Giáo trình Địa lý du lịch

pdf 175 trang phuongnguyen 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dia_ly_du_lich.pdf

Nội dung text: Giáo trình Địa lý du lịch

  1. Giáo trình Địa lý du lịch 1
  2. Vùng du lịch Bắc Bộ Phần 1: Vị Trí Địa Lý Vùng Tự Nhiên 1.Giới thiệu chung về vùng du lịch Bắc Bộ Khi nhìn quả địa cầu tròn trịa, tại vùng Đông Nam Châu Á, Việt Nam chúng ta khiêm tốn một dải đất hình chữ S ôm lấy, che chở bán đảo Đông Dương lưng quay ra biển Đông. Từ lâu thế giới đã biết đến Việt Nam, bằng chứng là các hoạt động thương mại diễn ra tại Hội An những năm thế kỷ XVI- XVII. Thời gian này Việt Nam chỉ được biết đến như là một nơi có thể tìm được những sản vật quý hiếm. Suốt 90 năm (1885-1975), thế giới biết đến Việt Nam như là một biểu tượng bất khuất của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã kiên cường chống lại những đế quốc hùng mạnh trên thế giới. Ngày nay, Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật trên trường quốc tế về khả năng phát triển mạnh về mọi mặt, trong đó du lịch là một lĩnh vực được dành nhiều ưu ái. Với lợi thế thiên nhiên cùng những cảnh quang độc đáo và các di tích khảo cổ đặc sắc đã và đang thu hút du khách vào Việt Nam ngày càng đông. Vị trí địa lý cùng với sự phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã tạo cho Việt Nam một hoàn cảnh tự nhiên khá độc đáo. Ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và tập trung chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam. Trong số những đỉnh núi cao của Việt Nam có đỉnh Fansipan (Lào Cai) cao nhất 3.143m được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (tả ngạn sông Hồng) có các nếp núi uốn dạng hình cánh cung bao quanh khối núi vòm sông Chảy, mở rộng về phía Tây Bắc quay mặt lồi về hướng Đông, một đầu chụm lại ở Tam Đảo. Các cánh cung đó là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Địa hình toàn khu vực co hướng nghiêng là Tây Bắc-Đông Nam. Phía tây Bắc giáp biên giới Việt Trung có một số đỉnh núi cao trên 2.000m như Tây Côn lĩnh cao 2.431m, Kiều Liên Ti cao 2.403m, Pu Ta Ca 2.274m. Vùng du lịch Bắc bộ có những núi non hùng vĩ, những cánh rừng bạt ngàn với những rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng – xa là dãy Hoàng Liên Sơn, gần hơn là Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình). Rừng đặc biệt phong phú về chủng loại động và thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, được ghi vào sách đỏ của thế giới. Gắn với rừng là vùng hang động Karstơ, cũng là một đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ. Hang động có rất nhiều ở các vùng núi đá vôi rất nổi tiếng và có ở nhiều tỉnh như vùng hang động tỉnh Ninh Bình (Bích Động, Địch Lộng ) Hà Tây (Hương Sơn), Phú Thọ (Xuân Sơn), Lạng Sơn (Nhất, Nhị, Tam Thanh) vùng hang động trên các đảo đá vôi vùng Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà (Hải Phòng) cũng nổi tiếng. 2
  3. Cùng với cảnh đẹp núi rừng, hang động, khí hậu vùng du lịch Bắc Bộ cũng rất đặc biệt, quanh năm ánh nắng chan hoà, với ba mùa (Xuân, Hè và Thu). Hiện nay song song với việc phát triển nền công nghiệp thì du lịch cũng được xem là nghành kinh tế mũi nhọn. Vùng du lịch Bắc Bộ ngày nay được chia thành 5 vùng du lịch chính của các tỉnh phía Bắc: _Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình). _Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng). _Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn). _Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La). _Vùng du lịch Nam Bắc Bộ (Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam). 2-Cơ Cấu Tài Nguyên Tự Nhiên 2.1-Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình). Có lẽ không một ai trong chúng ta dù ở bất cứ địa phương nào lại không có cảm giác thân thuộc khi nói đến vùng đồng bằng trung tâm Bắc Bộ, nhũng cảnh vật của đồng bằng đó đã đến với chúng ta qua từng bài học. Những cánh đồng rộng rãi, những làng mạc nằm sau lũy tre, những cây đa cổ thụ đứng một mình nơi cổng làng quanh năm che chở tỏa bóng mát cho bao người dừng chân. Đây là miền đất được giành giật từ biển do sức lao động bồi đắp cần cù nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm cùng với bàn tay lao động của con người. Vùng du lịch Bắc Bộ gắn liền với vùng tam giác châu thổ sông Hồng – Thái Bình – một vùng văn hoá lúa nước nổi tiếng của Việt Nam và vùng biển rộng với nhiều hải cảng tốt, bãi biển đẹp và tài nguyên biển phong phú. Đây là nơi tập trung nhiều nhất các giá trị văn hóa, những dấu tích xưa còn lưu lại nơi hoàng thành Thăng Long, những làn điệu dân ca quan họ vùng Bắc Ninh tiêu biều cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ như mời gọi níu chân du khách. 2.1.1-Hà Nội Tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim: 462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc phường Gia Thụy (quận Long Biên) 12m so với mặt nước biển.Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước 3
  4. 2.1.2-Vĩnh Phúc Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây. Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng suất cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa phương của tỉnh. Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải trong đó vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, là nơi nghỉ mát 2.1.3-Bắc Ninh Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía đông và Dông Nam giáp Hải Dương, phía Tây giáp Hà Nội, phía Nam giáp Hưng Yên. 2.1.4-Hải Dương Là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc và tây bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình 2.1.5-Bắc Giang Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh 2.1.6-Thái Bình Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong những vựa lúa của miền Bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía đông giáp biển Đông, phía tây và tây bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên, phía nam giáp Nam Định. 2.1.7-Dân tộc Việt (Kinh), Sán Dìu, Sán Chay, Tày, Hoa, Nùng, Mường, Dao, Thái, Ra Glai . 2.2 Tiểu Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trước đó Hạ Long đã hấp dẫn biết bao du khách từ khắp nơi trên thế giới. Hiện nay cùng với khu du lịch đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long đang đón lượng khách du lịch đáng kể trở thành một điểm đến, một chặng dừng không thể thiếu của du khách. 2.2.1-Quảng Ninh Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển. 4
  5. 2.2.2-Hải Phòng Thành phố biển Hải Phòng, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nằm bên bờ biển Đông – Thái Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình. 2.2.3-Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng 2.3.Tiểu Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, lạng Sơn, Bắc Cạn) 2.3.1-Thái Nguyên Là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội. Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội – Cao Bằng). Đường sắt từ đây nối liền với hệ thống đường sắt của cả nước. Thành phố Thái Nguyên cách trung tâm Hà Nội là 80km. 2.3.2-Hà Giang Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274km), phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. 2.3.3-Cao Bằng Là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. 2.3.4-Lạng Sơn Là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài 253km. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên. 2.3.5-Bắc Cạn Bắc Cạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du,phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông Nam giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên. 2.3.6-Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Sán Chay, H’Mông 2.4. Tiểu Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La) Những người dân ở đồng bằng khi ngồi trên xe lửa từ Hà Nội lên Lào Cai, dù không biết rằng mình đang đi dọc theo rìa phía Đông của miền Tây Bắc thường vẫn thấy mặt trời lặn thật nhanh trên những đỉnh núi cao dốc đứng 5
  6. phía Tâ, không để hoàng hôn có thì giờ nhường chỗ cho đêm đến. Nhưng dù vậy bầu trời vẫn còn đủ sáng lờ mờ để hình dáng những dãy núi cao đồ sộ và im lìm in trong mắt du khách. Bên kia dãy núi ấy là Tây Bắc. Ngày xưa vùng Tây Bắc là nơi hoang vu ít người đến, chính người Pháp cũng công nhận miền này là nơi sự thống trị của Pháp lỏng lẻo nhất, nhưng cũng chính tại đây, họ đã điên cuồng bám giữ một thung lũng trong tuyệt vọng tại một cứ điểm mang tên: Điện Biên Phủ. Ngày nay du khách đến miền Tây Bắc không chỉ tìm về nơi chiến trường xưa mà còn để khám phá nét độc đáo của lãnh thổ này: những tiếng gầm thét hung hãn nhưng bất lực của dòng thác muốn vượt qua ngưỡng đá trên song, cảnh quang thay đổi liên tục và thường là đột ngột trên đường đi. 2.4.1-Hoà Bình Là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội trên 70km về phía tây nam theo quốc lộ 6. Phía bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía tây giáp Sơn La. Sức hấp dẫn du khách của Hoà Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân. Du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý tại những bản Thái cổ 2.4.2-Phú Thọ Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình. 2.4.3-Điện Biên Là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam. Lòng chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc Điện Biên giáp tỉnh Lai Châu, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là cụm di tích lịchsử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954. Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn đã có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại 6
  7. nhiều “cua tay áo” hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành trình lý thú cho du khách trên vùng núi non hùng vĩ. 2.4.5-Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La. 2.4.6-Yên Bái Là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ. 2.4.7-Sơn La Sôn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Thị xã Sơn La cách Hà Nội 328km theo quốc lộ 6. 2.4.8-Dân tộc Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày, Dao, Sán Chay, H’Mông 2.5. Tiểu Vùng du lịch Nam Bắc Bộ ( Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa) 2.5.1-Nam Định Là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Phía bắc và đông bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông nam giáp biển Đông với bờ biển dài 72km. 2.5.2-Ninh Bình Là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa. 2.5.3-Hà Nam Là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. 2.5.4-Thanh Hóa Đất đai Thanh Hóa ít đồng bằng nhưng nhiều rừng núi, chia tỉnh thành từng vùng. Núi rải rác khắp nơi, độ cao từ 200-1.300m(3,900ft). những dãy núi đáng kể: dãy núi Tam Điệp chạy dài phía Bắc, giáp ranh giới với Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định; dãy núi Pulông phía Tây, dãy núi Quỳnh Lưu phía Nam, phía Đông có núi Lao, Ba Làng. 7
  8. 2.5.5-Dân tộc Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa PHẦN 2 :TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG I.Tài Nguyên Tự Nhiên 1.1Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình). 1.1.1-Địa hình du lịch của vùng. Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ gồm các tỉnh Hà Nội,Hải Dương,Hưng Yên,Thái Bình,Bắc Ninh,Bắc Giang,Hà Tây,Vĩnh Phúc. Đây là tiểu vùng du lịch thuộc đồng bằng sông Hồng. Địa hình của vùng nhìn chung thuộc kiểu địa hình vùng đồng bằng và đồi núi thấp. 1.1.1.1-Địa hình đồng bằng Đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các con sông đặc biệt là 2 con sông lớn:sông Hồng và sông Thái Bình. Nhìn chung các tỉnh vùng trung tâm Bắc Bộ có địa hình đồng bằng khá bằng phẳng. Độ cao trung bình từ 5-20m so với mực nước biển(Hà Nội),từ 2-3m (Hải dương,Thái bình,Vĩnh phúc,Bắc ninh). Địa hình của vùng nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam theo hướng chung của địa hình và cũng theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ do lớp bồi tích phù sa của sông Hồng và các phụ lưu nên rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây nông nghiệp. Cùng nằm trong vùng trung tâm như Hà tây, Hưng yên,Bắc giang thì địa hình đồng bằng không bằng phẳng và có những đặc điểm phân dị khác nhau theo từng khu vực. Ơ Hưng yên độ dốc trung bình là 8 cm/1km. 1.1.1.2-Địa hình đồi núi Phần lớn các tỉnh trung tâm Bắc Bộ có địa hình đồi núi thấp và trung bình như dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim-462m Ba vì(Hà tây). Đặc biệt ở tỉnh Hải Dương phần đồi núi thấp có diện tích 140 km2, thuộc 2 huyện Chí linh và Kinh môn. Độ cao trung bình 1000m. đây là khu vực được hình thành trên miền núi tái sinh có nền địa chất trầm tích trung sinh. Tiêu biểu là dãy núi Huyền Đỉnh với đỉnh cao nhất là Dây diều 618m,ngoài ra có Đèo Chê-533m,núi Đai-508m,dãy Yên phụ chạy dài 14 km vớiđỉnh cao nhất là Yên phụ –246m. ở Vĩnh phúc có dãy núi Tam đảo với đỉnh cao 1591m dài khoảng 60km với khu nghỉ mát cùng tên nổi tiếng nằm ở độ cao 879m. địa hình đồi núi thấp phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp. 1.1.1.3-Địa hình Karsto Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ chỉ có duy nhất tỉnh Hà Tây là mang rõ nét nhất kiểu địa hình karsto,nhưng cũng chỉ chiếm diện tích nhỏ chừng 60 km2 so với diện tích toàn tỉnh. Địa hình karsto của tỉnh Hà tây thuộc các huyện 8
  9. Chương Mỹ và Mỹ Đức. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng khu vực núi đá này rất nổi tiếng về du lịch và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng. Địa hình karsto ở đây chia làm 2 dải ,một từ miếu môn đến chợ Bến,hai là dải đá vôi Hương Sơn. Địa hình karsto ở Hương Sơn kéo dài từ Đục khuê đến chùa Thiên Trù,động Hương tích với các chỏm núi có dạng tháp,dạng nón điển hình cho karsto của nhiệt đới,trong đó có nhiều hang động kỳ thú. Nổi tiếng nhất là động Hương tích cửa động rộng 33,6m. trong hang rất nhiều các dạng tích tụ măng đá,mành đá,chuông đá rất đẹp như “Đụn gạo”,”Cây vàng” hang chùa Giải oan rộng 9,2m dài 7m cao 7m trong hang có giếng Tiên sâu 1,2m. ngoài ra còn có hang Thiên sơn, hang nước. Các đỉnh núi đá vôi có độ cao sàn sàn,đỉnh cao nhất ở núi Thiên trù-378m. trong khu vực địa hình karsto rất phát triển các cánh đồng và thung lũng karsto. Các cánh đồng karsto đáng kể là cánh đồng Vĩnh Lăng,đục khuê,Hồi xá. Các cánh đồng ngày thường lầy thụt rất khó qua lại. 1.1.2-Sinh vật Nhìn chung thảm động thực vật của vùng trung tâm Bắc Bộ không nhiều song nếu biết bảo tồn và khai thác bảo vệ hợp lý thì đây cũng sẽ là cái nôi cung cấp cho ngành du lịch nói riêng và 1 số các ngành kinh tế khác một khối lượng nguồn tài nguyên sinh vật tương đối lớn cụ thể là. Hiện nay ở nội thành Hà nội đã có hệ thống cây xanh với 46 loài khác nhau như:sấu,phượng,hoa sữa,bằng lăng,xà cừ trồng trên khắp các đường phố. hà nội có 48 vườn hoa,công viên với tổng diện tích 138,3 ha và 377 ha thảm cỏ. Ơ Hà nội còn có các làng hoa và cây cảnh như Nghi tàm, Ngọc hà,Quảng bá vốn rất nổi tiếng. Ơ Hà tây tập trung vùng đồi gò và khu vực núi Ba vì với gần 2000 ha rừng tự nhiên 7800 ha rừng trồng. Rừng Hà tây có nhiều loài chim, thú và có nhiều loại cây gỗ quý đặc biệt tập trung ở vườn quốc gia Ba vì. Ơ Hải Dương nguồn tài nguyên sinh vật quan trọng nhất của tỉnh là rừng Chí Linh với diện tích 1800 ha. Đây là kiểu rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp. Thành phần loài ở rừng Chí Linh khá phong phú và đa dạng gồm:117 họ,304 chi, 400 loài thực vật (103 loài cây cho gỗ như lát hoa,lim xanh,tán mật,128 loài cây dược liệu, 9 loài thực vật quý hiếm,13 loài cây làm cảnh) rừng Chí Linh còn có một số loài động vật quý hiếm: Gà tiền mặt vàng, Sáo mỏ gà, Cu ly lớn, Ech xanh, Tắc kè, Kỳ đà hoa, Chăn mốc. Đặc biệt ở Vĩnh Phúc có vườn quốc gia tam đảo với trên 620 loài thân gổ và thân thảo có cả gỗ quý như pơ nu, nhiều loại cây thuốc và một số loại rau có giá trị. Động vật hoang rã trên núi tam đảo có rất nhiều loại: chim có tới 120 loài( Vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà nôi, họa mi, khiếu, bách thanh, đa đa, phượng hoàng đất) thú rừng có khoảng 45 loài( báo gấu 9
  10. vượn nai, hoãng, sơn dương ) đáng chú ý có một số loài thuộc diện quý hiếm trên thế giới như cầy mực, sóc bay, vượn 1.1.3-Khí hậu: Nhìn chung vùng trung tâm bắc bộ khí hậu của vùng mang nét chung nhất của khí hậu miền bắc Việt Nam: nhiệt đới ẩm, gió mùa , có mùa đông lạnh điển hình. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông gió lạnh, khô hanh kéo dài 4 –5 tháng ( từ tháng 10- 4). Thời tiết vào mùa này khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là tháng 1 với 16 độ C, đồng thời cũng là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 16 – 18 mm, độ ẩm đạt 81%. Mùa hạ từ tháng 5 – 10 nóng ẩm mưa nhiều với gió chủ yếu hướng đông nam. Vào mùa này nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 sấp sỉ 29 độ C. Mưa nhiều chiếm tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8 lượng mưa trung bình 300 –350mm, gây ngập lụt ở vùng đồng bằng và sói mòn rửa trôi mạnh ở vùng đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình năm của vùng đạt từ 23 – 24 độC tổng nhiệt độ hàng năm là 8500 –8700 độC. Độ ẩm trung bình năm giao động 80 – 90% và cũng ít thay đổi theo các tháng thường chỉ giao động trong khoảng 81 –86 %. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 – 1800mm, số giờ nắng khoảng 1700- 1800 giờ/năm. Một nét đặc biệt về khí hậu của vùng chung tâm bắc bộ nói riêng và khí hậu của toàn miền bắc nói chung là khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt: +Mùa xuân ( tháng1-3) có mưa phùn, thời tiết khá đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch và tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch. +Mùa hạ ( tháng 4-7) mưa lớn thời tiềt nóng phát triển các hoạt động du lịch như tắm biển du lịch trên núi +Mùa thu ( tháng 8-10) thời tiết mát mẻ. +Mùa đông (tháng 10- 12) nhiệt độ thấp khô hanh phát triển du lịch trên núi Như vậy so với chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người thì khí hậu ở vùng trung tâm Bắc bộ khá thuận lợi để thu hút ru khách trong và ngoài nước với các hoạt động du lịch phong phú đa dạng. Mặt khác với điều kiện khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loaị cây nông nghiệp và công nghiệp trong vùng. 1.1.4-Tài nguyên nước 1.1.4.1-Sông Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình .Sông Hồng chảy qua hầu hết các tỉnh thuộc vùng du lịch trung tâm Bác Bộ . Ngòai 2 hệ thống sông chính là sông Hồng va sông Thái Bình còn có các con sông nhỏ va phụ lưunhư : sông Cầu , sông Thương ( chảy qua Bắc Ninh , Bắc Giang ), sông Dáy , sông Cà Lồ(chảy qua Vĩnh Phú), sông Tích , sông Tô Lịch chảy 10
  11. quaHà Tây , Hà Nội .Các coin sông này có tác dụng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của từng tỉnh . Sông không chỉ cung cấp nước tưới , nước sinh họat cho nhân dân mà hàng năm còn cung cấp một lượng phù sa lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp , trồng các lọai cây hoa màu mang lại sản luợng lớn cho họat động sản xuất nông nghiệp của vùng Mặt khác với hệ thống sông ngòi dày đặc còn là cầu nối cho các tuyến giao thông đừơng thủy tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh Chế độ nước của vùng phân phối thành 2 mùa rõ rệt : mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, tập trung 70 đến 80 %tổng lượng nước cả năm . Cao điểm cuả mùa lũ thường vào tháng 7 tháng 8. Mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 5 1.1.4.2-Hồ Nhìn chung các tỉnh của vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có một lượng lớn về hồ. Đặc biệt là Hà Nội , Vĩnh Phúc . Hà Nội được xem là thủ đôcó nhiều hồ trên thế giới với 3600 ha hồ , đầm , trong đó có 27 hồ , đầm lớn như Hồ Tây , Trúc Bạch , Giảng Võ , Hòan Kiếm , Thủ Lệ. Hồ Tây Ở Vĩnh Phúc có hồ Đại Lải hình thành trên cơ sở một hồ chứa nước nhân tạo , để đảm bảo nước tưới cho gần 3000 ha đất canh tác xung quanh sườn phía Nam của chân núi Tam Đảo . Hồ rộng 525 hamặt hồ có độ cao trung bình là 21,5 m chứa đựơc 30,4 triệu m3. Khi mực nước hạ thấp trong lòng hồ xuất hiện nhiều đảo nhỏ. Hồ Đại Lải là một trong những điểm du lịch thu hút du khách đặc biệt là du lịch cuối tuần cho người dân thủ đô . Ngòai một số hồ lớn thì trong vùng còn có những hồ nhỏ như : hồ Bến Tắm (35 ha),hồ Tiên Sơn (50 ha) ỏ tỉnh Hải Dương , hồ Suối Hai , Hồ Đồng Mô thuộc tỉnh Hà Tây Ngòai nguồn nước mặt dồi dào của các sông hồ , một số tỉnh trong vùng còn có nguồn nước ngầm phong phú thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp và đô thị như ở Hà Nội , Vĩnh Phúc , Hà Tây . Nhũng tỉnh này có nguồn nứơc ngầm có tiềm năng lớn , trữ lượng khai thác hàng triệu m3. Đặc biệt ở tỉnh Thái Bình có nguồn nước khóang thiên nhiên ở độ sâu 450m , trữ lượng lớn thuộc huyện Tiền Hải . Ở đây đã xây dựng nhà máy nước khóang đóng chai Vital. Ngòai việc khai thác phát triển kinh tế , nguồn nước khóang này có thể trở thành nơi nghỉ dưỡng , chữa bệnh thu hút khách du lịch trong và ngòai nước 1.1.5-Tác động thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên tự nhiên 1.1.5.Thuận lợi Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có rất nhiều cảnh đẹp . Cảnh thiên nhiên ở đây không có vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh núi rừng như ở thị trấn Sapa ở độ cao 1500m , nhưng cảnh thiên nhiên ở đây rất thơ mộng tĩnh mịch trong các 11
  12. cánh rừng già nguyên sinh như ở vườn Quốc Gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì ở Hà Tây với hệ sinh thái rừng ngập nhiệt đới rất điển hình có thể làm thỏa mãn trí tò mò của các du khách va lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học . Cảnh đẹp của vùng không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp thơ mộng , tĩnh mịch mà vẻ đẹp còn mang nét bí hiểm ,lạ mắt bởi kiểu địa hình Karsto của hang động Hương Sơn ( Hà Tây) được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động “, khiến khách du lịch ai mà chả muốn đến dù chỉ là một lần . Khí hậu của vùng ấm áp trong lành , rất thích hợp với mọi họat động du lịch và có thể khai thác được quanh năm . Mùa hè nóng bức thích hợp cho dòng người đi du lịch nghỉ mát , tắm biển . Mùa đông hấp dẫn du khách bởi các họat động du lịch dã ngọai , leo núi. Hơn nữa với hệ thống sông ngòi dày đặc mà vùng có được là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán , trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng Đặc biệt vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có số lượng dầm hồ lớn nhất cả nước . Đây là một lợi thế của vùng và quan trọng hơn là nhiều hồ trong vùng là những điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. Hồ Tây là một hồ tự nhiên hình thành từ một khúc uốn của sông Hồng trước đây. Hiện nay hồ Tây như là một lá phổi của thủ đô Hà Nội bởi cảnh quan ở đây rất đẹp : mặt hồ khi thì phẳng lặng như mặt gương , khi tjì phủ kín sương mù , khi thi nổi sóng to . Nhờ có mặt nước rộng , Hồ Tây có tác dụng điều hòa khí hậu : mùa hè bớt nóng nực , mùa đông như ấm áp hơn. Hồ tây là khu vui chơi giải trí rất thuận lợi cho nguời dân thủ đô và khách du lịch. Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc ) có phong cảnh thiên nhiên đẹp , khí hậu rất thuận lợi : mùa hè mát mẻ , mùa đông ấm áp , lượng mưa hàng năm thấp , khỏang 1300- 1400 mm , số ngày mưa ít phù hợp với nhiều loại hình du lịch trong suốt cả năm.hơn nữa hồ Đại Lải có vị trí rất thuận lợi cho du khách đi từ Hà Nội và các vùng phụ cận, chỉ cách Hà Nội có 50 km và rât gần sân bay Quốc tế Nội Bài , rát thuận lợi cho phát triển du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế. Hồ suối hai (Ba vì – Hà Tây) cũng là điểm du lịch hết sức lí tưởng đây là hồ nhân tạo,trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ diện tích khoảng 90 ha.Ở ven hồ có nhiều cây xanh,vườn cây ăn quả.Hồ rộng nước sạch,có nhiều bãi tắm dẹp nên được khách du lịch rất ưa thích.Hệ sinh thái vùng hồ được bổ xung thêm các đàn chim trời như lele,két , vịt trời làm cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú sinh động và hấp dẫn và thu hút nhiều du khách.Ngoài ra điểm du lịch trung tâm Bắc Bộ còn có hệ thóng nước ngầm rất lớn thuận lợi phát triển Công Nông nghiệp va đô thị. 1.1.5.2-Khó khăn: 12
  13. Mặc dù tài nguyên tự nhiên của vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ rất phong phú và đa dạng để phát triển du lịch song việc khai thác và sử dụng cũng như việc bảo vệ như thế nào của vùng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn địa hình của vùng là đồng bằngvà đồi núi thấp nên ít tạo được lực hấp dẫn đói với du khách vì ngoại hình rất đơn điệu không thích hợp cho việc tổ chức một số loại hình du lịch thám hiểm thể thao Tài nguyên tự nhiên trong vùng thì đa dạng , phong phú nhưng con người lại chưa khai thác hết tiềm năng để phục vụ du lịch.Huặc nhiều khi có khai thác nhưng lại khai thác không hợp lý, không vì mục đích du lịch mà vì mục đích riêng tư cá nhân đây là một khó khăn lớn trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày nay, nạn chặt phá rừng nan săn bắn các loài động thực vật quý hiếm ngày càng nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch sinh thái của rừng.Ý thức của người dân không cao, con người không biết giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên xung quanh mình.Chính các bãi biển Hồ Đầm, các khu rừng nguyên sinh lẫn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, chúng cung cấp nước cho sự sống của con người, hơn nữa chính nơi đây đã làm nên cảnh quan,tạo nên nhưng khu nghỉ mát nghỉ dưỡng cho con người.Vậy mà con người lai “ vô tình”tàn phá,hủy diệt nó khiến cho nạn ô nhiễm du lịch ngày càng tăng cao.ví dụ như bãi tắm bến bị ô nhiễm rác rưởi dòng người thi tới nhiều trong khi đó khả năng phục vụ của nó thì có giới hạn làm cho điểm du lịch bị xuống cấp nhanh chóng. Một vấn nạn nữa trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay đang có ảnh hưởng rât lớn tới tài nguyên thiên nhiên của vùng đo là các nhà máy xí nghiệp, các nhà cao ốc mọc lên nhiều lấn chiếm nhiều điểm du lịch mà nếu con người biết cách khai thác thì cũng sẽ là những điểm đến lý tưởng cho các du khách,ví dụ như các làng trồng hoa, cây kiểng ở vùng ngoại thành Hà Nội như Nhật Tân ,Nghi Tâm < Ngọc Hà .phần lớn diên tích ở những nơi đây hiện nay dã bị thay đổi bởi những khách san , tòa nhà lớn Trồng Hoa như vậy , việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguuyên thiên nhiên đang là yêu cầu cấp bách đối với con người. Mỗi người cần phải coi việc bảo vệ môi trường tự nhiên là nhiệm vụ của mình.Có như vậy các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng mới thu hút được các nhà đầu tư để trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. 1.2-Tiểu Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) 1.2.1-Địa hình vùng: Vùng duyên hải Đông Bắc không phải là dải đất cuối cùng của miền Đông Bắc nhìn thẳng ra biển khơi. Một vòng cánh cung khác gồm hơn nghìn đảo 13
  14. lớn nhỏ sắp thành 2 hàng nối đuôi nhau chạy từ mũi Ngọc- Bán đảo lớn nhất địa đầu phía bắc của Tổ quốc- đến Hòn Gai ở phía nam Địa hình của Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình địa chất lâu dài và phức tạp Phần Bắc Hải Phòng có dáng dấp một vùng trung du với những đồng bằng ven đồi trong khi phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Đồi núi của Hải Phòng chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại chiếm hơn ½ phần Bắc thành phố từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc- Đông Nam có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu đồng bằng Bắc bộ về phía nam. Có 2 dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiếp không liên tục, kéo dài khoảng 30km có hướng Tây Bắc- Đông Nam; dải Kỳ Sơn-Tràng Kênh và An Sơn- Núi Đèo. Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi – hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có thể thấy các vùng địa hình sau đây: 1.2.1.1-Vùng núi chia làm hai miền: - Vùng núi miền đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Quảng Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc – tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) – Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Quảng Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. - Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ. 1.2.1.2-Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Gồm những dãy đồi thấp bị phong hóa và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Quảng Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Quảng Hà, nam Móng Cái, tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh. 1.2.1.3-Vùng biển và hải đảo: 14
  15. Là một vùng địa hình địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779). Đảo trải dài theo các đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bane Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng đại hình Karst bị nước bào mòn, tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thủy tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vùng ) Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng của các rặng san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thủy rất lớn 1.2.2-Khí hậu: Khí hậu ở vùng duyên hải Đông Bắc cũng lạnh không kém gì vùng Cao- Lạng. Điều kiện khí hậu ở đây không thuận lợi lắm cho một số hoạt đông kinh tế. Ơ Hải Phòng, do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu Á, sát biển đông nên chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió Bấc( mùa đông) lạnh và khô héo kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa gió Nồm( mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600-1800mm. Bão thường xảy ra vào tháng 6 đến tháng 9. Thời tiết Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đ6ng, Hải Phòng ấm hơn 10C, về mùa hè mát hơn 10C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 200C- 230C Nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 400C, nhiệt độ thấp nhất ít khi dưới 50C Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7,tháng 8, tháng 9; thấp nhất là tháng 12, tháng1. Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới – gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió là gió đông bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bắc xạ trung bình hàng năm 115,4 Kcal/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 21OC. 15
  16. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm trên 21OC là 84%. Từ đó lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 – 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90 – 170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 – 400mm. So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc mạnh hơn. Đây là nơi “đầu sóng ngọn gió”. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1-3OC. Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Quảng Hà, nhiệt độ có khi xuống dưới 0OC. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm (các tháng 6,7,8) và có cường độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển. Tuy nhiên do diện tích lớn lại nhiều vùng địa hình khác nhau. Huyện địa đầu Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều: nhiệt độ trung bình năm là 22OC, lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm. Huyện Yên Hưng ở tận cùng phía nam, nhiệt độ trung bình năm là 24OC, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao Hoành Bồ, Ba Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt, mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhưng Bình Liêu lại có mưa lớn (2.400 mm) và mùa đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo lại không phải là nơi mưa nhiều nhất, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/năm, nhưng lại là nơi rất nhiều sương mù về mùa đông 1.2.3. Thuỷ văn: Ở vùng này, trong mùa hè có nhiều khi xảy ra mưa đá, còn mùa đông thi rất nhiều khả năng có sương muối. Ngoài ra các sông ở đây có những đặc điểm rất chú ý. Các sông chảy trong các miền đất bằng giữa núi nhiều khi có thể gọi là lớn, còn các sông chảy ra biển gần như bao giờ cũng vấp phải những ngưỡng đá chắng ngang ở ngay cửa sông . Hải Phòng có nhiều sông. Từ Hải Phòng đi các tỉnh bạn, hoặc từ nội thành ra ngoại thành, từ huyện này sang huyện khác đều phải qua sông. Bao quanh Hải Phòng là những dòng sông khá lớn như sông Đá Bạc, dông Kinh Thầy ở phía Bắc; sông Luộc, sông Hoá, sông Thái Bình ở phía Tây và phía Nam. Chảy qua địa phận Hải Phòng có các sông Đa độ, Văn Úc, Lạch Tray, Cửa Cấm. Đây là điều kiện thu6ạn lợi để Hảo Phòng phát tiển ngành giao thông đường thuỷ. Hải Phòng là một trong những đầu mối giao thông đường thuỷ với các nước trên thế giới và với các tỉnh trong cả nước. Điều này rất thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển kinh tế- văn hoá- du lịch với hầu khắp các tỉnh thành của Việt Nam và nhiều quốc gia tên thế giới. Nằm trong ba trung tâm du lịch lớn ở miền Bắc Việt Nam là Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long. Hải phòng có khu nghỉ mát với những bãi biển lượn quanh bán đảo Đồ Sơn, vươn ra biển Đông tới 5km 16
  17. Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1.500 m3/s chênh nhau 1.000 lần. Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh “con nước” và thủy triều lên cao nhất vào các buổi chiều tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có những dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13OC. 1.2.3.1- Nước và nước khoáng Quảng Ninh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc: Nước mặt chủ yếu là nước sông hồ. Các sông lớn là sông Ka Long (đoạn chủ yếu là đường biên giới quốc gia giáp Trung Quốc), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Míp, sông Uông, sông Đạm, sông Cầm và ranh giới phía nam tỉnh là sông Kinh Thầy nối với sông Đá Bạch chảy ra sông Bạch Đằng. Tổng trữ lượng tĩnh các sông ước tính bằng 175 triệu m3 nước. Trong tổng số 72 hồ đập có 28 hồ lớn với tổng dung tích là 195,53 triệu m3 nước. Lớn nhất là hồ Yên Lập ngăn cửa sông Míp (còn gọi là sông Đồn, sông Yên Lập), dung tích 118 triệu m3. Hồ Khe Chè (Đông Triều) dung tích 6,43 triệu m3. Sau đó là các hồ Khuật Đông, Trúc Bài Sơn, Khe Táu, Đoan Tĩnh, Khe Ươn, Khe Chếnh, Yên Trung, Bến Châu, Trại Lốc, Rộc Cả, An Biên đều có dung tích trên 1 triệu m3. Nước ngầm Quảng Ninh khá phong phú. Ngay trên các đảo lớn đều có nguồn nước ngầm có thể khai thác. Hiện nay chưa thăm dò hết, tại 13 khu vực đô thị và công nghiệp đã khảo sát và ước tính có thể khai thác tại đây 64.388 m3/ngày. Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Nước khoáng uống được tập trung ở khu vực km 9 (xã Quang Hanh, Cẩm Phả) hiện nay có 15 lỗ khoan thăm dò và tính sơ bộ trữ lượng là 1.004 m3/ngày, trong đó 4 lỗ khoan đã đưa vào khai thác (đóng chai và nạp thêm khí cacbonic) và đã trở thành hàng nước uống được ưa chuộng. Nước khoáng Quang Hanh trong suốt, không màu, không mùi, có vị hơi mặn, độ khoáng hóa từ 3,5 đến 5,05g/l. Thành phần vi lượng chủ yếu là: Na, Ka, Ca, Mg, Cl, SO4, H2CO3 hàm lượng thay đổi tùy vị trí lỗ khoan. Với các vi lượng này, nước khoáng Quang Hanh rất có lợi cho giải khát và tiêu hóa. Nước khoáng không uống 17
  18. được tập trung ở khu vực km 11 và km 12 Cẩm Phả và ở xã Tam Hợp (cũng thuộc thị xã Cẩm Phả). Loại nước khoáng này có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35OC nên có thể tận dụng điều trị một số bệnh. 1.2.4-Tài nguyên động thực vật: Tài nguyên rừng phong phú, có một số động thực vật quý như khỉ vàng, vec đầu bạc, không còn thấy có trên thế giới. Ven bờ biển, đặc biệt là trên các bãi phù sa biển, sú vẹc mọc thành dải dày đặc, xen lẫn những cây mắm và trang cao 3-4 m không những có tác dụng bảo vệ bờ khỏi sức công phá của sóng mà còn là một vùng cung cấp gỗ quan trọng cho nhân dân địa phương. Ỏ Hải Phòng tài nguyên rừng phong phú, đa dạng. Từ đất liền hay Đồ Sơn bằng tàu thường hay cao tốc, du khách có thể tới thăm đảo và vườn quốc gia Cát Bà, vịnh Hạ Long hay Bái Tử Long. Quần đảo Cát Bà, nằm kề bên vịnh Hạ Long với hàng trăm núi , đảo lớn nhỏ nổi lên giữa biển cả mênh mông. Đảo lớn Cát Bà có vườn quốc gia Cát Bà rộng 600ha được thành lập từ ngày 23/5/1983, bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh với hơn 600 loài thực vật với những vạt rừng nguyên sinh nhiệt đới tồn trữ nhiều loại cây rừng như Báng, Gội Nếp, Săng lẻ, Kim Giao cùng nhiều loại động vật rất có giá trị như: khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loài thú quý hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà và các loại chim như: hoạ mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én . Những núi đá vôi ẩn chứa trong lòng nhiều hang động kỳ thú; những bãi tắm thiên tạo, nước biển trong xanh bên những vùng biển tĩnh lặng nằm giữa các đảo đá; những con suối tuôn chảy trên các triền núi rồi cả hồ trên núi, Cát bà là vùng đất trù phú, đã được khai phá từ lâu đời. Ơ đây đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ đồ đá mới. Ngoài khơi xa là đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra còn có bãi biển Đồ Sơn ở ngoại thành Hải Phòng. Ưu thế nổi bậc của Đồ Sơn là rất gần thành phố Hải phòng(18km) và cách thủ đô Hà Nội không xa nên bân cạnh loại hình nghỉ mát, tắm biển còn có điều kiện thuận lợi để phát tiển các loại hình nghỉ ngắn ngày, hội nghị, thể thao để có thể tận dụng khả năng khai thác phục vụ du lịch quanh năm. Quảng Ninh là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh thái cũng phát triển đa dạng và phong phú về chủng loại. Động vật: trước hết là gia súc có trâu, bò, lợn, dê, gà, chó, mèo, thỏ, ngan, ngỗng, vịt Chăn nuôi đại gia súc khá phát triển ở miền núi. Đáng chú ý là Quảng Ninh có giống lợn Móng Cái nổi tiếng vì dễ nuôi, chóng lớn, nạc nhiều, sinh sản tốt. Các huyện miền Đông còn nuôi nhiều ngan lai vịt, tiếng địa phương gọi là “cài sáy” thịt ngon, chóng lớn. 18
  19. Quảng Ninh cũng là nơi nhập nhiều giống ngoại: trâu Mu-ra Ấn Độ, bò Sinnơ Ấn Độ, bò sữa Hà Lan, ngựa, cừu, dê Mông Cổ. Tuy nhiên có một số giống không thích nghi được chỉ phát triển một thời. Nay trong gia súc có thêm hươu sao. Động vật hoang dã xưa có nhiều. Xa xưa có cả voi, tê giác, gần đây có hổ, báo, gấu, chim công, chim yến, bồ nông Nay đáng chú ý là có khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng, nhiều loại chim di cư (như sâm cầm, chim xanh), và tắc kè, tê tê, rùa gai, rùa vàng nhưng số lượng giảm nhiều. Động vật thủy sinh ở Quảng Ninh rất phong phú, ở vùng nước ngọt, ngoài các loài cá, tôm, cua, ốc vùng Đông Triều còn có con rươi, con ruốc nối theo mùa. Nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là các loài hải sản. Do địa hình vùng biển và đáy biển đa dạng, chỗ là dòng chảy, chỗ là vùng kín gió lặng sóng, đáy biển chỗ là cồn đá, chỗ là bờ bãi phẳng, chỗ là rạn san hô mênh mông nên Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại thủy sản của nước ta. Ở đây có nhiều đàn cá lớn và có nhiều giống cá quý như song, ngừ, chim, thu, nhụ Trong các loài tôm có các giống tôm he núi Miều đứng hàng đầu về chất lượng tôm Việt Nam. Ngoài biển có nhiều loại đặc sản như trai, ngọc, bào ngư, đồi mồi, tôm hùm, ven bờ có sò huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sái sùng ven bờ biển và trên vịnh đang phát triển các loại hải đặc sản. Ngư trường rộng và sự đa dạng về chủng loại thủy sản vẫn luôn luôn là nguồn lợi quan trọng, một thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh. Thực vật: ở Quảng Ninh có thế mạnh ở rừng và đất rừng. Đất canh tác hẹp và kém phì nhiêu nên sản lượng lúa, ngô, khoai, thấp song bù lại là tiềm năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp. Hiện nay Quảng Ninh đang mở rộng diện tích cây ăn quả, trong đó có vùng vải thiều Đông Triều 3.000 ha đã cho thu hoạch. Vùng chè Quảng Hà đã cho chè búp chất lượng tốt. Trước đây Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, nay diện tích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ. Rừng bạch đàn, keo cũng đang mở rộng để vừa phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công nghiệp mỏ (chống lò). Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và những cây dược liệu. Trong đó ở Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng. Với 3/4 diện tích tự nhiên là rừng và ít rừng, nếu được bảo vệ và trồng thêm nhiều, rừng Quảng Ninh sẽ phát huy thế mạnh và là một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh. Nhận xét: Nhìn chung Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt. Đó là những tiềm năng to lớn để Quảng Ninh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công, nông, ngư nghiệp đến phát 19
  20. triển thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là Quảng Ninh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Chính vì vậy mà Quảng Ninh đang là một trung tâm, một trọng điểm, một chân kiềng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là một tỉnh trong vùng tam giác kinh tế phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. 1.3- Tiểu Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn) 1.3.1-Về địa hình: Hầu hết các tỉnh miền núi Đông Bắc có điạ hình đồi núi cao, phức tạp và hệ thống sông ngòi dày đặt. Địa hình thay đổi từ nơi này đến nơi khác. Nơi cao nhất có hình thái núi trung bình là khu vực vòm sông chảy. Những nhân tố ảnh hưởng đến địa hình ở đây là các đá kết tinh. Vận động kiến tạo khá mạnh và lượng mưa lớn. Độ cao cùng với lượng mưa lớn dẫn đến xâm thực theo chiều sâu diễn ra dữ dội, đa số thung lũng có dạng hẻm vực, đồng thời sự tỏa mạnh của mạng lưới xâm thực đã chia cắt khoảng rộng đường phân thủy ra thành nhiều mảnh. Vì vậy hầu hết các tỉnh ở đây có hình thể phức tạp như tỉnh Tuyên Quang có nhiều dãy núi cao, ngăn cách nhau bởi lưu vực của bốn con sông chính chảy qua tỉnh giữa sông Hồng Hà và sông Chảy là dãy núi Côn cao 800m. Kế tiếp là dãy mỏ Rô và Sáu Tàu rồi đến những ngọn núi thấp dần. Giữa sông Chảy vàsông Lô là núi Khánh. Dãy núi ngăn cách sông Chảy với thung lũng sông Bách . Núi Nùng, núi La cao 1000 – 1100m và núi Bách Kha là những núi cao có rừng rậm bao phủ, có nhiều vách đá ăn thẳng ra bờ sông Lô Hay địa thế của Lạng Sơn cũng có độ cao thay đổi từ 100 – 1009m. Phía Đông và Bắc thành phố Lạng Sơn là dãy núi Mẫu Sơn cao 1500m chế ngự cả thung lũng sông Kỳ Cùng. Phía Đông Nam cũng có một dãy núi trung bình cao 700m. Phía Tây- Tây Nam có dãy núi Cao Kinh cao 600m. Phía Đông và phía Bắc là những dãy núi đá bao trùm thung lũng Thất Khê và làm thay đổi hướng sông Kỳ Cùng. Giáp với tỉnh Lạng Sơn là tỉnh Bắc Cạn thì địa hình cũng chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc. Hà Giang và Cao Bằng là 2 tỉnh đầu của đất nước, địa hình khá phức tạp. Nơi đây có những ngọn núi lưng chừng trời và có rất nhiều sôn suối. Như vậy vùng nuí Đông Bắc rất phát triển địa hình Cacxtơ. Đây là loại địa hình khá đặc biệt với địa hình này nó cũng mang nhiều ý nghĩa thực tiễn như địa hình này có phong cảnh đẹp. Có nhiều hang động kỳ thú, nhiều điểm du lịch hấp dẫn, Đây còn là vùng có khí hậu ôn đới. 1.3.2-Về khí hậu: 6 tỉnh miền núi Đông Bắc nằm trong vùng núi phía Đông Bắc do nằm ở vị trí tương đối cao nên mang sắc thái ôn đới chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa 20
  21. khô hay mùa nóng và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 240C- 260C. Vào mùa đông nhiệt độ ở đây rất lạnh. Có lúc xuống đến -50C ( Hà Giang). Tuy nhiên do nằm trong nền khí hậu đa dạng của Việt Nam nên khí hậu cũng bị thay đổi theo mùa và theo độ cao. Như khí hậu của tỉnh Tuyên Quang rất ẩm thấp và không trong lành nhất là vào mùa mưa bị ảnh hưởng của rừng rậm, thung lũng sông Đáy có nước độc và sương mù dày đặc. Nhưng ỡ những vùng có độ cao 400-800m thì nhiệt độ lại trong lành hơn. Ơ vị trí cao hơn Cao Bằng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Và được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Phong cảnh thiên nhiên rất hữu tình thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch. Mùa mưa được tính từ tháng 11-4 năm sau. Còn mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10. Như vậy nhìn chung nhiệt độ vùng núi Đông Bắc tương đối thuận lợi, rất thuận lợi cho việc tổ chức du lịch vào mùa đông. 1.3.3-Động – Thực Vật : - Hiện nay mức sống của con người ngày càng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch và giải trí, trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng và phong phú ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh. Các di tích văn hoá lịch sử của loài người, đã xuất hiện rất lớn khách du lịch. Đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các loài động vật, thực vật, việc tham quan du lịch trong thế giới động vật, hài hoà trong thiên nhiên làm cho con người yêu thêm cuộc sống. - Tài nguyên thực- động vật ở vùng bắc bộ rất phong phú và đa dạng với động vật bao gồm những loài thú quí hiếm: hưu, chim, các loài bò sát quí hiếm có giá trị kinh tế cao trong đó có một số loài động vật được ghi vào sổ đỏ góp phần cho sự đa dạng về động vật thu hút sự tham quan nghiên cứu tạo điều kiện phát triển cho vùng bên cạnh động vật thì hệ thực vật ở đây rất đa dạng gồm các loài như: Đinh, Liêm, Sếu, Tàu, Gõ tạo điều kiện cho các ngành khai thác và chế biến lâm sản là nơi cư trú an toàn cho các loàiđộng vật mang lại nền kinh tế cap như vậy tài nguyên động, thực vật ở đây co ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch Bắc Bộ. 1.3.4-Tài nguyên nước : Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch Bắc Bộ thì nguồn nước có ý nghĩa rất lớn. Nước không những cung cấp cho tưới tiêu, thuỷ điện mà nước được dùng cho các nhà tắm, nhằm mục đích du lịch. Nước được sử dụng tuỳ theo nhu cầu cá nhân theo độ tuổi, và theo nhu cầu quốc gia. - Taì nguyên nước không chỉ có tác dụng phục hồi trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu khí hậu quen bờ. 21
  22. - Ngoài ra nước còn cần thiết cho đời sống để uống, vệ sinh, và các nhu cầu hàng ngày. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nuồn nước ngọt dồi dào. - Khi nhắc đến tài nguyên nước đặc biệt là vùng Bắc Bộ thì không thể nào không nhắc đến một loại tài nguyên nước rất quí đó là tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Với những ưu thế và sự ưu đãi của tự nhir6n ban tặng cho vùng thì tài nguyên nước đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của vùng mà đặc biệt là du lịch. Nguồn Tài Nguyên Tự Nhiên Ảnh Hưởng Đến Du Lịch : Thi Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử như di tích núi Văn, núi V, di tích ATK Định Hóa, di tích đền Đuổm Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng rất hấp dẫn khách du lịch. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.419m, có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều gỗ quí, có tới 1.000 loại cây dược liệu quí hiếm. Động vật có hổ, công, trĩ, phượng, tê tê và hàng trăm loại chim thú khác. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khu Vai hấp dẫn du khch trong v ngồi nước. Đến với Hà Giang, du khách được tiếp cận với những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của cư dân miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ, tinh tế. Du khách có dịp tham dự những phiên chợ vùng cao của cư dân địa phương và khám phá nhiều điều mới lạ. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch. Lễ hội truyền thống của tỉnh Cao Bằng là nét đặc trưng của các dân tộc sinh sống trong vùng đặc biệt là lễ hội Lồng Tồng. Tỉnh cũng có nhiều di tích thắng cảnh như di tích Bắc Bó, khu di tích Kim Đồng, hồ trên núi Thang Hen, thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh) là một thác nước vào loại đẹp nhất ở Việt Nam 1.4 Tiểu Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La) 1.4.1.Địa hình Chủ yếu là núi rừng, cao nguyên hùng vĩ, xen kẽ với các sườn núi là các thung lũng hẹp Địa hình Lo Cai kh phong ph gồm nhiều loại hình, cĩ địa hình thung lũng, cĩ địa hình vng ni thấp, địa hình vng ni cao v cc đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m Giá trị về du lịch : 22
  23. Ø Du lịch thám hiểm Ø Du lịch thể thao Ø Du lịch nghỉ dưỡng Ø Du lịch nguyên cứu khoa học địa chất, địa hình Ø Du lịch hang động 1.4.2.Khí hậu : Nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khỏang 210C-250C.Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:mùa đông rét lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều ,không có bão, khí hậu mát mẻ. Tác động của khí hậu đến khai thác các loại hình du lịchí Ø Du lịch tắm biển, nghỉ mát: o Số ngày nắng nhiều o Số ngày nắng trên ngày o Nhiệt độ trung bình của khí hậu và nước (20-250C) Ø Du lịch leo núi Ø Du lịch nghỉ dưỡng :Ở đây có thể khai thác được nguồn nứơc khoáng theo các mạch nước suối tự nhiên hay nằm sâu trong lòng đất, được chế biến làm nứơc giải khát hoặc để chữa bệnh, đủ sức thỏa mãn mọi nhu cầu của khách du lịch . Như nguồn nứơc khoáng Kim Bôi (Hòa Bình ) đạt tiêu chẩn chất lượng cao và có thể khai thác tốt. ANH HƯởNG CủA NƯớC TRONG DU LịCH VÙNG. Tài nguyên nước có vai trò rất lớn trong đời sống con người, trong du lịch cũng vậy. Tài nguyên nước trong du lịch bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, karto, thác nước, suối phum + Ở Lào Cai có thác bạc, nằm bên quốc lộ 4D, cách thị xã Sa Pa trên đoạn vắt qua dãy Hoàng Liên Sơn rất thuận tiện cho khách đến chiêm ngưỡng. Từ trên khe núi cao dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá, vừa hoang dã vừa huyền bí. + Ngoài ra Yên Bái còn có hồ Thác Bà. Hồ đước tạo nên khi ngăn sông chảy tại Thác Bà chừng 23 000 ha. Hồ chứa khoảng 2,9 tỷ m3 nước. Độ sâu trung bình là 15-20 m chỗ sâu nhất tới 40m. Nước hồ rất trong xanh, in bóng những vạt rừng già bao quanh hồ. Nơi đây có hàng trăn loại cá, cung cấp thực phẩm cho cả vùng. Hồ Thác Bà là tháng cảnh đẹp, nơi đang có kế hoạch phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái, kết hợp giữa giải trí trên hồ và leo núi, thám hiểm rừng. + Lào Cài còn có nước khoáng Tắc Kô, là mạch nước ngầm trong vắt, nằm ở địa phận miền Tiên. Nước ở đây rất ngọt và mát, có tác dụng giải khát va 23
  24. chữa bệnh. Mạch nước khoáng Tắc Kô là nguồn nguyên liệu sản xuất tự nhiên dồi dào, phục vụ khách nghỉ dưỡng ở Sa Pa. + Hồ Pá Khoang ở Lai Châu. Hồ thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng hơn 20 km. Nguyên xưa là con suối lớn thu nhận nước từ trăm khe đổ về, sau khi xây dựng với hệ thống đập tràn, đập chắn, cống dẫn để điều hoà nước. Phục vụ nhu cầu sống và canh tác ở lòng chảo Mường Thanh, nơi đây trở thành hồ nước hiền hoàvà thơ mộng. Diện tích mắt hồ khoảng 400-500 ha (tuỳ theomua) nằm giữa cánh rừng đại ngàn soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. + Suối nước nóng Bản Mòng ( Sơn La ). Thuộc xã Thea La, thị xã Sơn La, nước khoáng ở đây có nhiệt độ 35-400C. Rất thịch hợp với việc chữa trị và dưỡng bệnh. + Đầm Ao Châu ở Phú Thọ. Ao Châu là một hồ nước lớn diện tích khoảng 2 km2, nằm ở địa phận ba xã Am Thượng (cũ), Am Hạ và Y Sơn thuộc huyện Hạ Hoà cách thành phố Việt Trì 70 km. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ đến Ao Châu đều thuận tiên. Đầm Ao Châu có hình dạng như đầu của con trâu, có hai sừng choải về phía sông Thao và sông Chảy. Mặt đầm trải rộng mênh mông, phẳng lặng, nước hồ trong xanh quanh năm. Vào những đêm trăng sáng Đầm Ao Châu trông giống như bức tranh thuỷ mạc với rừng cọ, đồi chè, đồi mơ, đồi vải soi bóng lung linh trên mặt nước. Đầm có 99 ngáchnày được ví như 99 con giao long đang trườn vào đầm ngập nước. + Suối nước nóng Kim Bôi.( Hoà Bình ) Từ thị xã Hoà Bình đi 30 km đến nhà nghỉ mang tên một người bản Mường là nhà nghỉ mỏ đá Kim Bôi . Nhà nghỉ được xây ở bên cạnh nơi có mạch nước khoáng lớn nhất, vì vậy ngồi trong phòng vẫn nghe thấy tiếng nước phun lên ào ào vô tận. Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 360C. Qua kiểm nghiệm nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, ngâm mình chữa các bệnh về khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp Nước suối Kim Bôi dã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Pa ven Bảbia của Hung gải. +Công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà. (Hoà Bình) Từ Hà Nội theo Quốc Lộ 6 đi 70Km đến thị xã Hoà Bình, đi tiếp về phía thượng lưu sông Đà 1.5 Km là đến nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất Việt Nam, công suất 1,92 triệu KW. Điện năng hàng năm đạt gần 8 tỷ KW/h. Hồ chứa nước của nàh máy còn là hồ nuôi cá, cải tạo môi sinh, hồ du lịch. 24
  25. Khi mức sống của con người ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch đa dạng và phong phú. Du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là thực vật và động vật, đã trở nên hấp dẫn du khách, bên cạnh đó có một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh,Di tích Văn hoá Lịch sử của loài người. Do biết tận dụng khai thác các tiềm năng thiên nhiên, là nguồn Tài nguyên động thực vật với quang cảnh hài hoà của nó nên một số các nước trên lục địa Châu Phi, Đông Nam Á đã thu hút được lượng khách du lịch đông đảo. Thực vật có các khối rừng tự nhiên và các khu rừng nhân tạo, có tác dụng làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Hệ thực vật ở Phan Xi Phăng khá phong phú có tới 1680 loại cây chia làm 679 chi thuật nhóm có loại quý hiếm. Đây còn là nơi thu hút khách du lịch ưa mạo hiểm. Rừng Xuân Sơn (Phú Thọ) có loài cây lạ, trong một ngày thay đổi màu lá tới 4 lần. Có nhièu động vật quý hiếm như Cầy bay, Sóc bay. + Cao Nguyên Mộc Châu (Sơn La) trên độ cao hơm 1000m so với mặt biển cách Hà Nội 199 Km theo Quốc Lộ 6 lớn dài 80 Km rộng 25 Km. Có 14.000 ha đông cỏ để chăn nuôi đai gia súc, trồng chè, cây công nghiệp khác còn là nơi sản xuất, xuất khẩu chè, là nơi cung cấp sản lượng sữa tươi lớn. Đang là điểm thu hút khách du lịch bởi không khí trong lành. + Khu du lịch Suối Ngọc – Vua Bà (Hoà Bình) cách Hà Nội xấp xỉ 40 Km . Đây là một quần thể du lịch sinh thái mới ra đời với diện tích 300 Ha. Rừng cây xanh với nhiều cây ăn quả. Tại đây có thể mắc võng nằm dưới tán cây rừng ngủ. Bên cạnh thảm thực vật dày có động vật cạn phong phú. Chính vì vậy nó đã tạo cho du lịch nhiều loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. - Du lịch xanh, du lịch dã ngoại. - Du lịch trên sông, hồ, biển. - Du lịch tự nhiêu, miệt vườn. - Du lịch mạo hiểm, du lịch môi trường. + Tự nhiên thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên của vùng tạo được nhiều loại hình du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách khai thác được tài nguyên thiên nhiên. + Khó khăn và tồn tại: - Mặc dầu như vậy cần khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên, môi trường và du lịch đang sử dụng. - Nâng cao ý thức để nhận rõ đặc điểm môi trường thiên nhiên, khi du khách đang hoà mình vào đó. - Không săn bắn và đàu tư vào đó hợp lý để tạo thêm điểm du lịch mới. 25
  26. Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa, chị chỉ Nhiều cy dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè Suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên.Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là hồ Thác Bà, một trung tâm sinh thái, giải trí, leo núi, khám ph rừng tự nhin. Thắng cảnh Yn Bi cịn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bị sữa trn cao nguyn Mộc Chu, pht triển cy du, nuơi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát triển cây cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác. Sơn La có lễ hội Hoa ban của dân tộc Thái, có bản Hìn, danh thắng Yn Chu, hang Thẩm Tt Toịng. 1.5.Tiểu Vng du lịch Nam Bắc Bộ(Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam): 1.5.1-địa hình Tương đối phức tạp đa dạng : v Đồng bằng : Có những thềm phù sa cổ đôi chỗ còn là thềm hỗn hợp, không phải hòan tòan đồng nhất. Tùy theo từng khu vực lại có những quá trình địa mạo chủ yếu. Đó là quá trình châu thổ, ở khu vực tiếp giáp với bờ biển, là họat động bồi tích phù sa của các dòng sông, là quá trình xâm thực ở rìa đồng bằng, giáp núi, khu vực phía Đông giáp với bờ biển là khu vực nhỏ nhất về mặt địa chất và địa hình. Tính chất bằng phẳng của bề mặt phù sa bị các dãy cồn cát ven biển phá vỡ, các dãy cồn cát trước kia đã ngăn những đầm phá bên trong cách ly với biển bên ngòai và bây giờ là những dạng địa hình cao. Sự chênh lệch cao thấp thật ra không nhiều lắm nhưng đã ảnh hưởng quan trọng đến tình hình phân bố độ ẩm. Những cánh đồng cao thường được trồng hoa màu, những ruộng trung bình có thể trồng lúa 2 vụ. Còn những vùng chiêm trũng bị úng vào mùa mưa chỉ lấy được một vụ. Gần rìa đồng bằng còn xuất hiện những đồi núi lửa niên cổ bên dưới. Xen lẫn đó có nhiều nhánh sông. Đặc biệt ở đây có diện tích nhỏ, đường viền núi ở gần, bề mặt phù sa hẹn chế, do kém bằng phẳng, nhiều đất cao, lắm đồi núi rải rác, cồn cát ven biển phát triển nhiều thềm phù sa cổ. Phía trong các dãy cồn đều có ruộng sâu ngập nước. Phía ngòai sắp hàng trên bờ biển là những hòn núi đá Granit, với cấu trúc địa hình này sự chuyển típ sang dãy đá ven biển miền trung đã bắt đầu. v Núi : 26
  27. Trong khu vực có nhiều mảnh nền cổ nhiều địa máng, nhiều đứt gãy có nhiều ngọn núi khá cao, các núi còn tiếp tục chạy qua tỉnh Sầm Nưa của Lào về đến Thuận Du Thanh Hóa. Các con sông Mã Schu ở vùng này thường phải luồn trong những hành lang khúc khủyu. Núi hạ thấp đột ngột thành những đồi chạy ra tận bờ biển. v Khu vực bờ biển : Là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển, là quá trình bồi tụ của sông ngòi và các quá trình địa mạo do sóng thủy triều, hải lưu ngòai ra ở đôi nơi có thêm sự tham gia của sinh vật, của gió. Các con sông Mã, sông Cỏ Cồn, tương đối lớn và các châu thổ của chúng còn khá rộng nhưng sông đá ít phù sa, các đồi núi đã nhiều lên và ra sát biển (Thanh Hóa) ta đã bắt đầu thấy các mũi và vũng xuất hiện, nhiệt độ trung bình 23 – 240c, chia làm hai mùa : mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 tháng 10. 1.5.2- Khí hậu : Khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa là những hệ thống thời tức từ xa đưa đến theo từng đợt. Tùy theo sự dẫn biến từng năm của gió mùa Đông Bắc cũng như gió mùa Tây Nam mà khí hậu diễn biến thất thường. Có năm gió mùa Đông Bắc mạnh đem lại một mùa đông rét và kéo dài nhưng có năm gió mùa Đông Bắc lại yếu thời tiết nóng đến sớm bất thường. Gió mùa Tây Nam cũng có năm mạnh gây mưa nhiều và lũ lớn có năm lại họat động yếu gây ra hạn hán trong mùa hè. Như vậy tính chất thất thường thể hiện có trong chế độ nhiệt và chế độ mưa. Tính chất thất thường trong chê độ nhiệt thể hiện ở sự dao động của nhiệt độ tháng ở sự dao động của ngày bắt đầu và kết thúc của các mùa nóng lạnh. Nguyên nhân của tính chất thất thường này là do sự dao động chỉ đáng kể trong các tháng mùa đông. Như vậy, nhiệt độ tháng 1 của 1 năm nào đó có thể nóng hơn hoặc lạnh hơn nhiệt độ trung bình. Tính chất thất thường trong chế độ mưa, thể hiện ở sự biến trọng của lượng mưa hằng năm, từng mùa và mỗi tháng. Có năm mưa nhiều mưa trung bình, nhưng vài tháng nào đó lại mưa ít, thì vẫn xảy ra hạn hán. 1.5.3- Ảnh hưởng của nước trong du lịch : Vùng có hệ thống thủy văn phong phú như Sông Mã, S. chu, S. Cả cung cấp 1 lượng nước lớn cho vùng. Bên cạnh đó còn có hệ thống hồ và nước ngầm cung cấp, lượng nước kể, hồ có nhiều tác dụng trước hết là điều hòa dòng chảy tiêu úng sau để nuôi thảy sản phát triển thủy điện, thủy lợi làm nơi nghĩ ngơi du lịch. Hồ nhỏ được hình thành từ lâu, nước ngầm có tác dụng trong sinh hoạt hằng ngày, cung cấp thức ăn, nước tưới, nước cho công nghiệp và cả nước dùng để trị bệnh. Tuy nhiên, nước ngầm cũng có tác hại nhất định như làm cho đất bị muối hóa và trở nên cằn cõi. Lượng nước ngầm ở nước ta cũng phong phú đủ để duy trì nước cho sông ngòi và cho cây rừng 27
  28. trong mùa khô. Vì lượng nước mùa mưa khá lớn ngoài ra điều kiện thấm nước cũng thuận lợi. Nơi có nguồn nước ngầm phong phú là các đồng bằng phù sa tập trung nhất tại các bậc thềm phù sa cổ và các cồn các duyên hải. - Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điều hành, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống, số ngày ngập triều chiếm 95%. Mực nước 3 ngày sau khi mặt trăng có độ xích vỹ lớn nhất, đó là®đạt tối đa 2 thời kỳ nước lên đầy và nước xuống kiệt. Mức nước xuống, mức tối thiểu 2, 3 ngày sau khi độ xích vỹ của mặt trăng nhỏ nhất. Đó là thời kỳ nước kém, nước lên xuống rất ít, nhưng lại có 1 hiện tượng rất đặc biệt là thêm 1 lần thủy triều lên xuống nữa, gọi hiện tượng nước sinh con, chế độ thủy triều trở thành bàn nhật triều, độ cao của thủy triều có sự thay đồi theo các tháng trong năm, các tháng có thủy triều lớn nhất là tháng 10, 11, 12 và 5, 6, 7, các tháng có thủy triều thấp nhất là 3, 4 và 8, 9. ngoài ra vào mùa hạ thủy triều lên cao nhất vào buổi chiều còn trong mùa đông thủy triều lên cao vào buổi sáng. 1.5.4. Tài nguyên động thực vật : Vùng này có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những nét hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng, khung cảnh tĩnh mịch trong ánh rừng giả nguyên sinh như ở các vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, hoàn toàn làm thỏa mản trí tò mò các du khách và lòng say mê nghiên cứu của các nhà kho học. Cùng với các loại dược liều lạ như câm nhung, tam thất Thiên nhiên ở vùng này cũng vô cùng phong phú trong rừng có những động vật của vùng nhiệt đới như sáo, vẹt, voi, bò tót dưới nước có nhiều lọi hải sản và là những món ăn ngon cho du khách như tôm hùm, sò, huyết, cua, bào ngư 1.5.5. Tác động thuận lợi khó khăn của việc khai thác TNTN : * Khó khăn : Sự suy thoái thiên nhiên rừng : thảm rừng, một tài nguyên vô giá, một nhân tố cơ bản của chất lượng môi trường sống đã bị suy tàn quá mức cho phép và đang tiếp tục giảm sút nhanh chóng. Mất rừng không chỉ mất một nguồn tài nguyên động thực vật quý giá, một lượng sinh khối lớn mà còn nguy hiểm chung cho cả môi trường sinh thái Việt Nam. Tỷ lệ che phủ hiện tại không dưới 30% không đủ đảm bảo an toàn sinh thái cho môi trường sống, dẫn theo hàng loạt hậu qủ khác. Sự thoái hoá vô hoang hóa đất đai do tác động hủy hoại của con người đã làm cho đất ngày càng xấu đi, hiện tại có khoảng 10 triệu ha đất trồng, đồi núi trọc, quá trình xói mòn đang bồi lấp lòng sông, hồ, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy sông ngòi làm nguy cơ hạn hán và lũ lụt ngày một tăng. 28
  29. - Sự giảm sút giới động vật hoang dã theo sau sự thu hẹp diện tích rừng làm mất đi một nguồn sinh khối lớn và nguồn gen động vật quý hiếm đặc trưng cho vùng nhiệt đới. - Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư. - Việc khai thác không có ý thức của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch. 2-TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN 2.1-Di Tích Lịch Sử-Văn Hóa Do địa hình vùng du lịch vùng du lịch miền Bắc với nhiều đồi núi, đồng bằng và hang động nên trong suốt quá trình lịch sử chiến đấu lâu dài dành độc lập của dân tộc từ xưa đến nay, nhân dân luôn chọn nơi đây là căn cứ địa trọng yếu . Vì thế, đã để lại trong vùng đất này rất nhiều di tích mà ngày nay đã trở thành minh chứng lịch sử cho một thời đại, một dân tộc. Để hôm nay, trong cảnh hoà bình , trên đà phát triển về mọi mặt của kinh tế – chính trị – xã hôi, tiến đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa để sánh vai ngang tầm với cường quốc năm châu theo nguyện vọng của Bác, thì khi trở lại nơi đây, đối với người xưa chốn cũ thật không khỏi bồi hồi xúc động, nhớ những ngày tháng đấu tranh gian khổ những người đã anh dũng nằm xuống để cho bao đời tiến lên, họ đã bỏ lại sau lưng những khát vọng đời thường của con người để rồi ra đi trong êm đềm, nhẹ nhàng không tiếc nuối. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời . . Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Tây Tiến – Quang Dũng Còn thế hệ sau, khi đến đây không khòi tự hào về ông cha đã anh hùng dũng cảm như thế nào để từ đó mà sống sau cho xứng đáng. Bên cạnh ý nghĩa lịch sử to lớn đó, còn thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng riêng của từng dân tộc, cùng với những nét đẹp hoành tráng, cổ kính mang đầy chất nghệ thuật, chứa cả hồn dân tộc mà được các nghệ nhân thực hiện chủ yếu bằng thủ công. CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA TIÊU BIỂU: 2.1.1-TIỂU VÙNG DU LỊCH TRUNG TÂM: Di tích thành Xương Giang Thành nằm ở phường Thọ Xương,cách thị xã Bắc Giang 4 km,bên cạnh quốc lộ 1A đi Lạng Sơn.Thành này do nhà Minh xây dựng vào thế kỷ 15 để trấn giữ nơi cửa ngõ rút quân phía Bắc.Nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi do 29
  30. tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy sau gần 1 năm vây hãm,đánh chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của quân Minh qua ngả biên giới Lạng Sơn kéo xuống nước ta.Chính tại nơi đây đã diễn ra trận đánh lịch sử thắng 10 vạn quân Minh.Hệ thống thành Xương Giang hiện nay vẫn còn dài khoảng 600m,có 4 cổng chính,diện tích khoang 27 ha. Đền Bà Chúa Kho Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A qua ga Thị Cầu,rẽ trái đi thêm chừng 500m là đến làng Cổ Mễ,phường Vũ Ninh,thị xã Bắc Ninh,nơi có đền thờ Bà chúa Kho.Tương truyền rằng đó là một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất,tích trữ lương thực,trông nomkho tàng quốc gia trong và sau khi chiến thắng Như Nguyệt(1076) .Khi Bà qua đời,năm 1077, nhân dân đã lập đền thờ để ghi công ơn của Bà. Đền thờ Bà ngày nay được xây dựng mang kiến trúc thời Nguyễn ,theo kiểu tam ban.Ban hạ kiến trúc kiểu tiền kê,hậu bẩy;ban trung theo kiểu thượng chồng rường,hạ kê trong;ban thượng dựng kiểu chồng rường,giá chiêng. Đền Bà Chúa Kho hiện nay được tu sửa khang trang.Thường vào cuối năm và đầu năm (ngày lễ chính 10/1 âm lịch) thu hút rất nhiều khách từ Bắc đến Nam về dâng hương,cầu phúc,cầu tài,cầu may mắn Chùa Dâu Chùa ở thôn Khương Tự (còn gọi là làng dâu) ,xã Thanh Khương,huyện Thuận Thành ,cách Hà Nội chừng 30km. Chùa được dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 ở vị trí là giao điểm những con đường lớn,nơi tiếp thu đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáothời bấy giờ.Trong Phật điện chính có pho tượng lớn nữ thần Pháp Vân (nữ thần Mây) ngồi trên toà sen,vì vậy chùa còn được gọi là Pháp Vân tự. Trong khuôn viên chùa có ngọn tháp nổi tiếng,xây dựng thé kỷ 6,với ý nghĩa như một thạch trụ ngăn cản làn gió nghiệp chướng .Vì vậy tháp mang tên Hoà Phong. Chùa Bút Tháp Chùa có tên chữ là Ninh Phúc tự,toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp,xã Đình Thổ,huyện Thuận Thành ,cách Hà Nội khoảng 30 km.Chùa được dựng vào thời Hậu Lê thế kỷ 17,theo kiểu “nội công ngoại quốc” ,ngoài cùng là tam quan,tiếp đó là gác quan hai tầng 8 mái,tiền đường ,thiêu hương,thượng điện,cầu đá,tích thiện am,nhà trung,phủ thờ và kết thúc là tháp đáTôn Đức. Tại chùa có thờ các bộ tượng Tam Thế,Tam thân,tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7m có 11 đầu, gần 1000 tay,1000 mắt đặt trên toà sen do rồng đội,bên dưới là các hình trang trí sóng nước,tôm ,cua,ốc,rùa .bốn góc bệ là 4 pho tượng lực sĩ trông rất sống động.Trong chùa còn có tháp “cửu phẩm liên hoa” bằng gỗ,cao 8m,nhiều cổ vật quí,tháp đẹp.nổi tiếng nhất là tháp Báo Nghiêm,nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành,vị tổ 30
  31. thứ 2 của chùa .Chùa được trùng tu nhiều lần .Chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa danh tiếng vào bậc nhất ở Việt Nam. Chùa Phật Tích Chùa được khởi dựng vào khoảng thế kỉ 7-10 ở sườn núi Lạn Kha(rìu mục), xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Đến thời Lý, chùa được trùng tu với qui mô lớn. Năm 1057, vua Lý Thánh Tôn cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng mình vàng. Năm 1947, chùa bị hỏng nặng. Năm 1991 chùa được trùng tu theo kiến trúc như xưa. Một số di vật quí hiện còn lại ở chùa như: tượng Phật A Di Đà tạc bằng đá khối ngồi trên toà sen cao 1,87m(cả bệ cao gần 3m); 32 ngôi tháp; nhiều hình chạm đá nhạc cong, vũ nữ; tượng nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết Đình làng Đình Bảng Thuộc huyện Từ Sơn, cách Hà Nội 20 km. Đây là một ngôi đền cổ kính nổi tiếng nhất ở Kinh Bắc. Đình được xây dựng năm 1700-1736 mới được hoàn thành. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn Đại Vương(thần đất), Thuỷ Bá Đại Vương(thần nước) và Bach Lệ Đại Vương( thần trồng trọt). Toà bái đường của đình nền hình chữ nhật, dài 20 m, rộng 14m chia làm 7 gian, 2 chái. Nền cao bó vỉa đá xanh có bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng và những cột lim hiếm thấy ở những ngôi đình khác. Có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ, đường kính từ 0,55-0,65m. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, trau chuốt, hài hoà.Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng. Trong đình có bức chạm nổi “bát mã quần phi” với đường nét tài hoa phóng khoáng diễn tả các cảnh sinh hoạt vô cùng sống động. Đình Đình Bảng là ngôi đình cổ, đẹp nên rất hấp dẫn khách du lịch. Đình Cổ Mễ Thuộc làng Cổ Mễ phường Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh là 1 ngôi đình lớn được dựng năm 1681. Đình được dựng theo kiểu chữ nhất với 5 gian, 2 vì. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát và những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục( 549-570) chống giặc Lương. Các mảng chạm khắc gỗ trong đình Cổ Mễ rất đẹp, thể hiện nội dung theo các đề tài “long vân đại hội”, “ngũ hổ tranh châu”. Kiến trúc đình Cổ Mễ mang những nét rất tiêu biểu cho mô típ đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ, của làng quê Việt Nam. Di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt Di tích lịch sử này thuộc thôn Thọ Đức, Tam Đa, huyện Yên Phong. Ngày xưa tại Thọ Đức, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng nhiều trợ quân lớn hiện vẫn còn dấu tích trong lòng đất: trại Chỉnh, trại Chùa, trại Quýt, trại Mái Am.Trên khu vực Bãi Miễu, Lý Thường Kiệt cho xây dựng 1 phòng tuyến 31
  32. lớn chặn giặc ở cửa sông Thọ Đức. Xung quanh là các khu hậu cần: kho Dốc Gạo, kho Cung và gò Cung, kho Gươm và Gò Gươm. Trong kháng chiến chống Tống 1077, khu vực Thọ Đúc được xây dựng thành phòng tuyến kiên cố trong hệ thống phòng tuyến sông Như Nguyệt. Cánh quân đóng ở đây có nhiệm vụ chặn mũi tiến quân của giặc từ phía núi Tiêu Lát tràn sang và làm nhiệm vụ ứng cứu cho 2 cánh quân ở khu vực Như Nguyệt và Thị Cầu. Cùng với 2 cách quân này đã tạo nên chiến thắng vang dội của quân dân nhà Lý năm 1077, đập tan nạn xâm lăng của nhà Tống. Toàn bộ khu vực Thọ Đức ngày nay vẫn nằm trên 1 dọi đất cao so với xung quanh. Đình, đền, chùa Thọ Đức cũng là những di tích lịch sử nằm trong hệ thống phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống(1077). Di tích núi Dinh Núi Dinh còn có tên gọi là núi Thanh hay núi Pháo Đài, nằm trên đất của 2 phường Thị Cầu và Đát Cầu, thị xã Bắc Ninh. Trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống xâm lược, núi Dinh luôn là điểm nóng, là phòng tuyến và cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Tại núi Dinh, trong cuộc kháng chíên chống Tống thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt cho quân và dân xây dựng phòng tuyến sông cầu thành 1 phòng tuyến chống giặc vững chắc. Dưới sự chỉ huy tài tình của ông, đại quân đóng ở núi Dinh đã tổ chức phòng ngự và tấn công đánh bại đạo quân chủ lực của Quách Quỳ. Thế kỉ 13, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn cũng cho xây dựng hệ thống phòng thủ ở Xương Giang và Thị Cầu. Đầu thế kỷ 15,quân Mimh sang xâm lược và đã đóng quân ở đây(thành Thị Cầu) .Tháng 3/1427 toàn bộ quan Minh đóng ở thành Thị Cầu đã kéo nhau ra đầu hàng. Thời Tây Sơn ,khu vực núi Dinh –thành Thị Cầu cũng là nơi đóng quân của nghĩa quân.Tại đây đã xảy ra cuộc giao chiến ác liệt giữa quân ta do tướng Phan Văn Lân chỉ huy với quân xâm lược Mãn Thanh. Tháng 3/1946 ,núi Dinh là nơi tiếp đón chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Bắc Ninh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,trận địa pháo cao xạ đóng trên núi Dinh cùng với các trận địa xung quanh đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ. Núi Dinh là một di tích lịch sử,một điểm tham quan của du khách khi tới thăm vùng đất kinh Bắc thơ mộng. Đình Diềm Ngôi đình thuộc thôn Viêm Xá(Diềm) ,xã Hoà Long,Yên Phong,Bắc Ninh ,là một trong số những ngôi đình nổi tiếng còn lại ở làng quê Việt Nam .Đình thờ Trương hống, Trương Hát ,có công đánh quân xâm lược nhà 32
  33. Lương.Đình được xây dựng vào đời Lê Hy Tông(1692).Làng Diềm là một làng cổ,nằm trên núi Quả Cảm và Sông Cầu,tạo nên vẻ đẹp “sơn thuỷ hữu tình”. Đình nằm ở đầu làng ,tiếp đến là một sân gạch rộng,rồi 3 khối kiến trúc:đại đình,ống muống và hậu cung. Đại đình được dựng trên nền cao bó đá xanh,4 cột cái cao to đỡ bộ khung nâng mái.Nổi bậc nhất trong toà đại đìmh là tấm võng lớn,kiểuhình hộp lồng vào nhau,sơn son thếp vàng rực rỡ ,dày đặc các hoạ tiết trau chuốc,tỉ mỉ và sinh động.Tấm cửa võng án ngữ hết chiều rộng phía trên gian giữa từ thượng lương buông xuống và lùi dần về phía sau tới 2 cột cái ở trong rồi chuyển thành 3 mảng diềm bọc lấy khung cửa cấm .Ngoài những hình trang trí thường gặp như;rồng,phượng,mây,núi,hoa,lá,muông thú còn có những hình thiếu nữ trong tư thế cưỡi rồng duyên dáng.Trong đình còn có đôi phỗng bằng gỗ hình thù kì dị ,khuôn mặt rất hài hước;có chiếc độc bình gốm lớn ,trang trí hổ phù ,rùa phun nước,rồng phượng chầu mặt trời Tại đây hàng năm làng tổ chức lễ hội.Đình Diềm là một di tích kiến trúc nghệ thuật đã được nhà nước xếp hạng. Làng tranh Đông Hồ Đây là một làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam ,tên là làng Đông Hồ,huyện Thuận Thành. Nghề vẽ tranh dân gian của làng Đông Hồ đã có từ rất lâu đời.Trước đây họ vẽ tranh phục vụ tết Nguyên Đán.Ngày nay tranh Đông Hồ có thể phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng .Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó(giấy được làm bằng cây dó giã nhỏ,lọc và cán mỏng),màu ve lấy từ chất liệu thiên nhiên như gạch non,lá cây,rễ cây ,đốt thành than,mài ra.Muốn có màu nền lấp lánh,họ phải dùng vỏ sò ,nghêu(còn gọi là điệp) nung lên thành vôi,giã nhỏ, trộn với nhựa cây, phết đều lên giấy dó để tạo ra sự độc đáo. Hầu hết tranh Đông Hồ đều phản ánh ước nguyện hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Có 1 số tranh vẽ về động vật như bò, lợn, chó, mèo đều là những con vật gần gũi với người nông dân. Đặt biệt một số tranh với mảng đề tài “hứng dừa”, “đám cưới chuột”, “đánh ghen” rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Hiện nay, người làng tranh Đông Hồ còn làm thêm đồ hàng mã để phục vụ việc tế, lễ. Hàng năm, chợ tranh được họp vào dịp tết Nguyên Đán tại đình Đông Hồ. Khách ở quanh vùng và ở các tỉnh xa nô nức về chợ để mua tranh. Hội thi đồ mã cũng được tổ chức tại đình từ chiều 14 tháng 3 đến ngày 18 tháng 3 âm lịch hằng năm. Chợ tranh và hội thi đồ mã được tổ chức hằng năm phần nào phản ánh được nét đặc thù trong hoạt động kinh tế-văn hoá của người dân làng Đông Hồ. Làng nghề Đại Bái 33
  34. Đại Bái thuộc huyện Gia Bình là địa phương chuyên sản xuất các sản phẩm bằng đồng(đồng gò, đồng đúc). Ngày trước ở đây hình thành các phường thợ, xóm Tây là phường sản xuất mâm; xóm Ngoài là phường sản xuất nồi; xóm Giữa là phường sản xuất ấm siêu và xóm Sôn là phường sản xuất chậu. Ngoài ra còn 1 phường chuyên tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên vật liệu, gọi là phường chợ. Lễ giỗ tổ nghề của người thợ đồng Đại Bái được tổ chức vào ngày 29 tháng 9 âm lịch, đó là ngày mất cuả vị tổ sư Nguyễn Công Truyền. Lệ ở đây quy định tất cả những người đến tuổi 49 năm đó(tuổi ra lềnh) đều phải đến thắp hương ở đền thờ tổ. Nếu ai ở xa không về được thì có thể gửi hương nhờ bạn cùng lứa tuổi thắp hộ. Đình Long Phúc Được xây dựng vào thời Lê cách thị xã Bắc Giang 8 km về phía nam. Đình thờ 6 vị Đại Vương và Anh Tôn Công chúa là những người có công lớn với dân với nước. Toà đại đình gồm 5 gian ,2 chái ,mái lợp ngói mũi hài.Đình có kết cấu độc đáo ,vì chèo chồng rường ,giá chiêng và 7 hiên ,gỗ làm đình là gỗ lim với những mảng chạm khắc tinh vi,mang đậm màu sắc dân tộc. Hiện nay đình còn lưu giữ một số tài liệu và hiện vật có giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống đó là các bức đại,hương án,đoò thờ cúng,1 bài vị bằng đá,1 bài vị bằng gỗ sơn son tư thếp vàng,1 ngựa gỗ,2 câu đối . Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) Tháp nằm gần kề với chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Tháp được xây dựng vào thời Lý- Trần. Tháp Bình Sơn cao khoảng gần 16m. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có mái lượn cong. Lòng tháp rỗng, bệ tháp hình vuông mỗi cạnh dài 4,45m và được thu nhỏ dần đến đỉnh. Tầng trên cùng của tháp mỗi cạnh dài 1,55m. Tháp được xây bằng gạch đất nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như sành, móng tháp được xây bằng gạch vồ, sâu tới hơn 1m. Mặt ngoài các tầng tháp được ốp gạch mịn mặt, màu đỏ sậm, có hoa văn trang trí với đường nét cầu kì tinh xảo, hài hoà giữa các tầng tạo thành 1 khối kiến trúc hoàn hảo ở mỗi góc độ. Trải qua nhiều thế kỉ, tháp đã bị nghiêng lệch và sụt lỡ một số chỗ và đã được trùng tu năm 1972, nền tháp được tôn cao 4m bằng 1 bệ bê tông, kiến trúc được bảo tồn như cũ. Tháp Bình Sơn là một di sản của nghệ thuật kiến trúc độc đáo đời Lý-Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay. Danh thắng Tây Thiên (Vĩnh Phúc) 34
  35. Quần thể di tích Tây Thiên bao gồm: đền Chân Suối, đền Dầu, đền Cả, đền Thỏng, đền Cô, đền Cậu, chùa Đổng Cổ và đền Tây Thiên thuộc địa phận xã Đại Đình, huyện Tam Dương. Đền Tây Thiên ở độ cao 600m, thờ Nữ Chúa Tam Đảo Năng Thị Tiêu. Tục truyền Bà là một trong 7 tiên nữ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới để chữa bệnh, cứu độ chúng sinh. Bà đã kết duyên cùng vua Hùng Vương thứ 6(Lang Liêu) và Bà đã có sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên. Đường lên đền Tây Thiên phải vượt qua nhiều khe, suối sâu, sườn núi dốc, rừng rậm. Cách Tây Thiên khoảng 500m gần Tháp Bạc(cùng tên với Tháp Bạc ở Tam Bảo) là động Sách Hoa.Đi theo hướng Tây khoảng 1km có chùa Đồng Cổ, đang lưu giữ hai pho tượng đồng quí. Đến Tây Thiên, là chuyến hành hương, leo núi, vãn cảnh. Khu danh thắng này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1991. Đình thuộc làng Phú Mỹ, huyện Mê Linh. đình thờ vợ chồng Hùng Thiên Bảo-Trần Hang, hai tướng của Hai Bà Trưng. Đình Phú Mỹ là 1 công trình kiến trúc mang đậm phong cách thế kỉ 18. Đại đình gồm 5 gian hai chái có chuôi vo theo kiểu “tàn đao lá mái” .Các đầu cong vút,bang đao bịt gỗ thành nhiều lớp tạo thành hoa văn lá sồi. Kiến trúc của đình nổi thiêng về điêu khắc và trang trí.Các đầu tư, đầu bảy, câu đầu, ván giỏ được chạm nhiều đề tài:tam đa, người giao đấu với rồng,người cưỡi rồng ,mây, tứ linh Đình còn rất nhiều bức chạm mang phong cách kiến trúc thế kỷ 18. Đình Hương Canh (Vĩnh Phuc) Thuộc huyện Bình Xuyên,được xây dựng vào đời Vĩnh Thịnh(1705- 1719),kiến trúc theo kiểu chữ công gồm nhiều phương đình,thượng điện và hậu cung . Trong đình có nhiều bức cham trổ tinh vi với các chủ đề “tứ linh”, “tứ quý” ở các bức cốn,cửa võng mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thời hậu Lê. Đình Hương Canh là một di tích văn hoá đã được xếp hạng. Đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) Đình thuộc xã Thổ Tang,huyện Vĩnh Tường,được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17. Đình Thổ Tang với kiến trúc cổ truyền phản ánh tư duy dân dã của người nông dân bằng các bức chạm trổ thể hiện cảnh sinh hoạt của người nông dân,cảnh trai gái tình tự,đá cầu, đánh thổ, đánh vật, chuốc rượu Đình Thổ Tang là một đình cổ. Chùa Đức La ( Bắc giang) Chùa có tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự,cách Hà Nội 80km về phía Bắc,chùa toạ lạc trên thôn Quốc Khánh,xã Trí Yên,huyện Yên Dũng. 35
  36. Chùa được xây dựng vào đầu đời Trần,nằm trên một khu đồi thấp sau lưng là dãy núi cô Tiên,bên trái sát bờ sông Lục.Trước mặt là những cánh đồng rộng ,xen kẽ xóm làng ,mờ xa là dãy núi Nham Biền nên thơ. Kiến trúc chùa Đức La gồm có 4 khối chính. Khối thứ nhất gồm có chùa Hộ, toà Thiêu Hương, chùa Phật. Chùa Hộ có bài trí nhiều tượng. Toà Thiêu Hương lộng lẫy với 3 lớp hoành phi và cửa võng thếp vàng ,gian thứ hai bày nhiều tượng phật và tượng các vị la hán. Chùa Phật là thế giới của tượng phật, mang dấu ấn kiến trúc thời Lê. Khối thứ hai là nhà Tổ đệ nhất.Kiến trúc đơn giản,đặc biệt có tấm hoành phi “Trúc Lâm hội thượng vpí 3 pho tượng Trúc Lâm Tam tổ.Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng mái và khối thứ 4 là nhà Tổ đệ nhị,có 2 pho tượng Tổ tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng thời Nguyễn. Trải qua thời gian,cả 4 khối kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn.Chùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam tổ(Trần Nhân Tông,Pháp Loa,Huyền Quang) và là nơi dịnh chức danh cho các tăng sĩ thời Trần,chùa đã được trùng tu nhiều lần. Chùa Bổ Đà (Bắc giang) Chùa thuộc xã Tiên Sơn,huyện Việt Yên là trung tâm phật giáo thời nhà Lê,vốn có nguồn gốc từ thời Lý thế kỷ11. Chùa nằm trong một khuôn viên rộng có cảnh núi non đẹp, hấp dẫn du khách.Hiện nay chùa Bổ Đà vẫn là nơi huấn luyện tăng ni,phật tử của hội Phật giáo tỉnh. Đình Lỗ Hạnh (Bắc giang) Đình ở xã Đông Lỗ,huyện Hiệp Hoà ,là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời nhà Mạc,thế kỷ 16(1576). Lúc đầu đình Lỗ Hạnh chỉ là một toà đại đìmh hình chữ “nhất”.Năm 1850,đình được sữa chữa thêm hậu cung thành chữ “công” và 2 dãy tả hữu vu phía trước. Đình gồm 5 gian,2 chái 48 cột.Chu vi cột cái 1,42m,cao 4,61m.Nền đình dài 23,5m,lòng đình rộng 12,3m.Các vì gian giữa kết cấu theo kiểu chồng rường-giá chiêng;vì gian bên kiểu ke chuyền-giá chiêng ,các xà ngang liên kết với các vì chuyền vươn xa đưa đầu mái vượt ra không gian khá lớn.Nhìn chung kiến trúc đình Lỗ Hạnh trông đồ sộ mà không nặng nề nhờ các bờ cong của 4 mái tương phản với mặt sân rộng trong điểm trung tâm của làng xã. Đình Lỗ Hạnh đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật khác:bộ tranh gỗ phủ sơn đầu thế kỷ18-19 vẽ cảnh Bát Tiên dài 2,23m,cao 1m;đôi nghè gỗ thế kỷ 17 sơn son thếp vàng,tượng bà Chúa Tiên Dung cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương,thần Thành Hoàng làng. Đình Thổ Hà (Bắc giang) 36
  37. Đây là ngôi đình được dựng vào thời Lê Hy Tông trên khu đất rộng 3000m2 có nhiều cây cổ thụ thuộc làng Thổ Hà,huyện Việt Yên. Đình được dựng theo kiểu chữ công,toà bái đường dài 27 m ,rộng16m,dựng trên nền cao 0,5m xung quanh có bó đá tảng xanh chia làm 3 cấp,mái đình lợp ngói mũi hài to bản,4 góc là những đầu đao cong vút.Đầu bờ nóc uốn quanh hình lưỡi liềm,góc mái có gắn nghê,thú nhỏ bằng sành nung già lửa đỏ tía.Có tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng,chạm rồng,nghê,mây,thú rất trau chuốt.Bái đường chia làm 7 gian,48 cột lim,bộ khung mái chạm trổ tinh vi,nhiều cảnh trí sinh động.Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài ,yếm,tóc búi trần hoặc chít khăn với nét mặc rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng,đè rồng,hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bồng bềnh.Lòng bái đường lát đá xanh nhẵn bóng.Bức cửa võng thếp vàng chạm trổ lộng lẫy làm cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính. Theo tấm bia cổ để lại,đình Thổ Hà là công sức đóng góp của toàn thể dân làng Thổ Hà.Ngôi đình là công trình thể hiện niềm tự hào của các thế hệ người dân Thổ Hà. Di tích cách mạng Hoàng Vân (Bắc giang) Di tích thuộc huyện Hiệp Hoà ,được goi là ATK, là căn cứ chuẩn bị cho công cuộc giành độc lập,nơi ở của các đồng chí lãnh đạo trung ương Đảng thời kỳ tiền khởi nghĩa(1940-1945) .Nơi đây có 7 di tích được công nhận là di tích lịch sử cách mạng như đình Hoàng Vân,đình Vân Xuyên,Nghè Sư,đình Xuân Biểu,xóm Đá . 2.1.2-VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC: Chùa thuộc huyện Hồ Nam, quận Lê Chân, cách trung tâm Hải Phòng 2 km về phía Tây Nam .Chùa được xây dựng vào đời Tiền Lê (980-1009). Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) vị vua mộ đạo phật đã từng đến giảng đạo tại Phúc Lâm Tự . Chùa được trùng tu nhiều lần.Ngày nay,chùa Dư Hàng được xếp hạng là một di tích lịch sử .Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý:tượng phật,đỉng đồng,chuông,khánh,đặc biệt là bộ sách Kinh Tràng A Hàm là tài liệu cổ về giáo lí đạo Phật. Đình Hàng Kênh: Đình được dựng vào thế kỷ thứ 17-18 ,đến năm 1905 được mở rộng như ngày nay.Đình còn có tên là đình Nhân Thọ. Đình Hàng Kênh là một công trình có giá trị lớn về điêu khắc gỗ.Trong đình có 156 mảng chạm khắc ,con rồng là đề tài chính .Toàn bộ công trình chạm khắc tới 308 hình rồng to,nhỏ khác nhau .Trong đình có tượng vua Ngô Quyền và kiệu bát cống là hiện vật có giá trị mỹ thuật cao. 37
  38. Hàng năm từ ngày 16 đến 18/2 âm lịch ,đình mở hội có tế lễ,diễn chèo,tuồng,ca trù,chầu văn và các trò chơi cờ tướng,đấu vật,chọi gà thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Khu di tích thuộc thôn Trung Am ,xã Lý Học ,Vĩnh Bảo,Hải Phòng ,gồm 89 hạng mục:tháp bút Kinh Thiên;đền thờ dựng khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường ,hai gian hậu cung ,phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất ,bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”;nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm,phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền ;tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m ,nặng 8.5 tấn;hồ bán nguyệt rộng khoảng 1000 m2;chùa Song Mai;Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt ,vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân,nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”. Ngày nay khu di tích đã dược xây dựng khang trang,trở thành điểm du lịch văn hoá lớn của khu vực ,là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỉ niệm danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm . Đền Nghè : Đền nằm ở trung tâm thành phố ,cách Nhà hát thành phố chừng 600 m về phía Tây- Nam. Đền thờ bà Lê Chân,một nữ tướng của cuôc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỉ thứ I(40-43),người lập ra làng An Biên ,tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này . Lúc đầu,đền là một miếu nhỏ .Năm 1919,toà hậu cung của đền được xây dựng,năm 1926 toà tiền bái được xây dựng.Đây là một tổng thể di tích văn hoá-kiến trúc gồm voi đá,ngựa đá,sập đá,bia đá . Đình Nhân Mục: Đình ở làng Nhân Mục ,xã Nhân Hoà ,huyện Vĩnh Bảo,được xây dựng vào thế kỉ 17.Đình đã được trùng tu nhiều lần.Lần trùng tu cuối cùng vào năm 1941. Đình gồm 5 gian tiền đường,dài 15 m,rộng 5m.Hậu cung dài 9m,rộng 1m.Đình lợp ngói mũi hài .Ngôi đình nay còn giữ được nét kiến trúc tiêu biểu của thế kỉ 17 .Đao đình là sự tiếp nối của bờ xối kết hợp với mái tàu .Đặc biệt đình có bộ khung sườn bằng gỗ tứ thiết được liên kết bằng vì kèo xà với kỹ thuật sâm mộng. Đình Nhân Mục có nhiều cổ vật quý được gìn giữ như kiệu bát cống thế kỉ 17,bia đá cao 1,8m,dài 0,26m là tác phẩm chạm khắc tuyệt vời vào năm 1694,bình pha trà gốm men ngoc thế kỉ 14.Đình Nhân Mục còn là nơi bảo lưu các sinh hoạt văn hoá cổ truyền của dân tộc.Hàng năm tại đây trong ngày hội có nghệ thuật múa rối nước rất độc đáo của vùng. Chùa Phổ Chiếu: 38
  39. Chùa được xây dựng năm 1953 do sư Ngô Chân Tử kiến lập và trụ trì,ở phường Dư Hàng Kênh,Quận Lê Chân. Lúc đầu,chùa thờ Tam Giáo đồng nguyên.Đến năm 1954,một hoàthượng thuộc phái Lâm Tế về trụ trì,trùng tu và mở rộng ngôi chùa ,thờ Phật,đổi tên chùa là Phổ Chiếu. Chùa hiện còn giữ một số di vật bằng đất nung và đá cổ ,các mảng trang trí ở tháp cổ Tường Long,những tháp đất nung cổ,4 tầng ,có 4 cạnh ,cao 0,35m. Cụm di tích lịch sử văn hóa Yên Tử Vị Trí: Tại khu vực x Thượng Yên Công, thị x Uơng Bí, tỉnh Quảng Ninh (cch trung tm thị x Uơng Bí 20km về phía Bắc). Đây là một hệ thống di tích lịch sử,văn hoá gồm 11 ngôi chùa, nhiều am tháp và bia tượng; được xây dựng từ thời nhà Trần cách đây 7 thế kỷ. Cha Yn Tử nằm trn dy ni cng tn, được xếp vào hàng danh sơn của đất nước có đỉnh cao nhất là 1068m. Đây là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ, một thiền phái Phật giáo mang đậm màu sắc dn tộc Việt Nam do vua Trần Nhn Tơng sng lập từ thế kỷ 13. Du khách đến thăm Yên Tử, ngoài việc đi bộ leo núi trên con đường hành hương truyền thống cịn cĩ thể được thưởng ngoạn phong cảnh núi rừng Yên Tử bằng hệ thống cáp treo hiện đại từ chân núi đến cha Hoa Yn. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, kéo dài trong suốt cả mùa xuân. Cụm di tích núi Bài Thơ Vị trí: Phường Bạch Đằng – trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; là một quần thể di tích lịch sử ,văn hoá bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn. Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đ ứng tc một Bi Thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài Bài Thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam cịn cĩ Bi Thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm Bài Thơ của một số danh nhân thời Nguyễn . Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bài Thơ cịn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1.5.1930 lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phịng khơng, hang tr ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện chính của Bưu Điện tỉnh Quảng Ninh. 39
  40. Đền thờ Trần Quốc Nghiễn: Nằm ở phía Tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng Đông Bắc Tổ quốc. Cha Long Tin: Nằm ở phía Bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm 1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra cịn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu. Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn ra vào ngày 24.3 âm lịch hàng năm Đình Quan Lạn: Nằm trong cụm di tích Đình,Chùa ,Miếu,Nghè thuộc xã đảo Quan Lạn,huyện Vân Đồn,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công nhận là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật số 575 QĐ ngày 14/7/1990 . Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê(khoảng thế kỷ 17) và được sửa chữa nhiều lần vào thời Nguyễn để thờ Thành Hoàng làng là các vị tiên công đã có công tạo ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư ,người có công lớn trong trận đánh thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn-Cửa Lục góp phần quan trọng vào đại thắng Bạch Đằng năm 1288. Đình Quan Lạn xây theo kiểu chữ công gồm 5 gian ,2 chái tiền đường ,3 gian ống muống và 1 gian 2 chái hậu cung .Đề tài trang trí ở đây chủ yếu là hình tượng rồng ,phượng và hoa lá ,được thể hiện với các sắc thái khác nhau trên mỗi bức cốn ,đầu bẩy , đầu dư ,câu đầu,cửa võng Hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại ở đình là pho tượng Trần Khánh Dư và 18 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho thành hoàng làng Trần Khánh Dư. Đến thăm đình Quan Lạn ,ngoài việc thưởng thức các giá trị văn hoá ,du khách còn được thoả sức đùa giỡn cùng sóng biển với 2 bãi cát dài phẳng mịn (bãi trước,bãi sau). Lễ hội ở đây diễn ra vào ngày 18/6 âm lịch nhưng không khí của lễ hội thì kéo dài trong suốt tháng 6. Bãi cọc Bạch Đằng Nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang,huyện Yên Hưng,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công hận là di tích lịch sử (số 191 VH/QĐ ngày 22/3/1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Đằng.Bãi cọc Bạch Đằng tồn tại cung thời gian là chứng tích trong lịch sử chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc ta.Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tổcTrần Quốc Tuấn ở thế kỷ 13. Vào thế kỷ 13 ,sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nambị thất bại thảm hại(1258,1285) năm 1288 quân Nguyên-Mông quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đường bộ và dường thuỷ .Trước sức mạnh đó vua quan nhà Trần đã thực hiện kế hoạch rút lui chiến 40
  41. lược,xây dựng chiến tranh du kích để tiêu hao sinh lực địch.Sau một thời gian bị tiêu hao sinh lực ,mệt mỏi vì khí hậu,hơn nữa đoàn thuyên lương của Trương Văn Hổ đã bị quân của Trần Khánh Dư đánh chìm nagy khi vào đến Vân Đồn Cửa Lục,buộc quân địch phải rút lui .Biết trước được âm mưu đó,Trần Quốc Tuấn đã dựa vào chiến thuật cắm cọc gỗ xuống lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 và kết hợp với 2 dải đá ngầm ở ghềnh Cốc và ghềnh sông Chanh tạo thành phòng tuyến chặn đường rút lui của quân giặc. Ngày 9/4/1288 khi đạo binh của Ô Mã Nhi vào đến cửa sông Bạch Đằng,Trần Quốc Tuấn đã cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến ,khi nước triều rút,các cánh quân mai phục từ các nhánh sông mới lao ra quyết chiến làm cho quân địch không trở tay kịp,kết hợp với chiến lược hoả công chỉ trong vòng 1 ngày hơn 3 vạn quân của Ô Mã Nhi và gần 400 chiến thuyền đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống. Chiến thắng Bạch Đằng 1288 là một chiến công chói lọi đã ghi vào trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm mà bãi cọc hiện còn ở đầm Yên Giang là chứng tích hùng hồn của chiến công đó. Chùa Quỳnh Lâm: Nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều ,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin công nhận là di tích lịch sử và nghệ thuật (số 2009 QĐ/VH ngày 15/11/1991).Phía trước là hồ nước lớn ,3 phía còn lại đồi núi bao bọc.Với thế đất này được gọi là thế ngai vàng,hay thế “rồng chầu hổ phục”. Chùa được hình thành từ đời Tiền Lý (khoảng cuối thế kỷ 5,đầu thế kỷ 6) và được tu sửa qua các triều đại Đinh,Tiền Lê,Lý,Trần,Lê.Đặc biệt chùa được tôn tạo và hoàn chỉnh vào thời Lý,Trần.Trong các thế kỷ 11-14,thời kỳ cuối Lê và thế kỷ 17-18 Quỳnh lâm đều trở thànhtrung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam. Vào thời Lý,nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng ,được coi là một trong những “An Nam tứ đại khí”(bốn báu vật cua Việt Nam) và tạc một tấm bia đá lớn cao 2,5 m ,rộng 1,5m với hình rồng uốn lượn mềm mại.Nhưng chùa Quỳnh Lâm thực sự trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng trong thế kỷ 14 với hoạt động của Pháp Loa Đồng Kiên Cương,vị tổ thứ 2 của phái Thiền trúc Lâm. Trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ ,năm 1316 Pháp Loa cho xây dựng và thành lập viện Quỳnh Lâm với một kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh vào năm 1329,Quỳnh Lâm trở thành “Đệ nhất danh lam cổ tích của An Nam”.Đây là nơi trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo phật, nhiều hội lớn có tiếng trong sử sách được tổ chức tại đây như hội”Thiên phật bảy ngày ,bảy đêm”(1352) 41
  42. Trải qua thăng trầm của lịch sử ,các công trình kiến trúc cổ của chùa Quỳnh Lâm đã bị huỷ hoại ,nhưng nhiều hiện vật như tấm bia đá lớn thời Lý,khánh đá và vườn tháp vẫn còn. Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch,nhưng không khí lễ hội diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân với lòng thành kính của tất cả các tín đồ Phật tử gần xa tín tâm về dâng hương lễ phật. Đền Cửa Ông (Đông Hải Linh từ): Toạ lạc nằm trên ngọn núi trông ra vịnh Bái Tử Long thuộc phường Cửa Ông,thị xã Cẩm Phả,đã dược Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh. Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 gồm 3 khu vực chính:đền Hạ,đền Trung và Thượng ,được phân bố ở 3 vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần.Đền Hạ thờ Mẫu ,khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng ,lăng Trần Quốc Tảng,đền Quan Châu,đền Quan Chánh và chùa .Đền chính lúc đầu thờ Hoàng Cầu,người anh hùng của địa phương,sau thờ Trần Quốc Tảng,con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn,người có công trấn ải vùng cửa Suốt. Kiến trúc đền chính theo kiểu chữ công(I) gồm 3 gian tiền đường,2 gian ống muống và 3 gian hậu cung.Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay.Với 43 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu tỉ mỉ,sắc nét với tư thế ngồi trong ngai,khám,long đình rất cân đối mang giá trị nghệ thuật cao.Đó là tượng Trần Quốc Tuấn ,tượng Thánh Mẫu(vợ ông) ,2 công chúa(con ông),Trần Quốc Tảng,Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư,Yết Kiêu,Dã Tượng,Phạm Ngũ Lão,Lê Phụ Trần,Đỗ Khắc Chung và nhiều câu đối,đồ thờ tự khác. Từ lâu,đền Cửa Ông đã nổi tiếng linh thiêng không chỉ đối với nhân dân tỉnh Quẩng Ninh,mà nhân dân các tỉnh trong nước cũng lần lượt tìm đến để dâng hương,trẩy hội.Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 2 tháng giêng âm lịch và kéo dài suốt 3 tháng xuân. Làng nghề gốm sứ Hương Canh “Ai về mua vại Hương Canh” Câu ca dao còn lưu truyền đến ngày nay đã chứng minh được sức sống của làng nghề gốm sứ vốn đã nổi tiếng từ lâu đời của tỉnh Vĩnh Phúc,Hương Canh cách Hà Nội 52km. Làng nghề gốm sứ Hương Canh ngày xưa chuyên sản xuất các loại sành sứ bình dân phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của tầng lớp nhân dân như vại,chum đựng nước,ấm đun nước,săc thuốc Các mặt hàng của Hương Canh đều có mặt ở hầu hết các nơi trên đất nước bởi trình độ nung tốt cũng như kỹ thuật nào nặn và khuôn mẫu đạt đến độ tinh xảo.Khác với gốm sứ 42