Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 8)

pdf 24 trang phuongnguyen 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_pgs_ts_le_the_gioi_phan_8.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 8)

  1. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT Bây giờ, chúng ta hãy xem xét cách thức xác định cân bằng trong ngắn hạn của thị trường bán cạnh tranh. Biểu đồ dưới đây minh họa cân bằng trong ngắn hạn của một doanh nghiệp trong thị trường bán cạnh tranh. Một doanh nghiệp bán cạnh tranh sẽ tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất tại mức sản lượng mà ở đó MR = MC. Trong biểu đồ dưới đây, mức sản lượng cân bằng là Qo. Khi đó, giá cân bằng (số tiền mà khách hàng hang muốn trả tương ứng tại mức sản lượng Qo này) là Po tương ứng với Qo. Giá Lợi nhuận > 0 Lượng Trong thị trường độc quyền, lợi nhuận kinh tế có thể có được do rào cản thị trường. Tuy nhiên, trong bán độc quyền thì lợi nhuận kinh tế thay đổi là do sự thâm nhập của các doanh nghiệp mới vào ngành. Khi có doanh nghiệp mới gia nhập ngành, cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sẽ giảm xuống và trở nên co giãn hơn. Cầu giảm sẽ làm giảm lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp. Quá trình gia nhập ngành này sẽ tiếp diễn liên tục cho đến khi lợi nhuận kinh tế không còn nữa như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Giá Lợi nhuận = 0 Lượng Biểu đồ trên minh họa cân bằng dài hạn của một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bán cạnh tranh. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất với sản lượng Q’ và giá cân bằng tài P’. Do giá bằng với chi phí trung bình, cho nên doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng không. Cân bằng dài hạn được xem là “cân bằng tiếp tuyến” vì đường cầu tiếp tuyến với đường ATC tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp bán cạnh tranh có thể bị lỗ (lợi nhuận kinh tế âm) như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Khi đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn và 163
  2. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo rời khỏi ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp rời khỏi ngành thì các đường cầu của doanh nghiệp khác sẽ dịch chuyển sang phải và ít co giãn hơn. Sự rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp diễn ra liên tục cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không. Giá Lượng Trong thị trường bán cạnh tranh, các doanh nghiệp trong dài hạn luôn có năng lực thặng dư. Lý do là các doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng dưới mức sản lượng tại minATC. Kết quả là người tiêu dùng trả một mức giá vượt quá chi phí trung bình tối thiểu. Điều này có thể giải thích tại sao đường cầu của doanh nghiệp bán cạnh tranh trở nên dốc hơn, là do phân biệt sản phẩm. Bởi vì sản phẩm của doanh nghiệp là không thay thế hoàn toàn cho các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, sự phân biệt sản phẩm gây nên năng lực thặng dư. CHI PHÍ PHÂN BIỆT Như đã đề cập trong chương trước, sự hữu hiệu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi P=MC và doanh nghiệp sản xuất với mức chi phí trung bình tối thiểu (ATC min). Biểu đồ dưới đây so sánh giá và lượng giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường bán cạnh tranh. Như biểu đồ cho thấy, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại mức sản lượng Qpc (giá Ppc tương ứng) cao hơn sản lượng doanh nghiệp bán cạnh tranh Qmc (giá Pmc tương ứng). Khi đó, giá của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo (Ppc) sẽ thấp hơn giá của doanh nghiệp bán cạnh tranh (Pmc). Giá Lượng Vì doanh nghiệp bán cạnh tranh sản xuất tại mức sản lượng có chi phí lớn hơn minATC, cho nên doanh nghiệp bán cạnh tranh kém hữu hiệu hơn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Điều này làm phát sinh chi phí, được gọi là chi phí phân biệt, đó là chi phí xã hội phải gánh 164
  3. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo chịu do mong muốn có được các sản phẩm phân biệt. Chẳng hạn, các chi phí để tạo nên sự khác biệt của nhà hàng, quần áo, và vì thế chi phí trung bình sẽ lớn hơn so với trường hợp các sản phẩm là đồng nhất. Sự phân biệt sản phẩm càng lớn sẽ làm cho hàng hóa trở nên đa dạng hơn, sự đa dạng này là do doanh nghiệp thực hiện phân biệt hóa sản phẩm và được đánh giá bởi người tiêu dùng. Để tạo nên sự phân biệt so với đối thủ cạnh tranh, các công ty tập trung cố gắng vào đổi mới sản phẩm và chi phí bán hàng. ª Đổi mới sản phẩm: các doanh nghiệp bán cạnh tranh luôn tạo ra các sản phẩm mới nhằm giành lợi thế cạnh tranh, thậm chí lợi thế này có tính tạm thời. Khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới hay phân biệt sản phẩm sẽ làm cho đường cầu dốc hơn trước và có thể làm tăng lợi nhuận. Khi đó, một số doanh nghiệp có sản phẩm tương tự sẽ nỗ lực cạnh tranh. Kết quả là lợi nhuận tạm thời do lợi thế ban đầu sẽ không còn nữa. ª Chi phí bán hàng: trong thị trường bán cạnh tranh, một phần lớn chi phí mà người tiêu dùng trả bao gồm cả chi phí bán hàng gồm: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, cổ động. Những chi phí này nhằm gia tăng nhận thức về sự khác biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Điều này làm cho chi phí của doanh nghiệp bán cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Ngoài ra, mức độ chi phí bán hàng tùy thuộc vào thông tin và dịch vụ cung cấp nhằm tạo hình ảnh phân biệt sản phẩm đối với người tiêu dùng. Điều này đem lại cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên, chi phí cơ hội của thông tin và dịch vụ cần phải được đánh giá so với những giá trị và nhận thức mà người tiêu dùng nhận được. Nếu thị trường có nhiều doanh nghiệp hơn thì cầu của sản phẩm sẽ co giãn hơn. Nếu như có sự gia tăng một số lượng lớn các doanh nghiệp thì đường cầu của doanh nghiệp bán cạnh tranh sẽ tiến gần đến đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó, chi phí phân biệt sản phẩm sẽ rất nhỏ. Mặt khác, các doanh nghiệp bán cạnh tranh có thể có lợi nhuận kinh tế trong ngắn hạn do tạo nên sự phân biệt sản phẩm. Tuy nhiên, sự phân biệt này sẽ bị các doanh nghiệp khác sao chép và khi đó lợi nhuận kinh tế không còn nữa trong dài hạn. Chương trình quảng cáo có thể làm gia tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, buộc các doanh nghiệp khác trong cùng ngành cũng phải gia tăng nổ lực tương tự. BÁN ĐỘC QUYỀN Thị trường bán độc quyền được đặc tính bởi: - Số lượng nhỏ doanh nghiệp, - Sản phẩm phân biệt hoặc tiêu chuẩn, - Gia nhập và rút lui thị trường rất khó khăn. Bởi vì chỉ có vài doanh nghiệp trong thị trường bán độc quyền cho nên mỗi doanh nghiệp có một thị phần rất lớn trên thị trường. Do đó, quyết định giá và lượng của mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, khi ra quyết định giá và lượng thì doanh nghiệp cũng quan sát phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, các quyết định về giá của các doanh nghiệp xe máy, điện thọai di động, coca-cola và pepsi, Điều này cho thấy các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng tham gia vào hành vi có tính chiến lược. Hành vi chiến lược chỉ diễn ra khi hành động của một bên ảnh hưởng đến hành động của các bên khác. PHÂN BIỆT GIÁ Các doanh nghiệp độc quyền có thể vận dụng chính sách phân biệt giá đối với hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Các điều kiện để phân biệt giá bao gồm: ª Doanh nghiệp phải có năng lực độc quyền, ª Phân biệt được các nhóm khách hàng, ª Khách hàng không thể bán lại. 165
