Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 2)

pdf 24 trang phuongnguyen 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_pgs_ts_le_the_gioi_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS. TS. Lê Thế Giới (Phần 2)

  1. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô trách nhiệm của chương trình lương thực thế giới ở Sudan đã ví Darfur như là “tình trạng khẩn cấp số hai của thế giới”. Vào tháng 12, một vài tuần trước thảm họa sóng thần, Carlos Veloso, người điều phối cứu trợ khẩn cấp của WFP tại Sudan, kêu gọi tài trợ của các quốc gia nhằm đẩy nhanh sự đóng góp. Ông ta nói rằng cần hơn một nửa trong số 438 triệu USD hỗ trợ lương thực ở Darfur vào năm 2005 vào cuối tháng giêng, nhằm đảm bảo vận chuyển lương thực đến nơi này trước khi mùa mưa, sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển và trong trường hợp đó thì mười ngàn người có thể sẽ bị cô lập. Ông Veloso cho biết lương thực cần tài trợ như – lúa mỳ, đậu, dầu ăn, đỗ tương là những thành phần chính trong bữa ăn nơi đây – đóng góp tiền để mua hàng trăm xe tải hạng nặng để có thể vận chuyển lương thực xuyên qua các sa mạc. Mỹ đã đáp lại với khoản tài trợ là 200,000 tấn lúa mỳ, trị giá 172 triệu USD. Rồi thì sóng thần ập đến. Các tài trợ cho các lương thực khác đã đến nơi này chậm hơn; tiền mua xe tải cũng vậy. Ông Veloso nói rằng “ cửa sổ hy vọng đang thu hẹp lại”. Nếu như không đủ lương thực cho Darfur, WFP có thể sẽ phải giảm số lượng cứu trợ lương thực hàng tháng, hay hạn chế số lượng cứu tế. Thậm chí khi Darfur như là một điểm sáng về nhân đạo trong năm qua - gần 100 các tổ chức cứu tế hầu như đã tập trung trợ giúp về nước sinh hoạt, xử lý chất thải và chăm sóc sức khoẻ - trong khi đó, nhu cầu trợ giúp nghề nông ở Darful dường như bị lờ đi. LHQ nói rằng lĩnh vực nông nghiệp cần được sự trợ giúp, để cung cấp giống, các công cụ sản xuất cho nông dân, đã nhận ít hơn một phần năm nhu cầu thiết bị sản xuất. Nhiều năm qua, những người nông dân và chăn nuôi ở Darfur đã có quan hệ trong sản xuất và trao đổi, phân chia đất đai và cung cấp lương thực cho nhau. Chiến tranh của chính quyền Ả Rập và nhóm nổi loạn đang tìm tiếng nói lớn hơn về chính trị và phát triển kinh tế đã phá huỷ quan hệ này. Hiện giờ, cạnh tranh lương thực khan hiếm đã ngăn chặn tập tục và dẫn đến tranh giành sự hỗ trợ lương thực quốc tế đã đánh mất niềm tin lâu đời giữa những người nông dân và người chăn nuôi. Ông Pronk nói rằng “xung đột dẫn đến khan hiếm và khan hiếm dẫn đến xung đột”. Các quan chức chính quyền ở Khartoum đã gây nên khan hiếm lương thực và chống lại áp lực của LHQ nhằm duy trì bình ổn giá bằng cách chuyển 100,000 tấn lương thực từ các vùng khác đến Darfur. Ahmad Ali El Hassan, quan chức đứng đầu nông nghiệp, nói rằng “đây chỉ là khoản thiếu hụt lương thực ở Darfur. Hỗ trợ nhân đạo sẽ lấp đầy thiếu hụt này”. Ông ta kêu gọi nông dân Darfur rời bỏ trại tị nạn và quay trở lại vùng đất của họ để canh tác cho vụ xuân, mặc dầu nơi đây vẫn còn đe dọa về an ninh. Ông ta cũng thừa nhận rằng giống, công cụ và vật nuôi đã bị huỷ hoại trong chiến tranh, mà chính quyền đã cáo buộc là do xung đột giữa các bộ lạc. Ông ta nói rằng “cầu mong thượng đế, chúng ta sẽ có vụ mùa thu hoạch khá hơn”. Nhưng những người nông dân trong các trại tị nạn nói rằng họ từ bỏ hy vọng quay trở về vùng đất của họ vì sợ những lực lượng nổi dậy tấn công - được biết như là Janjaweed – lực lượng đã đưa đẩy họ đến nơi này. Matair Abdall đã lắc đầu và nói rằng “không có con đường để quay trở lại trong lúc này”. Ngôi làng Willo, cô ta cho biết đã bị phá huỷ bởi Janjaweed, họ đã đốt những cánh đồng, để dựng lên những nhà gỗ tạm cho binh lính và đuổi những nông dân rời bỏ vùng đất diễn ra vào cuối năm 2003. Bà Abdall nói rằng bà, chồng và bốn đứa con đã đi bộ ba giờ để đến trại tị nạn. Mùa xuân năm ngoái, cô ta đã quay trở lại để trồng lúa miến. Khi vụ mùa bắt đầu, gia súc đã ăn một ít, nhưng cô ta nói những người chăn nuôi đã ăn hết phần còn lại. Vào thời điểm thu hoạch, cô ta có thể thu hoạch được 6 bao với mỗi bao nặng 200 pound, lượng lương thực có thể nuôi gia đình cô trong nhiều năm. 19
  2. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 1, chương 2 và chương 4 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. Đây là một vấn đề của kinh tế học vi mô bởi vì các vấn đề liên quan đến cung cầu của một thị trường cụ thể - ngũ cốc. 2. Sự phá huỷ nông nghiệp đã làm dịch chuyển đường cung sang trái. Vì cầu lương thực là không co giãn, giá cả tăng lên một cách đáng kể như biểu đồ minh họa dưới đây. Cô ta không thể bán với mức giá thấp hơn bởi vì (1) sẽ không đáp ứng đủ vì số lượng người mua lớn và (2) chi phí mua ngũ cốc từ người bán buôn là quá cao. Giá S1 S0 P1 P0 D0 0 Q1 Q0 Lượng 3. Tùy thuộc mức độ phá hoại của chiến tranh ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của nền kinh tế và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, điều này sẽ làm dịch chuyển đường cong năng lực sản xuất vào phía bên trong được minh họa phía bên trái. Nếu như chiến tranh chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực nông nghiệp thì nó sẽ làm dịch chuyển vào bên trong theo trục sản phẩm nông nghiệp như minh họa phía bên phải. Sản phẩm Sản phẩm nông nghiệp nông nghiệp 0 0 Sản phẩm công nghiệp Sản phẩm công nghiệp 4. Không, thị trường không có khiếm khuyết. Thị trường phản ứng bằng cách thay đổi giá. Bằng chứng là thị trường đang vận hành với mức giá của lúa mỳ rất cao bởi vì lúa mỳ đang khan hiếm. Mặc dù thị trường không khiếm khuyết, nhưng kết quả thị trường không như mong đợi. Khi hoạt động thị trường không hiệu quả thì chính phủ có thể can thiệp vào thị trường để thay đổi kết quả hoạt động thị trường. 5. Vì ảnh hưởng của sự khan hiếm lương thực là quá rộng, ảnh hưởng đến nhiều thành phần của nền kinh tế. Rõ ràng, toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng và vì vậy có thể nói rằng đây là vấn đề kinh tế vĩ mô. 20
  3. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô PHỤ LỤC: SỰ LỰA CHỌN VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi xã hội, cá nhân phải đưa ra sự lựa chọn. Quyết định lựa chọn phải được cân nhắc trên cơ sở xem xét chi phí cơ hội. Bởi lẽ mỗi cá nhân trong xã hội sở hữu những nguồn lực nhất định (để có thể sản xuất hay tiêu dùng một số hàng hóa nhất định) cho dù cá nhân có nguồn lực dồi dào đi chăng nữa thì sự giới hạn về thời gian và nhân lực chỉ cho phép họ sản xuất và tiêu dùng một số hàng hóa nhất định. Từ khi thương mại cho phép các cá nhân, xã hội phân tích cơ hội và tập trung sử dụng nguồn lực theo cách tốt nhất. CHI PHÍ CƠ HỘI Như đã đề cập ở trên, kinh tế học nghiên cứu cách thức các nhân và nền kinh tế giải quyết với vấn đề khan hiếm. Từ khi, không đủ nguồn lực cung cấp để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội do đó các cá nhân và xã hội phải đưa ra sự lựa chọn. Chi phí cơ hội của bất kỳ sự lựa chọn nào được xác định như là chi phí của lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua liên quan đến lựa chọn hiện tại. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ về chi phí cơ hội: Giả định, bạn đang sở hữu một căn nhà mà bạn đang sử dụng để mở cửa hàng tạp hóa. Nếu như lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua là cho một ai đó thuê. Chi phí cơ hội của bạn chính là tiền thuê mà lẽ ra bạn nhận được nếu như bạn không sử dụng căn nhà để mở của hàng tạp hóa. Nếu cơ hội tốt nhất của căn nhà là bán lại cho một ai đó, thì chi phí cơ hội của bạn chính là tiền lãi từ khoản cho vay ngân hàng toàn bộ số tiền có được từ việc bán căn nhà. (chẳng hạn, nếu như lãi suất là 10%/năm và căn nhà bán trị giá 500 triệu đồng. Bạn đã từ bỏ 50 triệu đồng mỗi năm, với giả định rằng giá cả căn nhà thay đổi không đáng kể theo thời gian). Chi phí cơ hội của bạn trong việc theo học đại học bao gồm: - Chi phí học phí, sách vở và chi phí tiền trọ, - Thu nhập bị bỏ qua (thường là chi phí lớn nhất liên quan đến việc theo học đại học) và - Chi phí thuộc về tinh thần (căng thẳng, lo lắng, liên quan đến việc học tập) Nếu bạn đi xem phim thì chi phí cơ hội không chỉ là tiền vé, tiền đi lại, mà còn chi phí cơ hội về thời gian mà bạn dành cho việc xem phim. Khi các nhà kinh tế đề cập đến chi phí và lợi ích liên quan đến các lựa chọn. Các tranh luận thường tập trung vào lợi ích biên và chi phí biên. Lợi ích biên của một hoạt động là lợi ích tăng thêm liên quan đến việc gia tăng thêm một đơn vị hoạt động. Chi phí biên được xác định bằng chi phí tăng thêm liên quan đến việc gia tăng thêm một đơn vị hoạt động. Các nhà kinh tế giả định rằng các cá nhân cố gắng tối đa hóa lợi ích ròng liên quan đến mỗi hoạt động. Nếu lợi ích biên vượt quá chi phí biên, lợi ích ròng sẽ tăng lên nếu mức hoạt động tăng lên. Vì vậy, các cá nhân sẽ tăng mức hoạt động khi mà lợi ích biên còn lớn hơn chi phí biên. Nói cách khác, nếu chi phí biên vượt quá lợi ích biên, lợi ích ròng sẽ tăng lên nếu mức hoạt động giảm xuống. Không có lý do gì phải thay đổi mức hoạt động (lợi ích ròng đạt được cực đại) tại mức hoạt động mà ở đó lợi ích biên bằng với chi phí biên. ĐƯỜNG CONG NĂNG LỰC SẢN XUẤT Sự khan hiếm ám chỉ tồn tại một sự cân bằng trong các lựa chọn. Sự cân bằng trong các lựa chọn có thể minh họa cụ thể trong đường cong năng lực sản xuất. Để cho đơn giản, chúng ta giả định rằng một doanh nghiệp (hay một nền kinh tế) chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (giả định này là rất cần thiết để dể dàng minh họa bằng đồ thị trong không gian hai chiều). Khi một đường cong năng lực sản xuất được vẽ ra, thì bao giờ cũng kèm theo các giả định sau: - Số lượng và chất lượng của các nguồn lực cung cấp là cố định, 21
  4. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô - Công nghệ là cố định, - Mọi nguồn lực đều được sử dụng và mỗi nguồn lực đều sử dụng hiệu quả. Nói tóm lại, chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra nếu như những giả định này bị bỏ qua. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản. Giả định rằng một sinh viên có 4 giờ dành cho việc nghiên cứu môn học kinh tế vi mô và triết học. Kết quả trong trường hợp này là điểm kiểm tra cuối kỳ của môn học. Giả định, số lượng và chất lượng nguồn lực cung cấp là cố định. Điều đó có nghĩa là sinh viên có tài liệu, sách hướng dẫn, tập ghi chép của các môn học và thời gian học tập là như nhau. Công nghệ cố định gợi ý rằng cá nhân có cùng mức kỹ năng nghiên cứu cho phép sinh viên có thể tiếp thu bài học và chuyển tải kiến thức vào bài kiểm tra. Bảng dưới đây cho biết kết quả điểm số kiểm tra theo các kết hợp về thời gian học tập cho các môn học: Số giờ học Số giờ học Điểm Điểm triết học vi mô triết học vi mô 0 4 0 6.0 1 3 3.0 5.5 2 2 5.5 4.5 3 1 7.5 3.0 4 0 8.5 0 Lưu ý rằng mỗi một giờ tăng thêm dành cho việc học môn triết học hay kinh tế vi mô đều đem lại sự cải thiện điểm số kiểm tra nhỏ hơn. Có thể giải thích lý do cho điều này là giờ đầu tiên sinh viên tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản nhất. Các giờ sau đó tập trung vào các chủ đề quan trọng kế tiếp (thực ra, để đạt điểm số cao cho mỗi môn học thường yêu cầu nhiều hơn 4 giờ nghiên cứu). Đây là một ví dụ minh họa nguyên lý phổ biến được biết đến như là qui luật lợi ích biên giảm dần. Qui luật này cho rằng kết quả đạt được tăng lên nhỏ hơn khi tăng thêm các đơn vị của đầu vào biến đổi (trong trường hợp này là thời gian), trong khi các yếu tố đầu vào khác là cố định (đầu vào cố định ở đây bao gồm kiến thức về các chủ đề nghiên cứu của các môn học, tài liệu nghiên cứu, ). Để xem xét qui luật lợi ích biên giảm dần trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào. Chúng ta hãy xem xét nhà hàng như là một minh họa và có vốn cố định (nồi chảo, vĩ nướng, tủ lạnh, bàn ghế, ). Khi mức sử dụng lao động tăng lên thì mức phục vụ sẽ tăng lên rất nhanh (do lao động tăng lên cho phép khả năng chuyên môn hóa và giảm thời gian chuyển đổi giữa các công việc). Tuy nhiên, khi số lượng lao động tăng thêm nữa, mức phục vụ tăng thêm trên mỗi lao động tăng thêm giảm dần. Khi đó, có quá nhiều người cùng thực hiện một công việc, chẳng hạn như có quá nhiều người phục vụ bàn. Điểm triết học 8,5 0 6,0 Điểm vi mô 22
  5. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Trong bất kỳ trường hợp nào, qui luật lợi ích biên có thể giải thích tại sao điểm số tăng thêm ít hơn khi tăng thêm mỗi giờ học cho mỗi môn học. Các điểm số ở trên có thể minh họa trên đường cong năng lực sản xuất (PPC) ở trên. Mỗi một điểm trên đường cong năng lực sản xuất biểu thị điểm số tốt nhất mà sinh viên có thể đạt được với nguồn lực và công nghệ hiện tại đối với phân bổ thời gian học tập. Chúng ta hãy xem xét tại sao đường cong năng lực sản xuất lại có hình dạng cong lồi ra hướng ngoài gốc tọa độ. Như biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng, điểm số môn kinh tế vi mô có thể cải thiện bằng cách từ bỏ một vài điểm số của môn triết học. Một sự dịch chuyển từ điểm A đến điểm B sẽ dẫn đến kết quả tăng thêm 3 điểm kinh tế vi mô và giảm đi chỉ 1 điểm môn triết học. Chi phí cơ hội biên của một hàng hóa được định nghĩa như là tổng số hàng hóa khác bị từ bỏ để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đang xem xét. Từ khi chi phí cơ hội 3 điểm số của bài kiểm tra vi mô là 1 điểm giảm đi của bài kiểm tra môn triết học, chúng ta có thể nói rằng chi phí cơ hội của một điểm tăng thêm bài kiểm tra vi mô xấp xỉ bằng 1/3 điểm của bài kiểm tra môn triết học. Điểm triết học A 8.5 B 7.5 0 3,0 6,0 Điểm vi mô Bây giờ, chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra đối với giờ thứ hai học môn vi mô. Biểu đồ dưới đây minh họa kết quả điểm số này (sự dịch chuyển từ điểm B đến điểm C). như biểu đồ chỉ ra rằng, sự chuyển dich giờ học thứ hai của môn triết học sang học môn vi mô đem lại điểm số tăng thêm cho môn vi mô ít hơn so với giờ học vi mô đầu tiên (từ 3 điểm tăng lên 4.5 điểm) và sự giảm lớn hơn điểm số của môn triết học (từ 7.5 điểm xuống 5.5 điểm). Trong trường hợp này, chi phí cơ hội biên của một điểm bài kiểm tra vi mô tăng lên xấp xỉ 4/3 điểm số của bài kiểm tra triết học. Điểm triết học A 8.5 B 7.5 C 5.5 0 3.0 4.5 6.0 Điểm vi mô Sự tăng lên của chi phí cơ hội biên điểm số bài kiểm tra môn vi mô khi dành nhiều thời gian hơn cho việc học vi mô là một ví dụ cho qui luật chi phí biên tăng dần. Qui luật này cho 23
  6. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô rằng chi phí cơ hội biên của bất kỳ hoạt động nào tăng lên khi mức hoạt động tăng lên. Qui luật này cũng được minh họa ở bảng dưới. Lưu ý rằng chi phí cơ hội của một điểm tăng thêm bài kiểm tra triết học sẽ tăng thêm khi dành nhiều thời gian cho việc học môn triết học. Đọc từ cuối bảng lên trên, chúng ta có thể thấy chi phí cơ hội của một điểm tăng thêm của bài kiểm tra môn vi mô khi dành nhiều thời gian hơn cho việc học môn này. Một trong những nguyên nhân của qui luật chi phí biên tăng dần là do qui luật lợi ích giảm dần (như trong ví dụ ở trên). Mỗi một giờ tăng thêm dành cho việc học vi mô đem lại điểm số tăng thêm nhỏ hơn trên bài kiểm tra vi mô và sự giảm lớn hơn điểm số môn triết học là do lợi ích biên giảm dần. Chi phí cơ Chi phí cơ hội Số giờ học Số giờ học Điểm Điểm hội của 1 của 1 điểm triết học vi mô triết học vi mô điểm triết học vi mô 0 4 0 6.0 - - 1 3 3.0 5.5 1/6 6 2 2 5.5 4.5 2/5 5/2 3 1 7.5 3.0 3/4 4/3 4 0 8.5 0 3 1/3 Lý do thứ hai cho qui luật chi phí biên tăng dần đó là do nguồn lực được chuyên môn hóa. Một số nguồn lực là thích hợp chỉ cho một vài hoạt động sản xuất cụ thể so với các hoạt động sản xuất khác. Chẳng hạn, giả sử một nông dân trồng lúa và ngô. Một số vùng đất thì thích hợp cho việc trồng lúa, trong khi một số vùng đất khác thì thích hợp cho việc trồng ngô. Một số công nhân thì giỏi trong việc trồng lúa hơn là trồng ngô. Một số thiết bị thì khá thích hợp cho việc trồng và thu hoạch ngô hơn lúa. Biểu đồ dưới đây minh họa đường cong PPC của người nông dân này. Phần trên cùng của đường PPC này, người nông dân chỉ trồng ngô. Để tạo ra nhiều lúa hơn, người nông dân phải chuyển một số nguồn lực từ sản xuất ngô sang sản xuất lúa. Tuy nhiên, người nông dân ngay từ đầu cũng đã chuyển một số nguồn lực mà nó thích hợp cho việc trồng lúa. Điều này cho phép việc trồng lúa tăng lên chỉ với một sự giảm đi nhỏ hơn lượng ngô sản xuất. Tuy nhiên, mỗi sự tăng thêm trong việc trồng ngô đòi hỏi sử dụng các nguồn lực mà nó ít phù hợp hơn đối với việc trồng lúa. Điều này làm gia tăng chi phí cơ hội biên của sản xuất lúa. Lượng ngô 0 Lượng lúa Bây giờ, chúng ta hãy giả định rằng người nông dân không sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có, cũng không sử dụng chúng theo cách tối ưu (mọi nguồn lực đều sử dụng và sử dụng hiệu quả). Trong trường hợp này, người nông dân sẽ sản xuất tại các điểm nằm dưới đường cong năng lực sản xuất (như minh họa điểm A trong biểu đồ dưới đây). 24
  7. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Lượng ngô A 0 Lượng lúa Trong thực tế, tất cả các doanh nghiệp và tất cả các nền kinh tế hoạt động dưới đường cong năng lực sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và các nền kinh tế cố gắng tiếp cận các điểm gần nhất của đường cong năng lực sản xuất nếu có thể. Lượng ngô B 0 Lượng lúa Các điểm nằm bên ngoài đường cong năng lực sản xuất là không thể đạt được với nguồn lực và công nghệ hiện có. Trong biểu đồ trên, điểm B là không thể đạt được trừ khi có thêm nhiều nguồn lực và có sự thay đổi công nghệ. Một sự tăng lên về số lượng và chất lượng nguồn lực sẽ làm cho đường cong năng lực dịch chuyển ra hướng bên ngoài (như biểu đồ dưới đây). Sự dịch chuyển đường cong năng lực sản xuất cũng có thể do sự thay đổi công nghệ làm tăng khả năng sản xuất của cả hai hàng hóa. Lượng ngô 0 Lượng lúa 25
  8. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Trong một số trường hợp, sự thay đổi công nghệ có thể làm tăng khả năng sản xuất của chỉ một hàng hóa cụ thể. Biểu đồ dưới đây minh họa ảnh hưởng của thay đổi công nghệ lên khả năng sản xuất lúa mà nó không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ngô. Lượng ngô 0 Lượng lúa CHUYÊN MÔN HÓA VÀ THƯƠNG MẠI Trong tác phẩm The Wealth of Nations, Adam Smith đã cho rằng sự tăng trưởng kinh tế chỉ diễn ra là do kết quả của sự chuyên môn hóa và phân công lao động. Nếu mỗi hộ gia đình sản xuất mọi hàng hóa tiêu dùng, thì tổng mức tiêu dùng và sản xuất của xã hội là rất nhỏ. Nếu như mỗi cá nhân chuyên môn hóa vào hoạt động tốt nhất, thì điều này sẽ đem lại tổng sản lượng cao hơn. Sự chuyên môn hóa sẽ đem lại lợi ích bởi vì: - Chuyên môn hóa cho phép cá nhân tập trung vào hoạt động mà họ thực hiện tốt nhất. - Mỗi cá nhân sẽ trở nên thành thạo với công việc mà họ thực hiện có tính lập lại. - Mất ít thời gian chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác. Sự chuyên môn hóa lao động sẽ thúc đẩy trao đổi buôn bán. Adam Smith cho rằng thúc đẩy chuyên môn hóa và thương mại sẽ là nguyên nhân cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế. Adam Smith và David Ricardo cũng cho rằng lợi ích tương tự cũng diễn ra đối với chuyên môn hóa và thương mại quốc tế. Nếu như mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào hoạt động sản xuất thích hợp với điều kiện của mỗi quốc gia, thì tổng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thế giới sẽ tăng lên. Chúng ta hãy xem xét chủ đề này một cách cụ thể hơn. Có hai tiêu chuẩn đánh giá thường được sử dụng để xác định liệu rằng một quốc gia là tốt nhất trong một hoạt động cụ thể: lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh. Hai khái niệm này thường dể nhầm lẫn. Một cá nhân (hay một quốc gia) có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa nếu như cá nhân (hay quốc gia) đó có thể sản xuất nhiều hơn so với các cá nhân (hay các quốc gia) khác. Một cá nhân (hay quốc gia) có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa nếu như cá nhân (hay quốc gia) đó có thể sản xuất hàng hóa với chi phí cơ hội thấp nhất. Máy tính Máy tính Mỹ Nhật 100 75 200 Lúa mỳ 100 Lúa mỳ 26
  9. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Chúng ta hãy xem xét một ví dụ minh họa sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Giả định, Mỹ và Nhật chỉ sản xuất hai loại hàng hóa: máy tính và lúa mỳ. Biểu đồ trên minh họa đường cong năng lực sản xuất của hai quốc gia (số liệu này chỉ có tính giả định). Lưu ý rằng Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa. Để xác định quốc gia nào có lợi thế so sánh, chúng ta cần xác định chi phí cơ hội của mỗi hàng hóa (giả định rằng các đường cong năng lực sản xuất là tuyến tính để đơn giản vấn đề). Chi phí cơ hội của một đơn vị máy tính ở Mỹ là 2 đơn vị lúa mỳ. Ở Nhật, chi phí cơ hội của một máy tính là 4/3 đơn vị lúa mỳ. Do đó, Nhật có lợi thế so sánh trong việc sản xuất máy tính. Tuy nhiên, Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mỳ do chi phí cơ hội của một đơn vị lúa mỳ là 1/2 đơn vị máy tính, trong khi đó ở Nhật là 3/4 đơn vị máy tính. Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ có lợi thế so sánh, các hàng hóa khác thông qua thương mại (trao đổi buôn bán) với các quốc gia khác với chi phí nhỏ hơn chi phí cơ hội sản xuất trong nước. Chẳng hạn, giả định Mỹ và Nhật thương lượng trao đổi một đơn vị máy tính để lấy 1.6 đơn vị lúa mỳ. Mỹ có lợi từ việc trao đổi này vì có được một máy tính chỉ mất 1.6 đơn vị lúa mỳ, nhỏ hơn chi phí cơ hội (2 đơn vị lúa mỳ) để sản xuất trong thị trường nội địa. Nhật cũng có lợi từ việc trao đổi buôn bán này từ khi Nhật có thể trao đổi một máy tính và lấy 1.6 đơn vị lúa mỳ trong khi ở Nhật chỉ mất 4/3 đơn vị lúa mỳ để sản xuất một đơn vị máy tính. Nếu mỗi quốc gia chỉ sản xuất những hàng hóa có lợi thế so sánh, thì mỗi hàng hóa được sản xuất với chi phí cơ hội thấp nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ làm gia tăng tổng sản lượng sản xuất của nền kinh tế. MMMỘỘỘTTT SSSỐỐỐ TTTHHHUUUẬẬẬTTT NNNGGGỮỮỮ Chi phí cơ hội Đường cong năng lực sản Chuyên môn hóa Lợi ích biên xuất Thương mại Chi phí biên Qui luật lợi ích biên giảm Lợi thế tuyệt đối dần Lợi thế so sánh Chi phí cơ hội biên CCCÂÂÂUUU HHHỎỎỎIII ÔÔÔNNN TTTẬẬẬPPP 1. Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội của bất kỳ sự lựa chọn nào được xác định như là chi phí của lựa chọn tốt nhất bỏ qua liên quan đến lựa chọn hiện tại. Chẳng hạn, nếu bạn thích ngủ thay vì nghiên cứu kinh tế học, thì chi phí cơ hội của việc nghiên cứu là giấc ngủ của bạn. Chi phí cơ hội là nhân tố then chốt trong cách nhìn của nhà kinh tế đối với thế giới. 2. Đường cong năng lực sản xuất là gì? Đường cong năng lực sản xuất cho biết tất cả các kết hợp đầu ra có thể sản xuất với nguồn lực hiện có, với giả định tất cả mọi nguồn lực đều được sử dụng và sử dụng một cách hiệu quả. 3. Sự chuyên môn hóa và chi phí cơ hội có mối quan hệ với nhau như thế nào? Các nguồn lực sử dụng hướng vào sự chuyên môn hóa - điều này đem lại sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách tốt hơn. Cá nhân (doanh nghiệp, địa phương, quốc gia) sẽ chuyên môn hóa vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chi phí cơ hội thấp nhất. 4. Tại sao có sự chuyên môn hóa? Sự chuyên môn hóa xảy ra bất cứ khi nào có sự khác nhau về chi phí cơ hội. Hai bên chuyên môn hóa và trao đổi sẽ làm cho cả hai bên đều có lợi. Thậm chí, nếu một cá nhân hay quốc gia thực hiện một cách hữu hiệu trong việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ so với các cá nhân hay quốc giá khác. Điều này cũng không có nghĩa là cá nhân hay quốc gia sẽ sản xuất 27
  10. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô những hàng hóa hay dịch vụ đó. Chuyên môn hóa diễn ra là do lợi thế so sánh, chứ không phải lợi thế tuyệt đối. Chuyên môn hóa dựa trên lợi thế so sánh sẽ tối thiểu chi phí cơ hội. 5. Lợi ích của thương mại là gì? Nếu cả hai bên chuyên môn hóa dựa trên lợi thế so sánh, thì thương mại sẽ cho phép họ có nhiều hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn. CCCÁÁÁCCC VVVẤẤẤNNN ĐĐĐỀỀỀ VVVÀÀÀ ỨỨỨNNNGGG DDDỤỤỤNNNGGG 1. Mô tả một số các lựa chọn phải đối diện sau đây: a. Một gia đình quyết định mua một chiếc xe ôtô mới hay không. b. Một thành viên của quốc hội dang quyết định chi tiêu bao nhiêu vào các công viên quốc gia. c. Giám đốc một công ty đang quyết định có nên mở thêm một chi nhánh mới hay không. d. Một giáo sư đang quyết định bao nhiêu thời gian chuẩn bị cho buổi lên lớp. 2. Bạn đang xem xét để quyết định có đi du lịch hay không. Phần lớn các chi phí đi du lịch (vé máy bay, tiền thuê khách sạn, tiền lương bị mất do không làm việc) được tính bằng triệu đồng, nhưng lợi ích của đi du lịch là tâm lý thoải mái. Bạn có thể so sánh lợi ích với chi phí? 3. Bạn đã có kế hoạch đi làm thêm vào ngày thứ bảy, nhưng một người bạn rủ đi Huế chơi. Chi phí thực sự của việc đi chơi ở Huế là gì? Bây giờ, giả sử rằng bạn có kế hoạch dành thời gian vào đọc sách ở thư viện. Trong trường hợp này, chi phí thực sự của việc đi chơi ở Huế là gì? Giải thích? 4. Một cầu thủ nhận được giải thưởng 10 triệu đồng trong một trận bóng đá. Anh ta lựa chọn giữa tiêu tiền hôm nay hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng trong một năm với lãi suất 5%. Chi phí cơ hội của việc chi tiêu 10 triệu đồng hôm nay là gì? 5. Ba nhà quản trị của doanh nghiệp M.K đang thảo luận về sự gia tăng trong sản xuất. Mỗi người đề nghị một cách để đưa ra quyết định này. AN: Chúng ta sẽ nghiên cứu xem hiệu suất của công ty - số thùng trung bình mỗi người sản xuất - sẽ gia tăng hay giảm. KHÁNH: Chúng ta sẽ nghiên cứu xem chi phí bình quân của chúng ta - chi phí tính trên mỗi công nhân - sẽ tăng hay giảm. TOÀN: Chúng ta sẽ nghiên cứu xem doanh thu tăng thêm từ việc bán thêm một thùng là lớn hơn hay nhỏ hơn chi phí tăng thêm một thùng. Bạn nghĩ ai đúng? Tại sao? 7. Một dự thảo luật gần đây đang sửa đổi chương trình chống đói nghèo của chính phủ đã làm giảm số người nhận trợ cấp xã hội trong vòng hai năm. a. Sự thay đổi này tác động như thế nào đến sự khuyến khích làm việc? b. Sự thay đổi này thể hiện một sự lựa chọn như thế nào giữa công bằng và hiệu quả? 8. Người bạn chung phòng của bạn nấu nướng tốt hơn, nhưng bạn lại làm vệ sinh nhà nhanh hơn người bạn. Nếu người bạn làm tất cả công việc nấu nướng và bạn làm tất cả công việc lau nhà cửa thì công việc nhà sẽ chiếm ít thời gian hay nhiều hơn so với trường hợp phân chia công việc đều nhau? Cho một ví dụ về chuyên môn hóa và thương mại giữa hai quốc gia? 28
  11. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô BBBÀÀÀIII ĐĐĐỌỌỌCCC TTTHHHÊÊÊMMM Cuộc chiến sống còn By CLARE ANSBERRY and TIMOTHY AEPPEL Staff Reporters of THE WALL STREET JOURNAL Một chiếc kẹp giấy trên bàn làm việc của bạn được sản xuất từ Mexico, một cây bút chì sản xuất từ Nhật và chiếc áo sơ mi sọc xanh trắng được gia công từ Mauritius. Một cái bao gối được gia công tại Ấn Độ. Chiếc bàn ăn của bạn được sản xuất ở Italy và những cây nến được nhập từ Hồng Kông. Nếu con của bạn có một chiếc xe đạp Schwinn hay Huffy và có lẽ nó được sản xuất ở Trung Quốc. Và nếu như bạn có cơ hội hiện diện trong nghị viện, bạn sẽ cảm nhận không khí nồng nhiệt đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích của các ngành. Với sự gia tăng nhập khẩu, có lẽ những tranh luận sẽ đề cập về việc mất công ăn việc làm ở Mỹ và đang đe dọa đến sản xuất ở Mỹ. Theo liên minh các nhà sản xuất, một nhóm nghiên cứu ở Arlington cho biết nhập khẩu trong nữa đầu năm nay đạt gần hai phần ba so với cùng thời kỳ năm 2002. Daniel Meckstroth, nhà kinh tế hàng đầu của liên minh các nhà sản xuất nói rằng “mặc dầu cung sản xuất đã được phục hồi vào cuối năm 2002 và 2003, nhập khẩu vẫn đóng góp phần lớn mức tăng trưởng của thị trường”. 1. Bạn có tin rằng nhập khẩu gia tăng sẽ làm mất công ăn việc làm ở Mỹ? Những người ủng hộ thị trường tự do sẽ nói gì? Lao động với chi phí thấp sẽ làm cho giá thành thấp hơn và điều này hấp dẫn các nhà nhập khẩu. Các nhà sản xuất lò nướng có lẽ lựa chọn thép Brazil vì nguyên vật liệu và giá năng lượng rẻ. Các nhà sản xuất hộp lon đựng thức uống và các nhà sản xuất xe hơi sẽ lựa chọn nhôm từ Aixơlen. 2. Thương mại tự do đem lại lợi ích cho người tiêu dùng như thế nào? Các ngành sản xuất Mỹ có thể thành công khi cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài hay không? Dĩ nhiên, nhưng điều này đòi hỏi các ngành phải có cách thức tiếp cận mới đối với sản xuất, tăng cường kiểm soát chi phí. Các công ty, đang phải cạnh tranh dữ dội với nhập khẩu, phải căn nhắc chi phí sản xuất bằng việc áp dụng hệ thống sản xuất tự động hóa, tổ chức sản xuất hợp lý để đẩy nhanh sản xuất và giao hàng. Mỗi một ngành, từ sản xuất máy tính đến xe hơi và các công cụ thô sơ, chịu ảnh hưởng bởi nhập khẩu theo mức độ nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, cơn sóng nhập khẩu lớn nhất xăng dầu và than trong nữa đầu năm qua nhằm phục vụ cho ngành sản xuất thép, cũng như ngành dược và y tế. Các ngành sản xuất nội địa cũng chịu ảnh hưởng như các nhà sản xuất hàng may mặc, đồ chơi và đồ gia dụng, những ngành sản xuất với khối lượng lớn, sản phẩm sản xuất dựa vào phần lớn lực lượng lao động, mà không phải đòi hỏi lớn về nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn, các nhà sản xuất áo sơ mi phải đương đầu với sự cạnh tranh nhập khẩu bằng thời trang titanium. Đối với ngành sản xuất đồ chơi, khoảng 90% hàng hóa trên thị trường được nhập khẩu từ nước ngoài. Và gần một nữa đồ gia dụng bằng gỗ ở Mỹ được nhập khẩu từ các nơi khác. Trong những ngành công nghiệp, nhập khẩu cũng đã làm cho nhiều nhà máy phải đóng cửa và phá sản. Một trường hợp đáng tiếc, đó là Pillowtex Corp, nhà sản xuất với các sản phẩm gia đình nổi tiếng dưới các nhãn hiệu như Cannon và Fieldcrest. Để tránh với số phận như vậy, một chiến lược đối với các nhà sản xuất trong nước là nhằm tung ra các sản phẩm tuyệt hảo hơn các sản phẩm nhập khẩu tương tự, để mang lại giá trị cao hơn. Yếu tố chất lượng, giao hàng nhanh chóng, được các công ty vận dụng để tiếp cận thị 29
