Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế) - Phần 4

pdf 25 trang phuongnguyen 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế) - Phần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin_dung_cho_khoi_nganh_k.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế) - Phần 4

  1. các bộ phận tư bản để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động. a) Tư bản cố định Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng , tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần, mà chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Chính đặc điểm của loại tư bản này đã làm cho thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn thời gian một vòng tuần hoàn. b) Tư bản lưu động Tư bản lưu động là bộ phận tư bản được hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản sau khi hàng hoá sản xuất ra được bán xong. Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ , giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản xuất. Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất hàng hoá. Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng. Đối với tư bản cố định, trong quá trình hoạt động tất yếu bị hao mòn. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình: Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng hoặc do bị phá huỷ của tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định mất giá trị và giá trị sử dụng. Hao mòn vô hình là hao mòn do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học - công nghệ. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những máy móc, thiết bị được sản xuất ra có giá cả thấp hơn và có hiệu suất lớn hơn, làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần. Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên thương trường. Trong điều kiện đó, buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để khấu hao nhanh tư bản cố định. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế tạo sản phẩm, lợi dụng giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc giảm giá sản phẩm ở cuối chu kỳ của nó. Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn càng có lợi cho việc thu hồi giá trị tư bản cố định. Những yêu cầu đó không phải lúc nào cũng được thực hiện dễ dàng.
  2. Bởi vậy, các nhà tư bản, một mặt, tìm cách phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt, cùng với những máy móc thiết bị tương ứng để có thể tạo ra nhiều dạng sản phẩm hoặc những sản phẩm chuyên môn hoá theo các đơn đặt hàng khác nhau; mặt khác, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới tư bản cố định trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cạnh tranh gay gắt. Đồng thời, các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức lao động theo ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và chi phí cải thiện điều kiện lao động của người công nhân. Bằng cách đó nhằm thu hồi nhanh giá trị tài sản cố định đã sử dụng và góp phần rút ngắn khoảng cách lạc hậu về các thế hệ kỹ thuật và công nghệ. 3. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước a) Chu chuyển chung Chu chuyển chung có liên quan đến chu chuyển của tổng tư bản ứng trước. Nó là tốc độ chu chuyển trung bình của giá trị tư bản cố định và tư bản lưu động. Chu chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ chu chuyển của hai bộ phận tư bản nói trên. Tốc độ chu chuyển chung của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định và giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong năm chia cho giá trị của tổng tư bản ứng trước. Nếu gọi T là tốc độ chu chuyển chung của tổng tư bản ứng trước; gọi GCĐ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định trong năm; gọi GLĐ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong năm và gọi K là tổng tư bản ứng trước, ta có công thức tính sau đây: GC§ + GL§ T = (1) K Trong đó: - GCĐ = Giá trị tư bản cố định / Số năm sử dụng - GLĐ = Giá trị tư bản lưu động x Số vòng (lần) chu chuyển của nó trong năm. Thí dụ: Một xí nghiệp tư bản có tư bản ứng trước là 100.000$. Trong đó, tư bản cố định là 80.000$ được sử dụng trong 5 năm và tư bản lưu động là 20.000$, cứ 2 tháng chu chuyển 1 vòng, hay chu chuyển 6 vòng trong 1 năm. Theo công thức trên ta có: GCĐ = 80.000$ / 5 năm = 16.000$ và GLĐ = 20.000$ x 6 vòng = 120.000$ Thay vào (1) ta có: 16.000 + 120.000 T = = 1,36 vßng/n¨m 100.000 Thí dụ trên cho thấy tốc độ chu chuyển chung của tư bản ứng trước tỷ lệ thuận với tổng giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động, tỷ lệ nghịch
  3. với tổng tư bản ứng trước. b) Chu chuyển thực tế Chu chuyển thực tế nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian để giá trị tư bản cố định được khôi phục hoàn toàn, hay được chuyển hết giá trị vào giá trị của sản phẩm mới. Theo thí dụ trên, thì tốc độ chu chuyển thực tế của toàn bộ tư bản ứng trước 1 vòng là 5 năm. 4. Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản a) Tác dụng nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản. Trước hết, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm. Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm. Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm. Ta gọi tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm (M') là tỷ lệ tính bằng phần trăm giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm (M) với tư bản khả biến ứng trước (V). M m x n M' = x 100% = x 100% = m' . n V V Trong đó m là giá trị thặng dư tạo ra trong 1 vòng chu chuyển; (m/v) = m' là tỷ suất giá trị thặng dư thực tế, n là số vòng chu chuyển trong năm. b) Nhân tố và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản Từ công thức tốc độ chu chuyển tư bản cho thấy thời gian chu chuyển tư bản phụ thuộc vào độ dài hay ngắn của thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Nói cách khác, phụ thuộc vào những biện pháp phát huy các nhân tố thuận lợi và hạn chế nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của 1 vòng chu chuyển tư bản. Thời gian sản xuất dài hay ngắn ngoài sự phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất khác nhau, còn phụ thuộc vào trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ và sự ứng dụng vào quá trình sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tổ chức phân công lao động và trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất. Những tác động của cuộc cách
  4. mạng khoa học và công nghệ hiện đại và của nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử dụng những thành tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, cho phép tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học , từ đó đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tình hình thị trường (cung - cầu và giá cả ); khoảng cách từ sản xuất đến thị trường; trình độ phát triển của giao thông vận tải Mặc dù, sự tồn tại thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò rất quan trọng đối với thời gian sản xuất, song rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị và giá trị thặng dư hơn, nên làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản. Tóm lại, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các tư bản diễn ra khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản, các nhà tư bản thường tìm mọi biện pháp khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt không thuận lợi của những nhân tố nói trên để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản nhằm tăng cường bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày tuần hoàn tư bản và cho biết những điều kiện cần thiết để tuần hoàn tư bản vận động liên tục. 2. Hãy thông qua định nghĩa chu chuyển tư bản để làm rõ sự giống và khác nhau trong nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản. 3. Thế nào là thời gian của 1 vòng chu chuyển tư bản và cơ cấu của nó. Viết và phân tích công thức tính tốc độ chu chuyển tư bản. 4. Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Nêu các giải pháp khắc phục hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình tư bản cố định. 5. Trình bày chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước. Lấy ví dụ để minh hoạ. Tại sao chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước lại do thời gian tồn tại của tư bản cố định quyết định. 6. Phân tích những tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản. 7. Hãy thông qua những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản, anh (chị) cho biết cần có những biện pháp nào để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản.
  5. Chương VI Tái sản xuất tư bản xã hội I. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội 1. Những vấn đề chung của tái sản xuất tư bản xã hội a) Tổng sản phẩm xã hội Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai mặt: giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận: - Phần thứ nhất là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c), hay những giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí trong chu kỳ sản xuất. - Phần thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v), hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội đã tiêu hao. Khoản giá trị này ngang bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất. - Phần thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (m). Khoản giá trị này do lao động thặng dư của xã hội tạo nên. Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu hao được gọi là "giá trị cũ chuyển dịch". Giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư được gọi là bộ phận "giá trị mới". Như vậy, giá trị của tổng sản phẩm xã hội cũng như giá trị của một hàng hoá được phân giải thành: c + v + m. Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, sự phân chia này căn cứ vào tác dụng của sản phẩm do hình thức tự nhiên của nó quyết định. Ví dụ: sắt, thép chỉ có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất, bánh mì chỉ dùng để ăn. Như vậy, mỗi vật phẩm đều được dùng hoặc để tiêu dùng cho sản xuất (các tư liệu sản xuất) hoặc cho các cá nhân (các tư liệu tiêu dùng). Có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất vừa có thể tiêu dùng cho cá nhân, nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó. Cần phân biệt tổng sản phẩm xã hội với tài sản quốc dân. Nếu tổng sản phẩm xã hội chỉ được tính trong một năm thì tài sản quốc dân được tính bằng sự tích lũy nhiều năm cộng lại và được tính cả của cải vật chất lẫn của cải tinh thần. b) Hai khu vực của nền sản xuất xã hội Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác coi hai mặt giá
