Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế) - Phần 5

pdf 25 trang phuongnguyen 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế) - Phần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin_dung_cho_khoi_nganh_k.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế) - Phần 5

  1. ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Vì vậy, mỗi nhà tư bản chỉ có khả năng hoạt động trong một số khâu nào đó thôi. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người khác thì chuyên tiêu thụ hàng hoá. Hai là, tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, do vậy lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó tư bản của từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên. Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính toán, am hiểu được nhu cầu và thị trường, biết kỹ thuật thương mại chỉ có nhà tư bản thương nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu đó. Về phía tư bản công nghiệp mà xét thì nhờ đó mà nhà tư bản công nghiệp rảnh tay trong khâu lưu thông, chỉ tập trung vào sản xuất, năng suất lao động sẽ tăng lên, quá trình sản xuất được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian lưu thông và tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Ra đời từ tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp vừa thống nhất, phụ thuộc, vừa độc lập tương đối với tư bản công nghiệp. Sự thống nhất, phụ thuộc của tư bản thương nghiệp vào tư bản công nghiệp thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, cho nên tốc độ và quy mô của lưu thông là do tốc độ và quy mô sản xuất của tư bản công nghiệp quyết định. Sở dĩ như vậy là vì sản xuất bao giờ cũng là cơ sở của trao đổi, của lưu thông, không có sản xuất, không có hàng hoá thì không có cái gì để trao đổi, để lưu thông. Thứ hai, tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hoá của tư bản công nghiệp (thực hiện giá trị và giá trị thặng dư). Do đó, những giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá là do sự vận động của tư bản hàng hoá quyết định. Công thức vận động của tư bản thương nghiệp (tư bản kinh doanh hàng hoá) khác với công thức vận động của tư bản hàng hoá. Công thức vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá là: T - H - T'. ở đây, hàng hoá được chuyển chỗ hai lần, H từ tay nhà tư bản công nghiệp chuyển sang tay thương nhân, rồi H lại tiếp tục vận động từ tay thương nhân chuyển sang người tiêu dùng. Cuối cùng, kết thúc quá trình vận động thì tăng thêm giá trị (T' > T). Công thức vận động tư bản hàng hoá là: H' - T'- H SX H' ở đây, H chỉ chuyển chỗ có một lần, nhưng tiền T' chuyển chỗ hai lần. Nhà tư bản công nghiệp thu được tiền bán hàng của mình, sau đó lại bỏ tiền ra để mua các yếu tố
  2. sản xuất, trong quá trình chuyển hoá không làm tăng thêm giá trị. Hành vi H' - T' của tư bản hàng hoá chỉ là một giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá mà thôi. Công thức vận động của tư bản thương nghiệp cũng khác với công thức vận động lưu thông hàng hoá giản đơn. Trong công thức vận động của lưu thông hàng hoá giản đơn H - T - H, tiền ở đây chỉ giữ chức năng phương tiện lưu thông. Còn trong công thức vận động của tư bản thương nghiệp thì tiền vận động với mục đích tạo ra tiền lớn hơn hay chuyển từ T thành T'. Tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tiền tệ mà tư bản công nghiệp trước đây đảm nhiệm. Quá trình này không diễn ra trong sản xuất mà diễn ra trong lĩnh vực lưu thông, chức năng này tách rời các chức năng khác của tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, nhà tư bản phải ứng trước tư bản nhằm mục đích thu về với lượng tiền lớn hơn trước, thông qua việc mua bán. Với mục đích đó, tư bản của họ không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất, mà chỉ hoạt động trong phạm vi lĩnh vực lưu thông. 2. Lợi nhuận thương nghiệp a) Nguồn gốc và thực chất của lợi nhuận thương nghiệp Đối với tư bản thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản thì, lợi nhuận thương nghiệp được coi là do mua rẻ, bán đắt mà có. C. Mác nói: lợi nhuận thương nghiệp không những là kết quả của việc ăn cắp và lừa đảo, mà đại bộ phận lợi nhuận thương nghiệp chính là do những việc ăn cắp và lừa đảo mà ra cả. Đối với tư bản thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, nếu gạt bỏ các chức năng khác liên quan với nó như: bảo quản, đóng gói, chuyên chở (tức là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông), mà chỉ hạn chế ở các chức năng chủ yếu là mua và bán, thì nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Trái lại, nó chỉ làm nhiệm vụ thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Nếu nhìn bề ngoài thì hình như lợi nhuận thương nghiệp là do mua rẻ, bán đắt, do lưu thông tạo ra, nhưng về thực chất thì lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Vấn đề được đặt ra là tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư đó? Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp lại bằng lòng nhường cho nhà tư bản thương nghiệp là do nhà tư bản thương nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhà tư bản công nghiệp. Điều đó được thể hiện: Một là, tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình tái sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tái diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản
  3. công nghiệp nhường cho nó một phần lợi nhuận. Hai là, tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất. Ba là, tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Bốn là, do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, nên tư bản công nghiệp không phải kinh doanh trên cả hai lĩnh vực: sản xuất và lưu thông, do đó có thể rảnh tay trong lưu thông và chỉ tập trung đẩy mạnh sản xuất. Vì vậy, tư bản của nó chu chuyển nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng lên. Năm là, tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp. Vì những lẽ đó mà nhà tư bản công nghiệp mới bằng lòng nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp. b) Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì họ bán đúng giá trị của nó. Để làm rõ nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp, có thể nêu ra ví dụ sau (trong ví dụ này giả định không có các loại chi phí lưu thông). Ví dụ: Một nhà tư bản công nghiệp có số tư bản là 900, trong đó chia thành 720c + 180v. Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì giá trị hàng hoá sẽ là: 720c + 180v + 180m = 1080. Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là: 180 P ' == x 100% 20% CN 900 Nhưng khi có nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên đây sẽ thay đổi. Giả dụ nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra sẽ là 900 + 100 = 1000, và tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm xuống còn: 180 P '== x 100% 18% 900 + 100 Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162 và nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hoá cho thương nhân theo giá: 900 + 162 = 1062. Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hoá cho người tiêu dùng đúng giá trị của hàng hoá là: 1080 và thu lợi nhuận là 18, tức là bằng 18% của tư bản thương nghiệp
  4. ứng ra. Như vậy lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán của thương nhân cao hơn giá mua, nhưng không phải vì giá bán cao hơn giá trị mà là vì giá mua thấp hơn giá trị hàng hoá. Hay nói khác đi, nhà tư bản công nghiệp đã vui lòng "nhượng" bớt lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp. Những ví dụ minh hoạ về nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp nêu trên chỉ đúng với giả định là không có chi phí lưu thông. Thực tế kinh doanh thương nghiệp, thương nhân phải ứng tư bản cho cả chi phí lưu thông (ở đây chỉ đề cập đến chi phí lưu thông thuần tuý). Giả định chi phí lưu thông thuần tuý là 50. Như vậy, ngoài tư bản công nghiệp: 900, tư bản thương nghiệp ứng ra mua hàng: 100, còn thêm chi phí lưu thông thuần tuý là 50 nữa, vậy tổng cộng tư bản ứng ra là: 1050. Tỷ suất lợi nhuận chung sẽ là: 180 1 P' = x 100% = 17 % 1050 7 chứ không phải là 18%. Và như vậy lợi nhuận của tư bản công nghiệp chỉ bằng 1 1 2 17 % của tư bản ứng ra, tức 17 % của 900, bằng 154 . Vì thế giá bán của nhà 7 7 7 2 1 tư bản công nghiệp chỉ còn là 1054 . Thương nhân sẽ thu lợi nhuận bằng 17 % của tư 7 7 1 5 bản ứng ra, tức là 17 % của 150 (nếu tính cụ thể là 25 . Còn giá bán của thương 7 7 nhân không phải là 1080 mà là 1130, vì còn phải cộng cả chi phí lưu thông thuần tuý vào. 3. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp a) Chi phí lưu thông Quá trình lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có những chi phí nhất định gọi là chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông gồm hai loại: Chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí lưu thông bổ sung (chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông). Chi phí lưu thông thuần tuý là những chi phí trực tiếp gắn liền với việc mua và bán hàng hoá như: tiền mua quầy bán hàng, tiền sổ sách kế toán, thư từ, điện báo, tiền công nhân viên thương nghiệp, thông tin quảng cáo. Chi phí lưu thông thuần tuý không làm cho giá trị hàng hoá tăng lên. Lao động bỏ ra để thực hiện việc mua và bán hàng hoá chỉ làm thay đổi hình thái giá trị chứ không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nguồn bù đắp cho chi phí này là một phần của tổng giá trị thặng dư do lao động của công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra. Chi phí lưu thông bổ sung là những chi phí mang tính chất sản xuất, liên quan đến việc bảo tồn và di chuyển của hàng hoá. Ví dụ: Chi phí về đóng gói, chuyên chở, bảo quản hàng hoá Những chi phí này được tính thêm vào giá trị hàng hoá, vì lao động của công nhân