  4. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Thông thường, các doanh nghiệp bán độc quyền và độc quyền có một năng lực độc quyền nhất định. Năng lực độc quyền này bắt nguồn từ: - Qui mô (độc quyền tự nhiên), - Bằng phát minh, sáng chế (được bảo hộ), - Đặc quyền (do chính phủ qui định). Các doanh nghiệp phải phân biệt được các nhóm khách hàng dựa trên một số đặc tính nhất định như tuổi tác, giới tính, thu nhập, địa lý, Chẳng hạn, nhà hàng hoặc khu giải trí áp dụng chiết khấu giá 30% cho người già và trẻ em. Dĩ nhiên, bạn không thể hưởng được chiết khấu này nếu vào nhà hàng hoặc khu giải trí trên. Phân biệt giá sẽ không thành công nếu như khách hàng mua hàng hóa và bán lại. Chẳng hạn như một doanh nghiệp áp dụng chính sách giá phân biệt đối với thành thị và nông thôn, khách hàng mua giá thấp ở nông thôn không thể đem bán lại cho các khách hàng khác ở thành thị để kiếm lời. Giả định, một minh họa cho chính sách phân biệt giá trong hãng hàng không Thai Airways như sau: Thai Airways độc quyền các chuyến bay từ Bangkok đi New York. Biểu (a) cho biết đường cầu (D) và đường doanh thu biên (MR). Đường chi phí biên (MC) là không đổi, vì chi phí cố định bằng không. Vì Thai Airways độc quyền các chuyến bay tuyến này nên số lượng hành khách để tối đa hóa lợi nhuận được xác định tại MR=MC, khi đó số lượng là 10 nghìn hành khách/năm, giá vé tại mức sản lượng này là 900 USD. Tổng doanh thu là 9 triệu USD, tổng chi phí là 6 triệu USD và lợi nhuận mỗi năm là 3 triệu USD. Giá (USD) Cầu hành khách Bangkok đi New York 900 3.000 600 MC D MR 10 Lượng (triệu vé) Hiện tại, hành khách của Thai Airways được phân chia thành hai nhóm khách hàng: hành khách kinh doanh và hành khách du lịch. Đường cầu khách kinh doanh và du lịch được minh họa trong biểu đồ dưới đây. Giá Giá (USD) Cầu khách kinh doanh (USD) Cầu khách du lịch Bangkok đi New York Bangkok đi New York 900 900 1.800 1.200 600 600 D MC MC D Lượng (triệu vé) 4 Lượng (triệu vé) 166 6
  5. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Thai Airways mong muốn hấp dẫn số hành khách du lịch bằng cách giảm giá, nhưng đồng thời tăng giá đối với hành khách kinh doanh. Vì thế, Thai Airways quyết định chính sách phân biệt giá giữa hai nhóm khách hàng này. Với chính sách phân biệt giá thì: giá vé là 1200 USD cho khách hàng kinh doanh và 800 USD cho hành khách du lịch. Điều này làm giảm cầu khách hàng kinh doanh từ 6 triệu xuống còn 5 triệu khách và cầu khách hàng du lịch tăng từ 4 triệu lên 7 triệu khách. Lợi nhuận trước khi phân biệt giá là 3 triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, lợi nhuận sau khi phân biệt giá tăng từ 3 triệu lên 4 triệu USD, tăng 1 triệu USD mỗi năm. Giá Giá (USD) Cầu khách kinh doanh (USD) Cầu khách du lịch Bangkok đi New York Bangkok đi New York 1200 900 3.000 900 850 1.400 600 600 D MC MC Giảm Tăng lượng MR D lượng cầu MR cầu 5 6 Lượng (triệu vé) 4 7 Lượng (triệu vé) Minh họa trên là một ví dụ điển hình cho chính sách phân biệt giá. Thực tế, chính sách phân biệt giá làm phát sinh chi phí thu thập, xử lý thông tin và quản lý khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp áp dụng phân biệt giá chỉ khi lợi nhuận tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm liên quan đến chính sách phân biệt giá. MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU LẬP DỊ Mô hình đường cầu lập dị là một mô hình bán độc quyền dựa trên các giả định niềm tin về hành động của doanh nghiệp thay vì phải quan tâm đến hành vi của các doanh nghiệp khác. Những niềm tin đó là: - Nếu tôi tăng giá thì chỉ có tôi hành động - những người khác sẽ không theo tôi, - Nếu tôi giảm giá thì những người khác làm ngược lại. Biểu đồ dưới đây mô tả đường cầu của doanh nghiệp trong mô hình đường cầu lập dị. Đường cầu D tạo ra các gián đoạn của đường doanh thu biên (MR). Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng mà MR = MC. Nhưng tại mức sản lượng Q, thì đường chi phí biên cắt ngang phần không liên tục (gián đoạn) của đường doanh thu biên. Nếu chi phí biên dao động trong khoảng a và b, chẳng hạn MC0 và MC1 thì giá và lượng của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Chỉ khi chi phí biên vượt ra ngoài khoảng (a, b) thì mới làm cho giá và lượng của doanh nghiệp thay đổi. Mô hình đường cầu lập dị dự đoán giá và lượng sẽ không nhạy cảm đối với sự thay đổi nhỏ về chi phí, nhưng nó sẽ phản ứng khi có sự thay đổi đủ lớn. Có hai vấn đề đối với mô hình đường cầu này: - Không nói lên cách thức xác định giá P, - Không cho biết điều gì xảy ra nếu như doanh nghiệp khám phá ra rằng niềm tin về đường cầu là không chính xác. 167
  6. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Giá, Chi phí Mô hình đường cầu lập dị MC 1 MC0 P a b D MR Q Lượng Mô hình này được ứng dụng khi các doanh nghiệp có cùng qui mô, để xác định giá và lượng trong bán độc quyền. Khi các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, khi đó tồn tại một công ty có qui mô đủ lớn - doanh nghiệp thống lĩnh. Khi đó, doanh nghiệp thống lĩnh tạo ra phần lớn sản lượng cho ngành và có lợi thế chi phí đáng kể hơn so với các doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp thống lĩnh sẽ thiết đặt giá thị trường và các doanh nghiệp khác là người nhận giá. Chẳng hạn như các nhà phân phối gas (khí đốt), hay các nhà phát hành băng đĩa nhạc có qui mô lớn, có thể thống lĩnh thị trường ở một thành phố cụ thể. Để xem xét làm thế nào mà một doanh nghiệp thống lĩnh chi phối giá thị trường, giả sử có 11 công ty cung cấp xăng dầu cho thành phố. Big-G là công ty thống lĩnh cung cấp 50% lượng xăng dầu và những công ty khác nhỏ hơn, mỗi công ty cung cấp 5% lượng xăng dầu. Biểu đồ (a) dưới đây minh họa đường cầu (D) phản ảnh mối quan hệ giữa giá và lượng cầu thành phố. Đường cung S10 là đường cung của 10 công ty nhỏ. Biểu đồ (b) minh họa đường cầu XD, đường doanh thu biên (MR) và đường chi phí biên (MC) của Big-G. Đường cầu thị trường (a) Đường cầu Big-G (b) Giá Giá (nghìn (nghìn S10 đồng) đồng) MC 7.5 a b a b D XD MR 10 20 Lượng (nghìn lít) 10 Lượng (nghìn lít) Nếu Big-G hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì Big-G sẽ cung ứng tại mức giá thị trường, đó là điểm giao nhau giữa đường cầu Big-G và đường chi phí biên (MC). Tuy nhiên, Big-G nhờ lợi thế thống lĩnh do kiểm soát 50% lượng xăng dầu thành phố cho nên giảm lượng xăng dầu cung cấp để tăng giá bán. Để tối đa hóa lợi nhuận, Big-G hành động giống như một công ty độc quyền. Khi đó, Big-G sẽ bán tại mức sản lượng mà ở đó doanh thu biên (MR) bằng với chi phí biên (MC). Vì vậy, 10 nghìn lít xăng dầu được bán với giá 7.5 nghìn đồng/lít. Trong khi đó, 10 công ty nhỏ khác phải chấp nhận mức giá 7.5 nghìn đồng/lít để có thể cạnh tranh lượng nhu cầu xăng dầu của thành phố là 20 nghìn lít xăng dầu/tuần. Trong đó, 10 nghìn lít xăng dầu được bán bởi Big-G và 10 nghìn lít xăng dầu được bán bởi 10 công ty nhỏ, mỗi công ty là 1 nghìn lít xăng dầu. 168
  7. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Tuy nhiên, có quá ít bằng chứng mô tả hành vi của các doanh nghiệp bán độc quyền trong mô hình đường cầu lập dị. Thay vào đó, các nhà kinh tế thường sử dụng mô hình lý thuyết trò chơi để mô tả hành vi của các doanh nghiệp bán độc quyền. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Lý thuyết trò chơi Lý thuyết trò chơi được John Von Neumann vào năm 1937 và sau đó được Von Neumann và Oskar Morgenstern phát triển vào năm 1944. Lý thuyết này được các nhà kinh tế sử dụng để phân tích hành vi có tính chiến lược - một hành vi xem xét hành vi của các thành viên khác và nhận thức sự tương thuộc lẫn nhau thì được gọi là lý thuyết trò chơi. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu lý thuyết trò chơi và ứng dụng vào nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp. Vậy thì “trò chơi là gì?”. Tất cả mọi trò chơi đều có 3 điều sau: ª Các qui tắc, ª Chiến lược, ª Kết quả (phần thưởng). Lý thuyết trò chơi mang lại sự hiểu biết về bán độc quyền và cố gắng giải thích hành vi có tính chiến lược bằng cách xem xét kết quả liên quan đến các lựa chọn của các bên tham gia “trò chơi”. Một tình huống có thể phân tích với lý thuyết trò chơi, đó là hành vi của hai doanh nghiệp bán độc quyền quyết định chiến lược giá cao hay thấp. Trong trường hợp như vậy, lợi nhuận đem lại cho hai doanh nghiệp là lớn nhất nếu như cả hai doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cao. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn nếu doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá thấp trong khi doanh nghiệp còn lại áp dụng chiến lược giá cao. Nếu cả hai doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá thấp thì lợi nhuận đạt được sẽ nhỏ hơn so với trường hợp cả hai doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cao. Các bên tham gia trong trò chơi chỉ đưa ra lựa chọn duy nhất khi chỉ tồn tại một chiến lược thống trị. Chiến lược thống trị là chiến lược đem lại lợi ích cao nhất cho một cá nhân với mọi hành động có thể của đối thủ. Trong chiến lược giá ở trên, chiến lược thống trị là đưa ra mức giá thấp hơn. Để thấy rõ hơn điều này, giả sử bạn đưa ra quyết định và không biết những gì doanh nghiệp khác sẽ làm. Nếu các doanh nghiệp khác áp dụng chiến lược giá cao thị bạn sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất bằng chiến lược cắt giảm giá. Mặt khác, nếu doanh nghiệp khác áp dụng chiến lược giá thấp, thì chiến lược tốt nhất của bạn là áp dụng chiến lược giá thấp (nếu như bạn áp dụng chiến lược giá cao trong khi đối thủ áp dụng giá thấp thì bạn sẽ bị lỗ). Trong trường hợp này, nếu trò chơi chỉ chơi một lần, các doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược giá thấp mặc dầu lợi nhuận của cả hai sẽ cao hơn nếu như cả hai áp dụng chiến lược giá cao. Tuy nhiên, không phải mọi tình huống chiến lược đều có chiến lược thống trị, khi đó tình huống sẽ trở nên phức tạp hơn khi trò chơi lập lại với cùng người chơi. Trở lại với tình huống ở trên, các doanh nghiệp có động lực cắt giảm giá và mỗi doanh nghiệp nhận ra rằng nếu áp dụng chiến lược giá thấp bây giờ, thì doanh nghiệp khác cũng sẽ áp dụng chiến lược giá thấp trong tương lai. Nguy cơ đe dọa sự trả đũa sau đó sẽ tạo bất lợi cho cả hai. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cao trong mỗi thời kỳ. Tình huống mô tả trên đây thuộc trò chơi không hợp tác, các bên không liên kết với nhau để đưa ra quyết định. Nếu các doanh nghiệp tự do hợp tác để đưa ra mức giá và lượng thì họ sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, sự hợp tác về giá là bất hợp pháp. Hành động được xem là bất hợp pháp nếu các doanh nghiệp gặp nhau một cách chính thức để xác định giá và lượng. Tuy nhiên, hành động được cho là hợp pháp nếu các doanh nghiệp áp dụng cùng chiến lược giá cao miễn là họ không gặp nhau để xác định mức giá. Các doanh nghiệp có thể đạt được điều đó bằng cách tham gia vào tình huống nhà dẫn đạo giá, đó là doanh nghiệp thiết đặt giá cho ngành và các doanh nghiệp khác áp dụng theo mức giá này (như ví dụ minh họa ở phần trước). 169
  8. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Cân bằng Nash Khái niệm “Cân bằng Nash” lần đầu tiên được John Nash, đại học Princeton, đưa ra. Người nhận giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế vào năm 1994. Chúng ta hãy xem xét một trường hợp đặc biệt đó là thị trường chỉ có hai nhà sản xuất hay cung cấp. Chẳng hạn, một thị trường chỉ có hai nhà cung cấp sữa, hai cơ quan phát hành báo chí địa phương hoặc hai cửa hàng sách trong thành phố. Giả sử, hai công ty A và B là nhà phân phối đĩa CD trên thị trường, có đường chi phí trung bình giống nhau. Biểu đồ dưới đây minh họa đường cầu, doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC) của ngành. Để tối đa hóa lợi nhuận, mức sản lượng cung cấp thị trường tại MR=MC, sẽ tương ứng với 4 triệu đĩa và mức giá là 9 nghìn đồng. Nếu cả hai công ty đều hợp tác và chia sẽ mức sản lượng bằng nhau (2 triệu đĩa) cho mỗi công ty, thì lợi nhuận của mỗi công ty là 2 x (9 - 8) = 2 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận mà hai công ty nhận được là 4 tỷ đồng. Cầu thị trường đĩa CD Công ty A & công ty B Giá Giá hợp tác với nhau (nghìn (nghìn ATC đồng) MC đồng) 9 9 8 7.5 6 6 Mỗi công ty lãi 2 tỷ đồng MR D 4 5 6 Lượng (triệu đĩa) 2 3 Lượng (triệu đĩa) Trong trường hợp một trong hai công ty không tuân thủ hợp tác. Giả sử, công ty B muốn gia tăng thị phần bằng cách cắt giảm giá, sẽ cung cấp ra thị trường 3 triệu đĩa. Trong trường hợp cầu thị trường vẫn không đổi và mức giá tương ứng với mức lượng cầu 5 triệu đĩa là 7.5 hìn đồng. Lưu ý sản lượng 5 triệu đĩa này, trong đó công ty A là 2 triệu đĩa và công ty B là 3 triệu đĩa. Như biểu đồ dưới đây minh họa chi phí trung bình của công ty A là 7.5 nghìn và công ty B là 6 nghìn đồng. Khi đó, công ty A sẽ lỗ: 2 x (8 - 7.5) = 1 tỷ đồng và công ty B sẽ lãi: 3 x (7.5 - 6) = 4.5 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận mà hai công ty nhận được là 3.5 tỷ đồng. Công ty A Công ty B Giá Giá hợp tác bất hợp tác (nghìn ATC (nghìn ATC đồng) đồng) 8 8 7.5 7.5 6 6 Công ty A lỗ Công ty B lãi 1 tỷ đồng 4.5 tỷ đồng 2 3 Lượng (triệu đĩa) 2 3 Lượng (triệu đĩa) Trong trường hợp cả hai công ty đều không tuân thủ hợp tác. Mỗi công ty đều muốn gia tăng thị phần 3 triệu đĩa bằng cách cắt giảm giá. Khi đó, tổng sản lượng là 6 triệu đĩa và giá 170
  9. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo tương ứng với mức sản lượng này là 6 nghìn đồng. Tại mức giá này, mỗi công ty có lợi nhuận bằng không (3 x (6 - 6) = 0). Cầu thị trường đĩa CD Công ty A & công ty B Giá Giá đều bất hợp tác (nghìn (nghìn ATC đồng) MC đồng) 9 9 7.5 7.5 6 6 Mỗi công ty lãi 0 tỷ đồng MR D 4 5 6 Lượng (triệu đĩa) 3 Lượng (triệu đĩa) Bảng dưới đây minh họa kết quả chiến lược sản lượng của hai công ty A và B. Chiến lược sản lượng công ty A Hợp tác Bất hợp tác Lãi Lãi 2 tỷ đồng 4.5 tỷ đồng p tác ợ Lãi Lỗ ng công ty B ng công 2 tỷ đồng 1 tỷ đồng ượ n l ả Lỗ Lãi c s 1 tỷ đồng 0 tỷ đồng p tác p tác H ượ ợ n l Lãi Lãi t h ế ấ B 4.5 tỷ đồng 0 tỷ đồng Chi Thông tin không hoàn hảo Một yếu tố phức tạp của thị trường đó là người mua và người bán không có thông tin hoàn hảo về các đặc tính của sản phẩm mà họ mua và bán. Nhận diện về nhãn hiệu là rất quan trọng trong thị trường bán cạnh tranh và bán độc quyền bởi vì người bán mong muốn duy trì kinh doanh thông qua việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Trong khi đó, khách hàng thường mong muốn trả giá cao hơn cho các sản phẩm có tên tuổi và nổi tiếng. Bảo hành sản phẩm cũng là một cách thức sử dụng như là dấu hiệu cho chất lượng sản phẩm. Một vấn đề từ thông tin không hoàn hảo xảy ra khi một ai đó thực hiện một giao dịch với chất lượng thấp hơn. Một ví dụ cho trường hợp này là thị trường xe hơi đã sử dụng. Khi xe hơi đã sử dụng nhiều thì giá trị của nó sẽ giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, người mua không biết chất lượng xe đã sử dụng như thế nào, cho nên giá của xe hơi đã qua sử dụng thường rất thấp để hạn chế rủi ro cho sự lựa chọn này. Một ví dụ khác diễn ra trong thị trường bảo hiểm. Nếu không có giới hạn về chính sách người tham gia mua bảo hiểm nhân thọ thì đa số người mua bảo hiểm là những người già và bị bệnh nguy kịch. Chính vì vậy, chi phí của bảo hiểm đối với cộng đồng thường cao hơn so với phí bảo hiểm áp dụng đối với công nhân trong nhà máy hay sinh viên trong trường đại học. Một vấn đề khác liên quan đến thông tin không hoàn hảo xảy ra khi một ai đó thực hiện một giao dịch mà hành vi lựa chọn bị ảnh hưởng bởi hành vi của các bên tham gia khác. Bảo hiểm y tế là một ví dụ cho trường hợp này, bảo hiểm khuyến khích cá nhân tiêu dùng nhiều dịch vụ y tế hơn. 171
  10. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo MMMỘỘỘTTT SSSỐỐỐ TTTHHHUUUẬẬẬTTT NNNGGGỮỮỮ Thị trường độc quyền Chi phí tìm kiếm năng lực Thị trường bán độc quyền Rào cản thị trường độc quyền Hành vi chiến lược Độc quyền tự nhiên Luật chống độc quyền Phân biệt giá Độc quyền qui định Sự cộng hưởng Đường cầu lập dị Độc quyền cục bộ Thị trường bán cạnh tranh Doanh nghiệp thống lĩnh Cân bằng dài hạn Năng lực thặng dư Lý thuyết trò chơi Chi phí xã hội Chi phí phân biệt Chiến lược thống trị Chi phí sử dụng nguồn Đổi mới sản phẩm Cân bằng Nash lực không hiệu quả Chi phí bán hàng Thông tin không hoàn hảo CCCÂÂÂUUU HHHỎỎỎIII ÔÔÔNNN TTTẬẬẬPPP 1. Độc quyền là gì? Độc quyền được hình hành như thế nào? Độc quyền là cấu trúc thị trường nằm ở cực khác so với cạnh tranh hoàn hảo. Thay vì nhiều doanh nghiệp, thì thị trường chỉ có một nhà cung cấp sản phẩm mà không có sản phẩm khác thay thế. Dịch vụ bưu điện của Mỹ là nhà độc quyền trong thị trường thư tín; điện, nước, khí đốt, truyền hình cáp cũng được cung cấp bởi các nhà độc quyền. Thông thường, độc quyền có thể tồn tại nhờ năng lực độc quyền, mà nó hoạt động như một rào cản thị trường - ngăn cản các đối thủ thâm nhập thị trường. Có ba loại rào cản: rào cản tự nhiên do qui mô kinh tế; các hành động của doanh nghiệp nhằm tạo ra rào cản như sở hữu các nguồn lực quan trọng; và hành động của chính phủ như bằng phát minh, giấy phép. Các hình thức của độc quyền bao gồm: độc quyền tự nhiên; độc quyền qui định; và độc quyền cục bộ. 2. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền trông như thế nào? Tại sao như vậy? Bởi vì nhà độc quyền là một nhà cung cấp duy nhất sản phẩm hay dịch vụ, đường cầu của doanh nghiệp cũng chính là đường cầu của thị trường. Giống như đường cầu của thị trường nói chung, đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng là đường dốc xuống: nhà độc quyền hạ thấp giá để tăng sản lượng. Và đường doanh thu biên của nhà độc quyền nằm phía dưới của đường cầu. Giá và doanh thu biên không trùng nhau đối với doanh nghiệp độc quyền. 