  6. trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội. Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổng hoà hành vi tái sản xuất của các doanh nghiệp cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Là hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được C.Mác phân chia thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, và do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực: Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất. Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng. Mỗi khu vực đó lại bao gồm rất nhiều ngành, và số lượng những ngành này ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũng rõ ràng, có thể một số ngành vừa thuộc khu vực I vừa thuộc khu vực II. Chẳng hạn ngành than vừa sản xuất để luyện thép vừa sản xuất để cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân; hay là ngành nông nghiệp, xét về mặt sản xuất ra lúa, gạo, thịt, sữa trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng của con người thì thuộc khu vực II, nhưng nếu xét về mặt sản xuất ra nguyên liệu, phục vụ cho công nghiệp chế biến, thì nó lại thuộc khu vực I. Mỗi một khu vực sản xuất xã hội trên đây còn có thể được chia thành các ngành nhỏ nữa. Chẳng hạn khu vực I được chia thành hai nhóm: - Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sản xuất. - Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. Khu vực II cũng được chia thành hai nhóm: - Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng cần thiết. - Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng xa xỉ. Trong mấy thập niên gần đây trên thế giới, do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng khu vực các ngành phi sản xuất vật chất - tức là các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nên có quan niệm cho rằng việc phát triển dịch vụ trong chủ nghĩa tư bản hiện đại dẫn đến hình thành ba khu vực: khu vực I - nông nghiệp, khu vực II - công nghiệp, khu vực III - các ngành dịch vụ. Từ đó cho rằng cách phân chia tổng sản phẩm xã hội thành hai khu vực đã lỗi thời. Cần thấy rằng tuy cùng sử dụng một thuật ngữ "khu vực", nhưng nội hàm có khác nhau, một bên lấy tiêu thức là mục đích sử dụng sản phẩm (đáp ứng nhu cầu sản xuất hay sinh hoạt), còn một bên lấy tiêu thức là nguồn gốc của sản phẩm hay cơ cấu phân ngành tạo ra sản phẩm. Có thể minh hoạ sự khác nhau và mối quan hệ giữa hai cách phân chia trên bằng sơ đồ sau:
  7. Ba khu vực theo cơ cấu ngành KTQD Nông Công Dịch nghiệp nghiệp vụ Hai khu vực tái sản xuất xã hội I Tư liệu sản xuất TLSX TLSX Phục vụ sx II Tư liệu tiêu dùng TLTD TLTD Phục vụ sh Mặc dù hoạt động dịch vụ vô cùng phong phú, đa dạng và có vai trò quan trọng nhưng chúng cũng hoặc là dịch vụ cho sản xuất hoặc là dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nếu là dịch vụ cho sản xuất thì nó thuộc khu vực I, nếu là dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân thì nó thuộc khu vực II. Như vậy, trong điều kiện hiện đại, quy mô và hình thức biểu hiện của mỗi khu vực trong sơ đồ của C.Mác được mở rộng, trở nên phong phú đa dạng, và việc phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực vẫn đúng, vẫn là cơ sở để phân tích tái sản xuất tư bản xã hội. c) Tư bản xã hội Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có cả tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng Nhưng ở đây nghiên cứu trừu tượng về tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C.Mác đã khẳng định tư bản công nghiệp vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể. d) Những giả định khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản cá biệt ta đã giả định rằng, các nhà tư bản luôn bán được và mua được các yếu tố cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng, tức là đã giả định cung = cầu. Trong vấn đề đó, ta bỏ qua vấn đề sản phẩm sẽ bán ở đâu và bán như thế nào; công nhân và nhà tư bản sẽ mua tư liệu tiêu dùng ở đâu, các nhà tư bản mua tư liệu sản xuất ở đâu? Bởi vì vấn đề này không có quan hệ gì đến sự phân tích đó. Nhưng khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, tình hình trở nên phức tạp hơn. Tư bản xã hội với tư cách là một thể thống nhất, có những khó khăn do việc tự tạo ra những điều kiện cho sự vận động của mình. Trong tái sản xuất tư bản xã hội thì hình thức vật chất của vật phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, vì muốn có quá trình tái sản xuất được đổi mới không ngừng, thì cần phải có những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng theo một tỷ lệ nhất định. Nói cách khác, nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội là nghiên cứu những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất phải được hoàn trả lại cả về mặt giá trị và hiện vật, tiêu dùng cá nhân của công nhân và nhà tư bản đều được thoả mãn, tức là quan hệ cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu về các bộ phận của tổng sản phẩm tư bản xã hội. Vì vậy, chúng ta lấy tư bản hàng hoá làm căn cứ xuất phát để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, vì chỉ có tư bản hàng hoá mới cho phép ta nhìn trên cả hai mặt: giá trị và hình thức vật chất của sản phẩm. Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác
  8. đã nêu ra 5 giả định sau đây: 1. Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần tuý, nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân. 2. Hàng hoá luôn được mua và bán theo đúng giá trị, giá cả phù hợp với giá trị. 3. Cấu tạo hữu cơ tư bản không đổi. 4. Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm. 5. Không xét đến ngoại thương. Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá việc tính toán, chứ không hề xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định rất khoa học. Chẳng hạn, C. Mác giả định trong nền sản xuất chỉ có sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó, chỉ có hai giai cấp tư sản và vô sản. Nhưng trong thực tế ngay cả những nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất, vẫn còn sản xuất hàng hoá nhỏ, thậm chí vẫn còn sản xuất tự cấp tự túc, còn các giai cấp, tầng lớp xã hội khác ngoài tư sản và vô sản. Song, với người sản xuất tự cấp tự túc, tự tái sản xuất là điều kiện sinh hoạt cho bản thân mình thì sản phẩm của họ không tham gia vào lưu thông nên không ảnh hưởng đến tái sản xuất tư bản xã hội. Sản phẩm của người sản xuất hàng hoá nhỏ tham gia vào lưu thông chung của xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu chung của xã hội, nhưng những sản phẩm ấy cũng hoặc là tư liệu sản xuất, hoặc là tư liệu tiêu dùng, tức là thuộc về hoặc khu vực I, hoặc khu vực II. Bởi vậy, việc trừu tượng hoá sản xuất hàng hoá nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả nghiên cứu. C.Mác giả định không có ngoại thương, nhưng thực tế chủ nghĩa tư bản không thể phát triển mà không có ngoại thương. Chính C.Mác cũng khẳng định không thể hình dung nổi chủ nghĩa tư bản mà không có ngoại thương. Khi phân tích việc thực hiện sản phẩm cụ thể, C.Mác đã nhấn mạnh cần phải có ngoại thương để xuất khẩu hàng hoá thừa và nhập hàng hoá thiếu nhằm tạo ra quan hệ tỷ lệ cân đối giữa cung và cầu. Song, để nghiên cứu quy luật tái sản xuất tư bản xã hội, cần giả định không có ngoại thương, vì nếu đưa yếu tố ngoại thương vào thì chỉ là phân tích tái sản xuất tư bản từ phạm vi một nước mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Do đó chỉ làm cho việc nghiên cứu trở nên phức tạp hơn, còn bản chất vấn đề thì không hề thay đổi. 2. Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn Để nghiên cứu điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, C.Mác đưa ra sơ đồ sau: Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 tồn tại dưới hình thức TLSX. Khu vực II: 2000c + 500v + 500m = 3000 tồn tại dưới hình thức TLTD. Tổng sản phẩm xã hội là 9000.
  9. Để cho sản xuất hàng năm có thể lặp lại với quy mô cũ thì toàn bộ sản phẩm của hai khu vực phải được tiến hành như sau: Trong khu vực I: - Bộ phận 4000c là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, nó được bù đắp bằng trao đổi trong nội bộ khu vực I, lấy trong 6000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu sản xuất. - Bộ phận II (v + m) = (1000v + 1000m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản. Về mặt hiện vật, hai bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất không thể trực tiếp tiêu dùng cá nhân nên được đem trao đổi với khu vực II để lấy tư liệu tiêu dùng. Trong khu vực II: - Bộ phận (500v + 500m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên được trao đổi trong nội bộ khu vực II, lấy từ 3000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu tiêu dùng. - 2000c là phần để khu vực II bù đắp tư liệu sản xuất đã hao phí. Về mặt hiện vật, bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên phải đem trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu sản xuất. Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực có thể biểu diễn như sau: I (1000v + 1000m) = II (2000c) Với việc thực hiện trao đổi trên, sản xuất năm sau sẽ được phục hồi và diễn ra theo quy mô cũ. Như vậy, các điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn của tư bản xã hội là: Điều kiện thứ nhất: I (v + m) = II c Cung của khu vực I về những tư liệu sản xuất mới tạo ra (ngoài phần để tự bù đắp cầu về tư liệu sản xuất của khu vực I) phải bằng cầu về tư liệu sản xuất của khu vực II; đồng thời cung về tư liệu tiêu dùng của khu vực II (trừ phần để tiêu dùng cho nội bộ khu vực II) phải bằng cầu về tư liệu tiêu dùng của công nhân và nhà tư bản ở khu vực I. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng của hai khu vực trong nền kinh tế. Sự thực hiện này là điều kiện cần thiết để tái sản xuất theo quy mô cũ. Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) = I c + II c Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất của cả hai khu vực. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất trong xã hội. Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) = I (v + m) + II (v + m).
