Giáo trình Kế toán Thương mại - Dịch vụ

docx 176 trang phuongnguyen 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán Thương mại - Dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_trinh_ke_toan_thuong_mai_dich_vu.docx

Nội dung text: Giáo trình Kế toán Thương mại - Dịch vụ

  1. Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội Khoa kế toán Giáo trình kế toán thương mại - dịch vụ Dành cho SV học 6 ĐVHT Hà Nội 2011 Mục lục
  2. Trang Chương 1: Kế toán lưu chuyển hàng hoá 8 1.1. Kế toán mua hàng 8 1.1.1. Tổng quan về mua hàng và kế toán mua hàng 8 1.1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng 8 1.1.1.2. Thời điểm xác định hàng mua và các phương thức mua 8 hàng 1.1.1.3. Xác định trị giá hàng mua 9 1.1.1.4. Phương thức thanh toán hàng mua 9 1.1.1.5. Nhiệm vụ kế toán mua hàng 10 1.1.2. Kế toán mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 1.1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng 10 1.1.2.2. Tài khoản sử dụng 11 1.1.2.3. Sổ kế toán sử dụng 12 1.1.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 13 (DN tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ) 1.1.2.5. Phương pháp kế toán nghiệp vụ mua hàng đối với các 18 doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 1.1.3. Kế toán mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23 1.1.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng 23 1.1.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 25 1.2. Kế toán bán hàng 28 1.2.1. Tổng quan về bán hàng và kế toán bán hàng 28 1.2.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng 28
  3. 1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 31 1.2.1.3. Chứng từ kế toán sử dụng 31 1.2.1.4. Tài khoản kế toán sử dụng 31 1.2.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 35 theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.2.2.1. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực 35 tiếp 1.2.2.2. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng 38 1.2.2.3. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao 40 hàng trực tiếp 1.2.2.4. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán 40 1.2.2.5. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh 41 toán 1.2.2.6. Kế toán bán lẻ hàng hoá 41 1.2.2.7. Kế toán bán hàng trả góp 43 1.2.2.8. Kế toán bán hàng đại lý 44 1.2.2.9. Kế toán bán hàng nội bộ 46 1.2.2.10. Kế toán các trường hợp bán hàng khác 49 1.2.3. Phương pháp kế toán bán hàng theo phương pháp kiểm kê 51 định kỳ 1.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng 51 1.2.3.2. Kế toán trị giá mua thực tế của hàng hoá đã bán 50 1.2.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng trong các DNTM 52 Chương 2: kế toán xuất - nhập khẩu 60 2.1. Tổng quan về xuất - nhập khẩu 60 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất - nhập 60
  4. khẩu 2.1.2. Các phương thức xuất - nhập khẩu 61 2.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động 61 kinh doanh ngoại thương 2.1.4. Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất - nhập khẩu 63 2.2. Kế toán nhập khẩu hàng hoá 64 2.2.1. Những vấn đề chung về nhập khẩu hàng hoá 64 2.2.1.1. Nội dung, phạm vi và thời điểm xác định hàng nhập khẩu 64 2.2.1.2. Phương pháp xác định trị giá thực tế của hàng nhập khẩu 65 2.2.2. Phương pháp kế toán nhập khẩu hàng hoá trực tiếp theo 66 phương pháp kê khai thường xuyên 2.2.2.1. Hạch toán ban đầu 66 2.2.2.2. Tài khoản và phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ 67 yếu 2.2.3. Kế toán nhập khẩu uỷ thác theo phương pháp kê khai 72 thường xuyên 2.2.3.1. Những vấn đề chung về nhập khẩu uỷ thác 72 2.2.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 73 2.3. Kế toán xuất khẩu hàng hoá 81 2.3.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá 81 2.3.1.1. Thời điểm xác định hàng hoá xuất khẩu 81 2.3.1.2. Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu 82 2.3.2. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp theo phương pháp kê 82 khai thường xuyên 2.3.2.1. Chứng từ hạch toán ban đầu 82 2.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 83 2.3.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 83
  5. 2.3.3. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác theo phương pháp kê 85 khai thường xuyên 2.3.3.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu uỷ thác 85 2.3.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 86 Chương 3: đặc điểm kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác định kết quả của các doanh nghiệp dịch vụ 90 3.1. Đặc điểm kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác 90 định kết quả của các doanh nghiệp dịch vụ vận tải 3.1.1. Đặc điểm của hoạt động vận tải 90 3.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 91 3.1.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí vận tải 91 3.1.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 91 3.1.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất vận tải 92 3.1.3. Kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải 100 3.1.3.1. Đối tượng tính giá thành vận tải 100 3.1.3.2. Phương pháp tính giá thành vận tải 100 3.1.4. Kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động vận tải 101 3.1.4.1. Kế toán doanh thu vận tải 101 3.1.4.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động vận tải 102 3.2. Đặc điểm kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác 103 định kết quả của dịch vụ bưu điện 3.2.1. Đặc điểm kinh doanh bưu điện 103 3.2.2. Kế toán chi phí kinh doanh 104 3.2.2.1. Nội dung chi phí kinh doanh 104 3.2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp 105
  6. chi phí 3.2.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng 105 3.2.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 108 3.2.3. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Bưu 111 điện 3.2.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng 112 3.2.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 115 3.3. Đặc điểm kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác 120 định kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch 3.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch 120 3.3.2. Đặc điểm kế toán chi phí 120 3.3.2.1. Nội dung, phân loại chi phí kinh doanh du lịch 120 3.3.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp 121 3.3.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng 122 3.3.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm du lịch 123 3.3.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm du lịch 123 3.3.3.2. Phương pháp tính giá thành 123 3.3.4. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh du lịch 124 Chương 4: đặc điểm kế toán của Công ty quản lý quĩ đầu tư chứng 126 khoán 4.1. Tổng quan về kế toán của Công ty quản lý quĩ đầu tư 126 chứng khoán 4.2. Kế toán chứng khoán kinh doanh và các khoản phải 126 thu 4.2.1. Tài khoản sử dụng 126 4.2.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 129
  7. 4.3. Kế toán đầu tư chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư 130 chứng khoán 4.3.1. Tài khoản sử dụng 130 4.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 131 4.4. Kế toán các khoản phải trả về giao dịch chứng khoán 131 4.5. Kế toán quĩ dự trữ, lợi nhuận tích luỹ và cổ phiếu quĩ 132 4.5.1. Tài khoản sử dụng 132 4.5.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 132 4.6. Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh 133 doanh của Công ty quản lý quĩ đầu tư chứng khoán 4.6.1. Kế toán chi phí kinh doanh 133 4.6.1.1. Tài khoản sử dụng 133 4.6.1.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 135 4.6.2. Kế toán doanh thu 138 4.6.2.1. Tài khoản sử dụng 138 4.6.2.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 140 4.6.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 145 4.6.3.1. Tài khoản sử dụng 145 4.6.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 145 4.7. Sổ kế toán và báo cáo tài chính 145 4.7.1. Sổ kế toán 145 4.7.2. Báo cáo tài chính 145 Phụ lục 147
  8. Chương 1 Kế toán lưu chuyển hàng hoá Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến tiêu dùng thông qua mua và bán, trong đó mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình lưu chuyền hàng hoá. Do vậy tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá phải bắt đầu tư kế toán mua hàng. 1.1. Kế toán mua hàng. 1.1.1. Tổng quan về mua hàng và kế toán mua hàng. 1.1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng. Thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền hàng giữa người mua và người bán sẽ được thực hiện. Cũng qua quá trình mua hàng, vốn của doanh nghiệp được chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá - Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho người bán. Đối với các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau: - Phải thông qua một phương thức mua - bán và thanh toán tiền hàng nhất định; - Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hoặc một loại hoá khác (hàng đổi hàng), hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho người bán. - Hàng mua vào nhằm mục đích để bán. Ngoài ra, hàng mua về vừa dùng vào cho hoạt động kinh doanh, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưa phân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua. 1.1.1.2. Thời điểm xác định hàng mua và các phương thức mua hàng Thời điểm được xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành theo qui định hiện hành là: - Đơn vị đã nhận được hàng hoá từ nhà cung cấp;
  9. - Đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua có khác nhau: - Trường hợp mua hàng theo phương thức trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thánh thủ tục chứng từ giao nhận thanh toán cho người bán. - Trường hợp mua hàng theo phương thức chuyển hàng, hàng hoá được xác định là hàng mua khi bên mua đã nhận được hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán. Việc xác định đúng thời điểm hàng mua nó bảo đảm cho việc ghi chép chỉ tiêu hàng mua một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Xác định trị giá hàng mua Xác định trị giá hàng mua là việc xác định trị giá ghi sổ của hàng hoá mua vào. Theo quy định, hàng hoá được phản ánh trên sổ kế toán theo trị giá thực tế (giá gốc) và được xác định theo công thức: Các khoản Giảm giá hàng Chi phí phát Trị giá thực tế Trị giá thuế không mua, chiết khấu sinh trong quá (giá gốc) của = mua của + - + được hoàn thương mại trình mua hàng mua hàng hoá lại được thưởng hàng Ngoài ra trong trường hợp hàng mua vào trước khi bán ra cần phải sơ chế, phân loại, chọn lọc, đóng gói, thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó cũng được hạch toán vào trị giá thực tế của hàng mua. 1.1.1.4. Phương thức thanh toán hàng mua. Việc thanh toán hàng mua được thực hiện theo các phương thức và hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm giữa hai đơn vị. Thông thường việc thanh toán tiền hàng được thực hiện theo hai phương thức: Phương thức thanh toán trực tiếp và phương thức thanh toán trả chậm. - Phương thức thanh toán trực tiếp:
  10. Theo phương thức này, sau khi nhận được hàng, doanh nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, hay thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng) - Phương thức thanh toán trả chậm: Theo phương thức này, người mua trả ngay một phần tiền hàng, số còn lại sẽ trả dần theo định kì và phải chịu lãi cho số hàng trả chậm. 1.1.1.5. Nhiệm vụ kế toán mua hàng Để thực hiện tốt chức năng của mình, kế toán mua hàng cần thực hiện nhứng nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tính toán, ghi chép và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình mua hàng về số lượng, chủng loại, quy cách, chất lượng, giá cả và thời điểm mua hàng. - Kiểm tra, giám sát tình hình mua hàng theo từng nguồn hàng và theo từng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, tình hình thanh toán với nhà cung cấp. - Cung cấp thông tin kịp thời tình hình mua hàng và thanh toán tiền hàng để làm căn cứ cho quyết định cần thiết của quản lý. 1.1.2. Kế toán mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá theo từng loại vào các tài khoản tương ứng trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng hàng hoá nhập, xuất và tồn kho theo từng loại. 1.1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng: Để kế toán hàng mua, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Hoá đơn giá trị gia tăng (do bên bán lập): Khi doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ được người bán cung cấp hoá đơn giá trị gia tăng (liên 2). - Hoá đơn bán hàng (do bên bán lập): Khi doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sẽ được bên bán cung cấp hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2).