3. Tại sao một số doanh nghiệp muốn được độc quyền hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực? Trong một số trường hợp, độc quyền cũng giống như doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: độc quyền cũng đạt được lợi nhuận thông thường, lợi nhuận kinh tế, hay lỗ. Nếu chỉ có một nhà độc quyền để tạo ra một những hòn đá bình thường trị giá 5 triệu USD/kg, thì không có nghĩa làm cho bạn trở nên giàu có. Trong cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận kinh tế chỉ có tính tạm thời bởi vì doanh nghiệp mới sẽ thâm nhập và lợi nhuận ban đầu sẽ không còn nữa. Nếu như bạn có may mắn có được lợi nhuận nhờ độc quyền, thì các rào cản thị trường sẽ làm cho bạn có được lợi nhuận trong thời gian dài hạn hơn. 4. Dưới những điều kiện nào thì nhà độc quyền có thể áp dụng các mức giá khác nhau trên cùng sản phẩm đối với các khách hàng khác nhau? Câu trả lời đơn giản đó là nhà độc quyền áp dụng phân biệt giá chỉ khi đem lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà độc quyền. Có một số điều kiện cần thiết để vận dụng phân biệt giá trong độc quyền: doanh nghiệp không phải là người nhận giá; doanh nghiệp có thể phân chia người mua theo độ co giãn của cầu theo giá; và doanh nghiệp phải có thể ngăn ngừa bán lại sản phẩm. Tuy nhiên, không phải hàng hóa nào cũng có thể áp dụng phân biệt giá. Điều thuận lợi và dể dàng hơn đối với công ty điện lực và công ty điện thoại phân biệt theo giá theo các nhóm khách hàng. Tiêu thức có thể xem xét theo: qui mô kinh doanh lớn hay 172
  11. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo nhỏ, hay gia đình để sử dụng các đường dây điện và điện thoại và thiết đặt các mức giá tương ứng. 5. Làm thế nào để đánh giá hiệu quả của mô hình cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền? Để đánh giá hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, các nhà kinh tế xem xét giá và lượng trên cơ sở “cân bằng dài hạn”. Không giống như cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền không hữu hiệu. Hơn thế nữa, độc quyền làm phát sinh chi phí xã hội do sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn và bán với mức giá cao hơn. Chi phí xã hội này bao gồm: chi phí sử dụng nguồn lực không hiệu quả; và chi phí tìm kiếm năng lực độc quyền. 6. Bán cạnh tranh là gì? Bán cạnh tranh là một cấu trúc thị trường với một số đặc tính của độc quyền và một số đặc tính của cạnh tranh hoàn hảo. Giống cạnh tranh hoàn hảo đó là có nhiều doanh nghiệp, thâm nhập vào thị trường dể dàng. Bởi vì thâm nhập ngành dể dàng, các doanh nghiệp bán cạnh tranh sẽ thu được lợi nhuận thông thường trong dài hạn. Có sự khác nhau giữa doanh nghiệp bán cạnh tranh và cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp bán cạnh tranh không đạt được hiệu quả kinh tế. Một mức giá bán cao hơn và khác nhau làm phát sinh chi phí phân biệt do các doanh nghiệp phân biệt hóa sản phẩm. Chi phí phân biệt này bao gồm chi phí đổi mới và chi phí bán hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận một mức giá cao hơn cho sự phân biệt sản phẩm này. 7. Bán độc quyền là gì? Bán độc quyền là một cấu trúc thị trường, một thị trường chỉ có vài doanh nghiệp và thâm nhập vào thị trường là rất khó khăn. Các doanh nghiệp bán độc quyền có thể sản xuất các sản phẩm là đồng nhất, giống như thép, xi măng, hay các sản phẩm phân biệt như xe hơi, máy tính. Bán độc quyền khác với các cấu trúc thị trường khác bởi các doanh nghiệp là tương thuộc lẫn nhau, hành động của doanh nghiệp này ảnh hưởng đến hành động của doanh nghiệp khác. 8. Các hình thức cạnh tranh trong bán độc quyền là gì? Trong bán độc quyền, hành vi có tính chiến lược là một qui tắc. Khi xem xét và đưa ra quyết định, họ phải cân nhắc đến hành động phản hồi của đối thủ. Mô hình đường cầu lập dị là một bằng chứng cho thấy niềm tin của doanh nghiệp bằng cách tăng giá trong khi các doanh nghiệp khác vẫn giảm giá. Thậm chí, khi một quyết định không có liên quan đến giá, hành vi có tính chiến lược vẫn đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn, một chiến lược thống trị đưa ra và khi đó các đối thủ khác cũng thực hiện theo. 9. Tại sao cạnh tranh giữa các đối thủ trong thị trường bán độc quyền thường xuyên diễn ra nhất? Sự hợp tác là rất khó khăn khi có số lượng lớn các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và bán cạnh tranh: có quá nhiều người bán để có thể tổ chức sự hợp tác trong thực tiễn. Sự hợp tác là một phần tích hợp trong bán độc quyền bởi vì chỉ có vài doanh nghiệp tương thuộc lẫn nhau. Với một doanh nghiệp bán độc quyền dẫn đạo về giá, một doanh nghiệp thống trị sẽ quyết định mức giá và buộc các doanh nghiệp khác phải theo mức giá đó. Trong một Cartel, các doanh nghiệp tương thuộc tổ chức với nhau và đưa ra một mức giá và lượng cung cấp trên thị trường. 10. Điều gì xảy ra khi bỏ qua giả định thông tin hoàn hảo? Khi bỏ qua thông tin hoàn hảo, chất lượng của các sản phẩm phân biệt không thể quan sát được. Điều gì sẽ xảy ra? những người tiêu dùng sản phẩm chất lượng thấp buộc những người tiêu dùng và sản xuất sản phẩm có chất lượng cao rút lui khỏi thị trường - một quá trình như thế gọi là sự lựa chọn bất lợi. Hạ giá và chiết khấu là những cách thức mà các doanh nghiệp khắc phục sự lựa chọn bất lợi này. Thông tin không hoàn hảo cũng có thể tạo ra cơ hội cho những vấn đề đạo đức cho những người mua bán hàng hóa phải thay đổi hành vi theo cách thức không thể lường trước chất lượng của hàng hóa sau khi trao đổi mua bán. 173
  12. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo CCCÁÁÁCCC VVVẤẤẤNNN ĐĐĐỀỀỀ VVVÀÀÀ ỨỨỨNNNGGG DDDỤỤỤNNNGGG 1. Một nhà xuất bản đối diện với một biểu cầu cho một cuốn tiểu thuyết mới của một tác giả nổi tiếng như sau: Giá (nghìn đồng) Lượng cầu (nghìn cuốn) 100 0 90 100 80 200 70 300 60 400 50 500 40 600 30 700 20 800 10 900 0 1000 Tác giả được trả 2 tỷ đồng để viết sách và chi phí biên của in sách là không đổi cho mỗi cuốn là 10 nghìn đồng. a. Tính tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận cho mỗi mức sản lượng. Sản lượng nhà xuất bản sách lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu? Giá nào sẽ được định? b. Tính doanh thu biên? So sánh giữa doanh thu biên và giá, bạn thấy thế nào? Giải thích? c. Vẽ đường doanh thu biên, chi phí biên và đường cầu? Ở mức sản lượng nào đường doanh thu biên cắt đường chi phí biên? Điều này có nghĩa gì? d. Minh họa chi phí xã hội bằng đồ thị? Giải thích bằng lời điều đó có nghĩa gì? e. Nếu tác giả được trả 3 tỷ đồng chứ không phải 2 tỷ đồng để viết sách, điều này tác động như thế nào tới quyết định của nhà xuất bản đối với mức giá được định? Giải thích? f. Giả sử, nhà xuất bản không đặt mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận nhưng lại quan tâm tới tối đa hóa hiệu quả kinh tế. Giá nào sẽ được đặt cho sách? Lợi nhuận sẽ nhận được bao nhiêu ở mức giá này? 2. Xem xét việc phân phối thư từ. Nói chung, hình dạng đường chi phí trung bình là như thế nào? Hình dạng có thể khác nhau như thế nào giữa vùng nông thôn biệt lập và vùng thành thị dân cư đông đúc? Hình dạng thay đổi theo thời gian như thế nào? Giải thích? 3. Công ty cấp nước Đà Nẵng là nhà độc quyền cung cấp nước sinh hoạt ở Đà Nẵng. Nếu chi phí sản xuất nước sạch tăng lên, mức đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận, giá và lợi nhuận của công ty thay đổi như thế nào? Giải thích bằng lời và bằng đồ thị? 4. Nhiều siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong một thị trường được coi như cạnh tranh với chi phí biên không đổi. a. Sử dụng đồ thị biểu thị thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổng thặng dư của thị trường hàng tạp phẩm? b. Bây giờ, giả sử rằng các siêu thị độc lập kết hợp lại với nhau thành một nhà phân phối độc quyền. Sử dụng đồ thị mới biểu thị thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổng thặng dư. Liên quan với thị trường cạnh tranh, phần nào là phần thặng dư của người tiêu dùng chuyển cho người sản xuất? Phần nào là chi phí xã hội? 5. Johnny Rockabilly vừa kết thúc ghi CD cuối cùng của anh ta. Bộ phận marketing của công ty phát hành đĩa nhạc xác định rằng cầu của CD này như sau: 174
  13. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Giá (nghìn đồng) Số lượng (nghìn CD) 24 10 22 20 20 30 18 40 16 50 14 60 Biết rằng, công ty không có chi phí cố định và chi phí biến đổi là 5 nghìn đồng mỗi CD. a. Xác định tổng doanh thu cho mức sản lượng 10 nghìn CD; 20 nghìn CD? Doanh thu biên cho mỗi 10 nghìn CD được bán? b. Lượng CD nào sẽ tối đa hóa lợi nhuận? Giá bán là bao nhiêu? Tính lợi nhuận? c. Nếu bạn là người đại diện cho Johnny, thì chi phí ghi đĩa mà bạn đề nghị đối với công ty ghi đĩa? Tại sao? 6. Sắp xếp các thị trường sau vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo, bán cạnh tranh, bán độc quyền và độc quyền? Giải thích tại sao bạn sắp xếp như vậy? a. Bút chì gỗ 2B b. Nước đóng chai c. Dịch vụ điện thoại d. Đậu phụng e. Son môi 7. Sparkle là một trong nhiều doanh nghiệp trong thị trường kem đánh răng ở trạng thái cân bằng dài hạn. a. Vẽ đồ thị biểu thị đường cầu của Sparkle, đường doanh thu biên, đường chi phí trung bình và đường chi phí biên? Mức giá và sản lượng Sparkle tối đa hóa lợi nhuận? b. Lợi nhuận của Sparkle là bao nhiêu? Giải thích? c. Trong đồ thị của bạn, biểu thị thặng dư tiêu dùng xuất phát từ việc mua kem đánh răng của Sparkle? Biểu thị chi phí xã hội liên quan đến đầu ra hiệu quả? d. Nếu chính phủ bắt buộc Sparkle sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, điều gì xảy ra đối với doanh nghiệp? Điều gì xảy ra đối với người tiêu dùng của Sparkle? 8. Hoàn thiện bảng sau bằng cách điền Có hoặc Không hoặc Có lẽ cho mỗi loại thị trường. Hành động của doanh nghiệp Cạnh tranh Bán cạnh Độc quyền hoàn hảo tranh a. Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm? b. Sản xuất vượt quá khả năng? c. Quảng cáo? d. Chọn Q, tại MR =MC e. Chọn Q, tại P =MC f. Nhận được lợi nhuận kinh tế trong cân bằng dài hạn? g. Đứng trước một đường cầu dốc xuống? h. Có MR thấp hơn giá? i. Xuất ngành trong dài hạn nếu lợi j. nhuận nhỏ hơn zero? 175
  14. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo 9. Một phần lớn cung kim cương thế giới là từ Nga và Nam Phi. Giả sử rằng chi phí biên của việc khai thác mỏ kim cương là là không đổi và là l nghìn USD và cầu của kim cương được xác định như sau: Giá (nghìn USD) Sản lượng (nghìn đơn vị) 8 5 7 6 6 7 5 8 4 9 3 10 2 11 1 12 a. Nếu có nhiều nhà cung cấp kim cương, thì giá và sản lượng là bao nhiêu? b. Nếu chỉ có một nhà cung cấp kim cương, thì giá và sản lượng là bao nhiêu? c. Nếu Nga và Nam phi hình thành nên một Cartel thì giá và sản lượng là bao nhiêu? Nếu các nước phân chia thị trường ngang nhau, Nam Phi sẽ sản xuất bao nhiêu và lợi nhuận thế nào? Điều gì sẽ xảy ra với lợi nhuận của Nam Phi nếu nó tăng sản lượng thêm 1 nghìn đơn vị sản lượng trong khi Nga chịu thỏa thuận Cartel? d. Sử dụng câu trả lời của bạn ở phần (c) để giải thích tại sao sự thỏa thuận của Cartel thường không thành công? 10. Một ngành công nghiệp với một doanh nghiệp rất lớn và 100 doanh nghiệp rất nhỏ có cầu về sản phẩm đang gia tăng. Sử dụng mô hình doanh nghiệp thống trị để giải thích ảnh hưởng đến a. Giá, sản lượng và lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp lớn? b. Giá, sản lượng và lợi nhuận kinh tế của một doanh nghiệp nhỏ điển hình? 11. Xem xét trò chơi sau: Có hai người chơi, mỗi người được hỏi một câu hỏi. Họ có thể trả lời câu hỏi trung thực hoặc họ có thể nói dối. Nếu cả hai đều trả lời trung thực, mỗi người nhận được phần thưởng 100 nghìn đồng. Nếu một người trung thực và người kia nói dối, người nói dối sẽ có lợi, người nói dối sẽ nhận được phần thưởng 500 nghìn đồng và người trung thực không nhận được gì cả. Nếu cả hai đều nói dối, thì mỗi người nhận được 50 nghìn đồng. a. Mô tả trò chơi trên trên góc độ người chơi, chiến lược và phần thưởng? b. Xây dựng ma trận kết quả? Cân bằng của trò chơi này? 12. Chỉ có hai doanh nghiệp Soapy và Suddies sản xuất bột giặt trên thị trường. Hai doanh nghiệp thỏa thuận hợp tác trong việc phân chia thị trường bằng nhau. Nếu cả hai cam kết thực hiện hợp tác, thì mỗi doanh nghiệp nhận được 1 triệu USD lợi nhuận kinh tế. Nếu có một doanh nghiệp bất hợp tác, thì doanh nghiệp bất hợp tác tăng được lợi nhuận lên 1.5 triệu USD, trong khi đó doanh nghiệp hợp tác chịu thua lỗ 0.5 triệu USD. a. Mô tả chiến lược tốt nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nếu trò chơi chỉ diễn ra một lần? b. Lợi nhuận kinh tế cho mỗi doanh nghiệp nếu cả hai đều bất hợp tác? c. Xây dựng ma trận kết quả của trò chơi, trong đó trò chơi chỉ diễn ra một lần? d. Cân bằng của trò chơi, trong đó trò chơi chỉ diễn ra một lần? 176
  15. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo BBBÀÀÀIII ĐĐĐỌỌỌCCC TTTHHHÊÊÊMMM OPEC duy trì việc Mỹ nhập khẩu dầu như thế nào? By BOB DAVIS and BHUSHAN BAHREE Staff Reporters of THE WALL STREET JOURNAL Tất cả bảy đời tổng thống 30 năm qua, dân chủ hay cộng hòa, đã nỗ lực nhằm làm cho nước Mỹ thoát khỏi nhập khẩu dầu. Nhưng tất cả đều thất bại. Vào năm 1973, tổng thống Nixon đưa ra lời cam kết sẽ kết thúc việc nhập khẩu dầu vào năm 1980 thông qua một kế hoạch độc lập. Mỹ đã nhập khẩu 40% dầu trong những năm đó. Vào năm 1979, tổng thống Carter đã nói rằng nhập khẩu sẽ không bao giờ gia tăng nữa. Và họ đã thực hiện. Ngày nay, với 60% lượng dầu nhập khẩu, tổng thống Bush nói rằng năng lượng hyđrô cho phép Mỹ độc lập về năng lượng. Dường như, ông Bush cố chứng minh thêm cho sai lầm này, ít nhất trong vài thập kỷ đến. Mặc dầu, được xem là nền kinh tế hữu hiệu về năng lượng, Mỹ vẫn nhập khẩu dầu ở nước ngoài vì hai lý do. Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt là Tiểu vương quốc Ả Rập và các nước lân cận rất giỏi trong việc quản lý giá dầu nhằm duy trì tình trạng Mỹ nhập khẩu dầu. Trong khi đó, Mỹ thiếu thiện chí về chính trị để thực hiện những điều cần thiết nhằm làm giảm cơ khát dầu của người Mỹ. Sự có mặt của quân đội Mỹ ở Vùng vịnh Ba tư, đã khống chế hai phần ba xuất khẩu dầu mỏ và vì vậy kiểm soát hai phần ba trữ lượng dầu toàn cầu. Điều này đã làm cho các quốc gia phụ thuộc dầu trở nên khốn đốn hơn bao giờ hết. Mỹ vẫn trông cậy vào các quốc gia ủng hộ như một phần then chốt trong xã hội Mỹ. Sự bất ổn định chính trị trong khu vực vào năm 1973 và 1979 gây nên sự tăng vọt giá dầu sản xuất, đã làm thiệt hại đáng kể đối với nền kinh tế Mỹ. Vào năm 1991, Mỹ đã đưa 500 nghìn quân đến khu vực Trung Đông nhằm lật đổ Saddam Hussein khỏi Kuwait và ngăn ngừa Saddam chiếm giữ thị phần dầu lớn ở Vùng vịnh. Vấn đề chính yếu ở đây là giá dầu. OPEC kiểm soát sản xuất và cố gắng duy trì mức giá cao hơn giá thị trường, nhưng đã không đưa ra các giải pháp lựa chọn nhiên liệu thay thế và các công nghệ không có tính cạnh tranh. “Bộ trưởng dầu mỏ của Tiểu vương quốc Ả Rập, Sheik Ahmed Zaki Yamani, đã phát biểu tại Trường đại học dầu mỏ Ả Rập vào năm 1981, “Nếu chúng ta buộc các quốc gia Phương Tây đầu tư trong việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế”. “Điều này sẽ làm cho họ mất bảy đến mười năm và kết quả sẽ làm giảm sự phụ thuộc dầu như là nguồn năng lượng và điều này làm giảm lợi ích của Tiểu vương quốc Ả Rập”. Mỹ có thể ban hành các qui định nhằm hạn chế người Mỹ giảm lượng tiêu dùng xăng dầu, để giảm bớt sự gia tăng giá thông qua chính sách thuế. Khoảng 19.5 triệu thùng dầu tiêu dùng ở Mỹ mỗi ngày, trong đó khoảng 11.5 triệu thùng là nhập khẩu. Gần một nửa tiêu dùng dầu ở Mỹ là cho xe hơi và xe tải. Một số nhà kinh tế đưa ra đề xuất truyền thống nhằm tăng thuế xăng dầu, một số khác thì đưa ra các biện pháp mới. Một trong những nhà kinh tế nổi tiếng của tổng thống Bush, đó là Martin Feldstein, trường đại học Harvard, cho rằng chính phủ phải kiểm soát doanh số bán và phân phối xăng dầu thông qua hóa đơn điện tử. Những người tiêu dùng nhiều nhiên liệu sẽ mua hóa đơn của những người dùng xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, điều này tạo động lực sử dụng ít xăng dầu và phát triển công nghệ nhiên liệu hữu hiệu mà chính phủ không phải chi thêm tiền. Nhưng cả nhà trắng và phe đối lập đều không quan tâm đến lợi ích giá dầu rẻ ở Mỹ. Giá dầu thấp hơn ở các nước công nghiệp hóa sẽ thúc đẩy doanh số ngành xe hơi, du lịch và xây dựng 177
  16. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo ngoại ô. Giá diesel thấp hơn sẽ giảm chi phí vận tải và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp. Thư ký thương mại Don Evans, cựu giám đốc điều hành của khu khai thác dầu Taxas, đã nói “Nếu chúng ta để cho giá dầu tăng cao một cách nhân tạo, sự tác động sẽ làm hại cho nền kinh tế”. Nguy cơ bất ổn định Cùng lúc đó, sự phụ thuộc nhập khẩu dầu của Mỹ đã tạo nguy cơ bất ổn định ở Venezuela và Trung Đông và làm tuột mất đòn bẩy kinh tế then chốt trong việc kiểm soát Cartel ở nước ngoài. Các cuộc khủng hoảng vào năm 1973 đã làm cho giá dầu tăng lên rất cao. Và trong khi đó, chỉ có khoảng 20% lượng dầu mà Mỹ nhập khẩu từ các thành viên OPEC tại vùng vịnh Ba Tư. Vùng vịnh đã thiết đặt giá một cách hữu hiệu bởi vì nó đã sản xuất dầu với giá thấp nhất và chiếm 90% trữ lượng tăng thêm trên thế giới. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 1983 trong ba thập kỷ qua, nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm đáng kể, khi đó đã giảm xuống 40%. Một lý do của sự khủng hoảng sâu sắc nhất là do sự cắt giảm cầu năng lượng. Một lý do khác nảy sinh đồng thời cả về giá dầu sau cải cách của Iran vào năm 1979 (khi đó, nỗi sợ hãi gia tăng trở lại của việc cắt giảm dầu) và sự hữu hiệu trong việc sử dụng năng lượng xe hơi Mỹ từ năm 1979 đến 1983, Mỹ đã đưa ra các qui định về tiêu chuẩn hữu hiệu năng lượng. Sự bùng nổ việc sử dụng xe hơi nhỏ hơn trong dân chúng Mỹ. Tổng thống Reagan đã chấm dứt kiểm soát giá dầu và khi đó bùng nổ hoạt động khoan và thăm dò dầu mỏ nội địa, cho đến giữa thập kỷ những năm 1980, sản lượng dầu của Mỹ giảm xuống theo hình xoán ốc. Giá dầu đã đạt đến 40 USD một thùng (100 USD một thùng, sau khi tính lạm phát) và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong vài năm đến. Tiểu vương quốc Ả Rập lo ngại giá cả tăng vọt sẽ bùng nổ trở lại. Và để giảm nhập khẩu dầu ở Mỹ, Tổng thống Carter ủng hộ cho kế hoạch 88 tỷ USD để phát triển dầu tổng hợp từ trữ lượng than dồi dào ở Mỹ. Vì vậy, Tiểu vương quốc Ả Rập đã bán với giá thấp hơn vài USD một thùng so với OPEC là 34 USD một thùng. Sau đó vào năm 1985, Cartel phải đối phó với sự cạnh tranh từ Alaskan và khu vực dầu ở vùng biển Bắc, Tiểu vương quốc Ả Rập và Kuwait đã bán phá giá. Sau một cuộc họp, OPEC quyết định đi theo sau thị trường hơn là người dẫn đạo về giá. Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập, Sheik Yamani, đã phát biểu với một vài phóng viên: Chúng ta hãy xem làm thế nào mà vùng biển Bắc có thể sản xuất dầu với giá là 5 USD một thùng. Tại mức giá này, chưa ai có thể đánh bại các quốc gia Vùng vịnh. Vào giữa những năm 1980, chi phí sản xuất dầu chỉ vài USD một thùng, khoảng 15 USD một thùng ở vùng bờ biển của Anh, Na Uy và ở Mỹ. Một sự dịch chuyển là lời cảnh báo đối với Mỹ: hãy quên độc lập năng lượng. Nên nhớ, Mỹ là người tiêu dùng và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ cũng là một trong những nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất. Khi giá giảm xuống, khoảng 12 USD một thùng, đã tàn phá nền kinh tế của Taxas, Louisiana và các bang giàu tài nguyên dầu mỏ khác và sau đó phó tổng thống George H.W. Bush đi đến các nước vùng vịnh vào năm 1986, để thúc giục các quốc gia hạn chế sản lượng sản xuất để nâng giá dầu. “Đó không phải là điều chúng tôi mong muốn - một mức giá tự do về dầu mỏ” Chủ tịch của OPEC, Rilwanu Lukman, Nigeria, đã thúc giục ông Bush trong hai cuộc họp ở Kuwait. Ông Bush cuối cùng đi đến sự thống nhất với Vua Fahd, Tiểu vương quốc Ả Rập, là hạn chế sản xuất để nâng giá 50% so với giá mục tiêu là 18 USD một thùng (khoảng 30 USD ngày nay). Qua các năm, OPEC đã điều chỉnh sản xuất để đạt mức giá trong khoảng 22 USD đến 28 USD. Chiến lược của OPEC đã có tác động rất lớn. Từ giữa những năm 1980, cơn khát dầu của Mỹ đã tăng lên. Chương trình dầu tổng hợp của tổng thống Carter không thể cạnh tranh với giá mới của OPEC, là một sự giễu cợt cho dự án đã tiêu tốn một khoản tiền lớn. 178
  17. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Mỹ là quốc gia sử dụng năng lượng hữu hiệu so với năm 1973. Khi đó, các quốc gia Ả Rập cắt giảm xuất khẩu dầu vào Mỹ bởi vì các hỗ trợ của Mỹ đối với Israel trong thời gian chiến tranh Tháng Mười. Theo Hiệp hội nghiên cứu năng lượng Cambridge, điều này làm mất đi khoảng một nửa số thùng dầu để tạo ra 1 USD đơn vị sản lượng kinh tế ngày nay, như đã xảy ra cách đây 30 năm. Tuy nhiên, lợi ích của sử dụng năng lượng hữu hiệu phát huy tác dụng vào đầu những năm 1980, khi giá dầu ở mức cao. Các nhà máy điện và các khách hàng lớn chuyển sang dùng khí đốt thiên nhiên, rẽ hơn và sạch hơn, ít có nguy cơ thiếu hụt bởi lẽ khí đốt thiên nhiên này đã được sản xuất ở Mỹ và Canada. Vào năm 1979, 13.5% điện được sản xuất từ nhiên liệu dầu; con số này đã giảm xuống còn 4.1% vào năm 1985 và ngày nay khoảng 3%. Khí đốt gia đình cũng có sự chuyển đổi tương tự, từ dầu sang khí thiên nhiên. Khi giá dầu giảm vào năm 1985, thì nhịp độ tiến triển của năng lượng hữu hiệu có vẽ chựng lại. Mỹ dường như ít phụ thuộc vào dầu từ những tháng trước vì sự thay đổi dài hạn trong cấu trúc của nền kinh tế, chứ không vì công nghệ tiết kiệm năng lượng. Chín ngành công nghiệp sử dụng năng lượng (nhôm, nông nghiệp, hóa chất, sản phẩm rừng, thuỷ tinh, khuôn đúc kim loại, khai khoáng, thép và dầu mỏ) chiếm khoảng 80% năng lượng sử dụng. Nhiều ngành trong số này đang suy giảm. Một số ngành mới chiếm ưu thế hơn, như phần mềm và viễn thông, không sử dụng nhiều năng lượng. Dầu mỏ chiếm khoảng 40% tổng số tiêu dùng năng lượng của Mỹ, giảm xuống còn 50% vào năm 1973. Vào những năm 1990, giá xăng dầu giảm thấp hơn so với lệnh cấm vận dầu mỏ vào năm 1973, khi đó mối quan tâm tập trung hơn vào lạm phát. OPEC xác định phải giữ cho giá dầu thấp hơn để giữ thị phần và tạo nên sự khan hiếm ở một số khu vực khác. Chính phủ Mỹ đã không đòi hỏi tăng cường sử dụng năng lượng hữu hiệu đối với xe hơi. Với những đợt sóng gió của nền kinh tế, người tiêu dùng như những nhồi bông của SUV và các nhà đầu cơ nhiên liệu khác. Các nhà kinh tế cho rằng để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Mỹ sẽ phải tăng giá xăng dầu đáng kể. Mỹ sẽ phải thu thêm 1 USD tiền thuế trên mỗi gallon, với mức thuế hiện nay là 41 cents, nhằm giảm lượng tiêu thụ xăng dầu khoảng một phần tư. Châu Âu và Nhật có có mức thuế khá cao (3.16 USD trên mỗi gallon ở Anh; 1.75 USD ở Nhật). Vì vậy, các lái xe đạt đến ngưỡng và chọn những chiếc xe nhỏ hơn, hoặc phương tiện sử dụng hữu hiệu nhiên liệu. Loren Beard, người quản lý cấp cao của phòng hoạch định năng lượng, DaimlerChrysler AG in Detroit, đã cho biết “để giảm tiêu dùng xăng dầu, điều hiển nhiên nhất phải làm đó là thuế xăng dầu và làm theo những đặc trưng của nền kinh tế nhiên liệu”. Về mặt tổng thể, Pháp và Nhật chỉ cần một nửa lượng dầu như ở Mỹ để tạo nên cùng mức tăng trưởng cho nền kinh tế. Áp dụng giá xăng dầu cao ở Châu Âu và Nhật, các cơ quan năng lượng quốc tế ở Paris vẫn mong đợi nhập khẩu dầu sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với Mỹ trong vài thập kỷ đến. Liều thuốc chính trị Mặc dầu, tăng thuế xăng dầu là liều thuốc chính trị của Mỹ. Tổng thống Bush đã chấp nhận tăng thuế 5 cents trên mỗi gallon vào năm 1990, mặc dầu ông ta đã đưa ra cam kết là “không có thuế mới”. Đây cũng là lý do làm mất vị trí tái tranh cử tổng thống. Tổng thống Clinton đã đánh mức thuế năng lượng phóng khoáng hơn vào năm 1993 là 4.3 cents trên mỗi gallon. Các quan chức của chính quyền Bush nói rằng họ đã cân nhắc mức thuế cao hơn khi đưa chúng vào kế hoạch năng lượng năm 2001, nhưng đã bị từ chối một cách nhanh chóng. Thuế tăng lên, tự nó cũng không giải quyết vấn đề về nhập khẩu dầu. Một mức giá khí đốt cao hơn sẽ làm giảm cầu của dầu, điều này có thể dẫn đến sự dư thừa và giá bán sỉ dầu thấp hơn. OPEC có thể cắt giảm sản xuất để đẩy giá lên, như thể họ đã làm cho giá dầu tăng vào năm 1998. Nếu như OPEC được khuyến khích giảm giá xuống, thì Mỹ và các quốc gia sẽ xem xét 179
