Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 7)

pdf 24 trang phuongnguyen 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_pgs_ts_le_the_gioi_phan_7.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 7)

  1. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo Giá, Chi phí Lượng Đường cung ngắn hạn Cho đến bây giờ, chúng ta quan sát thấy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại mức giá P = MC, miễn là P > AVC. Biểu đồ dưới đây chỉ ra các mức giá P0, P1, P2 và P3 tưong ứng với các mức sản lượng Q0, Q1, Q2 và Q3. Như vậy, đường MC xác định mức sản lượng sản xuất của doanh nghiệp miễn là P > AVC. Phần MC nằm phía trên AVC min chỉ ra lượng cung theo các mức giá, đó chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp. Đường cung được minh họa bởi phần MC nằm phía trên AVCmin tô đậm dưới đây. Giá, Chi phí Đường cung ngắn hạn Lượng QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT DÀI HẠN Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành khi có lợi nhuận kinh tế dương và rời khỏi ngành khi lợi nhuận kinh tế âm (lỗ). Bây giờ, chúng ta hãy xem xét hành vi gia nhập hay rút lui thị trường của các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo tác động đến thị trường như thế nào. Giả sử, một doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương với giá cân bằng trên thị trường hiện tại. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mới sẽ gia nhập ngành sẽ làm tăng cung. Khi cung tăng sẽ dịch chuyển đường cung sang phải và giá cân bằng thị trường sẽ giảm xuống. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không (lợi nhuận thông thường), sẽ không khích thích thêm doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường. Biểu đồ dưới đây minh họa cân bằng dài hạn khi doanh nghiệp nhận lợi nhuận kinh tế bằng không. 139
  2. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo Thị trường Doanh nghiệp Giá Giá, Chi phí Lợi nhuận = 0 Lượng Lượng Giả định trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ. Trong tình huống này, doanh nghiệp sẽ rời khỏi ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường thì đường cung sẽ dịch chuyển sang trái cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không (như minh họa ở biểu đồ trên). Vì vậy, cân bằng dài hạn diễn ra khi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng không. Khi cân bằng dài hạn diễn ra thì sức hấp dẫn ngành không còn nữa bởi tỷ suất lợi nhuận ngành tương tương với những ngành khác. Cân bằng dài hạn và hiệu quả kinh tế Khi cân bằng dài hạn xảy ra, có hai đặc trưng hữu hiệu như sau: ª P = MC và ª P = ATC min. P = MC là rất quan trọng với xã hội bởi giá phản ảnh lợi ích biên của xã hội trong khi chi phí bên phản ảnh chi phí biên của xã hội trong việc sản xuất hàng hóa (bỏ qua tác động ngoại ứng). Tại điểm cân bằng, lợi ích biên của xã hội bằng với chi phí biên của xã hội, khi đó lợi ích biên của xã hội trong việc sản xuất hàng hóa là cực đại. Sản xuất tại ATC min có nghĩa là xã hội sản xuất hàng hóa với chi phí đơn vị thấp nhất. Rõ ràng, khi đạt được như vậy thì sản xuất hàng hóa đạt được sự hữu hiệu. Hiệu quả kinh tế có được khi thỏa mãn cả hai điều kiện ở trên. Khi đó, mức sản lượng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp gọi là qui mô hiệu quả và phúc lợi xã hội (tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất) là lớn nhất. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Thặng dư tiêu dùng chính là lợi ích ròng mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa. Thặng dư tiêu dùng có được khi lợi ích biên trên mỗi đơn vị lớn hơn chi phí biên của đơn vị tiêu dùng sau cùng. Giá (nghìn đồng) 5 D 10 140 Lượng
  3. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo Giả sử, một cá nhân mua 10 đơn vị hàng hóa với giá 5 nghìn đồng. Với đơn vị đầu tiên, cá nhân mong muốn trả 9 nghìn đồng, do đó có 4 nghìn đồng thặng dư tiêu dùng. Tương tự như vậy, với các đơn vị tiêu dùng tiếp theo thì cá nhân sẽ có thặng dư tiêu dùng nhỏ hơn khi lượng tiêu dùng tăng lên. Tổng thặng dư tiêu dùng của cá nhân chính là phần diện tích tô đậm trong biểu đồ dưới đây. Đây chính là phần chênh lệch giữa tổng lợi ích và tổng chi phí. Thặng dư sản xuất cũng được định nghĩa một cách tương tự, đó là lợi ích ròng của nhà sản xuất khi bán hàng hóa. Thặng dư sản xuất có được bởi P = MC cho đơn vị sản xuất sau cùng. Các đơn vị sản xuất trước đó có chi phí biên thấp hơn giá bán của doanh nghiệp. Giá Thặng dư tiêu dùng Thặng dư sản xuất Lượng Trong biểu đồ trên, phần diện tích đô đậm trên mức giá là thặng dư tiêu dùng và phần tô đậm dưới mức giá là thặng dư sản xuất. Lợi ích ròng của xã hội chính là tổng của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Đường cung dài hạn Phương trình lợi nhuận cho thấy doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng không khi và chỉ khi giá bằng với chi phí trung bình (ATCmin). Nếu giá bán cao hơn chi phí trung bình thì doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương. Điều này sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Mức giá thấp hơn chi phí trung bình, lợi nhuận kinh tế âm sẽ dẫn đến hiện tượng một số doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tiến trình gia nhập và rút khỏi thị trường kết thúc chỉ khi giá và chi phí trung bình bằng nhau. Như đã đề cập trước đây, quyết định sản xuất của doanh nghiệp tại mức sản lượng sao cho giá bằng với chi phí biên (MC). Mặt khác, quá trình gia nhập và rút khỏi thị trường một cách tự do làm cho giá bằng với chi phí trung bình (ATCmin) và vì vậy cũng bằng với chi phí biên. Một khi doanh nghiệp quyết định sản xuất tại mức sản lượng có chi phí trung bình thấp nhất thì doanh nghiệp đạt đến qui mô hiệu quả. Như vậy, cân bằng trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đạt đến qui mô hiệu quả. P Cân bằng doanh nghiệp dài hạn P Cung thị trường trong dài hạn MC Cung ngắn hạn ATC S S1 E D Cung dài hạn P=ATCmin P0 D1 D 0 0 Q0 Q Q 141
