Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học - Dương Hữu Biên (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học - Dương Hữu Biên (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_co_so_ngon_ngu_hoc_duong_huu_bien_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học - Dương Hữu Biên (Phần 2)
- Cơ sở ngôn ngữ học - 75 – CHƯƠNG VII : CƠ SỞ NGỮ PHÁP HỌC I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC. 1. Khái niệm ngữ pháp. Thuật ngữ ngữ pháp (tiếng Anh: grammar; tiếng Pháp: grammaire; tiếng Đức: grammatik; tiếng Nga: ; tiếng Tây Ban Nha: grammática) xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ học thế giới. Thông thường, khái niệm ngữ pháp thường được hiểu theo ba nghĩa sau đây: 1) Toàn bộ quy tắc biến hóa từ, cấu tạo từ, quy tắc liên kết các từ thành những đơn vị ngôn ngữ bậc cao như cụm từ và câu. 2) Cơ cấu ngữ pháp của một ngôn ngữ. Với ý nghĩa này ngữ pháp được quan niệm như là bộ phận cấu thành nên một ngôn ngữ. 3) Chỉ một phân ngành trong ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về các hình thức biến hóa từ, cấu trúc từ, cấu tạo của cụm từ và câu. Theo cách hiểu này, đó chính là ngữ pháp học. Trong giáo trình này, ngữ pháp được hiểu theo nghĩa thứ nhất, tức là cách hiểu hẹp, là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học. Như vậy, ngữ pháp là toàn bộ quy tắc biến đổi và kết hợp từ thành cụm từ và câu trong mỗi một ngôn ngữ cũng như cơ cấu của các đơn vị đó. Với ý nghĩa này, ngữ pháp của một ngôn ngữ thường do hai bộ phận cấu thành: bộ phận từ pháp (hay còn gọi là hình thái học) và bộ phận cú pháp. Bộ môn ngữ pháp học nghiên cứu bộ phận thứ nhất được gọi là Từ pháp học (hay Hình thái học), còn nghiên cứu bộ phận thứ hai được gọi là Cú pháp học. 2. Đặc điểm của cơ cấu ngữ pháp. Là một bộ phận cấu thành nên ngôn ngữ, do vậy, bên cạnh những đặc điểm chung vốn có của ngôn ngữ xét về mặt xã hội như ta đã từng đề cập trong các chương của phần thứ nhất, ngữ pháp còn mang những đặc điểm riêng sau đây: a. Tính khái quát. Lê-nin đã từng chỉ rõ: Trong ngôn ngữ chỉ có cái khái quát mà thôi. Điều này hoàn toàn đúng với ngữ pháp. Đành rằng, các cấp độ ngữ âm, từ vựng cũng là khái quát, nhưng cái khái quát của ngữ pháp khác về bản chất. Chẳng hạn, sự khái quát từ vựng là so với hiện tượng khách quan được nó biểu thị. Mỗi một từ biểu thị những hiện tượng cùng loại. Từ bàn chẳng hạn, không phải là một cái bàn cụ thể nào - trừ khi nó được hiện thực hóa trong câu, tức là gắn với cái sở chỉ xác định - mà chỉ cái bàn nói chung, bất luận hình dáng ra sao, cấu tạo bằng chất liệu gì Còn ở ngữ pháp thì lại khác. Ngữ pháp khái quát là so với từ và câu. Mỗi một quy tắc ngữ pháp - như quy tắc biến hóa từ, quy tắc kết hợp từ không phải là cái gì riêng, cụ thể của từng từ, từng câu, mà là cái gì rất chung, phổ biến của vô số các từ, các câu cụ thể. Do vậy, tính khái quát của ngữ pháp cao hơn một bậc so với tính khái quát của từ vựng. Chính nhờ tính khái quát này mà ta nắm được ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó khi cần học, cần nghiên cứu khá dễ dàng. Chẳng hạn, dựa vào quy tắc biến cách của danh từ trong tiếng Nga, ta có thể tìm ra và biến đổi sự biến cách của hàng loạt danh từ trong ngôn ngữ này mà không sợ sai. Tóm lại, ngữ pháp tồn tại một cách khách quan trong ngôn ngữ. Ngữ pháp học không tự ý mình đặt ra ngữ pháp, mà phải từ trong thực tế ngôn ngữ để rút ra những quy luật, quy tắc ngữ pháp và tiến hành xây dựng, miêu tả các quy tắc, quy luật đó. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 76 – b. Tính bền vững. Ngôn ngữ cũng phát triển nhưng rất chậm, không có hiện tượng đột biến. Ngữ pháp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhưng so với ngữ âm và từ vựng, ngữ pháp biến đổi chậm hơn vì nó có tính ổn định cao, vì đây là nơi thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy một cách cao nhất, tập trung nhất. Đành rằng trong ngôn ngữ, có một số yếu tố ngữ pháp được bổ sung và đi vào thế ổn định, lại có một số yếu tố ngữ pháp nào đó mất đi nhưng tất cả những thay đổi đó chỉ là hiện tượng biên, còn bản thân cơ cấu ngữ pháp luôn ở trạng thái ổn định, bền vững. Trải qua nhiều thế kỷ, một ngôn ngữ nào đó có thể có những biến động lớn, nhưng hệ thống ngữ pháp của nó - về đại thể - vẫn bảo tồn những đặc điểm vốn có của mình. Chính nhờ đặc điểm này mà người ta có thể tìm ra được những căn cứ khách quan chủ yếu để xác định nên các dòng họ ngôn ngữ trong lịch sử. Mặt khác, nhờ đặc điểm này mà đưa đến cho một ngôn ngữ nào đó năng lực chống lại một cách có hiệu quả sự đồng hóa của một ngôn ngữ khác, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Điều này giải thích tại sao trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, mặc dù chế độ phong kiến Trung Quốc luôn tìm mọi cách đồng hoá dân tộc ta về mặt ngôn ngữ, nhưng tiếng ta vẫn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. 3. Ngữ pháp học. Ngữ pháp học là bộ môn của ngôn ngữ học đề cập đến dạng thức (form) lẫn cấu trúc của các từ (hình thái học - morphology) và mối quan hệ tương tác qua lại của chúng trong câu (cú pháp học -syntax). Việc nghiên cứu này của ngữ pháp học nhằm bộc lộ ngôn ngữ hoạt động như thế nào. a. Các bộ môn của ngữ pháp học. Theo truyền thống, ngữ pháp học bao gồm hai bộ môn: Hình thái học (hay từ pháp học) và Cú pháp học. Hình thái học (morphology) là bộ môn của ngữ pháp học nghiên cứu về các quy tắc biến đổi từ cũng như kết cấu và cấu tạo của từ trong ngôn ngữ. Qua đó tiến hành phân loại từ về mặt cấu tạo, phân chia từ thành các lớp từ loại khác nhau. Cú pháp học (syntax) là bộ môn của ngữ pháp học nghiên cứu các quy tắc kết hợp từ để tạo nên cụm từ và câu cũng như cấu tạo của chúng, tìm ra các quan hệ chi phối giữa sự kết hợp các từ, các ngữ đoạn và tiến hành phân loại chúng. Tùy theo từng loại hình ngôn ngữ mà ngữ pháp học nặng về từ pháp hay cú pháp. Chẳng hạn, trong các ngôn ngữ biến hình, khi nghiên cứu ngữ pháp, người ta rất chú trọng đến từ pháp. Còn trong những ngôn ngữ có hình thái học ít phát triển như tiếng Việt, thì lại chú trọng nhiều đến cú pháp. Và trên thực tế, giữa các ngôn ngữ khác nhau về loại hình thuờng xảy ra hai chiều hướng trái ngược: ngôn ngữ nào từ pháp phức tạp thì cú pháp lại đơn giản và ngược lại. Ngoài ra, tùy theo những mục đích khác nhau và từ những góc độ khác nhau, mà trong ngữ pháp học có thể hình thành nên các bình diện nghiên cứu khác nhau về ngữ pháp như: (i) Ngữ pháp học đại cương (general grammar) chuyên nghiên cứu những quy luật ngữ pháp chung của nhiều ngôn ngữ trên thế giới. (ii) Ngữ pháp học miêu tả (descriptive grammar) nghiên cứu hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ ở một thời kỳ nhất định bằng phương pháp miêu tả đồng đại. (iii) Ngữ pháp học lịch sử (historic grammar) nghiên cứu quá trình diễn biến của một hệ thống ngữ pháp ở những thời kỳ khác nhau trong lịch sử dưới gốc độ đồng đại, bằng phương pháp so sánh - lịch sử. (iv) Ngữ pháp học so sánh (comparative grammar) nghiên cứu ngữ pháp của các loại hình ngôn ngữ khác nhau dựa vào phương pháp so sánh-đối chiếu (constrastive comparasion). Ngữ pháp học so sánh thường thông qua việc so sánh ngữ pháp của các ngôn ngữ thân thuộc để nghiên cứu lịch sử của các ngôn ngữ đó. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 77 – b. Các loại ngữ pháp học. Đa số mọi người trước hết đều đụng chạm đến ngữ pháp trong việc kết nối với sự nghiên cứu của riêng mình hoặc của một ngôn ngữ thứ hai ở trường học. Loại ngữ pháp này được gọi là ngữ pháp học tiêu chuẩn (normative), hoặc mệnh lệnh (prescriptive), bởi vì nó định nghĩa vai trò của nhiều từ loại và những khuyến khích cái gì là khuôn mẫu, hay quy tắc về cách dùng “chuẩn xác”. Ngữ pháp học mệnh lệnh nhận định các từ và câu sẽ được đặt cùng nhau như thế nào trong một ngôn ngữ để người nói sẽ được lĩnh hội với tư cách có ngữ pháp tốt. Khi những người được coi là có ngữ pháp tốt hoặc tồi, việc suy luận là ở chỗ họ tuân theo hoặc lờ đi những quy tắc về cách dùng được công nhận có liên quan đến ngôn ngữ mà họ nói. Ngữ pháp học mệnh lệnh chuyên biệt về ngôn ngữ chỉ là một cách để xem xét việc cấu tạo từ và câu trong ngôn ngữ. Những nhà ngữ pháp học khác quan tâm một cách cơ bản về những sự thay đổi trong kết cấu từ và câu trong một ngôn ngữ qua thời gian - ví dụ, tiếng Anh Cổ đại, tiếng Anh Trung đại và tiếng Anh Hiện đại khác nhau như thế nào; cách tiếp cận này được biết như là ngữ pháp học lịch sử (historical grammar). Một số nhà ngữ pháp học tìm kiếm để xác lập những nét dị biệt hoặc những nét tương đồng trong các từ và trật tự từ ở nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn, các chuyên gia về ngữ pháp học so sánh (comparative grammar) nghiên cứu những sự tương ứng âm thanh và ý nghĩa giữa các ngôn ngữ để xác định mối quan hệ của chúng đối với nhau. Bằng việc xem xét những dạng thức giống nhau trong các ngôn ngữ có liên quan, các nhà ngữ pháp học có thể khám phá ra những ngôn ngữ khác nhau có thể có ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào. Còn những nhà ngữ pháp học khác khảo sát các từ và các trật tự từ được sử dụng trong những ngữ cảnh xã hội để đưa ra những thông điệp đồng quy ra làm sao; ngữ pháp này được gọi ngữ pháp học chức năng. Tuy nhiên, một số nhà ngữ pháp học lại đề cập đến việc xác định sự phân bố ý nghĩa của những đơn vị kiến tạo từ cơ bản (basic word-building units – các hình vị (morphemes)) và những đơn vị kiến tạo câu (sentence-building units – các thành tố (constituents)) kết cấu-câu và những đơn vị (những phần tử) có thể được mô tả tốt nhất như thế nào. Cách tiếp cận này được gọi là ngữ pháp học miêu tả (descriptive grammar). Các ngữ pháp học miêu tả chứa đựng những hình thái lời nói thực tế được ghi lại từ những người nói bản ngữ của một ngôn ngữ cụ thể và được biểu hiện bằng những phương tiện của các ký hiệu viết. Những ngữ pháp học miêu tả chỉ ra những ngôn ngữ nào - thường là những ngôn ngữ chưa báo trước khi được viết ra hoặc được ghi lại giống nhau về phương diện cấu trúc. Những cách tiếp cận này đến ngữ pháp (mệnh lệnh, lịch sử, so sánh, chức năng và miêu tả) tập trung vào cách kiến tạo từ và trật tự từ; chúng quan tâm chỉ đến những khía cạnh này của ngôn ngữ có cấu trúc. Những kiểu ngữ pháp học này cấu thành một bộ phận của ngôn ngữ học khu biệt với âm vị học (sự nghiên cứu ngôn ngữ học về ngữ âm) và ngữ nghĩa học (sự nghiên cứu ngôn ngữ học về ý nghĩa hoặc nội dung). Ngữ pháp đối với nhà theo khuynh hướng mệnh lệnh học, sử học, so sánh, chức năng và miêu tả là một bộ phận tổ chức của ngôn ngữ - lời nói được đặt cùng nhau như thế nào, các từ và các câu được cấu tạo ra làm sao, và các thông điệp được giao tiếp như thế nào. Các chuyên gia được gọi là những nhà ngữ pháp học sản sinh-cải biên (transformational-generative grammarians), chẳng hạn như nhà ngôn ngữ học Mỹ Noam Chomsky, đã tiếp cận ngữ pháp một cách hoàn toàn khác - với tư cách là một lý thuyết về ngôn ngữ. Bằng ngôn ngữ này, những học giả này hiểu tri thức con người có được cho phép họ thụ đắc bất kỳ ngôn ngữ nào. Một ngữ pháp như vậy là một loại ngữ pháp phổ quát (universal grammar), một sự phân tích về những nguyên lý làm nền cho mọi ngữ pháp