Giáo trình Dược liệu học

doc 86 trang phuongnguyen 4951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dược liệu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_duoc_lieu_hoc.doc

Nội dung text: Giáo trình Dược liệu học

  1. LỜI NÓI ĐẦU Cuốn giáo trình dược liệu là sách giáo khoa dùng cho học sinh Dược trung học. Được viết ngắn gọn với số lượng cây thuốc hạn chế, dựa theo chương trình đào tạo Dược sỹ trung học của Bộ Y tế ban hành tháng 12/ 2003 và chương trình chi tiết năm 2007 của trường. Nội dung của cuốn “Dược liệu học” gồm hai phần chính: Tập 1. PHẦN KỸ THUẬT CHUNG VỀ DƯỢC LIỆU +. Đại cương về dược liệu . +. Kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến bảo quản dược liệu. +. Thành phần, tác dụng của các nhóm thuốc hoạt chất thường có trong dược liệu. +. Kỹ thuật kiểm tra chất lượng dược liệu. Tập 2. PHẦN CÁC CÂY THUỐC, VỊ THUỐC: Các cây thuốc, các vị thuốc và các con vật làm thuốc được sắp xếp theo tác dụng, công dụng, trong danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền, đang được dùng để trị liệu các bệnh chứng thường gặp ở cộng đồng. Nội dung cho mỗi cây thuốc, vị thuốc gồm: +. Tên cây thuốc, tên vị thuốc hoặc tên con vật làm thuốc. +. Mô tả thực vật, con vật hoặc nguồn gốc vị thuốc. +. Bộ phận dùng. +. Thu hái, chế biến, bảo quản. +. Thành phần hoá học. +. Tác dụng, công dụng, cách dùng. +. Một số chế phẩm thuốc và cao đoen hoàn tán. Môn Dược liệu học sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về: Nguồn gốc, thành phần hoạt chất chính, kiểm nghiệm sơ bộ, cách thu hái, chế biến, bảo quản, tác dụng, công dụng cách dùng của các cây thuốc, vị thuốc quy định trong chương trình. Mục tiêu chủ yếu là xác định được sự thật giả, chất lượng tốt hay xấu và hướng dẫn sử dụng các cây thuốc, vị thuốc hợp lý, an toàn. Trong quá trình học tập học tập học sinh cần tham khảo thêm những sách viết về cây thuốc như: - “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. GS.TS. Đỗ Tất Lợi. - “Dược liệu Việt Nam”. Bộ Y tế. - “Dược điển Việt Nam” (Phần các dược liệu và đông dược). Bộ Y tế. - “Từ điển cây thuốc”. TS. Võ Văn Chi. - “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”. Viện Dược liệu. Là một trong những môn học chuyên môn, môn dược liệu có liên quan tới các môn học khác như: Thực vật, viết và đọc tên thuốc, hoá học hữu cơ, hoá phân tích, kiểm nghiệm thuốc, hoá dược dược lý, Vì vậy học sinh cần liên hệ kiến thức của các môn học kể trên trong quá trình học môn này. Trong quá trình biên soạn cuốn “Giáo trình Dược liệu” này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý tận tình của quý thầy cô trong bộ môn dược liệu – Khoa dược – ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh và các quý vị đồng nghiệp gần xa. Chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn. Các tác giả 1
  2. Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 1 Mục lục 2 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU 3 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC 3 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU 3 3. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DƯỢC LIỆU 8 Bài 2: KỸ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU 12 1. THU HÁI DƯỢC LIỆU 12 2. CHẾ BIẾN SƠ BỘ DƯỢC LIỆU 14 3. ỔN ĐỊNH DƯỢC LIỆU 16 4. LÀM KHÔ DƯỢC LIỆU 16 5. BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU 18 Bài 3: THÀNH PHẦN VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ NHÓM HOẠT CHẤT CÓ TRONG DƯỢC LIỆU 22 1. MUỐI VÔ CƠ 22 2. DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ 22 3. DƯỢC LIỆU CHỨA GLUCID 24 4. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID 30 5. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN 32 6. DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRAGLYCOSID 35 7. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID 38 8. DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN 39 9. DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN 42 10. DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID 43 11. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU 49 12. NHỰA 53 13. CHẤT BÉO 53 14. KHÁNG SINH THỰC VẬT 56 Bài 4: KỸ THUẬT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU 61 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU 61 2. KỸ THUẬT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU 62 3. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA 70 PHẦN ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 2
  3. BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU MỤC TIÊU ÔN TẬP 1. Trình bày được định nghĩa môn học. 2. Kể được sơ lược lịch sử phát triển của dược liệu học trên thế giới và của nước ta. 3. Trình bày được một số ưu điểm và xu hướng hiện nay trong việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và vị trí vai trò của dược liệu trong ngành Y tế và trong nền kinh tế nước ta. 4. Kể được những nội dung chính trong việc kế thừa và phát huy vền Y Dược học cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC Dược liệu học là môn khoa học nghiên cứu về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật và động vật, trong đó chủ yếu là các cây thuốc, vị thuốc1 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU Lịch sử môn dược liệu học gắn liền với lịch sử phát triển loài người. Từ thời tiền sử, trong quá trình sinh sống, bên cạnh việc tìm kiếm thức ăn, con người cũng tìm hiểu, ghi nhận những tác dụng, công dụng chữa bệnh của cây cỏ và những cây độc như: cây cỏ làm dịu đau, làm lành chữa những vết thương, chữa được các bệnh chứng thông thường và những tác dụng bất lợi Theo thời gian, các kinh nghiệm dần dần được kiểm chứng, sàng lọc, bổ dung. Tích lũy và đúc kết thành hệ thống lý luận lưu truyền cho các đời sau 1 Chú thích: Dược liệu có thể là toàn bộ hay chỉ dùng một vài bô phận của cây hay con vật. Dược liệu cũng bao gồm những sản phẩm do cây cỏ hay con vật tiết ra như: gôm, nhựa, sáp, xạ hương hay lấy ra được từ cây cỏ hoặc động vật như tinh dầu, dầu mỡ Dược liệu học còn đề cập đến các cây cỏ được dùng làm gia vị, làm hương liệu mỹ phẩm, các cây độc, nấm độc v.v 3
  4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU HỌC PHƯƠNG TÂY Vào khoảng 5000 năm trước công nguyên (TCN) người Ai Cập cổ đại (Babilonians) đã biết sử dụng nhiều cây thuốc vị thuốc. Dược liệu còn chú ý nhiều đến những hoạt chất chiết xuất và tinh khiết hóa được từ dược liệu như: berberin, rotundin, rutin, digitalin, reserpin vv Những thầy thuốc Hy Lạp cổ nổi tiếng đã được lịch sử tôn vinh như: - Hippocrate (460 – 377 TCN) tổ sư của ngành y dược thế giới. Ông đã phổ biến kinh nghiệm sử dụng hơn 200 cây thuốc vị thuốc và nhiều công trình về giải phẫu, sinh lý có giá trị. - Aristoteles (384 – 322 TCN) và Theophrast (370 – 287 TCN) là những nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng. Những công trình của 2 ông đã đặt nền móng cho những nhà khoa học tự nhiên về sau nghiên cứu về động vật và thực vật. - Dioscorides (40 – 90 TCN), Ông đã viết tập sách “Dược liệu học” (De Materia medica) mô tả trên 600 loài cây có tác dụng chữa bệnh, trong đó có nhiều cây vẫn đang còn được sử dụng trong Y học hiện đại ngày nay. - Galen (129 – 199 SCN), Ông đã mô tả phương pháp bào chế thuốc có nguồn gốc động vật và thực vật. Galen cho rằng chữa bệnh, không chỉ biết thuốc mà còn phải quan tâm đến bệnh cảnh, tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh và thời điểm dùng thuốc. Ngày nay ngành Dược tôn Ông là bậc tiền bối của ngành. Trong rất nhiều thế kỷ, việc sử dụng cây thuốc ở phương Tây chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của Dioscorides, Galen v.v đã được ghi chép và lưu truyền lại. Đến thế kỷ 15 (Thời phục hưng), Paracelsus (1490 – 1541) nhận thấy rằng các tác dụng chữa bệnh của cây thuốc chỉ do một phần tinh túy nào đó của nó mà thôi, quan niệm ấy đã là cơ sở cho việc nghiên cứu các hoạt chất của cây thuốc sau này. - Dale viết cuốn “Pharmacologia” vào năm 1700, đánh dấu ngành Dược tách khỏi ngành Y. - Linnaeus (1707 -1778) đưa ra hệ thống phân loại và danh pháp động và thực vật. 4
  5. - Cuối thế kỷ 18 Scheele – chiết xuất được các axit hữu cơ và những chất khác từ cây cỏ. Mở đầu cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc và Friederich Serturner là người đầu tiên chiết xuất được Morphin từ nhựa thuốc phiện. - Năm 1942 lần đầu tổng hợp được Diethyl ether là một chất gây mê, từ đó ngành Hóa dược được tách dần ra khỏi ngành dược liệu. - Năm 1857 Schleiden phân biệt được các loại rễ Sarsaparilla khác nhau bằng cách quan sát và so sánh sự khác nhau về cấu tạo các tế bào nội bì của chúng dưới kính hiển vi mở đường cho việc kiểm nghiệm dược liệu bằng kỹ thuật kính hiển vi. - Năm 1929 Alexander Fleming chiết xau61t được Penicilin một chất kháng sinh từ nấm Penicillium notatum từ đó ngành vi sinh học được hình thành. Những tiến bộ của khoa học ở nữa cuối thế kỷ 20, đã làm cho dược liệu học phát triển mạnh mẽ đạc biệt là những khám phá về thành phần hóa học và những tác dụng của cây thuốc, vị thuốc. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Y học Trung Hoa có lịch sử phát triển lâu đời, trên cơ sở lý luận của triết học và tôn giáo, tồn tại và phát triển bền vững đến tận ngày nay. Trong quá trình phát triển Y học Trung Hoa còn chịu ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa và y học với các nước láng giềng như: Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng v.v và các nước lớn khác như: Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập và Y học phương Tây. Người Trung Hoa đã tiếp thu những kinh nghiệm chữa bệnh và những dược liệu đó ngày nay đã trở thành một bô phận của Y học Trung Hoa. - Thời hoàng Đế (2637 TCN), “Nội Kinh” là cuốn sách đã tập hợp các phương pháp chữa bệnh theo y lý Đông phương. - Lý Thời Trân (1518 – 1593) biên soạn “Bản thảo cương mục” vào năm 1596 phổ biến 12.000 bài thuốc và phương thuốc trong đó có 1892 vị thuốc (1094 dược liệu, 444 động vật và 354 khoáng vật), đây là cuốn sách có giá trị khoa học và thực sự bổ ích. Y học Ấn Độ cũng sớm phát triển, khoảng 4000 – 100 năm TCN trong Kinh Vệ đà (Ayurveda) các kiến thức về y học sử dụng cây thuốc đã được đề cập 5
  6. đến. Ấn Độ đã sử dụng nhiều dược liệu như: Ba gạc, tỏi, tiêu, gừng, thầu dầu, mè, đậu khấu, phụ tử, ngưu hoàng, rắn lục v.v SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Nền Y Dược học nước ta cũng có lịch sử phát triển lâu đời. - Vào khoảng 4000 năm TCN, Thần Nông 2 đã dạy cho dân sử dụng các loại ngũ cốc, rau quả làm thực phẩm và biết phân biệt, ghi nhận một số cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. - Vào thời Hồng Bàng (2879 – 257 TCN) tổ tiên ta đã biết nhuộm răng, nhai trầu để bảo vệ răng và làm cho da dẻ hồng hào, uống chè vối giúp tiêu hóa dễ dàng, dùng gừng, hành, tỏi để làm gia vị và để phòng và chữa bệnh. Cuối thế kỷ thứ III TCN, ở Việt Nam Giao Chỉ, nhiều vị thuốc đã được ghi nhận như: Gừng, riềng, quế, trầm hương, hương bài, cánh kiến trắng, mật ong, sừng tê giác, cau, sử quân tử, ý dĩ, sắn dây, long nhãn, vải - Từ 179 TCN đến 938 SCN thời ký Bắc thuộc, người Trung Hoa lấy nhiều cây thuốc của Việt Nam về trồng như: Ý dĩ, vải, nhãn, sử quân tử, nhục đậu khấu và thu các cống vật là dược liệu như: trầm hương, cánh kiến trắng, sừng tê giác v.v trong thời ký này Y học cổ truyền Việt Nam đạ chịu nhiều ảnh hưởng của y học cổ truyền Trung Hoa, nhưng những kiến thức của y học cổ truyền Việt Nam cũng đã xâm nhập vào nền y học cổ truyền Trung Hoa. Từ 938 – 1884 Nhà nước phong kiến Việt Nam được độc lập trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Tây Sơn, Nguyễn. Các danh y có những đóng góp to lớn cho nền y dược học cổ truyền nước ta như: Minh Không thiền sư đã chữa khỏi bệnh điên cuồng, mình mọc đầy lông, miệng la hét cho vua Lý Thần Tông (1136), bằng cách tắm nước cây bồ hòn. Chu Văn An biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chú di biên” (1391), đã tổng kết trên 700 phương thuốc chữa bệnh. Tuệ Tĩnh đã chữa khỏi bệnh hậu sản cho hoàng hậu Tống Vương Phi nhà Minh và được phong là “Đại y thiền sư” rồi bị giữ lại và đã quy y ở Trung Quốc 2 Chú thích: Thần nông là Tổ tiên của vua Hùng. Thần Nông sinh ra Đế Minh, Đế Minh sinh ra Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân sinh ra vua Hùng. 6
  7. không rõ năm nào. Tuệ Tĩnh đã để lại 2 tác phẩm có giá trị là: “Hồng Nghĩa giác tư y thư” và “Nam Dược thần hiệu”. Tư tưởng chỉ đạo của Tuệ Tĩnh về đường hướng Y học cổ truyền nước ta là “Nam dược trị Nam nhân”. Ông là người mở đường xây dựng nền Y dược học cổ truyền Việt Nam. Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791), tên thật là Lê Hữu Trác quê ở Hưng Yên, với bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” 28 tập, 66 quyển. Ông đã để lại một pho kinh nghiệm quý báu, đúc rút qua nhiều thế hệ thầy thuốc cổ truyền nước ta và Trung Hoa lưu truyền cho hậu thế. Ông đã phát huy chủ trương “Nam dược trị nam nhân” của Tuệ Tĩnh, đã sưu tầm được nhiều vị thuốc mới và phổ biến cho nhân dân sử dụng. Hải Thượng Lãn Ông đã được coi là một “Đại y tôn” của Việt Nam. - Thời kỳ Pháp thuộc (1885 – 1945), người Pháp tổ chức y tế theo phương Tây, hạn chế Đông y. Tuy thế thời kỳ này cũng để lại một số tập sách có giá trị như: Ch.Crevost và A.Pétélot “Danh mục các sản phẩm Đông Dương – các dược phẩm” (Catalogue des produits de I’Indochine – Produist me1dicinuaux) Pétélot “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” (Les Plantes me1dicinales du Cambodge, du Laos et du VietNam). - Từ năm 1945 cho đến nay, sau khi giành được chính quyền Đảng và nhà nước ta rất chú trọng đến việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đường lối kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại thể hiện trong thư gửi cán bộ y tế ngày 27/02/1955 Bác viết: “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc Ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi học các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”. Từ đó tới nay nhiều chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước chỉ đạo đường lối kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, để xây dựng nền y học Việt Nam. Điều 49 chương III, hiến pháp nước CHXHCNVN có ghi: Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏa nhân dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y học cổ truyền”. 7
  8. Nhiều tổ chức dược liệu và y dược học cổ truyền dược thành lập như: Viện Dược liệu Việt Nam. Viện y học cổ truyền Việt Nam. Hội Dược liệu Việt Nam. Hội Đông y Việt Nam. Nhiều tài liệu về cây thuốc đã được biên soạn như: - “Dược liệu Việt Nam”. Bộ Y tế - “Dược điển Việt Nam”. Bộ Y tế - “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. GS.TS Đỗ Tất Lợi, - “Cây Cỏ Việt Nam” GS.Phạm Hoàng Hộ - “Từ điển cây thuốc”. TS. Võ Văn Chi - “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”. Viện Dược liệu. Để kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, ngành dược liệu nước ta đang tập trung vào 5 lĩnh vực sau: 1. Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc 2. Chiết xuất các hoạt chất từ dược 3. Kiểm nghiệm – tiêu chuẩn hóa dược liệu liệu 5. Hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc y học cổ 4. Nghiên cứu các hoạt chất mới truyền. 3. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DƯỢC LIỆU Thuốc sử dụng trong phòng và cữa bệnh có hai nguồn gốc: Thuốc có nguồn gốc tự nhiên (Dược liệu) và thuốc tổng hợp (Hóa học). Xu hướng chung của thế giới hiện nay là trở về sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, vì nhận thấy rằng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên an toàn hơn thuốc tổng hợp. Hơn nữa có một vài loại ung thư, một số bệnh mãn tính có thể chữa khỏi bằng thuốc Y học cổ truyền, nhưng tới nay chưa có thuốc tổng hợp đặc trị. Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới có tới 20.000 loài dược thảo đã được sử dụng. 80% dân số thế giới dựa vào nguồn thuốc có gốc dược liệu. Trên 25% thuốc sử dụng trên lâm sàng có nguồn gốc thực vật. Doanh thu từ nguồn gốc dẫn xuất từ các nước phát triển đang ngày càng tăng. Thị trường thuốc có nguồn gốc thực vật trên thế giới hiện nay khoảng 30 tỉ USD. Nhiều biệt dược Đông dược của châu Á được tiêu thụ mạnh ở châu Âu. 8
  9. Nước ta có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng từ núi cao đến đồng bằng và bờ biển, cả nước ước tính có khoảng 12.000 loài trong đó có khoảng 4.000 loài cây đang được sử dụng làm thuốc. Nhiều dược liệu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị như: Quế, hồi, sa nhân, hoa chè, dừa cạn Nhà nước ta đã xếp cây thuốc vào loại cây được ưu tiên bảo tồn và phát triển. Đồng thời có chiến lược phát triển YHCT từ 2005 – 2010. Phấn đấu tới năm 2010 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của Bệnh viện, trong đó có 30% số thuốc được sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc YHCT. Để đảm bảo được những nhu cầu đó nhà nước đã ưu tiên xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc và tăng cường xuất khẩu dược liệu. Như vậy dược liệu có một vai trò quan trọng trong ngành Y tế và trong nền kinh tế nước ta. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ . Chọn một câu trả lời đúng nhất: 1. Dược liệu là môn học nghiên cứu : a. Nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc b. Nguồn gốc sinh học c. Nguồn gốc thực vật d. Tất cả đều đúng 2. Danh y không thuộc nền Y học Việt Nam a. Từ Đạo Hạnh b. Lý Thời Trân c. Lê Hữu Trác d. Tuệ Tĩnh 3. Người đề xuất ra ý tưởng dùng thuốc Nam để trị cho người Việt Nam a. Chu Văn An b. Từ Đạo Hạnh c. Tuệ Tĩnh d. Hải Thượng Lãn Ông 9
  10. 4. NgưỜi đưa ra hệ thống phân loại danh pháp động vật và thực vật a. Galen b. Dioscorides c. Dale d. Linnaeus 5. Dioscorides một nhà dược liệu học đã viết tập sách a. De Maleria Medica b. Là người Hy Lạp c. Mô tả trên 600 loài cây có tác dụng chữa bệnh d. a, c là đúng 6. Người có ảnh hưởng lớn tới y dược học phương tây thời phục hưng là : a. Paracelcus b. Celcus c. Galen d. Serturner 7. Người sáng lập thật sự ra nghề thuốc ở Việt Nam : a. Chu Văn An b. Nguyễn Bá Tĩnh c. Hải Thượng Lãn Ông d. Hyppocrate 8. Ý tưởng chiết hoạt chất từ cây thuốc để chữa bệnh xuất phát từ : a. Y học La Mã cổ đại b. Paracelcus c. Serturner d. Y học hiện đại phương tây 9. Quan tâm đến trạng thái người bệnh, tuổi, và thời gian dùng thuốc để chữa bệnh chứ không phải chỉ biết đến thuốc là quan niệm của : a. Galen b. Dale c. Linnaeus d. Theophrast . 10
  11. 10. Trình bày vị trí và vai trò của dược liệu trong ngành y tế và nền kinh tế nước ta . 11
  12. Bài 2: KỸ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được những nguyên tắc chung của kỹ thuật thu hái, phơi sấy, bảo quản và chế biến sơ bộ dược liệu. 2. Liệt kê được nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và các biện pháp khắc phục để bảo quản tốt dược liệu. 3. Thực hiện đúng các kỹ thuật trong công tác thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản để đảm bảo dược liệu có chất lượng tốt trước khi đưa vào sử dụng làm thuốc. NỘI DUNG CHÍNH 1. THU HÁI DƯỢC LIỆU Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây thuốc, vì vậy việc thu hái phải đúng thời vụ (đúng mùa), nghĩa là đúng thời điểm mà bộ phận dùng làm thuốc chứa nhiều hoạt chất nhất. Ví dụ: Cây bạc hà, thu hái lúc cây bắt đầu ra hoa, khi ấy hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ methol trong tinh dầu cao nhất. Nếu thu hái lúc cây chưa ra hoa hàm lượng tinh dầu giảm, lúc hoa tàn hàm lượng tinh dầu và methol đều giảm mạnh. 4 nguyên tắc chung của kỹ thuật thu hái: + Thu hái đúng dược liệu, đúng bộ phận dùng, đúng thời vụ. + Những bộ phận trên mặt đất nên hái vào lúc khô ráo, khi trời đã khô sương. Khi nhũng bộ phận sưới mặt đất (rễ, thân rễ, rễ củ ) có thể phải tưới nước trước khi thu hoạch làm cho đất mềm, dễ đào hơn vì sau đó còn phải rửa sạch trước khi chế biến. + Thao tác thu hái phải khéo léo, nhẹ nhàng, không làm giập nát các bộ phận cần thu hái và các cây còn lại trong vườn. 12
  13. + Trong quá trình thu hái cần phải loại bỏ các phần đã hư thối, vàng úa không dùng được, tránh lẫn các tạp chất lạ như: đất cát, cỏ dại, để đỡ tốn công chế biến về sau. RỄ, CỦ, THÂN RỄ (Radix, tuber, rhizoma) Rễ, rễ củ, thân rễ nằm dưới mắt thu hái lúc cây đã bị tàn lụi, sẽ có nhiều hoạt chất hơn. Tùy loại cây mà có thể thu hái vào cuối mùa thu sang đông hay cuối mùa đông. Khi đào phải cẩn thận, không làm đứt, gãy, xây sát và cần phải loại bỏ phần cổ rễ nổi cao trên mặt đất (Nghệ, gừng, sinh địa, đương quy, tam thất ) THÂN GỖ (Lignum) Thân gỗ thu hái vào mùa thu hoặc đông, khi cây đã rụng lá, lúc đó thân cây chứa nhiều hoạt chất, gỗ chắc và để được lâu. Bóc vỏ bỏ hay chẻ nhỏ ngay sau khi thu hái làm cho dược liệu nhanh khô (Tô mộc ) CẢ CÂY (Herba) Cây thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cất lấy phần thân và cành mang lá và hoa, bỏ phần thân cành không còn lá và gốc rễ (Râu mèo, ích mẫu, ngải cứu ) VỎ CÂY (Cortex) Thu hái cây vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân khi đó nhựa cây hoạt động mạnh vỏ sẽ có nhiều hoạt chất nhất. Bóc vỏ cây ở thân cành, rễ bánh tẻ vì vỏ của thân cành, rễ già có nhiều bần, ít hoạt chất (Quế, hoàng bá, tang bạch bì ) LÁ CÂY (Folium) Lá cây thu hái khi cấy sắp hay bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây quang tổng hợp mạnh nhất, khi đó lá đã phát triển đầy đủ và chứa nhiều hoạt chất nhất, hái sớm hơn chất lượng giảm và có thể gây hại cho cây, đối với cây sống 2 năm thường hái vào năm thứ hai sẽ được nhiều lá và lá có nhiều hoạt chất hơn (Dương địa hoàng). 13
  14. Để bảo vệ cây nên hái lá bằng tay, có thể dùng dao, kéo để cắt cành nhỏ rồi bứt lá. Khi hái lá cây độc như: Cà độc dược, trúc đào, cần phải đeo găng tay bảo vệ. Lá hái được phải đựng vào sọt có mắt thưa, tránh ép mạnh làm lá giập nát, hấp hơi, thâm đen. BÚP CÂY (Apex) Hái búp cây vào mùa xuân khi cây nảy nhiều chồi và lá non của chồi chưa nở bung ra(búp sim, búp ổi ) HOA (Flos) Thu hái hoa khi hoa sắp nở hoặc bắt đầu nở, nếu để hoa nở và thụ phấn cánh hoa sẽ dễ rụng làm giảm chất lượng (Kim ngân hoa, hòe hoa, cúc hoa ). Hái hoa bằng tay, nhẹ nhàng. Khi thu hái thường không hái cuống, trừ khi có quy định cụ thể. Xếp hoa thành lớp thưa, không xếp quá nhiều hoa, không lèn đặt, tránh phơi nắng, tránh xáo trộn mạnh và tránh vận chuyển nhiều. QUẢ (Fructus) Quả mọng: Qủa mọng thu hái khi quả bắt đầuchín hoặc sắp chín lúc đó dịch quả ít nhầy hơn. Hái quả lúc trời mát, tránh hái lúc nắng gắt quả sẽ chóng hỏng; tránh để các quả mọng chèn ép vào nhau làm quả bị thâm, dễ thối. Quả sạch, không nên rửa nước, nếu quả không sạch cần rửa nước thì phải rửa nhanh, sau khi rửa phải thấm khô, để riêng, dùng ngay, không nên để lâu vì vỏ quả đã bị thấm nước, mất độ bóng và dễ bị thối. Đồ đựng quả mọng cần có độ cứng, lót cho êm, để chỗ mát. Quả khô: Quả khô thu hái trước khi quả khô hẳn (sung úy tử, ) 2. CHẾ BIẾN SƠ BỘ DƯỢC LIỆU 14
  15. CHỌN LỰA Chọn lựa nhằm loại bỏ các tạp chất (rơm rác, đất cát, dược liệu khác, các bộ phận khác của cây lẫn vào), dược liệu vụn nát, dược liệu nhiễm mốc mọt để đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn qui định. LÀM SẠCH 2.2.1. RỬA: Các bộ phận như rễ, rễ củ, thân rễ nằm dưới mắt đất sau khi thu hái cần phải rửa sạch, thì phải rửa nhanh không nên ngâm dược liệu quá lâu. Hoa, búp, cành nhỏ chỉ cần lọc lựa, sàng sẩy, hoặc rửa nhanh, vì sau khi rửa sẽ phải phơi lâu hơn làm giảm chất lượng và tốn thời gian. 2.2.2. SÀNG SẨY: Sàng sẩy kết hợp với lọc lựa để loại bỏ tạp chất lẫn vào dược liệu. 2.2.3. CẠO, GỌT HAY BÓC VỎ NGOÀI: Cạo bỏ vỏ ngoài (sắn dây), gọt sạch vỏ (củ mài), bóc bỏ vỏ (thiên môn). BĂM, BÀO, THÁI Băm thành từng khúc hay đoạn ngắn (ích mẫu, lạc tiên), bào thái thành phiến (đương quy) làm cho tiện lợi khi chế biến và sử dụng. NGÂM, TẨM Dùng nước thường, nước vo gạo đặc để ngâm nhằm làm giảm độc tính của dược liệu trước khi chế biến (mã tiền, hoàng màn) hoặc ngâm để làm cho mềm dễ thái mỏng khi chế biến (xạ can). Tẩm giấm, rượu (rượu gừng, rượu sa nhân), nước đồng tiện để thay đổi tính vị tác dụng của vị thuốc (hương phụ, thục địa, cam thảo ) Ủ Các dược liệu rắn, cứng cần được ủ trong vài giờ hay vài ngày cho mềm, để dễ bào thái mỏng, cũng có khi ủ cho dược liệu lên men trước khi chế biến (sinh địa, vỏ quế ). 15
  16. CHƯNG, ĐỒ Chưng, đồ cho chín (thiên môn, nghệ ) hoặc nhúng vào nước sôi để diệt men (long nhãn) trước khi phơi sấy khô. ĐÓNG GÓI Đóng gói để bảo vệ dược liệu khỏi bị hư hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Bao gói dược liệu cần dùng các loại bao bì có kích thước, khối lượng, hình dạng thích hợp. Trên bao bì phải có nhãn để tiện cho việc kiểm tra, theo dõi và sử dụng. 3. ỔN ĐỊNH DƯỢC LIỆU Dược liệu có nguồn gốc thảo mộc thường chứa rất nhiều enzym (men) như các enzym thủy phân, enzym oxy hóa, enzum trùng hợp hóa Sau khi thu hái có độ ẩm thích hợp các enzym sẽ hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25-50 0C, có thể làm hư hỏng các hoạt chất. Vì vậy trong một số trường hợp, người ta phải tiến hành ổ định dược liệu bằng cách phá hủy enzym, có thể áp dụng 3 cách sau: + Dùng cồn sôi: Thực chất là chiết xuất dược liệu bằng cồn cao độ đang sôi. Sản phẩm thu được là một sung dịch cồn hoặc cao cồn (nếu thu hồi lại cồn). + Dùng nhiệt ẩm: Dùng hơi cồn hay hơi nước để xông dược liệu (long nhãn ) + Dùng nhiệt khô: Sấy ở nhiệt độ cao trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải diệt enzym mà có những trường hợp phải tạo điều kiện cho enzym hoạt động để làm tăng hàm lượng các hoạt chất mong muốn (vỏ quế, sinh địa, dương địa hoàng ). 4. LÀM KHÔ DƯỢC LIỆU + Làm khô dược liệu là đưa độ ẩm của dược liệu về mức an toàn để bảo quản được lâu, không bị nấm mốc, vi khuẩn và các tác hại của men (enzym) có sẵn trong cây (Độ ẩm an toàn của hạt là 8 – 10%, của hoa, lá, vỏ cây là 10 – 12%, rễ và dược liệu có đường là 12 – 15%). 16
  17. + Làm khô dược liệu là một loại là một quy trình kỹ thuật quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới hình dạng bên ngoài, mà còn cả tới phẩm chất, thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của dược liệu khô cứng. Nhiệt độ làm khô phải thích hợp với từng bộ phận dược liệu như: dược liệu chứa tinh dầu (bạc hà, kinh giới ) ở 30 – 40 0C, dược liệu mỏng mảnh (hoa, lá ) ở 40 – 50 0C, dược liệu cứng chắc (thân, cành, củ, rễ ) có thể tới 60 = 70 0C. Sự thông thoáng tốt làm cho hơi nước thoát ra nhanh hơn giúp dược liệu mau khô và chất lượng tốt. Có hai phương pháp làm khô chính là phơi và sấy: PHƠI Phơi làm khô dược liệu trong điều kiện tự nhiên. Có thể phơi dược liệu dưới ánh nắng mặt trời hay trong bóng râm (âm can). Phơi đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng phụ thuộc vào thời tiết, dễ nhiễm bụi bặm, ruồi nhặng , một số hoạt chất có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại nếu phơi dưới ánh sáng mặt trời 4.1.1. PHƠI NẮNG Phần lớn các dược liệu có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhất là các dược liệu chứa nhiều nước như: thân, rễ, củ, hạt, vỏ cây Để phơi nhanh khô cần chia nhỏ dược liệu. Ví dụ: củ, quả nhỏ thì để nguyên, củ, quả to phải bổ đôi, bổ tư ra để phơi. Khi phơi phải trải mỏng dược liệu trên sân phơi, trên các tấm liếp hoặc trên giàn. Thường xuyên xới đảo cho nhanh khô và cần chú ý có biện pháp che đậy thích hợp tránh bụi bẩn, côn trùng, ruồi nhặng. 4.1.2. PHƠI TRONG BÓNG RÂM Phơi trong bóng râm để bảo vệ màu sắc, hương thơm. Thường áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu (bạc hà, quế ), dược liệu dễ biến màu, mất mùi như các loại hoa (cúc hoa, kim ngân hoa ). SẤY Sấy là phương pháp làm khô dược liệu bằng nhiệt lượng nhân tạo. Khác với phơi, sấy được thực hiện trong các lò sấy, buồng sấy kín nhưng có lỗ thông hơi. Sấy 17
  18. tuy tốn kém nhưng không bị động về thời tiết, hợp vệ sinh, giúp dược liệu nhanh khô hơn và các hoạt chất trong dược liệu ít bị ảnh hưởng Có nhiều kiểu lò sấy, buồng sấy từ qui mô thủ công đến công nghiệp với nhiệt độ sấy có thể điều chỉnh được. Dược liệu cần được chia nhỏ đến kích thước thích hợp, trải mỏng trên các khay và phải thường xuyên xới đảo trong khi sấy. Điều chỉnh nhiệt độ sấy thích hợp đới với từng loại dược liêu, theo nguyên tắc nhiệt độ được nâng lên dần dần từ thấp lên cao. + Giai đoạn đầu sấy ở 40 – 500C. + Giai đoạn giữa sấy ở 50 – 600C. + Giai đoạn cuối sấy ở 60 – 700C. Có thể sấy thường hoặc sấy dưới áp suất giảm trong các tủ sấy chân không, nhưng phương pháp sấy dưới áp suất giảm chỉ được áp dụng đối với các thuốc hoặc dược liệu quý hiếm mà nhiệt độ sấy cao có thể làm hư hỏng hoạt chất. Cũng có thể làm khô dược liệu bằng phương pháp sấy đông khô (sấy lạnh), bằng cách làm lạnh nhanh dược liệu ở nhiệt độ rất thấp (-80 0C) đế nước chứa trong dược liệu kết tinh thành các tinh thể nhỏ và sau đó các tinh thể nước đá sẽ thăng hoa trong chân không. Phương pháp này giúp các hoạt chất trong dược liệu được bảo vệ gần như nguyên vẹn, không bị biến đổi. 5. BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU Trong quá trình tồn trữ để dùng lâu, dược liệu phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Độ ẩm, nhiệt độ, nấm mốc, côn trùng Thực hành bảo quản tốt (GSP) nhằm giữ cho hình thức và phẩm chất của dược liệu không bị giảm sút trong quá trình tồn trữ. ĐỘ ẨM Độ ẩm không khí là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu, nước ta có độ ẩm trung bình là 85% đó là điệu kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng phá hoại. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản dược liệu là 60 – 65%. Để khắc phục độ ẩm cao, kho phải khô ráo, mát, thoáng gió chủ động hạ thấp độ ẩm. Kiểm tra kỹ độ ẩm an toàn của dược liệu, trước khi nhập vào kho và định kỳ trong khi lưu 18
  19. trữ tại kho nếu dược liệu quá ẩm phải xử lý ngay. Nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bao bì kín, có thể dùng các chất hút ẩm (vôi sống, than củi, silicagel ) để chống ẩm mốc. Các dược liệu chứa nhiều tinh bột (Bạch chỉ, hoài sơn, liên nhục, bạch truật ) có độ thủy phần an toàn thấp cần phải xông sinh định kỳ để tránh nấm mốc, mối mọt. NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ cao làm bay hơi tinh dầu, làm chất béo dễ bị ôi khét, chất đường bị lên men, nhiệt độ kết hợp với độ ẩm cao làm cho các hoạt chất trong dược liệu dễ bị thủy phân và tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bọ phát triển nhanh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 250C. Để khắc phục nhiệt độ cao cần phải xây dựng kho chứa dược liệu phải chủ động khống chế được nhiệt độ khi trời quá nóng và dễ dàng tiến hành đảo kho theo định kì. NẤM MỐC Nhiệt độ kết hợp với độ ẩm làm nấm mốc phát sinh trên dược liệu. Dược liệu bị nấm mốc phát sinh trên dược liệu. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ và các độc tố làm hư hỏng dược liệu. Cần phải thường xuyên kiểm tra, đảo kho, phơi sấy định kỳ, nếu phát hiện có nấm mốc phải tách riêng, xử lý ngay như: chải mốc, lau bằng khăn thấm nước hoặc thấm cồn, rửa, phơi sấy lại, rọi tia gamma và có kế hoạch sử dụng sớm, nếu nhiễm nặng thì phải loại bỏ. CÔN TRÙNG Các loài sâu bọ, mối mọt, chuột luôn rình rập, cắn phá làm giảm phẩm chất và khối lượng dược liệu. Cần phải thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có sâu bọ, mối mọt phải xử lý ngay (phơi sấy lại, xông cloropicrin, phun thuốc chống mối ). BAO BÌ ĐÓNG GÓI 19
  20. Bao bì đóng gói phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành, bao bì phải sạch, khô và chắc chắn. Nếu lượng dược liệu ít thì đóng bao, để nơi cao ráo trên các giá kệ, nếu nhiều phải có kho riêng, được liệu cần được đóng gói cẩn thận, xếp trên kệ, để xa tường và cách xa trần kho. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ : 1. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất tới DL trong thời gian bảo quản : a. Nhiệt độ b. Ánh sáng c. Độ ẩm d. Sâu bọ, nấm mốc 2. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất tới chất lượng DL thu hái tại một vùng nhất định : a. Điều kiện sinh thái của cây b. Thời gian thu hái c. Đặc tính di truyền của cây d. Phương pháp chế biến 3 . Độ ẩm an toàn để bảo quản dược liệu a. 50 – 60 % b. 60 -65 % c. 60 – 70 % d. 70 -75 % 4. NhiỆt độ thích hợp để bảo quản dược liệu : a. 20 o C b. 25 o C c. 30 o C d. 35 o C 5. Độ ẩm an toàn của hạt a. 6- 10 % b. 6 -8 % c. 8- 10 % 20
  21. d. 8 -12 % 6. Nhiệt độ làm khô thích hợp đối với dược liệu chứa tinh dầu là a. 25- 30 0 C b. 30- 40 0 C c 40- 50 0 C d. 50- 60 0 C 7 . Người chiết xuất một kháng sinh từ nấm là ai? a. Alexander Fleming b. Schleiden c. Galen d. Dale 8. Trình bày nguyên tắc chung của kỹ thuật thu hái 9. Biện pháp xử lý khi phát hiện dược liệu có nấm mốc ? 10 . So sánh ưu nhược điểm của phương pháp phơi và sấy ? 21
  22. Bài 3: THÀNH PHẦN VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ NHÓM HOẠT CHẤT CÓ TRONG DƯỢC LIỆU MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Kể được khái niệm, tính chất chung, trạng thái tồn tại trong thiên nhiên, tác dụng và công dụng chữa bệnh của một số nhóm hoạt chất thường gặp trong dược liệu. 2. Chiết xuất, định tính xác minh được một số nhóm hoạt chất chính có trong dược liệu. 3. Nhận biết và phân biệt được một số loại tinh bột, bột dược liệu, tinh dầu, dầu mỡ và nhựa. NỘI DUNG CHÍNH: Một số nhóm hợp chất thiên nhiên (hoạt chất) Quyết định tác dụng, công dụng chữa bệnh, thường có trong dược liệu là: Muối vô cơ, Acid hữu cơ, glucid, chất béo, glycosid tim, anthraglycosid, saponin, tanin, flavonoid, coumarin, alkaloid, tinh dầu, kháng sinh thực vật 1. MUỐI VÔ CƠ Muối của các nguyên tố đa lượng (có hàm lượng cao) thường tồn tại dưới dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây như: Muối kali, natri, magne Muối tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật và trong cơ thể động vật. Muối kali có tác dụng lợi tiểu và làm tăng tác dụng của các glycosid trợ tim. Các chất vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng từ 10 -5 - 10-3 % hay siêu vi lượng có hàm lượng nhỏ hơn 10 -6 % có trong cây như: đồng, kẽm, cobalt, selen, sắt, iod, phosphor v.v Những chất này thường tham gia vào thành phần của các enzym điều khiển các quá trình trao đổi chất trong tế bào. Các nguyên tố như selen, kẽm, đồng là những chất bổ sung quan trọng để tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Các kim loại nặng như: chì, thủy ngân, cadimi v.v cũng tồn tại trong cây với một lượng rất nhỏ. Những kim loại này có thể tích lũy trong cơ thể người và gây ra những tác dụng có hại khi được sử dụng lâu dài. 2. DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ 22
  23. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ACID HỮU CƠ Acid hữu cơ là những hợp chất có nhóm carboxyl, có công thức chung là: R- COOH. Trong thiên nhiên acid hữu cơ có thể tồn tại dưới 3 dạng: Dạng tự do, dạng muối và dạng ester. - Dạng tự do có vị chua như: Acid citric có trong quả của các loài thuộc chi Citrus (chanh, cam, quýt, bưởi ), acid tartric có trong quả nho, acid ascorbic có trong quả kim anh, sơn tra - Dạng muối với các chất kiềm sẽ làm giảm hay không còn vị chua nữa như: kali tartrat, natri citrat, calci ascorbat - Dạng ester làm cho quả chín có mùi thơm như: Acetat amyl trong tinh dầu chuối, butyrat ethyl trong tinh dầu dứa Ngoài các acid hữu cơ đơn giản như: acid citric, acid tartric, acid oxalic v.v Trong cây còn tìm thấy các acid hữu cơ đặc biệt khác như: acid aconitic trong cây ô đầu (Aconitum fortunei Hemls), acid cinamic trong cây quế (Cinamomum sp.), acid maldelic trong hạnh nhân đắng (Amygdalus communis), acid protocatechic và acid gallic là những thành phần cấu tạo nên tanin. Các acid có nhóm amin đáng chú ý như: Cucurbitin trong hạt cây bí ngô (Cucurbita pepo L.), acid quisqualic trong hạt cây sử quân tử (Quisqualis indica L.) v.v Acid aconitic Acid citric Acid maldelic Cucurbitin Acid Protocatechic Acid gallic 23
  24. Acid quisqualis ĐỊNH TÍNH ACID HỮU CƠ TRONG DƯỢC LIỆU Muối xác định acid hữu cơ tự do trong dược liệu ta có thể cô dịch ép dược liệu tươi, hoặc dịch chiết dược liệu với nước cất trung tính tác dụng với hydrocarbonat kiềm sẽ thấy sủi bọt do tạo khí CO2 R-COOH + NaHCO3 CO2 + H2O + R – COONa TÁC DỤNG CÔNG DỤNG CỦA DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ - Các acid hữu cơ như acid acetic, acid citric, acid tartric v.v được dùng trong thực phẩm. - Dược liệu có acid hữu cơ như: Chanh, cam, mơ, me, sơn tra có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường, kích thích tiêu hóa. - Acid benzoic có trong cánh kiến trắng (Styrax benzoin Dryand.) và muối natri benzoat có tác dụng sát khuẩn và long đờm. - Acid cafeic, chlorogenic có trong nhiều dược liệu có tác dụng lợi mật. - Cucurbitin có trong hạt bí ngô và acid quisqualic có trong sử quân tử dùng để chữa giun sán. 3. DƯỢC LIỆU CHỨA GLUCID Glucid (carbohydrat) là một nhóm các hợp chất hữu cơ bao gồm: - Các đường đơn (monosaccharid) như: Glucose, fructose, galactose.v.v - Các đường kép (Oligosaccharid) khi bị thủy phân cho từ 2 – 6 phân tử đường đơn như: Saccharose, lactose, maltose v.v - Các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của các chất đường (Polysaccharid) như: tinh bột, cellulose, gôm, chất nhầy, pectin - Các chất đường và tinh bột được tạo thành trong quá trình quang tổng hợp xảy ra trong cây xanh. 24
  25. NHỮNG GLUCID THƯỜNG GẶP TRONG DƯỢC LIỆU 3.1. MONOSACCHARIT (ĐƯỜNG ĐƠN) Đường đơn như: glucose, fructose có trong mật hoa và các loại quả chín. 3.2. OLIGOSACCHARIT (ĐƯỜNG KÉP) Oligosaccharit như: Đường mía (saccharose) có trong củ cải đường, mía, thốt nốt và các loại trái cây. Đường mạch nha (maltose) là sản phẩm thủy phân tinh bột bằng enzym amylase trong mầm ngũ cốc, thu được khi làm mạch nha. Đường sữa (lactose) có nhiều trong sữa động vật. 3.3. POLYSACCHARID - Homopolysaccharid: Homopolysacharid là các polysaccharid đơn giản hình thành do sự ngưng tụ của duy nhất một loại monosaccharid. Homopolysaccharid quan trọng được sử dụng nhiều là tinh bột và cellulose. - Heteropolysaccharid: Heteropolysaccharid là những polysaccharid phức tạp hình thành do sự ngưng tụ của không ít hơn hai loại monosaccharid. Heteropolysaccharid thường được sử dụng là: gôm, chất nhầy, pectin, thạch và alginat. TINH BỘT KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TINH BỘT - Tinh bột là glucid dự trữ tồn tại dưới dạng hạt có kích thước và hình dạng khác nhau chứa trong các cơ quan dự trữ của cây cỏ như: quả, hạt, rễ, củ (Bảng 1). Dưới tác động của enzym có sẵn trong cây tinh bột sẽ bị thủy phân thành các đường đơn hòa tan trong dịch tế bào và chuyển đến các cơ quan để sử dụng cho quá trình hô hấp. 25
  26. Bảng 1. Hình dạng và kích thước hạt tinh bột Nhóm Loại tinh bột Đặc tính Hình dạng Tinh bột gạo Nhỏ (2-12µm) hạt đơn hình Tinh bột gạo đa giác có nhiều cạnh. Hình ( Amylum Thường gặp hạt kép có khi đa Oryzae) kết thành đám rất nhiều giác hạt Tễ là một chấm nhỏ, vân tăng trưởng không rõ Tinh bột bắp Hạt tinh bột hình đa giác, Tinh bột bắp ( Amylum hiếm khi tròn, kích thước Mayris) 4-25µm. Tễ hình chấm, hình sao hay phân nhánh, vân không rõ. Hình Tinh bột Hình chỏm cầu hay hình Tinh bột Sắn dây chỏm sắn dây chuông nhỏ (2-10µm) cầu (Auerariae) Tễ là 1 điểm Puerariae) Hình Tinh bột Ý dĩ Tinh bột Ý dĩ Tễ phân nhánh hình sao. dĩa (Amylum Coicis) Hạt trung bình Tinh bột khoai Kính thước trung bình 50 Tinh bột khoai tây 26
  27. tây µm, có hạt lớn đến 80 – (Amylum Solami) 100 µm. Thỉnh thoảng có hạt kép 2 hoặc 3. tễ là một điểm ở đầu hẹp, vân rõ. Tinh bột đậu xanh Kích thước 50µm Tinh bột đậu Tễ dài phân nhánh hình xanh xương cá (Amylum Phaseoli) Hạt trứng Tinh bột hoài sơn Hạt tinh bột hình trứng có Tinh bột khi hình chuông, dài 20 – hoài sơn 80 µm, trộn 20µm. (Amylum Tễ dài không phân nhành Dioscoreae) nhiều hạt không thấy tễ. TÍNH CHẤT - Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trương nở (hồ hóa) khi đun nóng với nước. - Tinh bột dễ bị thủy phân bởi acid hoặc enzym, với acid sự thủy phân xảy ra hoàn toàn cho glucose. H+ C6 H12O6 (C6H10O5)n + nH2O (1+n) (C6H12O6) Với enzym sự thủy phân xảy ra không hoàn toàn cho các sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của tinh bột và loại enzym. Amylase Tinh bột Maltose + Dextrin + Glucose. Khi bị thủy phân độ nhớt của dung dịch hồ tinh bột giảm dần và các chất đường được phóng thích. ĐỊNH TÍNH XÁC ĐỊNH TINH BỘT TRONG DƯỢC LIỆU. 27
  28. Ở nhiệt độ thường và trong nước, với dung dịch iod 1% (TT), phân tử tinh bột sẽ hấp phụ iod cho màu xanh tím. - Khi thủy phân tinh bột (bằng enzym hay acid), phân tử tinh bột bị cắt ngắn dần làm cho màu xanh của tinh bột với thuốc thử iod chuyển dần sang tím rồi nâu hồng và cuối cùng có thể mất màu hoàn toàn. - Có thể nhỏ trực tiếp dung dịch iod 1% (TT) lên vi phẫu thực vật để xác định dược liệu có tinh bột. - Trong tự nhiên, tinh bột tồn tại dưới dạng hạt nằm trong tế bào thực vật. Tinh bột của các loài thực vật khác nhau phân biệt được nhờ sự khác nhau về hình dạng và kích thước khi quan sát chúng dưới kính hiển vi. - Hạt tinh bột có thể có hình đa giác, hình chỏm cầu, hình dĩa, hình thấu kính cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm xung quanh một điểm gọi là rốn hạt. Nhờ đó nó có thể kiểm tra được độ thuần nhất của tinh bột và phát hiện sự nhầm lẫn, pha trộn hay giả mạo (Bảng 1). CÔNG DỤNG CỦA TINH BỘT - Tinh bột được dùng làm lương thực, chế tạo rượu etylic và bột ngọt - Trong ngành Dược tinh bột được dùng làm tá dược cho thuốc viên nén, làm nguyên liệu sản xuất đường glucose, cồn etylic DƯỢC LIỆU CÓ NHIỀU TINH BỘT 1. Sắn dây (Pueraria thomsonoo Gagnep.), họ Đậu (Fabaceae) 2. Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae) 3. Hoài sơn (Diosorea persimilis Prain et Burkill.), họ Củ mài (Dioscoreaceae). 4. Hoàng tinh (Polygonatum sp.), họ Tóc tiên (Convallariaceae). CELLULOSE - Thành phần chính của màng tế bào thực vật là cellulose, sợi bông vải chứa khoảng 97 - 98%, sợi cây họ Gai (Urticaceae) có từ 75 - 90%, thân cây họ Cói (Cyperaceae), họ Lúa (Poacea) có khoảng 30 - 40%. 28
  29. - Cellulose là một Homopolysaccharid giống như tinh bột nhưng các phân tử glucose trong cellulose kết hợp với nhau tạo thành những bó sợi bền chắc. - Cellulose không tan trong nước và dung môi hữu cơ nhưng tan được trong dung dịch kẽm chloride đậm đặc và dung dịch Schweizer {Cu(NH3)4} (OH)2 (hydroxyd đồng trong amoniac). CÁC DẪN CHẤT CỦA CELLULOSE VÀ CÔNG DỤNG - Cellulose vi tinh thể, Methylcellulose (MC), Natri carboxyl metylcellulose (NaCMC) là những sản phẩm thủy phân và bán tổng hợp của cellulose. Chúng có khả năng tạo gel bền vững với nước và trương nở mạnh trong nước tạo thành dung dịch keo được dùng làm tá dược bào chế nhũ tương, hỗn dịch, tá dược dính, tá dược rã trong viên nén, Acetophatalat cellulose không tan trong môi trường acid được dùng để bao phim viên tan trong ruột. GÔM, CHẤT NHÀY, PECTIN. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GÔM, CHẤT NHẦY, PECTIN - Gôm, chất nhầy và pectin là những polysaccharid phức tạp (Heteropolysaccharid) có nguồn gốc từ thực vật, được tạo ra do quá trình biến đổi ở màng tế bào. - Gôm là chất nhựa do cây tiết ra và đặc lại khi gặp những điều kiện không thuận lợi như: Cây bị tổn thương, bị sâu mọt, bị nắng hạn - Chất nhầy là chất dự trữ có khả năng hút nước mạnh giữ vai trò vận chuyển nước trong cây. - Pectin là thành phần cấu tạo của màng tế bào của cây và một số loài tảo. - Gôm, chất nhầy, pectin có khả năng trương nở khi gặp nước, vì vậy có thể định tính và sơ bộ định lượng bằng cách xác định chỉ số nở của dược liệu. CÔNG DỤNG - Gôm được dùng làm chất nhũ hóa để tạo nhũ dịch thuốc, làm tá dược dính trong bào chế như: gôm arabic, gôm adragant. - Chất nhầy được dùng làm thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, làm môi trường cấy vi sinh như: Rau câu còn gọi là thạch Agar-Agar, thiên môn, mạch môn 29
  30. - Pectin làm thuốc cầm máu đường ruột, điều trị tiêu chảy, làm chất nhũ hóa trong bào chế như: cùi bưởi (vỏ quả giữa của quả bưởi). - Gôm, chất nhầy còn được dùng để hồ vải trong công nghiệp vải sợi. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHẦY, PECTIN 1. Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae) 2. Thiên môn (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.), họ Thiên môn (Asparagaceae). 3. Mạch môn (Ophiopogon japonicus Ker.), họ Mạch môn (Haemodoraceae) 4. Sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius (Kur.) Merr.), họ Bông (Malvaceae). 5. Rau câu (Glacilaria sp.), họ Thạch hoa thái (Galidiaceae). 6. Cùi bưởi (Pericarpium Citri grandi), là vỏ quả giữa của cây bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck.), họ Cam (Rutaceae). 4. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GLYCOSID Glycosid (heterosid) là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần không phải là đường R, gọi là aglycon hay genin, với một phần gồm một hay nhiều đường gọi là ose. Ngưng tụ R – X – H + HO – Đường R – X – Đường Thủy phân X = Oxy được gọi là O – Glycosid, tương tự X = Cacbon có C – Glycosid X = Nitro có N – Glycosid và X = Sulfur có S – Glycosid Ví dụ: Aloinosid có trong cây lô hội (Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae) vừa là một O - Glycosid, vừa là một C - Glycosid. Aloinosid 30
  31. - Phần aglycon (genin) có cấu trúc hóa học rất khác nhau, phần này quyết định tính chất tác dụng, công dụng của mỗi glycosid. - Dựa vào cấu trúc của aglycon để phân biệt những nhóm glycosid khác nhau: Glycosid trợ tim, saponosid (saponin), anthraglycosid, flavonoid, taninoid (tanin) - Phần đường (ose) có thể là monosaccharid hay oligosaccharid, cũng có khi có 1, 2 hay nhiều chuỗi đường gắn vào những vị trí khác nhau của aglycon, phần đường làm tăng độ tan trong nước của glycosid. GLYCOSID TRỢ TIM KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GLYCOSID TRỢ TIM - Glycosid trợ tim là những glycosid có phần aglycon có cấu trúc steroid, có tác dụng đặc hiệu lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, chậm nhịp, điều hoà nhịp tim. Liều cao gây nôn, chảy nước bọt, tiêu chảy, yếu cơ, loạn nhịp tim và có thể làm ngừng tim. Glycosid tim được xếp trong danh mục thuốc độc bảng A. - Cấu tạo hóa học chung của glycosid trọ tim gồm 2 phần: aglycon và đường. - Phần aglycon gồm có: Khung hydrocarbon có cấu trúc steroid có 17 carbon, gắn với một vòng lacton 5 hay 6 cạnh vào vị trí C17 của khung. - Phần đường: ngoài các đường hexose và pentose thường gặp trong các glycosid như glucose, rhamnose v.v còn thấy các đường 2,6 - desoxy hexose đặc trưng của glycosid trợ tim như: Oleandrose, digitoxose - Ví dụ: Oleandrin có trong lá cây trúc đào (Nerium oleander L.), họ Trúc đào (Apocynaceae). Oleandrin TÍNH CHẤT - Glycosid tim tan được trong cồn, nước nóng, ít tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực, tính tan của dạng aglycon thì ngược lại với tính tan của dạng glycosid. 31
  32. - Glycosid dễ bị thủy phân bởi acid hoặc enzym, với acid thì sự thủy phân xảy ra hoàn toàn cho sản phẩm cuối cùng là aglycon. Tác nhân là enzym có sẵn trong cây có khả năng cắt bớt các phân tử đường ở cuối mạch cho các glycosid thứ cấp. - Tính chất của các glycosid tim thể hiện qua các phản ứng hóa học của khung steroid, của vòng lacton và của đường 2,6 – desoxy (xem phần thực hành định tính glycosid tim). MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TRỢ TIM. 1. Trúc đào (Nerium oleander L.), họ Trúc đào (Apocynaceae). 2. Sừng dê hoa vàng (Strophanthus divaricatus Hook. Et Arn.), họ Trúc đào (Apocynaceae). 3. Thông thiên (Thevetia neriifolia Juss.), họ Trúc đào (Apocynaceae). 4. Cây đay quả dài (Corchorus olitorius L.). họ Đay (Tiliaceae). 5. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SAPONIN Saponin (Saponosid) là một nhóm glycosid có những tính chất chung như: - Tạo bọt bền khi lắc với nước, - Làm vỡ hồng cầu khi tiếp xúc trực tiếp ở các nồng độ rất loãng - Độc đối với cá - Vị đắng nhẫn, đôi khi gây kích ứng niêm mạc, làm hắt hơi, đỏ mắt. Dựa theo cấu trúc hóa học của phần aglycon chia saponin thành 2 loại: Saponin steroid có 17 carbon và saponin triterpenoid có 30 carbon. Ginsenosid Asiaticosid 32
  33. Ví dụ: - Ginsenosid là một nhóm saponin triterpenoid thuộc nhóm 4 vòng có trong nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.), và các cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). - Asiaticosid là một saponin triterpenoid thuộc nhóm 5 vòng có trong cây rau má (Celltela asiatica L.), họ Hoa tán (Apiaceae). CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH XÁC ĐỊNH SAPONIN TRONG DƯỢC LIỆU CHIẾT XUẤT - Saponin dễ tan trong ethanol, methanol, butanol, nước và các hỗn hợp cồn nước, khó tan hoặc không tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực. - Dạng aglycon thì ngược lại, tan tốt trong các dung môi hữu cơ, không tan trong nước. - Dựa vào tính tan để chiết xuất, tinh chế saponin. - Trong định tính saponin, người ta thường chiết saponin bằng cồn (EtOH, MeOH) với các độ cồn khác nhau, cô dịch chiết đến đậm đặc rồi kết tủa saponin bằng dung môi kém phân cực như ether, aceton v.v cũng có thể tinh chế saponin bằng cách phân bố giữa nước và n-Butanol. Với các thử nghiệm tính tạo bọt, tính phá huyết thì chỉ cần sử dụng dịch chiết nước mà không cần phải tinh chế. ĐỊNH TÍNH - Để định tính xác định saponin trong dược liệu, người ta thường dùng thử nghiệm tính tạo bọt, tính phá huyết, tính độc đối với cá. - Chỉ số bọt (CSB), chỉ số phá huyết (CSPH) hay được dùng để đánh giá saponin trong dược liệu. (Xem phần thực hành). + Chỉ số bọt: là độ pha loãng cần thiết của 1g dược liệu để tạo được một lớp bọt cao 1cm sau khi ngưng lắc 15 phút, tiến hành trong điều kiện quy định. + Chỉ số phá huyết: Là số mililit dung dịch đệm cần thiết để hòa tan các saponin có trong 1g dược liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một loại máu đã chọn, tiến hành trong điều kiện quy định. 33
  34. - Các phản ứng hóa học cũng được sử dụng nhưng mức độ đặc hiệu thấp so với các nhóm hợp chất khác. - Phản ứng Liebermann – Burchard lên màu với tất cả các dẫn chất có nhân steroid trong đó có saponin steroid. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG. - Long đờm, chữa ho: Viễn chí, thiên môn, cát cánh, cam thảo. - Lợi tiểu: Râu mèo, râu má, mạch môn, thiên môn. - Bổ dưỡng: Nhân sâm, tam thất, ngũ gia bì, đinh lăng. - Kháng viêm: Cam thảo, ngưu tất, cỏ xước. - Kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế hoạt động của virus: Cam thảo, rau má, lá cà chua, mầm khoai tây. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN 1. Bồ kết (Fructus gleditschiae) là quả già của cây bồ kết (Gleditschia fera (Lour.) Merr.), họ đậu (Fabaceae). 2. Cam thảo (Rhizoma et Radix Glycyrrhizae) là thân rễ và rễ của cây cam thảo (Glycyrrhiza glabra L.) hay (G. uralensis Fisch.), họ Đậu (Fabaceae). 3. Ngũ gia bì (Cortex Schefflerae octophyllae) là vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim (Schefflerae octophylla (Lour.) Harms.), họ Ngũ gia bì (Araliaceae) 4. Ngưu tất nam (Radix Achyranthis asperae) là rễ của cây cỏ xước (ngưu tất nam) (Achyranthes aspera L.), họ Rau dền (Amaranthaceae). 5. Nhân sâm (Radix Ginseng) là rễ củ của cây nhân sâm (Panax ginseng C.A. Meyer.), họ ngũ gia bì (Araliaceae) 6. Tam thất (Radix notoginseng) là rễ củ của cây tam thất Panax notoginseng (Burk) F, H. Chen.), họ Ngũ gia bì (Araliaceae). 6. DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRAGLYCOSID KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRAGLYCOSID 34
  35. Anthraglycosid (anthraranoid) là những glycosid có phần aglycon là dẫn chất của 9,10 – anthracendion (antraquinon). Tùy theo công dụng, anthraquinon được chia thành 2 nhóm: nhóm phẩm nhuộm và nhóm nhuận tẩy: - Nhóm phẩm nhuộm là những dẫn chất có 2 nhóm –OH kế cận nhau, thường có màu đỏ cam đến đỏ tía. Thường gặp trong các cây thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ví dụ: alizarin (1,2-dihydroxy antraquinon), purpurin và acid rubrierythrinic, có trong rễ cây thiên thảo (Rubia cordifolia L. họ Rubiaceae). - Nhóm nhuận tẩy thường có 2 nhóm –OH ở vị trí 1 và 8 và ở vị trí 3 thường là các nhóm thế -CH3, -CH2OH, -CHO, -COOH. Chúng thường có màu vàng nhạt đến vàng. R 1,8 - dihydroxyanthraquinon R = -CH3 (Chrysophanol) 9,10-anthracendion R = -CH2OH (Aloe emodin) (anthraquinon) R = -COOH (Rhein) Ví dụ: chrysophanol, aloe emodin và rhein, được tìm thấy trong thân rễ cây đại hoàng (Rhizoma Rhei), hạt thảo quyết minh (Semen Cassiae torae) Trong cây Anthraglycosid có thể tồn tại ở dạng khử (anthron hay anthranol) hay dạng oxy hóa (anthraquinon). Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng gây đau bụng vì vậy một số dược liệu chứa anthraglycosid không nên dùng tươi hay mới thu hái, mà phải để một năm sau mới dùng để dạng khử chuyển thành dạng oxy hóa. 35
  36. +2H +2H -2H -2H Anthraquinon Anthron Anthranol TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH ANTHARAGLYCOSID TRONG DƯỢC LIỆU - Các dẫn chất của antraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ. - Dễ thăng hoa ở nhiệt độ cao, ngưng tụ lại ở nhiệt độ lạnh. - Dạng glycosid dễ tan trong nước, dạng tự do tan trong các dung môi hữu cơ như: ether, chloroform - Cho phản ứng với kiềm (NaOH, KOH, NH 4OH ) tạo các muối phenolat có màu đỏ tan trong nước (phản ứng Borntrager). Định tính - Để định tính anthraglycosid, người ta dựa vào phản ứng Borntrager với nguyên tắc là các hợp chất anthraglycosid cho phản ứng với kiềm tạo các muối phenolat có màu đỏ tan trong nước. NaOH MẪU THỬ Màu đỏ Loãng - Phản ứng Borntrager có thể thực hiện trong ống nghiệm, ngay trên mô thực vật, trên bản mỏng soi bột dược liệu hay sau khi làm phản ứng vi thăng hoa. - Anthraquinon (dạng aglycon) dễ dàng thăng hoa nên còn được định tính bằng thử nghiệm vi thăng hoa (xem phần thực hành). TÁC DỤNG CÔNG DỤNG Nhóm nhuận tẩy: Các anthraglycosid thuộc nhóm nhuận tẩy có tác dụng trên ruột già sau khi bị thủy phân bởi Beta-glucosidase của hệ vi khuẩn ở ruột và bị khử thành dạng 36
  37. anthron hay anthanol là dạng có tác dụng làm tăng nhu động ruột gây kích thích tiêu hóa, nhuận trường hay tẩy xổ tùy theo liều sử dụng. Ngoài ra anthraglycosid còn có tác dụng kháng nấm và dưỡng da. Một số khác còn có tác dụng thông mật, lợi tiểu, chống khối u. Chú ý: - Thuốc anthraquinon có tác dụng chậm sau 8 – 12 giờ dùng thuốc. Thuốc làm tăng co thắt cơ trơn tử cung, bàng quang, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, người bị viêm bàng quang và tử cung. - Thuốc được bài tiết qua sữa, thận trọng với những bà mẹ cho con bú, bài tiết qua nước tiểu làm nước tiểu có màu hồng. Nhóm phẩm nhuộm: Anthraquinon thuộc nhóm phẩm nhuộm thường được dùng để nhuộm vải sợi, làm chất màu trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, một số khác có tác dụng hạ huyết áp, kháng nấm, chống khối u. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRAGLYCOSID 1. Muồng trâu (Folium Cassiae alatae), là lá của cây muồng trâu (Cassia alata L.), họ Đậu (Fabaceae). 2. Thảo quyết minh (Semen Cassiae torae), là hạt của cây thảo quyết minh (Cassia tora L.), họ Đậu (Fabaceae). 3. Đại hoàng (Rhizoma Rhei), là thân rễ của cây đại hoàng (Rheum palmatum L.), họ Rau răm (Polygonaceae) 4. Nhàu (Radix Morindae citrifoliae), là rễ của cây nhàu (Morinda citrifolia L.), họ Cà phê (Rubiaceae). 5. Lô hội – (Resin Aloe verae), là nhựa lấy từ dịch lá cô đặc lại của cây lô hội (Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae). 6. Phan tả diệp (Folium Sennae), là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp (Cassia angustifolia Vahl.), họ Đậu (Fabaceae). 7. Ba kích (Radix Morindae), là rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae). 37
  38. 8. Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori), là rễ củ phơi hay sấy khô của cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.), họ rau răm (Polygonaceae). 7. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FLAVONOID - Flavonoid là những glycosid có màu, (Anthocyanidin có màu xanh, đỏ hay tím , các dẫn chất flavon, flavonol có màu vàng nhạt, vàng, vàng đậm hay không màu ) thường góp phần làm cho hoa, lá, quả của các loài thực vật có các màu sắc sặc sỡ khác nhau. - Về hóa học Flavonoid là những glycosid có phần aglycon là những dẫn chất của diphenypropan (C6 – C3 – C6), gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon. Thường có các nhóm –OH ở các vị trí 3, 5, 7, 4’- và 5’ của nhân thơm. Mạch 3 carbon thường tạo một dị vòng oxy 6 hay 5 cạnh (vòng C). B B A C A C Rutin TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH Tính chất và định tính flavonoid chủ yếu dựa vào các phản ứng của dị vòng C và của các nhóm –OH phenol. Phản ứng Cyanidin (Phản ứng của vòng C): Dưới tác dụng của các tác nhân khử (Mg/HCl đđ, Zn/HCl đđ, NaBH4 v.v ) vòng C của flavonoid sẽ bị khử làm cho dung dịch chuyển thành màu đỏ TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG - Flavonoid có hoạt tính vitamin P có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của thành mạch máu. 38
  39. - Flavonoid được dùng phối hợp trong điều trị các chứng cao huyết áp, bệnh chảy máu chân răng. Được dùng để điều trị các bệnh suy yếu thành mạch, dễ chảy máu như bệnh trĩ, chảy máu cam và các chứng sung huyết. - Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, dập tắt các gốc tự do được xem như là nguyên nhân của nhiều bệnh chứng khác nhau. - Một số Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn, dùng chữa ho, viêm phế quản, thương hàn, tả, lỵ. - Một số Flavonoid còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID 1. Hoa hòe (Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae) 2. Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). 3. Cỏ mực (Eclipta alba (L.) Hassk. Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae). 4. Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.), họ Cúc (Asteraceae) 5. Cây núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurtz.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae). 6. Artichaut (Cynara scolymus L.), họ Cúc (Astaraceae). 7. Ích mẫu (Leonurus heterophyllus Sweet), họ Hoa môi (Lamiaceae). 8. Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), họ Đậu (Fabaceae). 8. DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN KHÁI NIỆM CHUNG VỀ COUMARIN Coumarin là các hợp chất tự nhiên dẫn chất của phenyl propanoid (C6-C3) với khung cơ bản là benzo- -pyron, có một số tính chất sau: benzo- -pyron - Dạng aglycon, dễ kết tinh, không màu, có mùi, thơm, dễ thăng hoa. 39
  40. - Dạng glycosid có thể tan trong nước, dạng aglycon thường dễ tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực. - Coumarin dễ bị mở vòng lacton bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước và sẽ đóng vòng trở lại khi acid hóa. OH- H+ Coumarin Muối - Sau khi mở vòng lacton bằng dung dịch kiềm, các coumarin đơn giản sẽ tạo thành muối coumarinat của acid coumarinic. ĐỊNH TÍNH ĐỊNH TÍNH COUMARIN BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC. Phản ứng với dung dịch FeCl3 Các chất dẫn coumarin có –OH phenol tự do sẽ cho màu xanh với thuốc thử FeCl3. Phản ứng đóng mở vòng lacton Dựa vào độ tan khác nhau khi mở và đóng vòng lacton trong môi trường kiềm và acid để sơ bộ định tính coumarin. Phản ứng với thuốc thử diazo. Dựa vào phản ứng gép đôi với muối diazo cho màu bền vững từ vàng tới cam, đỏ cam tùy thuộc vào các dẫn chất khác nhau của coumarin. Sự tăng huỳnh quang trong môi trường kiềm dưới tác dụng của tia tử ngoại. Trong môi trường kiềm tia tử ngoại có khả năng chuyển muối coumarinat từ dạng cis thành dạng trans làm huỳnh quang của coumarin sáng mạnh hơn. cis trans 40
  41. Thử nghiệm vi thăng hoa Dựa vào khả năng dễ thăng hoa của coumarin có thể tiến hành thử nghiệm vi thăng hoa để coumarin bám trên lam kính, rồi soi kính hiển vi sẽ thấy nhiều tinh thể hình kim không màu. Khi soi với 1 giọt dung dịch I 2 + Kl sẽ thấy tinh thể Iodocoumarin màu nâu sẫm hoặc tím. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG 1. Làm giãn nở và chống co thắt động mạch vành (rễ tiền hồ, hạt cà rốt) 2. Chống đông máu (tác dụng của các dẫn chất dicoumarol) như: calophylloid trong cây mù u. 3. Làm bền và bảo vệ thành mạch (hoạt tính của vitamin P) như: Bergapten có trong bạch chỉ, xà sàng 4. Kháng viêm, kháng khuẩn, kháng HIV như: calophyllolid, callolid, inophyllolid trong cây mù u. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN 1. Ba dót (Folium Eupatorii), là lá của cây ba dót (Eupatorium triplinerve Vahl.), họ Cúc (Asteraceae). 2. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae), là rễ củ của cây bạch hcir (Angelica dahurica (Fisch. Ex Hoffm) Benth. Et Hook. f.), hoặc (Angelica dahurica (Fisch ex Hoofm) Benth. et Hook. f.var.formosana (Boiss) Shan et Yuan.), họ Hoa tán (Apiaceae). 3. Tiền hồ (Radix Peucedani), là rễ của cây tiền hồ (Peucedanum prearuptorum Dunn.), hoặc P. decursivum (Miq) Maxim.), họ Hoa tán (Apiaceae). 4. Sài đất (Herba Wedeliae) là các bộ phận trên mặt đất của cây sài đất (Wedelia calendulaceae Less.), họ Cúc (Asteraceae). 5. Mù u (Calophyllum inophyllm L.), họ Măng cụt (Clusiaceae). 9. DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN 41
  42. Tanin (taninoid) là những hợp chất polyphenol, có nguồn gốc thực vật, có vị chát và có tính thuộc da. \ - Tanin dễ tan trong kiềm loãng, tan trong hỗn hợp cồn nước, tan trong cồn cao độ, glycerin, propylenglycol, aceton và ethyl acetat, không tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực. - Tạo tủa với dung dịch nước của protein. - Tạo phức màu với dung dịch sắt III clorid (dd FeCl3)1%. Trên đây là những tính chất quan trọng ứng dụng để định tính tanin trong dược liệu. Dựa vào cấu trúc hóa học người ta xếp tanin vào 2 nhóm chính: - Tanin thủy phân được (tanin pyrogallic) - Tanin không thủy phân được (tanin ngưng tụ, tanin pyrocatechic). TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG CỦA TANIN 1. Tanin làm kết tủa protein có tác dụng làm săn se da và niêm mạc, được dùng để điều trị: tiêu chảy, chữa viêm ruột mãn tính. Chữa bỏng, chữa các vết thương nhỏ, các tổn thương lở loét trên da. 2. Tanin tạo tủa với muối của kim loại nặng, với các alkaloid được dùng để chữa ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do các alkaloid độc khi chất độc còn nằm trong hệ tiêu hóa, trước khi dùng thủ thuật rửa và súc ruột. Chú ý: Khi dùng liều cao đường uống tanin gây xót ruột và táo bón, nên tránh dùng cho trẻ em. Để khắc phục nhược điểm này người ta dùng dạng kết hợp của tanin với gelatin, albumin, casein MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN 1. Ngũ bội tử (Galla Chinensis) 2. Măng cụt (Garcinia mangostana L.), họ Bứa (Clusiaceae). 42
  43. 3. Ổi (Psidium gujava L.), họ Sim (Myrtaceae) 4. Trà (Camellia sinensis O. Ktze.), họ trà (Theaceae) 5. Sim (Rhodomyrtus tomentosa Wight.), họ Sim (Myrtaceae). 10. DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ALKALOID Alkaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa nitơ, đa số có N trong nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật, thường có dược lực tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid Arecolin Ephedrin Ví dụ: Arecolin có trọng hạt của cây cau (Areca catechu L.) Ephedrin có trong cây ma hoàng (Ephedra sinica Stapf). TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TÍNH CHẤT VẬT LÝ: - Thể chất: Các alkaloid có oxy trong công thức phân tử (C, H, O, N) thường có thể chất rắn ở nhiệt độ thường như: Berberin (C20H18NO4), quinin (C20H24N2O2), reserpin (C33H40O9N2). Những alkaloid không có oxy (C, H, N) thường ở thể lỏng như: Nicotin (C10H14N2), spartein (C15H26N2). 43
  44. Tuy nhiên cũng có một vài chất có oxy nhưng vẫn ở thể lỏng như: arecolin (C8H13NO2) không có oxy ở thể rắn như: conessin (C22H40N2) - Màu sắc, mùi vị: Hầu hết các alkaloid không màu, có vị cay như: capsaisin, piperin. - Độ tan: Nói chung các alkaloid base thường không tan trong nước, dễ tan trong cồn và trong các dung môi hữu cơ ít phân cực như: ether, cloroform, benzen Ngược lại các muối của alcaloid dễ tan trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Alkaloid là những chất hữu cơ có chứa nitơ, có tính kiềm yếu, tan trong các dung môi hữu cơ, không tan trong nước. với acid loãng dễ dàng tạo muối alkaloid dễ tan trong nước. H+ Alkaloid Base Muối Alkaloid OH- Muối alkaloid dễ dàng bị các chất kiềm vô cơ mạnh hơn (NH4OH, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 ) đẩy ra khỏi muối cho lại alkaloid base ban đầu. CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH CHIẾT XUẤT ALKALOID Trong cây alcaloid tồn tại dưới dạng muối hòa tan hay dạng kết hợp với tannin không tan. Vì vậy có thể chiết alcaloid ra khỏi nguyên liệu thực vật bằng nhiều cách nhưng có 2 cách chính là: 1. Chiết alkaloid khỏi dược liệu dưới dạng alkaloid base bằng dung môi hữu cơ. 2. Chiết alkaloid ra khỏi dược liệu dưới dạng muối bằng dung môi phân cực (nước, cồn, hỗn hợp cồn nước đã được acid hóa). Một vài alkaloid có những tính chất đặc biệt, người ta có thể chiết xuất bằng các phương pháp khác như: 44
  45. - Phương pháp cất kéo lôi cuốn theo hơi nước: (chiết xuất nicotin từ nguyên liệu là cây thuốc lá). - Phương pháp thăng hoa: (chiết xuất cafein từ nguyên liệu lá cây trà). Dựa vào tính tan khác nhau của dạng base và dạng muối alkaloid trong các dung môi, người ta có thể loại phần nào các tạp chất ra khỏi dịch chiết trước khi định tính, định lượng hay phân lập các alkaloid tinh khiết. Các quy trình chiết dưới đây được sử dụng trong chiết xuất alkaloid từ nguyên liệu thực vật dùng cho các phản ứng định tính alkaloid và có thể ứng dụng để chiết xuất alkaloid toàn phần làm nguyên liệu bào chế thuốc. ĐỊNH TÍNH ALKALOID - Alkaloid cho phản ứng với các thuốc thử chung (thuốc thử tạo tủa) tạo thành các muối khó tan (dạng kết tinh hay vô định hình). - Các thuốc thử thường dùng là Valse-Mayer (K2HgI4), Dragendorff (KBiI4), Bouchardat (KI, I2), Bertrand (acid silicotungstic), acid picric và acid tanic. (Xem phần thực hành). - Một số alkaloid hay nhóm alkaloid có thể cho màu sắc đặc trưng với một số thuốc thử được gọi là thuốc thử đặc hiệu của alkaloid (thuốc thử tạo màu) ứng dụng để định tính phát hiện alkaloid trong dược liệu. Các thuốc thử thường dùng là acid H2SO4 đậm đặc, acid HNO3 đậm đặc (Xem phần thực hành) 45
  46. SƠ ĐỒ 1: CHIẾT XUẤT ALKALOID BASE BẰNG DUNG MÔI HỮU CƠ Bột dược liệu (5g) Kiềm hóa bằng NH4OH đậm đặc ( vừa đủ ẩm) Chiết bằng 20ml – 30ml CHCl3 Đun hồi lưu / BM 10 phúc, lọc hoặc chiết Dịch chiết CHClbằng3 Sohxlet H2SO4 2% (5ml x 2 lần) Dịch chiết nước acid Định tính bằng thuốc thử chung Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu NH4OH đậm đặc pH 10 Chiết bằng CHCl3 ( 10ml x 2 -3 lần) Dịch chiết CHCl3 Định tính bằng phương pháp sắc ký Bốc hơi tới cắn khô Cắn alkalold Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu SƠ ĐỒ 2: CHIẾT XUẤT ALKALOID DẠNG MUỐI BẰNG DUNG MÔI NƯỚC ACID Bột dược liệu (5g) 20ml dung dịch H2SO4 2% Đun BM 15 phút lọc (2 lần x 20ml) Dịch chiết nước acid NH4OH đậm đặc pH = 10 CHCl3 10ml x 2 lần Định tính bằng sắc ký Dịch chiết CHCl3 Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu H2SO42% (5ml x 2 lần ) Dịch chiết nước acid Định tính bằng thuốc thử chung Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu 46
  47. SƠ ĐỒ 3: CHIẾT XUẤT ALKALOID DẠNG MUỐI BẰNG DUNG MÔI CỒN ACID. Bột dược liệu (5g) 20ml - 30 ml cồn có 5% acid (sulfuric, acetic, hyđrocloric) Đun hồi lưu / BM 10 phút, lọc Dịch chiết cồn Trung hoà acid đến pH 5-6 Bay hơi cồn trên bếp cách thuỷ đến cắn Hoà tan cán trong nước nóng (10ml x 2 lần), lọc Định tính bằng thuốc thử chung Dịch chiết nước acid Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu NH4OH đậm đặc pH 10 Chiết bằng 10 ml CHCl3 Dịch chiết CHCl Định tính bằng phương pháp sắc ký 3 Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu Chiết với dd H2SO4 2% (5ml x 2 lần ) Định tính bằng thuốc thử chung Dịch chiết nước acid Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG Tác dụng, công dụng của các alkaloid rất đa dạng, tùy theo từng loại alkaloid. 1. Tác dụng lên hệ thần kinh. - Kích thích thần kinh trung ương: Strychnin, cafein - Ức chế thần kinh trung ương: Morphin, codein. - Kích thích thần kinh giao cảm: Ephedrin. - Liệt giao cảm: Yohimbin - Kích thích phó giao cảm: Pilocarpin - Liệt phó giao cảm: Atropin - Gây tê: Cocain 47
  48. 2. Tác dụng hạ huyết áp: Reserpin, serpentin. 3. Tác dụng chống ung thư: Taxol, vinblastin, vincristin. 4. Tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn: Quinin, berberin, arecolin, emetin. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID 1. Bình vôi (Tuber Stephaniae), là gốc thân phình thành củ của một số loài Bình vôi (Stephania sp.), họ Tiết dê (Menispermaceae). 2. Lá sen (Folium Nelumbinis), là lá bánh tẻ phơi khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae). 3. Tâm Sen (Embryo Nelumbinis) là cây mầm lấy từ hạt cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae). 4. Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae), là rễ củ của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). 5. Mức hoa trắng (Cortex Holarrhenae), là vỏ thân của cây Mức hoa trắng (Holarrhena antidysenterica Wall), họ Trúc đào (Apocynaceae). 6. Coca (Folium Coca), là lá cây Coca (Erythroxylon coca Lam.), họ Coca (Erythoxylaceae). 7. Thuốc lá (Folium Nicotianae), là lá của cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L.), họ Cà (Solanaceae). 8. Dừa cạn (Folium Catharanthi), là lá của cây Dừa cạn [Catharanthus roseus (L) Don,], họ Trúc đào (Apocynaceae). 9. Vông nem (Folium Erythrinae), là lá của cây Vông nem (Erythrina variegata L.) họ Đậu (Fabaceae). 10. Canh ki na (Cinchona sp.), họ Cà phê (Rubiaceae). 11. Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Paraveraceae). 12. Ba gạc (Rauvolfia sp.), họ Trúc đào (Apocynaceae) 13. Cà độc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae). 14. Hoàng Đằng (Fibraurea tincotoria Lour.), họ tiết dê (Menispermaceae). 15. Hoàng Bá (Phellodendron sp.), họ Cam (Rutaceae). 48
  49. 16. Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaetn) Colebr.), họ Tiết dê (Menispermceae). 17. Mã tiền (Strichnos nux – vomica L.), họ Mã tiền ( Loganiaceae). 11. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TINH DẦU Tinh dầu là hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có đặc tính chung là dễ bay hơi, thường có mùi thơm, có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và có thể chiết xuất được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước. Bản chất hóa học của tinh dầu thường rất phức tạp, có thể chia thành 4 nhóm chính: các dẫn chất của monoterpen, của sesquiterpen, của hydrocarbon thơm và của các hợp chất có chứa nitơ, lưu huỳnh. Ví dụ: Các monoterpen (C5H8)2 như: - Limonen có trong tinh dầu các cây thuộc chi Citrus, họ Cam (Rutaceae): chanh, cam, quýt. - Alpha-Terpineol có trong tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi). - Menthol có trong tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae) - 1,8-Cineol có trong tinh dầu khuynh diệp (Oleum Eucalypti) và tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi). - Alpha-Pinen có trong tinh dầu thông (Oleum Terebenthinea) - Camphor có trong tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae). Menthol Limonen - Terpinoel 1,8 - cinoel - Pinen Camphor 49
  50. Các sesquiterpen (C5H8)3 như: - Zingiberen có trong tinh dầu gừng (Oleum Zingiberis). - Curcumen có trong tinh dầu nghệ (Oleum Curcumae longae). Zingiberen Curcumen Các hydrocarbon thơm: - Eugenol có trong tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Occimi gratissimi), tinh dầu đinh hương (Oleum Eugeniae caryophyllatae ) - Anethol có trong tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati). - Aldehyd cinamic có trong tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi). Eugenol Aldehyd cinamic Anethol Các hợp chất có chứa nitơ, lưu huỳnh như: Alliin có trong tinh dầu tỏi (Oleum Allii sativi). Alliin TÍNH CHẤT - Đa số các tinh dầu không có màu hay màu vàng nhạt, ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường, tỉ trọng 1 như tinh dầu hương nhu, tinh dầu đinh hương. 50
  51. - Khi bị oxy hóa, màu của tinh dầu sẫm lại và hóa nhựa làm thay đổi các tính chất lý hóa của tinh dầu. - Tinh dầu tan trong các dung môi kém phân cực (ether dầu hỏa, n-hexan, benzen, ether, cloroform), ít tan hơn trong các dung môi phân cực (aceton, cồn ), gần như không tan trong nước. - Tinh dầu thường có một hay một vài thành phần có hàm lượng trội hơn hẳn các thành phần còn lại, được gọi là thành phần đặc trưng của tinh dầu. Ví dụ menthol ≥ 60% trong tinh dầu bạc hà, camphor ≥ 35% trong tinh dầu long não, cineol ≥ 60% trong tinh dầu khuynh diệp, aldehydcinamic ≥ 85% trong tinh dầu quế CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU TRONG DƯỢC LIỆU Chiết xuất: Có thể chiết xuất tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng các phương pháp: 1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước thường được áp dụng trong sản xuất tinh dầu như: Tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng 2. Phương pháp ép, vắt được sử dụng trong sản xuất tinh dầu vỏ cam, vỏ chanh 3. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi được áp dụng trong chiết xuất các loại tinh dầu quý hiếm như: tinh dầu trầm hương, tinh dầu hoa hồng Định tính: - Định tính thành phần đặc trưng của tinh dầu: Dựa vào tính chất lý hóa học đặc trưng của một chất, một nhóm chất để xác định sự có mặt của chất (nhóm chất) đó trong tinh dầu, gián tiếp xác nhận tinh dầu đó là đúng. Định lượng: - Định lượng tinh dầu trong dược liệu: Chiết tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất lôi cuốn theo hơi nước. Từ lượng tinh dầu thu được trên một lượng dược liệu xác định tính ra hàm lượng phần trăm theo khối lượng/khối lượng (kl /kl) hay thể tích/khối lượng (tt/kl) tinh dầu có trong dược liệu - Định lượng thành phần đặc trưng của tinh dầu: Có thể định lượng các thành phần đặc trưng của tinh dầu để đánh giá chất lượng của tinh dầu. 51
  52. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG: Trong đời sống tinh dầu và các dược liệu chứa tinh dầu được dùng làm hương liệu, mỹ phẩm, thực phẩm Một số được dùng làm thuốc với các tác dụng và công dụng chính sau đây: 1. Kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật: Sa nhân, thảo quả, quế, hồi 2. Kháng khuẩn, diệt khuẩn: Bạc hà, tràm, bạch đàn, húng chanh được dùng chữa cảm sốt, chữa ho và các bệnh trên đường hô hấp 3. Diệt ký sinh trùng: Artemisinin, thymol, santonin, tinh dầu giun 4. Kích thích thần kinh trung ương: anethol trong tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati). 5. Kháng viêm, làm lành vết thương khi sử dụng ngoài da: alpha-Terpineol có trong tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi). 6. Giải biểu thanh nhiệt chữa cảm sốt: Bạc hà, kinh giới, tía tô MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU 1. Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Hoa môi (Lamiaceae). 2. Tràm (Melaleuca cajuputi Powell.), họ Sim (Myrtaceae). 3. Bạch đàn (Eucalyptus camaldulendis Dehnh.), họ Sim (Myrtaceae). 4. Quế (Cinnamomum cassia Presl.), họ Long não (Lauraceae). 5. Long não (Cinamomum camphora (L.) Presl.) họ Long não (Lauraceae). 6. Hương nhu (Ocimum gratissimum L.), họ Hoa môi (Lamiaceae). 7. Hồi (Illicium verum Hook.f.) họ Hồi (Illiciaceae). 8. Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.ex Bark), họ gừng (Zingiberaceae). 12. NHỰA KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHỰA - Nhựa là hỗn hợp các chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, tạo ra do sự oxy hóa và trùng hợp hóa chất terpenic trong cây. 52
  53. - Nhựa thường là những chất rắn vô định hình, trong hay trắng đục, cứng hay đặc ở nhiệt độ thường, mềm khi đun nóng, đốt cháy cho nhiều khói và thường có mùi thơm. - Nhựa không tan trong nước, tan trong cồn, tan được trong các dung môi hữu cơ và không lôi cuốn được theo hơi nước. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG. 1. Long đờm, sát trùng đường hô hấp, được dùng để chữa ho: Nhựa thông (Resin Terebenthinea) (Colophan), nhựa cánh kiến trắng (Resin Benzoini) (Benzoinum) 2. Nhuận tẩy, được dùng để chữa táo bón: Nhựa của cây bìm bìm (Resin Ipomoeae) và các cây thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), nhựa lô hội (Resin Aloe). 3. Kháng sinh, kháng viêm, gây nôn: Nhựa mù u (Resin Calophylli inophylli). MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA NHỰA - Bìm bìm (Ipomea hederacea Jacq.), họ Bìm bìm (Convolvulaceae). - Lô Hội (Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae). - Cánh kiến trắng (Styrax sp.), họ Bồ đề (Styracacea). - Mù u (Calophyllum inophyllum L.), họ Măng cụt (Clusiaceae). 13. CHẤT BÉO KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT BÉO - Chất béo (hay lipid) là những sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là những este của acid béo với các alcol. Glycerid hay Acylglycerol 53
  54. - Các chất béo thông thường có cấu tạo như ester của các acid béo với glycerin và được gọi là các glycerid hay còn gọi là acylglycorol. - Dầu mỡ là danh từ chung chỉ một nhóm hợp chất hữu cơ có cấu tạo acylglycorol. Mỡ là các chất béo thu được từ động vật, còn dầu là chất béo của thực vật. - Ngoài ra trong dầu mỡ còn chứa các chất hòa tan như vitamin, tinh dầu, sterol và các chất màu. Mỡ động vật có chứa cholesterol còn dầu thực vật thường có chứa phytosterol. TÍNH CHẤT LÝ HÓA TÍNH CHẤT LÝ HỌC. - Chất béo có tỷ trọng nhẹ hơn nước. - Tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực như: benzen, cloroform , ít tan trong cồn và không tan trong nước. - Trong tự nhiên chất béo thường có vàng nhạt đến vàng khi ở dạng lỏng, màu này chủ yếu là do các chất màu có trong nguyên liệu động vật và thực vật hòa tan trong chất béo trong quá trình chiết xuất. - Khi để lâu chất béo dễ bị oxy hóa làm tăng độ nhớt, màu bị sẫm lại và có mùi ôi khét. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Trong tự nhiên dầu mỡ là những acylglycorol có các gốc acid béo R1, R2, R3 khác nhau, R2 thường là các acid béo chưa no (có một hay nhiều nối đôi) mạch ngắn (18 carbon), R1 và R3 là các acid béo no hay chưa no có mạch carbon dài hơn. Thành phần của dầu có nhiều acid béo chưa no và thường chảy lỏng ở nhiệt độ thường (15oC). Mỡ có nhiều acid béo no và thường có thể chất đặc (ở 15oC). CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH VÀ KIỂM NGHIỆM. Chiết xuất: - Phương pháp chiết xuất bằng dung môi hữu cơ kém phân cực: (dầu, gan cá). - Phương pháp dùng nhiệt độ cao (thắng, rán mỡ). 54
  55. - Phương pháp ép (ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao), thường được áp dụng trong sản xuất dầu béo từ nguyên liệu thực vật (dầu thầu dầu, dầu mù u). Định tính - Các chất béo có thể có màu sắc, mùi vị, thể chất khác knhau, có thể dựa vào những đặc điểm cảm quan này để nhận diện, phân biệt các chất béo. - Thành phần cấu tạo của chất béo khác nhau chủ yếu về hàm lượng các acid béo. Các phản ứng định tính thông thường không phân biệt được sự khác biệt này, trừ khi chất béo có một acid béo có tính chất đặc biệt nào đó, có thể định tính được (ví dụ như acid arachidic trong dầu lạc). Vì thế, trong kiểm định chất béo người ta thường không định tính chính các thành phần của chất béo mà định tính các chất tan đặc trưng có trong chất béo đó. Ví dụ: vitamin A, D trong dầu gan cá, Beta- Caroten trong dầu gấc. - Các chỉ tiêu khác dùng để kiểm định dầu mỡ gồm: Độ tan, độ nhớt, tỷ trọng Nhưng quan trọng nhất là các chỉ số của chất béo như: Chỉ số acid, chỉ số ester, chỉ số xà phòng, chỉ số iod, chỉ số peroxid, chỉ số acetyl. Mỗi loại chất béo có giá trị của các chỉ số này trong một giới hạn nhất định, có thể dựa vào đó mà đánh giá chất lượng của chúng. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG: - Chất béo là nguồn thức ăn giàu năng lượng cho con người. - Trong ngành dược chất béo được dùng làm dung môi cho một số loại thuốc tiêm, làm tá dược hay điều chế các tá dược cho thuốc mỡ, thuốc đạn, viên nén - Các loại dầu béo có nhiều nối đôi được xem là các vitamin F là những chất cần thiết cho cơ thể. - Chất béo có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc, làm mau lên da non ở các vết thương, vết bỏng. - Một số dầu béo có tác dụng trị liệu riêng biệt như dầu thầu dầu, dầu ba đậu, dầu đại phong tử, dầu mù u v.v. - Một số chất béo hòa tan các vitamin thiên nhiên cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, beta-Caroten (dầu gan cá, dầu gấc ) 55
  56. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO 1. Mù u (Calophyllum inophyllum L.), họ Măng cụt (Guttiferae = Clusiaceae). 2. Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.), họ bầu bí. 3. Thầu dầu (Ricinus communis L.), họ thầu dầu (Euphorbiaceae). 4. Dầu cá (Oleum Jecoris Picis) được chiết xuất từ gan của nhiều loài cá chủ yếu là cá thu (Gadus morrhua L.), họ Cá (Galidea). 14. KHÁNG SINH THỰC VẬT - Kháng sinh là những hợp chất hữu cơ, thường có nguồn gốc sinh vật (vi sinh vật, thực vật, động vật) có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật khác. Các kháng sinh có tác dụng đặc hiệu lên các loài vi khuẩn khác nhau ở một nồng độ thường là rất nhỏ. - Kháng sinh thực vạt là một tên gọi chung chỉ các hợp chất hữu cơ có trong thực vật có tác dụng kháng sinh. Những chất này có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau như alkaloid, các hợp chất quinon, flavonoid, tinh dầu,v.v MỘT SỐ CHẤT KHÁNG SINH CÓ TRONG DƯỢC LIỆU - Berberin trong vàng đắng, hoàng liên, hoàng bá. - Emetin trong ipeca - Conessin trong mức hoa trắng - Allicin trong tỏi - Plumbagin trong bạch hoa xà - Fuglon trọng hồ đào - Lawson trong lá móng. - Wedelolacton trong cỏ mực, sài đất. - Solanin trong mầm khoai tây - Tomatin trong lá cà chua 56
  57. - Nhiều loại tinh dầu như: tinh dầu tràm, tinh dầu húng quế, tinh dầu húng chanh, tinh dầu sả. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ I. Điền vào chỗ trống: Câu 1: Muối tham gia vào quá trình điều hòa . trong tế bào thực vật và trong cơ thể động vật Câu 2: Acid hữu cơ có thể tồn tại dưới 3 dạng: .; . ; Câu 3: Glycosid là hợp chất tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần là . với một phần gồm một hay nhiều đường. Câu 4: Saponin tạo bọt bền khi lắc với Câu 5: Anthraglycosid dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng gây Câu 6: Phản ứng Cyanidin của Flavonoid cho màu Câu 7: Coumarin dễ bị mở vòng lacton bởi . Câu 8: Tanin tạo tủa với dung dịch nước của Câu 9: Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa . Câu 10: Tinh dầu là hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có đặc tính là dễ . II. Chọn câu Đúng / Sai: Câu 11: Muối kali có tác dụng lợi tiểu Câu 12: Muối natri làm tăng tác dụng của các glycosid trợ tim. Câu 13: Dạng ester làm cho quả chín có mùi thơm Câu 14: Dựa vào cấu trúc của đường để phân biệt những nhóm glycosid khác nhau Câu 15: Glycosid bị thủy phân bởi acid cho sản phẩm cuối cùng là aglycon Câu 16: Saponin độc đối với người Câu 17: Saponin gây hắt hơi, đỏ mắt Câu 18: Dược liệu chứa Antraglycosid nên dùng tươi 57
  58. Câu 19: Phản ứng với kiềm của Antraglycosid cho màu đỏ Câu 20: Flavonoid không có tác dụng chống oxy hóa Câu 21: Flavonoid có hoạt tính vitamin P Câu 22: Coumarin không bị mở vòng lacton bởi kiềm Câu 23: Coumarin đóng vòng trở lại khi acid hóa Câu 24: Tanin không tạo phức màu với dung dịch sắt III clorid Câu 25: Tanin có tính thuộc da Câu 26: Alkaloid base tan trong nước Câu 27: Muối của alcaloid dễ tan trong nước Câu 28: Những chất có mùi thơm đều là Tinh dầu Câu 29: Menthol có trong tinh dầu bạc hà Câu 30: Tất cả tinh dầu đều có tỉ trọng < 1 III. Trả lời câu hỏi: Câu 31: Muối vô cơ thường tồn tại dưới dạng gì trong cây ? Câu 32: Acid ở dạng nào có vị chua ? Câu 33: Phần nào quyết định tính chất tác dụng, công dụng của glycosid ? Câu 34: Saponin chia thành mấy loại ? Câu 35: Anthraglycosid chia thành những nhóm nào ? Câu 36: Định tính flavonoid chủ yếu dựa vào phản ứng Câu 37: Calophylloid trong cây mù u tác dụng gì ? Câu 38: Tanin chia thành những nhóm nào ? Câu 39: Chiết alcaloid dưới dạng alcaloid base bằng dung môi nào ? Câu 40: Tinh dầu tan trong các dung môi nào ? IV. Chọn câu đúng nhất: Câu 41: Nguyên tố tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể: A. Selen B. Kẽm 58
  59. C. Iod D. Câu A & B đúng Câu 42: Acid tartric có trong: A. Nho B. Chanh C. Quế D. Hạnh nhân Câu 43: Dược liệu chứa Glycosid trợ tim: A. Bình vôi B. Tâm sen C. Trúc đào D. Bạc hà Câu 44: Dược liệu chứa Saponin: A. Bồ kết B. Hoa hoè C. Cam thảo D. Câu A & C đúng Câu 45: Dược liệu chứa Anthraglycosid: A. Đại hoàng B. Tam thất C. Nhân sâm D. Cỏ xước Câu 46: Dược liệu chứa Flavonoid: A. Trà B. Lựu C. Cỏ sữa D. Cỏ mực Câu 47: Dược liệu chứa Coumarin: A. Bạch chỉ B. Ngưu tất C. Măng cụt D. Sim 59
  60. Câu 48: Dược liệu chứa tannin: A. Dừa cạn B. Ba gạc C. Vông nem D. Ngũ bội tử Câu 49: Dược liệu chứa alkaloid: A. Mã tiền B. Ngũ gia bì C. Cam thảo D. Đinh lăng Câu 50: Dược liệu chứa tinh dầu: A. Ổi B. Trúc đào C. Tràm D. Bách bộ 60
  61. Bài 4: KỸ THUẬT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU MỤC TIÊU HỌC TẬP  Trình bày được cách lấy được mẫu, làm tiêu bản, soi kính hiển vi, phân biệt các thành phần có trong tế bào và mô thực vật  Kể được các phương pháp xác định tạp chất, tỷ lệ vụn nát, độ ẩm, độ tro, định tính, định lượng một số hoạt chất trong dược liệu theo DĐVN IV  Xây dựng đức tính trung thực, tác phong thận trọng, chính xác trong kiểm tra chất lượng dược liệu. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU 1.1 Kiểm tra chất lượng dược liệu nhằm:  Kiểm tra chất lượng dược liệu là việc xác định một dược liệu có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất hay sử dụng làm thuốc hay không. Cũng như để phân biệt sự đúng sai, sự nhầm lẫn, sự pha trộn giả mạo đối với một dược liệu.  Để đánh giá đúng chất lượng dược liệu người ta dựa vào tiêu chuẩn nhà nước của một dược liệu được ghi trong DĐVN IV và các tiêu chuẩn cơ sở của các đơn vị sản xuất kinh doanh đã được cơ quan kiểm nghiệm quốc gia thẩm định và cho phép ban hành  Đánh giá chất lượng dựa vào tiêu chuẩn nhà nước và tiêu chuẩn cơ sở. 1.2 Tiêu chuẩn của một dược liệu bao gồm:  Mô tả đặc điểm bên ngoài  Đặc điểm vi phẫu  Đặc điểm soi bột  Tỷ lệ tạp chất, độ tro, độ ẩm, tỷ lệ vụn nát .  Định tính thành phần hoạt chất.  Định lượng hàm lượng hoạt chất. Trong phạm vi bài học này chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu phần kiểm nghiệm thực vật học, định tính soi bột dược liệu bằng kính hiển vi và một số phản ứng 61
  62. định tính thành phần hoạt chất có trong dược liệu. các phần còn lại học viên sẽ được giới thiệu kỹ hơn trong phần kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm đông dược của môn học kiểm nghiệm dược phẩm trong chương trình trung học. để đánh giá chất lượng dược liệu người ta dựa và tiêu chuẩn DĐVN IV và tiêu chuẩn cơ sở của các đơn vị sản xuất kinh doanh đã được cơ quan kiểm nghiệm quốc gia thẩm định và cho phép ban hành 2. KỸ THUẬT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU 2.1.Kỹ thuật lấy mẫu kiểm nghiệm Mẫu kiểm nghiệm phải đại diện ngẫu nhiên khách quan cho một lô dược liệu. Mức độ đại diện của mẫu đem thử ảnh hưởng trực tiếp đến độ đúng, độ chính xác của việc kiểm tra. Vì vậy DĐVN IV quy định việc lấy mẫu cụ thể như sau: 2.1.1.Trước khi lấy mẫu  Kiểm tra đối chiếu: tên, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, đặc điểm, hình dạng bao gói của các mẫu  Kiểm tra sự nguyên vẹn, sạch sẽ mức độ nhiễm mốc và tạp chất lạ của bao bì . Các bao gói không bình thường phải xem xét kỹ càng hơn. Ghi chép chi tiết kết quả kiểm tra. 2.1.2. Các yêu cầu chung của việc lấy mẫu  Số bao gói 1000  lấy mẫu 50 bao gói + 1% số lượng bao gói vượt hơn 1000 bao gói  Dược liệu quý hiếm  lấy mẫu ở tất cả các bao kiện (không kể số lượng bao nhiêu bao kiện).  Lấy mẫu ở các vị trí khác nhau của mỗi bao kiện (trên, giữa, dưới) và cách thành bao kiện một khoảng thích hợp.  Trộn đều các mẫu lấy được từ mỗi bao kiện để được một mẫu bao kiện đại diện ngẫu nhiên, khách quan cho một lô hàng.  Đối với khối lượng dược liệu lớn hơn 5kg thì dược liệu thường: lấy mẫu từ 250-500g, bột dược liệu 200g, dược liệu quý hiếm từ 5-10g trừ khi có chỉ dẫn khác. 62
  63.  Khối lượng mẫu không được ít hơn 3 lần mẫu thử (đối với lượng dược liệu nhỏ hơn 5kg), chia làm 3 phần. trong đó, 1 phần để phân tích, 1 phần để kiểm tra đối chiếu, 1 phần lưu, thời gian lưu ít nhất là một năm.  Nhãn trên mẫu theo quy định của kiểm nghiệm 2.2.Mô tả đặc điểm bên ngoài Đây là phương pháp sử dụng 5 giác quan để nhận biết và mô tả đặc điểm bên ngoài của dược liệu. mẫu dược liệu thường đã được làm khô vì vậy cần phải làm mềm trải mỏng để dễ dàng quan sát và mô tả.hình thái, kích thước, màu sắc, đặc điểm bên ngoài bề mặt vết bẻ hay cắt ngang của dược liệu, mùi,vị. 2.2.1.Làm mềm dược liệu Có 3 phương pháp làm mềm dược liệu khô như sau: . Ngâm mẫu vật trong hỗn hợp (nước:glycerin:cồn 900 =1:1:1) cho tới khi dược liệu trương nở hoàn toàn, có thể bảo quản mẫu lâu dài trong trường hợp này. . Để mẫu trong buồng ẩm (đã được bảo hòa hơi nước) từ 2-3 ngày. Để tránh mốc có thể thêm vào nước một chút phenol hay formol. . Đun sôi mẫu trong nước từ 2-3 phút, hoặc lâu hơn tùy theo dộ cứng chắc của dược liệu. 2.2.2.Mô tả Nếu bộ phận dùng là cành mang lá, hoa quả phải mô tả theo thứ tự sau: Thân: tròn, vuông, có khía dọc . Lá: mọc đối, mọc cách hay mọc vòng .lá đơn, lá kép, lá nguyên, khía răng cưa hay xẻ thùy , hình dạng, kích thước, màu sắc, cách sắp xếp của gân lá, những đặc điểm của phiến lá, mùi vị . Hoa: cách mọc của hoa, màu sắc, cấu tạo của hoa, hoa thức hoa đồ . Quả: loại quả, cách đính noãn Nếu bộ phận dùng là rễ , rễ củ, thân rễ thì mô tả đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc bên ngoài và đặc điểm màu sắc bên trong 2.3.Đặc điểm vi phẫu Dùng kính hiển vi để nhận biết các đặc điểm của các mô, các tế bào trong các tiêu bản dược liệu hoặc các chất chứa trong tế bào , trong bột và trong các chế 63
  64. phẩm. việc chọn mẫu đại diện và sự chuẩn bị các tiêu bản phải phù hợp với những yêu cầu về định tính của mỗi loại dược liệu. 2.3.1.Tiêu bản lát cắt ngang hoặc dọc Chọn một mẫu dược liệu thích hợp, làm mềm, dùng lưỡi lam cắt vi phẫu bằng ống cắt vi phẫu cầm tay hay máy cắt vi phẫu(microtome), cũng có thể kẹp vi phẫu trong parafin rắn, trong củ khoai lang hay củ đậu .để cắt thành những lát cắt mỏng khoảng 10-20 micromet. Lát cắt có thể soi ngay nếu không có qui định riêng hoặc phải nhuộm vi phẫu qua các bước sử lý sau đây trước khi soi kính hiển vi. - Ngâm lát cắt trong dung dịch cloraminT 5% (TT) đến khi lát cắt trắng ra thì rửa sạch cloramin T bằng nước cất. - Ngâm lát cắt vào thuốc thử cloral hydrat khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước cất. - Ngâm lát cắt bằng dung dịch acid acetic 10% (TT) trong khoảng 2 phút rồi rửa thật kỹ lại bằng nước cất. - Ngâm lát cắt và dung dịch lục iod (TT) hoặc xanh metylen (TT) trong khoảng 1-5 giây, rửa nhanh bằng ethanol 60% (TT) rồi rửa lại bằng nước cất. - Ngâm các lát cắt vào dung dịch carmin 40 (TT) tới khi thấy màu bắt rõ thì rửa lại bằng nước cất 2.3.2.Tiêu bản bột dược liệu Kiểm tra độ mịn thích hợpvà độ đồng nhất của bột Lấy một lượng nhỏ bột cho vào một giọt dung dịch soi (nước, glycerin, acid acetic, cloral hydrat hay thuốc thử khác tùy thuộc mục đích soi) đã có sẵn trên lam kính Dùng kim mũi mác dàn đều cho bột thấm ướt đầy đủ dung dịch soi, Đậy lam kính cẩn thận để tránh bọt khí, di nhẹ lam rồi đem quan sát dưới kính hiển vi. 2.3.3.Tiêu bản bề mặt Làm ẩm và làm mềm mẫu (nếu cần thiết), cắt lấy một mẫu hoặc tước lấy một đoạn biểu bì, đặt lên lam kính thêm thuốc thử thích hợp rồi đem soi kính hiển vi. 2.4.Đặc điểm soi bột 64
  65. Mỗi dược liệu đều có đặc điểm mô học đặc trưng, chúng được thể hiện một phần qua đặc điểm bột dược liệu. những đặc điểm này có thể đươc dùng để phân biệt dược liệu này với dược liệu khác và để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm. Khảo sát đặc điểm bột dược liệu bằng kính hiển vi là tìm ra những đặc điểm vi học đặc trưng của bột dược liệu, giúp cho việc định danh, xác định độ tinh khiết của dược liệu, phân biệt với các dược liệu dễ bị nhầm lẫn và phát hiện sự giả mạo nếu có. Bột lá thường có màu xanh lục tới nâu. Các cấu tử thường thấy là: biểu bì mang khí khổng, lông che chở, lông tiết, tinh thể calci oxalat, các mạch gỗ . Bột vỏ thân, vỏ rễ thường có màu vang fnaau, tới nâu. Các cấu tử thường thấy là mảnh bần, mảnh mô mềm, các loại sợi (vách dầy hay mỏng, khoang rộng hay hẹp), tinh thể calci oxalat hay calci carbonat (với các hình dạng khác nhau), mô cứng, mô mềm chứa tinh bột, ống nhựa mủ có thể gặp ở một số dược liệu Bột dược liệu là cành hay cả cây ngoài các đặc điểm của lá, của vỏ còn có thể thấy các loại mạch gỗ và mô gỗ Bột dược liệu là các loại rễ, rễ củ, thân rễ, thân ngầm phình thành củ, cần chú ý tới các đặc điểm cấu tạo của hạt tinh bột (hình dạng, kích thước, vân, tễ ) Bột dược liệu là hoa quả, hạt có màu sắc thay đổi tùy theo dược liệu. Với hoa cần chú ý tới cấu tạo và hình dạng của hạt phấn, biểu bì cùng các loại lông che chở, lông tiết của hoa. Với hạt cần chú ý biểu bì, mô chứa chất dự trữ (carbohydrat hay dầu béo), mô phôi 2.4.1.Phát hiện màng tế bào Màng tế bào hóa gỗ: Thêm 1-2 giọt thuốc thử phloroglucinol ,để yên một lúc,thêm 1 giọt acid hydroloric(TT),vùng hóa gỗ sẽ xuất hiên màu đỏ hoặc đỏ tía. Màng tế bào hóa bần hoặc hóa cutin: Thêm thuốc thử Sudan III, để yên một lúc, hay làm ấm nhẹ vùng hóa bần hoặc hóa cutin sẽ xuất hiên màu đỏ hay đỏ cam. Màng celulose: thêm thuốc thử kẽm clorid – iod, hoặc lúc đầu thêm dung dịch iod 1% để làm ẩm, để yên 1 phút rồi thêm dung dịch acid sulfuric (33ml acid sulfuric đậm đặc pha với nước cất vừa đủ 50 ml), vùng hóa bần hoặc hóa cutin sẽ xuất hiên màu xanh lam hay màu xanh tím. Màng tế bào có silic : Khi thêm acid sulfuric sẽ không thấy có sự thay đổi gì. 65
  66. 2.4.2.Phát hiện các thành phần tế bào  Hạt tinh bột: Thêm dung dịch iod(TT), sẽ xuất hiện màu xanh lam hay xanh tím, hoặc đặt mẫu vật trong dung dịch glycerin – acid acetic, quan sát dưới kính hiển vi phân cực thấy hiện tượng phân cực chéo của các hạt tinh bột, hiện tượng này mất đi ở những hạt tinh bột bị hóa hồ.  Hạt aleuron: Protid thường hòa tan trong dịch tế bào, khi ngâm vào hỗn hợp cồn-ether, protid sẽ kết tủa dưới dạng hatjaleuron. Muốn xác định hạt aleuron cần phải loại dầu béo bằng ether (TT) hay ether dầu hỏa (TT) trước khi thử Thêm dung dịch iod(TT), hạt aleuron có màu nâu hay màu vàng nâu. Thêm dung dịch thủy ngân(2)nitrat (TT), hạt aleuron có màu đỏ gạch.  Dầu béo, tinh dầu, nhựa: Thêm thuốc thử Sudan 3,sẽ xuất hiện màu đỏ da cam hay màu đỏ tía. Tinh dầu hòa tan được trong ethanol 90%(TT) ,dầu béo không hòa tan trong ethanol trừ dầu thầu dầu và dầu bông.  Tinh thể inulin: Thêm dung dịch l– naphthol 10% trong ethanol (TT), sau đó thêm acid sulfuric(TT) ,các tinh thể inulin sẽ chuyển sang màu đỏ tía và tan nhanh.  Tinh thể calci oxalat: Tinh thể oxalat calci có nhiều hình dạng khác nhau như: hình kim(mạch môn,rễ nhàu ), hình hạt cát (cà độc dược, vỏ canh ki na ), hình khối nhiều mặt(cam thảo.muồng trâu ), hình cầu gai(đại hoàng,cà độc dược ) Tinh thể oxalat calci không hòa tan trong acid acetic loãng (TT), tan được trong acid hydrocloric loãng (TT), không sủi bọt. Hòa tan chậm trong acid sulfuric 50% TT), nhưng sau khi để yên một lúc sẽ xuất hiện những tinh thể calci sulfat có hình kim ngắn và mập.  Tinh thể calci carbonat :Tinh thể calci carbonat hòa tan trong acid hydrocloric loãng(TT), sủi bọt.  Tinh thể silic:Silic không hòa tan trong dung dịch acid sulfuric. 2.5. Định lượng độ ẩm, xác định độ tro, tỷ lệ tạp chất 66
  67. 2.5.1. Định lượng độ ẩm Tất cả các dược liệu, sau khi đã phơi sấy khô và trong các điều kiện bảo quản bình thường vẫn còn hấp thụ một lượng nước nhất định.Tỉ lệ phần trăm của lượng nước đó trong dược liệu được gọi là độ ẩm hay còn gọi là độ thủy phần của dược liệu.Để bảo quản được lâu, tránh mốc mọt và sự biến đổi hoạt chất trong quá trình bảo quản dược liệu phải có độ ẩm không quá một giới hạn nào đó, khoảng độ ẩm đó được gọi là độ ẩm an toàn. Với các dược liệu thông thường độ ẩm an toàn trong khoảng 12-13% Độ ẩm an toàn: 12 – 13% Định lượng độ ẩm trong dược liệu để kiểm tra xem dược liệu có đạt tiêu chuẩn về độ ẩm hay không.Công việc này cũng cần thiết trong việc tính kết quả định lượng hay hiệu suất chiết xuất hoạt chất trong dược liệu. Có thể xác định độ ẩm bằng 2 phương pháp: 2 phương pháp:  Phương pháp sấy: không thích hợp dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi Là phương pháp loại nước ra khỏi dược liệu bằng cách làm cho nước bay hơi ở những điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. Thông thường, nước được tách ra khỏi dược liệu bằng cách sấy ở 105oC dưới áp suất thường. Phương pháp này áp dụng với đa số các dược liệu, nhưng không thích hợp cho các dược liệu chứa các hoạt chất dễ bay hơi, thăng hoa như:tinh dầu, cuamarin, cafein khi sấy cả nước và các chất bay hơi, thăng hoa cùng mất đi vì vậy không xác định được chính xác lượng nước trong dược liệu. Các dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy hay dễ chảy dính ở nhiệt độ cao (chất đường, gôm ,nhựa, dầu béo ). Trong những trường hợp này ta có thể sấy ở nhiệt độ thấp dưới áp suất giảm hoặc làm khô trong bình hút ẩm hoặc kết hợp cả 2 cách kể trên.  Phương pháp chưng cất với dung môi: mọi dược liệu Phương pháp chưng cất với dung môi được thực hiện trong bộ dụng cụ định lượng độ ẩm, nước được tách ra khỏi dược liệu bằng cách chưng cất lôi cuốn với một dung môi chọn lọc. Phương pháp này được áp dụng cho mọi dược liệu, kể cả các dược liệu có các hoạt chất dễ bay hơi thăng hoa. 2.5.2.Xác định độ tro 67
  68. Tro là khối lượng các chất vô cơ còn lại sau khi đốt cháy hoàn toàn một dược liệu. Thường gặp trong tro là các nguyên tố K,Ca,Na và Si. Các nguyên tố khác như Mg,Cu,Zn,Fe,Mn thường ít gặp hơn.Trong dược liệu các chất vô cơ có 2 nguồn gốc: Nội sinh: Là các chất có trong các tế bào và mô thực vật. Những chất này tham gia vào quá trình sinh lý của cây hoặc là những chất cặn bã của quá trình sinh trưởng được tích lũy lại trong cây như các muối Cũng có những chất khác được tích lũy trong một vài loài cây đặc biệt với hàm lượng cao hơn nhiều so với những cây khác, như các cây họ Poaceae chứa nhiều silic. Ngoại sinh:Là các chất vô cơ (đất ,cát, đá, bụi bẩn )lẫn vào trong quá trình thu hái, phơi sấy hay bảo quản dược liệu. Các tạp chất này làm cho hàm lượng Silic của tro tăng cao. Các loại độ tro thường được xác định trong kiểm nghiệm dược liệu là: . Tro toàn phần: nung ở 4500C Xác định tro toàn phần: Tro toàn phần là khối lượng cắn còn lại sau khi nung một lượng dược liệu(đã trừ độ ẩm) ở 450 C trong một chén nung tới khối lượng không đổi( chén nung đã được sấy khô tới khối lượng không đổi trước khi tiến hành).Các chất vô cơ còn lại trong tro toàn phần thường tồn tại dưới dạng carbonat hay oxyd. Độ tro toàn phần được tính theo công thức: a X = x 100 X: độ tro toàn phần của dược liệu (%) p a: khối lượng tro can được (mg) p: khối lượng dược liệu đem thử đã trừ độ thủy phần (mg) . Tro không tan trong HCl Xác định tro không tan trong acid hydrocloric(HCl): Tro không tan trong acid hydrocloric là lượng cắn không tan còn lại sau khi hòa tan nóng tro toàn phần trong acid hydrocloric loãng. . Tro sulfat Tro sulfat của một dược liệu là lượng cắn còn lại sau khi đốt cháy hoàn toàn dược liệu sau khi đã cho dược liệu đó tác động với acid sulfuric đậm đặc. 68
  69. Mỗi dược liệu có độ tro giới hạn trong một khoảng nhất định, thường trong khoảng từ 4-12%.Một vài trường hợp, độ tro có thể cao tới 15-18%. Nếu một dược liệu có độ tro toàn phần bất thường (tăng quá cao hay thấp so với qui định) phải nghĩ đến giả mạo hoặc dược liệu lẫn nhiều tạp chất. Nếu một dược liệu có độ tro không tan trong HCl cao bất thường so với quy định có thể là do dược liệu lẫn nhiều đất cát. 2.6.Định tính thành phần, định lượng hoạt chất 2.6.1.Xác định chất chiết được trong dược liệu - Chất chiết được trong dược liệu bởi một dung môi là những chất có thể hòa tan trong dung môi đó và được tách ra khỏi dược liệu trong những điều kiện qui định. -Chất chiết được không nhất thiết phải là hoạt chất của dược liệu, thông thường nó gồm tất cả các chất( hoạt chất và những chất khác) tan được trong dung môi sử dụng.Tùy theo dung môi mà thành phần của chất chiết được có thể thay đổi dẫn tới thay đổi kết quả định lượng. Định lượng các chất chiết trong dược liệu là xác định hàm lượng % các chất chiết được trong nhưng điều kiện quy định, thường được áp dụng cho những dược liệu chưa có phương pháp định lượng hóa học hay sinh học thích hợp Dung môi dùng trong xác định hàm lượng các chất chiết được thường là nước, cồn. các dung môi khác như ether, chloroform đôi khi cũng được sử dụng. có hai phương pháp chiết được sử dụng là  Phương pháp chiết nóng: chất khó tan trong dung môi ở nhiệt độ thường, tan tốt hơn trong dung môi nóng hoặc trong trường hợp dùng dung môi nước hay cồn thấp độ, chiết ở nhiệt độ thường tạo nên dung dịch nhớt, khó lọc  Phương pháp chiết lạnh: chất dễ tan trong dung môi ở nhiệt độ thường, cá dược liệu dễ bị trương nở tạo thành dung dịch keo khó khăn khi lọc như tinh bột, chất nhày, pectin Tùy từng trường hợp mà dược điển quy định phương pháp chiết thích hợp 2.6.2.Chiết xuất, định tính, định lượng các hoạt chất trong dược liệu Dựa vào tính chất của các nhóm hoạt chất mà dược điển quy định sử dụng phương pháp chiết các phản ứng định tính và phương pháp định lượng thích hợp 69
  70. 3. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA HOÈ (Nụ hoa) Flos Styphnolobii japonici imaturi Nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hoè (Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Syn. Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae). Mô tả Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6 mm, rộng 1 - 2 mm, màu vàng xám. Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bằng 1/2 đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10 mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng. Bột Có nhiều hạt phấn hình cầu, đường kính 16 m, có 3 lỗ rãnh, bề mặt có nếp nhăn dạng mắt lưới. Lông che chở đa bào gồm 2 - 4 tế bào, tế bào ở phía đầu dài và thuôn nhọn, tế bào ở chân ngắn. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có nhiều vân nhỏ, xít nhau. Mảnh biểu bì đài hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có mang lỗ khí (kiểu thập tự) và lông che chở. Mảnh mạch xoắn. Định tính A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol (TT). Đun sôi trong 3 phút, để nguội, lọc. Dịch lọc (dung dịch A) dùng làm các phản ứng sau và dịch chấm sắc ký lớp mỏng. B. Lấy 2 ml dung dịch A pha loãng với 10 ml ethanol 90% (TT) rồi chia vào 3 ống nghiệm: Ống 1: Thêm 5 giọt acid hydrocloric (TT) và ít bột magnesi (TT), dung dịch chuyển dần từ màu vàng nhạt sang màu hồng rồi tím đỏ. Ống 2: Thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 20% (TT), xuất hiện tủa vàng cam, tủa sẽ tan trong lượng dư thuốc thử. Ống 3: Thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), dung dịch có màu xanh rêu. C. Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch A lên tờ giấy lọc, để khô, soi dưới đèn tử ngoại (ở bước sóng 366 nm) sẽ quan sát thấy huỳnh quang màu vàng nâu. 70
  71. D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Bản mỏng: Silica gel GF254 Dung môi khai triển: n- butanol- acid acetic- nước (4: 1: 5). Dung dịch thử: Dung dịch A Dung dịch chuẩn: Hoà tan rutin trong ethanol 90% (TT) để được dung dịch có chứa 1 mg/ml. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng phát quang màu nâu và cùng giá trị Rf với vết rutin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Hiện màu bằng hơi amoniac đậm đặc (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu vàng có cùng giá trị Rf với vết rutin chuẩn (Rf: 0,5 - 0,54) trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Độ ẩm Không quá 12 % (Phụ lục 12.13). Tro toàn phần Không quá 10% (Phụ lục 9.8). Tạp chất (Phụ lục 12.11) Tỷ lệ hoa đã nở: Không quá 10% Tỷ lệ hoa sẫm màu: Không quá 1% Các bộ phận khác của cây: Không quá 2% . Định lượng Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,2 g rutin chuẩn đã sấy khô (trong chân không) tới khối lượng không đổi, cho vào một bình định mức 100 ml. Hoà tan trong 70 ml methanol (TT) bằng cách làm ấm trên cách thuỷ. Để nguội, thêm methanol (TT) đủ 100 ml, lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào một bình định mức 100 ml khác. Thêm nước tới vạch, lắc kỹ (mỗi ml chứa 0,2 mg rutin khan). Xây dựng đường cong chuẩn: Lấy chính xác 1,0; 2,0; 3,0; 4,0; 5,0; và 6,0 ml dung dịch chuẩn cho vào bình định mức 25 ml riêng biệt, thêm nước cho tới 6 ml ở mỗi bình rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 5% (TT), trộn kỹ. Để yên 6 phút, 71