dụng bằng với mức giá của nguồn lực. Do đó, đường chi phí yếu tố biên là đường nằm ngang tại mức giá thị trường nguồn lực. Hai trường hợp minh họa của đường MFC như trong biểu đồ dưới đây. MRP, MFC Lượng Như biểu đồ trên cho thấy, mức sử dụng nguồn lực tối ưu diễn ra ở mức sử dụng nguồn lực mà ở đó MRP = MFC. Khi đó, mức sử dụng nguồn lực tối ưu tại Q0. Nếu MFC tăng lên 188
  3. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực MFC’, khi đó mức sử dụng nguồn lực tối ưu sẽ giảm xuống Q’. Từ khi, đường MRP xác định lượng cầu nguồn lực tại mỗi mức giá nguồn lực cho nên MRP được xem là đường cầu nguồn lực của doanh nghiệp. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét thị trường lao động chi tiết hơn. Do chúng ta đã đề cập về cầu nguồn lực khá cụ thể trong phần trước, bây giờ chúng ta xem xét tiếp về cung lao động. TIỀN LƯƠNG VÀ CUNG LAO ĐỘNG Mỗi cá nhân có lượng thời gian cố định để phân bổ cho các hoạt động công việc và nghỉ ngơi. Nếu sử dụng thêm một giờ vào công việc, thì sẽ giảm đi một giờ tương ứng vào nghỉ ngơi. Chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi là tiền lương của một giờ bị bỏ qua cho nghỉ ngơi. Do đó, tăng tiền lương sẽ làm tăng chi phí cơ hội của thời gian nghỉ ngơi và điều này dẫn đến tác động thay thế, đó là giảm thời gian nghỉ ngơi và tăng thời gian làm việc. Tuy nhiên, khi tiền lương tăng lên cũng sẽ làm tăng thu nhập thực tế của người lao động và điều này cũng làm tăng nhu cầu dành thời gian nghỉ ngơi của người lao động (giả định rằng nghỉ ngơi là hàng hóa thông thường). Tác động thứ hai này gọi là tác động thu nhập, tác động này làm tăng thời gian nghỉ ngơi và giảm thời gian làm việc khi lương tăng lên. Tiền lương tác động thay thế tác động thu nhập Lượng lao động Các nhân sẽ làm việc nhiều hơn khi tiền lương tăng lên nếu như tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập. Như biểu đồ trên chỉ ra rằng, đường cung lao động cá nhân là đường dốc lên trong khoảng mà tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập. Khi lương đủ lớn thì tác động thu nhập thường lớn hơn tác động thay thế và khi đó đường cung lao động sẽ lõm vào bên trong (như phần phía trên trong biểu đồ ở trên). Cung lao động là tổng cung lao động của các cá nhân trên thị trường lao động. Thậm chí, khi cá nhân có đường cung lõm vào bên trong thì đường cung của thị trường lao động cũng là đường dốc lên. Một trong những lý do là các cá nhân sẽ không gia nhập vào thị trường lao động trừ khi tiền lương trên một ngưỡng cụ thể. Khi lương tăng lên, thì nhiều cá nhân gia nhập vào thị trường lao động. Điều này làm giảm tác động của một số cá nhân có đường cung lao động lõm vào trong. Chính vì vậy, mà đường cung của thị trường lao động có dạng là đường dốc lên như minh họa trong biểu đồ dưới đây. 189
  4. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Tiền lương Lượng lao động Điểm cân bằng thị trường lao động tại mức lương mà ở đó lượng cung bằng với lượng cầu. Trong biểu đồ dưới, cân bằng xảy ra tại mức lương w* và mức lao động Q*. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TIỀN LƯƠNG Chúng ta hãy xem xét một số lý do dẫn đến sự khác biệt tiền lương (phân biệt tiền lương) giữa các cá nhân và các ngành nghề. Các công việc khác nhau theo mức độ rủi ro, căng thẳng, yêu cầu trình độ, đòi hỏi thể lực, Khi người lao động lựa chọn công việc thường dựa trên các đặc tính công việc chứ không chỉ dựa vào lương. Giả định rằng hai nghề ban đầu có cùng các đặc tính như nhau, kể cả lương. Nếu như người lao động nhận thấy một trong hai nghề đó có rủi ro về tai nạn lao động cao hơn, thì cung lao động của nghề có độ rủi ro cao sẽ giảm và khi đó cung của lao động của nghề có độ an toàn cao hơn sẽ tăng lên. Như vậy, sự dịch chuyển đường cung lao động đã làm cho mức lương của nghề có độ an toàn cao sẽ giảm và mức lương của nghề có độ rủi ro cao sẽ tăng lên. Sự dịch chuyển này vẫn tiếp diễn cho đến khi sự khác biệt về lương giữa hai nghề bù đắp được sự khác biệt về rủi ro. Sự khác biệt về lương cân bằng giữa nghề có rủi ro và an toàn được gọi là thù lao. Do nó bù đắp cho các cá nhân về sự khác biệt trong rủi ro công việc. Thù lao chính là khoảng tiền lương trả thêm cho công việc rủi ro của người lao động sau cùng chấp nhận mức rủi ro tăng thêm. Nghề nghiệp rủi ro Nghề nghiệp an toàn Tiền Tiền lương lương Lượng lao động Lượng lao động Biểu đồ trên minh họa thù lao liên quan đến rủi ro công việc. Trong ví dụ này, thù lao bằng Wr - Ws (sự khác biệt lương giữa nghề nghiệp rủi ro và an toàn). 190
  5. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Thù lao cũng được xem xét dựa trên các đặc tính công việc khác, được đánh giá là tích cực hay tiêu cực bởi người lao động. Với giả định các yếu tố khác không đổi, lương sẽ cao hơn đối với những công việc trong môi trường độc hại và sẽ thấp hơn đối với công việc trong môi trường ít độc hại hơn. Như đã đề cập trước đây, nhân lực được đánh giá bằng năng lực làm việc. Các cá nhân có năng lực hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn. Các đầu tư vào giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe sẽ làm gia tăng đầu tư vào nguồn nhân lực. Chính vì vậy, thu nhập của lao động thường tăng theo trình độ và kinh nghiệm làm việc. Có hai kiểu nhân lực (năng lực): nhân lực tổng quát và nhân lực cụ thể. Nhân lực tổng quát phát huy hiệu suất của cá nhân nhiều hơn của một doanh nghiệp. Nhân lực cụ thể (đối với doanh nghiệp) chỉ có thể phát huy hiệu suất chỉ đối với công việc hiện tại. Giáo dục của cá nhân từ trường tiểu học, trung học, đại học làm tăng nguồn nhân lực tổng quát của cá nhân. Trong khi đào tạo về một qui trình sản xuất, chính sách, thủ tục của một doanh nghiệp cụ thể làm tăng nguồn nhân lực cụ thể cho doanh nghiệp. Do nhân lực cụ thể của doanh nghiệp làm tăng hiệu suất của người lao động chỉ đối với doanh nghiệp đó. Vì vậy, để khuyến khích nhân lực này làm việc lâu dài, doanh nghiệp thường giao cho họ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Giám đốc điều hành (CEO) Giám đốc điều hành ở các công ty lớn nhận các khoản lương cao hơn đáng kể so với những người quản lý khác trong doanh nghiệp. Hầu hết, các công ty lớn đều có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Chính sách này tương tự như “trận thi đấu” mà giải thưởng rất lớn dành cho người quản lý thành công nhất, những người quản lý khác nhận mức thấp hơn. Điều này khuyến khích các nhà quản lý làm việc tích cực và hiệu quả để đạt được vị trí này. Quá trình luân chuyển vị trí quản lý có thể vận dụng khi doanh nghiệp muốn xem xét các nhà quản lý hoạt động trên những thị trường khác nhau (sự luân chuyển thường xuyên làm bùng nổ năng lực ngắn hạn, thường diễn ra khi nhà quản lý mới nhận được vị trí mới). Nhóm làm việc Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp trải qua, đó là nhiều quá trình sản xuất rất khó đánh gia đóng góp của từng cá nhân. Nhóm làm việc (quá trình làm việc theo nhóm) áp dụng khi các nhà quản lý nhận thức thành quả chung của cả nhóm chứ không phải đóng góp của từng cá nhân. Trong tình huống như vậy, mỗi loại công việc sẽ áp dụng các mức lương cụ thể. Ảnh hưởng siêu sao Một hiện tượng thường thấy phổ biến trên thị trường lao động thế giới, đó là một số lượng nhỏ lao động trong một số nghề nhất định nhận được mức lương cao hơn gấp nhiều lần so với những lao động khác. Một số diễn viên, vận động viên, ca sĩ, luật sư, vv thường nhận được mức lương rất cao so với những những lao động khác làm việc trong những nghề này. Lý do chính của điều này là các “siêu sao” cung cấp thu nhập cho các doanh nghiệp lớn hơn so với những lao động khác cùng trong nghề. Những “siêu sao” này thu hút nhiều khán giả và thính giả đến với nhà hát, sân vận động hơn so với những diễn viên, vận động viên khác. VAI TRÒ CỦA NGHIỆP ĐOÀN Nghiệp đoàn là một cách giải thích khác về phân biệt tiền lương. Ít nhất là trong một số trường hợp, nghiệp đoàn hoạt động trong thị trường lao động, được đặc tính như độc quyền song phương, một tình huống mà ở đó chỉ một người mua thương thuyết chỉ với một người bán. Biểu đồ dưới đây minh họa lượng lao động và tiền lương trong trường hợp vắng mặt của nghiệp đoàn. Mức việc làm (lượng lao động) diễn ra ở điểm mà MRP = MFC và tiền lương được xác định bởi đường cung tại mức việc làm này. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ thuê Lm lao động và trả mức lương là Wm. 191
  6. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Tuy nhiên, giả sử rằng nghiệp đoàn thương lượng một mức lương Wu. Tại mức lương này, cung của doanh nghiệp bây giờ là co giãn hoàn toàn tại mức lương này và chi phí yếu tố biên (MFC) của doanh nghiệp bằng với mức lương (Wu). Vì vậy, doanh nghiệp vẫn sẽ thuê Lm lao động, nhưng phải trả một mức lương cao hơn (như minh họa trong biểu đồ dưới đây). Tiền lương Lượng lao động Nếu nghiệp đoàn và doanh nghiệp thương lượng với nhau mức lương nằm giữa Wm và Wu, mức lao động thực tế sẽ tăng lên (do MFC thấp hơn - thậm chí lương cao hơn). Lượng lao động sẽ giảm nếu mức lương thỏa thuận vượt quá Wu. Tiền lương Lượng lao động Trong thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, sự có mặt của nghiệp đoàn sẽ làm cho mức lương cao hơn và ít lao động sử dụng hơn đối với các doanh nghiệp gia nhập nghiệp đoàn. Điều này dẫn đến một số lao động thất nghiệp nếu như tất cả các doanh nghiệp trong thị trường lao động đều gia nhập nghiệp đoàn. Nếu như có một số doanh nghiệp không gia nhập nghiệp đoàn, thì một số công nhân sẽ bị mất việc ở các doanh nghiệp gia nhập nghiệp đoàn chuyển sang các doanh nghiệp không gia nhập nghiệp đoàn. Điều này làm tăng cung lao động của các doanh nghiệp không gia nhập nghiệp đoàn và vì vậy công nhân trong những doanh nghiệp này nhận một mức lương thấp hơn. Trước năm 1947 ở Mỹ, các nghiệp đoàn đôi khi có thể thương thuyết với tổ chức công đoàn nhà máy, mà chỉ những công nhân gia nhập nghiệp đoàn mới được thuê mướn. Thỏa thuận này trở nên bất hợp pháp khi đạo luật Taft-Hartley năm 1947. Sau đó, một thỏa thuận phổ biến hơn, đó là các tổ chức công đoàn nhà máy có thể thuê công nhân là thành viên của nghiệp đoàn hoặc cũng có thể không phải là thành viên của nghiệp đoàn. Nhưng tất cả các 192
  7. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực công nhân phải gia nhập nghiệp đoàn ngay sau khi tuyển dụng. Nghiệp đoàn cũng cố gắng trong việc tăng cầu đối với lao động thành viên nghiệp đoàn bằng cách hỗ trợ: - Luật lao động trẻ em và yêu cầu giáo dục bắt buộc, - Hạn chế nhập cư, - Rào cản thâm nhập vào một số nghề nghiệp cụ thể (yêu cầu giấy phép hành nghề) và - Các hoạt động khác nhằm tăng cầu của lao động thành viên nghiệp đoàn (thông qua tuyên truyền, quảng cáo). Ảnh hưởng của qui định lương tối thiểu là khá giống với ảnh hưởng của nghiệp đoàn. Trong thị trường cạnh tranh, qui định lương tối thiểu làm giảm lượng lao động sử dụng. Trong thị trường lao động độc quyền song phương, nó sẽ làm tăng lương, nhưng có thể làm cho lượng lao động sử dụng tăng, giảm, hay duy trì cùng mức. Vấn đề là giá trị đích thực của mức lương tối thiểu, chứ không phải là giá trị danh nghĩa. Theo thời gian, năng lực mua sắm với mức lương tối thiểu như vậy sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, quốc hội và chính phủ cũng sẽ ban hành qui định lương tối thiểu mới nhằm tăng giá trị thực của lương tối thiểu tương ứng với năng lực mua sắm thực tế. VỐN, CÔNG NGHỆ VÀ TÀI NGUYÊN Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét thị trường vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công nghệ, tài nguyên và chính sách môi trường. THỊ TRƯỜNG VỐN Vốn Vốn (bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, ) sử dụng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Lưu ý rằng có sự khác nhau giữa “vốn tài sản” và “vốn tài chính”. Vốn khác với các yếu tố sản xuất khác, đó là vốn được huy động và đầu tư cho các yếu tố sản xuất khác. Xã hội có thể sử dụng một số nguồn lực hôm nay để huy động vốn thay vì để sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng hiện tại. Vì vậy, huy động vốn đòi hỏi xã hội phải bỏ qua tiêu dùng hiện tại. Nguồn vốn có thể huy động từ nguồn tiết kiệm. Nguồn tiết kiệm này có thể được sử dụng để đầu tư và thúc đẩy khả năng sản xuất của xã hội trong tương lai. Cầu của vốn liên quan chặt chẽ với doanh thu biên của vốn. Vốn tăng thêm sẽ được huy động chừng nào mà doanh thu biên của vốn lớn hơn chi phí biên của vốn. Khi đầu tư thêm vốn, các doanh nghiệp thường xem xét doanh thu tạo ra trong suốt thời gian hoạt động của đầu tư. Do vốn tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh trong thời gian dài, doanh thu phải được xem xét theo thời gian, doanh thu tạo ra trong hiện tại có giá trị khác với doanh thu tạo ra trong tương lai. Thực tế, 500 triệu đồng doanh thu nhận được trong 10 năm sẽ có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng doanh thu nhận được hôm nay. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải tìm ra cách thức để so sánh lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian khác nhau. Tính toán này có thể thực hiện được bằng cách xác định giá trị hiện tại của các khoản thanh toán. Giá trị hiện tại của một khoản tiền là lượng tiền mà bạn từ chối nhận được hôm nay để nhận nó vào một ngày cụ thể trong tương lai. Chẳng hạn, giá trị hiện tại của 500 triệu đồng nhận được sau 5 năm sẽ bằng với lượng tiền mà bạn gởi tiết kiệm vào ngân hàng ngay từ bây giờ để có được 500 triệu đồng sau 5 năm. Do có lãi tích luỹ cho nên giá trị hiện tại sẽ nhỏ hơn 500 triệu đồng. Nói cụ thể, giá trị hiện tại của khoản tiền K nhận được sau T năm được xác định bởi: K PV = ()1+ r T Trong đó, r là lãi suất thị trường 193
  8. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Như công thức trên cho thấy, giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai sẽ nhỏ hơn khi khoản thời gian nhận được khá xa so với hiện tại và khi lãi suất cao hơn. Điều này có thể dể dàng nhận thấy cá nhân sẽ từ chối nhận khoản tiền nhỏ hôm nay để có được khoản tiền trong tương lai nếu lãi tích luỹ trong thời gian dài hơn (T tăng lên), hay lãi suất cao hơn mỗi năm (r tăng lên). Với lãi suất đã cho, đường cầu vốn là giá trị hiện tại của chuỗi doanh thu biên của vốn tạo ra tại mỗi mức vốn cụ thể. Nếu các nguồn lực khác vẫn không đổi, doanh thu biên của vốn sẽ giảm xuống (trong mỗi thời kỳ). Vì vậy, chúng ta nhận thấy đường cầu của vốn là đường dốc xuống như trong biểu đồ dưới đây. Giá vốn Lượng vốn Do đường cầu của vốn có mối quan hệ chặt chẽ với chuỗi doanh thu biên, sự tăng lên của lãi suất sẽ làm giảm cầu (do giá trị hiện tại của doanh thu tương lai của vốn giảm xuống khi lãi suất tăng lên). Do đó, đường cầu của vốn sẽ dịch chuyển sang trái (giảm cầu) khi lãi suất tăng Giá vốn Lượng vốn lên (như biểu đồ dưới đây). Cung vốn được cung cấp bởi các doanh nghiệp trên thị trường vốn. Cũng như những thị trường khác, khi có sự tăng giá về vốn thì các doanh nghiệp cung cấp vốn nhiều hơn. Vì vậy, đường cung của vốn là đường dốc lên. Như biểu trên chỉ ra rằng một sự tăng lên về lãi suất sẽ làm giảm lượng vốn cân bằng trên thị trường. Vốn tài chính Các doanh nghiệp sử dụng chứng khoán để huy động nguồn vốn được gọi là vốn tài chính. Cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác là các dạng của vốn tài chính. Người nhận cổ phiếu nhận được thu nhập từ: cổ tức và chênh lệch giá. Cổ tức là lợi nhuận được phân chia cho cổ đông. Chênh lệch vốn xảy ra khi giá trị của của phiếu tăng lên theo thời gian. Thu nhập hàng năm của cổ phiếu bao gồm cả cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu. 194
  9. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Trái phiếu công ty cung cấp khoản trả lãi cố định hàng năm (thường 2 lần trong một năm). Tiền lãi trả cho người nắm giữ trái phiếu thường cố định hàng năm tùy thuộc vào mệnh giá của trái phiếu. Giá trị của trái phiếu được hoàn trả vào “ngày đáo hạn” của trái phiếu. Do giá của trái phiếu có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá của trái phiếu, thu nhập của trái phiếu cũng từ khoản trả lãi và chênh lệch giá (lưu ý rằng cả cổ phiếu và trái phiếu có thể có chênh lệch giá là dương hoặc âm). Khi giá của trái phiếu tăng lên, thu nhập của nó sẽ giảm xuống (do tiền lãi và khoản trả lúc đáo hạn là cố định). Do đó, có một mối quan hệ ngược chiều giữa giá và thu nhập trái phiếu. Để cho đầy đủ, chúng ta đề cập vắn tắc về trái phiếu khấu trừ. Trái phiếu khấu trừ không cung cấp khoản trả lãi, thay vào đó giá bán của nó thường thấp hơn mệnh giá. Sự khác nhau giữa giá mua trái phiếu và giá trị của chúng sẽ cung cấp khoản thu nhập cho người nắm giữ trái phiếu. Trái phiếu chính phủ (trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, công trái) là những trái phiếu khấu trừ. Những trái phiếu rủi ro thường đem lại thu nhập trung bình cao hơn trái phiếu an toàn, là do những nhà đầu tư tài chính chỉ chấp nhận nắm giữ tài sản tài chính rủi ro cao hơn nếu như chi phí rủi ro đủ lớn để bù đắp rủi ro tăng thêm này. Như đã đề cập, lợi nhuận kinh tế bằng lợi nhuận kế toán trừ đi chi phí vốn chủ, lợi nhuận kinh tế dương khi lợi nhuận vượt quá khoản thanh toán cổ tức cho cổ đông. Vì vậy, giá của cổ tức thường tăng lên tương ứng với lợi nhuận doanh nghiệp. SỰ THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ Các doanh nghiệp mong muốn đầu tư vốn vào công nghệ mới. Máy tính mới thì nhanh hơn đáng kể so với máy tính cũ. Lò sưởi mới sẽ tiết kiệm năng lượng hơn lò sưởi cũ, Sự thay đổi công nghệ cho phép doanh nghiệp tạo sản phẩm đầu ra nhiều hơn trên mỗi đơn vị nguồn lực đầu vào. Sự thay đổi công nghệ là kết quả của nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu có tính độc lập nhằm tạo ra tri thức mới. Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu vận dụng cho ứng dụng thực tế, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng thành công sẽ thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp sản xuất mới, sản phẩm mới. Nghiên cứu cơ bản thường được tài trợ từ các trường đại học, chính phủ, dự án. Trong khi đó, nghiên cứu và phát triển ứng dụng thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp. Sự thay đổi công nghệ không chỉ làm cho chi phí thấp hơn, mà nó có thể làm tăng hay giảm qui mô kinh tế của các ngành. Một trong những vấn đề liên quan đến sự chấp nhận công nghệ mới, đó là sự phụ thuộc lối mòn. Sự phụ thuộc lối mòn xảy ra khi “tiêu chuẩn ngành” được thiết lập từ sự thống trị của doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu sản phẩm. Một khi các tiêu chuẩn ban đầu được chấp nhận rộng rãi thì sẽ rất khó khăn để chấp nhận các hệ thống tốt hơn sau đó. Lưu ý rằng hầu hết các nhà kinh tế ít khi minh chứng rõ ràng về khả năng phụ thuộc lối mòn này. Chẳng hạn như bàn phím đánh máy chữ và bàn phím máy tính là khá tương tự nhau, nhưng nhiều nghiên cứu thay đổi bàn phím đã được nghiên cứu và vận dụng nhưng điều không thành công. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Bây giờ, chúng ta tiếp tục xem xét các thị trường tài nguyên và chính sách môi trường. Tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai nhóm: tài nguyên không có khả năng tái tạo và tài nguyên có khả năng tái tạo. Tài nguyên không thể tái tạo (tài nguyên không có khả năng tái tạo) có đường cung giới hạn tùy thuộc vào mức tiêu dùng tài nguyên. Chẳng hạn, than đá là một ví dụ về tài nguyên không thể tái tạo. Tài nguyên có thể tái tạo có thể được bổ sung từ các nhà cung cấp. Các ví dụ về tài nguyên có thể tái tạo như: gỗ, đất đai, sản phẩm nông nghiệp, bò, Trước hết, chúng ta hãy xem xét thị trường tài nguyên không thể tái tạo. 195
  10. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Cũng như những hàng hóa khác, giá và lượng cân bằng của nguồn lực không thể tái tạo được xác định thông qua sự tương tác của cung cầu. Một lượng lớn nguồn lực cung cấp hôm nay khi giá cao hơn. Chẳng hạn, nhiều giếng dầu mỏ sẽ bị khoan khi giá dầu tăng lên. Cho dầu các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng nguồn nhiên liệu khác thì khi đó lượng cầu giảm xuống cũng sẽ làm cho giá dầu tăng lên. Điều này có thể minh họa trong biểu đồ dưới đây. Giá Lượng Khi cung nguồn lực cạn kiệt theo thời gian, chi phí để khai thác nguồn lực sẽ tăng lên và đường cung sẽ dịch chuyển sang trái. Sự giảm cung này làm cho giá cân bằng tăng lên và lượng tiêu dùng sẽ giảm xuống (như minh họa bên dưới). Giá Lượng Những người sở hữu nguồn lực không thể tái tạo đối phó với sự lựa chọn giữa việc cung cấp nguồn lực hôm nay, hay bán với giá cao hơn trong tương lai. Người sở hữu bán nhiều hơn hôm nay nếu tốc độ tăng giá theo thời gian nhỏ hơn lãi suất trên thị trường (vì người tiêu dùng có thể đầu tư phần doanh số bán hiện tại để nhận giá trị lớn hơn trong tương lai). Do nhiều nhà sản xuất tăng lượng cung hiện tại (và giảm cung trong tương lai), giá hiện tại sẽ giảm xuống và giá tương lai sẽ tăng lên cho đến khi tốc độ tăng giá bằng với lãi suất thị trường. Nếu sự khác biệt về giá lớn hơn lãi suất thị trường, thì cung hiện tại sẽ giảm xuống trong khi cung tương lai sẽ tăng lên cho đến khi tốc độ tăng trưởng của giá bằng với lãi suất thị trường. Tình huống cho nguồn lực có khả năng tái tạo cũng tương tự, thậm chí đơn giản hơn. Vào bất kỳ thời điểm nào, giá được xác định thông qua sự tương tác của cung và cầu. Mất mùa thu hoạch sản phẩm nông nghiệp có thể làm cho giá cả tăng lên và tiêu dùng ít hơn và sự đầu tư lớn trong sản xuất nông nghiệp hôm nay sẽ làm tăng cung trong tương lai. Môi trường 196
  11. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Như đã đề cập trong nhiều phần trước đây, thị trường sẽ phân bổ nguồn lực hữu hiệu khi giá phản ảnh toàn bộ chi phí biên và lợi ích biên liên quan đến một hoạt động. Khiếm khuyết của thị trường xảy ra khi có ngoại ứng tác động. Ô nhiễm môi trường là một ví dụ của ngoại ứng tiêu cực (được đề cập ở chương sau) mà ở đó chi phí xã hội biên của hoạt động vượt quá chi phí cá nhân biên. Do đó, điểm cân bằng thị trường, sẽ có nhiều hoạt động can thiệp (do chi phí xã hội biên vượt quá chi phí cá nhân biên tại điểm cân bằng thị trường). Vì vậy, chính phủ cố gắng điều chỉnh khiếm khuyết này bằng cách ban hành các qui định và thuế (chẳng hạn như các tiêu chuẩn qui định về chất thải). Một vấn đề về môi trường do thiếu qui định về quyền sở hữu đối với tài nguyên dùng chung. Chẳng hạn, các qui định về khai thác hải sản, tài nguyên rừng, nếu không thì những tài nguyên này sẽ bị khai thác triệt để và dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. MMMỘỘỘTTT SSSỐỐỐ TTTHHHUUUẬẬẬTTT NNNGGGỮỮỮ Cầu nguồn lực Phân biệt lương Cổ tức Cung nguồn lực Thù lao Chênh lệch vốn Tiền thuê Nhân lực Trái phiếu Tiền chuyển nhượng Nhân lực tổng quát Trái phiếu khấu trừ Lương tối thiểu Nhân lực cụ thể Nghiên cứu cơ bản Doanh thu sản phẩm biên Giám đốc điều hành (CEO) Nghiên cứu ứng dụng (MRP) Nhóm làm việc Sự phụ thuộc lối mòn Chi phí yếu tố biên Siêu sao Tài nguyên không thể tái tạo (MFC) Nghiệp đoàn Tài nguyên có thể tái tạo Tiền lương Độc quyền song phương Ngoại ứng Tác động thay thế Vốn tài sản Ô nhiễm môi trường Tác động thu nhập Vốn tài chính Chi phí xã hội biên Cung lao động Cầu của vốn Chi phí cá nhân biên Cân bằng thị trường lao Doanh thu biên vốn Quyền sở hữu động Giá trị hiện tại CCCÂÂÂUUU HHHỎỎỎIII ÔÔÔNNN TTTẬẬẬPPP 1. Mối quan hệ giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực? Doanh nghiệp và hộ gia đình tương tác với nhau thông qua thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực: Trên thị trường sản phẩm, doanh nghiệp đóng vai trò cung và hộ gia đình đóng vai trò cầu sản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp đóng vai trò cầu và hộ gia đình đóng vai trò cung trên thị trường nguồn lực. Do vậy, cầu của nguồn lực được xem là cầu xuất phát, cầu bắt nguồn từ cầu sản phẩm. 2. Khi nào cầu nguồn lực là co giãn theo giá? Giá cả nguồn lực được xác định bằng cách nào? Cầu nguồn lực là co giãn theo giá khi: cầu sản phẩm là co giãn theo giá, nguồn lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của doanh nghiệp, có nhiều nguồn lực thay thế và thời gian dài xem xét. Giá cả nguồn lực được xác định bằng đúng với giá cân bằng, đạt được trên thị trường nguồn lực: thông qua tương tác giữa người mua và người bán. Quá trình cân bằng này xác định giá cung cấp nguồn lực và lượng nguồn lực sử dụng. Các khoản thu nhập từ việc cung cấp nguồn lực bao gồm hai phần: khoản trả để duy trì cùng mức sử dụng hiện tại, được gọi là giá chuyển nhượng; và khoản trả vượt quá giá chuyển nhượng được gọi là thuê kinh tế. 3. Doanh nghiệp phân bổ các chi tiêu vào các nguồn lực như thế nào? 197
  12. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Một doanh nghiệp sẽ phân bổ các chi tiêu vào vô số các nguồn lực theo cùng cách thức như người tiêu dùng phân bổ thu nhập của họ: để giá trị trên mỗi đồng chi tiêu bằng nhau tại các mức biên. Người tiêu dùng sẽ đạt giá trị cao nhất từ thu nhập khi lợi ích biên trên mỗi đồng tiêu dùng đối với các hàng hóa phải bằng nhau. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất khi chi phí biên của đồng tiền tiêu dùng đối với các nguồn lực là bằng nhau. 4. Mọi người có mong muốn làm việc nhiều hơn để có lương cao hơn hay không? Hầu hết, mọi người làm việc để kiếm tiền và chi tiêu khi họ không làm việc. Thậm chí đối với những người yêu thích với công việc của họ, tùy thuộc vào khoản tiền làm thêm là bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến mức mong muốn làm thêm đối với công việc của họ. Đối với mỗi người lao động, một mức lương cao có hai ảnh hưởng: nó khuyến khích họ làm việc nhiều giờ hơn, nhưng nó cũng làm cho họ dành thời gian dành thời gian giải trí. Khi mức lương khá cao, hầu hết mọi người sẽ cắt giảm thời gian làm việc và dành nhiều hơn cho nghỉ ngơi. Điều này làm cho đường cung lao động uống cong vào phía bên trong. 