  12. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô trường, là những tài sản hữu hiệu đối với các nhà sản xuất nội địa. Trong một cuộc điều tra vào năm 2001, các nhà sản xuất thiết bị đánh giá phân hạng về khả năng đáp ứng và giao hàng là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn các đối tác hợp đồng. Trong khi đó, giá cả được xếp hạng thứ năm. Các công ty nội địa cũng phân biệt hóa sản phẩm nhằm cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, nhằm thu hút khách hàng mua sắm hàng hóa từ máy tính cho đến các tủ bếp. Brayton International, một thành viên của Michigan-based Steelcase Inc. ký kết các hợp đồng trang bị đồ dùng trong các trường trung học, bệnh viện, khách sạn đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Thayer Coggin Inc., High Point, N.C., có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của người mua sắm từ bàn ghế phòng ăn theo thiết kế riêng, hay đáp ứng các yêu cầu thiết kế như một quầy bar. Và khi nhiều người trong cộng đồng tẩy chay các đồ dùng bằng nhựa với màu sắc sặc sỡ và các đồ chơi bằng nhựa với kích thước lớn đặt trong sân vườn, thì khi đó Step 2 Corp., nhà sản xuất đồ nhựa ở Ohio, đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới và cung cấp các sản phẩm gần gũi với thiên nhiên hơn. Giám đốc điều hành của Step 2, Tom Murdough, nói rằng “với tình hình hiện nay ở Mỹ, chúng ta cần phải tiếp cận khách hàng”. Điều này cũng giúp cho công ty duy trì mối liên kết chặc chẽ với các nhà bán lẻ ở Mỹ, để gia tăng không gian trưng bày đồ chơi nhằm so sánh đặc điểm nổi bậc so với các sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn. (Để giảm giá, Step 2 đã nhập khẩu từ Far East như pin đặc biệt và thực phẩm bằng nhựa trong bộ đồ chơi nấu ăn). Chiến lược điền khuyết thị trường là cách thức khác để giải quyết vấn đề cạnh tranh nhập khẩu. Vào đầu những năm 1990, Webster Plastics, với 150 lao động hoạt động ở Fairport, N.Y., quyết định tập trung vào các chi tiết nhựa chống ăn mòn và có thể chịu đựng nhiệt độ và áp lực cao. Vern DeWitt cho biết việc áp dụng chiến lược điền khuyết thị trường đã làm giảm đáng kể lượng khách hàng. Mặc dầu, doanh số giảm xuống, nhưng lợi nhuận đã tăng lên đáng kể. 3. Các nhà sản xuất nội địa cạnh tranh với các nhà xuất khẩu như thế nào? Trong một số trường hợp, chiến lược tốt nhất là giảm sản xuất và sử dụng ngoại lực ở nước ngoài hay hợp đồng với các nhà sản xuất ở bang lân cận. Lựa chọn rút lui sản xuất thường thấy nhất đối với các doanh nghiệp công nghệ cao như Lucent Technologies Inc. đã dịch chuyển từ việc sản xuất hơn 70% xuống dưới 30% trong vòng hai năm qua. Tương tự như vậy, 3Com Corp theo báo cáo trong tháng cho biết là sẽ sử dụng ngoại lực sản xuất từ Singapore và hợp đồng với nhà sản xuất ở Florida. James Womack, một chuyên gia sản xuất và đồng tác giả “Máy móc thay đổi thế giới”, một nghiên cứu trong ngành sản xuất tự động cho biết sử dụng ngoại lực trong sản xuất, một phần hay toàn bộ, sẽ có ý nghĩa nếu như sản xuất ổn định, yêu cầu nhiều lao động và không đòi hỏi yêu cầu nhiều về kỹ thuật. Nghiên cứu của ông ta cũng cho biết không nhất thiết phải áp dụng chiến lược này. Ông ta nói “Họ chỉ nói: mọi người đi đến Trung Quốc và chúng tôi cũng vậy”. 4. Điều gì cho biết về lợi thế so sánh của Mỹ được biểu thị trong hai đoạn ở trên? Cách tiếp cận tốt nhất là phân tích từng sản phẩm nhằm xác định đơn vị sản xuất nào là thích hợp để dịch chuyển đến một nơi nào khác. Đó là những gì mà American Racing đã làm, nhà sản xuất lớn nhất về lốp xe ô tô, xe tải và phương tiện vận chuyển ở Mỹ. Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe đã được sản xuất và cung cấp bởi các nhà sản xuất nội địa trong một thời gian khá dài. Theo American Racing cho biết Trung Quốc đã xây dựng hơn 30 nhà máy để sản xuất lốp xe trong năm năm qua, với số người sử dụng sản phẩm nhiều hơn toàn bộ khách hàng tiêu dùng của thị trường Bắc Mỹ. Điều này đã làm cho giá ở các nơi giảm 20% đến 50%, tùy thuộc vào kiểu lốp, đây là nguyên nhân buộc các nhà sản xuất trong nước giảm sản xuất và sử dụng ngoại lực từ các nhà máy của Trung Quốc. 5. Qui luật nào được sử dụng để quyết định nơi nào sản xuất sản phẩm? 30
  13. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô American Racing đã chọn kế hoạch bộ ba; sử dụng ngoại lực sản xuất lốp ở Trung Quốc, dịch chuyển một số đơn vị sản xuất sang Mexico và duy trì giá cao và lợi nhuận biên cao nhất ở Mỹ. Chủ tịch American Racing, Bob Hange, cho biết “chúng ta thấy điều này như là quá trình tái cấu trúc để sống còn khi phải đương đầu với những thách thức của người Trung Quốc”. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liều đề cập trong chương 1, chương 2 và chương 3 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. Khi GDP không đổi, gia tăng nhập khẩu (theo như định nghĩa) sẽ làm mức sản xuất nội địa thấp hơn và cũng như việc làm sẽ ít hơn. Mức độ gia tăng nhập khẩu để cạnh tranh với sản xuất nội địa sẽ dẫn đến thất nghiệp. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ có tính chất tạm thời. Những lao động bị sa thải hầu như được đào tạo lại và chấp nhận các công việc trong các lĩnh vực khác đang có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Thực tế, tổng sản xuất (và tổng việc làm) sẽ tăng lên bởi tự do thương mại. 2. Tự do thương mại đem lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách thúc đẩy cạnh tranh đối với các nhà sản nội địa với mức giá thấp hơn, mức giá thấp hơn mà người tiêu dùng trả trên thị trường và cho phép người tiêu dùng lựa chọn các hàng hóa mà trước đây không có. 3. Các nhà sản xuất nội địa có thể cạnh tranh giá. Như đã chỉ ra trong bài báo, nếu như họ không cạnh tranh về giá thì cũng cạnh tranh về chất lượng để định giá cao hơn, với độ tin cậy và chất lượng tốt hơn. Các nhà sản xuất nội địa với chi phí lao động cao có thể linh hoạt trong việc đáp ứng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng một cách dể dàng hơn. Các nhà sản xuất nội địa cũng được đặt ở các vị trí gần với khách hàng để đáp ứng thời gian giao hàng nhanh hơn. 4. Lợi thế cạnh tranh ở Mỹ có thể không phải trong việc sản xuất hàng hóa, mà chủ yếu là nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và phân phối sản phẩm. 5. Nguyên lý được vận dụng đó là “qui tắc chi phí thấp nhất”, sản xuất với chi phí thấp nhất. Sự dịch chuyển sản xuất đến những nơi có chi phí thấp nhất để giải phóng những nguồn lực và tập trung vào việc sản xuất những hàng hóa khác có lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp nhất). 31
  14. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô BBBÀÀÀIII ĐĐĐỌỌỌCCC TTTHHHÊÊÊMMM Cúm gia cầm trong ngành chăn nuôi Mỹ By SCOTT KILMAN Staff Reporter of THE WALL STREET JOURNAL Sự xuất hiện của bệnh cúm gia cầm ở Delaware đang làm bối rối các kế hoạch đầu tư vốn trong ngành chăn nuôi, do sự bùng phát của một bệnh dịch nguy hiểm đang lan tràn ở Châu Á. Tyson Foods Inc., chuyên về cung cấp thịt gà, cũng như các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ đã hy vọng sự gia tăng doanh số bán đối với những khách hàng như Nhật, những khách hàng đã cắt giảm lượng gà nhập khẩu từ hai nhà cung cấp lớn nhất ở Châu Á, đó là Trung Quốc và Thái Lan, những quốc gia này đang phải đấu tranh nhằm kiểm soát sự lây lan của vi rút cúm gia cầm, có thể gây chết người. Một phần là do bùng nổ cúm gia cầm ở Châu Á, các nhà kinh tế ở Bộ Nông nghiệp Mỹ đã dự kiến xuất khẩu gia cầm Mỹ sẽ tăng 6.8% vào năm 2004 đến 5.3 tỷ pounds. Nhật nhập khẩu gần 50 triệu USD thịt gà vào năm ngoái. Sự bùng nổ bệnh cúm ở Delaware, mà các quan chức đã cho biết vào ngày thứ Ba, đã lây lan sang hai nông trại gia cầm. Một quan chức trong ngành đã cho biết vi rút cúm ở Delaware không phải là loại có thể lây sang người, nhưng nó nguy hiểm đến gia cầm, có thể làm cho xuất khẩu gia cầm của Mỹ sẽ không đạt doanh như dự kiến, ít nhất là trong vài tuần đến. Toby Moore, phó giám đốc của Uỷ ban xuất khẩu trứng và gia cầm USA tại Stone Mountain, Ga, nói rằng “sự bùng phát ở Delaware là điều hết sức phức tạp”. Bệnh cúm bùng phát tại Delaware vào ngày thứ Ba cũng buộc Perdue Farms Inc. phải tiêu huỷ 72,000 con gà bị nhiễm vi rút. Một sự khám phá ngạc nhiên bởi vì nó có liên quan đến chủng vi rút H-7 ở Delaware, bệnh cúm ít lây lan nguy hiểm đối với các nông trại gia cầm hơn sự lây lan cúm đối với các nông trại ở Perdue, sự bùng phát và tiêu huỷ những con gà mang nhãn hiệu trên các sản phẩm được bán ở các siêu thị lớn trên toàn quốc. Vi rút thường lây lan giữa các đàn gà nuôi trong sân vườn, những người nông dân nuôi, và được đem bán ở các khu chợ nhỏ cho người tiêu dùng thích mua gà sống. Loại vi rút cúm tìm thấy ở Delaware đã xuất hiện lây nhiễm ở một vài bang trong những năm gần đây. Các quan chức của Perdue, một trung tâm gia cầm lớn thứ tư ở Mỹ, đã cho biết họ tin rằng các đàn gà ở Delaware mang vi rút từ các đàn gà nuôi trong sân vườn lân cận, và lây lan đến thị trường tươi sống ở thành phố New York. Những vấn đề của Châu Á có thể là vận may đối với ngành chăn nuôi của Mỹ, mà phần lớn phụ thuộc vào doanh số bán ở nước ngoài. Khoảng 17% thịt gà được sản xuất ở Mỹ là xuất khẩu, một thị trường trị giá gần 1.5 tỷ USD hàng năm. Một dạng nguy hiểm hơn của bệnh cúm gia cầm đang hoàng hành ở 10 nước Châu Á, đã buộc chính phủ phải giết hơn 50 triệu con gà và vịt, và mất khá lâu để làm sạch sự lan truyền bệnh dịch hiện nay. Thực tế, tổ chức y tế thế giới đang áp lực đối với các quan chức Châu Á tiếp tục những nỗ lực trừ diệt tận gốc thay vì tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Đây quả là tai họa đối với ngành gia cầm nội địa. Chủng H5N1 đã gây ra ít nhất 19 người chết ở Thái Lan và Việt Nam. Dự báo gia tăng xuất khẩu, cộng với phong trào ăn kiêng thực phẩm chứa ít hàm lượng hyđrat-cacbon ở Mỹ đã giúp nâng giá thịt gà ở Mỹ vào mùa Đông lên mức cao nhất trong 5 năm qua. Cho đến khi bùng phát bệnh cúm ở Delaware, thì không còn điều gì hứa hẹn đối với các công ty gia cầm nữa, mức lợi nhuận thấp hơn được dự báo trước. 32
  15. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Trong các đợt bùng phát trước đây của dịch cúm loại này, các hội viên thương mại Mỹ đã thu hẹp bằng cách cấm nhập khẩu đối với các bang bệnh dịch xuất hiện. Trong trường hợp này, khách hàng nước ngoài lớn nhất đối với gia cầm Mỹ là Nga, đã ngăn chặn nhập khẩu từ Delaware, chiếm 3% tổng lượng gà ở Mỹ. Mike Cockrell, giám đốc tài chính Sanderson Farms Inc., một trong những cơ sở chế biến thịt gà lớn trên toàn quốc, đã nói “nếu có những điều vượt hơn điều họ thường làm, tôi có thể mô tả điều này giống như một cú va đập mạnh trên đường phố”. Shawn W. Crispin in Bangkok, Thailand, contributed to this article. CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH 1. Đây là bài báo tốt nhất để thảo luận trong lớp học vi mô hay vĩ mô? Giải thích cho câu trả lời của bạn? 2. Đoạn hai nói rằng Tyson hy vọng gia tăng doanh số bán đối với khách hàng Nhật. Điều này làm dịch chuyển cung hay dịch chuyển trên đường cung? Minh họa bằng đồ thị? 3. Cho một minh họa dịch chuyển cung trong bài báo? Cho biết ảnh hưởng đối với giá? 4. Cho một minh họa dịch chuyển cầu và một minh họa dịch chuyển trên đường cầu trong bài báo? 5. Cho biết ảnh hưởng ròng của việc hạn chế xuất khẩu Mỹ và cúm gia cầm ở các nước Châu Á đối với cung và cầu thịt gà Mỹ bán ở nước ngoài? TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 1 và chương 2 để hỗ trợ trong việc trả lời các câu hỏi này. 1. Đây là một vấn đề kinh tế vi mô bởi vì nó tập trung vào các vấn đề mà các doanh nghiệp đối mặt trong một ngành cụ thể. Mức độ ảnh hưởng của ngành chăn nuôi gia cầm là khá lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, và vì vậy nó cũng có thể là vấn đề kinh tế vĩ mô. 2. Tyson đang đối mặt với sự gia tăng cầu (không phải gia tăng lượng cầu) đối với thịt gà. Điều này làm dịch chuyển cầu thịt gà sang phía phải, và vì vậy làm dịch chuyển trên đường cung. Điều này làm tăng cả giá và lượng cân bằng như trong biểu đồ dưới đây. Giá S P1 P0 D1 D 0 Q0 Q1 Lượng 33
  16. Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô 3. Một ví dụ cho sự dịch chuyển cung là cung của các quốc gia nhập khẩu thịt gà từ Mỹ. Những quốc gia hạn chế nhập khẩu thịt gà ở Mỹ bởi dịch cúm ở Delaware, sẽ làm giảm cung thịt gà nhập khẩu từ Mỹ. Kết quả là giá cân bằng thịt gà nhập khẩu ở Mỹ sẽ tăng lên và lượng cân bằng sẽ giảm xuống như trong biểu đồ dưới đây. Giá S1 S P1 P0 D 0 Q1 Q0 Lượng 4. Một minh họa cho sự dịch chuyển cầu là sự tăng lên cầu của người Nhật đối với gia cầm Mỹ. Cầu của gia cầm Mỹ sẽ dịch chuyển sang phải. Một minh họa cho sự dịch chuyển trên đường cầu là do ảnh hưởng của hạn chế xuất khẩu thịt gà Mỹ vào Nhật. Cung của thịt gà Mỹ dịch chuyển sang trái, và điều này làm dịch chuyển dọc trên đường cầu người Nhật đối với thịt gà nhập khẩu từ Mỹ. 5. Khi người Nhật giết gia cầm để thoát khỏi thị trường gia cầm nhiễm bệnh, giá của gia cầm tại Nhật sẽ tăng lên, và họ sẽ xem xét nơi nào để mua gia cầm. Điều này có nghĩa là cầu người Nhật đối với thịt gà nhập khẩu từ Mỹ sẽ tăng lên (cầu dịch chuyển từ D0 sang D1). Điều này làm gia tăng cả lượng cân bằng (Q0 đến Q1) và giá cân bằng (P0 đến P1). Khi Mỹ phát hiện gà bị nhiễm bệnh cúm ở Delaware, các nhà chăn nuôi tiêu huỷ gà, và Nhật hạn chế nhập khẩu từ Mỹ. Hành động thứ nhất làm dịch chuyển cúng thịt gà Mỹ sang trái (S0 đến S1), và hành động thứ hai làm dịch chuyển đường cầu sang trái (D1 đến D2). Giá cân bằng có thể tăng lên hay giảm xuống, nhưng lượng cân bằng chắc chắn giảm xuống, sau khi có sự tăng cầu lúc ban đầu (Q1 xuống Q2). Giá S1 S0 P1 P0 D1 D2 D0 0 Q0 Q2 Q1 Lượng 34
  17. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường CCChhhưưươơơnnnggg 222 CCCUUUNNNGGG CCCẦẦẦUUU VVVÀÀÀ GGGIIIÁÁÁ CCCẢẢẢ TTTHHHỊỊỊ TTTRRRƯƯƯỜỜỜNNNGGG Cung cầu là hai “từ” mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất, là những lực lượng cấu thành nên sự vận hành của thị trường cạnh tranh. Phân tích cung cầu là một trong những công cụ quan trọng nhất của kinh tế học vi mô, nhằm giải thích cơ chế hình thành giá cả thông qua mối quan hệ cung cầu. Sau khi nghiên cứu chương này, bạn có thể: ª Hiểu được các khái niệm cơ bản về cung cầu hàng hóa. ª Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa. ª Giải thích cơ chế hình thành giá cả thị trường sản phẩm. ª Mô tả các chính sách can thiệp vào thị trường của chính phủ. THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH Một thị trường là một nhóm người mua và bán một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Người mua là một nhóm người xác định cầu sản phẩm và người bán là một nhóm người xác định cung sản phẩm. Trước khi đề cập đến người mua và người bán tương tác với nhau, chúng ta hãy xem xét khái niệm “thị trường” và các hình thức thị trường cạnh tranh trong nền kinh tế. THỊ TRƯỜNG Nền kinh tế là tập hợp của các thị trường. Trong mỗi thị trường, có sự khác nhau giữa người mua và người bán tùy thuộc vào những gì họ trao đổi: thị trường xe hơi, bất động sản, dầu mỏ, chứng khoán, Khi bạn nghĩ về người mua, suy nghĩ của bạn có lẽ là những người giống như bạn, hay hộ gia đình. Thực tế, nhiều sản phẩm và dịch vụ được mua chủ yếu từ hộ gia đình như: quần áo, phim ảnh, thực phẩm, Chính phủ và doanh nghiệp cũng là những người mua, chẳng hạn như các tiện ích văn phòng. Hình ảnh trước tiên của bạn về người bán, đó là doanh nghiệp. Điều này có lẽ không sai, những người bán là các doanh nghiệp như chủ nhà hàng, hãng hàng không, dịch vụ ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp không phải là người bán duy nhất trong nền kinh tế, chính phủ cũng là người cung cấp các dịch vụ công cộng (điện, nước), hộ gia đình cũng là người bán trong thị trường xe hơi cũ, nhà cửa, tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó, một thị trường cũng không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể. Những người tham gia thị trường có thể sống trong những khu vực địa lý khác nhau. Khi chúng ta đề cập đến khu vực thị trường, thì chúng ta đã giới hạn phạm vi người mua và người bán trao đổi hàng hóa. Chẳng hạn, đối với thị trường dầu thô - khi muốn giải thích giá dầu ở Mỹ rẽ hơn giá dầu ở Pháp - chúng ta đã xem xét cụ thể giá cả được xác định trên thị trường Mỹ và thị trường Pháp như thế nào. Trong mỗi thị trường, các nhà sản xuất dầu trên thế giới sẽ bán dầu cho những người mua ở Mỹ và những người mua ở Pháp. Mặc khác, nếu chúng ta muốn giải thích và dự báo giá dầu thô thế giới thì chúng ta sẽ không phân biệt người mua Mỹ hay Pháp. Trong trường hợp này, cả người mua và người bán được xem xét trên phạm vi toàn cầu. CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ KHÔNG HOÀN HẢO Một vấn đề khác liên quan đến việc xác định thị trường, đó là cách thức người mua và người bán xem xét giá cả sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, người mua và người bán có ảnh hưởng quan trọng đối với giá thị trường. Chẳng hạn, thị trường cung cấp phần mềm Windows của 35
  18. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường Microsoft chỉ có một người bán. Khi đó, giá cả có thể thay đổi trong vài tháng. Hãng có thể nâng mức giá bán khi có ít người mua, hoặc có thể giảm giá khi có nhiều người mua hơn. Thị trường phần mềm Windows là một ví dụ của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, người mua và người bán có một số ảnh hưởng đối với giá của sản phẩm. Nhưng khi chúng ta bàn về thị trường cà phê, liệu mỗi người bán có thể ảnh hưởng đến giá thị trường hay không? Thực tế là không, nếu giá cà phê là 15 nghìn đồng/kg. Nếu người trồng cà phê muốn bán 18 nghìn đồng/kg, thì anh ta sẽ chẳng bán được một lượng cà phê nào cả. Khách hàng của anh ta sẽ đi tìm các nhà cung cấp khác. Mỗi người trồng cà phê là người nhận giá. Thị trường cà phê là một ví dụ của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. CẦU HÀNG HÓA KHÁI NIỆM CẦU Cầu của một hàng hóa và dịch vụ được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu trong một thời gian nhất định, ceteris paribus. Một cách khác để biểu thị cầu của hàng hóa là thông qua biểu cầu dưới đây: Giá Lượng cầu (P) (QD) 5 20 10 15 15 10 20 5 Ceteris paribus: Giả định các yếu tố khác (ngoài yếu tố giá) giữ nguyên không đổi. Lưu ý rằng cầu của một hàng hóa là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng cầu và được tóm tắc ở bảng trên. Mối quan hệ này có thể biểu thị thông qua đường cầu minh họa dưới đây. Giá 25 20 15 10 5 D 0 5 10 15 20 25 30 Lượng Cả biểu cầu và đường cầu đều chỉ ra rằng, đối với một hàng hóa, quan hệ đồng biến tồn tại giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên không đổi. Quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu phổ biến đối với nhiều hàng hóa, cho nên các nhà kinh tế gọi quan hệ này là luật cầu: Một quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cầu trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. 36
  19. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường Cầu hàng hóa có thể được biểu thị thông qua hàm cầu: QD = f(P), ceteris paribus. Từ dữ liệu biểu cầu ở trên, chúng ta nhận thấy mối quan hệ giữa lượng cầu và giá là quan hệ tuyến tính. Vì vậy, mối quan hệ này có thể biểu thị thông qua hàm số tuyến tính sau: P P = a × QD + b , trong đó: ΔP a = , vaì b = P0 − a × Q0 ΔQ P = a×Q + b 10 −15 ⇒ a = = −1 15 − 20 ⇒ b = 5 − (−1)× 20 = 25 ⇒ P = −QD + 25 Vậy, hàm cầu được xác định là: D QD = 25 - P Q Cầu thị trường bao gồm tổng cầu cá nhân trên thị trường. Về mặt khái niệm, đường cầu thị trường được xác lập bằng cách cộng tổng lượng cầu của tất cả cá nhân tiêu dùng hàng hóa tương ứng với từng mức giá. Biểu đồ dưới đây minh họa cho quá trình này, một thị trường đơn giản chỉ gồm có 2 cá nhân tiêu dùng gồm: cá nhân A và cá nhân B. Lưu ý rằng tổng lượng cầu trên thị trường là bằng tổng lượng cầu của các cá nhân tại mỗi mức giá. Trong biểu đồ này, tại mức giá 10, cá nhân A mong muốn mua 5 đơn vị hàng hóa và cá nhân B mong muốn mua 10 đơn vị hàng hóa. Vì vậy, tại mức giá bằng 10, tổng lượng cầu thị trường là 15 (=5+10) đơn vị hàng hóa. Một cách tương tự, lượng cầu thị trường có thể xác định tại mỗi mức giá khác nhau và từ đó xác định cầu thị trường của hàng hóa. Giá Giá Giá Cầu cá nhân A Cầu cá nhân B Cầu thị trường 25 25 25 20 20 20 15 15 15 10 + 10 = 10 5 5 5 DA DB D 0 0 0 5 10 15 Lượng 5 10 15 Lượng 5 10 15 20 25 Lượng Dĩ nhiên, đây là ví dụ khá đơn giản vì trong thị trường thực tế sẽ có rất nhiều người mua đối với một hàng hóa cụ thể. Một nguyên lý tương tự phải nắm, đó là: đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng tổng lượng cầu của các cá nhân tiêu dùng tại mỗi mức giá. DỊCH CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CẦU VÀ DỊCH CHUYỂN CẦU Như đã đề cập ở trên, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng, như có thể thấy trong biểu cầu và đường cầu. Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ làm thay đổi lượng cầu, nhưng không có sự thay đổi cầu của hàng hóa. Khi đó, sự dịch chuyển từ A đến B được gọi là sự dịch chuyển trên đường cầu. Như biểu đồ trên minh họa, khi giá tăng từ 10 lên 15 sẽ làm giảm lượng cầu từ 15 xuống 10, nhưng không làm giảm cầu. 37
  20. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường Giá 25 20 A 15 10 B 5 D 0 5 10 15 20 25 30 Lượng Sự thay đổi cầu chỉ diễn ra khi mối quan hệ giữa giá và lượng cầu thay đổi. Vị trí của đường thay đổi khi cầu thay đổi. Nếu đường cầu trở nên dốc hơn hoặc nông hơn, dịch chuyển sang phải hoặc trái, khi đó chúng ta có thể nói cầu đã thay đổi. Biểu đồ dưới đây minh họa sự dịch chuyển cầu (từ D sang D’). Lưu ý rằng sự dịch chuyển cầu sang phía phải được gọi là tăng cầu, lượng cầu lớn hơn tại mỗi mức giá. Giá 25 20 15 A C 10 5 D’ D 0 5 10 15 20 25 30 Lượng CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm thay đổi cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ. Những nhân tố này bao gồm: ª Sở thích và thị hiếu, ª Thu nhập, ª Giá cả hàng hóa liên quan, ª Số lượng người tiêu dùng và ª Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập. Giá 25 20 15 10 5 D’ D 0 38 5 10 15 20 25 30 Lượng
  21. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường Dĩ nhiên, một hàng hóa đang được ưu chuộng (sở thích và thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó (như minh họa ở biểu đồ trên). Chẳng hạn, thiết bị nghe nhạc số (Ipod) hiện đang được ưu chuộng trên thị trường. Chính vì vậy, có sự tăng cầu về thiết bị số - Ipod. Cầu sẽ giảm khi sự ưu chuộng của hàng hóa không còn nữa, do đó người tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa. Chẳng hạn, máy nghe nhạc VCD rất được ưu chuộng trước đây, nhưng ngày nay người tiêu dùng đang ưu chuộng máy nghe nhạc DVD. Do đó, cầu máy nghe nhạc VCD giảm xuống. Đặc biệt, các sản phẩm thời trang (áo quần, mỹ phẩm, điện thoại di động, ) chịu tác động rất lớn bởi sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Giá 25 20 15 10 5 D D’ 0 5 10 15 20 25 30 Lượng Cầu của hầu hết các hàng hóa tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên (như minh họa dưới đây). Chúng ta hãy thử về cầu cá nhân của bạn về đĩa CD, ăn nhà hàng, xem phim ở rạp, Liệu bạn có tăng tiêu dùng của những hàng hóa này khi thu nhập của bạn tăng lên hay không (Dĩ nhiên, có thể cầu của một số hàng hóa khác như mỳ ăn liền, áo quần đã qua sử dụng có thể giảm khi thu nhập tăng lên. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn ở chương kế tiếp). Giá 25 20 15 10 5 D’ D 0 5 10 15 20 25 30 Lượng Hàng hóa liên quan, có thể là: - Hàng hóa thay thế, hoặc - Hàng hóa bổ sung. Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế nếu giá của hàng hóa này tăng lên làm tăng cầu của hàng hóa khác. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, thịt gà và thịt bò có thể là hàng hóa thay thế lẫn nhau. Cà phê và trà cũng có thể là hàng hóa thay thế nhau. Biểu đồ dưới đây minh họa ảnh hưởng của giá cà phê tăng lên. Khi giá cà phê tăng lên sẽ làm giảm lượng cầu cà phê, nhưng làm tăng cầu của trà. Lưu ý rằng điều này làm dịch chuyển trên đường cầu của cà phê do có sự thay đổi giá của cà phê (hãy nhớ rằng sự thay đổi giá của hàng hóa, ceteris paribus, sẽ tạo nên một sự dịch chuyển trên đường cầu). 39
  22. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường Giá Giá cà phê Thị trường cà phê trà Thị trường trà D’ D D 0 0 Lượng cà phê Lượng trà Các nhà kinh tế cho rằng hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung khi giá của một hàng hóa này tăng sẽ làm giảm cầu của hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường hợp, hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau. Các ví dụ về các cặp hàng hóa bổ sung bao gồm: - Xe máy và mũ bảo hiểm, - Máy ảnh và phim, - Đĩa CD và máy CD, - Mực in và máy in. Biểu đồ dưới minh họa ảnh hưởng của giá đĩa DVD tăng lên. Lưu ý rằng giá đĩa DVD tăng lên sẽ làm giảm cả lượng cầu đĩa DVD và cầu máy DVD. Giá Giá đĩa DVD Thị trường đĩa DVD máy DVD Thị trường máy DVD D D D’ 0 0 Lượng đĩa DVD Lượng máy DVD Do đường cầu thị trường bằng tổng theo trục hoành lượng cầu của tất cả người mua trên thị trường, sự gia tăng số lượng người mua sẽ làm cho cầu tăng lên (như minh họa bên dưới). Khi dân số tăng lên, cầu của tivi, thực phẩm, các tiện nghi khác cũng tăng lên. Giảm dân số cũng làm giảm cầu hàng hóa. Lưu ý rằng sự thay đổi số lượng người tiêu dùng, người có mong muốn và có khả năng thanh toán, mới chính là nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa cụ thể. Các kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi giá và thu nhập là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu hiện tại của hàng hóa. Trước hết, chúng ta hãy nói về ảnh hưởng của giá mong đợi tăng lên trong tương lai. Giả định, bạn đang xem xét để mua một chiếc xe máy hay một máy tính cá nhân. Nếu như bạn có thông tin và bạn tin rằng giá trong tương lai của hàng hóa này sẽ tăng lên, có lẽ bạn sẽ quyết định mua chúng ngay hôm nay. Do đó, nếu giá kỳ vọng tăng lên trong tương lai sẽ làm tăng cầu trong hiện tại. Cũng tương tự như vậy, giá kỳ vọng giảm trong tương lai sẽ làm giảm cầu trong hiện tại (từ khi bạn muốn hoãn mua sắm vì giá thấp hơn trong tương lai). 40
  23. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường Nếu thu nhập kỳ vọng trong tương lai tăng lên, có lẽ cầu của nhiều hàng hóa sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu thu nhập kỳ vọng giảm (chẳng hạn, bạn nghe tin đồn về chính sách sa thải, hay khủng hoảng kinh tế), thì các cá nhân sẽ giảm cầu hàng hóa hiện tại để mà họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hôm nay để đề phòng thu nhập thấp hơn trong tương lai. Giá 25 20 15 10 5 D’ D 0 5 10 15 20 25 30 Lượng ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ Khi thị trường quốc tế được xem xét, cầu của sản phẩm bao gồm cả cầu nội địa và nước ngoài. Một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đối với cầu nước ngoài là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là tỷ suất chuyển đổi đồng tiền của một quốc gia sang đồng tiền của một quốc gia khác. Chẳng hạn, một USD (đôla Mỹ) đổi được 0.8 EUR (đồng tiền Châu Âu). Trong trường hợp này giá trị USD của một EUR là 1.25 USD. Lưu ý rằng tỷ giá hối đoái giữa USD và EUR là số nghịch đảo của tỷ giá giữa EUR và USD. Nếu như giá trị của đồng USD tăng lên so với đồng tiền nước ngoài, thì giá trị của đồng tiền nước ngoài sẽ giảm đi so với đồng USD. Đây là kết quả khá trực quan, sự tăng giá đồng USD làm cho USD có giá trị tương đối cao hơn so với đồng tiền nước ngoài. Trong trường hợp này, đồng tiền nước ngoài có giá trị tương đối nhỏ hơn so với đồng USD. Khi giá trị của đồng nội tệ (đồng tiền trong nước) tăng lên tương đối với đồng tiền nước ngoài, thì hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước trở nên đắt hơn so với các nước khác. Vì vậy, tăng giá của đồng USD làm giảm cầu hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ và cầu hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ sẽ tăng lên nếu như giá trị trao đổi của đồng USD giảm xuống. CUNG HÀNG HÓA KHÁI NIỆM CUNG Cung của một hàng hóa và dịch vụ được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá và lượng cung trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Mối quan hệ này có thể được biểu thị thông qua đường cung: Giá 25 20 S 15 10 5 0 5 10 15 20 25 30 Lượng 41
  24. Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường hay biểu cung: Giá Lượng cung (P) (QS) 5 5 10 15 15 25 20 35 Cũng như “luật cầu”, cung cũng có luật cung. Luật cung cũng phát biểu rằng: Một mối quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cung trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Để hiểu được luật cung, chúng ta hãy nhớ lại qui luật chi phí biên tăng dần. Do chi phí cơ hội biên của cung tăng lên khi sản xuất thêm hàng hóa, mức giá cao hơn khiến cho người bán cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Luật cung cũng chỉ ra rằng đường cung là đường dốc lên (như biểu đồ dưới đây). Giá 25 S 20 15 10 5 0 5 10 15 20 25 30 35 Lượng Cung cũng có thể được biểu thị thông qua hàm cung: QS = f(P), ceteris paribus. Sử dụng dữ liệu từ biểu cung ở trên, hàm cung có thể được xác định như sau: QS = -5 + 2P Tương tự như cầu, đường cung thị trường là tổng theo trục hoành đường cung của các nhà sản xuất. Đường cung minh họa ở trên là kết quả của tổng cung của các nhà sản xuất. DỊCH CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CUNG VÀ DỊCH CHUYỂN CUNG Cũng như trường hợp của cầu, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa thay đổi cung và thay đổi lượng cung. Sự thay đổi giá của hàng hóa làm thay đổi lượng cung, sự dịch chuyển từ A đến B là dịch chuyển trên đường cung như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Giá 25 20 B S 15 A 10 5 0 5 10 15 20 25 30 Lượng 42