khác nhau của con người. c. Lịch sử của việc nghiên cứu ngữ pháp. Việc nghiên cứu về ngữ pháp được bắt đầu với các nhà Hy Lạp cổ xưa, những người hoạt động theo sự suy đoán triết học về các ngôn ngữ và miêu tả cấu trúc ngôn ngữ. Truyền thống ngữ pháp này được chuyển sang các nhà La Mã, những người đã dịch những tên gọi Hy Lạp cho các từ loại và những cách kết thúc (endings) ngữ pháp sang tiếng La-tinh; rất nhiều trong những thuật này (danh cách, đối cách, tặng cách) vẫn Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 78 – còn được tìm thấy trong những ngữ pháp học hiện đại. Nhưng các nhà Hy Lạp và La Mã không thể xác định các ngôn ngữ có quan hệ như thế nào. Vấn đề này đã thúc đẩy sự phát triển của ngữ pháp học so sánh, ngữ pháp học từng trở thành cách tiếp cận nổi trội đối với khoa học ngôn ngữ vào thế kỷ thứ 19. Việc nghiên cứu ngữ pháp buổi đầu làm xuất hiện sự liên kết chặt chẽ với những công sức nhằm hiểu những chữ viết cổ xưa . Như vậy, ngữ pháp bị ràng buộc về phương diện nguồn gốc với những xã hội có các truyền thống chữ viết lâu đời. Ngữ pháp sớm nhất hiện vẫn còn tồn tại là ngữ pháp về ngôn ngữ Sanskrit của người Ấn Độ, được biên tập bởi nhà ngữ pháp học người Ấn Độ Panini (nổi tiếng khoảng năm 400 trước Công nguyên). Cách phân tích có tính phức tạp triết học này đã cho thấy các từ được cấu tạo như thế nào và những bộ phận nào của các từ mang nghĩa. Cuối cùng, các ngữ pháp của Panini và những học giả Hindu khác đã trợ giúp trong việc giải thích về văn học tôn giáo Hindu được viết bằng tiếng Sanskrit. Người Ả Rập tin sự khởi đầu việc nghiên cứu ngữ pháp về ngôn ngữ của mình trước thời Trung cổ. Vào thế kỷ thứ 10, những người Do Thái đã hoàn thành một từ điển tiếng Do Thái; họ cũng sản sinh một sự nghiên cứu về ngôn ngữ Old Testament. Nhà ngữ pháp học Hy Lạp Dionysius Thrax đã viết Art of Grammar, mà nhiều ngữ pháp Hy Lạp, La- tinh và châu Âu khác về sau đã dựa vào nó. Bằng việc lan truyền của Đạo Thiên chúa và việc dịch thuật các Kinh thánh sang nhiều ngôn ngữ của những tín đồ Cơ đốc mới, các nền văn học có chữ viết bắt đầu phát triển giữa những người không có học trước đây. Vào những thời kỳ Trung đại, các học giả châu Âu biết một cách đại cương, ngoài những ngôn ngữ của riêng mình và tiếng La-tinh, những ngôn ngữ của những người láng giềng gần nhất của họ. Những truy nhập này tới vài ngôn ngữ đặt các học giả suy nghĩ về những ngôn ngữ có thể so sánh được như thế nào. Tuy nhiên, sự phục hưng của việc nhận thức cổ điển trong thời kỳ Phục hưng đã đặt nền tảng cho một cố gắng sai lầm bởi các nhà ngữ pháp nhằm làm phù hợp với tất cả các ngôn ngữ vào trong cấu trúc của tiếng Ly Lạp và tiếng La-tinh. Xác thực hơn, Đạo Thiên chúa trung cổ và nhận thức Phục hưng đã dẫn việc khảo sát thế kỷ thứ 16 và thế kỷ thứ 17 về tất cả các ngôn ngữ đã được biết sang một nổ lực nhằm xác định ngôn ngữ nào có thể là cổ nhất. Trên cơ sở của Kinh thánh, tiếng Do Thái thường được chỉ định như vậy. Các ngôn ngữ khác - ví dụ tiếng Hà Lan - cũng được chọn lựa bởi vì những hoàn cảnh ngẫu nhiên hơn là những sự kiện ngôn ngữ. Vào thế kỷ thứ 18, tình hình bớt lộn xộn hơn và những sự so sánh bắt đầu được thiết lập, và lên đến cực điểm trong sự chiếm đoạt bởi nhà triết học Đức Gottfried Wilhelm Leibniz ở chỗ đa số các ngôn ngữ của châu Âu, châu Á và tiếng Ai Cập đều bắt nguồn từ cùng một ngôn ngữ gốc - một ngôn ngữ được quy chiếu như là ngôn ngữ Ấn-Âu. Vào thế kỷ thứ 19, các học giả đã phát triển cách phân tích hệ thống về các từ loại, phần lớn được xây dựng trên cách phân tích buổi đầu về tiếng Sanskrit. Ngữ pháp học tiếng Sanskrit buổi đầu của Panini là một hướng dẫn qúi giá trong việc biên soạn các ngữ pháp của những ngôn ngữ châu Âu, tiếng Ai Cập, và châu Á. Việc miêu tả này về các ngữ pháp của những ngôn ngữ có liên quan, trong khi sử dụng công trình của Panini như một cẩm nang, đã được biết như là ngữ pháp học Ấn-Âu, một phương pháp của việc so sánh và nêu quan hệ những hình thái của lời nói trong nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên, cách tiếp cận Phục hưng đến ngữ pháp, đặt cơ sở việc miêu tả tất cả các ngôn ngữ trên mô hình của tiếng Hy Lạp và tiếng La-tinh, đã suy tàn dần. Không phải đến tận đầu thế kỷ thứ 20 các nhà ngữ pháp học mới bắt đầu miêu tả các ngôn ngữ theo những thuật ngữ riêng của mình. Đáng ghi nhớ về điểm này là Handbook of American Indian Languages (1911), công trình của nhà nhân chủng học người Mỹ gốc Đức Franz Boas và những cộng sự của ông ta; và những nghiên cứu bởi nhà ngôn ngữ học Đan Mạch Otto Jespersen, A Modern English Grammar (được xuất bản thành bốn phần, 1909-31), và The Philosophy of Grammar (1924). Công trình của Boas đã thiết lập cơ sở cho nhiều loại hình về nghiên cứu ngữ pháp học miêu tả Mỹ. Công trình của Jespersen là kẻ dự báo về những cách tiếp cận hiện thời như vậy đến lý thuyết ngôn ngữ học với tư cách là ngữ pháp học sản sinh - cải biến. Boas đã thách thức việc ứng dụng của những phương pháp truyền thống về việc nghiên cứu ngôn ngữ đối với những ngôn ngữ phi Ấn-Âu không có những bản ghi bằng chữ viết, chẳng hạn như những ngôn ngữ Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 79 – được nói bởi người Anh-điêng Bắc Mỹ. Ông ta nhìn nhận ngữ pháp như một sự miêu tả về lời nói con người trong một ngôn ngữ được tổ chức như thế nào. Một ngữ pháp học miêu tả cần phải mô tả những mối quan hệ của các yếu tố lời nói trong các từ và các câu. Sự thúc đẩy được cho sẵn bởi viễn cảnh tươi mới của Boas, cách tiếp cận này đến ngữ pháp được biết như là ngôn ngữ học miêu tả đã trở thành nổi trội ở Mỹ vào nửa đầu thế kỷ thứ 20. Jespersen, cũng giống như Boas, suy nghĩ ngữ pháp cần phải được nghiên cứu bằng việc khảo sát lời nói sống hơn là bằng việc phân tích những tài liệu viết, nhưng ông ta muốn xác nhận những nguyên lý chung đối với các ngữ pháp của tất cả các ngôn ngữ là cái gì, cả ở thời gian hiện tại (cái được gọi là tiếp cận đồng đại) lẫn cả xuyên suốt lịch sử (cái được gọi là cách tiếp cận lịch đại). Các nhà ngôn ngữ học miêu tả đã phát triển những phương pháp nghiêm ngặt và chính xác để mô tả những đơn vị cấu trúc hình thức ở phương diện nói của ngôn ngữ bất kỳ. Cách tiếp cận này đến ngữ pháp được phát triển với quan điểm này được biết như là cách tiếp cận cấu trúc. Một ngữ pháp học cấu trúc cần phải mô tả cái mà nhà ngôn ngữ học Thụy Sỹ Ferdinand de Saussure đã quy chiếu bằng từ tiếng Pháp langue – trong khi biểu thị nền hệ thống một ngôn ngữ cụ thể, nghĩa là những thành viên của một cộng đồng lời nói nói và nghe thấy cái gì mà nó sẽ thông qua như một ngữ pháp có thể chấp nhận được đối với những người nói và người nghe khác của ngôn ngữ đó. Những dạng thức lời nói thực tại (được quy chiếu bởi các nhà cấu trúc luận bằng từ tiếng Pháp parole) đại diện những thể hiện của langue, nhưng theo tự bản thân chúng, không phải là cái mà ngữ pháp học phải miêu tả. Cách tiếp cận cấu trúc luận đến ngữ pháp cảm nhận về một ngôn ngữ cụ thể chẳng hạn như tiếng Pháp, tiếng Swahili, tiếng Trung Quốc, hay tiếng Ả Rập như một hệ thống của những yếu tố tại nhiều cấp độ - âm, từ, câu, ý nghĩa - liên hệ qua lại. Một ngữ pháp cấu trúc luận bởi vậy mô tả những mối quan hệ nào nằm ở dưới tất cả những thể hiện của lời nói trong một ngôn ngữ cụ thể; một ngữ pháp miêu tả mô tả những yếu tố của lời nói được sao chép lại (được ghi lại, được nói ra). Vào giữa thế kỷ thứ 20, Chomsky, người đã nghiên cứu ngôn ngữ học cấu trúc, đang tìm kiếm một cách thức để phân tích cú pháp tiếng Anh theo một ngữ pháp cấu trúc. Công sức này dẫn ông ta đến việc nhìn nhận ngữ pháp học như là một lý thuyết về cấu trúc ngôn ngữ hơn là một sự mô tả về các câu thực tại. Ý tưởng của ông ta về ngữ pháp là ở chỗ nó là một thiết bị để sản sinh cấu trúc, không phải của langue (nghĩa là không phải của một ngôn ngữ cụ thể), mà là của ngữ năng - khả năng sản sinh và hiểu các câu trong ngôn ngữ bất kỳ hay tất cả các ngôn ngữ. Những lý thuyết phổ quát luận của ông ta có liên quan đến những ý tưởng của các nhà ngữ pháp học thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, những người xúi giục ngữ pháp cần phải được xem xét như là một bộ phận của lôgic - chìa khóa để phân tích tư duy. Các nhà ngữ pháp phổ quát chẳng hạn như nhà triết học Anh John Stuart Mill, trong khi miêu tả ngay từ cuối năm 1867, đã tin tưởng những quy tắc của ngữ pháp là những hình thức ngôn ngữ tương ứng với những hình thức tư duy phổ quát. II. Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP 1.Ý nghĩa ngữ pháp. Trong ngôn ngữ, người ta thường nói đến hai loại ý nghĩa cơ bản: ý nghĩa từ vựng (lexical meanings) và ý nghĩa ngữ pháp (grammatical meanings). Ý nghĩa từ vựng (đã được bàn kỹ ở chương bảy) là ý nghĩa riêng biệt của từng từ, làm cho nó khác hẳn với các từ khác. Ví dụ: ý nghĩa “làm việc” trong các từ work, worker, worked của tiếng Anh Còn ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa khái quát hóa, trừu tượng hóa bao trùm lên hàng loạt từ, cụm từ và câu. Đó là loại ý nghĩa phụ bổ sung cho ý nghĩa từ vựng của từ, biểu thị các quan hệ hình thái khác nhau (như quan hệ với các từ khác trong cụm từ và câu, quan hệ với chủ thể hành động hoặc với các nhân/vật khác, quan hệ của điều được thông báo với thực tại và thời gian, giữa người nói với điều được nói ra ). Trong các ngôn ngữ tổng hợp tính, ý nghĩa ngữ pháp được đặc trưng đối với từ, được thể hiện bằng các phụ tố hoặc các trợ từ Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 80 – Thông thường, người ta có thể rút ra các kiểu loại ý nghĩa ngữ pháp cơ bản sau đây: 1) Ý nghĩa đối lập là loại ý nghĩa ngữ pháp được rút ra từ sự đối lập giữa các hình thức khu biệt của từ. Đó có thể là loại ý nghĩa về thời - chẳng hạn như ý nghĩa thời hiện tại trong từ workes, ý nghĩa thời quá khứ trong worked; hay ý nghĩa về số - như ý nghĩa số ít trong book và ý nghĩa số nhiều trong books của tiếng Anh; hoặc ý nghĩa về giống - như giống đực trong grand và giống cái trong grande của tiếng Pháp. 2) Ý nghĩa khái quát là loại ý nghĩa ngữ pháp khái quát, bao trùm lên ý nghĩa riêng biệt của cả một loạt từ. Chẳng hạn như ý nghĩa “sự vật” của danh từ, ý nghĩa “hoạt động” của động từ, ý nghĩa “phẩm chất” của tính từ. 3) Ý nghĩa quan hệ - chức năng là ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ và chức vụ do các từ hoạt động ở trong cụm từ và câu đưa lại. Chẳng hạn như ý nghĩa “chủ ngữ”, ý nghĩa “công cụ”, ý nghĩa “đối tượng” 4) Ý nghĩa thực tại là ý nghĩa ngữ pháp của những loại ý nghĩa do quan hệ giữa nội dung lời nói đối với hiện thực đưa đến. Ví dụ như ý nghĩa “tường thuật, miêu tả” trong câu trần thuật, ý nghĩa “nghi vấn” trong câu nghi vấn, ý nghĩa “cầu khiến” trong câu yêu cầu, mệnh lệnh 2. Phương thức ngữ pháp. Bất kỳ một ý nghĩa ngữ pháp nào cũng phải được truyền tải và được hiện thực hóa thông qua một phương tiện diễn đạt nào đó. Nói cách khác, không có phương tiện để diễn đạt thì không thể nói tới ý nghĩa ngữ pháp được. Các phương tiện ngữ pháp dùng để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp được gọi là các phương thức ngữ pháp (grammatical means). Người ta thường hay nhắc đến bảy phương thức ngữ pháp trọng yếu sau đây. a. Phương thúc phụ tố. Phụ tố (affixes) là những hình vị được thêm vào các căn tố (root) trong cấu trúc của từ đa tiết nhằm làm thay đổi ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp của căn tố (hoặc thân từ) hoặc biểu thị các quan hệ giữa từ này với từ khác trong cụm từ và câu. Nó có thể biến hóa hay không biến hóa. Tùy theo chức năng, có thể phân biệt các loại phụ tố như: 1) Phụ tố tạo dạng (form-building affixes) là những phụ tố dùng để cấu tạo dạng thức (hình thái) của từ. Ví dụ: phụ tố - trong từ , phụ tố -a trong từ của tiếng Nga, phụ tố -es trong từ does và phụ tố -ing trong từ doing của tiếng Anh. 2) Phụ tố tạo từ (word-building affixes) là phụ tố để cấu tạo nên từ mới, chẳng hạn như phụ tố -er trong các từ teacher, driver của tiếng Anh, phụ tố - trong các từ , của tiếng Nga. 3) Phụ tố tạo từ - tạo dạng (word-form-building affixes) là phụ tố dùng để vừa cấu tạo dạng thức từ, vừa cấu tạo từ mới, đó là loại phụ tố làm thay đổi ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ. Chẳng hạn như phụ tố - trong các từ , của tiếng Nga Căn cứ vào vị trí và phương thức nối kết các phụ tố vào căn tố, người ta chia phương thức phụ tố thành các kiểu sau: (i) Phương thức hậu tố (postfixal mode) là phương thức ghép các phụ tố - hậu tố vào sau từ phái sinh. (ii) Phương thức tiền tố (prefixal mode) là phương thức ghép các phụ tố-tiền tố vào trước từ phái sinh. (iii) Phương thức tiếp tố (suffixal mode) là phương thức ghép tiếp tố vào thân từ phái sinh. Trở lại với vấn đề đang bàn, chúng ta thấy các ý nghĩa ngữ pháp thường được diễn đạt thông qua phương thức phụ tố, đặc biệt là phương thức hậu tố. Điều này thường xảy ra trong các ngôn ngữ biến hình và ngôn ngữ tổng hợp tính. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, cách của danh từ (ý nghĩa ngữ pháp cách), thời, thể, ngôi của động từ (ý nghĩa ngữ pháp về thời, thể, ngôi) đều được thể hiện bằng phụ tố. Trong tiếng Pháp, tiếng Anh cũng có tình hình tương tự. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 81 – Nói tóm lại, phương thức phụ tố (affixation) được dùng nhiều nhất ở các ngôn ngữ giàu sự biến hình của từ và có hệ thống hính thái học phát triển. b. Phương thức chuyển đổi ngữ âm. Khác với phương thức phụ tố, phương thức chuyển đổi ngữ âm là phương thức dùng sự thay đổi nguyên âm hay phụ âm trong nội bộ của các căn tố hoăc gốc từ để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp. Chẳng hạn, trong tiếng Anh: foot (chân, số ít) - feet (chân, số nhiều) tooth (răng, số ít) - teeth (răng, số nhiều) Như vậy, trong các ví dụ đã nêu trên, có sự biến đổi nguyên âm /u:/ thành /i:/ để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp về số (ít/nhiều). Phương thức này còn được gọi là hiện tượng biến âm (umlaut), hay hiện tượng biến âm ngữ pháp học (grammatical alternation) hoặc biến tố bên trong (internal modification). c. Phương thức thay đổi căn tố. Phương thức thay đổi căn tố là phương thức dùng các căn tố khác nhau để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn, trong các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu, hệ thống đại từ nhân xưng (personal pronouns) khi biến cách đều dùng phương thức này. So sánh: Chủ cách (nominative case) Đối cách (accusative case) Anh: I me Pháp: je moi Nga: d. Phương thức trọng âm và ngữ điệu. Trong ngôn ngữ, như đã nói từ trước, chủ yếu có hai loại trọng âm cơ bản: trọng âm logic và trọng âm từ. Trọng âm logic có vị trí cố định, nó thay đổi tùy theo người nói muốn nhấn mạnh từ nào, bộ phận nào trong câu. Do vậy, từ có trọng âm logic đọc rõ và mạnh hơn các từ khác trong câu. Loại trọng âm này không phải là phương thức ngữ pháp. Chỉ có trọng âm từ mới có thể là phương tiện ngữ pháp. Trong các tiếng thuộc ngữ hệ Ấn-Âu, trọng âm từ thường được dùng để biểu đạt các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Nga: (tay) - sinh cách, số ít, còn ý (những cánh tay) - chủ cách, số nhiều; trong tiếng Anh recórd (việc ghi - chỉ sự việc) còn récord (ghi - chỉ hoạt động, hành động) Ngữ điệu là đường nét âm điệu của âm thanh lời nói lên cao hay xuống thấp, liên tục hay ngắt quãng, nhấn mạnh hay lướt nhẹ của giai điệu lời nói. Ngữ điệu thường được dùng làm phương tiện ngữ pháp rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, tiếng Pháp, nếu cao giọng ở cuối câu thì có thể biến một câu tường thuật thành một câu nghi vấn. Trong tiếng Việt, hiện tượng này lại càng phổ biến và có nhiều nét tinh tế hơn. e. Phương thức lặp. Nhiều ngôn ngữ dùng phương thức lặp (reduplicative mode) để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, lặp được dùng để diễn đạt nhiều ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, chẳng hạn như ý nghĩa số ít/số nhiều: người - người người; ý nghĩa tăng cuờng: trắng phau - trắng phau phau hay ý nghĩa giảm nhẹ: xinh - xinh xinh. Trong tiếng Mã Lai: orang (người) - orang orang (người người); trong tiếng Fox (một thổ ngữ của người dân da đỏ): wapamewa (ông ta nhìn hắn), wawapamewa (ông ta nhìn kỹ hắn), wawawapamewa (ông ta nhìn hắn chằm chằm) Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 82 – f. Phương thức hư từ. Hư từ (empty word, functional word) là loại từ không có ý nghĩa từ vựng cụ thể mà chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp. Đó là những từ mà chúng ta quen gọi là liên từ, giới từ, trợ từ và quan hệ từ Nhìn chung, ngôn ngữ nào cũng sử dụng phương thức này để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp, nhất là đối những ngôn ngữ ít hoặc không có hiện tượng biến tố. Phương thức hư từ có thể được dùng để phân biệt ý nghĩa về giống của danh từ. Ví dụ, tiếng Pháp: le père (người cha) - giống đực, la mère (người mẹ) giống cái; tiếng Đức: der vater (người cha) - giống đực, die nase (cái mũi) giống cái. Quan trọng và phổ biến hơn, phương thức hư từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần trong cụm từ và câu. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ của biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp sở hữu, ví dụ: cuộc sống của nhân dân, Huế, tình yêu của tôi; từ là biểu đạt quan hệ chủ - vị: tôi là sinh viên, yêu là chết g. Phương thức trật tự từ. Sự sắp xếp trật tự trước sau của các từ trong cụm từ và câu cũng có tác dụng biểu đạt các ý nghĩa ngữ pháp. Mọi ngôn ngữ đều sử dụng phương thức này nhưng mức độ có khác nhau. Ở các ngôn ngữ không hoặc ít biến hình, thì phương thức trật tự từ, bên cạnh phương thức hư từ, là một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, chủ ngữ đặt trước vị ngữ là một trật tự gần như cố định để diễn đạt quan hệ chủ - vị của một câu đơn bình thường, trật tự thay đổi có thể gây ra hoặc kéo theo sự thay đổi của các thành phần ngữ pháp trong cụm từ và câu. So sánh: (a): Mẹ yêu con Con yêu mẹ (b): cá rán rán cá cơm chiên chiên cơm thịt kho kho thịt bò xào xào (thịt) bò em yêu yêu em nhỏ bạn bạn nhỏ Trong các ngôn ngữ giàu sự biến hình từ, thì việc thay đổi trật từ tương đối tự do, không làm ảnh hưởng đến việc diễn đạt các quan hệ cú pháp. Điều này thấy khá rõ trong tiếng Nga hiện đại. Nói tóm lại, bảy phương thức ngữ pháp nêu trên có thể quy thành hai loại lớn: 1) phương thức ngữ pháp tổng hợp tính bao gồm phương thức phụ tố, phương thức chuyển đổi ngữ âm, phương thức thay đổi căn tố, phương thức trọng âm; và 2) phương thức ngữ pháp phân tích tính bao gồm phương thức trật tự từ, phương thức hư từ, phương thức lặp và phương thức ngữ điệu. Không phải mọi ngôn ngữ đều sử dụng đủ các phương thức nói trên. Thông thường, có những ngôn ngữ thiên về sử dụng các phương thức ngữ pháp tổng hợp tính và được gọi là các ngôn ngữ tổng hợp tính; lại có những ngôn ngữ thiên về sử dụng các phương thức ngữ pháp phân tích tính và được gọi là những ngôn ngữ phân tích tính. III. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP. 1. Giới thiệu. Phạm trù ngữ pháp (gammatical categories) hình thành nhờ sự khái quát và quy loại các ý nghĩa ngữ pháp ở thế đối lập nhau. Nói cách khác, phạm trù ngữ pháp là nhóm ý nghĩa ngữ pháp có thể đối lập nhau, tức cũng là một hệ thống các ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau. Ví dụ: các ý nghĩa ngữ pháp số ít, số nhiều đối lập Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 83 – nhau tạo thành một nhóm hay một hệ thống, và ta có phạm trù số. Tương tự, các ý nghĩa ngữ pháp thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai đối lập nhau tạo hành một nhóm hay một hệ thống, ta có phạm trù thời Theo ngữ pháp truyền thống, phạm trù ngữ pháp thường được hiểu là sự quy loại (categorition), sự khái quát các ý nghĩa ngữ pháp biểu hiện ở các dạng biến đổi khác nhau trong nội bộ từ. Do vậy, phạm trù ngữ pháp thực chất là thuộc về vấn đề từ pháp. Tuy nhiên, theo nhiều nhà ngữ pháp học hiện đại, phạm trù ngữ pháp còn được hiểu đó là bất kỳ một hệ thống những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nào được biểu hiện trong một nội bộ (thuộc phạm vi từ đó) cũng như biểu hiện trong cụm từ và câu (thuộc phạm vi từ pháp) thì đều gọi là phạm từ ngữ pháp. Chẳng hạn số (trong đó có số ít số nhiều) là phạm trù ngữ pháp, thành phần câu (trong đó có thành phần chính, thành phần phụ) cũng là phạm từ ngữ pháp Ngôn ngữ của loài người có bao nhiêu phạm trù ngữ pháp là một câu hỏi mà ngôn ngữ học không thể trả lời được. Bởi hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều ngôn ngữ chưa được nghiên cứu, chưa được phát hiện. Tuy nhiên, với những thành quả đã đạt được về nghiên cứu các ngôn ngữ hiện có, trên đại thể có thể có các phạm trù ngữ pháp sau đây. 2. Phạm trù số. Số (number) là một phạm trù ngữ pháp phổ biến trong nhiều ngôn ngữ hiện nay. Phạm trù số có hai khía cạnh ý nghĩa đối lập nhau: số ít (singular) và số nhiều (plural). Trong nhiều ngôn ngữ cổ đại, ngoài số ít, số nhiều, còn có số đôi (duel). Trong trường hợp có thêm số đôi, thì phạm trù số có ba khía cạnh ý nghĩa đối lập: số ít, số đôi và số nhiều. Số ít của danh từ biểu thị một sự vật, số đôi biểu thị hai sự vật, thường chỉ sự vật thành đôi, thành cặp, số nhiều biểu thị hai sự vật trở lên (nếu ngôn ngữ nào có số đôi thì số nhiều biểu thị từ ba sự vật trở lên). Phạm trù số thường được đặc trưng cho danh từ, nhưng cũng có thể biểu hiện ở động từ, tính từ. Số của danh từ biểu thị đơn vị sự vật nhiều hay ít. Số của động từ biểu thị không phải đơn vị hành động nhiều hay ít, mà chỉ chủ thể (tức nhân/vật) mang hành động nào đó là nhiều hay ít. Số của tính từ cũng không phải biểu thị đơn vị tính chất nhiều hay ít, mà chỉ nhân/vật có mang tính chất nào đó nhiều hay ít. 3. Phạm trù giống. Giống (gender) là phạm trù ngữ pháp phổ biến trong nhiều ngôn ngữ biến hình. Thông thường, phạm trù giống có hai khía cạnh ý nghĩa đối lập: giống đực (masculine gender) và giống cái (feminine gender). Giống đặc trưng cho danh từ, nhưng cũng biểu hiện ở tính từ, đại từ. So sánh trong tiếng Pháp: la table (cái bàn) blancle (trắng) giống cái le cahier (quyển vở) blanc (trắng) giống đực Có những ngôn ngữ phạm trù giống có ba khía cạnh ý nghĩa đối lập: giống đực, gống cái và giống trung (neutral gender) như tiếng Đức, tiếng Nga chẳng hạn. Giống của danh từ rất phức tạp. Nếu đứng từ góc độ đồng đại thì nhiều khi khó giải thích được tại sao từ này lại là giống đực, từ kia là giống cái, từ ấy là giống trung? Có khi trong những ngôn ngữ khác nhau hai từ có ý nghĩa từ vựng giống nhau nhưng lại khác nhau về giống ngữ pháp (ví dụ tiếng Nga : ngôi nhà, giống đực - tiếng Pháp la maison: ngôi nhà, giống cái). Bên cạnh đó, giống tự nhiên và giống trong ngữ pháp nhiều khi lại hoàn toàn khác nhau, không khớp nhau. 4. Phạm trù cách. Đa số các ngôn ngữ biến hình đều có cách (case). Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, tính từ, đại từ, biểu thị mối quan hệ giữa các từ trong cụm từ và trong câu. Số lượng cách ở các ngôn ngữ cũng không giống nhau. Chẳng hạn, tiếng Anh có ba cách, tiếng Đức có 4 cách, tiếng Nga có 6 cách Tác dụng của cách rất dạng. Ví dụ, trong tiếng Nga: (chàng sinh viên đang ngồi) thì từ (chàng sinh viên) là chủ cách; (cuốn sách của chàng sinh viên) thì ở sổ hữu cách; (Mẹ mua cuốn sách cho chàng sinh viên) thì ở tặng cách Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 84 – 5. Phạm trù ngôi. Ngôi (person) cũng là một phạm trù ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình. Phạm trù ngôi thường có ba khía cạnh ý nghĩa đối lập: ngôi thứ nhất - chỉ người nói, ngôi thứ hai - chỉ người nghe (tức người đối thoại với người nói), ngôi thứ ba - chỉ người ngoài cuộc (tức người được người nói và người nghe đề cập đến). Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ. 6. Phạm trù thời. Thời (tense) cũng là một phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị mối quan hệ hành động với thời gian trong khi nói. Phạm trù thời thường có ba khía cạnh ý nghĩa đối lập: thời hiện tại biểu thị hành động xảy ra cùng một lúc với thời điểm nói năng; thời quá khứ chỉ hành động xảy ra trước lúc nói; thời tương lai chỉ hành động xảy ra sau khi nói. 7. Phạm trù thể. Thể (aspect) là phạm trù ngữ pháp của động từ, diễn đạt tính chất tiến triển của hành động. Thông thường hay gặp các thể sau đây: a) Thể kéo dài (durative) chỉ rõ hành động đã xẩy ra và còn tiếp diễn. b) Thể thời đoạn (momentary) chỉ rõ hành động xảy ra trong một thời điểm nhất định rồi kết thúc ngay. c) Thể hoàn thành (perfect) chỉ rõ hành động đã kết thúc hoặc nhất định sẽ kết thúc. 8. Phạm trù thức. Thức (mood) cũng là một phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị mối quan hệ giữa nội dung lời nói đối với hiện thực. Cũng giống như phạm trù thể, phạm trù thức rất phức tạp. Chúng ta thường gặp trong các ngôn ngữ biến hình một số thức sau đây: a) Thức trình bày (indicative) chỉ rõ hành động là có thực, cụ thể là động từ biểu thị hành động mà người nói coi như được khẳng định (hoặc phủ định), như sự thật đang, đã hoặc sẽ xảy ra. b) Thức điều kiện (conditional) biểu thị hành động có khả năng xảy ra trong một điều kiện nhất định. c) Thức mệnh lệnh (imperative) biểu thị yêu cầu, sai khiến, ra lệnh của người nói yêu cầu nguời đối thoại thực hiện một hành động nào đó. 9. Phạm trù dạng. Dạng (voice) là phạm trù của động từ diễn đạt mối quan hệ giữa hành động và chủ thể. Thông thường có hai dạng sau đây: a) Dạng chủ động (active voice) biểu thị hành động do chủ thể thực hiện, cụ thể là chỉ định nhân/vật đóng vai trò chủ ngữ trong câu sản sinh ra hành động, còn hành động được biểu thị bằng động từ ngoại động trực tiếp hướng đến đối tượng ở hình thái đối cách. b) Dạng bị động (passive voice) chỉ rõ hành động tác động lại chủ thể. Nói cách khác, dạng bị động chỉ định nhân/vật đóng vai trò chủ ngữ trong câu không sản sinh ra hành động (tức là không phải chủ thể của hành động), mà là chịu sự tác động của hành động (tức là đối tượng hành động). Tất cả các phạm trù ngữ pháp được trình bày trên đây không phải ngôn ngữ nào cũng có đầy đủ. Thậm chí, có không ít ngôn ngữ (loại hình ngôn ngữ không hình thái) hoàn toàn không có những phạm trù ngữ pháp đó. Mặt khác, nội dung của các phạm trù ngữ pháp cũng không đồng đều trong những ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Pháp, danh từ, tính từ chỉ có hai giống; còn ở tiếng Nga, tiếng Đức lại có thêm giống trung; tiếng Nga danh từ có 6 cách, tiếng Đức 4 cách Ngay trong mỗi một ngôn ngữ, ở các thời đại Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 85 – khác nhau, số lượng và nội dung các phạm trù ngữ pháp cũng có thể không giống nhau. Chẳng hạn danh từ của tiếng Anh xưa có phạm trù giống nay thì không còn. Hoặc như rất nhiều ngôn ngữứân-Âu ngày xưa, ngoài số ít, số nhiều ra còn có số đôi, nhưng hiện nay số đôi đã mất đi, hòa vào số nhiều. Bên cạnh đó, số lượng và nội dung của phạm trù ngữ pháp trong từng ngôn ngữ, suy cho cùng, đều là kết quả phát triển lịch sử của chính bản thân ngôn ngữ đó. Một ngôn ngữ nào đó có không đầy đủ (hoặc không có) phạm trù ngữ pháp là hoàn toàn do sự phát triển lịch sử của ngôn ngữ đó quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là không nên quan niệm hễ thấy trong một ngôn ngữ nào đó thiếu một số phạm trù ngữ pháp nào đó rồi cho rằng ngôn ngữ đó không có khái niệm về phạm trù đó. Trong Việt ngữ, danh từ tuy không biến cách, nhưng không phải không có các mối quan hệ giữa danh từ với các từ khác trong câu. Có điều, tiếng Việt không sử dụng sự biến dạng của danh từ để biểu thị mà trái lại, dùng vị trí của nó trong cụm từ và câu và dùng một số hư từ nhất định để biểu thị. Chính vì vậy, cần tránh né hai thái độ cực đoan sau đây: 1) Cho rằng mọi ngôn ngữ đều có những phạm trù ngữ pháp như nhau. Từ đó khi nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể, thường hay gán ghép cho ngôn ngữ đó những phạm trù ngữ pháp nào đó mà nó không có. 2) Cho rằng ngôn ngữ nào không có phạm trù ngữ pháp nào đó thì nó cũng không có khái niệm về phạm trù ngữ pháp đó, và không có cách diễn đạt khác đối với phạm trù ấy. IV. HÌNH THÁI HỌC 1. Cấu trúc từ. a. Hình vị - đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Thông thường, mỗi một từ được cấu tạo bởi nhiều thành tố. Ví dụ: quốc gia trong tiếng Việt gồm hai thành tố là quốc và gia, từ linguistics trong tiếng Anh cũng gồm hai thành tố linguist và -ics. Mỗi một thành tố đều mang một ý nghĩa nhất định (nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Nếu đem chia nhỏ những thành tố ấy ra thì những thành tố ấy sẽ mất nghĩa, ta chỉ thu được các âm tiết vô nghĩa hoặc các âm vị rời rạc. Như vậy, thành tố có đặc điểm như đã nêu trên là đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa (minimum meaningful units) và được gọi là hình vị (morphemes). Như vậy, hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mang nghĩa, là đơn vị cơ sở, đơn vị nhỏ nhất trong những đơn vị hai mặt (ngữ âm - ngữ nghĩa) của ngôn ngữ, tức là đơn vị mà hình thức âm hưởng có chứa đựng một nội dung ý nghĩa nhất định. Và nếu chẻ nhỏ ra thì đặc tính hai mặt này sẽ không còn. Nó là đơn vị nhỏ nhất về ý nghĩa hoặc chức năng ngữ pháp. b. Phân định hình vị. Thông thường, hình vị là thành tố của từ. Muốn xác định hình vị trong từ, ta phải dựa vào phương pháp đối chiếu giữa các từ có bộ phận giống nhau về âm hưởng và về ý nghĩa, tức là có bộ phận giống nhau và khác nhau về cả hai mặt đó. Chẳng hạn, đem đối chiếu các từ quốc gia, quốc kỳ, quốc tang, ta có thể tách quốc ra được (vì quốc trong ba từ này đều cùng đọc một âm và cùng hiểu theo một nghĩa). Tương tự, đem đối chiếu linguitics với semantics, phonetics, ta cũng tách được -ics ra (vì -ics trong cả ba từ này cũng đều đọc cùng một âm và hiểu theo một nghĩa). Nếu những bộ phần được tách ra này tỏ ra là nhỏ nhất về mặt nghĩa, không còn tách ra được nữa bằng phương pháp đối chiếu như trên thì chúng sẽ là những hình vị. Đối với những từ phức có từ hai bộ phận giống nhau về âm và nghĩa, thì chúng ta cũng phân định các hình vị cấu tạo nên chúng bằng phương pháp đối lập như trên qua nhiều bước khác nhau, để tìm ra hình vị cuối cùng của một từ có nhiều hình vị. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 86 – c. Phân loại hình vị. Từ những ví dụ trên đây, chúng ta có thể phân biệt hai dạng hình vị: hình vị tự do và hình vị hạn chế. Hình vị tự do (free morphemes) là những hình vị có thể tự mình đứng độc lập với tư cách là một từ đơn, ví dụ như open và tour của tiếng Anh; hình vị hạn chế (bound morphemes) là những hình vị bình thường không thể đứng một mình, mà phải được nối kết một cách đặc trưng vào dạng thức khác, ví dụ re-, -ed, -ics. Chúng ta nhận thấy rằng các hình vị trong nhóm này là cái mà chúng ta vừa miêu tả trong phương thức phụ tố trên đây như những phụ tố (affixes). Do vậy, tất cả các phụ tố trong những ngôn ngữ biến hình nói chung, tiếng Anh nói riêng đều là những hình vị hạn chế. Các hình vị tự do nhìn chung có thể xem là tập hợp của những dạng thức từ (word-forms) tách biệt. Khi chúng được sử dụng với các hình vị hạn chế, dạng thức từ cơ sở có liên quan được biết về mặt kỹ thuật như là thân từ (stem). * Hình vị tự do: cái mà chúng ta đã miêu tả với tư cách là những hình vị tự do rơi vào hai phạm trù. Phạm trù thứ nhất là tập hợp của những danh từ, tính từ và động từ bình thường mà chúng ta nghĩ chúng như là những từ mang “nội dung” của thông điệp mà chúng ta chuyển tải. Những hình vị tự do này sẽ được gọi là các hình vị từ vựng (lexica morphemes), ví dụ: boy, man, house, tiger, sad, yellow, long, look, open, break của tiếng Anh. Phạm trù thứ hai là nhóm những hình vị tự do được gọi là các hình vị chức năng (functional morphemes). Nhóm này bao gồm một cách rộng lớn các từ chức năng, hoặc các hư từ trong ngôn ngữ đang xét, chẳng hạn như các liên từ, các giới từ, các mạo từ và các đại từ, ví dụ: and, but, when, on, near, in, the, that, it * Hình vị hạn chế: tập hợp của những phụ tố rơi vào phạm trù “hạn chế” (bound) cũng có thể được chia thành hai loại. Loại thứ nhất là những hình vị phái sinh (derivational morphemes). Chúng được sử dụng để tạo ra những từ mới trong ngôn ngữ và thường được sử dụng để tạo ra những từ có phạm trù ngữ pháp khác với thân từ. Chẳng hạn, thêm hình vị phái sinh -ness làm thay đổi tính từ good thành danh từ goodness. Các hình vị phái sinh bao gồm những phụ tố (chẳng hạn: -ish trong foolish, -ly trong badly, -ment trong payment) lẫn các tiền tố (chẳng hạn: re-, pre-, ex-, dis-, co-, un- ). Loại thứ hai của những hình vị hạn chế bao gồm những hình vị được gọi là hình vị biến tố (infletional morphemes). Những hình vị này không được sử dụng để tạo ra từ mới, mà đúng hơn là để chỉ định những phương diện của chức năng ngữ pháp của một từ. Các hình vị biến tố được dùng để biểu diễn một từ là số ít hay số nhiều, thời quá khứ hay không quá khứ, và nó là hình thái sở hữu hay so sánh Các ví dụ về hình vị biến tố có thể nhìn thấy trong việc sử dụng -ed để làm cho jump chuyển sang hình thái quá khứ jumped, và việc sử dụng -s để làm cho từ boy thành hình thái số nhiều boys Các hình vị biến tố hầu hết là các hậu tố. Có thể lấy câu tiếng The boy’s wildness shocked the teachers làm minh họa: The boy -’s wild (hình vị chức năng ) (hình vị từ vựng) (hình vị biến tố) (hình vị từ vựng) -ness shock -ed the (hình vị phái sinh) (hình vị từ vựng) (hình vị biến tố) (hình vị chức năng ) teach er -s (hình vị từ vựng ) (hình vị phái sinh) (hình vị biến tố). Nói tóm lại, có thể hình dung sự phân loại các hình vị qua sơ đồ dưới đây: Hình vị tự do hạn chế Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 87 – từ vựng chức năng phái sinh biến tố Cách phân loại này gần gũi với cách phân loại truyền thống. Theo ngữ pháp học truyền thống của các ngôn ngữ Ấn-Âu, hình vị có thể phân loại thành hai lớp: hình vị căn tố hoặc hình vị gốc từ (root- morphemes) và hình vị phụ tố (affix-morphemes). Hình vị phụ tố lại chia nhỏ thành các tiền tố, hậu tố, trung tố và vĩ tố. Hình vị gốc từ (root) còn được gọi là hình vị tự do. Đó là loại hình vị có thể đứng một mình làm thành một từ, chẳng hạn như hình vị book, man trong tiếng Anh, nhà và cửa trong tiếng Việt; hoặc là hình vị cơ sở của từ mang ý nghĩa từ vựng, chẳng hạn, hình vị real trong các từ realism (chủ nghĩa hiện thực), realizable (có thể hiện thực được) của tiếng Anh là căn tố với ý nghĩa là “thực tế”. Hình vị phụ tố (affix) còn gọi là hình vị hạn chế. Đó là những hình vị phụ mang ý nghĩa ngữ pháp, không thể đứng độc lập để tạo thành từ, mà thường được ghép vào căn tố để cấu tạo nên các từ mới. Tùy theo cách thức nối kết vào các căn tố và giá trị của các phụ tố trong cấu tạo từ, mà người ta phân biệt hình vị phụ tố thành: * Tiền tố (prerfixes) là hình vị phụ đứng trước căn tố, mang ý nghĩa ngữ pháp. Chẳng hạn, re- trong các từ của tiếng Anh như return (quay lại), rewrite (viết lại), rearrange (sắp xếp lại) là tiền tố. * Hậu tố (suffixes) là hình vị phụ đứng sau căn tố mang ý nghĩa ngữ pháp. Chẳng hạn, -er trong các từ driver (người điều khiển), doer (người làm), NewYorker (dân Nữu ước) là hậu tố. * Trung tố (infixes) là hình vị phụ chen vào giữa căn tố, mang ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: trong tiếng Indonesia -er- trong từ gerigi (răng cưa) là trung tố. * Biến tố còn gọi là vĩ tố (inflexion). Đó là hình vị phụ đứng ở cuối từ, biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Nga, vĩ tố rất đa dạng và phong phú, nhất là đối với động từ. Trong một từ, trừ vĩ tố ra, bộ phận còn lại được gọi là thân từ (stem). Thân từ thường gồm căn tố cộng phụ tố (trừ vĩ tố). Nếu từ nào không có phụ tố thì căn tố là thân từ. Ngoài ra, trong nhiều ngôn ngữ còn có các hình vị như bao tố (circumfixes), xuyên tố (interfix), hình vị zéro. 2. Cách tạo từ. Cách tạo từ (word-formation) là quá trình và phương thức tạo ra từ mới nhằm làm giàu vốn từ vựng của ngôn ngữ. Cần phân biết cách tạo từ vớo cách tạo hình. Cách tạo hình là sự biến đổi hình dạng của từ nhằm biểu đạt các ý nghĩa ngữ pháp. Sự biến đổi dạng thức của từ trong khi tạo hình không làm thay đổi ý nghĩa từ vựng của từ, do vậy, cách tạo hình không tạo ra từ mới trên cơ sở căn tố, mà chỉ tạo ra hình thức mới của cùng một từ trong các chức năng ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Pháp, các dạng thức parlons, parlez, parlent là những dạng thức mới của cùng một từ parler (nói). Mỗi hình thức khác nhau này được gọi là từ hình (items hay slovo-form). Về cơ bản, cách tạo hình chủ yếu vận dụng các phương thức ngữ pháp cơ bản sau đây: (i) Thêm phụ tố vào căn tố: phụ tố có thể là tiền tố, chẳng hạn như re- trong rewriter (viết lại) của tiếng Anh; cũng có thể là hậu tố như trong thời quá khứ của động từ tiếng Nga; cũng có thể là trung tố như - n- trong findo (tôi chiến thắng) của tiếng La-tinh và cũng có thể là vĩ tố như sự biến cách thời của động từ trong các ngôn ngữ có biến tố - đó là dạng thức chủ yếu của phép tạo hình. (ii) Thay đổi trọng âm từ: chẳng hạn (tay) số ít thuộc cách và ý (tay) - số nhiều, chủ cách của tiếng Nga. (iii) Lặp lại từ hoặc căn tố như: người - số ít, người người -số nhiều trong Việt ngữ. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 88 – Trong khi đó, cách tạo từ là phương thức tạo ra từ mới trên cơ sở sẵn có của căn tố hoặc của từ. Khi tạo từ cần tuân theo quy tắc ngữ pháp nhất định. Do vậy, cách tạo từ là một bộ phận của ngữ pháp. Nhưng, việc tạo từ mới được thực hiện trên cơ cở của chất lượng từ vựng, là thủ pháp cơ bản để làm giàu kho từ vựng cho nên nó lại có quan hệ mật thiết với từ vựng học. Do vậy, nhiều nhà ngữ pháp cho rằng cách tạo từ là ranh giới trung gian giữa từ vựng học và ngữ pháp học. Chính vì thế, trong nhiều sách bàn về từ vựng học và ngữ pháp học đều đề cập đến cách tạo từ. Thông thường, có các cách tạo từ sau đây: 1) Đặt từ mới (coinage) là một trong những quá trình chung nhất của cấu tạo từ trong nhiều ngôn ngữ. Đó là sự sáng tạo ra những từ hoàn toàn mới. Ví dụ, việc sáng tạo không thể có của chúng ta về từ somp trong tiếng Anh có thể là một ví dụ. Các từ kiểu như aspirin và nylon, về mặt nguồn gốc là những tên gọi thượng mại được sáng tạo ra, là những ví dụ khác. Những ví dụ tương tự gần đây là kleenex và xerox, chúng cũng được bắt đầu như những tên gọi thượng mại được tạo ra, và nhanh chóng trở thành những từ thường ngày trong tiếng Anh. 2) Vay mượn là một trong những nguồn chung nhất của các từ mới trong nhiều ngôn ngữ, đó là quá trình vay mượn (borrowing), tức là lấy nhiều từ của những ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, thông qua lịch sử của mình, tiếng Anh đã lấy một số lượng khá lớn các từ vay mượn (loan-words) từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm alcohol (Ả Rập), boss (Hà Lan), croissant (Pháp), lilac (Ba Tư), piano (Ý), pretzel (Đức), robot (Tiệp), recoon (Nhật), yogurt (Thổ Nhĩ Kỳ) và zebra (Băng-tu). Dĩ nhiên, các ngôn ngữ khác cũng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh, như có thể nhận thấy trong cách sử dụng tiếng Nhật về từ suupaamaaketto (supermarket) và từ raiio (radio), hoặc người Hunggary nói về sport, klub và futbal, hoặc người Pháp thảo luận những vấn đề về le parking, qua một ly le wishsky trong khi uống vào le weekend Một dạng đặc biệt của việc vay mượn được miêu tả như là mượn-dịch (loan-translation) hoặc mô phỏng (calque). Trong quá trình này, có một cách dịch trực tiếp những yếu tố của một từ sang ngôn ngữ vay mượn. Một ví dụ thú vị là từ tiếng Pháp un gratte-ciel, được dịch về mặt câu chữ như là “a scrape-sky” và được sử dụng đối với cái mà tiếng Anh bình thường quy chiếu thành skyscraper (nhà chọc trời). Từ tiếng Anh superman được coi là vay mượn của từ tiếng Đức ubermensch, và chín bản thân từ loan-word được tin là bắt nguồn từ từ tiếng Đức lehnwort. Ngày nay,một số người nói tiếng Tây Ban Nha ăn perros calientes (dịch từng chữ là “dogs hot”), hoặc hot dogs. 3) Ghép từ (compounding). Trong một số những ví dụ mà chúng ta vừa xem xét có sự nối kết của hai từ tách biệt để tạo ra một hình thái đơn giản. Chẳng hạn, lehn và wort được kết hợp để tạo ra từ lehnwort trong tiếng Đức. Quá trình kết hợp này, được biết về mặt kỹ thuật như là phương thức ghép (compounding) rất phổ biến trong những ngôn ngữ kiểu như tiếng Đức và tiếng Anh nhưng ít chung hơn trong những ngôn ngữ kiểu như tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Các ví dụ hiển nhiên tiếng Anh có thể là bookcase, fingerprint, sunburn, wallpaper, doorknob, texbook, wastebasket và waterbed. Đây là quá trình tạo từ mang tính sản sinh rất cao trong nhiều ngôn ngữ. 4) Ghép nhập (blending). Việc kết hợp hai hình thái tách biệt để tạo ra một từ mới đơn giản cũng còn hiện diện trong quá trình được gọi là ghép nhập (blending). Tuy nhiên, ghép nhập được xác lập một cách đặc trưng bằng việc chỉ lấy phần khởi đầu của một từ và nối kết nó với phần cuối của một từ khác. Trong một số vùng của Mỹ, có một sản phẩm được sử dụng giống như gasoline, nhưng được làm từ alcohol, do vậy từ “được ghép nhập” để quy chiếu sản phẩm này là gasohol. Nếu bạn muốn quy chiếu những hiệu quả có kết hợp của smoke với fog, thì sẽ có từ smog. Một số ví dụ được sử dụng phổ biến khác về việc ghép nhập là brunch (breakfast/lunch), motel (motor/hotel) và telecast (tetevision/broadcast). 5) Cắt xén (clipping). Đây là một quá trình của việc rút ngắn không cần đến sự thay đổi nghĩa hoặc lớp từ. Về phương diện phong cách đây là một sự làm suy giảm (lowering) về thang độ của tính nghi thức (formality). Nó là ở rìa của tiếng lóng. Nó không thể đoán trước được vì một người có thể chưa bao giờ đoán trước những bộ phận nào của từ là bị cắt xét. Binoculars – bynocs. Có cách cắt xén sau (back clipping) và Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 89 – cách cắt xén trước (fore-clipping). Những ví dụ về cách cắt xén sau: ad – advertisement; bike – bicycle; Coke – Coca Cola; con – convict; mike; movie; lab; memo. Những ví dụ về cách cắt xén trước: bus – omnibus; telephone – phone; aeroplane – plane; caravan – van. Cách cắt xén cả hai phía – influenza – flu; fridge – refrigerator; script – prescription. 6) Cấu tạo ngược (backformation). Chúng ta nhận được một hình thái ngắn ngoài một hình thái dài hơn được biết như là một quá trình của hiện tượng suy giảm phụ tố (deaffixation). Đây là một sự phái sinh ngược (regressive derivation). Television – televise; editor – edit. –er là phụ tố chung nhất đang được suy giảm phụ tố. Quá trình này về mặt đồng đại là không thể quan sát được, để phân biệt giữa hiện tượng phái sinh và cấu tạo ngược bạn phải dựa vào những dữ liệu lịch sử. 7) Chuyển loại (conversion) là sự biến đổi của lớp từ không cần đến bất cứ sự thay đổi hình thức (hình thái học) nào với từ. Nó là một quá trình cấu tạo từ rất sản sinh. Trong cách cấu tạo từ bằng con đường chuyển loại, cần phải phân biệt: a) Sự phái sinh zero (zero derivation). Sự phái sinh zero dễ lúng túng với khái niệm về sự biến đổi nguyên âm (vowel change), ví dụ: foot – feet. Nó thường được sử dụng cho những hoạt động khác nhau và đó không phải là một sự định nghĩa về chuyển loại. b) Sự chuyển dịch chức năng (functional shift). Thuật ngữ sự chuyển dịch chức năng hàm ý một hình thái nào đó của cách dùng, nghĩa là một chức năng hơn là cấu tạo từ. Nó có nghĩa rằng một và cùng một dạng thức thuộc về những từ loại khác nhau. Đó chính là bản chất để nhận diện các lớp tự nhiên (natural class), xuất phát điểm đối với từ. Ví dụ: hand (n) – to hand (v). Khi một danh từ được chuyển loại sang động từ thì cả hai chúng đều tồn tại. Cả hai dạng thức của một và cùng một từ từ tồn tại, tức là một dạng thức được chuyển loại và một dạng thức là kết quả của sự chuyển loại. Danh từ đang được chuyển loại sang một động từ không mất đi. Ví dụ: up hoạt động trong mỗi lớp từ – to climb up (prep.) – to up the prices (v) – he caught the up train (adj.) – things are on the up (n) và get up (phrasal verb). c) Các cội nguồn của sự chuyển loại. Về mặt đồng đại sự chuyển loại đóng một vai trò quan trọng. Các từ trong suốt một giai đoạn thời gian đánh mất các cách kết thúc (endings) của chúng. OE carian (v) – cari (n) = Mod. E care (v), (n). OE drincan (v) – drinc (n) – Mod E drink (v), (n). những vay mượn từ tiếng Pháp đánh mất các phụ tố của chúng, F Ví dụ: crier (v) – cri (n) – Mod. E cry (n), (v). Chỉ có một dạng thúc ép trong việc chuyển loại sang tiếng Anh, mặt khác bạn có thể chuyển loại một từ từ một lớp bất kỳ sang lớp khác. Sự chuyển loại hầu hết là một quá trình hoàn toàn tự do không cần một số ràng buộc nào. Chỉ có giới hạn là bị đóng khối (block-out). Ví dụ: arrive (v) – arrival (n). Sự chuyển loại này bị đóng khối bởi vì một động từ có một ý nghĩa về tới vừa tồn tại – to arrive. Signal – to signal; sign – to sign ở đây sự chuyển loại không bị đóng khối vì cả hai cặp từ đều có hai ý nghĩa khác nhau. d) Sự chuyển loại các lớp tự nhiên. Quả không dễ để khám phá ra lớp tự nhiên của từ mặc dù đáng nói rằng đó là lớp trong đó từ xuất hiện thường xuyên nhất. Những người nói bản ngữ đều có một mối liên kết cố hữu (inherent link) về lớp tự nhiên. Nhưng điều này là tương đối vì chúng ta có thể xác định lớp tự nhiên thông qua tần suất của từ theo con đường thống kê. Hand là một danh từ trong 90% sự xuất hiện của nó và 10% khác như là động từ. Bởi vậy chúng ta có thể nói rằng lớp tự nhiên của nó là một danh từ. Các danh từ tự nhiên là: blossom, fear, heat, harm, milk, whistle v.v. Các động từ tự nhiên là: desire, fall, cover, walk, turn, cheat v.v. Các tính từ tự nhiên: calm, dirty, smooth v.v. e) Các kiểu chuyển loại. Sự chuyển loại giữa lớp: N-V, bottle, bridge hoặc commission -to bottle V-N – a call, a spy hoặc a guess – to call. Adj, -V – to better, to empty, to faint hoặc to open Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 90 – Adj.