  18. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo với phần thặng dư về cung (bằng cách dự trữ dầu để duy trì sử dụng trong trường hợp khẩn cấp), để dự phòng khi giá tăng và hạn chế hưởng lợi của OPEC do kiểm soát cung. Sự bùng nổ cung ở khu vực ngoài vùng vịnh sẽ giúp cho Mỹ ít phụ thuộc hơn vào OPEC. Nhưng chính quyền Bush không thể thuyết phục nghị viện bắt tay ngay vào việc khoan dầu ở khu vực bảo tồn cuộc sống hoang dã ở Alaska, các qui định về môi trường đã đặt ra nhiều trở ngại, cùng với bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, vượt quá giới hạn của các thiết bị mới. Các công ty dầu mỏ đã sử dụng công nghệ để kéo dài hoạt động trên những khu khai thác cũ, nhưng cung nội địa vẫn tiếp tục chết lịm dần khoảng 5.8 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn một phần ba so với mục tiêu độc lập năng lượng, mà tổng thống Nixon đặt ra vào năm 1973. Ở các nơi khác, Nga, Châu Á, Châu Phi cũng trông đợi mở rộng sản xuất trong những thập kỷ đến. Mặc dầu, những quốc gia này không có chính sách dự trữ và chịu sự phụ thuộc như ở Mỹ, nhưng họ có lượng dự trữ lớn trên thế giới và dễ dàng khai thác. Một quan chức của chính quyền Bush lần thứ nhất đã nói: các quốc gia OPEC “là hậu thuẫn về giá”. Nhà đại diện Charles Rangel ở New York cho biết Mỹ có thể sử dụng quân đội để làm thay đổi cán cân năng lượng. Nếu như Mỹ chiếm cứ các khu khai thác dầu mỏ ở Iraq trong chiến tranh và làm cho Baghdad trở thành đồng minh đáng tin cậy, điều này có thể làm giảm đi quan tâm của Mỹ về sự phụ thuộc vào vùng vịnh Ba Tư. Ông Rangel nói rằng “nếu chúng tôi kiểm soát tất cả dầu ở đó, thì chúng tối cũng không cần đánh thuế xăng dầu”. Nhưng hậu quả của chiến tranh thì khó có thể nói trước được, đặc biệt là chính quyền Saddam Hussein đã phá huỷ các giếng dầu ở Iraq, hay nếu như các khu khai thác dầu ở vùng vịnh trở thành mục tiêu của khủng bố. Một nền dân chủ ở Iraq dường như làm tăng thêm sức mạnh của OPEC, chứ không làm suy yếu chúng. Tổng thống Bush đang xem xét đối với sự điều chỉnh công nghệ. Ông ta đã đầu tư công nghệ nhiên liệu năng lượng hyđrô, với ngân sách 1.7 tỷ USD trong vòng năm năm đến để cố gắng tạo ra các xe hơi và xe tải sử dụng nhiên liệu năng lượng hyđrô. Nhưng những khó khăn đang làm chùn bước cho kế hoạch này. Chi phí của hyđrô hiện giờ gấp bốn lần xăng dầu, xây dựng nhà máy là rất tốn kém và thiếu cơ sở hạ tầng để thiết lập các trạm bơm hyđrô giống như các trạm xăng dầu trên toàn quốc. Và OPEC cũng rất thận trọng đối với khả năng Mỹ có thể đánh động vào thói quen tiêu dùng dầu. Trong những năm cuối của thập kỷ 1980, bộ trưởng đầu mỏ của Kuwait đã xua đuổi các nhà kinh doanh cố gắng tiếp cận ông ta trong một quán Bar tại khách sạn London. Sheik Ali Khalifa al-Sabah giải thích rằng một người đàn ông “muốn bán cho tôi một động cơ chạy bằng nước. Nếu tôi nghĩ có động cơ hoạt động như vậy, tôi sẽ mua và huỷ nó ngay”. CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH 1. Làm thế nào mà Tiểu vương quốc Ả Rập và các nước lân cận có thể kiểm soát giá dầu? 2. Những nhận xét nào của Sheik Ahmed Zaki Yamani về nguồn năng lượng thay thế đã gợi ý về sự khác nhau của độ co giãn của cầu dầu mỏ trong ngắn hạn và trong dài hạn? 3. Minh họa bằng cách sử dụng đường cung và đường cầu cho biết ảnh hưởng của thuế nhập khẩu dầu đối với người tiêu dùng dầu. Ảnh hưởng này đối với giá nhận được của nhà sản xuất trong nước là bao nhiêu? 4. Hàm ý về sự hữu hiệu trong đề nghị hạn chế xăng dầu của Martin Feldstein là gì? Liệu xăng dầu có thể hạn chế vào thời điểm bây giờ được không? 5. Tại sao phó tổng thống H.W. Bush khuyến khích OPEC giảm sản xuất dầu? Lợi ích của chiến lược như vậy là gì? Chi phí? 180
  19. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 2-3, chương 6 và chương 7 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. Như đã đề cập trong bài báo, vùng vịnh chiếm hai phần ba trữ lượng dầu toàn cầu. Các quốc gia vùng vịnh cùng với 5 quốc gia từ Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á hình thành nên một Cartel gọi là OPEC, tổ chức này cung cấp 40% cung dầu mỏ trên toàn thế giới. Bằng hành động như một đơn vị kinh doanh, OPEC đã vận dụng năng lực độc quyền (năng lực thiết đặt giá) trong thị trường dầu thông qua việc kiểm soát sản lượng sản xuất dầu. 2. Sheik Ahmed Saki Yamani đã nói rằng nếu giá dầu ở mức cao, các quốc gia tiêu dùng dầu sẽ đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế, giảm sự phụ thuộc vào dầu. Điều này có nghĩa rằng sự nhạy cảm của cầu tăng lên khi giá cả tăng trong dài hạn. Theo như đặc tính độ co giãn, cầu sẽ co giãn hơn trong dài hạn. Các nhà kinh tế giải thích hiện tượng này với khả năng cung cấp lớn hơn nguồn năng lượng thay thế khi thời gian trôi qua. 3. Thuế làm dịch chuyển đường cung lên trên bằng với mức thuế. Trong biểu đồ, phí bên phải là thuế, T, làm dịch chuyển đường cung từ S0 đến S1. Lượng dầu giảm từ Q0 xuống Q1. Giá S1 S0 P1 P0 D0 0 Q1 Q0 Lượng Bởi vì thuế làm tăng giá dầu thị trường thế giới, thuế làm tăng lượng cung nội địa lớn hơn. Điều này minh họa trong biểu đồ dưới đây. Trước khi có thuế, giá thị trường thế giới tại P0, cầu người tiêu dùng là 200 thùng dầu. Các nhà sản xuất nội địa cung cấp 100 nghìn thùng tại mức giá đó và 100 nghìn thùng dầu sẽ được nhập khẩu. Sau khi có thuế, T, lượng cầu giảm xuống còn 175 nghìn thùng mỗi ngày. Các nhà sản xuất nội địa mong muốn cung cấp 125 nghìn thùng tại mức giá mới P1 và 50 nghìn thùng dầu còn lại được nhập khẩu. Điều này được minh họa trong biểu đồ dưới đây. Giá Cung cầu nội địa S0 P1 T P0 D0 0 100 125 175 200 Lượng 181
  20. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo 4. Đề nghị của nhà kinh tế Martin Feldstein là nhằm kiểm soát doanh số bán và phân phối xăng dầu thông qua hóa đơn. Tuy nhiên, đề nghị này không cho biết hóa đơn sẽ được phân phối bằng cách nào và điều này làm phát sinh một thị trường mua và bán hóa đơn. Đối với những người có cầu không co giãn ít hơn đối với xăng dầu có thể mua hóa đơn từ những người khác, những người có chi phí thấp hơn trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Điều này có nghĩa là những người hầu như có khả năng chuyển đổi sẽ thực hiện việc chuyển đổi nhanh nhất. Đây là một phương pháp hữu hiệu để hạn chế. Tuy nhiên, dầu hiện tại có thể được hạn chế bởi giá dầu được thiết đặt bởi OPEC. 5. Phó tổng thống H.W. Bush đã khuyến khích OPEC tăng giá dầu để các nhà sản xuất nội địa sản xuất dầu, vì các nhà sản xuất nội địa có chi phí lớn hơn trong việc sản xuất dầu (điểm đóng cửa của các nhà sản xuất nội địa nằm trên mức giá của OPEC). Lợi ích của giá dầu cao đó là lợi nhuận của các nhà sản xuất nội địa cao hơn. Các chi phí đó là chi phí sản xuất cao hơn đối với nhà sản xuất nội địa cho những hàng hóa khác, có sử dụng dầu như là yếu tố đầu vào. 182
  21. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực CCChhhưưươơơnnnggg 888 CCCUUUNNNGGG CCCẦẦẦUUU TTTHHHỊỊỊ TTTRRRƯƯƯỜỜỜNNNGGG NNNGGGUUUỒỒỒNNN LLLỰỰỰCCC Trên cơ sở hiểu biết về cung cầu sản phẩm, các cá nhân và doanh nghiệp vận dụng lý thuyết cung cầu đối với nguồn lực sản xuất (lao động, vốn, ). Các quyết định sử dụng nguồn lực không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chi phí, lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sau khi nghiên cứu chương này, bạn có thể: ª Giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu nguồn lực và chính sách của chính phủ tác động lên giá thị trường nguồn lực. ª Giải thích tác động thay thế và thu nhập tác động đến đường cung lao động cá nhân và thị trường. ª Xem xét các yếu tố tạo nên sự khác biệt về tiền lương và phân tích vai trò của nghiệp đoàn đối với cung lao động trên thị trường. ª Giải thích tại sao đường cầu vốn dốc xuống và ảnh hưởng lãi suất đến đường cầu vốn. ª Giải thích mối quan hệ giữa đầu tư công nghệ và qui mô kinh tế của các ngành. THỊ TRƯỜNG NGUỒN LỰC Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực, xem xét làm thế nào mà giá cả của lao động và nguồn lực được xác định trên thị trường nguồn lực sản xuất. Như đã đề cập trước đây, có bốn nhóm nguồn lực: tài nguyên, lao động, vốn và quản lý. Chi phí cho các nguồn lực như sau: Nguồn lực Chi phí Tài nguyên Tiền thuê Lao động Tiền lương Vốn Tiền lãi Quản lý Lợi nhuận Tiền thuê, tiền lương và tiền lãi được xác định trên thị trường tài nguyên, lao động và vốn. Những người quản lý là những người được thuê để điều hành kinh doanh trong một doanh nghiệp, thu nhập của người quản lý từ lợi nhuận kinh doanh, là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất. Mối quan hệ giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực có thể được mô tả trong biểu đồ luân chuyển dưới đây. Biểu đồ này minh họa mối quan hệ tương thuộc lẫn nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Doanh nghiệp sẽ mua nguồn lực sản xuất trên thị trường nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ và bán trên thị trường sản phẩm. Vì vậy, chúng ta nói cầu của nguồn lực là cầu xuất phát, cầu bắt nguồn từ cầu sản phẩm. Chẳng hạn, cầu của lao động ngành dệt may tăng lên khi cầu của thị trường sản phẩm dệt may tăng lên. Biểu đồ luân chuyển cũng minh họa một khía cạnh khác mà chúng ta cần phải lưu ý: hộ gia định là nguồn cung trên thị trường nguồn lực và doanh nghiệp là nguồn cầu. Lưu ý rằng vai trò này là ngược lại đối với thị trường sản phẩm. 183
  22. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực Thị trường sản phẩm P S Hàng hóa, dịch vụ Doanh thu D bán hàng Q Hàng hóa, Chi tiêu dịch vụ hàng hóa, dịch vụ Doanh nghiệp Hộ gia đình Chi phí sử dụng Chi phí sử nguồn lực dụng nguồn Thị trường nguồn lực lực P Nguồn lực S Nguồn lực sản xuất sản xuất D Q CUNG CẦU NGUỒN LỰC Biểu đồ dưới đây minh họa đường cung và cầu của thị trường nguồn lực. Đường cầu là đường dốc xuống là do khi giá cả nguồn lực giảm xuống sẽ khích thích các doanh nghiệp gia tăng mong muốn và khả năng thanh toán các chi phí sử dụng nguồn lực. Lượng cung nguồn lực tăng lên khi giá cả nguồn lực tăng lên là do những người sở hữu nguồn lực sẽ chuyển dịch nguồn lực mang lại cho họ giá trị cao nhất. Như biểu đồ dưới đây minh họa, cân bằng thị trường diễn ra tại mức giá mà ở đó lượng cầu nguồn lực bằng với lượng cung nguồn lực. Giá Lượng Cầu thị trường Độ co giãn của cầu nguồn lực được xác định bằng: Độ co giãn % thay âäøi læåüng cáöu nguäön læûc = cầu nguồn lực % thay âäøi gia ï nguäön læûc Cầu nguồn lực là co giãn theo giá khi: - Cầu sản phẩm là co giãn theo giá, - Nguồn lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của doanh nghiệp, 184
  23. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực - Có nhiều nguồn lực thay thế và - Thời gian dài xem xét. Chúng ta hãy xem xét tại sao độ co giãn của cầu sản phẩm ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu nguồn lực. Cầu nguồn lực là co giãn hơn, thì khi giá của nguồn lực tăng lên sẽ làm cho lượng cầu nguồn lực giảm đi một lượng rất lớn. Chúng ta hãy xem xét làm thế nào mà sự thay đổi giá của nguồn lực tác động đến lượng cầu nguồn lực. Khi giá của nguồn lực tăng lên thì chi phí trung bình và chi phí biên sẽ tăng lên. Sự gia tăng chi phí sẽ làm cho giá cân bằng của thị trường sản phẩm sẽ tăng lên. Khi giá cả của sản phẩm tăng lên, thì lượng cầu của sản phẩm sẽ giảm xuống. Do cầu nguồn lực là cầu xuất phát, sự giảm lượng cầu sản phẩm sẽ làm giảm lượng cầu nguồn lực. Khi cầu sản phẩm là khá co giãn, nếu giá của sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm đi một lượng cầu sản phẩm rất lớn (và vì vậy làm giảm đi một lượng cầu nguồn lực rất lớn). Phân tích chuỗi quan hệ này cho phép chúng ta hiểu mối quan hệ tương thuộc giữa cầu sản phẩm và cầu nguồn lực. Ngân sách nguồn lực sử dụng trong tổng chi phí cũng ảnh hưởng đến cầu nguồn lực theo một cách tương tự. Khi giá cả của một nguồn lực tăng lên sẽ tác động đến chi phí trung bình và chi phí biên của sản phẩm. Nếu nguồn lực chiếm 10% trong tổng chi phí, thì sự gia tăng gấp đôi giá của nguồn lực làm tăng thêm 10% tổng chi phí. Nếu nguồn lực chỉ chiếm 1% tổng chi phí, sự gia tăng gấp đôi giá của nguồn lực chỉ làm tăng thêm 1% tổng chi phí. Vì vậy, sự thay đổi giá của nguồn lực sẽ tác động lên chi phí và giá cả của sản phẩm lớn hơn khi nguồn lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Doanh nghệp sẽ giảm nguồn lực khi có nhiều nguồn lực thay thế. Do đó, cầu nguồn lực là co giãn hơn khi có nhiều nguồn lực thay thế hơn. Các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian để lựa chọn các phương pháp sản xuất. Khi giá của nguồn lực tăng lên sẽ có tác động lớn hơn trong dài hạn bởi vì thời gian dài xem xét sẽ có nhiều khả năng thay thế hơn. Vì vậy, cầu nguồn lực sẽ co giãn hơn khi xem xét trong dài hạn. Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm dịch chuyển cầu nguồn lực. Cầu nguồn lực sẽ tăng lên khi: - Giá sản phẩm (đầu ra) tăng lên, - Năng suất nguồn lực tăng lên, - Số lượng người mua tăng lên, - Giá cả của nguồn lực thay thế tăng lên, - Giá cả của nguồn lực bổ sung giảm xuống, - Doanh nghiệp có mức sử dụng cao đối với các nguồn lực khác. Để xác định sử dụng bao nhiêu lao động (hay số lượng nguồn lực khác), một doanh nghiệp đo lường lợi ích so với chi phí từ việc sử dụng nguồn lực. Một lao động sẽ được thuê thêm nếu như lợi ích tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm. Lợi ích mà một doanh nghiệp nhận được từ việc thuê thêm lao động chính là doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm lao động đó. Sự gia tăng giá sản phẩm hay năng suất của lao động sẽ làm tăng lợi ích biên liên quan đến việc thuê thêm lao động. Do đó, cầu lao động sẽ tăng khi giá bán sản phẩm tăng lên hay năng suất lao động tăng lên. Điều này có thể giải thích và vận dụng một cách tương tự đối với các nguồn lực khác. Do cầu thị trường của nguồn lực được xác lập từ cầu nguồn lực của các doanh nghiệp trên thị trường nguồn lực, vì thế sự gia tăng các doanh nghiệp sẽ làm gia tăng cầu thị trường của nguồn lực. Nguồn lực thay thế là nguồn lực có thể thay thế sử dụng cho các nguồn lực khác (chẳng hạn thợ hàn công nhân và thợ hàn người máy). Nếu một trong những nguồn lực đắt hơn những nguồn lực khác, thì doanh nghiệp sẽ thay thế nguồn lực đắt hơn bởi những nguồn lực rẽ hơn. Nguồn lực bổ sung là nguồn lực được sử dụng cùng với những nguồn lực khác. Thiết bị sản 185
  24. Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực xuất điều khiển máy tính và kỹ thuật viên máy tính là những nguồn lực bổ sung nhau. Nếu như giá của một trong những nguồn lực này tăng lên sẽ làm cho cầu của nguồn lực bổ sung giảm xuống. Nếu một doanh nghiệp có mức sử dụng lớn một số nguồn lực, thì năng suất của những nguồn lực khác sẽ tăng lên. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sở hữu một lượng lớn về vốn thì lao động thường có năng suất cao hơn do được trang bị công cụ, máy móc, đào tạo tốt hơn. Trong trường hợp này sự gia tăng vốn sẽ làm tăng cầu lao động. Cung thị trường Như đề cập trước đây, độ co giãn của cung nguồn lực được xác định bởi: Độ co giãn % thay âäøi læåüng cung nguäön læûc = cung nguồn lực % thay âäøi gia ï nguäön læûc Độ co giãn của cung theo giá sẽ co giãn lớn hơn khi có nhiều lựa chọn nguồn lực sử dụng và thời gian dài để xem xét. Những nghề nghiệp có ít lao động thay thế sẽ có cung lao động ít co giãn hơn so với những nghề nghiệp có nhiều lao động thay thế hơn. Chẳng hạn, cung lao động về chuyên gia hóa dầu ít co giãn hơn so với cung lao động về công nhân xây dựng. Nếu như thời gian dài được xem xét thì những người lao động được đào tạo và thu thập thêm về thông tin thị trường lao động, khi đó có sự thay đổi lớn lượng cung lao động khi có sự thay đổi lương và thời gian dài xem xét. Thu nhập của nguồn lao động có đường cung không co giãn được gọi là tiền thuê. Tiền thuê biểu thị khoản trả vượt quá chi phí cơ hội của cung nguồn lực. Nếu một công ty có đường cung nguồn lực không co giãn, khi đó có một lượng lớn nguồn lao động cung cấp thậm chí với giá bằng không. Do đó, tiền thuê là bất kỳ khoản thanh toán nào nhận trong trường hợp này. Thu nhập của nguồn lao động có đường cung co giãn hoàn toàn được gọi là tiền chuyển nhượng. Tiền chuyển nhượng là khoản thanh toán bằng với chi phí cơ hội của cung nguồn lực. Khi một nguồn lực có đường cung co giãn hoàn toàn, khi đó giá của nguồn lực bằng với giá của các nguồn lực lựa chọn khác trên thị trường. Do đó, tất cả thu nhập là tiền chuyển nhượng. Trong nhiều trường hợp thì đường cung thị trường nguồn lực là đường dốc lên, khi đó nguồn lực sẽ nhận khoản thanh toán hỗn hợp giữa tiền thuê và tiền chuyển nhượng. Cung nguồn lực sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi về sở thích, số lượng nhà cung cấp và sự thay đổi giá của các nguồn lực liên quan khác. Giá trần và giá sàn Như đề cập ở trên, cân bằng nguồn lực xảy ra khi lượng cung bằng với lượng cầu. Nếu giá sàn áp dụng hữu hiệu (chẳng hạn lương tối thiểu) sẽ làm cho mức giá cao hơn giá cân bằng, khi đó sẽ có một sự thặng dư nguồn lực (do lượng cung vượt quá lượng cầu). Trong thị trường lao động, sự thặng dư này sẽ dẫn đến thất nghiệp cho một số lao động. Điều này có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây. Lưu ý rằng lượng cung vượt quá lượng cầu khi giá sàn áp dụng tại mức giá Pm. Giá 186 Lượng