  10. Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng cả hai khu vực của nền kinh tế. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu tiêu dùng trong xã hội. 3. Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng với nhu cầu của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải sản xuất ra lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cho cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện của tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội, C. Mác đưa ra sơ đồ sau: I: 4000 c + 1000 v + 1000 m = 6000 (tư liệu sản xuất). II: 1500 c + 750 v + 750 m = 3000 (tư liệu tiêu dùng). Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định nhất đối với tái sản xuất mở rộng, nên điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là: Điều kiện thứ nhất: I (v + m) > II c I (1000 v + 1000 m) > II (1500 c) Giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của khu vực II đã tiêu dùng. Giả sử: khu vực I dành 1/2 m (= 500) cho tích lũy để mở rộng sản xuất và nếu cấu tạo hữu cơ không thay đổi là 4/1 thì 500 sẽ chia thành 400 c và 100 v phụ thêm, 400 c phụ thêm tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất nên được trao đổi trong nội bộ khu vực I. Còn 100 v phụ thêm tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất nên phải được trao đổi với khu vực II. Như vậy, khu vực I phải trao đổi với khu vực II tất cả là: 1000 v + 100 v phụ thêm + 500 m (tiêu dùng cá nhân nhà tư bản) = 1600. Số giá trị tư liệu sản xuất mà khu vực I có thể cung cấp cho khu vực II (1600) đã vượt quá quy mô tư liệu sản xuất của khu vực II (1500) là 100 đã tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng ở khu vực II. ở khu vực II tư bản phụ thêm sẽ là 100 c + 50 v (cấu tạo hữu cơ vẫn không thay đổi là 2/1) lấy ở giá trị thặng dư. Cơ cấu mới của hai khu vực là: I : (4000 + 400) c + (1000 + 100) v + 500 m = 6000 (tư liệu sản xuất).
  11. II: (1500 + 100) c + (750 + 50) v + 600 m = 3000 (tư liệu tiêu dùng). Gọi m1 là bộ phận giá trị thặng dư để tiêu dùng cho các nhà tư bản, ∆c là bộ phận tư bản bất biến phụ thêm. ∆v là bộ phận tư bản khả biến phụ thêm, có thể thấy qua quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai khu vực của nền kinh tế được thực hiện như sau: I (v + ∆v + m1) = II (c + ∆c). I (1000 v + 100 v + 500 m) = II (1500 c + 100 c) Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) > I c + II c Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng của cả hai khu vực. Có như vậy, cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới có tư liệu sản xuất phụ thêm để mở rộng sản xuất. Thực hiện qua trao đổi: I (c + v + m) = Ic + I∆c + IIc + II ∆c I (4000 c + 1000 v + 1000 m) = I (4000 c) + I (400 ∆c) + II (1500 c + II (100 ∆c). Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất để thay thế tư liệu sản xuất đã hao mòn và phụ thêm cho tái sản xuất mở rộng. Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) < I (v + m) + II (v + m). Toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực II. Có như vậy mới có thể dành một phần thu nhập quốc dân để mở rộng sản xuất. Thực hiện qua lưu thông: II (c + v + m) = I (v + ∆v + m1) + II (v + ∆v + m1) II (1500 c + 750 v + 750 m) = I (1000 v + 100 ∆v + 500 m1) + II (750 v + 50 v + 600 m). Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng của xã hội, bao gồm tư liệu tiêu dùng cho công nhân và nhà tư bản cộng với tư liệu tiêu dùng cho bộ phận sức lao động phụ thêm ở cả hai khu vực. Thực chất của vấn đề nghiên cứu điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của tư bản xã hội là nghiên cứu sự trao đổi giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội, tìm ra phương trình trao đổi giữa hai khu vực đó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu vấn đề này, C.Mác đã không tính đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản, mặc dù Mác là người đầu tiên phát hiện ra quy luật đó. V.I.Lênin đã áp dụng lý luận của C.Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật. V.I.Lênin đã chú ý đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Trong cả hai khu vực, cấu tạo hữu cơ của tư bản
  12. đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ khu vực I tăng nhanh hơn khu vực II. Căn cứ vào thực tế đó và phân tích sự phát triển của tư bản xã hội trong nhiều năm, cuối cùng Lênin đã nêu lên một biểu so sánh về sự tăng lên của các bộ phận khác nhau của tổng sản phẩm xã hội và kết luận: "Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng". Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ. II- Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản 1. Thu nhập quốc dân Thu nhập quốc dân là bộ phận còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi bù đắp những tư liệu sản xuất đã sử dụng, là những giá trị mới do lao động xã hội tạo ra trong một năm. Về mặt giá trị, thu nhập quốc dân gồm toàn bộ giá trị mới do lao động tạo ra trong một năm, tức là bộ phận v + m trong tổng sản phẩm xã hội. Về mặt hiện vật, thu nhập quốc dân cũng bao gồm tư liệu tiêu dùng và một phần tư liệu sản xuất dùng để mở rộng sản xuất. Hai nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân là số lượng lao động và tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng năng suất lao động là nhân tố quyết định nhất. Có hai phạm trù nói về thu nhập quốc dân: thu nhập quốc dân sản xuất và thu nhập quốc dân sử dụng. Thu nhập quốc dân sản xuất là số thu nhập được sản xuất ra trong nước đó. Thu nhập quốc dân sử dụng bằng thu nhập quốc dân sản xuất cộng với tài sản được chuyển vào trong nước (vay nợ, được trả nợ, thanh toán do xuất siêu và các tài khoản vãng lai, lợi nhuận của những tài sản đầu tư ở nước ngoài, vốn tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước ) trừ đi những tài sản được chuyển ra nước ngoài (trả nợ, cho vay, thanh toán nhập siêu, đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận của tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước về nước họ). Trong đó, thu nhập quốc dân sử dụng chính là cơ sở quyết định quỹ tích lũy và tiêu dùng của xã hội. 2. Phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản Quan hệ phân phối của mỗi xã hội do quan hệ sản xuất của xã hội đó quyết định. Phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản trước hết là phân phối giữa những người, những yếu tố tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập quốc dân. Phân phối đó diễn ra trong quan hệ giữa tư bản với lao động làm thuê, trong quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa những tập đoàn tư bản.
  13. Quá trình phân phối thu nhập quốc dân chia thành phân phối lần đầu và phân phối lại. Thu nhập quốc dân được phân phối lần đầu giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội tư sản: một bên là giai cấp tư sản và địa chủ, còn một bên là giai cấp công nhân. Kết quả phân phối lần đầu là giai cấp công nhân nhận được tiền công, còn giai cấp tư sản và địa chủ thì chia nhau giá trị thặng dư: nhà tư bản công nghiệp thu được lợi nhuận công nghiệp, nhà tư bản thương nghiệp thu được lợi nhuận thương nghiệp, nhà tư bản cho vay thu được lợi tức, địa chủ thu được địa tô. Như vậy, là trong quá trình phân phối lần đầu, thu nhập quốc dân được chia thành tiền công, lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân được tiến hành thông qua nhà nước tư sản. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước tư sản là thuế, công trái nhà nước tư sản dùng những món tiền huy động được để nuôi bộ máy chính quyền và những người phục vụ: chi tiêu về quân sự, chạy đua vũ trang Ngày nay, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những quan hệ mới trong phân phối thu nhập quốc dân. Đó là sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp gia đình với các hình thức phân phối tương ứng với nó. Sự phát triển rộng rãi của những công ty cổ phần với sự tham gia mua cổ phiếu của những người lao động làm cho thu nhập của một bộ phận người lao động ngoài tiền công là thu nhập chủ yếu, còn có lợi tức cổ phần. Đặc biệt phần phân phối thu nhập quốc dân qua ngân sách nhà nước thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của nhà nước, thu nhập và đời sống của người lao động, của nhiều tầng lớp xã hội có được nâng lên. Tuy nhiên, do trình độ tích tụ và tập trung sản xuất hình thành nên những tập đoàn tư bản khổng lồ, những tổ chức độc quyền quốc gia và quốc tế, trong điều kiện năng suất lao động rất cao do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đem lại và do tính chất của nhà nước tư sản, quan hệ bóc lột không chỉ diễn ra trong nước, mà còn ở các nước khác, các tổ chức tư bản độc quyền đã thu được những khối lượng lợi nhuận khổng lồ. Trong xã hội tư bản, khoảng cách về thu nhập, về tài sản giữa người lao động với các nhà tư bản ngày càng lớn. III- Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản 1. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản Nếu như trong sản xuất hàng hoá giản đơn, với sự phát triển chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị những cuộc khủng hoảng làm gián đoạn một cách chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Khi khủng hoảng nổ ra hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị
  14. trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là "thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hoá đang bị phá huỷ thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau: - Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội. - Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá. - Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê. Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc khủng hoảng đầu tiên mang tính chất thế giới tư bản chủ nghĩa nổ ra vào năm 1847. 2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, cứ khoảng từ 8 đến 12 năm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. - Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. ở giai đoạn này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội. - Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái đình trệ, không còn tiếp tục đi xuống nữa nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hoá được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn sống sót tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn lợi trong tình trạng hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế. - Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng
  15. lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên. - Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài hơn khủng hoảng trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, trong nông nghiệp vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sống duy nhất của họ là tạo ra nông phẩm hàng hoá trên đất canh tác của mình, vì vậy họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi, nhưng có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế. Sự can thiệp này mặc dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt. 3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, giá cả giảm xuống, thương mại bị thu hẹp, nhiều ngân hàng không hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ thấp. Hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ bị vỡ nợ, phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã làm giảm 1/3 sản lượng công nghiệp, 2/3 mậu dịch quốc tế trong hơn 50 nước. Nước Mỹ đã phá huỷ 92 lò nấu sắt, phá đi 10,4 triệu mẫu Anh cây bông, huỷ 6,46 triệu con lợn. Braxin phá huỷ 22 triệu bao cà phê. Đan Mạch phá huỷ 117.000 con gia súc. Trong khi một khối lượng của cải khổng lồ như vậy bị tiêu huỷ thì hàng triệu người lao động lại lâm vào cảnh bần cùng đói khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê bị mất việc làm. Lợi dụng tình trạng thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian lao động. Không những công nhân ở chính quốc bị bóc lột, mà nhân dân ở các nước thuộc địa, phụ thuộc cũng chịu chung cảnh ngộ. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với vô sản; giữa tư bản với các dân tộc thuộc địa càng thêm sâu sắc. Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là tổng sản phẩm xã hội, tư bản xã hội và thực hiện tổng sản phẩm xã
  16. hội? 2. Trình bày điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội. 3. Phân tích quá trình phân phối thu nhập quốc dân dưới chủ nghĩa tư bản, qua đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. 4. Phân tích nguyên nhân, tính định kỳ và hậu quả của khủng hoảng kinh tế. 5. C.Mác vận dụng phương pháp trừu tượng hoá để trình bày quy luật thực hiện của tái sản xuất tư bản xã hội như thế nào? 6. Các kết luận rút ra khi nghiên cứu điều kiện thực hiện của tái sản xuất tư bản xã hội có ý nghĩa thế nào trong quản lý kinh tế?