-N – a daily, a regular, a roast hoặc a double với một sự chuyển loại lớp – sự biến đổi xuất hiện với cùng lớp từ. Các danh từ khối – các danh từ đếm được – beer – beers Danh từ đếm được – danh từ khối – pencil – pencils – Why don’t you write bạn letters in pencil Danh từ riêng – danh từ chung – Napoleon – He is a napoleon of economy Tính từ tĩnh (stative) – tính từ động (dynamic) – he is a nuisance – he is being a nuisance – she is beautiful – she is being beautiful Động từ nội động (intransitive verb) – động từ ngoại động (transitive verb) – I walk – to walk a dog transitive verb – intransitive verb – he broke it – the window breaks easily Động từ một bổ ngữ (monotransitive verb) – động từ nhiều bổ ngữ (polytransitive verb) – he made a talk – they made him a president Các tính từ thang độ (gradeable adjectives) – các tính từ phi thang độ – các tính từ phi thang độ – các tính từ thang độ – French woman – she is very French – married person – I can’t come out with you tonight I‘m very married Trưởng ngược với thứ – từ một từ loại trưởng sang một từ loại thứ và ngược lại. Ví dụ: việc chuyển loại của các từ loại trưởng sang từ loại thứ không phải phổ biến trong tiếng Anh, chẳng hạn: Forget me not (phrase) – Forget–me–not look (adj.) – forget-me-not (a flower) (n). Minh họa thêm là trường hợp đối lập từ thứ sang trưởng. No ifs và buts (conj. – noun). You can down a beer (prep. – v.) don’t but me, but do it (conj. – v) Chuyển loại hoàn toàn đối với chuyển loại bộ phận – Chuyển loại hoàn toàn (full conversion) đạt được trong ba kiểu trước. Từ được chuyển loại giành được tất cả những thuộc tính ngữ pháp của từ được chuyển loại mới. Chuyển loại bộ phận (partial conversion) xuất hiện khi từ không giành được tất cả những thuộc tính ngữ pháp của lớp mới – rich – poor – final. Sự chuyển loại này là bộ phận bởi vì chúng ta phải đặt trước nó nhờ một mạo từ xác định và nó không có những thuộc tính đặc trưng cho một danh từ. Bạn không thể nói poors, riches v.v. Sự chuyển loại ngoại vi (marginal conversion) – Đó là một sự chuyển loại khi chúng ta vẫn không dùng các phụ tố nhưng dạng thức bị thay đổi bằng sự chuyển dịch trọng âm hoặc biến đổi âm thanh. Ví dụ: import (n) – import (v); (dịch chuyển trọng âm); a house – to house; to breathe – a breath; a moth – to mouth hoặc an advice – to advise – cách phát âm khác nhau; blood (n) – bleed (v) – biến đổi âm thanh. 8) Viết tắt (acronym). Một từ viết tắt là sự phức thể của những chữ cái đầu của một cụm từ lớn hơn được phát âm hoặc như một tên gọi kiểu: NATO hoặc đánh vần kiểu: F.B.I. 9) Láy (reduplication) là sự lặp lại (repetition) một phần nào đó của căn tố hoặc toàn bộ căn tố hơn một lần trong từ. Khi toàn bộ căn tố được lặp lại, chúng ta nhận được một sự cấu tạo của một từ ghép (compound), ví dụ: bye – bye; chop – chop; puff – puff – nó thoả mãn những điều kiện của một từ ghép. Có những gốc từ chúng ta có thể đặt chúng vào ba dạng láy: - láy lại căn tố theo một phương thức đồng nhất: – puff – puff - láy lại phần vần (rhyme) – teany – weany; flower – power - thúc đẩy biến âm sắc (ablaut motivated) – biến đổi nguyên âm ở giữa – zig – zag; tick – tack Hầu hết hiện tượng láy nhất là láy phần vần rất dễ đoán trước được. Chức năng cơ bản của hiện tượng láy (reduplication) là củng cố (reinforce) ngữ cảnh nghĩa học (semantic context) của yếu tố khởi đầu (initial element) và để đạt được loại hiệu quả ngữ nghĩa phụ (sort extra-semantic effect) nào đó ở người nghe. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 91 – 3. Hiện tượng biến tố. Hiện tượng biến tố là những sự biến đổi hoặc thay đổi mà các từ trải qua nhằm chỉ định các mối quan hệ của chúng với các từ khác và những thay đổi về nghĩa. Hiện tương biến cách bao gồm cách chia động từ (conjugation of verbs), nó có những sự phân biệt trong các động từ chẳng hạn như số (number), thời (tense), ngôi (person), thức (mood) và dạng (voice) (như go, goes, went và gone trong tiếng Anh); sự biến cách (declension), gồm có những sự phân biệt trong các danh từ và các tính từ, chẳng hạn như như số (number), cách (case) và giống (gender) (như uchacha "cô gái", muchachas "những cô gái", muchacho "cậu con trai", muchachos "những cậu con trai" trong tiếng Tây Ban Nha); và những dạng thức chỉ định sự so sánh (như big, bigger, biggest). Đặc trưng của hiện tượng biến tố là những biến đổi bên trong từ (internal word changes), chẳng hạn như ring, rang, rung của tiếng Anh, và dùng các phụ tố hợp nhất với các gốc từ của chúng, không có sự tồn tại hoặc ý nghĩa độc lập, chẳng hạn như -ing trong walking, -ed trong spelled và -es trong arches. Toàn bộ hệ thống ngôn ngữ Ấn-Âu đều được đánh dấu bằng những hệ thống biến tố phức tạp nhiều hoặc ít, một trong những cái phức tạp nhất về sự xuất hiện này đã được biểu hiện bởi ngôn ngữ tiền Ấn-Âu. Đa số các ngôn ngữ Ấn-Âu hiện đại đều biểu thị cả sự thay đổi biến tố bên trong (internal inflectional change) lẫn những phụ tố bên ngoài (external affixes), thường xảy ra đồng thời trong một từ đơn giản (như Mnner từ Mann tiếng Đức hoặc sold từ sell tiếng Anh). Sự thay đổi biến tố bên trong là nét đặc trưng hoàn toàn đặc biệt của các ngôn ngữ Semitic. Tiếng Trung Quốc và tiếng Việt là những ví dụ về ngôn ngữ không sử dụng hiện tượng biến tố chút nào. Trong sự phát triển lịch sử của mình, nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu, như tiếng Anh và tiếng Pháp, thay đổi hoặc giảm bớt các hiện tượng biến tố của chúng. Việc mất mát của những hình thái biến tố này có lẽ đặc trưng và tiêu biểu nhất trong tiếng Anh, nơi mà trật tự từ trong một câu tiếp quản chức năng nào đó của hiện tượng biến tố. Sự mất mát của hiện tượng biến tố biểu hiện sự mất mát của tính cố kết (compactness); một số câu tiếng La-tinh, ví dụ, gấp đôi nhìêu hơn về số lượng từ (wordage) khi được dịch về mặt câu chữ sang tiếng Anh. Mặt khác, sự tiến hóa này hướng tới việc đơn giản hóa cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ; một động từ tiếng Hy Lạp, ví dụ, có thể có tới 249 dạng thức khác nhau. 4. Từ loại. a. Giới thiệu. Từ loại (parts of speech) là cách phân loại các từ theo những chức năng của chúng ở trong câu, vì những mục đích của việc phân tích ngữ pháp truyền thống. Cũng như thuật ngữ ngữ pháp, thuật ngữ từ loại là một tên gọi mang tính phổ quát. Nói đến từ loại là đề cập đến sự phân loại từ của một ngôn ngữ thành từng nhóm, từng lớp có những đặc trưng và thuộc tính chung về ngữ pháp. Việc phân xuất từ loại đã có một lịch sử khá lâu đời. Ngay từ thời cổ đại hai nhà triết học Hi-Lạp là Promagoras và Plato đã phân chia từ của tiếng Hy-Lạp thành danh từ và động từ. Về sau, Aristote đã thêm hai loại từ nữa là liên từ và quán từ. Nhìn chung, nội dung của các loại từ đó khác xa bây giờ. Về sau, người La Mã đã lặp lại sơ đồ từ loại của người Hy Lạp và có thay đổi chút ít để hợp với tiếng La-tinh. Hệ thống từ loại của tiếng La-tinh được ứng dụng trong việc miêu tả ngữ pháp của các ngôn ngữ Ấn-Âu, bởi vì tiếng La-tinh có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá châu Âu thời Trung cổ, và về sau được ứng dụng trong việc miêu tả ngữ pháp của các tiếng của những nước thuộc địa khác. Cho đến nay, trong các sách giáo khoa ngữ pháp ở nhà trường còn chịu ảnh hưởng sâu sắc sơ đồ từ loại đã có từ thời xưa. Việc phân chia từ loại của họ xuất phát từ ý nghĩa từ vựng đã được khái quát hóa, mà theo cách gọi thông thưòng là ý nghĩa ngữ pháp bao trùm lên ý nghĩa riêng của cả một loạt từ. b. Tiêu chí phân định từ loại. Theo truyền thống, việc phân định từ loại thường dựa vào hai tiêu chí: tiêu chí về ý nghĩa và tiêu chí về hình thức. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 92 – - Tiêu chí về ý nghĩa. Tiêu chí này mang tính chất truyền thống. Nó không những được áp dụng để phân định các từ loại của các ngôn ngữ không hình thái mà còn áp dụng cho việc phân định từ loại của cả những ngôn ngữ biến hình. Những từ nào mang ý nghĩa “sự vật” (cụ thể lẫn trừu tượng) thì được xếp thành một lớp gọi là danh từ (nouns), những từ nào mang ý nghĩa “phẩm chất, tính chất” thì xếp vào lớp từ gọi là tính từ (adjectives), những từ nào có ý nghĩa “hoạt động, hành động” thì xếp vào cùng một lớp gọi là động từ (verbs). Riêng với các ngôn ngữ không biến hình, thì xưa nay, tiêu chí này được áp dụng rộng rãi, và đã không ít các nhà nghiên cứu về ngữ pháp coi là một tiêu chí chủ yếu nhất. - Tiêu chí về hình thức. Tiêu chí về hình thức có thể được xác định theo các mặt sau đây: 1) Khả năng biến hình của từ. Trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, tiêu chí biến hình của từ được vận dụng một cách rộng rãi để phân tích từ loại. Ví dụ trong tiếng Nga, những từ nào có hệ thống biến cách thì xếp vào danh từ, những từ nào có hệ thống biến ngôi, biến thời thì xếp vào động từ 2) Khả năng hoạt động cú pháp của từ. Nói đến khả năng hoạt động cú pháp của từ là nói đến khả năng kết hợp và khả năng đảm nhận những chức vụ ngữ pháp của nó trong cụm từ và câu. Chẳng hạn, ở Việt ngữ, từ nào có thể được kết hợp với từ rất đi trước thì xếp vào tính từ Khả năng hoạt động cú pháp của từ thường được vận dụng rộng rãi để phân định từ loại trong các ngôn ngữ không biến hình. Hiện nay, nhiều nhà ngôn ngữ học đều nhất trí cho rằng từ là một đơn vị hai mặt: ý nghĩa - hình thức. Muốn phân chia chúng thành những lớp loại ngữ pháp thì không thể chỉ chú ý đến một mặt (ý nghĩa hoặc hình thức) mà phải căn cứ vào sự tổng hợp của hai mặt đó. Do vậy, tiêu chí đúng đắn nhất để phân định từ loại là tiêu chí ý nghĩa - hình thức, hay còn gọi là tiêu chuẩn từ vựng - ngữ nghĩa. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, từ (giấy) biểu thị sự vật, có hệ thống biến cách, thường làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu nên được xếp vào danh từ Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm loại hình của từng ngôn ngữ mà việc vận dụng tiêu chuẩn này có những mức độ khác nhau. Chẳng hạn, tiếng Nga giàu sự biến hình từ hơn, nên có thể nặng về đặc điểm biến hình của từ để phân định từ loại. Tiếng Anh thì ít biến hình từ hơn, do vậy có thể chiếu cố đặc điểm hình thái lẫn đặc điểm hoạt động cú pháp của từ. Trong khi đó, các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Campuchia, tiếng Lào thì nặng về đặc điểm ý nghĩa và hoạt động cú pháp, nhất là khả năng hết hợp trong cụm từ. c. Quan điểm tuyền thống. Các nhà ngữ pháp truyền thống chẳng hạn như Jespersen đã định nghĩa từ loại (parts of speech) theo một cách thức hết sức mập mờ. Cách định nghĩa của họ hầu hết đồng nhất với cách định nghĩa của các nhà ngữ pháp cổ đại Dionisius và Trax. Chẳng hạn, onoma (danh từ) là một từ được sử dụng như một tên gọi về một vật đang sống (living being) hoặc không có sự sống (lifeless). Danh từ là một từ loại, được biến tố theo cách, biểu thị một người hoặc một vật. Hai định nghĩa này rất giống nhau. Chúng định nghĩa từ loại về phương diện khái niệm (notionally), về phương diện ngữ nghĩa chẳng quan tâm gì đến lớp hạng (class) và chức năng (function). d. Lớp hạng. Lớp hạng (class) mang tính quyết định đối với từ loại trong các ngôn ngữ biến tố (inflective languages). Nó là một tập hợp của những biến tố mà chúng đặc trưng cho một từ loại. Nhưng đây không phải là trường hợp đối với ngôn ngữ Anh. Tiếng Anh là một ngôn ngữ phân tích (analytic language) đầy rẫy những từ/từ vị ngắn không được đánh dấu và chúng ta có thể không phải giả mã một lớp hạng từ đơn giản nhờ từ vị. Ví dụ: hand là một động từ hoặc một danh từ. Chúng ta có thể không giải mã từ này bằng dạng thức mà chúng ta cần khái niệm về chức năng. Các từ vị tiếng Anh có một căn cước có thể nhận biết về mặt hình thái học nghèo nàn. Trong trường hợp của từ đồng âm, chẳng hạn từ pan một động từ/danh từ, chúng ta phải kết hợp hình thái học với cú pháp. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 93 – Lớp hạng cú pháp (syntactic class) phụ thuộc vào hai nhân tố trên cơ sở của một tập hợp về những thuộc tính đồng nhất được chia xẻ chung (shared uniform properties): Cấu trúc nội tại (internal structure). Tiềm lực chức năng (functional potential) - Cấu trúc nội tại là cách thức các từ được cấu trúc nhờ phương tiện của các đơn vị bậc thấp (lower units). Ví dụ: played, walked, took (take + -ed). Tất cả các từ này chia xẻ cấu trúc nội tại của chúng bằng việc cộng thêm –ed. Ở in the garden, behind the bush, on the contrary ta thấy những ngữ đoạn này có cấu trúc nội tại đồng nhất bởi vì chúng tất cả đều bao gồm một giới từ chi phối một danh ngữ. - Tiềm lực chức năng là một chức năng hoặc một dạng thức mà chúng ta có thể có nó trong một đơn vị bậc cao (larger unit). Chẳng hạn, my boss gave me an order – nơi mà my boss – chủ ngữ; I disobeyed my boss – nơi mà my boss là một bổ ngữ trực tiếp; I have to give a report to my boss nơi mà to my boss là một bổ ngữ gián tiếp. Chúng hoàn toàn có cùng đơn vị như nhau nhưng chức năng cú pháp lại khác nhau. Quan điểm truyền thống nói rằng giữa các lớp hạng và các chứa năng có thể là sự tương ứng một đối một. Chẳng hạn các danh từ - các chủ ngữ; các tính từ - bổ nghĩa cho các danh từ. Nhưng, trên thực tế, sự tương ứng giữa lớp hạng với chức năng lại lớn hơn một. e. Các từ loại mở và đóng. Các từ loại mở (open parts of speech) là những từ loại chính, trưởng (major), có nội dung (content). Chúng là: danh từ, động từ, tính từ và phó từ (hay trạng từ). Chúng là mở đối với những yếu tố mới (new items) và chúng có nghĩa từ vựng và giá trị từ vựng. Các từ loại đóng (closed parts of speech) là những từ loại phụ, thứ (minor), mang chức năng. Chúng là: giới từ (prepositions), đại từ (pronouns), liên từ (conjunctions), định tố (determiners) và trợ động từ (auxiliaries). Các tập hợp của chúng xác định rõ và trống rỗng về nghĩa từ vựng. Chúng chỉ có nghĩa ngữ pháp. f. Cách phân cấp (ranking). Có ba dạng khác nhau với các từ loại trưởng: Danh từ (nouns) – là từ loại của cấp thứ nhất (first degree). V+Adj bổ nghĩa cho một danh từ là của cấp thứ hai (second degree). Các phó từ là của cấp thứ ba (third degree). Điều này là do tuyến tính trật tự từ Chủ ngữ + Vị ngữ. N + V cả hai đều là từ loại trưởng. Trong một số ngôn ngữ, có những câu không có chủ ngữ (subjectless sentences). Do vậy các danh từ và các động từ là phần quan trọng như nhau của Chủ ngữ + Vị ngữ. Các danh từ + Các động từ là của cấp thứ nhất trong khi Adj. + Adv. là của cấp thứ hai bởi vì chúng bổ nghĩa. Các động từ là từ loại chìa khóa bởi lẽ chúng ta không thể có một câu mà không có động từ. Một câu cần phải có ít nhất một động từ hoặc nếu không thì nó không phải là một câu. Vì vậy các động từ là của cấp thứ nhất và chúng là những kẻ thủ lĩnh (governors), các danh từ là của cấp thứ hai và chúng là những kẻ phụ thuộc (dependants) trong khi các phó từ và các tính từ là của cấp thứ ba. Các giới từ (prepositions) về mặt truyền thống được lấy làm chứng cớ để xác lập mối quan hệ giữa các danh từ với các động từ. Có hai thuộc tính cơ bản: tiềm lực chức năng (functional potential) khi chúng thuộc về một đơn vị bậc cao hơn và tính bất biến vững chắc về phương diện biến tố (inflectionally (morphologically) stable invariable) khi chúng không trở nên được đánh dấu hoặc được thay đổi. Các giới từ hoạt động như những kẻ thủ lĩnh bở vì chúng chi phối các danh ngữ, ví dụ: by the river. Các liên từ (conjunctions) là những từ chi phối các mệnh đề (clauses) chứ không phải các cụm từ (phrases). Có hai loại liên từ: các liên từ phụ thuộc (subordinative conjunctions) chẳng hạn như: because hoặc Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 94 – since và các liên từ đẳng lập (coordinative conjunctions) kiểu như: and, but và or và chúng cũng là những hư từ hoặc các từ chức năng (function words) liên kết các từ mà từ loại của chúng đều như nhau (hai tính từ, hai động từ.v.v) Các liên từ không bao giờ biến đổi và they rất bền vững (stable). Các định tố (determiners) là những từ loại mới được xác lập gần đây. Chúng là những hư từ (hoặc những từ chức năng) phân định phạm vi hoạt động của các danh từ. Về mặt truyền thống, đa số các định tố đều được xem xét như những tính từ (adjectives). Các định tố bao gồm: Các mạo từ (articles): a, an và the Các định tố chỉ định (demonstrative determiners): this, that, these và those Các định tố sở hữu (possessive determiners): my, your, his và her. Mine không phải là một định tố sở hữu bởi vì nó thay thế cho danh từ. Nó là một đại từ sở hữu (possessive pronoun). Các định tố phiếm chỉ (indefinite determiners): any, some, all, few và several Các định tố số lượng (numeral determiners): one, first, a couple Các định tố nhấn mạnh (hoặc tăng cường) (intensifying determiners): very Sự khu biệt giữa các định tố với các tính từ được xác lập nhờ nhân tố quyết định (decisive factor). Nhân tố quyết định là số lượng của các tính từ và các định tố được cho phép trong một kết cấu N + V. In regard to adjectives chúng ta có thể đặt nhiều như chúng ta muốn vào một kết cấu và nó vẫn còn là một câu đúng về mặt ngữ pháp. Mặt khác chúng ta có thể thêm chỉ một định tố bởi vì các định tố thường loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive). Ví dụ: a book – my book chứ không thể a my book. Các tính từ thực thi một ý nghĩa từ vựng còn các định tố, về mặt từ vựng, là rỗng nghĩa (empty) và chỉ thực thi một chức năng ngữ pháp. Các trợ động từ (auxiliaries) được chia thành trợ động từ cơ bản, hoặc trợ động từ chính (primary auxiliaries) và trợ động từ tình thái (modal auxiliaries). Các trợ động từ chính là: be, do và have. Chúng giúp ích vào việc biểu thị thể (aspect): thể diễn tiến (progressive) be + -ing; thể dĩ thành (perfective) have + -ed và thức (mood): thức ngi vấn (interrogative) và thức phủ định (negative). Chúng có những tương ứng phi trợ từ (non-auxiliary correlatives): be, do và have. Ví dụ: be với tư cách là một động từ từ vựng có một chức năng khẳng định sự tồn tại (existential function): I am; have có một chức năng sở hữu (possessive function).v.v. Các trợ động từ be, have và do về mặt từ vựng là rỗng nghĩa trong khi với tư cách là những động từ chính thì chúng lại có một nghĩa từ vựng. 5. Hệ thống từ loại. Số lượng các từ loại trong những ngôn ngữ khác nhau sẽkhác nhau. Tuy nhiên, người ta hay đề cập đến tám từ loại thông thường được xác định là: danh từ, tính từ, phó từ, giới từ, liên từ, đại từ, động từ và thán từ. Hầu hết những nhóm ngôn ngữ chính được nói hiện nay, đáng chú ý là các ngôn ngữ Ấn-Âu và các ngôn ngữ Semitic, hầu hết đều sử dụng những phạm trù đồng nhất này; tuy nhiên, tiếng Trung Quốc có ít từ loại hơn tiếng Anh. a. Danh từ. Một danh từ (tiếng La-tinh nomen “tên gọi”) thông thường được định nghĩa như là một từ biểu thị sự vật, nơi chốn, người, phẩm chất hoặc hành động và hoạt động trong một câu với tư cách là chủ ngữ hoặc bổ ngữ của hành động được diễn đạt bởi một động từ hoặc với tư cách là bổ ngữ của một giới từ. Trong tiếng Anh hiện đại, các danh từ riêng, luôn luôn được viết hoa và biểu thị những cá nhân và những sự hiện thân, được phân biệt với các danh từ chung. Những danh từ và những động từ có thể đôi khi có cùng dạng thức, như trong các ngữ Polynesian. Các danh từ có tính động từ (verbal nouns), hoặc các danh động từ (gerunds) kết hợp những đặc tính của cả hai bộ từ loại. Chúng xuất hiện trong ngôn ngữ Semitic và các ngôn ngữ Ấn-Âu và trong tiếng Anh thường hầu hết với những cách kết thức từ bằng -ing. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 95 – Các danh từ có thể có biến tố để chỉ định giống (đực, cái, và trung), số, và cách. Tuy nhiên, trong tiếng Anh hiện đại, giống đã được loại trừ, và chỉ hai dạng thức chỉ định số: số ít và số nhiều (tiếp nhận hoặc thực hiện một hành động được bao nhiêu). Một số ngôn ngữ có ba số: một hình thái số ít (trong khi chỉ định, ví dụ, một quyển sách), một hình thái số nhiều (trong khi chỉ định ba hoặc nhiều quyển sách), và một hình thái số đôi (trong khi chỉ định, đặc biệt, hai quyển sách). Tiếng Anh có ba cách của danh từ: danh cách (chủ ngữ), sở hữu cách (sở hữu), và đối cách (chỉ định mối quan hệ giữa danh từ với những từ khác). b. Tính từ. Tính từ là một từ bổ nghĩa, hoặc nêu phẩm chất cho một danh từ hoặc đại từ, theo một trong số ba hình thái của cấp so sánh: vị thế (positive) (mạnh, đẹp), so sánh (comparative) (mạnh hơn, đẹp hơn), hoặc tuyệt đối (superlative) (mạnh nhất, đẹp nhất). Trong nhiều ngôn ngữ, dạng thức của một tính từ thay đổi phù hợp với số và giống của danh từ hoặc đại từ mà nó bổ nghĩa. c. Phó từ. Phó từ là một từ bổ nghĩa cho một động từ (he walked slowly), một tính từ (a very good book), hoặc phó từ khác (he walked very slowly). Những phó từ có thể chỉ định vị trí hoặc phương hướng (ở đâu, từ đâu), thời gian (chưa bao giờ, ngay lập tức), mức độ (rất, gần như), phương thức (như vậy, và các từ kết thúc bằng - ly, chẳng hạn như wisely), và lòng tin hoặc sự nghi ngờ (có lẽ, không). Giống như các tính từ, chúng cũng có thể được so sánh (wisely, more wisely, most wisely). d. Giới từ. Những từ kết hợp với một danh từ hoặc đại từ để cấu tạo một ngữ (phrase) được gọi là các giới từ. Trong những ngôn ngữ như tiếng La-tinh hoặc tiếng Đức, chúng thay đổi dạng thức của danh từ hoặc đại từ đối với đối cách (giống như trong sự tương đương với ngữ tiếng Anh give to me), hoặc đối với sở hữu cách (như trong ngữ roof of the house). e. Liên từ. Các liên từ là những từ nối kết các câu, các mệnh đề, các ngữ, hoặc các từ, và đôi khi là các đoạn. Các liên từ đẳng lập (coordinate conjunctions) (ví dụ, tiếng Việt: và, nhưng, hoặc, tuy nhiên, tuy vậy, hoặc hoặc, tiếng Anh: and, but, or, however, nevertheless, neither nor) nối những mệnh đề độc lập, hoặc các bộ phận của một câu; các liên từ phụ thuộc (subordinate conjunctions) giới thiệu những mệnh đề phụ thuộc (where, when, after, while, because, if, unless, since, whether). f. Đại từ. Đại từ là một từ xác định được sử dụng thay cho một danh từ và có biến cách theo cùng cách thức giống như các danh từ. Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh là I, you, he/she/it, we, you (số nhiều), và they. Các đại từ chỉ định là thus, that, và such. Trong khi giới thiệu các câu hỏi, who và which là những đại từ nghi vấn; khi giới thiệu những mệnh đề chúng được gọi là các đại từ quan hệ. Các đại từ bất định là each, either, some, any, many, few, và all. g. Động từ. Những từ diễn đạt hình thái nào đó của hoạt động được gọi là các động từ. Sự biến tố của chúng, được biết như là cách chia (conjugation) trong tiếng Anh đơn giản hơn trong đa số các ngôn ngữ khác. Cách chia nhìn chung liên quan đến những thay đổi về hình thức ngôi và số (ai và hoạt động được thực hiện bao nhiêu), thời (hoạt động được thực hiện khi nào), dạng (trong khi chỉ định liệu có phải chủ ngữ của động từ thực hiện hoặc tiếp nhận hoạt động), và thức (trong khi chỉ định phạm vi về tư duy của người thực hiện). Trong ngữ pháp tiếng Anh, các động từ có ba thức: thức chỉ định (indicative) diễn đạt tính thực tại; thức bàng thái Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 96 – (subjunctive) diễn đạt tính bất ngờ; và thức mệnh lệnh (imperative) diễn đạt mệnh lệnh (I walk; I might walk; Walk!) Các từ cơ bản, được phái sinh từ những động từ nhưng không hoạt động như thế, được gọi là các lời (verbals). Ngoài các danh từ có tính động từ, hoặc các danh động từ, những động tính từ có thể phục vụ như những tính từ (the written word), và các động từ nguyên thể (infinitives) thường phục vụ như những danh từ (to err is human). h. Thán từ. Các thán từ (interjections) là những sự cảm thán chẳng hạn như oh, alas, ugh, hoặc well (thường được in với một dấu chấm than). Được sử dụng để nhấn mạnh hoặc để diễn đạt một phản ứng biểu cảm, chúng không hoạt động một cách chân chính như những yếu tố ngữ pháp của một câu. Mặt khác, dựa vào đặc điểm về ý nghĩa và ngữ pháp, các loại từ này thường được phân thành hai nhóm lớn: thực từ (autosemantic words) và hư từ (syntactic words hoặc empty words). a) Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng độc lập, có chức năng định danh sự vật, hành động, phẩm chất, tính chất, trạng thái, quan hệ trong thực tế và có thể làm thành phần câu. Đó là những từ loại như danh từ, động từ, tính từ, số từ, trạng từ và đại từ. Danh từ (nouns) là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng, đối tượng Chúng có thể làm chức năng chủ ngữ, bổ ngữ và định ngữ trong câu hay các ngữ đoạn. Hạn hữu lắm mới có danh từ làm vị ngữ. Trong các ngôn ngữ biến hình, danh từ có những phụ tố đặc trưng và thường biến đổi theo các phạm trù ngữ pháp như giống, số, cách. Động từ (verbs) là những từ biểu thị hành động, trạng thái, quá trình. Chức năng cú pháp cơ bản của động từ là làm vị ngữ trong câu. Trong các ngôn ngữ biến hình, động từ có những phụ tố đặc trưng và thường biến đổi theo các phạm trù ngữ pháp như ngôi, thời, thể, thức và dạng. Tính từ (adjectives) là những từ biểu thị thuộc tính, phẩm chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng Trong các ngôn ngữ biến hình, tính từ thường biến đổi và phù hợp với danh từ theo các phạm trù ngữ pháp của danh từ như giống, số, cách, chứ không theo các phạm trù ngữ pháp của động từ. Trong tiếng Việt, tính từ có nhiều đặc điểm gần với động từ hơn. Số từ (numeral) là những từ biểu thị số lượng, chính xác hay gần đúng, hay biểu thị sự sắp xếp theo thứ tự xác định. Đại từ (pronouns) là những từ thay thế cho một danh từ, một động từ hay một tính từ. b) Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng, không có chức năng định danh, không thể độc lập làm thành phần câu mà chỉ dùng để biểu thị các loại quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau giữa các thực từ. Hư từ bao gồm: từ phụ, từ nối, tình thái từ, thán từ, tiểu từ Phụ từ là những từ làm thành tố phụ cho những kết cấu do thực từ làm trung tâm. Chúng gồm hai tiểu loại: những phụ từ đi kèm với danh từ, chẳng hạn như những, các, mỗi, một, mọi và những phụ từ đi với động từ, tính từ như vẫn, cứ, rồi, đã, đang, sẽ, không, chẳng, chưa, quá, lắm, hơi trong Việt ngữ. Kết từ là những từ có chức năng liên kết các yếu tố trong một cụm từ, các thành phần trong một câu, các vế câu trong một câu ghép. Chúng bao gồm những từ mà chúng ta quen gọi là liên từ (conjunctions) và giới từ (prepositions). Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh một nội dung nào đó, ví dụ như các từ cũng, chính, cả, ngay, chỉ trong tiếng Việt. Tình thái từ là những từ biểu thị tính tình thái của câu nói. Đó là các từ như à, ư, nhỉ, nhé, hình như, có lẽ, chắc là Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 97 – Thán từ là những từ biểu thị cảm xúc hay sắc thái tình cảm của câu nói, chẳng hạn như ôi, ái, chà, ơi, trời, đất Khi xác định hệ thống từ loại của mỗi một ngôn ngữ cụ thể cần phải chú ý đến đặc điểm của từng ngôn ngữ, tránh tình trạng gán ghép hệ thống từ loại của ngôn ngữ này cho ngôn ngữ khác, có những từ loại có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ kia. Mặt khác, có khi nhiều ngôn ngữ có chung một số từ loại, nhưng quan hệ giữa các từ loại đó khác nhau trong từng ngôn ngữ. Ví dụ như trong tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga đều có tính từ. Nhưng tính từ trong tiếng Việt và tiếng Hán lại có nhiều thuộc tính ngữ pháp gần với động từ nên nhiều nhà ngữ pháp quy chúng vào cùng một phạm trù: vị từ. Trong khi đó tính từ của các ngôn ngữ còn lại có nhiều đặc điểm ngữ pháp gần với danh từ, nên các nhà ngữ pháp lại quy chúng vào một loại: tĩnh từ. Tiếng Anh, tiếng Pháp có quán từ, tiếng Việt, tiếng Nga không có. Nhìn chung, các ngôn ngữ khác nhau sẽ có hệ thống từ loại khác nhau. Sự khác nhau về hệ thống từ loại trong từng ngôn ngữ biểu hiện sự khác nhau về ngữ pháp của các ngôn ngữ đó. V. CÚ PHÁP HỌC. 1. Quan hệ cú pháp. Các từ, khi kết hợp với nhau để tạo thành những kết cấu bậc cao đều phải tuân theo những mối quan hệ ý nghĩa nhất định. Mối quan hệ ý nghĩa này được khái quát hóa và qui định thành loại, lúc đó ta sẽ có quan hệ cú pháp (syntactic relation). Về cơ bản, có các kiểu loại quan hệ cú pháp sau đây: a. Quan hệ đẳng lập (coordinative). Là mối quan hệ cơ giới, bình đẳng, không lệ thuộc vào nhau giữa các từ trong kết cấu. Vì vậy, đặc trưng cơ bản của loại quan hệ cú pháp này là dễ dàng hoán vị vị trí của các thành tố trong kết cấu, mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa chung của toàn tổ hợp. Ví dụ: Chiến tranh và hòa bình Thành thị và nông thôn Có thể biểu thị mối quan hệ này như sau: Nhìn chung, quan hệ đẳng lập có các tính chất cơ bản sau đây: - Các thành tố đều cùng từ loại. - Như đã nói, trật tự giữa các thành tố là tự do, có thể thay đổi, hoán vị dễ dàng. - Khi các thành tố của cả tổ hợp có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó ở bên ngoài tổ hợp, thì các thành tố này chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài đó. So sánh: Nam thông minh và ngoan ngoãn Nam thông minh + Nam ngoan ngoãn. Trong nhiều ngôn ngữ, để diễn đạt quan hệ đẳng lập này, người ta thường sử dụng các liên từ liên hiệp (hay còn gọi là liên từ kết hợp) (coordinating conjunctions) như: và, với, hay, hoặc, hoặc là trong tiếng Việt; and, but, or, with trong tiếng Anh. b. Quan hệ chính phụ (subordinative). Là quan hệ cú pháp một chiều giữa các từ trong cụm từ (cũng cả ở trong câu đơn và các vế của câu ghép) biểu thị tính chất không ngang bằng nhau về mặt cú pháp của các thành tố. Trong loại quan hệ cú pháp này, có một (hoặc một vài) thành tố chính, làm hạt nhân, làm trung tâm (head), các yếu tố còn lại phụ thuộc vào một (hoặc một vài) yếu tố trung tâm này, bổ nghĩa cho trung tâm và được gọi là các yếu tố phụ thuộc (sufordinators). Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
- Cơ sở ngôn ngữ học - 98 – Về cơ bản, có ba kiểu quan hệ chính phụ sau đây: (i) Quan hệ phù hợp (concord, agreement) còn được gọi là quan hệ tương hợp, quan hệ phù ứng. Trong loại quan hệ này, từ hạt nhân (từ chính) và từ lệ thuộc (từ phụ) đều có chung các phạm trù hình thái - ngữ pháp (như giống, số, cách ) Ví dụ: (sách mới) Ta thấy, trong ví dụ tiếng Nga này, do hạn định cho danh từ giống cái (sách) ở cách một, số ít, giống cái, nên tính từ (mới) cũng phải thỏa mãn các hình thái - ngữ pháp của danh từ mà nó hạn định. (ii) Quan hệ chi phối (government) là một kiểu dạng của quan hệ chính phụ, mà ở đó, từ lệ thuộc (danh từ, tính từ hoặc từ danh hóa) ở hình thái cách (có hoặc không có giới từ) được quy định bởi ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của từ nòng cốt. Ví dụ, trong câu tiếng Nga: (Tôi luôn nghĩ về người bạn) Ta thấy, danh từ (người bạn) luôn luôn ở giới cách do sự chi phối về ngữ nghĩa - cú pháp của động từ (nghĩ). (iii) Quan hệ tiếp nối (palataxis) là kiểu quan hệ phụ thuộc mà ở đó sự lệ thuộc một từ này vào một từ khác được biểu hiện bằng vị trí, chứ không phải bằng hình thái-ngữ pháp. Loại quan hệ này thường đặc trưng cho những ngôn ngữ không có hình thái học như tiếng Việt. So sánh: cá rán rán cá cơm chiên chiên cơm thịt kho kho thịt bò xào xào (thịt) bò em yêu yêu em nhỏ bạn bạn nhỏ Nhìn chung, loại quan hệ cú pháp này có tính chất hoàn toàn đối lập với quan hệ cú pháp đẳng lập, cụ thể là: - Các thành tố đều khác từ loại, nếu cùng từ loại thì khác phẩm chất. - Trật từ của các thành tố khó thay đổi, nếu thay đổi trật tự các thành tố thì hoặc làm cho tổ hợp có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu, hoặc mất nghĩa, hoặc làm thay đổi quan hệ cú pháp giữa các thành tố. - Khi một yếu tố bên ngoài có quan hệ trực tiếp đến tổ hợp, thì một trong hai thành tố chịu sự tác động của thành tố này. Ví dụ, trong Nam đọc sách, ta có: Nam có quan hệ với đọc Nam không có quan hệ với sách - Có thể biến tổ hợp các thành tố (thành một tổ hợp có dạng phân tích tính. Ví dụ: Bàn gỗ Bàn bằng gỗ Sách tham khảo Sách để (dùng) tham khảo (iv) Quan hệ chủ vị (predicative relation) còn được gọi là quan hệ trần thuật. Đây là quan hệ giữa một từ biểu thị đối tượng thông báo và một từ biểu thị nội dung thông báo. Nói cách khác, quan hệ chủ vị là quan hệ giữa chủ ngữ (subject) như là yếu tố mang đặc tính và vị ngữ (predicate) như là yếu tố thể hiện đặc tính. Quan hệ chủ vị phản ánh quan hệ giữa chủ thể và điều đã được xác định của phán đoán, của mệnh đề. Xưa nay, quan hệ chủ vị được quan niệm như là quan hệ qua lại. Hai yếu tố chủ ngữ và vị ngữ ràng buộc nhau, dựa vào nhau mà tồn tại. Ví dụ: xe chạy, chim hót, trăng sáng Các tổ hợp có quan hệ chính phụ thường tiềm tàng khả năng trở thành câu. Trong khi đó, các quan hệ cú pháp đẳng lập và phụ thuộc chưa có cái khả năng đó trong điều kiện bình thường. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn