Giáo trình Địa lý các khu vực & một số quốc gia của châu Âu-Châu Phi - Phần II: Địa lý châu Phi

pdf 17 trang phuongnguyen 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Địa lý các khu vực & một số quốc gia của châu Âu-Châu Phi - Phần II: Địa lý châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dia_ly_cac_khu_vuc_mot_so_quoc_gia_cua_chau_au_ch.pdf

Nội dung text: Giáo trình Địa lý các khu vực & một số quốc gia của châu Âu-Châu Phi - Phần II: Địa lý châu Phi

  1. PHẦN II: ĐỊA LÝ CHÂU PHI Chương I: KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ CHÂU PHI DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN CHỦNG TỘC 1. DÂN CƯ Theo thống kê 1992, dân số Châu Phi có 654.000.000 người chiếm trên 12% dân số thế giới. Mật độ trung bình hon 21 người/km2, phân bố không đều: Trong các vùng hoang mạc Xahara, Calahari, Namip, miền rừng xích đạo Công gô 1 người/ km2. Trên các đồng bằng, vùng núi thấp ven biển, dọc theo thung lũng các sông lớn, mật độ trung bình khá cao, riêng châu thổ sông Nin 600 người/ km2. Hiện nay ở lục địa Phi tỉ lệ gia tăng dân số 3% (1992-nhất thế giới), nhiều nước có tỉ lệ cao hơn như Kênia, Uganđa, Togô, Dămbia 3,7 - 3,8%. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, sự gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu của sự nghèo đói ở châu lục nầy. 2. THÀNH PHẦN CHỦNG TỘC a. Chủng tộc Oârepêôit. Gồm người Á Rập sống ở Xahara trở về phía bắc, da ngăm đen, tóc và mắt đen, tai dài, mũi cao và hẹp, tầm vóc cao, trung bình 170 cm. b. Chủng tộc Negrôit: Có màu da từ đen đến rất đen, tóc xoăn tạo thành một lớp xốp trên đầu, phân làm 3 tiêu chủng: Tiểu chủng Negrô (Xu đăng) sống từ Xahara đến xích đạo, da rất tối, tóc xoăn, mũi rộng và tẹt, môi dày, mặt ngắn. Riêng người Nilốt ở vùng thượng lưu sông Nin có tầm vóc rất cao, trung bình 180-182 cm. Tiểu chủng Nêgrin gồm cư dân vùng Trung Phi, đại biểu điển hình là người Picmê, có tầm vóc rất thấp và bé, trung bình 111-142 cm, da sáng hơn, tóc xoăn, mũi rộng và tẹt, miệng rộng, môi mỏng. Tiểu chủng Busơmen gồm người Busơmen và Hôttentốt sống trong vùng bán hoang mạc ở TN Phi, mũi rộng, tóc xoăn, tầm vóc trung bình 150-155 cm, đầu to, chân ngắn, mặt rộng, da màu lá khô hơi vàng. Ngoài ra ở Madagascar có người Mangad thuộc đại chủng Môngôlôit, còn người Eâthiopi và Xômali thuộc tiêu chủng Đông Phi là con cháu của người lai giữa da trắng và da đen. 3.CÁC QUỐC GIA CHÂU PHI ( bản đồ kèm theo). CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Phân tích các điều kiện tự nhiên Châu Phi cho thấy rằng: sự phân hóa tự nhiên ở lục địa Phi chủ yếu theo qui luật địa đới, riêng ở Đông Phi, do ảnh hưởng của các vận động nâng lên và hạ xuống mạnh, bị đứt gãy sâu và núi lửa hoạt động tích cực, địa hình bị chia cắt mạnh. Vì thế sự thay đổi tự nhiên chủ yếu theo chiều kinh tuyến và đai cao.
  2. Dựa vào vị trí, địa lý, lịch sử phát triển và đặc điểm từ nhiên có thể phân chia thành 3 ô lớn: Bắc Phi, Đông Phi, Trung Nam Phi. 1. BẮC PHI Là 1 bộ phận rộng lớn của lục địa, đại bộ phận lãnh thổ thuộc miền nền cổ, bị biển tràn ngập nhiều lần và được bồi trầm tích dầy nên địa hình nói chung bằng phẳng, cao trung bình 200-500 m. Nằm chủ yếu trong vành đai Chí Tuyởn và tiếp cận với lởc dởa Á Âu, khí hậu Bắc Phi mang tính lục địa gay gắt và cảnh quan khô hạn chiếm ưu thế. Có thể chia Bắc Phi thành 3 xứ lớn: a. Núi Atlat Là hệ thống núi trẻ gồm nhiều dãy song song, cao trung bình 1200-1500 m, nằm hoàn toàn trong đới khí hậu cận nhiệt. Trên các đồng bằng ven biển và các sườn núi phía Tây chịu ảnh hưởng của biển nên mùa đông ấm, ẩm ướt và có nhiều mưa. Cảnh quan phổ biến là rừng và cây bụi lá cứng Ðịa Trung Hải. Trên các sườn núi cảnh quan thay đổi theo độ cao: Sườn khuất gió: khí hậu khô hạn, phát triển cảnh quan xavan cây bụi gai. Trên các cao nguyên và thung lũng rộng giữa núi phát triển xavan cỏ hòa thảo, trong đó có cỏ anpha là một loại nguyên liệu để sản xuất giấy rất tốt. Miền núi Atlat có nhiều khoáng sảùn đáng chú ý là sốt và phốtpho. b. Xahara. Được hình thành trên khu vực nền Phi, trong quá trình phát triển nhiều lần bị lún xuống, biển tràn ngập và bồi trầm tích dầy. Ngày nay toàn bộ lãnh thổ được nâng lên tạo thành các đồng bằng cao hoặc các cao nguyên rộng, chỉ còn một vài vùng ở phía Bắc do nầng lên yếu nên tồn tại các hồ trũng thấp như chott Metri (-30 m), chott Dgierit (-15m), hố trũng Kattara (-133 m). Phần trung tâm Xahara vào cuối Tân sinh có núi lửa hoạt động tích cực, ngày nay trở thành các sơn nguyên như Ahácga, Tibexti, Daphua. Xahara nằm hoàn toàn trong miền khí hậu nhiệt đới khô, mùa hè thời tiết nóng và khô, nhiệt độ trung bình là 30-35oC, tối đa có thể đến 55-560C, mùa đông thời tiết khô & hơi lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 10- 200 C. Thực vật, động vật nghèo nàn, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá, cồn cát mênh mông, các khối núi trơ trọi. Tuy nhiên trong lòng đất có nguồn khoáng sản phong phú: than đá, Fe, phốtpho, muối ăn, dầu mỏ và khí đốt. c. Xứ Xuđăng (Sudane) Chữ Xuđăng theo tiếng Aùrập nghĩa là "đất nước của những người đen" để chỉ phần đất ở phía nam Xahara. Xuđăng được hình thành trên nền Phi và phần lớn bị phủ trầm tích từ Cổ sinh đến Tân sinh là một miền đồng bằng cao lượn sóng, gồm các cao nguyên xen kẻ các đồng bằng bồn địa, hoàn toàn nằm trong đới khí hậu gió mùa xích đạo với cảnh quan xavan thống trị. Ngày nay đây là nơi tập trung chăn nuôi bò, cừu và trồng cây nông nghiệp chủ yếu là kê, lạc. 2. ĐÔNG PHI Bao gồm 2 sơn nguyên lớn là Etiôpi - Xômali và Đông Phi. Trong quá trình phát triển, đây là bộ phận được nâng lên mạnh, bị đứt gãy và sụp đổ lớn nên có sự xen kẻ các bề mặt san bằng, các cao nguyên núi lửa, các đỉnh núi lửa cao với các thung lũng sâu, sự phân hóa thiên nhiên rất phức tạp. Toàn bộ Đông Phi nằm trong các đới khí hậu gió mùa xích đạo, do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân hóa cảnh quan cũng khá phức tạp. Phần lớn cao nguyên Xômali, các vùng ven bờ vịnh Ađen, Hồng Hải và thung lũng Apha, do nằm khuất gió mùa TN nên lượng mua hàng năm rất thấp, thường không quá 250 mm. khắp nơi thống trị cảnh quan xavan khô và xavan cây bụi gai khô khan, cằn cỗi.
  3. Cao nguyên Etiopi: các cảnh quan thay đổi theo đai cao: o Vành đai nóng: Từ 0m - 1700/1800m, gồm rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa và xavan. Đây là quê hương của cây cà phê nên là nơi trồng nhiều cà phê nhât Châu Phi. o Vành đai ôn hoà: từ 1.700/1.800m - 2.500/3.000m thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nên là nơi tập trung dân cư cao nhất. o Vành đai lạnh: từ 2500/3000m quanh năm có nhiệt độ thấp và gió lạnh, chỉ có các đồng cỏ núi cao thuận lợi cho chăn thả vào mùa hè. Sơn nguyên Đông Phi: do bề mặt bị chia cắt mạnh nên cảnh quan thay đổi theo hướng sườn và độ cao. o Các sườn phía tây, rừng nhiệt đới ẩm phát triển đến độ cao 1200m o Trên các sơn nguyên và thung lũng phía đông phát triển rừng thưa và xavan. Đặc biệt cảnh quan kiểu "rừng công viên" phổ biến ở đây. Đông Phi là vùng có giới động vật rất phong phú nên đây cũng là nơi được xây dựng nhiều rừng cấm và công viên quốc gia nổi tiếng thế giới, đang bảo vệ hàng loạt các động vật quí hiếm của lục địa Phi. 3. TRUNG VÀ NAM PHI Được phân biệt với các ô Bắc Phi và Đông Phi ở chỗ, nó được hình thành trên bộ phận nền tương đối ổn định. Trừ 2 bồn địa Công gô và Kalahari là những bộ phận nền bị lún xuống được bồi trầm tích dày, các bộ phận còn lại là những vùng nền được nâng lên có bề mặt tương đối bằng phẳng, trung bình 600m, có thể chia Trung và Nam Phi thành 4 xứ lớn. a. Xứ Ghinê Thượng Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu xích đạo nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo ẩm thường xanh, ngoài ra trên các bờ biển thấp, ven các cửa sông có rừng ngập mặn. Rừng xích đạo đang bị thu hẹp nhanh do khai thác diện tích trồng trọt hoặc do khai thác lâu đời nên rừng được thay thế bởi các xavan. Hiện nay ở đồng bằng duyên hải và trên các Sơn nguyên đều có dân cư đông đúc, nông nghiệp phát triển, ở đây trồng nhiều cây nhiệt đới có giá trị xuất khẩu như ca cao, cọ dầu, cao su và cà phê. c. Xứ Trung Phi Bao gồm bồn địa Côngôâ và các sơn nguyên bao quanh. Đồng bằng bồn địa nằm ở độ cao 300 - 500 m, các sơn nguyên bao quanh cao trung bình từ 900 - 1000m. Phần lớn diện tích nằm trong đới khí hậu xích đạo có mạng lưới sông ngòi rất phát triển, có diện tích phủ rừng lớn nhất lục địa, nguồn thủy năng phong phú. Ngoài ra ở đây có một số khoán sản quan trọng (kim cương, u ran, dầu mỏ ) chưa được khai thác nhiều. c. Xứ Nam Phi Chiếm toàn bộ phần còn lại của phía Nam lục địa. Phần trung tâm là bồn địa Kalahari cao khoảng 700 - 900m, bao quanh bồn địa là các sơn nguyên cao trung bình từ 1200 - 2000m ở phía Nam và đông Nam các sơn nguyên được nâng lên tạo thành vùng núi cao, nơi cao nhất tạo thành dãy Drakenxbec (3657m) có sườøn dốc về phía biển, ở cực Nam là dãy núi Cáp cao trung bình 1000 - 1200m. Xứ Nam Phi nằm trong đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, do ảnh hưởng của đại dương nên khí hậu và cảnh quan có sự phân hóa theo chiều Đ -T. Dọc duyên hải phía đông mưa nhiều, phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm.
  4. Các vùng nội địa lượng mua tương đối ít, phát triển rừng thưa xavan và xavan khô Một dãy hẹp ở phía tây có lượng mua thấp nhất, phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. Vùng cực nam phát triển rừng cận nhiệt đới ẩm và rừng cây bụi Địa Trung Hải. Xứ Nam Phi giàu khoáng sản, nhiều nhất là vàng, kim cương, uran, đồng, chì,kẽm, thiếc. Đất đai được sử dụng để chăn nuôi, vùng duyên hải ĐN trồng ngô, mía, thuốc lá, chè và cây ăn quả. d. Xứ Mađagaxcar Một hòn đảo lớn nhất Châu Phi và thứ tư trên thế giới, trên các sườn phía đông lượng mua nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ, trên sơn nguyên và sườn phía tây phát triển rừng thưa, xavan cây bụi, sườn TN phát triển cảnh quan bán hoang mạc. Ở đây trồng các loại cây nhiệt đới khác nhau như lúa, cà phê, chuối đào lộn hột, mía, lạc. Chương II: ĐỊA LÝ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC CHÂU PHI BẮC PHI – CỘNG HÒA ANGIÊRI DÂN CHỦ VÀ NHÂN NHÂN Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên Một quốc gia rộng lớn nằm bên bờ Địa Trung Hải, phần lớn diện tích lãnh thổ là sa mạc, có 2 miền tự nhiên khác biệt. 1. Vị trí và giới hạn diện tích Diện tích: 2.381.700 km2 Nằm ở phía tây bắc Châu Phi: 19oB -> 37oB ( 2000 km), 9oT -> 12oĐ (2100 km). Bắc: Địa Trung Hải; Đông: Tuynidi, Libi; Nam: Nigie, Mali; Tây: Môritani, Xarauy và Marốc. Phần lớn biên giới nội địa là các đường thẳng qui ưóc vạch ra trên sa mạc Xahara. 2. Điều kiện tự nhiên gồm 2 miền tự nhiên khác nhau rõ rệt. a. Miền Bắc: diện tích 341.000 km2 gồm các khu vực núi, cao nguyên và bình nguyên phía Bắc, có độ cao trung bình hon 500m, rất ít các bình nguyên duởi 200m. Có thể chia làm 3 khu vực. Dãy Atlát Ten: gồm nhiều mạch núi kéo dài từ Marốc chạy song song với bờ biển từ T sang Đ với độ cao lên từ 2000m trở lên. o Sườn phía Bắc của dãy núi là các bình nguyên duyên hải nhỏ hẹp như Ô răng, Angiê, Bonơ, đây là vùng trồng trọt phì nhiêu nhờ các công trình thủy lợi. o Phía Nam của dãy núi là các bình nguyên nội địa xen lẫn 1 số thung lũng sông, đất đai khá phì nhiêu, thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Các cao nguyên nội địa: nằm giữa 2 dãy Atlat, diện tích khá rộng, cao trung bình 1000m, bề mặêt hơi gợn sóng, xen kẻ các thung lũng sông tạm thời, lòng sông khô (Uét), các bồn địa, các hồ nước mặn. Trên các cao nguyên có nhiều diện tích thảo nguyên khô ráo. Dãy Atlát phía Nam ( Atlát Xahara ): biên giới tự nhiên ngăn cách miền Bắùc với Xahara, cao từ 1500 đến hơn 2000m, có các thung lũng ngang dọc nên không gây trở ngại cho giao lưu 2 miền.
  5. * Phần lớn diện tích miền Bắc có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải mùa đông ấm, nhiều mưa, mùa hè mát. nhiệt độ trung bình của Angiêri là 24oC. Càng đi sâu vào lục địa do ảnh hưởng của khí hậu sa mạc nên biên độ năm khá cao, trên các cao nguyên nội địa mùa hạ nhiệt độ trung bình 25 - 28 oC, từi da 50oC, mùa đông nhiệt độ trung bình -10o, -17oC có mưa tuyết và băng trên các đỉnh núi cao. * Miền đồng bằng duyên hải lượng mua trung bình 600 - 800mm, các cao nguyên nội địa lượng mua 400 - 600mm, sườn nam Atlát Xahara lượng mua 200 - 400mm. Sông ngòi mang tính chất sông miền núi: nhỏ, ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sinh hoạt, ngoài ra còn có nhiều sông tạm thời. * Thực vật chủ yếu là thực vật Ðởa Trung Hải, có nhiều diện tích rừng rậm rạp với những cây to, những diện tích rừng hành lang chạy dọc theo các con sông, rừng thưa xen lẫn với thảo nguyên. Thảo nguyên chiếm một diện tích lớn ở phía nam, gồm các loại cỏ ( đặc biệt là cỏ alpha - nguyên liệu sản xuất giấy cao cấp ) và cây bụi thưa. * Tập trung nhiều khoán sản quí: phốt pho, quặng sắt, quặng đa kim. b. Miền Nam: thuộc sa mạc Xahara diện tích 1.988.000 km2. Là 1 bình sơn nguyên có độ cao thấp hơn miền Bắc, gồm các sa mạc cát và sỏi đá nối tiếp, mênh mông, khô cằn hoang vắng, lác đác có một số điểm dân cư tại các ốc đảo hoặc các vùng khai thác khoáng sản. Phía ĐN là vùng núi Ahacga có những đỉnh núi cao trên 2500m, có lượng mua 100 mm/năm, nên có một số điểm dân cư sống nhờ chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu rất khắc nghiệt: nhiệt độ trung bình tháng 7: 50oC có ngày 70 oC, mùa đông < 0 oC. (Vùng núi Ahacga -10 oC). Thường có những trận gió xoáy tung cát bụi lên cao trên 1000 m, rất nguy hại đối với sự sống và sản xuất. Lượng mua rất thấp và thất thường, không có dòng chảy thường xuyên. Thực vật nghèo nàn, gồm các loại cây hàng năm mọc rất nhanh sau khi mưa, ra hoa kết trái nhanh chóng, đời sống chỉ tồn tại sau vài tuần. Càng đi sâu vào trung tâm sa mạc càng nghèo động vật. Riêng ở các ốc đảo cây cối phát triển khá xanh tốt, có giá trị kinh tế cao là cây chà là. Từ sau chiến tranh thứ II, trở lượng lớn dầu mỏ và khí tự nhiên được khám phá tại trung tâm và phía đông đất nước nởm trong vùng sa mạc Xahara đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. * Kết luận: Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong vùng hoang mạc Xahara với những điều kiệïn tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, nhiềøu diện tích rộng lớn hoàn toàn hoang vắng. Bù lại, khu vực núi và bình nguyên phía Bắc đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên khoáng sản, có nhiều yếu tố tự nhiên khác thuận lợi phát triển một nền kinh tế thịnh vượng. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ 1. Đặc điểm dân cư Dân số 30.200.000 người, mật độ trung bình 10,8 người/km2. 80% dân số là người Á Rập, 17% là người Bécbe. Dân số Angiêri tăng nhanh, 1 phần do nhập cư, phần do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao: 3% ( dân số 1936: 7.234.000 người, 1960: 11.2 M người, 1988: 23,8 M người, 1995: 25,8 M người, 2000: 30,2 M người ) trẻ em < 13 tuổi chiếm 45% dân số. Năm 1830 thực dân Pháp xâm chiếm Angiêri, nhiều người Âu đã tới đây sinh sống. Ngày nay người Âu chiếm khoảng 1% dân số, chủ yếu là người Pháp, sau đó là Ý, Tây ban Nha,
  6. sống chủ yếu tại các thành phố miền Bắc. Ngoài ra còn có người Do thái, Thổ nhỉ kỳ, dân 1 số nước châu Á. Dân cư phân bố không đều: 95% dân số tập trung ở miền bắc, mật độ trung bình 70 người/km2, miền nam chỉ có 1 người/ km2. * Ở miền Nam: có 2 hình thái quần cư chính: Sống định cư thành các làng xóm tại các ốc đảo và miền núi Ahacga, trồng chà là, ngũ cốc, rau quả, chăn nuôi lạc đà, gia cầm. Sống du mục trong sa mạc, chăn nuôi lạc đà hay theo các đoàn lữ hành. * Ở miền Bắc: trong quá trình xâm chiếm Angiêri, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều thành phố ven Ðởa Trung Hải, trong đó có những thành phố lớn đông dân. Sau khi giành độc lập, nhà nước Angiêri đã tiến hành cải tạo những thành phố cũ và xây dựng thêm một số thành phố mới, chủ yếu là những trung tâm công nghiệp, thị dân chiếm 48% dân số. Thành phố Angiê: Thủ dơ và là thành phố cảng lớn nhất, đông dân nhất, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, giao thông, thương mại, lớn nhất nước. Angiê là nơi tập trung sản phẩm công nghiệp lớn nhất trong toàn quốc. Các tàu biển qua lại Ðởa Trung Hải có thể cập bến Angiê 1 cách thuận lợi, Angiê còn là 1 thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng thế giới. Thánh phố Ôrăng: thành phố cảng lớn thứ nhì sau Angiê, được xây dựng trên bờ một vịnh ở TB đất nước, nằm giữa miền đồng bằng phì nhiêu, có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế với Marôc, giữ vai trò hàng đầu về xuất khẩu quặng sắt và cỏ alpha. Ngày nay Ôrăng còn là trung tâm công nghiệp quan trọng với những nhà máy lớn hiện đại sản xuất ôtô, chế biến thực phẩm. Thành phố Côngxtangtin: nằm ở phía ĐB đất nước, đầu mối giao thông quan trọng của miền Ðơng Bắc, là 1 trung tâm buôn bán lớn, chuyên trao đổi ngủ côc, dầu mỏ, khí tự nhiên, len, Ngoài những ngành công nghiệp nhẹ đã có từ lâu như dệt, xay xát, chế biến thực phẩm gần đây Côngxtangtin đã có một số nhà máy mới thuộc ngành công nghiệp nặng như hóa chất, chế biến lọc dầu, chế tạo máy Ngoài ra, Angiêri còn có những thành phố lớn khác như Anaba nổi tiếng với khu liên hợp luyện kim đen, Bônơ thành phố cảng chuyên xuất khẩu phốt phát và nhiều loại quặng. 2. Tình hình chính trị - xã hội Từ năm 1830 - 1962 Angiêri là thuộc địa của thực dân Pháp, ngay sau khi xâm chiếm Angiêri, thực dân Pháp chiếm nhiều đất đai tốt để lập đồn điền, khẩn trương khai thác hầm mỏ, xây dựng giao thông, các thành phố hải cảng, người Pháp thường làm chủ đồn điền, hầm mỏ, công chức có mức sống cao hơn nhiều lần so với người Angiêri. Do cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Angiêri dưới sự lãnh đạo của mặt trận giải phóng dân tộc từ 1954, Pháp buộc phải ký hiệp ước đình chiến ở Eviăng ngày 18-3-1962. Ngày 05-7-1962 Angiêri tuyên bố độc lập. Angiêri là nước Cộng Hòa theo chế độ Tổng thống, Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri là chính đảng duy nhất cầm quyền từ 1962 đến 1989. Năm 1989, một điều luật thiết lập chế độ đa đảng được chấp nhận, nhiều đảng phái đã hình thành như: Đảng Cộâng sản, Mặt trận các lực lượng XHCN, Phong trào dân chủ tại Angiêri, Mặt trận cứu nguy Hồi giáo Sau ngày giành độc lập, chính phủ Angiêri đã chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và Y tế.
  7. DÂN SỐ - VĂN HÓA Tiêu mục Đơn vị 1970 1980 1988 1995 Dân số M ng 13,75 18,67 23,84 25 Mật độ ng/km2 5,8 7,8 10 10,7 Gia tăng hàng năm % 3,5 3,2 3,1 3,0 Tử vong trẻ em %o 139,2 97,6 74 57 Tuổi thọ trung bình Năm 52,4 58 62 65 Dân số thành thị % 39,4 41,2 44 45 Số HS đại học % 1,9 4,9 7,4 7,8 Số HS trung học % 11 33 54 56 Mù chữ % dân 76,0 55,3 46,0 40,0 Số thầy thuốc 1000 dân 0,13 0,36 0,43 0,68 Máy thu hình 1000 dân 52 72 76 Sách xuất bản đầu sách 289 275 718 809 QUÁ TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Quá trình a. Trước khi giành độc lập Thấp kém phiến diện o Kinh tế nông nghiệp chuyên trồng một số loại cây phục vụ xuất khẩu ( nho, cam, chanh ) o Công nghiệp chỉ chú trọng trong công nghiệp khai thác và chế biến thực phẩm. Phần lớn tài sản quốc gia đều nằm trong tay thực dân Pháp.
  8. b. Sau khi giành độc lập: Chính phủ Angiêri đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Thực hiện cải cách ruộng đất o Tịch thu toàn bộ ruộng đất của tư bản nước ngoài. o Hạn chế bớt sở hữu ruộng đất quá lớn của địa chủ ( không được sở hữu quá 80 ha). o Chia ruộng đất cho nông dân. Quốc hữu hóa các cơ sở hầm mỏ, các cơ sở công nghiệp của tư bản nước ngoài. 2. Đặc điểm phát triển kinh tế a.Công nghiệp: Angiêri đã tiến hành công nghiệp hóa đất nước, chú trọng phát triển 1 số ngành công nghiệp chủ chốt (dầu mỏ, luyện kim đen, hóa chất, cơ khí và điện lực), đồng thời tiếp tục phát triển những ngành công nghiệp truyền thống (khai khoáng, sản xuất rượu vang, chế biến thực phẩm, dệt ). * Khai thác và chế biến dầu khí: Khai thác: Từ 1850 ở Bắc Angiêri sản lượng không đáng kể. Sau năm 1945 phát hiện nhiều mỏ dầu và khí thiên nhiên với trử lượng lớn ở phía nam tại sa mạc Xahara. Việc thăm dò dầu khí ở đây chủ yếu thuộc 5 công ty tư bản của Pháp, Mỹ, Anh, Hà lan. Trong các mỏ đã phát hiện quan trọng nhất là các mỏ: Hatxi Metxaut, Etdơlê, Hat xi Rơmet và Inxala: Mỏ Hatxi Métxaut: có trữ lượng hon 1 tỉ tấn dầu ở độ sâu 400-500 m, kèm theo vài tỉ m3 khí thiên nhiên. Mỏ Hatxi Rơmet: là mỏ khí thiên nhiên khổng lồ với trữ lượng khoảng 100 tỉ m3. Các mỏ dầu và khí thiên nhiên ở sa mạc Xahara cho phép tiến hành sản xuất đại qui mô trong 1 thời gian lâu dài, chất lượng dầu tốt, có tỉ lệ ét xăng cao hơn các mỏ ở Tây Á, gần các trung tâm phát triển kinh tế ở Tây Âu. Tuy nhiên việc khai thác ở đây cũng gặp không ít khóù khăn: nằm sâu trong sa mạc, xa các hải cảng và các trung tâm kinh tế của đất nước, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc đi lại, vận chuyển cũng hết sức khó khăn. Chế biến: o Thời Pháp thuộc có một nhà máy lọc dầu ở Angiêri công suất 1.500.000 tấn/năm. Năm 1960 xây dựng xong hệ thống đường ống dẫn dầu từ mỏ Etgiơlê tới hải cảng Xehira của Tuynidi, khả năng vận chuyển 7.000.000 tấn/năm. o Sau ngày độc lập, Angiêri đã thành lập " Công ty đầu lửa quốc gia" kiểm soát phần lớn việc khai thác và thị trường dầu khí trong nước. Hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế lọc dầu khí. Xây dựng thêm nhiều hệ thống đường ống dẫn dầu, khí, nối từ các mỏ đến các thành phố trung tâm kinh tế và các hải cảng miền bắc. Angiêri là nước phát triển nhanh nhất các nhà máy lọc dầu ở Châu Phi. . Hiện nay Angiêri có 4 nhà máy lọc dầu lớn (3 nhà máy có công suất 2.500.000 tấn và 1 nhà máy hóa lỏng khí đốt. Sản lượng dầu khí tăng lên nhanh chóng trung bình 48.000.000 tấn dầu và 70 tỉ m3/năm. Angiêri đứng thứ 3 về khai thác dầu khí ở Châu Phi (sau Nigiêria và Libi). Là thành viên của OPEC. (OPEC = Organixation of Petrolum Exporting Countries = Tổ chức các nước xuất khệu dầu mỏ. Được thành lập năm 1960. Đến 1993 có các nước thành viên sau: Angiêri, Arap Xêut,
  9. Baranh, Cata Cooet, Eâcuado, Gabông, Inđônêxia, Iran, Irắc, Libi, Liên Hiởp các tiểu vương quốc Arap, Nigiêria, Vênêxuêla). * Khai thác kim loại đen và kim loại màu: Khai thác phốt pho và quặng sắt ở miởn Ðơng Bắc; đếng,chì,kỷm ở Tây Bắc; khai thác rộng và cở anpha ở miởn Bắc. Hàng nam Angiêri đất sản lượng 3.800.000 tấn quặng sốt; 6.500 tấn tinh quặng chì, 28.000 tấn tinh quặng kỷm,1.300 tấn quặng đếng, 1.500.000 tấn phốtpho * Công nghiệp luyện kim và cơ khí - Nhà máy luyện kim đen ở Annaba, tinh lọc quặng chì, kỷm ở Gdávet. - Nhà máy sản xuất ô tô ở Ôrăng và Angiê. Hàng năm Angiê sản xuất được 2.500.000 tấn gang, 2.300.000 tấn thép, 7.200 chiếc ô tô, 560.000 tấn phân hóa học, 6.700.000 tấn xi măng, 1,8 tỷ Kwh điện. * Công nghiệp chế biến thực phẩm: từ lâu Angiêri nổi tiếng thế giới về rượu vang, đồ hộp, thuốc lá. Rượu vang Angiêri có thể sánh với rượu vang của Ý, Tây Ban Nha, Pháp. Hàng năm sản xuất khoảng 200.000.000 héctolít rượu vang, chủ yếu để xuất khẩu, chiếm 1/2 tổng giá trị hàng nông nghiệp xuất khẩu của Angiêri. b. Nông nghiệp thiên về trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới - Trồng trọt: giữ vai trò quan trọng: Lúa mì, lúa mạch, ngô (cây lương thực) trồng ở các đồng bằng Angie, Ôrăng và các đồng bằng khác. Sản lượng 3 tấn /năm, do đó phải dành 1/3 ngân sách để mua lương thực. Cây công nghiệp được chú trọng phát triển, chiếm 2/3 diện tích đất trồng trọt. o Nho được trồng từ năm 1.880, diện tích trồng nho tăng lên rất nhanh, trồng nhiều ở các đồng bằng miền tây, đặc biệt là đồng bằng Angiê, đồng bằng Bônơ, trên những diện tích đất đai màu mở nhất. o Ô liu được trồng trên các đất đá vôi khô ráo, tại các miền núi Atlat-Ten, sản xuất 20.000 tấn năm. o Cam, chanh, quít trồng khắp các đồng bằng duyên hải, ngoài ra còn trồng nhiều loại rau quả khác như cà chua, đậu côve, xalat, khoai tây. o Chà là phát triển chủ yếu ở các ốc đảo phần lớn được tiêu thụ tại chỗ (quả để ăn, nhựa để uống), 1 phần sản lượng chà là tốt dùng để xuất khẩu, mỗi năm thu hoạch 200.000 tấn. o Angiêri còn trồng nhiều thuốc lá, chủ yếu tại đồng bằng Angiê. Bông được trồng từ lâu đời chủ yếu tại đồng bằng Xêlíp. - Chăn nuôi: đã có từ lâu đời nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp. Đại gia súc: bò, lừa, ngựa, la nuôi ở các đồng bằng duyên hải và Atlat Ten, lạc đà được nuôi tại miền sa mạc. Gia súc nhỏ quan trọng nhất: cừu, dê nuôi tại các thảo nguyên phía đông đất nước. Số lượng dàn gia súc cởa Angiêri: 1.800.000 bị, 180.000 lớn, 165.000 lạc đà, 186.000 lừa và la, 17.500.000.cừu, 3.300.000 dê. KẾT LUẬN
  10. Trên đây là những thành tựu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội mà nhân dân Angiêri đạt được trong 26 năm ( 1962 - 1988 ) dưới sự cầm quyền của mặt trận giải phóng dân tộc. Nhưng từ cuối năm 1988 đất nước Angiêri đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế - chính trị và xã hội, mọi hoạt động của đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định. Nền kinh tế bị suy thoái, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Lực lượng hồi giáo cực đoan, đại diện là mặt trận cứu nguy Hồi giáo phát triển nhanh và liên tiếp gây bất ổn định xã hội, chính phủ đã tiến hành cải cách kinh tế như: tư hữu hóa nông nghiệp, giảm bớt độc quyền nhà nước, nhưng các biện pháp đó không đủ cải thiện tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Tình hình chính trị - xã hội của Angiêri vẫn diễn biến rất phức tạp. Nam Phi: Cộng Hoà Nam Phi (South Africa) Diện tích: 1.221.000 Km2 (1.219.080 Km2 chỉ tính phần lục địa) Dân số: 44.300.000 người (1998) Thủ đô: Prêtôria (Pretoria) Các thành phố lớn: Capetauơn (1.912.000 người), Bloemphontên (233.000 ng), Giôhanexbua (3.086.000 ng). Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên 4. Vị tri-giới hạn Hệ toạ độ: o Cực Bắc: 250N o Cực Nam:350N o Cực Đông: 170 Ð o Cực Tây: 30 Ð: Giới hạn:Cộng hoà Nam Phi nằm ở miền cực nam Châu Phi, chiều dài Bắc- Nam 1.300km, chiởu dài Tây- Ðơng 1.500km. Tây và Nam giáp Ðởi Tây Dương, Ðông giáp Ấn Ðộ Dương. Biển không đóng băng, hàng hải có thể hoạt động quanh năm, bờ biển phía đông có nhiều bến thiên nhiên tốt, thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và phát triển kinh tế biển. Phía Tây Bắc ngăn cách với các nước láng giềng bởi sa mạc Calahari nên giao lưu trở ngại. 2. Điều kiện tự nhiên Địa hình: đại bộ phận lãnh thổ thuộc cao nguyên Nam Phi nên địa hình chủ yếu là cao nguyên và núi, bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng, ít có địa hình cao, phần lớn diện tích có độ cao hon 1000 m, địa hình cao dần về phía đông nam đến dãy núi Drakenbec nằm gần sát bờ biển đông nam, có nhiều ngọn núi cao hon 2.500m, đỉnh cao nhất 3.283 m. Ít đồng bằng, chỉ có các đồng bằng nhỏ ven biển và ven sông. Khí hậu: chủ yếùu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền ven biển cực Nam có khí hậu cận nhiệt, ven biển phía Tây khí hậu khô khan, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 18Oc – 27Oc và tháng 7 từ 7Oc – 10Oc,ở các miền núi cao có tuyết phủ với thời gian khá dài trong năm. Ở độ cao trung bình trên các cao nguyên nội địa có đóng băng vào mùa đông. Phần lớn lãnh thổ có mưa vào mùa hạ, miền ven biển phía nam có mưa về mùa đông, lượng mưa hàng năm phân bố rất chênh lệïch giữa các địa phương.
