Giáo trình Hội họa học phần 1

doc 32 trang phuongnguyen 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa học phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_hoi_hoa_hoc_phan_1.doc

Nội dung text: Giáo trình Hội họa học phần 1

  1. MỤC LỤC HỌC PHẦN 1 1 NHÓM TƯỢNG XƯƠNG SỌ, TƯỢNG PHÁC MẢNG, TƯỢNG LỘT DA VÀ TƯỢNG CHÂN DUNG 1 MỞ ĐẦU 1 MỤC TIÊU 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 1 NỘI DUNG BÀI HỌC 1 1. Những kiến thức chung về Hình hoạ 1 1.1. Khái niệm 1 1.2. Nguồn gốc hình hoạ 3 1.3. Vai trò của hình họa với học tập và sáng tác mỹ thuật 16 2. Đặc tính của chất liệu vẽ chì đen trắng với các bài vẽ khối cơ bản 33 2.1. Các yếu tố biểu đạt 33 2.2. Khả năng biểu đạt của chất liệu chì đen 35 2.3. Đặc điểm tâm lý thị giác trong bài vẽ hình hoạ đen trắng 36 3. Hướng dẫn tự học 37 3.1. Tìm hiểu thêm để củng cố kiến thức chung 37 3.2. Phân tích khả năng biểu đạt của chất liệu chì trong các bài hình hoạ và tranh vẽ đen trắng 37 4. Yêu cầu cần đạt 38 5. Câu hỏi ôn tập 39 Bài 1: TƯỢNG XƯƠNG ĐẦU 40 MỤC TIÊU 40 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 40 GIỚI THIỆU CHUNG 41 NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH 45 1. Đặt mẫu: 45 2. Thực hành bài vẽ 45 2.1. Chuẩn bị 45 2.2. Các bước tiến hành 45 3. Yêu cầu cần đạt 49 Bài 2: TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠC MẢNG 50
  2. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC : 50 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 50 GIỚI THIỆU CHUNG 50 NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH 51 1. Đặt mẫu: 51 2. Thực hành bài vẽ 51 2.1. Chuẩn bị 51 2.2. Các bước tiến hành 51 3. Yêu cầu cần đạt của bài vẽ 55 Bài 3: TƯỢNG LỘT DA 56 MỤC TIÊU 56 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 56 GIỚI THIỆU CHUNG 56 NỘI DUNG 58 1. Đặt mẫu: 58 2. Thực hành bài vẽ 58 2.1. Chuẩn bị 58 2.2. Các bước tiến hành 58 3. Yêu cầu cần đạt của bài vẽ 61 Bài 4, 5, 6 CÁC TƯỢNG CHÂN DUNG NAM, NỮ, GIÀ, TRẺ (CHẤT LIỆU CHÌ ĐEN) 62 MỞ ĐẦU 62 MỤC TIÊU 62 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ 62 NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH 62 1. Những vấn đề chung 62 1.1. Đặc điểm cấu tạo đầu người 62 1.2. Vai trò của vẽ đầu tượng người trong hình hoạ 66 2. Thực hành bài vẽ 67 2.1 Chuẩn bị 67 2.2. Các bước tiến hành 67
  3. 4. Hướng dẫn tự học 75 4.1. Tìm hiểu thêm để củng cố kiến thức chung 75 4.2. Hướng dẫn tiến hành các bài vẽ thêm để rèn luyện kỹ năng 75 5. Câu hỏi ôn tập 77 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 81 BÀI 7, 8: TƯỢNG BÁN THÂN NAM, NỮ 83 MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: 83 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 83 NỘI DUNG BÀI THỰC HÀNH 83 1. Đặt mẫu: 83 2. Thực hành bài vẽ 84 2.1. Chuẩn bị 84 2.2. Các bước tiến hành 84 3. Yêu cầu cần đạt của bài vẽ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
  4. HỌC PHẦN 1 NHÓM TƯỢNG XƯƠNG SỌ, TƯỢNG PHÁC MẢNG, TƯỢNG LỘT DA VÀ TƯỢNG CHÂN DUNG (2 tiết lý thuyết) MỞ ĐẦU Tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều là công việc của người học và sáng tạo nghệ thuật hội hoạ (trong đó có hình hoạ). Sử dụng các thủ pháp diễn tả thông qua đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc để tạo không gian cho bài vẽ đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, vừa có kiến thức tổng thể, vừa có kỹ năng thực hành cơ bản và sáng tạo. Máy ảnh chỉ ghi lại một khoảng khắc nhất định của thực tiễn do máy móc thực hiện. Do vậy, máy ảnh có thể giúp ích rất nhiều cho hoạ sỹ trong lấy tài liệu và sáng tạo nghệ thuật, nhưng không thể thay thế được vẽ nghiên cứu bởi vẽ nghiên cứu là cả một quá trình phân tích, tìm tòi của người vẽ trước đối tượng; khám phá và thể hiện cái đẹp của đối tượng thông qua cảm xúc và khả năng của người vẽ. MỤC TIÊU - Hiểu được khái niệm, nguồn gốc của hình họa; vai trò của môn hình họa đối với sáng tác và học tập các môn học khác, nắm được khái lược chương trình giảng dạy hình họa ở hệ đại học. - Hiểu được đặc tính, các yếu tố và khả năng biểu đạt của chất liệu vẽ chì trắng đen. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ Các tư liệu về bài vẽ hình họa của các họa sỹ nổi tiếng trên các tài liệu mỹ thuật các sách dạy vẽ hình họa; bài nghiên cứu hình họa; tư liệu về các bức họa trên các tài liệu khảo cổ, các hiện vật NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Những kiến thức chung về Hình hoạ 1.1. Khái niệm Nhu cầu vẽ là một hiện tượng tự nhiên mang tính bản năng của con người. Trẻ em biết vẽ trước khi biết viết, biết đọc. Một đứa trẻ mới hai hoặc ba tuổi, nếu có một vật trong tay như bút, phấn hoặc chỉ là một mẩu gạch cũng có thể gạch và vẽ những hình, nét trên mặt phẳng trong khi chưa biết viết, biết đọc. Lịch sử văn minh nhân loại 1
  5. cũng ghi nhận nhiều hiện tượng tương tự như vậy, các hình vẽ và hình hoạ đã có từ rất lâu trước khi phát minh ra chữ viết. Khoảng 20.000 nghìn năm trước đây, người nguyên thuỷ đã biết vẽ lên vách hang đá nơi họ sinh sống những hình người, hình thú vật. Và thật kỳ diệu, những bức vẽ ấy sống động và rất gần với hiện thực, với đối t- ượng được miêu tả. Hiện thực của tự nhiên và xã hội luôn là đối tượng trung thành cho con người đi tìm cái đẹp. Sự tìm tòi và khám phá vốn là thuộc tính của nghệ sỹ. Vì vậy, nghiên cứu thực tế, vẽ lại thiên nhiên một cách trung thực là yêu cầu rất cần thiết đối với người mới học mỹ thuật. Theo “Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông”, hình hoạ là môn vẽ người hoặc vật (mẫu) tương đối kỹ và chính xác, được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật và chất liệu khác nhau như chì đen, than, bột màu, sơn dầu. Từ trước tới nay, nghiên cứu và thể hiện vẻ đẹp của con người luôn được đề cao, là đối tượng để hoạ sỹ khám phá, sáng tạo. Con người là sản phẩm cao quý nhất, đẹp nhất của tự nhiên. Việc nghiên cứu ng- ười mẫu (nhất là người mẫu khoả thân) luôn là mục tiêu của người học và sáng tác mỹ thuật. Bởi con người là một hình mẫu đẹp nhất về cấu trúc, tỷ lệ. Những hình tượng nghệ thuật thể hiện trên người khoả thân khác hẳn về chất, nội dung và hình thức nghệ thuật với những loại tranh ảnh thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, để vẽ được người mẫu, cần có những luyện tập từ thấp tới cao, từng bước một với những kiến thức và kỹ năng cơ bản của vẽ hình hoạ. Những pho tượng lý tưởng về tỷ lệ, cấu trúc và vẻ đẹp của cơ thể con người đã được các nhà điêu khắc cổ đại Hy Lạp như Pô-li-clét, Mi-rông, Phi-đi-át thể hiện mãi mãi là những chuẩn mực tuyệt tác của nhân loại. Vì thế người ta đã mệnh danh cho đất nước Hy lạp là “Vương quốc của cái đẹp”. Không thoả mãn với những gì đã có, các hoạ sĩ thời Phục Hưng Ý, mà tiêu biểu là Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra- pha-en đã vẽ nên những bức hình hoạ tuyệt đẹp về vẻ đẹp con người. Lịch sử mỹ thuật đã cho thấy, hầu hết các hoạ sỹ nổi tiếng đều có trình độ rất cao về hình họa. Đó chính là cái gốc giúp họa sĩ thành công trong xây dựng tác phẩm. Hình hoạ có vai trò rất lớn trong học tập và sáng tác mỹ thuật. Hoạ sỹ người Pháp Anh-gơ-rơ cho rằng: “đường nét là hình hoạ hay đúng ra nó là tất cả ”. Trong thiên nhiên, mọi vật đều tồn tại có dạng hình thể, vẽ trước hết là ghi lại các hình thể đó trên mặt phẳng của không gian 2 chiều. Vậy hình hoạ là gì? “Hình hoạ là phương pháp xây dựng hình thể để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối 2
  6. để tạo không gian trên mặt phẳng”. Không gian trong hình hoạ có thể là một màu hoặc nhiều màu. Có nhiều cách gọi khác nhau về hình hoạ nhưng nói chung có những cách gọi chính là: hình họa, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực, vẽ nghiên cứu 1.2. Nguồn gốc hình hoạ 1.2.1. Hình vẽ có từ thời nguyên thuỷ Sự phát hiện ra những bức vẽ trong hang động Altamira (Tây Ban Nha) năm 1875 thực sự đã gây sửng sốt và tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học, sử học. Ban đầu, người ta đã không thể tin rằng tranh vẽ những con bò rừng, trang trí tuyệt đẹp và sinh động, tưởng như còn rất mới kia không thể có cách đây trên một vạn năm. Bởi lúc đó, người tiền sử với công cụ thô sơ, trình độ thấp kém không thể vẽ được những con vật hoàn hảo như vậy. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã khẳng định các tranh vẽ ở hang Altamira là nghệ thuật Tiền sử. Cái đặc sắc của các bức vẽ này là đàn bò rừng được diễn tả rất thực với nhiều tư thế rất sống động, chứng tỏ khả năng quan sát và thể hiện rất cao. Ngoài những kỹ thuật khắc chìm, dùng nét đen rồi bôi màu lên; trong các hình vẽ ở hang động này có những chỗ đã được vờn bóng khối, diễn tả ánh sáng và các sắc thái tương phản khá công phu. Sau Altamira người ta còn tìm thấy nhiều bức vẽ trong các hang động ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Nga và Châu Phi Điểm nổi bật trong các bức vẽ này là người nguyên thuỷ đã biết loại trừ những chi tiết nhỏ nhặt, chắt lọc lại những điểm rất cơ bản, đặc trưng và tinh tế. Từ cái vỏ giống nhau được lặp đi lặp lại của sự việc, người nguyên thủy đã đơn giản để diễn tả bản chất của đối tượng bằng lối hình học hoá và đồ họa hoá. Những bức họa đặc sắc trên các vách đá, những dấu chân rõ nét của người và động vật, những vết khói ám từ những ngọn đuốc Tất cả là những kho báu vô giá của loài người được thời gian lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Được mệnh danh là “nhà nguyện thời tiền sử". Động Lascaux - một quần thể hang động thuộc miền tây nam nước Pháp sở hữu một trong số những bức họa trên vách đá quý giá nhất trên thế giới. Những kiệt tác nghệ thuật trên các vách đá trong hang động này có tuổi thọ ít nhất là 15.000 năm. Hang động này được phát hiện vào ngày 12/9/1940 bởi 4 thanh niên có tên Marcel Ravidat, Jacques Marsal, Georges Agnel, Simon Coencas, và chú chó Robot của Ravidat. Sau Thế chiến thứ 2, công chúng mới có cơ hội dễ dàng tham quan khu hang động này. 3
  7. Hình 1- Đàn bò - nghệ thuật tiền sử Hình 2 - Đàn ngựa trên vách động Lascaux 4
  8. Hình 3- Bò rừng trên vách động Lascaux Đến năm 1955, Lascaux thu hút trung bình 1.200 du khách đến tham quan mỗi ngày khiến cho các tác phẩm hội họa bị hủy hoại khá nhiều bởi khí hecarbon dioxide. Cuối cùng, vào năm 1963, người ta quyết định đóng cửa hang động, không cho phép khách du lịch vào thưởng lãm nhằm bảo tồn các bức họa này. Động Altamira độc đáo nhờ những bức họa trên vách đá. Altamira tọa lạc gần Santilliana del Mar ở Cantabria, phía Bắc Tây Ban Nha, cách Santander 30 km về phía Tây. Cũng giống như những hang động khác, Altamira cũng tình cờ được phát hiện ra. Vào năm 1868, một thợ săn có tên Modesto Cubillas bị trượt ngã khi đi ngang qua khu hang động này nhưng mãi 7 năm sau, một nhà quý tộc từ Santander có tên Marcellino Sanz de Santuola mới chính thức khám phá ra Altamira. 5
  9. Hình 4- Bò rừng trên vách động Altamira Vào khoảng năm 1879, người phát hiện ra những bức họa trên vách đá trong hang động này lại là cô con gái của nhà quý tộc tên Maria de Santuola. Hai cha con họ quyết định giữ bí mật nhằm bảo tồn và gìn giữ những bức tranh đá đẹp tuyệt vời, mãi cho đến khi họ qua đời, các chuyên gia vẫn còn nghi ngờ về tính xác thực của khu động này. Đến đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học và các chuyên gia khảo cổ học mới phát hiện ra khu hang động nhờ vào những vết tích từ thời kỳ đồ đá còn sót lại xung quanh khu vực đó. Những bức họa của Altamira là bằng chứng rõ nét về nền văn hóa của người Magdaléni (cách đây gần 16.000 năm) sinh sống tại phía Nam châu Âu. Hình 5 - Một bức họa trên vách động Altamira Động Chauvet nằm ở phía Nam nước Pháp cũng sở hữu rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc biệt. Hang động này trở nên nổi tiếng vào năm 1994 sau khi một nhóm gồm 3 nhà nghiên cứu hang động phát hiện ra những vách đá của hang động này được trang trí bằng những bức họa mô phỏng cuộc sống của con người vào thời kỳ đồ đá cũ. 6
  10. Hơn thế nữa, những bức tường trong hang động vẫn còn lưu giữ những phần hóa thạch còn sót lại của rất nhiều loài động vật trong đó có những loài ngày nay đã tuyệt chủng. Trên sàn động cũng còn lưu lại khá nhiều dấu chân của động vật và con người từ thời tiền sử. Động Chauvet nhanh chóng được xem là một trong những bảo tàng tự nhiên về nghệ thuật thời tiền sử quan trọng nhất thế giới. Hang động này là nơi cư ngụ của con người trong suốt 2 thời kỳ: Aurignacian (cách đây khoảng 32.000 đến 30.000 năm trước Công nguyên) và thời kì Gravettian (cách đây khoảng 28.000 đến 22.000 năm trước Công nguyên). Hình 6 - Bức họa trên vách động Chauvet Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật thuộc thời kỳ Aurignacian đều nguyên vẹn cho đến tận ngày nay trong khi đó vết tích của thời Gravettian còn sót lại chỉ là một dấu chân trẻ con, một khoảng hang đá nhuốm khói carbon từ những cây đuốc mà họ đốt cháy trong hang động. Động Magura nằm ở phía Tây Bắc Bulgary, cách thủ đô Sofia 180 km. Điểm có một không hai của hang động này là những bức tranh trên đá được hình thành từ phân Dơi. Những bức tranh này bao gồm rất nhiều lớp, hình thành từ nhiều thời kỳ khác nhau: Epupaleolith, Neolith, Eneolith, giai đoạn đầu của thời kỳ Đồ đồng. Những bức họa trong hang động Magura miêu tả cảnh nhảy múa của những cô gái, cảnh săn bắn của những người đàn ông, cảnh hóa trang Hình 7 - Các hình vẽ trên vách động Magura trong các lễ hội và rất nhiều hình ảnh động vật, mặt trời, các ngôi sao, nông cụ và những cây cối. Rất nhiều các sự kiện và lễ hội tôn giáo qua các thời kỳ được phản ánh bằng những biểu tượng, những nhân vật quan trọng trên nền vách đá. Một số hình ảnh miêu tả rõ nét và phong phú các mặt đời sống tinh thần, vật chất của con người thời kỳ tiền sử. Độc đáo nhất trong số tất cả các hang động được nhắc đến có lẽ là động Cosquer bởi đây là một hang động dưới nước, cách đây 27.000 năm. Cosquer thuộc vùng Calanque de Morgiou gần Marseille, Pháp, cách Cap Morgiou không quá xa. Cửa vào hang động này đến nay vẫn ngập trong nước, dưới mực nước biển 37m. Năm 1991, Henri Cosquer đã khám phá ra chiếc hang đặc biệt này và vì vậy mà tên của ông được đặt cho địa danh này. 7
  11. Hình 8- Các hình vẽ trên vách động Magura Hình 9 - Hình vẽ trên vách động Cosquer Du khách có thể vào tham quan khu hang động thông qua một đường ống dài 175m nối thẳng vào cửa hang. Động có rất nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc có từ thời kỳ tiền Paleolithic: những khuôn vẽ có cách đây 27.000 năm; những dấu vết của động vật và con người cách đây 19.000 năm (thời kỳ Solutrean); những bức vẽ các loài động vật từ bò rừng Bizon, dê rừng núi An-pơ, ngựa đến những sinh vật biển như Hải cẩu, chim Anca và Sứa. Động Font de Gaume là nơi cư ngụ của con người sinh sống quanh khu vực thung lũng Dordogne cách nay khoảng 25.000 năm trước Công nguyên. Miệng hang là nơi định cư của con người trong khoảng vài nghìn năm sau đó. Tuy nhiên, sau đó thì hang động này bị lãng quên mãi cho đến thế kỷ thứ XIX, người dân địa phương mới bắt đầu phát hiện ra Font de Gaume. Năm 1901, Denis Peyrony, một giáo viên đến từ Les Eyzies, khám phá ra những bức họa bên trong Font de Gaume, có niên đại khoảng 17.000 năm, thuộc thời kỳ Magdaléni. Font de Gaume gìn giữ hơn 200 bức họa đa sắc miêu tả rất nhiều Hình 10 - Một bức họa trong động Font de Gaume loài động vật như bò rừng Bizon, Ngựa và Voi Ma-mút. 8
  12. Ngành khảo cổ học nước ta cũng đã tìm thấy những hình vẽ được khắc trên vách đá ở động người xưa (Hoà Bình). Đó là những hình mặt người và thú được khắc một cách đơn giản, khái quát, góc nhìn chính diện với đầy đủ mắt mũi, miệng rất sinh động. Những viên đá sỏi có khắc hình nét mặt người ở Na Ca (Thái Nguyên) với trán nhẵn, cằm rộng, mũi dài, mắt nheo và miệng cười tiêu biểu cho nghệ thuật của ngư- ời nguyên thuỷ Việt Nam. Những trống đồng cổ được phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hoá) vào năm 1924 không chỉ đạt đỉnh cao về kỹ thuật chế tác mà còn là tinh hoa, biểu tượng tiêu biểu của văn minh người Việt Cổ. Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật tạo hình trên trống đồng là con người; con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài. Đó là hình các chiến binh, vũ đạo và con người trong sinh hoạt đời thường như chèo thuyền, giã gạo hình vẽ người được đơn giản và cách điệu khá cao theo hướng đồ hoạ hoá, kỷ hà hoá một cách khúc triết, sinh động. Hình 11 - Hình khắc ở hang Đồng nội- Hòa bình Hình 12 - Hình mặt trống đồng Hình 13 - Hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ Hình 14 -Di tích bãi đá có hình khắc vẽ thời tiền sử xã Nấm Dẩn, 9
  13. huyện Xín Mần - Lào Cai. Như vậy, có thể nói nghệ thuật ra đời do nhu cầu của con người. Trong lao động săn bắn và hái lượm, trong đấu tranh với thiên nhiên nghiệt ngã để bảo tồn và phát triển, người nguyên thuỷ đã sáng tạo ra ngôn ngữ nghệ thuật cho mình. Những tác phẩm hội hoạ đầu tiên trong buổi bình minh của loại người đều mang nặng dấu ấn của hình hoạ. Đó là những hình vẽ các con vật, hình người với các động tác đa dạng, sống động. Với cách vẽ đường viền chu vi hay những mảng màu đậm đặc, hình ảnh được miêu tả chứng tỏ khả năng quan sát và rất thuộc mẫu của người vẽ. Dù đơn giản hay tinh tế, vụng về hay trau chuốt, chất liệu thực vẫn là phẩm chất đầu tiên của bức vẽ 1.2.2. Hình vẽ có trước chữ viết Trước khi dùng những ký hiệu đơn giản để nói lên tư tuởng của mình, tức chữ viết, con người đã biết vẽ. Những hình vẽ trên hang động của người nguyên thuỷ không chỉ để trang trí, mà còn là ký hiệu thông tin để ghi nhớ và báo cho cộng đồng những con thú cần săn bắt. Qua những bức tranh ở Sa-ha-ra (châu Phi) có thể nhận biết hai giống bò thông qua cấu tạo của sừng người Et-ki-mô có những ký hiệu bằng hình vẽ rất cô đọng để chuyển tải thông tin cho nhau một cách nhanh chóng nhất. Chữ tượng hình của người Ai cập, Trung quốc là loại chữ được biểu hiện trên cơ sở hình tượng sự vật. Mặc dầu đã được đổi thay theo tiến trình tiến hoá lịch sử song nhiều chữ vẫn còn mang nặng dấu ấn đó cho đến ngày nay; minh chứng khả năng hình vẽ làm biểu tượng và là phương tiện truyền tải thông tin nhanh nhất, đơn giản nhất. Lịch sử Trung quốc ghi nhận, có chữ ban đầu dựa vào một nguyên mẫu cụ thể, thông qua hình vẽ làm biểu tượng cho ngôn ngữ. Qua quá trình vận động, ký hiệu đó dần được chuyển hoá, đôi khi không còn hình dáng nguyên mẫu của ban đầu. Chữ quân trong tiếng Hán cổ là một ví dụ. Khởi đầu là một bức chân dung vẽ người cầm đầu bộ lạc với mặt, mồm và hai tay. Song từng bước, thời gian đã làm cho thay đổi, đi dần đến đơn giản và thuận tiện hơn. Tuy không hoàn toàn là chữ tượng hình, nhưng ở tấm đá của Pha-ra-ông- nac- me-rơ (Ai cập cổ đại) với những hình khắc nổi và những dòng chữ ngắn đã kể lại một cách đầy đủ, trọn vẹn chiến thắng của Nác-me-rơ của Vua Ai cập và đã thống nhất đồng bằng sông Nin thành một quốc gia hùng mạnh. Tấm đá này giúp cho các nhà sử học, ngôn ngữ học ngày nay có thể đọc và nghiên cứu khá chính xác lịch sử thời kỳ đó thông qua các hình vẽ, hình tượng mà người Ai cập cổ đã ghi lại. 10
  14. Hình 15 - Chữ tượng hình Ai cập cổ đại Hình 16 - Chữ tượng hình Rongorongo Hình 17 - Chữ tượng hình Rongorongo Như vậy, trước khi có chữ viết, trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại, phát triển và tự hoàn thiện mình con người đã sáng tạo ra các ký hiệu bằng hình vẽ. Đó là những bảng mẫu chữ viết nguyên sơ đầu tiên. Cùng với tiến trình văn minh nhân loại, chữ viết đã không ngừng được hoàn thiện và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. 1.3. Vai trò của hình họa với học tập và sáng tác mỹ thuật 1.3.1. Hình hoạ là môn học cơ bản Trong thiên nhiên, mọi vật tồn tại đều có hình thể. Đối với mỹ thuật, hình thể đóng vai trò rất quan trọng, mỗi hình chiếm một vị trí nhất định trong không gian và 11
  15. có tiếng nói tạo hình nhất định. Vẽ cũng có nghĩa là ghi lại hình dáng (hay hình thể của vật) đó bằng đường nét, đậm nhạt. Thông qua các kỹ thuật và thủ pháp diễn tả về t- ương quan tỷ lệ, hình khối, sáng tối, màu sắc và chất cảm để tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Vị trí của các hình trong tác phẩm tạo hình nói lên sự vững chãi, chặt chẽ cho bố cục, các nhân vật và các chi tiết theo ý đồ của tác giả. Hình hoạ tham gia vào tất cả quá trình học tập, nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật của hoạ sỹ. Từ cổ tới kim, không có hoạ sỹ nào lại coi thường việc nghiên cứu hình họa. Quan niệm của người Ai cập cổ đại tin rằng việc bảo tồn thân xác và chân dung những người quá cố, nhất là các Pha-ra-ông sẽ làm cho họ trường tồn. Ngôn ngữ Ai cập, từ “thợ điêu khắc” có nghĩa là “người giữ cho sống mã”,. Vì thế, nhờ sự tập trung hoàn toàn vào vào cấu trúc hình dáng cơ bản của đầu người mà những bức tượng chân dung gây được nhiều ấn tượng sống động. Còn người Hy lạp La mã lại tin rằng khi tạo ra cái đẹp bằng cách làm cho một hình tượng được xây dựng thông qua một cơ thể đẹp cụ thể. Những pho tượng như người ném đĩa của Mi-rông, vệ nữ Mi-lô đã đạt được hiệu quả cao về chuẩn cấu tạo của cơ thể người và vị thế kỳ lạ của chuyển động, tạo được vẻ đẹp và sự duyên dáng trong diễn tả, nét quyến rũ của cuộc sống bình dị. Đến các hoạ sỹ thời Phục Hưng, nghiên cứu hình hoạ là niềm say mê trong khám phá, sáng tạo, nhất là nghiên cứu cơ thể con người. Hoạ sỹ Lê-ô-na đờ Vanh-xi ngay từ thời trẻ đã học vẽ mẫu người khoả thân và các đường lượn trên mẫu quần áo. Ông học vẽ phác hình vào các quyển sổ tay mà ngày nay còn lưu giữ được với hàng nghìn bức vẽ và trang viết. Khi đã thành danh, ông vẫn dò dẫm nghiên cứu bí mật về cơ thể người bằng cách mổ xẻ hơn 30 tử thi. Nhờ đó hoạ sĩ đã xây dựng nên những bức tranh bất tử, trong đó con người là trung tâm của tác phẩm với các trạng thái tâm lý khác nhau. Nhà họa sĩ, điêu khắc Mi-ken-lăng-giơ lại cố thâm nhập, tìm hiểu về cách miêu tả cơ thể đẹp của con người khi chuyển động với tất cả các cơ bắp và gân cốt. Ông thích vẽ các nhân vật khoả thân ở tư thế phức tạp. Bức tranh sự phán xét cuối cùng được vẽ trên tường nhà thờ Xích-xtin là một tác phẩm hoàn hảo về ý tưởng, bố cục và nhất là vẻ đẹp của các mẫu người khoả thân. Hình 18 - Vẽ nghiên cứu hình họa của Lê-ô-na-đờ Vanh-xi Để xây dựng tác phẩm diễn tả cái chết của Ma-ra, một trong những lãnh tụ của cách mạng Pháp, hoạ sỹ Đa-vít đã học được cách tạo hình bắp thịt và cơ gân của thân thể, đồng thời tạo cho nó vẻ đẹp quí phái để đặc tả Ma-ra, người đã tự nhận sẽ mang lấy định mệnh tuần giáo khi đang làm việc cho hạnh phúc của cộng đồng bị kẻ thù sát hại ngay trong bồn tắm. Còn hoạ sỹ Anh-gơ-rơ thường nhấn mạnh vào qui luật về độ chính xác tuyệt đối trong giờ vẽ hình hoạ khi dạy học. Anh-gơ-rơ có kỹ thuật diễn tả 12
  16. hình thể con người một cách vững chãi, cặn kẽ với vẻ trong sáng đến lạnh lùng của cái đẹp. Hình 19 – Picasso - Những cô nàng ở Avignon Các họa sỹ nổi tiếng cận hiện đại sau này trước khi trở thành danh hoạ với các trào lưu nghệ thuật hiện đại nổi tiếng, họ đều là những người vẽ nghiên cứu hiện thực, nghiên cứu mẫu người rất nghiêm túc và cơ bản. Hoạ sỹ vĩ đại bậc nhất của thế kỷ 20 Pi-cát-xô đã từng nói đại ý rằng: năm mười ba tuổi tôi vẽ được như Mi-ken-lăng-giơ nhưng đến năm 30 tuổi tôi vẽ được như trẻ con. Điều ấy nói lên rằng trước khi sáng tạo ra những trường phái tân kỳ cho hội hoạ thế kỷ XX, Pi-cát-xô đã từng nghiên cứu hội hoạ rất kinh điển, bài bản và có kết quả cao. Chính sự vững vàng về nghiên cứu hình hoạ đã giúp ông đi sâu vào tìm tòi, khám phá, tạo nên những khuynh hướng hội hoạ mới. Đây cũng là điểm chung của các hoạ sỹ hiện đại thời trẻ. Khi còn học vẽ tại Ma-đơ-rít, hoạ sỹ nổi tiếng Đa-li đã nắm rất vững hình hoạ kinh viện để sau này khi tham gia phong trào Siêu thực (từ năm 1928) ông đã có thể thể hiện trên tranh những tương phản thực và ảo cùng với những ác mộng căng thẳng về các mâu thuẫn xã hội, các nghịch lý trong cuộc sống. Hình 20 - Đôi giày - tranh của Van Gốc Hình 21 - “Người đàn bà tắm” của Anh-gơ-giơ Năm 1925 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập. Cùng với các môn học tạo hình khác, Hình họa được đề cao với quỹ thời gian được đào tạo nhiều, trong thi tuyển thường được chú trọng và nhân hệ số. Một loạt các hoạ sỹ tài danh của đất nước ta đã trưởng thành từ mái trường này và tác phẩm của họ đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Đó là các hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái Hình 23 - La Vie - Picasso Như vậy, Hình hoạ nói chung hay vẽ người nói riêng luôn là mục tiêu, là đối t- ượng để người học vẽ nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện. Hình hoạ có vai trò quan trọng giúp cho người học có thể đi sâu hơn, phát triển bền vững trên con đường sáng 13
  17. tạo. Dù ở bất kỳ thời đại nào Hình hoạ vẫn là nghiên cứu cơ bản cho sáng tạo nghệ thuật. 1.3.2. Các yếu tố nghiên cứu của hình hoạ - Nét, mảng không gian sáng tối và hình khối: + Nét: Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian bao quanh. Định nghĩa một cách khoa học thì đường nét là tập hợp của những điểm chuyển động, trong hội hoạ, khái niệm “đường” và “nét” thường cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét. Sử dụng đường nét hợp lý, hiểu được vị trí vai trò của chúng trong học tập và sáng tác hội hoạ, đồ hoạ là yêu cầu cơ bản của dạy và học mỹ thuật. Ngay từ các lớp đầu tiên, học sinh tiểu học đã được làm quen với nét thẳng, nét cong, nét thanh, nét đậm và vai trò của chúng. Mỗi nét đều có đặc tính biểu cảm khác nhau. Trong một bức tranh, người hoạ sỹ phải sử dụng đường nét một cách hợp lý, có tình cảm mới tạo ra được thành công cho tác phẩm. Trong giới tự nhiên, bất kỳ một vật thể nào cũng được tạo nên bởi nhiều đường nét kết hợp, đường nét cũng chính là cái cảm đầu tiên của con mắt đối với hình dáng của một vật thể. Hoạ sỹ Anh-gơ-rơ cho rằng: “Đường nét là hình hoạ hay đúng ra nó là tất cả”. Vì vậy, vẽ cũng có nghĩa là ghi lại các hình thể đó bằng nét ngay từ đầu khi tiến hành bài tập. 14
  18. Hình 24 - Nét vẽ của họa sỹ Leonardo da Vinci + Mảng: 15
  19. Một mặt phẳng có chu vi nhất định gọi là mảng. Vẽ là nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng nhưng sử dụng các phương pháp khoa học về phép đo tỷ lệ, xa gần, tác động của sáng tối trong không gian theo qui luật của mắt nhìn, có nghĩa là tạo được không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Trong mỹ thuật, nhất là đối với bố cục tranh còn có mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt đó là cách gọi một lượng đậm nhạt màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, khác biệt rõ ràng với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp thường được nói đến bởi sự hài hoà chung của các hình mảng trong bố cục. Hình 25- Thiếu nữ bên hoa huệ - Tô Ngọc Vân Đối với người mới học vẽ bao giờ giáo viên cũng yêu cầu phải quy các vật thể của tự nhiên định vẽ thành các mảng cụ thể để dễ nhận xét, phân tích và đẩy sâu bài học. + Hình: 16
  20. Mảng tạo nên hình nhất định, những hình khác nhau được sắp xếp tạo nên sự cân đối hay thăng bằng trong bố cục, hình vẽ. Trong tâm lý học thị giác, hình gây ấn t- ượng mạnh vì có tính ngưng tụ, Hình luôn tồn tại ở hai dạng: cụ thể và trừu tượng, nó bao hàm nhiều khía cạnh, nhiều ý nghĩa, biểu hiện tính đa dạng của ngôn ngữ hội hoạ. Trong hội hoạ khái niệm hình mảng thường không tách rời nhau. Mảng khái quát còn hình cụ thể hơn. Hiểu được mối quan hệ của hình và mảng để sắp đặt trong một bố cục cụ thể là việc tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của người học mỹ thuật. Mỗi giai đoạn, mỗi dân tộc, thậm chí mỗi cá nhân có cách xử lý hình mảng khác nhau nhưng đều đưa tới thành công và tạo nên bản sắc riêng. Khi dạy các bài vẽ theo mẫu, cái mà sinh viên nhận biết trước tiên chính là hình dáng bên ngoài của vật đó nhờ khối, màu và nét. Ví dụ, khi nhìn cái phích nước, cái ấm trước mặt không phải bằng khối, bằng màu, bằng nét mà bằng hình cái phích, cái ấm đó được tạo ra trong mắt và sẽ được thể hiện nhanh chóng. Người học có thể chỉ dùng nét mà tạo hình (đồ hoạ) hoặc chỉ dùng màu mà tạo hình (hội hoạ). Kết quả về hình có thể giống nhau; song ở sinh viên giỏi, do cách xử lý có toàn bộ, biết vận dụng hiểu biết về khối, nét và tương quan đậm nhật nên bức vẽ đẹp hơn, sinh động hơn. + Khối: Một vật thể phải có hình dáng và chiếm chỗ nhất định trong không gian. Khối chính là những khoảng không gian được giới hạn bởi các mặt phẳng hoặc cong. Khối là không gian ba chiều bị giới hạn, được ánh sáng phân rõ các chiều hướng và bề mặt, được xác định bởi chiều cao, chiều rộng, chiều sâu. Như vậy, khối của vật thể được nhận biết theo cách vật thể ấy được đặt trong một không gian có giới hạn và xác định. Trong khi đó, đối với hội hoạ nói chung và hình hoạ nói riêng, khối và không gian là yếu tố ảo do đậm nhạt tạo nên trên mặt phẳng. Khối là một trong những yếu tố của cấu trúc tạo hình cũng như đường nét, màu sắc, chất cảm để tạo nên hình tượng vật thể trên bức tranh. Cảnh vật và con người trong giới tự nhiên được cấu tạo bằng các khối cụ thể hoặc liên kết với nhau, đều hình thành và xuất phát từ một số khối cơ bản. Đó là khối cầu, khối lập phương và khối hình chóp. 17
  21. Hình 26 - Một số khối cơ bản Hình 27 - Một số khối cơ bản và khối biến dạng + Các khối hình biến thể: Xuất phát từ các hình hình học cơ bản và các khối cơ bản sẽ tạo ra được các khối hình biến thể. Các khối hình này là sự kết hợp các tính chất cơ bản của hai hình khối ghép với nhau. Ví dụ: khối hình hộp với hình tròn tạo ra khối hình trụ, khối hình 18
  22. chóp với hình tròn tạo ra khối hình nón, biến thể của khối cầu tạo ra khối quả trứng, của khối trụ là khối lục lăng Nghệ thuật hội hoạ có thể khái quát mọi hình dạng trong giới tự nhiên thành các khối cơ bản và biến thể những khối hình hộp, khối trụ, khối nón là hoàn toàn hợp lý. Nếu chú ý quan sát sẽ thấy: ngôi nhà ngói mái có khối hình chóp, khung nhà là khối hộp, thân, cành cây là khối trụ, vòm lá là dạng khối hình quả trứng hoặc khối cầu. Cơ thể con người là sự tổng hoà đến tuyệt vời các hình khối. Đầu người là khối hình cầu, cổ và chân tay có dạng khối hình trụ, thân là dạng khối hộp Nếu chi tiết thêm sẽ lại thấy từng bộ phận của cơ thể con người cũng có cấu trúc từ các khối cơ bản hoặc khối biến dạng. Nhiều hoạ sỹ đã khai thác và sử dụng cách khái quát các hình khối vào xây dựng nhân vật, hình tượng để sáng tác và tạo nên cách nhìn riêng, độc đáo cho mình. Hình 28 - Bài vẽ tĩnh vật của sinh viên Sư phạm mỹ thuật - Sáng tối và đậm nhạt: Con người nhận biết thế giới khách quan thông qua con mắt và ánh sáng. Ánh sáng chiếu rọi vào vật thể làm nổi hình khối, làm cho vật có màu sắc và đem lại ý nghĩa cho việc ghi lại hình bóng của vật thể đó. Ánh sáng chiếu vào một hay hai chiều nào đó của vật thể làm cho vật thể đó nổi hình và khối lên, các chiều khác không nhận được ánh sáng sẽ chìm trong mảng tối. Tuỳ thuộc vào cấu tạo hình khối; màu sắc và chất của vật mẫu; tuỳ thuộc vào nguồn sáng mạnh hay yếu mà tương quan của vật mẫu thay đổi khác nhau. Tuân thủ đúng qui luật tạo hình và làm cho vật nổi lên trên mặt phẳng hai chiều của tờ giấy hoặc vải vẽ là công việc của bài nghiên cứu hình hoạ. Tả được không gian thật của mẫu ngoài tác dụng làm nổi hình khối, tạo chiều sâu của vật thể còn có ý nghĩa miêu tả chất, màu sắc và cảm giác về chất, mùi vị của vật mẫu. 19
  23. Người họa sỹ giỏi sẽ sử dụng đậm nhạt với nhiều cung độ khác nhau để gợi tả, tạo nên sự cuốn hút của tác phẩm nghệ thuật. Lịch sử mỹ thuật đã minh chứng, càng về sau vai trò của sáng tối, đậm nhạt theo tự nhiên được các hoạ sĩ quan tâm đặc biệt. Thời kỳ Phục Hưng đã khám phá ra qui luật của phối cảnh đường nét để tạo ra chiều thứ ba, mở ra khả năng diễn tả chiều sâu và không gian của bức vẽ. Tác phẩm chân dung nàng Mô-na-li-za (hay La Giô- công- đơ) của hoạ sỹ Lê-ô-na đờ Vanh -xi vẽ năm 1503, nụ cười bí ẩn của người thiếu phụ càng được mê hoặc thêm bởi thiên nhiên hùng vĩ phía sau với làn sương mờ ẩm ướt, con đường nhỏ len lỏi với những lùm cây như ẩn, như hiện trong không gian tĩnh lặng. Không gian trong tranh với độ chuyển đậm nhạt tinh tế, tài hoa của họa sỹ làm cho tác phẩm trở nên sống động. Phẩm chất của ánh sáng trong tranh là một trong những đặc điểm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất của hoạ sỹ hay một khuynh hướng mỹ thuật. Sự lên ngôi của kỹ thuật sáng tối từ thời Phục Hưng tiếp tục được phát huy và gây cảm hứng cho các hoạ sỹ châu Âu sau này. Với Lê-vát-kê, Răm-bơ-răng nguồn sáng duy nhất được khai thác một cách thi vị bằng sử dụng ấn tượng tương phản, chuyển sắc, sự tăng giảm từ các giá trị sắc độ. Nguồn sáng đã trở thành phương pháp quen thuộc của họa sỹ để gợi ra hình thể và khối của không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. - Tỷ lệ và cân đối Nói đến vẽ theo tự nhiên không thể không nói đến sự hài hoà của tỷ lệ và cân đối, bởi đó là phẩm chất cơ bản tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống. Ngay từ thuở còn sơ khai, con người đã tạo ra cho mình hình mẫu lý tưởng về vẻ đẹp của giới tự nhiên và con người. Một vùng phong cảnh đẹp, một công trình kiến trúc, một khuôn viên gia đình được coi là đẹp phải có sự tổng hoà của cấu trúc, tỷ lệ và sự cân đối từ cái chung đến cái riêng. Tỷ lệ và sự cân đối không tách rời nhau mà cùng hiện diện, liên kết hỗ trợ nhau phù hợp với đặc điểm và quan niệm thẩm mỹ của mỗi dân tộc, thời đại. Phong cảnh thiên nhiên, cỏ cây hoa trái, chim chóc muông thú vốn có sẵn và hài hoà, cân đối nên bất kỳ sự tác động ngược lại nào cũng làm mất đi vẻ đẹp đó. Để nắm bắt được thực tế, người học vẽ phải nghiên cứu sâu, kỹ đối tượng khách quan và các qui luật chung của tự nhiên thông qua hình dáng, cấu tạo, tương quan tỷ lệ và sự cân đối. Nghiên cứu ghi chép để tìm ra các qui luật và cấu trúc cơ bản của hiện tượng sự vật sẽ giúp rất nhiều trong học tập và sáng tạo nghệ thuật. Cấu tạo hình thể con người là kỳ công nhất của tạo hoá về cái đẹp. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng cấu trúc cổ đại của thân thể dựa trên những tương quan tỷ lệ hài hoà của vũ trụ. Theo họ, sự hài hoà chính là cơ sở của cái đẹp mà con người thể hiện ở sự cân đối của các bộ phận. Nhà điêu khắc Pô-ly-clê-tơ sống ở thế kỷ thứ V trước Công Nguyên đục bức tượng “Người vác giáo” nổi tiếng đã tìm ra tỷ lệ con người khi lấy chiều dài khuôn mặt kể từ cằm đến đỉnh cao nhất của trán bằng 1/10 chiều cao của 20
  24. thân thể, còn chiều dài từ đầu cằm đến đỉnh đầu bằng 1/8 chiều cao này. Nhà kiến trúc sư La mã Vi-tơ-ru-vi-ut-nơ (thế kỷ I trước Công Nguyên) lại đưa ra tiêu chuẩn đẹp của thân thể con người theo qui tắc vuông. Theo ông, con người có hình dáng đẹp là người có chiều cao đúng bằng chiều dài của sải tay mình; vòng ngực trung bình phải lớn hơn vòng eo từ 10-15cm, chiều dài của vai phải lớn hơn hông Hoạ sỹ Lê-ô-na tán thành quan điểm trên nhưng ông cho rằng thân hình đẹp lý tưởng phải có chiều cao tương đối lớn vì thế ông đưa ra qui tắc tròn thay cho qui tắc vuông. Do đặc điểm cấu tạo của người Việt Nam tỷ lệ trung bình từ 6,5 đến 7 đầu theo cách tính của Pô-ly-clê-tơ. Các môn học giải phẫu tạo hình, luật xa gần hỗ trợ tích cực cho người học vẽ và các hoạ sỹ trong học tập, nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật. Hình 29 - Qui tắc vuông và tròn về cơ thể con người 1.3.3. Hình họa với sáng tác tranh Bố cục tranh là cách sắp xếp các yếu tố tạo hình như hình, mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt sao cho hợp lý, lôgic để xây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật làm nổi rõ ý đồ sáng tác của hoạ sỹ. Hay nói cách khác bố cục tranh là sự tổng hoà các yếu tố tạo hình trên mặt phẳng thông qua sự diễn tả và cách nhìn riêng của người vẽ. Trong đó con người và cảnh vật là những đối tượng không thể thiếu trong các tác phẩm, nhất là những bức vẽ hữu hình và có chủ đề xã hội. Nghiên cứu kỹ cấu trúc cơ thể con người và cảnh vật, tương quan tỷ lệ giữa chúng với nhau qua tác động của qui luật thị giác trong không gian là nhiệm vụ của hình hoạ. Vẽ nghiên cứu hình hoạ tốt (nhất là vẽ mẫu người) luôn được các hoạ sỹ quan tâm. Các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng từ xa tới nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều lấy hình hoạ để phác thảo và xây dựng tác phẩm, dù đó là những bức tĩnh vật như một đôi giầy cũ, một cái ghế của Van-gốc, hay những bức tranh tuyệt mỹ của các hoạ sỹ thời Phục Hưng như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en , Gióc-Giôn, Ti-Xiêng Hình minh hoạ dưới đây cho thấy, để xây dựng tác phẩm “Buổi họp mặt kín”, ngoài sự kết hợp hài hoà, hợp lý trong sắp xếp các nhân vật kết hợp với không gian kiến trúc. Hoạ sỹ Lê-ô-na đờ Vanh-xi đã rất chú tâm đến nghiên cứu hình dáng, động tác và tình cảm nhân vật với những động thái khác nhau. Sự tinh tế trong thể hiện tâm trạng, thái độ của từng người trong mười hai vị thánh tông đồ khi nghe Chúa Giê -su nói “trong số các ngươi có kẻ phản bội ta” đã đưa kịch tính đến cao trào. Chính các yếu tố đó cùng với tài nghệ của hoạ sỹ đã tạo cho bức tranh sức sống và trở thành bất hủ. 21
  25. Hình 30 - “Buổi họp mặt kín” - Leonardo da Vinci 1.3.4. Hình họa với các môn học khác Hình hoạ có tác động bổ sung hỗ trợ cho các môn học khác trong học mỹ thuật. Người có khả năng vẽ hình hoạ tốt có tác dụng tích cực tới các môn học khác. - Với ký họa: Nếu như hình hoạ nghiên cứu người, vật, cảnh ở trạng thái tĩnh và cần có một khoảng thời gian tương đối dài thì ký hoạ lại nghiên cứu đối tượng ở trạng thái động bằng cách ghi nhanh những đường nét, hình dáng, đặc điểm, hoạt động chính của đối tượng đang diễn ra trong thực tế. Khi vẽ một đồ vật hay một dáng cây ngoài thiên nhiên, hình hoạ nghiên cứu kỹ về cấu trúc tỷ lệ, hình khối sát với mẫu thật; nghiên cứu tác động của nguồn sáng chiếu vào mẫu để diễn tả không gian, tạo cảm giác về cái thực đang hiện hữu. Còn ký hoạ lại phải vẽ nhanh, bắt ngay được đường nét, hình dáng đặc điểm chính của đồ vật hoặc cây cối. Việc vẽ thật đúng tỷ lệ hình khối và phân tích kỹ không gian do nguồn sáng chiếu vào chỉ giới hạn ở mức độ vừa phải. Tương tự như vậy đối với vẽ người, để vẽ một bài hình hoạ nghiên cứu cần có nhiều điều kiện và thời gian. Từ việc chọn mẫu, đặt dáng và tìm nguồn sáng chiếu vào mẫu cho thích hợp đến vận dụng các kiến thức giải phẫu tạo hình; cách sử dụng que đo, dây dọi và các kỹ năng để diễn tả tất cả các chi tiết, trước hết là các chi tiết lớn của người mẫu trong không gian cụ thể của thời điểm đó. Đồng thời thể hiện chính xác các cấu tạo, hình dáng của người mẫu trong mối tương quan sáng tối đậm nhạt chung. Phải diễn tả đúng mẫu với hình dáng vững vàng, lột tả được tinh thần, đặc điểm của mẫu. Đối với ký họa, (dù dáng tĩnh hay dáng động) là ghi chép nhanh hình dáng chung, lược bỏ những chi tiết không cần thiết để tập trung vào diễn tả sâu đặc điểm của cấu tạo và nét mặt cùng một vài chi tiết quan trọng của mẫu. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế và đặc điểm riêng, các hoạ sỹ Việt Nam vẽ ký họa rất tốt. Nhiều bức ký hoạ của các hoạ sỹ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Hoàng Trầm, Lê Lam, Cổ Tấn Long Châu đã chứng tỏ khả năng vẽ hình hoạ cơ bản và tác động của hình hoạ trong quá trình thâm nhập thực tế của họ và đó cũng là tiền đề cho các tác phẩm sau này. Ký hoạ là môn học rất gần gũi với hình hoạ, việc nắm vững cấu trúc hình thể đậm nhạt trong nghiên cứu hình hoạ sẽ giúp ích cho ký hoạ rất nhiều, bởi ở thực tế mọi cảnh vật, con người đều chuyên động và người học phải ghi chép ngay được. Nghiên cứu hình hoạ tốt mới có thể chủ động khi ghi chép, lấy tài liệu tại thực tế để tạo nên những bức tranh phản ánh đề tài muôn màu sắc của xã hội. - Với điêu khắc: 22
  26. Vẽ nghiên cứu người và vật trong giới tự nhiên của hình hoạ giúp cho điêu khắc có cách nhìn về hình, khối và tỷ lệ tốt hơn. Hình hoạ nghiên cứu đối tượng trong không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều, còn chính điêu khắc mới nghiên cứu đối tượng thực tế của không gian ba chiều. Vẽ hình hoạ tốt giúp người học, sáng tạo điêu khắc chủ động, tinh tế hơn trong cách nhìn, cách thể hiện; vững chắc hơn trong nghiên cứu và phân tích. Ngoài ra, khi xây dựng nhân vật, nhà điêu khắc có cơ sở để thể hiện hình, đặc điểm và tình cảm tốt hơn nếu vững vàng về vẽ hình. Hình hoạ và điêu khắc có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau trong học tập và sáng tác nghệ thuật. Chính vì thế các chương trình đào tạo mỹ thuật, dù ở khoa hội hoạ hay đồ hoạ đều có một số giờ điêu khắc để củng cố cách nhìn của hình hoạ. Còn ở ngành điêu khắc, việc học hình hoạ trong chương trình đào tạo là bắt buộc - Với trang trí: Vẽ hình tốt sẽ hỗ trợ nhiều cho học trang trí thông qua ghi chép tài liệu thực tế. Việc ghi chép cấu tạo hình thể và nắm bắt đặc điểm của đối tượng giúp cho bài trang trí chủ động, sáng tạo hơn. Đối với các bài chép hoa lá, chép và cách điệu gà, cá vàng người vẽ có khả năng khái quát và bắt dáng cụ thể các chi tiết để giúp bài đơn giản, cách điệu thuận lợi hơn. Đối với các bài có tính sáng tạo như tranh cổ động, tranh trang trí vai trò của hình hoạ lại càng quan trọng, giúp sinh viên có điều kiện bắt dáng nhanh, chính xác và đúng với cấu trúc của đối tượng cần ghi chép. Hình 31 - "Rideau, Cruchon et Compotier" của danh họa Paul Czanne Hình 32 - Bài trang trí (sinh viên trường ĐHSP nghệ thuật TW) - Với các ngành nghệ thuật khác: Hình hoạ còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với các ngành nghệ thuật khác như kiến trúc, trang trí điện ảnh, sân khấu, thiết kế mỹ thuật công nghiệp thông qua cách nhìn hình, khối, cấu trúc tương quan trong mối quan hệ và ý tưởng của người sáng tạo, thiết kế. 23
  27. 2. Đặc tính của chất liệu vẽ chì đen trắng với các bài vẽ khối cơ bản 2.1. Các yếu tố biểu đạt 2.1.1. Nét Trong tự nhiên không có nét, mà do qui định của nghề vẽ và người vẽ mà thành. Nét có khả năng biểu lộ tình cảm. Các nét có thể là nét to, nét nhỏ, nét thô, nét mảnh Nét được sử dụng tuỳ theo đối tượng trong quá trình vẽ để mô tả hình thể, chất liệu và tình cảm. Trong các bài hình hoạ, có thể sử dụng nét đơn hoặc tổ hợp của nhiều nét. 2.1.2. Mảng Mảng là phần được giới hạn kín trên bề mặt. Có thể sử dụng nhiều nét để tạo mảng. Mảng cũng có khả năng biểu lộ tình cảm và sức thuyết phục như nét. Trong hình hoạ đen trắng, mảng được tạo thành bởi nhiều nét gạch bằng chất liệu chì hoặc than. Do kỹ thuật thể hiện và cách sử dụng hiệu ứng của người vẽ để tạo thành mảng. 2.1.3. Khối Là biểu hiện về mặt không gian. Trong tự nhiên khối là sự chiếm chỗ. Trong hình hoạ nhờ nét, mảng và đậm nhạt tạo nên cảm giác có không gian hay có chiều sâu trên mặt phẳng. Khối trong hình hoạ có sự biến đổi phức tạp. Vì vậy người vẽ phải biết đơn giản để có thể thể hiện thành công và tạo được ý đồ muốn diễn tả. Tạo nên khối chính, khối phụ, phần nổi bật và phần phụ trợ trên bài vẽ. 2.1.4. Đậm nhạt, sáng tối Nhờ ánh sáng mà có thể cảm nhận được phần sáng và bóng tối trên các vật - phần khuất của sáng. Trong nghiên cứu hình hoạ, mẫu thường được chiếu sáng ở một phía nên đậm nhạt khá rõ ràng. Trong tự nhiên, mọi vật có màu sắc khi được chiếu sáng nhưng người vẽ phải qui đổi về đậm nhạt của chất chì đen hoặc than và thể hiện được sáng tối. Do vậy, đậm nhạt, sáng tối đôi khi cũng phần nào diễn tả được sắc thái, chất cảm. Hoàn toàn có thể cảm nhận được màu xanh phấn và chất của củ su hào thông qua bài vẽ hình hoạ đen trắng, hay màu trắng và sáng nhưng mờ và khô của chất tượng thạch cao. Hình 33 - Nguồn sáng chiếu vào vật mẫu tạo thành các độ đậm nhạt khác nhau 2.2. Khả năng biểu đạt của chất liệu chì đen Chì đen là chất liệu phổ thông, dễ dùng, dễ sử dụng. Có nhiều bài hình hoạ và nhiều trường có dạy vẽ sử dụng chất liệu chì đen khi học hình hoạ đen trắng. Chì đen có khả năng diễn tả đường nét, sáng tối và chất 2.2.1. Khả năng diễn tả chất 24
  28. Trong hình họa chỉ bằng đậm nhạt cùng với sự kết hợp của đường nét, mảng mà mô tả, gợi được cảm giác về chất, tính chất của bề mặt, thậm chí mùi vị Ví dụ, chất gỗ của cái bàn, chất sành sứ với cảm giác bóng bề mặt và độ cứng, màu vàng óng và cảm giác chua ngọt của quả cam, những nếp gấp mềm mại của vải nền 2.2.2. Biểu đạt không gian, ánh sáng Với sự thể hiện đậm nhạt bằng chất chì đen cùng với sự phối hợp của luật xa gần và phép thấu thị, bài vẽ hình hoạ đen trắng gợi được cảm giác về không gian 3 chiều, thấy được chiều sâu. Phân biệt được vật nào đứng trước, vật nào đứng sau, phần nào được chiếu sáng mạnh, phần nào bị khuất trong bóng tối. Thậm chí còn diễn tả đ- ược cường độ chiếu sáng. Sâu hơn nữa, có thể phân biệt được ánh sáng trong bài vẽ là tự nhiên hay sáng đèn, ánh sáng buổi sớm mai hay chiều tà điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cảm nhận tinh tế và tài năng thể hiện các cảm nhận đó trên bài hình hoạ của người vẽ. Hình 34 - Tranh của Pi-cát-xô 2.2.3. Biểu đạt đặc tính cảm xúc Cũng chỉ bằng chất liệu chì đen, thông qua đậm nhạt, sáng tối, đường nét và hình thể mà chủ yếu là giải quyết hợp lý tương quan giữa chúng, có thể biểu đạt được các đặc tính cảm xúc rất phong phú trên bài vẽ. Mặc dù không có sự hỗ trợ của màu nhưng tính phong phú và tương phản của sáng tối có thể mô tả được các cung bậc của cảm xúc. Bức tranh Guenicca của Pi-cat-xô là một tác phẩm điển hình cho sự biểu đạt cảm xúc của người vẽ chỉ bằng màu đen trắng. Tinh thần hưng phấn vui vẻ hay trạng thái u buồn ảm đạm, sự thờ ơ, hờ hững đều có thể thể hiện được trên bài vẽ đen trắng nếu như người vẽ cảm nhận được những thể hiện của các cảm xúc đó và chuyển tải nó thành ấn tượng trên bài vẽ thông qua việc giải quyết tương quan sáng tối, đậm nhạt cùng với việc sử dụng đường nét, hình thể thích hợp. Hình 35 - Guenicca của Pi-cat-xô 2.3. Đặc điểm tâm lý thị giác trong bài vẽ hình hoạ đen trắng Cảnh vật trong giới tự nhiên xuất hiện trước mắt mọi người như một bức tranh hoàn mỹ với đầy đủ các cung bậc khác nhau của cấu trúc hình khối, màu sắc và độ đậm nhạt Dường như các vật thể tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, trật tự theo qui luật nhất định. 25
  29. Do tính chất sai lệch hình ảnh gây ra bởi góc nhìn và mắt người được coi như một hệ quang bao gồm những thấu kính, hình ảnh không phản ánh đúng kích thước và hình dáng thật của vật thể nên đôi khi nhìn thấy đáy của khối hình trụ là hình tròn lại có hình ô van, mặt của hình vuông lại có hình bình hành nhưng nhờ tính chất trên, việc diễn tả không gian trên mặt phẳng mới thực hiện được. Một hình ô van hay hình bình hành giúp liên tưởng tới hình tròn hay hình vuông trong không gian, điều này có liên quan với tâm lý thị giác. Tương tự như vậy, đặc điểm của tâm lý thị giác trong tri giác màu giúp con ng- ười liên tưởng đến các màu sắc khác nhau mặc dù chỉ bằng độ đậm nhạt và hướng chiếu sáng trên bài vẽ hình hoạ đen trắng, điều đó giúp người vẽ giải quyết tương quan về màu sắc trên một vật và giữa các vật với nhau. Về chất cảm cũng vậy, bằng hình khối, sự thay đổi độ đậm nhạt và đường nét, bài hình hoạ đen trắng gợi nên cảm giác về các chất cảm khác nhau nhờ những liên tưởng tâm lý thị giác rất tinh tế của con người được xây dựng dựa trên các cảm xúc trải nghiệm trực tiếp. Chất mềm xốp của quả táo, chất của da thịt hay chất thạch cao của tượng đều được gợi tả chỉ bằng những yếu tố trên. Chính vì vậy, sự cảm nhận tinh tế sự chuyển biến của chất liệu dưới tác động của ánh sáng và sự chân thực của hình khối, đường nét là rất quan trọng. 3. Hướng dẫn tự học Phần học này sử dụng cho toàn bộ môn hình họa trong suốt quá trình đào tạo của sinh viên Mỹ thuật. Đây là chương mở đầu nên nặng về lý thuyết và có tính định hướng chung cho toàn bộ chương trình hình họa trong cả 4,5 năm học. Tùy theo nội dung cụ thể của mỗi chương mà khai thác và vận dụng cho phù hợp. Các phần trong chương này chỉ nêu các kiến thức chính, cơ bản và cần thiết. Do vậy, việc tự học, tự nghiên cứu thêm của sinh viên là rất cần thiết. 3.1. Tìm hiểu thêm để củng cố kiến thức chung - Để hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc của hình họa cũng như đặc tính của chất liệu vẽ chì đen trắng và đặc điểm tâm lý thị giác trong bài vẽ hình họa đen trắng, sinh viên cần đọc kỹ bài giảng trên và tìm hiểu thêm các tài liệu hướng dẫn, tham khảo về nội dung này trong các sách dạy vẽ hình họa và lịch sử hội họa nói chung. Mạng internet cũng là một kênh có thể cung cấp nhiều thông tin thú vị và hình ảnh minh họa đầy đủ về vấn đề này. Ngoài ra, những kiến thức của các môn học khác có liên quan đến bộ môn hình họa nói chung như mỹ học, lịch sử mỹ thuật cũng cần được củng cố và làm giàu thêm để góp phần liên kết, phát huy tác dụng của các khối kiến thức bổ trợ, nhằm mang lại cái nhìn toàn diện hơn về Hình họa trong chương trình đào tạo sư phạm nói riêng và trong hội họa nói chung. 26
  30. Tự học để củng cố và mở rộng kiến thức để có thêm thông tin và làm giàu vốn tri trức của mình là việc không thể thiếu đối với sinh viên học hình họa. Bởi cũng như tất cả các môn học khác, Hình họa cũng đòi hỏi một quá trình tự học đầy tính chủ động và tích cực trên cơ sở những nội dung đã được đặt ra của chương trình đào tạo bằng cách nghiên cứu thêm các tài liệu ngoài giáo trình này kết hợp với việc tự học, tự vẽ thêm các bài hình họa để nâng cao khả năng thực hành, tạo nền tảng vững chắc và cơ sở để vươn lên trong nghề nghiệp. 3.2. Phân tích khả năng biểu đạt của chất liệu chì trong các bài hình hoạ và tranh vẽ đen trắng - Để củng cố kiến thức về khả năng biểu đạt của chất liệu chì trong các bài hình họa và tranh vẽ đen trắng, sinh viên có thể tham khảo thêm các bài mẫu, tranh đen trắng, các bài phân tích tranh và bài vẽ hình họa trong các tài liệu khác. Đối chiếu phân tích của các tác giả với hiệu quả và thể hiện trên bài mẫu cũng như trên bài hình họa tranh đen trắng để phân biệt rõ ràng sự khác biệt và đa dạng của khả năng biểu đạt này, các kỹ thuật cần thiết để đạt được các hiệu quả mong muốn trên tranh và bài vẽ. Từ đó, rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình để có thể hiện thực hóa những hiểu biết đó trên các bài vẽ ở các bài học sau. Điều này rất quan trọng vì nhận thức cần đi trước một bước so với các hành động hiện thực hóa các nhận thức đó. Vì vậy, nếu chưa nhận thức được những kiến thức lý thuyết cần thiết về đặc thù của bài vẽ hình họa đen trắng, sinh viên sẽ rất dò dẫm trong khi thể hiện bài vẽ của mình khi chưa có được mục tiêu và định hướng đúng đắn cũng như chưa nhận thức được yêu cầu cụ thể của bài vẽ đặt ra. - Sau khi tham khảo các bài vẽ, các bài phân tích và đối chiếu với bài vẽ mẫu thì sinh viên cần tập tự phân tích các bài vẽ hình họa mẫu hoặc tranh đen trắng. Việc làm này là rất cần thiết để rèn luyện và tạo nên khả năng độc lập trong tư duy và đánh giá của sinh viên. Đứng trên phương diện cảm nhận của cá nhân với năng lực thẩm mỹ và cảm nhận rất khác nhau của từng người để có cái nhìn khách quan và sự phân tích logic, kỹ thuật trên các bài vẽ mẫu hay tranh đen trắng để từ đó biến những kinh nghiệm gián tiếp đã học được qua các bài viết phân tích của các tác giả thành kiến thức và kinh nghiệm của mình, rồi từ đó được củng cố và làm sâu sắc hơn thông qua các bài vẽ sau này. - Để chuẩn hóa những kiến thức và kinh nghiệm của sinh viên, giảng viên cần kiểm tra, đánh giá lại những phân tích, bài học rút ra của sinh viên để kịp thời điều chỉnh, nhấn mạnh, bổ sung nếu cần thiết nhằm phát huy tối đa tác dụng của bài tham khảo cũng như hiệu quả của quá trình tự học của sinh viên. Việc làm này có thể không cần tập trung ở ngay bài mở đầu mà có thể được thực hiện đan xen trong quá trình dạy vẽ các bài của chương trình cũng như khi phân tích bài vẽ hoặc các tác phẩm của sinh 27
  31. viên bởi Mỹ thuật là môn học thực hành, do đó phần lý thuyết được đan xen cụ thể vào từng bài vẽ mà không tách bạch, riêng lẻ. Thí dụ, với nội dung những yếu tố nghiên cứu của hình họa, phần lý thuyết chỉ nêu các nội dung cơ bản, khái quát. Tuy nhiên, với từng bài cụ thể, cách vẽ và con người cụ thể, những kiến thức trên được khai thác và ứng dụng, củng cố trong quá trình thực hành. 4. Yêu cầu cần đạt - Nắm được khái niệm về hình họa; hiểu được nguồn gốc của hình họa thông qua các minh họa; hiểu được vai trò của môn hình họa đối với sáng tác và các môn học khác như điêu khắc, trang trí , khái lược chương trình giảng dạy hình họa ở hệ cao đẳng. - Phân biệt được đặc tính, các yếu tố và phân tích được khả năng biểu đạt của chất liệu vẽ chì trắng đen trong các bài vẽ minh họa hình họa. 5. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Tại sao hình họa là môn học cơ bản của hội họa ? Vai trò của hình họa trong học tập và nghiên cứu đối với sinh viên Sư phạm Mỹ thuật? Câu 2: Hãy phân biệt hình khối trong tự nhiên và hình khối trong mỹ thuật? Câu 3: Hãy trình bày khái niệm và nguồn gốc của hội họa nói chung và hình họa nói riêng ? Câu 4: Nêu các yếu tố để nghiên cứu hình họa? 28
  32. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Dũng, Học vẽ người, nhà xuất bản Mỹ thuật, 1999 2. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ, Nhà xuất bản đại học Sư phạm, 2003 3. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên) tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 4. Lê Thanh Lộc, Hội họa căn bản – vẽ người, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 5. Phạm Viết Song, Tự học vẽ - Nhà xuất bản Giáo dục, 1988 6. Đặng Ngọc Trân, Cấu trúc hội hoạ, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2002 7. Doãn Truyền (biên dịch), Vẽ phác và vẽ nét- Nhà xuất bản Hải phòng, 2001 8. Nguyễn Văn Tỵ, Bước đầu học vẽ - Nhà xuất bản Văn hoá, 1988 9. Nguyễn Văn Tỵ, Tự học vẽ hình họa căn bản , Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2004 10. Ocvirk – Stinson – Wigg – Bone – Cayton, Những nền tảng của mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2006 29