Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 4)

pdf 24 trang phuongnguyen 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_pgs_ts_le_the_gioi_phan_4.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 4)

  1. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu P %ΔQ ΔQ P0 ES = = × %ΔP ΔP Q0 Trong trường hợp cầu là một hàm số biểu thị dưới dạng QD = f(P). Khi đó, độ co giãn của cầu theo giá được đo lường như sau: P 1 P0 ES = × P'(QS ) Q0 Giả sử, chúng ta đo lường độ co giãn của cung theo giá từ dữ liệu biểu cung sau: Điểm đo Giá Lượng cầu Độ co giãn lường (P) (QS) điểm (ES) a 5 5 2 b 10 15 4/3 c 15 25 6/5 d 20 35 8/7 Điểm (a): (P0,Q0) = (5, 5) 15 − 5 5 Giá E P = × = 2 S 10 − 5 5 Độ co giãn Điểm (b): (P ,Q ) = (10, 15) 25 0 0 giảm dọc theo S 25 −15 10 4 đường cung d P 20 ES = × = ES=8/7 15 −10 15 3 c 15 Điểm (c): (P0,Q0) = (15, 25) ES=6/5 b P 35 − 25 15 6 10 ES = × = ES=4/3 20 −15 25 5 a 5 Điểm (d): (P0,Q0) = (20, 35) ES=2 25 − 35 20 8 E P = × = 0 S 15 − 20 35 7 5 10 15 20 25 30 35 Lượng Một cách khác có thể xác định độ co giãn thông qua hàm cung: QS = -5 + 2P như sau: 5 1 1 P = + Q ⇒ P'(Q ) = 2 2 S S 2 Thế giá trị P’(QS) vào công thức trên, độ co giãn của cung theo giá tại các điểm cho cùng kết quả như ở trên. ª Đo lường độ co giãn đoạn: P %ΔQ ΔQ Pm ES = = × %ΔP ΔP Qm Trong trường hợp cầu là một hàm số biểu thị dưới dạng QS = f(P). P 1 Pm ES = × P'(QS ) Qm Trong đó, P + P Q + Q P = 0 1 , vaì Q = 0 1 m 2 m 2 Sử dụng dữ liệu biểu cung ở trên, chúng ta đo lường độ co giãn đoạn như sau: 67
  2. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Giá Đoạn (ab): (Pm,Qm) = (15/2, 20/2) Độ co giãn P 15 − 5 15/ 2 3 25 giảm dọc theo ES = × = S 10 − 5 20/ 2 2 đường cung d 20 Đoạn (bc): (Pm,Qm) = (25/2, 40/2) c 15 ES=7/6 P 25 −15 25/ 2 5 ES = × = b 15 −10 40/ 2 4 10 ES=5/4 Đoạn (cd): (Pm,Qm) = (35/2, 60/2) a ES=3/2 35 − 25 35/ 2 7 5 E P = × = S 20 −15 60/ 2 6 0 5 10 15 20 25 30 35 Lượng Lưu ý rằng giá trị tuyệt đối không sử dụng trong công thức này vì lượng cầu và giá có mối quan hệ cùng chiều (đường cầu dốc lên). Cung không co giãn sẽ có dạng đường cung thẳng đứng song song với trục tung (như biểu đồ dưới đây). Khi cung không co giãn thì độ co giãn của cung theo giá bằng không, điều này trong thực tế không hẳn hoàn toàn chính xác. Nếu như một ai đó bán một bức tranh Monet là 5 triệu đồng, liệu có bao nhiêu bức tranh sẽ được bán? Thông thường, một hàng hóa có giá tăng lên thì lượng cung sẽ tăng, nhưng đối với tác phẩm nghệ thuật hay hàng hóa quí hiếm thì cung sẽ không co giãn nếu giá vượt qua một ngưỡng nào đó. Đặc biệt đối với hàng hóa dự trữ được như hàng tươi sống thì người bán sẽ cố gắng bán với mọi mức giá có thể vào cuối ngày. Giá S Cung không co giãn 0 Lượng Đường cung co giãn hoàn toàn có dạng đường cung nằm ngang (như minh họa ở biểu đồ dưới đây). Đường cung của nhà cung cấp mà ở đó thị trường có vô số người mua và bán sẽ có đường cung gần như co giãn hoàn toàn. Khi đó, mỗi nhà cung cấp là người “nhận giá”, nhà cung cấp không thể tác động vào mức giá của thị trường. Giá Cung co giãn hoàn toàn S 0 Lượng 68
  3. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Các nhà kinh tế phân chia thời gian xem xét theo “ngắn hạn” và “dài hạn”. Ngắn hạn được xem là thời kỳ mà ở đó có ít nhất một yếu tố đầu vào là cố định, trong khi mọi yếu tố đầu vào đều biến đổi trong dài hạn. Lưu ý rằng ngắn hạn và dài hạn là khác nhau tùy thuộc vào từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, ngành chế tạo máy bay sẽ phải mất hàng chục năm mới có thể đầu tư thay đổi vốn hay công nghệ, trong khi lĩnh vực dịch vụ giặt là quần áo chỉ có thể mất một vài ngày có thể đầu tư thêm máy giặt, thậm chí thay đổi công nghệ. Cung sẽ co giãn trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn bởi vì các doanh nghiệp có đủ thời gian để tích lũy vốn, tìm kiếm thông tin công nghệ để đầu tư. Trong ngắn hạn, giá máy tính cá nhân tăng lên sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho ngành này và thậm chí có thể tăng thêm ca làm việc. Tuy nhiên, trong dài hạn thì giá tăng đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét mở rộng sản xuất bằng cách đầu tư thêm nhà máy và thiết bị mới. CÁC ỨNG DỤNG VỀ ĐỘ CO GIÃN ĐỘ CO GIÃN VÀ DOANH THU Các doanh nghiệp vận dụng khái niệm và đo lường độ co giãn của cầu theo giá để nghiên cứu các ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa. Tổng doanh thu được xác định bằng: Tổng doanh thu = Giá × Lượng Hàm doanh thu: TR = P × Q Giá Độ co giãn và doanh thu Doanh thu biên được xác định: dTR(Q) cầu co giãn MR = = TR'(Q) dQ P0 ΔP cầu co giãn đơn vị ⇒ MR = P'(Q)× Q + P P1 ⎛ Q ⎞ ⇒ MR = P× ⎜1+ P'(Q)× ⎟ cầu kém co giãn ⎝ P ⎠ 1 P Mà, E P = × D P'(Q) Q ΔQ D 0 Q ⎛ 1 ⎞ 0 Q1 MR Lượng Vậy, MR = P× ⎜1− ⎟ ⎜ P ⎟ ⎝ E D ⎠ Phương trình trên biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu, độ co giãn và doanh thu biên. Nếu cầu co giãn hoàn toàn (đường cầu nằm ngang) thì doanh thu biên trùng với đường cầu. Trong trường hợp đường cầu dốc xuống thì doanh thu biên nhỏ hơn giá. Khi đó, đường doanh thu biên nằm dưới đường cầu. Giả sử, một doanh nghiệp có đường cầu dốc xuống. Làm thế nào để xác định sự thay đổi của doanh thu khi giá giảm? Chúng ta biết rằng khi giá giảm làm cho lượng cầu tiêu dùng tăng lên. Khi giá thấp hơn trên mỗi đơn vị sẽ làm tổng doanh thu giảm, trong khi đó doanh thu sẽ tăng lên do sản lượng bán tăng lên. Tổng doanh thu sẽ tăng lên khi giá giảm nếu như phần doanh thu tăng do lượng lớn hơn phần doanh thu giảm do giảm giá. Thực tế, chúng ta thấy rằng tổng doanh thu sẽ tăng nếu lượng cầu tăng lớn hơn 1% khi giá chỉ giảm 1%. Nói cách khác, tổng doanh thu sẽ giảm nếu như giá tăng 1% làm lượng cầu tăng nhỏ hơn 1%. Và nếu giá giảm 1% và lượng cầu cũng tăng bằng đúng 1% thì tổng doanh thu vẫn không đổi (do các thay đổi bù trừ lẫn nhau). Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ này với độ co giãn của cầu theo giá theo phương trình sau: %ΔQ ΔQ P E P = = × D %ΔP ΔP Q 69
  4. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Biểu đồ dưới đây minh họa mối quan hệ giữa tổng doanh thu, doanh thu biên và độ co giãn dọc theo suốt đường cầu thẳng. Giá Độ co giãn và doanh thu cầu co giãn P0 ΔP cầu co giãn đơn vị P1 cầu kém co giãn ΔQ D 0 Q0 Q Lượng 1 MR TR TRmax TR1 ΔTR TR0 TR 0 Lượng Như biểu đồ cho thấy, tổng doanh thu tăng khi tăng lượng (và giá giảm) trong vùng cầu co giãn. Tổng doanh thu giảm khi tăng lượng (và giảm giá) trong vùng cầu kém co giãn. Tổng doanh thu đạt cực đại khi và chỉ khi cầu co giãn đơn vị. Theo như suy luận ở trên, chúng ta thấy rằng giá giảm sẽ dẫn đến: - tăng tổng doanh thu khi cầu co giãn, - doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị và - doanh thu giảm khi cầu kém co giãn. Tương tự như vậy, giá tăng sẽ dẫn đến: - giảm doanh thu khi cầu co giãn, - doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị và - doanh thu tăng khi cầu kém co giãn. Điều này có nghĩa là để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng, mà ở đó cầu co giãn đơn vị. Trong trường hợp, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải doanh thu, thì khi đó mức sản xuất tối ưu phải được xem xét trên cả phương diện doanh thu và chi phí. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết về vấn đề này ở những chương kế tiếp. ĐỘ CO GIÃN VÀ THUẾ Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét sự tác động của thuế ảnh hưởng đến giá cân bằng thị trường và xem xét mối quan hệ giữa độ co giãn và thuế ảnh hưởng đến mức giá của người tiêu dùng và nhà sản xuất. 70