  11. Miền ven biển phía Tây: lượng mua 60 mm/năm cần nhiều công trình Trên các cao nguyên: lượng mua 600 -700 mm thuỷ lợi để cung cấp đủ Sườn Đông Drakenbec: lượng mua 2000 mm nước cho sản xuất và sinh hoạt Sông ngòi: nhiều sông, nhưng ít sông lớn, chủ yếu là các sông ngắn, nhiều thác ghềnh, có giá trị dẫn thuỷ và thuỷ điện. Hai hệ thống sông lớn nhất và có giá trị cao nhất là o Sông Orangiơ: bắt nguồn từ phía Nam dãy Drakenbec, chảy qua gần hết chiều ngang lãnh thổ theo chiều Đ-T đổ ra Ðại Tây Dương. o Sông Limpôpô: bắt nguồn từ phía Bắc dãy Drakenbec đổ ra ởn Ðở Dương. Thực vật tự nhiên phổ biến là thảo nguyên và xavan với nhiều cây bụi và cỏ cao. Tại sườn đông dãy Drakenbec và miền cực Nam có rừng thưa.Giới động vật rất phong phú và có giá trị kinh tế cao: sư tử, báo, hươu cao cổ, voi, mèo rừng, tê giác. Khoáng sản: giàu nhất Châu phi, từ lâu Nam Phi đã nổi tiếng trên thề giới về mỏ vàng, kim cương, nhiều kim loại màu như crôm, mangan, đồng, niken, chì, quặng sốt, Urannium, than đá là cơ sở nguyên liệu vững mạnh cho nền sản xuất công nghiệp Nam phi phát triển. Đặc Điểm Dân Cư – Xã Hội 1 Quá trình thực dân địa lâu dài Dân bản địa Nam Phi là các bộ lạc thuộc chủng tộc Negroit. Năm 1647 Hà Lan chiếm đất đai ở miền cực Nam Phi, lập nên xứ thuộc địa Kếp vào năm 1662 (những người Hà Lan đầu tiên đến Nam Phi thường gọi là người Bor, tiếng Hà Lan có nghĩa là nông dân). Năm 1820 thực dân Anh chiếm thuộc địa Kép của người Bor và lập nên cảng Elidabet. Người Bor di chuyển lên phương bắc, vượt sông Orangiơ và dãy Drakenbec thành lập 2 xứ cộng hoà mới là Orangiơ (ở phía Tây) và Natan (ở phía Đông) xây dựng nên thành phố hải cảng Đuốcban. Năm 1843 người Anh xâm chiếm Natan. Người Bor lại di chuyển lên miền Ðơng Bắc lập nên xứ cộng hoà TranXôvan, lấy thành phố Prêtôria làm thủ đô. Năm 1910 các lãnh thổ Orangiơ, TranXôvan, Natan và Kếp hợp nhất thành Liên Băng Nam Phi, nằm trong khối Liên Hiệp Anh. Năm 1961 Liên Băng Nam Phi rút khỏi khối Liên Hiệp Anh và tuyên bố thành lập nước CH Nam Phi với thủ đô vẫn là Prêtôria. 2 Tình hình chính trị - xã hội Dân cư gồm nhiều chủng tộc, bộ tộc, bộ lạc khác nhau và nhiều người lai. Người da đen chiếm khoảng 68% dân số cả nước, gồm nhiều tộc người khác nhau: người Băng tu, người Hottentốt, người Buxmen, họ bị dồn tới các vùng nông thôn đất đai cằn cổi, 1 bộ phận làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ. Trước đây họ bị người da trởng miệt thị, đàn áp và bốc lột, đời sống thấp kém, cực khổ. Người da trắng chiếm 18% dân số là người Anh, Hà Lan sống ở thành thị, các trung tâm khai khoáng hoặc các vùng nông nghiệp trù phú. Giữ những vai trò chủ chốt về chính trị và kinh tế, họ thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kỳ tàn bạo, bị người dân trong nước và nhiều nước trên thế giới lên án mạnh mẽ.
  12. Người Châu Á chiếm 3% dân số gồm: người Ả Rập, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đông nhất là người Ấn Độ. Người lai chiếm 11% dân số chủ yếu lai giữa người Bor và người da đen, họ cũng bị phân biệt đối xử và có đời sống thấp. Do phong trào đấu tranh của nhân dân trong và ngoài nước phát triển mạnh. Chính quyền Nam Phi buộc phải ban hành 1 số chính sách để nới rộng quyền dân chủ. Ngày 03-09-1984, Nam Phi thành lập quốc hội mới gồm 3 viện: của người da trắng, da màu và người Ấn Độ. Ngày 02-02-1990, Tổng Thống Nam Phi Đơcléc đã huỷ bỏ lệnh cấm hoạt động đối với các đảng phái và các tổ chức chính trị tiến bộ trong nước. Cuối tháng 4-1994, một cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên đã được tiến hành với sự thắng lợi của Hội đồng dân tộc Phi (ANC), mà người đại diện là ông Nenson Mandela đã giữ chức vụ Tổng Thống, vị Tổng Thống da đen đầu tiên của CH Nam Phi, chấm dứt hơn 300 năm cai trị của thiểu số người da trắng. Nam Phi thiết lập và tái thiết lập những quan hệ ngoại giao, thương mại với các nước Châu Phi và thế giới, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. 3 Dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hoá cao Bảng 1.Dân số, văn hoá, y tế Tên mục Đơn vị 1970 1980 1988 1995 Dân số triệu 22,5 26,3 33,75 43,0 Mật độ Người/Km2 18,5 23,2 27,6 35,0 Gia tăng hàng năm % 2,6 2,4 2,2 2,2 Tử vong trẻ em %o 114 87,8 72,0 69,0 Tuổi thọ trung bình Năm 48,5 52,5 60,0 62,0 Số thấy thuốc Trên 1000 dân 0,6 0,52 0,70 0,9 Mù chữ % - - 40,0 24,0 HS trung học % 24,8 32,4 49,7 49,0 HS Đại học % 5,5 7,3 9,6 9,8 Dân cư Nam Phi tập trung tại các trung tâm khai thác mỏ miền Ðơng Bắc, các miền duyên hải phía Đông và phía Nam, 60% dân số sống tại các thành thị, Nam Phi có nhiều thành phố lớn: Thành phố Giôhanexbua: lớn nhất, là trung tâm kinh tế - văn hoá lớn nhất nước.