  4. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo Biểu đồ trên minh họa cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, giá bằng với chi phí biên (MC), doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận. Giá cũng bằng với chi phí trung bình (ATCmin), vì vậy lợi nhuận bằng không. Các doanh nghiệp mới không có động lực để gia nhập vào thị trường, cũng như các doanh nghiệp hiện tại không có động lực để rút khỏi thị trường. Qua phân tích hành vi của doanh nghiệp, chúng ta có thể xác định đường cung thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chỉ có một mức giá xác định tại cân bằng dài hạn (ATCmin). Điều này cho thấy đường cung dài hạn co giãn hoàn toàn tại mức giá này như minh họa ở biểu đồ trên. Tuy nhiên, đường cung thị trường có thể dốc lên. Giải thích cho đường cung dốc lên liên quan đến 2 lý do sau: Lý do thứ nhất, nguồn lực sử dụng trong sản xuất là có giới hạn. Chẳng hạn đối với sản phẩm nông nghiệp. Khi có nhiều người làm nông, giá đất sẽ tăng lên và điều này làm gia tăng chi phí sản xuất. Chi phí gia tăng làm cho cung gia tăng nhỏ hơn so với cầu. Điều này làm cho đường cung dài hạn dốc lên, thậm chí có sự tự do thâm nhập ngành. Lý do thứ hai, đó là các doanh nghiệp có chi phí khác nhau. Chẳng hạn như thị trường dịch vụ sơn (nhà cửa, công trình), các thợ sơn hay chủ thầu sẽ có chi phí khác nhau tùy thuộc vào tay nghề và thời gian thực hiện dịch vụ. Những thợ sơn có chi phí thấp sẽ thuận lợi hơn trong việc gia nhập so với thợ sơn có chi phí cao. Khi có sự tăng cầu, những thợ sơn mới với chi phí cao được khuyến khích gia nhập thị trường để gia tăng mức phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu. Bởi vì những thợ mới thường có chi phí cao hơn, giá dịch vụ phải gia tăng để đem lại lợi nhuận thợ sơn mới thâm nhập thị trường. Vì vậy, đường cầu phải dốc lên. Tóm lại, các doanh nghiệp có thể dể dàng thâm nhập hay rút lui thị trường trong dài hạn hơn so với trong ngắn hạn và đường cung dài hạn thường co giãn hơn so với đường cung ngắn hạn. Minh họa mô hình cạnh tranh hoàn hảo Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và cầu thị trường như sau: Hàm cầu: QD = 250 - 10P Hàm cung: QS = -50 + 20P Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này có hàm chi phí như sau: TC = 200 - 20Q + Q2 1. Xác định đường cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp? 2. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (Π → Max)? 3. Xác định sản lượng hoà vốn (lợi nhuận = 0)? 4. Quyết định sản xuất, khi thuế đơn vị t = 2? 5 Quyết định sản xuất, khi thuế doanh thu t% = 20%? Bài giải 1. Đường cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp: Điểm cân bằng thị trường E (PE, QE), khi đó: Giá cân bằng PE : QD = QS => 250 - 10PE = -50 + 20PE => 30PE = 300 Vậy, giá cân bằng thị trường: PE = 10 Thế PE = 10 vào hàm cầu hoặc cung, ta được: Lượng cân bằng thị trường: QE = 150 142
  5. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo Biểu đồ minh họa đường cầu thị trường và doanh nghiệp như sau: P P D E D 10 10 P = MR D 0 0 150 Q Q Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp là người nhận giá, khi đó: + Đường cầu doanh nghiệp co giãn hoàn toàn tại PE = 10, + Đường doanh thi biên trùng với đường cầu: MR = PE = 10. 2. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận: P Ta có: Π → Max : MR = MC Mà, lợi nhuận: Π(Q) = TR(Q) - TC(Q) MC ATC => Π(Q) = 10Q - (200 - 20Q + Q2) => Π(Q) = -Q2 + 30Q - 200 Mặt khác, MR = 10 MC = TC’(Q) = 2Q - 20 D 10 MR = MC Ù 10 = 2Q0 - 20 P = MR 8.3 => Q0 = 15 Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận: Q0 = 15 Thế Q0 = 15 vào hàm Π(Q) ở trên: 2 0 => Π = -(15) + 30×(15) - 200 = 25 10 15 20 Q Lợi nhuận đạt được: Π = 25 TR, TC Max TR TC 200 3. Sản lượng hoà vốn (Π = 0): Π = 0 Ù TR = TC, hay Π(Q) = -Q2 + 30Q - 200 = 0 => Q1 = 10; Q2 = 20 125 Sản lượng hoà vốn tại: 100 Q1 = 10; Q2 = 20 25 0 10 15 20 Q Π 143
  6. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo 4. Thuế đơn vị t = 2: P Thuế đơn vị (t = 2) Π1 = TR - TC - t×Q 2 => Π = 10Q - (200 - 20Q + Q ) - 2Q MC1 1 MC 2 => Π1 = -Q + 28Q - 200 Π1 = -4 ATC Đặt, TC1 = TC + t×Q => MC1 = TC1’(Q) = MC + t => MC1 = 2Q - 18 Mà, Π → Max : MR = MC D 1 1 10 P = MR => 10 = 2Q1 - 18 => Q1 = 14 8.28 8 Sản lượng lợi nhuận tối đa: Q1 = 14 Thế Q1 = 14 vào Π1(Q), ta có: 2 Π1 = -(14) + 28×(14) - 200 = -4 0 10 15 20 Q Lợi nhuận đạt được: Π1 = -4 14 5. Thuế doanh thu t% = 20%: P Thuế doanh thu (t% = 20%) Π = TR - TC - t%×TR 1 MC => Π = 8Q - (200 - 20Q + Q2) 1 Π1 = -4 ATC 2 => Π1 = -Q + 28Q - 200 Đặt, TR1 = TR - t%×TR => MR1 = TR1’(Q) = (1-t%)×MR => MR = 0.8×10 = 8 D 1 10 P = MR Mà, Π1 → Max : MR1 = MC 8.28 D 8 1 => 8 = 2Q1 - 20 => Q1 = 14 P = MR1 Sản lượng lợi nhuận tối đa: Q1 = 14 Thế Q1 = 14 vào Π1(Q), ta có: 0 2 10 15 20 Q Π1 = -(14) + 28×(14) - 200 = -4 14 Lợi nhuận đạt được: Π1 = -4 MMMỘỘỘTTT SSSỐỐỐ TTTHHHUUUẬẬẬTTT NNNGGGỮỮỮ Cấu trúc thị trường Lợi nhuận kinh tế Qui mô hiệu quả Cạnh tranh hoàn hảo Tối đa hóa lợi nhuận Phúc lợi xã hội Bán cạnh tranh Tối thiểu lỗ Thặng dư tiêu dùng Bán độc quyền Ngừng sản xuất Thặng dư sản xuất Độc quyền Đường cung ngắn hạn Đường cung dài hạn Nhận giá Cân bằng dài hạn Gia nhập thị trường Định giá Sản xuất hữu hiệu Rút khỏi thị trường CCCÂÂÂUUU HHHỎỎỎIII ÔÔÔNNN TTTẬẬẬPPP 1. Cấu trúc thị trường là gì? Đối với các nhà kinh tế, cấu trúc thị trường là một mô hình về cách thức các doanh nghiệp có cùng hành vi trong những điều kiện cụ thể. 144
  7. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo Một mô hình là là một sự đơn giản hóa cho thế giới thực. Một vài doanh nghiệp trên thế giới có thể giống với mô hình trong cấu trúc thị trường, nhưng hầu hết tất cả chúng gần với một trong bốn mô hình cấu trúc thị trường. Vì vậy, việc hiểu biết các mô hình có thể giúp chúng ta hiểu hành vi của doanh nghiệp hoạt động trong thế giới thực. Cấu trúc thị trường được nhận dạng thông qua ba đặc tính: số lượng doanh nghiệp trong thị trường; mức độ dể dàng đối với các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường; mức độ khác nhau của các sản phẩm 2. Thế nào là người nhận giá, người định giá? Người nhận giá là các doanh nghiệp buộc phải theo mức giá bán thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, mỗi một doanh nghiệp không thể thay đổi mức giá thị trường. Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là những người nhận giá. Nếu như có một doanh nghiệp cố gắng để nâng giá bán dù rất ít, thì những người mua sẽ lập tức chuyển sang những người bán khác ngay lập tức. Người định giá (người thiết đặt giá, người tham khảo giá) là những doanh nghiệp xác định lượng sản xuất và giá bán cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền, bán cạnh tranh và bán độc quyền là những người định giá. 3. Đường doanh thu biên của doanh nghiệp trong mỗi cấu trúc thị trường trông giống như thế nào? Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, đường doanh thu biên trùng với đường cầu, là đường nằm ngang tại mức giá thị trường. Đối với các doanh nghiệp trong mô hình cấu trúc thị trường khác, đường doanh thu biên là đường dốc xuống và nằm phía dưới đường cầu. 4. Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Cạnh tranh hoàn hảo là một cấu trúc thị trường mà ở đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất các sản phẩm đồng nhất, có thể dể dàng thâm nhập hay rút lui khỏi thị trường, nguời mua và người bán có thông tin hoàn hảo. Thực tế, chỉ có vài thị trường có đặc tính chính xác như định nghĩa trên. Chẳng hạn, nông nghiệp, phế liệu, video cho thuê. Nghiên cứu cạnh tranh hoàn hảo cũng rất có giá trị khi so sánh hiệu quả của cạnh tranh hoàn hảo so với các cấu trúc thị trường khác. 5. Đường cầu của doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo trông như thế nào? Giá thị trường của lúa mỳ được thiết lập bởi quan hệ cung cầu thị trường. Nếu người nông dân cố gắng nâng giá so với giá thị trường, người mua có thể tìm kiếm những người bán khác để mua. Điều mà người nông dân có thể làm là hoặc chấp nhận giá hợc rút lui thị trường. Người trồng lúa là một doanh nghiệp điển hình cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Doanh nghiệp là người nhận giá, họ chỉ có thể kiểm soát được điều duy nhất là bán bao nhiêu mà thôi. 6. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo muốn tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn bằng cách nào? Doanh nghiệp có thể chọn mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Mức sản lượng này có thể xác định tại điểm mà ở đó doanh thu biên bằng với chi phí biên. 7. Tại điểm nào thì doanh nghiệp quyết định tạm ngừng sản xuất? Một doanh nghiệp đầu tư toàn bộ chi phí biến đổi vào hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp sẽ đóng cửa tạm thời khi giá thị trường dưới giá đóng cửa, điểm tối thiểu của chi phí biến đổi trung bình. tại điểm này, Tại điểm này, doanh nghiệp lỗ nhiều hơn nếu vẫn tiếp tục sản xuất. Khi đó, giá bán không những không bù đắp toàn bộ chi phí cố định, mà còn lỗ trên mỗi đơn vị sản xuất ra do chi phí biến đổi cao hơn giá thị trường. 8. Khi nào thì doanh nghiệp đóng cửa sản xuất? Một doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất doanh nghiệp không bù đắp nỗi chi phí trung bình trong dài hạn. Nếu giá thị trường thấp hơn điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình, doanh 145
  8. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo nghiệp sẽ đóng cửa hay rút lui thị trường. Khi đó, doanh thu của doanh nghiệp không thể bù đắp những chi phí cơ hội do sử dụng nguồn lực của những người sở hữu, vì vậy người sở hữu sẽ tốt hơn nếu như đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực khác trong nền kinh tế. 9. Giá hoà vốn là gì? Doanh nghiệp hòa vốn khi lợi nhuận kinh tế bằng không - điều này có nghĩa là đường cầu (giá thị trường) bằng với điểm tối thiểu của đường chi phí trung bình. Tại mức giá hòa vốn, doanh nghiệp có thể thu hồi toàn bộ chi phí, bao gồm chi phí cơ hội của các nguồn lực sử dụng. 10. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp như thế nào? Khi doanh thu bằng hoặc vượt quá chi phí biến đổi, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức mà MR=MC. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần của đường chi phí biên nằm phía trên điểm tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình. 11. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp trong dài hạn như thế nào? Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ đóng cửa hay rút lui ngành nếu giá thấp hơn chi phí trung bình. Khi đó, đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần của đường chi phí biên nằm trên điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình. 12. Cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là điểm mà ở đó doanh nghiệp thu được lợi nhuận thông thường (lợi nhuận kinh tế bằng không). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ sản xuất ở chi phí thấp nhất có thể, không có hao phí. Một yếu tố quan trọng trong cân bằng dài hạn, đó là hiệu quả kinh tế - không có cách nào làm cho một người lợi hơn mà không làm thiệt đối với người khác. CCCÁÁÁCCC VVVẤẤẤNNN ĐĐĐỀỀỀ VVVÀÀÀ ỨỨỨNNNGGG DDDỤỤỤNNNGGG 1. Loại nước uống nào sau đây mô tả tốt nhất các đặc tính của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Những loại khác tại sao không? a. Nước máy b. Nước đóng chai c. Coca Cola d. Bia 2. Ngành sản xuất cam thảo là cạnh tranh hoàn hảo. Mỗi doanh nghiệp sản xuất được 2 nghìn tấn mỗi năm. Chi phí trung bình là 3 nghìn đồng mỗi kg và bán được 4.5 nghìn đồng mỗi kg. a. Chi phí biên của mỗi kg là bao nhiêu? b. Ngành công nghiệp có đang cân bằng trong dài hạn không? Tại sao? 3. Long Hải là một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Giá mỗi đơn vị sản phẩm là 27 nghìn đồng. Tổng chi phí doanh nghiệp phải chi ra mỗi ngày là 280 nghìn đồng, với chi phí cố định 30 nghìn đồng. Doanh nghiệp sản xuất 10 đơn vị mỗi ngày. Bạn có thể nói gì về quyết định ngừng sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn và quyết định rời ngành của doanh nghiệp trong dài hạn. 4. Tổng chi phí và tổng doanh thu (triệu đồng) của doanh nghiệp được cho ở bảng sau: Số lượng 0 1 2 3 4 5 6 7 Tổng chi phí 8 9 10 11 13 19 27 37 Tổng doanh thu 0 8 16 24 32 40 48 56 a. Tính lợi nhuận ở mỗi mức sản lượng? Doanh nghiệp nên sản xuất bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? b. Tính doanh thu biên và chi phí biên ở mỗi mức sản lượng? Vẽ đồ thị minh họa? (Gợi ý: sử dụng điểm giữa các số nguyên. Ví dụ, chi phí biên giữa 2 và 3 được vẽ tại 2.5. Ở mức sản 146
  9. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo lượng nào hai đường này cắt nhau? Điều này liên quan như thế nào đến câu trả lời của bạn ở câu a? c. Bạn có thể nói rằng doanh nghiệp này hoạt động trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo được không? Nếu đúng vậy, bạn có thể nói rằng ngành đang ở trạng thái cân bằng dài hạn được không? 