  5. làm những việc này là lao động sản xuất, lao động của họ có tham gia tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Xã hội nào có sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường, có sự tồn tại của thương nghiệp thì tất yếu có hai loại chi phí trên. Việc phấn đấu làm cho chi phí lưu thông thuần tuý ngày càng giảm và chi phí lưu thông bổ sung càng tăng trong tổng chi phí lưu thông bỏ ra có ý nghĩa kinh tế đặc biệt to lớn. b) Lao động thương nghiệp thuần tuý Lao động thương nghiệp thuần tuý không tạo ra hàng hoá hiện vật (hữu hình), nhưng tạo ra hàng hoá - dịch vụ (vô hình). Giá trị của hàng hoá - dịch vụ này gia nhập vào tổng số giá trị hàng hoá của xã hội. Chính vì vậy, tư bản ứng ra để trả lương cho công nhân thương nghiệp là một bộ phận cấu thành của giá bán hàng hoá của tư bản thương nghiệp. Vậy, lợi nhuận thương nghiệp không chỉ là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất mà còn là kết quả của sự bóc lột lao động thặng dư của những người lao động thuần tuý. Cũng như mọi người lao động làm thuê khác, ngày lao động của nhân viên thương nghiệp cũng chia làm hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Cái mà nhà tư bản tổn phí cho nhân viên thương nghiệp và cái mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản là những đại lượng khác nhau. Khối lượng lợi nhuận mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản lớn hơn số tiền công mà nhà tư bản đã trả. Điều khác nhau ở chỗ là nhân viên thương nghiệp đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản không phải vì họ trực tiếp sản xuất ra giá trị thặng dư, mà là vì họ đã góp phần giảm bớt các phí tổn thực hiện giá trị thặng dư, do chỗ đã lao động không công, tạo điều kiện cho nhà tư bản thương nghiệp chiếm hữu một phần giá trị thặng dư (như đã trình bày ở trên). Vậy lao động thặng dư của nhân viên thương nghiệp hình thành ra sao? Giả dụ công nhân trong xưởng và nhân viên trong cửa hàng đều làm việc 8 giờ một ngày, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu; mỗi ngày một công nhân làm được 8 sản phẩm. Như vậy nhà tư bản thu được 4 sản phẩm thặng dư (để đơn giản, chúng ta tạm gác tư bản bất biến, coi như sản phẩm chỉ kết tinh lao động). Còn lao động của nhân viên thương nghiệp không được kết tinh vào sản phẩm, nhưng họ vẫn phải tiêu dùng một lượng sản phẩm có giá trị tương đương với thời gian lao động tất yếu. Như vậy, nhân viên thương nghiệp không những "không tạo ra hàng hoá hiện vật" mà còn "xén bớt" 4 sản phẩm. Trong thời gian lao động thặng dư, nhân viên thương nghiệp vẫn phải hao phí lao động, nhưng nhà tư bản thuê họ không phải trả gì hết. Nếu nhân viên thương nghiệp chỉ làm đúng thời gian lao động tất yếu, thì cùng một khối lượng công việc kinh doanh như cũ nhà tư bản phải thuê hai người và hàng hoá hiện vật sẽ bị "xén bớt" không chỉ 4 mà là 8. Như vậy là 1/2 thời gian lưu thông hữu hiệu của nhân viên thương nghiệp, tuy không mang lại cho xã hội một sản phẩm phụ thêm nào, nhưng cũng không buộc xã hội phải trả một vật ngang giá nào cả. Nhưng đối với nhà tư bản sử dụng nhân viên thương nghiệp thì 4 giờ lao động thặng dư không được trả công sẽ làm giảm
  6. bớt chi phí lưu thông, trở thành một khoản tiết kiệm, một món lời tích cực, vì nó làm cho lợi nhuận bị giảm đi ít hơn. Khoản lời tích cực này rất khó tính chính xác nên không được phản ánh trong các biểu thống kê. 4. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp Chu chuyển của tư bản thương nghiệp là quá trình vận động của tư bản bắt đầu khi nhà tư bản ứng tư bản dưới hình thức tiền tệ cho đến khi tư bản trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức ấy (T - H - T'). Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong một năm là do số lần mà sự vận động T - H -T' lặp đi, lặp lại trong năm đó. Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tốc độ và quy mô của quá trình tái sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Thời gian chu chuyển của tư bản thương nghiệp dài hay ngắn, và do đó số vòng chu chuyển trong một năm nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tính chất của từng ngành thương nghiệp. Nhà tư bản thương nghiệp không thể tuỳ tiện định giá bán hàng hoá. Giá bán này có hai giới hạn: một là, giá cả sản xuất của hàng hoá; hai là, tỷ suất lợi nhuận trung bình. Điều duy nhất là nhà tư bản thương nghiệp có thể tự quyết định là buôn bán hàng hoá đắt tiền hay rẻ tiền, đầu tư vào ngành có tốc độ chu chuyển tư bản trung bình, nhanh hay chậm. Nhưng những điều này còn tuỳ thuộc vào lượng tư bản mà thương nhân chi phối và sở trường kinh doanh nữa. Tuy nhiên, trong cùng một ngành thương nghiệp, tư bản thương nghiệp cá biệt nào chu chuyển nhanh hơn tốc độ chu chuyển trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. III- Tư bản cho vay và lợi tức cho vay 1. Tư bản cho vay Tư bản cho vay đã xuất hiện từ lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư bản cho vay nặng lãi. Sở dĩ gọi là tư bản cho vay nặng lãi vì tỷ suất lợi tức thường rất cao, có khi lên tới 100% hoặc cao hơn. Vì vậy tư bản cho vay nặng lãi đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất. ở đây ta không nghiên cứu loại tư bản cho vay đó, mà nghiên cứu tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản. Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác với tư bản cho vay nặng lãi. Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra trong quá trình tuần hoàn của tư bản. Sở dĩ như vậy là vì sự xuất hiện và tồn tại của tư bản cho vay vừa là sự cần thiết và có khả năng thực hiện. Điều đó được biểu hiện ở chỗ: trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, luôn có số tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao tư bản cố định, tiền dùng để mua nguyên liệu, vật liệu nhưng chưa đến kỳ mua; bộ phận tiền để trả lương cho công nhân, nhưng chưa đến thời hạn trả; bộ phận giá trị thặng dư tích lũy (dưới dạng tiền) để mở rộng sản xuất, nhưng chưa sử dụng.
  7. Số tiền nhàn rỗi như thế không đem lại một thu nhập nào cho nhà tư bản, tức là tư bản nhàn rỗi không sinh lợi. Nhưng đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền. Vì vậy, nhà tư bản phải đưa cho người khác vay tiền để kiếm lời. Về phương diện khác mà xét, cũng chính trong thời gian đó, có những nhà tư bản khác rất cần tiền. Ví dụ: tiền để mua nguyên, nhiên vật liệu - mà nhà tư bản không có vì hàng hoá chưa bán được; tiền để mở rộng sản xuất - nhưng tích lũy chưa đủ v.v Do đó tất yếu các nhà tư bản đó phải đi vay. Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Nhờ có quan hệ vay mượn này mà tư bản nhàn rỗi đã trở thành tư bản cho vay. Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm thu thêm một số lời nhất định. Số lời đó được gọi là lợi tức, ký hiệu là z. Tư bản cho vay có những đặc điểm khác căn bản với tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp. Điều này được biểu hiện ở chỗ: đối với tư bản cho vay thì quyền sử dụng tư bản tách rời quyền sở hữu tư bản; tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt. Tư bản cho vay vận động theo công thức: T - T', trong đó T' = T + z. Nhìn vào công thức này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đó quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín đáo nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất. 2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức a) Lợi tức Tư bản cho vay là tư bản sinh lợi tức. Đứng về phía nhà tư bản cho vay thì do họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất định, nên thu được lợi tức. Về phía nhà tư bản đi vay (nhà tư bản hoạt động) thì họ vay tiền về để đưa vào sản xuất - kinh doanh, nên họ thu được lợi nhuận (lợi nhuận bình quân). Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động, nên phải đi vay. Do đó họ phải trích một phần lợi nhuận thu được để trả cho nhà tư bản cho vay. Số tiền trích ra để trả đó được gọi là lợi tức. Như vậy, về thực chất, lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản đi vay, phải trả cho nhà tư bản cho vay. Trên thực tế lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân, mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay, căn cứ vào số tư bản mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng, việc nhà tư bản cho vay thu được lợi tức đã che giấu thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa. Dựa vào công thức vận động của tư bản cho vay, chúng ta hoàn toàn vạch trần được điều đó. b) Tỷ suất lợi tức Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ
  8. cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm). Nếu gọi lợi tức là z, tỷ suất lợi tức là z', ta có: z z' = x 100% tư bản cho vay (k) Tỷ suất lợi tức cao hay thấp, điều đó phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân. Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của xí nghiệp (nhà tư bản hoạt động). Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cung cầu đối với tỷ suất lợi tức có sự khác biệt với ảnh hưởng của cung cầu đối với giá cả hàng hoá. Giới hạn tối đa của tỷ suất lợi tức (trừ trường hợp khủng hoảng) là tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi tức không có giới hạn tối thiểu nhưng phải lớn hơn không (0 < z' < p' ). Trong giới hạn đó, tỷ suất lên xuống phụ thuộc vào quan hệ cung cầu tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ vận động của tư bản công nghiệp. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức luôn luôn có xu hướng giảm sút. 3. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa tư bản không thể phát triển mạnh mẽ nếu như không có chế độ tín dụng ngày càng mở rộng. Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay. Dưới chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cơ bản là: tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng. a) Tín dụng thương nghiệp Tín dụng thương nghiệp là tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với nhau. Việc mua, bán chịu hàng hoá giữa các nhà tư bản có nghĩa là nhà tư bản này đã cho nhà tư bản kia vay một giá trị tư bản chứa đựng trong hàng hoá đó, cũng giống như cho vay tư bản tiền tệ. Bởi vậy, người cho vay đòi hỏi phải được trả lợi tức. Giá hàng hoá bán chịu phải cao hơn giá hàng hoá lấy tiền ngay, trong đó đã bao hàm một khoản lợi tức nhất định. Tuy nhiên, mục đích của việc bán chịu, của tín dụng thương nghiệp, không phải chủ yếu là để thu lợi tức mà chủ yếu là để thực hiện giá trị hàng hoá. Trong tín dụng thương mại, tiền chỉ là phương tiện thanh toán, nghĩa là hàng hoá được bán không lấy tiền ngay mà lấy một tờ khế ước hẹn đến một kỳ hạn nhất định nào đó sẽ trả tiền. Để cho đơn giản, tất cả các khế ước đó ở đây được gộp chung vào một loại gọi là kỳ phiếu, khi chưa đến thời hạn thanh toán có thể dùng để mua hàng hoá, thanh toán các khoản nợ bằng cách sang tên kỳ phiếu. Khi cần thiết, người chủ kỳ phiếu có thể đến ngân hàng thực hiện việc chiết khấu kỳ phiếu để lấy tiền mặt trước kỳ hạn.
  9. Khi tới thời hạn thanh toán, ngân hàng sẽ thu nợ ở người phát hành kỳ phiếu. Ngân hàng có thể dùng kỳ phiếu đó để cho vay hoặc dựa vào đó để phát hành giấy bạc ngân hàng. Như vậy, kỳ phiếu thương nghiệp được sử dụng như tiền tệ trong chức năng phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán. Tín dụng thương nghiệp, lưu thông kỳ phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, cho sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trong tín dụng thương nghiệp thì mỗi nhà tư bản vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Sự vận động của tín dụng thương nghiệp gắn liền với sự vận động của tư bản hàng hoá, vì đối tượng của tín dụng thương nghiệp là hàng hoá. b) Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa những người cho vay và những người đi vay. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển dựa trên sự phát triển của tín dụng thương mại. Đồng thời, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng thương mại phát triển lên trình độ cao hơn. Nhờ có tín dụng ngân hàng, các kỳ phiếu được chiết khấu dễ dàng, được chuyển thành tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, cho việc nhận kỳ phiếu làm phương tiện lưu thông và thanh toán. Tín dụng ngân hàng do ngân hàng thực hiện. 4. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng a) Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng Ngân hàng tư bản chủ nghĩa là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi trừ đi những khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Trong cạnh tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với lợi nhuận bình quân. Nếu không sẽ lại có sự tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau. Ngoài nghiệp vụ trên, ngân hàng còn đóng vai trò thủ quỹ cho xã hội, quản lý tiền mặt, phát hành tiền giấy, trung tâm thanh toán của xã hội. Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh chóng hơn, có điều kiện tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn, giảm được chi phí lưu thông, giảm
  10. lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ. b) Phân biệt tư bản cho vay và tư bản ngân hàng Tư bản ngân hàng có điểm khác về căn bản so với tư bản cho vay. Điều đó được thể hiện: Một là, tư bản cho vay là tư bản tiềm thế, tư bản không hoạt động, còn tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động, tư bản chức năng. Vì là tư bản không hoạt động, nên tư bản cho vay chỉ thu được lợi tức (một phần của p). Lợi tức vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức, có giới hạn tối đa, tối thiểu, nó được quy định trước và do ý chí của đôi bên, do tục lệ trong xã hội quyết định và tỷ suất lợi tức lên xuống theo quan hệ cung cầu của tư bản cho vay. Còn lợi nhuận ngân hàng vận động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân ( p' ). Hai là, tư bản cho vay chỉ bao gồm tư bản nhàn rỗi, còn tư bản ngân hàng, ngoài các tư bản nhàn rỗi còn bao gồm các kim loại quý hiếm, các chứng khoán có giá. Nguồn vốn của ngân hàng gồm có: tư bản tiền tệ của chủ ngân hàng; tư bản tiền tệ của các nhà tư bản công thương nghiệp còn để ở quỹ khấu hao, quỹ tích lũy và các khoản khác chưa dùng đến; tư bản tiền tệ của các nhà tư bản thực lợi chuyên sống bằng lợi tức; những khoản tiền dành dụm, tiết kiệm cùng với các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến hoặc để tiêu dùng dần của các tầng lớp dân cư. IV- Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán 1. Công ty cổ phần Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và quan hệ tín dụng đã tiến tới sự hình thành các công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa, mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là một thứ chứng khoán có giá, ghi nhận quyền sở hữu cổ phần, đồng thời bảo đảm cho người chủ sở hữu cổ phiếu có quyền lĩnh một phần thu nhập của công ty tương ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu gọi là lợi tức cổ phần (cổ tức). Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Trong thực tế của xã hội tư bản, những người sáng lập ra công ty cổ phần thực hiện việc phát hành các cổ phiếu để bán, còn các cổ đông thì mua các cổ phiếu đó và hàng năm căn cứ vào cổ phiếu của mình mà lấy lãi (lợi tức cổ phần). Mức lợi tức cổ phần không ổn định, mà phụ thuộc vào doanh lợi hàng năm của xí nghiệp. Cổ phiếu được mua, bán trên thị trường chứng khoán. Khi mua bán, giá cả của cổ phiếu không nhất thiết theo mệnh giá của nó, mà căn cứ vào giá cả thị trường, gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu không phải là số tiền ghi trên cổ phiếu (mệnh giá cổ phiếu), mà
  11. là một số tiền nếu đem gửi vào ngân hàng thì cũng mang lại số lợi tức bằng lợi tức cổ phần. Nói cách khác, thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào hai nhân tố: Một là, lợi tức cổ phần mà cổ phiếu mang lại: lợi tức cổ phần càng cao thì thị giá cổ phiếu cũng càng cao và ngược lại. Hai là, tỷ suất lợi tức gửi vào ngân hàng: tỷ suất lợi tức ngân hàng càng cao thì thị giá cổ phiếu càng thấp và ngược lại. Việc sáng lập ra công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu là một nguồn lợi lớn đối với các nhà tư bản. Nhờ có công ty cổ phần mà quy mô sản xuất được mở rộng, vượt ra khỏi phạm vi của tư bản cá biệt. Với việc thành lập công ty cổ phần thì quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách khỏi quyền sử dụng tư bản. 2. Tư bản giả Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho những người có chứng khoán đó. Trong thực tế, có hai loại chứng khoán chủ yếu là cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành và trái khoán do nhà nước phát hành. Tư bản giả có những đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, có thể mang lại thu nhập cho những người sở hữu nó. Hai là, có thể mua bán được. Giá cả của nó do tỷ suất lợi tức quyết định. Ba là, tư bản giả không có giá trị, nó có thể tăng hay giảm mà không cần đến sự thay đổi tương đương của tư bản thật. 3. Thị trường chứng khoán Cổ phiếu cũng như trái khoán và các chứng khoán có giá như công trái, tín phiếu, kỳ phiếu, các văn tự cầm cố đều có thể mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán bao gồm: thị trường sơ cấp, là thị trường mua bán các chứng khoán phát hành đầu tiên và thị trường thứ cấp (hay là sở giao dịch chứng khoán), là thị trường mua bán lại các chứng khoán. Nghiệp vụ tại sở giao dịch chứng khoán thường được thực hiện trên ba mặt: Một là, mua bán bằng tiền mặt. Hai là, mua bán bằng thanh toán chứng khoán theo định kỳ vào giữa tháng hay cuối tháng. Ba là, giao dịch theo hình thức tín dụng, người mua chứng khoán chỉ trả một phần, phần còn lại do người môi giới của sở giao dịch ứng trước và hưởng lợi tức về số tiền ứng trước cho người mua. Thị trường chứng khoán là loại thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với các thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, người ta thường ví thị trường chứng khoán là "phong vũ