  5. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Khi không có thuế (chẳng hạn, thuế đơn vị) thì mức giá mà người tiêu dùng trả (PD) bằng với mức giá mà người bán nhận được (PS) và bằng với giá cân bằng thị trường P0. Khi có thuế (t) thì mối quan hệ giữa giá mà người tiêu dùng trả (PD) và người bán nhận được (PS) thông qua phương trình sau: PD = PS + t Trong đó, ΔPD = PD - P0 : là mức thuế người mua chịu. ΔPS = P0 - PS : là mức thuế người bán chịu. Tổng mức thuế mà người mua và bán chịu bằng với mức thuế đơn vị ΔPD + ΔPS = t Mối quan hệ này cũng chỉ ra rằng khi có thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái và điểm cân bằng mới được xác lập thỏa mãn phương trình trên. Mối quan hệ này có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây. Giá ΔPD S’ S PD E t P0 PS ΔPS D 0 Q1 Q0 Lượng Lưu ý rằng khi cung co giãn hơn cầu thì người tiêu dùng sẽ chịu nhiều thuế hơn nhà sản xuất. Ngược lại, khi cầu co giãn cung thì nhà sản xuất chịu nhiều thuế hơn người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa mức thuế người tiêu dùng và nhà sản xuất chịu và độ co giãn của cung cầu P E D ΔPS được biểu thị thông qua biểu thức sau: P = ES ΔPD Giả định, một hàng hóa có hàm cầu: QD = 25 - P và hàm cung: QS = -5 + 2P. Nếu chính phủ đánh thuế đơn vị t = 3. Khi đó, Điểm cân bằng khi chưa có thuế được xác định tại E: (P0, Q0) = (10, 15) P P Độ co giãn của cầu, cung tại điểm cân bằng E(10, 15): E D = 2/ 3 < ES = 4/ 3. Ta thấy, cung co giãn hơn cầu. Vì vậy, người tiêu dùng chịu nhiều thuế hơn. Khi đó, mức thuế mà người mua và bán được xác định thông qua mối quan hệ sau: ⎧ΔPD + ΔPS = 3 ⎪ ⎨ΔPD ⎪ = 2 ⎩ ΔPS Giải hệ phương trình trên, ta được: ΔPD = 2 và ΔPD = 1. Mặt khác, ΔP = P − P ⇒ P = P + ΔP = 10 + 2 = 12 D D 0 D 0 D ΔPS = P0 − PS ⇒ PS = P0 − ΔPS = 10 −1 = 9 Dữ liệu trên có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây: 71
  6. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Giá S’ ΔPD=2 S 12 E t=3 10 9 ΔPS=1 D 0 13 15 Lượng ĐƯỜNG CONG LAFFER Khi không có thuế, giá cân bằng sẽ tối đa hóa thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất trên thị trường. Khi có thuế, giá người mua phải trả cao hơn (PD) và giá người bán nhận được thấp hơn (PS) so với giá cân bằng (P0). Giá Giá Thặng dư tiêu dùng Doanh thu thuế S’ S A S PD E E P0 P0 P Chi phí xã hội S B Thặng dư sản xuất D D 0 0 Q0 Lượng Q1 Q0 Lượng Biểu đồ trên minh họa doanh thu thuế và chi phí xã hội. Trong đó, một phần thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất chuyển sang phần doanh thu thuế của chính phủ tương ứng với phần diện tích PSPDAB. Khi đánh thuế, phần thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất giảm đi tương ứng với phần diện tích PSPDAEB. Như vậy, xã hội sẽ mất đi phần thặng dư tương ứng với phần diện tích AEB, được gọi là chi phí xã hội (deadweight losses), phần thặng dư bị mất do thuế. Cung cầu co giãn Cung cầu kém co giãn Giá Giá S’ S’ Doanh thu thuế Doanh thu thuếS A S PD PD A E P0 P0 E PS Chi phí xã hội P Chi phí xã hội B S B D D 0 0 Q1 Q0 Lượng Q1Q0 Lượng 72
  7. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Chi phí xã hội này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào độ co giãn của cung cầu. Chi phí xã hội sẽ lớn khi thuế đánh vào hàng hóa có cung hay cầu co giãn, hoặc cả hai. Chi phí xã hội sẽ nhỏ khi thuế đánh vào hàng hóa có cung hoặc cầu kém co giãn, hoặc cả hai cùng kém co giãn. Thuế đánh vào hàng hóa thường xuyên thay đổi, các nhà hoạch định luôn xem xét tăng thuế hay giảm thuế. Vấn đề đặt ra là chi phí xã hội và doanh thu thuế sẽ thay đổi như thế nào khi mức thuế thay đổi. Giá Mức thuế thấp Giá Mức thuế cao Doanh thu thuế A Doanh thu thuế PD A S S PD E E P0 P0 P Chi phí xã hội Chi phí xã hội S B P D S B D 0 0 Q1 Q0 Lượng Q1 Q0 Lượng Biểu đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa chi phí xã hội và doanh thu thuế khi mức thuế thấp đánh vào hàng hóa hay mức thuế cao đánh vào hàng hóa. Kết quả cho thấy một mức thuế cao chưa hẳn đem lại doanh thu thuế cao cho chính phủ. Bởi khi mức thuế cao thì qui mô thị trường sẽ nhỏ và doanh thu thuế được xác định bằng mức thuế nhân với lượng hàng hóa bán ra. Nhà kinh tế học Arthur Laffer cho rằng mức thuế cao có thể làm giảm doanh thu thuế của chính phủ. Biểu đồ dưới đây minh họa cho lập luận của Laffer. Chi phí Chi phí xã hội Doanh Đường cong Laffer xã hội thu thuế 0 0 Mức thuế Mức thuế Đường cong Laffer chỉ ra rằng khi ở mức thuế cao, giảm thuế làm tăng nguồn thu thuế; và khi ở mức thuế thấp thì tăng thuế để tăng nguồn thu của chính phủ. Vấn đề khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách là xác định liệu mức thuế hiện tại cao hay thấp và mức độ co giãn hợp lý của cung cầu. Nếu cung cầu co giãn thì mức thuế cao sẽ ảnh hưởng mạnh đến hành vi của nhà sản xuất và tiêu dùng. Trong trường hợp như vậy, giảm thuế để tăng nguồn thu thuế của chính phủ. Điều quan trọng đó là: doanh thu thuế tăng hay giảm không chỉ được tính bằng cách nhìn vào mức thuế, mà còn phải xem xét mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất. 73
  8. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu MMMỘỘỘTTT SSSỐỐỐ TTTHHHUUUẬẬẬTTT NNNGGGỮỮỮ Độ co giãn điểm Độ co giãn của cầu theo thu Hàng hóa bổ sung Độ co giãn đoạn nhập Độ co giãn của cung theo giá Độ co giãn của cầu theo giá Hàng hóa thông thường Tổng doanh thu Cầu co giãn Hàng hóa thứ cấp Doanh thu thuế Cầu co giãn đơn vị Hàng hóa cao cấp Chi phí xã hội Cầu kém co giãn Hàng hóa cần thiết Thặng dư tiêu dùng Cầu co giãn hoàn toàn Độ co giãn chéo của cầu Thặng dư sản xuất Cầu không co giãn Hàng hóa thay thế Đường cong Laffer CCCÂÂÂUUU HHHỎỎỎIII ÔÔÔNNN TTTẬẬẬPPP 1. Làm thế nào để đo lường có bao nhiêu người tiêu dùng lựa chọn mua sắm theo sự thay đổi của giá? Độ co giãn cho chúng ta cách thức đo lường cách thức mọi người phản ứng với sự thay đổi giá, hay thay đổi của các biến số khác. Cụ thể, độ co giãn của cầu theo giá đo lường số lượng người tiêu dùng phản ứng đối với sự thay đổi giá bằng cách thay đổi lượng tiêu dùng, ceteris paribus. Độ co giãn của cầu theo giá được xác định thông qua công thức sau: ED = |phần trăm thay đổi lượng cầu| / |phần trăm thay đổi giá| Dấu trị tuyệt đối trong công thức nhằm đảm bảo độ co giãn của cầu theo giá luôn là một con số dương. Đối với hầu hết các sản phẩm, độ co giãn của cầu theo giá là khác nhau tại mỗi mức giá. Nếu giá của Pepsi là 0.5 USD một lon, thì bạn sẽ ít để ý hơn so với giá Pepsi là 5 USD một lon. Nếu như chúng ta chạy dọc theo đường cầu tuyến tính, chúng ta sẽ thấy cầu co giãn tại những mức giá cao (ED lớn hơn 1) và kém co giãn ở mức giá thấp (ED nhỏ hơn 1) và co giãn đơn vị (ED bằng 1) ở giữa đường cầu. 2. Tại sao các đo lường độ co giãn là quan trọng? Người mua phản ứng với sự thay đổi giá bằng cách thay đổi số lượng mà họ mong muốn mua. Các đo lường độ co giãn cung cấp cho các nhà kinh tế cách thức để so sánh phản ứng của khách hàng đối với sự thay đổi giá của các hàng hóa khác nhau. 3. Bằng cách nào mà doanh nghiệp có thể xác định khi nào thì nên tăng giá sản phẩm để tăng doanh thu? Khi cửa hàng kinh doanh của bạn bán được nhiều quần Jean hơn, nhiều quần Jean được bán nhưng với giá thấp hơn. Khi đó, doanh thu của bạn tăng hay giảm? Câu trả lời còn tùy thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm này. Nếu cầu là co giãn, phần trăm thay đổi lượng là lớn hơn phần trăm thay đổi giá, vì vậy doanh số bán sẽ tăng lên. Nhưng nếu cầu của sản phẩm là kém co giãn, phần trăm thay đổi giá lớn hơn phần trăm thay đổi lượng cầu, vì vậy doanh số bán sẽ giảm xuống. Khi cầu là kém co giãn, tăng giá sẽ tăng doanh thu. 4. Tại sao với những người già và trẻ em được nhận những khoản chiết khấu giá so với những công dân khác trong cộng đồng? Người già và trẻ em nhận các khoản chiết khấu giá bởi vì cầu thường co giãn hơn so với những người khác, bằng cách chiết khấu, một mức giá thấp hơn, nhằm tăng tổng doanh thu của rạp hát. Hầu hết, những công dân còn lại đều ít nhạy cảm với giá xem phim, vì vậy các rạp hát không cần phải chiết khấu giá đối với họ. Chỉ khi nào các nhóm khách hàng khác nhau có độ co giãn của cầu theo giá khác nhau, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bằng cách phân biệt giá. 5. Điều gì xác định liệu khách hàng thay đổi lượng mua nhiều hay ít khi giá thay đổi? Có ba yếu tố giúp xác định mức độ co giãn của cầu đối với một hàng hóa cụ thể. 74
  9. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Thứ nhất, số lượng hàng hóa thay thế lớn hơn, cầu sẽ co giãn hơn. Thứ hai, tỷ lệ ngân sách chiếm trong tổng ngân sách chi tiêu của hàng hóa lớn hơn, thì cầu của hàng hóa đó sẽ co giãn hơn. Thứ ba, nếu thời gian dài xem xét thì cầu của hàng hóa sẽ co giãn hơn. 6. Làm thế nào chúng ta đo lường thu nhập thay đổi bao nhiêu, các thay đổi giá của hàng hóa liên quan hay chi tiêu quảng cáo ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng? Độ co giãn của cầu theo thu nhập, phần trăm thay đổi cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập, đo lường thay đổi của thu nhập ảnh hưởng chi tiêu của người tiêu dùng. Độ co giãn chéo của cầu, phần trăm thay đổi cầu của một hàng hóa chia cho phần trăm thay đổi giá của hàng hóa liên quan, đo lường thay đổi giá của hàng hóa liên quan ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng bao nhiêu. Độ co giãn của cầu theo quảng cáo, phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi chi tiêu quảng cáo 7. Làm thế nào đo lường sản lượng của nhà sản xuất thay đổi bao nhiêu theo sự thay đổi giá? Chúng ta có thể thực hiện đo lường theo cùng một cách thức cơ bản như những người tiêu dùng phản ứng với sự thay đổi giá: chúng ta tính độ co giãn của cung theo giá. Độ co giãn của cung theo giá là phần trăm thay đổi lượng cung chia cho phần trăm thay đổi giá. Độ co giãn của cung theo giá phụ thuộc chủ yếu vào thời gian của nhà sản xuất để thay đổi các yếu tố đầu vào theo sự thay đổi của giá. 8. Làm thế nào biết được người sản xuất hay người tiêu dùng chịu nhiều thuế hơn khi chính phủ đánh thuế trên mỗi đơn vị bán ra? Người tiêu dùng chịu nhiều thuế hơn khi cung co giãn hơn cầu và nhà sản xuất chịu nhiều thuế hơn khi cầu co giãn hơn cung. Phần thuế người tiêu dùng trả so với nhà sản xuất trả chính bằng với tỷ số độ co giãn của cung và độ co giãn của cầu. CCCÁÁÁCCC VVVẤẤẤNNN ĐĐĐỀỀỀ VVVÀÀÀ ỨỨỨNNNGGG DDDỤỤỤNNNGGG 1. Đối với mỗi cặp hàng hóa sau, bạn cho rằng hàng hóa nào cầu co giãn hơn và tại sao? a. Sách giáo khoa hay truyện tiểu thuyết. b. Các đĩa nhạc Beethoven hay các đĩa nhạc cổ điển nói chung. c. Dầu nhiên liệu 6 tháng tới hay dầu nhiên liệu 5 năm tới. d. Bia hay nước. 2. Giả sử các thương gia và những người đi du lịch có cầu đối với vé máy bay từ New York đến Boston như sau: Giá (USD) Lượng cầu thương gia Lượng cầu du lịch 150 2100 1000 200 2000 800 250 1900 600 300 1800 400 a. Khi giá vé tăng từ 200 USD lên 250 USD, độ co giãn của cầu theo giá đối với thương gia (i) và người đi du lịch (ii) là bao nhiêu? (Sử dụng giá trị trung bình trong tính toán). b. Tại sao những người đi du lịch có độ co giãn khác những doanh nhân? 3. Giả sử, biểu cầu của bạn về đĩa CD như sau: Giá Lượng cầu Lượng cầu (nghìn đồng) (khi thu nhập 2 triệu đồng) (khi thu nhập 2.2 triệu đồng) 8 40 50 10 32 45 12 24 30 75
  10. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu 14 16 20 16 8 12 a. Tính độ co giãn của cầu theo giá CD khi giá CD tăng từ 8 đến 10 nghìn đồng nếu (i) thu nhập của bạn là 2 triệu đồng và (ii) thu nhập của bạn là 2.2 triệu đồng? b. Tính độ co giãn của cầu theo thu nhập của bạn khi thu nhập của bạn tăng từ 2 triệu đồng đến 2.2 triệu đồng nếu (i) giá là 12 nghìn đồng và (ii) giá là 16 nghìn đồng? 4. Các nhà kinh tế quan sát thấy rằng chi tiêu cho các món ăn ở nhà hàng giảm nhiều hơn chi tiêu cho thực phẩm ăn uống ở nhà trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Khái niệm co giãn giúp giải thích hiện tượng này như thế nào? 5. Xem xét chính sách công cộng nhằm vào hút thuốc lá. a. Các nghiên cứu biểu thị độ co giãn của cầu theo giá là khoảng 0.4. Nếu một gói thuốc giá 20 nghìn đồng và chính phủ muốn giảm 20%, cần gia tăng giá bao nhiêu? b. Nếu chính phủ tăng giá thuốc lá trong dài hạn, chính sách có tác động vào việc hút thuốc có khác nhau trong một năm và trong 5 năm không? c. Các nghiên cứu cũng thấy rằng thanh thiếu niên có co giãn của cầu theo giá lớn hơn người lớn. Tại sao điều này là đúng? 6. Bạn có cho rằng độ co giãn của cầu theo giá trên thị trường cầu của kem lớn hơn cầu của kem sầu riêng hay không? Bạn có cho rằng độ co giãn của cầu theo giá trên thị trường của cung kem lớn hơn cầu của kem sầu riêng? Hãy giải thích câu trả lời của bạn? 7. Thuốc tân dược có cầu không co giãn và máy tính có cầu co giãn. Giả sử rằng tiến bộ công nghệ làm gia tăng gấp đôi cung của hai sản phẩm (đó là, lượng cung ở mỗi mức giá tăng hai lần lượng cung cũ). a. Điều gì xảy ra đối với giá cân bằng và sản lượng cân bằng trên mỗi thị trường? b. Sản phẩm nào sẽ có sự thay đổi giá lớn hơn? c. Sản phẩm nào sẽ có sự thay đổi sản lượng lớn hơn? d. Điều gì xảy ra đối với tổng chi tiêu của người tiêu dùng đối với mỗi sản phẩm? 8. Giải thích tại sao phát biểu sau đây là đúng: hạn hán trên toàn trái đất làm tăng thu nhập mà người nông dân nhận được từ bán ngũ cốc, nhưng nếu hạn hán chỉ xảy ra ở Kansas làm giảm thu nhập mà người nông dân Kansas nhận được? 9. Bởi vì thời tiết tốt hơn làm cho đất đai trồng trọt có năng suất hơn, nên đất đai ở những vùng có thời tiết tốt sẽ đắt hơn đất đai ở vùng thời tiết xấu. Tuy nhiên, qua thời gian, khi tiến bộ công nghệ đã làm cho tất cả các loại đất đai trồng trọt có năng suất hơn, giá của đất đai (đã điều chỉnh theo lạm phát) giảm xuống. Sử dụng khái niệm co giãn giải thích tại sao năng suất và giá đất có quan hệ thuận theo không gian nhưng có quan hệ nghịch theo thời gian? 10. Bạn biết rằng cầu về dầu của OPEC được xác định như sau: Giá Lượng cầu (USD mỗi thùng) (triệu thùng mỗi ngày) 10 60 20 50 30 40 40 30 50 20 a. Nếu giá đang là 20 USD, OPEC có nên tăng giá bán lên 30 USD không? b. Mức giá bao nhiêu để OPEC có được doanh thu cao nhất? c. Co giãn của cầu theo giá ở mức giá có doanh thu tối đa là bao nhiêu? d. Giá vượt qua mức nào thì cầu của dầu là không co giãn? 76
  11. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu BBBÀÀÀIII ĐĐĐỌỌỌCCC TTTHHHÊÊÊMMM Cancun: Chiến thắng thuộc về ai? By NEIL KING JR. and SCOTT MILLER Staff Reporters of THE WALL STREET JOURNAL CANCUN, Mexico – Các quốc gia đang phát triển từ Brazil đến Botswana đã phát huy nội lực để đứng vững và chống chọi các quốc gia giàu có và quyền lực về việc chấp thuận cắt giảm trợ cấp nông nghiệp trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Nhưng chiến thắng phải trả một giá đắt khi Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác thực thi kinh doanh theo hiệp ước của tổ chức thương mại thế giới. Thương mại toàn cầu đã hạ thuỷ ở Doha, Qatar, hai năm trước đây, nhưng không nhấn chìm Cancun. Rõ ràng cơn gió chỉ thổi bên ngoài con thuyền và có thể vài năm, trước khi sự kiện Mỹ, Liên minh Châu Âu và các đồng minh khác đưa ra những nỗ lực thúc đẩy mới. 1. WTO là gì? Các quan chức thương mại Mỹ chỉ ra vấn đề nảy sinh đối với việc bảo vệ nền sản xuất trong nước và các nhạy cảm chính trị trong cuộc tuyển cử tổng thống 2004, như là lý do khó khăn trong việc thúc đẩy tiến trình WTO. EU đã thu nạp thêm 10 thành viên mới, trong khi nhóm thương mại Châu Âu dự kiến tiến hành vào cuối năm đến. Giảm rào cản thương mại thông qua WTO hiện nay sẽ không thể tiến triển, nếu như không có sự quyết tâm. Các nhà phân tích nói rằng vấn đề khó khăn lớn nhất vẫn ở các quốc gia đang phát triển chứ không phải ở đâu khác, đối với các vấn đề đòi hỏi của nền kinh tế (trợ cấp sản xuất trong nước, hay thuế nhập khẩu cao ở nước ngoài). Người chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là các quốc gia nghèo Châu Phi và Châu Á, từ Mali đến Bangladesh, khi đưa ra các chào mời hấp dẫn đối với các đối tác tự do thương mại theo cách thức thị trường hay sản phẩm. 2. Tại sao các nhà kinh tế thường ủng hộ tự do thương mại? Mỹ vẫn luôn nhắc nhở 145 thành viên khác của WTO rằng kế hoạch của Washington nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua các đàm phán với các quốc gia và khu vực khác. Mỹ cố gắng thúc đẩy tự do hóa thương mại với 14 quốc gia, trong đó có 5 nước ở Trung Mỹ. Và khi các đàm phán kết thúc, các quan chức Mỹ đã nói rằng vẫn còn một số quốc gia đang từng bước đáp ứng các yêu cầu thoả thuận thương mại song phương. Đại diện thương mại Mỹ, Robert Zoellick, đã áp dụng hình thức đàm phán song phương để thúc ép các đối tác thương mại cứng đầu nên nhượng bộ trong các đàm phán toàn cầu. Có thể thực hiện được điều này, là do các quốc gia đang phát triển sợ Mỹ sẽ cắt giảm quan hệ và không cho thâm nhập vào thị trường rộng lớn ở Mỹ. Chỉ có các buổi đàm phán có tính toàn cầu mới đảm bảo cho các quốc gia cam kết thực hiện. Mỹ cũng đeo đuổi một chiến lược tương tự sau các đàm phán thương mại toàn cầu, kêu gọi Uruguay ngồi vào bàn đàm phán, mà hiện tại đang có nguy cơ bế tắc. Ông Zoellick đã nói sau thất bại đàm phán ở Cancun rằng “chúng tôi dự kiến đi đến một nơi khác”. “Chúng tôi sẽ luôn luôn có mặt ở đó để dàn xếp việc gia nhập vào WTO, nhưng tôi cũng không thể đợi mãi được”. Ở Châu Á, Trung Quốc và Nhật đang xúc tiến thương lượng thương mại tự do trong khu vực, một hướng đi có thể tăng tốc hậu Cancun. 3. Các khối thương mại có thể chịu thiệt hại từ thương mại thế giới như thế nào? Brazil, người dẫn đầu trong khối các quốc gia đang phát triển đã tuyên bố rằng “cơ hội thật sự” của các cuộc đàm phán là việc điều chỉnh hệ thống nông nghiệp toàn thế giới đã bắt đầu. Nhóm 22 Dubbed, đồng minh Brazil rõ ràng là tự hào về mối liên kết này, mặc dầu quan hệ thành viên đã mở rộng từ thương mại tự do đến những người bảo hộ. Các nhóm khác ở Châu 77
  12. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Phi, Caribbe và các quốc gia Châu Á cũng ngoan cố trong việc chống lại mục tiêu của các quốc gia giàu có, là chấp thuận các tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư như các qui định đầu tư và chính sách chống độc quyền. Celso Amorim, bộ trưởng ngoại giao của Brazil, cho biết “chúng ta không chỉ duy trì sự hợp nhất của chúng ta, mà chúng ta còn là tác nhân tích cực trong các đàm phán và số lượng thành viên chúng ta đã tăng lên”. Thư ký thương mại Philippine, Manuel Roxas, đã nói với nhóm “là rất phấn khởi khi tiếng nói của chúng ta được tiếp thu”. Tuy nhiên, đại diện công nghiệp và ngoại giao các nước vẫn nghi ngờ các quốc gia như Brazil và Ấn Độ có thể thay đổi tính nhất quán trong khi đang cố gắng xây dựng một động thái mới trong WTO. Điều không rõ ràng ở đây là liệu chính sách nông nghiệp đưa ra trong bàn hội nghị có còn hiệu lực khi các cuộc đàm phán được nối lại. Ông Zoellick cho biết “Brazil và các quốc gia khác “đã bỏ lỡ cơ hội đối với sự cắt giảm trợ cấp”. Ông ta nói tiếp “họ đã ở đây để cắt giảm trợ cấp” nhưng Brazil và các quốc gia khác có ít thiện chí đối với sự nhân nhượng của họ. 4. Tại sao Mỹ trợ cấp nông nghiệp và điều này ảnh hưởng gì đến thị trường nông nghiệp thế giới? Một nghịch lý ở Cancun, đó là các cuộc đàm phán nhằm làm sáng tỏ một mục tiêu mà hầu như ai cũng tán thành là sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia nghèo hơn: qui định thuế nhập khẩu tốt hơn. Trong một phiên họp kéo dài ba giờ, bộ trưởng Ấn Độ và Malaysia đã đưa ra các trở ngại lớn liên quan đến các qui định đầu tư nước ngoài, chống độc quyền, tính minh bạch về thủ tục hành chính, tất cả những vấn đề quan tâm của Châu Âu và Nhật. Hy vọng cuối cùng của thoả thiệp nằm ở chỗ liệu các quốc gia phát triển có chấp thuận đàm phán về cách thức để giảm thủ tục hành chính, thường gây phiền hà cho nhập khẩu hàng hóa kéo dài đến vài tuần. WTO phản đối các qui định nhập khẩu lỗi thời thường ngăn cản thương mại ở các quốc gia nghèo nhiều hơn so với thuế đánh vào nhập khẩu cao. Những người khác dự đoán rằng các thủ tục nhập khẩu mới có thể làm gia tăng thêm 1% đối với nền kinh tế của các quốc gia Châu Á. Theo lời phát ngôn của các quốc gia Châu Phi và Caribbe, thì Botswana đã nói không. Và với điều này, các bộ trưởng đã huỷ các cuộc đàm phán Cancun và khẳng định rằng sự phân hóa giữa các quốc gia thật sự là vấn đề khó giải quyết. Một trớ trêu đó là các cuộc đàm phán kết thúc trước khi các bộ trưởng có thể nói nhỏ với nhau về các vấn đề gay go, đó là nông nghiệp. 5. Làm thế nào mô tả rào cản thương mại có liên quan đến nhập khẩu? Nó cản trở thương mại ra sao? Các quốc gia Châu Âu đi theo chiều hướng đa phương, có thể dường như thiệt thòi đối với những gì sắp đến. EU đã không mở ra các cuộc đàm phán thương mại song phương cho đến khi Doha đã hoàn tất ngồi vào bàn tròn, đưa ra các tranh cãi thương mại trong tiến trình WTO. Pascal Lamy, nhà thương thuyết hàng đầu của EU, bây giờ phải xem lại chiến lược đó, nhưng sự chuyển đổi cơ cấu có thể gây kích động đối với phe đối lập chính trị. Nick Clegg, chuyên gia thương mại trong Liên minh Châu Âu nói rằng đàm phán song phương không áp dụng được đối với EU, điều này có thể áp dụng đối với các đàm phán thương mại nhằm thúc đẩy các qui định về đầu tư và môi trường có tính toàn cầu. Anh ta nói “có những điều nguy hiểm đối với những loại đàm phán theo kiểu này”, “chúng là hình thức của chủ nghĩa song phương”. Các cuộc đỗ vỡ trong các đàm phán thương mại làm dấy lên yêu cầu phải thay đổi trong tổ chức WTO. Ông Lamy gọi là WTO như là “một tổ chức theo kiểu cổ xưa cần phải được chỉnh đốn lại một cách mạnh mẽ”. Các hoạt động chủ yếu ở đây tập trung vào các bài diễn thuyết và hội trường chính trị, bộ trưởng thương mại Canada, Pierre Pettigrew, cho biết “tôi có cảm giác như tôi đang ở trong phiên họp của Hội đồng Liên hợp quốc. 78
  13. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu Một số chuyên gia tin tưởng rằng kinh nghiệm của Cancun đã cung cấp thêm các bằng chứng cho thấy tiến trình đàm phán đa phương là quá khó khăn để đạt được kết quả đàm phán. Clayton Yeutter, cựu thư ký nông nghiệp và đại diện thương mại Mỹ, nói rằng ông ta có thể thấy trước nỗ lực thầm lặng của Mỹ và EU nhằm thành lập nhóm 18 quốc gia công nghiệp nhằm tiến hành các cuộc gặp cấp bộ trưởng trong những năm đến, nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các vấn đề thương mại cụ thể, hơn là bao quát toàn bộ với các đám phán thương mại thế giới. Ông ta nói rằng Cancun là một trường hợp trong các cuộc gặp mặt ở WTO, biểu thị sự chống đối tự do hóa thương mại, không thể thực thi được. Ông Yeutter nói rằng “Giả thuyết của tôi đó là, chúng ta sẽ không bao giờ có một cuộc họp bàn tròn đa phương khác. Các bộ trưởng thương mại sẽ nói “chúng ta đừng dẫm theo vết này một lần nữa”. Hầu như, không có qui định cụ thể của WTO. WTO điều hành bởi sự thống nhất, thậm chí các quốc nhỏ nhất cũng có một phần quyền lực biểu quyết. Điều mà cách đây tám năm, các cường quốc ở các quốc gia phát triển có thể đưa ra quyền biểu quyền ngang nhau. 6. Những lợi ích gì trong phương thức ra quyết định của WTO? Chi phí là gì? Michael Schroeder in Washington contributed to this article. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 1, chương 2 và chương 3 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. WTO là một tổ chức với các chức năng nhằm thúc đẩy thương mại tự do và công bằng giữa các quốc gia thành viên. Đây cũng là cam kết mà các quốc gia đồng ý không đánh thuế nhập khẩu hay các hạn chế về thương mại dưới một số điều kiện hạn chế nhất định. 2. Như đã đề cập trong bài báo này, các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu sẽ làm giảm dòng trao đổi hàng hóa, điều này có nghĩa là xuất khẩu sẽ giảm xuống, làm giảm GDP trong nước. Đối với các quốc gia nhập khẩu, điều này sẽ làm cho các nhà sản xuất trong nước ít đối thủ cạnh tranh hơn, sẽ dẫn đến một mức giá cao hơn cho các sản phẩm nội địa, làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Một nguyên lý của lợi thế cạnh tranh đó là một quốc gia sẽ sản xuất hàng hóa có chi phí cơ hội thấp nhất. Và sau đó, các hàng hóa được trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Tổng sản lượng (thế giới) sẽ đạt lớn nhất nếu như mỗi quốc gia sản xuất các hàng hóa có lợi thế cạnh tranh và trao đổi thương mại. Rào cản thương mại sẽ làm cho sản lượng của thế giới sẽ thấp hơn. 3. Mặc dù các khối thương mại có thể trợ giúp giữa các quốc gia thành viên, các khối thương mại có thể thiết đặt thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với các quốc gia không phải thành viên. Bằng cách tăng rào cản thương mại đối với các quốc gia không thành viên sẽ làm giảm tự do thương mại và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. 4. Hệ thống chính trị của Mỹ có chính sách ủng hộ nông nghiệp trong một thời gian dài. Các chương trình trợ cấp thất nghiệp ngày nay đã được thiết đặt từ những năm 1930 do có sự biến động và giá giảm trong nông nghiệp. Sự hỗ trợ nông nghiệp và các qui tắc cơ bản của nền kinh tế chính trị (khi một nhóm được chính phủ hỗ trợ thì nhóm lớn sẽ chịu thiệt thòi từ sự hỗ trợ này, các nhóm nhỏ vì vậy có khuynh hướng vận động hành lang hữu hiệu hơn so với nhóm lớn), đã làm nảy sinh vận động hành lang một cách mạnh mẽ ở Mỹ. Vì Mỹ là một quốc gia giàu có, cho nên Mỹ tích cực hỗ trợ cho nông dân Mỹ. Hỗ trợ nông nghệp nhằm gia tăng sản xuất hàng hóa với giá thấp hơn và gây ra nhiều khó khăn đối với các quốc gia nước ngoài cạnh tranh trên thị trường. 79
  14. Chương 3: Độ co giãn của cung cầu 5. Tôi sẽ gọi nó là rào cản thương mại phi thuế quan. Nó không có qui tắc cụ thể hay luật đối với các hạn chế thương mại, nhưng nó cản trở thương mại bằng cách cản trở thâm nhập sản phẩm vào thị trường. 6. Lợi ích đó là các quốc gia giàu có và mạnh sẽ không thể khống chế quyết định của WTO và thông qua những chính sách có thể gây thiệt hại cho các quốc gia yếu hơn. Chi phí đó là, nếu một quốc gia cố tình trì hoãn tiến trình và điều này có thể kéo dài tiến trình ra quyết định. 80
  15. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng CCChhhưưươơơnnnggg 444 LLLÝÝÝ TTTHHHUUUYYYẾẾẾTTT LLLỰỰỰAAA CCCHHHỌỌỌNNN TTTIIIÊÊÊUUU DDDÙÙÙNNNGGG Chương này đề cập một cách chi tiết hơn về lý thuyết lựa chọn tiêu dùng. Trong khi cầu cá nhân đối với một hàng hóa cụ thể được xác định thông qua mối quan hệ giữa giá và lượng hàng hóa mà cá nhân mong muốn tiêu dùng. Trong đó, lý thuyết cầu bắt nguồn từ lý thuyết lựa chọn tiêu dùng. Để giải thích hành vi lựa chọn của người tiêu dùng, các nhà kinh tế vận dụng lý thuyết lợi ích và lý thuyết đẳng ích. Sau khi nghiên cứu chương này, bạn có thể: ª Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng. ª Tiếp cận mô hình toán để xác định lựa chọn tiêu dùng cá nhân nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi ích. ª Giải thích mối quan hệ giữa cân bằng tiêu dùng và đường cầu cá nhân. ª Phân tích tác động thu nhập và tác động thay thế ảnh hưởng đến lựa chọn tiêu dùng cá nhân. HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Các nhà kinh tế vận dụng các mô hình lựa chọn để giải thích hành vi người tiêu dùng. Giả định rằng các cá nhân bị giới hạn thu nhập (nguồn năng lực mua sắm) sẽ hành động theo cách thức để đạt được lợi ích cao nhất có thể. MỤC TIÊU NGƯỜI TIÊU DÙNG Thu nhập của cá nhân (người tiêu dùng) và giá cả hàng hóa là những nhân tố giới hạn lợi ích mà người tiêu dùng có thể đạt được. Giả định then chốt của lý thuyết lợi ích tập trung vào thu nhập dùng để chi tiêu và giá cả hàng hóa tiêu dùng. Các cá nhân quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng để “tối đa hóa lợi ích”. Giả định tối đa hóa lợi ích là một cách diễn đạt cho vấn đề kinh tế cơ bản. Các mong muốn của người tiêu dùng thì luôn vượt quá nguồn lực cung cấp để thỏa mãn những mong muốn này. Vì vậy, người tiêu dùng phải đưa ra các quyết định lựa chọn. Trong việc đưa ra quyết định lựa chọn, người tiêu dùng cố gắng tối đa hóa lợi ích có thể đạt được. Điều này có nghĩa là các cá nhân đưa ra các quyết định tiêu dùng sao cho tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách tiêu dùng. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Nền tảng của luật cầu và ý tưởng về lợi ích biên giảm dần là cơ sở cho việc giải thích cách thức mà người tiêu dùng phân bổ thu nhập cho tổ hợp hàng hóa mua sắm. Trong mô hình lựa chọn tiêu dùng của cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn bao gồm: ª Hành vi tiêu dùng Người tiêu dùng luôn mong muốn tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn là dùng ít hơn để tối đa hóa lợi ích. Một cá nhân sẽ không thể đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích nếu như cá nhân đó không có động lực về lợi ích (dùng nhiều hay ít cũng được). ª Sở thích tiêu dùng 81
  16. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng Nhận thức được lợi ích tăng thêm (lợi ích biên) khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa. Sở thích của cá nhân bao gồm nhận thức về thị hiếu, chất lượng và giá trị lợi ích của sản phẩm tiêu dùng. Nói cách khác, cá nhân phải nhận thức được lợi ích khi tiêu dùng thêm sản phẩm hay phân biệt được lợi ích mang lại giữa các sản phẩm. ª Thu nhập tiêu dùng Mọi cá nhân đều bị giới hạn bởi thu nhập tiêu dùng, thu nhập là nguồn năng lực mua sắm của cá nhân. Vì vậy, cá nhân sẽ phân bổ thu nhập này cho tổ hợp tiêu dùng các hàng hóa khác nhau. Một cá nhân có thu nhập cao hơn thì năng lực mua sắm sẽ cao hơn và vì vậy số lượng tổ hợp hàng hóa tiêu dùng sẽ nhiều hơn so với cá nhân có thu nhập thấp hơn. ª Giá cả hàng hóa Giá cả của hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa tiêu dùng của cá nhân. Khi giá cả của một hàng hóa nào đó thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống) trong khi thu nhập không đổi sẽ tác động đến năng lực mua sắm hiện tại (hay thu nhập thực tế). Khi đó, lựa chọn tổ hợp hàng hóa tiêu dùng có thể bị thay đổi để cá nhân đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích. TÁC ĐỘNG THU NHẬP VÀ THAY THẾ Chúng ta hãy xem xét điều gì xảy ra khi giá cả hàng hóa tiêu dùng thay đổi. Như đã đề cập ở trên, cá nhân sẽ thay đổi tổ hợp hàng hóa tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích. Để xem xét rõ hơn sự thay đổi lượng hàng hóa tiêu dùng, chúng ta hãy phân tích tác động thu nhập và tác động thay thế. Tác động thu nhập Tác động thu nhập là tác động của sự thay đổi giá của một hàng hóa lên thu nhập thực tế của người tiêu dùng và kết quả ảnh hưởng lên lượng cầu tiêu dùng. Chẳng hạn, nếu giá của một hàng hóa nào đó (thịt bò) giảm xuống thì thu nhập thực tế (hay năng lực mua sắm) của người tiêu dùng khi mua hàng hóa đó sẽ tăng lên. Sự gia tăng thu nhập này cũng sẽ làm gia tăng khả năng mua sắm không chỉ đối với hàng hóa có giá giảm mà còn đối với các hàng hóa khác. Tác động thay thế Tác động thay thế là tác động của sự thay đổi giá của một hàng hóa lên mức giá của hàng hóa liên quan và kết quả ảnh hưởng đến lượng cầu tiêu dùng. Một mức giá thấp hơn của hàng hóa nào đó (thịt bò) có nghĩa bây giờ hàng hóa này rẻ hơn so với các hàng hóa khác (thịt heo, gà, cá, ). Khi đó, người tiêu dùng sẽ thay thế hàng hóa đắt hơn bởi hàng hóa rẻ hơn. Mức giá thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn của người tiêu dùng đối với hàng hóa này. Vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng tăng số lượng hàng hóa giá rẻ và giảm số lượng hàng hóa đắt hơn. Các nhà kinh tế cho rằng đối với hầu hết các hàng hóa thì tác động thay thế thường lớn hơn tác động thu nhập. Tổng tác động bao gồm tác động thu nhập và tác động thay thế. Giả sử, một cá nhân có thu nhập cố định (I) chi tiêu vào hàng hóa X, Y và Z với giá cả PX, PY và PZ tương ứng. Khi đó, cá nhân sẽ lựa chọn tổ hợp QX, QY và QZ sao cho tối đa hóa lợi ích tiêu dùng. Điều gì sẽ xảy ra nếu giá PX giảm xuống, liệu cá nhân có thay đổi lượng tiêu dùng QX, QY và QZ hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét tác động thu nhập và tác động thay thế đối với các hàng hóa X, Y và Z. Đối với hàng hóa có giá giảm (X), chúng ta thấy tác động thu nhập và tác động thay thế đều làm gia tăng lượng tiêu dùng đối với hàng hóa. Kết quả là lượng tiêu dùng hàng hóa này tăng lên (QX tăng). Đối với hàng hóa khác (Y, Z), tác động thu nhập làm tăng lượng tiêu dùng đối với hàng hóa (QY, QZ tăng) và tác động thay thế làm giảm lượng tiêu dùng đối với hàng hóa (QY, QZ giảm). Nếu ảnh hưởng giảm lượng do tác động thay thế lớn hơn ảnh hưởng tăng lượng do tác động thu nhập đối với hàng hóa thì tổng tác động sẽ làm giảm lượng tiêu dùng đối với hàng hóa (QY, QZ giảm). Ngược lại, nếu ảnh hưởng giảm lượng do tác động thay thế nhỏ hơn ảnh hưởng tăng lượng do tác động thu nhập đối với hàng hóa thì tổng tác động sẽ làm tăng lượng tiêu dùng đối với hàng hóa (QY, QZ tăng). 82
  17. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng LÝ THUYẾT LỢI ÍCH Nhìn chung, các mong muốn của người tiêu dùng về một sản phẩm cụ thể có thể được đáp ứng đầy đủ trong một khoảng thời gian nhất định với giả định sở thích không thay đổi. Tuy nhiên, càng có nhiều sản phẩm thì mong muốn trên mỗi đơn vị sản phẩm đó sẽ ít đi. Để giải thích cho điều này, chúng ta hãy xem xét khái niệm về lợi ích và lợi ích biên. LỢI ÍCH Khái niệm Lý thuyết lựa chọn dựa trên khái niệm về lợi ích. Lợi ích được định nghĩa như là mức độ thỏa mãn hay hài lòng liên quan đến các lựa chọn tiêu dùng. Lợi ích có hai đặc tính cần nhấn mạnh sau: ª Lợi ích và “hữu dụng” là không đồng nhất nhau. Chẳng hạn, tranh của Picasso có lẽ không hữu dụng trong cuộc sống, nhưng lại có lợi ích cực kỳ lớn đối với các nhà nghệ thuật. ª Lợi ích thường không giống nhau đối với mỗi người khi tiêu dùng cùng sản phẩm. Chẳng hạn, kính thuốc có lợi ích lớn đối với người cận hoặc viễn thị, nhưng không có lợi ích đối với người có mắt bình thường. Các nhà kinh tế giả định rằng mỗi cá nhân phải đưa ra sự lựa chọn trong số các lựa chọn tiêu dùng và cá nhân sẽ lựa chọn tiêu dùng đem lại lợi ích cao nhất. Tổng lợi ích và lợi ích biên Tổng lợi ích (U) là mức độ hài lòng hay thỏa mãn liên quan đến việc tiêu dùng một lượng hàng hóa. Trong khi đó, lợi ích biên (MU) là lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng tăng thêm một đơn vị tiêu dùng hàng hóa. Bảng dưới đây minh họa mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên liên quan đến tiêu dùng của cá nhân đối với bánh pizza (trong một khoảng thời gian nhất định). Số chiếc bánh Tổng lợi ích (U) Lợi ích biên (MU) 0 0 - 1 50 50 2 80 30 3 90 10 4 90 0 5 85 -5 Như bảng trên cho thấy, lợi ích biên liên quan đến mỗi chiếc bánh pizza tăng thêm chỉ là mức thay đổi tổng lợi ích khi có thêm một chiếc bánh pizza tiêu dùng. Chẳng hạn, lợi ích biên của tiêu dùng chiếc bánh pizza thứ ba là 10 do tổng lợi ích tăng lên 10 đơn vị (từ 80 lên 90). Một cách tổng quát, lợi ích biên có thể được xác định như sau: thay âäøi täøng låüi êch Lợi ích biên = thay âäøi læåüng tiãu duìng Hay viết cách khác, ΔU MU = ΔQ 83
  18. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng Bảng trên cũng minh họa một hiện tượng được biết như là qui luật lợi ích biên giảm dần. Qui luật này phát biểu rằng lợi ích biên giảm dần theo số lượng hàng hóa tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Trong ví dụ ở trên, lợi ích biên của chiếc bánh pizza tăng thêm sẽ giảm khi tiêu dùng nhiều chiếc bánh pizza hơn (trong một khoảng thời gian nhất định). Trong ví dụ này, lợi ích biên của tiêu dùng chiếc bánh pizza thứ năm sẽ âm. Lưu ý rằng mặc dầu lợi ích biên giảm dần nhưng tổng lợi ích vẫn tăng miễn là lợi ích biên còn dương. Tổng lợi ích sẽ giảm chỉ khi lợi ích biên là âm. Thực tế, hầu hết các hàng hóa đều có qui luật lợi ích biên giảm dần. Lợi ích 100 U 50 0 1 2345Lượng Lợi ích biên 50 0 1 2345MU Lượng MÔ HÌNH LỰA CHỌN TIÊU DÙNG Bây giờ, chúng ta hãy xem xét cách thức sử dụng khái niệm lợi ích biên để giải thích lựa chọn tiêu dùng. Như đã đề cập ở trên, các nhà kinh tế giả định cá nhân đưa ra quyết định lựa chọn trong số các lựa chọn tiêu dùng. Khi đó, người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng đem lại lợi ích cao nhất. Giả sử người tiêu dùng chi tiêu tất cả thu nhập (I) vào hàng hóa X và Y, người tiêu dùng phải tối đa hóa lợi ích (U) thỏa mãn ràng buộc ngân sách chi tiêu. Khi đó, người tiêu dùng phải: Hàm mục tiêu: U = f(QX, QY) → Max Ràng buộc: PXQX + PYQY ≤ I Sử dụng phương pháp toán tử Largrange để giải quyết vấn đề trên. Để làm được điều đó, trước hết phải thiết lập hàm số Largrange như sau: L = f(QX, QY) + λ(I - PXQX - PYQY) 84
  19. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng Để tối đa hóa L, chúng ta tính đạo hàm từng phần của L theo QX, QY, λ và đặt chúng bằng không. Khi đó, ∂L ∂f = − λPX = 0 (1) ∂QX ∂QX ∂L ∂f = − λPY = 0 (2) ∂QY ∂Q Y ∂L = I - P Q - P Q = 0 (3) ∂λ X X Y Y Giải quyết phương trình (1) và (2) để xác định λ. Khi đó, ta có: ∂f ∂Q ∂f ∂Q λ = X = Y , hay P P X Y MU MU λ = X = X (4) PX PY Từ (3) và (4) , một cá nhân tiêu dùng tối đa hóa lợi ích phải thỏa mãn 2 điều kiện sau: MU MU X = Y PX PY PX QX + PY Q Y = I Điều kiện thứ nhất cho biết lợi ích biên trên mỗi đồng tiêu dùng của tất cả các hàng hóa phải bằng nhau. Để thấy tại sao có điều này, chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra khi điều kiện trên không thỏa mãn. Cụ thể, chúng ta giả định rằng lợi ích của một đồng tiêu dùng sau cùng vào hàng hóa X là 10, trong khi lợi ích của một đồng sau cùng tiêu dùng vào hàng hóa Y là 5. Từ khi một đồng tiêu dùng thêm vào hàng hóa X đem lại nhiều lợi ích hơn so với một đồng tiêu dùng thêm vào hàng hóa Y, cá nhân muốn tối đa hóa lợi ích sẽ tiêu dùng nhiều hơn vào hàng hóa X và tiêu dùng ít hơn vào hàng hóa Y. Giảm chi tiêu một đồng vào hàng hóa Y làm giảm 5 đơn vị lợi ích, nhưng tăng một đồng tiêu dùng vào hàng hóa X đem lại thêm 10 đơn vị lợi ích. Vì vậy, việc chuyển một đồng tiêu dùng hàng hóa Y sang hàng hóa X đem lại cho cá nhân lợi ích ròng là 5 đơn vị lợi ích. Càng tiêu dùng nhiều hàng hóa X thì lợi ích biên của X sẽ giảm tương đối so với lợi ích biên của Y. Cá nhân sẽ tiêu dùng nhiều X hơn Y cho đến khi nào lợi ích biên của một đồng tiêu dùng sau cùng vào hàng hóa X bằng với lợi ích biên của một đồng tiêu dùng sau cùng vào hàng hóa Y. Điều kiện thứ nhất đôi khi được xem như là “nguyên tắc cân bằng biên”. Mô hình tiêu dùng ở trên là mô hình một thời kỳ mà ở đó giả định cá nhân không tiết kiệm hay vay mượn. Khi đó, điều kiện thứ hai đó là tất cả thu nhập phải được chi tiêu. Dĩ nhiên, một mô hình đầy đủ nhất thiết phải xem xét các điều kiện về tiết kiệm và vay mượn cho nhiều thời kỳ. Điều kiện thứ nhất chỉ là điều kiện cần để tối đa hóa lợi ích, các kết hợp tiêu dùng có thể thỏa mãn điều kiện này. Tuy nhiên, chỉ có kết hợp tiêu dùng thỏa mãn điều kiện thứ hai (điều kiện đủ) thì cá nhân sẽ tối đa hóa lợi ích tiêu dùng. Khi kết hợp tiêu dùng thỏa mãn hai điều kiện trên, cá nhân đạt được trạng thái cân bằng tiêu dùng. Một trạng thái cân bằng mà ở đó cá nhân xác định đượng số lượng và ngân sách tiêu dùng cho mỗi hàng hóa tiêu dùng để đạt được tối đa hóa lợi ích (Dĩ nhiên, trừ khi cá nhân có sự thay đổi sở thích, thu nhập và giá cả liên quan). CÂN BẰNG TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG CẦU Khái niệm cân bằng tiêu dùng có thể được sử dụng để giải thích hệ số góc âm của đường cầu người tiêu dùng. Giả sử, cá nhân chỉ tiêu dùng vào hai hàng hóa X và Y. Tại điểm cân bằng tiêu dùng: 85
  20. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng MU MU X = Y , PX P Y và tất cả thu nhập chi tiêu. Chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu như giá của X tăng lên. Từ công thức ở trên, chúng ta nhận thấy rằng lợi ích biên trên một đồng tiêu dùng của X sẽ giảm xuống khi giá của X tăng lên. Để xác định điểm cân bằng tiêu dùng mới, cá nhân sẽ tăng tiêu dùng vào hàng hóa Y và giảm chi tiêu vào hàng hóa X. Sự thay đổi tổ hợp tiêu dùng này gọi là tác động thay thế. Khi hàng hóa X trở nên đắt hơn thì lượng tiêu dùng vào hàng hóa X giảm là do tác động thay thế. Ngoài tác động thay thế, một tác động khác xảy ra khi có sự thay đổi giá của hàng hóa, đó là tác động thu nhập. Trong ví dụ trên, hàng hóa X trở nên đắt hơn, cá nhân không đủ khả năng để trang trải cho kết hợp tiêu dùng hàng hóa X và Y như trước đây. Tác động thu nhập này làm giảm lượng cầu tiêu dùng đối với tất cả hàng hóa thông thường. Nếu như X là hàng hóa thông thường, khi giá của X tăng lên thì X chịu tác động thay thế và tác động thu nhập. Cả hai tác động này làm giảm lượng cầu đối với hàng hóa X. Mặt khác, sự tăng giá của X không chỉ ảnh hưởng đến lượng cầu của hàng hóa X, mà còn tác động đến lượng cầu hàng hóa Y. Tăng giá hàng hóa X làm tăng lượng cầu của hàng hóa Y do tác động thay thế, trong khi đó năng lực mua sắm thực tế của người tiêu dùng giảm do giá X tăng lên. Điều này không chỉ làm giảm lượng cầu tiêu dùng hàng hóa X mà còn giảm lượng cầu tiêu dùng đối với hàng hóa Y, đó là do tác động thu nhập. Vì vậy đối với hàng hóa Y, nếu tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập thì lượng tiêu dùng của hàng hóa Y tăng lên. Ngược lại, nếu tác động thay thế nhỏ hơn tác động thu nhập thì lượng cầu của hàng hóa Y sẽ giảm. Tác động tổng hợp là tổng của tác động thay thế và tác động thu nhập. LÝ THUYẾT ĐẲNG ÍCH ĐƯỜNG ĐẲNG ÍCH Lựa chọn tiêu dùng có thể được giải thích thông qua đường đẳng ích. Đường đẳng ích là một đường biểu thị các kết hợp tiêu dùng hàng hóa đem lại cùng mức lợi ích. Biểu đồ dưới đây gồm một đường đẳng ích của hai hàng hóa, X và Y. QY U0 0 QX Với hai điểm bất kỳ nằm trên đường đẳng ích sẽ có cùng mức lợi ích. Do vậy, biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng một cá nhân lựa chọn kết hợp tiêu dùng tại điểm A hay điểm B đều có cùng mức lợi ích như nhau. Một điểm nằm ở phía trên bên phải của đường đẳng ích có mức lợi ích cao hơn bất kỳ điểm nào nằm trên đường đẳng ích. Một điểm như vậy phải nằm trên một đằng đẳng ích khác có mức lợi ích cao hơn. Do đó, điểm C là điểm lựa chọn tốt hơn điểm 86
  21. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng A hay B (hay bất kỳ điểm nào khác nằm trên đường đẳng ích Uo). Các điểm nằm bên dưới bên trái của đường đẳng ích (chẳng hạn điểm D) sẽ cho mức lợi ích nhỏ hơn. Do vậy, cá nhân thích lựa chọn tiêu dùng tại điểm A nếu như lựa chọn tiêu dùng giữa điểm A và điểm D. QY C A B D U0 0 QX Các điểm lựa chọn tiêu dùng có các mức lợi ích khác nhau thì sẽ nằm trên các đường đẳng ích khác nhau. Vì thế, có vô số các đường đẳng ích giữa các lựa chọn kết hợp tiêu dùng giữa hai hàng hóa. Hai đường đẳng ích khác được thêm vào biểu đồ tương ứng với mức lợi ích nhận được tại điểm C và điểm D tương ứng. QY C A B U D 2 U0 U1 0 QX Các đường đẳng ích có bốn thuộc tính như sau: ª Đường đẳng ích cao hơn được ưa thích hơn đường đẳng ích thấp hơn. Người tiêu dùng thích lựa chọn điểm tiêu dùng ở đường đẳng ích có mức lợi ích cao hơn. Điều này phản ảnh mong muốn người tiêu dùng là thích tiêu dùng nhiều hơn đối với một hàng hóa. ª Đường đẳng ích có độ dốc đi xuống. Độ dốc của đường đẳng ích phản ảnh tỷ lệ thay thế hàng hóa này bởi hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng thích cả hai. Vì vậy, nếu số lượng một hàng hóa giảm đi thì số lượng hàng hóa khác phải tăng lên để người tiêu dùng đạt được cùng mức thỏa mãn. Vì lý do này, đường đẳng ích có dạng dốc xuống. ª Các đường đẳng ích không cắt nhau. Để thấy tại sao có điều này, biểu đồ dưới đây minh họa điểm A và B trên U1, điểm B và C trên U2. A và B có cùng mức lợi ích (nằm trên U1) và B và C có cùng mức lợi ích (nằm trên U2). Ta suy ra A và C có cùng mức lợi ích, cho nên A và C phải nằm trên một đường đẳng ích. Lập luận trên có vẻ như mâu thuẫn với thuộc tính thứ nhất, đó là người tiêu dùng thích dùng nhiều hơn là 87
  22. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng dùng ít hơn. Điều này chỉ đúng khi A và C cùng nằm trên đường đẳng ích hay U1 trùng với U2. Do vậy, các đường đẳng ích không thể cắt nhau. QY A B C U1 U2 0 QX ª Các đường đẳng ích lõm vào góc tọa độ. Độ dốc của đường ngân sách phản ảnh tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa bởi hàng hóa khác. Khi người tiêu dùng có nhiều hơn với cùng một sản phẩm thì mong muốn trên mỗi sản phẩm sẽ ít đi và mong muốn đối với sản phẩm ít hơn sẽ lớn hơn. Điều này cũng phản ảnh qui luật lợi ích biên giảm dần. Chính vì vậy, hình dạng của đường đẳng ích là dốc xuống và lõm vào góc tọa độ. Tuy nhiên, quyết định lựa chọn tiêu dùng còn tùy thuộc vào thu nhập dùng để chi tiêu cho các hàng hóa và cá nhân cố gắng đạt được mức lợi ích cao nhất có thể trong phạm vi các ràng buộc (thu nhập và các yếu tố khác). Chúng ta hãy xem xét ràng buộc ngân sách ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm tiêu dùng mà ở đó cá nhân đạt được mục tiêu tiêu dùng. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH Bây giờ, chúng ta hãy xem xét ràng buộc về thu nhập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tiêu dùng của cá nhân như thế nào. Giả sử rằng cá nhân có thu nhập cố định (I), chi tiêu vào hai hàng hóa (X và Y) với giá cố định (PX and PY). Ràng buộc thu nhập của cá nhân có thể biểu thị như sau: PXX + PYY = I Phương trình trên có thể biểu thị thông qua đồ thị đường ngân sách dưới đây. Điểm giao nhau của đường ngân sách với các trục tọa độ được xác định bằng cách lấy thu nhập chia cho giá của hàng hóa tương ứng trên mỗi trục tọa độ. Bằng cách cho lượng X=0 sẽ xác định được điểm giao nhau trên trục Y (tất cả thu nhập chi tiêu vào hàng hóa Y) và cho lượng Y=0 sẽ xác định được điểm giao nhau trên trục X. QY Vùng quá giới hạn ngân sách I/PY D A Vùng giới hạn ngân sách chi tiêu B C 0 I/P Q 88 X X
  23. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng Khi thu nhập người tiêu dùng và giá cả của các hàng hóa là cố định, thì đường ngân sách sẽ được xác định như trên. Lưu ý rằng, hệ số góc của đường ngân sách chính là giá tương đối của hai hàng hóa PX/PY. Từ khi giá hàng hóa là cố định nên hệ số góc của đường ngân sách là không đổi. Một cách tương tự khi chỉ có thu nhập thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song (dịch chuyển ra hướng bên ngoài hoặc trong góc tọa độ). Nếu như chỉ có giá cả hàng hóa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ số góc của đường ngân sách, đường ngân sách trở nên nông hoặc dốc hơn. QY QY Thu nhập tiêu dùng thay đổiGiá cả tiêu dùng thay đổi I’/PY I/PY I/PY 0 0 I/PX I’/PX QX I/PX I/P’X QX Cá nhân bị giới hạn lựa chọn tiêu dùng trong phạm vi thu nhập, đó chính là phần giới hạn bên trong của đường ngân sách. Nếu cá nhân lựa chọn điểm tiêu dùng nằm bên trong của đường ngân sách thì chi tiêu nhỏ hơn thu nhập hiện có, các lựa chọn nằm trên đường ngân sách thì toàn bộ thu nhập sẽ chi tiêu hết. Trong khi các điểm nằm ngoài đường ngân sách thì cá nhân không thể đạt được vì chi tiêu vượt quá thu nhập hiện có. Ngoại trừ có sự thay đổi thu nhập hay có sự thay đổi giá của hàng hóa, khi đó giới hạn lựa chọn của cá nhân có thể mở rộng ra phạm vi bên ngoài của đường ngân sách. CÂN BẰNG TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG ĐẲNG ÍCH Cân bằng tiêu dùng Cá nhân tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách, sẽ lựa chọn điểm tiêu dùng mà ở đó đường ngân sách tiếp xúc với một đường đẳng ích nào đó. QY C I/PY A QY* B U D 2 U0 U1 0 QX* I/PX QX Trong biểu trên, điểm cân bằng tiêu dùng được xác định tại (X*,Y*) X* đơn vị hàng hóa X và Y* đơn vị hàng hóa Y. Trong khi đó, các điểm khác trên đường ngân sách, chẳng hạn điểm A, là điểm có thể lựa chọn nhưng đem lại mức lợi ích nhỏ hơn. Các điểm khác như điểm 89
  24. Chương 4: Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng B đem lại mức lợi ích cao hơn nhưng không thể đạt được. Cá nhân không thể đạt được mức lợi ích lớn hơn U0 trừ khi cá nhân có thể mở rộng được phạm vi lựa chọn của đường ngân sách ra hướng bên ngoài. Chúng ta có thể sử dụng phân tích đường đẳng ích để xem xét tác động của thu nhập và thay thế khi giá thay đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy rằng I = 60 nghìn đồng, PX = 20 nghìn đồng và PY = 10 nghìn đồng. Các cá nhân cân bằng tiêu dùng tại điểm A và cầu 1 đơn vị của X. mặt khác, với I = 60 nghìn đồng, PX = 10 nghìn đồng và PY = 10 nghìn đồng, cá nhân sẽ cân bằng tại điểm E và cầu là 3 đơn vị của X. Sự gia tăng cầu của hàng hóa X từ 1X lên 3X biểu thị tác động kết hợp của thay thế và thu nhập. Tác động thay thế diễn ra khi giá của X giảm, người tiêu dùng sẽ thay thế tiêu dùng hàng hóa Y bằng cách tiêu dùng nhiều hàng hóa X hơn. Mặt khác, tác động thu nhập tăng lên bởi khi PX giảm, nhưng thu nhập (I) và PY không đổi thì thu nhập thực tế của cá nhân tăng lên. Vì vậy, cá nhân tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hơn. QY G 4.5 G* A 4 B 3 J 2 U2 U1 F* 0 1 2 3 4.5 F QX Tác động Tác động thay thế thu nhập Tác động tổng hợp Để xem xét tác động riêng biệt của thay thế và thu nhập khi giá thay đổi, chúng ta vẽ đường ngân sách giả thuyết G*F* song song với GF và tiếp xúc với đường đẳng ích U1 tại J. Đường ngân sách giả thuyết G*F* biểu thị sự giảm thu nhập 15 nghìn đồng = GG* = FF*. Điều này nhằm giữ cho cá nhân tiêu dùng có cùng mức lợi ích như trước khi có sự thay đổi giá. Sự dịch chuyển từ A đến J trên đường U1 (bằng 1X) là do tác động thay thế khi giá thay đổi. Trong khi đó, sự dịch chuyển từ J trên U1 đến B trên U2 (cũng bằng 1X) là do tác động thu nhập. Vì vậy, tổng tác động khi giá thay đổi là 2X. Theo minh họa ở trên, thì tác động thay thế và tác động thu nhập là bằng nhau. Nhưng trong thực tế, tác động thay thế thường lớn hơn tác động thu nhập. Lý do là các cá nhân thường chi tiêu một phần nhỏ thu nhập vào một hàng hóa nhất định. Vì thế, mặc dù có sự thay đổi lớn về giá hàng hóa cũng không gây ra tác động thu nhập lớn hơn. Mặc khác, tác động thay thế thường rất lớn nếu như có nhiều hàng hóa thay thế. Minh họa mô hình lựa chọn tiêu dùng cá nhân Giả sử, một cá nhân có thu nhập cố định là I = 60 nghìn đồng, chi tiêu cho hoạt động giải trí trong tuần, đó là: xem phim (X) và ăn kem (Y). Biết rằng, giá xem phim là PX = 20 nghìn đồng và ăn kem là PY = 5 nghìn đồng. 90