  13. Thủ đô Prêtôria: trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá, khoa học quan trọng của đất nước. Nhiều thành phố hải cảng lớn: o Kếptao: thành phố cổ nhất Nam Phi, cửa ngõ quan trọng nhất ở phía TN. o Cảng Ebidabet: cửa ngõ chính của miền Nam. o Đuôcban: cửa ngõ phía Đông. Nam Phi còn có nhiều thành phố nổi tiếng khác như Kimbơcli thủ phủ của miền khai thác kim cương nổi tiền trên thế giới, thành phố Vitvatexrang ở vùng khai thác vàng lớn nhất Châu Phi. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Đặc điểm: Nền kinh tế phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ II nhưng còn phụ thuộc vào nước ngoài. Cho tới trước chiến tranh thế giới I kinh tế Nam Phi còn phát triển ở trình độ thấp. Là nơi cung cấp nguyên liệu khóang sản, các sản phẩm chăn nuôi, là thị trường tiêu thụ hàng hóa công nghiệp của các nước tư bản phát triển. Trong chiến tranh thế giới II Nam Phi mất nguồn cung cấp hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng từ các nước tư bản nên phải đẩy mạnh việc xây dựng các ngành công nghiệp để thỏa mản nhu cầu. Sau chiến tranh thế giới II Nam Phi tăng cường công nghiệp hóa đất nước dựa vào vốn vay nước ngoài, nền kinh tế phát triển nhanh vượt tất cả các nước trong khu vực. o Ngày nay Nam Phi là nước công – nông nghiệp phát triển nhất Châu Phi. o Giai cấp tư sản chiếm vị trí chủ chốt trong nền kinh tế nhưng tư bản nước ngoài (Hoa Kì, Anh, Pháp,Đức) vẫn kiểm soát nhiều ngành kinh tế của đất nước. 2. Hoạt động Công nghiệp Phát triển mạnh với các ngành chủ yếu khai khóang, luyện kim, chế tạo máy,lấp ráp ô tô, hóa chất, dệït, thực phẩm, công nghiệp quân sự. 5. Công nghiệp khai khóang: giữ vai trò quan trọng cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu. Khai thác vàng: lớn nhất thế giới, khai thác ở nhiều nơi trên lãnh thổ nhưng lớn nhầt và quan trọng nhất là khu vực mỏ vàng Vitvatexrăng (diện tích:400-000 km2) nên xuất hiện thành phố Giohanexbua lớn nhất Châu Phi và nhiều thành phố vệ tinh khác, đứng thứ 2 là khu mỏ Orangiơ. Ngành này nằm trong tay các tư bản độc quyền lớn.Vàng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng,hàng năm sản lượng vàng của Nam Phi đứng đầu thế giới. Khai thác kim cương: nằm trong tay các công ty tư bản, tạo nên “Tập đòan Kim cương”. Kim cương được khai thác nhiều nơi trên lãnh thổ, nhưng quan trọng nhất là khu mỏ Kimbớcli và khu mỏ Primiơ. Cộng hoà Nam Phi đứng thứ 2 Châu Phi về sản lượng kim cương (sau Daia) nhưng chất lượng thì nhất Châu Phi, kim cương cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nam Phi cũng khai thác quặng sắt và kim loại màu , nhất Châu Phi về sản lượng than đá là 1 trong những nước hàng đầu thế giới về khai thác uranium. Ngoài ra Nam Phi còn khai thác bạch kim, mica, muối mỏ Một tỉ lệ lớn sản phẩm của ngành khai khóang dành cho việc xuất khẩu. b. Ngành luyện kim: phát triển nhanh chóng
  14. Đã xây dựng nhiều xí nghiệp liên hợp gang thép lớn và hoàn chỉnh ở Pretôria, Giôhanexbua, Nuicatxôn sản xuất 14.000.000 tấn thép, 9.000.000 tấn gang /năm, chưa đáp ứng nhu cầu. Ngành luyện kim màu cũng được xây dựng nhiều nơi trên lãnh thổ nhưng tập trung nhất ở miền Đông Bắc, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu như vàng, bạc, mangan, đồng, chì, niken,bạch kim. c. Ngành cơ khí chế tạo máy: phát triển nhưng phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài về vốn đầu tư và kỹ thuật. Sản xuất phương tiện vận tải, ô tô, máy bay (lắp ráp), đầu máy toa xe lửa,tàu thuỷ, xe mô tô ngoài ra còn ra máy nông nghiệp, các lọai máy điện. Trung tâm lớn nhất là Giôhanexbua. d. Công nghiệp hóa chất: phát triển nhanh, sản phẩm chính là các hóa chất cơ bản, các chất dầu mỡ, xà phòng,chất dẻo, sợi tổng hợp và phân hóa học. d. Ngành công nghiệp dệt: phát triển khá sớm, từ lâu Nam Phi đã xuất khẩu nhiều len, vải, lụa, ngày nay Nam Phi đã xây dựng nhiều xí nghiệp dệt lớn nhất và hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau như len, vải bông, vải sợi tổng hợp, lụa. Trung tâm dệt lớn là Ixlônđôn, Elidabet, Giôhanexbua, Prêtoria e. Ngành công nghiệp thực phẩm: nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú từ chăn nuôi và các cây trồng cận nhiệt, ngành công nghiệp thực phẩm rất phát triển với nhiều sản phẩm như rượu (đặc biệt rượu vang), bánh kẹo, đường đồ hộp, chế biến thịt, bơ, sữa, phomat, xay xát 3. Hoạt động nông nghiệp Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế quốc dân, tồn tại 2 khu vực sản xuất rất khác biệt nhau. Khu vực sản xuất trong các trang trại, đồn điền lớn, xuất khẩu các nông sản hàng hóa, trang bị kỹ thuật sản xuất hiện đại, năng suất và sản lượng nông sản cao. Khu vực sản xuất nhỏ của nông dân địa phương mang tính tự cung tự cấp, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất và sản lượng thấp. 4. Chăn nuôi: quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Ở các vùng đồng co,û khí hậu ẩm ướt, nguồn nước dồi dào người ta chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Vùng ít mưa: chăn nuôi cừu, dê. Ở các vùng đồng bằng, quanh các thành phố nuôi lợn và gia cầm, việc chăn nuôi trong các trang trại đã tạo được đàn gia súc với số lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho ngành Công thực thực phẩm và nhiều sản phẩm xuất khẩu, Nam Phi có khoảng 15.000.000 gia súc lớn, 35.000.000 cừu, 25.000.000 lợn. b. Trồng trọt: được tiến hành chủ yếu tại các miền đồng bằng ven biển, ven sông, trên các vùng cao nguyên có dẫn nước. Ngũ cốc chiếm diện tích lớn nhất trong các loạit cây trồng, trong đó chủ yếu là lúa mì và ngô sản lượng khoảng 15.000.000 tấn/năm, phải nhập lương thực. Các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao trồng ở các trang trại, đồn điền lớn: nho, cam, chanh; cung cấp các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra còn có một cây công nghiệp khác: bông, lạc, mía, thuốc lá. 4. Ngoại Thương Có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nam Phi, Nam Phi có nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đồng thời cũng phải nhập nhiều mặt hàng cần thiết.
  15. Cơ cấu ngoại thương có nhiều chuyển biến. o Xuất khẩu: ngoài các sản phẩm truyền thống như vàng, kim cương, nhiều kim loại màu, len, thịt, đường, hoa quả ngày nay đã có thêm nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp nặng. o Nhập khẩu: ngoài lương thực và hàng tiêu dùng, Nam Phi đã tăng cường nhập máy móc, thiết bị công nghiệp. Về quan hệ ngoại thương cũng có sự chuyển biến o Trước chiến tranh thế giới II: tư bản Anh chiếm tỷ trọng lớn trong ngoại thương của Nam Phi với 90% giá trị hàng xuất khệu, 70% giá trị hàng nhệp khệu. o Sau chiến tranh thế giới II: Nam Phi bớt lệ thuộc vào tư bản Anh những sản phẩm của các nước khác như Mĩ, Nhật, CHLB Đức tăng lên. Trung Phi: Cộng Hoà Ăngola (ANGOLA) Diện tích:1.246.700 km2 Dân số 10.624.000 người (1998). Thủ đô: Lu-an-đa. 2.250.000 người Các thành phố chính Huambô: 00.000 người, Benghela:155.000 người, lãnh thổ Angola còn bao gồm tỉnh Cabinđa, nằm sâu trong lãnh thổ Côngô-Kinxaxa khoảng 40-50 km. Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên 1. Vị trí - giới hạn Hệ tọa độ: Cực Bắc: 60N Cực Nam: 180 N Cực Đông: 240Ð Cực Tây: 120Ð Giới hạn: Bắc giáp Cộng hồ dân chủ Công Gô; Ðông giáp Dambia; Nam giáp Namibia; Tây giáp Đại Tây Dương. 2. Địa hình 90% diện tích lãnh thổ là cao nguyên, cao trung bình từ 200-1800m, (đỉnh núi cao nhất là Sêra- Môcô 2610m. Phía tây là miền đồng bằng hẹp ven biển ( rộng từ 48-161 km), phía tây nam là sa mạc. 3. Khí hậu Gió mùa xích đạo, nhiệt độ trung bình 15-290C, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 5 ở phía Bắc. Vùng đồng bằng duyên hải lượng mua trung bình 388mm/năm,ở Namip chỉ còn 51mm/năm. Ở vùng cao nguyên có khí hậu cận nhiệt, lượng mua 1500mm/năm ở phía Bắc, 750m/m ở phía Nam. Vùng sa mạc miền Nam khí hậu khô nóng.
  16. 4. Sông ngòi: chủ yếu bắt nguồn ở miềm núi trung tâm quan trọng là các sông: Sông Cuanza và sông Counê chảy ra Ðại Tây Dương. Sông Kouango, sông Loange là phụ lưu tả ngạn sông Cônggô. Sông KouBăngô, sông Konando, sông Konito chảy theo hướng B-N vào bồn địa L’okovango ở Botxoana. 5. Động thực vật: Thực vật thay đổi theo khí hậu: o Rừng rậm nhiệt đới ẩm ở phía Bắc và tỉnh Cabinda. o Rừng mưa và thảo nguyên ở phía Nam. o Vùng duyên hải có nhiều các cây lá cứng, cây cọ. o Phía Đông là thực vật sa mạc nghèo nàn. Động vật phong phú: voi, tê giác, hươu cao cổ, ngựa vằn, linh dương, khỉ gorilla, cá sấu, các loài chim và côn trùng. 6. Khoáng sản: Nhiều dầu mỏ, kim cương, quặng sắt, phốt phát, đồng, vàng, bôxit, uranium. Dân Cư - Xã Hội 1. Dân cư: Mật độ 7 người/Km2, tỉ lệ tăng dân số 2,7%, tỉ lệ dân thành thị 26%, gồm 90 nhóm dân tộc, trong đó 5 nhóm chính là: người Ôâvimbunđu (37%), người Kimbundu(23% ) người Bakôngô (13% ), người Lumbe ( 5% ), các nhóm khác 17%. Ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha, các ngôn ngữ Bantu được dùng phổ biến. 2. Lịch sử phát triển: Người Bồ Đào Nha tới Ănggola từ cuối thế kỹ XV. Từ năm 1641 - 1648 Đức chiếm Aênggola. Từ năm 1885-1995, Bồ Đào Nha, Đức, Bỉ và Anh đã ký một số Hiệp ước đánh đổi các vùng cho nhau và để phần lãnh thổ Aênggola hiện nay cho Bồ Đào Nha thống trị. Năm 1951 Ăênggola trở thành một “tỉnh hải ngoại” của Bồ Đào Nha. Năm 1961 nhân dân Ănggola dưới sự lãnh đạo của Phong trào nhân dân giải phóng Ănggola ( MPLA ) đã khệùi nghĩa vũ trang giành độc lập. Tháng 7/1972 Bồ Đào Nha phải để Ănggola hưởng qui chế “Liên Băng” với quyền tự trị địa phương. Năm 1975 Ănggola tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Ănggola. Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình Ănggola vẫn chưa ổn định, cuộc nội chiến tranh giành quyền lực do UNITa lãnh đạo chống chính phủ Ănggola của MPLA vẫn tiếp diễn. 3. Những vấn đề xã hội Mức sống của đại đa số nhân dân Aênggola còn rất thấp: 58% dân số mù chữ. Tuổi thọ trung bình: nam 42, nữ 46. Tỉ lệ tử vong 20%. Tỉ lệ sinh 47%. Số dân/bệnh viện: 361.167 người. Số dân/giường bệnh: 659 người.
  17. Số dân/Bác sĩ: 13.234 người. Chỉ có 1 trường Đại học với 4.965 sinh viên. 4. Kinh Tế Kinh tế kém phát triển do thiếu lao dộng kỹ thuật và nội chiến kéo dài. Sản phẩm nông nghiệp chính: sắn, khoai lang, khoai tây, lạc, chanh, kê, đậu, chuối, mía, cà phê, bông. Đàn gia súc có trâu, bò, cừu. Sản phẩm công nghiệp: dầu lửa, kim cương, các loại quặng sắt, phốt phát, uran, vàng, chế biến cá, chế biến thực phẩm, dệt, vật liệu xây dựng. Xuất khẩu: rau quả, sản phẩm thịt, dầu mỏ, khí đốt, kim cương, cà phê. Nhập khẩu: máy móc, thiết bị công nghiệp, dụng cụ nông nghiệp, thực phẩm, hoá chất.