  11. - Hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản (do cán bộ nghiệp vụ - người mua hàng lập): trong ttrường hợp mua hàng ở thị trường tự do hay mua trực tiếp tại các hộ sản xuất, cán bộ thu mua phải lập Hoá đơn thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ, hải sản theo qui định. Khi vận chuyển hàng hoá, phải có lệnh điều động nội bộ của cơ sở kinh doanh kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Phiếu nhập kho; - Biên bản kiểm nhận hàng hoá; - Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng - v.v 1.1.2.2. Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu như sau: TK 156 "Hàng hoá" TK 151 "Hàng mua đang đi trên đường" và các TK khác có liên quan. * Tài khoản 156 "Hàng hoá": Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của hàng hoá, bao gồm hàng hoá tại các kho hàng, quầy hàng. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau: Bên Nợ phản ánh: - Trị giá mua vào của hàng hoá nhập kho - Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh. - Trị giá hàng hoá thuê ngoài gia công, chế biến hoàn thành nhập kho. - Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại nhập kho. - Trị giá hàng hoá phát hiện thừa qua kiểm kê. Bên Có phản ánh: - Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho. - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất trong kỳ. - Các khoản bớt giá, giảm giá
  12. - Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê. Số dư Bên Nợ: - Trị giá mua thực tế của hàng tồn kho (bao gồm cả chi phí thu mua). Tài khoản 156 có hai tài khoản cấp 2: - TK1561 "Giá mua hàng hoá". - TK 1562 "Chi phí thu mua hàng hoá". * Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường": Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của hàng hoá, vật tư mua vào đã xác định là hàng mua nhưng chưa được nhập kho, bàn giao cho các bộ phận khác trong kì. Kết cấu cơ bản của tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường" như sau: Bên Nợ: phản ánh tri giá hàng hoá, vật tư đang đi đường cuối kỳ Bên Có: phản ánh trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường các kỳ trước về nhập kho hoặc chuyển bán thẳng đã bàn giao kỳ này - Trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường cuối kỳ. Ngoài các tài khoản nói trên, kế toán mua hàng còn sử dụng các tài khoản có liên quan như TK 111, 112, 331, 133 1.1.2.3. Sổ kế toán sử dụng Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng mà kế toán sử dụng hệ thống sổ kế toán để ghi chép tình hình mua hàng: - Theo hình thức kế toán nhật ký chung: Nghiệp vụ mua hàng được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi vào Sổ Cái các tài khoản 156 "Hàng hoá", 151 "Hàng mua đang đi đường", v.v , đồng thời ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng các sổ nhật ký chuyên dùng thì nghiệp vụ mua hàng sẽ được phản ánh vào sổ nhật ký chuyên dùng, như nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền. Định kỳ, kế toán tổng hợp số liệu trên sổ nhật ký chuyên dùng để ghi vào Sổ Cái các tài khoản liên quan.
  13. + Trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, nghiệp vụ mua hàng được phản ánh qua các sổ sau đây: + Bảng kê số 8 "Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng hoá; + Nhật ký chứng từ số 6: phản ánh hàng mua đang đi trên đường; + Nhật ký chứng từ số 5: phản ánh tình hình thanh toán với người bán; + Các nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 4 : ghi Có các tài khoản 111, 112, 311 , phản ánh số tiền thanh toán. + Các số, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.v.v 1.1.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. * Khi mua hàng về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): giá mua hàng hoá (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111, 112, 141, 331 Trường hợp mua hàng có bao bì đi kèm tình giá riêng, khi nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153 (chi tiết bao bì) trị giá bao bì kèm theo có tính giá riêng. Có TK 111,112, 311, 331 (ghi giá bao bì kèm theo đã trả hay còn phải trả cho người bán). Trường hợp bao bì kèm theo phải trả lại cho người bán, trị giá bao bì kèm theo hàng hoá kế toán ghi: Nợ TK 002 (ghi đơn) đồng thời phản ánh số tiền ký cược về trị giá bao bì kèm theo, theo yêu cầu của người bán: Nợ TK 144: số tiền kí cược ngắn hạn. Có TK 111,112,311: số tiền đã kí cược. Khi người bán chuyển hàng đến cho doanh nghiệp, hàng được nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): giá mua hàng hoá nhập kho. Nợ TK 153 (chi tiết bao bì): Trị giá bao bì thực nhập Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT
  14. Có TK 331: tổng giá thanh toán của hàng hoá và bao bì kèm theo đã nhận nhưng chưa trả người bán Khi mua hàng có phát sinh chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi , kế toán ghi: Nợ TK 156 (1562): chi phí thu mua (chưa có thuế GTGT). Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 311, 331. Trường hợp mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về, căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK 151: Trị giá mua của hàng đang đi đường (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 111, 112, 311, 331 : tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường. Khi hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay gửi bán thẳng, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): giá trị hàng mua đi đường kỳ trước nhập kho. Nợ TK 157: giá trị hàng mua đi đường kỳ trước gửi bán kỳ này. Nợ TK 632: giá trị hàng mua đi đường kỳ trước bàn giao trực tiếp cho khách hàng kỳ này. Có TK: 151: giá trị hàng mua đi đường kỳ trước đã kiểm nhận trong kỳ này. Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng chưa có hoá đơn, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính (bao gồm thuế GTGT): Nợ TK 156 (1561): giá tam tính của hàng hoá nhập kho. Có TK 331: phải trả người bán. Khi có hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn): + Nếu giá hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi bổ sung phần chênh lệch theo định khoản:
  15. Nợ TK 156 (1561): phần chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho (chưa kể thuế GTGT). Nợ TK 133 (1331): số thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: (chi tiết cho người bán) + Nếu giá hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính, kế toán ghi đỏ phần chênh lẹch theo định khoản: Nợ TK 156 (1561): phần chênh lệch giữa giá tạm tính lớn hơn giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho (chưa kể thuế GTGT). Nợ TK 133 (1331): số thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: (chi tiết cho người bán) Trường hợp mua hàng khi nhập kho phát hiện thiếu hàng, kế toán chỉ ghi hàng hoá theo trị giá hàng thực nhập, số hàng thiếu, tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà kế toán ghi sổ cho phù hợp: +Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1562): giá trị hàng thiếu trong định mức hao hụt. Nợ TK 133 (1331): số thuế GTGT được khấu trừ tương ứng của số hàng thiếu. Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán của số hàng thiếu trong định mức. + Nếu hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm nhận, đơn vị thông báo cho bên bán biết. Trong khi chờ xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1381): trị giá mua của số hàng thiếu. Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT đầu vào tương ứng với số hàng thiếu. Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán của số hàng thiếu. Khi nhận quyết định xử lý số hàng thiếu, kế toán ghi: Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu. Nợ TK 156 (1561): người bán giao tiếp số thiếu Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu. Nếu người bán không còn hàng, kế toán ghi giảm số tiền phải trả:
  16. Nợ TK: 331: ghi giảm số tiền phải trả người bán. Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu Có TK 133 (1331): thuế GTGT của số hàng thiếu. Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388), 334: cá nhân phải bồi thường. Có TK 133 (1331): thuế GTGT của số hàng thiếu. Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu. Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân, kế toán ghi. Nợ TK liên quan (632, 811), số thiếu không rõ nguyên nhân. Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu. Có TK 133 (1331): thuế GTGT của số hàng thiếu (nếu không được khấu trừ). Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn, về nguyên tắc, khi phát hiện thừa, phải làm văn bản báo cho các bên liên quan biết để cùng xử lý. Về mặt kế toán, ghi như sau: * Nếu nhập kho toàn bộ số hàng, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): giá mua toàn bộ số hàng (chưa thuế GTGT). Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng tính theo số hoá đơn. Có TK 331: trị giá thanh toán theo hoá đơn. Có TK 338 (3381): trị giá số hàng thừa chưa có thuế. Khi xử lý số thừa, căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán ghi: - Nếu trả lại cho người bán: Nợ TK 338 (3381): trị giá hàng thừa đã xử lý). Có TK 156 (1561): xuất kho trả lại số thừa cho người bán. - Nếu đồng ý mua tiếp số thừa: Nợ TK 338 (3381): trị giá hàng thừa (giá chưa có thuế GTGT). Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT tương ứng với số hàng thừa. Có TK 331: tổng giá thanh toán số hàng thừa. - Nếu thừa không rõ nguyên nhân, kế toán ghi tăng thu nhập khác:
  17. Nợ TK 338 (3381): trị giá hàng thừa (giá chưa có thuế GTGT). Có TK 711: số thừa không rõ nguyên nhân. Ngoài cách ghi trên, trị giá hàng thừa ghi ở tài khoản 338 (3381) có thể ghi nhận theo tổng giá thanh toán (Cả thuế GTGT đầu vào). Khi xử lý, kế toán sẽ căn cứ vào quyết định để ghi sổ cho phù hợp. * Nếu nhập kho theo số hoá đơn, kế toán ghi nhận số thực nhập theo hoá đơn như trường hợp hàng hoá nhập kho ở trên, số thừa coi như giữ hộ người bán và ghi: Nợ TK 002 Khi xử lý số thừa, ghi: Có TK 002. Đồng thời, căn cứ cách xử lý cụ thể hạch toán như sau: - Nếu đồng ý mua tiếp số thừa, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng thừa (giá chưa thuế GTGT). Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng của số hàng thừa. Có TK 331: tổng giá thanh toán số hàng thừa. - Nếu thừa không rõ nguyên nhân, kế toán ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng thừa (giá chưa có thuế GTGT). Có TK 711: số thừa không rõ nguyên nhân. * Trong trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại khi mua hàng hay được hưởng khoản giảm giá do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách, hoặc trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331, 111, 112, 138 (1388): tổng giá thanh toán của hàng mua trả lại hoặc khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng trừ vào số tiền còn nợ chủ hàng (nếu chưa thanh toán tiền hàng) hay được người bán trả lại bằng tiền hoặc phải thu (nếu đã thanh toán tiền hàng); Có TK 156 (1561): giá mua của hàng trả lại hay khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng. Có TK 133 (1331): thuế GTGT tương ứng với số hàng mua trả lại hoặc giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng. * Trường hợp hàng mua chuyển bán thẳng không qua kho, kế toán ghi:
  18. Nợ TK 157: giá mua hàng chuyển thẳng đi bán hay ký gửi, đại lý. Nợ TK 632: giá mua hàng giao bán trực tiếp cho khách hàng (giao tay ba). Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331, 311 : tổng giá thanh toán của hàng chuyển thẳng. Trị giá bao bì đi kèm hàng hoá tính giá riêng (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388): trị giá bao bì kèm theo hàng hoá. Có TK 111, 112, 331, 311 : trị giá bao bì kèm theo hàng chuyển thẳng. * Khi thanh toán tiền mua hàng: + Nếu không được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 331: số tiền đã thanh toán cho người bán. Có TK 111, 112, 311 + Nếu thanh toán trước thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, số chiết khấu thanh toán được trừ vào số tiền phải trả và ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 331: ghi giảm số tiền phải trả cho người bán. Có TK 515: số chiết khấu thanh toán được hưởng. * Trường hợp, số chiết khấu thanh toán được hưởng, người bán đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 138 (1381): số chiết khấu thanh toán được người bán chấp nhận nhưng chưa trả. Có TK 515: số chiết khấu thanh toán được hưởng. 1.1.2.5. Phương pháp kế toán nghiệp vụ mua hàng đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong các doanh nghiệp này về nguyên tắc cũng tương tự như các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác là trong giá thực tế của hàng hoá mua đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào. Cụ thể:
  19. * Khi mua hàng về nhập kho , kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): tổng giá thanh toán của hàng nhập kho. Có TK 111, 112, 311, 331, 141 * Trường hợp mua hàng có bao bì đi kèm tính giá riêng, khi nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153 (chi tiết bao bì): Trị giá bao bì kèm theo có tính giá riêng. Có TK 111, 112, 112, 311, 331 : trị giá bao bì kèm theo đã trả hay còn phải trả cho người bán. * Trường hợp bao bì kèm theo phải trả lại cho người bán, trị giá bao bì đi kèm theo hàng hoá, kế toán ghi đơn, đồng thời phản ánh số tiền ký cược về trị giá bao bì theo yêu cầu của người bán: Nợ TK 144: số tiền ký cược ngắn hạn. Có TK 111, 112, 311 : số tiền đã đem đi ký cược theo yêu cầu của bên bán. * Nếu doanh nghiệp trả trước tiền mua hàng cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331: số tiền trả trước cho người bán. Có TK 111, 112, 311 * Khi người bán chuyển hàng đến, hàng được nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): trị giá mua hàng hoá thực nhập. Nợ TK 153 (153): trị giá bao bì thực nhập. Có TK 331: tổng trị giá thanh toán của hàng hoá và bao bì kèm theo đã nhận trong kỳ này. * Khi mua hàng, phát sinh các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi , kế toán ghi: Nợ TK 156 (1562): ghi phí thu mua. Có TK 111, 112, 311. Trường hợp mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về, căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK 151: giá trị hàng mua đang đi đường.
  20. Có TK 111, 112, 311, 331 : tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường. Khi hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay gửi bán thẳng, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): giá trị hàng mua đi đường kỳ trước nhập kho. Nợ TK 157: giá trị hàng mua đi đường kỳ trước gửi bán kỳ này. Nợ TK 632: giá trị hàng mua đi đường kỳ trước bàn giao trực tiếp cho khách hàng kỳ này. Có TK 151: giá trị hàng mua đi đường kỳ trước đã kiểm nhận trong kỳ này. Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng chưa có hoá đơn, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính: Nợ TK 156 (1561): giá tạm tính của hàng hoá nhập kho. Có TK 331: phải trả người bán. Khi có hoá đơn, kế toán phải điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn): + Nếu giá hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi bổ sung phần chênh lệch: Nợ TK 156 (1561): phần chênh lệch giữa tổng giá tạm tính nhỏ hơn tổng giá thanh toán thực tế của hàng hoá thu mua nhập kho. Có TK 331: ghi bổ sung phần chênh lệch. + Nếu giá ghi trên hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính, kế toán ghi đỏ phần chênh lệch: Nợ TK 156 (1561): phần chênh lệch giữa tổng giá thanh toán tạm tính lớn hơn tổng giá thanh toán thực tế của hàng hoá nhập kho. Có TK 331: phần chênh lệch giữa tổng giá thanh toán tạm tính lớn hơn tổng giá thanh toán thực tế phải trả người bán. * Trường hợp khi nhập kho phát hiện thiếu hàng, kế toán chỉ ghi theo trị giá hàng thực nhập, số hàng thiếu, tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà kế toán ghi sổ cho phù hợp: + Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1562): tổng giá thanh toán của hàng hoá thiếu trong định mức hao hụt.
  21. Có TK 111,112,311, 331 : tổng giá thanh toán của số hàng thiếu trong định mức. + Nếu hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm nhận đơn vị thông số cho bên bán biết. Trong khi chờ xử lý, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 138 (1381); tổng giá thanh toán của số hàng thiếu. Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thành thanh toán của số hàng thiếu. * Khi nhận quyết định xử lý số hàng thiếu, tuỳ thuộc vào quyết định xử lí, kế toán ghi sổ cho phù hợp. Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): người bán giao tiếp số thiếu. Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu. Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388), 334: cá nhân phải bồi thường. Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 632, 811: số thiếu không rõ nguyên nhân Có TK 138 (1381): xử lý số thiếu Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn, đơn vị phải làm văn bản báo cho các bên liên quan biết để cùng xử lý. Về mặt kế toán, tuỳ trường hợp cụ thể, kế toán ghi sổ cho phù hợp. * Nếu nhập toàn bộ số hàng, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): tổng giá thanh toán của toàn bộ số hàng. Có TK 331: trị giá thanh toán theo hoá đơn. Có TK 338 (3388): trị giá số hàng thừa. Khi xử lý số thừa, căn cứ vào quyết toán xử lý: * Nếu trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3381): trị giá hàng thừa đã xử lý.
  22. Có TK 156 (1561): xuất kho trả lại số thừa cho người bán. - Nếu đồng ý mua tiếp số thừa: Nợ TK 338 (3381): trị giá hàng thừa Có TK 331: tổng giá thanh toán số hàng thừa. - Nếu số thừa không rõ nguyên nhân, kế toán ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 338 (3381): trị giá hàng thừa Có TK 711: số thừa không rõ nguyên nhân. * Nếu nhập theo số hoá đơn: Ghi nhận số thực nhập theo hoá đơn như trường hợp hàng hoá nhập kho ở trên, số thừa coi như giữ hộ người bán và kế toán ghi: Nợ TK 002 Khi xử lý số thừa, kế toán ghi: Có TK 002 đồng thời căn cứ vào cách xử lý cụ thể mà ghi sổ cho phù hợp: - Nếu đồng ý mua tiếp số thừa, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng thừa. Có TK 331: tổng giá thanh toán số hàng thừa. - Nếu thừa không rõ nguyên nhân, kế toán ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng thừa. Có TK 711: số thừa không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại khi mua hàng hay được hưởng khoản giảm giá do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách, không đảm bảo như hợp đồng hoặc xuất trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331, 111, 112, 138(8) : tổng giá thanh toán của hàng mua trả được lại hoặc được khoản giảm giá hoặc chiết khấu thương mại được hưởng trừ vào số tiền còn nợ chủ hàng (nếu chưa thanh toán tiền hàng) hay được người bán tra lại bằng tiền hoặc phải thu (nếu đã thanh toán tiền hàng).
  23. Có TK 156 (1561): giá mua của hàng trả lại hay khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng. * Trường hợp hàng mua được chuyển bán thẳng không qua kho, kế toán ghi: Nợ TK 157: giá mua hàng chuyển thẳng đi bán hay ký gửi, đại lý. Nợ TK 632: giá mua hàng giao bán trực tiếp cho khách hàng (giao tay ba). Có TK 111, 112, 331, 311 : tổng giá thanh toán của hàng chuyển thẳng. * Trị giá bao bì đi kèm hàng hoá tính giá riêng (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388): trị giá bao bì kèm theo hàng hoá. Có TK 111, 112, 331, 311 : trị giá bao bì kèm theo hàng chuyển thẳng. Khi thanh toán tiền mua hàng: + Nếu không được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 331: số tiền đã thanh toán cho người bán. Có TK 111, 112, 113, 311): số tiền đã trả. + Nếu thanh toán công nợ trong thời hạn được hưởng chiết khấu, số chiết khấu thanh toán được hưởng được trừ vào số tiền phải trả và ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 331: ghi giảm số tiền phải trả cho người bán. Có TK 515: số chiết khấu thanh toán được hưởng Có TK 111, 112, 113, 311: số tiền đã trả. * Trường hợp sau khi đã thanh toán tiền hàng, số chiết khấu thanh toán được hưởng: Nợ TK liên quan TK 111, 112, 138(8): số chiết khấu đã nhận hay còn phải thu. Có TK 515: số chiết khấu thanh toán được hưởng. + Nếu thanh toán bằng hàng, trước hết kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng trao đổi: Nợ TK 331: tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi. Có TK 511: doanh thu của số hàng đem đi trao đổi theo giá bán của hàng tương đương (tổng giá thanh toán).
  24. * Đồng thời phản ánh trị giá mua hàng của hàng hoá xuất kho trao đổi: Nợ TK 632: trị giá mua của hàng hoá xuất kho trao đổi. Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho. Và cuối cùng kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng hoá nhận về: Nợ TK 156 (1561): trị giá toàn bộ số hàng nhận về. Có TK 331: tổng giá thanh toán của hàng nhận về. 1.1.3. Kế toán mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh trị giá gốc (giá thực tế) tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính trị giá gốc (giá thực tế) của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá vốn thực Trị giá vốn Trị giá vốn Trị giá vốn thực tế tế của vật tư, thực tế của thực tế của = + của hàng hoá, vật tư - hàng hoá xuất hàng hoá vật tư hàng hoá, vật tư tăng thêm trong kỳ trong kỳ còn lại đầu kỳ còn lại cuối kỳ 1.1.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng: Theo phương pháp này, kế toán sử dụng các tài khoản sau đây: * Tài khoản 611 "mua hàng" (tài khoản cấp 2: 6112 - Mua hàng hoá): Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá vật tư mua vào và tăng thêm do các nguyên nhân khác trong kỳ. Tài khoản 611 (6112) "Mua hàng hoá" có kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh: - Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ đầu kỳ (tồn kho, tồn quầy, gửi bán, ký gửi, đại lý, hàng mua đang đi đường). - Trị giá hàng hoá thu mua và các khoản tăng trong kỳ. Bên Có: Phản ánh: - Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ (tồn kho, tồn quầy, ký gửi, đại lý, gửi bán, hàng mua đang đi đường).
  25. - Trị giá hàng mua trả lại hay giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng trong kỳ. - Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ. TK 611 (6112) được mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng tại từng kho, từng quầy tùy theo trình độ cán bộ kế toán và yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý và cuối kì không có số dư. * Tài khoản 156 "Hàng hoá": phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá tồn kho, tồn quầy và có kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy đầu kỳ. Dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy. Tài khoản 156 có thể mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng hoá tại từng kho, từng quầy. * Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường": phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đang đi đường và có kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng mua đang đi đường cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ. Dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng mua đang đi đường. Tài khoản 151 có thể mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng hoá, * Tài khoản 157 "Hàng gửi bán": phản ánh trị giá thực tế (giá vốn) hàng hoá đang gửi bán, ký gửi, đại lý. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 157 như sau: Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá đang gửi bán, ký gửi, đại lý cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá đang gửi bán, ký gửi, đại lý đầu kỳ. Dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá đang gửi bán, ký gửi, đại lý. Tài khoản 157 có thể mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng hoá,
  26. Ngoài các tài khoản nói trên, kế toán còn sử dụng một số các tài khoản có liên quan, như 111, 112, 331, 311, 138 Các tài khoản này có nội dung phản ánh tương tự như trong các doanh nghiệp vận dụng phương pháp kê khai thường xuyên. 1.1.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. * Đầu kỳ, kế toán kết chuyển trị giá hàng hoá còn lại, chưa tiêu thụ, hàng mua đang đi trên đường: - Kết chuyển trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá tồn kho, tồn quầy: Nợ TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng ). Có TK 156 (chi tiết đối tượng ) - Kết chuyển trị giá thực tế (giá gốc) hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý: Nợ TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng ). Có TK 157 (chi tiết đối tượng). - Kết chuyển trị giá thực tế (giá gốc) hàng mua đang đi đường: Nợ TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng ). Có TK 151 (chi tiết đối tượng) * Trong kỳ, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình nhập, xuất, tăng, giảm hàng hoá, kế toán ghi như sau: + Phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hoá tăng thêm trong kỳ: Nợ TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng) trị giá mua (chưa kế thuế giá trị gia tăng - nếu mua ngoài) hoặc giá thoả thuận (nếu nhận cấp phát, tặng thưởng, nhận vốn góp liên doanh ). Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu mua ngoài). Có TK 111, 112, 331, 311, 711, : tổng giá thanh toán của hàng hoá (nếu mua ngoài) hay giá thoả thuận (nếu tăng do các nguyên nhân khác). + Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng): Chi phí thu mua. Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu mua ngoài). Có TK 111, 112, 331, 311, 338, : tổng chi phí thu mua thực tế phát sinh.
  27. + Trường hợp hàng mua trả lại hoặc được giảm giá hàng mua hay chiết khấu thương mại được hưởng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 331, 138(8) : tổng giá thanh toán của hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua được hưởng. Có TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng): giá mua của hàng trả lại hay giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại. Có TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng tương ứng. + Trị giá mua của hàng bán bị trả lại trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 611 (6112): nếu kiểm nhận, nhập kho hay đang gửi tại kho người mua. Nợ TK 111, 112, 138(1) : nếu chờ xử lý, đã thu bằng tiền, Có TK 632: trị giá mua thực tế của hàng bán bị trả lại. * Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ, kế toán ghi: - Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy: Nợ TK 156 (chi tiết đối tượng ). Có TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng ). - Kết chuyển trị giá hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý: Nợ TK 157 (chi tiết đối tượng ). Có TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng). - Kết chuyển trị giá hàng mua đang đi đường: Nợ TK 151 (chi tiết đối tượng ). Có TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng). - Kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ: Nợ TK 632: giá thực tế (giá gốc) hàng hoá xuất trong kỳ. Có TK 611 (6112 - Chi tiết đối tượng): giá thực tế Ví dụ:
  28. Giả định tại Công ty thương mại X kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong quí II/N có số liệu tài liệu như sau (ĐV: 1000đ). 1. Ngày 2/4, mua 1 lô hàng của Công ty Y theo giá mua chưa thuế: 400.000; thuế GTGT 10%. Tiền mua hàng chưa trả cho người bán. Số hàng mua đơn vị đã: bán ngay cho Công ty A tại địa điểm nhận hàng 1/8 lô hàng, theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 66.000. Tiền mua hàng chưa trả cho người bán. - Gửi bán thẳng cho Công ty B 1/8 lô hàng theo giá chưa thuế: 60.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. - Công ty X chuyển về nhập kho 1/2 lô hàng, trị giá thực tế nhập kho theo giá chưa kể thuế giá trị gia tăng là 195.000; số hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân. - Số hàng còn lại, Công ty X đang nhờ bên bán giữ hộ (cuối tháng chưa chuyển về nhập kho). 2. Ngày 10/4, Công ty X phát hiện nguyên nhân lô hàng thiếu của lô hàng nhập kho ngày 2/4 là do lỗi của cán bộ nghiệp vụ nên quyết định bắt bồi thường theo giá thanh toán của số hàng thiếu đó. 3. Ngày 20/4, khi xuất hàng để bán, Công ty X phát hiện trong lô hàng nhập kho ngày 2/4 có một số hàng trị giá 25.000 (chưa kể thuế GTGT 10%) kém chất lượng. Tuỳ thuộc vào mức độ kém chất lượng của lô hàng, Công ty X quyết định: - Trả lại cho người bán số hàng trị giá 15.000 (số hàng này đơn vị đang bảo quản hộ người bán). - Số hàng kém chất lượng còn lại, Công ty X yêu cầu bên bán giảm giá 50%, bên bán đã đồng ý. 4. Ngày 4/5, Công ty X chuyển số hàng nhờ bên bán giữ hộ về nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt là 550 (gồm cả thuế GTGT 10%). 5. Ngày 10/5, Công ty X thanh toán tiền mua hàng cho người bán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng (đã nhận giấy báo Nợ) sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau (1.000 đồng):
  29. 1a) Nợ TK 131 (CT A): 66.000 3a) Nợ TK 331 (CT Y): 16.500 Có TK 511: 60.000 Có TK 156 (1561): 15.000 Có TK 333(1) (33311): 6.000 Có TK 133 (1331): 1.500 1b) Nợ TK 632: 50.000 3c) Nợ TK 331 (CT Y): 5.500 Nợ TK 133 (1331): 5.000 Có TK 156 (1561): 5.000 Có TK 331 (CT Y): 55.000 Có TK 133 (1331): 500 1c) Nợ TK 157: 50.000 3d) Kế toán phản ánh hàng mua đang đi Nợ TK 133 (1331): 5.000 trên đường Có TK 331 (CT Y): 55.000 Nợ TK 151: 100.000 1d) Nợ TK 156 (1561): 195.000 Nợ TK 133 (1331): 10.000 Nợ TK 138 (1381): 5.000 Có TK 331 (CT Y): 110.000 Nợ TK 133 (1331): 20.000 4a) Nợ TK 156 (1561): 100.000 Có TK 331 (CT Y): 220.000 Có TK 151: 100.000 Hàng nhờ giữ hộ (ngày 2/4 kế toán chưa 4b) Nợ TK 156 (1562): 500 phản ánh mà lưu chứng từ vào lập hồ sơ Nợ TK 133 (1331): 50 riêng - chứng từ chưa ghi sổ). Có TK 111: 550 2) Nợ TK 138 (1388): 5.500 5) Nợ TK 331 (CT Y): 428.000 Có TK 138 (1381): 5.000 Có TK 112: 413.820 Có TK 133 (1331): 500 Có TK 515: 4.180 3a) Nợ TK 002: 16.500 1.2. Kế toán bán hàng 1.2.1 Tổng quan về bán hàng và kế toán bán hàng 1.2.1.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng Nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm cơ bản như sau: - Về đối tượng phục vụ: đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp thương mại là người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân, tập thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh. - Về phương thức bán: Doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau, như bán buôn, bán lẻ hàng hoá.Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện duới nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp; chuyển hàng
  30. Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hoá thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn). Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức: Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng. * Phương thức bán buôn qua kho: bán buôn qua kho là phương thức bán mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức: Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp và theo hình thức chuyển hàng. + Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá và giao trực tiếp cho đại diện bên mua. + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy đinh trong hợp đồng. * Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp và theo hình thức chuyển hàng. + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hinh thức giao tay ba): theo hình thức này, sau khi mua hàng, doanh nghiệp giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này nó lại chia ra: Có tham gia thanh toán và không tham gia thanh toán. Trường hợp có tham gia thanh toán: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được hoà thuận. - Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng không tham gia thanh toán: Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ là người trung gian và được hưởng hoa hồng.
  31. * Phương thức bán lẻ hàng hoá: đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế v.v Phương thức bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: + Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, mỗi quầy hàng có một nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy hàng có một nhân viên viết hoá đơn và thu tiền của khách. + Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. + Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá và mang đến nơi thanh toán tiền hàng; + Hình thức bán trả góp: theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi do trả chậm. + Hình thức bán hàng tự động: bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua. * Phương thức bán hàng qua đại lý bán hay ký gửi hàng hoá. Đây là phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Trong doanh nghiệp thương mại, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Cụ thể: - Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ. - Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán.
  32. - Bán lẻ hàng hoá: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng. - Bán hàng đại lý, ký gửi: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đã bán được. 1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng Kế toán bán hàng có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Tính toán, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. - Kiểm tra giám sát việc thanh toán và quản lý tiền hàng, theo dõi chi tiết số nợ theo từng khách hàng, lô hàng. - Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng theo các chỉ tiêu nêu trên để phục vụ việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Chứng từ kế toán sử dụng Tuỳ theo phương thức và hình thức bán hàng, kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ sau đây: - Hoá đơn GTGT hay Hoá đơn bán hàng; - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; - Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý; - Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (kí gửi); - Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày; - Hoá đơn bán lẻ (sử dụng cho máy tính tiền). - Các chứng từ khác có liên quan. 1.2.1.4. Tài khoản kế toán sử dụng Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán sử dụng các tài khoản sau đây:
  33. + Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ": tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế cùng các khoản giảm trừ doanh thu. - Kết cấu cơ bản của tài khoản như sau: Bên Nợ phản ánh: - Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp. - Kết chuyển doạnh thu thuần để xác định kết quả bán hàng. Bên Có: Phản ánh tổng số doanh thu phát sinh trong kỳ. - Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5111 "Doanh thu bán hàng hoá": tài khoản này được sử dụng chủ yếu trong các DN kinh doanh thương mại. - Tài khoản 5112 "Doanh thu bán các thành phẩm": tài khoản này được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất, như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, v.v - Tài khoản 5113 "Doanh thu cung cấp dịch vụ": tài khoản này được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như du lịch, vận tải, bưu điện, dịch vụ văn hoá, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ may đo, dịch vụ sửa chữa v.v Tài khoản 5114 "Doanh thu trợ cấp, trợ giá": tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản mà Nhà nước trợ cấp, trợ giá cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Khi phản ánh doanh thu bán hàng ở Bên Có tài khoản 511, cần phân biệt theo từng trường hợp sau: - Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu bán hàng ghi theo giá bán chưa có thuế. - Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng ghi theo giá thanh toán với người mua, gồm cả thuế. + Tài khoản 512 "Doanh thu nội bộ": tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu do bán hàng hoá,dịch vụ trong nội bộ,giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hoặc Tổng Công ty
  34. Nội dung phản ánh của tài khoản 512tương tự như tài khoản 511 đã được đề cập đến ở trên. Tài khoản 512 cuối kỳ không có số dư và gồm 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5121 "Doanh thu bán hàng hoá". - Tài khoản 5122 "Doanh thu bán hàng các thành phẩm". - Tài khoản 5123 "Doanh thu cung cấp dịch vụ". + Tài khoản 531 "Hàng hoá bị trả lại": tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế Kết cấu cơ bản của tài khoản 531 như sau: Bên Nợ: phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại. Bên Có: kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại để giảm trừ doanh thu bán hàng. Tài khoản 531 cuối kỳ không có dư. + Tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán": tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng do hàng bị kém phẩm chất, không phù hợp về thị hiếu, quy cách. Kết cấu cơ bản của tài khoản 532 như sau: Bên Nợ: Phản ánh khoản giảm giá cho người mua. Bên Có: Kết chuyển khoản giảm giá để xác định doanh thu thuần. Tài khoản 532 không có số dư. + Tài khoản 521 "Chiết khấu thương mại": Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng theo thoả thuận do họ mua với số lượng lớn. - Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh các khoản chiết khấu thương mại cho người mua. Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần. Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư và có 3 kiểu tài khoản cấp 2. - 5211 "Chiết khấu hàng hoá; - 5212 "Chiết khấu thành phẩm";
  35. - 5213 "Chiết khấu dịch vụ"; + Tài khoản 157 "Hàng gửi bán": tài khoản này dùng để phản ánh trị giá mua của hàng hoá chuyển bán, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa xác định là tiêu thụ. Tài khoản 157 được mở chi tiết theo từng loại hàng hoá, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau. * Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Bên Nợ: - Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hoá đã chuyển bán hoặc giao cho bên thuê nhận đại lý, ký gửi. - Giá thành thực tế dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế hàng hoá chuyển bán, gửi đại lý, ký gửi và giá thành dịch vụ được xác nhận là tiêu thụ để xác định giá vốn - Trị giá mua thực tế hàng bán bị trả lại. Số dư Bên Nợ: Phản ánh trị giá mua thực tế hàng hoá đã gửi đi chưa được xác định là tiêu thụ. * Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Bên Nợ: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đầu kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đầu kỳ. Dư Nợ: phản ánh trị giá mua của hàng gửi bán chưa tiêu thụ. + Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán": dùng để xác định trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 có kết cấu cơ bản như sau: Bên Nợ phản ánh: - Trị giá mua của hàng hoá, giá thành thực tế của dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ. - Chi phí mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ. Bên Có phản ánh:
  36. - Trị giá mua của hàng hoá đã bán bị người mua trả lại. - Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ. - Cuối kì TK 632 không có số dư và có thể mở chi tiết cho từng mặt hàng dịch vụ. * Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Bên Nợ: phản ánh trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá bán trong kỳ. Ngoài các tài khoản trên, kế toán bán hàng còn sử dụng một số các tài khoản khác có liên quan, như tài khoản 131,111,112,156,138,333,v.v 1.2.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.2.1. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng hoá và thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ, kế toán hạch toán như sau: * Kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán và ghi: Nợ TK 111,112, 131: Chi tiết cho từng người mua (theo tổng giá thanh toán). Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. * Đồng thời kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng xuất bán và ghi: Nợ TK 632: Trị giá mua thực tế của hàng bán. Có TK 156 (1561): trị giá mua thực tế của hàng bán. Đối với số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp về hàng đã bán (nếu có), kế toán ghi. Nợ TK 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng. Có TK 333 (3332, 3333): số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. - Trong trường hợp bên mua được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền hàng trước hạn, kế toán ghi:
  37. Nợ TK 635: chi phí hoạt động tài chính Có TK 111,112: Thanh toán chiết khấu. Có TK 131 (chi tiết đối tượng): số chiết khấu thanh toán được ghi giảm số nợ phải thu của khác hàng. Có TK 338 (3388): số chiết khấu thanh toán chấp nhận cho người mua nhưng chưa trả. Trong quá trình bán hàng, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách chiết khấu thương mại. Theo chế độ hiện hành, chiết khấu thương mại là số tiền bớt giá cho người mua do mua với khối lượng lớn. Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi: Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại. Nợ TK 333 (33311): thuế GTGT tương ứng. Có TK 111,112,311,131, : tổng số tiền đã trả hoặc khấu trừ vào số phải thu ở người mua. Trường hợp phát sinh khoản giảm giá do hàng bán ra không bảo đảm chất lượng, quy cách , kế toán ghi: Nợ TK 532 khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh. Nợ TK 333 (33311): thuế GTGT tương ứng với số giảm giá. Có TK 111, 112,311,131 Cũng trong quá trình bán hàng, có thể phát sinh trường hợp bán hàng bị người mua trả lại do hàng hoá không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm các cam kết theo hợp đồng. * Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán ghi: Nợ TK 531: Số tiền của hàng đã bán bị trả lại. Nợ Tk 333 (33311): thuế GTGT của hàng bán bị trả lại Có TK 111,112,311,131 : tổng giá thanh toán của hàng đã bán bị trả lại. Có TK 338 (3388): tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại chấp nhận trả cho khách hàng nhưng chưa trả.
  38. * Số thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt của số hàng bán bị trả lại (nếu có) sẽ được hoàn lại và ghi như sau: Nợ Tk 111,112: số thuế được hoàn lại đã nhận. Nợ Tk 333 (3332, 3333): số thuế được hoàn trừ vào số thuế phải nộp. Có TK 511 (5111): số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng bán bị trả lại. Đồng thời kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã bán bị trả lại nhập lại kho: Nợ TK 156 (1561): nhập kho hàng hoá Nợ TK 157: đang gửi tại kho người mua. Có TK 632: ghi giảm giá vốn hàng bán cho bị trả lại. * Đối với chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 641 (chi tiết từng loại): chi phí bán hàng. Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 334, 338, 214, 331 * Đối với các khoản chi hộ người mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388. Chi tiết người mua). Có TK 111,112, 331 * Khi chuyển các chứng từ liên quan đến các khoản chi bộ cho người mua và được người mua chấp nhận, kế toán ghi: Nợ TK 131, 111, 112 Có TK 138 (1388. Chi tiết người mua). * Cuối kỳ kinh doanh, kế toán phân bổ chi phí thu mua cho hàng đã bán và ghi Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 156 (1562): phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra + Kết chuyển giảm giá hàng bán: Nợ TK 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng. - Có TK 532: kết chuyển giảm giá hàng bán.
  39. + Kết chuyển chiết khấu thương mại: Nợ TK 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng. Có TK 521: kết chuyển chiết khấu thương mại. + Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ Tk 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng. Có TK 531: kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại. 1.2.2.2. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng Khi xuất kho hàng hoá chuyển cho bên mua, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi: Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng gửi bán. Có TK 156 (1561): Trị giá mua của hàng xuất bán. + Đối với giá trị bao bì đi kèm hàng hoá có tính giá riêng, kế toán ghi: Nợ Tk 138 (1388) Trị giá bao bì kèm theo hàng hoá. Có TK 153 (chi tiết bao bì): Trị giá bao bì kèm theo. + Khi hàng hoá chuyển đi được bên mua châp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán ghi. Nợ TK 131 (chi tiết từng người mua) * Nợ TK 111, 112: tổng giá thanh toán của hàng bán đã thu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng. Có TK 333 (1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. Đồng thời kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng gửi bán được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ): Nợ TK 632: Trị giá mua thực tế của hàng bán. Có TK 157: trị giá mua thực tế của hàng bán được chấp nhận.
  40. Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp về hàng đã bán (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 511 (5111): ghi giảm doanh thu bán hàng. Có TK 333 (3332, 3333): số thuế phải nộp. + Đối với giá trị bao bì kèm theo hàng hoá, nếu bên mua chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK138 (1388): giá trị bao bì kèm theo. * Trường hợp hàng chuyển bán bị bên mua trả lại, khi nhập lại kho, kế toán ghi. Nợ TK 156 (1561): trị giá mua của hàng bị trả lại. Có Tk 157: trị giá mua của hàng chuyển bán đã thu hồi. * Trường hợp hàng hoá chuyển đi bị hỏng, thiếu hụt, chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1381): trị giá mua của hàng bị thiếu hụt, hư hỏng chở xử lí Có TK 157: trị giá của hàng hoá chờ xử ký. * Trường hợp hàng hoá chuyển bán được xác định là tiêu thụ phát sinh thiếu, tổn thất chưa rõ nguyên nhân nhưng hợp đồng bên bán chịu, kế toán ghi nhận trị giá mua thực tế của hàng thiếu hụt và ghi. Nợ TK 138 (1381): giá trị hàng hoá thiếu hụt, mất mát chờ xử lý Có TK 632: kết chuyển trị giá mua của hàng thiếu hụt. * Khi có quyết định xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388): quyết định phải thu người chịu trách nhiệm Nợ TK 334: cá nhân bồi thường trừ vào lương Nợ TK 641: già trị hàng hoá hao hụt trong định mức Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn bán hàng. Nợ TK 811: tính vào chi phí khác Có TK 138 (1381): xử lý giá trị hàng hoá mất mát, thiếu hụt, hư hỏng.
  41. * Trường hợp hàng chuyển bán, khi bàn giao cho bên mua phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng thừa Có TK 338 (3381): Trị giá hàng thừa chờ xử lý * Khi xác định được nguyên nhân thừa hàng, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3381): xử lý giá trị thừa. Có TK 641: trị giá hàng thừa trong định mức. Có TK 156 (1561): nếu bỏ sót chưa ghi sổ. Có TK 711: thừa không rõ nguyên nhân. Trị giá hàng thừa nếu được bên mua chấp nhận thì ghi vào giá vốn hàng bán, còn nếu thu về nhập kho thì ghi tăng hàng nhập kho: Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng (nếu bên mua chấp nhận). Nợ Tk 156 (1561): ghi tăng giá vốn hàng nhập kho. Có Tk 157: trị giá mua thực tế số hàng thừa. 1.2.2.3. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp Theo hình thức này, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) do bên bán chuyển giao, kế toán phân tích tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng và ghi Nợ TK 632: trị giá mua thực tế của hàng mua chuyển thẳng. Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112, 311 tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng. Đồng thời, doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng) về lượng hàng chuyển thẳng. Căn cứ vào hoá đơn, kế toán tiến hành ghi nhận giá bán của hàng chuyển thẳng và ghi: Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán của hàng bán. Có Tk 511 (5111): doanh thu bán hàng. Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp.
  42. 1.2.2.4. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán Theo hình thức này, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) do bên bán chuyển giao, kế toán phân tích tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng và ghi. Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng mua chuyển thẳng (theo giá mua chưa có thuế). Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 331,111, 112, 311 tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng. + Khi bên mua kiểm nhận hàng hoá và chấp nhận mua, doanh nghiệp phải lập Hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) về lượng hàng chuyển thẳng; Căn cứ vào hoá đơn, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng đã chuyển thẳng: Nợ TK 632 Nợ TK 133 (1331) Có TK TK 111, 112, 311, 331 * Đồng thời phản ánh trị giá bán của hàng chuyển thẳng: Nợ TK 111, 112, 131 : tổng giá thanh toán của hàng chuyển thẳng đã bán. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng. Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. 1.2.2.5. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán. Thực chất theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại chỉ là đơn vị môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng và phải lập hoá đơn giá trị gia tăng (hay hoá đơn bán hàng) phản ánh số hoa hồng được hưởng. Căn cứ vào hoá đơn, kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 333 (33311) thuế GTGT phải nộp. Có TK 511: hoa hồng được hưởng.
  43. Các chi phí liên quan đến môi giới được hạch toán vào chi phí bán hàng, ví dụ các chi phí môi giới trong doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 641: chi phí bán hàng Có TK liên quan (111, 112) 1.2.2.6. Kế toán bán lẻ hàng hoá Theo quy định, người bán hàng hoá, dịch vụ phải lạp Bảng kê cho bộ phận kế toán làm căn cứ tính doanh thu và thuế giá trị gia tăng. Bộ phận kế toán phải phân loại doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán lẻ theo loại hàng hoá, dịch vụ và theo nhóm thuế suất thuế giá trị gia tăng; xác định doanh thu và thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Bảng kê bán lẻ hàng hoá có mẫu sau: Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Ngày tháng năm ) Tên cơ sở kinh doanh Địa chỉ: Họ tên người bán hàng: Tên hàng hoá, Đơn Số thứ tự Đơn vị tính Số lượng Thành tiền dịch vụ giá A B C 1 2 3 Tổng cộng tiền thanh toán: Tổng số tiền (bằng chữ): Người bán (Ký, ghi rõ họ tên)
  44. Trên có sở bảng kê bán lẻ hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp của hàng bán lẻ và ghi: Nợ TK 111: tổng giá bán lẻ thu bằng tiền mặt. Nợ TK 112, 113: tổng giá bán lẻ nộp vào ngân hàng đã nhận hoặc chưa nhận được giấy báo Có. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. Trong thực tế có thể phát sinh các trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu hoặc thừa tiền hàng so với lượng hàng đã bán. Khi thu tiền hàng, nếu thiếu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 113: tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp. Nợ Tk 138 (1388): số thiếu nhân viên bán hàng phải bồi thường. Nợ TK 138 (1381): số tiền chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý. Có Tk 511 (5111): doanh thu bán hàng. Có TK 333 (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. Khi thu tiền hàng, nếu thừa, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 113: tổng số tiền nhân viên bán hàng đã nộp. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng. Có TK 333 (1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp Có TK 338 (3381): số tiền thừa chờ xử lý. Trên cơ sở báo cáo bán hàng, cuối kỳ, kế toán xác định trị giá mua thực tế của hàng hoá đã bán lẻ và ghi: Nợ TK 632: trị giá mua thực tế của hàng đã bán lẻ. Có TK 156 (1561 - Chi tiết quầy hàng): trị giá mua. 1.2.2.7. Kế toán bán hàng trả góp. Khi bán hàng trả góp, kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã bán và ghi: Nợ TK 632: trị giá mua thực tế của hàng bán trả góp.
  45. Có TK 156 (1561 - Chi tiết quầy hàng): trị giá mua. Đồng thời phản ánh giá bán của hàng bán trả góp: Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán phải phản ánh các chỉ tiêu như doanh thu theo giá bán thông thường chưa thuế, thuế giá trị gia tăng đầu ra tính trên giá bán thông thường, lãi bán trả góp, số tiền thu lần đầu tại thời điểm giao hàng và số tiền còn phải thu ở người mua và ghi: Nợ TK 111, 112, 113: số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm bán hàng. Nợ TK 131: số tiền còn phải thu ở người mua. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng theo giá bán thông thường chưa có thuế (giá bán hàng thanh toán một lần). Có TK 333(1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. Có TK 338 (3387): lợi tức thu từ bán trả góp được ghi tăng số doanh thu chưa thực hiện. Đối với số tiền người mua thanh toán ở các kỳ tiếp theo, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131: số tiền người mua đã thanh toán. Đồng thời, kết chuyển doanh thu tương ứng (số tiền lãi bán hàng trả góp trả chậm) Nợ TK 338 (3387): doanh thu chưa thực hiện. Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính. 1.2.2.8. Kế toán bán hàng đại lý Theo chế độ quy định, khi xuất hàng giao cho các cơ sở nhận làm đại lý bán, có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn chứng từ sau: + Sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau. Theo cách này, bên giao đại lý hạch toán giống như trường hợp bán hàng trực tiếp đã trình bày ở trên. + Sử dụng Phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
  46. Theo cách này, cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi khi bán hàng phải lập hoá đơn theo quy định, đồng thời lập bảng kê hàng hoá bán ra (mẫu số 02/ GTGT) gửi về cơ sở có hàng hoá gửi bán địa lý để cơ sở này lập hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) cho hàng hoá thực tế bán ra. Bảng kê hàng hoá bán ra có mẫu như sau: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (Kèm theo tờ khai thuế giá trị gia tăng) (Tháng năm ) Tên cơ sở kinh doanh: Điạ chỉ: Hoá đơn, chứng từ bán Mã số Doanh Tên thuế thu bán Thuế người Ghi chú người chưa có GTGT mua mua thuế 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng cộng Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc với các đối tượng không chịu thuế GTGT thì cột 6 ghi theo tổng giá thanh toán. Bảng kê này là căn cứ để bên giao hàng lập hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) chuyển cho bên bán hàng (bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi hay đơn vị phụ thuộc). Ngoài ra, bảng kê này còn được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh để cơ sở tổng hợp, lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng nộp cho cơ quan thuế. * Phương pháp kế toán ở từng bên như sau: * Kế toán tại bên giao đại lý Khi xuất kho hàng hoá chuyển cho bên nhận đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 157 Có TK 156(1)
  47. - Trường hợp hàng mua chuyển thẳng cho đại lí: Nợ TK 157: trị giá mua thực tế của hàng giao cho bên đại lý. Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112 : tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng đã trả hay phải trả. - Khi hàng đại lý được xác định là bán, kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã bán và ghi: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 157: kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng ký gửi, đại lý đã bán được. Đồng thời kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đại lý đã bán phải thu ở các cơ sở đại lý, ký gửi cùng với doanh thu bán hàng và thuê GTGT: Nợ TK 131: số tiền hàng phải thu ở cơ sở đại lý, ký gửi. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng đại lý gửi. Có TK 333(1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. Cuối cùng kế toán phản ánh số hoa hồng của hàng ký gửi, đại lý: Nợ TK 641: hoa hồng ký gửi, đại lý. Có TK 131: hoa hồng đại lý trừ vào số phải thu ở cơ sở đại lý, ký gửi. - Khi đại lý thanh toán tiền hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 113 Có TK131 (số tiền đại lý trả sau khi đã trừ đi hoa hồng dành cho đại lí) * Kế toán tại bên nhận làm đại lý Khi nhận được hàng do bên giao đại lý chuyển đến, kế toán phản ánh trị giá hàng đã nhận theo tổng giá thanh toán và ghi. Nợ TK 003: tổng giá thanh toán của hàng nhận bán. Khi hàng nhận đại lý đã bán được theo giá quy định, kế toán phản ánh tổng số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao đại lý: Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán của hàng nhận đại lý, ký gửi đã bán).
  48. Có Tk 331 (chi tiết chủ hàng): số tiền phải trả bên giao đại lý (bên chủ hàng). Đồng thời ghi: Có TK 003: trị giá thanh toán của hàng đã bán được. Mặt khác, kế toán phản ánh hoa hồng đại lý được hưởng trừ vào số nợ phải trả chủ hàng và ghi: Nợ Tk 331 (chi tiết chủ hàng): ghi giảm số tiền phải trả chủ hàng. Có TK 511: hoa hồng đại lý được hưởng. Khi trả tiền cho bên giao đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 331 (chi tiết chủ hàng): thanh toán số tiền còn lại cho chủ hàng. Có TK 111, 112 : số tiền hàng đại lý đã trả. Trường hợp hàng nhận bán đại lý, ký gửi không bán được trả lại bên giao đại lý, khi trả, kế toán ghi: Có TK 003: tổng giá thanh toán của hàng trả lại. 1.2.2.9. Kế toán bán hàng nội bộ Theo chế độ hiện hành, các cơ sở sản xuất kinh doanh khi xuất hàng hoá điều chuyển cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc, như các chi nhánh, các cửa hàng ở khác địa phương để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, các đơn vụ phụ thuộc với nhau; từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác hạch toán, có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ sau: + Sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng) để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau. Theo cách này, việc giao hàng được kế toán hạch toán giống như trường hợp bán hàng trực tiếp đã trình bày ở trên. + Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều đông nội bộ. Theo cách này, cơ sở giao hàng căn cứ vào Bảng kê hàng hoá bán ra (mẫu số 2/ GTGT) do cơ sở phụ thuộc gửi về để lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng) cho hàng hoá thực tế đã bán.
  49. Phương pháp kế toán cụ thể ở từng bên như sau: * Kế toán tại đơn vị giao hàng Khi xuất hàng chuyển đi cho đơn vị nội bộ, nếu sử dụng hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng). Kế toán phản ánh trị giá mua của hàng bán ra và ghi : Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 156(1), 151 Đồng thời kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán nội bộ và ghi: Nợ TK 1111, 112, 136(8) : tổng giá thanh toán của hàng bán nội bộ. Có TK 512 (5121):doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 333(1) (33311) ; thuế giá tri gia tăng phải nộp. Trường hợp không sử dụng hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng. kế toán ghi trị giá mua thực tế của hàng bán (tương tự như xuất hàng giao cho cơ sở nhận bán hàng đại lý). Khi hàng đã bán được (căn cứ vào Bảng kê hàng hoá bán ra do cơ sở nhận hàng chuyển đến), kế toán lập hoá đơn GTGT (hay hoá đơn bán hàng) về số hàng đã bán và phản ánh trị giá mua của hàng đã bán và ghi: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 157: kết chuyển trị giá của hàng đã bán. Mặt khác, kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán nội bộ tương tự như trường hợp sử dụng hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng nói trên. Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chi phí bán hàng , kế toán phản ánh tương tự như bán ra bên ngoài. Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ (nếu có) và ghi: Nợ TK 512 (5121): ghi giảm doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 521, 531, 532. Đồng thời xác định và kết chuyển doanh thu thuần bán hàng nội bộ.
  50. Nợ TK 512 (5121) Có TK 911: doanh thu bán ra nội bộ. * Kế toán tại các cơ sở phụ thuộc Khi nhận được hàng hoá do Công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến, căn cứ vào hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng do cấp trên chuyển đến, kế toán ghi Nợ TK 156 (1561): giá mua nội bộ chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 336, 111, 112 : tổng giá thanh toán của hàng mua nội bộ đã trả hay phải trả. Khi bán số hàng này, tuỳ theo phương thức bán, kế toán tại cơ sở phụ thuộc hạch toán giống như các trường hợp bán hàng đã trình bày (bán buôn trực tiếp, bán chuyển hàng; bán lẻ, ). Trường hợp cấp trên không sử dụng hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561: giá mua nội bộ). Có TK 336, 111, 112 : giá mua nội bộ phải trả hoặc đã trả. Khi bán được hàng, kế toán đơn vị phụ thuộc phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán: Nợ TK 111, 112, 136 (8) : tổng giá thanh toán. Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng. Có TK 333 (1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. Khi nhận được hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng của cấp trên chuyển đến, kế toán phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ của hàng đã bán cùng với giá vốn của hàng bán và ghi: Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 156 (1561): trị giá mua nội bộ của hàng đã bán.
  51. Trường hợp doanh nghiệp khi bán được hàng đã kết chuyển giá vốn hàng bán thì khi nhận hoá đơn GTGT, kế toán ghi bổ sung số thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 632: kết chuyển thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. 1.2.2.10. Kế toán các trường hợp bán hàng khác. * Trường hợp hàng đổi hàng (hàng đối lưu) Hàng hoá mà doanh nghiệp đem đi để trao đổi, về thực chất, chính là hàng xuất bán nên kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng (hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - nếu chuyển đi trao đổi) giống như xuất bán hàng hoá cho khách hàng. Trước hết kế toán phải phản ánh trị giá mua của hàng xuất để trao đổi và ghi: Nợ TK 632: tập hợp giá vốn hàng bán. Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho. (Trường hợp xuất hàng chuyển đi để trao đổi, trị giá mua của hàng xuất đem đi trao đổi được theo dõi qua tài khoản 157. Khi người mua kiểm nhận, trị giá mua của hàng đem đi trao đổi được kiểm nhận sẽ được kết chuyển vào tài khoản 632 giống như bán hàng theo phương thức chuyển hàng). Mặt khác, kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi và ghi: Nợ TK 131: tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi. Có TK 511 (5111): doanh thu tiêu thụ của hàng trao đổi. Có TK 333(1) (33311): thuế GTGT phải nộp của hàng đem đi trao đổi. Hàng hoá mà doanh nghiệp nhận về thông qua trao đổi, về thực chất, chính là hàng mua về. Vì thế, khi kiểm nhận hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng do bên bán chuyển giao, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): trị giá mua của hàng nhập kho. Nợ TK 151: trị giá mua của hàng nhận về đang đi đường. Nợ TK 157: trị giá mua hàng nhận về, gửi bán. Nợ TK 632: trị giá mua của hàng nhận về tiêu thụ ngay. Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  52. Có TK 131: tổng giá thanh toán của hàng nhận về. * Trường hợp dùng hàng hoá để trả lương, trả thưởng cho người lao động. Theo chế độ hiện hành, khi doanh nghiệp xuất hàng hoá để thanh toán lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động, kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng giống như các trường hợp xuất bán hàng hoá khác cho khách hàng. Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng dùng để trả lương, thưởng cho người lao động: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 156 (1561): trị giá mua của hàng xuất kho. Đồng thời kế toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng dùng trả lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động và ghi: Nợ TK 334: tổng giá thanh toán của hàng dùng thanh toán. Có TK 512 (5121): doanh thu nội bộ của hàng dùng thanh toán. Có TK 333(1) (33311): thuế giá trị gia tăng phải nộp. * Trường hợp xuất hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo. Theo chế độ hiện hành, trong trường hợp này, kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh hay khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Đối với hoá đơn GTGT, gạch bỏ dòng thuế suất và tiền thuê GTGT, chỉ ghi dòng giá thanh toán là giá thành hoặc giá vốn của hàng hoá. Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất dùng tương tự như hạch toán trị giá mua của hàng bán ra. Đồng thời phản ánh doanh thu của hàng xuất dùng theo giá thành hoặc giá vốn (trị giá mua của hàng xuất dùng) theo định khoản: Nợ TK 641, 642: Có TK 512 (5121): doanh thu bán hàng nội bộ.
  53. * Trường hợp xuất hàng hoá tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc phục vụ cho việc kinh doanh các đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc được trang trải bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Theo chế độ hiện hành, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng. Trước hết kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất dùng tương tự như hạch toán trị giá mua của hàng bán ra, đồng thời phản ánh tổng giá thanh toán của hàng xuất dùng theo định khoản: Nợ TK liên quan (641, 642): ghi tăng chi phí tương ứng theo tổng giá thanh toán (nếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh). Nợ TK 431: ghi giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tổng giá thanh toán. Có TK 512 (5121): doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp (nếu có). 1.2.3. Phương pháp kế toán bán hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng. Kế toán doanh thu bán hàng và xác định doanh thu thuần ở các doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ được phản ánh trên tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" (5111) và tài khoản 512 "Doanh thu nội bộ" (5121). Trình tự và phương pháp hạch toán tương tự như hạch toán bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.3.2. Kế toán trị giá mua thực tế của hàng hoá đã bán. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, để xác định trị giá mua thực tế cua hàng hoá đã bán, kế toán phải tiến hành theo trình tự sau: + Đầu kỳ kinh doanh, kế toán kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho, tồn quầy, hàng gửi bán, hàng mua đang đi đường chưa bán và ghi.
  54. Nợ TK 611 (6112): trị giá hàng chưa bán đầu kỳ. Có TK 151, 156, 157: kết chuyển trị giá vốn hàng chưa bán đầu kỳ. + Trong kỳ kinh doanh, các nghiệp vụ liên quan đến việc mua hàng hoá được phản ánh vào Bên Nợ tài khoản 611 (6112 - Mua hàng hoá). + Cuối kỳ kinh doanh, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hoá còn lại, kế toán lần lượt kết chuyển trị giá vốn hàng hoá tồn kho, tồn quầy, hàng gửi bán, ký gửi, hàng mua đang đi đường chưa bán: Nợ TK liên quan (151, 156, 157): trị giá hàng chưa bán). Có TK 611 (6112): kết chuyển giá vốn hàng chưa bán. Đồng thời kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hoá đã bán trong kỳ: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán trong kỳ. Có TK 611 (6112): trị giá vốn hàng bán trong kỳ. 1.2.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng trong các DNTM Về cơ bản, kế toán xác định kết quả bán hàng trong các DNTM cũng giống như kế toán xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy vậy, do hoạt động trong lĩnh vực lưu thông phân phối nên cần lưu ý đến một số đặc điểm như sau: * Trước hết là việc xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán: Trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán trong các DNTM bao gồm: - Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán và - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán. + Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán tuỳ thuộc vào trị giá mua thực tế của hàng mua vào và phương pháp tính trị giá mua thực tế của hàng xuất bán. Cũng giống như doanh nghiệp sản xuất, để tính được trị giá mua thực tế của hàng xuất bán, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây: - Phương pháp nhập trước - xuất trước; - Phương pháp nhập sau - xuất trước;
  55. - Phương pháp giá đích danh; - Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. - Phương pháp bình quân gia quyền cả kì luân chuyển. Việc áp dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng phải tuân theo nguyên tắc nhất quán của kế toán. + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán được xác định như sau: Chi phí Chi phí thu mua Chi phí thu mua thu mua của hàng tồn đầu + Trị giá mua của phát sinh trong kì phân bổ = kì x hàng xuất bán cho hàng Trị giá mua của Trị giá mua của trong kì + xuất bán hàng tồn đầu kì hàng nhập trong kì + Sau khi xác định được trị giá mua thực tế của hàng xuất bán và chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra, kế toán xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán như sau: Trị giá vốn thực tế Trị giá mua thực tế Chi phí thu mua phân bổ cho = + của hàng xuất bán của hàng xuất bán hàng xuất bán * Thứ hai là đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường được tính hết cho hàng hoá, thành phẩm bán ra trong kì. - Đối với các doanh nghiệp thương mại có qui mô hoạt động lớn, do vậy lượng hàng tồn kho cuối kì thường tương đối nhiều, trong trường hợp này, để xác định tương đối chính xác kết quả bán hàng trong kì, kế toán có thể phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho hàng tồn cuối kì, sau đó sẽ xác định được chi phí bán hàng và chi phí QLDN phân bổ cho hàng bán ra theo các công thức sau đây:
  56. CPBH, CPBH, CPQLDN CPBH, CPQLDN cần CPQLDN của hàng tồn đầu + phân bổ phát sinh Trị giá thực phân bổ cho kì trong kì = x tế của hàng hàng tồn Trị Trị giá thực tế tồn cuối kì cuối kì + giá thực tế của hàng hàng tồn đầu kì nhập trong kì CPBH, CPBH, CPBH, CPQLDN phân CPQLDN CPBH, CPQLDN phân = + CPQLDN phát - bổ cho hàng của hàng bổ cho hàng tồn cuối kì sinh trong kì bán trong kì tồn đầu kì * Cuối cùng, lợi nhuận bán hàng được xác định như sau: Doanh Giá vốn CP bán hàng Lợi nhuận CPQLDN phân bổ = thu - của hàng - phân bổ cho - bán hàng cho hàng bán ra thuần xuất bán hàng bán ra Về tài khoản và phương pháp kế toán cũng áp dụng giống với các DNSX kinh doanh khác. (Kết chuyển doanh thu thuần, kết chuyển giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết chuyển lãi, lỗ về bán hàng ) Ví dụ 1: Công ty X, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng 4/N phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau đây: (1.000đ): 1. Ngày 1/4, xuất kho bán trực tiếp một lô hàng, trị giá mua của hàng xuất kho 100.000; giá bán chưa có thuế: 120.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Toàn bộ tiền hàng đã thu bằng tiền mặt.
  57. 2. Ngày 5/4, nhận được giấy báo của Công ty A cho biết đã nhận được lô hàng gửi bán kỳ trước, trị giá bán chưa có thuế: 264.000, thuế suất thuế GTGT 10%; trị giá mua thực tế của lô hàng 240.000. 3. Ngày 10/4, xuất kho bán trực tiếp một lô hàng cho Công ty B, trị giá mua của hàng xuất kho: 140.000; giá bán chưa có thuế: 160.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tiền hàng mới thu bằng tiền mặt: 44.000. 4. Ngày 11/4, Công ty A trả tiền cho đơn vị qua tài khoản tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%. 5. Ngày 12/4, xuất kho giao cho cơ sở đại lý S một lô hàng, trị giá xuất kho: 260.000; giá bán chưa có thuế: 360.000, thuế suất thuế GTGT 10%; hoa hồng đại lý 5%. 6. Ngày 15/4, nhận được bảng kê hoá đơn bán lẻ của quầy số 5; doanh số bán chưa có thuế: 70.000; thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tiền bán hàng thu bằng đủ bằng tiền mặt. Trị giá xuất kho 56.000. 7. Ngày 20/4, nhận được báo Có của ngân hàng về nghiệp vụ cơ sở đại lý S thanh toán toàn bộ tiền hàng (đã trừ hoa hồng) ở nghiệp vụ 5. 8. Ngày 24/4, Công ty D đặt trước tiền hàng bằng tiền mặt 100.000. 9. Ngày 24/4, xuất kho bán cho Công ty C một lô hàng theo giá xuất kho 220.000; trị giá bán chưa có thuế: 280.000; thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty C mới thanh toán một phần bằng tiền mặt: 200.000, còn lại được trả chậm vào tháng sau. 10. Ngày 25/4, xuất kho hàng cho Công ty D để trả cho số tiền đặt trước ngày 24/3, giá bán chưa có thuế: 120.000; thuế giá trị gia tăng 10%: 12.000; tổng giá thanh toán: 132.000. Giá xuất kho 90.000, phần còn lại Công ty D nhận nợ. 11. Ngày 27/4, Công ty C trả đơn vị số tiền còn lại ở nghiệp vụ ngày 24/3 qua ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1%. 12. Ngày 30/4, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là 80.000, phần còn lại đơn vị đã nộp ngân sách bằng tiền gửi ngân hàng.
  58. Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau (1.000 đồng) 1a) Nợ TK 632: 100.000 7a) Nợ TK 632: 260.000 Có TK 156(1561-Kho): 100.000 Có TK 157: 260.000 1b) Nợ TK 111: 132.000 7b) Nợ TK 131 (S) :396.000 Có TK 511(5111): 120.000 Có TK 511 (5111): 360.000 Có TK 333 (33311): 12.000 Có TK 333 (33311): 36.000 2a) Nợ TK 632: 240.000 7c) Nợ TK 112: 376.200 Có TK 157: 24.000 Nợ TK 641: 19.800 2b) Nợ TK 131(A): 290.400 Có TK 131 (S): 396.000 Có TK 511(5111): 264.000 8) Nợ TK 111: 100.000 Có TK 333(33311): 26.400 Có TK 131(D): 110.000 3a) Nợ TK 632: 140.000 9a) Nợ TK 632: 220.000 Có TK 156(1561-Kho): 140.000 Có TK 156 (1): 220.000 3b) Nợ TK 111: 44.000 9b) Nợ TK 111: 200.000 Nợ TK 131(B): 132.000 Nợ TK 131 (C): 108.000 Có TK 511(5111): 160.000 Có TK 511 (5111): 280.000 Có TK 333 (33311): 16.000 Có TK 333(33311): 28.000 4) Nợ TK 112: 287.496 10a) Nợ TK632: 90.000 Nợ TK 635: 2.904 Có TK 156(1561 - Kho): 90.000; Có TK 131(A): 290.400 10b) Nợ TK 131 (D): 132.000 5) Nợ TK 157: 260.000 Có TK 511 (5111): 120.000 Có TK 156(1561- Kho): 260.000 Có TK 333 (33311): 12.000 6a) Nợ TK 632: 56.000 11) Nợ TK 112: 106.920 Có TK 156(1561-Quầy 5): 56.000 Nợ TK 635: 1.080 6b) Nợ TK 111: 77.000 Có TK 131 (C): 108.000 Có TK 511(5111): 70.000 12a) Nợ TK 333 (33311): 80.000 Có TK 333 (33311): 7.000 Có TK 133: 80.000 12b) Nợ TK333 (33311): 57.400
  59. Có TK 112: 57.400
  60. Ví dụ 2: Công ty X kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong quí 4/N có số liệu, tài liệu như sau (Đơn vị tính 1000đ). - Tài liệu 1: Số dư đầu quí của hàng hoá A trên TK 156(1) được xác định là 200.000. Đơn giá bình quân là 100; trên TK 156(2) là 2500. - Tài liệu 2: Trong quí có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Ngày 25/10, Công ty mua của Công ty Y 5000 hàng hoá A, giá cả thuế GTGT là 115,5/1 chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Hàng đã kiểm nhận đủ và nhập kho nhưng chưa trả tiền. 2. Công ty dùng tiền mặt để trả chi phí vận chuyển cho số hàng nói trên, số tiền là 5.500. 3. Ngày 2/11, Công ty mua của Công ty Z 5000 hàng hoá A, giá cả thuế GTGT là 113,3/1 chiếc, thuế suất GTGT là 10%. Hàng đã được kiểm nhận nhập kho đủ, Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. 4. Chi phí vận chuyển của lô hàng nói trên là 7500, Công ty đã trả bằng tiền mặt. 5. Ngày 10/11, Công ty xuất bán 5000 chiếc hàng hoá A cho Công ty N, giá bán không kể thuế GTGT là 125/1 chiếc; thuế GTGT 10%. Công ty N đã trả qua TK. Tiền gửi Ngân hàng. Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước. 6. Chi phí bán hàng tổng hợp được trong kì là 16900, trong đó chi phí nhân viên (chi phí tiền lương) là 10000, các khoản trích theo lương: 1900, chi phí bằng tiền khác là 5000; tất cả đều được tính cho hàng bán ra. 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp tổng hợp được và tính cho hàng bán ra là 37250, trong đó: chi phí nhân viên là 25000, các khoản trích theo lương là 4750, chi phí bằng tiền khác là 7500. Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế và xác định kết quả bán hàng Dựa vào tài liệu đã cho, ta tính toán và định khoản như sau:
  61. 115,5 1. Giá nhập kho ngày 25/10 chưa có thuế là: x 100 = 105 110 - Trị giá nhập kho chưa thuế là: 5000 x 105 = 525.000; - Trị giá cả thuế là: 5000 x 115,5 = 577.500. Dựa vào kết quả tính được kế toán định khoản như sau: Nợ TK 156(1): 525.000 Nợ TK 133(1): 52.500/ Có TK 331(Công ty Y): 577.500. 2. Nợ TK 156(1562): 5500/ Có TK 111:5500 113,3 3. Giá nhập kho không kể thuế của ngày 2/11 là: x 100 = 103 110 - Trị giá mua chưa kể thuế là: 5000 x 103 = 515.000 - Trị giá mua có cả thuế là: 5000 x 113,3 = 566.500 Dựa vào kết quả tính được, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 156(1561): 515.000 Nợ TK 133(1): 51.500 Có TK 112: 566.500 4. Nợ TK 156(1562): 7500/ Có TK 111: 7500. 5. Trị giá mua hàng xuất bán trong kì được xác định như sau: 200.000 Số lượng tồn đầu kì là: = 2000 chiếc, do vậy trị giá mua thực tế tính 100 theo phương pháp nhập trước xuất trước sẽ là: (2000c x 100) + (3000c x 105) = 515.000 Trị giá bán chưa thuế là: 5000 x 125 = 625.000 Dựa vào kết quả tính được, kế toán định khoản như sau: 5a. Nợ TK 112: 687.500 Có TK 511: 625.000 Có TK 333(1): 62.500
  62. 5b. Nợ TK 632: 515.000/ Có TK 156(1): 515.000. 6. Nợ TK 641: 16.900 Có TK 334: 10.000 Có TK 338: 1.900 Có TK 111: 5.000 7. Nợ TK 642: 37.250 Có TK 334: 25.000 Có TK 338: 4.750 Có TK 111: 7.500 8. Xác định chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán: Chi phí thu mua phân 2.500 + 5.500 + 7.500 = x 515.000 = 6.437,5 bổ cho hàng xuất bán 200.000 + 525.000 + 515.000 Dựa vào kết quả tính được, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 632: 6.437,5/ Có TK 156 (1562): 6.437,5 9. Kết chuyển doanh thu bán hàng để xác định kết quả: Nợ TK 511: 625.000/ Có TK 911: 625.000 10. Kết chuyển giá vốn của hàng xuất bán để xác định kết quả. Nợ TK 911: 521.437,5/ Có TK 632: 521.437,5. 11. Kết chuyển CPBH và CPQLDN: Nợ TK 911: 54.150 Có TK 641: 16.900 Có TK 642: 37.250 12. Xác định kết quả bán hàng: 625.000 - (521.437,5 + 16.900 + 37.250) = 49.412,5 Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 911: 49.412,5/ Có TK 421: 49.412,5
  63. Chương 2: Kế toán xuất - nhập khẩu 2.1. Tổng quan về xuất - nhập khẩu 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua - bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua - bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. Hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu có các đặc điểm chủ yếu sau: - Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất - nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện 2 giai đoạn mua hàng và 2 giai đoạn bán hàng: mua ở thị trường trong nước, bán cho thị trường nước ngoài; mua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. - Hàng hoá kinh doanh xuất - nhập khẩu: hàng hoá trong kinh doanh xuất - nhập khẩu bao gồm nhiều loại như: xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước (gạo, cà phê, hải sản, thủ công mỹ nghệ ) và nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng chất lượng, thị hiếu (hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng ). - Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: thời điểm xuất - nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau. - Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. - Tập quán, pháp luật trong kinh doanh xuất - nhập khẩu: hai bên mua, bán thuộc hai nước khác nhau, pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
  64. 2.1.2. Các phương thức xuất - nhập khẩu * Có hai phương thức xuất - nhập khẩu: xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu uỷ thác. * Phương thức xuất - nhập khẩu trực tiếp Xuất - nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp giao, nhận hàng và thanh toán tiền hàng. * Phương thức xuất - nhập khẩu uỷ thác Xuất - nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất - nhập khẩu khác thực hiện hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu cho mình. Đặc biệt hoạt động xuất - nhập khẩu uỷ thác là có hai bên cùng tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu: + Bên giao uỷ thác xuất - nhập khẩu (bên uỷ thác): bên uỷ thác là bên có đủ hàng xuất - nhập khẩu. + Bên nhận uỷ thác xuất - nhập khẩu (bên nhận uỷ thác): bên nhận uỷ thác xuất - nhập khẩu là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài. Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điểu chỉnh về mặt pháp lý của Luật kinh doanh trong nước, Luật kinh doanh của bên đối tác và Luật thương mại quốc tế. 2.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương. Hoạt động kinh doanh ngoại thương có thể sử dụng các phương thức thanh toán như: Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ hay mở tài khoản, phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng". Việc lựa chọn phương thức thanh toán phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng hạn và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
  65. * Phương thức chuyển tiền Phương thức chuyển tiền là phương thức khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán này bao gồm: - Người trả tiền (người mua) hoặc người chuyển tiền (người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước). - Người bán. - Ngân hàng chuyển tiền (ngân hàng ở nước người chuyển tiền). - Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền (ngân hàng ở nước người bán). * Phương thức ghi sổ hay mở tài khoản Theo phương thức này, người bán mở một tài khoản để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ (tháng, quý, nửa năm, ), người mua trả tiền cho người bán. Phương thức thanh toán này có các đặc điểm sau: - Là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là mở tài khoản và thực hiện thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn bên, không mở tài khoản song bên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. * Phương thức thanh toán nhờ thu - Theo phương thức này, người bán sau khi đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. * Các bên tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu gồm: - Người bán, người mua; - Ngân hàng bên bán (Ngân hàng nhận sự ủy thác của người bán). - Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán (ngân hàng ở nước người mua).
  66. * Phương thức thanh toán nhờ thu gồm có các loại sau: * Nhờ thu phiếu trơn Theo phương thức này, người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. * Phương thức nhờ thu kèm chứng từ Nhờ thu phiếu trơn kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó, người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng. * Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (Leter of credit - L/C) Theo phương thức thanh toán này, ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng; người mở thư tín dụng sẽ trả một số tiền nhất định cho người bán số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát khi người bán xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để nhập khảu trong thư tín dụng. - Thanh toán theo phương thức này nó đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán. 2.1.4. Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất - nhập khẩu Trong thanh toán quốc tế, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời quy định xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán là do hợp đồng mua bán ngoại thương qui định theo thoả thuận của hai bên. Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí, về rủi ro được quy định trong luật buôn bán quốc tế.
  67. Căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể có 4 nhóm C, D, E, F: - Nhóm C: người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT, CIP); Trong đó giá CIF (Cost Insuvance and Freight) có nghĩa là giá cả hàng hoá bao gồm: Giá bản thân hàng hoá, chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển đến cảng qui định. Giá này thường áp dụng trong vận tải biển, vận tải thuỷ nội địa. - Nhóm D: người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa điểm đã thoả thuận (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). - Nhóm E: hàng hoá thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nhà máy của người bán (EXW). - Nhóm F: người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế (FCA, FAS, FOB); Trong đó giá FOB (Free On Broad) có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí tới khi hàng đã qua lan can tầu tại cảng bốc quy định do người mua chỉ định. Giá này thường được áp dụng trong vận tải biển hoặc vận tải thuỷ nội địa 2.2. Kế toán nhập khẩu hàng hoá 2.2.1. Những vấn đề chung về nhập khẩu hàng hoá 2.2.1.1. Nội dung, phạm vi và thời điểm xác định hàng nhập khẩu Theo quy định, những hàng hoá sau được coi là hàng nhập khẩu: - Hàng mua của nước ngoài. - Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, tiển lãm, sau đó Việt Nam mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng hoá tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam thu ngoai tệ. Những hàng hoá sau đây không được coi là hàng nhập khẩu: - Hàng tạm nhập để tái xuất. - Hàng tạm xuất, nay nhập về.
  68. - Hàng viện trợ nhân đạo. - Hàng quá cảnh. Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu là thời điểm khi mà người nhập khẩu nắm được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền hoặc có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho người xuất khẩu. Thời điểm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và vận chuyển. Ví dụ: + Vận chuyển bằng đường biển: thời điểm ghi hàng nhập khẩu tính từ ngày hải quan cảng kí nào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. + Vận chuyển đường hàng không: tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay. 2.2.1.2 Phương pháp xác định trị giá thực tế của hàng nhập khẩu: Tương tự như hàng hoá thu mua trong nước, trị giá thực tế (giá gốc) của hàng nhập khẩu cũng bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thu mua phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hoá: Trị giá thực Giảm giá, tế (giá Trị giá mua Các khoản chiết khấu Chi phí thu gốc) của = của hàng + thuế không - thương mại + mua của hàng hàng nhập nhập khẩu được hoàn của hàng nhập nhập khẩu khẩu khẩu Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu hay thuế GTGT của hàng nhập khẩu (tính theo phương pháp trực tiếp), trong đó, thuế nhập khẩu được tính như sau: Thuế Số lượng hàng hoá nhập suất Thuế nhập khẩu Giá tính = khẩu ghi trên tờ khai hải x x thuế phải nộp thuế (CIF) quan NK