Giáo trình Hội họa học phần 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa học phần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_hoi_hoa_hoc_phan_4.doc
Nội dung text: Giáo trình Hội họa học phần 4
- MỤC LỤC BÀI 1, 2: BÁN THÂN BỘT MÀU (NAM, NỮ) 1 MỞ ĐẦU 1 MỤC TIÊU 1 ĐIỀU CẦN BIẾT 1 NỘI DUNG 1 1. Giới thiệu: 1 1.1 Giới thiệu bài hình họa bán thân bột màu: 1 1.2 Sự khác biệt giữa mẫu bán thân nam và bán thân nữ: 2 2. Mối quan hệ giữa nghiên cứu hình họa bán thân với các môn học chuyên ngành, với sáng tác nghệ thuật: 2 2.1 Với nghiên cứu khối cơ bản: 2 2.2 Với nghiên cứu giải phẫu tạo hình: 3 2.3 Với sáng tác: 3 Chân dung- Trần Dậu 5 3. Đặc điểm chất liệu bột màu trong vẽ hình họa bán thân: 5 4. Phương pháp tiến hành: 7 4.1. Quan sát nhận xét, sắp xếp bố cục: 7 4.1.1 Quan sát nhận xét: 7 4.1.2 Sắp xếp bố cục: 7 4.2. Dựng hình : 7 4.3. Vẽ tương quan lớn: 8 4.4. Vẽ sâu: 8 4.5. Hoàn chỉnh bài vẽ : 9 5. Bài tập: 10 BÀI 3, 4: BÁN THÂN NAM SƠN DẦU (NAM, NỮ) 11 MỞ ĐẦU 11 MỤC TIÊU 11 ĐIỀU CẦN BIẾT 11 NỘI DUNG 11 1. Giới thiệu 11 2. Đặc điểm chất liệu sơn dầu và kỹ thuật sử dụng trong vẽ hình họa bán thân: 12 3. Mối quan hệ giữa hình họa bán thân sơn dầu và sáng tác 19 4. Phương pháp tiến hành 20 4.1. Quan sát nhận xét, sắp xếp bố cục 20
- 4.1.1 Quan sát nhận xét 20 4.1.2 Sắp xếp bố cục 20 4.2. Dựng hình 21 4.3. Vẽ tương quan lớn 22 4.4. Vẽ đẩy sâu 23 4.5. Hoàn chỉnh bài vẽ 23 5. Bài tập: 24 BÀI 5, 6: TOÀN THÂN SƠN DẦU (NAM, NỮ) 26 MỤC TIÊU 26 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 26 NỘI DUNG BÀI DẠY 26 NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA CHẤT LIỆU SƠN DẦU 26 1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của chất liệu sơn dầu. 26 1.1. Nguồn gốc ra đời của sơn dầu 26 1.2. Sự phát triển của chất liệu sơn dầu 27 2. Một số phương pháp sử dụng sơn dầu 27 2.1. Những ký hiệu trên các tuýp sơn 27 2.2. Một số cách pha màu cơ bản 28 3. Một số lưu ý khi sử dụng sơn dầu 28 NỘI DUNG 29 1. Đặt mẫu: 29 2. Thực hiện nghiên cứu tuần thứ nhất (14 tiết ) 30 2.1. Chuẩn bị 30 + Bút lông, Palet, vải khô, hộp và dầu hỏa để rửa bút 31 + Que đo và dây rọi 31 2.2. Các bước tiến hành 31 Quan sát và nhận xét về mẫu vẽ: 31 3. Yêu cầu cần đạt của bài vẽ ở tuần 1 33 MỤC TIÊU 34 NỘI DUNG 34 3. Yêu cầu cần đạt 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
- BÀI 1, 2: BÁN THÂN BỘT MÀU (NAM, NỮ) (1 tiết lý thuyết;14 tiết thực hiện nghiên cứu) MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay, con người vẫn luôn là đối tượng trọng tâm, là đề tài để người nghệ sĩ nghiên cứu, học tập và sáng tạo nghệ thuật. Nằm trong hệ thống các bài học của môn học hình họa. Nghiên cứu hình họa bán thân người bằng chất liệu bột màu là một nội dung quan trọng, nối tiếp kiến thức từ bài học Chân dung bột màu và là nền tảng kiến thức cho các bải học hình họa toàn thân tiếp theo. MỤC TIÊU - Phân tích được hình, khối, cấu trúc chân dung và nửa thân trên người mẫu. - Phân biệt được đặc điểm cấu tạo ngoại hình nam và nữ. - Sắp xếp bố cục hài hoà, dựng hình đúng tỷ lệ, đặc điểm cơ thể người. - Phân chia được hệ thống sáng tối, xây dựng được hệ thống màu sắc, đúng về sắc độ và đậm nhạt. - Sử dụng tốt chất liệu bột màu trên giấy. - Phát hiện được vẻ đẹp tạo hình chân dung, cơ thể người. - Cách nhìn khái quát, tổng hợp, toàn diện. ĐIỀU CẦN BIẾT - Kiến thức bài học khối cơ bản, tượng chân dung, chân dung bột màu. - Nghiên cứu giải phẫu tạo hình cơ thể người. - Bài tập thực hành màu sắc. NỘI DUNG 1. Giới thiệu: 1.1 Giới thiệu bài hình họa bán thân bột màu: Là bài học nối tiếp kiến thức bài hình họa chân dung bột màu, nghiên cứu hình họa bán thân màu là bài tập hình hoạ nghiên cứu phần chân dung và nửa thân trên của người mẫu bằng chất liệu màu bột. Sử dụng chất liệu màu bột để nghiên cứu hình họa đặt ra những vấn đề mà người học cần giải quyết. Đó là năm vững đặc điểm chất liệu và khả năng làm chủ chất liệu. Khả năng phân tích khối bằng đậm nhạt và sắc độ. So với lượng kiến thức của bài chân dung màu, bài học bán thân bột màu là một bước nghiên cứu cao hơn. Vì vậy nó đòi hỏi người học phải giải quyết tốt những vấn 1
- đề tạo hình của bài học chân dung cùng với lượng kiến thức mới trong nghiên cứu nửa thân trên của người mẫu. 1.2 Sự khác biệt giữa mẫu bán thân nam và bán thân nữ: Đặc điểm mẫu nam: Cơ thể mẫu nam thường cao lớn hơn, cổ to, vai rộng, hông hẹp, tổng thể toát lên sự khoẻ khoắn, khối vuông vức , tổng thể giống một hình tam giác ngược, bàn tay thô. Đặc điểm mẫu nữ: Ở mẫu nữ, thể tích xương đầu nhỏ, cổ nhỏ, vai hẹp, nhỏ nhắn, hông rộng, ngực tròn, cơ bắp không nổi rõ, khối tròn trịa, mềm mại. Với đặc điểm như vậy, nghiên cứu mẫu nam thuận lợi hơn cho người mới học vẽ. 2. Mối quan hệ giữa nghiên cứu hình họa bán thân với các môn học chuyên ngành, với sáng tác nghệ thuật: 2.1 Với nghiên cứu khối cơ bản: Khi tìm hiểu cấu tạo cơ thể người, ta có thể quy chúng vào các khối hình học, như khoang ngực, vùng chậu gần với hình lập phương,bốn chi gần với hình trụ tròn, 2
- đầu hình cầu Căn cứ vào đó để suy đoán sự thay đổi của cơ thể khi vận động trong không gian và từ đó tổng kết thành quy luật. Đồng thời do tính chất đối xứng của cơ thể nên khi vẽ có thể căn cứ vào thị giác để thiết kế hai đường liên tiếp tương đối đan xen giúp ta xác định mức độ thay đổi hình dáng người trong không gian. Ví dụ như từ khớp vai, khớp xương chậu, khớp đầu gối, với một đường xuyên qua chính giữa những vị trí này có thể giúp ta kiểm tra sự xoay chuyển, cúi xuống, ngẩng lên hoặc chuyển động của đầu, ngực, tứ chi. 2.2 Với nghiên cứu giải phẫu tạo hình: Trong nghiên cứu hình họa bán thân, những kiến thức giải phẫu tạo hình là cơ sở khoa học giúp người học vẽ hiểu được cấu tạo bên trong để có thể diễn tả lại vẻ bề ngoài của người mẫu. Trong giải phẫu tạo hình xương đầu, ngoài xương hàm dưới ra, các xương khác của đầu kết nối thành một tổng thể. Các điểm nhô ra ảnh hưởng tới ngoại hình là ụ xương. Đó là các điểm ụ trán, ụ mày, gò má, xương mũi Một thành phần khác cấu tạo nên đầu người là hệ thống cơ. Sự co duỗi của các cơ thể hiện đặc trưng tình cảm, diện mạo tinh thần của mỗi con người. các cơ đầu vừa bám vào đầu lại có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Cơ gò má và cơ nhai là hai cơ dùng để nâng hạ hàm dưới. Cơ môi trên và cơ môi dưới, thông qua sự vận động để biểu thị tình cảm vui, buồn, giận dữ trên khuôn mặt của con người. Cơ má bắt đầu từ xương má, điểm cuối của vùng da bên khóe mép, khi nó co lại sẽ làm cho đường rãnh phía dưới môi trên và mũi căng ra, gò má sẽ nổi lên, cơ chau mày, hạ mày, cơ trán, cơ khoang mắt, cơ cười, cơ nhai, là những cơ góp phần tạo nên sắc thái tình cảm trên khuôn mặt. Phần thân gồm cơ ức đòn chũm, xuất phát từ xương ngực tới xương thái dương. Cơ ức đòn chũm có tác dụng làm cổ vươn ra và xoay. Cơ ngực bắt đầu từ ngực, phía trong xương đòn tới phần trước xương cánh tay. Cơ ngực nổi rõ trên cơ thể nam giới. Các cơ đen ta, cơ ba đầu và cơ hai đầu cánh tay giúp hoạt động cánh tay. Ngoài ra còn các cơ răng cưa trên, giúp quay người. Cơ thẳng bụng dùng để gập người lại, cơ xiên lớn bụng, cơ lưng lớn, cơ mông, cơ đầu đùi Nghiên cứu hình họa bán thân, người học cần chú ý nhiều hơn những phần cơ, xương tại nhưng khớp nối như đầu- cổ, tay- vai, hông đùi, cổ tay- bàn tay, để có thể dựng hình, tạo khối cho chính xác. 2.3 Với sáng tác: Hình họa bán thân bột màu đòi hỏi người học cần bám sát mẫu. Nghiên cứu mẫu không phải là sao chép về hình, về màu nhưng cần tuân thủ tương quan về hình, sắc độ trên mẫu. Khi đã nắm vững được các quy luật của thị giác, người họa sĩ có thể chủ động sáng tạo, để có thể vừa khắc họa được diễn biến tâm lý của người mẫu, vừa 3
- chuyển tải được tình cảm của mình lên tác phẩm. Có nhiều tác phẩm bột màu trực họa đã vượt khỏi khuôn khổ nghiên cứu trở thành một tác phẩm hội họa độc lập. Bộ đội nam tiến - Nguyễn Đỗ Cung Thợ hầm lò- Sĩ ngọc 4
- Chân dung- Trần Dậu 3. Đặc điểm chất liệu bột màu trong vẽ hình họa bán thân: Màu sắc có vai trò hết sức quan trọng trọng vẽ mỹ thuật nói chung, nó tác động mạnh nhất tới con mắt và quyết định tới sự thành công của mỗi tác phẩm mỹ thuật. Với bài học vẽ hình họa chân dung bằng chất liệu bột màu, người học cần phải tìm hiểu đặc điểm chất liệu kỹ trước khi tiến hành vẽ. 5
- - Có cấu tạo khác nhau ( màu tự nhiên, màu khoáng chất, màu tổng hợp ), có độ hòa tan khác nhau ( màu dễ tan, màu khó tan). - Bình thường ở thể rắn, không có sự liên kết. Khi sử dụng cần kết hợp nước và keo ( keo da trâu, zê-la-tin, hồ ) - Sắc độ, đâm nhạt thay đổi theo tính chất khô ướt (màu đậm khi ướt, sáng khi khô), hoặc khi kết hợp nhiều keo, ít keo ( dùng nhiều keo màu sẽ bị đanh mặt, không có độ xốp), hoặc khi pha trộn nhiều màu sắc với nhau ( màu xỉn) . - Độ che phủ của bột màu tốt hơn màu nước những không bằng sơn dầu. sử dụng chất liệu bột màu cần khoe được độ trong trẻo, xốp. Mỗi màu nguyên chất chỉ đại diện cho một tên gọi nhất định như đỏ, xanh, vàng Song khi được pha trộn với nhau sẽ tạo ra vô vàn sắc thái. Trong không gian tự nhiên không tồn tại màu sắc nguyên chất. Màu sắc được ánh sáng điều chỉnh, làm sáng lên hay tối đi. Với nghiên cứu màu sắc trên chân dung, ta luôn cần so sánh độ đậm nhạt cùng sắc nóng lạnh của bất cứ một mảng màu nào. Với đặc điểm khó sử dụng để thâm diễn như sơn dầu, không có khả năng chồng nhiều màu. Sử dụng bột màu cần một cái nhìn toàn diện, tổng thể và bút pháp 6
- khoáng hoạt. Người học chỉ nên dừng lại ở những mảng màu lớn, tránh đi vào phân tích quá nhiều mảng màu nhỏ dẫn đến màu bị xỉn. Các mảng màu nên có sự khác biệt về sắc. Hạn chế sử dụng màu trắng, đen nguyên chất. Cần xem xét màu trong không gia xa gần, trong mối quan hệ cộng hưởng với các màu nền, màu da hay màu trang phục. Chú ý so sánh màu sắc trên khuôn mặt và thân người. Với đặc điểm ở xứ nhiệt đới nhiều ánh nắng mặt trời, thông thường màu mặt, cổ và cánh tay có sắc sẫm hơn thân người. Sắc độ trên gò má, tai, khuỷu tay, đầu gối nóng hơn màu da trên khuôn mặt, thân người. Lòng đen con mắt gần đậm hơn con mắt phía xa. Màu da cổ thường sẫm hơn màu da ngực. Cánh tay dưới thường sẫm hơn cánh tay trên. Trong vẽ mẫu bán thân, bàn tay được coi là cơ quan biểu đạt tình cảm thứ hai sau khuôn mặt. Người học cần xem xét tương quan màu sắc, ánh sáng giữa bàn tay với khuôn mặt để tạo nên những điểm nhấn cho toàn bộ bài. 4. Phương pháp tiến hành: 4.1. Quan sát nhận xét, sắp xếp bố cục: 4.1.1 Quan sát nhận xét: Người vẽ thực hiện việc quan sát mẫu từ tổng thể tới chi tiết nhằm mục đích nắm bắt những đặc điểm hình khối, tỷ lệ, những nét điển hình của mẫu. +Quan sát ngoại hình, kiểu khuôn mặt, màu da, đặc điểm mắt, mũi miệng, tai, nét biểu cảm mặt Tư thế ngồi thẳng hay nghiêng, vị trí bàn tay. + Quan sát hệ thống đậm nhạt, màu sắc phân bổ trên mẫu. Chú ý quan sát, tìm vị trí hoặc xử lý ánh sáng chiếu vào mẫu sao cho sự phối hợp giữa khuôn mặt và bàn tay của người mẫu tạo nên nhịp điệu chính cho toàn bài. Chọn góc vẽ gợi nhiều cảm xúc cho người học. 4.1.2 Sắp xếp bố cục: Tỷ lệ giữa hình vẽ và nền giấy phải đảm bảo sự hài hoà, tránh tình trạng bố cục loãng, chật hoặc lệch phải, lệch trái. Khoảng trống trước mặt nên rộng hơn phái sau, bên dưới rộng hơn bên trên để tạo sự cân bằng thị giác. 4.2. Dựng hình : Trên giấy đã bồi, dựng hình sơ lược. Lấy đầu làm đơn vị, xác định trục đầu, thân người, trục vai, hông, vị trí bàn tay, đầu gối. Sử dụng bút màu loãng phác hình nhẹ tay. Căn cứ vào màu trên mẫu để pha màu nét, dựng hình bằng nhiều đường thẳng, nắm bắt các hướng lớn. Xác định hình của các mảng màu lớn ( mảng màu sẫm trên mặt, mảng màu nền, mảng áo, thân người ) 7
- Trên cơ sở những nét phác đơn giản, ta bắt đầu xây dựng hình cụ thể hơn theo trình tự đầu, cổ vai, theo nguyên tắc từ mảng hình lớn đến nhỏ 4.3. Vẽ tương quan lớn: Sử dụng phương pháp quan sát mẫu bằng cách nheo mắt, loại bỏ các chi tiết vụn vặt, nắm bắt hệ thống màu. Căn cứ vào mẫu, vẽ các mảng màu lớn ( mảng màu nền, mảng màu mặt, mảng màu cổ, mảng màu trang phục) Sau đó phân chia những mảng màu lớn thành những mảng màu nhỏ hơn ( mảng tối của mặt, cổ, tóc, áo ) Chú ý sử dụng bút to, lên màu nhanh. Lên được mảng sáng tối trên mặt rồi mới dựng hình mắt mũi miệng. 4.4. Vẽ sâu: Trên cơ sở của hệ thống mảng lớn, người học đi sâu vào phân tích các diện khối nhỏ hơn, các đặc điểm về hình, các bộ phận chi tiết trên mẫu. Đẩy sâu về hình, đẩy sâu về bóng. Tìm hình cho từng mảng, so sánh đậm nhạt, sắc độ của các mảng bóng với nhau. Chú ý tìm các sắc độ phản quang, trung gian. Luôn so sánh tương quan giữa từng chi tiết với nhau, tương quan chi tiết, tổng thể. Tương quan giữa phần chân dung và các nếp áo. Khi vẽ mẫu mặc quần áo có trang trí nhiều họa tiết, cần chú ý diễn tả khối lớn của cơ thể bên dưới trang phục. Trong vẽ chân dung, đôi mắt có sức biểu cảm đòi hỏi người học cần chú ý diễn tả. Khi vẽ tóc 8
- cần chú ý phân biệt các mảng khối tạo không gian. Đôi bàn tay cũng cần được chú ý khai thác vì bàn tay có thể giúp biểu đạt được tình cảm của người mẫu. Với dáng mẫu ngồi, những dáng mẫu mà những bộ phận cơ thể như đùi, cánh tay bị hút trong không gian. Người học cần chú ý tăng cường hay giảm bớt tương quan đậm nhạt trong từng khu vực để tạo chiều sâu cho bài vẽ. Không gian nền cần nhẹ nhàng. Không nên sử dụng những màu mạnh hay quá đậm sẽ làm ảnh hưởng tới nhân vật. Chú ý: Do bôt màu có đặc điểm ướt đậm, khô nhạt. Trong bước vẽ sâu, người học cần tính toán tạo độ ẩm cho bài vẽ một cách hợp lý. 4.5. Hoàn chỉnh bài vẽ : Đây là giai đoạn người vẽ cần quay trở lại cái nhìn tổng thể để quan sát, so sánh, chỉnh sửa bản vẽ. Cách làm : Lùi lại một khoảng cách 2m đối với bài vẽ, quan sát so sánh bài vẽ với mẫu . - So sánh tỷ lệ, hình, khối . - So sánh hệ thống sáng tối, màu sắc. - Chỉnh sửa các chi tiết, nhấn chi tiết. 9
- 5. Bài tập: + Vẽ nghiên cứu hình họa bán thân nam nude, dáng đứng. Chất liệu bột màu Kích thước: 60x80 cm. + Vẽ nghiên cứu hình họa bán thân nữ áo dài, dáng ngồi. Chất liệu bột màu Kích thước: 60x80 cm. YÊU CẦU ĐẠT -Tỷ lệ đúng, giống mẫu không méo mó, xiêu vẹo. Đúng chiều hướng cấu tạo khuôn mặt và cơ thể người mẫu . - Tạo được không gian, hình mảng, khối, nét kết hợp với nhau tạo được chiều sâu. - Diễn tả chất tốt, màu sắc trong trẻo, thể hiện qua bút pháp khoáng đạt . CÂU HỎI CỦNG CỐ - Đặc điểm chất liệu bột màu trong vẽ hình họa bán thân? - Nêu các bước trong quá trình tiến hành vẽ bài hình họa bán thân bột màu? 10
- BÀI 3, 4: BÁN THÂN NAM SƠN DẦU (NAM, NỮ) (1 tiết lý thuyết;14 tiết thực hiện ngiên cứu cho mỗi bài) MỞ ĐẦU Nghiên cứu hình họa là kết quả nhận biết đối tượng thông qua hoạt động quan sát, sáng tạo nghệ thuật. Họa sĩ Degas đã nói “ Hình họa không phải là hình thể mà là những quan sát về hình thể”. Sự khác biệt giữa nghiên cứu hình họa mẫu tượng và mẫu người không phải ở hình thể mà là trạng thái của hình. Nối tiếp loạt bài hình họa vẽ tượng, các bài tập hình họa vẽ người đòi hỏi người học cần nắm bắt, khắc họa được trạng thái tâm lý, tình cảm của người mẫu. Với nội dung nghiên cứu hình họa mẫu người trên chất liệu màu, người sinh viên cần phải giải quyết nhiều vấn đề trên một bài tập. Đó là vấn đề tương quan hình, màu. Vấn đề giải quyết không gian, vấn đề làm chủ chất liệu. MỤC TIÊU - Phân tích được hình, khối, cấu trúc, đậm nhạt, màu sắc trên chân dung và nửa thân trên người mẫu nam. - Sắp xếp bố cục hài hoà, dựng hình đúng tỷ lệ, đặc điểm cơ thể người. - Phân chia được hệ thống sáng tối, xây dựng được hệ thống màu sắc, đúng về sắc độ và đậm nhạt. - Sử dụng tốt chất liệu sơn dầu trên toan. - Tạo không gian 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều. - Hình thành cảm xúc trước vẻ đẹp tạo hình chân dung, cơ thể người. - Cách nhìn khái quát, tổng hợp, toàn diện. ĐIỀU CẦN BIẾT - Kiến thức bài học khối cơ bản, tượng chân dung, chân dung bột màu. - Nghiên cứu giải phẫu tạo hình cơ thể người. - Bài tập thực hành màu sắc. NỘI DUNG 1. Giới thiệu Sơn dầu là một chất liệu quan trọng nhất, thường xuyên được sử dụng trong học tập, sáng tác mỹ thuật. Khả năng tả chất của sơn dầu là vô hạn. Trong môn học hình họa màu tại các trường mỹ thuật, sơn dầu là chất liệu bắt buộc. Sau khi sinh viên đã làm quen với vẽ hình họa bán thân bằng bột màu, với bài học này, sinh viên sẽ nghiên cứu phần chân dung và nửa thân trên của người mẫu bằng 11
- chất liệu sơn dầu. So với bài hình họa bán thân bột màu, bài học bán thân sơn dầu đòi hỏi người học phải giải quyết tốt những vấn đề tạo hình. Nâng cao hơn trong kỹ thuật diễn tả và kỹ thuật sử dụng chất liệu. 2. Đặc điểm chất liệu sơn dầu và kỹ thuật sử dụng trong vẽ hình họa bán thân: * Màu sơn dầu + Các hạt màu Các hạt vật chất khi có màu được gọi là hạt màu hữu cơ, tức có chứa cacbon, hoặc vô cơ, thường không có tính thẩm thấu hoặc thẩm thấu rất yếu trên các bề mặt vật chất mà chúng tiếp xúc. Vì thế cần chất kết dính để giữ chúng trên các bề mặt đó (trên giấy, toile, gỗ, v.v.). Chúng không bị hòa tan trong các chất kết dính, song sẽ được phân tán treo lơ lửng trong chất kết dính. Một số hạt màu có nguồn trong thiên nhiên. Các hạt khác do con người chế tạo ra. Cần phân biệt hạt màu với phẩm nhuộm. Phẩm nhuộm hòa tan được và thẩm thấu được. Có thể biến phẩm nhuộm thành các hạt màu bằng phương pháp hóa học, tức tách chúng ra khỏi dung môi sau đó hãm chúng bằng một chất vô cơ không màu (thường là muối kim loại như barium sulfate, calcium sulfate, aliminium hydroxide, aluminium oxide) để chúng không bị hòa tan. Các hạt màu chế từ phẩm nhuộm thường bị phai màu. Các hạt màu hữu cơ thường nhẹ, trong, có độ nhuộm cao. Các hạt màu vô cơ thường là các hợp chất kim loại, đục, nặng, và đặc (như cobalt, iron, zinc, ) Các hạt màu được phân tích theo: Độ nhuộm, độ đục- trong, độ bền đối với ánh sáng, tốc độ khô, độ hấp thụ dầu - Độ nhuộm: Được thử bằng trộn màu với ngà voi theo tỉ lệ 1:10. Các hạt màu hữu cơ, đặc biệt hữu cơ tổng hợp, thường có độ nhuộm cao hơn các màu vô cơ; - Độ đục – trong: Một số hạt màu hữu cơ hoàn toàn trong do cấu trúc phân tử, vì thế được dựng làm màu láng; - Độ bền đối với ánh sáng: Một số hạt màu bền khi vẽ đặc, nhưng lại không bền khi vẽ loãng; - Tốc độ khô: Một số màu như đỏ son, đỏ thần sa, sulfide thủy ngân HgS khi hòa với dầu thì làm dầu khô chậm hơn, trong khi cobalt làm dầu khô nhanh hơn; - Độ hấp thụ dầu: Một số hạt màu cần nhiều dầu hơn. Nhưng nói chung khi hòa càng nhiều dầu thì bề mặt sơn càng dễ nứt. + Đặc tính của màu sơn dầu (Phụ thuộc vào hãng sản xuất) 12
- Trắng: - Trắng chì (carbonate chỡ PbCO3): là loại trắng cổ xưa nhất, rất độc đáo, có độ phủ cao (đục), sắc ấm, và nhiều độ chuyển, khô nhanh, nhưng bị đen (chết, bẩn) theo thời gian. - Trắng bạc: carbonate chì + hydrate chì 2PbCO2. Pb(OH)2. Tên gọi “trắng vảy) bắt nguồn từ cách sản xuất các hạt màu trắng chì. Kremnitz hay Cremnitz là một địa danh ở biên giới Hungary- Slovakia, nơi có mỏ chì, còn Krems là một địa danh ở Áo nơi người ta làm ra carbonate chì. - Trắng kẽm (oxide kẽm ZnO): độ phủ yếu (bẩn đục) không dùng để vẽ lót được, nhưng tốt cho vẽ trong, hoặc vẽ không khí, xa gần. Sắc ấm, lâu khô. Khi khô tạo thành màng giòn nên dễ bị nứt nếu vẽ dày. - Trắng titan (titanium dioxide TiO2) được phát hiện năm 1821, được dùng thay thế trắng chì từ 1921 do công ty Mỹ sản xuất đại trà cho họa sĩ, có độ phủ rất cao, bền màu, khô nhanh, không độc, sắc lạnh hơn trắng chì nhưng ấm hơn trắng kẽm, ngả vàng theo thời gian và kết sợi trong dầu, vì thế thường được trộn với 15-20% trắng kẽm để khắc phục; được coi là màu trắng của thế kỷ XX. Các họa sĩ lưu ý: không nên dùng quá nhiều vì trắng titan có xu hướng át các màu khác. - Màu trong: Vàng cobalt, Hồng, Tím hồng, Đỏ tươi, Lam cobal, Xanh nước biển thẫm, Xanh lục, Đỏ nâu, Vàng đất, Nâu Sienna, Nâu đen cháy. - Màu đục: Vàng, Da cam, Đỏ cadmium, Đỏ cadmium tối, Xanh da trời, Lục, Đỏ Ấn Độ, Vàng đất + Độ đục – trong của màu Độ đục – trong của hạt màu được đo bằng chỉ số khúc xạ ánh sáng (chiết xuất) và kích thước của các hạt màu. - Chiết xuất của một chất là khả năng làm lệch hướng ánh sáng khi ánh sáng chiếu vào đó. Đối với màu trắng, chiết xuất càng cao và kích thước hạt càng gần kích thước tối ưu thì màu càng đục. Trắng titan có chiết xuất cao nhất, vì thế đục nhất, sau đó chì rồi kẽm. - Kích thước của hạt màu cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới độ đục của màu. Khi kích thước của hạt màu tăng lên, đầu tiên khả năng tán xạ ánh sáng của màu tăng lên, đạt tới cực đại của một kích thước nhất định - gọi là kích thước tối ưu. Sau đó khả năng tán xạ ánh sáng lại giảm xuống khi kích thước hạt màu tiếp tục tăng lên. Vì vậy khi mua màu phải chú ý đến các ký hiệu trong, đục, bán trong và bán đục ghi trên tube màu. 13
- Ký hiệu màu trong - đục: Màu trong: T T (transparent) Màu đục: O (opaque), Màu bán trong: : ST (semi-transparent), Màu bán đục: SO (semi-opaque). Các hòa trộn gây mất màu (màu bẩn, chết): - Xanh da trời + đỏ Ấn Độ hay đen ngà voi - Vàng cadmium sáng + đỏ đất, tím cobalt - Da cam cadmium + nâu Sienna cháy - Xanh biển thẫm + vàng colbalt - Xanh biển thẫm + trắng kẽm: - Nền có màu nâu đất hoặc đỏ đất thường làm các nửa bóng tối đi dần. - Xanh lục + vàng cadmium chỉ bền nếu được trộn với trắng kẽm. + Cường độ màu chia theo tốc độ khô Khô nhanh (trong vòng hai ngày): - Nâu đen: bền, dẻo lỏng - Vàng colbalt - Nâu Sienna nung: khô mạnh - Trắng chì: dễ hòa hợp 14
- Khô vừa (khoảng 5 ngày) - Xanh trời: khá dẻo lỏng - Nâu Sienna sống: bền, khá mạnh - Xanh colbalt: giòn - Tím cobalt: khá giòn - Đỏ oxide sắt: mạnh - Lục chromium oxide: khá dẻo lỏng - Vàng Naples: mạnh. Khô chậm (nhiều hơn 5 ngày -1 tuần): - Lục đất: mềm, dẻo lỏng - Vàng đất: khá mạnh - Đen ngà voi: mềm, giòn - Vàng cadmium: dẻo lỏng - Trắng titanium: giòn Khô rất chậm: - Trắng kẽm: giòn - Đen muội đèn: mềm - Tránh dùng đen ngà voi để vẽ lót hoặc phác vì rất lâu khô; - Những màu có chứa chì, colbalt, manganese làm tăng tốc độ khô, vì thế có thể trộn với các màu khác để làm khô nhanh lên, ví dụ khi vẽ lót; + Chất trung gian Thêm vào để tạo hiệu quả (thay đổi độ bóng, độ dày, tạo ra kết cấu, v. v.): - Painting medium: làm loãng màu, tạo độ bền, chúng ngả vàng, tăng thời gian khô; - Impasto medium: (chất đắp) dùng để vẽ đắp, khô nhanh, không bị vàng, nửa mờ. - Dầu bóng (varnish) Dùng để phủ lên tranh đã hoàn thành và khô hẳn (ít nhất 6-12 tháng sau khi tranh được vẽ xong) để bảo vệ và tăng hiệu quả quang học. - Varnish bóng: tạo nên lớp phủ rất bóng, không vàng theo thời gian - Dammar varnish: rất bóng hơi vàng, và tối đi theo thời gian. Nhựa Dammar lần đầu tiên được dùng trong hội họa năm 1826. - Varnish mờ: Tạo màng trong mờ, trước khi dùng phải hâm lại để dung dịch trở nên trong suốt (vì có sáp ong ở bên trong). Có thể hòa với gloss varnish để giảm độ bóng. * Vật liệu vẽ sơn dầu + Nền để vẽ Thường được chia làm 3 nhóm: - Vật liệu có mật độ trung bình: bảng gỗ ép, bảng gỗ; bảng gỗ hoặc bảng gỗ dán. 15
- - Vật liệu nhẹ: vải (toile hay vải bao bố (gai). Toile bằng cotton (vải sợi) không giữ sơn tốt, hút ẩm mạnh, lại dễ co giãn khiến mặt sơn dễ bị nứt, không nên dùng cho những tác phẩm quan trọng. - Vật liệu mỏng: giấy sợi bông, giấy thường, bìa hoặc giấy bồi Mặt phải đủ ráp để sơn dính vào nhưng lại không được hút sơn để khỏi bị xuống màu, không được co giãn nhiều quá khi nhiệt độ thay đổi để sơn khỏi nứt vỡ. Vì thế vật liệu phải được xử lý (prepaper, hay size (phủ) và prime (lót). Từ thế kỷ XV ở Châu Âu làm vải nền để vẽ đó được coi là một nghề riêng. Họa sĩ được giải phóng khỏi công việc nặng nhọc đó, và chỉ cần mua toile do thợ làm sẵn. Ngày nay cũng vậy, tốt nhất là mua toile đó được phủ sẵn ngoài hiệu. Toile bán sẵn thường được chia làm 3 loại: mịn, trung, thô. Toile mịn có giá trị cao nhất, kế đến toile trung, rồi toile thô. (Điều này cũng còn phụ thuộc vào cách vẽ và sở thích mỗi họa sĩ). Toile thô Toile trung Toile mịn Có thể dùng acrylic priming cho mọi bề mặt và cho mọi chất liệu. Nếu không có thể tự chuẩn bị theo công thức sau: - Tỉ lệ: 45-60 gr keo da trâu (hay keo thực vật)/1 lít nước lạnh. Vừa đun nhỏ lửa vừa quấy trong nồi, nhưng không để sôi. (Tốt nhất là đun cách thủy). - Khi keo đó tan hết được dung dịch lỏng như thạch thì để nguội đến nhiệt độ trong phòng (khoảng 24-25 độ C) - Hâm lên cho thành lỏng. - Dùng bút bẹt to bản phết lên toile đã căng trên khung sao cho chất phủ chui vào tất cả các chỗ lõm. Có thể dùng bay trát vào toile nếu keo quá đặc. - Để khô. Mục đích của việc làm này là để keo da ngăn không cho linotenic acid trong dầu lanh ăn thủng toile. Nhưng keo da trâu có nhược điểm là hút ẩm khiến lớp lót bị co hoặc rộp dần đến nứt sơn phủ phía trên. Ngày nay nhiều người thay bằng acrylic gesso. Làm lót (priming) Nền là lớp ngăn cách giữa vải và sơn để có thể dính tốt và bền, không bị xuống màu. Chất lót tốt nhất và thông dụng nhất là dung dịch gesso, có bán sẵn ngoài hiệu. 16
- Công thức đơn giản làm lớp lót sơn dầu: - Dựng dao vẽ trộn bột sơn trắng với dầu lanh ép lạnh để được một lớp hợp chất sánh lỏng. - Thêm gesso vào và trộn đến dạng nhão đặc. - Pha loãng bằng dầu thông tùy theo ý muốn. Trong thời kỳ khó khăn các sinh viên trường ĐH Mỹ thuật thường mua bột đao (Bột mài từ củ dong giềng) nấu lên rồi quét vào bìa để vẽ hình họa nghiên cứu. Chỉ dựng cho các bài học vẽ nghiên cứu vì với vật liệu lót này bài vẽ rất nhanh xuống màu và hay bị mốc. Khung căng toile (chanssis) - Dựng khung ghép mộng, cú nêm thì càng tốt. + Bút lông: 17
- Bút lông mềm tốt nhất để vẽ chi tiết là bút làm bằng lông chồn. Bút lông lợn tiện cho vẽ màu chết, đi những mảng lớn khi vẽ lót. Bút lông tổng hợp tiện cho vẽ láng. Bút nylon nói chung không bám màu, và sợi dễ bị cong vì nhiệt độ. Ngoài các bút bẹt và tròn, bút hình quạt thường được chuyên dùng cho vẽ xoa (làm mất vệt bút, hòa các chuyển độ vào nhau, v.v ) Sơn dầu là một chất liệu hội họa có xuất xứ từ châu Âu do Jan van Eyck (1395- 1441) cải tiến bằng cách trộn màu nghiền kỹ với dầu tạo màng (chủ yếu là lanh). Sơn dầu giữ được màu theo thời gian, có khả năng pha trộn nhiều màu và có độ che phủ cao. Sử dụng sơn dầu rất thuận lợi cho nghiên cứu hình họa màu. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi sử dụng vẽ hình họa: - Vì có đặc điểm là sử dụng dầu lanh làm chất kết dính, bề mặt nền cần được xử lý kỹ trước khi vẽ, tránh tình trạng bề mặt toan hút dầu lanh làm màu bị khô, xỉn. - Có nhiều kỹ thuật vẽ sơn như kỹ thuật vẽ tráng màu nhiều lớp, kỹ thuật vẽ màu ướt trên ướt. Trong khuôn khổ bài hình họa vẽ mẫu trong thời gian ngắn, người học chỉ có thể sử dụng kỹ thuật vẽ trực tiếp. Để dùng kỹ thuật này, đòi hỏi các lớp màu dưới không được ướt quá. Lớp màu dưới và trên không được quá khác nhau về sắc độ và đậm nhạt. - Có một số cách vẽ lót khác nhau như lót màu tươi rồi vẽ các màu trầm hơn lên trên, tạo ra những mảng màu tươi ẩn hiện bên dưới. Cũng có cách lót màu trung tính 18
- gần giống với tông màu chủ đạo của không gian mẫu rồi chuyển dần sang các sắc màu nóng lạnh như tương quan màu trên mẫu. Cả hai cách đều có những hiệu quả, nhược điểm riêng. Phải căn cứ vào mẫu, điều kiện vẽ để chọn cách vẽ phù hợp. - Có một số cách vẽ sử dụng phương pháp pha màu trên toan tức là sử dụng phương pháp chồng hai lớp màu cần pha trộn trên toan khi sơn còn ướt, cũng có phương pháp pha màu trên Palette. - Sử dụng lanh để làm loãng màu. Tuy nhiên sử dụng lanh sẽ làm cho màu khi khô bị ngả vàng và tạo độ bóng không bình thường. - Có thể sử dụng phương pháp vẽ bằng bút, bằng bay hay kết hợp cả hai. - Pha trộn nhiều màu sẽ khiến màu bị xỉn hay mất màu. - Sử dụng bút dính dầu hỏa, xăng sẽ khiến màu xỉn, mốc. 3. Mối quan hệ giữa hình họa bán thân sơn dầu và sáng tác Thể loại tranh chân dung bán thân được rất nhiều họa sĩ trong nước và trên thế giới ưa thích và đã có rất nhiều tác phẩm thành công về đề tài này. Có thể kể tên một số họa sĩ như Van Dick, Velazque, Degas, Lucian Feurd Ở trong nước như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên Có rất nhiều phong cách như hiện thực, ấn tượng, lập thể Có những tác giả vẽ theo lối tưởng tượng, cũng có những tác giả vẽ theo lối trực họa. Dù nghiên cứu hình họa chưa được coi là sáng tác tranh chân dung, tuy nhiên vẽ hình nghiên cứu bán thân chắc chắn là tiền đề tốt cho những tác phẩm chân dung hội họa thành công. Chân dung- Degas Chân dung ông Trần Thịnh- Nguyễn Sáng 19
- Chân dung một lão nông- Nam Sơn 4. Phương pháp tiến hành 4.1. Quan sát nhận xét, sắp xếp bố cục 4.1.1 Quan sát nhận xét Người vẽ thực hiện việc quan sát mẫu từ tổng thể tới chi tiết nhằm mục đích nắm bắt những đặc điểm hình khối, tỷ lệ, những nét điển hình của mẫu. + Quan sát ngoại hình, kiểu khuôn mặt dài hay ngắn, vuông hay tròn, màu da sáng hay sẫm, nét mặt tươi vui hay trầm tĩnh, đặc điểm mắt, mũi miệng, tai + Quan sát hệ thống đậm nhạt, màu sắc phân bổ trên mẫu Chú ý quan sát, tìm vị trí hoặc xử lý ánh sáng chiếu vào mẫu sao cho sự phối hợp giữa khuôn mặt và bàn tay của người mẫu tạo nên nhịp điệu chính cho toàn bài. Chọn góc vẽ gợi nhiều cảm xúc cho người học. Căn cứ vào khả năng diễn tả ánh sáng của người vẽ để chọn góc vẽ thuận sáng hay ngược sáng cho phù hợp. 4.1.2 Sắp xếp bố cục Tỷ lệ giữa hình vẽ trên nền toan phải đảm bảo sự hài hoà, tránh tình trạng bố cục loãng, chật hoặc lệch phải, lệch trái. Khoảng trống trước mặt nên rộng hơn phái sau, bên dưới rộng hơn bên trên để tạo sự cân bằng thị giác. Có những cách bố cục lệch nhằm tạo những hiệu quả khác. Trong trường hợp này phải dùng các yếu tố tạo hình như đậm nhạt, màu sắc hoặc bút pháp để giữ bố cục cân bằng. 20
- 4.2. Dựng hình Xác định tỷ lệ chiều rộng, chiều cao của người mẫu, phác khung hình lớn để xác định bố cục. Lấy đầu làm đơn vị xác định vị trí của các đầu xương,như vai, đầu gối. Xác định hướng trục người, phác đường trục, các điểm đầu xương vai, hông, đầu gối, khuỷu tay và bàn tay. Sử dụng bút màu loãng (sử dụng màu pha với dầu lanh) phác hình nhẹ tay, vẽ thành nhiều đường thẳng, theo các hướng lớn. Xác định hình của các mảng màu lớn (mảng màu sẫm trên mặt, mảng màu nền, mảng áo) Trên cơ sở những nét phác đơn giản, ta dựng hình cụ thể hơn theo nguyên tắc từ mảng lớn đến nhỏ. Chú ý trong bước dựng hình sơn dầu, không cần thiết dựng hình quá chi tiết. Việc dựng hình quá chi tiết dẫn đến những hạn chế trong bước phác những mảng màu lớn. Vì sơn dầu có đặc điểm độ che phủ cao nên có thể sử dụng màu nền chồng lên mảng màu người để sửa hình. 21
- Nếu mẫu và không gian chứa mẫu tạo nên một hòa sắc chung, có thể lót qua một lớp màu nền mỏng theo hòa sắc đó, sử dụng cán bút để dựng hình, rồi điều chỉnh tương quan màu. 4.3. Vẽ tương quan lớn Sử dụng phương pháp quan sát mẫu bằng cách nheo mắt, loại bỏ các chi tiết vụn vặt, nắm bắt hệ thống màu. Căn cứ vào mẫu, vẽ các mảng màu lớn ( mảng màu nền, mảng da người, mảng màu trang phục). Sau đó phân chia những mảng màu lớn thành hệ thống sáng tối với các sắc độ khác nhau( mảng tối, mảng sáng của vải nền, mặt, cổ, tóc, áo ) Chú ý: Sử dụng bút cỡ lớn để vẽ những mảng màu lớn. Cũng có thể sử dụng bay nhưng cần cân nhắc. Việc sử dụng bay sẽ dẫn đến những mảng miếng với độ bóng đều nhau. Phải tính toán hướng bay và kết hợp dùng bút để tạo thay đổi. Không sử dụng bay để pha trộn màu nguyên chất trên bề mặt toan. Với bề mặt sơn ướt và dày, cần cạo bớt trước khi đặt lớp màu lên trên. Hệ thống sáng, tối trên mẫu, nền cấn có sự liên kết với nhau 4.4. Vẽ đẩy sâu Trên cơ sở của hệ thống mảng lớn, người học đi sâu vào phân tích các diện khối nhỏ hơn, các đặc điểm về hình, các bộ phận chi tiết trên mẫu. Đẩy sâu về hình, đẩy sâu về bóng. Tìm hình cho từng mảng, so sánh đậm nhạt sắc độ của các mảng bóng với nhau. Đẩy sâu đòi hỏi sự phân tích kỹ các mảng hình. Tìm sắc độ cho các mảng bóng tối, sáng, mảng trung gian và máng phản quang. Thông thường, sắc độ giữa mảng bóng trong tối và ngoài sáng có sự khác nhau về nóng lạnh. Phân tích cần thiết nhưng phải luôn so sánh tương quan giữa từng chi tiết với nhau, tương quan chi tiết, tổng thể. Đôi khi những mảng chi tiết được phân tích kỹ lưỡng lại không ăn nhập trong một tổng thể chung. Ngoài ra cũng cần chú ý tới tương quan giữa phần chân dung, đôi bàn tay và trang phục, giữa người mẫu với không gian nền. Xử lý ranh giới giữa người với nền sao cho có sự hòa hợp, gắn kết. Tránh tình trạng người và nền tách biệt. Trong vẽ chân dung, đôi mắt có sức biểu cảm đòi hỏi người học cần chú ý diễn tả, tuy nhiên con mắt gần nên đậm hơn con mắt xa. Khi vẽ tóc cần chú ý phân biệt các mảng khối tạo không gian. Chú ý tới tương quan gần rõ, xa mờ để tạo hiệu quả không gian. Có thể sử dụng bút khô, cứng để day hoặc bút hình quạt mềm để xoa, tạo hiệu quả bề mặt chất liệu. Chiều hướng, lực đưa bút cần thay đổi và phải căn cứ vào chiều hướng của khối, của ánh sáng. 22
- 4.5. Hoàn chỉnh bài vẽ Trong quá trình phân tích đẩy sâu bài vẽ, có thể đôi chỗ hình, màu không ăn nhập với tổng thể. Vì vậy, đây là giai đoạn người học cần quay trở lại cái nhìn tổng thể để quan sát, so sánh, chỉnh sửa bản vẽ. - So sánh tỷ lệ, hình, khối . - So sánh hệ thống sáng tối, màu sắc. - Chỉnh sửa các chi tiết, nhấn chi tiết. 5. Bài tập: + Vẽ nghiên cứu hình họa bán thân nam nude hòa sắc nóng. Chất liệu sơn dầu Kích thước: 60x80 cm. + Vẽ nghiên cứu hình họa bán thân nam, hòa sắc lạnh. Chất liệu sơn dầu. Kích thước: 60x80 cm. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Tỷ lệ đúng, giống mẫu không méo mó, xiêu vẹo. Đúng chiều hướng cấu tạo khuôn mặt và cơ thể người mẫu . - Tạo được không gian, hình mảng, khối, nét kết hợp với nhau tạo được chiều sâu. - Hòa sắc tốt - Sử dụng tốt chất liệu sơn dầu thể hiện qua bút pháp. CÂU HỎI CỦNG CỐ - Nêu đặc điểm chất liệu sơn dầu, một số kỹ thuật sử dụng khi vẽ hình họa bán thân sơn dầu? - Nêu những đặc điểm khác nhau trong vẽ hình họa bán thân bột màu và hình họa bán thân sơn dầu? 23
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Dũng, Học vẽ người, nhà xuất bản Mỹ thuật, 1999 2. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ, Nhà xuất bản đại học Sư phạm, 2003 3. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên) tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 4. Lê Thanh Lộc, Hội họa căn bản – vẽ người, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 5. Phạm Viết Song, Tự học vẽ - Nhà xuất bản Giáo dục, 1988 6. Đặng Ngọc Trân, Cấu trúc hội hoạ, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2002 7. Doãn Truyền (biên dịch), Vẽ phác và vẽ nét- Nhà xuất bản Hải phòng, 2001 8. Nguyễn Văn Tỵ, Bước đầu học vẽ - Nhà xuất bản Văn hoá, 1988 9. Nguyễn Văn Tỵ, Tự học vẽ hình họa căn bản , Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2004 10. Ocvirk – Stinson – Wigg – Bone – Cayton Những nền tảng của mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2006 24