5. Phân biệt lương từ thù lao là gì? Đường cung và cầu đối với các thị trường lao động khác nhau xác định mức tiền lương và số lượng lao động sử dụng trong mỗi một thị trường. Nếu con người cũng giống như công việc trồng lúa mỳ thì chỉ có duy nhất một mức lương. Nhưng con người và công việc khác nhau, vì vậy mức tiền lương là không giống nhau. Phân biệt lương do thù lao tồn tại khi có sự khác biệt về đặc tính công việc và điều này làm cho tiền lương khác nhau. 6. Tại sao tiền lương cao hơn đối với những người có nhiều vốn nhân lực (năng lực) hơn so với những người ít có vốn nhân lực hơn? Tạo sao những người lao động cao tuổi muốn kiếm nhiều thu nhập hơn những người lao động trẻ. Vốn nhân lực là những kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ thông qua giáo dục và đào tạo công việc. Nhiều người hưởng lương dựa trên thâm niên công việc (số năm làm việc ở công ty) để khuyến khích những công nhân có kinh nghiệm công việc ở lại làm việc cho công ty nhằm giảm chi phí đào tạo. Những người lao động lớn tuổi thường có nhiều vốn nhân lực hơn, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc. Nhiều người hưởng lương dựa trên thâm niên công việc (số năm làm việc ở công ty) để khuyến khích những công nhân có kinh nghiệm công việc ở lại làm việc cho công ty nhằm giảm chi phí đào tạo 7. Liệu nghiệp đoàn có thể nâng mức lương cho lao động là thành viên nghiệp đoàn so với lương của những lao động không là thành viên nghiệp đoàn hay không? Về trung bình, lương của thành nghiệp đoàn là cao hơn so với lương không phải thành viên nghiệp đoàn. Trong số các lý do làm cho tiền lương cao hơn đó là phân biệt lương đối với kỹ năng và kinh nghiệm, khả năng của nghiệp đoàn có thể làm giảm cung và tăng cầu lao động nghiệp đoàn và những ảnh hưởng của nghiệp đoàn trong các thị trường độc quyền song phương. 8. Các ảnh hưởng của chính sách lương tối thiểu trên thị trường lao động là gì? Các ảnh hưởng của những chính sách này là không công bằng. Một số lao động, đặc biệt hiện tại đang có công việc, sẽ có lợi từ những qui định này. Những người lao động mới thâm nhập vào thị trường lao động và những lao động có kỹ năng thấp thường chịu thiệt hơn từ những qui định này. 9. Vốn là gì? Thay đổi công nghệ đóng vai trò gì trong nền kinh tế? Vốn tài sản là những thiết bị, nhà xưởng sử dụng trong sản xuất. Một minh họa cho vốn tài sản là các dây chuyền sản xuất để sản xuất xe hơi, xe tải dùng để vận chuyển hàng hóa cho công ty, máy tính dùng để soạn thảo các văn bản trong văn phòng. Vốn tài chính là nguồn quỹ sử dụng để mua vốn tài sản. Bán cổ phiếu và trái phiếu là hai cách thức để công ty cổ phần nâng vốn tài chính. 198
  13. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Thay đổi công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới hay phương pháp cải tiến qui trình sản xuất nhằm gia tăng hiệu quả. Thay đổi công nghệ là một trong những yếu tố góp phần làm tăng trưởng kinh tế. 10. Sự khác nhau giữa tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo là gì? Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực có sẵn (không phải sản xuất) trên trái đất. Một số nguồn tài nguyên, như vụ mùa của nông dân có thể được tái sản xuất. Chúng ta có thể ăn hết lúa mỳ thu hoạch được trong năm này và người nông dân biết rằng sẽ trồng lúa mỳ nhiều hơn cho vụ thu hoạch vào năm đến. Các nguồn tài nguyên khác, như khoáng sản, có thể chỉ sử dụng một lần và không thể sản xuất lại được. Nếu như chúng ta sử dụng hàng triệu thùng dầu dùng để tạo ra xăng dầu sử dụng cho xe máy, thì điều này cho biết đã có hàng triệu thùng dầu ra đi vĩnh viễn. 11. Tỷ lệ sử dụng nguồn tài nguyên tối ưu là gì? Theo quan điểm của nhà kinh tế, tỷ lệ sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên là cân bằng giữa giá trị sử dụng chúng trong hiện tại và giá trị sử dụng chúng trong tương lai. Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu một khu rừng, bạn có thể đốn hết cây và bán chúng trong năm nay và trồng lại các cây con mới. Bạn có thể thu tiền nhiều hơn vào năm nay, nhưng bạn sẽ không có nhiều cây để bán cho các năm sau đó. Nếu bạn chỉ đốn một số cây vào năm nay, đốn một số cây cho những năm tiếp theo và trồng lại một số cây con vào mỗi năm, bạn có thể thu được tiền từ việc bán cây cho các năm kế tiếp. Bao nhiêu cây bạn sẽ đốn trong năm nay và bao nhiêu cây để dành cho các năm sau đó, tùy thuộc vào giá kỳ vọng tương lai và lãi suất. 12. Tại sao thị trường không đem lại kết quả sử dụng tốt nhất đối với môi trường? Tại sao chính phủ phải can thiệp vào các vấn đề liên quan đến môi trường? Các nhà kinh tế đồng ý rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo hữu hiệu trong việc sản xuất đúng số lượng và phân bổ đúng nguồn lực sử dụng. Khiếm khuyết của thị trường là thất bại trong việc đưa ra các quyết định hữu hiệu về kinh tế. Trong thế giới thực, các thị trường đôi khi cũng thất bại trong việc cung cấp đúng số lượng hay thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hữu hiệu bởi vì ngoại ứng, hàng hóa công cộng và những yếu tố khác. Chính phủ can thiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường bởi vì thị trường tư nhân đưa ra quyết định không hữu hiệu khi có ngoại ứng. Chính phủ có thể giải quyết các vấn đề môi trường thông qua các qui định, thuế và trợ cấp, hay chỉ định quyền sở hữu tài nguyên cho tư nhân. CCCÁÁÁCCC VVVẤẤẤNNN ĐĐĐỀỀỀ VVVÀÀÀ ỨỨỨNNNGGG DDDỤỤỤNNNGGG 1. Giả sử, chính phủ đề nghị một điều luật mới nhằm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe: yêu cầu tất cả công dân phải ăn mỗi ngày một quả táo. a. Luật này tác động như thế nào đến cung, cầu và giá cân bằng của táo? b. Luật này tác động sản phẩm biên và giá trị sản phẩm biên của người hái táo? c. Luật này tác động như thế nào đến cầu và tiền lương cân bằng của người hái táo? 2. Hãy biểu thị ảnh hưởng của mỗi sự kiện sau đến thị trường lao động trong ngành công nghiệp sản xuất máy vi tính. a. Quốc hội mua máy vi tính cho tất cả sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp. b. Sinh viên các trường kỹ thuật và khoa học máy vi tính ngày càng đông. c. Các hãng máy tính xây dựng các nhà máy sản xuất mới. 3. Chú của bạn quyết định mở một cửa hiệu bánh trong đó cần sử dụng 7 người làm việc. Mỗi lao động được trả 6 nghìn đồng mỗi giờ và mỗi cái bánh được bán 3 nghìn đồng. Nếu chú bạn đang tối đa hóa lợi nhuận, giá trị sản phẩm biên của người lao động cuối cùng ông ấy thuê? Sản phẩm biên của người lao động này? 199
  14. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực 4. Giả sử rằng băng giá đã phá hủy một phần mùa thu hoạch cam ở Florida. a. Giải thích điều gì sẽ là kết quả xảy ra đối với giá cam và sản phẩm biên của người hái cam? Bạn có thể nói điều gì sẽ xảy ra đối với cầu đối với người hái cam? Tại sao có hoặc tại sao không? b. Giả sử rằng giá cam tăng lên hai lần và sản phẩm biên giảm 30%. Điều gì sẽ xảy ra đối với tiền lương của người hái táo? c. Giả sử rằng giá cam tăng lên 30% và sản phẩm biên giảm 50%. Điều gì sẽ xảy ra đối với tiền lương của người hái táo? 5. Trong suốt những năm 1980 và 1990 Mỹ đã thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ Toyota, BMW và các hãng xe ôtô nước ngoài khác đã xây dựng các nhà máy sản xuất ôtô ở Mỹ. a. Sử dụng đồ thị về thị trường vốn ở Mỹ, biểu thị ảnh hưởng của nguồn vốn này đến chi phí vốn và lượng vốn sử dụng ở Mỹ? b. Sử dụng đồ thị về thị trường vốn ở Mỹ, biểu thị ảnh hưởng của nguồn vốn này vào mức lương bình quân phải trả cho người lao động ở Mỹ? 6. Hãy hình dung một doanh nghiệp thuê hai loại lao động - một số có kỹ năng máy tính và một số khác là không. Với tiến bộ công nghệ, các máy tính trở nên hữu ích hơn cho doanh nghiệp, điều gì sẽ xảy ra đối với sản phẩm biên của hai loại lao động? Điều gì sẽ xảy ra đối các mức lương cân bằng? Giải thích, sử dụng các đồ thị thích hợp? 7. Giả sử rằng lao động là yếu tố duy nhất được sử dụng bởi một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp có thể thuê lao động với giá 50 nghìn đồng mỗi ngày. Hàm sản xuất của doanh nghiệp như sau: Ngày lao động Đầu ra 1 7 2 13 3 19 4 25 5 28 6 29 Mỗi đơn vị đầu ra bán 10 nghìn đồng. Vẽ đồ thị cầu về lao động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thuê bao nhiêu ngày lao động? Biểu thị điểm này trên đồ thị? 8. Giả sử rằng luật qui định, các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm y tế cho người lao động. Hãy xem xét ảnh hưởng của chính sách như vậy vào thị trường lao động: a. Giả sử rằng luật pháp yêu cầu các doanh nghiệp phải trả cho mỗi lao động 3 nghìn đồng tiền phụ cấp mỗi ngày làm việc. Luật này tác động như thế nào vào lợi nhuận biên mà doanh nghiệp nhận được từ mỗi lao động? Luật này tác động vào đường cầu của lao động? Minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị với mức lương bằng tiền được biểu diễn trên trục tung? b. Nếu không có sự thay đổi trong cung lao động, luật này ảnh hưởng như thế nào việc làm và tiền lương? c. Tại sao luật làm dịch chuyển đường cung lao động? Sự dịch chuyển cung lao động này sẽ làm tăng hoặc giảm tác động của luật vào tiền lương và mức sử dụng lao động hay không? 9. Chương này giả định rằng cung lao động được xác định bởi các lao động cá nhân. Tuy nhiên, trong một số thị trường, cung về động được xác định bởi một nghiệp đoàn. a. Giải thích tại sao trường hợp nghiệp đoàn ảnh hưởng tương tự như tình huống một doanh nghiệp độc quyền? b. Mục tiêu của doanh nghiệp độc quyền là tối đa hóa lợi nhuận. Có một mục tiêu tương tự đối với nghiệp đoàn? 200
  15. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực BBBÀÀÀIII ĐĐĐỌỌỌCCC TTTHHHÊÊÊMMM Tương lai việc làm: nhiều công việc mới xuất hiện, khoảng cách tiền lương rộng hơn By DAVID WESSEL Staff Reporter of THE WALL STREET JOURNAL April 2, 2004; Page A1 Nỗi lo lắng của người Mỹ về việc sử dụng nguồn ngoại lực từ Ấn Độ và Trung Quốc có thể hâm nóng trở lại với câu hỏi đơn giản: Liệu có còn công việc tốt cho con cháu chúng ta không? Điều này có thể dể dàng nhìn thấy tại sao xã hội có mối quan tâm lớn như vậy. Hiện tại, khoảng mười triệu lao động có tay nghề của Ấn Độ và Trung Quốc đang gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi công nghệ có thể giải quyết các công việc văn phòng ở nước ngoài hầu như ngay lập tức - từ trung tâm chăm sóc khách hàng đến các dự án thiết kế tinh vi, còn những thứ công việc, bị chê bởi lao động trong các nhà máy Mỹ, hy vọng con em của họ sẽ phải nhận lấy. Tin tốt: Mỹ hầu như không bao giờ hết công việc, mặc dầu lịch sử cho thấy rằng không thể dự báo những công việc mới nào sẽ thay thế cho những công việc nào mất đi. Tin xấu: ngoại lực ở nước ngoài và công nghệ có thể mở rộng khoảng cách tiền lương giữa những công việc đòi hỏi trí óc với mức lương hậu hĩnh và những công việc chân tay với mức lương rất thấp. Các công việc có thể được hạn chế thông qua hàng loạt các qui định áp dụng - hoặc đối với các lao động nước ngoài hoặc đối với các máy tính. Các công việc ở Mỹ hay những công việc mới trong thập kỷ đến hầu như yêu cầu kỹ năng phức tạp trong các mô hình kinh doanh hiện tại hay các đòi hỏi khả năng giao tiếp. 1. Nếu một thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, thì yếu tố nào xác định tiền lương của người lao động? Tỷ lệ thất nghiệp 25% trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nhất hầu như không thể lập lại miễn là Mỹ có ngân quỹ liên bang, có thể điều chỉnh mức lãi suất. Tổng thống và quốc hội sẽ cắt giảm thuế và tăng chi tiêu khi nền kinh tế suy giảm và sử dụng lượng tiền lưu thông lớn hơn nhằm hấp dẫn xuất khẩu hơn. Kết quả là, “phục hồi nạn thất nghiệp” vào đầu những năm 1990 được duy trì ở mức thấp nhất trong thế hệ này. 2. Minh họa bằng cách sử dụng mô hình AS/AD cho biết cách thức mà nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng chính sách tài khóa hay tiền tệ để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nếu như nền kinh tế suy giảm trong thời kỳ khủng hoảng. Mỗi một thế hệ trải qua các thời kỳ khác nhau. Kẻ thù ngày nay đối với dân số chính là cạnh tranh nước ngoài. Bốn mươi năm trước, đó là tự động hóa. Vào tháng 3 năm 1964, nhiều danh nhân đã viết thư cho Lyndon Johnson rằng “sự kết hợp máy tính và máy điều khiển tự động” đã tạo ra “khả năng sản xuất không giới hạn và điều này đòi hỏi sử dụng người lao động ít hơn”. Họ đã cảnh báo rằng “nếu như không có khoảng chi tiêu khổng lồ của chính phủ, nước Mỹ sẽ phải chịu thấp nghiệp và nghèo đói khủng khiếp”. Sau đó, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 72 triệu việc làm, tăng 125% so với con số cùng thời điểm, lương của lao động nam giới tăng 18% sau khi điều chỉnh lạm phát; với nữ giới, lương tăng đến 37%. Tỷ lệ thất nghiệp ngày nay bằng đúng với tỷ lệ vào năm 1964. Máy tính trong các nhà máy và văn phòng đã thay thế con người, những công việc mất đi được thay thế bởi những công việc mà năm 1964 không thể tưởng tượng được. 201
  16. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Bên bờ vực thẳm Nhiều công việc đang bên bờ vực thẳm. Frank Levy, nhà kinh tế học tại viện công nghệ Massachusetts, nói rằng “Nếu như bạn có thể mô tả công việc một cách cụ thể, hay viết ra các qui tắc để thực hiện nó thì hầu như nó sẽ không tồn tại. Hoặc là chúng ta sẽ lập trình để thực hiện điều này, hay chúng ta có thể dạy cho một người nước ngoài để làm điều này. Nếu một người lao động chịu trách nhiệm với người sử dụng máy tính ở Mỹ bằng cách đọc và mô tả nó tả nó trên màn hình máy tính, thì công việc đó sẽ dành cho người Ấn Độ. Nếu một phần mềm nhận dạng giọng nói có thể là lĩnh vực phát hành tạp chí, thì công việc đó dành cho máy tính. Ông Levy nói thêm “Sử dụng ngoại lực tăng tốc với những gì mà công nghệ đã và đang làm”. Thực hiện công việc như một trung tâm chăm sóc khách hàng phải mất từ tám đến mười năm, chúng ta có thể làm nhiều hơn với phần mềm nhận diện giọng nói, nhưng với ngoại lực, chúng ta hiện giờ có thể từ bỏ các công việc đó. Những công việc mới chắc chắn sẽ thay thế các công việc bị mất đi. Điều này chỉ diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ và thương mại. “Vào năm 1940” nhà kinh tế học hàng đầu ở nhà trắng, Greg Mankiw, đã quan sát và thấy rằng “không ai có thể dự đoán được thế hệ nông dân ông bà có thể trở thành người thiết kế trang web và người vận hành CAT-scan. Nhưng họ đã làm và với mức lương và thu nhập rất cao”. 3. Loại thất nghiệp nào xuất hiện khi nền kinh tế đang thay đổi cách thức sản xuất hàng hóa hay thay đổi hàng hóa sản xuất? Chính phủ có thể giảm loại thất nghiệp này bằng cách nào? Vào lúc này, hai kiểu thất nghiệp thường xảy ra do sử dụng ngoại lực và máy tính hóa. Một loại việc làm khác cũng phát sinh đó là hỗ trợ y tá ở nhà, người trông nom nhà, người làm vườn, nha sĩ. Những người lao động sinh ra ở nước ngoài có thể làm những công việc này, nhưng họ phải đến sống ở Mỹ. Một cuộc điều tra vào năm 2000 cho thấy lương khởi điểm bình quân của các nha sĩ thực hiện trong các chương trình chăm sóc răng ở trường đại học cộng đồng là 41,900 USD. Một chương trình hiện đang quan tâm tại các trường đại học cộng đồng, đó là vật lý trị liệu. Trường đại học cộng đồng kỹ thuật Springfield ở miền Tây Massachusetts nhận gần 50 ứng viên mỗi năm phục vụ cho 20 địa điểm khác nhau trong một chương trình kéo dài sáu năm, gần như đa số họ là phụ nữ. Bernadette Della Bitta Nicholson, người điều hành chương trình cho biết những người tốt nghiệp sau đại học không gặp trở ngại trong việc tìm kiếm công việc. Khoảng một phần ba đi đến nguồn nước khoáng địa phương, mà ở đó tập trung gần một nữa các bác sĩ trị liệu với 80 USD một giờ cho mỗi lần trị liệu. Một phần ba khác phục vụ ở các trung tâm chăm sóc sức khoẻ địa phương và số còn lại lập cơ sở kinh doanh riêng. Một số công việc dự tính sẽ tồn tại lâu dài ở đây, đó là công việc với mục đích cao. Một số yêu cầu trao đổi thông tin theo cách thức mà thư điện tử hay trao đổi trực tuyến không thực hiện được. Hãy suy nghĩ về việc giảng dạy ở trường hạng nhất hay bán một căn biệt thự, hay thuyết phục một dạng phần mềm mới. Các nhu cầu khác như kiến thức xã hội mà những người ở nước ngoài không thể đảm nhận được ở Mỹ. Hãy nghĩ về cách tiếp thị những thanh thiếu niên Mỹ hay vận động hành lang quốc hội. Việc xác định chính xác các công việc nào sẽ thay thế các công việc mất đi là điều không thể. Số liệu từ cục thống kê lao động cho thấy những khó khăn trong vấn đề này. Năm 1988, chính quyền dự đoán số lượng các trạm khí đốt sẽ tăng từ 308,000 lên 331,000 vào năm 2000. Cho đến năm 2000, chỉ có 140,000. “Hầu hết các trạm khí đốt bây giờ là tự phục vụ”, nhà kinh tế học BLS, Andrew Alpert and Jill Auyer, giải thích cách nhìn nhận trước đây mà chính quyền đã công bố. BLS không thể nhìn thấy những gì sắp đến. Vào năm 1988, BLS cũng dự kiến các đại lý du lịch nằm trong số 20 nghề có tốc độ tăng nhanh nhất. Sự gia tăng xếp hạng chỉ 54% vào năm 2000. Một lần nữa sai lầm. Số các đại lý 202
  17. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực du lịch giảm 6.2%. Họ đã dự đoán sự gia tăng du lịch, nhưng lại không thể biết được sự ra đời của hình thức đăng ký vé trực tuyến. Trong số 20 nghề nghiệp mà BLS dự đoán năm 1988 chịu những thiệt hại lớn nhất từ giữa năm 1988 và năm 2000, chính xác chỉ tăng một nữa. Các cơ quan cũng dự báo rằng số lượng các dây chuyền lắp ráp điện tử và các nhà máy điện tử sẽ giảm đi 173,000, giảm 44%. Mười hai năm sau, vẫn còn hơn 45,000, tăng 11%. Không có ngoại lực hay robot nào có thể gây ra con số như BLS dự đoán. Trong nỗ lực nhận diện các khuynh hướng, ông Levy phân biệt giữa các công việc đòi hỏi người lao động những qui tắc và những công việc đòi hỏi nhận dạng mô hình. Công việc thứ nhất, trong sản xuất chế tạo hay dịch vụ, chịu nguy cơ từ công nghệ và ngoại lực. Công việc thứ hai ít có nguy cơ hơn. Hãy xem xét việc soạn tờ khai thuế thu nhập. “Một hệ thống thuế dựa trên các qui tắc được xây dựng thành phần mềm như TaxCut và Turbo Tax”, Ông Levy và nhà kinh tế Harvard, Richard Murnane, đã viết trong một cuốn sách “Phân chia lao động”. “Trong khi việc soạn thảo các tờ khai thuế phức tạp đòi hỏi các chuyên gia, thì nhiều tờ khai thuế khác thì không cần và vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi thấy việc soạn thảo tờ khai thuế sắp đi đến hồi kết thúc”, Ernst & Young LLC đang gửi một số qui trình tờ khai thuế đơn giản đến Ấn Độ và một nhóm các công ty Mỹ đã khởi xướng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ thực hiện công việc này một cách tương tự. Ngược lại, các công việc khác yêu cầu khả năng của con người trong việc nhận diện các mô hình, người lái xe tải quẹo trái sang đường chẳng hạn, hay việc chuẩn đoán cơ thể nhằm phát hiện bệnh bất thường. Bác sĩ đảm nhận các công việc đọc bản phim X quang ở Ấn Độ hay xét nghiệm máu có thể thực hiện một cách tự động, nhưng việc chuẩn đoán bệnh vẫn còn đòi hỏi những nỗ lực phức tạp của con người. Những công việc như vậy khó có thể máy tính hóa hay được dự báo bởi kỹ thuật cao. Chúng cũng khó có thể giám sát từ xa và vì vậy cần phải sử dụng ngoại lực bên ngoài. 4. Điều gì có thể nói về độ co giãn tương đối của cầu dịch vụ viễn thông và vật lý trị liệu và các công việc dịch vụ quan trọng? Mọi thứ khác giả định như nhau, điều gì cho biết lương của người lao động, làm công việc vật lý trị liệu khác với lương của người lao động làm những công việc khác? Các trường cao đẳng cộng đồng, trường công với thời gian đào tạo hai năm, rất xuất sắc trong cung cấp các công việc mà các nhà tuyển dụng địa phương đang thuê – và sau đó đào tạo họ. “Một số nghề này là không có tính khoa học. Andrew Scibelli, giám đốc trường cao đẳng cộng đồng kỹ thuật Springfield, cho biết “điều này chỉ gây sự chú ý”. “Khi người vợ trước của tôi có thai cách đây 15 năm và đi siêu âm, tôi có nói chuyện với cô chụp siêu âm và hỏi liệu cô ấy có được đào tạo làm công việc này không. Cô ấy nói “Tôi không được đào tạo, tôi chỉ là kỹ thuật viên chụp X quang. Các bác sĩ và cộng sự của tôi đã hướng dẫn cách thức sử dụng thiết bị này”. Ông Scibelli quay trở về văn phòng và gọi cộng sự xem xét chương trình đào tạo, hỏi các nhà tuyển dụng địa phương và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương để bắt đầu chương trình. Ngày nay, các chương trình, đã bắt đầu năm 1994, cung cấp hơn 100 ứng viên mỗi kỳ học, nhưng hầu hết họ phải trải qua thời kỳ 3 năm để hoàn thành các khóa học yêu cầu, trước khi hoàn thành 10 khóa học thực tập để được cấp chứng nhận khám chữa bệnh. Những người tốt nghiệp có mức lương trung bình từ 20 USD đến 28 USD một giờ. Những ngày gần đây, các trường cao đẳng cộng đồng gặp khó khăn do mâu thuẫn về cách nhìn công việc tương lai. Albert Lorenzo, hiệu tưởng trường cao đẳng cộng đồng Macomb, ngoại ô Detroit, cho biết “có một cảm tưởng khó tin về khôi phục thất nghiệp và đến giờ này vẫn không thay đổi với dự báo mười năm trước, sẽ là thiếu công việc đòi hỏi kỹ năng”. “Tất cả chúng ta đang cố gắng tương thích với điều này”. 203
  18. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Khoảng cách rộng hơn Một khả năng có thể dự báo trước một cách chắc chắn, đó là khoảng cách ngày càng rộng hơn về tiền lương giữa các công việc. Một số công việc được trả với mức lương rất cao, trong khi một số khác thì mức lương rất thấp. Điều này cũng đã từng xảy ra trong những năm thập kỷ 1980 khi mà kỹ năng công việc ngành sản xuất chế tạo không còn đóng vai trò quan trọng. Tốc độ gia tăng tiền lương của Mỹ thường dựa theo sự gia tăng năng suất lao động, số lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên mỗi giờ lao động. Nhưng mà trong bất kỳ nền kinh tế nào, thì tiền lương của lao động sẽ tăng lên khi cầu lao động đó tăng lên và tiền lương của lao động khác sẽ khựng lại, thậm chí giảm xuống. Trong vài thập kỷ qua, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế đã yêu cầu nhiều lao động có trình độ và kỹ năng hơn. Mặc dù, thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học đã tăng lên, nhưng tỷ lệ thấp nghiệp giữa những người lao động với bằng cấp 4 năm học đại học chỉ ở mức 3%, khá thấp so với 5.5% những người tốt nghiệp trung học và 8.5% những người không tốt nghiệp trung học. Không chỉ lao động Mỹ chịu đe doạ và chuyển sang lĩnh vực thiết kế phần mềm trình độ cao. Liệu có thể tồn tại những công việc với mức thu nhập cao như vậy không? Và mức lương này có giảm xuống cho đến khi bằng với mức lương tương ứng của lao động Ấn Độ, Trung Quốc và xác lập cân bằng mới trên thị trường toàn cầu hay không? Vào đầu những năm 1980 cho đến những năm 1990, cầu đối với lao động có trình độ tăng cao hơn cung, đã đẩy mức lương cao khá xa so với lao động ít kỹ năng hơn. Lương của nam lao động trên 25 tuổi với 4 năm đại học cao hơn 41% so với lương của nam lao động cùng độ tuổi với bằng trung học, theo dữ liệu phân tích của Viện chính sách kinh tế. 20 năm trước đây, sự khác biệt chỉ là 21%. Với phụ nữ, mức lương đại học cao hơn trung học là 46% so với 25%. Sự tăng vọt lương vào những năm 1990 đối với nghề nghiệp xếp hạng đầu vẫn tiếp tục leo thang nhanh hơn so với các nghề nghiệp khác. Trong khi đó, lương ở những nghề nghiệp xếp hạng thấp nhất thì gần bằng với lương xếp hạng trung bình, đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp đến nỗi mà khẩu ngữ “cần giúp đỡ” trở thành toàn cầu của giới kinh doanh Mỹ, bằng cách tăng mức lương tối thiểu. Khi nền kinh tế trở nên xấu hơn vào năm 2000 và thất nghiệp tăng lên, thì lương của nghề nghiệp xếp hạng thấp giảm trong khi lương của nghề nghiệp xếp hạng cao vẫn tiếp tục tăng lên rất cao. Khoảng cách lương của người tốt nghiệp đại học vẫn duy trì ở mức cao, mặc dù điều này đã không còn gia tăng trong thời gian gần đây. Liệu công nghệ, thương mại và ngoại lực có làm gia tăng khoảng cách tiền lương giữa những lao động được trả với mức lương cao nhất với những lao động trả với mức lương thấp nhất không? Hiện tại, cơn gió kinh tế dường như đang thổi theo chiều hướng đó. “Vấn đề dài hạn đối với người Mỹ không phải là có ít việc làm”, Robert Reich cựu thư ký lao động của chính quyền Clinton, hiện công tác tại đại học Brandeis đã viết bài trên tờ Wall Street Journal vào tháng 12. “Đó chính là khoảng cách thu nhập càng rộng hơn. giải pháp dài hạn là thúc đẩy nổ lực để nhiều người Mỹ có được giáo dục tốt hơn, kể cả việc tham dự vào các trường đại học. Có rất nhiều công việc hấp dẫn quanh chúng ta, nhưng có quá ít công dân chuẩn bị tốt cho chính họ”. Nếu không có sự thay đổi lớn trong chính sách, chẳng hạn như tăng mức lương tối thiểu hay hạn chế nhập cư, hay sự chuyển đổi của nền kinh tế, phong trào của các nghiệp đoàn hay hạn chế nhập khẩu, thì khoảng cách lương giữa người thắng và thua ngày càng trở nên xa hơn. Phần lớn những ảnh hưởng diễn ra đối với những nạn nhân của sự thay đổi. những lao động phổ thông như công nhân nhà máy thép, công nhân trong xưởng lắp ráp ô tô hay những công nhân với lao động nặng nhọc đã bị đẩy bên lề bởi thương mại và công nghệ vào những thập kỷ 1980 và 1990. Một số phải cạnh tranh với những công việc có thu nhập thấp, với những lao động không có kỹ năng, kể cả những người mới nhập cư, đã đẩy lương các công việc xếp 204
  19. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực hạng thấp xuống thêm nữa. Những công việc với yêu cầu kỹ năng, thường được sự hỗ trợ của chính phủ, thì nâng mức thu nhập lên cao hơn nữa. 5. Nếu cung của lao động có trình độ tăng lên ở Mỹ và những thứ khác vẫn không đổi, điều gì xảy ra đối với mức lương công việc ở những vị trí đòi hỏi trình độ cao hơn? Điều này có diễn ra giống với thực tế hay không? Ông Lorenzo, hiệu trưởng trường cao đẳng cộng đồng Michigan nói rằng “chúng ta thường nghĩ về nấc thang nghề nghiệp”, chúng ta thích đi lên những nấc thang hơn là trèo lên tảng đá. Bây giờ sẽ chẳng còn những nấc thang bằng phẳng nữa”. Một số thợ cơ khí ôtô sẽ không còn giỏi trong việc sửa chữa xe hơi nếu như nhà máy bổ sung thêm các mạch vi tính; một số người khác phải học cách chuẩn đoán động cơ đã được máy tính hóa cũng như nhận biết khiếm điểm cũng như tình trạng bộ phận bơm nhiên liệu. Ngày nay, năng lực máy tính hóa và sự lan toả của ngoại lực nước ngoài đã đe doạ nhiều công việc và thay thế nhiều công việc trước đây trong các nhà máy. Vì vậy, có nhiều lựa chọn cho ngã rẻ trên con đường. Những con đường tốc độ chậm đón nhận những lao động với kỹ năng thấp trong việc cạnh tranh các công việc như lau dọn, trông nom trẻ, phục dịch cho giới có thu nhập cao, đã đẩy mức lương công việc xuống hạng thấp nhất. Những con đường tốc độ cao dành cho những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, những công việc mà người Trung Quốc và Ấn Độ có thể thực hiện được trong một ngày gần đây, nhưng không phải bây giờ. Những ai muốn đi trên con đường tốc độ cao chắc hẳn sẽ trang bị giáo dục tốt hơn. Những lao động cần phải có kỹ năng để duy trì các công việc mà các máy tính và lao động nước ngoài có thể thay thế. Dĩ nhiên, những lao động với kỹ năng trung bình muốn thành công sẽ phải học nhiều hơn. Nhưng giáo dục là một thang máy chậm chạp. Hiệu trưởng trường đại học Harvard, Lawrence Summers, gọi nó là “niềm tin nền tảng cho tương lai”. Ông Levy, nhà kinh tế học MIT nói rằng “có hai điều không đúng khi các nhà chính trị nói về ngoại lực”. “Một là chúng ta có thể xoay ngược trở lại. thậm chí nếu như bạn cắt đứt mọi trao đổi, thì công nghệ cũng chỉ làm một thứ mà người lao động đã làm. Thứ hai, giáo dục là tất cả vấn đề. Dĩ nhiên, điều này là đúng, nhưng chỉ trong dài hạn”. Sự tiến triển kinh tế theo thời gian là cách đo lường tốt nhất – trong các thế hệ - việc giáo dục lao động Mỹ là phương thuốc kỳ diệu nhất của nền kinh tế, thúc đẩy những người mất việc phải được đào tạo lại. Nếu không có các trường sơ và trung cấp tốt hơn, khoảng cách giữa học đại học và đào tạo lao động sẽ rộng hơn, khoảng cách giữa công việc được trả lương cao và thấp chắc chắn sẽ tăng lên. Trong vòng 5 hay 10 năm đến, mặc dù có nhiều trường trung học, nhiều sinh viên đại học, nhiều hình thức đào tạo tại chổ, cũng dường như không ngăn được ngoại lực, thương mại, cải tiến công nghệ và giảm đi khoảng cách thu nhập này. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 2, chương 3 và chương 8 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. Cung và cầu lao động xác định mức lương mà người lao động nhận được. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mức lương người lao động nhận được bằng với giá trị sản phảm biên; đó là giá trị mà họ đóng góp để sản xuất hàng hóa được bán. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương là cầu của sản phẩm, tính chất quan trọng của lao động trong việc sản xuất hàng hóa, khả năng thay thế lao động này bởi những lao động khác hay với máy móc và mức độ năng lực biên giảm đi gia tăng lao động. 205
  20. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực 2. Biểu đồ dưới đây giả sử nền kinh tế đang tại điểm A. Điểm nằm dưới mức tiềm năng là do nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Hoặc là Fed đưa ra mức lãi suất thấp hơn (để thúc đẩy gia tăng đầu tư) hay chính phủ hạ thấp mức thuế hay gia tăng chi tiêu ngân sách (cả hai đều làm tăng chi tiêu) đã làm dịch chuyển tổng cầu sang phải. Lưu ý rằng đường AD sẽ dịch chuyển sang phải bằng bội số của mức gia tăng các chi tiêu ban đầu. Chúng ta sẽ thấy tổng sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng đến mức sản lượng tiềm năng. Nền kinh tế đạt được cân bằng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trừ khi có sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp dẫn đến mức gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cấu trúc, mức gia tăng sản lượng dường như xảy ra cùng với mức thấp hơn của tỷ lệ thất nghiệp. Giá lAS SAS A B AD1 AD0 0 Y0 YP Lượng 3. Điều này gọi là thất nghiệp cấu trúc. đặc biệt, thất nghiệp cấu trúc là thất nghiệp do cơ cấu các ngành của nền kinh tế hay bởi tái cấu trúc do một số kỹ năng nghề nghiệp đã lỗi thời. Chính phủ có thể cố gắng giảm thất nghiệp cấu trúc bằng cách tìm ra các biện pháp giảm thời gian trang bị lại - bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo lại, giảm các trợ cấp thất nghiệp, nhằm khuyến khích những người thất nghiệp đi đào tạo hay chấp nhận một công việc khác, giảm chi phí cho những người thuê mướn lao động với mức thuế thấp, hay các qui định trong việc sa thải lao động. 4. Cầu của các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ ít co giãn bởi vì có ít thay thế hơn. Các doanh nghiệp Mỹ cung cấp dịch vụ telemarketing (chào hàng qua điện thoại) có thể thay thế lao động Mỹ bởi các lao động Ấn Độ, trong khi suối nước khoáng chỉ có thể thuê những người có thể đến được với suối nước khoáng. Vì vậy, nếu mọi thứ khác vẫn không đổi, thì lương của bác sĩ vật lý trị liệu sẽ cao hơn lương của những người làm dịch vụ telemarketers. 5. Bằng cách sử dụng phân tích cung cầu, điều rõ ràng là lương của lao động trình độ cao sẽ giảm khi cung của lao động đó tăng lên. Thật khó để nói lên những gì diễn ra trong thực tế. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm năng suất của người lao động và sự thay đổi công nghệ. Nó có thể là sự gia tăng cầu của lao động vượt quá sự gia tăng cung lao động, hay nhu cầu sản phẩm mới đòi hỏi lao động có trình độ cao và vì vậy cầu lao động trình độ cao gia tăng. 206
  21. Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng CCChhhưưươơơnnnggg 999 NNNGGGOOOẠẠẠIII ỨỨỨNNNGGG VVVÀÀÀ HHHÀÀÀNNNGGG HHHÓÓÓAAA CCCÔÔÔNNNGGG CCCỘỘỘNNNGGG Trong các chương trước, chúng ta đã xem xét cách thức thị trường phân bổ các nguồn lực khan hiếm với các ảnh hưởng của cung và cầu, sự cân bằng cung - cầu chỉ ra rằng nguồn lực phân bổ hiệu quả. Thực vậy, thị trường hoạt động hiệu quả nhưng trong một số trường hợp thì thị trường sẽ hoạt động không hiệu quả. Chương này đề cập đến các vấn đề khu vực công bằng cách xem xét ảnh hưởng ngoại ứng, cách thức giải quyết cá nhân và chính sách công đối với ngoại ứng và các vấn đề liên quan đến hàng hóa công cộng, tài nguyên dùng chung và sự can thiệp của chính phủ nhằm cải thiện hiệu quả của thị trường. Sau khi nghiên cứu chương này, bạn có thể: ª Phân biệt ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực và hiểu được tại sao ngoại ứng làm phát sinh chi phí hay gia tăng giá trị xã hội. ª Xem xét các giải quyết cá nhân và chính sách công đối với vấn đề ngoại ứng. ª Xem xét các vấn đề nảy sinh đối với hàng hóa không có giá trên thị trường và chính phủ can thiệp để cải thiện hiệu quả thị trường. ª Phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng và quyền sở hữu đối với tài nguyên dùng chung. NGOẠI ỨNG Chúng ta bắt đầu nghiên cứu những cách thức chủ yếu có thể tác động để cải thiện thị trường và xem xét tại sao thị trường đôi khi phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Bằng cách nào các chính sách của chính phủ có thể giải quyết vấn đề phân bổ nguồn lực và chính sách nào là phù hợp nhất. NGOẠI ỨNG LÀ GÌ Ngoại ứng Khiếm khuyết thị trường xem xét trong chương này dưới đặc tính chung, gọi là ngoại ứng. Ngoại ứng xuất hiện khi một người tiến hành một hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của người ngoài cuộc, những người chưa được trả hay chưa nhận được tiền bồi thường cho hậu quả đó. Nếu tác động đó là có hại, nó được gọi là ngoại ứng tiêu cực; nếu tác động có lợi được gọi là ngoại ứng tích cực. Với sự có mặt của ngoại ứng, sự quan tâm của xã hội đối với đầu ra của thị trường mở rộng cả về phía lợi ích của người mua và bán trên thị trường; nó cũng bao gồm sự ảnh hưởng đến lợi ích của những người ngoài cuộc. Bởi người mua và bán không để ý đến những hậu quả bên ngoài hành động của họ khi quyết định lượng cung cấp và tiêu dùng, sự cân bằng thị trường là không hiệu quả khi có ngoại ứng. Đó là khiếm khuyết của thị trường trong việc tối đa hóa tổng lợi ích. Chẳng hạn, việc thải chất dioxin vào môi trường là một ngoại ứng tiêu cực. Các công ty sản xuất giấy sẽ không xem xét đến chi phí ô nhiễm gây ra và vì thế sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm nếu như chính phủ không có biện pháp ngăn chặn. Sau đây là một vài ví dụ về ô nhiễm: Khí thải từ xe cộ là ngoại ứng tiêu cực vì nó tạo ra khói và người khác phải hít thở. Kết quả là người lái xe có xu hướng gây ô nhiễm nhiều nhất. Các chính phủ nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách đặt ra mức thải tiêu chuẩn cho xe ô tô. Chính phủ cũng đánh thuế xăng dầu để giảm lượng người lái xe. 207
  22. Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng Khôi phục những tòa nhà lịch sử là ngoại ứng tích cực vì mọi người đi ngang qua có thể thưởng thức vẻ đẹp cũng như ý thức được lịch sử về các toà nhà. Người quản lý không nhận thức được giá trị toàn bộ lợi ích của việc bảo tồn và khôi phục, vì thế tòa nhà có xu hướng xuống cấp hoặc phá huỷ để xây dựng mới. Chính quyền địa phương thường chịu trách nhiệm về vấn đề này bằng cách qui định việc bảo tồn toà nhà và trợ cấp cho cơ quan quản lý để khôi phục nó. Tiếng chó sủa gây ra ngoại ứng tiêu cực, những ảnh hưởng xấu từ tiếng chó sủa mà hàng xóm phải gánh chịu. Người chủ không chịu tất cả chi phí về tiếng ồn, vì thế ít có biện pháp ngăn chặn tiếng ồn này. Chính quyền địa phương hướng đến vấn đề này bằng sự can thiệp, coi việc “quấy rầy sự yên tĩnh” là bất hợp pháp. Nghiên cứu công nghệ mới là ngoại ứng tích cực bởi nó tạo ra kiến thức mà mọi người có thể sử dụng. Bởi vì người phát minh không có lợi ích toàn bộ của việc phát minh của họ, lợi ích mà họ được hưởng là rất ít. Do đó, chính phủ giải quyết vấn đề này bằng cách cấp bằng sáng chế, cho phép nhà phát minh quyền ưu tiên sử dụng phát minh của họ trong một thời gian nào đó. Trong mỗi trường hợp trên, người trong cuộc không ý thức được ảnh hưởng của ngoại ứng gây ra từ hành vi của họ. Vì vậy, chính phủ can thiệp và tác động đến hành vi của họ nhằm bảo vệ quyền lợi của người ngoài cuộc. Ngoại ứng trong sản xuất ª Ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất Giả sử, các công ty sản xuất nhôm thải ra chất gây ô nhiễm, khi mỗi đơn vị nhôm được sản xuất, có một lượng khói nào đó được thải ra bầu khí quyển. Lượng khói này gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người hít nó, đó là ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất. Ngoại ứng ảnh hưởng đến đầu ra của thị trường như thế nào? Do ngoại ứng, chi phí xã hội để sản xuất nhôm lớn hơn chi phí của các nhà sản xuất nhôm. Khi mỗi đơn vị nhôm được sản xuất ra, chi phí xã hội gồm chi phí của các nhà sản xuất, cộng với chi phí của những người không liên quan bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm. Biểu đồ dưới đây minh họa chi phí xã hội của việc sản xuất nhôm. Đường chi phí xã hội nằm trên đường cung bởi nó phải gánh chịu chi phí bên ngoài mà các nhà sản xuất nhôm gây ra cho xã hội. Sự khác biệt giữa hai đường phản ánh chi phí ô nhiễm. Giá Sản xuất nhôm và tối ưu xã hội Điểm tối ưu S’ Chi phí xã hội Điểm cân bằng S O Chi phí cá nhân PO E Pm D 0 QO Qm Lượng Vậy cần sản xuất bao nhiêu nhôm? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta xem xét nhà hoạch định xã hội sẽ hành động như thế nào. Các nhà hoạch định cố gắng tối đa hóa giá trị thặng dư của thị trường - giá trị tiêu dùng nhôm trừ đi chi phí sản xuất nhôm. Trong đó, chi phí sản xuất nhôm bao gồm cả chi phí ô nhiễm. Nhà hoạch định muốn chọn mức sản xuất nhôm tại điểm mà đường cầu cắt đường chi phí xã hội. Giao điểm này quyết định lượng nhôm tối ưu nhất cần sản xuất từ quan điểm xã hội. 208
  23. Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng Dưới mức này, giá trị của nhôm đối với người tiêu dùng (được đo bởi đường cầu) vượt quá chi phí xã hội để sản xuất ra nó (được đo bởi đường chi phí xã hội). Những nhà hoạch định không sản xuất nhiều hơn mức này bởi chi phí sản xuất của xã hội tăng thêm vượt quá giá trị của nó đối với người tiêu dùng. Chú ý rằng lượng nhôm ở điểm lượng cân bằng, Qm, là cao hơn sản lượng tối ưu của xã hội, Qo. Lý giải cho sự không hiệu quả này là sự cân bằng thị trường chỉ phản ánh chi phí của cá nhân của việc sản xuất. Ở điểm cân bằng thị trường, giá trị tiêu dùng biên của nhôm ít hơn so với chi phí xã hội của sản xuất. Đó là, tại Qm đường cầu nằm dưới đường chi phí xã hội. Vì thế, giảm bớt lượng sản xuất và tiêu dùng nhôm so với cân bằng thị trường làm gia tăng lợi ích của nền kinh tế. Xã hội phải làm thế nào để đạt được kết quả tối ưu. Một cách có thể thực hiện được là chỉ có thể đánh thuế vào việc sản xuất nhôm cho mỗi tấn nhôm được bán ra. Thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung lên trên tùy theo mức độ của nó. Nếu mức thuế đánh tương ứng với sự tăng lên của đường chi phí xã hội, thì đường cung mới sẽ trùng với đường chi phí xã hội. Ở điểm cân bằng mới, những người sản xuất nhôm có thể sản xuất ở sản lượng nhôm tối ưu của xã hội Việc sử dụng thuế như trên được gọi là sự can thiệp vào ngoại ứng và là nguyên nhân kích thích người bán và người mua trên thị trường tính toán hiệu quả của ngoại ứng trong hoạt động của họ. Những nhà sản xuất nhôm cũng như xăng, phải tính đến chi phí của ô nhiễm trong việc tính toán khi quyết định sản lượng nhôm sản xuất khi có thuế để trả cho chi phí ô nhiễm này. Chúng ta sẽ xem xét cách thức để khắc phục các ngoại ứng ở phần cuối của chương này. ª Ngoại ứng tích cực trong sản xuất Mặc dù trong một vài thị trường chi phí xã hội vượt quá chi phí sản xuất cá nhân, trong một vài thị trường khác thì ngược lại với trường hợp này. Ở trong các thị trường này, ngoại ứng bên ngoài có lợi, chi phí sản xuất của xã hội thấp hơn chi phí của cá nhân, đó là ngoại ứng tích cực trong sản xuất trong sản xuất. Chẳng hạn, trong ngành chế tạo robot (người máy) công nghiệp. Robot là lĩnh vực có công nghệ thay đổi nhanh chóng. Mỗi khi một công ty chế tạo ra robot, ở đó có cơ hội để khám phá ra mẫu thiết kế mới tốt hơn. Mẫu thiết kế mới này không chỉ có lợi cho công ty mà còn cho xã hội nói chung, bởi thiết kế này sẽ cung cấp kho tàng kiến thức của nhân loại. Loại ngoại ứng tích cực này được gọi là sự lan tỏa về mặt công nghệ. Việc phân tích ngoại ứng tích cực cũng tương tự với sự phân tích ngoại ứng tiêu cực. Biểu đồ dưới đây mô tả thị trường robot công nghiệp. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất của xã hội là thấp hơn so với chi phí sản xuất của cá nhân, có sự dịch chuyển xuống dưới của đường cung. Trong trường hợp đặc biệt, chi phí sản xuất của xã hội của robot thấp hơn chi phí của cá nhân là do sự lan toả về mặt công nghệ. Vậy thì, người hoạch định chính sách xã hội có thể chọn việc sản xuất với sản lượng lớn hơn của thị trường tư nhân yêu cầu. Giá Robot và tối ưu xã hội Điểm tối ưu S Điểm cân Chi phí bằng cá nhân S’ E Chi phí Pm O xã hội PO D Giá trị cá nhân 0 Qm QO Lượng 209
  24. Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng Trong trường hợp này, chính phủ có thể can thiệp vào ngoại ứng bằng cách trợ cấp cho việc sản xuất robot. Nếu chính phủ trả cho công ty phần trợ cấp cho mỗi đơn vị robot sản xuất, thì đường cung có thể dịch xuống bằng giá trị của trợ cấp và điều này có thể làm tăng sản lượng cân bằng của robot. Để đảm bảo sản lượng cân bằng thị trường bằng với sản lượng tối ưu của xã hội, mức trợ cấp tương ứng với giá trị của sự lan toả công nghệ. Sự lan tỏa công nghệ ở mức nào và chính sách công cộng phải làm gì? Đó là câu hỏi quan trọng, bởi vì tiến bộ kỹ thuật là chìa khóa để đánh giá sự tiến bộ trình độ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đây là câu hỏi khá hóc búa đối với các nhà kinh tế trong từng giai đoạn. Một số nhà kinh tế cho rằng sự lan tỏa công nghệ đã lan tràn và chính phủ cần khuyến khích các ngành với quy mô lớn. Hiện nay, các nhà kinh tế đang tranh luận về việc sản xuất chip (mạch) máy tính. Trong trường hợp đó, chính phủ sử dụng luật thuế để kích thích sản xuất chip máy tính, cũng như đối với các sản phẩm khác. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế với mục đích đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản xuất được gọi là chính sách công nghệ. Một số nhà kinh tế khác đôi khi cũng hoài nghi về chính sách công nghệ. Mặc dù, sự loan tỏa công nghệ là phổ biến, thì kết quả đạt được của chính sách công nghệ phụ thuộc vào cách thức chính phủ đo lường mức độ lan tỏa từ các thị trường khác nhau. Vấn đề đo lường này là khó khăn nhất. Hơn thế nữa, mỗi khu vực không có những thước đo riêng, hệ thống chính sách này tác động thông qua chính sách trợ cấp cho các ngành công nghiệp và hơn thế nữa, nó sẽ tạo ra những ngoại ứng tích cực nhất. Một trong những chính sách công nghệ được các nhà kinh tế học thừa nhận hơn cả là bảo hộ bằng phát minh. Luật bảo hộ bản quyền bằng phát minh đã mang đến cho những người sáng chế được độc quyền sử dụng nó trong một thời kỳ nhất định. Khi một công ty đột phá về công nghệ, nó có thể thu được nhiều lợi nhuận. Các phát minh đã mang lại cho các công ty quyền sở hữu về sáng kiến. Nếu công ty khác muốn sử dụng công nghệ mới, họ có thể mua giấy phép chuyển nhượng từ công ty có quyền sở hữu về phát minh. Như vậy, các phát minh động viên các công ty trong việc nghiên cứu và những hoạt động khác nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật. Các ngoại ứng trong tiêu dùng Những ngoại ứng mà chúng ta đề cập ở trên liên quan với việc sản xuất hàng hóa. Một vài ngoại ứng liên quan đến tiêu dùng, chẳng hạn như nồng độ cồn sẽ tạo ra ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng trong tiêu dùng nếu việc tiêu dùng nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Tương tự, việc tiêu dùng sản phẩm giáo dục tạo ra ngoại ứng tích cực trong tiêu dùng bởi vì nâng cao dân trí có lợi cho mỗi người. Việc phân tích ngoại ứng tiêu dùng cũng giống như phân tích ngoại ứng sản xuất. Biểu đồ dưới đây chỉ ra, đường cầu không phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa. Phần (a) chỉ ra trường hợp của ngoại ứng tiêu dùng tiêu cực, chẳng hạn bia-rượu trong trường hợp này, giá trị xã hội nhỏ hơn so với giá trị của cá nhân và sản lượng tối ưu của xã hội nhỏ hơn so với sản lượng được xác định bởi thị trường cá nhân. Phần (b) chỉ ra ngoại ứng tiêu dùng tích cực, như trường hợp giáo dục. Trong trường hợp này, giá trị xã hội lớn hơn giá trị cá nhân và sản lượng tối ưu của xã hội lớn hơn so với sản lượng của cá nhân. Giá (a) Ngoại ứng tiêu dùng tiêu cực Giá (b) Ngoại ứng tiêu dùng tích cực (Bia - Rượu) (Giáo dục) Điểm tối ưu Điểm tối ưu S Điểm cân S Điểm cân Chi phí bằng Chi phí cá nhân bằng O cá nhân PO E E Pm O Pm PO D’ D Giá trị xã hội D’ Giá trị cá nhân D Giá trị xã hội Giá trị cá nhân 210 0 Q Q Lượng 0 O m Qm QO Lượng