  17. Chương VII Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Giá trị thặng dư là một phạm trù nói lên bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đời sống thực tế của xã hội tư bản, giá trị thặng dư chuyển hoá và biểu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô tư bản chủ nghĩa. Trong chương này, chúng ta nghiên cứu những hình thức biểu hiện cụ thể đó của giá trị thặng dư, đồng thời khẳng định các quy luật vận động của chúng trong điều kiện tự do cạnh tranh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. I- Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất 1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hoá, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m). Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí tạo ra giá trị hàng hoá. Ký hiệu giá trị hàng hoá: W = c + v + m. Song, đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu bằng k (k = c + v). Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá. Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hoá (W = c + v + m) sẽ chuyển thành W = k + m. Như vậy, giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá: (c + v) < (c + v + m) Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi
  18. phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước. Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (c1) là 1200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động (c2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu (c2) là 300 và tiền công (v) là 180). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì: Chi phí sản xuất là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ. Tư bản ứng trước là: 1200 + 480 đơn vị tiền tệ. Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước và chi phí tư bản luôn bằng nhau và cùng ký hiệu là k (k = c + v). Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hoá. C.Mác viết: phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hoá, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hoá: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư. b) Lợi nhuận Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức: W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p (hay giá trị hàng hoá bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận).
  19. Vấn đề đặt ra là giữa p và m có gì khác nhau? Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán với giá cả đúng giá trị thì m = p; m và p giống nhau ở chỗ chúng đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê. Về mặt chất: thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư. C.Mác viết: "Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá"1. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là: Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xoá nhoà sự khác nhau giữa c và v, nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng sức lao động, bây giờ lại trở thành con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hoá với giá cả bằng giá trị của nó thì khi đó m = p; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó m p. Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không nhất trí về lượng giữa m và p, nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. c) Tỷ suất lợi nhuận Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p' ta có: m p p' = x 100 % = x 100% c + v k Lợi nhuận là hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận 1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.25, phần I, tr.74.
  20. cũng là sự chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng giữa m' và p' lại có sự khác nhau cả về lượng và chất. Về mặt lượng: p' luôn luôn nhỏ hơn m', vì: m m p' = x 100 % , còn m' = x 100 % c + v v Về mặt chất: m' phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Còn p' không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản. d) Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận Sự thèm khát lợi nhuận của các nhà tư bản là không có giới hạn. Mức tỷ suất lợi nhuận cao bao nhiêu cũng không thoả mãn được lòng tham vô đáy của chúng. Nhưng mức tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà tư bản, mà phụ thuộc vào những nhân tố khách quan sau đây: - Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Ví dụ: + Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là: 800 c + 200 v + 200 m, thì m' = 100% và p'= 20%. + Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là: 800 c + 200 v + 400 m, thì m' = 200% và p' = 40%. Do đó, tất cả những thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư, cũng chính là những thủ đoạn nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận. - Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Ví dụ: + Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 7/3 thì : W = 70c + 30v + 30m và p' = 30% + Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 8/2 thì: W = 80c +20v + 20m và p' = 20%. Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng, thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng
  21. có thể tăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất lợi nhuận. - Tốc độ chu chuyển của tư bản: + Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm càng tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng. Ví dụ: + Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20m, thì p' = 20%. - Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + (20 + 20)m, thì p' = 40%. Vậy tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. - Tiết kiệm tư bản bất biến Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Vì theo công thức: m p' = x 100 % c + v Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p' càng lớn. Vì vậy, trong thực tế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất; kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động; thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá. Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sử dụng khai thác một cách triệt để, để thu tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Song, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, mà tỷ suất lợi nhuận thu được lại khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hình thành lợi nhuận bình quân. 2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế hàng hoá, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực.
  22. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hoá. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hoá giảm xuống. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân ) khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường. Theo C. Mác, "một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này"1. 3. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. 1. Sđd, tr. 271.
  23. Ví dụ: Ngành Chi phí m' (%) Khối lượng P' (%) sản xuất sản xuất (m) Cơ khí 80 c + 20 v 100 20 20 Dệt 70 c + 30 v 100 30 30 Da 60 c + 40 v 100 40 40 Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lòng, đứng yên ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong ví dụ trên, các nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm của ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đó giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống. Ngược lại, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi (cung thấp hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung (hàng hoá) lớn hơn cầu (hàng hoá) thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu (hàng hoá) lớn hơn cung (hàng hoá) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là ()P' . Nếu ký hiệu p' là tỷ suất lợi nhuận bình quân thì: ∑ m p' = x 100% ∑+ (c v) Theo ví dụ trên thì: 90 P' == x 100% 30% 300 C.Mác viết: Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng thành tỷ số lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình
  24. quân. Vậy, lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào những ngành khác nhau, ký hiệu là P . p = p' x k Theo ví dụ trên thì: P = 30% x 100 = 30. Sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận chỉ được thực hiện khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến một trình độ nhất định. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân P'và lợi nhuận bình quân P' không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn. 4. Sự chuyển hoá của giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân (giá cả sx = k + P ). Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác. Trước đây, khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị hàng hoá. Giờ đây, giá cả hàng hoá sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành giá cả sản xuất và giá trị hàng hoá có thể không bằng nhau, nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hoá. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có thể tóm tắt ở bảng sau đây: Chênh lệch Giá cả SX Ngành sản Tư bản Tư bản m với m' Giá trị giữa giá cả P' (%) của hàng xuất bất biến khả biến = 100% hàng hoá sản xuất và hoá giá trị Cơ khí 80 20 20 120 30 130 + 10 Dệt 70 30 30 130 30 130 0
  25. Da 60 40 40 140 30 130 - 10 Tổng số 210 90 90 390 390 0 Thực chất hoạt động của quy luật giá cả sản xuất là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. II- Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp 1. Tư bản thương nghiệp a) Thương nghiệp và vai trò của thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp xuất hiện trước tư bản công nghiệp, đó là thương nghiệp cổ xưa. Điều kiện xuất hiện và tồn tại của tư bản thương nghiệp cổ xưa là lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ. Đặc điểm hoạt động của thương nghiệp cổ xưa là "mua rẻ bán đắt", là "kết quả của việc ăn cắp và lừa đảo". Những người trọng thương luôn cho rằng, lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, coi thương nghiệp là sự lừa gạt như chiến tranh vậy. Họ cho rằng, "không một người nào thu được lợi mà lại không làm thiệt kẻ khác". Thương nghiệp cổ xưa tách rời quá trình sản xuất và chiếm địa vị thống trị trao đổi hàng hoá, do đó nó là khâu nối liền các ngành, các vùng, các nước với nhau, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nô lệ, phong kiến, tập trung nhanh tiền tệ vào một số ít người, đẩy nhanh quá trình tích lũy nguyên thuỷ của tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. b) Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản Khi việc thực hiện chức năng chuyển hoá H' - T' của tư bản, do sự phân công lao động xã hội, được chuyển thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản nào đó, thì tư bản kinh doanh hàng hoá (tư bản thương nghiệp hiện đại) xuất hiện. Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Hàng hoá sau khi ở tay nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang tay nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã bán xong hàng hoá. Đứng về mặt xã hội mà xét thì nhà tư bản công nghiệp phải bán một lần nữa thì mới xong (vì hàng hoá còn phải lưu thông đến tay người tiêu dùng). Nhưng khâu này giờ đây do nhà tư bản thương nghiệp đảm nhiệm. Do đó, tư bản thương nghiệp chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất, không có khâu này thì quá trình sản xuất không thể tiến hành bình thường được. Sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì việc tách rời này là cần thiết, bởi vì: Một là, sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp