Giáo trình Kế toán ngân hàng 4 (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán ngân hàng 4 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_ngan_hang_4_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kế toán ngân hàng 4 (Phần 2)
- Chương thứ năm KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG Mục đích: Đưa đến cho sinh viên những thông tin bổ ích về hoạt động tín dụng trong ngân hàng, quá trình theo dõi và quản lý vốn cho vay bằng hệ thống phương pháp kế toán được kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học nhằm đưa ra các thông tin rất quan trọng về tình hình cho vay trong ngân hàng. 5.1.Một số vấn đề cơ bản về kế toán nghiệp vụ tín dụng 5.1.1. Ý nghĩa tín dụng ngân hàng Tín dụng là một cộng việc rất quan trọng trong công tác kế toán ở các TCTD. Cho vay là công việc rất lớn tạo ra lợi nhuận cho TCTD. Cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ để trả cho bên vốn huy động và thu lãi để bù đắp được chi phí đảm bảo hoạt động của TCTD. Ý nghĩa của hoạt động tín dụng ở các TCTD có thể khái quát như sau: Phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quốc dân đồng thời qua đó tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có đầy đủ vốn để sản xuất kinh doanh và mở rộng lưu thông hàng hóa. Thông qua số liệu của kế toán cho vay có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư của Ngân hàng vào các ngành kinh tế. Kế toán cho vay theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị, qua đó tăng cường khuyến khích cho vay vốn hay hạn chế cho vay đối với từng khách hàng. 5.1.2. Nhiệm vụ tín dụng ngân hàng Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu cho vay để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế và theo dõi chặt chẽ kỳ hạn Nợ, hạch toán thu nợ kịp thời, tạo điều kiện tăng nhanh vòng vay vốn của tín dụng. Giám sát tình hình cho vay và thu nợ, giúp lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch và phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Bảo vệ tài sản của Ngân hàng và các đơn vị trong xã hội Ngân hàng đầu tư một khối lượng lớn vốn tín dụng vào các ngành kinh tế. Do đó để theo dõi chặt chẽ vốn cho vay, kế toán cho vay phải kiểm soát chính xác các chứng từ có liên quan đến cho vay, thu nợ nhằm hạch toán kịp thời, đúng lúc tránh thất thoát vốn của Ngân hàng và các đơn vị khác trong xã hội. 5.1.3. Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
- Nguyên tắc cho vay là các điều khoản được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện đúng theo yêu cầu đã ký kết. Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cần có các biện pháp để phòng và chống các rủi ro xảy ra. 5.1.4. Thời hạn của tín dụng ngân hàng Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của các dự án đầu tư, khả năng thanh toán nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. - Cho vay trung hạn: Thời hạn vay từ 12 tháng đến 60 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị. - Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên nhưng không vượt quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị. Đối với các dự án phục vụ đời sống sinh hoạt thì không vượt quá 15 năm. 5.1.5. Lãi suất tín dụng Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm được xác định cho một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng, quý, năm ) dùng làm cơ sở để tính lợi tức tín dụng. Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian (tháng, quý, năm ) với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng một thời gian đó. Lãi suất tín dụng là giá cả tín dụng, giá cả của quyền sử dụng vốn. Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, và phù hợp với lãi suất công bố của ngân hàng cho vay. Khi ký hợp đồng tín dụng có thể áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng hoặc lãi suất của từng thời kỳ. 5.1.6. Phương thức tín dụng Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn phương án cho vay theo một trong các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của cơ chế này và quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định, thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và các khách hàng phải tuân theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 5.2. Chứng từ và qui trình tín dụng trong Ngân hàng 5.2.1. Chứng từ cho vay Chứng từ gốc Đơn xin vay: Là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn Ngân hàng. Trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay. Đây là căn cứ ban đầu để NH xem xét cho vay. Hợp đồng tín dụng: Là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa khách hàng và Ngân hàng.
- Khế ước vay kiêm kỳ hạn nợ hay còn gọi là Bảng phân kỳ hạn nợ: Là chứng từ xác nhận số tiền Ngân hàng thu nợ của khách hàng theo lịch trình thời gian cụ thể. Đây cũng là căn cứ để khách hàng trả nợ cho Ngân hàng theo đúng định kỳ. Chứng từ để ghi sổ kế toán Chứng từ cho vay • Nếu vay bằng chuyển khoản thường là các chứng từ thanh toán qua Ngân hàng như: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu • Nếu vay bằng tiền mặt: séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền, phiếu chi Chứng từ thu nợ • Thu bằng chuyển khoản: uỷ nhiệm chi, lệnh chi • Thu bằng tiền mặt: giấy nộp tiền, séc lĩnh tiền mặt Mục đích, số tiền, phương KH nộp đơn xin vay thức, hình thức 5.2.2. Quy trình cho vay Nhận TS thế chấp, giấy tờ có giá, bảo lãnh Trách nhiệm pháp lý của Ký HĐ tín dụng khách hàng và NH Tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và vàng Giải ngân Chuyển khoản Thu nợ Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn
- Sơ đồ 5.1. Thông tin trong quá trình cho vay và thu nợ - Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ xin vay bao gồm: đơn xin vay, dự án xin vay, tờ khai thế chấp tài sản hoặc tờ bảo lãnh tín chấp - Cán bộ tín dụng thẩm tra hồ sơ vay vốn, nếu xét thấy đầy đủ thì viết phiếu hẹn ngày gặp khách hàng, chậm nhất trong vòng 15 ngày phải trả lời cho khách hàng. - Nếu hồ sơ khách hàng không hội đủ điều kiện vay vốn phải được trả lại ngay cho khách hàng. - Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng nhận hồ sơ do cán bộ phụ trách chuyển đến phải tập hợp hồ sơ xin vay trong ngày chờ cán bộ để thẩm định. Sau khi thẩm định người thẩm định phải ghi ý kiến vào hồ sơ và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên, trước pháp luật nếu có sự sai trái. - Trong trường hợp không cần thẩm định thì trưởng phòng hoặc tổ trưởng giải quyết ngay trong ngày. - Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng tập hợp hồ sơ tín dụng bao gồm hồ sơ kinh tế kỹ thuật của dự án, đối chiếu với nguồn vốn hiện còn trình cấp lãnh đạo (cho vay hoặc không cho vay) và thông báo cho khách hàng biết. - Nếu hồ sơ được chấp nhận và phê duyệt cho vay thì hồ sơ được chuyển đến cán bộ tín dụng để hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc sổ vay vốn và bảng phân kỳ hạn nợ (nếu có). Để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, sau khi phát tiền vay lần đầu cho khách hàng trong vòng 20 ngày ngân hàng cho vay phải cử cán bộ kiểm tra sử dụng vốn lần thứ nhất để giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết của khách hàng. Trong quá trình cho vay, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo tiền vay phát ra phù hợp với tiến độ thực hiện phương án xin vay và đúng mục đích cam kết. Hàng tháng cán bộ kế toán sao kê các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, lập thông báo thu nợ gửi cho khách hàng và chuyển cho bộ phận tín dụng tổ chức thu nợ. 5.3. Kế toán cho vay các tổ chức tín dụng khác
- 5.3.1. Tài khoản kế toán 20 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 201 Cho vay các TCTD trong nước bằng đồng Việt Nam 2011 Nợ đủ tiêu chuẩn 2012 Nợ cần chú ý 2013 Nợ dưới tiêu chuẩn 2014 Nợ nghi ngờ 2015 Nợ có khả năng mất vốn 202 Cho vay các TCTD trong nước bằng ngoại tệ 2021 Nợ đủ tiêu chuẩn 2022 Nợ cần chú ý 2023 Nợ dưới tiêu chuẩn 2024 Nợ nghi ngờ 2025 Nợ có khả năng mất vốn 203 Cho vay các TCTD nước ngoài bằng ngoại tệ 2031 Nợ đủ tiêu chuẩn 2032 Nợ cần chú ý 2033 Nợ dưới tiêu chuẩn 2034 Nợ nghi ngờ 2035 Nợ có khả năng mất vốn 205 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác 2051 Nợ đủ tiêu chuẩn 2052 Nợ cần chú ý 2053 Nợ dưới tiêu chuẩn 2054 Nợ nghi ngờ 2055 Nợ có khả năng mất vốn 209 Dự phòng rủi ro 2091 Dự phòng cụ thể 2092 Dự phòng chung Nội dung và kết cấu tài khoản Bên Nợ: Số tiền đã cho các tổ chức tín dụng khác vay Bên Có: Số tiền mà các tổ chức tín dụng khác đã trả nợ Số dư Nợ: Số tiền mà các tổ chức tín dụng khác đang vay 5.3.2. Qui trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Kế toán tiền gốc 1. Khi quyết định cho các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ Nợ TK 2011, 2021, 2031 Số tiền các tổ chức tín dụng khác vay Có TK 1011, 1031, 5211, 5012 Giải ngân bằng tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán vốn khác giữa các ngân hàng 2. Khi các TCTD khác trả nợ Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 .Giải ngân bằng tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán vốn khác giữa các ngân hàng Có TK 2011, 2021, 2031 Số tiền TCTD khác đã trả 3. Nếu các TCTD khác không trả nợ đúng hạn hoặc có khả năng không trả nợ, tuỳ theo mức độ để có thể kết chuyển vào các tài khoản khác để theo dõi Nợ TK 2012, 2022, 2032 Nợ cần chú ý Nợ TK 2013, 2023, 2033 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2014, 2024, 2034 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2015, 2025, 2035 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2011, 2021, 2031 Số tiền khách hàng chưa thanh toán Kế toán dự phòng rủi ro cho vay đối với các TCTD khác 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 209 Dự phòng rủi ro 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 209 Dự phòng rủi ro Có TK 2012, 2022, 2032 Nợ cần chú ý Có TK 2013, 2023, 2033 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2014, 2024, 2034 Nợ nghi ngờ Có TK 2015, 2025, 2035 Nợ có khả năng mất vốn Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi
- Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng VN và NT Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng 1. Chi phí phát mãi tài sản Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ Có TK 1011, 1031, 4211 2. Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả Nợ TK 1011, 1031 Có TK 2012, 2022, 2032 Nợ cần chú ý Có TK 2013, 2023, 2033 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2014, 2024, 2034 Nợ nghi ngờ Có TK 2015, 2025, 2035 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi KH chưa thanh toán 5.4. Kế toán cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước 5.4.1.Tài khoản kế toán 21 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 211 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 2111 Nợ đủ tiêu chuẩn 2112 Nợ cần chú ý 2113 Nợ dưới tiêu chuẩn 2114 Nợ nghi ngờ 2115 Nợ có khả năng mất vốn 212 Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 2121 Nợ đủ tiêu chuẩn 2122 Nợ cần chú ý 2123 Nợ dưới tiêu chuẩn 2124 Nợ nghi ngờ 2125 Nợ có khả năng mất vốn 213 Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 2131 Nợ đủ tiêu chuẩn 2132 Nợ cần chú ý 2133 Nợ dưới tiêu chuẩn 2134 Nợ nghi ngờ
- 2135 Nợ có khả năng mất vốn 214 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng 2141 Nợ đủ tiêu chuẩn 2142 Nợ cần chú ý 2143 Nợ dưới tiêu chuẩn 2144 Nợ nghi ngờ 2145 Nợ có khả năng mất vốn 215 Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng 2151 Nợ đủ tiêu chuẩn 2152 Nợ cần chú ý 2153 Nợ dưới tiêu chuẩn 2154 Nợ nghi ngờ 2155 Nợ có khả năng mất vốn 216 Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng 2161 Nợ đủ tiêu chuẩn 2162 Nợ cần chú ý 2163 Nợ dưới tiêu chuẩn 2164 Nợ nghi ngờ 2165 Nợ có khả năng mất vốn 219 Dự phòng rủi ro 2191 Dự phòng cụ thể 2192 Dự phòng chung Tài khoản tiền lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 3941 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính 3944 Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng Nội dung và kết cấu các tài khoản 21 Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước Bên Nợ: Số tiền giải ngân cho các tổ chức, cá nhân trong nước Bên Có: Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước đã thanh toán Số dư Nợ: Số tiền các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đang vay Nội dung và kết cấu của tài khoản 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng Bên Nợ: Số tiền lãi đã hạch toán vào thu nhập
- Bên Có: Số tiền lãi khách hàng đã thanh toán Số dư Nợ: Số tiền lãi khách hàng chưa thanh toán 5.4.2 Qui trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Kế toán tiền gốc 1. Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay Nợ TK 2111, 2141 Cho vay ngắn hạn Nợ TK 2121, 2151 Cho vay trung hạn Nợ TK 2131, 2161 Cho vay dài hạn Có TK 1011,1031,4211, 4221 Số tiền ngân hàng giải ngân Có TK thích hợp khác 1. Khi khách hàng trả nợ Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán Nợ TK 1011,1031,4211, 4221 KH trả bằng TM hay tiền gửi Có TK 2111,2141 Cho vay ngắn hạn Có TK 2121, 2151 Cho vay trung hạn Có TK 2131, 2161 Cho vay dài hạn 3. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ thể của từng khách hàng kết chuyển vào các tài khoản thích hợp để theo dõi Nợ TK 2112, 2122, 2132 Nợ cần chú ý Nợ TK 2113, 2123, 2133 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2114, 2124, 2134 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2115, 2125, 2135 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2111,2141 Số tiền khách hàng chưa trả Có TK 2121, 2151 Số tiền khách hàng chưa trả Có TK 2131, 2161 Số tiền KH chưa thanh toán Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà KH thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Kế toán dự phòng rủi ro 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay
- Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 219 Dự phòng rủi ro 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 219 Dự phòng rủi ro Có TK 2112, 2122, 2132 2162 Nợ cần chú ý Có TK 2113, 2123, 2133 2163 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2114, 2124, 2134 2164 Nợ nghi ngờ Có TK 2115, 2125, 2135 2165 Nợ có khả năng mất vốn Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng 1.Chi phí phát mãi tài sản Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ Có TK 1011, 1031, 4211 2.Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả Nợ TK 1011, 1031 Có TK 2112, 2122, 2132 2162 Nợ cần chú ý Có TK 2113, 2123, 2133 2163 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2114, 2124, 2134 2164 Nợ nghi ngờ Có TK 2115, 2125, 2135 2165 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi khách hàng chưa trả Chú ý: Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994 Khi xóa nợ theo dõi tài khoản 971 5.5. Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư Cho vay từ nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư là loại cho vay mà nguồn vốn được các tổ chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức khác tài trợ theo nội dung và mục tiêu do tổ chức tài trợ vốn quy định. 5.5.1.Tài khoản sử dụng 25 Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư 251 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế 2511 Nợ đủ tiêu chuẩn 2512 Nợ cần chú ý 2513 Nợ dưới tiêu chuẩn 2514 Nợ nghi ngờ 2515 Nợ có khả năng mất vốn
- 252 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của Chính phủ 2521 Nợ đủ tiêu chuẩn 2522 Nợ cần chú ý 2523 Nợ dưới tiêu chuẩn 2524 Nợ nghi ngờ 2525 Nợ có khả năng mất vốn 253 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của các tổ chức, cá nhân khác 2531 Nợ đủ tiêu chuẩn 2532 Nợ cần chú ý 2533 Nợ dưới tiêu chuẩn 2534 Nợ nghi ngờ 2535 Nợ có khả năng mất vốn 254 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế 2541 Nợ đủ tiêu chuẩn 2542 Nợ cần chú ý 2543 Nợ dưới tiêu chuẩn 2544 Nợ nghi ngờ 2545 Nợ có khả năng mất vốn 255 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của Chính phủ 2551 Nợ đủ tiêu chuẩn 2552 Nợ cần chú ý 2553 Nợ dưới tiêu chuẩn 2554 Nợ nghi ngờ 2555 Nợ có khả năng mất vốn 256 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của các tổ chức, cá nhân khác 2561 Nợ đủ tiêu chuẩn 2562 Nợ cần chú ý 2563 Nợ dưới tiêu chuẩn 2564 Nợ nghi ngờ 2565 Nợ có khả năng mất vốn 259 Dự phòng rủi ro 2591 Dự phòng cụ thể 2592 Dự phòng chung Nội dung và kết cấu các tài khoản Bên Nợ: - Số tiền cho khách hàng vay
- Bên Có: - Số tiền khách hàng trả nợ - Số tiền khách hàng không trả nợ phải xử lý Số dư Nợ: - Số tiền khách hàng còn vay của ngân hàng 5.4.2. Qui trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Kế toán tiền gốc 1. Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay Nợ TK 2511 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp từ các TCQT Nợ TK 2521 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp từ chính phủ Nợ TK 2531 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp từ các TCQT Nợ TK 2541 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp từ chính phủ Nợ TK 2551 Cho vay vốn bằng ng. tệ nhận từ các cá nhân TC khác Có TK 1011,1031,4211, 4221 Số tiền ngân hàng giải ngân Có TK thích hợp khác 2. Khi khách hàng trả nợ Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán Nợ TK 1011,1031,4211, 4221 KH trả bằng tiền mặt hay tiền gửi Có TK 2511 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp từ các TCQT Có TK 2521 Cho vay vốn bằng VND nhận trực tiếp từ chính phủ Có TK 2531 Cho vay vốn bằng ng tệ nhận trực tiếp từ các TCQT Có TK 2541Cho vay vốn bằng ng. tệ nhận trực tiếp từ chính phủ Có TK 2551Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận từ cá nhân TC khác 3. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ thể của từng khách hàng để kết chuyển vào các tài khoản thích hợp để theo dõi Nợ TK 2512, 2522, 2532, 2542,2552 Nợ cần chú ý Nợ TK 2513, 2523, 2533,2543,2553 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2514, 2524, 2534,2544,2554 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2515, 2525, 2535,2545,2555 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2511,2521 2551 Số tiền khách hàng chưa trả Kế toán dự phòng rủi 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 259 Dự phòng rủi ro
- 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 259 Dự phòng rủi ro Có TK 2512, 2522, 2532,2542,2552 Nợ cần chú ý Có TK 2513, 2523, 2533,2543,2153 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2514, 2524, 2534,2543,2154 Nợ nghi ngờ Có TK 2515, 2525, 2535,2545,2155 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi KH chưa trả Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà khách hàng thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Chú ý: Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994 Khi xóa nợ theo dõi tài khoản 971 5.6. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá Chiết khấu chứng từ có giá là một loại hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này ngân hàng thương mại sẽ đứng ra trả tiền trước cho các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng (người sở hữu chứng từ) bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu tính theo trị giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng, người thụ hưởng muốn nhận được số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các chứng từ xin chiết khấu. Đối với nghiệp vụ cho vay chiết khấu chứng từ có giá, khách hàng phải làm đơn gửi kèm bản gốc các chứng từ có giá để ngân hàng làm căn cứ để xem xét: - Tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ có giá - Mệnh giá của chứng từ có giá - Thời hạn lưu hành của chứng từ
- Sau đó, căn cứ vào lãi suất chiết khấu, lệ phí, hoa hồng được hưởng khi nhận chiết khấu để thanh toán số tiền khách hàng được vay chiết khấu. * Mức chiết khấu (hay còn gọi là số tiền chiết khấu): Ngân hàng chiết khấu sẽ khấu trừ vào trị giá chứng từ chiết khấu. Đó là số tiền mà ngân hàng chiết khấu được hưởng theo phương thức khấu trừ ngay khi thực hiện chiết khấu. Mức chiết khấu = Tiền lãi chiết khấu + Hoa hồng và lệ phí chiết khấu * Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng sử dụng để tính tiền lãi chiết khấu. Tiền lãi chiết khấu = Trị giá chứng từ * Thời hạn CK * Lãi suất CK n * Hoa hồng chiết khấu: Trong nghiệp vụ chiết khấu, khi chứng từ đến hạn thanh toán ngân hàng chiết khấu phải gởi chứng từ đi để yêu cầu được thanh toán số tiền trên chứng từ. Từ khi gởi chứng từ đi cho đến khi ngân hàng nhận tiền thanh toán phát sinh một số khoản chi phí: bưu điện, chi phí nhờ thu, chuyển tiền, Tât cả các chi phí đó cần phải có nguồn bù đắp mới đảm bảo cho nghiệp vụ chiết khấu của ngân hàng có lãi thích đáng. Ngoài ra nghiệp vụ chiết khấu được coi như là dịch vụ cho nên các khoản trên sẽ được tính vào hoa hồng chiết khấu. Tiền hoa hồng sẽ được xác định theo công thức sau: Hoa hồng chiết khấu = Trị giá chứng từ * Tỷ lệ hoa hồng * Lệ phí chiết khấu: Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng phải tiếp nhận các chứng từ có giá khác nhau. Khi tiếp nhận thì ngân hàng phải xác minh tính hợp lệ, hợp pháp, chi phí bảo quản Các khoản chi phí phát sinh này sẽ được tính vào lệ phí để có nguồn bù đắp cho ngân hàng chiết khấu. Đối với tiền lệ phí chiết khấu, ngân hàng có hai cách tính: + Định mức thu tuyệt đối cho một món chứng từ + Tỷ lệ % về phí cố định nhưng có giới hạn về mức tối thiểu và mức tối đa. Lệ phí chiết khấu = Trị giá chứng từ * Tỷ lệ phí cố định * Giá trị còn lại (Giá trị thanh toán cho người xin chiết khấu): là số tiền mà ngân hàng chiết khấu phải trả cho người xin chiết khấu. Giá trị còn lại = Trị giá chứng từ - Mức chiết khấu 5.6.1.Tài khoản sử dụng 22 Chiết khấu thương phiếu và các Giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 221 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
- 2211 Nợ đủ tiêu chuẩn 2212 Nợ cần chú ý 2213 Nợ dưới tiêu chuẩn 2214 Nợ nghi ngờ 2215 Nợ có khả năng mất vốn 222 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ 2221 Nợ đủ tiêu chuẩn 2222 Nợ cần chú ý 2223 Nợ dưới tiêu chuẩn 2224 Nợ nghi ngờ 2225 Nợ có khả năng mất vốn 229 Dự phòng rủi ro 2291 Dự phòng cụ thể 2292 Dự phòng chung Nội dung và kết cấu các tài khoản Bên Nợ: Số tiền cho khách hàng vay Bên Có: Số tiền khách hàng thanh toán Số dư Nợ: Số tiền ngân hàng đang cho khách hàng vay 5.6.2. Qui trình kế toán các nghiệp vụ chủ yếu 1. Khi ngân hàng nhận thương phiếu, các giấy tờ có giá khác xin chiết khấu của khách hàng Nợ TK 2211 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam Nợ TK 2221 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng Có TK 1011,1031,4211, 4221 Số tiền ngân hàng giải ngân Có TK thích hợp khác 2. Khi chuyển nhượng thương phiếu hoặc chứng từ có giá xin chiết khấu Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán Nợ TK 1011,1031,4211, 4221 KH trả bằng tiền mặt hay tiền gửi Có TK 2211 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam Có TK 2221 Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
- 3. Khi gặp rủi ro ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ thể của từng khách hàng kết chuyển vào các tài khoản thích hợp để theo dõi Nợ TK 2212, 2222 Nợ cần chú ý Nợ TK 2213, 2223 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2214, 2224 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2215, 2225 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2211,2221 Số tiền khách hàng chưa trả Kế toán dự phòng rủi ro 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 229 Dự phòng rủi ro 2. Khi thương phiếu hoặc các chứng từ có giá bị xuống giá không thu đủ số tiền chiết khấu phải kết chuyển vào dự phòng rủi ro Nợ TK 229 Dự phòng rủi ro Có TK 2212, 2222 Nợ cần chú ý Có TK 2213, 2223 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2214, 2224 Nợ nghi ngờ Có TK 2215, 2225 Nợ có khả năng mất vốn Kế toán tiền lãi phải thu 1. Ngân hàng tính lãi phải thu Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Thu tiền lãi khi chuyển nhượng thương phiếu hoặc các chứng từ có giá xin chiết khấu Nợ TK 1011, 1031, 5211, 5012 Số tiền và hình thức thanh toán vốn Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND hoặc ngoại tệ Chú ý: Khi xóa nợ theo dõi tài khoản 971 5.7. Kế toán cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là cho vay trung và dài hạn trong đó ngân hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng sẽ mua tài sản về cho thuê và có thể bán lại cho khách hàng chậm nhất là sau khi kết thúc hợp đồng thuê với giá thoả thuận trong hợp đồng thuê.
- HĐTD Thời gian vay, số tiền, lãi suất, thời hạn thanh toán NH mua tài sản Đầu tư bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng NH bàn giao TS cho khách hàng NH thu nợ Khách hàng trả bằng tiền mặt, CK NH phân loại Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi nghờ Nợ Kết thúc hợp Bán lại cho KH, nhận lại TS, thuê tiếp đồng Sơ đồ 5.2. Thông tin trong quá trình cho thuê tài chính 5.7.1.Tài khoản sử dụng 23 Cho thuê tài chính 231 Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam 2311 Nợ đủ tiêu chuẩn 2312 Nợ cần chú ý 2313 Nợ dưới tiêu chuẩn 2314 Nợ nghi ngờ 2315 Nợ có khả năng mất vốn 232 Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ 2321 Nợ đủ tiêu chuẩn 2322 Nợ cần chú ý 2323 Nợ dưới tiêu chuẩn 2324 Nợ nghi ngờ 2325 Nợ có khả năng mất vốn 239 Dự phòng rủi ro 2391 Dự phòng cụ thể
- 2392 Dự phòng chung Nội dung và kết cấu các tài khoản Bên Nợ: - Giá trị tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp đồng. Bên Có: - Giá trị tài sản thuê tài chính được thu hồi khi khách hàng trả tiền theo hợp đồng. Số dư Nợ: - Giá trị còn lại của tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp đồng đang trong hạn nợ Ngoài ra cần sử dụng một số tài khoản TK 385 Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng đồng VN TK 386 Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính bằng ngoại tệ và vàng TK 951 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại tổ chức tín dụng TK 952 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại khách hàng TK 3532 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ TK 369 Phải thu khác TK 4531 Thuế giá trị gia tăng phải nộp TK 709 Thu lãi khác TK 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính TK 705 Thu lãi về hoạt động cho thuê tài chính TK 842 Chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính như sau: “Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính của TCTD như: Chi phí phát sinh liên quan đến ký kết hợp đồng, v.v (nếu có)”. 5.7.2.Qui trình kế toán Ngân hàng không trích khấu hao đối với tài sản cho thuê tài chính mặc dù đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng vì giá trị tài sản được thu hồi dần qua tiền thuê mà người đi thuê phải trả. Nếu hợp đồng tín dụng thuê mua đã ký với khách hàng có sự chênh lệch về giá trị tài sản (do Ngân hàng mua được thấp hơn giá trị thường), khoản chênh lệch này ghi vào TK 709 - Thu lãi khác. 1. Khi có các chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính phát sinh Nợ TK 842 Chi phí liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính Có TK 1011, 1031 2. Sau khi ký hợp đồng tín dụng ngân hàng tiến hành mua TS cho thuê tài chính Nợ TK 385, 386 Giá mua tài sản Nợ TK 3532 Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 1011, 1031 Đồng thời: Khi nhận TS về ngân hàng Nợ TK 951 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại TCTD 3. Khi ngân hàng bàn giao TS cho thuê tài chính cho khách hàng a. Bàn giao TS cho thuê Nợ TK 2311, 2321 Giá trị TS theo hợp đồng Nợ TK 369 Thuế GTGT phải thu của khách hàng Có TK 385, 386 Giá mua TS Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp Có TK 709 Chênh lệch gía mua < giá hợp đồng b. Nợ TK 952 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại KH c. Có TK 951 Tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại TCTD 4. Ngân hàng tính lãi phải thu Nợ TK 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính Có TK 705 Tiền lãi thu từ hoạt động tài chính 5. Khách hàng thanh toán Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221 Tổng số tiền khách hàng thanh toán Có TK 369 Thuế GTGT phải thu Có TK 3943 Lãi phải thu Có TK 2311,2321 Tiền gốc phải thu 6.Nếu khách hàng không trả đúng nợ theo hợp đồng ngân hàng phân loại nợ và chuyển vào các tài khoản liên quan để theo dõi Nợ TK 2312, 2322 Nợ cần chú ý Nợ TK 2313, 2323 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2314, 2324 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2315, 2325 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2311,2321 Số tiền khách hàng chưa trả Chú ý: Khi ngân hàng giao tài sản cho khách hàng theo dõi trên TK 952 Khi xoá nợ theo dõi trên TK 971 Khi xoá lãi cho KH phải đồng thời hạch toán ngoại bảng vào TK 941 5.8. Cho vay bảo lãnh Trong loại hình cho vay qua cam kết bằng chữ ký của ngân hàng, bảo lãnh là loại tín dụng được áp dụng phổ biến. Bảo lãnh là một dịch vụ sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của ngân hàng cam kết cùng với khách hàng mà ngân hàng bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Sự bảo lãnh của ngân hàng thường được áp dụng để đảm bảo cho một hoạt động nào đó của doanh
- nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp chưa được đối tác tin tưởng nên nhờ ngân hàng bảo lãnh. Việc bảo lãnh của ngân hàng cho phép chủ nợ của doanh nghiệp có được một chứng từ bảo đảm thanh toán, đơn vị được bảo lãnh phải trả chi phí dưới hình thức lợi tức cho ngân hàng theo cam kết thoả thuận. Tài khoản sử dụng 24 Bảo lãnh 241 Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam 2412 Nợ cần chú ý 2413 Nợ dưới tiêu chuẩn 2414 Nợ nghi ngờ 2415 Nợ có khả năng mất vốn 242 Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ 2422 Nợ cần chú ý 2423 Nợ dưới tiêu chuẩn 2424 Nợ nghi ngờ 2425 Nợ có khả năng mất vốn 249 Dự phòng rủi ro 2491 Dự phòng cụ thể 2492 Dự phòng chung Nội dung và kết cấu các tài khoản Bên Nợ: Số tiền ngân hàng thanh toán thay cho KH được ngân hàng bảo lãnh Bên Có: Số tiền khách hàng trả nợ Số tiền chuyển sang các tài khoản nợ thích hợp Số dư Nợ: Phản ánh số tiền còn đang cho khách hàng vay Quy trình kế toán Kế toán tiền gốc 1. Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay Nợ TK 2411,2421 Các khoản trả thay khách hàng bằng VND và ngoại tệ Có TK 1011,1031,4211, 4221 Số tiền ngân hàng cho vay 2. Khi khách hàng trả nợ, hạch toán: Nợ TK 1011,1031,4211 Số tiền khách hàng thanh toán Có TK 2411,2421 3. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ thể của từng khách hàng để kết chuyển vào các tài khoản thích hợp để theo dõi
- Nợ TK 2412, 2422 Nợ cần chú ý Nợ TK 2413, 2423 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2414, 2424 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2415, 2425 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2411,2421 Số tiền khách hàng chưa trả Kế toán dự phòng rủi ro 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 249 Dự phòng rủi ro 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 249 Dự phòng rủi ro Có TK 2412, 2422 Nợ cần chú ý Có TK 2413, 2423 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2414, 2424 Nợ nghi ngờ Có TK 2415, 2425 Nợ có khả năng mất vốn Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà KH thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Chú ý: Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994 Khi xóa nợ theo dõi tài khoản 971 5.9. Kế toán tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài 5.4.1.Tài khoản kế toán 26 Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài 261 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 2611 Nợ đủ tiêu chuẩn 2612 Nợ cần chú ý 2613 Nợ dưới tiêu chuẩn 2614 Nợ nghi ngờ
- 2615 Nợ có khả năng mất vốn 262 Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 2621 Nợ đủ tiêu chuẩn 2622 Nợ cần chú ý 2623 Nợ dưới tiêu chuẩn 2624 Nợ nghi ngờ 2625 Nợ có khả năng mất vốn 263 Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 2631 Nợ đủ tiêu chuẩn 2632 Nợ cần chú ý 2633 Nợ dưới tiêu chuẩn 2634 Nợ nghi ngờ 2635 Nợ có khả năng mất vốn 264 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng 2641 Nợ đủ tiêu chuẩn 2642 Nợ cần chú ý 2643 Nợ dưới tiêu chuẩn 2644 Nợ nghi ngờ 2645 Nợ có khả năng mất vốn 265 Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng 2651 Nợ đủ tiêu chuẩn 2652 Nợ cần chú ý 2653 Nợ dưới tiêu chuẩn 2654 Nợ nghi ngờ 2655 Nợ có khả năng mất vốn 266 Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng 2661 Nợ đủ tiêu chuẩn 2662 Nợ cần chú ý 2663 Nợ dưới tiêu chuẩn 2664 Nợ nghi ngờ 2665 Nợ có khả năng mất vốn 267 Tín dụng khác bằng đồng Việt Nam 2671 Nợ đủ tiêu chuẩn 2672 Nợ cần chú ý 2673 Nợ dưới tiêu chuẩn
- 2674 Nợ nghi ngờ 2675 Nợ có khả năng mất vốn 268 Tín dụng khác bằng ngoại tệ và vàng 2681 Nợ đủ tiêu chuẩn 2682 Nợ cần chú ý 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn 2684 Nợ nghi ngờ 2685 Nợ có khả năng mất vốn 269 Dự phòng rủi ro 2691 Dự phòng cụ thể 2692 Dự phòng chung Tài khoản tiền lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 3941 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính 3944 Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng Nội dung và kết cấu các tài khoản 26 tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài Bên Nợ: Số tiền giải ngân cho các tổ chức, cá nhân trong nước Bên Có: Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước đã thanh toán Số dư Nợ: Số tiền các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đang vay Nội dung và kết cấu của tài khoản 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng Bên Nợ: Số tiền lãi đã hạch toán vào thu nhập Bên Có: Số tiền lãi khách hàng đã thanh toán Số dư Nợ: Số tiền lãi khách hàng chưa thanh toán 5.4.2 Qui trình kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Kế toán tiền gốc 1. Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay, hạch toán Nợ TK 2611, 2641 Cho vay ngắn hạn Nợ TK 2621, 2651 Cho vay trung hạn Nợ TK 2631, 2661 Cho vay dài hạn
- Nợ TK 2671, 2681 Tín dụng khác Có TK 1011,1031,4211, 4221 Số tiền ngân hàng giải ngân Có TK thích hợp khác 2. Khi khách hàng trả nợ Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán Nợ TK 1011,1031,4211, 4221 KH trả bằng tiền mặt hay tiền gửi Có TK 2611,2641 Cho vay ngắn hạn Có TK 2621, 2651 Cho vay trung hạn Có TK 2631, 2661 Cho vay dài hạn Có TK 2671, 2681 Tín dụng khác 3. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ thể của từng khách hàng để kết chuyển vào các tài khoản thích hợp để theo dõi Nợ TK 2612, 2622, 2632 2682 Nợ cần chú ý Nợ TK 2613, 2623, 2633 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ TK 2614, 2624, 2634 2684 Nợ nghi ngờ Nợ TK 2615, 2625, 2635 2685 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 2611,2641 Số tiền khách hàng chưa trả Có TK 2621, 2651 Số tiền khách hàng chưa trả Có TK 2631, 2661 Số tiền khách hàng chưa thanh toán Có TK 2671, 2681 Số tiền khách hàng chưa thanh toán Kế toán dự phòng rủi ro 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 269 Dự phòng rủi ro 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 269 Dự phòng rủi ro Có TK 2612, 2622, 2632 2682 Nợ cần chú ý Có TK 2613, 2623, 2633 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2614, 2624, 2634 2684 Nợ nghi ngờ Có TK 2615, 2625, 2635 2685 Nợ có khả năng mất vốn Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
- Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà KH thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Chú ý: Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994 Khi xóa nợ theo dõi tài khoản 971 Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng 1. Chi phí phát mãi tài sản Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ Có TK 1011, 1031, 4211 2. Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả Nợ TK 1011, 1031 Có TK 2612, 2622, 2632 2682 Nợ cần chú ý Có TK 2613, 2623, 2633 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn Có TK 2614, 2624, 2634 2684 Nợ nghi ngờ Có TK 2615, 2625, 2635 2685 Nợ có khả năng mất vốn Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi phải thu BÀI TẬP: Lập bảng phân kỳ hạn nợ và xác định các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo trình tự thời gian Bài tập 1: Ngày 2/1/ 2002 Ngân hàng nhận 1 tài sản thế chấp của khách hàng định giá là 600 triệu đồng. Ngày 3/1/2002 Ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay 300 triệu đồng bằng tiền mặt. Thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất 4,5 %/ năm, thanh toán một lần gốc và lãi khi đến hạn thanh toán. Ngày 4/7/2002 Đến hạn KH không thanh toán, ngân hàng đã chuyển vào nợ cần chú ý Ngày 4/3/2003 Khách hàng đã thanh toán đầy đủ cho NH bằng tiền mặt. Bài tập 2: Ngày 2/3/2000 Ngân hàng đã nhận 1 tài sản thế chấp của khách hàng trị giá 450 triệu đồng. Ngày 3/3/2000 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền là 300 triệu đồng bằng tiền mặt. Thời hạn vay là 3 năm. Lãi suất 5%/năm. Thanh toán lãi và gốc hàng năm (tiền gốc 100 triệu đồng, tiền lãi theo quy định của ngân hàng)
- Ngày 3/3/ 2001 Khách hàng đã thanh toán 150 triệu đồng bằng tiền gửi thanh toán cho ngân hàng Ngày 3/3/2002 Khách hàng thanh toán 100 triệu đồng bằng tiền mặt Ngày 3/3/2003 Khách hàng thanh toán 50 triệu đồng bằng tiền mặt Ngày 13/4/2004 Khách hàng thanh toán đầy đủ cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng Bài tập 3: Ngày 6/3/2002 Ngân hàng đã nhận 1 tài sản thế chấp của khách hàng trị giá 100.000 USD Ngày 6/3/2002 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền là 60.000 USD bằng tiền mặt. Thời hạn vay là 3 năm. Lãi suất 7%/năm. Thanh toán lãi và gốc hàng năm (tiền gốc 20.000 USD, tiền lãi theo quy định của ngân hàng). Ngày 6/3/ 2003 Khách hàng đã thanh toán 25.000 USD bằng tiền mặt cho ngân hàng. Ngày 6/3/2004 Khách hàng đã thanh toán 20.000 USD bằng tiền mặt Ngày 7/3/2005 Sau khi khách hàng không trả tiền ngân hàng chuyển sang Nợ dưới tiêu chuẩn Ngày 10/3/2006 Sau nhiều lần đòi nợ ngân hàng đã xác định khách hàng không có khả năng trả nợ buộc phải phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng và thu được 100.000 USD bằng tiền mặt. Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ là 5 triệu đồng bằng tiền mặt. Bài tập 4. Ngày 1 tháng 4 năm 1997 Ngân hàng đã nhận 1 Tài sản thế chấp của khách hàng E được định giá là 800.000.000,00 đ. - Ngày 5 tháng 4 năm 1997 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền là 500 triệu đồng thời hạn vay là 5 năm, lãi suất vay 8%/năm, theo hợp đồng tín dụng khách hàng phải thanh toán gốc và lãi hàng năm. - Ngày 5 tháng 4 năm 1998 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 200 triệu đồng bằng tiền gửi thanh toán. - Ngày 5 tháng 4 năm 1999 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 200 triệu đồng bằng tiền mặt. - Ngày 5 tháng 4 năm 2002 khách hàng đã thanh toán hết cả gốc và lãi cho ngân hàng bằng tiền mặt.
- Bài tập 5: Theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp C ngân hàng sẽ cho thuê tài chính 1 tài sản trị giá 12 tỷ đồng thời hạn thuê là 10 năm. Lãi suất cố định 12%/năm. Theo hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng hàng năm (tiền gốc là 1,2 tỷ, tiền lãi theo quy định của ngân hàng Nhà nước). Khách hàng phải thanh toán lần đầu khi nhận bàn giao tài sản. - Ngày 1 tháng 3 năm 2003 Ngân hàng đã mua TS trên bằng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước với giá là 11,5 tỷ đồng (chưa tính thuế GTGT 10%). - Ngày 2 tháng 3 năm 2003 sau khi xem xét tài sản và thoả thuận trong hợp đồng doanh nghiệp C đã nhận tài sản trên và thanh toán lần đầu theo hợp đồng bằng tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng. - Ngày 2 tháng 3 năm 2004 doanh nghiệp C đã thanh toán cho ngân hàng 1,5 tỷ đồng bằng tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng - Ngày 2 tháng 3 năm 2005 và 2006 doanh nghiệp C thanh toán cả lãi và gốc theo đúng hợp đồng bằng Uỷ nhiệm chi qua tài khoản ở ngân hàng khác có quan hệ thanh toán bù trừ. Bài tập 6: Ngày 1 tháng 4 năm 1999 Ngân hàng đã nhận 1 Tài sản thế chấp của khách hàng E được định giá là 500.000.000,00 đ. - Ngày 5 tháng 4 năm 1999 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền là 300 triệu đồng thời hạn vay là 4 năm, lãi suất vay 8%/năm, theo hợp đồng tín dụng khách hàng phải thanh toán gốc và lãi hàng năm. - Ngày 5 tháng 4 năm 2000 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 50 triệu đồng bằng tiền gửi thanh toán. - Ngày 5 tháng 4 năm 2001 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 100 triệu đồng bằng tiền mặt. - Ngày 5 tháng 4 năm 2003 khách hàng đã thanh toán hết cả gốc và lãi cho ngân hàng bằng tiền mặt. Bài tập7: Ngày 3 tháng 4 năm 2004 Ngân hàng đã ký hợp đồng với DN A để cho thuê tài chính một tài sản cố định có giá trị là 800 triệu đồng, thời gian thuê là 8 năm. Lãi suất 10%/năm. Thanh toán gốc và lãi hàng năm (tiền gốc phải trả là 100 triệu đồng, tiền lãi thanh toán theo quy định của ngân hàng). Sau khi nhận tài sản khách hàng phải thanh toán lần đầu.
- Ngày 10 tháng 4 năm 2004 ngân hàng đã mua TSCĐ trên với giá là 825 triệu đồng đã tính thuế GTGT 10% bằng TG tại NHNN. Ngày 20 tháng 4 năm 2004 ngân hàng đã bàn giao TS. DN A đã thanh toán lần đầu theo đúng hợp đồng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Năm 2005 do DN gặp khó khăn về tài chính nên không thanh toán cho ngân hàng. Ngày 20 tháng 4 năm 2006 DN đã thanh toán cả gốc và lãi cho NH trong 2 năm bằng tiền gửi thanh toán của DN tại ngân hàng. Bài tập 8: Theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp C ngân hàng sẽ cho thuê tài chính 1 tài sản trị giá 12 tỷ đồng thời hạn thuê là 10 năm. Lãi suất cố định 12%/năm. Theo hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng hàng năm tiền gốc theo bảng phân kỳ hạn nợ, tiền lãi theo quy định của ngân hàng. Khách hàng phải thanh toán lần đầu khi nhận bàn giao tài sản. - Ngày 1 tháng 3 năm 2002 Ngân hàng đã mua TS trên bằng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước với giá là 11 tỷ đồng (đã tính thuế GTGT 10%). - Ngày 2 tháng 3 năm 2002 sau khi xem xét tài sản và thoả thuận trong hợp đồng doanh nghiệp C đã nhận tài sản trên và thanh toán lần đầu theo hợp đồng bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. - Ngày 2 tháng 3 năm 2003 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 1,5 tỷ đồng qua tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng - Năm 2004 do khách hàng gặp khó khăn về tài chính nên không thanh toán cho ngân hàng - Ngày 2 tháng 3 năm 2005 khách hàng đã thanh toán số tiền phải trả năm 2004 và 2005 cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng - Ngày 2 tháng 3 năm 2006 khách hàng đã thanh toán đủ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Bài tập 9: Theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp C ngân hàng sẽ cho thuê tài chính 1 tài sản trị giá 10 tỷ đồng thời hạn thuê là 10 năm. Lãi suất cố định 12%/năm. Theo hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng hàng năm tiền gốc theo bảng phân kỳ hạn nợ, tiền lãi theo quy định của ngân hàng. Khách hàng phải thanh toán lần đầu khi nhận bàn giao tài sản. - Ngày 1 tháng 3 năm 2002 Ngân hàng đã mua TS trên bằng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước với giá là 11 tỷ đồng (đã tính thuế GTGT 10%).
- - Ngày 2 tháng 3 năm 2002 sau khi xem xét tài sản và thoả thuận trong hợp đồng doanh nghiệp C đã nhận tài sản trên và thanh toán lần đầu theo hợp đồng bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. - Ngày 2 tháng 3 năm 2003 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 1,5 tỷ đồng qua tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng - Năm 2004 do khách hàng gặp khó khăn về tài chính nên không thanh toán cho ngân hàng - Ngày 2 tháng 3 năm 2005 khách hàng đã thanh toán số tiền phải trả năm 2004 và 2005 cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng - Ngày 2 tháng 3 năm 2006 khách hàng đã thanh toán đủ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Biết rằng: Lãi suất Nợ quá hạn là 150%/ lãi suất thường Tóm tắt: Kế toán nghiệp vụ tín dụng được theo dõi theo các tiêu thức như sau: Thứ nhất: Theo đối tượng mà ngân hàng cho vay bao gồm cho vay các TCTD khác, cho vay các cá nhân và tổ chức trong nước, cho vay các cá nhân và tổ chức nước ngoài. Thứ hai: Theo hình thức cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay thuê mua hay tín dụng thuê mua hay còn gọi là cho thuê tài chính, cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá. Thứ ba: Theo loại tiền bào gồm cho vay bằng VND hoặc ngoại tệ và vàng Trên cơ sở đó hệ thống tài khoản kế toán cho vay được sắp xếp theo quy trình cho vay trong ngân hàng đó là khi ngân hàng nhận tài sản thế chấp của khách hàng được theo dõi ở tài khoản 994, khi giải ngân cho khách hàng vay được theo dõi ở các tài khoản cấp 3 có số 1 ở hàng thứ tư, tình hình thu nợặgp khó khăn được phân loại cụ thể và chia thành các nhóm nợ cần chú ý có số 2, nợ dưới tiêu chuẩn có số 3, nợ nghi ngờ có số 4 và nợ có khả năng mất vốn có số 5. Kế toán còn theo dõi lãi phải thu của khách hàng ở tài khoản 394 Ngoài theo dõi gốc và lãi phải thu, trong một số trường hợp cần theo dõi qúa trình phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi vốn và dự phòng rủi ro tín dụng.
- Chương thứ sáu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN Mục đích: Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về công tác kế toán tiền gửi, tiềt gửi tiết kiệm của các cá nhân đơn vị, tiền đi vay của các tổ chức tín dụng khác và tiền vay ngân hàng nhà nước, cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin về nghiệp vụ huy động vốn trong các ngân hàng từ chi tiết đến tổng hợp. 6.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động huy động vốn Khái niệm: Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ. Vai trò: Hoạt động huy động có một vai trò rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và xã hội. Đối với ngân hàng Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế. Do vậy, hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Có thể nói, hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của NHTM. Đối với khách hàng Hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. Đối với xã hội Quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội. Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng Điều hoà vốn giữa những khách hàng có vốn và những khách hàng thiếu vốn 6.2. Hình thức huy động vốn: Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi:
- • Tiền gửi: bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gửi thanh toán): Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy tài khoản này còn được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Đặc điểm: người gửi tiền có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản.Với tính chất linh hoạt của số dư và của người gửi tiền được hưởng các tiện ích thanh toán, nên tiền gửi thanh toán thường không được ngân hàng trả lãi hoặc được trả lãi nhưng với mức lãi suất thấp. Tính chất của tài khoản thanh toán là luôn có số dư Có. Tuy nhiên, nếu giữa ngân hàng và người gửi tiền thoả thuận với nhau sử dụng hình thức thấu chi tài khoản thì tài khoản này có thể dư Có và cũng có thể dư Nợ (nên còn được gọi là tài khoản vãng lai). Cách tính lãi: tính theo phương pháp tích số Số tiền lãi = Tổng tích số dư x Lãi suất tháng (hoặc lãi suất năm phải trả được tính lãi 30 ngày 360 ngày) - Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi. Đặc điểm: người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút trước hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi, hoặc được hưởng theo lãi suất thấp tuỳ theo quy định của mỗi ngân hàng. Cách tính lãi: Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Thời gian gửi phải trả (số dư) Tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Bao gồm : - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền
- này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải bảo đảm tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0.2%/tháng). - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất còn thay đổi theo kỳ hạn gửi (3,6,9 hay 12 tháng), tuỳ theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tuỳ theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi. - Các loại tiền gửi tiết kiệm khác Ngoài 2 loại tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. - Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3, 5 hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội. Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng 3 hình thức là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ. Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
- Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay. NHTM vay NHNN theo các loại sau: Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, vay cầm cố các giấy tờ có giá, vay thanh toán bù trừ Huy động vốn từ các nguồn vốn khác Bao gồm vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, vốn liên doanh, liên kết bằng đồng VN hay bằng ngoại tệ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định. NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 6.3. Kế toán hoạt động huy động vốn 6.3.1.Kế toán nghiệp vụ tiền gửi Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng, đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Chứng từ: Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động tiền gửi khá phong phú, bên cạnh các chứng từ giấy còn sử dụng các chứng từ điện tử. Bao gồm: Giấy nộp tiền, giấy yêu cầu gửi tiền, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, các liên bảng kê, giấy báo Nợ, giấy báo Có, các liên giấy lĩnh tiền, ngân phiếu, các loại sổ tiết kiệm, thẻ thanh toán Tài khoản sử dụng: Nhóm tài khoản tiền gửi của khách hàng: Tài khoản cấp I: TK 42- Tiền gửi của khách hàng Tài khoản cấp II và III: TK 421- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn TK 4212- Tiền gửi có kỳ hạn TK 4214- Tiền gửi vốn chuyên dùng TK 422- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ TK 4221- Tiền gửi không kỳ hạn TK 4222- Tiền gửi có kỳ hạn
- TK 4224- Tiền gửi vốn chuyên dùng TK 423- Tiền gửi tiết kiệm bằng VND TK 4231- Tiền gửi không kỳ hạn TK 4232- Tiền gửi có kỳ hạn TK 424- Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng TK 4241- Tiền gửi không kỳ hạn TK 4242- Tiền gửi có kỳ hạn TK 425- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài VND TK 4251- Tiền gửi không kỳ hạn TK 4252- Tiền gửi có kỳ hạn TK 426- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ TK 4261- Tiền gửi không kỳ hạn TK 4262- Tiền gửi có kỳ hạn TK 491- Lãi phải trả cho tiền gửi TK 4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND TK 4912- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ TK 4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND TK 4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ Nội dung và kết cấu các TK Tiền gửi từ TK 421 đến TK 426 Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã sử dụng Bên Có: Số tiền khách hàng chuyển vào ngân hàng Số dư Có: Số tiền khách hàng hiện đang gửi tại NH Nội dung và kết cấu của TK 491 Bên Nợ: Số lãi tiền gửi NH đã thanh toán cho khách hàng Bên Có: Số tiền lãi tích luỹ NH đã tính trước vào chi phí Số dư Có: Số tiền lãi NH chưa thanh toán với khách hàng Quy trình kế toán tiền gửi 1. Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi Nợ TK 1011,1031 Có TK 4211,4221 2. Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác chuyển đến Nợ TK 5011,1113,5212, 4211, 4221 Có TK 4211,4221 3. Khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho các khách hàng khác Nợ TK 4211,4221 Có TK 5011,1113,5211, 4211, 4221
- 4. Khách hàng rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM Nợ TK 4211,4221 Có TK 1011,1031 Có TK 1014 Kế toán lãi phải trả cho khách hàng 1. Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi 2. Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng Nợ TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi Có TK 1011,1031 Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm Kế toán tiền gốc 1. Khách hàng nộp tiền mặt để gửi tiết kiệm Nợ TK 1011,1031 Có TK 4231,4241, 4232, 4242 2. Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác để gửi tiền tiết kiệm Nợ TK 5012,1113,5212 Các hình thức thanh toán vốn giữa các NH Có TK 4231,4241 Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm 3. Khách hàng chuyển hạn tiền gửi tiết kiệm Nợ TK 4232,4242 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Có TK 4231,4241 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4. Khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm Nợ TK 4231,4241, 4232, 4242 Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm Có TK 1011,1031 Tiền mặt bằng VND hoặc ngoại tệ Kế toán lãi phải trả của tiền gửi tiết kiệm 1. Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi 3. Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng khi đến hạn Nợ TK 491 Số tiền lãi thanh toán cho khách hàng Có TK 1011,1031 6.3.2. Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá
- Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Chứng từ Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các liên giấy nộp tiền, uỷ nhiệm thu (chi), séc và các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Tài khoản sử dụng Nhóm tài khoản TCTD phát hành giấy tờ có giá Tài khoản cấp I: TK 43- TCTD phát hành giấy tờ có giá Tài khoản cấp II: TK 431- Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND TK 432- Chiết khấu giấy tờ có giá bằng VND TK 433- Phụ trội giấy tờ có giá bằng VND TK 434- Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng TK 435- Chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng TK436- Phụ trội giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng TK 492- Lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá TK 4921- Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng VND TK 4922- Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ Nội dung và kết cấu của các TK 431, 432, 434 và 435 Bên Nợ: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ thanh toán Bên Có: Số tiền thu về phát hành các giấy tờ có giá Số dư Có: Số tiền của các giấy tờ có giá đã phát hành chưa đến kỳ thanh toán cho người mua Nội dung và kết cấu của TK 433,436 Bên Nợ: Phân bổ phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ Bên Có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ Số dư Có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ Nội dung và kết cấu của TK 492 tương tự như của TK491 Quy trình kế toán Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá (lãi sau) 1. Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá Nợ TK 1011,1031 Mệnh giá Có TK 431,434 Mệnh giá 2. Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng:
- Nợ TK 803 Lãi suất Có TK 492 Lãi suất 4. Ngân hàng thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn: Nợ TK 431,434 Mệnh giá Nợ TK 492 Lãi suất Có TK 1011,1031 Mệnh giá + Lãi suất Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo chiết khấu (lãi trước) 1. Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá Nợ TK 1011,1031 Mệnh giá – Lãi suất Nợ TK 492 Lãi suất Có TK 432,435 Mệnh giá 2. Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng Nợ TK 803 Lãi suất Có TK 492 Lãi suất 3. Ngân hàng thanh toán chứng từ có giá cho khách hàng khi đến hạn Nợ TK 432,435 Mệnh giá Có TK 1011,1031 Mệnh giá 6.3.3. Kế toán vốn đi vay từ các TCTD khác và từ NHNN Khi có nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay ngân hàng nhà nước. Chứng từ Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn, giấy báo Nợ, giấy báo Có Tài khoản sử dụng Nhóm tài khoản vay NHNN và TCTD Tài khoản cấp II và cấp III TK 403- Vay NHNN bằng VND TK 4031- Vay theo hồ sơ tín dụng TK 4032- Vay chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG TK 4033- Vay cầm cố các giấy tờ có giá TK 4034- Vay thanh toán bù trừ TK 4035- Vay hỗ trợ đặc biệt TK 4036- Vay khác TK 4037- Nợ quá hạn TK 404- Vay NHNN bằng ngoại tệ TK 4041- Nợ vay trong hạn
- TK 4049- Nợ quá hạn TK 415- Vay các TCTD trong nước bằng VND TK 4151- Nợ vay trong hạn TK 4159- Nợ quá hạn TK 416- Vay các TCTD trong nước bằng ngoại tệ TK 4161- Nợ vay trong hạn TK 4162- Nợ quá hạn TK 417- Vay các NH ở nước ngoài bằng VND TK 4171- Nợ vay trong hạn TK 4172- Nợ quá hạn TK 418- Vay các NH ở nước ngoài bằng ngoại tệ TK 4181- Nợ vay trong hạn TK 4182- Nợ quá hạn TK 419- Vay chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG khác. TK 493- Lãi phải trả cho tiền vay TK 4931- Lãi phải trả cho tiền vay bằng VND TK 4932- Lãi phải trả cho tiền vay bằng ngoại tệ Nội dung và kết cấu của các TK 403, 404, 415, 416, 417, 418 và 419 Bên Nợ: Số tiền ngân hàng đã thanh toán cho các TCTD khác hoặc NHNN Bên Có:Số tiền ngân hàng đã vay các TCTD khác hoặc NHNN Số dư Có: Số tiền ngân hàng còn nợ các TCTD và NHNN Nội dung và kết cấu của TK 493 tương tự như của TK 491 Quy trình kế toán Kế toán nghiệp vụ vay các TCTD trong nước 1. Ngân hàng vay các TCTD trong nước Nợ TK 1011,1031,5211, 5012 Có TK 4151,4161 2. Ngân hàng thanh toán cho các TCTD trong nước Nợ TK 4151,4161 Có TK 1011,1031,5211, 5012 3. Ngân hàng chuyển nợ quá hạn Nợ TK 4159,4169 Có TK 4151,4161 Kế toán lãi phải trả cho các TCTD trong nước 1. Ngân hàng tính lãi phải trả hàng tháng Nợ TK 802
- Có TK 4931,4932 2. Ngân hàng trả lãi cho các TCTD khác Nợ TK 4931,4932 Có TK 1011,1031,5211 Kế toán nghiệp vụ vay NHNN 1. Ngân hàng vay vốn của NHNN Nợ TK 1113, 1123 Có TK 4031,4032,4034 2. Ngân hàng thanh toán nợ cho NHNN Nợ TK 4031,4032,4034 Có TK 1113, 1123 Kế toán lãi phải trả cho NHNN 1. Ngân hàng tính lãi phải trả cho NHNN Nợ TK 802 Có TK 4931 2. Ngân hàng trả lãi cho NHNN Nợ TK 4931 Có TK 1113,1123 6.3.4. Kế toán các nguồn vốn khác Nguồn vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay là nguồn vốn mà NHTM nhận được từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn đối với các đối tượng có yêu cầu. Chứng từ Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu (chi), séc Tài khoản sử dụng TK cấp II và III TK 481- Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng VND TK 482- Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ TK 483- Nhận tiền uỷ thác, đầu tư, cho vay bằng VND TK 484- Nhận tiền uỷ thác, đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ TK 494- Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư, cho vay TK 4941-Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư bằng VND TK 4942-Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư bằng ngoại tệ Nội dung và kết cấu của TK 481, 482, 483 và 484
- Bên Nợ: Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã giải ngân cho khách hàng vay) Bên Có: Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn Số dư Có: Phản ánh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn nhưng chưa giải ngân cho khách hàng Nội dung và kết cấu TK 494 tương tự như của TK 491 Phương pháp hạch toán: Hạch toán nghiệp vụ vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay của NHTM: 1. Ngân hàng nhận vốn Nợ TK 1011,1031,5212 Có TK 483,484 3. Ngân hàng hoàn trả vốn cho các tổ chức cung ứng vốn: Nợ TK 483,484 Có TK 1011,1031,5211 Hạch toán lãi phải trả cho vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay của NHTM: tương tự như hạch toán lãi phải trả cho các TCTD trong nước. Bài tập: Xác định các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau: Bài tập 1: Ngày 1 tháng 2 năm 2004 khách hàng G đã mua một chứng từ có giá phát hành theo mệnh giá là 20 ngàn đô la Mỹ kỳ hạn 2 năm lãi suất cố định 7 %/ năm. Ngày 1 tháng 2 năm 2006 khách hàng trên đã thanh toán cả gốc và lãi bằng USD. Bài tập 2: Ngày 1 tháng 3 năm 2004 Ngân hàng đã nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng F số tiền là 50 triệu đồng lãi suất 9%/ năm, thời hạn 3 tháng. Ngày 1 tháng 6 năm 2006 khách hàng đã thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền mặt. Bài tập 3: Ngày 2 tháng 10 năm 2005 Khách hàng A đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là 50 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất 8%/năm. Ngày 12 tháng 9 năm 2006 KHA đã thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền mặt Bài tập 4: Ngày 15 tháng 11 năm 2006 KH B gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn là 20 triệu đồng Bài tập 5: Ngày 16 tháng 11 năm 2006 KH C rút tiền gửi không kỳ hạn là 50 triệu đồng để trả lương cho cán bộ công chức. Biết rằng: Lãi suất tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 2,4 %/năm Tóm tắt: Kế toán huy động vốn trong ngân hàng bao gồm kế toán tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, đi vay các TCTD khác và ngân hàng nhà nước theo loại tiền tiền
- VND và ngoại tệ và vàng. Ngoài ra còn theo dõi theo hai loại chính có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn rất quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong ngân hàng nên phải theo dõi chi tiết cho từng khách hàng. Đặc biệt ở đây sử dụng một số lượng chứng từ điện tử rất lớn, vì vậy kế toán cần chú ý trong công tác xứ lý và cập nhật thông tin.
- Chương thứ bảy KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG (Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt) Mục đích: Trang bị những kiến thức về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng và theo dõi quá trình thanh toán này trong ngân hàng, mối liên hệ giữa các ngân hàng thông qua hoạt động thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 7.1. Khái niệm và vai trò của hình thức thanh toán qua ngân hàng Khái niệm: Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản. Vai trò Thanh toán là khâu đầu tiên và khâu cuối cùng để kết thúc chu trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể khẳng định rằng thanh toán là điều kiện quan trọng để bảo đảm sự tuần hoàn bình thường của quá trình chu chuyển vốn trong từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế hay thậm chí là từng cá nhân trong xã hội cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thanh toán là một khâu quan trọng trong quá trình chu chuyển vốn.Thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làm tăng vòng quay của vốn, giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Phương tiện được sử dụng chủ yếu trong thanh toán chủ yếu đó là tiền tệ. "Tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung cho mọi loại hàng hoá, nó là sự thể hiện chung của giá trị, biểu hiện tính chất xã hội của lao động và sản phẩm của lao động". Tiền tệ được chấp nhận chung trong thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ, nó là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, được kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi. Thanh toán bằng tiền mặt là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, được các tổ chức và cá nhân sử dụng chi trả ngay về hàng hoá, dịch vụ cho những giao dịch có giá trị nhỏ. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế đó và tính tiện lợi của phương tiện thanh toán, đồng thời phụ thuộc vào trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Đối với các nước phát
- triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng phương tiện thanh toán, trong khi tỷ lệ này ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thường chiếm từ 30% đến 40%. Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích tiền trên tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người hưởng thụ thông qua vai trò trung gian thanh toán là Ngân hàng. Kinh tế càng phát triển, khối lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, quan hệ trao đổi được mở rộng, thanh toán bằng tiền mặt càng bộc lộ những hạn chế của nó như là: tính an toàn không cao, dễ bị lợi dụng để tham ô, tăng chi phí xã hội, giảm vòng quay của vốn, làm cho sản xuất kinh doanh bị chậm lại, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt khắc phục được những nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt, có tác động qua lại với các nghiệp vụ khác trong hoạt động Ngân hàng, khai thác nguồn vốn tạm thời trong xã hội để đầu tư thông qua số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân, làm tăng hệ số tạo tiền của Ngân hàng thương mại. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhanh gọn, chính xác thì đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm được trình bày ở trên và việc sử dụng các công cụ kỹ thuật tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán của từng thời kỳ trở thành yêu cầu khách quan của nền kinh tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguyên tắc thanh toán qua Ngân hàng - Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại NH - TK phải có số dư để đảm bảo thanh toán - Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại NH (Giấy tờ thanh toán, phương thức nộp,lĩnh tiền, dấu, chữ ký ) - Chủ TK phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại NH - NH phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của KH 7.2. Ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Từ đó làm tăng vòng quay sử dụng đồng tiền trong nền kinh tế. Bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo quá trình đó diễn ra bình thường và liên tục thì công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác. Từ đó giúp các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân tăng nhanh tốc độ
- luân chuyển vốn. Trên cơ sở đó, góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn trong nền kinh tế. Thanh toán lưu thông tiền tệ góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền mặt. Vì đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán bằng cách trích chuyển vốn trên các tài khoản để hoàn thành việc thanh toán cho nhau hoặc thanh toán bù trừ lẫn nhau. Nó sẽ góp phần giảm tương đối khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó góp phần tiết kiệm được các chi phí cho lưu thông. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo được nguồn vốn cho Ngân hàng với chi phí thấp. Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua việc khách hàng gửi tiền vào tài khoản tại Ngân hàng và tài khoản của khách hàng luôn có số dư thì mới có hiệu lực thanh toán. Từ đó, Ngân hàng đã tạo được nguồn vốn từ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán để tiến hành cho vay khi các khoản tiền gửi của khách hàng chưa được sử dụng đến, làm cho đồng vốn tham gia nhiều lần vào chu trình sản xuất, đem lại hiệu quả cho cá nhân và toàn xã hội. Thanh toán không dùng tiền mặt cùng với hoạt động tín dụng tạo ra tiền gửi: Thông qua các khoản tiền mà khách chuyển vào tài khoản của mình tại Ngân hàng, lại chính là xuất phát từ Ngân hàng đó là Ngân hàng đã cấp tín dụng. Như vậy trong phần lớn truờng hợp, chính tín dụng tạo ra tiền gửi. Từ đó rút ra rằng: trong một số chừng mực nào đó, các Ngân hàng tuỳ thuộc vào việc cấp tín dụng nhiều hay ít mà làm tăng nhiều hay ít các khoản tín dụng của khách hàng. Từ đó làm tăng lượng khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Giúp Ngân hàng tăng thêm thu nhập, đồng thời đẩy mạnh quay vòng vốn. Thanh toán không dùng tiền mặt đã hạn chế rủi ro, an toàn cao trong lưu thông và mang lại thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá. Chẳng hạn người bán hàng chỉ cầm tờ séc mà người mua phát hành đến Ngân hàng phục vụ mình hoặc Ngân hàng phục vụ người phát hành thì Ngân hàng sẽ trích nợ tài khoản của người phát hành séc nếu tờ séc đó hợp lệ, hợp pháp và trên tài khoản người mua có đủ điều kiện và có tài khoản người bán (người hưởng thụ). Không may trong thời gian chưa nộp séc (séc vẫn còn thời hạn) mà bị mất thì tài sản của họ vẫn được đảm bảo không bị mất nếu khách hàng thông báo việc mất séc với Ngân hàng của mình kịp thời. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện chức năng kiểm soát bằng đồng tiền đối với hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, nó giúp
- cho Nhà nước có kế hoạch điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, giữ vững sức mua của đồng tiền. Thông qua quá trình kiểm soát đối với hoạt động của nền kinh tế, Ngân hàng có những thông tin để phản ánh lên Chính phủ, thông tin để thực hiện các dịch vụ của Ngân hàng. Đồng thời cùng với nhà nước, Ngân hàng có biện pháp bảo đảm cho việc đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Chính việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm tăng thêm tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Rõ ràng, thanh toán không dùng tiền mặt giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Muốn đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thì đẩy mạnh từng bước công tác thanh toán không dùng tiền mặt và đi kèm với nó là các nghiệp vụ kế toán phản ánh quá trình thanh toán đó phải trở nên hoàn thiện, đầy đủ, kịp thời và chính xác. NGÂN HÀNG Sơ đồ 7.1. Nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của khách hàng Rút tiền mặt Thanh toán tại 7.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt các siêu thị Khách hàng NGÂN HÀNG Trả tiền các hoạt Thanh toán các hợp độnUgỷ dnịhiệch mvụ c htạii khách đồng cung cSécấp hàng Uỷsạn nhiệm nhà thuhàng hoá dịch vụ Các hình thức thanh toán qua ngân hàng của KH LC Thẻ thanh toán
- Sơ đồ 7.2. Hình thức thanh toán của khách hàng Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt không phải mang tính ngẫu nhiên, nó được hình thành và phát triển từng bước trên cơ sở phát triển của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong lịch sử phát triển, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rất đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hiện nay là séc, uỷ nhiệm chi (UNC) hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu (UNT) hoặc nhờ thu, thẻ thanh toán (TTT), thẻ tín dụng (TTD) và các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu Séc thanh toán Khái niệm Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Như vậy, chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm: người phát hành, người thụ hưởng và Ngân hàng. Mỗi bên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong thanh toán séc. Theo Bản công ước chung về séc được ký năm 1931 tại hội nghị quốc tế Giơ- ne -vơ: + Người phát hành séc là người trả tiền, phát hành séc để trả tiền. + Người thụ hưởng là người có tên trên tờ séc đó hoặc là người cầm séc. + Ngân hàng là người thực hiện trả tiền trên tờ séc. NGÂN HÀNG Nhiều loại hình Ngân hàng Nhiều hình thức Đơn vị tiếp nhận thanh toán Nhiều loại tiền tệ Đa Quốc gia
- Sơ đồ 7.3. Đơn vị tiếp nhận thanh toán của khách hàng Bắt đầu từ ngày 1/4/1997, chế độ thanh toán séc mới theo nghị định 30/CP của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07 - TT/ NH1 của NHNN VN, thanh toán séc gồm các loại sau: Séc chuyển khoản Là lệnh trả của người phát hành séc đối với Ngân hàng phục vụ mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của mình trả tiền cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc. Séc chuyển khoản cũng như các loại séc nói chung, đơn vị phát hành séc phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng để đảm bảo thanh toán kịp thời các tờ séc đã phát hành sau khi bên bán đã nộp séc vào Ngân hàng. Đây là một điều kiện mà đơn vị phát hành séc phải chấp hành . Việc thanh toán séc không được thực hiện khi tài khoản của đơn vị phát hành không đủ tiền để thanh toán số tiền ghi trên tờ séc đã phát hành. Nói chung, séc chuyển khoản thường được áp dụng đối với những khách hàng tín nhiệm lẫn nhau, có quan hệ làm ăn lâu dài, thường xuyên. Chính vì vậy, séc chuyển khoản bao giờ cũng được hạch toán theo nguyên tắc : Nợ trước - Có sau. Séc bảo chi Là tờ séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành, bảo đảm khả năng chi trả bằng cách trích từ tài khoản tiền gửi đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi) và đánh dấu séc bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng.
- Đối tượng áp dụng là thanh toán tiền hàng, dịch vụ do yêu cầu của đơn vị bán hoặc theo quyết định của Ngân hàng đối với chủ tài khoản vi phạm quy định phát hành séc. Tờ séc nộp vào nếu khách hàng mở tài khoản cùng một Ngân hàng, một hệ thống thì Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng có quyền ghi “Có” ngay vào tài khoản người thụ hưởng sau khi kiểm tra thấy rằng tờ séc đó là hợp lệ. Sau đó báo “Nợ” cho Ngân hàng phát hành séc để ghi “Nợ” vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi. Trường hợp hai Ngân hàng khác hệ thống thì không được phép ghi “Có” ngay mà phải giao nhận chứng từ đồng thời tại phiên giao dịch để thực hiện ghi “Nợ” trước – “Có” sau. Như vậy, séc được Ngân hàng bảo chi bảo đảm độ tin cậy của khả năng thanh toán tờ séc. Số tiền phát hành séc đã được ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Khách hàng cũng có thể bảo đảm cho cả séc thanh toán bằng chuyển khoản và cả séc thanh toán bằng tiền mặt. Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tính thời hạn của séc được ở chỗ: nó chỉ thanh toán trong thời gian còn hiệu lực của tờ séc. Thời hạn này được quy định cho mỗi nước và cho từng loại séc riêng biệt. Ngoài cách phân loại séc như trên, séc còn được phân loại theo hình thức chuyển nhượng. Theo đó có các loại séc: Séc ký danh: được ghi rõ tên người hưởng thụ trên séc. Séc vô danh: không ghi rõ tên người hưởng thụ trên tờ séc, bất cứ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận được đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng. Séc theo lệnh: ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu. Séc được dùng để lĩnh tiền mặt hoặc chuyển khoản. Việc cho lĩnh tiền mặt hay không thuộc thẩm quyền của người ký phát hoặc người chuyển nhượng. Khi tờ séc không ghi cụm từ' "trả vào tài khoản" thì người thụ hưởng có thể được trả bằng tiền mặt. Nếu người ký phát hoặc người chuyển nhượng không cho phép người thụ hưởng nhận tiền mặt thì phải ghi cụm từ "trả vào tài khoản" lên tờ séc. Séc có thể được chuyển nhượng từ người này qua người khác. Một tờ séc có ghi tên người thụ hưởng thì người đó được phép chuyển nhượng cho người khác bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngày tháng chuyển nhượng và họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau tờ séc (gọi là ký hậu chuyển nhượng). Đối với séc vô danh, người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng việc chuyển giao tờ séc đó cho người khác mà
- không cần ký hậu. Khi tờ séc được chuyển nhượng thì toàn bộ các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tờ séc cũng được chuyển theo. Ngêi ph¸t hµnh (1) Ngêi thô hëng ( §¬n vÞ mua) ( §¬n vÞ b¸n ) (4) (2b) (6) (2a) (3) Ng©n hµng thanh to¸n Ng©n hµng thu hé (5) Sơ đồ 7.4. Sơ đồ luân chuyển Séc chuyển khoản (1) Người phát hành Séc giao cho đơn vị bán. (2a) Người thụ hưởng ( đơn vị bán) nộp Séc và bản kê cho Ngân hàng phục vụ mình để thanh toán. (2b) Người thụ hưởng có thể nộp trực tiếp Séc vào Ngân hàng thanh toán. (3) Ngân hàng thu hộ chuyển bản kê nộp Séc và tờ Séc sang cho Ngân hàng thanh toán. (4) Ngân hàng thanh toán sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ Séc thì ghi “Nợ” và báo “Nợ” cho người phát hành Séc. (5) Ngân hàng thanh toán chuyển bảng kê nộp Séc kèm bảng kê thanh toán bù trừ cho Ngân hàng thu hộ thông qua thanh toán bù trừ. (6) Ngân hàng thu hộ chuyển giấy báo “Có” cho người thu hưởng. Uỷ nhiệm chi - lệnh chi Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích sẵn một số tiền nhất định trên tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng. UNC ra đời khá lâu, được sử dụng phổ biến trong quan hệ thánh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán có mở tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. UNC được áp dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán,
- hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). UNC còn được sử dụng như một phương tiện trung gian để xin ngân hàng cấp séc bảo chi: (1) Đơn vị mua Đơn vị bán (2) (3a) (4) Ngân hàng bên (3b) Ngân hàng bên mua bán Sơ đồ 7.5.Sơ đố luân chuyển chứng từ thanh toán uỷ nhiệm chi giữa hai Ngân hàng khác nhau (1)Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua. (2) Đơn vị mua lập 2 liên uỷ nhiệm chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo yêu cầu trích tài khoản chuyển tiền cho đơn vị bán. (3a) Ngân hàng bên mua gửi một liên giấy báo “Nợ” cho đơn vị mua sau khi hạch toán ghi “Nợ” cho đơn vị mua. (3b) Ngân hàng bên mua lập thủ tục thanh toán qua NHNN hoặc thanh toán bù trừ, hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới ngân hàng bên bán. (3)Ngân hàng bên bán ghi “Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng và báo “Có” cho người thụ hưởng. Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập UNT nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua theo thoả thuận sau hợp đồng. UNT chủ yếu được sử dụng mua bán giữa các bên tín dụng lẫn nhau, bên mua và bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán UNT đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng của bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT.
- UNT được lập theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố và ký tên, đóng dấu của đơn vị trên tất cả các UNT. Khi nhận được UNT trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ bên mua trả tiền ngay cho người thụ hưởng để hoàn thành tất việc thanh toán. Nếu tài khoản của bên trả tiền không đủ số tiền thanh toán thì bên trả tiền sẽ bị phạt vì chậm trả tiền. Mức phạt theo quy định giữa bên mua và bên bán tuỳ theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng, thông thường được tính như sau: Số tiền Tỷ lệ phạt Số tiền phạt ghi Số ngày = * * (lãi suất Chậm trả Trên trả chậm nợ quá hạn) UNT Hình thức thanh toán UNT được áp dụng dùng cho cho các đơn vị sử dụng dịch vụ đơn vị thanh toán có tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về các các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. (1) Đơn vị mua Đơn vị bán (4a) (2) (5) (3) Ngân hàng bên Ngân hàng bên mua bán (4b) Sơ đồ 7.6. Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán uỷ nhiệm thu khác Ngân hàng (1) Người bán giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua (2) Bên bán nộp UNT kèm hoá đơn giao hàng có chữ ký nhận hàng (3) Ngân hàng bên bán chuyển UNT, bản sao hoá đơn giao hàng cho Ngân hàng bên mua (4a) Ngân hàng bên mua ghi nợ TK, báo Nợ cho đơn vị mua (4b) Ngân hàng bên mua thanh toán cho ngân hàng bên bán (5) Ngân hàng bên bán ghi Có và báo Có cho bên bán Thư tín dụng
- Khái niệm: Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người mua hàng (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người bán một số tiền trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện quy định trong bức thư đó . Khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều phải dựa vào: “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” ” (Unifrom customs and practice for documentary credit) do phòng Thương mại quốc tế Pais ban hành, mang ký hiệu ấn phẩm CPU 500. Theo thể thức này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền hàng. Quy trình mở và thanh toán: a. Mở thư tín dụng tại Ngân hàng bên mua Đơn vị mua lập 06 liên giấy mở thư tín dụng theo quy định của ngân hàng. Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán cho một khách hàng địa phương. Mức tối thiểu của mỗi thư tín dụng là 10 triệu đồng, thời hạn hết hiệu lực của mỗi thư tín dụng là 3 tháng. Chỉ thanh toán 1 lần. Nếu không sử dụng hết thì trả lại tài khoản đơn vị mở thư tín dụng, thư tín dụng không được thanh toán bằng tiền mặt. (4) Đơn vị mua Đơn vị bán (1) (8) (3) (5) (6) (2) Ngân hàng bên Ngân hàng bên mua bán (7) Sơ đồ 7.7. Sơ đồ thanh toán thư tín dụng (1) Đơn vị mua xin mở thư tín dụng (2) Ngân hàng bên mua mở thư tín dụng gửi sang bên bán (3) Ngân hàng bên bán báo cho đơn vị bên bán (4) Đợn vị bán giao hàng (5) Đơn vị bán nộp bảng kê hoá đơn và các hoá đơn (6) Ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản đơn vị bán
- (7) Ngân hàng bên bán thanh toán (ghi Nợ) Ngân hàng bên mua. (8) Ngân hàng bên mua hoàn tất toán thư tín dụng với đơn vị mua Kế toán Ngân hàng bên mua sử dụng 06 liên như sau: Liên 1: Ghi nợ tài khoản đơn vị mua (mở thư tín dụng) Liên 2: Báo nợ đơn vị mua Liên 3: Ghi có TK 4662- tiền ký gửi mở thư tín dụng Liên 4,5,6: Gửi Ngân hàng bên bán Thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. TTT do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ và để lĩnh tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. Có 3 loại thẻ ở Việt Nam hiện nay gọi chung là Card thanh toán: • Thẻ ghi Nợ: Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng, áp dụng với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng và do ngân hàng phát hành. Đây còn được gọi là thẻ loại A. • Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng khách hàng. Muốn sử dụng lại thẻ này thì khách hàng phải lưu ký một khoản tiền gửi vào tài khoản riêng ở Ngân hàng (số tiền này chính là hạn mức thẻ). Khách hàng chỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi số tiền lưu ký. Thẻ ký quỹ còn được gọi là thẻ loại B. • Thẻ tín dụng: Áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện ngân hàng đồng ý cho vay. Số tiền vay chính là hạn mức thẻ, khách hàng chỉ được phép sử dụng trong phạm vi hạn mức cho vay trên thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền trên biên lai do ngân hàng đại lý chuyển đến. Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ. −Ngân hàng phát hành thẻ. −Ngân hàng đại lý thanh toán. −Người chủ sở hữu thẻ. −Cơ sở tiếp nhận thẻ (bên bán hàng)
- 6.4. Các hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng Sau khi tiếp nhận yêu cầu thanh toán của khách hàng, ngân hàng có trách nhiệm cộng vào hoặc trừ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng một khoản tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Nếu các khách hàng liên quan có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau thì sau khi thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng phải làm nhiệm vụ thanh toán số tiền đã chuyển giữa các ngân hàng. Bởi vì lúc này một ngân hàng sẽ dôi ra một khoản tiền và ngân hàng khác sẽ thiếu một khoản tiền tương ứng. Hoạt động chuyển tiền qua lai giưa các ngân hàng gọi là thanh toán vốn giữa các ngân hàng. Thanh toán Thanh toán TKTG tại TKTG phụ Liên hàng bù trừ NHNN Cùng hệ thống Cùng địa bàn Cùng NHNN Khác NH NH NH NH NH KH KH KH KH KH Sơ đồ 7.8. Các hình thức thanh toán giữa các ngân hàng Hiện nay ở Việt Nam có các hình thức thanh toán vốn như sau: Thanh toán liên hàng: Đây là hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng cùng hệ thống ví dụ như: hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam, hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hệ thống ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam Hiện nay hình thức này được sử dụng rất phổ biến.
- Thanh toán bù trừ: Là hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng khác hệ thống nhưng nằm trong một địa bàn hoạt động, có đăng ký thanh toán bù trừ dưới sự chỉ đạo chung của ngân hàng nhà nước hoặc một ngân hàng trung tâm. Uỷ nhiệm thu, thu hộ: Là hình thức các ngân hàngchuyểntiền qua laicho nhau băng các hình thức như Uỷ nhiệm thu, căn cứ trên chứng từ này để ngân hàng có thể chuyển tiền cho khách hàng và trừ vào tài khoản của ngân hàng phát hành. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN: Ngoài các hình thức trên các ngân hàng có thể thanh toán vốn với nhau thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, theo hình thức này thì ngân hàng nhà nước là đơn vị chủ trì thanh toán. Ngân hàng nhà njước sẽ trừ trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành, và cộng tiền vào cho ngân hàng liên quan một khoản tiền tương ứng. Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán: Các ngân hàng có thể tài khoản lẫn nhau để phục vụ cho việc thanh toán vốn. Khi ngân hàng đối ứng phải trả tiền cho khách hàngthì đồng thời sẽ được nhận lại khoản tiền đó từ tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành. Hình thức kết hợp: Trên thực tế khi các ngân hàng chuyển cho khách hàng giữa các ngân hàng khác hệ thống và khác địa bàn thông thường được kết hợp giữa hai hình thức là thanh toán liên hàng và thanh toán bù trừ. 1.Thanh toán liên hàng 2.Thanh toán bù trừ Hình thức thanh Ngâ 3.Thanh toán qua tài Ngâ toán vốn giữa các khoản tiền gửi phụ khách hàng n 4.Thanh toán qua tài n hàng khoản tiền gửi tại ngân hàng hàng nhà nước 5.Thanh toán khác 1.Uỷ nhiệm chi 2.Uỷ nhiệm thu Hình thức thanh 3.Séc Khách Khách 4.Thẻ thanh toán hàng hàng 5.Thư tín dụng (LC)
- toán qua ngân hàng của các khách hàng Sơ đồ 7.9. Mối quan hệ giữa hình thức thanh toán qua ngân hàng của khách hàng và hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng 7.4.1. Thanh toán liên hàng 7.4.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong thanh toán liên hàng Khái niệm: Là thanh toán nội bộ trong cùng hệ thống phát sinh trên cơ sở các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc là phương thức thanh toán tiền giữa các đơn vị ngân hàng trong cùng một hệ thống. Thực chất của việc thanh toán liên hàng là việc chuyển tiền từ chi nhánh này đến chi nhánh khác để phục vụ việc thanh toán và chuyển vốn của hai bên. Phương pháp thanh toán liên hàng điện tử là phương pháp thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm chuyển tiền với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng nội bộ. Ngân hàng cùng hệ thống: Là các thành viên trong cùng hệ thống ngân hàng nhất định thông qua một ngân hàng trung tâm và các ngân hàng chi nhánh được bố trí theo đơn vị hành chính khác nhau Đơn vị liên hàng: Là những NH trong cùng hệ thống tham gia giao dịch liên hàng. Một đơn vị liên hàng được ngân hàng trung ương của hệ thống qui định một ký hiệu riêng thay cho tên gọi. Liên hàng đi, liên hàng đến - Liên hàng đi: Là liên hành ghi chép nghiệp vụ thanh toán bắt đầu phát sinh - Liên hàng đến: Là liên hàng phản ánh nghiệp vụ thanh toán tiếp nhận Ngân hàng đi hay còn gọi là ngân hàng khởi tạo hay ngân hàng A: Là ngân hàng phát lệnh thanh toán đầu tiên của một tài khoản thanh toán liên hàng điện tử. Ngân hàng đến hay còn gọi là ngân hàng B: Là ngân hàng nhận lệnh từ ngân hàng đi, ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền hoặc thu tiền hộ cho khách hàng liên quan. Khách hàng liên quan là người thụ hưởng khoản chuyển tiền trong trường hợp nhận được Giấy báo Có, hoặc phải trả tiền trong trường hợp nhân Giấy báo Nợ
- Trung tâm thanh toán: Chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán, kiểm toán nghiệp vụ thanh toán và thực hiện hạch toán quyết toán các khoản thanh toán điện tử của cả hệ thống, trung tâm thanh toán thường đặt tại Hội sở chính của ngân hàng hệ thống. Lệnh chuyển Có và lệnh chuyển Nợ: Là lệnh của ngân hàng khởi tạo gửi ngân hàng liên quan để thanh toán tiền với khách hàng. Chữ ký điện tử: Là loại khoá bảo mật tham gia hệ thống thanh toán điện tử được xác định duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và đăng ký với Trung tâm thanh toán tại Hội sở chính. Chương trình phần mềm chuyển tiền điện tử, máy vi tính, modem truyền tin, đường truyền nội bộ. Trung tâm Giấy báo Nợ thanh toán Giấy báo Có Sổ đối chiếu Giấy báo Nợ hoặc Ngân hàng B Ngân hàng A Giấy báo Có Khách hàng Khách hàng Sơ đồ 7.10. Mối liên hệ giữa các ngân hàng trong thanh toán liên hàng 7.4.1.2.Tài khoản sử dụng Tài khoản 52 Thanh toán liên hàng TK521 Thanh toán liên hàng năm nay trong toàn hệ thống Ngân hàng
- 5211 - Liên hàng đi năm nay 5212 - Liên hàng đến năm nay 5213 - Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu 5214 - Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu 5215 - Liên hàng đến năm nay còn sai lầm Nội dung và kết cấu tài khoản 5211 - Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống Bên Nợ: Các khoản chi hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng theo giấy báo Nợ liên hàng gửi đi Bên Có: Các khoản thu hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng theo giấy báo Có liên hàng gửi đi. Số dư Nợ: Phản ảnh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ. Số dư Có: Phản ảnh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ Nội dung và kết cấu tài khoản 5212 - Liên hàng đến năm nay Bên Nợ: Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng thu hộ theo giấy báo Có liên hàng nhận được. Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu. Bên Có: Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng chi hộ theo giấy báo Nợ liên hàng nhận được. Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu. Số dư Nợ: Phản ảnh số tiền các giấy báo Có liên hàng chưa được đối chiếu. Số dư Có: Phản ảnh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu. Nội dung và kết cấu tài khoản 5223 - Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu Tài khoản này dùng để hạch toán các giấy báo liên hàng đến năm trước đã được đối chiếu. Đến hết ngày 31-12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5213 được chuyển sang tài khoản 5223 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Bên Nợ: Tổng số tiền các giấy báo Có liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu. Tất toán số dư Có khi chuyển tiêu liên hàng. Bên Có: Tổng số tiền các giấy báo Nợ liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu. Tất toán số dư Nợ khi chuyển tiêu liên hàng.
- Số dư Nợ: Phản ảnh số chênh lệch số tiền trên các giấy báo Có liên hàng lớn hơn số tiền trên các giấy báo Nợ liên hàng năm trước đã được đối chiếu. Số dư Có: Phản ảnh số chênh lệch số tiền trên các giấy báo Nợ liên hàng lớn hơn số tiền trên các giấy báo Có liên hàng năm trước đã được đối chi Tài khoản 5224 - Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền các giấy báo liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu có ghi nhưng Ngân hàng B chưa nhận được giấy báo liên hàng. Đến hết ngày 31-12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5214 được chuyển sang tài khoản 5224 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Cách ghi chép và hạch toán chi tiết như tài khoản 5214. Chứng từ Ngoài các chứng từ giấy, trong thanh toán điện tử phải sử dụng chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử được tạo trên hệ thống máy vi tính thông qua việc chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử và ngược lại. Khi chuyển hoá chứng từ phải đảm bảo đúng đúng định dạng, mầu mực, các yếu tố của chứng từ điện tử: UNC, UNT điện tử lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có. 7.4.1.3. Quy trình kế toán tại Ngân hàng A.Kế toán tại Ngân hàng đi Kế toán viên nhận thông tin từ khách hàng . Đối với chứng từ giấy − Phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. − Đối chiếu, kiểm soát số dư tài khoản của đơn vị để đảm bảo đủ vốn thanh toán chuyển tiền. − Hạch toán vào tài khoản thích hợp ( nếu chứng từ hợp lệ và có đủ số dư). − Nhập vào máy tính các yếu tố theo chứng từ gốc chuyển tiền. − Kiếm soát lại các yếu tố đã nhập và ký vào chứng từ, sau đó chuyển chứng từ giấy đồng thời truyền dữ liệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền điện tử. . Đối với chứng từ điện tử − Hạch toán và nhập chứng từ gốc chuyển tiền.
- − Kiểm soát lại việc hạch toán và nhập dữ liệu chuyển tiền, ký lại chứng từ theo quy định, chuyển chứng từ giấy đồng thời truyền qua mạng vi tính chứng từ điện tử và dữ liệu chuyển tiền cho kế toán viên xử lý tiếp, trước khi người kiểm soát xử lý. Kế toán viên chuyển tiền . Kiểm soát: Khi tiếp nhận chứng từ (Chứng từ gốc bằng giấy hoặc in ra), kế toán viên chuyển tiền sử dụng chương trình để kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ, tính hợp lệ của chứng từ và chữ ký của kế toán viên giao dịch. Kế toán viên chuyển tiền không được tự ý sửa chữa bất kỳ chứng từ giấy cũng như dữ liệu nhập vào của kế toán viên giao dịch. . Lập lệnh chuyển tiền: Lệnh chuyển tiền lập riêng cho từng chứng từ thanh toán. Ngoài các dữ liệu đã được kế toán viên giao dịch nhập vào, kế toán viên chuyển tiền bổ sung thêm các dữ liệu theo quy định để hoàn chỉnh theo đúng mẫu gồm: ♦ Số lệnh ♦ Ngày tháng lập lệnh ♦ Mã chứng từ và loại nghiệp vụ ♦ Ngày giá trị ♦ Tên và mã Ngân hàng của các Ngân hàng có liên quan ♦ Số tiền Người kiểm soát Người kiểm soát kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, đúng biểu mẫu,khớp đúng với chuyển tiền của khách hàng gửi vào và chữ ký của kế toán viên giao dịch, kế toán viên chuyển tiền theo đúng quy định. Nếu có sai lệch thì người kiểm soát viên phải báo lại cho kế toán viên giao dịch hoặc kế toán viên chuyển tiền. Nếu đúng, người kiểm soát ghi chữ duyệt để chuyển tiền đi. Có hai giai đoạn theo dõi của kế toán thanh toán liên hàng Qui trình kế toán Giai đoạn tiếp nhận thông tin từ khách hàng và chuyển giấy báo cho ngân hàng đến 1. Nếu khách hàng nộp UNC ngân hàng sẽ lập giấy báo Có và ghi sổ kế toán Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Có TK 5211 Liên hàng đi năm nay
- 2. Nếu khách hàng nộp UNT, ngân hàng lập giấy báo Nợ, và ghi vào sổ kế toán Nợ TK 5211 Liên hàng đi năm nay Có TK 4211,4221 Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Giai đoạn quyết toán Liên hàng: Vào thời điểm cuối năm các ngân hàng thành viên sẽ tham sẽ quyết toán liên hàng dưới sự chủ trì của HSC. Giai đoạn này có hai bước: - Chuyển số dư tài khoản: Số dư của TK 5211 sẽ được chuyển sang tài khoản 5221 - Sau khi đã kiểm tra chính xác số dư, kế toán sẽ lập giấy báo và chuyển tiêu liên hàng về cho HSC B.Kế toán tại Ngân hàng đến . Người kiểm soát: khi nhận được lệnh chuyển tiền của Ngân hàng khởi tạo qua trung tâm thanh toán phải sử dụng mật mã và chương trình để kiểm soát chữ ký điện tử của trung tâm thanh toán nhằm xác định tính đúng đắn, chính xác của lệnh chuyển tiền đến, sau đó chuyển qua mạng vi tính cho kế toán viên chuyển tiền xử lý tiếp. . Kế toán viên chuyển tiền phải in lệnh chuyển tiền đến - dưới dạng chứng từ điện tử ra giấy đúng số liên để sử dụng theo quy định, sau đó kiểm soát các yếu tố của lệnh chuyển tiền để xác định: − Có đúng lệnh chuyển tiền cho Ngân hàng của mình hay không? − Các yếu tố trên lệnh chuyển tiền có hợp lệ, hợp pháp và chính xác không? − Nội dung có gì nghi vấn không? Sau khi kiểm soát xong, kế toán viên chuyển tiền ký vào lệnh chuyển tiền do máy in ra và chuyển cho kế toán viên giao dịch để xử lý và hạch toán. . Kế toán viên giao dịch: Phải đối chiếu kiểm tra trước lại trước khi thực hiện hạch toán cho khách hàng. Qui trình kế toán: có 3 giai đoạn Giai đoạn nhận Liên hàng: Là giai đoạn nhận giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có từ ngân hàng đi, ngân hàng đến căn cứ trên giấy báo để ghi tăng hoặc giảm tiền trên tài khoản tiền gửi cho khách hàng. . Nếu nhận được Giấy báo Có đến Nợ TK 5212 - Liên hàng đến năm nay Có TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng