Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 2)

pdf 70 trang phuongnguyen 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quan_tri_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH 1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Khái niệm và vai trò của dự toán 1.1. 1. Khái niệm dự toán sản xuất kinh doanh Hoạt động của các doanh nghiệp là hoạt động theo định hướng nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Trong kinh tế thị trường, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh và biện pháp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần thiết phải tính toán, dự tính kết hợp giữa các mục tiêu cần đạt được với cách thức huy động các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Nói cách khác, phải lập các dự toán sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định. Dự toán là việc tính toán, dự kiến phối hợp giữa các mục tiêu cần đạt được với khả năng huy động các nguồn lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai. 1.1. 2. Vai trò của dự toán Trong các doanh nghiệp, lập dự toán sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý và có vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. - Dự toán là cơ sở giúp các nhà quản lý triển khai thực hiện các hoạt động theo đúng hướng mục tiêu đã xác định và có biện pháp để đạt được mục tiêu đó. - Dự toán là cơ sở để các nhà quản trị kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh và đánh giá kết quả và các biện pháp thực hiện. - Dự toán là cơ sở giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng, khai thác tốt hơn các nguồn lực, các hoạt động, các bộ phận bảo đảm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. - Dự toán là cơ sở để phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro phát sinh trong quáểnình hoạt động. Dự toán sản xuất kinh doanh được xây dựng cho từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và tổng hợp chung toàn doanh nghiệp, dự toán được lập cho cả kỳ kinh doanh (năm) và được cụ thể cho từng giai đoạn (các quý). 1.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp 78
  2. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra, được tiến hành theo nhiều quá trình khác nhau như: quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng .Mỗi quá trình có nội dung, yêu cầu quản lý khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc xây dựng dự toán phải thực hiện theo từng quá trình và thể hiện mối quan hệ giữa các quá trình đó, từ đó hình thành hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp khác nhau thành phần cụ thể của hệ thống dự toán cũng khác nhau, thông thường trong doanh nghiệp hệ thống dự toán bao gồm: - Dự toán tiêu thụ - Dự toán sản xuất (mua hàng đối với doanh nghiệp thương mại) - Dự toán hàng tồn kho. - Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh. - Dự toán tiền. - Dự toán kết quả sản xuất kinh doanh. - Dự toán giá vốn hàng bán. Với mục đích sản xuất kinh doanh là đáp ứng nu cầu tiêu dùng và sản xuât, do vậy trong hệ thống dự toán của doanh nghiệp, dự toán tiêu thụ đóng vai trò chủ đạo được xây dựng đầu tiên và nó chi phối các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ là cơ sở xây dựng dự toán sản xuất hay mua hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và đáp ứng nhu cầu về mức tồn kho phục vụ quá trình sản xuất hay bán hàng của các kỳ sau. Trên cơ sở dự toán sản xuất xây dựng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, dự toán tiền; từ đó xác định dự toán kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong quá trình xây dựng dự toán phải xác định dự toán cơ bản làm cơ sở, từ đó xây dựng các dự toán khác hình thành hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh khoa học, hợp lý, có tính khả thi làm cơ sở cho việc điều hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Hệ thống dự toán SXKD của doanh nghiệp có thể được khái quát bằng sơ đồ sau: 79
  3. Mục tiêu hoạt động Dự toán tiêu thụ Dự toán Dự toán SX Dự toán CP (Dự toán mua QLDN CPBH hàng) Dự toán Dự toán CP Dự toán CP CP NCTT SXC NVLTT Dự toán tiền Dự toán kết quả KD 1.3. Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, với phương châm hoạt động của các doanh nghiệp là “ sản xuất kinh doanh mặt hàng thị trường cần,chứ không phải sản xuất kinh doanh mặt hàng doanh nghiệp có”, đồng thời để phát huy tính tự chủ, năng động của các đơn vị cơ sở và đảm bảo tính khả thi, việc xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh được thực hiện trên nguyên tắc từ quản trị cấp cơ sở theo trình tự: - Các đơn vị cơ sở căn cứ vào khả năng, điều kiện của đơn vị và nhu cầu thị trường xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh của đơn vị chuyển cho cấp trên. 80
  4. - Đơn vị cấp trên căn cứ vào dự toán được lập của các đơn vị cơ sở tổng hợp, kết hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp xây dựng dự toán chính thức cho toàn doanh nghiệp. 2. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Định mức chi phí là việc xác định chi phí cần thiết cho việc sản xuất, hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị khối lượng sản xuất, một công việc nhất định. Định mức chi phí và dự toán chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, định mức chi phí xác định chi phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị khối lượng hoạt động, còn dự toán chi phí là việc xác định chi phí cần thiết để hoàn thành toàn bộ khối lượng sản phẩm hoặc toàn bộ khối lượng công việc phảI hoàn thành. Định mức chi phílà cơ sở để xây dựng dự toán chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh ở các doanh ghiệp luôn biến động do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố chi phối chủ yếu là giá và lượng của mỗi khoản chi phí. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở định mức lượng và định mức giá. 2.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Định mức lượng: phản ánh số lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một đơn vị khối lượng hoạt động. Nguyên tắc chung việc xác định định mức lượng nguyên vật liệu phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, công việc, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng của người lao động và các biện pháp quản lý được sử dụng. Định mức số Số lượng NVL Số lượng NVL Số lượng NVL lượng NVL TT = cần thiết để SX + hao hụt cho phép + hư hỏng cho cho 1 đơn vị SP 1 SP trong SX 1 đơn vị phép trong SX 1 SP đơn vị SP - Định mức giá NVL: là đơn giá bình quân cho một đơn vị nguyên vật liệu sử dụng, xác định mức giá tuỳ thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, giá thị trường, nhà cung cấp đã thoả thuận. Định mức chi phi NVL = Định mức lượng NVL x Định mức giá NVL TT cho 1 đơn vị SP cho một đơn vị SP 81
  5. 2.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp Định mức chi phí nhân công trực tiếp phụ thuộc vào lượng thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một khối lượng công việc và đơn giá của thời gian lao động đó. Để đảm bảo tính trung bình tiên tiến của định mức phải căn cứ vào mức độ lành nghề của người lao động, điều kiện sản xuất. Định mức đơn giá thời gian là số tiền phải trả cho một đơn vị thời gian như giờ, ngày và được xác định theo hợp đồng lao động gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp và các khoản tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Định mức chi phi NC = Định mức thời gian cần x Định mức giá 1 đơn TT để SX 1 đơn vị SP thiết để SX 1 đơn vị SP vị thời gian 2.3. Định mức chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là loại chi phí hỗn hợp gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, việc xác định định mức chi phí cho từng yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung là khó khăn và không cần thiết. Chi phí sản xuất chung xét theo mô hình ứng xử của chi phí được chia thành biến phí và định phí, do đó việc xây dựng định mức chi phí SXC được thực hiện cho từng loại biến phí và định phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí. - Định mức biến phí sản xuất chung: Định mức biến phí sản xuất chung được xác đinh tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất và các loại sản phẩm của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xác định định mức biến phí sản xuất chung có thể được áp dụng các phương pháp khác nhau: + Trường hợp chi phí sản xuất chung có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí trực tiếp có thể áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định tỷ lệ biến phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp, từ đó xác định định mức biến phí sản xuất chung theo công thức: Định mức biến phí = Định mức chi phí x Tỷ lệ biến phí SXC sản xuất chung trực tiếp so với chi phí trực tiếp + Trường hợp doanh nghiệp xác định được các tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung hợp lý và xây dựng được định mức của tiêu chuẩn phân bổ thì để 82
  6. xác định định mức biến phí SXC, trên cơ sở ước tính tổng chi phí SXC và dự toán khối lượng hoạt động xác định đơn giá phân bổ chi phí SXC: Đơn giá phân bổ = Tổng biến phí SXC ước tính biến phí sản xuất chung Tổng tiêu chuẩn phân bổ Định mức biến phí = Đơn giá phân bổ x Đơn vị tiêu chuẩn phân bổ sản xuất chung biến phí SXC cho 1 đơn vị hoạt động - Định mức định phí sản xuất chung: Định mức định phí sản xuất chung là những chi phí không thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi, do vậy, căn cứ vào định phí SXC hàng năm và tiêu thức phân bổ chi phí SXC đã xác định để tính tỷ lệ phân bổ định phí SXC: Tỷ lệ phân bổ = Tổng định phí sản xuất chung định phí sản xuất chung Tổng tiêu chuẩn phân bổ Định mức định phí = Tỷ lệ phân bổ x Đơn vị tiêu chuẩn phân bổ sản xuất chung định phí SXC cho 1 đơn vị hoạt động Trong các doanh nghiệp ngoài chi phí sản xuất còn phát sinh chi phí ngoài sản xuất như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Với đặc điểm chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí hỗn hợp cũng bao gồm nhiều tố chi phí khác nhau. Do đó, việc xây dựng định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện tương tự như chi phí sản xuất chung. 3. LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1. Dự toán tiêu thụ Trong các doanh nghiệp dự toán tiêu thụ là bộ phận dự toán quan trọng trong hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh, nó được lập đầu tiên, là cơ sở để xây dựng các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ được xây dnựg cho tất cả các mặt hàng và cho từng mặt hàng, nhóm hàng kinh doanh chủ yếu, cho từng thời kỳ và từng đơn vị cơ sở. Dự toán tiêu thụ bao gồm dự toán khối lượng, doanh thu tiêu thụ và dự toán thu tiền. Cơ sở lập dự toán tiêu thụ là dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá trong kỳ kế hoạch để xem xét và lập dự toán tiêu thụ.các nhân tố ảnh hưởng thông thường là: - Khối lượng và kết cấu hàng hoá tiêu thụ còn tồn tại của kỳ trước. 83
  7. - Chính sách giá của kỳ tới. - Các đơn đặt hàng chưa thực hiện trong khả năng cung cấp của doanh nghiệp. - Chính sách tiếp thị, quảng cáo khuyến mại. - Mức thu nhập của dân cư vùng thị trường hiện tại. - Các điều kiện kinh tế, xã hội khác, các chính sách kinh tế hiện hành. - Các phương thức tiêu thụ; phương thức, phương tiện thanh toán đã và sẽ thực hiện với khách hàng của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các thông tin thu được thực hiện dự toán khối lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm hàng hoá. Dự toán = Dự toán khối lượng x Đơn giá bán doanh thu hàng hoá tiêu thụ Đơn giá bán dự kiến cho quý được xây dựng trên cơ sở đơn giá trên thị trường của từng mặt hàng vào ngày lập dự toán lượng tiêu thụ và chính sách giá của doanh nghiệp trong kỳ tới có xem xét sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan đến giá bán,để xác định giá bán dự kiến. Tên doanh nghiệp DỰ TOÁN TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG Quý năm Chỉ tiêu Mặt hàng Mặt hàng Mặt hàng Tổng A B C cộng - Lượng tiêu thụ dự kiến - Đơn giá bán - Doanh thu Đồng thời, trên cơ sở dự toán tiêu thụ kết hợp với chính sách bán hàng, phương thức thanh toán đã xác định để dự toán thu tiền từng kỳ. Dự toán số tiền = Số tiền chưa thu kỳ + Doanh thu bán hàng thu vào trong kỳ trước kỳ này sẽ thu thu tiền ngay trong kỳ 3.2. Dự toán sản xuất 84
  8. Dự toán sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) hay dự toán mua hàng (doanh nghiệp thương mại) là xác định khối lượng cần thiết phải sản xuất (hay mua hàng) trong kỳ. Việc dự toán sản xuất phải căn cứ vào khối lượng tồn đầu kỳ, dự toán tiêu thu trong kỳ và nhu cầu tồn cuối kỳ để đảm bảo quá trình tiêu thụ liên tục và góp phần ổn định giá cả. Nhu cầu tồn cuối kỳ dự tính được xác định tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài hay ngắn, thường được xác định theo tỷ lệ % so với khối lượng tiêu thụ kỳ sau: Dự toán sản = Sản lượng dự + Dự toán sản lượng - Sản lượng dự lượng sản xuất kiến tồn cuối kỳ tiêu thụ trong kỳ kiến tồn đầu kỳ Hoặc: Dự toán khối = Khối lượng dự + Dự toán khối - Khối lượng dự lượng mua trong kiến tồn cuối lượng tiêu thụ kiến tồn đầu kỳ kỳ kỳ trong kỳ Dự toán mua trong kỳ = Dự toán khối lượng mua x Đơn giá mua Tên doanh nghiệp DỰ TOÁN SẢN XUẤT Năm Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 1- KL SP tiêu thụ 2- Nhu cầu tồn đầu kỳ 3- Tổng nhu cầu SP 4- Khối lượng tồn đầu kỳ 5- Nhu cầu sản xuất trong kỳ 3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên vật liệu tiêu hao liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, là yếu tố thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cở sở để hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải quản lý theo dự toán, định mức đã xác định, phát hiện kịp thời những biến động so với dự toán, định mức. Xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định trên cơ sở dự toán khối lượng sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 85
  9. Dự toán chi phí = Dự toán sản x Định mức chi phí NVL trực tiếp lượng sản xuất NVL trực tiếp 3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương, tiền công và các khỏan trích theo lương. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xác định trên cơ sở dự toán sản xuất và định mức chi phí nhân công trực tiếp đã xây dựng. Dự toán chi phí NC = Dự toán sản x Định mức chi phí NC trực tiếp lượng sản xuất trực tiếp 3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung Việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung tùy thuộc vào trình độ quản lý và xây dựng các định mức chi phí ở doanh nghiệp, có thể xây dựng dự toán cho từng yếu tố chi phí sản xuất chung, nhưng để đơn giản cho quá trình dự toán và thuận tiện cho việc phân tích kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng riêng cho biến phí và định phí sản xuất chung. Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng cho từng đối tượng chịu chi phí cụ thể, nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng thì được xây dựng dự toán tổng chi phí sản xuất chung sau đó phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp. + Định phí sản xuất chung là chi phí không thay đổi trong phạm vi phù hợp của khối lượng sản xuất, bao gồm định phí bắt buộc và định phí tùy ý. Định phí bắt buộc với đặc điểm là tồn tại lâu dài trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng không thể cắt giảm đến bằng không trong khoảng thời gian ngắn, do đó dự toán định phí bắt buộc được xây dựng trên cơ sở định phí bắt buộc của kỳ trước. Định phí tùy ý với đặc điểm là có thể thay đổi từ các quyết định của nhà quản lý do đó dự toán định phí tùy ý được căn cứ vào quyết định của nhà quản lý trong kỳ để xác định: Dự toán định phí = Dự toán định phí + Dự toán định phí sản xuất chung tùy ý bắt buộc 86
  10. + Biến phí sản xuất chung: tùy thuộc mối quan hệ giữa biến phí sản xuất chung với khối lượng sản xuất, trình độ quản lý và tổng chi phí sản xuất. Nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến từng loại đối tượng và xác định được mối quan hệ chi phí sản xuất chung với chi phí trực tiếp thì dự toán biến phí sản xuất chung được xác định như sau: Dự toán biến phí = Dự toán biến phí x Tỷ lệ biến phí SXC sản xuất chung trực tiếp với biến phí trực tiếp Nếu xác định được tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung và đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung thì dự toán biến phí sản xuất chung được xác định: Dự toán biến phí = Tổng tiêu thức x Đơn giá phân bổ sản xuất chung phân bổ biến phí SXC Trên cơ sở dự toán định phí sản xuất chung và dự toán biến phí sản xuất chung xác định dự toán chi phí sản xuất chung: Dự toán chi phí = Dự toán định phí + Dự toán biến phí sản xuất chung SXC SXC 3.6. Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho cuối kỳ là số hàng dự trữ cho việc sản xuất (tiêu thụ) ở kỳ sau. Việc dự toán chính xác và hợp lý hàng tồn kho cuối kỳ là cơ sở quan trọng để đáp ứng yêu cầu sản xuất (tiêu thụ) của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, ngược lại, nếu hàng tồn kho quá thấp sẽ gây căng thẳng cho nhu cầu sản xuất (tiêu thụ), kinh doanh kém hiệu quả. Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ phải được xây dựng trên cơ sở dự toán về số lượng hàng tồn kho cuối ký và dự toán về đơn giá gốc hàng tồn kho. Công thức xác định: Dự toán trị giá hàng Dự toán số lượng Dự toán đơn giá gốc = x tồn kho cuối kỳ hàng tồn kho cuối kỳ hàng tồn kho Trong đó: - Dự toán số lượng hàng tồn kho cuối kỳ được xác định căn cứ vào dự toán nguyên vật liệu (thành phẩm,hàng hoá) cần cho sản xuất (tiêu thụ) kết hợp khả năng cung ứng của nhà sản xuất, tính ổn định của nguồn hàng, điều kiện thu mua, giao nhận, vận chuyển, khả năng sản xuất và cung ứng thành phẩm cho 87
  11. tiêu thụ để ước tính tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý sao cho nguyên vật liệu đủ cung ứng cho sản xuất; hàng hoá, thành phẩm đủ đảm bảo cho tiêu thụ một cách thường xuyên, liên tục với chi phí thu mua, chi phí bảo quản thấp nhất. Dự toán số lượng Dự toán số lượng hàng Tỷ lệ tồn kho cuối hàng tồn kho = tồn kho cần cho sản xuất x kỳ ước tính cuối kỳ (tiêu thụ) - Dự toán đơn giá gốc của hàng tồn kho được xác định phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và từng loại hàng tồn kho: + Trong các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm. Đơn giá dự toán của NVL được xác định cho từng loại , từng thứ vật liệu, căn cứ vào giá thị trường, điều kiện giao nhận, vận chuyển, chính sách cạnh tranh tiếp thị của nhà cung cấp, Dự toán giá thành đơn vị sản phẩm được xác định căn cứ vào định mức chi phí sản xuất theo công thức: Định mức chi Dự toán giá Định mức chi Định mức chi phí nguyên thành đơn vị = + phí nhân công + phí sản xuất vật liệu trực thành phẩm trực tiếp chung tiếp + Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hoá. Dự toán đơn giá gốc của hàng hoá cũng được xác định cho từng loại, từng thứ hàng hoá trên cơ sở giá thị trường của hàng hoá, nguồn cung cấp hàng hoá và các đIũu kiện khác liên quan đến quá trình thu mua hàng hoá. DỰ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO CUỐI KỲ Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 1. Lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 2. Lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ 3. Đơn giá nguyên vật liệu 4. Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (4=2x3) 88
  12. DỰ TOÁN THÀNH PHẨM TỒN KHO CUỐI KỲ Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 1. Lượng thành phẩm tiêu thụ 2. Lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ 3. Đơn giá thành phẩm 4. Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ (4=2x3) DỰ TOÁN HÀNG HOÁ TỒN KHO CUỐI KỲ Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 1. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ 2. Khối lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ 3. Đơn giá gốc hàng hoá 4. Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ (4=2x3) 3.7. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí tổng hợp bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau, lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí 89
  13. quản lý doanh nghiệp không cần lập cho từng yếu tố chi phí (không cần thiết và gây tốn lém), mà đựoc dựa trên cơ sở phân tích chi phí thành biến phí và định phí. Đối với định phí: đay là khoản chi phí không thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi, do đó đối với định phí bắt buộc căn cứ vào định phí thực tế kỷ trước, với định phí tuỳ ý căn cứ vào yêu cầu của nhà quản trị để xác định. Đối với biến phí: những khoản biến phí tỷ lệ thì căn cứ vào biến phí đơn vị và lượng tiêu thụ dự kiến để xác định. Biến phí cấp bậc thì căn cứ vào mức hoạt động dự kiến để xác định lượng cụ thể cho từng loại chi phí. Dự toán chi phí = Dự toán biến phí + Dự toán định phí bán hàng (Chi phí bán hàng (biến bán hàng (Định phí QLDN) phí QLDN) QLDN) Tên doanh nghiệp DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG (CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP) Năm Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 1- Tổng tiêu chuẩn phân bổ 2- Đơn giá phân bổ biến phí bán hàng (biến phí QLDN) 3- Tổng biến phí bán hàng (biến phí QLDN) 4- Định phí bán hàng (định phí QLDN) 5- Tổng chi phí bán hàng (chi phí QLDN) 3.8. Dự toán tiền Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động như: Mua nguyên vật liệu, trả lương, trả nợ, nộp thuế, Để chủ động trong việc chi tiêu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, các doanh nghiệp cần lập dự toán tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng). Dự toán tiền là việc dự kiến lượng tiền thu, chi trong kỳ để sử dụng hợp lý và có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. Dự toán tiền thường được xây dựng cho từng tháng, quý. 90
  14. Dự toán tiền được lập trên cơ sở các dự toán: tiêu thụ,thu tiền mua hàng, Dự toán tiền bao gồm 5 nội dung cơ bản sau: - Dự toán tiền tồn đầu kỳ: Nếu việc lập dự toán tiến hành trước ngày 31/12 năm trước thì số tiền dự toán tồn đầu kỳ có thể được xác định bằng mức tồn quỹ bình quân của các tháng thực hiện năm trước. Nếu việc lập dự toán tiến hành sau ngày 31/12 năm trước thì số liệu này được lấy từ bảng cân đối kế toán cuối năm trước. - Dự toán tiền thu trong kỳ: bao gồm thu do bán hàng, thu nợ từ khách hàng, các khoản thu khác bằng tiền. - Dự toán nhu cầu chi tiêu trong kỳ: phản ánh dòng tiền chi ra trong kỳ, bao gồm toàn bộ các khoản chi theo các dự toán đã lập: chi mua nguyên vật liệu, chi trả lương, chi phục vụ bán hàng, chi mua sắm TSCĐ, - Cân đối thu chi: Phản ánh chênh lệch giữa tiền tồn đầu kỳ, dự toán tiền thu trong kỳ và dự toán nhu cầu chi tiêu trong kỳ. Nếu thu lớn hơn chi, phần chênh lệch có thể dùng vào việc trả nợ vay hoặc đầu tư tài chính ngắn hạn, Ngược lại nếu khả năng lượng tiền thu được không đảm bảo nhu cầu chi tiêu của kỳ dự toán, thì phải ước tính khoản vay để bù đắp thiếu hụt vốn thông qua hình thức huy động vốn phù hợp. - Hoạt đông tài chính: Phản ánh chi tiết số tiền vay, trả nợ vay trong từng kỳ DỰ TOÁN TIỀN Chỉ tiêu Cả Quý I Quý II Quý III Quý IV năm 1. Tiền tồn đầu kỳ 2. Tiền thu trong kỳ: - Thu từ bán hàng - Thu nợ khách hàng - Thu khác 3. Tiền chi trong kỳ: - Mua NVL; - Trả lương; - Chi phí SXC - Chi phí BH - Chi phí QLDN - Nộp thuế - Mua TSCĐ - Chi khác 91
  15. 4. Cân đối thu chi (4=1+2-3) 5. Hoạt động Tài chính: - Vay; - Trả nợ vay; 6. Tiền tồn cuối kỳ (6= 4-5) 3.9. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại dự toán mang tính tổng hợp, dựa trên căn cứ của dự toán tiêu thụ, dự toán giá vốn hàng bán (gồm cả giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Dự toán báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh cung cấp số liệu phục vụ cho việc so sánh , đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Trên cơ sở so sánh giữa thực tế với dự toán, doanh nghiệp phát hiện những tồn tại, những khả năng tiềm ẩn chưa được khai thác trong quá trình kinh doanh. Từ đó, có những biện pháp tích cực phát huy những mặt mạnh và tìm nguyên nhân khắc phục những tồn tại. Các chỉ tiêu của dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ để xác định từng chỉ tiêu như sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào dự toán tiêu thụ. - Các khoản giảm trừ, căncứ vào dự toán các khoản thuế gián thu, không dự tính các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. - Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ. - Trị giá vốn hàng xuất kho để bán, căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ, định mức chi phí sản xuất (giá thành sản xuất đơn vị) của số hàng đã bán. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi trị giá vốn hàng xuât bán - Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, căn cứ vào dự toán hoạt động tài chính. - Chi phí bán hàng căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp căn cứ vào số liệu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, được xác định bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 92
  16. - Thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác , căn cứ vào dự toán các khoản thu, chi khác. - Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định bằng công thức: Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận từ + Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh khác doanh - Thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp, căn cứ vào tổng lợi nhuận trước thuế nhân (x) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. - Lợi nhuận thuần trong kỳ được xác định bằng cách lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Năm . Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV 1- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2- Các khoản giảm trừ 3- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4-Trị giá vốn hàng xuất kho 5- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6- Doanh thu hoạt động tài chính 7- Chi phí tài chính 8- Chi phí bán hàng 9- Chi phí QLDN 10- Lợi nhuận thuần từ HĐTC 11- Thu nhập khác 12- Chi phí khác 13- Lợi nhuận khác 14- Tổng lợi nhuận trước thuế 15- Thuế thu nhập doanh nghiệp 16- Lợi nhuận thuần trong kỳ 3.10. Dự toán bảng cân đối kế toán 93
  17. Dự toán bảng cân đối kế toán là việc dự tính một cách khái quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Thông qua dự toán bảng cân đối kế toán, nhà quản lý có cách nhìn tổng thể về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp hữu hiệu tăng cường công tác lập dự toán và phấn đấu thực hiện tốt dự toán. Cơ sở để lập dự toán bảng cân đối kế toán là bảng cân đối kế toán thực hiện của năm trước; các dự toán có liên quan của năm kế hoạch như dự toán tiền, dự toán hàng tồn kho, dự toán tiêu thụ. Phương pháp lập dự toán bảng cân đối kế toán được thực hiện như sau: Số liệu cột “ cuối năm trước”, căn cứ số liệu ở bảng cân đối kế toán cuối năm trước. Trong trường hợp dự toán được lập vào quý 4 năm trước thì số liệu ở cột này cũng là số ước thực hiện cuối năm trước. Số liệu ở cột “ cuối năm kế hoạch” được xác định cụ thể theo từng chỉ tiêu của bảng như sau: Phần tài sản: + Chỉ tiêu A- Tài sản ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn: Là số tổng cộng các chỉ tiêu thuộc phần tài sản, bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. . Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền, căn cứ vào dự toán tiền và tương đương tiền tồn đến cuối kỳ. . Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, căn cứ vào dự toán đầu tư tài chính ngắn hạn còn đến cuối kỳ. . Phải thu của khách hàng, căn cứ vào dự toán tiêu thụ, gồm dự toán lịch thu tiền bán hàng quý 4 năm kế hoạch. . Hàng tồn kho, bao gồm nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng hoá, thành phẩm tồn kho, + Chỉ tiêu B: Tài sản dài hạn, đầu tư dài hạn. .Tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình. 94
  18. . Nguyên giá TSCĐ, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ cuối năm trước cộng nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng thêm và trừ đi nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm bớt trong kỳ kế hoạch. . Hao mòn TSCĐ, căn cứ vào giá trị hao mòn TSCĐ cuối năm trước cộng số dự toán hao mòn TSCĐ tăng trừ đi số hao mòn TSCĐ dự tính giảm năm kế hoạch. . Chi phí đầu tư XDCB dở dang, căn cứ vào dự toán chi phí đầu tư XDCB hoặc dự toán TSCĐ hoàn thành qua công tác đầu tư xây dựng cơ bản. . Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, căn cứ vào dự toán các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác. Phần nguồn vốn Chỉ tiêu A- Nợ phải trả: là tổng các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu nợ phải trả, gồm nợ ngắn hạn như các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả CNV, thuế và các khoản phải nộp, .vay dài hạn, nợ dài hạn và nợ khác. + Vay ngắn hạn, căn cứ vào số tiền vay còn đến cuối năm trước cộng với số tiền dự kiến vay và trừ đi số tiền dự kiến trả nợ năm kế hoạch. + Phải trả người bán, căn cứ vào dự kiến mua hàng trong năm kế hoạch phần mua chịu hoặc căn cứ vào số còn nợ năm trước cộng với số dự kiến phải trả và trừ đi số tiền dự kiến trả trong năm kế hoạch. Chỉ tiêu B- Nguồn vốn chủ sở hữu, lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như nguồn vốn, quỹ, nguồn kinh phí, quỹ khác. + Các quỹ của doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu về số tiền còn đến cuối năm trước cộng với số dự toán tăng các quỹvà trừ đi số dự toán về sử dụng quỹ năm kế hoạch. + Lợi nhuận chưa phân phối, căn cứ vào số loị nhuận để lại của năm trước cộng với số dự kiến về lợi nhuận để lại năm nay hoặc căn cứ vào số lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm trước cộng với số lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch trừ đi số lợi nhuận dự kiến phân phối năm kế hoạch. + Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào số nguồn vốn đầu tư XDCB còn cuối năm trước cộng với dự kiến về tăng nguồn vốn XDCB năm kế hoạch và trừ đi số dự kiến sử dụng nguồn vốn XDCB năm kế hoạch. 95
  19. + Nguồn vốn kinh doanh, căn cứ vào nguồn vốn còn ở thời điểm cuối kỳ năm trước cộng với dự kiến nguồn vốn tăng và trừ đi nguồn vốn giảm năm kế hoạch. DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/ năm . Chỉ tiêu Cuối năm trước Cuối năm KH Phần tài sản A. Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn - Tiền và tương đương tiền - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Phải thu - Nguyên vật liệu - Thành phẩm - TS lưu động khác B. Tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn - Nguyên giá TSCĐ - Giá trịhao mòn TSCĐ Cộng tài sản Phần nguồn vốn A. Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn + Vay ngắn hạn + Phải trả người bán + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + Phải trả khác 96
  20. - Nợ dài hạn - Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sỏ hữu - Nguồn vốn kinh doanh - Quỹ của DN - Lợi nhuận chưa phân phối - Nguồn vốn XDCB Cộng nguồn vốn CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. ý nghĩa của dự toán sản xuất kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 2.Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thông thường cần phải dự toán các chỉ tiêu nào? 3. Trình bày nội dung, phương pháp lập dự toán về một số chỉ tiêu sau: - Dự toán tiêu thu - Dự toán sản lượng sản xuất - Dự toán chi phí sản xuất ( chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC) 4. Trình bày nội dung, phương pháp lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. BÀI TẬP: Bài tập 1: Tháng 2/N, doanh nghiệp Hồng Hà dự kiến sản xuất 100 sản phẩm ằng loại nguyên vật liệu N1 và N2. Các tài liệu sau đây sử dụng cho công việc định mức: 1.Dự kiến mua vật liệu N1 với số lượng là 500 kg, tành tiền là 5 triệu đồng và dự kiến mua vật liệu N 2 với số lượng 300 kg, thành tiền là 1,5 triệu đồng. 2. Chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu trên dự kiến là 800.000 đ 97
  21. 3. Dự kiến hao hụt cho mỗi loại NVL trên là 0,4 % và được phân bổ cho từng loại theo trọng lượng. 4. Để sản xuất hoàn thành 1 SP A doanh nghiệp dự kiến cần sử dụng 4 kg vật liệu N1 và 2 kg vật liệu N2. Hao hụt trong quá trình sản xuất dự kiến là 0,1 %. 5. Giả sử đầu tháng không có NVL tồn kho. Yêu cầu: 1. Xác định định mức chi phí NVL trực tiếp để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm. 2. Xác định dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm A. Bài tập 2: Doanh nghiệp Hồng Hà ở ví dụ 1, tháng 3/N có các tài liệu sau: 1.Dự kiến thời gian để sản xuát hoàn thành 1 SP A là 4 giờ, thời gian bảo dưỡng máy móc thiết bị là 0,2 giờ, thời gian nghỉ ngơi của công nhân là 0,2 giờ. 2. Dự kiến định mức đơn giá 1 giờ công lao động sản xuất gồm tiền lương cơ bản, BHXH, KPCĐ, BHYT là 8.000 đ/ giờ. Yêu cầu: Xác định dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm A. Bài tập 3: Doanh nghiệp Hưng Thịnh có tài liệu sau: 1. Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/3/N Đơn vị tính: triệu đồng STT Tài sản Số cuối kỳ 1 Tiền mặt 20 2 Tiền gửi ngân hàng 130 3 Các khoản phải thu 72 4 Hàng tồn kho 95 5 Tài sản cố định (giá trị còn lại) 430 98
  22. Cộng tài sản 747 Nguồn vốn 1 Vốn cổ đông 472 2 Các khoản phải trả 75 3 Lợi nhuận để lại 200 747 Cộng nguồn vốn 2. Doanh thu tháng 3 và dự kiến tiêu thụ các tháng 4,5,6, 7 như sau: - Thực hiện tháng 3: 150 - Dự kiến tháng 4: 160 - Dự kiến tháng 5: 170 - Dự kiến tháng 6: 190 - Dự kiến tháng 7: 200 3. Dự kiến hàng tháng có 25% doanh thu bán hàng phát sinh thu được tiền ngay, số còn lại là doanh thu trả chậm sẽ thu vào tháng kế tiếp. Số tiền phải thu tháng 3 là doanh thu trả chậm. 4. Chi phí hàng mua trong tháng chiếm 65% doanh thu 5. Các chi phí hoạt động trong mỗi tháng dự kiến như sau: - Chi phí nhân công: 15 tr - Chi phí quảng cáo: 8 tr - Chi phí vận chuyển: 7% trên doanh thu - Chi phí khấu hao: 4 tr - Chi phí khác: 5% trên doanh thu 6.Dự kiến hàng tồn kho cuối hàng tháng bằng 4% nhu cầu tiêu thụ tháng tiếp theo. 7. Chi phí hàng mua phải trả 60% trong tháng, số còn lại được trả vào tháng tiếp theo. 8. Dự kiến mua TSCĐ vào tháng 4, trị giá 20 tr đồng và vào tháng 5, trị giá 10 tr đồng. 9. Tổng lãi cổ đông dự kiến 9 tr đồng sẽ trả cho cổ đông vào cuối quý 2. 99
  23. 10. Dự kiến duy trì lượng tiền mặt tối thiểu là 18 tr đồng/tháng. Các giao dịch vay vốn thực hiện vào ngày đầu tháng và trả lãi vào ngày đầutháng tiếp theo, nợ gốc sẽ trả vào ngày cuối quý. Lãi suất tiền vay phải trả là 1% tháng. Yêu cầu: 1. Lập dự toán lịch thu tiền mặt theo từng tháng của quý 2/N. 2. Lập dự toán chi phí mua hàng và lịch trả tiền đối với hàng mua từng tháng của quý 2/N. 3. Lập dự toán chi tiền cho các hoạt động theo từng tháng của quý 2/N. 4. Lập dự toán tiền theo từng tháng trong quý. 5. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/N. 6. Lập dự toán bảng cân đối kế toán quý 2/N. Lưu ý: Không cần đề cập đến các loại thuế và tiền lương trả người lao động trong tháng (giả thiết chi phí này đúng bằng chi phí nhân công). 100
  24. CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM 1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ Chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra cho những sản phẩm đã hoàn thành được gọi là giá thành sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành là giá thành đơn vị sản phẩm hay chi phí đơn vị sản phẩm. Xác định giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp là một vấn đề rất phức tạp. Quá trình sản xuất không giống nhau ở mọi doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ phận khác nhau trong một doanh nghiệp. Các chi phí sản xuất cũng bao gồm nhiều loại, có tính chất biến động khác nhau trong quá trình sản xuất. Một số khoản chi phí phát sinh đều đặn từ tháng này qua tháng khác, một số khoản chi phí khác thay đổi theo mức độ sản xuất. Trong những điều kiện như vậy cần phải có những phương pháp xác định chi phí đơn vị phù hợp. Có 2 phương pháp xác định chi phí phù hợp với đặc điểm của các tổ chức doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất, đó là: - Phương pháp xác định chi phí theo công việc. - Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. 1.1. Xác định chi phí theo công việc 1.1.1. Điều kiện vận dụng: Phương pháp xác định chi phí theo công việc được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đơn chiếc hoặc theo từng đợt hàng riêng biệt, khác nhau về qui cách, nguyên liệu hoặc kĩ thuật dùng để sản xuất. Trong thực tế, các doanh nghiệp này thường tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng (ĐĐH) của khách hàng. Mỗi ĐĐH có thể là một sản phẩm, một loạt sản phẩm, từng công trình, hạng mục công trình hoặc từng loại công việc (lắp ráp, sửa chữa ) khác nhau. Do đặc điểm nói trên, phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng, công nghiệp (đóng tàu, cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa, sản xuất đồ gỗ ). Để áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc, các sản phẩm phải có ít nhất một trong những đặc điểm sau: - Đơn chiếc, sản xuất theo ĐĐH của khách hàng (dễ nhận diện) - Có giá trị cao 101
  25. - Được đặt mua trước khi sản xuất - Có kích thước lớn 1.1.2.Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo công việc Đặc trưng của phương pháp này là các chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tính dồn và tích luỹ theo công việc, giúp nhà quản trị biết được giá thành từng công việc, so sánh với giá thành kế hoạch nhằm kiểm soát kịp thời chi phí và điều chỉnh, xử lý kịp thời quá trình chi phí của doanh nghiệp. Trình tự thực hiện quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo công việc có thể khái quát qua sơ đồ sau: Tập Phiếu xuất Các hợp kho vật liệu chi Phiếu chi chi phí phí theo Đơn Lệnh công việc sản phí được đặt sản Phiếu theo tập (Phiếu tính xuất hàng xuất dõi lao động hợp giá thành trên vào theo ĐĐH) cơ sở Mức phân bổ chi phí sản xuất Sơ đồ 5.1 – Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo công việc Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: * Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là theo từng công việc (từng ĐĐH, từng sản phẩm, loại sản phẩm ). Đối tượng tính giá thành là từng công việc đã hoàn thành (tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm thuộc từng ĐĐH, từng công việc và giá thành một đơn vị sản phẩm thuộc từng ĐĐH, từng công việc). Do đặc điểm này, kế toán cần phải lập cho mỗi công việc một phiếu gọi là Phiếu chi phí theo công việc (theo ĐĐH) hoặc Phiếu tính giá thành theo công việc (theo ĐĐH ). Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo và lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó, nó được lưu giữ trong suốt quá trình sản xuất để ghi chép tập hợp các chi phí sản xuất có liên quan đến công việc đang 102
  26. được tiến hành. Khi công việc hoàn thành, các chi phí sản xuất đã tập hợp được trên “Phiếu chi phí theo công việc” là căn cứ để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm của công việc đó. Phiếu chi phí theo công việc thường được lập theo mẫu sau (Bảng5.2) * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thường là những chi phí trực tiếp có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí nên sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng ĐĐH trên các phiếu chi phí theo công việc mở cho từng ĐĐH. Các nhân viên kế toán chỉ cần căn cứ chứng từ gốc (phiếu xuất kho vật liệu, phiếu theo dõi lao động trực tiếp) để nhập số liệu chi phí vào phiếu chi phí theo công việc. Trường hợp một phân xưởng (bộ phận sản xuất) trong kỳ đảm nhiệm sản xuất nhiều ĐĐH, các chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp trước hết được tập hợp theo từng khoản mục cho từng phân xưởng (bộ phân sản xuất), trong mỗi phân xưởng (bộ phận sản xuất) sẽ chi tiết cho từng ĐĐH. * Đối với chi phí sản xuất chung: + Trường hợp mỗi phân xưởng (bộ phận sản xuất) chỉ tiến hành sản xuất một ĐĐH, chi phí sản xuất chung cũng là chi phí trực tiếp nên cũng được tập hợp trực tiếp cho từng ĐĐH tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. + Trường hợp một phân xưởng (bộ phận sản xuất) sản xuất nhiều ĐĐH, chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp riêng, sau đó tiến hành phân bổ cho từng ĐĐH theo những tiêu thức phù hợp. Có hai cách phân bổ chi phí sản xuất chung: Cách thứ nhất: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ, cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng theo mức thực tế. Công thức phân bổ: Tổng chi phí SXC phát Đại lượng của sinh thực tế tiêu thức phân Chi phí SXC phân bổ = x bổ của từng cho từng ĐĐH Tổng đại lượng của tiêu thức ĐĐH phân bổ của các ĐĐH có liên quan 103
  27. Bảng 5.2 -Mẫu phiếu chi phí theo công việc Tên doanh nghiệp PHIẾU CHI PHÍ CÔNG VIỆC Tên khách hàng Ngày đặt hàng: Địa chỉ Ngày bắt đầu sản xuất: Loại sản phẩm Ngày hẹn giao hàng: Mã số công việc Ngày hoàn thành Số lượng sản xuất NVL trực tiếp NC trực tiếp SXC Ngày Cộng tháng C.Từ S.tiền C.Từ S.tiền Đơn giá S.tiền phân bổ Tháng PX1 PX2 . Cộng Tháng PX1 PX2 Cộng Tổng cộng Cách thứ hai: ước tính tổng chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng (bộ phận sản xuất) ngay từ đầu kỳ để xác định đơn giá chi phí sản xuất chung ước tính cho một đơn vị tiêu thức phân bổ. Công thức xác định: 104
  28. Tổng chi phí SXC ước tính Chi phí SXC ước tính cho một = đơn vị tiêu thức phân bổ Tổng đại lượng tiêu thức phân bổ của các ĐĐH (theo kế hoạch) Khi một trong các đơn đặt hàng đã hoàn thành (bất kể vào thời điểm nào trong kỳ) kế toán sẽ căn cứ vào tỷ lệ phân bổ chi phí SXC ước tính và tổng tiêu thức chọn làm căn cứ phân bổ của ĐĐH đó để xác định chi phí SXC phân bổ cho ĐĐH đó. Tiêu thức phân bổ chi phí SXC (đối với cả 2 cách phân bổ) thường được áp dụng là: tổng thời gian lao động trực tiếp; tổng chi phí lao động trực tiếp; tổng số giờ máy hoạt động; tổng chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Cách thứ 2 thường được các doanh nghiệp áp dụng do nó đáp ứng kịp thời số liệu chi phí đơn vị để định giá công việc hoàn thành và sử dụng vào các quyết định kinh doanh. Bởi lẽ, chi phí SXC bao gồm nhiều yếu tố chi phí nên để tập hợp khoản mục chi phí này không chỉ dựa vào các chứng từ phát sinh bên trong doanh nghiệp như phiếu xuất kho vật liệu, bảng thanh toán lương mà còn phải dựa trên cơ sở các chứng từ phát sinh bên ngoài doanh nghiệp như hoá đơn tiền điện, tiền nước và các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất chung. Hơn nữa chi phí sản xuất chung thường là chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng, mà các đối tượng (công việc, ĐĐH) khác nhau lại không hoàn thành vào cùng một thời điểm. Do vậy đến tính kỳ tính giá thành, doanh nghiệp chưa có đầy đủ thông tin về chi phí sản xuất chung để tính giá thành cho những công việc đã hoàn thành. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công việc, ĐĐH hoàn thành theo mức ước tính là cần thiết, nhưng việc ước tính chi phí sản xuất chung phải được dựa trên cơ sở khoa học, không sai lệch nhiều so với chi phí thực tế phát sinh thì việc cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm mới đảm bảo được tính kịp thời và tính chính xác có thể chấp nhận được. Đây là yêu cầu đặt ra đối với các nhân viên kế toán quản trị. Nếu áp dụng cách thứ 2 thì đến cuối kỳ sau khi tập hợp đầy đủ các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, kế toán sẽ phải tiến hành xử lý chênh lệch phân bổ thừa, thiếu chi phí sản xuất chung. 105
  29. * Cuối kỳ, kế toán không cần đánh giá chi phí sản xuất dở dang, vì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng ĐĐH chưa hoàn thành cũng chính là chi phí sản xuất dở dang của ĐĐH đó. 1.1.3. Kế toán xác định chi phí theo công việc: Để tập hợp và xác định chi phí sản xuất theo công việc, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK. Chi phí NVLTT) - Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (TK.Chi phí NCTT) - Tài khoản chi phí sản xuất chung( TK.Chi phí SXC) - Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( TK.Chi phí SXKDDD) hoặc Tài khoản giá thành sản xuất ( TK. Giá thành SX) - Tài khoản thành phẩm( TK.TP) - Tài khoản giá vốn hàng bán.( TK.GVHB) Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo công việc (theo phương pháp KKTX được khái quát bằng sơ đồ sau ( Hình 5.3 và 5.4): Hình 5.3: Sơ đồ kế toỏn chi phớ theo cụng việc theo phương phỏp kờ khai thường xuyờn ( KKTX) TK CF NVLTT TK CF SXKD DD Kết chuyển CF NVL trực tiếp cho từng ĐĐH TK CF NC trực tiếp TK Thành phẩm Kết chuyển CF NC trực Giá trị sản phẩm TK Giá vốn hàng bỏn tiếp cho từng ĐĐH hoàn thành nhập kho giá vốn thành phẩm TK CF SXC xuất kho giao bán Chi phí SXC ước tính Giá trị sản phẩm hoàn thành giao ngay phân bổ cho từng ĐĐH cho khách (giá vốn hàng bán) 106
  30. Xử lý mức phân bổ thiếu chi phí sản xuất chung Xử lý mức phân bổ thừa chi phí sản xuất chung Hình 5.4: Trỡnh tự kế toỏn chi phớ và tớnh giỏ thành sản phẩm theo cụng việc theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) TK CP SX KD DD TK CP NVL TT TK Giá thành SX Tập hợp chi phí CP SXDD đầu kỳ NVL Chi phí SXDD cuối kỳ trực tiếp Kết chuyển CF NVL trực tiếp cho từng ĐĐH TK CP NC TT Tập hợp chi phí NC TT Kết chuyển CP NC trực tiếp TK Giá vốn hàng bán cho từng ĐĐH Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành TK CP SXC Tập hợp chi phí SXC Chi phí SXC ước tính phân bổ cho từng ĐĐH 107
  31. Trường hợp, hàng tháng phân bổ chi phí sản xuất chung theo kế hoạch (tỷ lệ phân bổ kế hoạch, mức hoạt động thực tế) thì việc phân bổ chi phí SXC cho từng ĐĐH sẽ được thực hiện tại thời điểm ĐĐH hoàn thành (đối với những ĐĐH hoàn thành trong kỳ) hoặc vào thời điểm cuối kỳ (đối với những ĐĐH chưa hoàn thành). Như vậy vào thời điểm cuối kỳ TK.Chi phí SXC có thể tồn tại số dư nợ hoặc số dư có. Sở dĩ có điều đó là do bên nợ TK.Chi phí SXC tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, còn bên có TK.Chi phí SXC lại phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ cho các ĐĐH theo mức ước tính. Do đó nếu chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh > chi phí sản xuất chung phân bổ theo mức ước tính thì TK.Chi phí SXC cuối kỳ sẽ dư nợ và ngược lại TK.Chi phí SXC sẽ dư có. Khoản chênh lệch này tồn tại là không phù hợp, nên cần phải được xử lý. Thông thường, khoản chênh lệch này được xử lý bằng 2 cách: - Phân bổ toàn bộ vào TK.GVHB. Nếu khoản chênh lệch là số tiền nhỏ thì có thể lựa chọn cách này đơn giản hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. - Phân bổ cho các TK.Chi phí SXKDDD, TK.TP và TK.GVHB. Trường hợp mức chênh lệch là số tiền lớn, nếu phân bổ hết vào TK.GVHB sẽ làm ảnh hưởng đến tính trung thực của kết quả kinh doanh trong kỳ, thì phải lựa chọn cách 2. Phương pháp phân bổ thường được áp dụng phổ biến là dựa trên cơ sở tỷ lệ số dư (hoặc luỹ kế) cuả các TK này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung. Cách này đảm bảo độ chính xác hơn cách thứ nhất, bởi lẽ chi phí sản xuất chung liên quan đến cả số sản phẩm còn sản xuất dở dang, cả sản phẩm hoàn thành nhập kho chưa tiêu thụ được và cả số sản phẩm hoàn thành đã được tiêu thụ được trong kỳ. Tuy nhiên nó ít khi được sử dụng vì tốn nhiều công sức và phức tạp trong quá trình phân bổ. Đa số các nhà quản lý cho rằng chỉ vì độ chính xác cao mà phải cố gắng và tốn kém để đáp ứng yêu cầu của việc phân bổ là không cần thiết, nhất là khi khoản chênh lệch là một số tiền nhỏ. 1.1.4. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành: Theo phương pháp này, phiếu chi phí theo công việc hay phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng được sử dụng như một báo cáo chi phí sản xuất và giá thành để cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị kiểm soát, điều hành quá trình sản xuất và đề ra các quyết định kinh doanh có liên quan. 1.1.5.Ưng dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc : 108
  32. Để minh hoạ quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc, chúng ta xem xét ví dụ sau: Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ “ Hoà An” cuối tháng 4/N đang sản xuất một ĐĐH Z20 gồm 20 sản phẩm T. Tháng 5/N doanh nghiệp tiếp tục đưa ĐĐH Z21 gồm 30 sản phẩm vào sản xuất. Tài liệu của phòng kế toán doanh nghiệp cho biết: 1.Đầu tháng 5/N số liệu trên phiếu chi phí theo công việc của ĐĐH Z20 như sau: - Chi phí NVL trực tiếp: 20.000.000đ - Chi phí nhân công trực tiếp: 14.228.000đ, số giờ lao động : 3000h - Chi phí sản xuất chung: 3.000h x 4.800đ = 14.400.000đ 2.Trong tháng 5/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 2.1. Tổng hợp các phiếu xuất kho nguyên liệu, vật liệu trong tháng 5/N dùng để sản xuất 2 ĐĐH trị giá 120.000.000đ, trong đó để sản xuất ĐĐH Z20 là: 80.000.000đ, để sản xuất ĐĐH Z21 là 40.000.000đ. Vật liệu xuất dùng cho quản lý sản xuất là:10.000.000đ 2.2. Căn cứ vào bảng chấm công kế toán lập bảng tính và phân bổ tiền lương theo từng ĐĐH như sau: - Tiền lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất: 97.200.000đ, trong đó + Công nhân sản xuất ĐĐH Z20: 63.000.000đ, số giờ lao động là 15.000 h. + Công nhân sản xuất ĐĐH Z21: 34.200.000đ, số giờ lao động là 9.000h. - Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý sản xuất: 35.000.000đ 2.3. Các khoản chi phí sản xuất chung khác phát sinh trong kỳ gồm: - Chi phí khấu hao TSCĐ: 40.000.000đ - Chi phí điện nước phải trả nhà cung cấp:17.000.000đ - Chi phí khác chi bằng tiền mặt: 12.500.000đ 3. Căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp là số giờ lao động trực tiếp, mức phân bổ chi phí SXC ước tính : 4.800đ/ giờ lao động trực tiếp. 4.ĐĐH Z20 đã hoàn thành ngày 20/5 bàn giao cho khách hàng, ĐĐH Z21 cuối tháng 5 chưa hoàn thành. 109
  33. Với tài liệu trên quá trình kế toán chi phí và tính giá thành 2 ĐĐH Z20 và Z21 của doanh nghiệp “Hoà An” trong tháng 5/N có thể được khái quát bằng sơ đồ 5.5 (Đơn vị 1000đ) 110
  34. Sơ đồ 5.5 – Kế toán chi phí sản xuất theo công việc của DN Hoà An tháng 4/N Ng/liệu ,vật liệu CF NVLTT CF SXKD DD Thành phẩm Giá vốn hàng bán D Đ 48.628 120.000(1a) (1a) 120.000 120.000 (1b) 120.000 10.000(3b) 275.598(4a) 275.598 275.598 275.598 Phải trả CNV CF NCTT Doanh thu Phải thu khách hàng 97.200 (2a) 35.000 (3b) (2a) 115.668 115.668 (2b) 115.668 300.000 300.000 Phải trả,phải nộp khác 18.464(2a) CF SXC 6.650(3b) Đơn đặt hàng Z 20 Khoản mục NVLTT NCTT SXC Tổng Dư đầu kỳ 20.000 14.228 14.400 48.628 Hao mòn TSCĐ Phát sinh 80.000 74.970 72.000 226.970 100.000 89.198 86.400 275.598 40.000(3b) (3b) 121.150 115.200 (3a) 115.200 Đơn đặt hàng Z 21 PhảI trả người bán DC: 5.950 DC:123.898 Khoản mục NVLTT NCTT SXC Tổng Dư đầu kỳ 0 0 0 0 17.000(3b) Phát sinh 40.000 40.698 43.200 123.898 Tiền mặt 12.500(3b) 111
  35. Như vậy vào cuối tháng 5/N chi phí sản xuất dở dang là 123.898.000đ - đó là chi phí sản xuất của đơn đặt hàng Z21 chưa hoàn thành. Còn chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu là 5.950.000đ (số dư nợ ở TK.Chi phí SXC). 5. Phân bổ số dư của TK.Chi phí SXC: Theo số liệu ở trên, TK.Chi phí SXC có số dư nợ 5.950.000đ. Đây là số chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn số chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ vào 2 đơn đặt hàng Z20 và Z21 (số phân bổ thiếu so với chi phí thực tế). Cuối kỳ số dư của tài khoản chi phí sản xuất chung phải được xử lý, có 2 cách để xử lý: Cách thứ nhất: nếu số dư nhỏ thì ghi tăng (giảm) giá vốn hàng bán trong kỳ. Với cách này, số dư TK. Chi phí SXC trong ví dụ trên được ghi sổ như sau: Nợ TK.GVHB : 5.950.000 Có TK.Chi phí SXC : 5.950.000 Sau khi xử lý, tài khoản chi phí sản xuất chung sẽ không còn số dư và giá vốn hàng bán tăng 5.950.000đ. Khi đó giá vốn hàng bán sẽ là: 275.598.000đ + 5.950.000đ = 281.548.000đ và lãi gộp trong kỳ sẽ giảm từ: 24.402.000đ (300.000.000đ – 275.598.000đ ) xuống còn 18.452.000đ (300.000.000đ - 281.548.000đ) Cách thứ 2: Nếu số dư lớn và yêu cầu quản lý đòi hỏi sự phân bổ chính xác để không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ thì số dư này phải được phân bổ vào các TK.Chi phí SXKDDD, TK.TP và TK.GVHB căn cứ vào tỷ lệ kết cấu số dư của các TK này. Với cách này, số dư TK chi phí sản xuất chung trong ví dụ trên sẽ được phân bổ vào 2 TK.Chi phí SXKDDD và TK.GVHB theo tỷ lệ 123.898.000 275.589.000 0,3 123.898.000 + 275.598.000 và 0,7 123.898.000 + 275.598.000 Kế toán ghi: Nợ TK.Chi phí SXKDDD 1.785.000 Nợ TK.GVHB 4.165.000 Có TK.Chi phí SXC 5.950.000 112
  36. Sau khi xử lý, tài khoản chi phí sản xuất chung sẽ không còn số dư, giá vốn hàng bán sẽ tăng lên: 275.598.000đ + 4.165.000đ = 279.763.000đ ,lãi gộp trong kỳ sẽ giảm từ: 24.402.000đ (300.000.000đ – 275.598.000đ ) xuống còn 20.237.000đ (300.000.000đ - 279.763.000đ) và chi phí SXKDD sẽ tăng lên: 123.898.000đ + 1.785 000đ = 125.638.000đ. 1.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 1.2.1. Điều kiện áp dụng: Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt lớn một loại sản phẩm, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, sản phẩm hoàn thành ở bước này sẽ là đối tượng được tiếp tục chế biến ở bước sau.Do đặc điểm trên phương pháp xác định chi phí theo quá trình thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất gạch, xi măng, giày dép, chế biến thực phẩm Sản phẩm được tập hợp chi phí và tính giá thành theo quá trình thường có đặc điểm sau: - Đồng nhất. - Giá trị đơn vị không cao. - Được khách hàng đặt mua sau khi hoặc trong khi sản xuất. 1.2.2 Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: Đặc trưng của phương pháp này là các chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) gắn với các phân xưởng (công đoạn) sản xuất chứ không phải với từng công việc riêng biệt. Do vậy trong phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, các chi phí sản xuất hầu hết được tập hợp trực tiếp theo từng phân xưởng (công đoạn) sản xuất, hoặc nếu phát sinh những khoản chi phí chung thì cũng chỉ phải phân bổ cho một số ít phân xưởng sản xuất thay vì phải phân bổ cho rất nhiều công việc khác nhau như trong phương pháp xác định chi phí theo công việc.Điều đó cũng có nghĩa là các chi phí sản xuất có thể tập hợp trong cả kỳ hạch toán và chỉ phải phân bổ vào thời điểm cuối kỳ. Trình tự thực hiện quá trình tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm theo quá trình có thể khái quát qua sơ đồ 5.6: 113
  37. P.xưởng Bán TP Tập Phiếu xuất kho vật liệu Các 1 PX 1 Nhu Hợp chi Lệnh chi phí cầu sản phí Phiếu theo dõi lao động được sản xuất sản tập P.xưởng Bán TP xuất xuất hợp 2 PX 2 trên vào cơ Chi phí SXC ước tính sở hoặc thực tế P.xưởng TP PX n n Sơ đồ 5.6 – Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo quá trình Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình thể hiện ở một số điểm sau: * Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phương pháp này là từng phân xưởng (từng công đoạn) sản xuất khác nhau của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng (công đoạn) và thành phẩm hoàn thành ở phân xưởng (công đoạn) cuối cùng của qui trình sản xuất. * Các chi phí sản xuất thường là chi phí trực tiếp nên được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho phân xưởng (công đoạn) có liên quan. Trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều phân xưởng (công đoạn) thì tập hợp riêng, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các phân xưởng (công đoạn) theo những tiêu thức hợp lý. * Đối với chi phí sản xuất chung: do đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình là sản phẩm thường được đặt mua sau khi sản xuất nên việc tính giá thành thành phẩm (bán thành phẩm) hoàn thành thường được thực hiện vào cuối kỳ.Vì vậy chi phí sản xuất chung cũng thường được phân bổ vào giá thành sản phẩm hoàn thành ở thời điểm cuối kỳ theo số liệu chi phí thực tế. Tuy nhiên nếu vào thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp chưa tập hợp được đầy đủ số liệu về chi phí sản xuất chung thực tế thì có thể phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản 114
  38. phẩm hoàn thành theo mức ước tính như ở phương pháp xác định chi phí theo công việc. * Chi phí sản xuất ở mỗi phân xưởng (công đoạn) sau bao gồm giá trị bán thành phẩm của phân xưởng ( công đoạn) trước chuyển sang và các chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng (công đoạn) đó, vì bán thành phẩm hoàn thành ở phân xưởng (công đoạn) trước là đối tượng được tiếp tục chế biến ở phân xưởng (công đoạn) sau và cứ tuần tự như vậy cho đến khi tạo thành thành phẩm ở phân xưởng (công đoạn) cuối cùng của qui trình sản xuất. * Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục từ kỳ này sang kỳ khác, việc tính giá thành thành phẩm (bán thành phẩm) hoàn thành được thực hiện vào cuối kỳ. Do đó vào thời điểm doanh nghiệp tính giá thành thành phẩm (bán thành phẩm) hoàn thành, sẽ có một số sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất chưa hoàn thành gọi là sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang cuối kỳ này sẽ được chuyển sang kỳ sau để tiếp tục chế biến.Vì vậy, để tính được giá thành thành phẩm (bán thành phẩm) hoàn thành, doanh nghiệp phải xác định giá trị của số sản phẩm dở dang này. 1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất Để tập hợp và xác định chi phí sản xuất theo quá trình, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK. Chi phí NVLTT - TK.Chi phí NCTT - TK.Chi phí SXC - TK.Chi phí SXKDDD hoặc TK. Giá thành SX - TK.TP - TK.GVHB Khác với phương pháp xác định ghi phí theo công việc là chỉ cần mở một TK. Chi phí SXKDDD cho toàn doanh nghiệp thì ở phương pháp này cần phải mở cho mỗi phân xưởng (công đoạn) một TK.Chi phí SXKDDD để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của phân xưởng (công đoạn) đó. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất (theo phương pháp KKTX) có thể được khái quát bằng sơ đồ sau: 115
  39. Hình 5.7: Trỡnh tự kế toỏn chi phớ và tớnh giỏ thành sản phẩm theo quỏ trỡnh theo phương pháp kê khai thường xuyên TK CPNVL TKCP SXKD DD Phân xưởng n Tập hợp chi phí TK CP SXKDDD Phân xưởng 2 TK CP NC TT Tập hợp TK Thành phẩm chi phí NC TT TK CP SXKD DD ( giỏ thành SX) Phân xưởng 1 TK Giá vốn H.bỏn TK CP SXC Tập hợp chi phí SXC 116
  40. 1.2.4. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành (gọi tắt là báo cáo sản xuất) - Nội dung báo cáo sản xuất. + Mục đích của báo cáo sản xuất là tóm tắt toàn bộ hoạt động sản xuất diễn ra tại phân xưởng trong một kỳ nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng cần lập một báo cáo sản xuất riêng để báo cáo về hoạt động sản xuất trong kỳ tại phân xưởng đó. Đây là tài liệu chủ yếu của phương pháp xác định chi phí theo quá trình, nó có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý và cũng quan trọng trong quá trình thực hiện phương pháp. + Nội dung báo cáo sản xuất của từng phân xưởng gồm 3 phần: Phần1: Kê khối lượng bao gồm việc kê khai khối lượng sản phẩm hoàn thành và tính toán xác định khối lượng sản phẩm tương đương. Phần 2: Tổng hợp chi phí, tính giá thành và giá thành đơn vị. Phần 3: Cân đối chi phí + Phương pháp lập báo cáo sản xuất: Phần 1: Kê khai khối lượng và khối lượng tương đương. Như đã phân tích ở phần đầu mục này, phương pháp xác định chi phí sản xuất theo quá trình được áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt lớn một loại sản phẩm, quá trình sản xuất diễn ra liên tục từ kỳ này sang kỳ khác, việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính toán xác định giá thành và giá thành đơn vị được thực hiện vào cuối kỳ. Như vậy vào thời điểm tính giá thành quá trình sản xuất của doanh nghiệp vẫn tiếp diễn, nên sẽ có một số sản phẩm vẫn còn đang trong quá trình chế biến (gọi là sản phẩm dở dang). Và các chi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) đã tập hợp được trong kỳ theo từng phân xưởng là chi phí cho cả sản phẩm đã hoàn thành và sản phẩm dở dang. Do vậy để tính toán chính xác giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, phải xác định được toàn bộ khối lượng công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện được trong kỳ bao gồm khối lượng thuộc sản phẩm đã hoàn thành và khối lượng thuộc các sản phẩm dở dang. Việc xác định khối lượng thuộc các sản phẩm dở dang được thực hiện bằng cách qui đổi số sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương. 117
  41. . Có 2 phương pháp để xác định sản lượng tương đương của một phân xưởng: * Phương pháp trung bình: Theo phương pháp trung bình, sản lượng tương đương của một phân xưởng được xác định theo công thức sau: Khối lượng sản Khối lượng Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = phẩm hoàn thành + tương đương của của PX trong kỳ tại sản phẩm dở dang PX cuối kỳ tại PX Trong đó Khối lượng sản phẩm hoàn thành Khối lượng sản Tỷ lệ tương đương của = phẩm dở dang x hoàn sản phẩm dở dang cuối kỳ tại thành cuối kỳ tại PX PX Cần chú ý khi tính khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ phải tính riêng cho từng khoản mục chi phí (NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung) vì tỷ lệ hoàn thành của chúng có thể khác nhau. Như vậy với phương pháp trung bình , sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ luôn được coi như là chúng đã được hoàn thành trong kỳ hiện hành nên không cần qui đổi về khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, mà chỉ qui đổi khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ về sản phẩm hoàn thành tương đương. Đây là nhược điểm chủ yếu của phương pháp này vì nó làm gảm tính khoa học của phương pháp. Tuy nhiên nó vẫn được áp dụng, bởi nó đơn giản rất nhiều trong việc chuẩn bị các báo cáo sản xuất của các phân xưởng. * Phương pháp FIFO Theo phương pháp FIFO, khối lượng tương đương của một phân xưởng được xác định theo công thức sau: 118
  42. Khối lượng sản Khối lượng sản Khối lượng sản Khối lượng phẩm hoàn phẩm bắt đầu phẩm hoàn tương = thành + đưa vào sản xuất + thành đương tương đương và hoàn thành tương đương của của của PX trong kỳ tại PX sản phẩm dở sản phẩm dở dang (2) dang đầu kỳ tại PX cuối kỳ tại PX (1) (3) Trong đó: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (1) là khối lượng công việc mà phân xưởng phải thực hiện trong kỳ hiện hành để hoàn thành phần chưa hoàn thành ở kỳ trước và được tính cho từng khoản mục phí theo công thức sau: Khối lượng sản Tỷ lệ chưa ( 1) = phẩm dở dang x hoàn đầu kỳ thành Khối lượng sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và đã hoàn thành trong kỳ (2) được xác định: Khối lượng sản Khối lượng sản ( 2 ) = phẩm hoàn thành - phẩm dở dang trong kỳ đầu kỳ Hoặc: Khối lượng sản Khối lượng sản ( 2 ) = phẩm bắt đầu đưa x phẩm dở dang vào sản xuất trong cuối kỳ kỳ . Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (3) được xác định tương tự như phương pháp trung bình. 119
  43. Như vậy theo phương pháp FIFO, khối lượng sản phẩm hoàn thành chuyển đi được chia thành 2 phần: Một phần, là những sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang và được hoàn thành chuyển đi trong kỳ này và phần kia, là những sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và được hoàn thành chuyển đi trong kỳ này. Phương pháp FIFO quan tâm như nhau đến cả khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cả 2 khối lượng sản phẩm này đều được chuyển đổi thành một đơn vị tương đương chung - tương đương thành phẩm. ở sản phẩm dở dang đầu kỳ cần tính khối lượng công việc phải thực hiện để hoàn thành lượng sản phẩm này, ở sản phẩm dở dang cuối kỳ cần tính khối lượng công việc đã kết tinh trong đó. Phương pháp FIFO phức tạp hơn so với phương pháp trung bình, song kết quả tìm được sẽ là chính xác hơn. Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị (giá thành đơn vị) Phần này bao gồm việc xác định tổng chi phí phải tính trong kỳ ở từng phân xưởng và chi phí đơn vị (giá thành đơn vị) cho thành phẩm (bán thành phẩm) đã hoàn thành nhập kho hoặc chuyển sang giai đoạn sau. Phương pháp lập phần này phụ thuộc vào phương pháp xác định sản lượng tương đương ở phần một của báo cáo sản xuất. * Theo phương pháp trung bình : Tổng hợp chi phí của phân xưởng gồm 2 bộ phận: + Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ (kỳ trước chuyển sang) + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Chi phí đơn vị (giá thành đơn vị phân xưởng) được xác định theo công thức sau cho từng khoản mục chi phí: Tổng chi phí đã tổng hợp trong kỳ (2) Chi phí đơn vị = Khối lượng sản phẩm tương đương (1) Trong đó: Là kết quả tính được ở phần 1 của báo cáo sản xuất. Là kết quả của nội dung thứ nhất ở phần 2 của báo cáo sản xuất. * Theo phương pháp FIFO : 120
  44. Tổng hợp chi phí của phân xưởng chỉ bao gồm một bộ phận là chi phí phát sinh trong kỳ. Chi phí đơn vị phân xưởng được xác định như phương pháp trung bình. Phần 3: Cân đối chi phí của phân xưởng. Phần cân đối chi phí nhằm phản ánh 2 nội dung: Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ (nguồn chi phí) Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ đã được phân bổ như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nội dung quá trình cân đối chi phí được tiến hành dựa trên mối quan hệ cân đối giữa nguồn chí phí đầu vào và chi phí đầu ra (chi phí phân bổ) của từng phân xưởng. Nguồn chi phí = Chi phí phân bổ => Chi phí sản xuất Chi phí sản Chi phí sản của sản phẩm hoàn Chi phí sản xuất dở + xuất phát = thành chuyển đi + xuất dở dang dang sinh (giá thành sản phẩm cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ hoàn thành) Quá trình cân đối chi phí của báo cáo sản xuất cũng được thực hiện tương ứng với phương pháp xác định khối lượng sản phẩm tương đương. * Theo phương pháp trung bình: Nguồn chi phí: gồm 2 bộ phận + Chi phí dở dang đầu kỳ. + Chi phí phát sinh trong kỳ. Phân bổ chi phí: cho 2 bộ phận: + Cho khối lượng sản phẩm hoàn thành chuyển đi, được xác định : 121
  45. Chi phí (giá thành) Khối lượng Chi phí của khối lượng sản = sản phẩm x đơn phẩm hoàn thành hoàn thành vị + Cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, được xác định cho từng yếu tố chi phí theo công thức: Chi phí của khối Khối lượng tương Chi phí lượng sản phẩm = đương của sản x đơn dở dang cuối kỳ phẩm vị dở dang cuối kỳ *Theo phương pháp FIFO: Nguồn chi phí: cũng bao gồm 2 bộ phận + Chi phí dở dang đầu kỳ. + Chi phí phát sinh trong kỳ Phân bổ chi phí: cho 3 bộ phận - Cho khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ: khi phân bổ chi phí đầu ra cho khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ cần lưu ý phải phân bổ cho 2 bộ phận: + Chi phí của kỳ trước kết tinh trong sản phẩm dở dang đầu kỳ được chuyển sang kỳ này. Mặc dù tổng chi phí trong kỳ được tổng hợp ở phần 2 của báo cáo (theo phương pháp FIFO) không bao gồm bộ phận chi phí này, nhưng trong nguồn chi phí lại bao gồm cả bộ phận chi phí này, nên để bảo đảm cân đối chi phí giữa đầu vào và đầu ra tại phân xưởng phải phân bổ cho bộ phận này. + Chi phí cho sản phẩm dở dang đầu kỳ của kỳ này (chi phí kỳ này phân xưởng phải chi ra để hoàn thành số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ). Bộ phận chi phí này được xác định cho từng yếu tố chi phí theo cônmg thức sau: Chi phí của khối Khối lượng tương Chi phí lượng sản phẩm = đương của sản x đơn dở dang đầu kỳ phẩm vị dở dang đầu kỳ 122
  46. Cho khối lượng sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ, được xác định: Chi phí của khối Khối lượng sản phẩm lượng sản phẩm Chi phí bắt đầu đưa vào = bắt đầu đưa vào x đơn sản xuất và hoàn sản xuất và hoàn vị thành trong kỳ thành trong kỳ Cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, được xác định như phương pháp trung bình. So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp : Trung bình và FIFO *Phương pháp trung bình: Ưu điểm: Phương pháp trung bình coi khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ như các sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ hiện hành nên không cần qui đổi về khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Do đó quá trình tính toán được đơn giản hoá và giảm nhẹ. Trong thực tế phương pháp này được áp dụng khá phổ biến. Nhược điểm: Coi khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ như được hoàn thành trong kỳ nên trong tổng chi phí của kỳ hiện hành lại bao gồm cả một phần chi phí của kỳ trước nên kết quả chi phí đơn vị sản phẩm không đảm bảo độ chính xác và có xu hướng bình quân hoá chi phí giữa các kỳ. *Phương pháp FIFO: Ưu điểm: Phương pháp FIFO phân biệt giữa khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và khối lượng sản phẩm bắt đâù sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Do đó khối lượng sản phẩm hoàn thành chuyển đi được chia thành 2 phần: Một phần, là những sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang và được hoàn thành chuyển đi trong kỳ này và phần kia, là những sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và được hoàn thành chuyển đi trong kỳ này. Phương pháp FIFO quan tâm như nhau đến cả khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nên tổng 123
  47. chi phí của kỳ hiện hành chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ, do đó kết quả tìm được sẽ là chính xác hơn, đảm bảo tính khoa học hơn phương pháp trung bình. Nhược điểm: Quá trình tính toán phức tạp gây khó khăn và tốn kém cho việc chuẩn bị các báo cáo sản xuất. . Ứng dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình Để minh hoạ quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình, chúng ta xem xét ví dụ sau: Tại doanh nghiệp sản xuất “Thành Đạt”, qui trình sản xuất một loại sản phẩm A phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục là Phân xưởng 1(PX1) và Phân xưởng 2 (PX2). Nguyên vật liệu trực tiếp được đưa vào ngay từ đầu qui trình sản xuất ở mỗi phân xưởng, các khoản chi phí khác bỏ dần theo tiến độ sản xuất.Bán thành phẩm hoàn thành ở PX1 được chuyển ngay sang PX2 để tiếp tục chế biến thành thành phẩm A.Có tài liệu sau liên quan đến tình hình sản xuất sản phẩm A trong thang 5/199N (đơn vị tính chi phí: 1.000đ): 1. Sản phẩm dở dang đầu tháng 5/N: - PX1: + Số lượng : 80 + Mức độ hoàn thành: nguyên vật liệu trực tiếp 100%, nhân công trực tiếp và sản xuất chung 50%. + Chi phí sản xuất: Nguyên vật liệu trực tiếp: 44.000 Nhân công trực tiếp : 4.000 Sản xuất chung: 5.000 Tổng cộng 53.000 - PX2: + Số lượng : 50 + Mức độ hoàn thành: PX1 chuyển sang 100%; PX2 :nguyên vật liệu trực tiếp 100%, nhân công trực tiếp và sản xuất chung 40%. 124
  48. + Chi phí sản xuất: PX1 PX2 Nguyên vật liệu trực tiếp 27.500 2.550 Nhân công trực tiếp 5.000 4.050 Sản xuất chung 4.550 4.400 Tổng cộng: 37.050 10.950 2. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 5/N: PX1 PX2 Nguyên vật liệu trực tiếp 286.000 20.000 Nhân công trực tiếp 95.680 43.200 Sản xuất chung 82.360 37.000 Tổng cộng 464.040 100.200 3. Kết quả sản xuất trong tháng: - PX1: sản xuất hoàn thành 500 bán thành phẩm chuyển sang PX2 để tiếp tục chế biến.Còn 100 sản phẩm làm dở, mức độ hoàn thành của nguyên vật liệu trực tiếp 100%, của nhân công trực tiếp và sản xuất chung 60%. - PX2: sản xuất hoàn thành 450 thành phẩm nhập kho, còn dở 100 sản phẩm, mức độ hoàn thành của nguyên vật liệu trực tiếp 100%, của nhân công trực tiếp và sản xuất chung 50%. 4.Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất của PX1 và PX2 theo 2 phương pháp: Trung bình và FIFO. Dựa trên phương pháp lập báo cáo sản xuất đã nghiên cứu ở trên, báo cáo sản xuất của 2 PX của DN “ Thành Đạt” trong tháng 5/N được lập như sau: * Theo phương pháp trung bình: 125
  49. Bảng 5.8: Báo cáo sản xuất – PX1-tháng 5/n (Phương pháp trung bình) Chỉ tiêu Khối lượng tương đương NVLTT NCTT SXC I.Kê khai khối lượng - Khối lượng sản phẩm hoàn thành 500 500 500 500 - Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 100 100 60 60 Cộng ( 1 ) 600 600 560 560 II.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị 1. Tổng hợp chi phí: - Chi phí dở dang đầu kỳ 53.000 44.000 4.000 5.000 - Chi phí phát sinh trong kỳ 464.040 286.000 95.680 82.360 Cộng ( 2 ) 517.040 330.000 99.680 87.360 2. Chi phí đơn vị = (2) : (1) 884 550 178 156 III.Cân đối chi phí 1. Nguồn chi phí: - Chi phí dở dang đầu kỳ 53.000 - Chi phí phát sinh trong kỳ 464.040 Cộng 517.040 2. Phân bổ chi phí - Chi phí của sản phẩm hoàn thành chuyển đi 442.000 ( 500sp x 884 ) (a) - Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (b) 75.040 + Nguyên vật liệu trực tiếp ( 100sp x 550) 55.000 100 + Nhân công trực tiếp ( 60sp x 178 ) 10.680 60 + Sản xuất chung ( 60sp x 156 ) 9.360 60 Cộng ( a + b ) 517.040 126
  50. Bảng 5.9 - Báo cáo sản xuất – PX2-tháng 5/n (Phương pháp trung bình) Khối lượng tương đương PX1 PX 2 chuyển sang NVL NCTT SXC 127
  51. I.Kê khai khối lượng - Khối lượng sản phẩm hoàn thành 450 450 450 450 450 - Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 100 100 100 50 50 Cộng ( 1 ) 550 550 550 500 500 II.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị 1. Tổng hợp chi phí: - Chi phí dở dang đầu kỳ 48.050 37.050 2550 4050 4400 - Chi phí phát sinh trong kỳ 542.200 44.200 20000 43200 37000 Cộng ( 2 ) 590.250 479050 22550 47250 41400 2. Chi phí đơn vị = (2) : (1) 1.089,3 871 41 94,5 82,8 III.Cân đối chi phí 1. Nguồn chi phí: - Chi phí dở dang đầu kỳ - Chi phí phát sinh trong kỳ 48.050 Cộng 542.200 2. Phân bổ chi phí 590.250 - Chi phí của sản phẩm hoàn thành chuyển đi( 450sp x 1.098,3 ) (a) 490.185 Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (b) + Phân xưởng 1 chuyển sang ( 100sp x 871) 100.065 + NVL trực tiếp PX2 (100sp x 41 ) 87.100 100 + Nhân công trực tiếp PX2 ( 50sp x 94,5) 4.100 100 + Sản xuất chung PX2 ( 50sp x 82,8 ) 4.725 50 Cộng ( a + b ) 4.140 50 590.250 Bảng 5.10 - Báo cáo sản xuất – PX1-tháng 5/n (Phương pháp FIFO) Khối lượng tương đương Chỉ tiêu NVLTT NCTT SXC 128
  52. .Kê khai khối lượng - Khối lương sản phẩm dở dang đầu kỳ 80 - 40 40 -Khối lượng bắt đầu SX và hoàn thành 420 420 420 420 -Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 100 100 60 60 Cộng ( 1 ) 600 520 520 520 II.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị 1. Tổng hợp chi phí: - Chi phí phát sinh trong kỳ (2) 464.040 286.000 95.680 82.360 2. Chi phí đơn vị = (2) : (1) 892,4 550 184 158,4 III.Cân đối chi phí 1. Nguồn chi phí: - Chi phí dở dang đầu kỳ 53.000 - Chi phí phát sinh trong kỳ 464.040 Cộng 517.040 2. Phân bổ chi phí -Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ (a) + Kỳ trước 53.000 + Kỳ này: NVL TT - NCTT ( 40sp x 184 ) 7.360 SXC ( 40sp x 158,4) 6.336 Cộng (a) 66.696 - Chi phí của sản phẩm bắt đầu SX và hoàn thành trong kỳ( 420sp x 892,4 ) (b) 374.800 - Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (c) + Nguyên vật liệu trực tiếp ( 100sp x 550 ) 55.000 100 + Nhân công trực tiếp ( 60sp x 184 ) 11.040 60 + Sản xuất chung ( 60sp x 158,4 ) 9.504 60 Cộng (c) 75.544 Cộng ( a + b + c ) 517.040 Bảng 5.11 - Báo cáo sản xuất – PX2-tháng 5/n (Phương pháp FIFO) Khối lượng tương đương 129
  53. PX 1 chuyển PX 2 sang NVL NCTT SXC I.Kê khai khối lượng - Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 50 - - 30 30 - Khối lượng bắt đầu SX và hoàn thành 400 400 400 400 400 - Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 100 100 100 50 50 Cộng ( 1 ) 550 500 500 480 480 II.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị 1. Tổng hợp chi phí: - Chi phí phát sinh trong kỳ (2) 541696 441496* 20000 43200 37000 2. Chi phí đơn vị = (2) : (1) 1.090,08 883 40 90 77,08 III.Cân đối chi phí 1. Nguồn chi phí: - Chi phí dở dang đầu kỳ 48.050 - Chi phí phát sinh trong kỳ 541.696 Cộng 589.746 2. Phân bổ chi phí - Chi phí dở dang đầu kỳ (a) + Kỳ trước 48.050 + Kỳ này: NVLTT - - NCTT ( 30sp x 90 ) 2.700 SXC ( 30sp x 77,08 ) 2.312 Cộng (a) 53.062 - Chi phí của sản phẩm bắt đầu SX và hoàn thành ( 436.030 400sp x 1.090,08 ) (b) - Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (c) + Phân xưởng 1 chuyển sang( 100sp x 883) 88.300 100 + NVL trực tiếp PX2 (100sp x 40 ) 4.000 100 + Nhân công trực tiếp PX2 ( 50sp x 90 ) 4.500 50 + Sản xuất chung PX2 ( 50sp x 77,08 ) 3.854 50 Cộng (c) 100.654 Cộng ( a + b + c ) 589.746 (*) Căn cứ báo cáo SX của PX 1 phần 2/III: 66.696 + 374.800 = 441.496 130
  54. 2. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ 2.1. Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm Để tồn tại, phát triển và cạnh tranh đứng vứng trên thị trường đòi hỏi các nhà quản trị daonh nghiệp phải đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình định giá bán sản phẩm. Quyết định của nhà quản trị đưa ra trong quá trình định giá bán sản phẩm phải đảm bảo sự phù hợp với những qui luật khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường, đó là: qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị, tính hiệu quả, đồng thời phải thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa việc điều tiết nền kinh tế bằng “bàn tay vô hình” và “ bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Giá bán sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa khi số chênh lệch dương giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất, do đó phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Trong đó, tổng doanh thu lớn nhất khi khối lượng tiêu thụ nhiều nhất với giá bán đơn vị cao nhất, còn tổng chi phí chịu ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ và chi phí đơn vị của sản phẩm tiêu thụ. Trong quá trình vận dụng lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm để tăng lợi nhuận các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức rõ các vấn đề sau: Giá bán sản phẩm không thể là một giá “ổn định tuyệt đối” với một khối lượng sản phẩm tiêu thụ quá lớn so do sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu khi có chính sách giảm giá với khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn hơn để tăng lợi nhuận, song tốc độ tăng cũng sẽ tới mức độ ổn định nào đó rồi giảm dần. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên nhưng không phải hoàn toàn theo mức độ tỷ lệ thuận như nhau. Doanh nghiệp thực hiện chính sách tăng tổng doanh thu thì thời gian đầu tỷ lệ tăng doanh thu sẽ cao hơn tỷ lệ tăng chi phí, song, đến một mức độ nhất định tốc độ tăng chi phí sẽ đạt bằng tốc độ tăng doanh thu , khi đó việc sản xuất thêm sản 131
  55. phẩm nhằm đạt khối lượng tiêu thụ lớn lại là việc cần phải nghiên cứu, xem xét chính sách giá bán hợp lý để doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao nhất. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ chi phí, khói lượng và lợi nhuận của kinh tế vi mô để định giá bán sản phẩm, các doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch, dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận làm kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cho kỳ SXKD tiếp theo. Song, trên thực tế các kế hoạch, dự toán lại khác với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp phải nhận thức được các vấn đề sau: Số liệu, thông tin về tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận của toàn bộ sản phẩm hay từng loại chỉ là số kế hoạch, dự kiến mà trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sẽ có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi các số liệu kế hoạch, dự kiến. Viẹc định giá bán sản phẩm cần phải nghiên cứu, xem xét không chỉ trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà còn cần đặt trong mối quan hệ với mức thu nhập, sở thích, thị hiếu người tiêu dùng, mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm cũng như với chính sách tài chính, thuế của Nhà nước. 2.2. Xác định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt Trong quá trình định giá bán sản phẩm, điều quan trọng mà các nhà quản trị doanh nghiệp mong muốn trước hết là giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Với quan điểm chung trên, các doanh nghiệp thường xác định giá bán sản phẩm theo phương pháp thông thường (sản xuất hàng loạt). Theo phương pháp này, giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt được xác định bao gồm phần chi phí gốc (chi phí cơ sở) và phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc. Chi phí gốc là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà chi phí gốc có thể được xác định là: - Chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm: là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Toàn bộ biến phí về sản xuất, biến phí về tiêu thụ và quản lý: là biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. Với cách xác định như trên, giá bán sản phẩm được xác định như sau: Giá bán sản phẩm = Chi phí gốc + Phần tiền cộng thêm 132
  56. Phần tiền cộng thêm thường được tính theo tỷ lệ cộng thêm để cùng với chi phí gốc bù đắp được chi phí bỏ ra và thoả mãn mức hoàn vốn mong muốn. Mức hoàn vốn + CPBH và CPQLDN Tỷ lệ phần tiền = mong muốn theo KH x 100 cộng thêm Chi phí gốc theo KH Phần tiền cộng thêm được xác định như sau: Phần tiền cộng = Tỷ lệ phần tiền cộng x Chi phí gốc thực thêm thêm tế Mức hoàn vốn mong muốn được tính như sau: Mức hoàn vốn = Tỷ lệ hoàn vốn mong x Vốn hoạt động mong muốn muốn bình quân Lãi Tỷ lệ hoàn vốn = Mong muốn Vốn đầu tư Do phần chi phí gốc làm cơ sở để định giá bán có giới hạn phạm vi chi phí là giá thành sản xuất sản phẩm hoặc biến phí sản xuất, biến phí tiêu thụ và quản lý nên có 2 phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường là: - Định giá bán sản phẩm dựa vào toàn bộ chi phí sản xuất (giá thành sản xuất) - Định giá bán sản phẩm dựa vào biến phí của giá thành toàn bộ. 2.2.1. Định giá bán sản phẩm theo toàn bộ chi phí sản xuât (giá thành sản xuất) Theo cách định giá này chi phí gốc làm cơ sở xác định giá bán là toàn bộ chi phí sản xuất của sản phẩm (giá thành sản xuất) bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 133
  57. Căn cứ vào chính sách định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp để xác định phần tiền cộng thêm đủ bù đắp phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ và đạt mức lợi nhuận mong muốn. Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm A, trong năm N có các tài liệu sau: ( ĐVT: 1.000 đ) I.Tài liệu kế hoạch: 1. Số vốn hoạt động bình quân là 800.000 2. Dự kiến trong năm sản xuất, tiêu thụ 780 SP A 3. Dự toán chi phí sản xuất và tiêu thụ là 408.000, trong đó: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 150.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 75.000 - Chi phí sản xuất chung: 80.000 - Chi phí bán hàng: 20.000 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: 83.000 4. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 10% II. Tài liệu thực tế về ản xuất của 800 SP A : 1. Tổng giá thành sản xuất của 800 SP A là 328.000, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 160.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 80.000 - Chi phí sản xuất chung: 88.000, trong đó: + Biến phí sản xuất chung: 22.000 + Định phí sản xuất chung: 66.000 2. Tổng chi phí bán hàng: 24.000, trong đó: + Biến phí bán hàng: 16.000 + Định phí bán hàng: 8.000 4. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp: 96.000, trong đó: + Biến phí QLDN: 28.800 + Định phí QLDN: 67.200 Việc xác định giá bán sản phẩm dựa vào giá thành sản xuất tiến hành theo trình tự sau: 134
  58. - Trước hết, xác định phần chi phí gốc (căn cứ vào tài liệu thực tế) ta tính được tổng giá thành là 328.000 và giá thành đơn vị là: 410. - Tiếp theo xác định phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc dựa vào tỷ lệ phần trăm chi phí cộng thêm vào chi phí gốc và tổng giá thành sản xuất sản phẩm: (10% x 800.000) + (20.000 + 83.000) Tỷ lệ % = x 100 = 60% cộng thêm 150.000 + 75.000 + 80.000 Số tiền cộng thêm là 196.800 (60% x 328.000), tương ứng tính cho đơn vị sản phẩm là 246 Cuối cùng xác định tổng giá bán và giá bán đơn vị sản phẩm tương ứng là: 524.800 ( 328.000 + 196.000) và 656 (410+246) Qua kết quả tính toán như trên, ta thấy nếu DN tiêu thụ hết 800 SP A thì kết quả như sau: Tổng giá bán : 524.800 Giá vốn hàng bán : 328.000 Chi phí bán hàng : 24.000 Chi phí QLDN : 96.000 Kết quả tiêu thụ + 76.800 : Lãi Như vậy, với số tiền cộng thêm là 196.800 đã bù đắp được phần chi phí bán hàng, chi phí QLDN và đạt số lãi 76.800 với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thực tế là: 76.800/800.000 = 9,6%. 2.2.2. Định giá bán sản phẩm theo biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ Với cách định giá này phải phân chia chi phí để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thành định phí và biến phí rồi lấy biến phí làm chi phí gốc sau đó tính phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc, cuối cùng sẽ xác định được giá bán sản phẩm. Cũng với ví dụ nêu trên ta xác định được giá bán của sản phẩm theo trình tự sau: - Chi phí gốc là toàn bộ biến phí bao gồm biến phí sản xuất, biến phí bán hàng và biến phí QLDN của toàn bộ sản phẩm là 306.800, tính cho một đơn vị sản phẩm là 383,5. 135
  59. - Xác định phần tiền cộng thêm (giả sử tỷ lệ cộng thêm là 90%) ta có tổng số tiền cộng thêm là 90% x 306.800 = 276.120, tính cho một đơn vị sản phẩm là 345,15 - Xác định giá bán toàn bộ sản phẩm là: 582.920 ( 306.800 + 276.120) và giá bán đơn vị là: 728,65 ( 383,5 + 345,15) Qua kết quả đã tính được thì nếu DN tiêu thụ được 800 SP A, kết quả sẽ là: Tổng giá bán : 582.920 Chi phí NVL trực tiếp : 160.000 Chi phí nhân công TT : 80.000 Biến phí sản xuất chung : 22.000 Biến phí bán hàng : 16.000 Biến phí QLDN : 28.800 Định phí sản xuất chung : 66.000 Định phí bán hàng : 8.000 Định phí QLDN : 67.200 Kết quả tiêu thụ + 134 920 : Lãi Như vậy, với số tiền cộng thêm là 276.120 đã đủ bù đắp được phần định phí sản xuất chung, định phí bán hàng và định phí QLDN đồng thời đạt số lãi 134.920 Qua kết quả định giá bán sản phẩm theo phương pháp sản xuất hàng loạt ta thấy kết quả tiêu thụ có số chênh lệch khá lớn là 76.800 (cách 1) và 134.920 (cách 2) đó là do sự khác nhau về giới hạn, phạm vi chi phí tính làm chi phí gốc cũng như phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc, tính sát thực của việc lập kế hoạch, dự toán chi phí. Điều này là bình thừong và đó chính là xuất phát điểm cũng như mục đích của kế toán quản trị là đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, mà trên thực tế không phải yêu cầu của các doanh nghiệp đều giống nhau. 136
  60. 2.3. Định giá sản phẩm mới 2.3.1. Thực nghiệm tiếp thị sản phẩm mới Sản phẩm mới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những sản phẩm chưa có trên thị trường hoặc những sản phẩm tương tự như sản phẩm đã có nhưng khác nhau về về mẫu mã, thay đổi về chất lượng, Việc định giá bán đối với sản phẩm mới là công việc phức tạp và có ý nghĩa quan trọng, nó có tính chất thách thức và không chắc chắn vì không có đủ thông tin tin cậy về sở thích, thị hiếu, về khả năng tiêu thụ và thay thế cho những sản phẩm cũ do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách giá bán hợp lý để có thể chiếm lĩnh thị trường mới, giành độc quyền và mở rộng qui mô. Thực tế cho thấy, khi định giá bán sản phẩm mới các doanh nghiệp thường định giá bán trên cơ sở tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Việc tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cần tiến hành ở các nơi đã xác định, lựa chọn có khả năng tiêu thụ nhiều nhất và phải ở các vùng khác nhau trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra một mức giá hợp lý cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mới trong kỳ tiếp theo. 2.3.2. Các chiến lược định giá: Giá bán sản phẩm mới có thể xác định theo 1 trong 2 cách sau: 2.3.2.1. Định giá bán sản phẩm mới cao rồi giảm dần. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu về sở thích, thị hiếu và tâm lý người tiêu dùng có khả năng, điều kiện kinh tế là họ luôn mong muốn nhà sản xuất cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để họ có điều kiện thử nghiệm việc tiêu dùng sản phẩm mới với niềm kiêu hãnh, tự hào là những người đi trước, “ sành điệu” và họ thường cho rằng những sản phẩm mới là những sản phẩm được sản xuất chế tạo với công nghệ hiện đại và chất lượng cao hơn thì mới có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, giành thế độc quyền. Việc định giá bán cao rồi mới giảm dần giúp cho doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao trong một thời gian nhất định cho đến khi giá bán giảm thì số lợi nhuận cao mà doanh nghiệp đã thu được cũng làm hài lòng họ. Hơn nữa việc giảm giá việc sau này sẽ được người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn là việc tăng giá. Việc định giá bán cao rồi mới giảm dần đạt kết quả tốt cần phải tổ chức tốt các hội nghị khách hàng, tăng cường quảng cáo chào hàng. 137
  61. 2.3.2.2. Định giá bán sản phẩm mới thấp rối tăng dần Ngược lại với cách định giá trên có không ít các doanh nghiệp lại xây dựng chiến lược định giá bán sản phẩm mới của mình theo cách lúc đầu đưa ra mức giá vừa phải để có thể đủ trang trải, bù đắp đủ các chi phí, chờ đến khi sản phẩm mới đã trở thành thông dụng, phổ biến, thành nhu cầu cần thiết và chiếm lĩnh được thị trường thì họ sẽ tăng giá cao dần để thu được lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, do tâm lý người tiêu dùng khó chấp nhận tăng giá hơn là giảm giá do vậy doanh nghiệp cần tiến hành điều tra, nghiên cứu một cách có hệ thống, có cơ sở chắc chắn để có chiến lược tăng tốc vào những khoảng thời gian nhất định, tránh khả năng không tiêu thụ được sản phẩm với khối lượng và giá cả mong muốn. Qua các cách định giá bán sản phẩm trên,ta thấy dù định giá bán cao rồi giảm dần, hay thấp rồi tăng dần đều nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, kết quả đạt đựoc có thể không giống nhau cũng như những khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp trong cách định giá cũng khác nhau bởi rất nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến chính sách giá bán của doanh nghiệp. Vì vậy, trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể doanh nghiệp phải thật năng động, linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược giá bán của mình để cạnh tranh phát triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới hằm đạt được lợi nhuận tói đa. 2.3.3. Chi phí và việc định giá sản phẩm mới 2.3.3. 1. Phương pháp xác định chi phí toàn bộ Phương pháp xác định chi phí toàn bộ là phương pháp tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất để xác định chi phí đơn vị (giá thành đơn vị). Với phương pháp này các yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều thuộc giá thành sản phẩm. Phương pháp này dựa trên cơ sở là định phí sản xuất chung là khoản chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất nên để xác định đầy đủ chi phí trong giá thành cần tính đến chúng. Sử dụng phương pháp xác định chi phí toàn bộ phù hợp với các qui định kế toán tài chính hiện hành.Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí vì sẽ phải phân loại lại các chỉ tiêu trên báo 138
  62. cáo tài chính. Phương pháp này không thích hợp cho doanh nghiệp khi xác định điểm hoà vốn, lập kế hoạch cũng như kiểm tra hoạt động của đơn vị mình. 2.3.3. 2. Phương pháp xác định chi phí trực tiếp Phương pháp xác định chi phí trực tiếp là phương pháp chỉ tập hợp các biến phí sản xuất để xác định chi phí đơn vị, còn định phí sản xuất được coi là chi phí thời kỳ. Cơ sở của phương pháp này là do định phí sản xuất chung liên quan tới khả năng sản xuất sản phẩm hơn là sản phẩm sản xuất. Đây là chi phí mang tính chất tiền đề cho quá trình sản xuất, không bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động nên là chi phí thời kỳ. Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp thì trong giá vốn hàng bán chỉ có biến phí sản xuất, định phí là chi phí thời kỳ nên được thu hồi ngay. Do đó, trong chi phí của hàng tồn kho không còn định phí. Xác định chi phí theo phương pháp trực tiếp rất thuận lợi cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo dạng số dư đảm phí để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. 2.3.3. 3. Ứng dụng các phương pháp xác định chi phí để định giá sản phẩm mới Ví dụ: Có tài liệu tháng 7/N tại nhà máy số 1 thuộc doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm A. - Số lượng sản phẩm: + Đầu kỳ: 0 + Sản xuất trong kỳ: 10.000 + Tiêu thụ trong kỳ: 8.000 - Biến phí sản xuất 1 sản phẩm (1.000 đ) + Nguyên vật liệu trực tiếp : 50 + Nhân công trực tiếp: 10 + Sản xuất chung: 4 + Bán hàng và quản lý: 6 - Định phí hoạtđộng ( 1.000 d): + Sản xuất chung: 60.000 139
  63. + Bán hàng và quản lý: 80.000 - Đơn giá bán (1.000đ): 100.000 Yêu cầu: xác định chi phí đơn vị sản phẩm theo 2 phương pháp Lời giải Kế toán xuất phát từ đặc điểm của 2 phương pháp để xác định chi phí đơn vị như sau: STT Chỉ tiêu Phương pháp toàn Phương pháp trực bộ tiếp 1 Nguyên vật liệu trực tiếp 50 50 2 Nhân công trực tiếp 10 10 3 Biến phí sản xuất chung 4 4 4 Đinh phí sản xuất chung 70 64 CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Trình bày lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm 2. Nội dung, tác dụng, ưu nhược điểm của việc định giá bán sản phẩm theo giá thành sản xuất của sản phẩm. 3. Nội dung, tác dụng, ưu nhược điểm của việc định giá bán sản phẩm dựa vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. 4. Phân tich ưu nhược điểm của chiến lược định giá sản phẩm mới. Liên hệ ứng dụng các chiến lược định giá sản phẩm mới trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 5. Trình bày các ưu, nhược điểm và tác dụng của các phương pháp xác định chi phí để định giá sản phẩm mới. 140
  64. BÀI TẬP: Bài tập 1: Một công ty chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A theo hợp đồng với bên ngoài. Mỗi năm công ty sản xuất và tiêu thụ được 20.000 SP A. Có các tài liệu sau (ĐVT: đồng): 1. Dự toán CPSX của 1 đơn vị SP A là 63.000 Trong đó: - CP NVL trực tiếp: 30.000 - CP NC trực tiếp: 15.000 - CP SX chung: 18.000, trong đó: + Định phí: 12.000 + Biến phí: 6.000 2. Chi phí bán hàng: 20.000.000 Trong đó: + Định phí: 8.000.000 + Biến phí: 12.000.000 3. Chi phí QLDN: 28.000.000, trong đó: + Định phí: 20.000.000 + Biến phí: 8.000.000 4. Vốn đầu tư bình quân vào hoạt động SXKD hàng năm là 5.000.000.000 5. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 15%. Yêu cầu: Xác định tỷ lệ phần trăm cộng thêm vào chi phí gốc để có được giá bán hợp lý nhằm bù đắp đủ chi phí và thoả mãn mức hoàn vốn mong muốn. Bài tập 2: Một DN chyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A Có các tài liệu sau (ĐVT: 1.000 đồng): 1. Tổng giá thành sản xuất của 1000 SP A gồm các khoản mục sau: 141
  65. - CP NVL trực tiếp: 1.000.000 - CP NC trực tiếp: 300.000 - CP SX chung: 400.000, trong đó: + Định phí: 300.000 + Biến phí: 100.000 2. Tổng chi phí bán hàng: 120.000 Trong đó: + Định phí: 45.000 + Biến phí: 75.000 3. Tổng chi phí QLDN: 250.000, trong đó: + Định phí: 170.000 + Biến phí: 80.000 Yêu cầu: 1. Định giá bán sản phẩm theo giá thành sản xuất của sản phẩm trong các trường hợp tỷ lệ phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc là 60%, 70% và 80%. 2. Định giá bán sản phẩm dựa vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ tương ứng với các tỷ lệ phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc như yêu cầu 1. Bài tập 3: Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất hai đơn đặt hàng: - Đơn đặt hàng số 1: sản xuất sản phẩm A, bắt đầu sản xuất từ tháng 3 năm N, với chi phí SX đã tập hợp được (đơn vị: 100.000 đồng) + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 100.000 + Chi phí nhân công trực tiếp: 80.000 + Chi phí sản xuất chung phân bổ: 40.000 - Trong tháng 4 năm N, doanh nghiệp tiến hành sản xuất thêm đơn đặt hàng số 2, sản xuất sản phẩm B, chi phí SX trong tháng 4 tập hợp được như sau: 142
  66. Đơn đặt hàng Chi phí Chi phí Chi phí SXC Cộng NVL trực nhân công chung tiếp trực tiếp Biến đổi Cố định 1. Đơn đặt hàng số 1 100.000 60.000 2. Đơn đặt hàng số 2 90.000 40.000 Cộng: 190.000 100.000 40.000 25.000 355.000 Trong tháng 4 năm N đơn đặt hàng số 1 đã hoàn thành sản xuất được 10 sản phẩm A, đã chuyển giao cho người đặt hàng. Đơn đặt hàng số 2 chưa hoàn thành việc sản xuất. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn hàng theo chi phí nhân công trực tiếp, trong tháng máy móc thiết bị chỉ vận hành với 80% so với công suất bình thường. Yêu cầu: Tính toán và lập phiếu tính giá thành công việc cho từng đơn đặt hàng. 143
  67. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị 1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị 2 1.1. Khái niệm về kế toán quản trị 2 1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị 2 1.3. Nhiệm vụ của kế toán quản trị 3 2. Kế toán quản trị, kế toán tài chính và kế toán chi phí 3 2.1. Kế toán tài chính và kế toán quản trị 3 2.2. Kế toán chi phí với kế toán quản trị 5 2.3. Kế toán quản trị với các môn khoa học khác 5 3. Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện các chức năng 6 quản lý 3.1. Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng quản 6 lý ở doanh nghiệp 3.2. Phương pháp nghiệp vụ của kế toán quản trị 8 3.3. Tổ chức hệ thống bộ máy kế toán quản trị 9 Chương 2: Phân loại chi phí và phân tích biến động chi phí 14 1. Khái niệm và bản chất 14 1.1. Khái niệm 14 1.2. Bản chất 14 2. Phân loại chi phí 16 2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 17 2.2. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận 20 2.3. Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 23 2.4. Phân loại theo cách ứng xử chi phí 24 3. Hệ thống quản lý chi phí 30 3.1. Tập hợp và phân bổ chi phí 30 3.2. Kế toán chi phí cho việc lập báo cáo 32 3.3. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo mô hình ứng xử chi phí 35 4. Phân tích biến động chi phí 36 144
  68. 4.1. Khái niệm về phân tích biến động chi phí 36 4.2. Phân tích biến động chi phí 36 Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận và 42 thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn 1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí khối lượng 42 lợi nhuận 1.1. Số dư đảm phí 42 1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí 44 1.3. Kết cấu chi phí 45 1.4. Đòn bẩy kinh doanh 47 2. Phân tích điểm hoà vốn 48 2.1. Khái niệm 48 2.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn 49 2.3. Đồ thị hoà vốn 51 3. Một số ứng dụng của việc phân tích mối quan hệ chi phí khối 52 lượng và lợi nhuận vào việc lựa chọn dự án 3.1. Thay đổi định phí và doanh thu 53 3.2. Thay đổi biến phí và doanh thu 53 3.3. Thay đổi định phí giá bán và doanh thu 54 3.4. Thay đổi định phí biến phí và doanh thu 54 4. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn 55 4.1. Khái niệm về quyết định ngắn hạn và đặc điểm của nó 55 4.2. Thông tin thích hợp 55 4.3. Thông tin thích hợp với việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn 58 Chương 4: Dự toán sản xuất kinh doanh 77 1. Khái quát về dự toán sản xuất kinh doanh 77 1.1. Khái niệm và vai trò của dự toán 77 1.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp 78 1.3. Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh 79 2. Xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh 80 2.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 80 2.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp 80 2.3. Định mức chi phí sản xuất chung 81 145
  69. 3. Lập dự toán sản xuất kinh doanh 82 3.1. Dự toán tiêu thụ 82 3.2. Dự toán sản xuất 83 3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 84 3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 84 3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung 85 3.6. Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ 86 3.7. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 88 3.8. Dự toán tiền 89 3.9. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 91 3.10. Dự toán bảng cân đối kế toán 92 Chương 5: Xác định chi phí và định giá sản phẩm 99 1. Phương pháp xác định chi phí 99 1.1. Xác định chi phí theo công việc 99 1.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 110 2. Định giá sản phẩm và dịch vụ 127 2.1. Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm 127 2.1. Xác định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt 128 2.2. Định giá sản phẩm mới 133 Mục lục 140 Tài liệu tham khảo 143 146
  70. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp 2. TS. Đặng Thị Hoà, Giáo trình Kế toán Quản trị – Trường đại học Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê 2006 3. Bài tập Kế toán Quản trị - Trường Đại học Thương mại Hà Nội 4. PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên, Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp - Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính 2007. 5. PGS. TS. Nguyễn Minh Phương, Giáo trình Kế toán Quản trị- Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính 2004. 147