Giáo trình Địa phương học

doc 118 trang phuongnguyen 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa phương học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_dia_phuong_hoc.doc

Nội dung text: Giáo trình Địa phương học

  1. Giáo trình Địa phương học 1
  2. Mục Lục Giáo trình 1 Địa phương họcMục Lục 1 Mục Lục 2 MỞ ĐẦU 4 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC 6 3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC 7 CHƯƠNG 1. ĐỊA LÝ VÙNG BẮC TRUNG BỘ 10 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 10 2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ 10 2.1.1.1. Đặc điểm 10 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 11 2.1.2.1. Địa chất 11 2.1.2.2. Khoáng sản 13 2.1.2.3. Địa hình 17 4.1.2.4. Đất đai 23 2.1.2.5. Khí hậu 25 2.1.2.6. Sông ngòi 27 2.1.2.7. Biển 36 2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ BẮC TRUNG BỘ 38 2.2.1. Quy mô dân số 39 2.2.2. Gia tăng dân số 39 2.2.2.1. Tình hình gia tăng dân số 39 2.2.2.2. Tỉ suất sinh 41 2.2.2.3. Tỉ suất tử và tuổi thọ trung bình 41 2.2.3. Kết cấu dân số 42 2.2.3.1. Kết cấu dân tộc 42 2.2.3.2. Kết cấu sinh học 46 2.2.3.3. Kết cấu xã hội 47 2.2.4. Chất lượng cuộc sống 49 2.2.4.2. Tỉ lệ nghèo: 50 2.2.4.3. Giáo dục 51 2.2.4.4. Y tế, chăm sóc sức khoẻ 51 2.2.5. Phân bố dân cư 51 2.2.6. Đô thị hoá: 52 2.2.6.1.Hệ thống đô thị 53 PHẦN THẢO LUẬN CHƯƠNG 2 54 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 54 CHƯƠNG 3. VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG 55 3.1. VÙNG VĂN HOÁ MIỀN NÚI BẮC TRUNG BỘ 56 3.2. TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ THANH 62 3.3. TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ 67 3.4. TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ HUẾ 75 Kim Long có gái mỹ miều 79 PHẦN THẢO LUẬN CHƯƠNG 3 85 2
  3. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 85 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ 85 4.1. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ 85 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 85 4.2. Đặc điểm nền kinh tế vùng Bắc Trung Bộ 87 4.2.1. Khái quát nền kinh tế 87 4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 90 4.2.2.1. Nông - Lâm - ngư nghiệp 90 4.2.2.2. Công nghiệp: 101 4.2.2.3. Dịch vụ: 105 4.3. Cơ hội và thách thức của vùng Bắc Trung Bộ 112 4.3.1. Cơ hội 112 4.3.2. Thách thức 113 4.3.3. Định hướng phát triển vùng 114 PHẦN THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 116 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 3
  4. MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN * Địa phương Địa phương là một đơn vị lãnh thổ xác định về mặt không gian, một bộ phận của một quốc gia thống nhất. Khái niệm địa phương hay vùng, theo quan điểm cổ điển, vùng là một trạng thái tổ chức chặt chẽ được thể hiện ở cảnh quan, thể hiện quan hệ ổn định giữa các sự kiện nhân văn và môi trường tự nhiên. Theo quan điểm chức năng, vùng là một cấu trúc, có một trung tâm chỉ huy điều tiết với tư cách là một yếu tố cơ bản của vùng. Như vậy, địa phương hay vùng có một mạng quan hệ: con người, hàng hóa, năng lượng, thông tin, Theo cách hiểu thông thường, địa phương hay vùng là một đơn vị lãnh thổ phụ thuộc vào một cấp lãnh thổ cao hơn, đồng thời lại là một vùng lãnh thổ có các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn. Việc phân chia cấp lãnh thổ cao hơn thành các địa phương tùy thuộc vào mục đích hướng tới. Việc chọn các chỉ tiêu để phân chia phụ thuộc vào quy mô không gian của lãnh thổ được phân chia và vào tỉ lệ nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu địa phương phải sử dụng phương pháp phân tích vùng, nghiên cứu các chỉ tiêu phân vùng, các tập hợp vùng, phân tích các mối quan hệ trong vùng. Địa phương trong khuôn khổ giáo trình này là Vùng Bắc Trung Bộ, trong đó, chủ yếu là Khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. * Địa phương học + Quan niệm về địa phương học Địa phương học là tập hợp các bộ môn có nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đều tập trung vào nhiệm vụ nhận thức toàn diện một địa phương nhằm mục đích xây dựng địa phương đó (A. O. Berrkov 1961). Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tổng hợp các vùng, các đơn vị nghiên cứu trong vùng đó (Petter Hagg). Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tất cả các thành phần của điều kiện tự nhiên, từ vị trí địa lý đến tài nguyên thiên nhiên; các đặc điểm nhân văn, từ dân cư, dân tộc, các khía cạnh cơ bản của dân số (số dân, kết cấu, động lực, ) đến lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; các vấn đề về văn hóa; các hoạt động kinh tế của con người trên lãnh thổ; nghiên cứu cấu trúc kinh tế, các đặc điểm cũng như sự phân bố trong không gian, sự biến đổi theo thời gian, các mối quan hệ kinh tế ngành, đa ngành ở trong và ngoài vùng; nghiên cứu vai trò của con người với tự nhiên, những tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường tự nhiên bao quanh, Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu các đặc tính, sự phân bố và mối quan hệ giữa các thành phần riêng biệt của địa phương với nhau và giữa các thành phần với môi trường. Nghiên cứu địa phương nhất thiết phải vận dụng quan điểm nghiên cứu hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm sinh thái, quan điểm lịch sử, quan điểm dự báo. 4
  5. Nghiên cứu địa phương là tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Các công trình nghiên cứu về địa phương chủ yếu gắn với việc tìm hiểu tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người của địa phương đó. Ở Liên Xô (trước đây) và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận (phương pháp luận) và thực tiễn (tài liệu về các vùng lãnh thổ cụ thể). Theo K. F. Stroev (1974) các tài liệu về địa phương là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tượng và là môi trường tốt nhất để người học vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động ở địa phương người học. Ở Pháp, kiến thức về địa phương được đưa vào chương trình địa lý phổ thông, bắt đầu từ việc tìm hiểu quê hương cho tới việc công bố các công trình nghiên cứu và hướng dẫn giảng dạy địa lý địa phương (M. Beautier và C. Daudel 1981). Ở Việt Nam, với Dư địa chí của Nguyễn Trãi được xem là người đầu tiên đặt nền móng cho địa phương học. (Dư địa chí còn gọi "An Nam vũ cống"), tác phẩm địa chí về nước Đại Việt, khoảng đầu thế kỉ 15. Sách viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn năm 1435, dâng lên vua Lê Thái Tông. Sách còn có lời tập chú của Nguyễn Thiên Túng, cẩn án của Nguyễn Thiên Tích và thông luận của Lý Tử Tấn là những tác gia đương thời. Văn bản còn lại hiện nay ở trong bộ "Ức Trai di tập" khắc in 1868, thời Tự Đức. Sách gồm 54 mục, trình bày về vị trí địa lí, hình thế núi sông, lịch sử, thổ nhưỡng, đặc sản, một số nghề thủ công truyền thống và tập quán của cư dân các đạo. Một số mục kèm theo số lượng và tên gọi của các đơn vị hành chính như phủ, huyện, xã, thôn thuộc các đạo đó. Tiếp theo là các công trình Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Gần đây, hàng loạt "địa chí" các tỉnh, các huyện, kể cả các xã, thậm chí trong các hương ước của các làng cũng đề cập đến các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hóa, của địa phương, với mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và giáo dục cho các thế hệ tình yêu, qua đó thể hiện thái độ, hành vi của mình đối với quê hương. Việc dạy - học Địa phương học ở Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là thiếu tài liệu. Các thông tin về địa phương thường mang một nội dung cụ thể trong khi địa phương học lại yêu cầu tính tổng hợp cao. + Mục đích nghiên cứu và dạy - học địa phương học Mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập địa phương học là góp phần nâng cao lòng yêu quê hương Việt Nam nói chung, yêu địa phương có mái trường nơi sinh viên gắn bó trong trong quãng thời gian đẹp nhất, nơi nghiên cứu, học tập, rèn luyện và trưởng thành của bản thân. Địa phương học cũng góp phần bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tìm hiểu và năng lực tư duy tổng hợp đối với các vấn đề của một địa phương cụ thể. - Nghiên cứu địa phương ở quy mô tổng hợp là điều tra cơ bản tổng hợp một lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử, văn hóa, với mục đích đánh giá từng thành phần của thể tổng hợp lãnh thổ nghiên cứu; đánh giá mối quan hệ giữa các hợp phần trong lãnh thổ, với các lãnh thổ kế cận và với cả nước. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn trong hoạch định chiến lược, tổ chức, điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 5
  6. - Kết quả nghiên cứu địa phương có thể phục vụ trực tiếp cho các mục đích cụ thể như: quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển một ngành công nghiệp cụ thể, quy hoạch trồng và tu bổ rừng; triển khai đề án di dân, khai hoang, định canh định cư. - Nghiên cứu nghiên cứu địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục, giúp người học có khả năng nhận biết, phân tích một số hiện tượng ngay tại địa phương; hiểu biết môi trường và thực trạng môi trường địa phương; mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; người học có thể viết lịch sử, văn hóa, truyền thống địa phương; xây dựng các biểu đồ, bản đồ về thực trạng tài nguyên, môi trường của địa phương để theo dõi, phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng về các kiến thức, thực trạng đó. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC Đối tượng nghiên cứu của địa phương học là nghiên cứu vùng - nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa của lãnh thổ vùng. Địa phương nghiên cứu là một lãnh thổ thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống tự nhiên và các hệ thống nhân văn. Các hệ thống đó lại bao gồm các phân hệ và các hợp phần của mình. Các hệ thống, các phân hệ, các hợp phần có mối quan hệ tương tác với nhau và có mối quan hệ với môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, các đối tượng luôn được đặt trong môi trường của địa phương; trình bày được nguồn gốc phát sinh, các đặc điểm chính, sự tác động qua lại giữa các phân hệ, các hợp phần tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với nhân văn, tự nhiên với con người, Nghiên cứu các đối tượng trong địa phương học không những phải thấy được sự phân bố của các đối tượng ở địa phương mà còn phải nêu được quy luật đã hình thành sự phân bố đó, ảnh hưởng của sự phân bố đó đến các họat động của con người và ngược lại. Từ yêu cầu đó, nghiên cứu của địa phương học được xác định gồm các nội dung: Lịch sử, Địa lý, Văn hóa và Kinh tế của địa phương mà cụ thể là của Vùng Bắc Trung Bộ, chủ yếu là Khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. - Đối tượng và nội dung nghiên cứu lịch sử vùng Bắc Trung Bộ Nghiên cứu lịch sử của địa phương là nghiên cứu quá trình hình thành về mặt lịch sử và sự phát triển qua các thời kỳ của lãnh thổ/địa phương đó. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Bắc Trung Bộ là các thời kỳ lịch sử của Bắc Trung Bộ. Theo quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử, các thời kỳ này được phân chia về mặt thời gian, tương ứng với các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nội dung nghiên cứu là các vấn đề chung về lịch sử Bắc Trung Bộ, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của Bắc Trung Bộ, trong đó, chú ý nhiều hơn là khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. Các thời kỳ lịch sử được phân chia thành các mốc quan trọng sau: Thời tiền sử và sơ sử; Thời Bắc thuộc; Thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến năm 1858); Thời kỳ 1858 đến 1945; Thời kỳ từ năm 1945 đến nay. Bắc Trung Bộ là một bộ phận của quốc gia Việt Nam thống nhất. Lịch sử hình thành và phát triển của Bắc Trung Bộ gắn liền với lịch sử của Việt Nam từ thời tiền sử đến thời điểm hiện tại. Đó là một quá trình dựng nước và giữ nước 6
  7. oanh liệt của tổ tiên, cha anh và các thế hệ ngày nay. Vị trí trọng yếu của Bắc Trung Bộ gắn với trách nhiệm nặng nề, sứ mệnh lớn lao của Bắc Trung Bộ đối với dân tộc. Các thế hệ của Bắc Trung Bộ luôn hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của mình, luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ khắp cả nước noi theo. Lịch sử Bắc Trung Bộ gắn với thiên anh hùng ca của dân tộc Việt Nam bất khuất, có cả đau thương, mất mát và vinh quang. Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương nhưng qua đó cũng thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và với các thế hệ mai sau. - Đối tượng và nội dung nghiên cứu địa lý vùng Bắc Trung Bộ Nghiên cứu điều kiện địa lý tự nhiên luôn gắn với nhiệm vụ tìm hiểu để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Xuất phát từ quan điểm hệ thống và quan điểm lãnh thổ, nghiên cứu địa lý Bắc Trung Bộ được quan niệm là nghiên cứu vùng. Theo lý thuyết nghiên cứu địa lý vùng, đối tượng nghiên cứu ở đây là tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Bắc Trung Bộ là một địa hệ (địa tổng thể, thể tổng hợp địa lý), trong đó bao gồm các địa hệ tự nhiên và các địa hệ kinh tế - xã hội. Các địa hệ có mối quan hệ tương tác với nhau và với môi trường tao nên một thể lãnh thổ hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu vùng, các đối tượng luôn được đặt trong môi trường của địa phương. Nghiên cứu đối tượng, cần chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, các đặc điểm chủ yếu và sự tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên, giữa tự nhiên và kinh tế, giữa tự nhiên với con người; sự phân bố và quy luật hình thành nên sự phân bố đó; ảnh hưởng của các hợp phần trong địa hệ đến các hoạt động kinh tế - xã hội của con người và ngược lại. Như vậy, xuất phát từ quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ và theo lý thuyết nghiên cứu địa lý vùng, nội dung nghiên cứu địa lý vùng Bắc Trung Bộ gồm: Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên; Dân cư và Kinh tế. Tuy nhiên, ba nội dung này không nghiên cứu riêng rẽ, tách rời nhau và được chú ý trong mối tác động và ảnh hưởng qua lại giữa chúng. 3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC - Quan điểm nghiên cứu địa phương học Nghiên cứu vùng là nghiên cứu tổng hợp các điều kiện, đặc điểm Địa lý, Lịch sử, Văn hóa, Kinh tế, của địa phương; phải nghiên cứu các yếu tố, phân tích các mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần với nhau. Do đó cần vận dụng các quan điểm nghiên cứu sau: + Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống vận dụng vào nghiên cứu địa phương học là coi địa phương được nghiên cứu như một hệ thống (mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi là hệ thống,). Nghĩa là, địa phương đó là một hệ thống gồm nhiều hợp phần; đồng thời địa phương đó lại là một hợp phần của một hệ thống cấp cao hơn. Nghiên cứu địa phương theo quan điểm hệ thống là nghiên cứu đồng thời tất cả 7
  8. các hợp phần cấu tạo nên hệ thống, không nghiên cứu riêng rẽ một số hợp phần trong hệ thống. Theo quan điểm hệ thống, Bắc Trung Bộ là một hợp phần của hệ thống cấp cao hơn là lãnh thổ Việt Nam; đồng thời Bắc Trung Bộ lại là một hệ thống, bao gồm nhiều hợp phần cấp thấp hơn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đó là cấu trúc ngang của hệ thống Bắc Trung Bộ. Cấu trúc thẳng đứng của Bắc Trung Bộ bao gồm các hợp phần tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, ), kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, ), văn hóa (phong tục, kinh nghiệm sản xuất, ), lịch sử (sự kiện, nhân vật, ). Cấu trúc chức năng của hệ thống Bắc Trung Bộ là các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần để hệ thống tồn tại và phát triển. + Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ được vận dụng cùng với quan điểm hệ thống vào nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ Bắc Trung Bộ về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử, đồng thời cũng có mối quan hệ gắn bó với nhau theo chừng mực nhất định. Theo lý thuyết nghiên cứu vùng và theo quan điểm nghiên cứu lãnh thổ, nghiên cứu những khác biệt trên ở Bắc Trung Bộ còn nhằm phát hiện các mối quan hệ hữu cơ trong một tổng thể đã hoặc đang phân hóa. Ngoài ra, nghiên cứu sự khác biệt lãnh thổ còn nhằm phát hiện những đặc trưng quan trọng nhất để chuẩn bị cho việc quy hoạch, thiết kế không gian sản xuất và cư trú trong lãnh thổ hợp lý nhất. + Quan điểm sinh thái Quan điểm sinh thái có ý nghĩa quan trọng và đặc thù trong nghiên cứu vùng và được ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, giữa con người với việc khai thác, sử dụng, phá hủy và tái tạo hệ thống tự nhiên. Con người là chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng, tác động đến các hệ sinh thái môi trường khác nhau nhằm đạt hiệu quả nhất định. Các hệ địa sinh thái của địa phương vốn rất khác nhau, tùy thuộc vào các dạng địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng, biển). Sự khác biệt không chỉ về tự nhiên mà cả về con người và các thuộc tính của con người. Sự khác biệt đó tạo nên các chu trình khác biệt trong sản xuất ở từng bộ phận lãnh thổ của địa phương (chu trình vật chất, chu trình năng lượng, chu trình thông tin). + Quan điểm động lực - hình thái và Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi hệ thống tự nhiên, dân cư, kinh tế ở một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh, hiện tại đang phát triển và trong tương lai sẽ phát triển trong những điều kiện, thời gian và xu hướng phát triển nhất định; từ quá khứ, hiện tại để đi đến tương lai theo những quy luật của tự nhiên và của xã hội. Quan điểm động lực - hình thái vận dụng vào nghiên cứu vùng với mục đích nghiên cứu những động lực trong quá khứ dựa trên những hình thái hiện tại của hệ thống và dự báo sự phát triển trong tương lai của hệ thống. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh vận dụng vào nghiên cứu vùng dựa trên cơ sở: các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và diễn biến trong tương lai đều có mối quan hệ nhân quả, diễn ra trong những chu kỳ khép kín. Một hiện tượng, sự kiện hiện đang tồn tại, vốn đã xẩy ra trong quá khứ, sẽ còn tiếp tục 8
  9. phát triển, và con người có thể dự báo sự phát triển tiếp tục trong tương lai dựa trên các nguyên tắc, quy luật phát triển của hiện tượng, sự kiện đó. - Phương pháp nghiên cứu địa phương học Nghiên cứu địa phương học, có thể vận/áp dụng và phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau (tùy thuộc vào yêu cầu, nguồn tư liệu, thời gian, kinh phí, ). Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: + Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp này thông thường là phương pháp mở đầu và kết thúc trong nghiên cứu địa phương: quan sát, đo vẽ, tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp hay bằng phiếu, nghiên cứu trực tiếp hiện tượng, sự kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử của địa phương; kiểm tra đối chiếu trên thực tế với các tư liệu thu tập được và với kết quả nghiên cứu. Đây được coi là phương pháp chính trong nghiên cứu địa phương, đem lại hiệu quả cao nhất. + Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp các nguồn tài lệu Tài liệu cần thu thập gồm thông tin kênh chữ (văn bản) và kênh hình (bản đồ, biểu đồ, phim, ảnh, ), từ các nguồn: công trình khoa học, dự án, báo cáo, niên giám thống kê, sách báo, Nguồn tài liệu thường thiếu, không đồng bộ, có khi thiếu chính xác, vì vậy cần xử lý từ các tài liệu thô thành các tài liệu tinh chính xác, đồng bộ. Việc xử lý tài liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Lấy từ một nguồn chính, các nguồn khác để tham khảo; - Đưa về cùng một thời gian. - Đối với bản đồ, đưa về tỉ lệ thích hợp. - Đối với số liệu thiếu, cần sử dụng phương pháp ngoại suy. + Phương pháp thống kê toán học Trong quá trình xử lý số liệu cần sử dụng phương pháp xác suất thống kê để có kết quả làm cơ sở phân tích nội dung nghiên cứu liên quan đến số liệu thống kê. Phương pháp thống kê toán học được sử dụng ngày càng nhiều do tính năng của phương pháp này và do yêu cầu nghiên cứu địa phương ngày càng cần đến sự cụ thể, chi tiết và định lượng. + Phương pháp bản đồ Bản đồ là phương tiện thể hiện kết quả nghiên cứu địa phương trực quan nhất tất cả các nội dung về tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa của địa phương nghiên cứu. Phương pháp bản đồ được vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu địa phương: phân tích xử lý số liệu, biên tập thông tin bản đồ, lựa chọn phương pháp thể hiện, phân tích đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố của đối tượng, hiện tượng, sự kiện, Kết quả nghiên cứu của phương pháp này là các bản đồ, sản phẩm được các nhà nghiên cứu (địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, ), các nhà quản lý, các nhà kinh tế, các nhà quy hoạch, dùng làm tài liệu gốc để nghiên cứu thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 9
  10. CHƯƠNG 1. ĐỊA LÝ VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ 2.1.1.1. Đặc điểm Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của miền trung Việt Nam. Có vị trí địa lý 19o18’- 16oVB; 103o50’25’’- 108o12’KĐ. Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, hẹp ngang ở ngay phần giữa của đất nước (nơi hẹp nhất tại Quảng Bình là 50 km, từ biên giới Việt Lào ra tới biển). Phía Bắc là ranh giới của tỉnh Thanh Hóa giáp ranh với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; ranh giới phía Nam là đường chia nước của khối núi Bạch Mã đâm ra biển; Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới 1.294 km; phía Đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến tận phía Nam Lăng Cô ở mũi Chân Mây đèo Hải Vân. Vị trí địa lý của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta, giữa Lào với biển Đông. Diện tích tự nhiên 51552 km2 (chiếm 15,6% diện tích tự nhiên của cả nước). Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Về ranh giới hành chính, Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. 1.1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lý Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng - đó là vị trí trung gian giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Việt Nam với CHDCND Lào. Tính chất trung gian thể hiện trong sự phân hoá đa dạng các thành phần khác nhau của tự nhiên, từ thổ nhưỡng, khí hậu đến thực - động vật. Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông. Nơi đây có hệ thống đô thị ven biển (như Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, cố đô Huế) gắn liền với các khu cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển hoặc trong phạm vi ảnh hưởng của chúng (như các cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Hòn La, Cửa Việt, Cửa Gianh, cửa Thuận An, Chân Mây). Bắc Trung Bộ gần đường hàng hải quốc tế, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 10
  11. Do vậy, vùng này có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn trọng điểm miền Trung và nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Điều đó mở ra triển vọng về khả năng hợp tác với bạn trong các lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất và trao đổi vật liệu xây dựng, khai thác và sử dụng tiềm năng thuỷ điện, tổ chức vận tải quá cảnh, đặc biệt khi đường 9 được chọn là một trong những tuyến đường xuyên ASEAN. Do vậy, Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và thương mại. Việc quan hệ về mọi mặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường biển mở ra khả năng to lớn hơn nhiều đối với vùng Bắc Trung Bộ. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Theo kết quả phân vùng Địa lí tự nhiên Việt Nam của Vũ Tự Lâp, Bắc Trung Bộ nằm trong Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với đặc trưng cơ bản của miền là sự suy yếu dần của gió mùa Đông Bắc, tương ứng là sự mạnh dần của tính chất nhiệt đới ẩm và cấu trúc địa chất - địa hình đã phân thành cấu trúc dạng dải của địa máng Tây Bắc và địa máng Trường Sơn. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ được chia thành 5 khu: khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc, khu Hoà Bình - Thanh Hoá, khu Nghệ - Tĩnh, khu Bình - Trị - Thiên. Trong phạm vi giáo trình chỉ tìm hiểu 3 khu: khu Hoà Bình - Thanh Hóa, khu Nghệ - Tĩnh, khu Bình - Trị - Thiên. 2.1.2.1. Địa chất - Bắc Trung Bộ là khu vực có lịch sử địa chất khá lâu đời Khối Trường Sơn Bắc nguyên là một địa máng tồn tại từ đầu Đại Cổ sinh giữa địa khối Kon Tum phía Nam và địa khối Đông Bắc ở phía Bắc; từ đầu vận động uốn nếp Hecxini đã nổi lên và dính liền khối Kon Tum. Từ cuối Trung Sinh trở đi, miền này hầu như nằm trong trạng thái yên tĩnh, hoạt động bóc mòn - xâm thực diễn ra mạnh mẽ tạo nên những dấu hiệu hình thái như ngày nay. Các vận động kiến tạo mới về sau làm cho khối núi nâng lên dạng vòm, tạo cho dãy núi hơi nghiêng về phía tây thành một nếp lồi có sườn không đối xứng, vì vậy sườn tây của Bắc Trường Sơn chạy dài thoai thoải xuống sông Mê Công, còn sườn phía Đông thì ngắn và dốc tạo điều kiện cho sông suối chảy theo sườn này ra biển Đông chia cắt địa hình mạnh hơn nữa. Các vận động tân kiến tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các đồng bằng duyên hải (vai trò bồi đắp của sông không lớn lắm do đa số chúng đều ngắn và có trắc diện gần như nằm ngang khi đổ ra đến đồng bằng). Vận động tân kiến tạo biểu hiện không đồng đều ở các bộ phận: từ Thanh Hoá ra phía Bắc có hiện tượng đất lấn ra biển; từ Nghệ An trở vào, vận động nâng lên của đất liền là cho biển lùi (diện tích không lớn); từ mũi Ba Làng An, nhất là từ mũi Nạy trở xuống, độ sâu thay đổi nhanh chóng chứng tỏ tồn tại một đứt gãy lớn chạy sát bờ biển theo hướng Bắc - Nam và làm cho đồng bằng không phát triển được về chiều rộng. Như vậy, các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ được hình thành vào đầu kỉ Đệ Tứ, vận động nâng lên làm chao đảo dãy Trường Sơn về phía Tây nâng rìa đá gốc lên, đồng thời làm đứt gãy một phần của rìa đó, tạo điều kiện cho phù sa sông và phù sa biển bồi tụ, lấp đầy các vụng biển nông cũ. - Bắc Trung Bộ nằm trong Miền uốn nếp Đông Dương 11
  12. Đây là một trong hai miền uốn nếp của lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam (cùng với Miền uốn nếp Bắc Bộ), chúng ngăn cách nhau bởi đứt gãy sông Mã. Miền uốn nếp Bắc Bộ là phần kéo dài của Calêđôni Hoa Nam, Miền uốn nếp Đông Dương là phần kéo dài của đai Têtit cổ, ổn định vào đầu Paleozoi muộn. Miền uốn nếp Đông Dương chiếm phần rìa Tây và Tây Nam của Bắc Bộ Việt Nam và Trung - Thượng Lào, kể từ sông Mã trở xuống. Hệ uốn nếp Trường Sơn là hệ uốn nếp duy nhất của miền này. Hệ uốn nếp Trường Sơn gồm 3 đới thành hệ kiến trúc là: đới phức nếp lồi Pù Hoạt, đới phức nếp lõm sông Cả và đới phức nếp lồi Trường Sơn. + Phức nếp lồi Pù Hoạt giới hạn ở phía Tây Nam Thanh Hoá - Bắc Nghệ An, về phía Bắc bị các trầm tích Triát của đới Sầm Nưa phủ lên, về phía Nam và Đông Nam phân cách với đới sông Cả bởi các đứt gãy, phía Tây giáp lãnh thổ Lào. Trầm tích cổ nhất lộ ra ở vùng trung tâm của đới gồm các đá biến chất thuộc hệ tầng Bù Khạng (thành phần thạch học của hệ tầng gồm có gnai và đá phiến kết tinh giàu nhôm, vai trò của amfibolit và đá hoa không đáng kể), tuổi Prôtêrozoi muộn - Cambri sớm, phủ không chỉnh hợp trên chúng là các đá Cambri trung - Ocđôvic hạ thuộc hệ tầng Suối Mai. Tiếp lên trên là loạt các trầm tích Silua - Đêvôn thuộc hệ tầng Sông Cả. Loạt các trầm tích Palêôzoi thượng bắt đầu ngay bằng trầm tích Cacbon hạ, tiếp trên là tầng đá vôi khá đồng nhất tuổi từ Cácbon giữa đến Pécmi sớm, phủ không chỉnh hợp lên trên là các trầm tích được giả thiết là có tuổi Pécmi muộn có chứa Bôxit. Các trầm tích Mêsôzoi lộ ra rất hạn chế. Ngoài một diện tích nhỏ của trầm tích La đin còn có một dải nhỏ lớp phủ trầm tích nguồn núi lửa Jura ở rìa phía Đông của đới. Chiều dày lớp phủ Mêsôzoi khoảng dưới 2.000m trong khi đó chiều dày các đá thuộc móng cổ lên đến 13.000m. + Phức nếp lõm sông Cả giáp đới phức nếp lồi Trường Sơn về phía Nam qua đới đứt gãy Rào Nạy dọc dọc lên Hương Khê rồi sang rồi sang Lào; về phía Bắc một mặt ôm vòng qua đới phức nếp lồi Pù Hoạt, còn một phần tiếp giáp với đới sông Mã hoặc ẩn dưới các võng Mêsozoi Sầm Nưa, Phong Sa Lỳ. Đới này tương ứng với phần lớn các đới Trường Sơn, Điện Biên, Mường Tè và gần trùng với đới sông Cả. Từ Đèo Ngang ở phía Đông Nam nó chạy lên dọc lưu vực sông Cả qua Tây Trang và phần Tây Bắc lọt giữa thượng lưu sông Đà và Nậm Na. Đới sông Cả kéo dài trên 600 km và được giới hạn bằng các đứt gãy lớn phân đới. Đây là một miền núi, phần Tây Bắc có nhiều đỉnh cao (Phu Si Lung: 3.076 m) thấp dần xuống lưu vực sông Cả, địa hình bị chia cắt thành các thung lũng sâu và các dải song song theo phương Tây Bắc thấp dần về phía biển. Những phức hệ trầm tích đặc trưng ở đới phức nếp lõm chủ yếu là thành hệ lục địa - phun trào, cácbonat - Palêôzoi trung - thượng. Chồng lên chúng là các thành tạo chứa than và màu đỏ Mêsôzôi và Kainôzôi. Kiểu thành hệ flisơ bao gồm cát kết - quaczit, đá phiến sét xêrixit lẫn silic - vôi xen kẽ nhau, đá phun trào thành phần axit đôi nơi là bazơ có tuổi Silua - Đêvôn cấu thành tầng cấu trucá thấp chiếm hầu hết diện tích phức nếp lõm. Thành hệ trầm tích này dày từ 3.500 m -4.000 m. Ở vùng trung lưu sông cả đá phiến phân nhịp bị vò nhàu thành nếp uốn rộng dạng hộp theo phương Tây Bắc từ Con Cuông đến Anh Sơn - Tân Kỳ, phương nếp uốn lượn dần sang Đông Bắc để ôm lấy phức nếp lồi Pù Hoạt. Độ nghiêng của các 12
  13. cánh nếp uốn thường từ 40 - 50 0, nhiều nơi 70 - 850 hoặc dựng đứng. Ở vùng Phủ Quỳ các nếp uốn rộng và ngắn. Lưu vực sông Nậm Chông có nếp uốn nghiêng về Đông Nam, còn ở sông Con thì cắm về Tây Bắc đến 80 0, có nơi đảo lộn và tạo ra những nếp lồi bé ở vùng Mường Lầm. Theo bờ phải Nậm Mô và sông Cả qua Cửa Rào đến tận Đèo Ngang là một cánh của phức nếp lõm gặp nhiều nếp uốn nhỏ, cắm chủ yếu về Đông Bắc 50 - 600. Dọc khe Choang, khe Mọi gặp nhiều lớp xtilit, riôlit, porfia xen với đá phiến sét, cát bột kết với góc dốc 70 - 850. Các hố trũng Nêôgen kéo dài từ Mường Xén, Cửa Rào, Khe Bố hình thành do chuyển động kiến tạo mới dọc hệ đứt gãy sông Cả. Thành phần chính là Cuội - Dăm kết, bột kết với ít vỉa than. Bề dày chung khoảng 300m. Phá huỷ kiến tạo trong đới diễn ra mãnh liệt. Trong đó đáng kể là đứt gãy Rào Nạy, Sông Cả đã khống chế suốt quá trình phát triển của đới. Thêm vào đó các đứt gãy nhỏ khác đã chia cắt vùng này thành các khối kiểu cấu tạo bậc thang, tạo ra các địa hào hẹp kéo dài như ở Tây Trang, kiểu nêm như ở Kì Sơn, Con Cuông. Ven rìa Đông Bắc, đặc biệt nơi giáp Pu Hoạt, phát triển đứt gãy gián đoạn có xuất hiện kiểu chờm nghịch. + Phức nếp lồi Trường Sơn nằm dọc dãy Trường Sơn. Tại đây, thành tạo Palêôzôi phát triển khá đầy đủ dạng tuyến dài, Tây Bắc - Đông Nam từ vùng Bắc Xiêng Khoảng vào đến Đà Nẵng trên chiều dài 600 km. Đơn vị này tương ứng với phía Tây Nam đới Trường Sơn; Phần Đông Bắc của nó giáp với đới sông Cả; Tây Nam giáp địa khối Kon Tum. Đặc trưng địa hình của đới này là dãy núi Trường Sơn hùng vĩ với những núi cao có trục theo phương Tây Bắc. Sườn Tây thoải thấp dần theo sông Mê Công, còn sườn Đông khá dốc phân cắt khá mạnh, nghiêng về biển thành những vùng núi trung bình - thấp dọc Bình - Trị - Thiên. Trong phạm vi này này còn phát triển kiểu địa hình Karstơ phổ biến ở Quảng Bình dọc biên giới Việt - Lào. 2.1.2.2. Khoáng sản - Bắc Trung Bộ là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản Trường Sơn Bắc có nhiều khoáng sản quý nhưng chỉ có một số mỏ có quy mô quốc gia, phần nhiều có quy mô không lớn và phức tạp về mặt khai thác chế biến. Nếu phần lớn các mỏ miền Bắc Việt Nam đều hình thành trong chu kì tạo núi vào đại Trung Sinh thì ở đây lại hình thành trong chu kì tạo núi Hecxini cổ hơn nhiều và từ đó đến nay, đã trải qua nhiều thời kì bóc mòn và xâm thực dữ dội nên quy luật tạo mỏ cũng không giống như những vùng khác. + Trong vùng có một số mỏ khoáng sản lớn như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ Crômit Cổ Định (Thanh Hoá), mỏ Thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), Rubi Quỳ Châu (Nghệ An). Các tỉnh Bắc Trung Bộ đều giàu vật liệu xây dựng: đất sét, cao lanh, đá vôi. Đá ốp lát là một trong những nguồn tài nguyên phong phú của Bắc Trung Bộ. Chiếm ưu thế là trầm tích Cacbonat bao gồm đá vôi và đá hoa. Nước khoáng là loại khoáng sản dạng lỏng, có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da, tuần hoàn, hô hấp, Trên lãnh thổ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã phát hiện được khá nhiều điểm nước khoáng: * Thanh Hoá có ở Làng Ao, Làng Mún, Làng Lay, Bản Pàng vùng Thường Xuân - Ngọc Lặc; 13
  14. * Nghệ An có ở Bản Khạng, Bản Tạt, Bản Bọ, Bản Lang, Cồn Soi vùng Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn; * Hà Tĩnh có ở Bản Chót, Sơn Kim, Hương Sơn; * Quảng Bình có ở Nô Bồ - Tuyên Hoá; Khe Bang - Lệ Thủy; Động Nghèn, Sông Trooc - Bố Trạch; * Quảng Trị có ở Đakrông - Hương Hoá; Tân Lâm - Cam Lộ; * Thừa Thiên - Huế có ở Xuân Lộc, Phú Lộc. Trong các nguồn nước khoáng đó mới chỉ một số điểm đưa vào đánh giá khai thác, sử dụng ở Bản Khạng - Quỳ Hợp (Nghệ An), Sơn Kim - Hương Sơn (Hà Tĩnh), Nô Bồ - Tuyên Hoá và Khe Bang - Lệ Thuỷ (Quảng Bình). - Tài nguyên khoáng sản được phân bố ở các tỉnh + Thanh Hóa có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng nhưng nhìn chung có trữ lượng không lớn và thường phân bố không tập trung, khó phát triển công nghiệp khai khoáng. Các loại khoáng sản có giá trị đáng kể: * Đá vôi: trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung. * Sét sản xuất xi măng: trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia. * Sét sản xuất gạch ngói: trữ lượng trên 20 triệu m 3, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia. * Sét cao lanh: trữ lượng 5 triệu tấn, sản xuất gạch chịu lửa, gạch ốp lát. * Cát xây dựng: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh. * Đá ốp lát: trữ lượng 2-3 tỉ m 3, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao, làm phụ gia xi măng. * Quặng sắt: có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn. * Quặng crôm: trữ lượng 2,066 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa). * Vàng sa khoáng: tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân. * Vàng gốc: tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước. * Đá quý, đá bán quý: tập trung ở vùng Tây Nam, chưa được kiểm chứng, khảo sát về trữ lượng và chất lượng. * Phốtphorit: trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình. * Secpentin: trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt. Trong tỉnh hiện tại có một số nhà máy sản xuất xi măng ở Bỉm Sơn, Nghi sơn; phân bón ở Hàm rồng. Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. + Nghệ An có các loại sau: * Đá vôi có trữ lượng lớn tập trung ở huyện Quỳnh Lưu, Quỳ Châu, Quế Phong. Riêng khu vực Quỳnh Lưu có trữ lượng 350 triệu m3. 14
  15. * Sét xi măng 40 triệu m3, phân bố nhiều nhất các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn. * Đá bazan hàng trăm triệu tấn (trữ lượng dự báo toàn vùng 260 triệu m3). * Đá xây dựng có trữ lượng rất lớn. Đá có giá trị kinh tế cao là Granit và đá gốc cácbonat phân bố nhiều ở vùng Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Hưng Nguyên. * Thiếc có trữ lượng lớn nhất Việt Nam 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước) đang được khai thác ở quy mô công nghiệp, khá tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong. * Sét gạch ngói phân bố rộng ở vùng đồng bằng và trung du, là nguyên liệu lớn cho phát triển vật liệu xây dựng. * Sét xi măng trên 40 triệu m3, phân bố ở Quỳnh Lưu và Đô Lương. * Mangan có ở Hưng Nguyên (tại làng Yên Cứ 1,4 triệu tấn); Nam Đàn (mỏ Hoa Sen 111.000 tấn, mỏ Nam Lộc 665.000 tấn, mỏ Khe Su 501.000 tấn); ở Kẻ Li (Quỳ Châu); ở Nghi Lộc. * Bôxít khoảng 3 triệu tấn ở Sơn Thành (Yên Thành), Diễn Lâm (Diễn Châu), Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn), trong đó mỏ Sơn Thành có trữ lượng lớn nhất 257.000 tấn. * Phốtphorít có trữ lượng dự báo 130.000 tấn, phân tán ở các huyện Thanh Chương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn và Con Cuông. * Titani có ở Cửa Hội và Nghi Thọ tồn tại dưới dạng inmenhít (TiO 2). Tổng trữ lượng 22.600 tấn trong đó Cửa Hội 20.500 tấn. * Vàng trữ lượng được đánh giá khoảng 20 tấn, chủ yếu là vàng sa khoáng ở dọc sông Cả, sông Hiếu. Mỏ vàng gốc Tà Sỏi với trữ lượng dự báo 8 tấn. * Đá quý tập trung ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, chủ yếu là rubi * Nước khoáng có nhiều mỏ dễ khai thác. Mỏ Bản Khạng -Quỳ Hợp thuộc loại khoáng cacbonic là loại được ưa chuộng, có lưu lượng 0,5 lít/giây. Các mỏ Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang (Quỳ Hợp), Cồn Soi - Nghĩa Đàn, Vĩnh Giang - Đô Lương đều có thể khai thác sử dụng ngay. * Than đá: có ở Khe Bố -Tương Dương, Đôn Phục -Con Cuông) + Hà Tĩnh có một số mỏ có trữ lượng lớn và chất lượng tốt: * Sắt Thạch - Thạch Hà, trữ lượng 540 triệu tấn, hàm lượng sắt 62,15% nằm dưới mặt đất 40-100 m). * Thiếc Sơn Kim - Hương Sơn trữ lượng 70 000 tấn, hàm lượng thiếc trung bình 1%. * Titan trữ lượng 3-5 triệu tấn chạy dọc bờ biển, thuộc loại quặng giàu, có hàm lượng imenhít từ 63,3-147,4 kg/m 3, Zircon từ 3-5,2 kg/m3. Hiện nay, Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã khai thác, chế biến và xuất khẩu mỗi năm từ 10 - 12 vạn tấn. 15
  16. * Nước khoáng Sơn Kim nhiệt độ nước bề mặt trên 760C, có mùi sunfuahydrô, thuộc loại nước bicacbonat - natri; lưu lượng 400 m3/ngày; đã được khai thác và lưu thông trên thị trường nhưng quy mô còn nhỏ. * Đá ốp lát tập trung ở Kỳ Anh, Thạch Hà và Hương Sơn, trữ lượng 1,1 tỷ m3. Một số khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như: mangan, đá quý, than bùn, + Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit * Đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. * Nước khoáng Bang nóng 1050C tại huyện Minh Hoá. * Vàng có tiềm năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng. + Quảng Trị có 48 mỏ và điểm quặng, trong đó 17 điểm thuộc nhóm kim loại, 22 điểm thuộc nhóm vật liệu xây dựng (1995). Các mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trữ lượng đạt khoảng 3,5 tỷ tấn. Khoáng titan phân bố dọc bờ biển Vĩnh Thái – Vĩnh Kim trữ lượng 1 triệu tấn. Một số khoáng sản khác như vàng, ăngtimoan; nguồn nước khoáng và cát thuỷ tinh tương đối lớn. + Thừa Thiên Huế cũng có một số mỏ khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ. Víi nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, mà nổi bật là một số loại có tỉ trọng lớn so với vùng khác. So với cả nước, Bắc Trung Bộ chiếm 100% trữ lượng crômít, 60% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng. Các khoáng sản có giá trị kinh tế của vùng bao gồm: + Đá vôi xây dựng: 37,8 tỉ tấn có ở hầu hết các tỉnh. + Quặng sắt: 556,62 triệu tấn, trong đó mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) là 553,72 triệu tấn. + Cát thuỷ tinh: 573,6 triệu m3, có ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. + Sét làm gạch, ngói: 3,09 tỉ tấn, có ở khắp nơi trong vùng. + Đá vôi làm xi măng: 172,83 triệu tấn, có nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An. + Titan: 6,32 triệu tấn, có nhiều ở Quảng Trị. + Đá cát két: 200 triệu tấn, có nhiều ở Nghệ An và một số nơi khác. + Nhôm: trên 100 nghìn tấn ở Nghệ An. + Crômít: 2066 nghìn tấn ở Thanh Hoá. C¸c kho¸ng sản khác như đá ốp lát (362 triệu m3) ở Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh; cao lanh 50 triệu tấn ở Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế; Đôlômit (6 triệu tấn) ở Quảng Bình; sét (19,75 triệu m3) có nhiều ở Nghệ An 16
  17. Đây là những thế mạnh góp phần không nhỏ vào việc hình thành các ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ như sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng 2.1.2.3. Địa hình Địa hình của Bắc Trung Bộ ph©n hãa thµnh các bộ phân khá rõ nÐt, nhưng lại rất gắn bó: vùng đồi núi phía Tây (Trường Sơn Bắc), dải đồng bằng ven biển và tiếp nối là miền bờ biển phía Đông. Bắc Trung Bộ có địa hình phức tạp, chia cắt lớn, hẹp ngang và lại kéo dài. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn phía Đông hướng ra biển có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt, sông suối dốc, chảy xiết, thường gây lũ lụt bất ngờ - Vùng đồi núi phía Tây. Trường Sơn Bắc như một bức tường thành kéo dài suốt từ Nam thung lũng sông Cả đến tận các ngọn núi phía Bắc thung lũng sông Bung, ngăn cách Bình - Trị - Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng. Trường Sơn Bắc có diện tích 142.500 ha nằm trong miền núi thấp, cấu tạo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chạy từ thượng nguồn sông Cả vào đến Quảng Nam. Gồm nhiều dãy núi nằm so le với nhau, độ cao trung bình 600 m - 800 m, hẹp bề ngang, có hai sườn không đối xứng, dốc xuống phía đồng bằng duyên hải, càng về phía Nam dãy núi càng ăn sát ra biển; có những dãy đâm ngang ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã. - Phía Bắc thung lũng sông Cả là khối Pù Hoạt chạy dọc biên giới Việt - Lào với vùng đồi chân núi của nó, thấp dần về phía Đông, trong vùng Nghệ An độ cao trên dưới 1.500 m. Vào cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ có phun trào badan dày 300 m ở vùng Như Xuân, Phủ Quỳ tạo nên dạng địa hình bán bình nguyên lượn sóng. Khu vực Pù Hoạt có mức độ chia cắt dày, sông suối chằng chịt. Thanh Hoá hình thành trên phần Đông Nam của các đới kiến tạo - nham tướng từ khu Tây Bắc xuống nhưng do trong giai đoạn Tân kiến tạo nâng lên yếu nên địa hình ngày nay chủ yếu là đồi dưới 500 m, xen ít núi thấp, trong đó có nhiều núi đá vôi tiếp tục của dải đá vôi Tây bắc. - Khu Nghệ - Tĩnh kéo dài từ Nam sông Chu cho đến dãy Hoành Sơn, đâm ra biển ở đèo Ngang. Nằm trong địa máng Trường Sơn, đây là địa máng hoạt động và kết thúc sớm: trong Đại Cổ sinh. Địa máng Trường Sơn sụt lún với tốc độ lớn, tạo nên bề dày trầm tích tới 12.000 m, chủ yếu là đá phiến xen cát kết, có ít đá vôi Cacbon - Pecmi dày 600 m - 800 m hình thành vào giai đoạn cuối. Địa máng Trường sơn kết thúc vào vận động tạo sơn Hecxini. Từ hữu ngạn sông Cả đến Hoành Sơn là dãy Pu Lai Leng - Rào Cỏ hẹp ngang nhưng dài liên tục, tiếp nối của dãy Pu Sao (Lào), có ngọn cao nhất nằm ngay sát biên giới với độ cao 2.711 m (gần hữu nnganj sông Cả). Dãy núi này còn chạy tiếp về phía Đông với các nhánh tỏa ra phía đông từ Cửa Hội đến Ba Đồn (dãy Hồng Lĩnh). Phía Đông Nam (Tây Hà Tĩnh) là dãy Rào Cỏ đỉnh cao 2.286 m. Cả Pu Lai Leng và Rào Cỏ đều được cấu tạo bằng đá Granít nên đỉnh tương đối nhọn, sườn dốc và bị các sông suối chia cắt dữ dội (d·y nói nµy cã tªn ®Þa ph­¬ng lµ nói d¨ng mµn). 17
  18. Cuối huyện Kì Anh - Hà Tĩnh là Đèo Ngang, một mạch núi đâm ra biển theo hướng Tây - Đông, cao khoảng 400 m, đỉnh cao nhất lên đến 1.046 m. Tiếp đó là khối Hoành Sơn có diện tích khoảng 1.500 km 2, không cao lắm nhưng do hướng chạy nên có vai trò là ranh giới khí hậu giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Chỉ cách nhau 10 km nhưng Hà Tĩnh thuộc về khí hậu miền Bắc trong khi từ Quảng Bình trở đi, khí hậu đã mang những nét của khí hậu miền Nam. Bản thân Hoành Sơn cũng có sự phân hoá: mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Lào. - Một bộ phận rất quan trọng của vùng đồi núi phía tây Bắc Trung Bộ là vùng đá vôi Kẻ Bàng, rộng tới 10.000 km2, núi đá vôi ở đây tập trung chủ yếu ở Kẻ Bàng và Khe Ngang, độ cao 700-800m. Khối núi Kẻ Bàng chạy lan đến tận phía tây Trường Sơn theo khối Ma Ha Xai ở Lào, cả hai khối đứng sừng sững thành một vòng cánh cung khổng lồ chạy từ phía tây Đồng Hới ra quá Kham Kơt như một bức tường thành kéo dài hơn 260 km. Cao hơn cả là đỉnh Phu Et Va (1.515 m), trông xa như một kim tự tháp đang sụp đổ. Các dạng địa hình hiện tại thể hiện quá trính Cacxtơ đang phát triển mạnh mÏ, dòng chảy bề mặt ít, sông suối ngầm phát triển, phổ biến là các dạng địa hình: phễu, giếng, hố kacxtơ. Trong khối đá vôi Kẻ Bàng, động Phong Nha được khám phá sớm và nhiều người biết đến nhất. Các hang động trong đó đều do con sông ngầm (sông Chài) hòa tan đá vôi tạo thành. Động chính gồm 14 buồng, có hành lang dài 1.500 m, nhiều hành lang phụ dài đến vài trăm mét. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các chuyên gia khảo sát hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, là carxtơ cổ nhất Châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha - Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về địa hình karstơ, thể hiện được đặc trưng lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp, được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, theo tiêu chí đa dạng sinh học vào năm tháng 7 năm 2008. - Từ phía Nam dãy núi đá vôi Kẻ Bàng là vùng núi thấp chạy từ biên giới Việt - Lào đến gần sát biển. Trong đó, các đỉnh được cấu tạo từ đá Granit cao nhất là các đỉnh Co Ta Run (1624 m), Ba Rền (1137 m), U Bò (1.009 m). Các đỉnh Động Ngài (1.774 m) ở đầu nguồn sông Bồ, Voi Mẹp (1.701 m) phía Tây Cam Lộ, Núi Mang (1.708 m) và các đỉnh cao 1.200 - 1.300 m nằm ở trung tâm, là các đỉnh phân thuỷ giữa các sông suối chảy về phía bờ biển Trị - Thiên và các sông suối chảy về phía tây sang cao nguyên Ta Hoi của Lào. Các dãy núi còn lại được cấu tạo bởi đá phiến hay cát kết có độ cao từ 500 - 800 m, quá trình bóc mòn mãnh liệt tạo nên những bề mặt san bằng trong vùng. 18
  19. Tại khu vực đồi 300 - 400 m, có một vệt đá phun trào badan từ Vĩnh Linh chạy qua Gio Linh, Cam Lộ đến Lao Bảo, diện tích 20.000 ha. Địa hình badan đỉnh bằng, sườn thoải, dễ khai phá trồng trọt. Bán bình nguyên Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam lộ nằm gần biển, cao xấp xỉ 100 m. Vùng Lao Bảo - Khe Sanh nằm trên sườn dải Trường Sơn ở độ cao 300 - 400 m. Đồi badan Vĩnh Linh, Gio Linh được khai phá từ lâu đời, trồng cây ăn quả nhiệt đới và hồ tiêu. Vùng Cam Lộ dài 12 km, rộng 5 km, là một bồn địa được dung nham badan lấp đầy. Từ phía Nam dải núi đá vôi khe Ngang đến đèo Lao Bảo là vùng đồi núi sa thạch tỏa rộng thành 2 bậc xuống phía biển, bậc 1.000 m và bậc 300 - 400 m. Do quá trình xâm thực giật lùi mạnh của các sông suối đổ xuống biển Đông, có nơi đỉnh cao đi lệch về phía Đông trên các nhánh phân thuỷ phụ, vì vậy ở đây biên giới Việt - Lào không phải là núi cao nhất như ở Nghệ Tĩnh. Vùng Khe Sanh - Lao Bảo bao gồm một số ngọn đồi từ cây số 56 đến cây số 73 dọc đường số 9 từ Đông Hà đi Xavanakhet. Độ cao trung bình của dãy Trường Sơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500 m. Các đỉnh núi cao nhất là: Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2.711 m, Pu Ma (Nghệ An) 2.194 m, Pu Đen Đin (Nghệ An) 1.540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt - Lào, Hà Tĩnh) 2.235 m, Động Ngài (Thừa Thiên - Huế) 1.774 m, Bạch Mã 1444 m. Khối núi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình cao tới 1178 m. 19
  20. Dãy Trường Sơn Bắc chấm dứt ở phía Nam Thừa Thiên Huế bằng một mạch núi cao trên 1.000 m, đâm thẳng ra biển và kết thúc bởi hòn Sơn Trà ở phía đông núi Hải Vân được cấu tạo bằng đá Granit. - Dải đồng bằng ven biển Đi từ khu vực đồi núi phía Tây ra biển, địa hình thấp dần: 40 - 25 m, 25 - 15 m, 15 - 5 m, 5 - 4m, có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục về phía Tây lãnh thổ. Bờ biển có nhiều cồn cát, được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Cùng thời gian đó hình thành nên các đảo. Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như: Hoành Sơn, Đèo Ngang. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất của đồng bằng chân núi - ven biển. Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng: cồn cát, đụn cát, đồi núi sót, mõm đá. Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác, ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc. Các đồng bằng duyên hải của Bắc Trung Bộ có đặc điểm hẹp ngang, khu vực từ Nghệ An vào đến Đà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 - 60 km, chỗ hẹp nhất ở Đồng Hới (Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km. + Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá rộng nhất, 2.900 km2, mang tính chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Bộ màu mỡ rộng lớn xuống đồng bằng duyên hải Miền Trung nhỏ bé nghèo phì liệu. Rìa phía Bắc và Tây Bắc của đồng bằng là dải đất cao được cấu tạo bằng phù sa cũ của sông Mã - Chu, cao 2- 15 m. Châu thổ phù sa mới cao trung bình 3- 4m, có khi lên đến 9 - 10 m. Trong vùng còn những chỗ trũng, thường là các lòng sông cũ. Giữa sông Chu và sông Yên còn nhiều vết tích cũ của dòng sông Chu, chứng tỏ xưa kia sông Chu chảy tách riêng với sông Mã và đi thẳng ra biển. Ở phía Bắc sông Chu, giữa sông Chu và sông Mã cũng phát hiện vô số lòng máng. Vùng đất thấp ở trung tâm châu thổ cao trung bình 1 - 2m, rộng ở phía Bắc, càng về phía Nam càng hẹp. Đất thịt nặng, sét, hơi chua, nơi nào ảnh hưởng của cacbonat có độ pH trung tính. Phía Bắc có nhiều cánh đồng rất trũng tại Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, độ cao 0,30 - 0,70 m, thường ngập nước. Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót cao trung bình từ 200 - 300 m cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (macma phun trào, đá vôi, cát kết, đá phiến). Vùng trung tâm có địa hình cao thấp không đồng đều vì đây là nơi các dòng sông lớn chảy qua. Theo quy luật chung, nơi nào là sống đất do lũ bồi thì đất sẽ cao lên và có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào là lòng sông cũ thì đất lại trũng xuống và có thành phần cơ giới nặng. Về phía Nam cho đến sông Yên vùng đất thấp bị thu hẹp giữa một bên là thềm phù sa cổ, một bên là dải cồn cát ven biển. Vùng ven biển có nhiều cồn cát nối thành những chuỗi dài chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dạng xoè nan quạt, phía Bắc rộng trên 5 km, phía nam chỉ hẹp 1,5 km. Bờ biển của đồng bằng châu thổ Thanh Hoá là một miền bờ biển phẳng với một thềm lục địa tương đối nông và rộng. Phía bắc Nga sơn, hàng năm đất liền tiến ra biển với tốc độ khá lớn nhờ phù sa sông Hồng và sông Đáy đổ về, nhưng từ Nga sơn đến mũi Ròn, các cồn cát đã nối liền những mũi đá nhô ra biển lại với nhau, tạo thành các bãi biển phẳng và dài như ở Lạch Trường, Sầm 20
  21. Sơn, Khoa Giáp. Đất phù sa châu thổ Thanh Hoá nghèo hơn phù sa châu thổ Bắc Bộ: khu vực cao của đồng bằng đất chua và có hiện tượng bạc màu; ở khu vực đất thấp và gần biển đất thể hiện tính chất ven biển ở tỉ lệ lớn của đất mặn, đất cát, đất nhẹ hơn do sự có mặt của các trầm tích biển. + Đồng bằng Nghệ - Tĩnh nhỏ bé, kém phì nhiêu và nhiều đất mặn, đất cát, vỏ sò, hến. Cả vùng đồng bằng Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành ba mặt giáp đồi núi, phía Đông hướng ra biển. Khi chưa được bồi lấp xong, vùng biển vẫn thông với Thanh Hoá qua eo biển Hoàng Mai có nhiều đá vôi về phía Bắc; phía Nam thông với đồng bằng châu thổ sông Cả qua eo Đò Cấm. Đồng bằng duyên hải Diễn Châu - Nghệ An nguyên là một vụng biển bị vùi lấp bởi trầm tích biển, vận động nâng lên làm cho đường bờ biển dịch ra phía sườn dốc thoải của thềm lục địa, trên đó hoạt động của sóng biển đã dựng nên những cồn cát dài gần như song song, đánh dấu những vị trí tuần tự của đường bờ biển cũ. Dấu hiệu rõ của vận động nâng lên này biểu hiện ở các bậc thềm biển tồn tại dưới dạng những đồi riêng rẽ trên đó có những lớp vỏ sò dày 4 - 5 m thuộc xã Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Tháp ngày nay. Nếu phía ngoài giáp biển nhiều đất cát và vỏ sò thì phía trong giáp núi, ít được bồi lấp nên đất trũng thấp, tập trung nhiều ở Yên Thành - Nghệ An. Từ Đò Cấm đến Bến Thuỷ là đồng bằng Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nghi Xuân. Phía Tây đường Quốc lộ 1A được phù sa sông Cả bồi đắp nên rộng và phì nhiêu hơn, cao từ 1 - 2 m đến 5 - 6 m. Phía Đông Quốc lộ 1A giống vùng cồn cát Thanh Hoá. Vùng Nghi Lộc - Nghi Xuân phía Bắc là Cửa Lò, phía Nam là núi Hồng Lĩnh. Đồng bằng Can Lộc rất hẹp, sát biển là đất cát và đất mặn, có nơi đất mặn vào sát chân núi. Vùng phù sa sông Nghèn kém màu mỡ, nhiều nơi chưa bồi đắp xong, trũng thấp. Đồng bằng Thạch Hà và Cẩm Xuyên cao và đất đai phì nhiêu hơn, diện tích đất mặn thu hẹp; những đụn cát, cồn cát có phần phát triển hơn. Đồng bằng Kỳ Anh có nhiều điểm khác biệt: phía biển Đông có nhiều đồi núi ở cửa Nhượng, cửa Khẩu. Phía tây, dãy Hoành Sơn lan xuống tận đồng bằng, đất nghèo mùn, nhiều đất phù sa cũ, cồn cát cũ bạc màu, địa hình khá bằng phẳng. Trên đồng bằng nổi lên những cồn cát cao đến 15 m. Phía Nam cửa Nhượng, đồi núi chiếm diện tích rộng lớn, độ cao từ 200 - 400 m. Ở Thạch Hà cũng có những bãi sò cao đến 12 m là dấu hiệu của vận động nâng lên. Vùng Hương Khê là đồi núi thấp, cao 200 - 300 m cấu tạo từ nhiều loại đá: đá phiến, bột kết, cát kết, đá vôi, riôlit. Trong vùng có sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu uốn khúc, tạo nên những dải đất phù sa hai bên bờ sông. Đồng bằng Nghệ Tĩnh là nơi thường bị nhiễm mặn do nước mặn vào khá sâu theo các cửa sông: Hoàng Mai, Bùng, Giát, Cấm, Cả, Nghèn, Rào Cái. Ở Diễn Châu, phần đất phía Đông Quốc lộ 1A bị mặn, vào đến Thành phố Vinh một số nơi nước giếng nhiễm mặn. Ở vùng đất thấp Kỳ Anh, hiện tượng mặn hoá càng rõ. Đây là một khó khăn lớn để phát triển nông nghiệp. Đồng bằng Nghệ - Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây hoa màu, ngoài cây lương thực chủ yếu là lúa nước. Bờ biển vùng Nghệ - Tĩnh phẳng, kiểu mài mòn - bồi tụ, có nhiều bãi đẹp. Phía Nam Lạch Quèn, vịnh Diễn Châu vòng cung ăn khá sâu vào đất liền, có 21
  22. những ngọn núi nhô ra biển tao thành những mũi như mũi Gà, mũi Rồng ở Bắc Cửa Lò, mũi Ròn ở phía Đông huyện Kỳ Anh. Biển có nhiều đảo nhỏ: Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Con (Nghi Lộc), Hòn Én (Cẩm Xuyên), Hòn Chim, Hòn Sơn Dương (Kỳ Anh). Các bãi cá ven biển cũng rất phong phú và ngư nghiệp ở đây phát triển mạnh. Đồng bằng Bình - Trị - Thiên bắt đầu từ đồng bằng Ròn và Ba Đồn là hai đồng bằng rất giống với đồng bằng Hà Tĩnh về mặt phát sinh và hình thái. Đồng bằng Đồng Hới là kiểu đồng bằng điển hình được hình thành trên nền đá gốc bị biển mài mòn, về sau được trầm tích biển bao phủ; sát chân dãy Trường Sơn là dải thềm biển mài mòn ngày xưa bề mặt đã bị xâm thực, phá huỷ dữ dội nằm ở độ cao 15 – 20 m. Đồng bằng được cấu tạo bởi trầm tích biển lẫn vật liệu bị bóc mòn từ các đồi núi kế cận mang đến bồi lấp cho các vụng biển cũ, trong đó cánh đồng Lệ Thuỷ và Hà Thanh khá rộng, phì nhiêu nhưng trũng, kín, cửa sông lại thắt hẹp, thuỷ triều vào sâu nên khó tiêu úng, nên lầy than bùn phát triển. Đồng bằng sông Bến Hải tiêu nước tốt, khá phì nhiêu; nhưng từ Đông Hà đến Phong Điền đồng bằng lại xấu do nhiều đất cát. Đồng bằng Quảng Trị hẹp và bé nhất (610 km2) nhưng kéo dài 66 km. Ngoài những đặc điểm giống ở Quảng Bình, từ Phong Điền đến Phú Lộc là dải đồng bằng Thừa Thiên, đất đai phì nhiêu (nhất là 22
  23. các cánh đồng Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ) nhưng đồng bằng rất hẹp, kẹp giữa một bên là đồi và bán bình nguyên, thềm phù sa cổ một bên là dải đầm phá và cồn cát như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai. Từ chân đèo Phú Lộc bao quanh đầm Cầu hai về phía đông đến chân đèo Hải Vân chỉ còn vài cánh đồng nhỏ. Bờ biển Bình - Trị - Thiên có nhiều đầm, phá, bàu, cồn cát lớn. Phá Thuận An là phá lớn nhất ở vùng bờ biển Việt Nam, gồm phá Tam Giang ở phía bắc và đầm Cầu Hai ở phía nam được bọc ở phía ngoài biển bởi một cồn cát chắn dài hàng chục kilômét có những cửa ra vào phá. Ngày xưa cửa phá nằm xa hơn ở phía nam, nhưng sau một cơn bão dữ dội và một đợt sóng thần xảy ra vào ngày 15 tháng 10 năm 1897, cửa phá cũ bị lấp và một cửa mới được hình thành ở phía bắc ngay trong thời gian xảy ra biến cố ấy. Phía ngoài bờ biển là những đụn cát, lúc đầu do phù sa biển bồi đắp, sau đó mới cao lên thành những cồn cát di động, cao trung bình 20 - 30 m, tối đa 50 - 60 m có dạng lưỡi liềm, nối tiếp nhau chạy dài thành những dãy liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (vuông góc với hướng gió Đông Bắc), có những cồn cát cũ chạy sát tận chân núi. Trước đây, các cồn này hàng năm vẫn tiến dần vào đất liền với tốc độ trung bình 15 - 30 m, vùi lấp nhà cửa, làng mạc, vườn tược, ruộng đồng, làm cho cảnh quan ở đây như một sa mac thu nhỏ. Giữa những cồn cát di động này có những dải đất trũng gồm những hồ nước ngọt khá rộng, gọi là “bàu”, chúng có nguồn gốc từ những lạch nhỏ nằm song song với đường bờ và thông với biển qua những cửa nhất định. Sự xâm lấn của các cồn cát đã bịt kín các cửa làm cho chúng bị cô lập với biển và trở thành bàu, còn các cửa bị vùi lấp dưới cát được dân địa phương gọi là “cửa lấp”. Mặc dù nước trong bàu bị cạn dần nhưng ngày càng giảm độ măn và được nước ngọt dưới đất cung cấp thêm nên đây vẫn là nguồn dự trữ nước ngọt quý giá cho vùng, tiêu biểu là Bàu Tró cung cấp nước ngọt cho cả Thành phố Đồng Hới. Ý nghĩa kinh tế: Trong vùng chỉ có hai đồng bằng có diện tích đáng kể là đồng bằng ven biển Thanh Hóa và Nghệ An. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bằng ven biển, bãi bồi ven sông hoặc vùng trung du. Dọc theo lãnh thổ các tỉnh đều có núi, trung du, đồng bằng ven biển và hải đảo, song chỉ khác là ở phía Bắc rộng hơn, nhiều khoáng sản quan trọng hơn và nguồn thuỷ năng lớn hơn ở phía Nam. Trong thế đan xen giữa đồng bằng và đồi núi lại có những tài nguyên dưới lòng đất và trên mặt đất. ở một số cửa sông và dãy núi sát biển. có thể hình thành những cảng, thuận lợi cho việc vận chuyển trong nước và xuất khẩu. Đặc điểm địa hình trên vừa tạo điều kiện để vùng phát triển các ngành kinh tế đa dạng, các hệ canh tác khác nhau, vừa gây nên những khó khăn trong tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế với quy mô lớn cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng 4.1.2.4. Đất đai Bắc Trung Bộ có diện tích đất cát, đất bạc màu, đất trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ lớn. Có 3 loại đất chính: 23
  24. - Đất đỏ vàng trung du miền núi: bao gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan hoặc đất feralit đã phân huỷ từ nguồn gốc đá vôi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác nông nghiệp, trồng cây ăn quả. - Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển, thích hợp đối với cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất cát hoặc đất cát pha ven biển, chất lượng kém, chỉ trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển. Quỹ đất tự nhiên của vùng là hơn 5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 2,8 triệu ha (54,4%), đất chưa sử dụng 2,3 triệu ha (45,6% diện tích tự nhiên). Trong 2,8 triệu ha đã sử dụng, đất nông nghiệp chiếm 693 nghìn ha (13,5% diện tích đất tự nhiên), đất lâm nghiệp 1.868 nghìn ha (36,5% diện tích tự nhiên); sử dụng vào mục đích công nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi là 161 nghìn ha (3,1%) và đất thổ cư 69,2 nghìn ha (1,3%). Trong 2,3 triệu ha đất chưa sử dụng có 1,9 triệu ha đất đồng bằng, đồi, núi. Đây chính là quỹ đất còn lại để khai thác cho các mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi trọc hoặc cho các cơ sở công nghiệp và đô thị mới. Ngoài ra, toàn vùng còn có 45,4 nghìn ha mặt nước chưa sử dụng. Đây là điều kiện để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ trong tương lai. Đất lâm nghiệp của toàn vùng là 3,4 triệu ha (chiếm 63% diện tích đất tự nhiên của vùng và 15,6% đất lâm nghiệp của cả nước), trong đó đất rừng có gần 1,7 triệu ha (chiếm 18,6% diện tích tự nhiên và 45% đất lâm nghiệp toàn vùng). Trong số đất có rừng bao gồm: 1,5 triệu ha rừng tự nhiên và 168,4 nghìn ha rừng trồng. Tổng đất lâm nghiệp không còn rừng là 1,6 triệu ha, diện tích núi đá 204.011 ha. Bảng 11 : Hiện trạng sử dụng đất vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 Loại đất Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 5155,2 100,0 Đất nông nghiệp 804,9 15,6 Đất lâm nghiệp có rừng 2854,0 55,4 Đất chuyên dùng 194,1 3,8 Đất ở 97,9 1,9 Đất khác 1204,3 23,3 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương (tính đến 01/01/2008) Bắc Trung Tổng diện Đất sx nông Đất lâm Đất Đất ở bộ tích nghiệp nghiệp chuyên dùng Toàn vùng Thanh Hóa 1113,5 246,1 564,2 65,4 50,3 Nghệ An 1649,9 249,0 907,3 52,9 17,4 24
  25. Hà Tĩnh 602,6 117,1 340,3 33,9 7,8 Quảng Bình 806,5 71,3 610,4 23,9 4,9 Quảng Trị 474,4 79,0 213,6 14,1 6,9 TT Huế 506,5 53,9 290,6 18,3 15,6 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 Cơ cấu sử dụng đất phân theo địa phương (tính đến 01/01/2008) Bắc Trung Tổng diện Đất sx nông Đất lâm Đất Đất ở bộ tích nghiệp nghiệp chuyên dùng Toàn vùng 100,0 Thanh Hóa 100 22,1 50,7 5.9 4,5 Nghệ An 100 15,1 55,0 3,2 1,1 Hà Tĩnh 100 19,4 56,5 5,6 1,3 Quảng Bình 100 8,8 75,7 3,0 0,6 Quảng Trị 100 16,6 45,0 3,0 1,5 TT Huế 100 12,6 57,4 3,6 3,1 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 Như vậy, chủ yếu quỹ đất trong vùng là đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp không lớn và diện tích đất chưa sử dụng còn lại khá lớn, đây là một trong những hạn chế để khai thác cho mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn quỹ đất tiềm năng để mở rộng hoạt động nông - lâm nghiệp, phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, hoặc phát triển các cơ sở công nghiệp và đô thị trong vùng, tăng cơ hội việc làm, thu nhập cho nhân dân. 2.1.2.5. Khí hậu Đặc trưng khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là có cả thời tiết lạnh của gió mùa Đông Bắc và thời tiết khô nóng do hiệu ứng Fơn của gió Tây Nam gây nên. Mùa đông, do hình thể vùng này nằm dọc bờ biển Đông, các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trực diện với hướng gió mùa chủ đạo hướng Đông Bắc, nên thời tiết lạnh thường kèm theo mưa, hơi khác với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng thời kỳ. Theo chiều Bắc - Nam, nhiệt độ tăng dần và số tháng lạnh giảm dần. Các khối khí lạnh bị suy yếu dần khi vượt qua các dãy Hoành Sơn, Bạch Mã . Phía Nam đèo Hải Vân thì hầu như đã bị triệt tiêu. Từ sau đèo Ngang (thuộc Hoành Sơn) đã không còn tháng lạnh dưới 18o C, nhiệt độ tháng I ở Đồng Hới là 18,90C, Quảng Trị 19,30C, Huế 20,10C. Tuy nhiên, xét về mặt thời tiết, do front cực tràn qua Đồng Hới trung bình 14 lần/năm nên ở đây vẫn có những ngày lạnh thực sự, nhiệt độ tối thấp xuống dưới 10 0C (Đồng Hới 8.30C, Huế 8,8 0C), vì vậy khí hậu của Bình - Trị - Thiên vẫn mang tính chất chuyển tiếp, chưa hẳn là khí hậu nhiệt đới điển hình. Mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. Gió từ bên này dãy núi, sau khi di chuyển song song với mặt đất, gặp dãy núi thì tăng tốc độ và vượt qua dãy núi sang bên kia trở thành một luồng khí áp từ trên cao tràn xuống làm tăng 25
  26. nhiệt độ do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt. Trong quá trình vượt lên cao qua dãy núi, gió gặp lạnh nên trút hết hơi ẩm, trở nên khô. Núi càng cao, mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và không khí càng khô. Gió Tây Nam khô nóng hay gió Lào là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng phơn - Foehn, bắt nguồn từ Pháp, là loại gió khô nóng, thứ gió ở vùng núi Anpơ. Những nơi khác trên thế giới, hiện tượng này được gọi bằng các cái tên khác nhau. Ở Mỹ và Canada gọi là gió chinook, có nơi gọi là Diablo, Santa Ana, có nơi lại gọi là gió Bilbao. Gió hình thành từ vịnh Ben Gan, di chuyển theo hướng Tây - Nam, qua Cămpuchia và Lào, khi đến dãy Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua đỉnh và tràn xuống vùng Bắc và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9, thường bắt đầu thổi từ 8 - 9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30%, nhiệt độ có khi lên tới 43 0C, trời nắng chói chang, gió thổi như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, dễ sinh hoả hoạn, người và gia súc mệt mỏi. Ngoài sự phân hoá theo quy luật nói chung, diễn biến của khí hậu trên các vùng khác nhau của Bắc Trung Bộ cũng rất phức tạp, ngay cả trong cùng một tỉnh hay những khu vực rất gần nhau. Khu vực Khe Sanh, cách Quảng Trị 70 km về phí Tây, khí hậu đã mang đặc tính của khí hậu Tây Nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và chấm dứt vào tháng 10 chứ không phải từ tháng 9 đến tháng 01 như ở Quảng Trị. Nông dân ở Thừa Thiên Huế cấy lúa sớm hơn Quảng Trị một tháng (vào tháng 7). Thời điểm đó Quảng Trị đang chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng. Điều kiện khí hậu Bắc Trung Bộ khá phức tạp. Tuy chịu ảnh hưởng của một mùa đông lạnh nhưng nhiệt độ trung bình năm nói chung là cao: Quỳ Châu; 23,10C, Con Cuông: 23,50C, Tương Dương: 23,60 C, Hương Khê: 23,50C, Vinh: 23,90C. Lượng mưa bình quân lớn: Quỳ Châu: 1.734 mm/năm, Con Cuông: 1.791 mm/năm, Hương Khê: 2.304 mm/năm. Tuy vậy trong vùng cũng tồn tại một tâm khô là vùng Mường Xén với lượng mưa bình quân khoảng 700 mm/năm. Một số công trình nghiên cứu làm mát gió Tây Nam khô nóng đã được tiến hành và đề xuất việc đào các hồ nước, phá bớt núi đá trọc để tăng độ ẩm cho gió. Một trong các biện pháp tăng độ ẩm mà TS. Nguyễn Việt Cường nêu ra là phát triển lúa hè thu. Việc đưa vụ lúa này vào canh tác cách đây hơn 20 năm đã tạo một cuộc cách mạng về khí hậu cho Nghệ An do cây lúa hè thu có hệ số bốc hơi rất lớn, làm tăng độ ẩm không khí. Tuy nhiên, nên chọn giống lúa ngắn ngày hơn để tránh nguy cơ gặp bão tháng 9. Các cách tăng độ ẩm khác là tăng diện tích trồng cây công nghiệp, trồng rừng và làm thật nhiều hồ chứa nước, nhất là trên các núi cao miền Tây Nam. Lượng nước bốc hơi từ các hồ này sẽ được gió Lào đưa về xuôi và khi đó gió Lào sẽ bớt nóng. Có thể tận dụng các hồ này để trữ nước mưa, nhất là lũ tiểu mãn để bù lượng nước bốc hơi trong tháng 6-7. Một số người cho rằng để giảm nhiệt độ có 2 cách: một là phá đi tất cả núi đá trọc không có ý nghĩa gì về lịch sử, văn hóa hay quốc phòng vì chúng làm tăng bức xạ nhiệt, làm gió Lào nóng thêm, diện tích trống sẽ xây dựng khu dân 26
  27. cư, khu công nghiệp bằng vật liệu nhiệt, hoặc trồng cây, làm hồ chứa nước. Diện tích núi đá trọc ở Nghệ An khá lớn, gần 30.000 ha. Cứ giảm được 100 m chiều cao của núi thì hạ được 1 độ C và tăng 1,7% độ ẩm. Thứ hai là lắp bình nước nóng thu nhiệt mặt trời ở các khách sạn, nóc nhà dân. Mỗi ống thu nhiệt có thể hấp thụ 50% lượng nhiệt Mặt Trời chiếu xuống và bức xạ nhiệt xung quanh. Lượng mưa ở Bắc Trung Bộ có sự phân hoá rõ rệt, bị chi phối và quy định bởi các yếu tố như địa hình, thời tiết. Bắt đầu từ Bình - Trị - Thiên mùa mưa đến chậm, bắt đầu từ tháng 8 trở đi. Mưa do nhiều nguyên nhân gây ra: khoảng tháng 8 - 9 là do dải hội tụ nhiệt đới, tháng 10 - 11 là mưa địa hình, tháng 12 - 01 năm sau là mưa do front lạnh. Trong các tháng trên lượng mưa khá lớn, các tháng 9, 10, 11, lượng mưa trung bình tháng lên đến trên 600 - 700 mm, kéo dài hàng tuần lễ gây lũ lụt, ngập úng. Khu Bình - Trị - Thiên mưa nhiều và mưa muộn, không có tháng khô mà chỉ có thời tiết khô khi gió Lào thổi; lượng mưa thường vượt quá 2.000 mm (Đồng Hới 2.111mm, Quảng Trị 2.535mm, Huế 2.980 mm), cực đại vào tháng 10, cực tiểu vào tháng 4. Lượng mưa lớn còn liên quan đến bão. Thời gian xuất hiện bão muộn dần từ Bắc vào Nam, Thanh Hoá vào các tháng 7, 8, 9 như ở Bắc Bộ, từ Nghệ An đến Quảng Trị, kéo dài đến tháng 10, từ Quảng Trị đến Bồng Sơn là các tháng 9,10,11. Riêng ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, nhiều nhất là tháng 9 - 10, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị. Bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2 - 5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40 - 50% tổng lượng mưa trong các tháng 7 - 10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300 - 400 mm, có khi 1.000 mm. Sự phân hoá khí hậu theo từng tiểu vùng đem lại cho các địa phương Bắc Trung Bộ có những lợi thế nhất định trong việc khai thác các thế mạnh đặc trương về kinh tế nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, nhiễu loại thời tiết. Điều này gây nên những tác động bất lợi cho cả đời sống cũng như sản xuất của nhân dân trong vùng. 2.1.2.6. Sông ngòi Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sônng ngòi khá dày đặc. Chỉ riêng ở Thanh Hoá và Bắc Nghệ An đã có 54 sông suối dài trên 10 km. Ở các đồng bằng nối tiếp, cứ khoảng 10 - 20 km lại có một con sông từ Trường Sơn Bắc đổ ra biển. Lòng sông có độ dốc khá lớn ở miền núi nhưng khi về đến đồng bằng thì bằng phẳng. Hiện tượng sông uốn khúc quanh co không những có liên quan đến bề mặt địa hình mà còn bởi nước sông bị dồn ứ hàng ngày 2 lần do thuỷ triều lên và tiến sâu vào phía cửa sông (chế độ bán nhật triều). Gần cửa sông có nhiều phù sa biển nên có khi sông đổi dòng, hoặc quay ngoặt xuống phía nam hoặc đổ vào các đầm phá. Chế độ nước các sông là điển hình của kiểu chế độ thất thường. Mùa khô, mực nước xuống thấp làm cho lòng sông trơ ra những bãi cát trắng. Mùa lũ, nước lên cao đột ngột, ào ạt từ miền núi đổ về, tràn qua bờ và ngập cả đồng bằng. Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng nhất là ở Nghệ An và Trị Thiên. Những 27
  28. cơn lũ lớn là do tác động của bão. Bão không những gây ra những cơn mưa dữ dội đến mức trong một ngày lượng nước có thể đạt đến 271mm như ở Huế (ngày 15-9-1964) mà còn dựng nên những cột sóng lớn ở biển cao đến 10 m và dài đến vài km bịt các cửa sông không cho nước sông đổ ra biển. Ở Bắc Trung Bộ xuất hiện lũ tháng 5 gọi là lũ tiểu mãn. Lũ tiểu mãn là do các cơn dông đầu mùa gây nên. Các cơn dông này liên quan đến hoạt động của front cực và dải hội tụ. Modul lưu lượng tại các trung tâm mưa lớn như Hoành Sơn, Trường Sơn Bắc có thể lên đến 40 - 50 l/s/km 2. Tại các thung lũng và các lòng chảo khuất gió có lượng mưa thấp, mùa khô kéo dài như Mường Xén, modul lưu lượng nhỏ, chỉ dưới 15 l/s/km2. Tính chất sông miền núi được thể hiện qua sự chênh lệch thái quá giữa modul cực tiểu và modul cực đại (9 - 10 l/s/km 2 so với 100 - 2.500 l/s/km2). Modul lưu lượng cực đại thường xảy ra khi có bão lớn gây mưa to kéo dài. Đặc trưng dòng chảy rắn (hàm lượng phù sa) của sông ngòi Bắc Trung Bộ nhỏ, giá trị dinh dưỡng của phù sa kém so với các vùng khác. Tại Bái Thượng ngay trong mùa lũ hàm lượng phù sa của sông Chu cũng chỉ đạt 252 g/m 3, chưa bằng 20% hàm lượng phù sa của sông Hồng tại Sơn Tây. Bắc Trung Bộ có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mã - Chu và hệ thống sông Cả. Ngoài ra còn có một số sông trung bình, nhỏ như sông Roòn, sông Gianh, sông Hương - Hệ thống Sông Mã + Các sông chính * Sông Mã có chiều dài tổng cộng là 512 km, diện tích toàn lưu vực là 28.400 km2, bắt nguồn từ dãy Puva, ở độ cao khoảng 1.500 m thuộc Sơn La, có một phần trung lưu chảy qua Sầm Nưa - Lào, về Việt Nam ở Mường Lát qua thành phố Thanh Hoá đổ ra cửa Hới. Đoạn chảy bên Lào dài 102 km (20% tổng chiều dài), diện tích lưu vực 10.800 km 2 (38% tổng diện tích lưu vực). Toàn hệ thống sông có 90 phụ lưu với mật độ sông ngòi là 0,66 km/km2. Các phụ lưu các cấp 1 quan trọng là Nậm Khoai, Nậm Lương, Sông Bưởi. * Sông Chu bắt nguồn từ Lào (với tên gọi Nậm Sầm) dài la 325 km, trong đó có 165 km ở Lào (hơn 50% chiều dài), diện tích toàn lưu vực 7.580 km 2, trong đó phần bên Lào là 4.570 km 2(hơn 60% diện tích lưu vực), đổ vào Sông Mã ở Ngã ba Doanh Xá, cách Cửa Hới 25,5 km tạo thành một dạng lưới sông hình song song điển hình. Cửa sông Mã thuộc loại delta khá rõ nét. Ngoài cửa chính là Lạch Chào hay Cửa Hới, còn có Lạch Tào ra cửa Lạch Trường và Sông Lèn ra Cửa Sung. Hệ thống Sông Mã phát triển giữa các cao nguyên Mộc Châu, Hứa Phan, nên độ cao bình quân lưu vực khá lớn, đạt tới 762 m, chảy trong vùng đá vôi 927 km2, tức là khoảng 30% diện tích toàn lưu vực. Đặc điểm khí hậu là nhiệt đới gió mùa nhưng khá khô, nhất là ở phía thượng lưu dó ảnh hưởng của vị trí địa lý. Nhiệt độ bình quân nhiều năm tại Sông Mã là 22,4 0C, Thanh Hoá là 23,60C, Bái Thượng là 23,30C. Lượng mưa bình quân năm ở Bái Thượng: 1.937 mm/năm, Thanh Hoá 1.745 mm/năm, Sông Mã 1.185 mm/năm. Do lượng mưa không cao nên lượng dòng chảy các sông không cao lắm. + Đặc trưng dòng chảy 28
  29. * Dòng chảy nước Sông Mã tại Cẩm Thuỷ có lưu lượng bình quân nhiều năm là 330 m 3/s, tương đương với tổng lượng dòng chảy 10,46.109 m3/năm. Toàn hệ thống có lưu lượng bình quân nhiều năm là 526 m3/s, tương đương với tổng lượng dòng chảy là 16,6.109 m3/năm, trong đó Sông Mã chiếm 68%, Sông Chu 28% và Sông Bưởi chiếm 4%. Modul dòng chảy nhỏ và phân bố khá đồng đều trên toàn lưu vực: Sông Mã tại Xã Là là 18,8 l/s/km 2, tại Hồi Xuân là 16,4 l/s/km 2, tại Cẩm Thuỷ 18,8 l/s/km2, tại Xuân Khánh là 18,8 l/s/km2; trên Sông Bưởi tại Vụ Bản là 31,9 l/s/km2. Trên lưu vực Sông Mã, phần ở Việt Nam ẩm ướt hơn bên Lào. Theo Trần Tuất, Trần Thanh Xuân (1987) lớp dòng chảy nước bình quân nhiều năm là 836 mm/năm. Chế độ nước của hệ thống Sông Mã đơn giản, trong năm thuỷ văn chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau. Mùa lũ khá dài, từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch. Lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 75% cả năm. Sông Mã tại Cẩm Thuỷ có tháng đỉnh lũ vào tháng 8, tháng kiệt vào tháng 3 dương lịch, chỉ chiếm 2,4% tổng lưọng cả năm. Trên Sông Chu tại Xuân Khánh, mùa lũ chiếm 88% tổng lượng cả năm), cực đại vào tháng 9 (chiếm 27,1% tổng lượng cả năm), cực tiểu vào tháng 3 (chiếm 0,8% cả năm); tỉ số đặc trưng chế độ nước là 34, do đó tuy các tháng đỉnh lũ không trùng nhau nhưng do hình dạng lưới sông song song cũng dễ tập hợp lũ thành các con lũ đột ngột, nguy hiểm cho vùng đồng bằng hạ lưu. Trên hệ thống Sông Mã đã xảy ra nhiều trận lũ lớn. Trên Sông Mã là các năm 1963,1973, 1975. Trên Sông Chu là các năm 1962, 1973. Trên Sông Chu, Đập Bái Thượng đã được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc nay đã được tu bổ, hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu tổng hợp về thuỷ lợi của vùng. * Dòng chảy nhiệt Dòng chảy nhiệt của hệ thống Sông Mã không lớn. Trên Sông Mã, tại Cẩm Thuỷ, nhiệt độ bình quân nhiều năm là 24,7 0C tương ứng với tổng lượng nhiệt là 257,05.1012 kcal/năm và modul dòng chảy nhiệt là 14,688.109 kcal/năm/km2. Trên sông Chu, tại Xuân Khánh nhiệt độ bình quân năm là 24,30C và modul dòng chảy nhiệt là 14,38.109 kcal/năm.km2. Chế độ dòng chảy nhiệt đơn giản. Trong năm có một mùa nóng và một mùa lạnh kế tiếp. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Tại Cẩm Thuỷ tháng 5 nóng nhất: 29,1 0C, tháng 1 lạnh nhất: 18,80C, biên độ nhiệt hàng năm 10,30C. * Dòng chảy cát bùn Trên Sông Mã, tại Cẩm Thuỷ độ đục bình quân nhiều năm là 402 g/m 3 tương đương 4,35.106 tấn/năm và modul dòng chảy cát bùn (hay hệ số xâm thực) là 248 tấn/năm/km 2. Trên Sông Chu, tại Xuân Khánh độ đục bình quân năm là 192g/m3, tổng lượng dòng chảy là 0,816.106 tấn/năm và modul dòng chảy là 109 tấn/năm/km2. * Dòng chảy ion Trên Sông Mã, tại Cẩm Thuỷ, nồng độ ion (hay độ khoáng hoá) là 199 mg/l tương đương tổng lượng dòng chảy là 2,07.106tấn/năm và modul dòng chảy ion là 118,34 tấn/năm/km2. 29
  30. - Hệ thống sông Cả Sông Cả là một trong hai hệ thống sông lớn nhất của Bắc Trung Bộ, có chiều dài dòng chảy là 432 km, diện tích lưu vực là 27.200 km 2. Trong đó phần ở Lào là 82 km (19% chiều dài sông), lưu vực 9450 km2 (35% diện tích lưu vực). Sông Cả bắt nguồn từ Phan Tam Ti ở độ cao 2.250 m, phía Nam cao nguyên Trấn Ninh bên Lào, vào Việt Nam ở Tà Cạ thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, chảy qua Cửa Rào, Đô Lương, Thành phố Vinh rồi ra biển ở Cửa Hội. Đoạn cuối sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy Hồng Lĩnh. Từ Hồng Lĩnh, sông phân ra 2 chi lưu lớn là Sông Nghèn đổ ra Cửa Sót dài 58 km ở hữu ngạn và Sông Cấm đổ ra Cửa Lò ở tả ngạn. Toàn hệ thống có 150 phụ lưu, quan trọng là Nậm Nơn dài 259 km, Sông Hiếu dài 228 km (đoạn cuối có tên là Sông Con), Ngàn Sâu dài 135 km (đoạn cuối có tên là Sông La). Các phụ lưu này cùng dòng chính Sông Cả hợp thành mạng lưới hình lông chim. Mật độ mạng lưới sông là 0,5 km/km2. Trong lưu vực có nhiều dãy núi cao: Pulaileng 2.711 m, Pukham 1.085 m, Bố Bồ 453, Pukhang 452 m. Độ cao bình quân toàn lưu vực thấp, chỉ 294 m, địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc bình quân lưu vực 18,3%. Độ dốc đáy sông nhỏ nên tầu thuyền vào sâu nội địa, nhất là về mùa lũ. Sông Lam chảy từ Lào qua Nghệ An và Hà Tĩnh + Đặc trưng dòng chảy * Dòng chảy nước Do lưu vực Sông Cả chủ yếu ở sườn đón gió của Trường Sơn Bắc, lại ở cạnh một tâm mưa lớn nên lượng dòng chảy khá lớn. Trên dòng chính, tại Yên Thượng, lưu lượng bình quân nhiều năm là 514 m3/s, tương đương với tổng lượng dòng chảy là 16,21.109 m3/năm và modul dòng chảy là 22,3 l/s/km2. Tại cửa sông, sau khi tiếp nhận thêm nước của Ngàn Sâu, theo Trần Thanh Xuân (1986) tổng lượng dòng chảy lên tới 24,7.10 9 m3/năm, modul dòng chảy là 35 l/s/km2, lượng dòng chảy phân bố không đều trên toàn hệ thống. Modul dòng chảy tại Cửa Rào là 18,5 l/s/km2, tại Nghĩa Đàn là 30,7 l/s/km2, tại Hoà Duyệt là 64,9 l/s/km2, tại Hương Đại là 75 l/s/km2, tại Trại Trụ là 76,3 l/s/km 2 . Chế độ 30
  31. nước cũng bắt đầu phức tạp hơn. Trên dòng chính Sông Cả, tại Yên Thượng mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch, lượng nước chiếm 74,4% cả năm, lớn nhất là tháng 9, chiếm 22,7%. Kiệt nhất là tháng 3 chiếm 2,3% cả năm, tỷ số đặc trưng chế độ nước là 9,8. Trong lưu vực Ngàn Sâu, ở Hoà Duyệt, trong năm thuỷ văn đã có thêm một mùa lũ tiểu mãn và mùa lũ chính đã xảy ra chậm hơn trong các tháng 9 - 11 dương lịch. Lũ ở đây thường không đột ngột vì hệ thống lưới sông có dạng lông chim nên thời gian lũ xảy ra không đồng nhất trên toàn lưu vực. *Dòng chảy nhiệt Trên dòng chính Sông Cả, tại Yên Thượng, nhiệt độ bình quân nhiều năm là 25,20C, tương đương với tổng lượng nhiệt là 408,48.10 12 kcal/năm và modul dòng chảy nhiệt là 17,76.10 9 kcal/năm. Trên Sông Hiếu, tại Nghĩa Khánh nhiệt độ bình quân năm là 24,6 0C và trên Ngàn Sâu tại Hoà Duyệt là 24,9 0C. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Biên độ nhiệt năm 10,60C. * Dòng chảy cát bùn Trên Sông Cả, tại Yên Thượng, độ đục bình quân nhiều năm là 206 g/m 3, tổng lượng dòng chảy là 3,504.10 6 tấn/năm và modul dòng chảy là 148,08.10 6 tấn/năm/km2. Trên Sông Hiếu, tại Quỳ Châu Độ đục bình quân là 181 g/m3, modul dòng chảy là 273,31 tấn/năm/km2. Trên Ngàn Sâu, tại Hoà Duyệt, độ đục bình quân nhiều năm là 14 g/m3, modul dòng chảy là 231,287 tấn/năm/km2. * Dòng chảy ion Nồng độ ion trên Sông Cả, tại Dừa là 139 mg/l, tổng lượng dòng chảy là 1.9.109 tấn/năm và modul dòng chảy là 91,67 tấn/năm/km 2. Trên sông Hiếu, tại Nghĩa Khánh, nồng độ ion là 111 mg/l va modul dòng chảy là 107,57 tấn/năm/km2. Ngoài ra, ở Bắc Trung Bộ còn có hệ thống sông suối khá lớn Quảng Bình với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. 2.1.2.7. Sinh vật Lớp phủ thổ nhưỡng- sinh vật trong vùng Bắc Trung Bộ có những nét riêng phù hợp với đặc điểm của địa hình và chế độ nhiệt - ẩm. Tại đây có đầy đủ các hệ thống đai cao, có đai rừng ôn đới trên núi từ 2.600 m trở lên tuy diện tích nhỏ so với Tây Bắc. Vùng Trường Sơn là nơi gặp gỡ của 2 luồng thực vật di cư tới. Một từ Himalaya qua Vân Nam xuống và một từ lnđônexia lên. Do loài thực vật nói chung và các loài thực vật trên núi đá vôi nói riêng cũng có những nét khác biệt với các vùng khác. Thành phần thực vật chủ yếu là các họ phân bố rộng ở rừng nhiệt đới như họ Xoan, họ Đậu, họ Mộc Lan, họ Bồ Hòn, họ Dâu tằm, Các loài thực vật hạt trần cũng có mặt một số loài như Pơ mu (Forkienia hodginsii), Hoàng Đàn giả (Dacrydium pierrei) Kim giao (Nageia fleuryi), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriiflius) Nét đặc biệt là trong đai rừng á nhiệt đới trên núi, từ 600 m đến 2.600 m, thì á đai 600 - 1000 m thể hiện rõ tính chất chuyển tiếp từ nhiệt đới lên á nhiệt đới, 31
  32. không chuyển đột ngột như ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nơi mà gió mùa Đông Bắc tác động mạnh ở độ cao từ 1.000 m trở xuống. Ngoài ra, á đai rừng rêu từ 1.600 đến 2.600 m cũng chiếm diện tích khá lớn. Trong đai rừng chí tuyến chân núi, những loài cây chiếm tỉ lệ lớn thuộc họ Dầu, họ Đậu và họ Vang. Từ phía Nam Sông Chu, các loài Táu muối (Vatica fleuryana) và Táu mặt quỷ (Vatica astrotricha) thuộc họ Dầu đã mọc gần như thuần loại, vì những quần hợp đơn ưu Táu muối, trong đó loài Táu muối chiếm đến 79,3% sinh khối ở đây. Càng xuống phía Nam, các loài phương Nam càng chiếm ưu thế rõ rệt, như Gụ, Huỳnh, Kiền Kiền, Vên Vên cũng lập nên các quần hợp hoặc ưu hợp. Tuy nhiên, do khí hậu chịu ảnh hưởng của Front cực và gió mùa Đông Bắc mà các loài Lim, Ngát, Trám vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong thực bì rừng rậm nhiệt đới ẩm ướt xanh quanh năm hay rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá. Đặc biệt tại một số vùng có mùa khô dài, có các loài cây rụng lá điển hình ở miền Nam như Săng lẻ (Lager stroemiatomentosa), có khi mọc thành rừng thuần loại. tại những nơi có khí hậu hơi khô như vùng núi Sông Mã, các thực bì rừng lá kim Du sam và Dẻ phát triển mạnh. Giới động vật ở vùng Bắc Trung Bộ khá phong phú. Tại đai rừng chí tuyến chân núi, mang những nét nhiệt đới rõ rệt với các loài phương Nam như Voi, Bò tót, Tê giác, Công, Trĩ. Tại các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi, có nhiều loài từ phương Bắc tới. Tính chất nhiệt đới phương Nam thể hiện rõ nhất ở Bắc Trung Bộ, với nhiều loài thú lớn và nhiều loài chim có màu sắc sặc sỡ. Trong đó có một số loài chỉ gặp ở đây như Trĩ sao (Rheinartiaocellata), Hươu sao (Cevusnippon), Vẹc chà vá (Pygathrixnemaeus). Ngoài ra còn có Gà lôi trắng đuôi ngắn (Lophura nycthemera berliozi), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis). Các thú của rừng thưa và rừng thứ sinh có Nai, Hoãng, Cheo, còn Sơn dương thì khá phổ biến trong vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Trên núi đá vôi còn nhiều gỗ quý như Hoàng đàn, Huê mộc là những thứ gỗ nổi tiếng của Quảng Bình. Về thuỷ sinh vật vùng đồi núi, thành phần loài vùng Bắc Trường Sơn rất đặc trưng, có nhiều giống, loài đặc hữu cho vùng Bắc Trường Sơn: cua suối đặc hữu thuộc họ Potamidae như Orientalia rubra, O. tankiensis, Vietopotamon aluoiensis; cá nước ngọt đặc hữu: Carassioides melanes, Lissochilus krempli, L. lamensis, L. macrosquamatus, Opsarichthys vuquangensis, O. hieni, O. bea, Rasborinus hautus, R. albus, Acanthorhodeus tonkinensis lamensis, Leptobarbus hoveni, Cobitis yeni, Hemibagrus centralus, Pseudobagrus virgatus vinhensis, Coreoperca volietensis, Rhinogobius nganphoensis, Parazacco vuquangensis. Sự đa dạng, phong phú của Bắc Trung Bộ thể hiện trong tài nguyên rừng của các tỉnh như sau: - Thanh Hoá Diện tích rừng của Thanh Hóa gồm 430.000 ha, chiếm 36, 85 diện tích đất tự nhiên, trong đó có 322.000 ha rừng tự nhiên và 108.400 ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ khoảng 15,1 triệu m 3, trữ lượng tre, nứa, vầu là 21, 3 tỉ cây, luồng 173 triệu cây. Rừng Thanh Hóa có nhiều gỗ qúi hiếm như Lát, Pơmu, Trầm hương, Lim, Sến,Táu, Vàng tâm, Dổi, Chò chỉ, 32
  33. Rừng giàu và trung bình hiện này chỉ còn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào và một số vùng ở Bù Man, Bù Kha trên độ cao 700 - 1.200 m, các loại rừng này có ý nghĩa phòng hộ đầu nguồn. Các vùng rừng ở độ cao dưới 700m, gần các trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo. Đáng chú ý là rừng tre nứa phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp giấy, bao bì. Các loại động vật hoang dã có Voi, Bò tót, Khỉ, Vượn, Trăn, Rắn, Thanh Hoá nằm có một phần nằm trong vườn Quốc gia Cúc Phương, là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Khu vườn quốc gia rộng 25.000 ha, nằm tại một thung lũng đá vôi thuộc huyện Nho Quan, nơi giáp giới giữa Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá. Ở đây vẫn bảo tồn được rừng rậm nhiệt đới gió mùa nguyên sinh, rất hiếm thấy ở Việt Nam hiện nay. Khí hậu Cúc Phương mang sắc thái nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Trong mùa Đông có ngày nhiệt độ xuống dưới 0 0C và có sương muối, sương mù và mưa phùn; không khí luôn ẩm ướt. Rừng có 5 tầng rõ rệt, trong đó có đến 3 tầng cây gỗ. Tầng cao nhất có cây cao đến 45 m, tán không liên tục vì cây mọc rải rác, Chò xanh, Sâng (Pomctia pinata), Sấu (Dracontomelum Dao), Chò dãi, thường rụng lá vào mùa đông. (Cây Chò xanh to nhất của rừng Cúc Phương có tuổi khoảng 1.000 năm, cao 50 m, đường kính 3,5m). Tầng thứ hai thì liền tán nhưng thấp hơn, khoảng 30 - 40 m, có nhiều Vàng Anh, Gội, Cà lồ. Tầng thứ 3 cao 15 - 20 m, thành phần phức tạp, đa số thuộc họ Na, họ Mộc Lan, họ Sung Vả, nhiều loài có hoa mọc ở thân cành, một đặc trưng nổi bật của rừng nhiệt đới. Rừng Cúc Phương là có nhiều dây leo, phụ sinh, kí sinh có dây treo từ cây nọ sang cây kia như mắc võng, có dây cuốn quanh thân cây, có dây leo tròn đường kính đến 0,30 m, có dây lại dẹt như một tấm gỗ, có dây leo bóp cổ làm chết hẳn cây chủ mà lúc đầu nó sống nhờ. Ngoài Cúc Phương, Thanh Hoá còn có khu bảo tồn Bến En có nhiều nét tương tự như Cúc Phương nhưng đa dạng hơn ở động thực vật thuỷ sinh. - Nghệ An Nghệ An là tỉnh có tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng. Cả tỉnh có 684.000 ha rừng, bao gồm 623.000 ha rừng tự nhiên và 61.000 ha rừng trồng. Về mặt diện tích rừng, Nghệ An đứng thứ hai toàn quốc chỉ sau tỉnh Gia Lai 742.700 ha - 1999). Rừng tự nhiên của Nghệ An thuộc các kiểu rừng là kim á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim - lá rộng, rừng kín lá rộng thường xanh và nửa rụng lá. Trong số này chiếm ưu thế là kiểu rừng kín lá rộng. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như Lim, Gụ, Táu, Chò chỉ, Lát hoa, Rừng phân bố chủ yếu ở miền núi phía Tây. Ở Nghệ An còn có một số rừng nguyên sinh mà tiêu biểu là rừng nguyên sinh Pù Mát thuộc các huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn. Khu rừng này kéo dài từ Khe Choang (Tương Dương) qua đỉnh Pù Niêng (Con Cuông) đến Cao Vều (Anh Sơn) với diện tích khoảng 91.200 ha. Tại đây đã thống kê được 986 loài thực vật bậc cao thuộc 552 chi, 153 họ. Trong số này có 40 loài thực vật quý hiếm như Hoàng đàn, Thông lông gà, Giáng hương, Trầm hương, Trong đó có 220 loài cây làm thuốc, 60 loài cây cảnh, 24 loài cho chất ta nanh. Về động vật có 60 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát. Thú lớn có Voi, Gấu, 33
  34. Báo, Theo thống kê có 26 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào sách đỏ Việt Nam. - Hà Tĩnh Hà Tĩnh có Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ rộng 24.284 ha rừng tự nhiên. Các vùng rừng này trước đây đã bị khai thác chọn, có đến 76% diện tích đã bị tác động mạnh, diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động hầu như không còn. Những nơi có độ cao dưới 300 m, khu hệ thực vật đặc trưng là các loài Dổi (Michelia spp., Cinnamomum spp.), Sến mật (Madhuca pasquieri) và Lim xanh (Erythrophleum fordii). Độ cao trên 300 m, thực vật ưu thế là các loài thuộc chi Hopea. Đến nay đã phát hiện 46 loài thú, 270 loài chim và 562 loài thực vật. Trong số đó có Voi (Elephas maximus), Bò tót (Bos gaurus) và Hổ (Panthera tigris) có số lượng quần thể đã bị suy giảm đáng kể (Lê Trọng Trải 1999). Khu Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ nằm trong Vùng Chim đặc hữu vùng đất thấp Miền Trung Việt Nam, là nơi đã tìm thấy 5 loài chim có vùng phân bố giới hạn là Gà lôi mào đen, Gà lôi lam Hà Tĩnh, Trĩ sao, Khướu mỏ dài và Chích chạch má xám. Điều hết sức quan trọng là Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cùng với các vùng rừng phía Bắc tỉnh Quảng Bình là khu vực duy nhất trên thế giới đã tìm thấy loài Gà lôi lam Hà Tĩnh. Kẻ Gỗ đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff et al. 2002). - Quảng Bình Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, địa danh 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới: Di sản về Địa chất - Địa tầng năm 2003 và Di sản về Đa dạng sinh học năm 2008. Vườn có diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như Huê, Lim, Gụ, Mun, Huỳnh, Thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc 31triệu m3. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha, tiếp giáp với khu vực đá vôi trên lãnh thổ Lào cũng khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng karxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động. Động vật có 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá, có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà lôi lam đuôi trắng, Gà lôi lam mào đen, Trĩ - Quảng Trị Quảng Trị nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, nối tiếp giữa hai miền khí hậu, miền Bắc và miền Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Những đặc điểm về cấu trúc địa hình đã tạo cho Quảng Trị có nhiều vùng sinh thái: núi cao, núi thấp, gò đồi, trung du, đồng bằng, vùng cát ven biển, cửa sông và biển, đảo. Quảng Trị còn nằm trong vùng chuyển tiếp của giới thực vật, động vật của miền Bắc và miền Nam, thuộc vùng đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn. Rừng 34
  35. Quảng Trị đa dạng và phong phú về chủng loại, bao gồm cây lấy gỗ, dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Rừng tự nhiên của Quảng Trị khoảng 409.464 ha. Giới thực vật có khoảng 657 loài, 475 chi xếp vào 169 họ, trong đó có nhiều loài thực vật có giá trị về kinh tế: cây lấy gỗ 200 loài, làm thuốc 300 loài, cây cảnh và các loại khác 70 loài. Rừng đầu nguồn nguyên sinh ở Quảng Trị còn khá lớn, có nhiều gỗ tốt như: Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sao mặt quỷ (Hopea odorata), Huỳnh (Terieti cochinchinensis); cây hương liệu Trầm hương (Aquilaria ceassna), Ngũ gia bì (Scheflora octophylia), Khổ sâm nam (Brucea javanica); có 14 loài được ghi vào sổ đỏ Việt Nam, 5 loài được ghi vào sách đỏ thế giới và 5 loài đặc hữu cho Việt Nam là: Baccaurea sylventris, Breynia septata, Macarangna eberharditii, Dendrrobiuni amabile, Acamus poilanei. Giới thực vật Quảng Trị bao gồm nhiều loại thực vật di cư từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên. Loài đặc hữu của khu vực Quảng Trị là Lim xanh, và một số loài thực vật của 2 luồng di cư đến. Thực vật di cư từ Bắc xuống có các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauracaea), họ Sau sau (Hanmamelidaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Óc chó (Junjinladaceae). Vùng núi cao có nhiều loài thuộc họ lá kim như Thông ba lá (Pinus khasya), Pơ mu (Fokienia hodgiusii), Du sam (ketelaria). Các loài này được gọi là luồng Hoa Nam di cư sang Việt Nam ở Đại Tân Sinh. Thực vật di cư từ miền Nam lên bao gồm những loài thuộc họ Dầu như Kiền kiền (hocpera), Vên vên (Asisoptera), Dầu rái (Dipterococpus). Những loài thực vật này có nguồn gốc từ Inđônêxia, di nhập từ cuối kỷ Đệ tam. Trong những loài di cư còn có dừa nước (Ninpa fruticans). Đây là loài cây ngập mặn phổ biến ở miền Nam, mới được phát hiện ở vùng cửa sông Quảng Trị. Sự có mặt của dừa nước trong giới thực vật Quảng Trị đã đánh dấu vùng phân bố được mở rộng lên phía Bắc của dừa nước. Thực vật di cư và thực vật đặc hữu đã làm cho giới thực vật Quảng Trị thêm đa dạng và phong phú. Giới động vật Quảng Trị cũng nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn, đã ghi nhận được 120 loài thú, 250 loài chim, nhiều loài bò sát, 57 loài lưỡng cư. Cá ở sông Thạch Hãn có 75 loài 32 họ và 12 bộ. Biển Quảng Trị có tôm Hùm, tôm He, cá Mú, cá Cam, trong đó cá cam là loài quý hiếm của biển Việt Nam. Quảng Trị nằm ở khu vực có nhiều loài đặc hữu của khu vực và nhiều loài di cư, đã phát hiện 3 loài thú đặc hữu cho vùng là Sao La (Pseudoryx nghentinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và Vượn má hung (Hylobams gabriellae). Các loài quý hiếm khác là Hổ (Panthera tigris), Bò tót (Boss gaurus), Sói đỏ; 18 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Quảng Trị là một trong những nơi phân bố duy nhất của loài gà Lôi lam; có hai loài đặc hữu cho Việt Nam là rùa Hộp trán vàng (Cistolimmys galbinifrons) và ếch Vạch (Ranna microlieata). Bướm có 209 loài, 8 loài đặc hữu cho miền Trung và 7 loài mới cho khu hệ bướm Việt Nam là: Lasippa monata, Libythea geoffroy, Bibasis sena, Zographetus doxus, Isma umbrosa, Plastingia pellonia, và Unkana ambassa. - Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 505.399 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp 352.679,9 ha, trong đó có 51.267,9 ha rừng phòng hộ, 70.028,7 ha 35
  36. rừng đặc dụng và 21.345,2 ha rừng sản xuất, độ che phủ rừng đạt 43%. Đây là lưu vực của hệ thống sông Hương, Sông Bồ và Sông Ô Lâu với dân số hơn 1 triệu người. Thừa Thiên Huế có Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, rừng cảnh quan Bắc Hải Vân, rừng cảnh quan Tây Nam Thừa Thiên Huế, các khu rừng cảnh quan bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, lăng tẩm cung đình và dải rừng thuộc dãy Trường Sơn được mệnh danh là ngôi nhà cư ngụ của các loài thú quý hiếm như Hổ, báo, Vượn, Vọc ngũ sắc, Gà lôi lam mào trắng và các loài mới mới được phát hiện như Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn và nhiều loài thú quý hiếm khác. 2.1.2.7. Biển Vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có đường bờ biển dài 670 km với nguồn tài nguyên biển đa dạng, phong phú, bao gồm sinh vật biển, du lịch biển, hải cảng, Trong đó, ở mỗi tỉnh lại có thế mạnh, đặc trưng riêng. - Thanh Hóa Thanh Hóa có 102 km bờ biển chạy dài từ Cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích 17 ngàn km 2. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn là Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép. Các cửa lạch này tạo điều kiện thuận tiện cho giao thông đường thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Vùng cửa lạch và những bãi bồi bùn thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng. Đáy biển vùng gần bờ là dải cát thoải, bằng phẳng. Biển có một số vụng quan trọng (Vụng Gầm ở Sầm Sơn, Vụng Quyền, Vụng Thủi, Vụng Biên ở Tĩnh Gia) và đảo (Hòn Nẹ, Hòn Mê). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài hải sản quí hiếm; đồng thời là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyền. Ven biển có nhiều cảnh quan hấp dẫn như bãi tắm Sầm Sơn, Ba Làng, bán đảo Biện Sơn. Biển Thanh Hóa có nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Chim, Thu, Đé; tôm He, tôm Hùm, mực, Biển Thanh Hóa có 8.000 ha bãi triều là cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Diện tích nước mặn khoảng 10.000 ha có thể nuôi cá Song, cá Cam, trai ngọc, tôm Hùm, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Hòn Mê, Biện Sơn. Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3%. - Nghệ An Nghệ An có bờ biển dài 82 km, 6 cửa lạch, trong đó Cửa Lò và Cửa Hội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển. Cảng Cửa Lò là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ giao thông vận tải biển giữa Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có 4.230 hải lý vuông, tổng trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, khả năng khai thác trên 35 - 37 nghìn tấn/năm. Biển Nghệ An có 267 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn như Thu, Nục, Cơm; tôm biển có nhiều loại như He, Sú, Hùm. Hai bãi tôm chính là Lạch Quèn trữ lượng 250 - 300 tấn, Lạch Vạn trữ lượng 350 - 400 tấn. Mực có trữ lượng 2.500 đến 3.000 tấn, có khả năng khai thác 1.200 - 1.500 tấn/năm. Ven biển có hơn 3.000 ha diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng nuôi tôm, cua, nhuyễn thể và trên 1.000 ha 36
  37. diện tích phát triển đồng muối. Biển có nhiều bãi tắm đẹp như Cửa Lò, Nghi Thiết, Diễn Thành, Cửa Hiền. Trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 - 12 m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Biển Nghệ An có khoảng 200 loài tảo, 190 loài động vật nổi, 300 loài động vật đáy, 207 loài cá (chưa kể các loài sống xunh quanh các rạn đá ngầm ven bờ và các vùng cửa sông), 20 loài tôm, cùng nhiều nguồn lợi sinh vật khác. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị đối với việc phát triển các ngành kinh tế biển, nhằm đảm bảo nhu cầu nội tỉnh và góp phần tăng thêm mặt hàng xuất khẩu. Vùng biển và dải ven biển của vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển và là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Với vị trí địa lý kinh tế - chính trị hết sức thuận lợi, dải ven biển được coi là cửa ngõ quan trọng, là “mặt tiền” lớn của vùng để đẩy mạnh giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế, là địa bàn rất thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển nhanh, làm động lực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng nói riêng và các vùng khác trong cả nớc nói chung. Đồng thời, đây cũng là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào. Các tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú, đa dạng trong đó có một số tiềm năng lớn như hải sản, vật liệu xây dựng, điều kiện xây dựng cảng, tài nguyên du lịch, là những nguồn lực phát triển quan trọng. - Hà Tĩnh Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, kéo dài từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến Đèo Ngang (Kỳ Anh). Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá, thuộc 97 họ trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, trữ lượng khá như tôm Hùm, sò Huyết. Trữ lượng hải sản khoảng 85,8 nghìn tấn cá, 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm. Hà tĩnh có 4 cửa sông chính và nhiều cửa lạch đã tạo ra diện tích mặt nước lợ gần 6.000 ha, có cấu trúc đất đai, độ mặn phù hợp với sự phát triển nuôi tôm, cua, rau câu. Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều titan (trong dải titan từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế), sắt (Thạch Khê); nhiều bãi tắm đẹp (Xuân Thành, Thiên Cầm), nhiều vị trí xây dựng các cảng nước sâu (Xuân Hải, Thạch Hải, Vũng Áng, Đèo Con). - Quảng Bình Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có Cảng Nhật Lệ, Cảng Gianh, Cảng Hòn La. Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km 2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa che chắn, có thể cho phép tàu 3 - 5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu. Tỉnh có chung biên giới với CHDCND Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và Đường Hồ Chí Minh, Đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 12, Tỉnh lộ 16, Tỉnh lộ 20 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km2. Ngoài khơi có các đảo Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa, hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần 37
  38. diện tích đất liền. Biển có nguồn hải sản phong phú 1650 loài, trong đó có những loại quý hiếm như tôm Hùm, tôm Sú, mực Ống, mực Nang. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Tiềm năng đó cho phép Quảng Bình phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển. Quảng Bình có vùng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khá rộng 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10 - 15 km dao động từ 8 - 30%o và độ pH từ 6,5 - 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua. - Quảng Trị Quảng Trị có 75 km bờ biển, có hai cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Ngoài khơi có Đảo Cồn Cỏ với một ngư trường rộng lớn. Vùng lãnh hải rộng khoảng 8.400 km 2 là tiềm năng lớn để phát triển ngành nghề khai thác thủy sản. Theo một số đánh giá của FAO, trữ lượng hải sản của vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn. Sản lượng khai thác năm 2003 đạt 15.000 tấn gấp đôi so với năm 1995 (7.600 tấn). Biển Quảng Trị có nhiều loại hải sản có giá trị cao như tôm Hùm, mực Nang, cua, hải sâm. Quảng Trị có 1.400 ha một diện tích ao hồ, mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản và 2.800 ha đất nhiễm mặn, ngập mặn, phèn mặn có khả năng khai thác để nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. - Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: biển, đầm phá nước lợ và vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70 km, diện tích 22.000 ha là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp kinh tế biển 2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ BẮC TRUNG BỘ Dân cư là tập hợp người sống trên lãnh thổ, được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong hệ thống tự nhiên - dân cư - kinh tế, chính dân cư là thành phần năng động nhất, gắn bó giữa tự nhiên và kinh tế nhờ những thuộc tính sẵn có của mình. Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội đều do lao động của con người tạo ra. Trong xã hội, dân cư vừa là người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời lại vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động của mình làm nên. Như vậy, về phương diện kinh tế, dân cư vừa với tư cách là người sản xuất vừa với tư cách là người tiêu thụ. Nhờ việc tiêu thụ các giá trị vật chất và tinh thần, con người đảm bảo được sự tái sản xuất ra chính mình bên cạnh quá trình tái sản xuất khác của xã hội. 38