Giáo trình giảng dạy Quản lý môi trường

doc 130 trang phuongnguyen 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình giảng dạy Quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_giang_day_quan_ly_moi_truong.doc

Nội dung text: Giáo trình giảng dạy Quản lý môi trường

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TH.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN    GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY TP.HCM, 2008
  2. Quản lý môi trường PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG & HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ 1 Tên môn học: Quản lý môi trường. 2 Mã số: 3 Số đơn vị học trình: 03 4 Phân phối thời lượng: * Lý thuyết: 70% * Thực hành: 30% 5 Hình thức đánh giá: * Tham gia đầy đủ giờ nghe giảng trên lớp: 10% * Thảo luận nhóm: 10% * Tiểu luận: 20% * Thi (viết) 60% 6 Chủ nhiệm bộ môn: 7 Giảng viên: Ths. Nguyễn Vinh Quy.
  3. Quản lý môi trường MỤC LỤC Phần 11 Khái quát về quản lý môi trường và những thách thức của môi trường đối với nhân loại Chương 1: Mở đầu Chương 2: Những thách thức của môi trường đối với nhân loại 2.1 Các thách thức về môi trường 2.1.1 Vấn đề ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường. 2.1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường. 2.1.1.2 Khái niệm về sự cố môi trường 2.1.1.3 Khái niệm về suy thoái môi trường 2.1.2 Vấn đề trái đất nóng lên 2.2 Phát triển và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 2.2.1 Khái niệm về phát triển 2.2.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển Chương 3: Đô thị hoá, công nghiệp hoá và ô nhiễm môi trường 3.1 Mối liên hệ giữa đô thị hoá, công nghiệp hoá và môi trường 3. 2 Ô nhiễm các thành phần môi trường và các biện pháp bảo vệ 3.2.1 Ô nhiễm nguồn nước 3.2.1.1 Khái niệm ô nhiễm nguồn nước. 3.2.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm. 3.2.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 3.2.1.4 Ảnh hưởng của việc ô nhiễm nước đến môi trường sống 3.2.1.5 Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước. 3.2.2 Ô nhiễm và bảo vệ khí quyển 3.2.2.1 Khí quyển và ô nhiễm khí quyển 3.2.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 3.2.2.3 Ô nhiễm không khí do tiếng ồn i
  4. Quản lý môi trường 3.2.2.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí 3.2.3 Ô nhiễm và bảo vệ môi trường đất 3.2.3.1 Đặc điểm của môi trường đất 3.2.3.2 Ô nhiễm môi trường đất 3.2.3.3 Các chất gây ô nhiễm môi trường đất 3.2.3.4 Các biện pháp bảo vệ môi trường đất Phần ii Quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường Chương 4: Khái quát về quản lý môi trường 4.1 Định nghĩa về quản lý môi trường 4.2 Mục đích, nguyên tắc và nôi dung của công tác quản lý môi trường. 4.2.1 Mục đích 4.2.2 Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu 4.2.3 Nội dung và chức năng của quản lý nhà nước về môi trường. 4.2.4 Công cụ quản lý môi trường 4.2.4.1 Khái niệm về công cụ quản lý môi trường 4.2.4.2 Phân loại công cụ quản lý môi trường Chương 5: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý môi trường 5.2 Quản lý môi trường theo hệ thống ISO 14000 5.2.1 Khái niệm ISO 14000 5.2.2 Nội dung cơ bản của ISO 14000 5.2.3 Các yếu tố và các tiêu chuẩn trong chuỗi tiêu chuẩn ISO 14000 5.2.4 Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở nước ta. 5.3 Chương trình quản lý và kiểm toán sinh thái cộng đồng. 5.3.1 Sự giống và khác nhau giữa ISO 14001 va EMAS Chương 6: Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường 6.1 Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường 6.2 Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường ii
  5. Quản lý môi trường 6.2.1 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh. 6.2.1.1 Các tiêu chuẩn thải nước và thải khí 6.2.1.2 Các tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình. 6.2.2 Các tiêu chuẩn về môi trường nước 6.2.2.1 Tiêu chuẩn nước mặt 6.2.2.2 Tiêu chuẩn nước ngầm 6.2.2.3 Tiêu chuẩn chấùt lượng nước biển ven bờ 6.2.3 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí 6.2.3.1 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh. 6.2.3.2 Cộng tác dụng của nhiều chất ô nhiễm trong môi trường không khí. 6.2.3.3 Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải đối với nguồn khí thải tĩnh 6.2.3.4 Tiêu chuẩn nồng độ các chất ô nhiễm khí thải từ nguồn di động 6.2.3.5 Tiêu chuẩn tiếng ồn 6.2.4 Tiêu chuẩn chất lượng đất 6.2.4.1 Tiêu chuẩn quy định dư lượng tối đa hoá chất bảo vệ thực vật trong đất (TCVN 5941-1995) . Chương 7: Hệ thống quan trắc dùng trong quản lý môi trường 7.1 Hệ thống quan trắc môi trường và chức năng nhiệm vụ của hệ thống quan trắc 7.1.1 Khái niệm 7.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống quan trắc môi trường. 7.1.3 Phân loại hệ thống quan trắc. 7.1.4 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia 7.1.5 Các thông số cơ bản của môi trường được các trạm quan trắc theo dõi, thu thập. 7.1.5.1 Quan trắc chất lượng môi trường nước. 7.1.5.2 Quan trắc chất lượng môi trường không khí. 7.1.5.3 Quan trắc chất lượng môi trường đất Phần 3 iii
  6. Quản lý môi trường Luật pháp về bảo vệ môi trường của Việt Nam và quốc tế Chương 8: Tuyên bố của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về bảo vệ môi trường iv
  7. Quản lý môi trường PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại đã trải qua một quá trình lâu dài, trong quá trình đó, con người vô tình hay cố ý đã có tác động (xấu hoặc tốt) đến môi trường. Ảnh hưởng của các hoạt động của nhân loại đến môi trường càng trở nên mạnh hơn kể từ khi con người sử dụng các ngành công nghiệp vào sản xuất và đời sống. Không thể phủ nhận rằng sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống và thỏa mãn được một phần nhu cầu ngày càng tăng của con người trên hành tinh chúng ta. Theo Ree (1990) vào những năm 50 của thế kỷ 20, tổng thu nhập quốc nội ở những nước phát triển tăng 3 lần, con số này vượt quá 4 lần trong thập kỷ sau. Sản lượng công nghiệp tăng 4 lần trong vòng 20 năm và tỷ lệ tăng trưởng (rate of growth) gấp 4 lần so với nửa thập kỷ trước. Tuy vậy, đồng hành với sự phát triển của các ngành công nghiệp, các vấn đề về môi trường cũng nảy sinh. Mức tiêu thụ các tài nguyên, khoáng sản không ngừng leo thang, đặc biệt là nhu cầu về quặng sắt và quặng năng lượng (energy minerals) tăng lên đáng kể: quặng sắt 7%; quặng nhôm 9,8%; plantinum 9% Việc tăng lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên không những dẫn đến tăng nhanh lượng chất thải ra môi trường mà còn tăng áp lực sử dụng các loại tài nguyên có giá trị thấp và khó khai thác. Do đó, nhiên liệu và năng lượng chi phí cho việc khai thác các loại tài nguyên lại càng cao hơn. Hậu quả của việc sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục đích phát triển đã được nhiều học giả của các nước Châu Âu và Mỹ quan tâm ngay từ những năm đầu của thập kỷ 50. Theo báo cáo của chính quyền nước Mỹ tại thời điểm 1950, tài nguyên dầu mỏ của Mỹ sẽ cạn kiệt sau 20 năm nếu người Mỹ không thay đổi “khuôn mẫu” của sự Ths. Nguyễn Vinh Quy 1
  8. Quản lý môi trường tiêu thu. Tại thời điểm đó, các nước Châu Âu cũng rất lo ngại về việc sẽ cạn kiệt các loại tài nguyên chủ yếu cho việc phục hồi nền công nghiệp bị chiến tranh thế giới thứ 2 tàn phá. Dầu vậy, mãi cho đến những năm đầu của thập kỷ 70 vấn đề làm thế nào để giảm suy thoái môi trường mà vẫn không ảnh hưởng đến sự phát triển mới được cộng đồng quốc tế quan tâm đúng mức và điểm mốc đánh dấu cho hoạt động bảo vệ môi trường trên bình diện toàn cầu là “Hôïi nghị thượng đỉnh Stockhorm” năm 1972 tại Thụy Điển. Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề trọng yếu toàn cầu và đang dược nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững đã trở thành một nội dung quan trọng của các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Nếu không đặt đúng vị trí bảo vệ môi trường thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Một thực tế dễ nhận thấy, trong những thập kỷ gần đây môi trường đang có những thay đổi theo hướng xấu đi như: sự thay đổi khí hậu toàn cầu; hiệu ứng nhà kính; sự suy giảm tầng ozone; đa dạng sinh học ở nhiều vùng đang bị giảm sút một cách nhanh chóng; cháy rừng và ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất Chất lượng môi trường giảm sút đã gây ra hậu quả khôn lường. Các hiện tượng như cháy rừng, hạn hán, lụt lội ngày nay đang xảy ra thường xuyên hơn. Sự ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường mang tính không biên giới, không có giới hạn trong một quốc gia hay khu vực mà nó xảy ra trên bình diện toàn cầu. Ô nhiễm và sự cố môi trường có thể xảy ra ở những nước giàu cũng như nước nghèo và ngày càng ngiêm trọng hơn, nó đã trở thành vấn đề thách thức ở nhiều quốc gia. Môi trường một khi bị biến đổi quá mức thì khó có khả năng tự lấy lại cân bằng. Do đó, để môi trường có thể trở lại trạng thái cân bằng đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách có ý thức của con người. Do mức độ quan trọng, bình diện rộng cũng như sự phức tạp của vấn đề môi trường nên đòi hỏi các nhà nước phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, vì quản lý nhà nước về môi trường cũng là một trong những lĩnh vực quản lý nhà nước. Đòi hỏi cách “cư xử” đúng mức với môi trường được đặt ra cho tất cả các Ths. Nguyễn Vinh Quy 2
  9. Quản lý môi trường quốc gia trên thế giới, bất kể sự khác nhau về hình thức chính thể, thể chế chính trị cũng như trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước. Thực tế ở nhiều nước đạt được thành tích cao trong bảo vệ môi trường như Mỹ, Úc , Singapore cho thấy, quản lý nhà nước về mặt môi trường là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và luôn giữ được môi trường ở trạng thái cân bằng. Ở nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường nhằm góp phần phát triển bền vững rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các nghị quyết của Đảng đều ghi rõ phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hệ thống quản lý nhà nước về mặt môi trường đã được hình thành và đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước. Công tác kiểm soát và quản lý môi trường được tiến hành tương đối đồng bộ và có tổ chức. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và đã có những biện pháp tích cực để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hiểu biết về bảo vệ môi trường của người dân. Không thể phủ nhận rằng, hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta trong những năm qua đã được đẩy mạnh và thu được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần vào những thành tựu to lớn của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy vậy, vẫn có nhiều vấn đề cần phải được cũng cố, sửa đổi trong việc quản lý môi trường nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn tổng thể, môi trường nước ta đang tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, nhiều nơi còn rất nghiêm trọng. Việc thi hành luật bảo vệ môi trường của các cá nhân, tập thể nhiều lúc còn chưa được nghiêm túc, công tác quản lý còn lỏng lẻo. Nhiều sự cố môi trường và hậu quả xấu do sử dụng không hợp lý tài nguyên thiên nhiên tồn tại từ trước chưa được cải thiện và khắc phục, trong lúc đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường lại tiếp tục phát sinh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường trong cộng đồng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tồn tại trên là sự hiểu biết về môi trường trong côïng đồng dân cư cũng như nhiều cán bộ quản lý (kể cả các cán bộ phụ trách về bảo vệ môi Ths. Nguyễn Vinh Quy 3
  10. Quản lý môi trường trường) còn nhiều hạn chế và bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại cũng như phục vụ cho chiến lược đi tắt, đón đầu mà Đại Hội Đảng lần thứ IX đề ra. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 36- CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Một trong những nôi dung chính mà Chỉ thị chú trọng là công tác quản lý môi trường. Trong số những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện Chỉ thị có việc nâng cấp cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện cần thiết về tổ chức nhân lực, cơ sở tổ chức kỹ thuật để cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường, kết hợp hợp chặt chẽ với việc tư vấn hoạch định các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững, đồng thời tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường. Để thực hiện được những mục đích này, việc trang bị cho cán bộ phụ trách công tác liên quan đến môi trường các kiến thức và sự hiểu biết về khoa học môi trường, nghệ thuật quản lý, cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta và một số nước trên thế giới đóng vai trò rất quan trọng. Do đó môn “Quản lý môi trường” được xây đựng nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành môi trường những kiến thức để thực hiện được những yêu cầu này. Ths. Nguyễn Vinh Quy 4
  11. Quản lý môi trường CHƯƠNG 2: NHỮNG THÁCH THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI. 2.1 NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG. Trong một bản báo cáo trước Hội đồng kinh tế xã hội của Liên hợp quốc năm 1969, tổng thư ký Liên hợp quốc đã nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại đã xảy ra một khủng khoảng thuộc quy mô quốc tế liên quan đến tất cả các nước phát triển và đang phát triển - cuộc khủng khoảng về môi trường. Rõ ràng là nếu chiều hướng này tiếp tục, tương lai của sự sống trên trái đất có thể bị đe doạ”. Nhận định này chẳng những phản ánh đúng trình trạng suy thoái môi trường tại thời kỳ đó mà còn dự đoán rất chính xác những gì đã thực sự diễn ra trong mấy thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Các vấn đề có liên quan đến môi trường đã và đang trở thành thách thức đối với nhân loại trong thế kỷ 21 là làm thế nào để: * Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân loại, đặc biệt là nhân đân ở các nước ngèo nhưng không ảnh hưởng xấu đến môi trường. * Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. * Giảm dần mức độ nóng lên của trái đất. * Chống hiện tượng mỏng dần của tầng ozon. * Chống sự suy thoái môi trường. * Giảm các sự cố môi trường như lụt, hạn hán, mưa axit * Giảm tốc độï sa mạc hóa. Ths. Nguyễn Vinh Quy 5
  12. Quản lý môi trường * Giữ gìn đa dạng sinh học. 2.1.1 VẤN ĐỀ Ô NHIỄM, SỰ CỐ VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG. 2.1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hoá học hoặc sinh học như: nhiệt độ, chất sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường. Sự thay đổi này vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng chất lạ vào môi trường, sự thay đổi các yếu môi trường này gây hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi truờng đó. Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ô nhiễm hoặc sự nhiễm bẩn là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất luợng môi trường. Ta cũng có thể nêu một định nghĩa khác: “Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi chất lượng môi trường theo chiều hướng tiêu cực đối với các mục đích sử dụng môi trường”. Ví dụ, việc gia tăng hàm lượng bụi, các khí độc trong không khí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người hoặc đời sống sinh vật. Việc gia tăng nồng độ các chất hoá học, vi trùng hoặc các tác nhân vật lý trong nước có thể làm ảnh hưởng tới đời sống thuỷ sinh vật hoặc khả năng cấp nước cho cây trồng, cho con người đềâu được gọi là ô nhiễm môi trường. 2.1.1.2 Khái niệm về sự cố môi trường. Trong điều 2 của luật bảo vệ môi trường ở Việt nam có đưa ra khái niệm về sự cố môi trường như sau: “ Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi thất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”. Sự cố môi trường có tể xảy ra do: * Bảo, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu hoặc thiên tai khác; Ths. Nguyễn Vinh Quy 6
  13. Quản lý môi trường * Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng; * Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc dầu và các cơ sở công nghiệp khác; và * Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ, Trên trái đất, hàng ngày hàng giờ có rất nhiều sự cố môi trường. Có khi sự cố môi trường do con người, có khi sự cố lại do thiên nhiên và có khi do cả 2 phía. Ví dụ, vụ cháy rừng tràm đặc dụng ở U Minh Hạ và U Minh Thượng tháng 4 năm 2002 là do yêu tố con người (Người dân vào khai thác củi, nhóm lửa dẫn đến cháy rừng). Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1999 lại do yếu tố thiên nhiên, nhưng mưa acid tuy là do nước mưa rơi xuống từ trên trời nhưng phải là hậu quả của chất thải giàu CL, SO2, SO3 , dể tạo ra acid HCL hay H2SO4 do hoạt động của con người tạo ra. 2.1.1.3 Khái niệm về suy thoái môi trường. Suy thoái môi trường là sự giảm sút về chất lượng, số lượng thành phần vật lý (như suy thoái đất, nước, không khí, hồ, biển ) và đa dạng sinh học của môi trường. Quá trình suy giảm chất lượng môi trường đó đã gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên. Ví dụ, vùng đồi núi dốc miền Trung Bộ, Nam Bộ đã và đang bị phá rừng, đất bị xói mòn và đá ong hoá, cây cối sơ xác, sông ngòi cạn kiệt, muông thú bị mất nơi cư trú (habitat) nên số lượng cá thể của nhiều loài cũng như nhiều chủng loaị sinh vật bị biến mất. Nguyên nhân môi trường bị suy thoái ở nhiều nơi chủ yếu là do hành động của loài người. Do dân số và nhu của nhân loại ngày càng tăng nên con người bắt buộc phải mở rộng sản xuất, sử dụng tài nguyên nhiều hơn nhằm tạo ra của cải vật chất đủ để nuôi sống nhân loại, điều này là một trong những nguyên nhân làm cho môi trường của trái đất bi suy thoái. Ths. Nguyễn Vinh Quy 7
  14. Quản lý môi trường 2.1.2 VẤN ĐỀ TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN Trên cơ sở khoa học, nhiều chuyên gia và tổ chức có uy tín trên thế giới đã ghi nhận được rằng nhiệt độ trái đất đã nóng lên khoảng 0,5 0C trong 100 năm qua và họ cho rằng nhiệt độ vẫn có chiều hướng tăng trong thế kỷ 21. Theo dự đoán của Uỷ Ban Thế Giới về Môi Trường và Phát Triển của Liên Hợp Quốc trong báo cáo nhan đề “ Tương lai chung của chúng ta” được ấn hành năm 1986, nhiệt độ trái đất trong thế kỷ 21 sẽ tăng từ 1,5 0C đến 4,5 0C. Tuy đây chỉ là dự đoán và không phải mọi dự đoán đều là chính xác dầu rằng đó là những dự đoán dựa trên các chứng cứ khoa học, nhưng một thực tế là hiện nay đã là năm thứ 2 của thế kỷ 21 và nhiêt độ trái đất đang tiếp tục tăng. Một nhóm khoảng 1500 nhà khoa học có uy tín trên thế giới do Liên Hợp Quốc mời cộng tác đã khẳng định rằng nhiêt độ trái đất nóng lên một phần do hoạt động của con người, trong đó có việc: * Con người sử dụng nguồn năng lượng dầu mỏ và than đá làm cho khí các-bon tích tụ ngày càng nhiều trong khí quyển; * Con người khai thác ngày càng triệt để các nguồn tài nguyên có tác dụng điều hoà khí hậu như rừng, sinh vật sống dẫn đến các tài nguyên này bị cạn kiệt; * Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực môi trường như không khí, biển, nước trên đất liền; và * Nhiều hệ sinh vật bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới,vv Tất cả các yếu tố này đã góp phần làm cho thiên nhiên (trái đất) mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình. Việc trái đất nóng lên có thể mang lại một số bất lợi sau: 1. Mực nước biển dâng cao - Dựa trên các dữ liệu khoa học, người ta tính được rằng nếu nhiệt độ trái đất tăng lên từ 1,5 0C đến 4,5 0C thì mực nước biển có thể dâng cao từ 25 đến 140 cm do băng tan. Nếu điều này xảy ra thì một vùng ven biển rộng lớn của các quốc gia có biển sẽ bị nhấn chìm, làm mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng đói nghèo trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Ths. Nguyễn Vinh Quy 8
  15. Quản lý môi trường đang phát triển, làm trở ngại nhiều đến hoạt động kinh tế của nhiều nước trên thế giới. 2. Thời tiết trên trái đất sẽ bị đảo lộn, thiên tai sẽ nghiêm trọng hơn, các cơn bảo xuất hiện thường xuyên hơn và mạnh hơn. Lượng mưa sẽ tăng lên nhưng tăng không đồng đều giữa các vùng khác nhau trên thế giới. Những khu vực thường xuyên bị lụt sẽ bị lụt thuờng xuyên hơn và nghiêm trọng hơn, trong lúc đó các khu vực hay bị hạn hán sẽ tiếp tục bị hạn hán thường xuyên và khốc liệt hơn, sa mạc hoá do đó sẽ ngaỳ càng lan rộng. Hội Nghị Liên Hợp Quốc về Môi Trường và Phát Triển năm 1992, tại Braxin thông qua một loạt các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, trong đó có Công ước khung về khí hậu biến đổi đã chứng minh về nguy cơ trái đất nóng lên. 2.2 PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 2.2.1 PHÁT TRIỂN Hiện nay, thuật ngữ “phát triển” được dùng hết sức rộng rãi, ví dụ, phát triển ngành giáo dục, phát triển ngành môi trường, phát triển sản xuất, ,nhưng không phải mọi người đều hiểu đúng khái niệm phát triển. Theo Burkey (1993), “Phát triển không chỉ có nghĩa là sự cung cấp các dich vụ xã hội và áp dụng các công nghệ mới mà nó bao hàm cả việc thay đổi trong nhận thức, hành động và cách đối xử của các cá nhân và trong mối quan hệ giữa các cá nhân cũng như các nhóm người trong xã hội. Các thay đổi này nhất thiết phải được xuất phát từ bản thân các cá nhân, các nhóm người trong xã hội đó và không bị áp đặt bởi các ngoại lực (Development is more than the provision of social services and the introduction of new technologies. Development involves changes in the awareness, motivations and behaviour of individuals and in the relations between individuals as well as between groups within a society. These changes must come from within the individuals and groups and cannot be imposed from the outside.”. Như vậy, theo định nghĩa này thì phát triển bao gồm cả sự thay đổi về công nghệ, dịch vụ (theo chiều hướng tích cực) và thay đổi nhận thức của con người. Ths. Nguyễn Vinh Quy 9
  16. Quản lý môi trường 2.2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Môi trường và phát triển không phải là 2 phạm trù tách biệt mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này đúng với cả các nước công nghiệp phát triển và cả các nước đang phát triển. Phát triển tất yếu dẫn đến những tác động đối với môi trường. Tuy nhiên, các nước buộc phải phát triển để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì dân số thế giới đến năm 2050 khoảng gần 9 tỷ người. Do đó để nuôi sống được số lượng này, sản xuất lương thực phải tăng gấp đôi so với sản xuất lương thực hiện nay và năng lượng sử dụng phải tăng gấp 3 lần. Với tốc độ phát tiển như vậy rõ ràng môi trường sẽ bị một áp lực ghê gớm và sẽ có nhiều rủi ro xảy ra cho môi trường. Việc khai thác dầu khí, khoáng sản nếu không có những biện pháp thích hợp thì môi trường sẽ bị tác động bất lợi do bị ô nhiễm, do mất cân bằng sinh thái và vì vậy tác động nguy hại đến đời sống xã hội và sức khoẻ con người. Tác động đến môi trường sẽ càng nghiêm trọng nếu chúng ta không đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong khi phát triển con người cần phải tính đến việc bảo vệ môi trường mới có thể bảo đảm được phát triển bền vững. Tình trạng môi trường không thể tách khỏi tình trạng kinh tế. Náếu một quốc gia nào đó, hoặc thế giới không quan tâm đến lớp phủ thực vật đang mất dần đi, suy thoái đất đai, gia tăng diện tích hoang mạc, mất mát các giống loài động vật thì quốc gia đó, thế giới sẽ phải gánh chiu trình trạng kinh tế và xã hội ngày càng xấu đi. Do đó, đểâ điều hoà được việc phát triển và bảo vê môi trường, phải tiến hành song song giữa việc đầu tư cần thiết cho các ngành sản xuất vừa phải đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường. Nếu chi phí quá mức cho việc bảo vệ môi trường thì có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, trong lúc đó nếu không bảo vệ được môi trường thì không thể có phát triển. Nhiều hình thức phát triển kinh tế của một số nước đang phát triển dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên môi trường đã dẫn đến sự xuống cấp và suy thoái môi trường, và phá hoại sự phát triển kinh tế. Tuy vậy, hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn đang khai thác triệt để nguồn tài nguyên của mình để phục vụ cho Ths. Nguyễn Vinh Quy 10
  17. Quản lý môi trường chiến lược phát triển. Nông nghiệp, rừng, sản xuất năng lượng và khai thác khoáng sản vẫn chiếm đến một nửa tổng sản phẩm quốc dân. Hiện nay, nhiều nước chậm phát triển trên thế giới, kinh tế của họ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu những tài nguyên thiên nhiên của mình. Mặc dầu hiện nay cộng đồng quốc tế vẫn đang còn đuơng đầu với những thách thức như làm thế nào để cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường và người ta cũng biết rằng phát triển kỹ thuật mới có thể giúp giảm mức độ tiêâu thụ nguyên nhiên vật liệu, tăng năng xuất và đa dạng hoá sản phẩm. Tuy vậy, kỹ thuật mới cũng có thể là nguyên nhân gây ra những dạng ô nhiễm môi trường mới do nó đưa vào môi trường những dạng mới của sự sống và làm thay đổi sự tiến hoá của sinh vật trên hành tinh chúng ta. Nhận thức được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường nhân văn năm 1972 ở Stockhorm tuyên bố: “Sự phát triển kinh tế và xã hội là rất quan trọng cho việc bảo đảm một môi trường sống và làm việc thuận lợi cho con người và cho việc tạo ra các điều kiện trên trái đất cần thiết cho việc cải thiện chất lượng của cuộc sống”. Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Braxin năm1992 cũng đãkhẳng định laị và phát triển nhận thức này như sau: “Để có thể phát triển vững bền, bảo vệ môi trường là một bộ phân không thể tách rời của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời với qúa trình đó”. CHƯƠNG 3: ĐÔ THỊ HOÁ, CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ths. Nguyễn Vinh Quy 11
  18. Quản lý môi trường 3.1 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐÔ THỊ HOÁ, CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG Đặc trưng chủ yếu của đô thị là nơi tập trung dân cư với mức độ cao và hoạt động của họ là phi nông- lâm nghiệp (sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, chính trị, văn hoá, khoa học, thương mại, dịch vụ ), là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, sản phẩm xã hội tính trên đầu người cao hơn nhiều lần so với trị số trung bình của quốc gia. Đô thị cũng là nơi phát sinh ra nhiều chất thải nhất vàlàm ô nhiễm các thành phần môi trường như đất, nước, không khí đối với bản thân nó và cả một vùng rộng lớn xung quanh nó. Khu công nghiệp là nơi nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, nó có ranh giới đất đai ngăn cách với các khu cư dân xung quanh. Quá trình công nghiệp hoásẽ kéo theo quá trình đô thị hoá. Trong mấy thập niên qua nhân loại đã chứng kiến một loạt các con số thống kê đáng lo ngại về tình hình tăng dân số và chiều hướng tập trung dân số vào các đô thị trên bình diện toàn cầu, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Theo tài liệu của UNEP (1999), tổng dân số thế giới sống ở đô thị trong những năm 1950 là 750 triệu người, năm 1995 là 2500 triệu và đến năm 2000 là 3000 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số thế giới. Đô thị hoá, công nghiệp hoá sẽ kéo theo nhiều vấn đề về môi trường và xã hội. Trước hết, nó sẽ là nguyên nhân làm bùng nổ phát triển giao thông bằng phương tiện cơ giới. Vào thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2 chỉ có khoảng 40 triệu xe nhưng đến năm 1996 con số này đã lên đến 2.025 triệu xe. Hiện nay xe giao thông trên toàn thế giới đã tiêu thụ khoảng 50% tổng năng lượng tiêu thụ của tất cả mọi ngành. Tuy mặt tích cực của đô thị hóa và công nghiệp hoá là đã đưa đến sự tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân nhưng nó cũng có nhều mặt hạn chế sau: + Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác đến cạn kiệt để xây dựng, tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm. Đất nông nghiệp và đất khác sẽ bị chiếm dụng để xây dựng các công Ths. Nguyễn Vinh Quy 12
  19. Quản lý môi trường trình nhà ở, khu dịch vụ Nhân dân ở vùng đô thị hoá sẽ bị mất phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống và bị tác động mạnh mẽ của ô nhiễm môi trường đô thị. + Các dòng vật liệu xây dựng, tài nguyên khoáng sản chuyển vào đô thị rất lớn làm tăng nhu cầu khai thác các loại tài nguyên đó. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường bị giảm về chất lượng. + Làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất, từ đó làm suy thoái nguồn tài nguyên này. + Dân số đô thị tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuât đô thị như hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất tải + Phát triển công nghiệp sẽ tăng lượng chất thải vào môi trường: giao thông phát thải nhiều khí độc và chì; các nhà máy sản xuất phát thải nhiều chất thải khí, chất thải rắn bao gồm cảchất thải nguy hại; ô nhiễm tiếng ồn + Phát triển đô thị nhanh sẽ tạo ra nhiều khu nhà ổ chuột vì nhu cầu nhà ở sẽ vượt quá tốc độ xây dựng và cung cấp dẫn đến môi trường ở các khu này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nói chung, đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh thường dẫn đến ô nhiễm các thành phần môi trường như nước, đất vàø không khí. 3. 2 Ô NHIỄM CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ 3.2.1 Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 3.2.1.1 Khái niệm ô nhiễm nguồn nước Nguồn nước được xem là ô nhiễm khi các thành phần và tính chất lý hoá sinh học của nước bị thay đổi, không bảo đảm chất lượng theo yêu cầu sử dụng. 3.2.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm Tùy tính chất hoặc nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm, ta có thể phân loại các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước như sau: Ths. Nguyễn Vinh Quy 13
  20. Quản lý môi trường a) Nguồn thành thị: Bao gồm nước thải ra từ các khu sinh hoạt của dân cư có thể đã được thu hồi bởi hệ thống thoát nước, qua các trạm xử lý trước khi xả ra nguồn. Nguồn thành thị cũng bao gồm hổn hợp nước mưa và nước thải chảy trực tiếp ra nguồn nước mà không qua xử lý. Bảng 2.1: Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt Nồng độ (mg/lít) Chất ô nhiễm trong nước thải Loại mạnh Loại yếu Trung bình Tổng chất rắn (TS) 1200 350 700 Chất rắn lơ lững (SS) 350 100 250 Nitơ tổng hợp 85 20 40 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) 300 100 200 Nhu cầu oxy hoá học (COD) 1000 250 500 Phốt phát tổng số 20 6 10 Dầu, mỡ 50 100 150 Nitơrit NO 0 0 2 0 Nitơrat NO 0 0 3 0 b) Nguồn gốc nông nghiệp: Các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu và cả các phân hữu cơ (phân chuồng) sử dụng trong nông nghiệp theo các luồng nước (nước mưa, nước thừa sau khi tưới tiêu ) chảy vào các nguồn nước. Tổng số các chất thải nông nghiệp thải xả vào nguồn nước là rất lớn, đặc biệt ở những vùng nông nghiệp phát triển. c) Nguồn tự nhiên: Nguồn này bao gồm nước mưa vàcác sinh vật thuỷ sinh. + Nước mưa mang vào nguồn nước một lượng các chất vô cơ từ các khí thải nhà máy, xí nghiệp và các chất hửu cơ từ các quá trình phân huỷ động, thực vật, các chất hửu cơ từ xói mòn đất Đôi khi nước mưa còn mang các chất mùn có chứa các chất mềm và mùn trong đất vào các nguồn nước. + Các sinh vật thuỷ sinh: Thông thường sự phát triển của các sinh vật thuỷ sinh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dinh dưỡng trong nước. Trong trường hợp nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước quá cao thì các thuỷ sinh vật phát triển quá mạnh dẫn đến hiện tượng “phú dưỡng’. Tức là các thuỷ sinh vật phát triển quá mạnh và Ths. Nguyễn Vinh Quy 14
  21. Quản lý môi trường khi chết sẽ gây ô nhiễm môi trường nước (hiện tượng phú dưỡng Tảo Xanh –green algae ở Úc là một ví dụ). Ngoài ra, căn cứ vào vị trí, bản chất và lưu lượng chất phát thải ta có thể phân nguồn ô nhiễm thành nguồn tập trung (có điểm) hoặc nguồn không có điểm. a) Nguồn tập trung hay còn gọi là nguồn có điểm (point source): Nguồn gây ô nhiễm này là các nguồn có thể xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng phát thải các tác nhân gây ô nhiễm. Các nguồn điểm chủ yếu là ống khói nhà máy, xe hơi, tàu hoả, điểm rò rỉ dầu, lò phản ứng hạt nhân, điểm nổ bom nguyên tử b) Nguồn không có điểm (non-point source): Đây là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất cũng như lưu lượng các chất gây ô nhiễm. Thí dụ nước mưa chảy qua đồng ruộng, đường phố, đổ vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm 3.2.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Tác nhân gây ô nhiễm (pollutant) nguồn nước có thể là các tác nhân vật lý (chất rắn, màu, mùi, tia bức xạ, nhiệt độ ), tác nhân hoá học (các acid, các kim loại ) hoặc các tác nhân sinh vật (vi sinh, vi khuẩn ) ở nồng độ có thể gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người, đời sống vật chất, sức bền vật liệu nếu nước có chứa các tác nhân đó được sử dụng. Hiện nay trong các hệ sinh thái nước, người ta đã xác định được trên 1500 tác nhân gây ô nhiễm khác nhau. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước có thể xác định theo từng nhóm sau: + Các chất axit và kiềm. + Các anion (thí dụ sulphua, sulphit, xyanua ) + Các chất tẩy rửa. + Nước thải sinh hoạt, nước thải chuồng trại chăn nuôi. + Chất thải công nghiệp chế biến thực phẩm. + Các khí (clo, amoniac ) + Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là phosphat và nitrat. + Dầu, mỡ. Ths. Nguyễn Vinh Quy 15
  22. Quản lý môi trường + Các chất thải hữu cơ có độc tính và độ bền cao (phenol, dioxin, polyclobiphenyl –PCB, ). + Các chất bảo vệ thực vật (hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt nấm ) + Các chất phóng xạ. + Các tác nhân sinh học gây bệnh giun sán, động vật đơn bào, vi trùng, siêu vi trùng Trong môi trường nước, các chất hữu cơ bị oxy hoáthành CO3, H2O dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí. Sau đó tác dụng với NO3 để tạo thành N2, CO2, H2O thực hiện quá trình khử Nitrat dưới tác dụng của các vi khuẩn khử Nitơ. Sau đó là quá trình phân huỷ yếm khí tạo ra CH4, H2S gây nên sự ô nhiễm. Bảng 2.2: Tác nhân ô nhiễm điển hình trong nước thải các ngành công nghiệp Công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ Chế biến sữa BOD, pH, SS Màu, tổng P,N,TOC, độ đục, T0 Chế biến đồ BOD, COD, pH, SS, TDS Màu, tổng P,N,TOC, T0 hộp, rau quả. Chế biến bia, BOD,pH, SS, chất rắn có thể TDS, màu, độ đục, bọt nổi. rượi. lắng. + Chế biến thịt BOD, pH,SS, chất rắn có thể NH4 , TDS, P, m àu. lắng, dầu, mỡ, độ đục Xay bột BOD, SS, T0 COD, pH, TOC, TDS + - 2+ Luyện thép Dầu mỡ, pH, NH4 , CN , Clo, SO4 phenol,SS,Fe,Sn,Cr,Zn, T0 Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN, Cr,Pb,Cd. Thuộc da BOD, COD, SS, màu, kim N,P,TDS,t ổng col iform loại + nặng, NH4 , dầu mỡ, phenol, sulphua. Xi măng COD, SS, pH, T0 Cromat, P, Zn, sulphua, TDS Ths. Nguyễn Vinh Quy 16
  23. Quản lý môi trường Sản xuất k ính COD, pH, SS. BOD, cromat, Zn, Cu, Cr, Fe, Sn, - NO3 , TDS. + - 2- 3- 2- Sản xuất phân NH4 , TDS, NO3 , SO4 , ur ê, PH, PO4 , SO4 , hợp chất hữu 2- hoá học TDS, F, pH, P, SS. cơ, kẽm, Al, Fe, Hg, N, SO4 Hoá chất hữu BOD, COD, pH, TSS, TDS, Độ đục, clo hữu cơ, P, kim cơ dầu nổi. loại nặng, phenol, T0. + - Hoá dầu NH4 , BOD, Cr, COD, dầu, CL , CN, Pb, N, P, TOC, Zn, độ pH, Phenol, SS, T0. đục. + Nhiệt điện NH4 , BOD, Cr, COD, d ầu, Cu, Fe, TDS, Zn. pH, Phenol, SS, T0 3.2.1.4 Ảnh hưởng của việc ô nhiễm nước đến môi trường sống a) Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp. Một trong những nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân loại là nước ngầm. Việc tưới tiêu, thuỷ lợi trong nông nghiệp đã làm cho các nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các loại phân hoá học, các thuốc trừ sâu diệt cỏ thấm qua đất vào nước tưới. Theo Nguyễn Thị Kim Thái (1999), toàn thế giơí có khoảng 225 x 10 6 hađất nông nghiệp được tưới và một lượng lớn trong số đó được tưới bằng nước nguồn nuớc bẩn. Ngoài ra, ở các khu vực nông thôn các nguồn rác rưởi sinh hoạt, phân người, gia súc, gia cầm không được xử lý mà đưa thẳng ra đồng ruộng sử dụng. Do đó, các chất gây nhiễm bẩn (gây ô nhiễm) thấm qua đất, đi vào nguồn nuớc ngầm nên chất luợng nước ngầm bị thay đổi. Khác với nước mặt, nước ngầm không có khả năng tự làm sạch (nếu nguồn không bi quá tải) do các dòng chảy trong nước ngầm không phải là dòng chảy rối và rất chậm nên các chất gây ô nhiễm không bị phân tán và pha loảng. Mặc dầu trong nước ngầm cũng có một số lượng nhỏ các vi sinh vật có khả năng chuyển hoá các oxy sinh hoá nhưng vì số lượng và chủng loại của chúng ít hơn rất nhiều so với trong nước mặt nên phản ứng phân huỷ diễn ra rất chậm. Vì vậy, Ths. Nguyễn Vinh Quy 17
  24. Quản lý môi trường nguồn nước ngầm bị ô nhiễm sẽ phải mất đến hàng trăm năm mới có thể tự làm sạch các chất gây ô nhiễm có khả năng bị phân huỷ. Đối với nguồn nước mặt, do nguồn nước mặt có lưu lượng và số lượng dòng chảy lớn, nước thường xuyên bị xáo trộn nên các chất gây ô nhiễm dễ bị pha loảng, phân tán. Qúa trình phân huỷ các chất gây ô nhiễm diễn ra với sự tham gia tích cực của các vi sinh vật hiếu khí xảy ra thường xuyên làm cho hàm lượng các chất gây ô nhiễm giảm xuống. Các quá trình phục hồi tự nhiên này sẽ rất hiệu quả nếu như các dòng chảy không bị quá tải bởi các chất gây ô nhiễm. Tuy vậy, do các dòng chảy trong các ao, hồ là dòng chảy tầng nên nước ít bị xáo trộn theo phương đứng. Do đó, oxy hoà tan trong các ao, hồ cũng thấp. Vì vậy, chất luợng nước ao, hồ rất dễ bi suy thoái khi bị nhiễm bẩn, đặc biệt là ở các tầng sâu. Ngoài các hoá chất rơi từ khí quyển xuống như DDT, PCBs, một số đồng phóng xạ các chât dinh dưỡng thực vật, dầu, phân vô cơ, các kim loại nặng (thuỷ ngân, asenic, selen, chì ) cũng là những chất gây ô nhiễm chính cho nguồn nước mặt nói chung và nguồn nuớc ao hồ nói riêng. Các chất gây ô nhiễm sau khi đi vào nước sẽ bằng nhiều con đường như chuổi thức ăn, hấp phụ và gây ra những tác động nguy haị cho hệ động vật cũng như thực vật và con người. Diễn tiến của quá trình ô nhiễm nguồn nước có thể hiểu như sau: các loại động thực vật bị chết và thối rửa đi vào nguồn nước cùng với các chất ô nhiễm từ các nguồn khác đi vào nguồn nước làm cho luợng oxy hoà tan trong nước thấp. Điều này dẫn đến các quá trình oxy hoá và các quá trình sinh hoá khác không xảy ra bình thường nên sinh vật sống sót thấp. Ở các nguồn nước có hàm lượng N và phốt pho quá lớn sẽ gây ra hiện tượng “phú dưỡng” làm cho nước không đáp ứng được các tính chất về chất lượng. b) Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người Các nguồn nước bị ô nhiễm sẽ là đường truyền bệnh rất nguy hiểm cho con người. Khi sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn, các chất ô nhiễm gây bệnh sẽ đi vào cơ thể người theo các đường: thẩm thấu qua da (khi tắm, rửa ); qua đường tiêu hoá Ths. Nguyễn Vinh Quy 18
  25. Quản lý môi trường (ăn uống, hít thở. Các chất gây bệnh có trong nước khi đã vào cơ thể có thể sẽ gây ra các bệnh: + Các bệnh liên quan đến hoá học. Đây là những bệnh gây ra bởi sự vượt quá nồng độ hoá chất đặc biệt trong nước uống. Có 2 bệnh chúng ta cần lưu ý là bệnh Fluorosis và bệnh Methemoglobinemia ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Bệnh Fluorosis được gây ra do hàm Fluo quá cao trong nước uống và đặc biệt là trong nước uống từ nguồn nước ngầm. Bêänh này gây tác hại hỏng men răng và chảy máu chân răng. Các vùng ở Đông Phi như Ethiopia, Somalia, Kenya, Tanzania hay Mozambique thường thịnh hành với bệnh này do hàm lượng Fluo > 3,0 mg/l. Bệnh Methemoglobinemia trẻ em dưới 3 tháng tuổi gây ra bởi h àm lượng Nitrit oxy hoá hemoglobin (l à thành phần sắc tố mau đỏ của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy) thành mophemoglobin là chất không có khả năng vận chuyển oxy. Qúa trình oxy này dẫn đến việc thiếu oxy ngạt thở (anoxia) và đư ợc biểu thị như da xanh, yếu dẫn đến tử vong. Thực tế, nồng độ để - gây bệnh này là NO3 > 100 mg/l. Ngoài các bệnh đã nêu trên, nước nhiễm bẩn có thể là nguyên nhân gây các bệnh do vi trùng, kí sinh trùng gây ra như ỉa chảy, thương hàn, lị Các bệnh do thiếu nước dùng cho vệ sinh cá nhân như bệnh ngoài da, bệnh ghẻ, bệnh nhiễm trùng da, đau mắt hột. Một khi lượng nước cấp tăng lên có nghĩa là lượng nước thải tăng lên. Nếu khả năng thấm của đất bị quá và không có hệ thống thu , nước thải sẽ là nơi chứa các chất và các mầm mống gây bệnh. 3.2.1.5 Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước. a) Giải pháp cung cấp nhiều nước hơn Để cung cấp nhiều nuớc hơn cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì quản lý và điều hành nguồn nước đóng một vai trò quan trọng. Một cách để điều hành nguồn nước là tăng cường cung cấp nước trong các vùng, đặc biệt là việc xây dựng các đập, các bể chứa, hút nước mặt Ths. Nguyễn Vinh Quy 19
  26. Quản lý môi trường ở các vùng khác hoăc hút nước ngầm lên và tăng cường hiệu quả việc sử dụng nước. + Xây dựng đập và bể chứa: Một đập hay bể chứa lớn vừa có lợi thế lại vừa có nhược điểm. Khi xây dựng đập chắn, lượng nước từ thượng lưu của các con sông có thể được lưu lại và có thể được giải phóng như mong muốn để tạo ra các lợi ích: cung cấp năng lượng để tạo ra điện năng; nuớc để tưới khi có hạn hán; điều tiết các cơn lũ lụt cho các vùng phía dưới đập chắn; cung cấp nước cho các thành phố thông qua các hê thống kênh mương, cống rãnh; và hình thành các khu du lịch, giải trí như câu cá, bơi thuyền. Theo số liệu thống kê thì hiện nay khoảng 25- 50% các dòng chảy ở lục địa đã được con người điều khiển bởi đập chắn và hồ nước, và rất nhiều dự án đang được lập kế hoạch. + Hút nước ngầm: Ngày nay, nước ngầm ngày càng được sử dụng nhiều hơn cho sinh hoạt và trong sản xuất, nhất là ở những vùng có nguồn nước mặt hạn chế. Ở Mỹ khoảng 23% nước ngọt sử dụng là lấy từ nguồn nước ngầm. Khoảng 50% khối lượng nước uống ở thành phố và 40% lượng nước tưới được lấy từ nước ngầm. Sự lạm dụng nước ngầm có thể là nguyên nhân của một số vấn đề: cạn kiệt của tầng ngậm nước; sự lún của tầng ngậm nước (sự lún của đất khi nước ngầm được hút lên); và sự xâm nhập của nước mặn vào nguồn nước ngầm. Do đó, cách để giảm hoặc làm chậm lại sự cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm là điều chỉnh phát triển dân số, không trồng các loại cây háo nước ở những khu vực khô cằn, phát triển các loại cây yêu cầu ít nước và có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao, tốn ít nuớc tưới Khi luợng nước ngầm trong các tầng ngậm nước bị hút lên nhanh hơn so với lượng nước được bổ xung, tầng nước (water table) bị hạ xuống và đất nằm trên lớp ngậm nước có thể bị lún hay chìm xuốâng. Sự lún này có thể dẫn đến việc hư hại các công trình nhân tạo cũng như tự nhiên như đường xá, cống rãnh, nhà cửa, hang động Trong trường hợp ở một số thành phố, đô thị ven biển, luợng nước ngọt hút lên nhiều hơn so với lượng nước được bổ xung thì nước biển sẽ ngấm vào tầng ngậm nuớc. Sự thâm nhập này đe doạ nước uống ở các thành phố đó và sẽ là nguy cơ làm suy thoái nguồn nước ngọt ở những vùng đó. Ths. Nguyễn Vinh Quy 20
  27. Quản lý môi trường + Một trong những cách làm tăng nguồn nuớc ngọt phục vụ cho nhu cầu của con người là sự khử muối (desalination). Trong cách khử muối thì cách chưng cất và cách thẩm thấu ngược là 2 cách được sử dụng rộng rãi nhất. Sự chưng cất là sự đun nước mặn cho dến khi bay hơi và ngưng tụ hơi nước đó lại thành nước ngọt, còn phương pháp thẩm thấu ngược là phương pháp nước muối được đun ở áp xuất cao qua một màng mỏng mà các lỗ của nó chỉ cho phép các phân tử nước qua nhưng các phân tử muối không thể qua được. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 120 quốc gia với 7.500 nhà máy khử muối. Tuy vậy, phương pháp khử muối để lấy nước ngọt cũng có nhiều hạn chế đứng về mặt môi trường vì nó tiêu thụ nhiều năng lượng. b) Giải pháp giảm ô nhiễm nước mặt Như ta đã nêu ở phần trên, các tác nhân gây ô nhiễm nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng được phân thành 2 loại: loại xác định được địa điểm (nguồn điểm – point source) và nguồn không có điểm (non-point source). Đối với các chất gây ô nhiễm thuộc nguồn có điểm thì sử dụng các công cụ luật pháp để khống chế ô nhiễm là tốt nhất. Còn đối với các nguồn gây ô nhiễm nước không xác định được “địa chỉ” (chủ yếu là nước trong nông nghiệp) thì các biện pháp sau có thể rất hữu ích để hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt: + Sử dụng vừa phải lượng phân bón và không sử dụng phân bón ở những vùng đất nằm ở triền núi cheo leo. Trồng các cây xanh phân cách giữa các vùng trồng trọt và nguồn nước mặt. Bằng cách này, người nông dân có thể khống chế được lượng chất gây ô nhiễm theo các dòng nước vào các nguồn nước mặt và thấm xuống tầng ngậm nước của nước ngầm. + Giảm bón phân vô cơ bằng phương pháp điều khiển sinh học hoặc quản lý đồng bộ các loại sâu bọ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu (chỉ sử dụng khi thật cần thiết). Bằng cách này, người nông dân có thể hạn chế được các chất gây ô nhiễm Ths. Nguyễn Vinh Quy 21
  28. Quản lý môi trường trong thuốc trừ sâu, trong phân bón thấm vào tầng nước ngầm hoặc theo các dòng chảy vào các nguồn nước mặt. + Quản lý mật độ các loại gia súc, gia cầm trong những vùng được phép chăn nuôi, xây dựng các vùng đệm cây trồng và bố trí các vùng chăn thả xa các vùng đất dốc gần nước mặt cũng như điều khiển các dòng chảy và sự rò rỉ phân từ các bãi chăn nuôi là phương pháp tốt nhất để giảm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, quản lý tốt các dòng chảy cho phép chúng ta lấy ra được lượng nước giàu chất dinh dưỡng phục vụ cho việc bón phân cho đất trồng và đất rừng. c) Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp Mặc dầu hiện tại con người chưa đủ năng lực và trình độ để can thiệp vào việc cân bằng nước trong thiên nhiên trên bình diện vĩ mô. Thực tế, 90% lượng nước rơi trên bề mặt trái đất có nguồn gốc là nước biển bay hơi và chỉ có 10% là có nguồn gốc từ việc thoát hơi nước từ các loài thực vật, động vật trên lục địa và các thuỷ vực. Vì vậy, nếu chỉ tăng cường lớp phủ thực vật sẽ không làm tăng đáng kể lượng nước rơi trên địa cầu. Nói cách khác là hiện tại con người chưa thể điều khiển thời tiết và khí hậu, mà mới chỉ có khả năng tác động có hiệu qủa đến sự phân bố của nước rơi (nước mưa) bằng cách tác động đến hệ thực vật, canh tác lớp đất, tạo ra vi địa hình (mương, máng), xây dựng các hồ chứa, đập đê ngăn lũ, khai thác nuớc ngầm. Con người chỉ có thể tạo ra các hê thống xử lý chất thải bị ô nhiễm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo theo đúng các yêu cầu chất lượng dòng xả mà nhà nước ban hành. Việc xử lý nước thải là một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ nguồn nước, loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải. Do nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên yêu cầu về chất lượng khác nhau, vì vậy các biện pháp xử lý nước thải cũng khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào lưu lượng, thành phần và tính chất cũng như vị trí xả thải so với điểm dùng nuớc, khả năng tự làm sạch và điều kiện tự nhiên của khu vực, Hiện nay, theo yêu cầu xử lý ta có thể chia ra 3 mức: Ths. Nguyễn Vinh Quy 22
  29. Quản lý môi trường * xử lý sơ bộ hay còn gọi làbậc 1; * xử lý tập trung hay còn gọi là bậc 2; và * xử lý triệt để hoặc bậc 3. Theo bản chất quá trình làm sạch người ta có thể chia ra các phương pháp sau: * xử lý cơ học; * xử lý hoá lý; và * xử lý sinh học. Mục đích và yêu cầu của các phương pháp xử lý tóm tắt ở bảng 2.3 Bảng 2.3: Các phương pháp cơ bản dùng để xử lý nước thải Công nghệ Phương xử lý pháp xử Các công trình xử lý Hiệu quả xử lý lý - Hoá lý Tuyển nổi, hấp phụ, keo Tách các chất lơ lững và tụ, khử màu. Xửlýsơ bộ -Hoá học Oxy hoá, trung bình, Trung hoà và khử độc nước thải. - Cơ học Song chắn rác, bể lắng cát, Tách các tạp chất rắn và lơ bể lắng đợt 1. lửng. -Sinh học Hồ sinh vật, cánh đồng Tách các chất hữu cơ dạng tưới, cánh đồng lọc, kênh lỏng và hoà tan. Xử lý tập oxy hoá, Aeroten, bể lọc trung sinh học, bể lắng đợt 2, - Khử Trạm cloratơ, máng trộn, Khử trùng nước khi xả ra trùng. bể tiếp xúc. nguồn tiếp nhận. - Xử lý Bể metan, sân phơi bùn, Ổn định và làm khô bùn bùn cặn trạm xử lý cơ học bùn cặn. cặn. - Cơ học Bể lọc cát Tách các chất lơ lửng. -Sinh học Bể Aeroten bậc 2, hồ sinh Khử nitơ và phốtpho. Xử lý triệt vật, bể khử nitơrat. để -Hoá học Bể oxy hoá Khử nitơ, phốtpho và các chất khác. Đối với nước thải thành phố, người ta có thể dùng các trạm tập trung để xử lý nước thải như đã trình bày ở bảng trên (bảng 2.3) và các công trình xử lý bao gồm: + Ngăn tiếp nhận: Đón nhận nước thải, tạo điều kiện cho các công trình phía sau làm việc ổn định vàđảm bảo chế độ tự chảy. Ths. Nguyễn Vinh Quy 23
  30. Quản lý môi trường + Song chắn rác: Thu vớt rác và các tạp chất rắn lớn. Các tạp chất này có thể được nghiền nhỏ và đưa đi xử lý cùng bùn cặn. + Bể lắng cát: Tách tạp chất vô cơ lớn như cát, xỉ, tạo điều kiện cho các công trình xử lý tiếp theo. + Bể lắng đợt 1: Tách các tạp chất không hoà tan (các chất này phần lớn là cặn hữu cơ), đảm bảo cho các quá trình sinh học phía sau (trong các công trình xử lý sinh học hoặc trong nguồn nước) diễn ra ổn định. + Các công trình xử lý sinh học: Các công trình xử lý nước thải bằng sinh học trong điều kiện tự nhiên như hồ sinh vật, cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, , trong điều kiện nhân tạo như aeroten, biophil, kênh oxy hoá tuần hoàn, , dùng để loại bỏ các chất hữu cơ hoà tan hoặc ở dạng keo trong nước thải. + Bể lắng đợt 2: Tách bùn được tạo thành trong quá trình xử lý sinh học nước thải. Một phần bùn tách được đưa trở về bể aeroten (bùn hoạt tính tuần hoàn). Phần còn lại là bùn hoạt tính dư được tách nước ở bể nén bùn và xử lý cặn của bể lắng đợt 1 ở bể mêtan. + Khử trùng: Các công trình khử trùng có thể gồm các trạm cloratơ, máng trộn nước thải với clo, bể tiếp xúc clo với nước thải. + Xử lý bùn cặn: Các công trình xử lý bùn cặn như bể ổn định hiếu khí, bể mêtan lên men bùn cặn, sân phơi bùn dùng để tách nước bùn cặn sau khi lean men. Ghi chú: Khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo cần phải được cấp khí cưỡng bức như: cấp khí nén, khuấy trộn cơ học 3.2.2 Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ KHÍ QUYỂN 3.2.2.1 Khí quyển va øô nhiễm khí quyển a) Khí quyển (atmosphere): Bao quanh trái đất là một hổn hợp khí rất cần cho sự sống: Oxy cần thiết cho động vật và thực vật trong qúa trình hô hấp, cacbonic rất cần thiết cho hệ thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp; nitơ là mộtt trong những nguyên tố cơ bản để tổng hợp protein; và ozone bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi bị tiêu diệt bởi các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Tầng khí quyển với độ dày cở 2000 km bao quanh trái đất chúng ta được chia thành các tầng: tầng cách Ths. Nguyễn Vinh Quy 24
  31. Quản lý môi trường mặt đất từ 0 – 15 km gọi là tầng đối lưu (troposphere); tầng cách mặt đất từ 15 – 60 km gọi là tầng bình lưu (stratosphere); tầng cách mặt đất từ 60 – 120 km gọi là tầng trung lưu (mesosphere); và tầng cách mặt đất từ 120 km trở lên gọi là tầng nhiệt lưu hay còn gọi là tầng ngoài (thermosphere). Càng lên cao thì số lượng các phân tử khí càng ít vì tác dụng của lực trọng trường. + Tầng đối lưu chứa tới 90% các phân tử không khí bao gồm 78% N, 21% O 2, 0,03% CO2 và phần còn lại là các khí khác. Tại vùng này, các phản ứng hoá học thường xảy ra nhanh chóng trong đó bao gồm cả quá trình cố định Nitơ. + Tầng bình lưu cách mặt đất từ 15 – 60 km, ở tầng này có sự gia tăng nhiệt độ theo chiều cao (trái với tầng đối lưu). Đặc biệt ở tầng này có sự hiện diện của một loại khí độc, cấu tạo bởi 3 phân tử oxy là khí ozon. Khí ozon có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại có hại của ánh sáng mặt trời, bảo vệ sự sống trên trái đất. Khí ozon tập trung nhiều nhất ở độ cao cách mặt đất từ 20 km đến 60 km. + Tầng trung lưu cách mặt đất từ độ cao 60 km – 120 km. Ở tầng này nhiệt độ càng đi lên càng thấp, nhưng đến độ cao trên 80 km trở lên thì nhiệt độ trở nên ổn định (không tiếp tục giảm). + Trên tầng trung lưu là tầng nhiệt lưu. Cấu trúc các tầng chủ yếu trong khií quyển được minh hoạ ở hình 3.1 Tầng nhiệt lưu hay còn gọi là tầng ngoài: 120 km trở lên Tầng trung lưu: 60-120 km Tầng bình lưu: 15 – 60 km Tầng đối lưu: 0 – 15 km Ths. Nguyễn Vinh Quy 25
  32. Quản lý môi trường Hình 3.1: Sơ đồ các tầng trong khí quyển b) Ô nhiễm khí quyển Môi trường không khí bị coi là ô nhiễm khi các thành phần của nó bị biến đổi khác với trạng thái bình thường. Chất gây ô nhiễm là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn so với nồng độ bình thường của nó trong khí quyển, hoặc chất đó thường không có trong khí quyển. Ô nhiễm không khí có thể là kết quả của việc thải ra do hoạt động của con người các khí, hơi, giọt và các lượng khí khác có nồng độ vượt quá thành phần bình thường trong không khí gây nên các tác động có hại hoặc gây sự khó chịu (do mùi, do bụi ) 3.2.2.2 Các nguồn ô nhiễm không khí Các vi sinh vật tồn tại trong tự nhiên và các chất gây ô nhiễm khác đeo bám vào các hạt bụi dể phân tán đi khắp nơi. Do đó, ở nơi nào có nhiều bụi thì nơi đó không khí càng bị ô nhiễm. Không khí ở thành phố, đô thị ô nhiễm hơn không khí ở các vùng nông thôn là do ở các thành phô bụi và các chất gây ô nhiễm nhiêu hơn. Nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phân định thành 2 nguồn khác nhau: nguồn từ tự nhiên và nguồn từ hoạt động của loài người. * Nguồn ô nhiễm từ hoạt động tự nhiên là: cháy rừng, các tia chớp, núi lửa phun, do sự phân huỷ các hữu cơ thực vật. Ths. Nguyễn Vinh Quy 26
  33. Quản lý môi trường * Nguồn ô nhiễm do hoạt động của loài người chủ yếu là do hoạt động giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp. + Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động đốt cháy. Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, ô nhiễm do các phương tiện vận tải có động cơ nói chung chưa đến mức nghiêm trọng do số lượng các phương tiện chưa đến nổi nhiều so với các nước phát triển. Tuy vậy, môi trường không khí ở một số thành phố lớn ở nước ta như thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Ở thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 2 triệu xe gắn máy, 300 ngàn xe ô tô các loại và một số phương tiện vận tải khác ngày đêm th ra môi trường không khí một số lượng lớn các chất oxyt các bon, hợp chất có chứa chì, hydrocacbon, Oxitnitơ Các chất khí này dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời tạo nên những chất gây sương mù, kích thích mắt, làm tổn hại cây cối. Động cơ các phương tiện giao thông còn sinh ra nhiều chất gay ung thư cho động vật, kể cả con người. Khí thải do các phương tiện lưu thông thải ra (tính trên một phương tiện) được biểu thị qua bảng 3.1. Thành phần các khí thải thải ra theo trạng thái hoạt động (tăng tốc, giảm tốc) được minh hoạ qua sơ đồ 3.2. + Nguồn ô nhiễm từ các ngành công nghiệp. Hoạt động của các ngành sản xuất công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Các khí thải từ các nhà máy điện đốt than chứa rất nhiều khí các bon, silicat (SiO2), nhóm (AL2O3) và Fe2O3 hoặc Fe3O2. Các khí này phát thải ra dưới dạng tro bay nên nó có khả năng phân tán ra môi trường không khí trên một khoảng cách rất lớn kể từ nguồn phát thải. Trái với các nhà máy điện đốt bằng than, các nhà máy sản xuất công nghiệp khác như nhà máy hóa chất, nhà máy điện nguyên tử lại thường phát thải các chất phóng xạ ra môi trường không khí. Bảng 3.3 trình bày sau đây minh họa các thành phần khí thải xả ra môi trường của các ngành sản xuất công nghiệp. Một số chất khí tuy chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong không khí nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí nói riêng và môi trường xung quanh nói Ths. Nguyễn Vinh Quy 27
  34. Quản lý môi trường chung. Nồng độ các khí này trong khí quyển đang có hiện tượng ngày càng tăng do hoạt động của con người đó là các khí gây hiệu ứng nhà kính. Bảng 3.1 Loại và kh lượng khí thải ra không khí của một phương tiên khi lưu thông Loại khí thải Lượng chất thải (kg/ngày đêm) HCHO 0,698x10-3 CO 58x10-3 -3 CO2 5x10 -3 NO2 2,9x10 -3 SO2 0,2x10 Hạt 0,3x10-3 Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái 1999 Bảng 3.2 Thành phần các khí thoát ra theo trạng thái hoạt động của phương Tiện. Trạng Cacbuahydro Thể tích Thể tích Thể tích Thể tích Thể tích thái vận Không cháy CO NO Hydro CO2 H2O hành (1/106) % (1/106) (%) (%) (%) K. động 750 5,2 30 1,7 9,5 13 t ại ch ổ. Xe t ăng 400 5,2 3000 1,2 10,2 13,2 tốc nhanh. Xe giảm 4000 4,2 60 1,7 9,5 13,0 tốc nhanh Nguồn: Nguy ễn Th ị Kim Th ái 1999. Bảng 3.3: Các thành phần khí xả ra môi trường từ các ngành công nghiệp. Ths. Nguyễn Vinh Quy 28
  35. Quản lý môi trường Nguồn xả Chất ô nhiễm Từ các nhà máy điện Từ các ngành CN khác (kg/tấn than đốt) (kg/tấn than đốt) HCHO 0,023 0,023 CO 0,23 1,38 CH4 0,1 0,46 NO2 9,1 9,1 SO2 34,5 34,5 Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái 1999. Các khí gây hiệu ứng nhà kính gồm: Carbon dioxide (CO 2), Nitrous oxide (NO2, NO, N2O), Methane (CH4), CFCs (Chlorofluorocarbon 11 và Chlorofluorocarbon12). Các khí gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Theo Flavin 1989 thì nguồn chính phát thải các loại khí nhà kính là: Khí CO2 chủ yếu là do hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch, phá rừng; Khí CFCs thải ra không khí do Sol khí, tác nhân làm lạnh, dung môi; Methane (CH4) có trong khí quyển do đất ngập nước, trồng lúa, sinh hoạt của con người, nhiên liệu hoá thạch ; và khí Nitrous oxide do việc đốt nhiên liệu , sản xuất phân bón, phá rừng. Mức độ tăng khí gây hiệu ứng nhà kính trong những năm gần đây được biểu thị ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Mức gia tăng các khí nhà kính trong khí quyển do hoạt động của loài người. Nồng độ Nồng độ Mức độ Mức độ Khí gây hiệu ứng Trong khí Trong khí gia tăng gia tăng nhà kính quyển năm quyển năm % hiện tai. 1850 (ppm) 1990 (ppm) % Ths. Nguyễn Vinh Quy 29
  36. Quản lý môi trường Carbon dioxide. 280 350 26 0,4 Methane. 0,75 1,7 126 0,8 Nitrous oxide. 0,285 0,31 9 0,3 Chlorofluorocarbon11 0 0,00025 - 4,0 Chlorofluorocarbon12 0 0,0005 - 4,0 Nguồn: Craig, D.P. 1996 Nhiều sự cố môi trường và suy thoái môi trường là hậu quả của việc tăng hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển mà nguyên nhân là do con người. Do đó, cộng đồng quốc tế đã có nhiều biện pháp nhằm giảm bớt mức độ phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển. Một trong những hoạt động của nhân loại về khía cạnh giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính là việc thông qua Nghị định thư Kyoto. Ngày 10/11/2001, 165 nước tham gia Hội nghị cắt giảm khí thải nhà kính diễn ra tại thành phố Marrakech (Morocco) đã thông qua nguyên tắc của Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto kêu gọi 40 nước công nghiệp trên thế giới hạn chế hoặc giảm thải khí nhà kính (chủ yếu là khí CO 2) ra môi trường. Mục tiêu của hội nghị Kyoto là đến năm 2012 (từ 1990 đến 2012) phải cắt giảm trung bình 5% các khí nhà kính. Mặc dầu Mỹ, nước thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất đã rút khỏi Nghị định thư này nhưng nhiều nước công nghiệp phát triển như Nga, Australia, Nhật, Canada rất ủng hộ nên Nghị đinh thư Kyoto vẫn được nhiều nước tham gia thực thi. Hội nghị Marrakech rất hy vọng sẽ có đủ 55 nước phê chuẩn và đến nay Australia và một số nước khác đã phê chẩn Nghị định thư Kyoto. 3.2.2.3 Ô nhiễm không khí do tiếng ồn a) Khái niệm: Tiếng ồn nói chung là những âm thanh gây khó chịu, quấy rầy sự làm việc và nghỉ ngơi của con người. Tiếng ồn là một yếu tố tự nhiên nhưng cũng là sản phẩm của nền văn minh kỹ thuật của loài người. Khi tiếng ồn lan truyền trong không khí, chuyển động âm thanh của các phân tử khí gây ra những biến đổi nhỏ về áp xuất không khí mà người ta biểu hiện bằng áp suất âm, cường độ âm. Tiếng ồn được coi như là một chỉ số nhiễm bẩn môi trường trong thành phố. Một số thành phố lớn ở các nước phát triển cũng như đang phát triển ô nhiễm tiếng ồn Ths. Nguyễn Vinh Quy 30
  37. Quản lý môi trường đang là một vấn đề lớn. Ở Mỹ, cường độ quá lớn của tiếng ồn mỗi năm tăng 25%, ở Canada trong 15 giờ liên tục, tiếng ồn tăng 15db so với mức giới hạn cho phép và ở Anh, có 20%-40% dân số đang phải sống suốt ngày đêm trong môi trường tiếng ồn quá mức quy định cho phép. b) Nguồn gây ồn: Nguồn gây ồn chủ yếu và lớn nhất là từ hoạt động giao thông. Tiếng ồn từ hoạt động công nghiệp cũng làmột nguồn gây ô nhiễm. Tuy vậy, hiện nay ở các nước phát triển cũng như đang phát triển người ta đã áp dụng nhiều biện phát giảm thiểu tiếng ồn do hoạt đôïng sản xuất gây ra như: áp dụng công nghệ tiên tiến, quy hoạch các khu công nghiệp xa dân cư, trồng cây cách âm giữa các vùng đệm (dân cư và công nghiệp) nên tiếng ồn do hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã được hạn chế phần nào. Sau đây là mức độ gây ồn của một số ngành công nghiệp. Bảng 3.5: Mức độ gây ồn của các ngành sản xuất Loại gây tiếng ồn Mức ồn (Db Xưởng rèn 98 Gò 113-114 Đúc 112 Tán 117 Nồi hơi 99 Máy tiện 93-96 Máy khoan 114 Máy bào 97 Máy đánh bóng 108 Trục nén tuốc bin 118 Quạt gió li tâm 105 Máy bay tuốc bin phản lực 135 Nguồn: Nguyễn Thi Kim Thái 1999 Ths. Nguyễn Vinh Quy 31
  38. Quản lý môi trường c) Aûnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ. Tiếng ồn trong thành phố là một trong những nguyên nhân gây giảm thiùnh giác của cư dân sống trong các đô thị. Khi tiếng ồn tác động lên vỏ nảo thì nó sẽ làm tăng quá trình ức chế, làm thay đổi phản xạ có điều kiện của người bị tác động và nó sẽ làm giảm khả năng làm việc cũng như trí thông minh của người đó. Khoa học đã chứng minh được rằng, tiếng ồn là một trong những nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày do chức năng tiết chế của dạ dày bị phá vỡ. Tất cả các rối loạn do ảnh hưởng của toàn bộ tiếng ồn trong giao thông, sản xuất, đời sống đều được gọi là “triệu chứng của bệnh vì tiếng ồn”. Mức độ ồn được coi là bình thường nếu: 45 db vào ban đêm, 60 db vào ban ngày. Độ ồn vào khoảng 70 – 80 db nó sẽ gây trạng thái mệt mỏi cho con người, 95 – 110 db bắt đầu gây nguy hiểm, và 120 – 140 db sẽ đe doạ gây chấn thương. Theo đánh giá khoa học thì tạp âm ở các thành phố hiện đại ngày nay vào khoảng 70 –75 db. 3.2.2.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí Để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí, chúng ta cần sử dụng riêng rẽ hoặc phối kết các biện pháp kỹ thuật, biện pháp quy hoạch và biện pháp kiểm soát nguồn phát thải. * Quy hoạch xây dựng đô thị và bố trí các khu công nghiệp hợp lý: Quy hoạch mặt bằng đô thị và bố trí các hợp lý các khu công nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong giảm thiểu ô nhiễm va øbảo vệ môi trường. Đối với bất kỳ nhà máy, xí nghiệp sản xuất nào khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật để đầu tư xây dựng, vấn đề môi trường đều phải được cân nhắc, tính toán. Cần phải tiến hành tính toán, cân nhắc cẩn thận để khi nhà máy, hoặc xí nghiệp đó đi vào sản xuất sẽ có ít tác động tiêu cực đến môi trường và nồng độ các chất thải do các nhà máy này thải ra môi trường cộng với nồng độ của “nền’ ô nhiễm không vượt quá mức độ tiêu chuẩn cho phép. Để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đối với môi trường, địa điểm xây dựng các nhà máy nên đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải chất độc hại cần tập trung Ths. Nguyễn Vinh Quy 32
  39. Quản lý môi trường một vùng để dễ dàng xử lý. Các nguyên tắc sau đây nên được áp dụng để quy hoạch vùng dân cư và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất: + hợp khối khi thiết lập mặt bằng chung; + phân khu theo các giai đoạn phát triển nhà máy một cách hợp lý; + tập trung hoá các hệ thống đường ống công nghệ; + tập trung hoá các nguồn thải và hệ thống xử lý ô nhiễm; và + bảo đảm đủ diện tích cây xanh, mặt nước và độ thông thoáng trong khu nhà máy, xí nghiệp. Để đảm bảo giảm tác động của các chất gây ô nhiễm do hoạt động của các ngành sản xuất công nghiệp gây ra, năm 1971 Bộ y tế đã có quy định kích thước của vùng cách ly vệ sinh công nghiệp. Theo quy định này thì khoảng cách từ nguồn chất thải gây ô nhiễm đến khu dân cư phải căn cứ vào mức độ độc hại của chất thải do xí nghiệp, nhà máy hoạt động trên địa bàn gây ra. Khoảng cách vệ sinh theo mức độ độc hại được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5: Khoảng cách cách ly vệ sinh công nghiệp Mức độ độc hại I II III IV V Chiều rộng vùng cách ly 1000 500 300 100 50 (m) Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái 1999. Ngoài ra, tuỳ theo tần xuất và hoa gió ta có thể cộng thêm hoặc trừ đi một khoảng cách nhất định theo công thức: X i = X0 Pi / P0 . Trong đó: Xi là khoảng cách điều chỉnh (cộng thêm hoặc trừ đi) tính bằng mét xác định theo hướng gió; X0 là khoảng cách (chiều rộng vùng cách ly) lấy theo bảng 3.5; P 0 là tần xuất gió trung bình tính đều cho mọi hướng (P=100/8=12,5% nếu hoa gió có 8 hướng); và P i là tần xuất gió trung bình thực tế của hướng gió i (%). Tuy vậy, quy định chiều rộng vùng cách ly vệ sinh như nêu trên (quy định của Liên Xô) hiện nay không còn phù hợp với tình hình ở Việt Nam trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoávì nó chiếm diện tích rất lớn. Ngày nay người ta có xu hướng áp dụng “công nghệ sản xuất sạch”. Ths. Nguyễn Vinh Quy 33
  40. Quản lý môi trường * Các biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm: Biện pháp kỹ thuật và công nghệ cần được coi là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi loại trừ được chất thải ra môi trường. Nội dung của biện pháp này là “hiện đại hoá công nghệ sản xuất và làm kín dây chuyền và thiết bị sản xuất”. Một số biện pháp sau có thể được xem là biên pháp kỹ thuật làm giảm thiểu ô nhiễm không khí: + Dùng nhiên liệu có ít chất thải ô nhiễm hoặc giảm bớt chất ô nhiễm trước trong nhiên liệu trước khi đốt. Ví dụ, giảm hàm lượng lưu huỳnh (S) trong than, dùng dầu nhẹ thay dầu nặng, thay nhiên liệu củ bằng nhiên liệu mới như ethanol, methanol, khí tự nhiên + Cải tiến quá trình đốt nhiên liệu để giảm thiểu chất thải. Ví dụ, thay tuabin xăng dầu bằng tuabin gas + Sử dụng các thiết bị lọc bụi, thiết bị hấp phu khí thải độc hại trước khi thải ra ống khói.ï * Biện pháp sử dụng cây xanh để bảo vệ môi trường: Sử dụng cây xanh để điều hoà khí hậu, đặc biệt là khí hậu ở các vùng đô thị là một biện pháp khá hữu ích trong bảo vệ môi trường. Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide – CO2 (khí nhà kính) và hơi nước cùng năng lượng mặt trời để tạo ra khi oxy trong qúa trình quang hợp, theo công thức sau: 6CO2 + 5H2O + năng lượng > C6H10O5 + 6 O2 Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút bụi, giữ bụi, lọc sạch không khí, hút, chắn tiếng ồn và tạo mỹ quan cho thành phố, đô thị. Theo Nguyễn Thị Kim Thái (1999), cây xanh (tuỳ theo loại lá to hay nhỏ) có thể che chắn từ 10-90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất. Cây xanh thông thường có thể che chắn từ 40-60% bức xạ và giảm lượng phản xạ bức xạ mặt trời. Hệ số Anbedo của của cây xanh là 0,2-0,3 của thảm cỏ là 0,18-0,24 có nghĩa là 20-30% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị phản xạ ra môi trường xung quanh bằng cây xanh và 18-24% bằng thảm cỏ, trong khi đó bức tường màu vàng có hệ số Anbedo là 0,4-0,5, của bê tông là 0,35-0,45. Nhiệt độ không khí của vùng có cây Ths. Nguyễn Vinh Quy 34
  41. Quản lý môi trường xanh sẽ thấp hơn từ 1-3 0C so với vùng không có cây xanh vào ban ngày, hàm lượng oxy trong không khí ở những vùng có cây xanh tăng hơn 20% và hàm lượng khí CO2 ít hơn so với những vùng không có cây xanh. Số liệu đo lường thực tế cho thấy nhiệt độ mặt đất ở dưới vườn cây xanh hay thảm cỏ thường thấp hơn 3- 50C.ủTong lúc đó, độ ẩm không khí ở vùng cây xanh, ao, hồ thường không cao hơn nhiều so với những vùng thiếu cây xanh (chỉ vào khoảng 2-6%). Cây xanh còn có tác dụng làm giảm tốc độ gió, thông thường từ 10-60%. Tóm lại, khi môi trường đô thị bị ô nhiễm, cây xanh có tác dụng hút bớt các chất gây ô nhiễm không những ở môi trường không khí, nước mà còn cả trong môi trường đất, đặc biệt là đối với các chất kim loại năng độc như chì, thuỷ ngân, kẽm * Một trong những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí còn có biện pháp kiểm soát và kiểm toán nguồn thải. Việc tổ chức và sử dụng hệ thống kiểm tra nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường tong môi trường đô thị nói riêng và môi trường nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường. Cần phải kiểm tra thường xuyên mức ô nhiễm môi trường không khí qua từng khoảng quy định và tự động phát tín hiệu báo động khi nồng độ chất ô nhiễm vượt quá mức cho phép. Công tác xác định hình thức nguồn thải, kích thước hình học nguồn thải (kích thước chiều cao, đường kính miệng ống khói), các tham số của nguồn thải (lượng thải chất ô nhiễm vào khí quyển trong một đơn vị thời gian, lưu lượng khí thải và nhiệt độ khí thải đều đóng vai trò quan trong trong công tác giảm thiểu và bảo vệ môi trường không khí. Một trong những phương pháp dùng để đánh giá nhanh tải lượng chất thải thải ra môi trường không khí là phương pháp đánh giá nhanh do Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đưa ra. Phương pháp đánh gia nhanh này (hệ số thải) là dựa vào lượng nhiên liệu tiêu hao hay dơn vị sản phẩm. 3.2.3 Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT 3.2.3.1 Đặc điểm của môi trường đất. Ths. Nguyễn Vinh Quy 35
  42. Quản lý môi trường Đất – với nghĩa rộng trong hệ sinh thái cầu gọi là thạch quyển (liposphere), trong phạm vi sinh thái môi trường nói chung là môi trường đất, tiếng Anh là “soil environment”. Môi trường đất bản thân nó là một môi trường sinh thái hoàn chỉnh. Mặt khác, nó cũng là một “môi trường thành phần” của hệ môi trường bao quanh nó. Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu địa hình và thời gian (Docutraiep 1979). Do có một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc thay đổi nhiều tính chất của đất và tạo nên những tính chất mới, đặc biệt là tác động của con người nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần phải bổ xung thêm một số yếu tố khác ngoài 5 yêu tố đã nêu trong định nghĩa về đất của Docutraiep. * Sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi các yếu tố đã nêu. Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá huỷ vỡ vụn nên thành phần khoáng của đất chiếm khoảng 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất đó sẽ nhiều cát, đá chứa nhiều kali thì đất sẽ giàu kali. * Sinh vật bao gồm cả thực và động vật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất. Chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, nhờ có vòng tuần hoàn sinh học đá vụn mới biến thành đất. Sinh vật chết đi, để lại chất hữu cơ hay còn gọi là chất mùn tạo độ phì nhiêu cho đất. Chính nhờ chất mùn này mà các thế hệ thực vật kế tiếp nhau lấy chất dinh dưỡng tồn tại, phát triển và chết đi tạo thành vòng tuần hoàn sinh học. Trong mỗi gam đất có hàng trăm triệu đến hàng tỷ vi sinh vật các loại. Các vi sinh vật này tích luỹ một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hoà tan trong quá trình phong hoá, đặc biệt là chúng đưa vào đất nitơ phân tử (N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa nitơ của bản thân chúng. Mặt khác, chính chúng lại phân giải chất hữu cơ từ thực vật đưa vào đất rồi tổng hợp nên chất hữu cơ đặc biệt – chất mùn trong đất. Cùng với vi sinh vật, động vật nguyên sinh và các động vật không xương sống khác trong đất cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành đất. Mỗi gam đất chứa tới hàng chục vạn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống. Ths. Nguyễn Vinh Quy 36
  43. Quản lý môi trường * Khí hậu, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đất, tác động đến sinh vật và sự phá huỷ của đá. Nhờ có năng lượng dưới dạng nhiệt và nước nên sinh vật mới phát triển được và đá mới bị phá huỷ. Nước trong đất và nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành của đất. Nước đóng vai trò dung môi hoà tan các chất hoá học, trong đó có chất dinh dưỡng và ngược lại khi nước ra khỏi đất nó sẽ mang theo nhiều chất khác nhau cần thiết cho cây trồng, kể cả chất khoáng. * Thời gian được xem là một yêu tố đặc biệt góp phần vào quá trình tạo thành đất. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi qúa trình xảy ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định. Hơn nữa, bản thân chúng cũng biến đổi theo thời gian: khí hậu thời kỳ này lạnh, thời kỳ sau nóng, rừng thời kỳ này âm u, thời kỳ sau là hoang mạc Vì vậy, đất cũng biến đổi, tiến hoá theo thời gian. * Quá trình hình thành của môi trường đất không thể không tính đến yếu tố con người. Qua hoạt động sống và phát triển, con người nhờ nhũng thành tựu khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên và đất đai. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật của thiên nhiên và đem lại lợi ích cho nhân loại (tưới, tiêu nước, bón phân cho đất xấu, trồng rừng ở những khu đồi núi trọc ), nhưng cũng có những hoạt động của con người gây tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng, ví dụ như làm cho đất bị ô nhiễm bởi các chất từ hoạt động nông, công nghiệp Tài nguyên đất ở Việt nam tổng cộng là 33 triệu ha, đứng thứ 58 trên thế giới, nhưng vì dân số đông nên đứng về mặt mật độ thì Việt Nam là 1 trong số 40 nước thấp nhất trên thế giới hiện nay. Trong tổng số quỹ đất của Việt nam thì 70% là đất vùng đồi, núi dốc (từ đất đỏ vàng trở xuống). Trên vùng đồi núi, đất loại tốt (đất đỏ bazan) là 2,4 triệu ha, tương đương 7,2% tổng diện tích. Trên vùng đồng bằng, đất phù sa là loại tốt chiếm gần 3 triệu ha (8,7% tổng diện tích). Tổng diện tích đất tốt các vùng khác nhau của nước ta là khoảng 20%, còn lại là các loại đất có nhiều trở ngại cho sản xuất như quá dốc, khô hạn, úng, mặn, phèn, nghèo chất dinh dưỡng, quá mỏng Tóm lại, tài nguyên đất của Việt nam (đất rừng và đất nông Ths. Nguyễn Vinh Quy 37
  44. Quản lý môi trường nghiệp) là rất có hạn. Vì vậy, mấy năm gần đây vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đã trở thành vấn đề quan tâm lớn của cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. 3.2.3.2 Ô nhiễm môi trường đất a) Khái niệm: Môi trường đất có thể bị coi là ô nhiễm nếu thành phần các chất lý, hoá sinh học trong nó vượt quá mức bình thường và làm cho tính chất của đất bị thay đổi. Các chất gây ô nhiễm môi trường đất có thể lan truyền từ môi trường không khí, từ nước hoặc từ các động thực vật tồn tại trong môi trường đất. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của đất, người ta thường dùng các chỉ số như: chỉ số vệ sinh CSVS (CSVS = lượng nitơ anbumin của đất/lượng nitơ hữu cơ). Nếu CSVS 0,98, đất sạch); theo hàm lượng clorua trong đất (đất sạch, ít muối clorua; đất bẩn, muối clorua tăng); theo tiêu chuẩn coli aerogenes (đất nhiễm bẩn nặng có chỉ số aerogenes > 0,001; đất nhiễm bẩn vừa, chỉ số aerogenes = 0,001-0,01, đất nhiễm bẩn nhẹ chỉ số aerogenes = 0,01-0,1 và chỉ số aerogenes . 1 là đất sạch); và theo chỉ số vi khuẩn và trứng giun. b) Các loại ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất có thể xuất phát từ 2 nguồn khác nhau, đó là ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tao. * Ô nhiễm tự nhiên: + Nhiễm phèn - Nước phèn từ các nguồn khác nhau theo các dòng nước ngầm hoặc nước mặt thâm nhập vào đất gây ô nhiễm. Dạng nhiễm này chủ yếu là nhiễm chất độc Fe2+, AL3+, SO2- và làm cho nồng độ của chúng trong dung dịch đất, trong keo đất tăng lên, pH phản ứng với môi trường đất bị giảm xuống. Kết quả gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó. + Nhiễm mặn – Do một yếu tố tự nhiên nào đó như thẩm thấu, phun trào, triều cường , muối có trong nước biển hoặc trong nước ngầm có thể thâm nhập vào đất và gây ô nhiễm. Các chât gây ô nhiễm trong trường hợp này có thể là Na+, K+ hoặc Ths. Nguyễn Vinh Quy 38
  45. Quản lý môi trường - 2- - CL , SO4 , CO3 , . Nồng độ muối cao ở dung dịch đất sẽ gây nên hạn sinh lý cho thực vật. + Gley hoá – Quá trình gley hoá trong môi trường đất sản sinh ra nhiều chất độc dưới dạng CH4, N2O, CO2, H2S, FeS Những chất này gây độc cho hệ sinh thái. * Ô nhiễm nhân tạo: + Từ các hoạt động công nghiệp – các hoạt động công nghiệp xả vào môi trường đất một lượng lớn các phế thải của chúng qua các ống khói, bải chôn lấp rác Các phế thải này rơi xuống đất làm thay đổi các thành phần của đất, pH, quá trình nitơrat hoá Dẫn đến hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại phế thải này. Trong số các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất thì khai thác khoáng làm ô nhiễm và suy thoái môi trường đất mạnh nhất. Do hoạt động khai thác mỏ, một lượng lớn phế thải, quặng từ lòng đất đưa lên trên bề mặt. Mặt khác, thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Ngoài ra, một lượng lớn phế thải, xỉ quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống và làm đất bị nhiễm bẩn (ô nhiễm) ở quy mô rộng hơn. Nhìn chung, tất cả các khâu sản xuất công nghiệp đều tạo nên các phế thải dưới dạng lỏng hoặc rắn. Các phế thải này bằng cách này hay cách khác có thể quay trở lại môi trường đất gây nhiễm bẩn. Đặc điểm của phế thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất rất đa dạng về thành phần và kích thước, không tập trung, đa nguồn gốc. Ngoài các tác động trực tiềp như đã nêu, các hoạt động công nghiệp còn gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Việc xả các khí độc như H 2S, SO2 từ các ống khói nhà máy, xí nghiệp là nguyên nhân của các hiện tượng mưa axit, làm chua đất, kìm hảm sự phát triển của các thảm thực vật. Các hoạt động công nghiệp khác như xây dựng bến bãi, đường xá, nhà máy, nhà cữa còn phá huỷ thảm thực vật, cảnh quan khu vực, làm thay đổi địa hình, cản trở dòng chảy, tạo điều kiện xói mòn đất. Theo đặc tính lý, hoá, các phế thải rắn công nghiệp gây nhiễm bẩn môi trường đất được chia thành 4 nhóm sau đây: Ths. Nguyễn Vinh Quy 39
  46. Quản lý môi trường - Phế thải vô cơ: các phế thải này chủ yếu từ các nhà máy, xí nghiệp mạ điện, thuỷ tinh, công nghiệp giấy, cặn xỉ các trạm xử lý nước - Phế thải khó phân huỷ: Dầu mỡ trong nước, sợi nhân tạo, phế thải công nghiệp da - Phế thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sử chữa xe máy, sản xuất máy lạnh, thực phẩm - Phế thải độc hại: các phế thải tác động mạnh, phế thải đồng vị phóng xạ + Từ các hoạt động nông nghiệp – nguồn gây ô nhiễm môi trường đất từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là do việc sử dụng các sản phẩm hoá, sinh học như: phân bón, các chất điệt cỏ, diệt côn trùng và chất kích thích sinh trưởng. Các chất này khi sử dụng quá mức sẽ làm thay đổi các thành phần của đất, pH và quá trình nitrat hoá của đất. 3.2.3.3 Các chất gây ô nhiễm môi trường đất Các chất gây ô nhiễm môi trường đất rất đa dạng và xuất phát từ nguồn khác nhau. Tùy theo bản chất của chất gây ô nhiễm, có thể phân loại chúng thành các nhóm: chất hoá học; chất phóng xạ; và vi sinh gây bệnh. Các chất hoá học: các chất hoá học có nguồn gốc từ các hoạt động nông nghiệp thường thấy trong môi trường đất là các phân bón hoá học, các chất diệt côn trùng, diệt cỏ. Đặc biệt, trong các chất diệt cỏ có chứa các sản phẩm clo của phenol, khi vào đất, các chất này làm cho số lượng các trực khuẩn có tích tụ phenol hoạt động mạnh. Đa số các loại hoá chất trừ sâu, diệt cỏ đều làm ô nhiễm cây trồng, làm các rễ cây bị cằn cổi trong đất và không phát triển được. Nhiều thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong đất với một thời gian khá dài. Ví dụ, sau 5 năm sử dụng DDT người ta vẫn tìm thấy 4-5% DDT sót lại trong đất. DDT ở nồng độ thấp (24mg/l) gây nên sự thay đổi sinh lý ngược của cá, làm chết các loại chim. Khi thâm nhập vào cơ thể động thực vật nó sẽ tích tụ và gây nên các khối u, trong đó u ác tính hay còn goi là ung thư rất nguy hiểm. Các hoá học mang độc tính cao như chì, Asen, Flo cũng rất dễ thâm nhập vào môi trường đất và vào cơ thể người thông qua chuổi thực phẩm gây để gây hại. Ths. Nguyễn Vinh Quy 40
  47. Quản lý môi trường Các chất thải công nghiệp mang tính nguy hại: Các phế thải công nghiệp tạo nên nguồn quan trọng các chất gây ô nhiễm do các phế thải độc hại này có chứa các chát hoá học gây độc cho môi trường đất. Theo ước tính, trong số 50% các phế thải công nghiệp có tới 15% có khả năng gây độc hại nguy hiểm. Các chất phóng xạ: Các chất phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân hoặc từ sự rò rĩ của các lò phản ứng nguyên tử thấm vào đất. Những chất như C 14, Sr90, Cs, Be, Bo, Se, đều là những chất phóng xạ. Chất phóng xạ như C 14 có thể thâm nhập vào đất, thực vật và tham gia vào quá trình chuyển hoá cacbon ở thực vật và nó sẽ gây nguy hại cho người và động vật nếu chúng ta ăn phải nó. Các vi sinh vật gây bệnh: Môi trường đất rất dễ bị ô nhiễm nếu các trực khuẩn và nguyên sinh động vật đường ruột thâm nhập vào thông qua việc sử dụng phân bón lấy từ các hố xí, bùn hoặc do việc xả các chất thải sinh hoạt một cách bừa bãi. Các kí sinh trùng như giun, sán, các loại nấm; các trực khuẩn như lị, thương hàn, vi khuẩn tả hoặc amíp cũng rất dễ thâm nhập vào môi trường đất để gây bệnh. 3.2.3.4 Các biện pháp bảo vệ môi trường đất Trong số những biện pháp bảo vệ môi trường đất, biện pháp kỹ thuật như chống xói mòn đất, thu gom, xử lý chất thải rắn kết hợp với công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tỏ ra rất có hiệu quả. * Chống xói mòn đất: Xói mòn là hiện tượng lớp đất mặt màu mỡ nhất bị mất đi do gió, nước chảy Ở Việt Nam, xói mòn chủ yếu xảy ra do: mưa lớn (nhiều vùng rừng núi lượng mưa có khi lên đến 3000mm/năm), do địa hình dốc và rừng đồi bị phá nghiêm trọng. Theo Nguyễn Thị Kim Thái (1999), hàng năm có khoảng 200 tấn đất, trong đó có 6 tấn mùn trên mỗi ha đất ở những vùng đồi trọc bị xói mòn. Do đó, các biện pháp chống xói mòn đất hiện nay là: + giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc bằng cách san ruộng bậc thang, đào mương, đắp bờ, trồng các hàng cây để ngăn chiều dài dốc ra nhiều đoạn ngắn hơn ; + trồng lại các khu rừng bị tàn phá. Đối với những khu rừng bị tàn phá và có địa hình tương đối dốc thì phục hồi rừng theo các phương pháp gieo trồng theo hướng ngang với sườn dốc. Đối với cây hàng thưa thì giữa các hàng cây nên trồng xen Ths. Nguyễn Vinh Quy 41
  48. Quản lý môi trường các loại cây nông nghiệp ngắn ngày. Chọn cây trông phù hợp với khí hậu, chất đất và địa hình để nâng cao hiệu quả bảo vệ đất và giá trị kinh tế. + các biện pháp thuỷ lợi như xây dựng đập, hệ thống tưới tiêu theo các đường đồng mức để ngăn nước, xây các đập và giếng tiêu năng tại những vị trí quá dốc là những biện pháp chống xói mòn đất rất hữu hiệu. * Thu gom và xử lý chất thải. Để ngăn chặn ô nhiễm môi trường đất do các chất gây ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp mang lại, ngoài các biện pháp phòng ngừa từ xa như sử dụng “công nghệ sạch” thì các biện pháp thu gom và xử lý chất thải đóng vai trò khá quan trọng. Ngày nay, trong xử lý chất thải thì các biện pháp lý học, sinh học, hoá học và các biện pháp kết hợp sinh-lý-hoá đều được sử dụng. * Quy hoạch và quản lý sử dụng đất hợp lý: các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, xử lý các chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường đất đề cập ở trên tuy rất có ý nghĩa trong ngăn chặn và bảo vệ ô nhiễm môi trường đất. Tuy vây, hiệu quả của việc bảo vệ môi trường đất sẽ tăng lên rất nhiều nếu việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất được coi trọng. Trong công tác quy hoạch và quản lý đất trên bình diện vĩ mô nên xem xét hài hoà các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Đố với những vùng đất quan trọng như đầu nguồn, những vùng có địa hình đồi núi thì nên chú ý nhiều đến yếu tố môi trường khi quy hoạch sử dụng. Các chính sách lớn như “Di dân”, “ Xây dựng vùng kinh tế mới” cần phải được chính phủ cân nhắc cẩn thận trước khi phê duyệt và khi thực hiện phải tuân thủ nghiêm túc các quy chế, quy định đề ra. Ths. Nguyễn Vinh Quy 42
  49. Quản lý môi trường PHẦN II. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. 4.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. 4.1.1. Khí niệm về quản lý nhà nước về môi trường và quản lý môi trường trong các doanh nghiệp, khu dân cư Trong tiếng Anh và tiếng Pháp thuật ngữ “Management” có nghĩa là ‘quản lý’. Trong tiếng La tinh, dùng thuật ngữ “Management” có 02 ý nghĩa, ‘sự rèn luyện’: học cách sử dụng công cụ này hoặc công cụ kia để giải quyết một vấn đề nào đấy với sự khéo léo nhiều hay ít và ‘sự dẫn dắt’: chỉ huy một cộng đồng (một gia đình, một nhiệm sở, ), trông nom, giữ gìn một khối tài sản có trách nhiệm phải gánh vác. Từ 02 nghĩa này có thể hiểu, một nhà quản lý giỏi là người biết sử dụng những tài năng và điều kiện có trong tay để lãnh đạo tốt nhất một trách nhiệm được giao phó. Thuật ngữ “quản lý” được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, tù Ths. Nguyễn Vinh Quy 43
  50. Quản lý môi trường doanh nghiệp, khu vực tư nhân, khu vực công, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Mặc dầu hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, nhưng theo một số tác giảõ thì thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm 2 nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, “quản lý nhà nước về môi trường là xác định rõ chủ thể quản lý là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế – xã hội quốc gia”. Quản lý của các doanh nghiệp và khu vực dân cư về môi trường chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất và bảo vệ sức khoẻ của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Phân tích một số định nghĩa về quản lý môi trường cho thấy, có ba khía cạnh trong quản lý môi trường: * tổng hợp các biện pháp tiếp cận hệ thống thích hợp; * tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người; và *ø giữ cân bằng quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất. Từ viêïc rút ra những khía cạnh trên ta có thể nêu ra một định nghĩa về quản lý môi trường như sau: “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Công tác quản lý môi trường được thực hiện bằng các biện pháp tổng hợp các ngành, lĩnh vực như: luật pháp, chính sách, kinh tế . kỹ thuật, công nghệ. xã hội, văn hoá, giáo dục Các biện pháp quản lý có thể đan xen, phối hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của các vấn đề đặt ra và có thể được thực hiện ở mọi quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình Ths. Nguyễn Vinh Quy 44
  51. Quản lý môi trường 4.1.2. Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường. Trong công tác bảo vệ môi trường, cụm từ “hệ thống quản lý môi trường” thường được đề cập rất nhiều và không ít người cho rằng hệ thống quản lý môi trường chỉ là một cơ cấu tổ chức hành chính có sự phân chia trách nhiệm theo từng cấp độ. Ví dụ, hệ thống quản lý môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Giám đốc Sở, các phòng ban trực thuộc, các xí nghiệp dịch vụ công ích, Thực ra, cách hiểu này mới khái quát được một phần trong hệ thống quản lý môi trường nói riêng và quản lý xã hội nói chung. Theo Council Regulation 1838/93/EEC -29/6/1993), “Hệ thống quản lý môi trường là một bộ phận của hệ thống quản lý tổng thể bao gồm: cơ cấu tổ chức; các trách nhiệm; các cách/phương pháp thực hành; các thủ tục; các quá trình và các nguồn lực dùng để xác định và thực hiện các chính sách môi trường”. UNEP, International Chamber of Commerce, International Federation of Consulting Engineers (1995) định nghĩa:”Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu tổ chức, các trách nhiệm, các cách thực hành, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực dùng để thực hiện và duy trì việc quản lý môi trường. Nó bao gồm các mặt quản lý là kế hoạch hoá, triển khai, hoàn thành, thực hiện và kiểm tra, và cải tiến chính sách môi trường và các mục tiêu của xí nghiệp”. Như vậy, một hệ thống quản lý môi trường sẽ bao gồm nhiều yếu tố: nhân lực và phương pháp thực hiện, triển khai. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều hệ thống quản lý môi trường được đề xuất và áp dụng. Thực tế, hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000, ISO 9000, CDM, đang được áp dụng nhằm đảm bảo hà hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 4.2 MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. 4.2.1. Mục đích. Mục đích của công tác quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nói một cách cụ thể hơn là Ths. Nguyễn Vinh Quy 45
  52. Quản lý môi trường phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ môi trường, còn bảo vệ môi trường là tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai. Mục tiêu của công tác quản lý môi trường có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, yếu tố kinh tế-xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia mà thay đổi cho phù hợp. Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam công tác quản lý môi trường có những mục tiêu cụ thể sau. * Khắc phục và chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động của con người. Trong giai đoạn hiện nay thì các biện pháp khắc phục và phòng chống ô nhiễm có thể là: - Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật bảo vệ môi trường về báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án quy hoạch, đầu tư - Các bộ, ngành, tỉnh và các thành phố căn cứ vào kết quả đánh giá tác động môi trường của những cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động để phân loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý. - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng bằng cách trang bị, đầu tư các thiết bị công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, cải tiến và sản xuất các thiết bị tiêu hao ít năng lượng và nguyên liệu. - Đối với các khu đô thị và khu công nghiệp thì phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện - Thực hiện các kế hoạch quốc gia về ứng cứu các sự cố dầu tràn trên biển, kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hoá học sử dụng trong trong chiến tranh, quản lý các các hoá chất và chất thải nguy hại. * Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với boả vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành các luật và chính sách bảo vệ môi trường. để thực hiện được mục tiêu này, các biện pháp cụ thể sau có thể được áp dụng: Ths. Nguyễn Vinh Quy 46
  53. Quản lý môi trường - Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định về luật pháp khác nhằm nâng cao hiệu lực của luật. - ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích việc việc áp dụng các công nghệ sạch. - Thể chế hoá việc đóng góp chi phí bảo vệ môi trường: thuế môi trường, thuế tài nguyên, quỹ môi trường - Thể chế hoá việc phói hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phải có các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. Tính toán hiệu quả kinh tế, so sánh các phương án phải tính cả chi phí bảo vệ môi trường. * Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung Ương đến địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường. Để thực hiện mục tiêu này, có thể thực hiện các biện pháp sau: - Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đủ sức thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của đất nước. - Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ và gắn chúng với hệ thống các trạm quan trắc môi trường toàn cầu và khu vực. Hêï thống này có chức năng phản ánh trung thực chất lượng môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. - Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu môi trường quốc gia và quy chế thu thập và trao đổi thông tin môi trường quốc gia và quốc tế. - Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên gia về khoa học và công nghệ môi trường đồng bộ, đáp ứng công tác bảo vệ môi trường quốc gia và từng nghành. - kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, các bộ, các ngành. Thí du:ï kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước, trong ngành. * Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững theo tinh thần Hội Nghị RIO 1992. Các biện pháp để thực hiện mục tiêu này có thể là: Ths. Nguyễn Vinh Quy 47
  54. Quản lý môi trường - Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. - Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. - Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất. - Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất. - Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức mới vì sự phát triển bền vững. - Tạo điều kiện để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình. - Tạo ra cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững. - Xây dựng khôi liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát triển. - Xây dựng một xã hội bền vững. * Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quooc gia, các vùng lãnh thổ riêng biệt. Sử dụng các biện pháp như: - Xây dựng các công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, từng địa phương tuỳ thuộc vào trình độ phát triển. - Hình thành và thực hiện đồng bộ các công cụ quản lý môi trương (luật pháp, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội ) 4.2.2 CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU Công tác quản lý môi trường có tiêu chí chung là đảm bảo cho mọi người được sống trong một môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần ginf giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường gồm: * Hướng tới sự phát triển bền vững: Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường. Để giải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng xã hội bền vững (có 9 nguyên tắc được nêu trong sách “Cứu lấy Trái Đất” là: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; nâng cao chất lượng cuộc sống của con người; bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất; hạn chế đến mức thấp nhất việc làm giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; giữ vững trong khả năng chịu đựng được của trái đất; thay đổi thái độ và hành vi của con người; để cho các cộng đồng tự quản lý Ths. Nguyễn Vinh Quy 48
  55. Quản lý môi trường môi trường của mình;xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; và xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường.”. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương. * Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường: Do môi trường không có ranh giới không gian nên sự suiy thoái hoặc ô nhiễm môi trường ở một quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác. Vì vậy, để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cần phải tích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định * Quản lý môi trường từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp: Nhìn chung các biêïn pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng (luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ ). Mỗi loại biện pháp và công cụ có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, do đó phải tuỳ theo điều kiện và thẻ chế của từng quốc gia, lãnh thổ mà áp dụng sao cho phù hợp mới mong đem lại hiệu quả cao. Ví du, trong nền kinh tế thị trường thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn, trong khi đó trong nền kinh tế kế hoạch hoá thì công cụ luật pháp và chính sách lại có thế mạnh hơn. * Nguyên tắc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh-Prevention is better than cure”- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm: Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý nếu để xảy ra ô nhiễm; khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường, lan truyền theo chuỗi thức ăn và không gian xung quanh, để loại trừ khỏi các ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đối với con người và sinh vật, cần phải có nhiều công sức và tiền của hơn so với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh. Ths. Nguyễn Vinh Quy 49
  56. Quản lý môi trường * Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ô nhiễm - ppp (polluter pays principle): Nguyên tắc quản lý môi trường này do các nước thuộc OECD đưa ra trước tiên. Nguyên tắc này được dùng làm cơ sở xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suất như thuế năng lượng, thuế Carbon, thuế SO2 Nguyên tắc PPP cần được thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nôi dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Ví dụ, phí rác thải, phí nước thải là nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền. 4.2.3 NỘI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG. Quản lý môi trường là một trong những nội dung quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước. Trong điều 37 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 1994, nội dung của công tác quản lý môi trường gồm các điểm sau: * Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. * Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. * Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. * Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc nguồn thông tin, dữ liệu và phân tích môi trường, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. * Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và cơ sở kinh doanh. Ths. Nguyễn Vinh Quy 50
  57. Quản lý môi trường * Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở kinh tế- xã hội. * Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. * Đào tạo các cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. * Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. * Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo phạm vi và tinh chất quản lý, quản lý môi trường có thể chia ra các loai sau: + Quản lý môi trường khu vực: Khu đô thị, nông thôn, biển + Quản lý môi trường theo ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, khai thác khoáng sản,vv. + Quản lý tài nguyên: tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khi hậu.vv. Theo tính chất của công tác quản lý có thể phân loại: Quản lý chất lượng môi trường như: ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước thải, nước mặt., nước ngầm > Quản lý kỹ thuật moi trường: quan lý hệ thống quan trắc, giám định, đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, các trạm phân tích và các phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường, thẩm định chất lượng của máy và thiết bị, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu môi trường > Quản lý kế hoạch môi trường: quản lý việc xây dựng và thực thi các kế hoạch bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, xây dựng các công Ths. Nguyễn Vinh Quy 51
  58. Quản lý môi trường Nhà nước, hiến pháp Kế hoạch Mục tiêu, định Đường lối phát Chiến lược Mục tiêu cụ thể hướng lớn triển bền vững Cơ cấu kinh tế xã hội Cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý Tổ chức công tác QLMT Đội ngũ cán bộ mt Cơ chế nhân lực Nguồn nhân lực khác Kinh tế Phương pháp, Pháp lý hình thức & Các công cụ quản lý nghệ thuật quản Xã hội lý Chính sách quản lý Quan điểm Tạo lập các cơ Biện pháp hội khai thác nội Các giải pháp lực và nguồn lực quản lý cụ thể quốc tế Thủ thuật Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc các nội dung quản lý nhà nước về mặt môi trường. trình bảo vệ môi trường, hình thành và quản lý quỹ môi trường ở Trung ương, các ngành, các cấp địa phương. Ths. Nguyễn Vinh Quy 52