  12. biểu" của nền kinh tế. V- Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa 1. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp, mà nó ngày càng được hình thành và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp muộn hơn trong thương nghiệp và công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong nông nghiệp bằng cả con đường phân hoá của những người nông dân, hình thành tầng lớp giàu có (phú nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa và bằng cả sự xâm nhập của các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp. Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp ở châu Âu theo hai con đường điển hình: Thứ nhất, bằng cải cách mà dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sử dụng lao động làm thuê. Đó là con đường của các nước Đức, Italia, Nga Sa hoàng Thứ hai, bằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xoá bỏ chế độ kinh tế địa chủ, thủ tiêu quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Đó là con đường diễn ra ở các nước Pháp, Anh, Mỹ Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là chế độ độc quyền ruộng đất. Chế độ độc quyền ruộng đất đã ngăn cản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành, nếu không kể đến một số ít nông dân cá thể tự canh tác trên mảnh đất của họ, thì trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp chủ yếu: giai cấp địa chủ (người sở hữu ruộng); giai cấp các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng đất để kinh doanh) và giai cấp công nhân nông nghiệp làm thuê. 2. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa Chúng ta đều biết rằng, cũng như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng muốn kinh doanh trong nông nghiệp thì họ phải thuê ruộng đất của địa chủ. Vì vậy, ngoài lợi nhuận bình quân ra nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho người sở hữu ruộng dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa. Vậy địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Giữa địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến có điểm giống nhau và khác
  13. nhau: Sự giống nhau trước hết là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế; cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với những người lao động. Song hai loại địa tô trên khác nhau cả về lượng và chất. Về mặt lượng, địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lạm vào cả phần sản phẩm cần thiết. Còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Về mặt chất, địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó giai cấp địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân; còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa ba giai cấp: giai cấp địa chủ, giai cấp các nhà tư bản kinh doanh ruộng đất và giai cấp công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân thông qua tư bản hoạt động. Vấn đề đặt ra là: tại sao nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp lại có thể thu được phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân để trả cho chủ ruộng đất? Việc nghiên cứu địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối sẽ giải thích điều đó. 3. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa a) Địa tô chênh lệch Trong các phần trên chúng ta đã nghiên cứu và thấy rằng lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp chỉ là hiện tượng tạm thời, không ổn định, nó chỉ xuất hiện đối với nhà tư bản cá biệt nào có những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Trái lại, trong nông nghiệp thì khác, do ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, ruộng tốt, xấu khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta không tạo thêm được ruộng đất mà những ruộng đất tốt lại bị độc quyền kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa cho thuê hết nên buộc phải thuê ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi luôn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài, vì nó dựa trên tính chất cố định của ruộng đất và độ màu mỡ của đất đai. Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyển hoá thành địa tô chênh lệch. Về vấn đề giá cả trong nông nghiệp cũng có sự khác biệt với trong công nghiệp. Trong công nghiệp giá cả sản xuất là do điều kiện sản xuất trung bình quyết định; còn trong nông nghiệp, nếu như vậy thì nhà tư bản kinh doanh trên ruộng rất xấu không thu được lợi nhuận bình quân, và do đó họ sẽ chuyển sang kinh doanh nghề khác. Song, nếu chỉ kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thì sẽ không đủ nông sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Vì những lẽ trên mà trong nông nghiệp, giá cả nông sản do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quyết định. Vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu
  14. được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn; nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn liền với độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa. Đó là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch. Có hai loại địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt), gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông. Ví dụ: Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bình và tốt. Giả sử p' = 20% Giá cả sản xuất Giá cả sản xuất Loại TB Sản cá biệt chung Địa tô ruộng đầu p lượng Của tổng Của Của Của tổng chênh tư (tạ) sản phẩm 1 tạ 1 tạ sản phẩm lệch Tốt 100 20 6 120 20 30 180 60 T.bình 100 20 5 120 24 30 150 30 Xấu 100 20 4 120 30 30 120 0 Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi, gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông: Vị trí Giá cả sản Giá cả sản ruộng TB chi phí Sản xuất cá biệt xuất chung Địa tô đất so đầu tư vận p lượng Của Của Của Của chênh với nơi chuyển (tạ) tổng 1 tạ 1 tạ tổng lệch tiêu thụ sản sản phẩm phẩm Gần 100 0 20 5 120 24 25 125 5 Xa 100 5 20 5 125 25 25 125 0 Do nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi, nên anh ta sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí lưu thông. Nhưng khi bán hàng thì cùng bán một giá, nên người nào chi phí vận chuyển ít hơn, đương nhiên sẽ thu được một khoản lợi nhuận siêu ngạch so với những người phải chi phí vận chuyển nhiều hơn, do đó thu được địa tô chênh lệch. Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được nhờ thâm canh mà có. Thâm canh ruộng đất là đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác, nhằm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó; nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.
  15. Chừng nào mà còn thời hạn hợp đồng thuê ruộng thì nhà tư bản kinh doanh bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch này. Nhưng khi hết hạn hợp đồng, chủ ruộng sẽ tìm cách nâng cao mức địa tô để chiếm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch. Vì lẽ đó mà chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê trong một thời gian ngắn, còn nhà tư bản kinh doanh không muốn đầu tư vốn lớn để đầu tư cải tiến kỹ thuật, cải tạo đất đai, vì làm như vậy phải mất một thời gian dài mới thu hồi được số vốn lớn đã bỏ ra, rốt cuộc chủ ruộng sẽ là người hưởng những lợi ích do việc đầu tư đó đem lại. Vì vậy, trong thời hạn thuê ruộng, nhà tư bản kinh doanh tìm mọi cách tận dụng hết độ màu mỡ của đất đai để thu được lợi nhuận nhiều hơn. Đó là mục đích kinh doanh của họ. Điều này đã giúp chúng ta dễ dàng đi đến kết luận là trong điều kiện canh tác theo lối tư bản chủ nghĩa thì độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm sút. b) Địa tô tuyệt đối Địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất đó tốt hay xấu. Đây là loại tô thu trên tất cả mọi thứ ruộng đất. Chúng ta đều biết, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền tư hữu ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó được thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu hơn so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn trong công nghiệp. Điều này phản ánh một điều: nếu trình độ bóc lột ngang nhau, thì một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp nhiều giá trị thặng dư hơn trong công nghiệp. Ví dụ: Có hai nhà tư bản nông nghiệp và công nghiệp đều có số tư bản là 100, cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp là 4/1, cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp là 3/2. Giả sử m' = 100% thì sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là: Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120 Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140 Sự chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung làm hình thành địa tô tuyệt đối 140 - 120 = 20. Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã cản trở quá trình tự do di chuyển tư bản vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản việc hình thành lợi nhuận bình quân chung giữa công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, nông sản được bán theo giá thị trường và phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài mức lợi nhuận bình quân được giữ lại để nộp tô tuyệt đối cho địa chủ. Vậy, địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của
  16. nông phẩm. Cần lưu ý rằng không phải địa tô tuyệt đối chỉ bằng 20, vì nó còn phụ thuộc vào giá bán trên thị trường. Giữa địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối có sự giống nhau và khác nhau: Giống nhau: về thực chất, địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối đều là lợi nhuận siêu ngạch, nguồn gốc của chúng đều là một bộ phận giá trị thặng dư do lao động của công nhân làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra. Khác nhau: độc quyền kinh doanh ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch, còn độc quyền tư hữu ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Vì vậy nếu không còn chế độ tư hữu ruộng đất, không còn giai cấp địa chủ, thì địa tô này sẽ bị xoá bỏ, giá cả nông sản phẩm sẽ hạ xuống có lợi cho người tiêu dùng. c) Địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc quyền + Địa tô đất xây dựng: Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp. Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng: Thứ nhất, trong việc hình thành địa tô xây dựng, vị trí của đất đai là yếu tố quyết định, còn độ màu mỡ và trạng thái của đất đai không có ảnh hưởng lớn. Thứ hai, địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của dân số, do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố định sáp nhập vào ruộng đất ngày càng tăng lên. + Địa tô hầm mỏ: Đất hầm mỏ - đất có những khoáng sản khai thác cũng đem lại địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy. Địa tô hầm mỏ cũng hình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp. Đối với địa tô hầm mỏ, giá trị của khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng của khoáng sản, vị trí và điều kiện khai thác là những yếu tố quyết định. + Địa tô độc quyền: Địa tô luôn luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo nên giá cả độc quyền của nông sản. Tuy nhiên, có những loại đất có thể trồng những loại cây cho những sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao (như những vườn nho có thể cho những thứ rượu đặc biệt) hay có những khoáng sản đặc biệt có giá trị, thì địa tô của những đất đai đó sẽ rất cao, có thể xem đó là địa tô độc quyền. Nguồn gốc của địa tô độc quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ - người sở hữu những đất đai đó. 4. Giá cả ruộng đất Giá cả đất đai là địa tô tư bản hoá. Bởi đất đai đem lại địa tô, tức là đem lại một
  17. thu nhập ổn định bằng tiền, nên nó được xem như là một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất đem lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó phụ thuộc vào địa tô và tỷ suất lợi tức của ngân hàng. Thí dụ, một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD và tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng là 5%/năm thì giá cả mảnh đất đó là: 200 $ x 100 = 4000 $ 5 Vì với số tiền 4000 USD đó cho vay với lợi tức 5%/năm cũng thu được một lợi tức là 200 $, ngang với địa tô do bán đất đem lại trong một năm. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tỷ suất lợi tức càng có xu hướng giảm xuống, làm cho giá cả ruộng đất ngày càng tăng, độc lập cả với địa tô, hơn nữa, do quan hệ cung cầu về đất đai ngày càng căng thẳng, do chủ tư bản đầu tư vào đất đai ngày càng nhiều, làm cho địa tô tăng lên. Tất cả những điều đó đẩy giá cả đất đai lên cao hơn nữa. Chế độ tư hữu ruộng đất không chỉ tạo ra sự chiếm đoạt địa tô, chiếm đoạt sản phẩm lao động của người khác, làm giá cả nông sản cao lên, gây thiệt hại cho xã hội, đem lại sự giàu có cho một nhóm địa chủ là những kẻ sở hữu đất đai; mà chế độ tư hữu, việc mua- bán đất đai còn hạn chế tư bản đầu tư thâm canh, cản trở sự phát triển một nền nông nghiệp hợp lý, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai. Do vậy, vấn đề quốc hữu hoá ruộng đất cũng đã trở thành khẩu hiệu của chính bản thân cách mạng tư sản. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày sự khác biệt giữa chi phí sản xuất tư bản với chi phí thực tế và tư bản ứng trước; giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư; giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư. 2. Phân tích quá trình cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá trị thị trường. 3. Trình bày sự hình thành tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và sự chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất. 4. Phân tích bản chất của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp. 5. Phân tích đặc điểm của tư bản cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của lợi tức và tỷ suất lợi tức. 6. Phân tích bản chất và các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.
  18. Chương VIII Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước I- Chủ nghĩa tư bản độc quyền 1. Sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I. Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời Người nêu ra năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. - Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá chất mới như axít sunphuaric (H2SO4), thuốc nhuộm ; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay ; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn. - Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. - Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn. - Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập
  19. trung tư bản. - Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Từ những nguyên nhân trên, V.I. Lênin khẳng định: " tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"1. 2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát. - Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn. - Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.27, tr. 402.
  20. mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. - Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. - Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tờrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù. b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn. Các tổ chức độc quyền này tìm đến các ngân hàng lớn hơn thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời. - Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của nó vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính. V.I. Lênin nói: "tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng
  21. của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp"1. Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính. - Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là "công ty mẹ"); công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu" cũng bằng cách như thế Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất để thu được lợi nhuận độc quyền cao. - Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển. c) Xuất khẩu tư bản V.I. Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. - Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. - Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì: + Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước. + Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản. - Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và 1. Sđd, tr. 489.
  22. đầu tư gián tiếp. + Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn của công ty nước ngoài. + Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay. - Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước. + Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư bản viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệp định thương mại và đầu tư có lợi Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước đế quốc, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản. Về quân sự, viện trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình + Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực hiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia. Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn
  23. luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định thường xuyên. V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời"1. Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tờrớt quốc tế Cho đến năm 1934 đã có 350 cácten quốc tế lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị của toàn thế giới. đ) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn"1. Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Anh nhiều hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và bằng 7 lần của Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 và lần thứ hai 1939-1945. V.I. Lênin viết: "Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại nước chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và 1. Sđd, tr. 472. 1. Sđd, tr. 481.
  24. những thuộc địa, mà còn có nhiều nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao"2. Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đế quốc. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược. 3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền a) Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau: - Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống để đánh bại đối thủ. - Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật - Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tờrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn. b) Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư 2. Sđd, tr. 485.