5. Giả sử, ngành công nghiệp in sách là cạnh tranh và bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn. a. Vẽ đồ thị biểu thị một doanh nghiệp điển hình trong ngành này? b. Công ty in công nghệ cao (Hi-Tech) phát minh ra một tiến trình mới làm giảm đột ngột chi phí in sách. Điều gì xảy ra đối với lợi nhuận của công ty này và giá sách trong ngắn hạn khi bằng phát minh sáng chế của Hi-Tech ngăn cản các doanh nghiệp khác sử dụng công nghệ mới? c. Điều gì xảy ra trong dài hạn khi bằng phát minh sang chế hết hiệu lực và các doanh nghiệp khác tự do sử dụng công nghệ này? 6. Nhiều tàu thuyền nhỏ làm bằng vật liệu sợi thủy tinh và nhựa mà chúng được sản xuất ra từ dầu thô. Giả sử giá dầu gia tăng. a. Sử dụng đồ thị, biểu thị điều gì sẽ xảy ra đối với đường chi phí của mỗi doanh nghiệp sản xuất tàu và đối với đường cung thị trường? b. Điều gì sẽ xảy ra đối với lợi nhuận của nhà sản xuất tàu trong ngắn hạn? Điều gì sẽ xảy ra đối với số lượng các nhà sản xuất tàu trong dài hạn? 7. Giả sử, có 800 quán bún ở Đà Nẵng. Mỗi quán có một đường chi phí trung bình hình chữ U. Đường cầu thị trường đối với bún là dốc xuống và thị trường bún là cân bằng dài hạn. a. Vẽ trạng thái cân bằng hiện tại, bằng cách sử dụng các đường cho toàn bộ thị trường và cho mỗi quán bún? b. Bây giờ thành phố quyết định thu hẹp số lượng quán bún, giảm những quán bún không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng quán bún chỉ còn 500. Quyết định này sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường và đến cá nhân mỗi quán bún còn lại? Sử dụng đồ thị để minh họa câu trả lời của bạn? 8. Giả sử trong một ngành cạnh tranh, tất cả các doanh nghiệp có chi phí cố định là 60 nghìn đồng và có chi phí biên (nghìn đồng) như sau: Sản lượng (Q) Chi phí biên (MC) 1 20 2 40 3 60 4 80 5 100 a. Giả sử, giá sản phẩm trên thị trường là 100 nghìn đồng. Mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu đơn vị sản phẩm? Mỗi doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận? Ngành có cân bằng dài hạn hay không? Tại sao bạn biết? b. Trong dài hạn, sẽ có sự xuất ngành và nhập ngành ở ngành này hay không? Giá sản phẩm là bao nhiêu trong dài hạn? Bao nhiêu sản phẩm sẽ được mỗi doanh nghiệp sản xuất? 9. Sản phẩm X được sản xuất trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo trong đó các doanh nghiệp trong ngành là giống hệt nhau và mỗi doanh nghiệp có chi phi cố định là 15 nghìn đồng. Bảng sau đây biểu thị cầu của ngành và chi phí biên của một doanh nghiệp điển hình: Cầu của ngành Chi phí biên của doanh nghiệp Giá (nghìn đồng) Sản lượng Sản lượng Chi phí biên (nghìn đồng) 5 750 1 5 10 600 2 10 147
  10. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo 15 450 3 15 20 300 4 20 25 150 5 25 Giả sử rằng ngành đang ở trạng thái cân bằng dài hạn. a. Giá sản phẩm X là bao nhiêu? b. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành là bao nhiêu? c. Đường cung ngắn hạn của ngành, sản lượng tương ứng với mức giá 10 nghìn đồng? 10. Sản phẩm y dược cung cấp bởi ngành cạnh tranh ở đó mỗi doanh nghiệp có chi phí cố định 30 nghìn đồng. Bảng sau đây biểu thị cầu của ngành và chi phí biên của một doanh nghiệp điển hình: Cầu của ngành Chi phí biên của doanh nghiệp Giá (nghìn đồng) Sản lượng Sản lượng Chi phí biên (nghìn đồng) 5 1500 1 5 10 1200 2 10 15 900 3 15 20 600 4 20 25 300 5 25 30 200 6 30 35 140 7 35 40 50 8 40 a. Giá của sản phẩm Y là bao nhiêu? b. Có bao nhiêu doanh nghiệp trong ngành? Tình hình cầu và chi phí giữ nguyên như cũ, giả sử rằng chính phủ áp đặt một mức thuế sản xuất 15 nghìn đồng mỗi đơn vị sản phẩm. c. Trong ngắn hạn, giá mới là bao nhiêu? d. Trong ngắn hạn, có bao nhiêu doanh nghiệp rời bỏ ngành? e. Trong dài hạn, giá mới là bao nhiêu? f. Trong dài hạn, bao nhiêu doanh nghiệp rời khỏi ngành? 11. Trong ngành công nghiệp A, mỗi doanh nghiệp có chi phí cố định 100 nghìn đồng và có chi phí biên (nghìn đồng) như sau: Sản lượng (Q) Chi phí biên (MC) 1 20 2 40 3 50 4 70 5 110 6 130 Đường cầu của ngành được xác định như sau: Giá (P) Sản lượng 20 60 40 48 50 36 70 24 148
  11. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo 110 12 130 0 Giả sử, ngành đang ở trạng thái cân bằng dài hạn. a. Giá sản phẩm là bao nhiêu? b. Sản lượng mà mỗi doanh nghiệp sản xuất? c. Có bao nhiêu doanh nghiệp trong ngành? Bây giờ giả sử đường cầu của doanh nghiệp dịch chuyển ra ngoài như sau: Giá (P) Sản lượng 20 96 40 84 50 72 70 60 110 48 130 36 d. Trong ngắn hạn, giá mới của sản phẩm là bao nhiêu và mỗi doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu? e. Trong dài hạn, giá mới của sản phẩm là bao nhiêu và mỗi doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu? Bao nhiêu doanh nghiệp gia nhập hoặc rút khỏi ngành? 12. Diều được sản xuất bới các doanh nghiệp như nhau. Hàm chi phí biên và chi phí trung bình dài hạn của doanh nghiệp được xác định bởi: 100 ATC = Q + và MC = 2Q Q Trong đó, Q là số lượng diều được sản xuất a. Ở trạng thái cân bằng dài hạn, mỗi doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu diều? Mô tả đường cung dài hạn đối với diều? b. Giả sử, cầu của diều được đưa ra bởi công thức Q = 8,000 - 50P Trong đó, Q là lượng cầu và P là giá. Bao nhiêu diều sẽ được bán? Có bao nhiêu doanh nghiệp trong ngành? c. Giả sử cầu của diều đột ngột tăng lên đến Q = 9,000 - 50P Trong ngắn hạn, không có khả năng sản xuất thêm hơn số diều đang có. Giá diều sẽ là bao nhiêu? Lợi nhuận mỗi nhà sản xuất diều nhận được là bao nhiêu? d. Trong dài hạn, giá diều sẽ là bao nhiêu? Có bao nhiêu doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành? Họ sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận? 149
  12. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo BBBÀÀÀIII ĐĐĐỌỌỌCCC TTTHHHÊÊÊMMM Nông dân được trợ cấp vì nhập khẩu khoai tây chiên By GINTAUTAS DUMCIUS Staff Reporter of THE WALL STREET JOURNAL March 28, 2005; Page A2 WASHINGTON Bộ nông nghiệp Mỹ khẳng định rằng việc nhập khẩu khoai tây chiên từ Canada với mức giá cực thấp vào vụ mùa 2003 và kết quả là những người trồng khoai tây ở Idaho được nhận các khoản trợ cấp của chính phủ. Tuần qua, bộ nông nghiệp đã chấp thuận và dự kiến ngày hôm nay sẽ xác thực lời thỉnh cầu của những người trồng khoai tây ở Idaho cho rằng nhập khẩu khoai tây chiên từ Canada vào thị trường rau quả Idaho chiếm hơn 21% trong vụ mùa 2003. Cơn lốc nhập khẩu đã thổi thêm sóng gió vào ngành này, một ngành chịu thiệt hại từ trào lưu ăn kiêng chứa hàm lượng thấp hyđrat cacbon và sự giảm sút trong việc mở rộng chuỗi cung ứng cho các nhà hàng thức ăn nhanh, nơi tiêu thụ đến 90% khoai tây chiên tiêu dùng ở Mỹ. 1. Minh họa bằng đồ thị cho biết nhập khẩu làm cho giá hạ thấp như thế nào? 2. Tại sao thị trường khoai tây có nguy cơ biến động về giá? Paul Patterson, nhà kinh tế về nông nghiệp tại trường đại học Idaho, đã cho biết "những năm qua thật là cơn nghiệt ngã đối với những người trồng khoai tây trên thị trường rau quả”. Anh ta cho biết hỗ trợ của chính phủ, được gọi là trợ giá, sẽ không ảnh hưởng đến giá khoai tây hiện tại. Hỗ trợ giá thương mại của chính nhằm cung cấp hỗ trợ lâu dài cho các nhà sản xuất, chịu ảnh hưởng cạnh tranh từ nước ngoài, theo sự gia hạn của quốc hội đến 2002. Điều này cho phép người sản xuất nhận đến 10,000 USD tiền mặt cũng như chương trình huấn luyện kỹ thuật và thị trường, nếu như họ có thể chứng minh với bộ nông nghiệp rằng các quốc gia nước ngoài làm tổn hại đến giá nội địa. Lời thỉnh cầu có thể đưa ra tùy theo từng bang cụ thể. Những người trồng khoai tây ở Idaho bán khoai tây trên thị trường rau quả có thời hạn 90 ngày để đăng ký với cơ quan dịch vụ nông nghiệp để tham gia chương trình này. 3. Liệu những khoản hỗ trợ này có còn ảnh hưởng đến giá nữa không? Điều gì xảy ra đối với doanh thu trong trường hợp này? Một khi, những người trồng khoai tây được chấp thuận hỗ trợ giá, họ có thể nhận lợi ích bằng tiền dựa trên khả năng sản xuất của họ. Theo Dennis Fiess, chuyên gia hỗ trợ thương mại của trường đại học bang Washington, các khoản hỗ trợ có thể lên đến 3.5 cents trên một trăm pounds khoai tây và cơ quan dịch vụ nông nghiệp Idaho dự đoán sẽ có 285 người nông dân đủ tiêu chuẩn với khoản nhận trợ cấp gần 1 triệu USD. Theo phòng thống kê nông nghiệp, Idaho có 818 nông dân trồng khoai tây vào năm 2002. Idaho sản xuất 12.3 tỷ pounds vào năm 2003, giảm so với 13.3 tỷ pounds vào năm 2002. Sản xuất năm 2004 xấp xỉ 13.2 tỷ pounds. Các chuyên gia nông nghiệp Idaho và những người trồng khoai tây cho biết nhập khẩu khoai tây chiên từ Canada đã lên đến 24%, khoảng 1.72 tỷ pounds vào năm 2003 và giành mất khoảng 670 triệu pounds khoai tây Idaho. Giá khoai tây tươi giảm xuống 3.85 cents trên một pounds vào vụ mùa 2003, mức giá tung bình của 5 năm trước là 4.9 cents một pounds. Các chương trình trợ giá của chính phủ thường đánh vào người nhập khẩu khoai tây chiên, nhưng so với chi phí toàn bộ của người nông dân thì khoản trợ cấp có thể không nhiều lắm. Người nông dân Idaho cho biết “đây chỉ là một giọt trong một thùng chi phí trung bình của người trồng khoai tây. Keith Esplin, giám đốc điều hành của Blackfoot nói những người trồng 150
  13. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo khoai tây Idaho ở Idaho than vãn rằng “điều không mong đợi ở bất kỳ nơi đâu dường như đang định hình cho những thiệt thòi chúng tôi”. Ông Fiess sẽ làm việc với bộ phận dịch vụ nông nghiệp nước ngoài và những người nông dân ở Idaho để tiến hành huấn luyện kinh doanh cho những người nông dân. Chương trình bao gồm các cuộc hội thảo, một số được cung cấp qua Internet, như các chương trình quản lý kinh doanh cơ bản, như sử dụng bảng cân đối kế toán và báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ. Ông Fiess nói rằng "chúng tôi không có ý định cung cấp cho họ bằng M.B.A., điều chúng tôi đem lại cho họ một tầm nhìn khái quát”. 4. Những ai ở Mỹ chịu thiệt thòi bởi nhập khẩu khoai tây chiên? Ai được trợ cấp? Tại sao những thiệt hại vận động hành lang để nhận trợ cấp và tại sao không phải là những người được trợ cấp? TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 2, chương 3 và chương 6 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. Khoai tây là yếu tố đầu vào để sản xuất khoai tây chiên. Vì vậy, tăng cung khoai tây chiên nhập khẩu từ Canada và điều này có thể không sử dụng khoai tây ở Mỹ. Kết quả sẽ làm giảm cầu khoai tây Mỹ. Khi cầu giảm xuống, giá khoai tây giảm như biểu đồ dưới đây. Giá S0 khoai tây P0 P1 D0 D1 0 Q1Q0 Lượng khoai tây 2. Bởi vì cầu hầu như không co giãn, phần trăm thay đổi giá do dịch chuyển cầu sẽ cao hơn so với cầu co giãn. Công thức biểu thị mối quan hệ phần trăm thay đổi giá và phần trăm thay đổi cầu như: Phần trăm thay đổi giá = (Phần trăm thay đổi cầu)/(Độ co giãn của cầu + Độ co giãn của cung) 3. Vâng, cũng có thể. Nếu trợ cấp làm Giá S0 giảm chi phí trồng khoai tây, thì trợ cấp sẽ khoai tây S1 làm dịch chuyển đường cung sang phải và làm cho giá hạ thấp như trong biểu đồ dưới đây. Điều gì xảy ra đối với doanh thu tùy thuộc vào độ co giãn của cầu. Bởi vì cầu P0 của hầu hết sản phẩm nông nghiệp là kém P1 co giãn, điều này làm cho giá giảm xuống P2 với một tỷ lệ lớn hơn mức gia tăng về lượng. Khi đó, tổng doanh thu sẽ giảm D0 D xuống. 1 0 Q1Q0 Q2 Lượng khoai tây 151
  14. Chương 6: Cạnh tranh hoàn hảo 4. Những người trồng khoai tây chịu thiệt hại do nhập khẩu bởi vì doanh thu giảm xuống. Người tiêu dùng là những người được trợ cấp bởi vì họ trả với mức giá thấp hơn đối với khoai tây và sản phẩm chế biến từ khoai tây. Những người trồng khoai tây là những người vận động hiệu quả bởi vì chi phí nhập khẩu được chia sẽ cho một nhóm người tương đối nhỏ, trong khi người tiêu dùng thậm chí được lợi lớn hơn, nhưng lợi ích được phân chia cho nhóm người lớn hơn. Mỗi người nông dân được lợi nhiều hơn từ việc hạn chế xuất khẩu so với phần thiệt hại của mỗi người tiêu dùng. 152
  15. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo CCChhhưưươơơnnnggg 777 CCCẠẠẠNNNHHH TTTRRRAAANNNHHH KKKHHHÔÔÔNNNGGG HHHOOOÀÀÀNNN HHHẢẢẢOOO Trong chương này, các quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo tập trung vào việc xem xét giá và lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, các phân tích dài hạn chỉ ra rằng sự không hữu hiệu của thị trường là do giá lớn hơn chi phí biên và điều này làm phát sinh chi phí xã hội trong độc quyền. Ngoài ra, chúng ta xem xét giá và lượng được xác định trong thị trường bán cạnh tranh và bán độc quyền, phân tích hành vi của các doanh nghiệp. Thông qua phân tích cạnh tranh giá và phi giá (phân biệt sản phẩm, quảng cáo và cổ động bán hàng) nhằm phân tích hành vi có tính chiến lược của các doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu chương này, bạn có thể: ª Phân tích hành vi của doanh nghiệp và cân bằng dài hạn trong thị trường độc quyền. ª Giải thích sự không hữu hiệu của độc quyền làm phát sinh chi phí xã hội. ª Giải thích chi phí phân biệt khi so sánh hiệu quả của thị trường bán cạnh tranh và cạnh tranh hoàn hảo. ª Phân tích hành vi có tính chiến lược của các doanh nghiệp thông qua lý thuyết trò chơi. ĐỘC QUYỀN THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN Một thị trường độc quyền được đặc tính bởi: ª Chỉ có một người bán, ª Không có sản phẩm thay thế, ª Rào cản thâm nhập thị trường. Những rào cản thị trường đối với các doanh nghiệp có thể tồn tại do: - Qui mô kinh tế, - Hành động của các doanh nghiệp, - Hành động của chính phủ. Nếu tồn tại độc quyền do qui mô kinh tế thì doanh nghiệp có qui mô lớn có thể sản xuất với mức chi phí thấp hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Biểu đồ dưới đây minh họa điều này. Khi một ngành mới phát triển sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ tồn tại. Chẳng hạn, giả sử các doanh nghiệp đều có chi phí trung bình là “ATCo”. Nếu một doanh nghiệp có qui mô lớn hơn các doanh nghiệp khác, thì doanh nghiệp đó sẽ có chi phí trên mỗi đơn vị sản xuất thấp hơn các doanh nghiệp khác (như minh họa của đường ATC’). Điều này cho phép doanh nghiệp cung cấp sản lượng với mức giá thấp hơn (P’ chẳng hạn). Với mức giá này thì các doanh nghiệp qui mô nhỏ sẽ bị thua lỗ (lưu ý rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ có lợi nhuận kinh tế bằng không tại mức giá Po, nhưng tại mức giá P’ thì doanh nghiệp nhỏ bị lỗ và doanh nghiệp lớn sẽ có lợi nhuận kinh tế). 153
  16. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Giá đơn vị Lượng Trong tình huống này, các doanh nghiệp nhỏ sẽ rút lui khỏi ngành hoặc sát nhập với các doanh nghiệp khác để đạt qui mô cao hơn, ít nhất là bằng với qui mô của doanh nghiệp lớn hiện tại. Để duy trì sự phát triển (hoặc là mở rộng bên trong hoặc mua lại các doanh nghiệp nhỏ), thì chi phí trung bình của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm. Khi đó, các doanh nghiệp nhỏ sẽ mất dần đi cho đến khi chỉ còn một doanh nghiệp qui mô lớn tồn tại. Một quá trình diễn ra trong một ngành như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên, là do kết quả của quá trình cạnh tranh dẫn đến độc quyền ngành. Khái niệm “độc quyền tự nhiên” có thể được minh họa thông qua sự phát triển của ngành viễn thông. Trong những năm đầu, mỗi thành phố thường tồn tại một vài nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, khách hàng muốn thực hiện các cuộc gọi bên ngoài thành phố thì phải thuê bao 3 hoặc 4 nhà cung cấp dịch vụ. Dần dần, sự phát triển của công nghệ viễn thông và nhà cung cấp nào có nhiều khách hàng nhất sẽ có chi phí trung bình thấp hơn. Thực tế này trong ngành viễn thông ở Mỹ có thể giải thích tại sao AT&T đưa ra mức giá thấp hơn và mua lại các công ty không có khả năng sinh lợi. Mặt khác, chính phủ cũng nhận ra rằng chi phí sẽ tốn kém hơn khi tồn tại nhiều doanh nghiệp nhỏ như vậy. Chính vì vậy, mà chính phủ Mỹ cho phép AT&T hoạt động như một nhà độc quyền qui định và chính phủ qui định mức giá cung cấp các dịch vụ này. Doanh nghiệp có thể có được năng lực độc quyền bằng cách sở hữu nguồn lực đặc biệt. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có thể tăng chi phí ẩn để tăng rào cản thâm nhập ngành. Chi phí ẩn này như chi phí quảng cáo để tăng nhận thức về nhãn hiệu sản phẩm. Nếu như một doanh nghiệp chi một khoản tiền lớn cho quảng cáo, thì các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng phải chi một khoản tiền tương tự. Nếu như doanh nghiệp đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị thì có thể thu hồi (ít nhất là một phần) trong trường hợp doanh nghiệp rút lui khỏi ngành. Tuy nhiên, những chi phí ẩn (chẳng hạn quảng cáo) thì không thể thu hồi được nếu rút lui khỏi ngành. Điều này chính là một trong những rào cản đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. Bằng sáng chế và phát minh cũng đem lại cho doanh nghiệp sở hữu nó một năng lực độc quyền. Khi bằng sáng chế được bảo hộ, điều này khích thích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn, phần mền Windows của Microsoft được đăng ký bản quyền và đem lại cho công ty một năng lực độc quyền trong một khoảng thời gian khá dài. Độc quyền cục bộ là độc quyền tồn tại trong một khu vực địa lý cụ thể. Trong nhiều khu vực địa lý, hay hành chính, chính phủ có thể qui định hay đặc ân đối một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó được phép cung cấp một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể (chẳng hạn như tờ báo hàng ngày của địa phương). 154
  17. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT Đường cầu của doanh nghiệp Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng chính là đường cầu thị trường (do chỉ có một doanh nghiệp trên thị trường). Vì đường cầu của doanh nghiệp là đường dốc xuống, do đó doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá của hàng hóa đó (mối quan hệ này đã được đề cập trong chương trước). Như đã đề cập trước đây, doanh thu biên là: - Dương khi cầu co giãn, - Bằng không khi cầu co giãn đơn vị, - Âm khi cầu kém co giãn. Mối quan hệ này được minh họa trong biểu đồ dưới đây. Như biểu đồ cho thấy, tổng doanh thu sẽ tối đa tại mức sản lượng mà ở đó cầu là co giãn đơn vị (và MR = 0). Giả định rằng doanh nghiệp mong muốn tối đa hóa doanh thu, thì đây là mức sản lượng sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì cần phải xem xét cả doanh thu và chi phí và mức sản lượng trong trường hợp này được xác định tại MR = MC. Độ co giãn và doanh thu Giá Co giãn Co giãn đơn vị Kém co giãn D Lượng MR Doanh thu Doanh thu cực đại Lượng Cũng như trong các thị trường khác, doanh thu trung bình (AR) bằng với giá của hàng hóa (lưu ý rằng AR = TR/Q = (P×Q)/Q = P). Do đó, giá được xác định trên đường cầu chính là doanh thu trung bình tương ứng với các mức sản lượng. Quyết định sản xuất ngắn hạn Như đã đề cập trước đây, một doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó doanh thu biên bằng với chi phí biên (miễn là P > AVC). 155
  18. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Giá, Chi phí Lợi nhuận > 0 Lượng Với doanh nghiệp độc quyền được minh họa trong biểu đồ trên, MR = MC tại mức sản lượng Qo. Khi đó, mức giá bán tương ứng là Po. Từ khi mức giá (Po) lớn hơn chi phí trung bình (ATCo) tại mức sản lượng này, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền này khác với lợi nhuận mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nhận được do có rào cản thâm nhập ngành đối với thị trường độc quyền. Giá, Chi phí Lượng Dĩ nhiên, doanh nghiệp độc quyền cũng có thể bị lỗ như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Trong biểu đồ này, doanh nghiệp bị lỗ như phần tô đậm dưới đây. Do giá cao hơn AVC nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn và chỉ rời khỏi ngành trong dài hạn. Lưu ý rằng sở hữu độc quyền không nhất thiết tồn tại lợi nhuận kinh tế. Giá, Chi phí Lượng 156
  19. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Doanh nghiệp độc quyền chỉ đóng cửa khi giá thấp hơn AVC trong ngắn hạn. Điều này được minh họa trong biểu đồ trên. Thông thường, mọi người vẫn thường nghĩ rằng nhà độc quyền có thể chọn bất kỳ mức giá nào và họ sẽ nâng giá để tăng lợi nhuận. Thực tế, độc quyền cũng như những thị trường khác, đó là nhà độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó MR = MC. Đây cũng là mức giá duy nhất ấn định cho ngành, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm nếu như mức giá cao hơn mức giá Po (MR = MC) này. Không có đường cung trong độc quyền Chúng ta nhớ lại, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là phần chi phí biên (MC) nằm trên chi phí biến đổi trung bình (AVC). Đường cung được xác định theo qui tắc biên P = MC, bởi các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu co giãn hoàn toàn (hay giá bằng với doanh thu biên). Khi giá tăng lên hay giảm xuống, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo di chuyển lên hay xuống đường chi phí biên. Chúng ta nhận thấy rằng ứng với mỗi mức giá tương ứng với mỗi mức sản lượng nhất định và vì vậy xác định được đường cung trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá MC P0 P1 D D1 0 Q* Lượng MR MR1 Trong khi đó, doanh nghiệp độc quyền không có đường cung. Lý do là không có quan hệ thống nhất giữa giá và lượng cung như minh họa ở biểu đồ trên. Giá và lượng cung tùy thuộc vào vị trí của đường cầu. Trong khi doanh nghiệp độc quyền có đường cầu dốc xuống, đường doanh thu biên nằm dưới đường cầu, bởi doanh nghiệp muốn tăng lượng bán thì phải giảm giá. Cũng giống như doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp độc quyền chọn sản lượng tại MR = MC, nhưng vì doanh thu bên nhỏ hơn giá (giá được xác định trên đường cầu) và vì vậy trong những điều kiện khác nhau (sự thay đổi cầu) sẽ có các mức giá khác nhau mà ở đó MR = MC với cùng mức sản lượng. Do đó, không có quan hệ thống nhất giữa giá và lượng cung, nên không có đường cung của doanh nghiệp độc quyền. Trong trường hợp này, có nhiều mức giá khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận. Cân bằng dài hạn và chi phí xã hội Phần phía trái của biểu đồ dưới đây minh họa thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng trong thị tường cạnh tranh hoàn hảo. Phần phía phải của biểu đồ minh họa phần mất mát của thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng do độc quyền. Như biểu đồ cho thấy, doanh nghiệp độc quyền nâng mức giá từ Ppc lên Pm trong khi lượng giảm từ Qpc xuống còn Qm. Mức giá cao hơn và lượng ít hơn trong độc quyền làm cho thặng dư tiêu dùng giảm tương ứng với diện tích PmCBPpc. Trong đó, một phần thặng dư tiêu dùng chuyển sang thặng dư sản xuất, tương ứng với diện tích PmCEPpc. Khi so sánh hiệu quả của độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn, ta thấy xã hội chịu một phí tổn ròng, được gọi là chi phí xã hội do độc quyền tương ứng với diện tích CBF, gồm phần mất mát thặng dư tiêu dùng (CBE) và thặng dư sản xuất (EBF). 157
  20. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Cạnh tranh hoàn hảo Độc quyền Giá Giá Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng chuyển sang nhà độc quyền Chi phí xã hội Thặng dư sản xuất Lượng Lượng Một số nhà kinh tế cho rằng sự đe dọa cạnh tranh tiềm năng buộc các doanh nghiệp độc quyền sản xuất và cung cấp sản lượng nhiều hơn với giá thấp hơn. Như minh họa từ biểu đồ dưới đây cho thấy chi phí xã hội sẽ nhỏ hơn nếu như có ít rào cản thị trường hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp sợ sự can thiệp của chính phủ (dưới hình thức can thiệp giá hay luật chống độc quyền) nhằm luôn duy trì mức giá thấp hơn trong ngành độc quyền. Một điểm nữa liên quan đến việc so sánh sản lượng cung cấp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền đó là qui mô kinh tế. Mặt khác, nếu xét về qui mô kinh tế thì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể sản xuất và cung cấp mức sản lượng cao hơn so với độc quyền và doanh nghiệp lớn có thể sản xuất với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Khi có sự hiện diện của qui mô kinh tế sẽ làm giảm thiểu chi phí xã hội trong độc quyền. Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp trong các ngành cạnh tranh luôn chịu áp lực từ đối thủ. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải tăng cường hiệu quả để tồn tại. Nhưng các doanh nghiệp độc quyền được bảo vệ bởi rào cản thâm nhập. Chính vì vậy, họ không chịu áp lực đổi mới công nghệ, thậm chí chi phí sản xuất lớn hơn mức chi phí thấp có thể. Câu giải thích đó là các nhà quản lý có thể theo đuổi các mục tiêu: tăng trưởng, điều kiện làm việc dễ dàng hơn, bố trí công việc cho bạn bè, người thân. Điều này làm phát sinh chi phí sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Chi phí sử dụng nguồn lực không hiệu quả phát sinh khi doanh nghiệp không có động lực sử dụng các nguồn lực hiệu quả do doanh nghiệp không bị đe dọa bởi áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, một số doanh nghiệp phải chi một khoản tiền đáng kể cho các hoạt động tìm kiếm và duy trì năng lực độc quyền. Bởi rào cản thâm nhập ngành có thể tùy thuộc vào qui định hay giấy phép đặc quyền kinh doanh. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp phát sinh chi phí tìm kiếm năng lực độc quyền. Các hoạt động tìm kiếm năng lực độc quyền không có lợi cho xã hội bởi các chi phí này không liên quan đến chi phí sử dụng nguồn lực cho hoạt động sản xuất. Cả hai chi phí trên cấu thành chi phí xã hội. Chi phí này không làm tăng sản lượng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng làm tăng chi phí. CHÍNH SÁCH CÔNG ĐỐI VỚI ĐỘC QUYỀN Như đã đề cập trong các phần trên, thị trường độc quyền phân bổ nguồn lực không hữu hiệu, là do sản xuất thấp hơn lượng sản xuất hiệu quả (khi so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo) và giá bán cao hơn chi phí biên. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề độc quyền theo các cách thức sau: ª Thúc đẩy cạnh tranh đối với ngành độc quyền, ª Điều chỉnh hành vi của nhà độc quyền bằng các qui định, ª Chuyển độc quyền tư nhân sang độc quyền nhà nước. 158
  21. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Tăng cường năng lực cạnh tranh Mỗi ngành độc quyền đều có năng lực độc quyền nhất định, chính phủ có thể can thiệp năng lực độc quyền thông qua luật chống độc quyền. Luật chống độc quyền là cách thức để gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong những trường hợp cụ thể, chính phủ có thể hạn chế việc sát nhập. Chẳng hạn như ngăn chặn sự sát nhập của hai công ty nước giải khát Coca-Cola và PepsiCo., hoặc chính phủ có thể chia nhỏ các công ty. Năm 1984, chính phủ Mỹ chia nhỏ công ty viễn thông AT&T thành 8 công ty nhỏ hơn. Trong những trường hợp như vậy, luật chống độc quyền nhằm ngăn chặn sự liên kết hay hợp tác của các công ty theo cách thức làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc sát nhập làm tăng hiệu quả sản xuất là do sự cộng hưởng (qui mô hay quản lý). Vấn đề đặt ra đối với chính sách công là xác định việc sát nhập hay chia nhỏ các công ty có làm gia tăng phúc lợi của xã hội hay không. Do đó, các phân tích chi phí - lợi nhuận phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép việc sát nhập hay chia nhỏ các công ty. Điều chỉnh hành vi nhà độc quyền Giải pháp công thường áp dụng đối với độc quyền tự nhiên như các công ty điện, nước. Theo đó, những công ty này không được phép tùy tiện trong việc điều chỉnh giá nếu như không có sự phê chuẩn của cơ quan chức năng chính phủ. Vậy thì mức giá được xác định như thế nào là hợp lý đối với độc quyền tự nhiên. - Nếu mức giá qui định bằng với chi phí biên, thì giá sẽ thấp hơn chi phí trung bình. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp độc quyền rút khỏi thị trường. - Trong trường hợp giá qui định bằng với chi phí trung bình, doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận kinh tế bằng không (lợi nhuận thông thường) và làm phát sinh chi phí xã hội. Vì vậy, vấn đề đối với qui định giá trong độc quyền phải đảm bảo cho doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận từ chi phí thấp hơn. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp này nỗ lực đổi mới sản xuất, quản lý để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Chuyển đổi hình thức sở hữu Một cách thức khác để giải quyết vấn đề độc quyền là chuyển hình thức độc quyền tư nhân sang độc quyền nhà nước. Chẳng hạn như các công ty bưu chính viễn thông, điện, nước. Tuy nhiên, chính sách này cũng gây ra các vấn đề tiềm năng thuộc về trách nhiệm điều hành quản lý. Những người quản lý điều hành các công ty độc quyền tư nhân luôn phải chịu áp lực từ việc cắt giảm chi phí. Trong trường hợp người quản lý thực hiện công việc yếu kém, thì nguy cơ sa thải là rất lớn. Trong khi đó, những người quản lý trong các công ty độc quyền nhà nước điều hành yếu kém sẽ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng và nguồn thu thuế của chính phủ. Minh họa mô hình cạnh tranh không hoàn hảo Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu và hàm chi phí như sau: Hàm cầu: QD = 30 - P Hàm chi phí: TC = 200 - 20Q + Q2 1. Xác định đường cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp? 2. Xác định sản lượng để: tối đa hóa doanh thu; doanh thu = 0? 3. Xác định sản lượng để: tối đa hóa lợi nhuận; lợi nhuận = 0? 4. Quyết định sản xuất, khi thuế đơn vị t = 2? 5 Quyết định sản xuất, khi thuế doanh thu t% = 20%? 159
  22. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo Bài giải 1. Đường cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp: Từ hàm cầu: Q = 30 - P D P => P = 30 - Q Mà, TR = P×Q = (30 - Q)×Q MC ATC Π = 112.5 => TR = 30Q - Q2 => MR = 30 - 2Q Vậy, doanh thu biên: MR = 30 - 2Q 17.5 15 2a. Tối đa hóa doanh thu (TR > Max): TR → Max : MR = 0 8.5 => 30 - 2Q = 0 => Q =15 Mức sản lượng để doanh thu tối đa: Q =15 D 2 0 => TR = 30×15 - (15) = 225 5 10 15 20 30 Q 12.5 MR Doanh thu đạt được: TRMax = 225 TR, TC TC 225 2b. Doanh thu bằng không (TR = 0): 200 TR = 0 => 30Q - Q2 = 0 => Q1 = 0; Q2 = 30 ΠMax Doanh thu bằng không tại: Q1 = 0; Q2 = 30 125 3a. Tối đa hóa lợi nhuận (Π => Max) 112.5 Π = TR - TC = 30Q - Q2 - (200 - 20Q + Q2) = -2Q2 + 50Q - 200 Π → Max : MR = MC TR 0 Mà, MC = TR’(Q) = 2Q - 20 512.5 15 20 30 Q => 30 - 2Q = 2Q - 20 Π => Q = 12.5; P = 17.5 Sản lượng lợi nhuận tối đa: Q = 12.5 Thế Q = 12.5 vào Π(Q), ta được: Π = -2×(12.5)2 + 50×(12.5) - 200 = 112.5 Lợi nhuận tối đa đạt: Π = 112.5 3b. Lợi nhuận bằng không (Π = 0): Π = 0 Ù -2Q2 + 50Q - 200 = 0 => Q1 = 5; Q2 = 30 Lợi nhuận bằng không tại: Q1 = 5; Q2 = 30 160
  23. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo 4. Thuế đơn vị t = 2: Π1 = TR - TC - t×Q P Thuế đơn vị (t = 2) 2 2 => Π1 = 30Q - Q - (200 - 20Q + Q ) - 2Q MC1 2 MC ATC => Π1 = -2Q + 48Q - 200 Π = 88 Đặt, TC1 = TC + t×Q => MC1 = TC1’(Q) = MC + t 18 => MC1 = 2Q - 18 15 Mà, Π1 → Max : MR = MC1 => 30 - 2Q1 = 2Q1 - 18 => Q1 = 12 10.7 Sản lượng lợi nhuận tối đa: Q1 = 12 Thế Q1 = 12 vào Π1(Q), ta có: 2 D Π1 = -2×(12) + 48×(12) - 200 = 88 0 5 10 15 20 30 Q Lợi nhuận đạt được: Π1 = 88 12 5. Thuế doanh thu t% = 20%: P Thuế doanh thu (t% = 20%) Π1 = TR - TC - t%×TR 30 2 2 => Π1 = 24Q - 0.8Q - (200 - 20Q + Q ) MC ATC Π = 68.8 2 => Π1 = -1.8Q + 44Q - 200 24 T = 20%TR Đặt, TR1 = TR - t%×TR 17.8 => MR1 = TR1’(Q) = (1-t%)×MR => MR1 = 0.8×(30 - 2Q) = 24 - 1.6Q 14.2 Mà, Π1 → Max : MR1 = MC 10.7 => 24 - 1.6Q1 = 2Q1 - 20 => Q1 = 12.2 Sản lượng lợi nhuận tối đa: Q1 = 12.2 Thế Q1 = 12.2 vào Π1(Q), ta có: D D1 2 0 Π1 = -1.8×(12.2) + 44×(12.2) - 200 5 10 15 20 30 Q 12.2 MR => Π1 = 68.8 MR 1 Lợi nhuận đạt được: Π1 = 68.8 BÁN CẠNH TRANH Nằm giữa hai thái cực trong cấu trúc thị trường, có vô số doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bán cạnh tranh và bán độc quyền. ĐƯỜNG CẦU CỦA DOANH NGHIỆP Thị trường bán cạnh tranh được đặc tính bởi: - Nhiều người mua và bán, - Sản phẩm phân biệt, - Dễ dàng thâm nhập và rút khỏi thị trường. Thị trường bán cạnh tranh cũng tương tự như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đó là thị trường có nhiều người mua và người bán và các doanh nghiệp có thể thâm nhập khi có lợi 161
  24. Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo nhuận kinh tế dương hoặc rút khỏi thị trường khi lợi nhuận kinh tế âm. Doanh nghiệp bán cạnh tranh cũng tương tự như độc quyền bởi sản xuất một sản phẩm phân biệt khác với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Chẳng hạn, thị trường nhà hàng là một ví dụ về thị trường bán cạnh tranh. Mỗi nhà hàng điều có công thức chế biến món ăn, phong cách phục vụ và địa điểm khác nhau, và cạnh tranh với các nhà hàng khác. Vì mỗi doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm phân biệt, cho nên sẽ mất khách hàng nếu như doanh nghiệp tăng giá. Vì vậy, đường cầu của doanh nghiệp bán cạnh tranh có đường cầu dốc xuống và đường doanh thu biên nằm dưới đường cầu như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Giá Lượng Biểu đồ ở trên cho thấy đường cầu và doanh thu biên giữa độc quyền và bán cạnh tranh là khá tương tự nhau. Tuy nhiên, giữa hai thị trường này cũng có sự khác biệt. Trong thị trường bán cạnh tranh, số lượng các doanh nghiệp thay đổi khi có thêm các doanh nghiệp mới gia nhập hay rút lui khỏi ngành. Khi có thêm doanh nghiệp mới gia nhập ngành sẽ làm cho thị phần của các doanh nghiệp giảm xuống do có sự phân tán khách hàng và vì thế cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sẽ giảm. Mặt khác, sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp làm gia tăng độ co giãn của cầu (cầu sẽ co giãn hơn khi có nhiều sản phẩm thay thế hơn). Biểu đồ dưới đây minh họa sự dịch chuyển đường cầu của doanh nghiệp khi có các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường bán cạnh tranh. Doanh nghiệp trong thị trường Giá bán cạnh tranh Đường cầu ban đầu Đường cầu sau khi có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành Lượng 162